Cải cách chính trị ở Miến Điện và mùa xuân Ai Cập

60
1 Cải cách chính trị ở Miến Điện & Mùa xuân Ai Cập Nguyễn Hồng Bắc Đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến những cơn địa chấn chính trị thế giới trong xu thế dịch chuyển địa chính trị và chiến lược chuyển trục sang châu Á của Mỹ. Cải cách chính trị ở Miến Điện và Mùa xuân Ai Cập ở Trung Đông là những cơn địa chấn này. Bài viết dưới đây trình bày những đặc điểm chính và dự báo trung hạn về cải cách chính trị ở Miến Điện và Mùa xuân Ai Cập. I. Cải cách chính trị ở Miến Điện Trong 63 năm giành được độc lập, Miến Điện đã từ một nước giàu nhất Đông Nam Á (năm 1948) trở thành nước kém nhất khu vực. Miến Điện đã trải qua 3 giai đoạn chính sau: 1) 1948-1958: Tướng Aung San (13/02/1915 – 19/07/1947) bị ám sát 6 tháng trước khi Miến Điện giành được độc lập. Năm 1948, Miến Điện giành được độc lập và là một nước dân chủ nghị viện dựa trên hiến pháp Anh quốc.

Transcript of Cải cách chính trị ở Miến Điện và mùa xuân Ai Cập

1

Cải cách chính trị ở Miến Điện & Mùa

xuân Ai Cập

Nguyễn Hồng Bắc

Đầu thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến những cơn địa chấn

chính trị thế giới trong xu thế dịch chuyển địa chính trị và

chiến lược chuyển trục sang châu Á của Mỹ. Cải cách chính trị

ở Miến Điện và Mùa xuân Ai Cập ở Trung Đông là những cơn địa

chấn này. Bài viết dưới đây trình bày những đặc điểm chính và

dự báo trung hạn về cải cách chính trị ở Miến Điện và Mùa xuân

Ai Cập.

I. Cải cách chính trị ở Miến Điện

Trong 63 năm giành được độc lập, Miến Điện đã từ một nước

giàu nhất Đông Nam Á (năm 1948) trở thành nước kém nhất khu

vực. Miến Điện đã trải qua 3 giai đoạn chính sau:

1) 1948-1958: Tướng Aung San (13/02/1915 – 19/07/1947) bị ám

sát 6 tháng trước khi Miến Điện giành được độc lập. Năm 1948,

Miến Điện giành được độc lập và là một nước dân chủ nghị viện

dựa trên hiến pháp Anh quốc.

2

2) 1962-1988: Sau cuộc đảo chính năm 1962, trực tiếp hay

gián tiếp quân đội đã nắm quyền cai trị Miến Điện. Miến Điện

nằm dưới sự cầm quyền của tướng Ne Win, người đi theo con

đường XHCN, mang tính dân tộc, chủ trương đóng cửa và chuyên

chế 1.. Trong giai đoạn này, Miến Điện được xem là một trong

những nước chuyên chế nhất trên thế giới, không tôn trọng

quyền con người và thiếu tự do chính trị. Dù vậy, Miến Điện

cũng là quê hương của ông U Thant (22/01/1909 – 25/11/1974)

đã giữ chức Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc từ 1961 đến 1971.

3) 1992-2011: dưới sự cầm quyền của tướng Than Shwe, đã đưa

Miến Điện quay lại nền kinh tế thị trường, cân bằng lại ngân

sách nhờ xuất khẩu khí tự nhiên sang Thái Lan và đưa Miến Điện

theo con đường dân chủ qua một lộ trình 7 bước. Việc chính

quyền quân chủ không thừa nhận kết quả cuộc bầu cử năm 1990

với chiến thắng của đảng NLD (Liên đoàn Dân chủ Quốc gia với

lãnh tụ là bà Aung San Suu Kyi), cũng như cuộc đàn áp đẫm máu

năm 1988 đã khiến cho các nước phương Tây2 lên án và cấm vận

Miến Điện. Tháng 7-1997 SLORC3 đổi tên thành  Hội đồng quốc 1 Trong những năm 1960s, Miến Điện là một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á, thu nhập

theo đầu người trong năm 1960 là $670 - hơn gấp 3 mức của Indonesia, hơn gấp đôi mức của Thái Lan, và thấp hơn Philippines một chút (Booth 2003). Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, và bị cầm tù.

2 Bao gồm EU, Mỹ, Canada, Nauy và Úc.3 Hội đồng Quốc gia Vãn hồi Trật Tự và Luật pháp - State Law and Order Restoration

3

gia vì Hòa bình và Phát triển (State Peace and Development

Council - SPDC). Tháng 5-2008, Miến Điện thông qua hiến pháp

mới theo chế độ lưỡng viện và đa đảng, dù vậy trên thực tế,

hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội

bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của

quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang. Chính quyền

tiếp tục củng cố quyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các

đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụng Luật Hình sự 1996 để

tiếp tục đàn áp phe đối lập. Trong giai đoạn này Miến Điện vẫn

bị phương Tây cấm vận do vi phạm nhân quyền và đàn áp các sắc

tộc thiểu số. 4

Miến Điện đã thay đổi từ tháng 3/2011 sau khi Tổng Thống

Thein Sein lên nắm quyền với quá trình cải cách chính trị dần

dần. Từ tháng 3, 2011, Miến Điện đã thực hiện tự do báo chí,

thả tù chính trị và bắt đầu đối thoại chính trị giữa chính

quyền của Tổng Thống Thain Sein với lãnh tụ của phe đối lập và

các nhóm sắc tộc thiểu số.

Cuộc cải cách được đẩy mạnh với cuộc bầu cử bổ sung vào 1

tháng 4, 2012, với chiến thắng áp đảo của Liên đoàn Dân chủ

Council (SLORC)4 Đàn áp năm 1988, xóa bỏ kết quả bầu cử 1990 và vi phạm nhân quyền (tàn sát và bỏ tùnhững người chống đối, sử dụng trẻ em trong quân đội và lao động trẻ em…)

4

Quốc gia với 43/45 ghế. Nhìn chung, cải cách chính trị tại

Miến Điện đã được khởi xướng từ "bên trên”. Cuộc cải cách này

được giới tinh hoa tiến hành và khởi xướng từ Tổng Thống và

các thành viên cấp tiến trong đảng Liên minh vì đoàn kết và

phát triển (Union Solidarity and Development Party -USDP), một

đảng mà quân nhân chiếm đa số. Nhìn chung, quá trình cải cách

ở Miến Điện mang những đặc điểm chung sau:

1) Cải cách chính trị tại Miến Điện là hành động của chính

quyền đối phó với những biến động trong và ngoài nước. Ảnh

hưởng của giới quân đội trong hệ thống chính trị và nền kinh

tế vẫn còn rất lớn, họ cảm thấy đủ tự tin để tiến hành một quá

trình tự do hóa hệ thống chính trị dần dần. Dù vậy quá trình

cải cách này còn chậm.

2) Ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng gây lo ngại cho

các tướng lĩnh trong chính quyền. Miến Điện muốn cân bằng ảnh

hưởng của Trung Quốc nhờ quan hệ với phương Tây. Phương Tây đã

có các chương trình viện trợ phát triển cho Miến Điện trước

những hành động cải cách ban đầu.

3) Xung đột sắc tộc là một lực cản trong quá trình cải cách

chính trị

Bài viết này trình bày một số đặc điểm chính của tiến trình

5

cải cách chính trị tại Miến Điện và đưa ra dự đoán trung

hạn cho quá trình này.

1. Đặc điểm của quá trình cải cách chính trị tại Miến

Điện

-- Cải cách chính trị tại Miến Điện là hành động của chính quyền đối phó với những

biến động trong và ngoài nước.

1.1. Sự tự tin của chính quyền quân phiệt trong việc

tiến hành dân chủ hóa dần dần

Các nhà lãnh đạo Miến Điện đang chứng minh là họ có ý chí

chính trị và tầm nhìn để đưa đất nước ra khỏi quá khứ chuyên

chế. Đầu năm 2003, tướng Than Shwe đã công bố Lộ trình dân chủ

7 bước (2003-2011) bao gồm:

Bước 1: Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân (không hoạt động

từ năm 1996).

Bước 2: Xây dựng một chế độ dân chủ và có kỷ cương.

Bước 3: Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên

tắc Đại hội quốc dân thông qua.

Bước 4: Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp

mới.

6

Bước 5: Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng

để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.

Bước 6: Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp

mới.

Bước 7: Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ;

lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức

trung ương do Quốc hội thành lập.

Năm 2004, Miến Điện đã thực hiện các bước nhằm cải thiện

quan hệ với Mỹ và chủ động giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Quá

trình cải cách chính trị tại Miến Điện đã được bắt đầu khởi

động từ năm 2008. Tháng 5-2008 thông qua hiến pháp mới theo

chế độ lưỡng viện và đa đảng, dù vậy trên thực tế, hiến pháp

thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội bằng việc

quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của quốc hội và

56/224 ghế của nghị viện liên bang.

Chính quyền Miến Điện đã nhận thức rất rõ rằng muốn được

cộng đồng quốc tế công nhận và dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải

tiến hành cải cách thể chế chính trị. Cách đơn giản nhất là

phải thay đổi từ một chế độ quân phiệt sang dân sự. Để thực

hiện điều này 22 tướng lĩnh đã nghỉ hưu vào 26/4/2010 cùng với

Tổng Thống Than Shwe vào tháng 3/2011. 3 ngày sau đảng Liên

7

minh vì đoàn kết và phát triển - USDP (Union Solidarity and

Development Party) đăng ký tại Ủy Ban Liên minh Bầu cử (UEC)

với sự lãnh đạo của Thein Sein. 5 Như vậy, việc Tổng Thống

Than Shwe và các tướng lĩnh trong chính quyền quân phiệt từ

chức đã tạo ra một sự chuyển dịch quyền lực sang một thế hệ

tướng lĩnh trẻ hơn cũng như từ chính quyền quân phiệt sang dân

sự một cách hòa bình. Như vậy, hoàn toàn không có những đổ vỡ

trong quyền lực quân sự. Dưới thời Than Shwe một con đường dân

chủ với lộ trình 7 bước đã được vạch ra và được thực hiện từ

2003-2011. Năm 2004, một văn kiện quan trọng đã được soạn thảo

bởi Trung tá Aung Kyaw Hla, một nhà nghiên cứu tại Học viện

Quốc phòng Miến Điện. Luận án tối mật dày 346 trang, nhan đề

“Bản Nghiên cứu về Quan hệ Miến-Mỹ”, đã đề ra những chính sách

cải thiện quan hệ với Washington và giảm bớt lệ thuộc vào Bắc

Kinh.6 Một bản Hiến pháp mới đã được xây dựng, và một cuộc

trưng cầu dân ý đã được thực hiện vào năm 2008, và cuối cùng

một cuộc bầu cử đã được diễn ra vào 2010. Tháng 10/2010, Miến

Điện đã đổi tên nước từ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang

Miến Điện” trở thành “Cộng Hòa Liên Bang Miến Điện”. Trong

giai đoạn này, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được trả lại 5 Mow, W. (2010, May 05). 6 Realpolitik and the Myanmar Spring . (2011, Nov 30). Foreign Policy.

8

tự do ngày 13.11.2010. Quá trình này đã được thực hiện một

cách chủ động hoàn toàn không có sức ép của phe đối lập cũng

như các nhóm sắc tộc thiểu số. Điều này cũng phản ánh tầm nhìn

của chính quyền quân phiệt Miến Điện dưới thời Tổng Thống Than

Shwe.

Tổng Thống Thein Sein tiếp tục thực hiện quá trình cải cách

chính trị từ tháng 3/2011. Tổng Thống Thein Sein đã tuyên bố

rằng những thay đổi là không thể đảo ngược và sẽ tiếp tục xây

dựng một mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với phe đối lập. Quá

trình cải cách này được sự ủng hộ của tầng lớp tướng lĩnh cầm

quyền, quan trọng nhất là bộ National Defense and Security

Council, với 11 thành viên đứng đầu là Thein Sein và tướng Min

Aung Hlaing.7 Như vậy, quá trình cải cách diễn ra chậm chạp

nhưng là kết quả đồng thuận của Hội đồng tướng lĩnh, và giảm

thiểu rủi ro của việc xẩy ra một cuộc đảo chính.

Chính phủ Miến Điện đã ký thỏa thuận hòa bình sơ bộ với 6

nhóm vũ trang. Ngày 19-08-2011 Tổng Thống Thein Sein chính

thức tiếp bà Suu Kyi và thừa nhận tính hợp pháp của NLD là một

sự kiện quan trọng trong quá trình cải cách chính trị. Tại

cuộc gặp mặt này, Tổng thống Thein Sein đã trao đổi và nhất

7 Htet, T.L.Z. (2013, Nov 01).

9

trí với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi bốn điểm: 1) Cùng

nhau nỗ lực vì hoà bình, ổn định và phát triển của đất nước

theo nguyện vọng của nhân dân; 2) Hợp tác vì phát triển kinh

tế, xã hội và xây dựng hệ thống dân chủ; 3) Nỗ lực hợp tác

trên cơ sở cùng có lợi; 4) Tiếp tục thúc đẩy mạnh đối thoại.

Ngày 04/11/2011, tổng thống Thein Sein đã ký sắc lệnh “Sửa đổi

luật đăng ký đảng phái” và theo đó đảng NLD của bà San Suu Kyi

được đăng ký và khôi phục vị trí hợp pháp.

Tháng 10/2011, Chính phủ Myanmar quyết định trả tự do cho

6000 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù nhân chính trị (trong

tổng số 2000 người bị giam về tội bất đồng chính kiến). Việc

thả tù chính trị vào 13//1/2012 với những điều kiện kèm theo

cho thấy những người tù này có thể bị đưa trở lại vào tù bất

kỳ lúc nào do họ hoàn toàn có thể bị kết tội lại. Một vấn đề

khác liên quan tới việc thả tù nhân là vai trò của Ủy ban Nhân

quyền Miến điện (HRC). HRC được chính quyền Miến Điện thành

lập vào 5/09/2011. Vai trò độc lập của HRC đã bị nghi ngờ khi

chủ tịch của HRC, Win Mra trả lời phóng viên vào 2/2012 là HRC

sẽ không điều tra những nghi vấn về những hành động vi phạm

nhân quyền trong các khu vực xung đột vũ trang sắc tộc vì điều

này không phù hợp do chính quyền hiện đang nỗ lực đàm phán

10

ngừng bắn.8 .

Ngày 03 /12 / 2011, Quốc hội Myanmar thông qua luật biểu

tình.9 Luật mới yêu cầu người dân phải xin phép ít nhất là năm

ngày trước khi tổ chức biểu tình, và được được đưa vào thực

hiện vào 05/07/2012. 10 . Dù vậy, luật biểu tình của Miến Điện

đã bị tổ chứa HRW phê phán là chưa theo đúng với tiêu chuẩn

quốc tế, khi buộc người dân phải được sự cho phép của chính

quyền mới được quyền biểu tình. 11.

Miến Điện đã thực hiện tự do báo chí và cải cách bầu cử. Năm

2011, Miến Điện đứng thứ 191 trong 193 nước được Freedom House

xếp hạng tự do báo chí. Trong 2012, Miến Điện đã nới lỏng các

quy định kiểm duyệt cho dù chưa có sửa đổi lớn về luật 12. Một

thay đổi khác là Miến Điện đã dỡ bỏ một số rào cản trong việc

chặn Internet, ví dụ như BBC, Youtube và một số trang nước

ngoài đã vào được tại Miến Điện. Dù vậy, blogspot và wordpress

vẫn còn bị chặn.13 Cuộc bầu cử 1/04/2012 bầu tiếp 45 ghế còn

trống trong Quốc hội và Nghị viện liên bang với khoảng 35 đảng

tham gia tranh cử, với thắng lợi của đảng NLD của bà Aung San 8 AFP. (2012, Feb 15). 9 Miến Điện ra luật biểu tình . (2011, Dec 03). BBC. 10 Ministry enacts protest by-laws , (2012, Volume 32, No. 635 July 16 – 22). Mmtimes.11 Burma: New Law on Demonstrations Falls Short , (2012, Mar 15). HRW. 12 Xem những sửa đổi Luật Báo chí và TV vào tháng 4/2011, St Media and TV nới lỏng kiểm

duyệt trong thời đại mới. The New Light of Myanmar, (2011, Dec 11). Myanmar.13 Freedom of expression and opinion in Myanmar: Still a Long way to Go , (2012, Jan 23).

Burma Partnership, Chiang Mai, p.2.

11

Suu Kyi (43/45 ghế) cho thấy thành công trong cải cách bầu cử.

Dù vậy cũng cần thấy rõ cuộc bầu cử này không tạo ra một mối

đe dọa cho chính quyền. Hiến pháp 2008 đảm bảo quyền lực vẫn

nằm trong tay phe quân sự với 1/4 ghế.14

Tiến triển của tình hình cải cách đã khiến chính quyền ngày

20-08-2012 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí. Ngày 24-

01-2013, chính quyền xóa bỏ các cơ quan kiểm duyệt báo chí.

Đây là lần đầu tiên sau 48 năm Myanmar có tự do báo chí. Tháng

Tư, 2013: Sau gần 50 năm nhà nước độc quyền báo chí, lần đầu

tiên 4 tờ báo do tư nhân điều hành xuất hiện, là một bước tiến

lớn tiếp nối với quyết định hủy bỏ chính sách kiểm duyệt báo

chí vào tháng Tám năm 2012.

Ngày 16-01-2013 tổng thống Thein Sein tuyên bố bãi bỏ luật

đàn áp những người chống chế độ được ban hành từ năm 1996. 15.

Cũng trong tháng 01/2013, chính quyền Miến Điện đã bỏ luật cấm

người dân tụ tập quá 5 người tại nơi công cộng.16 . Reuters dẫn

lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - cho biết,

tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ

tới vào 201517. Miến Ðiện đã trả tự do cho 44 tù nhân chính trị

14 Myanmar constitution, art.74(a), 109(b), Naypyitaw, September 2008. Government of Myanmar.15 Miến Điện hủy đạo luật từng được dùng để đàn áp đối lập , (2013, Jan 16). VOA16 Myanmar bỏ luật cấm người dân tụ tập . (2013, Jan 3). Tuổi Trẻ.17 Myanmar president will not seek second term: party . (2013, Aug 24). Reuters.

12

vào 11/12/2013, đợt mới nhất trong việc thực hiện lời hứa của

Tổng thống Thein Sein là trả tự do cho tất cả các tù nhân

chính trị trước cuối năm nay. Như vậy, chỉ còn khoảng 40 tù

nhân chính trị tại Miến Điện bị giam cầm.18 Trong khi đó bà

Aung San Suu Kyi đòi hỏi phải tu chính bản Hiến pháp 2008, với

những nhiều đặc quyền chính trị cho quân đội với 25% ghế dân

biểu, lại vừa ngăn chặn bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử Tổng

thống.19

Nhìn chung, quá trình cải cách chính trị đã tạo ra một hệ

thống nghị viện chính trị mở và minh bạch hơn. Có thể thấy rõ

rằng, chính quyền Miến Điện đã thực hiện những bước đi rõ ràng

trong việc xóa bỏ những rào cản truyền thông, dỡ bỏ tường lửa,

giảm kiểm duyệt, và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung đã đưa NLD vào

Quốc hội. Nhưng dường như những bước đi này vẫn chưa đủ khi

vẫn chưa có những cải cách thực sự trong hiến pháp, tạo nền

tảng cho những thay đổi này trở nên có giá trị hơn.

18 Miến Ðiện trả tự do cho 44 tù nhân chính trị (2013, Dec 11). VOA19 Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu cải tổ hiến pháp (2013, Nov 27) VOA. Điều khoản quy định cấm

không cho công dân Miến Điện tranh cử Tổng thống nếu có vợ hoặc chồng, con cái là mang quốc tịch nước ngoài.sẽ khiến bà Aung San Suu Ky không được ra ứng cử vì chồng bà là ngườiAnh dù đã qua đời song vẫn có hai con mang quốc tịch Anh.

13

1.2. Ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng gây lo

ngại cho các tướng lĩnh trong chính quyền.

Trung Quốc đã có mặt tại Miến Điện sau khi Miến Điện bị

phương Tây cấm vận vào năm 1990. Miến Điện đã bị cô lập trong

hai mươi năm. Vai trò của Trung Quốc được nhắc tới tại Miến

Điện như là nhà cung cấp vũ khí chính để đàn áp các dân tộc

thiểu số. Trong lĩnh vực dầu khí, sau 2004, 16 công ty quốc

doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Năm

2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và

dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu

trong vịnh Bengal đến Côn Minh (Vũ Quang Việt, 2013) 20. Khởi

công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013,

ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng

dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12

triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam. 21.

20 Vũ Quang Việt (2013 Aug 13). Vài nét về kinh tế & chính trị Myanmar. Diễn Đàn. 21 Nguyễn Văn Huy. (2012, Mar 20). Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài. BBC.

14

Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền

xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các

sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công

ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển

toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất. 22.

Dù vậy, vai trò của Trung Quốc như là nhà tài trợ và đầu tư

tại Miến Điện vẫn còn được tranh cãi. Theo nhà tư vấn Vũ Quang

Việt (2013), đầu tư nước ngoài trong thời gian này cộng lại

chỉ khoảng 16 tỷ trong đó 10 tỷ USD là từ Thái Lan. Vai trò

quan trọng của Trung Quốc được các nhà quan sát nhấn mạnh,

nhưng chỉ là bán vũ khí và bán hàng hóa rẻ tiền. Đầu tư của 22 Nguyễn Văn Huy. (2012, Mar 20). Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài. BBC.

15

Trung Quốc không đáng kể. 40% xuất khẩu của Miến Điện (khoảng

7 tỷ USD) là vào Thái Lan, chủ yếu là bán khí đốt. 23.

Dù vậy, sự lo lắng của nhà cầm quyền quân sự Miến Điện trước

ảnh hưởng của Trung Quốc là không còn tranh cãi. Ngoài nguyên

nhân lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, việc

chính quyền Miến Điện tìm cách nối lại quan hệ với phương Tây

còn do những hành động lôi kéo các sắc tộc thiểu số tại hai

bang vùng biên giới với Trung Quốc là Kachin và Shan. Năm

2004, chính quyền Miến Điện đã bắt Thủ tướng đương nhiệm và

cũng là cựu Giám đốc tình báo, Trung tướng Khin Nyunt, nhân

vật số 3 trong chính quyền quân đội về tội phản bội quốc gia

vì Trung Quốc. 24. Quyết định vào tháng 9, 2011 của tổng thống

Thein Sein hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone trên sông

Irrawaddy, với tổng đầu tư 3,6 tỷ USD do công ty Asia World

Company - giám đốc là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai

ông trùm Khun Sa đã ký với tập đoàn điện lực China Power

Investment, Trung Quốc chỉ với mục đích duy nhất là cung cấp

điện cho Trung Quốc. Hiện nay đầu tư của Trung Quốc gặp nhiều

khó khăn tại Miến Điện, ví dụ như mỏ đồng Monywa (vì tranh

chấp đền bù giải tỏa); bỏ cuộc đấu thầu vào điên thoại di động23 Vũ Quang Việt (2010, Nov 01). Đông Nam Á qua một chuyến đi . Diễn Đàn. 24 Nguyễn Văn Huy. (2012, Mar 20). Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài. BBC.

16

năm 2013, dự án đường sắt nối liền Côn Minh với cảng ở vịnh

Bengal cũng bị xếp xó. 25.

Miến Điện muốn cân bằng lại quan hệ của họ, vốn phụ thuộc

nhiều vào Trung Quốc, bằng quan hệ với Phương Tây. Các nước

phương Tây cũng nhìn thấy các cơ hội cho kinh doanh và một lối

vào Miến Điện rất bất ngờ, nhằm ngăn lại ảnh hưởng của Trung

Quốc tại nơi Bắc Kinh từng cho là sân sau của mình. Miến Điện

đã đón tiếp Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thư ký Liên Hiệp

Quốc Ban Ki Moon và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. ASEAN đã

trao quyền chủ tịch năm 2014 cho Miến Điện. Mỹ đã khôi phục

hoàn toàn quan hệ ngoại giao sau 22 năm, và sau đó là EU và

Anh đã giảm bớt các biện pháp trừng phạt đầu tư và tài

chính vào tháng 5/2012. Nhật, ADB tuyên bố xóa nợ cho Miến

Điện, Mỹ viện trợ, WB cũng tuyên bố cho Miến Điện vay phát

triển, cùng các khoản đầu tư của các nước phương Tây đổ vào

Miến Điện.

1.3. Xung đột sắc tộc là một lực cản trong quá trình

cải cách chính trị

25 Vũ Quang Việt (2013 Aug 13). Vài nét về kinh tế & chính trị Myanmar. Diễn Đàn.

17

Xung đột sắc tộc luôn là một thách thức tại Miến Điện. Các

dân tộc thiểu số đều tập trung ở vùng phía Bắc, tiếp giáp với

Trung Quốc. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài

2185 km, tại hai bang Kachin và Shan (người Shan có dân số 5,6

triệu, người Karen 4,3 triệu). Tháng 12/ 2011, Chính phủ đã

đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với một nhóm người sắc tộc

thiểu số có vũ trang, nhóm Quân đội Quốc gia Miền nam Shan,

theo nguồn tin của nhóm Myanmar Egress.26 Quân chính phủ và

nhóm Kachin vẫn còn ở trong tình trạng đánh nhau. Tháng Giêng

và Hai, 2013, quân đội Miến Điện mở một cuộc tấn công bao vây

vùng Laiza, một thành phố lớn nhất được kiểm soát bởi nhóm nổi

dậy Kachin gần biên giới Trung quốc, làm tan vỡ chương trình

ngừng bắn của chính quyền. Chính quyền Miến Điện và quân nổi

dậy tiến tới thỏa thuận ngưng chiến và bắt đầu đối thoại chính

trị, sau cuộc thương lượng được Trung Quốc bảo trợ ở thành phố

Ruili, phía nam Trung quốc. Vào ngày 2 tháng 1, 2013, Miến 26 Miến Điện ra luật biểu tình . (2011, Dec 03). BBC.

18

Điện xác nhận rằng phi cơ đã được sử dụng để tấn công nhóm

Kachin.

Hai nhóm Kachin và Shan đang dựa vào Trung Quốc để đòi hỏi

quyền tự trị. Đây cũng là một mâu thuẫn và thật mỉa mai khi

Trung Quốc hiện đang đàn áp những người Tây Tạng và Tân

Cương.27 .

Các cuộc đàm phán hòa bình với nhiều nhóm sắc tộc thiểu số

có vũ trang tại Miến là một trong những đòi hỏi then chốt mà

các nước phương Tây đưa ra nhằm đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm

vận .28

Ngoài ra, Miến Điện đang gặp phải những vấn đề về chủng tộc

và tôn giáo. Ngày 22.3.2013, tổ chức Human Rights Watch đã

công bố một bản phúc trình dày 153 trang nói về thảm họa này.

Bản phúc trình có đầu đề là “Tất Cả Những Gì Các Bạn Có Thể

Làm Là Cầu Nguyện": Tội Ác Chống Nhân Loại và Diệt Chủng đối

với người Hồi Giáo Rohingya ở Bang Arakan của Miến Điện”. 29 

và “Miến Điện: chấm dứt "diệt chủng” người Hồi Giáo Rohingya”.

30. Human Rights Watch cho thấy 800 cơ sở hạ tầng và nhiều khu

vực trong thành phố Meiklita bị tàn phá trong đợt bạo động từ

27 Has China Lost Myanmar? , (2013, Jan 15). Foreign Policy,28 Miến Điện ra luật biểu tình . (2011, Dec 03). BBC. 29 All You Can Do is Pray , (2013, Apr 04). HRW.30 Burma: End ‘Ethnic Cleansing’ of Rohingya Muslims , (2013, Apr 22). HRW.

19

ngày 20 đến 22.3.2013, và ước lượng khoảng 450.000 người Hồi

giáo Rohingya phải rời bỏ nơi cư trú của họ. Tháng Tám, 2012,

Tổng thống Thein Sein thành lập một ủy ban điều tra vụ bạo

động xảy ra giữa nhóm Phật giáo Rakhine và Hồi giáo Rohingya

thuộc vùng phía tây Miến Điện với khoảng vài chục người thiệt

mạng.

2. Dự báo trung hạn

Dù vậy, cũng có những nghi ngờ về động cơ cải cách của chính

quyền Miến Điện chỉ muốn hài lòng phương Tây và để dỡ bỏ cấm

vận, và tìm mọi cách duy trì quyền lực và không muốn thay đổi

sang một thể chế dân chủ thật sự. Miến Điện vẫn là một chế độ

độc tài quân sự. Các vị tướng dù còn đang phục vụ hay đã về

hưu kiểm soát tất cả các cơ quan quan trọng, còn hiến pháp thì

đảm bảo cho quân đội thống trị. Tuy nhiên, dường như có điều

gì đó sâu sắc đang thay đổi, mặc dù điều này không – hoặc chưa

– phải là quá trình chuyển đổi triệt để sang nền dân chủ.

Trong bài phát biểu tại Oslo vào tháng 6/2012 bà Aung San Suu

Kyi đã nói rằng những thách thức chính vẫn còn ở phía trước,

bao gồm vấn đề về hệ thống nghị viện, sắc tộc và nhân quyền.

Tiến trình cải cách của Miến Điện đang được thúc đẩy nhưng

20

rất mong manh, hiện giờ khó có thể nói rằng quá trình này có

thể dẫn tới dân chủ hóa thật sự hay chỉ là một vỏ bọc của một

chính quyền chuyên chế. Động lực đứng sau những cuộc cải cách

là Tổng Thống mới và những thành phần cấp tiến trong đảng cầm

quyền Liên minh vì đoàn kết và phát triển (USDP). Họ cũng phải

đối mặt với những chống đối của thành phần bảo thủ trong chính

đảng này. Do vậy, con đường dẫn tới dân chủ là con đường khó

khăn và rất nguy hiểm.

Quá trình này là quá trình đấu tranh giữa các bên như phe

quân đội trong chính quyền Miến Điện có thể chấp nhận cải cách

chính trị ở mức còn giữ được những quyền lợi của họ trong

chính quyền mới và những khao khát dân chủ của đại đa số người

dân. Bên cạnh đó là những tính toán của các nước phương Tây

như Mỹ, EU và cả những con bài sắc tộc của Trung Quốc được sử

dụng để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc tại Miến Điện. Ngoài

ra, còn những nỗ lực phi thường của lực lượng dân chủ đang

phải đấu tranh nghị trường để từng bước thực hiện quá trình

cải cách chính trị. Lực lượng dân chủ tại Miến Điện có một lợi

thế là đã có kinh nghiệm trong khoảng 10 năm từ 1948 tới 1958

là một nước dân chủ nghị viện dựa trên hiến pháp Anh quốc. Hơn

nữa, người dân Miến Điện thành thạo tiếng Anh nên dễ dàng tiếp

21

thu những khái niệm và tư tưởng dân chủ.

Đất nước Miến Điện đã may mắn có được 2 người lãnh đạo xuất

sắc cùng hợp tác để đưa nước này thoát ra khỏi chế độ chuyên

chế cũng như sự phụ thuộc vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cả hai cùng thoát ra khỏi những nghi ngại và cùng nhau thúc

đẩy một sự khởi đầu cho quá trình dân chủ hóa tại Miến Điện.

Cả Tổng Thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đều ở trong

danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí

Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn và Tổng Thống Thein Sein còn được

Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm

2012. Dù vậy, nỗ lực của Tổng Thống Thein Sein và thiện chí

của bà Aung San Suu Kyi liệu có vượt qua được những thách thức

rất lớn phía trước như vấn đề sắc tộc, tôn giáo đang nổi lên

và tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách. Bà Aung San Suu Kyi

đã chấp nhận một sân chơi không bình đẳng với quyền lực thuộc

về chính quyền quân phiệt và phải nỗ lực bảo vệ những thành

quả dân chủ nhỏ bé mới đạt được, như khoảng hơn 700 tù chính

trị mới được tha từ 10/2011 đến 1/2012, tự do thông tin đã

được nới lỏng, chế độ kiểm duyệt cũng như hệ thống tường lửa

đã được dỡ bỏ, hệ thống báo chí cũng được phép đăng tin các

hoạt động của phe đối lập. Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Gia (NHRC)

22

của Miến Điện cũng được thành lập, luật mới cũng đã cho phép

biểu tình, đình công và thành lập công đoàn. Tuy rằng những

luật mới vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn nhân quyền

quốc tế và bị chỉ trích nhưng cũng là thành công bước đầu khi

chính quyền Miến Điện chấp nhận những quy định về nhân quyền.

Hơn nữa, Tổng Thống mới đã chấp nhận đối thoại với cả phe đối

lập chính trị và các nhóm sắc tộc thiểu số.

Có thể nói chính quyền Miến Điện đã chủ động tìm cách thoát

ra khỏi sự cô lập của thế giới và sự phụ thuộc vào Trung Quốc

bằng việc chấp nhận đi trên con đường dân chủ hóa và thực hiện

cải cách chính trị. Tiến trình này đã được sự chấp nhận hợp

tác của phe đối lập là đảng Liên đoàn Dân chủ Quốc gia của bà

Aung San Suu Kyi. Như vậy quá trình này cũng là là quá trình

hòa giải dân tộc. Dù vậy, khó khăn phía trước còn nhiều và quá

trình dân chủ hóa tại Miến Điện vẫn còn rất mong manh./.

II. Mùa xuân Ai Cập 2011

Mùa xuân Ai Cập xảy ra vào tháng Giêng 2011, bắt nguồn từ

những mâu thuẫn lâu dài tích tụ trong lòng xã hội mà nguyên

nhân chính dẫn đến sự nổi dậy của người dân là họ đã chán ngán

chế độ độc tài và xa rời dân chúng của tổng thống Mubarak lúc

23

đó. Cuộc nổi dậy của người dân đã xảy ra trong bối cảnh phức

tạp. . Giới thanh niên hiện đại đã làm quen và có nhu cầu về

tự do, nhân phẩm và công bằng xã hội. Mùa xuân Ai Cập là cuộc

cách mạng của thời đại Internet, với các thông điệp được phổ

biến trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, và Youtube.

Dù vậy, mùa xuân Ai Cập cũng diễn ra với những giằng xé về

quyền lợi giữa các nhóm lợi ích, với những xung đột về tôn

giáo và cả tham vọng duy trì ảnh hưởng của cường quốc bên

ngoài là Mỹ. Chính vì vậy, sau khi đã xóa bỏ được chế độ độc

tài, những gì người dân phải đối mặt là những chia rẽ nội bộ

với đủ mọi sắc thái: thế tục, chính thống, hiện đại, truyền

thống, Sunni, Shia, Kitô giáo, Ả Rập, Tuareg, giàu, nghèo,

quân sự, dân sự, tội phạm, gia tộc và bộ lạc. Chưa từng có

kinh nghiệm giải quyết những thách thức này, Ai Cập gặp rất

nhiều khó khăn để có thể cùng liên kết thành một chính thể và

có thể giải quyết một cách hòa bình những khác biệt thông qua

hiến pháp, và một cơ chế tự do. Người dân Ai Cập hy vọng về

một sự ổn định xã hội - chính trị, phát triển kinh tế để nâng

cao đời sống sau cuộc cách mạng. Điều này hoàn toàn có thể

được thực hiện tại Ai Cập với một sự chuyển tiếp hòa bình tới

một chính phủ dân sự do người dân bầu, nhưng tổ chức Anh em

24

Hồi giáo, đảng phái thắng cử lại không cam kết lâu dài với nền

dân chủ mà lại áp đặt một chính quyền Hồi giáo tại Ai Cập.

Cuối cùng, đã xảy ra một sự can thiệp quân sự loại bỏ Tổng

Thống Mohammed Morsi. Cho dù có thể coi hành động này là một

cuộc đảo chính quân sự, giới quân đội hiện nay đang phải vật

lộn để tăng cường kiểm soát để duy trì ổn định chính trị để có

thể tạo ra một hiến pháp mới và tiến hành tổ chức bầu cử. Tổ

chức Anh em Hồi giáo là một đối thủ đáng ngại với khả năng sẵn

sàng dùng bạo lực vũ trang và đe dọa đánh bom tự sát.

Ai Cập là một nước đóng vai trò quan trọng trong khối các

nước Ả Rập, và khu vực Trung Đông. Với bề dày văn hóa và tôn

giáo, các yếu tố thúc đẩy đằng sau mùa xuân Ai Cập đan xen

nhau phức tạp, và không loại trừ những can thiệp của Mỹ tới

mùa xuân tại Ai Cập. Nhìn chung mùa xuân Ai Cập 2011 có những

đặc điểm chính sau:

1) Cuộc cách mạng tự do dân chủ bị đánh cắp do thiếu khả

năng tổ chức.

2) Cuộc đảo chính được thực hiện núp bóng cuộc nổi dậy của

dân chúng.

3) Vai trò của quân đội Ai Cập và Mỹ.

Phần dưới đây sẽ trình bày những đặc điểm chính của mùa xuân

25

Ai Cập và đưa ra những dự đoán trung hạn đối với tiến trình

chính trị sau mùa xuân Ai Cập.

1. Những đặc điểm của mùa xuân Ai Cập

Đã xuất hiện nhiều tranh cãi trong việc đánh giá liệu mùa

xuân Ai Cập có phải là một cuộc cách mạng. 31 Đánh giá chung

cho rằng, mùa xuân Ai Cập là một cuộc cách mạng với nhiều giai

đoạn chuyển tiếp. Mùa xuân Ai Cập đã trải qua 3 giai đoạn và

chúng ta đang ở giai đoạn thứ 3. Đầu tiên là sự sụp đổ của chế

độ Mubarak. Sau đó, giai đoạn hai là chiến thắng của tổ chức

Anh em Hồi giáo và cuộc đảo chính của giới quân sự đối với

chính quyền dân sự của tổ chức này, với những cáo buộc như

thiếu năng lực lãnh đạo, có khuynh hướng độc tài, áp đặt những

quy định Hồi giáo tại Ai Cập. Giai đoạn hiện nay là cuộc chiến

của chính quyền lâm thời cùng giới quân sự nhằm tổ chức một

cuộc bầu cử mới nhằm tạo sự ổn định tại Ai Cập.

1.1. Cuộc cách mạng tự do dân chủ bị đánh cắp do

thiếu khả năng tổ chức.

- Giai đoạn cầm quyền của Tổng Thống Mubarak:

31 Podeh, E. (2011, Fall). The Arab Spring-Farewell to an Age of Tyranny? The Egyptian Spring as a Model. Sharqiyya. Special Issue.

26

Là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, cùng với một tôn

giáo là Hồi giáo Sunnitte. Trong suốt 31 năm cầm quyền của

Tổng Thống Mubarak (1981-2011) 32, Ai Cập cũng đã được thực

hành văn hóa tranh cử của các nước dân chủ. Cho dù là nhà độc

tài, Mubarak đã trải qua chiến thắng trong 5 kỳ bầu cử và cũng

là người đưa vào hiến pháp Ai Cập về việc tranh cử đa đảng và

đa ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống Ai Cập và chế độ bán

Tổng thống - tức là quyền hành cai trị đất nước được chia đôi

giữa tổng thống và thủ tướng. Tuy hiến pháp của Ai Cập là dân

chủ, nhưng ông Hosni Mubarak lại soạn ra một luật lệ nghiêm

ngặt để hòng loại trừ các thành viên đứng ra ứng cử để tranh

cử với mình như ban hành tình trạng “khẩn cấp” và một đội ngũ

cảnh sát 150 nghìn người sẵn sàng đàn áp cá nhân và tổ chức

chính trị nào công khai cạnh tranh quyền lực với ông. Ông đặt

tổ chức Anh em Hồi giáo ra ngoài vòng pháp luật. Suốt 5 kỳ

tranh cử tổng thống, chỉ có một mình Mubarak là ứng viên tranh

cử.33 Chế độ Ai cập hiện nay được xem là một chế độ quân phiệt.

Từ năm 2008, Mỹ đã quyết định thay thế Tổng Thống Mubarak, vì

32 Hosni Mubarak làm Tổng Thống Ai Cập từ ngày 6.10.1981 đến ngày 11.2.2011. Trong 31 năm cầm quyền, chính quyền của ông được xem là thân Mỹ và nhận được viện trợ từ Mỹ chỉ sau Israel.33 Một trong những ứng viên nổi tiếng bị mất quyền tranh cử với ông Mubarak là ông AymanNour (Ayman Abd El Aziz Nour), năm 2005 ở tuổi 40, nhưng rồi cũng bị loại  vì một lý do đơn giản là tham nhũng và vào tù, trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống lần thứ năm của ông Mubarak. Cuộc đua này bị xem là gian lận.

27

không còn nghe lời Mỹ như xưa.34 Mubarak đã phản đối các chính

sách của Obama về Iran, và vùng Vịnh Ba Tư, Syria và Lebanon

cũng như với người Palestine. Ông là một cái gai với chính

sách của Mỹ, e.g. chiến lược Trung Đông mở rộng, và hiện nay

là dự án Trung Đông Mới.

- Cải cách kinh tế đã đi trước cải cách chính trị:

Từ năm 1952, sau khi tướng Nasser lên cầm quyền, quân đội Ai

Cập trở thành một lực lượng nắm quyền điều hành quốc gia cũng

như trong lĩnh vực kinh tế. Quân đội nắm giữ độc quyền phân

phối bánh mì, các dự án xây dựng, sản xuất cả vật liệu.35. Quân

đội còn có quyền miễn tố trước pháp luật. Từ năm 1979, ngân

sách quốc phòng, trong đó có $USD 1,3 tỷ viện trợ của Hoa Kỳ,

nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội và chính quyền. Trong khi

viện trợ kinh tế của Mỹ từ cuối những năm 1990 giảm dần, thì

viện trợ quân sự vẫn giữ là $USD 1,3 tỷ. Mức viện trợ kinh tế

cao nhất là năm 2003 với $USD 1 tỷ, giảm dần đến 2010 chỉ còn

$USD 200 triệu năm. Năm 2014 dự tính viện trợ cho Ai Cập là

$USD 1,55 tỷ, trong đó 1,3 tỷ là viện trợ quân sự.

34 Engdahi, F. W. (2011, Feb 07). Egypt’s Revolution-Creative Destruction For A ‘Greater Middle East’?. Global Research.35 ROSTON, A., & DAVID ROHDE, D. (2011, Mar 05). Business Side of Egypt’s Army Blurs Lines of Aid From U.S. New York Times .

28

Nguồn: Williams, R & Kaszynski, M. (2011, Feb 03). Understanding US Aid to Egypt. The Will

and the Wallet.

Nền kinh tế Ai Cập đã bộc lộ những nhược điểm của mình với

đầu những năm 1990s, do sự lạm quyền của quân đội cũng như

những hạn chế của bộ máy quan liêu của nền kinh tế kế hoạch

hóa từ những năm 1950s. Tệ nạn tham nhũng hối lộ lan tràn,

doanh nghiệp nhà nước được đầu tư lớn nhưng lại thua lỗ làm

tăng nợ công. Những năm 1990-1995 tổng GDP chỉ tăng 1.6% trong

khi mức tăng dân số lại lên đến 2,4% 36 . Ngoài sự giảm sút

viện trợ kinh tế của Mỹ, áp lực của các tổ chức quốc tế như

IMF, World Bank và WTO, ngày càng tăng đã buộc Mubarak, phải\

cải cách kinh tế từ năm 1991. Nhưng chính sách cải cách bị phe

quân đổi phản ứng mạnh.

36 Kanovsky, E. (1997). The Middle East Economies: The impact of Domestic and International Politics. Mideast Security and Policy Studies. No 31.

29

Cải cách kinh tế do Gamal Mubarak con trai của Hosni Mubarak thực hiện:

Là doanh gia thành công, Gamal Mubarak con trai của Hosni

Mubarak có thế lực trong giới doanh nhân và định lên làm Tổng

thống kế vị cha. Sinh năm 1963, Gamal Mubarak xuất thân là

chuyên gia ngân hàng, thành công tại Mỹ và Anh trong lĩnh vực

đầu tư tài chính. Gamal là thành viên đảng Đảng Dân Chủ Quốc

Gia (NDP). Gamal Mubarak chủ trương cải cách trong khu vực

tài chính ngân hàng, đẩy mạnh tư nhân hoá các doanh nghiệp

nhà nước. Chương trình cải cách thành công đã giảm bội chi

ngân sách. Ai Cập được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng

Thế giới (WB) ca ngợi. Lần đầu tiên trong nhiều năm Ai Cập đã

không phải vay nước ngoài. Khủng hoảng 2007-08 xảy ra, nền

kinh tế Ai Cập đã đứng vững và tăng trưởng 7% vào năm 2010.

Kinh tế mở cửa khiến xã hội cũng cởi mở hơn. Ai Cập đã kết

nối với thế giới nhờ các công nghệ truyền thông mới.

Tại Ai Cập, Gamal tạo dựng được một thế hệ doanh nhân trẻ

có thế lực trong Quốc hội và Chính quyền. Nếu Gamal ra tranh

cử và đắc cử Tổng thống thì quyền lợi của giới quân đội sẽ bị

ảnh hưởng. Đây là mâu thuẫn chính trong giới cầm quyền tại Ai

Cập.

30

Một mâu thuẫn khác xuất hiện do những cải cách kinh tế được

thực hiện tại Ai Cập. Đó là sự phân cực giàu nghèo và nạn

tham nhũng lan tràn trong xã hội. Mặc dù kinh tế tăng trưởng,

nhưng đa số người dân không được hưởng mà rơi vào tay một

thiểu số giàu có. Với tổng dân số gần 84 triệu người, Ai Cập

hiện có tổng GDP chừng $USD 188 tỷ, trong đó tổng nợ nước

ngoài là 35 tỉ. Sự phân phối lợi tức trong xã hội lại quá

bất công khi gần 40% dân số sống với mức thu nhập chỉ

$2/ngày. Tài sản của ông Ahmed Ezz, cựu thư ký của NDP vào

khoảng $USD 3 tỷ, trong khi trước khi nắm quyền chỉ có khoảng

300 nghìn vào năm 1989. Gia tài của mỗi bộ trưởng khoảng $USD

1,8 tỷ cho tới trên 2 tỷ 37. Công Tố Viện Ai Cập cũng đã ra

lệnh tịch thu tài sản của gia đình Mubarak ước tính giá trị

từ $USD 1 tỷ đến 70 tỷ. 38 Môt người dân trung bình Ai Cập thu

nhập trung bình theo đầu người là $USD 6200/năm ($USD 60 một

tuần) theo CIA World Fact Book, cao hơn rất nhiều so với thu

nhập của người nghèo ($2/ngày).

Ai Cập phải nhập khẩu lương thực để nuôi dân chúng, trong

tổng thu nhập gia đình của người nghèo ở Ai Cập tối thiểu 36%37 Obama Optimistic about Egypt as negotiators make concessions. (2011, Feb 07). All Headline

News.38 Maggie Michael, M., & Nasrawi, S. (2011, Feb 21). Egypt freezes ousted PresidentMubarak's assets and those of family. AP.

31

phải giành cho lương thực. 39. Từ năm 2008, giá lương thực và

thực phẩm gia tăng đột ngột và lên rất cao trên thế giới, và

đặc biệt nghiêm trọng tại Trung Đông và Tây Phi. Chủ tịch

World Bank, ông Robert Zoellick, cho biết giá lương thực gia

tăng sẽ đẩy 44 triệu người vào cảnh khốn cùng tại các nước

như Ai Cập, Algeria, Tunisie và Yemen. Riêng ở Ai Cập giá

lương thực tăng đã lên đến 20%, nhiều loại lương thực tăng

đến 35%. Trong khi đó thì có đến hơn 40% dân chúng có thu

nhập dưới $2 ngày và họ sẽ phải chi gần hết thu nhập cho

lương thực mà vẫn không đủ ăn.40 .

Cải cách kinh tế tại Ai Cập lại tạo ra những bất bình đẳng

nghiêm trọng, giữa một bên là một thiểu số quá giàu có có

quyền lợi gắn liền với chế độ và bên kia là tuyệt đại đa số

dân chúng nghèo khổ bị bần cùng và tước đoạt quyền sống. Mặc

dù Ai Cập đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và năm

2010 nhận được sự ca ngợi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),

nhưng cải cách kinh tế lại tạo ra một giai cấp mới gồm những

doanh nhân giàu có cạnh tranh với giới quân đội, tạo nên sự

bất ổn cho chế độ và trở thành đối tượng cho sự phẫn nộ của

39 Tại Mỹ, số thu nhập giành cho lương thực chiếm 7%, Anh là 9%40 Sanina, M. (2011, Feb 17). Global Food Price Spike adding to Civil unrest, Some say. PBS.

32

dân chúng.

Theo chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2012, Ai Cập

thuộc hạng trung bình ở thứ 112 trong 187 nước (xem bảng

dưới). Chỉ số nhận thức tham nhũng của Ai Cập trong các năm

2013 là 114 so với năm 2012 là 118 (bảng dưới).

Ai Cập 2008 2009 2010 2011 2012 2013

HDI 116/179 123/182 101/169 113/187 112/187

CPI 115 111 98 112 118 114

Nguồn: Corruption Perceptions Index. & Human Development Index .

Hơn nữa, từ 1950, dân số Ai Cập đã tăng 4 lần, từ 21,4 lên

tới 84 triệu. Cho dù đã giảm được tỷ lệ sinh từ 2,8% xuống

còn 1,9% mức sinh này vẫn còn rất cao, mỗi năm Ai Cập sẽ có

thêm 1,6 triệu người. Khoảng 1/3 dân số Ai Cập có độ tuổi

dưới 15 và 1/3 trong độ tuổi từ 15-24. 41 Từ năm 1990, số

thanh niên trong lứa tuổi 15-29 chiếm tới 65% tại Ai Cập.

Thất nghiệp trong nhóm này chiếm tới 25%. Thanh niên Ai Cập

đã phải trải qua các cuộc khủng hoảng về giáo dục và việc

làm. Giáo dục tại Ai Cập khá tồi khi thanh niên bị quá tải

nhưng trình độ kém hơn trung bình về toán và khoa học (TIMSS)

(Dhillon, Dyer and Yousef 2010:19)42 . Tỷ lệ thất nghiệp tại

41 Podeh, E. (2011, Fall). The Arab Spring-Farewell to an Age of Tyranny? The Egyptian Spring as a Model. Sharqiyya. Special Issue.

42 Dhillon, Navtej, Paul Dyer, and Tarik Yousef. (2010). Generation in Waiting: An Overview of the School to Work and Family Formation Transitions. In Generation in Waiting: The Unfulfilled Promise of Young People in the Middle East.Navtej Dhillon and Tarik Yousef,

33

Ai Cập luôn ở mức cao trong nhiều năm (10,3% trong 2010) (ILO

2011)43. Mỗi năm số người tìm kiếm việc làm gia tăng 4% do lực

lượng thanh niên trẻ gia nhập vào thị trường lao động. Mỗi

năm có 700 nghìn sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh với 200

nghìn việc làm mới.44 Có thể nói hệ thống giáo dục tại Ai Cập

đã thất bại khi làm nẩy sinh nghịch lý, càng học nhiều càng

khó xin việc tại đây. Hơn thế nữa, nạn thất nghiệp giữa thành

phần có học vấn thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, tại Ai Cập những

người tốt nghiệp đại học có khả năng thất nghiệp cao gấp 10

lần so với những người chỉ có trình độ tiểu học (Mulderig,

2011)45. Sau khi tốt nghiệp sinh viên cảm thấy khó kiếm việc

nếu không có quan hệ, mà khu vực tư nhân không kịp tạo ra

việc làm mới. 46 Mức thất nghiệp cao, trung bình 9-10%, bất

công xã hội lan tràn; sự chênh lệch giàu-nghèo và chênh lệch

mức sống giữa nông thôn-thành thị tăng cao, dân số trẻ và

giáo dục cao cũng là những nguyên nhân đã đẩy chính quyền

eds. Brookings Institute, Washington D.C. 11-38.43 ILO. (2011). Global Employment Trends 2011: The Challenge of a Jobs Recovery. International Labor

Organization, Geneva.44 Green, D. (2011, Feb 17). What Caused the Revolution in Egypt. The Guardian.45 Mulderig, C (Oct 2011). Adulthood Denied: Youth Dissatisfaction and the Arab Spring. The FrederiCk S.

Pardee CenTer For The STudy oF The Longer-range FuTure. Issues In brIef. No 21.46 Singerman 2007, 33 Singerman, Diane. 2007. The Economic Imperatives of Marriage: Emerging

Practices and Identities among Youth in the Middle East. Middle East Youth Initiative Working Paper 6, Wolfensohn Center for Development, Dubai School of Government at Brookings Institution, Washington, DC.

34

Mubarak tới chỗ sụp đổ.

Như vậy, sự tức giận của người dân bắt nguồn cả từ các vấn

đề liên quan đến nghèo đói, thất nghiệp và cũng còn liên quan

đến các vấn đề như tự do, công bằng xã hội và nhân phẩm. Người

biểu tình là dân thường chủ yếu là lớp trẻ, sinh viên, học

sinh, công nhân và tiểu thương, và số người này biểu tình bất

bạo động. Phe quân đội cũng muốn loại Mubarak do xung đột lợi

ích. Như vậy, tại Ai Cập trong khi lực lượng cảnh sát đàn áp

người biểu tình thì quân đội lại hoàn toàn ủng hộ người biểu

tình.

Theo đánh giá của Christopher & Alexandra (2011)47, với số

liệu từ 3 nguồn khác nhau như từ những người biểu tình (1200),

cả những người đóng vai trò trung gian và quan sát quốc tế48

cho thấy các phương tiện truyền thông xã hội không phải là

phương tiện chính trong cuộc biểu tình nhưng đóng vai trò quan

trọng. Các nhà hoạt động Ai Cập đã sử dụng các phương tiện

truyền thông số từ giữa những năm 2000s, với nhiều bloggers và

47 CHRISTOPHER, W. & ALEXANDRA, D. (2011). Digital Media in the Egyptian Revolution: Descriptive Analysis from the Tahrir Data Sets. International Journal of Communication 5, Feature 1248–1272.

48 Những người biểu tình được phỏng vấn 75,5% là nam, độ tuổi trung bình là 38 (11-67), có học vấn với 77% là có bằng cao đẳng và đại học. có thể tiếp cận Internet (80,4%), và điện thoại (50,1%). 65,3% không tham gia các hoạt động xã hội như công đoàn, đảng phái, từ thiện, 66% chưa từng tham gia biểu tình.

35

mạng xã hội Facebook đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc

cách mạng 2011. Vào năm 2008, có khoảng 160 nghìn blogs tại Ai

Cập.49 Cuộc biểu tình tại Ai Cập đã được khởi xướng vào ngày

Cảnh sát để phản đối các hành vi đánh đập trong các trại cải

tạo trong một đất nước mà cảnh sát lạm quyền. Các tổ chức được

cho là đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng ở Ai Cập

là Phong trào Tuổi trẻ 6/04. Tổ chức này đã góp phần làm tăng

số người sử dụng facebook tại Ai Cập tăng từ 822560 trong năm

2008 50 lên tới 5 triệu trong thời gian trước cuộc cách mạng

tháng 1/2011 và năm 2012 lên tới 9,3 triệu người. 51

Tổ chức "Chúng ta đều là Khaled Said”,52 được thành lập sau

cái chết của Khaled Said do cảnh sát Ai Cập gây ra vào tháng

6/2010. Tổ chức này đã thực hiện một loạt các cuộc biểu tình

từ mùa thu 2010 lên tới hàng trăm nghìn người.53 Ban đầu,

những bloggers đã khởi xướng các cuộc đấu tranh chống lại sự

bạo hành của cảnh sát. Sau đó, từ 2008 họ đã chuyển sang

49 Egypt: Country Profile. (2009, Aug 06). The Open Net Initiative.50 Herrera, Linda, H. (2011, Feb 12). Egypt’s Revolution 2.0: The Facebook Factor, Jadaliyya. 51 Africa, Internet World Stats.52 Biểu tượng của cuộc nổi dậy tại Ai Cập là Wael Ghonim, Ủy viên Ban quản trị của Công ty

Google tại Ai Cập. Ông đúng là hạng người có đầy đủ tư thế để thành công tại nước Ai Cập của Murabak – nói hai thứ tiếng, được đào tạo tại Đại học Mỹ ở Cairo, và rất quen thuộc với thế giới doanh nghiệp toàn cầu. Ghonim đã tạo ra trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said”, để tưởng niệm một người bị cảnh sát Ai Cập đánh chết. Trang mạng này đã giúp huy động dân chúng Ai Cập đứng lên chống chế độ.

53 Faris, David, F. (2011). We Are All Revolutionaries Now: Social Media Networks and the Egyptian Revolution” in Social Media Revolutions: All Hype or New Reality. Lichtenstein Institute on Self-Determination, Princeton University.

36

Facebook và Twitter. Khoảng 24% dân số Ai Cập có kết nối

Internet trước cuộc cách mạng 2011. 54

Tướng Omar Suleiman với tư cách Phó Tổng thống mới đã tuyên

bố trên truyền hình tối Thứ sáu 11/2/2011 việc Mubarak ra đi.

Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào 11 tháng 2/2011. Ông

Mubarak đã buộc phải từ chức sau cuộc biểu tình kéo dài tới 18

ngày của người dân Ai Cập yêu cầu phải thay đổi thành một nhà

nước dân chủ thực sự. Nhưng nền dân chủ như nhiều người trông

đợi chưa xuất hiện.

1.2. Cuộc đảo chính được thực hiện núp bóng cuộc nổi

dậy của dân chúng.

Tại Ai Cập, dưới chế độ Hosni Mubarak và các chế độ độc tài

trước đó các chính đảng hay các tổ chức dân sự độc lập không

phát triển. Chính vì vậy, chỉ có duy nhất các tổ chức Hồi giáo

(Islamism) là lực lượng chính trị có nhiều ưu thế. Khi Mubarak

bị lật đổ và sự chuyển đổi chính trị diễn ra, thì chỉ một mình

các lãnh đạo Hội giáo có nền tảng tổ chức để huy động lực

lượng cho cuộc bầu cử. Tình trạng kém phát triển của các tổ

chức xã hội dân sự và chính trị đã khiến cho thành quả của

54 Internet Usage Statistics For Africa. Internet World Stats.

37

cuộc cách mạng bị đánh cắp. 55 Ai Cập kể từ khi độc lập đã có

hai lực lượng chính trị có tổ chức là giới Quân đội và tổ chức

Anh em Hồi giáo (MB). Quân đội và Mubarak thực tế lại là mục

tiêu của cuộc cách mạng.

Tổ chức Anh em Hồi giáo:

Hồi giáo Brotherhood được sinh ra ở Ai Cập, được thành lập

vào năm 1928 bởi Hassan al-Banna. Về mục đích và hoạt động

của Anh em Hồi giáo, al-Banna tuyên bố khá đơn giản: "Đó là

bản chất của Hồi giáo thống trị, không bị thống trị, áp đặt

luật của nó trên tất cả các quốc gia và mở rộng quyền lực của

mình trên toàn bộ hành tinh . "Phương châm của Anh em Hồi

giáo là: "Allah là mục tiêu của chúng tôi. Tiên Tri là nhà

lãnh đạo của chúng tôi. Kinh Koran là pháp luật của chúng

tôi. Jihad là cách của chúng tôi. Và cái chết vì lợi ích của

Allah là cao nhất của những tham vọng của chúng tôi. " Tổ

chức Anh Em Hồi giáo, cái nôi chính trị của Tổng thống Morsi,

là tổ chức Hồi giáo lớn nhất và lâu đời nhất ở Ai Cập. Hiện

nay, vẫn là tổ chức chính trị mạnh nhất ở nước này. Kể từ khi

họ có thể thành lập một đảng chính trị hợp pháp sau cuộc nổi

dậy năm 2011, tổ chức này đã chứng tỏ họ có thể huy động một 55 Bernard, S. (2013, Jan/Mar). The promise of the Arab Spring. Foreign Affairs.

38

mạng lưới trong dân chúng trên toàn quốc để giành chiến thắng

trong các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống.

Tổ chức Anh em Hồi Giáo chủ trương đấu tranh bất bạo động

khác với nhóm al-Qaeda chủ trương dùng bạo động để chống lại

Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương. Tuy ban đầu trương bạo

động nhưng sau khi bị tàn sát tại Ai Cập,56 Anh em Hồi giáo

thực hiện chiến lược đòi “thực hiện dân chủ và bầu cử tự do”

để nắm chính quyền ở các quốc gia Hồi Giáo. Họ tin rằng với

các cuộc bầu cử tự do, nhóm họ chắc chắn sẽ thắng. Tại Ai

Cập, Anh em Hồi giáo kiểm soát nhiều bệnh viện, trường học và

nhiều tổ chức từ thiện, và đã từng chiếm được 88 ghế trong

tổng số 454 ghế tại nghị viện dưới thời Tổng thống Mubarak.

Ai Cập đã phải tồn tại trong một năm đầy sóng gió dưới chế

độ quân sự cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống tự do và công

bằng hồi năm ngoái đã đưa Mohammed Morsi, người có lập trường

Hồi giáo lên nắm quyền với 51,73% phiếu bầu trong vòng hai của

56 Tổ chức Anh em Hồi giáo, một tổ chức cực đoan bị cố tổng thống Nasser giải tán năm 1954 vàbị cấm sinh hoạt chính trị tại Ai Cập. Trong suốt thời gian bị cấm sinh hoạt chính trị tại Ai Cập, tổ chức Những anh em Hồi giáo tập trung vào buôn bán và làm chủ nhiều cửa hàngbán sỉ và bàn lẻ tại khắp nơi. Với số tiền lời thu được, tổ chức này gây ảnh hưởng qua những công tác xã hội như trợ cấp tiền, dạy giáo lý cho trẻ em, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Qua những công tác xã hội này, Những anh em Hồi giáo đã xây dựng lại mạng lưới tổ chức và tranh thủ được cảm tình của tầng lớp quần chúng nghèo khổ, chiếm 75% dân số toàn quốc. Phe tổng thống Mohamed Morsi đã thắng mọi cuộc bầu cử là nhờ 75% thành phần quần chúng nghèo khổ này bỏ phiếu.

39

cuộc bầu cử tổng thống 30/06/2011. 57 Tháng 5/2011, khi nghe

tin Mỹ liên kết với Anh em Hồi giáo để lật đổ Mubarak, Linh

mục Rafik Greich, trưởng phòng báo chí kiêm phát ngôn viên của

7 Giáo hội Công giáo tại Ai cập, tuyên bố với Asia News rằng

tổ chức Anh em Hồi giáo còn nguy hiểm hơn cả Osama bin Laden.58

Thế nhưng ngày 30.6.2011, Reuters khẳng định Mỹ đã chính thức

thiết lập mối quan hệ với Anh em Hồi giáo.59. Ông Morsi 62

tuổi, là vị tổng thống thứ 5 và cũng là vị tổng thống dân cử

đầu tiên của Ai Cập. Mohamed Morsi bị truất phế đúng một năm

sau đó, ngày 03/07/2013.

Ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ tổng thống, 10/7/2012 Mohamed

Morsi cho phục hồi Quốc hội, và đưa một người của Anh em Hồi

giáo làm phó Tổng thống- ông Mahmoud Mekki.60 .

2/8/2012 thủ tướng Kamal Ganzouri từ chức để phản đối. Nội

bộ Ai Cập bắt đầu căng thẳng.

-12-8-2012 Morsi cách chức tướng tổng tư lịnh lực lượng võ

trang là Mohamed Hussein Tantawi, rồi cử tướng chỉ huy trưởng

ngành an ninh tình báo là Abdul Fatah al-Sisi vào chức Bộ

57 Anh em Hồi giáo đưa ông Muhammad Morsi Isa' al-Ayyat, đã từng du học và giảng dạy đại học ở Mỹ, lên làm Chủ tịch của Đảng Tự Do và Công Lý (FJP) để tranh cử với cựu Thủ Tướng AhmedShafiq. Kết quả bầu cử vào 30/6/2012, ông Morsi đã thắng.

58 Muslim Brotherhood, a greater danger than Bin Laden . (2011, May 05). Asia News.59 Mohammed, A. (2011, June 30). U.S. shifts to closer contact with Egypt Islamists. Reuters.60 Bị đối lập phản đối, ông Mahmoud Mekki từ chức Phó tổng thống vào ngày 22-12-2012.

40

trưởng Quốc phòng. Đồng thời, Morsi cũng cách chức Tham mưu

trưởng Quân đội là tướng Sami Hafez Anan. Morsi tuyên bố hủy

bỏ một tu chính án Hiến pháp, do Hội đồng Tối cao Quân đội

thông qua, mục đích của tu chính án là hạn chế quyền lực của

tổng thống.

- 16-8-2012 Morsi lại cách chức hai tướng lãnh: Tướng Murad

Muwafithe chỉ huy trưởng ngành an ninh tình báo và tướng chỉ

huy đơn vị Vệ binh Cộng hoà (Republican Guard) là đơn vị có

nhiệm vụ bảo vệ tổng thống và thủ đô Cairo.

-27-8-2012 Morsi bổ nhiệm 21 phụ tá và cố vấn mới, và 27

thống đốc chỉ huy các vùng lãnh thổ trên toàn Ai Cập. Như vậy,

ông Morsi muốn dành lại những quyền hành đang nằm trong tay

quân đội.

-22-11-2012 Morsi ban hành một bản tuyên bố (The November

2012 Declaration) mục đích xóa bỏ những biện pháp của ngành tư

pháp tác động vào các quyết định của Tổng thống. Ông còn yêu

cầu Hội Đồng Lập Hiến soạn thảo một bản hiến pháp để rộng

quyền cải tổ xã hội theo giáo luật Sharia và tuyên bố sẽ đưa

ra trưng cầu dân ý vào ngày 15.12.2012. Những biện pháp này

khiến Ai Cập bị cô lập với thế giới bên ngoài khiến Ai Cập mất

nguồn đầu tư và du khách khiến đời sống người dân đi xuống.

41

Đây là giọt nước đã làm tràn ly và người dân cho rằng ông

Morsi đang tìm cách thực hiện độc tài tôn giáo.

Như vậy sau một năm cầm quyền, tổng thống Mohamed Morsi tập

trung củng cố địa vị Anh em Hồi giáo và thông qua những đạo

luật thuận với giáo luật Sharia, và lờ đi mong muốn của người

dân là nâng cao mức sống. Ông Morsi đã tỏ ra không xứng đáng

là một tổng thống của 84 triệu người Ai Cập. Đời sống người

dân Ai Cập còn tệ hơn thời cựu tổng thống Hosni Moubarak. Tỷ

lệ thất nghiệp là 15% (tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ rất

cao : khoảng 50% với nữ và 20% với nam). Nửa dân số Ai Cập

sống dưới mức nghèo đói, nửa dân số mù chữ, 40% thất nghiệp,

nửa số lương thực phải nhập khẩu, mỗi năm Ai Cập cần 20 tỉ đô

la để nền kinh tế không bị hoàn toàn sụp đổ. Trong số 51,7% số

người dân đã bầu cho ông Morsi hồi năm ngoái, không ít người

đã đi biểu tình phản đối ông. Phong trào đối lập mang tên

Tamarod đã đưa ra một kiến nghị yêu cầu tổ chức bầu cử quốc

hội. Hơn 22 triệu người đã ký vào bản kiến nghị này. Trong

ngày 30/06/2013, tại khắp nơi trên lãnh thổ Ai Cập, hàng triệu

người tham gia các cuộc tuần hành đòi ông Morsi phải ra đi.

Về đối ngoại, chính quyền của ông Morsi cũng làm thế giới

phương Tây lo ngại. Ngay khi vừa lên cầm quyền, ông Morsi đã

42

chính thức viếng thăm Iran trong dự kiến thành lập một liên

minh chống Do Thái. Thêm vào đó Đảng Tự do và Công Lý của ông

cũng tỏ ý muốn gia tăng cước phí vận chuyển dầu khí từ vùng

Vịnh qua kênh đào Suez, điều mà các quốc gia Điạ Trung Hải và

khối NATO rất khó chấp nhận. Các cuộc biểu tình năm 2013 thậm

chí còn lớn hơn61 so với những người Ai Cập nhìn thấy trong năm

2011. 62 Những lý do hàng đầu được đưa ra đòi Tổng thống Morsi,

vị Tổng thống dân sự đầu tiên do dân bầu lại phải ra đi là :

sự độc đoán, tập trung quyền lực, kinh tế suy giảm, thất

nghiệp, giới trung lưu bất mãn, tội phạm tăng, giá lương thực

tăng cao, tình trạng thiếu nhiên liệu và cắt giảm điện, và hơn

hết là người dân mất lòng tin vào Morsi. 63.

Quyền lực làm phe Hồi giáo khi họ đi vào con đường độc tài

như những người đã bị họ lật đổ. Tổng thống Ai Cập Morsi dự

định nắm cả ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp và đã bị

lật đổ khi dân chúng xuống đường phản đối. Theo phúc trình của

Trung tâm Phát triển Quốc tế (IDC) công bố ngày 24.6.2013,

dưới thời ông Mubarak, mỗi tháng có 176 cuộc biểu tình, nhưng

kể từ khi ông Morsi lên cầm quyền, từ tháng 7/2012 đến tháng 61 Twofold increase in Egypt protests after Pro-Morsi protests' dispersals . (2013, Sep 04).

R4biaplatform. 62 Nada. G. (2013, Jun 25). Morsi Meter: 9427 protests and counting one year later. Wilson

Center. 63 Ghimire, N. (2013, Jul 21). Top 10 reason for the Egyptian Protest 2013. Elist10.

43

6/2013 đã có tổng cộng 9.427 cuộc biểu tình lớn, nhỏ. Tính từ

đầu năm 2013, trung bình mỗi tháng có 1.140 cuộc biểu tình.64

Trước nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa hai phe chống đối và

ủng hộ tổng thống Morsi:

- 01/07/2013 Bộ tư lệnh quân đội Ai Cập đã đưa ra một tối

hậu thư yêu cầu tổng thống Mohamed Morsi trong 48 giờ phải tìm

cho ra một thỏa thuận với phe đối lập và "phải đáp ứng yêu cầu

của nhân dân", nghĩa là là phải từ chức, nếu không sẽ phải đối

diện với sự can thiệp quân sự. Tối hậu thư cũng đưa ra "lộ

trình" 65 nếu tổng thống Mohamed Morsi không đáp ứng yêu cầu

của tối hậu thư trước 16g30 ngày 3/7. Đương nhiên là tổng

thống Mohamed Morsi từ chối.

- 3/7/2013, tướng Abdel Fattah al-Sisi, tổng tư lệnh quân

đội Ai Cập, tuyên bố trên truyền hình rằng ông Mohamed Morsi

đã bị tước quyền lực và tuyên bố đình chỉ hiến pháp. Vì muôn

tránh việc lật đổ Morsi bị coi là đảo chính, Tướng al-Sisi,

khi phát biểu trên truyền hình ngày 3/7 đã đứng cùng với giáo

sĩ Ahmed al-Tayeb, đại giáo chủ Al-Azhar; Tawadros đệ nhị,

người đứng đầu Nhà thờ Thiên chúa giáo dòng Copt; nhân vật đối64 Taha, R.M. (2013, Jun 24). Democracy Index: 9427 protests during Morsi's first year. Daily

News Egypt.65 Theo lộ trình này, quân đội sẽ chỉ định một tổng thống tạm thời, đình chỉ Hiến pháp và

giải tán Quốc hội. Trong thời gian chuẩn bị, một tổng thống lâm thời sẽ điều hành quốc giavà tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trong một thời hạn ngắn nhất.

44

lập Mohamed el-Baradei và Mahmoud Badr, thuộc Tamarod là phong

trào khởi xướng ra làn sóng phản kháng. Ông Adly al-Mansour,

một chánh án Tòa án Hiến pháp Tối cao được chỉ định làm tổng

thống lâm thời của Ai Cập. Giáo chủ Tawadros II, người đứng

đầu Giáo hội Thiên chúa cổ Ả rập (Copte) và ông Mohamed el-

Barradei, người lãnh đạo phong trào Tamarod cũng tuyên bố ủng

hộ. Tổng thống Morsi cùng hơn 300 quan chức bị bắt. Những cơ

sở tài chính, truyền thông và thương mại của Anh em Hồi giáo

đều bị đóng cửa.

Cuộc biểu tình kéo dài 4 ngày từ 30 - 4/7/2013 của hàng

triệu người dân Ai Cập đã lật đổ chính vị tổng thống mà họ đã

bầu lên cách đây 1 năm. Người dân muốn kết thúc chế độ độc

tài, và mong muốn một nền dân chủ. Tổ chức Anh em Hồi giáo

dành chiến thắng không phải vì đa số người Ai Cập muốn điều

này, mà do tất cả các lực lượng chính trị khác bị chia rẽ.

1.3 Vai trò của quân đội Ai Cập và Mỹ

Lực lượng quân đội Ai Cập hiện nay có khoảng một triệu người

và hơn 50 nghìn quân dự bị. Quân đội Ai Cập là lực lượng quân

sự mạnh nhất và lớn nhất ở Trung Đông. Quân đội Ai Cập nổi

tiếng với truyền thống đảo chính tuy lựa chọn không trực tiếp

45

nắm chính quyền,66 e.g. phế vua Farouk năm 1952 để đưa tướng

Naguib lên làm tổng thống, sau đó lật tướng Naguib để đưa

Nasser lên thay. Quân đội Ai Cập lại tiếp tục lật đổ tổng

thống Hosni Mubarak vào tháng 1/2011, và chỉ một năm sau một

tổng thống dân sự, ông Mohamed Morsi, cũng bị quân đội lật đổ.

Dù vậy, Ai Cập vẫn không yên ổn, cuộc biểu tình tiếp tục trên

khắp Ai Cập khi người dân cho rằng Mỹ hậu thuẫn cuộc đảo chính

quân sự chống lại Tổng thống Mohamed Mursi. 67 Việc quân đội ra

tay đàn áp các cuộc biểu tình của người thuộc tổ chức Anh em

Hồi giáo cho thấy chính quyền quân sự đã thất bại trong việc

dựng lên một chính phủ bù nhìn dân sự sau cuộc lật đổ này.68

Ngày 14/8 là ngày đẫm máu nhất tại Ai Cập kể từ cuộc cách mạng

lật đổ cựu tổng thống Hosni Mubarak hồi đầu năm 2011.69.

Mỹ đã lúng túng trong cuộc đảo chính lần này. Tổng thống Mỹ

Barack Obama đã giải thích lý do tại sao chính phủ của ông

không có ý định ngừng cung cấp viện trợ cho Ai Cập khi phát

biểu ngày 23/8 trên kênh truyền hình CNN.70. Không thể viện trợ

cho một chế độ đã đảo chánh một chính quyền dân cử.71 Nhưng nếu66 Denying rumours Sisi will run for president, Egyptian army says 'military will not

intervene in politics'. (2013, Sep 22). Al Bawaba.67 Sisk, R. (2013, Jul 03). Hagel Contacts Egyptian General Now in Charge. Military.68 Lantier, A. (2013, Jul 98). Mass protests, clashes continue as Egyptian army fails to name

government. World Socialist Web Site. 69 Trọng Giáp (2013, tháng tám 16). Ai Cập lại rung chuyển trong “Ngày Thịnh nộ”. VnExpress.70 Rút viện trợ không làm giới tướng lĩnh Ai Cập thay đổi (2013, tháng tám 24). Tin tức.71 Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông quan ngại sâu sắc trước việc tổng thống Morsi bị lật

46

không viện trợ, Hoa Kỳ có thể mất một đồng minh tại Trung

Đông, bắt đầu từ Hoà ước Camp David năm 1978 và một đối tác

trong trận chiến chống khủng bố Hồi giáo một phần trong chiến

lược Trung Đông mới của Mỹ.72. Từ 1978 Mỹ có ba mục tiêu chiến

lược tại đây, là 1) duy trì một tương quan lực lượng đủ quân

bình giữa các nước trong khu vực này; 2) bảo đảm ổn định để

vận chuyển dầu khí để đảm bảo an ninh năng lượng; 3) ngăn chặn

và đẩy lui phong trào Hồi giáo quá khích dùng khủng bố làm

phương tiện.

Ai Cập đang phải đối mặt với những thách thức đe dọa tới

những chia rẽ quốc gia, an ninh quốc gia và an ninh của người

dân. Trong khoản viện trợ $USD 1,3 tỷ cho năm 2013, $USD 585

triệu vẫn bị chặn. Chính phủ Mỹ cũng đã chi hàng chục triệu đô

la tài trợ và đào tạo các nhóm tự do ở Ai Cập , là xương sống

của cuộc nổi dậy của Ai Cập 73 để làm đối trọng với các đảng

Hồi giáo và ủng hộ giới quân sự nắm quyền. Từ năm 2008, Mỹ đã

chi $USD 65 - 75 triệu nhằm hỗ trợ các hoạt động dân chủ ở Ai

Cập; năm 2009 $USD 75 triệu, trong đó 25 triệu cho các hoạt

đổ, nhưng tránh dùng chữ "đảo chánh", và kêu gọi quân đội Ai Cập không nên tùy tiện bắt giữ ông Morsi và những người ủng hộ ông.

72 Walter Russel Mead (2013). The Failed Grand Strategy in the Middle East. Wall Street Journal Online.

73 Engdahi, F. W. (2011, Feb 07). Egypt’s Revolution-Creative Destruction For A ‘Greater Middle East’?. Global Research.

47

động ngoài Ai Cập, và 50 triệu cho các hoạt động bên trong Ai

Cập. 74 Có thể thấy Mỹ đã quyết định thay thế Tổng Thống

Mubarak từ năm 2008, vì ông ta không còn nghe lời nữa.75 Nhưng

thay vì làm một cuộc đảo chánh quân sự không đổ máu thì Mỹ lại

dùng cách thức mềm hơn để đẩy Mubarak đi thông qua các cuộc

nổi dậy của dân chúng. Hiện nay, khi Mỹ chặn viện trợ cho phe

quân đội, các nước Á Rập trong vùng Vịnh liền hứa viện trợ

$USD 12 tỷ cho Ai Cập. $USD 7 tỷ đã được rót ngay cho Ai Cập

với UAE 3 tỷ, Saudi Arabia 2 tỷ và Kuwait 2 tỷ.76 Tình hình còn

phức tạp hơn khi Ai Cập tìm kiếm lại mối quan hệ xưa với Nga.

77.

Một trong các khía cạnh cần được lưu ý là mối quan hệ giữa

giá trị và lợi ích của Mỹ tại Ai Cập. Khi lợi ích của Mỹ là

quan trọng thì Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với các nhà độc tài

cho dù có đi ngược với các giá trị Mỹ. Nhưng một khi xuất hiện

các dấu hiệu của cuộc nổi dậy của người dân ở các nước đó thì

Mỹ sẵn sàng lại đề cao giá trị Mỹ, vứt bỏ các con bài cũ và

74 Associated Press (2012, Jun 03). US democracy aid went to favored groups in Egypt . Fox News.

75 Engdahi, F. W. (2011, Feb 07). Egypt’s Revolution-Creative Destruction For A ‘Greater Middle East’?. Global Research.

76 Allam, H. (2013, Dec 1). Egypt Begs Gulf for Rescue. IPS. Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor đã tăng hạng tín dụng dài hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước đối với Ai Cập, từ "CCC + / C" lên đến "B-/ B" với mức đánh giá triển vọng "ổn định".

77 Perry, T & Fick, M. (2013, Nov 14). Egypt's Sisi sees new defense cooperation with Russia.Reuters.

48

chuẩn bị sao cho chính quyền mới được lập nên thay thế chế độ

độc tài cũng sẽ có xu hướng thân Mỹ, tiếp tục bảo vệ các giá

trị và lợi ích Mỹ. Ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông đang giảm

dần. Trung Quốc đã là một đối tác thương mại lớn hơn so với

Mỹ đối với cả Qatar và UAE. Khoảng 1/4 giá trị thương mại của

Qatar là với Trung Quốc, so với chỉ hơn 5% với Mỹ, 37% của UAE

là với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc..78 .

Ván cờ của Mỹ tại Ai Cập vẫn còn chưa ngã ngũ, không có gì

cho thấy ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây có tính quyết định hơn

ảnh hưởng của các nước dầu lửa giàu có trong vùng và Mỹ đang

lo ngại kịch bản của tướng Nasser trong những năm 1950s lại

được lặp lại.

2. Dự báo trung hạn

Không dám chắc trong tương lai, Ai Cập sẽ không còn những

cuộc biểu tình hàng triệu người, đòi lật đổ ngay lập tức một

chế độ mà họ dựng lên, bởi nền chính trị nước này vẫn chưa thể

thoát ra khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và đảng phái. Cũng phải

thấy rằng nguyên nhân quan trọng nhất cho sự nổi dậy của người

dân chính là sự khủng hoảng của mô hình chính trị tại Ai Cập 78  Korski, D & Giuda.B (2011, Feb 16). The West's Middle East Pillars of Sand. Project

Syndycate

49

với sự thiếu tự do về chính trị, sự mâu thuẫn giữa việc cải

cách chính trị không đồng bộ và không theo kịp cải cách kinh

tế, tình trạng độc tài và tham nhũng của giới chóp bu nắm

quyền, đời sống khó khăn của người dân, sự thất nghiệp trong

giới trẻ và bất mãn của tầng lớp trung lưu.

Lật đổ nhà độc tài vẫn chưa phải là một cuộc cách mạng do

cách cầm quyền vẫn chưa có sự thay đổi hệ thống. Cách mạng

không hoàn toàn đơn giản là một hiệu ứng của đám đông, mà còn

là một nghệ thuật cũng như khoa học giành và giữ chính quyền.

Tại Ai Cập, người dân vẫn chưa tìm được một ngôn ngữ chung về

những gì những người biểu tình muốn. Dân chủ, quyền con người,

công bằng xã hội, sự tham gia dân sự là những sản phẩm hiện

đại. Xã hội Ả Rập có thể thúc đẩy tư tưởng dân chủ, nhưng

không tạo ra được một nền dân chủ cắm rễ sâu ở trong nước. Ví

dụ, tại Ai Cập, những người lãnh đạo trẻ tuổi chịu ảnh hưởng

của văn hóa phương Tây có thể sử dụng những thuật ngữ có rất

ít ảnh hưởng tới những người dân nghèo đang ủng hộ phong trào

cách mạng. Khi các sự việc đến khúc quanh, phong trào cách

mạng tại Ai Cập đã xoay vòng, các cuộc bầu cử tại Ai Cập đã

diến ra trong một bối cảnh chính trị không được chuẩn bị.

Trung Đông chưa sẵn sàng để thay đổi, vì thiếu vắng các định

50

chế dân chủ. Trong bối cảnh đó, quyền lực của người dân sẽ bị

biến thái, và dễ rơi vào tình trạng vô chính phủ, và một chế

độ độc tài lại tiếp tục áp đặt lên người dân.

Mùa xuân Ai Cập đi qua để lại một nước Ai Cập bị chia rẻ hơn

bao giờ hết với những xung đột với người Hồi giáo và xung đột

giữa các phe nhóm lợi ích mà chưa tìm thấy lối ra. Phe quân

đội sau những đợt đàn áp tổ chức Anh em Hồi giáo vẫn chưa tìm

được cách hòa giải với tổ chức này. Nếu vẫn đặt tổ chức Anh em

Hồi giáo ra khỏi vòng pháp luật thì nền dân chủ tại Ai Cập

càng mong manh hơn. Tình hình có thể còn tệ hơn thời cầm quyền

của Mubarak và người dân vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình

đòi lật đổ chính quyền bù nhìn của ông Adly al-Mansour. Gần

đây nhất ngày 14/12, Phó Thủ tướng lâm thời Ai Cập Ziad Bahaa

el-Din đã ra điều kiện hòa giải với tổ chức Anh em Hồi giáo.

Ngày 16/11/2013, Liên minh quốc gia ủng hộ tính hợp pháp

(NASL) của Anh em Hồi giáo đã đưa ra đề xuất đối thoại với tất

cả các lực lượng chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện

nay. NASL đã khôngđòi phục chức cho ông Morsi nhưng vẫn đòi

coi sự kiện ngày 3/7 là một cuộc "đảo chính", yêu cầu giải thể

chính phủ lâm thời, xét xử những người sát hại người biểu tình

ủng hộ ông Morsi, thả các tù nhân Hồi giáo và mở lại các kênh

51

truyền hình Hồi giáo vốn bị giới chức Ai Cập đóng cửa ngay sau

khi ông Morsi bị phế truất. 79.

Người Ai Cập nay đã hiểu được dân chủ không chỉ là vấn đề

bầu cử, cũng không phải khả năng thúc đẩy hàng triệu người

xuống đường. Các hình thức xuống đường luôn hỗn độn. Về bản

chất, Ai Cập đang trải qua một cuộc khủng hoảng hiện đại hóa.

Thanh niên nổi loạn, những người đang đòi hỏi một sự thay đổi

lại đang ở địa vị thấp không có thực lực, nhưng, với tình

trạng tê liệt trí tuệ của các nhà lãnh đạo tại khu vực này (và

đa phần của phe đối lập nữa), thậm chí có thể xảy ra các vụ

bạo lực hơn nữa. Lực lượng trẻ tại Ai Cập vẫn còn non yếu cả

về tổ chức và khả năng chính trị và thành quả ban đầu mà họ

giành được đã rơi vào tay của các phe nhóm tôn giáo và đảng

phái khác. Như vậy, Ai Cập vẫn là một nước nghèo đói và không

làm chủ được vận mệnh của chính mình và đang chịu sự chi phối

của các nước lớn.

Năm 2013 đã chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Ai

Cập giữa một bên là quân đội nắm nhiều quyền lực nhất trong xã

hội và bên kia là tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng chính trị có

tổ chức nhất tại Ai Cập. Hai lực lượng lớn mạnh không bên nào

79 Chính quyền Ai Cập ra điều kiện hòa giải với Anh em Hồi giáo (2013, Dec 15). TTXVN.

52

chịu lùi bước, kéo theo đó là khủng hoảng ngày một leo thang

trầm trọng. Cuộc khủng hoảng hiện đại hóa xảy ra cùng lúc với

sự rút lui vai trò duy trì lực lượng của Mỹ đã tạo ra những

khoảng trống quyền lực. Nguy cơ có thể sẽ là các lực lượng Hồi

giáo sẽ bước vào một giai đoạn cực đoan hơn có khả năng tiến

hành một cuộc nổi dậy vũ trang với hậu quả khó đoán.

3. Kết luận

Từ cải cách chính trị tại Miến Điện cho tới mùa xuân Ai Cập,

có thể rút ra những bài học sau đây:

1) Cải cách chính trị trước cải cách kinh tế có thể duy trì sự ổn định chính trị xã

hội tại Miến Điện. Miến Điện giữ được văn hóa, tài nguyên. Ai

Cập cải cách kinh tế đi trước đã tạo ra những phân hóa sâu sắc

trong xã hội và không thể duy trì được sự ổn định trong hệ

thống kinh tế chính trị xã hội và ông Mubarak đã phải ra đi.

2) Cần có một nền tảng đa nguyên chính trị để tạo môi trường duy trì sự tồn tại

của các đảng phái đối lập. Từ 1975, Miến Điện vẫn cho phép các đảng

phái chính trị hoạt động, như đảng NDL của bà Aung San Suu Kyi

vẫn giành được sự ủng hộ của người dân. Tại Ai Cập, dưới chính

phủ quân phiệt của Mubarak, các đảng phái chính trị bị đàn áp

và không thể hoạt động chỉ còn duy nhất một tổ chức đối lập

53

Hồi giáo là Anh em Hồi giáo. Chính do sự non kém về chính trị

và khả năng tổ chức, những người đã thực hiện một cuộc cách

mạng đã không thể tiếp nhận quyền lực nhà nước. Những người

dân tại quảng trường đã thay đổi chính quyền, Mubarak đã bị

lật đổ, và giành được tính hợp pháp, nhưng quân đội Ai Cập và

mạng lưới rộng lớn của quân đội thì không bị ảnh hưởng, trái

lại quyền lực thực sự lại nằm trong tay giới quân sự. Điều này

cho thấy Ai Cập vẫn không thay đổi là bao. 80.

3) Xóa bỏ những chia rẽ là cần thiết trước khi một chính phủ hòa bình và lâu

dài có thể tồn tại trong nước. Không thể xây dựng được một chính quyền

dân chủ nếu không có sự đồng thuận, tại Ai Cập không thể xây

dựng nền tảng dân chủ nếu không tìm được sự hòa giải với Anh

em Hồi giáo. Ai Cập cần học bài học của Miến Điện khi chủ động

bắt tay cùng phe đối lập của bà Aung San Suu Kyi.

Tài liệu tham khảo:

AFP. (2012, Feb 15). No Probe into ethnic Abuse: Rights Body.

Democratic Voice of Burma. truy cập 5 /09 /2012 tại

http://www.dvb.no/news/no-probe-into-ethnic-abuse-burma-

rights-body/20255

Africa, Internet World Stats, truy cập 24/05/2013 tại

80 Mitchell. L.A. (2011, May/June). Faded Colors American Interest .

54

http://www.internetworldstats.com/africa.htm 23/09/2013.

Africa, Internet World Stats.

All You Can Do is Pray, (2013, Apr 04). HRW.

Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu cải tổ hiến pháp (2013, Nov 27) VOA.

Bernard, S. (2013, Jan/Mar). The promise of the Arab Spring.

Foreign Affairs.

Burma: End ‘Ethnic Cleansing’ of Rohingya Muslims, (2013, Apr

22). HRW.

Burma: New Law on Demonstrations Falls Short, (2012, Mar 15).

HRW, truy cập 11/09/2013 tại

http://www.hrw.org/news/2012/03/15/burma-new-law-

demonstrations-falls-short

CHRISTOPHER, W. & ALEXANDRA, D. (2011). Digital Media in the Egyptian

Revolution: Descriptive Analysis from the Tahrir Data Sets. International

Journal of Communication 5, Feature 1248–1272.

Dhillon, Navtej, Paul Dyer, and Tarik Yousef. (2010). Generation

in Waiting: An Overview of the School to Work and Family

Formation Transitions. In Generation in Waiting: The

Unfulfilled Promise of Young People in the Middle East. Navtej

Dhillon and Tarik Yousef, eds. Brookings Institute, Washington

D.C. 11-38.

55

Egypt: Country Profile. (2009, Aug 06). The Open Net Initiative, truy

cập 20/11/2013 tại http://opennet.net/research/profiles/egypt.

Engdahi, F. W. (2011, Feb 07). Egypt’s Revolution-Creative

Destruction For A ‘Greater Middle East’?. Global Research.

Engdahi, F. W. (2011, Feb 07). Egypt’s Revolution-Creative

Destruction For A ‘Greater Middle East’?. Global Research.

Faris, David, F. (2011). We Are All Revolutionaries Now: Social Media

Networks and the Egyptian Revolution in Social Media Revolutions: All Hype or

New Reality. Lichtenstein Institute on Self-Determination,

Princeton University.

Freedom of expression and opinion in Myanmar: Still a Long way

to Go, (2012, Jan 23). Burma Partnership, Chiang Mai, p.2. truy

cập 13/09/2013 tại

http://www.burmapartnership.org/2012/01/freedom-of-expression-

and-opinion-in-burma-still-a-long-way-to-go/

Ghimire, N. (2013, Jul 21). Top 10 reason for the Egyptian

Protest 2013. Elist10.

Green, D. (2011, Feb 17). What Caused the Revolution in Egypt.

The Guardian.

Has China Lost Myanmar? , (2013, Jan 15). Foreign Policy.

Herrera, Linda, H. (2011, Feb 12). Egypt’s Revolution 2.0: The

56

Facebook Factor, Jadaliyya. truy cập 23/04/2013 tại

http://www.jadaliyya.com/pages/index/612/egypts-revolution-

2.0_the-facebook-factor.

Htet, T.L.Z. (2013, Nov 01). Military MP says Army Chief could

become candidate for President. The Irrawaddy.

ILO. (2011). Global Employment Trends 2011: The Challenge of a Jobs Recovery.

International Labor Organization, Geneva.

Internet Usage Statistics For Africa. Internet World Stats, truy

cập 20/09/2013 tại

http://www.internetworldstats.com/stats1.htm.

Internet Usage Statistics For Africa. Internet World Stats.

Kanovsky, E. (1997). The Middle East Economies: The impact of Domestic and

International Politics. Mideast Security and Policy Studies. No 31.

Lintner, B. (2011, Dec 01). Realpolitik and the Myanmar Spring.

Foreign Policy.

Maggie Michael, M., & Nasrawi, S. (2011, Feb 21). Egypt freezes

ousted President Mubarak's assets and those of family. AP.

Miến Điện hủy đạo luật từng được dùng để đàn áp đối lập, (2013,

Jan 16). VOA

Miến Điện ra luật biểu tình . (2011, Dec 03). BBC. truy cập

11/09/2013 tại

57

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/12/111203_burma_pro

test_law.shtml

Miến Ðiện trả tự do cho 44 tù nhân chính trị (2013, Dec 11).

VOA.

Ministry enacts protest by-laws, (2012, Volume 32, No. 635 July

16 – 22). Mmtimes, truy cập 11/09/2013 tại

http://www.mmtimes.com/2012/news/635/news63509.html

Mohammed, A. (2011, June 30). U.S. shifts to closer contact with

Egypt Islamists. Reuters.

Mow, W. (2010, May 05). Tight Censorship on Reporting USDP.

BurmaNet News, truy cập 10 /9 / 2013 tại

http://www.burmanet.org/news/2010/05/05/irrawaddy-tight-

censorship-on-reporting-usdp-wai-moe/

Mulderig, C (Oct 2011). Adulthood Denied: Youth Dissatisfaction and the Arab

Spring. The FrederiCk S. Pardee CenTer For The STudy oF The

Longer-range FuTure. Issues In brIef. No 21.

Muslim Brotherhood, a greater danger than Bin Laden. (2011, May

05). Asia News.

Myanmar bỏ luật cấm người dân tụ tập. (2013, Jan 3). Tuổi Trẻ.

Myanmar constitution, art.74(a), 109(b), Naypyitaw, September

2008. Government of Myanmar.

58

Myanmar president will not seek second term: party. (2013, Aug

24). Reuters.

Nada. G. (2013, Jun 25). Morsi Meter: 9427 protests and counting

one year later. Wilson Center.

Nguyễn Văn Huy. (2012, Mar 20). Miến Điện nhìn từ trong ra

ngoài. BBC. truy cập 15/09/2013 tại

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/03/120320_burma_eth

nics_powers.shtml

Obama Optimistic about Egypt as negotiators make concessions.

(2011, Feb 07). All Headline News.

Podeh, E. (2011, Fall). The Arab Spring-Farewell to an Age of Tyranny? The

Egyptian Spring as a Model. Sharqiyya. Special Issue.

Realpolitik and the Myanmar Spring. (2011, Nov 30). Foreign Policy.

ROSTON, A., & DAVID ROHDE, D. (2011, Mar 05). Business Side of

Egypt’s Army Blurs Lines of Aid From U.S. New York Times .

Sanina, M. (2011, Feb 17). Global Food Price Spike adding to

Civil unrest, Some say. PBS.

Taha, R.M. (2013, Jun 24). Democracy Index: 9427 protests during

Morsi's first year. Daily News Egypt.

The New Light of Myanmar , (2011, Dec 11), Myanmar. truy cập

12/09/2013 tại http://www.myanmar.cm/newspapers/the-new-light-

59

of-myanmar.html

Twofold increase in Egypt protests after Pro-Morsi protests'

dispersals. (2013, Sep 04). R4biaplatform.

Vũ Quang Việt (2010, Nov 01). Đông Nam Á qua một chuyến đi . Diễn

Đàn. truy cập 11/09/2013 tại

http://www.diendan.org/the-gioi/111ong-nam-a-qua-mot-chuyen-

111i

Vũ Quang Việt (2013 Aug 13). Vài nét về kinh tế & chính trị

Myanmar. Diễn Đàn. truy cập ngày 1/09/2013 tại

http://www.diendan.org/the-gioi/vai-net-ve-kinh-te-chinh-tri-

myanmar

W, Mow (2010, May 05). Tight Censorship on Reporting USDP..

BurmaNet News.

Williams, R & Kaszynski, M. (2011, Feb 03). Understanding US Aid

to Egypt. The Will and the Wallet.