Thứ Năm - Cổng Ma Rốc và thông điệp hữu nghị - Baoquocte.vn

16
NĂM THỨ 29 6 Phát hành K¬QJ WX²Q 7Kß 1·P WJYQFRPYQ baoquocte.vn SỰ KIỆN QUỐC TẾ ,uI QuQ ÙV QÂà7u à Ê ÙV1»us V¦iVu1® Trang 6 Trang 7 Trang 9 Trang 10 Trang 12 “Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của tôi đến một đất nước nằm về phía Đông của Ấn Độ. Việt Nam luôn nằm trong tâm trí tôi. Và Việt Nam cũng rất quan trọng đối với chính sách “Hành động hướng Đông của Ấn Độ”, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Quốc hội Việt Nam... Với chủ đề “Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác - Vai trò động lực của doanh nghiệp”, Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2018 lần đầu được tổ chức nhằm giới thiệu kế hoạch xây dựng Thành phố theo hướng đô thị sáng tạo. Sự kiện cũng là dịp để Thành phố tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế cho kế hoạch này... 73 +Ó &KÉ 0LQK &ã K×L WUæ WK¬QK õÒ WKÌ VQJ W°R ßěŠ ƧŁġƐ ƧƓðŢĴ ˚ Từ ngày 22/11 đến 28/11/2018 (1293) 47 ӅӅѼӄӄѓ džļ ŁĺĻƛ ĿŢŁ ŇĻȂ ĻĴļ ʼnƁ Łĺȁǔļ ķļ Ķȁ ĸŁĸōňĸĿĴє ӅӅіӅӆѼӄӄѓ ĻǾ ŇȁǒŁĺ ŐŌ ĴŁ ĻĴ ĸķŅł ĴŁĶĻĸō ŇĻŔŀ ňĵĴє ӅӅіӅӇѼӄӄѓ LjŁĺ ŇĻDžŁĺ ŁĺłĿĴ łĴł łňŅĸŁĶł ŇĻŔŀ LJ DŎł ĻĴє ӅӇѼӄӄѓ LjŁĺ ŇňŌƂŁ Ķȅ Ňŗļ ĴĻŅĴļŁє ӅӈѼӄӄѓ ŅȁŁĺ ĶŢň Ȍ ķŐŁ Ňŗļ ĻǻŌ ȏє ӅӈѼӄӄѓ džļ ůLJŁĺ ĶĻŐň %ň ŇLj ĶĻȂĶ Ļdžļ ŁĺĻƛ ŇĻȁǓŁĺ ůƟŁĻ ůƂ ľȌ ŇĻNJĴ ŇĻňšŁ ŅĸŋļŇє ӅӈѼӄӄѓ Ţň Ķȅ ńňDžĶ Ļdžļ ĴĿļє ӅӉѼӄӄѓ džļ ŁĺĻƛ dž ŇŅȁǕŁĺ ĻŏŇ ŇŅļƂŁ є ӅӉіӅӋѼӄӄѓ ļƃŁ ůŎŁ ʼnƁ ľļŁĻ ķłĴŁĻ ʼnŎ ŁĻŐŁ ńňŌƁŁ ĶǾĴ džļ ůLJŁĺ ĻŐŁ ńňŌƁŁ є ӅӊіӅӋѼӄӄѓ ŇLj ĶĻȂĶ Ļdžļ ŁĺĻƛ ĶŠŃ ĵdž ŇŅȁǕŁĺ ʼnƁ ŇƒŁĻ ŇŅŗŁĺ ĹĺĻĴŁļņŇĴŁє LjŁĺ Ĵ DžĶ ʼnŎ ŇĻƸŁĺ ůļƀŃ ĻȆň ŁĺĻƛ HẰNG DUNG Hai bên đang hướng tới việc thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Ma Rốc tại Việt Nam để các hoạt động đối ngoại nhân dân được triển khai một cách hiệu quả, có hệ thống hơn. Ѣĺȁǔļ ĺļȆ ĿȅĴѣ ĶĻł ĶĻǾ ŁĺĻƕĴ ůĴ ŃĻȁǑŁĺ Ňŗļ ĶĻŐň $ HẢI AN Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là thời cơ cho Nhật Bản thể hiện vai trò đi đầu trong duy trì và mở rộng trật tự đa phương ở khu vực. Ǵ ľĻƓ ņļŴň ŇĻĴŁĻ ĶǾĴ ĺĴѓ ĻƸŁĺ ĶƷ ůDžļ ŇĻǾ HOÀNG MINH Giới chuyên gia quân sự nhận định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ dễ dàng bị xuyên thủng bởi các vũ khí chiến lược mới của Nga . Ƹŀ ŁĴŌ ĶƶŁ ŀőļ ʼnǒļ ůǔļ DzŇ Ņĸ DƯ HỒNG QUẢNG Trong những năm làm Trưởng ty Văn hóa, Bút Tre đã có công chỉ đạo sưu tầm, tìm tòi, đóng góp lớn vào phát hiện văn hóa Sơn Vi và văn hóa Phùng Nguyên... ƃĄ ÷Ŵó øċþø ĀøƂ Ƅ øŐ ùþø Θ;þø ăĄÿóûĀøÿĄÿΙ Ļļ Łĺȁǔļ ļƀŇ ľĻǕļ ŁĺĻļƀŃ ŇŅŴŁ ŇłŎŁ ĶŢň LINH HƯƠNG VietChallenge - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt trên toàn cầu do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (TNSVVN) tại Mỹ sáng lập... »ŴŢĴ ƧļűŢĴ Ţ ,Ų ƅþ÷ Ő Ąøƾ øƻ ĄŘóø þƾƏó ÷ąĉŀþ øƯ ĂŻþ÷ ĬŴþ ƅþ÷ ĄøƂþ÷ 6þ Eƃ ñý ñĄø ÿĆùþô ĄĔù øƻ øƻ ĄŘóø Θ;þø ÷ąĉŀþ Ƅþ÷Ι 9LÇW 1DP OXÒQ WURQJ W±P WUÉ WÒL ßěŠ ČļƶŠ ċāŁ ƧƓðŢĴ ˜ ˘˛ ˘˜ ˘˝

Transcript of Thứ Năm - Cổng Ma Rốc và thông điệp hữu nghị - Baoquocte.vn

NĂM THỨ 29

Phát hành

bao

quoc

te.v

n

SỰ KIỆN QUỐC TẾ

Trang 6

Trang 7

Trang 9

Trang 10

Trang 12

“Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của tôi đến một đất nước nằm về phía

Đông của Ấn Độ. Việt Nam luôn nằm trong tâm trí tôi. Và Việt Nam cũng rất quan

trọng đối với chính sách “Hành động hướng Đông của Ấn Độ”, Tổng thống Ấn Độ

Ram Nath Kovind nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Quốc hội Việt Nam...

Với chủ đề “Kiến tạo đô

thị sáng tạo, tương tác

- Vai trò động lực của

doanh nghiệp”, Diễn đàn

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

năm 2018 lần đầu được

tổ chức nhằm giới thiệu

kế hoạch xây dựng Thành

phố theo hướng đô thị

sáng tạo. Sự kiện cũng

là dịp để Thành phố tiếp

thu ý kiến của các chuyên

gia, nhà khoa học, nhà

đầu tư, doanh nghiệp

trong nước và quốc tế

cho kế hoạch này...

Từ ngày 22/11đến 28/11/2018

(1293)47

HẰNG DUNG Hai bên đang hướng tới việc thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Ma Rốc tại Việt Nam để các hoạt động đối ngoại nhân dân được triển khai một cách hiệu quả, có hệ thống hơn.

HẢI AN Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là thời cơ cho Nhật Bản thể hiện vai trò đi đầu trong duy trì và mở rộng trật tự đa phương ở khu vực.

HOÀNG MINH Giới chuyên gia quân sự nhận định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ dễ dàng bị xuyên thủng bởi các vũ khí chiến lược mới của Nga .

DƯ HỒNG QUẢNG Trong những năm làm Trưởng ty Văn hóa, Bút Tre đã có công chỉ đạo sưu tầm, tìm tòi, đóng góp lớn vào phát hiện văn hóa Sơn Vi và văn hóa Phùng Nguyên...

LINH HƯƠNG VietChallenge - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt trên toàn cầu do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (TNSVVN) tại Mỹ sáng lập...

2 THỜI SỰTRONG TUẦN

Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN TRUNG, LÊ HỒNG TRƯỜNG, ĐỖ XUÂN THÔNG, VŨ QUANG TÙNG

Thư ký Tòa soạn: THÁI ĐỨC KHẢI; Phụ trách Mỹ thuật: ANH TUẤN

Tòa soạn & Trị sự: 6 Chu Văn An, TP. Hà Nội

ĐT: (84-24) 3799 3143 - 3799 3206; Fax: (84-24) 3823 4169

VP Đại diện tại TP. HCM: 92bis Thạch Thị Thanh, Q.1, TP. HCM

ĐT: (84-28) 3824 3905; Fax: (84-28) 3820 4129

Quảng cáo: ĐT: (84-24) 3799 3506 - 0888668336

Phát hành: ĐT: (84-24) 3734 6871 - 3799 3214

Email: [email protected], [email protected]

In tại: Công ty TNHH MTV in QĐ1

GPXB: 2014/GP-BTTTT ngày 30/10/2012.

Giá: 4.800 đ

SUY NGẪM

“Chúng tôi khuyến khích tất cả quốc gia và tổ chức là thành viên của Interpol thượng tôn pháp luật, chọn ra một lãnh đạo uy tín, chính trực...”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trước cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Interpol hôm 21/11 bầu ông Kim Jong Yang người Hàn Quốc làm Giám đốc mới của Interpol.

(AP)

“Chúng tôi muốn có các mối quan hệ tốt, thân thiết và gần gũi với Anh hậu Brexit”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hy vọng Liên minh châu Âu (EU) và Anh sẽ chính thức đạt được thỏa thuận Brexit tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu (EC) vào ngày 25/11 tới.

(REUTERS)

“… Chúng tôi không muốn thấy lãnh thổ châu Âu lại là một chiến trường cho các cường quốc khác như trong quá khứ…”.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini cảnh báo nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bị hủy bỏ, an ninh của châu Âu có thể gặp nguy hiểm, đồng thời kêu gọi đàm phán để duy trì thỏa thuận này.

(BLOOMBERG)

“Hiệp ước này không phù hợp với các chính sách cũng như không phục vụ lợi ích của Australia”.

Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 21/11 tuyên bố Canberra sẽ bác bỏ Hiệp ước toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc, dự kiến được đưa ra thông qua vào tháng 12 tới. Trước đó, Mỹ, Hungary, Áo, Czech, Ba Lan và Israel đã công bố quyết định tương tự.

(AFP)

Sáng 20/11, sau gần một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình nghị sự, ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Những kết quả đạt được của kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, xây dựng đất nước ngày càng đổi mới, phát triển nhanh, vững mạnh về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Kỳ họp thứ 6 ghi dấu sự đặc biệt bởi Quốc hội tán thành rất cao bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021; phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; thông qua 9 Luật và 4 nghị quyết về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội...

Những kết quả, dấu ấn của Kỳ họp thứ 6 tiếp tục khẳng định trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Quốc hội, không ngừng đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hoạt động của Quốc hội đã thể hiện sinh động sự cầu thị, trách nhiệm trước Nhân dân, khắc họa rõ nét vai trò, trách nhiệm là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, nơi gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Trong lời phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá “kết quả của kỳ họp tạo niềm tin về sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ của những năm tiếp theo và cả nhiệm kỳ 2016-2020”.

Chiều 20/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Tọa đàm và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 5 năm 2018.

Đại biểu tham dự về phía Việt Nam có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; đại diện một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo các địa phương: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Nội.

Đại biểu phía Trung Quốc có Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trưởng đoàn đại biểu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc; đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; đại diện các đơn vị Quân đội thuộc Chiến khu Miền Nam; đại diện lãnh đạo Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây).

Tại tọa đàm, các đại biểu cùng nhìn lại những kết quả nổi bật, sự gắn bó giữa Lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc qua 5 kỳ tổ chức giao lưu; thảo luận, cho ý kiến về các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác quốc phòng biên giới giữa hai nước trong thời gian tới.

Kết thúc tọa đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa đã ký biên bản ghi nhớ và thống nhất tổ chức Giao lưu lần thứ 6 vào năm 2019.

Sáng 21/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước có chương trình tham quan Khu di tích lịch sử Pác Bó và trồng cây hữu nghị trước khi diễn ra Lễ tiễn Đoàn đại biểu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc về nước, kết thúc chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 5.

Nói về giáo dục, tôi muốn bắt đầu bằng triết lý của Tỷ phú Sunny Varkey - nhà sáng lập Quỹ Varkey: “Sự tôn trọng giáo viên không chỉ là bài học đạo đức quan trọng mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của một quốc gia”.

Lâu nay chúng ta vẫn thường nói, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Theo tôi, quốc sách có nghĩa là phải được ưu tiên xem xét mọi vấn đề chứ không chỉ đơn giản là chi hàng tỉ đồng. Những vấn đề nổi cộm, bức xúc như tình trạng lương giáo viên thấp, những chính sách sai lầm từ phía quản lý đều phải được xử lý đầu tiên, luôn và ngay.

Tuy nhiên, rõ ràng hiện nay các khoản chi cho giáo dục cũng không lớn hơn so với các ngành nghề khác. Hơn nữa, những bất cập như có quá nhiều cấp quản lý chồng chéo, dẫn tới số lượng đông nhưng người trực tiếp đứng lớp lại thiếu. Tổng kinh phí cho cả Ngành thì lớn nhưng giáo viên vẫn nghèo. Nếu được tính là quốc sách, những bất cập này cần phải được xử lý từ lâu.

Trong khi đó, phân bổ ngân sách cho một ngành nghề có số nhân viên lớn là một bài toán không hề đơn giản. Điều bất cập trong quản lý đã nhiều năm để lại hậu quả rất lớn, gánh nặng đè lên ngân sách.

Cùng với đó, chính môi trường làm việc còn tồn tại quá nhiều điều bất công bằng khiến người tài phải rời bỏ ngôi trường mình đã làm việc.

Môi trường làm việc có thể là chất xúc tác khiến người ta yêu nghề hơn nhưng cũng có thể khiến người ta làm việc cầm chừng, thậm chí bỏ nghề, bỏ việc. Trong lĩnh vực giáo dục, nếu không tâm huyết, thì người thầy sẽ dạy dỗ học trò như thế nào?

Ngày xưa, thày cô nghèo nhưng vẫn sống rất thanh bạch và nhiệt tình dạy dỗ trẻ nhỏ. Nhưng ngày nay, giáo viên vừa làm vừa “thủ thế” vì rất nhiều áp lực, rất nhiều lý do…

Ở nước ngoài, không những giáo viên có toàn quyền quyết định về việc học trong trường mà còn có quyền đưa ra ý kiến với cha mẹ nếu dạy con chưa đúng. Các cấp quản lý cũng thực sự tôn trọng ý kiến chuyên môn của người giáo viên. Với môi trường như vậy, liệu có giáo viên nào còn muốn bỏ việc?

Tại Hungary, khi phụ huynh phát hiện con mình đánh bạn ở lớp và đến hỏi giáo viên. Giáo viên đã nói: đây là việc của trẻ ở trường. Thầy cô đã giải quyết mọi việc, cha mẹ không cần bận tâm. Tại Đức, tôi chứng kiến có lần giáo viên góp ý phụ huynh về việc con bị cha mẹ quát mắng và căn dặn, nếu vụ việc này còn xảy ra, họ sẽ báo cảnh sát. Rõ ràng, vị thế của người giáo viên rất cao khiến họ có điều kiện để thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

Trong một phát biểu gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, triết lý giáo dục của nước ta nằm ở chỗ xây dựng con người Việt

Nam toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, hướng tới công dân toàn cầu. UNESCO đã từng nói, học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để chung sống, làm sao để khuyến khích và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh và giáo viên.

Nhưng thực tế, giáo viên đang phải chịu quá nhiều sức ép như “làm dâu trăm họ”: áp lực chỉ tiêu, áp lực thành tích, sức ép từ cấp trên, áp lực từ phụ huynh…

Chăm lo cho giáo viên không phải chỉ là lương thưởng mà còn giải quyết các bức xúc, xử lý tận gốc những tệ nạn o ép giáo viên, tôn trọng ý kiến chuyên môn của họ. Muốn xây dựng nhân cách của một đứa trẻ chắc chắn phải đối xử công bằng và tôn trọng nhà giáo. Nhưng thời gian qua, đâu đó vẫn còn những câu chuyện buồn trong nghề như giáo viên bị phụ huynh phạt quỳ (Long An), là chuyện hơn 500 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng (Đắk Lắk)…

Y tế và giáo dục luôn được ca ngợi là quan trọng nhất. Nhưng vị trí của người thầy đang ở đâu trong xã hội? Chắc chắn không phải ở trong những bài hát, càng không phải trong những lời tung hô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hơn hết, họ cần được yêu thương, được tôn trọng và khi đứng trên bục giảng được là một người thầy chân chính.

3NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Nền tảng vững chắc tạo đà bứt phá

Gắn kết chặt chẽ trong khuôn khổ đa phương

4 NGOẠI GIAOTOÀN DIỆN

Tiếp tục đề cao tự do thương mại

Việt Nam: Thành viên tích cực, chủ động, trách nhiệm

2020Chuyến tham dự

Hội nghị Cấp cao

APEC lần thứ 26 của

Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc đúng

vào dịp kỷ niệm 20

năm Việt Nam gia

nhập APEC đã tiếp

tục nâng tầm vị thế,

vai trò của Việt Nam

tại APEC, khẳng

định sự chủ động,

tích cực và trách

nhiệm cao của Việt

Nam trong tham gia

định hình liên kết

kinh tế khu vực...

Trong hai ngày từ 17 – 18/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một chương trình làm việc dày đặc với cường độ cao, dự trao đổi, chia sẻ ý kiến tại các phiên họp kín, phiên ăn trưa làm việc của các nhà lãnh đạo APEC, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với lãnh đạo 14 quốc đảo Thái Bình Dương, với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Thủ tướng New Zealand, Vanuatu, Thái Lan, lãnh đạo một số Quốc đảo Thái Bình Dương, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hongkong (Trung Quốc); tiếp Liên minh các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong APEC…

Bên lề Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand, các Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea, Nhật Bản, Australia và nhiều Bộ trưởng Ngoại giao APEC, gặp và trao văn bản phê chuẩn Hiệp định CPTPP cho Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand.

5KINH TẾ

Khu vực sôi động ngoài trung tâm thành phố

Hướng đến người tiêu dùng

Đôi khi số liệu thống kê thực tế không giống như các dự báo và các con số phản ánh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang là một ví dụ như thế.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn tăng lên trong vài tháng qua, trái ngược hoàn toàn với những dự đoán rằng, các công ty Mỹ sẽ sản xuất thêm hàng trong nước và/hoặc tìm cách để tránh nhập khẩu tốn kém hơn trước áp lực thuế leo thang lên 250 tỉ USD giá trị nhập khẩu của Trung Quốc. Đó cũng là niềm tin để Nhà Trắng giả định rằng, áp thuế cao lên hàng Trung Quốc thì thâm hụt thương mại sẽ giảm xuống.

Nhưng giả thuyết đó đã không diễn ra. Tuần trước, Chính phủ Mỹ công bố số liệu cho thấy, thâm hụt của Mỹ trong hàng hoá buôn bán với Trung Quốc vẫn tăng 4,3% trong tháng 9 lên 37,4 tỉ USD, mức cao kỷ lục. Con số này là do lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 8%. Thống kê dài hơi hơn, trong Quý III, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 106 tỉ USD, tăng từ 92,9 tỉ USD trong cùng kỳ năm ngoái, cũng do sự gia tăng đáng ngạc nhiên của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Và trong 9 tháng qua, số liệu thâm hụt tiếp tục là 305,4 tỉ USD, so với 276,6 tỉ USD của năm ngoái.

Từ góc độ kinh tế vĩ mô, một

nỗi ám ảnh về thâm hụt thương mại song phương là khá vô lý trong một thế giới thương mại đa phương. Nhà Trắng tốt hơn nên tập trung vào các lĩnh vực mà có những bất bình chính đáng với Trung Quốc, như lạm dụng tài sản trí tuệ chứ không phải vấn đề nhập khẩu thép. Tuy nhiên, logic kinh tế này dường như không gây ấn tượng với ông Trump. Nhà Trắng vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc, cùng với lời đe dọa sẽ đánh thuế nốt số hàng hóa còn lại, mà Trung Quốc đang xuất vào Mỹ.

Tại sao số liệu thống kê thương mại song phương không đi theo hướng mà ông Trump mong muốn.

Một phần của câu trả lời là do “sức mạnh kinh tế”, tăng trưởng nhanh khiến nước Mỹ phải nhập khẩu nhiều hơn là tất yếu. Một lý do nữa, có thể là vì các công ty Mỹ đang cố gắng gom hàng, tăng dự trữ để tự bảo vệ khỏi những gián đoạn thương mại. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến gây tranh cãi rằng, “Trung Quốc có thể đã giành chiến thắng trong vòng đầu của cuộc chiến thương mại? Và thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng là bằng chứng cho thấy cuộc chiến thương mại không có lợi cho nước Mỹ”. Với giá trị không quá lớn, Bắc Kinh có thể dễ dàng thay thế nguồn cung các sản phẩm của Mỹ, so với Mỹ

trong việc thay thế lượng hàng nhập khẩu khổng lồ từ Trung Quốc.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là ông Trump không thể yêu cầu Nike hay Walmart… rằng họ không được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh chỉ cần ra lệnh cho các công ty nhà nước chuyển đổi mô hình kinh doanh và họ sẽ làm theo. Như vậy, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong đàm phán?

Xét cho cùng, nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ trong một cuộc chiến tranh thương mại và rất đơn giản, tình thế sẽ thay đổi nếu các doanh nghiệp Mỹ ngừng tích trữ hàng.

Ngành bán lẻ hiện

đại tại TP.HCM nói

riêng và Việt Nam nói

chung đang tăng dần

sức ảnh hưởng và thu

hút các nhà đầu tư

trong nước và quốc

tế đầu tư phát triển.

6 CHUYỆNNGOẠI GIAO

Ký ức những hàng binh

Aljazeera

Ánh sáng từ Linh Quang Môn

Tình thân giữa

những con người mà

xa hơn là tình hữu

nghị giữa những

dân tộc có thể được

“gieo” ở bất cứ mảnh

đất nào, xuất phát từ

tình cảm chân thành

của những người

làm ra nó.

7NGƯỜI VIỆTNĂM CHÂU

Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã tham gia Chương trình giao lưu văn hóa The Parade of Nations 2018 do Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Bộ Chính sách Thông tin Ukraine phối hợp với Tạp chí Ngoại giao Ukraine và Hội Phụ nữ Kiev tổ chức tại trung tâm sự kiện Freedom, Kiev.

Đến tham dự chương trình, ngoài các chính trị gia, ngoại giao đoàn các nước, còn có các doanh nhân và nghệ sĩ nổi tiếng của Ukraine.

Chương trình gồm các tiết mục nghệ thuật của gần 50 cơ quan đại diện các nước tại Ukraine, như: Việt Nam, Australia, Áo, Azerbaijan, Bulgaria, Indonesia, Pháp, Nhật… Tại đây, Đại sứ quán Việt Nam đã

phối hợp với cộng đồng người Việt tại Kiev dàn dựng công phu và trình diễn tiết mục múa nón “Duyên dáng Việt Nam” đem lại ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế.

Sự kiện Parade of Nations diễn ra hàng năm không chỉ là chương trình quảng bá văn hóa, lịch sử và truyền thống của các nước thông qua hình ảnh, âm nhạc mang đậm bản sắc dân tộc mà còn là đêm nhạc từ thiện quốc tế nhằm hỗ trợ trẻ em gặp vấn đề về tâm lý, giúp các em phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện nhằm tăng cường quan hệ giữa Ukraine với các nước, vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

P.V

Vườn ươm nhân tài...

Nơi có những thủ lĩnh tiên phong

VietChallenge - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho người Việt trên toàn cầu do Hội Thanh niên

Sinh viên Việt Nam (TNSVVN) tại Mỹ sáng lập, ngày càng tạo được ấn tượng tích cực và đón

nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của các startup Việt trên khắp thế giới.

8 THẾ GIỚITOÀN CẢNH

Tuyên bố không bất ngờChất xúc tác dầu mỏ, và...

Hội nghị Palermo nhằm vãn hồi hòa bình tại Libya tổ chức ngày 12 - 13/11, với sự góp mặt của các bên tham chiến chỉ cho thấy bế tắc và chia rẽ.

Điểm sáng duy nhất trong sự kiện này nằm ở việc lãnh đạo của hai phe phái lớn nhất tại Libya, ông Fayez Al-Sarraj đại diện cho Hội đồng Tổng thống được Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ và Tướng Khalifa Haftar đại diện cho lực lượng quân sự kiểm soát Tripoli và Benghazi đã lần đầu tiên gặp gỡ. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, hai bên đã đạt được thỏa thuận bước đầu, theo đó ông Haftar sẽ không lật đổ ông Sarraj cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức tại Libya mùa hè năm sau.

Các nhà quan sát cho rằng Italy đã ít nhiều đưa hai phe phái lớn ngồi lại với nhau, tìm kiếm đồng thuận cho một lộ trình nhằm ổn định, xây dựng thể chế thống nhất, dọn đường cho cuộc bầu cử mới sau nhiều năm nội chiến. Đây là thành tựu đáng nể

dành cho ông Conte, người chỉ mới lèo lái đất nước hình chiếc ủng trong vòng chưa đầy năm tháng.

Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ để mang lại hòa bình cho Libya. Đầu tiên, cả phe Sarraj và phe Haftar đều chưa nắm quyền kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ của mình và chiến sự có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Xung đột ở Libya là cuộc tranh giành tài nguyên thiên nhiên giữa các nhân tố trong nước và quốc tế. Một kế hoạch hòa bình thiếu vắng thỏa thuận về phân chia quyền kiểm soát dầu mỏ sẽ khó có thể đạt được và khả thi.

Thứ hai, Hội nghị Palermo thiếu vắng sự tham dự của các nhân tố quốc tế chủ chốt trong xung đột tại Libya. Mỹ cử quyền trợ lý Ngoại trưởng các vấn đề Cận Đông David Satterfield tham dự, còn đại diện cho Đức và Pháp là hai Bộ trưởng. Thêm vào đó, hầu hết những đại diện quốc tế đều bỏ về giữa chừng và không tỏ ra

quá quan tâm tới sự kiện này.Thứ ba, hội nghị Palermo thể hiện

rõ nét khác biệt quan điểm giữa Rome và Paris về vấn đề Libya, khi cả hai đều mong muốn tìm kiếm hòa bình theo cách của riêng mình. Hồi tháng 5, Pháp đã tổ chức một hội nghị quy tụ những phe phái đối lập tại Libya ngay trước khi chính phủ mới của Italy được thành lập. Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã công du Washington và công bố kế hoạch về hội nghị Palermo. Pháp ủng hộ ông Haftars, trong khi Italy bảo trợ cho chính quyền của ông Sarraj. Ngay cả những công ty dầu khí từ Paris và Rome cũng đang tranh giành thị phần tại đất nước châu Phi này. Italy chiếm khoảng 54% thị trường Libya trong khi Pháp chỉ chiếm khoảng 10%.

Quan điểm đối lập giữa hai quốc gia nòng cốt tại EU phản ánh sự tương phản rõ rệt đang chia tách khối này. Nước Pháp dưới thời ông

Macron đã trở thành người bảo vệ của mô hình EU, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tự do, khuyến khích các nước tăng cường hợp tác. Trong khi đó, Italy, điều hành bởi một liên minh cực tả và dân túy, lại theo đuổi cách tiếp cận “Nước Ý trên hết”, chống EU và người nhập cư.

Một thỏa thuận hòa bình được xúc tiến bởi Rome và không chịu ảnh hưởng từ Paris hay Brussels sẽ thúc đẩy uy tín của cách tiếp cận này, qua đó củng cố vững chắc vị thế của liên minh. Quan trọng hơn,

nó còn đồng nghĩa rằng Italy có thể quyết định số phận của những người nhập cư thay vì phải tiếp tục “nghe lệnh” từ EU.

Phát biểu sau hội nghị Palermo, Đặc phái viên của LHQ về Libya Ghassan Salame đã tự tin rằng cả Pháp và Italy đều đã gác lại những bất đồng để hướng tới hòa bình. Song hòa bình cho Libya được “chế biến” theo kiểu Pháp, phong cách Italy hay đậm vị Libya vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Đó là những gì người ta có thể tổng kết được

về phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald

Trump trước kết luận vụ nhà báo Jamal

Khashoggi bị sát hại tại Thổ Nhĩ Kỳ.

9BÌNH LUẬN

Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là thời cơ cho Nhật Bản thể hiện vai trò đi đầu trong duy trì và mở rộng trật tự đa phương ở khu vực.

Trước khi đến Singapore tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) 13, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã dừng chân tại Tokyo. Động thái này thể hiện sự coi trọng của Washington đối với quan hệ đồng minh Mỹ -

Nhật, vốn được coi là “nền tảng” cho sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, Nhật Bản đang rất thận trọng trong việc củng cố mối quan hệ an ninh lâu đời này bởi Tổng thống Trump đã nhiều lần thể hiện sự “dị ứng” với chủ nghĩa đa phương và làm lung lay quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đầu tiên, nhằm đối phó với sự dao động này, Nhật Bản đã cố gắng

duy trì và nâng cấp quan hệ với các nước, đặc biệt là Ấn Độ và Australia - hai đối tác còn lại trong Tứ giác Kim cương. Mặc dù Tokyo chưa có nhiều lợi ích chung với New Delhi và Canberra, song cả ba cùng có mối quan ngại về sự trỗi dậy của Bắc Kinh, hướng tới thúc đẩy sáng kiến “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Trong bối cảnh cam kết của Mỹ vẫn mang tính biểu tượng là chính, Thủ tướng Shinzo Abe đã liên tục có các cuộc tiếp xúc với người đồng cấp Ấn Độ và Australia nhằm thảo luận về tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai, ông Shinzo Abe sớm nhận ra rằng Tokyo không thể dựa vào Washington để bảo đảm chính sách đối ngoại khu vực dài hạn. Việc Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định TPP ngay sau khi nắm quyền đã

khiến Nhật Bản bất ngờ, khi Tokyo coi TPP là hòn đá tảng trong chính sách “Abenomics” và dành nhiều nỗ lực để hiện thực hóa Hiệp định này.

Song trong cái rủi lại có cái may – thiếu Mỹ, Nhật Bản lại có cơ hội thể hiện được vai trò duy trì và dẫn dắt đa phương của mình. Nỗ lực của Tokyo đã ít nhiều đơm hoa kết trái khi tập hợp được 10 thành viên còn lại xây dựng và phê chuẩn một thỏa thuận tiếp nối TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2018.

Thứ ba, bên cạnh việc củng cố liên kết trong Tứ giác Kim cương, Nhật Bản cũng dẫn dắt và tham gia các thỏa thuận đa phương phạm vi hẹp như Đối thoại Chiến lược ba bên với Mỹ và Australia, hay các sáng kiến ba bên khác với Mỹ, Australia và Ấn

Độ. Ngoài ra, nước này cũng chú trọng thúc đẩy quan hệ với ASEAN thông qua Thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong lần thứ 10, tăng cường hợp tác quốc phòng, xây dựng năng lực tác chiến trên biển cho một số nước ASEAN, đồng thời gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông.

Trước những thay đổi của ông Donald Trump, Thủ tướng Shinzo Abe đã có những điều chỉnh phù hợp để thích ứng, khẳng định vai trò lãnh đạo và tầm nhìn dài hạn của Nhật Bản. Trong tương lai, Tokyo cần đảm bảo rằng Washington tiếp tục duy trì cam kết của mình tại châu Á, thúc đẩy thương mại tự do và trật tự dựa trên luật lệ khu vực, xây dựng và vun đắp quan hệ với các nước nói chung và Mỹ nói riêng.

Khi mưa tạnh bão tan

Bữa ăn không miễn phí

New York Times

Đấy là lời ngợi ca

của Chủ tịch Tập

Cận Bình về quan hệ

tốt đẹp giữa Trung

Quốc và Philippines.

Thực tế quan hệ hai

bên có diễn ra đúng

như vậy?

10 HỒ SƠ TƯ LIỆU

Từ Avangard “bất khả chiến bại”

TASS

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat

National Interest

Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal

Military Today

Đến “cuộc đua” của Mỹ

CNBC

Ngày 18/10 vừa qua,

Tổng thống Nga

Vladimir Putin tuyên

bố, Nga sắp triển

khai hàng loạt vũ

khí siêu thanh trong

quân đội và là nước

đầu tiên trên thế

giới phát triển được

công nghệ mang

tính đột phá này.

Theo TASS, một số

vũ khí siêu thanh đủ

khả năng san phẳng

một khu vực có diện

tích ngang với bang

Texas (Mỹ) hay nước

Pháp…

11HÀNH TINHCHUYỂN ĐỘNG

20 năm trước, dự án xây dựng đầy tham vọng nhất trong lịch sử loài người bắt đầu với việc phóng tên lửa Proton của Nga vào ngày 20/11/1998. Bên trong tên lửa là khối chức năng hàng hóa không người lái mang tên Zarya (Bình minh), trở

thành mảnh ghép đầu tiên của dự án Trạm Không gian quốc tế (ISS) được phóng lên quỹ đạo.

Tuy nhiên, đến tận năm 2011, khi mô-đun cuối cùng được lắp ráp thành công thì ISS mới chính thức đi vào hoạt động. Các phi hành gia

đến từ các quốc gia khác nhau thay phiên sống và làm việc trên trạm trong suốt khoảng thời gian một thập kỷ xây dựng ISS.

Theo David Nixon, một kiến trúc sư thiết kế ISS, thành tựu lớn nhất của ISS nằm ở chính công trình này. Ông chỉ ra những khó khăn chưa từng thấy khi xây dựng bất cứ công trình nào, bắt đầu với việc đưa các mô-đun, bu lông, đai ốc và các mảnh vật liệu lên một tên lửa bắn lên vũ trụ tới một địa điểm xa xôi, trống rỗng và đầy nguy hiểm.

Giờ đây, ISS là một trạm nghiên cứu trên vũ trụ với hai phòng tắm, một phòng gym và một mái vòm cung cấp tầm nhìn 360 độ. ISS có thể chứa tới 6 phi hành gia trong khi nó quay quanh Trái đất với tốc độ chóng mặt 8km/s. ISS được trang bị với 4.046m2 pin mặt trời để lấy năng lượng và có thể quay quanh một vòng Trái đất chỉ trong 90 phút.

Cuộc sống trên một trạm không gian vũ trụ thực sự khắc nghiệt. Các phi hành gia phải sống trong một môi trường không trọng lực và phải tập thể dục hai giờ mỗi ngày.

Tuy vậy, số người được trải nghiệm cuộc sống trên ISS có thể bị hạn chế. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho biết họ muốn cắt giảm kinh phí cho trạm vào năm 2025 và có thể tư nhân hóa một hoặc toàn phần hoạt động của ISS tại thời điểm đó.

Trong hai thập kỷ vừa qua, ISS đã có một vai trò quan trọng trong giới khoa học như một phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo và cũng là đài quan sát Trái đất. Phần lớn những phát hiện và đổi mới khoa học được thực hiện trên trạm vũ trụ đã đem lại nhiều lợi ích cho những người ở dưới bề mặt địa cầu.

Ví dụ, những robot được phát triển dành cho ISS đang được áp dụng để

thực hiện các cuộc phẫu thuật từ xa. Công nghệ kiểm tra chất lượng nước trên trạm vũ trụ cũng được phát triển thành một ứng dụng điện thoại để theo dõi chất lượng nước tại nhiều nơi trên thế giới. Hình ảnh được chụp từ ISS và các vệ tinh khác trong quỹ đạo Trái đất được sử dụng để hỗ trợ phục hồi thiên tai.

Một trong những thí nghiệm dài hạn được biết đến nhiều nhất trên trạm vũ trụ là một cuộc điều tra kéo dài một năm về những ảnh hưởng của việc sống trên vũ trụ liên quan đến hai phi hành gia song sinh Mark và Scott Kelly. Scott sống khoảng một năm trên ISS trong khi anh trai sinh đôi Mark của anh ở lại dưới mặt đất. Những thay đổi đối với cả hai anh em đều được theo dõi một cách tỉ mỉ để ghi lại xem việc sống trên không gian ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người.

Thập kỷ hỗn loạn

Thành công hay thất bại?

Khi bức tranh địa

chính trị thế giới tiếp

tục bị khuấy động

bởi các nước lớn, thì

Pháp lại đang thể

hiện một nỗ lực lớn

khi tự nguyện đảm

nhận vai trò trung

tâm trong việc sửa

chữa mớ hỗn độn

mang tên Internet.

12 GHI CHÉP

Người khai mở dòng thơ dân gian đương đại

hôm nay

Người Phú Thọ duy nhất trong Từ điển văn hóa Việt Nam

“Ai thương ai nhớ thì lên với mình”

“Tôi

Hoan

Mọi người khá quen với tiếng thơ dân dã vui cười Bút Tre, nhưng ít

biết rằng, ông vốn là một trí thức Tây học, đã từng hoạt động trong

ngành Ngoại giao và có đóng góp to lớn cho văn hóa vùng đất Tổ.

Ngày 18/11 vừa qua, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ

khánh thành Khu lưu niệm nhà thơ Bút Tre (1911 -1987).

13VĂN HÓAXÃ HỘI

Đến Mường Lò (Nghĩa Lộ - Yên Bái), tôi được biết có cụ Là Văn Biến, trước đây dạy chữ phổ thông, nay có tuổi lại bỏ tâm sức ra dạy chữ Thái cổ cho thế hệ trẻ. Sáng kiến cá nhân này nhằm bảo tồn kho tàng văn hóa dân gian Thái. Thật đáng quý!

Ông Hà Lâm Kỳ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Thông tin và Du lịch Yên Bái, cũng là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, giới thiệu cho tôi một tấm gương thứ hai: ông Minh Khương. Ông Khương gốc Hải Dương, mất khi ngoài 80 tuổi, đã để lại những công trình nghiên cứu văn hóa Mông rất nghiêm túc vì ông thạo chữ Mông. Theo anh Kỳ, Minh Khương làm chủ tịch một xã ở Yên Bái thời kỳ đầu Cách mạng tháng Tám, rồi làm Chánh văn phòng huyện ủy, giảng viên Trường Chính trị Khu, suốt đời nghiên cứu văn hóa dân gian Mông Tây Bắc. Trong cuốn Minh Khương và tác phẩm sưu tầm, dịch, nghiên cứu văn hóa Mông (Mai Lâm Kỳ giới thiệu và tuyển chọn - 2007), tôi thích nhất phần truyện cổ. Khoảng hai chục truyện được ghi lại qua lời kể sinh động của chính người Mông, truyện nào cũng ghi rõ tên và địa chỉ người kể.

Các truyện cổ đã phác họa thân phận và tính cách người Mông, phong tục tập quán độc đáo của họ. Một dân tộc yêu tự do, thích độc lập, đầu đội trời chân đạp đá. Luôn ở cách biệt tít trên cao hơn nghìn thước, gian khổ, chịu đựng đói rét, trồng trọt trong từng hốc đá. Vậy mà tính cách mạnh mẽ, kiên trì, sống hòa với rừng núi thiên nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ. Biết yêu cái đẹp, thể hiện qua trang phục, tiếng khèn, câu hát, điệu múa, thích đi đây đi đó. Mỗi truyện kể là một cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, cái thiện trong một xã hội thiếu bình đẳng, đàn áp con người. Nhân vật chính diện ngoài người anh hùng, thường là người mồ côi, con riêng của chồng, của mẹ kế, vượt lên đau khổ mà tìm hạnh phúc. Cái thiện cuối cùng thắng cái ác, có khi không bằng vũ lực mà bằng sự thuyết phục qua lời nói và việc làm khoan dung độ lượng. Tính nhân văn còn thể hiện qua tình yêu đồng loại: diệt thú dữ bảo vệ xóm làng, chữa bệnh cứu nhân độ thế, chống ngoại xâm bảo vệ dân lành. Người phụ nữ có tình yêu nồng nhiệt và chung thủy. Cũng như tất cả các truyện dân gian của mọi dân tộc trên thế giới, như Truyện cổ Grim của Đức, Perrault của Pháp, Andersen của Đan Mạch... cái thiện bao giờ cũng thắng. Người Mông cho rằng sống thiện thì chết lành, được đổi kiếp đầu thai làm người vào nhà khá giả. Sống ác, chết sẽ thành con thú rừng. Sống thiện thì chết lên trời với tổ tiên. Sống ác thì xuống âm phủ với ma quỷ, rắn rết. Sống ác thì nạn nhân chết sẽ đầu thai vào nhà mình, gây tai ương, báo thù, đòi nợ máu. Tín ngưỡng ấy là cơ sở cho mọi quan hệ xã hội được tốt đẹp.

Những đêm lễ Tết hoặc ngày mưa không đi rừng đi nương được, người già thường tổ chức kể chuyện cho bà con trong họ ngoài bản nghe. Rất đông người đến say sưa nghe để còn truyền lại cho con cháu.

Xin tóm tắt vài truyện điển hình: Truyện Nàng Nu điển

hình cho người mồ côi hiền lành bị vua quan áp bức được tiên giúp mà thắng số phận. Chàng Mồ côi được vị tiên Dừ Nhông cho con gái xuống trần giúp xây dựng nhà cửa, khai thác ruộng nương. Tên vua gian ác dâm ô muốn chiếm nàng, nàng hóa phép giết hắn. Mồ côi lên ngôi. Đến khi Nàng Nu hết hạn ở cõi người phải về trời (cõi người và cõi trời chỉ cách nhau một cái thang). Nàng Nu có thai, dặn lại nếu sinh con trai thì sẽ trở lại. Con trai sinh ra được thả xuống trần và làm con nuôi người Hán. Lớn lên, nó kiên quyết lên trời tìm mẹ. Qua muôn vàn khó khăn, hai mẹ con về được cõi người, sống hạnh phúc với Mồ côi đã là một vị vua già vì mòn mỏi đợi vợ về.

Truyện Chúa Thênh và A Sở điển hình cho sự tích người anh tham lam bắt nạt em hiền lành, cuối cùng em hạnh phúc, còn anh thì khổ sở. Có thể coi như một dị bản truyện Cây khế của ta. A Sở bị anh là Chúa Thênh áp bức bóc lột quá, bỏ nhà ra đi cùng một con cáo chàng bắt được, thương mà không giết. A Sở cho cáo làm trò, múa khèn và hát nên kiếm được nhiều tiền. Người anh tham lam, mượn cáo đi làm trò, nhưng vì để cáo đói rét, nó không làm trò được. Anh tức giận, đánh chết cáo. Nhưng từ cái sọ cáo, A Sở làm thành cái gáo, cái gáo thành cái lược, cái lược thành lưỡi câu. Vật nào cũng đem lại của cải cho chàng. Người anh tham lam lại mượn các vật ấy để làm giàu nhưng đều thất bại. Cuối cùng, A Sở chữa khỏi bệnh cho Long vương ở dưới nước và được lấy công chúa. Chàng dùng viên đá ngọc đi chữa bệnh cho dân chúng...

Làng lụa “khoác lên mình màu áo mới”

Khẳng định bản sắc riêng

GIÓ ĐÔNG - GIÓ TÂY

Từ lâu, lụa Vạn Phúc

(Hà Đông) đã trở

thành “đặc sản” nổi

tiếng bậc nhất Việt

Nam. Lụa nơi đây

từng được người

Pháp ca ngợi là “Đệ

nhất tinh xảo của

Đông Dương”, là thứ

tiến Vua quý giá…

14 HỘI NHẬP &PHÁT TRIỂN DIỄN ĐÀN KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

Lộ trình đô thị sáng tạo

Kế hoạch về khu đô thị sáng tạo ở phía Đông

Kiến tạo đô thị sáng

tạo trên quy mô bao

nhiêu là phù hợp cho

TP. HCM? Sáng tạo

như thế nào? Vốn ở

đâu? Chuẩn bị nguồn

nhân lực thế nào, kết

nối giữa các khu vực

ra sao?... Đó là các

vấn đề quan trọng

sẽ được hơn 600 đại

biểu bàn thảo tại

Diễn đàn Kinh tế TP.

HCM năm 2018 - HEF

2018 vì một động lực

phát triển mới cho

thành phố.

Theo chỉ đạo của UBND TP. HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) phối hợp với Sở Ngoại vụ TP. HCM tổ chức Chương trình Diễn đàn Kinh tế TP. HCM năm 2018 - HEF 2018 với chủ đề “Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác - Vai trò động lực của doanh nghiệp” vào ngày 23/11 tại Trung tâm hội nghị White Palace, Q. Phú Nhuận. Ở TP. HCM, các con số thống

kê cho thấy sự chuyển dịch của nền kinh tế thiên về đổi mới, sáng tạo trong thời gian giữa nhiệm kỳ vừa qua đang diễn ra (dịch vụ chiếm 58,34% GRDP trong năm 2017, tỷ lệ đổi mới sáng tạo là 34,4% trong năm 2016).

Thành phố đã đề ra 7 chương trình đột phá nhằm phát triển một cách toàn diện. Năm 2017, Thành phố bổ sung đề án xây dựng TP. HCM trở thành Đô thị thông minh. Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính quyền Thành phố đưa ra chủ trương xây dựng Đô thị sáng tạo, như một hạt nhân khởi điểm dẫn đầu cho việc triển khai Cuộc cách mạng 4.0.

15HỘI NHẬP &PHÁT TRIỂNDIỄN ĐÀN KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

Động lực phát triển mới

Đô thị thông minh góc nhìn từ thế giới

Lợi ích cho mọi người

Việt Nam đang trong tiến trình phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm

2020, trong đó nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đô thị, đặc biệt các thành phố lớn, các đô

thị gắn với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ

cấu GDP cả nước, khẳng định vai trò của hệ thống đô thị động lực chủ đạo của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy nhanh đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á (tăng đều 3.4%/năm): Mục tiêu năm 2020 dân số đô thị khoảng 44 triệu người (hiện tại 32.3 triệu năm 2016), chiếm 45% dân số đô thị cả nước, năm 2025 dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước tạo nền tảng cho sự phát triển hạ tầng và đô thị, cũng như các ngành – lĩnh vực có liên quan, thúc đẩy tăng trường GDP hàng năm và thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Cụ thể, Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 1/11/2016 Hội nghị Trung ương khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đề cập đến việc ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cũng đặt mục tiêu phát triển tối thiểu 3 đô thị thông minh ở Việt Nam.

Mục tiêu và kỳ vọng của các địa phương là áp dụng tiêu chuẩn cũng như đánh giá sự phù hợp đối với một đô thị thông minh, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm, xác định được chiến lược, công nghệ, nhân lực cần thiết để xây dựng và phát triển Đô thị thông minh trong thời gian tới, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của các Đô thị và đất nước.

16 HỘI NHẬP &PHÁT TRIỂN DIỄN ĐÀN KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

(Tọa đàm “Tứ giác sáng tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0”, ngày 16/11/2018)Để có sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn là một áp lực lớn

với doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Muốn thành công, cần mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 Nhà (Nhà nước + Nhà doanh nghiệp + Nhà khoa học + Nhà đầu tư tài chính), đây là công thức phát triển lâu đời của thế giới, nhưng Việt Nam - do 4 Nhà vẫn chưa liên kết với nhau, nên vẫn chưa tăng tốc được.

(Hội thảo quốc tế Khu đô thị sáng tạo tại TP. HCM, ngày 12/4/2018)Khu Đông TP. HCM có những lợi thế sẵn có và ngày càng phát triển hơn,

như Đại học Quốc gia TP. HCM sẽ xây dựng mới và lớn hơn trong thời gian tới. Giao thông trong khu vực cũng phải thực sự thông minh nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc di chuyển, kết nối nhiều nơi và làm việc thật sự thoải mái với nhiều không gian sáng tạo.

Tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập, xây dựng các chính sách giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt nhất những lợi ích từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chính phủ cũng đang tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cách tiếp cận của Việt Nam dựa trên thực tế phát triển kinh tế trong tương lai sẽ không còn dựa nhiều vào các ngành công nghiệp với mức lương thấp và cần nhiều lao động chân tay mà chủ yếu đến từ những ngành đòi hỏi công nghệ hiện đại và trình độ tay nghề cao.

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, sáng kiến tích cực như Saigon Innovation Hub đang trang bị cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều kỹ năng cần thiết để chào đón Cách mạng Công nghiệp 4.0.

(Hội thảo quốc tế “ Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo tại TP. HCM”, ngày 28/ 7/2018)

Tầm quan trọng của sự sáng tạo không chỉ dừng ở cấp quốc gia. Trong thực tế, sự sáng tạo phải diễn ra bên trong và được thúc đẩy bởi cộng đồng của chúng ta, các công ty tư nhân, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, cũng như các thành phố.

Những biến đổi về công nghệ đang làm cho thế giới phẳng hơn, điều này sẽ làm thay đổi cảnh quan toàn cầu, thay đổi cách chúng ta làm việc và sinh sống. Cạnh tranh và quan hệ đối tác giữa các thành phố ở cấp toàn cầu là “tiêu chuẩn mới” và các thành phố sẽ cần phải đổi mới để tồn tại trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tầm nhìn và khả năng lãnh đạo để tạo ra một hệ sinh thái nuôi dưỡng khả năng sản xuất và tăng trưởng mà tự nhiên sẽ mang lại sự phát triển đô thị bền vững và bao trùm vì lợi ích của mọi công dân.

Tôi rất vui khi thấy TP. HCM đã bắt đầu triển khai quá trình xây dựng tầm nhìn quan trọng này đối với khu đô thị sáng tạo. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ TP. HCM chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, kiến thức và nguồn lực tài chính đối với chương trình quan trọng này.

(Họp báo về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2018, ngày 14/11/2018 )Thành phố kỳ vọng Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - một tổ

chức tập hợp cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, có quan hệ rộng với doanh nghiệp nhiều nước ,đứng ra chủ trì, tổ chức sự kiện này, từ đó, đưa ra những thông điệp thúc đẩy các thành phần tham gia phát triển kinh tế, mời gọi đầu tư và hợp tác quốc tế.

Năm nay, HUBA chọn chủ đề Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác – Vai trò động lực của doanh nghiệp, với kỳ vọng gửi đến các chuyên gia và doanh nhân những vấn đề trọng tâm: Thế giới sau nhiều năm phát triển, đã đưa ra mô hình đô thị sáng tạo dựa trên nền tảng sáng tạo đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với một thành phố đông dân như TP. HCM, đây là vấn đề hết sức cần thiết trong điều kiện các nguồn lực tự nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt thì tài nguyên sáng tạo từ con người là quan trọng nhất để đóng góp vào sự phát triển bền vững.

(Tọa đàm “Tứ giác sáng tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0”, ngày 16/11/2018)

Doanh nghiệp cần liên kết với các trường - viện. Nhưng việc kết nối vẫn chưa thuận do các bên vẫn đợi chờ lẫn nhau. Hiện các trường chưa nhìn nhận doanh nghiệp như một khách hàng, mời gọi còn khó khăn, trong khi các nhà cung cấp nước ngoài mời là họ đến ngay. Họ không chỉ hướng đến công ty chúng tôi mà hướng đến thị trường hơn 90 triệu dân, qua các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp, họ có thể kết nối được những đối tác lớn hơn. Như vậy, về phía doanh nghiệp, cần thông qua các hiệp hội tạo kênh kết nối với trường viện; phía trường viện xem doanh nghiệp là đối tác nghiên cứu và chính là khách hàng, đối tác đồng hành của mình. Nhà nước có chủ trương hỗ trợ kinh phí, lên kế hoạch triển lãm, xây dựng chương trình hoặc quỹ hỗ trợ rủi ro trong các đặt hàng nghiên cứu của doanh nghiệp với viện trường hoặc các chuyên gia.