Di sản Hồ Chí Minh - Baoquocte.vn

14
NĂM THỨ 31 6 Phát hành K¬QJ WX²Q 7Kß 1·P WJYQFRPYQ baoquocte.vn SỰ KIỆN QUỐC TẾ ,uI QuQ ÙV QÂà7u à Ê ÙV1»us V¦iVu1® Trang 5 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 13 Trong cuộc trò chuyện với Giám đốc Trung tâm Biên – phiên dịch Quốc gia, ông Phạm Bình Đàm, tôi thấy rõ được nỗi niềm đau đáu của ông và đồng nghiệp muốn tìm lại đó đây những mảnh ghép của thời gian để làm vẹn nguyên nguồn mạch lịch sử 75 năm Phiên dịch Ngoại giao... Những con số như 35 tượng đài, 11 khu tưởng niệm, 20 con đường, đại lộ mang tên Bác, 40 cuốn sách được tác giả nước ngoài xuất bản... là những hình ảnh sinh động nhất nói lên sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một sự lan tỏa còn mạnh mẽ hơn nữa chính là tư tưởng của Người trong trái tim của nhân loại... £ļŁĠŢ ēŊČļ ŢĴŭĀŁ ĴŁðŭ 7ÈP O°L OÌFK Và õÅ YLÄW WLÄS WÝãQJ ODL 'Ł ƛĂŢ Qų ļŃ sŁŢļ &ÍQ P¯L WURQJ WUL WLP QK±Q OR°L [Xem bài trang 3] [Xem bài trang 6] Từ ngày 27/02 đến 04/03/2020 (1354) 09 ӅӉіӅӊѼӅѓ ĺłŗļ ŇŅȁǕŁĺ ĶŏĶ ŁȁǒĶ ōĸĶĻё ĿłʼnĴľļĴё Ĵ ĴŁ ʼnŎ ňŁĺĴŅŌ ĺŜŃ ĶŏĶ ůDžļ ŇŏĶ ŐŌ ĴĿľĴŁ Ňŗļ ŅĴĻĴё ōĸĶĻ ӅӊѼӅѓ džļ ŁĺĻƛ ĻȁǓŁĺ ůƟŁĻ ŇĴĿŌ і ĻŏŃ Ňŗļ ĴŃĿĸņё ŇĴĿŌ ӅӊѼӅѓ LjŁĺ ŇĻDžŁĺ DȂĶ ŅĴŁľі ĴĿŇĸŅ ŇĸļŁŀĸļĸŅ ŇĻŔŀ ňķĴŁ ӅӌѼӅѓ LjŁĺ ŇňŌƂŁ Ķȅ ĿłʼnĴľļĴ ӄѼӆѓ Ţň Ķȅ ňDžĶ Ļdžļ ĴĽļľļņŇĴŁ ӄѼӆѓ LjŁĺ ŇĻDžŁĺ ŅňĺňĴŌ ňļņ ĴĶĴĿĿĸ łň ŇňŌŴŁ ŇĻƀ ŁĻšŀ ĶĻȂĶ ӄѼӆѓ Ţň Ķȅ ňDžĶ Ļdžļ ĴĽļľļņŇĴŁ ӄѼӆѓ džļ ŁĺĻƛ ĺłŗļ ŇŅȁǕŁĺ Lj ĶĻȂĶ ǓŃ ŇŏĶ LJļ ĺļŏł Ҏҏ Ňŗļ ļĴŀĸŌё ļĺĸŅļĴ ӅѼӆѓ LjŁĺ ŇňŌƂŁ Ķȅ ņŅĴĸĿ ӅѼӆѓ LjŁĺ ŇňŌƂŁ Ķȅ ňŌĴŁĴ ӇіӊѼӆѓ džļ ŁĺĻƛ ĶŏĶ ńňĴŁ ĶĻȂĶ ĶŠŃ ĶĴł Ҏҏ Ňŗļ DŎ şŁĺ Džļ ȁň ĻƷĴ LINH CHI Hiệp định EVFTA giống như ngọn hải đăng cho thương mại tự do, đóng góp đáng kể vào mạng lưới đối tác của hai khu vực, theo GS.TS. Andreas Stoffers. ťł ŇĻǾ ĿŴŁ ŁĺƸļё ȏ і ŅĴŁ ŇĻŴŀ ŅDžļ MINH VƯƠNG Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch, kết quả bầu cử lần này sẽ không tác động nhiều tới quan hệ Việt Nam – Iran... Őň ĶĻňŌƀŁ ĶǴё ĶĴŀ ľſŇ ŀǒļ SINH THÀNH Ông Donald Trump tái khẳng định thông điệp về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương qua cam kết mới với Thủ tướng Narendra Modi trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 24 - 25/2. ĻȆŁĺ ĵŏĶ ņƕ ŇĻǔļ ķƛĶĻ ĵƀŁĻ HOÀI ANH Giữa mùa dịch bệnh, khi y đức được tôn vinh nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2) thì các bác sĩ tại Hà Nội vẫn làm việc bằng chính lương tâm với sứ mệnh cứu giúp người... ŜŃ ѢĶĻƛ ĻĴŁĺѣ ĶǾĴ Łĺȁǔļ ļƀŇ Ňŗļ ĴĿĴŌņļĴ AN BÌNH Mong muốn được kết nối sức mạnh của những người Việt Nam tại Malaysia giống như một ngọn lửa thôi thúc ý tưởng thành lập một hội đoàn của người Việt tại đây... øŴ øƻ ĄƾƏþ÷ ƃ ĄĂƾƒþ÷ ÷ÿĔù ÷ùñÿ øĔý ŏþø ùþø Ćċ øƿ ĄĂƾƒþ÷ ÷ÿĔù ÷ùñÿ ı ÿċù Ăąþ÷ óøƻ ĄĂŏ ƃù þ÷øŘ Θ;þø ąĝþ þøΙ ùČý ĬƂó Ăąþ÷ Ąčý ùıþ Āøùıþ ôŘóø ąƂó ÷ùñ øĔý ŏþø Eċý Θ;þø ÷ąĉŀþ Ƅþ÷Ι

Transcript of Di sản Hồ Chí Minh - Baoquocte.vn

NĂM THỨ 31

Phát hành

bao

quoc

te.v

n

SỰ KIỆN QUỐC TẾ

Trang 5

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 13

Trong cuộc trò chuyện

với Giám đốc Trung tâm

Biên – phiên dịch Quốc

gia, ông Phạm Bình

Đàm, tôi thấy rõ được

nỗi niềm đau đáu của

ông và đồng nghiệp

muốn tìm lại đó đây

những mảnh ghép của

thời gian để làm vẹn

nguyên nguồn mạch

lịch sử 75 năm Phiên

dịch Ngoại giao...

Những con số như 35 tượng đài, 11 khu tưởng niệm, 20 con đường, đại lộ mang

tên Bác, 40 cuốn sách được tác giả nước ngoài xuất bản... là những hình ảnh sinh

động nhất nói lên sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khắp thế giới. Tuy

nhiên, có một sự lan tỏa còn mạnh mẽ hơn nữa chính là tư tưởng của Người trong

trái tim của nhân loại...[Xem bài trang 3]

[Xem bài trang 6]

Từ ngày 27/02đến 04/03/2020

(1354)09

LINH CHI Hiệp định EVFTA giống như ngọn hải đăng cho thương mại tự do, đóng góp đáng kể vào mạng lưới đối tác của hai khu vực, theo GS.TS. Andreas Stoffers.

MINH VƯƠNG Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch, kết quả bầu cử lần này sẽ không tác động nhiều tới quan hệ Việt Nam – Iran...

SINH THÀNH Ông Donald Trump tái khẳng định thông điệp về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương qua cam kết mới với Thủ tướng Narendra Modi trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 24 - 25/2.

HOÀI ANH Giữa mùa dịch bệnh, khi y đức được tôn vinh nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2) thì các bác sĩ tại Hà Nội vẫn làm việc bằng chính lương tâm với sứ mệnh cứu giúp người...

AN BÌNH Mong muốn được kết nối sức mạnh của những người Việt Nam tại Malaysia giống như một ngọn lửa thôi thúc ý tưởng thành lập một hội đoàn của người Việt tại đây...

2 THỜI SỰTRONG TUẦN

Tổng Biên tậpNGUYỄN VĂN TRUNG

Phó Tổng Biên tập: LÊ HỒNG TRƯỜNG, ĐỖ XUÂN THÔNG, VŨ QUANG TÙNG

Thư ký Tòa soạn: HOÀNG DIỄM HẠNH; Phụ trách Mỹ thuật: ANH TUẤN

Tòa soạn & Trị sự: 6 Chu Văn An, TP. Hà Nội

ĐT: (84-24) 3799 3143 - 3799 3206; Fax: (84-24) 3823 4169

VP Đại diện tại TP. HCM: 92bis Thạch Thị Thanh, Q.1, TP. HCM

ĐT: (84-28) 3824 3905; Fax: (84-28) 3820 4129

Quảng cáo: ĐT: (84-24) 3799 3151 - 082 365 9999

Văn phòng: ĐT: (84-24) 3799 3206 - 3799 3216

Email: [email protected], [email protected]

In tại: Công ty TNHH MTV in QĐ1

GPXB: 2014/GP-BTTTT ngày 30/10/2012.

Giá: 4.800 đ

SUY NGẪM

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cục Lãnh

sự - Bộ Ngoại giao lưu ý công dân Việt Nam: Hạn chế, không nên đến các khu vực đang có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà cơ quan chức năng của các nước đã khuyến cáo; Đối với những người đang có mặt ở nước ngoài: cần thực hiện các khuyến cáo, hướng dẫn, đồng thời tuân thủ quy tắc phòng chống dịch Covid-19 của cơ quan chức năng sở tại; hạn chế đi lại nếu không cần thiết; Đối với những người trở về từ vùng có dịch đã được xác định hoặc có tiếp xúc với người nhiễm bệnh, các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ thực hiện việc kiểm tra y tế và cách ly 14 ngày theo quy định...

Ngày 25/2, Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại

ASEAN tham dự Cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN – Canada

(ACJCC) lần thứ 8 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia. ASEAN và Canada nhất trí sẽ triển khai hợp tác toàn diện trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, tập trung vào các lĩnh vực như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, thương mại – đầu tư, doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, khoa học và công nghệ, an ninh mạng, kết nối, thành phố thông minh, biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh, giáo dục...

“Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của Mỹ” là tên cuộc tọa đàm

khoa học do Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao phối hợp với Vụ Trung Đông – châu Phi, Vụ châu Mỹ và Vụ các Tổ chức quốc tế tổ chức ngày 21/2. Vụ trưởng Vụ Trung Đông – châu Phi Nguyễn Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ châu Mỹ Vũ Lê Thái Hoàng và Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế Nguyễn Hải Lưu là các diễn giả chính tại sự kiện, chia sẻ góc nhìn về nguyên nhân, tác động, triển vọng Kế hoạch Hòa bình Trung Đông do Mỹ đề xuất cũng lập trường Việt Nam với tư cách Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 1/2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021...

Ngày 24/2, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đã tham dự phiên họp đầu tiên Ủy ban ASEAN

tại Washington D.C. (ACW) trong năm 2020. Đại sứ các nước ASEAN chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công AMM Retreat, đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam thúc đẩy các sáng kiến, nỗ lực chung xử lý các vấn đề quốc tế, khu vực, đặc biệt là ứng phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.

Đại sứ Hà Kim Ngọc và các Đại sứ ASEAN cũng đã trao đổi các thông tin chuẩn bị cho Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại Las Vegas vào trung tuần tháng 3 tới. Các nước đánh giá cao việc Hoa Kỳ cũng tổ chức cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mekong, cùng nhiều hoạt động bên lề dịp Cấp cao đặc biệt để thúc đẩy hợp tác giữa Hoa Kỳ và ASEAN về Mekong, công nghệ, năng lượng, trao quyền năng cho phụ nữ.Ngày 26/2, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị kiểm

điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo năm 2019. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao.

Trong năm 2019, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã đoàn kết thống nhất, lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt triển khai các nhiệm vụ năm 2019 với các kết quả nổi bật là: Nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Ngoại giao hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần làm sâu sắc quan hệ của Việt Nam với các nước và các đối tác, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và bảo vệ các lợi ích của quốc gia; Đẩy mạnh kiện toàn tổ chức bộ máy; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp; hướng tới xây dựng Bộ Ngoại giao từng bước hiện đại.

Để Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là do sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và trực tiếp tham gia các hoạt động đối ngoại lớn, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Bên cạnh đó, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao cũng nhận được sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Ngoại giao. Tập thể Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao thường xuyên phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, thực hiện đúng Quy chế hoạt động của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao; cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đều tận tâm công tác, thể hiện bản lĩnh, chủ động, nhạy bén, bình tĩnh xử lý công việc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được phân công, vì lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội nghị tập trung thảo luận nghiêm túc những hạn chế, khuyết điểm trong triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2019, đề ra các phương hướng nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới, góp sức cùng toàn bộ hệ thống chính trị thực hiện tốt các trọng tâm đối ngoại trong năm 2020, nhất là khi ta đảm nhiệm các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

* Trước đó, ngày 21/2, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể mới, sau khi hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo quyết định của Bộ Chính trị.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao mong muốn, cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao cần học tập, nghiên cứu nắm bắt các yêu cầu và nghiệp vụ công tác đảng ngoài nước để có thể nhanh chóng đảm đương được mảng công tác này; kỳ vọng các cán bộ của Đảng ủy Ngoài nước ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu đế trở thành các cán bộ nhân viên ngoại giao thực thụ, có trình độ nghiệp vụ về công tác đối ngoại... đáp ứng được yêu cầu, để cùng làm việc và cống hiến cho công tác chung của Bộ Ngoại giao.

Thực hiện Quyết định số 209-QĐ/TW ngày 26/11/2019 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất Đảng bộ Ngoài nước với Đảng bộ Bộ Ngoại giao, kể từ ngày 1/1/2020, ngoài chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức đảng trong Bộ, Đảng bộ Bộ Ngoại giao sẽ đảm nhiệm thêm công tác đảng ngoài nước với tổng số khoảng 1,3 vạn đảng viên, trở thành Đảng bộ có số lượng đảng viên lớn nhất trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Ngày 26/2 tại Học viện Ngoại giao (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Kỳ thi nâng ngạch lên Chuyên viên chính năm 2019-2020. Tham dự lễ khai mạc có Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phạm Quang Hiệu; bà Lê Minh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức, Bộ Nội vụ; 78 công chức của Bộ Ngoại giao và 17 công chức của 4 bộ, ngành tham dự kỳ thi.

Phát biểu tại sự kiện này, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh: Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Bộ Ngoại giao rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng ngạch công chức.

Văn hóa tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã có từ lâu đời, đặc biệt là tại các quốc gia phương Đông. Tuy nhiên, từ sau khi có kết luận về việc dịch Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, liệu đã đến lúc “nền văn hóa” này nên dừng lại?

Nếu thời xưa, việc tiêu thụ động vật hoang dã có thể do những lý do khách quan về kinh tế thì ngày này, nó được xem như một cách thức để thể hiện cho địa vị xã hội, sự giàu có và sành sỏi trong ẩm thực. Dễ thấy, những món ăn từ động vật hoang dã được xem như đặc sản, được những người sành nhậu ưa chuộng trong bữa tiệc. Thậm chí, loại thực phẩm này còn được sử dụng như những món quà biếu đắt tiền...

Cũng không thể bỏ qua niềm tin của một bộ phận người dân về tác dụng của thực phẩm hoang dã đến sức khỏe của con người. Giữa thời đại thực phẩm bẩn, họ tin rằng những con thú sống ẩn dật trong rừng xanh, không có thuốc kích thích tăng trọng, không có cám

công nghiệp là món ăn bổ dưỡng và không gây hại cho con người. Thậm chí, có những phương thuốc dân gian kỳ lạ được truyền tai, mà thành phần chính là những con vật sống trong tự nhiên như rắn, rết, tê giác, bò cạp... Chẳng thể biết phương thuốc này hiệu quả đến đâu, nhưng số lượng bệnh nhân ngộ độc từ việc tiêu thụ động vật hoang dã tăng đều qua các năm.

Thực tế, để đến bàn ăn, thực phẩm có nguồn gốc hoang dã đã phải trải qua rất nhiều quá trình từ săn bắt (có thể bằng chất hóa học), nuôi nhốt, giết mổ và bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, vì sinh trưởng trong môi trường hoang dã, thông tin về thực phẩm vô cùng ít ỏi dẫn đến nguy cơ ngộ độc từ chất độc tiềm ẩn hoặc dịch bệnh chưa được biết đến là vô cùng cao.

Trong lịch sử, những dịch bệnh xuất phát từ động vật và truyền qua người chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Bệnh dịch hạch, xuất phát từ chuột đã giết chết 1/3 dân số châu Âu vào thế kỷ XIV. Bệnh Ebola, thông qua virus zika từ khỉ đã giết chết 11.325 người trong giai đoạn 2014

- 2016. Dịch SARS, có nguồn gốc từ cầy hương, đã gây ra cái chết cho gần 1.000 người... Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, có khoảng 1,67 triệu chủng virus chưa được biết đến, trong đó có tới 631.000–827.000 loại có khả năng gây ảnh hướng đến con người. Như vậy, nguồn bệnh tiềm tàng từ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên là vô cùng lớn.

Con người không phải là loài vật duy nhất trên trái đất. Chúng ta đơn giản chỉ là một trong rất nhiều sinh vật cùng chia sẻ nơi ở tại hành tinh này. Vì vậy, quan niệm ăn mọi thứ hay mọi động vật sinh ra là để phục vụ con người cũng nên được loại trừ.

Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đã phát triển để tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào và lành mạnh cho người dân. Có lẽ đã đến lúc chấm dứt nạn săn bắt và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. Khi ý thức của mỗi người dân được cải thiện và nhu cầu không còn; thị trường thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã sẽ không thể tồn tại. Từ đó, nguy cơ về sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu.

3NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Dấu ấn Người trong lòng quốc tế

Hình của Bác cũng là hình đất nước

“Khó báu cần gìn giữ cho tương lai”

Ông Nguyễn Văn Thuật -

Giám đốc Trung tâm Báo

chí và Hợp tác truyền

thông quốc tế, Cục Thông

tin đối ngoại (Bộ Thông tin

và Truyền thông): Hồ Chí Minh đã vĩnh viễn ra đi, nhưng tư tưởng đạo đức và phong cách của Người sẽ là đề tài vô tận và hấp dẫn đối với những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó có các nhà làm phim như ông để khai thái và lưu truyền cho các thế hệ con cháu mai sau.

Ông Nguyễn Dy Niên - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nói đến Bác, là nói đến “nhân” (nhân cách), “trí” (tư tưởng của Bác tập hợp tinh hoa nhất của trí tuệ nhân loại) và “dũng” (sự dũng cảm, hy sinh hết cuộc đời mình để cống hiến cho dân tộc). Vì vậy một nhà văn hóa lớn của Trung Quốc đã nói: Hồ Chí Minh là một người đại trí, đại nhân, đại dũng. Cho nên chúng ta cần nghiên cứu, tìm những giá trị phổ biến trong tư tưởng của Người để phổ biến đến toàn cầu”.

4 NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Sự vào cuộc tích cực

Sẵn sàng bảo hộ công dân

Với sự vào cuộc khẩn trương ngay khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) bùng phát,

cùng với các bộ, ngành, Bộ Ngoại giao đã có những đóng góp tích cực, góp phần vào nỗ lực

chung của Việt Nam trong công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

VIỆT NAM ĐÃ KIỂM SOÁT ĐƯỢC DỊCHPhát biểu tại cuộc họp trực tuyến với 700 điểm cầu toàn quốc để triển khai công tác năm 2020 ngày 25/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói có sự so sánh Việt Nam với nước khác, cho rằng Việt Nam đã làm tốt hơn.“Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch”, ông Đam nói.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thận trọng và đã tính đến kịch bản 5 bước, trong đó khẳng định Việt Nam có thể ứng phó tốt khi có 3.000 bệnh nhân. Nếu dịch xảy ra ngay trong Tết Nguyên đán vẫn sẵn sàng ứng phó.Với những kinh nghiệm đã có, phương châm của Việt Nam là phải ngăn chặn triệt để, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để, như “dập đống lửa để không còn gì âm ỉ”.

Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 5 và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 tổ chức tại Vientiane, Lào (20/2), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ sự ghi nhận và cảm ơn Việt Nam cùng sẻ chia, hỗ trợ Trung Quốc trong việc phòng chống dịch, đồng thời đánh giá cao kết quả công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Ngày 13/2, WHO đánh giá cao năng lực Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp. WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch Covid-19 rất tốt. Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.

5KINH TẾ

TG&VN,

Quan điểm của ông về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)?

Ông có thể chia sẻ rõ hơn về lợi ích mà doanh nghiệp EU, cụ thể là doanh nghiệp Đức sẽ nhận được từ EVFTA?

Còn với doanh nghiệp Việt Nam thì sao, thưa ông?

Chúng ta cần làm gì để khai thác hiệu quả các cơ hội lớn này?

Vậy còn thách thức sẽ là gì, thưa ông?

Theo ông, kinh tế Đức và Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào?

Friedrich Naumann for Freedom (FNF) là tổ chức hoạt động tại Đức và hơn 60 quốc gia khác, góp phần xây dựng các thiết chế ủng hộ tự do, nhân quyền, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường.

Hiệp định EVFTA sẽ mang đến cho Việt Nam

nhiều cơ hội, dẫu vẫn còn chặng đường khá

chông gai ở phía trước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng mạnh tay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nợ cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và có nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn phải trả trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 đến 31/3, cho đến khi NHNN ban hành thông tư hướng dẫn về vấn đề này; đồng thời cho vay mới đối với khách hàng theo quy định

để ổn định sản xuất, kinh doanh.Theo Giám đốc Marketing của

Samsung, các nhà máy tại Việt Nam đang hoạt động hết công suất. Ảnh hưởng bởi Covid-19 và sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng Trung Quốc đối với Samsung không lớn. Sự phụ thuộc này còn giảm tiếp sau khi Samsung tuyên bố đóng cửa dây chuyền sản xuất điện thoại tại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc gián đoạn chuỗi cung ứng các linh kiện điện tử có thể khiến Samsung phải trì hoãn công bố các dòng điện thoại mới.

Theo Standard Chartered, còn quá sớm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên nền kinh tế ở châu Á. Tuy nhiên, Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực dưới ba góc độ: Ảnh hưởng trực tiếp tới các nền kinh tế do tiêu tốn các khoản chi phí để phòng chống dịch bệnh; Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc bị thiếu nguyên liệu để sản xuất; Nguồn cầu từ thị trường Trung Quốc sẽ thấp hơn, đặc biệt là hàng tiêu dùng và du lịch.

Chỉ số giá tiêu dùng – thước đo lạm phát chính của Malaysia tháng 1/2020 tăng 0,1% so với tháng trước liền kề, và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 20 tháng qua, nhờ mức tăng 0,9% của chỉ số giá thực phẩm và đồ uống, 3,9% chỉ số giá vận tải.

Ấn Độ dự kiến cắt giảm nhập khẩu thép chất lượng cao nhằm nỗ lực thúc đẩy sản xuất nội địa theo chiến dịch Sản xuất tại Ấn Độ. Bộ trưởng Bộ Thép Dharmendra Pradhan cho biết, nước này dự định sẽ cắt giảm

8-10 triệu tấn thép nhập khẩu trong giai đoạn tới. Động thái này gây lo ngại không chỉ cho các đối tác nhập khẩu mà cả các công ty sản xuất ô tô nội địa.

Lạm phát lõi Singapore giảm từ mức 0,6% tháng 12/2019 xuống còn 0,3% vào tháng 1/2020, thấp hơn mức dự đoán 0,9% theo khảo sát của Bloomberg. Nguyên nhân chính là tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên du lịch và các ngành liên quan từ trung tuần tháng 1/2020.

TIN ASEAN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

6 CHUYỆNNGOẠI GIAO

Những mảnh ghép chẳng thể lãng quên

Ước muốn “không hề tồn tại”

“Người sống trong khoảnh khắc”

Buổi phỏng vấn giữa

tôi và Giám đốc Trung

tâm Biên-phiên dịch

Quốc gia Phạm Bình

Đàm diễn ra trong

vòng chưa đầy 1

giờ đồng hồ. Trong

khoảng thời gian ấy,

tôi gần như không sử

dụng bất cứ một câu

hỏi nào chuẩn bị từ

trước, chỉ dám chen

ngang dòng chia sẻ

của ông bằng đôi

chút cảm nhận của

riêng mình để rồi câu

chuyện kéo dài cho

đến phút cuối…

7NGƯỜI VIỆTNĂM CHÂU

Ai cũng hiểu công việc của những y, bác sĩ tại bệnh viện lớn như Viện Tim quốc gia Malaysia bận rộn thế nào, thật ngạc nhiên khi chị là người sáng lập và có nhiệm vụ làm Phó Trưởng Ban liên lạc người Việt Nam cũng như Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại đây?

Được biết, chị còn tiên phong trong việc mở lớp học tiếng Việt tại Malaysia.

Với địa giới hành chính trải dài nhiều bang, những hoạt động của cộng đồng người Việt hiện mới chủ yếu tập trung ở Kuala Lumpur. Chị có mong muốn gì trong việc kết nối và lan tỏa hoạt động tới bà con trên khắp Malaysia?

Dù chỉ là cuộc nói chuyện vội vã sau giờ tan tầm tại một trong những bệnh viện lớn nhất

của Malaysia nhưng phóng viên đã kịp hiểu tại sao chị Trần Thị Chang lại luôn được cộng

đồng người Việt tại đây nhắc đến với tình cảm đầy yêu mến và kính trọng...

Chị Trần Thị Chang quê gốc Nam Định, là người Việt duy nhất đang công tác tại Viện Tim quốc gia Malaysia. Hơn 20 năm công tác tại đây, chị đã khẳng định được về mặt chuyên môn, với tấm lòng nhân ái dành cho người bệnh, gắn bó với quê hương, luôn được đồng nghiệp và cộng đồng người Việt kính trọng. Với sự giúp đỡ của Viện Tim quốc gia Malaysia, chị và các thành viên trong Ban chấp hành Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức tư vấn sức khỏe miễn phí cho cộng đồng về các bệnh tim mạch, bệnh ung thư, hướng dẫn sơ cứu cho các bệnh nhân bị đột quỵ, hóc nghẹn... Hơn 10 năm nay, chị thường xuyên làm “cầu nối” giữa ngành tim mạch hai nước, cùng các chuyên gia của Viện về Việt Nam mổ từ thiện, tham dự hội thảo tư vấn về sức khỏe và tim mạch, cũng như tạo cơ hội cho bác sĩ Việt Nam sang học tập và giúp đỡ nhiệt tình các bệnh nhân Việt điều trị tại đây.

8 THẾ GIỚITOÀN CẢNH

Bảo thủ thắng dễQuan ngại Mỹ - Iran

Việt Nam – Iran vững bước

Biến động liên tiếp xảy ra trên chính trường Malaysia trong ngắn hạn có thể tác động sâu sắc tới ổn định chính trị - kinh tế về dài hạn của quốc gia Đông Nam Á.

Những tưởng chính biến đã là dĩ vãng khi cựu Thủ tướng Najib Razak thất bại trong bầu cử năm 2018 trước ông Mahathir và hầu tòa vì cáo buộc biển thủ công quỹ tại công ty đầu tư Chính phủ 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Ngỡ rằng, sau khi Quốc vương Muhammad V trở thành “Agong” đầu tiên chủ động thoái vị trong lịch sử vì bất đồng với chính phủ, hành động thiếu suy xét khi tổ chức đám cưới xa hoa với cựu người mẫu Nga, gió đã lặng. Tuy nhiên, thay đổi chính trị liên tiếp ngày 24/2 khi ông Mohamad Mahathir từ chức, giải tán Chính phủ rồi trở lại trên cương vị Thủ tướng lâm thời đang cho thấy thực tế rất khác.

Đầu tiên, đó là mâu thuẫn giữa Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim và

Thủ tướng Mohamad Mahathir. Hơn 20 năm trước, hai người từng hợp tác khi ông Mahathir là Thủ tướng của Tổ chức Quốc gia Malaysia (UNMO), song xung khắc cá nhân khiến ông Anwar bị sa thải và phải ngồi tù về tội kê gian. Những tưởng gương cũ lại lành, khi ông Anwar một lần nữa trở thành phó tướng dưới thời ông Mahathir, chờ đợi lời hứa nhường lại quyền lực tối cao từ chính trị gia 94 tuổi.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang – ngày 24/2, 26 Nghị sỹ đảng Bersatu cùng 11 Nghị sỹ đào ngũ từ đảng lớn nhất trong Pakatan Harapan (PH), Parti Keadilan Rakyat (PKR) đã có ý rời đi, đồng nghĩa rằng PH không còn đa số tại Quốc hội. Ông Mahathir cũng từ chức Chủ tịch đảng, còn Bersatu được cho là sẽ thành lập một Chính phủ mới mà không có ông Anwar. Về phần mình, ông Anwar Ibrahim cũng sa thải và khai trừ đảng với Bộ trưởng Azmin Ali, người đứng đầu nhóm Nghị sỹ

đào ngũ tại PKR, người được coi là truyền nhân của ông Mahathir.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đây là cách ông Mahathir khéo léo duy trì quyền lực. Việc giải tán chính phủ, thành lập liên minh cầm quyền mới có thể trì hoãn, ngăn cản ông Anwar kế nhiệm theo lời hứa năm nào. Dù phủ nhận vai trò của ông Mahathir trong thay đổi này, song ông Anwar nhận thức rõ tác động của nó tới vị thế cá nhân. Về phần mình, ông Mahathir chắc chắn sẽ trở lại, khi các chính trị gia đều công khai ủng hộ ông và từ

chối tiến hành bầu cử sớm.

Rạn nứt tập thểThêm vào đó, vụ việc này đã hé

lộ rạn nứt giữa các đảng trong PH. Trong 32 triệu người Malaysia, 69% là người Malay, 24% người gốc Hoa và 7% người Ấn. Bersatu, tách ra từ UNMO và do ông Mahathir lãnh đạo, chủ trương bảo vệ, thúc đẩy địa vị người Malay; DAP đại diện cho lợi ích người Hoa; PKR theo đuổi chính sách đa văn hóa, còn Amanah bảo vệ quyền người Hồi giáo.

Liên minh cầm quyền đa dạng tạo

điều kiện cho ông Mahathir giành phiếu từ nhiều nhóm cử tri khác nhau, song cũng khiến ông đau đầu khi cố gắng dung hòa khác biệt. Trên thực tế, vế đầu đã góp phần làm nên chiến thắng của ông trong bầu cử năm 2018. Vế sau là thứ đã khiến Liên minh rạn nứt, khi cử tri không còn mặn mà với quyết sách của Chính phủ: tỷ lệ ủng hộ của người dân đã giảm từ 63% xuống 24% sau 2 năm. Trước tình huống xấu, song ông Mahathir vẫn quyết không liên minh với UNMO, có lẽ phần nào đến từ kinh nghiệm không mấy tích cực khi còn ở đảng này.

Điều này khiến đàm phán, thành lập liên minh cầm quyền mới là không dễ dàng. Ngay cả khi không còn là Chủ tịch đảng, song ông Mohamed Mahathir vẫn có thể đưa Bersatu trở lại PH, với điều kiện PKR tìm kiếm người khác thay thế ông Anwar Ibrahim, cụ thể là ông Azmin Ali. Chừng nào chưa được giải quyết, mâu thuẫn cá nhân, rạn nứt tập thể ở Kuala Lumpur tiếp tục là đám mây đen, chực chờ trút cơn mưa rào nhấn chìm ổn định chính trị - kinh tế của Malaysia.

Chia sẻ với Thế giới & Việt Nam, Nguyên Đại

sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch nhận

định chiến thắng của phe bảo thủ ở bầu cử

Quốc hội Iran có thể khiến quan hệ Mỹ - Iran

căng thẳng hơn, song không tác động nhiều

tới Việt Nam.

9THẾ GIỚITOÀN CẢNH

Hợp tác toàn cầu, toàn diện

Hai suy nghĩ, một mục tiêu

Ông Donald Trump tái khẳng định thông điệp về Ấn Độ Dương -

Thái Bình Dương qua cam kết mới với ông Narendra Modi trong

chuyến thăm Ấn Độ ngày 24 - 25/2.

BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

“Các bên phải ngừng ngay các

vụ tấn công đạn pháo, vì xung

đột và căng thẳng sẽ chỉ khiến

khu vực Dải Gaza ngày càng đối

đầu bế tắc”.

Ngày 24/2, Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Trung Đông cho

biết, tình hình căng thẳng tại khu vực Dải Gaza hiện đang leo thang và Israel đã tiến hành không kích trả đũa các đợt đạn pháo từ phía Palestine những ngày vừa qua.

“Bộ Quốc phòng Anh sẽ trang

bị đầu đạn hạt nhân mới W93

của Mỹ cho quân đội, thay thế

các đầu đạn đang được sử dụng

trong tên lửa đạn đạo Trident

phóng từ tàu ngầm hiện nay”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 25/2 thông báo khởi động chương trình thay thế vũ khí hạt nhân răn đe của London nhằm phản ứng tốt hơn nguy cơ trong môi trường an ninh.

“Thỏa thuận ngừng bắn sẽ mở

đường cho việc vi phạm trắng

trợn các công ước phổ quát. Đây

không phải là vấn đề liên quan

đến quyền con người, mà là đầu

hàng những kẻ khủng bố”.

Ngày 25/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh Moscow sẽ không bao giờ chấp thuận ngừng bắn với các phiến quân "khủng bố" ở Idlib, Syria.

“EU sẽ không tìm cách kết

thúc đàm phán bằng bất cứ giá

nào, bởi với khung thời gian rất

hạn chế, London và Brussels sẽ

không thể hoàn tất mọi yêu cầu”.

Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier ngày 26/2 lên tiếng

cảnh báo tiến trình đàm phán thương mại với Anh sẽ phức tạp, khắt khe và vô cùng khó khăn.

10 HỒ SƠ TƯ LIỆU

Những ký ức đáng quên

Ổ dịch bệnh khổng lồPhản ứng chậm trễ

Tính đến ngày 25/2, du thuyền Diamond Princess đã có 691 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó đã có 4 trường hợp tử vong, biến du thuyền này trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, trước khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc.

Tàu du lịch Diamond Princess, được đăng ký tại Anh và sở hữu bởi công ty Princess Cruise, bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2004, chủ yếu được sử dụng cho các chuyến du lịch trên biển quanh khu vực châu Á và châu Úc. Hãng vận hành con tàu, Princess Cruises được xếp hạng vào loại tàu hạng Grand, với chiều rộng của thân tàu lên đến 37,5m, lớn nhất trong các tàu hạng Grand khác. Diamond Princess và chiếc tàu cùng loại mang tên Sapphire Princess đều do Tập đoàn Công nghiệp hạng nặng Mitsubishi sản xuất tại Nagasaki, Nhật Bản.

Sự chậm trễ của giới

chức Nhật Bản, cùng

với các biện pháp

ngăn chặn và cách ly

không hiệu quả, đã

biến chiếc du thuyền

hạng sang Diamond

Princess thành một

thảm họa dịch tễ học

lênh đênh giữa biển.

11HÀNH TINHCHUYỂN ĐỘNG

Giải đấu “có một không hai”

Tác động đến môi trường

Phản ứng của UEFA

Giải bóng đá hàng đầu châu Âu EURO 2020 đã phải nhận rất nhiều

chỉ trích. 51 trận đấu diễn ra trong một tháng trời tại 12 quốc gia

với khoảng cách di chuyển cách nhau hàng nghìn km hứa hẹn tạo

ra một giải đấu vô cùng đặc sắc nhưng cũng gây lo ngại về tác động

khốc liệt tới môi trường.

12 GHI CHÉP

Tiếp đón như quan, sinh hoạt như lính

Rinh sàng khôn, gửi trao thông điệp

Chung tay vun đắp tình hữu nghị

Trải nghiệm văn hóa diệu kỳ của Ấn Độ

Hành trình dài gần 15 ngày (15-30/1) trên đất Ấn trong khuôn khổ

Chương trình giao lưu thanh niên quốc tế với Tổng đội thiếu sinh

quân Ấn Độ (NCC) đã để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ với các bạn trẻ

Việt Nam tham gia Chương trình.

13VĂN HÓAXÃ HỘI

Chào nhau bằng cái bắt tay theo kiểu phương Tây đã thành một thông lệ quốc tế, từ những nhà lãnh đạo quốc gia đến người dân thường.

Ở ta, do ảnh hưởng Khổng học, người lớn tuổi ở nông thôn ít bắt tay (tôn ti trật tự), còn phụ nữ ngay ở thành phố cũng ít bắt tay nam giới (vì còn ảnh hưởng “nam nữ thụ thụ bất thân”). Nam nữ cầm tay nhau nơi vắng vẻ là... có chuyện.

Thực ra, bắt tay (hay cầm tay nhau) để chào hỏi hay tỏ ý thân thiện không phải chỉ là đặc điểm của người phương Tây mà của con người nói chung! Một thuyết của môn nhân học văn hóa giải thích như sau: “Tục bắt tay (hay cầm tay) ra đời sớm nhất vào thời đại đốt rừng trồng rẫy. Thời đó, khi săn bắn và tác chiến, con người dùng tay thường xuyên nắm đá và gậy làm vũ khí. Khi người ta gặp nhau có ý thân thiện thì phải bỏ mọi thứ trong tay ra, mở bàn tay duỗi ra cho đối phương nắm, tỏ ra không có vũ khí gì (Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Dương Kiến Huy và Địch Ngọc Kim). Ở Trung Quốc, tập quán có khác: Người ta nắm tay nhau khi gặp nhau, chia tay nhau hay dặn dò gì nhau. Tô Vũ thời Hán có thơ: Cầm tay thở dài, nước mắt sinh biệt ròng ròng. Đặng Thác viết rằng: “Bắt tay phổ biến ở phương Tây, còn Trung Quốc coi là phù phiếm, hoặc để thể hiện tình cảm đặc biệt, không thuộc lễ nghi (như quỳ, vái, bái...)”.

Ở phương Tây, có lẽ người Pháp bắt tay nhiều nhất!Cơ quan tôi, một thời có hai bà “đầm” làm chuyên gia, một bà

người Pháp, một bà người Anh. Cả hai đều rất tốt, đều hết lòng với Việt Nam, họ đều tình nguyện sang Việt Nam, làm việc không lương cho Nhà xuất bản Ngoại văn. Tính tình hai bà thật khác nhau, có lẽ do tính dân tộc. Trong khi bà người Anh thì kín đáo, ít cởi mở, bề ngoài có vẻ lãnh đạm theo đúng kiểu người Anh, thì bà người Pháp lúc nào cũng sôi nổi, nói như “súng liên thanh” và có gì là bộc lộ ra hết. Hàng ngày, lúc đến cơ quan hay lúc về, bà người Anh chào một tiếng, có khi mỉm cười, còn bà người Pháp, sau cái bắt tay nồng nhiệt, lại ôm hôn hai má. Trường hợp so sánh này khá điển hình. Có khi bạn gặp những người Pháp, người Anh không như tôi tả. Vả lại, nhịp độ cuộc sống cũng làm giảm bớt “nghi lễ lịch sự” của người Pháp.

Dù sao thì người nước ngoài vẫn ngạc nhiên vì người Pháp thường “bắt tay” suốt ngày. Có một độc giả nước ngoài viết thư cho một tờ báo Pháp, phàn nàn về “nghi thức bắt tay” vừa mất thì giờ vừa dễ lây bệnh truyền nhiễm. Nhà văn Pháp Marc Blancpain đã viết một bài giải thích về truyền thống ấy! Xin lược dịch một đoạn:

“Tôi xin phép nói ngay với ông là những cân nhắc tinh tế của ông không thuyết phục được tôi... Nửa giờ mà chúng tôi bắt tay nhau, ông thấy đó, chúng tôi lúc nào cũng có khả năng lấy lại được, vì chúng tôi không làm việc như con bò hay như cái máy, mà như những con người biết tăng tốc, tăng năng suất làm nhanh và nhanh hơn nữa tùy theo tâm trạng hay sự cần thiết. Còn về sự trao đổi vi trùng khi bắt tay thì điều đó chúng tôi không ngại, vi trùng đâu mà chẳng có: trong không khí mọi người thở, trong những thứ ta ăn uống, ngay cả khi những thứ đó được bọc bằng giấy bóng! Dĩ nhiên là không phải bàn tay nào bắt cũng thú vị. Có những bàn tay chảy mồ hôi hay sần sùi, có những bàn tay mềm nhẽo hay thô bạo, nhưng lễ phép chính là cái cố gắng nho nhỏ của chúng tôi để làm kìm hãm cái ghê tởm lại... Còn bắt tay không phải bao giờ cũng thật lòng ư? Thưa vâng, chúng tôi biết điều ấy và chúng tôi đặt vào trong cử chỉ ấy điều chúng tôi muốn gửi gắm; tình bạn, hay chỉ đôi chút thân tình, đôi khi là sự lạnh lùng và cả sự không tán thành, im lặng. Không ai hiểu nhầm đâu! Nhưng chìa tay ra bắt – ngay cả trong trường hợp miễn cưỡng – luôn luôn có ý nghĩa là không hận thù nào vô phương cứu chữa, nói lên sự mong muốn tha thứ, khả năng làm lành với nhau, cuộc sống với nhau vẫn có thể trở lại yên lành! Và đó mới là điều quan trọng!”

Nụ cười vượt qua nỗi lo kỳ thị

Lương tâm nghề sẽ chiến thắng

GIÓ ĐÔNG - GIÓ TÂY

Giữa mùa cao điểm dịch bệnh và khi câu chuyện về những lòng y

đức được nói đến nhiều nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2) thì

những bác sĩ tại Hà Nội vẫn làm việc bằng chính lương tâm với sứ

mệnh cứu giúp người...

14 KINH TẾ -DOANH NGHIỆP

Những thay đổi về

văn hóa, kinh tế và

công nghệ đang ảnh

hưởng lớn đến cách

chúng ta sử dụng

thời gian và tiền

bạc. Cũng vì thế mà

chẳng có gì ngạc

nhiên khi nhà đầu

tư (NTD) đang ngày

càng đặt ra những

yêu cầu cao hơn

trong các hoạt động

giải trí.

Hiệp định EVFTA đã chính thức được thông qua với nhiều điều khoản liên quan tới hợp tác đầu tư giữa Việt Nam -EU được cam kết.

Có thể nói, những điều khoản mà Hiệp định EVFTA đã cam kết, trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối… sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU.

Một trong những cam kết đáng chú ý nhất của Hiệp định chính là các nội dung liên quan đến

lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Cụ thể, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong hai ngân hàng TMCP của Việt Nam.

Tuy nhiên, cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm (hết thời hạn 5 năm Việt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này) và không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank,

Vietcombank và Agribank. Như vậy, nếu Hiệp định này được

Chính phủ Việt Nam phê chuẩn, dự kiến vào tháng 5 tới đây, nhà đầu tư nước ngoài có thể nâng sở hữu đến 49%, thay vì phải nhờ đến chính sách nới room, mà Ngân hàng nhà nước đã đề cập trước đây.

Tuy nhiên, hiện nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo lắng liệu quản trị của các ngân hàng Việt Nam có thể đáp ứng những tiêu chuẩn khắc khe của EU hay không, cụ thể là các lĩnh vực như quản trị về tài chính, năng

lực chuyên môn về công nghệ, chính sách bao gồm cả chính sách bảo hiểm tiền gửi…

Do đó, trong lúc còn phải chờ Việt Nam thông qua và sự phê duyệt của EU để hiệu lực của những cam kết này có giá trị, ngay từ bây giờ, mỗi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cả hệ thống tài chính – Ngân hàng của Việt Nam cần phải điều chỉnh và nỗ lực giải quyết những rào cản để Hiệp định EVFTA thật sự mang lại lợi ích cho người dân, cho doanh nghiệp và cho cả quốc gia, đồng

thời, đưa hệ thống Ngân hàng trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế.

Trước đó, Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu CP của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%.