NCuu Sudung Nam Xanh (TS Niem) STTTT

15
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM Metarhizium anisopliae PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY TRỒNG Ở KIÊN GIANG TS. Nguyễn Xuân Niệm (PGĐ. Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang; 0913858049; [email protected]) SUMMARY RESEARCH TO USE THE PREPARATION OF FUNGUS Metarhizium anisopliae TO CONTROL SOME HARMFUL INSECTS OF PLANTS IN KIEN GIANG PROVINCE Dr. Nguyen Xuan Niem (Vice Director, Department of Science & Technology in Kien Giang province; 0913858049; [email protected]) The fungus Metarhizium anisopliae distributing host range widely on harmful insect species. Kien Giang, a province of the Mekong Delta, has crop diversity in quite height, mainly rice, pineapple, sweet potato, Avicennia plant (belonging to the mangroves forest). The last time, they were attacked by harmful insects (rice brown plant hopper Nilaparvata lugens Stal.; mealybugs on pineapple Dysmicoccus brevipes Cockerell; sweet potato weevil Cilas formicarius Fabricius; leaf-eating insect of Avicennia plant Hyblaea puera Cramer. Study and application of probiotics fungus Metarhizium anisopliae on some pests gain high efficiency over 50% of 5 days after application but no damaging to the predators. Fungus Metarhizium anisopliae has potential parasites killing many harmful insects, both economic efficiency (profit VND 2,210,000 per ha, in which cost reduction of chemicals VND 1,090,000 and ensuring ecological sanitation as well as food hygiene and safety. Key words : Metarhizium anisopliae; Kien Giang province; harmful insects. 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Nấm Metarhizium anisopliae (nấm xanh hay nấm lục cương) là loài nấm phân bố và có phổ ký chủ rất rộng. Năm 1879, Metchnikoff đã phân lập loài nấm này từ bọ cánh cứng Anisopliae austriaca và đề nghị sử dụng loài nấm này để phòng trừ các loại côn trùng hại. Hollingsworth, Meleisea và Iosefa (1988) cho biết tại một nông trường, M. anisopliae đã gây bệnh cho khoảng 65% ấu trùng và 27% thành trùng. Hiện nay, nấm M. anisopliae đang được sử dụng rộng rãi để phòng trừ côn trùng hại trên nhiều loại cây trồng [Nguyễn Lân Dũng (1981) trích nguồn: Nguyễn Xuân Niệm (2010)]. - Sự xâm nhiễm và phát triển của nấm M. anisopliae trong cơ thể ký chủ 1

Transcript of NCuu Sudung Nam Xanh (TS Niem) STTTT

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM Metarhizium anisopliae PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY TRỒNG Ở KIÊN GIANG

TS. Nguyễn Xuân Niệm(PGĐ. Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang; 0913858049; [email protected])

SUMMARYRESEARCH TO USE THE PREPARATION OF FUNGUS Metarhizium anisopliae

TO CONTROL SOME HARMFUL INSECTS OF PLANTS IN KIEN GIANG PROVINCE

Dr. Nguyen Xuan Niem(Vice Director, Department of Science & Technology in Kien Giang province;

0913858049; [email protected])

The fungus Metarhizium anisopliae distributing host range widely onharmful insect species. Kien Giang, a province of the Mekong Delta,has crop diversity in quite height, mainly rice, pineapple, sweetpotato, Avicennia plant (belonging to the mangroves forest). The lasttime, they were attacked by harmful insects (rice brown plant hopperNilaparvata lugens Stal.; mealybugs on pineapple Dysmicoccus brevipesCockerell; sweet potato weevil Cilas formicarius Fabricius; leaf-eatinginsect of Avicennia plant Hyblaea puera Cramer. Study and application ofprobiotics fungus Metarhizium anisopliae on some pests gain highefficiency over 50% of 5 days after application but no damaging tothe predators. Fungus Metarhizium anisopliae has potential parasiteskilling many harmful insects, both economic efficiency (profit VND2,210,000 per ha, in which cost reduction of chemicals VND 1,090,000and ensuring ecological sanitation as well as food hygiene andsafety.Key words: Metarhizium anisopliae; Kien Giang province; harmful insects.

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Nấm Metarhizium anisopliae (nấm xanh hay nấm lục cương) là loài

nấm phân bố và có phổ ký chủ rất rộng. Năm 1879, Metchnikoff đãphân lập loài nấm này từ bọ cánh cứng Anisopliae austriaca và đềnghị sử dụng loài nấm này để phòng trừ các loại côn trùng hại.Hollingsworth, Meleisea và Iosefa (1988) cho biết tại một nôngtrường, M. anisopliae đã gây bệnh cho khoảng 65% ấu trùng và 27%thành trùng. Hiện nay, nấm M. anisopliae đang được sử dụng rộngrãi để phòng trừ côn trùng hại trên nhiều loại cây trồng[Nguyễn Lân Dũng (1981) trích nguồn: Nguyễn Xuân Niệm (2010)].

- Sự xâm nhiễm và phát triển của nấm M. anisopliae trong cơ thể kýchủ

1

Bào tử đính của nấm M. anisopliae thường nảy mầm trong điềukiện môi trường có nguồn carbon và nitơ phong phú, nhưng thườngcó khác biệt trong sự nảy mầm giữa các loài nấm khác nhau, điềunày có thể liên quan tới loài côn trùng ký chủ. Chất dinh dưỡnglà môi trường quan trọng để nấm có thể nhận ra ký chủ thích hợpkhi bám vào lớp kitin côn trùng.

Sau khi bào tử đính hình thành, đĩa bám tạo ra một sợi mầmxâm nhập vào lớp kitin ngoài (epicuticle). Khi tiến tới lớpkitin non (procuticle), đỉnh của đĩa bám phình ra để hình thànhcác phiến xâm nhiễm song song với các phiến kitin mà không ănsâu vào trong. Các phiến xâm nhiễm phát triển ra các sợi bên,các sợi bên lại tạo ra các thể sợi nấm xâm nhiễm. Các thể sợinấm xâm nhiễm này tạo ra các sợi nấm xâm nhiễm thẳng đứng đâmxuyên qua lớp kitin non để xâm nhập vào bên dưới lớp da vàxoang cơ thể. Thời gian sợi nấm xâm nhiễm tiến tới xoang máukhác nhau tuỳ theo loại côn trùng ký chủ. Ví dụ, sợi nấmMetarhizium tiến vào xoang máu của ấu trùng họ Elateridae khoảng6 ngày sau khi chủng. Trong khi đó, sợi nấm Metarhizium tiến vàoxoang máu của loài mối (Nasutitermis sp.) mất 48 giờ sau khichủng; Và 72 giờ sau thì các thể sợi nấm Metarhizium bắt đầu xâmnhập vào các thể mỡ và gây ra triệu chứng chết cho loài mốinày. 96 giờ sau khi chủng, các thể sợi nấm phát triển dày đặcbên trong xoang cơ thể mối và bắt đầu phát triển ra bên ngoàicơ thể. Các bào tử áo (Chlamydospore) có thể hình thành trongxoang cơ thể mối [Nguyễn Lân Dũng (1981) trích nguồn: NguyễnXuân Niệm (2010)].

- Các enzyme phân huỷ kitin của nấm M. anisopliae

Nấm M. anisopliae xâm nhập vào lớp kitin của côn trùng đượclà do sự phối hợp giữa các enzyme phân huỷ kitin và áp lực vậtlý. Lúc đầu, các enzyme phân huỷ làm tiêu lớp sáp trên lớp vỏkitin của côn trùng và tạo ra các lỗ thủng chung quanh vòi xâmnhiễm. Nhóm enzyme phân huỷ kitin gồm có subtilisin-likeproteinase, metalloproteases, trypsin, aminopeptidase,dipeptidyl peptidase và chitinnase. Các enzyme này xuất hiệntheo trình tự như sau: các enzyme phân huỷ protein và cácesterase được tạo ra đầu tiên vì các protein bao bọc các sợikitin phải được phân huỷ trước khi men chitinase hoạt động.Enzyme phân giải protein là một endoprotease và được gọi làPr1. Pr1 là một protein, chủ yếu được tổng hợp trong quá trìnhhình thành đĩa bám trên bề mặt rắn hay trên lớp kitin của côntrùng. Ngoài Pr1, còn có một số endoprotease khác hiện diệntrong nước lọc môi trường nuôi cấy nấm M. anisopliae bao gồm Pr1b,Pr2, Pr3, Pr4, và metalloproteinase [Boucias và Pendland (1998)trích nguồn: Nguyễn Xuân Niệm (2010)].

2

- Các độc tố của nấm M. anisopliae Nấm Metarhizium thường tạo ra độc tố: (i) Destruxin (A-E)

Tác động trên kênh Ca++ trong màng bắp thịt (A, B); ức chế miễndịch và gây bệnh tế bào (C, E); (ii) Cytochalasins Ức chế sựkéo dài của các sợi actin (protein cấu thành sợi lông);Swainsonine là Indolizidine alkaloid.

Các độc tố của M. anisopliae vào trong ruột giữa và gây ra mộtsố bệnh ở tế bào ruột giữa của côn trùng. Các bệnh này thườngtạo ra những thay đổi trong ty thể và lưới nội chất, làm thoáihóa nhân tế bào và làm tổn thương ống Malpigi, hemocyte nhưngkhông gây ra các tổn thương mô ở vị trí hệ thần kinh. Các triệuchứng của sự nhiễm độc trên ấu trùng liên quan tới tổng số bàotử mà ấu trùng ăn phải. Destruxin E có tác động như một chất ứcchế miễn dịch, ngăn cản phản ứng phòng vệ tế bào và thể dịchcủa một số côn trùng, và chất độc này hiệu quả hơn destruxin Avà B. Ngoài ra, Destruxin E do nấm Metarhizium tạo ra có tác dụngnhư một chất kháng sinh, kháng lại các loại virus đa diện nhânkhi được chủng vào ấu trùng Galleria mellonella bị nhiễm virus ở mứcđộ chưa gây độc. Độc chất này dường như gây cản trở tại các vịtrí tổng hợp của virus mà không cản trở trên chính virus. Nấmlục cương cũng tạo ra các enzyme phân hủy protein độc và cácchất ức chế phản ứng kháng men protease trong hemolymth côntrùng. Ngoài ra, nấm Metarhizium còn tạo ra chất cytochalasin cótác dụng ngăn cản sự kéo dài sợi actin (protein cấu thành sợilông) [Boucias và Pendland (1998) trích nguồn: Nguyễn Xuân Niệm(2010)].

Vì vậy, nấm Metarhizium anisopliae có tiềm năng ký sinh nhiềuloài côn trùng gây hại cho cây trồng ở tỉnh Kiên Giang, nơi cóđa dạng cây trồng khá cao, trong đó chủ yếu là lúa, khóm, khoailang, cây mắm (rừng ngập mặn),… Nghiên cứu và ứng dụng nấm nàytrong phòng trừ sâu hại là điều rất cần thiết, nhằm hạn chếthấp nhất sử dụng thuốc hóa học, bảo vệ môi trường sinh thái,bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

Các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới được bố trí hoàntoàn ngẫu nhiên; Hiệu lực của thuốc được tính bằng công thứccủa Abbott (1925). Các thí nghiệm ngoài đồng được bố trí khốihoàn toàn ngẫu nhiên; Hiệu lực của thuốc được tính bằng côngthức của Henderson - Tilton (1955). Số nghiệm thức tùy thuộcvào từng thí nghiệm cụ thể. Tất cả thí nghiệm đều thực hiện với3 lần lập lại. Phương pháp bố trí ruộng trình diễn ngoài đồngxem cụ thể từng báo cáo ở phần Kết quả và thảo luận.

3

Chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae sử dụng, thí nghiệm trênlúa do TS.Nguyễn Thị Lộc (Viện Lúa ĐBSCL) sản xuất; trên khómdo PGS.TS. Trần Văn Hai (Trường Đại học Cần Thơ) sản xuất; trênkhoai lang và trên cây mắm do GS.TS. Phạm Thị Thùy (Viện BVTV)sản xuất và hỗ trợ cung cấp.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất nhanhchế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ tại tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là một trong những tỉnh có diện tích gieo trồnglúa khá lớn, khoảng 634.434 ha (Sở Nông nghiệp & PTNT, 2010).Trong vài năm gần đây do đại dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùnxoắn lá lúa, nhiều nông dân nóng vội trong sử dụng thuốc hóahọc, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và sử dụng nhiều loạithuốc có phổ tác dụng rộng diệt chết thiên địch làm mất cânbằng sinh thái, gây ra hiện tượng bộc phát rầy nâu trong giaiđoạn sau. Lượng thuốc hóa học được sử dụng khá nhiều để phòngtrừ rầy nâu trên lúa đã gây ảnh hưởng trầm trọng tới hệ sinhthái, môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, việc phunthuốc hoá học ở giai đoạn lúa trỗ đã làm lúa bị lép nhiều vàgiảm năng suất. Để khắc phục vấn đề này, một đề tài cấp tỉnhthực hiện nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất nhanhchế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ tại tỉnh Kiên Giang,kết quả cụ thể như sau:

Đề tài đã tiến hành xây dựng 5 ha mô hình thực nghiệm với 10hộ nông dân tham gia ở xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh KiênGiang vào vụ lúa Đông Xuân 2011 - 2012. 3.1.1. Biến động mật số rầy nâu và thiên địch trên ruộng mô hình và đối chứng

Kết quả được ghi nhận trên Hình 3.1 cho thấy mật số rầynâu di trú xuất hiện sớm vào 23 NSS với mật số 329,8 và 297,7con/m2 tương ứng với ruộng mô hình và đối chứng. Nông dân đãphun thuốc Chess 50WG hoặc Oshin 20WP để phòng trừ rầy nâu trênruộng đối chứng trong khi nấm xanh Ometar (nấm ký sinhMetarhizium anisopliae) đã được phun trên ruộng mô hình để quản lýrầy nâu (do có nguồn nấm xanh nông dân tự sản xuất trong đợttập huấn đầu tiên). Mật số rầy nâu đã giảm ở ruộng mô hình vàđối chứng (khoảng 30 con/m2) sau khi phun thuốc 14 ngày (37NSS). Tuy nhiên, mật số rầy nâu tăng nhanh trở lại vào 52 NSSđạt 824,3 con/m2 ở ruộng mô hình và 977,7 con/m2 ở ruộng đốichứng. Tại thời điểm này ruộng đối chứng của nông dân được phunthuốc Chess 50WG hoặc Oshin 20WP và ruộng mô hình cũng đượcphun chế phẩm Ometar lần 2 đã khống chế được mật số rầy nâu đếncuối vụ.

4

Ruộng16NSS

23NSS 30NSS

37NSS

45NSS

52NSS

59NSS

66NSS

73NSS

80NSS

ĐC 0,0297,

7 45,7 30,7 89,2977,

7183,

2 30,0 26,5 32,3

MH 0,0329,

8 98,3 30,2 24,7824,

3250,

7 74,5 26,2 14,0P - ns ** ns ** * * ** ns **

ĐC: đối chứng MH: mô hình NSS: ngày sau sạns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê * khác biệt ở mức 5% ** khác biệt ởmức 1%

(Nguyễn Thị Lộc và ctv, 2013)

Hình 3.1. Biến động mật số rầy nâu trên ruộng mô hình và đốichứng (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang; ĐX 2011 - 2012,

Jasmine 85)

Ruộng16NSS

23NSS 30NSS

37NSS

45NSS

52NSS 59NSS

66NSS

73NSS

80NSS

ĐC 0,0 11,2 4,7 7,8 5,2 14,0 5,0 10,3 5,2 6,3

MH 0,0 10,814,0 14,8 11,3 20,8 28,5 31,5 23,3 18,7

P - ns ** * * * ** ** ** **ĐC: đối chứng MH: mô hình NSS: ngày sau sạns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê * khác biệt ở mức 5% ** khác biệt ởmức 1%

5

Hình 3.2. Biến động mật số BXMX trên ruộng mô hình và đối chứng(Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang; ĐX 2011 - 2012, Jasmine

85)Kết quả trên Hình 3.2 cho thấy Bọ xít mù xanh (BXMX) bị

ảnh hưởng bởi việc phun thuốc hoá học Chess 50WG, Oshin 20WP,Chief 520WP và Ammate 150SC. Mật số BXMX ở ruộng đối chứng thấphơn có ý nghĩa thống kê so với mật số BXMX ở ruộng mô hình kểtừ 30 NSS cho tới cuối vụ. Trong khi đó, mật số BXMX ở ruộng môhình không bị ảnh hưởng bởi việc phun chế phẩm Ometar nên vẫntiếp tục gia tăng mật số trong ruộng lúa lên 14,8 con/m2 sau khiphun thuốc 14 ngày (37 NSS). Tuy nhiên, mật số BXMX ở ruộng môhình thay đổi theo xu hướng giảm khi thuốc Chief 520WP đượcphun để trừ sâu cuốn lá ở 37 NSS. Mật số BXMX tăng dần trongruộng mô hình vào giai đoạn lúa 52 - 66 NSS (do hiệu lực củathuốc Chief 520WP giảm và nguồn thức ăn từ rầy nâu tăng) đạtmật số cao nhất ở 66 NSS (31,5 con/m2).

Tương tự với BXMX, nhện bắt mồi ăn thịt cũng bị ảnh hưởngbởi việc sử dụng thuốc hoá học Chess 50WG, Oshin 20WP, Chief520WP và Ammate 150SC nên mật số nhện bắt mồi ăn thịt của ruộngđối chứng luôn thấp hơn so với mật số nhện của ruộng mô hình từ30 NSS, đặc biệt là thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê vào30 - 45 NSS và 59 - 66 NSS (những thời điểm sau khi phun thuốchoá học) (hình 3.3). Đối với ruộng mô hình, mât số nhện bắt mồiăn thịt tiếp tục tăng nhanh đạt 24,8 con/m2 ở 37 NSS mặc dù cóphun chế phẩm Ometar ở 23 NSS. Tuy nhiên, mật số nhện bắt mồiăn thịt cũng giảm khi phun thuốc Chief 520WP trừ sâu cuốn lánhưng mật số nhện gia tăng nhanh trở lại và ổn định ở mật sốcao cho đến cuối vụ khi thuốc hết hiệu lực và mật số rầy nâutrên ruộng gia tăng (mặc dù có phun nấm xanh Ometar trừ rầy nâuở 52 NSS). Kết quả trên cho thấy phun chế phẩm Ometar không ảnhhưởng đến mật số nhện bắt mồi ăn thịt trong ruộng lúa.

Ruộng 16NSS 23NSS 30NSS 37NSS 45NSS 52NSS 59NSS 66NSS 73NSS 80NSS

6

ĐC 10,7 14,3 9,2 12,3 10,3 18,5 11,5 13,2 16,7 14,8MH 8,7 10,8 21,0 24,8 22,2 25,0 25,5 28,0 25,5 20,2P ns ns ** ** ** ns * * ns Ns

ĐC: đối chứng MH: mô hình NSS: ngày sau sạns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê * khác biệt ở mức 5% ** khác biệt ởmức 1%

(Nguyễn Thị Lộc và ctv, 2013)

Hình 3.3. Biến động mật số nhện trên ruộng mô hình và đối chứng(Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang; ĐX 2011 - 2012, Jasmine

85)

3.1.2. Năng suất và hạch toán hiệu quả kinh tế của ruộng mô hìnhvà đối chứng

Kết quả so sánh năng suất lúa trung bình giữa ruộng môhình và đối chứng (Bảng 3.1) cho thấy năng suất lúa của ruộngmô hình khá cao (trung bình 7,53 tấn/ha), cao hơn so với ruộngđối chứng của nông dân (trung bình 7,37 tấn/ha). Tuy nhiên,không có sự khác biệt thống kê về năng suất lúa trung bình giữahai ruộng.

Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình và đối chứngở xã Thạnh Đông A vụ Đông Xuân 2011 - 2012 (Bảng 3.1) cho thấyruộng mô hình phun 2 lần chế phẩm nấm xanh Ometar để trừ sâucuốn lá và rầy nâu hại lúa chỉ tốn 120.000 đồng/ha trong khiruộng đối chứng sử dụng 2 lần thuốc trừ rầy Chess 50WG hoặcOshin 20WP tốn chi phí tiền thuốc khá cao 1.050.000 đồng/ha,cộng thêm thuốc trừ sâu lệch 160.000 đồng/ha. Như vậy lợi chiphí do giảm thuốc hóa học 1.090.000 đồng/ha. Thu nhập trungbình của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng 1.120.000đồng/ha do năng suất cao hơn 160 kg/ha. Cộng chung trung bìnhlợi nhuận của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là2.210.000 đồng/ha (6,2%).Bảng 3.1. So sánh hiệu quả kinh tế trung bình giữa mô hình vàđối chứng (Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang; Đông Xuân 2011 -

2012, Jasmine 85)

Khoản mục Mô hình(1)

Đối chứng(2)

Chênh lệchSố tiền Tỷ lệ

(3)=(1)-(2) (%) = (1)/(2)*100 - 100

I. Tổng chi (đ/ha) 14.584.000

15.674.000

-1.090.000 - 7,0

1. Chi phí vât tư (đ/ha) 9188000 10278000 -

1.090.000 - 10,6

- Giống 2250000 2250000 0 0,0- Phân bón 6.000.000 6.000.000 0 0,0- Chế phẩm nấm xanh 120.000 120.000 ~

7

Khoản mục Mô hình(1)

Đối chứng(2)

Chênh lệchSố tiền Tỷ lệ

(3)=(1)-(2) (%) = (1)/(2)*100 - 100Ometar- Thuốc trừ rầy hóa học (Chess 50WG, Oshin 20WP)

1.050.000 -1.050.000 -100

- Thuốc trừ sâu 244.000 404.000 - 160.000 - 39,6- Thuốc BVTV khác 574.000 574.000 0 0,02. Chí phí lao động (đ/ha) 5.396.000 5.396.000 0 0,0

- Phun thuốc trừ rầy 400.000 400.000 0 0,0- Phun thuốc BVTV khác 800.000 800.000 0 0,0

- Công lao động khác 4.196.000 4.196.000 0 0,0

II. Tổng thu 52.710.000

51.590.000 1.120.000 2,2

Năng suất (kg/ha) 7.530 7.370 160 2,2Giá bán (đ/kg) 7.000 7.000 0 0,0

III. Lợi nhuận 38.126.000

35.916.000 2.210.000 6,2

(Nguyễn Thị Lộc và ctv, 2013)

Ghi chú: Hạch toán kinh tế về chỉ tiêu nông học theo giá cả năm 2012. Dấu (-) cho thấy mô hình thấp hơn đối chứng

3.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng nấm M. anisopliae để phòng trừ rệp sáp trên khóm tại Gò Quao

Kiên Giang là một trong những tỉnh có diện tích khóm khálớn gần 10.000 ha. Cây khóm là nguồn thu nhập chính của ngườidân trong vùng đất phèn, đặc biệt là các xã đông đồng bào dântộc Khmer của huyện Gò Quao, Hòn Đất, Châu Thành,…. Những năm gầnđây dịch sâu, bệnh tăng nhiều, dẫn đến năng suất và chất lượngkhóm trong tỉnh bị sụt giảm nghiêm trọng làm cho đời sống củangười dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó đối tượng rệp sápDysmicoccus brevipes Cockerell trực tiếp hút dinh dưỡng cây, giántiếp môi giới lan truyền bệnh héo khô đầu lá khóm (HKĐL) doPineapple mealybug wilt associated virus-2 (PMWaV2) gây ra. Dođó đã nghiên cứu các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trêncây khóm, trong đó có sử dụng nấm M. anisopliae để phòng trừ rệp sáptrên khóm tại Gò Quao, kết quả như sau:3.2.1. Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm xanh (Metarhiziumanisopliae) trên rệp sáp trong hộp nhựa

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy ở thời điểm 4 ngày sau phun (NSP)hiệu lực phòng trừ rệp sáp giữa các nghiệm thức dao động từ 0,5-2,9% và không khác biệt ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 7 và 10

8

NSP, hiệu lực phòng trừ rệp sáp ở tất cả các nghiệm thức đềutăng đáng kể và khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó nghiệm thứcphun nấm xanh 0,1% cho tỷ lệ số con rệp sáp chết khá, lần lượt là13,3 và 50,0% ở 7 và 10 NSP. Độ hữu hiệu 10 NSP của nấm xanh cókhác biệt ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng (phun nước) vànghiệm thức phun nước rửa chén 0,1%. thấp nhất là ở nghiệm thứcphun nước 8,3 và 13,3% (làm đối chứng). Phun nước rửa chén cótác dụng làm tan lớp sáp phủ trên bề mặt rệp sáp nhưng không cótác dụng diệt con rệp sáp.

Bảng 3.2 (trích lược). Độ hữu hiệu của nấm xanh và nấm tím trên rệp sáp hạikhóm trong hộp nhựa ở thời điểm 4, 7 và 10 NSKP

Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) ở các thời điểm4 NSP 7 NSP 10 NSP

Phun nước (đối chứng) 0,5 8,3 b 13,3 cPhun nước rửa chén 0,1% 1,4 12,5 b 15,0 cPhun nấm xanh 0,1% 0,9 13,3 b 50,0 bPhun Regent 800WP (0,1%)

2,9 53,3 a 97,5 a

(Võ Quang Minh và ctv, 2012)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 1% qua kiểm định Duncan. NSP: Ngày sau phun.

3.2.2. Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm xanh (Metarhiziumanisopliae) trên rệp sáp ở cây khóm trồng lấy chồi ở ngoài đồng

Dựa vào kết quả thí nghiệm trong hộp nhựa, việc phòng trừrệp sáp được áp dụng ngoài đồng trên ruộng khóm đã trồng hai nămđể khai thác lấy chồi. Hiệu quả của các thuốc để phòng trừ rệpsáp được trình bày ở Bảng 3.3. Kết quả cho thấy số con rệp sáphiện diện trên bụi khóm sau hai năm trồng rất cao khoảng 100con/bụi mặc dù đã được xử lý thuốc Regent 800WP trước khi trồng.Tuy nhiên, với mật số này chưa có cây nào thể hiện triệu chứngbệnh HKĐL ngoài đồng ruộng, trong khi đó Sether & Hu (2002)chủng 60 con rệp sáp trên cây mang virus thì cây sẽ thể hiệntriệu chứng HKĐL sau đó. Có thể là do cây khóm cấy mô sạch bệnhđược trồng trên ruộng này nên khả năng chịu đựng bệnh này caohơn. Bảng 3.3 (trích lược). Mật số rệp sáp còn sống và độ hữu hiệu của thuốc sau khi

xử lý ở trên cây khóm lấy chồi sau 15 ngày xử lý Nghiệm thức Số con rệp sáp

sốngĐộ hữu hiệu (%)

Phun nước (đối chứng) 114,0 a 0,0Phun nước rửa chén 0,1% 90,2 b 33,7 Phun nấm xanh 0,1% 77,9 bc 41,4

9

Phun Regent 800WP (0,1%) 16,6 c 87,6(Võ Quang Minh và ctv, 2012)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 1% qua kiểm định Duncan.

Xử lý nấm xanh cho kết quả tương đối, số rệp sáp còn sốnglà 77,9 con khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với xử lý nước (đốichứng). Hiệu quả khá và ổn định với độ hữu hiệu là 41,4% so vớinghiệm thức đối chứng (xử lý nước). 3.3. Kết quả nghiên cứu sử dụng nấm M. anisopliae để phòng trừ bọ hà trên khoai lang tại Hòn Đất

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, tổngdiện tích sản xuất khoai lang của tỉnh năm 2010 là 1.453 ha tậptrung ở các huyện Giồng Riềng, Hòn Đất và rải rác ở các huyệnkhác trong tỉnh. Người trồng khoai lang tỉnh Kiên Giang sợ nhấtlà bọ hà (sùng hại củ khoai – kẻ thù truyền kiếp của ngườitrồng khoai lang) tên khoa học: Cilas formicarius Fabricius, do vậyđã bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ hà trênkhoai lang bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ưutiên sử dụng các chế phẩm sinh học như nấm và hạn chế sử dụngthuốc hóa học nhằm ngăn ngừa dư lượng trong sản phẩm, đảm bảoan toàn cho người sử dụng. 3.3.1. Mật số bọ hà qua các lần điều tra ở thí nghiệm phòng trừ

bọ hà trên khoai lang vụ ĐX 2009-2010Ở thí nghiệm này, có sử dụng bẫy pheromone nên đã đếm được

mật số bọ hà. Qua các lần điều tra cho thấy mật số bọ hà ở cácnghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phépthử Duncan so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.4). Điều nàycho thấy việc sử dụng nấm xanh M. anisopliae để quản lý bọ hà đemlại hiệu quả so với đối chứng. Tuy nhiên mật số bọ hà vẫn còncao là do ruộng khoai của trang trại đã chuyên canh qua 8 vụtrồng, mật số bọ hà tích lũy qua nhiều vụ, xác bả thực vật (củkhoai, dây khoai bị nhiễm bọ hà phân bố rải rác trên ruộng, venbờ kênh, mương nước,…) đây là nguồn lưu tồn để lây lan ra ruộngthí nghiệm cũng như ruộng canh tác của nông dân. Bảng 3.4 (trích lược). Mật số bọ hà (con/dây) ở thí nghiệm phòngtrừ bọ hà trên khoai lang bằng biện pháp tổng hợp vụ ĐX 2009-

2010

Nghiệm thứcPhun lần 1 Phun lần 2

TKP 7NSP

14NSP

21NSP

28NSP

TKP 7NSP

14NSP

Xử lý đất bằng nấm M.a+ phun nấm M.a

4,67ab

4,33ab

0,67b

2,33b

1,33a

1,00b

1,33a

0,67b

10

Nghiệm thứcPhun lần 1 Phun lần 2

TKP 7NSP

14NSP

21NSP

28NSP

TKP 7NSP

14NSP

Không xử lý đất + phun nấm M.a

5,00a

4,67a

0,67b

1,33b

1,33a

1,67b

1,67a

0,67b

Canh tác theo nông dân

4,00ab

3,00b

1,00b

2,00b

1,67a

1,67b

1,67b

1,00b

Đối chứng không xử lý

3,67b

4,33ab

3,33a

4,33a

2,67a

3,00a

4,33b

3,33a

(Võ Thị Hồng Thủy và ctv, 2011)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 5% qua kiểm định Duncan.

3.3.2. Tỉ lệ khoai bị sùng (%), năng suất thực tế (tấn/ha) vànăng suất thương phẩm (tấn/ha) ở thí nghiệm phòngtrừ bọ hà bằng biện pháp tổng hợp vụ ĐX 2009-2010

Vụ ĐX 2009-2010, hầu hết các nghiệm thức đều có tỉ lệkhoai sùng rất cao là do mật số bọ hà tích lũy qua nhiều vụ nêntỉ lệ khoai bị sùng chiếm từ 46,44 đến 77,90% (Bảng 3.5). Mặcdầu có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thửDuncan giữa các nghiệm thức có xử lý và nghiệm thức canh táctheo nông dân nhưng hầu như năng suất thương phẩm ở các nghiệmthức đều không chênh lệch nhau nhiều và không khác biệt quaphép thử Duncan. Điều này cho thấy việc xử lý đất bằng nấm Mavà phun nấm M.a để quản lý bọ hà hại khoai lang đem lại hiệuquả .

Qua Bảng 3.5 cho thấy, không có sự khác biệt nhau về năngsuất thực tế giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê. Điềunày cho thấy việc quản lý bọ hà hại khoai lang phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện canh tác, đặc biệt nguồn bọ hà lưu tồn quanhiều vụ canh tác liên tục là rất cao sẽ gây ảnh hưởng làm giảmnăng suất khoai lang ở những vụ sau. Bảng 3.5 (trích lược). Tỉ lệ khoai bị sung (%), năng suất thực tế(tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) ở thí nghiệm phòng

trừ bọ hà bằng biện pháptổng hợp vụ ĐX 2009-2010

Nghiệm thứcTỷ lệ khoaisùng (%)

Năng suấtthực tế(tấn/ha)

Năng suấtthương phẩm(tấn/ha)

XL đất bằng nấm M.a + phun nấmM.a 51.06 b 21,63 ns 16,59 ab

Không XL đất bằng nấm M.a + phun nấm M.a 51.33 b 22,67 ns 16,15 ab

Canh tác theo nông dân 77.90 a 22,07 ns 12,74 abĐối chứng không xử lý 72.61 a 20,74 ns 9,41 b

(Võ Thị Hồng Thủy và ctv, 2011)11

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 5% qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt,

3.3.3. Tỉ lệ khoai bị sùng(%), năng suất thực tế (tấn/ha) vànăng suất thương phẩm (tấn/ha ở thí nghiệm phòng trừbọ hà bằng biện pháp tổng hợp vụ ĐX 2010-2011

Vụ này ĐX 2010-2011, năng thương phẩm ở các nghiệm thức cóxử lý đều cao khác biệt so với đối chứng không xử lý qua phântích thống kê, trong đó năng suất thương phẩm ở nghiệm thức 3(xử lý hom giống bằng thuốc hóa học + xử lý đất bằng nấm Ma +phun nấm Ma cho năng suất thương phẩm cao nhất 19,11 tấn/ha(Bảng 3.6). Điều này cho thấy ngoài việc sử dụng nấm xanh kếthợp xử lý đất và phun cần phải kết hợp luân canh (1 vụ lúa, 1vụ khoai) thì sẽ đem hiệu quả cao trong phòng trị bọ hà khoailang dẫn đến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.Bảng 3.6 (trích lược). Tỉ lệ khoai bị sùng(%), năng suất thực tế(tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) ở thí nghiệm phòng

trừ bọ hà bằngbiện pháp tổng hợp vụ ĐX 2010-2011

Nghiệm thứcTỷ lệ khoaisùng (%)

Năng suấtthực tế(tấn/ha)

Năng suấtthương phẩm(tấn/ha)

Xử lý đất bằng nấm Ma + phunnấm Ma 18,62 bc 19,11 b 15,56 bc

Không xử lý đất + phun nấm Ma 16,02 bc 19,67 b 16,55 b

Canh tác theo nông dân 23,26 ab 17,33 c 13,33 c Đối chứng không xử lý 26,95 a 18,89 b 13,78 c

(Võ Thị Hồng Thủy và ctv, 2011)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 5% qua kiểm định Duncan.

3.4. Kết quả khảo nghiệm phòng trừ sâu ăn lá cây mắm (Hyblaeapuera Cramer) rừng phòng hộ ven biển An Biên- An Minh bằngcác chế phẩm sinh học M. anisopliae Kiên Giang có chiều dài bờ biển khoảng 200 km chạy dài từ

Hà Tiên đến Tiểu Dừa (Cà Mau), theo thống kê Sở Nông nghiệp &PTNT Kiên Giang năm 2009, thì diện tích rừng ngập mặn khoảng5.464 ha, trong đó 1/5 diện tích là cây mắm, diện tích khoảng1.000 ha, bao gồm 3 loài cây: mắm trắng hay mắm lưỡi đồngAvicennia alba, mắm đen Avicennia officinalis, mắm ổi hay mắm biểnAvicennia marina. Thời gian qua, loài sâu ăn lá cây mắm (Hyblaeapuera Cramer) phá hại cây mắm khá nặng, dẫn đến yêu cầu phòngtrừ loài sâu này được đặt ra.

12

Qua Bảng 3.7 cho thấy chế phẩm nấm M.a 2x107WP (50 g/8 lít)có hiệu quả diệt trừ sâu chậm, từ 5 ngày sau khi phun trở đi,tỷ lệ sâu còn sống cao, mặc dầu mật độ sâu sống có sự khác biệtthống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan so với nghiệmthức đối chứng. Vì vậy, chúng tôi không chọn chế phẩm nấm M.a2x107WP (50 g/8 lít) để phun trừ sâu ăn lá cây mắm ở ngoài đồng.Bảng 3.7. Mật độ sâu (con/hộp) ở các nghiệm thức xử lý thuốc

trong phòng thí nghiệmNghiệm thức Mật độ sâu sống (con/cây)

TKP 1 NSP 2 NSP 3 NSP 4 NSP 5 NSP 6 NSP 7 NSPCộng hợp 16 BTN(20 g/8 lít) 20,0 11,6

ab 7,2 b

1,8bc 0,0 b 0,0 c 0,0 c 0,0 c

Biocin 16 WP(20 g/8 lít) 20,0 13,8

ab 1,0 c

0,4c 0,0 b 0,0 c 0,0 c 0,0 c

Bemetent 2x107

WP(50 g/8 lít)

20,0 20,0a

20,0a

20,0a

19,0a

17,0

b

15,8

b

15,2

b

M.a 2x107 WP (50 g/8 lít) 20,0 20,0

a 20,0a

20,0a

19,0a

17,2

b

15,4

b

15,2

bB.b 2x107 WP(50 g/8 lít) 20,0 20,0

a 20,0a

20,0a

20,0a

18,0

b

16,2

b

15,6

bAbatimec 1.8 EC(12 cc//8 lít) 20,0 9,4

b 6,0 b

2,2b 0,0 b 0,0 c 0,0 c 0,0 c

Đối chứng (phun nước) 20,0 20,0

a 20,0a

20,0a

20,0a

20,0

a

19,4

a

19,2

a

(Phan Đức Sơn và ctv, 2010)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau theo sau giá trị trung bình thì khác biệt có ý nghĩathống kê ở mức 5% qua kiểm định Duncan. (TKP: Trước khi phun; NSP: Ngày sauphun)

4. Kết luận và đề nghị4.1. Kết luận - Nấm Metarhizium anisopliae có hiệu quả diệt trừ côn trùng gây hại(rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.; rệp sáp trên khóm Dysmicoccusbrevipes Cockerell; bọ hà khoai lang Cilas formicarius Fabricius; sâuăn lá cây mắm Hyblaea puera Cramer, khá cao trên 50% sau 5 ngàykhi xử lý nhưng không ảnh hưởng đến thiên địch. - Sử dụng chế phẩm sinh học nấm Metarhizium anisopliae trong phòngtrừ sâu hại, vừa mang lại hiệu quả kinh tế (lãi cao 2.210.000,trong đó giảm chi phí thuốc hóa học 1.090.000 đ/ha lúa), vừađảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thựcphẩm.

13

- Qua khảo sát ghi nhận tại Kiên Giang, chế phẩm sinh học nấmMetarhizium anisopliae có tiềm năng ký sinh diệt nhiều loài côntrùng gây hại khác trên các cây trồng chính (lúa, khóm, khoailang, cây mắm) khá cao, tuy nhiên hiệu lực diệt sâu chậm, nhưnghiệu quả kéo dài.4.2. Đề nghị - Đưa chế phẩm sinh học nấm Metarhizium anisopliae làm một thànhphần không thể thiếu trong biện pháp quản lý dịch hại côntrùng.- Truyền thông hơn nữa về tính năng tác dụng của chế phẩm sinhhọc nấm Metarhizium anisopliae, đặc biệt là có những trạm, trại bán,phân phối nhiều hơn để nông dân dễ dàng tiếp cận với chế phẩmsinh học này.Tài liệu tham khảo chính1. Nguyễn Thị Lộc và ctv. (2013), Chuyển giao quy trình sản

xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ và xâydựng mô hình ứng dụng Ometar trừ rầy nâu hại lúa tại tỉnhKiên Giang. Đề tài cấp tỉnh; Hoàn thành báo cáo 11/2013 nộptại Sở KH&CN Kiên Giang. 135 trang.

2. Võ Quang Minh và ctv. (2012), Cải thiện năng suất, chấtlượng cây khóm Gò Quao - biện pháp bảo quản chế biến sau thuhoạch. Đề tài cấp tỉnh; Hoàn thành báo cáo 9/2012 nộp tại SởKH&CN Kiên Giang. 236 trang.

3. Nguyễn Xuân Niệm (2010), Nghiên cứu Bọ cánh cứng hại dừa(Brontispa longissima Gestro) ở Đồng bằng sông Cửu Long và biệnpháp quản lý tổng hợp (IPM) có sử dụng chế phẩm sinh học từMetarhizium anisopliae. Luận án Tiến sĩ Bảo vệ thực vật. TrườngĐại học Cần Thơ, 2010. 209 trang.

4. Phan Đức Sơn và ctv. (2010), Nghiên cứu, xác định thànhphần loài sâu hại trên lá cây mắm (Avicennia spp.) và xây dựngquy trình diệt sâu hại bằng chế phẩm sinh học tại rừng mắmhuyện An Minh và An Biên. Đề tài cấp tỉnh; Hoàn thành báocáo 3/2010 nộp tại Sở KH&CN Kiên Giang. 102 trang.

5. Võ Thị Hồng Thủy và ctv. (2011), Nghiên cứu áp dụng tiêuchuẩn GlobalGAP vào sản xuất khoai lang tại xã Mỹ Hiệp Sơn-huyện Hòn Đất. Đề tài cấp tỉnh; Hoàn thành báo cáo 7/2011nộp tại Sở KH&CN Kiên Giang. 141 trang.

14

15