B NÔNG NGHI P & PHÁT TRI N NÔNG THÔN Th c sĩ Nguy n Văn Hòa

163
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT Giới Thiệu ở Đồng bằng sông Cửu Long 1

Transcript of B NÔNG NGHI P & PHÁT TRI N NÔNG THÔN Th c sĩ Nguy n Văn Hòa

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

Giới Thiệu

ở Đồng bằng sông CửuLong

1

NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP TP. Hoà Chí Minh – 2006

Biên tập

1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Hòa, Phó Cụctrưởng Cục Trồng trọt2. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Lý, Phó Giámđốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giốngtrung ương; Trưởng Trạm Khảo kiểmnghiệm giống cây trồng Nam bộ.3. Kỹ sư Đào Quang Hưng, Phó phòngkỹ thuật, Bộ phận thường trực Cụctrồng trọt tại Tp. Hồ Chí Minh.4. Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, Chuyênviên, Bộ phận thường trực Cục trồngtrọt tại Tp. Hồ Chí Minh.

2

LỜI NÓI ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đadạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuấtlương thực. Sản lượng lúa chiếm khoảng 52% tổngsản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên90% sản lượng gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCLcó vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo anninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trongxuất khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua việc sản xuất lúa tạiĐồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sựthiếu ổn định và bền vững. Sự xuất hiện nhiều loại

3

dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng caovà liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất vàsản lượng lúa của toàn vùng, tình hình này đang đặtra những vấn đề cần quan tâm, nhất là sử dụnggiống và bố trí mùa vụ canh tác phù hợp trong sảnxuất lúa ở ĐBSCL hiện nay.

Với mục tiêu giúp cho cán bộ và nông dântrong vùng hiểu biết thêm về việc sử dụng hợp lýgiống và bố trí thời vụ phù hợp trong sản xuất lúaCục Trồng trọt biên soạn tập sách này với mongmuốn góp phần hướng dẫn nông dân phát triển sảnxuất lúa có hiệu quả và bền vững.

Dù đã rất cố gắng tập hợp và biên soạn, songtập sách chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, chúng tôirất mong nhận được nhiều ý kiến phê bình, đóng gópcủa quý bạn đọc.

Xin chân thành các ơn các tác giả có nhữngbài viết đã được trích sử dụng trong tập sách này.

Cục trưởng Cục Trồngtrọt Nguyễn

Trí Ngọc

4

5

Phần thứ nhất:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. Sự cần thiết của giống lúa tốttrong sản xuất1. Vai trò của giống lúa

Giống lúa vừa là mục tiêu vừa làmột biện pháp kỹ thuật để nâng cao năngsuất và phẩm chất hạt gạo trong sảnxuất lương thực cho tiêu dùng nội địavà cho xuất khẩu hiện nay nói chung vàở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nóiriêng.

Trong nhiều năm qua việc lai tạochọn giống lúa theo 3 hướng chính:

Chọn tạo giống có chất lượng gạongon phục vụ thị trường trong nướcvà xuất khẩu. Chọn tạo giống có năng suất cao,ổn định cho vùng thâm canh.

6

Chọn tạo giống năng suất cao,thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịusâu bệnh và chống chịu các điều kiệnkhó khăn.

Việc chọn tạo theo những định hướngnhư trên đã góp phần làm cho sản xuấtcây lúa ở ĐBSCL từng bước ổn định, đảmbảo an ninh lương thực cho toàn vùng vàcho cả nước trong nhiều năm qua.

Ngày nay giống vẫn được xem là mộttrong những yếu tố hàng đầu trong việckhông ngừng nâng cao năng suất câytrồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng30 – 50% mức tăng năng suất hạt của cáccây lương thực trên thế giới là nhờviệc đưa vào sản xuất những giống tốtmới.

Những năm 60, ở ĐBSCL hầu như chỉcó những cánh đồng lúa 1 vụ với nhữnggiống lúa địa phương cao cây, dài ngày,tuy chất lượng khá nhưng năng suấtthấp. Trong thời gian 20 năm trở lạiđây, nhiều cơ quan nghiên cứu, trong đócó Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, Viện KHKTNông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứuvà Phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ)…

7

đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sảnngắn ngày, có phẩm chất tốt, đảm bảo đủtiêu chuẩn xuất khẩu, cho phép tạo ranhững cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năngsuất có thể đạt 6 - 7 tấn lúa/ha/vụ, đãthay thế hầu hết những cánh đồng lúa 1vụ dùng giống lúa địa phương, năng suấtthấp, phẩm chất kém.

Những giống lúa cao sản đưa vàocanh tác đã từng bước đưa Việt Nam trởthành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2trên thế giới sau Thái Lan.

Tuy nhiên từ vụ lúa Đông Xuân, HèThu, Thu Đông và vụ Mùa năm 2006 ở cáctỉnh phía Nam đã bị rầy nâu, bệnh vànglùn và lùn xoắn lá gây hại với mức độcàng lúc càng nghiêm trọng làm cho hàngtrăm ngàn ha lúa bị giảm năng suất,nhiều nơi phải hủy bỏ. Đa số các giốnglúa đang được sử dụng hiện nay ở ĐBSCLđều từ nhiễm nhẹ đến nhiễm rầy nâu, đạoôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Để tránh sự gây hại của rầy nâu,bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúangoài các biện pháp canh tác như: ápdụng IPM, 3 giảm 3 tăng, vệ sinh đồng

8

ruộng, chuyển đổi mùa vụ... thì côngtác giống càng phải được chú trọng hơn.Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấpbách phải nghiên cứu tìm ra những giốnglúa có năng suất cao, chất lượng đảmbảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phảikháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống lúakhỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mớitạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vữnglâu dài, giữ vững an toàn lương thực,đảm bảo xuất khẩu, từng bước nâng caođời sống người nông dân Việt Nam nóichung và nông dân vùng ĐBSCL nói riêng.2. Hạt giống khỏe

Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạtgiống tốt và khỏe mạnh. Gieo trồng hạtgiống khỏe, có chất lượng cao là điềukiện cần thiết để cây lúa gieo trồngchịu đựng và vượt qua được biến động củađiều kiện thời tiết bất lợi và nhữngđiều kiện bất thuận bên ngoài từ đó mớicó thể cho năng suất cao và gia tăngchất lượng gạo, nhất là gạo xuất khẩu. 

Hạt giống khỏe là hạt giống phải đạtnhững yêu cầu sau:

9

- Hạt giống phải thuần, đúng giống,đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫnnhững hạt giống khác, hạt cỏ và tạpchất, không có hạt lem, lép và không bịdị dạng.

- Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phảicó sức sống mạnh.

- Hạt giống không bị côn trùng pháhoại (sâu mọt), không mang mầm bệnhnguy hiểm.3. Một số biện pháp cải thiện chất lượng

hạt giống khi còn trên đồng ruộng vàtrong bảo quản

a. Trên đồng ruộng:+ Kỹ thuật canh tác: Bảo đảm cây lúa sinh

trưởng tốt, bón phân cân đối và đầy đủ,quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại,không có lúa rày (lúa cỏ) trên chânruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụnhư bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnhđạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt, rầynâu, bọ xít dài,… để hạn chế gây léphạt ở tỉ lệ cao và hạn chế vi sinh vậtgây bệnh cho hạt.

10

+ Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từđầu vụ và sau khi trổ để bảo đảm độthuần, nhổ bỏ những cây cao, cắt nhữngbông lúa khác so với quần thể như lúacỏ, lúa von, lúa khác giống.

b. Không chọn những ruộng lúa bị bệnh đểlàm giống cho vụ sau: như  bệnh lúa von,bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh thanvàng, bệnh đen hạt, bệnh đốm nâu,…

c. Thu hoạch và cất giữ: Các điều kiệncần có để bảo đảm độ thuần của lúagiống như sau:

- Chuẩn bị công cụ suốt sạch khôngcòn lẫn tạp giống khác, kể cả baobì đựng lúa giống.

- Chuẩn bị sân phơi riêng, khôngphơi gần những giống khác.

- Sau khi phơi khô, làm sạch đảmbảo ẩm độ hạt còn 14%, đây là ẩm độ cấtgiữ tốt nhất.

- Cất giữ nơi thoáng mát, tránh mưanắng, nếu tồn trữ từ vụ Hè Thu nămtrước đến vụ Đông Xuân sau phải chú ýngăn ngừa sâu mọt để bảo đảm độ nảy mầm

11

cao. Nếu trữ hạt giống trong bao yếmkhí thì thời gian trữ sẽ dài hơn (4-6tháng) không bị sâu mọt.

Trong tình hình sản xuất lúa vớimức thâm canh, tăng vụ cao như hiện naytại ĐBSCL, mối đe dọa của các loạithiên tai, dịch hại ngày càng nguy hiểmhơn, thì việc chọn canh tác những giốnglúa phù hợp cho một vùng sản xuất, vớiviệc dùng hạt giống thuần và khỏe mạnhvừa là yếu tố quan trọng vừa là mộtbiện pháp canh tác hàng đầu để góp phầngiữ vững và gia tăng năng suất, sảnlượng.II. Tình hình sử dụng giống lúa trong

thời gian quaở ĐBSCL Trong 5 năm qua, sản lượng lúa ở

ĐBSCL đã tăng trên 3 triệu tấn, từ15.997.500 tấn năm 2001 lên 19.263.000tấn năm 2005. Sản lượng vượt trội mộtphần do tăng vụ, mở rộng diện tích gieotrồng, song chủ yếu là do năng suất lúatăng (từ 4,22 tấn/ha năm 2001 tăng lên5,03 tấn/ha năm 2005). Những thành tựuto lớn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL có sự

12

đóng góp quan trọng của công tác chọntạo, phát triển giống mới và áp dụnggiống xác nhận ngày càng tăng.

Trong giai đoạn 1984 – 2005, BộNông nghiệp và PTNT đã công nhận 57giống lúa ở phía Nam, trong đó gồm 32giống lúa được công nhận chính thức và25 giống công nhận tạm thời. Cơ cấugieo trồng và diện tích sản xuất 20giống lúa chủ lực ở ĐBSCL giai đoạn2003/2004 được tổng hợp và trình bàytrong bảng dưới đây (theo số liệu điềutra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệmGiống cây trồng Trung ương).

13

Bảng 1: 20 giống lúa gieo trồng chủlực trong Vụ Hè Thu và vụMùa năm 2003

Stt Tên giống Diện tích

(ha) Tỉ lệ (%)

1 OM 1490 270.498 12,32 OM 576 252.612 11,53 OMCS 2000 188.405 8,64 IR 50404 159.541 7,35 VND 95-20 135.665 6,26 OM 3536 103.563 4,77 IR 64 93.564 4,38 OM 2517 74.805 3,49 TNĐB 100 70.455 3,210 VD 20 42.953 2,011 Jasmine 85 40.889 1,912 OM 2717 32.167 1,513 IR 59606 30.185 1,414 Địa phương 27.160 1,215 MTL 250 24.510 1,116 ML 48 21.124 1,017 AS 996 18.790 0,918 OM 2822 14.588 0,719 IR 56381 13.111 0,6

14

20 IR 42 12.698 0,6

15

Bảng 2: 20 giống lúa gieo trồng chủ lựctrong Vụ Đông Xuân 2003 - 2004

STT Tên giống Diện tích(ha)

Tỉ lệ (%)

1 IR 50404 181.188 11,42 OM 1490 168.784 10,63 VND 95-20 137.827 8,74 OM 576 128.780 8,15 Jasmine 85 109.620 6,96 OMCS 2000 97.784 6,27 OM 2517 87.483 5,58 IR 64 57.454 3,69 OM 3536 54.589 3,410 OM 2717 45.491 2,911 VD 20 38.766 2,412 TNĐB 100 50.972 3,213 OM 1723 15.991 1,014 Nếp 14.730 0,915 MTL 250 13.212 0,816 IR5 9606 12.734 0,817 OM 2518 11.337 0,718 IR5 6381 10.228 0,619 AS 996 10.176 0,620 Địa phương 9.996 0,6

16

17

Bảng 3: 20 giống lúa gieo trồng chủlực ở phía Nam năm 2005

Stt

Tên giống Ước DT2005(ha)

Sốtỉnhgieotrồng

Phảnứngrầynâu

Phảnứng

đạo ôn

1 OM 1490 400.000 19 N N2 OM 576 360.000 12 HN HN3 IR 50404 350.000 14 HN HN4 OMCS 2000 280.000 19 HN N5 VND 95-20 300.000 20 HN HN6 OM 2517 180.000 10 HN HN7 Jasmine 85 160.000 11 N N8 IR 64 150.000 19 HN HN9 OM 3536 140.000 17 N HN10 OM 2718 130.000 13 N N11 VD 20 80.000 9 N HN12 OM 2717 70.000 15 N N13 TNĐB 100 55.000 10 HN HN14 OM 2514 40.000 7 N HN15 AS 996 30.000 11 HN HN16 MTL 250 25.000 15 N HN17 OM 2822 15.000 5 HK HN18 OM 3242-49 15.000 5 N HN19 IR 56381 10.000 2 HN N20 ST 3 10.000 5 N N

Ghi chú: N: Nhiễm; HN: Hơi nhiễm18

Nhìn chung, có thể thấy xu hướngchuyển đổi rõ nét về cơ cấu giống lúa ởĐBSCL những năm gần đây là việc tăngnhanh sử dụng các giống lúa cực ngắnngày (TGST từ 88 – 95 ngày trong điềukiện sạ) thích nghi cả hai vụ Đông Xuânvà Hè Thu, năng suất cao, chất lượnggạo tốt hoặc chấp nhận được. Việc canhtác các giống lúa cực ngắn ngày gópphần tiết kiệm chi phí, nước tưới, phụcvụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vàtăng vụ. Nhóm giống này hiện chiếmkhoảng 70% diện tích gieo trồng lúatoàn vùng.

Trong số các giống lúa hiện đang sửdụng ở ĐBSCL, nhóm giống cải tiến, năngsuất cao đóng vai trò then chốt, chiếmkhoảng 85% diện tích sản xuất các vụ,trong đó tỉ lệ giống cao sản chất lượngcao (hạt thon dài, ít bạc bụng, hàmlượng Amylose trung bình) ngày càngtăng và chiếm tới 55 – 60% diện tíchlúa, đã góp phần quan trọng trong việctăng chất lượng và giá trị gạo xuấtkhẩu của Việt Nam những năm qua.

19

Số lượng giống lúa có mặt trong sảnxuất ở ĐBSCL rất đa dạng và phong phú,trên 200 giống trong vụ Hè Thu và Mùa,và khoảng 180 giống trong vụ Đông Xuân.Tuy nhiên, có thể xác định 10 giống lúachủ lực chiếm tới 65 – 70% tổng diệntích gieo trồng và có vị trí quyết địnhđến sản xuất lúa giai đoạn 2000-2005là: VNĐ 95 – 20; OM 1490; OM 576; OMCS2000; IR 64; OM 2717; OM 2718; Jasmine85; OM 3536 (OMCS 21) và OM 2517.

Thay đổi tích cực về cơ cấu giống lúatrong hơn một thập kỷ qua thể hiện ở tỉlệ giống lúa được chọn tạo, phát triểntrong nước ngày càng tăng và chiếm vị tríchủ đạo (trên 70%) trong sản xuất lúahiện nay; trái ngược hẳn tình hình nhữngnăm 80 và đầu những năm 90 khi mà giốnglúa có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúaQuốc tế (IRRI) chiếm đa số.

Ảnh hưởng của thị trường đến chuyểnđổi cơ cấu giống lúa ở ĐBSCL thể hiệnrõ trong những năm gần đây, đó là sựtăng đột biến diện tích sản xuất cácgiống lúa thơm, đặc sản như VD 20,Jasmine 85, ST3, các giống lúa nếp và

20

mùa đặc sản địa phương như Tài nguyên,Nàng thơm, Nàng hương, Tép hành… Nhữnggiống lúa này ngon cơm, có giá trịthương mại cao nhưng có nhược điểmchung là nhiễm nặng nhiều loại sâu bệnhhại chính ở ĐBSCL như rầy nâu, bệnh đạoôn, khô vằn.

Trước năm 2000, cơ cấu giống lúaJasmine 85 và VD 20 hầu như không đángkể. Nhưng do nhu cầu xuất khẩu, năngsuất và giá trị thương mại cao nên diệntích sản xuất giống Jasmine 85 và VD 20bùng phát nhanh, lên tới trên 200.000ha năm 2004 và khoảng 250.000 ha vàonăm 2005. Nhóm lúa thơm đặc sản hiệnchiếm trên 10% tổng diện tích gieotrồng lúa toàn vùng.

Các giống lúa đặc sản được sản xuấtkhá tập trung ở một số địa phương, vìthế ở nhiều vùng tỉ lệ diện tích lúathơm nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn lênđến 20 – 30%. Đây có thể là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến việc tích tụvà bùng phát dịch rầy nâu hiện nay.

Sau nhiều năm sản xuất trên diệnrộng, tính kháng của phần lớn các giống

21

lúa với sâu bệnh đã suy giảm, nhất là ởnhững vùng có sức ép sâu bệnh hại caonhư vùng canh tác 3 vụ, vùng có thâmcanh cao.

Dịch rầy nâu, kèm theo lây truyềnbệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã xảy ratrên diện tích rộng ở hầu hết các tỉnhĐBSCL trong năm 2006, có nguy cơ bùngphát ngày càng rộng trong vụ Đông Xuân2006 – 2007 và những vụ tới nếu khôngcó những biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Từ cơ cấu giống lúa và thực tế sảnxuất những năm gần đây đặt ra những vấnđề cần quan tâm như sau:

Một là, cần tổ chức đánh giá địnhkỳ phản ứng với rầy nâu, đạo ôn và bệnhvàng lùn, lùn xoắn lá của nhóm giốngchủ lực và nhóm giống lúa bổ sung để cóchiến lược sử dụng và điều chỉnh cơ cấugiống lúa phù hợp cho từng vùng, từngvụ sản xuất, xác định các nguy cơ tiềmẩn để đề ra biện pháp quản lý dịch hạichủ động và hiệu quả.

Hai là, tổ chức khảo nghiệm, xácđịnh nhanh các giống lúa mới có đặctính nông học phù hợp, năng suất và

22

chất lượng cao hoặc chấp nhận được,kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹbệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để bổ sungvào cơ cấu giống chủ lực là rất cấpthiết.

Ba là, tăng cường hơn nữa công tácchọn tạo phát triển các giống lúa khángsâu bệnh.

Bốn là, tổ chức hệ thống sản xuấtgiống lúa các cấp, phục tráng và làmthuần các giống lúa chủ lực đã tồn tạilâu dài trong sản xuất, kết hợp vớibiện pháp canh tác tổng hợp để phát huytốt tiềm năng và kéo dài thời gian tồntại của giống trong sản xuất.III. Định hướng cơ cấu giống lúa hiện

nay và trong thời gian tới1. Sơ bộ tình hình sâu bệnh đang phátsinh hiện nay

Rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắnlá gần đây đã có những diễn biến phứctạp. Thời gian bùng phát và gây hạimạnh bắt đầu từ năm 2005, và kéo dàivới tốc độ lây truyền bệnh nhanh, trênphạm vi rộng.

23

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại mộtsố vùng chiếm tới 70 – 80% diện tíchlúa bị nhiễm rầy nâu, là một tỉ lệ caovà đáng lo ngại.

Tốc độ lây lan nhanh và rộng donhững yếu tố về mùa vụ canh tác lúa củanhững vùng là chính (luôn luôn có sựhiện diện của cây lúa trên đồng ruộng,rầy nâu dễ dàng di trú theo gió về ĐôngNam bộ khi ĐBSCL thu hoạch lúa và ngượclại). Ngoài ra việc sử dụng tỉ lệ caomột số giống nhiễm rầy nâu trong sảnxuất đã làm cho dịch hại này có điềukiện bộc phát nhanh và kéo theo sự lâytruyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trêndiện rộng.

Tuy nhiên bằng nhiều biện pháp canhtác như cắt bỏ vụ 3, áp dụng 3 giảm 3tăng, sử dụng một số giống lúa chốngchịu rầy nâu, IPM, 4 đúng trong dùngthuốc BVTV, thời vụ sạ lúa tập trung,“né rầy”, “bao lúa” bằng việc khống chếnước, “giăng mùng” cho mạ,… đã góp phầnquan trọng vào việc khống chế dịch rầynâu, vàng lùn và lùn xoắn lá.

24

2. Giới thiệu cơ cấu giống vụ Đông Xuân2006 - 2007

Nhiều giống lúa có thể dùng cho vụÐX 2006 – 2007, ít nhất là để chờ cógiống tốt hơn là: OMCS 2000, OM 576, IR50404, IR 64; và AS 996, VND 95 – 20,OM 5930.

Một số giống được các tác giả giớithiệu có tính kháng rầy tốt, như OM4495, OM 4498, MTL 382, MTL 465. Ðiềunày thể hiện tiềm năng tạo, chọn giống,nhưng trước hết là số lượng hạt giốngchưa đáp ứng và cũng cần sàng lọc quathử thách trong sản xuất.

Nhóm giống phản ứng phức tạp (khikháng, khi nhiễm, vùng kháng, vùngnhiễm): OM 2718; OM 2517; IR 64; VNĐ 95– 20; OMCS 2000; OM 3536; VD 20… cầnđược tiếp tục khảo sát nghiêm túc.

Trên cơ sở khảo sát thực tế, đềxuất của các địa phương và ý kiến cáccơ quan nghiên cứu khoa học chuyênngành, cơ cấu giống cụ thể cho vụ ĐôngXuân 2006 – 2007 được khuyến cáo nhưsau:

25

- Nhóm giống chủ lực khuyến cáo sửdụng: OM 4498; OM 4495; AS 996; OM2395; VNĐ 95 – 20; OMCS 2000; OM 2517;OM 576; IR 64.

- Nhóm giống lúa có thể xem xét mởrộng sản xuất thử: MTL 474; MTL 385; OM5930; OM 4900; OM 5932, OM 5796; OM5637; IR 59656-5K-2.

- Nhóm giống khuyến cáo hạn chế sửdụng: OM 1490; OM 2717; VD 20; Jasmine85; các giống nếp.

► Cơ cấu giống cho tiểu vùng:Cơ cấu giống lúa cụ thể cho các

vùng sản xuất lúa chính đề nghị nhưsau:

Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sôngHậu sử dụng các giống lúa thâm canhchất lượng cao như: VND 95 – 20, AS996, OMCS 2000, IR 64, OM 2517, OM4498. Vùng Tây sông Hậu và Tứ giác LongXuyên sử dụng các giống chủ lực nêutrên. Vùng Đồng Tháp Mười: cơ cấu chủlực là các giống cực sớm và sớm như

26

OM 576, IR 50404, OMCS 2000, VND 95-20, OM 4498. Vùng ven biển Nam bộ: cơ cấu chủlực là các giống OM 576, IR 50404,OMCS 2000, AS 996, OM 4498, VND 95-20, OM 3242. Vùng bán đảo Cà Mau (tính từ SócTrăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phầntỉnh Kiên Giang) xem xét lựa chọncác giống chủ lực nêu trên, cácgiống lúa ST đặc sản. Vùng đất phèncó thể sử dụng giống OM 1350, OM2488, IR 56381 (MTL 149), AS 996, OM3242, Tuy nhiên về tương lai lâu dài cơ

cấu giống lúa nên được hoạch định theonhững định hướng cho từng vùng như sau:

+ Mỗi vùng sản xuất tùy theo điềukiện tự nhiên và theo sự giới thiệu,khuyến cáo của các cơ quan sản xuấtgiống chỉ nên sản xuất từ 4 – 5 giốngchủ lực và lưu ý rằng không có giốngchủ lực nào chiếm quá 20% diện tích.Cần quy hoạch sản xuất 1 hoặc 2 giốngcó những đặc tính tương đồng trong từngcánh đồng để thuận tiện cho việc áp

27

dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến,phù hợp và dễ dàng hình thành một vùnghàng hóa đồng nhất.

+ Nên sử dụng giống xác nhận và cốgắng duy trì việc sản xuất 1 giống lúatrong nhiều vụ bằng các biện pháp, kỹthuật canh tác thích hợp để gia tăngtính ổn định và khai thác hết tiềm năngnăng suất của giống (hiện nay một sốgiống lúa chỉ có thể tồn tại trongkhoảng 3 năm tại một vùng sản xuất sauđó với áp lực của các loại sâu hại đãkhông thể phát huy hết những đặc tínhtốt của mình).

+ Bố trí cơ cấu giống cho từng vụnên chú ý một số loại dịch hại phổ biếnvà những yếu tố bất lợi trong vụ đó đểdùng giống có tính kháng hoặc có thểchống chịu với dịch hại hoặc chịu đựngđược điều kiện bất thuận và tăng cườngcác biện pháp thâm canh tiên tiến đểhạn chế dịch hại lây lan trên diệnrộng.

+ Nên chuẩn bị một hoặc vài giốnglúa mới để sản xuất thử và đánh giátính thích nghi trong vùng để chủ động

28

thay thế khi có những diễn biến bấtlợi.

+ Mỗi hệ thống canh tác, mỗi cơ cấumùa vụ, cơ cấu cây trồng… của từng vùngphải có một định hướng sử dụng giốngcho phù hợp. Các giống lúa trung mùachất lượng cao, giống lúa mùa đặc sảnlà những giống có thể được khuyến khíchduy trì và xem xét để sản xuất tạinhững vùng sản xuất lúa – tôm, lúa –cá, hoặc những vùng sản xuất lúa tùythuộc nước trời, nhiễm mặn, những vùngcanh tác 1 vụ lúa…3. Một số giống lúa đề nghị cho vụ HèThu 2007

Những giống lúa khuyến cáo sản xuấttrong vụ Hè Thu 2007 phải dựa trên cơsở phản ứng với rầy nâu, bệnh vàng lùnvà lùn xoắn lá trong vụ Đông Xuân 2006– 2007. Giống lúa tỏ ra chống chịu đượcvới những dịch hại này tại địa phươngcần được xem xét tiếp tục sản xuất.

Vụ Hè Thu cần quan tâm thêm về độcứng cây, tính chống chịu với hạn đầuvụ và bệnh đốm vằn.

29

Ngoài những giống lúa đã được xácđịnh trong vụ Đông Xuân 2006 – 2007, vụHè Thu 2007 có thể mở rộng sản xuất mộtsố giống có triển vọng như sau: OM5930; OM 5239; OM 3556; OM 3539; MTL382; MTL 384; MTL 392.4. Định hướng thay đổi giống

Các cơ sở nghiên cứu về lúa cần kếthừa phương pháp thanh lọc và tạo chọngiống lúa kháng rầy như trước đây, đồngthời ứng dụng và phát triển những côngnghệ tiên tiến để có chương trìnhnghiên cứu giống lúa kháng rầy có hệthống kết hợp giữa truyền thống vớihiện đại.

Tuy nhiên, trước mắt cần xác địnhgiống kháng ngay trong sản xuất. Ðồngthời, cần tập hợp được các chuyên giatạo giống lúa có kinh nghiệm, không phânbiệt trong hay ngoài các cơ quan, đơn vịcó chức năng tạo chọn giống lúa, ở tronghay ngoài cơ quan nghiên cứu, có thểkhuyến khích, mở rộng cho các công tygiống cùng tham gia.

Nông dân cần biết rõ vùng đất củamình, canh tác những giống có khả năng

30

phát triển tốt theo khuyến cáo của cáccơ quan nghiên cứu về giống và các cơquan chuyên môn tại địa phương. Về lâudài những giống lúa có chất lượng khá,phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địavà xuất khẩu cần chiếm tỉ lệ cao trongcơ cấu sản xuất lúa. Những giống khángsâu bệnh, và chống chịu điều kiện bấtlợi của môi trường cần được chú ý đưavào canh tác.4.1. Đổi mới hạt giống

Đổi mới hạt giống là một khâu thiếtyếu để duy trì phẩm chất hạt giốngtrong sản xuất.

Việc sử dụng hạt giống trong ruộngsản xuất qua nhiều vụ sẽ dẫn đến giốngbị lẫn tạp, thoái hóa, không cho năngsuất cao và tính chống chịu với điềukiện bất lợi sẽ không như hạt giống banđầu. Do vậy, khi vẫn còn muốn canh tácgiống lúa này trong ruộng sản xuất thìviệc phải đổi mới hạt giống là cầnthiết.

Việc đổi mới hạt giống hợp lý vàtối ưu nhất là sử dụng giống xác nhậntrong từng vụ sản xuất. Tuy nhiên điều

31

này hầu như không thể và rất khó thựchiện cho tất cả diện tích gieo trồngtrong tình hình hiện nay, khi mà cácđơn vị, cơ sở nhân giống lúa xác nhậnkhông thể đáp ứng nhu cầu. Vì vậy việcđổi mới hạt giống mang tính cộng đồngcó thể thực hiện bằng một trong cácbiện pháp sau:

- Trong ruộng sản xuất của từng hộnông dân cần để riêng ra một diện tíchđất tốt nhất, bằng phẵng, đầy đủ ánhsáng và có chế độ chăm sóc riêng đểcuối vụ thu hoạch làm giống cho vụ sau.

- Khi lúa trong giai đoạn sinhtrưởng, trổ chín thì định kỳ tiến hànhkhử những cây lúa bị lẫn và khi thuhoạch thì tiến hành thu hoạch riêngbông cái của những cây lúa khỏe mạnhnhất trong ruộng để làm giống.

- Trong cộng đồng sản xuất nếu cóthể thì chọn một hoặc vài nông dân cókỹ thuật thâm canh cao, có kinh nghiệmsản xuất lúa giống để chuyên sản xuấtlúa giống và thỏa thuận hợp lý để cungcấp cho một nhóm nông hộ.

32

Những biện pháp đổi mới hạt giốngnhư nêu trên cần được khuyến khích vàphổ biến rộng rãi trong các hộ sản xuấtlúa. 4.2. Thay giống mới

Việc thay thế các giống cũ trongsản xuất bằng các giống mới có nhiềuđặc tính sinh học và kinh tế tốt hơn lànhiệm vụ quan trọng nhất của công tácvề giống cây trồng, nhất là trong sảnxuất lúa.

Mỗi một lần thay giống là một bướctiến cao hơn về chất trong việc hoànthiện giống cây trồng. Vì lý do đó, cóthể căn cứ vào nhịp độ thay thế giốngđể đánh giá phần nào trình độ pháttriển của công tác giống cây trồng nóichung cũng như của sản xuất giống lúanói riêng. Thực tiễn sản xuất ở vùngĐBSCL cho thấy nhịp độ thay giống lúakhá nhanh trên quy mô rộng lớn sau ngàygiải phóng đến nay, Viện nghiên cứu lúaĐBSCL đã lai tạo, tuyển chọn và phóngthích ra sản xuất hàng trăm giống lúacó chất lượng cao, kháng sâu bệnh, đãgóp phần đáng kể cho sản xuất lúa cũng

33

như xuất khẩu gạo của nước ta, đem lạilợi nhuận không nhỏ cho người nông dânĐBSCL.

Tuy nhiên, do sự thiếu chặt chẽ trongcông tác chọn giống cũng đã xảy ra tìnhtrạng một số giống mới không có triểnvọng và không được nghiên cứu đầy đủ đãđược phổ biến ra sản xuất. Điều này đãmang lại những thiệt hại đáng tiếc.

Để khắc phục tình trạng nói trêncần phải làm sao cho từ cán bộ kỹthuật, cán bộ quản lý đến tận người sảnxuất đều hiểu rõ là việc thay giống mớichỉ nên tiến hành trong 3 trường hợpsau:

Một là, khi các nhà chọn giống đãtạo ra được giống mới có một số ưu điểmcó giá trị kinh tế hơn hẳn các giống cũđang dùng trong sản xuất.

Hai là, khi điều kiện sinh tháitrong vùng thay đổi làm các giống đangsử dụng trở nên không thích hợp nữa. Vídụ như sự bộc phát của những loại dịchhại, sự thay đổi về điều kiện thủy văn,thủy nông…

34

Ba là, khi có sự thay đổi về hướngsử dụng sản phẩm như để chế biến, tiêuthụ nội địa, xuất khẩu. 4.3. Những yêu cầu cơ bản đối với một giống lúamới

Nền nông nghiệp hiện đại có nhữngyêu cầu ngày càng cao đối với giống câytrồng nói chung và giống lúa nói riêng.Điều kiện tự nhiên rất đa dạng của cácvùng sinh thái khác nhau lại có nhữngyêu cầu cụ thể khác nhau đối với giống.Tuy nhiên, nhìn chung giống lúa đượctrồng phải đáp ứng những yêu cầu chínhsau:

- Giống lúa phải có khả năng chonăng suất cao và ổn định. Đây là yêucầu quan trọng nhất, vì năng suất baogiờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cảcác quá trình sinh trưởng và phát triểncũng như mức độ kháng sâu bệnh của câylúa.

- Giống lúa phải có khả năng chốngchịu được các điều kiện ngoại cảnh bấtlợi. Tùy theo điều kiện cụ thể của từngvùng sinh thái mà giống phải có các đặctính như chịu hạn, chịu ngập, chịu

35

nóng, chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn,không đổ ngã v.v… Khả năng chống chịuđiều kiện bất lợi của ngoại cảnh giúpcho lúa có năng suất ổn định. Để đảmbảo được năng suất ổn định ở những vùngvà những mùa vụ thường bị hạn cần tạora những giống chịu hạn. Những vùng đấtphèn, mặn, việc cải tạo các loại đấtnày rất tốn kém và đòi hỏi thời giandài, vì vậy sản xuất đòi hỏi các giốngchịu phèn, chịu mặn và có năng suất caohơn những giống hiện trồng trên vùngđất này. Hiện tượng đổ ngã thường gâyra những thiệt hại lớn về năng suất,phẩm chất của sản phẩm bị giảm sút, vìvậy việc tạo giống kháng đổ ngã là mộtyêu cầu rất quan trọng, nhất là vớinhững vùng và mùa vụ có mưa to, giólớn…

- Giống lúa phải có khả năng khángmột số sâu, bệnh chính trong vùng. Sâubệnh thường gây ra những thiệt hại lớnđến năng suất, có khi bị mất trắng nhưtrường hợp lúa bị bệnh vàng lùn và lùnxoắn lá ở ĐBSCL hiện nay. Các biện phápphòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chấtthường tốn kém và làm ô nhiễm môi

36

trường, nhưng không phải bao giờ cũngđạt được những kết quả mong muốn. Việcxử lý bằng thuốc trừ sâu thường kèmtheo những hậu quả tiêu cực đối vớinhững loài côn trùng có ích, kẻ thù củanhững côn trùng có hại. Ngoài ra, dùngthuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh khônghợp lý sẽ làm mất cân bằng sinh thái,những côn trùng có lợi bị tiêu diệt vànhững côn trùng có hại thường tạo ranhững khả năng sinh sản ào ạt trở lạiđể gây hại cho lúa. Vì những lý dotrên, việc đưa vào sản xuất các giốnglúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắcphục được những nhược điểm cơ bản củabiện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóachất và mang lại hiệu quả kinh tế tolớn trong sản xuất nông nghiệp.

- Giống lúa phải thích hợp với điềukiện canh tác trong vùng. Ở những nơicó mức độ cơ giới hóa cao trong sảnxuất nông nghiệp thì các giống lúa phảicó những đặc tính thích hợp với việccanh tác bằng cơ giới hóa, có độ đồngđều cao, cứng cây, không đổ ngã, ítrụng hạt. Trong điều kiện có đủ phânbón hay có thể tưới tiêu tự động thì

37

cần những giống có phản ứng tốt vớiliều lượng phân bón cao hay với nướctưới, nhưng trong điều kiện thiếu phân,thiếu nước người ta lại cần những giốngít đòi hỏi phân và chịu hạn…

- Giống lúa phải có phẩm chất tốt,đáp ứng được yêu cầu của thị trường.IV. Tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng

và quản lý chất lượng giống lúa1. Phân cấp hạt giống lúa

Theo Quyết định 53/2006/QĐ- BNNngày 26 tháng 6 năm 2006 về quản lý,sản xuất, kinh doanh và sử dụng giốnglúa, hạt giống lúa được phân cấp nhưsau:

o Hạt giống tác giả (TG) là hạtgiống thuần do tác giả chọn, tạora.

o Hạt giống lúa siêu nguyên chủng(SNC) là hạt giống lúa được nhânra từ hạt giống tác giả hoặc phụctráng từ hạt giống sản xuất theoquy trình phục tráng hạt giốngsiêu nguyên chủng và đạt tiêuchuẩn chất lượng theo quy định.

38

o Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) làhạt giống lúa được nhân ra từ hạtgiống siêu nguyên chủng và đạttiêu chuẩn chất lượng theo quyđịnh.

o Hạt giống lúa xác nhận (XN) là hạtgiống được nhân ra từ hạt giốngnguyên chủng và đạt tiêu chuẩnchất lượng theo quy định.

Yêu cầu kỹ thuật của ruộng giốnglúa và hạt giống lúa các cấp được quyđịnh trong Tiêu chuẩn Việt Nam - Hạtgiống lúa yêu cầu kỹ thuật (TCVN 1776-2004). Chất lượng hạt giống yêu cầu chomỗi cấp giống lúa khác nhau, đặc biệtlà độ thuần giống.2. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giốnglúa

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhgiống lúa phải đảm bảo các điều kiện sau(theo Quyết định 53/2006/QĐ-BNN):2.1. Đối với cấp giống XN

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh về lĩnh vực giống cây trồng;

39

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanhphù hợp với yêu cầu sản xuất, kinhdoanh giống lúa cấp XN;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiếtbị kỹ thuật phục vụ cho khâu sản xuất,chế biến và bảo quản phù hợp;

d) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật cótrình độ từ trung cấp trồng trọt, bảovệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉđào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giốnglúa;

e) Giống lúa sản xuất phải có trongDanh mục giống cây trồng được phép sảnxuất, kinh doanh;

g) Phải tuân thủ Quy trình sản xuấthạt lúa giống do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn ban hành cho cấp giốngXN.2.2. Đối với cấp giống SNC, NC và hạt lai F1, ngoài

các điều kiện quy định tại phần 2.1 nêu trênphải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đăng ký chứng nhận chất lượnggiống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tạitổ chức chứng nhận chất lượng giống câytrồng trước khi sản xuất giống.

40

b) Cán bộ kỹ thuật quy định tạiđiểm d (2.1) tối thiểu phải có trình độđại học chuyên ngành trồng trọt hoặcbảo vệ thực vật.

c) Phải tuân thủ Quy trình sản xuấthạt giống lúa cấp SNC, NC do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành,đặc biệt phải thực hiện nghiêm ngặt cácnội dung sau:

- Nếu vật liệu khởi đầu là hạtgiống tác giả hoặc hạt giống cấp SNCthì phải qua hai vụ để có hạt SNC và bavụ để có hạt NC.

- Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồnhạt giống chưa đạt chất lượng cấp SNCthì phải qua ba vụ để có hạt SNC và bốnvụ để có hạt NC.

d) Nghiêm cấm việc sản xuất hạtgiống cấp SNC theo phương pháp chọn vànhân đơn dòng.3. Hệ thống tổ chức nhân giống

Để phát huy đầy đủ và hiệu quả củacông tác giống cần phải có một hệ thốngtổ chức sản xuất giống hoàn chỉnh vàchặt chẽ từ trung ương đến địa phương,

41

đảm bảo việc cung cấp đầy đủ và nhanhchóng hạt giống lúa có chất lượng caotheo yêu cầu của sản xuất, chúng tôixin đề xuất hệ thống nhân giống nhưsau:

Bảng 4: Hệ thống tổ chức nhân giốnglúa các cấp

Cấpgiống

Mục đích sửdụng

Đơn vị sản xuất

Siêunguyênchủng

Nhân giống Nguyên chủng

Viện nghiên cứu, Trường Đại Học và mộtsố Công ty, Trung tâmcó đủ điều kiện dưới sự giám sát của tác giả.

Nguyênchủng

Chủ yếu để nhân giống xác nhận

Các Công ty/ đơn vị SXcó đủ điều kiện, Viện,Trường ĐH, Trung tâm giống của Tỉnh.

Xácnhận

Để sản xuấtlúa thương phẩm, khôngsử dụng làmgiống

Các Công ty, Trạm, Trại, Hợp tác xã, Câulạc bộ nông dân, nôngdân sản xuất giống …

42

4. Kế hoạch sản xuất giống các cấp năm2007

Hàng năm diện tích gieo trồng lúa ởĐBSCL khoảng 3,5 triệu ha, trong đó vụĐông Xuân 1,5 triệu ha, vụ Hè Thu vàThu Đông khoảng 1,6 triệu ha (theohướng giảm dần vụ Thu Đông) và vụ Mùakhoảng 0,4 triệu ha. Tổng khối lượnghạt giống sử dụng cho sản xuất khoảng420.000 tấn (định mức gieo sạ 120 kggiống/ha). Trong một hai năm tới, nếuđặt mục tiêu tỉ lệ sử dụng giống xácnhận ở ĐBSCL đạt 50% thì khối lượnggiống các cấp cần sản xuất cả năm nhưsau:

Hạt giống SNC 44 tấn.Hạt giống NC 4.250 tấnHạt giống XN 210.000 tấn.

Để cung ứng hạt giống đầy đủ, kịpthời, đảm bảo chất lượng thì kế hoạchsản xuất giống phải được xây dựng sớm(trước 1 - 2 vụ) và có tổ chức, phâncông nhiệm vụ thực hiện cụ thể.

Nguyên tắc là vụ Đông Xuân nhângiống cho vụ Hè Thu và vụ Mùa; vụ Hè

43

Thu nhân giống cho vụ Đông Xuân nămsau. Kế hoạch sản xuất giống các cấpở ĐBSCL năm 2007 được đề xuất nhưsau:Bảng 5: Kế hoạch chi tiết sản xuất giống

lúa các cấp năm 2007 ở ĐBSCL

Vụ Cấpgiống

DiệntíchSX

(ha)

Khốilượng(tấn)

Mục đích sử dụng

ĐôngXuân 06/07

SNC 10 25 Sản xuất giống NC vụ Hè Thu và Mùa 2007

NC 375 2.250 Sản xuất giống XN vụ Hè Thu 2007

XN 20.000 120.000

Sản xuất đại tràvụ Hè Thu 2007

Hè Thu2007

SNC 9,5 19 Sản xuất giống NC vụ Đông Xuân 07/ 08

NC 500 2.000 Sản xuất giống XN vụ Đông Xuân 07/ 08

44

XN 22.500 90.000 Sản xuất đại tràvụ Đông Xuân 07/08

Ghi chú: Năng suất sản xuất lúa giống trong vụ Đông

Xuân ước đạt 6 tấn/ ha cho cấp NC và XN; 2,5tấn/ ha cho cấp SNC. Trong vụ Hè Thu đạt 4tấn/ ha cho cấp NC và XN; 2,0 tấn/ ha cho cấpSNC.

Tỉ lệ hạt giống SNC gieo để sản xuất NC là 50kg/ ha, NC để sản xuất XN là 100 kg/ ha vàgiống XN cho sản xuất đại trà là 120 kg/ ha.

Giống lúa tập trung sản xuất cho những nămtới trong vụ Đông Xuân và Hè Thu là VNĐ 95-20, IR 64, OM 4498, OM 4495, AS 996, OM2517, OM 2395, OM 576, IR 50404, OM 3536,Jasmine 85, VD 20, MTL 384, OM 5930, và mộtsố giống mới triển vọng khác; vụ mùa là IR29723, IR 42, một số giống nếp và mùa đặcsản.

Trong kế hoạch về diện tích và khốilượng sản xuất giống các cấp trình bàytrong bảng trên, các Viện nghiên cứu,Trường đại học và Công ty có đủ điều

45

kiện phải đảm nhận sản xuất 100% hạtgiống SNC. Để đảm bảo sự đồng nhất, cấpgiống SNC phải được sản xuất theo tiêuchuẩn 10 TCN 395-1999 bởi tác giả giốnghoặc dưới sự giám sát, hướng dẫn củatác giả. Cấp giống NC sẽ được sản xuấtchủ yếu bởi các công ty hoặc trung tâmgiống các tỉnh, một số trạm, trại cấphuyện và câu lạc bộ sản xuất giống cóđủ điều kiện kỹ thuật và trang thiết bịsản xuất, chế biến. Lượng giống XN sẽđược sản xuất bởi cả hệ thống giốngchính quy và không chính quy.

Trong tình hình hiện nay, việc tăngcường và phát huy sản xuất giống quy mônông hộ, hợp tác xã, câu lạc bộ sảnxuất giống… là rất cần thiết để có đủlượng hạt giống XN; tuy nhiên hệ thốngsản xuất chính quy phải giữ vị trí chủđạo và đảm trách tối thiểu 50% khốilượng giống XN cho yêu cầu sản xuất.

Trên cơ sở mục tiêu phát triểngiống XN, các tỉnh cần tiến hành xâydựng kế hoạch sản xuất giống 5 năm tới(giai đoạn 2006-2010) cụ thể cho từngvụ, từng cấp giống và đề ra các biện

46

pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả vàkhả thi, phấn đấu toàn ĐBSCL đạt tỉ lệsử dụng giống XN 50% trước năm 2010.5. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận

chất lượng giống lúa Để đảm bảo chất lượng hạt giống lúa,

cần phải tăng cường công tác quản lýchất lượng (QLCL). Việc QLCL được thựchiện theo Quyết định 53/ 2006/ QĐ-BNNnhư sau:

Hạt giống lúa phải được kiểm định,kiểm nghiệm chất lượng.

Hạt giống lúa cấp SNC, NC, hạt laiF1 phải được kiểm định, kiểm nghiệmvà chứng nhận chất lượng phù hợptiêu chuẩn.

Tổ chức, cá nhân sản xuất các cấpgiống lúa SNC, NC và hạt lai F1,trước khi sản xuất phải đăng kýchứng nhận chất lượng phù hợp tiêuchuẩn.

Việc kiểm định đồng ruộng, lấymẫu, kiểm nghiệm và chứng nhậnchất lượng giống lúa SNC, NC vàhạt lai F1 phải tuân thủ Quy định

47

chứng nhận phù hợp chuẩn (Quyếtđịnh 52/ 2006/ QĐ-BNN) do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn banhành.

Người kiểm định, người lấy mẫugiống lúa phải có giấy chứng nhậnlà người lấy mẫu, người kiểm địnhdo Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp.

Hiện nay toàn ĐBSCL chưa có Phòngkiểm nghiệm (PKN) giống cây trồng đượccông nhận. Vì vậy việc tăng cường trangthiết bị kiểm định, kiểm nghiệm, đàotạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành vàhướng dẫn vận hành hệ thống chất lượngở PKN là rất cần thiết và cần được quantâm. Phấn đấu trong giai đoạn 2007 -2008 phải có tối thiểu 4 PKN được côngnhận và hoạt động có hiệu quả ở ĐBSCL.

48

Phần thứ hai:

THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚA VÀ HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. Mùa vụ sản xuất ở ĐBSCL1. Thực trạng thời vụ sản xuất lúa hiệnnay

Đồng bằng sông Cửu Long với 6 tiểuvùng sinh thái là Đồng Tháp Mười; Tứgiác Long Xuyên; Phù sa giữa sông Tiền,sông Hậu; Tây sông Hậu; Ven biển Nambộ; Bán đảo Cà Mau. Từng tiểu vùng cóđiều kiện tự nhiên về đất đai, thờitiết, khí tượng thủy văn, hệ canh tác,kỹ thuật, tập quán canh tác… khác nhaudo vậy mùa vụ canh tác lúa cũng mangtính đặc thù của từng tiểu vùng.

Trong nhiều năm qua, do điều kiệntự nhiên, ưu thế của từng vùng và do sựphát triển kinh tế nông nghiệp của địaphương mà hình thành cơ cấu cây trồngvà thời vụ lúa khác nhau trong năm. Hệthống mùa vụ lúa của các tỉnh ĐBSCL đã

49

trở nên rất phức tạp, theo thống kêđược thì hiện nay gồm có các vụ lúa nhưsau:

a. Vụ Đông Xuân: Được sản xuấthầu hết ở các tỉnh (trừ Cà Mau với diệntích chỉ có 50 ha). Thời vụ xuống giốngchính từ 15/10 đến 15/01. Xuống giốngsớm nhất vào đầu tháng 10 (một số vùngcủa Vĩnh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang,Long An, Hậu Giang). Xuống giống muộnnhất vào giữa tháng 1 năm sau (một sốdiện tích của tỉnh Đồng Tháp và AnGiang).

b.Vụ Hè Thu: Thời vụ xuống giốngchính từ 01/03 đến 30/05. Một số tỉnhcó diện tích xuống giống sớm hơn vào đầutháng 02 (Tiền Giang, Đồng Tháp, LongAn, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,Bạc Liêu) có nơi gọi diện tích xuốnggiống sớm này là vụ Xuân Hè, có nơi gọilà vụ Hè Thu sớm. Xuống giống muộn nhấtvào nữa cuối tháng 6 có các tỉnh (BếnTre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng,Bạc Liêu, Cà Mau) một số nơi gọi diệntích xuống giống muộn này là vụ Hè Thumuộn và thống kê vào vụ lúa Hè Thu, có

50

nơi thống kê vào diện tích lúa ThuĐông.

c. Vụ Thu Đông: Một số tỉnh ĐồngTháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, xuốnggiống phổ biến vào 15/06 đến 30/08. AnGiang và Đồng Tháp có diện tích xuốnggiống sớm vào cuối tháng 5 kết thúc vàocuối tháng 8. Các tỉnh ven biển TràVinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau thườngbắt đầu muộn hơn vào tháng đầu tháng 8và kết thúc vào cuối tháng 9.

d. Vụ Mùa: Các tỉnh Đồng Tháp,Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và HậuGiang đã không còn sản xuất vụ mùa. Vụmùa thường bắt đầu sạ, cấy vào đầutháng 6 – 7 và kết thúc vào cuối tháng9. Đây là vụ lúa tương đối phức tạp vìcó nơi xuống giống (sạ, cấy) bằng giốnglúa mùa địa phương gọi là mùa đặc sản;có nơi sử dụng giống trung mùa, có nơilại dùng giống ngắn ngày (90 - 100ngày) gọi là mùa cao sản và thống kêvào diện tích lúa Thu Đông.

Thời vụ lúa như vậy và việc sử dụnggiống lúa trong từng mùa vụ, tại từng

51

nơi cũng chưa đồng nhất về thời giansinh trưởng dẫn đến sự liên tục hiệndiện của cây lúa trên đồng ruộng, gâykhó khăn trong quản lý thời vụ, đấtđai, nguồn nước và dịch hại.

Sản xuất lúa tại ĐBSCL còn chịu ảnhhưởng rất lớn của đặc điểm thời tiết,khí hậu Nam bộ, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 11 (tập trung vào giữa vụ Hè Thuvà trong vụ Thu Đông), mùa khô bắt đầutừ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (cuốivụ Mùa và vụ Đông Xuân) gây hiện tượngthừa, thiếu nước trong từng vụ.

Ngoài ra còn có một mùa lũ từ sôngMê Kông bắt đầu từ tháng 6, 7 và đỉnhcao vào tháng 9, 10 hàng năm ảnh hưởngđến một vùng sản xuất lúa rộng lớn.

Các tỉnh ven biển còn chịu ảnh hưởngcủa sự xâm nhập mặn bắt đầu vào khoảngnửa cuối tháng 12 đầu tháng 1 năm sau vàkết thúc vào cuối tháng 4 khi bắt đầumùa mưa.

Việc xuống giống lúa của một sốtỉnh nam quốc lộ 1 và một phần bắc quốclộ 1 còn chịu ảnh hưỏng của chế độ bánnhật triều biển Đông phải xuống giống

52

vào chỉ 2 đợt trong tháng theo lịchtriều cường (nước kém xuống giống đểnước lớn đưa nước vào ruộng).

Trong từng vùng sản xuất nhỏ củatừng địa phương, địa hình đất đai khôngđồng đều có nơi cao, nơi thấp, vùngtriền trũng đan xen, các thành phần đấtkhác nhau, nhiễm phèn nhẹ, trung bình,đến nhiễm nặng, đất xám, đất thịt, đấtpha cát… Nên việc xuống giống cũng tuântheo địa hình này.

Tất cả những yếu tố này làm chothời vụ xuống giống, chăm sóc và thuhoạch lúa rất nghiêm ngặt trong từngvùng, từng vụ lúa. Tuy vậy, dù đã cốgắng sắp xếp thời vụ cho phù hợp nhưnghàng năm vẫn còn có một phần diện tíchbị thiệt hại do những ảnh hưởng bấtlợi của thời tiết gây ra.

Thời vụ lúa mang tính đặc thù củatừng địa phương, từng vùng sản xuất nhỏnên hầu hết các tỉnh đều chia diện tíchsản xuất lúa nói riêng và sản xuất nôngnghiệp của tỉnh nói chung ra làm nhiềutiểu vùng sinh thái khác nhau từ đó bốtrí cây trồng và cơ cấu mùa vụ cho phù

53

hợp với từng tiểu vùng sinh thái trongđịa phương.

Thời vụ lúa hiện nay, nhìn chungchịu ảnh hưởng rất lớn từ đặc điểm củanhững tiểu vùng sinh thái, từ sự chủđộng nguồn nước ở các hệ thống kênhmương thủy lợi hoặc từ nguồn nước trời,từ sự đầu tư cho sản xuất của từng hộgia đình và những tác động vào cơ sở hạtầng của nhà nước như hệ thống giaothông, đê bao, thủy lợi…

Nhiều hộ nông dân cảm thấy thời vụnhư vậy là phù hợp với họ trong việc ápdụng một số tập quán canh tác, sử dụnglao động gia đình hoặc thực hiện thờivụ này vì theo truyền thống nhiều nămcủa ruộng sản xuất. Số đông hộ sản xuấtmuốn thay đổi cơ cấu mùa vụ để có thểáp dụng được một số kỹ thuật canh táctiên tiến, hoặc muốn bỏ đi một vụ sảnxuất trong năm (ở những nơi sản xuất 3vụ) nhưng vì chưa có sự chỉ đạo, quyhoạch và nhiều nông dân khác vẫn sảnxuất nên họ cũng phải thực hiện theohoặc do điều kiện phục vụ sản xuất chưađạt theo yêu cầu. Mặt khác muốn thay

54

đổi cơ cấu cây trồng còn lệ thuộc rấtnhiều vào thị trường tiêu thụ, vàothông tin tuyên truyền, tập huấn kỹthuật…

Hai nhóm thời vụ điển hình của haivùng sinh thái lớn được trình bày dướiđây mang tính tham khảo cho thấy sự đadạng của mùa vụ sản xuất lúa tại ĐBSCL

Thời vụ điển hình của 2 vùng sản xuấtlúa

55

56

ĐX

2 luùa + Caù/toâm

Sự đầu tư cho hệ thống thủy lợiphục vụ sản xuất lúa, nhất là thủy lợinội đồng, chủ động tưới tiêu, việc đẩymạnh canh tác những giống lúa ngắn ngàycùng với sự gia tăng tiêu thụ và xuấtkhẩu gạo đã mở đầu cho việc sản xuấtthêm một vụ lúa trong năm ở những nơitrước đây chỉ sản xuất 2 vụ lúa (vụ 3được xem là vụ Thu Đông) và tiếp tụcphát triển cho đến ngày nay ở một sốvùng có điều kiện sản xuất tốt. Sự sángtạo của nông dân và sự đồng tình, ủnghộ của ngành nông nghiệp và chính quyềnđịa phương trong nhiều năm qua đã làmcho sản xuất lúa vụ 3 từng bước đi vàoổn định, đóng góp vào tổng sản lượnglương thực của ĐBSCL.

Thực chất của vấn đề canh tác lúa vụ3 là tận dụng tối đa việc sử dụng ruộngđất, gia tăng thêm thu nhập cho nôngdân, giải quyết được việc làm cho laođộng nông nghiệp.

Tuy nhiên, những vùng sản xuất 3 vụlúa trong năm hoặc có nơi sản xuất 7 vụlúa trong 2 năm, gần đây đã cho thấy cónhiều khó khăn. Vụ lúa nằm trong mộtkhoảng thời gian có nhiều điều kiện bất

57

lợi về thời tiết (hầu hết thời giansinh trưởng của cây lúa nằm trọn trongthời kỳ cao điểm của mùa mưa, lũ, bão),chăm sóc và thu hoạch gặp nhiều khókhăn, cây lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ vàođầu vụ, dễ đổ ngã và bị ngập lụt vàocuối vụ; xuất hiện nhiều loại dịch hại;năng suất không cao. Làm giảm độ phìnhiêu đất do phải tranh thủ xuống giốngcho kịp thời vụ nên không có thời giancày ải, phơi đất (từ vụ Đông Xuân sangHè Thu), rơm rạ không được phân hủy đểbồi bổ lại chất hữu cơ (thường được đốtđi cho kịp thời vụ xuống giống); chấtdinh dưỡng bị lấy đi nhiều qua hai vụlúa trước vì vậy khi canh tác vụ 3 phảibón thật nhiều phân để cung cấp dinhdưỡng cho đất; do canh tác lúa nênkhông có thời gian đưa nước lũ vàoruộng để tăng cường lượng phù sa chođất; áp lực của các loài sâu bệnh gâyhại gia tăng và khó khăn trong việc cắtđứt nguồn sâu bệnh nên có khả năng bộcphát cục bộ thành dịch, từ đó làm tăngchi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giảmnăng suất và chất lượng lúa gạo.

58

Canh tác thêm vụ 3 chỉ thật sự antoàn ở những nơi hoàn toàn chủ động vềthời vụ sản xuất, có thời gian cách lygiữa 2 vụ ít nhất 30 ngày, điều này đòihỏi phải sử dụng những giống lúa cựcngắn ngày (TGST 90 ngày) trong cả 3 vụcanh tác hoặc phải dùng biện pháp làmmạ, cấy để tranh thủ thời gian cho đấtnghỉ giữa 2 vụ lúa, có hệ thống thủylợi hoàn chỉnh, có kỹ thuật làm đấttốt, phương tiện sản xuất đầy đủ và ứngdụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tácđồng bộ, có quy hoạch, phân vùng, bốtrí thời vụ canh tác hợp lý và đượcquản lý, theo dõi chặt chẽ. Những vùngmà trong một vài năm gần đây canh tácvụ 3 có nhiều bấp bênh, năng suất, sảnlượng không cao, không an toàn, khôngquản lý được dịch hại làm ảnh hưởng đếnnhững vùng sản xuất lúa chính của địaphương thì từng bước chuyển sang cácloại cây trồng khác cho phù hợp và đảmbảo an toàn cho sản xuất lúa.2. Những định hướng về thời vụ sản xuất

lúa trong thời gian tớiTrong tình hình sản xuất hiện nay

và thực tế thời vụ tại các địa phương,59

việc sắp xếp và định hướng thời vụ sảnxuất lúa cho hợp lý về mùa vụ, về cơcấu cây trồng là một việc làm cần phảiđược thực hiện đồng bộ và lâu dài. 2.1. Về cơ cấu mùa vụ

+ Trước mắt vẫn còn một số vùng sảnxuất 3 vụ lúa trong năm, cơ cấu mùa vụnên là: lúa Đông Xuân + lúa Hè Thu +lúa Thu Đông.

+ Cơ cấu 2 vụ lúa trong năm là mụctiêu cần được xây dựng lại tại cáctỉnh, tùy theo điều kiện của từng vùngmà cơ cấu mùa vụ có thể là:

- Lúa Đông Xuân + lúa Hè Thu - Lúa Hè Thu + lúa Mùa (giống Mùa

đặc sản hoặc giống trung mùachất lượng cao)

+ Cơ cấu 1 vụ lúa mùa: Giống Mùađặc sản hoặc giống trung mùa chất lượngcao kết hợp nuôi thủy sản mùa khô (tômsú).2.2. Về thời vụ xuống giống

+ Vụ Đông Xuân: Thời điểm tập trungxuống giống nên bắt đầu từ 15/11 và kếtthúc vào 30/12.

60

+ Vụ Hè Thu: Thời điểm tập trungxuống giống nên bắt đầu từ 15/04 và kếtthúc vào 30/5.

+ Vụ Thu Đông: Thời điểm tập trungxuống giống nên bắt đầu từ 01/7 và kếtthúc vào 15/8.

+ Vụ Mùa- Mạ trong tháng 6 và cấy vào tháng

8.- Sạ trong tháng 8 bằng các giống

trung mùa.3. Phương pháp xây dựng lịch thời vụ

cho từng địa phươnga. Điều tra xác định hiện

trạng đất đai, hệ thống thủy lợi nộiđồng, chế độ thủy văn trong từng khuvực.

b. Điều tra cơ cấu mùa vụ hiệntại và dự kiến kế hoạch mùa vụ sắp tới.

c. Xác định cơ cấu cây trồng,giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Xâydựng lịch thời vụ cho từng loại cây,lấy thời vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu làmtrọng tâm. Các mùa vụ và cơ cấu cây

61

trồng khác được bố trí xoay quanh 2 mùavụ này.

d. Lập bản đồ xuống giống (đơngiản bằng phát thảo vùng đất), thôngbáo rộng rãi cho nông dân trong vùngtham khảo. Lấy ý kiến nông dân và nếucó thể thì điều chỉnh cho phù hợp.

e. Theo dõi việc thực hiệnxuống giống như kế hoạch dự kiến, ghichép những thuận lợi và bất lợi trongthời điểm xuống giống, sinh trưởng củacây lúa, thu hoạch, kết hợp với việctheo dõi tình hình thời tiết, thủy văntrong thời kỳ sản xuất và điều chỉnhcho hợp lý ở những vụ sau.

f. Hình thành lịch thời vụcho nhiều vụ sản xuất trong năm, điềuchỉnh trong từng năm cho đến khi cóđược lịch thời vụ hoàn chỉnh.

g. Trong quá trình xây dựnglịch thời vụ cần thiết có những đề xuấtvới chính quyền địa phương hỗ trợ vềcác công trình thủy lợi phục vụ sảnxuất nông nghiệp để lịch thời vụ mangtính khả thi.

62

4. Bố trí thời vụ vụ Đông Xuân 2006 –2007 và vụ Hè Thu 2007 nhằm hạn chếsâu bệnh hiện nay

4.1. Một số điều cần lưu ý

a. Dựa vào tình hình phát sinh,phát triển của dịch hại nhất là rầynâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trongnhững vụ gần đây. Cần thiết phải cáchvụ, giãn vụ, gom vụ để cách ly vòngđời, giảm mật số rầy, hạn chế dịchbệnh.

b. Tùy theo cơ cấu mùa vụ của từngvùng sản xuất. Ví dụ: cơ cấu 2 vụ lúa:ĐX – HT, cơ cấu 3 vụ lúa: ĐX – HT – TĐhoặc cơ cấu ĐX – HT – Màu ... Xác địnhthời vụ của vụ trước sẽ liên quan đếnthời vụ của vụ sau (Cơ cấu 2 vụ lúa chủđộng lịch thời vụ hơn cơ cấu 3 vụ).

c. Căn cứ vào điều kiện thời tiết,khí tượng, thủy văn… Những vùng chịuảnh hưởng và không chịu ảnh hưởng củangập lũ, những vùng sản xuất theo nướcmưa, những vùng ảnh hưởng của thủytriều biển Đông, những vùng có hệ thốngthủy lợi hoàn chỉnh, chủ động tướitiêu… (Vùng chủ động nước sẽ bố trí

63

lịch thời vụ theo ý muốn, vùng khôngchủ động nước bố trí theo việc thoátlũ, nước mưa, thủy triều…).

d. Dựa vào đặc điểm đất đai củatừng vùng, đất phèn, đất nhiễm mặn, đấtgò cao, triền, trũng… (đất gò cao xuốnggiống sớm hơn đất triền, trũng trong vụĐông Xuân nhưng xuống giống muộn hơntrong vụ Hè Thu. Đất nhiễm phèn, mặnphải có thời gian rửa phèn mặn trướckhi xuống giống).

e. Dựa vào tập quán canh tác và mùavụ truyền thống của từng vùng có sựđiều chỉnh cho phù hợp (phương pháp làmđất: có làm đất hay không, phơi ải hayngâm rũ, ... ảnh hưởng đến thời gianxuống giống).

f. Vấn đề lao động theo mùa vụ,tính chất cơ giới hóa trong sản xuất làtiêu chí cần quan tâm trong việc bố tríthời vụ.

g. Giá cả thu mua lúa vào các thờiđiểm khác nhau sẽ tác động đến việc bốtrí cơ cấu thời vụ (ví dụ: lúa ĐX thuhoạch trước Tết nguyên đán sẽ có giá

64

cao hơn lúa thu hoạch sau Tết dẫn đếnviệc gieo sạ ĐX sớm – tháng 10 dl).4.2. Thời vụ gieo sạ Đông Xuân 2006 - 2007

a. Chủ động gieo sạ đồng loạt, tậptrung.

b. Thời điểm xuống giống vụ ĐôngXuân cần cách vụ lúa trước từ 1-2tháng. Đây là biện pháp hiệu quả đểcách ly nguồn thức ăn, chia cắt vòngđời, giảm mật số của rầy nâu.

c. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi địaphương mà xác định thời gian xuốnggiống cho phù hợp, tuy nhiên thời gianxuống giống nên tập trung trong khoảngthời gian từ 30 - 45 ngày trong mỗi vụ.Vụ Đông Xuân 2006 - 2007 bắt đầu xuốnggiống từ 15/11 đến 30/12 và kết thúcxuống giống trễ nhất vào thượng tuầntháng 1/2007.4.3. Thời vụ Hè Thu 2007

Khoảng thời gian từ sản xuất lúa vụĐông Xuân sang Hè Thu tại ĐBSCL là thờiđiểm thích hợp nhất cho chia cắt vòngđời của rầy nâu và các loại dịch hạikhác. Đây là thời điểm tốt nhất trong

65

năm giữa 2 vụ lúa chính không có hoặccó rất ít cây lúa hiện diện trên đồngruộng, không giống như thời điểm chuyểntừ vụ Hè Thu sang Đông Xuân, trên ruộngcòn có sự hiện diện của lúa vụ 3 (ThuĐông) và lúa Mùa địa phương. Vì vậy cầntập trung các giải pháp trước sản xuấtđể phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn vàlùn xoắn lá.

Chuẩn bị cho sản xuất vụ Hè Thu2007, vấn đề quan tâm hàng đầu là:

- Vệ sinh đồng ruộng ngay sau thuhoạch lúa Đông Xuân, cày ải, phơi đất,vùi rơm rạ. Biện pháp này rất hữu hiệuvề nhiều mặt, không chỉ là phòng trừrầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lámà còn cải tạo đất, làm bằng mặt ruộng,tăng cường hữu cơ, tạo thông thoáng…cho đất sản xuất lúa.

- Không bố trí sản xuất lúa Xuân Hè(Hè Thu sớm), chuyển sang trồng một vụmàu.

- Thời vụ đề nghị: từ 15/04 đến30/05/2007.

66

- Chú ý thời gian dãn giữa vụ ĐôngXuân và Hè Thu là 30 – 45 ngày.II. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nềnđất lúa1. Sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa hiện nayTiềm năng phát triển nông nghiệp

nói chung của ĐBSCL còn rất lớn, nhưnghiện nay thực tế chuyển biến chưa theokịp. Đời sống nhân dân nông thôn đặcbiệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc còn rất khó khăn.

ĐBSCL phải phát triển nhanh theo conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảiquyết khó khăn nhất là cơ sở hạ tầng,nâng cao đời sống nhân dân kể cả về vănhóa - xã hội. Có như vậy mới hạn chế dòngngười nhất là lao động có kỹ thuật về cáckhu công nghiệp, đặc biệt là Tp. Hồ ChíMinh.

Đất đai và điều kiện tự nhiên vùngĐBSCL thích hợp cho canh tác nhiều loạicây trồng. Một số vùng trồng lúa gặpkhó khăn trong một vụ nào đó trong nămhoặc những vùng sản xuất 3 vụ lúa trong

67

năm mà vụ thứ 3 sản xuất rất bấp bênhthì việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất câytrồng là hết sức cần thiết. Trong xuhướng sản xuất hiện tại và trong tươnglai thì việc canh tác với cơ cấu 2 vụlúa + 1 màu; 1 lúa + 2 màu; 1 lúa + 1nuôi thủy sản, trên nền đất trồng lúalà cơ cấu mang tính bền vững trong sảnxuất, góp phần vào việc tăng cường cácbiện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canhtác, hạn chế dịch hại và ít làm suykiệt đất đai.

Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ởĐBSCL đang đứng trước những khó khănvà thách thức về chuyển đổi cơ cấu sảnxuất, phải hình thành vùng hàng hóa đủsức cạnh tranh, nhiều mặt hàng có nhucầu cao trong nước có thể sản xuất đượctại vùng này như bắp, đậu nành, đậuphọng, mè… nhưng quy mô sản xuất cònrất nhỏ, năng suất, chất lượng chưacao, giá thành chưa hạ nên chưa thểthay thế được hàng nhập khẩu.

Hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều có nhữngsản phẩm nông nghiệp tương tự nhau.

68

Chưa phát huy được lợi thế cạnh tranhtrong từng vùng sản xuất. 2. Một số định hướng về chuyển đổi cơ

cấu cây trồng cho các tiểu vùng 2.1. Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền sông Hậu

Giảm bớt sản xuất lúa vụ 3 ởnhững cùng đất không an toàn và nhiềunăm bị thất thu, chuyển đổi sang nuôicá nước ngọt hoặc tôm càng xanh.

Trên đất canh tác trồng 3 vụlúa/năm có thể bỏ một vụ lúa để thaythế bằng 1 vụ đậu nành hay vụ bắp nonXuân Hè.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 2 vụ lúa: Đông Xuân và Hè Thu hoặc 3vụ lúa Đông Xuân + Hè Thu + ThuĐông (trong đó chỉ sản xuất ThuĐông ở những nơi có điều kiện thuậnlợi).b. 2 vụ lúa + 1 vụ màu: lúa Đông Xuân +màu Xuân Hè + lúa Hè Thu c. 1 vụ lúa + 2 vụ màu: Đậu nành Đông Xuân+ đậu xanh Hè Thu + lúa Mùa d. 1 vụ lúa + 1 vụ màu: Lúa Đông Xuân +

69

đay Hè Thu hoặc rau, đậu Đông Xuân+ lúa Mùa.e. 1 vụ lúa + 1 vụ thủy sản: Lúa mùa + cáhoặc tôm càng xanh.

2.2. Vùng Tây sông Hậu Bên cạnh cây lúa là chủ lực cần

hướng đến phát triển các loại cây trồngkhác như: Bắp, đậu nành, mía.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 2 vụ lúa: lúa Đông Xuân + lúa Hè Thuhoặc 3 vụ lúa Đông Xuân + Hè Thu +Thu Đông (trong đó chỉ sản xuất ThuĐông ở những nơi có điều kiện thuậnlợi) hoặc lúa Hè Thu + Mùa.b. 1 vụ lúa mùa kết hợp nuôi cá trong ruộng.c. 1 vụ lúa + 1 vụ màu: lúa Hè Thu + bắphoặc đậu nành, đậu xanh.d. Chuyên canh rau, đậu, bắp non.

2.3. Tứ giác Long Xuyên Chuyển đổi 1 phần đất canh tác 3

vụ lúa sang đất trồng 2 vụ lúa kết hợpnuôi một vụ cá, tôm càng xanh.

70

Tăng cường việc trồng tràm trênnhững khu đất phèn nặng trồng lúa kémhiệu quả.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 2 vụ lúa: lúa Đông Xuân + lúa Hè Thuhoặc 3 vụ lúa Đông Xuân + Hè Thu +Thu Đông (trong đó chỉ sản xuất ThuĐông ở những nơi có điều kiện thuậnlợi).b. 1 vụ lúa + 1 vụ thủy sản: lúa Hè Thu +

tôm, cá.c. 1 vụ lúa + 1 vụ màu: lúa Mùa + dưa hấu,

khoai. d. Chuyên màu

e. Chuyên mía, tràm, tràm kết hợp nuôi cá. 2.4. Vùng Đồng Tháp Mười

Giảm sản xuất lúa vụ 3 ở nhữngnơi mà điều kiện sản xuất bấp bênh, haybị mất trắng hàng năm, thay vào đó lànuôi cá hoặc tôm càng xanh.

Chuyển đất trồng lúa ở những nơitrũng, bị ảnh hưởng nặng của phèn, khókhăn nước tưới, trồng lúa hay chết và

71

không đạt hiệu quả cao sang trồng khoaimỡ, dứa, đay.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 2 vụ lúa + 1 vụ màu: lúa Đông Xuân +lúa Hè Thu + đậu nành Xuân Hè hoặcđậu phọng Đông Xuân + lúa Hè Thu +lúa Mùa hoặc 3 vụ lúa Đông Xuân +Hè Thu + Thu Đông (trong đó chỉ sảnxuất Thu Đông ở những nơi có điềukiện thuận lợi).b. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày chuyêncanh: mía, dứa.c. Các loại cây lâm nghiệp: Tràm, tràm kếthợp nuôi cá.

2.5. Vùng ven biển Nam bộ

Tiểu vùng này có tập đoàn giốnglúa mùa địa phương có phẩm chất gạothơm, ngon, chất lượng cao được thịtrường chấp nhận. Đây là địa bàn tốt đểtập trung sản xuất các giống lúa Mùađặc sản phục vụ cho thị trường nội địacao cấp và xuất khẩu.

Đây cũng là vùng bị ảnh hưởngtrực tiếp bởi nước mặn nên chủ yếu canh

72

tác một vụ lúa nhờ nước trời, một sốnơi có điều kiện giữ nước tốt thì cóthể canh tác 2 vụ lúa trong năm là HèThu và lúa Mùa được thay thế bằng cácgiống lúa trung, ngắn ngày.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 1 vụ lúa Mùa bằng giống đặc sản hoặc giốngtrung mùa.b. 2 vụ lúa: lúa Hè Thu + lúa Mùa.c. 1 vụ lúa + 1 vụ màu trên đất giồng cát: lúaMùa + rau; dưa hấu, đậu phọng.d. 1 vụ lúa + 1 vụ tôm sú: lúa Mùa mùa mưavà tôm sú mùa khô.e. Chuyên canh tôm

2.6. Vùng bán đảo Cà Mau Vùng không bị ảnh hưởng lũ nhưng

đất đai bị nhiễm mặn, mặn – phèn, ngậpúng cục bộ, thiếu nguồn nước ngọt, cótiềm năng về thủy sản và rừng ngập mặnhơn là canh tác nông nghiệp.

Phát triển các giống lúa mùa địaphương, chất lượng gạo ngon.

73

Khai thác và nuôi trồng thủy sản,trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.

Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụđề nghị cần chuyển dịch đến là:

a. 1 vụ lúa Mùa + 1 vụ tôm sú: giống lúaMùa đặc sản, giống trung mùa chấtlượng cao + nuôi tôm sú vào mùakhô.b. 1 vụ lúa Mùa: giống Mùa đặc sản,giống trung mùa chất lượng cao.c. 2 vụ lúa: lúa Đông Xuân + lúa Hè Thuhoặc lúa Hè Thu + lúa Mùa.d. Chuyên rau, đậu trên đất giồng cát.e. Chuyên canh các loại cây gia vị.f. Chuyên canh tôm, nuôi tôm trong mươngvườn.

3. Giới thiệu một số mô hình chuyển đổicó hiệu quả tốt

Trong nhiều năm qua tại các tỉnhĐBSCL hệ thống khuyến nông đã cố gắngxây dựng và phổ biến nhiều mô hình luâncanh trên nền đất lúa có hiệu quả kinhtế cao như:3.1. An Giang

74

Mô hình lúa – tôm càng Ruộng trồng lúa được lên bờ bao giữ

nước trồng 1 vụ lúa Đông Xuân, 1 vụ tômđón lũ để tận dụng nguồn thức ăn sẵn cóngoài thiên nhiên là: Cá tạp, ốc, cuavà tận dụng nguồn lao động trong mùanông nhàn, mô hình 1 lúa + 1 tôm manglại lợi nhuận trung bình 35 triệuđồng/ha.

Mô hình lúa - màuMô hình lúa - bắp lai được phổ biến

ở các huyện Tân Châu, Chợ Mới, An Phú.Cơ cấu: bắp lai Đông Xuân - lúa Hè Thu

Mô hình lúa – màu – lúa Mô hình lúa - bắp thu trái non -

lúa: Tập trung ở các huyện Chợ Mới,Châu Phú.

Mô hình lúa - đậu nành - lúa: LúaĐông Xuân - đậu nành Xuân Hè - lúa ThuĐông.

Mô hình chuyên màuTận dụng lợi thế một số vùng đất

phù sa, bãi bồi, có kiểm soát lũ tốt(như huyện Chợ Mới) nông dân sản xuất

75

màu liên tục 3 – 4 vụ/năm cung cấpnhiều sản phẩm đa dạng và phong phú chothị trường nội địa cũng như xuất khẩu:Khoai cao, kiệu, bắp thu trái non, dưaleo, rau các loại... Trong đó nông dânthường áp dụng luân canh các cây màusau:

- Mô hình khoai cao - bắp non - bắpnon: Lợi nhuận 71 triệu đồng/ha.

- Mô hình kiệu - đậu nành - dưahấu: Lợi nhuận 82 triệu đồng/ha.

- Mô hình đậu nành - bắp non - dưahấu - bắp non: Lợi nhuận 50 triệuđồng/ha.3.2. Bạc liêu

Mô hình lúa - màuĐây là mô hình được nhiều địa

phương cũng như nhiều bà con nông dânáp dụng, diện tích toàn tỉnh khoảng2.000 ha rau màu, chủ yếu là: dưa hấu,bầu, bí, bắp lai,... Hiện nay mô hìnhcanh tác lúa – dưa hấu là mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất trong địa bànTỉnh. (Lãi từ mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu: 30.683.000 đ/ha.)

76

Ngành Nông nghiệp & PTNT đangkhuyến cáo mở rộng diện tích mô hìnhnày và đưa cây bắp lai thay thế cho dưahấu khi thị trường tiêu thụ dưa hấu gặpkhó khăn, trong khi đó thị trường câybắp lai rất lớn. Hiện cây bắp nếp trênđất lúa đem lại hiệu quả kinh tế khácao.

Đây là mô hình sản xuất vừa đạtđược hiệu quả kinh tế khá cao vừa hạnchế sự thoái hóa của đất, kỹ thuật canhtác cũng không phức tạp. Sản phẩm làmra đa dạng, đáp ứng theo nhu cầu củathị trường, người dân có thể chủ độngthay đổi đối tượng canh tác khi nhu cầuthị trường biến động.

Cơ cấu 2 lúa – 1màu hoặc 1 lúa - 2màu hiện nay có hiệu quả nhất là: (2Lúa + 1 dưa hấu; hay 2 lúa – 1 bắp laihoặc 1 vụ lúa – 1 dưa hấu + 1 bắp lai).Ngoài ra có thể phát triển cây đậu nànhlàm thức ăn gia súc khi có đầu ra sảnphẩm.

Mô hình tôm + cua - lúa + cá Năm 2004 diện tích tôm - lúa 19.651

ha. Mô hình phát triển mạnh nhất ở77

huyện Hồng Dân 13.191 ha và huyện PhướcLong 5.050 ha. Năng suất tôm bình quân200 - 300kg/ha/vụ, năng suất lúa bìnhquân 4,0 tấn/ha.

Lãi từ mô hình này 25 - 30triệu/ha.

Nhìn chung mô hình này đạt hiệu quảtrên cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội vàmôi trường được các nhà khoa học khẳngđịnh có tính bền vững về môi trường,nếu tuân thủ đúng qui trình kỹ thuậttrong nuôi tôm và trồng lúa.

Tuy nhiên, đây là mô hình sản xuấtkhó thực hiện do yêu cầu điều kiện sinhthái của 2 loại cây trồng và vật nuôihoàn toàn khác nhau và phụ thuộc nhiềuvào điều kiện thời tiết. Thời gian quacó một số hộ thất bại khi sản xuất theomô hình này chủ yếu là do bà con chưanắm bắt và thực hiện đầy đủ kỹ thuậtcanh tác cần thiết cũng như chưa tuânthủ một cách nghiêm túc qui trình sảnxuất đã được đề ra.

Thời gian gần đây có nhiều hộ đãthả xen thêm 1 vụ cá trong ruộng khitrồng lúa, thả thêm cua trong khi nuôi

78

tôm bước đầu đã có một số thành côngnhất định, tăng thêm thu nhập, cải tạomôi trường tốt hơn... có thể nói đây là1 chiều hướng phát triển thuận lợi củamô hình trong thời gian tới.3.3. Long An

Từ năm 2001 trở lại đây, tỉnh LongAn mạnh dạn đầu tư vốn vào chuyển đổicây trồng, vật nuôi với nhiều mô hìnhmang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 đến10 lần so với cây lúa.

Mô hình nuôi cá rô xen canh với 2vụ lúa Lúa Đông Xuân + lúa Hè Thu + xen

canh cá rô, lãi từ 50 đến 70 triệu đồngha; có nơi đạt gần 100 triệu đồng/ha.Mỗi năm thả nuôi 2 đợt theo mùa vụ sảnxuất lúa Đông Xuân và Hè Thu. Mô hìnhnày rất thích hợp với vùng đất trũngthấp với nguồn nước ngọt dồi dào quanhnăm khai thác từ sông.

Mô hình lúa Hè Thu + Đông Xuân +dưa hấu mùa nghịch

79

Hiệu quả rất cao, riêng năng suấtdưa đạt gần 25 tấn/ha, lãi hơn 25 triệuđồng/ha.

Mô hình nuôi cá trong mùa lũ Khai thác thức ăn theo dòng nước lũ

đổ về chế biến cho cá ăn, giảm chi phí,cũng được phát triển mạnh với gần 1.000ha mặt nước mỗi năm, lợi nhuận từ 40đến 50 triệu đồng/ha, gấp 5 đến 7 lầnso với trồng lúa.

Mô hình trồng bắp lai xen canh với 2vụ lúaLúa Hè Thu + Đông Xuân sớm + bắp

lai cũng được chú trọng phát triển vớihơn 500 ha.3.4. Một số mô hình chuyển đổi khác

Mô hình 2 lúa + một màu Mô hình này nhằm đưa cây bắp, đậu

nành, mè vào giữa 2 vụ lúa Đông Xuân(11 – 02 dl) – màu Xuân Hè (3 – 6 dl) –lúa Hè Thu (6 – 9 dl), việc đưa cây màuvào trong đất lúa nhằm phá thế độc canhcây lúa, cắt đi nguồn sâu bệnh hại lúahiện diện liên tục trên đồng ruộng,đồng thời xác bã thực vật của cây màu

80

là nguồn phân xanh bổ sung cho câytrồng, rễ cây họ đậu nành và có rễ câycộng sinh có vi khuẩn cố định đạm từkhí trời bổ sung đạm cho đất.

- Thời vụ canh tác lúa Đông Xuân từtháng 11 – 02 dl gieo sạ bằng các giốnglúa ngắn ngày cho năng suất và phẩmchất gạo tốt như: IR 64, OM 3536.

- Vụ màu (bắp, đậu nành, mè) đượctrồng từ tháng 02 – 6 dl tùy vào điềukiện đất đai có thể làm đất hoặc khônglàm đất. Đối với đất nhiều sét hoặc dẽchặt thì phải cày bừa cho đất tơi xốptrước khi gieo còn đất thịt nhẹ, phù sacó thể không làm đất.

* Về giống: Bắp có giống (V 991, DK888, LVN 10). Đậu nành có giống MTĐ176, MTĐ 45 – 3 . Mè có giống (V6, mèđen, mè trắng).

- Vụ lúa Hè Thu bắt đầu từ tháng 6– tháng 9dl gieo sạ với các giống ngắnngày OM 2517, OM 2513, OM 2518, OM4498,...

Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu cho thunhập từ 30 – 35 triệu đồng/ha và lãi từmô hình này từ 12 – 15 triệu đồng/ha.

81

Mô hình lúa – cá Mô hình này nhằm đưa cá vào nuôi

xen trên ruộng lúa để tăng thu nhậpngoài 2 vụ lúa chính là Đông Xuân tháng11 – 02 dl và Hè Thu tháng 3 – 6 dl.

- Các loại cá thích hợp trên ruộnglúa là mè vinh, rô phi, chép, mè trắng,trôi, sặc rằn, cá rô, thát lát, cá lóc.Hoặc có thể phối hợp 40% mè vinh, 20%rô phi, 15% cá chép, 10% mè trắng, 10%sặc rằn, 5% cá hường.

- Thời vụ: Có thể thả cá từ tháng 3– 5dl tùy vào việc chuẩn bị đất và sảnxuất lúa Hè Thu. Khi sạ lúa khoảng 15 –20 ngày có thể thả cá.

Mô hình này cho thu nhập từ 40 – 45triệu đồng/ha và lãi từ mô hình này từ20 – 25 triệu đồng/ha.

Mô hình tôm sú-lúa Mô hình này tận dụng sinh thái tự

nhiên của vùng nhiễm mặn, không chủđộng được nước vào mùa khô, có nướcngọt trong mùa mưa (nước trời), khắcphục tình trạng nuôi tôm liên tục trongnăm (dễ phát sinh dịch bệnh).

82

Về thời vụ nuôi tôm sú và trồng lúanhư sau: Nuôi tôm sú từ tháng 1 – tháng 8dl, trồng lúa từ tháng 9 – 01dl năm sau.

Mô hình này cho thu nhập từ 45 - 55triệu đồng/ha và lãi trung bình từ môhình này từ 25 – 30 triệu đồng/ha.

Mô hình lúa-rau Mô hình này cũng nhằm phá thế độc

canh cây lúa và tăng thu nhập trên 1đơn vị diện tích. Vẫn làm vụ lúa ĐôngXuân 11 – 02 dl, vụ Xuân Hè 2 – 4 dltrồng dưa hấu, rau các loại và trồnglại vụ lúa Hè Thu 5 – 8 dl. Sử dụng cácgiống như sau:

- Dưa hấu: Sugar Baby, Hồng Lương,Xuân Lan, Hắc Mỹ Nhân,...

- Cà chua: Red Crown 250, VL 2100,IN 52, 607, 609.

- Dưa leo: Mummy 331, 756, Mỹtrắng, Mỹ xanh,...

- Bí đỏ: Vàm răng,...Mô hình này cho thu nhập từ 35 – 70

triệu đồng/ha lãi 15 – 40 triệuđồng/ha.

83

Phần thứ ba:

GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG LÚACHỦ LỰC VÀ TRIỂN VỌNG HIỆN NAY

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

GIỐNG LÚA VNĐ 95-20 1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ KhắcThịnh, Hùng Phi Oanh, Nguyễn Thị Cúc,Đào Minh Sô, Nguyễn Ngọc Oanh – ViệnKhoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Phương pháp chọn tạo: Đột biếnphóng xạ gamma Co60, trên giống IR64 vàchọn lọc phả hệ.

Được công nhận giống quốc gia năm1999 theo Quyết định số 3493 QĐ/BNN-KHCN ngày 9/9/1999. Hiện nay là mộttrong những giống có diện tích lớn nhấttrong sản xuất.2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân90 – 95 ngày, vụ Hè Thu 95 – 102 ngày.

84

Chiều cao cây 85 - 90 cm, cứng cây,đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng,khối lượng 1.000 hạt 25 – 27g. Hạt gạodài 7,2 – 7,4 mm, không bạc bụng (hạtgạo trong, sáng, đẹp, thích hợp xuấtkhẩu); độ hóa kiềm cấp 5 – 6, amyloza20 – 22 %, cơm mềm, dẻo. Năng suấttrung bình vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ha,Hè Thu 5 – 7 tấn/ha.

Kháng rầy nâu, ít nhiễm bệnh đạoôn, ít nhiễm vàng lá, đốm, chịu phèn,chịu gió khá tốt.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Thời vụ thích hợp: Hè Thu, Mùa, ĐôngXuân trên nhiều chân đất khác nhau.

Các lưu ý trong sản xuất: Là mộttrong 5 giống chủ lực cho xuất khẩu ởcác tỉnh phía Nam, giống có tính ổn địnhcao, trong điều kiện thâm canh có thểđạt 9 tấn/ ha/ vụ.

GIỐNG LÚA OM 5761. Nguồn gốc

85

Tác giả và cơ quan tác giả: Việnlúa ĐBSCL.

Giống OM 576 được chọn lọc từ tổ hợplai Hungary/ IR 48 từ năm 1982 và đượccông nhận chính thức từ năm 1990.2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng cực ngắn,khoảng 90 ngày trong điều kiện sạthẳng, 95 ngày khi gieo mạ cấy; chiềucao cây trung bình 90 – 95 cm. Năngsuất trung bình đạt 4,5 – 5,5 tấn/ ha;thâm canh cao có thể đạt 7,0 – 7,5 tấn/ha. OM 576 có hạt gạo hơi ngắn, chiềudài hạt gạo trung bình 6,5 mm; khốilượng 1000 hạt 24 gram; tỉ lệ bạc bụngthấp, cơm mềm, ngon.

Kháng rầy nâu trung bình (3-5), hơinhiễm bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ bệnh khôvằn; giống rất dai hạt.3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống OM 576 thích nghi rộng, hiệnlà 10 giống lúa chủ lực có diện tíchsản xuất rất rộng ở ĐBSCL. Trong thựctế, OM 576 nhiễm nhẹ rầu nâu và bệnhvàng lùn, lùn xoắn lá. OM 576 có thể

86

trồng cả trong 2 vụ Đông Xuân và HèThu, phù hợp vùng sản xuất lúa gạo chấtlượng trung bình sử dụng giống ngắnngày.

Lưu ý: Cần phục tráng, làm thuần giống để pháthuy tốt tiềm năng của giống.

GIỐNG LÚA OMCS 20001. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnVăn Loãn, Lê Thị Dự, Huỳnh Thị PhươngLoan, Trần Minh Tuấn, Phạm Thị Mùi, LưuVăn Quỳnh, Nguyễn Hữu Hà Linh, Bùi BáBổng, Bùi Chí Bửu – Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc: Được tạo ra từ tổ hợplai OM1723/ MRC19399.

Phương pháp chọn tạo: Lai cổ truyềnnăm 1996, chọn lọc theo phương pháp phảhệ và đưa vào khảo nghiệm từ năm 1999.

Được khu vực hóa theo Quyết định số5218 BNN-KHCN/QĐ ngày 16/11/2000 vàcông nhận chính thức là giống quốc gianăm 2002 theo Quyết định số 5310QĐ/BNN-KHCN ngày 29/11/2002. 2. Những đặc tính chủ yếu

87

Thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngàytrong điều kiện sạ thẳng.

Chiều cao cây 95 – 110 cm, thân rạcứng trung bình, đẻ nhánh khá. Có phẩmchất gạo tốt, tương đương với OM 997-6và cao hơn OM 1490; hạt gạo dài 7,3 mm;tỉ lệ dài/rộng 3,3; ít bạc bụng; tỉ lệamyloza 25,6%; cơm mềm và đậm. Năngsuất vụ Đông Xuân 6 – 8 tấn/ ha và HèThu 4,0 – 5,5 tấn/ ha tương đương vàcao hơn giống lúa OM 997-6 và OM 1490.

Trong điều kiện thử nghiệm nhântạo, OMCS 2000 nhiễm bệnh đạo ôn (cấp7) và hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5), chịuphèn khá.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Thích hợp ở vụ Đông Xuân và Hè Thutrên đất phù sa và đất phèn nhẹ đềntrung bình.

Các lưu ý trong sản xuất: chịu thâm canh trungbình, không bón lượng đạm qúa cao, không cân đốidễ dẫn đến đổ ngã.

GIỐNG LÚA IR64 (OM89)

88

1. Nguồn gốcTác giả và cơ quan tác giả: Viện

lúa ĐBSCL.Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúa

IR 64 được tuyển chọn từ giống nhập nộiIR18348 – 36-3-3 của Viện lúa quốc tếIRRI.

IR 64 được tuyển chọn từ năm 1983và được công nhận chính thức năm 1989.Hiện là giống lúa chủ lực trong sảnxuất ở Nam bộ, Tây Nguyên.2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 105 – 115ngày trong điều kiện gieo mạ cấy và 95– 100 ngày khi sạ thẳng.

Chiều cao cây trung bình 95 – 105cm. Dạng hạt thon dài (7,5 mm), khốilượng 1000 hạt 26 – 27g. Tỉ lệ gạo trên70%, bạc bụng thấp (cấp 1), gạo trắng,cơm dẻo, ngon, đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu, được nhiều nước ưu chuộng. Năngsuất bình quân, vụ Hè Thu 4 – 5 tấn/ha, vụ Đông Xuân 6,0 – 6,5 tấn/ha, nếuthâm canh tốt có thể đạt 7,0 – 8,0tấn/ha.

89

Kháng rầy nâu (cấp 3-5), rất khángđạo ôn (cấp 1), hơi kháng bạc lá (cấp3-5), nhiễm khô vằn (cấp 5-7).3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Khả năng thích ứng rộng, có thể gieocấy trên chân đất phù sa cổ có Glây hóa.Trên đất phù sa phèn nhẹ cho năng suấtcao hơn các giống đang sử dụng. Trồngđược cả 2 vụ: Đông Xuân gieo mạ tháng 11– 12, vụ Hè Thu gieo mạ tháng 4 – 5. Cấykhi mạ khoảng 20 – 25 ngày. Có thể đưavào sản xuất gạo xuất khẩu. Ở các tỉnhphía Bắc trong vụ Xuân muộn hoặc vụ Mùasớm, vụ Hè Thu ở miền Trung.

Mật độ cấy 44 – 50 khóm/m2 hoặc gieosạ với lượng hạt giống khoảng 180kg/ha. Giống chịu thâm canh khá cao, cóthể bón 80 – 100 N/ha.

Lưu ý: IR 64 có ưu thế cao hơn trong vụ ĐôngXuân; vụ Hè Thu dễ bị lép, đổ nếu bón đạm thiếu cânđối với lân và kali.

GIỐNG LÚA OM 3536 (OMCS 21)1. Nguồn gốc

90

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnVăn Loãn và CTV: Nguyễn Thị Lang, BùiChí Bửu – Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúaOM3536 có nguồn gốc từ tổ hợp lai TĐ8/OM1738.

Giống đã được công nhận giống quốcgia năm 2004 theo Quyết định số 2182QĐ/ BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004. 2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng 95 –100 ngày trong điều kiện cấy và 85 - 90ngày khi gieo sạ.

Chiều cao cây 90 – 100 cm, khả năngđẻ nhánh khá, số bông/m2 khoảng 312bông. Khối lượng 1000 hạt đạt 26,2 g,hàm lượng amyloza 22 – 23%, có mùi thơmtrung bình, độ bạc bụng cấp 0, chiềudài hạt gạo 7,1 – 7,5mm. Năng suấttrung bình của giống đạt 4,0 tấn/ ha vụHè Thu và vụ Đông Xuân 6,0 tấn/ ha.

Giống hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5) vàhơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 3).3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

91

OM 3536 có thể trồng được cả hai vụĐông Xuân và Hè Thu. Giống thích nghirộng, dễ canh tác, gạo đạt tiêu chuẩnxuất khẩu, hiện đang là một trong 5giống chủ lực dùng xuất khẩu và đangđược trồng nhiều ở các địa phương nhưAn Giang, Long An, Tiền Giang, SócTrăng.

Lưu ý: OM 3536 hơi yếu cây và không chịu thâmcanh cao. Chú ý bón phân đạm vừa phải và cân đối.

GIỐNG LÚA IR 504041. Nguồn gốc

Giống lúa IR 50404 có nguồn gốc từViện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đượcnhập vào Việt Nam đầu năm 1990. Giống IR50404 do Bộ môn Cây lương thực – Việnkhoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Namchọn lọc và phát triển. Giống IR 50404được công nhận chính thức vào năm 1992.

92

2. Đặc điểm nông họcGiống IR 50404 có thời gian sinh

trưởng ngắn, khoảng 90 ngày trong điềukiện sạ thẳng; chiều cao cây thấp (85 –90 cm), đẻ nhánh khá, số hạt/bông trungbình (65 – 70 ), tỉ lệ hạt chắc cao.

IR 50404 chịu phèn mặn khá, dễtính, thích ứng rộng có thể gieo trồngvà đạt năng suất cao trong cả hai vụĐông Xuân và Hè Thu. Ở thời điểm côngnhận giống IR 50404 kháng cao rầy nâuvà nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và khô vằn.Hiện nay IR 50404 vẫn được gieo trồngtrên diện tích rất rộng ở hầu hết cáctỉnh ĐBSCL; giống nhiễm rầy cục bộ ởmột số địa phương.

Nhược điểm cơ bản của IR 50404 làchất lượng gạo thấp (hạt hơi ngắn và tỉlệ bạc bụng khá cao).

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹthuật

IR 50404 có thể gieo trồng trong cả2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, đặc biệtthích hợp ở vùng đất nhiễm phèn nhẹ đếntrung bình, và những vùng cần giống cực

93

ngắn ngày để tránh mặn trong vụ ĐôngXuân và né lũ trong vụ Hè Thu. Tuynhiên IR 50404 có chất lượng gạo thấp,không nên bố trí sản xuất ở những vùnglúa cao sản chất lượng cao cho xuấtkhẩu.

Lưu ý: Cần phục tráng, làm thuần giống để pháthuy tốt tiềm năng của giống.

GIỐNG LÚA OM 25171. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnThị Lang và các CTV: Nguyễn Văn Loãn,Bùi Chí Bửu - Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúaOM2517 có nguồn gốc từ tổ hợp laiOM1325/ OMCS94.

Được công nhận giống quốc gia năm2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/7/2004.2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn90 - 95 ngày.

94

Chiều cao cây 90 – 100 cm, khả năngđẻ nhánh khá, số bông/khóm 9/12. Khốilượng 1000 hạt 26 – 28g, hàm lượngamyloza 24 – 25%, độ bạc bụng cấp 1 -5, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Năngsuất trong vụ Hè Thu đạt 5,0 tấn/ha vàvụ Đông Xuân đạt 8 tấn/ha.

Giống kháng rầy nâu cấp 5 và bệnhđạo ôn cấp 5.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống thích nghi rộng, dễ canh tác,phù hợp với vùng Tứ Giác Long Xuyên vàTây sông Hậu.

GIỐNG LÚA OM 2395-1651. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnVăn Tạo, Nguyễn Thị Lang và Bùi ChíBửu, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn gốc: Từ tổ hợp lai IR 63356-6B (dạng hình siêu lúa, năng suất cao,sạch bệnh)/ TN 1(giống thấp cây) vàchọn lọc theo phương pháp phả hệ, thực

95

hiện từ năm 1999. Giống OM 2395 đượccông nhận tạm thời năm 2002 và côngnhận chính thức năm 2003.

96

2. Những đặc tính chủ yếuThời gian sinh trưởng 95 - 100

ngày.Chiều cao cây trung bình 90 – 100

cm; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánhkhá, khối lượng 1000 hạt 27 – 28 gram.

Chống chịu sâu bệnh: kháng rầy nâu(cấp 1), hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 3).

Năng suất trung bình đạt 5 – 7tấn/ha trong vụ Đông Xuân, 4 – 6 tấn/ha trong vụ Hè Thu.

Chất lượng gạo: Tỉ lệ xay sát khácao (gạo lức: 78 – 80 %; gạo tổng số 67– 69 %; gạo nguyên: 50 – 55 %). Hạt gạothon dài (7,0 – 7,4 mm), tỉ lệ dài/rộng (D/R: 3,3), bạc bụng thấp; hàmlượng amyloza khoảng 24 – 25 %.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống OM 2395 kháng sâu bệnh tốt,thích ứng rộng, dễ canh tác ngay cảtrong vùng khó khăn; năng suất cao vàổn định, chất lượng gạo tốt. OM 2395 cóthể gieo trồng cả trong hai vụ Đông

97

Xuân và Hè Thu, trên đất phù sa ngọthoặc nhiễm phèn mặn nhẹ ở ĐBSCL.

GIỐNG LÚA OM44981. Nguồn gốc

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Longlai tạo và phát triển từ tổ hợp lai:IR64/ OMCS2000// IR64; có sử dụngphương pháp Marker.

Giống OM 4498 đã được Bộ NN và PTNTcông nhận tạm thời năm 2005.

98

2. Những đặc tính chủ yếuThời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày.Chiều cao cây đạt 95 – 100 cm.Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy

nâu (cấp 5), hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp3); chịu phèn khá.

Năng suất: 6 – 8 tấn/ha.Chất lượng gạo: Tỉ lệ xay sát cao

(gạo lức: 79 -80 %; gạo tổng số 68 – 69%; gạo nguyên: 50 – 55 %). Hạt gạo thondài (7,0 – 7,1 mm), tỉ lệ dài/rộng(D/R: 3,3), bạc bụng thấp; hàm lượngamyloza trung bình khoảng 24,5%.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Chịu thâm canh trung bình. Thíchhợp cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu chovùng thâm canh cao, hoặc nhiễm phèn nhẹđến trung bình.

GIỐNG LÚA OM4495

1. Nguồn gốc

99

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnThị Lang và các CTV: Bùi Chí Bửu -Viện Lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúaOM4495 có nguồn gốc từIR64/OM1706//IR64.

Được công nhận tạm thời năm 2004theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCNngày 29/7/2004.2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn90 - 95 ngày.

Chiều cao cây 90 – 100 cm, khả năngđẻ nhánh khá, số bông/khóm 8/12. Khốilượng 1.000 hạt 27g, hàm lượng amyloza24 – 25 %, độ bạc bụng cấp 1-5, chiềudài hạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Năng suấtgiống đạt 5 – 7 tấn/ha.

Giống có tính kháng rầy nâu cấp 5và bệnh đạo ôn cấp 3, hơi yếu cây.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống OM4495 là giống lúa cao sản,ngắn ngày, phẩm chất gạo tốt, được giải

100

thưởng bông lúa vàng Hội chợ Quốc tếNông nghiệp năm 2003. Giống phù hợpgieo trồng vụ Hè Thu và Đông Xuân tạivùng đất cao các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long dưới điều kiện thâm canh thấpđến trung bình.

Lưu ý: Giống hơi yếu cây, cần bón phân đạmvừa phải và cân đối

GIỐNG LÚA AS 996-91. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnVăn Tạo, Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu -Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc lai tạo: Được tạo ra từtổ hợp lai IR64/Oryzarufipugon.

Phương pháp chọn tạo: Lai tạo hữutính với bốn lần hồi giao.

Được khu vực hóa theo Quyết định số5218 BNN-KHCN/QĐ ngày 16/11/2000 vàcông nhận chính thức là giống quốc gianăm 2002 theo Quyết định số 5310 QĐ/BNN– KHCN ngày 29/11/2002. 2. Những đặc tính chủ yếu

101

Thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày.

Chiều cao cây 80 – 90 cm, thân rạcứng, đẻ nhánh khá. Có phẩm chất gạotương đương với IR 64; hạt gạo dài7,4mm; tỉ lệ dài/rộng 3,4; ít bạc bụng;tỉ lệ amyloza 24,76%; cơm mềm và ngon.Năng suất vụ Đông Xuân 5 - 7 tấn/ha, vụHè Thu 4 – 5 tấn/ha tương đương và caohơn giống lúa IR64.

Chống chịu bệnh đạo ôn cấp 3 và rầynâu cấp 5, kháng phèn tốt.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Thích hợp vụ Đông Xuân và Hè Thutrên đất phù sa và đất phèn.

Các lưu ý trong sản xuất: Chịuthâm canh cao.

GIỐNG LÚA OM 27181. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnThế Lâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Trọng

102

Lương, Trần Thị Thanh Xà, Phạm Văn Sơnvà Phạm Văn Ro – Viện lúa ĐBSCL.

Nguồn gốc lai tạo: Giống lúa OM2718được tạo ra từ cặp lai OM1738/ MCRDB.Trong đó OM1738 tạo ra từ cặp lai OM269/IR50401. Dòng MCRDB là dòng đột biến từgiống móng chim rơi phóng xạ dưới tiagamma (y60Co) ở liều lượng 20 Krad tạithời điểm 69 giờ sau khi mọc mầm.

Được công nhận tạm thời theo Quyếtđịnh số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng7 năm 2004. 2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 100 ngàytrong điều kiện gieo mạ cấy và 90 - 95trong điều kiện gieo thẳng.

Chiều cao cây 100 – 105 cm, tỉ lệhạt lép/bông khoảng 12 – 20 %. Khốilượng 1.000 hạt thóc từ 22 – 25g. Năngsuất trung bình ở vụ Đông Xuân 5 - 6tấn/ha, vụ Hè Thu 4 tấn/ha. OM 2718 cógạo hạt dài 7mm, gạo trong k hông bạcbụng, cơm mềm đạt tiêu chuẩn gạo xuấtkhẩu.

103

Kết quả đánh giá trong điều kiệnnhân tạo cho thấy OM 2718 có tính khángtrung bình với rầy nâu và nhiễm bệnhđạo ôn (cấp 7), hơi nhiễm rầy nâu (cấp5).3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống có tính thích ứng rộng, dễsản xuất, có thể gieo trồng trong cảhai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở vùng bánđảo Cà Mau.

Giống nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn,vì vậy cần gieo sạ với mật độ vừa phải,áp dụng lượng phân đạm trung bình vàcân đối với lân và kali; Giảm diện tíchsản xuất ở những vùng có áp lực rầy nâuvà bệnh đạo ôn cao.

GIỐNG LÚA JASMINE 851. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ KhắcThịnh, Đào Minh Xô, Trương Thị Hoài Namvà Trần Tiến Khai – Viện Khoa học Kỹthuật Nông nghiệp miền Nam.

104

Nguồn gốc: Jas mine 85 (Dòng lai IR841-85) được chọn tạo từ tổ hợp laiPata/ TN 1// Khao dawk Mali của Việnnghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI).

Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc làmthuần giống, đưa ra khảo nghiệm và sảnxuất thử từ năm 1993.2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng trong vụ ĐôngXuân từ 95 -102 ngày, vụ Hè Thu 100 –108 ngày; chiều cao cây 85 – 90 cm, khácứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòngthẳng; khối lượng 1.000 hạt khoảng 26 –27 gram. Hạt gạo dài 7,2 – 7,6 mm,trong suốt, không bạc bụng, mạt gạođẹp; hàm lượng amylose trung bình (20 –21 %), độ hóa hồ cấp 5, cơm mềm, dẻo cómùi thơm đặc trưng.

Năng suất trung bình trong vụ ĐôngXuân từ 5 – 8 tấn/ ha; vụ Hè Thu 3,5 –4,5 tấn/ ha.

Jasmine 85 nhiễm rầy nâu, nhiễmbệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá; ítchịu phèn, hạn và nhập úng.

105

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Thời vụ gieo trồng thích hợp nhấtlà vụ Đông Xuân.

Phạm vi phân bố: Thích hợp vùng đấtphù sa ngọt ở ĐBSCL hoặc đất xám vùngĐông Nam bộ; phù hợp sản xuất gạo đặcsản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuấtkhẩu.

Lưu ý trong sản xuất: Giống Jasmine 85 nhiễmnặng cả rầy nâu và bệnh đạo ôn, không nên bố trí cơcấu quá lớn trong sản xuất; áp dụng biện pháp thâmcanh tổng hợp, kết hợp sử dụng giống xác nhận đểđảm bảo năng suất và chất lượng lúa.

GIỐNG LÚA VĐ 20 (OMĐS 20)1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnVăn Luật và CTV: Lê Thị Dự, Lê An Ninh,Nguyễn Thị Tâm, Bùi Chí Bửu – Viện LúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống VĐ20 có nguồn gốc từ Đài Loan, được tuyểnchọn theo phương pháp chọn đầu dòng vàso sánh các dòng triển vọng. VĐ 20 được

106

công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/ BNN-KHCN ngày 29/ 07/ 2004.2. Những đặc điểm chủ yếu

Giống có TGST ngắn từ 100 – 115ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm.Thuộc dạng hình thâm canh thấp. Chiềucao cây 105 – 115 cm, số hạt chắc/ bôngkhá cao (100 – 120), tỉ lệ lép 15 – 22%. Khối lượng 1.000 hạt 21 gram, hạt gạongắn (5,8 – 6,4 cm), màu sắc vỏ trấuvàng, có sọc; bạc bụng cấp 0. Tỉ lệ gạonguyên cao (trên 45%); hàm lượng amylosethấp đến trung bình (18,4%); gạo có chấtlượng cao cấp, thơm, dẻo phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng. Năng suất đạt 3 -4 tấn/ ha trong vụ Hè Thu và 4 – 5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân. Năng suất caonhất có thể đạt 6 tấn/ ha.

Giống nhiễm rầy nâu (cấp 7) và hơinhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5).3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống có thích nghi rộng với nhiềuvùng sinh thái và có ưu thế cao hơntrong vụ Đông Xuân so với vụ Hè Thu; có

107

thể gieo trồng được trên đất phèn nhẹ.VĐ 20 được sản xuất rộng ở Tiền Giang,Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An...

GIỐNG VND 99-31. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Đỗ KhắcThịnh, Đào Minh Sô, Trương Quốc Ánh –Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miềnNam.

Phương pháp chọn tạo: Đột biếnphóng xạ gamma Co60, trên giống NàngHương và chọn lọc phả hệ.

Được công nhận tạm thời năm 2004theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCNngày 29 tháng 7 năm 2004. 2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân90 - 98 ngày, vụ Hè Thu 100 - 105 ngày.

Chiều cao cây 85 – 90 cm, thân cứngtrung bình, đẻ nhánh khá, lá đồng thẳng(cấp 3), khối lượng 1.000 hạt 25 – 27g.Hạt gạo dài 7,0 – 7,4 mm, bạc bụngtrung bình (caịnh); độ hóa hồ cấp 4 –

108

5, amyloza 22 – 23 %, cơm mềm, dẻo.Năng suất trung bình vụ Đông Xuân 5 – 8tấn/ ha, Hè Thu 4 – 6 tấn/ ha.

Hơi kháng rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnhđạo ôn và cháy bìa lá, ít nhiễm đốm vằn,vàng lá, chịu phèn, chịu hạn rất tốt.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Thời vụ thích hợp: Hè Thu, Mùa,Đông Xuân.

Phạm vi phân bố: Thích nghi rộng, dễtrồng, chịu được điều kiện khó khăn, đặcbiệt thích hợp vùng Đông Nam bộ.

Các lưu ý trong sản xuất: Giốngthích nghi rộng, thích hợp trên nhiềuchân đất, địa hình; đặc biệt rất thíchhợp cho những vùng khó khăn, ít có điềukiện thâm canh về phân bón, thuốc bảovệ thực vật.

GIỐNG LÚA OM 32421. Nguồn gốc

109

Tác giả và cơ quan tác giả: PhạmThị Mùi và các CTV: Bùi Chí Bửu - Việnlúa ĐBSCL.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúaOM3242 được chọn lọc và phát triển từtổ hợp lai IR64/ K26.

Được công nhận tạm thời năm 2004theo Quyết định số 2182 QĐ/ BNN-KHCNngày 29/ 7/ 2004.2. Những đặc tính chủ yếu

Giống có thời gian sinh trưởng ngắn95 – 100 ngày. Chiều cao cây trung bình90 – 100 cm, khả năng đẻ nhánh khá, sốbông/ khóm cao (9 – 12). Khối lượng1.000 hạt 27g, hàm lượng amylose hơi cao(25%), độ bạc bụng cấp 1 – 5, chiều dàihạt gạo 7,0 – 7,3 mm. Giống có năng suấttrung bình 5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6tấn/ha (vụ Đông Xuân).

Giống có tính kháng rầy nâu cấp 5và bệnh đạo ôn cấp 5.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống có khả năng thích ứng rộng,khả năng kháng mặm tương đối khá, phẩm

110

chất tốt, hiện đang được mở rộng trồngở các vùng phèn ở Kiên Giang, An Giang,Cần Thơ, Tiền Giang và Đồng Tháp.

GIỐNG LÚA IR 42 (NN 4 B)1. Nguồn gốc

Giống lúa IR 42 nhập nội từ ViệnLúa quốc tế, có tên gốc là IR 2071-586-5-6-3.

Được công nhận giống quốc gia năm1885 theo Quyết định số 10 NN/ QĐ ngày14 tháng 1 năm 1985.2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 140 – 150ngày, ở đất phèn mặn tới 160 ngày; nơiđất tốt 135 ngày.

Chiều cao cây trung bình khoảng 110cm, đẻ nhánh khỏe, nhiều bông; số hạtchắc/ bông khá cao ( 95 – 105 hạt), gạongon ít bạc bụng. IR 42 dễ tính, khôngđòi hỏi thâm canh cao, trong điều kiệnbình thường vẫn cho năng suất khá. Năngsuất bình quân 4,0 – 4,5 tấn/ ha; caonhất có thể đạt 6 – 8 tấn/ ha.

111

Chịu phèn mặn tốt, kháng rầy nâutíp 2, kháng ngang với bệnh nấm đạo ôn.Nhược điểm là nhiễm bệnh bạc lá và khôvằn.3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

IR 42 có thể gieo trồng trên đấtphèn mặn, mực nước không sâu quá 40 cm;có thể bố trí gieo trồng ở trà lúa Mùasớm để thu hoạch vào tháng 11 ở nhữngvùng lúa Mùa ĐBSCL.

GIỐNG LÚA IR 297231. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: ViệnLúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo:Giống IR 29723 được nhập từ Viện nghiêncứu lúa Quốc tế (IRRI), được Viện lúaĐBSCL nhập nội, chọn lọc và phát triển.Giống đã được khu vực hóa năm 1990 vàcông nhận giống quốc gia năm 1992 theoQuyết định số 126 NN-KHCN/ QĐ ngày 21tháng 5 năm 1992.2. Những đặc điểm chủ yếu

112

Thời gian sinh trưởng trung ngày,từ 125 – 135 ngày; chiều cao câytrung bình từ 105-110 cm; hạt thon dài,khối lượng 1.000 hạt từ 23 – 25 gram;tỉ lệ gạo 66 – 70 %, ngon cơm, có thểxuất khẩu; nhược điểm là hàm lượngamylose hơi cao. Năng suất trung bìnhđạt từ 4,0 – 5,0 tấn/ ha; thâm canh caocó thể đạt 6 – 7 tấn/ ha.

Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng đạoôn, nhiễm bệnh cháy bìa lá. Khả năngphục hồi sau khi ngập hoặc sau khi bịbệnh kém hơn IR 42. IR 29723 chịu phènmặc khá tốt.3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống chịu thâm canh cao, thích hợpchân đất trũng ở các tỉnh Cà Mau, BạcLiêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang...

Thích hợp gieo cầy trong vụ Mùahoặc Hè Thu. Vụ Mùa gieo mạ vào tháng 7– 8, cầy vào tháng 8 – 9, tuổi mạ 25 –28 ngày.

GIỐNG LÚA OM 59301. Nguồn gốc

113

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnThị Lang, Bùi Chí Bửu, và CTV, Viện LúaĐồng bằng sông Cửu Long

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo:OM 5930 có nguồn gốc từ biến dị tế bàosoma giống OM 3536, thực hiện vào 2001,dòng triển vọng được chọn bằng Maker vàđược khảo nghiệm chính thức từ năm2005.

114

2. Những đặc điểm chủ yếuThời gian sinh trưởng từ 95 – 100

ngày; chiều cao cây trung bình từ 105 –110 cm; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánhkhá, hạt chắc/ bông cao (150), khốilượng 1.000 hạt 25 – 26 gram; hạt gạothon dài, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3mm, bạc bụng cấp 0, hàm lượng amylosetrung bình (22,0 - 22,5 %); tỉ lệ xayxát khá cao, gạo trắng đạt khoảng 70% vàgạo nguyên đạt xung quanh 50%. Năng suấttrung bình đạt từ 5,0 – 7,0 tấn/ ha;thâm canh cao có thể đạt 7 – 8 tấn/ ha.

Kháng cao rầy nâu (cấp 1), hơikháng đạo ôn (cấp 3).3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống chịu thâm canh cao, thích hợpđất phù sa ngọt; với khả năng kháng rầynâu và bệnh đạo ôn tốt, OM 5930 có thểphát triển để thay thế giống OM 2514,OM 1490 và bổ sung vào cơ cấu giống lúacao sản chất lượng cao.

GIỐNG LÚA OM 52391. Nguồn gốc

115

Tác giả và cơ quan tác giả: NguyễnThị Lang, Bùi Chí Bửu, và CTV, Viện LúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo:OM 5239 được chọn lọc và phát triển từtổ hợp lai IR 64/ OM 2395 và được khảonghiệm chính thức từ năm 2004-2006.2. Những đặc điểm chủ yếu

Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100ngày; chiều cao cây trung bình từ 95 –105 m; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánhkhá, hạt chắc/ bông cao (80 - 100), khốilượng 1.000 hạt 26,0 – 26,5 gram; hạtgạo thon dài, chiều dài hạt gạo 7,0 –7,1 mm, bạc bụng thấp (cấp 1), hàm lượngamylose trung bình đến hơi cao (24,0 –25,0 %); cơm nở, rời và hơi cứng; tỉ lệxay xát khá cao, gạo trắng đạt khoảng 68– 69 % và gạo nguyên đạt từ 45 – 50 %.Năng suất trung bình đạt từ 5,0 – 7,0tấn/ ha; thâm canh cao có thể đạt 7 – 8tấn/ ha.

Hơi kháng – hơi nhiễm rầy nâu (cấp3-5), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 5).3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

116

Giống lúa OM 5239 thích ứng rộng,phù hợp cả trong điều kiện thâm canh vànhững vùng khó khăn như Kiên Giang, TràVinh, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang; giốngcó thể gieo trồng trong cả hai vụ ĐôngXuân và Hè Thu.

GIỐNG LÚA MTL384 (L264-1-4-5-4-2)1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Bộ mônTài nguyên Cây Trồng, Viện NC Pháttriển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại họcCần Thơ.

Nguồn gốc và phương pháp: Giống lúaMTL384 có tên gốc L264-1-4-5-4-2 đượcchọn lọc từ các dòng phân ly F6 của tổhợp lai L264/ MTL142 năm 1999. GiốngMTL384 đã được khảo nghiệm Quốc giatrong ba vụ từ Đông Xuân 2004-2005 đếnĐông Xuân 2005-2006.2. Những đặc tính chủ yếu

Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngàytrong điều kiện gieo thẳng, 95 ngàytrong điều kiện cấy tại ĐBSCL.

117

Chiều cao cây trung bình 80 – 90cm, lá thẳng ngắn, thích hợp cho điềukiện thâm canh, số bông/m2 trung bìnhtừ 260 – 290 (lúa cấy). Số hạtchắc/bông thay đổi từ 90 – 100 hạt,trọng lượng 1.000 hạt trung bình 25 –27 g. Năng suất trung bình thay đổi từ5,4 – 7,3 tấn/ha trong vụ Đông Xuân vàHè Thu 5,0 – 5,5 tấn/ha,

MTL 384 có tỉ lệ gạo trắng cao (69 –70 %) và gạo nguyên cao (54 – 58 %), tỉlệ bạc bụng thấp. Chiều dài hạt gạokhoảng 6,7 mm, hàm lượng amylose cao(28,2%). Gạo trắng trong, có mùi thơmnhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Kháng rầy nâu trung bình (3-5) vàhơi kháng đạo ôn (3-5), chịu phèn khá.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

MTL 384 thích nghi tốt cả hai vùngphù sa và đất phèn có cải tạo như TriTô (An Giang), Tân Phước (Tiền Giang),Phụng Hiệp (Hậu Giang), Bạc Liêu; giốngcó thễ gieo trồng trong cả hai vụ ĐôngXuân và Hè Thu.

118

GIỐNG LÚA MTL 392 (L 274-4-5-7-1-1)

1. Nguồn gốcTác giả và cơ quan tác giả: Bộ môn

Tài nguyên Cây Trồng, Viện NC Pháttriển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại họcCần Thơ.

Nguồn gốc và phương pháp: được chọnlọc và phát triển từ tổ hợp lai L 274//Lúa thơm cực ngắn / OM 1723. Giống lúaMTL 392 đã được khảo nghiệm quốc giatrong 2 năm, 2005-2006.2. Đặc điểm nông học

Thời gian sinh trưởng trong điềukiện sạ thẳng từ 90 - 95 ngày; trongđiều kiện cấy kéo dài đến 100 ngày.

Giống lúa MTL392 có chiều cao trungbình 95 – 100 cm, lá thẳng, bông dàito, thích hợp cho điều kiện thâm canh,số bông/m2 trung bình từ 300 – 340bông/m2 (lúa cấy), số hạt chắc/bôngthay đổi từ 70 – 100 hạt, trọng lượng1.000 hạt trung bình 27,0 – 27,5 gam.Năng suất trung bình thay đổi từ 6,5 –

119

7,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 5,0 –5,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Kết quảphân tích phẩm chất hạt cho thấy giốngMTL392 có tỉ lệ gạo trắng cao (70,2 %),tỉ lệ gạo nguyên thu hồi cao (58 – 60%), tỉ lệ gạo bạc bụng thấp (14 - 15%bạc bụng tổng số) trong đó số hạt bạcbụng cấp 9 rất thấp (10%), chiều dàihạt gạo trắng 7,0 mm, hàm lượng amylosethấp (21,0 – 22,0 %), protein cao(11,0%). Gạo trắng trong, có mùi thơmnhẹ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Giống lúa MTL392 kháng rầy nâu (cấp1,7 – 3,7) và hơi nhiễm bệnh đạo ôn(cấp 5 - 6) trong các thử nghiệm trongnhà lưới tại Trung tâm Bảo vệ Thực vậtphía Nam và Đại học Cần Thơ. Qua sảnxuất trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2006giống MTL392 tỏ ra chống chịu tốt vớirầy nâu và bệnh vàng lùn-lùn xoắn látại các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, HậuGiang.3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹthuật

Giống lúa MTL392 thích nghi tốt ởcả hai vùng phù sa và vùng đất phèn có

120

cải tạo như vùng Phụng Hiệp- Hậu Giang.Qua kết quả sản xuất cho thấy giống lúaMTL392 phù hợp cho vùng sinh thái phùsa ngọt ở ĐBSCL, đang phát triển sảnxuất mạnh tại các tỉnh Vĩnh Long, Tp.Cần Thơ, Hậu Giang.

121

Giới thiệu các giống lúa có khả năngchống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắnlá cho vụ Đông Xuân 2006-2007 và Hè

Thu 2007 (Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL)

STT

Giống nhiễm nhẹ đối với rầy nâu

Tên giống

Khả năngnhiễm bệnh

vàng lùn (%)(*)

Nhiễm virút khác,

lùn xoắn lá(%) (**)

1 OM 4498 10-20 02 OM 4495 10-20 03 OM 2431 (AS

996)30-40 0

4 OM 2395 20-30 05 OMCS 2000 20-30 06 OM 2492 10-20 07 OM 576 10-20 0

Những giống có triển vọng khác1 MTL 382 20-30 02 MTL 465 20-30 03 OM 4088 40 04 OM 5930 20 05 OM 3556 30 06 OM 4191 40 07 OM 3539 20 08 OM 6073 40 0

122

* Bệnh vi-rút vàng lùn có triệu chứng giống bệnh vi-rútTungro có thể bị nhiễm do 2 đến 3 loại vi-rút như (lùn lúacỏ, lùn xoắn lá và tungro).

** Có những giống chỉ nhiễm lùn lúa cỏ hoặc lùn xoắnlá với triệu chứng rất điển hình.

123

Bộ giống lúa chống chịu rầy nâu của Viện Nghiên cứuHTCT –( ĐHCT)

STT

Têngiống

Đặc tính sinh học Thời vụthích hợp

TGST (ngày) Chiềucao(cm)

Trọng

lượng

1.000hạt(g)

Chiềudàihạtgạo(mm)

Năng suất(tấn/ha)

Khả năngthích nghi

ĐX HT

1 MTL 384 (L264-1-4-4-4-2)

80 - 85 85 -90

24 -25

6,7 6 - 8 Hơi kháng đạo ôn, cháy bìa lá, thơm, protein cao

Thích nghi cả vùng ĐBSCL

124

2 MTL 392 (L274-4-5-1-2-7-1-1)

93 - 95 95 27 7,1 6 - 7 Cơm mềm, dẻo, Protein cao.

Thích nghi vùng đất phù sa

3 MTL 499 (L318-33-99)

90 - 92 90 26 6,8 6 - 8 Hơi kháng đạo ôn, kháng cháy bìa lá.

Thích nghi vùng đất phù sa

4 MTL 325 (IR56381-139-2-2-1-1-C1)

92 - 95 95 25 6,8 6-7 Hơi kháng đạo ôn và cháy bìa lá, mềm cơm.

Thích nghi vùng đất phù sa, đấtphèn và mặnnhẹ

5 MTL 250 (IR68077-64-2-2-2-2)

95 - 97 90 26 -28

7 6-8 Cơm mềm dẻo, có mùithơm

Thích nghi vùng đất phù sa, đấtphèn nhẹ

125

6 MTL 500 (L274-4-17-4-2-2-1-1)

90 95 26,5 7,3 6-7 Kháng đạo ôn, cháy bìa lá, cơmmềm, dẻo

Thích nghi vùng đất phù sa.

126

127

Phụ lục 1: Qui trình canh tác lúa cao sảnchất lượng cao ứng dụng “3 giảm3 tăng” để ngăn ngừa rầy nâu,bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá

(Áp dụng cho khu vực ĐBSCL, vụ Đông Xuân2006-2007)

(Tài liệu hướng dẫn của Cục Trồng trọt,Cục Bảo vệ

Thực vật, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL,Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia)

1. Thời vụ Nguyên tắc chung “xuống giống tập

trung, đồng loạt, tránh ló đầu, thòđuôi, phải bảo đảm thời gian cách ly vụlúa trước ít nhất 1 tháng”

- Thời vụ phải được xuống giốngđồng loạt trong cùng một khu vực. Khôngnên gieo sạ quá sớm hay quá trễ (lóđầu, ló đuôi) trong cùng một thời vụ vìrất dễ gặp rủi ro như vụ ĐX khi gieo sạsớm vào tháng 10 dl gặp mưa to liên tụcvào cuối mùa mưa gây ra sự ngập úngphải gieo sạ lại hoặc nắng hạn thiếu

128

nước vào giai đoạn sau khi gieo sạ ĐXquá trễ vào cuối tháng 1 dl.

- Tập trung xuống giống từ đầutháng 11/2006 và kết thúc trong tháng12/2006.2. Giống lúa

Nguyên tắc chung là ở mỗi địaphương chỉ nên sử dụng 4-5 giống chủlực, nhưng một giống chủ lực chiếm diệntích không quá 40% diện tích gieo trồngvà hạn chế dùng các giống nhiễm rầynâu, giống lúa thơm, nếp. Giống lúagieo trồng trong vùng sản xuất lúa chấtlượng cao bắt buộc phải dùng giống xácnhận.Các nhóm giống lúa cần chú ý trong vụ

sản xuất ĐX 2006 -2007:- Nhóm giống chủ lực khuyến cáo sử

dụng: OM 4498; OM 4495; AS 996; OM2395; VNĐ 95-20; OMCS 2000; OM 2517; OM576; IR 64.

- Nhóm giống lúa có thể xem xét mởrộng sản xuất thử: MTL 474; MTL 385; OM5930; OM 4900; OM 5932, OM 5796; OM5637; IR59656-5K-2.

129

- Nhóm giống khuyến cáo hạn chế sửdụng: OM 1490; OM 2717; VD 20; Jasmine85; các giống nếp.

Ở mỗi địa phương tùy thuộc vào tìnhhình cụ thể có thể xây dựng cơ cấu với4-5 giống chủ lực, 3-4 giống bổ sung. 3. Chuẩn bị đất: 2 phương pháp

- Đất được cày ải phơi từ 10 đến 15ngày, bơm nước vào trục vùi ngâm nướctừ 3-5 ngày, tháo nước vừa đủ để bừasau đó tháo hết nước, trang phẳng mặtruộng và đánh rảnh để tiến hàng gieosạ.

- Đất được xới bằng công cụ khi cònnước, ngâm nước từ 10 đến 15 ngày, trụcvùi ngâm nước từ 3-5 ngày, tháo nướcvừa đủ để bừa sau đó tháo hết nước,trang phẳng mặt ruộng và đánh rãnh đểtiến hàng gieo sạ. 4. Chuẩn bị giống

- Giống được kiểm tra lại tỉ lệ nảymầm bằng cách lấy nửa kg hạt giống ngâmủ theo phương pháp bình thường, nếu tỉlệ nảy mầm chiếm trên 90% là đạt.

- Lượng giống cần thiết để sạ thẳng

130

bằng tay là 12 kg/1.000 m2 (1 công)tương đương 120 kg/ha; nếu dùng công cụsạ hàng thì lượng giống chỉ cần 8kg/1.000 m2 (1 công) tương đương 80kg/ha.

- Dùng nước muối 15% (100 lít nướchòa với 15kg muối ăn) để hạt giống vàorồi dùng tay khuấy đảo để bỏ phần hạtbị lép - lửng hoặc sâu bệnh hại và chỉlấy phần hạt tốt còn lại.

- Rửa sạch giống và ngâm trong 48giờ. Lấy giống lên xả lại cho sạch rồiủ. Trong quá trình ủ giống phải thườngxuyên lấy “ngót” (đổ nước lên giống,trộn giống) khoảng 2 giờ một lần.

- Nếu gieo sạ bằng công cụ sạ hàngthì độ dài của “càng” (mầm) từ 1-1,5cm.

- Nếu như sạ thẳng bằng tay thì“càng” (mầm) có thể dài hơn.

- Khi tiến hành gieo sạ thì nên hợptác nhiều người cùng sạ thì tốt hơnngay cả sạ hàng bằng công cụ thì nhiềucông cụ cùng gieo sạ sẽ tốt hơn mộtcông cụ vì chậm hạt giống sẽ ra “càng”(mầm) dài hơn.

131

5. Chăm sóc & bón phân 5.1. Quản lý nước tưới theo kỹ thuật tưới “ướt

khô xen kẻ” của IRRI

Nguyên tắc chung “cây lúa khôngphải lúc nào cũng cần ngập nước, và chỉcần bơm nước vào ruộng cao tối đa là 5cm”

- Trong tuần đầu tiên sau khi sạ,chỉ cần giữ mực nước ruộng từ bão hòađến cao khoảng 1cm.

- Mức nước trong ruộng sẽ được giữcao khoảng 1-3cm theo giai đoạn pháttriển của cây lúa và giữ liên tục chođến bón phân lần 2 (khoảng 20-25 NSKS)giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếuđể cho cây lúa phát triển. Mặt khác,giữ nước trong ruộng ở giai đoạn nàycũng nhằm hạn chế sự mọc mầm của cácloài cỏ. Cần sử dụng thuốc trừ cỏ phùhợp trong giai đoạn này.

- Giai đoạn từ 25 – 40NSKS, là giaiđoạn cây lúa đẻ nhánh rộ đến đẻ nhánhtối đa và phần lớn số chồi vô hiệuthường phát triển trong giai đoạn này,vì thế nhu cầu nước chỉ cần vừa đủ. Giữmức nước trong ruộng từ bằng mặt đất

132

cho đến thấp hơn mặt đất 15 cm (đặt ốngnhựa có đục lỗ bên hông, bên trong cóchia vạch 5cm để theo dõi mực nước bêntrong ống). Cách điều tiết nước này sẽlàm phơi lộ mặt ruộng vì vậy còn gọi làkỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ”. Đâycũng là giai đoạn mà cây lúa rất dễ bịbệnh khô vằn tấn công, mực nước khôngcao hạch nấm khô vằn sẽ không theo nướcphát tán trong ruộng, bệnh ít bị lâylan.

- Giai đoạn từ 40 – 45 NSKS, đây làgiai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đònghay còn gọi là bón đón đòng), cần bơmnước vào khoảng 1-3 cm trước khi bónphân nhằm để tránh phân bị ánh sáng làmphân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệtnhất là phân đạm.

- Giai đoạn từ 60 – 70 NSKS, đây làgiai đoạn lúa trỗ do vậy cần giữ mựcnước trong ruộng (cao 3-5cm) liên tụctrong vòng khoảng 10 ngày để đủ nướccho cây lúa trổ và thụ phấn và thụtinh, vì có nước trong ruộng sẽ tạo chonhiệt độ trong ruộng không quá nóng,thụ phấn và thụ tinh dễ dàng, hạt lúasẽ không bị lép hay lửng.

133

- Giai đoạn từ 70 NSKS đến thuhoạch, đây là giai đoạn lúa ngậm sữa-chắc xanh và chín. chỉ cần giữ mực nướctừ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất1,5 tấc (khi cần thiết có thể bơm nướcvào thêm); và phải “xiết nước” 10 ngàytrước khi thu hoạch để mặt đất ruộngđược khô, dễ ứng dụng cho việc thuhoạch bằng cơ giới hóa.

5.2. Bón phân

Nguyên tắc chung “chỉ bón phân đạmkhi cây lúa cần, không bón thừa phânđạm quá mức khuyến cáo, bón cân đối đủlượng N-P-K theo từng đợt”

- Khi cây lúa cần phân đạm thì biểuhiện qua màu sắc bộ lá (ngã sang màuhơi vàng), chính vì vậy cần dùng bảngso màu lá lúa để xác định đúng thờiđiểm cây lúa cần bón phân đạm. Đối vớihầu hết các giống lúa cao sản đang gieotrồng hiện nay có màu sắc chuẩn trùngvới khung màu số 4 (cây lúa đủ đạm). Dovậy, phải dùng bảng so màu lá để theodõi màu sắc bộ lá vào hai thời điểmchính: 20-25 NSS (bón đợt 2) và 40-45NSS (bón đợt cuối).

134

- Bón phân lân và kali theo từngđợt với lượng và thời gian bón theobảng hướng dẫn

Công thức phân bón được khuyến cáo:

Thời kỳbón

Tỉ lệ bón mỗi lầnĐạm Lân Kali

1. Ra rễ 20% 60% 30%2. Thúc chồi *

40% 40% 30%

3.Thúc đòng *

30% 0% 30%

4.Thúc hạt 10% 0% 10%Tổng cộng 100% 100% 100%

Ghi chú * : Sử dụng bảng so màu láđể xác định đúng ngày bón phân đạmvào khoảng thời gian này.

Loại đấtLượng phân bón (kg/ha)N P2O5 K2O

+ Đất phù sa 100-120

20-40 40-60

+ Đất phèn 80-100 40-60 30-505.3. Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” để quản lý

dịch hại chủ yếu như: rầy nâu, bệnh lúa cỏ(do siêu vi khuẩn lùn lúa cỏ), vàng lùn và lùnxoắn lá, đạo ôn

135

Nguyên tắc chung “lợi dụng tínhphong phú, đa dạng của thiên địch kýsinh trong tự nhiên xuất hiện rất sớmtrong ruộng lúa để khống chế dịch hại ởdưới ngưỡng phòng trừ; chỉ sử dụngthuốc hóa học khi cần thiết và phảituân thủ theo khuyến cáo của cơ quanbảo vệ thực vật địa phương và theonguyên tắc 4 đúng”

- Quản lý rầy nâu: rầy nâu là mộtđối tượng sâu hại trong ruộng lúa, cầnquản lý rầy nâu ở mức độ cộng đồng. Đểquản lý rầy nâu hữu hiệu cần phải ápdụng đầy đủ biện pháp kỹ thuật “3 giảm,3 tăng”. Khi sử dụng thuốc phải tuânthủ nguyên tắc “4 đúng”, trong đó hếtsức chú ý đến kỹ thuật phun thuốc đúngcách; do rầy nâu thường cư trú dưới gốclúa vì vậy khi phun thuốc phải hướngvòi phun vào dưới tán lá, gần gốc lúathì thuốc mới tiếp xúc, diệt được rầynâu.

- Đối với bệnh do siêu vi khuẩn gâyra như bệnh lùn lúa cỏ, vàng lùn & lùnxoắn lá: Đây là 3 loại bệnh mà tác nhângây bệnh là do siêu vi khuẩn (virus) dorầy nâu truyền bệnh. Do vậy nếu như mật

136

số rầy nâu mang mầm bệnh ít thì việctruyền bệnh trong ruộng cũng ít đi. Đểphòng trừ hữu hiệu các loại bệnh nầythì chỉ cần quản lý tốt rầy nâu như đãnêu trên thì bệnh sẽ giảm hẳn đi vàkhông làm giảm năng suất. Cần lưu ý là:hiện nay chưa có loại thuốc nào đượcđăng ký để phòng trừ ba loại bệnh dovirus này, và đây là bệnh hại nguy hiểmchưa có thuốc đặc trị. Đặc biệt trongvụ ĐX 2006-2007, phải tập trung côngtác thăm đồng ngay từ lúc sau khi gieosạ để theo dõi chặt chẽ đợt rầy nâu di trútheo hướng gió mùa Đông Bắc trong cuối tháng10, tháng 11 và tháng 12; đây là những đợtrầy nâu di trú có nhiều khả năng mangmầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Nếuphát hiện rầy trưởng thành di trú đếnruộng lúa non, cần phải khuyến cáo, tổchức vận động nông dân phun thuốc trừrầy nâu; không khuyến cáo sử dụng thuốcgốc Cúc tổng hợp (Pyrethroids), Lân hữucơ vào giai đoạn này.

- Đối với bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổbông: là loại bệnh thường xuất hiệntrong vụ Đông Xuân và có liên quan chặcchẽ với điều kiện thời tiết: ban ngày

137

nắng nóng, nhiệt độ ban đêm thấp dưới23oC liên tục trong khoảng 1 tuần sươngmù xuất hiện do khác biệt biên độ lớnthường gây dịch bệnh trên cổ bông.Trong vụ ĐX vào khoảng 25/12 – 20/1 lànhững đỉnh sương mù, cần chú ý ngừa đạoôn cổ bông trong giai đoạn trổ. Bệnhbộc phát nhanh trên ruộng sạ dày (trên120 kg giống/ha), bón thừa phân đạm(trên 100 kgN/ha), thiếu kali thì bịnhiễm càng nặng so với ruộng sạ thưa(dưới 120 kg giống/ha), bón đủ đạm(khoảng 85-90 kg N/ha) và cân đối lân,kali. Biện pháp phòng ngừa bệnh đạo ônhữu hiệu nhất là: tuân thủ áp dụng biệnpháp “3 giảm, 3 tăng” ngay từ đầu vụ.Bệnh rất dễ phòng trị vì có thuốc đặctrị, chỉ cần tuân thủ theo nguyên tắc“4 đúng” khi cần phải phun thuốc trừbệnh đạo ôn theo khuyến cáo của cơ quanbảo vệ thực vật địa phương.

- Phòng trừ ốc bươu vàng: Áp dụngngay từ lúc chuẩn bị đất, cụ thể nhưsau:

Bừa, trang mặt đất ruộng bằngphẳng.

138

Đánh các rãnh nước cạn khoảng 5-7cm dọc theo chiều dài mảnh ruộng đểốc tập trung vào các rãnh này, dễ bắtốc; và cắm các que tre, sậy để thugom trứng ốc. Cần phải thường xuyênbắt ốc trong rãnh và thu gom trứng ốctrong vòng ba tuần lễ đầu kể từ ngàygieo sạ.

Đặt ít nhất hai lớp lưới kíchthước khác nhau tại đầu rãnh dẫn nướcvào ruộng để ngăn chặn ốc lớn theođường nước vào ruộng.- Phòng trừ cỏ dạiTùy theo điều kiện đất đai, thủy

lợi của từng ruộng, và nguồn cỏ dại lưutồn trong đất, thời gian nảy mầm củahạt cỏ… mà chọn loại thuốc trừ cỏ phùhợp. Có hai nhóm thuốc trừ cỏ chính:trừ cỏ tiền nảy mầm (diệt cỏ trước khihạt cỏ nảy mầm) và trừ cỏ hậu nảy mầm(diệt cỏ sau khi hạt cỏ nảy mầm). Cácloại thuốc trừ cỏ hiện lưu hành trênthị trường đều có hiệu lực trừ cỏ hữuhiệu nếu sử dụng theo “4 đúng”, và hiệulực trừ cỏ sẽ gia tăng khi mặt ruộng

139

được bằng phẳng, điều tiết nước chủđộng.6. Thu hoạch và sau thu hoạch

- Thu hoạch: Thu hoạch lúa phảichọn đúng thời điểm vừa đủ chín, thôngthường thì trên bông lúa chín đạtkhoảng 85% là thời điểm thu hoạch tốtnhất vì để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bịrụng làm thất thoát trong quá trình thuhoạch. Biện pháp thu hoạch phải nhanhgọn, dùng công cụ gặt đập liên hợp; nếukhông thì phải suốt ngay khi vừa mớithu hoạch, tránh tình trạng gom thànhđống đợi vài ngày rồi mới suốt sẽ tạoẩm độ trong hạt tăng cao, gạo dễ bị bểgẫy, vỏ trấu dễ nhiễm mầm bệnh, hạt lúasẽ bị mất màu sáng, bán bị mất giá.

- Sau thu hoạch: Tìm cách phơi sấyđúng cách, trong quá trình phơi sấykhông để hạt lúa bị quá nóng hay nhiệtđộ biến đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩmđộ tồn trữ (14%) vì nếu làm sai quitrình hạt gạo sẽ mất chất lượng trongquá trình xay xát như bể vỡ, gạo tấmnhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo bịtăng tỉ lệ bạc bụng hay hạt lúa để

140

giống về sau không đạt được chất lượnglà hạt giống tốt vì có thể bị sâu bệnhtấn công trong quá trình tồn trữ, hạtgiống có tỉ lệ nảy mầm thấp. Khi tồntrữ nếu là lúa giống phải có bao bì,nhãn ghi chép các dữ liệu cần thiết(tên giống, cấp giống, ngày thu hoạch)và giống sẽ được cất giữ riêng với lúaăn. Lúa ăn hay còn gọi là lúa thịt cũngphải có nơi cất giữ cẩn thận tránh cáctác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đếnchất lượng hay số lượng.

141

Phụ lục 2: Qui trình sản xuất hạt giốnglúa nguyên chủng

Hạt giống nguyên chủng phải được sảnxuất từ hạt SNC và phải đạt được tiêuchuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành.Hạt nguyên chủng là nguồn cung cấp đểsản xuất ra hạt giống xác nhận.1. Ruộng mạ

- Ruộng mạ cần chọn chân có độ phìtrung bình khá, chủ động tưới tiêu vàphòng chống được các điều kiện bấtthuận, tốt nhất là chân đất làm màu, vụtrước không cấy lúa.

- Diện tích đất gieo mạ bằngkhoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy,lượng giống gieo đủ cấy cho 1 ha lúanguyên chủng khoảng 22-30 kg tùy giốngvà tùy thời vụ.

- Cần thường xuyên kiểm tra ruộngmạ để khử các cây khác dạng, chủ yếulà quan sát màu sắc gốc cây mạ.

- Các biện pháp kỹ thuật khác như:thời vụ gieo, xử lý hạt giống, làm

142

đất, phân bón, tưới tiêu, phòng trừsâu bệnh v.v... áp dụng như đối vớigiống đó trong sản xuất đại trà củatừng địa phương.2. Ruộng cấy

- Chọn khu ruộng có độ phì trungbình khá, chủ động tưới tiêu và phòngchống các điều kiện bất thuận, vùngđất có thể dễ dàng chia lô và cách ly(cách ly với giống khác ít nhất là 3mhoặc trỗ lệch ít nhất là 10 ngày)

- Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), nôngtay, thẳng hàng, cấy thành băng, mật độcấy: 50-60 khóm/m2 tùy giống; tốt nhấtlà xúc mạ để cấy, không để mạ bị dậpnát, rễ mạ bị ảnh hưởng vì nắng nónghoặc khô rét.

- Thường xuyên quan sát về hìnhdạng và màu sắc của thân lá, thìa lìa,bông và hạt để khử bỏ các cây khácdạng.

- Sau khử lẫn lần cuối, trước thuhoạch cần báo cáo cho bộ phận kiểmđịnh để kiểm định và lập biên bảnkiểm định ruộng lúa giống.

143

- Các biện pháp kỹ thuật khác nhưlượng phân bón và cách bón phân, tướitiêu, phòng trừ sâu bệnh v.v... ápdụng như đối với giống đó trong sảnxuất đại trà ở từng vùng. Tuy nhiêncần lưu ý nên bón N nhiều hơn, sớmhơn ở giai đoạn từ cấy đến lúa hồixanh. Khi lúa bắt đầu đẻ đến trướcphân hóa đòng nơi có điều kiện nênrút nước phơi ruộng 2-3 lần để cholúa đẻ sớm, đẻ khỏe, tập trung và rễăn sâu, bền lá.3. Thu hoạch và bảo quản

- Trước thu hoạch cần kiểm tra cụthể trên đồng ruộng nhằm tiện việcphân lô, bố trí lao động, thời gianđể gặt; bố trí sân phơi, nhà kho đểkhông ảnh hưởng chất lượng giống.

- Sau khi phơi xong, quạt sạch,đóng tịnh bao xếp vào kho theo lô, cólối đi, thông thoáng, tiện cho việclấy mẫu kiểm tra. Trong và ngoài baogiống phải có nhãn thẻ ghi rõ: têngiống, cấp giống, nơi sản xuất, vụsản xuất, khối lượng (kg).

144

- Báo cho phòng kiểm nghiệm lấy mẫuđể kiểm tra chất lượng. Qua kiểm tranếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống đượccông nhận là giống đạt cấp Nguyênchủng.

- Định kỳ 1-2 tháng kiểm tra tìnhhình nảy mầm và sâu mọt, 1 tháng trướckhi xuất kho cung cấp cho sản xuất phảikiểm tra chất lượng lô giống lần cuối.Phụ lục 3: Qui trình sản xuất hạt giốnglúa xác nhận

Về phương pháp và các biện pháp kỹthuật từ gieo mạ đến thu hoạch, bảoquản giống như sản xuất hạt giốngnguyên chủng. Cần lưu ý các vấn đề sau:

1- Hạt giống dùng để gieo mạ phảilà hạt giống nguyên chủng.

2- Số dảnh cấy có thể từ 1 đến 3dảnh/khóm, nếu cấy 1 dảnh càng tốt; mạcần gieo thưa để có ngạnh trê, sau cấycần bón sớm, bón tập trung để lúa đẻkhỏe, dễ khử lẫn, tiết kiệm lượng giốnggieo.

3- Ruộng giống phải được kiểm địnhvà lô giống phải được kiểm nghiệm về

145

chất lượng giống để xác định đúng cấpgiống.

146

Phụ lục 4 : Hướng dẫn xây dựng thời vụ sản xuất lúa trong nămBảng 1: THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚA TRONG NĂM 2007

STT MÙA VỤ Thời gianxuống giốngTừ ngày… đến

ngày…

Thời gian thuhoạch

Từ ngày…đếnngày...

Ghi chú về giống

1 Đông Xuân

Khoảng thời gian xuống giống của cả vụ sản xuất

Khoảng thời gian thu hoạch của cả vụ sản xuất

(Thống kê khoảng 4- 5 giống chủ lực và tỉ lệ % từng giống chủ lực)

2 Hè Thu

3 Thu Đông

4 Mùa

147

Bảng 2: THỜI VỤ SẢN XUẤT CHO VÙNG SẢN XUẤT 2 VỤ LÚA/NĂM & 3 VỤ LÚA/NĂM

STT Vùngsảnxuất

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông

Thời gianxuống giống

Diệntích

Thời gianxuống giống

Diệntích

Thời gianxuống giống

Diện

148

(ha) (ha) tích(ha)

B.đầu–

K.thúc

Tậptrung

B.đầu–

K.thúc

Tậptrung

B.đầu–

K.thúc

Tậptrung

1 Vùng sản xuất 3 vụ/năm

Thời gian bắt đầu vàkết thúc cho cảvụ

Thờigiantập trung xuống giống

Tổngdiệntích

Đợt 1 Thời gian bắt

DT xuống

149

đầu vàkết thúc đợt 1

giống đợt 1

Đợt 2

Cộng

2 Vùng sản xuất 2 vụ/năm

Đợt 1

150

Đợt 2

Cộng

Bảng 3: TỔNG HỢP LỊCH THỜI VỤ ………. (tỉnh, huyện hoặc xã)

STT

Đơn vị Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông

Thời gianxuống giống

Diệntích(ha)

Thời gianxuống giống

Diệntích(ha)

Thời gianxuống giống

Diệntích(ha)B.đầu –

K.thúcTậptrung

B.đầu–

K.thú

Tậptrung

B.đầu–

K.thú

Tậptrung

151

c c

1 Huyện Ahoặc xãA

Thời gian bắt đầuvà kết thúc cho cả vụ

Thờigiantập trung xuống giống

Tổngdiệntích

Đợt 1 Thời gian bắt đầuvà kết thúc đợt 1

DT xuống giống đợt

152

1

Đợt 2

Cộng

2 Huyện Bhoặc xãB

Đợt 1

Đợt 2

Cộng

153

… …

TỔNG CỘNG

154

155

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Các thông tin từ TTX VN, Trung tâm

Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL.2. Mai Thành Phụng, 2005. Trung tâm

khuyến nông quốc gia. Một số mô hìnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa ởĐBSCL.

3. Ngô Đình Sĩ, 2006. Sở Nông nghiệp &PTNT An Giang. An Giang nên làm lúa vụ 3hay 3 vụ lúa?.

4. Nguyễn Đức Thuận, 2005. Trung tâmnghiên cứu Nông nghiệp Đồng ThápMười – Viện KHKTNN MN. Kỹ thuật canhtác lúa cao sản ngắn ngày.

5. Phạm Văn Dư, 2006. Viện Nghiên cứulúa ĐBSCL, Giới thiệu các giống lúa có khảnăng chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lácho vụ Đông Xuân 2006 – 2007 và Hè Thu 2007.

6. Phân viện quy hoạch và thiết kếnông nghiệp - Bộ NN&PTNT, 2005. Địnhhướng chiến lược phát triển nông nghiệp vàcác giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùngĐBSCL.

156

7. Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2006.Kế hoạch phát triển cây lúa tỉnh Đồng Tháp.

8. Tạ Quốc Tuấn, 2005. Viện chính sách &chiến lược phát triển NN – NT. Hệthống mùa vụ lúa ở các tỉnh ĐBSCL.

9. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giốngcây trồng trung ương, 2006. Kết quảkhảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồngnăm 2005.

10. Viện nghiên cứu Hệ thống canh tác(ĐHCT), 2006, Bộ giống lúa chống chịu rầynâu.

157

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................3Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VÀSỬ DỤNG GIỐNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..............................5I. Sự cần thiết của giống lúa tốttrong sản xuất........................5

1. Vai trò của giống lúa .........52. Hạt giống khỏe.................73. Một số biện pháp cải thiện chất

lượng hạt giống khi còn trên đồngruộng và trong bảo quản.........7

II. Tình hình sử dụng giống lúa trong thời gian qua ở ĐBSCL ............................9

III. Định hướng cơ cấu giống lúa hiện nay và trong thời gian tới................151. Sơ bộ tình hình sâu bệnh đang phát sinh hiện nay ......................15

158

2. Giới thiệu cơ cấu giống vụ Đông Xuân 2006 – 2007....................16

3. Một số giống lúa đề nghị cho vụ Hè Thu 2007........................19

4. Định hướng thay đổi giống.....19IV. Tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng

và quản lý chất lượng giống lúa.............24 1. Phân cấp hạt giống lúa........242. Điều kiện sản xuất, kinh doanh

giống lúa...........................25 3. Hệ thống tổ chức nhân giống. . .264. Kế hoạch sản xuất giống các cấp

năm 2007.............................275. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa .....30

Phần thứ hai: THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚAVÀ HƯỚNGCHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG........................31I. Mùa vụ sản xuất ở ĐBSCL...........31

1. Thực trạng thời vụ sản xuất lúa hiện nay.............................31

159

2. Những định hướng về thời vụ sản xuất lúa trong thời gian tới. .37

3. Phương pháp xây dựng lịch thời vụ cho từng địa phương.....................38

4. Bố trí thời vụ vụ Đông Xuân 2006– 2007 và vụ Hè Thu 2007 nhằm hạnchế sâu bệnh hiện nay..........39

II. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nềnđất lúa..............................42

1. Sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa hiện nay............................42

2. Một số định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các tiểu vùng ..........................43

3. Giới thiệu một số mô hình chuyểnđổi có hiệu quả tốt...................47

Phần thứ ba: GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỦ LỰC VÀ TRIỂN VỌNG HIỆN NAY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG........53Phụ lục 1: Quy trình canh tác lúa cao sảnchất lượng cao ứng dụng “3 giảm 3tăng”để ngăn ngừa rầy nâu, bệnh vàng

160

lùn và lùn xoắn lá (Áp dụng cho khu vựcĐBSCL, vụ Đông Xuân 2006-2007).......79Phụ lục 2: Qui trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng.......................88Phụ lục 3: Qui trình sản xuất hạt giốnglúa xác nhận.........................90Phụ lục 4: Hướng dẫn xây dựng thời vụ sản xuất lúa trong năm............................91TÀI LIỆU THAM KHẢO......................96

161

Giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:NGUYEÃN CAO DOANH

Baûn thaûo : Nguyeãn Phuïng ThoaïiBieân taäp : Nguyeãn Thò Dieãm YeánTrình baøy - Bìa : Anh Vuõ – Khaùnh Haø

NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP 167/6 - Phöông Mai - Ñoáng Ña - Haø Noäi

ÑT: (04) 8523887 - 5760656 - 8521940Fax: (04) 5760748. E-mail: [email protected]

CHI NHAÙNH NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP 58 Nguyeãn Bænh Khieâm Q.1, TP. Hoà Chí Minh

ÑT: (08) 9111603 - 8297157 – 8299521Fax: (08) 9101036. E-mail: [email protected]

In 6.030 baûn khoå 13 x 19 cm taïi Cty in Bao bìvaø XNK toång hôïp. Ñaêng kyù KHXB soá

08-2006/CXB/16-223/NN do Cuïc Xuaát baûn caáp

162

ngaøy 15/12/2005. In xong vaø noäp löu chieåuthaùng 12/2006.

163