DA CN Han Nong Chay

56
YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN NÓNG CHẢY (Áp dụng cho sinh viên nghành Công nghệ hàn trường ĐHBK Hà Nội) I. Các bản vẽ thiết kế: 1. Vẽ bản vẽ chung (bản vé lắp) của kết cấu hàn với đầy đủ ký hiệu cho các mối hàn. 2. Các bản vẽ tách các chi tiết hàn với đầy đủ các kích thước. 3. Vẽ các bản vẽ khai triển phôi hàn với đầy đủ kích thước và dung sai. 4. Vẽ các bản vẽ về chuẩn bị mép hàn cho tất cả các liên kết hàn với đầy đủ kích thước và dung sai. 5. Vẽ các bản vẽ đồ gá (mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động). 6. Vẽ các bản vẽ lắp – hàn (theo trình tự các nguyên công gá lắp - hàn) Yêu cầu - Tất cả các bản vẽ phải đúng quy định của bản vẽ kỹ thuật. Trên bản vẽ lắp của kết cấu hàn phải đánh mã số và ghi đầy đủ tên cho tất cả các chi tiết hàn. Tất cả các mối hàn trên kết cấu cần

Transcript of DA CN Han Nong Chay

YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN NÓNG CHẢY

(Áp dụng cho sinh viên nghành Công nghệ hàn

trường ĐHBK Hà Nội)

I. Các bản vẽ thiết kế:

1. Vẽ bản vẽ chung (bản vé lắp) của

kết cấu hàn với đầy đủ ký hiệu cho các mối hàn.

2. Các bản vẽ tách các chi tiết hàn

với đầy đủ các kích thước.

3. Vẽ các bản vẽ khai triển phôi

hàn với đầy đủ kích thước và dung sai.

4. Vẽ các bản vẽ về chuẩn bị mép

hàn cho tất cả các liên kết hàn với đầy đủ kích

thước và dung sai.

5. Vẽ các bản vẽ đồ gá (mô tả cấu

tạo và nguyên lý hoạt động).

6. Vẽ các bản vẽ lắp – hàn (theo

trình tự các nguyên công gá lắp - hàn)

Yêu cầu

- Tất cả các bản vẽ phải đúng quy định của bản vẽ

kỹ thuật. Trên bản vẽ lắp của kết cấu hàn phải

đánh mã số và ghi đầy đủ tên cho tất cả các chi

tiết hàn. Tất cả các mối hàn trên kết cấu cần

phải đánh số thứ tự và ghi kí hiệu đầy đủ theo

đúng tiêu chuẩn áp dụng (VD: theo tiêu chuẩn ISO

2553, AWS A2.4,…). Trong trường hợp 3 hình chiếu

cơ bản chưa thể mô tả đầy đủ bản vẽ lắp của kết

cấu hàn thì có thể phải vẽ thêm các hình chiếu,

hình cắt, v.v …

- Các bản vẽ chuẩn bị mép hàn cho tất cả liên kết

hàn trên kết cấu cần phải ghi được đầy đủ các

kích thước và dung sai theo tiêu chuẩn áp dụng

(VD: theo tiêu chuẩn AWS D1.1, ASME IX,…).

- Trên bản vẽ lắp – hàn quy định: Đồ gá hàn vẽ ở

dạng sơ đồ nguyên lý với đầy đủ các kích thước cơ

bản. Chi tiết hàn vẽ bằng bút chì màu (trong

trường hợp vẽ bằng AutoCAD thì in màu)

- Tất cả các bản vẽ được quy định trên bản vẽ A3.

Thuyết minh tính toán:

Bản vẽ thuyết minh tính toán yêu cầu có đẩy

đủ các phần nội dung sau đây:

1. Trang bìa của thuyết minh phải tuân thủ đung

mẫu quy định sau đây:

Trêng ®¹i häc b¸ch khoa hµ néi

ViÖn c¬ khÝ

Bộ môn Hàn & Công nghệ Kim loại

-----o0o-----

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN NÓNG CHẢY

Đề tài:

“Thiết kế quy trình công nghệ

hàn để chế tạo kết cấu”

Thực

hiện: SV. Nguyễn Văn A

Lớp: CN Hàn

Hướng

dẫn: PGS.TS

Bộ môn: Hàn & Công nghệ Kim

loại

2. Thực hiện đầy đủ các nội dung và theo đúng

trình tự, bố cục sau đây

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN NÓNG CHẢY

Lời cam đoan: Khẳng định đồ án do mình viết ra

Mục lục: Viết mục lục ở phần đầu thuyết minh

Giải thích các cụm từ viết tắt và

các kí hiệu sử dụng trong đồ án- Lập một bảng giải thích tất cả các cụm từ viết tắt đã

sử dụng trong đồ án

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮTViết tắt Ý nghĩaCNHNC Công nghệ hàn nóng chảyCLH Chất lượng hànpWPS Bản quy trình hàn sơ bộ- Lập 1 bảng giải thích tất cả các ký hiệu đã sử dụng

trong đồ án

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆUKý hiệu Đơn

vị

Ý nghĩa

Ih [ A] Dòng điện hànUh [ V] Điện áp hànn - Số lớp hànED [ %] Hệ số làm việc liên tục, chu kỳ

tải của thiết bị hàn

LỜI NÓI ĐẦU

- Nêu tính cấp thiết của đề tài ( các mặt kinh

tế, kỹ thuật, văn hóa…)

- Nói những lời cảm ơn đến người hướng dẫn, các

cá nhân, đơn vị, cơ quan đã giúp đỡ trong quá

trình làm đồ án

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM CHẾ TẠO

Dựa trên cơ sỏ đề tài/ đơn đặt hang và đề xuất

phương án sửa đổi kết cấu cho hợp lý hơn ( nếu có

thể) nhằm mục đích thuận lợi hơn trong quá trình

chế tạo nhưng vẫn phải đảm bảo được các khả năng

làm việc, vận hành của sản phẩm.

- Mô tả chi tiết cấu tạo của sản phẩm ( đặc điểm

của sản phẩm, kết cấu gồm bao nhiêu chi tiết ?

cấu trúc các chi tiết như thế nào ? chúng được

lắp ghép và hàn với nhau ra sao…?)

- Vẽ 2 bản vẽ kết cấu tổng thể ( bản vẽ lắp ) của

sản phẩm.

+ Bản vẽ 1: Đánh số đầy đủ và đặt tên cho các

chi tiết của toàn bộ sản phẩm ( yêu cầu tuân thủ

đúng các quy định của vẽ kỹ thuật và của chi tiết

máy)

+ Bản vẽ 2: Đánh số cho tất cả các mối hàn

trên toàn bộ sản phẩm( yêu cầu tuân thủ đúng các

quy định của ghi ký hiệu hàn theo ISO 2553 hoặc

AWS A2.4…)

- Nêu ứng dụng và các đặc điểm vận hành của sản

phẩm.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN VẬT CƠ BẢN, LOẠI

QUÁ TRÌNH HÀN VÀ VẬT LIỆU HÀN

2.1. Phân tích, lựa chọn vật liệu cơ bản của các

chi tiết hàn

2.1.1. Phân tích lựa chọn vật liệu cơ bản:

- Phân tích và nêu lý do chọn vật liệu cơ bản cho

các chi tiết hàn( căn cứ vào điều kiện làm việc

hoặc yêu cầu sử dụng của kết cấu hàn, tiến hành

phân tích để lựa chọn hoặc dựa vào tiêu chuẩn quy

định:VD: Tiêu chuẩn về chế tạo kết cấu thép, tiêu

chuẩn về chế tạo nồi hơi và thiết bị áp lực; tiêu

chuẩn về chế tạo vỏ tàu thủy; tiêu chuẩn về chế

tạo thiết bị hóa chất, dầu khí, dàn khoan…) để

lựa chọn mác vật liệu cơ bản thích hợp

Trường hợp đã cho sẵn vật liệu cơ bản thì không

cần phải chọn lại

- Nêu mác(ký hiệu) và tiêu chuẩn phân loại của

vật liệu cơ bản đã chọn( VD:ISO 9956;CEN ISO/TR

15608: ASTM; AISI; hoặc các TCVN 1765,

1766,3104…)

2.1.2. Thành phần hóa học của vật liệu cơ bản

- Lập 1 bảng mô tả đày đủ thành phần hóa học của

vật liệu cơ bản đã chọn

2.1.3. Cơ tính của vật liệu cơ bản

- Lập 1 bảng mô tả đầy đủ cở tính của vật liệu đã

chọn

2.1.4. Các chú ý khi hàn chủng loại vật liệu đã chọn( phần này

rât quan trọng)

- Tính toán các thong số nhạy cảm với nứt

nóng HCS hoặc ƯCS để từ đó đề ra các biện pháp

khắc phục ở các phần sau( ví dụ: chọn thành phần

hóa học của kim loại mối hàn, chọn vật liệu hàn

thích hợp, hay sử dụng biện pháp kết cấu dạng vát

mép lót đáy khe hở hàn …để đảm bảo hệ số ngấu

thích hợp)- xem trang 54- tập 2- CNHNC.

- Tính toán các thong số nhạy cảm với nứt

nguội: Tính đương lượng cacbon tương đương CE

( Đối với thép cacbon và thép hợp kim thấp có C ≥

0.16%; xem trang 59 tập 2- CNHNC và lý thuyết

hàn) hoặc tính độ cứng tối đa HVmax (đối với thép

cacbon thường và thép hợp kim thấp) để từ đó đưa

ra các biện phấp phòng ngừa ở các phần sau.

- Tính toán thông số nhạy cảm với nứt tầng PL

( đối với thép cacbon và thép hợp kim thấp, xem

trang 64 và 59 tập 2 CNHNC) để từ đó đưa ra các

phương pháp phòng ngừa.

- Tính toán thông số nhạy cảm với nứt do ram mối

hàn PSR hoặc ΔG( xem trang 66 và 67 tập2 CNHNC) để

từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

- Nêu các chú ý và đặc điểm khi hàn chủng loại

vật liệu cơ bản đã chọn( bám sát vào giáo trình

CNHĐNC- tập2 và các tài liệu liên quan) để làm cơ

sở cho việc tính toán, lựa chọn ở các phần sau.

2.2. Phân tích, lựa chọn các loại quá trình hàn

sẽ sử dụng để chế taọ kết cấu.

2.2.1. Phân tích, lựa chọn các loại quá trình hàn sẽ sử dụng

- Phân tích và nêu lý do chọn loại quá trình hàn

sẽ sử dụng chế tạo kết cấu( căn cứ vào đặc điểm

cấu tạo của kiên kết/ kết cấu hàn, vật liệu cơ

bản đã chọn và đặc điểm của các đường hàn trong

kết cấu hàn cũng như các yêu cầu về chất lượng

hàn…

VD: Đường hàn ngắn, dài, rộng, hẹp, tư thế khó

hay dễ cần chất lượng cao hay thấp; hàn tự động

hay thủ công; vật liệu cơ bản có hàn tốt hay kém;

khả năng tự tôi trong không khí…để phân tích và

lựa chọn loại quá trình hàn thích hợp nhất trong

số các quá trình hàn điện nóng chảy đã học.

2.2.2. Các thông số chế độ hàn chính của các quá trình hàn đã

chọn

- Trên cơ sở loại quá trình hàn đã chọn, lập 1

bảng thống kê đầy đủ các thong số, chế độ công

nghệ hàn chính của quá trình hàn đó( VD: d, Ih,

Uh,Vh,Vd, qd) bảng này làm cơ sở cho việc tính toán

ở mục 6.1.1.

2.2.3. Các thông số kỹ thuật bổ sung của các quá trình hàn đã

chọn.

- Trên cơ sở loại quá trình hàn đã chọn, lập 1

bảng thống kê đầy đủ các thông số kỹ thuật bổ

sung của quá trình hàn đó( VD: chủng loại thuốc

bọc, cực tính dòng điện, chủng loại và lưu lượng

khí bảo vệ, tầm với của điện cực, cỡ chụp khí,

dao động ngang, góc nghiêng của điện cực…)

2.2.4. Kỹ thuật hàn của các quá trình hàn đã chọn

- Nêu đầy đủ các đặc điểm của quá trình hàn và

các kỹ thuật thực hiện khi hàn bằng các quá trình

hàn đã chọn( cách gây và kết thúc hồ quang, lót

đáy, tấm ghép công nghệ, thao tác trong khi hàn…)

2.3. Phân tích, lựa chọn các loại vật liệu sẽ sử

dụng để chế tạo kết cấu

2.3.1. Phân tích, lựa chọn các loại vật liệu sẽ sử dụng

- Dựa vào vật liệu cơ bản của liên kết hàn, loại

quá trình hàn đã chọn ở trên và căn cứ vào đặc

điểm đã kết luận ở mục 2.1.4 mà tiến hành phân

tích để lựa chọn vật liệu hàn thích hợp ( chọn

vật liệu hàn dựa vào thành phần hóa học hoặc dựa vào

các chỉ tiêu cơ tính hoặc chỉ tiêu về các đặc điểm sử dụng khác

của kết cấu). Nêu tiêu chuẩn phân loại của vật liệu

hàn đã chọn về: tên tiêu chuẩn, mã số của tiêu

chuẩn, ký hiệu của vật liệu (VD: AWS A5.1 E6013)

2.3.2. Thành phần hóa học của các vật liệu hàn đã chọn

- Lập 1 bảng mô tả đầy đủ thành phần hóa học của

các vật liệu hàn đã chọn

2.3.3. Cơ tính của vật liệu hàn đã chọn

- Lập 1 bảng mô tả đầy đủ cơ tính của vật liệu

hàn đã chọn

2.3.4. Các chỉ dẫn và khuyến cáo của Nhà sản xuất vật liệu

hàn đã chọn( quan trọng !)

Nêu đầy đủ các chỉ dẫn và khuyến cáo của Nhà sản

xuất khi hàn bằng vật liệu đã chọn.

Các nội dung này cũng dung làm cơ sở cho việc đề

xuất kỹ thuật hàn ở mục 9.1 và các thanh tra/giám

sát quá trình hàn ở mục 9.2.

CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO PHÔI HÀN

3.1. Xác định hình dáng, kích thước của tất cả

các chi tiết hàn

- Trên cở sở kết cấu tổng thể của sản phẩm của

phần tổng quan( đề tài/đơn đặt hang – chú ý tới

việc thay đổi kết cấu), tiến hành vẽ tách và xác

định hình dáng cũng như kích thước của toàn bộ

chi tiết hàn( yêu cầu vẽ đúng kỹ thuật, ghi đủ

kích thước).

- Nêu đặc điểm cấu tạo và phân tích chọn loại

phôi cho các chi tiết hàn đã vẽ tách.

- Cuối mục lập 1 bảng thống kê đầy đủ khối lượng

của chi tiết trên một sản phẩm hoàn chỉnh:

Bảng 9: Thống kê số lượng các chi tiết của một sảm phẩm

hoàn chỉnh

TT Tên chi tiết hàn Số

lượng

Loại phôi sẽ chọn

1 Thân bình 1 Phôi tấm, chiều dày 10 mm2 Đáy bình 2 Phôi tấm, chiều dày 12 mm3 Chân đê 3 Phôi thanh, tiết diện

hình chữ C

3.2. Khai triển phôi cho các chi tiết hàn

- Trên cơ sở hình dáng, kích thước của các chi

tiết đã vẽ tách và đặc điểm cấu tạo của chi tiết

ở mục 3.1, phân tích xem chi tiêt nào cần phải

khai triển và xác định hình dáng của miếng phôi

mà sau này sẽ tạo thành chi tiết đó. Lưu ý: Khai

triển phôi là công đoạn trải chi tiết ra mặt

phẳng ( nếu là phôi dạng tấm) hoặc duỗi thẳng chi

tiết ( nếu là phôi thanh, phôi ống)

Chú ý : không phải chi tiết nào cũng khai

triển , VD: Phôi đúc, phôi dập thể tích, phôi mà

chỉ când cắt là đã thành chi tiết hành thì không

phải khai triển.

- Lựa chọn 1 phương pháp khai triển phôi sau :

+ Phương pháp khối lượng: Khối lượng của miếng

phôi = khối lượng của chi tiết

+ Phương pháp thể tích: Thể tích của miếng phôi =

thể tích của chi tiết

+ Phương pháp diện tích: diện tích miếng của phôi

= diện tích của chi tiết ( chỉ dùng trong trường

hợp tạo hình phôi: uốn lốc, vê chỏm cầu…không làm

mỏng thành.

- Phải tính toán đầy đủ các kích thước của miếng

phôi khai triển ( sử dụng các kiến thức về hình

học: hình học phẳng. không gian, lượng giác, số

học…)

- Áp dụng các kiến thức về hình họa, vẽ kỹ thuật,

kỹ thuật tạo hình, kỹ thuật khai triển hình học

và dung sai để tiến hành vẽ các bản vẽ khai triển

phôi hàn.

- Lưu ý đến dung sai chế tạo phôi để bảo đảm đủ

lượng dư khi tạo mép hàn ở mục 3.7!

- Lưu ý không được vẽ lại các bản vẽ chi tiết hàn

ở dưới đây

3.3. Lựa chọn phôi, kiểm tra và nắn phôi cắt

3.3.1. Lựa chọn phôi nhập

- Trên cở sở lập luận chọn loại phôi ở mục

3.1 và dựa vào hình dáng, kích thước của các

miếng phôi đã được khai triển ở mục 3.2. hoặc các

chi tiết hàn (đối với chi tiết không cần khai

triển), tiến hành phân tích để chọn phôi nhập cho

phù hợp(chọn đúng chủng loại: chiều dày và mác

vật liệu, chọn khổ thép tấm/thép hình/thép ống

hợp lý)

- Vẽ các bản vẽ mô tả tất cả các loại phôi nhập

(phôi nhập là phôi khổ lớn được nhập từ các nhà

máy cán thép hay các phân xưởng đúc, rèn, dập

hoặc lấy từ kho của công ty)

3.3.2. Yêu cầu về chất lượng và phương pháp kiểm tra phôi

nhập

- Nêu rõ các yêu cầu về chất lượng của phôi nhập

và đưa ra các khuyến cáo cần thiết (dựa vào tiêu

chuẩn phôi/sản phẩm hàn; VD: có thể tham khảo

ISO13920…) nêu các phương pháp tiến hành kiểm tra

độ phẳng, độ thẳng của phôi nhập xem có cần nắn

hay không?

3.3.3. Nắn phôi trước khi lấy dấu và cắt

- Đưa ra các khuyến cáo lựa chọn phương pháp nắn

phôi phù hợp ( VD: ép phẳng, cán phẳng, gò

phẳng…)

- Lựa chọn thiết bị nắn phôi phù hợp với kích

thước của phôi nhập (chiều dày, khổ rộng)

3.4. Lấy dấu và đánh dấu phôi

3.4.1. Lấy dấu và gạch dấu trên tấm phôi để cắt

- Vẽ các bản vẽ phác mô tả việc bố trí, sắp xếp

các miếng phôi trên phôi nhập một cách lôgic hợp

lý và tiết kiệm vật liệu nhất (chú ý: phải đảm

bảo trị số mạch nối).

- Áp dụng các kiến thức về hình họa, kỹ thuật

dựng hình kỹ thuật khai triển hình học để tiến

hành xác định các điểm tâm, điểm giao…trên phôi

cắt. Trên cơ sở các điểm tâm, điểm giao này mà

tiến hành các đường cần cắt trên phôi ở các bước

tiếp theo.

- Sử dụng mũi đột, mũi vạch dấu ,compa và các

loại thước đo, dưỡng kiểm hoặc kỹ thuật định

vị/lập trình, kỹ thuật dọn hình cắt mẫu trong thư

viện hình cắt, kỹ thuật tốt ưu hóa việc việc sắp

xếp phôi,….trên máy cắt CNC để vạch ra các đường

cần cắt trên phôi.

- Nêu rõ các vị trí bắt đầu đặt mỏ cắt (nếu là

cắt bằng nhiệt0. Không được bố trí điểm khởi đầu

cắt ngay trên đường cần cắt hoặc trong phần diện

tích của chi tiết/miếng phôi mà phải bố trí cắt

từ rìa mép vào. Nếu bắt buộc phải cắt từ phía

trong thì phải chú ý tới việc khoan lỗ dẫn! (sử

dụng máy khoan cơ khí hoặc năng đột lỗ của máy

cắt CNC)

- Lưu ý dung sai chế tạo phôi để bảo đảm đủ lượng

dư khi tạo mép hàn ở mục 3.7!

-Lưu ý là chỉ cắt đủ số lượng miếng phôi cần thiết để tạo ra số lượng sản phẩm hoàn chỉnh ( là bội số của bảng tổng kê ở mục 3.1). Không được cắt thừa!

-Tính toán hệ số sử dụng vật liệu η ( chú ý: không tính đến miếng phôi thừa cất vào kho đểdung cho dự án khác).

3.4.2. Đánh mã số cho các miếng phôi/ chi tiết hàn

-Lập một bảng mô tả quy luật đánh mã số cho các miếng phôi hoặc các chi tiết hàn:

Bảng 10: Quy luật ghi mã số cho các miếng phôi/ chi tiết hàn

TT Tên chi tiết Mã số Ghi chú

1Thân bình

DQ.TC.T001 Dự án dung quất.Thùng chứa.Miếng số001 của thân

2 DQ.TC.T002 Dự án dung quất.Thùng chứa.Miếng số002 của thân

3 Đáy bình DQ.TC.T001 Dự án dung quất.Thùng chứa.Miếng số001 của đáy

Ghi theo quy luật: Mã dự án.Mã sản phẩm.Mã chi tiết( ngăn cách bởi một dấu chấm)( Mã chi tiết gồm có các chữ cái và các chữ số:trong đó chữ cái hiển thị ký hiệu của chi tiết,còn chữ số hiển thị số hiệu của miếng phôi trênchi tiết đó- đối với chi tiết gồm nhiều miếng phôi tạo thành).- Nếu phương pháp ghi mã số trên chi tiết hàn/

miếng phôi. VD: ghi bằng sơn/phấn, khắc bằng máy khắc chữ - marking.đột số bằng bộ dụng cụ(A…Z,0…9), v.v…

3.5.Cắt phôi3.5.1.Phân tích, lựa chọn phương pháp cắt phôi

- Dựa vào mác vật liệu cơ bản, hình dáng và kích thước của chi tiết hàn/ miếng phôi đã khai triển,… tiến hành phân tích để lựa chọn phương pháp cắt phôi phù hợp ( cắt O2 + C2H2, cắt O2 + LPG, cắt bằng Plasma, cắt bằng laser, cắt bằng tia nước áp lực cao, cắt bằng cưa, cắt bằng tiện,cắt bằng phay, cắt bằng mài, cắt bằng máy cắt tôn( dao thẳng hay dao nghiêng)…3.5.2. Xác định các thông số chế độ cắt phôi

- Đưa ra các thông số chế độ cắt phôi và trình bày các kỹ thuật cắt phôi có liên quan ( trong trường hợp cắt bằng nhiệt: ắt O2 + C2H2, cắt O2 + LPG, cắt bằng Plasma, cắt bằng laser).

3.5.3. Lựa chọn máy( thiết bị) cắt phôi phù hợp Phân tích lựa chọn máy( thiết bị) cắt phôi

phù hợp ( máy cắt băng tay, máy điều khiển cơ giới, PLC, CNC – yêu cầu phải có kích thước và dải các thông số làm việc phù hợp).3.6. Tạo hình phôi (có thể chỉ có một số chi tiếtcần phải tạo hình)3.6.1. Phân tích, lựa chọn phương pháp tạo hình phôi

- Trên cơ sở hình dáng, kích thước cảu các chi tiết đã vẽ tách và đặc điểm cấu tạo của chi tiết ở mục 3.1, phân tích xem xét chi tiết nào cần phải tạo hình và phân tích để lựa chọn phươngpháp tạo hình phôi phù hợp ( uốn tấm, uốn ống, uốn thanh, uốn thép hình, chấn tôn, dập tạo hình phôi, lốc tạo hình trụ, ép/dập/vê chỏm cầu, khoanlỗ. khoét lỗ, tiện, phay, mài,…). Lưu ý chi tiết nào có phôi giống hệt với nó thì không phải tạo hình!3.6.2. Xác định các thông số chế độ công nghệ tạohình phôi

- Đưa ra các thông số chế độ tạo hình phôi vàtrình bày kỹ thuật tạo hình phôi có liên quan.3.6.3. Lựa chọn máy ( thiết bị) tạo hình phôi phùhợp

Lựa chọn máy ( thiết bị) tạo hình phôi phù hợp ( máy điều khiển bằng tay, cơ giới, PLC, CNC-yêu cầu cần phải có kích thước và dải các thông số làm việc phù hợp).3.7.Tạo mép hàn ( vát mép hàn)3.7.1. Yêu cầu về hình dáng, kích thước và chất

lượng mép hàn của các mối hàn- Dựa vào tiêu chuẩn áp dụng ( VD: tiêu chuẩn

ISO 9692, AWS D1.1, D.1.2, D.1.6, hay ASME IX,…) tiến hành lựa chọn kiểu liên kết và méphàn cho toàn bộ các mối hàn trên kết cấu. Chú

ý : Phải dựa vào các phân tích, lập luận ở mục 2.4.1!

- Vẽ các bản vẽ chuẩn bị liên kết hàn với đầy đủ kích thước và dung sai, từ đó xác định kích thước vát mép cho các chi tiết hàn có liên quan!

- Nêu rõ lý do của việc bố trí mối hàn trên kếtcấu, kích thước vát mép… ví dụ: để ngăn ngừa nắt tầng, để giảm tập trung ứng suất, để đồngđều hóa các đường truyền lực…

- Nêu rõ các yêu cầu và đưa ra các khuyến cáo về chất lượng của mép hàn( độ phẳng, độ thẳngcủa mép hàn..- dựa vào điều kiện tiêu chuẩn của mép hàn, VD: ISO 9692,…

- Nêu phương pháp tiến hành kiểm tra độ phẳng, thẳng của mép hàn xem có cần phải chỉnh sửa hay không? ( dùng thước thép thẳng, dưỡng kiểm,livo…

3.7.2. Lựa chọn phương pháp và thiết bị tạo méphànPhân tích lựa chọn phương pháp và thiết bị hàn có liên quan ( cắt vát mép, bào mép, xén mép, sử dụng thiết bị vát mép chuyên dụng- bevel,…)

3.7.3. Cắt/ sửa lại phôi/ mép hàn sau khi tạo hình

- Nêu rõ các yêu cầu và khuyến cáo về chất lượng của phôi hàn ( dung sai độ phẳng, độ thẳng, độ ô van, độ trụ, đồng tâm, độ vuông góc,… - dựa vào tiêu chuẩn của phôi/ sản phẩmhàn, ví dụ: có thể tham khảo tiêu chuẩn ISO 13920,…)

- Nếu phương pháp tiến hành kiểm tra phôi đã tạo hình ( uốn, chấn, lốc, vê chỏm cầu,…) về kích thước hình dáng và dung sai xem có cần phải chỉnh sửa hay không?

- Phân tích để lựa chọn phương án sửa phôi, sửamép hàn phù hợp( VD: nắn thẳng phôi, gò, gập,chấn, uốn, lốc lại,… mài lại mép hàn, vát lạimép hàn,…)

- Lựa chọn máy( thiết bị) chỉnh sửa phôi/ mép hàn phù hợp – yêu cầu phải có các kích thước và dải các thông số làm việc phù hợp.

- Trình bày các kỹ thuật sửa phôi, sửa mép hàn có liên quan.

CHƯƠNG 4: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH KẾT CẤU HÀN

4.1. Phân tích, lựa chọn/thiết kế mới đồ gá hàn4.1.1.Lựa chọn/ thiết kế mới đồ gá hàn

- Dựa vào hình dáng, kích thước của liên kết/kết cấu hàn mà tiến hành phân tích để lựa chọn đồ gá hàn tiêu chuẩn hoặc thiết kế mới đồ gá hàn ( đồ gá phi tiêu chuẩn) cho phù hợp. Trườnghợp không cần dùng đồ gá cũng phải nêu rõ lý do.

- Vẽ phác bản vẽ lắp tổng thể của đồ gá, các bản vẽ tách các cụm chi tiết quan trọng của đồ gá đã chọn/ đã thiết kế. Chú ý trong thuyết minh không cần vẽ chi tiết mà chỉ cần vẽ phác hoặc vẽ ở dạng sơ đồ nguyên lý.

- Nêu những đặc điểm chính và công dụng của đồ gá đã chọn/ đã thiết kế đó.4.1.2.Nguyên lý hoạt động của đồ gá đã chọn/ đãthiết kế4.2.Kỹ thuật gá lắp, định vị và cố định( kẹp) phôi hàn trên đồ gá4.2.1.Chuẩn gá kẹp và định vị phôi trên đồ gá hàn

- Phân tích để chọn chuẩn gá kẹp ( chuẩn thô,chuẩn tinh, vị trí chọn chuẩn).

- Nêu cách định vị phôi trên đồ gá.

4.2.2. Trình tự cá nguyên côn và các bước gá lắp phôi lên đồ gá

- Vẽ các hình mô tả đầy đủ trình tự các nguyên công, các bước gá lắp phôi hàn lên đồ gá( Chú ý: chỉ cần vẽ phác. Trong nhiều trường hợp có thể vẽ thêm cá bản vẽ tách, bản vẽ trích khi gá các chi tiết lên đồ gá. Tuy là vẽ phác nhưng vẫn yêu cầu vẽ đúng kỹ thuật- tham khảo các tài liệu vẽ kỹ thuật, nguyên lý máy, chi tiết máy và tiêu chuẩn về cách ghi ký hiệu mối hàn trên bản vẽ).

- Nêu rõ cách kẹp phôi ( kẹp cứng, kẹp đàn hồi,…) và thứ tự kẹp phôi trên đồ gá.

- Nêu rõ các chú ý khi gá lắp phôi- Cuối mục này lập 1 bảng trình tự các nguyên

công, các bước gá lắp phôi hàn trên đồ gá:

TT Tên nguyên công Bước Công việc thực hiện Minhhọa

1 Lắp các chỏm cầu lênthân bích

Bước1.1

Đặt dựng đứng thân bíchlên bàn gá Hình 5

Bước2.1

Đặt chỏm cầu thứ nhấtlên thân bình Hình 6

Bước3.1

Hàn đính chỏm cẩu 1 vàothân bình theo chế độhàn ở mục 4.3.2 và theokỹ thuật ở mục 4.3.3

Hình 7

Bước4.1

Lật ngược và đặt chỏmcầu thứ 2 lên thân bình Hình 8

Bước5.1

Hàn đính chỏm cẩu 2 vàothân bình theo chế độhàn ở mục 4.3.2 và theokỹ thuật ở mục 4.3.3

Hình 9

2 Hàn các đường hàn chuvi thân bình

Bước1.2

Đặt cụm kết cấu đã thựchiện ở nguyên công 1

vào đồ gá quayHình 10

Bước2.2

Thực hiện hàn các mốihàn số 1 & 2 theo bảnquy trình hàn số 1 (WPA

No 001)

Hình 11

Giải thích: Bước 3.1: là bước thứ 3 của nguyên công 1- Lưu ý đến việc hàn theo cụm, hàn tổng đoạn!!!

( không phải lúc nào cũng gá và hàn đính tất cả các chi tiết xong xuôi rồi mới tiến hành hoàn thiện!!!. Tránh trường hợp gá đính xong xuôi rồi thì không thể thực hiện được các đường hàn nữa vì không đủ không gian để thao tác hàn!!!)

4.2.3. Cách kiểm tra phôi sau khi lắp ghép trên đồ gá

- Lựa chọn các loại thước đo; dưỡng kiểm, cácmiếng nêm, miếng đệm chuyên dụng để đo đạc và cănchỉnh các kích thước lắp ghép đúng với yêu cầu của tiêu chuẩn ( đảm bảo đúng kích thước lắp ghépnhư đã nêu ở mục 3.7.1). Trình bày kỹ thuật căn chỉnh điều chỉnh kích thước lắp ghép phôi.

- Nêu cách kiểm tra phôi sau khi lắp ghép phôi trên đồ gá ( về kích thước và góc độ lắp ghép). Nêu rõ các yêu cầu cần về lắp ghép phôi theo tiêu chuẩn quy định và đưa ra các khuyến cáocần thiết.4.3.Chế độ và kỹ thuật hàn đính4.3.1. Phân tích, lựa chọn loại quá trình hàn đính

- Phân tích để chọn loại quá trình hàn đúng để hàn đính ( ví dụ: hàn đính bằng MMA, MIG/ MAG,FCAW,TIG,…). Trường hợp không cần phải hàn đính thì cũng phải nêu rõ lý do! ( VD: trường hợp đồ gá đảm bảo được kích thước lắp ghép của liên kết hàn trong toàn bộ thời gian hoàn thiện thì không cần hàn đính).4.3.2.Tính toán/ lựa chọn chế độ hàn đính

- Tính toán hoạc lựa chọn chế độ hàn đính ( d, Ih, Uh,…). Chú ý là chọn thì phải dựa vào tiêu chuẩn, sổ tay hoặc tài liệu có độ tin cậy

cao ( bắt buộc phải trích dẫn tài liệu trong thuyết minh!)4.3.3. Kỹ thuật hàn đính

- Nêu rõ kỹ thuật hàn đính ( hàn đính dạng điểm hay hàn thành đoạn, độ dài các đoạn hàn đính, khoảng cách giữa các mối hàn đính, vị trí hàn đính, nêu rõ thứ tự các môi hàn đính và đánh số thứ tự cho các mối hàn đính trên kết cấu hàn liên quan, hàn trên mặt hay hàn ở đáy khe hở hàn,…).

- Chú ý cần phải vẽ các hình minh họa thứ tự hàn đính trên toàn bộ chiều dài của từng mối hàn ( trường hợp các mối hàn giống nhau thì cần một hình đại diện!)

- Lập một bảng mô tả trình tự các nguyên côngcác bước hàn đính trên toàn bộ kết cấu hàn.

CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRƯỚC KHI HÀN

5.1.Xử lý nhiệt trước khi hàn- preheating5.1.1.Xác định nhu cầu nung sơ bộ trước khi hàn

Trên cơ sở tính toán, lập luận ở mục 2.1.4 nêu lên lý do có phải nung sơ bộ liên kết hàn haykhông? ( Trường hợp không cần nung sơ bộ thì bỏ qua mục 5.1)5.1.2.Phân tích, lựa chọn phương pháo nung sơ bộ

- Căn cứ vào kết luận ở mục 5.1.1 và đưa vào đặc điểm cấu tạo của liên kết / kết cấu hàn để phân tích/ lựa chọn phương pháp nung sơ bộ thích hợp. VD: nung bằng lò, nung bằng ngọn lửa, nung bằng thiết bị gia nhiệt điện trở,…5.1.3.Chế độ công nghệ và kỹ thuật nung sơ bộ

- Dựa vào tiêu chuẩn hay các quy định về xử lý nhiệt trước khi hàn hoặc dựa vào công thức để

xác định nhiệt độ nung sơ bộ (Tp), tốc độ nung sơbộ ( độ C/s) cho liên kết hàn liên quan.

- Tính toán diện tích vùng nung sơ bộ cho liên kết hàn và vẽ hình minh họal

- Vẽ biểu đồ nung sơ bộ cho liên kết hàn liênquan.

- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, phương tiện để nung sơ bộ liên kết hàn liên quan ( thiết bị phảicó các dải thông số làm việc đáp ứng được yêu cầuđặt ra)

- Nêu phương tiện kiểm soát nhiệt độ nung sơ bộ ( Phần nhiệt, súng bắn tia hồng ngoại,…)5.2.Xử lý cơ – hóa5.2.1.Xác định nhu cầu làm sạch trước khi hàn

- Trên cơ sở yêu cầu chất lượng sản phẩm, loại quá trình hàn,… tiến hành phân tích, xác định nhu cầu và mức độ làm sạch mép hàn có liên quan.

- Nêu rõ kích thước ( phạm vi) cần làm sạch trên mép hàn ( về từng phía của liên kết hàn).5.2.2.Phân tích, lựa chọn phương pháp làm sạch mép hàn

- Phân tích, lựa chọn phương pháp làm sạch mép hàn: bằng cơ học ( bàn chải sắt, mài, phay,tiện, rẻ lau,…) hoặc nung bằng nhiệt ( dùng ngọn lửa ô xy + khí cháy để hơ mép hàn) hoặc dùngdung môi hóa học để tẩy chất bẩn trên mép hàn,…5.2.3.Chế độ công nghệ và kỹ thuật làm sạch mép hàn

- Trình bày cá kỹ thuật làm sạch mép hàn bằngphương pháp đã chọn ở trên.

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆHÀN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÀN PHÙ HỢP

6.1.Tính toán các thông số chế độ công nghệ hàn cho từng mối hàn6.1.1.Tính toán lựa chọn các thông số chế độ hàn chính ( d, Ih,Uh, Vh, Vd, qd)

- Vẽ liên kết hàn của từng mối hàn trước khi tính toán chế độ hàn ( vẽ đúng kích thước như mục3.7.1 có tính đến phần lồi của mối hàn. Lưu ý : bản vẽ này mô tả cá vùng diện tích lớp đắp A1, A2,A3, …). Từ đó tính tổng diện tích đắp thực tế: (Fđ= A1+ A2+ A3+ …) cho từng mối hàn. Dựa vào tài liệu, chọn diện tích các lớp đắp F1, F2 =F1=Fn. Quađó xác định số lượng đường hàn : n = (Fđ- F1)/ Fn

+1.- Vẽ phác mô tả thứ tự của các đường hàn theo

tiết diện ngang của từng mối hàn.- Chọn hoặc tính toán sơ bộ các thông số chế

độ hàn cho từng đường hàn/ mối hàn trên toàn bộ kết cấu ( theo lý thuyết hoặc tra bảng tiêu chuẩn, tài liệu):

+ Với hàn MMA phải tính toán và đưa ra được các thông số sau:

* đường kính que hàn MMA ( VD: Ø 3,2mm, khôngcó que hàn Ø 3 mm)

* Số đường hàn, số lớp hàn( chú ý: đường hàn khác lớp hàn).

*Cường độ dòng điện hàn.* Điện áp hàn.* Tốc độ hàn.*Năng lượng đường qd

+ Với hàn TIG phải tính toán và đưa ra được cá thông số sau:

* Đường kính dây hàn TIG (ví dụ: Ø 2,4mm)* Số đường hàn, số lớp hàn*Cường độ dòng điện hàn.* Điện áp hàn.* Tốc độ hàn.

*Năng lượng đường qd.

+ Với hàn MIG/MAG và FCAW phải tính toán và đưa ra được các thông số sau:

* Đường kính dây hàn MIG/MAG và FCAW (ví dụ: Ø 1,0 mm)

* Số đường hàn, số lớp hàn*Cường độ dòng điện hàn/ Tốc độ cấp dây hàn.* Điện áp hàn.* Tốc độ hàn.*Năng lượng đường qd.

Sau khi chọn và tính toán xong tất cả các thông số chế độ hàn chính như đã nêu trên, bắt buộc phải tiến hành kiểm tra các thôngsố sau: kích thước mối hàn ( bề rộng, chiều cao, chiều sâu ngấu), hệ số ngấu Ψn, hệ số hình dáng mối hàn Ψmh, năng lượng đường qd hoặc thời gian nguội Δts/s( nếu cần),kiểm tra nhiệt độ giữa các đường hàn Tip khả năng ram cho các đường hàn,… xem có đạt haykhông? Nêu đạt thì dừng lại( nghĩa là các thông số đã chọn hoặc tính toán sơ bộ ngẫu nhiên đã đạt yêu cầu) – trong thuyết minh phải có lời khẳng định vấn đề này nếu không đạt thì phải tiến hành điều chỉnh chọn và tính lại các thông số chế độ hàn ở trên. Việc tính toán lặp lại đến khi nào đạt thì mới dừng lại!

6.1.2. Lựa chọn/tính toán các thông số kỹ thuật bổ sung (Qb cỡ

chụp khí, v.v…)

- Chọn hoặc tính toán các thông số kỹ thuật bổ

sung cho từng đường hàn/mối hàn trên toàn bộ kết

cấu (theo lý thuyết hoặc tra bảng trong tiêu

chuẩn, tài liệu):

Với hàn MMA phải đưa ra các thông số sau:

+ Cực tính của điện cực (AC, DC +, DC-)

+ Loại thuốc bọc ( A, B, C, R, RA, RB, RC,

RR, S).

+ Chế độ sấy que hàn – nếu cần (nhiệt độ sấy,

nhiệt độ ủ, tốc độ nung khi sấy, thời gian sấy,…)

+ Quỹ đạo và biên độ dao động ngang của que

hàn khi hàn.

+ Góc nghiêng của điện cực theo các phương

trong quá trình hàn.

Với hàn TIG phải đưa ra được các thông số sau:

+ Loại dòng điện hàn ( DC, AC hay dòng hàn

Xung).

+ Cực tính của điện cực ( VD: hàn nhôm, magie

thì phải dùng dòng AC hoặc DC+).

+ Áp suất và lưu lượng khí Argon, mức độ tinh

khiết của khí Ar.

+ Cỡ chụp khí bảo vệ và hình dạng của chụp

khí (loại thường hay loại có lưới)

+ Độ lồi của điện cực so với chụp khí, tầm

với của điện cực.

+ Kích thước và hình dáng của điện cực

Vonfram (nêu cả cách mài vonfram)

+ Khoảng cách từ chụp khí đến vật hàn.

+ Góc nghiêng của điện cực trong quá trình

hàn.

+ Quỹ đạo và biên độ dao động (lắc) ngang của

mỏ hàn trong khi hàn.

Với hàn MIG/MAG và FCAW phải đưa ra được các thông số sau:

+ Loại dòng điện hàn (DC+ hay dòng hàn Xung)

+ Dạng dịch chuyển kim loại lỏng vào vũng hàn

(ngắn mạch, phun tia, giọt lớn, xoáy hay dịch

chuyển xung)

+ Khí bảo vệ (Ar, He, CO2, Ar + CO2, Ar + O2,

…), thành phần và mức độ tinh khiết của khí bảo

vệ.

+ Áp suất và lưu lượng của khí bảo vệ.

+ Cỡ chụp khí bảo vệ và hình dạng của chụp

khí.

+ Tầm với của điện cực.

+ Khoảng cách từ chụp khí tới vật hàn.

+ Góc nghiêng của mỏ hàn trong quá trình hàn.

+ Quỹ đạo và biên độ dao động ngang của mỏ

hàn trong khi hàn.

Với hàn SAW phải đưa ra được các thông số sau:

+ Cực tính của điện cực.

+ Loại thuốc hàn (thuốc nóng chảy, thuốc

gốm), hệ thuốc (Axit, Bazo,…). Chú ý: Giây và

thuốc hàn trong hàn SAW phải phối hợp đúng cặp để

phù hợp với từng ứng dụng cụ thể - tham khảo các

tài liệu công bố của nhà sản xuất .

+ Chế độ sấy thuốc hàn – nếu cần (VD: thuốc

bazo ít hidro phải sấy trước khi hàn).

+ Tầm với của điện cực.

+ Góc nghiêng của mỏ hàn theo các phương

trong quá trình hàn (thường là vuông góc với bề

mặt hàn – góc 90o)

+ Quỹ đạo và biên độ dao động của mỏ hàn

trong khi hàn.

6.1.3. Các bảng tổng hợp các thông số chế độ công nghệ hàn

đầy đủ cho từng mối hàn

- Lập các bảng thống kê đầy đủ các thông số và

giá trị chế độ hàn sẽ dùng cho từng mối hàn (các

thông số đã đạt yêu cầu sau khi đã kiểm tra b, c,

h, qđ, n , mh ):

Bảng 12: Chế độ hàn của mối hàn số 1

Đường

hàn

I

[A]

U

[V]

Vh

[cm/

ph]

Góc điện

cực

[o]

Loại

khí

bảo

vệ

Lưu

lượng

[l/ph]

...

1

2 ...

n-1n

Ghi chú: mỗi mối hàn lập 1 bảng mô tả đầy đủ các

thông số chế độ công nghệ hàn

6.2. Đề xuất phê chuẩn và lựa chọn các thiết bị

hàn phù hợp

6.2.1. Đề xuất phê chuẩn thiết bị hàn

- Trên cơ sở thống kê tất cả các thông số chế độ

hàn đã tính toán ở mục 6.1 (các giá trị cần có),

hãy đề xuất chọn thiết bị hàn thỏa mãn được các

thông số chế độ hàn này (VD: dải điều chỉnh dòng

điện hàn/dải điều chỉnh tốc độ cấp dây hàn, dải

điều chỉnh điện áp hàn, hệ số làm việc liên tục –

chu kỳ tải của thiết bị (duty cycle, ED), chức

năng xả khí bảo vệ trước và sau khi hàn, chức

năng khởi động nóng/chức năng khởi động mềm, chức

năng giảm dòng từ từ khi kết thúc hàn, khả năng

điều khiển cảm kháng của hệ thống, dòng hàn xung

hay một chiều... phải đáp ứng được các thông số

như đã tính/đã chọn ở mục 6.1).

VD: 1. Imin của máy sẽ chọn phải Imin cần có.

2. Imax của máy sẽ chọn phải Imax cần có.

3. Umin của máy sẽ chọn phải Umin cần có.

Umax của máy sẽ chọn phải Umax cần có.

4. Điều chỉnh vô cấp các thông số I, U, Vd

hay điều chỉnh có cấp?

5. Tích số ED*I2max của máy sẽ chọn phải

100*I2max cần có. 6. Các chức năng kỹ thuật

khác (xả khí bảo vệ, khởi động hồ quang HF,...)

thì sao?

- Cuối mục này, lập 1 bảng thống kê các thông số

kỹ thuật yêu cầu khi chọn thiết bị hàn.Bảng 13: Yêu cầu lựa chọn thiết bị hàn

TT Thông số kỹ thuậtGiá trị

yêu cầuGhi chú

1Dòng điện hàn tối

thiểu? VD: A60A

2 Dòng điện hàn tối đa ? VD: B200A

3 Điện áp hàn tối thiểu ? VD: C18V

4 Điện áp hàn tối đa ? VD: D30V

5Khả năng điều chỉnh

dòng hànVô cấp

6Tích số ED x I2

max của

máy???

VD: EDI2max4.000.000

(nếu như Imax cần có là

200A)7 Chức năng hàn xung - Không cần

8Chức năng xả khí sau

khi hànCó

0...15s, điều chỉnh

vô cấp9 ... ... ...

Chú ý: Các bộ phận của thiết bị (Kẹp mát, mỏ hàn,

cấp hàn,...) phải đồng bộ với máy!

6.2.2. Lựa chọn thiết bị hàn cụ thể

- Căn cứ vào các thông số kỹ thuật yêu cầu các

thiết bị hàn đã liệt kê ở mục 6.2.1, dựa vào

catalog của một hãng chế tạo thiết bị cụ thể,

tiến hành chọn ra một thiết bị hàn cụ thể mà thỏa

mãn được các thông số kỹ thuật như đã yêu cầu ở

mục 6.2.1.

- Lập 1 bảng mô tả đầy đủ các thông số kỹ thuật

của thiết bị hàn đã chọn.

6.2.3. Lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phụ trợ

- Phù hợp với từng loại quá trình hàn đã chọn ở

mục 2.2 và các thông sô chế độ hàn ở mục 6.1,

tiến hành lập một bảng thống kê đầy đủ các dụng

cụ, thiết bị cũng như trang phục bảo hộ lao động

theo mẫu dưới đây:Bảng 15: Bảng thống kê các dụng cụ, thiết bị phụ trợ và

trang phục bảo hộ lao động

TTLoại dụng cụ, thiết bị, bảo

hộ

Thông sô yêu

cầuGhi chú

1 Mặt nạ hàn MMAKính lọc số

9

Chọn đúng

số2 Găng tay da Loại để hàn

MMA

3 Giây bảo hộLoại chống

rơi

4 Tạp dề daLoại miếng

liền5 Búa đánh xỉ Loại 1kg

6 Bàn chải sắtLoại sợi

Inox7 Tủ ủ que hàn Loại 5kg

8 Tủ sấy que hànLoại 300kg,

Tomax = 400oc

Điều chỉnh

nhiệt độ vô

cấp9 ... x... ...

CHƯƠNG 7: QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SAU KHI HÀN HOÀN THIỆN

7.1. Xử lý nhiệt sau khi hàn – PWHT (ủ, ram các

mối hàn)

7.1.1. Xác định nhu cầu xử lý nhiệt độ sau hàn

- Căn cứ vào mác vật liệu cơ bản. vật liệu hàn,

chiều dày của lien kết hàn, yêu cầu sử dụng của

kết cấu hàn,... và các tính toán, lập luận ở mục

2.1.4 để xác nhận xem có phải nhiệt luyện liên

kết hàn hay không?. (Trường hợp không cần phải

nhiệt luyện liên kết hàn thì bỏ qua mục 7.1).

7.1.2. Phân tích, lựa chọn phương pháp nhiệt luyện liên kết

hàn

- Căn cứ vào kết luận ở mục 7.1.1 và dựa vào đặc

điểm cấu tạo của liên kết/kết cấu hàn để phân

tích/lựa chọn phương pháp nhiệt luyện liên kết

hàn thích hợp.VD: nung bằng lò, nung bằng thiết

bị gia nhiệt điện trở...(Chú ý: rất hiếm khi dùng

phương pháp nung bằng ngọn lửa để nhiệt luyện

liên kết hàn vì khó khống chế chính xác nhiệt độ

và kiểm soát tốc độ nguội!).

7.1.3. Chế độ công nghệ và kỹ thuật nhiệt luyện liên kết hàn

- Dựa vào tiêu chuẩn hay các quy định về xử lý

nhiệt sau khi hàn hoặc dựa vào công thức để xác

định chế độ nhiệt luyện (nhiệt độ ủ/ram, tốc độ

nung, thời gian giữ nhiệt, tốc độ làm nguội o

C/s) cho liên kết hàn liên quan.

- Xác định diện tích vùng gia nhiệt cho liên kết

hàn và vẽ hình minh họa.

- Vẽ biểu đồ nhiệt luyện cho liên kết hàn liên

quan.

- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, phương tiện để

nhiệt luyện liên kết hàn liên quan (thiết bị phải

có các dải thông số làm việc đáp ứng được các yêu

cầu đặt ra).

- Nêu phương tiện kiểm soát nhiệt độ gia nhiệt

(phấn nhiệt, súng bắn tia hồng ngoại, cặp nhiệt

điện hay chương trình điều khiển chu trình nhiệt

của thiết bị nhiệt điện tham khảo chương trình

HeatMaster)

7.2. Gia công cơ sau khi hàn hoàn thiện.

7.2.1. Xác định nhu cầu gia công cơ sau khi hàn hoàn thiện

- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng hoặc tiêu chuẩn quy

định của kết cấu hàn mà quyết định có tiến hành

gia công cơ mối hàn hay không. Phải nêu rõ lý

do!..

7.2.2. Phân tích, lựa chọn phương pháp gia công cơ sau khi

hàn

Phân tích, lựa chọn phương pháp gia công cơ thích

hợp (VD: tiện, phay, mài,...).

7.2.3. Chế độ công nghệ gia công cơ sau khi hàn

- Lựa chọn hoặc tính toán các thông số chế độ gia

công phù hợp (VD: tốc độ cắt, lực cắt, lượng ăn

dao,..). Chú ý nếu là chọn thì phải dựa vào tiêu

chuẩn, sổ tay hoặc tài liệu có độ tin cậy cao

(bắt buộc phải trích dẫn tài liệu trong thuyết

minh!)

- Lựa chọn thiết bị gia công phù hợp (thiết bị

phải có dải các thông số làm việc phù hợp với quá

trình tính toán hoặc lựa chọn ở trên).

- Trình bày các kỹ thuật gia công cơ có liên

quan.

CHƯƠNG 8: XÂY DỰNG CÁC BẢN QUY TRÌNH HÀN SƠ BỘ

(pWPS) VÀ ĐỀ XUẤT PHÊ CHUẨN THỢ HÀN

8.1. Xây dựng các bản pWPS và đề xuất kiểm tra

phê chuẩn Pwps

8.1.1. Xây dựng các bản pWPS cho các mối hàn

- Trên cơ sở các kỹ thuật chuẩn bị liên kết hàn,

các thông số chế độ hàn đã tính hoặc chọn ở trên,

các kỹ thuật hàn đã đưa ra, các kỹ thuật xử lý

trước và sau hàn, v.v.. tiến hành xây dựng các

bản thông số quy trình hàn sơ bộ (bản pWPS) với

việc ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu (bản thông

số quy trình hàn pWPS hoặc WPS phải được lập theo

đúng mẫu quy định của tiêu chuẩn áp dụng. VD:

theo TCVN 6834, ISO 9956, AWS D1.1,...).

Chú ý: đầu tiên là lập bản quy trình hàn sơ bộ -

pWPS, sau khi kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn sơ

bộ này mà đạt yêu cầu chất lượng thì sẽ được bản

quy trình hàn chính thức (bản quy trình hàn đã

được phê chuẩn – bản quy trình hàn được phép áp

dụng trong sản xuất) – WPS.

- Lập 1 bảng mô tả quy luật ghi mã số nhận dạng

cho các bản quy trình hàn ở phần phụ lục:Bảng 17: Mã nhận dạng của các bản quy trình hàn sơ bộ

TTMối

hàn

Mã nhận

dạng

(WPS ID

N0.)

Dạng liên

kếtGhi chú

1 N0.001

A001

Giáp mối -

2 N0.002 - nt -

Mối hàn số 2 hàn theo

quy trình của mối hàn số

13 N0.003 A002 Góc -4 N0.004 A003 Chữ T -

8.1.2. Đề xuất cách thức tiến hành

8.1.2.1. Các bước kiểm tra phê chuẩn pWPS

- Nêu tóm tắt đủ 5 bước khi tiến hành kiểm tra

phê chuẩn một bản quy trình hàn sơ bộ.

8.1.2.2. Thiết kế các mẫu hàn để kiểm tra pWSP

- Căn cứ vào dạng liên kết hàn cụ thể trên kết

cấu và dựa vào tiêu chuẩn quy định (TCVN 6834,

ISO 9956, ISO 15613, ISO 15614,...), tiến hành

thiết kế các mẫu hàn để kiểm tra pWPS (vẽ các mẫu

hàn để kiểm tra với đầy đủ kích thước).

- Nêu rõ cả các tư thế hàn kiểm tra khi kiểm tra

quy trình hàn.

8.1.2.3. Các kiểm tra không phá hủy (khi kiểm tra phê chuẩn

pWPS)

- Phân tích, lựa chọn các phương pháp kiểm tra

NDT thích hợp (tuân thủ TCVN 6834, ISO 15614,...)

– xem bài giảng chương 10 – CNHNC – tập 1.

- Trình bày các kỹ thuật kiểm tra NDT đã chọn

(tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm tra NDT tương ứng).

8.1.2.4. Các kiểm tra phá hủy (khi kiểm tra phê chuẩn pWPS)

- Phân tích, lựa chọn các phương pháp kiểm tra DT

thích hợp (tuân thủ TCVN 6834, ISO 15614,...) –

xem bài giảng chương 10 – CNHNC – tập 1.

- Trình bày việc chuẩn bị mẫu kiểm tra DT tương

ứng (tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm tra DT tương

ứng). Mẫu kiểm tra DT được cắt từ mẫu hàn ở mục

8.1.2.2

8.1.2.5. Thành lập biên bản phê chuẩn WPS

- Trình bày những thông tin cơ bản của biên bản

phê chuẩn WPS có liên quan (bản WPAR hoặc PQR).

Mẫu của WPAR hoặc PQR để ở phần phụ lục!

8.2. Đề xuất chấp nhận thợ hàn và/hoặc kiểm tra

phê chuẩn thợ hàn mới.

8.2.1. Đề xuất chấp nhận thợ hàn đối với thợ hàn đã có chứng

chỉ

8.2.1.1. Điều kiện chấp nhận về thời hạn của chứng chỉ

- Dựa vào tiêu chuẩn quy đỉnh (TCVN 6700, ISO

9606, EN 287, ISO 14732, EN 1418,...), nêu rõ

điều kiện chấp nhận thợ hàn về mặt thời hạn của

chứng chỉ.

8.2.1.2. Điều kiện chấp nhận về chủng loại vật liệu và chiều dày

- Dựa vào tiêu chuẩn quy đỉnh (TCVN 6700, ISO

9606, EN 287, ISO 14732, EN 1418,...), nêu rõ

điều kiện chấp nhận thợ hàn về chủng loại vật

liệu và chiều dày được phép hàn của chứng chỉ.

8.2.1.3. Điều kiện chấp nhận về loại liên kết và tư thế hàn

- Dựa vào tiêu chuẩn quy đỉnh (TCVN 6700, ISO

9606, EN 287, ISO 14732, EN 1418,...), nêu rõ

điều kiện chấp nhận thợ hàn về mặt liên kết và tư

thế được phép hàn cuẩ chứng chỉ.

8.2.1.4. Các điều kiện chấp nhận khác (loại quá trình hàn, lót

đáy,vv...)

- Nêu rõ điều kiện chấp nhận thợ hàn về các điều

kiện khác (điều kiện về loại quá trình hàn, hàn

lót đáy, hàn nhiều lớp,...điều kiện về sức khỏe

của người thợ! – cũng căn cứ vào TCVN 6700, ISO

9606, EN 287, ISO 14732, EN 1418...).

8.2.2. Đề xuất kiểm tra phê chuẩn (thi) và cấp chứng chỉ cho

thợ hàn mới

8.2.2.1. Các bước tiến hành kiểm tra phê chuẩn thợ hàn mới

- Nêu tóm tắt đủ 4 bước khi tiến hành kiểm tra để

cấp chứng chỉ cho 1 thợ hàn chưa có chứng chỉ

hoặc các thợ hàn đã có chứng chỉ nhưng không thỏa

mãn các điều kiện chấp nhận ở mục 8.2.1.

8.2.2.2. Thiết kế các mẫu hàn để kiểm tra phê chuẩn thợ hàn mới

- Căn cứ vào dạng hàn liên kết cụ thể trên kết

cấu và dựa vào tiêu chuẩn quy định (TCVN 6700,

ISO 9606, EN 287, ISO 14732, EN 1418...), tiến

hành thiết kế các mẫu hàn để thi cấp chứng chỉ

cho thợ hàn mới (vẽ các mẫu kiểm tra với đầy đủ

kích thước).Trường hợp mẫu kiểm tra thợ giống với

mẫu thử quy trình hàn ở mục 8.1.2.2 thì không

phải vẽ lại nữa!).

- Nêu rõ cả các tư thế hàn kiểm tra khi kiểm tra

trình độ thợ hàn.

8.2.2.3. Các kiểm tra không phá hủy (khi kiểm tra phê chuẩn thợ

hàn mới)

- Phân tích lựa chọn các phương pháp kiểm tra NDT

thích hợp (tuân thủ TCVN 6700, ISO 9606, EN 287,

ISO 14732, EN 1418...).

- Trình bày các kỹ thuật kiểm tra NDT đã chọn

(tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm tra NDT tương ứng).

Trường hợp phương pháp kiểm tra NDT ở mục này

giống với kiểm tra NDT khi thử quy trình hàn ở

mục 8.1.2.3 thì không phải trình bày nữa!).

8.2.2.4. Các kiểm tra cơ tính bổ sung (nếu cần)

- Phân tích, lựa chọn các phương pháp kiểm tra DT

cần thiết (tuân thủ TCVN 6700, ISO 9606, EN 287,

ISO 14732, EN 1418...).

- Trình bày việc chuẩn bị mẫu kiểm tra DT tương

ứng (tuân thủ các tiểu chuẩn kiểm tra DT tương

ứng). Trường hợp phương pháp kiểm tra DT ở mục

này giống với kiểm tra DT khi thử quy trình hàn ở

mục 8.1.2.4 thì không phải trình bày nữa!).

8.2.2.5. Chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn mới

- Trình bày những thông tin cơ bản của chứng chỉ

thợ hàn. Mẫu của chứng chỉ thợ hàn để ở phần phụ

lục!

CHƯƠNG 9: KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÁC ĐƯỜNG HÀN VÀ ĐỀ

XUẤT THANH TRA/GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HÀN

9.1. Đề xuất kỹ thuật thực hiện các mối hàn

9.1.1. Trình tự hàn các mối hàn

- Nêu rõ trình tự hàn cho các mối hàn trên toàn

bộ kết cấu (dựa vào lý thuyết ứng suất vầ biến

dạng hàn, Kết cấu hàn, Công nghệ hàn nóng chảy

tập 1 & 2 và các tiêu chuẩn quy phạm liên quan).

Chú ý: Mục này phải bám sát vào trình tự gá lắp ở

mục 4.2.2!!!

- Cuối mục này, lập 1 bảng mô tả thứ tự thực hiện

các mối hàn.

9.1.2. Các kỹ thuật hàn đối với từng mối hàn (dao động ngang,

phân đoạn, vv...)

- Căn cứ vào vật liệu cơ bản, vật liệu hàn, kích

thước mối ghép (dạng vát mép, kích thước khe hở

hàn, chiều dày mặt đáy...), số đường hàn, số lớp

hàn, cấu tạo và đặc điểm của thiết bị hàn đã

chọn, cấu tạo và đặc điểm của đồ gá hàn ở mục

4.1...mà đề xuất các kỹ thuật hàn thích hợp.

- Trong từng mối hàn, nêu rõ trình tự thực hiện

các đường hàn (hàn liên tục hay hàn gián đoạn

(thuận/ngược), hàn lên bặc thang, hàn xuống bậc

thang, hàn block,...).

- Các thông số cần quan tâm thêm gồm:

+ Lựa chọn chửng loại và hình dáng của vật liệu

lót đáy – baking, lót đáy tạm thời hay vĩnh cửu

(Có thể lót bằng kim loại cơ bản, gốm, đồng, đệm

bằng thuốc hàn hay xông khí bảo vệ).

+ Kỹ thuật dũi chân mối hàn hoặc mài chân mối hàn

khi hàn mối đối diện (dũi bằng điện cực than +

khí nén, dũi bằng que hàn, dũi bằng plasma, mài

bằng máy mài cầm tay,...).

+ Kỹ thuật và thao tác đánh sạch xỉ hàn (nếu có),

yêu cầu về độ sạch khi loại bỏ xỉ hàn giữa các

đường hàn.

+ Kỹ thuật điều khiển/kiểm soát nhiệt độ giữa các

đường hàn (Tip) kỹ thuật ram các đường hàn trước

bằng đường hàn sau.

+ Các kỹ thuật xử lý để phòng ngừa nứt nóng, nứt

nguội, nứt tầng, phòng ngừa rỗ khí, ngậm xỉ lẫn

tạp chất rắn, hàn không ngấu, sai lệch hình dạng

và kích thước, ngăn ngừa các dạng khuyết tật

khác.

9.2. Đề xuất các công việc thanh tra/giám sát các

quá trình sản xuất hàn

9.2.1. Thanh tra/giám sát trước khi hàn.

9.2.1.1. Thanh tra vấn đề an toàn sản xuất

- Căn cứ vào loại quá trình hàn, các thiết bị và

dụng cụ sử dụng…nêu ra các khuyến cáo nhằm bảo

đảm an toàn cho người và máy móc, thiết bị (phòng

chống cháy, nổ, bỏng, điện giật, tai nạn khác,..)

9.2.1.2. Thanh tra việc lựa chọn các vật liệu/vật tư sử dụng

- Căn cứ vào các bản quy trình hàn WPS và các nội

dung đã trình bày ở chương 2, nêu ra các nội dung

cần thanh tra/kiểm tra việc lựa chon vật liệu cơ

bản và vật liệu hàn sẽ sử dung (về mác vật liệu

cơ bản, kích thước phôi, chủng loại và quy cách

vật liệu hàn..)

9.2.1.3. Thanh tra việc lựa chọn và lắp ráp thiết bị hàn, các dụng

cụ sử dụng

- Căn cứ vào loại quá trình hàn đẫ chọn ở chương

2, thiết bị hàn và dụng cụ phụ trợ đã chọn ở

chương 6, đồ gá hàn đã chọn/thiết kế ở chương 4…

nêu ra các nội dung cần thanh tra trong việc lựa

chọn đúng chủng loại và thông số kỹ thuật của

thiết bị, dụng cụ, đồ gá…

- Nêu ra các nội dung cần giám sát trong việc lắp

ráp và vận hành thử các thiết bi, dụng cụ, đồ gá

đã chọn…

9.2.1.4. Thanh tra việc chuẩn bị phôi/mép hàn và gá lắp hàn

- Nêu ra các nội dung cần phải tiến hành thanh

tra/kiểm tra các coong việc gá lắp phôi hàn trên

đồ gá (đúng trình tự gá lắp, đúng chuẩn và định

vị, gá kẹp chắc chắn, bảo đảm an toàn vận hành…)

- Nêu ra các nội dung cần phải tiến hành thanh

tra/kiển tra các công việc chuẩn bị phôi/mép hàn,

đo đạc và căn chỉnh các kích thước mép hàn khi gá

lắp.

9.2.1.5. Các thanh tra khác

- Nêu ra các điểm cần thanh tra trong công việc

lựa chọn nhân lực hàn đúng trình độ (mã số chứng

chỉ, công việc được phép của chứng chỉ…)

- Nêu ra các điểm càn thanh tra/giám sát khác

thuộc nhóm công việc “trước khi hàn” nhằm đảm bảo

các yêu cầu về vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ

môi trường (áp dung các tiêu chuẩn ISO 14000 và

EWF 615 – 01)

9.2.2. Thanh tra/giám sát trong khi hàn

9.2.2.1. Giám sát việc cài đặt các thông số hàn

- Căn cứ vào các bản thông số quy trình hàn WPS

và cấu trúc, đặc điểm của bảng điều khiển trên

thiết bị hàn cụ thể đã chọn ở mục 6.2… nêu ra các

chú ý trong mục giám sát quá trình cài đặt đúng

các thông số chế độ hàn của người công nhân (thao

tác đúng các trình tự, cài đặt/điều chỉnh đúng

thông số ghi trên WPS…)

9.2.2.2. Giám sát kỹ thuật thực hiện các đường hàn

- Căn cứ vào loại quá trình hàn đã chọn, các

thông số kỹ thuật đã chọn ở mục 6.1.2, các thông

số ghi trên bản WPS và các kỹ thuật hàn đã đề

xuất ở mục 9.1,…nêu ra các điểm cần phải tiến

hành giám sát trong quá trình thực hiện các mối

hàn của người công nhân.

9.2.2.3. Các giám sát khác

- Nêu ra các điểm cần thanh tra/giám sát khác

thuộc nhóm công việc trong khi hàn nhằm đảm bảo

các yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động và bảo

vệ môi trường (áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000

và EWF 615-01)

9.2.3. Thanh tra/giám sát sau khi hàn

9.2.3.1. Thanh tra/giám sát việc bảo quản vật tư, thiết bị hàn

- Căn cứ vào chủng loại vật liệu hàn đã chọn và

dựa vào các khuyến cáo của nhà sản xuất vật liệu

hàn như đã nêu ở mục 2.3 để nêu ra các điểm cần

phải tiến hành thanh tra/giám sát việc sử dụng,

bảo quản vật liệu hàn đúng cách

- Căn cứ vào cấu tạo, đặc điểm của thiết bị hàn

và các loại dụng cụ phụ trợ đã được chọn ở mục

6.2 để nêu ra các điểm cần phải thanh tra/ giám

sát việc sử dụng, bảo quản thiết bị hàn đúng cách

(dựa vào cả catalog của thiết bị)

9.2.3.2. Thanh tra/giám sát việc xử lí các mối hàn sau khi hàn

- Căn cứ vào các thông số ghi trên bản quy trình

hàn WPS và dựa vào các nội dung đã nêu ở chương 7

để nêu ra các điểm cần phải thanh tra/giám sát

các công việc xử lí sau khi hàn nhằm mục đích đạt

được chất lượng liên kết hàn như yêu cầu.

9.2.3.3. Các thanh tra/giám sát khác

- Nêu ra các điểm cần thanh tra/giam sát khác

thuộc nhóm công việc “sau khi hàn” nhằm đảm bảo

các yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động và bảo

vệ môi trường (áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000

và EWF 615-01)

9.2.4. Thanh tra việc tuân thủ các bản quy trình hàn WPS (quy

trình hàn đã được phê chuẩn)

- Nêu ra các điểm cần thanh tra để đảm bảo đúng

quy trình hàn WPS đã được phê chuẩn (nêu ra các

khuyến cáo để ngăn ngừa việc chọn nhầm WPS)

- Nêu ra các yêu cầu về việc tuân thủ toàn bộ các

thông số cũng như trình tự thực hiện các công

việc đã ghi trong các bản quy trình hàn WPS (tuân

thủ tuyệt đối, tránh nhầm lẫn hay bỏ sót các

thông số ghi trên WPS)

CHƯƠNG 10: ĐỀ XUẤT KIỂN TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

SAU KHI HÀN HOÀN THIỆN VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CHẤP

NHẬN ĐƯỢC CỦA KHUYẾT TẬT HÀN

10.1. Phân tích, lựa chọn các loại quá trình kiểm

tra chát lượng hàn (NDT)

- Đây là phần nhiệm vụ kiểm tra nghiệm thu sản

phẩm hàn!. Căn cứ vào mục đích và yêu cầu sử dụng

của kết cấu hàn, dựa vào tiêu chuẩn quy định để

quyết định việc lựa chọn loại quá trình kiểm tra

chất lượng cho các mói hàn/liên kết hàn (chỉ kiểm

tra bằng mắt thường hay phải dùng thêm phương

pháp kiểm tra thẩm thấu? hay là cần phải kiểm tra

cả bằng siêu âm/chụp ảnh phóng xạ? v..v.. - chú ý

là phải có phân tích rõ ràng ,không phải lúc nào

cũng kiểm tra bằng siêu âm hoặc chụp ảnh phóng

xạ!!!!)

- Cuối mục này, lập một bảng thống kê việc lựa

chọn quá trình kiểm tra NDT cho các mối hàn:

Bảng 18: Chọn quá trình kiểm tra NDT cho các mối hàntrên toàn kêt cấu:

TTMối

hàn

Loại quá trình kiểm tra NDT và tỷ lệ

xác suất kiểm traGhi

chúVT PT MT UT RT LT

1 N0.001 100% - - 50% - x2 N0.002 100% 60% - - 70% -3 N0.003 100% - 20% - - -

Ghi chú: x = có kiểm tra, - = không kiểm tra, 20%

= kiểm tra xác suất 20% trên tổng chiều dài mối

hàn

10.2. Kỹ thuật kiểm tra chất lượng các mối hàn

trên sản phẩm hàn đã hoàn thiện

10.2.1. Kỹ thuật kiểm tra bằng mắt thường (VT- visual test)

- Giới thiệu và mô tả một số loại dưỡng/thước đo

mối hàn sẽ sử dụng để kiểm tra VT.

- Trình bày kĩ thuật sử dụng các loại thước/dưỡng

đo mối hàn có liên quan

10.2.2. Kỹ thuật kiểm tra NDT khác

- Giới thiệu, mô tả các loại dụng cụ thiết bị

kiểm tra NDT sẽ dùng (đã chọn ở mục 10.1)

- Trình bày/đề xuất các kĩ thuật kiểm tra chất

lượng hàn của quá trình kiểm tra đã chọn (điều

kiện bề mặt kiểm tra; cách làm sạch bề mặt kiểm

tra; cách di chuyển đầu dò siêu âm; cách dán film

chụp ảnh phóng xạ, liều chiếu,…).

10.3. Xác định mức độ chấp nhận được của khuyết

tật hàn cho các mối hàn

10.3.1. Mức độ chấp nhận khuyết tật hàn khi kiểm tra VT

- Căn cứ vào mục đích và yêu cầu sử dụng của kết

cấu hàn, dựa vào tiêu chuẩn chấp nhận (TCVN 7472,

TCVN 7474; ISO 5817) để quyết định chọn mức chấp

nhận của khuyết tật hàn (mức B,C hay D?).

- Nêu rõ mức độ cho phép của các loại khuyết tật

hàn (trình bày theo bảng!)

10.3.2. Mức độ chấp nhận khuyết tật hàn tương ứng với

phương pháp kiểm tra NDT khác

- Phân tích, lựa chọn mức chấp nhận của khuyết

tật hàn (mức B,C hay D) tương ứng với tưng phần

kiểm tra như đã đè cập ở mục 10.2.2

- Nêu rõ mức độ cho phép của các loại khuyết tật

hàn (trình bày theo bảng) tương ứng với từng

phương pháp kiểm tra như đã đề cập ở mục 10.2.2

(phải áp dụng đúng tiêu chuẩn về mức độ chấp nhận khuyết

tật hàn liên quan).

10.4. Xác định mức độ biến dạng cho phép và dung

sai sản phẩm hàn

- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 13920 hoặc các tiêu

chuẩn tương đương (có thể phái sử dụng cả các

tiêu chuẩn ngành liên quan ) đưa ra các khuyến

cáo về mức độ biến dạng cho phép của kết cấu và

dung sai cho phép của sản phẩm hàn đã chế tạo.

Sản phẩm chỉ được nghiệm thu khi thỏa mãn đồng thời

các tiêu chí ở mục 10.3 và 10.4!

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Nêu tóm tắt về các kết quả đã đạt được của đồ

án

- Nêu tóm tắt về các điểm mới , các phát minh/cải

tiến mới đã đạt được (nếu có).

- Nêu các đề suất kiến nghị nhằm mục đích hoàn

thiện kết cấu, tăng năng suất và tăng chất lượng

của sản phẩm chế tạo (giảm biến dạng nhiệt, giảm

các nguy cơ gây khuyết tật hàn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ghi đầy đủ các tài liệu tham khảo đã sử dụng

trong quá trình làm đồ án theo logic sau:

[1]- Tên tài liệu, tên tác giả, nhà xuất bản, nơi

xuất bản, năm xuất bản

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1: Các bản thông số quy định hàn sơ bộ

pWPS của các mối hàn

- Phụ lục 2: Mẫu biên bản phê chuẩn WPS (các bản

WPAR hoặc PQR)

- Phụ lục 3: Mẫu chứng chỉ thợ hàn

- Phụ lục 4: Bản vẽ lắp kết cấu tổng thế của sản

phẩm (bản vẽ đánh số các chi tiết, khổ A3)

- Phụ lục 5: Bản vẽ lắp kết cấu tổng thế của sản

phẩm (bản vẽ đánh số các mối hàn, khổ A3)

- Phụ lục 6: Các bản vẽ tách các chi tiết hàn kèm

với các bản vẽ khai triển phôi hàn và bản vẽ

chuẩn bị mép hàn (khổ A3)

- Phụ lục 7: Các bản vẽ đồ gá hàn (khổ A3)

- Phụ lục 8: Các bản vẽ gá lắp - hàn (theo trình

tự các nguyên công gá lắp – hàn, khổ A3).

Chú thích về màu chữ ghi trong bản hướng dẫn này:

- Các chữ màu đen: giữ nguyên, không được bỏ,

không được thay đổi.

- Các chữ màu đỏ: bắt buộc phải thực hiện.

- Các chữ màu xanh: là các chữ giải thích, gợi ý.

- Các chữ màu xanh: chỉ thực hiện khi giảng viên

yêu cầu.

- Các chữ màu hồng: các chỉ dẫn.

- Các chữ màu vàng: các lời nhắc nhở quan trọng.

Các yêu cầu khi viết thuyết minh

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa nhưng

phải đủ ý

- Không được viết sai chính tả

- Sử dụng font chữ Unicode: Time New Roman, cỡ

chữ 12, dãn dòng 1,5

- Tuyệt đối không được chép lại các định nghĩa,

khái niệm…đã có trong sách

- Bất cứ nội dung nào cúng phải có lập luận và

phân tích đầy đủ

- Bất cứ chứng cứ nào được lấy từ các tài liệu

khác đều phải có trích dẫn tài liệu tham khảo: sử

dụng ngoặc vuông và con số thứ tự tài liệu tham

khảo.VD: theo bảng 1 của [9] ta có…

- Tất cả các công thức đều phải được đánh số bằng

dấu ngoặc đơn. Số hiệu của công thức để ở cuối

của dòng chứa công thức đó. Trong một trang giấy

thì các công thức phải ở cùng một cột.

- Tất cả các hình vẽ, các bảng, các đồ thị đều

phải được ghi chú tên một cách đầy đủ.

- Đầu mỗi chương để ở một trang mới.

Tài liệu sử dụng để làm Đồ án:

1. Giáo trình Công nghệ hàn điện nóng chảy, tập 1

& 2, tác giả Ngô Lê Thông.

2. Bài giảng Công nghệ hàn điện nóng chảy (cả 2

học kì), tác giả Vũ Đình Toại.

3. Giáo trình Hướng dẫn thiết kế đồ án Công nghệ

hàn điện nóng chảy, tác giả Vũ Đình Toại.

4. Các tiêu chuẩn/quy phạm và các tài liệu bổ trợ

do giảng viên cung cấp.

5. Các tiêu chuẩn ngành có liên quan (giảng viên

cung cấp và sinh viên tự tìm)

6. Các giáo trình: hình học họa hình, vẽ kĩ

thuật, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, công

nghệ gia công kim loại tấm, chế tạo phôi.

7. Sổ tay toán học (để tính toán các kích thước

khi khai triển phôi).

8. Các catalog của thiêt bị, dụng cụ… do giảng

viên cung cấp và sinh viên tự tìm trên internet.

9. Các bài báo, tài liệu khác qua kênh internet.