De cuong cau hoi on tap Dia 12 Giamtai

39
THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12 ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam 1. Vị trí địa lí: - Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA. - Hệ tọa độ địa lí : + Vĩ độ: 23 0 23’B-8 0 34’B + Kinh độ: 102 0 09’Đ-109 0 24’Đ - Nằm ở múi giờ thứ 7. 2. Phạm vi lãnh thổ: a. Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km 2 . - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển. - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng.. b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. Câu 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng: 1. Ý nghĩa về tự nhiên - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Đa dạng về động-thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: phân hóa Bắc-Nam, miền núi và đồng bằng… * Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán… 2. Ý nghĩa về KT - XH và quốc phòng - Về kinh tế: + Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…) - Về văn hóa-xã hội: thuận lợi cho nước ta chung số hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA. 1

Transcript of De cuong cau hoi on tap Dia 12 Giamtai

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12

PHẦN I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊNBài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của ViệtNam1. Vị trí địa lí:- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA. - Hệ tọa độ địa lí :+ Vĩ độ: 23023’B-8034’B + Kinh độ: 102009’Đ-109024’Đ

- Nằm ở múi giờ thứ 7. 2. Phạm vi lãnh thổ:a. Vùng đất: - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2. - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào,Campuchia. - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển. - Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa(Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng.. b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thủy, lãnh hải, vùngtiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.Câu 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên,kinh tế - xã hội và quốc phòng:1. Ý nghĩa về tự nhiên- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Đa dạng về động-thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản. - Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: phân hóa Bắc-Nam, miền núi vàđồng bằng…* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…2. Ý nghĩa về KT - XH và quốc phòng- Về kinh tế:+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trênthế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan,Tây Nam Trung Quốc. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nướctrên thế giới. + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế biển(khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, dulịch…)

- Về văn hóa-xã hội: thuận lợi cho nước ta chung số hòa bình, hợptác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nướctrong khu vực ĐNA.

1

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bài 6, 7. Đất nước nhiều đồi núiCâu 1: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cảnước. - Đồi núi thấp, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000mchiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cảnước. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình gồm 2 hướng chính:+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. + Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâmthực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuấthiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giaothông, đê, đập, kênh rạch…Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình các vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc, TrườngSơn Bắc, Trường Sơn Nama. Vùng núi Đông Bắc- Nằm ở tả ngạn S. Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, BắcSơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. - Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sôngThương, sông Lục Nam. - Hướng nghiêng chung Tây Bắc-Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như HàGiang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m. b. Vùng núi Tây Bắc- Giữa sông Hồng và sông Cả- địa hình cao nhất nước ta- hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao,Pu Đen Đinh…)- Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộHoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ởgiữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ PhongThổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S. Mã, S. Chu…)c. Vùng núi Trường Sơn Bắc: - Từ Nam S.Cả tới dãy Bạch Mã. - Huớng chung TB-ĐN, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang,cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An,

2

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi ởQuảng Bình. - Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa TrườngSơn Bắc và Trường Sơn Nam. d.Vùng núi Trường Sơn Nam- Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núiBạch Mã tới bán bình nguyên ở ĐNB, bao gồm khối núi Kon Tum và khốinúi Nam Trung Bộ. - Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần vềphía Đông; còn phía Tây là các cao nguyên xếp tầng cao khoảng từ500-1000 m: Plây-Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh. tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình TrườngSơn Nam. Câu 3: So sánh đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng và Đồngbằng sông Cửu Long

Tiểu muc Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu LongNguyên nhân hình thành

Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ

Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.

Diện tích 15.000km2 40.000km2

Hệ thống đê, kênh rạch Có hệ thống đê ngăn lũ Có hệ thống kênh rạch chằng

chịt

Sự bồi đắp phù sa Vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm Được phù sa bồi đắp hàng năm

Tác động của thủy triều

Ít chịu tác động của thủy triều

Chịu sự tác động mạnh của thủy triều.

Câu 4: Nêu đặc điểm của dải Đồng bằng ven biển miền Trung:- Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp- Diện tích: 15.000 km2. - Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ (Chỉ có đồngbằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng.- Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng,trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát. Câu 5: Nêu những thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của khu vực đồinúi và đồng bằng trong phát triển KT-XHa. Khu vực đồi núi- Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít,apatit, than đá, VLXD…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp pháttriển. - Thủy năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thủyđiện lớn. - Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiềuloại ĐTV, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốcgia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảovệ đất, khai thác gỗ…

3

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyêncanh cây công nghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phíaBắc….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng caocòn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới. - Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…Thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…- Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hóa, địa hình hiểm trở đi lạikhó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn chosinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn chophòng và khắc phục thiên tai. b. Khu vực đồng bằng- Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, vớinhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản,lâm sản. - Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển cácthành phố, khu công nghiệp …- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. - Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn vềngười và tài sản.

Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biểnCâu 1: Nêu khái quát về Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đếnthiên nhiên Việt Nam1. Nêu khái quát về Biển Đông- Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín. - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. a. Khí hậu: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dươngđiều hòa, lượng mưa nhiều. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển. - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãitriều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn sanhô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinhthái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái rừng trênđảo…c. TNTN vùng biển:- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể NamCôn Sơn và Cửu Long, cát, quặng titan,.., trữ lượng muối biển lớntập trung ở NTB. - Tài nguyên hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ vôcùng đa dạng (2. 000 loài cá, hơn 100 loài tôm…), các rạn san hô ởquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. d. Thiên tai:

4

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Bão lớn, sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển- Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung… Cần có biện pháp sử dụng hợp lí, phòng chống ô nhiễm môi trườngbiển và phòng chống thiên tai, có chiến lược khai thác tổng hợp kinhtế biển.

Bài 9, 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùaCâu 1: Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm giómùaa. Tính chất nhiệt đới:- Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạdương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C- Tổng số giờ nắng từ 1400-3000 giờ/năm.b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500-2000 mm. Mưa phân bố không đều.- Độ ẩm không khí cao trên 80%. c. Gió mùa:* Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)- Từ tháng XI đến tháng IV- Nguồn gốc: cao áp lạnh Xibia- Hướng gió Đông Bắc. - Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra).- Đặc điểm:+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng đông bắc gây mưa vùng venbiển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. * Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)- Từ tháng V đến tháng X- Hướng gió Tây Nam. + Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn choNam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của TâyBắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng. + Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển vàđổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc vàmưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).Câu 2: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa quacác thành phần tự nhiên khác ở nước taa. Địa hình:* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi

- Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. - Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. - Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.

5

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. * Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. b. Sông ngòi:- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nướcta có 2360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửasông. - Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 ty m3.năm.Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tươngứng mùa khô.c. Đất đai:Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta loại đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Lớp đấtphong hóa dày. d. Sinh vật:- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quanchủ yếu ở nước ta các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. - Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.Câu 3: Hãy nêu anh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đếnhoạt động sản xuất và đời sốnga. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước,tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông-Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổnđịnh, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thủy sản, GTVT, dulịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô. - Khó khăn:+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnhhưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lí máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bấtthường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gâyảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Bài 11, 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạngCâu 1: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắcvà phần lãnh thổ phía Nam nước taa. Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra).- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh- Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn(100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.- Sự phân hóa theo mùa: mùa đông-mùa hạ

6

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưuthế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú cólông dày.b. Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.- Nhiệt độ trung bình: trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp(30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.- Sự phân hóa theo mùa: mùa mưa-mùa khô- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật vàthực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.Câu 2: Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông-Tây.Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùngthềm luc địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bêna. Vùng biển và thềm lục địa:- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từngdạng địa hình ven biển, thềm lục địa.b. Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng,thiên nhiên trù phú.- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biểnkhúc khuyu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt,đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.c. Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa vàhướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hóa thiên nhiên từ Đông-TâyBắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.Câu 3: Thiên nhiên phân hóa theo độ cao được thể hiện như thế nàoqua các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật?* Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:a. Đai nhiệt đới gió mùa- Miền Bắc: Dưới 600-700m- Miền Nam từ 900-1000m- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳnơi. - Các loại đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 24% diện tích cả nước).Nhóm đất Feralit vùng đồi núi thấp (> 60%). - Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừngnhiệt đới gió mùa. b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi- Miền Bắc: 600-2600m. - Miền Nam: Từ 900-2600m. - Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩmtăng. - Các loại đất chính: đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đấtmỏng. - Các hệ sinh thái: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kimc. Đai ôn đới gió mùa trên núi

7

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)- Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C- Các loại đất chính: chủ yếu là đất mùn thô. - Các hệ sinh thái: các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên... Câu 4: So sánh đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên nước ta

Tênmiền

Miền Bắc và Đông Bắc BắcBộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và NamBộ

Phạmvi

Vùng đồi núi phía tả ngạn sông Hồng và ĐBSH

Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Từ 16oB trở xuống.

Địachất

Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (Trung Quốc), địa hình tương đối ổn định. Tân kiến tạo nâng yếu.

Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc), địa hình chưa ổn định. Tân kiến tạo nâng mạnh.

Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.

Địahình

Chủ yếu là đồi núi thấp.Độ cao TB 600m, có nhiềunúi đá vôi. Hướng núi vòng cung.Đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh đảo, quần đảo.

Địa hình cao nhất cả nước, độ dốc lớn.Hướng TB - ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, đồng bằng giữa núi.Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.

Khối núi cổ Kontum, cao nguyên, sơn nguyên, sườnđông dốc, sườn tây thoải. Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng mở rộng. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.Đường bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh thuận lợi phát triển hải cảng,du lịch, nghề cá.

Khoáng sản

Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, đồng, apatit, vật liệu xây dựng.

Khoáng sản có đất hiếm, sắt, crôm, titan.

Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên giàu bôxit.

Khíhậu

Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, mưa nhiều, gió đông nam, tây nam thổi. Thời tiết có nhiều biến động.

Mùa đông: chỉ có 2 thángnhiệt độ dưới 20oC, gió mùa đông bắc suy yếu.- Bắc Trung Bộ mùa hạ cógió phơn tây nam, bão hoạt động mạnh, có lũ tiểu mãn tháng 6.

Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ TB trên 20oC.Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 - 10, ở duyên hải Nam Trung Bộtừ tháng 9 - 12, lũ có 2cực đại vào tháng 6 và tháng 9.

Sôngngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc.Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung.

Sống hướng TB - ĐN, ở Bắc Trung Bộ sông hướng Tây - Đông. Sông có độ dốc lớn, tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.

Sông ở Nam Trung Bộ: ngắn dốc.Hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.

Sinhvật

Đai nhiệt đới, chân núi hạ thấp dưới 600m.Thành phần loài có nhiệtđới, á nhiệt đới.

Có đầy đủ các đai thực vật theo độ cao: đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới trên đất mùnalit, đai ôn đới

Đai nhiệt đới lên đến độcao 1000m.Thành phần loài: nhiệt đới, xích đạo. Rừng ngậpmặn ven biển có diện tích lớn.

Bài 14. Sử dung và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

8

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Câu 1: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạngsinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinhhọca. Tài nguyên rừng:- Rừng của nước ta đang được phục hồi. - Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)- Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi nămgiảm 0,18 triệu ha.- Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%) hiện nay có xu hướng tăngtrở lại.- Tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943(43%).- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừnggiàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mớiphục hồi.* Các biện pháp bảo vệ rừng: - Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡngrừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của cácvườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độphì và chất lượng đất rừng.- Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thựchiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.b. Suy giảm đa dạng sinh học:- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.- Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đócó 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.- Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62loài có nguy cơ tuyệt chủng.- Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29loài có nguy cơ tuyệt chủng.* Nguyên nhân:- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèotính đa dạng của sinh vật.- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thủysản bị giảm sút.* Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.- Ban hành sách đỏ Việt Nam.- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.Câu 2: Hãy nêu tình trạng sử dung tài nguyên đất và tình trạng suythoái tài nguyên đất ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồinúi và vùng đồng bằng.a. Hiện trạng sử dụng đất

9

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụngtrong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3triệu ha đất chưa sử dụng.-Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khảnăng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.b. Suy thoái tài nguyên đất- Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đaibị suy thoái vẫn còn rất lớn.- Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa (chiếmkhoảng 28%).c. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất- Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lý: làmruộng bậc thang, trong cây theo băng.+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.

- Đối với đất nông nghiệp:+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diệntích.+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóađất.

Câu 3: Trình bày vấn đề sử dung và bảo vệ tài nguyên nước, khoángsản, du lịch ở nước taa. Tài nguyên nước:* Tình hình sử dụng:- Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơikhai thác nước ngầm quá mức.- Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạnhán vào mùa khô.- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt.* Biện pháp bảo vệ:- Xây các công trình thủy lợi để cấp nước, thoát nước…- Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc.- Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.- Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.- Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.b. Tài nguyên khoáng sản:* Tình hình sử dụng:Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tánnên khó khăn trong quản lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ônhiễm môi trường khai thác bừa bãi, không quy hoạch…* Biện pháp bảo vệ:- Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làmô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoángsản.

10

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.c. Tài nguyên du lịch:* Tình hình sử dụng:Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnhquan du lịch bị suy thoái.* Biện pháp bảo vệ:Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trườngdu lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên taiCâu 1: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:+ Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sựgia tăng bão lụt, hạn hán…Ví dụ: Phá rừng đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăngtốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe dọa bị tuyệtchủng…

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ rasông hồ chưa qua xử lý.+ Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khíthải của các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.+ Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huy đều ngấm xuốngđất, do sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Hãy cho biết thời gian hoạt động của bão ở Việt Nam, hậu quảvà biện pháp phòng chốnga. Hoạt động của bão ở Việt Nam:- Thời gian hoạt động từ tháng 6, kết thúc tháng 11, đặc biệt là cáctháng 9,10.- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịuảnh hưởng của bão.- Trung bình mổi năm có 8 trận bão.b. Hậu quả của bão:- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông,thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.c. Biện pháp phòng chống bão:- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuảcơn bão.- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.- Sơ tán dân khi có bão mạnh.

11

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.Câu 3: Hãy nêu một số thiên tai chủ yếu ở nước ta và biện pháp phòngchống

Các thiêntai Ngập lut Lũ quét Hạn hán

Nơi hay xảyra ĐBSH và ĐBSCL Xảy ra đột ngột ở

miền núi Nhiều địa phương

Thời gianhoạt động

Mùa mưa (tháng 5 - 10).Riêng miền Trung từ tháng 9 - 12.

Tháng 6 - 10 ở miền Bắc.Tháng 10 - 12 ở miền Trung.

Mùa khô tháng 11 - 4.

Hậu quảPhá hủy mùa màng, tắcnghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường...

Thiệt hại về tính mạng và tài sản của dân cư...

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt...

Nguyên nhân

- Địa hình thấp.- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.- Ảnh hưởng của thủy triều.

- Địa hình dốc.- Mưa nhiều tập trungtheo mùa.- Rừng bị chặt phá.

- Mưa ít- Cân bằng ẩm nhỏ hơnkhông.

Biện phápphòng chống

Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi.

- Trồng rừng, quản lívà sử dụng đất đai hợp lí.- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.- Quy hoạch các điểm dân cư.

- Trồng rừng- Xây dựng hệ thống thủy lợi.- Trồng cây chịu hạn.

Câu 4: Hãy nêu các nhiệm vu chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảovệ tài nguyên và môi trường - Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng,các loài hoang dại.- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điềukhiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống conngười.- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khảnăng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường.

PHẦN II: ĐỊA LÍ DÂN CƯBài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản về dân số nước ta, những tác độngđến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?a. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc- Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 ĐNA, 13 trênthế giới.

12

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Tác động: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bêncạnh đó gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượngcuộc sống. - Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86,2%)Tác động: đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hóa…, nhưngvẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối vớicác dân tộc ít người, mức sống còn thấp. b. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế ky XX: 1965-75(3%), 1979-89 (2,1%). - Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗinăm tăng hơn 1 triệu người. Tác động: Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môitrường, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Dân số trẻ: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm27%, tuổi già chỉ 9,0% (2005). Tác động: Lực lượng LĐ dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnhđó khó khăn trong giải quyết việc làm. c. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí- Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) phân bố không đều* Phân bố không đều giữa đồng bằng-miền núi:- Đồng bằng: 1/4 diện tích-chiếm 3/4 dân số ĐBSH cao nhất, 1225người/km2 gấp 5 lần cả nước. - Miền núi: 3/4 diện tích-chiếm 1/4 dân số Tây Nguyên 89người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 * Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: - Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. - Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng. Tác động: Sử dụng không hợp lí lao động, khó khăn trong khai thác tàinguyên ở cả đồng bằng và miền núi…Câu 2: Nêu chiến lược phát triển dân số hợp lí ở nước ta- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả. - Phân bố dân cư, lao động hợp lí giữa các vùng. - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyểndịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người laođộng có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tốiđa nguồn lao động của đất nước.Câu 3: Dựa vào bảng 16.3 (trang 71 SGK) vẽ biểu đồ thích hợp thểhiện cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn từ năm 1990 - 2005.Từ đó rút ra nhận xét.- Vẽ biểu đồ miền- Nhận xét:+ Trong cơ cấu dân số: dân cư nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao: 73,1%(2005)

13

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có nhiều thanh đổi: tỉ lệdân thành thị có xu hướng tăng lên (số liệu dẫn chứng), tỉ lệ dânnông thôn có xu hướng giảm (số liệu dẫn chứng)

- Nguyên nhân:+ Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động+ Do quá trình đô thị hóa

Bài 17. Lao động và việc làmCâu 1: Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nướctaa. Thế mạnh:- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệungười (51,2% tổng số dân).- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệmtích lũy qua nhiều thế hệ.- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựuphát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.b. Hạn chế:- Thiếu tác phong công nghiệp, ky luật lao động chưa cao.- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghềcòn thiếu.- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằngvà hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu laođộng, nhất là lao động có kỹ thuật.Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét về sự phân bố dân cưnước ta. Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy?* Dân cư nước ta phân bố không đều:- Các khu vực dân cư tập trung đông, mật độ cao (MĐDS từ > 201người/km2): HS xác định các khu vực này.- Các khu vực dân cư tập trung thưa với mật độ thấp (MĐDS từ 100người/km2 trở xuống): HS xác định các khu vực này.Câu 3: Trình bày phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.- Thực hiện tốt chính sách dân số.- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ…- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất.- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn laođộng.- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Bài 18. Đô thị hóaCâu 1: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta* Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thịhóa thấp:

14

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Từ thế ky III trước Công nguyên xuất hiện đô thị đầu tiên là thànhCổ Loa nhưng đến năm 2005 mới có 26,9% dân số thành thị.- Cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp so với các nướctrong khu vực và thế giới.* Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn chậm:- Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm2005 con số này đã tăng lên 26,9%.- Tuy nhiên, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khuvực.* Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùngCâu 2: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước tađối với phát triển kinh tế-xã hội.- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hộicủa các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thịđóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 87% GDPdịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.- Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóalớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sứchút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sựtăng trưởng và phát triển kinh tế.- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho ngườilao động.Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phảicó kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trậttự xã hội…

PHẦN III: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾBài 20. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có xu hướng chuyển dịch nhưthế nào?Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhưng diễn ra còn chậm, thể hiện rõ trong:- Cơ cấu nền kinh tế (GDP): Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọngkhu vực II và III.- Trong nội bộ từng ngành có sự chuyển dịch tích cực:+ Khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành NN, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.Trong nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôităng. + Khu vực II: Công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệpkhai thác có tỉ trọng giảm. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêucầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cósức cạnh tranh. + Khu vực III: Tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạtầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới như viễn thông, tư vấnđầu tư...

15

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Câu 2: Dựa vào Bảng 20.1 (SGK trang 83) vẽ biểu đồ thích hợp thểhiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1990 -2005. Từ đó rút ra nhận xét và giải thích.* Gợi ý:- Vẽ biểu đồ miền- Nhận xét: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biếntích cực, theo hướng sản xuất hàng hóa:+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt lớn nhất, nhưng đang giảm (số liệudẫn chứng) vì giá trị thấp, diện tích đất trồng trọt có xu thếgiảm+ Tỉ trọng chăn nuôi còn thấp nhưng đang tăng khá (số liệu), vì cóhiệu quả kinh tế cao, có điều kiện về thức ăn ngày càng đầy đủ+ Tỉ trọng của dịch vụ nông nghiệp đang có nhiều biến động vàchiếm tỉ trọng thấp nhất (số liệu). Do trình độ nền nông nghiệpnước ta chưa phát triển.

Câu 3: Làm bài tập 2 (SGK trang 86): Tính tỉ trọng của từng ngànhtrong tổng giá trị sản xuất và nhận xét về chuyển dịch cơ cấu.

Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước taCâu 1: Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện để phát triển mộtnền nông nghiệp nhiệt đới và đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệpnhiệt đới?a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệpnhiệt đới* Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt, chophép:- Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Mùa đông lạnh cho phép pháttriển cây trồng vụ đông ở ĐBSH. - Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùavụ. - Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khácnhau giữa các vùng. Đồng bằng thế mạnh là cây hàng năm, nuôi trồngthủy sản; miền núi thế mạnh cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. * Khó khăn: - Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn vớicác vùng sinh thái- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.Câu 2: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nôngnghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa

Tiêu chí Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóaMục đích Tự cấp, tự túc. Người sản

xuất quan tâm nhiều đến Người sản xuất quan tâm nhiều đến thị trường, đến năng suất, lợi nhuận

16

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

sản lượngQuy mô Nhỏ LớnTrang thiếtbị Công cụ thủ công Sử dụng nhiều máy móc hiện đại

Hướng chuyên môn hóa

Sản xuất nhỏ, manh mún, đacanh

Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liênkết nông - công nghiệp

Hiệu quả Năng suất lao động thấp Năng suất lao động cao

Phân bốNhững vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn

Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, thuận lợi về giao thông, gần các thành phố

Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệpCâu 1: Trình bày những thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gầnđây. Tại sao đạt được những thành tựu to lớn đó?* Thành tựu:- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3triệu ha (2005).- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi- Năng suất tăng mạnh đạt 4,9 tấn/ha một năm.- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980)lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). Bình quânlương thực năm đạt trên 470 kg/người VN xuất khẩu gạo hàng đầu thếgiới.- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.- ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50%diện tích, 50% sản lượng lúa cả nước.* Giải thích:- Đường lối chính sách của Nhà nước thúc đẩy nông nghiệp phát triển.- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất caovào sản xuất.- Áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật: thủy lợi, phân bón, thuốc trừsâu…- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Câu 2: Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợivà khó khăn gì?a. Thuận lợi:- Diện tích đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi choviệc hình thành các vùng chuyên canh.- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây côngnghiệp nhiệt đới.- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây côngnghiệp

17

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Mạng lưới cơ sở chế biến.- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.b. Khó khăn:- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán,lũ lụt…- Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nêu tình hình sản xuất và phânbố cây công nghiệp ở nước ta1. Tình hình sản xuất: Dựa vào biểu đồ để nhận xét về diện tích câycông nghiệp2. Phân bố: Xác định các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn: HSdựa vào tỉ lệ diện tích cây công nghiệp so với tổng diện tích gieotrồng3. Xác định vùng phân bố các cây công nghiệp: (Gợi ý điền vào bảngsau)

Cây côngnghiệp

Vùng phân bố

Cây CN lâu năm- Cà phê- Cao su- Chè- …

Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung BộĐông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung BộTrung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên...

Cây CN hàng năm- Mía- Lạc- Đậu tương- …

Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền TrungBắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đăk LăkTrung du miền núi phía Bắc, Đăk Lăk, Đồng Tháp......

Câu 4. Nêu tình tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước taNgành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị sản lượng nông nghiệp- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang cóxu hướng tăng. - Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa + Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp+ Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngàycàng cao.

- Chăn nuôi lợn và gia cầm + Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịtcác loại.+ Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).+ Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sôngHồng và Đồng bằng sông Cửu Long

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ- Đàn trâu: 2,9 triệu con nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ

18

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Đàn bò: 5,5 triệu con Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở TP.HCM, Hà Nội…Câu 5: Làm bài tập 3 (SGK trang 97): Phân tích sự phát triển sảnlượng cà phê và khối lượng xuất khẩu cà phê từ 1980 - 2005.* Gợi ý:- Từ năm 1980 - 2005, sản lượng cà phê tăng nhanh (tăng 743 nghìntấn), nhưng tăng nhanh nhất là từ năm 1990 đến 2005 (tăng 660 nghìntấn)- Khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng nhanh (tăng 908 nghìn tấn)tăng nhanh nhất là giai đoạn 1990 - 2005 (tăng 823 nghìn tấn)- Nguyên nhân:+ Có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu cà phê: đất đai, khíhậu, lao động...+ Diện tích trồng cà phê liên tục tăng+ Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất cà phê nên năng suất tăng+ Thị trường tiêu thụ mở rộng.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:1. Lập bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa của nước ta từ năm2000 - 2007. Nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây lúa củanước ta.2. Lập bảng số liệu về tình hình phát triển thủy sản nước ta từ năm2000 - 2007. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngànhthủy sản.1. Lập bảng theo mẫu sau:

Tình hình 2000

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)Sản lượng (nghìn tấn)Năng suất (tấn/ha)

Nhận xét:- Từ năm 2000 - 2007 diện tích tăng từ..... đến..... gấp..... lần.Do tăng cường cải tạo đất đưa nhiều vùng đất hoang hóa thành đấttrồng lúa, nhiều vùng trồng 1 vụ có thể sản xuất 2 vụ.- Sản lượng lúa tăng từ..... đến..... gấp..... lần. Do diện tíchtrồng lúa tăng và do áp dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ đểtăng năng suất.- Năng suất lúa tăng..... gấp..... lần. Do áp dụng các biện phápthâm canh như phân bón, giống mới...- Phân bố: Lúa được trồng nhiều ở ĐBSH và ĐBSCL với diện tích lúachiếm tới trên 90% diện tích trồng cây lương thực. Ngoài ra các vùngDHMT diện tích lúa chiếm tới từ trên 80 - 90%. Các vùng núi diệntích trồng lúa ít chiếm dưới 60% diện tích cây lương thực.2. Lập bảng theo mẫu sau:

19

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Sản lượng thủy sản(nghìn tấn)

2000

2005

2007

Khai thácNuôi trồngTổng sản lượng thủy sản

* Nhận xét:- Sản lượng thủy sản tăng từ..... đến..... gấp...... lần.- Sản lượng khai thác tăng từ..... đến..... gấp...... lần.- Sản lượng nuôi trồng tăng từ..... đến..... gấp...... lần.- Phân bố: Những vùng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển:Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.* Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển đánh bắt vànuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở Nam Trung Bộ, Đông NamBộ và ĐBSCL.- Có nhiều ngư trường lớn: Ninh Thuận - Bình Thuận... với nhiều bãitôm, bãi cá.- Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi để nuôi trồng thủysản- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm về đánh bắt thủy sản- Phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại.Câu 7: Làm bài thực hành trang 98 SGK. (Phần a, c)

Bài 24. Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệpCâu 1: Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong pháttriển ngành thủy sản* Thuận lợi:a. Điều kiện tự nhiên:- Bờ biển dài trên 3200km và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệukm2.- Hải sản rất phong phú: Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệutấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài...- Có 4 ngư trường trọng điểm:+ Hải Phòng-Quảng Ninh+ Quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa+ Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu+ Cà Mau-Kiên Giang.

- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặncó khả năng nuôi trồng thủy sản. - Có nhiều sông, suối, kênh rạch…cóthể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủysản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.b. Điều kiện kinh tế - xã hội:- Nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt- Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn

20

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước phát triển mạnh- Các dịch vụ thủy sản và công nghiệp chế biến cũng phát triển hơn- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.* Khó khăn:- Bão, gió mùa Đông Bắc gây thiệt hại và hạn chế số ngày ra khơi - Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất laođộng còn thấp.- Chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế. - Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Câu 2: Hãy nêu tình hình phát triển phân bố ngành lâm nghiệp- Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừnglàm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng phòng hộ. Hàng năm trồngkhoảng 200.000 ha rừng tập trung. - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…công nghiệp bột giấy vàgiấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (PhúThọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB, …- Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi.

Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệpCâu 1: Tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp nướcta (HS xem trong Bảng 25.1 trang 107, 108 SGK)Câu 2: Nêu điều kiện sinh thái nông nghiệp và hướng chuyên môn hóacủa vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (HS xem trong Bảng25.1 trang 107, 108 SGK)Câu 3: Nêu đặc điểm của kinh tế trang trại ở nước ta- Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình- Kinh tế trang trại đưa nông nghiệp từ nền kinh tế tự cung, tự cấpphát triển lên nền sản xuất hàng hóa- Số lượng các trang trại tăng, nhất là các trang trại chăn nuôi vàthủy sản- Số lượng các trang trại phân bố không đều, chủ yếu ở Đồng bằngsông Cửu Long

Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệpCâu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản về cơ cấu ngành công nghiệp nước tavà nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta1. Đặc điểm:a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng gồm 3 nhóm chính với 29 ngànhkhác nhau:- Công nghiệp khai thác- Công nghiệp chế biến- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

21

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

b. Trong cơ cấu công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: VD: Côngnghiệp năng lượng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may...).c. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế hội nhập:- Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sảnxuất, phân phối điện, khí đốt, nước.2. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: - Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường, điềukiện VN, với nền kinh tế thế giới- Đẩy mạnh phát triển các ngành trọng điểm, đưa công nghiệp điện lựcđi trước một bước.- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.Câu 2: Thế nào là công nghiệp trọng điểm? Vì sao ngành công nghiệpnăng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?- Công nghiệp trọng điểm: Là những ngành có thế mạnh lâu dài, manglại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triểncác ngành kinh tế khác.- Công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm vì:+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệpnăng lượng: Có nguồn nhiên liệu (than, dầu khí) dồi dào, nguồnthủy năng lớn, nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về năng lượng rấtlớn.+ Phát triển công nghiệp năng lượng sẽ giúp đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa+ Sự phát triển công nghiệp năng lượng tác động đến nhiều ngànhkinh tế khác: CN, NN, DV+ Cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:a. Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.b. Giải thích vì sao có sự phân hóa đóa. Hoạt động công nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở một số khu vực:- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung côngnghiệp theo lãnh thổ cao nhất phía Bắc. Từ Hà Nội tỏa theo các hướngvới các cụm chuyên môn hóa:+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí.+ Đáp Cầu-Bắc Giang: phân hóa học, VLXD.+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hóa chất, giấy.+ Hòa Bình-Sơn La: thủy điện.+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa: dệt, xi măng, điện.

- Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp, đặc biệt ở Đông Nam Bộ vớicác trung tâm CN quy mô lớn: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, có cácngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử TP.HCM làtrung tâm CN lớn nhất cả nước.- Duyên hải miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí,thực phẩm, điện Đà Nẵng là trung tâm CN lớn nhất vùng.

22

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Hoạt động công nghiệp thưa thớt ở vùng núi và trung du.b. Vì sao:- Những nơi tập trung công nghiệp là do: Có vị trí thuận lợi, có sẵntài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chấtlượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút mạnh đầu tư nướcngoài.- Những nơi thưa thớt là do thiếu đồng bộ các yếu tố trên.

Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọngđiểm

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nêu tiềm năng phát triển vàtình hình sản xuất, phân bố công nghiệp điện lực ở nước ta1. Tiềm năng phát triển:- Có nguồn nhiên liệu phong phú: Than đá, dầu khí- Trữ năng thủy điện lớn (30 triệu kw) tập trung chủ yếu trên 3 hệthống sông Hồng và sông Đà; sông Đồng Nai; Sông Xê-xan, Xrê-pôk- Nhu cầu trong sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng.2. Tình hình sản xuất và phân bố:- HS dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam lập bảng để nêu tên các nhà máynhiệt điện, thủy điện với công suất và địa điểm xây dựng (sông nàođối với thủy điện)- HS dựa vào biểu đồ trong Atlat để nêu tình hình gia tăng sản lượngđiệnCâu 2: Vì sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trởthành công nghiệp trọng điểm?a. Thế mạnh lâu dài:- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chănnuôi, thủy sản…- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.- Cơ sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.b. Mang lại hiệu quả cao:- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.- Chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nướcvà giá trị xuất khẩu.- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.c. Tác động đến các ngành kinh tế khác:- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng,cơ khí…

Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệpCâu 1: Nêu đặc điểm và tình hình phát triển các khu công nghiệp ở nước ta1. Đặc điểm:

23

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Là khu vực có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống được thành lập do chính phủ quyết định- Chuyên sản xuất công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp2. Tình hình phát triển:- Được thành lập từ thập ky 90 của thế ky 20, đến năm 2007 có 150 khu công nghiệp- Các khu công nghiệp phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.Bài 29. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (trang 128, 129 SGK)Bài 30. Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin

liên lạcCâu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định các tuyến đường bộxuyên quốc gia, các đường quốc lộ chủ yếu trong các vùng, các cảngbiển quan trọng và các sân bay quốc tế của nước ta (HS tự làm)Câu 2: Hãy nêu những thành tựu và hạn chế của ngành bưu chính, viễnthông nước ta1. Thành tựu:* Bưu chính: Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.* Viễn thông:- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu các thành tựu hiện đại- Mạng lưới viễn thông đa dạng: mạng điện thoại, mạng phi thoại,mạng truyền dẫn2. Hạn chế:- Mạng lưới bưu chính, viễn thông phân bố chưa hợp lý- Công nghệ bưu chính còn lạc hậu

Bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịchCâu 1: Trình bày những thành tựu và hạn chế trong hoạt động kinh tếđối ngoại của nước ta1. Thành tựu:- Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng đạt 69,2 tỉ USD (2005)- Các mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàngcông nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản- Các mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêudùng- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phươnghóa với các bạn hàng chủ yếu: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kì, các nướcTây Âu, Đông Nam Á...2. Hạn chế:- Cán cân xuất nhập khẩu luôn trong tình trạng nhập siêu- Xuất khẩu các mặt hàng gia công là chủ yếu, hàng tinh chế, chếbiến còn ít.

24

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nêu những tài nguyên du lịchchủ yếu của nước ta, tình hình phát triển du lịch và phân bố cáctrung tâm du lịch chủ yếu* Gợi ý: HS dựa vào Atlat trang Du lịch để trả lời theo dàn ý sau:1. Các tài nguyên du lịch:* Tài nguyên du lịch tự nhiên: Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới, vườnquốc gia, thắng cảnh tiêu biểu... * Tài nguyên du lịch nhân văn: Kể tên các di sản văn hóa thế giới, làng nghềtruyền thống tiêu biểu... 2. Tình hình phát triển du lịch: HS dựa vào các biểu đồ để nhận xétvề số khách nội địa, số khách quốc tế, doanh thu, các khách du lịchchủ yếu.3. Phân bố các trung tâm du lịch: HS xác định các trung tâm du lịchquốc gia, trung tâm du lịch vùng...

PHẦN IV. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾBài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi

Bắc BộCâu 1: Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của vùng- Gồm 15 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình; ĐôngBắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. - Diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12triệu (2006), chiếm 14,2% dân số cả nước. - Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề ĐBSH, BTB và giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng có vị trí địa lí đặc biệt và GTVT đang được đầu tư tạo điềukiện thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nềnkinh tế mở. * Ý nghĩa:- Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN,cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuấtkhẩu.- Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cáchbiệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khốiđoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi vớicác nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới.Đây còn là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và códi tích lịch sử Điện Biên Phủ.Câu 2: Các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ?1. Thế mạnh khai thác khoáng sản và thủy điệna. Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồmnhiều loại:- Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đóvùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất

25

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu than antraxít. Sảnlượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu chocác nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150MW), Uông Bí mởrộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)…- Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ởCao Bằng. - Thiếc Tĩnh Túc, sản lượng 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu. - Apatit Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phânbón. - Đồng-niken ở Sơn La. giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu côngnghiệp đa ngành. * Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiệnkhai thác hiện đại và chi phí cao, cơ sở hạ tầng kém phát triển,thiếu lao động lành nghề…b. Thủy điện: trữ năng lớn nhất nước ta. - Trữ năng trên hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước(11.000MW), riêng sông Đà 6000MW. - Đã xây dựng: nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1900MW),Thác Bà trên sông Chảy 110MW. - Đang xây dựng thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Tuyên Quangtrên sông Gâm 342MW. Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chếbiến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường. * Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đógây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện. 2. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cậnnhiệt và ôn đớia. Điều kiện:- Đất: Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ,đất phù sa ở các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Nghĩa Lộ, ĐiệnBiên…. - Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: ĐôngBắc do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta,Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao. thuận lợi phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt vàôn đới.b. Sản xuất và phân bố:- Cây công nghiệp: Chè: diện tích và sản lượng chè lớn nhất nước ta,nổi tiếng các loại chè thơm ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, YênBái, Sơn La…- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng… - Cây ăn quả: mận, đào, lê… trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy HoàngLiên Sơn.

26

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Rau vụ đông: Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống rauquanh năm, trồng hoa xuất khẩu. * Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông, cơ sởchế biến còn kém phát triển trong khi khả năng mở rộng diện tích vànâng cao năng suất còn rất lớn. Việc đẩy mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nềnnông nghiệp hàng hóa đem lại hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạndu canh, du cư. 3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súca. Điều kiện:- Có nhiều đồng cỏ ở các cao nguyên cao 600-700m- Nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi- Đường lối khuyến khích phát triển chăn nuôi của nhà nước- Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăngb. Tình hình phát triển:- Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con,chiếm 16% đàn bò cả nước. - Trâu 1,7 triệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước, nuôi rộng khắp. - Do giải quyết lương thực cho con người nên hoa màu dành nhiều chochăn nuôi đã đẩy nhanh phát triển đàn lợn trong vùng, hơn 5,8 triệucon, chiếm 21% đàn lợn cả nước (2005). c. Khó khăn:cần giải quyết vấn đề giao thông, cải tạo các đồng cỏ, nâng cao năngsuất để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trong vùng. 4. Thế mạnh về kinh tế biển- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang cùng phát triển với vùngkinh tế trọng điểm phía Bắc. - Phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhất là đánh bắtxa bờ, tập trung ở ngư trường Quảng Ninh-Hải Phòng. - Du lịch biển-đảo là thế mạnh của vùng, tập trung ở vịnh Hạ Long. - Cảng Cái Lân đang được xây dựng góp phần phát triển GTVT biển, tạođà hình thành khu CN Cái Lân. Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSHCâu 1: Phân tích các thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế ở ĐBSH- Gồm 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, HưngYên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. - Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích của cả nước. - Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. Là vùng có ý nghĩa then chốt trong phát triển KTXH của cả nước.1. Các thế mạnh chủ yếu:- Vị trí địa lí:+ Giáp Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực pháttriển vùng và các vùng khác. Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

27

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Về tự nhiên:+ Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đấtphù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nôngnghiệp chiếm 51,2% DT vùng. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấucây trồng đa dạng. + Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thốngsông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng,nước khoáng. + Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớnđể phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thủysản, giao thông, du lịch.+ Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh,than nâu, khí tự nhiên.

- Về kinh tế - xã hội:- Dân cư đông nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. - Thị trường có sức mua lớn. - Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh hơn các vùng khác (giao thông,điện, nước…)- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễhội, làng nghề truyền thống… với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và HảiPhòng. 2. Các hạn chế chủ yếu:- Về tự nhiên:+ Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão, lũ lụt, hạnhán…+ Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu pháttriển công nghiệp.

- Về KTXH:+ Dân số đông, mật độ dân số cao (1225 ng/km2-cao gấp 4,8 lần mậtđộ dân số trung bình cả nước) gây sức ép về nhiều mặt, nhất làgiải quyết việc làm. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh củavùng. Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Câu 1: Trình bày vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ởBắc Trung Bộ1. Lâm nghiệp:- Điều kiện:+ Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. Diện tích rừng giàu tập trung vùngbiên giới Việt-Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. + Rừng sản xuất (34% diện tích), rừng phòng hộ (50%), rừng đặcdụng (16%). + Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản chim, thúcó giá trị(voi, bò tót…).

28

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Tình hình phát triển:+ Có nhiều lâm trường vừa khai thác vừa tu bổ vừa trồng rừng.+ Diện tích rừng giảm sút => Khai thác đi đôi với trồng rừng nhằm:. Điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế lũ lụt.. Chắn gió bão, ngăn không cho cồn cát di chuyển sâu vào làngmạc, ruộng đồng.

2. Nông nghiệp:a. Điều kiện phát triển:- Đất: đất cát pha => Thuận lợi cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía,thuốc lá). Lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.- Khí hậu:+ Mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh.+ Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô, nhiều thiên tai (Gió phơn,bão, lũ quét, hạn hán…), cồn cát di chuyển vào đất liền.+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên phát triển chăn nuôi

b. Tình hình phát triển:- Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại giasúc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước. - Một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, chè ở TâyNghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, …- Các cây khác: Một số vùng hình thành vùng chuyên canh cây côngnghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) và vùng thâm canh lúa. Tuynhiên bình quân lương thực còn thấp (348 kg/người - 2005). 3. Ngư nghiệp: - Điều kiện:+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vũng vịnh, nhiều hải sản, nhất làNghệ An.+ Lực lượng lao động đông, nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt chếbiến thủy sản.+ Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ.

- Tình hình phát triển:+ Đánh bắt ven bờ là chính.+ Việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh

Làm thay đổi rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, cầnchú ý hợp lí, bảo về nguồn lợi thủy sản trong vùng.Câu 2: Điều kiện, hiện trạng phát triển, phân bố và phương hướngphát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ1. Điều kiện phát triển:- Có nhiều loại khoáng sản:+ Quặng sắt: Thạch Khê (Hà Tĩnh)+ Crôm: Cổ Định (Thanh Hóa)+ Thiếc: Quỳ Hợp (Nghệ An)+ Đá quý, thạch anh, cao lanh, đá vôi…

- Bờ biển dài, nhiều nơi có thể xây dựng cảng nước sâu để nhậpnguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.

29

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Nguyên liệu đa dạng từ các ngành nông, lâm, thủy sản.- Cơ sở hạ tầng: Tuyến giao thông Bắc - Nam (Đường sắt Thống nhất vàquốc lộ 1A), nhiều sân bay, cảng biển quan trọng.- Nguồn nhân lực khá dồi dào2. Hiện trạng phát triển và phân bố:- Do hạn chế về kỹ thuật, vốn và cơ sở hạ tầng nên các tài nguyêncòn ở dạng tiềm năng- Công nghiệp chỉ mới phát triển ở một số thành phố và thị xã venbiển. Đa số các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (Vinh, Huế…), 1trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình là Thanh Hóa.- Cơ cấu ngành chưa đa dạng, các ngành nổi trội hơn cả là chế biếnlương thực, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng, xi măng, luyệnthép. Các ngành khác còn hạn chế.- Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.Vấn đề dần được giải quyết theo hướng sau:+ Sử dụng điện lưới quốc gia (đường dây 500KV).+ Đang xây dựng một số nhà máy thủy điện cỡ nhỏ và trung bình như:. Thủy điện Bản Vẽ (300MW) trên sông Cả (Nghệ An). Thủy điện Cửa Đạt (97MW) trên sông Chu (Thanh Hóa). Thủy điện Rào Quán (97MW) trên sông Rào Quán (Quảng Bình)

3. Phương hướng: Phát triển cơ sở hạ tầng trước hết là giao thôngvận tải có ý nghĩa to lớn cho phát triển kinh tế trước hết là côngnghiệp của vùng, cụ thể:- Quốc lộ 1 và đường sắt Thống nhất đang được nâng cấp, hiện đạihóa, đặc biệt đường hầm ô tô qua đèo Hải Vân đã làm tăng đáng kể khảnăng vận chuyển Bắc - Nam trên tuyến huyết mạch này.- Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cáchuyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành các đô thị mới.- Phát triển giao thông Đông - Tây (đường 7, 8, 9) cùng hàng loạtcửa khẩu được mở ra để tăng cường giao thương với các nước lánggiềng.- Hệ thống sân bay quốc tế (Huế) và trong nước (Vinh, Đồng Hới…)được nâng cấp hiện đại hóa giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăngcường thu hút khách du lịch.- Một số cảng nước sâu đang được xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn,Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảngbiển.Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam

Trung BộCâu 1: Trình bày điều kiện, hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tếbiển ở Duyên hải Nam Trung Bộ1. Nghề cá:- Điều kiện:+ Biển lắm tôm, cá; tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất ởcác tỉnh cực NTB và ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa.

30

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.- Hiện trạng: + Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 624.000 tấn, riêng cá biển420.000 tấn, có nhiều loại cá quý: cá thu, cá ngừ, cá trích…+ Nuôi tôm hùm, tôm sú được phát triển ở nhiều tỉnh như Phú Yên,Khánh Hòa.+ Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, nước mắm Phan Thiết ngonnổi tiếng...

Ngành thủy sản ngày càng có vai trò lớn trong việc giải quyết vấnđề thực phẩm của vùng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, cần chú ý khaithác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2. Du lịch biển:- Điều kiện: Có nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mỹ Khê (Đà Nẵng), SaHuỳnh (Qủang Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), MũiNé (Bình Thuận)…- Hiện trạng:+ Nha Trang, Đà Nẵng là các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.+ Đẩy mạnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo kết hợpnghỉ dưỡng, thể thao…

3. Dịch vu hàng hải:- Điều kiện: Có tiềm năng xây dựng các cảng nước sâu. - Hiện trạng:+ Có nhiều cảng tổng hợp Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang+ Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, dự kiến cảng Vân Phong(Khánh Hòa) sẽ là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

4. Khai thác khoáng sản ở thềm luc địa và sản xuất muối:- Điều kiện:+ Thềm lục địa Nam Trung Bộ có nhiều dầu khí+ Thời tiết nắng nhiều, ít mưa thuận lợi cho sản xuất muối

- Hiện trạng:+ Đang thăm dò, khai thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý(Bình Thuận)+ Các vùng sản xuất muối nổi tiếng ở Cà Ná, Sa Huỳnh…

Câu 2: Trình bày hiện trạng và hướng phát triển công nghiệp trongvùng Duyên hải Nam Trung Bộ1. Hiện trạng:- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, NhaTrang, Quy Nhơn, Phan Thiết- Cơ cấu ngành chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy sản, sảnxuất hàng tiêu dùng. - Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu côngnghiệp tập trung và khu chế xuất. - Cơ sở năng đang được giải quyết như:+ Sử dụng điện từ đường dây 500KV+ Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình: Sông Hinh(Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A

31

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầutiên ở nước ta tại vùng này.

2. Hướng phát triển:- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở ChuLai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội thúc đẩy công nghiệp của vùngngày càng phát triển.- Việc phát triển giao thông vận tải (đường bộ, đường không, đườngbiển) sẽ tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công laođộng mới.

Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây NguyênCâu 1: Trình bày các thế mạnh kinh tế của Tây Nguyên1. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên- Điều kiện: Nhiều thuận lợi về tự nhiên:+ Đất đỏ badan, giàu chất dinh dưỡng, có tầng phong hóa sâu, phânbố tập trung với những mặt bằng rộng lớn có thể hình thành cácvùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. + Khí hậu có tính chất cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợiphơi sấy, bảo quản các sản phẩm (song lại thiếu nước vào mùa khô).+ Khí hậu phân hóa theo độ cao, có thể trồng cả cây nhiệt đới vàcận nhiệt.

- Tình hình phát triển: - Cà phê là cây quan trọng số 1 ở Tây Nguyên:+ Diện tích: 4/5 diện tích Cà phê cả nước (450.000 ha). Đắc Lắk làcó diện tích Cà phê lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là Cà phêBuôn Mê Thuột có chất lượng cao.+ Phân bố:. Cà phê chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, LâmĐồng. . Cà phê vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk.

- Chè trồng trên các cao nguyên cao hơn ở Lâm Đồng, Gia Lai và đượcchế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm Đồng).Lâm Đồng có DT trồng chè lớn nhất nước. - Cao su lớn thứ 2 sau ĐNB, tập trung ở Gia Lai, Đắc Lắk, trên cáccao nguyên thấp, tránh được gió mạnh. * Phương hướng:- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộngdiện tích có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triểnthủy lợi. - Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để hạn chế rủi ro trong tiêuthụ sản phẩm và sử dụng hợp lí tài nguyên. - Đẩy mạnh các cơ sở chế biến, XK và thu hút đầu tư nước ngoài.2. Thế mạnh khai thác và chế biến lâm sản:- Điều kiện:+ Rừng nhiều nhất cả nước, che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Rừngchiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% SL gỗ có thể khai thác củacả nước.

32

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Có nhiều gỗ quý, chim, thú có giá trị: cẩm lai, sến, trắc…, voi,bò tót, tê giác…

- Tình hình phát triển+ Sản lượng khai thác gỗ hàng năm đều giảm, đến cuối thập ky 80(thế ky XX) là 600.000-700.000 m3, nay còn 200.000-300.000 m3.mộtnăm. + Có hàng chục lâm trường khai thác, chế biến và trồng rừng. Liênhiệp lâm-nông-công nghiệp lớn nhất nước ta Kon Hà Nừng (Gia Lai),Gia Nghĩa (Đắc Nông). + Nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút lớp phủ thực vật, môi trườngsống bị đe dọa, mực nước ngầm hạ thấp, đất đai dễ bị xói mòn…

- Biện pháp:+ Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí đi đôi với trồng rừngmới+ Đẩy mạnh giao đất, giao rừng+ Chế biến tại chỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

3. Thế mạnh khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi:- Điều kiện: Các sông có giá trị thủy điện: Đồng Nai, Xê xan, Xrêpôk- Tình hình phát triển:- Đã xây dựng một số nhà máy thủy điện: Đa Nhim trên sông Đa Nhim(160MW), Đrây H’ling trên sông Xrê pôk (12MW), Yaly trên sông Xê Xan(720MW)- Dự kiến: Xây dựng thêm nhiều nhà máy điện trên sông Xê Xan, XrêPôk, Đồng Nai- Việc phát triển thủy điện là điều kiện thuận lợi cho phát triểnKT-XH của vùng, đặc biệt việc khai thác quặng bô xit. Các hồ thủyđiện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thểkhai thác phục vụ du lịch và nuôi trồng thủy sản. Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam

BộCâu 1: Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Ở Đông Nam Bộ, khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp thể hiện như thếnào?1. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: là nâng cao hiệu quả khai tháclãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằmkhai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trìtốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đềxã hội và bảo vệ môi trường.2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp: - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp cả nước (khoảng 55,6%GTSLCN cả nước), nổi bật: công nghiệp điện tử, luyện kim, hóa chất,chế tạo máy, tin học, thực phẩm…- Việc phát triển công nghiệp đòi hỏi nhu cầu năng lượng lớn và đangđược giải quyết bằng cách:

33

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Xây dựng các nhà máy thủy điện trong vùng: Trị An trên sông ĐồngNai (400MW), thủy điện Thác Mơ trên sông Bé (150MW), Cần Đơn trênsông Bé…+ Sử dụng điện đường dây 500KV từ Hòa Bình vào Phú Lâm (TP.HCM) cóvai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.+ Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, ThủĐức trong đó Trung tâm điện lực Phú Mỹ với tổng công suất thiết kếlà 4000MW. + Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu côngnghiệp, khu chế xuất.

- Phát triển công nghiệp đòi hỏi nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng,nhất là GTVT-TTLL. - Phát triển công nghiệp đòi hỏi mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài,chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóadầu trong tương lai.- Phát triển công nghiệp đòi hỏi không tách rời vấn đề bảo vệ môitrường, tránh ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch. Câu 2: Chứng minh việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩahàng đầu trong sử dung hợp lý tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước- Phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp cầnphải:+ Tăng hệ số sử dụng đất trồng cây công nghiệp+ Giải quyết tốt hơn vấn đề lương thực+ Thay đổi cơ cấu cây trồng:. Đưa giống cao su có năng suất cao thay thế các vườn cao su giàcỗi.. Phát triển cà phê, hồ tiêu, điều với diện tích lớn. Trong các cây ngắn ngày: Mía, đậu tương vẫn chiếm vị trí hàngđầu.

- Để phát triển nông nghiệp trên quy mô lớn hơn, thủy lợi có ý nghĩahàng đầu:+ Công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng270km2, chứa 1,5 tỉ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của TâyNinh và Củ Chi.+ Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương, Bình Phước) cung cấp nướccho sản xuất và sinh hoạt.+ Để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm cần bảovệ vốn rừng (đặc biệt là rừng quốc gia Cát Tiên).

Câu 3: Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào? Nhữngngành nào sẽ phát triển mạnh và tác động tích cực đến bộ mặt kinh tếcủa vùng?- Bao gồm:+ Khai thác tài nguyên sinh vật biển: Đánh bắt và nuôi trồng thủysản.

34

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Khai thác dầu khí từ năm1986 với quy mô ngày càng lớn.+ Du lịch biển: Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng.+ Giao thông vận tải biển: với cảng Sài Gòn và Vũng Tàu

- Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khaithác dầu khí sẽ làm thay đổi lớn lao cơ cấu kinh tế và sự phân hóalãnh thổ của vùng.- Tuy nhiên đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trườngtrong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.Bài 41. Vấn đề sử dung hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm, sựphân bố các loại đất ở ĐBSCL và đề xuất các biện pháp sử dung cảitạo đất để phát triển nông nghiệp.1. Đặc điểm và phân bố đất đai: Mặc dù thổ nhưỡng của châu thổ làđất phù sa nhưng tính chất lại rất phức tạp, có 3 loại đất chủ yếu:- Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha(30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa, cây ănquả...- Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng),phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâmbán đảo Cà Mau. - Đất mặn có diện tích 75 vạn ha (19% diện tích vùng), phân bố thànhvành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. Nhược điểm: Đất phèn, đất mặn chiếm hơn nửa diện tích, thiếu dinhdưỡng, quá chặt, khó thoát nước.2. Biện pháp cải tạo:- Tận dụng nguồn nước ngọt để thau chua, rửa mặn, chia ruộng thànhnhiều ô nhỏ đưa nước ngọt vào để thau chua, rửa mặn.- Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.- Tạo các giống lúa mới phù hợp với vùng đất phèn, đất mặn.- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp,cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chếbiến…Câu 2: Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có thuận lợi và khó khăn gìtrong phát triển kinh tế? 1. Thuận lợi:- Vị trí địa lí:+ Gồm 13 tỉnh (kể tên dựa vào Atlat).+ Tiếp giáp Căm Pu Chia, Đông Nam Bộ, Vịnh Thái Lan, Biển Đông.

Thuận lợi cho phát triển kinh tế mở, với thế liên hoàn: đất liền -ven biển - biển và đảo.- Là đồng bằng châu thổ màu mỡ, lớn nhất nước ta, gần 4 triệu ha,chiếm 12% diện tích cả nước.- Đất phù sa là chủ yếu, gồm 3 nhóm đất chính:+ Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệuha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.

35

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

+ Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tíchvùng), phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũngtrung tâm bán đảo Cà Mau. + Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bốthành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan thiếu dinh dưỡng,khó thoát nước…

- Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định,lượng mưa hàng năm lớn. Ngoài ra vùng ít chịu tai biến khí hậu gâyra, thuận lợi cho trồng trọt. - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua, rửamặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thủy sản và đáp ứng nhu cầusinh hoạt. - Sinh vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu) và rừng tràm(Kiên Giang, Đồng Tháp). Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàngtrăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cábiển cả nước. - Khoáng sản: không nhiều chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở KiênGiang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khaithác. 2. Khó khăn:- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn cần được cải tạo. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước và sự xâm nhập mặn vào sâu đất liềnlàm tăng độ chua và chua mặn trong đất. - Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển công nghiệp.

Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ởBiển Đông và các đảo, quần đảo

Câu 1: Tại sao nói các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược đối với sựnghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển nước ta?- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ. Trong đó đảo lớn nhất là PhúQuốc. - Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du. - Đảo và quần đảo được lập thành 12 huyện đảo.- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được.- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiềuhoạt động kinh tế biển: khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển,du lịch.- Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại códiện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.- Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệchvề trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền.- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền,là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thờikỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềmlục địa.

Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

36

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

Câu 1: Nêu quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 VKTtrọng điểm ở nước ta1. Quá trình hình thành:- Hình thành vào đầu thập ky 90 của thế ky XX, gồm 3 vùng: Đó là cácvùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự phát triển của đất nước. Sau năm 2000 phạm vi cácvùng được mở rộng hơn, cụ thể:+ VKT trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,Quảng Ninh. Sau năm 2000 mở rộng thêm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. + VKT trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi. Sau năm 2000 mở rộng thêm Bình Định.+ VKT trọng điểm phía Nam: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, BìnhDương. Sau năm 2000 mở rộng thêm Bình Phước, Tây Ninh, Long An,Tiền Giang.

2. Thực trạng phát triển:- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp-xâydựng và dịch vụ- Kim ngạch xuất khẩu chiếm 64,5% so cả nước. Câu 2: Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của3 vùng kinh tế trọng điểm

Vùng Quy mô Thế mạnh và hạn chếCơ cấu

GDP/Trungtâm

Định hướng pháttriển

VKTtrọngđiểmphíaBắc

- Gồm 7 tỉnh:Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh - Diện tích: 15,3 nghìn km2

- Dân số: 13,7 triệu người

- Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm - Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông- Nguồn lao dộng dồi dào, chất lượng cao- Các ngành KT phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng

- Nông - lâm - ngư: 12,6%- Công nghiệp - xây dựng: 42,2%- Dịch vụ: 45,2%-Trung tâm:Hà Nội, HảiPhòng, Hạ Long, Hải Dương….

- Chuyển dịch cơ cấuKT theo hướng sản xuất hàng hóa- Đẩy mạnh phát triển các ngành KTTĐ- Giải quyết vầ đề thất nghiệp và thiếuviệc làm- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm MT nước, không khí và đất.

VKTtrọngđiểmmiềnTrung

- Gồm 5 tỉnh:Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.- Diện tích: 28 nghìn km2

- Dân số: 6,3triệu người

- vị trí chuyển tiếp từ vùng phía bắc sang phía Nam. Là của ngõ thông ra biển với các cảng biển, sân bay: ĐàNẵng, Phú BÀi… thuận lợi trong giao trong và ngoài nước- Có Đà Nẵng là trung tâm- Có thế mạnh về khai

- Nông - Lâm - Ngư: 25%- Công Nghiệp - Xây Dựng: 36,6%- Dịch Vụ: 38,4%-Trung Tâm:Đà Nẵng,

- Chuyển dịch cơ cấuKT theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch.- Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu

37

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

thác tổng hợp tài nguyên biển, khóang sản, rừng- Còn khó khăn về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông

Quy Nhơn, Huế

- Giải quyết vấn đề phòng chống thiên tai do bão.

VKTtrọngđiểmphíaNam

- Gồm 8 tỉnh:TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, TiềnGiang- Diện tích: 30,6 nghìn km2

- Dân số: 15,2 triệu người

- Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có: dầu mỏ, khí đốt- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ tổ chức sản xuất cao- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt vàđồng bộ - Có TP.HCM là trung tâm phát triển rất năng động- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng

- Nông - Lâm - Ngư: 7,8%- Công Nghiệp - Xây Dựng: 59%- Dịch Vụ: 35,3%-Trung Tâm:TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu

- Chuyển dịch cơ cấuKT theo hướng phát triển các ngành côngnghệ cao.- Hoàn thiện cơ sơ vật chất kĩ thuật, giao thông theo hướng hiện đại- Hình thành các khucông nghiệp tập trung công nghệ cao- giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho người lao động- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, nước…

HƯƠNG DÂN CACH LAM BAI ĐIA LI 121. Đọc kĩ đề: (đọc đi, đọc lại) để định hướng chính xác yêu cầu của câu hỏi.- Hỏi cái gì, trả lời cái đó, đúng trọng tâm.- Không trả lời thừa, phí thời gian, phí công vô ích.2. Nhất định phải dành thời gian làm nháp khoảng 15 - 20 phút- Phác thảo đề cương trả lời cho từng câu hỏi (nêu ý chính)- Dành một đoạn giấy trắng để tiện bổ xung các ý chợt nhớ ra3. Phân phối thời gian hợp lí cho môi câu hoi trong đề- Dựa vào biểu điểm chấm, phân bố thời gian tương ứng với dung lượngtừng phần câu hỏi.- Phương châm “Xấu đều hơn tốt lỏi”, tránh “Đầu voi, đuôi chuột”.4. Khi viết:- Nên trả lời câu hỏi theo đúng thứ tự của đề thi- Mỗi câu trả lời nhất thiết phải nhắc lại yêu cầu đề bài (chỉ 1, 2 dòng)

38

THPT Phạm Hồng Thái Đề cương câu hỏi ôn tập Địa lí 12

- Chú ý cách diễn đạt: câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc.- Các ý có thể đánh số 1, 2, 3...; a, b, c... Mỗi ý lớn trả lời xongcần xuống dòng cho mạch lạc5. Khi vẽ biểu đồ- Đọc kĩ đề xác định xem biểu đồ phải vẽ thuộc dạng nào? Kiểu nào thích hợp nhất?- Có phải xử lí số liệu không? Xử lí thế nào? (Khi có kết quả tính toán rồi thì phải lập bảng số liệu mới).- Vẽ xong, nhận xét gì? (Hãy xác định biểu đồ thuộc về bài nào đã học thì lấy kiến thức của bài đó ra mà so sánh, phân tích, đề xuất hướng giải quyết).Lưu y:

* Vẽ biểu đồ phải đúng, đủ, đep.

- Đúng: là đúng kĩ thuật của từng biểu đồ, tỉ lệ chính xác.- Đủ: là đủ tên, bảng chú giải, số liệu, đơn vị trên các trục.- Đẹp: là cân đối, hài hòa, sáng sủa, mĩ thuật (Yêu cầu: hình vẽ và bảng chú giải phải trên cùng một trang giấy thi).* Có 2 dạng biểu đồ:

- Dạng tăng trưởng:+ Kiểu cột: đứng, ngang, chồng, ghép, nhóm+ Đường: 1 đường, nhiều đường+ Kết hợp: cột + đường

Chú y: khi vẽ biểu đồ có 2 đơn vị khác nhau phải vẽ 2 trục tung, nếu từ 3 đơn vị khác nhau trở lên thường phải xử lí số liệu thực tế thành số liệu %- Dạng cơ cấu:+ Kiểu tròn: 1, 2, 3 năm (nếu yêu cầu vẽ cả quy mô thì phải tính

bán kính R)+ Miền: Thường là 4 năm trở lên+ (Vuông ca rô, cột cơ cấu: ít phải vẽ)

* Chi có biểu đồ cột, tròn, vuông là không phải tính ti lệ thời gian.

39