ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ VẬT LÍ 8 - Thời gian 60 p

11
ÔN TP KIM TRA GIA KÌ VT LÍ 8 - Hình thc kim tra : trc nghim - Scâu : 40 câu - Thi gian 60 phút I. Lý thuyết Câu 1 :Chuyển động cơ là gì ? cho ví dụ Chuyển động cơ là sự thay đổi vtrí ca mt vt so vi vật được chn làm mc VD : quyn sách nm yên trên bàn quyển sách đang chuyển động so vi xe đang chạy trên đường vì vtrí ca xe và quyển sách thay đổi theo thi gian. Câu 2 :Ti sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Ly ví dvtính tương đối ca chuyn động và đứng yên. - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc ( vật mốc) - Ví dụ: Ngôi trường đang đứng yên so vi mặt đất / cây ci Nhưng ngôi trường đang đứng yên Câu 3. Độ ln ca vn tc là gì ? độ ln vn tc cho biết điều gì? - Độ ln ca vn tc là tốc độ - Độ ln ca vn tc / tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chm ca chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thi gian. Nói tc độ của ô tô là 36 km/h, điều đó có ý nghĩa gì? - Tc độ của ô tô là 36 km/h có nghĩa là nói trung bình ô tô đi được 36 km trong mi gi. Câu 4. Hãy nêu điểm khác nhau gia chuyển động đều vi chuyển động không đều. Cho ví dminh ha. - So sánh: + Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không đổi theo thời gian + Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian - Ví dụ: + Nếu bạn chạy xe máy với tốc độ 60km/h và giữ nguyên tốc độ này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều. + Khi bn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chm dn. khi bn chy xe xung dc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dn. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dca chuyển động không đều. Câu 5. Ti sao nói lực là đại lượng véc tơ? Hãy nêu cách biểu diễn véc tơ lực. - Lc là một đại lượng véc tơ vì lực vừa có độ ln, vừa có phương và chiều. - Cách biu din lc: Lc là một đại lượng véc tơ được biu din bng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt ca lc. + Phương, chiu trùng với phương, chiều ca lc. + Độ dài biu thcường độ ca lc theo mt tlxích cho trước.

Transcript of ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ VẬT LÍ 8 - Thời gian 60 p

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ VẬT LÍ 8

- Hình thức kiểm tra : trắc nghiệm

- Số câu : 40 câu

- Thời gian 60 phút

I. Lý thuyết

Câu 1 :Chuyển động cơ là gì ? cho ví dụ

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật được chọn làm mốc

VD : quyển sách nằm yên trên bàn quyển sách đang chuyển động so với xe

đang chạy trên đường vì vị trí của xe và quyển sách thay đổi theo thời gian.

Câu 2 :Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Lấy ví dụ

về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì phụ thuộc vào vật được chọn làm

mốc ( vật mốc)

- Ví dụ: Ngôi trường đang đứng yên so với mặt đất / cây cối

Nhưng ngôi trường đang đứng yên

Câu 3. Độ lớn của vận tốc là gì ? độ lớn vận tốc cho biết điều gì?

- Độ lớn của vận tốc là tốc độ

- Độ lớn của vận tốc / tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và

được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Nói tốc độ của ô tô là 36 km/h, điều đó có ý nghĩa gì?

- Tốc độ của ô tô là 36 km/h có nghĩa là nói trung bình ô tô đi được 36 km trong

mỗi giờ.

Câu 4. Hãy nêu điểm khác nhau giữa chuyển động đều với chuyển động

không đều. Cho ví dụ minh họa.

- So sánh:

+ Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không đổi theo thời gian

+ Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian

- Ví dụ:

+ Nếu bạn chạy xe máy với tốc độ 60km/h và giữ nguyên tốc độ này trong 5 phút,

vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều.

+ Khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần.

khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm

tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.

Câu 5. Tại sao nói lực là đại lượng véc tơ? Hãy nêu cách biểu diễn véc tơ lực.

- Lực là một đại lượng véc tơ vì lực vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều.

- Cách biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên

có:

+ Gốc là điểm đặt của lực.

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương

nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Ví dụ: Quả bóng nằm trên mặt đất vì quả bóng chịu tác dụng 2 lực cân bằng: lực

hút của Trái Đất và lực nâng của mặt đất.

Câu 6. Một vật đang đứng yên hoặc đang chuyển động, bỗng dưng các lực tác

dụng lên vật cân bằng nhau thì trạng thái của vật sẽ thế nào?

- Dưới tác dụng của 2 lực cân băng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên;

vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu 7. Tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột

ngột? Cho ví dụ.

- Khi có lực tác dụng ,mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán

tính .

- Ví dụ:

+ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển

động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.

Câu 8 : Có mấy loại lực ma sát? Những lực đó xuất hiện khi nào?Tác dụng

của ma sát ? Là thế nào để tăng, giảm ma sát?

- Có ba loại lực ma sát:

+ Ma sát trượt : xuất hiện khi 1 vật trượt trên bề mặt của 1 vật khác

+ Ma sát lăn : xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt của 1 vật khác

+ Ma sát nghỉ : xuất hiện giữ cho vật không trượt /không lăn khi có lực tác dụng

lên vật ( chú ý ma sát nghỉ không xuất hiện trong trường hợp vật đứng yên khi chịu

tác dụng của 2 lực cân bằng )

- Ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật

- Cách giảm lực ma sát là: Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

- Cách làm tăng ma sát : tăng độ nhám , gồ ghề trên bề mặt tiếp xúc.

Lưu ý

- Đổi đơn vị từ m/s sang km/h : nhân cho 3,6

- Đổi đơn vị từ km/h sang m/s : chia cho 3,6

II. Bài tập

1/ Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống :

a/ 36 km/h = 10m/s b/ 12m/s = km/h

c/ 48km/h =......m/s d/60km/h =.....m/s

2/ Biểu diễn bằng hình vẽ một lực có:

+ Điểm đặt O

+ Phương xiên ,hợp với phương nằm ngang một góc 300, chiều hướng lên (

bên phải).

+ Cường độ là 30N( tỉ xích 1cm ứng với 10N)

3/ Một người đi bộ đều với tốc độ 2m/s trên đoạn đường dài 3km, sau đó đi tiếp

3,9km trong 1h.Tính tốc độ trung bình của người đó trong mỗi đoạn đường và suốt

cả quãng đường.

Tóm tắt

V1 = 2 m/s

S1 = 3 km

S2 = 3.9 km

t2 = 1h

V2= ? km/h

Vtb= ? km/h

Giải

tốc độ trung bình người đó trên đoạn đường đầu

V1 = 2m/s = 7,2(km/h)

tốc độ trung bình người đó trên đoạn đường sau

V2=S2/t2 = 3,9/1 = 3,9 (km/h)

Thời gian đi hết quãng đường đầu

t1=S1/V1 = 3/7,2 = 0,42(h)

tốc độ trung bình người đó trên cả quãng đường

Vtb = 1 2

1 2

3 3,9

0,42 1

s s

t t

4,86 (km/h)

F

10N

300

4/ Người thứ nhất đi quãng đường 420m hết 2 phút. Người thứ hai đi với tốc độ

4,5km/h.

a/ Người nào chuyển động nhanh hơn?

b/ Nếu lúc đầu hai người cách nhau 400m, khởi hành cùng một lúc và đi

cùng chiều nhau( trên một đường thẳng) thì sau 10 phút hai người cách nhau bao

nhiêu km?

Tóm Tắt

S1= 420 m

t1 = 2 p = 120 s

V2= 4.5 km/h = 1.25 m/s

a.Ai đi nhanh hơn

b.S= 400 m

t= 10p =600 s

khoảng cách 2 xe

Giải

a.Tốc độ người thứ nhất

V1= S1 : t1 = 420 : 120 = 3.5 m/s

V1 > V2 ( 3.5 > 1.25 ) nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ 2

b.Quãng đường người thứ 2 :

s 2 = v2 .t2 = 1.25 x 600 = 750 m

Quãng đường người thứ 1 :

s 1 = v1 .t1 = 3.5 x 600 = 2100 m

Khoảng cách 2 xe

S = 2100-750-400= 950 m

5/ Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1và F2. Biết F1

= 15N có phương ngang ngược chiều với chiều chuyển động.

a. Các lực F1 và F2 có đặc điểm gì? tìm độ lớn của lực F2.

F1 và F2 là 2 lực cân bằng F2= F1 = 15 N

b. Tại một điểm nào đó, lực F1 bất ngờ mất đi, vật sẽ chuyển động như thế nào?

F1 bất ngờ mất đi ,vật sẽ chuyển động nhanh dần

6/ Quan sát một vật được thả thừ trên cao xuống, hãy cho biết:

a. Lực nào đã tác dụng lên vật? Lực đó có hướng như thế nào?

Trọng lực tác dụng lên vật có

- Phương thẳng đứng

- Chiều từ trên xuống dưới

b. Biểu diển lực đó bằng hình vẽ

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác

B. sự thay đổi phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác

D. sự thay đổi hình dạng của vật so

với vật khác

Câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 3: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí về TP HCM, nếu ta nói chiếc

xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:

A. Người soát vé đang đi lại trên xe B. Tài xế

C. Trạm thu phí D. Khu công nghiệp Câu 4: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:

A. Chuyển động thẳng B. Chuyển động cong

C.Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng Câu 5: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ

D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga.

Câu 6: Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so

với..(1)...nhưng lại đứng yên so với :

A. Chim con/con mồi

B. Con mồi/chim con

C. Chim con/ tổ

D. Tổ/chim con

Câu 7 : Công thức tính tốc độ

A. V = S.t

B. V= m .D

C. V= S : t

D. V= t : S

Câu 8 : Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của thời gian ?

A. m

B. s

C. min

D. phút Câu 9: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút.Tốc độ của học sinh đó là: A. 5.4 km/h B. 0.09 km/h C. 19.44 m/s D. 0.025 m/s

Câu 10: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s.Tốc độ trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là: A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s

B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s

C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s

D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 11: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 12: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác B. sự thay đổi

phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 13: Độ lớn của vận tốc cho biết:

A. Qũy đạo của chuyển động

B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc

D. Dạng đường đi của chuyển động

Câu 14: Chọn đáp án đúng: Tốc độ phụ thuộc vào

A. quãng đường chuyển động.

B. thời gian chuyển động.

C. cả A và B đúng.

D. cả A và B sai

Câu 15: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:

Họ và tên Quãng đường Thời gian (s)

Nguyễn Chang 100m 10

Nguyễn Đào 100m 11

Nguyễn Mai 100m 9

Nguyễn Lịch 100m 12

A. Nguyễn Chang

B. Nguyễn Đào

C. Nguyễn Mai

D. Nguyễn Lịch

Câu 16: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?

A. m/s

B. km/h

C. kg/m3

D. m/phút

Câu 17: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1

phút 40 giây; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100 giây. Tốc độ trung

bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s

B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s

D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 18: Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp, quãng đường đầu dài 3km đi trong 10

phút, quãng đường sau dài 2km đi trong 5 phút. Tốc độ trung bình của học sinh trên mỗi

đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

A. 5m/s; 6m/s; 5,5m/s

B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s

C. 5m/s; 6,67m/s; 5,56m/s

D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 19: Hải đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, biết tốc độ trung bình 8km/h. Quãng

đường từ nhà Hải đến trường là:

A. 2km

B. 2,5km

C. 5km

D. 3km

Câu 20: Hãy chọn câu trả lời đúng. Muốn biểu diễn một vec tơ lực chúng ta cần phải biết

các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều

C. Điểm đặt, phương, độ lớn

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 21: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai.

A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.

B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.

C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với

chiếc thuyền.

D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.

Câu 22: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.

A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.

B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.

C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.

D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.

Câu 23:Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là

sai?

A. Hành khách đứng yên so với người lái xe.

B. Người soát vé đứng yên so với hành khách.

C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.

D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.

Câu 24: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu

trả lời đúng.

A. Thời gian đi của xe đạp.

B. Quãng đường đi của xe đạp.

C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km.

D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

Câu 25: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ?

A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.

B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.

C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.

D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội.

Câu 26: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết

thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là:

A. 2

21 vvvtb

; B.

2

2

1

1

t

S

t

Svtb ; C.

21

21

tt

SSvtb

; D.

21

21

SS

ttvtb

.

Câu 27: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút.

Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn

đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là

36km/h.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. 3 km.

B. 5,4 km.

C. 10,8 km.

D. 21,6 km.

Câu 28 :Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục

chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi

trên cả 2 đoạn đường là:

A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s.

Câu 29: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời

gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Tốc độ trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển

động là:

A. 30km/h; B. 40km/h; C. 70km/h; D. 35km/h.

Câu 30: Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N,

tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là:

A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d.

Câu 31 : Lực...............sinh ra khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

A. Ma sát lăn

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát trượt

D. Quán tính

Câu 32 : Lực................ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác

A. Ma sát lăn

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát trượt

D. Quán tính

Câu 33 : Lực..................sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác

A. Ma sát lăn

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát trượt

D. Quán tính

F

F

F

F