NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM ĐẦU KHỈ ...

38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM VIN CÔNG NGHSINH HC LÂM NGHIP ----------o0o---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM ĐẦU KHỈ (HERICIUM ERINACEUS) NGÀNH : CÔNG NGHSINH HC MÃ S: 7420201 Giáo viên hướng dn : TS. Nguyn ThHng Gm Sinh viên thc hin : Kha Văn Trung Lp : K61 CNSH Khóa hc : 2016 - 2020 Hà Ni, 2020

Transcript of NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM ĐẦU KHỈ ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP

----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG NẤM

ĐẦU KHỈ (HERICIUM ERINACEUS)

NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ : 7420201

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm

Sinh viên thực hiện : Kha Văn Trung

Lớp : K61 – CNSH

Khóa học : 2016 - 2020

Hà Nội, 2020

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ

tận tình từ các thầy cô giáo thuộc viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - trường

Đại học Lâm nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể

hoàn thành đề tài này.

Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo thuộc bộ

môn Công nghệ tế bào đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện đề tài.

Thông qua quá trình thực hiện đề tài, em đã học được nhiều điều và rút ra

được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế,

trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sai sót, em kính mong nhận

được những ý kiến đóng góp của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Kha Văn Trung

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nấm ăn được biết đến từ hàng ngàn

năm do có mùi vị và hương thơm hấp dẫn. Không những thế, nhiều công trình

nghiên cứu đã cho thấy nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ giàu hàm

lượng protein, glucid, lipid, mà còn chứa rất nhiều chất khoáng, đặc biệt là các

axit amin không thay thế, các vitamin thiết yếu như Vitamin A, Vitamin B,

Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E… Trong y học, nấm ăn được biết đến như

một phương thuốc để: điều hòa huyêt áp, chống béo phì, tăng sức đề kháng,

phòng chống ung thư. Nấm còn được coi như một loại “rau sạch”, “thịt sạch”,

do không trồng trên đất, không phải phân bón, không phun thuốc trừ, thời gian

trông và thu hoạch rất nhanh, nên các sản phẩm dễ dàng đạt đạt tiêu chuẩn “rau

sạch”. Hơn thế, trồng nấm là một công việc không phức tạp, nguyên liệu dễ

kiếm. Trước hết, nó cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày.

Nếu trồng nhiều có thể bán nấm tươi, phơi sấy khô, tạo nguồn thu nhập đáng kể

cho gia đình và xã hội. Phế thải sau thu hoạch hết nấm thì chuyển sang làm phân

bón, chất đốt,…

Sản xuất nấm là một trong những nghề nghiệp rất phù hợp với nông

nghiệp, nông thôn nước ta. Mỗi năm, nếu tính sản lượng rơm rạ, bã mía, thân lõi

ngô, mùn cưa, bông phế loại ở các nhà máy dệt, cây gỗ,… đạt trên 40 triệu tấn.

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để trồng nấm mà không phải quốc gia nào

trên thế giới cũng có được nguồn nguyên liệu dồi dào như nước ta. Hàng triệu

lao động trong nông nghiệp và cả ở các thành phố, thị xã, thị trấn, đều có thể

tham gia sản xuất nấm. Những điều kiện khác như: vốn đầu tư, khoa học công

nghệ, thời tiết khí hậu và đặc biệt thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

hoàn toàn cho phép chúng ta nhanh chóng phát triển sản xuất nấm trên quy mô

lớn.

2

Trên thị trường tiêu thụ trong nước, các loại nấm cao cấp như: đầu khỉ,

đùi gà, nấm kim châm, nấm ngọc châm, nấm trà tân, nấm rơm, nấm hương, …

có giá trị bán rất cao gấp 2 đến 3 lần các loại nấm ăn thông thường. Nhận thấy

tiềm năng phát triển, giá trị kinh tế của nấm Đầu khỉ đem lại nên việc nghiên

cứu và phát triển giống nấm này ở Việt Nam là điều kiện cần thiết, đa dạng hóa

chủng nấm và góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng nấm. Việc chọn nguyên liệu

trong sản xuất nấm là một khâu rất quan trọng trong tăng năng xuất, chất lượng

nấm thành phẩm. Nguyên liệu đạt yêu cầu cần phải đạt các yêu cầu như có sẵn

nhiều ở địa phương, dễ bảo quản và chế biến, cho năng xuất chất lượng cao. Vì

vậy, với sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Hồng Gấm cùng các thầy cô

trong Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, em tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus)”

3

PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về nấm Đầu khỉ

1.1.1 Giới thiệu về nấm Đầu khỉ

Nấm Đầu khỉ thuộc:

Giới nấm: Fungi

Ngành: Basidiomycota

Lớp:Agaricomycetes

Bộ: Russulates

Họ: Hericiaceae

Chi: Hericium

Loài: Hericium erinaceus

Nấm Đầu khỉ có tên khoa học là Hericium erinaceus thuộc họ

Hericiaceae là một loài nấm ăn và sử dụng như một loại dược liệu. Nấm Đầu

khỉ còn có tên gọi khác là nấm Hầu Thủ, nấm Lông Nhím, Lion’s mane

(Châu Âu), Yamabushitake (Nhật Bản).

1.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố của nấm Đầu khỉ

Quả thể Nấm Đầu khỉ thường hình cầu hoặc hình elip, mọc riêng rẽ hoặc

thành chùm, không phân nhánh có kích thước 5 - 30cm. Nấm Đầu khỉ có nhiều

sợi dài dạng lông dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang

màu vàng trông như bờm sư tử.

Quả thể non tua ngắn, khi trưởng thành tua dài 3 - 6cm đường kính từ 1,8

- 3mm. Quả thể khi non có màu trắng đến trắng ngà, thịt màu trắng, khi già nấm

ngả sang màu vàng đến vàng sậm. Quả thể cắt dọc mô thịt có màu trắng kem,

khi để lâu ngoài không khí ngả sang màu nâu đến nâu vàng, có hương thơm dễ

4

chịu. Bào tử sinh ra trên bề mặt các sợi tua. Bào tử màu trắng, kích thước 6 -

7mm, hình cầu hay gần cầu, trơn hay hơi nhăn.

Hình 1.1: Quả thể nấm Đầu khỉ

Trong tự nhiên, nấm Đầu khỉ không thể tự sản xuất được thức ăn riêng

của nó mà lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ, sinh trưởng và phát triển trên thân cây

hoặc cành lớn, trên cây sống và cả gỗ mục từ cuối tháng 8 đến tháng 12. Chúng

là loài nấm ôn đới chỉ phát triển được ở những nơi khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ

thích hợp để nấm phát triển là 18 - 24ºC, nhiệt độ tối ưu nuôi trồng là 20ºC.

Nấm Đầu khỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở khắp các vùng ôn đới phía

Bắc, bao gồm châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Theo ghi nhận của các nhà khoa học

thì nấm xuất hiện ở 435 địa phương trên 23 quốc gia châu Âu và có trong sách

đỏcủa 13 các quốc gia như Anh, Pháp. Ở một sốnước châu Á như Trung Quốc,

Nhật Bản loại nấm này lại khá phổ biến được sử dụng như một loại nấm ăn và

dược liệu. Tại Việt Nam nấm Đầu khỉ được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi, chủ

yếu là những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng, Hà Tĩnh,

Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội.

5

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng.

Nấm Đầu khỉđược biết đến cách đây hàng trăm năm trong truyền thống

ẩm thực của Trung Quốc và Nhật Bản. Nấm Đầu khỉ là loại thực phẩm bổ

dưỡng, có mức cung cấp năng lượng vừa phải, thành phần dinh dưỡng cân đối,

giàu chất khoáng và vitamin. Tuy nhiên ở các điều kiện nuôi trồng khác nhau sẽ

khác nhau về thànhphần dinh dưỡng, hàm lượng amino acid. Các kết quả phân

tích của Mizuno và cộng sự về thành phần của nấm Đầu khỉ trồng tại Trung

Quốc và Nhật Bản được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của nấm Đầu Khỉ trong 100g nấm khô.

Thành phần Nấm ở Cát Lâm,

Trung Quốc

Nấm ở Nagano,

Nhật Bản

Tro

Protein thô

Chất béo thô

Chất xơ

Glucid

Năng lượng

8,87g

29,30 g

4,68 g

7,13 g

50,02 g

335 Cal

9,01g

27,67 g

4,56 g

40,15 g

18,66 g

227 Cal

P

Fe

Ca

Na

K

Mg

Zn

856 mg

18 mg

2 mg

-

-

-

-

1010 mg

17,5 mg

2,9 mg

2,1 mg

4307 mg

117,2 mg

8,0 mg

6

Vitamin B1

Vitamin B2

Vitamin B6

Vitamin B12

Vitamin A

Niacin

Provitamin D

0,69mg

1,89 mg

-

-

0,01 mg

-

-

3,83mg

3,14 mg

0,41 mg

0,15 mg

-

16,17 mg

451,4 mg

Vitamin B1 và B2 nổi trội ở cả 2 loại sản phẩm nấm, song có lẽ nấm Nhật

Bản giàu các loại vitamin hơn, nhất là provitamin D, có khảnăng chuyển hóa

thành các vitamin D2 và D3 giúp điều hòa trao đổi phospho-calcium, chống bệnh

còi xương ở trẻ em, bệnh loãng xương, yếu xương. Đáng lưu ý là trong thu hái,

chế biến, việc phơi khô nấm tươi, làm hương vị nấm ngon hơn, hợp với khẩu vị

hơn so với nấm tươi.

Nấm Đầu khỉ khá phong phú nguồn khoáng chất, giàu vitamin K, P,

Mg,… với hàm lượng P chiếm khá cao, đặc biệt có cả Ge, một kim loại cực

hiếm có hoạt tính chống ung thư. Đặc biệt trong nấm Đầu khỉ có sự hiện diện

đầy đủ 7 trong số 16 loại acid amin thiết yếu cần cho cơ thể người và động vật.

1.2 Vai trò của nấm trong tự nhiên và đối với đời sống con người

1.2.1 Vai trò của nấm trong tự nhiên.

Nấm trong vị trí phân loại sinh học: Hiện đại hệ thống phân loại của

R.H.Whiteker (1969) trong hệ thống phân loại giới là được chấp nhận, theo hệ

thống này thì giới được chia làm 5 giới:

Giới khởi sinh

Giới nguyên sinh

Giới nấm

7

Giới thực vật

Giới động vật

Ngoài ra còn có hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973) chia giới

thành 4 giới sau:

Giới Mycota: Gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam

Giới nấm

Giới thực vật

Giới động vật

Dù theo quan điểm nào thì nấm vẫn được coi như một giới riêng tương

đương với giới thực vật và động vật trong hệ thống phân loại.

Hầu hết các loại nấm không có khả năng quang hợp như thực vật do đó

nấm không có đời sống tự dưỡng (Autroph) mà có đời sống dị dưỡng

(Hetetroph). Cũng như các vi sinh vật, nấm đóng vai trò quan trọng như là một

khâu trong chu trình tuần hoàn các vật chất tự nhiên, phân hủy các hợp chất

phức tạp thành các hợp chất đơn giản và các chất vô cơ, trả lại nguồn dinh

dưỡng cho đất.

Nấm giải quyết vấn đề phế thải trong hành tinh chúng ta và khắc phục

những “vết thương” của thiên nhiên do con người tạo ra trong hoạt động sống

của mình. Hơn một nửa tổng lượng sinh khối do cây cối sản sinh ra chưa được

sử dụng, chủ yếu là rơm rạ, thân cây, cành nhỏ, gốc rễ cây và cả những phế liệu,

phế loại của các nhà máy công nghiệp. Hiện nay, nhiều nước đã xây dưng ông

nghệ nuôi trồng nhiều loại nấm có chất lượng trên các loại nguyên liệu này, ở

một số nước đã bắt đầu sử dụng rác thải để làm giá thể nuôi trồng nấm.

Môt khía cạnh cực kỳ quan trọng của nấm ăn là vai trò của chúng trong

nghề trồng rừng. Cho tới nay chúng ta đã biết được hàng trăm loài nấm có quan

hệ cộng sinh với hàng chục thực vật bậc cao bao gồn các cây gỗ rừng, cây ăn

8

quả, cây cảnh, cây thuốc cung như cây lương thực. Ý nghĩa kinh tế của nấm

trong nghề rừng không chỉ là về sản lượng thu hái hàng năm mà nấm còn đóng

vai trò quan trọng trong việc trồng lại rừng ở những vùng hoang mạc cũng như

các vùng đồi núi trọc rộng lớn. Những công trình nghiên cứu gần đây đẫ chir ra

rằng, một trong những biện pháp quan trọng bậc nhát của nghề rừng là trồng

thông non đã chủ động tại ra rễ nấm, nhiều vùng rừng của nước ta cũng như cả

những vùng rừng trên thế giới đều được cải tạo bằng con đường này.

1.2.2 Vai trò của nấm trong đời sống con người.

1.2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm.

Ngoài các đặc điểm như nhiều đạm, ít mỡ, ít calo, nấm ăn còn có các chất

có ích cho cơ thể như đa đường, khoáng và sinh tố, chất đạm của nấm ăn , của

thực vật , động vật sẽ là nguồn đạm quan trọng của loài người sau này.

Theo phân tích của các nhà khoa học, trong chất hữu cơ của 112 loài nấm

ăn, hàm lượng bình quân của protein là 25%, lipid 8%, gluxit 60%( trong đó

đường là 58%, xơ 8%), chất tro 7%. Hàm lượng chất hữu cơ trong mỗi loài nấm

ăn có sự khác nhau rất nhiều, có quan hệ mật thiết với ngoại cảnh và điều kiện

sống.

Protein

Hàm lượng protein có chứa hầu hết các loại nấm đều rất cao (nấm mỡ

47,42% tính theo chất khô, nấm rơm 33.77%, …). Không những thế, protein của

nấm lại có chứa khoảng 17-19 loại axit amin như leucine, iso leucine, tyrosin,

methionine, phenylalaline, lysine, histidine, arginie, cystine, tryptophane,

asparagine, threonine, glutamine, proline, glycine, valine, trong đó có 9 loại axit

amin cần thiết cho cơ thể con người, những loại đó có chứa rất ít trong thức ăn

từ thực vật. Theo tài liệu thống kê nấm mỡ, nấm hương, nấm kim vàng, nấm đầu

khỉ, nấm mộc nhĩ,… hàm lượng axit amin cần thiết chiếm 40,53% tổng lượng

axit amin.

9

Axit nucleic

Axit nucleic là hợp chất cao phân tử có tác dụng quan trọng trong quá

trình sinh trưởng và sinh sản của cơ thể sinh vật cũng là vât chất cơ bản của di

truyền, (Trương Thụ Đinh, 1982) trong nấm rơm, nấm sò,… hàm lượng axit

nucleic đạt tới 5,4-8,8% (khô) nhưng có sự biến đổi theo từng giai đoạn sinh

trưởng.

Lipid

Hàm lượng chất thô trong nấm ăn dao động từ 1-20% theo trọng lượng

thô và tất cả đều thuộc các axit béo không no.

Gluxit và Xenlulo

Trong nấm ăn có tới 30-93% là gluxit, gluxit trong nấm ăn không chỉ là

chất dinh dưỡng mà còn là chất đa đường (polysaccharide) và hợp chất của chất

đa đuờng có tác dụng chữa bệnh, nhất là chống khối u. Xenluloz trong nấm ăn

chiếm khoảng 2,5-21,5 trung bình là 8%, chúng có tác dụng làm giảm lượng

cholesterol trong máu nhờ thế mà chống được sỏi thận và huyết áp cao

Vitamin và chất khoáng

Các Vitamin có trong nấm, những loại tuy chỉ cần với lượng nhỏ song

không thể thiếu được trong các hoạt động trao đổi của cơ thể, cũng rất phong

phú. Chúng bao gồm các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12, vitamin C, P,…

Nấm ăn còn chứa nhiều loại khoáng chất mà cơ thể người dễ hấp thu,

trong đó bao gồm rất nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong hoạt động

trao đổi chất của cơ thể con người như canxi, sắt, mangan, kẽm, nhôm, silic,

đồng, magie, clo, natri, kali. Đặc biệt là không có các độc tố, do vậy nấm ăn

được coi như là một loại rau sạch và thịt sạch cần được sử dụng trong các bưa ăn

hàng ngày, ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới người ta quý nấm hơn thịt.

1.2.2.2. Giá trị dược liệu của nấm.

10

Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 250.000 loài nấm, với gần 300

chủng nấm có giá trị dược liệu, nhưng hay sử dụng nhất chỉ có khoảng 20-30

loại. Ngoài việc cung cấp thực phẩm, một số loại nấm ăn còn có giá trị làm

thuốc chữa bệnh, ngày nay các nhà khoa học thống kê được có trên 60 loại

kháng sinh từ nấm, nhưng chưa ứng dụng được nhiều vì chúng có hoạt tính thấp.

Nấm sinh ra các chất có tính kháng sinh để tăng tính cạnh tranh trong môi

trường sống tự nhiên. Các hợp chất có tính kháng sinh là các polyacetylen, hợp

chất chứa phenol, purin, quinon.

Nấm ăn có chứa sắt, các chất vitamin, canxi và protein. Chúng rất tốt cho

các bà mẹ mang thai và bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân cao huyết áp. Nấm ăn

có các đặc tính dược học và được biết như là thuốc chữa bệnh về máu, tim

mạch, giải độc cho gan,…

Tác dụng chống khối u

Nấm có giá trị chữa bệnh do hầu hết nấm có chứa chất đa đường. Ở Nhật

Bản người ta chiết xuất chất đa đường từ bào tử nấm để chống khối u, khả năng

chống khối u trên cơ thể đạt 80-90% ở 8 loại nấm, hiện nay các chất đa đường

của nấm linh chi, trư linh, nấm hương đã được chiết xuất và chế thành thuốc sử

dụng trên lâm sàng tại nhiều bệnh viện để phòng trừ ung thư.

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Các chất đa đường chiết xuất từ nấm có tác dụng khôi phục và tăng khả

năng hoạt động của tế bào lympho. Dịch chiết Linh Chi có tác dụng làm tăng

hoạt lực cơ thể, một số còn có tác dụng trong điều trị viêm gan,viêm phế quản

mãn tính và một số bệnh viêm phổi khác,các nhà khoa học Trung Quốc đã

chứng minh

Tác dụng điều trị tim mạch

Sử dụng quả thể nấm mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen có tác dụng chữa bệnh

đau nhói, đau thắt tim, dùng lâu sẽ khỏi bệnh

11

Chất purine chiết xuất từ nấm hương có tác dụng hạ hàm lượng mỡ trong

máu rất mạnh, so với thuốc làm giảm hàm lượng mỡ thông thường hư antonin

thì mạnh gấp 10 lần (Tôn Bồi Long, 1997)

Đa số nấm ăn đều có tác dụng làm giảm huyết áp hoặc không gây tăng

huyết áp như: nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm ngọc châm, mộc nhĩ,…

1.2.2.3. Lợi ích kinh tế của nấm.

Việc trồng nấm hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, trong từng gia

đình với diện tích nhỏ hay lớn đều có thể trồng được nấm ăn và bán, nếu trồng

nấm ăn trong nhà và dùng nguyên liệu là rơm, rạ kê thành giàn 5 tầng thì cứ

1,2m thu được 7-10kg nấm tươi,…

Nguyên liệu trồng nấm thường rẻ (phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, công

nghiệp) và có rất nhiều ở mọi miền đất nước. Sau khi thu hoạch vụ nấm, có thể

sử dụng cho chăn nuôi và trồng trọt (như làm phân hữu cơ).

Nấm là loại thực phẩm có giá trị sản xuất cao, trồng nấm không những cải

thiện đời sống của nhân dân ta, bố sung cho khẩu phần ăn hàng ngày mà còn

góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng mà còn giải quyết được

lao động thất nghiệp tại các địa phương, tạo công ăn việc làm đáng kể cho lao

động hiên nay.

1.3 Sự phát triển của nghề trồng nấm ở Việt Nam và trên thế giới.

a. Ở Việt Nam

Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay

khoảng trên 150.000 tấn/năm, Kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD/năm.

Ở Việt Nam đang nuôi trồng phổ biến các loại nấm là:

Nấm Rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Đồng Tháp, Sóc

Trăng, Trà Vinh,…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.

12

Nấm mộc nhĩ tập trung ở các tỉnh miền đông nam bộ (Đồng Nai, Bình

Phước,…), chiếm khoảng 50% sản lượng toàn quốc.

Nấm mỡ, sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miên bắc sản

lượng mỗi năm chiếm khoảng 30.000 tấn mỗi năm (2005).

Nấm dược liệu: Linh Chi, Vân chi, Đầu khỉ,… mới được nuôi trồng ở các

tỉnh thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Tp Hồ Chí Minh,…) sản lượng

đạt khoảng 150 tấn.

Và một số nấm khác đang được phát triển mạnh chú ý tới nhiều như là:

Ngọc châm, kim châm, chân dài,…

Nước ta là một nước có tiềm năng phát triển ngành nấm vì có dồi dào

nguồn nguyên liệu và điều kiện thuận lợi nhiều về mọi mặt.

b. Trên thế giới

Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm

năm nay, hiện nay người ta đã biết đươc có khoảng 2000 loài nấm ăn được,,

trong đó có 80 loài nấm có chất lượng đã và đang được nghiên cứu và nuôi

trồng(UNESCO-2004). Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới đạt

trên 10 triệu tấn (2004) nấm tươi.

Ở Châu Âu, Bắc Mỹ trồng nấm ăn đã trở thành một ngành công nghiệp

lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng xuất và sản lượng rất cao, các loại nấm

được nuôi trồng chủ yếu là nấm mơ, nấm sò theo quy mô dây chuyền công

nghiệpchuyên môn hóa cao, có nhà máy chuyên xử lý nguyên liệu (compost)

7000 tấn compost/1 tuần đã sử dụng robot trong các khâu nuôi trồng chăm sóc

và thu hái nấm.

Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong

những 20 năm trở lại đây, sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc làm

tại chỗ, vệ sinh môi trường đồng ruộng chống lại việc đốt phá rừng, đốt rơm rạ,

13

tạo ra nguồn phân hữu cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chuyển hóa vật

chất, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghề trồng nấm và chọn tạo

nấm.

1.4 Nguyên liệu để nuôi trồng nấm Đầu khỉ

1.4.1 Mùn cưa cây Keo và mùn cưa cây Dó bầu

Mùn cưa các loài cây gỗ mềm, không có tinh dầu, độc tố và giàu xenlulo.

Yêu cầu mùn cưa không bị nhiễm mốc và không bị dính hoá chất hoặc lẫn đất

cát.

Mùn cưa cây Keo rất dễ kiếm và giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rãi.

Kết hợp với mùn cưa của cây Dó bầu đã được tách chiết hết tinh dầu.

1.4.2 Các nguồn dinh dưỡng bổ sung

Nấm nói chung và các loài nấm ăn nói riêng chủ yếu sống dị dưỡng nhờ

hệ men phân giải đương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn

phức tạp như chất xơ, chất đường bột,… Với cấu trúc dạng sợi tơ nấm len lỏi

sâu trong cơ chất hấp thụ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể nấm.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển nấm cần nguồn đường, bột rất

lớn thường sử dụng nhất là cám gạo và bột ngô.

Nấm sử dụng chất đường bột để tổng hợp sinh khối, bao gồm các thành

phần cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống. Nói

chung nấm cần chất đường bột như một yếu tố bắt buộc không thể thiếu, nếu

không có nó nấm không thể sinh trưởng và phát triển được.

Có trong 100 gram cám gạo thì có 12 gram protein, 22 gram lipid, 40

gram glucid, nhiều khoáng và nguyên tố vi lượng, các vitamin E, B1, B2, B6,

niacin, biotin,…

14

Phần lớn hạt ngô có protein và tinh bột. Lipid và khoáng chất tập trung ở

mầm. Protein trong ngô chiếm từ 8,5 – 10%, thành phần protein có nhiều leucin,

nghèo lysin và tryptophan.

Lipid của ngô chiếm từ 4 – 5%, phần lớn tập trung ở mầm. Trong các chất

béo của ngô thì 50% là acid stearic. Dầu ngô có nhiều vitamin E. Ngô nghèo

canxi, nhiều photphorua. Vitamin B1 tập trunng ở mầm ngô.

Ngoài ra còn bổ sung thêm một lượng nhỏ bột nhẹ (CaCO3). Bột nhẹ có

tác dụng chủ yếu là cân bằng pH giúp cho nguyên liệu trồng nấm có độ pH thích

hợp cho nấm phát triển, đồng thời bột nhẹ có tính ăn mòn nhẹ giúp phân huỷ

mùn cưa.

1.5 Các công trình nghiên cứu về phân lập và nhân giống nấm Đầu khỉ

Từ thành công của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống

nấm đầu khỉ tại Hải Phòng”, Liên hiệp Khoa học sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao

Hải Phòng đã chủ động được nguồn giống tại chỗ, sản xuất được nấm đầu khỉ

thương phẩm cho thị trường, chủ động chuyển giao công nghệ sản xuất loại nấm

quý này.

Qua quá trình thực nghiệm quy trình sản xuất giống nấm đầu khỉ từ cấp 1

đến cấp 3, nhóm nghiên cứu đã xác định, trên môi trường thạch, giống nấm cấp

1 phát triển tốt nhất, tốc độ đồng đều, sợi nấm trắng đẹp. Giá thể để sản xuất

giống nấm cấp 2 là môi trường thóc hạt và phụ gia. Giống nấm cấp 3 cũng đạt

chất lượng tốt nhất trên nền giá thể thóc hạt.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định rõ các yếu tố như thành phần giá thể,

nhiệt độ, độ ẩm, thời vụ trồng thích hợp nhất trong quá trình sản xuất nấm đầu

khỉ phù hợp với điều kiện sinh thái tại Hải Phòng. Từ đó, Liên hiệp đã sản xuất

được trên 1 tấn nấm đầu khỉ thương phẩm chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu

của người tiêu dùng trong và ngoài thành phố. Với thành công của đề tài này,

15

Liên hiệp Khoa học sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao sẽ tiếp tục mở rộng diện tích

trồng tại các hộ nông dân và trang trại, các quận, huyện trong thành phố.

Năm 2001, Trần Hữu Dũng và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu

quy trình nhân giống và nuôi trồng nấm Hầu thủ (Hericium Erinaceum); nấm

Đông cô (Lentinus Edodes)”

Vũ Kim Thảo cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của

nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng vàphát triển của nấm hầu thủ (Hericium

erinaceus)” (2019).

1.6 Các công trình nghiên cứu về nuôi trồng Nấm đầu khỉ

Năm 2005, Lê Viết Ngọc đã “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi trồng

nấm Hầu thủ Hericium erinaceum (Bull.: Fr.) Pers”.

Đặng Nguyễn Quỳnh Như và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu

nuôi trồng nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trên giá thể cây Mai dương”

(2016).

Năm 2017, Nguyễn Thị Bích Thuỳ cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài

cấp Học viện “Đánh giá sinh trưởng, năng suất của giống nấm Đầu khỉ

(Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) nuôi trồng ở Hà Nội”.

Đề tài cấp học viện “Đánh giá sinh trưởng, năng suất của giống nấm Đầu

khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) nuôi trồng ở Hà Nội” cũng được

Nguyễn Thị Bích Thuỳ cùng các cộng sự thực hiện.

16

PHẦN 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu chung

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và quy trình nuôi trồng nấm

Đầu khỉ.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu được kỹ thuật phân lập giống gốc và nhân giống nấm Đầu

khỉ.

- Nghiên cứu được kỹ thuật nuôi trồng nấm Đầu khỉ trên nguyên liệu mùn

cưa thân cây Dó bầu và mùn cưa cây keo lai.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu kỹ thuật phân lập giống gốc và nhân giống nấm Đầu khỉ.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng dịch chiết khoai tây đến khả

năng ăn lan của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên giá thể cấp 1.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia phối trộn đến khả năng

ăn lan của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên giá thể cấp 2

- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Đầu khỉ trên nguyên liệu mùn cưa

thân cây Dó bầu và mùn cưa cay keo lai.

2.3 Vật liệu nghiên cứu

- Quả thể nấm Đầu khỉ: Được lấy từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển

Văn Giang - Hưng Yên.

- Nguyên liệu:

Agar, khoai tây, đường Sucrose,…

Mùn cưa keo, mùn cưa Trầm hương,…

Thóc, cám gạo, cám ngô, bột nhẹ,…

17

- Dụng cụ: Cân phân tích, bình trụ, nồi hấp, panh, kéo,…

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Chuẩn bị môi trường phân lập

Các môi trường phân lập có bổ sung kháng sinh cefotaxime:

Môi trường PDA:

Thành phần:

Khoai

Sucrose

Agar

Hàm lượng (g/l)

100

20

16

2.4.2 Tiến hành phân lập giống gốc nấm Đầu khỉ

Sau khi quả thể nấm Đầu khỉ được đưa về phòng thí nghiệm, tiến hành xử

lý. Rửa sơ qua bằng nước cất vô trùng, cắt bỏ lớp bên ngoài. Sau đó dùng bông

tẩm cồn 700, cắt tiếp để lấy phần lõi bên trong cấy vào môi trường. Theo dõi sự

ăn lan của hệ sợi nấm.

Hình 2.1: Quả thể nấm Đầu khỉ dùng để phân lập giống gốc

18

2.4.3 Phương pháp nhân giống cấp 1 trên môi trường thạch.

Mục đích của nhân giống cấp 1 là sau khi chọn được giống nấm thích hợp

nhân lên tạo số lượng giống nấm lớn hơn trên môi trường cấp 1 (môi trường

thạch).

Chuẩn bị giống gốc: Giống gốc quyết định rất lớn đến chất lượng giống

các cấp tiếp theo cũng như năng suất của nấm trong quá trình nuôi trồng, do đó

cần phải thật thẩn trọng khi chọn giống gốc để nhân giống. Mỗi bình giống gốc

thường nhân lên được 8-10 bình giống cấp 1.

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Nồi hấp khử trùng, tủ cấy, nồi nấu môi trường,

bếp, ống đong, đũa, phễu lọc, dao cắt, giấy đo pH, cân kỹ thuật, bình trụ, túi

nilong, dây chun, bút viết kính.

Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất: Nước cất, Agar, khoai tây, đường

Glucose hoặc sucrose, một số loại vitamin hoặc kháng sinh nếu cần.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây đến khả năng ăn lan

hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường cấp 1.

Môi trường thạch nhân giống cấp 1 được thực hiện ở các công thức sau:

CT1: 100g khoai tây/l + 20g Sucrose/l +7g agar/l

CT2: 200g khoai tây/l + 20g Sucrose/l +7g agar/l

CT3: 300g khoai tây/l + 20g Sucrose/l +7g agar/l

Theo dõi sự ăn lan của sợi nấm và loại bỏ các bình bị nhiễm.

Theo dõi kết quả và thống kê vào bảng 2.1.

19

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây đến khả năng ăn lan hệ sợi

nấm Đầu khỉ trên Môi trường nhân giống cấp 1.

CTTN

Hàm

lượng

khoai

tây(g/l)

Đường kính hệ sợi nấm ăn lan (cm)

Đặc điểm hệ

sợi Sau 3

ngày

Sau 6

ngày

Sau 9

ngày

Sau

12

ngày

Sau15

ngày

CT1 100

CT2 200

CT3 300

Các bước tiến hành:

Chuẩn bị thiết bị dụng cụ: Nồi, tủ cấy vô trùng, nồi nấu môi trường, bếp

điện, ống đong, ống nghiệm, cốc thủy tinh, bình thủy tinh, đũa thủy tinh, cân kỹ

thuật,…

Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất:Nước cất, agar, đường sucrose, khoai tây

(loại tốt, không bị hư hỏng, không bị sâu bệnh), kháng sinh (nếu cần),…

Pha chế môi trường:

Bước 1: Kiểm tra lại dụng cụ nguyên liệu cần thiết.

Bước 2: Chiết lấy dịch chiết khoai tây:

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Cân 100g/l khoai tây đã cắt cho

vào nồi nấu môi trường. Đun với 200ml nước cho đến khi khoai hơi mềm. Lọc

để thu lấy dịch trong.

Bước 3: Chuẩn bị cân đường và agar.

Cân chính xác hàm lượng đường sucrose cho vào ca đựng dịch chiết khoai

tây, khuấy tan đường.

20

Bước 4: Đun agar.

Đong khoảng 500ml nước cất vào nồi. Khi nước nóng khoảng 600C cho

agar vào đun sôi. Đổ hỗn hợp đã đun sôi vào ca chứa dịch chiết khoai tây. Dâng

nước cất đủ 1000ml.

Bước 5: Phân phối môi trường vào bình thủy tinh hình trụ, dùng túi nilon

và dây bịt kín miệng bình.

Chú ý: khi phân phối môi trường cần nhanh gọn, chính xác hạn chế sự

động thạch, hạn chế môi trường dính trên miệng bình tránh tạp nhiễm.

Bước 6: Khử trùng môi trường nhân giống.

Các bình môi trường được bịt kín đưa vào nồi hấp khử trùng.Nhằm để

tiêu diệt hoàn toàn các nguồn tạp nhiễm trong môi trường, môi trường sau khi

hấp khử trùng xong phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối và không làm giảm chất

lượng môi trường.

Cấy chuyển giống nấm cấp 1: là quá trình chuyển giống nấm từ các bình

giống gốc sang các bình chứa môi trường cấp 1 đã được vô trùng và thao tác cấy

chuyển được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Kiểm tra phòng cấy, tủ cấy và dụng cụ cấy giống trước khi tiến hành thao

tác cấy chuyển giống phải được khử trùng nhằm hạn chế sự tạp nhiễm vào giống

nấm trong quá trình cấy chuyển. Cấy chuyển từ giống gốc sang môi trường

cấp1.

Nuôi sợi giống nấm cấp 1:

Kiểm tra điều kiện môi trường phòng nuôi.

Loại bỏ bình nhiễm.

Bảo quản giống cấp 1: thường bảo quản ở nhiệt độ thấp bằng tủ lạnh hoặc

phòng lạnh trong phạm vi bảo quản nhiệt độ cho phép.

21

Vệ sinh phòng cấy, thiết bị, dụng cụ sau khi cấy.

2.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến khả năng hình

thành và phát triển quả thể nấm Đầu khỉ.

CTTN được thực hiện trên cơ chất gồm: mùn cưa + cám ngô + cám gạo

+ bột nhẹ với hàm lượng các chất qua các công thức sau:

T1: 90% mùn keo + 5% cám gạo + 4% bột ngô+ 1% bột nhẹ.

T2: 50% mùn trầm + 40% mùn keo + 5% cám gạo + 4% bột ngô + 1% bột

nhẹ.

T3: 45% mùn trầm + 40% mùn keo + 10% cám gạo + 8% bột ngô + 2%

bột nhẹ.

T4: 65% mùn trầm + 25% mùn keo + 5% cám gạo + 4% bột ngô + 1% bột

nhẹ.

Từ bảng số liệu trên cần phải tìm ra được công thức thích hợp.

Phù hợp các tiêu chí:

Hệ sợi lan nhanh khỏe, chi phí ít.

Đánh giá khả năng hệ sợi ăn lan ở các mốc thời gian nhất định.

Đặc điểm hệ sợi của các công thức.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu:

Bạt, xẻng, nước vôi, cân, chậu, ca,…

Mùn cưa: là phụ phẩm của ngành lâm nghiệp. Mùn cưa được sử dụng để

trồng nấm Đầu khỉ trong nghiên cứu này là mùn cưa từ thân cây Dó bầu và mùn

cưa từ thân cây keo lai.

Bước 2: Xử lý nguyên liệu:

Mùn cưa được tạo ẩm bằng nước vôi trong có pH=10-11, cho độ ẩm đạt

62-65%. Trộn đảo đều, sau đó vun ủ thành đống, mỗi đóng tối thiểu 100kg trở

22

lên. Dưới đáy đống ủ nên lót bằng vật liệu dễ thoát nước, nếu ủ ngoài trời nên có

nilon che mưa. Mùn cưa được ủ 4 ngày.

Bước 3: Đóng bịch:

Trộn đều nguyên liệu với bột nhẹ và phụ gia (cám ngô, cám gạo), kiểm tra

độ ẩm đạt 62-65%.

Đóng bịch: túi nilon chịu nhiệt, kích thước 25x35cm, có cổ nút và nút

bông

Khối lượng đạt từ 1,2-1,5kg/ túi.

Bước 4: Khử trùng bịch nguyên liệu:

Khử trùng nguyên liệu bằng nồi hấp vô trùng nhiệt độ 120-1250C (áp suất

1,2-1,5atm) trong thời gian từ 90-120ph. Sau đó lấy ra để nguội hẳn.

Yêu cầu: Nguyên liệu chín từ trong ra ngoài, vi sinh vật chết hoàn toàn,

mùn cưa không quá khô hoặc không quá ẩm.

Bước 5: Cấy giống.

Dùng que cấy lấy nhẹ nhàng giống cho đều trên bề mặt chai nguyên liệu,

tránh dập nát giống.

Lượng giống thích hợp là 10-15g cho một chai nguyên liệu.

Chú ý: giống cấy phải đúng độ tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn,

nấm dại…. tránh để chai giống bị nhiễm khuẩn trong quá trình cấy bằng cách

đặt chai giống nằm ngang. Sau khi cấy giống cần đậy nắp chai, vận chuyển vào

khu vực ươm sợi.

Bước 6: Ươm sợi:

Nhà ươm sợi đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm đạt 75-85%, không có

ánh sáng hoặc ánh sáng yếu, nhiệt độ 22-250C.

23

Chai chứa giá thể đã cấy giống chuyển vào phòng ươm sợi đặt trên giá,

các chai cách nhau 5cm.

Trong thời gian ươm sợi không tưới nước trực tiếp lên chai nấm, hạn chế

tối đa việc vận chuyển.

Bước 7: Ra quả thể và chăm sóc, thu hái:

Ra quả thể bằng phương pháp kích thích quả ra trên miệng chai. Dùng

thìa/panh cấy cào nhẹ lớp sợi giống trên bề mặt chai, đậy nắp chai hở lỗ giữa.

Khi quả thể nấm bắt đầu hình thành, kết hợp cả việc tạo độ ẩm không khí

và tưới nước trực tiếp vào chai nấm tùy theo điều kiện thời tiết từ 3-5 lần/ ngày.

Tiêu chuẩn hái quả thể: quan sát thấy quả thể chắc, đường kính mũ nấm

đạt từ 5-8cm; trước khi thu hái nấm tạm dừng việc tưới nấm cách đó 5-6h.

Cách thu hái: dùng tay thuận cầm dao để cắt sát chân nấm, cho quả thể

vào túi nilon mềm. Hái nấm không được để sót phần gốc trên miệng chai nấm.

Nếu sót phải lấy hết ra để nấm ra tiếp đợt sau được tốt hơn.

Chú ý:

Nấm Đầu khỉ sau thu hái đợt 1 sẽ tiếp tục ra nấm lứa thứ 2. Trong thời

gian nghỉ không tưới nấm trực tiếp vào bịch nấm mà phải chờ đến khi xuất hiện

nấm ở trên miệng chai mới tưới trực tiếp nước vào.

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của hàm lượng thành phần cơ chất tới khả năng ăn

lan của hệ sợi nấm Đầu khỉ

Công

thức

Chiều dài của hệ sợi nấm ăn lan (cm) Đặc điểm của

hệ sợi nấm 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày

T1

T2

T3

T4

24

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của hàm lượng thành phần cơ chất tới khả năng ra

quả thể của nấm Đầu khỉ

Công

thức

Khối lượng quả thể

trung bình

Đặc điểm của quả

thể nấm

T1

T2

T3

T4

2.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu.

- Số liệu thu thập bằng phương pháp thông kê tương ứng với chỉ tiêu nghiên

cứu trong công thức bố trí thí nghiệm.

- Đo đường kính hệ sợi nấm ăn lan (trong thí nghiệm ảnh hưởng của hàm

lượng đường, hàm lượng khoai tây đến khả năng ăn lan hệ sợi nấm Sò vàng

trên môi trường nhân giống cấp 1) với quy ước đồng nhất tất cả bề mặt bình

(diện tích bề mặt thạch là bằng nhau).

- Đặc điểm của hệ sợi nấm dày hay mỏng, đồng đều hay không đồng đều, sinh

trưởng mạnh hay yếu.

- Thời gian TB ra qua thể

- Số lượng cụm, quả thể

- Khối lượng nấm TB/bịch sau thu hoạch

- Đặc điểm sinh trưởng quả thể nấm Sò vàng. (Cụm đồng đều hay không đều,

thịt nấm dày hay mỏng, mép nhăn hay xẻ rãnh)

b. Xử lý số liệu.

+ Tỷ lệ bình nhiễm =Số bình nhiễm

Tổng số bình cấy giống × 100%

+ Đường kính TB quả thể =Tổng đường kính quả thể

Tổng số quả thể

25

+ Khối lượng TB quả thể =Tổng khối lượng quả thể

Tổng số quả thể

- Xử dụng công thức tính xác xuất thống kê trong phần mềm EXCEL 5.0 để xử

lý và đánh giá kết quả.

26

PHẦN 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả phân lập giống gốc nấm Đầu khỉ

Từ quả thể nấm Đầu khỉ ban đầu đã phân lập thành công giống gốc phục

vụ cho nhân giống cấp I.

Hình 3.1: Kết quả phân lập giống gốc nấm Đầu khỉ

3.2 Kết quả nhân giống cấp 1 trên môi trường thạch.

Muốn nhân giống bất kỳ loại nấm nào, điều trước tiên là cần có môi

trường dinh dưỡng thích hợp. Từng loại nấm khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng

cũng khác nhau, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nguồn dinh dưỡng chủ yếu

như: nguồn nitơ, nguồn cacbon, các khoáng chất, vitamin.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây đến khả năng ăn lan

hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường nhân giống cấp I.

Sợi giống gốc phân lập được từ phần trên được cấy vào các công thức thí

nghiệm như sau: 7g/l agar+ 20g/l đường sucrose + hàm lượng khoai tây thay đổi

như bảng sau:

27

Bảng 3.1: Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng khoai tây đến khả năng ăn lan

hệ sợi nấm Đầu khỉ trên Môi trường nhân giống cấp 1.

CTTN

Hàm

lượng

khoai

tây (g/l)

Đường kính hệ sợi nấm ăn lan (cm)

Đặc điểm hệ

sợi Sau 3

ngày

Sau 6

ngày

Sau 9

ngày

Sau

12

ngày

Sau15

ngày

CT1 100 0,2 0,4 0,7 1,2 1,8

Sợi nấm

mảnh, ăn lan

yếu.

CT2 200 0,4 0,7 1,4 2,2 2,7 Sợi nấm to, ăn

an đều.

CT3 300 0,7 1,1 1,7 2,5 3,2

Sợi nấm to

khoẻ, ăn lan

mạnh.

Từ bảng 3.1: Ta có thể thấy rằng hàm lượng khoai tây có ảnh hưởng khác

biệt đến sự ăn lan của hệ sợi nấm trên môi trường nhân giống cấp I. Theo bảng

thì xu hướng đường kính hệ sợi ăn lan tăng khi hàm lượng khoai tây tăng theo

từng công thức. Công thức CT3 (300g khoai/l) có đường kính hệ sợi nấm ăn lan

nhanh và khoẻ nhất (3,2 sau 15 ngày). Và ở công thức CT2 hàm lượng khoai

(200g/l) thì hệ sợi nấm cũng ăn lan đều và khỏe, sau 15 ngày hệ sợi nấm ăn lan

là 2,7cm. Công thức CT1 hàm lượng khoai là 100g/l thì sợi nấm ăn lan sau 15

ngày là 1,8cm điều này chứng tỏ là khi hàm lượng khoai ít thì không đủ dinh

dưỡng để hệ sợi nấm ăn lan nhanh và phát triển mạnh.

Vậy cho thấy công thức tốt nhất để nhân giống nấm Đầu khỉ là: công thức

CT3 (300g/l khoai tây+20g/l đường sucrose + 7g/l agar).

28

Hình 3.2: Các bình giống cấp I sau 10 ngày nuôi cấy.

3.3 Kết quả nhân giống cấp 2 trên giá thể hạt thóc

Mục đích của nhân giống cấp 2 là nhân giống nấm với số lượng lớn để

phục vụ sản xuất. Giống cấp 2 thường được nhân trong các chai thủy tinh hay

các túi nilon có miệng là nút nhựa và làm nút bông. Nhân giống nấm cấp 2 phải

đảm bảo hệ sợi nấm ăn lan mạnh, hệ sợi nấm dày, không bị mắc bệnh sinh lí sợi

nấm. Ở đây môi trường nhân giống cấp 2 được sử dụng là các loại thóc có bổ

sung thêm phụ gia với tỷ lệ khác nhau để tìm ra loại thóc cũng như hàm lượng

phụ gia thích hợp cho nhân giống nấm Đầu khỉ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia đến khả năng ăn lan hệ

sợi giống cấp 2.

Chất phụ gia là chất cho thêm vào môi trường giá thể nuôi cấy chính

nhằm kích thích sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm nhất là giai đoạn bung

sợi. Hệ sợi nấm sẽ sử dụng các chất dễ lấy trong môi trường nhân giống để kích

thích hệ sợi nấm sinh trưởng ổn định trong hệ thống tiết enzyme phân giải cơ

chất cellulose, lignin.... cám gạo, cám ngô là nguồn cung cấp cacbon, đạm,

vitamin cho sinh trưởng của hệ sợi nấm, làm giảm quá trình lão hóa và suy thoái

giống trong quá trình cấy chuyển giống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh

hưởng của các chất bổ sung này và đưa ra tỷ lệ phù hợp cho sự sinh trưởng của

hệ sợi nấm là rất cần thiết và ý nghĩa.

29

Các thí nghiệm bố trí sử dụng loại thóc tẻ phối trộn với hàm lượng phụ gia

khác nhau để tìm ra công thức môi trường nhân giống cấp II thích hợp nhất.

Công thức: thóc tẻ + phụ gia+1% bột nhẹ. Kết quả thu được trình bày ở bảng

3.2.

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá khả năng ăn lan hệ sợi ở các công thức

nhân giống cấp 2.

STT Công thức phối trộn Thời gian, tốc độ

ăn lan Đặc điểm hệ sợi

ĐC

99% thóc + 1% bột nhẹ Sau 20 ngày hệ sợi

ăn lan tới đáy bình,

tốc độ ăn lan chậm.

Hệ sợi mảnh,

yếu.

C1

95% thóc+ 2% cám gạo +

2% bột ngô+ 1% bột nhẹ

Sau 16 ngày hệ sợi

ăn lan kín đáy bình,

tốc dộ ăn lan nhanh.

Hệ sợi phát triển

rất tốt, đồng đều,

khỏe mạnh, dày,

trắng.

C2

90% thóc + 5% cám gạo +

4% bột ngô + 1% bột nhẹ

Sau 14 ngày hệ sợi

ăn lan kín đáy

bình, tốc độ ăn lan

nhanh

Hệ sợi phát

triển rất tốt,

đồng đều, khỏe

mạnh, dày,

trắng.

C3

85% thóc + 8% cám gạo +

6% bột ngô + 1% bột nhẹ

Sau 18 ngày hệ sợi

ăn lan kín đáy bình,

tốc độ ăn lan khá

nhanh.

Hệ sợi phát triển

rất tốt, đồng đều,

khỏe mạnh, dày,

trắng.

30

Từ bảng và hình trên cho ta thấy tốc độ ăn lan hệ sợi trong cùng điều kiện

nuôi cấy ở các công thức phối trộn khác nhau là khác nhau. Công thức C2 có tốc

độ ăn lan hệ sợi tốt nhất là 14 ngày, chất lượng hệ sợi rất tốt, đồng đều, sợi khỏe

trắng. Đặc điểm hệ sợi ở C1 và C3 tương đối tốt, sợi dày, trắng, tốc độ ăn lan

khá nhanh(16 - 18 ngày). Môi trường ĐC là kém nhất, thời gian kèo dài 20 ngày

mà hệ sợi yếu và mảnh, do môi trường thiếu dinh dưỡng cho sợi nấm phát

triển.Vì vậy sử dụng giống nấm được sản xuất trên môi trường C2 là 90% thóc +

5% cám gạo+ 4% cám ngô+ 1% bột nhẹ để phục vụ cho các bước nghiên cứu

tiếp theo.

3.4 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm Đầu khỉ

Cơ chất nuôi trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả

năng ra quả thế của nấm Sò vàng. Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng thành phần cơ chất tới khả

năng ăn lan của hệ sợi nấm Đầu khỉ

Công

thức

Chiều dài của hệ sợi nấm ăn lan (cm) Đặc điểm của

hệ sợi nấm 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày

T1 1,23 2,54 5,32 12,03 Hệ sợi ăn lan rất

chậm, yếu

T2 2,41 4,46 8, 98 18,23 Hệ sợi ăn lan tốt,

sợi hơi mảnh

T3 2,32 4,73 8, 87 19,12 Hẹ sợi ăn lan tốt,

sợi khoẻ

T4 3,45 6,98 13,56 27,43 Hệ sợi ăn lan

nhanh, sợi khoẻ

31

Hình 3.3: Bịch nấm sau 15 ngày cấy giống

Từ bảng 3.3 và hình 3.2 và 3.3 ta có thể thấy rằng chiều dài của hệ sợi ở

tất cả các công thức đều tăng dần qua các ngày, và có thể thấy sự chênh lệch về

chiều dài khá lệch nhau.Khối lượng quả thể của từng công thức cũng khác nhau.

Tuy nhiên ở công thức đối chứng T1 thì hệ sợi lan chậm hơn hẳn và quả thể nhỏ

nhất so với các công thức khác vì không bổ sung mùn trầm.Đối với công thức

T4 thì hệ sợi lan nhanh, khoẻ nhấtvà khối lượng quả thể lớn nhấtcho thấy mùn

trầm cho khả năng ăn lan hệ sợi tốt hơn mùn keo. Ở công thức T2 và T3 hệ sợi

ăn lan tương đối tốt và quả thể đạt tiêu chuẩn vì có bổ sung cả hai loại mùn cưa.

32

Kết luận công thức T4 (65% mùn trầm + 25% mùn keo + 5% cám gạo +

4% bột ngô + 1% bột nhẹ) là công thức phù hợp và tốt nhất để nuôi trồng nấm

Đầu khỉ, sau đó là công thức T2 (45% mùn trầm + 40% mùn keo + 10% cám

gạo + 8% bột ngô + 2% bột nhẹ) và công thức T3 (50% mùn trầm + 40% mùn

keo + 5% cám gạo + 4% bột ngô + 1% bột nhẹ) cũng thích hợp cho sự ăn lan

của hệ sợi nấm Đầu khỉ.

Bảng 3.4: Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng thành phần cơ chất tới khả

năng ra quả thể của nấm Đầu khỉ

Công

thức

Khối lượng quả thể

trung bình Đặc điểm của quả thể nấm

T1 90g Quả thể to, trắng, tua đều

T2 100g Quả thể to, trắng, tua đều

T3 100g Quả thể to, trắng, tua đều

T4 110g Quả thể to, trắng, tua đều

33

Hình 3.4: Quả thể nấm Đầu khỉ ở các cơ chất nuôi trồng khác nhau

34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu bằng thực nghiệm tôi đưa ra một số kết luận sau:

Đã phân lập thành công giống gốc nấm Đầu khỉ từ quả thể nấm Đầu khỉ

ban đầu.

Công thức tốt nhất để nhân giống cấp I Đầu khỉ là công thức: 300g/l khoai

tây+ 20g/l đường sucrose + 7g/l agar. Ở công thức này hệ sợi nấm có khả năng

sinh trưởng tốt, sợi nấm khỏe, to, ăn lan đồng đều.

Công thức tốt nhất để nhân giống cấp II Đầu khỉ là công thức: 90% thóc +

5% cám gạo+ 4% cám ngô+ 1% bột nhẹ. Ở công thức này hệ sợi ăn lan nhanh

nhất, sợi nấm khỏe và to, ăn lan đều, màu trắng đồng nhất.

Công thức tốt nhất để phối trộn nguyên liệu là công thức: 65% mùn trầm

+ 25% mùn keo + 5% cám gạo + 4% bột ngô + 1% bột nhẹ. Ở công thức này hệ

sợi nấm phát triển tốt nhất, đạt hiệu suất sinh học nấm Đầu khỉ cao nhất.

2. Tồn tại

Do thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chết nên chưa nghiên cứu

được sự ảnh hưởng của môi trường hay chế độ chăm sóc đến khả năng hình

thành và phát triển của quả thể nấm Đầu khỉ.

3. Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu thêm các loại nguyên liệu nuôi trồng cho hiểu quả

cao nhất.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Đinh Xuân Linh và Cộng sự, “Đánh giá về thực trạng và chiến lược

nghiên cứu, phát triển nấm hiện nay ở Việt Nam” (tháng 12, năm 2008),

báo cáo tham luận tại hội thảo chuyên đề “Sản xuất, chế biến và tiêu thụ

Nấm ăn – nấm dược liệu” Ninh Bình.

2. Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn.

Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu (2008), tài liệu của

Viện Di Truyền NôngNghiệp.

3. Nguyễn Hữu Đống, 2003, Nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc

chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

4. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Federico

(2005), Nấm ăn cơ sở khoa học và kỹ thuật nuôi trồng, Nhà xuất bản

Nông Nghiệp HàNội.

5. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, Nhà xuất bản

nông nghiệp HàNội.

6. Nguyễn Lân Dũng (2009), Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, II, Nhà xuất

bản Nông Nghiệp HàNội.

7. Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác (2001), Danh lục các loài thực vật

Việt Nam tập I phần Nấm (trang 218- trang 350), Nhà xuất bản Nông

Nghiệp.

8. Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, “Hội thảo phát triển nghề sản xuất

nấm ăn và nấm dược liệu”.

Tài liệu tiếng anh

9. Shu-Hui Hu; Jinn-Chyi Wang; Juang-Lin Lien; Ean-Tun Liaw & Min-

Yen Lee (March 2006). "Antihyperglycemic effect of polysaccharide from

36

fermented broth of Pleurotus citrinopileatus". Applied Microbiology and

Biotechnology.

10. Shu Hui Hu; Zeng Chin Liang; Yi Chen Chia; Juang Lin Lien; Ker Shaw

Chen; Min Yen Lee & Jinn Chyi Wang (2006). "Antihyperlipidemic and

Antioxidant Effects of Extracts from Pleurotus citrinopileatus". Journal

of Agricultural and Food Chemistry.

11. Parmasto, Erast (July 1987). "Pleurotus citrinopileatus, one of the

favourites"

Trang web

12. https://namhauthu.vn/nuoi-trong/ky-thuat-trong-cham-soc-nam-dau-khi-

cho-nang-suat-cao/

13. https://www.namlimxanh.com/nam-dau-khi-dac-diem-tac-dung-va-cach-

dung-nam-dau-khi.html