Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 28/5/2010 ... - ISAAA

15
Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 28/5/2010 đến ngày 04/6/2010 Các tin trong số này 1. Tin toàn cầu 2. Hoa kỳ đưa ra sáng kiến về “cung cấp lương thực cho tương lai” 3. Đột biến mới của UG99 đe doạ sản lượng lúa mì 4. Chương trình tài trợ của Cargill giúp chống suy dinh dưỡng và thiếu đói 5. Tin Châu Phi 6. CBSD - mối đe dọa gia tăng cho sản xuất sắn 7. Tin Châu Mỹ 8. Gen làm chậm thời gian thực vật ra hoa 9. ARS nghiên cứu phát triển khoai tây tốt hơn 10. HIện đã có hạt giống của ngô kháng aflatoxin 11. Tăng cường vi chất dinh dưỡng một phần của chiến lược “Feed the future” (FTF) 12. Học viện khoa học quốc gia Peru hỗ trợ tiến sỹ Bustamante 13. NSF trao tài trợ cho nghiên cứu cải tiến cố định đạm của cây đậu 14. Tin Châu Á và Thái Bình Dương 15. Đại học nông nghiệp Philippines hợp tác với truyền thông về CNSH 16. ASFARNET tổ chức diễn đàn cho nông dân vùng BICOL, PHILIPPINES 17. MABIC tổ chức hội thảo CNSH cho các nhà làm giáo dục Malaysia 18. Các quan chức của Trung quốc đấu tranh cho CNSH 19. Bangladesh giải quyết các chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp 20. Thúc đẩy sản lượng lúa, ngô ở Bangladesh 21. Tin Châu Âu 22. ITALY Hiến tặng Hiệp ước quốc tế để bảo tồn các giống cây trồng thực phẩm 23. Lúa mì mới với bột bổ dưỡng cho sức khoẻ 24. Defra cho phép trồng thử nghiệm khoai tây GM 25. Sự chú ý về các vấn đề CNSH trên báo chí Anh, Đức và Mỹ 26. Nghiên cứu 27. Cho hạt giống ngủ: thành phần di truyền chủ yếu để chống lại sự nẩy mầm trước khi thu hoạch ở lúa mỳ trắng 28. Tương quan kháng aflatoxin và đặc điểm chịu hạn trong lạc 29. Mối quan hệ giữa sự nhạy cảm với stress mặn với gen gây ra stress ở cỏ ba lá Ai cập 30. Các nhà khoa học Trung Quốc xác định kiến trúc cây trồng lý tưởng ở cây lúa bởi điều chỉnh OSSPL14 31. Thông báo 32. Điều tra khảo sát về CBU 33. Giải thưởng khoa học Trieste 2010 34. Kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới, Rwanda 35. TÀI LIỆU 36. i liệu của FAO về công nghệ sinh học nông nghiệp ở các nước đang phát triển 37. POCKET K 37 về lúa gạo CNSH

Transcript of Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 28/5/2010 ... - ISAAA

Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 28/5/2010 đến ngày 04/6/2010

Các tin trong số này

1. Tin toàn cầu

2. Hoa kỳ đưa ra sáng kiến về “cung cấp lương thực cho tương lai”

3. Đột biến mới của UG99 đe doạ sản lượng lúa mì

4. Chương trình tài trợ của Cargill giúp chống suy dinh dưỡng và thiếu đói

5. Tin Châu Phi

6. CBSD - mối đe dọa gia tăng cho sản xuất sắn

7. Tin Châu Mỹ

8. Gen làm chậm thời gian thực vật ra hoa

9. ARS nghiên cứu phát triển khoai tây tốt hơn

10. HIện đã có hạt giống của ngô kháng aflatoxin

11. Tăng cường vi chất dinh dưỡng một phần của chiến lược “Feed the future”

(FTF)

12. Học viện khoa học quốc gia Peru hỗ trợ tiến sỹ Bustamante

13. NSF trao tài trợ cho nghiên cứu cải tiến cố định đạm của cây đậu

14. Tin Châu Á và Thái Bình Dương

15. Đại học nông nghiệp Philippines hợp tác với truyền thông về CNSH

16. ASFARNET tổ chức diễn đàn cho nông dân vùng BICOL, PHILIPPINES

17. MABIC tổ chức hội thảo CNSH cho các nhà làm giáo dục Malaysia

18. Các quan chức của Trung quốc đấu tranh cho CNSH

19. Bangladesh giải quyết các chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp

20. Thúc đẩy sản lượng lúa, ngô ở Bangladesh

21. Tin Châu Âu

22. ITALY Hiến tặng Hiệp ước quốc tế để bảo tồn các giống cây trồng thực

phẩm

23. Lúa mì mới với bột bổ dưỡng cho sức khoẻ

24. Defra cho phép trồng thử nghiệm khoai tây GM

25. Sự chú ý về các vấn đề CNSH trên báo chí Anh, Đức và Mỹ

26. Nghiên cứu

27. Cho hạt giống ngủ: thành phần di truyền chủ yếu để chống lại sự nẩy mầm

trước khi thu hoạch ở lúa mỳ trắng

28. Tương quan kháng aflatoxin và đặc điểm chịu hạn trong lạc

29. Mối quan hệ giữa sự nhạy cảm với stress mặn với gen gây ra stress ở cỏ ba lá

Ai cập

30. Các nhà khoa học Trung Quốc xác định kiến trúc cây trồng lý tưởng ở cây

lúa bởi điều chỉnh OSSPL14

31. Thông báo

32. Điều tra khảo sát về CBU

33. Giải thưởng khoa học Trieste 2010

34. Kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới, Rwanda

35. TÀI LIỆU

36. Tài liệu của FAO về công nghệ sinh học nông nghiệp ở các nước đang phát

triển

37. POCKET K 37 về lúa gạo CNSH

Tin toàn cầu

Hoa kỳ đưa ra sáng kiến về “cung cấp lương thực cho tương lai”

Sáng kiến về “cung cấp lương thực cho tương lai” – Feed the Future được chính phủ Hoa Kỳ đưa ra để tái khẳng định cam kết của mình trong việc giải quyết nạn đói và an ninh

lương thực toàn cầu trong một hội nghị chuyên đề do Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu tổ chức. Tiến sĩ Rajiv Shah, người đứng đầu Cơ quan Phát tr iển Quốc tế của

Hoa Kỳ, trình bày kế hoạch của chính phủ đối với an ninh lương thực và chính thức công bố sáng kiến về “cung cấp lương thực cho tương lai”, chiến lược thực hiện Sáng kiến xoá đói và bảo đảm an ninh lương thực của Tổng thống Barack Obama.

Sáng kiến sẽ gắn kết các nguồn lực với các kế hoạch của đất nước và thúc đẩy mối quan

hệ đối tác đa bền vững để giảm đói nghèo. Sáng kiến sẽ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu, và cải thiện thị trường để tăng nguồn cung cấp thức ăn cho toàn cầu và giảm giá lương thực. Tổng thống Obama cam kết tài trợ ít nhất 3,5 tỷ USD cho phát triển nông

nghiệp và an ninh lương thực trong vòng ba năm trong Hội nghị Thượng đỉnh G-8 năm 2009 tại L'Aquila, Italy. Cam kết từ các nhà tài trợ khác lên trên 18,5 tỷ USD cho một chương trình an ninh thực phẩm chung dẫn đến sáng kiến nói trên.

Đọc thêm thông tin tại http://www.america.gov/st/texttrans-

english/2010/May/20100520164738eaifas0.9879354.html Đột biến mới của UG99 đe doạ sản lượng lúa mì

Bốn đột biến mới của Ug99, một chủng bệnh hại lúa mì nổi tiếng có tên gọi là gỉ sắt hại

thân, có thể đe doạ sản lượng lúa mì toàn cầu hơn so với chủng ban đầu. Những "chủng mới" này có thể đánh bại hai trong số những gen gốc quan trọng nhất chống gỉ, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các chương trình nhân gióng lúa mì của thế giới. Kịch bản

xấu nhất này đã được thảo luận bởi các chuyên gia lúa mì từ Úc, châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, những người đang tham dự một cuộc họp lúa mì toàn cầu tại St

Petersburg, Nga do Tổ chức Sáng kiến về bệnh gỉ sắt toàn cầu tổ chức. Chủ nhà của cuộc họp là Viện Công nghiệp thực vật N.I. Vavilov.

"Với sự đột biến mới chúng ta đang thấy, các nước không thể đủ khả năng để chờ đợi cho đến khi bệnh gỉ sắt 'cắn' họ", Tiến sĩ Ravi Singh, nhà khoa học cấp cao về di truyền học

thực vật và bệnh học tại Trung tâm cải tiến lúa mỳ và ngô quốc tế tại Mexico (CIMMYT). "Các biến thể của Ug99 xác định ở Kenya, cụ thể, đã đi từ phát hiện đầu tiên ở dạng dấu vết trong một năm rồi trở thành dịch bệnh năm tiếp theo."

Tiến sĩ Mahmoud Solh, Tổng giám đốc của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế

về các vùng khô cằn (ICARDA) lưu ý rằng "các nhà nghiên cứu gỉ sắt hại lúa mì trên thế

giới đã thống nhất trong một sự hợp tác chưa từng có để theo dõi sự lây lan của bệnh gỉ sắt hại lúa mì, tìm kiếm các nguồn kháng gỉ mới từ các loại lúa mỳ hoang dã và triển khai

các giống có tính kháng bền. " Tuy nhiên, ông nói rằng các nhà hoạch định chính sách phải cung cấp hỗ trợ cần thiết để có thể tiếp tục duy trì chuẩn bị cho những thách thức

trong tương lai. Xem thêm tại

http://www.eurekalert.org/pub_releases/2010-05/bc-siv052110.php

Chương trình tài trợ của Cargill giúp chống suy dinh dưỡng và thiếu đói

Cargill tiếp tục triển khai chương trình tài trợ với tên gọi Nuorishing People nhằm chống

lại tình trạng đói trên thế giới, chương trình được đưa ra ngày 16/10/2009 trong lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới. Kể từ khi chương trình bắt đầu, Cargill đã tặng 3,3 triệu

đôla tiền mặt và hiện vật cho các tổ chức cứu đói. Theo Bà Mary Thompson, chủ tịch của Cargill Kitchen Solutions, Nuorishing People là cam kết của hãng "để nuôi dưỡng nhân loại trên thế giới và sử dụng vai trò dẫn đầu của công ty trong thực phẩm và nông nghiệp

để giải quyết những thách thức phức tạp của dinh dưỡng và nạn đói."

Feeding America, Tổ chức cứu đói hàng đầu tại Hoa Kỳ, nhận được hơn $ 1.1 triệu đôla từ Cargill. Số tiền tặng bao gồm sản phẩm trứng từ Cargill Kitchen Solutions trị giá 495.000 bảng. Mặt khác, CARE, một tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới, cũng nhận

được sự đóng góp và hỗ trợ tình nguyện viên cho chương trình của họ tại Honduras.

Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 1,2 tỷ người hoặc một phần sáu dân số thế giới bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, những nỗ lực toàn cầu như chương trình của Cargill là rất cần thiết trong việc giảm suy dinh dưỡng trên toàn cầu.

Đọc thông cáo báo chí tại http://www.cargill.com/news-center/news-

releases/2010/NA3029532.jsp.

Tin Châu Phi

CBSD - mối đe dọa gia tăng cho sản xuất sắn

Bệnh sọc nâu hại sắn (CBSD) là một mối đe dọa mới nổi đối với sản xuất sắn, ảnh hưởng

đến sinh kế của hàng triệu nông dân châu Phi. Trong 10 năm qua, CBSD đã lây lan mạnh mẽ khắp Đông Phi, hiện khiến sản lượng giảm tới 70% tại các khu vực bị ảnh hưởng

nặng nhất và đe dọa trên 30 triệu tấn sản lượng sắn hàng năm sản xuất trong khu vực. Do đó, một nhóm 50 nhà khoa học lỗi lạc về cây sắn từ châu Phi, châu Âu và Mỹ đã gặp nhau tại hồ Victoria Hotel tại Entebbe, Uganda để thảo luận về vấn đề này trong Hội thảo

quốc tế về bệnh sọc nâu hại sắn.

Các nhà khoa học đã thành lập một liên minh để chống lại bệnh CBSD bằng cách cộng tác trong việc phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và giám sát để xác định tốt hơn, theo dõi

và nghiên cứu sự lây lan và tác động của bệnh hại này. Chiến lược đẩy mạnh phát triển, sản xuất và phổ biến các nguyên liệu sắn kháng bệnh cho nông dân tại những vùng có

nguy cơ nhiễm bệnh cao cũng sẽ được giải quyết.

Một kết luận quan trọng được thực hiện tại hội thảo là dịch bệnh là do ít nhất hai loài virus riêng biệt, lây truyền qua đường thực vật cho cây trồng bởi whiteflies và cũng có thể lây lan bằng cách trồng thân cây cắt bị nhiễm virus. Nó đã được nhất trí rằng các loài

virus gốc phân lập từ hai loài thực vật ở ven biển Mozambique sẽ giữ tên virus sọc nâu hại sắn (CBSV), trong khi các loài virus vừa được mô tả sẽ được gọi là vi rút Uganda sọc

nâu hại sắn (CBSUV). Để biết thêm thông tin chi tiết của hội thảo, xin gửi email tới [email protected]

Tin Châu Mỹ

Gen làm chậm thời gian thực vật ra hoa

Trong tương lai, hoa cắt và trồng cây trong chậu có thể được giữ tươi lâu hơn. Điều này có thể được thực hiện nhờ việc làm chậm quá trình lão hóa hoặc senescence ra hoa của

thực vật. Do đó, nhà sinh lý học thực vật Cái-Zhong Jiang và các đồng nghiệp từ Sở nghiên cứu nông nghiệp (ARS) – Bộ Nông nghiệp Mỹ đang nghiên cứu các cơ chế kiểm soát gen lão hóa ở thực vật.

Để xác định vai trò của gen lão hóa thực vật, họ đã sử dụng virus rattle thuốc lá có chèn

vào gen quan tâm. Trong kỹ thuật này được gọi là làm im lặng gen gây virus, thực vật tiếp xúc với các virus biến đổi gen mà khiens thực vật biểu biện cơ chế phòng vệ tự nhiên như "tắt" các vi rút cùng với các gen được đưa vào virus. Để chứng minh khái niệm này,

Jang và giáo sư Michael S. Raid Đại học California-Davis đã tiến hành

đoạn gen khác chịu trách nhiệm sản sinh ra ethylene, một hợp chất lão hóa. Kết quả cho thấy hoa với splotches trắng và với ethylene được sản sinh ít hơn so với thực vật tiếp xúc với virus chưa biến đổi. Đây có thể là bằng chứng cho thấy các gen trong các vi rút đã

được tắt.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập http://www.ars.usda.gov/is/pr/2010/100524.htm. ARS nghiên cứu phát triển khoai tây tốt hơn

Mỗi người Mỹ bình quân mỗi năm tiêu thụ 130 pound khoai tây, và đây là loại rau củ quả

hàng đầu tại Mỹ. Trên thế giới, khoai tây là cây lương thực đứng thứ tư bên cạnh lúa mì, gạo và ngô. Tuy nhiên, có nhiều sâu bệnh và các bệnh ảnh hưởng đến khoai tây và các bệnh này bao gồm tuyến trùng gây bệnh sần rễ Columbia, bệnh do sâu bướm hại củ khoai

tây và bệnh mốc sương khoai tây gây ra nạn đói khoai tây tại Ailen. Để chống lại tác nhân gây bệnh như vậy, các nhà sản xuất khoai tây đã sử dụng khá nhiều các hóa chất

bảo vệ thực vật làm tăng mối lo ngại đối với môi trường. Vì vậy, các nhà khoa học của Sở nghiên cứu nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Mỹ đang tìm cách để phát triển các giống

khoai tây mới có khả năng chống sâu bệnh, chất lượng lưu giữ tốt, và giá trị dinh dưỡng cao.

Bộ phận nghiên cứu giống khoai tây và ngũ cốc hạt nhỏ là một trong những đơn vị thuộc

ARS đang nghiên cứu phát triển khoai tây mới. Một trong những giống kháng bệnh mốc sương được ghi nhãn là Defender, đã giúp các nhà sản xuất khoai tây giảm thiể u chi phí sử dụng thuốc diệt nấm. Mặt khác, bộ phận nghiên cứu về Sugarbeet và khoai tây, hợp

tác với Hiệp hội Nông gia trồng khoai tây vùng đồng bằng phía Bắc, đang nghiên cứu về giống khoai tây với hơn chín tháng lưu giữ và đặt tên là Dakota Crisp và Dakota

Diamond. Bộ phận nghiên cứu rau và cỏ của ARS đang phát triển khoai tây với các hoạt động chống oxy hóa được cải thiện và có hàm lượng phytochemical cao hơn.

Để biết thêm thông tin, đọc bài viết đầy đủ tại http://www.ars.usda.gov/is/AR/archive/may10/potatoes0510.htm.

HIện đã có hạt giống của ngô kháng aflatoxin

Sáu giống ngô mới kháng aflatoxin đã được chứng minh là không nhiễm bệnh truyền qua hạt giống nước ngoài đến Hoa Kỳ đang sẵn sàng cho phát triển hơn nữa theo hướng thương mại hóa. Sáu dòng 101, 102, 103, 104, 105, và 106 được phát

triển bởi nhà nghiên cứu bệnh học thực vật Robert Brown thuộc Sở nghiên cứu nông nghiệp (ARS), phối hợp với Abebe Menkir của Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế.

Hạt giống của các dòng ngô trước khi thử nghiệm có thể được lấy từ trạm giới thiệu thực vật khu vực phía Bắc của ARS ở Ames và được trồng tại Hoa Kỳ để đánh giá thêm về

tính kháng aflatoxin. kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để đánh giá giá trị của những giống này trong việc nhân giống kháng aflatoxin.

Dọc thêm thông tin tại http://www.ars.usda.gov/is/pr/2010/100520.htm.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng một phần của chiến lược “Feed the future” (FTF)

Trong thời gian gần đây khởi động chiến lược “cung cấp lương thực cho tương lai '"của

Chính phủ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Rajiv Shah, một nhà quản trị của USAID nhấn mạnh tầm quan trọng của những đóng góp của chương trình HarvestPlus' trong việc cải thiện dinh

dưỡng thông qua nông nghiệp. Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chủ yếu là một phần của Chiến lược FTF, cũng phù hợp với mục tiêu của HarvestPlus' là tăng cường vi chất dinh dưỡng ở những cây lương thực quan trọng nhất. Một trong những cây trồng

được tăng cường vi chất dinh dưỡng (biofoung vi rtified) sản xuất bởi HarvestPlus là khoai lang ngọt ruột cam giàu vitamin A. Cây trồng bổ sung vi chất này đã được phát

triển với sự hợp tác của Trung tâm khoai tây quốc tế với mục đích thúc đẩy phúc lợi kinh tế và sức khỏe cho người châu Phi. Bên cạnh đó, HarvestPlus đang làm việc với các tổ chức khác trong việc phát triển đậu tăng cường vi chất tại Rwanda và kê ngọc trai ở Ấn

Độ.

Truy cập địa chỉ http://www.harvestplus.org/content/biofortification-aligned-new-us-

%E2%80%98feed-future%E2%80%99-strategy để xem toàn bộ bài viết.

Học viện khoa học quốc gia Peru hỗ trợ tiến sỹ Bustamante

Học Viện Khoa học Quốc gia Peru đã hỗ trợ cho Tiến sĩ Ernesto Bustamante Donayre,

nhà sinh vật học, người gần đây đã bị kết án tại Tòa án hình sự lần thứ 6 về tội phỉ báng. Bustamante bị kết án vì không đồng ý với kết quả điều tra của Tiến sĩ Antonietta

Gutiérrez Rosati, một nhà khoa học Peru. Cụ thể, ông đặt câu hỏi về chất lượng nghiên cứu, được đăng tải tại một trang web của một tổ chức phi chính phủ Malaysia, và các kết luận thu được từ nghiên cứu. Một phân tích độc lập về việc nghiên cứu bởi các nhà khoa

học Peru khác và quốc tế đã khẳng định quan điểm của Bustamante.

Thông qua viện trưởng, Tiến sĩ Roger Guerra-Garcia, Học viện cho biết "bác bỏ bất kỳ nỗ lực để hạn chế quyền tự do phê bình khoa học. Bằng phương tiện nghiên cứu, các nhà khoa học đóng góp một nghiên cứu đáng được biểu dương vì lợi ích của xã hội, do đó

không thể chấp nhận việc họ bị hạn chế về quyền tự do thể hiện như đối vớic quyết định của Tòa án hình sự thứ sáu của Lima nêu trên."

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha về sự ủng hộ của Học viện có thể tải về tại http://www.ancperu.org

NSF trao tài trợ cho nghiên cứu cải tiến cố định đạm của cây đậu

Quỹ Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ đã trao giải thưởng nghiên cứu cấp trị giá 1,7 triệu USD cho giáo sư bệnh học thực vật tiến sĩ Douglas Cook tại Đại học

, pigeonpeas, đậu, lạc và cỏ linh lăng. Các nhà nghiên cứu nhằm mục đích giúp đỡ nông dân nghèo giảm chi phí sản xuất, đặc

biệt là ngân sách của họ trong việc sử dụng phân bón nitơ. Theo Cục trưởng ICRISAT William Dar, các nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định gen kiểm soát các cơ chế cố

định đạm cây họ đậu. Họ sẽ sử dụng công nghệ DNA mới nhất và phân tích di truyền phân tử để nghiên cứu các gen này. Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để phát triển các chương trình nhân giống truyền thống và phân tử để cải thiện cây họ đậu.

Đọc thông cáo báo chí của ICRISAT tại http://www.icrisat.org/newsroom/news-

releases/icrisat-pr-2010-media8.htm. Tin Châu Á và Thái Bình Dương

Đại học nông nghiệp Philippines hợp tác với truyền thông về CNSH

Ba mươi ba người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, khoa học, và các quan chức chính quyền địa phương từ vùng Bicol đã tập trung tại Hội thảo truyền thông về xây dựng nhận thức, kiến thức và hiểu biết về công nghệ sinh học cây trồng tổ chức tại Trường Đại

học Nông nghiệp trung ương bang Bicol (CBSUA) tại Camarines Sur ngày 19 tháng 5

năm 2010. Hội thảo là một phần trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy tiếp cận cộng đồng về công nghệ sinh học mà bắt đầu vào năm 2005 nhằm mục đích nâng cao nhận thức và

sự hiểu biết của các bên quan trọng liên quan, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, Trên các nguyên tắc và lợi ích của công nghệ sinh học nông nghiệp; cập nhật cho họ về

tình trạng nghiên cứu và phát triển CNSH của khu vực công về GM / sản phẩm công nghệ sinh học; và chia sẻ kinh nghiệm của nông dân trong việc áp dụng cây trồng biến đổi gen / cây trồng CNSH.

Trong bài phát biểu khai mạc, Giáo sư Joel Batanes, phó chủ tịch Nghiên cứu, mở rộng

và phát triển doanh nghiệp của CBSUA nhấn mạnh rằng, "Đưa thông tin thích hợp tới tận cửa cho nông dân chắc chắn sẽ tạo sự chấp nhận tốt hơn về công nghệ sinh học. Chúng tôi cần phương tiện truyền thông, những người là nguồn thông tin đáng tin cậy để truyền

tải tới công chúng các thông tin về những gì các nhà nghiên cứu khoa học của chúng tôi đang làm, chẳng hạn như các dự án về phát triển cây ăn quả cà tím biến đổi gen và cà tím

kháng sâu bore hại rễ. " Ông nhấn mạnh quan điểm của CBSUA trong việc áp dụng chương trình khoa học, chẳng hạn như công nghệ sinh học, mà sẽ đem lại lợi ích nông dân và bổ sung với các chương trình cung cấp đủ lương thực quốc gia.

Hội thảo được đồng tổ chức bởi CBSUA, Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học

SEARCA (SEARCA BIC), Mạng lưới nông dân khu vực châu Á (ASFARNET) - Philippine và Dự án Hỗ trợ Công nghệ sinh học Nông nghiệp (ABSPII ), và được sự hỗ trợ Chương trình Công nghệ sinh học – Bộ Nông nghiệp Philippine (DA BPO) và Cơ

quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Để tìm hiểu thêm về bản tin cập nhật tình hình công nghệ sinh học ở Philippine, truy cập trang web của SEARCA BIC tại http://www.bic.searca.org/ hoặc e-mail [email protected].

ASFARNET tổ chức diễn đàn cho nông dân vùng BICOL, PHILIPPINES

Mạng lưới khu vực nông dân châu Á (ASFARNET) Philippine chapter, một tổ chức của nông dân và các bên liên quan quan tâm đến việc thúc đẩy lợi ích của nông dân thông qua

công nghệ, kiến thức, thông tin liên lạc và các hoạt động trao đổi, đã được tiến hành ngày 20 tháng 5 năm 2010 Hội nghị Công nghệ sinh học nông nghiệp thứ hai tại People’s Hall,

tỉnh Capitol của Albay, Philippines. Diễn đàn được đồng tổ chức bởi Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học SEARCA (BIC), và Chính quyền tỉnh Albay, và sự hỗ trợ các

hoạt động của Dự án Hỗ trợ Công nghệ sinh học Nông nghiệp (ABSPII ), và được sự hỗ trợ của Chương trình Công nghệ sinh học – Bộ Nông nghiệp Philippine (DA BPO) và Cơ

quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tiến sĩ Candida B. Adalla, Giám đốc DA BPO chia sẻ các nghiên cứu liên tục, truyền

thông và các sáng kiến hỗ trợ chính sách của Bộ Nông nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp trong đó bao gồm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật di

truyền cây trồng với các đặc tính cải tiến như cà tím Bt kháng côn trùng và lúa giàu vitamin -A; nhân giống với sự trợ giúp của marker phân tử về tính kháng virus trong

abaca; sản xuất đại trà các loại cây trồng quan trọng như dừa và makapuno. Bà tin rằng công nghệ sinh học là một chọn lựa bổ sung cho nông dân Philippines để tăng sản lượng

nông nghiệp và thu nhập, và như một nguồn bổ sung cơ hội sinh kế ở nông thôn. Các nông dân trồng cây công nghệ sinh học như Rosalie Ellasus của Pangasinan và Raul

Careras của Camarines Sur, cho biết về kinh nghiệm đầu tiên của họ trong việc trồng cây công nghệ sinh học tập trung vào những lợi ích và tác động của nó mang lại cho cuộc sống của họ.

Các hoạt động đào tạo khoảng 80 người tham gia gồm nông dân, cán bộ khuyến nông, kỹ

thuật, trường đại học về các ứng dụng cơ bản, hiện hành và các sáng kiến của Philippines về công nghệ sinh học nông nghiệp. Các học viên tham gia cũng được biết về vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp đối với đa dạng sinh học để nền nông nghiệp Philippine

phát triển bền vững.

Để tìm hiểu thêm về bản cập nhật công nghệ sinh học ở Philippine, truy cập trang web của SEARCA BIC tại http://www.bic.searca.org hoặc e-mail [email protected].

MABIC tổ chức hội thảo CNSH cho các nhà làm giáo dục Malaysia

Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Malaysia (MABIC) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục (MOE) để nâng cao nhận thức về công nghệ sinh học trong trường trung học

sư phạm từ năm 2006. Năm 2007, Trung tâm Phát triển chương trình giảng dạy (CDC) tại Bộ Giaos dục hoan nghênh đề nghị từ MABIC tổ chức hội thảo công nghệ sinh học cho

các giáo viên khoa học. Từ 2007-2009 một số viện nghiên cứu ở Selangor và Kuala Lumpur đã tổ chức các hội

thảo, cụ thể là, Trung tâm Khoa học Quốc gia, Viện Nghiên cứu rừng Malaysia, và Hội đồng dầu cọ Malaysia. Trong năm 2010, MABIC và CDC đã quyết định tiếp cận với

những giáo viên ở các tiểu bang khác nơi mà Trường Đại học Sains Malaysia, Trường Đại học Teknologi Malaysia và Trường Đại học Kelantan Malaysia đã được chọn làm nơi tổ chức.

Năm nay, sự kiện quan trọng khác đã được đánh dấu khi MABIC phối hợp tổ chức hội

thảo với Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác nhân gióng thực vật phân tử (MPBCRC) có trụ sở ở Melbourne. Bà Belinda Griffiths từ Trung tâm Victoria AgriBiosciences có mặt tại Malaysia để tiến hành một Hội thảo Sinh học phân tử cho giáo viên với kinh phí từ Bộ

Cải tiến, Công nghiệp, Khoa học và Nghiên cứu Úc. MABIC và Bộ GD đã tổ chức hội thảo này tại bờ biển phía Đông của Malaysia, nơi Trường Đại học Malaysia Terengganu

đóng vai trò chủ nhà cho giáo viên từ Kuala Terengganu, vào ngày 12 tháng 5. Một hội thảo được tiến hành tại Trường Đại học Malaysia Sarawak tngày 18 tháng năm và hội thảo cuối cùng tại tập đoàn Công nghệ sinh học Melaka, ngày 20 tháng 5. Tổng số 80

giáo viên tham gia trong các hội thảo trên, những người tham gia đã thể hiện sự thú vị trong việc chiết xuất DNA từ trái cây, tiến hành điện di gel và để hiểu kỹ thuật PCR và

các enzym hạn chế.

Hội thảo tại Tập đoàn Công nghệ sinh học Melaka đã được Bộ trưởng, Datuk Seri Mohd

Ali bin Haji Mohd Rustam khai mạc, ông muốn có thêm nhiều hội thảo kiểu này được tổ chức tại Melaka cho các giáo viên trên toàn quốc.

Để biết chi tiết thêm về các hội thảo email Mahaletchumy Arujanan của MABIC tại [email protected]

Các quan chức của Trung quốc đấu tranh cho CNSH

Tỷ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại, cho sự tăng trưởng nông nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 27% đến 51% trong 30 năm qua.

Tiến sĩ Xia Jingyuan, Giám đốc Trung tâm dịch vụ và khuyến nông công nghệ nông nghiệp Quốc gia , Bộ Khoa học và Công nghệ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa

ra những nhận xét này tại Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về Công nghệ sinh học và Nông nghiệp, tổ chức tại thành phố Bắc Kinh, do Ủy ban Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức ngày 19-20 Tháng 5, 2010.

Ông Weiguang Yang, phó chủ tịch của Ủy ban Khoa học và Công nghệ thành phố Bắc Kinh, cũng thừa nhận công nghệ sinh học khi nói rằng "chúng ta phải phụ thuộc vào công

nghệ sinh học để thúc đẩy ngành công nghiệp hạt giống, đó là cốt lõi của khoa học nông nghiệp và phát triển công nghệ." Hơn 300 các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nhân và đại diện chính quyền, khu vực nhà nước, tư nhân, và các phương

tiện truyền thông đã tham dự hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về các vấn đề như vươn tới các thành tựu khoa học và công nghệ nông nghiệp phù hợp với nhu cầu công nghiệp,

tài trợ của các doanh nghiệp công nghệ sinh học nông nghiệp theo định hướng của chính phủ.

Truy cập http://bas.newlife.org.cn/?lang=en để biết chi tiết của hội nghị. Để biết thêm thông tin về công nghệ sinh học tại Trung Quốc, liên lạc với Giáo sư Zhang Hongxiang

Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Trung Quốc tại [email protected]. Bangladesh giải quyết các chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp

Bộ Lương thực Bangladesh và Quản lý thiên tai sẽ tập trung tại Diễn đàn đầu tư an ninh lương thực Bangladesh 2010 ngày 26-27 tháng 5 năm 2010. Diễn đàn do Chính phủ

Bangladesh tổ chức với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Phát triển Bangladesh, Viện nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế và Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc, cùng với các tổ chức khác, diễn đàn sẽ thảo luận phối

hợp kế hoạch đầu tư, các ưu tiên và chiến lược để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng ở Bangladesh.

Các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu địa phương và quốc tế, các nhà ngoại giao và các đại diện từ các tổ chức sẽ thảo luận sáu chủ đề rộng rãi, trong đó bao gồm

tăng trưởng nông nghiệp và năng suất cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng thực phẩm và an ninh dinh dưỡng.

Thông tin chi tiết của diễn đàn có tại http://bangladeshfoodsecurity.wordpress.com/about/

Các chuyên gia quốc tế đã chuẩn bị sáu tài liệu nghiên cứu, mỗi tài liệu cho mỗi khu vực

ưu tiên được xác định bởi chính phủ, làm tài liệu phục vụ diễn đàn. Các tài liệu này ctóm tắt các cơ hội lớn để đẩy nhanh những nỗ lực trong việc đạt được an ninh lương thực.

Một bài viết về tăng trưởng nông nghiệp và năng suất có thể được tải về từ địa chỉ:http://bangladeshfoodsecurity.files.wordpress.com/2010/05/investing.pdf

Thúc đẩy sản lượng lúa, ngô ở Bangladesh

Nông dân ở Bangladesh là người nhận các công nghệ canh tác mới được phát triển bởi à Trung tâm Cải tiến mì và Ngô Quốc tế và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế như là một

phần của nghiên cứu tài trợ của ACIAR để giúp tăng cường sản xuất gạo và ngô. Một số lĩnh vực đã được tiến hành từ tháng ba-tháng tư, cho thấy một loạt các giống ngô chịu được độ ẩm và hệ thống canh tác ngô – lúa bền vững hơn.

Nhu cầu về ngô làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Bawngladesh đang gia tăng và các công nghệ này sẽ dẫn đến xu hướng sản xuất cây trồng từ kiểu canh tác truyền thống

lúa gạo- lúa gạo và lúa gạo và lúa mì, và hướng tới các hệ thống lúa-ngô. Ngoài ra, gói cải thiện công nghệ được giới thiệu và quảng bá bao gồm trồng ngô trong các hệ thống đất canh tác (dải, tối thiểu và không), bề mặt tươi và bề mặt tạm thời.

"Những thử nghiệm tới nay đem lại nhiều cơ hội cho nông dân, các bên liên quan, và các

nhà nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm về những công nghệ mới", ông Jagadish Timsina, một nhà nông học hệ thống cây trồng cấp cao và lãnh đạo dự án cho biết.

Để biết thêm chi tiết, xem thêm tại: http://aciar.gov.au/node/12616

Tin Châu Âu

ITALY Hiến tặng Hiệp ước quốc tế để bảo tồn các g iống cây trồng thực phẩm

Italy đã đóng góp 1,2 triệu euro cho một chương trình chia sẻ lợi ích theo Hiệp ước Quốc

tế về Tài nguyên di truyền thực vật cho Lương thực và Nông nghiệp nhằm mục đích bảo tồn sự đa dạng và nhân giống các giống cây trồng thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Hiệp ước thành lập một Ngân hàng toàn cầu bao gồm 64 cây lương thực và

quy định rằng "bất cứ khi nào một kết quả sản phẩm thương mại có được từ việc sử dụng gen từ ngân hàng này và sản phẩm được cấp bằng sáng chế, thì 1,1% doanh số bán sản

phẩm phải được trả cho quỹ chia sẻ lợi ích của Hiệp ước " "Sự đa dạng di truyền thực vật là điều quan trọng để đương đầu với những thách thức

toàn cầu về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Italy ủng hộ cho Quỹ chia sẻ lợi ích của Hiệp ước sẽ thúc đẩy cơ sở thực phẩm bền vững và đa dạng cho nông dân sản xuất

nhỏ trong thế giới phát triển", ông Shivaji Pandey, Giám đốc của Tổ chức Nông lương của (FAO) - Bộ phận sản xuất và bảo vệ thực vật cho biết.

Sáng kiến này hy vọng sẽ huy động được 10 triệu đôla trong năm nay và đã đầu tư vào 11

dự án toàn cầu hướng tới nông dân sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển. Các nước khác có đóng góp bao gồm Tây Ban Nha, Na Uy và Thụy Sĩ.

Bài viết đầy đủ có tại http://www.fao.org/news/story/en/item/42570/icode/

Lúa mì mới với bột bổ dưỡng cho sức khoẻ

Số lượng các thành phần dinh dưỡng có trong các giống mì có sự khác biệt, với một số giống cung cấp chất dinh dưỡng cao hơn gấp bốn lần. Để tiến hành nghiên cứu nâng cao lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất của lúa mì, Chương trình khung thứ 6 của EU

(FP6) về " chất lượng và an toàn thực phẩm " từ tháng 6 năm 2005 đã tài trợ cho một dự án gọi là HEALTHGRAIN, các từ viết tắt cho cụm từ "Khai thác các hoạt chất sinh học

của Hạt ngũ cốc châu Âu để cải thiện dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe ". Các nhà khoa học của dự án (sẽ được chấm dứt vào cuối tháng) báo cáo việc xác định các

marker cho chất xơ trong khẩu phần ăn, tocopherols (vitamin E) và sterol có thể được sử dụng bởi các nhà lai tạo cây trồng trong các chương trình nhân giống lúa mì. Ngoài ra,

các nhà nghiên cứu đang xây dựng các công cụ mới như hiệu chuẩn cận hồng ngoại và kháng thể mà có thể được sử dụng bởi các nhà lai tạo cây trồng, các nhà buôn bán và chế biến ngũ cốc cũng như các thành viên của ngành công nghiệp thực phẩm trong việc xác

định dòng lúa mì với chất lượng dinh dưỡng được cải thiện.

Để biết thêm chi tiết xem tại: http://cordis.europa.eu/fetch?CALLER=FP6_NEWS&ACTION=D&DOC=4&CAT=NEWS&QUERY=0128d9078418:af4c:7cdc92c2&RCN=32129

Defra cho phép trồng thử nghiệm khoai tây GM

Cục Môi trường, Thực phẩm và các vấn đề nông thôn giao gần đây đã cho phép các Phòng thí nghiệm Sainsbury, John Innes Centre ở Norwich, Vương quốc Anh tiến hành một thử nghiệm nghiên cứu khoai tây biến đổi gen kháng bệnh bạc lá khoai tây. Uỷ ban

tư vấn về việc đưa ra môi trường (ACRE) đã đánh giá đơn xin thử nghiệm và thấy rằng việc thử nghiệm dự kiến sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

hoặc môi trường. Điều kiện phòng ngừa được cung cấp trong sự đồng ý theo luật định để đảm bảo rằng khoai tây GM sẽ không còn sót lại tại khu vực thử nghiệm và khoai tây khi thu hoạch sẽ không được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Xem thêm bài viết tại tại http://ww2.defra.gov.uk/2010/05/21/defra-approves-gm-potato-

trial/. Thêm thông tin về Phòng thí nghiệm Sainsbury và các quy định điều kiện có tại: http://www.defra.gov.uk/environment/quality/gm/regulation/registers/consents/index.htm.Tư vấn về đơn xin cấp phép có thể truy cập tại

http://www.defra.gov.uk/acre/pdf/advice/acre-advice-10-r29-01.pdf.

Sự chú ý về các vấn đề CNSH trên báo chí Anh, Đức và Mỹ

Tạp chí Sự hiểu biết của công chúng về khoa học (Public Understanding of Science) gần đây xuất bản một nghiên cứu có tựa đề Khung về các vấn đề Khoa học trong Tin tức định

hướng dư luận: So sánh Quốc tế về phạm vi các vấn đề Công nghệ sinh học Nhà nghiên cứu Thomas Listerman của Đại học Uppsala, Thụy Điển thử nghiệm làm thế nào công nghệ sinh học, một cuộc tranh luận khoa học lớn của đương đại, đã được gây chú ý và

nhấn mạnh bởi các tờ báo định hướng dư luận hàng đầu ở Đức, Anh và Hoa Kỳ từ năm 2000-2002.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng một sự nhấn mạnh xảy ra khi một số phương tiện truyền thông chú ý sâu, dưới hình thức của thảo luận sâu về khía cạnh đạo đức tại Đức và

được công chúng thảo luận nhiều hơn ở Anh. Mặt khác, thảo luận mang tính khoa học-kinh tế được các tác giả trên các báo của Mỹ sử dụng nhiều hơn.

Xem thêm tại http://pus.sagepub.com/cgi/content/abstract/19/1/5 Nghiên cứu

Cho hạt giống ngủ: thành phần di truyền chủ yếu để chống lại sự nẩy mầm trước

khi thu hoạch ở lúa mỳ trắng

Nẩy mầm trước khi thu hoạch (PHS) là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa mì trắng trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa. PHS được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt

trong một cành sinh lý trưởng thành trước thời gian thu hoạch. Điều này không thuận lợi trong sản xuất vì điều kiện làm giảm năng suất, giá trị dinh dưỡng hạt và chất lượng chế

biến lúa mì trắng. Theo các nghiên cứu trước đó, hạt giống ngủ (SD) là yếu tố chính ngăn cản PHS. Như vậy, Shubing Liu của Đại học bang Kansas cùng với các nhà nghiên cứu khác, được xác định vị trí của các gen kiểm soát PHS trong lúa mì trắng và mối quan hệ

di truyền của gen kháng PHS và SD.

Dựa trên một phương pháp thống kê được gọi là phương pháp phân tích đặc điểm định lượng loci, khả năng chống lại PHS là một đặc điểm phức tạp được điều khiển bởi một số chuỗi DNA hoặc QTLs và các yếu tố nongenetic khác. Đánh giá mập độ sắp xếp cho cả

hai PHS cành nguyên vẹn và SD của đập hạt giống thu hoạch từ thử nghiệm trên cánh đồng và nhà kính cho thấy tính kháng PHS và hạt giống ngủ dài (SD) đêu được điều

khiển bởi bốn QTLs như nhau. Vì vậy, SD thực sự là thành phần chính của PHS. Trích lược nghiên cứu này có tại

http://www.springerlink.com/content/m576431vw8564118/?p=63c68b96001f4daeb87cdd4ca15bc0e1&pi=4.

Tương quan kháng aflatoxin và đặc điểm chịu hạn trong lạc

Nghiên cứu trước đó cho rằng chịu hạn trong đậu phộng có thể được sử dụng như một

công cụ gián tiếp để lựa chọn tính kháng việc nhiễm aflatoxin trước thu hoạch. Vì vậy, A. Arunyanark của Đại học Khon Kaen ở Thái Lan và các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu

để đánh giá 140 họ cây lạc từ bốn giống lai trên thử nghiệm thực địa trong điều kiện hạn hán và các điều kiện khô hạn để đánh giá khả năng của những đặc điểm kháng aflatoxin,

cũng như mối quan hệ di truyền của tính kháng aflatoxin và đặc điểm chịu hạn. Các nhà nghiên cứu ghi lại dữ liệu liên quan như cho hạt giống nhiễm Aspergillus flavus (các

mầm bệnh aflatoxin), nhiễm aflatoxin, sinh khối, năng suất, chỉ số chịu hạn và năng suất sinh khối, diện tích lá cụ thể. …

Dựa vào kết quả, tính di truyền về nhiễm bệnh và nhiễm aflatoxin của hạt giống có từ thấp đến vừa phải, cho thấy khó để cải thiện những đặc điểm này. Tuy nhiên, kiểu gen

của hạt giống bị nhiễm bệnh và nhiễm aflatoxin có sự tương quan trái chiều với những đặc điểm chịu hạn trong điều kiện khô hạn. Điều này có nghĩa rằng lựa chọn kiểu gen chịu hạn cho thể cải thiện sức đề kháng chống nhiễm aflatoxin. Cụ thể diện tích lá và đọc

diện tích chất diệp lục SPAD là chỉ tiêu gián tiếp của kháng aflatoxin, do đó các phép đo đơn giản có thể được sử dụng cho các chương trình nhân giống quy mô lớn. Đọc thêm thông tin tại:

http://dx.doi.org/10.1016/j.fcr.2010.03.011.

Mối quan hệ giữa sự nhạy cảm với stress mặn với gen gây ra stress ở cỏ ba lá Ai cập

Đất nhiễm mặn (đất phèn) là một trong những yếu tố hạn chế sự tăng trưởng và năng suất cây trồng. Do 20% diện tích đất trồng được tưới tiêu trên thế giới bị nhiễm mặn nên việc hiểu cơ chế kháng mặn và nhân giống cây trồng chịu mặn có thể giúp duy trì an ninh

lương thực thế giới. cỏ ba lá Ai Cập (Trifolium alexandrinum L.) là một họ đậu cố định đạm có vài trò kinh tế quan trọng nhưng có rất ít nghiên cứu về phản ứng của cây trồng

này phản ứng với stress mặn. Nếu các nghiên cứu cho biết các phản ứng của cỏ ba lá Ai Cập trước stress về nhiễm mặn và giảm tốc độ tăng trưởng do stress mặn gây ra thìcó thể phát triển các chương trình nhân giống có hiệu quả.

Như vậy, Gaber M. Abogadallah Thuộc Sở nghiên cứu thực vật New Damietta đã tiến hành nghiên cứu để điều tra về khiếm khuyết sinh lý và phân tử dẫn đến giảm tăng trưởng

trong điều kiện stress do mặn. Ba nhóm thực vật có cỏ ba lá Ai Cập bị stress do mặn được tưới nước với nồng độ muối

khác nhau, ấp trong 12 ngày và sau đó sấy khô. Trọng lượng khô và lượng nước trong cây đã được ghi lại. Kết quả cho thấy cây có nhiều thành phần thẩm thấu của muối kháng

với stress. Cũng đã có sự ức chế quang hợp mà có thể có được do sự tích tụ quá mức của các ion natri trong lá cùng với giảm trong phản ứng với các gen sắp xếp trình tự ion natri. Điều này dẫn đến việc cô lập ion natri không hiệu quả vào không bào và ảnh hưởng tới

cơ chế quang hợp.

Đọc thêm tại http://dx.doi.org/10.1016/j.plantsci.2010.03.008. Các nhà khoa học Trung Quốc xác định kiến trúc cây trồng lý tưởng ở cây lúa bởi

điều chỉnh OSSPL14

Giáo sư Li Jiayang của Viện Di truyền học và Sinh học phát triển của Học viện Khoa học

Trung Quốc (CAS) phối hợp với các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu gạo quốc gia Trung Quốc đã lai tạo của hai giống lúa và so sánh với bộ gen của các thế hệ tiếp theo với

nhau. Họ thấy rằng một đột biến trong hệ gen gạo, trong một gen gọi là OsSPL14 làm tăng sản lượng gạo 10% bằng cách sử dụng số tillering và sản xuất hạt như một mục tiêu

tiềm năng. Nghiên cứu được công bố trong ấn bản trực tuyến ngày 23/5 của Nature Genetics.

Nghiên cứu này cũng là một bước đột phá sau lúa lùn và nhân giống lúa lai. Sự phát triển của các loại cây trồng mới hoặc kiến trúc cây trồng lý tưởng (IPA), đã được đề xuất như

một phương tiện để nâng cao năng suất lúa tiềm năng. Nhóm nghiên cứu báo cáo nhân sao và đặc tính của một locus đặc điểm định lượng semidominant, IPA1 (Kiến trúc cây trồng lý tưởng 1), mà thay đổi kiến trúc cây lúa và tăng cường đáng kể năng suất hạt gạo.

Các đặc điểm định lượng IPA1 locus mã hóa OsSPL14 (SOUAMOSA promoter BINDING protein-LIKE 14) và được điều chỉnh bởi microRNA (miRNA) OsmiR156

trong cơ thể. Họ đã chứng minh rằng một đột biến điểm trong quy chế OsSPL14 perturbs OsmiR156-điều tiết OsSPL14, tạo ra một cây lúa "lý tưởng" với một số tiller giảm, tăng sức đề kháng và năng suất cao hơn. Nghiên cứu gợi ý rằng OsSPL14 có thể giúp cải thiện

năng suất hạt gạo bằng tạo thuận lợi cho việc nhân giống các giống lúa mới ưu tú.

Nghiên cứu có tại: http://www.nature.com/ng/journal/v42/n6/abs/ng.591.html

Thông báo

Điều tra khảo sát về CBU

Bản tin cập nhật về cây trồng công nghệ sinh học đề nghị độc giả cho ý kiến phản về bản

tin điện tử. với hơn 750.000 thuê bao, chúng tôi đánh giá ý kiến và đề xuất của độc giả để tiếp tục cải thiện ấn phẩm này. Hãy dành một vài phút thời gian của bạn để trả lời một bảng câu hỏi ngắn. Bản sao các Tóm tắt năm 2009 về Tình trạng cây trồng CNSH trên

toàn cầu năm 2009 sẽ được trao cho người trả lời sớm.

Hãy điền vào mẫu khảo sát tại http://www.isaaa.org/kc/cropbiotechupdate/survey/questionnaire.asp

Giải thưởng khoa học Trieste 2010

Viện Khoa học Thế Giới Thứ ba kêu gọi đề cử cho các ấn bản 2010 của giải Khoa học Ernesto Illy Trieste. Các giải thưởng, tài trợ của illycaffè đóng tại Trieste đã được thành lập để cộng đồng quốc tế thừa nhận về tầm nhìn tới thành tích khoa học xuất sắc được

thực hiện bởi các nhà khoa học sống và làm việc tại các nước đang phát triển. Trong năm 2010, giải thưởng sẽ được trao cho thành tích xuất sắc trong năng lượng tái tạo cho các

công nghệ công nghiệp không ảnh hưởng tới môi trường. Giải thưởng trị giá 100 nghìn đôla mỹ tiền mặt. Thời hạn nhận được đề cử đã được gia hạn tới ngày 15 tháng 6 2010.

Xem chi tiết tại: http://www.twas.org/

Kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới, Rwanda

Lễ kỷ niệm toàn cầu của Ngày Môi trường thế giới sẽ được tổ chức vào ngày 5 Tháng

Sáu, với chủ đề “Nhiều loài, Một hành tinh, Một tương lai”. Rwanda, một quốc gia đa dạng đặc biệt sẽ là nơi diễn ra các sự kiện toàn cầu, các phát biểu quan trọng với tham dự của Tổng thống Rwanda Paul Kagame, Nam diễn viên được đề cử Oscar Don Cheadle và

Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner. Các hoạt động trên toàn thế giới đã được lên kế hoạch sẽ bao gồm làm sạch biển, hòa nhạc, triển lãm, liên hoan phim, các sự kiện cộng

đồng khác. Xem chi tiết của tin tức và lịch trình các sự kiện taij:

http://www.unep.org/Documents.Multilingual/Default.asp?DocumentID=624&ArticleID=6579&l=en

TÀI LIỆU

Tài liệu của FAO về công nghệ sinh học nông nghiệp ở các nước đang phát triển

Báo cáo của FAO về hội nghị quốc tế kỹ thuật về công nghệ sinh học nông nghiệp tại các

nước đang phát triển (ABDC-10) tổ chức tại Guadalajara, Mexico hiện đã có trên mạng với năm thứ tiếng. Ngoài ra, những báo cáo tóm tắt và bài thuyết trình từ một loạt 27 phiên họp song song. Hội nghị nhằm thảo luận về "ứng dụng công nghệ sinh học trên các

lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm khác nhau ở các nước đang phát triển, để học hỏi từ quá khứ và thiết kế một khóa học tốt hơn cho các nước đang phát triển phải đối mặt với

các thách thức về mất an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên thiên nhiên . "

trang web của FAO về Công nghệ sinh học tại http://www.fao.org/biotech/index.asp

POCKET K 37 về lúa gạo CNSH

Pocket K 37 về lúa gạo công nghệ sinh học hiện có tại http://www.isaaa.org/resources/publications/pocketk/37/default.asp. Tài liệucó nội dung

dễ hiểu, giải thích về sự phát triển của lúa gạo biến đổi gen hoặc gạo công nghệ sinh học có chứa các gen chống chịu sâu bệnh và khả năng kháng bệnh, các yếu tố bất lợi vô sinh,

với dinh dưỡng tăng cường và ứng dụng khác. Một phiên bản cập nhật của Pocket K 16 Tình trạng cây trồng CNSH trên toàn cầu được thương mại trong năm 2009 cũng có sẵn tại http://www.isaaa.org/resources/publications/pocketk/16/default.asp. Pocket Ks là tài

liệu phổ biến kiến thức dạng bỏ túi với các thông tin về các sản phẩm công nghệ sinh học cây trồng và các vấn đề liên quan đến sản phẩm của Trung tâm Tri thức toàn cầu về cây

trồng công nghệ sinh học của ISAAA. Đây là các tài liệu được định dạng thuận lợi để dễ dàng chia sẻ, hiểu biết và phân phối.