Ki thuật trồng nấm Linh chi tren mạt cưa

50
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Báo cáo CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠT CƯA Hướng dẫn: Nguyễn Minh Quang Sinh viên thực hiện: Dương Nguyễn Mỷ Duyên 11126001 Phan Thị Thanh Tuyền 11126045 Lê Thị Bích 11126073 Nguyễn Văn Đến 11126095 Huỳnh Vủ Linh 11126153 Nguyễn Thị Thanh Tâm 11126201 Huỳnh Minh Truyện 11126251 Phạm Thị Nhã Trúc 11126254 Phan Văn Tuấn 11126257 Phan Hoàng Thạch 11126284

Transcript of Ki thuật trồng nấm Linh chi tren mạt cưa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Báo cáoCÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHITRÊN MÔI TRƯỜNG MẠT CƯA

Hướng dẫn: Nguyễn Minh Quang

Sinh viên thực hiện: Dương Nguyễn Mỷ Duyên 11126001

Phan Thị Thanh Tuyền 11126045

Lê Thị Bích 11126073

Nguyễn Văn Đến 11126095

Huỳnh Vủ Linh 11126153

Nguyễn Thị Thanh Tâm 11126201

Huỳnh Minh Truyện 11126251

Phạm Thị Nhã Trúc 11126254

Phan Văn Tuấn 11126257

Phan Hoàng Thạch 11126284

Cao Văn Hải 11126296

Tháng 10/2013

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................2DANH MỤC CÁC HÌNH....................................3DANH MỤC CÁC BẢNG....................................41. Tổng quan về nấm Linh Chi.........................51.1.Giới thiệu.....................................51.2.Đặc điểm sinh học..............................61.3.Phân loại nấm Linh chi.........................71.4.Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản..............121.5.Điều kiện sinh trưởng và sinh sản.............141.6.Thành phần hóa học và tác dụng chữa bệnh của nấmLinh chi...........................................15

2. Giới thiệu về nguyên liệu mạt cưa và vi sinh vật phân giải nguyên liệu...............................173. Chuẩn bị nguyên liệu và phương pháp tiến hành....193.1.Chuẩn bị nguyên liệu..........................193.2.Phương pháp tiến hành.........................213.2.1.......................Tiến hành ủ nguyên liệu

223.2.2...............Bổ sung dinh dưỡng và đóng bịch

233.2.3..............................Thanh trùng bịch

243.2.4.....................................Cấy giống

25

3

3.2.5......................................Nuôi sợi25

3.2.6..............................Chăm sóc thu hái27

3.3.Kỹ thuật sấy nấm Linh chi.....................284. Một số bệnh thường gặp ở nấm Linh Chi và biện pháp xử lý...............................................295. Ví dụ về mô hình trồng Linh chi đạt hiệu quả.....306. Kết luận.........................................34TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................35

4

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Nấm Linh Chi...............................6

Hình 1.2. Hình thái giải phẫu của quả thể nấm linh chi.....................................................7

Hình 1.3. Cổ linh chi................................8

Hình 1.4. Cổ Linh chi sống ký sinh trên thân cây.....8

Hình 1.5. Sáu loại linh chi phân theo màu sắc........9

Hình 1.6. Linh chi màu vàng.........................10

Hình 1.7. Linh chi màu xanh.........................10

Hình 1.8. Linh chi màu trắng........................11

Hình 1.9. Linh chi màu hồng, màu đỏ.................11

Hình 1.10. Linh chi màu đen.........................12

Hình 1.11. Linh chi màu tím.........................12

Hình 1.12. Chu trình phát triển của nấm linh chi....13

Hình 3.1. Mạt cưa cây để trồng nấm..................20

Hình 3.2. Giống nấm Linh chi cấp II. a) trên khoai mì;b) trên hạt lúa.....................................21

Hình 3.3. Đóng bịch nấm Linh chi....................24

Hình 3.4. Hệ thống khử trùng lò hơi.................25

Hình 5.1. Anh Nguyễn Công Thành bên trong trại nấm linh chi SAGO - Công nhân đang đóng cơ chất trồng nấm vào bao nylon.......................................31

5

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố sinh thái của nấm Linh chi.....13

Bảng 1.2: Tóm tắt thành phần hóa học và tác dụng trị bệnh của Linh Chi...................................16

Bảng 3.1: Tóm tắt các đặc điểm chính cần để đánh giá chất lượng meo giống................................21

Bảng 3.2: Công thức bổ sung dinh dưỡng đối với một số loại mạt cưa:.......................................23

Bảng 4.1: Một số hiện tượng thường gặp khi trồng nấm 29

7

1. Tổng quan về nấm Linh Chi

1.1. Giới thiệu

Linh chi có rất nhiều tên gọi: Nấm vạn năm, nấm

thần tiên, cỏ trường sinh, hạnh nhỉ,… trong đó linh

chi thảo là phổ biến nhất vì được truyền tụng từ hang

ngàn năm nay với rất nhiều truyền thuyết. Các ghi chép

sớm nhất về Linh chi là từ thời Hoàng đế, cách đây hơn

2000 năm. Theo các sách kinh điển thì Linh chi có tác

dụng làm trẻ hóa, sống lâu và ngừa bách bệnh.

Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người

nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong sách “Thần nông

bản thảo” – một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây

hơn 2.000 năm cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa

bệnh của Linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác như

thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v…

Xưa kia linh chi chỉ được khai thác trong thiên nhiên

nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền. Giá

một lạng linh chi còn đắt hơn một lạng vàng ròng nên

chỉ dành để tiến vua, chúa hoặc bán cho những người

giàu có.

Linh chi (Ganoderma) có chu trình sống giống các

loại nấm đảm khác, vị trí phân loại như sau:

Ngành: Eumycote

8

Bộ: Polyporales

Chi: Ganoderma

Lớp: Basidiomycetes

Họ: Ganodermataceae

Loài: Ganoderma lucidum

Hình 1.1. Nấm Linh Chi

1.2. Đặc điểm sinh học

Linh Chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về

chủng loại. Từ khi xác lập thành một chi riêng, là

Ganoderma Karst. (1881), đến nay tính ra có hơn 200

loài được ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45

thứ.

Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống

nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm).

9

Cuống nấm dài hoặc ngắn hay không cuống, đính bên

có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm cứng, ít

phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ

cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông,

phủ suốt lên mặt tán nấm.

Mũ nấm (tai nấm) hoá gỗ, xoè tròn, khi non có

hình trứng, lớn dần có hình quạt, hình bầu dục hoặc

thận. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng

chanh – vàng nghệ – vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu

tím, nhẵn, được phủ bởi lớp sắc tố bóng như láng

vecni. Mũ nấm có đường kính 2-15 cm, dày 0,8-1,2 cm,

phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm. Mặt dưới

phẳng, màu trắng hoặc vàng, có nhiều lỗ li ti, là nơi

hình thành và phóng thích bào tử nấm. Bào tử nấm dạng

trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai

nhọn nối từ trong ra ngoài.

Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử

từ phiến có màu nâu sẫm.

10

Hình 1.2. Hình thái giải phẫu của quả thể nấm linh chi

Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2 cm, màu vàng kem –

nâu nhợt – trắng kem, phân chia kiểu lớp trên và lớp

dưới. Ở lớp trên, các tia sợi hướng lên, các sợi phình

hình chùy, màng rất dày, đan khít vào nhau tạo thành

lớp vỏ láng, nhờ lớp vỏ này mà nấm chịu được mưa nắng.

Ở lớp dưới hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào

tầng sinh bào tử.

Tầng sinh sản (bảo tầng – thụ tầng) là một lớp

ống dày 0,2 – 1,8 cm màu kem – nâu nhạt gồm các ống

nhỏ thẳng, miêng gần tròn, màu trắng, vàng chanh nhạt,

khoảng 3 – 35 ống/mm.

1.3. Phân loại nấm Linh chi

Có 2 nhóm lớn là: Cổ Linh chi và Linh chi

Cổ Linh chi:

11

Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất

ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển

thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ

nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng

sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm

(đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà

bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân

gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang

từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới.

Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển

mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu

Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây

tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.

Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ

linh chi có hàng chục loài khác nhau.

Hình 1.3. Cổ linh chi

12

Hình 1.4. Cổ Linh chi sống ký sinh trên thân cây

Linh chi:

Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao

và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông

(Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài

có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng

màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình

dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng.

Nấm hơi cứng và dai.

Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart

(Linh chi có rất nhiều loài khác nhau). Sách Bản thảo

cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y

Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6

loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau.

13

Hình 1.5. Sáu loại linh chi phân theo màu sắc

Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.

Công dụng: ích tỳ khí, an thần, trung hòa.

Hình 1.6. Linh chi màu vàng

14

Loại có màu xanh gọi là Thanh chi. Công dụng: vị

toan bình, giúp cho mắt sáng, bổ can khí, giúp an

thần, dùng lâu thân thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Hình 1.7. Linh chi màu xanh

Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.

Công dụng: ích phế khí, làm cho trí nhớ dai.

Hình 1.8. Linh chi màu trắng

Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn

chi hoặc Xích chi. Công dụng: Vị đắng, tính bình,

không độc; tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung,15

chữa trị tức ngực. Đây là loại nấm có tính dược

liệu cao nhất.

Hình 1.9. Linh chi màu hồng, màu đỏ

Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.

Công dụng: Vị mặn, tính bình, không độc, trị

chứng bí tiểu, ích thận khí.

Hình 1.10. Linh chi màu đen

Loại có màu tím gọi là Tử chi. Công dụng: Vị

ngọt, tính bình, không độc; trị đau nhức khớp

xương, gân cốt.

16

Hình 1.11. Linh chi màu tím

1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Các bào tử đảm đơn bội, trong điều kiện thuận

lợi, nảy mầm tạo hệ sợi sơ cấp, trong thực nghiệm thì

tỉ lệ nayrm ầm ở nhiệt độ 28 – 30oC. Hệ sội sơ cấp đơn

nhân đơn bội mau chóng phát triển, phối hợp với nhau

tạo ra hệ sợi thứ cáp – tức hệ sợi song hạch phát

triển, phân nhánh rất mạnh, tràn ngập khắp giá thể.

Lúc này, thường có hiện tượng hình thành bào tử vô

tính màng dày – rất dày.

Chúng dễ dàng rụng ra khi gặp điều kiện phù hợp

sẽ nảy mầm cho ra hệ sợi song mạch tái sinh. Hệ sợi

thứ cấp phát triển mạnh đạt tới giai đoạn cộng bào –

tức các vách ngăn được hòa tan.

Tiếp đó là giai đoạn sợi bện kết để chuẩn bị cho

sự hình thành mầm móng quả thể, đây chính là giai đoạn

17

phân hóa hệ sợi. từ hệ sợi nguyên thủy hình thành các

sợi cúng màng dày, ít phân nhánh bên kết lại thành cấu

trúc bó được cố kết bởi các sợi bên phân nhánh rất

mạnh.

Từ đó hình thành các mầm nấm màu trắng mịn vươn

dài thành các trụ tròn mập. phần đỉnh trụ bắt dầu xòe

thành tán, trong lúc lớp vỏ láng đỏ cam xuất hiện.

Tán lớn dần hình thành bào tầng và bắt đầu phát

tán bào tử đảm liên tục cho đến khi nấm già sẫm màu,

khô tóp và lụi dần trong vòng 3 – 4 tháng.

Hình 1.12. Chu trình phát triển của nấm linh chi

Bảng 1.1: Các yếu tố sinh thái của nấm Linh chi

Yếu tố Giai đoạn Thích hợp Chú thích

Nhiệt độ

Nuôi tơ 28 – 32oC

Kết hạch 25 – 27oC

Ra quả thể 27-28oC

18

pH Nuôi tơ 5,0-6,0

Ánh sáng Quả thể 500-1200lux

Độ ẩmNuôi tơ 40-60% Nguyên

liệu

Quả thể 70-90% Không khí

Nấm Linh Chi có thể mọc trên cây gỗ (thường là

thuộc bộ đậu Fabales) đã chết. quả thể gặp rộ vào mùa

mưa (từ tháng 5 – tháng 11 dương lịch), có thể trên

thân cây (cuống thường ngắn, tai nấm nhỏ), quanh gốc

cây hoặc từ các rễ cây khi ấy cuống dài và có thể phân

nhánh, đôi khi tán nấm lớn (xấp xỉ 30 cm). Nấm thường

mọc tốt dưới rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Do có lớp

vỏ láng đỏ, Linh chi có thể chịu nắng rọi, khi ấy sẽ

xuất hiện lớp phấn ánh xanh tím, có thể chịu mưa liên

tục. Đáng chú ý là các chủng nấm Linh chi thường có

màu nâu đỏ bóng sẫm màu hơn, trong khi chủng Linh chi

ở Đàn Lạt thường đỏ hồng – đỏ cam. Ở những vùng thấp

(nhỏ hơn 500m) rõ ràng là ưu thế của các chủng chịu

nhiệt độ cao (28 – 35) như ở vùng châu thổ sông Hồng

và đồng bằng song Cửu Long (quanh thành phố Hồ Chí

Minh).

1.5. Điều kiện sinh trưởng và sinh sản

1.5.1. Nhiệt độ

19

Giai đoạn nuôi sợi: từ 20oC – 30oC

Giai đoạn quả thể: từ 22oC – 28oC

1.5.2. Độ ẩm

Độ ẩm cơ chất: là lượng nước bổ sung vào cơ chất

để nấm có thể mọc được từ 60 – 65%.

Độ ảm không khí: gọi là độ ẩm tương đối không

khí. Nó biểu hiện bảng phần trăm của tỉ lệ độ ẩm tuyệt

đối trên độ ẩm bão hòa của không khí, độ ẩm không khí

từ 80% đến 95%.

Độ thông thoáng: trong suốt quá trình nuôi sợi và

phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần độ thông

thoáng tốt.

1.5.3. Ánh sáng

Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.

Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ

(ánh sáng có thể đọc sách được). Cường độ ánh sáng cân

đối từ mọi phía.

1.5.4. pH

Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính

đến acid yếu. Đối với nguyên liệu trồng nâm, không ở

dạng dung dịch, nên khó đo với các laoij máy đo pH ở

dạng dung dịch, Người ta có thể dung “pH đo đất” để

20

xác định độ pH của nguyên liệu. Dụng cụ đơn giản như

một cái dùi nhọn, khi ghim vào nguyên liệu sẽ cho biết

ngay pH của cơ chất.

1.5.5. Dinh dưỡng

Sử dụng nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ cellulose

1.6. Thành phần hóa học và tác dụng chữa bệnh của

nấm Linh chi

Tác dụng trị bệnh của Linh Chi rất rộng rãi và

rất ưu việt. Đó không phải là tác dụng riêng của một

thành phần nào cả, mà là tác dụng của hỗn hợp nhiều

chất có chứa trong Linh Chi.

Cho đến nay, thành phần hóa học của Linh chi đã

được các nhà khoa học phân tích kỹ càng với các phương

tiện hiện đại như: HPLC, sắc ký khí, UV, NMR… cho thấy

có gần 200 hoạt chất và dẫn chất có trong linh chi bao

gồm acid amin, các acid hữu cơ, các acid béo,

terprnoid, alkaloid, polysaccharide, protein,

glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng.

- Nhóm Triterpen: Trong vòng 30 năm nay tính

chất hóa sinh của hơn 150 triterpen tìm thấy trong

Linh chi đã được xác định, bao gồm 10 nhóm tùy thuộc

vào cấu trúc tương tự mà có tác dụng sinh dược học

(Kim anh Kim, 1999). Chúng có cấu trúc hóa học cơ bản

có nhân lanosterol, chất trung gian quan trọng trong

21

con đường sinh tổng hợp steroid và triterpen ở vi sinh

vật và động vật, bao gồm các acid ganoderic A, B, C,

D, E, F,…, acid lucidenic A, B, C, D1, D2,…, acid

ganoderenic A, B, C, D, E, ganoderiol,…Linh chi có một

vị đắng đặc biệt không tìm thấy trong bất kỳ nấm nào

khác. Vị đắng này tùy thuộc vào giống nấm, nơi trồng,

điều kiện trồng. Mũ nấm đắng hơn cuống nấm. Vị đắng

được hình thành trong suốt quá trình tăng trưởng của

Linh chi, bao gồm các acid ganoderic A,C,I và J. Acid

lucidenic A, C, I.lucidone A và C. Tựu trung trong 2

nhóm, một thuộc nhóm acid ganoderic với C30 và một là

loại khác lucidenic với C27.

- Nhóm Polysaccharide gồm: beta (1-3)D glucan,

các peptido-glycan như ganoderan B, C,…

- Nhóm steroid như: engosterol, ganodesterol.

- Nhóm nucleosid như: adenosin, guanosin.

- Nhóm các nguyên tố đa và vi lượng: Trong đó

có những khảo sát và làm giàm gemanium của Trung Quốc.

Các nhóm trên có hiện diện trong hệ sợi, trong

quả thể và cả trong bào tử của nấm với hàm lượng khác

nhau. Trong đó, được chú ý hơn cả là nhóm Saporin

triterpen với các acid ganoderic có tác dung chống

viêm, ổn định huyết áp và nhóm Polysaccharide với beta

22

(1-3) D- glucan với khả năng phòng chống các tế bào

ung thư.

Bảng 1.2: Tóm tắt thành phần hóa học và tác dụng trị bệnh của Linh Chi

NHÓM CHẤT HOẠT CHẤT HOẠT TÍNH

Alcaloid Trợ Tim

 Polysacharid

 beta-D-glucan Ganodosporeic A,B,C,D-6

 Chống ung thư, tăng tính miễn dịch,hạ đườnghuyết, tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid nucleic

 Steriod Ganodosteron Lanosporeic acid A, Lonosterol

 Giải độc gan, Ức chế sinh tổng hợp cholesterol

 Triterpenoid

Ganodermic acid mf, T-OGanodemic acid R,SGanodemic acid B,D,F,H,K,S,YGanodemadiolGanosporelacton A,BLucidon ALucidol

 Ức chế giải phóng HistaminHạ huyết áp,Ức chế ACEChống khối uBảo vệ gan

 Nucleosid

Adenosid dẫn xuất Ức chế kết dính tiểu cầu,thư giãn cơ,Giảm đau

 Protein Lingzhi-8 Chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn dịch

23

 Acid béo Oleic acid Ức chế giải phóng Histamin

(Theo www.linhchihoanggia.com)

2. Giới thiệu về nguyên liệu mạt cưa và vi sinh

vật phân giải nguyên liệu.

Nguyên liệu trồng nấm Linh chi bao gồm các loại

cây lá rộng thân mềm, có thể sử dụng cây rừng hoặc cây

vườn. Nấm Linh chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mạt

cưa cao su tươi, khô, không có tinh dầu và độc tố.

Ngoài ra còn có thể trồng Linh chi từ nguyên liệu là

thân gỗ. Tốt nhất nên sử dụng cây gỗ cao su, bồ đề, so

đũa, sung….

Mạt cưa cao su là nguồn cơ chất mà Linh Chi phát

triển rất tốt với giá thu mua rẽ tăng thêm lợi nhuận

cho việc trồng nấm. Mạt cưa là nguồn phế thải gây ô

nhiễm môi trường nặng nhưng nó lại đem lại hiệu quả

kinh tế trong việc trồng nấm đặc biệt là nấm Linh Chi.

Dùng nguồn cơ chất này có thể làm nguồn cơ chất trồng

nấm và cũng góp một phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi

trường từ nguồn phế thải mạt cưa. Và sau khi nuôi

trồng nấm có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ sạch rất

tốt cho trồng trọt.

Mạt cưa cao su rất phổ biến cho việc trồng nấm

Linh Chi ở miền Nam vì ở đây mạt cưa cao su rất nhiều

và rẽ. Nên đốn cây vào thời điểm cây chứa chất dự trữ24

nhiều nhất (vừ rụng lá hoặc chuẩn bị mọc lá non), tức

là vào mùa thu, khoảng tháng 10 hàng năm. Chọn cây có

đường kính không nhỏ hơn 20 cm. Cắt khúc khoảng 0.8 –

1.2 m, loại bỏ những khúc có nấm mốc đã mọc. Cây khi

cưa khúc phải xử lý đầu gốc bị cưa, nếu không sẽ bị

nhiễm mốc. Có nhiều cách xử lý như:

Chất đống hoặc xếp gỗ sao cho đầu khúc gỗ hướng

mặt ra ngoài luồng gió qua lại, nếu vết cắt mau khô sẽ

ít bị nhiễm.

Quét vôi lên vết cắt. Vôi có tác dụng làm vết cắt

mau khô và diệt khuẩn, ngăn các loại nấm mốc lạ phát

triển.

Đốt qua các đầu cắt bằng cách hơ lửa hoặc nhúng

cồn thoa đều mặt cắt rồi đốt.

Mạt cưa được lấy từ tế bào thực vật như các loại

gỗ mềm, thành phần chủ yếu là cellulose,

hemicellolose. Hàm lượng cellolose có trong nguyên

liệu mạt cưa rất cao, cấu trúc rất bền và đa dạng, để

phân giải cần các loại acid mạnh và kiềm mạnh như vậy

sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có vi sinh vật

phân hủy để nấm có thể hấp thụ dễ dàng. Trong thiên

nhiên có rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân

giải cellulose.

Nấm sợi:

25

Trong số các nhóm vi sinh vật tham gia phân giải

cellulose thì nấm sợi có khả năng phân giải mạnh nhất.

Nấm sợi có số lượng lớn và đa dạng về chủng loại trong

tự nhiên, có hệ sợi phát triển, hệ sợi đó có khả năng

xuyên qua nhiều ngồn cellulose có cấu trúc bền vững.

Nấm sợi có thể sinh trưởng được trên nhiều nguồn

cellulose tự nhiên cellulose khác nhau ngay cả trên

nguồn cellulose khó phân giải và nghèo chất dinh dưỡng

mà các vi sinh vật khác như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm

men không thể sinh trưởng được. Trong quá trình lên

men nấm sợi không sinh độc tố. Đặc biệt, nấm sợi có

một hệ enzyme phân giải cellulose mạnh và phong phú.

Như vậy với những đặc điểm ưu việt của nấm sợi được

xem là đối tượng quan trọng để phân giải từng nguồn

cellulose tự nhiên.

Vi khuẩn:

Nói chung, vi khuẩn có khả năng phân giải

cellulose nhưng không mạnh bằng nấm sợi, do cellulose

tự nhiên không phải là môi trường tốt cho sinh trưởng

của vi khuẩn. Nhưng trong tự nhiên một số vi khuẩn có

ưu điểm là sinh trưởng được trong điều kiện môi trường

pH và nhiệt độ khác nhau, nên có thể giúp phân giải

cellulose trong điều kiện môi trường acid, kiềm hoặc ở

nhiệt độ cao. Tham gia quá trình phân giải cellulose

tự nhiên có vi khuẩn hiếu khí lẫn yếm khí.

26

Vi khuẩn hiếu khí: Cellulomonas, Vibrio, Archomobacter,

Cytophaga, Soragium, Bacillus…

Vi khuẩn yếm khí: Clostridium và một số loài Bacillus

Xạ khuẩn:

Ngoài nấm sợi và vi khuẩn, xạ khuẩn cũng tham gia

quá trình phân giải cellulose, đáng chú ý là các xạ

khuẩn: Streptosporangium, Streptomyces, Nocardia,

Micromonospora,…

3. Chuẩn bị nguyên liệu và phương pháp tiến hành

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

3.1.1. Nguyên liệu

Mạt cưa cây: chủ yếu là mạt cưa cao su.

Các chất phụ gia như cám gạo, bột ngô,… MgSO4, vôi

(hoặc CaCO3) theo công thức phối trộn, nguồn nước

sạch.

Hình 3.1. Mạt cưa cây để trồng nấm

27

3.1.2. Môi trường nuôi trồng

Môi trường sử dụng cơ chất bằng mạt cưa cao su đã

bổ sung phụ gia, tạo độ ẩm và thanh trùng.

3.1.3. Chủng giống nấm Linh chi

Các lưu ý khi sử dụng giống:

- Giống đúng tuổi (không già hoặc non): không

thấy có mô sẹo hay có cây nấm mọc trong chai giống.

Giống đã ăn hết đáy chai túi.

- Không nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại: Quan

sát bên ngoài thấy giống có màu trắng đồng nhất, sợi

nấm mọc đều từ trên xuống dưới và không có màu xanh,

đen , vàng,… không có các vùng khoang lỗ.

- Giống nấm có mùi thơm dễ chịu

- Quá trình vận chuyển giống phải hết sức cẩn

thận, nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai

giống (nút bong quay lên phía trên). Được để nơi khô

ráo, thoáng mát, sạch sẽ, ánh sáng chiếu trực tiếp vào

giống.

- Chất lượng là một trong các yếu tố quyết định

sự thành bại trong sản xuất nấm. Nếu giống tốt, năng

suất nấm sẽ cao và ngược lại. Để phân biệt giống nấm

có thể xem bảng tóm tắt các đặc điểm chính cần để đánh

giá chất lượng meo giống.

28

Hình 3.2. Giống nấm Linh chi cấp II. a) trên khoai mì; b)trên hạt lúa

Bảng 3.1: Tóm tắt các đặc điểm chính cần để đánh giá chất lượng meo giống.

Giống tốt Giống xấu

Tơ dày và trắng đềutrên các loại cơ chất ởmỗi giai đoạn (thạch, giámôi, cọng, lúa,…).

Tơ được giữ ở môitrường thông thoáng suốtthời gian tăng trưởng.

Tơ còn trắng môi trườngchưa khô.

Bị nhiễm tạp, nguyênnhầy nhớt, màu đục sữa (vikhuẩn), có màu sắc lạ(mốc), tơ thưa hoặc rốibông.

Tơ nhạt màu thành từngmảng trên bịch meo.

Tơ để mơi nóng có nắngchiếu, chảy nước vàng.

Môi trường khô, tơ nấmco lại, nằm sát mặt thạch.

3.2. Phương pháp tiến hành

Tiến hành trồng nấm theo quy trình sau:

Xử lý nguyên liệu

29

Bổ sung dinh dưỡng, đóngbịch

Thanh trùng (hấp bịch)

Để nguội, cấy giống

Nuôi sợi

Chăm sóc, thu hái

3.2.1. Tiến hành ủ nguyên liệu

Mùn cưa: Các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu,

không bị xử lý bởi hóa chất chống mốc. Tốt nhất là cao

su sau đó là bồ đề, keo, tạp, mềm.

Kiểm tra mùn xem có xử lý hóa chất hay không: Tạo

ẩm, đóng bịch, bịch chặc, nếu không đổ mồ hôi hay đổi

màu thì mùn có xử lý bằng hóa chất, không nên sử dụng

mùn này.

Xử lý:

+ U bao quan (> 6 thang)

30

Chọn những nơi cao ráo thoát nước tốt, có mái che

để chứa nguyên liệu, dùng vôi bột bổ sung với tỷ lệ 2

– 2,5 kg/m3 mạt cưa. Trên đỉnh đống ủ không được đậy;

không bổ sung thêm nước. Nơi ủ bảo quản tránh được

mưa, không bị đọng nước, không phủ kín (vỏ khô sẽ ngăn

được tác nhân gây bệnh từ ngoài xâm nhập vào). Không

bổ sung thêm ẩm độ.

+ U chinh thưc

Dạng 1: Từ ủ bảo quản. Tạo ẩm bằng nước sạch.

Dạng 2: Không ủ bảo quản, dùng nước vôi với pH =

12 (3,5 kg vôi/m3).

Thời gian ủ:

U ngắn : Cao su, bồ đề thời gian từ 1 – 7 ngày.

Tạo ẩm bằng nước vôi, pH: 12 – 13 hoặc tạo ẩm

bằng nước sạch (tùy theo loại mùn cưa có ủ bảo quản

hay không).

Lấy mẫu mùn cưa (nhiều chỗ) Đóng túi 25x35cm

nén chặc, 10 túi cân, tính khối lượng trung bình.

Túi 25x35 đủ ẩm:

Cao su 2,5kg

Bồ đề 2,3 – 2,4 kg

Keo 2,4kg

31

Bã mía 2,2kg

Tạp mềm 2,4kg

Dựa vào đó ta tính lượng nước thiếu cần bổ sung.

Lượng vôi bổ sung: 5 – 7 kg/1 tấn nguyên liệu.

U dài ngày : tạp mềm, keo thời gian ủ từ 7 – 15

ngày

Không nên ủ nguyên liệu quá lâu, vì sẽ bị mạt

hóa.

1 tấn mùn cưa đủ ẩm cần bổ sung thêm: 3kg ure + 5

– 10 kg super lân + 10 – 15 kg bột nhẹ (CaCO3).

Chú ý:

l. Độ ẩm: từ 60 – 62%.

2. pH chủ yếu của đống ủ là từ 7,5 – 8.

3. Mùn cưa sau khi làm ướt bằng nước vôi, ủ 3 – 7

ngày Đảo lần 1 Bổ sung dinh dưỡng (hỗn hợp

trên), trong quá trình ủ lại đống cứ 10 – 15 ngày

đảo lại 1 lần, cho tới khi nguyên liệu hết mùi

khai mới được đem ra sử dụng.

3.2.2. Bổ sung dinh dưỡng và đóng bịch

Bảng 3.2: Công thức bổ sung dinh dưỡng đối với một số loại mạt cưa:

Cám bắp (%) Cám gạo (%) Bột nhẹ (%)

32

Cao su 5 5 1,5

Cây keo 7 7 1,5

Bồ đề 7 5 1,5

Tạp mềm 7 7 0,5

Chú ý: Đối với nguyên liêu bã mía, ta có thể phối trộn

với mùn cưa cao su với tỉ lệ 1:1, phối trộn 5% cám

gạo, 5% cám bắp và 1,5% bột nhẹ, đóng bịch 19x37cm,

trọng lượng túi đủ ẩm là 1,3 – 1,4kg, giống cấp 3 sử

dụng là giống trên que mì.

Phối trộn đều các chất dinh dưỡng ở ngoài rồi đưa

vào phối trộn với nguyên liệu thật đều.

Các chất dinh dưỡng phải thật tốt, không mốc,

không mùi hôi và được nghiền mịn. Thời gian từ khi

phối trộn đến khi hấp phải dưới 12 tiếng.

Túi đóng mạt cưa có 2 lớp với kích thước 25 x 35

cm. Và đóng túi từ 1,3 – 1,5 kg/1 túi, kèm theo cổ

nhựa, nút bông và nắp đậy.

33

Hình 3.3. Đóng bịch nấm Linh chi

3.2.3. Thanh trùng bịch

Bịch mạt cưa đóng xong thì đưa vào lò hấp ở nhiệt

độ 1000C, trong vòng 8 tiếng; sau đó để nguội cho

nhiệt độ hạ xuống khoảng 70 – 800C thì cho bịch ra

ngoài (không nên hấp ở nhiệt độ trên 1150C).

Hình 3.4. Hệ thống khử trùng lò hơi

3.2.4. Cấy giống

34

- Bịch hấp xong cho vào phòng cấy.

- Bật đèn tím trong phòng khoảng 30 phút, sau

tắt đèn tím và bật quạt gió 60 phút rồi tiến hành cấy

giống.

- Ưu tiên cho 2 người cấy/kíp cấy. Phải vệ sinh

sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng quần áo bluse trước khi vào

cấy.

- Trước khi cấy giống phải kiểm tra giống đúng

chủng loại, không nhiễm bệnh, đúng tuổi. Sau đó lau

sạch bằng cồn. Lượng giống cấy vào bịch nuôi trồng từ

10 – 15g/1 bịch. Mỗi chai giống cấp 2 cấy được từ 30 –

40 bịch.

Chú ý: Trong quá trình cấy, túi giống luôn để nằm

ngang. Cấy xong đậy nút bông, vận chuyển túi vào khu

vực ươm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.

3.2.5. Nuôi sợi

- Bịch nấm sau khi cấy chuyển ngay vào phòng

ươm sợi. Nhà ươm sợi nấm Linh chi phải sạch, khô,

thông thoáng tốt, ánh sáng yếu, nhiệt độ khống chế từ

20 – 300C.

- Cách ươm: Bịch được đặt trên giàn, bịch cách

bịch từ 2 – 3 cm.

35

- Trong quá trình ươm hạn chế tối đa việc vận

chuyển va đập và không được tưới nước vào bịch.

- Khi bịch ươm từ 1 – 2 ngày bắt đầu chọn

nhiễm.

- Sau khi sợi nấm ăn khoảng 2/3 bịch thì bắt

đầu thay nút bông và tiếp tục để trong khu vực ươm cho

đến khi sợi nấm ăn kín hết bịch và bắt đầu ra quả thể

thì ta chuyển nấm đến khu vực nuôi trồng ngoài vườn.

Bệnh trong giai đoạn nuôi sợi:

+ Nhiễm mốc:

- Trên bề mặt bịch: (1) do nút bông ướt, cần

thay nút bông mới (đã hấp) ngay sau khi hấp bịch; (2)

chai giống đưa vào cấy bị nhiễm; (3) phòng cấy và kỹ

thuật cấy không đảm bảo.

- Mốc điểm xung quanh: (1) do hấp bịch không đủ

thời gian và nhệt độ; (2) do mùn cưa sàn lọc không

tốt; (3) do bột cám, bột ngô nghiền không ki hoặc đã

bị nhiễm mốc.

- Toàn bộ bịch: (1) do hấp bịch không đủ thời

gian và nhiệt độ; (2) hấp quá kéo dài; (3) môi trường

nhà ươm bị ô nhiễm nặng, do ươm bịch lặp đi lặp lại

không cách ly hoặc thanh trùng không tốt.

+ Co sợi:

36

- pH quá cao: >8,0

- Độ ẩm nguyên liệu cao quá hoặc thấp quá.

- Mùn cưa có tinh dầu.

- Mất cân bằng về sinh dưỡng do phối trộn không

đều.

+ Chết giống:

Do ngộ độc môi trường (mùi amoniac, hóa chất

chống mốc, sử dụng nguồn nước chứa nhiều ion kim

loại).

Xử lý bịch trong giai đoạn ươm sợi

- Sau khi nuôi sợi 13 – 15 ngày, sợi nấm ăn kín

1/3 – ½ bịch kiểm tra thấy bịch nào hệ sợi đặc

trắng trên bề mặt và không nhiễm mốc ở cổ bịch, ta

tiến hành tháo nút bông; Lấy phần bông ở giữa (sạch,

khô), xé tơi, đậy lại nút bich phôi, không đậy chặc.

- Từ hôm sau trở đi không đụng chạm tới cổ

bịch, bịch vẫn để yên trong nhà ươm tử 12 – 15 ngày

nữa cho tới khi có 1 quả thể vượt khỏi cổ bịch ra khỏ

ngoài và sợi nấm ăn kín đến đáy bịch, ta chuyển sang

khu vực chăm sóc, thu hái.

- Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có

mái chống mưa dột. Nhiệt độ thích hợp 22 - 28 độ C; độ

37

ẩm không khí 80 - 90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu

đều từ mọi phía; kín gió.

3.2.6. Chăm sóc thu hái

- Khu vực nuôi trồng nấm Linh chi ngoài vườn

phải sạch, thông thoáng nhưng kín gió, độ ẩm cao – từ

80 – 90%. Ánh sáng tán xạ và phải phân bố đều ở mọi vị

trí trong khu vực nuôi trồng. Nhiệt độ khống chế từ 20

– 300C.

- Thu hái: Khi tai nấm lớn hết cỡ, là khi màu

đỏ nâu lan hết viềng vàng quanh tai nấm, thì bắt đầu

thu hái.

- Trước khi hái nấm ngừng tưới 3 – 4 ngày.

- Dùng dao cắt ở phần chân tai nấm, để quả thể

đã cắt ngửa lên trên rổ. Lấy bông nhúng vào vôi đặc

lau lại vết cắt, rồi để bịch nấm lại vị trí cũ. Sau

khi hái xong ta bắt đầu sấy nấm để bảo quản.

- Thời gian nuôi trồng nấm Linh chi ở Bình Định

tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian

bắt đầu sản xuất bịch phôi từ tháng 9 đến hết tháng 1

dương lịch hàng năm là phù hợp.

3.3. Kỹ thuật sấy nấm Linh chi

- Không sấy khô kiệt mà vẫn giữ lại độ ẩm từ 12

– 14%.

38

- Cơ sở lý thuyết sấy nấm:

o 1m3 không khí ở 150C có thể khử được 12g hơi

nước.

o 1m3 không khí ở 200C có thể khử được 17g hơi

nước.

o 1m3 không khí ở 400C có thể khử được 30g hơi

nước.

o 1m3 không khí ở 500C có thể khử được 95g hơi

nước.

- Từ đó có thể tính được lượng không khí nóng

cần cung cấp để điều chỉnh tốc độ gió và thiết kế dung

tích lò.

- Sự chuyển vận của hơi nóng quanh nấm phải

được lưu thông tốt. Vì hơi nóng hút ẩm và nhanh chóng

trở nên no nước. Nếu không được lưu thông thì hơi nóng

này không thể hút thêm được nước nữa và có thể làm

ướt, thậm chí có hiện tượng đọng nước làm nấm mốc ngay

trong lò sấy.

- Sấy nấm bằng lò sấy.

- Quy trình sấy nấm:

o Xếp quả thể nấm vào khay sấy theo từng loại,

nấm to, dày để gần nguồn nhiệt, hàng khay nấm

mỏng, nhỏ để xa nguồn nhiệt.

39

o Sau khi xếp đủ lượng nấm vào lò, ban đầu sấy ở

nhiệt độ 35 – 400C, trong thời gian 1 – 4 giờ

để tránh tạo lớp vỏ cứng.

o Sang giai đoạn làm khô, mỗi giờ tăng 20C tới

khi đạt 550C. Theo đà giảm của lượng nước bốc

hơi và nhiệt độ ta đóng dần cửa gió.

o Đến giai đoạn sấy khô ta duy trì ở nhiệt độ từ

45 – 500C trong 1 – 2 giờ đóng hoàn toàn cửa

gió.

Đóng bao và bảo quản sản phẩm khô

- Thông thường sau khi sấy khô đến độ ẩm 13%,

cho nấm đã sấy khô vào bao bì có 2 lớp bao nilon, 1

lớp chứa đựng khoảng 10 kg/bao. Buộc miệng túi 3 lần:

2 lần xoắn chặt và buộc miệng bao nilon để chống lọt

không khí ẩm vào trong, 1 lần buộc miệng bao chứa

ngoài.

- Bảo quản nấm đã sấy trong kho thoáng, khô,

không xếp chồng quá cao làm nát vụn nấm. Thường xuyên

kiểm tra mốc, hút ẩm. Định kỳ tiến hành xông diêm sinh

để chống mốc.

Nguyên tắc chung khi sấy nấm phải khô dứt điểm

trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ lúc hái nấm tươi.

Nếu để qua ngày nấm sẽ bị hư và khi sấy khô có màu

đen, mùi khó chịu, không đảm bảo chất lượng.

40

4. Một số bệnh thường gặp ở nấm Linh Chi và biện

pháp xử lý

Bảng 4.1: Một số hiện tượng thường gặp khi trồng nấm

STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục

1 Tơ mọc đềunhưng không ra nấm

–Giống thoái hóa–Nhiệt độ không thích hợp (quá cao hay quá thấp)–Thiếu ẩm–Thiếu độ thoáng khí

–Thay giống khác–Theo dõi nhiệt độ, duy trì nhiệt độ thích hợp–Giữ ẩm bằng cách phun sương đều đặn

2 Quả thể kết nụ nhưng không lớn,chết non

–Nhiều tai nấm cùngxuất hiện và cạnh tranh nhau.–Dinh dưỡng giảm qua quá trình thu hái nhiều lần

–Cắt bớt, chỉ để1 tai nấm phát triển–Bổ sung dinh dưỡng hoặc kết thúc quá trình thu hoạch

3 Cuống nấm dài và nhỏ, mũ nấm không phát triển

–Nhà trồng nấm bị ngộp (dư CO2)–Thiếu sáng

–Thông khí

–Cung cấp ánh sáng đủ cho nấm phát triển

4 Tai nấm dịdạng (dạngbông cải)

–Nhiễm nấm mốc–Nước tưới bị phèn quá cao–Ẩm độ quá thấp–Nhiệt độ thay đổi đột ngột

–Khử trùng lại nhà nấm–Xử lý nước

41

5 Sản lượng kém

– Cơ chất thiếu dinh dưỡng– Nhiễm bệnh

– Giống yếu hoặc thoái hóa– Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột– Thu hái không đúng cách (tách tainấm hay hái không cẩn thận ảnh hưởng đến các tai nấm bêncạnh hoặc thừa gốc gây nhiễm cho nấm đợt 2 hoặc 3…)

– Thêm dinh dưỡng đầy đủ– Vệ sinh môi trường kỹ hơn trước và sau mỗiđợt nuôi trồng– Thay giống tốthơn– Che chắn thíchhợp 

– Xem lại cách thu hái

Cơ chất dùng nuôi cấy hoặc trồng nấm cũng có thể

là thức ăn cho nhiều loại vi sinh vật khác. Trong đó,

vi khuẩn và nấm mốc có tốc độ sinh sản nhanh, đặc biệt

bào tử nấm mốc phát tán rộng nên khả năng lây nhiễm

của chúng thường nhiều hơn. Ở đa số trường hợp ghi

nhận được, thì nấm trồng có khả năng ức chế một phần

mầm bệnh, thậm chí bao chụp lên vết bệnh và vẫn ra tai

nấm bình thường, tất nhiên sản lượng nấm sẽ giảm sút

so với không bệnh.

42

Nếu trường hợp nhiễm kèm theo ẩm độ nguyên liệu

cao hoặc pH acid (chua) có thể ức chế tơ nấm ăn lan và

bệnh phát triển gây hư hỏng toàn bộ cơ chất.

Hoặc nhầy nhớt (nhiễm trùng) hoặc đổi màu từng

vùng hay biến đổi đều khắp (nấm mốc), lúc này tơ nấm

không mọc được và di nhiên cũng không tạo được quả

thể.

5. Ví dụ về mô hình trồng Linh chi đạt hiệu quả

Kinh nghiệm trồng nấm linh chi ở trại nấm SAGO

Năm 2009, anh Nguyễn Công Thành, việt kiều

Hungary bắt đầu trồng thử nghiệm lô nấm đầu tiên tại

trại nấm rộng 6.000 m2 ở tổ 3, ấp Ràng, xã Trung Lập

Thượng, quận Củ Chi, TP.HCM. Tháng 10.2010, Công ty

Trách nhiệm Hữu hạn Sài Gòn Linh Chi (SAGO) được anh

thành lập và giữ chức Tổng Giám đốc.

Cũng trong năm đó, việc quảng bá sản phẩm trong

và ngoài nước được SAGO thực hiện. Chỉ trong 1 năm nỗ

lực mang sản phẩm giới thiệu ra nước ngoài, đến

nay, nấm linh chi của anh Thành, đã được cộng đồng

người Việt tại các nước Hungary, Áo, Balan, Pháp, Đức,

Czech, Slovakia , liên bang Nga và một số tiểu bang ở

Mỹ biết đến, đặt hàng và ngày càng có uy tín trên thị

trường trong và ngoài nước.

43

Anh Thành cho biết, để đảm bảo tính sạch sinh

thái cao nhất cho sản phẩm, qui trình trồng nấm ở đây

được kiểm tra và theo dõi sát theo công nghệ sạch sinh

thái khép kín từ khâu chuẩn bị phôi nấm, trồng và chăm

sóc cho đến khâu thu hoạch, sấy khô, đóng bao bì…

Hình 5.1. Anh Nguyễn Công Thành bên trong trại nấm linh chiSAGO - Công nhân đang đóng cơ chất trồng nấm vào bao nylon

Anh chia sẻ kinh nghiệm:

Xử lí nguyên liệu

Nguyên liệu chính là mùn cưa (tươi hoặc khô của

các loại cây mềm không có tinh dầu và không độc hoặc

một số cây thân thảo: rơm rạ…). Ở nước ta mùn cưa cao

su đáp ứng tốt yêu cầu và rất phong phú. Mùn cưa vừa

mới được mua về, ủ đống tự nhiên nơi khô ráo, thoáng

mát.

Cách đóng túi

Tiến hành tạo ẩm và bổ sung thêm dinh dưỡng vào

mùn cưa. Đảo đều sao cho độ ẩm cuối cùng đạt khoảng

44

60% độ ẩm của cơ chất trồng nấm (độ ẩm 60% được hiểu

như sau: mùn cưa ban đầu ở dạng khô, trước khi đóng

bịch phải tạo độ ẩm bằng cách tưới nước đều lên mùn

cưa kết hợp với đảo trộn cho tới khi nào lượng nước

đạt 60%. Hay hiểu đơn giản là trong 1kg mùn cưa đạt độ

ẩm 60% thì có 400 gram mùn cưa và 600ml nước - ở đây

1gram được tính gần bằng 1ml). Cơ chất đã được trộn

đều được sàng qua máy để loại bỏ những mảnh dăm bào và

gỗ còn sót lại. Sau đó tiến hành cho cơ chất được sàng

vào bịch nylon chịu nhiệt và nện nhẹ, đồng thời xoay

tròn bịch để cơ chất được nén đều vừa đủ chặt. Mỗi

bịch cơ chất có trọng lượng 1, 2 – 1, 5 kg/1 bịch.

Buộc cổ bịch, dùng bông không thấm bịt miệng bịch và

đậy nắp nhựa chuyển vào nhà hấp thanh trùng.

Thanh trùng 

Sắp xếp các bịch nấm sao cho các bịch nấm đảm bảo

đều nhiệt và áp suất. Hấp các bịch cơ chất ở nhiệt độ

100oC khoảng 8-10 giờ.Sau đó để nguội qua đêm từ 7-9

giờ.

Cấy giống

Cấy giống phải đảm bảo một số yêu cầu: phòng cấy

giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng tia

UV). Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn,

bàn cấy, cồn sát trùng… Nguyên liệu đã được thanh

trùng, để nguội. Giống sử dụng là meo hạt, giống cấy45

phải đúng độ tuổi, giống mọc đều trong lọ (chai túi),

không có nấm dai, vi khuẩn, nấm mốc , trọng lượng từ

10 -15gr/1 bịch. Trước khi cấy phải dùng cồn lau miệng

lọ giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không để

bề hạt giống bị nát. Trong thời gian cấy, chai giống

luôn để nằm ngang. Sau khi cấy xong, dùng bông đậy nút

lại, chuyển túi vào khu vực ươm sợi.

Ươm túi

Nhà ươm túi phải đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ,

thông thoáng, độ ẩm từ 60-85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ

từ 20-300C. Chuyển bịch nấm nhẹ nhàng vào nhà ươm, các

bịch phôi được đặt lên kệ chữ A. Mỗi nhà ươm có diện

tích khoảng 120 -150 m2 ủ được từ 12000 -13000 bịch/1

nhà. Các kệ được sắp xếp để có lối đi thuận lợi cho

việc kiểm tra. Hạn chế di chuyển bịch nấm. Thời gian ủ

từ 20 -25 ngày khi sợi tơ mọc được từ 1/2 đến đầy bịch

là có thể xuất bán hoặc di chuyển ra nhà nuôi trồng

nấm khi có sự hình thành quả thể ở miệng nút bông, cần

tiến hành nới nút bông ở cổ nút, chỉ để lại 1/5 lượng

nút bông ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị

kẹt.Trong quá trình sợi nấm phát triển, nếu thấy có

túi bị nhiễm cần loại bỏ ngay khỏi khi vực ươm trồng.

Tuyệt đối không tưới nước trong quá trình ủ tơ. 

Tưới đón

46

Bịch sau khi ủ trắng tơ được chuyển vào nhà

trồng. Sau khi cuống nấm mọc từ 4 -7 cm thì bắt đầu

tưới đều đặn ngày 2 lần, tưới xả tràn dưới mặt đất và

phun sương trên dàn trồng. Tuyệt đối không được tưới

nước trực tiếp vào cổ bịch nấm, duy trì độ ẩm không

khí từ 70 -90% .Thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm

rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sức sinh

trưởng, phát triển của quả thể và năng suất của nấm

Linh chi. Nếu tưới đón nấm sớm hoặc chậm sẽ dẫn đến

hiện tượng quả thể kém phát triển, ảnh hưởng đến khả

năng chống chịu sâu bệnh của nấm. Căn cứ vào thời gian

hệ sợi lan kín bịch và màu sắc của hệ sợi để có kỹ

thuật tưới đón nấm thích hợp nhất và là cơ sở để tăng

năng suất nấm.

Thu hoạch

Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ,

sấy ở nhiệt độ 40– 60oC. Độ ẩm của nấm khô dưới 13%.

Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban

đầu để tận thu đợt 2. Năng suất thu hoạch khoảng 1 tấn

nguyên liệu thu được từ 18 đến 30 kg nấm Linh chi khô.

Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh

trùng nhà trồng bằng nước vôi đậm đặc.

Nguồn: khoahocphothong.com.vn (số 10/13 ngày 22/03/2013)

6. Kết luận

47

Linh Chi là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng,

giá trị dược học và giá trị kinh tế cao. Nấm Linh Chi

được con người khám phá, sử dụng cách đây hơn 2000 năm

và không ngừng phổ biến cho đến ngày nay vì những công

dụng quý báu không thể phủ nhận của nó. Với những đặc

điểm sinh học và điều kiện sinh trưởng phát triển đã

được nghiên cứu rõ, nấm Linh Chi đã và đang được trồng

và sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi

trên thế giới. Đặc biệt Việt Nam là một nước nông

nghiệp và giàu tiềm năng về lâm nghiệp do đó có thể

cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc trồng nấm

Linh Chi. Trong tương lai, Linh Chi vẫn sẽ là một bài

thuốc quý với sức khỏe con người và là nguồn mang lại

lợi ích kinh tế cao cho đất nước.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Thị Thanh Vân. Nghiên cưu kỹ thuật trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum) trên mặt của cao su. Khóa luận tốtnghiệp Kỹ sư Công nghệ sinh học.

2. Lê Công Doanh. Kỹ thuật bao quan và chế biến nấm Linh Chi. Đồ án tốt nghiệp kỹ sư.

Internet:

3. Nấm bệnh thường gặp trong nuôi trồng nấm, 25/2/2013, http://www.ninhthuantech.com/vi/thong-tin-sau-benh/cay-trong/1368-nam-benh-thuong-gap-trong-nuoi-trong-nam.html

4.Lê Duy Thắng, Phát hiện và điều trị một số bệnh ởnấm trồng, 31/8/2011, http://honhuhai.wordpress.com/2011/08/31/337/

5. Kinh nghiệm trồng nấm linh chi ở trại nấm SAGO,

22/3/2013, http://saigonlinhchi.com/index.php?

option=com_content&view=article&id=460%3Akinh-

nghiem-trong-nam-o-trai-nam-sago&catid=26%3Atin-

noi-bo&Itemid=20&lang=hu

6.Kỹ thuật trồng nấm Linh chi, 11/07/2010, http://lequanghien.vnweblogs.com/post/17974/241893

7.Nấm Linh chi, http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_linh_chi

49

50