H C VI N BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUY N KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TI U LU N g n đây Sinh viên th c...

69
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ---------- TIỂU LUẬN Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thời gian gần đây Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Quế PGS.TS Phan Văn Rân Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Hạnh Lớp: Quan hệ quốc tế K31

Transcript of H C VI N BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUY N KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TI U LU N g n đây Sinh viên th c...

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

----------

TIỂU LUẬNNhững thay đổi trong chính sách đối ngoạicủa Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương thời gian gần đây

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị QuếPGS.TS Phan Văn Rân

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng HạnhLớp: Quan hệ quốc tế K31

Hà Nội – 2014

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.........................................1

II. NỘI DUNG .....................................3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA

MỸ Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG............ 3

1.1 Tình hình mới của nước Mỹ ....................3

1.2 Những khó khăn trên con đường thực hiện chiến

lược toàn cầu của Mỹ..............................5

1.2.1 Mất thế độc quyền vũ khí hạt nhân...... 5

1.2.2 Sự lớn mạnh của các trung tâm quyền lực

trên thế giới................................ 5

1.2.3 Sự suy giảm và phụ thuộc của nền kinh tế

Mỹ............................................5

1.2.4 Các thách thức an ninh phi truyền thống.

..............................................6

1.2.5 Suy giảm ý chí và khả năng lãnh đạo thế

giới. ........................................7

1.3 Tiềm năng phát triển to lớn của khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương............................. 7

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ Ở KHU VỰC

CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..... 10

2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương........................ 10

2.1.1 Mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối

ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh. .......10

2.1.2 Mục tiêu của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương. .................................12

2.2 Nội dung sự chuyển hướng trong chính sách đối

ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương trong thời gian gần đây................... 14

2.2.1 Tổng thống G.Bush (1989 – 1993). ......14

2.2.2 Tổng thống B.Clinton (1993 – 2001).....14

2.2.3 Tổng thống G. W. Bush (2001 – 2009)....15

2.2.4 Tổng thống Barrack Obama...............17

2.3 Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ

đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. .......22

2.4 Lợi ích của Mỹ từ sự chuyển hướng trong chính

sách đối ngoại đối với khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương........................................... 24

2.5 Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đối

với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương............ 26

2.5.1 Đối với một số cường quốc trong khu vực

.............................................26

2.5.2 Với khu vực Đông Nam Á.................31

2.5.3 Một số thách thức trong việc triển khai

chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương. ...................32

III KẾT LUẬN.................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................. 35

I. MỞ ĐẦU.

Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có

những thay đổi căn bản và toàn diện. Chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô sụp đổ, kéo theo nó là sự chấm dứt

của thế trận hai cực Xô – Mỹ. Những biến chuyển mới

của tình hình thế giới cũng làm nảy sinh những nguy

cơ phức tạp và khó lường, buộc các quốc gia phải

điều chính chính sách đối ngoại của họ cho phù hợp

với tình hình mới của thế giới hiện đại. Duy trì

một môi trường hoà bình ổn định trong môi trường

quốc tế mới và tìm kiếm vị trí có lợi trong đó đang

là mục tiêu chiến lược của hầu hết các quốc gia

trên thế giới.

Được đánh giá là siêu cường duy nhất còn lại

sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ đã và

đang lao vào những cuộc chạy đua nhằm hiện thực hoá

giấc mơ bá chủ thế giới. Nhưng bên cạnh những cơ

hội được mang đến từ vị thế hàng đầu thế giới, Mỹ

trong thực tế cũng đang phải đối mặt với không ít

thách thức và trở ngại. Đó là các thách thức về an

ninh, nguy cơ khủng bố, khủng hoảng kinh tế - tài

chính, sự trỗi dậy của các quốc gia phương Đông như

Trung Quốc, Nhật Bản,… cũng đang đe doạ vị trí siêu

cường của nước Mỹ. Thực tế là sau vụ khủng hoảng

kinh tế - tài chính thế giới năm 2008 bắt nguồn từ

nước Mỹ, nền kinh tế Mỹ đã có những suy giảm đáng

kể về tốc độ tăng trưởng. Và khi một lĩnh vực đầu

tầu là kinh tế bị suy giảm, các lĩnh vực khác cũng

bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định nào đó. Vì thế,

giấc mơ Mỹ liệu có thể được hiện thực hoá hay

không vẫn đang là câu hỏi chưa có đáp án rõ ràng

đối với không chỉ người Mỹ mà còn cả những chủ thể

chính trị khác trên thế giới. Để tiến gần hơn đến

giấc mơ này và phù hợp hơn với tình hình mới, tiếp

tục triển khai và giành thắng lợi trong chiến lược

toàn cầu của mình, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến

lược quan trọng.

Trong sự điều chỉnh đó, khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương vẫn là điểm đến quan trọng của Mỹ. Từ

trong quá khứ, Châu Á – Thái Bình Dương đã được

biết đến như là một trung tâm kinh tế - văn hoá

hàng đầu thế giới với các nhà nước phong kiến hùng

mạnh như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…Với

đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên phong phú và tiềm

năng phát triển to lớn, khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương trong thế giới hiện đại tiếp tục trở thành

trọng tâm địa chính trị của thế giới và không thể

nằm ngoài các mối quan tâm của Mỹ. Trong nhiều năm

trở lại đây, Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình

Dương như một công cụ phục vụ nền kinh tế Mỹ trong

tương lai, là công cụ hỗ trợ đắc lực để Mỹ khôi

phục nền kinh tế đang trên đà suy giảm từ sau cuộc

khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008.Mỹ xác

định tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở

châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan –

những “điểm nóng” mà Mỹ dành nhiều tâm huyết trong

những năm đầu thế kỷ XXI. Chính vì thế, Mỹ trong

nhiều thập niên tới sẽ tăng cường đầu tư về ngoại

giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác tại châu

Á – Thái Bình Dương. Sự triển khai các chiến lược

của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được

một số lãnh đạo Nhà Trắng như B.Clinton, G.W.Bush

quan tâm thực hiện. Nhưng dưới thời Tổng thống

Obama, sự chuyể hướng này mới được thể hiện rõ ràng

hơn với chiến lược “chuyển trục” định hướng Châu Á

– Thái Bình Dương . Chiến lược này của Tổng thống

B.Obama đang được gấp rút thực hiện và bước đầu đã

mang đến nhiều thay đổi về tình hình kinh tế -

chính trị cho nhiều nước trong khu vực.

Xét trên nhiều góc độ, sự điều chỉnh trong

chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương đã mang đến những thay đổi to lớn

cho khu vực này và tác động mạnh mẽ đến hệ thống

quan hệ quốc tế mới. Bởi vậy, việc nghiên cứu những

thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

khu vực này là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

II. NỘI DUNGCHƯƠNG I.

CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ

Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG.

1.1 Tình hình mới của nước Mỹ

Thế và lực của Mỹ là yếu tố quan trọng hàng đầu

chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ. Từ sau Chiến

tranh thế giới thứ hai, với động lực chính là cuộc

cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, cùng với

nguồn lợi to lớn đến từ việc buôn bán vũ khí trong

chiến tranh, Mỹ trở thành siêu cường kinh tế số một

thế giới.

GDP năm 2000 đạt 9.996,2 tỷ USD, lớn gần gấp

đôi so với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là

Nhật Bản 4.619,8 Tỷ, và gấp 10 lần so với nền

kinh tế đang trỗi dậy của Trung

Quốc 1.070,7 tỷ tính theo cân bằng sức

mua (PPP). Hơn nữa, thời kỳ đầu sau chiến tranh

lạnh lại chứng kiến một thời kỳ phát triển dài

lâu trong lịch sử của nước Mỹ. Khoảng cách giữa

Mỹ với các đối thủ cạnh tranh khác như Nhật Bản

và EU có sự chênh lệch đáng kể. tử năm 1990 đến

năm 1998, kinh tế Mỹ tăng đến 27%, gần như gấp

đôi sơ với con số 15% của EU và 9% của Nhật Bản.

Mỹ đã có khả năng duy trì được vị trí siêu cường

của mình trong nhiều thập kỷ. Mắc dù nền kinh tế

thế giới đang đứng trước rất nhiều khó khăn,

nhưng nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục

hồi và nền kinh tế Mỹ được đánh giá là sẽ tiếp

tục thống trị thế giới, Kim ngạch xuất khẩu của cảnăm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so

với năm 2009, Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt

mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI

của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US

Trust. Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổngtrị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so

với năm 2009. Số lượng nhân công trong lĩnh vực này

cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010. Mỹ

cũng là nước đi đầu trong lĩnh vực tài chính –

tiền tệ và đồng Đô – la Mỹ chiếm hơn 60% giao dịch

thương mại toàn cầu (theo báo cáo tài chính của Mỹ năm 2013

– BBC News).

Sức mạnh quân sự của Mỹ đứng đầu trên thế

giới. Năm 2014, chính quyền Mỹ đã chi đến 526,8 tỷUSD cho Quân đội (theo Reuters đưa tin). Con số này

chiếm đến hơn 40% tổng chi cho quân sự của toàn thế

giới. Chính nhờ nguồn kinh phí khổng lồ này, quân

đội Mỹ đang sở hữu số lượng các trang bị mạnh và

tiên tiến nhất thế giới.

Về nhân sự, trong tổng dân số hơn 300 triệu

người, Mỹ có hơn 144 triệu người trong độ tuổi quân

dịch. Mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người Mỹ bước vào

tuổi quân dịch. Quân số thường trực của quân đội Mỹ

là 1,47 triệu người trong khi quân số dự bị là 1,46

triệu với 453.000 đơn vị hoạt động bán quân sự.

Về lục quân, lực lượng Lục quân Mỹ có 29.920

đơn vị vũ khí và hơn 5.000 pháo mặt đất. Về không

quân, lực lượng Không quân Mỹ có hơn 18.000 máy bay

các loại, 5.000 máy bay trực thăng và 15.000 sân

bay. Về hải quân, lực lượng Hải quân Mỹ có tổng số

khoảng 1.600 tàu với 10 cảng chính. Trong số các

tàu hải quân, đáng chú ý nhất là Mỹ có đến 11 tàu

sân bay (đứng đầu thế giới về số lượng). Ngoài ra,

Hải quân Mỹ còn có 75 tàu ngầm, 50 tàu khu trục

lớn, 92 tàu khu trục cỡ nhỏ, 100 tàu tuần tra ven

biển, 28 tàu phá mìn và 38 tàu đổ bộ. Kho vũ khí

hạt nhân của Mỹ lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là

nước lãnh đạo các liên minh quân sự xuyên Đại Tây

Dương, NATO và qua đó duy trì sự phụ thuộc của

các nước Tây Âu vào Mỹ về mặt chính trị quân sự (

theo VOA News).

Sức sáng tạo khoa học kỹ thuật của mỹ chiếm 4

0,6% của tổng chi phí toàn cầu là 652,7 tỷ USD.

Chi phí cho nghiên cứu và phát triển khoa học

công nghệ của các tập đoàn, công ty của Mỹ lên

tới 200 tỷ USD, nhiều hơn ngân sách của toàn bộ

các nước còn lại trên thế giới. Bằng phát minh

khoa học của Mỹ chiếm hơn 60% toàn bộ bằng phát

minh khoa học trên thế giới. Mỹ đi đầu ở 20 trong

tổng số 29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn

trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ

tin học. Mỹ nắm giữ vai trò chủ đạo trong các

thiết chế tài chính thương mại thế giới như IMF,

WTO, WB,… Như vậy, xét về tổng thể, Mỹ đang là

siêu cường số 1 thế giới trong các lĩnh vực kinh

tế, quân sự, khoa học – công nghệ,… ( Theo VOA

News).

1.2Những khó khăn trên con đường thực hiện

chiến lược toàn cầu của Mỹ.

1.2.1 Mất thế độc quyền vũ khí hạt nhân.

Năm 1950, Nga chế tạo thành công bom nguyên

tử, như vật nước Mỹ không còn ở thế độc quyền vũ

khí nguyên tử, kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn

đang đứng ở vị trí thứ 2 thế giới, cho dù mối đe

doạ hạt nhân từ Nga đã giảm đi đáng kể. Kho vũ

khí hạt nhân của Nga mặc dù đã giảm đi đáng kể

nhưng vẫn còn đủ sức tiêu diệt mười lần nước Mỹ.

Ngoài ra, trên thế giới hiện vẫn có những cường

quốc hạt nhân khác như Iran, Triều Tiên,…

1.2.2 Sự lớn mạnh của các trung tâm quyền lực trên thế

giới:

Các trung tâm quyền lực khác trên thế giới

như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp hiện đang vươn lên

mạnh mẽ, đe doạ vị trí siêu cường của Mỹ. Các

siêu cường đó hiện nay đã mạnh lên tương đối sơ

với Mỹ và thách thức vịt trí số 1 thế giới của Mỹ

trong tương lai. Tổng thu nhập quốc nội của Mỹ

hiện chiếm khoảng 30% GDP, toàn cầu, sức mạnh

kinh tế của Mỹ cũng không còn áp đảo như trước.

Những trung tâm kinh tế - tài chính như EU, Nhật

Bản đã nổi lên cạnh tranh gay gắt. (báo cáo tài chính

Mỹ đầu năm 2014 – BBC News).

1.2.3 Sự suy giảm và phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ.

Sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau trong kỷ nguyên 

toàn cầu hoá không mang tính chất một chiều. Sự

thịnh vượng kinh tế Mỹ phụ thuộc vào một phần vào

buôn bán, đầu tư với các nước khác trên thế giới.

Lợi ích kinh tế của Mỹ trong quan hệ buôn bán với

các nước khác đòi hỏi Mỹ cũng phải tính đến lợi

ích của các đối tác khác chứ không thể chỉ áp

đặt những điều kiện của mình. Nhất là ở khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ có những

đối tác kinh tế quan trọng như ASEAN, Trung

Quốc, Nhật Bản,…Mỹ đang phải gánh trên lưng một nền kinh tế bị

mất đi hàng trăm ngàn công ăn việc làm, các ngân

hàng chồng chất các khoản nợ xấu vì những khoản vay

với thế chấp dưới tiêu chuẩn, hàng triệu người mất

nhà cửa, và công nghiệp ô-tô đứng bên bờ vực sụp

đổ.

Sự tụt dốc của nền kinh tế này bắt đầu vào ngày

15.9.2008 với việc Ngân hàng Lehman Brothers phá

sản, tiếp theo là các bước cứu nguy cho các tập

đoàn tài chính được xem là quá lớn không thể để cho

sụp đổ. Và từ đó dẫn đến tình trạng suy thoái

nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế

(1930). Tổng thống Obama dành phần lớn nhiệm kỳ đầu

của ông để thực hiện chương trình kích thích kinh

tế được Quốc hội thông qua và chương trình cứu nguy

ngành công nghiệp ô tô đang bên bờ phá sản. Và kết

quả, ông đã giúp nền kinh tế dần hồi phục trở lại.

Hàng ngàn người đã tìm được công việc…

Hiện nay, các khoản nợ quốc gia của Mỹ đang

phình to, sắp vượt mức cho phép 17.400 tỷ USD, mỗi

người dân Mỹ đang phải gánh chịu khoản nợ hơn

52.000USD. Riêng nợ công của Mỹ tính đến đầu tháng

4.2013 là 11.959 tỷ USD, chiếm 73% tổng sản phẩm

quốc nội (GDP), cao nhất trong lịch sử ngoại trừ

thời điểm năm 1945. Theo dự báo của CBO, nếu không

có biện pháp khắc phục, đến năm 2038 tổng khoản nợ

quốc gia của Mỹ sẽ chiếm 100% GDP. (theo BBC News).

1.2.4 Các thách thức an ninh phi truyền thống.

Những mối đe doạ không cân xứng là một trong 

những thách thức và hạn chế to lớn đơi với sức

mạnh của Mỹ. Sự biểu dương sức mạnh của Mỹ trong

cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1 991, cuộc công

kích Kosovo năm 1999 và cuộc chiến tranh

Afghannistan là những thông điệp mạnh mẽ về sự

“vô địch” của Mỹ trong cuộc chiến tranh thông

thường, chính vì vậy, kẻ thù của Mỹ sẽ sử dụng

những phương tiện phi truyền thống như khủng bố,

đe doạ hạt nhân, vũ khí hoá học hay phá hoại môi

trường, đây là mối đe doạ không cân xứng với Mỹ.

1.2.5 Suy giảm ý chí và khả năng lãnh đạo thế giới.

Tuy  là  siêu  cường  duy  nhất  còn  lại  sa

u  khi  Liên Xô sụp đổ nhưng  nước Mỹ hiện nay

không còn đủ ý chí và khả năng lãnh đạo thế giới

theo kiểu bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chống

lại bất cứ kẻ thù nào và bảo vệ bất cứ người bạn

nào. Nói một cách khác, sự thiếu nhất chí trong

nội bộ của Mỹ về vai trò của Mỹ trong một thế

giới mới với những thách thức đa dạng và phức tạp

là một trong những hạn chế cơ bản đối với khả

năng thiết lập bản quyền của Mỹ trên toàn thế

giới. Henry Kissinger cho rằng mâu thuẫn giứa ba

cách tiếp cận khác biệt của ba thế hệ khác nhau

là nguyên nhân sâu xa của những khác biệt như

vậy. Nước Mỹ đã không đưa ra một chiến lược đối

ngoại gắn liền với nhất quán trong thời kỹ sau

chiến tranh lạnh. Thế hệ của các cựu binh trong

chiến tranh lạnh nhìn thế giới với lăng kính của

chủ nghĩa hiện thực mà cân bằng quyền lực là khái

niệm chủ đạo và đối phó với các mối đe doạ tiềm

tàng là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách đối

ngoại của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

và trên toàn thế giới nói chung.

1.3 Tiềm năng phát triển to lớn của khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương.Khái niệm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương xuất

hiện lần đầu tiên vào năm 1943 trong tài liệu của

quân đội Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương trong thế

chiện thứ 2 tại khu vực này. Từ đó, thuật ngữ này

được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn. Quan niệm về

khu vực gắn liền với những biến động chính trị nên

có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Do quan niệm khác

nhau nên có những cách hiểu khác nhau về khu vực

này. Các nhà khoa học Nga có một số quan niệm về

khu vực này như sau:

- Quan niệm thứ nhất, khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương là khu vực lãnh thổ ở Đông Bắc Á, Đông

Nam Á , Trung Á, Tây Á, Nam Á, Bắc Mỹ và Nam Thái

Bình Dương.

- Quan niệm thứ 2 cho rằng, CA – TBD trùng với

khu vực Bắc Thái Bình Dương bao gồm các nước và

vùng lãnh thổ: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan và Mông Cổ.

- Quan niệm thứ 3 cho rằng khu vực CA – TBD là

vùng biển phía Đông lãnh thổ nước Nga, Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và

Philippin.

Các quan niệm trên của các nhà khoa học Nga là

phù hợp với lợi ích của Nga. Trên phạm vi thế giới,

khu vực CA –TBD được hiểu theo các nghĩa:

- Nghĩa rộng: CA – TBD là khu vực bao gồm tất

cả các nước Châu Á, các nước và vùng lãnh thổ ở

trên và ven bờ Thái Bình Dương (khoảng 80 nước và

vùng lãnh thổ với diện tích khoảng 44 triệu km2 và

dân số chiếm khoảng 68% dân số thế giới.

- Nghĩa hẹp: CA –TBD gồm các nước, vùng lãnh

thổ có nền kinh tế phát triển năng động từ thập

niên 80 của thế kỷ XX đến nay, chủ yếu là các

nước Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc,

Trung Quốc, Đông Nam Á,…

- Quan niệm của khu vực CA – TBD của Việt Nam

được trình bày trong Nghị quyết TW VIII, khoá VII.

Về cơ bản chúng ta hiểu khu vực này là “vùng lòng

chảo Thái Bình Dương”. Tại một số diễn đàn,chúng ta

cũng nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ nên khu vực này là

lòng chảo Thái Bình Dương cộng thêm Nam Á. Khu vực

này có ba quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới

là Nga, Mỹ, Canada, bốn trong số những quốc gia

đông dân nhất thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ,

Việt Nam, ba cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới

là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Về chính trị, khu vực

tập trung ba trong số năm Ủy viên thường trực Hội

đồng Bảo an LHQ là Mỹ, Nga, Trung Quốc, bảy trên

mười cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Về quy

mô kinh tế, tính riêng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh

tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chiếm 54% tổng

GDP thế giới, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ thương

mại chiếm tới 44% thế giới. Bước vào thế kỷ 21 đến

nay, châu Á - Thái Bình Dương luôn là khu vực tăng

trưởng nhanh nhất thế giới. Theo thống kê, giai

đoạn 2007 - 2012, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn

cầu đi xuống, tổng lượng kinh tế của các quốc gia

mới nổi ở khu vực này lại tăng thêm gần 50%, tỷ

trọng trong nền kinh tế thế giới cũng gia tăng (theo

báo cáo tài chính tổng hợp của APEC năm 2012).

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có vị trí địa

lý chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong

phú và tiềm năng phát triển to lớn. Vì vậy, trong

tương lai, khu vực này được dự đoán sẽ tiếp tục trở

thành trọng tâm địa – chính trị của thế giới. Trong

đó, khu vực Đông Nam Á nổi lên là một trục chiến

lược và là địa bàn cạnh tranh của nhiều cường quốc

trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,…

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là

ASEAN) với 11 nước thành viên, tổng dân số vào

khoảng hơn 600 triệu người và tổng thu nhập quốc

nội là 2.310 tỷ USD là điểm thu hút hàng đầu đối

với các cường quốc và các trung tâm kinh tế - chính

trị lớn của thế giới. Hiện tại, các nước ASEAN đang

triển khai nhiều nỗ lực nhằm xây dựng Cộng đồng

chung ASEAN vào năm 2015, đây là một hạt nhân của

các tiến trình hợp tác xây dựng môi trường hoà

bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Các đối tác lớn của ASEAN như Trung Quốc, Nhật

Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, EU,… hiện đều đang thực hiện

chiến lược hướng về khu vực này với những quy mô và

cường độ khác nhau.

Tiềm năng phát triển to lớn của khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương thúc đẩy Mỹ thực hiện các chính

sách hướng về khu vực này.

CHƯƠNG II

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ Ở KHU VỰC CHÂU Á –

THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

II.1Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu

vực Châu Á – Thái Bình Dương.

2.1.1 Mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối

ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, có thể thấy

mục tiêu đối ngoại chiến lược bao trùm của Mỹ là

tập trung củng cố vị trí siêu số 1 thế giới của Mỹ,

thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo.

Trong trật tự này, các giá trị của Mỹ được phổ

biến, ngăn chặn không cho bất kỳ quốc gia nào nổi

lên đe doạ vị trí số 1 của Mỹ. Mục tiêu chiến lược

dài hạn này được cụ thể hoá trong ba mục tiêu cơ

bản là: tăng cường an ninh, củng cố thịnh vượng

kinh tế và thúc đẩy dân chủ dân quyền. Những mục

tiêu này tiếp tục chi phối chính sách đối ngoại của

Mỹ trong từng thời kỳ và đối với từng quốc gia, khu

vực. Đó chính là những nguyên tắc cơ bản định

hình chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa thế kỷ

qua và những nguyên tắc này tiếp tục là cốt lõi

cho chính sách đối ngoại của Mỹ sau này.Sau sự kiện cuộc khủng bố tấn công nước Mỹ ngày

11/09/2001, chúng ta có thể nhận thấy những thay

đổi nhất định trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự

kiện này đã làm thay đổi trọng tâm trong chính sách

đối ngoại của chính quyền Geogre.W.Bush. Đáp lại

các vụ tấn công ngày 11-9, chính quyền Bush đã tiến

hành ngay một “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”.

Cuộc chiến không chỉ nhắm đến lực lượng Al Qaeda mà

còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói

chung. Cuộc chiến không chỉ hướng mục tiêu đến các

chủ thể phi quốc gia nguy hiểm mà còn là các chế độ

có ý định nuôi dưỡng hoặc viện trợ cho chúng. Để

lấy được những thông tin có thể làm bằng chứng, Mỹ

đã tìm cách giam cầm, buộc đầu hàng và trong một số

trường hợp đã tra tấn tù binh. Hầu hết các chính

sách bao gồm đánh phủ đầu (ngăn chặn), đơn phương,

tạo uy thế quân sự, dân chủ hóa, tự do hóa thương

mại, tăng trưởng kinh tế, tăng cường liên kết đồng

minh và quan hệ đối tác giữa các cường quốc – đã

được vạch ra trong Chiến lược an ninh quốc gia năm

2002 của chính quyền Bush.

Ngày 11-9 đã “kích động” chính quyền Bush và

buộc nó phải thay đổi trọng tâm của mình. Lo ngại

đã dẫn đến hành động, điều thường thấy trong quyền

lực của Mỹ, một “niềm tự hào” trong thể chế và giá

trị quốc gia, tính trách nhiệm trước sự an toàn của

công chúng, cảm giác tội lỗi khi để đất nước bị tấn

công. Trước ngày đó, vị trí đứng đầu và an ninh của

Mỹ được xem là lẽ dĩ nhiên phải thế. Nhưng sau sự

kiện 11-9, Washington đã nhận thấy vấn đề của việc

bảo vệ nước Mỹ, ủng hộ đồng minh, giám sát một nền

kinh tế thế giới mở và truyền bá thể chế nước Mỹ.

Cuộc  chiến chống khủng  bố trở thành  ưu tiên  chiến lược hàng đầu của Mỹ. Đối với Mỹ ở khíacạnh nào đó, chống khủng bố đã thay thế cho mụctiêu “chống cộng” thời kỳ chiến tranh lạnh và trởthành ngọn cờ tập hợp lực lượng, và danh giớiphận định bạn thù của Mỹ.Học thuyết Bush “hoặc các bạn đứng về phía chúng tôi, hoặc đứng về phía bọn khủng bố” là lời tuyênbố mạnh mẽ nhất về chính sách của Mỹ đối với cácnước trên thế giới trong cuộc chiến chống khủng

bố. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng trọng tâmtrong chiến lược đối ngoại của Mỹ trong một thờigian ngắn tới là cuộc chiến chống khủng bố. Mụctiêu này sẽ chi phối và xác định những ưu tiêntrong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thể hiện sự kế thừa hơn là sự thay đổi mục tiêu cơ bản thenchốt nhất trong chính sách an ninh, đối ngoại củaMỹ. Những mục tiêu cốt lõi cho chính sách đốingoại của Mỹ như duy trì vị trí cường quốc số 1thế giới, thiết lập một trật tự thế giơi do Mỹlãnh đạo. Ngăn chặn không để cho bất kỳ một cườngquốc thù địch nào nổi lên đe doạ vị trí và vaitrò của Mỹ.

2.1.2 Mục tiêu của Mỹ tại khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương.

Tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ đang

huy động nhiều nguồn lực để thúc đẩy các mục tiêucủa Washington trong khu vực. Về cơ bản, những mục

tiêu này bao gồm việc giành được những lợi ích về

nhiều mặt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thứ

nhất có thể thấy lợi ích quan trọng của Mỹ về kinh

tế. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực kinh tế

năng động với các cường quốc kinh tế hàng đầu thế

giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… ASEAN

cũng là khu vực kinh tế năng động với mức tăng

trưởng cao trên 6% mỗi năm. Thực hiện các chính

sách đối ngoại với khu vực này nhằm tạo ra những cơ

hội để Mỹ giải quyết những khó khăn về kinh tế mà

nước này đang gặp phải từ sau cuộc khủng hoảng kinh

tế - tài chính. Về chính trị, sự trỗi dậy của Trung

Quốc và sự lớn mạnh của các cường quốc như Nga và

Nhật Bản đang đe doạ vị trí số 1 thế giới của Mỹ.

Các cường quốc này đều đang thực hiện chính sách

hướng về Châu Á – Thái Bình Dương với cường độ khẩn

trương nhằm tranh dành ảnh hưởng về chính trị, kinh

tế. Để kiềm chế ảnh hưởng của các cường quốc khác

tại khu vực giàu tiềm năng này, Mỹ bắt buộc phải

thi hành các chính sách ngoại giao hướng tới khu

vực và đây là yếu tố thúc đẩy cạnh tranh giữa các

siêu cường thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế mới cũng buộc các

quốc gia phải hợp tác lại với nhau vì mục đích

chung. Xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đo đó trở

thành xu hướng lớn ở khu vực này trong nhiều năm

vừa qua. Có thể thấy hai xu thế vận hành trong xu

hướng này như sau:

Một là, trong bối cảnh  kinh tế toàn cầu vẫn ảm

đạm, xu hướng "gác lại" tranh chấp và bất đồng,

cùng bắt tay hợp tác về kinh tế đang trở thành xu

hướng chính trong mối quan hệ giữa các nước muốn

gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích ở khu vực.

Tiêu biểu cho xu thế này là các cặp quan hệ Mỹ -

Trung Quốc, Ấn Độ - Trung Quốc, Trung Quốc- Nhật

Bản - Hàn Quốc. Về cặp quan hệ Mỹ - Trung Quốc,

trong năm 2013, mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế

giới có dấu hiệu suy giảm hơn trước, nhưng Trung

Quốc vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,5%. Trong

khi đó, nền kinh tế đầu tàu thế giới có dấu hiệu

phục hồi khả quan và được nhận định đã lấy lại động

lực tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Hai đầu tàu

kinh tế cùng ổn định và có bước tăng trưởng sẽ có

lợi cho sự phát triển của mỗi nước và đóng góp vào

sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đang "ì

ạch" hiện nay. Trong bối cảnh đó, hợp tác Trung

Quốc - Mỹ hướng tới xây dựng "quan hệ cường quốc

kiểu mới" giữa hai nước ngày càng trở nên quan

trọng. Các nhà phân tích cho rằng, suy cho cùng,

quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang và sẽ là sự đan xen

giữa cạnh tranh và hợp tác.

Một điển hình khác của xu thế thứ nhất, đó là

việc Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không

(ADIZ) trên biển Hoa Đông chồng lấn vùng chủ quyền

của cả hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc khiến không

chỉ hai nước này phản đối dữ dội, mà còn khiến dư

luận quốc tế hết sức quan ngại về những bất đồng có

thể tiếp diễn theo chiều hướng xấu hơn xung quanh

vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển đông giữa

Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực. Tuy

nhiên, bất chấp những căng thẳng về tranh chấp lãnh

hải, lãnh thổ và các vấn đề do lịch sử để lại, cả

ba nước đã bắt tay đàm phán về Hiệp định tự do

thương mại (FTA) ba bên.

Hai là, một số cặp quan hệ được củng cố chặt chẽ

hơn vì ngày càng có chung lợi ích chiến lược.Tiêu

biểu là cặp quan hệ Nga -Trung Quốc, Mỹ- Nhật Bản,

Ấn ĐộNhật Bản và "bộ ba" Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ

trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục

sang châu Á. Theo các chuyên gia, nhà lãnh đạo Tập

Cận Bình và Tổng thống Pu - Tin nhận thấy rõ nước

họ có những lợi ích chiến lược chung nhiều hơn sau

khi Oa-sinh-tơn thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TPP) và Thỏa thuận Đối tác thương

mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trong hai

năm qua.

Các mục tiêu chiến lược của Mỹ đã được vạch ra

khi thực hiện chính sách đối ngoại hướng về khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiêu, trước sự lớn

mạnh của các cường quốc trong khu vực, sự hình

thành của xu hướng vừa cạnh tranh vừa hợp tác giữa

các cường quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực

này thì việc hiện thực hoá những mục tiêu của Mỹ có

thể gặp không ít trở ngại. Việc này đòi hỏi Mỹ phải

xử lý một cách thích hợp quan hệ với Trung Quốc khi

triển khai các chiến lược đối với Châu Á – Thái

Bình Dương.

2.2 Nội dung sự chuyển hướng trong chính sách

đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương trong thời gian gần đây.

2.2.1 Tổng thống G.Bush (1989 – 1993).

Bước vào năm 1989, tình hình thế giới có nhiều

biến chuyển phức tạp với việc chiến tranh lạnh giữa

Liên Xô và Mỹ kết thúc, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

lâm vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Trong bối cảnh đó, G.Bush trở thành Tổng thống Hoa

Kỳ, G.Bush đã có những ưu tiên trong chính sách đối

ngoại, thể hiện trong Bản báo cáo chiến lược về an

ninh quốc gia mới tháng 3 -1999, khẳng định mục

tiêu chiến lược của Mỹ là “vượt trên ngăn chặn”,

tìm kiếm sự hoà hợp của Liên Xô vào hệ thống quốc

tế với tư cách là một thành viên có tính chất xây

dựng, tham gia ngày càng tích cực vào các lĩnh vực

hợp tác quốc tế và đặt cơ sở cho một mối quan hệ

sâu sắc hơn,thúc đẩy tự do dân chủ và cải cách

chính trị - văn hoá ở Liên Xô, từng bước xoá bỏ chế

độ xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản. Sau

chiến tranh vùng vịnh năm 1991, Mỹ tiếp tục điều

chỉnh chính sách đối ngoại, hướng tới thiết lập

“trật tự thế giới mới” với ý đồ sử dụng Hội đồng

bảo an Liên Hợp Quốc là cơ sở pháp lý cho vị trí

lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, sự thất cử của tổng

thống G.Bush đã mở đường cho sự thay đổi trong

chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống

B.Clinton.

2.2.2 Tổng thống B.Clinton (1993 – 2001)

Sau khi đắc cử Tổng thống vào năm 1992,Tổng

thống B.Clinton triển khai chiến lược “Cam kết và

Mở rộng” gồm 4 nội dung:

1. Củng cố cộng đồng các nền dân chủ và thị

trường, trong đó Mỹ là hạt nhân.

2. Khuyến khích và củng cố các nền dân chủ

mới và các nền kinh tế thị trường.

3. Chống lại xâm lược và ủng hộ giải phóng

tại các nước thù địch với dân chủ thị trường

4. Theo đuổi các mục tiêu nhân đạo, cung cấp

viện trợ và giúp dân chủ và thị trường.

Để thực hiện bốn nội dung này, chính quyển của

Tổng thống B.Clinton xác định ba trụ cột lớn trong

chính sách đối ngoại là kinh tế, an ninh quân sự và

thúc đẩy dân chủ nhân quyền, cụ thể là:

1. Phục hồi và phát triển kinh tế Mỹ, giành

lại vị trí lãnh đạo của Mỹ là ưu tiên cao nhất của

chính quyền B.Clinton. Nội dung cơ bản của chính

sách đối ngoại là củng cố nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy

tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực.

2. Một nền an ninh quân sự vững mạnh để có

thể đối phó với những thách thức trong một môi

trường an ninh mới là trụ cột thứ hai trong chiến

lược của Mỹ.

3. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền là một

trong những trọng tâm chiến lược của Tổng thống

Clinton. Nó không chỉ đơn thuần là áp đặt nền dân

chủ kiểu Mỹ, các giá trị Mỹ và can thiệp sâu vào

công việc nội bộ của nước khác. Nó còn là ngọn cờ

tập hợp lực lượng của Mỹ sau khi ngọn cờ “chống

cộng sản” không còn tác dụng. Nó vừa là mục tiêu,

vừa là công cụ để Mỹ tập hợp lực lượng.

2.2.3 Tổng thống G. W. Bush (2001 – 2009)

Đầu tháng 1 – 2001, G.W.Bush đắc cử và trở

thành Tổng thống Mỹ. Kể từ đó, tổng thống Mỹ tiến

hành điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng đối

ngoại theo hướng đơn phương giải quyết các vấn đề

quốc tế theo quan điểm của Mỹ. Sự điều chỉnh này

của Tổng thống Bush bắt đầu sau vụ khủng bố tấn

công nước Mỹ vào 11/9/2001. Tuy vậy những mục tiêu

cơ bản và then chốt của Mỹ vẫn được duy trì. Sau sự

kiện vụ khủng bố vào ngày 11/9/2001, cuộc chiến

chống khủng bố trở thành ưu tiên hàng đầu trong

chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Đối với Mỹ,

chống khủng bố trở thành mục tiêu thay thế cho

chiến lược “chống cộng sản” thời kỳ chiến tranh

lạnh và trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng của

Mỹ và ranh giới phân biệt bạn thù. Sự kiện ngày

11/09 đã trở thành kim chỉ nam cho chính sách đối

ngoại mới của Mỹ. Mục tiêu của Mỹ trong một tương

lai gần sẽ là chống khủng bố. Theo đó,các mục

tiêu khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ bị

chi phối bởi mục tiêu chống khủng bố này trên

từng khía cạnh, từng vấn đề, từng khu vực và đối

tượng cụ thể.

Chính quyền G.W.Bush có một số điều chỉnh chiến

lược cụ thể đối với các nước có vị trí chiến lược

trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ:

Thứ nhất, chính sách của Mỹ đối với các đối thủ

tiềm năng của Mỹ như Nga và Trung Quốc chịu sự tác

động trực tiếp của chống khủng bố. Trước ngày 11/9,

sự lớn mạnh của Nga và Trung Quốc là mối đe doạ

hàng đầu của Mỹ, sau ngày 11/9, vị trí đó được thay

thế bởi chủ nghĩa khủng bố. Đối với Nga vàTrung

Quốc là hai nước có vai trò quan trọng trong cuộc

chiến chống khủng bố, thái độ của Mỹ đối với hai

nước này trở nên mềm mỏng và nhấn mạnh hợp tác hơn.

Thứ hai, ở nhiệm kỳ của Tổng thống Bush, khu vực

CA – TBD vẫn chưa dành được nhiều sự quan tâm từ

phía Mỹ. Mỹ hướng nhiều hơn đến khu vực Trung Á,

cuộc chiến chống khủng bố đã tạo ra cho Mỹ cơ hội

thuận lợi để can thiệp vào khu vực Trung Á, nơi có

vị trí chiến lược then chốt và trữ lượng giàu mỏ

lớn. Các nước trong khu vực này hầu như đều là

những nước nghèo, yếu kém cả về chính trị, kinh tế,

quân sự,…nên đã nhanh chóng hợp tác với Mỹ để nhận

được sự viện trợ của Mỹ. Do vị trí chiến lược của

Trung Á nên mặc dù tuyên bố tạm thời có mặt nhưng

Mỹ đã không rút quân khỏi khu vực này.

Thứ ba, điều chỉnh chính sách đối với Nam Á. Với

chiến dịch chống khủng bố và vai trò của Pakixtan

trong cuộc chiến chống khủng bố nên Mỹ từ chỗ ưu

tiên hơn với Ấn Độ đã chuyển sang cân bằng giữa Ấn

Độ và Pakixtan. Một mặt, Mỹ tiếp tục chính sách

xích lại gần Ấn Độ và càng coi trọng Ấn Độ hơn sau

ngày 11/9. Mặt khác lại gia tăng vai trò của

Pakixtan. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên

Mỹ có quan hệ cân bằng với hai quốc gia thù địch ở

Nam Á.

Thứ tư, Mỹ cũng đã bắt đầu chú ý đến khu vực CA– TBD, tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á. Vị trí củaMỹ ở khu vực Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể từ sauvụ khủng bố ngày 11/9. Lợi dụng cuộc chiến chốngkhủng bố, Mỹ đã tăng cường sự có mặt của mình tạikhu vực này. Sau Afghanistan, Mỹ đã chọn Philipinlà địa điểm để triển khai giai đoạn tiếp theo củacuộc chiến chống khủng bố. Mỹ đồng thời cũng chú ýđến Inđônêsia và có thể sẽ lại viện trợ quân sựcho nước này đề thực hiện chiến lược chống khủngbố và tăng cường can thiệp ở Đông Nam Á.

Như vậy, có thể thấy, trong hai nhiệm kỳ của

tổng thống G.W.Bush, nước Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện

các chính sách đối ngoại nhằm theo đuổi mục tiêu bá

chủ thế giới, loạ bỏ các trở ngại ngăn cản sự vươn

lên của Mỹ.

2.2.4 Tổng thống Barrack ObamaTổng thống Obama trở thành Tổng thống thứ 44

cuả Mỹ sau khi đắc của vào năm 2009. Sau khi nhậmchức, chính quyền của Tổng thống Obama đứng trướcnhiều thách thức đến từ một nền kinh tế khủng hoảngvà những di sản nặng nề khác cả về đối nội và đốingoại do chính quyền tiền nhiệm để lại. Liên quanđến lĩnh vực đối ngoại, Mỹ sẽ kết hợp khéo léo giữa

quân sự và ngoại giao và chỉ sử dụng quân sự nhưmột liệu pháp cuối cùng. Trong quan hệ quốc tế,ngoại giao và thuyết phục sẽ đi tiên phong vớiphương châm thêm bạn, bớt thù. Mục tiêu của chínhsách đối ngoại đó là:

1. Bảo vệ an ninh cho đất nước, dân tộc và

đồng minh.

2. Thúc đẩy phát triển kinh tế và chia sẻ sự

phồn vinh trong nước cũng như nước ngoài.

3. Tăng cường vị trí của Mỹ, lãnh đạo toàn

cầu bằng việc nêu gương. Theo phương châm Mỹ muốn

là bạn của tất cả các nước, coi Liên Hợp Quốc là tổ

chức quan trọng nhất và tiếp tục hợp tác chặt chẽ

với tổ chức này.

Như vậy, so với các Tổng thống trước đó, chính

sách đối ngoại của Tổng thống Obama có những điểm

khác nhưng nó vẫn không nằm ngoài mục tiêu phục hồi

và củng cố vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ trong

cộng đồng thế giới. Ngay sau khi lên nắm quyền,

tổng thống Obama đã nhanh chóng điều chỉnh chiến

lược đối ngoại theo hướng mềm dẻo, linh hoạt, thực

dụng, coi trọng chủ nghĩa đa phương và sức mạnh tập

thể. Chính quyền tổng thống Obama đã có những bước

đi cụ thể, thể hiện chủ nghĩa đa phương trong từng

sự kiện mà Mỹ can dự.

Tại nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, chính sách

của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

được thể hiện rõ nhất so với các đời tổng thống

trước đó. Không lâu sau khi lên cầm quyền, vào

tháng 11/2011, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack

Obama lần đầu thông báo Chiến lược tái cam kết với

châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế Washington

chưa bao giờ lãng quên khu vực này. Tuy nhiên,

trong thập kỷ qua, do mải tập trung tiềm lực vào

khu vực Trung Đông và Nam Á với 2 chiến trường

Afghanistan và Iraq, nên đến giờ đây, chính quyền

Mỹ mới nhận thấy rằng lợi ích của mình tại châu Á

Thái Bình Dương đang bị suy yếu, đặc biệt trong bối

cảnh tiềm lực kinh tế, chính trị và ảnh hưởng của

Trung Quốc không ngừng được mở rộng nhanh chóng

trong khu vực.

Sức mạnh toàn cầu của Mỹ dựa phần lớn vào khả

năng kiểm soát của nước này trên các đại dương và

châu Á Thái Bình Dương chính là sân chơi của các

quan hệ kinh tế và chính trị trong tương lai. Vì

vậy, ngay lập tức Chính quyền Obama đã đầu tư đáng

kể nguồn vốn chính trị vào châu Á kể từ sau thông

báo rầm rộ trở lại Thái Bình Dương từ hơn ba năm

trước. 

Với Tổng thống Obama, người từng sống ở cả

Hawaii và Indonesia đã giúp ông thấm nhuần một thế

giới quan Thái Bình Dương. Việc rút quân khỏi Iraq

và Afghanistan càng cho ông cơ hội để tập trung

nguồn lực gia tăng ảnh hưởng ở khu vực chiến lược

này. Và chính quyền của ông Obama lập tức thực thi

một loạt biện pháp nhằm hiện thực hóa chiến lược

này.

Nội dung của chiến lược “chuyển trục” định

hướng Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống

Obama bao gồm việc chuyển thêm các nguồn lực kinh

tế và chính trị sang khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương, tăng cường các hoạt động ở Châu Á Thái bình

dương với những lực lượng được tái bố trí từ Iraq

và Afghanistan. Washington muốn sử dụng những nguồn

lực mới về ngoại giao và thương mại để góp phần

củng cố cho vị thế của một cường quốc Thái bình

dương. Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã có những phát

biểu về chính sách này như sau: “Tôi muốn xác nhận

rằng mục tiêu tái cân bằng của Mỹ sang Châu Á Thái

Bình Dương tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của chính

phủ của Tổng thống Obama. Mỗi ngày, dựa trên chỉ

thị của Tổng thống, chúng tôi đang huy động thêm

các nguồn lực ngoại giao, kinh tế và quân sự để góp

phần tăng tiến các mục tiêu mà chúng tôi chia sẻ

với các đối tác trên khắp khu vực."  (theo

voatiengviet.com).Hai quan chức hàng đầu trong nội các

Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Bộ trưởng

Thương mại Penny Fritzker ngày 17/2 đã có bài viết

đăng trên "Nhật báo Phố Wall" với tựa đề "Mỹ luôn

cam kết với châu Á", trong đó khẳng định Washington

sẽ tiếp tục thúc đẩy thịnh vượng, hợp tác để đảm

bảo an ninh trong khu vực.

Hai vị bộ trưởng nhận định trong nhiều thập kỷ

qua, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có sự phát

triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh

ngạc đã làm thay đổi bộ mặt của các quốc gia giáp

Thái Bình Dương và giúp hàng triệu người thoát khỏi

đói nghèo. Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại Mỹ đang

hợp tác chặt chẽ với các nước để giúp sự phát triển

đi theo đúng hướng. Các nỗ lực này là đặc biệt quan

trọng bởi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phải

đối mặt với những hận thù và tranh chấp lịch sử,

làm gia tăng căng thẳng, bất ổn và có nguy cơ tạo

ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Theo ông Chuck Hagel và bà Penny Fritzker, Mỹ

cần phải hành động để thúc đẩy việc đặt ra các

nguyên tắc chung và các quy tắc hợp lý cả trong

lĩnh vực an ninh và kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế

và thương mại, điều này đồng nghĩa với việc phải

kết thúc đàm phán về TPP với các nước trong khu

vực. Trong lĩnh vực an ninh, cần phải tạo ra một

không gian mà các lực lượng quân sự Mỹ có thể liên

lạc tốt hơn, vượt qua được các vấn đề khó khăn và

hợp tác trên cơ sở lợi ích chung. Mỹ đã bắt đầu làm

việc với các quốc gia trong khu vực, trong đó có

Trung Quốc, để thúc đẩy sự minh bạch và tạo ra

những quy tắc rõ ràng trong các lĩnh vực thiết yếu

như đi lại trên biển, trên không, vấn đề không

gian, an ninh mạng và Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên

ở Biển Đông. Đồng thời các quốc gia Thái Bình Dương

phải tiếp tục hợp tác với nhau khi xảy ra thảm họa

và Mỹ cần tiếp tục xây dựng các mối quan hệ hợp tác

về an ninh – quốc phòng. Điều này sẽ không chỉ giúp

đảm bảo an ninh mà còn giúp tạo ra các cơ hội kinh

tế mới cho cả Mỹ và các nước Châu Á – Thái Bình

Dương.

Như vậy, có thể thấy nội dung của chiến lược

“chuyển trục” định hướng khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương là nỗ lực theo đuổi các lợi ích kinh tế -

chính trị và an ninh quốc phòng. Trong đó, nhận

thực được sự vươn lên của khối ASEAN, Mỹ coi đây là

một trục chiến lược và đã có những can thiệp nhất

định vào vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển

Đông, cũng như ưu tiên hợp tác kinh tế đối với các

nước trong nhóm này.

Các yếu tố chi phối chiến lược “chuyển trục” này

có thể kể đến như sau:

Một là, tình hình tài chính không đáng lạc quan

của Mỹ với biểu hiện là một số cơ quan của Chính

phủ Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa gần đây. Để đảo

ngược tình hình tài chính khó khăn này, chính quyền

Obama đang phải tiến hành một số bước cắt giảm chi

tiêu quân sự. Mặc dù điều này có thể tránh cho ngân

sách của Chính phủ Mỹ không bị thâm hụt quá cao

nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hành động

của Mỹ trên thế giới, nhất là trong việc đối phó

với những cuộc khủng hoảng quốc tế. Bộ Quốc phòng

Mỹ sẽ phải cắt giảm chi phí hơn 1.000 tỷ USD trong

thập kỷ tới và chỉ trích việc cắt giảm chi tiêu

trên là "quá nhanh, quá nhiều, quá đột ngột và quá

vô trách nhiệm". Hơn nữa, do tình hình kinh tế khó

khăn, tỷ lệ ủng hộ chính sách đối ngoại của chính

quyền Mỹ cũng giảm, ảnh hưởng xấu đến sự ủng hộ của

xã hội để cho ông Obama tiếp tục thực thi chiến

lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương.Một cuộc thăm

dò mới đây cho thấy, có tới 56% số người được hỏi

thất vọng với chính sách đối ngoại của chính quyền

Obama; 52% cho rằng Mỹ nên tập trung vào các vấn đề

trong nước trước; và lần đầu tiên trong gần 40 năm

qua, 53% cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới

suy giảm trong thập kỷ qua.

Hai là, tình hình an ninh tại các khu vực khác

trên thế giới. Về cơ bản, chiến lược này khiến Mỹ

phải cơ cấu lại lực lượng. Nếu tình hình an ninh

xấu đi tại các khu vực khác, Mỹ sẽ không có lựa

chọn nào khác ngoài việc phải cắt giảm lực lượng,

ban đầu được sử dụng để tăng cường sức mạnh tại

châu Á. Từ khía cạnh này, chiến lược này còn phụ

thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Ba là, thái độ của các nước châu Á đang hạn chếnhững chính sách của chính quyền Obama vốn đã gâyra những phản ứng tâm lý trái ngược tại các nướcchâu Á. Một mặt họ hoan nghênh sự can dự của Mỹtrong các vấn đề châu Á và coi Mỹ là đối trọng đểchống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Song mặtkhác, các nước châu Á cũng duy trì và phát triểnquan hệ tốt với Trung Quốc, không chỉ vì các lýdo kinh tế, mà còn cả vì các tính toán địa chiếnlược.

Bản thân Trung Quốc là một nước châu Á, vì thế,hầu hết các quốc gia châu Á đều rất miễn cưỡng khibuộc phải chọn đứng về bên nào giữa Mỹ và TrungQuốc. Hoạt động ngoại giao cân bằng là lựa chọn ưathích và tối ưu của họ. Kết quả là Mỹ sẽ không dễdàng đạt được các mục tiêu chiến lược của họ bằngcách tăng cường quan hệ với các nước châu Á.

Bốn là, tình hình phát triển của Trung Quốc đang

ảnh hưởng đến chiến lược này của Mỹ bởi những mục

tiêu rõ ràng của chiến lược này là nhằm chống lại

Trung Quốc, cho dù Mỹ có thừa nhận hay không. Tiến

trình phát triển của Trung Quốc cũng đang trở thành

một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng

đến chiến lược "trở lại" châu Á-Thái Bình Dương của

Mỹ.

2.3 Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại

của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chiến lược “chuyển trục” hay “tái cân bằng” của

Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang

được tích cực thực hiện và trong thời gian ngắn tới

sẽ dành nhiều ưu tiên cho các lĩnh vực hợp tác về

kinh tế, an ninh và môi trường, đồng thời tăng

cường hợp tác với các đồng minh tại khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương.

Mỹ đang đặt trọng tâm vào các vấn đề phát triển

kinh tế, năng lượng, giao lưu nhân dân và giáo dục,

bởi vì sự thịnh vượng và hòa bình ở châu Á-Thái

Bình Dương đồng nghĩa với việc mang lại cơ hội cho

tất cả người Mỹ và tất cả các nước trong khu vực.

Về lĩnh vực kinh tế, Mỹ tin tưởng chắc chắn

rằng việc đầu tư thời gian, sức lực, chia sẻ trí

tuệ và vật chất tại châu Á-Thái Bình Dương là sự

đầu tư thông minh. Hiện tại Washington đang nỗ lực

thực thi các sáng kiến, bao gồm Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP), để hỗ trợ sự tăng

trưởng và tạo việc làm trong khu vực. Trong đó, Mỹ

dành sự ưu tiên đặc biệt cho khu vực Đông Nam Á

(ASEAN). Chiến lược xoay trục của Mỹ liên quan việc

nước này sẽ trao quyền cho ASEAN góp phần xây dựng

một cấu trúc kinh tế khu vực, duy trì sự thịnh

vượng chung. Tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN

và Mỹ đạt 198,8 tỷ USD năm 2011, đưa Mỹ trở thành

đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN và trong

cùng kỳ Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba trong

ASEAN với tổng vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ USD. Đã có

không ít hoài nghi về cam kết "chuyển trục" sang

châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ khi Tổng thống Mỹ

B.Ô-ba-ma vắng mặt tại Hội nghị cấp cao (HNCC) APEC

diễn ra tại In-đô-nê-xi-a và HNCC Đông Á (EAS) diễn

ra tại Bru-nây đầu tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên,

bằng các chuyến thăm "thế chỗ" của Phó Tổng thống

G.Bai-đơn và hàng loạt chuyến thăm khác của giới

chức Mỹ tới khu vực này cũng như thông qua các

hành động cụ thể, Oa-sinh-tơn muốn khẳng định Mỹ

vẫn quyết tâm tăng cường và củng cố vai trò lớn

hơn tại khu vực châu Á.

Mỹ cũng đang hợp tác với các đối tác quan

trọng, nhất là Trung Quốc về các giải pháp kiểm

soát môi trường và những cách thức giải quyết khí

thải gây hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, biến đổi khí

hậu không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ mà còn là

vấn đề toàn cầu của tất cả các quốc gia. Đối với

những nước lớn và dân số đông như Mỹ và Trung Quốc,

ô nhiễm môi trường là thách thức không nhỏ. Sự hợp

tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này cũng

nhằm giảm bớt những căng thẳng xung quanh vấn đề

biển Đông trong thời gian qua.

Trong lĩnh vực an ninh, Mỹ đang nỗ lực hiện đại

hóa các mối quan hệ đồng minh và đảm bảo có thể hợp

tác liên tục với các đối tác nhằm ứng phó với các

cuộc khủng hoảng và những vụ việc bất ngờ. Mỹ rất

lo ngại trước những diễn biến gần đây trên biển Hoa

Đông cũng như trên biển Đông, đặc biệt là các hành

động đơn phương, mang tính khiêu khích, và những

đòi hỏi chủ quyền không mang tính ngoại giao và

không có cơ sở pháp lý. Kiểu hành động đó làm dấy

lên những quan ngại về sự tôn trọng luật pháp và

các mục tiêu lâu dài của một số nước trong khu

vực.Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel nhấn mạnh, là một

cường quốc hàng đầu trên thế giới, Washington có

lợi ích rất lớn trong việc đảm bảo châu Á-Thái Bình

Dương vẫn là một khu vực mở, một khu vực thịnh

vượng và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việc duy trì một chế độ hàng hải mở dựa trên

luật pháp đã có vai trò rất quan trọng đối với sự

phát triển, ổn định và tăng trưởng kinh tế ấn tượng

của khu vực. Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy

trì tự do hàng hải, hoạt động thương mại hợp pháp

không bị cản trở, và trong việc tôn trọng luật pháp

quốc tế và hòa bình trên biển. Mỹ đang thực thi một

lập trường kiên quyết đó là tất cả các tuyên bố chủ

quyền biển đảo phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đối với việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực

nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và

có thể còn mở rộng sang cả Biển Đông, ông Russel

khẳng định, Mỹ không công nhận Khu vực ADIZ. Những

tuyên bố của phía Trung Quốc không làm thay đổi

phương thức hoạt động của Chính phủ Mỹ hoặc cách

thức Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự trong khu

vực. Mỹ vẫn xem đó là hành động không phù hợp với

sự ổn định khu vực và chỉ làm gia tăng những căng

thẳng vào thời điểm lẽ ra những căng thẳng đó cần

được giảm bớt. Mỹ xem đây là một động thái làm gia

tăng, chứ không làm giảm nguy cơ tính toán sai lầm,

nguy cơ đối đầu quân sự hoặc nguy cơ xảy các vụ

việc bất ngờ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh:

“Hành động đó cản trở sự tự do lưu thông trên không

phận quốc tế và dấy lên những quan ngại về ý định

và cách thức giải quyết căng thẳng của Trung Quốc

với các nước láng giềng, nhất là vào một thời điểm

nhạy cảm và các khu vực nhạy cảm”. Để giảm bớt

căng thẳng, Mỹ hối thúc Trung Quốc không thực

hiện vùng nhận dạng phòng không, và không lập lại

điều đó ở các khu vực nhạy cảm khác, đặc biệt là

tại Biển Đông”. Đồng thời Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi

Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc giải quyết những

căng thẳng nảy sinh gần đây và tìm cách hợp tác

để xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt. Ông nhấn

mạnh mọi căng thẳng nên được giải quyết và cần

được giải quyết hòa bình bởi tất cả các bên liên

quan.

2.4 Lợi ích của Mỹ từ sự chuyển hướng trong

chính sách đối ngoại đối với khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương.

Thực hiện chiến lược “xoay trục” định hướng

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã thu được

những lợi ích nhất định cả về kinh tế lẫn chính

trị.

Về kinh tế, Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái

Bình Dương như một công cụ phục vụ nền kinh tế Mỹ

trong tương lai, do đó chiến lược xoay trục của Mỹ

liên quan việc nước này sẽ trao quyền cho ASEAN góp

phần xây dựng một cấu trúc kinh tế khu vực, duy trì

sự thịnh vượng chung. Tổng kim ngạch thương mại

giữa ASEAN và Mỹ đạt 198,8 tỷ USD năm 2013, đưa Mỹ

trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN

và trong cùng kỳ Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba

trong ASEAN với tổng vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ USD (theo

báo Nhân Dân điện tử).Đã có không ít hoài nghi về cam

kết "chuyển trục" sang châu Á - Thái Bình Dương của

Mỹ khi Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma vắng mặt tại Hội

nghị cấp cao (HNCC) APEC diễn ra tại In-đô-nê-xi-a

và HNCC Đông Á (EAS) diễn ra tại Bru-nây đầu tháng

10 vừa qua. Tuy nhiên, bằng các chuyến thăm "thế

chỗ" của Phó Tổng thống G.Bai-đơn và hàng loạt

chuyến thăm khác của giới chức Mỹ tới khu vực này

cũng như thông qua các hành động cụ thể, Oa-sinh-

tơn muốn khẳng định Mỹ vẫn quyết tâm tăng cường và

củng cố vai trò lớn hơn tại khu vực châu Á.

Trong năm 2013, mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai

thế giới có dấu hiệu suy giảm hơn trước, nhưng

Trung Quốc lạc quan vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng

GDP 7,5%. Trong khi đó, nền kinh tế đầu tàu thế

giới có dấu hiệu phục hồi khả quan và được nhận

định đã lấy lại động lực tăng trưởng trong nửa cuối

năm nay. Hai đầu tàu kinh tế cùng ổn định và có

bước tăng trưởng sẽ có lợi cho sự phát triển của

mỗi nước và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền

kinh tế toàn cầu đang "ì ạch" hiện nay. 

Về chính trị, trong bối cảnh vừa hợp tác, vừa cạnh

tranh giữa Mỹ và các cường quốc tại Châu Á – Thái

Bình Dương, tiêu biểu là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,

… Hợp tác Trung Quốc - Mỹ hướng tới xây dựng "quan

hệ cường quốc kiểu mới" giữa hai nước ngày càng trở

nên quan trọng. Các nhà phân tích cho rằng, suy cho

cùng, quan hệ Mỹ - Trung Quốc đang và sẽ là sự đan

xen giữa cạnh tranh và hợp tác. Quan hệ đồng minh

truyền thống Mỹ - Nhật Bản cũng tiếp tục được củng

cố. Tại Hội nghị tham vấn an ninh "2+2" giữa Bộ

trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Mỹ-Nhật Bản diễn ra

ở Thủ đô Tô-ki-ô đầu tháng 10 vừa qua nhằm tăng

cường quan hệ giữa các nước đồng minh truyền thống,

hai bên đã đề ra những bước đi cụ thể: xác định rõ

đối tượng tác chiến, củng cố thế trận phòng thủ và

nâng cao hiệu quả răn đe chiến lược... Đây là một

trong sáu định hướng quan trọng nhất trong chiến

lược "xoay trục" của Mỹ, được dư luận đặc biệt

quan tâm. Quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản ngày nay

đã vượt ra ngoài mối quan hệ song phương thông

thường bởi hai nước đã liên kết trở thành đối tác

toàn cầu thật sự của nhau với các lợi ích chiến

lược chung. Hai nước có chung tầm nhìn về thúc

đẩy hòa bình, ổn định và mong muốn xây dựng một

châu Á mới mang lại nhiều cơ hội và triển vọng.

Quan hệ "bộ ba" Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cũng

được củng cố chặt chẽ hơn.

Cùng nằm ở hai châu lục, tiếp giáp ba đại

dương, chiếm 40% dân số thế giới và hơn 22% bề mặt

lục địa toàn cầu, cả ba nước vừa là những cường

quốc thế giới vừa là những nền kinh tế mới nổi.

Việc ba nước cùng thúc đẩy hợp tác không chỉ mang

lại lợi ích cho nhân dân ba nước, mà còn tiếp thêm

động lực mạnh mới cho kinh tế thế giới.

2.5 Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sự

triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ thể hiện ở

việc tiếp tục kế thừa chính sách của tổng thống

tiền nhiệm G.W.Bush là củng cố quan hệ đồng minh

chiến lược và đối tác truyền thống “Mỹ sẽ cùng các

nước này thúc đẩy lợi ích chung và giải quyết các

thách thức trong khu vực”. Đồng thời, chính sách

đối ngoại của Mỹ với CA – TBD dưới thời Tổng thống

Obama cũng có những điều chỉnh nhất định, đặc biệt

đối với các cường quốc lớn và các khu vực tiềm

năng.

2.5.1 Đối với một số cường quốc trong khu vực

Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ là hai quốc gia “xương

sống” trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực

này. Mỹ sẽ coi trọng và tiếp tục củng cố mối quan

hệ với Hàn Quốc, coi đây là “hòn đá tảng” cho việc

duy trì hoà bình và an ninh trên bán đảo Triều

Tiên. Thông qua việc thúc đẩy thương mại và phê

chuẩn Hiệp định thương mại Mỹ - Hàn, quan hệ hai

nước sẽ vươn lên tầm liên minh chiến lược toàn cầu.

Với Trung Quốc, từ lâu, Mỹ đã coi Trung Quốc là

một đối thủ cản trở sự vươn lên của Mỹ. Vì thế, mối

quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã là mối quan

hệ căng thẳng ,”bằng mặt không bằng lòng”, thiếu

tin tưởng lẫn nhau. Sự vươn lên của Mỹ là thách

thức không nhỏ cho Mỹ, điều này ảnh hưởng tới chính

sách hiện nay của Mỹ là vừa muốn có sự tham gia của

Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, lại vừa lo

ngại và có thêm các biện pháp đề phòng. Tiểu biểu

là trong vấn đề biển Đông, ngày 8/4/2014, Bộ trưởng

Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng

Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã hội đàm và đề cập tới

cuộc tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trong khu

vực. Ông Chuck Hagel cho rằng, Bắc Kinh không có

quyền đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng

không (ADIZ) ở quần đảo tranh chấp mà không tham

vấn với các nước hữu quan và Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản

trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.  Trước đó,

Washington cũng từ chối công nhận ADIZ của Bắc Kinh

sau khi nước này yêu cầu máy bay các nước phải

thông báo lịch trình chuyến bay với Bộ Quốc phòng

Trung Quốc. Mỹ quan ngại việc thiết lập ADIZ có thể

châm ngòi cho một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với

các nước hữu quan. Trong khi đó, ông Thường Vạn

Toàn nhấn mạnh, Trung Quốc không gây rắc rối với

Nhật Bản, nhưng Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng quân sự

nếu cần để bảo vệ lãnh thổ; đồng thời cảnh báo, Mỹ

phải “liên tục cảnh giác” và “không nên dễ dãi ủng

hộ” Tokyo. Xuất phát từ thực tế này, chính quyền

tổng thống Obama có những khó khăn nhất định trong

việc vạch ra chiến lược đối với Trung Quốc. Để

giải quyết những thách thức đó, Mỹ đã buộc phải

thực hiện một chính sách mềm dẻo hơn đối với nước

này. Lãnh đạo hai nước trong một vài năm gần đây đã

có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. Trong chuyến

công du đầu tiên tại cương vị mới, bà H.Clinton đã

có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2/2009. Cuối

năm đó, Tổng thống Obama cũng có chuyến thăm Trung

Quốc nhân dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN

(11/2009). Qua các chuyến thăm, quan hệ hai nước

“đã được thiết lập cơ sở vững chắc”, cam kết tăng

cường mạnh mẽ mối quan hệ mật thiết giữa hai bên.

Hai bên đã hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể khác

nhau như chống chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng

bố, phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, kiểm soát

vũ trang và hoà bình ở Pakixtan và Afghanistan,

ngăn chặn Iran phổ biến vũ khí hật nhân, xây dựng

quan hệ đối tác để ứng dụng và phát triển những

công nghệ năng lượng sạch, giúp phát triển và ứng

dụng những công nghệ năng lượng sạch, thúc đấy tăng

trưởng kinh tế bền vững và đối phó với vấn đề biến

đối khí hậu, tăng cường hợp tác về an ninh, thúc

đẩy đàm phán 6 bên về vấn đề trên bán đảo Triều

Tiên và gìn giữ hòa bình quốc tế.

Trong quan hệ với Trung Quốc những năm qua,

có hai lĩnh vực được chính quyền tổng thống Obama

tập trung chú ý nhiều nhất. Lĩnh vực đầu tiên liên

quan đến sự tham gia của Trung Quốc đến các thể chế

quốc tế như LHQ,WTO, G20,… Theo quan điểm của chủ

nghĩa đa phương của Mỹ, việc lôi kéo chính

phủTrung Quốc vào những vấn đề này sẽ tranh thủ

được sự ủng hộ của họ vào những vấn đề quốc tế sâu

rộng hơn. Vấn đề thứ hai là vấn đề an ninh không

gian và an ninh mạng. Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton gần

đây bày tỏ Mỹ sẵn sàng tham gia tích cực hơn trong

việc xây dựng một bộ quy chuẩn cho không gian vũ

trụ. Chính quyền Obama cũng sẽ hợp tác với các nước

khác cùng quan tâm để giàng buộc chính phủ Trung

Quốc vào các chuẩn mực nhằm hạn chế tin tặc và gián

điệp bắt nguồn từ nước này. Tại khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương, Mỹ chủ động hợp tác với Trung Quốc

chống cướp biển, chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt,

tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc trong chính sách

đối với CHĐCN Triều Tiên (theo BBC News).

Như vậy có thể thấy được những thay đổi nhất

định trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

Trung Quốc dưới thời Tổng thống Obama. Trong nhiều

trường hợp, chính quyền của tống thống Obama đã

loại bỏ các vấn đề Mỹ thường áp dụng đối với Trung

Quốc như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo trong chính

sách đối với Trung Quốc trước đây. Theo đuổi chiến

lược “đối trọng và can dự”, chính quyền Mỹ và Trung

Quốc đã cùng triển khai trên một loạt các vấn đề,

tham gia nhiều cuộc đối thoại từ những vấn đề Châu

Á – Thái Bình Dương đến hỗ trợ nhân đạo và khắc

phục hậu quả thiên tai, an ninh hàng hải… Mặt khác,

Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động của quân

đội Trung Quốc, không làm mất cân bằng trong cán

cân lực lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Mỹ đặc

biệt lo ngại về sự hiện đại hoá của quân đội Trung

Quốc cũng như hoạt động của Trung Quốc trong không

gian vũ trụ, không gian ảo, trên các vùng biển như

Hoàng Hải và biển Đông. Vì thế, Mỹ tỏ rõ thiện chí

sẵn sàng đầu tư các nguồn lực để đối phó với Trung

Quốc.

Với Nhật Bản: Trong những năm cuối nhiệm kỳ của

tổng thống G.W.Bush, giữa Mỹ và Nhật Bản nảy sinh

bất đồng trong chính sách với CHĐCN Triều Tiên.

Nhật Bản cho rằng nước này phải có cam kết cụ thể

bằng văn bản trước khi Mỹ đưa nước này ra khỏi danh

sách các nước đã hỗ trợ cho khủng bố. Sự căng thẳng

giữa hai bên leo thang khi Mỹ nhất quyết đưa nước

này ra khỏi danh sách mà không cần đến một cam kết

nào. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của

Mỹ trước đó sẽ không đưa Triều Tiên ra khỏi danh

sách này nếu như không có một tiến bộ nào trong

việc công dân Nhật Bản bị bắt cóc (BBC News)

Trong hoàn cảnh đó, chính quyền của Tổng thống

Obama đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ này bằng các

chuyến thăm đến Nhật Bản. Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton

khẳng định Nhật Bản vẫn là đồng minh quan trọng số

1 của Nhật Bản, quan hệ với Nhật tiếp tục là “hòn

đá tảng” trong quan hệ của Mỹ đối với khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương và trong các nỗ lực toàn cầu

của Mỹ. Trước xu thế muốn độc lập hơn trong đối nội

của Nhật Bản, tổng thống Obama tuyên bố chủ trương

“bình đẳng” trong quan hệ đồng minh và khẳng định

đây là nền tảng trong an ninh và thịnh vượng của

Nhật Bản và Mỹ. Mỹ cam kết sẽ tiếp tục bảo vệ Nhật

Bản, trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,

Mỹ cam kết sẽ giải quyết triệt để, bao gồm cả vấn

đề người Nhật bị bắt cóc, ủng hộ Nhật Bản là thành

viên của hội đồng bảo an LHQ, tăng cường trao đổi

thông tin và phối hợp trong đàm phán 6 bên về vấn

đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, hợp tác giải

quyết các vấn đề an ninh, năng lượng, môi trường,

biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu khác.

Mới đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có

chuyến công du tới một loạt các nước châu Á là Hàn

Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Các tiểu vương quốc

Arab thống nhất (UAE) từ ngày 13-18/2/2014, nhưng

ông không đặt chân tới Nhật Bản. Trước việc Nhật

Bản không nằm trong danh sách những chặng dừng chân

của ông đặc biệt là trong bối cảnh tình hình khu

vực Đông Á đang căng thẳng đã khiến dư luận đặt ra

nhiều câu hỏi về các vấn đề liên quan đến quan hệ

Mỹ - Nhật. Ngay lập tức bác bỏ những hoài nghi về

vấn đề này, giới truyền thông Nhật bản đã trích dẫn

nội dung cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Kerry và

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington

rằng: “Quan hệ Nhật - Mỹ đang rất tốt đẹp, nên

không cần phải khôi phục hay gây dựng lòng tin” và

đó là lý do ông Kerry không tới Nhật Bản vào thời

điểm này. Yosuke Isozaki, một cố vấn an ninh quốc

gia của Thủ tướng Abe khẳng định: “Liên minh Mỹ -

Nhật Bản vẫn là một liên minh quan trọng nhất, và

điều đó sẽ không thay đổi”. Ở chiều ngược lại

Washington cũng đã có nhữg phát biểu rõ ràng về mối

quan hệ với đồng minh Nhật Bản, một quan chức cấp

cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Liên minh Mỹ - Nhật

là nền tảng của an ninh và thịnh vượng trong khu

vực. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tăng cường khối liên

minh này và duy trì nghĩa vụ của Mỹ trong hiệp ước

an ninh ký kết với Nhật Bản”.

Mới đây, hôm 9/2/2014, Ngoại trưởng Mỹ John

Kerry đã tuyên bố, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản chống lại

cuộc tấn công, bao gồm cả các tranh chấp lãnh hải

với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng

giữa hai nước này. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng

Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington, ông Kerry đã

tái khẳng định, Mỹ sẽ tôn trọng hiệp ước hai nước

đã ký hồi năm 1960, trong đó Mỹ cam kết sẽ bảo vệ

đồng minh châu Á của mình. Ông Kerry nói: "Điều đó

bao gồm cả vấn đề liên quan đến Hoa Đông". Như vậy,

theo như những gì mà Mỹ đang thể hiện, Nhật Bản vẫn

là nước đồng minh nhận được nhiều sự quan tâm nhất

của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. (theo

voa.vn – Thế giới – Quan sát).

2.5.2 Với khu vực Đông Nam Á:

Mỹ chủ động tăng cường quan hệ với tổ chức

này và tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao

với khu vực này. ASEAN là điểm đến đầu tiên của

Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton sau khi nhận chức, bà đã

có chuyến thăm chính thức trụ sở của ASEAN tại

Giacacta, Inđônêsia , dự một số hội nghị của khu

vực này như ARF, PMC, ký thoả thuận chính thức tham

gia hiệp ước Thân thiện và Hợptác (TAC) với ASEAN.

Tháng 11/2009, tổng thống Obama chính thức tham dự

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN lần đầu tiên tại

Xinggapo.

Đối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê kông

(Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia), Mỹ cũng đã có

những chú ý nhất định, đưa Lào và Campuchia ra khỏi

danh sách đen thương mại, mở đường cho hai nước này

được nhận một số khoản vay của Mỹ và đề nghị tổ

chức Hội nghị Ngoại trưởng đối với

các nước tiểu vùng sông Mêkông. Trong vấn đề

Mianma, Mỹ cũng đã chủ động giảm bớt căng thẳng,

tăng viện trợ và nới lỏng kinh tế.

Tại diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày 23/7/2010

tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố rằng “Mỹ

phản đối việc sử dụng hoặc đe doạ dùng vũ lực của

bất cứ bên tuyên bố chủ quyền nào. Trong khi Mỹ

không tuyên bố đứng về bên nào trong vấn đề tranh

chấp ở biển Đông, tuy vậy ngoại trưởng Mỹ vẫn

khẳng định việc giải quyết các tranh chấp trên

biển Đông rất quan trọng đối với an ninh khu vực

và Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ tự do

lưu thông, việc tiếp cận các quyền liên quan đến

biển và việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong

khu vực giàu tài nguyên này. Điều này gây ra

những phản ứng gay gắt của Trung Quốc và coi đó

là “một đòn tấn công đối với Trung Quốc”.

Tại Hội nghị ADMM+ , Mỹ đã tái khẳng định lập

trường của mình tại vấn đề biển Đông. Ông Rôbớt

Ghết, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu rõ “quan điểm

của Mỹ về vấn đề an ninh hàng hải đã rõ ràng. Chúng

tôi có lợi ích về tự do hàng hải, phát triển kinh

tế và thương mại mà không bị cản trở và tôn trọng

luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế,…” . Thêm vào

đó, ông khẳng định, “ Các bên tranh chấp cần giải

quyết hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng

chế, thông qua các quá trình hợp tác ngoại giao và

phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế”.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và chủ tịch Hồ

Cẩm Đào tháng 1 – 2011, quan điểm của Mỹ và Trung

Quốc về vấn đề biển Đông có sự điều chỉnh theo

hướng dịu đi do cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích

gắn bó với nhau.

Sự chú trọng hơn của Mỹ đến cơ chế hợp tác đa

phương trong khu vực cho thấy chính quyền Obama đã

coi đa phương là một trong những cách thức để khôi

phục và cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương nói chung.

2.5.3 Một số thách thức trong việc triển khai chính sách đối

ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Có nhiều yếu tố quyết định đến thành bại của

chính sách ngoại giao của Mỹ đối với khu vực này.

Nó xuất phát từ chính nước Mỹ và từ tình hình khu

vực.

Thứ nhất, nước Mỹ giờ không còn đủ sức mạnh để

theo đuổi một cuộc phiêu lưu mới. Ông Obama sẽ phải

cân nhắc khi vẫn muốn tăng cường ảnh hưởng ở châu Á

trong bối cảnh kinh tế Mỹ trầy trật. Trước mắt, nếu

không thỏa thuận được với những người Cộng hòa -

lực lượng vẫn kiểm soát Hạ viện trong nhiệm kỳ hai,

ông Obama sẽ không thể giúp nước Mỹ tránh được cú

sốc kinh tế khi thâm hụt ngân sách giảm mạnh nhưng

sức tăng trưởng kinh tế cũng giảm tới khoảng 4%

trong năm 2013. Tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ

bắt đầu được thực hiện từ năm sau và kinh tế Mỹ vẫn

còn nguy cơ suy thoái, ảnh hưởng tới kinh tế toàn

cầu. Trong bối cảnh đó, Washington không thể tiếp

tục đầu tư về kinh tế và quân sự tại châu Á - Thái

Bình Dương, nơi hoạt động trong các lĩnh vực này

đang diễn ra rất nhộn nhịp. Đó là chưa kể tới nỗi

lo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn

nhất thế giới vào năm 2020, báo động sự chuyển dịch

chiến lược mà Mỹ không hề mong muốn.

Thứ hai, Mỹ phải cân bằng quan hệ với Trung Quốc

tại châu Á - Thái Bình Dương. Chính quyền Obama

nhiệm kỳ 2 sẽ phải duy trì sự cân bằng lực lượng

trong khu vực, ít nhất là khi chưa thể chắc chắn

về cách hành xử của Trung Quốc tại khu vực này.

Sự đan xen của yếu tố Trung Quốc trong các mối

quan hệ giữa Mỹ với nhiều đồng minh tại khu vực

cũng là một bài toán khó.

Thứ ba, Mỹ cần tiếp tục coi chính sách ở châu Á

- Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu dù sẽ có

những thay đổi. Sự xáo trộn trước hết là ở Mỹ khi

Ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn sẽ không tại

vị trong nhiệm kỳ 2 của chính quyền Obama cùng sự

ra đi của một số nhà ngoại giao kỳ cựu thấu hiểu

vấn đề châu Á. Các chính sách có thể bị điều chỉnh,

ưu tiên châu Á có thể bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

Trong khi đó, nước Mỹ cũng sẽ phải tìm hiểu những

thay đổi ở Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản lần

thứ 18. Những câu hỏi đó sẽ là thách thức cho tham

vọng trở lại châu Á Thái Bình Dương của cường quốc

số một thế giới.

III. KẾT LUẬN.

Là siêu cường số 1 thế giới từ sau khi Chiến

tranh lạnh kết thúc, Mỹ có nhiều lợi thế trong việc

triển khai các chiến lược toàn cầu và theo đuổi mục

tiêu lãnh đạo thế giới. Đây là mục tiêu xuyên suốt

trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới các đời Tổng

thống, bất kể đó là ứng viên của Đảng Dân chủ hay

Đảng Cộng hoà.

Tiềm năng phát triển to lớn và vị trí quan

trọng chiến lược của khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương trong nhiều năm gần đây không thể không thu

hút sự chú ý của Mỹ trên con đường hiện thực hoá

giấc mơ bá chủ thế giới. Châu Á- Thái Bình Dương

vẫn hấp dẫn và đầy biến động, là nơi sản xuất hàng

hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là

thị trường tiềm năng nhất. Sự quan tâm của Mỹ đối

với khu vực này, đặc biệt dưới thời Tổng thống

Obama trong những năm gần đây là sự chuyển hướng

chiến lược hợp lý trong chính sách đối ngoại của

Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố quyết định đến thành

bại của chính sách ngoại giao của Mỹ đối với khu

vực này. Nó xuất phát từ chính nước Mỹ và từ tình

hình khu vực. 

Góc nhìn của nước Mỹ với thế giới và nhất là

quan điểm với khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã

được thể hiện rõ trong 4 năm cầm quyền đầu tiên của

Tổng thống Obama. Đắc cử nhiệm kỳ hai cũng có nghĩa

ông Obama sẽ có nhiều thời gian để thực hiện những

chính sách với khu vực quan trọng này theo lộ trình

đã định. Nhưng bối cảnh hiện tại đã thay đổi nhanh

chóng, đòi hỏi nước Mỹ phải tự xác định vị trí của

mình trên bản đồ của khu vực quan trọng này.

Việc triển khai chiến lược “chuyển trục” định

hướng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ còn

gặp không ít khó khăn nên sự thành công hay thất

bại của nó vẫn là chưa thể dự đoán trước. Tuy vậy,

chiến lược này đã có những ảnh hưởng nhất định đối

với đời sống quan hệ quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama –

PGS.TS Phan Văn Rân.

2. Chính sách đối ngoại của một số nước lớn – PGS.TS Phạm Minh

Sơn

3. BBC News.

4. VOA News.

5. http://www.voa.vn

6. http://voatiengviet.com

7. http://nguyentandung.org.vn

8. Báo Nhân Dân điện tử.