Đề tài giải pháp vốn cho nông thôn mới nguyễn cửu trân

138
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú đông – huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2020” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là thầy TS. Phạm Phú Cường. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Đồng Nai, ngày 12 tháng 5 năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Cửu Trân

Transcript of Đề tài giải pháp vốn cho nông thôn mới nguyễn cửu trân

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số giải

pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên

địa bàn xã Phú đông – huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 –

2020” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ

giáo viên hướng dẫn là thầy TS. Phạm Phú Cường. Các nội

dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình

nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng

biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được

chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong

phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả

luận văn của mình.

Đồng Nai, ngày 12 tháng 5 năm

2014

Người cam đoan

Nguyễn Cửu Trân

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian tham gia học tập và nghiên cứu chuyên

ngành kinh kế xây dựng do Trường Đại học Giao thông vận

tải cơ sở II tổ chức, tôi đã được sự hỗ trợ, giúp đở tận

tình của các thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên của

Lớp Cao học Kinh tế Xây dựng K20.1, tôi đã lĩnh hội được

rất nhiều kiến thức về lĩnh vực kinh tế và các môn chuyên

ngành thuộc lĩnh vực kinh tế xây dựng.....

Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.

Tôi đã nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Đông

– huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2020

nhằm giúp địa phương nơi tôi đang công tác giải quyết một

số vấn đề về vốn, huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng,

để góp phần thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết đã đề ra.

Để hoàn thành luận văn này, điều đầu tiên tôi xin chân

thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, gia

đình, cơ quan nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp

đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa

qua. Đặc biệt là thầy TS. Phạm Phú Cường đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

để hoàn thành luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và lĩnh vực nghiên cứu

có rất nhiều nội dung cần phải phân tích tìm hiểu nguyên

nhân và đề xuất các giải pháp hợp lý nên luận văn sẽ không

tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý

kiến chân thành của quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp để

luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Cửu Trân

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU..............................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI........................3

1.1. Xây dựng nông thôn mới và vai trò của nó trong

phát triển kinh tế - xã hội địa phương..............3

1.1.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới..........3

1.1.2. Tiêu chí đánh giá trong xây dựng nông thôn

mới.................................................4

1.1.3. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nông thôn

mới:...............................................23

1.2. Vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.............23

1.2.1. Khái niệm về vốn đầu tư.....................23

1.2.2. Phân loại vốn đầu tư........................23

1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn

mới................................................27

1.2.4. Vai trò của vốn đầu tư trong việc thực hiện đề

án xây dựng nông thôn mới..........................31

1.3. Các hình thức huy động vốn đầu tư để thực hiện

xây dựng nông thôn mới:............................31

1.3.1 Các hình thức huy động vốn:..................31

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để

thực hiện xây dựng nông thôn mới...................32

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư để xây dựng nông

thôn mới của một số địa phương có xã đã hoàn thành

mục tiêu xây dựng nông thôn mới....................33

1.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư ............33

1.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn xây dựng nông thôn

mới ở thủ đô Hà Nội................................36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ THỰC

HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ ĐÔNG –

HUYỆN NHƠN TRẠCH – TỈNH ĐỒNG NAI........................40

2.1. Tổng quan về xã Phú Đông......................40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................40

2.1.2. Tài nguyên..................................43

2.1.3. Số hộ, nhân khẩu, chất lượng nguồn nhân lực: 47

2.2. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội và đánh giá

khả năng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới......49

2.2.1. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội.........49

2.2.2. Đánh giá khả năng thực hiện các tiêu chí nông

thôn mới...........................................52

2.3. Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư cho xây

dựng hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2014.. .60

2.3.1. Thực trạng công tác huy động vốn thực hiện quy

hoạch..............................................60

2.3.2. Thực trạng về việc huy động vốn để đầu tư cho

hạ tầng............................................61

2.3.3. Đánh giá khả năng huy động vốn để thực hiện

các tiêu chí:......................................63

2.4. Những tồn tại, vướng mắc trong việc huy động vốn

...................................................64

2.5. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế........65CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ ĐÔNG – HUYỆN

NHƠN TRẠCH – TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2015 – 2020........67

3.1. Nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2015 – 2020...................................67

3.1.1. Mục tiêu....................................67

3.1.2. Nội dung nhiệm vụ...........................67

3.1.3. Khả năng huy động vốn và sử dụng vốn:.......71

3.2. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư để xây dựng

nông thôn mới......................................72

3.2.1. Nhóm giải pháp chung:.......................73

3.2.2. Nhóm giải pháp chi tiết.....................74KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................79

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu chí quốc gia về NTM..................5

Bảng 1.2: Tiêu chí quốc gia về NTM của tỉnh Đồng Nai 7

Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên đất xã Phú Đông......43

Bảng 2.2 thống kê dân số xã Phú Đông năm 2012......47

Bảng 2.3 Thống kê dân số, lao động năm 2012........48

Bảng 2.4 Thống kê thành phần dân tộc thiểu số trên

địa bàn xã năm 2012................................48

Bảng 2.5: Đánh giá các tiêu chí theo quy định......52

Bảng 2.6: Thống kê hiện trạng giao thông đến năm 2014

...................................................57

Bảng 2.7: Tổng hợp hiện trạng huy động vốn đầu tư

đường giao thông...................................61

Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng huy động vốn đầu tư

điện...............................................62

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng

giao thông.........................................68

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư............71

Bảng 3.3: Phân bổ nguồn vốn đầu tư.................72

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 : Vị trí xã Phú Đông trong huyện Nhơn Trạch...................................................41

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

NTM : Nông thôn mới.

XDNTM : Xây dựng nông thôn mới.

GTNT : Giao thông nông thôn.

CSHT : Cơ sở hạ tầng.

BCĐ : Ban chỉ đạo.

MTQG : Mục tiêu quốc gia.

BHYT : Bảo hiểm y tế.

NS : Ngân sách.

NSNN : Ngân sách nhà nước.

GTVT : Giao thông vận tải.

VH-TT-DL : Văn hoá – Thể thao – Du

lịch.

BT : Bê tông.

BTXM : Bê tông xi măng.

UBND : Uỷ ban nhân dân

TH : Tiểu học.

THCS : Trung học cơ sở

SXKD : Sản xuất kinh doanh.

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thực hiện theo mục tiêu Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày

05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và triển

khai thực hiện Đề án “Chương trình, kế hoạch lập quy hoạch xây dựng

nông thôn” của Bộ Xây dựng. Xã Phú Đông thuộc huyện Nhơn

Trạch, tỉnh Đồng Nai hiện đang thực hiện chương trình xây

dựng nông thôn mới trong mục tiêu chung của toàn huyện

trong giai đoạn (2012-2015) và định hướng đến năm 2020.

Xã Phú Đông là một xã nằm về phía Tây của huyện Nhơn

Trạch, cách thành phố Biên Hòa khoảng 55km theo Quốc lộ

51, tổng diện tích tự nhiên toàn xã 2.258,99ha chiếm 5,50%

tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. xã có nhiều tiềm năng

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Việc đẩy nhanh xây

dựng nông thôn mới tại xã Phú Đông tạo bộ mặt mới cho nông

thôn vùng Đông Nam Bộ nói chung và nông thôn mới của tỉnh

Đồng Nai nói riêng.

Trong thời gian vừa qua, trên đà phát triển chung về

kinh tế xã hội của toàn xã, xã Phú Đông đã có những bước

phát triển và những thành tựu nhất định trên nhiều lĩnh

vực, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã và đang

được triển khai. Các điểm dân cư từng bước đã được định

hình rõ nét và ngày càng phát triển. Xã Phú Đông đang phát

huy tốt mọi nguồn lực xây dựng xã theo hướng nông thôn

mới, quán triệt theo Nghị quyết đại hội Đảng của xã đã đề

2

ra.

Hiện nay,Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đề án

xây dựng nông thôn mới của xã đã được phê duyệt. Tuy nhiên

để xây dựng xã Phú Đông trở thành xã nông thôn mới đến năm

2020 cần phải có vốn đầu tư lớn và đề xuất giải pháp cụ

thể về huy động các nguồn vốn đầu tư để thực hiện từng

lĩnh vực như kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc

phòng. Mỗi lĩnh vực cần phải có giải pháp huy động vốn

riêng, có tiêu chí riêng để thực hiện.

Từ thực tế trên, Tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu

một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

mới trên địa bàn xã Phú đông – huyện Nhơn trạch – tỉnh Đồng nai giai

đoạn 2015 – 2020” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

3

2. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các một số giải pháp

huy động vốn đầu tư để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới trên địa bàn xã phú đông – huyện Nhơn Trạch

– tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 – 2020.

3. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về

giải pháp huy động vốn đầu tư để thực hiện xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn xã Phú Đông – huyện Nhơn Trạch –

tỉnh Đồng Nai tuy nhiên chỉ hạn chế ở giải pháp huy động

vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng gồm đầu tư hạ tầng giao

thông, cấp thoát nước, điện, trường học.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả thực hiện

xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2015 - 2020.

4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng xây dựng

nông thôn mới, các nguồn vốn đã huy động được, kết hợp với

các nghiên cứu lý thuyết, đề xuất các giải pháp giải pháp

huy động vốn đầu tư để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn mới trên địa bàn xã phú đông – huyện nhơn trạch

– tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp

các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu

thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và các

phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy

4

vật biện chứng và duy vật lịch sử.

6. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu

tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư

xây dựng nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn đầu tư để thực hiện xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Đông – huyện Nhơn Trạch – tỉnh

Đồng Nai

Chương 3: Một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Đông – huyện Nhơn Trạch – tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Xây dựng nông thôn mới và vai trò của nó trong phát

triển kinh tế - xã hội địa phương.

1.1.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng

gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi

trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất

nông nghiệp.

Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau để phân

biệt nông thôn với thành thị. Có quan điểm cho rằng chỉ

cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan điểm

khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận

5

thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông

thôn. Với mỗi quan điểm khác nhau lại có những khái niệm

khác nhau về nông thôn. Khái niệm nông thôn chỉ có tính

chất tương đối và luôn biến động theo thời gian để phản

ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế

giới. Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư,

trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, hoạt động kinh

tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Có vai trò quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

(nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời

sống của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu, cung cấp

lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng

lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch

vụ…).

Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới không chỉ đơn giản

là xây dựng nông thôn, nó được đề ra trong bối cảnh phát

triển thành thị và nông thôn song hành với nhau. Hiện

trạng phát triển kinh tế nông thôn hai năm trở lại đây cho

thấy đã xuất hiện rất nhiều chuyển biến tích cực: sản xuất

lương thực tăng, thu nhập nông dân gia tăng, những yếu kém

trong sự nghiệp chung nông thôn đã được cải thiện, những

cải cách về chính sách thuế cũng như xây dựng nền chính

trị dân chủ đã đem đến sự chuyển biến sâu sắc trong thể

chế quản lý kinh tế và cơ cấu quản lý xã hội.

6

Xây dựng nông thôn mới trong thời đại ngày nay là sự

kế tiếp quá trình xây dựng làng xã qua các thời kỳ, là

việc xây dựng hình ảnh nông thôn mới phát triển trên cơ sở

công nghiệp hóa giai đoạn đầu và người dân cơ bản đã đủ ăn

đủ mặc; xây dựng làng xã thời kỳ này có mối quan hệ tương

hỗ với mục tiêu xây dựng đời sống xã hội ấm no toàn diện;

yêu cầu xây dựng nông thôn mới được đề ra như là một nhiệm

vụ, một công việc; xây dựng nông thôn mới XHCN là mục

tiêu và đường lối tư tưởng chung cho cả sự nghiệp phát

triển nông thôn của cả nước.

Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu mang tính toàn

diện, bao hàm cả phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội nông thôn cũng như xây dựng Đảng, nó mang đậm đặc

trưng thời đại. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây

dựng nông thôn mới phải đáp ứng được yêu cầu khoa học phát

triển, xã hội ấm no, phát triển nông thôn song hành với

thành thị, xây dựng nên nông thôn mới phồn thịnh, dân chủ,

văn minh và hài hòa mang đậm đặc trưng. Nhìn từ góc độ

hình thái chế độ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới

phản ánh trạng thái xã hội nông thôn tại một thời điểm

nhất định với phát triển kinh tế là cơ sở, với tiến bộ xã

hội toàn diện là tiêu chí, dưới điều kiện chế độ. Dưới góc

độ kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới là cách gọi chung

cho quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông

thôn, dưới bối cảnh “thành thị và nông thôn cùng phát

triển” trong giai đoạn mới với “công nghiệp bổ trợ nông

7

nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn”. Dưới góc độ chủ thể

xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng làng xã hiện

nay đang được tiến hành trong bối cảnh đẩy mạnh tốc độ

công nghiệp hóa để kéo lùi khoảng cách giữa thành thị với

nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế nông thôn đang

suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nước. Công cuộc

này do tầng lớp trí thức và thanh niên đi đầu, mọi tầng

lớp xã hội tự giác tham gia kết hợp với nông dân và văn

hóa làng xã. Đồng thời xây dựng làng xã nông thôn cũng bao

gồm hoạt động nghiên cứu lý luận và giao lưu quốc tế. Về

bản chất, xây dựng nông thôn mới thể hiện quan điểm lấy

dân làm gốc của Đảng và nhà nước. Về hình thức, năm phương

diện trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có mối quan hệ

mật thiết và bổ trợ cho nhau. Về chỉ tiêu, xây dựng nông

thôn mới là một tiêu chuẩn tổng hợp, không thể thiếu bất

cứ chỉ tiêu nào. Về quá trình, đây là một quá trình lâu

dài và phát triển từng bước.

1.1.2. Tiêu chí đánh giá trong xây dựng nông thôn mới.

Căn cứ vào Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009

của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về

NTM đối với vùng Đông Nam Bộ có 19 chỉ tiêu như sau:

Bảng 1.1: Tiêu chí quốc gia về NTM

8

TT Tên tiêuchí Nội dung tiêu chí

Chỉtiêuchung

ChỉtiêuvùngĐôngNambộ

ChỉtiêutỉnhĐồngNai

1

Quy hoạch vàthực hiện quyhoạch

1.1. Quy hoạch sử dụngđất và hạ tầng thiếtyếu cho phát triển sảnxuất nông nghiệp hànghóa, công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, dịchvụ.1.2. Quy hoạch pháttriển hạ tầng kinh tế -xã hội - môi trườngtheo chuẩn mới1.3. Quy hoạch pháttriển các khu dân cưmới và chỉnh trang cáckhu dân cư hiện có theohướng văn minh, bảo tồnđược bản sắc văn hóatốt đẹp

Đạt Đạt Đạt

2 Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đườngtrục xã, liên xã đượcnhựa hóa hoặc bê tônghóa đạt chuẩn theo cấpkỹ thuật của Bộ GTVT

100% 100% 100%

2.2. Tỷ lệ km đườngtrục thôn, xóm đượccứng hóa đạt chuẩn theocấp kỹ thuật của BộGTVT

70% 70% 100%

2.3. Tỷ lệ km đườngngõ, xóm sạch và khônglầy lội vào mùa mưa

100% 100% 100%

2.4. Tỷ lệ km đườngtrục chính nội đồng

65% 100% 100%

9

TT Tên tiêuchí Nội dung tiêu chí

Chỉtiêuchung

ChỉtiêuvùngĐôngNambộ

ChỉtiêutỉnhĐồngNai

được cứng hóa, xe cơgiới đi lại thuận tiện

3 Thủy lợi

3.1. Hệ thống thủy lợicơ bản đáp ứng yêu cầusản xuất và dân sinh

Đạt Đạt Đạt

3.2. Tỷ lệ km kênhmương do xã quản lýđược kiên cố hóa

65% 85% 85%

4 Điện

4.1. Hệ thống điện đảmbảo yêu cầu kỹ thuậtcủa ngành điện

Đạt Đạt Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ sử dụngđiện thường xuyên, antoàn từ các nguồn

98% 99% 99%

5 Trường học

Tỷ lệ trường học cáccấp: mầm non, mẫu giáo,tiểu học, THCS có cơ sởvật chất đạt chuẩn quốcgia

80% 100% 100%

6Cơ sở vật chấtvăn hóa

6.1. Nhà văn hóa và khuthể thao xã đạt chuẩncủa Bộ VH-TT-DL

Đạt Đạt Đạt

6.2. Tỷ lệ thôn có nhàvăn hóa và khu thể thaothôn đạt quy định củaBộ VH-TT-DL

100% 100% 100%

7 Chợ nôngthôn

Chợ đạt chuẩn của BộXây dựng Đạt Đạt Đạt

8 Bưu điện

8.1. Có điểm phục vụbưu chính viễn thông Đạt Đạt Đạt

8.2. Có internet đếnthôn Đạt Đạt Đạt

9 Nhà ở 9.1. Nhà tạm, nhà dột Không Không Khôn

10

TT Tên tiêuchí Nội dung tiêu chí

Chỉtiêuchung

ChỉtiêuvùngĐôngNambộ

ChỉtiêutỉnhĐồngNai

dân cư

nát g9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ởđạt tiêu chuẩn của Bộxây dựng

80% 90% 90%

10 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầungười/năm so với mứcbình quân chung củatỉnh

1,4lần

1,5lần

1,5lần

11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo <6% <3% <3%

12 Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độtuổi làm việc tronglĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp

<30% <35% <35%

13

Hình thức tổ chức sảnxuất

Có tổ hợp tác hoặc hợptác xã hoạt động cóhiệu quả

Có Có Có

14 Giáo dục

14.1. Phổ cập giáo dụctrung học Đạt Đạt Đạt

14.2. Tỷ lệ học sinhtốt nghiệp THCS đượctiếp tục học trung học(phổ thông, bổ túc, họcnghề)

85% 90% 90%

14.3. Tỷ lệ lao độngqua đào tạo >35% >40% >40%

15 Y tế

15.1. Tỷ lệ người dântham gia các hình thứcbảo hiểm y tế

30% 40% 40%

15.2. Y tế xã đạt chuẩnquốc gia Đạt Đạt Đạt

16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn,bản trở lên đạt tiêu

Đạt Đạt Đạt

11

TT Tên tiêuchí Nội dung tiêu chí

Chỉtiêuchung

ChỉtiêuvùngĐôngNambộ

ChỉtiêutỉnhĐồngNai

chuẩn làng văn hóa theoquy định của Bộ VH-TT-DL

17 Môi trường

17.1. Tỷ lệ hộ được sửdụng nước sạch hợp vệsinh theo quy chuẩnquốc gia

85% 90% 90%

17.2. Các cơ sở SXKDđạt tiêu chuẩn về môitrường

Đạt Đạt Đạt

17.3. Không có các hoạtđộng gây suy giảm môitrường và có các hoạtđộng phát triển môitrường xanh -sạch - đẹp

Đạt Đạt Đạt

17.4. Nghĩa trang đượcxây dựng theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt

17.5. Chất thải, nướcthải được thu gom và sửlý theo quy định

Đạt Đạt Đạt

18

Hệ thốngtổ chức chính trị xã hội vữngmạnh

18.1. Cán bộ xã đạtchuẩn Đạt Đạt Đạt

18.2. Có đủ các tổ chứctrong hệ thống chínhtrị cơ sở theo quy định

Đạt Đạt Đạt

18.3. Đảng bộ, chínhquyền xã đạt tiêu chuẩn“trong sạch, vững mạnh”

Đạt Đạt Đạt

18.4. Các tổ chức đoànthể chính trị của xãđều đạt danh hiệu tiêntiến trở lên

Đạt Đạt Đạt

19 An ninh, An ninh trật tự xã hội Đạt Đạt Đạt

12

TT Tên tiêuchí Nội dung tiêu chí

Chỉtiêuchung

ChỉtiêuvùngĐôngNambộ

ChỉtiêutỉnhĐồngNai

trật tự xã hội được giữ vững

Bảng 1.2: Tiêu chí quốc gia về NTM của tỉnh Đồng Nai

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí Tiêu chí

chung

1

Quyhoạch

vàthựchiệnquy

hoạch

1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiếtyếu cho phát triển sản xuất nông nghiệphàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ

Đạt

1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầngkinh tế - xã hội – môi trườngtheo chuẩn mới1.3. Quy hoạch phát triển các khudân cư mới và chỉnh trang các khudân cư hiện có theo hướng vănminh bảo tổn được bản sắc vănhóa tốt đẹp.

2 Giaothông

2.1. Tỷ lệ % nhựa hóa hoặc bêtông hóa đường huyện quản lý 100%

2.2. Tỷ lệ km đường trục xã, liênxã được nhựa hóa hoặc bê tông hóađạt chuẩn theo cấp kỹ thuật củaBộ GTVT

100%

2.3. Tỷ lệ km đường trục thôn xómđược cứng hóa đạt chuẩn theo cấpkỹ thuật của Bộ GTVT

100%

2.4. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạchvà không lầy lội vào mùa mưa 100%

2.5. Tỷ lệ km đường trục chính 100%

13

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí Tiêu chí

chungnội đồng được cứng hóa, xe cơgiới đi lại thuận tiện

3 Thủylợi

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đápứng yêu cầu phát triển sản xuấtvà phục vụ dân sinh

Đạt

3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xãquản lý được kiên cố hóa 85%

4 Điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêucầu kỹ thuật của ngành điện Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điệnthường xuyên, an toàn từ cácnguồn

99%

5 Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầmnon, Mẫu giáo, Tiểu học, THCS, cócơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia

100%

6

Cơ sởvậtchấtvănhóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thaoxã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL Đạt

6.2. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa vàkhu thể thao đạt quy chuẩn của BộVH-TT-DL

100%

6.3. Có Trung tâm văn hóa học tậpcộng đồng và điểm khoa học côngnghệ.

Đạt

7Chợnôngthôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng Đạt

8 Bưuđiện

8.1. Có điểm phục vụ Bưu chínhviễn thông Đạt

8.2. Có internet đến ấp Đạt

9Nhà ởdâncư

9.1. Nhà tạm, dột nát Không9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩnBộ xây dựng 90%

10 Thunhập

Thu nhập bình quân đầu người/ nămso với mức bình quân chung khuvực nông thôn của tỉnh (2012-

2012-24tr2013-28tr2015-35tr

14

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí Tiêu chí

chung

24tr, 2015-34tr, 2020-58tr) 2020-58tr

11 Hộnghèo

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn củatỉnh 3

12

Tỷ lệlaođộngcóviệclàm

thường

xuyên

12.1. Tỷ lệ người làm việc trêndân số trong độ tuổi lao động ≥90%

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo >40%

12.3. Thời gian sử dụng lao độngkhu vực nông thôn ≥94%

13

HìnhthứctổchứcSX

13.1.Tỷ lệ tổ hợp tác hoạt độngcó hiệu quả >70%

13.2. Tỷ lệ hợp tác xã hoạt độngcó hiệu quả >80%

14 Giáodục

14.1. Phổ cập giáo dục trung họccơ sở Đạt

14.2. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 Đạt14.3. Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo (đếnnăm 2015-90%, 2020-100%) 90%

14.4. Tỷ lệ trẻ vào nhà trẻ >25%14.5. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệptrung học cơ sở được tiếp tục họctrung học (phổ thông, bổ túc, họcnghề)

>90%

15 Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham giabảo hiểm y tế ≥70%

15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt15.3. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹkhám chữa bệnh 100%

15.4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiênkhu vực nông thôn <1,1%

15.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đốivới trẻ em dưới 5 tuổi <12,5%

16 Văn 16.1. Xã có từ 70 % số thôn, bản Đạt

15

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí Tiêu chí

chung

hoá

trở lên đạt tiêu chuẩn làng vănhoá theo quy định của Bộ VH-TT-DL16.2. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêuchuẩn văn hoá >98%

17Môi

trường

17.1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nướcsạch và nước hợp vệ sinh theochuẩn Quốc gia

>95%

17.2. Xã có hệ thống tiêu thoátnước mưa, nước thải phù hợp vớiquy hoạch

Đạt

17.3. Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêuhợp vệ sinh đạt chuẩn, đảm bảo vệsinh an toàn đối với khu vực sinhhoạt của con người

>95%

17.4. Tỷ lệ hộ dân có chuồng trạigia súc, gia cầm, chất thải, nướcthải được xử lý đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn theo quy định

≥95%

17.5. Cơ sở sản xuất kinh doanhđạt tiêu chuẩn về môi trường Đạt

17.6. Không có các hoạt động suygiảm môi trường và có các hoạtđộng phát triển môi trường xanh,sạch, đẹp

Đạt

17.7. Nghĩa trang, nghĩa địa đượcxây dựng theo quy hoạch Đạt

18 HệthốngtổchứcchínhtrịXHvữngmạnh

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt18.2. Có đủ các tổ chức trong hệthống chính trị cơ sở theo quyđịnh

Đạt

18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạttiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh” Đạt

18.4. Các tổ chức đoàn thể chínhtrị của xã đều đạt danh hiệu tiêntiến (khá) trở lên

Đạt

18.5. Xây dựng đội ngũ nồng cốt(các đoàn thể) trong các phong

Đạt

16

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí Tiêu chí

chungtrào thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị của Đảng18.6. Thực hiện tốt quy chế dânchủ Đạt

19

Anninhtrậttự

An ninh trật tự xã hội được giữvững Đạt

1.1.2.1. Quy hoạch

* Tiêu chí số 1 - Quy hoạch và phát triển theo quy

hoạch

a. Quy hoạch: là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích

sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển

dân cư (bao gồm cả chỉnh trang các khu dân cư hiện có và

bố trí khu mới); hạ tầng kinh tế - xã hội, các khu sản

xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.v.v. theo

chuẩn nông thôn mới.

b. Nội dung quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát

triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, dịch vụ: Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố

trí vùng sản xuất và hạ tầng kü thuật thiết yếu phục vụ

sản xuất hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thuỷ lợi, thuỷ lợi kết

hợp giao thông... theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh

17

trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn

được bản sắc văn hoá tốt đẹp theo hướng dẫn của Bộ Xây

dựng.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi

trường theo chuẩn mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao

thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn

hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu

điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi

xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước

thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái.v.v. theo

hướng dẫn cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

18

1.1.2.2. Về hạ tầng kinh tế - xã hội: gồm 8 tiêu chí, từ Tiêu chí số

2 đến Tiêu chí số 9.

* Tiêu chí số 2 - Giao thông:

- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với

các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường

huyện) có thiết kế cấp IV

- Đường thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm

- Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình

- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ

đồng ruộng đến khu dân cư

- Cứng hóa là mặt đường được trải bằng một trong

những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng…

* Tiêu chí số 3 - Thủy lợi

a. Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc

kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng

chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân

bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập, cống, trạm

bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh

và bờ bao các loại.

b. Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công

trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai

thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.

c. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất

và dân sinh được hiểu là:

- Về đê hoặc bờ bao chống lũ (đối với những xã có đê

19

hoặc bờ bao chống lũ): được xây dựng đạt chuẩn về phòng

chống lũ, bão, triều cường và nước dâng theo quy định, bao

gồm: hoàn chỉnh mặt cắt thiết kế, cứng hoá mặt đê và đường

hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây chân đê phía

sông, phía biển; làm lại hoặc tu sửa các cống dưới đê đảm

bảo vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê; xử lý sạt lở đảm

bảo ổn định, an toàn cho đê; đảm bảo môi trường xanh, sạch

đẹp; có ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp xã, có đội

quản lý đê nhân dân, đội tuần tra canh gác đê trong mùa lũ

theo quy định, hoạt động có hiệu quả.

- Đối với công trình tưới tiêu:

+ Đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu chủ động cho diện tích

gieo trồng lúa, diện tích rau màu, cây công nghiệp và nuôi

trồng thuỷ sản hoặc làm muối, cấp nước sinh hoạt, thoát

nước theo quy hoạch được duyệt.

+ Các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu, cấp

nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh phát huy đạt trên

75% năng lực thiết kế.

+ Các công trình thuỷ lợi có chủ quản lý đích thực

đạt 100%; Có sự tham gia của người dân trong quản lý, vận

hành và khai thác công trình thuỷ lợi. Công trình được duy

tu, sửa chữa thường xuyên hàng năm, chống xuống cấp, đảm

bảo vận hành an toàn, hiệu quả; không để xảy ra ô nhiễm

nguồn nước.

d. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá

- Kiên cố hoá kênh mương là việc xây lát tấm bê tông;

20

xây bằng đá, gạch hoặc lắp ghép bằng bê tông đúc sẵn nhằm

đảm bảo cho các cấp kênh chuyển đủ lưu lượng và đạt cao

trình mực nước thiết kế; nâng cao năng suất tưới, tiết

kiệm nước, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm

chi phí quản lý, khai thác và kéo dài tuổi thọ công trình.

- Kênh do xã quản lý: là phần kênh mương thuộc phạm

vi xã, do các tổ chức hợp tác dùng nước (Hợp tác xã dịch

vụ nông nghiệp hoặc Tổ chức dùng nước khác) của người dân

quản lý, khai thác vận hành và duy tu sửa chữa hàng năm.

* Tiêu chí số 4 - Điện

a. Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến

áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp.

b. Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành

điện được hiểu là đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ

thuật điện nông thôn năm 2006 (QĐKT-ĐNT-2006), cả về lưới

điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp

trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành

lang bảo vệ, chất lượng điện áp.

c. Các nguồn cấp điện cho nông thôn gồm: nguồn điện

được cấp từ lưới điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc

gia. Tại địa bàn chưa được cấp điện từ lưới điện quốc gia,

tùy điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, áp dụng

phương tiện phát điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện gió,

điện mặt trời, diesel … hoặc kết hợp các nguồn nói trên

với quy mô công suất hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ điện cho

nhu cầu phụ tải và triển vọng phát triển trong vòng 5-10

21

năm tới.

d. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đối

với xã nông thôn mới:

- Đạt từ 99% trở lên (đối với vùng Đồng bằng sông

Hồng và Đông Nam Bộ);

- Đạt từ 98% trở lên (đối với vùng Bắc Trung Bộ,

Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu

Long),

- Đạt từ 95% trở lên (đối với vùng Trung du và Miền

núi phía Bắc).

* Tiêu chí số 5 - Trường học

a. Trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt

chuẩn quốc gia: một xã có các điểm trường, đảm bảo tất cả

các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và

tổ chức cho trẻ ăn bán trú, cụ thể như sau:

- Trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho

trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh

môi trường.

- Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm:

diện tích sân chơi; diện tích cây xanh; đường đi. Diện

tích sử dụng bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với

khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu

vực thành phố và thị xã. Khuôn viên có tường bao ngăn cách

với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt

tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy

định tại Điều 7 của Điều lệ trường mầm non.

22

- Có đủ phòng chức năng, khối phòng hành chính quản

trị, phòng ngủ, phòng ăn, hiên chơi, phòng y tế, khu vệ

sinh, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái

che… được xây dựng kiên cố. Nhà trẻ có nguồn nước sạch và

hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. Khu trẻ chơi được lát

gạch, xi măng hoặc trồng thảm cỏ. Phòng sinh hoạt chung

được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ. Có máy vi

tính, các phương tiện làm việc và các trang thiết bị y tế

và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ.

b. Trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc

gia

- Trường có tối đa không quá 30 lớp, mỗi lớp có tối

đa không quá 35 học sinh.

- Có khuôn viên không dưới 6m2/01 học sinh vùng thành

phố/thị xã; không dưới 10m2/01 học sinh đối với các vùng

còn lại.

- Có đủ phòng học cho mỗi lớp học (diện tích phòng

học bình quân không dưới 01m2/01 học sinh). Trong phòng

học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị

hệ thống quạt. Bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ thống chiếu

sáng, trang trí phòng học đúng quy cách. Được trang bị đầy

đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Điều kiện vệ sinh đảm bảo

các yêu cầu xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận

tiện cho học sinh đi học.

- Có nhà tập đa năng, thư viện đạt chuẩn theo quy

23

định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo

Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 và Quyết

định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ các phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng

phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội,

phòng giáo dục nghệ thuật, phòng y tế học đường, phòng

thiết bị giáo dục, phòng thường trực.

- Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho

cán bộ giáo viên và học sinh, riêng cho nam và nữ, có khu

để xe, có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường hoặc

hàng rào cây xanh bao quanh trường.

c. Trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn

quốc gia

- Có tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh

ít nhất đạt từ 6 m2 trở lên (đối với nội thành, nội thị)

và từ 10 m2/học sinh trở lên (đối với các vùng còn lại);

- Cơ cấu các khối công trình gồm có: Phòng học và

phòng học bộ môn (có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai

ca trong 1 ngày;

- Phòng học bộ môn xây dựng theo quy định tại Quyết

định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Phòng học xây dựng theo tiêu chuẩn

xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành; phòng học có đủ

bàn ghế học sinh phù hợp với lứa tuổi, bàn ghế của giáo

viên, bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát);

24

- Nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn -

Đội, phòng truyền thống; phòng làm việc của hiệu trưởng,

phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ và

viên chức nhà trường, phòng giáo viên, phòng y tế học

đường, nhà kho, phòng thường trực; khu sân chơi, bãi tập

(có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an

toàn); khu vệ sinh và khu để xe.

- Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho

tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường.

* Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá

a. Trung tâm văn hóa, thể thao xã là nơi tổ chức các

hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã,

bao gồm: Nhà văn hoá đa năng (hội trường, phòng chức năng,

phòng tập, các công trình phụ trợ và các dụng cụ, trang

thiết bị tương ứng theo quy định) và Sân thể thao phổ

thông (sân bóng đá, sân bóng chuyền, các sân nhảy cao,

nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn thể thao dân tộc của

địa phương).

b. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn là nơi tổ chức

các hoạt động văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng

thôn.

c. Tiêu chuẩn Trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt

chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, cụ thể như

sau:

+ Nhà văn hoá đa năng: Diện tích đất được sử dụng

1000m2 đối với các tỉnh đồng bằng và 800 m2 đối với các

25

tỉnh miền núi, trong đó:

- Hội trường: 150 chỗ ngồi đối với các tỉnh đồng bằng

và 100 chỗ ngồi đối với các tỉnh miền núi.

- Phòng chức năng (hành chính; thông tin; đọc sách,

báo; truyền thanh; câu lạc bộ) phải có 05 phòng đối với

các tỉnh đồng bằng và từ 02 phòng trở lên đối với các tỉnh

miền núi.

- Phòng tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện,

giảng dạy và tổ chức thi đấu thể thao có đủ diện tích theo

quy định: 38m x 18m đối với các tỉnh đồng bằng và 23m x

11m đối với các tỉnh miền núi

- Các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh,

vườn hoa): có đủ đối với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với

các tỉnh miền núi.

- Trang thiết bị nhà văn hoá (bàn ghế, giá, tủ, trang

bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thành): có đủ

đối với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với các tỉnh miền

núi.

- Dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn

thể thao phù hợp với phong trào thể thao quần chúng ở xã):

có đủ đối với các tỉnh đồng bằng và 70% đối với các tỉnh

miền núi.

+ Sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu

san bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao,

nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa

phương. Diện tích đất được sử dụng 90m x 120m đối với các

26

tỉnh đồng bằng và 45m x 90m đối với các tỉnh miền núi.

* Tiêu chí số 7 - Chợ nông thôn

a. Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết

yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi

hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. Có hai loại chợ là chợ

thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh doanh

theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích kinh doanh

ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom

rác.

b. Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ áp dụng với các

chợ xây dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ

nông thôn được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt theo hướng

dẫn của Bộ Công thương.

* Tiêu chí số 8 - Bưu điện

a. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật

chất của các thành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu

chính, viến thông trên địa bàn xã cho người dân.

b. Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông là xã có

ít nhất một trong các cơ sở phục vụ bưu chính, viễn thông

như: đại lý bưu điện, ki ốt, bưu cục, điểm bưu điện - văn

hoá xã, thùng thư công cộng và các điểm truy nhập dịch vụ

bưu chính, viễn thông công cộng khác.

c. Xã có Internet về đến thôn được hiểu là đã có điểm

cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

* Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư

a. Nhà tạm là loại nhà không đảm bảo mức độ sử dụng

27

tiện nghi tối thiểu, thiếu các diện tích đảm bảo nhu cầu

sinh hoạt tối thiểu: bếp, nhà vệ sinh xây dựng bằng các

vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm

hoặc không đảm bảo yêu cầu ‘‘3 cứng’’ (gồm nền cứng, khung

cứng, mái cứng) và không đảm bảo an toàn cho người sử

dụng.

b. Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng có các chỉ

tiêu sau:

- Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/ người trở lên;

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở

lên;

- Đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình

trong khuôn viên ở (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo

nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh…) phải

đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi

thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm

bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng;

- Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh

hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường…. Giao thông

đi lại từ chỗ ở phải kết nối với hệ thống giao thông chung

của thôn, bản, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cho người

cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy…;

- Kiến trúc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục,

tập quán, lối sống của từng dân tộc, từng vùng, miền.

1.1.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất.

* Tiêu chí số 10 - Thu nhập

28

a. Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn

thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia

đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm toàn bộ số tiền và

giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được

trong thời gian một năm, gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ

chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm

nghiệp thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản

xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền

rút tiết kiệm, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển

nhượng vốn nhận được).

b. Bình quân chung của tỉnh được hiểu là bình quân

thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh.

* Tiêu chí số 11 - Hộ nghèo:

Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới

chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo được quy định tại Nghị quyết số

176/2010/NQ-HĐND ngày 02/7/2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh

Đồng Nai, cụ thể: từ 650 ngàn đồng/người/tháng trở xuống

đối với khu vực nông thôn và 850 ngàn đồng/người/tháng trở

xuống đối với khu vực thành thị.

* Tiêu chí số 12 - Cơ cấu lao động:

Lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp là số người trong độ tuổi (nam từ 18 đến

29

60 tuổi, nữ từ 18 đến 55 tuổi), có khả năng lao động làm

việc thường xuyên trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

trong xã (bao gồm cả người tranh thủ lúc nông nhàn đi ra

ngoài làm việc, đến thời vụ lại về sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp tại xã).

* Tiêu chí số 13 - Hình thức tổ chức sản xuất

- Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển kinh tế

trang trại, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, các Doanh nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm,

ngư nghiệp và trong hoạt động ngành nghề nông thôn (bao

gồm 7 lĩnh vực ngành nghề: (1) chế biến, bảo quản nông lâm

thủy sản,(2) sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre

đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; (3) Xử lý,

chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông

thôn; (4) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (5) Gây trồng và

kinh doanh sinh vật cảnh; (6) Xây dựng, vận tải trong nội

bộ xã, liên xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống

dân cư nông thôn; (7) Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề;

tư vấn sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn);

- Thống kê các Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoạt động và

kinh doanh có hiệu quả trong tổng số các Tổ hợp tác, Hợp

tác xã trên địa bàn xã.

1.1.2.4. Về văn hóa - xã hội - môi trường

* Tiêu chí số 14 - Giáo dục

a. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở được căn cứ theo

Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ

30

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

* Tiêu chuẩn 1:

- Đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo

dục tiểu học, chống mù chữ.

- Huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt

khó khăn 80%) trở lên;

- Ít nhất 80% (xã đặc biệt khó khăn 70%) số trẻ nhóm

tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ

tuổi này đang học tiểu học.

- Huy động 95% (xã đặc biệt khó khăn 80%) trở lên học

sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm vào học lớp 6 trung học

cơ sở phổ thông, bổ túc.

- Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ

các môn học của chương trình.

* Tiêu chuẩn 2:

- Tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 90%

(xã đặc biệt khó khăn 70%) trở lên;

- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có

bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả hai hệ từ 80% (xã đặc

biệt khó khăn 70%) trở lên.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp

tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

31

* Tiêu chí số 15 - Y tế

a. Người dân được coi là tham gia bảo hiểm y tế khi

đã tham gia một hoặc một số hình thức bảo hiểm y tế sau:

- Hình thức do ngân sách nhà nước hoặc quỹ bảo hiểm

xã hội đóng bảo hiểm y tế, áp dụng đối với các đối tượng:

người nghèo; người dân tộc thiểu số; người có công với

cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em dưới 6 tuổi;

cựu chiến binh; thân nhân người có công, quân đội, công

an; người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ

cấp bảo hiểm xã hội.

- Hình thức tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hoặc

được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm

y tế, áp dụng cho các đối tượng còn lại kể cả những người

lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước nhưng

đăng ký hộ khẩu thường trú sinh sống trên địa bàn xã.

b. Phương pháp tính toánTỷ lệ người dân

tham gia bảo

hiểm y tế

=

Số người có thẻ bảo

hiểm y tế x10

0Tổng dân số của xã

* Tiêu chí số 16 - Văn hóa.

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng

văn hoá theo Quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn

hoá", "Làng văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá" ban hành kèm

theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ

Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du

32

lịch)

- Khảo sát, đánh giá kết quả các phong trào“Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã;

* Tiêu chí số 17 - Môi trường

a. Nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn Quốc

gia

+ Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng

các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế

ban hành ngày 17/6/2009.

+ Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau

lọc thoả mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi,

không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng

đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun

sôi.

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo

quy chuẩn Quốc gia là tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước

hợp vệ sinh trong đó có tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đáp ứng

quy chuẩn Quốc gia trên tổng số hộ của xã, cụ thể như sau:

- Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số

hộ, trong đó 45% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn

quốc gia.

- Đồng bằng sông Hồng, Đông nam Bộ và Đồng bằng sông

Cửu Long: 90% số hộ, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch

đáp ứng quy chuẩn quốc gia.

33

- Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: 85% số hộ,

trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn

quốc gia.

b. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về

môi trường

- Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: Các cơ sở sản

xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ

công nghiệp), các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản của

hộ cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp

đóng trên địa bàn.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi

trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước

thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong

giới hạn cho phép theo quy định.

c. Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và

có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp

gồm các nội dung:

- Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô

nhiễm môi trường.

- Trong mỗi thôn (bản, buôn, ấp) đều có tổ dọn vệ

sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu

gom về nơi quy định để xử lý.

- Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của

mọi người dân.

- Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao

thông và các trục giao thông chính nội đồng.

34

- Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà

sinh thái.

d. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

+ Mỗi thôn hoặc liên thôn cần quy hoạch đất làm nghĩa

trang lâu dài.

+ Có quy chế về quản lý nghĩa trang quy định cụ thể

khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh,

nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc thăm

viếng. Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và

chiều cao quy định.

+ Cùng với việc quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý

nghĩa trang cần vận động người dân:

- Thực hiện hoả táng thay cho chôn cất ở những nơi có

điều kiện;

- Thực hiện chôn cất tại nghĩa trang thay cho chôn

cất tại vườn (ở những nơi còn phong tục này).

* Tiêu chí số 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

a. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở xã bao gồm:

+ Tổ chức đảng: Đảng bộ xã và các chi bộ thôn, bản;

các chi bộ ở các ngành thuộc xã và đơn vị đóng trên địa

bàn sinh hoạt tại xã.

+ Chính quyền: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã,

các ban giúp việc cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

xã và các trưởng thôn.

+ Đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân,

35

Hội cựu chiến binh xã và các chi hội ở thôn, liên thôn

(không bao gồm các tổ chức xã hội nghề nghiệp).

b. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở

theo quy định là tất cả các thôn, bản đều có các tổ chức

"chân rết" của các cơ quan đoàn thể xã theo quy định như:

các chi bộ đảng, các chi hội, trưởng thôn, bản. Không có

tình trạng để "trắng" các tổ chức này ở các thôn bản.

c. Cán bộ xã đạt chuẩn:

- Cán bộ xã nêu ở tiêu chí này bao gồm cán bộ, công

chức xã theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-

CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức ở

xã, phường, thị trấn.

- Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung

và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã quy

định tại quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của

Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn

cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và

phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao quy định

tại quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ.

d. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "Trong

sạch, vững mạnh"

- Đảng bộ hoặc chi bộ cơ sở "Trong sạch, vững mạnh"

phải đảm bảo 05 yêu cầu theo quy định.

- Chính quyền "Trong sạch, vững mạnh" phải đảm bảo 07

yêu cầu theo quy định.

36

e. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều

đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ

chức.

* Tiêu chí số 19 - An ninh, trật tự xã hội

a. An ninh, trật tự xã hội được giữ vững là giữ vững

sự ổn định và phát triển của xã hội có tổ chức, có kỷ

cương, trong trạng thái bình yên, trên cơ sở những quy

định của pháp luật.

b. Các chỉ tiêu cần phải dạt được của xã nông thôn

mới

* Chỉ tiêu 1:

- Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về

công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện

pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “ngày hội toàn dân bảo vệ

ANTQ”.

- Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo

vệ ANTQ” đạt từ loại khá trở lên.

- Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày

càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh

Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân

loại thi đua tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên

tiến” trở lên; không có cá nhân Công an xã bị kỷ luật từ

hình thức cảnh cáo trở lên.

* Chỉ tiêu 2:

- Không để xẩy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu,

37

công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để

xẩy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền,

phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; không để xảy ra các

hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây

rối an ninh trật tự...

- Không để xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp

trong nội bộ nhân dân; khiếu kiện đông người, khiếu kiện

vượt cấp kéo dài.

* Chỉ tiêu 3:

- Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm

pháp luật khác so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

(từ 7 năm tù trở lên).

- Kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với

năm trước. Không để xẩy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và

tai nạn lao động nghiêm trọng.

1.1.3. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nông thôn mới:

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - năm 1986 đến nay). Dưới

sự lãnh đạo của Đảng nông nghiệp, nông dân, nông thôn

nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhiều

thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi

thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh

tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo

nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát

triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông,

38

thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém,

môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh

thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao,

chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn

lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy phải

tiến hành đầu tư xây dựng nông thôn mới mà tập trung

thực hiện là đơn vị hành chính cấp xã

1.2. Vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Khái niệm về vốn đầu tư.

Vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường, việc tái

sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố

định là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của mọi chủ

thể kinh tế, để thực hiện được điều này, các tác nhân

trong nền kinh tế phải dự trữ tích luỹ các nguồn lực.

Khi các nguồn lực này được sử dụng vào quá trình sản

xuất để tái sản xuất ra các tài sản cố định của nền kinh

tế thì nó trở thành vốn đầu tư.

Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn

vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của

dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên

doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để :

tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động

của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và

bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho

các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như

thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt

39

đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được

bổ sung hoặc mới được đổi mới.

1.2.2. Phân loại vốn đầu tư.

1.2.2.1. Nguồn vốn trong nước

a. Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước

bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín

dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư

phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính

là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là

một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này

thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh

nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước,

chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy

hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng

với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát

triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín

dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực

trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của

Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn

vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ

40

đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử

dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức

cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các

dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được

xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các

doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá

lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một

cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước

với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng

một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành

phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà

nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày

càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà

nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy

mô vốn đầu tư của toàn xã hội.

b. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Nguồn vốn từ khu

vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích

luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo

đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở

hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuă được huy động

triệt để.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ

phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có

nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ truyền thống.

41

Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không

phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt

… nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động

của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc

vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của

các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có

trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết

kiệm thấp).

- Tập quán tiêu dùng của dân cư.

- Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính

sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.

c. Thị trường vốn: Thị trường vốn có ý nghĩa quan

trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có

nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn

trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà

nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà

cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu

gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút

mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức

tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa

phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế.

Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy

động nào có thể làm được.

1.2.2.2 Nguồn vốn nước ngoài.

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên

42

phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế

(international capital flows). Về thực chất, các dòng

lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao

nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.

Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước

phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được

các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này

diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm,

mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn

giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân

loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:

+ Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official

development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát

triển chính thức (ODA -offical development assistance)

và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong nguồn ODF;

+ Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);

+ Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế;

a. Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn phát triển do

các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp

với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với

các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn

bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu

đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ

trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là

43

thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại

vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương

đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển

giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài

trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét

dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc

tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu

dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những

yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ

thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn

được những mục tiêu có tính nguyên tắc.

b. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại:

- Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ

dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có

ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về

chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn

vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ

nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không

nhỏ đối với các nước nghèo.

- Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao

cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính

rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu

hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân

hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng

nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của

44

nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ

trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng

của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất

khẩu của nước đi vay là sáng sủa.

c. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản

khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn

vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì

nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được

phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có

hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ

tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc

đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành

đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần

nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to

lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận

đầu tư .

d. Thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu

hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn

quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa

dạng vế các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối

lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại

nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị

trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa

cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc

45

khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng

giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn

đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ

phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ

USD.

1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới.

1.2.3.1. Vốn ngân sách trung ương: là bộ phận chủ yếu của ngân

sách nhà nước, bao gồm dự toán thu chi của chính phủ,

của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực

thuộc, quỹ bảo hiểm xã hội và một số khoản khác do nhà

nước quy định. Vốn ngân sách trung ương có vị trí chủ

yếu và giữ vai trò quyết định trong ngân sách nhà nước;

tập trung một bộ phận lớn thu nhập quốc dân nhằm đảm bảo

những nhu cầu có tính chất toàn quốc về xây dựng kinh

tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, quản lý nhà

nước.

Các nguồn thu của ngân sách trung ương gồm: các

khoản thu 100% từ những nguồn và những ngành kinh tế chủ

yếu (như thu từ dầu khí, thuế xuất khẩu - thuế nhập

khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản vay của chính

phủ, các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ

nước ngoài, vv.); các khoản thu được phân chia theo tỉ

lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa

phương (như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập

dân cư, thuế tài nguyên, vv.).

Chi của ngân sách trung ương gồm có: chi thường

46

xuyên, chi đầu tư phát triển cho những công trình lớn,

trọng điểm, chậm thu hồi vốn, chi cho kết cấu hạ tầng,

cho đầu tư và hỗ trợ vốn đối với một số doanh nghiệp nhà

nước quan trọng, chi góp cổ phần hay liên doanh vào các

lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước; chi trả nợ các

khoản vay của chính phủ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài

chính; chi trợ cấp cho ngân sách địa phương.

1.2.3.2. Vốn tín dụng.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản

phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại

qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng

được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy

bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất

hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng

hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức

vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã

chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên

cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên

đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên

cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo

lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên

bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ.

Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một

bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ

giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận

47

thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...

Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế

gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng

nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình

tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

Nguồn vốn tín dụng gồm có các loại như sau:

- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các

doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là

quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được

thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành

vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng -

người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm

thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã

được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán

dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh

giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác

kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp,

cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.

- Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà

nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các

cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những

nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện

nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà

nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn

và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan

48

trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô.

- Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân

cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài

chính.

- Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các

công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh

tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Nó thuộc

thị trường tiền tệ.

- Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà

nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân

hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người

nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau.

1.2.3.3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác.

Theo quan điểm của Marx, nhìn nhận dưới giác độ các

yếu tố sản xuất, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là

giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá

trình sản xuất”.

Còn Paul Samuelson, một đại diện tiêu biểu của các

học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng đất đai và hàng hóa

là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hóa là kết

quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các hàng hóa lâu

bền đuợc sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu

ích cho quá trình hoạt động sản xuất sau đó. 

David Begg, trong cuốn Kinh tế học cho rằng: “Vốn

đuợc phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn

tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản

49

doanh nghiệp.

Về phương diện kĩ thuật, vốn được hiểu như sau: Trong

doanh nghiệp, vốn đuợc hiểu là các loại hàng tham gia vào

hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với các yếu tố khác

nhau (lao động, tài nguyên thiên nhiên). Trong phạm vi nền

kinh tế, vốn được hiểu là hàng hóa dùng để sản xuất ra

hàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị.

Về phương diện tài chính, vốn được hiểu: Trong phạm

vi doanh nghiệp, vốn là tài sản bỏ ra lúc đầu, thường được

biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận.

Trong phạm vi kinh tế, vốn là lượng tiền tệ đưa vào

lưu thông nhằm mục đích sinh lời.

Vậy “vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của

toàn bộ vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”. 

Tuy nhiên, tiền không phải là vốn. Vốn kinh doanh của

doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Tiền tệ này phải

được đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phải nhằm mục đích

sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, khi thì

là vật tư sản xuất hoặc tài sản vô hình, khi thì là hình

thái tiền tệ nhưng kết thúc vòng tuần hoàn thì luôn là

hình thái tiền.

Vốn luôn vận động không ngừng, chuyển từ hình thái

này sang hình thái khác nhưng điểm cuối cùng của chuỗi

hình thái này là tiền nên có thể kết luận vốn là toàn bộ

50

giá trị bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trước và trong quá

trình sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ

sở hữu doanh nghiệp.

1.2.3.4. Vốn đóng góp của cộng đồng.

Là loại vốn tự có của nhân dân, các mạnh thường quân,

nhà hảo tâm .... đóng góp trên tinh thần tự nguyện để xây

dựng cơ sở hạ tầng. Các khoản đóng góp của người dân dưới

nhiều hình thức (tiền mặt, hiện vật, đất đai…) sẽ được quy

ra tiền và đưa vào ngân sách xem như là vốn đối ứng để

thực hiện các công trình tại địa phương.

1.2.4. Vai trò của vốn đầu tư trong việc thực hiện đề án xây dựng nông

thôn mới.

Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào rất quan trọng và không

thể thiếu trong việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn

mới vì vậy để xác định vai trò của vốn đầu tư ta tập trung

vào các nguồn vốn sau:

a. Vốn ngân sách:

- Dùng để đầu tư các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực

khuyến khích đầu tư để phát triển nông nghiệp, phát triển

kinh tế của địa phương.

- Thực hiện các đồ án, đề án quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

b. Vốn tín dụng:

- Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất

51

mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế;

- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập

trung vốn;

- Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã

hội;

- Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội.

c.Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại

hình kinh tế khác:

- Đầu tư phát triển bản thân doanh nghiệp, hợp tác

xã.

- Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

d. Vốn đóng góp từ cộng đồng:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các thiết chế

văn hoá.

1.3. Các hình thức huy động vốn đầu tư để thực hiện xây

dựng nông thôn mới:

1.3.1 Các hình thức huy động vốn:

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. Đây là

một chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung

sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại nhằm tạo ra những

giá trị mới của nông thôn Việt Nam, đó là một nông thôn

hiện đại hàm chứa những giá trị kinh tế mới trên cơ sở hạ

tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng

kinh tế hàng hoá, đời sống vật chất và tinh thần của người

52

dân nông thôn ngày càng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được

giữ gìn và phát triển, xã hội nông thôn an ninh tốt, phát

huy tính dân chủ cao trong xây dựng nông thôn mới.

Theo quyết định trên, vốn và nguồn vốn thực hiện

chương trình gồm 4 nguồn: nguồn vốn ngân sách (bao gồm

ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) chiếm khoảng

40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình; Vốn tín dụng

(bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương

mại) khoảng 30%; Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và

các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; Huy động đóng góp

của cộng đồng dân cư khoảng 10%.

Tại Đồng Nai, theo Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày

26/9/2011 cần phải tập trung đa dạng hóa các nguồn vốn huy

động để triển khai thực hiện chương trình này gồm:

a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương

trình mục tiêu Quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có

mục tiêu trên địa bàn tỉnh.

b) Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương để tổ

chức triển khai chương trình.

c) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các

công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp

được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc

của tỉnh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau phần đầu tư và

được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

d) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của

nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân

53

dân xã thông qua.

f) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án

đầu tư.

g) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng:

- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định

số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính

sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được

Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương

trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông

nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ

tầng làng nghề nông thôn theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg

ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và vốn

tín dụng thương mại.

h) Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để thực hiện xây dựng

nông thôn mới.

- Các cơ chế chính sách của nhà nước về sử dụng vốn

nhà nước: Mặc dù, nhà nước có chủ trương cho sử dụng 40%

ngân sách cho việc xây dựng nông thôn mới nhưng do tình

hình kinh tế đất nước đang bị ảnh hưởng lớn từ kinh tế thế

giới nên hiện nay nhà nước đang thực hiện một chủ trương

có ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn nhà nước đầu tư cho xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới đặc biệt là Nghị quyết

54

11/NQ-CP ngày 24/2/2/11 của Chính phủ về thắc chặt đầu tư

công.

- Các cơ chế chính sách trong việc thực hiện các hợp

đồng vay tín dụng: hiện nay để tiếp cận các nguồn vốn vay

rất khó khăn do thủ tục vay còn ròm rà và vấn đề lãi xuất

của các ngân hàng đưa ra luôn vượt mức trần quy định do họ

phải tăng mức lãi xuất huy động. Đối với doanh nghiệp vay

vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số

41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách

tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó

khăn thì việc sử dụng nguồn vốn này vào mục đích đầu tư

xây dựng hạ tầng phục vụ cho xây dựng nông thôn mới còn

khó khăn hơn.

- Thu nhập người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã …. khó

khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng lớn

đến việc huy động vốn xã hội hoá cho xây dựng cơ sở hạ

tầng.

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn

mới của một số địa phương có xã đã hoàn thành mục tiêu xây

dựng nông thôn mới.

1.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới ở

huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Sau gần 3 năm thực hiện (2011- 2013), chương trình

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đăk Hà cơ bản đã

thành công và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, có sức

lan tỏa. Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh

55

tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Có thể nói, đây là cơ hội lớn cho địa phương phát triển

toàn diện. Đến nay, toàn huyện có 03 xã (Đăk Pxi, Ngọk

Wang, Ngọk Réo) đạt dưới 5 tiêu chí, 03 xã (Đăk La, Đăk

Hring, Đăk Ui) đạt từ 5-8 tiêu chí, xã Đăk Mar đạt 16/19

tiêu chí, xã Hà Mòn đạt 19/19 tiêu chí và đã được BCĐ

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh công nhận là

xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong giai đoạn 2011 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn,

huyện đã đầu tư xây dựng 107 công trình hạ tầng kinh tế -

xã hội và hàng chục mô hình sự nghiệp với tổng mức đầu tư

theo kế hoạch vốn được phân bổ 384.186 triệu đồng. Trong

đó, vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình nông thôn mới là

3.295 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án

khác là 380. 891 triệu đồng.

Qua rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới theo

Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, về quy hoạch và đề án:

Đến nay đã có 8/8 xã hoàn thành đồ án quy hoạch chung và

Đề án xây dựng NTM, trong đó có 3/8 xã đã hoàn thành đồ án

quy hoạch chi tiết trung tâm cụm xã.

Về hạ tầng kinh tế - xã hội: Tỷ lệ đường giao thông

cứng hóa đạt chuẩn, gồm: trục xã, liên xã 64,7%; đường

thôn, liên thôn 31,7%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội

63,7% và đường trục chính nội đồng 53,9%. Hệ thống thủy

56

lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, tỷ lệ km

kênh mương do xã quản lý được kiên cố đạt 75,8%. Hệ thống

điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, 100% hộ được

sử dụng điện thường xuyên và an toàn. 02/8 xã có trường

học các cấp đạt chuẩn. 30% xã cơ sở vật chất văn hoá đạt

chuẩn. Chợ nông thôn có 2/8 xã đạt chuẩn. 62% nhà ở dân cư

nông thôn đạt chuẩn theo quy định.

Về kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập bình quân

đầu người có 2/6 xã đạt trên 27 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ

nghèo khu vực nông thôn giảm từ 28,39% năm 2011 xuống còn

19,7% năm 2012 và hiện nay, có 02/8 xã tỷ lệ hộ nghèo còn

dưới 7% (Hà Mòn 0%, Đăk Mar 4,02%). Tỷ lệ lao động trong độ

tuổi làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp còn

cao (06 xã >90%).

Về văn hóa - xã hội - môi trường: 100 xã đạt phổ cập

giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo có

3/5 xã trên 20%; 2/6 xã cơ sở y tế đạt chuẩn, tỷ lệ người

dân tham gia BHYT đạt 90,8%; 2/8 xã có trên 70% số thôn,

làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 06 xã có trên 85% hộ gia

đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và 02 xã có đội thu gom

và xử lý chất thải theo quy định.

Về hệ thống chính trị: Có 2/6 xã (Hà Mòn, Đăk Mar) đội

ngũ cán bộ đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 25%; 6/8 xã an ninh,

trật tự xã hội được giữ vững.

57

Có được kết quả trên là do huyện đã có “bí quyết”

trong việc xây dựng nông thôn mới được đúc rút từ kinh

nghiệm thực tiễn thời gian qua, Bí thư Huyện ủy Đăk Hà

Phạm Đức Hạnh chia sẻ:

- Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, quán

triệt những nội dung cơ bản của phong trào xây dựng nông

thôn mới tới từng người dân: Việc tiến hành xây dựng NTM,

trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để

nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung,

phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về

xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người

dân hiểu rõ: Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã

hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không

phải là một dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây

dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân là

“chủ thể” của chương trình; huy động nội lực là chính với

sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM

mới thành công và bền vững.

- Hai là, cấp uỷ và chính quyền tích cực cải cách

thủ tục hành chính: Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong quá

trình xây dựng, phát triển, mọi việc phải được công khai,

minh bạch, phải được người dân bàn bạc, góp ý, phát huy

tiềm năng cũng như khả năng sáng tạo của người dân... từ

58

việc quy hoạch đến thực hiện thì họ sẽ phấn khởi, tin

tưởng, sẵn sàng vượt qua khó khăn, phát huy vai trò làm

chủ, sáng tạo xây dựng quê hương. Bởi người dân chính là

những người hiểu rõ hơn ai hết về đặc điểm cũng như truyền

thống, thế mạnh của địa phương.

- Ba là, công tác lập quy hoạch và quản lý quy

hoạch được cấp uỷ và chính quyền vào cuộc, sâu sát, cho ý

kiến cụ thể ngay từ khi bắt đầu xây dựng để công ty tư vấn

xây dựng đề án, đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình

hình thực tiễn ở địa phương. Nếu không các công ty tư vấn

thiết kế sẽ không hiểu rõ tình hình, đặc điểm điều kiện tự

nhiên của xã thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá

trình thực hiện quy hoạch và trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội. Vì vậy mỗi đồ án, đề án quy hoạch chung,

quy hoạch chi tiết đều được thống nhất về nhận thức và

hành động trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân,

nhờ đó đã dẫn đến sự đồng thuận cao trong quá trình lập

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã.

- Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nội

lực và ngoại lực: Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để

xây dựng nông thôn mới theo phương châm "Huy động nguồn

lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh

nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà

nước là cần thiết". Việc sử dụng nguồn lực vào các công

59

trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và

thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh

bạch. Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình

thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các

công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nhà ở, công trình

vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa sang tường rào cổng ngõ.

- Năm là, phát huy vai trò của cán bộ đảng viên,

các tổ chức đoàn thể chính trị: Phải xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên có

năng lực lãnh đạo, quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt,

nhiệt tình công tác. Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác

xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp,

nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Muốn tổ chức thực hiện tốt,

cần tuyển chọn đúng người, đúng việc, thường xuyên đào

tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả

năng truyền đạt kiến thức đến người dân cho từng cán bộ để

đáp ứng được yêu cầu công việc; phải giao nhiệm vụ rõ ràng

và quyền hạn tương xứng cho người đứng đầu từng tổ chức,

từng đơn vị; đồng thời, yêu cầu có trách nhiệm rất cao đối

với cán bộ, nhất là người đứng đầu, khi không hoàn thành

được nhiệm vụ, công việc trì trệ hoặc có sai phạm, khuyết

điểm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, kể cả thay thế.

1.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư là

60

nhân tố quan trọng, nhưng cũng là khó khăn hàng đầu không

chỉ đối với các tỉnh miền núi, biên giới, mà ngay cả các

xã tại Thủ đô. Để có vốn cho XDNTM, Hà Nội đã cụ thể hóa

từng nguồn vốn, tổ chức lồng ghép và quản lý chặt chẽ vốn

đầu tư của các chương trình, mục tiêu...

- Đa dạng hóa và cụ thể hóa nhiệm vụ chi

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ

NSNN chi XDNTM được Hà Nội cân đối chủ yếu từ ba nguồn,

gồm: Khoản thu tiền sử dụng đất; vốn xây dựng cơ bản tập

trung trong cân đối giao dự toán hằng năm cho ngân sách

huyện, thị xã; khoản thu tiền bồi thường thiệt hại khi Nhà

nước thu hồi đất thực hiện các dự án; các khoản tăng thu,

kết dư ngân sách các cấp....Về nhiệm vụ chi, NSNN Trung

ương chủ yếu hỗ trợ theo các Chương trình mục tiêu quốc

gia về việc làm và dạy nghề; giảm nghèo; nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn; y tế; dân số và kế hoạch hóa

gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm; văn hóa, giáo dục,

đào tạo; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm;

phòng, chống HIV/AIDS; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi

trường... NSNN cấp thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các xã

XDNTM chủ yếu qua các chương trình khuyến nông, khuyến

công; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn, đào tạo cán

bộ, nguồn nhân lực; xử lý chất thải, vệ sinh môi trường và

các công trình hạ tầng thiết yếu, như đường giao thông

trục chính đến trung tâm xã; kiên cố hóa trường lớp học và

trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trụ sở xã, nhà văn

61

hóa, trung tâm thể thao của xã; hỗ trợ các dự án, chương

trình phát triển sản xuất nông nghiệp về chăn nuôi, trồng

trọt; chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi; công

trình đê, kè; kênh, mương thủy lợi, cung cấp nước sạch

nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn. NSNN cấp huyện bố trí vốn đối ứng

thực hiện các dự án về đường giao thông liên xã, liên

thôn; hạ tầng cơ sở (ngoài hàng rào) làng nghề; cụm điểm

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khu sản xuất (trồng

trọt, chăn nuôi) tập trung xa khu dân cư; xây dựng nhà văn

hóa, trung tâm thể thao xã; trung tâm giáo dục cộng đồng

xã; công trình phụ trợ các trường học do huyện, thị xã

quản lý; dự án xử lý chất thải; công trình phúc lợi, công

viên, cây xanh; chiếu sáng công cộng; thoát nước thải khu

dân cư; nghĩa trang liệt sĩ (theo phân cấp của thành phố);

hỗ trợ xã thực hiện các dự án đường giao thông thôn, xóm;

giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng nhà

văn hóa, khu thể thao thôn; hỗ trợ các dự án phát triển

sản xuất và dịch vụ và bố trí vốn cho dự án không nằm

trong chương trình mục tiêu quốc gia được thể hiện trong

đề án của xã được duyệt. NSNN cấp xã bảo đảm vốn đối ứng

cho các dự án đường giao thông nông thôn đào đắp kênh

mương, công trình thủy lợi; cầu, cống và nghĩa trang nhân

dân (theo phân cấp của thành phố) và hỗ trợ các chương

trình, dự án, nhiệm vụ khác trong đề án của xã.

+ Thành phố Hà Nội cũng tích cực khai thác vốn đầu tư

62

của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và

cá nhân đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện hoặc vay tín

dụng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân,

nông thôn theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong đó,

vốn của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được

khuyến khích tham gia đầu tư các công trình, dự án có khả

năng thu hồi vốn, như nhà văn hóa, công trình thể thao;

khu du lịch sinh thái; công viên, khu vui chơi giải trí;

dự án, công trình điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; trạm

bưu điện xã; chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ; công

trình cấp nước sạch theo quy hoạch cấp nước khu vực nông

thôn; các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông

lâm nghiệp; sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp trên

địa bàn xã; sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả, hoa và

cây cảnh có giá trị cao; dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm

tập trung (xa khu dân cư); đào tạo nghề, giải quyết việc

làm; khôi phục và phát triển nghề truyền thống với khẩu

hiệu "Mỗi làng nghề một sản phẩm hàng hóa"; chuyển giao kỹ

thuật, công nghệ sản xuất; xây dựng thương hiệu sản phẩm

hàng hóa; phát triển thị trường; dịch vụ tư vấn; áp dụng

khoa học công nghệ; phát triển sản xuất và dịch vụ; đầu tư

cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh môi trường;

chỉnh trang đất vườn, trang trại, trường học, cơ sở khám,

chữa bệnh ngoài công lập... ngoài ra, các khoản vốn đóng

góp tự nguyện của nhân dân được sử dụng xây dựng đường

làng, ngõ, xóm; cải tạo, nâng cấp đường trục thôn; cầu,

63

cống và hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư; xây

dựng đường giao thông (trục chính) nội đồng, đường nội

đồng; đào đắp bờ vùng, bờ thửa, kênh mương (tưới, tiêu)

nội đồng; các công trình thủy lợi; cầu, cống, phai đập;

tham gia phá dỡ công trình cũ, san lấp giải phóng mặt

bằng...

- Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư

+ Vốn chi XDNTM được thành phố chủ động cân đối theo

ba chương trình, chín đề án và chín dự án, nhiệm vụ trọng

tâm thuộc các lĩnh vực ưu tiên, tuân thủ cơ cấu ngành,

lĩnh vực và danh mục dự án, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của

thành phố, như: Sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; phát

triển một số loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh giá trị kinh

tế cao; sản xuất và tiêu thụ rau, chè an toàn; nuôi trồng

thủy sản, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi

quy mô lớn ngoài khu dân cư... Thành phố cũng coi trọng

việc phối hợp các cấp, ngành trong thẩm định các dự án, đề

xuất cơ chế tài chính và phân bổ vốn thực hiện đề án

XDNTM; kịp thời hướng dẫn, xử lý vướng mắc, khó khăn trong

công tác giải ngân thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các

công trình, dự án và quyết toán đề án của xã; rà soát,

điều chỉnh bổ sung nội dung đề án các xã điểm trình UBND

thành phố phê duyệt để phù hợp với thực tiễn của địa

phương.

+ Trong ba năm qua, ngân sách các huyện, thị xã và xã

đã chủ động bố trí khoảng 5.407 tỷ đồng cho các dự án

64

XDNTM của xã. Nguồn vốn xã hội hóa cho XDNTM cũng được

tăng cường, với tổng kinh phí các tổ chức, doanh nghiệp và

cá nhân đã ủng hộ XDNTM trong ba năm qua là 936,354 tỷ

đồng, trong đó: Vốn đóng góp của nhân dân bằng ngày công

lao động trực tiếp, hiến đất làm đường giao thông quy giá

trị khoảng 340,761 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp đóng góp bằng

tiền mặt, hiện vật và các công trình phúc lợi công cộng là

160,048 tỷ đồng. Vốn thực hiện xã hội hóa qua các chương

trình, dự án là 435,545 tỷ đồng. Đến hết tháng 6-2013, có

236/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí XDNTM; 91 xã

đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản

đạt từ 10-13 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2013, có 62 xã

đạt tiêu chí NTM. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn

ngày càng cải thiện. Hình thành một số vùng chuyên canh

sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với năng suất và giá

trị thu nhập cao nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên

tiến vào sản xuất. 100% giống lúa được cấp I hóa; 100%

diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai; 75% là lợn

ngoại và lợn hướng nạc; 70% số đàn bò lai sin... Kết cấu

hạ tầng nông thôn ngày càng chuẩn hóa, với 100% số xã có

điện lưới quốc gia, xóa phòng học tạm, phòng học và nhà

dột nát nông thôn và có đường ô-tô đến trụ sở xã; 98,8% số

xã, phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế; 98% xã,

thôn được thu gom rác thải; hơn 86% số hộ dân nông thôn

được dùng nước hợp vệ sinh; 42% số lao động nông nghiệp

qua đào tạo hơn 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết

65

nối internet; 70% số hộ có điện thoại; Nhiều công trình

nhà văn hóa, sân vận động thể thao được đầu tư xây dựng

khang trang... từng bước góp phần nâng cao chất lượng sống

thực tế của người dân Thủ đô theo yêu cầu phát triển bền

vững...

66

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ

THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ PHÚ ĐÔNG – HUYỆN NHƠN TRẠCH – TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Tổng quan về xã Phú Đông.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Phú Đông nằm phía Tây Bắc huyện Nhơn Trạch, cách

thành phố Biên Hòa khoảng 55 km theo Quốc lộ 51 và đường

Trần Văn Trà, diện tích tự nhiên 2.258,99 ha, chiếm 5,50%

tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, vị trí tiếp giáp như

sau:

- Phía Đông : Giáp xã Phú Thạnh.

- Phía Đông Nam : Giáp xã Phước Khánh và xã Vĩnh

Thanh.

- Phía Bắc : Giáp xã Đại Phước.

- Phía Tây Bắc: Giáp xã Phú Hữu.

- Phía Tây Nam : Giáp TP.HCM với ranh giới tự nhiên là

sông Nhà Bè.

Xã có năm ấp gồm: Ấp Giồng Ông Đông, ấp Bến Ngự, ấp

Phú Tân, ấp Thị Cầu và ấp Bến Đình.

Trên địa bàn xã có đường Trần Văn Trà (ĐT 769), đường

Hùng Vương (hương lộ 19) đi qua và nằm kề tuyến giao thông

thủy quan trọng là sông Nhà Bè, vị trí địa lý thuận lợi này

có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế của xã. Đặc

biệt huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Phú Đông nói riêng

67

nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần với các trung

tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, tỉnh Bà Rịa

Vũng Tàu. Do vậy trong thời gian tới, Phú Đông sẽ phát

triển rất mạnh về hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình xây

dựng cơ bản. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát

triển kinh tế xã hội của xã nói riêng và của huyện Nhơn

Trạch nói chung.

Hình 2.1 : Vị trí xã Phú Đông trong huyện Nhơn Trạch

2.1.1.2. Diện tích tự nhiên:

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010 toàn xã

Phú Đông có diện tích tự nhiên là 2.258,99ha, chiếm 5,50%

tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Gồm 5 ấp: Thị Cầu,

Bến Đình, Bến Ngự, Giồng Ông Đông, Phú Tân. Đặc biệt phía

tây giáp sông Nhà Bè Thành Phố Hồ chi Minh.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn.

a. Địa hình, địa mạo

68

- Đất đai của xã Phú Đông hình thành trên trầm tích

phù sa mới của hệ thống sông Nhà Bè.

- Địa hình bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông

Nam và từ bờ sông Nhà Bè vào sông Ông Kèo. Địa hình bị

chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, cao độ tuyệt

đối từ 1-3,5m.

b. Khí hậu

Huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Phú Đông nói riêng

nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có

nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông

lạnh, không có những cực đoan lớn về khí hậu, thuận lợi

cho bố trí sử dụng đất và thích hợp với các loại cây trồng

nhiệt đới.

Nhiệt độ cao đều quanh năm và khá ổn định, nhiệt độ

trung bình năm 260C, trong đó:

- Nhiệt độ cực đại trung bình 280C.

- Nhiệt độ cực tiểu trung bình 240C.

- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 350C.

- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 200C.

- Tổng tích ôn trung bình năm từ 9.500 - 9.8000C.

Lượng mưa lớn khoảng 1.900 - 2.000 mm/năm và phân bố

theo mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).

- Mùa khô: Kéo dài 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa năm, lượng

mưa bình quân 25mm/tháng, tháng 01 và 02 hầu như không mưa.

Lượng bốc hơi cao (trung bình 112mm/tháng), chiếm 64 - 67%

69

tổng lượng bốc hơi cả năm, đồng thời cán cân ẩm rất cao. Do

mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi

nước một cách mãnh liệt, đẩy mạnh quá trình phân hủy chất

hữu cơ trong đất.

- Mùa mưa: Kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10,

lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa bình

quân 333mm/tháng. Nhưng lượng bốc hơi và nền nhiệt giảm

dần xuống. Lượng mưa lớn và tập trung đã gây ra hiện tượng

xói mòn và rửa trôi rất mạnh lôi kéo sét mùn từ nơi cao

xuống thấp dẫn tới những biến đổi trong đất.

Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến

sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây cối phát triển xanh tốt

là vụ sản xuất chính trong năm. Ngược lại mùa khô cây cối

kém phát triển do thiếu nước.

* Nhận xét chung

Khí hậu trên địa bàn xã Phú Đông diễn biến theo mùa rõ

rệt, biên độ nhiệt độ chênh lệch nhỏ ít gây sự biến đổi

đột ngột về thời tiết. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa

gây khó khăn không ít cho sản xuất nông nghiệp.

c. Địa chất

Theo tài liệu khảo sát địa chất, thủy văn, khu vực

Tuy Hạ có cột địa tầng tổng hợp theo thứ tự từ trên xuống

dưới như sau:

- Tầng trầm tích trung bình từ 4÷8m, thành phần sét

lẫn sạn sỏi laterit màu nâu đỏ dẻo cứng.

- Tầng trầm tích hỗn hợp ở độ sâu 8÷26m, thành phần

70

là sét, sét pha, bùn sét chứa nhiều tàng tích thực vật.

- Tầng trầm tích có thành phần gồm cát, sỏi sạn có

màu nâu và vàng nhạt, chặt vừa, ở độ sâu từ 28÷42m.

Ngoài ra qua một số tài liệu nghiên cứu cho thấy:

- Khu vực đồi gò cao đất xây dựng rất tốt, cường độ chịu

nén của đất >2 kg/cm2.

d. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã Phú Đông tập trung

ở vùng thấp trũng của xã bao gồm các sông rạch của sông

Nhà Bè, nhưng do nằm trong vùng thủy lợi Ông Kèo nên vùng

này không bị ảnh hưởng của thủy triều, có nước ngọt quanh

năm. Riêng sông Nhà Bè chịu sự tác động của thủy triều, có

nước ngọt vào mùa mưa và nước lợ vào mùa khô. Sông Nhà Bè

có một vị trí quan trọng trong vận tải đường thủy của vùng

trọng điểm kinh tế phía Nam.

e. Thảm thực vật

Thảm thực vật xã Phú Đông tương đối đa dạng theo vùng

đồng bằng và trung du chủ yếu là các cây trồng nông nghiệp

ngắn ngày như lúa, mía, bắp, khoai mỳ, khoai lang, đậu các

loại, điều, hồ tiêu, cà phê, cao su và cây ăn quả như

xoài, mít, nhãn, chanh, cam, sabôchê,..Cây trồng các loại

ở xã Phú Đông nhìn chung sinh trưởng và phát triển tốt nhờ

hệ thống sông ngòi dày đặc.

2.1.2. Tài nguyên.

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của xã Phú

71

Đông ở tỷ lệ 1/5.000 trong dự án quy hoạch sử dụng đất

thời kỳ 2001 - 2010, thì trên địa bàn xã có 03 nhóm đất

chính và được chia ra thành 08 đơn vị đất. Bao gồm:

Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên đất xã Phú Đông

Tên đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)

I. Nhóm đất Phù sa phèn (Thionic Fluvisols) 1.392,9 64,17

1. Đất phèn hoạt động, phèn nông,mặn ít 187,6 8,64

2. Đất phèn hoạt động, phèn sâu, mặn ít 53,6 2,47

3. Đất phèn tiềm tàng, phèn nông,mặn ít 387,7 17,86

4. Đất phèn tiềm tàng, phèn nông,mặn trung bình 67,6 3,11

5. Đất phèn tiềm tàng, phèn sâu, mặn ít 696,4 32,08

II. Nhóm đất cát biển (Arenosols) 40,2 1,856. Đất cát biển mới biến đổi 40,2 1,85III. Nhóm đất xám (Acrisols) 201,0 9,267. Đất xám kết von nhiều sâu 31,2 1,438. Đất xám vàng, cơ giới nhẹ 169,8 7,83

Ao, hồ, sông suối 436,5 24,72Tổng diện tích tự nhiên 2.174,96 100* Nhóm đất phèn:

Đất phèn hoạt động, mặn ít: Diện tích 241,2ha, chiếm 11,11%

diện tích tự nhiên và phân bố ở khu đồng trồng mía, khóm

và lúa thuộc ấp Phú Tân và Bến Ngự. Đất này do trầm tích

sông Nhà Bè tạo thành nhưng vì ở địa hình cao nên đã thoát

khỏi ảnh hưởng của thủy triều. Do có thời gian trong năm

đất khô, các tầng dưới phèn bị ô xy hóa tạo thành các ổ

phèn màu vàng rơm hoặc đỏ gạch, nhiều khu vực trồng mía

72

gặp tầng vàng rơm ngay ở lớp đất mặt. Chất có màu vàng rơm

là muối sắt sulfat [Fe2(SO4)3], muối này khi thủy phân tạo

ra axít sulfuric (H2SO4) làm cho đất rất chua, ảnh hưởng

xấu đến cây trồng. Tùy theo độ sâu gặp tầng phèn hoạt động

mà chia ra đất phèn hoạt động, phèn nông (0-50 cm) và phèn

hoạt động, phèn sâu (dưới 50 cm). Phần đất trong đê chỉ bị

ảnh hưởng của mặn mạch và tồn dư muối từ trước khi có đê

bao, nên xếp vào loại phèn hoạt động mặn ít, hàm lượng

muối chlorua từ 0,05-0,15%.

- Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, hàm

lượng sét từ 42-52%, cát khoảng 20%. Đất dính dẻo khi ướt.

- Tính chất hoá học: Đất rất chua, pHH2O 3,5-4,5;

pHKCl 3,8; càng xuống sâu đất càng chua hơn. Độ chua thuỷ

phân khá cao (14-20meq/100g). Dung lượng trao đổi cation

cao (CEC: 18-20meq/100g). Độ no bazơ thấp (V%:32-41%), đất

đói kiềm, cần phải bón vôi khử chua hoặc dùng các loại

phân giàu canxi.

- Đặc tính nông học: Hàm lượng chất dinh dưỡng vào

loại giàu. Chất hữu cơ giàu (4,7% ở lớp mặt), đạm tổng số

giàu (N=0,23%). Tỷ lệ C/N khoảng 9-12 cho thấy chất hữu cơ

phân giải mức độ trung bình. Lân (0,148%) và kali tổng số

giàu (1,26%) nhưng dạng dễ tiêu nghèo do đất chua dễ bị

giữ lại. Cần phải bón các loại phân lân cho cây trồng.

Đất vẫn còn mặn nhưng độ mặn không ảnh hưởng lớn đến

cây trồng. Lớp đất mặt hàm lượng muối (Cl- 0,08%), độ mặn

tăng dần ở các tầng dưới do nước mạch còn bị mặn. Mức độ

73

phèn (SO42-) cũng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện. Sắt

và nhôm di động khá cao gây hại cho cây trồng. Nhìn chung

càng xuống sâu đất càng mặn do tồn dư mặn từ trước và do

nước ngầm vẫn bị mặn.

Đất phèn tiềm tàng mặn ít và trung bình: Diện tích 1.151,6ha,

chiếm 53,06% DTTN. Chúng phân bố ở khu trồng lúa thuộc tất

cả các ấp nhưng có địa hình thấp hơn loại đất phèn hoạt

động. Đất này cũng do phù sa của sông Nhà Bè tạo thành.

Các tầng dưới thường gặp các lớp xác hữu cơ bán phân giải.

Chính các lớp xác hữu cơ này là nguồn gốc sinh ra phèn làm

chua đất. Nhiều nơi tầng xác hữu cơ ở sâu dưới 1m. Tùy

theo mức độ xuất hiện tầng sinh phèn mà xếp thành đơn vị

đất phèn nông hoặc phèn sâu. Nếu tầng sinh phèn nằm ở độ

sâu 0-50cm thì gọi là phèn nông, từ 50cm trở xuống thì gọi

là phèn sâu. Phèn nông ảnh hưởng xấu đến cây trồng hơn

phèn sâu. Trong điều kiện ngập nước thường xuyên, đất phèn

tiềm tàng ở dạng khử ảnh hưởng không lớn đến cây trồng.

Nếu để đất khô phèn tiềm tàng bị oxy hóa thành đất phèn

hoạt động, sẽ gây hại lớn cho cây trồng. Phần đất ngoài đê

bao vẫn ảnh hưởng của nước lợ trong mùa khô, lượng muối

trong đất cao, nên được xếp vào loại đất phèn tiềm tàng,

mặn trung bình, hàm lượng muối chlorua>0,15%. Phần đất

trong đê chỉ còn ảnh hưởng của mặn mạch và tồn dư muối từ

trước khi có đê bao, nên xếp vào loại phèn tiềm tàng mặn

ít, hàm lượng muối chlorua 0,05-0,15%.

- Thành phần cơ giới thịt trung bình ở lớp mặt, thịt

74

nặng ở các tầng dưới. Hàm lượng sét từ 37-50%, cát 15-26%.

- Tính chất hoá học: Đất chua, pHH2O 4,7-5,2; pHKCl

3,3-4,5. Độ chua thuỷ phân ở mức trung bình

(11-20meq/100g). Càng xuống sâu đất càng ít chua do đất

còn bị ảnh hưởng của mặn, hàm lượng canxi và magiê khá cao

ở các tầng dưới. Dung lượng trao đổi cation cao (CEC: 20-

26 meq/100g). Độ no bazơ rất thấp ở lớp đất canh tác và

tăng dần theo chiều sâu (V%:17-50%). Đất rất cần bón vôi

và các loại phân giàu canxi như supe lân. Các tầng trên có

mức độ mặn không đáng kể nhưng các tầng dưới đất khá mặn.

Phèn ở mức độ trung bình. Tổng số muối tan trong đất khá

cao từ 0,28% ở lớp mặt đến 0,73% ở độ sâu 100 cm.

- Đặc tính nông học: Hàm lượng chất dinh dưỡng khá.

Chất hữu cơ giàu (4% ở lớp mặt), đạm tổng số trung bình

(N=0,179%). Tỷ lệ C/N cao (13-24) cho thấy chất hữu cơ

phân giải chậm. Lân tổng số và dễ tiêu hơi thấp. Kali tổng

số giầu, dễ tiêu nghèo.

* Nhóm đất cát biển: Hình thành trên mẫu chất phù sa

biển, đất có thành phần cát mịn toàn phẫu diện. Lớp đất

mặt hàm lượng cát tới 95%. Đây là gò cát Giồng Ông Đông,

có địa hình cao hơn xung quanh. Hiện trạng là đất thổ cư.

* Nhóm đất xám: Hình thành trên mẫu chất phù sa cổ.

Nhìn chung đất có thành phần cơ giới nhẹ toàn phẫu diện,

tỷ lệ cát cao trên 70%, phân bố ở địa hình cao dễ thoát

nước, tầng đất dầy, nghèo dinh dưỡng. Vùng ven chân đồi có

kết von dầy đặc ở độ sâu 70-80 cm. Nhóm đất này thích hợp

75

với các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây hàng

năm đồng thời chúng có độ chịu nén cao thích hợp với các

công trình xây dựng, giao thông, khu công nghiệp….

Đất xám kết von nhiều sâu: Diện tích 31,2ha, chiếm 1,43%

diện tích tự nhiên, phân bố ở ven chân đồi gò thuộc ấp Bến

Đình. Đây là khu vực có dạng địa hình dốc ven chân đồi gò.

Hiện trạng là đất thổ cư và vườn tạp.

Đất xám vàng trên phù sa cổ, cơ giới nhẹ: Diện tích 169,8ha,

chiếm 7,83% DTTN, phân bố ở vùng đỉnh đồi gò thuộc ấp Bến

Đình. Đây là khu vực có địa hình cao. Hiện trạng trồng các

loại cây như điều, vườn tạp, khoai mì và một phần trồng

bạch đàn, keo, tràm.

- Thành phần cơ giới: Tỷ lệ cát cao 70-80%, chủ yếu

là cát thô. Tỷ lệ sét 10-20% và tăng theo chiều sâu phẫu

diện. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở lớp đất

mặt.

- Tính chất hoá học: Đất chua vừa, pHH2O xấp xỉ 5;

pHKCl khoảng 4. Độ chua thuỷ phân thấp. Dung lượng trao

đổi cation rất thấp (CEC: 3,6 meq/100g). Độ no bazơ rất

thấp (V%: 17-20%). Đất rất cần bón vôi.

- Đặc tính nông học: Hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo.

Chất hữu cơ chỉ đạt 0,887%, đạm tổng số rất thấp

(N=0,089%). Tỷ lệ C/N rất thấp (5-6) cho thấy chất hữu cơ

phân giải mạnh và khá triệt để. Lân và kali tổng số lẫn dễ

tiêu rất thấp.

- Đất xám vàng, cơ giới nhẹ phân bố ở địa hình cao,

76

thoát nước tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng , đặc

biệt là cây công nghiệp lâu năm, có bộ rễ ăn sâu. Canh tác

trên đất này cần chú trọng các biện pháp bón phân cân đối

và rải đều trong năm, trồng xen các loại cây họ đậu để cải

tạo đất, chống xói mòn.

b. Tài nguyên nước

Nhìn chung xã Phú Đông có nguồn nước khá phong phú.

Trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông, rạch.

- Nguồn nước mặt: Toàn xã có 494,67ha sông rạch (thống

kê theo số liệu thống kê 2011), tập trung ở phía Tây Nam

xã gồm có sông rạch của sông Nhà Bè, sông Ông Mai, sông Cả

Ta, sông Ông Kèo và sông Ông Thuộc. Phần trong đê có nước

ngọt quanh năm do lấy nước ở cống Phước Lý và cống xả ở

Vĩnh Thanh, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân

dân.

- Nguồn nước ngầm: Vùng đồi gò canh tác chủ yếu nhờnước trời, nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn và ở sâu.Tầng chứa nước có dày từ 80-90m có thể khai thác các lỗkhoan lưu lượng từ 1.000-1.500m3/ngày với chất lượng tốtphục vụ cho sinh hoạt và các ngành khác. Vùng thấp cónguồn nước ngầm bị nhiễm phèn và mặn không thể sử dụng chosinh hoạt.

c. Tài nguyên khoáng sản

Xã Phú Đông hiện không có tài nguyên khoáng sản đặcbiệt nào.

d. Tài nguyên rừng

- Toàn xã hiện nay không còn đất lâm nghiệp.

77

2.1.3. Số hộ, nhân khẩu, chất lượng nguồn nhân lực:

a. Dân số

- Theo kết quả điều tra dân số năm 2012 toàn xã có11.007 người (nam giới chiếm 5.610 người, nữ giới chiếm5.397 người), 2.781 hộ, bình quân khoảng 4người/hộ.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: <1, 1%. Bảng 2.2 thống kê dân số xã Phú Đông năm 2012

TT Tên đơn vị Diện tích(ha) Số hộ Số dân

1 Ấp Giồng Ông Đông 648,31 790 3.387

2 Ấp Thị Cầu 261,37 645 2.3783 Ấp Bến Ngự 416,16 588 2.5124 Ấp Bến Đình 290,08 579 2.1605 Ấp Phú Tân 613,25 179 570

(Nguồn: UBND xã Phú Đông)b. Lao động

Nguồn lao động hiện nay toàn xã có 6.540 người, chiếm

59,4% dân số. Trong đó:

+ Lao động nông nghiệp : 1.276 người, chiếm

tỉ lệ 19.5%.

+ Lao động công nghiệp - xây dựng : 4.300 người,

chiếm tỉ lệ 65.8%.

+ Lao động thương mại - dịch vụ : 964 người,

chiếm tỉ lệ 14.7%.

Bảng 2.3 Thống kê dân số, lao động năm 2012

TT Hạng mục Đơn vị Chỉ số

78

1 Dân số trung bình Người 11.007Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % <1,1Tỷ lệ giảm dân số cơ học %

2 Số người trong độ tuổi lao động Người 5.626Tỷ lệ so dân số % 58.07

3 Lao động làm việc trong các ngành KT-XH Người 6.540

Tỷ lệ so số người trong độ tuổi LĐ %4 Cơ cấu sử dụng lao động

Nông - ngư nghiệp Người 1.276Tỷ lệ so lao động làm việc % 19,5Công nghiệp – xây dựng Người 4.300Tỷ lệ so lao động làm việc % 65,80Dịch vụ Người 964Tỷ lệ so lao động làm việc % 14,70

(Nguồn: UBND xã Phú Đông)c. Dân tộc:

- Dân cư xã Phú Đông phần lớn là người Kinh, còn lại

là người Hoa và dân tộc thiểu số khác: Khơ Me, Tày, Châu

Ro, JaRai,....

Bảng 2.4 Thống kê thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn xãnăm 2012

Stt Dân tộcSố khẩu(Người) Số hộ

1 Hoa 96 202 Khơ Me 57 153 Châu Ro 4 14 Tày 3 15 JaRai 2 1  Tổng cộng 162 38

(Nguồn:Báo cáo dân tộc thiểu số của UBND xã Phú Đông ngày

14/3/2013)

d. Tôn giáo:

Các cơ sở tôn giáo hoạt động ổn định. Trên địa bàn xã

79

có giáo xứ và chùa, UBND xã đã hướng dẫn các cơ sở tôn

giáo hoạt động đúng với quy định của pháp luật.

e. Tỷ lệ hộ nghèo

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương,

cùng với sự nỗ lực của người dân trong xã quyết tâm xóa

đói giảm nghèo, nên thời gian qua số hộ đói nghèo của xã

liên tục giảm xuống qua các năm.

2.2. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội và đánh giá khả

năng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

2.2.1. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội.

2.2.1.1. Tình hình kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế

Kinh tế trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo định hướng đã đề ra. Mức tăng

trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13%, so với Nghị

quyết đạt 108%; cơ cấu kinh tế đảm bảo tỷ trọng nông

nghiệp chiếm 55,26%, thương mại dịch vụ 25,31%, tiểu thủ

công nghiệp đạt 12,28%. GDP bình quân đầu người đạt 13

triệu đồng, so mục tiêu nghị quyết đạt 162,5%. Huy động

vốn đầu tư phát triển đạt được 23, 41tỷ đồng, trong đó vốn

nhân dân đầu tư phát triển kinh tế đạt 6,98 tỷ đồng, đạt

167% vượt chỉ tiêu Nghị quyết

(Nguồn đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

b. Hình thức và đặc điểm sản xuất chính

* Nông nghiệp

- Trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt của xã hàng năm

80

dần bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa,

tuy vậy hiện vẫn duy trì các vùng canh tác tập trung,

trong đó:

+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm: Mặc dù diện tích

gieo trồng hàng năm giảm nhưng năng suất ngày càng tăng do

áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Hiện diện tích

trồng mía và bắp trên địa bàn là tương đối lớn đem lại hiệu

quả kinh tế cao, bên cạnh đó xây dựng vùng chuyên canh rau

xanh khoảng 14,5ha.

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn xã khá

lớn chủ yếu là trồng cây ăn quả chủ yếu là xoài, ổi…

Hệ số sử dụng đất tăng 1,3 lần, diện tích lúa 900 ha,

năng suất 3,3 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt

3.861/4.741 tấn/năm, đạt 81.4%. Bình quân lương thực đầu

người (chỉ tính cây lúa) 370.3 kg/năm. Đã bố trí vùng

nguyên liệu mía đường 400 ha năng suất 7,5 tấn /ha; mì 30

ha, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Bên cạnh đó, vận động

nhân dân chuyển đổi, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên

trồng cây ăn trái với 44,5 ha; vùng chuyên canh rau xanh

là 14,5/15 ha. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các loại

sâu bệnh, dịch hại; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về

cây, con giống mới, các cuộc hội thảo đầu bờ cho nông dân.

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm phát triển tăng 5 -

10% hàng năm góp phần làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành trồng trọt và

giảm dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Theo định hướng của

81

huyện Nhơn Trạch không khuyến khích chăn nuôi tập trung và

dần định hướng chuyển chăn nuôi sang khu vực khác.

Ngoài giá trị cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu của

con người, chăn nuôi phát triển còn cung cấp nguồn phân

bón cho cây trồng, cải tạo đất. Vì vậy, trong thời gian

tới cần chú trọng phát triển ngành chăn nuôi hơn và có

chính sách ưu tiên phát triển theo mô hình trang trại.

- Lĩnh vực thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản đã tận dụng mặt

nước để phát triển hình thức chăn nuôi bán thâm canh trên

diện tích 14 ha, đạt 93% chỉ tiêu.

Mô hình Hợp tác xã đã thành lập một tổ hợp tác kinh

tế trồng và vận chuyển mía gồm 22 hộ với 40 ha. HTX NN-DV

Phú Đông hoạt động ổn định, vốn đầu tư là 382 triệu đồng

(vốn điều lệ 100 triệu đồng) với 10 hộ xã viên, trong thời

gian qua HTX hoạt động bình thường chưa mở rộng ngành

nghề.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

- Hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp -

thương mại trong những năm qua cơ bản ổn định, hàng hóa

ngày càng phong phú đa dạng, giá cả tương đối ổn định,

nhưng vào cuối năm do tình hình thế giới diễn biến phức

tạp nên giá cả một số hàng hóa có tăng so với cùng kỳ năm

trước. Tiểu thủ công nghiệp ở địa phương đã có những bước

phát triển khá tốt như đồ mộc xuất khẩu, vật liệu xây

dựng.

* Thương mại dịch vụ

82

Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong thời

gian qua có chiều hướng tăng trưởng rõ rệt. Phát triển các

ngành nghề như kỹ nghệ sắt, gò hàn, cưa xẻ gỗ ..., giá trị

sản xuất có từ 50 - 300 triệu đồng/hộ.

 Mạng lưới thương mại dịch vụ với nhiều loại hình và

nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tổng cộng có 287 cơ sở

trong đó  hàng chục cơ sở phát triển  thành doanh nghiệp

tư  nhân. Chợ Giồng Ông Đông có trên 100 sạp buôn bán đáp

ứng được nhu cầu phục vụ đời sống người dân.

(Theo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng

đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng

Nai).

c. Thu nhập bình quân đầu người:

Theo số liệu năm 2013 thu nhập bình quân đầu người xã

Phú Đông <24 triệu đồng/người/năm

(nguồn báo cáo năm 2013 xã Phú Đông)

2.2.1.2. Tình hình văn hoá - xã hội

- Giáo dục - đào tạo: Công tác giáo dục luôn được quan tâm,

đầu tư và tiếp tục nâng cao chất lượng. Đội ngũ giáo viên

từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn, nâng cao chất

lượng dạy và học. Tỷ lệ huy động học sinh ở các cấp học

đầu năm học đều đạt từ 98% - 100%, duy trì được sĩ số học

sinh, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu, trung bình và tăng dần

tỉ lệ sinh khá, giỏi hàng năm tăng từ 5% trở lên, nhiều

học sinh các cấp tham gia hội thi cấp huyện, tỉnh, trung

ương đạt thành tích cao. Trung tâm học tập cộng đồng, hội

83

khuyến học đã phát động phong trào tiếp sức sinh viên, học

sinh. Từ đó góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong

nhiệm kỳ qua, xã Phú Đông được công nhận là xã đạt chuẩn

quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập ở 3 cấp (tiểu học, trung

học cơ sở, trung học phổ thông).

- Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Trạm y tế

được đầu tư  xây mới với trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ y,

bác sĩ của trạm được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

đáp ứng được yêu cầu công tác khám chữa bệnh. Các chương

trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, tiêm ngừa các

bệnh nguy hiểm cho nhân dân và phòng ngừa suy dinh dưỡng

cho trẻ em đạt 98% trở lên, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 

từ 20,2 % giảm còn 11%. Làm tốt công tác tuyên truyền,

kiểm tra nhắc nhở các hộ kinh doanh đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm, vận động tham gia bảo vệ môi trường, thu

gom rác thải sinh hoạt ≥95% nhà ở đều có công trình phụ.

Đã triển khai thực các chiến dịch truyền thông lồng ghép,

thành lập 4 câu lạc bộ không sinh con thứ 3, góp phần giảm

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã xuống <1,1% (đạt chỉ

tiêu NQ đề ra). Xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y

tế.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và truyền thanh: Tổ

chức các hoạt động thông tin tuyên truyền với nhiều hình

thức đa dạng, tuyên truyền các chủ trương chính sách của

Đảng, pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của

địa phương. Trong nhiệm kỳ qua, xã Phú Đông được huyện đầu

84

tư  xây dựng trung tâm văn hoá xã. các ấp đều có điểm sinh

hoạt văn hóa. Tổ chức các phong trào văn thể mỹ, nhiều

loại hình vui chơi, giải trí chào mừng các ngày lễ lớn và

phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân,

quy tụ hàng ngàn lượt người dân tham gia thi đấu và rèn

luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Năm 2009 được Bộ

tặng bằng khen về phong trào văn hóa thông tin và thể

thao. Hàng năm có 96-98% hộ đạt GĐVH, giữ vững 4/5 ấp văn

hoá.

Trong toàn xã có 750 máy điện thoại cố định, bình

quân đạt 30 máy/100 hộ. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng các

phương tiện thông tin khác như điện thoại di động, mạng

internet,cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong

nhân dân.

(nguồn báo cáo năm 2013 xã Phú Đông)

2.2.2. Đánh giá khả năng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

2.2.2.1. Các tiêu chí theo quy định.

Bảng 2.5: Đánh giá các tiêu chí theo quy định

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

1 Quyhoạchvàthựchiệnquyhoạch

1.1. Quy hoạch sửdụng đất và hạ tầngthiết yếu cho pháttriển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa,công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp,

Đạt 1 Đạt Đạt Đạt Duytrì

85

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

dịch vụ1.2. Quy hoạch pháttriển hạ tầng kinhtế - xã hội – môitrường theo chuẩnmới

2 Đạt Đạt Duytrì

1.3. Quy hoạch pháttriển các khu dân cưmới và chỉnh trangcác khu dân cư hiệncó theo hướng vănminh bảo tổn đượcbản sắc văn hóa tốtđẹp.

3 Đạt Đạt Duytrì

2 Giaothông

2.1. Tỷ lệ % nhựahóa hoặc bê tông hóađường huyện quản lý

100% 4 67.9% ChưaĐạt

Chưađạt

2020

2.2. Tỷ lệ km đườngtrục xã, liên xãđược nhựa hóa hoặcbê tông hóa đạtchuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT

100% 5 6.59% Chưađạt 2020

2.3. Tỷ lệ km đườngtrục thôn xóm đượccứng hóa đạt chuẩntheo cấp kỹ thuậtcủa Bộ GTVT

100% 6 Đạt ChưaĐạt 2020

2.4. Tỷ lệ km đườngngõ, xóm sạch vàkhông lầy lội vàomùa mưa

100% 7 Đạt Đạt Duytrì

2.5. Tỷ lệ km đườngtrục chính nội đồngđược cứng hóa, xe cơgiới đi lại thuậntiện

100% 8 Đạt Đạt Duytrì

3 Thủylợi

3.1. Hệ thống thủylợi cơ bản đáp ứngyêu cầu phát triểnsản xuất và phục vụdân sinh

Đạt 9 Đạt Đạt Đạt Duytrì

86

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

3.2. Tỷ lệ km kênhmương do xã quản lýđược kiên cố hóa

85% 10 Khôngxét Đạt Duy

trì

4 Điện

4.1. Hệ thống điệnđảm bảo yêu cầu kỹthuật của ngành điện

Đạt 11 Đạt Đạt

Đạt

Duytrì

4.2. Tỷ lệ hộ dân sửdụng điện thườngxuyên, an toàn từcác nguồn

99% 12 Đạt Đạt Duytrì

5 Trườnghọc

Tỷ lệ trường học cáccấp: Mầm non, Mẫugiáo, Tiểu học,THCS, có cơ sở vậtchất đạt chuẩn Quốcgia

100% 13 30% Chưađạt

Chưađạt 2015

6

Cơ sởvậtchấtvănhóa

6.1. Nhà văn hóa vàkhu thể thao xã đạtchuẩn của Bộ VH-TT-DL

Đạt 14 Đạt Đạt

Đạt

Duytrì

6.2. Tỷ lệ ấp có nhàvăn hóa và khu thểthao đạt quy chuẩncủa Bộ VH-TT-DL

100% 15 Đạt Đạt Duytrì

6.3. Có Trung tâmvăn hóa học tập cộngđồng và điểm khoahọc công nghệ.

Đạt 16 Đạt Đạt Duytrì

7Chợnôngthôn

Chợ đạt chuẩn của Bộxây dựng Đạt 17 Đạt Đạt Đạt Duy

trì

8 Bưuđiện

8.1. Có điểm phục vụBưu chính viễn thông Đạt 18 Đạt Đạt

Đạt

Duytrì

8.2. Có internet đếnấp Đạt 19 Đạt Đạt Duy

trì

9 Nhà ởdân cư

9.1. Nhà tạm, dộtnát

Không 20 Đạt Đạt

Đạtđạt

2014

9.2. Tỷ lệ hộ có nhàở đạt chuẩn Bộ xâydựng

90% 21 96% Đạt Duytrì

10 Thunhập

Thu nhập bình quânđầu người/ năm so

2012-

22 20,7tr

Chưađạt

Chưađạt

2015

87

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

với mức bình quânchung khu vực nôngthôn của tỉnh (2012-24tr, 2015-34tr,2020-58tr)

24tr2013-

28tr2015-

35tr2020-

58tr

11 Hộnghèo

Tỷ lệ hộ nghèo theochuẩn của tỉnh 3 23 1,88% Đạt Đạt Duy

trì

12

Tỷ lệlaođộngcó

việclàm

thườngxuyên

12.1. Tỷ lệ ngườilàm việc trên dân sốtrong độ tuổi laođộng

≥90% 24 90% Đạt

Đạt

Duytrì

12.2. Tỷ lệ lao độngqua đào tạo >40% 25 49% Đạt Duy

trì12.3. Thời gian sửdụng lao động khuvực nông thôn

≥94% 26 95% Đạt Duytrì

13

Hìnhthứctổ

chứcSX

13.1.Tỷ lệ tổ hợptác hoạt động cóhiệu quả

>70% 27 Chưađạt Chưa

đạt

2014

13.2. Tỷ lệ hợp tácxã hoạt động có hiệuquả

>80% 28 100% Đạt Duytrì

14 Giáodục

14.1. Phổ cập giáodục trung học cơ sở Đạt 29 Đạt Đạt

Đạt

Duytrì

14.2. Tỷ lệ trẻ 6tuổi vào lớp 1 Đạt 30 Đạt Đạt Duy

trì14.3. Tỷ lệ trẻ vàomẫu giáo (đến năm2015-90%, 2020-100%)

90% 31 90% Đạt Duytrì

14.4. Tỷ lệ trẻ vàonhà trẻ >25% 32 30% Đạt Duy

trì14.5. Tỷ lệ học sinhtốt nghiệp trung họccơ sở được tiếp tụchọc trung học (phổthông, bổ túc, họcnghề)

>90% 33 91% Đạt Duytrì

88

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

15 Y tế

15.1. Tỷ lệ ngườidân tham gia bảohiểm y tế

≥70% 34 70% Đạt

Đạt

Duytrì

15.2. Y tế xã đạtchuẩn quốc gia Đạt 35 Đạt Đạt Duy

trì15.3. Tỷ lệ trạm ytế có bác sỹ khámchữa bệnh

100% 36 100% Đạt Duytrì

15.4. Tỷ lệ tăng dânsố tự nhiên khu vựcnông thôn

<1,1% 37 0,93% Đạt Duy

trì

15.5. Tỷ lệ suy dinhdưỡng đối với trẻ emdưới 5 tuổi

<12,5% 38 6,69% Đạt Duy

trì

16 Vănhoá

16.1. Xã có từ 70 %số thôn, bản trở lênđạt tiêu chuẩn làngvăn hoá theo quyđịnh của Bộ VH-TT-DL

Đạt 39 80% Đạt

Đạt

Duytrì

16.2. Tỷ lệ hộ giađình đạt tiêu chuẩnvăn hoá

>98% 40 98,47% Đạt Duy

trì

17 Môitrường

17.1. Tỷ lệ hộ dânsử dụng nước sạch vànước hợp vệ sinhtheo chuẩn Quốc gia

>95% 41 99,09% Đạt

ĐạtDuytrì

17.2. Xã có hệ thốngtiêu thoát nước mưa,nước thải phù hợpvới quy hoạch

Đạt 42 Đạt Đạt 2014

17.3. Tỷ lệ hộ dâncó nhà tiêu hợp vệsinh đạt chuẩn, đảmbảo vệ sinh an toànđối với khu vực sinhhoạt của con người

>95% 43 96% Đạt Duytrì

17.4. Tỷ lệ hộ dâncó chuồng trại giasúc, gia cầm, chấtthải, nước thải đượcxử lý đạt tiêuchuẩn/ quy chuẩn

≥95% 44 96% Đạt Duytrì

89

STT Tiêuchí Nội dung tiêu chí

Tiêuchí

chung

Chỉtiêu

Hiệntrạng

%

Đánhgiá

Tổnghợp

Mụctiêuphấnđấu

theo quy định17.5. Cơ sở sản xuấtkinh doanh đạt tiêuchuẩn về môi trường

Đạt 45 Đạt Đạt Duytrì

17.6. Không có cáchoạt động suy giảmmôi trường và có cáchoạt động phát triểnmôi trường xanh,sạch, đẹp

Đạt 46 Đạt Đạt Duytrì

17.7. Nghĩa trang,nghĩa địa được xâydựng theo quy hoạch

Đạt 47 Đạt Đạt Duytrì

18

Hệthốngtổ

chứcchínhtrị XHvữngmạnh

18.1. Cán bộ xã đạtchuẩn Đạt 48 Đạt Đạt

Đạt

Duytrì

18.2. Có đủ các tổchức trong hệ thốngchính trị cơ sở theoquy định

Đạt 49 Đạt Đạt Duytrì

18.3. Đảng bộ, chínhquyền xã đạt tiêuchuẩn “trong sạchvững mạnh”

Đạt 50 Đạt Đạt 2014

18.4. Các tổ chứcđoàn thể chính trịcủa xã đều đạt danhhiệu tiên tiến (khá)trở lên

Đạt 51 Đạt Đạt Duytrì

18.5. Xây dựng độingũ nồng cốt (cácđoàn thể) trong cácphong trào thực hiệncác nhiệm vụ chínhtrị của Đảng

Đạt 52 Đạt Đạt Duytrì

18.6. Thực hiện tốtquy chế dân chủ Đạt 53 Đạt Đạt Duy

trì

19

Anninhtrậttự

An ninh trật tự xãhội được giữ vững Đạt 54 Đạt Đạt Đạt Duy

trì

(Nguồn báo cáo nông thôn mới quý 1/2014 của UBND xã Phú Đông)

90

2.2.2.2. Đánh giá khả năng thực hiện các tiêu chí theo quy định (do phạm vi

nghiên cứu của đề tài nên chỉ tập trung vào đánh giá khả

năng thực hiện 05 tiêu chí đầu): Phần lớn nguồn vốn đầu tư

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đa phần phụ thuộc

vào nguồn vốn ngân sách cấp trên và vốn xã hội hoá vận

động từ nhân dân, doanh nghiệp nên tình hình thực hiện các

tiêu chí về nông thôn mới có thể đánh giá thực tế như sau:

2.2.2.2.1. Tiêu chí 1: Quy hoạch và đồ án xây dựng xã nông

thôn mới

+ Cơ bản các đồ án quy hoạch trên địa bàn xã đã được

phê duyệt như:

- Tỉnh ban hành Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày

13/9/2010 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng mạng lưới

điểm dân cư nông thôn xã Phú Đông, huyện Nhơn Trach, tỉnh

Đồng Nai.

- Huyện đã ban hành Quyết định số 5021/QĐ-UBND ngày

20/12/2012 về việc phê duyệt “Đề án xây dựng nông thôn mới

xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giai đoạn

2011-2020 và Quyết định số 2682/QĐ-UBND ngày 29/8/2013 về

việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phú

Đông. Kinh phí thực hiện do ngân sách huyện cấp.

- Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng 1/2000 khu

dân cư xã Phú Đông đã được phê duyệt theo Quyết định số

3621/QĐ-UBND ngày 11/10/2001 của tỉnh Đồng Nai

+ Đánh giá: Hiện xã Phú Đông còn phải tiến hành điều

chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 khu dân cư Phú Đông và

91

thực hiện quy hoạch chi tiết 03 điểm dân cư nông thôn theo

quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn đã được phê

duyệt.

Tuy nhiên, về cơ bản tiêu chí này đã thực hiện đạt,

nguồn vốn để thực hiện do ngân sách nhà nước phân bổ.

2.2.2.2.2. Tiêu chí 2: Giao thông

- Đường huyện quản lý: có chiều dài khoảng 14.35km đã

nhựa hoá đạt 67.94% còn lại 4.6km đường chưa được nhựa

hoá.

- Đường trục xã, liên xã: Tổng số 9.1 km nhựa hoá

hoặc BT hoá đạt 6.59%.

- Đường ngõ, xóm: Tổng số 14.95 km, trong đó:

+ 6,845 km ( 48.56%) đã được bê tông hoá.

+ 7,25 km (51.44%) là đường chưa cứng hoá đạt tiêu

chí bộ giao thông vận tải.

92

Bảng 2.6: Thống kê hiện trạng giao thông đến năm 2014

TT Nội dung theotiêu chí

Hiện TrạngChiềudài(m)

Điểmđầu

Điểmcuối

Bmặt

(m)

Bhè

(m)

MặtĐường

A Đường huyện quản lý

14.350

1 Đ. Lý Thái Tổ 2.000

QuáchThị

Trang

Sânbóng

11,0 2 Nhựa

2 Đ. Hùng Vương 3.000

ĐườngPhướcKhánh

CâyxăngPhúĐông

5,0 2 Nhựa

3 Đ. Trần Nam Trung 600

LýTháiTổ

HùngVương 5,0 2 Nhựa

4 Đ. Huỳnh Văn Luỹ 550

LýTháiTổ

HùngVương 5,0 2 Nhựa

5 Đường Bến Ngự - Giồng Ông Đông

1.700

chùaPhápVân

CầuLángCát

5,0 Nhựa

6 Đường Phú Tân –Phú Đông

4.600

HùngVương

Đườngđê ÔngKèo

10 2.5

Đườngđất

7 Đường Võ Thị Sáu

1.900

HùngVương

Bến Ngự- Giồng

ÔngĐông

15 7.5

LángNhựa5m

B Đường trục xã, Liên Xã

9.100

1 Đường Phú Đông - Vĩnh Thanh 600

QuáchThị

Trang

HùngVương 5,0 0.

75

Đườngđất

2 Đường Vườn Chuối 500

LýTháiTổ

HùngVương 5,0 0.

75Nhựahoá

93

TT Nội dung theotiêu chí

Hiện TrạngChiềudài(m)

Điểmđầu

Điểmcuối

Bmặt

(m)

Bhè

(m)

MặtĐường

3Đường trong khudân cư Phú Đông173.6ha

8.000 7 2.

5

Đườngđất

C Đường trục thônxóm

14.095

I Ấp Thị Cầu 3.610

1 Đường Ông Chín Nhứt 400 Hùng

VươngChínNhứt 4,0

Đườngđất

2 Đường Út Lương 150 HùngVương

ÚtLương 3,0

Đườngđất

3 Đường Năm Phục 220 HùngVương

NămPhục 4,0 BTXM

4 Đường Hai Nhỏ 300 HùngVương Hai Nhỏ 3,0 BTXM

5 Đường Anh Ba 250 HùngVương Anh Ba 2,0 BTXM

6 Đường Danh Hà 200 HùngVương Danh Hà 3,0

Đườngđất

7 Đường Chín Tặc 250 HùngVương

ChínTặc 3,0 BTXM

8 Đường Ông Chín Chôm 400 Hùng

Vương

ÔngChínChôm

4,0 BTXM

9 Đường Nhà Thờ Thị Cầu 300 Hùng

Vương Ông Lê 4,0Đườngđất

10 Đường Thanh Vân 250 HùngVương

ThanhVân 4,0

Đườngđất

11 Đường ra nghĩa địa

350 Võ ThịSáu

KhuNghĩa

4,0 Đường

94

TT Nội dung theotiêu chí

Hiện TrạngChiềudài(m)

Điểmđầu

Điểmcuối

Bmặt

(m)

Bhè

(m)

MặtĐường

Địa đất

12 Đường nhà thờ -UBND xã 540

LýTháiTổ

Nhà Thờ 4,0 BTXM

II Ấp Giồng Ông Đông

4.030

13 Đường khu 55 400 BaHùng Khu 55 3,5 BTXM

14 Đường Chùa Ông 150 Tư Kịp ChùaÔng 4,0 BTXM

15 Đường Khu 52 400 Út Âu Út minh 4,0 BTXM

16 Đường Cầu Tàu 230 AnhChạy

AnhNhân 3,0 BTXM

17 Đường Sáu Hai 600 SáuHai Út Tùng 3,0

Đườngđất

18 Đường Tám Đực 250 TámĐục Anh Đảo 2,0

Đườngđất

19 Đường Hai Anh 400 Võ ThịSáu

Võ ThịSáu 3,0 BTXM

20 Đường Anh Hai nối dài. 800 Hai

Anh Rạch 3,0 BTXM

21 Đường Út Thật 200 Nhà ÚtNhật Ngã Ba 2,0

Đườngđất

22 Đường Láng Cát 300 Võ ThịSáu Ruộng 4,0

Đườngđất

23 Đường Hai Quây 300 Võ ThịSáu

HaiQuây 3,0

Đườngđất

III Ấp Bến Ngự. 2.180

24 Đường Hai Anh 600 Hai Tám 4,0 BTXM

95

TT Nội dung theotiêu chí

Hiện TrạngChiềudài(m)

Điểmđầu

Điểmcuối

Bmặt

(m)

Bhè

(m)

MặtĐường

Anh Lùng

25 Đường Anh Toàn 180 AnhToàn Anh Đâu 2,0

Đườngđất

26 Đường Ba Trong 250 BaTrong Cô Hoa 3,0 BTXM

27 Đường Cô The 200 Cô The Bà Út 3,0 BTXM

28 Đường Tám Ca 250 Tám Ca AnhCành 2,0

Đườngđất

29 Đường Tám Thuật 250 Út Nu TámThuật 3,0 BTXM

30 Đường Ông Út Bé 250 Võ ThịSáu Út Bé 2,5

Đườngđất

31 Đường Hoàng Gia 200 Võ ThịSáu Tư Gia 2,5

Đườngđất

IV Ấp Bến Đình 4.275

32 Đường 317 200 Hùng

VươngSáuThủy 3,0 BTXM

33 Đường Hai Tỷ 400 Hùng

Vương Hai Tỷ 4,0 2 BTXM

34 Đường Ông Kiệt 220 Hùng

Vương Ba Ngợi 2,0ĐườngĐất

35

Đường Nhà Anh Sơn 200 Hùng

VươngNhà Anh

Sơn 4,0ĐườngĐất

36 Đường Ba Tỷ 305 Hùng

Vương Ba Tỷ 4,0 BTXM

37 Đường Gà Vàng 800 Hùng

Vương Gà vàng 4,0 2ĐườngĐất

96

TT Nội dung theotiêu chí

Hiện TrạngChiềudài(m)

Điểmđầu

Điểmcuối

Bmặt

(m)

Bhè

(m)

MặtĐường

38 Đường Chín Ngọt 200 Hùng

VươngSáuThủy 3,0

ĐườngĐất

39 Đường Anh Mão 250

LýTháiTổ

Anh Nảo 4,0ĐườngĐất

40 Đường Tám Đủ 300

LýTháiTổ

Chị Lan 4,0ĐườngĐất

41 Đường Diệu Âm 300

TrầnNam

Trung

ChùaDiệu Âm 4,0 BTXM

42

Đường Anh Sơn (gần TTVH xã) 300 Hùng

Vương Anh Sơn 4,0ĐườngĐất

43

Đường Nhà Máy nước Phước Khánh

100 HùngVương Ngã ba 5,0

ĐườngĐất

44 Đường Anh Giác 500 Gà

VàngHùngVương 4,0

ĐườngĐất

45 Đường Ba Bòn 200 Ba Bòn Đến

ruộng 4,0ĐườngĐất

(Nguồn đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

+ Đánh giá: hiện tiêu chí này chưa đạt, địa phương

đang rất khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để thực

hiện tiêu chí này.

2.2.2.2.3. Tiêu chí 3: Thuỷ lợi:

+ Hệ thống thủy lợi của xã đa phần nằm trong đê thủy

lợi Ông Kèo, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cơ

97

bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ

dân sinh.

+ Đánh giá: Tiêu chí này đã thực hiện đạt theo, tuy

nhiên trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới cần

tiếp tục nghiên cứu để tìm các nguồn vốn phục vụ cho việc

nạo vét hệ thống thuỷ lợi và đầu tư thêm hệ thống kênh

thuỷ lợi nhân tạo để phục vụ việc tưới tiêu của nông dân

2.2.2.2.4. Tiêu chí 4: Điện nông thôn

- Hệ thống trạm biến áp có 09 trạm đang hoạt động

tốt.

- Đường dây trung, hạ thế có 05 tuyến, tổng số có

11.435 km đảm bảo yêu cầu.

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện là 2642/2763 hộ đạt

99,29%.

2.2.2.2.5. Tiêu chí 5: Trường học

Hiện trạng hệ thống đường trong xã gồm trường mầm non

(01 trường) trường tiểu học (01 trường) và trường trung

học cơ sở (01 trường).

- Trường mầm non ấp Giồng Ông Đông có số học sinh

hiện nay là 319 trẻ. hiện trạng có diện tích đất xây dựng

là 822,9m2 tại ấp Giồng Ông Đông. Diện tích đất trung bình

cho một trẻ 2,58m2/trẻ (theo quy định ≥ 8m2/trẻ). Diện

tích xây dựng 259,2m2 (gồm 4 phòng học, diện tích mỗi

phòng 60m2 và một phòng vệ sinh), diện tích sử dụng

0,81m2/trẻ (quy định tối thiểu là 1m2/trẻ). Công trình này

hiện chưa có phòng chức năng diện tích sân chơi là 563,7m2

98

cơ bản đáp ứng được sân chơi cho các cháu. Theo nhu cầu

đến năm 2020 phải có trường phục vụ cho 800 trẻ vì vậy cần

phải đầu tư mới một trường mẫu giáo để đảm bảo có đủ phòng

học cho các cháu.

- Trường Tiểu học Phú Đông hiện trạng có diện tích

đất xây dựng là 9.566,8m2 chỉ tiêu đất cho một học sinh là

13,11m2/học sinh. Diện tích xây dựng 1246.14m2, diện tích

phòng học bình quân cho học sinh là 0,854m2/ học sinh

(chưa đạt). Trường có 8 phòng học, diện tích mỗi phòng là

63m2, có 5 phòng chức năng, có sân chơi, bãi tập trên diện

tích 8.320m2

- Trường Trung học cơ sở hiện trạng có 503 học sinh,

diện tích đất xây dựng 11.242m2 tại ấp Thị Cầu. diện tích

đất cho 01 học sinh là 22,35m2/hs. Diện tích xây dựng

1.712,2m2, nhà có 4 tầng, 21 phòng học, mỗi phòng 40m2,

diện tích phòng học cho 01 học sinh là 1,66m2. Hiện đang

dư 05 phòng học. Trường có 17 phòng chức năng. Hiện tại

trường đã đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư cho xây dựng

hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2014.

2.3.1. Thực trạng công tác huy động vốn thực hiện quy hoạch.

Trong công tác huy động vốn thực hiện quy hoạch trên

địa bàn xã Phú Đông hầu hết phụ thuộc vào ngân sách nhà

nước. Đối với các quy hoạch chung của xã, quy hoạch điểm

dân cư nông thôn và các quy hoạch phân khu chức năng đều

sử dụng nguồn vốn ngân sách để thực hiện. Trong năm 2013

99

để thực hiện hoàn chỉnh Quy hoạch nông thôn mới, nguồn vốn

ngân sách chi trả cho đơn vị tư vấn khoảng 150 triệu đồng.

Đối với quy hoạch các khu dân cư do các chủ đầu tư tự thực

hiện trên cơ sở các quy hoạch định hướng được duyệt.

(nguồn báo cáo năm 2013 của UBND xã Phú Đông)

2.3.2. Thực trạng về việc huy động vốn để đầu tư cho hạ tầng.

2.3.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư đường giao thông

Bảng 2.7: Tổng hợp hiện trạng huy động vốn đầu tư đường giaothông

ĐVT: triệu đồng

TTNội dung thựchiện theo tiêu

chí

Địađiểm

Dài

Rộng

Kếtcấu

Tổngmứcđầutư

Vốn đầu tư

NSTíndụng

Doanhnghiệp

Nhândân

A Đường huyệnquản lýThực hiện năm2012Đường Bến Ngự -Giồng Ông Đông

BN -GÔD 1.810

5 BTNN 4.128

3.118

450 560

B Đường trục xã,liên xãThực hiện năm2013Đường VườnChuối

Thị Cầu 440

5 BTNN 1.715

1.400

115 200

C Đường Trục ThônXóm

I Thực hiện năm2012

1.082

731 230 121

1 Đường Hai Nhỏ Thị Cầu 300

3 BTXM 246 172   44 30

2 Đường Anh Ba Thị Cầu 250

3 BTXM 205 144   36 25

3 Đường 317 BếnĐình

200

2 BTXM 116 50   50 16

4 Đường Hai Anh Bến Ngự 60 3 BTXM 515 365   100 50

100

0II Thực hiện năm

2013311 311

1 Đường Chín Tặc Thị Cầu 161

3 BTXM 45       45

2 Đường Tám Thuật Bến Ngự 113

3 BTXM 34       34

3 Đường Cầu Tàu GiồngÔngĐông

171

3 BTXM 52       52

4 Đường Diệu Âm BếnĐình

300

3 BTXM 180       180

Tổng Cộng 7.236

5.249 795

1.192

(Nguồn báo cáo năm 2012, 2013 xã Phú Đông)

+ Đánh giá: trong giai đoạn 2012 -2013 nguồn vốn đầu

tư cho cơ sở hạ tầng của xã Phú Đông là 9,468 tỷ đồng,

trong đó vốn ngân sách hỗ trợ 7,295 tỷ đồng chiếm 77,1%

còn lại là vốn đóng góp từ doanh nghiệp và cộng đồng dân

cư. Tuy nhiên từ năm 2013 tỉnh, huyện có chủ trương thắc

chặt nguồn vốn đầu tư, chỉ ưu tiên đầu tư cho các công

trình trọng điểm và các công trình thuộc các xã điểm nên

UBND xã Phú Đông không đăng ký thực hiện các công trình có

sử dụng vốn ngân sách tỉnh và huyện mà chủ yếu tập trung

vào vận động nhân dân thực hiện các công trình với kết cấu

đơn giản 10cm đá 0x4 và 5cm BTXM để đảm bảo cứng hoá và

sạch sẽ cho các tuyến đường nên kinh phí đầu tư giảm đi

rất nhiều. Việc thực hiện các công trình chỉ sử dụng vốn

đóng góp của nhân dân chỉ tập trung vào các tuyến đường có

đông dân cư, còn đối với các tuyến đường dân cư thưa thớt

thì không thể thực hiện được.

2.3.2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho thuỷ lợi

101

Trong giai đoạn 2012 – 2014, địa phương chưa đầu tư

cho hệ thống thuỷ lợi do các tuyến sông rạch trên địa bàn

đảm bảo tốt việc tưới tiêu và phục vụ tốt việc đi lại, vận

chuyển nông sản.

2.3.2.3. Thực trạng huy động vốn đầu tư Điện

Từ năm 2012 đến năm 2013, địa phương đầu tư thêm

6.398m điện chiếu sáng và 1.185m đường dây điện hạ thế

phục vụ cho các tuyến đường với tổ giá trị đầu tư là

2.232,1 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước là

2.046,55 triệu đồng, nhân dân đóng góp là 185,55 triệu

đồng. Đường dây điện hạ thế được đầu tư theo phương thức

nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhà nước 50% và

nhân dân 50%.

Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng huy động vốn đầu tư điệnĐVT: triệu đồng

TTNội dung thựchiện theo tiêu

chí

Địađiểm Dài

Tổngmứcđầutư

Vốn đầu tư

NSTíndụng

Doanh

nghiệp

Nhân

dân

A Điện chiếu sángThực hiện năm2013

1 Đường Bến Ngự -Giồng Ông Đông

BN -GÔD 1.810

405 405

2 Đường HùngVương

BếnĐình –Thị Cầu

4.588

1.456 1.456

B Điện Hạ thếThực hiện năm2012

1 Đường Vườn Thị Cầu 440 132 66 66

102

Chuối2 Đường Chín Tặc Thị Cầu 161 51,5 25,75 25,753 Đường Tám Thuật Bến Ngự 113 39,5 19,75 19,754 Đường Cầu Tàu Giồng

ÔngĐông

171 58,1

29,05 29,055 Đường Diệu Âm Bến

Đình300 90

45 45Tổng cộng 2.232

,12.046,

55185,5

5(Nguồn báo cáo năm 2012, 2013 của UBND xã Phú Đông)

2.3.2.4. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho trường học

Trong giai đoạn 2012 – 2013, địa phương chưa có đầu

tư cho các trường học, hầu hết các công trình này đã được

xây dựng từ trước, hàng năm các trường chỉ duy tu, sửa

chữa nhỏ bằng nguồn vốn vận động từ hội cha mẹ học sinh

2.3.3. Đánh giá khả năng huy động vốn để thực hiện các tiêu chí:

2.3.3.1. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

Với nguồn vốn từ NSNN khá hạn hẹp, phân bổ hàng năm

cho địa phương từ 2.5 – 4.2 tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian

qua, xã Phú Đông rất quan tâm đầu tư cho nông thôn mới,

đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

nông thôn hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế…Trong giai

đoạn 2012-2014, vốn NSNN đầu tư trên địa bàn toàn xã đạt

7,236 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN đầu tư cho nông thôn đạt

7,295 tỷ đồng chiếm 77,1% vốn ngân sách trên địa bàn toàn

xã. Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong việc đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng xã hội và nguồn ngân sách tỉnh, huyện

đầu tư cho nông thôn chủ yếu là vào các lĩnh vực công

103

trình giao thông.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Đông được hình

thành từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn (chủ yếu từ thu

thuế, phí và tiền cấp quyền sử dụng đất) và nguồn hỗ trợ

đầu tư từ ngân sách tỉnh và huyện.

a) Về thu ngân sách trên địa bàn: Số thu ngân sách trên địa

bàn không ngừng tăng lên qua các năm. Tổng thu NSNN trên

địa bàn năm 2012 là 3,655 tỷ đồng; năm 2013 là 4 tỷ đồng,

năm 2014 cấp trên giao cho địa phương là 4.2 tỷ đồng.

Trong các nguồn thu trên địa bàn, nguồn thu chiếm tỷ trọng

lớn nhất là thu từ cấp quyền sử dụng đất và nguồn ngân

sách từ cấp trên cấp về.

b) Đối với nguồn thu hỗ trợ từ tỉnh, huyện: Nguồn vốn hỗ trợ đầu

tư từ tỉnh, huyện gồm nguồn hỗ trợ cân đối theo Luật Ngân

sách, vốn Chương trình MTQG, Trái phiếu chính phủ và các

nguồn hỗ trợ khác.

Nguồn vốn tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư tập trung giai

đoạn 2012-2013, được thực hiện theo Nghị Quyết 77/2006/NQ-

HĐND ngày 28/9/2006 về việc quy định huy động đóng góp tự

nguyện hàng năm của nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà

nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của phường, xã, thị

trấn. Từ năm 2012 nguồn vốn ngân sách huyện hỗ trợ được

thực hiện theo Nghị quyết số 25/2012/NQ-HĐND của Hội đồng

nhân dân huyện Nhơn Trạch về mức hỗ trợ từ ngân sách huyện

cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới giai đoạn

2012-2015.

104

2.3.3.2. Vốn đầu tư tín dụng:

Giai đoạn 2012-2013 tổng vốn tín dụng đầu tư trên địa

bàn toàn xã đạt 2,407 tỷ đồng, trong đó vốn từ các ngân

hàng nhà nước khoảng 2 tỷ đồng, vốn tín dụng từ quỹ CEP hỗ

trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm khoảng 407 triệu

đồng.

2.3.3.3. Vốn đầu tư doanh nghiệp, HTX và dân cư:

Đây là khu vực tăng vốn mạnh nhất và tỷ trọng vốn

chiếm ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Giai đoạn 2012-2013, tổng lượng vốn huy động của khu vực

này trên địa bàn toàn xã là 1,897 tỷ đồng, hầu hết là

đầu tư vào phát triển hạ tầng nông thôn.

Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế

phát triển, trong thời gian qua, các doanh nghiệp HTX và

nhân dân đã tích cực đầu tư vào địa bàn Phú Đông. Các dự

án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ

không cao, sử dụng nhiều lao động, như: may mặc, sản xuất

vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến hàng nông sản

xuất khẩu...

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân gồm từ

nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và vốn vay từ các

ngân hàng thương mại. Trên địa bàn xã Phú Đông hiện có 02

tổ chức tín dụng hoạt động. Đây cũng là một trong những

điều kiện thuận lợi trong kênh huy động vốn đầu tư phát

triển của các doanh nghiệp.

2.4. Những tồn tại, vướng mắc trong việc huy động vốn

105

- Tuy tổng vốn đầu tư tăng qua các năm nhưng vẫn chưa

đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của xã đối với việc

thực hiện hoàn chỉnh các tiêu chí nông thôn mới theo đề

án. Điều này dẫn đến có một số dự án thực hiện kéo dài,

chậm phát huy tác dụng hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa thể

đi vào thực hiện do thiếu vốn, ảnh hưởng đến lợi ích của

cả nhà đầu tư và của toàn xã.

- Vốn đầu tư trên địa bàn xã vẫn còn phụ thuộc nhiều

vào nguồn vốn từ tỉnh, huyện do đó đã giảm khả năng tự chủ

và năng động trong các hoạt động đầu tư của xã. Về cơ cấu

theo nguồn vốn đầu tư, hoạt động đầu tư của các doanh

nghiệp có vẻ chững lại trong một vài năm trở lại đây. Các

nhà đầu tư có vẻ dè dặt và thận trọng hơn trong việc ra

quyết định đầu tư. Nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển còn

gặp nhiều khó khăn.

- Tuy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp song vẫn

còn tình trạng một số cơ sở hạ tầng bị xuống cấp chưa có

vốn để tu sửa. Hiệu quả đầu tư vào các ngành vẫn chưa đạt

được mức đề ra, cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển đổi, công

nghiệp tuy có những bước phát triển nhưng chưa bền vững.

- Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, ảnh hưởng

đến cơ hội đầu tư và hiệu quả hoạt động của dự án. Hai

khâu còn gặp nhiều trở ngại nhất là chuẩn bị đầu tư và

giải phóng mặt bằng.

2.5. Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế

- Do nguồn thu trên địa bàn còn thấp, nguồn đầu tư

106

phụ thuộc lớn vào nguồn cân đối từ ngân sách cấp trên. Để

có thể chủ động nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh,

huyện cần có giải pháp đặc thù trong việc đầu tư cho nông

thôn mới và phải có kế hoạch, lộ trình đầu tư cụ thể.

- Các doanh nghiệp khó khăn về vốn, trong khí thủ tục

vay vốn rất ngặt nghèo. Để vay được vốn thì người vay vốn

phải có thế chấp, trong khi đó người vay vốn chủ yếu lại là

người nông dân nên điều kiện đó họ không đáp ứng được.

- Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới

kết cấu hạ tầng song nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư

từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình

còn dàn trải, chưa tập trung vì vậy ảnh hưởng đến việc

phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề

quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất

thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng

theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra.

- Chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các doanh

nghiệp và nhân dân, chưa phát huy được tiềm năng để phát

triển, khai thác thế mạnh kinh tế đặc thù của địa phương.

- Thủ tục chuẩn bị đầu tư một số công trình vẫn còn

chậm; Một số công trình đầu tư vốn lớn nhưng hiệu quả mang

lại còn thấp và chưa phát huy tác dụng; Tốc độ đầu tư cho

công trình sản xuất chưa cao, khả năng tiếp thu vốn đầu tư

có xu hướng chững lại trong những năm gần đây do tình hình

kinh tế còn gặp nhiều khó khăn .

- Trong đầu tư, quy hoạch phải đi trước một bước, tuy

107

nhiên việc triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã

hội cũng như các quy hoạch chuyên ngành chất lượng còn hạn

chế. Việc thực hiện thủ tục trong xây dựng và lập dự án

cũng như kế hoạch đầu tư còn chậm, ảnh hưởng đến quá trình

lập kế hoạch và triển khai thực hiện.

- Lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh

vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện

dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp, đến nay việc đầu tư

mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn

khác như vay tín dụng ưu đãi, vay ngân hàng, huy động từ

nguồn vốn trong dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế.

Chương trình tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp,

nông thôn chưa quan tâm đúng mức. Nguồn vốn đầu tư nước

ngoài ít được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông

thôn. Thị trường thứ cấp chưa được phát triển phục vụ cho

việc huy động vốn.

- Các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt trong

chỉ đạo để đưa việc quản lý xây dựng vào nề nếp. Việc dự

kiến chi phí thường thấp hơn chi phí thực tế và dự kiến

hoàn thành thường lạc quan quá mức cũng là một nguyên nhân

dẫn đến làm chậm tiến độ dự án đầu tư.

- Hệ thống CSHT phục vụ phát triển vùng nông thôn đã

được nâng cấp một bước song còn nhiều bất cập như: Công

nghệ hiện đại sản xuất giống cây trồng vật nuôi còn hạn

chế, công nghiệp chế biến còn ít, chủ yếu ở mức bảo quản

thô và sơ chế. Các công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tư

108

không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu, hệ

thống chậm được đâu tư nâng cấp gây tổn hao lớn, hệ thống

đường GTNT, nước sạch nông thôn còn chưa hoàn chỉnh... Bên

cạnh đó vấn đề quản lý CSHT cũng như việc phân cấp đầu tư

còn bất cập... ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông

nghiệp và kinh tế của xã.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ PHÚ ĐÔNG – HUYỆN NHƠN TRẠCH – TỈNH ĐỒNG NAI

GIAI ĐOẠN 2015 – 2020.

3.1. Nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2015 – 2020

3.1.1. Mục tiêu

3.1.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng xã Phú Đông thành xã nông thôn mới có kết

109

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; có cơ cấu kinh tế

và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn phát triển

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị với phát triển

nhanh công nghiệp và dịch vụ; xã hội dân chủ văn minh và

giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường được bảo vệ và an

ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần

của người dân ngày càng được nâng cao.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2015 - 2020:

- Hoàn thành các chỉ tiêu còn lại để đạt 19 tiêu chí

vào năm 2020 ( tiêu chí số 2, 5, và số 10)

- Tiếp tục duy trì theo chuẩn các chỉ tiêu đã đạt

được trong giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

3.1.2. Nội dung nhiệm vụ

3.1.2.1. Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch còn

lại.

- Hoàn chỉnh quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát

triển vùng trồng cây hàng năm và cây lâu năm với diện tích

quy hoạch khoảng 800ha (không kể vùng đã quy hoạch trồng

mía khoảng 320ha. Quy hoạch chi với bản đồ tỷ lệ 1/2.000.

- Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các điểm dân cư

nông thôn.

- Điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Phú Đông

1/2.000.

Kinh phí đầu tư ước thực hiện khoảng 835.9 triệu đồng

3.1.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

3.1.2.2.1. Giao thông

110

- Tập trung duy tu bảo dưỡng các tuyến đường đã đạt

chuẩn tránh xuống cấp làm giảm chỉ tiêu về giao thông.

- Cải tạo nâng cấp các tuyến đường xã, đường trục xã

với quy mô đường cấp A, cấp AH, đường trục thôn xóm với

quy mô đường cấp B và cấp C (phân cấp theo quyết định

315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 về việc ban hành hướng dẫn

lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục

vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010 – 2020, cụ thể như sau:

+ Đường trục xã, liên xã nhựa hoá 8.6km với quy mô B

mặt từ 5-7m, lề 2*2.5m, kết cấu mặt đường BTNN.

+ Các đường trục thôn xóm: Bê tông hoá 7.25km vớ quy

mô mặt đường từ 2-5m, lề đường 2*0.5m, kết cấu BTXM.

Vốn đầu tư ước tính 262.313 triệu đồng

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông

Stt Tên đường

Chiềudài(m)

Bề rộng

Kếtcấu

Vốnđầutư

(triệu

đồng)

Nămthựchiện

Ghichú

Mặtđường(m)

Lềđường(m)

A Đường huyện quản lý 2.800 140.358

1 Đường Phú Tân – Phú Đông 4,600 10 2.5 BTNN 140.3

58 2016

B Đường trục xã, liên xã

117.000

2 Đường Phú Đông - Vĩnh Thanh 600 5 2.5 BTNN 1.800 2016

3 Đường trong khu dân cư Phú Đông 173.6ha 8,000 7 2.5 BTNN 115.2

002016 -2020

C Đường trục thôn xóm 7,250 4.955I âp Thị Cầu 1,650 1.250

111

Stt Tên đường

Chiềudài(m)

Bề rộngKếtcấu

Vốnđầutư

(triệu

đồng)

Nămthựchiện

Ghichú

Mặtđường(m)

Lềđường(m)

4 Đường Ông Chín Nhứt 400 4 0.5 BTXM 320 20155 Đường Út Lương 150 3 0.5 BTXM 90 20166 Đường Danh Hà 200 3 0.5 BTXM 120 2017

7 Đường Nhà Thờ Thị Cầu 300 4 0.5 BTXM 240 2018

8 Đường Thanh Vân 250 4 0.5 BTXM 200 20189 Đường ra nghĩa địa 350 4 0.5 BTXM 280 2019II Ấp Giồng Ông Đông 1,650 96010 Đường Sáu Hai 600 3 0.5 BTXM 360 201611 Đường Tám Đực 250 2 0.5 BTXM 100 201712 Đường Út Thật 200 2 0.5 BTXM 80 201813 Đường Láng Cát 300 4 0.5 BTXM 240 201514 Đường Hai Quây 300 3 0.5 BTXM 180 2015III Ấp Bến Ngự. 880 397

15 Đường Anh Toàn 180 2 0.5 BTXM 72 201616 Đường Tám Ca 250 2 0.5 BTXM 100 201817 Đường Ông Út Bé 250 2.5 0.5 BTXM 125 2015

18 Đường Hoàng Gia 200 2.5 0.5 BTXM 100 2015

IV Ấp Bến Đình 3,070 2.34819 Đường Ông Kiệt 220 2 0.5 BTXM 88 201620 Đường Nhà Anh Sơn 200 4 0.5 BTXM 160 201721 Đường Gà Vàng 800 4 0.5 BTXM 640 201922 Đường Chín Ngọt 200 3 0.5 BTXM 120 201623 Đường Anh Mão 250 4 0.5 BTXM 200 201824 Đường Tám Đủ 300 4 0.5 BTXM 240 2018

25 Đường Anh Sơn ( gần TTVH xã) 300 4 0.5 BTXM 240 2020

26 Đường Nhà Máy nước Phước Khánh 100 5 0.5 BTXM 100 2019

27 Đường Anh Giác 500 4 0.5 BTXM 400 201528 Đường Ba Bòn 200 4 0.5 BTXM 160 2020

112

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

3.1.2.2.2. Thuỷ lợi:

Trong kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi của

UBND xã Phú Đông, không đầu tư mới hệ thống kênh mương

thuỷ lợi chỉ thực hiện nạo vét các tuyến kênh rạch từ

nguồn vốn ngân sách cấp trên.

3.1.2.2.3. Điện:

Không thực hiện đầu tư cơ bản các công trình điện,

chỉ duy tu và bảo dưỡng theo kế hoạch vốn của điện lực

Nâng số hộ sử dụng điện kế chính thêm 200 hộ vào năm

2020.

Kinh phí thực hiện khoảng 200*2triệu = 400 triệu

đồng.

3.1.2.2.4. Trường học:

a. Cải tạo trường mẫu giáo Giồng Ông Đông quy mô 320

trẻ.

- Nội dung cải tạo chính:

+ Mở rộng diện tích đất lên 3.190m2 (10m2/trẻ);

+ Xây dựng thêm 479-259 =220m2 phòng sinh hoạt chung;

+ Xây dựng mới phòng Ngủ: 383m2 (1.2m2/trẻ)

+ Xây dựng mới phòng vệ sinh

Vốn đầu tư 14.860 triệu đồng

+ Chi phí đền bù giải tỏa đất đai: 2.367 triệu đồng.

+ Chi phí xây dựng tính theo xuất vốn đầu tư xây dựng

công trình năm 2010 (công bố theo quyết định số 295/QĐ-BXD

ngày 22/3/2011) : 12.493 triệu đồng.

113

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

b. Cải tạo trường tiểu học Phú Đông, quy mô hiện tại

480 học sinh.

- Nội dung cải tạo chính

+ Khối học tập bổ sung thêm 01 phòng học.

+ Khối lao động thực hành: xây theo phòng kỹ thuật

54m2

+ Xây dựng mới khối thể thao, bổ sung khối hành chính

quản trị gồm phòng hội đồng, phòng nghĩ giáo viên

Vốn đầu tư dự kiến: 8.695 triệu đồng.

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

c. Xây mới trường mầm non Thị Cầu.

+ Quy mô xây dựng dành cho 480 trẻ (khoảng 192 trẻ

nhà trẻ và 288 trẻ mẫu giáo)

+ Quy mô diện tích đất xây dựng tối thiểu 4.800 triệu

đồng.

+ Vốn đầu tư: 26.397 triệu đồng (bồi thường đất 4.800

triệu đồng + chi phí xây dựng tính theo suất đầu tư 21.598

triệu đồng)

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

d. Xây dựng mới trường tiểu học Thị Cầu, quy mô 300

học sinh.

Quy mô diện tích đất xây dựng tối thiểu: 3.000m2

Vốn đầu tư: 12.223 triệu đồng (bồi thường đất đai là

3.000 triệu đồng + chi phí xây dựng 9.223 triệu đồng)

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

114

e. Xây dựng bổ sung các hạng mục còn thiếu của trường

trung học cơ sở.

+ Xây dựng thêm khối thể thao: 592m2; Khối phục vụ

học tập 60m2; phòng hội đồng 360m2, nhà xe 210m2

Vốn đầu tư ước thực hiện 5.585 triệu đồng

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

3.1.3. Khả năng huy động vốn và sử dụng vốn:

3.1.3.1. Tổng nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư:

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tưĐVT: Triệu đồng

STT Cơ cấu vốnđầu tư

Tổngvốn

Phân bổ vốn hàng năm

2015 2016 2017 2018 2019 2020

IVốn đầu tư cho quy hoạch

836 836

1

Quy hoạch hạtầng thiết yếu cho pháttriển vùng trồng cây lâu năm

123 123

2Quy hoạch chi tiết 1/500

2.1Quy hoạch điểm dân cư số 1

323 323

2.2Quy hoạch điểm dân cư số 2

313 313

2.3Quy hoạch điểm dân cư số 3

77 77

IIVốn đầu tư phát triển hạ tầng

333.461

115

STT Cơ cấu vốnđầu tư

Tổngvốn

Phân bổ vốn hàng năm

2015 2016 2017 2018 2019 2020

1 Giao thông 262.313

1.1 Đường huyện 140.358 28.071 28.07

128.07

128.0

7128.07

4

1.2 Đường trục xã. Liên xã

117.000 24.840 23.04

023.04

023.0

4023.04

0

1.3 Đường Trục thôn xóm 4.955 1.365 730 380 1.060 1.02

0 400

2 Điện 400 66 66 66 66 66 70

3 Trường học 70.748

Cải tạo truờng mẫu giáo Giồng Ông Đông

12.493

12.493

Cải tạo trường tiểu học Phú Đông

8.695 8.695

Xây dựng mớitrường mẩm non Thị Cầu

26.397

26.397

Xây dựng mớitrường tiểu học thị cầu

12.223

12.223

Bổ sung các hạng mục cònthiếu của Trường THCS Phú Đông

5.585 5.585

Tổng nhu cầuvốn cho giaiđoạn 2015 - 2020

334.297 8.688 53.707 72.74

564.46

078.5

9451.58

4

(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)3.1.3.2. Nguồn vốn

Căn cứ quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày

04/6/2010 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở tổng mức đầu

tư, xác định cơ cấu nguồn vốn của chương trình như sau:

116

Bảng 3.3: Phân bổ nguồn vốn đầu tư

STT Cơ cấu đầutư

Tổngvốn

(triệuđồng)

Vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới

Ngânsách Tín Dụng Doanh

nghiệp Dân góp Khác

1 Quy hoạch 836 836 0 0 0

2 Giao thông 262.313

104.925,2 78.693,9 52.462,

626.231,

3

3 Điện 400 0 0 0 400

4 Trường học 70.748 28.299,2 21.224,4 14.149,6 7.074,8

Tổng cộng 334.297

134.060,4 99.918,3 66.612,

233.706,

1(nguồn Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông)

3.2. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư để xây dựng nông

thôn mới.

Từ thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn xã Phú Đông từ năm 2012 đến năm 2014 và mục tiêu

nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú

Đông giai đoạn 2015 – 2020. Tác giả xin mạnh dạn đề xuất

một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư để xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn mới như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung:

3.2.1.1. Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống quy hoạch

- Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng mạng lưới điểm

dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đề án

xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chi tiết được

duyệt UBND xã Phú Đông cần thực hiện tốt công tác quản lý

quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực

hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì phải tiến hành xin

117

điều chỉnh cho phù hợp theo các kỳ quy hoạch.

- Nhanh chóng hoàn chỉnh các quy hoạch còn thiếu như

quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn; Quy hoạch hạ

tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp nhất là quy

hoạch 800 ha cho khu vực trồng cây hàng năm và cây hàng

năm.

- Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu dân cư Phú Đông

tỷ lệ 1/2.000 cho phù hợp với nhu cầu phát triển. Thực

hiện tốt việc kêu gọi vốn đầu tư phát triển nhanh khu dân

cư này mà trong đó cần tập trung phát triển hạ tầng giao

thông theo quy hoạch.

- Thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất,

tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất, đảm

bảo sử dụng đất đúng mục đích, phát huy hiệu quả sử dụng

của từng loại đất. Thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng chuyên môn

hoá và công nghiệp hoá

3.2.1.2. Tăng cường phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ

- Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng

công trình đối với công trình đường Phú Tân – Phú Đông

đồng thời kiến nghị Huyện bố trí vốn và kêu gọi đầu tư để

triển khai nhanh tuyến đường này trong giai đoạn 2016 –

2020 vì đây là công trình quan trọng để phát triển kinh tế

cho khu vực ấp Phú Tân và ấp Bến Ngự.

- Xây dựng kế hoạch để thực hiện các công trình giao

118

thông trục xã, liên xã và đường trục thôn xóm theo định

hướng phân kỳ đầu tư để nhằm đảm bảo thực hiện đúng định

hướng phát triển. Trên cơ sở kế hoạch thực hiện cần có

tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư cho cơ sở hạ

tầng hàng năm để rút ra những bài học kinh nghiệm về các

cách huy động vốn cũng như hiệu quả của quá trình đầu tư.

- Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách cũng như kêu gọi

đầu tư cho các công trình xây dựng trường học đảm bảo cho

các trường đạt chuẩn theo quy định. Trên địa bàn xã cần

kêu gọi đầu tư các trường học bán trú hoặc nội trú để phục

vụ nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

- Đề xuất huyện và tỉnh xây dựng hệ thống chính sách

đồng bộ nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kinh

tế xã hội của địa phương. Huy động tát cả mọi nguồn vốn

đầu tư: nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn đầu tư từ tín dụng,

nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư

từ các hộ nông dân. Trong đó nguồn vốn ngân sách là nhân

tố chủ yếu, nền tảng của mọi công cuộc đầu tư vào cơ sở hạ

tầng nông thôn, do đó phải tiết kiệm, bảo toàn, đề cao

hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn vốn này.

- Cần phải cụ thể hoá phương châm phát huy nội lực

trong huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn trên

cơ sở đa dạng hoá, khai thác sử dụng có quy hoạch, có hiệu

quả mọi tiềm năng, thế mạnh sẵn có: lao động dồi dào, cơ

sở hạ tầng hiện có... Bên cạnh đó, cần hết sức tôn trọng

nguyên tắc “lấy ngắn nuôi dài”: bảo toàn tái tạo và tăng

119

trưởng giá trị vốn bằng tiền dưới dạng vốn tài chính, vốn

tín dụng, vốn sử dụng đất, vốn góp lao động, vốn cổ

phần...

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi thực

hiện đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Để triển khai chính

sách đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cần kiện toàn chính

sách tài chính tiền tệ với khâu then chốt là các ưu đãi

cho khu vực nông nghiệp, nông thôn về thuế, lãi suất tín

dụng và phân bố vốn ngân sách. Cần thực hiện chính sách

bảo hộ xuất khẩu, chính sách tiêu thụ hàng nông sản, chính

sách đất đai, chính sách thương mại đúng đắn, hợp lý... là

những cấu thành hết sức quan trọng góp phần tháo gỡ ách

tắc “đầu vào - đầu ra” trong lưu thông hàng nông sản,

thiết lập môi trường căn bản thu hút vốn đầu tư vào nông

nghiệp nông thôn của địa phương. Khi nhà đầu tư phát triển

được sẽ đầu tư, đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.2. Nhóm giải pháp chi tiết

3.2.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư để hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng

nông thôn mới:

Trên cơ sở nhu cầu vốn để thực hiện hoàn chỉnh các đồ

án quy hoạch tại mục 3.1.3.2. Nguồn vốn. UBND xã Phú Đông

cần tranh thủ xin hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách huyện và

tỉnh. Lãnh đạo địa phương cần thường xuyên liên hệ với các

phòng ban chuyên môn của huyện như phòng Quản lý Đô thị

huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch để được bố trí vốn thực

hiện.

120

3.2.2.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư để cơ sở hạ tầng nông thôn mới

- Giải pháp huy động vốn đầu tư để cơ sở hạ tầng nông

thôn mới: Vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc

thuê đất có thu tiền sử dụng trên địa bàn xã (sau khi trừ

chi phí) kiến nghị để lại cho ngân sách xã ít nhất 80% để

thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Thu hút vốn đầu tư

của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu

hồi vốn trực tiếp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay

vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc của tỉnh

được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu

đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động mọi tầng

lớp nhân dân đóng góp thực hiện chương trình theo từng dự

án cụ thể, tạo phong trào xã hội hoá mạnh mẽ trong quá

trình xây dựng NTM. Đồng thời, khuyến khích nhân dân vay

và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư

cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; kêu gọi các

nguồn tài chính hợp pháp và con em quê hương đang làm

việc, sinh sống xa quê góp vốn để xây dựng NTM

3.2.2.2.1. Tăng cường huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà

nước:

a) Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương:

- Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của

Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh

thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, tiếp tục triển khai

các công trình đang đầu tư dở dang, bổ sung danh mục và bố

trí vốn đầu tư đối với công trình mới từ các chương trình,

121

dự án của Chính phủ.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư tư

Trung ương (các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương

trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa

bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp

theo và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình

xây dựng NTM bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có).

Ngoài việc thực hiện theo các mục tiêu của từng chương

trình, phải lồng ghép vào địa bàn nông thôn để thực hiện

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

b) Đối với từ ngân sách địa phương:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp

tăng thu ngân sách. Xác định tỷ lệ vốn thu được từ đấu

giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền hoặc cho

thuê đất và nguồn vượt thu (nếu có) để thực hiện các nội

dung xây dựng nông thôn mới.

- Huy động nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và các

nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách, nguồn

ngân sách tỉnh với vai trò là nguồn vốn “kích cầu” để hỗ

trợ triển khai thực hiện.

3.2.2.2.2. Tăng cường huy động nguồn vốn qua kênh tín

dụng:

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được phân bổ

cho các huyện để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh

mương, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu

hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề nông thôn

122

và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP

và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế; Vốn tín dụng

thương mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số

41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp,

nông thôn

- Về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và

nông dân trong tỉnh thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu

cho nông dân để phát triển kinh tế xã hội .

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín

dụng Nhà nước cho nông dân.

- Tăng cường nhu cầu thực sự về vốn của các hộ nông

dân (hay nói cách khác là kích cầu vốn tín dụng đối với

các hộ nông dân). Để thực hiện được biện pháp này cần:

+ Thực hiện hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các

dự án phát triển kinh tế xã hội

+ Tập trung thực hiện các giải pháp để giúp nông dân

giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh

tiêu thụ để giúp người dân tự tin, mạnh dạn hơn trong đầu

tư.

- Đào tạo nông dân hỗ trợ họ trở thành những người

chủ thực sự có khả năng vay vốn, giải ngân vốn và có ý

thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần:

+ Hình thành các chương trình bồi dưỡng cho các chủ

hộ theo từng nhóm hộ như giàu, nghèo; ngành nghề kinh tế;

độ tuổi của chủ hộ...;

+ Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nhấn mạnh giải pháp

123

dạy nghề;

+ Tổ chức tuyên truyền, toạ đàm để nâng cao ý thức

về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc vay vốn của Nhà nước.

- Tăng cường hiệu lực của Nhà nước đối với việc quản

lý vốn của Nhà nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa

rủi ro trong kinh doanh (cả sản xuất và tiêu thụ cho hộ

nông dân) góp phần giảm rủi ro tín dụng, tạo cầu ổn định

về vốn vay của nông dân.

- Cần mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả

về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục

đơn giản, linh hoạt về mức vay.

3.2.2.2.3. Tăng cường, huy động vốn đầu tư từ doanh

nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chính sách theo hướng

ưu tiên hơn nữa đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp

và nông thôn so với các dự án khác.

- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

(giao thông, điện nước, thuỷ lợi ...), chăm lo vấn đề giải

phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng... Đồng thời, thực hiện

các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các

nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

- Khuyến khích dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh

trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế

biến nông lâm, thuỷ sản và dịch vụ nông thôn. Tôn vinh ưu

đãi những tập thể, cá nhân có công đầu tư phát triển ngành

nghề, phát triển thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

124

- Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp đến tận cơ

sở để nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp và

cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về cơ chế, về

thị trường một cách nhanh chóng.

3.2.2.2.4. Huy động nguồn lực xã hội hóa.- Huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư

xây dựng bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn

theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Nội

dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng

dân cư thực hiện theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở và

sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng

góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

nông thôn bao bồm: Đóng góp xây dựng công trình công cộng

của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy

móc thiết bị, hiến đất…(nếu đóng góp bằng tiền thì cần

được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua);

Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức

phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Đối

với nguồn vốn này cần phải được sử dụng một cách hợp lý và

công khai minh bạch

- Thực hiện rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách

trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

125

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Xây dựng xã Phú Đông trở thành xã nông thôn mới vào năm

2020 là khát vọng, là ước muốn của cộng đồng dân cư nông

thôn, và là nghĩa vụ, trách nhiệm đặt biệt quan trọng của

Đảng bộ và Chính quyền xã Phú Đông. Vì vậy, phát triển cơ sở

hạ tầng nông thôn mới là rất cần thiết, là chiến lược đúng

đắn, hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế. Để phát

triển nông nghiệp, xã Phú Đông cần phải có sự đầu tư thoả

đáng cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Trong thời

gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

xã Phú Đông cũng đã nhận được quan tâm đáng kể và đạt được

một số kết quả, thành tựu nhất định đặc biệt là việc đầu tư

cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm

sao đẩy nhanh quá trình đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

đó để nó phát huy tác dụng cho nền kinh tế. Do đó, việc giải

quyết các vấn đề này cũng như các giải pháp đã nêu là vô

cùng quan trọng. Nếu thực hiện được như vậy, nguồn vốn đầu

tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn mới sẽ được giải quyết và

được sử dụng có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho

nông nghiệp nông thôn xã Phú Đông ngày càng phát triển, đồng

thời góp phần to lớn vào sự phát triển và ổn định nền kinh

tế địa phương, làm cho nền kinh tế ngày càng vững chắc, đời

sống nhân dân được nâng cao.

2. Kiến nghị

Để làm được điều này, tác giả kiến nghị tỉnh, huyện cần

126

quan tâm đến các nội dung sau:

- Cần ưu tiên nguồn vốn ngân sách để thực hiện hoàn

chỉnh công tác lập, điều chỉnh hệ thống quy hoạch. Chỉ đạo

thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, triển khai cắm các

mốc giới và kêu gọi đầu tư thực hiện hoàn chỉ hạ tầng trong

từng khu quy hoạch.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện

công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư các công trình

giao thông và trường học bên cạnh đó bố trí nguồn vốn cho

công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định

cư. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các công trình bằng các

nguồn như BOT, BT, PPP… để phát triển hạ tầng nông thôn.

- Xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách nhằm

thu hút đầu tư đặt biệt là đầu tư trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn.

- Tập trung đào tạo cán bộ đủ năng lực chuyên môn để

quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư tránh lãng phí thất thoát

trong quá trình huy động, sử dụng vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giao thông Vận tải (2009), Hướng dẫn tiêu chí nông thôn

mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn, Quyết định số

2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009.

[2]. Bộ Xây dựng (2008), Về việc ban hành “Quy chuẩn quốc gia về

Quy hoạch xây dựng”, Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày

03/4/2008.

127

[3]. Bộ Trưởng Bộ Xây dựng (2009), Về việc ban hành Tiêu chuẩn

quy hoạch xây dựng nông thôn, Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày

10/9/2009.

[4]. Bộ Trưởng Bộ Xây dựng (2009), Về việc ban hành Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, Thông tư số

32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 .

[5]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Về việc

hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Thông tư số

54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 .

[6]. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Về việc ban hành hướng dẫn

lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020,

Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011.

[7]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam

(2006), Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.

[8]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam

(2008), Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ

thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khoá X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết số

24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008.

[9]. Nghiêm Văn Dĩnh (2000), Giáo trình Kinh tế xây dựng công trình

giao thông, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

[10]. Nghiêm Văn Dĩnh (2003), Giáo trình Quản lý Nhà nước về giao

thông vận tải đô thị, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB

128

Thống kê, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu

tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

[13]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt nam

(2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

[14]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam (2009), Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn

mới, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 .

[15]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam (2010), Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày

04/6/2010.

[16]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam (2011), Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định

số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020, Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Bộ Tài chính.

[17]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam (2013), Về việc Sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia về nông

thôn mới, Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013.

[18]. Ủy ban nhân dân huyện Nhơn Trạch (2012), Về việc phê

duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 5021/QĐ-UBND ngày

20/12/2012 .

129

[19]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2013), về việc sửa đổi một

số tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai ban hành kèm

theo Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 22/5/2013.

[20]. Phạm Văn Vạng (2010), Giáo trình Lập và đánh giá dự án đầu tư

trong xây dựng giao thông, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải,

Hà Nội.