Thoâng tin môùi caäp nhaät

20
Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Thông tin mới cập nhật Trang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 07-09 : Xuất nhập khẩu Trang 09-11 : Sản xuất kinh doanh Trang 12-14 : Tin thế giới Trang 14-16 : Doanh nghiệp cần biết Trang 17-20 : Thương mại điện tử Mc lc Thoâng tin môùi caäp nhaät Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Thöông maïi ñieän töû m m m m m m m SOÁ 18 T9-2013

Transcript of Thoâng tin môùi caäp nhaät

Trang 1 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Thông tin mới cập nhậtTrang 04-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 07-09 : Xuất nhập khẩuTrang 09-11 : Sản xuất kinh doanhTrang 12-14 : Tin thế giới Trang 14-16 : Doanh nghiệp cần biết Trang 17-20 : Thương mại điện tử

Muc luc

Thoâng tin môùi caäp nhaätThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieátThöông maïi ñieän töû

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 18T9-2013

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI

THOÂNG TIN MÔÙI CAÄP NHAÄTNghị định quy định

chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng

Ngày 17/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/7/2013, thay thế Nghị định số 120/2006/NĐ-CP, ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Nghị định gồm có 9 chương, 65 điều, quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về các hành vi tham nhũng; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; chế độ

thông tin, báo cáo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tố cáo hành vi tham nhũng; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và một số quy định khác của Luật phòng, chống tham nhũng.

Theo Nghị định này các hành vi tham nhũng bao gồm: Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi; Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Nghị định cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin

và được yêu cầu cung cấp thông tin; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc cung cấp thông tin; chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình. Cơ quan công an, Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo có nghĩa vụ thiết lập, công khai số điện thoại, hộp thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng./

Huỳnh Chơn Thành Thanh tra Sở Công Thương

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI

Quy định về minh bạch tài sản, thu nhập

Ngày 17/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP Về minh bạch tài sản, thu nhập. Nghị định gồm 6 chương, 35 điều với các nội dung chính về Kê khai, Công khai, giải trình, Xác minh và Xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập.

Một số điểm mới và quan trọng trong Nghị định 78/2013/NĐ-CP, so với Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 và Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 gồm:

Thứ nhất, không phân biệt kê khai lần đầu hay kê khai bổ sung: Nghị định 78/2013/NĐ-CP chỉ quy định một “Mẫu Kê khai tài sản, thu nhập” dùng cho việc kê khai hàng năm, không phân biệt kê khai lần đầu hay kê khai bổ sung; Mẫu này được xác định cụ thể những tiêu chí phải kê khai về tài sản, thu nhập và việc tự giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm khi kê khai tài sản, thu nhập.

Thứ hai, quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai: Nhằm giúp cho người phải kê khai tài sản nhận biết rõ ràng, chính xác về những tài sản phải kê khai theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng gồm: Các loại nhà, công trình xây dựng; các quyền sử dụng đất. Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài; tài sản ở nước ngoài; Ô tô, mô tô, tàu thuyền, bất động sản khác; Kim loại quý, đã quý,

cổ phiếu, giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác (giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên); và nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên thì Nghị định quy định phải kê khai Tổng thu nhập trong năm; Nghị định này quy định rõ tài sản, thu nhập kê khai phải là tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng, cong chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành bản kê khai.

Thứ ba, quy định về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức đối với tài sản, thu nhập tăng thêm: Theo Nghị định, khi có sự tăng thêm về số lượng hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, các loại đất, hoặc tăng thêm về số lượng, chủng loại tài sản với mức giá trị tăng thêm từ 50 triệu đồng trở lên so với kỳ kê khai trước đó thì người có nghĩa vụ kê khai phải tự giải trình và chịu trách nhiệm về tình chính xác, trung thực, kịp thời của những thông tin về nguồn gốc tài sản tăng thêm;

Thứ tư, quy định về phạm vi công khai bản kê khai tại cuộc họp: Nghị định lần này quy định rõ phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập đối với từng loại đối tượng cụ thể; gồm: cấp Trung ương, cấp địa phương, và các đối tượng khác;

Thứ năm, về đối tượng phải kê khai: Nghị định quy định đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm cán bộ, công chức giữ chức vụ có phụ cấp trách nhiệm tương đương phó trưởng

phòng cấp huyện trở lên, một số công chức, viên chức, người lao động thường xuyên tiếp xúc và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; cụ thể đối với ngành công thương:

-Người quản lý ngân sách, tài sản cơ quan (phân bổ ngân sách, kế toán, mua sắm công);

- Người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc: cấp các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại; cấp giấy phép liên quan đến việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiểm soát thị trường;

- Ngoài ra các đối tượng sau đây cũng phải kê khai tài sản, thu nhập: làm công tác thanh tra mà chưa được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; làm công tác phòng chống tham nhũng; công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2013, thay thế các Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Nghị định số 68/2011/NĐ-CP, ngày 08/8/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, ngày 09/3/2007 về minh bạch tài sản, thu nhập./.

Huỳnh Chơn Thành Thanh tra Sở Công Thương

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

CPI tháng 8 của cả nước tăng 0,83% so với tháng trước

Ngày 24/8, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tăng 0,83% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đúng theo dự báo của ông Nguyễn Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8 đã tăng khá cao do chịu tác động của một số yếu tố là xăng dầu, mưa bão và dịch vụ y tế. Tuy nhiên con số 0,83% là cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức tín dụng qua báo cáo của Vụ Dự báo và Thống kê tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là 0,54%.

Do Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mức quyền tính CPI cao hơn so với các tỉnh, thành khác nên mức tăng CPI của hai thành phố trên đã có những tác động khá lớn đến CPI của cả nước.

Tại Hà Nội, do mức tăng của dịch vụ y tế của Hà Nội lên đến 63,94%

đã khiến cho lĩnh vực này của cả nước tăng đến 5,09% và là mức tăng cao nhất của tháng 8. Đứng thứ hai là lĩnh vực giao thông, tăng 1.11% so với cùng kỳ tháng trước. Trong khi đó, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số hàng hóa tính chỉ số CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng 8 chỉ tăng 0.54% so với tháng 7/2013. Trong đó, lương thực tăng 0.7% và thực phẩm tăng 0.62%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng 0.88%. Bưu chính viễn thông là lĩnh vực duy nhất có mức giảm 0,02%.

Theo các chuyên gia kinh tế, càng về những tháng cuối năm, giá cả của một số mặt hàng có nhiều biến động thất thường do đó điều cần thiết là phải điều tiết hợp lý việc tăng giá của các mặt hàng nhà nước quản lý để tránh gây ảnh hưởng đến lạm phát năm sau.

CPI tháng 9 có thể tăng 1%

Trong tháng 9, thị

trường hàng hóa sẽ chịu tác động của một số yếu tố như: Thời tiết đang trong mùa mưa bão sẽ ảnh hưởng đến giá các mặt hàng thực phẩm, nhu cầu một số mặt hàng tăng và việc điều chỉnh tăng học phí vào dịp đầu năm học mới.

Đại diện Tổng cục Thống kê cảnh báo, trong tháng 9, nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tác động lớn đến CPI. Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, chỉ số giá dịch vụ giáo dục ở nông thôn sẽ tăng tới 6 lần và thành thị tăng 5 lần. Tính toán sơ bộ, riêng dịch vụ giáo dục của TP. Hồ Chí Minh sẽ đóng góp vào chỉ số giá chung cả nước là 0,7%. Ngoài ra, ảnh hưởng của chỉ số giá các tỉnh khác sẽ đẩy nhóm dịch vụ giáo dục tăng cao.

Việc giá điện điều chỉnh tăng 5% vào tháng 8 chưa tác động ngay mà sẽ tác động trong tháng 9. Ngoài ra, việc điều chỉnh giảm giá xăng tối thiểu 300 đồng/lít ngày 22/8 cũng sẽ tác động

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

đáng kể tới CPI chung của tháng tới.

Mùa mưa bão liên tiếp và xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến nguồn cung nên giá thực phẩm có xu hướng nhích lên trong tháng 9.

“Với những tác động đó, dự báo tháng 9, mức tăng CPI sẽ xoay quanh 1%”- đại diện Tổng cục Thống kê nhận định./.

Cấp cứu” cho xuất khẩu nông sản

Các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) cho rằng, nếu không có các giải pháp gỡ khó cấp bách, xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông sản từ nay tới cuối năm sẽ rơi vào thảm cảnh...

Giảm cả giá và lượng...Từ đầu năm đến nay,

XK các mặt hàng nông sản liên tục giảm cả về lượng và giá trị. Ông Hồ Văn Niên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, XK nông sản năm nay của tỉnh dự báo sẽ không hoàn thành kế hoạch đề ra. Chưa năm nào, XK các mặt hàng nông sản của tỉnh khó như năm nay, hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so

cùng kỳ. Đến thời điểm này, duy nhất cao su có lượng xuất khẩu tăng 18,41%; còn lại XK các mặt hàng nông sản khác đều giảm so cùng kỳ như nhân điều giảm 29,51%, thủy sản giảm 12,24%... Theo ông Niên, khó khăn nhất là ngành thủy sản do nguyên liệu khan hiếm, nguồn thu mua chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu, giá bán ra thấp, trong khi đầu vào tăng cao. Ngành hạt điều cũng khó do mất mùa, còn cao su gặp khó do giá giảm cộng với thời tiết không thuận lợi, khiến sản lượng đạt thấp.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc sụt giảm XK một số mặt hàng nông sản chủ lực có nhiều nguyên nhân: Nhu cầu của thị trường nhập khẩu không tăng, nguồn cung hàng hóa trong nước giảm…

“Cả giá và lượng XK hàng nông sản từ đầu năm đến nay luôn thấp hơn so với cùng kỳ, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tổng kim ngạch XK nói chung. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khó khăn chung của nền kinh tế và việc hạn chế tiêu dùng, thêm nữa do

điều kiện thời tiết không thuận lợi đã gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch”-ông Trần Thanh Hải-Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết.

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam (Vi-cofa) cũng nêu thực tế: XK cà phê 8 tháng đầu năm giảm do sản lượng cà phê năm nay giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Tự, khó khăn với DN cà phê trong nước là còn phải cạnh tranh với những DN nước ngoài tham gia thu mua cà phê trên thị trường. Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN, 8 tháng đầu năm nay XK thủy sản liên tục gặp khó do nguồn nguyên liệu không ổn định, thị trường bị thu hẹp bởi khó khăn về kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc liên tục bị kiện tụng thời gian qua đối với các DN thủy sản cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch XK cũng như thương hiệu các mặt hàng nông sản XK nói chung của VN.

Gỡ cách nào?Theo ông Trần Thanh

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Hải, có thể thấy, XK các mặt hàng nông, thủy sản trong nước luôn trong trạng thái bị động dẫn đến việc sản lượng và giá XK của VN luôn trong trạng thái không ổn định. Do vậy, chúng ta cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng và thương hiệu cho các mặt hàng nông, thủy sản XK nhằm tạo dựng được uy tín lâu dài với đối tác và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

Ông Hải cho rằng, xét về các tiêu chuẩn XK có thể nói tiêu chuẩn của VN thường thấp hơn tiêu chuẩn của đối tác. Tuy nhiên, việc đối tác liên tục đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe, nhiều khi là không cần thiết đối với sản phẩm nông sản của VN đã gây khó cho DN của ta. Do vậy, Bộ Công Thương sẽ tích cực hơn trong việc tham gia đàm phán nhằm bỏ bớt các rào cản không cần thiết.

Thực tế, để gỡ khó cho XK nông sản, ngay từ giữa năm các cơ quan quản lý nhà nước đã nghĩ tới phương án cần có “phao cứu trợ” tín dụng đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực.tin

cho biết, Chính phủ đã đồng ý gia hạn cho vay tín dụng XK đối với mặt hàng cà phê và một số mặt hàng nông sản XK từ 12 tháng lên 36 tháng. Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá khó khăn, trở ngại hiện nay đối với từng mặt hàng nông sản XK; từ đó xác định đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 54 theo thủ tục rút gọn để bổ sung mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản XK được xác định vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng XK. Ngân hàng Nhà nước cũng được giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho đối tượng kinh doanh cà phê và các mặt hàng nông sản XK...

Tuy nhiên về lâu dài, bà Nguyễn Thị Hồng -Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NNPTNT cho rằng, VN phải cải thiện chất lượng nông sản XK. Hiện nay,

chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới.

Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ tại các nước quá cao khiến việc tiêu thụ nông sản bị ách tắc, giá xuất khẩu bị ép xuống thông qua những rào cản kỹ thuật và phòng vệ thương mại. Chuyên gia kinh tế thương mại Phạm Tất Thắng cũng đề xuất, sản xuất nông sản hiện đang báo động mất an toàn, như thủy sản gần bờ thì cạn kiệt, cây trồng vật nuôi thì gặp tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh liên miên, đất đai bạc màu, thiếu nước...

Do đó, nếu sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tiêu thụ là khó tránh khỏi. Theo ông Thắng, việc cần làm là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, có thể vài năm đầu nông nghiệp tăng trưởng chậm nhưng sẽ bền vững hơn với sản phẩm làm ra.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Tám tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tăng gần 15%

Ngày 26-8, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8-2013. Theo đó, VN xuất khẩu đạt khoảng 11,5 tỉ USD, giảm 0,9% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung tám tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của VN đã đạt 84,8 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TCTK phân tích khu vực kinh tế trong nước đạt 28,7 tỉ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 56,1 tỉ USD.

Theo TCTK, giá cả các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm phần nào làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nói chung.

Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 đạt khoảng 11,8 tỉ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung tám tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 85,4 tỉ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, khu vực kinh tế trong nước đạt 37,1 tỉ USD, tăng

4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 48,3 tỉ USD, tăng nhanh ở mức 25,1%.

Năm 2013, xuất khẩu dệt may sang Nhật tăng khoảng 18%

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự kiến năm 2013, Nhật Bản sẽ vươn lên thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) với kim ngạch xuất khẩu 2,37 tỉ USD và mức tăng trưởng khoảng 18%.

Hiện thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản mới chỉ đạt 144 tỷ yên so với 2.000 tỷ yên của Trung Quốc và hơn 2.500 tỷ yên tổng nhập khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản, do vậy, tiềm năng tăng trưởng của hàng dệt may vào thị trường này còn rất lớn.

Về cơ bản đối tác Nhật Bản rất chú trọng đến việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa hàng Việt Nam. Vì vậy,để tận dụng tối đa các cơ hội giao thương với Nhật Bản, Việt Nam cần phát triển mạnh ngành công nghiệp phụ trợ cho các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản như dệt may, da giày, đồ gỗ mỹ nghệ…

Giá tôm XK tăng: Doanh nghiệp kỳ vọng thị trường cuối năm

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng; Việt Nam khắc phục được dịch bệnh,… là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.

Giá tăng caoTheo thống kê của Hải

quan Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2013, NK tôm nguyên liệu đông lạnh vào Nhật giảm 1% về khối lượng nhưng tăng 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, đầu tháng 1.2013, giá bán tôm sú cỡ 16/20 của Việt Nam là 12 USD/kg, đến cuối tháng 6.2013 đã lên đến 16,2 USD/kg, tăng 35%.

Cùng với xu hướng tăng giá trên thị trường toàn cầu, giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng tăng đáng kể. Tháng 1.2013, giá bán tôm sú cỡ 16/20 tại Mỹ là 5,2 USD/pound và đã tăng lên 6,2 USD/pound vào tháng 6.2013. Nhờ giá tăng, XK tôm sang Mỹ cũng tăng khả quan. 7 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này tăng khoảng 23% so

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 300 triệu USD.

Điểm đáng chú ý khác trong XK tôm 7 tháng đầu năm nay là sự gia tăng tôm chân trắng trong cơ cấu sản phẩm XK. Tôm chân trắng chiếm hơn 42% tỷ trọng giá trị XK, gần sát với tỷ trọng XK tôm sú (50,8%). 6 tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng của Việt Nam thu về 456 triệu USD, trong khi XK tôm sú đạt 560 triệu USD. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ nay đến cuối năm, một số nước sẽ vào vụ thu hoạch chính và nguồn cung có thể được cải thiện. Tuy nhiên, do sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm mạnh và nhu cầu tiêu thụ tăng vào cuối năm nên giá tôm sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng.

Kỳ vọng thị trường cuối năm

Cùng với đà tăng đó, giá tôm trong tháng 7.2013 tiếp tục tăng lên. Theo VASEP, giá tôm cỡ 16/30 trung bình trên thế giới hiện ở mức 9 USD/kg, tăng khoảng 2 USD/kg so với tháng trước. XK tôm của Việt Nam trong tháng 7 đạt 291 triệu USD, tăng hơn 45% so với tháng 7.2012 và tăng gần 22% so với tháng 6.2013. Lũy kế đến hết tháng 7, XK tôm của Việt Nam đạt gần 1,4

tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến XK tôm năm 2013 sẽ đạt trên 2,4 tỷ USD. Theo VASEP, nguyên nhân giá tôm tăng là do tình trạng tôm chết vì bệnh đang lây lan mạnh mẽ ở nhiều quốc gia XK khắp thế giới như Thái Lan, Indonesia, Mexico… Đại diện Công ty TNHH Hải sản Việt Hải, cho biết giá tôm XK trong năm nay đã tăng hơn 30%.

Ở trong nước, giá tôm nguyên liệu đang tăng lên đã khuyến khích người nuôi tôm thả nuôi trở lại, giúp giảm bớt căng thẳng về nguồn nguyên liệu cho chế biến trong nước. Tôm sú nguyên liệu cỡ 30 con/kg hiện có giá bán 190.000 đồng/kg tăng 22% so với đầu năm. Tôm chân trắng cỡ 100 con/kg có giá bán 105.000 đồng/kg, tăng 9%.

Hoa Kỳ lại áp thuế cao với cá tra, cá basa Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa có thông báo về quyết định sơ bộ của đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR 9) đối với mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam và thông báo mức thuế sẽ áp đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, mức thuế

áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu cách nay gần hai năm, trong giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 đều tăng rất cao.

Mức thuế suất với sản phẩm của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty Hùng Vương đều tăng gần gấp đôi so với đợt rà soát lần thứ 8, lên tới 0,42USD/ kg với sản phẩm của Công ty Vĩnh Hoàn và 2,15USD/kg đối với Công ty Hùng Vương. Mức thuế đối với các bị đơn tự nguyện khác cũng tham gia đợt rà soát này ở mức thấp hơn nhưng cũng lên tới 0,99USD/kg, còn các công ty khác là 2,11USD/kg. Đạidiện ơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, đây là một quyết định bất ngờ và có nhiều mâu thuẫn. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định lựa chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá, dù cho Indonesia không có trong danh sách các nước được công bố bởi chính Bộ Thương mại Hoa Kỳ hồi tháng 11/2011.

Theo cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, In-donesia không phải là nước tương đồng để căn cứ tính thuế trong trường hợp này xét về điều kiện kinh tế cũng như đặc thù ngành nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa.

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

Theo quy trình của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sẽ có bốn tháng để xem xét, khiếu kiện về quyết định của đợt ra soát hành chính thứ 9./.

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh

Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu phân bón vào Việt Nam đã tăng mạnh, thậm chí có loại phân bón trong nước đang tồn kho lớn nhưng hàng nhập khẩu

vẫn tràn về.Theo Bộ Công Thương,

đến hết tháng 7, loại phân bón được nhập nhiều nhất là SA và kali. Cụ thể, phân SA được nhập nhiều nhất, với 654.000 tấn, tăng 17,44%. Phân kali nhập 544.000 tấn. Phân ure cũng được nhập 289.000 tấn trong khi ure trong nước gần như đáp ứng đủ nhu cầu.

Phân DAP cũng được nhập về nhiều đứng thứ 3 sau phân kali với 488.000 tấn. Lượng phân DAP được

nhập về nhiều trong khi Nhà máy DAP Đình Vũ lại đang tồn kho sản phẩm, nguyên nhân được lý giải là do giá DAP Trung Quốc đang xuống thấp hơn so với giá DAP sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp cho rằng, từ nay tới cuối năm, Bộ Công Thương cần kiểm soát công tác nhập khẩu phân bón tránh tình trạng tồn kho trong nước lớn nhưng phân bón ngoại vẫn tràn về.

Thu ngân sách khó, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức bội chi

Thảo luận về tình hình KT-XH tháng 8 tại phiên họp Chính phủ (CP) thường kỳ ngày 27 và 28-8 cho thấy một số dấu hiệu tích cực.

Mức hụt thu ngân sách giảm dần, từ 90.000 tỉ đồng mấy tháng trước, giờ còn 27.500 tỉ đồng; bội chi ngân sách cả năm hoàn toàn giữ được mức 4,8% GDP như chỉ tiêu QH đề ra. Nhập siêu chín tháng ước tính chỉ 700

triệu USD, dự báo cả năm là 2 tỉ USD, bằng 1,6% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều chỉ tiêu 8% đề ra đầu năm.

Qua lắng nghe, tổng hợp ý kiến của các thành viên CP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận thời gian qua kết quả điều hành chung KT-XH có những chuyển biến trên hầu hết lĩnh vực. Dự kiến cả năm lạm phát sẽ được kiềm chế ở mức 7%, thấp hơn mức 8% kế hoạch đầu năm. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu

ý không vì vậy mà chủ quan, nhất là khi diễn biến căng thẳng ở Syria có thể đẩy giá dầu thế giới lên cao.

Thủ tướng yêu cầu việc điều hành kinh tế từ nay đến cuối năm và kể cả năm sau cần tiếp tục kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 7%. Đồng thời nâng tăng trưởng kinh tế 2014 lên khoảng 5,8%, tạo nền tảng vững chắc để các năm sau tăng trưởng tốt hơn mà vẫn ổn định vĩ mô.

Trung tâm TTCN&TM

SẢN XUẤT KINH DOANH

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trước tình hình thu ngân sách 2014 tới còn tiếp tục khó khăn, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức bội chi lên 5,5%. Để có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng lưu ý đồng yen đang giảm giá, qua đó kéo mức nợ công của VN xuống. Đây là cơ hội để CP phát hành trái phiếu mục tiêu vào các công trình trọng điểm quốc gia. Cần chuẩn bị báo cáo QH cho triển khai sớm.

Giải ngân nhanh các nguồn vốn vay

Chiều 28.8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Trao đổi về giải ngân nguồn vốn của WB, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành để giải ngân nhanh các nguồn vốn vay của WB, trong đó có 10 dự án trị giá 1,3 tỉ USD trong năm tài khóa 2013.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao việc WB đã nhất trí đưa Việt Nam vào danh sách các nước được tiếp tục duy trì nguồn vốn vay ưu đãi.

Bà Victoria Kwakwa khẳng định WB luôn đồng hành với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng cơ chế giám sát, tập trung vào giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Thu hút vốn FDI sắp cán đích cả năm

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8 tháng đầu năm ước đạt gần 12,6 tỷ USD, gần với mục tiêu 13-14 tỷ USD đặt ra cho cả năm 2013.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), từ đầu năm đến 20/8, cả nước đã thu hút được 12,6 tỷ USD vốn FDI, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 7,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, vốn tăng thêm đạt 5,2 tỷ USD, tăng tới 32%.

Giải ngân vốn FDI trong tháng 8 ước đạt 910 triệu USD, đưa thống kê 8 tháng lên hơn 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cách mục tiêu 10,5-11 tỷ USD đặt ra cho cả năm.Lĩnh vực công nghiệp chế biến,

chế tạo vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất tổng vốn cấp mới và tăng thêm đạt hơn 10,8 tỷ USD, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với gần 590 triệu USD và thứ ba là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với hơn 330 triệu USD. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về rót vốn Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay với 4,3 tỷ USD, tiếp đến là Sin-gapore là Liên bang Nga. Với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,8 tỷ USD, Thái Nguyên và Bắc Ninh lần lượt xếp thứ 2 và 3 nhờ dự án công nghệ cao của Samsung. Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng là điểm sáng nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam khi 8 tháng đầu khu vực này xuất siêu tới 7,8 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu gần 580 triệu USD.

Tịch thu gần 920 tấn phân bón giả các loại

Theo Bộ NN&PTNT, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

chất lượng tràn lan thời gian gần đây đã gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Hiện, cả nước có trên 500 đơn vị sản xuất và khoảng 30.000 cơ sở kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, do phân bón chưa được quy định là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên nhiều cơ sở nhỏ lẻ đã lợi dụng kẽ hở, làm phân bón giả, kém chất lượng. Đối tượng làm phân bón giả, kém chất lượng liên quan đến nhiều địa bàn, hành vi vi phạm rất đa dạng. Chỉ riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 5.370 vụ, xử lý 1.390 vụ, phạt tiền trên 17 tỷ đồng; tịch thu gần 920 tấn phân bón giả các loại.

Biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia sẽ có thêm nhiều cửa khẩu mới

Theo nguồn chinphu.vn, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia đến năm 2020.

Cụ thể, đối với cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, từ năm 2013 đến năm 2020, UBND các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương một cách toàn diện, cân nhắc, chủ động hiệp thương với phía Campuchia; báo cáo Chính phủ hai nước xem xét việc ưu tiên mở và nâng cấp thêm 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ, 1 cửa khẩu quốc tế đường sắt và 9 cửa khẩu chính đường bộ với dự kiến phân bố tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

8 tháng đầu năm bội chi ngân sách 102 nghìn tỷ đồng

Chỉ số tồn kho đang có xu hướng giảm so với “đỉnh” đầu năm 2013, nhưng vẫn còn ở mức cao so với năm 2012.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013, tiến độ thu ngân sách vẫn ở mức độ chậm. Lũy kế đến giữa tháng 8,

tổng thu NSNN ước đạt 460,96 nghìn tỷ đồng, đạt 56,5% dự toán năm. Tổng chi NSNN ước đạt 563 nghìn tỷ đồng, tương đương 57,6% dự toán năm. Như vậy, trong gần 8 tháng đầu năm, bội chi ngân sách ước đạt 102 nghìn tỷ đồng.

Về tình hình xuất nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ với tỷ lệ xấp xỉ nhau (14,7% và 14,9%). Nhập siêu 8 tháng ước đạt 576 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

So với đầu năm 2013, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tại 1/8/2013 giảm mạnh 21,5%. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng thời điểm năm 2012, chỉ số tồn kho vẫn tăng ở tỷ lệ 9%. Như vậy, nhìn chung chỉ số tồn kho đang có xu hướng giảm so với “đỉnh” đầu năm 2013, nhưng vẫn còn ở mức cao so với năm 2012.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Xóa nợ cho Hy Lạp có thể gây ra “hiệu ứng domino”

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nếu các chủ nợ quốc tế một lần nữa đồng ý xóa một phần nợ cho Chính phủ Hy Lạp thì có thể khiến tình hình kinh tế ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở nên tồi tệ.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Focus số ra ngày 25/8, Thủ tướng Đức cho biết bà “kiên quyết phản đối việc tiếp tục xóa nợ cho Hy Lạp vì nó có thể gây ra hiệu ứng domino trong Eurozone và hậu quả là sự sẵn sàng của các nhà đầu tư tư nhân rót vốn vào khu vực đồng tiền chung này sẽ quay về số không.”

Do đó, theo bà Merkel, Hy Lạp cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu theo đúng như kế hoạch đã đề ra để “tiếp sức” cho Eurozone, khu vực vừa thoát khỏi đợt suy thoái kéo dài 18 tháng.

Cảnh báo đưa ra trong bối cảnh chỉ còn gần 1 tháng nữa tại Đức sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử và Thủ tướng Merkel đang kỳ vọng sẽ tiếp tục tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Tuy nhiên, vấn đề nợ công Hy Lạp có

thể gây bất lợi cho bà Mer-kel vì cử tri Đức cảm thấy họ đã đóng góp quá nhiều đối với gói cứu trợ của châu Âu dành cho Athens, vì vậy giới phân tích nhận định bất cứ quyết định nào về gói cứu trợ mới nào dành cho Hy Lap sẽ không được đưa ra trước năm 2014.

Hy Lạp đã nhận được 2 gói cứu trợ quốc tế. Gói cứu trợ quốc tế đầu tiên dành cho nước này được thiết kế vào năm 2010 song đã thất bại. Ngay sau đó, các chủ nợ quốc tế đã thông qua gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp trị giá 130 tỷ euro cùng với việc xóa nợ khu vực tư nhân lên tới hơn 100 tỷ euro, đổi lại Athens phải thực hiện các chính sách tài chính khắc khổ như cắt giảm lương hưu, sa thải nhiều việc làm trong khu vực nhà nước...

Mặc dù đã nhận được hàng chục tỷ USD tiền cứu trợ, Hy Lạp vẫn chìm sâu trong cuộc suy thoái kéo dài suốt 6 năm qua. Theo thống kê của EU, tính đến hết quý I/2013, nợ công của Hy Lạp đã lên tới 160,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, tăng so với mức 156,9% của quý trước và 136,5% của cùng kỳ năm ngoái./.

EU kêu gọi các nước giúp dẹp bỏ bảo hộ mậu dịch

Trong báo cáo vừa công bố, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi các nước tham gia nỗ lực toàn cầu để chặn đứng xu thế bảo hộ mậu dịch đang gia tăng, nhằm không làm tổn hại tới quá trình phục hồi còn rất mong manh của kinh tế thế giới.

Theo Báo cáo về các biện pháp (loại bỏ) tình trạng hạn chế thương mại của EU, có khoảng 150 biện pháp siết chặt và hạn chế thương mại mới đã được EU đưa ra trong năm ngoái, trong khi chỉ có 18 biện pháp được bãi bỏ. Tổng cộng đã có tới gần 700 biện pháp mới được “nêu danh” kể từ tháng 10/2008.

Báo cáo trên cho biết nhiều biện pháp hạn chế được sử dụng trực tiếp ngay tại các cửa khẩu biên giới và có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu. Brazil, Argentina, Nga và Ukraine là những nước đã áp thuế ở các mức cao nhất.

Theo EU, các biện pháp đó đang thúc ép người tiêu dùng sử dụng hàng hóa nội địa, với việc tái bố trí lại ngành nghề kinh doanh tiếp tục diễn ra, đặc biệt là tại các thị trường mua sắm

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

bằng ngân sách của chính phủ. Brazil chiếm tới hơn 30% các quy định hạn chế có liên quan tới mua sắm của chính phủ, tiếp theo là Argentina và Ấn Độ.

EU cho hay một số nước đang tiếp tục bảo hộ một số ngành công nghiệp nội địa của họ trước sự cạnh tranh từ bên ngoài, khiến cho người tiêu dùng cũng như các ngành và lĩnh vực khác phải chịu thiệt thòi. Trong đó Brazil và Indone-sia là những ví dụ điển hình về bảo hộ mậu dịch mạnh nhất theo kiểu này.

Ủy viên Thương mại EU Karel De Gucht, nhận định: “Điều mà tất cả chúng ta cần làm là hãy thực hiện cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Thật đáng lo ngại khi thấy có quá nhiều biện pháp bảo hộ vẫn đang tiếp tục được áp dụng, trong khi hầu như không có biện pháp nào được bãi bỏ.”

Bảo hộ thương mại là một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), dự kiến diễn ra tại Saint Petersburg (Nga) trong hai ngày 5-6/9 tới. Ông De Gucht cho biết, các nước G20 từ lâu đã nhất trí ngăn chống xu hướng bảo hộ mậu dịch vì hiểu rằng điều đó sẽ chỉ làm phương hại tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.

FAO triển khai chiến dịch chống lãng phí lương thực châu Á

Cả thế giới có khoảng 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí mỗi năm đủ nuôi tới 3 tỷ người.

Hơn nửa tỷ người ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang phải chịu đói trong khi có đến 42% số rau quả và 1/5 số lương thực được sản xuất tại khu vực này bị lãng phí. Đây là nguyên nhân Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc phát động một chiến dịch nhằm hạn chế sự lãng phí lương thực khổng lồ này.

“Chiến dịch Tiết kiệm Lượng thực Châu Á-Thái Bình Dương là nhằm tăng nhận thức về việc lãng phí lương thực ở mức cao – đặc biệt là lãng phí lương thực sau thu hoạch – và gia tăng các hậu quả về lãng phí lương thực khu vực,” theo ông Hiroyuki Konuma, Phó Tổng thư ký của FAO.

“FAO ước tính nếu có thể giảm 1/4 số lương thực bị lãng phí trên thế giới, thì con số đó có thể đủ để nuôi sống tới 870 triệu người đang phải chịu nạn đói kinh niên trên toàn cầu”, ông Konuma nhận xét.

Với việc dân số thế giới dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, thế giới cần phải tăng sản lượng lương thực thêm 60% trong bối cảnh đất trồng có hạn, thiếu nước và ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và thiên tai.

Tuy các nền kinh tế trong khu vực tăng trưởng nhanh trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nhưng lợi ích của sự tăng trưởng đó không được phân bổ đồng đều, kết quả là khoảng cách thu nhập gia tăng tại một số nước, do đó kinh tế tăng trưởng nhưng vẫn chưa thể xóa đói giảm nghèo

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, khoảng 653 triệu người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sống dưới mức cận nghèo trong năm 2010. Đến năm 2012, con số này là 536 người bị đói, chiếm 62% số người bị đói trên toàn thế giới.

Kết thúc báo cáo trong phiên họp hôm thứ 4 tuần qua, FAO khẳng định mở chiến dịch hy vọng thay đổi khẩu phần và thói quen tiêu thụ lương thực của người tiêu dùng.

Giá đường toàn cầu sẽ vẫn giảm do thặng dư năm thứ tư liên tiếp

Giá đường toàn cầu có thể vẫn còn chịu áp lực suy giảm do đồng tiền của nước sản xuất đường hàng đầu – Brazil – suy yếu, nguồn cung vượt cầu trong năm thứ tư liên tiếp, Tổ chức đường quốc tế (ISO) cho biết.

Sự mất giá của đồng real so với đồng đô la Mỹ đã làm giảm ảnh hưởng của giá đường đối với các nhà sản xuất, Giám đốc điều hành, Peter Baron cho

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

biết. Thặng dư sẽ đạt 4,5 triệu tấn trong năm bắt đầu ngày 1/10, ISO có trụ sở tại Lon don cho biết hôm 22/8. Giá đường giảm lần thứ ba trong năm nay, khi mức dư thừa dự báo đạt mức cao kỷ lục 10,3 triệu tấn. Baron không đưa ra ước tính giá.

Giá đường giảm 40% kể từ khi đạt mức cao 3

thập kỷ trong năm 2011, do những người trồng trọt từ Brazil đến Australia gia tăng sản lượng. Giá sẽ chịu “giảm nhiều hơn” trong năm 2013/14, ngay cả khi thặng dư giảm, ISO cho biết. Xuất khẩu của Ấn Độ, nước trồng lớn thứ hai, có thể tăng hơn 3 lần trong năm tới.

Giá đường giao kỳ hạn tháng 10 đạt 16,47 cent/pound tại Sở giao dịch kỳ hạn ICE Mỹ phiên hôm 26/8, giảm 16% trong năm nay. Giá đường kỳ hạn đạt mức cao 36,08 cent/pound vào tháng 2/2011 và ở mức thấp 3 năm 15,93 cent/pound phiên hôm 16/7.

Áp dụng biện pháp tự vệ với dầu thực vật nhập khẩu

Sau hơn tám tháng điều tra, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng vừa ký quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với dầu nành và dầu cọ tinh luyện có mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào VN từ các nước và vùng lãnh thổ khác nhau (chỉ trừ những nước được liệt kê trong danh mục loại trừ), bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7-9.

Tin bài liên quanQuyết định nêu rõ sẽ áp

5% thuế đối với dầu nành và dầu cọ tinh luyện nhập khẩu giai đoạn từ 7-5-2013 đến 6-5-2014 và 4% từ 7-5-2014 đến 6-5-2015, giảm xuống 3% từ 7-5-

2015 đến 6-5-2016 và chỉ còn 2% ở thời điểm 7-5-2016 đến 6-5-2017.

Như vậy đây là mức thuế và ngành hàng đầu tiên liên quan đến pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào VN được thực thi kể từ khi ban hành năm 2002 đến nay.

Ông Đỗ Ngọc Khải, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật VN (Vocarimex) - nguyên đơn trong vụ kiện cùng bảy doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước - nhìn nhận: “Quyết định nói trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp tạm thoát các khó khăn trước mắt. Nhưng quan trọng hơn cả là doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ có cơ hội củng cố nội lực”.

Thủy sản sấy, ướp, đông lạnh không phải chịu VAT

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (VAT) do Bộ Tài chính công bố ngày 26-8 thì mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, bông sơ chế sẽ chịu VAT 5%.

Nông lâm thủy sản đã qua chế biến được hiểu là đã băm, xay, nghiền; muối; hun khói; tẩm ướp đường, gia vị, tẩy, nhuộm, đánh bóng hạt, hồ hạt, hấp chín, luộc chín, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, đóng hộp kín khí… thì chịu VAT 10%.

Nông lâm thủy sản chỉ mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, nhúng nước sôi (nhưng chưa chín), ngâm nước muối, cắt, bóc

Trung tâm TTCN&TM

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, chải thô, chải kỹ, đông lạnh... được xem là “mới qua sơ chế” và không chịu VAT.

4 trường hợp được gia hạn nộp thuế

Theo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 15/9/2013, việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong 4 trường hợp.

Thứ nhất, bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền. Trong trường hợp này, thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 2 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế

Thứ hai, phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, chưa được

thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước.

Thứ tư, không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chù kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày; các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác.Trong 3 trường hợp còn lại, thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

Hàng ngàn tỷ đồng thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang thực hiện một loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN: Xử lý gia hạn thuế thu nhập DN và giá trị gia tăng cho khoảng 150.000 lượt DN với số tiền khoảng 5.380 tỷ đồng, giúp hơn 105.000 đối tượng nộp thuế với 4.428 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng và hơn 45.000 đối tượng nộp thuế với 952 tỷ đồng thuế thu nhập DN, giúp DN có thêm vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh...

tăng cường thực thi pháp luật về thuế, đẩy mạnh chống thất thu, nợ đọng thuế và chống chuyển giá; Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo

kế hoạch thu năm 2013 đã đề ra.

Lãi suất vay tín dụng xuất khẩu giảm xuống 8,7%/năm

Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 126 /2013/TT-BTC ngày 03/9/2013 sửa đổi Thông tư số 77/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013 của Bộ Tài chính về việc qui định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư.

Theo quy định mới này, mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam còn 8,7%/năm so với mức lãi suất được quy định tại Thông tư số 77/2013/TT-BTC là 9,3%/năm

Mức lãi suất mới này được áp dụng kể từ ngày 03/9/2013./.

Phạt 250 triệu đồng nếu cá nhân vi phạm về sở hữu công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Theo đó, đối với hành vi vi phạm trình tự, thủ tục giám định, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ giám định viên, giấy chứng nhận

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp sẽ phạt từ 500.000 - 5.000.000 đồng; Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật bị phạt đến 20.000.000 đồng. Phạt từ 500.000 - 2.000.000 đồng đối với hành vi bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa xâm phạm sở hữu công nghiệp trị giá dưới 3.000.0000 đồng. Phạt tiền từ 2.000.000 - 250.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên nếu giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đến trên 500.000.000 đồng,…

Giảm thuế xuất khẩu than đá

Từ tháng 9/2013, Bộ Tài chính giảm thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 tại Biểu thuế xuất khẩu. Đây là nội dung Thông tư số 124/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu.

Theo đó, sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá… với mức thuế hiện hành là 13% hiện nay xuống còn 10%. Việc Bộ Tài chính giảm thuế xuất

khẩu than đá là động thái chia sẻ khó khăn của Chính phủ với DN sản xuất than trong nước nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thêm phí công bố thành lập doanh nghiệp từ 1/10

Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng/lần được quy định tại Thông tư 106/2013 của Bộ Tài chính.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), từ ngày 1/10/2013, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp phải đóng thêm tiền phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, ngoài tiền lệ phí đăng ký kinh doanh như thường lệ.

Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng/lần được quy định tại Thông tư 106/2013 ban hành ngày 9/8/2013 (sửa đổi, bổ sung thông tư 176/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp).

Theo thông tư mới được Bộ Tài chính ban hành này thì cơ quan thu khoản phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là Trung

tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư; Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Cụ thể, trường hợp Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh tiếp nhận yêu cầu và thu phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan này được trích 90% số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho công tác công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và thu phí; phần còn lại 10% nộp vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp nhận yêu cầu và thu phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì phòng này được trích 30% số phí thu được; 70% còn lại phải chuyển về Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh. Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh được trích 60% số tiền phí thu được để trang trải cho công tác công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp vào ngân sách nhà nước 10% số tiền phí thu được.

Thông tư này có hiệu lực từ 1/10/2013./.

Trung tâm TTCN&TM

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thêm một công ty lừa đảo bằng gian hàng “ảo”

Cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa (Hà Nội) vừa lật tẩy trò lừa đảo dưới hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet của Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Công nghệ Thăng Long, ở phố Thái Thịnh 2, quận Đống Đa.

Dụ khách bằng chiêu “Trả thưởng đa cấp”

Gần đây, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CAQ Đống Đa nhận được đơn của nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn đề nghị xác định tư cách pháp nhân của Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư công nghệ Thăng Long (Công ty Thăng Long), trụ sở tại 15A/50 phố Thái Thịnh 2, quận Đống Đa và xem xét công ty này hoạt động có đúng pháp luật không? Tiến hành điều tra, CAQ Đống Đa nắm được Công ty Thăng Long có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp từ cuối tháng 4-2010 và địa chỉ công ty lúc đó ở thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Đầu tháng 7-2010, Công ty Thăng Long rời trụ sở về

phố Thái Thịnh 2. Một tháng sau, công ty này mở nhiều hội thảo tại các tỉnh Bắc Gi-ang, Lạng Sơn để giới thiệu chương trình thương mại điện tử gọi tắt là Vico24.com, để tuyên truyền và bán các gian hàng “ảo” trên mạng internet do công ty lập ra.

Công ty Thăng Long đã đưa ra lợi ích cho khách hàng khi mua gian hàng “ảo”: Khách được học tin học miễn phí, mua thẻ điện thoại chiết khấu từ 7,5% trở lên và mua tất cả các mặt hàng trên mạng giảm giá từ 10% - 15%. Khi tham gia làm thành viên của Công ty Thăng Long, nếu khách hàng giới thiệu thêm người khác tham gia sẽ được trích thưởng phần trăm theo hình thức trả thưởng đa cấp. Công ty Thăng Long đã đề ra quy định để trở thành thành viên, khách phải mua một gian hàng “ảo” trên mạng của công ty này với mức giá từ 1 triệu đến 10 triệu đồng. Giá tiền mua gian hàng càng cao thì mức trả thưởng càng lớn. Cụ thể nếu mua gian hàng “ảo” với giá 1 triệu đồng, khi giới thiệu người khác tham gia khách được hưởng 20% lợi nhuận và cứ thế tăng lên 25%, 30% đến

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ34% đối với các gian hàng “ảo” có giá từ 2 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, thành viên còn được trích thưởng gián tiếp theo kiểu sơ đồ hình cây hai nhánh, nghĩa là nếu hai nhánh dưới thành viên bán được gian hàng “ảo” mỗi nhánh đạt 5 triệu đồng, thành viên đó sẽ được thưởng 500 nghìn đồng và đây là nội dung “Trả thưởng đa cấp” cho khách của Công ty Thăng Long.

Sau khi mua gian hàng “ảo” một thời gian vẫn không được trả thưởng như cam kết, lại nghe thông tin đến tháng 8-2011 chương trình này dừng hoạt động, nhiều khách hàng thắc mắc và được Công ty Thăng Long đưa ra lý do đơn vị chuyển sang hoạt động chương trình “Du lịch giá rẻ”. Ai tham gia chương trình phải nộp 6,3 triệu đồng, để tạo tài khoản và công ty vẫn áp dụng kiểu trả thưởng như trong chương trình Vico24.com. Một số người tin tưởng tiếp tục đóng tiền cho Công ty Thăng Long để tham gia chương trình “Du lịch giá rẻ”. Một năm sau, các thành viên không thấy công ty trả thưởng đã nghi ngờ và trình báo tới CAQ Đống Đa.

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Lừa đảo liên tỉnhCơ quan CSĐT - CAQ

Đống Đa đã mời Ban Quản trị Công ty Thăng Long tới trụ sở công an để làm rõ. Lần lượt các đối tượng Vũ Công Quỳnh, SN 1986, trú tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Công ty Thăng Long; Nguyễn Văn Vinh, SN 1985, trú tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Công ty Thăng Long và Nguyễn Văn Hoàng, SN 1983, trú tại huyện Đan Phượng (Hà Nội), cổ đông sáng lập Công ty Thăng Long đều khai nhận đã hoạt động lừa đảo dưới hình thức kinh doanh đa cấp. Tháng 4 - 2010, các đối tượng trên lập Công ty Thăng Long do Quỳnh làm Giám đốc, Vinh làm Chủ tịch HĐQT và Hoàng là kế toán trưởng và thuê một công ty khác thiết kế 3 trang website với những cái tên Vico24.com, Vico-mark.com và Vicopay.vn, với các chức năng cung cấp tin tức, mạng cộng đồng để các thành viên trao đổi thông tin và đưa lên các gian hàng trực tuyến (gian hàng ảo), được Công ty Thăng Long dùng để bán cho khách hàng. Trang web Vicopay.vn là trang dùng để thanh toán tiền mua hàng.

Ngoài những hình thức “Trả thưởng đa cấp” và “Du lịch giá rẻ”, Công ty Thăng Long còn đưa ra nhiều “miếng mồi ngon” để nhử khách hàng như: Ai tham

gia sẽ được mua tất cả các mặt hàng có trên trang web Vicomark.com của công ty với giá giảm ít nhất 5%. Công ty Thăng Long còn hứa hẹn trong năm 2012, các thành viên của công ty khi đi mua hàng tại các siêu thị và sử dụng các dịch vụ ăn uống, spa trên toàn quốc sẽ được giảm giá. Nhằm thu hút, phổ biến được tới nhiều người, Quỳnh, Vinh và Hoàng đã mở các văn phòng đại diện tại một số tỉnh Thái Nguyên, Bắc Gi-ang, Lạng Sơn và tại những nơi này, Công ty Thăng Long đã tổ chức nhiều buổi thuyết trình để quảng bá hình thức kinh doanh đa cấp đến mọi người, in phát tán nhiều tài liệu cho các thành viên tham gia.

Hiện Công ty Thăng Long đã dừng hoạt động vì không còn vốn. Theo lời khai của Vũ Công Quỳnh, trong thời gian hoạt động, Công ty Thăng Long đã bán được 4.000 gian hàng “ảo” và thu về hơn 6 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty này còn bán 300 thẻ thành viên chương trình du lịch để thu về số tiền gần 2 tỷ đồng. Để nhận tiền của khách hàng và các văn phòng đại diện ở các tỉnh khi bán được gian hàng “ảo”, Quỳnh và Hoàng đã mở nhiều tài khoản cá nhân tại các ngân hàng. Trung tá Lê Đức Nam, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CAQ Đống Đa cho biết: “Hoạt động

lừa đảo của Công ty Thăng Long rất tinh vi, đã lòe bịp rất nhiều người ở các tỉnh từ Thái Nguyên, Bắc Giang đến Lạng Sơn. Người tham gia ít nhất là 4 triệu đồng và có những người tham gia tới cả trăm triệu đồng. Cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với Quỳnh, Vinh và Hoàng, tiếp tục làm rõ những thủ đoạn phạm tội của nhóm đối tượng này”.

Sumitomo tham gia thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo Nhật báo Nikkei, tập đoàn thương mại Sumi-tomo (Nhật Bản) sẽ tham gia kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam và Malaixia.

Thời gian đầu, Sumi-tomo sẽ chủ yếu bán các sản phẩm thực phẩm, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, hóa mỹ phẩm… với khách hàng chủ yếu hướng tới đối tượng trẻ yêu thích các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản.

Khởi đầu cho việc chinh phục thị trường Việt Nam, Sumitomo cho biết đã mua 30% cổ phần một công ty chuyên về thương mại điện tử các mặt hàng văn phòng phẩm, quần áo tại Việt Nam, có trụ sở tại Tp.Hồ Chí Minh. Công ty liên kết với Sumitomo hiện có khả năng cung cấp khoảng

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

40.000 mặt hàng và con số này sẽ tăng lên 100.000 mặt hàng vào năm 2015.

Chấn chỉnh bất cập trong hoạt động kinh doanh đa cấp

Câu chuyện về bán hàng đa cấp “biến tướng” thời gian qua đã khiến nhiều người dân có ước mơ làm giàu nhanh rơi vào cảnh lao đao.

Những chiêu trò lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn có đến hàng nghìn người dân bị cuốn vào vòng xoáy bị lừa-đi lừa.

Trong nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Không phủ nhận bán hàng đa cấp là một loại hình kinh doanh hiện đại, có những ưu thế nhất định và là một trong những cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Bản thân mô hình này không xấu, nhà sản xuất thay vì bỏ tiền ra Marketing và quảng

cáo thì “lại quả” cho người tiêu dùng, khi họ mua hàng hoặc giới thiệu được người khác mua hàng. Hình thức hoạt động này sẽ là tốt nếu được dùng để bán các sản phẩm - dịch vụ có ích lợi cho người tiêu dùng, với giá cả hợp lý đúng với giá trị sử dụng. Ở Việt Nam đã có những công ty sử dụng loại hình, hình thức kinh doanh này một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số công ty bán hàng đa cấp có dấu hiệu bất thường, biến tướng. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng tính hợp pháp của mô hình kinh doanh này để trục lợi, làm trái các quy định của pháp luật Việt Nam và lôi kéo nhiều người dân tham gia.

Một trong những vụ việc đình đám nhất trong thời gian qua là sự “biến mất” của nhãn hàng Agel, một thời được coi là mạng lưới kinh doanh đa cấp số một ở Việt Nam. Chính những công ty bán hàng đa cấp này đã thực sự tạo nên những cơn sốt làm giàu, xáo trộn cuộc sống của không ít người dân bằng cách reo rắc vào đầu người tham gia những ảo tưởng làm giàu vô lý. Từ những người nông dân đến các bạn sinh viên và cả những người già đã nghỉ hưu bỗng chốc trở thành những chuyên viên đa cấp. Hoạt động này đã gây mất trật tự xã hội, khiến chính quyền nhiều địa phương lo

ngại.Theo Cục Quản lý cạnh

tranh (Bộ Công Thương), hiện cả nước có 78 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, những năm gần đây, phát sinh một số hiện tượng mới trong các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, khiến việc quản kinh doanh này trở nên khó khăn. Hiện nay, Nghị định 110/2005/NĐ-CP, Thông tư 19/2005/TT-BTM và Thông tư 35/2011/TT-BCT là các văn bản pháp luật đầy đủ nhất quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Các văn bản này đã được thực thi gần tám năm, tuy nhiên nghị định tới nay bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho các đơn vị quản lý và doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật.

Bên cạnh đó, văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý đối với loại hình kinh doanh dịch vụ, áp dụng trang thương mại điện tử để kinh doanh và trả hoa hồng theo phương thức đa cấp. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, kết hợp với hình thức thương mại điện tử thông qua các website nhưng áp dụng kế hoạch trả thưởng theo mô hình đa cấp. Trong đó, đặc biệt có trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương thức thương mại điện tử để huy động vốn và trả thưởng

Soá 18 thaùng 09 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

THÖÔNG MAÏI ÑIEÄN TÖÛ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

theo kiểu đa cấp.Bộ Công thương vừa

trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quản lý bán hàng đa cấp thay thế Nghị định 110 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Dự thảo không cấm bán hàng đa cấp nhưng sẽ siết chặt hơn điều kiện để hạn chế lừa đảo, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Theo đó, sẽ ngưng để sở công thương các tinh cấp phép hoạt động cho các công ty bán hàng đa cấp, thẩm quyền này sẽ thuộc Bộ Công thương. Theo dự thảo, các công ty bán hàng đa cấp cũng sẽ chỉ được cấp phép có thời hạn, sau năm năm phải đăng ký lại và có thể đăng ký nhiều lần. Đặc biệt, công ty bán hàng đa cấp sẽ phải có vốn pháp định là 10 tỷ đồng. Công ty dạng này sẽ phải ký quỹ 5 tỷ đồng thay vì 3 tỷ đồng như hiện nay.

Để bảo vệ người bán hàng đa cấp trước hành vi lừa đảo, trục lợi, dự thảo nghị định mới yêu cầu công ty bán hàng đa cấp phải thông báo cho sở công

thương địa điểm tổ chức khi thực hiện các hội thảo, hội nghị, đào tạo bán hàng, giới thiệu cơ hội kinh doanh bên ngoài trụ sở.

Các hành vi bị cấm bán hàng đa cấp gồm yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Dự thảo Nghị định này đang được kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, giúp cho hoạt động bán hàng đa cấp trở thành một ngành kinh tế chính thống, khắc phục được các bất cập, “hoài nghi” về lĩnh vực kinh doanh này như hiện nay./.