THÔNG TIN TOÁN H C

36
Hi Toán Hc Vit Nam THÔNG TIN TOÁN HC Tháng 3 Năm 2021 Tp 25 S 1

Transcript of THÔNG TIN TOÁN H C

Hội Toán Học Việt Nam

THÔNG TIN TOÁN HỌCTháng 3 Năm 2021 Tập 25 Số 1

THÔNG TIN TOÁN HỌCNewsletter of the Vietnamese Mathematical Society

TỔNG BIÊN TẬP

ĐOÀN TRUNG CƯỜNG, Viện Toán học, ViệnHLKHCN Việt Nam ([email protected])

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

NGUYỄN THỊ LÊ HƯƠNG, Hội Toán học Việt Nam([email protected])

THƯ KÝ

NGUYỄN ĐĂNG HỢP, Viện Toán học, Viện HLKHCNViệt Nam ([email protected])

BAN BIÊN TẬP

NGÔ QUỐC ANH, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHà Nội ([email protected])PHAN THỊ HÀ DƯƠNG, Viện Toán học, ViệnHLKHCN Việt Nam ([email protected])NGUYỄN ĐẶNG HỒ HẢI, ĐH Khoa học, ĐH Huế([email protected])NGÔ HOÀNG LONG, ĐH Sư phạm Hà Nội([email protected])ĐỖ ĐỨC THUẬN, ĐH Bách khoa Hà Nội([email protected])NGUYỄN CHU GIA VƯỢNG, Viện Toán học, ViệnHLKHCN Việt Nam ([email protected])

Bìa 1. László Lovász, đồng chủ nhân giải Abel2021. Ảnh: Renate Schmid/Viện Nghiên cứu ToánOberwolfach.

THỂ LỆ GỬI BÀI

Bài viết bằng tiếng Việt. Tất cả các bài, thôngtin về sinh hoạt toán học ở các khoa (bộ môn)toán, về hướng nghiên cứu hoặc trao đổi vềphương pháp nghiên cứu và giảng dạy đều đượchoan nghênh. Bản tin cũng nhận đăng các bàigiới thiệu tiềm năng khoa học của các cơ sởcũng như các bài giới thiệu các nhà toán học.

Bài viết xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ emailcủa một trong các biên tập viên, hoặc địa chỉ bưuđiện ở trên. Nếu bài được đánh máy tính, xin gửikèm theo file với phông chữ unicode. Toà soạnkhuyến khích các tác giả sử dụng chương trìnhsoạn thảo Latex và gói tiếng Việt vntex.

ĐỊA CHỈ BƯU ĐIỆN

Bản tin Thông Tin Toán Học,Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam,18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy,

10307 Hà Nội© Hội Toán Học Việt Nam

BẢN ĐIỆN TỬ CỦA TẤT CẢ CÁC SỐ TẠP CHÍ

CÓ THỂ TRUY CẬP TỪ TRANG MẠNG CỦA

HỘI TOÁN HỌC VIỆT NAM

www.vms.org.vn

Tổ hợp như một phong cách làm toán:Phỏng vấn GS. Vũ Hà Văn(1)

Toufik Mansour(2)

Giáo sư Vũ Hà Văn sinh ra và học hếttrung học phổ thông tại Việt Nam. Năm1994, anh nhận bằng cử nhân tại Đại họcEotvos Loránd, Budapest. Năm 1998, anhhoàn thành chương trình tiến sĩ tại ĐHYale dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Lás-zló Lovász. Anh hiện là giáo sư Toán tạiĐH Yale, Hoa Kỳ. Trước khi được bổ nhiệmghế Giáo sư Percey F. Smith ở Yale, anh đãcó nhiều năm làm việc ở Viện Nghiên cứucao cấp (IAS) Princeton, Viện nghiên cứuMicrosoft Research, ĐH California ở SanDiego, và ĐH Rutgers. Giáo sư Văn là diễngiả tại nhiều hội nghị, trong đó có Đại hộiToán học Quốc tế (ICM) năm 2014, nơianh đọc báo cáo mời. Giáo sư Văn đã đượctrao tặng một số giải thưởng quan trọng,như giải Sloan Fellowship (2002), giảiPolya (2008) và giải Fulkerson (2012).Năm 2012, anh trở thành thành viên danhdự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ. Năm2020 anh là hội viên danh dự của ViệnThống kê Toán học. Anh cũng là thành viênban biên tập các tạp chí Combinatorica vàJournal of Combinatorial Theory, Series A.

Toufik Mansour: Cảm ơn anh đã nhậnlời tham gia và dành thời gian cho buổiphỏng vấn hôm nay. Thưa giáo sư Văn,anh có thể cho chúng tôi biết một cách kháiquát tổ hợp là gì không?

Vũ Hà Văn: Với tôi, tổ hợp là một phongcách làm toán hơn là một lĩnh vực toánhọc riêng biệt. Tư duy tổ hợp là tư duytrên những đối tượng rời rạc, không liêntục. Lúc đầu, một cách tự nhiên, tư duy

này chỉ áp dụng cho những bài toán đặcthù về những đối tượng rời rạc như đồ thị.Nhưng về sau, một số nguyên lý tổ hợptổng quát được hình thành (điển hìnhnhư Bổ đề đều Szemerédi [1]), và đượcáp dụng sang nhiều lĩnh vực khác.

Anh nghĩ gì về sự phát triển mối quan hệgiữa tổ hợp và phần còn lại của toán học?

Trong những năm gần đây, tư duy tổhợp đã được sử dụng trong nhiều chuyênngành toán học, đôi khi mang lại hiệuquả đáng kinh ngạc. Hóa ra trong nhiềunghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, cốtlõi của đối tượng nghiên cứu là một vấnđề tổ hợp sâu sắc, vì thế các ý tưởng vàcông cụ từ tổ hợp trở nên rất cần thiết.Ví dụ, khái niệm giả ngẫu nhiên (pseudo-randomness), vốn bắt nguồn từ công trìnhvề đồ thị của Thomasson [2] và Graham-Chung-Wilson [3], là điểm cực kỳ quantrọng trong Định lý Green [4] – Tao [5]nói rằng dãy số nguyên tố chứa cấp sốcộng độ dài bất kì. Bổ đề đều Szemerédicũng được sử dụng khá phổ biến tronggiải tích và xác suất. Nhiều công trìnhcủa tôi về giá trị riêng của ma trận ngẫunhiên (random matrix) và nghiệm củahàm ngẫu nhiên dựa trên lý thuyết phitập trung (anti-concentration) hiện đại,vốn là một lý thuyết được xây dựng dựatrên lý thuyết các tổng tập con (subsetsums) và định lý đảo ngược của Freiman[6] trong lý thuyết số tổ hợp.

Ban đầu, các nhà tổ hợp đã mượn rấtnhiều công cụ từ bên ngoài để chứng

(1)Bản dịch từ bài phỏng vấn GS. Vũ Hà Văn của Toufik Mansour trên Tạp chí Enumerative Combina-torics and Applications (số ECA 1:2 (2021) Interview #S3I10). Một phiên bản khác của bản dịch, với mộttiêu đề khác, đã đăng trên https://blog.vinbigdata.org/bai-phong-van-giao-su-vu-ha-van/.

(2)Toufik Mansour là giáo sư Toán học tại ĐH Haifa, Israel.

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 1

minh các định lý của mình (phương phápxác suất, phương pháp tô pô, v.v.). Bâygiờ, tôi có thể tự hào nói rằng chúng tôiđang bắt đầu báo đáp một cách tươngxứng.

Những mục tiêu nghiên cứu chính củaanh là gì?

Giống như mọi người, tôi thích giải cácbài toán lớn/nổi tiếng. Tuy nhiên, songsong với việc này, tôi chú trọng hơn vàoviệc phát triển các công cụ và phươngpháp mới, hoặc tìm ra các khái niệm mới,có thể sử dụng cho nhiều mục đích khácnhau. Các công cụ, phương pháp, và kháiniệm mới, chứ không phải bản thân việcmột số giả thuyết nào đó là đúng, mới làthứ thúc đẩy toán học tiến lên phía trước.

Chúng tôi muốn biết về giai đoạn khởinghiệp của anh. Những trải nghiệm đầutiên của anh về toán học là gì? Anh cóchịu ảnh hưởng từ gia đình hay một ai đókhông?

Cũng như hầu hết các nhà toán họckhác, tôi học trường chuyên từ khi cònnhỏ (khoảng 10 tuổi). Một cô giáo tiểuhọc đã nhận ra năng khiếu của tôi và chobố mẹ tôi biết, vì thế bố mẹ đã khuyếnkhích tôi chuyển trường.

Có bài toán đặc biệt nào khiến anh bắtđầu quan tâm đến tổ hợp không?

Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhậnđược học bổng du học ở Budapest, nhưngđó là học bổng của một trường đại học kỹthuật. Ở Budapest, một trong những giáoviên toán của tôi, cô Kati Vesztergombi(vợ của László "Laci" Lovász) có mở mộtcâu lạc bộ toán và giới thiệu cho tôi bàitoán Erdos (tôi nhớ đó là bài toán khoảngcách phân biệt(3)). Tôi rất hứng thú với bàitoán này (nhưng chỉ có thể đạt được một

số bước tiến mười năm sau đó). Tôi cũngtham gia cuộc thi Schweitzer nổi tiếng vàsau đó khoảng một năm thì Kati và Lacithuyết phục và giúp đỡ tôi chuyển sanghọc toán.

GS. Vũ Hà Văn. Ảnh: Viện NCCC về Toán.

Đâu là lý do khiến anh chọn làm luậnán tiến sĩ tại Yale với László Lovász?

Vào thời điểm đó, Đông Âu vừa bước rakhỏi bức màn sắt và tôi không biết nhiềuvề hoạt động nghiên cứu cũng như cáctrường đại học Hoa Kỳ. Tôi chọn Lovászlà thầy hướng dẫn của mình không chỉvì đó là một điều tự nhiên, dựa trên mốiliên hệ sẵn có giữa chúng tôi, mà còn vìphong cách làm toán của ông đã gây chotôi ấn tượng mạnh.

Lúc đó (1994) tổ hợp còn khá mới lạở Yale, và hầu hết các nghiên cứu sinhkhác đều không biết tôi đang làm gì. Lúcxin học bổng tiến sĩ, tôi cũng nhận được

(3)Giả thuyết khoảng cách phân biệt trong mặt phẳng của Erdos: Cho n điểm phân biệt trên mặtphẳng, gọi G(n) là số tối thiểu các khoảng cách đôi một khác nhau giữa các điểm này. Khi đó phải chăng

G(n) = Ω(n/ log(n)), tức là lim infn→∞

G(n)

(n/ log(n))> 0? (BBT)

2 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

thư mời từ Viện Công nghệ Massachusetts(MIT). Tôi nhớ là chủ nhiệm khoa bên đógọi điện và hỏi tôi có muốn tới học ở MITkhông. Ông ấy tỏ ra rất ngạc nhiên khitôi nói mình muốn đến Yale để làm tổhợp, nên hỏi thăm về người hướng dẫncủa tôi. Khi được biết đó là Lovász, ôngấy thở phào và nói “Ồ, vậy cậu gặp đúngngười rồi”.

Trong luận án tiến sĩ, anh làm việc vớinhững bài toán gì?

Có hai bài toán. Bài đầu tiên là xácđịnh xem nghịch đảo của một ma trận(0, 1) cỡ n có thể lớn như thế nào. Câuhỏi này xuất phát từ một nghiên cứu củaDmitry Kozlov [7] và tôi về một bài toáncân đồng xu có vẻ tương đối đơn giản.Chúng tôi đã giải được bài toán này cùngNoga Alon [8]. Bài toán thứ hai là bàitoán Segre về cung trong hình học hữuhạn. Kích thước tối thiểu của một cungcực đại trên một mặt phẳng xạ ảnh hữuhạn là gì? (Một cung cực đại là một tậphợp các điểm trong đó không có ba điểmnào thẳng hàng, và nó là cực đại với tínhchất này). Tôi đã làm việc cùng với JeongHan Kim [9] để giải bài toán này, và vẫnrất thích các kết quả đạt được hồi đó.

Kim chỉ nam trong nghiên cứu của anhlà gì? Một câu hỏi lý thuyết tổng quát haymột bài toán cụ thể?

Tôi thường hứng thú với các bài toáncụ thể, vì chúng có thể là mấu chốt củamột lý thuyết lớn hơn. Tất nhiên, khi giảiquyết xong một bài toán khó, bạn đượccộng đồng ghi nhận và điều đó có ích chosự nghiệp. Nhưng giá trị thật sự của lờigiải lại là những ý tưởng và công cụ mớimà người ta có thể sử dụng cho nhữngbài toán khác, đôi khi hoàn toàn khôngliên quan đến vấn đề của bạn.

Lúc nghĩ về một bài toán, anh có tin chắcmột điều gì đó là đúng trước khi tìm rachứng minh không?

Đa số các giả thuyết của chúng ta làđúng. Tôi không nghi ngờ giả thuyết Rie-mann hay giả thuyết cặp số nguyên tốsinh đôi. Thách thức thật sự là tìm ralý do tại sao giả thuyết đó lại đúng. Tôicho rằng điều thực sự quan trọng là tìmra được những hiện tượng và góc nhìnmới hàm chứa bài toán (hay mấu chốt kỹthuật của nó) như là một trường hợp đặcbiệt. Đầu cuộc phỏng vấn, tôi đã nhắc đếncông trình của Green [4] và Tao [5] vềcác số nguyên tố. Điều tuyệt vời họ tìm ralà mệnh đề Green–Tao là một hiện tượngvề cấp số cộng, hơn là về số nguyên tố.Về cơ bản, họ đưa ra một điều kiện cầnđể một tập các số nguyên chứa các cấp sốcộng dài tùy ý. Đó là phát hiện then chốt,đạt được nhờ khái niệm giả ngẫu nhiêntrong tổ hợp. Việc kiểm chứng các điềukiện cần nói trên đối với tập số nguyêntố là khá dễ dàng, nhờ các công cụ quenbiết của lý thuyết số giải tích.

Theo anh, ba kết quả có ảnh hưởng lớnnhất của tổ hợp trong ba mươi năm qua làgì?

Đầu tiên, tôi nghĩ phải nhắc đến Địnhlý đảo ngược của Freiman [6]. Tiếp theolà Bổ đề đều Szemerédi [1]. Cả haiđã được chứng minh hơn ba mươi nămtrước, nhưng chúng có tác động rõ ràngnhất trong ba mươi năm qua và trongrất nhiều lĩnh vực khác nhau của toánhọc. Thứ ba là sự phát triển của phươngpháp nhấm nháp (nibble method) và cácbiến thể và cải tiến của nó (chẳng hạnnhư phương pháp vi phân (differentialmethod) hoặc phương pháp hấp thụ (ab-sorbing method)). Tôi nghĩ phương phápnhấm nháp bắt đầu từ một bài báo củaAjtai, Komlós, và Szemerédi [10], và hầuhết các chuyên gia hàng đầu về tổ hợp

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 3

xác suất đã áp dụng phương pháp này vàbổ sung nhiều ý tưởng mới quan trọng đểkhiến nó mạnh hơn.

Theo anh, ba câu hỏi mở quan trọnghàng đầu là gì?

Tôi đoán chúng ta đều muốn biết tạisao giả thuyết Riemann lại đúng. Thứ hailà liệu có tiếp cận nào khác với định lýbốn màu (và nhiều bài toán khác tươngtự) hay không? Một tiếp cận thuyết phụcvới định lý này cần phải dựa trên mộtsố kết quả căn bản. Cuối cùng là một lờigiải cho bài toán khoảng cách phân biệtcho số chiều bất kỳ, vì nó gợi tôi nhớ đếnnhững kỷ niệm đẹp từ thời kỳ Budapest.(Gần đây Guth và Katz [11] đã giải quyếttrường hợp hai chiều.)

Trong tương lai mười đến hai mươi nămtới, anh kỳ vọng vào sự phát triển củanhững ngành toán học nào?

Như tôi đã đề cập trước đó, tổ hợp bắtđầu tạo ra các phương pháp và công cụđược các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnhvực khác nhau quan tâm. Tôi thực sựmuốn xu hướng này tiếp tục. Cách đâykhông lâu, hầu hết mọi người đều xemtổ hợp như một tập hợp các bài toán vàý tưởng thông minh, nhưng đặc thù vàlẻ tẻ. Quan niệm này cần phải thay đổi.Chúng ta phải xây dựng thêm nhiều lýthuyết, phương pháp và công cụ có sứcảnh hưởng vượt qua ranh giới giữa cácchuyên ngành toán học.

So với các lĩnh vực toán học khác, tổhợp có lợi thế lớn là khá gần với các ứngdụng thực tế. Khi một người làm ứngdụng giải thích vấn đề mình đang gặpphải cho một nhà toán học, tôi dám chắclà một chuyên gia tổ hợp sẽ có nhiều khảnăng nắm bắt vấn đề hoặc thậm chí đềxuất một giải pháp, hơn là một chuyêngia trong một lĩnh vực trừu tượng. Tôi hyvọng sẽ có những ứng dụng sâu sắc hơn

nữa của tổ hợp vào các lĩnh vực bên ngoàitoán học. Ứng dụng của đồ thị De Brujintrong việc nghiên cứu về gen là một ví dụtuyệt vời.

Theo anh trong toán học có những "dòngchính", những lĩnh vực cốt lõi không? Phảichăng có một số chủ đề quan trọng hơnnhững chủ đề khác?

Tôi nghĩ đây là vấn đề mang tính chủquan, và mỗi ngành toán học có giá trịriêng của nó. Tuy nhiên, từ quan điểmứng dụng, tôi nghĩ rằng xác suất và thốngkê ngày càng trở nên quan trọng. Trongtương quan với khoa học tổng quát vàcông nghiệp ngày nay, chúng có thể cóvai trò quan trọng tương đương với giảitích vào thời Newton.

Thưa anh Văn, anh nghĩ gì về sự phânbiệt giữa toán thuần túy và toán ứng dụngmà một số người nêu ra? Nó có ý nghĩađối với anh không? Anh thấy mối quan hệgiữa cái gọi là toán "thuần túy" và toán"ứng dụng" ra sao?

Không, thậm chí tôi còn không chắc cóthể dựa vào đâu để đặt ra sự phân biệtđó. Cá nhân tôi đánh giá cao các vấn đềtoán học có thể giải thích được và tiếpcận được đối với nghiên cứu sinh (ít nhấtlà về nguồn gốc vấn đề và kết quả đạtđược), bất kể trong lĩnh vực đặc thù nàovà được gán mác gì, "thuần túy" hay "ứngdụng". Khi nào toán học có ý nghĩa thì nóhấp dẫn và đẹp đẽ. Thật không may, khánhiều ngành toán học trở nên ngày càngtrừu tượng hơn, và bây giờ có quá nhiềubài giảng khiến phần đông khán thính giảlạc lối chỉ sau ba phút. Là người phụ tráchchương trình sau đại học của khoa Toánở Yale, tôi buộc phải đề cập tới việc nàyvì đó là mối bận tâm lớn của sinh viên.

Anh có lời khuyên gì cho những bạn trẻđang muốn theo đuổi con đường nghiêncứu toán học?

4 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Theo tôi, hầu hết các nhà toán học yêuviệc họ làm, bởi vì họ được làm những gìhọ yêu thích. Đây là phần thưởng giá trịnhất cho chúng tôi. Nếu một người làmtoán để tìm kiếm hào quang, thì nhiềukhả năng người đó sẽ thất vọng.

Terry Tao từng viết một tiểu luận thúvị “Bạn có cần có những khả năng thậtđặc biệt để làm toán?”(4). Được viết bởimột tài năng lớn như Terry, tiêu đề ấy cóvẻ hơi trái khoáy. (Câu trả lời của anh ấylà Không, nhưng câu trả lời ấy chắc sẽthuyết phục hơn nhiều nếu tác giả bài viếtlà một người như tôi chẳng hạn). Nhưngtôi hoàn toàn đồng ý với các luận điểmcủa Terry và đặc biệt khuyến khích cácbạn trẻ tìm đọc bài tiểu luận.

Anh có sở thích nào ngoài toán họckhông?

Tôi hay đi du lịch và rất thích thể thaovà phim ảnh. Khoảng mười năm trước, tôibắt đầu viết một trang blog bằng tiếngViệt. Tôi thấy việc viết blog giúp mình thưgiãn và có thêm cảm hứng.

Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn vớimột trong những chuyên gia tổ hợp hàngđầu này, tôi muốn hỏi anh một số vấn đềchuyên môn cụ thể. Tính phổ dụng (univer-sality) trong lý thuyết ma trận ngẫu nhiênnghĩa là gì? Liên quan đến tính phổ dụng,những kết quả quan trọng là gì? Tronghướng nghiên cứu này, còn những bài toánlớn nào?

Câu chuyện xoay quanh khái niệm ‘tínhphổ dụng’ khá thú vị. Có hai cách hiểukhác nhau. Ban đầu, lý thuyết ma trậnngẫu nhiên được nghiên cứu chủ yếu bởicác nhà vật lý, những người đặc biệt quantâm đến sự tương tác giữa các giá trị riênglân cận nhau. Sự tương tác này có thểđược thể hiện qua một tham số gọi làhàm tương quan. Do các tính chất đặc

biệt của phân phối Gauss, có thể tính toánchính xác hàm tương quan cho các matrận mà các phần tử có phân phối Gauss.Giả thuyết nguyên bản về tính phổ dụngnói rằng hàm tương quan của các giátrị riêng không phụ thuộc vào hàm phânbố của các phần tử của ma trận. Ví dụ,nếu chúng ta thay phân phối Gauss bằngmột phân phối khác, một cách tiệm cận,chúng ta vẫn nhận được cùng một hàmtương quan. Đây là giả thuyết chính trongcuốn “Ma trận ngẫu nhiên” của Mehta[12], một tài liệu tham khảo quan trọngtrong nhiều thập kỷ.

Terry Tao và tôi bắt đầu làm việc vớitính chất phổ của ma trận ngẫu nhiên từmười lăm năm trước. Thực ra chúng tôikhông biết nhiều về những nghiên cứubên vật lý. Tiếp cận của chúng tôi đơnthuần là đại số tuyến tính. Nói chung,chúng tôi nghĩ rằng tất cả các phân phốigiới hạn liên quan đến các tham số phổcủa ma trận ngẫu nhiên (như giá trịriêng, véctơ riêng, định thức...) là phổdụng, cụ thể là chúng sẽ không phụ thuộcvào hàm phân phối của các phần tử.“Tính phổ dụng” này đúng trong hầu hếtcác trường hợp được xem xét cho đến nay,bao gồm cả trường hợp hàm tương quan.

Hai mươi năm vừa qua chúng ta đãchứng kiến một khối lượng khổng lồ cáccông trình liên quan đến ma trận ngẫunhiên, với một số đột phá dẫn đến lờigiải cho các bài toán lâu đời và nổi tiếng.Theo tôi, hầu hết các câu hỏi chính vềphân phối giới hạn phổ đã được giảiquyết (cho các mô hình ma trận ngẫunhiên được nghiên cứu nhiều nhất), vídụ như giả thuyết luật đường tròn (Cir-cular law) [13] (giả thuyết này là mộttương tự trong trường hợp phi Hermit củaluật bán nguyệt Wigner [14, 15]) hay giảthuyết Mehta đã nhắc đến phía trên. Tuy

(4)Xem Thông tin Toán học tập 16 số 1 (2012), trang 12-13 (BBT).

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 5

vậy, một số câu hỏi quan trọng vẫn cònđể ngỏ, ví dụ như giả thuyết địa phươnghóa của Anderson [16]. Với câu hỏi này,chúng ta cần nghiên cứu một mô hình matrận ngẫu nhiên hoàn toàn khác, mà theotôi là gần gũi hơn với vật lý so với toán tổhợp.

Terence Tao. Ảnh: Reed Hutchinson, ĐHCalifornia, Los Angeles.

Việc nghiên cứu các đa thức ngẫu nhiên,do Marc Kac khởi xướng, cũng đã thúc đẩynhiều chương trình nghiên cứu và một sốlượng lớn các công trình. Anh có thể điểmqua các kết quả hay nhất trong lịch sửnghiên cứu đa thức ngẫu nhiên không? Cácvấn đề lớn còn bỏ ngỏ là gì?

Thực ra, Kac không khởi xướng nghiêncứu về đa thức ngẫu nhiên. Đa thức ngẫunhiên đã được Waring và Sylvester [17]nghiên cứu từ trước. Kết quả chính thứcđầu tiên về đa thức ngẫu nhiên đượcBloch và Pólya [18] chứng minh khoảngmười năm trước khi Kac [19, 20] bắt đầubước vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, các kếtquả của Littlewood – Offord [21, 22, 23]và Kac (vào những năm 1940) thu hútsự chú ý của cộng đồng toán học và trởthành một tiêu điểm trong cả giải tích lẫnxác suất.

Một cách ngắn gọn, một đa thức ngẫunhiên có dạng Pn(x) =

∑ni=0 ciξix

i, trong

đó ci là các hằng số có thể phụ thuộc vàocả i và n, và ξ là các biến ngẫu nhiênđộc lập cùng phân phối (tức các biến iid).Bài toán tự nhiên nhất là nghiên cứu sốlượng và sự phân phối của các nghiệmthực. Đây cũng là chủ đề chính trong tấtcả các bài báo nêu trên, trong trường hợpđặc biệt ci = 1 với mọi i. Trong trườnghợp đặc biệt này, đa thức trên được gọilà đa thức Kac. Một số đa thức khác nhưđa thức Weyl (ci = 1/

√i!) cũng đã được

nghiên cứu kỹ lưỡng. Mỗi họ đa thức lạicó những tính chất rất đặc thù (ví dụ, sốnghiệm thực có thể biến đổi tùy vào từnghọ).

Tương tự như trường hợp ma trận ngẫunhiên, có thể tìm công thức chính xáccủa số nghiệm thực trong trường hợpphân phối Gauss (khi tất cả ξi là các biếniid Gauss). Ta cũng có thể đưa ra giảthuyết về tính phổ dụng. Giả thuyết nàyđã được giải quyết trong nhiều trườnghợp nhưng rất nhiều câu hỏi cơ bản vẫncòn bỏ ngỏ. Ví dụ như, có đúng là sốcác nghiệm thực tuân theo định lý giớihạn trung tâm hay không? Câu trả lời làkhẳng định cho đa thức Kac; đây là kếtquả của Maslova [24, 25] từ những năm1970, tức là khoảng 50 năm trước. Tuynhiên, chúng ta vẫn không biết câu trảlời cho đa thức Weyl và nhiều loại đa thứckhác.

Trong một công trình có ảnh hưởnglớn viết chung với Terence Tao, “InverseLittlewood-Offord theorems and the con-dition number of random discrete matri-ces”, đăng trên Annals of Mathematics, anhđã phát triển Lý thuyết Littlewood-Offordngược. Lý thuyết này là gì và tại sao cáckết quả của nó lại quan trọng, thưa anh?

Trong chuỗi bài báo về đa thức ngẫunhiên từ những năm 1940 (đã nêu trên),Littlewood và Offord [21, 22, 23] đã

6 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

chứng minh định lý phi tập trung (anti-concentration) nổi tiếng. Ở dạng đơngiản nhất, kết quả này nói rằng nếu ailà các số nguyên khác không, và ξi là cácbiến ngẫu nhiên iid nhận giá trị ±1, thì

tổng S =n∑

i=1aiξi chỉ nhận một giá trị

cho trước với xác suất nhỏ. Nói một cáchchính xác:

ρ := maxa

P (S = a) = O(log n/√n).

Định lý này tạo ra cả một hướng nghiêncứu trong tổ hợp, với nhiều kết quảtầm cỡ từ các nhà toán học hàngđầu như Erdos (ông chứng minh lạivà cải tiến kết quả này bằng cách sửdụng rất tinh tế Bổ đề Sperner), Kleit-man [27], Sárkozy-Szemerédi[28], Stan-ley [29], Halász [30], v.v. Hướng đi chínhlà áp đặt những giả thiết mạnh hơn lêncác tham số ai và chứng minh các chặnchính xác hơn. Ví dụ, một kết quả nổitiếng của Sárkozy-Szemerédi và Stanleynói rằng chặn O(log n/

√n) nói trên có

thể cải thiện thành O(1/n3/2) nếu ta giảthiết các ai là phân biệt.

Terry và tôi [26] đưa ra một góc nhìnkhác về bài toán này. Chúng tôi giả thiếtrằng ρ tương đối lớn (ví dụ ρ ≥ n−100),và tìm cách đặc trưng tập tất cả các bộai sao cho ρ lớn đến mức như vậy. Ýtưởng này lấy cảm hứng từ Định lý đảongược của Freiman về các tập hợp tổng,và vì thế chúng tôi gọi lý thuyết này là lýthuyết Littlewood-Offord ngược. Hóa ra,việc đặc trưng tất cả các bộ ai như thế làkhả thi. Chúng tôi chứng minh rằng đểρ lớn thì các bộ ai phải có cấu trúc cộngtính mạnh. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứuđã tìm ra những đặc trưng khác. Một đặc

trưng rất hữu ích do Rudelson và Ver-shynin [31] tìm ra, thông qua khái niệmước chung nhỏ nhất tiệm cận.

Các kết quả mới trong lý thuyếtLittlewood-Offord ngược có một số ứngdụng. Đầu tiên, chúng bao hàm hầuhết các kết quả đã biết trong lý thuyếtLittlewood-Offord "thuận", chẳng hạnnhư kết quả đã nêu của Sárkozy vàSzemerédi. Quan trọng hơn, lý thuyếtLittlewood-Offord ngược đóng vai tròquyết định trong việc nghiên cứu ma trậnngẫu nhiên và hàm ngẫu nhiên. Cho phéptôi đưa ra một ứng dụng trong lý thuyếtma trận ngẫu nhiên. Khi nghiên cứu matrận ngẫu nhiên, một tham số thườngxuyên xuất hiện là khoảng cách từ mộtvéctơ ngẫu nhiên X đến một siêu phẳngH. Nếu các tọa độ của X là xi và cáctọa độ của véctơ pháp tuyến của H là ai,thì khoảng cách này là giá trị tuyệt đốicủa S. Thông thường, chúng ta biết mộtsố tính chất của H đảm bảo rằng bộ aikhông có cấu trúc cộng tính nào. Do đó,theo lý thuyết Littlewood-Offord ngược,chúng ta có thể kết luận rằng với xác suấtcao, khoảng cách được đề cập không phảilà 0, hay X không thuộc H. Thực tế, lýthuyết Littlewood-Offord ngược cũng chophép chúng ta thay thế P (S = a) bằngxác suất để S thuộc một khoảng ngắn baoquanh a. Bằng cách này, chúng ta có thểđưa ra chặn dưới cho khoảng cách. Sựkiện này đóng một vai trò rất quan trọngtrong việc nghiên cứu giá trị suy biến nhỏnhất(5) và luật đường tròn.

Đây là một trong những bài báo mà tôitâm đắc, vì tuy các ứng dụng hầu như chỉliên quan đến lý thuyết xác suất nhưngcông cụ mới căn bản lại đến từ tổ hợp.

(5)Cho M là một ma trận vuông cấp n. Khi đó giá trị suy biến nhỏ nhất (least singular value) của Mđược định nghĩa là σn(M) = min

x∈Rn,||x||=1||Mx||. Ví dụ nếu M là ma trận đường chéo với các phần tử trên

đường chéo chính λ1, . . . , λn thì σn(M) = min|λi| : i = 1, . . . , n. Với M tùy ý ta luôn có σn(M) ≥ 0 vàdấu bằng xảy ra nếu và chỉ nếu M là suy biến (không khả nghịch) (BBT).

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 7

Anh có thể giải thích ngắn gọn về kháiniệm phi tập trung (anti-concentration)không? Hiện tượng mới này xảy ra trongnhững vấn đề nào? Anh có thể chỉ ra mộtsố hướng nghiên cứu trong tương lai?

Cho ξ1, . . . , ξn là các biến ngẫu nhiênthực iid và F = F (ξ1, . . . , ξn) là hàm sốthực. Một mệnh đề phi tập trung điểnhình khẳng định rằng xác suất để F nằmtrong một khoảng ngắn I là nhỏ. Định lýLittlewood-Offord nói trên là một ví dụkhi F là một hàm tuyến tính. Lý thuyếtLittlewood-Offord ngược cho ta một môtả tương đối đầy đủ về hiện tượng phi tậptrung trong trường hợp hàm tuyến tính.Tuy nhiên, đối với các hàm khác (như đathức bậc cao), chúng ta chưa hề có mộtbức tranh hoàn chỉnh.

Trong bài báo “Finite and infinite arith-metic progressions in sumsets” [32] củaanh và Endre Szemerédi, trên Annals ofMathematics, anh đã chứng minh mộtphỏng đoán của Folkman, nói rằng nếuA là một tập các số tự nhiên có mật độtiệm cận ít nhất là cn1/2 với c là hằngsố đủ lớn, thì tập tất cả các tổng tập concủa A, tức là tập SA =

∑x∈B x | B ⊂

A,B là hữu hạn, chứa một cấp số cộngvô hạn. Những ý tưởng đột phá trong lờigiải của giả thuyết lâu đời này là gì?

Đầu tiên, chúng tôi tạo ra các cấp sốcộng (CSC) rất dài và sau đó gắn chúnglại với nhau. Cách tiếp cận ban đầu chovấn đề này, về cơ bản, khá giống vớichứng minh của Green [4] và Tao [5]về sự tồn tại các CSC dài trong tập sốnguyên tố. Chúng tôi đã cố gắng đặctrưng tất cả các tập lớn A sao cho tậpcác tổng tập con của A, tức là SA, khôngchứa CSC (đủ) dài, và phát hiện ra bảnthân A phải là tổng của hai CSC. Trongtrường hợp này, tập SA cũng có cấu trúctương tự. Vì vậy, bài toán ban đầu thực sựtrở thành một bài toán hai chiều. Bạn có

thể coi tập các tổng tập con là một hìnhchữ nhật không chứa bất kỳ CSC nào dàihơn hai cạnh của nó. Tuy nhiên, nếu c

đủ lớn, vật thể hai chiều phải tự "quấnquanh" mình và tạo ra một CSC dài. Tacó thể chứng minh điều này bằng mộtlập luận lát ngẫu nhiên (random tiling),nhưng chi tiết cũng tương đối phức tạp.Chúng tôi phải mất vài tháng để viết ratoàn bộ chứng minh sau khi đã có mộtphác thảo khá thuyết phục. Nhờ bài báonày tôi học được từ Endre rất nhiều điềuvề tổ hợp cộng tính.

Endre Szemerédi. Ảnh: Gert-Martin Greuel, Việnnghiên cứu toán Oberwolfach.

Trong công trình của mình, anh rất haysử dụng lập luận tổ hợp để giải các bài toánquan trọng. Anh có thường dùng đến cáckỹ thuật đếm không?

Vâng, rất thường xuyên. Tuy nhiên, đốivới chúng tôi, điều quan trọng hơn là phảicó một ước lượng “mềm” về một tham số(như ước lượng độ lớn của nó) hơn là tínhtoán chính xác hoặc tìm công thức đóng(có thể sẽ rất khó định lượng). Trên thựctế, một trong những mục đích chính củalý thuyết Littlewood-Offord ngược là đưara đặc trưng của những tập hợp "xấu" đểtừ đó có thể ước lượng kích thước (hoặcxác suất) của chúng.

Khi đọc các bài báo của anh, chúng tôithấy rằng các lập luận tổ hợp và xác suấtđóng một vai trò quan trọng. Anh có nhận

8 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

xét gì về sự tương tác giữa tổ hợp và xácsuất?

Một mặt, phương pháp xác suất là mộttrong những phương pháp hữu hiệu vàmạnh mẽ nhất trong tổ hợp. Mặt khác,có thể sử dụng các ý tưởng tổ hợp đểxây dựng các công cụ mới hoặc những ýtưởng mới trong lý thuyết xác suất.

Ở mức độ sâu hơn, tôi cảm thấy nhữngngười làm nghiên cứu về giải tích, tổ hợpvà xác suất thường quan tâm đến nhữngthứ giống nhau về căn bản. Rất khó đểđặt tên cho những thứ đó, nhưng thườngchúng là những hiện tượng tổng quát(như là giả ngẫu nhiên, độ lệch chuẩnlớn (large deviation), phi tập trung (anti-concentration), tính siêu co rút (hyper-contractivity), hoặc tính mở rộng (expan-sion)). Với đôi chút kinh nghiệm, ta cóthể cảm nhận được sự liên quan giữa cácngành giải tích, tổ hợp, và xác suất, ngaycả khi các kết quả xuất hiện ở những dạngkhác nhau.

Trong các công trình của mình, đôi khianh có trích dẫn Paul Erdos. Anh đã baogiờ gặp ông ấy chưa? Anh thích kết quảnào của Erdos nhất? Có một cuốn sáchviết về Paul Erdos mang tựa đề “Người đànông chỉ yêu số” (The Man Who Loved OnlyNumbers). Anh có nghĩ rằng “Người đànông chỉ yêu đồ thị” sẽ mô tả Erdos chínhxác hơn không?

Vâng, tôi đã gặp Erdos hai lần. Cả hailần đều đáng nhớ. Lần đầu khi tôi là mộtsinh viên ở Budapest. Kati (Vesztergombi)giới thiệu tôi với Erdos khi ông đến thămviện Renyi (có lẽ vào khoảng 1992). Tôikhông biết trước về cuộc gặp gỡ và khôngchuẩn bị bất kỳ vấn đề toán học nào, nênđã bỏ lỡ cơ hội để có được số Erdos bằng1 (số Erdos của tôi vẫn là 2). Thay vào đóchúng tôi đã nói một chút về chiến tranhViệt Nam.

Lần thứ hai là khi tôi làm nghiên cứusinh ở Yale. Erdos đọc một bài giảng đặcbiệt ở đó. Sau bài giảng chúng tôi nóimột chút về luận án của tôi. Ông ấy nhấtquyết không tin vào kết quả của tôi vàNoga Alon [8] về cân đồng xu. Bài toán làthế này: Có n đồng xu với hai trọng lượngcho phép. Cần bao nhiêu lần cân để biếtchắc tất cả các đồng xu có nặng giốngnhau hay không? (Như thường lệ, mỗilần, cho phép đặt k đồng xu bất kỳ lêncân để so với một nhóm k đồng xu khác).Câu trả lời là log n/ log log n; nhưng ôngấy khăng khăng nói rằng kết quả đúngphải là log n, khiến tôi phát hoảng và chắcmẩm rằng mình đã nhầm đâu đó rồi.

Erdos viết rất nhiều bài báo quan trọngtrong rất nhiều lĩnh vực toán học khácnhau, không chỉ lý thuyết số và lý thuyếtđồ thị. Trong logic, xác suất, giải tích, bạnđều tìm thấy những kết quả cơ bản mangtên ông. Hay ta nên đặt tên cuốn sách là“Người đàn ông chỉ yêu toán”?

Anh có theo đuổi một bài toán nào đótrong suốt nhiều năm không? Anh đạtđược những tiến triển nào rồi?

Tôi đang theo đuổi một số vấn đề cơbản về đa thức ngẫu nhiên và ma trậnngẫu nhiên. Những vấn đề này cơ bảnđến mức thật đáng hổ thẹn là ta vẫn chưathể giải quyết chúng. Nhưng biết đâu mộtngày nào đó. . .

Thưa giáo sư Vũ Hà Văn, thay mặt chotạp chí Enumerative Combinatorics andApplications, tôi muốn cảm ơn anh vì cuộcphỏng vấn rất thú vị này.

TÀI LIỆU

[1] E. Szemerédi, Regular partitions of graphs,in: Proc. Colloque Inter. CNRS (J.-C.Bermond, J. -C. Fournier, M. Las Vergnas andD. Sotteau eds.), 1978, 399–401.

[2] A. Thomason, Pseudo-random graphs, Annalsof Discrete Math. 33 (1987), 307–331.

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 9

[3] F. R. K. Chung, R. L. Graham and R. M.Wilson, Quasi-Random Graphs, Comb. 9:4(1989), 345–362.

[4] B. Green, Long arithmetic progressions ofprimes, in W. Duke, Y. Tschinkel (eds.), An-alytic number theory, Clay Mathematics Pro-ceeding 7, Providence, RI: American Math.Soc. (2007), 149–167.

[5] T. Tao, Arithmetic progressions and theprimes, Collectanea Mathematica, Vol. Extra(2006), 37–88.

[6] G.A. Freiman, Inverse problems of additivenumber theory, VI. On the addition of finitesets, III, Izv. Vyss. Ucebn. Zaved. Matematika3 (1962), 151–157.

[7] D. N. Kozlov and V. H. Vu, Coins and Cones,J. Comb. Theory, Ser. A 78:1 (1997), 1–14.

[8] N. Alon, D. N. Kozlov and V. H. Vu, The geom-etry of coin-weighing problems, FOCS (1996),524–532.

[9] J. H. Kim and V. H. Vu, Small completearcs in projective planes, Comb. 23:2 (2003)311–363.

[10] M. Ajtai, J. Komlós and E. Szemerédi, A noteon Ramsey numbers, J. Combin. Theory Ser.A 29:3 (1980), 354–360.

[11] L. Guth and N. H. Katz, On the Erdos distinctdistances problem in the plane, Ann. Math.181 (2015), 155–190.

[12] M. L. Mehta, Random Matrices, 3rd edition,Academic Press, New York, 2004.

[13] T. Tao and V. Vu, Random Matrices: Universal-ity of ESDs and the circular law, Ann. Prob.38:5 (2010), 2023–2065.

[14] E. Wigner, Characteristic vectors of borderedmatrices with infinite dimensions, Ann. Math.62 (1955), 548–564.

[15] E. Wigner, On the distribution of the rootsof certain symmetric matrices, Ann. Math. 67(1958), 325–328.

[16] G. Stolz, An introduction to the mathematicsof Anderson localization, arXiv:1104.2317v1[math-ph], 2011.

[17] I. Todhunter, A history of the mathematicaltheory of probability, Stechert, New York,1931.

[18] A. Bloch and G. Pólya, On the roots of certainalgebraic equations, Proc. London Math. Soc.33 (1932), 102–114.

[19] M. Kac, On the average number of real rootsof a random algebraic equation, Bull. Amer.

Math. Soc. 49, (1943), 314–320. Erratum:Bull. Amer. Math. Soc. 49, (1943), 938.

[20] M. Kac, On the average number of real rootsof a random algebraic equation. II, Proc. Lon-don Math. Soc. 50 (1949), 390–408.

[21] J. E. Littlewood and A. C. Offord, On thenumber of real roots of a random algebraicequation. I, J. London Math. Soc. 13 (1938),288–295.

[22] J. E. Littlewood and A. C. Offord, On thenumber of real roots of a random algebraicequation. II, Proc. Cambridge Philos. Soc. 35(1939), 133–148.

[23] J. E. Littlewood and A. C, Offord, On thenumber of real roots of a random algebraicequation. III, Rec. Math. [Mat. Sbornik] N.S.54 (1943), 277–286.

[24] N. B. Maslova, The variance of the number ofreal roots of random polynomials, Teor. Vero-jatnost. i Primenen. 19 (1974), 36–51.

[25] N. B. Maslova, The distribution of the numberof real roots of random polynomials, Theor.Probability Appl. 19 (1974), 461–473.

[26] T. Tao and V. H. Vu, Inverse Littlewood–Offordtheorems and the condition number of randomdiscrete matrices, Ann. Math. 169:2 (2009),595–632.

[27] D. Kleitman, On a lemma of Littlewood andOfford on the distributions of linear combina-tions of vectors, Advances in Math. 5 (1970),155–157.

[28] A. Sárkozy and E. Szemerédi, Uber ein prob-lem von Erdos und Moser, Acta Arithmetica11 (1965), 205–208.

[29] R. Stanley, Weyl groups, the hard Lefschetztheorem, and the Sperner property, SIAMJ. Algebraic Discrete Methods 1:2 (1980),168–184.

[30] G. Halász, Estimates for the concentrationfunction of combinatorial number theory andprobability, Period. Math. Hungar. 8:3-4(1977), 197–211.

[31] M. Rudelson and R. Vershynin, TheLittlewood-Offord Problem and invertibil-ity of random matrices, Advances in Math.218 (2008), 600–633.

[32] E. Szemerédi and V. H. Vu, Finite and infi-nite arithmetic progressions in sumsets, Ann.Math. 163 (2006), 1–35.

Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Phúc Khánh Linh (Quỹ VINIF).

10 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

László Lovász, đồng chủ nhânGiải Abel 2021

Trần Mạnh Tuấn(1)

Ngày 17/03/2021, Viện Hàn lâm Khoahọc Na Uy đã quyết định trao tặng GiảiAbel 2021 cho giáo sư László Lovász(Viện Toán học Alfréd Rényi và Đại họcEotvos Loránd, Budapest, Hungary) vàgiáo sư Avi Wigderson (Viện Nghiên cứucao cấp, Princeton, Mỹ) vì “những đónggóp mang tính nền tảng cho khoa học máytính lý thuyết và toán học rời rạc, cũng nhưvai trò tiên phong của họ trong việc đưanhững lĩnh vực này trở thành trung tâmcủa toán học hiện đại.”

László Lovász tại Việt Nam năm 2009.Ảnh: Viện Toán học.

Lovász đã có những đóng góp mangtính cách mạng trong việc thiết lập cáccách thức mà toán rời rạc có thể trảlời các câu hỏi cơ bản trong khoa họcmáy tính lý thuyết. Các ý tưởng thuậttoán của ông, bao gồm các ứng dụng củaphương pháp ellipsoid trong tối ưu tổhợp, thuật toán Lovász-Lenstra-Lenstra,thuật toán chẵn lẻ matroid và các quytrình cải tiến để tính toán thể tích, tất cảđều có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa họcmáy tính lý thuyết. Thuật toán Lovász-Lenstra-Lenstra (LLL), được phát triểnbởi Lovász và hai nhà lý thuyết số người

Na Uy, liên quan đến một đối tượng hìnhhọc cơ bản là mạng tinh thể, hay lưới (lat-tice). Thuật toán này đã có những ứngdụng đáng chú ý trong nhiều lĩnh vựcbao gồm lý thuyết số, mật mã và điệntoán di động. Các hệ thống mã hoá dựatrên thuật toán LLL được xem là có nhiềuhứa hẹn cho an ninh mạng tương lai bởivì không giống như những hệ thống mãhoá truyền thống, chúng thậm chí có thểchống lại các cuộc tấn công của máy tínhlượng tử.

Trong thập kỷ 70 và 80 của thế kỷtrước, ông đã giải quyết nhiều bài toánquan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đếnnhiều lĩnh vực của toán học rời rạc. Vàonăm 1972, ông đã chứng minh giả thuyếtvề đồ thị hoàn hảo bằng cách giới thiệucác phương pháp toán học sâu sắc dựatrên các kỹ thuật từ tổ hợp đa diện vàhình học. Tương tự, Lovász đã giải quyếtphỏng đoán Kneser và câu hỏi về côngsuất Shannon của đồ thị ngũ giác, bằngcác công cụ đến từ các lĩnh vực tưởng nhưxa xôi: tôpô đại số và hình học.

Một chủ đề chính trong nghiên cứu củaLovász trong cả hai địa hạt toán tổ hợpvà thiết kế thuật toán là sử dụng cácphương pháp xác suất. Đóng góp đượcbiết đến nhiều nhất của ông cho phươngpháp xác suất là Bổ đề địa phương Lovász(Lovász Local Lemma), một công cụ quantrọng và được sử dụng thường xuyêntrong xác suất tổ hợp để thiết lập sựtồn tại của những sự kiện hiếm xảy ra.Lovász cũng đã đóng góp vào nghiên cứucác chứng minh kiểm chứng được vớixác suất cao (Probabilistically Checkable

(1)Viện Khoa học Cơ bản, Hàn Quốc. Email: [email protected]

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 11

Proofs) – công trình của ông đã đượcphát triển thành một trong những lĩnhvực quan trọng nhất của độ phức tạp tínhtoán.

Một số lượng lớn các cấu trúc và hiệntượng thú vị nhất của thế giới có thể đượcmô tả bằng mạng lưới (network). Pháttriển một lý thuyết toán học về các mạnglưới với kích cỡ lớn là một thách thứcquan trọng. Những năm gần đây, Lovászcùng với các đồng nghiệp đã phát triểnmột cách tiếp cận tới lý thuyết này. Lovászđã mô tả cách tiếp cận của mình trongcuốn “Large Networks and Graph Limits”,xuất bản năm 2012. Giáo sư Terence Tao,một nhà toán học từng giành huy chươngFields, bình luận về cuốn sách: “Toán tổhợp hoàn toàn không phải là một địa hạtbiệt lập, mà có mối liên hệ phong phú vàthú vị với hầu hết mọi lĩnh vực của toánhọc cũng như khoa học máy tính. Nghiêncứu được trình bày trong cuốn sách củaLovász minh chứng cho hiện tượng nàybằng cách lấy một trong những đối tượngtổ hợp căn bản nhất - đồ thị hữu hạn - vàthông qua quá trình lấy giới hạn của dãycác đồ thị như vậy, tiết lộ và làm rõ các mốiliên hệ của tổ hợp với lý thuyết độ đo, giảitích, vật lý thống kê, hình học metric, lýthuyết phổ, kiểm định tính chất, hình họcđại số, và thậm chí cả với các bài toán thứmười và mười bảy của Hilbert. Cuốn sáchnày mang đến một cơ hội tuyệt vời cho sinhviên chuyên ngành tổ hợp khám phá cáclĩnh vực toán học khác, hoặc ngược lại chocác chuyên gia trong các lĩnh vực toán họckhác làm quen với một số khía cạnh của lýthuyết đồ thị.”

Sau đây là vài nét về tiểu sử của Lovász.

Lovász sinh năm 1948 tại Budapest,Hungary. Lovász đã xuất sắc giành huychương vàng tại ba kỳ Olympic Toán quốctế liên tiếp (1964, 1965, 1966), hai lầntrong đó với điểm tuyệt đối. Lovász còn

được nhớ đến bởi chiến thắng trong mộtcuộc thi toán học trên truyền hình, trướcđối thủ là Lajos Pósa – một người bạnthân của ông. Khi được phỏng vấn vềcuộc thi, Lovász nhớ lại: “Cả hai chúngtôi bị đưa vào trong lồng kính, nhận đượccùng một bài toán, và có ba bốn phút đểsuy nghĩ”. Đề thi tương tự như một bàitoán mà Pósa đã từng chỉ cho Lovász. “Vìvậy, tôi hơi xấu hổ khi giành chiến thắngvới kiến thức học được từ anh ấy,” Lovásznói.

Lovász theo học Đại học Eotvos Lorándtại Budapest, Hungary. Ông được traobằng Tiến sĩ vào năm 1970 ở tuổi 22, tạithời điểm đó ông đã báo cáo tại nhiềuhội nghị quốc tế và đã đăng 15 bài báokhoa học. Do sự cứng nhắc của hệ thốnggiáo dục Hungary vào lúc đó, ông chỉ tốtnghiệp đại học vào năm 1971, một nămsau khi nhận bằng Tiến sĩ.

Trong những năm 70 và 80 của thế kỉtrước, Lovász làm việc tại Hungary, đầutiên là tại ĐH Eotvos Loránd và sau đó tạiĐH József Attila ở Szeged, nơi ông đảmnhận chức trưởng khoa Hình học vàonăm 1978. Lovász trở lại Eotvos Lorándvào năm 1982 với cương vị trưởng khoakhoa học máy tính.

Năm 1993 Lovász được bổ nhiệm làmgiáo sư khoa học máy tính và toán họctại ĐH Yale. Giáo sư Vũ Hà Văn, mộtcựu nghiên cứu sinh của Lovász tại đạihọc Yale, nhớ lại “Lovász là một thànhviên quý giá của khoa Toán, dĩ nhiên rồi,nhưng bạn thường thấy ông ngồi trongtòa nhà khoa học máy tính. Hầu hết cáclớp học của ông đều ở đó. Kiến thức củaông rất rộng và ông là một người rất chuđáo và nhẹ nhàng.” Năm 1999, Lovász rờiYale để đảm nhận vị trí nghiên cứu viêncao cấp tại Microsoft, trước khi trở lại ĐHEotvos Loránd vào năm 2006, và ở đó chođến khi nghỉ hưu năm 2018.

12 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Lovász đã nhận được nhiều giải thưởngtoán học danh giá như Giải Fulker-son (1982, 2012), Giải thưởng Nhànước Hungary (1985), Giải Pólya (1979),Huy chương Brouwer (1993), Giải Wolf(1999), Giải Knuth (1999), Giải Godel(2001), Giải lý thuyết John von Neumann(2006), Giải Széchenyi (2008) và GiảiKyoto (2010).

Ông giữ những vị trí quan trọng trongcộng đồng khoa học như chủ tịch Liênđoàn Toán học Quốc tế nhiệm kỳ 2007

– 2010, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa họcHungary từ năm 2014 đến 2020.

TÀI LIỆU

[1] Giải Abel 2021, Thông tin từ tranghttps://www.abelprize.no/c76389/seks-jon/vis.html?tid=76390

[2] Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn PhúcKhánh Linh, Bài phỏng vấn Giáosư Vũ Hà Văn của Toufik Mansour,https://blog.vinbigdata.org/bai-phong-van-giao-su-vu-ha-van/

László LovászVũ Hà Văn(1)

Tháng 3 vừa rồi, nhà toán học Lás-zló Lovász (Viện Hàn lâm Khoa học Hun-gary) cùng Avi Wigderson (Viện Nghiêncứu cao cấp, Princeton) được tặng thưởnggiải thưởng Abel, có lẽ là giải thưởng củatoán học gần với giải thưởng Nobel nhất(theo các tiêu chí khoa học và cả cáchthức tổ chức). Giải thưởng được traotrên nền tảng các đóng góp của hai nhàtoán học này trong lĩnh vực toán rời rạcvà khoa học máy tính, đặc biệt các côngtrình quan trọng kết nối hai lĩnh vực trên.

László Lovász và Katalin Vesztergombi năm 1986.Ảnh: Paul Halmos.

Tôi biết Lovász (tên thân mật là Laci) từgần 30 năm nay. Vợ chồng ông là ngườidẫn dắt và giúp đỡ tôi vào con đườngtoán học khi còn là một sinh viên khoađiện tử ở Budapest, là thầy hướng dẫnluận án tiến sĩ ở Yale, là đồng nghiệp ởMicrosoft, là bạn của gia đình tôi trongthời gian rất dài. Dĩ nhiên, tôi (và cảgia đình) rất vui khi ông nhận đượcgiải thưởng danh giá này, nhưng điều đókhông làm tôi ngạc nhiên chút nào. Vớinhững đóng góp và mức độ ảnh hưởng tolớn của ông trong toán học, với rất nhiềugiải thưởng danh giá trước đó và gần 65nghìn trích dẫn trên Google Scholar (mộtcon số gần như không tưởng với nhữngngười làm toán), điều đó sớm muộn phảitới, vấn đề chỉ là thời gian.

Lovász nổi tiếng là thần đồng của khoahọc Hungary từ rất sớm. Mặc dầu là mộtnước có dân số không cao (chừng 10 triệudân), Hungary có một truyền thống sảnsinh ra các nhà khoa học rất xuất sắc. Mộtcâu chuyện lưu truyền trong giới khoahọc là trong một số cuộc họp của dựán Mahattan, tiếng Hung được nói nhiều

(1)Đại học Yale. Email: [email protected].

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 13

hơn tiếng Anh. Trong hơn 20 nhà toánhọc được giải thưởng Abel, đã có 3 ngườiHung (Lax, Szemerédi, Lovász). Lovászcó 4 huy chương thi toán quốc tế (3 vàng,1 bạc), viết luận án tiến sĩ cùng với luậnán tốt nghiệp đại học, và trở thành việnsĩ hàn lâm trẻ nhất của Hungary khi chưatới 30 tuổi.

Một số thầy giáo cũ của tôi ở Budapestkể chuyện, trong một hội thảo nọ, mộtgiáo sư đến từ phương Tây nói tới mộtvấn đề hóc búa vừa được một nhà toánhọc Hungary là Lovász giải quyết. Khi bantổ chức nói ông Lovász cũng có mặt tronghội thảo, giáo sư lễ phép xin gặp giáo sưLovász để trao đổi. Ban tổ chức im lặngmột cách khó hiểu, sau đó bẽn lẽn thôngbáo là ông Lovász chưa phải là giáo sư.“Ồ thế thì gặp tiến sĩ Lovász vậy”. Ban tổchức im lặng lâu hơn, và một cách bẽnlẽn hơn, thông báo tiếp là ông Lovászcũng chẳng phải tiến sĩ. Hiện "ông" đâuđó độ 19 tuổi và đang đá bóng ở ngoàisân.

Toán rời rạc là một lĩnh vực tương đốimới. Chỉ cách đây chừng 30 năm, nó vẫnđược (hay bị) nhìn nhận như môt tập hợpmột số bài toán thông minh và có thể rấtkhó (như giả thuyết 4 màu), nhưng chưađược nhìn nhận như một ngành riêng biệt(như đại số hay số học), với các lý thuyếtsâu và rộng. Nhận thức đó dần dần thayđổi theo thời gian, bởi những đóng gópcủa những nhà toán học hàng đầu nhưLovász, Wigderson, Szemerédi, hay Tao.Chẳng những thế, ảnh hưởng của ngànhnày lên các lĩnh vực ứng dụng là rấtlớn, so với một số ngành kinh điển mangtính trừu tượng hơn. Các công trình củaLovász đem lại nhiều đột phá mang tínhnền tảng trong khoa học máy tính, vớinhững ứng dụng rất cụ thể đi thẳng vàocuộc sống. Tiêu biểu là thuật toán LLL(Lovász-Lenstra-Lenstra).

Lưới (lattice) là một tập con của mạngcác điểm nguyên trong không gian N

chiều. Tập này đóng dưới phép cộng vàphép nhân với các số nguyên. Ví dụ cácđiểm nguyên có tất cả toạ độ chia hết chohai tạo thành một lưới. Một lưới L thườngđược đại diện bởi một hệ cơ sở B gồmmột số véctơ. Tất cả các véctơ khác của Lcó thể viết bằng một tổ hợp nguyên củacác véctơ trong B. Bài toán đặt ra là tìmvéctơ có độ dài ngắn nhất trong L, dựavào input là B.

Các bài toán trong lý thuyết tính toánhiện đại đều liên quan đến khái niệmthời gian (running time). Phần lớn cácbài toán xuất phát từ thực tế chỉ có mộtsố hữu hạn các trường hợp, nên cứ tínhmãi sớm muộn cũng tìm ra lời giải tốiưu. Câu hỏi quan trọng ở đây là "Thuậttoán sẽ chạy mất bao lâu?" Nếu thời gianđó tỷ lệ với N2 (nói rộng hơn, hàm đathức của N), thì thuật toán được coi là"nhanh". Nếu nó tỷ lệ với các hàm tệ hơn(như hàm mũ, 2N), thì thuật toán bị coilà "chậm". Ở đây N là độ lớn của in-put (trong trường hợp trên có thể chuẩnhoá bằng độ lớn của không gian). Giảthuyết P khác NP, một trong những giảthuyết khó nhất, và có lẽ là có giá trị ứngdụng cao nhất, trong toán học nói rằngcó nhiều bài toán không thể giải "nhanh"bằng máy tính. Bài toán tìm véctơ ngắnnhất là một bài toán như vậy.

Thuật toán LLL cho ta (môt cách nhanhchóng) một lời giải gần đúng, tức là tìmđược một véctơ không phải ngắn nhất(điều không thể làm được theo giả thuyếtP khác NP), nhưng là một véctơ khôngdài hơn quá nhiều. Lời giải này dẫn tớilời giải (về mặt thuật toán) cho một loạtcác bài toán rất cụ thể như khai triển mộtđa thức thành tích các đa thức tối giản,hay một số bài toán quan trọng tronglý thuyết quy hoạch tuyến tính (Linear

14 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Programing). Đặc biệt, nó cũng có thểdùng để giải khoá mã RSA (một trongnhững chế độ bảo mật–crypto system–được dùng rộng rãi nhất trong thực tế)trong một số trường hợp. Điều này giúpcho các nhà ứng dụng RSA cải tiến hệthống của họ để nó trở nên an toàn hơn.

Hướng nghiên cứu của tôi khác Lovász,nên không có dịp viết bài chung với ôngnhiều. Nhưng như một thầy giáo hướngdẫn, ảnh hưởng của ông rất sâu sắc.Lovász có kiến thức rất rộng về toán học(và khoa học nói chung). Nhờ đó ôngnhìn thấy những mối quan hệ ẩn giữa cáclĩnh vực khác nhau, và có những lời giảirất đặc biệt cho một số bài toán khó, dùngnhững công cụ ít ai ngờ tới. Một ví dụtiêu biểu là lời giải về bài toán tô mầuKneser (Kneser conjecture) dùng công cụtừ tô pô. Lời giải này gần như mở ra cảmột hướng mới trong lý thuyết đồ thị. Bàibáo ngắn 5 trang được trích dẫn hơn 800lần. Các bài giảng của ông đều cuốn hút,và dù người nghe không thuộc trong lĩnhvực hẹp của ông, cũng có thể học đượcnhững điều mới mẻ. Một phần, đó là nhờtư duy của ông rất mạch lạc, có khả năngdiễn giải một cách dễ hiểu các vấn đềphức tạp. Nhưng có lẽ quan trọng hơn,là ông chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và coi cácbài giảng này như một sự đóng góp chocộng đồng. Lovász viết rất nhiều sách,trong đó có những quyển như Combina-torial Problems and Exercises, viết từ cuốinhững năm 70, cho đến nay vẫn là sáchgối đầu giường của các nhà nghiên cứutrong lĩnh vực này.

Việc Lovász nghiên cứu khoa học máytính, không chỉ là vì nó là ngành khá gầnvới tổ hợp, mà có lẽ cũng vì ông là ngườirất thực tế, thích tìm tòi. Ông đã lập trìnhtrên những chiếc máy tính hiếm hoi có

được ở Đông Âu trong thời kỳ chiến tranhlạnh. Ông là một trong số rất ít nhà toánhọc tôi biết có thể chữa được gần hết cácloại máy móc vật dụng ở quanh nhà, đôikhi cả ô tô. Phần lớn các nhà toán họckhác chỉ biết chúng tồn tại (hoặc chứngminh được chúng tồn tại). Ông nhìn thấykhả năng và tầm quan trọng của máy tínhtừ rất sớm, rất xa trước khi máy tính đóngvai trò mấu chốt trong cuộc sống nhưhiện nay.

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều muốngiành hết thời gian vào các dự án củamình, thậm chí tìm mọi cách giảm giờlên lớp để viết bài. Nhưng Lovász dànhnhiều rất nhiều thời gian vào việc quảnlý, điều hành, đào tạo thế hệ trẻ. Ông làtrưởng khoa hình học ở Đại học Szeged(Hungary) khi chưa đến 30 tuổi. Trong 4năm, từ đầu 2007 đến cuối 2010, ônglà chủ tịch Liên đoàn Toán học Quốc tế(IMU). Quãng năm 2007, khi vợ chồngông chuẩn bị rời Mỹ về Hungary (Lovászkhi đó làm việc tại Microsoft Research),tôi có hỏi ông sao lại về. Ông trả lời đạiý là cũng muốn gây dựng lại các truyềnthống toán học cũ của Hungary, vì sau khitường Berlin sụp đổ, hầu hết các giáo sưgiỏi nhất đều sang Mỹ hay Tây Âu. Rấtnhiều nhà toán học nổi tiếng của Hun-gary là học trò, trực tiếp hay gián tiếp,của ông. Năm 2014, ông đảm nhận vị tríchủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.Đây là vị trí rất trang trọng, nhưng trongbối cảnh chính trị của Hungary khi đó (vàcả hiện nay), thì là một trách nhiệm rấtlớn và nhiều áp lực.

Những năm gần đây, chúng ta rất hayđối mặt với câu hỏi:

– Học toán để làm gì?

Cuộc sống và sự nghiệp của LászlóLovász phảng phất như một câu trả lời.

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 15

Caucher Birkar và chương trìnhmô hình tối tiểu

Nguyễn Hữu Kiên(1)

CON ĐƯỜNG GIAN NAN ĐỂ TRỞ THÀNH

MỘT NHÀ TOÁN HỌC

Caucher Birkar tên thật là FereydounDerakhshani. Anh sinh năm 1978 trongmột gia đình dân tộc thiểu số người Kurdở phía tây Iran gần biên giới Iraq. Tuổithơ của Birkar thực sự không êm đềm.Chiến tranh giữa Iran và Iraq những nămtám mươi của thế kỉ trước khiến cuộcsống của một gia đình đông con như giađình anh thêm phần khó khăn. Họ có thểvượt qua giai đoạn đó chỉ nhờ vào việctự sản xuất được nguồn thực phẩm. Anhtrai Birkar là người ảnh hưởng rất lớnđến sự nghiệp của Birkar sau này. Anhlà người đầu tiên trong gia đình được đihọc tử tế và rất thích các môn Toán, Vậtlý và Kĩ thuật. Birkar đã học từ anh mìnhcách tính đạo hàm và tích phân ngay từtrường trung học cơ sở. Sau này, Birkartheo học khoa toán Đại học Tehran vànhận bằng cử nhân tại đây. Thành tíchnổi bật đầu tiên của Birkar là giải ba kì thitoán dành cho sinh viên của trường năm2000. Một thời gian ngắn sau đó, Fer-eydoun Derakhshani đến nước Anh theodiện tị nạn chính trị và làm nghiên cứusinh tại Đại học Nottingham từ 2001 đến2004. Tại đây, anh chính thức đổi tênthành Caucher Birkar.

Birkar muốn học hình học đại số nhưngở Nottingham thời điểm đó không có aichuyên sâu về lĩnh vực này. Thầy hướngdẫn đầu tiên của Birkar là Ivan Fesenko,một nhà lý thuyết số, ông đã khuyếnkhích Birkar tiếp cận với các chuyên giahình học đại số bên ngoài Nottingham.

Năm 2002, may mắn đã đến với Birkarkhi anh gặp được Vyacheslav Shokurov,một chuyên gia hình học đại số hàng đầu,giáo sư đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.Theo ấn tượng đầu tiên của Shokurov,Birkar khá rụt rè nhưng lĩnh hội kiến thứcrất nhanh chóng. Vào thời điểm đó, hìnhhọc song hữu tỉ - một nhánh của hìnhhọc đại số, chuyên ngành mà Shokurovnghiên cứu, đang chững lại bởi nhữngvấn đề đá tảng và ông là một trongsố ít người vẫn còn miệt mài tấn côngchúng. Shokurov đã nhìn thấy tài năngcủa Birkar và rất hi vọng vào một làn giómới trong hướng nghiên cứu của mình.Và hi vọng của ông đã đặt đúng người, vìnhững công trình nghiên cứu đột phá củaBirkar và các đồng nghiệp đã mang lạicho hình học song hữu tỉ một diện mạomới. Những nghiên cứu xuất sắc đã giúpBirkar nhận được huy chương Fields - giảithưởng danh giá nhất dành cho các nhàtoán học không quá 40 tuổi, tại Đại hộiToán học Quốc tế năm 2018 tại Brasil.Như lời của Birkar, anh muốn giải thưởngnày mang đến nụ cười cho toàn bộ bốnmươi triệu người Kurd, những người vẫnđang phải chiến đấu với chiến tranh vàkhủng bố cực đoan để có thể quyết địnhđược tương lai và vận mệnh của chínhmình. Birkar hiện là giáo sư tại Đại họcCambridge, Vương quốc Anh.

ĐA TẠP ĐẠI SỐ VÀ ĐIỂM KÌ DỊ

Lĩnh vực nghiên cứu chính của Birkarlà hình học đại số. Cụ thể hơn đó là lĩnhvực nghiên cứu tập nghiệm của các hệphương trình đa thức. Các đường conic

(1)Khoa Toán, ĐH KU Leuven, Vương quốc Bỉ. Email: [email protected]

16 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

ở trường phổ thông đều là các tập nhưthế. Tổng quát hơn, cho K là một trường(ví dụ Q, R, C, hay trường có p phần tửFp) và f1, ..., fm là các đa thức n biến vớihệ số thuộc K, khi đó tập đại số X chobởi f1, ..., fm là tập nghiệm trong Kn củahệ phương trình f1 = ... = fm = 0. Câuhỏi đầu tiên đặt ra là khi nào X khácrỗng và nếu vậy hình dáng của X nhưthế nào? Trả lời câu hỏi này trong trườnghợp tổng quát là rất khó, nhất là khi Kkhông đóng đại số hay có đặc số dương.Hơn nữa các tính chất hình học thườngthể hiện đầy đủ nhất trên trường đóngđại số, vì vậy người ta thường giả sử K làtrường đóng đại số với đặc số 0. Ta có thểtrang bị cho Kn một tôpô (tôpô Zariski),bằng cách quy định các tập đóng là cáctập đại số. Trang bị cho mỗi tập đại sốX ⊆ Kn tôpô cảm sinh. Tổng quát hơn,một đa tạp đại số được tạo thành bằngcách dán hữu hạn đa tạp đại số afin vớinhau một cách tương thích cùng với tô pôZariski trên đó. Để đơn giản hơn, sau đâyta giả sử X là tập bất khả quy theo nghĩanó không thể viết thành hợp của hai tậpcon đóng khác rỗng thực sự.

Caucher Birkar. Ảnh: Đại học Cambridge.

Một đối tượng quan trọng trong hìnhhọc đại số là các đa tạp xạ ảnh. Cụ thểhơn chúng đóng vai trò các vật thể com-pắc (đa tạp đầy) trong hình học đại số.Đối với mỗi đa tạp đại số chúng ta cốgắng coi chúng như tập con mở của mộtđa tạp đại số xạ ảnh (đa tạp đầy) bởi mộtquá trình tương tự như com-pắc hoá vàlớp vật thể quan trọng bậc nhất là các đatạp đại số tựa xạ ảnh X (tức là com-pắchoá của X là đa tạp xạ ảnh). Chẳng hạnđường thẳng xạ ảnh P1

K có thể coi nhưđường thẳng afin K1 thêm vào một điểmvô cùng hay tổng quát hơn, không gian xạảnh n chiều Pn

K có thể coi như không gianafin n chiềuKn thêm vào một không gianxạ ảnh (n − 1) chiều Pn−1

K tại vô tận. Vềmặt tập hợp, không gian xạ ảnh n chiềutrên K có thể đồng nhất với tập tất cảcác đường thẳng đi qua điểm O(0, 0..., 0)

của không gian afin (n+ 1) chiều trên K.Do đó mỗi điểm trong không gian xạ ảnhn chiều có thể đồng nhất với một bộ số(a0, ..., an) ∈ Kn+1\(0, ..., 0), chia thươngcho quan hệ tương đương ∼: với mọiλ 6= 0, (a0, ..., an) ∼ (λa0, ..., λan). Mộtđa tạp đại số xạ ảnh trong không gianxạ ảnh Pn là tập nghiệm của hệ phươngtrình f1 = ... = fm = 0 với f1, ..., fm làcác đa thức thuần nhất theo n+ 1 biến.

Một vấn đề xuất hiện đối với các đa tạpđại số là các điểm kì dị. Đối với các đatạp vi phân hay đa tạp giải tích chúng tathường giả sử chúng ’trơn’ ở mức nào đó.Nói cách khác, ta giả sử không gian tiếpxúc tại mỗi điểm ’không có gì bất thường’so với không gian tiếp xúc tại các điểmthuộc lân cận đủ nhỏ của điểm đó. Tuynhiên đối với đa tạp đại số có những điểmkhông ’trơn’ như vậy, chúng được gọi lànhững điểm kì dị. Chẳng hạn xét đườngcong C trong mặt phẳng afin K2 cho bởiphương trình f(x, y) = x2 − y3 = 0, khiđó tại mỗi điểm P = (x0, y0) 6= (0, 0),

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 17

tiếp tuyến tại P của C có pháp tuyếnη(P ) = (∂f∂x (x0, y0),

∂f∂y (x0, y0)) 6= (0, 0)

tuy nhiên η(0, 0) = (0, 0) không là pháptuyến của bất kì đường thẳng nào. Sự bấtthường xảy ra tại điểm (0, 0), vì vậy (0, 0)

là điểm kì dị của C. Trong trường hợptổng quát, cho trước tập các phương trìnhxác định đa tạp đại số X, ta có thể dễ dàngtìm được tập các điểm kì dị Sing(X) củaX, đây là một tập con đóng của X. Ta gọiX là trơn nếu tập các điểm kì dị của X làrỗng.

PHÉP GIẢI KÌ DỊ

Nhiều tính toán của đa tạp đại số gặprắc rối lớn tại các điểm kì dị vì vậy tamuốn tìm cách loại bỏ chúng. Một quátrình như vậy được gọi là giải kì dị. Chotrước một đa tạp đại số X, một phép giảikì dị của X, một cách gần đúng, là mộtánh xạ đại số f đi từ một đa tạp trơn Y

đến X sao cho:

• f cảm sinh đẳng cấu tại các lân cận đủnhỏ của những điểm trơn của X;• tại bất kì điểm y của Y sao cho f(y) ∈

Sing(X) thì ảnh ngược f−1(Sing(X))

tại lân cận đủ nhỏ của y giống nhưtập các nghiệm của phương trình đạisố y1...yk = 0, trong đó 1 ≤ k ≤ n và(y1, ..., yn) là hệ toạ độ thích hợp tại y.

Hơn nữa, chúng ta cũng đòi hỏi mộttính chất gần với việc rằng f biến tậpđóng thành tập đóng, và đường chéoY × Y là tập con đóng của tích thớY ×X Y = (x, y)|f(x) = f(y) (chínhxác hơn, ta đòi hỏi ánh xạ f : Y → Xcó tính riêng (properness) và tính tách(separatedness)). Tính chất trơn cho talàm việc với Y dễ dàng hơn với X, cáctính chất còn lại giúp ta hy vọng phục hồilại được thông tin về X từ thông tin về Y .

May mắn thay, trong trường hợp trườngK có đặc số 0, kết quả kinh điển của Hi-ronaka(2) khẳng định rằng phép giải kì dịtrên luôn tồn tại với mọi đa tạp đại số X.Nếu trường K có đặc số dương, câu hỏivề sự tồn tại của phép giải kì dị vẫn cònmở trong trường hợp tổng quát.

Giải kì dị của đường cong bậc 3 (nodal cubiccurve) (C) : y2 − x2(x+ 1) = 0 bởi một phép nổ

(blowing up) tại gốc toạ độ. Nguồnhttps://www.math.purdue.edu/ ara-

pura/graph/nodal.html

Một bài toán then chốt trong hình họclà phân loại các đa tạp (trong lớp các đatạp tôpô, vi phân, giải tích, hay đại số).Cụ thể hơn, với đa tạp đại số, ta xét mộtloại quan hệ tương đương giữa chúng,với mỗi lớp tương đương ta cố gắng tìmmột phần tử đơn giản nhất, sau đó phânloại các phần tử tìm được vào các họ,mỗi họ chứa những phần tử có tính chấtgần giống nhau. Tất nhiên quan hệ tươngđương phải đủ tốt để có thể tìm ra cácphần tử đơn giản ở mỗi lớp tương đương.Mặt khác ta cũng muốn rằng mỗi họ đạidiện cho những tính chất quan trọng vàđiển hình nào đó. Một quan hệ tương

(2)Heisuke Hironaka, Resolution of singularities of an algebraic variety over a field of characteristic zero.I, II. Ann. of Math. (2) 79 (1964), 109–203, và 79 (1964), 205–326.

18 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

đương được kì vọng có thể thực hiện việcphân loại tốt là tương đương song hữu tỉ.

HÌNH HỌC SONG HỮU TỈ

Một ánh xạ hữu tỉ f : Y → X giữa cácđa tạp đại số là một ánh xạ đại số(3) xácđịnh trên một tập con mở khác rỗng củaY . Như thế một ánh xạ song hữu tỷ f cóthể không xác định trên một tập con đóngthực sự của Y . Nếu Y là đường thẳngafin, ta nói f là hàm hữu tỉ. Ánh xạ hữu tỉf được gọi là song hữu tỉ nếu ảnh ngượccủa nó cũng là ánh xạ hữu tỉ; nếu điềunày xảy ra ta nói X và Y là tương đươngsong hữu tỉ. Rõ ràng tương đương songhữu tỉ là một quan hệ tương đương trêntập các đa tạp đại số. Nếu đa tạp Y làđa tạp tựa xạ ảnh và có com-pắc hoá làđa tạp đại số xạ ảnh Y thì Y và Y tươngđương song hữu tỉ. Mặt khác nếu X là đatạp đại số xạ ảnh và f : Y → X là mộtgiải kì dị của X thì ta có thể giả sử Y làđa tạp đại số xạ ảnh trơn (bởi chứng minhcủa Hironaka) và thấy ngay rằng X và Ylà tương đương song hữu tỉ. Bởi những lído đó ta sẽ tập trung vào việc phân loạicác đa tạp đại số xạ ảnh trơn theo quanhệ tương đương song hữu tỉ.

Hình xuyến (torus) là đa tạp Calabi-Yau chiềumột và giống một (có 1 lỗ). Nguồn: Wikipedia.

Trong trường hợp chiều 1, vấn đề phânloại các đường cong xạ ảnh trơn chính

xác đến tương đương song hữu tỉ kháđơn giản: ta có thể phân loại qua một bấtbiến gọi là giống (genus) của đường cong.Giống của một đường cong trơn trong Cchính là số lỗ của đường cong đó xem nhưmột bề mặt hai chiều trên trường số thực.Cụ thể hơn, đường thẳng xạ ảnh trên C cóthể đồng nhất với mặt cầu trong R3 – mặtnày không có lỗ nào, do vậy đường thẳngxạ ảnh có giống 0. Đường cong elliptic vớiphương trình y2z = x3 + xz2 + z3 trênC có thể đồng nhất với hình xuyến mộtlỗ, nên có giống 1. Tổng quát hơn, mọiđường cong xạ ảnh trơn có giống g ≥ 1,nếu như với tư cách một bề mặt hai chiềutrên trường thực, nó nhận được từ phépgắn thêm g “quai" vào một hình cầu.

Trong trường hợp chiều lớn hơn 1 tacần đến khái niệm ước chính tắc. Kháiniệm ước bắt nguồn từ việc phân tích mộtsố tự nhiên ra thừa số nguyên tố. Chẳnghạn áp dụng hàm logarit vào công thức24 = 23.3, ta được log(24) = 3 log(2) +

log(3). Ta cũng thấy sử dụng các tổ hợptuyến tính với hệ số nguyên không âm,các số log(p) với p là số nguyên tố hoặcbằng 1, sinh ra mọi giá trị log(n), n ∈ N∗.Nói cách khác, nếu chỉ quan tâm đến cáchphân tích một số ra thừa số nguyên tốthì các số nguyên tố và số mũ của chúnglà những thông tin quan trọng nhất. Mỗiđa thức một biến hệ số phức f(x) có thểviết thành tích α

∏ki=1(x− ai)ni trong đó

α, ai ∈ C và ni ∈ N∗. Tuy nhiên hàmlogarit không mở rộng lên vành đa thứcđược, nên muốn đạt được một biểu diễntuyến tính như trên ta cần các kí hiệutrừu tượng là (a) với mỗi a thuộc C,(f) với mỗi đa thức f và ta có thể viết(f) =

∑ki=1 ni(ai). Các phần tử (a) được

gọi là các ước nguyên tố. Để thống nhấtta cũng viết (p) thay cho log(p) ở trên và

(3)Một cách gần đúng, ánh xạ f : Y → X giữa các đa tạp đại số gọi là ánh xạ đại số nếu nó được chomột cách địa phương bởi các hàm đa thức.

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 19

cũng gọi chúng là các ước nguyên tố. Sửdụng ký hiệu ước trừu tượng và thêm vàomột phần tử 0 tương ứng với các đa thứchằng số khác 0 (các phần tử khả nghịchtrongK), đồng thời cho phép sử dụng cáctổ hợp tuyến tính với hệ số nguyên âm, tacó thể định nghĩa khái niệm ước của cácsố nguyên khác 0, các số hữu tỉ khác 0 vàcác phân thức hữu tỉ khác 0.

Cách hiểu như trên chỉ là tương đối vàcó tính hình thức, nhưng nó giúp ta địnhnghĩa khái niệm ước cho một đa tạp đạisố bất kì. Chẳng hạn khi X là đa tạp trơnn chiều thì tập các ước nguyên tố chínhlà tập các đa tạp con đóng (n − 1) chiềucủa X và một ước bất kì là tổ hợp tuyếntính với hệ số nguyên của các ước nguyêntố. Mỗi hàm hữu tỉ trên X sinh ra tập cáckhông điểm và cực điểm trong X, đó đềulà những tập con đóng (n−1) chiều của X,do đó xác định duy nhất một ước của X.Hai ước của X được gọi là tương đươngtuyến tính nếu hiệu của chúng được xácđịnh bởi một hàm hữu tỉ. Trong nhiềutrường hợp, ta có thể xét tổ hợp tuyếntính của các ước với hệ số hữu tỉ, hệ sốthực.

Đối với các đa tạp trơn X chiều n,ta có thể xác định một ước gọi là ướcchính tắc (canonical divisor) của X. Cụthể hơn ta xét dạng vi phân ω bậc n

không tầm thường của X. Tại mỗi lâncận đủ nhỏ của điểm x ∈ X với hệ toạđộ địa phương x1, ..., xn ta có thể viếtω = f(x1, ..., xn)dx1 ∧ · · · ∧ dxn với mộthàm hữu tỉ f , khi đó trên lân cận này,ta xác định được một ước sinh bởi hàmhữu tỉ f . Khi x chạy qua mọi điểm củaX ta thu được một ước của X kí hiệubởi div(ω), nó không phụ thuộc vào việcchọn tọa độ địa phương. Hai dạng vi phânbậc n bất kì sai khác nhau bởi phép nhânvô hướng với một hàm hữu tỉ, do đó lớptương đương tuyến tính của div(ω) không

phụ thuộc vào ω. Ta gọi lớp tương đươngđó là lớp ước chính tắc của X, hay đơngiản hơn là ước chính tắc của X, và kíhiệu nó là KX . Khái niệm ước chính tắccó thể mở rộng cho các đa tạp có kì dị đủtốt.

Từ ước chính tắc của X ta định nghĩađược các m-giống của X với mọi sốnguyên dương m; chúng là các bất biếnsong hữu tỉ và đóng vai trò như giốngcủa đường cong. Khi xem xét tiệm cậncủa các m-giống khi m tiến ra vô cùngta thu được một đại lượng bất biến songhữu tỉ gọi là chiều Kodaira của X, kí hiệuκ(X). Khi chiều của X là n thì chiều Ko-daira củaX nhận các giá trị trong tập hợp−∞, 0, 1, ..., n. Như đã sử dụng giốngđể phân loại các đường cong, ta cố gắngsử dụng chiều Kodaira để phân loại cácđa tạp đại số xạ ảnh chiều cao.

Đối với các mặt đại số xạ ảnh trơn, việcphân loại đã có nhiều bước tiến từ cuốithế kỷ 19 nhờ các nhà hình học người Ý,và được hoàn thiện vào giữa thế kỷ 20bởi Zariski, Kodaira, Shafarevich. Họ đãxây dựng một quá trình gọi là co rút hoá(contraction) để biến mỗi mặt đại số xạảnh trơn trở thành song hữu tỉ với mộtđa tạp xạ ảnh trơn Y thuộc một trong4 họ dựa vào giá trị của chiều Kodairaκ(Y ). Chẳng hạn nếu κ(Y ) = −∞ thì Ycó thể là P2 hoặc một mặt kẻ dựng trênmột đường cong có giống lớn hơn 0. Hoặcnếu κ(Y ) = 1 thì Y là một phân thớ trênđường cong sao cho hầu hết mọi thớ làđường cong elliptic. Để mô ta quá trìnhco rút hoá, đầu tiên ta điểm lại về số giaocủa hai đường cong. Cho hai đường congphân biệt bất kì C1, C2 trong P2 xác địnhbởi các đa thức thuần nhất bất khả quybậc d1, d2, tương ứng. Khi đó theo định líBézout thì C1 giao C2 tại d1d2 điểm kể cảbội, và ta nói số giao của C1 và C2, kí hiệuC1.C2, là d1d2. Ta có thể mở rộng tuyến

20 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

tính khái niệm bậc cho các ước trong P2,và định nghĩa số giao của hai ước bất kìcủa P2 không có chung ước nguyên tố.Chú ý rằng một hàm hữu tỉ trong P2 sinhra một ước bậc 0, nên số giao của nóvới bất kỳ ước nào không có chung ướcnguyên tố với nó, đều bằng 0. Từ đó ta cóthể định nghĩa số tự giao E.E của ước Elà số giao của E với một ước F không cóchung ước nguyên tố với nó, sao cho E

và F là tương đương tuyến tính.

Định nghĩa số tự giao này có thể mởrộng cho các mặt đại số xạ ảnh có kì dịđủ tốt, thậm chí cho cả các đa tạp chiềucao hơn, bằng cách xét số giao giữa cácước và các đường cong.

Bây giờ là định nghĩa của quá trìnhco rút hóa. Cho X là mặt đại số xạ ảnhtrơn, và giả sử tồn tại một đường congE kiểu −1 trong X nghĩa là E ∼= P1 vàE.E = −1. Khi đó tồn tại ánh xạ songhữu tỉ f : X → X1 sao cho X1 là mộtmặt xạ ảnh trơn và ảnh của E là mộtđiểm. Ánh xạ song hữu tỉ f : X → X1

gọi là ánh xạ co rút. Ta tiếp tục thực hiệnquá trình này cho đến khi nào không cònđường cong E kiểu −1. Đa tạp thu đượcở cuối quá trình này thuộc một trong 4 họkể trên.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ HÌNH TỐI TIỂU VÀ

ĐÓNG GÓP CỦA CAUCHER BIRKAR

Tuy nhiên, trong trường hợp chiều caohơn, câu chuyện trở nên phức tạp hơnnhiều. Ta chú ý rằng trong trường hợpmặt đại số xạ ảnh, các đa tạp thu được cótính chất đặc biệt là không tồn tại đườngcong kiểu −1. Mặt khác nếu một đườngcong E kiểu −1 tồn tại trong X thì tacó thể chỉ ra rằng KX .E = −1. Do đómột mặt đại số xạ ảnh trơn Y sao choKY .C ≥ 0 với mọi đường cong C trongnó, là một đại diện trong quá trình phân

loại. Tổng quát lên chiều cao, ta cũngmong muốn thu được các đa tạp Y cótính chất KY .C ≥ 0 với mọi đường congC trong Y . Ta gọi các đa tạp Y này làcác mô hình tối tiểu. Trong trường hợp cácmặt, không tồn tại mô hình tối tiểu Y saocho κ(Y ) = −∞, do đó ta cũng kì vọngrằng từ chiều ba trở lên, nếu κ(X) = −∞thì ta không tìm được mô hình tối tiểuY tương đương song hữu tỉ với X. Câuhỏi đặt ra là khi chuyển lên chiều caohơn, các mặt kẻ dựng trên đường congtrong trường hợp chiều hai (mặt đại số)sẽ được thay thế bởi các đa tạp nào? Mộtchướng ngại vật khác đối với chiều cao làthay thế vai trò của các đường cong kiểu−1 ở trên. Mặt khác tồn tại những đa tạpkhông tương đương song hữu tỉ với bất kìmô hình cực tiểu trơn nào, do đó ta cầncho phépX và Y có kì dị (nhưng kì dị vẫnđủ tốt), hơn nữa ta cũng cần điều kiện đủtốt của X và Y để có thể định nghĩa KX ,KY và các số giao KX .C,KY .C.

Mặt bậc bốn Fermat cho bởi phương trìnhx40 + x41 + x42 + x43 = 0 trong P3 là một mặt K3

(đa tạp Calabi-Yau com-pắc đơn liên chiều 2).Nguồn: http://www.jlazovskis.com/docs-

dgrad/2015-11-30-diffmani.pdf

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 21

Chương trình mô hình tối tiểu (MinimalModel Program) với chiều lớn hơn 2 đượcphát triển từ những năm 70, 80 của thế kỉtrước bởi nhà toán học người Nhật Shige-fumi Mori và các đồng nghiệp với thànhtựu là việc phân loại các đa tạp đại số 3chiều. Mori đã thay thế các đường congkiểu −1 bởi các tia cực biên - tức là mộtlớp tương đương của các đường cong (vớiquan hệ tương đương thích hợp) có sốgiao âm với ước chính tắc. Để giải quyếtcâu hỏi về kì dị tốt, ta cần sử dụng ướcchính tắc. Với một ước D của X có mộtđặc trưng của D liên quan đến việc cóhay không số nguyên dươngm sao cho cóthể nhúng X vào trong một không gianxạ ảnh với (D,m) như là tham số. Đatạp X được gọi là đa tạp Fano nếu −KX

có tính chất nhúng, X được gọi là phâncực chính tắc nếu KX có tính chất nhúngvà X được gọi là đa tạp Calabi-Yau nếuKX = 0. Đó là 3 kiểu đa tạp với kì dịtốt như đã nhắc đến ở trên. Trường hợpchiều Kodaira κ(X) = −∞ tương ứng vớicác đa tạp là phân thớ với thớ tổng quátlà đa tạp Fano (phân thớ Fano). Giốngnhư trường hợp các mặt, với đa tạp chiềucao, ta tìm các tia cực biên. Giả sử tiacực biên tồn tại trong X, khi đó có thểchỉ ra một toàn ánh với thớ liên thôngf : X → Z với Z có tính chất đủ tốtvà −KX hạn chế xuống các thớ có tínhchất nhúng. Có ba trường hợp xảy ra. Thứnhất, nếu dim(Z) < dim(X) thì ta thấyrằng X là phân thớ Fano. Thứ hai, nếudim(Z) = dim(X) và f biến một ước củaX thành một điểm (co rút mạnh) thì tathay X bởi Z và lặp lại quá trình.

Trong trường hợp thứ ba, dim(Z) =

dim(X) và f không biến ước nào của Xthành một điểm (co rút yếu) thì ta cầnđi đến việc xây dựng một phép lật (flip).Phép lật ở đây nghĩa là ta tìm một đa tạpX+ đẳng cấu với X bên ngoài một tập con

đóng có đối chiều ít nhất là 2, hơn nữa tamuốn ánh xạ cảm sinh f+ : X+ → Z cótính chất rằng KX+ hạn chế xuống cácthớ có tính chất nhúng. Từ lật ở đây cóthể hiểu là thay đổi ’dấu’ của ước chínhtắc. Chương trình mô hình tối tiểu gồm 3bước: bước thứ nhất liên quan đến trườnghợp co rút mạnh (công trình của Mori,Kawamata -Shokurov); bước thứ hai chỉra phép lật luôn tồn tại; và bước thứba, bước kết thúc, là chỉ ra rằng khôngtồn tại một dãy vô hạn các phép lật. Sựtồn tại của phép lật đã được chứng minhcho chiều 3 (Mori) và 4 (Shokurov). Tuynhiên bước cuối cùng của chương trìnhmô hình cực tiểu vẫn còn là bài toán mởvới chiều ít nhất 4.

Mặt bậc ba Clebsch cho bởi phương trình(x0 + x1 + x2 + x3)3 = x30 + x31 + x32 + x33 là mộtđa tạp Fano chiều 2 chứa đúng 27 đường thẳng xạ

ảnh, Nguồn: Wikipedia.

Cùng với Cascini, Hacon, Mckernan,Bikar [1] đã chứng minh sự tồn tại củaphép lật trong những điều kiện tương đốitổng quát và đủ tốt đối với chương trìnhmô hình tối tiểu. Họ cũng xây dựng môhình tối tiểu cho trường hợp chiều Ko-daira cực đại (nghĩa là κ(X) = dim(X);khi đó X được gọi là đa tạp kiểu tổngquát), bằng cách chỉ ra tính hữu hạn sinhcủa một vành phân bậc cảm sinh bởi ước

22 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

chính tắc KX ; khi đó đa tạp xạ ảnh ứngvới vành này chính là mô hình tối tiểucủa X. Birkar còn thiết lập sự tồn tạicủa phép lật trong những điều kiện yếuhơn. Hơn nữa anh chỉ ra mối liên hệgiữa giả thuyết về dãy tăng các ngưỡngchính tắc với việc chứng minh tính dừngcủa chương trình mô hình tối tiểu. Nhắclại rằng ngưỡng chính tắc (log canonicalthreshold) của cặp (X,Y ) với Y là đatạp con đóng thực sự của đa tạp X(4),là một bất biến kì dị theo cặp, nó xuấthiện khắp nơi trong toán học (hình học,giải tích, các lí thuyết tích phân). Phỏngđoán về dãy tăng các ngưỡng chính tắcnói rằng tập các ngưỡng chính tắc củacác đa tạp với chiều n cho trước khôngcó một dãy con vô hạn tăng chặt. Gầnđây giả thuyết này đã được chứng minhtrong nhiều trường hợp rất tổng quát vớisự đóng góp của nhiều nhà toán học.

Những kết quả trên thực sự rất ấntượng, tuy nhiên các công trình chính dẫnđến giải thưởng Fields của Birkar lại liênquan đến việc nghiên cứu các tính chấtcụ thể của các vật thể chính thu được tạibước cuối cùng của chương trình mô hìnhtối tiểu. Đó là nội dung của phỏng đoánAbundance nói rằng nếu Y là đa tạp thuđược từ chương trình mô hình tối tiểuthì Y là một phân thớ Fano, hoặc mộtphân thớ Calabi-Yau, hoặc là (rất gần với)đa tạp phân cực chính tắc. Birkar nghiêncứu về các đa tạp Fano, cụ thể hơn làtính bị chặn của chúng. Như định nghĩaở trên một đa tạp X là Fano tương đươngvới việc tồn tại số nguyên dương m saocho ta có thể nhúng X vào không gianxạ ảnh với tham số là (−KX ,m). Vậy tacó thể nói gì về số nguyên dương m nếuchiều và kiểu kì dị của X được cho trước?Mỗi một số nguyên dương m cảm sinhmột không gian véctơ hay còn gọi là hệ

tuyến tính ứng với m, điều kiện cần đểta có phép nhúng với tham số (−KX ,m)

là hệ tuyến tính ứng với m phải khác 0.Phỏng đoán của Shokurov nói rằng nếucố định chiều d của đa tạp Fano X vàkiểu kì dị của X thì tồn tại số m chỉ phụthuộc vào d sao cho hệ tuyến tính ứng vớim khác 0. Bản thân Shokurov đã chứngminh phỏng đoán của mình cho trườnghợp chiều thấp và Birkar đã chứng minhphỏng đoán cho trường hợp chiều bất kì.Trở lại với câu hỏi về phép nhúng, phỏngđoán BAB (Borisov-Alexeev-Borisov con-jecture) nói rằng nếu ta cố định chiềud của đa tạp Fano X và chặn kiểu kì dịcủa X bởi một số thực dương ε (theo mộtnghĩa thích hợp) thì tồn tại một khônggian xạ ảnh Pn với n chỉ phụ thuộc vàod, ε sao cho X có thể nhúng vào Pn, hơnnữa ảnh của X qua phép nhúng là đa tạpđại số xác định bởi các phương trình vớibậc bị chặn theo d, ε. Một số trường hợpđặc biệt của phỏng đoán đã được chứngminh bởi nhiều nhà toán học và Birkarđã chứng minh phỏng đoán này trongtrường hợp tổng quát. Sử dụng kết quảvề phỏng đoán BAB, Birkar cũng chỉ rahệ quả quan trọng liên quan đến cấu trúccủa nhóm các tự đẳng cấu song hữu tỉ củaX. Birkar cũng nghiên cứu các phân thớFano của đa tạp X trên đa tạp Z và chỉ rasự tồn tại của các n-phần bù của KX tạimỗi điểm z ∈ Z, nghĩa là sự tồn tại củacác ước ∆ trong X sao cho khi hạn chếxuống thớ tại z thì ∆ có kì dị tốt, hơn nữan∆ tương đương tuyến tính với −nKX

trong thớ tại z. Ngoài các đa tạp Fano,Birkar còn nghiên cứu nhiều vấn đề khácliên quan đến chương trình mô hình tốitiểu như phân thớ Iitaka, phân thớ kiểutổng quát, phân thớ Calabi-Yau hay cácvấn đề trên đặc số dương.

(4)Một đa tạp con đóng được hiểu là một tập con đóng dưới tôpô Zariski.

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 23

Các công trình của Birkar hứa hẹn cóứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vựcliên quan vì các đối tượng mà anh nghiêncứu có tầm quan trọng bậc nhất. Ngườita hy vọng có thể giải quyết được mộtgiả thuyết nổi tiếng của Manin về điểmhữu tỉ trong trường hợp đa tạp Fano sốhọc. Các đa tạp Calabi-Yau có nhiều ýnghĩa trong hình học, giải tích, vật lý lýthuyết, lý thuyết số. Mặt khác, người takỳ vọng đa tạp thuộc kiểu tổng quát cónhiều tính chất thú vị. Ví dụ giả thuyếtBombieri-Lang dự đoán các đa tạp kiểutổng quát không có "quá nhiều" điểm hữutỉ. Giả thuyết Green-Griffiths-Lang (phiênbản giải tích của giả thuyết Bombieri-Lang) tiên đoán rằng hợp của các đườngcong chỉnh hình trong các đa tạp loại nàylà đa tạp con thực sự của chúng.

Để thay cho lời kết, tác giả muốn nhắcđến một chi tiết thú vị. Như Birkar đãgiải thích, cái tên ’Caucher Birkar’ nghĩalà ’nhà toán học di cư’ (migrant mathe-matician). Thực chất từ ’Birkar’ theo tiếngKurd có nghĩa là nhà tư tưởng. Có lẽ điềunày xuất phát từ việc Bikar rất ngưỡngmộ Alexander Grothendieck, một trongnhững nhà toán học có ảnh hưởng lớnnhất từ trước đến nay với nhiều tư tưởngcách mạng trong hình học đại số. Mộtnhà tư tưởng sẽ không ngừng tìm tòi, suynghĩ về những ý tưởng mới mẻ và khámphá những chân trời mới. Do đó chúng tacũng hi vọng rằng Birkar và các nhà toánhọc khác sẽ tiếp tục hoàn thiện chươngtrình mô hình tối tiểu và bài toán phânloại đa tạp đại số.

Lưu ý của tác giả: Với mong muốndiễn đạt các vấn đề một cách đơn giảnvà trực quan, nhiều định nghĩa về mặttoán học trong bài viết này chỉ mang tínhtương đối, thiên về trực giác nên mọithiếu sót về toán học là do tác giả. Tác

giả đã tham khảo nhiều video phỏng vấnCaucher Bikar và các bài viết từ nhiềunguồn khác nhau trên internet, nên cóthể gặp phải những thông tin tiểu sử vềBirkar chưa thật sự chính xác.

TÀI LIỆU

[1] Birkar, Caucher; Cascini, Paolo; Hacon,Christopher D.; and McKernan, James, Ex-istence of minimal models for varieties of loggeneral type, J. Amer. Math. Soc. 23 (2),405–468 (2010).

[2] Birkar, Caucher, On existence of log minimalmodels. Compos. Math. 146, no.4, 919-928(2010).

[3] Birkar, Caucher, On existence of log minimalmodels II. J. Reine Angew. Math. 658, 99-113(2011).

[4] Birkar, Caucher and Chen, Jungkai Alfred,Varieties fibred over abelian varieties with fi-bres of log general type, Adv. Math. 270, 206–222 (2015).

[5] Birkar, Caucher and Zhang, De-Qi, Effectiv-ity of Iitaka fibrations and pluricanonical sys-tems of polarized pairs, Publications Mathé-matiques. Institut de Hautes Études Scien-tifiques 123, 283–331 (2016).

[6] Birkar, Caucher, Singularities on the base ofa Fano type fibration, J. Reine Angew. Math.,Vol. 715, 125–142 (2016).

[7] Birkar, Caucher and Waldron, Joe, Existenceof Mori fibre spaces for 3-folds in characteristicp, Adv. Math. 313, 62–101 (2017).

[8] Birkar, Caucher, Anti-pluricanonical systemson Fano varieties, Ann. of Math. (2) 190(2019), no. 2, 345–463.

[9] Birkar, Caucher, Singularities of linear sys-tems and boundedness of Fano varieties, Ann.of Math. (2) 193 (2021), no. 2, 347–405.

[10] Birkar, Caucher, Birational geometry of alge-braic varieties, arXiv:1801.00013.

[11] Birkar, Caucher, Log Calabi-Yau fibra-tions,arXiv:1811.10709.

[12] Kollár, János and Mori, Shigefumi, Classifica-tion of three-dimensional flips, J. Amer. Math.Soc. 5 (3), 533–703 (1992).

[13] Kollár, János, Extremal rays on smooth three-folds, Ann. Sci. École Norm. Sup. (4) 24 (3),339–361 (1991).

[14] Mori, Shigefumi, Flip theorem and the exis-tence of minimal models for 3-folds, J. Amer.Math. Soc. 1 (1), 117–253 (1988).

24 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Chuyện giữa tiệc trà

Định lý sát thủ(1)

Colin Adams(2)

Tôi tên là Mangum. Dirk Mangum,CNĐT. Vâng, tôi chính là nghiên cứu viênchính của một đề tài chuyên ngành toánđược Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) tàitrợ. Bất cứ khi nào cần một nghiên cứuviên chính, bạn hãy nhấc máy gọi cho tôi.Số của tôi có trong danh bạ.

Chính một cú điện thoại đã đưa tôi đếnvụ án này. Một buổi chiều muộn mùaxuân, ánh nắng vàng rực vùng Califor-nia len lỏi qua khe hở tấm rèm trướccửa sổ văn phòng tôi ở UCLA(3). Tôiđang mải nhét vào cặp một đống bàibáo mình sẽ chẳng ngó ngàng tới tốihôm đó, thì chuông điện thoại reo. Cóđiều đây không phải một cuộc điện thoạithông thường. Thường khi, tôi sẽ đượctiếp một tác giả nghi ngờ rằng đồng tácgiả của mình đang mải cặp kè cộng tácvới người khác. Và tôi được giao nhiệmvụ phải tìm ra bằng chứng. Hoặc đượctiếp một trưởng khoa tin chắc rằng cánbộ trong khoa đang dùng điện thoại đểtán gẫu, và muốn họ bị bắt quả tang. Lầnnày thì khác. Người gọi điện là SolomonSchmishmitt, một nhân viên ở SCLA. Cácchữ SCLA là viết tắt của Sở Cảnh sát LosAngeles, chứ không phải tên viết tắt củamột tổ chức toán học kỳ quặc nào đó. Cóthể bạn đã nghĩ khác về cái tên đó, nhưngtrong nghề điều tra phá án, bạn phải họccách kỳ vọng những điều phải kỳ vọng,ngay cả khi chúng có vẻ cực kỳ khó tin.

Tôi và Solomon là chỗ quen biết lâunăm. Chúng tôi cùng là nghiên cứu sinhở Chicago. Tôi chuyên về toán học. Cậuta chuyên về tửu học. Lần cuối cùng tôithấy Solomon, gã đang nằm cạnh mángnước bên ngoài tòa nhà khoa toán, dướitrời mưa tầm tã, đã tọng vào mồm quánhiều để có thể vào thi vấn đáp.

Sau khi đến UCLA làm nghiên cứu hậutiến sĩ, tôi nghe nói Solomon đã lấy lạitinh thần. Gã cũng bỏ hẳn rượu chè. Nhậnthấy toán học không phải món yêu thíchcủa mình, cậu ta kiếm được một tấm bằngvề hành pháp từ một học viện cảnh sáttrực tuyến. Cậu ta in tấm bằng trên giấymàu, và xin được việc ở Los Angeles. Từđó đến nay, Solomon đi một đường kẻ chỉvà có tiếng là một cảnh sát viên kiểu mẫu.Vì quá khứ làm tiến sĩ, sở cảnh sát giaocho Solomon những vụ điều tra liên quanđến toán.

Sau khi hồi tưởng về chuyện chơi bờirồ dại trong quá khứ, Solomon quay lạivới công việc.

"Nghe này Dirk, tớ cần cậu giúp. Ba nhàđại số mới chết một cách bí ẩn."

"Tớ biết khoa toán ở một số đại học sẽmừng rơn trước tin đó", tôi trả lời.

"Phần lớn các khoa toán sẽ khôngmuốn mất bất kỳ ai trong những ngườinày. Maclaunders, Honeykey, và Nakan-imji."

(1)Nguyên bản “A killer theorem”, đăng trên The Mathematical Intelligencer Vol. 29, No 3 (2007),26–29.

(2)Williams College, Williamstown, MA 01267, USA. Email: [email protected];[email protected].

(3)Đại học California, Los Angeles (ND).

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 25

Tam vị Nhất thể. Nếu xem các nhàđại số như những vòi phun cứu hỏa, thìMaclaunders, Honeykey, và Nakanimji cóthể tưới ướt sũng tháp Eiffel, đền TajMahal, và điện Kremlin, và vẫn còn dưnguồn lực cho việc chữa cháy thực thụ.

"Nói một cách nghiêm túc, đó là mộtnhóm của các nhà đại số rất ấn tượng",tôi nói.

"Đương nhiên".

"Vậy đầu đuôi câu chuyện ra sao, họcùng đến dự một hội nghị phải không?"

"Họ tự dưng chết thế thôi, không hề tụhọp với nhau. Họ vẫn ở nơi mình làm việclúc qua đời. Và những nơi họ sống thì làba điểm không thể xa nhau hơn nữa trêntrái đất."

Dù Purdue và Tokyo thì đúng là rất xanhau, tôi không nói với Schmishmitt làđể tối đa hóa khoảng cách với Purdue vàTokyo thì Notre Dame là một lựa chọn tồi.Cậu ta hẳn đang nằm dưới máng nước khichúng tôi học về hình học cầu.

"Phải chăng vụ này do một băngnhóm(4) gây ra?"

"Đừng đùa dai nữa, Mangum. Đây làchuyện tính mạng của các nhà nghiêncứu đại số."

"Thôi được rồi." Tôi tiếc là phải dừnglại, nhưng thực ra cũng chẳng có lựa chọnnào khác. Chỉ có hai câu đùa duyên dángtrong toán học mà tôi đã dùng cả rồi.

"Họ chết như thế nào?"

"Trong cả ba trường hợp, những ngườiđó bỗng dưng suy kiệt đến chết. Cả mộttháng trời không ăn ngủ gì. Không vì lýdo rõ ràng nào. Họ lần lượt qua đời chỉcách nhau một tuần."

"Có thể họ không thấy đói."

"Chúng tớ cũng nghĩ như thế, Mangum.Vấn đề là tại sao họ lại làm thế."

"Chuyện này liên quan gì đến tớ?"

"Tớ gọi điện vì biết cậu có viết vài bàivề đại số. Tớ tin rằng phải có người trongngành tham gia điều tra. Tớ muốn cậuđến Đại hội Đại số diễn ra tuần tới ở Đạihọc Texas. Tớ đã giúp cậu có tên trongthực đơn."

"Ý cậu là tớ sẽ trình bày bài giảng mời?"

"Phải rồi. Tiêu đề bài giảng là "Về tínhgọt được của môđun nửa vành con". Tớ tinrằng tiêu đề này đủ mù mờ để cậu cóthể chế ra được một bài giảng trong mấyngày cuối tuần."

"Rất cảm ơn cậu", tôi đáp.

Kế hoạch dành mấy ngày cuối tuần chomột giả thuyết nổi tiếng của tôi nhanhchóng tan thành mây khói.

"Mà này, tính gọt được là gì vậy?", tôithắc mắc.

"Làm sao tớ biết được, cậu cứ phịa ramột cái gì đấy", Schmishmitt đáp.

Một tuần sau đó, tôi có mặt giữa mộtđám đông 100 nhà toán học trước mộtbàn đăng ký tham dự ở hành lang củaRLM, tòa nhà dành cho nghiên cứu toánhọc cao nhất ở Texas.

"Xem ai kìa, chẳng phải đó là DirkMangum, CNĐT, hay sao? Cơn gió nàomang anh đến Đại hội Đại số thế? Bánhngọt chăng?"

Tôi nhìn thẳng vào con mắt lồi ra củaHal Balony, một chuyên gia về môđun từĐại học Bang Springfield.

"Chào Balony. Lâu lắm chưa gặp nhỉ, kểtừ khi anh công bố chứng minh giả thuyếtco rút, để rồi một tuần sau đó lại rút lạichứng minh."

(4)Nguyên bản: ring, vừa có nghĩa là một băng nhóm tội phạm, vừa có nghĩa vành trong đại số. Từ nàykhông dễ dịch ra tiếng Việt mà không ảnh hưởng đến cách chơi chữ trong nguyên bản (ND).

26 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

"Mangum, tôi không còn lạ gì conngười của cậu, đay đi nghiến lại sai lầmduy nhất trong sự nghiệp, mà tôi mắcphải từ 15 năm trước, trong khi lờ đi tấtcả những cống hiến cách mạng khác củatôi từ đó đến nay."

"Nếu anh định nói đến nhóm conBalony, vành nửa đơn Balony, và đại sốcon nửa thông thái Balony, thì đúng làtôi lờ đi tất cả những thứ đó. Tôi khôngthấy mất mát gì nếu làm như thế. Toàn làmột... đống tạp nham."

Balony đỏ bừng mặt.

"Nhìn lại chính mình đi Mangum. Tínhgọt được? Đấy là cái quái gì vậy?"

Đến phiên tôi thấy mặt nóng bừng. Đếngiờ tôi vẫn chưa chuẩn bị xong bài giảng,trong khi 3 giờ chiều nay là lượt củamình.

"Nếu muốn biết tính gọt được là gì thìanh phải đến nghe bài báo cáo của tôi,Balony ạ."

"Được thôi, Mangum. Tôi sẽ đến nghebài giảng của anh, nếu anh đến nghe bàigiảng lúc 5 giờ của tôi. Tôi sẽ trình bàynhững vấn đề toán học tuyệt vời, nhữngthứ anh chưa bao giờ được thấy trongđời. Những vấn đề không ai dứt ra nổi."Balony nở một nụ cười nham hiểm, đủkhiến người ta nổi da gà.

"Để xem, Balony", tôi nói. "Hy vọng lúcđó tôi không phải giặt quần đùi. Tôi chỉmang có hai cái."

Tôi sục tay vào giỏ bánh nướng xốpvà cầm một chiếc bánh nướng màu vàngđậm lên. Cắn một miếng to, tôi thốt lên"Ngo-on tuyệt", vẩy ra mấy mẩu vụn. Tôinhanh chóng quay đầu và cất bước. Đếnmột góc khuất, tôi nhổ cái hỗn hợp khótả vừa nuốt phải vào một thùng rác.

Tôi dành toàn bộ tiếng tiếp theo trongthư viện để tạo ra định nghĩa tính gọt

được. Sau đó ghé vào nghe mấy bài báocáo tầm phào, giá được ngồi chấm bàithi cuối kỳ của một khóa phụ đạo vớihàng trăm sinh viên còn thú hơn. Quảthực không một ai trong hội nghị này cónhững cú đánh toán học quả quyết củanhững nhà đại số vừa quá cố, và tươnglai của đại số xem ra không mấy xán lạn.

Vài phút trước 3 giờ chiều, tôi bướcvào phòng hội nghị. Không hiểu sao cókhá đông người. Khi bước về bục giảng,tôi nghe thấy những tiếng xì xào. Mộtsố khán giả trỏ về phía tôi. Chủ tọa củaphiên làm việc này đứng dậy.

"Vâng, tôi biết các bạn đều tò mò muốnbiết tính gọt được là gì. Tôi xin nhường lờicho giáo sư Mangum, người sẽ giải thíchcho tất cả chúng ta."

Tôi bước lên bục giảng. Ngồi ở hàngđầu phòng hội nghị là Hal Balony, với mộtnụ cười đầy khinh thị. Sự im lặng chờ đợingự trị căn phòng.

Tôi đứng trên bục giảng, chống thẳnghai tay lên bục, cố tình để thời gian chờđợi căng thẳng kéo dài, dài ra mãi. Đếnkhi sự chờ đợi đã đến cực điểm, tôi nhìnxuống cử tọa và nói. "Đó là năm 1946,tại một văn phòng bừa bộn trong khuônviên đại học Princeton. Một nhà toán họckhông rõ tên ngồi lỳ trong văn phòng,hết ngày này qua ngày khác, đêm nàyqua đêm khác, bỏ mặc người vợ trẻ vàđứa con thơ ở nhà (tôi dừng lại). Mộtgiả thuyết, vâng, một giả thuyết rất lớn,đang ở ngay sát tầm tay anh. Gần đếnmức anh có thể nghe thấy hơi thở củanó trên da thịt. Anh ấy đang tiến sát đếnmột trong những phát minh toán học vĩđại nhất. Nhưng vẫn còn một khái niệmở ngoài tầm với. Một khái niệm anh vẫnchưa hiểu được."

"Nhà toán học trẻ này sẽ trở thành mộttrong những người nổi tiếng nhất, nếu

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 27

không phải chính là người nổi tiếng nhất,trong thế hệ của anh, không ai là khôngbiết đến tên tuổi ấy... Nhưng anh ấy cókhám phá ra khái niệm đó không? Anh tacó giải quyết được giả thuyết đó không?"

"Không, anh ta không giải quyết được.(Ngừng một lát). Định nghĩa. Cho G làmột nhóm. Gọi x là một phần tử của G

không phải phần tử đơn vị. Gọi N là mộtnhóm con chuẩn tắc của G chứa x, nếunhóm con đó tồn tại. Lấy thương G/N ,phần tử x biến thành tầm thường. Đúngvậy, x bị triệt tiêu. Bị hủy diệt trong quátrình lấy thương."

Tôi nhìn xuống cử tọa, hy vọng bắtgặt một gương mặt bối rối, chỉ một thôi.Nhưng tất cả đều nhìn chằm chằm vào tôichờ đợi.

"Chúng ta nghĩ về các lớp kề của G/Nnhư các lớp vỏ hành làm nên toàn bộ củhành, hay là nhóm thương đó. Đây chínhlà khái niệm mà nhà toán học nổi tiếngkhông cần phải nêu tên ra đây, đã khôngnắm được. Thực ra nhóm chính là mộtloại củ hành mà thôi, hành tây, hành ta,hành đỏ, hành vàng... Xác định xem loạihành đó là gì giúp ta biết được tính chấtnhóm tương ứng. Còn phần tử x thì sao?Ta nói rằng x là phần tử gọt được."

Tôi tiếp tục giảng thêm 40 phút, nhưngphần lớn khán giả trở nên hờ hững khi tôigiải thích kỹ hơn về lý thuyết xem nhómnhư các loại gia vị ẩm thực.

Sau bài giảng, tôi rời đi để gọi choSchmishmitt, xem cậu ta có tin tức gì mớikhông. Có một tin mới.

"Nghe này Mangum, cậu biết HalBalony không?"

"Tớ có hân hạnh biết hắn đấy", tôi điềmnhiên đáp.

"Vậy thì nghe nhé. Balony đã ở Purduenhân kỳ nghỉ phép, khi Honeykey quađời. Người ta đã bắt gặp Balony đến văn

phòng của Honeykey đúng lúc Honeykeybắt đầu tuyệt thực. Chúng tớ nghĩ rằng cóthể tay Balony này đã đầu độc hay khiếnHoneykey nhiễm một loại virút nào đó.Maclaunders và Nakanimji đã nhận đượckiện hàng gửi đi từ Purdue không lâu sauđó, có lẽ là kiện hàng đến từ Balony. Hãyđể mắt đến hắn."

Sau bài giảng của mình, tôi đã thấyBalony lẻn vào một trong các phòng sem-inar, và khép cửa lại. Tôi lẳng lặng đidọc hành lang và nhẹ nhàng mở cửa cănphòng seminar đó.

Balony đang trình bày thử trong cănphòng trống. Anh ta dừng lại khi thấy tôibước vào.

"À, Mangum," anh ta nói, "phần cảilương trong bài giảng của anh khá hấpdẫn đấy, nhưng phần chuyên môn thìkém xa. Lẽ ra anh nên chứng minh mộtkết quả gì đó."

"Đấy chỉ là một báo cáo sơ lược, Balonyạ. Nhưng tôi đến đây không phải để thảoluận về bài giảng của mình. Tôi gặp anhđể nói chuyện về Honeykey."

"Có chuyện gì để nói? Anh ta khôngchịu ăn uống, và rồi thiệt mạng. Tuyệtthực thì sẽ bị như thế. Chấm hết."

Tôi túm lấy cổ áo Balony.

"Chuyện chưa kết thúc đâu Balony. Anhđã đầu độc Honeykey, đúng không?"

Balony cười hô hố khi gạt tay tôi ra.

"Hài hước thật," anh ta nói. "Quý ngàiDirk Mangum. Ngôi sao sáng chói ở UCLAvới bộn tiền tài trợ từ đề tài NSF. Anhgọi mình là một CNĐT, thế mà anh chẳnghiểu gì cả."

"Cứ cho là thế, Balony. Vậy hãy nói chotôi hay. Tôi biết anh đã ở Purdue khi Hon-eykey bắt đầu bỏ ăn. Tôi cũng biết anhđã gửi một kiện hàng đến Nakanimji và

28 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Maclaunders, và họ cũng bỏ ăn sau đó.Tôi đoán đó là một loại virút."

"Một virút? Không tồi đâu Mangum. Đólà một virút, nhưng không phải loại virútanh đang nghĩ đâu."

"Miễn là anh thú tội, với tôi thế là đủ,"tôi nói. "Anh có thể cho cảnh sát biết chitiết. Đi thôi, Balony."

"Đợi một phút, Mangum." Balony bậtmáy chiếu. "Anh biết bổ đề cuối cùng củaGauss chứ?"

Ai mà không biết? Đó là bài toán mởlớn nhất của nhân loại.

"Đây này, nhìn vào đây. Trước mắtchúng ta là tất cả những miếng ghép cầnthiết cho bài toán hóc hiểm đó."

Tôi nhìn vào những phương trình trênmàn chiếu. Thật đáng kinh ngạc, dườngnhư Balony nói đúng. Trên màn chiếucó lời giải cho vấn đề Kleinhold, từngđánh bại mọi chứng minh tiềm năng từtrước đến giờ. Và có cả cách vượt qua tínhkhông đếm được của tiên đề tối cần thiết,một tiên đề chưa ai từng tiếp cận được.Thật đáng kinh ngạc. Đây có thể thực sựlà cách giải quyết toàn bộ giả thuyết.

Tôi nhìn trân trân, lòng đầy nghi hoặc.Tiếng cười của Balony dường như từ mộtnơi rất xa xôi nào vọng đến. Tôi ngồixuống bàn để nghĩ kỹ hơn về những suyluận. Dường như lời giải đang ở rất gần.Tôi nhanh chóng tính nhẩm trong đầu.Nếu toán tử Toeplitz là tựa đủ, thì liênhợp giao hoán tử với một cơ sở giả chínhtắc trực chuẩn tự liên hợp sẽ đưa đến kếtluận. Có đúng thế không? Đây chính làlời giải cho bài toán vĩ đại nhất trong lịchsử toán học ư? Mọi thứ xung quanh tôinhòa đi. Một thôi thúc mãnh liệt đòi tôiphải đi đến tận cùng lời giải...

♦ ♦ ♦

"Và bây giờ, tôi hân hạnh được giớithiệu giáo sư Hal Balony, người sẽ trìnhbày những nghiên cứu mới nhất của ông."

Balony đứng lên bục giảng.

"Đó là năm 2005", anh ta nói. "Tại mộtvăn phòng nhỏ ở Đại học Bang Spring-field. Một nhà nghiên cứu nghiêm túcmiệt mài làm việc đến tận nửa đêm. Anhthấy mình đã ở rất sát một định lý lớn độcnhất vô nhị trong toàn bộ lịch sử toán học(ngừng lại). Đó là định lý gì? Anh ta đãsuýt chứng minh được nó như thế nào?Mời quý vị nhìn lên đây."

Tôi kịp lao vào phòng, khi Balony vừabật máy chiếu lên.

"Không được nhìn," tôi thét lên. "Khôngđược nhìn vào màn chiếu."

Tất nhiên, câu nói đó khiến tất cả mọicon mắt đổ dồn vào bài trình chiếu củaBalony. Hiệu ứng xảy ra gần như tức thì.Những cái mồm há hốc trong khi nhữngbộ não dồn sức nghĩ về định lý quyến rũđang ở sát tầm tay.

"Quá muộn rồi, Mangum," Balony nói,nhe răng cười nham hiểm. "Bọn họ nhìncả rồi."

Tôi chạy vụt theo lối đi giữa bàn ghế,lao lên phía bục giảng, giật dây màn hìnhtrình chiếu khỏi ổ điện. Màn hình trìnhchiếu tối sầm lại ngay lập tức.

Nhưng khi nhìn vào cử tọa, tôi biết đãquá muộn rồi. Tất cả mọi người đều chìmtrong suy tưởng, ngày càng ngập sâu hơnvào một hố đen thăm thẳm. Balony nhạobáng tôi.

"Anh thua rồi, Mangum. Chẳng mấychốc bọn họ sẽ suy kiệt mà chết, bị cầmtù trong cái lời giải ở ngay tầm với đếnmức không còn thiết gì ăn uống."

"Nhưng tôi phải thừa nhận, tôi hơi ngạcnhiên khi gặp anh ở đây. Phải chăng anhkhông hề cố gắng tìm ra lời giải? Hay anh

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 29

có khả năng miễn dịch với lời giải? Phảichăng tư duy của anh quá chật hẹp choviệc nắm bắt toàn bộ luồng suy luận? Hayanh suy nghĩ chậm đến mức không biếtlời giải thực sự đã ở rất rất gần? Bài trìnhchiếu của tôi chỉ tiêu diệt những nhà toánhọc xuất chúng, và để lại những ngườinhư chúng ta. Anh thật may mắn. Thú vịđúng không? Anh chẳng hơn gì tôi cả."

"Không đâu, Balony, tôi không hề giốnganh chút nào. Tôi cũng giống như họ. Tôikhông thể ngừng suy nghĩ về chứng minhbổ đề cuối cùng của Gauss."

"Thế tại sao anh không suy sụp nhưnhững người khác? Tại sao anh vẫn đứngở đây?"

"Lý do rất đơn giản, Balony ạ, tôi đã tìmra chứng minh hoàn chỉnh."

"Không thể có chuyện đó", Balony nói,một nỗi hoài nghi khiếp đảm lộ rõtrên mặt. "Nếu Honeykey, Nakanimji, vàMaclaunders không thể tìm ra chứngminh, làm sao anh lại tìm được?"

"Lý do rất khôi hài, Balony ạ. Đôi khi,rất hiếm khi thôi, vận may cũng có vai trònhất định trong toán học. Trong trườnghợp này, có một miếng ghép đơn giản củatrò chơi ghép hình mà những nhà toánhọc khác không có. Một ý tưởng bé nhỏ."

"Đó là ý tưởng gì?", Balony hỏi.

"Đó là tính gọt được", tôi nói và cắmdây màn trình chiếu trở lại. Tôi để mộttờ bóng kính lên tấm kính, và bắt đầuviết. Ngày càng có nhiều người trong cửtọa chuyển sự tập trung sang điều tôiđang viết. Tôi viết những phương trìnhcần thiết và vạch ra mấu chốt của vấnđề. Có một loạt tiếng thở ra nghe thấyđược. Với một số nhà toán học trong cửtọa, điều họ vừa trải qua là trạng thái gầnvới cực khoái nhất.

Balony đổ sụp người xuống một chiếcghế, kinh ngạc với những điều vừa diễnra.

"Nào Balony, bây giờ hãy kể nốt phầncòn lại của câu chuyện. Anh tìm đâu ra ýtưởng để giải quyết bổ đề cuối cùng củaGauss đó? Tôi không hề tin rằng ý tưởngđó là của anh."

Balony lấy hai tay ôm đầu.

"Có lẽ Honeykey là người đầu tiên tìmra ý tưởng đó", anh ta buồn bã nói. "Mộtlần tôi đến văn phòng của Honeykey. Anhta chưa bao giờ thích thảo luận toán vớitôi. Anh ta cho đó là một sự lãng phí thờigian. Cửa phòng anh ta mở, và anh tangồi đó như kẻ bị thôi miên. Anh ta cónghe thấy tôi nói, nhưng rõ ràng là đầuóc thì đang ở tận đẩu đâu.

Tôi nhìn vào bàn làm việc của anh ta,và thấy điều anh ta đang suy nghĩ: mộtphác họa chứng minh bổ đề cuối cùng củaGauss. Tôi giật phăng tờ giấy vì biết Hon-eykey sẽ không để ý thấy. Mang tờ giấynày về phòng và đọc, nhưng tôi không bịmột chút ảnh hưởng nào. Tôi có thể hiểuđại khái, nhưng không thấy cơ hội chứngminh nào rõ rệt.

"Sau vài ngày, tôi hiểu ra tình trạngHoneykey đang rơi vào. Anh ta đang dầnsuy sụp, mất liên hệ với thế giới thực.Không ăn, không ngủ được. Rõ ràng làtình trạng đó sớm muộn sẽ kết thúc. Đólà lúc tôi gửi bản sao của phác họa chứngminh cho Nakanimji và Maclaunders."

"Tại sao anh lại làm thế?"

"Mangum, anh có hiểu cuộc đời mộtnhà toán học hạng hai là thế nào không?Anh có biết thế nào là cuộc sống khôngtài trợ nghiên cứu? Cảm giác khi chứngminh những kết quả chẳng ai thèm quantâm? Không, anh không biết.

"Tôi đã luôn muốn trở thành nhà đạisố hàng đầu thế giới. Tôi làm việc hết

30 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

mình vì mục tiêu đó, dành toàn bộ thờigian tỉnh thức cho toán học. Nhưng rồi tôicũng nhận ra nỗ lực như thế vẫn khôngđủ. Chỉ còn lại một cách duy nhất. Tiêudiệt tất cả những nhà đại số giỏi hơn. Vànếu anh không can thiệp chắc hẳn tôi đãđạt được mục đích: Trở thành nhà đại sốcòn sống lớn nhất trên thế giới!"

"Đúng là một ý...ý tưởng nhảm nhí,Balony. Sự ngờ nghệch của anh làm tôikinh ngạc. Chẳng lẽ anh tin rằng ngườita sẽ bảo: Vâng, vì tất cả những nhà đạisố khác đã chết, nên đây là nhà đại sốlớn nhất thế giới còn sống? Anh coi đấylà một vinh dự sao?"

"Với tôi thì thế là đủ, Mangum. Thế làđủ rồi."

♦ ♦ ♦

Balony bị khép vào tội sát nhân, đúnghơn là mưu sát, sử dụng máy trình chiếu

như một vũ khí nguy hiểm. Anh ta bị lĩnhán tù 20 năm trong trại cải tạo, có thể rútxuống 15 năm nếu cải tạo tốt.

Còn bổ đề cuối cùng của Gauss? Tiếcthay, có một lỗ hổng ở một trong nhữngmệnh đề cần thiết cho chứng minh, mộtkết quả hai mươi năm tuổi mà tác giả,không ai xa lạ, là... Hal Balony. Tôi tinrằng lý do Balony không hề bị tác độngbởi phác họa chứng minh bổ đề cuối cùngcủa Gauss, là vì một cách có ý thức hoặcvô thức, anh ta biết rằng mệnh đề mìnhđã chứng minh là không đúng và khôngsử dụng được.

Và bổ đề cuối cùng của Gauss vẫn cònđó. Như một hố đen có thể hút bạn vào.Nó vẫn mở, nó nằm đó chờ đợi. Nhưnghãy thận trọng, bổ đề đó có thể gâynghiện...

Nguyễn Đăng Hợp dịch

Tin tức hội viên và hoạt động toán học

* Ngày 28/3/2021, Hội Toán học ViệtNam đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuântại trụ sở mới của Viện Nghiên cứu caocấp về Toán. Dịch Covid-19 đã khiến kếhoạch tổ chức buổi gặp mặt đầu xuânnăm 2020 phải huỷ và năm 2021 bị chậmso với các năm trước đây. Trong buổi gặpmặt, Chủ tịch Hội Toán học Ngô ViệtTrung đã thay mặt Ban Chấp hành Hộitổng kết một số hoạt động trong hai nămqua, trong đó đặc biệt là việc hoàn thiệnxây dựng toà nhà trụ sở hội. Phó Chủtịch kiêm Tổng thư ký Hội Vũ Hoàng Linhđã thông báo kế hoạch tổ chức kỳ thiOlympic Toán học Sinh viên-Học sinh tạiHuế và kỳ thi Thách thức Toán học ViệtNam.

Nhân dịp này, Quỹ Lê Văn Thiêm đãtrao giải thưởng Lê Văn Thiêm cho 2 nhàgiáo có thành tích đặc biệt về giảng dạy,thúc đẩy phong trào học toán và 4 họcsinh có thành tích học tập xuất sắc.

Hai thầy giáo được nhận giải thưởng LêVăn Thiêm năm 2020 là thầy Mai XuânThắng, trường THPT Chuyên Hà Nội –Amsterdam và thầy Nguyễn Trọng Tuấn,trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG Tp.HCM. Bốn bạn học sinh có thành tích họctập xuất sắc và được trao giải thưởng là:Ngô Quý Đăng (THPT chuyên Khoa họcTự nhiên, ĐHQG Hà Nội), Phan KhánhLinh (THPT chuyên Lào Cai), Trần NhậtMinh (Khoa Toán–Cơ–Tin học, ĐHKHTN,ĐHQGHN), và Nguyễn Mạc Nam Trung(Khoa Toán ĐHKHTN, ĐHQG Tp. HCM).

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 31

Lễ trao giải thưởng Lê Văn Thiêm năm 2020. Ảnh: Hội toán học VN.

* Hội nghị Toán học miền Trung – TâyNguyên lần thứ 4 sẽ được tổ chức từngày 6-8/8/2021 tại Trường đại học Sưphạm – Đại học Huế. Hội nghị sẽ chia cácbáo cáo thành 5 tiểu ban. Danh sách báocáo mời năm nay gồm: Đặng Tuấn Hiệp(ĐH Đà Lạt), Trần Quang Hoá (Trường ĐH Sưphạm – ĐH Huế), Đinh Công Hướng (ĐH Quy

Nhơn), Trần Kiêm Minh (Trường ĐH Sư phạm– ĐH Huế), và Trương Công Quỳnh (TrườngĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng).

* Hội nghị Đại số – Lý thuyết số –Hình học – Tôpô (ĐAHITÔ) năm 2021sẽ được tổ chức từ ngày 21-23/10/2021tại Trường Đại học Sư phạm – Đại họcThái Nguyên. Như tên gọi, đây là hội nghịliên ngành Đại số, Lý thuyết số, Hình học,Tô pô tổ chức 2 hoặc 3 năm một lần. Hộinghị gần đây nhất tổ chức tại Bà Rịa-VũngTàu vào tháng 12/2019.

* Một số hoạt động bị huỷ hoặc tạmdừng do dịch Covid-19:

• Hội nghị Toán học Châu Á (AMC) đãbị huỷ do dịch Covid-19 bùng phát trởlại ở khu vực Châu Á và trên thế giới.

Ban đầu hội nghị được dự kiến tổ chứcvào tháng 7/2020, sau đó phải lùi sangnăm 2021, và cuối cùng vẫn khôngtổ chức được vì tình hình dịch bệnhnghiêm trọng.• Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên-Học

sinh lần thứ 28 được dự kiến tổ chức ởTrường ĐH Sư phạm – ĐH Huế từ 10-16/5/2021 nhưng đã phải tạm hoãndo dịch Covid-19 bùng phát vào đầutháng 5/2021. Trước đó kỳ thi đã phảilùi một lần, kế hoạch ban đầu là từ 5-11/4/2021.

* PGS. Nguyễn Việt Dũng (Viện Toánhọc, Viện Hàn lâm KHCN VN) được bầulàm Thư ký Ban điều hành của CIMPA(International Centre for Pure and Ap-plied Mathematics) nhiệm kỳ 2020-2024.Chủ tịch của CIMPA nhiệm kỳ 2020-2024 là GS. Barry Green (ĐH Stellen-bosch, Nam Phi), phó chủ tịch là GS. An-nie Raoult (ĐH Paris Descartes, Pháp).Hướng nghiên cứu của PGS. Nguyễn ViệtDũng là tôpô đại số, tôpô và tổ hợp củasắp xếp siêu phẳng, và tôpô của khônggian cấu hình.

32 TẬP 25, SỐ 1 THÔNG TIN TOÁN HỌC

Tin thế giới

* zbMATH Open (tiền thân là Zentral-blatt MATH) chính thức đi vào hoạt độngtừ đầu năm nay. zbMATH Open là mộtmột trong những đơn vị thực hiện việctóm tắt và bình duyệt ấn phẩm toán học(cả thuần túy và ứng dụng), lớn nhất thếgiới. Cơ quan biên tập zbMATH Open làHội Toán học Châu Âu (EMS), Viện Hànlâm Khoa học và Nhân văn Heidelberg, vàViện Leibniz về Hạ tầng Thông tin (FIZKarlsruhe). Công việc biên tập do vănphòng FIZ Karlsruhe tại Berlin thực hiện.Văn phòng này, trực thuộc Liên hiệp Leib-niz, là một tổ chức phi lợi nhuận, một tổchức phục vụ lợi ích công cộng được thừanhận. Từ tháng Một năm 2021, kho dữliệu của zbMATH Open có thể truy cậpmiễn phí, không phải trả tiền truy cậpnhư mạng MathSciNet nổi tiếng của HộiToán học Hoa Kỳ. Địa chỉ trang chủ củazbMATH Open là zbmath.org.

Hiện zbMATH Open chứa khoảng 4,2triệu đơn vị dữ liệu về ấn phẩm khoahọc, với các bài bình duyệt hoặc tómtắt liên quan đến khoảng hơn 3000 tạpchí và loạt sách, và hơn 190 000 cuốnsách. Bắt đầu hoạt động từ thế kỷ 18, zb-MATH Open có vùng phủ sóng bao trùmvà toàn diện suốt từ năm 1868 đến nay,nhờ việc tích hợp toàn bộ dữ liệu của bộ

"Niên giám tiến bộ toán học" (Jahrbuchuber die Fortschritte der Mathematik).Kho dữ liệu zbMATH Open bao gồm hơnmột triệu hồ sơ các tác giả đã được xácthực đến từ rất nhiều nền tảng khácnhau, danh mục các phần mềm toán họcswMATH, và khoảng 35 triệu ấn phẩm.Ngoài ra, dữ liệu của zbMATH Open cóliên kết đến cả những nền tảng xuất bảnsử dụng văn bản truyền thống, cũng nhưnhững diễn đàn hỏi đáp như MathOver-flow.

Để so sánh, MathSciNet có hơn 3 triệuđơn vị dữ liệu ấn phẩm khoa học, và hơn2 triệu liên kết trực tiếp đến các ẩn phẩmgốc xuất phát từ khoảng 3000 tạp chí và250 nhà xuất bản. Mỗi năm, MathSciNetđược bổ sung khoảng 110 000 đơn vị dữliệu mới, phần lớn có thông tin phân loạichủ đề toán học (Math Subject Classifi-cation) đi kèm. Số bài bình duyệt đượcbổ sung hàng năm là khoảng 80 000, docác nhà toán học khắp năm châu đónggóp. Danh sách tài liệu tham khảo củatừng bài báo (cuốn sách) được thu thậptừ hơn 500 tạp chí và được điều chỉnhcho khớp với thông tin trên MathSciNet.(Thông tin từ zbmath.org/about/ vàhttp://www.ams.org/publications/math-reviews/math-reviews)

THÔNG TIN TOÁN HỌC TẬP 25, SỐ 1 33

THÔNG TIN TOÁN HỌC, Tập 25 Số 1 (2021)

Tổ hợp như một phong cách làm toán: Phỏng vấn GS. Vũ Hà Văn . . . . . . . . . 1Toufik MansourNguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Phúc Khánh Linh dịch

László Lovász đồng chủ nhân Giải Abel 2021 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11Trần Mạnh Tuấn

László Lovász . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13Vũ Hà Văn

Caucher Birkar và chương trình mô hình tối tiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16Nguyễn Hữu Kiên

Định lý sát thủ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25Colin AdamsNguyễn Đăng Hợp dịch

Tin tức hội viên và hoạt động toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

Tin thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33