luận văn thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng - Trang chủ

84
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BNÔNG NGHIP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HC LÂM NGHIP TRẦN BÁ THĂNG NGHIÊN CU MT SĐẶC ĐIỂM SINH HC, SINH THÁI VÀ THNGHIM MT SBIN PHÁP PHÒNG TRMT SLOÀI SÂU HI CHÍNH TRÊN CÂY KEO TAI TƢỢNG TI HUYN YÊN BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUN LÝ TÀI NGUYÊN RNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RNG NGƢỜI HƢỚNG DN KHOA HC: TS. LÊ VĂN BÌNH PGS.TS. LÊ BO THANH Hà Ni, 2019

Transcript of luận văn thạc sĩ quản lý tài nguyên rừng - Trang chủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN BÁ THĂNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,

SINH THÁI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP

PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN

CÂY KEO TAI TƢỢNG TẠI HUYỆN YÊN BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ VĂN BÌNH

PGS.TS. LÊ BẢO THANH

Hà Nội, 2019

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc

lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn

gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội động khoa học.

N n t n n m

Ngƣời cam đoan

Trần Bá Thăng

ii

LỜI CẢM ƠN

Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học

Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý bảo vệ rừng tại Trƣờng Đại học Lâm

nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô

giáo, gia đình và đồng nghiệp, Lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái.

Nhân dịp này cho tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ

quan, tổ chức và cá nhân:

an giám hiệu, ph ng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Trƣờng

Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo;

TS. Lê Văn ình, giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã định hƣớng và tạo

mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn;

PGS.TS Lê Bảo Thanh, giáo viên hƣớng dẫn giám định mẫu sâu hại chính;

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình, chính

quyền địa phƣơng các xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện điều

tra ngoại nghiệp;

Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và điều kiện

nghiên cứu nên chắc chắn luận văn c n nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận

đƣợc những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học

và đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

N n t n n m

Học viên

Trần Bá Thăng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii

MỤC LỤC .................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3

1.1. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trên thế giới .............................. 3

1.1.1. Thành phần loài sâu hại ................................................................. 3

. . . Đặc đ ểm sinh học, sinh thái .......................................................... 6

1.1.3. Biện pháp phòng trừ ....................................................................... 8

1.2. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trong nƣớc ................................ 9

1.2.1. Thành phần loài sâu hại ................................................................. 9

. . . Đặc đ ểm sinh học, sinh thái ........................................................ 10

1.2.3. Biện pháp phòng trừ ..................................................................... 13

Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 15

2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Bình ................................................... 15

2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 15

. . . Đặc đ ểm tự nhiên ....................................................................... 17

. .3. Đặc đ ểm tài nguyên ..................................................................... 19

2.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................. 20

2.2.1. Dân số, dân t c ............................................................................ 20

2.2.2. Lao đ ng ...................................................................................... 22

. .3. V n o xã i ............................................................................. 22

iv

2.2.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 22

Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 23

3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 23

3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 23

3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 23

3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 23

3.3. . Đ ều tra thành phần loài sâu hại trên cây Keo tai tượng tại huyện

Yên Bình, tỉnh Yên Bái. .......................................................................... 23

3.3.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học và sinh thái của m t số loài

sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .. 23

3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm m t số biện pháp phòng trừ m t số loài sâu

hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ........ 24

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 24

3.4.1. Phương pháp kế thừa ................................................................... 24

3.4.2. Phương p p đ ều tra................................................................... 24

3.4.3. Phươn p p đ ều tra thành phần m t số loài sâu hại chính trên

cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. .............................. 24

3.4.4. Phương pháp nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học, sinh thái của

m t số loài sâu hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái29

3.4.5. Phương pháp nghiên cứu m t số biện pháp phòng trừ m t số loài

sâu hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................ 31

Chƣơng 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36

4.1. Điều tra thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình, tỉnh

Yên Bái ..................................................................................................... 36

4.1.1. Kết quả đ ều thành phần loài sâu hại Keo tai tượng tại Yên Bình 36

4.1.2. Kết quả đ ều tra tỷ lệ bị hại và mức đ sâu hại Keo tai tượng

tại Yên Bình ............................................................................... 45

v

4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính

Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ....................................... 47

4. . . Đặc đ ểm sinh học của Mọt hại thân Keo tai tượng ...................... 47

4.2.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh thái của loài Mọt hại thân ....... 54

4.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính Keo tai tƣợng 58

4.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp lâm sinh phòng trừ Mọt hại thân

Keo tai tượng ......................................................................................... 58

4.3.2. Kết quả thử nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng

trừ Mọt hại thân ở trong phòng thí nghiệm ............................................ 59

4.3.3. Kết quả thủ nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng

trừ Mọt hại thân Keo tai tượng ở ngoài hiện trường .............................. 62

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ....................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nguyên nghĩa

SNN-KH Sở Nông nghiệp - Kế Hoạch

BC-SNN-KL Báo cáo - Sở Nông nghiệp và phát triển nông

thôn- Kiểm lâm

PGS. TS Phó Giáo sƣ. Tiến sỹ

TS Tiến sỹ

UBND- NLN Uỷ ban nhân dân - Nông Lâm Nghiệp

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

P% Tỷ lệ cây sâu bị hại

n Số cây bị hại

N Tổng số cây điều tra

R Chỉ số bị hại bình quân

ni Là số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i

vi Trị số của cấp bị sâu hại thứ i

SD Độ lệch chuẩn

E Hiệu quả tính bằng phần trăm

Ta Số sâu sống ở công thức xử lý

Ca Số sâu sống ở công thức đối chứng

IPM Biện pháp phòng trừ tổng hợp

NV Thôn Ngòi Vồ

KG Thôn Khuân Giỏ

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng các loại đất và rừng huyện Yên Bình .......................... 19

Bảng 4.1. Thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình .......... 36

Bảng 4.2. Tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại bình quân do các loài sâu hại Keo tai

tƣợng tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân Giỏ .................................................. 45

Bảng 4.3. Thời gian hoàn thành v ng đời của loài Mọt hại thân Keo tai tƣợng .. 49

Bảng 4.4. Lịch phát sinh của Mọt hại thân Keo tai tƣợng ............................. 52

Bảng 4.5. Loài Mọt hại thân theo tuổi Keo tai tƣợng .................................... 54

Bảng 4.6. Loài thiên địch bắt mồi và ký sinh loài Mọt hại thân ................... 55

Bảng 4.7. Kết quả phòng trừ loài Mọt hại thân hại thân Keo tai tƣợng bằng

biện pháp lâm sinh ....................................................................................... 58

Bảng 4.8. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng băng chế phẩm sinh

học ở trong phòng thí nghiệm ....................................................................... 59

Bảng 4.9. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học

ở trong phòng thí nghiệm ............................................................................. 61

Bảng 4.10. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng chế phẩm

sinh học ........................................................................................................ 62

Bảng 4.11. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học

ở ngoài hiện trƣờng ...................................................................................... 64

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ huyện Yên Bình ................................................................ 16

Hình 4.1. Câu cấu xanh lớn .......................................................................... 40

Hình 4.2. Bọ cánh cam ................................................................................. 40

Hình 4.3. Bọ sừng ........................................................................................ 40

Hình 4.4. Mọt hại thân.................................................................................. 40

Hình 4.5. Bọ xít ............................................................................................ 41

Hình 4.6. Bọ xít muỗi ................................................................................... 41

Hình 4.7. Rệp sáp vảy .................................................................................. 41

Hình 4.8. Ve sầu sừng .................................................................................. 41

Hình 4.9. Mối răng ẩn .................................................................................. 41

Hình 4.10. Mối răng ẩn hàm dày .................................................................. 41

Hình 4.11. Sâu róm ngài đốm vàng mép cánh .............................................. 42

Hình 4.12. Sâu đo xám ................................................................................. 42

Hình 4.13.Sâu đo .......................................................................................... 42

Hình 4.14. Sâu vẽ bùa .................................................................................. 42

Hình 4.15. Bọ nẹt sọc xám ........................................................................... 42

Hình 4.16. Bọ nẹt sọc trắng .......................................................................... 42

Hình 4.17. Bọ nẹt 3 sọc xanh ........................................................................ 43

Hình 4.18. Sâu róm 4 túm lông xám ............................................................. 43

Hình 4.19. Sâu róm 4 túm lông trắng ngà ..................................................... 43

Hình 4.20. Sâu róm 4 túm lông vàng ............................................................ 43

Hình 4.21. Sâu róm 4 túm lông vàng lƣng .................................................... 43

Hình 4.22. Sâu ăn lá sọc đen ........................................................................ 43

Hình 4.23. Sâu nâu vạch xám ....................................................................... 43

Hình 4.24. Sâu 9 chấm ................................................................................. 43

Hình 4.25. Bƣớm cua ................................................................................... 44

ix

Hình 4.26. Sâu kèn bó lá .............................................................................. 44

Hình 4.27 .Sâu kèn bó củi ............................................................................ 44

Hình 4.28. Sâu kèn nhỏ ................................................................................ 44

Hình 4.29. Sâu kèn ....................................................................................... 44

Hình 4.30. Ngài bụng khoang da cam ........................................................... 44

Hình 4.31. Trƣởng thành cái ......................................................................... 48

Hình 4.32. Trƣởng thành đực ....................................................................... 48

Hình 4.33. Trứng .......................................................................................... 48

Hình 4.34. Sâu non ....................................................................................... 48

Hình 4.35. Nhộng ......................................................................................... 49

Hình 4.36. V ng đời của Mọt hại thân Keo tai tƣợng ................................... 50

Hình 4.37. Nấm bạch cƣơng trong đƣờng hầm của Mọt ............................... 56

Hình 4.38. Mọt hại thân bị nấm bạch cƣơng ................................................. 56

Hình 4.39. Ruồi ............................................................................................ 56

Hình 4.40. Biểu đồ mật độ Mọt trƣởng thành ............................................... 57

Hình 4.41. Mọt trƣởng thành chết do vi khuẩn Bacillus thuringiensis .......... 60

Hình 4.42. Mọt trƣởng thành chết do nấm Beauveria bassiana .................... 60

Hình 4.43. Mọt chết do thuốc ....................................................................... 61

Hình 4.44. Mọt chết do thuốc ....................................................................... 61

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild.) đƣợc trồng chủ yếu ở nhiều tại

tỉnh Yên Bái với mục tiêu cung cấp gỗ lớn, có thể dùng để đóng đồ gia dụng,

ngoài ra còn dùng cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng. Theo báo cáo số

33/BC-SNN-KL ngày 30/01/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Yên Bái về báo cáo số liệu hiện trạng rừng và đất rừng của tỉnh Yên

ái năm 2018 thì tính đến hết tháng 12 năm 2015 diện tích Keo tai tƣợng, keo

lai và Keo lá tràm trên địa bàn tỉnh là 65.419,1 ha. Tuy nhiên, hiện nay rừng

trồng Keo tai tƣợng và Keo lai đang phải đối mặt với sự tấn công của sâu hại,

trong đó gây hại nặng là loài côn trùng mới giống với mọt đục, hại thân cây

sống và làm cho cây Keo bị héo, chiếm tỷ lệ bị hại phổ biến từ 10% đến 25%

tại huyện Yên Bình và Thành phố Yên Bái, chúng làm ảnh hƣởng đến sinh

trƣởng và phát triển của cây, từ đó dẫn đến ảnh hƣởng đến năng suất, chất

lƣợng, hiệu quả kinh doanh của rừng Keo và làm giảm thu nhập cho ngƣời

trồng rừng.

Theo Văn bản số 801/SNN-KH ngày 21/9/2016 của Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái về việc phát hiện loài côn trùng mới gây hại

trên cây Keo, thì Loài sâu hại này xuất hiện và gây hại là một phần nguyên

nhân do sự biến đổi của khí hậu những năm gần đây, vì từ trƣớc đến nay

chúng chƣa từng xuất hiện và gây hại cây Keo. Tuy nhiên, hiện nay chúng có

diễn biến phức tạp, phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là huyện Yên

Bình, nên việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn, vì chƣa xác định đƣợc tên

loài, chƣa nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và các

biện pháp phòng trừ hợp lý.

Vì vậy, để phòng trừ loài sâu hại chính trên cây Keo Tai tƣợng cần

nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại, từ đó làm cơ sở

2

cho biện pháp phòng trừ. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số

đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một

số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình” là rất cần

thiết trên địa bàn trong tình hình hiện nay.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trên thế giới

1.1.1. Thành phần loài sâu hại

Ở Indonesia nghiên cứu về sâu hại keo từ những năm 1934 -1938 đã có

trận dịch lớn trên cây keo đó là 2 loài sâu Kèn (Eumeta variegata và E.

Claria) đã gây hại hơn 800ha. Tại đảo Sumatra ở rừng keo đã phát hiện 8 loài

sâu gây hại, trong đó có loài mối (Coptotermes cutvigrathes) hại rễ rừng trồng

1 năm tuổi, có lệ cây chết từ 10 - 50% (Wylie, 1998)[69]. Tại elwan ở phía

ắc Sumatra có 500 - 1,000 ha keo bị sâu đo (Aichaea janata) hại mạnh; vào

năm 1977 ở trên đảo Java có 3 loài sâu gây hại keo là loài bọ cánh cứng

(Agrilus kalshoveni), loài sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) và loài xén tóc

(Xystrocera festiva); năm 1999 loài mối (Coptotermes curvignathus) đã tấn

công gây hại Keo tai tƣợng làm thiệt hại từ 10-15% sản lƣợng gỗ.

Tại Ấn Độ, Sigh và đồng tác giả (1987)[61], cho biết có 58 loài côn

trùng hại keo thuộc 5 bộ trong đó bộ cánh cứng Coleoptera có 5 loài, bộ cánh

đều Isoptera có 5 loài, bộ cánh nửa Hemiptera có 15 loài, bộ cánh thắng

Orthoptera có 4 loài và bộ cánh vẩy Lepidoptera có 15 loài. Trong số 58 loài

này có 6 loài gây hại nghiêm trọng là: Xén tóc (Celosterma scabrator), sâu

hại lá (Eumera cramerii), sâu hại lá (Ophiusa lanata), ve sầu sừng (Oxyrachis

tarandus), bọ cánh cứng (Caryedon serratus) và xén tóc (Batocera

rufomculata). Theo Singh Rathore (1991) đã điều tra phát hiện loài sâu hại lá

(Phalera grotei) thuộc họ Notodontidae, bộ Lepidoptera gây hại các loài cây

thuộc chi Acacia và Albizia.

Theo kết quả nghiên điều tra của Hutacharern (1993)[36], đã liệt kê

một số loài côn trùng gây hại nghiêm trọng đối với Keo tai tƣợng gồm có loài

sâu đục thân cành (Zeuzera coffeae), loài mối hại rễ (Coptotermes

4

curvignathus); một số loài sâu hại gỗ nhƣ loài mối (Coptotermes sp.) và loài

xén tóc (Xystocera sp.), các loài này phân bố ở Sabah, Malaysia.

Kết quả điều tra nghiên cứu của Wylie (1998)[69], đã liệt kê đƣợc 20

loài côn trùng gây hại Keo tai tƣợng (Acacia mangium) ở một số nƣớc, trong

đó bao gồm nhóm loài sâu hại gỗ nhƣ mối đất (Coptotemes curvignathus) gây

hại khá phổ biến ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan; nhóm loài ăn lá cây nhƣ

sâu xanh (Archips micacaena) gây hại ở Thái Lan, sâu túi (Pteroma

glagiophlebs) gây hại ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Philippines, loài ngài

độc (Dasychira mendosa), loài bƣớm vàng (Eurema spp.), sâu da láng

(Spodoptera litura), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và châu chấu

(Valanga nigricornis) gây hại cho nhiều loài keo ở Malaysia, Thái Lan và Ấn

Độ. Loài châu chấu (Valanga nigricornis) gây hại khá phổ biến ở rừng trồng

Keo tai tƣợng và các loài keo khác ở Malaysia, Indonesia, Úc…(Hutacharern,

1993)[36].

Ross Wylie và đồng tác giả (1997)[68], xác định các loài sâu hại chính

trên keo ở vùng Đông ắc Á và phía Nam Úc gồm các loài sâu ăn lá

(Ochrogaster lunifer) thuộc họ Thaumetopoeidae, bộ Lepidoptera; loài sâu

đục thân (Penthea pardalis) và loài xén tóc đục vỏ thân cành (Platyomopsis

albocincta) thuộc họ Cerambycidae, bộ Coleoptera; loài sâu đục cành, ngọn

(Cryptophlebia sp.) thuộc họ Tortricidae, bộ Lepidoptera. Tại Indonesia bao

gồm các loài mối (Coptotermes curvignathuc), thuộc họ Rhinotemitidae, bộ

Isoptera, loài mọt đục thân (Xylosandrus sp.), thuộc họ Scolytidae, bộ

Coleoptera, loài sâu kèn (Pteroma plagiophleps), thuộc họ Psychidae, bộ

Lepidoptera, loài châu chấu voi (Vanlanga nigricornis) và loài châu chấu

(Locusta sp.), thuộc họ Acrididae, bộ Orthoptera, loài bọ xít muỗi (Helopeltis

theivora), thuộc họ Miridae và bộ Hemiptera. Tại Malaysia bao gồm các loài

mối (Coptotermes curvignathus), thuộc họ Rhinotemitidae, bộ Isoptera, loài

mối (Microcerotermes dubius) và loài mối (Nasutitermes matangensis), thuộc

5

họ Termitidae, bộ Isoptera, loài mọt đục thân (Xylosandrus crassiuschulus),

thuộc họ Scolytidae, bộ Coleoptera, loài sâu ăn lá (Eurema sp.), thuộc họ

Pieridae, bộ Lepidoptera; loài xén tóc (Xystrocera globosa), thuộc họ

Cerambycidae, bộ Coleoptera; loài mọt (Platypus pseudocupulatus), thuộc họ

Scolytidae và bộ Coleoptera. Tại Thái Lan bao gồm loài mọt (Sinoxylon sp.),

thuộc họ ostrychidae, bộ Coleoptera; loài sâu ăn vỏ (Indarbela sp.), thuộc

họ Metarelidae, bộ Lepidoptera; loài sâu đục thân cành (Zeuzera coffeae),

thuộc họ Cossidae và bộ Lepidoptera. Tại Việt Nam gồm các loài dế mèn

(Brachytrupes portentosus), thuộc họ Gryllidae, bộ Orthoptera; loài mối

(Odontotrmes sp.), thuộc họ Termitidae, bộ Isoptera; loài sâu ăn lá (Agrotis

ipsilon), thuộc họ Notuidae, bộ Lepidoptera; loài rầy xanh (Empoasca

flavescens), thuộc họ Jassidae, bộ Hemiptera; loài sâu ăn lá (Eurema hecabe),

thuộc họ Pieridae và bộ Lepidoptera.

Martin Speight và Ross Wylie (2001)[44], đã thống kê các loài côn trùng

gây hại chính đối với keo ở các một số nƣớc nhiệt đới, các tác giả đã xác định có

26 loài sâu gây hại các loài keo, trong đó sâu ăn lá có 10 loài, cụ thể gồm có loài

bọ cánh cứng hại lá (Paropsis sp.), câu cấu nâu xám (Gonipterus scutellatus),

câu cấu xanh (Hypomeces squamosus), câu cấu nhỏ (Myllocerus sp.), bọ hung

nâu nhỏ (Anomala sp.), kiến vống (Atta sp.), sâu róm (Eupseudosoma sp.), sâu

xám (Spodoptera litura), sâu ă lá (Eurema sp.) và sâu kèn (Pteroma

plagiophleps); sâu chích hút nhựa có 1 loài (Ceroplastes sp.); xén tóc (Penthea

pardalisi) và sâu đục thân cành (Indarbela quadrinnotata); sâu đục thân, đục vỏ

có 9 loài, cụ thể gồm có loài xén tóc nâu (Xystrocera globoca), loài xén tóc

(Anoplophora sp.), xén tóc nâu phớt vàng (Celosterna scabrator), mọt sáu gai

(Apate sp.), mọt hai gai (Sinoxylon sp., mọt (Platypus sp.), mọt (Xyleborus sp.),

mối (Macrotermes spp.) và mối (Odontotermes spp.); sâu hại quả 2 loài, cụ thể

loài bọ cánh cứng (Bruchidius spp.) và sâu đục quả (Dioryctria spp.) và sâu hại

rễ 2 loài, gồm có loài bọ hung (Lepidiota spp.) và loài mối (Coptotermes spp.).

6

Kết quả điều tra ở vƣờn thực vật Tai Po, Hong Kong từ năm 1994

đến 2003 đã phát hiện ra 2 loài thuộc giống Phalera là loài sâu 9 chấm

(Phalera grotei), sâu ăn lá (Phalera torpida) thuộc họ Notodontidae

(Kendrick, 2004) [38].

Các loài sâu gây hại chính trên Keo tai tƣợng ở một số nƣớc trên thế

giới, cụ thể tại Úc có loài sâu róm (Ochrogaster lunifer) và sâu ăn lá

(Crytophlebia sp.); tại Thái Lan có loài sâu cuốn lá (Archips micaceana), loài

mọt (Sinoxylon anale), tại Ấn Độ có loài sâu kèn (Pteroma plagiophleps), tại

Malaysia có loài sâu khoang (Spirama retorta)... (Nair, 2007) [47].

Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] đã tìm ra các loài sâu hại chính trên

Keo tại Nam Ấn Độ là loài ăn lá (Eumeta crameri) và sâu đo (Achaea janata).

Cũng tại Ấn Độ Kotikal và Math (2016) [41] cũng đã đƣa ra danh sách

các loài gây hại trên cây chùm ngây đồng thời cũng gây hại trên keo nhƣ loài

sâu ăn lá (Euptero temollifera), sâu róm (Euproctis lunata).

1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Theo kết quả nghiên cứu của Nan Yao Su & Rudolf H. Scheffrahn

(2000) [46], giống mối Coptotermes hại keo, giống mối này gồm có mối lính

và mối thợ. Thành phần chính của tổ là các mối thợ có chức năng xây tổ và

kiếm thức ăn, mối thợ có thân mềm màu trắng, chiều rộng đầu khoảng 1,2-

1,3mm, chiều dài thân khoảng 4-5mm, chiều rộng ngực hẹp hơn đầu. Mối cánh

có màu nâu vàng dài khoảng 12-15mm và có nhiều lông nhỏ trên cánh. Mối

cánh rất nhạy cảm với ánh sáng. Mối lính có kích thƣớc tƣơng đƣơng với mối

thợ và có đầu hình ô van màu nâu cam, hàm dƣới cong và thân hình trắng ngà.

Theo Chris Burwell (2011) [34], nhiều ngƣời dân ở Úc đã quen thuộc

với loài sâu có tên khoa học là Ochrogaster lunifer, (Lepidoptera,

Thaumetopoeidae), trƣởng thành cái đẻ trứng thành đám và sâu non gây hại ở

một số loài keo khác nhau nhƣ: Acacia acuminata, A. concurrens, A.

leiocalyx, A. aulacocarpa, A. implex, A. fimbriata, A. pycnanthe, A. anceps và

7

A. prominens. Loài sâu này ở giai đoạn sâu non thƣờng đi theo đám đi đầu

con này bám vào đuôi con khác và hình thành chuỗi dài vào cuối mùa hè và

mùa thu, lông của loài sâu này thƣờng làm cho ngứa và dị ứng khi chạm phải.

Cánh trƣởng thành sải cánh rộng 5,0 - 6,5cm, trƣởng thành đực sải cánh nhỏ

hơn khoảng 4,5 - 5,5cm. Cánh của trƣởng thành cái màu nâu hoặc nâu xám

với một đốm trắng nhỏ trên mỗi cánh trƣớc và cánh sau. Con đực và con cái

giống nhau hoặc chúng có 2 - 4 chấm trắng ở cánh trƣớc. Bụng của con đực

và con cái đều có màu cam và có đai màu nâu. Con trƣởng thành đôi khi đƣợc

gọi là bƣớm đêm đuôi thỏ. Con đực có một chùm màu trắng dạng vảy ở mũi

và bụng. Sâu non dài khoảng 4 - 5cm, mầu nâu và lông dài dầy đặc bao

quanh. Trƣởng thành xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 11 và thƣờng bay vào

cuối buổi chiều và buổi tối, trƣởng thành cái đẻ trứng 1 đợt số lƣợng trứng từ

150 đến 500 trứng đƣợc phủ lớp keo màu trắng ở dƣới gốc keo.

Loài Sâu trƣởng thành của loài sâu 9 chấm (Phalera grotei) xuất hiện ở

vƣờn thực vật Tai Po, Hong Kong từ năm 1994 đến 2003 xuất hiện vào tháng

08/1999, 04/2001, 05/2001, 06/2001, 08/2001, 06/2002, 7/2002 (Kendrick,

2004) [38].

Các loài sâu hại chính trên keo ở vùng Đông ắc Á và phía Nam Úc

(Wylie, R. et al., 1997) [68], tại Úc có loài sâu róm (Ochrogaster lunifer)

phân bố rộng rãi ở Úc và là một trong những loài gây hại phổ biến trên cây

keo. Tên gọi thông thƣờng của nó có nguồn gốc từ tập tính sống theo bầy đàn

của chúng trong vòm lá hoặc trong ổ kén trên cây chủ, sau đó chúng dời khỏi

ổ vào ban đêm và di chuyển thành hàng để để đi kiếm ăn. Ƣớc tính rằng

lƣợng lá mà một ổ sâu non tiêu thụ trong suốt thời kỳ sâu non tƣơng đƣơng

với lƣợng lá của một cây Keo cao 2m (Van Schagen et al.,1992) [66]. Loài

sâu này thỉnh thoảng cũng là nguyên nhâ n gây hại đối với rừng Keo tai tƣợng

ở Queensland. Gần đây, sự gây hại nghiêm trọng hơn đối với rừng trồng keo

là loài xén tóc (Penthea pardalis). Trƣởng thành gặm và xé vỏ và lớp gỗ dác

8

của thân và cành cây bởi hàm dƣới khỏe mạnh của chúng đã để lại trên cây

những vết lởm chởm nham nhở dài tới 1m và rộng từ 1 - 3cm. Trƣởng thành

cái sau đó sẽ đẻ trứng vào trong các vết gỗ bị cắn và con non sẽ tạo đƣờng

hầm trong thân cây. Ở một nơi ở phía Bắc Queensland vào đầu năm 1997, có

56 trong số 300 cây keo đã bị tấn công bởi. Một loài xén tóc (Platyomopsis

albocincta), ăn v ng vỏ cành và thỉnh thoảng là mầm non của cây keo. Sau đó

chúng cũng đã đƣợc tìm thấy gây hại trên vƣờn giống Keo tai tƣợng 1 tuổi ở

Glenbora và Meunga ở phía Bắc Queensland với 100% số cây bị ảnh hƣởng.

Hầu hết chồi cây bị sâu non bƣớm cắn ngọn dẫn đến chết ngọn, mất chồi sinh

trƣởng và từng đám cây. Tại Meunga, Keo lá tràm cùng tuổi không bị tấn

công bởi loài này nhƣng lại bị ảnh hƣởng tƣơng tự bởi loài bọ xít chữ thập

Mictics profana. Loài bọ xít chữ thập này đƣợc biết đến nhƣ là một loài dịch

hại keo ở Queensland nghiêm trọng nhất tính đến nay. Gần nhƣ 100% số cây

bị tấn công, có những cây có tới 50 cá thể bọ xít trong cả giai đoạn phát triển.

Tỷ lệ bị hại là 2 - 95% và trung bình là 25%.

Theo Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] tại Nam Ấn Độ loài sâu

ăn lá (Eumeta crameri) gây hại trên keo vào tháng 9 và 10, sâu non thƣờng

cắt ngọn non, cành non và chồi để làm kén. Loài Achaea janata làm rụng lá

keo và khiến cây chậm tăng trƣởng.

1.1.3. Biện pháp phòng trừ

Các biện pháp phòng chống mối và quản lý mối thuộc giống

Coptotermes hại keo có bƣớc nhƣ xử lý đất trƣớc khi trồng cây, làm hàng rào

ngăn mối bằng hóa chất hay sử dụng các bẫy hóa học để nhử mối (Nan Yao

Su &- Rudolf H.Scheffrahn, 2000) [46].

Theo Mehrotra và đồng tác giả (1996) [48], bệnh hại rễ keo đƣợc sử

dụng biện pháp kiểm soát để quản lý bệnh hại Keo tai tƣợng ở phía Tây

Bengal, Ấn Độ.

9

Theo Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] tại Nam Ấn Độ phun

0.05% monocrotophos hoặc 0,076% dichlorvas để diệt trừ các loài sâu hại Keo

nhƣ sâu ăn lá (Eumeta crameri) và sâu đo (Achaea janata) thấy hiệu quả tƣơng

đối tốt.

1.2. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trong nƣớc

1.2.1. Thành phần loài sâu hại

Keo là loài cây có giá trị kinh tế cao bao gồm một số loài keo nhƣ: Keo

tai tƣợng, Keo lai và Keo lá tràm. Ngoài các sản phẩm của keo nhƣ gỗ làm đồ

nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, ván dăm, ván sàn, vủi đun, than

hoạt tính và mun của có thể trồng nấm, cây keo c n đƣợc sử dụng trong việc

trồng để cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi

trƣờng... chính vì vậy cây keo đƣợc chọn là một trong những loài cây trồng

chính ở nhiều vùng sinh thái nƣớc ta.

Tuy nhiên, việc gây trồng và phát triển cũng gặp một số trở ngại về một

số vấn đề về sâu hại nhƣ theo danh mục sâu hại các loài keo đã đƣợc điều tra

và thống kê bởi Cục kiểm lâm năm 2001 là 40 loài thuộc 19 họ và 6 bộ, trong

đó sâu hại lá là chủ yếu chiếm 69,8% tổng số loài thu đƣợc (Nguyễn Bá Thụ

và Đào Xuân Trƣờng 2004) [28].

Các thông tin về sâu bệnh hại keo nhƣ sau: Năm 1999, Sâu kèn nhỏ là

một loại ngài túi đã gây thành dịch với diện tích khoảng 70 ha ở Suối Hai, Hà

Tây (cũ). Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên

các khu thử nghiệm xuất xứ keo tại Đá Chông, a Vì, Hà Tây (cũ) loài sâu

hại thƣờng thấy là câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và Bọ xít

(Homoeocerus walkeri) (Nguyễn Văn Độ 2000) [10].

Nguyễn Thế Nhã và cộng tác viên (2000) [14] đã tiến hành điều tra về

thành phần loài sâu ăn lá Keo tai tƣợng tại vùng trung tâm (các tỉnh Tuyên

Quang, Phú Thọ và Yên ái) và xác định có 30 loài thuộc 14 họ

(Chrysomelidae, Curculionidae, Scarabaeidae, Coleophoridae, Limacodidae,

10

Geometridae, Lasiocampidae, Lymantriidae, Noctuidae, Notodontidae,

Psychidae, Totricidae, Acrididae và Tettigoniidae), 3 bộ (Coleoptera,

Lepidoptera và Orthoptera). Thành phần các loài sâu hại phần lớn sâu thuộc

bộ cánh vẩy (Lepidoptera) cả về số họ lẫn số loài. Hai họ có nhiều loài sâu ăn

lá nhất là họ ngài đêm (Noctuidae) với 6 loài, tiếp theo họ Ngài sáng

(Psychidae) với 5 loài. Trong đó có một số loài sâu gây nguy hiểm là Sâu nâu,

Sâu vạch xám, Sâu khoang và Sâu kèn nhỏ. Nguyễn Thế Nhã và cộng tác viên

(2000) đã mô tả một số đặc điểm nhận biết loài sâu ăn lá Keo tai tƣợng

(Acacia mangium) nhƣ sau: Bọ lá 4 dấu (Ambrostoma quadriimpressum), Bọ

lá (Basiprionota sp.), Câu cấu xanh (Hypomeces sp), Sâu gấp mép lá

(Coleophora sp), Sâu đo xám (Buzura sp.), Sâu róm lớn màu xám

(Dendrolimus sp.), Sâu nâu ăn lá (Anomis fulvida), Sâu vạch xám

(Speiredonia retorta), Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), Sâu kèn bó củi

(Clania minuscule), Sâu kèn bó lá (Dappula tertia), chúng gây hại Keo tai

tƣợng tại các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên ái và Hà Tây cũ nay là Hà Nội.

Loài sâu ăn lá (Phalera grotei) hại Keo lá tràm ở Quảng Trị, sâu ăn lá

hại Keo tai tƣợng ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Trị và Thừa

Thiên Huế (Lê Văn ình, 2011) [1].

Theo kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại chính Keo tai tƣợng và

Keo lai của Phạm Quang Thu (2016) [26] gồm có loài mọt nuôi nấm

(Xylosandrus crassiusculus), mọt nuôi nấm forni (Euwallaceae fornicatus),

mối lớn rồng đất (Macrotermes annandalei), mối nhỏ hai dạng lính

(Microtermes pakistanicus), sâu ăn lá (Ericeia sp.), sâu đo (Buzura

suppressaria), sâu 9 chấm (Pharela grotei), sâu nâu vạch xám (Speiredonia

retorta) và xen tóc mép cánh xanh (Xystrocera festiva).

1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Loài sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), trƣởng thành là một loài ngài

nhỏ, màu xám tro. Chiều dài cơ thể khoảng 5,03 - 7,57mm. Trứng hình bầu

11

dục, dài 0,59 - 0,62mm; Sâu non có 5 tuổi: tuổi 1 có màu nâu, tuổi 2 - 3 có

màu xanh nhạt, tuổi 4 - 5 có màu xanh vàng. Sâu non có chiều dài trung bình

8,85mm. V ng đời trung bình của loài sâu kèn (Acanthopsyche sp.), là 49,68

ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình 20,70C và ẩm độ trung bình 81,5%. Tỷ

lệ vũ hóa cao 90,06%, trong đó số cá thể đực chiếm gần 60%. Khả năng sinh

sản trung bình của Acanthopsyche sp., là 144,45 trứng/con cái ở nhiệt độ

trung bình 18,10C và ẩm độ trung bình 83%. Ngài cái đẻ trứng nhiều nhất và

ngày thứ 5 sau vũ hóa. 54,06 quả (thức ăn là mật ong nguyên chất), tỷ lệ nở

của trứng rất cao ở điều kiện nhiệt độ trung bình 220C và ẩm độ trung bình

78% là 96,15%. (Lê Mạnh Thắng, 2010) [16]. Xác định thời gian xuất hiện

của loài sâu 9 chấm (Phalera grotei) gây hại Keo lá tràm ở Vĩnh Linh, Quảng

Trị, lứa sâu trong 1 năm có 3 đợt (đợt I vào từ tháng 2 đến 5, đợt II từ tháng 5

đến tháng 8 và đợt III từ tháng 8 đến tháng 11). Đây là những tháng có mật độ

sâu có sự biến động lớn có xu hƣớng tăng thành dịch. Những số liệu này là cơ

sở cho công tác dự tính dự báo khả năng phát dịch (Lê Văn ình et al., 2011) [1].

Loài sâu (Ericeia sp.) ăn lá trên cây Keo tai tƣợng, Keo lá tràm chủ yếu

ăn lá bánh tẻ tại Quảng Trị, con trƣởng thành thƣờng giao phối vào tháng 7,

tháng 8 hàng năm, sau từ 2 đến 3 ngày chúng đẻ trứng ở lá của những cây bị

hại, pha trứng thƣờng kéo dài từ 6 đến 10 ngày, khi mới nở sâu non thƣờng

tập trung ở gần ở trứng, sâu non có 6 tuổi và sống tập trung cho đến tuổi 2,

giai đoạn sâu non thƣờng kéo dài (Lê Văn ình et al., 2012) [2].

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu và đồng tác giả (2013)

[22], rừng trồng Keo tai tƣợng 3 tuổi ở Ngọc Hồi, Kon Tum bị xén tóc đục

thân, chúng làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và làm giảm

năng suất, chất lƣợng của cây. Loài xén tóc này đƣợc giám định là loài

(Xystrocera festiva), thuộc họ Cerambycidae, bộ Coleoptera. Loài xén tóc này

lần đầu tiên xuất hiện và gây hại trên Keo tai tƣợng ở Việt Nam. Xén tóc

trƣởng thành có kích thƣớc lớn có 2 dải màu xanh ánh kim dọc hai bên cánh,

12

con đực chiều dài cơ thể trung bình 32,0mm, chiều rộng trung bình 7,2mm;

xén tóc cái chiều dài cơ thể trung bình 27,0mm, chiều rộng trung bình 6,9mm.

Đầu nhỏ hơn ngực trƣớc. Râu đầu con đực dài bằng 1,5 chiều dài cơ thể. Râu

đầu con cái dài bằng chiều dài cơ thể. Trứng hình elíp, màu sắc lúc mới đẻ có

màu xanh lá cây sau chuyển màu vàng, chiều dài 1,9mm, rộng 0,8mm. Sâu

non đục và ăn lớp vỏ trong của thân và cành cây, sâu non tuổi cuối đục vào

phần vỗ giác để hóa nhộng. Trƣởng thành vũ hóa vào tháng 8 và tháng 9. Xén

tóc đực sống đƣợc 13 đến 17 ngày, xén tóc cái sống đƣợc 14 đến 16 ngày.

Con cái thƣờng đẻ khoảng 165 trứng thành đám ở khe ở vỏ cây hoặc các vết

thƣơng ở cây, giai đoạn trứng kéo dài từ 21 đến 35 ngày, sau đó trứng nở ra

sâu non tập trung túm tụm và sâu non kéo dài từ 112 đến 145 ngày.

Xén tóc Chlorophorus sp., hại đục thân Keo tai tƣợng ở Lƣơng Sơn,

Hòa Bình, một năm có 1 v ng đời, trƣởng thành bắt đầu xuất hiện khoảng

tháng 3 tới đầu giữa tháng 5, thời gian sống trƣởng thành khoảng 11-14 ngày,

thời gian đẻ trứng cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 đƣợc 15 - 20 trứng, sau 15

đến 25 trứng nở thành sâu non, sau đó ăn phần gỗ dác nằm ở phía trong vỏ

cây, sâu non sống từ 8 tháng đến tháng 2 năm sau, sâu non vào nhộng đƣợc

20 đến 30 ngày bắt đầu vũ hóa (Phạm Quang Thu et al., 2014) [23].

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam (2015): Sâu hại họ Noctuidae có thể

đẻ 1,500 - 2,000 trứng, sâu non thành thục có kích thƣớc 45 - 70mm, màu nâu

vàng đến nâu đen, di chuyển nhƣ kiểu sâu đo. Sâu nâu (Anomis fulvida) khác

sâu nâu vạch xám (Speiredonia retorta) ở chỗ có màu nâu xẫm hơn và có kích

thƣớc ngắn hơn; mặt dƣới bụng có vết đen chạy suốt từ ngực đến đốt bụng 10,

loài sâu nâu vách xám (Speiredonia retorta) có các vân đen hình tr n riêng

biệt nằm giữa đốt; đầu sâu nâu (Anomis fulvida) có 2 chấm trắng. Chúng ăn

hại từ 18h30 đến sáng sớm hôm sau, khoảng 4

h30 sâu non lại bò xuống nằm ở

khe nứt của vỏ cây trong khu vực cách mặt đất 1 - 2m hoặc ẩn dƣới lá keo

khô quanh gốc cây. Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.) thuộc họ ngài túi

13

Psychidae . Sâu non tuổi lớn có đầu bụng màu nâu xám, trên thân rải rác có

chấm đen. Sâu nằm trong túi(kèn) màu trắng xám. Sâu non tuổi 1 - 3 chỉ ăn

lớp biểu bì lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá.

Mỗi năm có 1 lứa sâu kèn qua đông sau khi gây hại rồi hóa nhộng hàng loạt

vào tháng 10 - 11, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 chúng vũ hóa và đẻ trứng,

sâu non nở rộ phát sinh đồng loạt vào giữa tháng 3 đầu tháng 4, gây hại nặng

vào các tháng 4 đến tháng 9.

Loài Sâu đo ăn lá Keo tai tƣợng tại Quảng Ninh khi đƣợc nuôi trong

phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28oC, độ ẩm 80% cho thấy

đây là loài biến thái hoàn toàn, v ng đời trải qua 4 pha phát triển: Trƣởng

thành, trứng, sâu non và nhộng, thời gian hoàn thành v ng đời trung bình là 63

ngày, dao động từ 55 đến 71 ngày (Nguyễn Hoài Thu et al., 2017) [25].

Tác giả Nguyễn Hoài Thu và đồng tác giả (2017) [25], xác định đƣợc

thành phần loài thiên địch của Sâu đo ăn lá tại Quảng Ninh gồm 05 loài thuộc

05 họ, trong đó có 2 loài thiên địch bắt mồi là Bọ ngựa (Mantis sp.) và Bọ

ngựa cánh xanh Trung Bộ (Creobroter apicalis) ở giai đoạn sâu non và

trƣởng thành với mức xuất hiện là ít phổ biến; 3 loài thiên địch kí sinh chủ

yếu ở giai đoạn sâu non của Sâu đo trong đó loài Ruồi ba vạch (Exorista

sorbillans) và Nấm bạch cƣơng (Beauveria bassiana) là rất phổ biến.

Theo tác giả Lê Văn ình (2018) [3], v ng đời loài mọt (Euwallacea

fornicatus) hại thân Keo tai tƣợng và keo lai tại Yên ái đƣợc gây nuôi trong

phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian

hoàn thành v ng đời trung bình là 44,2 ngày.

1.2.3. Biện pháp phòng trừ

Phòng trừ sâu kèn nhỏ Acanthopsyche sp., (Lepidoptera, Psychidae)

dùng thuốc sinh học Metavina 80 LS phun vào giai đoạn sâu non tuổi 3 có

hiệu lực cao nhất đạt 68,41%. Thuốc hóa học Padan 95 SP và Trebon 10 EC

đạt hiệu quả cao nhất 100% sau 7 ngày (Lê Mạnh Thắng, 2010) [16].

14

Kết quả thử nghiệm phòng trừ sâu Phalera grotei hại Keo lá tràm tại

Quảng Trị của 3 loại chế phẩm sinh học sau 72 giờ hiệu lực trừ sâu chế phẩm

Bitadin WP có hiệu lực trừ sâu cao nhất đạt 80% với nồng độ 0.5%, Bacillus

thuringiensis với nồng độ 3.5%, Metarhizium nồng độ 2.0% thì là 67% và

78%. Cả 3 loại thuốc hóa học Ofatox 400EC, Sherpa 25EC, Pandan 90SP với

nồng độ 0.2% sau 8 giờ hiệu lực trừ sâu của cả 3 là 100%. Đề tài đã lựa chọn

chế phẩm sinh học Bitadin WP và thuốc trừ sâu Ofatox 400EC để thử hiệu lựa

trừ sâu nghiệm ngoài hiện trƣờng (Lê Văn ình et al., 2011) [1].

Loài sâu Ericeia sp., Keo tai tƣợng và Keo lá tràm 4 năm tuổi tại Vĩnh

Tú, Vĩnh Linh, Quảng Trị đƣợc xác định tên khoa học là Ericeia sp. thuộc họ

Noctuidae, bộ Lepidoptera. Thử nghiệm một số loại thuốc hóa học trong

phòng thí nghiệm cho thấy có 2 loại thuốc Trebon 10EC với nồng độ 0,1% và

Sherpa 25EC với nồng độ 0,25% có hiệu lực cao nhất, sau 8 giờ phun thuốc tỷ

lệ sâu ăn lá chết 100% (Lê Văn ình et al, 2012) [2].

Theo tác giả Lê Văn ình (2018), bƣớc đầu đã chọn đƣợc chế phẩm

Delfin 32WG Bacillus thuringiensis và Muskardincó nấm Beauveria bassiana

để phòng trừ mọt hại thân Keo tai tƣợng và keo lai ở trong phòng thí nghiệm

(100% tỷ lệ mọt chết sau 7 ngày phun) và ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm

có nấm Metarhyzium anisopliae để phòng trừ.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và đồng tác giả

(2010) xử lý mối bằng biện pháp lâm sinh đã giảm tỷ lệ cây con bị mối hại từ

22,2% xuống cón 15,3% đối với bạch đàn và từ 21,5% xuống c n 18,8% đối

với keo lai. Biện pháp xử lý bằng các chế phẩm vi nấm Metarhrizium đã giảm

tỷ lệ cây con bị mối hại trung bình c n 14,4% đối với bạch đàn và 13,2 đối

với keo lai. Biện pháp sử dụng chế phẩm hóa học Termidor 25EC, Lenfos 50

EC với nồng độ dung dịch 0,2% - 0,3% xử lý xung quanh gốc cây mới trồng

với liều lƣợng 01 lít/cây có hiệu quả phòng trừ tốt nhất.

15

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Bình

2.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bình là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Yên Bái. Có diện tích tự

nhiên trên 76,278 ha. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm Thành phố Yên Bái

8 km về phía Đông Nam, cách Thủ đô Hà Nội 175 km về phía Tây Bắc. Yên

Bình nằm trong tọa độ địa lý từ 10.4045' đến 10.006' kinh độ Đông và từ

21.040' đến 22.004' vĩ độ Bắc.

+ Phía Đông giáp với huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ).

+ Phía Tây giáp với Thành phố Yên Bái.

+ Phía Tây bắc giáp với huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên.

+ Phía bắc giáp với huyện Lục Yên.

Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính, gồm các xã: Tân Nguyên, Bảo ái,

Cẩm ân, Mông Sơn, Tân Hƣơng, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hƣng, Đại

Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên ình, ạch Hà, Vũ Linh, Xuân Lai, Tích Cốc,

Yên Thành, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Yên Thành, Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Xuân

Long, Thị trấn Thác Bà và Thị trấn huyện Yên Bình.

16

Hình 2.1. Bản đồ huyện Yên Bình

17

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

. . . . Đặc đ ểm địa ìn

- Yên Bình nằm trong quần thể gồm nhiều đồi núi thấp, huyện có đặc

điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam, đƣợc tạo bởi hai dãy núi:

- Dãy Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (hồ Thác Bà) gồm những đồi

núi có độ cao từ 300 - 600 m chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, là đƣờng

giao thủy giữa sông Chảy và sông Lô. Phía thƣợng huyện xuất hiện những núi đá

vôi có vách đứng sắc nhọn thuộc các xã Tích Cốc, Mỹ Gia, Xuân Long...

- Dãy Con Voi là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy, bao

gồm những sƣờn núi thấp, thoải và dƣới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch

kết tinh, có độ cao từ 400 - 700 m chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, là

đƣờng giao thủy giữa sông Chảy và sông Hồng.

. . . . K í ậu t uỷ v n

- Đặc trƣng khí hậu của huyện Yên Bình là nhiệt đới gió mùa (nóng,

ẩm, thay đổi theo mùa).

- Nhiệt độ: Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt

độ trung bình hàng năm là 22,90C. Nhiệt độ cao nhất 38

oC, thấp nhất là 4,6

0C.

- Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm là 2,121 mm. Số ngày mƣa

trong năm là 136 ngày/năm, tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là 87%.

- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9; ít

nhất từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Tổng giờ nắng trong năm

khoảng 1,593 giờ.

- Sƣơng muối: Toàn huyện không có hiện tƣợng sƣơng muối xảy ra.

Huyện Yên Bình có hệ thống sông ng i dày đặc, trải đều trên địa bàn

huyện, nhất là Hồ Thác Bà và con sông Chảy chạy qua địa bàn huyện. Trên

địa bàn huyện có 40 con suối lớn nhá đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lớn, có

18

tiềm năng thủy điện. Ngoài ra còn có trên 120 ha diện tích ao đầm phá phục

vụ cho công tác thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Với nguồn nƣớc mặt phong

phú nhƣ vậy, Yên Bình có khả năng phát triển thủy sản, canh tác lúa nƣớc,

trồng cây công nghiệp, phát triển hệ thống cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho

nhân dân. Nguồn nƣớc mặt hồ lớn cũng là tiềm năng phát triển du lịch du

thuyền và các hoạt động thể thao khác.

Nguồn nƣớc ngầm: Huyện Yên Bình nằm trong vùng chứa nƣớc đệ

tam, đệ tứ, thuận lợi cho việc đào giếng lấy nƣớc ăn, dùng sinh hoạt. Về chất

lƣợng nƣớc nhìn chung chƣa bị ô nhiễm, có điều kiện thực hiện các chƣơng

trình nƣớc sạch.

Đặc biệt huyện Yên Bình có hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha; trong

đó mặt nƣớc chiếm tới 19.000 ha, còn lại là 1.331 h n đảo lớn nhỏ, chiều dài

của hồ là 80km, chiều rộng từ 5 - 15km, sâu từ 15 - 34m, chứa đƣợc 3 - 3,9 tỷ

mét khối nƣớc. Ngoài sông Chảy, còn có hệ thống suối ngòi lớn nhỏ đổ vào

hồ nhƣ ng i Hành, ng i Tráng, ng i ích Đà, ng i L i, ng i Dầu, ngòi Cát,

ngòi Úc, ngòi Biệc... chứa lƣợng phù sa và thức ăn cho thủy sinh vật phát

triển. Hồ có 130 loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao (trôi, chép, măng, ngão,

quả, vền, nhƣng, ngạnh, chiên, lăng, quất, bống tƣợng...) tạo nguồn đặc sản

xuất khẩu (ba ba, trê phi, trê lai, lƣơn, ếch). Hồ Thác Bà còn có tác dụng rất

lớn trong việc cải tạo môi trƣờng, làm giảm nhiệt độ mùa hè xuống 1 -

2°c, tăng độ ẩm tuyệt đối mùa khô lên 20% và lƣợng mƣa từ 1,700mm lên

2,000mm; tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt thích nghi cho nghề trồng

chè năng suất cao. Đây c n là nguồn thủy năng chính cung cấp cho Nhà máy

thủy điện Thác Bà.

. . .3. Đặc đ ểm đất đa

Với đặc điểm địa hình huyện Yên Bình nằm ở cả hai đối cấu trúc địa

chất sông Hồng và sông Chảy có liên quan đến một số khoáng sản sau:

19

- Đá vôi hóa chất (đá vôi hoa hóa): Có độ trắng cao trên 54%, diện tích

khoảng 300 ha, tập trung ở các xã Mông Sơn, Mỹ Gia trữ lƣợng trên 200 triệu m3;

- Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng có cƣờng độ

chịu lực trên 500kg/cm2, trữ lƣợng trên 250 triệu m3 có ở các xã Mỹ Gia,

Mông Sơn, Phúc Ninh;

- Chì (Pb); Kẽm (Zn) có ở xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân trữ lƣợng khoảng

200.000 tấn;

- Pyrit: Trữ lƣợng khoảng 100,000 tấn có ở Mỹ Gia;

- Cao lanh: Trữ lƣợng khoảng 273,000 tấn tập trung ở xã Đại Minh

- Fenspat: Có ở Chóp Dù xã Đại Đồng trữ lƣợng khoảng 1.050 tấn, ở

thôn Quyết Tiến xã Đại Minh có khoảng 27.075 tấn.

- arit: Trữ lƣợng khoảng 100,000 tấn ở xã Đại Minh.

Ngoài những khoáng sản kể trên c n có đá quý, bán đá quý trữ lƣợng

khoảng 4.000 kg nằm trên diện tích khoảng 50 km2 tạo thành dải ở phía ắc

và phía Tây Hồ Thác à gồm các loại đá: Rubi, Sfinef, Tuamalin, Grơna,

Thạch anh... và không dƣới 3 triệu m3 cát quặng, vàng, Galen, Photphorit,

than nâu...

2.1.3. Đặc điểm tài nguyên

. .3. . ện trạn sử dụn đất v t n u ên rừn

Căn cứ vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm và bản

đồ rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng, cho thấy hiện trạng sử dụng đất

rừng của huyện Yên ình nhƣ sau:

Bảng 2.1. Hiện trạng các loại đất và rừng huyện Yên Bình

ĐVT: a

TT Loại đất đai Diện tích

A Diện tích tự nhiên 77.261,8

I Đất lâm nghiệp 47.456,0

Đất có rừng 44.343,9

20

TT Loại đất đai Diện tích

1 Rừng tự nhiên 8.911,2

- Rừng tự nhiên phòng hộ 3.121,3

- Rừng tự nhiên sản xuất 5.789,9

2 Rừng trồng 35.432,7

- Rừng trồng 32.699,4

- Rừng trồng chƣa thành rừng 2.733,3

3. Đất chƣa có rừng 3.112,1

- Đất trống trạng thái Ia, Ib 845,0

- Đất trống trạng thái Ic 62,3

- Đất khác trong lâm nghiệp 2.204,8

II Đất Nông nghiệp 6.904,5

III Đất phi nông nghiệp 22.243,6

IV Đất chƣa sử dụng 657,7

(Nguồn: Báo cáo số 42/UBND – NLN ngày 16/01/2019 của Ủy ban nhân

dân huyện Yên Bình về việc Báo cáo số liệu hiện trạng rừn v đất lâm nghiệp

của huyện Yên Bìn n m 8).

2.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

2.2.1. Dân số, dân tộc

- Hiện nay, Yên Bình vẫn là một huyện có đông các dân tộc cùng

chung sống. Ngƣời Kinh chiếm khoảng 52% cƣ dân của huyện, cƣ trú chủ yếu

ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ

thủ công, công nhân viên chức trong các cơ quan Nhà nƣớc, các xí nghiệp và

lâm trƣờng. Họ đến địa phƣơng muộn nhất từ thế kỷ XII, mang theo những

đặc trƣng văn hoá của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; dựng

nhiều đình, đền để thờ ngƣời có công với xóm làng.

21

- Ngƣời Tày chiếm khoảng 15% dân số, chủ yếu sống bằng nghề trồng

trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Kho tàng văn hoá dân gian và tập tục có

nhiều nét đặc trƣng. Với trƣờng ca Vuợt Biển (Khảm hải), ngày hội xuống

đồng (lồng tồng), những điệu xoè (nhạc, khăn, thắt lƣng, khăn đội đầu nhuộm

chàm của ngƣời phụ nữ… đã chứng tỏ họ là cƣ dân bản địa từ hàng lâu đời và

là một trong những dân tộc có mặt đầu tiên ở vùng lƣu vực sông Chảy.

- Ngƣời Dao quần trắng chiếm 13% dân số, họ di cƣ đến địa phƣơng

cách đây khoảng 900 năm, sống tập trung ở vùng núi thấp hoặc dọc theo các

suối, tổ chức thành các bản riêng ở rải rác các xã, trong đó tập trung đông ở các

xã Yên Thành, Phúc An, Tích Cốc, Tân Hƣơng, ảo Ai, Tân Nguyên... Họ có

kho tàng truyện cổ cùng hệ thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cƣới

hết sức phong phú. Phần lớn sinh sống nhờ làm nƣơng rẫy.

- Ngƣời Sán Chay (Cao Lan) chiếm 6% di cƣ đến địa phƣơng khoảng

400 năm, cƣ trú ở 8 xã trong huyện, thành thạo trồng lúa nƣớc mặc dù kinh tế

nƣơng rẫy vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với họ. Cộng đồng dân tộc Cao Lan

trên địa bàn hầu hết vẫn giữ đƣợc các nét sinh hoạt văn hoá truyền thống nhƣ

hát Sình ca; múa phát nƣơng, chỉa bắp, giá cốm, xúc tép, chim gau… các lễ

hội, trang phục truyền thống...

- Ngƣời Nùng chiếm gần 3% di cƣ từ vùng Văn Nam - Trung Quốc đến

địa phƣơng khoảng 200 - 300 năm trƣớc, ngoài lúa nƣớc và nƣơng rẫy họ còn

trồng bông, trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ

mộc. Ngoài ra, ở Yên bình còn có một số thành phần dân tộc ít ngƣời khác

cùng sinh sống.

- Về tôn giáo, tín ngƣỡng, cƣ dân trên đất Yên Bình chịu ảnh hƣởng

của các loại tôn giáo sớm muộn có khác nhau. Đạo phật có ảnh hƣởng mạnh

tới địa phƣơng sớm nhất vào thời Trần. Đến thế kỷ XVII, khi Vũ Văn Mật mở

trƣờng dạy học và lập văn chỉ ở Đại Đồng thì đạo Khổng mới bắt đầu tràn vào

22

Yên ình. Ngƣời Tày thờ Khổng Tử tại bàn thờ tổ tiên cùng phật bà Quan âm

trong nhà hoặc xây dựng các điện phật trên đỉnh đèo có bóng cây râm mát,

tĩnh mịch. Ngƣời Dao rất tôn sùng đạo Lão.

2.2.2. Lao động

Lực lƣợng lao động khá dồi dào, song trình độ lao động còn thấp, tập

quán canh tác còn lạc hậu, công tác phát triển rừng và bảo vệ rừng hiệu quả

đem lại chƣa cao, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của rừng đem lại...

2.2.3. Văn hoá xã hội

Văn hóa xã hội trên địa bàn khá đa dạng với nhiều phong tục tập quán

của các dân tộc...

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc cải thiện thông qua chƣơng trình xây

dựng nông thôn mới kèm theo các chƣơng trình dự án đƣợc đầu tƣ xây dựng

nhƣ: làm đƣờng giao thông nông thôn, xây dựng và nâng cấp các Trạm y tế,

trƣờng học...

23

Chƣơng 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Quản lý tổng hợp một số loài sâu hại trên cây Keo tai tƣợng góp phần nâng

cao hiệu quả kinh tế và quản lý rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định đƣợc thành phần loài sâu hại chính trên cây Keo tai tƣợng

tại huyện Yên ình, tỉnh Yên ái.

- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học một số loài sâu hại chính

trên cây Keo tai tƣợng tại huyện Yên ình, tỉnh Yên ái.

- Xác định đƣợc một số biện pháp ph ng trừ một số loài sâu hại chính

trên cây Keo tai tƣợng tại huyện Yên ình, tỉnh Yên ái.

3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài sâu hại Keo tai tƣợng.

- Phạm vi nghiên cứu: huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều tra thành phần loài sâu hại trên cây Keo tai tượng tại huyện

Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

- Điều tra, thu mẫu và đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của các

loài sâu hại Keo tai tƣợng.

- Giám định tên khoa học.

- Xây dựng danh mục loài sâu hại.

3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của một số loài sâu

hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu hại chính:

+ Nghiên cứu một số đặc điểm nhận biết;

24

+ Nghiên cứu v ng đời;

+ Nghiên cứu một số tập tính;

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của sâu hại chính;

+ Nghiên cứu về một số yếu tố nhƣ thiên địch (bắt mồi và ký sinh), cây

thức ăn ảnh hƣởng đến loài sâu hại chính;

+ Nghiên cứu về một số yếu tố nhƣ nhiệt độ, độ ẩm ảnh hƣởng đến sâu

hại chính.

3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu

hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

- iện pháp nghiên cứu lâm sinh.

- iện pháp sinh học.

- iện pháp hóa học.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại huyện

Yên Bình.

- Tài liệu về phục vụ cho điều tra nhƣ Giáo trình điều tra dự tính dự báo

sâu bệnh trong lâm nghiệp của Nguyễn Thế Nhã và cộng sự (2001); tiêu chuẩn

quốc gia (TCVN 8927:2013).

- Trong quá trình nghiên cứu thừa kế số liệu của đề tài: “Nghiên cứu

phòng trừ sâu hại chính trên cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd.), keo

lai (A. mangium x A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth) tại tỉnh Yên ái”, do

TS. Lê Văn ình làm chủ nhiệm đề tài.

3.4.2. Phương pháp điều tra

3.4.3. Phương pháp điều tra thành phần một số loài sâu hại chính trên cây

Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.4.3. . P ươn p p đ ều tra t u mẫu v đ n tỷ lệ bị ạ v mức đ bị

ạ của m t số lo sâu ạ c ín Keo ta tượn

25

Đề tài tiến hành thực hiện theo 2 phƣơng pháp là điều tra theo tuyến và

điều tra theo ô tiêu chuẩn.

- Đ ều tra t eo tu ến: Áp dụng theo Giáo trình điều tra dự tính dự báo

sâu bệnh trong lâm nghiệp của Nguyễn Thế Nhã và cộng sự (2001); tiêu

chuẩn quốc gia (TCVN 8927:2013).

Dựa vào bản đồ địa hình khu vực và các số liệu theo dõi sâu hại những

năm trƣớc, những thông tin về diễn biến tình hình sâu hại Keo tai tƣợng để

tham khảo chọn tuyến điều tra tại xã Tân Hƣơng, huyện Yên ình; ở 2 loại

tuổi (trên 3 năm tuổi và dƣới 3 năm tuổi); mỗi loại 1km, mỗi 100m lập 1 điểm

để điều tra (tùy thuộc vào ngoài hiện trƣờng).

- Đ ều tra trên ô t êu c uẩn: Để đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ hại của

sâu đối với Keo tai tƣợng, từ đó xác định đƣợc thành phần loài sâu hại chính:

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8927:2013 Ph ng trừ sâu hại cây

rừng - hƣớng dẫn chung). Lập các ô tiêu chuẩn để điều tra sâu hại phải lập

trên các tuyến đã đƣợc xác định ở mục điều tra theo tuyến.

+ Tiến hành thu các mẫu sâu hại (lá, thân, cành và ngọn) theo điều tra

theo ô tiêu chuẩn:

Thu mẫu ở ngoài hiện trƣờng: Đối với trƣởng thành bay đƣợc sử dụng

vợt chuyên dụng kết hợp với kẹp để lấy mẫu; đối với côn trùng loại nhỏ nhƣ

mọt sử dụng ống hút côn trùng kết hợp với kẹp để lấy mẫu. Sử dụng các dụng

cụ cơ bản khác kết hợp thu mẫu nhƣ: Panh thu sâu non, chổi lông, ống

nghiệm, túi nilông, cƣa, kéo, câu liêm và dao. ảo quản mẫu sâu non, nhộng

và bằng cồn 700, formol và đối với trƣởng thành sử dụng phong bì đƣợc gập

theo hình tam giác vuông. Tất cả các mẫu thu đều đƣợc phân theo bộ, họ,

giống, loài và các mẫu này đề đƣợc ghi rõ các thông tin nhƣ: thời gian thu

mẫu, cây chủ, ngƣời thu, địa điểm thu mẫu.

26

Làm tiêu bản: Trƣởng thành đƣợc sử dụng kim côn trùng để cố định và

ghi rõ các thông tin trên etekét (tên phổ thông, tên latinh, ngƣời giám định,

ngƣời thu mẫu, thời gian thu, địa điểm thu và cây chủ bị hại). Đối với trƣởng

thành loại nhỏ không sử dụng kim cố định đƣợc dùng mảnh bì hoặc mica cắt

theo hình chữ nhật hoặc tam giám kết hợp với keo để cố định côn trùng.

ảo quản tiêu bản: Trƣởng thành sử dụng tủ sấy 35 - 40

0C; trứng, sâu

non và nhộng sử dụng cồn 700, formol.

Thiết lập ô tiêu chuẩn ở rừng Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi và dƣới 3

năm tuổi tại 2 địa điểm, mỗi địa điểm 6 ô tiêu chuẩn (3 ô ở rừng trên 3 năm

tuổi và 3 ô ở rừng dƣới 3 năm tuổi). Tổng số 12 ô tiêu chuẩn.

Diện tích mỗi ô là 1.000 m2 (40 x 25 m), tiến hành điều tra thu mẫu các

loài sâu hại, ranh giới của ô đƣợc xác định bằng cọc mốc, cây điều tra trong ô

đƣợc đánh dấu bằng sơn đỏ, cứ cách một cây điều tra một cây, cách một hàng

điều tra một hàng, điều tra định kỳ 10 ngày một lần, trong thời gian 6 tháng

liên tục, ô tiêu chuẩn đại diện cho các địa hình khác nhau nhƣ: Chân, sƣờn,

đỉnh, đặt ở các hƣớng phơi khác nhau.

Phân cấp mức độ sâu hại lá, thân, cành và ngọn cho từng cây trên ô tiêu

chuẩn cụ thể:

+ Đối với sâu hại lá chia thành 05 cấp

Cấp hại Chỉ tiêu phân cấp

0 Tán lá không bị sâu hại

1 Tán lá bị sâu hại dƣới 25%

2 Tán lá bị sâu hại từ 25 đến dƣới 50%

3 Tán lá bị sâu hại từ 50 đến 75%

4 Tán lá bị sâu hại trên 75%

27

+ Đối với sâu hại thân, cành và ngọn chia làm 05 cấp

Cấp hại Chỉ tiêu phân cấp

0 Thân, cành ngọn không bị sâu hại

1 Thân, cành ngọn bị sâu hại dƣới 15%

2 Thân, cành ngọn bị sâu hại từ 15 đến dƣới 30%

3 Thân, cành ngọn bị sâu hại từ 30 đến 50%

4 Thân, cành ngọn bị sâu hại trên 50%

+ Đối với mọt hại thân chia làm 4 cấp

Phân cấp mức độ gây hại của mọt thông qua lỗ mọt trên thân theo

phƣơng pháp của Coleman và đồng tác giả (2019) [22]. Tiến hành đếm số lỗ

mọt qua mảnh giấy bóng kính có diện tích 250 cm2 (10 x 25 cm) ở vị trí 1,3

m, hƣớng phía trên sƣờn dốc với 4 cấp cụ thể nhƣ sau:

Cấp hại

Chỉ tiêu phân cấp

0 Cây khỏe, không có lỗ mọt trên thân

1 Gây hại nhẹ, 1 - 10 lỗ

2 Gây hại trung bình, 11 - 30 lỗ

3 Gây hại nặng, trên 30 lỗ

Trên cơ sở kết quả phân cấp bị hại, tính toán các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ cây bị sâu hại đƣợc xác định theo công thức:

100% N

nP

Tron đó: n: Là số cây bị sâu hại.

N: Là tổng số cây điều tra.

Chỉ số bị hại bình quân trong ô tiêu chuẩn đƣợc tính theo công thức:

N

.vii

1

ni

R

28

Tron đó: R: Chỉ số bị sâu hại bình quân;

ni: Là số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i;

vi: Là trị số của cấp bị sâu hại thứ i;

N: Là tổng số cây điều tra.

Mức độ bị hại dựa trên chỉ số trung bình sâu hại

Chỉ số bị sâu hại bình quân: 0 cây không bị sâu.

Chỉ số bị sâu hại bình quân: < 1,0 cây bị sâu hại nhẹ (+) .

Chỉ số bị sâu hại bình quân: từ 1,0 -< 2,0 cây bị sâu hại trung bình (++).

Chỉ số bị sâu hại bình quân: từ 2,0 -< 3,0 cây bị sâu hại nặng (+++).

Chỉ số bị sâu hại bình quân: từ 3,0 đến 4,0 cây bị sâu hại rất nặng (++++).

Phân hạng mức độ hại: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của chúng đối

với rừng trồng (dựa tên các tiêu chuẩn: mức độ hại trên cây, quy mô và diện

tích bị hại). Việc phân hạng các loài sâu chính thành 2 mức độ theo các tiêu

chuẩn nhƣ sau:

Sâu hại chính: (hại rất nặng là cấp 4 “++++” và hại nặng là cấp 3

“+++”), ảnh hƣởng đến sinh trƣởng hoặc làm chết cây, đã gây thành dịch với

quy mô diện tích lớn. Cần ƣu tiên nghiên cứu ph ng trừ hoặc lên kế hoạch

ph ng trừ.

Sâu hại thƣơng gặp (hại trung bình là cấp 2 “++” hại nhẹ là cấp 1

“+”), ít có khả năng làm chết cây và ít ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây, có

khả năng gây thành dịch, với diện tích vừa và với quy mô nhỏ. Cần chú ý điều

tra diễn biến tình hình gây hại của chúng, đƣa vào diện ƣu tiên nghiên cứu

ph ng trừ, tuy nhiên cũng cần theo dõi diễn biến tình hình gây hại của chúng.

3.4.3. . G m địn tên k oa ọc sâu ạ Keo ta tượn

Các mẫu sâu hại Keo tai tƣợng thu ở huyện Yên ình đƣa về ph ng thí

nghiệm, tiến hành gây nuôi và mô tả chi tiết các bộ phận của các pha nhƣ

(trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng) và chụp ảnh. Sau đó đối chiếu với

các khóa phân loại và đối chiếu với các tài liệu mô tả. Cụ thể nhƣ tài liệu nhận

29

dạng Câu cấu xanh lớn, Cánh cam xanh và ọ sừng dự vào tài liệu Longan

and lychee fruit from theo people’s republic of China and Thailand (2003);

Mọt hại thân đối chiếu với khóa phân loại và đặc điểm giống Euwallacea

đƣợc Eichhoff 1868, kết hợp với so sánh đối chiếu mẫu Mọt của Giáo sƣ Tiến

sỹ Richarch Stouthamer, bộ môn côn trùng trƣờng Đại học California

Riverside thực hiện tháng 2 năm 2014. Mối đất (Termitidae) dựa vào chuyên

khảo "Côn trùng hại gỗ và biện pháp ph ng trừ" của Lê Văn Nông (1999).

Rệp sáp vảy theo Zamar và đồng tác giả (2003). Định danh và kiểm tra tên

khoa học các loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy (Lepidotera) dựa theo Scoble, M.

J (1995) và Carter David (2000).

3.4.3.3. Xâ dựn dan mục lo sâu ạ c ín Keo ta tượn

Từ các kết quả điều tra ở huyện Yên ình, tổng hợp, xử lý và giám

định tên khoa học ở mục 3.4.3.2. Từ kết quả đó lên danh mục thành phần loài

sâu hại Keo tai tƣợng, tất cả các loài thu thập đƣợc, trên cơ sở đó xác định đối

tƣợng sâu hại chính và đối tƣợng sâu mới xuất hiện ở Yên ình, Yên ái.

3.4.4. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của

một số loài sâu hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.4.4.1. N ên cứu m t số đặc đ ểm s n ọc m t số lo sâu ạ c ín

Nghiên cứu đặc điểm nhận biết một số loài sâu hại chính

Thu mẫu một sô loài sâu hại chính (sâu non, nhộng) ở huyện Yên ình

đƣa về ph ng thí nghiệm, nuôi ở 3 lồng/loài sâu hại chính Keo tai tƣợng, kích

thƣớc lồng (0,6x0,6x1,2 m), thời gian nuôi sâu 3 tháng ở trong ph ng thí

nghiệm; định kỳ mỗi ngày kiểm tra 1 lần, thay thức ăn. Trong quá trình nuôi

sâu trong ph ng thí nghiệm, đồng thời thu mẫu sâu ở cả 4 pha: Trứng, sâu non

ở tất cả các tuổi và nhộng. Sau đó quan sát dƣới kính lúp và kính soi nổi Leica

M165C, mô tả đặc điểm của các pha, các chỉ tiêu quan sát nhƣ: Hình thái, màu

sắc và đo kích thƣớc cá thể: chiều dài, chiều rộng, độ rộng mảnh đầu.

Đối với các loài mọt đục thân đƣợc nuôi bằng thức ăn nhân tạo theo

công thức sau: 75 gr mùn cƣa, 40gr agar, 500 ml nƣớc và 0,35 gr kháng sinh

30

streptomycin (Biedermann et al., 2009). Thức ăn đƣợc đựng trong các ống

Facol 100 ml, sau đó thả các con mọt trƣởng thành vào trong ống.

Các pha nhƣ trứng, sâu non và nhộng đƣợc ngâm trong cồn 70%; riêng

trƣởng thành đƣợc làm mẫu theo phƣơng pháp làm mẫu của côn trùng học.

Nghiên cứu v ng đời một số loài sâu hại chính

Phƣơng pháp nghiên cứu v ng đời một số loài sâu hại chính tiến hành

tƣơng tự nhƣ mục nghiên cứu đặc điểm nhận biết sâu hại chính, đồng thời tiến

hành theo dõi từng pha trong một v ng đời của sâu hại chính cụ thể nhƣ: Thời

gian phát triển để hoàn thành 1 pha (đối với những loài biến thái hoàn toàn

gồm có: trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng; đối với những loài biến thái

không hoàn toàn gồm có: trƣởng thành, trứng và sâu non) thông qua việc theo

dõi hàng ngày sau đó cộng thời gian của từng pha bằng thời gian hoàn thành

v ng đời của loài sâu hại. Thời gian nuôi sâu để xác định v ng đời trong 3 tháng.

Nghiên cứu tập tính một số loài sâu hại chính

Phƣơng pháp nghiên cứu tập tính một số loài sâu hại chính tiến hành

tƣơng tự nhƣ mục nghiên cứu đặc điểm nhận biết của sâu hại chính và kết hợp

với điều tra theo dõi sâu ngoài hiện trƣờng, tiến hành theo dõi tập tính các pha

của sâu cụ thể nhƣ pha trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng; đồng thời mô tả

sự thay đổi về màu sắc của từng pha và khả năng tự vệ của các pha phát triển của

sâu hại chính Keo tai tƣợng. Thời gian nuôi sâu để xác định tập tính trong 3

tháng và chia làm 1 đợt.

Nghiên cứu lịch phát sinh một số loài sâu hại chính

Phƣơng pháp nghiên cứu lịch phát sinh một số loài sâu hại chính thực

hiện cùng với mục nghiên cứu đặc điểm nhận biết của sâu hại chính và tiến

hành điều tra ở ngoài hiện trƣờng theo dõi thời gian xuất hiện của các pha sâu

hại chính, thời gian điều tra theo dõi 11 tháng liên tục (từ tháng 01 năm 2019

đến tháng 10 năm 2019), định kỳ 10 ngày một lần và kết hợp việc nuôi sâu

trong ph ng thí nghiệm, từ các số liệu theo dõi ở trên xây dựng đƣợc lịch phát

sinh của loài sâu hại chính Keo tai tƣợng.

31

3.4.4.2. N ên cứu m t số đặc đ ểm s n t m t số lo sâu ạ c ín ở

n o ện trườn

Các yếu tố tuổi cây chủ, thiên địch (bắt mồi và ký sinh), thực bì ảnh

hƣởng đến sâu hại chính

Tiến hành điều tra sâu hại chính Keo tai tƣợng, thu thập thiên địch bắt

mồi và thiên địch ký sinh và thực bì ở dƣới tán rừng, cụ thể:

Điều tra trên 3 ô tiêu chuẩn đã đƣợc lập ở (mục 3.4.1.1).

Thời gian điều tra theo dõi 10 tháng liên tục (từ tháng 01 đến tháng 10

năm 2019), định kỳ 10 ngày một lần và trong quá trình điều tra ngoài hiện

trƣờng tiến hành thu mẫu thiên địch ăn thịt và thiên địch ký sinh, đối với thiên

địch ký sinh đƣa về ph ng thí nghiệm để nuôi và phân lập để thu mẫu thiên

địch ký sinh từ các số liệu theo dõi ở trên xây dựng thành phần loài thiên địch

bắt mồi và thiên địch ký sinh của một số loài sâu hại chính Keo tai tƣợng.

Giám định tên khoa học của loài thiên địch (bắt mồi, ký sinh) của một

số loài sâu hại chính.

Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm ảnh hƣởng đến sâu hại chính

Trong qua trình điều tra theo dõi các yếu tố về thiên địch và thực bì

đồng thời tiến hành theo dõi nhiệt độ và độ ẩm ở ngoài hiện trƣờng ảnh hƣởng

đến sâu hại chính ở 1 ô tiêu chuẩn, thời gian điều tra theo dõi 10 tháng liên tục

(từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2019), định kỳ 10 ngày một lần và kết hợp việc

nuôi sâu trong ph ng thí nghiệm, từ các số liệu theo dõi ở trên xây dựng đƣợc

lịch phát sinh của loài sâu hại chính Keo tai tƣợng.

3.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu

hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.4.5. . B ện p p lâm s n

Địa điểm thực hiện: ở nơi thƣờng xuyên bị sâu hại nặng (Số lƣợng cây

keo bị hại từ 30 đến 50%).

32

Phƣơng pháp thực hiện: Tiến hành điều tra ở rừng trồng Keo tai tƣợng ở

mật độ khác nhau, cụ thể nhƣ ở rừng trồng có mật độ 1,300 cây/ha; 1,660 cây/ha;

2,200 cây/ha và kết hợp với chặt tỉa những cây c i cọc và bị sâu hại nhiều.

Số lƣợng ô tiêu chuẩn: 9 ô tiêu chuẩn Keo tai tƣợng (3 ô ở mật độ

1,330 cây/ha; 3 ô ở mật độ 1,660 cây/ha và 3 ô ở mật độ 2,200 cây/ha) và 1 ô

đối chứng. Tổng số 10 ô tiêu chuẩn.

Thời gian theo dõi: 5 tháng và 10 ngày điều tra 1 lần; từ tháng 6 đến

tháng 10 năm 2019.

Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại ở (mục

3.4.3.1).

3.4.5. . B ện p p s n ọc

Sử dụng 3 chế phẩm sinh học có thành phần (Bacillus thuringiensis,

Beauveria bassiana và Metarhyzium anisoplia) để ph ng trừ ở nơi thƣờng

xuyên bị sâu hại nặng (Số lƣợng cây keo bị hại từ 30 đến 50%).

Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học đối với giai đoạn sâu non

và đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc.

ác định hiệu lực các loại chế ph m sinh học trong phòng thí nghiệm

+ Tiến hành thử hiệu lực 3 loại chế phẩm sinh học và 1 đối chứng nhƣ sau:

Công thức 1 (CT1): Bacillus thuringiensis;

Công thức 2 (CT2): Beauveria bassiana;

Công thức 3 (CT3): Metarhyzium anisoplia;

Công thức 4 (CT4): Nƣớc lã.

+ Các công thức thí nghiệm đƣợc bố trí riêng rẽ trong các ông nuôi mọt

bằng thức ăn nhân tạo, mỗi ống thả 5 cá thể mọt trƣởng thành, sau đó tiến

hành phun các chế phẩm sinh học theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất; liều

lƣợng đồng nhất của các công thức là 20ml dung dịch đã đƣợc pha, sau đó

cho vào mỗi ống 5 cá thể mọt trƣởng thành.

+ Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần.

33

+ Địa điểm thực hiện: Ph ng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu ảo

vệ rừng.

+ Thời gian thực hiện: tháng 9 năm 2019; theo dõi trƣớc khi phun và

sau khi phun 1, 3, 5, 7 và 9 ngày.

+ Hiệu lực của thuốc đƣợc tính bằng công thức ABBOTT (1925):

100)1( a

a

C

TE

Trong đó: E: Hiệu quả tính bằng %;

Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng;

Ta: Số sâu sống ở công thức xử lý.

Ngoài hiện trƣờng

+ Dựa vào kết quả thử nghiệm trong ph ng thí nghiệm lựa chọn 2 loại

chế phẩm sinh học có hiệu quả ph ng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc

ngoài hiện trƣờng tại địa điểm thƣờng xuyên bị hại nặng.

+ Sử dụng máy phun thuốc trừ sâu cao áp phun toàn bộ thân cây Keo

tai tƣợng, tiến hành phun thuốc 2 lần.

+ Thuốc đƣợc thử trên 3 ô tiêu chuẩn Keo tai tƣợng/loại chế phẩm và 2

ô đối chứng, đối chứng phun nƣớc lã và diện tích ô tiêu chuẩn 1,000 m2

(25x40 m). Tổng số 8 ô tiêu chuẩn.

+ Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần, có đối chứng.

+ Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2019; theo dõi trƣớc khi phun và

sau khi phun 1, 3, 5, 7 và 9 ngày.

+ Tiến hành phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (nếu trời không mƣa).

+ Hiệu lực của thuốc đƣợc tính bằng công thức HENDERSON - TILTON.

100)1(

ab

ba

TC

TCE

Trong đó: E: Hiệu quả tính bằng %;

Ca: số sâu sống ở ô đối chứng trƣớc khi xử lý.

34

Ta: số sâu sống ở ô phun thuốc trƣớc khi xử lý.

Cb: số sâu sống ở ô đối chứng sau khi xử lý.

Tb: số sâu sống ở ô phun thuốc sau khi xử lý.

3.4.5.3. B ện p p óa ọc (Sử dụn t uốc bảo vệ t ực vật o c ất để p òn

trừ sâu ạ tron trườn ợp dịc sâu ạ bùn p t)

Xác định hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất đối với giai

đoạn sâu non và đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc:

ác định hiệu lực các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất trong

phòng thí nghiệm

Công thức 1 (CT1): Decis 2,5SC (hoạt chất Deltamethrin 25 gr/l).

Công thức 2 (CT2): Sherpa 25EC (hoạt chất Cypermethrin 250 gr/l).

Công thức 3 (CT3): Trebon 10EC (hoạt chất Etofenprox 10%).

Công thức 4 (CT4): Nƣớc lã.

+ Các công thức thí nghiệm đƣợc bố trí riêng rẽ trong các ông nuôi mọt

bằng thức ăn nhân tạo, mỗi ống thả 5 cá thể mọt trƣởng thành, sau đó tiến

hành phun các chế phẩm sinh học theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất; liều

lƣợng đồng nhất của các công thức là 10ml dung dịch đã đƣợc pha, sau đó

cho vào mỗi ống 5 cá thể mọt trƣởng thành.

+ Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần.

+ Địa điểm thực hiện: Ph ng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu ảo

vệ rừng.

+ Thời gian thực hiện: Tháng 9 năm 2019; the dõi trƣớc khi phun và

sau khi phun 4, 8, 12 và 24 giờ.

+ Hiệu lực của thuốc đƣợc tính bằng công thức ABBOTT (mục 3.4.5.2

- trang 32).

Ngoài hiện trƣờng

+ Dựa vào kết quả thử nghiệm trong ph ng thí nghiệm lựa chọn 2 loại

thuốc có hiệu quả ph ng trừ tốt nhất để tiến hành thử thuốc ngoài hiện trƣờng

tại địa điểm thƣờng xuyên bị sâu hại nặng.

35

+ Sử dụng máy phun thuốc trừ sâu cao áp phun toàn bộ thân cây, tiến

hành phun thuốc 2 lần.

+ Thuốc đƣợc thử trên 3 ô tiêu chuẩn Keo tai tƣợng/loại thuốc hóa học

và 2 ô đối chứng, đối chứng phun nƣớc lã và diện tích ô tiêu chuẩn 1,000 m2

(25x40m). Tổng số 8 ô tiêu chuẩn.

+ Thời gian thực hiện : tháng 10 năm 2019, theo dõi trƣớc khi phun và

sau khi phun 1, 3, 5, 7 và 9 ngày.

+ Tiến hành phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (nếu trời không mƣa).

+ Hiệu lực của thuốc đƣợc tính bằng công thức HENDERSON -

TILTON (mục 3.4.5.2 - trang 32).

36

Chƣơng 4

KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều tra thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình,

tỉnh Yên Bái

4.1.1. Kết quả điều thành phần loài sâu hại Keo tai tượng tại Yên Bình

Trên cơ sở điều tra theo tuyến, chọn đƣợc 2 địa điểm là thôn Ngòi Vồ và

thôn Khuân Giỏ, xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên ái để lập các ô tiêu

chuẩn để điều tra thành phần sâu hại Keo tai tƣợng, cụ thể nhƣ điều tra theo

tuyến 2 km, 1 km Keo tai tƣợng dƣới 3 tuổi và 1 km Keo tai tƣợng trên 3 năm

tuổi, tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân Giỏ, mỗi thôn điều tra 6 ô tiêu chuẩn (3 ô

Keo tai tƣợng dƣới 3 năm tuổi và 3 ô tiêu chuẩn trên 3 năm tuổi), tổng 12 ô tiêu

chuẩn; trên ô tiêu chuẩn tiến hành thu mẫu và điều tra phân cấp sâu hại lá, hại

thân, hại cành ngọn Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi và dƣới 3 năm tuổi, thời gian

thực hiện 12 tháng (từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019), 10 ngày điều

tra 1 lần. Kết quả điều tra thu đƣợc tính toán và trình bày chi tiết ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Bộ

phận

bị hại

Chỉ số

bị sâu

hại

bình

quân

Tuổi

cây

bị hại

Địa

điểm

I BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA)

(1) Họ Vòi voi (Curculionidae)

1 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus

(Fabricius) Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(2) Họ Bọ hung (Scarabaeidae)

2 Cánh cam xanh Anomala cupripes

Hope Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

3 Bọ sừng Xylotrupes sp. Thân + Cả 2

tuổi

NV,

KG

37

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Bộ

phận

bị hại

Chỉ số

bị sâu

hại

bình

quân

Tuổi

cây

bị hại

Địa

điểm

(3) Họ Mọt đầu ngắn (Scolytidae)

4 Mọt hại thân Euwallacea fornicates

(Eichhoff) Thân +++

Cả 2

tuổi

NV,

KG

II BỘ CÁNH NỬA CỨNG (HEMIPTERA)

(4) Họ bọ xít thân dài (Coreidae)

5 Bọ xít Homoeocerus sp.

non,

ngọn

non

+ Cả 2

tuổi

NV,

KG

(5) Họ Bọ xít mù (Miridae)

6 Bọ xít muỗi Helopeltis theivora

Waterhouse

non,

ngọn

non

++ Dƣới

3 tuổi

NV,

KG

III BỘ CÁNH ĐỀU (HOMOPTERA)

(6) Họ Rệp sáp vảy (Diaspididae)

7 Rệp sáp vảy Pinnaspis aspidistrae

(Signoret)

Lá,

ngọn +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(7) Họ Ve sầu sừng (Membracidae)

8 Ve sầu sừng Leptocentrus taurus

(Fabricius)

Ngọn

non +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

IV BỘ CÁNH BẰNG (ISOPTERA)

(8) Họ Mối đất (Termitidae)

9 Mối răng ẩn

Hypotermes

obscuricpes

(Wasmann)

Thân + Cả 2

tuổi

NV,

KG

10 Mối răng ẩn hàm

dày

Hypotermes

makhamensis Ahmad Thân +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

38

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Bộ

phận

bị hại

Chỉ số

bị sâu

hại

bình

quân

Tuổi

cây

bị hại

Địa

điểm

V BỘ CÁNH VẢY (LEPIDOPTERA)

(9) Họ (Arctiidae)

11

Sâu róm ngài

đốm vàng mép

cánh

Orvasca subnotata

Walker Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(10) Họ Sâu đo (Geometridae)

12 Sâu đo xám Hyposidra talaca

Walker Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

13 Sâu đo Peribatodes sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

(11) Họ Ngài sâu đục lá (Gracillariidae)

14 Sâu vẽ bùa Cameraria ohridella

Deschka & Dimic Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(12) Họ Bọ nẹt (Limacodidae)

15 Bọ nẹt Setora sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

16 Bọ nẹt sọc trắng Thosea sinensis Walker Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

17 Bọ nẹt 3 sọc xanh Setora sinensis Moore Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

(13) Họ Ngài sâu róm độc (Lymantriidae)

18 Sâu róm 4 túm

lông xám

Dasychira chekiangensis

Collenette Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

19 Sâu róm 4 túm

lông trắng ngà Olene mendosa Hubner Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

20 Sâu róm 4 túm

lông vàng Orgyia postica Walker Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

39

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Bộ

phận

bị hại

Chỉ số

bị sâu

hại

bình

quân

Tuổi

cây

bị hại

Địa

điểm

21

Sâu róm 4 túm

lông vàng lƣng

sọc đen

Orgyia sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

(14) Họ Ngài đêm (Noctuidae)

22 Sâu ăn lá Ericeia sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

23 Sâu nâu vạch xám Speiredonia retorta

Linnaeus Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(15) Họ Ngài thiên (Notodontidae)

24 Sâu 9 chấm Phalera grotei Moore Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

25 ƣớm cua Stauropus sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

(16) Họ Sâu kèn (Psychidae)

26 Sâu kèn bó lá Canephora hirsuta

(Poda, 1761) Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

27 Sâu kèn bó củi Eumeta cervinia Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

28 Sâu kèn nhỏ Acanthopsyche sp. Lá + Cả 2

tuổi

NV,

KG

29 Sâu kèn Pteroma plagiophleps

Hampson Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

(17) Họ Ngài cánh vân (Zygaenidae)

30 Ngài bụng

khoang da cam

Trypanophora

semihyalina Kollar. Lá +

Cả 2

tuổi

NV,

KG

Ghi chú: (+): Sâu hại nhẹ và (++): Sâu hại trung bình (Sâu hại

thƣờng gặp); (+++): Sâu hại nặng (Sâu hại chính); (NV): Ngòi Vồ và (KG):

Khuân Giỏ.

40

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy số các loài sâu thu đƣợc ở rừng Keo tai

tƣợng dƣới 3 năm tuổi và trên 3 năm tuổi tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân

Giỏ là 30 loài, thuộc 17 họ và 5 bộ. Trong đó có 29 loài sâu đều gây hại Keo

tai tƣợng trên 3 năm tuổi và dƣới 3 năm tuổi ở cả 2 thôn; có 1 loài sâu gây hại

Keo tai tƣợng dƣới 3 năm tuổi là là loài Bọ xít muỗi. Trong số 30 loài sâu hại

gây hại ở trên có 1 loài Mọt hại thân (Euwallacea fornicates) (Hình 4.4),

thuộc họ Mọt đầu ngắn (Scolytidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera) gây hại nặng

(+++), 1 loài Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora), thuộc bộ Bọ xít mù (Miridae(,

bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) gây hại trung bình (++) (Hình 4.6) và có tới 28

loài sâu hại Keo tai tƣợng ở mức độ hại nhẹ. Căn cứ số liệu điều tra ngoài hiện

trƣờng, đối chiếu với phân hạng sâu hại chính và sâu thƣờng gặp cho thấy loài

Mọt hại thân là loài sâu hại chính trên Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình.

Hình 4.1. Câu cấu xanh lớn Hình 4.2. Bọ cánh cam

Hình 4.3. Bọ sừng Hình 4.4. Mọt hại thân

41

Hình 4.5. Bọ xít Hình 4.6. Bọ xít muỗi

Hình 4.7. Rệp sáp vảy Hình 4.8. Ve sầu sừng

Hình 4.9. Mối răng n Hình 4.10. Mối răng n hàm dày

42

Hình 4.11. Sâu róm ngài đốm

vàng mép cánh Hình 4.12. Sâu đo xám

Hình 4.13.Sâu đo Hình 4.14. Sâu vẽ bùa

Hình 4.15. Bọ nẹt sọc xám Hình 4.16. Bọ nẹt sọc trắng

43

Hình 4.17. Bọ nẹt 3 sọc xanh Hình 4.18. Sâu róm 4 túm lông

xám

Hình 4.19. Sâu róm 4 túm lông

trắng ngà

Hình 4.20. Sâu róm 4 túm lông

vàng

Hình 4.21. Sâu róm 4 túm lông

vàng lƣng Hình 4.22. Sâu ăn lá sọc đen

Hình 4.23. Sâu nâu vạch xám Hình 4.24. Sâu 9 chấm

44

Hình 4.25. Bƣớm cua Hình 4.26. Sâu kèn bó lá

Hình 4.27 .Sâu kèn bó củi Hình 4.28. Sâu kèn nhỏ

Hình 4.29. Sâu kèn Hình 4.30. Ngài bụng khoang

da cam

45

4.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ bị hại và mức độ sâu hại Keo tai tượng tại Yên Bình

Kết quả điều tra tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân Giỏ, xã Tân Hƣơng,

huyện Yên Bình; mỗi thôn điều tra 6 ô tiêu chuẩn (03 ô Keo tai tƣợng dƣới 3

năm tuổi và 03 ô tiêu chuẩn trên 3 năm tuổi), tổng 12 ô tiêu chuẩn; trên ô tiêu

chuẩn tiến hành điều tra phân cấp và đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ các loài

sâu hại lá, hại thân, hại cành ngọn Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi và dƣới 3

năm tuổi, thời gian thực hiện 12 tháng (từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm

2019), 10 ngày điều tra 1 lần. Kết quả điều tra đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ

do các loài sâu hại đƣợc tính toán và trình bày chi tiết ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại bình quân do các loài sâu hại

Keo tai tƣợng tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân Giỏ

STT Tên loài sâu Ngòi Vồ Khuân Giỏ

P% R P% R

1 Câu cấu xanh lớn(Hypomeces squamosus

Fabricius)

10,3 0,2 9,5 0,1

2 Cánh cam xanh

(Anomala cupripes Hope)

18,2 0,2 10,4 0,1

3 Bọ sừng

(Xylotrupes sp.)

12,6 0,1 11,8 0,1

4 Mọt hại thân

(Euwallacea fornicatus Eichhoff)

62,8 2,1 65,6 2,4

5 Bọ xít

(Homoeocerus sp.)

12,2 0,1 21,2 0,2

6 Bọ xít muỗi

(Helopeltis theivora Waterhouse)

41,8 1,6 36,1 1,2

7 Rệp sáp vảy

(Pinnaspis aspidistrae Signoret)

10,0 0,1 12,1 0,1

8 Ve sầu sừng

(Leptocentrus taurus Fabricius)

11,0 0,1 10,5 0,1

9 Mối răng ẩn

(Hypotermes obscuricpes Wasmann)

15,2 0,2 12,0 0,1

10 Mối răng ẩn hàm dày

(Hypotermes makhamensis Ahmad)

12,0 0,1 12,5 0,1

11 Sâu róm ngài đốm vàng mép cánh

(Orvasca subnotata Walker)

13,4 0,2 10,8 0,1

46

STT Tên loài sâu Ngòi Vồ Khuân Giỏ

P% R P% R

12 Sâu đo xám

(Hyposidra talaca Walker)

11,2 0,1 20,1 0,8

13 Sâu đo

(Peribatodes sp.)

9,7 0,1 10,1 0,1

14 Sâu vẽ bùa

(Cameraria ohridella Deschka & Dimic)

6,2 0,1 12,2 0,1

15 Bọ nẹt

(Setora sp.)

11,2 0,1 11,2 0,1

16 Bọ nẹt sọc trắng

(Thosea sinensis Walker)

12,5 0,2 10,2 0,1

17 Bọ nẹt 3 xọc xanh

(Thosea sinensis Walker)

12,1 0,1 12,9 0,1

18 Sâu róm 4 túm lông xám

(Dasychira chekiangensis Collenette)

8,3 0,1 6,1 0,1

19 Sâu róm 4 túm lông trắng ngà

(Olene mendosa Hubner)

10,1 0,1 13,4 0,1

20 Sâu róm 4 túm lông vàng

(Orgyia postica Walker)

10,5 0,1 12,1 0,1

21 Sâu róm 4 túm lông vàng lƣng sọc đen

(Orgyia sp.)

18,1 0,3 10,9 0,1

22 Sâu ăn lá

(Ericeia sp.)

11,2 0,1 13,1 0,2

23 Sâu nâu vạch xám

(Speiredonia retorta Linnaeus)

12,1 0,2 11,2 0,1

24 Sâu 9 chấm

(Phalera grotei Moore)

11,4 0,1 15,2 0,2

25 ƣớm cua

(Stauropus sp.)

10,2 0,1 16,1 0,2

26 Sâu kèn bó lá

(Canephora hirsuta (Poda, 1761)

10,2 0,1 8,1 0,05

27 Sâu kèn bó củi

(Eumeta cervinia)

10,3 0,1 13,4 0,2

28 Sâu kèn nhỏ

(Acanthopsyche sp.)

12,8 0,1 11,1 0,1

29 Sâu kèn

(Pteroma plagiophleps Hampson)

11,2 0,1 10,0 0,1

30 Ngài bụng khoang da cam

(Trypanophora semihyalina Kollar)

12,5 0,2 10,2 0,1

Ghi chú: P%: Là tỷ lệ cây bị sâu hại; R: là chỉ số bị hại bình quân.

47

Từ kết quả ở bảng 4.2 cho thấy tình hình gây hại của 30 loài sâu hại

Keo tai tƣợng ở huyện Yên Bình, cụ thể đã xác định đƣợc 1 loài sâu hại nặng

là Mọt hại thân (Euwallacea fornicatus) và 1 loài bị hại trung bình là Bọ xít

muỗi đầu đỏ (Helopeltis theivora), cả hai loài này đều gây hại ở thôn Ngòi Vồ

và thôn Khuân Giỏ, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; cụ thể đối với Mọt hại

thân gây hai Keo tai tƣợng ở thôn Ngòi Vồ P = 62,8% và R = 2,1; Khuân Giỏ

P% = 65,6 và R = 2,4; loài Bọ xít muỗi gây hại Keo tai tƣợng ở thôn Ngòi Vò

P = 41,8% và R = 1,6; thôn Khuân Giỏ P = 36,1% và R = 1,2. Còn 28 loài sâu

còn lại chỉ gây hại nhẹ, không ảnh hƣởng nhiều đến sinh trƣởng và phát triển

của Keo tai tƣợng.

Từ số liệu điều tra của 30 loài sâu hại Keo tai tƣợng tại thôn Ngòi Vồ

và Thôn Khuân Giỏ, đối chiếu với phân hạng sâu hại chính và sâu hại thƣờng

gặp, đề tài đã xác định loài Mọt hại thân (Euwallacea fornicatus) Keo tai

tƣợng là loài sâu hại chính. Từ đó tiến hành gây nuôi để xác đinh các đặc

điểm về sinh học, sinh thái để phục vụ cho công tác phòng trừ.

4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính

Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

4.2.1. Đặc điểm sinh học của Mọt hại thân Keo tai tượng

4. . . . Đặc đ ểm n ận b ết Mọt ạ t ân Keo ta tượn

Trƣởng thành

Trƣởng thành cái chiều dài trung bình 2,22mm, mới vũ hóa màu nâu

sau chuyển sang màu đen (Hình 3.31), trƣởng thành đực chiều dài trung bình

1,92mm, cơ thể màu nâu (Hình 3.32). Râu đầu của con đực và con cái đều có

dạng hình chùy với đốt thứ tƣ phình to, đốt chân râu đầu nằm ở giữa phần mắt

với phần hàm dƣới của miệng. Râu đầu của con cái và con đực có sự khác

nhau: mật độ cơ quan cảm giác ở con cái nhiều hơn so với con đực. ào tử

nấm đƣợc Mọt cái mang theo đƣợc chứa ở bộ phận đặc biệt có tên gọi là

mycangia trên đầu và gần gốc của râu đầu.

Trứng

48

Hình oval, dài trung bình 0,26 mm (Hình 3.33), màu trắng kem, trứng

nằm ở cuối đƣờng hầm của thân cây và cành cây bị hại, số trứng trong mỗi

nhóm dao động từ 14 đến 17 quả.

Sâu non

Có 3 tuổi: Tuổi 1 chiều dài cơ thể từ 0,61 đến 0,67 mm; rộng từ 0,33

đến 0,40 mm; có màu trắng kem; tuổi 2 chiều dài cơ thể từ 1,30 đến 1,36 mm;

rộng từ 0,41 đến 0,49 mm; có màu trắng; tuổi 3 cơ thể dài từ 1,79 đến 1,84

mm; rộng từ 0,60 đến 0,67 mm; sâu non chuyển màu từ màu trắng sang vàng

nhạt, phần đầu đã có nhiều tấm chắn bảo vệ bắt đầu nhô lên (Hình 4.34).

Nhộng

Kích thƣớc dài trung bình 2,06mm, rộng từ 0,90 đến 1,10mm; mới hóa

nhộng có màu trắng sau chuyển màu nâu đến vàng nhạt (Hình 4.35).

Hình 4.31. Trƣởng thành cái Hình 4.32. Trƣởng thành đực

Hình 4.33. Trứng Hình 4.34. Sâu non

49

Hình 4.35. Nhộng

4. . . . Vòn đờ của Mọt ạ t ân Keo ta tượn

Kết quả nuôi loài Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở trong ph ng thí nghiệm

nhiệt độ trung bình 26,0 (0C) và độ ẩm 80%, thời gian nuôi tháng 5 đến tháng

7 năm 2019, cho thấy đây là loài biến thái hoàn toàn, v ng đời trải qua 4 pha:

Trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng.

Tiến hành nuôi Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thức ăn nhân tạo theo

công thức sau: 75 gr mùn cƣa (Keo tai tƣợng), 40 gr agar, 500 ml nƣớc và 0,35 gr

kháng sinh streptomycin (Biedermann et al., 2009) [] và theo dõi thời gian của

từng pha, nuôi mỗi pha 30 mẫu. Địa điểm nuôi là ph ng thí nghiệm của Trung

tâm Nghiên cứu ảo vệ rừng. Số liệu đƣợc tính toán trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thời gian hoàn thành vòng đời của loài Mọt hại thân

Keo tai tƣợng

Các pha Ngày Trung bình SD

Trƣởng thành 3 - 8 5,2 ± 0,5

Trứng 6 -12 8,9 ± 0,3

Sâu non 17 - 24 20,1 ± 0,6

Nhộng 8 - 12 10,0 ± 0,4

Tổng số ngày hoàn

thành v ng đời 34 - 56 44,2

Nhiệt độ trung bình (0C) 26

Độ ẩm % 80

Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn

50

Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy nuôi loài Mọt hại thân Keo tai tƣợng

nuôi bằng thức ăn nhân tạo ở trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung

bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành v ng đời trung bình là 44,2 ngày

(Hình 4.36).

Hình 4.36. Vòng đời của Mọt hại thân Keo tai tƣợng

Nuôi Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thức ăn nhân tạo nuôi ở trong

ph ng thí nghiệm có nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn

thành v ng đời trung bình là 44,2 ngày. Nuôi Mọt hại thân Keo tai tƣợng trong

1 năm (365 ngày) liên tục thì Mọt hại thân Keo tai tƣợng có khoảng 8,2 lứa.

4. . .3. Tập tín của Mọt ạ t ân Keo ta tượn

Sau khi điều tra theo dõi ở ngoài hiện trƣờng và kết hợp với theo dõi ở

trong ph ng thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu ảo vệ rừng của loài Mọt

hại thân Keo tai tƣợng nuôi tháng 5 đến tháng 7 năm 2019, cho thấy các pha

của Mọt hại thân Keo tai tƣợng từ trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng đều

51

đƣợc tìm thấy trong đƣờng hầm của thức ăn nhân tạo. Mọt qua đông trong

đƣờng hầm và trƣởng thành bay ra ngoài vào mùa xuân khi nhiệt độ không

khí tăng. Con cái làm nhiệm vụ đào hầm, nấm Fusarium euwallaceae, đƣợc

mang vào trong đƣờng hầm thông qua miệng và râu đầu của Mọt trƣởng

thành và lan rộng ra toàn bộ cây. Sau khi vũ hóa và giao phối, trƣởng thành

cái bay ra ngoài, bắt đầu tấn công cây chủ khác, Sau khi đào xong hầm ít nhất

2 tuần thì con cái bắt đầu đẻ trứng, trứng đƣợc đẻ đơn lẻ và sâu non ăn các sợi

nấm để sống.

4. . .4. Lịc p t s n của Mọt ạ t ân

Lịch phát sinh của loài Mọt hại thân trong 10 tháng (từ tháng 1 đến

tháng 10 năm 2019) trƣởng thành xuất hiện 6 lứa gối nhau, lứa I từ đầu tháng

2 đến giữa tháng 3, lứa II từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5, lứa III từ giữa tháng

5 đến giữa tháng 6, lứa IV từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, lứa V từ đầu

tháng 8 đến đầu tháng 9, lứa VI giữa tháng 9 đến giữa tháng 10. Đây là những

tháng trƣởng thành xuất hiện, từ đó có thể sử dụng lịch phát sinh này cho

công tác điều tra và phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng tại Yên Bình. So

sánh với v ng đời của Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở trong phòng thí nghiệm

có sự chênh lệch nhau 1 lứa Mọt trƣởng thành xuất hiện. Kết quả đƣợc tính

toán và trình bày ở Bảng 3.4.

52

Bảng 4.4. Lịch phát sinh của Mọt hại thân Keo tai tƣợng

Thế hệ Tháng

1/2019

Tháng

2/2019

Tháng

3/2019

Tháng

4/2019

Tháng

5/2019

Tháng

6/2019

Tháng

7/2019

Tháng

8/2019

Tháng

9/2019

Tháng

10/2019

Tháng

11/2019

Thế hệ 1

0 0 0 +

+

.

+

.

-

+

.

-

0

+

.

-

0

-

0

0

0

Thế hệ 2

+

+

.

+

.

-

+

.

-

0

-

0

-

0

Thế hệ 3

+ +

.

-

+

.

-

0

+

.

-

0

-

0

0

0

Thế hệ 4

+ +

.

+

.

-

+

.

-

-

0

-

0

0

53

Thế hệ Tháng

1/2019

Tháng

2/2019

Tháng

3/2019

Tháng

4/2019

Tháng

5/2019

Tháng

6/2019

Tháng

7/2019

Tháng

8/2019

Tháng

9/2019

Tháng

10/2019

Tháng

11/2019

Thế hệ 5

+ +

.

+

.

-

0

+

.

-

0

-

0

-

0

0

Thế hệ 6

+ +

.

-

+

.

-

0

+

.

-

0

.

-

0

0

Thế hệ 7

+

.

+

.

-

+

.

-

0

Ghi chú: . : Trứng − : Sâu 0 : Nhộng + : Trƣởng thành

54

4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài Mọt hại thân

4. . . . Ản ưởn của tuổ câ c ủ đến tìn ìn â ạ của Mọt ạ t ân

Tiến hành điều tra ở ngoài hiện trƣờng bằng cách phân cấp sâu hại, tính

tỷ lệ bị hại và mức độ Mọt hại thân Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi và dƣới 3

năm tuổi. Kết quả điều tra cho thấy tuổi của cây ảnh hƣởng đến tình hình gây

hại của Mọt hại thân, tại xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình. Kết quả điều tra

đƣợc tính toán và trình bày ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Loài Mọt hại thân theo tuổi Keo tai tƣợng

Tuổi cây

chủ

Loài

cây

Dƣới 3 năm tuổi Trên 3 năm tuổi

P% Sd R SD

Thảm

thực

P% Sd R SD Thảm

thực bì

Keo tai

tƣơng 51,0 ±0,2 1,4 ±0,2

Cây

Cộng

sản;

Đơn

kim;

cỏ hôi

69,2 ±0,4 2,1 ±0,3

Cây

Cộng

sản;

Đơn

kim; Cỏ

hôi và

bòng

bong Ghi chú: P%: Là tỷ lệ cây bị sâu hại; R: là chỉ số bị hại bình quân;

SD: Là độ lệch chuẩn.

Từ kết quả ở trên cho thấy tuổi cây chủ làm ảnh hƣởng đến tình hình gây

hại của Mọt hại thân, cụ thể tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại của Keo tai tƣợng trên 3

năm tuổi đều bị Mọt gây hại nặng lần lƣợt P = 69,2% và R = 2,1; đối với Keo tai

tƣợng dƣới 3 năm tuổi Mọt gây hại ở mức độ trung bình lần lƣợt P = 51,0%.

Căn cứ vào chỉ số sâu hại bình quân để phân loại sâu hại chính và sâu

hại thƣờng gặp cho thấy Mọt hại thân Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi bị gây hại

nặng hơn so với Keo tai tƣợng dƣới 3 năm tuổi.

55

Về thảm thực bì ở dƣới tán rừng Keo tai tƣợng ở dƣới 3 năm tuổi và

trên 3 năm tuổi cơ bản không có sự khác nhau nhiều. Nhƣ vậy, chúng ta có

thể dựa vào tuổi cây chủ là một trong những tiêu chí để xác định cho việc điều

tra, theo dõi và phòng trừ.

4. . . . Ản ưởn của t ên địc đến Mọt ạ t ân

Tiến hành điều tra thu mẫu thiên địch (cùng với điều tra ảnh hƣởng của

tuổi cây chủ) cho thấy thiên địch ký sinh có vai trò rất lớn trong việc khống chế

số lƣợng quần thể sâu hại nói chung và Mọt hại thân Keo tai tƣợng nói riêng,

mức độ thiên địch ảnh hƣởng đến sâu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển vòng

đời sâu. Kết quả điều tra thành phần thiên địch trong rừng Keo tai tƣợng tại

Tân Hƣơng, huyện Yên Bình, thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 10 năm

2019. Từ các đặc điểm hình thái, đối chiếu với các chuyên khảo. Thành phần

loài của các loài thiên địch ký sinh đƣợc trình bày ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Loài thiên địch bắt mồi và ký sinh loài Mọt hại thân

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Mức độ

phổ

biến

Pha mọt

bị hại

THIÊN ĐỊCH KÝ SINH

1 Nấm bạch

cƣơng

Beauveria bassiana

(Hypocreales;

Cordycipitaceae)

++

Sâu non,

nhộng, trƣởng

thành

2 Loài ruồi Chƣa xác định đƣợc + Sâu non,

nhộng

Ghi chú: +: Là thiên địch ký sinh ở mức độ nhẹ;

++: Là thiên địch ký sinh ở mức độ trung bình.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy ở rừng trồng Keo tai tƣợng tại xã Tân

Hƣơng, huyện Yên ình thu đƣợc 2 loài thiên địch ký sinh, có loài Nấm bạch

cƣơng ký sinh Mọt hại thân ở mức độ trung bình (++), có 1 loài ruồi ở mức độ

56

nhẹ (+). Cụ thể đối với thiên địch ký sinh có Nấm bạch cƣơng (Hình 4.37; Hình

4.38) và loài ruồi (Hình 4.39), có 1 loài thiên địch ký sinh ở mức độ trung bình là

Nấm bạch cƣơng.

Một số đặc điểm hình thái của các loài thiên địch ký sinh ở mức độ trung

bình của Nấm bạch cƣơng (Beauveria bassiana): Nấm Beauveria bassiana

sinh ra những bào tử đơn bào, không màu, hình cầu hoặc hình trứng, đƣờng

kính từ 1-4 µm, sợi nấm có đƣờng nằm ngang kích thƣớc khoảng 3-5 µm, phát

triển mạnh trên môi trƣờng nhân tạo hoặc trên cơ thể côn trùng, chúng mang

nhiều giá sinh bào tử, phồng to ở phía dƣới với 3-5*3-6 µm. Các giá bào tử trần

thƣờng tạo thành các nhánh ở phần ngọn hoặc trực tiếp tạo thành nhánh của

giá, phần ngọn của bào tử có dạng cuống hình ziczac không đều.

Hình 4.37. Nấm bạch cƣơng trong

đƣờng hầm của Mọt

Hình 4.38. Mọt hại thân bị nấm

bạch cƣơng

Hình 4.39. Ruồi

57

4.2.2.3. Ản ưởn của n ệt đ v ẩm đ k ôn k í đến Mọt ạ t ân

Tiến hành thu thập số liệu về nhiệt độ và độ ẩm không khí (kết hợp

cùng với điều tra ảnh hƣởng của tuổi cây chủ), cho thấy Nhiệt độ và độ ẩm

ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển của số lƣợng Mọt

hại thân Keo tai tƣợng. Kết quả điều tra tại xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình

thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2019 đƣợc trình bày hình 4.40.

Hình 4.40. Biểu đồ mật độ Mọt trƣởng thành

Từ kết quả ở hình 4.40 cho thấy mật độ Mọt trƣởng thành phụ thuộc rất

nhiều vào các nhân tố thời tiết nhƣ: nhiệt độ và độ ẩm, Mọt trƣởng thành tập

trung nhiều nhất vào 2 đợt: đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 6 và đợt 2 từ tháng 7

đến tháng 10; tháng 1 Mọt trƣởng thành không xuất hiện, đây là những thời

điểm nhiệt độ và độ ẩm trong năm tƣơng đối thấp. Chính vì, vậy việc phòng

trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng nên tập trung từ tháng giữa tháng 3 đến tháng

6 và tháng 7 đến tháng 10.

58

4.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính Keo tai tƣợng

4.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp lâm sinh phòng trừ Mọt hại thân Keo

tai tượng

Tiến hành thử nghiệm biện pháp lâm sinh nhƣ tỉa các cây Keo tai tƣợng

bị Mọt hại rất nặng (cấp 4), hại nặng (cấp 3) và hại trung bình (cấp 2) ở xã

Tân Hƣơng, huyện Yên ình, tỉnh Yên ái. Sau khi tiến hành tỉa thƣa xong,

vận chuyển toàn bộ cây ra khỏi rừng có thể đốt hoặc ngâm nƣớc; sau 10 ngày

tỉa thƣa tiến hành điều tra đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại tại 9 ô tiêu

chuẩn Keo tai tƣợng trên 3 năm tuổi (9 ô tiêu chuẩn đƣợc tác động và 1 ô tiêu

chuẩn đối chứng không tác động), thời gian tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10.

Kết quả đƣợc tính toán và trình bày ảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phòng trừ loài Mọt hại thân hại thân Keo tai tƣợng

bằng biện pháp lâm sinh

Loài

cây

Mật độ (ha)

Keo tai tƣợng

P% SD R SD

1,300 12,5 ±0,2 0,1 ±0,1

1,600 39,8 ±0,1 1,0 ±0,2

2,200 48,9 ±0,2 2,1 ±0,1

Đối chứng

59,2 ±0,2 2,5 ±0,2

Ghi chú: P%: Là tỷ lệ cây bị sâu hại; R: là chỉ số bị hại bình quân;

SD: Là độ lệch chuẩn.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy cây chủ ở mật độ cao bị Mọt hại nặng

hơn so với đối chứng, tuy nhiên sau khi tiến hành tỉa những cây bị Mọt hại

thân, sau 5 tháng theo dõi tình hình Mọt hại giảm hơn so với đối chứng; cụ

thể đối với Keo tai tƣợng ở mật độ 2,200 cây/ha có P = 48,9% và R = 2,1; ở

59

mật độ 1,600 cây/ha có P = 39,8% và R =1,02; ở mật độ 1,300 cây/ha có P =

12,5% và R = 0,1 so với với ô đối chứng Keo tai tƣợng không tỉa cây bị Mọt

hại thân P = 59,2% và R = 2,5.

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy trồng rừng hợp lý nhất ở

mật độ 1,600 cây/ha và 1,300 cây/ha và sau đó chặt tỉa những cây bị Mọt hại

thân ở cấp 4, cấp 3 và cấp 2.

4.3.2. Kết quả thử nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng

trừ Mọt hại thân ở trong phòng thí nghiệm

4.3. . . Kết quả t ủ n ệm ệu lực b ện p p s n ọc p òn trừ Mọt ạ

t ân ở tron p òn t í n ệm

Tiến hành thử nghiệm phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng 3

loại chế phẩm sinh học (Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis, Muskardin

có nấm Beauveria bassiana, Metarhyzium anisopliae) ở trong phòng thí

nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, thời gian thực hiện vào tháng

6 năm 2019. Kết quả đƣợc tính toán và trình bày ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng băng

chế ph m sinh học ở trong phòng thí nghiệm

Tỷ lệ sâu chết theo

thời gian

Hiệu lực (%)

CT1 CT2

CT3

CT4

Sau 1 ngày 0,0 0,0 0,0 0,0

Sau 3 ngày 13,8 11,5 7,5 0,0

Sau 5 ngày 66,0 68,8 55,4 0,0

Sau 7 ngày 100,0 100,0 92,9 0,0

Sau 9 ngày - - 100,0 0,0

Ghi chú: CT1: Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis, CT2:

Muskardin có nấm Beauveria bassiana; CT3: Metarhyzium anisopliae; và

CT4: Đối chứng (phun bằng nƣớc lã).

60

Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở

trong phòng thí nghiệm bằng chế phẩm sinh học Muskardin có nấm

Beauveria bassiana và chế phẩm Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis là có

hiệu lực cao nhất sau 7 ngày phun, tỷ lệ chết lần lƣợt đều 100% (Hình 4.40 và

Hình 4.41); trong khi đó sử dụng chế phẩm Metarhyzium anisopliae hiệu quả

thấp hơn, với tỷ lệ sâu chết là 92,9% sau 7 ngày phun và ở thí nghiệm đối

chứng tỷ lệ mọt không chết (0%).

Từ kết quả thử nghiệm ở trên, chọn đƣợc chế phẩm Delfin 32WG

Bacillus thuringiensis và Muskardin có nấm Beauveria bassiana có hiệu

lực cao nhất cho thực hiện phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở ngoài

hiện trƣờng.

Hình 4.41. Mọt trƣởng thành chết

do vi khu n Bacillus thuringiensis

Hình 4.42. Mọt trƣởng thành chết

do nấm Beauveria bassiana

4.3. .3. Kết quả t ử n ệm ệu lực b ện p p óa ọc p òn trừ Mọt ạ

t ân ở tron p òn t í n ệm

Tiến hành thử nghiệm phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng 3

loại thuốc hóa học (Decis 2,5SC, Sherpa 25EC và Trebon 10EC) ở trong

phòng thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, thời gian thực hiện

vào tháng 6 năm 2019. Kết quả đƣợc tính toán và trình bày ở Bảng 4.9.

61

Bảng 4.9. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng

bằng thuốc hóa học ở trong phòng thí nghiệm

Tỷ lệ sâu chết

theo thời gian

Hiệu lực (%)

CT1 CT2 CT3 CT4

Sau 4 giờ 43,4 68,9 65,1 0,0

Sau 8 giờ 60,5 82,8 87,5 0,0

Sau 12 giờ 93,5 100,0 100,0 0,0

Sau 24 giờ 100,0- - - 0,0

Ghi chú: CT1: Decis 2,5EC; CT2: Sherpa 25EC; CT3: Trebon 10EC

và CT4: Đối chứng (phun bằng nƣớc lã).

Từ kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng

ở trong phòng thí nghiệm bằng thuốc hóa học có hiệu quả tốt, sau 12 giờ phun

trực tiếp thuốc vào Mọt trƣởng thành hiệu quả của thuốc Sherpa 25EC và

Trebon 10EC đạt hiệu quả cao nhất sau 12 giờ phun thuốc, cụ thể tỷ lệ Mọt

trƣởng thành đều chết 100% (Hình 4.43 và Hình 4.44); 2 loại thuốc hóa học

còn lại là Decis 2,5EC đạt hiệu thấp hơn, cụ thể tỷ lệ Mọt chết 93,5% sau 12

giờ phun thuốc.

Từ kết quả thử nghiệm ở trên, tuyển chọn đƣợc 2 loài thuốc là Sherpa

25EC và Trebon 10EC có hiệu lực cao nhất để phòng trừ Mọt hại thân Keo tai

tƣợng ở ngoài hiện trƣờng.

Hình 4.43. Mọt chết do thuốc

Sherpa 25EC

Hình 4.44. Mọt chết do thuốc

Trebon 10 EC

62

4.3.3. Kết quả thủ nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng

trừ Mọt hại thân Keo tai tượng ở ngoài hiện trường

4.3.3. . Kết quả t ủ n ệm ệu lực b ện p p s n ọc p òn trừ Mọt ạ

t ân Keo ta tượn ở n o ện trườn

Từ kết quả thử nghiệm phòng trừ mọt hại thân ở trong phòng thí

nghiệm, đã chọn đƣợc 02 loại chế phẩm sinh học (chế phẩm Delfin 32WG có

Bacillus thuringiensis và Muskardin có nấm Beauveria bassiana) có hiệu lực

cao để đƣa ra ngoài hiện trƣờng tại xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình. Cụ thể mỗi

loại chế phẩm sinh học tiến hành phun trên 3 ô tiêu chuẩn và 1 ô đối chứng, đối

với chế phẩm Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis liều lƣợng 20gram/bình 20

lít, 3 bình/1,000 m2, phun 2 lần; chế phẩm Muskardin có nấm Beauveria

bassiana liều lƣợng sử dụng 60g/bình 16 lít, 3 bình/1,000 m2, sau khi phu đƣợc 1

ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày đánh giá hiệu lực của chế phẩm 1 lần, có

5 lần đánh giá. Kết quả đƣợc tính toán và trình bày ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng

bằng chế ph m sinh học

Tỷ lệ sâu chết theo

thời gian

Hiệu lực (%)

CT1 CT2 CT3

Sau 1 ngày 0,0 0,0 0,0

Sau 3 ngày 12,5 15,9 0,0

Sau 5 ngày 28,4 32,0 0,0

Sau 7 ngày 36,5 40,0 0,0

Sau 9 ngày 50,8 56,5 3,5

Ghi chú: CT1: Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis, CT2:

Muskardin có nấm Beauveria bassiana và CT3: Đối chứng (Phun nƣớc lã).

63

Từ kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng

ở ngoài hiện trƣờng bằng chế phẩm Muskardin có nấm Beauveria bassiana có

hiệu lực cao nhất so với chế phẩm Delfin 32WG có Bacillus thuringiensis, cụ

thể tỷ lệ chết 56,5% và 50,8% sau 9 ngày phun, trong khi đó ở cùng thời điểm

ở công thức đối chứng phun nƣớc lã là 3,5%.

Từ kết quả thử nghiệm này có thể sử dụng cả 2 loại chế phẩm trên để

phòng trừ. Tuy nhiên nên sử dụng chế phẩm sinh học Muskardin có nấm

Beauveria bassiana có hiệu lực cao hơn và loài nấm này có sẵn trong môi

trƣờng rừng trồng Keo tai tƣợng.

Kết quả phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở ngoài hiện trƣờng so

với kết quả phòng trừ ở trong phòng thí nghiệm cho thấy sau 7 ngày phun, hiệu

lực của chế phẩm sinh học Muskardin có nấm Beauveria bassiana và Delfin

32WG có Bacillus thuringiensis đều đạt 100%, ở ngoài hiện trƣờng sau 7 ngày

phun của 2 loại chế phẩm trên hiệu lực dao động từ 36,5% đến 40,0%. Nhƣ vậy,

thấy rằng khi phun chế phẩm ở ngoài hiện trƣờng hiệu quả không bằng ở trong

phòng thí nghiệm, vì ở ngoài hiện trƣờng có nhiều yếu tố tác động.

4.3.3. . Kết quả t ử n ệm ệu lực b ện p p óa ọc p òn trừ Mọt ạ

t ân ở n o ện trườn

Tiến hành phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học

(Sherpa 25EC và Trebon 10EC) ở ngoài hiện trƣờng tại xã Tân Hƣơng. Cụ thể

mỗi loại thuốc hóa học tiến hành phun cho trên 3 ô tiêu chuẩn và 1 ô đối chứng,

với thuốc Sherpa 25EC có hoạt chất Cypermethrin, liều lƣợng 50 ml/bình 20 lít, 3

bình/1,000 m2; đối với Trebon 10EC có hoạt chất Etofenprox 10%; liều lƣợng sử

dụng 50 ml/bình 20 lít, 3 bình/1,000 m2 và phun 2 lần; sau khi phun 1 ngày, 3

ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 đánh giá hiệu lực của thuốc 1 lần, có 5 lần đánh giá. Kết

quả đƣợc tính toán và trình bày ở Bảng 4.11.

64

Bảng 4.11. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng

bằng thuốc hóa học ở ngoài hiện trƣờng

Tỷ lệ sâu chết theo thời gian Hiệu lực (%)

CT2 CT3 CT4

Sau 1 ngày - - -

Sau 3 ngày - - -

Sau 5 ngày - - -

Sau 7 ngày - - -

Sau 9 ngày - - -

Ghi chú: CT2: Sherpa 25EC có hoạt chất Cypermethrin; CT3: Trebon

10EC có hoạt chất Etofenprox 10% và CT4: Đối chứng (phun bằng nƣớc lã).

(-) Mọt hại thân Keo tai tƣợng không chết.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy việc sử dụng thuốc hóa học Sherpa

25EC có hoạt chất Cypermethrin và Trebon 10EC có hoạt chất Etofenprox

10% để phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng tại xã Tân Hƣơng, huyện Yên

Bình cho thấy hiệu lực của thuốc là (0,0%).

Kết quả phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng ở ngoài hiện trƣờng so

với kết quả phòng trừ ở trong phòng thí nghiệm cho thấy sau 12 giờ phun

thuốc, hiệu lực của thuốc Sherpa 25EC và Trebon 10EC đều đạt 100%, ở

ngoài hiện trƣờng sau 9 ngày phun của 2 lọai thuốc hóa học trên hiệu lực 0%.

Nhƣ vậy, thấy rằng các loại thuốc hóa học trên là thuốc tiếp xúc không làm

cho mọt chết.

65

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Xác đinh đƣợc 30 loài sâu hại Keo tai tƣợng Ở thôn Ngòi Vồ và

thôn Khuân Giỏ, xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình là 30 loài, thuộc 17 họ và 5

bộ. Xác định đƣợc loài Mọt hại thân (Euwallacea fornicates) gây hại nặng

cho Keo tai tƣợng, thuộc họ Mọt đầu ngắn (Scolytidae), bộ Cánh cứng

(Coleoptera).

Trƣởng thành cái chiều dài trung bình 2,22 mm, mới vũ hóa màu nâu

sau chuyển sang màu đen. Trƣởng thành đực chiều dài trung bình 1,92 mm,

cơ thể màu nâu. Hình oval, dài trung bình 0,26 mm, màu trắng kem. Sâu non

có 3 tuổi tuổi 1 chiều dài cơ thể từ 0,61 - 0,67 mm; rộng từ 0,33 - 0,40 mm;

có màu trắng kem; tuổi 2 chiều dài cơ thể từ 1,30 - 1,36 mm từ 0,41 - 0,49

mm; có màu trắng; tuổi 3 cơ thể dài từ 1,79 - 1,84 mm; rộng từ 0,60 - 0,67

mm. Nhộng dài trung bình 2,06 mm, rộng từ 0,90 - 1,10 mm.

Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thức ăn nhân tạo nuôi ở trong phòng

thí nghiệm có nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành

v ng đời trung bình là 44,2 ngày.

Lịch phát sinh của loài Mọt hại thân trong 11 tháng trƣởng thành xuất

hiện 7 lứa gối nhau, lứa I từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3, lứa II từ đầu tháng

4 đến đầu tháng 5, lứa III từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, lứa IV từ cuối

tháng 6 đến cuối tháng 7, lứa V từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9, lứa VI giữa

tháng 9 đến giữa tháng 10.

1.2. Thiên địch của Mọt hại thân Keo tai tƣợng thu đƣợc 2 loài thiên

địch ký sinh là Nấm bạch cƣơng ký sinh (Beauveria bassiana) và có 1 loài ruồi

chƣa xác định đƣợc tên khoa học.

66

1.3. Các chế phẩm sinh học Muskardin có nấm Beauveria basiana và

chế phẩm Delfil 32WG có khuẩn Bacillus thuringiensis là có hiệu lực

phòng trừ cao nhất sau 7 ngày phun, tỷ lệ chết lần lƣợt đều 100 % (trong

phòng thí nghiệm) và sau 9 ngày phun ở ngoài hiện trƣờng có tỷ lệ chết là

56,5% và 50,8%. Các loại thuốc hóa học Sherpa 25EC và Trebon 10EC đều

có hiệu lực phòng trừ cao đạt 100% sau phun 12 giờ (trong phòng thí

nghiệm) và sau phun 9 ngày phun của 2 loại thuốc hóa học trên hiệu lực

0% (ngoài hiện trƣờng).

2. Tồn tại, hạn chế

Do hạn chế về thời gian và bản thân còn hạn chế về kinh nghiệm cũng

nhƣ kiến thức trong tổ chức nghiên cứu khoa học nên đề tài tốt nghiệp còn

một số vấn đề chƣa đề cập đến.

1. Chƣa nghiên cứu về đặc điểm sinh học, v ng đời, tập tính của loài

ruồi là thiên địch của Mọt hại thân và sử dụng loài ruồi này trong phòng trừ

mọt hại thân trên cây Keo tai tƣợng.

2. Luận văn đã đƣa ra các biện pháp phòng trừ sâu hại Keo tai tƣợng tại

huyện Yên ình, tuy nhiên chƣa đề ra đƣợc các biện pháp quản lý phòng trừ

tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả cao.

3. Đề xuất, kiến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ về các quy luật phát sinh, sinh trƣởng

và phát triển của sâu hại Keo Tai tƣợng để làm cơ sở cho các đề xuất biện

pháp quản lý sâu hại dựa trên nguyên lý phòng trừ tổng hợp (IPM) đạt hiệu

quả cao.

- Phòng trừ tổng hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ chặt

tỉa thƣa, chặt vệ sinh, loại bỏ cây bệnh, lá dụng làm thay đổi ngoại cảnh tạo

điều kiện cho cây sinh trƣởng phát triển tốt, hạn chế phát triển của nấm bệnh.

67

- Cần phải chọn và sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, tránh hiện tƣợng

kháng thuốc.

- Tăng cƣờng công tác kiểm dịch, quản lý tốt chất lƣợng giống cây

trồng trong khu vực nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung.

- Thông qua nghiên cứu luận văn, đề nghị các cấp, các ngành tại địa

phƣơng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để có những nghiên

cứu sâu, rộng hơn và có thể áp dụng ngay vào trong thực tiễn tại địa phƣơng.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Văn ình (2011), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu đề xuất các biện

pháp phòng trừ sâu n l keo tại Quảng Trị, Viện Khoa học lâm nghiệp

Việt Nam

2. Lê Văn ình (2012), M t số đặc đ ểm sinh học của lo sâu n l Er ce a

sp., hạ Keo ta tượng và Keo lá tràm tạ Vĩn L n Quảng Trị, Tạp chí

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam số 3, tr. 2373-2379.

3. Lê Văn ình (2018), M t số đặc đ ểm sinh học, phòng trừ mọt Euwallacea

fornicatus Eichhoff (Coleoptera: Scolytidae) hạ t ân Keo ta tượng, keo

lai tai huyện Yên Bình và Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học Lâm

nghiệp, số 4.

4. Nguyễn Văn Độ (2000), Báo cáo kết quả đ ều tra thành phần sâu hại và

mức đ hại của chúng trên các khu khảo nghiệm xuất xứ keo và bạc đ n

tạ Đ C ôn u ện Ba Vì tỉnh Hà Tây (cũ), Viện Khoa học Lâm nghiệp

Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010), Nghiên cứu phòng trừ mối gây hại bạch

đ n keo tại m t số vùng trọn đ ểm, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa

học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Thế Nhã (2000), Xây dựng quy trình dự tính dự báo và phòng trừ

sâu n l Keo ta tượng tại vùng trung tâm, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên

cứu, Trƣờng ĐHLN Việt Nam

7. Lê Văn Nông (1999), Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp.

8. Lê Mạnh Thắng (2010), Đ ều tra thành phần sâu hạ câ keo đặc đ ểm

hình thái, m t số đặc đ ểm sinh học của loài sâu kèn nhỏ Acanthopsyche

sp. (Lepidoptera, Psychidae), Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, 80 trang.

69

9. Phạm Quang Thu, Griffiths, M., Pegg, G., McDonald, Wylie, R., and

Lawson, S., (2010), Sâu bện ạ rừn trồn - ướn dẫn n o t ực địa

về sâu bện ạ c c lo keo Bạc đ n v t ôn ở V ệt Nam.

10. Phạm Quang Thu (2011), Sâu, bệnh hại rừng trồng, Nhà xuất bản nông

nghiệp Hà Nội, 200 trang.

11. Phạm Quang Thu, Lê Văn ình và Phạm Duy Long (2013), Phát hiện

loài xén tóc Xystrocera festiva Thomson, 1860 (Col,: Cerambycidae) Đục

thân Keo tai tƣợng ở Ngọc Ngồi, Kon Tum, Tạp chí chuyên ngành Bảo

thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ Thực vật số 2.

12. Phạm Quang Thu, Lê Văn ình, Phạm Duy Long và Nguyễn Hoài Thu

(2014), Xén tóc Chlorophorus sp., (Coleoptera; Cerambycidae) đục thân

Keo tai tƣợng Acacia mangium ở huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tạp

chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4.

13. Nguyễn Hoài Thu, Đào Ngọc Quang và Bui Quang Tiếp (2017), Đặc

đ ểm sinh học và thành phần t ên địch của sâu đo n l (Biston

suppressaria Guenée) hạ Keo ta tượng (Acacia mangium) tại Quảng

Ninh, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4.

14. Phạm Quang Thu (2016), Đ ều tra nguyên nhân gây bện v đề xuất biện

pháp xử lý nhanh bệnh hại rừng trồn keo la v keo ta tượng, Báo cáo

tổng kết nhiệm vụ, Tổng công ty Giấy Việt Nam, 59 tr.

15. Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trƣờng (2004), Sâu bệnh hại rừng trồng và

các biện pháp phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 168.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

16. Barnard, E. L. and Schroeder, R. A. (1984), Anthracnose of Acacia in

Florida, Occurrence and fungicidal control, Proceedings of the Florida

State Horticultural Society 97: 244 -247.

17. Blaedow, R.A. and Juzwik, J. (2010), Spatial and temporal distribution of

Ceratocystis fagacearumin roots and root grafts of oak wilt affected red

oaks, Arboriculture and Urban Forestry, (36), pp. 28-34.

70

18. Brawner, J., Japarudin, Y., Lapammu, M., Rauf, R., Boden, D.,

Wingfield, M.J. (2015), Evaluating the inheritance of Ceratocystis

acaciivora symptom expression in a diverse Acacia mangium breeding

population. Southern Forest, 77 (1), pp. 83-90.

19. Brawner, J., Japarudin, Y., Lapammu, M., Rauf, R., Boden, D. and

Wingfield, M.J. (2016), “Evaluating Ceratocystis acaciivora symptom

expression in breeding populations and clonal seed orchards”, Workshop

Ceratocystis in tropical hardwood plantations, February 15-18, 2016,

Yogyakarta, Indonesia, pp. 24-26.

20. Carter, David (2000), Butterflies and Moths.Smithsonian Handbooks:

Butterflies & Moths Paperback - Import, 15 May 2002.

http://www.amazon.in/ Smithsonian - Handbooks - Butterflies.

21. Chris Burwell (2011), Bag-shelter Moths and processionary caterpillars.

Queensland government, Queensland Museum PO Box 3300, South

Brisbane QLD 410. http://www.qm.qld.gov.au.

22. Coleman, T. W., Poloni, A. L., Chen, Y., Thu, P. Q., Li, Q., Sun, J., ... &

Seybold, S. J. (2019). Hardwood injury and mortality associated with two

shot hole borers, Euwallacea spp., in the invaded region of southern

California, USA, and the native region of Southeast Asia. Annals of

Forest Science, 76(3), 61.

23. Haugen, L., O’ rien, J., Pokorny, J., Mielke, M. and Juzwik, J. (2009),

Oak wilt in the North Central Region, In: Billings, R.F. and Appel, D.N.

(eds) National Oak Wilt Symposium, Austin, Texas. The Proceedings of

the Second National Oak Wilt Symposium. Texas Forest Service

Publication 166, College Station, Texas, pp. 149-157.

24. Hutacharern, C, (1993), Insect pest, In: A wang, K and Taylor, D, (eds)

Acacia mangium - growing and utilization, 163-202, Winrock

International and FAO, Bangkok.

71

25. Josiah. S.J and Allen-Reid, D. (1991), Important nursery insects and

diseases in Haiti and their management. Forestry Canada, Pacific Forestry

Centre, Information Report BC-X-331:51-59.

26. Kendrick, R. C. (2004), Summary moth survey report 1999 to march 2004

at Kadoorie farm & Botanic garden Tai Po, Hong Kong, 26p, 74p.

27. Khamis, S. (1982), Pest and diseases of forest plantation trees with special

reference to SAFODA. Paper to 8th Malaysia Forestry Conference, Kelapan.

28. Kobayashi, T. and Guzman, E.D. de (1988), Monogragh of Tree disease

in the Philippines with Taxonomical notes on their Associated

Microorganisms. Forestry and Forest Products Research Institute Ibaraki,

Japan. Bulletin No.351, 200p.

29. Kotikal YK và Math M (2016), Insect and Non-insect pests associated

with drumstick, moringa oleifera (Lamk), Department of Entomology,

University of Horticultural Sciences, Bagalkot-587 103, Karnataka, India.

30. Sharma, J.K., Mohanan, C. and Florence, E.J.M. (1985), Disease survey

in nurseries and plantations of forest tree species grown in Kerala. Kerala

Forest Research Institute Research Report No. 85, 268p.

31. Lee, S.S. and Maziah, Z. (1993), Fungi associated with heart rot of Acacia

mangium in Peninsular Malaysia, Journal Tropical Forest Science 5 (4):

479-484.

32. Martin R, S. and Wylie, F. R. (2001), Insect Pets in Tropical Forestry,

CABI publishing, Wallingford.

33. Mehrotra, M. D., Pandey, P. C., Chakrabarti, K., Sharma, S. & Hazra, K.

1996. Root and heart rots in Acacia mangium plantations in India. Indian-

Forester, 122: 155–160.

34. Nan Yao Su & Rudolf H. Scheffrahn (2000), Coptotermes formosanus

Shiraki (Insecta: Isoptera-Rhinotermitidae), University of Florida.

72

35. Nair, K. S. S. (2007), Tropical forest insect pest: Ecology impact

management, Edition published by Cambridge University press. The

Edinburgh Building, Cambridge CB2 8RU, UK.

36. Mehrotra, M. D., Pandey, P. C., Chakrabarti, K., Sharma, S. & Hazra, K.

1996. Root and heart rots in Acacia mangium plantations in India.

37. Mercer, P.C (1982), Basidiomycete decay in standing trees. In: Frankland,

J.C., Hedger, J.N. and Swift, M.J. eds. Decomposer Basidiomycetes -

Their Biology and Ecology. British Mycological Society Symposium 4,

143-160 Cambridge University Press, Cambrige.

38. Old, K. M., Lee, S. S. & Sharma, J. K., eds. (1997), Diseases of tropical

acacias. Proceedings of an International Workshop, Subanjeriji, South

Sumatra, Indonesia.

39. Old.K.M. (1998), Diseases of Tropical Acacia. Proceeding of an

international Workshop help in Ha Noi.

40. Old, K, M., Butcher, P. A., Harwood, C. E. and Ivory, M. H. (1999)

Atelocauda digitata, a rust disease of tropical plantation acacias,

Proceedings of the 12th Biennial Conference of the Australasian Plant

Pathology Society.

41. Old, K. M., Butcher, P. A., Harwood, C. E. and Ivory, M. H. (1999),

Atelocauda digitata, a rust disease of tropical plantation acacias,

Proceedings of the 12th Biennial Conference of the Australasian Plant

Pathology Society, Canberra 1999, 249.

42. Old, K.M., Lee, S.S., Sharma, J.K. and Yuan, Z.Q. (2000), A Manual of

Diseases of Tropical Acacia in Australia, South-East Asia and India.

43. Roger, L. (1954), Phytopathologie des payschauds, (Tome I, II, III), Paris.

44. Roy. S., Muraleedharan. N., Mukhapadhyay. A., & Handique. G., 2015.

The tea mosquito bug, Helopeltis theivora Waterhouse (Heteroptera:

Miridae): its status, biology, ecology and management in tea plantations.

International Journal of Pest Management.

73

45. Rustam, R., Muhamad Pangky Sucahyono, Desita Salbiah, 2014. Biology

of Helopeltis theivora (Hemiptera: Miridae) on Acasia mangium Willd.

International Journal on Advanced Science Engineering Information

Technology. Vol 4, No.5 62-65.

46. Scoble, M. J. (1995). The Lepidoptera. Form, Function and Diversity.

London, The Natural History Museum & Oxford University Press, 404 p.

47. Senthilkumar. N và Murugesan.S (2015), Insect pests of important trees

species in South India and their management information, Institute of

Forest Genetics and Tree Breeding (IFGTB).

48. Sharma, J.K. and Florence, E.J.M (1997), Fungal pathogens as a potential

threat to tropical acacias; case study of India.

49. Sigh (1987), Insects that damage some importion tropical forange tree

legumes.

50. Singh Rathore, M. P. (1991), Insects pest in Agroforestry, International

centre for research in Agroforestry Nairobi, Kenyna.

51. Tarigan, M., Wingfield1, M.J., Van Wyk, M., Tjahjono, B. and Roux, J.

(2011), Pruning quality affects infection of Acacia mangium and A.

crassicarpa by Ceratocystis acaciivora and Lasiodiplodia theobromae,

Southern Forests, 73(3&4): 187-191.

52. Tarigan, M., Yuliarto, M., Gafur, A., Wong, C.Y. and Sharma, M. (2016),

“Other Acacia species as a source of resistance to Ceratocystis”,

Workshop Ceratocystis in tropical hardwood plantations, February 15-18,

2016, Yogyakarta, Indonesia, pp. 31-32.

53. Tom W. Coleman, Adrian L. Poloni, Yigen Chenm, Pham Quang Thu,

Qiao Li, Jianghua Sun, Robert J. Rabaglia, Gary Man, Steven J. Seybold

(2019), Hardwood injury and mortality associated with two shot hole

borers, Euwallacea spp., in the invaded region of southern California,

USA, and the native region of Southeast Asia. Agricultural and Forest

Entomology. Annals of Forest Science, 61-76.

74

54. Van Schagen, U., Hobbs, R. J. and Majer, J. D. (1992), Defoliation of

trees in roadside corridors and remnant vegetation in the Western

Australian wheatbelt. Journal of the Royal Society of Western Australia,

75(3), 75-81.

55. Van Schagen, U., Hobbs, R. J. and Majer, J. D. (1992), Defoliation of

trees in roadside corridors and remnant vegetation in the Western

Australian wheatbelt. Journal of the Royal Society of Western Australia,

75(3), 75-81.

56. Wylie, R., Flayd, R., Elliott, H., Khen, C.V., Jurie Intachat, Chaweewaan

Hutacharern, Nopachon Tubtim, Kha, L. D., Do, N. V., Rachmatsjah, O.,

Gales, K., Zulfileyah, A., and Vuokko, R. (1997). Insect pests of Tropical

Acacia: A New Project in Southeast Asia and Northern Australia. Recent

Developments in Acacia Planting – ACIAR.

57. Wylie, R. (1998), Insects pests of tropical acacia: a new project in

Southeast Asia and northern Australia, In: Turnbull, J, W, Crompton, H,

R, and Pinyopusarek, K. (eds) Recent development in acacia planting,

Australia Centre for International Agriculture Research, Canberra 234-

239.

58. Yong, W.C., Yuliarto, M. and Nudiman, I. (2014), Deployment of

Acacias in Short Rotation Pulpwood Plantation, Sustaining the future of

Acacia plantation forestry, International conference Working party

2.08.07: Genetics and sivilculture of Acacia - ACACIA, Hue, Vietnam,

pp. 29.

59. Zamar, María Inés, Y Lucía E. Claps (2003), Morfología de los estados

inmaduros y adulto de Pinnaspis aspidistrae (Hemiptera: Diaspididae),

con notas sobre su biología. Entomol. Argent. 62 (1-2): pp 35-42.