Trắc dịa XDDD CN

12
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG . CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – CÔNG NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – CÔNG NGHIỆP I.1. Đặc điểm xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp Công trình dân dụng: là những công trình được sử dụng trực tiếp cho đời sống sinh hoạt, làm việc của các hộ dân cư hoặc cơ quan. Công trình công nghiệp: là công trình hoặc tổ hợp công trình, trong đó thực hiện việc sản xuất, chế tạo một sản phẩm nhất định. Quy trình xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp rất đa dạng tùy thuộc vào loại, hình dạng, kích thước và công nghệ xây dựng công trình. Về cơ bản có thể chia thành các giai đoạn sau: - Xây dựng móng công trình (thi công cọc móng, đào hố móng, xây móng,) - Xây dựng phần thân công trình (xây dựng khung công trình, tường ngăn,.) - Hoàn thiện công trình (hoàn thiện mặt ngoài, lắp đặt thiết bị,..) I.2. Nội dung công tác trắc địa trong thi công xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp Công tác trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp bao gồm toàn bộ công tác đo đạc, tính toán và lập các bản vẽ để bảo đảm bố trí các kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật theo thiết kế với độ chính xác yêu cầu. Công tác này gồm 3 giai đoạn chính: a. Công tác khảo sát trắc địa - địa hình phục vụ thiết kế công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật thi công. b. Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình. Đo vẽ hoàn công công trình. c. Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sở, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch, phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình. Ba công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và cần phải thực hiện theo một trình tự quy định. II. LƯỚI Ô VUÔNG XÂY DỰNG II.1. Mục đích, đặc điểm của lưới ô vuông xây dựng II.1.a. Mục đích của lưới ô vuông xây dựng Để chuyển bản thiết kế công trình dân dụng - công nghiệp ra thực địa. Thông thường người ta xây dựng ô vuông với các chiều dài cạnh là bội số của 50m, như vậy các điểm mốc trắc địa (tọa độ và độ cao) được phân bổ một cách đồng đều trên khu vực xây dựng công trình. Ngoài mục đích bố trí công trình, lưới ô vuông còn dùng làm cơ sở để đo vẽ hoàn công tỷ lệ lớn 1/500 – 1/200 Đặc điểm

Transcript of Trắc dịa XDDD CN

CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG . CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – CÔNG NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – CÔNG NGHIỆP I.1. Đặc điểm xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp

Công trình dân dụng: là những công trình được sử dụng trực tiếp cho đời sống sinh hoạt, làm việc của các hộ dân cư hoặc cơ quan.

Công trình công nghiệp: là công trình hoặc tổ hợp công trình, trong đó thực hiện việc sản xuất, chế tạo một sản phẩm nhất định.

Quy trình xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp rất đa dạng tùy thuộc vào loại, hình dạng, kích thước và công nghệ xây dựng công trình. Về cơ bản có thể chia thành các giai đoạn sau:

- Xây dựng móng công trình (thi công cọc móng, đào hố móng, xây móng,) - Xây dựng phần thân công trình (xây dựng khung công trình, tường ngăn,.) - Hoàn thiện công trình (hoàn thiện mặt ngoài, lắp đặt thiết bị,..)

I.2. Nội dung công tác trắc địa trong thi công xây dựng công trình dân

dụng – công nghiệp Công tác trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp bao gồm

toàn bộ công tác đo đạc, tính toán và lập các bản vẽ để bảo đảm bố trí các kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật theo thiết kế với độ chính xác yêu cầu. Công tác này gồm 3 giai đoạn chính:

a. Công tác khảo sát trắc địa - địa hình phục vụ thiết kế công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật thi công.

b. Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình. Đo vẽ hoàn công công trình.

c. Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sở, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch, phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.

Ba công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và cần phải thực hiện theo một trình tự quy định. II. LƯỚI Ô VUÔNG XÂY DỰNG

II.1. Mục đích, đặc điểm của lưới ô vuông xây dựng II.1.a. Mục đích của lưới ô vuông xây dựng

Để chuyển bản thiết kế công trình dân dụng - công nghiệp ra thực địa. Thông thường người ta xây dựng ô vuông với các chiều dài cạnh là bội số của 50m, như vậy các điểm mốc trắc địa (tọa độ và độ cao) được phân bổ một cách đồng đều trên khu vực xây dựng công trình.

Ngoài mục đích bố trí công trình, lưới ô vuông còn dùng làm cơ sở để đo vẽ hoàn công tỷ lệ lớn 1/500 – 1/200

Đặc điểm

Hướng các trục tọa độ vuông góc giả định phải song song với trục chính của công trình và các trục giao thông chính trong khu vực.

Đối với mặt bằng xây dựng nhỏ, gốc tọa độ giả định thường được chọn sao cho toàn bộ khu vực xây dựng nằm trong góc phần tư thứ nhất. Còn đối với khu vực lớn, để tránh lan truyền sai số số liệu gốc thì gốc tọa độ nên chọn ở gần giữa khu vực xây dựng.

Độ chính xác Về mặt bằng : Khi bố trí các trục của công trình cần bảo đảm độ chính xác cao về vị trí tương

hỗ giữa các điểm với sai số trung phương tương đối không lớn hơn 1/7000 1/10000.

Khi sử dụng làm lưới khống chế đo vẽ bình đồ hoàn công tỷ lệ lớn thì sai số tuyệt đối vị trí điểm của lưới không được vượt quá 0,2.M (mm). Với tỷ lệ 1/500, sai số giới hạn vị trí điểm là ±10cm, còn sai số trung phương điểm yếu nhất là ±5cm.

Như vậy độ chính xác lưới ô vuông xây dựng phải đồng thời thỏa mãn cả hai yêu cầu chính xác trên.

Về độ cao: Các điểm của lưới ô vuông xây dựng cũng đồng thời là các điểm khống chế độ

cao phục vụ bố trí và đo vẽ hoàn công công trình. Yêu cầu, sai số trung phương độ chênh cao giữa các điểm lân cận của lưới

không vượt quá 2 3mm. Độ chính xác này đạt được bằng thủy chuẩn hình học hạng IV.

II.1.b. Thiết kế lưới và chuyển hướng gốc ra thực địa Yêu cầu cơ bản là các cạnh của lưới phải song song với trục chính của công

trình hoặc trục các đường giao thông chính trong khu vực. Do đó để có thể thiết kế lưới ô vuông xây dựng ta cần có bình đồ tổng thể công trình xây dựng tỷ lệ lớn (thường là 1/2000). Sau đó dựa vào yêu cầu độ chính xác bố trí và tính phức tạp của công trình mà ta lựa chọn mạng lưới với các chiều dài cạnh khác nhau (bội của 50m), cho đủ mật độ cho việc bố trí và ít bị hư hỏng nhất trong quá trình thi công.

Để chuyển bản thiết kế lưới ra thực địa, trước tiên ta chuyển một hướng trục (còn gọi là hướng gốc) ra thực địa.

Có hai phương pháp để chuyển hướng gốc ra thực địa a. Phương pháp dựa vào các địa vật nằm gần hướng gốc Từ hướng gốc hoặc hướng gốc kéo dài ta hạ các đường vuông góc với địa vật,

từ đó ta xác định được các yếu tố cần thiết để bố trí ra thực địa theo phương pháp tọa độ vuông góc.

Hình vẽ VI-1: Sơ đồ chuyển hướng gốc ra thực địa a. dựa vào địa vật b. dựa vào lưới khống chế

b. Phương pháp dựa vào các điểm khống chế có sẵn trên thực địa Vì mạng lưới ô vuông xây dựng được thành lập sau giai đoạn đo vẽ khảo

sát cho nên tốt nhất là sử dụng các điểm trắc địa sẵn có để chuyển hướng gốc của lưới ô vuông xây dựng ra thực địa.

Tính các yếu tố để bố trí theo phương pháp tọa độ cực II.2. Các phương pháp thành lập lưới ô vuông

Có hai phương pháp chủ yếu để thành lập lưới ô vuông xây dựng: phương pháp trục và phương pháp hoàn nguyên.

II.2.a. Phương pháp trục Trong phương pháp này người ta chuyển ra thực địa toàn bộ các điểm của

mạng lưới bằng cách đặt chính xác các yếu tố thiết kế.

Trước hết, tại chính giữa khu vực xây dựng ta bố trí hai hướng khởi đầu vuông góc với nhau. Dùng máy kinh vĩ đo lại góc này. Từ đó ta tính ra được trị số chênh lệch của nó so với góc vuông: . Ta điều chỉnh lại vị trí các điểm B và C bằng các số hiệu chỉnh SB và SC để hai hướng AB và AC vuông góc Trong đó:

.21

ABSB .21

ACSC

Cố định các điểm B và C trên thực địa và dọc theo các hướng AB và AC ta bố trí các đoạn thẳng bằng chiều dài cạnh của lưới.

Hình vẽ VI-2: Sơ đồ thành lập lưới ô vuông theo phương pháp trục

Người ta kết thúc việc bố trí trên hai hướng này tại các điểm cuối cùng M, N, P, Q. Tại những điểm này dựng các góc vuông và tiếp tục bố trí các điểm theo chu vi lưới. Trên các hướng giữa các điểm của 4 hình vuông trên, ta bố trí các điểm bên trong lưới.

Ưu nhược điểm của phương pháp: - Sau khi bố trí vị trí các điểm được chôn các mốc bê tông chắc chắn, nên

trong quá trình đo đạc và sử dụng nó luôn được bảo vệ. - Do có sự tích lũy sai số nên các điểm xa điểm gốc sẽ có tọa độ khác nhiều

so với tọa độ thiết kế. Phương pháp này chỉ nên sử dụng với khu vực xây dựng nhỏ, độ chính xác

không cao. II.2.b. Phương pháp hoàn nguyên Dựa vào hướng khởi đầu đã chuyển ra thực địa, ta bố trí lưới ô vuông có

chiều dài cạnh theo đúng như thiết kế. Các đỉnh ô vuông được đóng bằng các cọc tạm thời.

Sau đó ta lập các bậc lưới khống chế trắc đại trên mạng lưới ô vuông vừa thành lập để xác định tọa độ các điểm trên. So sánh tọa độ này với tọa độ thiết kế tương ứng, ta sẽ tính ra các đại lượng hoàn nguyên về góc và chiều dài. Ta tiến

Q

H

E

C

P

C

B B

A

G

N

F M

/

S

S

/

hành hoàn nguyên các điểm bằng cách xê dịch về đúng vị trí của chúng và cố định bằng các mốc bê tông chắc chắn.

Ưu nhược điểm của phương pháp: - Phương pháp này có thể rút ngán thời gian thi công mạng lưới. Việc hoàn

nguyên các điểm có thể không phải thực hiện ngay toàn bộ lưới. Do đó khu vực nào xây dựng trước thì hoàn nguyên trước, các ku vực khác có thể thực hiện sau.

- Trong quá trình đo và tính toán thì các điểm trên thực địa được đánh dấu bằng các cọc tạm thời, nên có khả năng hư hại, mất mát.

II.2.c. Xác định tọa độ của lưới ô vuông Trên khu vực xây dựng lớn, để xác định tọa độ các điểm lưới ô vuông, người

ta phát triển lưới khống chế trắc địa theo 3 bậc. Theo chu vi của lưới, xây dựng các vòng đa giác hạng IV với chiều dài cạnh

từ 12 km. Dọc theo chu vi lưới ta xây dựng các đường chuyền duỗi thẳng cấp 1 giữa các

điểm đa giác hạng IV nằm ở góc lưới. Phát triển lưới chêm dày bậc 2 dựa vào các đường chuyền cấp 1 theo các

phương pháp sau: phương pháp đa giác, tam giác nhỏ, giao hội, tứ giác không đường chéo,…

Mạng lưới ô vuông đồng thời cũng là lưới khống chế độ cao để bố trí và đo vẽ hoàn công công trình

II.2.d. Xác định độ cao các điểm lưới ô vuông Lưới khống chế độ cao trên khu vực xây dựng công trình với mục đích đo vẽ

bản đồ tỷ lệ lớn, đảm bảo cho quy hoạch độ cao và bố trí công trình. Lưới khống chế độ cao thường được thành lập dưới dạng lưới độ cao hạng

III, IV. Trên khu vực xây dựng lớn cần lập thêm các vòng thủy chuẩn hạng II. Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đo thủy chuẩn

Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu Hạng thủy chuẩn

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Sai số trung phương đo cao trên 1km chiều dài tuyến, mm 2 5 10

Sai số hệ thống trên 1km chiều dài tuyến, mm 0,4 - - Sai số khép cho phép và chênh lệch giữa tổng chênh cao đo đi và đo về, mm 5 L 10 L 20 L

Chiều dài lớn nhất của tuyến, km khép kín giữa các điểm cấp cao giữa hai điểm nút

40 -

10

25 15 5

10 5 3

Khoảng cách giữa các mốc thủy chuẩn thi công trên khu vực xây dựng, km 0,5 0,5 0,5

Khoảng cách lớn nhất từ máy đến mia, m 50 70 100 Chiều cao thấp nhất của tia ngắm, m 0,5 0,3 0,2

Để bảo đảm độ chính xác khống chế độ cao, các đường thủy chuẩn hạng III thường được đặt dọc theo chu vi lưới, hoặc thành các vòng khép kín theo trong khu vực nhỏ, sau đó chêm dày bằng thủy chuẩn hạng IV.

Có thể tiến hành đo thủy chuẩn các đỉnh ô vuông của lưới theo cách đặt máy thủy chuẩn lần lượt ở tâm của các ô vuông và trong một trạm máy đo ngắm tới 4 đỉnh của lưới ô vuông.

Hình vẽ: VI-3: Sơ đồ đo thủy chuẩn lưới ô vuông Đo cao thủy chuẩn lưới ô vuông phải được đo nối với hai điểm độ cao nhà

nước để kiểm tra kết quả đo.

III. ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH Mọi công việc trắc địa thực hiện để cố định được các trục cơ bản, các trục dọc,

các trục ngang của nhà ở ngoài thực địa gọi là định vị công trình. Thực chất của bố trí các trục của nhà là bố trí các điểm giao của các trục đó.

Toàn bộ các trục dọc và ngang của nhà đều được cố định lên giá định vị bằng đóng đinh và vạch sơn có ghi kèm cả số hiệu trục ở bên cạnh. Ngoài ra phải tận dụng mọi trường hợp có thể đánh dấu các trục lên tường của các công trình ở gần đó. III.1. Lập bản vẽ bố trí trục chính

Các điểm trục chính của công trình được bố trí bằng phương pháp tọa độ vuông góc hoặc tọa độ cực vì vậy trên bản vẽ thể hiện lưới ô vuông xây dựng và các điểm trục chính của công trình.

Ghi tọa độ của các điểm trục chính trên bản vẽ và khoảng cách đến các cạnh của lưới.

Ngoài ra kích thước của công trình cũng được thể hiện để khi cần thiết có thể kiểm tra.

Hình vẽ: Bản vẽ bố trí trục chính

g

h

c

d

f

e

b

a

III.2. Bố trí trục chính trên thực địa Việc đầu tiên cần bố trí và cố định các điểm trục chính trên thực địa.

Bố trí theo phương pháp tọa độ vuông góc, dựa vào tọa độ thiết kế của các điểm trục chính và tọa độ các điểm lưới ô vuông để tính ra các số gia tọa độ tương ứng. Vị trí các trục chính có thể đánh dấu trên khung định vị, bằng hệ thống dấu trục trên tường hoặc các dấu mốc chôn sát mặt đất.

Khung định vị là khung bằng sắt hay gỗ bao quanh công trình và cách công trình một khoảng cách bảo đảm cho công tác bố trí và không bị hư hỏng trong quá trình đào đắp, thi công móng công trình.

IV. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG GIAI ĐOẠN XÂY LẮP IV.1. Các công tác trắc địa khi xây móng và tầng hầm

Khi bố trí chi tiết hố móng, ta dựng một khung định vị xung quanh hố móng, sau đó đưa các trục dọc và trục ngang của móng lên khung định vị. Trên khung định vị, ta tiếp tục đánh dấu các cạnh mép, đường viền của móng,… Sau đó nối chúng với nhau bằng những sợi thép nhỏ, dùng dây dọi để chuyển các điểm đó xuống mặt đất và cố định bằng các cọc gỗ.

Nếu không có khung định vị, từ các điểm dóng ta đặt máy (Ví dụ: máy đặt tại Ea, ngắm về Eb) xác định các điểm gần trục chính theo hai hướng dọc và ngang, cố định bằng các cọc gỗ, nối chúng bằng các sợi thép nhỏ, ta sẽ được vị trí của các điểm trục chính.

Khi chuyển độ cao thiết kế xuống hố móng ta tiến hành đo đồng thời cùng một lúc hai máy thuỷ bình với mia và thước thép treo. Một máy được đặt trên mặt đất tự nhiên, máy kia đặt trên đáy móng

Hình vẽ: Chuyển độ cao xuống hố móng

Ta xác định độ cao đường ngắm của máy thuỷ bình đặt dưới và trên theo công thức:

HJ1 = HA + a HJ2 = HJ1 - (d-c) Số đọc trên mia dựng tại hố móng (điểm B) với độ cao thiết HB được tính

theo công thức: b = HJ2 - HB Nâng hoặc hạ mia tại B sao cho trị số đọc trên mia bằng b, đánh dấu đế mia

ta được điểm B có độ cao thiết kế. Để cho thước treo chắc chắn, ổn định đầu dưới thước có treo quả tạ (khoảng 10 Kg) và nếu hố móng sâu thì quả tạ phải thả vào chậu nước có độ nhớt. Trường hợp hiệu số đọc trên thước thép (d-c) rất lớn thì phải tính đến số hiệu chỉnh do kiểm nghiệm và nhiệt độ.

IV.2. Chuyển trục lên tầng Tùy thuộc vào độ chính xác yêu cầu, chiều cao, phương pháp thi công công

trình và đặc điểm của từng dạng công việc lắp đặt mà có thể sử dụng các phương pháp sau: phương pháp dây dọi, phương pháp mặt phẳng chuẩn trực, phương pháp đường thẳng đứng quang học và phương pháp ngắm cạnh sườn,… IV.2.a. Phương pháp dây dọi Dùng dậy dọi để đặt các kết cấu xây dựng vào vị trí thẳng đứng là phương pháp đơn giản nhất. Nguồn sai số chủ yếu trong phương pháp này là sự dao động của dây dọi do ảnh hưởng của đối lưu không khí. Để giảm ảnh hưởng của nó, người ta thường dùng các quả dọi nặng hoặc quả dọi được đặt trong dung dịch có chất kết dính (dầu nhớt,...). Để kiểm tra độ thẳng đứng của cột đã được lắp đặt, dây dọi được treo vào một giá nhỏ gắn ở phần đỉnh cột, sau đó dùng thước đo khoảng cách từ bề mặt bên của cột đến dây dọi ở đỉnh và chân cột. Dựa vào hiệu các khoảng cách đo được ta sẽ điều chỉnh được độ thẳng đứng của cột hay sẽ xác định được độ nghiêng của kết cấu trên nếu biết được chiều dài của nó. Độ chính xác của phương pháp này khoảng 1/1000 chiều cao của kết cấu được lắp đặt.

a

A

b c

d

BH A

M Æt thuû chuÈn

J

H b

1

2J

IV.2.b. Phương pháp mặt phẳng chuẩn trực của ống kính máy kinh vĩ Phương pháp này còn gọi là phương pháp chiếu đứng bằng tia ngắm nghiêng của máy kinh vĩ. Trong trường hợp này máy kinh vĩ được đặt cách kết cấu cần lắp đặt một khoảng ít nhất bằng chiều cao của kết cấu. * Lắp đặt điều chỉnh kết cấu theo phương thẳng đứng Trong trường hợp này, đầu tiên ống kính của máy đã được định hướng tới dấu vạch trục ở phía dưới cấu kiện. Sau đó hướng ống kính lên phía trên và điều chỉnh cấu kiện sao cho dấu trục phía trên trùng với mặt phẳng chuẩn trực đã được định hư-ớng.

Hình vẽ: Hình vẽ: * Kiểm tra độ thẳng đứng của kết cấu đã được lắp dựng Trình tự kiểm tra như sau : chiếu điểm trục từ phía trên xuống phía dưới bằng 2 vị trí của ống kính. Sai khi định hướng đến dấu trục phía trên, ống kính được hướng xuống dưới và đánh dấu vị trí điểm ngắm ở phía dưới cấu kiện. Đảo ống kính và tiến hành tương tự, ta đánh dấu điểm ngắm thứ hai. Khoảng cách từ điểm trung bình của hai điểm đó đến dấu trục phía dưới là độ lệch Dl của cấu kiện. Nếu biểu thị theo đơn vị đo góc thì độ nghiêng g của trục đứng so với phương thẳng đứng là :

".

hl

(trong đó h là chiều cao của cấu kiện)

Bằng cách tương tự người ta kiểm tra độ thẳng đứng của cấu kiện trong mặt phẳng đứng thứ hai vuông góc với mặt phẳng vừa được kiểm tra. Các nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp là : + Sai số do độ nghiêng của trục quay máy kinh vĩ (mng.m) + Sai số ngắm (mv) + Sai số do đặt máy không nằm đúng trên đường thẳng đi qua hình chiếu của 2 dấu trục phía trên và phía dưới (mDl) + Sai số đánh dấu các điểm trục (mdd) + Sai số do ảnh hưởng của chiết quang không khí (mch.q) IV.2.c. Phương pháp thủy chuẩn cạnh sườn Khi bố trí hoặc kiểm tra hàng cột gồm nhiều cột nằm trên một hướng trục, ta áp dụng phương pháp này. Ta xác định đường thẳng A’B’ song song và cách trục bố trí AB một khoảng cách là a ( thường từ 1,0 -1,5m). Đặt máy tại A’ định hướng đến điểm cuối B’. Ngắm về thước đặt tại đỉnh cột (tại vị trí cách tim cột một khoảng là a) ở hai vị trí ống kính và ta dóng xuống dưới – so sánh với hướng A’B’ ta xác định được độ lệch của đỉnh cột so với chân cột hoặc độ nghiêng của cột (nếu biết chiều cao của cột đó). Ddể kiểm tra độ nghiêng theo hướng vuông góc ta làm

IV.2.d. Phương pháp đường thẳng đứng quang học Khi xây dựng các tòa nhà hoặc các công trình cao, để chuyền tọa độ mặt bằng từ tầng này lên tầng khác, hoặc để kiểm tra các kết cấu theo phương thẳng đứng, người ta sử dụng các dụng cụ quang học chiếu thẳng đứng “máy chiếu đứng” IV.3. Các công tác trắc địa khi xây lắp cột, dầm, giàn, vì kèo

Trước khi dựng cột cần kiểm tra lại các dấu tim cột đã đánh dấu trên các móng. Đo và đánh dấu tim cột tại chân và đầu cột (đánh dấu cả 2 phía của cột).

Khi dựng cột thấp hơn 5m thường dùng dọi để kiểm tra độ thẳng đứng. Đối với các cột cao hơn 5m thì phải dùng máy kinh vĩ. Khi đo phải dùng hai

máy kinh vĩ đặt ở hai hướng vuông góc để kiểm tra độ thẳng đứng. Độ cao các cột khi lắp đặt thường được thực hiện nhờ các dấu sơn đã vạch tr-

ước trên thân cột. Khi đo dùng máy thủy bình và mia để xác định độ cao lắp đặt của cột.

Đối với cột BTCT sau khi chỉnh xong phải đổ bê tông vào khe giữa cột và móng.

Đối với cột thép, khi vặn bulông phải kiểm tra độ cao và độ thẳng đứng của cột.

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột được thực hiện bằng máy kinh vĩ đo ở hai vị trí vuông góc để kiểm tra ở hai mặt cột.

Hình vẽ: Hình vẽ: Độ thẳng hàng của hàng cột được kiểm tra bằng máy kinh vĩ như sau: đặt

máy kinh vĩ cách hàng cột một đoạn là a (thường từ 1 – 1,5m). Dùng thước hoặc mia nhôm đặt ngang bằng và vuông góc với mặt bên của cột để kiểm tra độ thẳng hàng của các cột. Còn độ lệch dọc của các cột được kiểm tra bằng cách đặt máy kinh vĩ trên hớng trục ngang của mỗi cột và chiếu bằng hai vị trí của ống kính từ dấu trục ở phía trên xuống phía dưới. Độ sai lệch giữa hình chiếu giữa dấu trục phía trên so với dấu trục tại móng không được vượt quá 1/1000 chiều cao cột.

Khoảng cách giữa các cột kiểm tra bằng đo trực tiếp tại chân cột. Khoảng cách trên đầu cột sẽ xác định bằng cách kiểm tra độ thẳng đứng của các cột.

Hình vẽ:Kiểm tra khoảng cách giữa các cột Để chuyển độ cao lên các mặt bằng xây dựng ta có thể áp dụng một trong

các phương pháp sau: - Dẫn độ cao hình học theo đường cầu thang - Chuyền độ cao bằng hai máy thủy bình và thước thép treo - Chuyền độ cao bằng máy đo dài điện tử cầm tay - Đo cao bằng phương pháp đo cao lượng giác. Bảng 2: Sai số cho phép khi dựng cột

Nội dung Sai số cho phép Nhà 1 tầng Nhà nhiều

tầng CỘT Bấ TễNG CỐT THEP

Độ lệch tim chõn cột so với đường trục Độ nghiờng cột (với chiều cao cột là H)

H < 4,5m 4,5m < H < 15m H> 15m

Chờnh lệch hiệu độ cao mỗi tầng (n: số tầng) Chờnh lệch độ cao mặt trờn vai cột

± 5 mm ± 10 mm ± 15 mm 0,001H và <36mm

± 10 mm

± 5 mm

± 10 mm ± 15 mm 12+2.n

CỘT THEP Độ lệch tim cột so với trục bố trớ Chờnh lệch độ cao đỉnh cột và vai cột Độ nghiờng cột (với chiều cao cột là H)

H < 15m H> 15m

Chờnh lệch hiệu độ cao mỗi tầng

± 5 mm ± 5 mm ± 15 mm

0,001H và <35mm <(H/750) và <10mm

IV.4. Các công tác trắc địa khi xây dựng công trình cao và dạng tháp

Khi xây lắp nhà cao tầng, ở mỗi tầng phải chuyển độ cao và trục từ tầng 1 lên các tầng trên. Trục cơ bản được bố trí với độ chính xác 1:6000 – 1:8000 có cọc định vị (cọc dóng) đóng ngoài khu vực thi công. Khoảng cách giữa các trục được đo với với sai số 3-5mm, độ cao đo với độ chính xác tương đương hạng IV.

Đối với công trình dưới 10 tầng, dùng máy kinh vĩ để chuyển trục lên tầng, dùng máy thủy bình kết hợp thước thép để chuyển độ cao lên tầng.

Đối với công trình cao trên 10 tầng, chuyển trục lên tầng bằng máy chiếu đứng (máy thiên đỉnh), độ cao lên tầng bằng phương pháp đo cao lượng giác với độ chính xác cao.

Đối với nhà cao tầng, có mặt bằng phức tạp, cần xây dựng trên sàn đang thi công lới mặt bằng để kiểm tra độ chính xác bố trí các điểm chi tiết. Tọa độ lưới mặt bằng trên tầng phải được bình sai.

Sau khi xây xong mỗi tầng đều phải lập bản vẽ hoàn công. Đối với công trình cao, có hình dạng đối xứng như tháp truyền hình, ống

khói,... khi xây dựng phải xác định tâm của công trình, sau đó chuyển các cọc định vị ra ngoài khu vực thi công. Các cọc định vị được xác định theo hai hướng vuông

góc với nhau. Trong quá trình thi công, tâm O được chuyển lên các cao độ thi công nhờ máy kinh vĩ hoặc máy chiếu đứng. Đối với công trình dạng tháp đối xứng, kích thước công trình ở mỗi độ cao khác nhau, vì vậy cần phải xác định kích thước công trình tại các độ cao thi công tương ứng. V. ĐO VẼ HOÀN CÔNG V.1. Mục đích ý nghĩa của đo vẽ hoàn công

Đo vị trí kích thước, hình dạng của từng phần hay toàn bộ công trình đã đư-ợc xây dựng xong ngoài thực địa và biểu diễn lên giấy theo một quy luật nhất định gọi là đo vẽ hoàn công.

Trong khi thi công công trình, kích thước công trình được xây dựng xong ngoài thực địa đều khác so với thiết kế. Bởi vậy chúng ta phải đo vẽ hoàn công.

Mục đích của đo vẽ hoàn công là xác định toạ độ, độ cao, kích thước của công trình vừa xây dựng xong. Tính độ chính xác của việc chuyển từ bản thiết kế ra thực địa. Tính dung sai cho phép trong xây dựng.

Trong quá trình xây dựng phải tiến hành đo vẽ vào lúc kết thúc từng giai đoạn công việc (móng, tầng ngầm, từng tầng nhà,..) để lập bản vẽ hoàn công từng phần. Nó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề trong quá trình xây dựng như tổ chức biện pháp chống lại những sai hỏng, bố trí các công trình mới không ảnh hưởng đến những công trình cũ trước đó, nhất là khi xây dựng công trình ngầm. Khi xây dựng xong công trình, đo vẽ lập bản vẽ hoàn công toàn phần. Nó là cơ sở để giải quyết những nhiệm vụ kỹ thuật khác nhau khi sử dụng, sửa chữa , mở rộng công trình.

Việc đo vẽ hoàn công dựa vào lưới khống chế trắc địa mặt bằng và độ cao. ở trong từng nhà, xưởng, công trình riêng biệt: dựa vào trục móng đã cố định

và hệ thống mốc độ cao thi công. ở trong phạm vi cả công trường: dựa vào các điểm khống chế trắc địa đã dùng

để thi công công trình. ở ngoài công trường: dựa vào các điểm khống chế đã thành lập trong quá

trình khảo sát, đo vẽ bản đồ,.. Các phương pháp đo vẽ hoàn công: Về mặt bằng: phương pháp toạ độ vuông góc, toạ độ cực, giao hội góc, giao

hội cạnh, … Về mặt độ cao: thường áp dụng phương pháp đo cao hình học. Độ chính xác cần thiết của lưới khống chế trắc địa và của các phương pháp

đo vẽ như sau: + ở các công trường thành phố và các khu công nghiệp: phải bảo đảm cho lập

bản vẽ hoàn công tỷ lệ 1:500 + Các công trình, thuỷ lợi, giao thông: bảo đảm lập bản đồ hoàn công tỷ lệ

1:1000 hoặc 1:2000. V.2. Nội dung đo vẽ hoàn công

1. Đối với công trình ngầm: phải chú ý đo vẽ ngay trớc khi lấp đất. Đo vẽ, định vị trí các đỉnh góc ngoặt, tâm các giếng, chỗ giao nhau với công trình ngầm khác. Đo đường kính ống dẫn, khoảng cách giữa các giếng; độ cao của đáy, nắp hố móng, máng rãnh, nắp giếng, đỉnh ống dẫn,…

2. Với đường dây dẫn trên không và đường dây điện: phải đo khoảng cách giữa các trụ cột; độ cao của các dầm, xà ngang; khoảng cách đến các công trình có ở gần đó.

3. Đo vẽ móng: Xác định vị trí của từng phần đã đặt, kích thước của các khối, các giếng đứng,…; độ cao của nền, đế tựa, đỉnh móng. Riêng với nhà: đo nối các góc nhà đến các điểm khống chế trắc địa để xác định toạ độ của chúng, kiểm tra kích thước, chu vi tầng ngầm, xác định kích thước những chỗ lồi lõm.

4. Đo vẽ các cấu kiện đúc sẵn, lắp ghép: xác định vị trí thực của nó so với thiết kế.

5. Khi đo vẽ công trình dạng tròn: phải xác định toạ độ tâm và bán kính của nó.

6. Khi đo vẽ đường: phải kiểm tra các yếu tố của đường cong, vị trí các điểm giao nhau, tiếp cận, tiếp ghi đường sắt, độ cao mặt đường, đỉnh ray,..

7. Khi đo vẽ quy hoạch mặt đứng: phải đo độ cao bề mặt, mặt cắt theo các điểm đặc trưng bằng phương pháp đo cao ô vuông mỗi cạnh 10m. Phương pháp đo cao mặt cắt dọc, ngang; độ cao vỉa hè, chỗ giao nhau, chỗ thay đổi của mặt cắt đ-ường, lòng đường, đáy rãnh kênh thoát nước, nắp giếng, cửa chắn rác thoát nước mưa. V.3. Bình đồ đo vẽ hoàn công

Bình đồ hoàn công là bản đồ địa hình tỷ lệ lớn trên đó biểu diễn các công trình đã xây dựng xong. Cơ sở để vẽ bản đồ hoàn công là bản đồ tỷ lệ lớn và các số liệu đo vẽ hoàn công.

Bản vẽ hoàn công có thể là: bình đồ hoàn công tổng thể bình đồ hoàn công từng phần