Biểu B1-2e-TMDAKHCN THUYẾT MINH DỰ ÁN KHOA HỌC ...

15
trang 1 Biu B1-2e-TMDAKHCN THUYẾT MINH DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH1 Tên dán: ng dng tiến bkthut trng thnghim cây i Lê (Psidium guajava) ti huyn Nam Đông, tỉnh TT-Huế 1a Mã s(được cp khi Hsơ trúng tuyển): 2 Thi gian thc hin: 22 tháng 3 Cp qun lý (Ttháng 12/2018 đến tháng 10/2020) Quc gia BCơ sở X Tnh 4 Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình, nếu có) 5 Tng vn thc hin dán: 137,88 triệu đồng, trong đó: Ngun Kinh phí (triệu đồng) - TNgân sách snghip khoa hc: 86,33 triệu đồng - Vn tcó ca tchc chtrì - Khác (liên doanh...) 51,55 triệu đồng 6 Phương thức khoán chi: Khoán đến sn phm cui cùng Khoán tng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: 86,33 triệu đồng - Kinh phí không khoán: 51,55 triệu đồng 7 Chnhim dán Hvà tên: Nguyn Hu Ánh Ngày, tháng, năm sinh: 28/8/1973 Gii tính: Nam /N: Hc hàm, hc v/Trình độ chuyên môn: Thc sTrng trt Chc danh khoa hc: ..................................... Chc vụ: Giám đốc Điện thoi: Tchc: 02343875663 Nhà riêng: ............... Mobile: 0914156642 Fax: .............................................. E-mail: [email protected] Tên tchức đang công tác: Trung tâm Dch vnông nghip huyện Nam Đông. Địa chtchức: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế Địa chnhà riêng: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế 8 Thư ký Dán Hvà tên: Nguyn ThThanh Tho Năm sinh: ..........1983.............................. Giới tính: Nam / NHc hàm, hc v/Trình độ chuyên môn: Cnhân Kinh tế Chc danh khoa hc: .................................................................................................. X X X

Transcript of Biểu B1-2e-TMDAKHCN THUYẾT MINH DỰ ÁN KHOA HỌC ...

trang 1

Biểu B1-2e-TMDAKHCN THUYẾT MINH

DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1 Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Ổi Lê (Psidium guajava) tại huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế

1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển):

2 Thời gian thực hiện: 22 tháng 3 Cấp quản lý (Từ tháng 12/2018 đến tháng 10/2020) Quốc gia Bộ

Cơ sở X Tỉnh 4 Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình, nếu có) 5 Tổng vốn thực hiện dự án: 137,88 triệu đồng, trong đó:

Nguồn Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 86,33 triệu đồng - Vốn tự có của tổ chức chủ trì - Khác (liên doanh...) 51,55 triệu đồng

6 Phương thức khoán chi: Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: 86,33 triệu đồng

- Kinh phí không khoán: 51,55 triệu đồng 7 Chủ nhiệm dự án

Họ và tên: Nguyễn Hữu Ánh Ngày, tháng, năm sinh: 28/8/1973 Giới tính: Nam /Nữ: Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Trồng trọt Chức danh khoa học: ..................................... Chức vụ: Giám đốc Điện thoại: Tổ chức: 02343875663 Nhà riêng: ............... Mobile: 0914156642 Fax: .............................................. E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Đông. Địa chỉ tổ chức: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế Địa chỉ nhà riêng: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế

8 Thư ký Dự án Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thảo Năm sinh: ..........1983.............................. Giới tính: Nam / Nữ Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Chức danh khoa học: ..................................................................................................

X

X

X

trang 2

Chức vụ: ..................................................................................................................... Điện thoại: Tổ chức: 02343875663 Nhà riêng: ................. Mobile: 0984729881 Fax: ................................................... E-mail: ............................................................ Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Đông Địa chỉ tổ chức: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế Địa chỉ nhà riêng: xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế

9 Tổ chức chủ trì thực hiện dự án Tên tổ chức chủ trì dự án: TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÔNG Điện thoại:02343875663 Fax: ................................................................... E-mail: [email protected] Website: ..................................................................................................................... Địa chỉ: Khe Tre, Nam Đông, TT-Huế Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Hữu Ánh Số tài khoản: ..........4007201002583 …………….. Kho bạc Nhà nước/Ngân hàng: AgriBank chi nhánh huyện Nam Đông Mã số thuế: ............3301454330................................................................................... Tên cơ quan chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông

10 Các tổ chức phối hợp chính 1. Tổ chức 1: Ủy ban nhân dân xã Thượng Long Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông Điện thoại: ...................................... Fax: ................................................................... Địa chỉ: ....................................................................................................................... Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Văn Trĩ Số tài khoản: .............................................................................................................. Ngân hàng: ................................................................................................................. 2. Tổ chức 2: Ủy ban nhân dân xã Hương Phú Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông Điện thoại: ...................................... Fax: .................................................................. Địa chỉ: ....................................................................................................................... Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hồ Văn Vinh Số tài khoản: .............................................................................................................. Ngân hàng: ................................................................................................................. 3. Tổ chức 3: Ủy ban nhân dân xã Hương Lộc Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông Điện thoại: ...................................... Fax: ..................................................................

trang 3

Địa chỉ: ....................................................................................................................... Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đoàn Trọng Hậu Số tài khoản: ............................................................................................................. Ngân hàng: ................................................................................................................

11 Cán bộ thực hiện Dự án

(Ghi những người dự kiến đóng góp khoa học chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện dự án, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm Dự án - mỗi người có tên trong danh sách này cần khai báo lý lịch khoa học theo Biểu B1-4-LLCN. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

TT Họ và tên Tổ chức

công tác Nội dung công việc tham

gia

Thời gian làm việc cho dự án (Số tháng quy

đổi1)

1 Nguyễn Hữu Ánh Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Tư vấn kỹ thuật, triển khai thực hiện toàn bộ dự án

1,5 tháng

2 Võ Thuận Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Triển khai thực hiện dự án tại xã Hương Phú

0,7 tháng

3 Võ Anh Luyện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Triển khai thực hiện dự án tại xã Hương Lộc

0,7 tháng

4 Nguyễn Văn Thò Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Triển khai thực hiện dự án tại xã Thượng Long

0,7 tháng

5 Nguyên Thị Thanh Thảo

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

Thư ký dự án 0,3 tháng

6 12 Tính cấp thiết của dự án

Nam Đông có tổng diện tích đất tự nhiên là 650,52 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 532,47 km2. Đất đai được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, trên nền địa hình phức tạp nên đa dạng về loại đất như: Đất phù sa (chiếm 3,5%); đất nâu vàng (chiếm 7,6%) là loại đất tốt, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày >70cm; diện tích còn lại phần lớn là đất phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá sét.

Về điều kiện xã hội, Nam Đông có 6.560 hộ, với 27.562 khẩu; trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 43%.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương, huyện Nam Đông đã xác định mục tiêu là “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng bền vững”;

1 Một (01) tháng quy đổi là tháng gồm 22 ngày làm việc x 8 tiếng

trang 4

chú trong xây dựng nông thôn hiện đại đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp. Nông dân ở Nam Đông sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có

kinh tế vườn; tuy nhiên thu nhập từ vườn hiện nay còn thấp, nguyên nhân là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng yêu cầu của thị trường, sản phẩm chưa có tính hàng hóa. Mặt khác cây trồng trong vườn không được đổi mới, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa được quan tâm.

Nắm bắt được những vấn đề trên, UBND huyện đã có chiến lược cải tạo vườn tạp; hàng năm đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cải tạo vườn tạp tại các xã trong địa bàn huyệnnhằm nâng cao giá trị kinh tế vườn góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

Từ những thực trạng trên, nhằm tìm ra một loại cây trồng mới đem lại hiệu quảcho người nông dân trên địa bàn huyện, việc triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹthuật trồng thử nghiệm cây Ổi Lê (Psidium guajava) tại huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế” để cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập cho người nông dân là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của huyện.

13 Tính mới và thích hợp của quy trình công nghệ được áp dụng

13.1. Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về các quy trình công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực dự án dự kiến triển khai:

Hiện nay, trên địa bàn huyện do chưa có quy trình hướng dẫn, nên người nông dân chủ yếu tự trồng theo phương pháp truyền thống.

13.2. Đặc điểm và xuất xứ của quy trình công nghệ dự kiến áp dụng - Dự án áp dụng quy trình kỹ thuật “trồng và chăm sóc Ổi an toàn theo hướng

VietGap” của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - Phương thức trồng: Dự án áp dụng 2 phương thức trồng; bao gồm: + Trồng thuần: 0,5ha; + Trồng xen: 0,5ha (trồng xen trong vườn cây ăn quả có múi năm 1-2)

13.3. Nêu tính mới của quy trình công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ đang áp dụng tại địa phương.

Quy trình sản xuất theo hướng VietGap để tạo ra sản phẩm an toàn. 13.4. Nêu tính thích hợp của quy trình công nghệ dự kiến áp dụng

Quy trình trồng và chăm sóc cây Ổi an toàn theo hướng VietGap của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã được áp dụng thành công tại nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.

Nông sản được sản xuất theo hướng VietGap đang được thị trường đánh giá cao.

trang 5

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 14 Mục tiêu

14.1. Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện tình hình sản xuất vườn nhằm nâng

cao đời sống cho người nông dân góp phần phát triển nông thôn mới và ổn định an ninh quốc phòng huyện miền núi Nam Đông, tỉnh TT-Huế.

14.2. Mục tiêu cụ thể Trồng thử nghiệm 1ha cây Ôi Lê để đánh giá tính thích hợp với điều kiện khí hậu,

đất đai và hiệu quả kinh tế tại địa bàn huyện Nam Đông.

15 Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu)

15.1. Mô tả quy trình công nghệ được áp dụng: a. Lựa chọn giống trồng: Dự án trồng cây ghép; cây giống phải đảm bảo chất lượng theo

tiêu chuẩn và quy cách; cụ thể như sau: - Giống trồng và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng. - Cây giống phải khỏe, không mang sâu bệnh nguy hiểm. - Cây giống phải trồng trong túi polyetylen hoặc vật liệu làm bầu khác với kích thước

tương ứng là 10 x 22 cm. - Cây giống có tuổi đến khi xuất vườn không quá 18 tháng (Từ gieo hạt đến khi ghép

10-12 tháng, ghép đến xuất vườn 4-6 tháng). - Độ lớn của cây giống được quy định như sau: + Chiều cao cây tính từ mặt bầu: 40-50cm; + Đường kính gốc đo cách mặt bầu 5cm: 0,8-1,0cm; + Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2cm: 0,4-0,5cm; + Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép: 30-40cm; + Số lượng cành cấp 1: ≥ 1 cành; b. Kỹ thuật trồng: + Thiết kế vườn trồng: Vườn trồng Ổi phải chủ động tưới và tiêu nước. + Mật độ và khoảng cách trồng:

- Mật độ: 625 cây/ha - Khoảng cách: 4m x 4m.

+ Thời vụ trồng: Ổi có thể trồng quanh năm trong điều kiện tưới tiêu chủ động; tốt nhất nên trồng vào 2 thời điểm (tháng 2-3 và tháng 7-8).

c. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn cây: + Tỉa cành, tạo tán: Trong năm đầu tiên thường xuyên bấm ngọn tạo cho cây có tán tròn

trang 6

đều, nhiều cành ở các cấp 1; 2 và 3. Vào khoảng tháng 12-1 năm sau, cắt đầu cành tạo cho cây có chiều cao đồng đều và có bộ khung chắc với nhiều nhiều cành, nhưng thấp tán. Những năm tiếp theo, thường xuyên bấn tỉa cành theo định kỳ 15 ngày 1 lần; cành chưa có hoa bấm ngọn để lại 4 cặp lá, cành đã có hoa bấm ngọn để lại 2 cặp lá phía trên hoa; bấm khi cành lộc đã chuyển màu nâu hoặc khi 2 cặp lá phía trên hoa đã thành thục.

+ Bón phân cho cây 1 năm tuổi: - Lượng bón: Tổng lượng bón cho 1 cây trong 1 năm là: 150g Urê + 200g super lân +

150g kaliclorua. - Cách bón: Tổng lượng phân trong năm được chia đều làm 4 lần bón vào các tháng:

tháng 1-2 (sau khi trông cây đã bén rễ), tháng 4, tháng 6 và tháng 8; bằng cách rắc đều lên mặt đất xung quanh gốc cây sau những trận mưa hoặc rắc đều lên mặt đất xung quanh gốc cây rồi xới nhẹ để phân được vùi trong đất.

+ Bón phân cho cây đang cho quả: Lượng phân bón thời kỳ cho quả tính theo tuổi cây. Cụ thể như sau:

Tuổi cây (năm)

Lượng phân bón/cây/năm Phân chuồng

(kg) Phân HC vi

sinh kg) Đạm ure (g)

Lân super (g)

Kalyclorua (g)

2-3 30-50 2-3 250-300 350-400 250-350 4-5 >50 3-5 400-500 500-600 400-550 6-7 >50 650-800 800-1.200 650-1.000

Cách bón: Lượng phân bón được chia làm 4 đợt như sau: - Đợt 1: Bón sau khi cắt tỉa cành khi cây chuẩn bị ra lộc xuân (khoảng tháng 1 dương

lịch); lượng bón 40% ure + 50% lân super + 20% kalyclorua + 100% phân HC vi sinh + 100% phân chuồng; cách bón là rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20-30cm, sâu khoảng 10-15cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại.

- Đợt 2: Bón vào khoảng tháng 4 (bón thúc hoa, quả); lượng bón 20% ure + 50% lân super + 30% kalyclorua; cách bón tương tự đợt 1.

- Đợt 3: Bón vào khoảng tháng 6 (bón thúc hoa, quả); lượng bón 30% ure + 20% kalyclorua; cách bón tương tự đợt 1.

- Đợt 4: Bón vào khoảng tháng 8 (bón thúc quả và dưỡng cây); lượng bón 20% ure + 20% kalyclorua; cách bón tương tự đợt 1.

+ Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: Tăng cường khả năng đậu quả và thúc quả lớn bằng GA3 50ppm hoặc NAA 25ppm phun vào các tháng 4 và 5, mỗi tháng phun 1 lần.

+ Bao quả: Dùng bao xốp bên trong và bao nilon có đục lỗ bên ngoài khi quả có đường kính khoảng 3,0-3,5cm. Bao quả vào ngày thứ 2 sau khi xử lý sâu bệnh bằng cách phun Sherpa 25EC kết hợp với Score 25EC.

trang 7

d. Quản lý dịch hại: + Quản lý cỏ dại: Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây không để cỏ trong vườn

cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây Ổi. + Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính: - Các loại sâu ăn lá, gặm vỏ quả: Sử dụng Sherpa 25EC phun khi thấy sâu xuất hiện. - Ruồi đục quả: Sử dụng biện pháp bao quả; bẫy bả bằng Methyl eugenol; diệt trừ

trưởng thành bằng giấy vàng diệt côn trùng. - Rệp sáp: Sử dụng biện pháp bao quả; Phun supracide 25EC, Bian 40EC. - Bệnh thán thư: Kiểm tra vườn cây, khi phát hiện bệnh thì sử dụng thuốc Score 25EC

để phun. e. Thu hoạch: Thu hoạch đúng độ chín, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng; khi quả

đang cứng rắn chuyểnchuyeenrronf và mềm, cùi có vị thơm; độ Brix từ 8-10%. Nên thu hái quả vào những ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều; tránh thu

hái vào giữa trưa khi trời quá nóng. Quả thu hoạch xong cần để ở nơi râm mát để đưa đến nơi tiêu thụ hoặc nơi bảo quản. Khi thu hoạch cần dùng kéo cắt quả, không nên dùng tay bẻ quả, tránh tình trạng làm xước cành làm ảnh hưởng đến các đợt lộc và khả năng cho quả tiếp theo.

15.2. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (xây dựng mô hình, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới, hoàn thiện quy trình, …)

a. Xây dựng mô hình trồng cây Ổi Lê với diện tích 1 ha. b. Đánh giá tính thích hợp của cây Ổi Lê với điều kiện khí hậu, đất đai tại huyện

Nam Đông. c. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Ổi Lê. d. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ổi Lê cho địa bàn huyện

Nam Đông 15.3. Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết

những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại địa phương, tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân:

a. Xây dựng mô hình trồng cây Ổi Lê: - Diện tích thực hiện: 1ha. - Địa điểm thực hiện: Thực hiện tại 3 xã, gồm: Hương Phú, Hương Lộc và Thượng

Long. - Số hộ tham gia: Dự kiến từ 3-6 hộ. b. Đánh giá tính phù hợp của cây Ổi Lê với khí hậu, đất đai tại huyện Nam Đông: - Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng.

trang 8

- Đánh giá các chỉ tiêu năng suất. - Đánh giá tình hình sâu bệnh gây hại. c. Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được phân tích, đánh giá dựa trên tổng

giá trị sản phẩm thu được và tổng giá trị đầu tư. d. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ổi Lê cho địa bàn huyện Nam

Đông: Dựa trên quy trình của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và kết quả của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Ổi Lê được trồng thử nghiệm để đánh giá, phân tích và điều chỉnh cho phù hợp với địa bàn huyện Nam Đông. 16 Giải pháp thực hiện

16.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB (nếu có) Hộ tham gia mô hình phải có diện tích đất đủ lớn (tối thiểu phải đạt 2.000m2), nhiệt

tình; có điều kiện để tham gia mô hình, đồng thời có khả năng để chia sẻ, vận động và hướng dẫn cho các hộ khác tham gia khi mô hình thành công.

16.2. Giải pháp về đào tạo: Các hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trước khi thực hiện. 16.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất: Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư sẽ cử cán bộ của đơn vị có chuyên môn để tham gia

chỉ đạo thực hiện mô hình; triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân khi tham gia mô hình; tổ chức điều tra, theo dõi mô hình.

16.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của mô hình sẽ được giới thiệu cho các cửa hàng nông sản hữu cơ trên địa

bàn tỉnh TT-Huế và các tỉnh lân cận.

16.5. Giải pháp về nguồn vốn Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án trên cơ sở: Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn từ NS sự

nghiệp KH&CN tỉnh, NSSN KH&CN địa phương, nguồn vốn khác (có văn bản pháp lý kèm theo)

- Ngân sách sự nghiệp KHCN địa phương: Hỗ trợ 100% chi phí giống và công chỉ đạo kỹ thuật; 70% chi phí thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ và phân bón vô cơ.

- Người hưởng lợi đóng góp: 100% chi phí phân chuồng, chi phí công lao động thực hiện mô hình, đất đai thực hiện mô hình và 30% chi phí phân bón vô cơ, thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ.

trang 9

17 Tiến độ thực hiện

TT Các nội dung, công

việc thực hiện chủ yếu Sản phẩm phải đạt

Thời gian (BĐ-KT)

Người, cơ quan thực hiện

1 2 3 4 5

1 Xây dựng đề cương Đề cương được phê

duyệt 10-11/2018 Chủ nhiệm dự án

2 Chuẩn bị hiện trường

- Chọn hộ tham gia; - Chuẩn bị đất; - Chuẩn bị vật tư; - Chuẩn bị giống.

12/2018 – 1/2019

- Chủ nhiệm dự án; - UBND các xã; - Hộ tham gia.

3 Tổ chức thực hiện Thực hiện trồng 1ha

mô hình 2-3/2019

- Chủ nhiệm dự án; - Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật; - Hộ tham gia.

4 Theo dõi, chỉ đạo mô hình

- Thu thập số liệu; - Chỉ đạo thực hiện

đúng quy trình.

4/2019 – 10/2020

- Chủ nhiệm dự án; - Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật; - Hộ tham gia.

5 Viết báo cáo tổng kết dự án

Có báo cáo tổng kết 8-10/2020 Chủ nhiệm dự án

6 Nghiệm thu dự án Dự án được nghiệm

thu 10/2020

- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; - Hội đồng khoa học huyện

18 Sản phẩm của dự án (Nêu sản phẩm cụ thể của dự án) TT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Chú thích 1 2 3 4

1 Xây dựng được 1 mô hình trồng Ổi Lê với quy mô 1ha

Mô hình đúng quy trình kỹ thuật.

2 Quy trình trồng và chăm sóc cây Ổi Lê

Quy trình phù hợp với điều kiện khí hậu; đất đai tại huyện Nam Đông

3 Báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết dự án đạt yêu cầu; thực hiện đầy đủ các nội dung đã được phê duyệt.

trang 10

19 Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc .Sau khi kết thúc dự án, trên cơ sở mô hình đã được xây dựng Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư sẽ tổ chức tuyên truyền, quảng bá và hướng dẫn kỹ thuật để người dân mở rộng mô hình và sản xuất trên diện rộng. 20 Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi

ĐVT: 1000đ

TT Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

Trả công lao

động

Thuê chuyên

gia

Nguyên, vật liệu, năng lượng

Xây dựng sửa

chữa nhỏ

Thiết bị,

máy móc

Chi khá

c

1 2 3 4 5 6 9 10 11

Tổng kinh phí 137,879 66,929 70,950 0 0

Trong đó:

1 Ngân sách SNKH huyện 86,334 37,794 48,540 0 0

2 Nguồn khác (Dân góp) 51,545 29,135 22,410 0 0

21 Hiệu quả kinh tế - xã hội 21.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án - Hiệu quả kinh tế:

STT Các hạng mục Tổng tiền (đ) Ghi chú A. Tổng thu toàn chu kỳ (5 năm) 750.000.000

1. Bán sản phẩm (7.500kg/năm x 5 năm x 20.000đ/kg) (12kg/cây/năm)

750.000.000

B. Tổng chi phí sản xuât toàn chu kỳ (5 năm) 289.422.000 - Chi phí giống: 31.250.000 - Chi phí vật tư (22.500.000đ x 5 năm): 112.500.000 - Chi phí công lao động (29.134.400đ x 5 năm): 145.672.000

C. Lợi nhuận toàn chu kỳ (5 năm) 460.578.000 D. Lợi nhuận trung bình 1 năm 92.115.600

- Hiệu quả về xã hội: Giải quyết việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở các hộ gia đình nhằm tăng thu nhập, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

trang 11

21.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án. Mô hình thành công mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại địa

bàn huyện Nam Đông, thúc đẩy việc mở rộng diện tích vườn nhằm tăng giá trị thu nhập từ vườn. Mục tiêu là đưa giá trị của ngành trồng trọt (đặc biệt là thu nhập từ vườn) ngày một cao hơn trong tỷ trọng của ngành nông nghiệp hiện nay trên địa bàn huyện nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định kinh tế cho bà con nông dân tại địa phương.

Nam Đông, ngày 22 tháng 11 năm 2018

Nam Đông, ngày 22 tháng 11 năm 2018

Chủ nhiệm dự án (Họ, tên và chữ ký)

Tổ chức chủ trì dự án (Họ, tên, chữ ký, đóng dấu)

trang 12

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI (Triệu đồng)

KHOẢN 1. THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN VÀ ĐÀO TẠO

TT Nội dung thuê khoán Tổng kinh

phí

Trong đó SNKHCN

Tỉnh SN KHCN

ĐF Khác

TỔNG CỘNG

KHOẢN 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƯỢNG

TT Nội dung Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

(1.000đ)

Thành tiền

(tr.đ)

Nguồn vốn (triệu đồng) NS

Tỉnh NS ĐF Tự có Khác

2.1 Nguyên, vật liệu 70,95 48,54 22,41 Giống Cây 625 50 31,250 31,25 Phân Urê Kg 300 12 3,60 2,52 1,08 Phân Lân Kg 600 5 3,00 2,10 0,90 Phân Kaly Kg 300 16 4,80 3,36 1,44 Phân vi sinh Kg 2.500 5 12,50 8,75 3,75 Thuốc BVTV Kg 2 200 0,40 0,56 0,24 Phân chồng Tấn 20 750 15,00 15,00

2.2 Dụng cụ, phụ tùng 2.3 Năng lượng, nhiên liệu - Than

- Điện kW/h

- Xăng, dầu - Nhiên liệu khác CỘNG 70,95 48,54 22,41

trang 13

KHOẢN 3. THIẾT BỊ, MÁY MÓC CHUYÊN DÙNG

TT Nội dung Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn NS

Tỉnh NS ĐF

Tự có Khác

3.1 Mua thiết bị công nghệ

3.2 Khấu hao thiết bị 3.3 Vận chuyển lắp

đặt

CỘNG

trang 14

KHOẢN 4. XÂY DỰNG CƠ BẢN

TT Nội dung Kinh phí Nguồn vốn

NSNN Tự có Khác 4.1 Chi phí xây dựng m2 nhà xưởng,

phòng nhân giống, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm.

4.2 Chi phí sửa chữa m2 nhà xưởng, 4.3 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ

thống nước

Cộng

KHOẢN 5. CÔNG LAO ĐỘNG

TT Nội dung Số lượng (người)

Số Công

(công)

Đơn giá

(triệu đồng)

Tổng kinh phí

(triệu đồng)

Nguồn vốn

NSNN Tự có Khác

1 Kỹ sư 37,795 37,795 0

1.1 Kỹ sư chủ nhiệm dự án

01 27,5 0,695 19,113 19,113

1.2 Kỹ sư chỉ đạo thực hiện mô hình

04 42,0 0,445 18,682 18,682

2 Lao động đơn giản 29,134 0 29,134

2.1 Lao động đơn giản thực hiện các công đoạn năm thứ nhất

05 71 0,222 15,790 15,790

2.2 Lao động đơn giản thực hiện các công đoạn năm thứ 2

05 60 0,222 13,344 13,344

2.3 .............. Cộng 66,929 37,795 29,134

trang 15

KHOẢN 6. CHI KHÁC

TT Nội dung Kinh phí Nguồn vốn

NSNN Tự có Khác 5.1 Công tác phí

5.2 Quản lý cơ sở

5.3 Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu

- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu trung gian

- Chi phí nghiệm thu nội bộ - Chi phí nghiệm thu chính thức

5.4 Chi khác - Thông tin, tuyên truyền - Tiếp thị, quảng cáo - Hội thảo - Hội nghị - Ấn loát tài liệu, văn phòng

phẩm

.............. CỘNG