MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

80
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ ............................................ 3 1.1 Khái niệm đô-la hoá ............................................................................. 3 1.2 Phân loại đô-la hoá............................................................................... 4 1.2.1 Đô-la hoá không chính thức ............................................................. 4 1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức ................................................................. 5 1.2.3 Đô-la hoá chính thức ........................................................................ 5 1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá................................................ 6 1.4 Tác động của tình trạng đô-la hoá đến nền kinh tế ............................ 9 1.4.1 Những tác động tích cực của đô-la hoá ............................................ 9 1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá .......................................... 12 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về đô-la hoá và bài học cho Việt Nam............ 20 1.5.1 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina ............................................... 20 1.5.2 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Campuchia ............................................. 21 1.5.3 Bài học cho Việt Nam .................................................................... 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM............................................................................................................. 25 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua ..... 25 2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế Việt Nam. .................................................................................................. 38 2.2.1 Tác động của đô-la hoá đến hệ thống Tài chính – Ngân hàng ........ 38 2.2.1.1 Đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng ......................... 38 2.2.1.2 Đô-la hoá cho vay .................................................................. 45

Transcript of MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ ............................................ 3

1.1 Khái niệm đô-la hoá ............................................................................. 3

1.2 Phân loại đô-la hoá ............................................................................... 4

1.2.1 Đô-la hoá không chính thức ............................................................. 4

1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức ................................................................. 5

1.2.3 Đô-la hoá chính thức ........................................................................ 5

1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá ................................................ 6

1.4 Tác động của tình trạng đô-la hoá đến nền kinh tế ............................ 9

1.4.1 Những tác động tích cực của đô-la hoá ............................................ 9

1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá .......................................... 12

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về đô-la hoá và bài học cho Việt Nam............ 20

1.5.1 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina ............................................... 20

1.5.2 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Campuchia ............................................. 21

1.5.3 Bài học cho Việt Nam .................................................................... 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT

NAM ............................................................................................................. 25

2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua ..... 25

2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế

Việt Nam. .................................................................................................. 38

2.2.1 Tác động của đô-la hoá đến hệ thống Tài chính – Ngân hàng ........ 38

2.2.1.1 Đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng ......................... 38

2.2.1.2 Đô-la hoá cho vay .................................................................. 45

2.2.2 Tác động của đô-la hoá đến điều hành chính sách tiền tệ ............... 50

2.2.3 Tác động của đô-la hoá đến người dân ........................................... 51

2.3. Đánh giá chung về tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam ..................... 53

2.3.1 Đánh giá những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam 53

2.3.2 Đánh giá những biện pháp mà NHNN đã sử dụng nhằm hạn chế

tình trạng đô-la hoá trong thời gian qua .................................................. 55

2.4 Nhận xét chung ................................................................................... 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI

THIỆN TÌNH TRẠNG ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM........................... 61

3.1 Định hướng nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. ...... 61

3.1.1 Định hướng hình thành một đồng tiền chung khu vực ASEAN ...... 61

3.1.2 Định hướng về hoạt động của hệ thống ngân hàng ......................... 62

3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam64

3.2.1 Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối ..................................... 65

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam ...... 67

3.2.3 Giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ ...................................................... 69

3.2.4 Thực hiện tốt chủ trương “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng

tiền Việt Nam”........................................................................................ 70

3.3 Một số đề xuất .................................................................................... 70

KẾT LUẬN .................................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 74

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996 ...................... 26

Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996 .................. 27

Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998 ........................... 29

Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 .................................. 31

Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000 ............................ 32

Bảng 6: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán ..... 40

Bảng 7: Khối lượng tiền gửi ngoại tệ (FCDs) trong hệ thống ngân hàng ...... 41

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giai

đoạn 2000 – 2005 ........................................................................................ 42

Biểu đồ 2: Cơ cấu tiền gửi trong hệ thống ngân hàng từ 2004 - 2008 ........... 44

Biểu đồ 3: Cơ cấu cho vay nền kinh tế giai đoạn 2000 – 2004...................... 47

Biểu đồ 4: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2005 - 2008 ........................................ 48

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT Chính sách tiền tệ

FCDs Tiền gửi ngoại tệ

FED Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

M2 Tổng phương tiện thanh toán

NHTW Ngân hàng trung ương

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

TCTD Tổ chức tín dụng

VND Đồng Việt Nam

USD Đô-la Mỹ

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

LỜI CẢM ƠN

Đề tài kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của em trong một

thời gian dài. Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản

thân và sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Lương Bình.

Đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc

đến cô giáo Trần Thị Lương Bình – giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng -

Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá

trình nghiên cứu đề tài. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô

trong khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện

giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô

giáo. Kính chúc thầy cô mạnh khoẻ và hạnh phúc.

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện tượng đô-la hoá là một hiện tượng không còn mới mẻ ở Việt

Nam. Xét trên cả ba góc độ: việc sử dụng đô-la Mỹ trong xã hội, tỷ trọng tiền

gửi và tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng đô-la Mỹ trong cơ cấu nguồn vốn

huy động và dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại, phải thừa nhận thẳng

thắn rằng nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng đô-la hoá. Đặc biệt tình

trạng này càng trầm trọng khi chúng ta gia nhập WTO. Gần đây, khi có một

số bài đăng tài trên báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng về tình

trạng đô-la hoá thì hiện tượng này mới thực sự được chú ý. Vì vậy cần thiết

phải có những nghiên cứu cụ thể để làm rõ một số vấn đề: Đô-la hoá là gì? Nó

biểu hiện dưới các hình thức như thế nào? Đô-la hoá là tốt hay xấu, có nên

loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này khỏi nền kinh tế hay không? Nó có tác động

thế nào đến nền kinh tế? Những chủ trương nhằm phát huy mặt tích cực và

hạn chế mặt tiêu cực mà tình trạng đô-la hoá mang lại cho nền kinh tế và cho

đời sống xã hội?

Để có một cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng đô-la hoá, cũng như tìm

ra được những giải pháp khắc phục tình trạng đô-la hoá ở Việt Nam vấn đề: “

Tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” được tác giả lựa

chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận

Mục đích nghiên cứu của khoá luận nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản

về đô-la hoá, đồng thời đánh giá tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam trong thời

gian qua. Trên cơ sở đó khoá luận đưa ra những định hướng và giải pháp

nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hiện tượng đô-la hoá trong nền

kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tình trạng đô-la hoá tại Việt

Nam giai đoạn 1990 – những tháng đầu năm 2010.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy

vật biện chứng, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương

pháp so sánh nhằm làm rõ những vấn đề được nghiên cứu.

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận gồm 3

chương:

Chương I: Tổng quan về đô-la hoá

Chương II: Thực trạng tình hình đô-la hoá tại Việt Nam

Chương III: Một số định hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình trạng

đô-la hoá tại Việt Nam.

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ

1.1 Khái niệm đô-la hoá

Ở Việt Nam khái niệm đô-la hoá được nhìn nhận là hiện tượng ngoại tệ

(mà chủ yếu là đô-la Mỹ) được sử dụng rộng rãi để thay thế một hay nhiều

chức năng của đồng nội tệ.①

Theo Tyler Moroney, một nhà khoa học của Quỹ Fulbright thì đô-la

hoá là quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và sử dụng đồng tiền của

một nước có tính ổn định hơn làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Mặc dù

khái niệm này được gắn liền với đồng đô-la Mỹ (USD), nhưng việc chuyển

đổi một đồng nội tệ ra bất kỳ đồng ngoại tệ nào có tính ổn định (ví dụ: đồng

Euro, Yên Nhật…) đều được gọi là “đô-la hoá”.②

Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô-la

hoá cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ vượt quá 30% trong tổng khối

lượng tiền tệ cung ứng mở rộng M2, bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền

gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Dựa trên cơ sở đó,

theo thống kê của IMF hiện nay có rất nhiều quốc gia ở châu Á, châu Mỹ,

châu Phi được coi là có tình trạng đô-la hoá nền kinh tế. Đã có 3 nước chính

thức tuyên bố đô-la hoá nền kinh tế là Panama, Elsanvaldo, Ecuardo. Theo

luật của các nước này thì đồng đô-la được phép sử dụng lưu hành đồng thời

với đồng nội tệ trong chi trả tiền lương, trợ cấp, phúc lợi xã hội,... Người dân

được mua bán hàng hoá hoặc thực hiện các giao dịch thương mại, dịch vụ

khác bằng đồng đô-la.

Theo báo cáo của NHNN Việt Nam thì những năm gần đây tỷ trọng

tiền gửi bằng đô-la Mỹ luôn ở mức cao. Điều này cho thấy mức độ đô-la hoá

① Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.vnecon.com/showthread.php?t=761 ② Tạp Kinh tế và dự báo, số 428, năm 2008

4

ở nước ta không phải là thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các quốc gia

đã xuất hiện nhu cầu sử dụng tiền tệ mạnh để thực hiện các chức năng của

tiền tệ song song với đồng nội tệ. Do đó hiện tượng đô-la hoá mặc nhiên được

thừa nhận ở các nước này. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó.

1.2 Phân loại đô-la hoá

Dựa vào trạng thái của việc sử dụng ngoại tệ, đô-la hoá được chia ra

làm ba loại: Đô-la hoá không chính thức, đô-la hoá bán chính thức và đô-la

hoá chính thức.

1.2.1 Đô-la hoá không chính thức

Là trường hợp ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù

không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế

bị đô-la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng

đồng đô-la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô-la, cấm

dùng đô-la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Thuật ngữ “đô-la hoá không

chính thức” bao gồm các loại sau:

Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi ngoại tệ ở nước ngoài

Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài

Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước

Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi

Đô-la hoá không chính thức được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu, các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tài sản”. Trong

giai đoạn này người dân giữ trái phiếu, ngoại tệ và các khoản tiền gửi ở nước

ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh sự mất giá của tài sản do tác

động của lạm phát trong nước.

Giai đoạn thứ hai được các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tiền

tệ”. Trong giai đoạn này người dân giữ một khối lượng lớn các trái phiếu

ngoại tệ và tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu được

5

phép). Ngoại tệ vừa thực hiện chức năng là phương tiện thanh toán vừa thực

hiện chức năng phương tiện cất trữ. Tiền lương, thuế hay những chi tiêu hàng

ngày được thanh toán bằng nội tệ. Nhưng với những tài sản có giá trị lớn như

ô tô, đất đai, nhà cửa,... thường được trả bằng ngoại tệ.

Trong giai đoạn cuối cùng, giá cả hàng hoá được tính bằng nội tệ

nhưng mọi người đều liên tưởng đến ngoại tệ thông qua tỷ giá hối đoái. Đô-la

hoá không chính thức rất phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt

Nam.

1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức

Hay còn gọi là đô-la hoá từng phần, là những nước có hệ thống lưu

hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền

lưu hành hợp pháp, thậm chí còn có ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân

hàng. Nhưng nó đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi

tiêu hàng ngày. Khác với các nước đô-la hoá chính thức, các nước trong tình

trạng đô-la hoá bán chính thức vẫn duy trì Ngân hàng trung ương để thực hiện

các chính sách tiền tệ của mình. Trên thế giới có khoảng 12 nước như

Bhamas, Haiti, Liberia,... áp dụng đô-la hoá bán chính thức.

1.2.3 Đô-la hoá chính thức

Hay còn gọi là đô-la hoá hoàn toàn, xuất hiện khi đồng ngoại tệ là đồng

tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được

sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp

trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó

chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh

giá nhỏ.

Đô-la hoá chính thức không có nghĩa là chỉ có một loại ngoại tệ được

lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên các nước đô-la hoá chính thức thường chọn

một đồng ngoại tệ mạnh làm đồng tiền hợp pháp, chỉ có Andorra sử dụng cả

Franc của Pháp và Peseta của Tây Ban Nha. Hầu hết ở các nước đô-la hoá

6

chính thức, các đối tác tư nhân được phép ký hợp đồng bằng bất kỳ đồng tiền

nào mà họ thoả thuận.

Một số vùng lãnh thổ như Virgin Islands, Greenland và một số quốc gia

độc lập như Panama sử dụng USD hoặc đồng tiền nước khác làm đồng tiền

chính thức, trong đó có nước không còn đồng nội tệ, có nước vẫn duy trì đồng

nội tệ, nhưng đóng vai trò phụ thuộc. Điển hình là ngày 9/1/2000, Tổng thống

Ecuado công bố quyết định lấy USD làm đồng tiền chính thức của nước này.

Đến năm 2001 thì có thêm El Salvador công bố chính thức đô-la hoá nền kinh

tế. Trên thực tế, các nước này chỉ áp dụng đô-la hoá chính thức sau khi thất

bại trong việc thực thi các chính sách ổn định kinh tế. Lợi ích chủ yếu của đô-

la hoá chính thức là loại trừ rủi ro của việc phá giá tiền tệ.

1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá

Nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau đô-la hoá bắt nguồn từ nhiều nguyên

nhân nhưng có thể nói rằng nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến tình trạng đô-la

hoá là nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ giảm liên tục làm

mất lòng tin của người dân vào đồng nội tệ. Từ đó người dân có xu hướng

chuyển sang những ngoại tệ ổn định, có tính chuyển đổi cao để tiện cho việc

giao dịch, cất giữ và tránh rủi ro khi đồng nội tệ bị mất giá.

Bên cạnh đó xu thế hiện nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Sự

phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại sẽ là cầu nối

các quốc gia với nhau trên lĩnh vực kinh tế - tiền tệ. Vì vậy đòi hỏi các quốc

gia phải mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Một khi quan hệ

ngoại thương phát triển đòi hỏi phải có một đồng tiền chung để giao dịch.

Sẵn với vai trò, vị trí của mình đồng đô-la Mỹ đã đảm nhiệm vai trò đó. Trong

quan hệ đối ngoại nhất thiết đòi hỏi mỗi nước phải có một cơ chế quản lý

ngoại hối để quản lý và kiểm soát các nguồn thu ngoại tệ nói chung và đồng

đô-la Mỹ nói riêng. Khi việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý ngoại hối

7

còn chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập thì xu thế tất yếu sẽ xảy ra hiện

tượng đô-la hoá.

Mặt khác, các quốc gia có nền kinh tế mạnh và phát triển đặc biệt là

Mỹ luôn tìm cách để tăng cường và áp đặt sức mạnh kinh tế - chính trị lên

toàn thế giới và nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của đồng tiền nước mình trong

hệ thống kinh tế - tiền tệ thế giới. Do đó ảnh hưởng của đô-la Mỹ đối với nền

kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng là

điều không thể tránh khỏi.

Mức độ đô-la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí, tâm lý người dân, trình độ

phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại

hối, khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ,... Những yếu tố trên ở mức độ càng

thấp thì tình trạng đô-la hoá của quốc gia đó càng cao.

Đối với Việt Nam, ngoài những yếu tố trên chúng ta cần để cập đến

một số nguyên nhân quan trọng khác góp phần gia tăng tình trạng đô-la hoá ở

nước ta trong những năm gần đây.

Đầu tiên, phải kể đến nguyên nhân mang tính lịch sử đó là cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 – 1998. Mặc dù cuộc khủng hoảng này

không tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng đã tác động mạnh

mẽ đến tâm lý của người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, sau một thời gian ổn

định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ngày một tăng nhanh khiến người dân không

mấy mặn mà trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VND. Người ta thích dùng

đô-la Mỹ không chỉ vì tính ổn định mà còn vì tính gọn nhẹ, tiện lợi của nó.

Thêm vào đó nguồn ngoại tệ tiền mặt ở nước ta ngày càng tăng nhanh,

đặc biệt là USD bởi vì chúng ta có rất nhiều nguồn huy động:

Nguồn kiều hối ngày càng có xu hướng tăng mạnh với mức tăng bình

quân 10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 5 tỷ USD, chưa kể

8

đến lượng ngoại hối được chuyển ngoài luồng, ngoại tệ tiền mặt mà

Việt kiều mang theo người khi nhập cảnh.

Lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam của khách du lịch nước ngoài cũng

tăng nhanh cùng với lượng du khách quốc tế đến Việt Nam.

Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án

liên doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan

nước ngoài tại Việt Nam... được trả bằng ngoại tệ.

Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn,

học tập v.v... ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất

là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch

vụ khác.

Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ

chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài v.v... Bên cạnh

đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính

phủ các nước.

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả đầu tư trực tiếp

và đầu tư gián tiếp đang không ngừng tăng lên trong những năm gần

đây.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng cùng với sự phát

triển của nền kinh tế

Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các

hoạt động kinh tế ngầm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản lý

được.

Với lượng tiền mặt ngoại tệ lớn như vậy đang ồ ạt đổ vào buộc Việt

Nam phải đối mặt với tình trạng đô-la hoá nền kinh tế ngày càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, xu hướng

biến đổi tỷ giá VND/USD là nguyên nhân quan trọng của xu hướng tích trữ

9

và gửi tiền bằng USD. Giai đoạn từ 1999 – 2008 lãi suất tiền gửi bằng USD

luôn ở mức cao, thậm chí có lúc lên tới 6,5%/năm. Điều này càng khiến người

dân và các doanh nghiệp sử dụng USD nhiều hơn trong việc cất trữ, gửi tiết

kiệm.

Việc người dân và các doanh nghiệp ưa chuộng USD hơn tiền đồng còn

vì tính gọn nhẹ của nó. Đồng tiền Việt Nam mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ

500.000 đồng mới được đưa vào lưu thông năm 2003. Trong khi đó tờ 100

USD hiện nay lại có trị giá gần 2 triệu đồng. Bởi vậy trong các giao dịch

mang giá trị lớn như mua bán nhà cửa, đất đai, ô tô,... USD vẫn chiếm lợi thế

hơn.

1.4 Tác động của tình trạng đô-la hoá đến nền kinh tế

Có quan điểm cho rằng đô-la hoá là một căn bệnh hiểm nghèo, cần phải

triệt tận gốc, nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng đô-la hoá là phương thuốc

màu nhiệm đối với các quốc gia đang và chậm phát triển. Cả hai quan điểm

này đều chưa hoàn toàn đúng. Bởi vì đô-la hoá có những mặt tích cực nhưng

cũng có những mặt tiêu cực. Chúng ta phải nhìn nhận rõ mặt lợi, mặt hại để

có hướng phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của

tình trạng này đối với nền kinh tế.

1.4.1 Những tác động tích cực của đô-la hoá

(i) Việc sử dụng đồng đô-la sẽ tạo cho nền kinh tế một cái “van giảm

áp" của những mất cân đối, kết quả của tính không hiệu quả dưới cơ chế kế

hoạch hoá tập trung, đồng thời cung cấp cho các tác nhân kinh tế một công

cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và phương tiện để mua hàng hoá trên thị

trường phi chính thức cũng như phương tiện thanh toán hiệu quả.

Từ những năm 80, USD đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi ở Việt

Nam. Sau thất bại của "cuộc cải cách" và sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng.

Lạm phát không ổn định và gia tăng ở mức cao kéo theo VND cũng bất ổn và

mất giá, đánh mất lòng tin của công chúng làm cho đô-la hoá tăng cao. Một

10

mặt, đô-la hoá cao hơn là hậu quả của những yếu kém và mất cân đối kinh tế

vĩ mô. Mặt khác, đô-la hoá lại được xem như "một cái van" nhằm giảm áp lực

đối với những mất cân đối này.

Khi sử dụng USD thay thế cho VND, các cá nhân và tổ chức kinh tế đã

hạn chế được rủi ro giảm giá trị tài sản do lạm phát cao và thường xuyên biến

động. Ngoài ra, USD được sử dụng công khai như một phương tiện thanh toán

hiệu quả trên thị trường tự do, đặc biệt là đối với những động sản cá nhân nhập

khẩu có giá trị cao như ôtô, tủ lạnh, máy vi tính và những linh kiện khác.

Ở các nước đô-la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ họ

sẽ duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn

đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa,

ở những nước này Ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành

nhiều tiền và gây ra lạm phát. Đồng thời ngân sách Nhà nước sẽ không thể

trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật

về tiền tệ và ngân sách sẽ được thắt chặt. Do vậy các chương trình ngân sách

sẽ mang tính tích cực hơn.

(ii) Đô-la hoá tiền gửi giúp ngân hàng có được khoản lớn ngoại tệ để

mở rộng các hoạt động đối ngoại, tạo công cụ liên kết thị trường nội địa với

thị trường thế giới. Khi đó, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực

hiện cho vay ngoại tệ đối với nền kinh tế, như thế sẽ hạn chế được vay nợ

nước ngoài và cũng tăng được tầm kiểm soát luồng ngoại tệ của NHTW.

Nếu các NHTM không huy động được vốn ngoại tệ sẽ gây khó khăn

cho các đề án hiện thời đòi hỏi vốn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, trang

thiết bị, nguyên liệu đầu vào chiến lược . Khi vay vốn ngoại tệ từ các NHTM

trong nước, lãi suất tương đối thấp (bằng lãi suất SIBOR 6 tháng cộng chênh

lệch 0,8 - 1,2%/ năm).①

① Tạp chí Kinh Tế, số 78, năm 2005

11

Sở dĩ NHTM có thể cho vay với lãi suất thấp như vậy là vì nó có khả

năng huy động vốn ngoại tệ lãi suất thấp trong dân cư. Nếu các NHTM không

huy động được vì xét thấy không thuận lợi thì chắc chắn các đề án trên sẽ

phải chịu lãi suất cao hơn. Lý do là các ngân hàng sẽ phải vay vốn từ nước

ngoài. Nếu không thì các doanh nghiệp cũng phải trực tiếp đi vay. Trong cả

hai trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức lãi suất ít nhất là bằng lãi suất

SIBOR cộng với 1,8 - 2%/năm.

Từ tháng 11/2000, quy định tín dụng đã mở rộng đối tượng được vay

vốn ngoại tệ hỗ trợ cho việc nhập khẩu còn có các dự án đầu tư được phê

duyệt, dự án sản xuất, giao dịch phục vụ cho việc mở rộng thị trường xuất

khẩu, đi lao động ở nước ngoài,...Việc mở rộng đối tượng khách hàng tạo

điều kiện thuận lợi để tăng các khoản vay ngoại tệ. Tỷ lệ vay vốn ngoại tệ

tăng từ 16,1% năm 1999 lên 21% năm 2001.①

Như vậy, việc huy động vốn ngoại tệ cho phép mở rộng tín dụng cho

nền kinh tế, giảm được rủi ro tỷ giá và phí tổn lãi suất, điều quan trọng hơn là

giảm được sự lệ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

(iii) Đô-la hoá cũng giúp giảm các chi phí giao dịch và mức độ mở

cửa sẽ lớn hơn.

Vì sử dụng USD trong thanh toán những giao dịch nhất định, chi phí

như chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán trong việc chuyển đổi từ đồng

tiền này sang đồng tiền khác giảm đáng kể. Những chi phí nhằm chống lại rủi

ro tỷ giá cũng được giảm. Điều này giúp giảm tổng chi phí nói chung, từ đó

thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và bên ngoài. Ví dụ

như, thông qua việc chấp nhận USD, Việt Nam có thể giảm được lượng lớn

chi phí giao dịch với Nhật Bản hay các quốc gia Châu Á khác vì một bộ phận

nhất định của quy trình chuyển đổi từ VND sang USD và ngược lại được loại

① Tạp chí Ngân Hàng, số 5/2004

12

bỏ. Kết quả cho thấy thương mại của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong giai

đoạn gần đây.

Đô-la hoá góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện

đô-la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm

soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền

kinh tế đô-la hoá chính thức có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với các

khoản vay nợ nước ngoài thấp hơn, nhờ đó sẽ giảm chi ngân sách nhà nước,

thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, khi một quốc gia đô-la hoá ở mức độ sâu rộng sẽ rút ngắn

chênh lệch giữa tỷ giá thị trường ngoại hối chính thức và thị trường ngoại hối

phi chính thức (thị trường chợ đen). Khi tỷ giá trên hai thị trường này sát nhau

thì sẽ tạo động cơ để các hoạt động trên thị trường chợ đen (thị trường bất hợp

pháp) chuyển sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). Điều này giúp

Nhà nước và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, quản

lý các hoạt động diễn ra trên thị trường.

1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá

Bên cạnh một số tác động tích cực trên, hiện tượng đô-la hoá còn mang

lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

(i) Thách thức lớn nhất của đô-la hoá liên quan đến tính an toàn của hệ

thống ngân hàng và sự quản lý thận trọng. Hạn chế vai trò "cứu cánh cho vay

cuối cùng" của NHTW.

Đô-la hoá có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân

hàng, xuất phát từ sự bất tương xứng giữa khoản tiền gửi và hoạt động cho

vay, và từ rủi ro tín dụng và hối đoái. Khoản ngoại tệ cho vay khó đòi trên

tổng vốn cho vay đã xấp xỉ 2 lần chỉ tiêu này đối với tiền đồng.

Nhất là đối với NHTM quốc doanh, những biến động tiềm ẩn của FCDs

có thể làm tăng tính nan giải của bài toán tính lỏng và việc tái xuất hiện yêu

cầu dự trữ chính thức của Việt Nam. Khoản bảo đảm cho FCDs bằng tổng dự

13

trữ chính thức thực sự đã giảm trong hơn 5 năm qua từ hơn 140% vào cuối

năm 1996 xuống 60% vào cuối tháng 8/2001.①

Trong trường hợp tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của dân cư cao như hiện nay,

ngân hàng sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc cân đối vốn khi có

những biến động bất ngờ làm người dân đổ xô đi rút USD hoặc chuyển sang

VND trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho

vay dài hạn. Do đó, để giải quyết vấn đề cân đối vốn, nó cần phải vay mượn

và đương nhiên khả năng thanh toán của ngân hàng phụ thuộc khả năng vay

mượn này. Hơn nữa, nó cần phải tính đến rủi ro lãi suất tức là lãi suất này có

thể cao hơn lãi suất mà ngân hàng đã cam kết cho vay dài hạn. Ngoài ra, vốn

tự có của ngân hàng Việt Nam còn ở mức thấp. Tuy nhiên mọi người tin

tưởng vào sự an toàn của khoản tiền gửi tại ngân hàng vì có sự bảo lãnh ngầm

của NHNN đối với các khoản vay này. Sự bảo đảm này chỉ có thể thực hiện

được đối với VND còn USD thì không. Không có khả năng phát hành USD,

NHTW không thể thực hiện chức năng "người cho vay cuối cùng" khi hệ

thống ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Rõ ràng một khi chức năng

"người cho vay cuối cùng" bị vô hiệu, khu vực ngân hàng càng trở nên dễ bị

tổn thương hơn khi ngân hàng ngừng kinh doanh hay phá sản.

(ii) Đô-la hoá làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ của NHTW.

Đô-la hoá không chính thức ở Việt Nam làm cho nhu cầu nội tệ không

ổn định và dễ nhạy cảm hơn với những thay đổi từ bên ngoài. Một khi mọi

người giữ lượng lớn tiền gửi ngoại tệ, lãi suất trong nước hay quốc tế thay đổi

có thể gây ra chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác tạo nên

khó khăn cho NHTW trong việc dự đoán tổng phương tiện thanh toán, dẫn

đến không đưa ra được những quyết định kịp thời và chính xác về việc tăng

① Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=305

14

hoặc giảm cung tiền. Kết quả là chính sách tiền tệ bị phụ thuộc và bị ảnh

hưởng lớn bởi những thay đổi từ bên ngoài.

Trong một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các

chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ không được độc lập

mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế. Hệ thống ngân hàng

tổ chức rộng rãi việc huy động USD dưới mọi hình thức, cạnh tranh nhau đưa

lãi suất huy động hấp dẫn với người gửi, đồng thời sử dụng USD để cấp tín

dụng cho các doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với SIBOR, LIBOR. Còn

SIBOR hoặc LIBOR lại do chính sách tiền tệ của Mỹ quyết định.

Thêm vào đó, một khoản tiền gửi ngoại tệ là một bộ phận của M2

nhưng có nhiều nhân tố tác động tới tiền gửi ngoại tệ mà NHNN không thể

kiểm soát được hết các nhân tố này. Vì lẽ đó, trong quá trình điều hành chính

sách tiền tệ, mục tiêu trung gian của M2 sẽ bị bóp méo, sai lệch. Thứ nhất, vì

nó chịu ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế: cán cân thanh toán của

Việt Nam thặng dư/thâm hụt dẫn đến vốn USD chảy vào/chảy ra và tăng/giảm

tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam.

Ngoài ra, chiến lược huy động vốn của NHTM, danh mục đầu tư của

các doanh nghiệp và hành vi tiết kiệm của hộ gia đình đều thay đổi. Tiền gửi

ngoại tệ của các doanh nghiệp thì có thể dự đoán được thông qua chính sách

kết hối ngoại tệ①. Tuy nhiên NHTW khó có thể đoán trước được thay đổi

trong hành vi tiết kiệm của hộ gia đình. Do đó, sự dao động thất thường của

FCDs nằm ngoài tầm kiểm soát của NHNN.

(iii) Đô-la hoá trên thị trường tự do càng tăng, thị trường ngoại tệ liên

ngân hàng hoạt động càng kém sôi động, gây ảnh hưởng đến sự cân đối cung

cầu ngoại tệ.

① Là quy định của Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ phải bán lại một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng.

15

Thị trường ngoại hối chủ yếu là mua bán ngoại tệ. Nhưng đô-la hoá làm

cho lượng ngoại tệ bị sức hút vào cất giữ trên các tài khoản của NHTM.

Lượng ngoại tệ này cũng là vốn khả dụng mà chủ sở hữu là người gửi tiền

nên ngân hàng không thể đưa ra thị trường liên ngân hàng để mua bán. Mặt

khác, các NHTM lại cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ, rất ít liên quan đến thị

trường mua bán ngoại tệ. Chính vì vậy mà thị trường ngoại hối không có sự

hoạt động nhộn nhịp.

Ngoài ra đô-la hoá còn làm cho thị trường này rất dễ rơi vào trạng thái

mất cân bằng (thường là khan hiếm ngoại tệ). Điều đó cho thấy sự bất hợp lý

trong luân chuyển ngoại tệ. Đô-la hoá ngoài hệ thống ngân hàng cũng đồng

nghĩa với việc nguồn ngoại tệ bị phân tán, không tập trung qua hệ thống ngân

hàng để đáp ứng cho nền kinh tế. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, cung

cầu ngoại tệ không khó khăn nhưng do đô-la hoá làm cho hiện tượng căng

thẳng ngoại tệ diễn ra khá phổ biến. Do ngoại tệ trên thị trường khan hiếm,

các ngân hàng chưa có đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh

nghiệp nên cũng không có dư để bán trên thị trường. Khi cầu ngoại tệ tăng

mạnh mà cung ngoại tệ lại không tăng thì thị trường ngoại hối sẽ trở nên căng

thẳng. Theo số liệu thống kê năm 2000 về xuất nhập khẩu, kiều hối, nguồn

phi thương mại,... chiếm khối lượng lớn thì cán cân vãng lai của Việt Nam

thặng dư. Tuy nhiên căng thẳng ngoại tệ vẫn tiếp tục kéo dài. Nguyên nhân là

do bộ phận dân cư nhận được kiều hối thì muốn rút USD tiền mặt rồi bán trên

thị trường tự do mà không bán cho ngân hàng, vì tỷ giá ở thị trường tự do vẫn

hấp dẫn hơn. Nguồn thu ngoại tệ của hệ thống doanh nghiệp cũng chiếm tỷ

trọng lớn nhưng các doanh nghiệp cũng không bán cho ngân hàng nên các

ngân hàng cũng khan hiếm ngoại tệ, nên khó đáp ứng cho nhu cầu mua ngoại

tệ của các đơn vị khác. Còn nguồn thu ngoại tệ của Nhà nước phần lớn là từ

việc bán dầu thô nhưng lại tập trung vào Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính

mới bán lại một phần cho NHNN để bán cho NHTM phục vụ nhập khẩu xăng

16

dầu. Nhu cầu mua USD và gửi USD tại các NHTM ngày càng tăng cao, ai

cũng muốn đô-la hoá phần tài sản của mình và đó là nguyên nhân của sự căng

thẳng cung cầu ngoại tệ trong thời gian vừa qua.

(iv) Đô-la hoá hạn chế tác động của chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy

tăng trưởng, hạn chế tác dụng của tỷ giá như một công cụ khuyến khích xuất

khẩu.

Nỗ lực của NHTW nhằm kích cầu/giảm cầu thông qua tăng/giảm tín

dụng sẽ mang lại ít hiệu quả khi sự thay đổi lãi suất ngoại tệ ảnh hưởng trực

tiếp đến quyết định phân phối tài sản của người giữ USD. Nói cách khác, sự

thay đổi lãi suất ngoại tệ ít nhiều ảnh hưởng đến tổng cầu nội địa vì khi lãi

suất ngoại tệ tăng/giảm người giữ USD có xu hướng hạn chế/mở rộng tiêu

dùng và đầu tư.

Do đó khi NHTW thực thi chính sách lãi suất thấp trong trường hợp

kinh tế suy thoái chưa chắc đã khuyến khích được tiêu dùng và đầu tư mà lại

dẫn đến tâm lý chuyển đổi từ VND sang USD để hưởng "lãi kép". Năm 2000,

thực thi chủ trương kích cầu của Chính phủ lãi suất VND được duy trì ở mức

thấp, đồng lúc với lãi suất USD trên thị trường quốc tế đang tăng cao. Các

NHTM cũng đồng loạt đẩy lãi suất huy động USD làm cho tiền gửi USD của

người dân trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh. Do đó càng làm trầm

trọng thêm tình trạng giảm phát, chính sách kích cầu không phát huy tác dụng

và hàng ngàn tỷ đồng nằm "chết" trong hệ thống ngân hàng, gây ra sự lãng

phí vốn nghiêm trọng (cả nội tệ lẫn ngoại tệ) trong khi nền kinh tế lại đang

thiếu vốn để đầu tư.

Cũng tương tự, trong khi sử dụng công cụ tỷ giá để khuyến khích xuất

khẩu thì đô-la hoá lại làm tăng phản ứng phụ của chính sách phá giá. Chính

sách phá giá theo hướng làm giảm giá trị đồng bản tệ để cho các nhà xuất

khẩu khi thu được ngoại tệ chuyển đổi qua đồng bản tệ sẽ được hưởng một

giá trị lớn hơn cộng thêm lãi suất tiền gửi nội tệ, thu nhập của các nhà xuất

17

khẩu tăng cao tạo ra khả năng cạnh tranh giá cả hàng hoá trên thị trường quốc

tế. Nhưng vì giai đoạn phá giá lại trong nền kinh tế bị đô-la hoá nên đã tạo ra

phản ứng tiêu cực là càng khuyến khích sự găm giữ tích trữ ngoại tệ, tạo áp

lực lên sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ.

(v) Đô-la hoá càng nặng, cơ hội để đồng nội tệ trở thành đồng tiền

chuyển đổi càng xa vời.

Sự khác nhau có tính quyết định giữa đồng tiền mạnh và đồng tiền yếu

là dựa trên cơ sở sự ổn định danh nghĩa của nó. Tiêu thức này liên quan đến

chức năng làm phương tiện cất giữ và thanh toán. Ở Việt Nam, đô-la hoá làm

cho VND bị lấn át về chức năng này. VND không làm được trọn vẹn chức

năng của mình, đô-la hoá làm VND phải "cạnh tranh" trong thế yếu so với

một đồng tiền mạnh như USD.

(vi) Đô-la hoá đồng nghĩa với việc NHTW bị mất đi một khoản doanh

thu từ việc phát hành tiền hay còn gọi là thuế đúc tiền.

Trong khi có thể có được một số ưu quyền tiền tệ từ dự trữ ngoại tệ bắt

buộc của NHTM tại NHTW thì nó lại bị mất đi khi nó lưu thông ngoài hệ

thống ngân hàng. Như được đề cập ở trên, không có số liệu cụ thể về lượng

ngoại tệ trong lưu thông tại Việt Nam. Tuy nhiên, giả định tỷ lệ ngoại tệ trong

lưu thông trên tiền gửi ngoại tệ là tương đương tỷ lệ tiền đồng trong lưu thông

trên tiền gửi bằng đồng, ngoại tệ trong lưu thông sẽ xấp xỉ 42 nghìn tỷ đồng,

chiếm khoảng 10%GDP (tính theo số liệu cuối năm 2000). Với tổng tiền dự

tính tăng trung bình 20%, khoản doanh thu mất đi theo cách này sẽ là khoảng

2%GDP mỗi năm.①

Mặt khác, cho lưu thông đồng thời hai đồng tiền sẽ dẫn đến lượng

VND phát hành sẽ nhỏ hơn khi chỉ có duy nhất VND được lưu thông. Điều

này cũng dẫn đến việc giảm doanh thu từ phát hành tiền. Ví dụ chi phí để in

① Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=228&ItemID=1915

18

1000 tờ VND là 200 VND nhưng Chính phủ có thể mua hàng hoá trị giá

1000VND. Đó là lợi nhuận ròng từ việc phát hành tiền. Khi phát hành ít tiền

hơn, lợi nhuận ròng sẽ nhỏ hơn.

Khi phát hành tiền, Ngân hàng trung ương của quốc gia đó sẽ thu về

được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc phát hành các loại giấy bạc và

tiền kim loại. Khi một quốc gia bị đô-la hoá thì đồng đô-la giữ vai trò áp đảo

hơn so với đồng nội tệ trong việc thực hiện ba chức năng của đồng tiền. Chính

vì thế, khoản thu nhập mà lẽ ra Ngân hàng trung ương nước đó có được từ

việc phát hành tiền sẽ chảy về Cục dự trữ liên bang Mỹ, nơi phát hành ra đồng

đô-la Mỹ. Chính phủ Mỹ hàng năm thu về khoảng 25 tỷ đô-la từ nghiệp vụ

phát hành tiền. Khi người dân các nước khác giữ đồng đô-la Mỹ trong tay, thì

chính là đang góp phần làm giàu cho Bộ tài chính Mỹ. Ví dụ tại Argentina –

quốc gia có mức độ đô-la hoá cao hàng năm đã bị thiệt hại hơn 750 triệu đô-la

Mỹ từ việc phát hành giấy bạc. Con số này quả là không nhỏ, nó chiếm tới

2% tổng thu nhập quốc dân của Argentina vào cùng thời điểm. Đã có những

cuộc thảo luận về việc chia lợi nhuận thu được từ ưu quyền tiền tệ cho các

nước thực hiện đô-la hoá, nhưng cho đến nay việc này vẫn chỉ là dự thảo.

(vii) Một nhược điểm nữa của đô-la hoá là lo sợ tiền giả mà ngay cả

Mỹ cũng khó phân biệt được tiền giả.

Ngoài việc sản xuất cocaine, Colombia còn nổi tiếng về các “nhà máy”

sản xuất đô-la. Rủi ro về chính trị cũng có thể xảy ra. Khi El Salvador tiến

hành đô-la hoá, đảng đối lập gọi đó là hành động bán mình cho đế quốc.

Thuyết phục người dân bản xứ sử dụng một loại tiền không quen thuộc cũng

không phải dễ. Một trong những khó khăn Argentina gặp phải khi quyết định

đô-la hoá sẽ là văn hoá: đô-la hoá có thể được coi là thua chủ nghĩa thực dân,

là dâng nộp biểu tượng niềm tự hào của đất nước.

19

(viii) Khi một quốc gia bị ảnh hưởng của tình trạng đô-la hoá cao thì

nền kinh tế của quốc gia đó sẽ bị phụ thuộc nhất định vào nền kinh tế Mỹ.

Các chính sách về tỷ giá và lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của quốc gia đó. Và khi đồng đô-la

dao động so với các đồng tiền khác trên thế giới (và việc này xảy ra thường

xuyên), đôi lúc khá mạnh, thì sẽ không có cách nào để đối phó với những

khủng hoảng như vậy. Vì nước thực hiện đô-la hoá hoàn toàn trao quyền kiểm

soát và quyền đưa ra một chính sách tiền tệ tập trung và độc lập cho Ngân

hàng trung ương của nước phát hành tiền. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chỉ

đưa ra những quyết định có lợi cho Mỹ và không quan tâm mấy đến tình hình

ở các nước thực hiện đô-la hoá.

Cũng từ nguyên nhân trên, nước thực hiện đôla hoá sẽ không thể đối

phó với các cú sốc kinh tế, ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế

giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái. Đô-la hoá sẽ vô hiệu hoá phương thức

sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái. Các cú sốc ngoại biên, dao động của đồng

đô-la chỉ là một trong số đó, sẽ không thể được đồng nội tệ hấp thụ bớt mà sẽ

được truyền thẳng vào các hoạt động kinh tế.

Thực tế thì các nước đang phát triển và Mỹ có chu kỳ tăng trưởng kinh

tế không giống nhau, vì thế các quốc gia này cần phải có chính sách tiền tệ,

lãi suất độc lập mới có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Như chúng

ta đã biết cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998 bên cạnh lý

do là sự yếu kém của hệ thống tài chính – ngân hàng thì một nguyên nhân

không kém phần quan trọng là các nước châu Á này cố định đồng nội tệ của

mình vào đô-la Mỹ. Vì thế khi FED tăng lãi suất, làm cho đồng đô-la tăng giá

mạnh, dòng vốn đầu tư ở châu Á ồ ạt đổ về Mỹ. Khi đó các nước châu Á đã

không kiểm soát được lượng đô-la Mỹ trên thị trường, không đưa ra được

20

chính sách tỷ giá hợp lý, vì thế càng làm cho khủng hoảng kéo dài và gây nên

những hậu quả nghiêm trọng như chúng ta đã biết.

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về đô-la hoá và bài học cho Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina

Từ trước khi tổng thống Carlos Menem đưa ra ý tưởng đô-la hoá nền

kinh tế vào năm 1999 thì gần như toàn bộ nền kinh tế Argentina đã sử dụng

rộng rãi đồng đô-la. Hiện nay Argentina là quốc gia đô-la hoá bán chính thức.

Trước khi đồng peso bị mất giá vào tháng 1/2001 thì phần lớn các giao

dịch như vay mua xe, mua nhà đều được thanh toán bằng USD. Hiện nay, khi

đồng peso trượt giá quá nhanh thì “cơn sốt xanh” tràn ngập khắp đất nước

Argentina, mọi người đổ xô đi mua USD để tiêu dùng và làm tài sản cất trữ.

Tuy nhiên, Argentina là quốc gia chủ trương đô-la hoá nền kinh tế. Từ

trước đến giờ, Argentina không có một loại tiền tệ chính thống. Khi Carlos

Menem được bầu làm tổng thống vào năm 1989, tỷ lệ lạm phát của nước này

đã lên tới 78%/tháng. Để giảm lạm phát, Quốc hội Argentina đã thông qua

“Luật chuyển đổi” vào tháng 3/1991, chính thức thiết lập tỷ lệ chuyển đổi từ

đồng Austral (tiền tệ của Argentina kể từ năm 1985) sang USD là 10000

Austral đổi 1USD. Chỉ sau đó 1 năm, tháng 1/1992 đồng Peso được dùng làm

tiền tệ của Argentina thay cho Austral với tỷ lệ 10000 Austral đổi 1 peso. Như

vậy, NHTW Argentina phải sẵn sàng bán ra USD với tỷ giá USD/peso = 1.

Khi mà những mối lo ngại về sự không ổn định của hệ thống tiền tệ cũng như

tính chuyển đổi của đồng peso tăng lên đồng nghĩa với việc người dân ưa

chuộng sử dụng USD hơn. Điều này làm cho dự trữ ngoại hối của Argentina

giảm sút và đồng nghĩa với việc NHTW mất đi tính chủ động trong việc điều

hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường.

Gần đây, thế giới lại đang bàn luận về quyết định đô-la hoá nền kinh tế

của Argentina. Vậy nguyên nhân nào khiến các nhà chức trách quyết định đô-

21

la hoá nền kinh tế, từ bỏ quyền tự do hoạch định chính sách tiền tệ và chính

sách tỷ giá? Có 4 nguyên nhân chính:

Rủi ro lãi suất lớn, bắt nguồn từ mối lo ngại về khả năng chuyển đổi

của đồng peso. Đây là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài

không mặn mà với việc đầu tư ở Argentina.

Sự mất niềm tin của người dân vào các nhà hoạch định chính sách vĩ

mô nói chung và vào hệ thống tiền tệ của Argentina nói riêng.

Lạm phát luôn ở mức cao dẫn đến giảm sức mua của đồng nội tệ và

làm mất tính hiệu quả của các chính sách kinh tế.

Nền kinh tế Argentina vốn chịu tác động mạnh của những cú sốc ngoại

biên (như khủng hoảng Brazil, khủng hoảng tài chính Châu Á,...) làm

mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc Argentina nên đô-la hoá nền kinh tế hay chọn giải pháp

thả nổi tỷ giá hối đoái đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nói chung,

Argentina phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất khi quyết định đô-

la hoá nền kinh tế.

1.5.2 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Campuchia

Campuchia là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực

Đông Nam Á và là láng giềng thân thiết với Việt Nam. Campuchia đã đạt

được những thành tựu kinh tế - xã hội rất ấn tượng trong lịch sử phát triển của

mình. Tăng trưởng GDP hàng năm đạt gần 10%, chỉ số giá tiêu dùng CPI

giảm từ 56% trong giai đoạn 1990 – 1998 xuống trung bình 3,5% trong những

năm gần đây.

Tuy nhiên, hiện nay Campuchia vẫn là quốc gia có tình trạng đô-la hoá

cao, nếu không muốn nói là cao hơn so với 10 năm trước. Ở Campuchia, USD

đã thực hiện cả 3 chức năng tiền tệ: phương tiện trao đổi, phương tiện thanh

toán, phương tiện cất trữ giá trị.

22

NHNN Campuchia ước tính tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương

tiện thanh toán đã tăng mức kỷ lục đạt 75% vào năm 2006 và hiện nay là

97%.

Tại Campuchia, trong khi đồng Riel rất ít được sử dụng thì USD lại rất

được ưa chuộng. Có đến 90% các giao dịch thương mại được thực hiện bằng

USD. Hơn nữa, hầu hết giá cả mọi hàng hoá, dịch vụ đều được quy đổi ra

USD. Người dân mua bán, trao đổi đều bằng USD. Hiện nay tình trạng đô-la

hoá cao đang làm đau đầu các nhà chức trách ở Campuchia. Mới đây nhất là

việc khó khăn khi quyết định đồng tiền nào sẽ được sử dụng cho sàn chứng

khoán sắp khai trương của Campuchia. Chính phủ thì muốn sử dụng đồng

Riel nhằm mục đích quảng bá cho đồng nội tệ và thực hiện mục tiêu chống

đô-la hoá. Tuy nhiên, theo quan điểm của giới đầu tư và thị trường thì lại

muốn sử dụng USD do tính an toàn của nó và thói quen sử dụng của thị

trường.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô-la hoá cao và dai dẳng

tại Campuchia? Đó chính là sự mất niềm tin của người dân vào đồng Riel

trong một thời gian dài, dẫn đến việc sử dụng một ngoại tệ khác an toàn hơn

để thay thế. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ một hệ thống tiền tệ kém phát

triển, bất ổn chính trị, sự yếu kém của hệ thống pháp lý và buông lỏng quản lý

của các cơ quan chức năng.

Nhưng tại sao gần đây khi chính sách kinh tế, hệ thống luật pháp và sự

quản lý của các cơ quan chức năng đã được cải thiện mà tình trạng đô-la hoá

ở Campuchia vẫn không ngừng gia tăng? Vậy lý do giải thích cho tình trạng

đô-la hoá dai dẳng ở Campuchia là gì? Có 2 nhân tố quyết định: mức độ cải

cách và vấn đề lịch sử.

Về mức độ cải cách, vấn đề không nằm ở việc Campuchia đã tiến bao

xa trong thời gian qua mà nằm ở chỗ Campuchia cần đạt được những gì. Mặc

dù Campuchia đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, nhưng hiện nay vẫn là quốc

23

gia có thu nhập thấp, nghèo nàn, và mức độ chênh lệch giàu nghèo lớn,

thường xuyên xảy ra bất ổn chính trị, tệ nạn tham nhũng. Đặc biệt là sự yếu

kém của hệ thống ngân hàng, tiền tệ. Campuchia đang phải đối mặt với thách

thức phát triển một hệ thống ngân hàng độc lập với một khung pháp lý chặt

chẽ. Tóm lại, những thành tựu về kinh tế, xã hội, chính trị mà Campuchia đã

đạt được vẫ chưa đủ để bắt đầu quá trình chống đô-la hoá hiệu quả.

Về vấn đề lịch sử, Campuchia có một độ trễ khá lớn so với các nền

kinh tế khác. Đô-la hoá ở Campuchia là hậu quả của nền kinh tế và tài chính

bị tàn phá nặng nề sau những năm 70 của thế kỷ XX, sự yếu kém trong quản

lý kinh tế vào những năm 80 và một lượng lớn USD được chuyển vào nước

này trong thời kỳ UNTAC① ở những năm 90, chưa kip gượng dậy thì nền

kinh tế lại chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998

khiến tình trạng đô-la hoá càng trầm trọng. Không giống các quốc gia khác,

nơi mà sự không ổn định của nền kinh tế vĩ mô và lạm phát cao làm gia tăng

tình trạng đô-la hoá, thì ở Campuchia đô-la hoá là hậu quả của một loạt những

bất ổn về chính trị và yếu kém trong quản lý Nhà nước.

Tóm lại, tình trạng đô-la hoá ở Campuchia đang ở mức cao và chưa có

dấu hiệu thuyên giảm. Campuchia muốn khắc phục tình trạng này thì phải giải

quyết triệt để những vấn đề còn đang tồn tại. Quá trình này đòi hỏi phải kiên

trì thực hiện trong thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều mà giải

quyết hết được.

1.5.3 Bài học cho Việt Nam

Từ thực trạng quá trình đô-la hoá của Argentina và Campuchia, chúng

ta cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về chống đô-la hoá.

Thứ nhất, cần phải xây dựng được một hệ thống ngân hàng vững mạnh,

độc lập và một khung pháp lý hoàn chỉnh. Trong đó phát triển đa dạng các

① Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia

24

dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế. Vì hệ thống

ngân hàng chính là trung gian trung chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu hệ

thống ngân hàng yếu kém thì nền kinh tế sẽ trì trệ và buộc phải huy động từ

các nguồn trên thị trường tự do. Điều này lại dẫn đến việc Nhà nước mất kiểm

soát trong hoạt động tài chính tiền tệ. Đây là điều nguy hiểm đối với nền kinh

tế. Hơn nữa, phải nâng cao vai trò của NHNN và các cơ quan chức năng trong

việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường, quản lý và điều tiết nền

kinh tế vĩ mô. Vì nếu công tác quản lý, điều hành không tốt thì thị trường sẽ

giống như rắn mất đầu, không xác định được phương hướng, mục tiêu. Đây là

dấu hiệu nguy hiểm dẫn đến khủng hoảng và sự bất ổn định của nền kinh tế.

Thứ hai, phải xây dựng niềm tin của người dân vào đồng nội tệ bằng

cách duy trì một hệ thống tiền tệ ổn định và vững mạnh. Muốn thực hiện được

điều này thì trước tiên phải phát triển kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy

trì ở mức chấp nhận được từ đó ổn định giá trị của đồng nội tệ.

Thứ ba, cần phải ổn định chính trị bởi có an cư thì mới lạc nghiệp.

Chính trị có ổn định thì người dân mới tin tưởng vào Nhà nước và tuân theo

sự điều hành của Nhà nước. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng quản lý của

bộ máy Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, bài trừ nạn quan liêu,

tham nhũng.

25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ

TẠI VIỆT NAM

2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua

Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô-la Mỹ trong

giao dịch, buôn bán,... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng

được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô-la. Đến năm 1992, tình trạng đô-la hoá

đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô-la.

Trước tình trạng này, NHNN Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô-la

hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD

vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 đã khiến cho đồng tiền Việt Nam

giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô-la hoá.

Sau đây là chi tiết diễn biến quá trình đô-la hoá ở nước ta trong các giai

đoạn từ năm 1990 đến nay:

Thời kỳ 1990 -1991: Tỷ lệ đô-la hoá đột ngột tăng mạnh vào năm 1991

(41%) bắt nguồn từ siêu lạm phát.

Ở nước ta đô-la hoá bắt đầu xuất hiện từ khi tiến hành cải cách nền

kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường vào cuối những năm 80

đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

Năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá - lương - tiền mà đỉnh

cao là sự kiện đổi tiền vào tháng 9/1985 và lạm phát cũng đã bùng nổ ngay

sau đó. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/1986 đã tăng lên đến 775%, hai năm

tiếp theo lạm phát cũng ở mức rất cao với 3 chữ số. Từ 1989 đến 1991 lạm

phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng hơn 67% liên tiếp

trong hai năm 1990 - 1991.

26

Hậu quả tai hại là nền kinh tế bị chao đảo, đồng tiền mất giá mạnh,

niềm tin vào giá trị đồng bạc Việt Nam không còn, gây tâm lý chạy trốn khỏi

tiền giấy mất giá bằng cách đổ xô nắm giữ vàng, USD, hay bất động sản. Mọi

người có lúc đã chứng kiến cảnh giá vàng và USD tăng lên đến chóng mặt

(tăng tới 10 - 11%/1tháng). Lúc đó rút tiền tiết kiệm chưa đến hạn ra mua

vàng hay USD dù có bị mất lãi 3,5%/tháng vẫn được lời gấp đôi số thiệt. Mặt

khác, hệ thống tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu chu chuyển vốn cũng

như các phương tiện của nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới. Chính hệ

thống thanh toán còn quá yếu, đôi khi đã gây nên hiện tượng thiếu tiền mặt

một cách vô lý, đã buộc người ta phải dùng vàng và ngoại tệ đưa vào lưu

thông làm phương tiện thanh toán.

Rõ ràng vì tránh rủi ro lạm phát và đảm bảo sức mua thực tế của đồng

tiền cũng như hy vọng kiếm lời đã dẫn tới tâm lý sính dùng vàng và đô-la, hầu

hết đều lấy USD làm chuẩn mực để cất giữ và thanh toán trong nước.

Thời kỳ 1992 - 1996: Mức độ đô-la hoá giảm và ổn định ở mức thấp (20 -

24%) trong thời gian này là nhờ lãi suất VND đã ở mức thực dương, tâm lý

phá giá đồng nội tệ thấp, lạm phát tiền tệ hạ thấp xuống 1 chữ số.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996

Đơn vị: %

Năm 1992 1993 1994 1995 1996

Tăng trưởng GDP 8,70 8,08 8,83 9,54 9,34

Lạm phát 17,5 5,2 14,4 12,7 4,5

Nguồn: Thời báo Kinh tếViệt Nam, số 31, năm 1997

27

Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996

Đơn vị: %

Năm

Mức

phá giá

của

VND

Lãi suất

tiết kiệm

VND

Lợi tức

VND tính

theo USD

Lợi tức USD

(lãi suất tiết

kiệm USD

trong nước)

Chênh lệch

lợi tức

(1) (2) (3) = (2) - (1) (4) (5) = (3) - (4)

1992 -8,13 34,10 42,23 4,05 38,18

1993 2,62 20,40 17,78 3,20 14,58

1994 1,92 16,80 14,88 3,50 11,38

1995 -0,33 16,80 17,13 4,50 12,63

1996 0,33 9,60 9,27 4,80 4,47

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002.

Đầu những năm thập kỷ 90, NHTW đã sử dụng chính sách tiền tệ mới,

đặc biệt đã áp dụng chính sách lãi suất thực dương, do vậy đã hấp dẫn hướng

mọi người tích luỹ VND. Thực tế đã có nhiều người rút tiền gửi USD chuyển

qua gửi vào ngân hàng bằng VND được hưởng lãi cao hơn, dẫn đến tỷ lệ tiền gửi

USD trong tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng lúc đó chỉ còn 18% (năm 1996)

Trong hệ thống ngân hàng đã triển khai thực hiện tốt QĐ396/TTg của

Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý ngoại hối. NHTW điều hành tốt

việc cung ứng tiền phục vụ cho mục tiêu mua bán ngoại tệ, vàng và một số

hàng hoá khác đã giảm xuống.

Năm 1992, Việt Nam đã phát hành thêm hàng ngàn tỷ đồng để mua

USD trôi nổi mà lạm phát lại được kéo xuống một chữ số từ tháng 3/1992.

Tác dụng kép của việc mua USD vào là vừa thay thế USD lưu thông bằng tiền

giấy, vừa tăng khối dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

28

Hơn nữa, đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất kể từ

khi chúng ta tiến hành cải cách đến lúc đó, tạo dựng niềm tin của người dân

vào công cuộc đổi mới và tin tưởng vào giá trị của VND. Bước đầu coi như

đã thiết lập VND thành đồng tiền ổn định giá trị cả về đối nội và đối ngoại.

VND ngày càng đáp ứng được vai trò là phương tiện thanh toán.

Thời kỳ 1997 - 1998: Những hiệu ứng lan toả từ cuộc khủng

hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997 đã liên đới làm tăng tình trạng

đô-la hoá.

Ngày 2/7/1997, ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu

Á bắt đầu bung ra từ Thái Lan và nhanh chóng lan ra các nền kinh tế trong

khu vực.

Cuộc khủng hoảng làm cho giá trị đồng tiền của các nước này giảm

nhanh và mạnh: đồng Rupiah Indonesia mất giá 130%, đồng Bath Thái Lan

mất giá 100%, đồng Ringgit Malaysia mất giá 60%...① Là một nước nằm

trong khu vực, lại cùng thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu và có cơ cấu

xuất khẩu tương đối giống nhau đã tạo áp lực phá giá lên VND và ảnh hưởng

bất lợi đến kinh tế trong nước. Có thể nói chính sự phá giá của các đồng tiền

trong khu vực, sự lên giá của các đồng tiền mạnh và xuất khẩu trong nước suy

giảm do khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến tâm lý cho rằng tiền Việt Nam sẽ

còn tiếp tục mất giá.

Ngoài ra, do năm 1996 khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn

đến hạn trả vào năm 1997 đã làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả

nợ. Đồng thời, nguồn cung ngoại tệ từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt

Nam cũng giảm sút (trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc khủng

hoảng) nên cũng góp phần gây áp lực giảm giá VND.

① Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/Khủng_hoảng_tài_chính_châu_Á_1997

29

Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, chênh lệch lãi suất VND &

USD đã thu hẹp khoảng cách đến mức thấp nhất. Chênh lệch lợi tức sau đó đã

khiến tiền gửi ngoại tệ có lợi hơn tiền gửi nội tệ dẫn đến xu hướng các nhà

đầu tư và dân chúng rút tiền VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên.

Về cơ bản, điều này phản ánh sự phá giá tiền đồng sau hậu quả của

khủng hoảng Đông Á, vì lẽ đó đã làm gia tăng tỷ lệ đô-la hoá từ 21% tháng

9/1997 lên 26% vào năm sau.

Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998

Đơn vị: %

Năm

Mức phá

giá của

VND

Lãi suất

tiết kiệm

VND

Lợi tức VND

tính theo

USD

Lợi tức USD

(lãi suất tiết

kiệm USD

trong nước)

Chênh lệch

lợi tức

(1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3) - (4)

1997 11,57 9,60 -1,97 5,00 -6,97

1998 12,70 9,60 -3,10 5,00 -8,10

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002.

Thời kỳ 1999 - 2001: Sự gia tăng đô-la hoá trong giai đoạn mà nền

kinh tế vĩ mô đã có sự ổn định tương đối dược đánh giá là mang tính đa

diện, trong đó có 4 nhân tố đóng vai trò chính yếu.

(i) Nhân tố đầu tiên là việc tái trung gian hoá ngoại tệ trước đây nằm

ngoài hệ thống ngân hàng.

Trong xu hướng gia tăng tình trạng đô-la hoá gần đây thì bộ phận tăng

mạnh nhất được ghi nhận cho đến nay là trong các hộ gia đình. Cụ thể, trong

cả năm 2000, lượng tiền gửi ngoại tệ của hộ gia đình tăng gần gấp đôi, lên

đến 3,1 tỷ USD. Hơn một năm rưỡi (12/1998 - 8/2001), tỷ lệ tiền gửi của các

hộ gia đình chiếm tới 80% trong tổng lượng gia tăng FCDs.

30

Tuy khối lượng tiền được chuyển thông qua ngân hàng dần được tăng

nhiều hơn, nhưng qua so sánh cho thấy nó chỉ góp một phần vào sự tăng

mạnh của FCDs. Hơn nữa, với sự kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên tài

khoản vốn, dòng vốn chảy vào có lẽ cũng bị hạn chế.

Nhìn chung, FCDs của hộ gia đình tăng mạnh được coi là một sự phản

ánh lòng tin đối với hệ thống ngân hàng đã khôi phục trở lại, và điều này còn do

các quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ được nới lỏng hơn trong năm 1999.

Cũng đáng chú ý là vai trò của lòng tin được nâng lên thể hiện qua việc

toàn bộ sự gia tăng FCDs của hộ gia đình giai đoạn gần đây là theo hình thức

tiền gửi có kỳ hạn. Cuối cùng, có thể sự ưa thích FCDs trong các hộ gia đình

cũng phần nào phản ánh hoạt động tương đối trầm lắng của thị trường tài chính

và còn thiếu các công cụ tài chính được hưởng lãi để họ có thể chọn lựa.

(ii) Nhân tố chính yếu thứ hai là chênh lệch lợi tức thực dự tính và

động cơ đa dạng hoá danh mục đầu tư và rủi ro.

Đặc biệt, những dự tính về sự phá giá tiền Đồng định kỳ - một phần bị

tác động mạnh lên bởi sự lên giá thực của tiền Đồng kể từ đầu năm 2000 có

xu hướng đồng nhịp với tình trạng đô-la hoá. Vì có dự tính về phá giá, các hộ

gia đình và các doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm sự bảo vệ sức mua thông qua

tiền gửi ngoại tệ. Với gần 80% trong tổng số FCDs là gửi có kỳ hạn, có lẽ

những động cơ đầu tư và đa dạng hoá như vậy đóng vai trò chính và đối lập

với nhân tố cầu tiền - có quan hệ mật thiết với chênh lệch lợi tức hiện hành.

Hơn nữa, có dự đoán rằng các doanh nghiệp - bộ phận nắm giữ khối

lượng lớn tiền gửi ngắn hạn bằng VND - vẫn đang chuyển từ tiền gửi bằng

tiền Đồng sang tiền gửi ngoại tệ, đặc biệt là trong tháng 4 đầu năm 2001, khi

mà tiền Đồng lên giá thực khoảng 2,2%.

31

Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001

Đơn vị: %

Năm

Mức phá

giá của

VND

Lãi suất

tiết kiệm

VND

Lợi tức VND

tính theo USD

Lợi tức USD

(lãi suất tiết

kiệm USD

trong nước)

Chênh lệch

lợi tức

(1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3) – (4)

1997 11,57 9,60 -1,97 5,00 -6,97

1998 12,70 9,60 -3,10 5,00 -8,10

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002.

(iii) Nhân tố thứ ba là kết quả hoạt động xuất khẩu khả quan trong giai

đoạn 1999 - 2001, xuất khẩu tính theo quý tăng gần gấp đôi so với mức bình

quân của giai đoạn ba năm trước.

Nhân tố này kết hợp với quy định giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc (đầu tiên

giảm từ 80% xuống còn 50% vào năm 1999, sau đó còn 40% vào năm 2000)

cho phép nhiều nhà xuất khẩu, đồng thời cũng là những nhà nhập khẩu có

được nhiều ngoại tệ hơn để tự tài trợ cho hoạt động nhập khẩu đang tăng lên

và giảm rủi ro tỷ giá.

Trong điều kiện đó cũng đáng chú ý là vào cuối tháng 8/2001, ngân

hàng Vietcombank, ngân hàng chủ chốt trong lĩnh vực giao dịch thương mại

quốc tế, đã nắm giữ hơn 40% tổng lượng FCDs. Hơn nữa trong vài tháng gần

đây, ngân hàng này cũng thu hút được hơn 2/3 lượng FCDs gia tăng trong hệ

thống ngân hàng.

32

Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000

Năm Xuất khẩu

(tr. USD)

Nhập khẩu

(tr. USD) Tỷ lệ nhập/xuất

1990 2404,0 2752,4 1,145

1991 2087,1 2338,1 1,120

1992 2580,7 2540,7 0,985

1993 2985,2 3924,0 1,314

1994 4054,3 5825,8 1,437

1995 5448,9 8155,4 1,497

1996 7255,9 11143,6 1,536

1997 9185,0 11592,3 1,262

1998 9360,3 11499,6 1,229

1999 11540,0 11622,0 1,007

2000 14308,0 15200,0 1,062

2001 15027,0 1616,2 1,076

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

(iv) Nhân tố thứ tư là không còn chênh lệch lãi suất giữa VND và USD,

mà trước đây sự chênh lệch này rất lớn và thiên về tiền gửi bằng VND.

Tỷ lệ chênh lệch đã giảm từ 3% vào giữ năm 1999 xuống còn 0 -

0,25% từ đầu năm 2000, làm cho FCDs hấp dẫn hơn.

Lãi suất tiền gửi bằng VND thấp hơn một phần giúp ngân hàng duy trì

được khoản lợi nhuận, đặc biệt là khi các khoản cho vay khó đòi đang tăng

lên, và một phần là do khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vào cuối

năm 1999 được nâng lên. Những hạn chế trong sức cạnh tranh của ngân hàng

có thể cũng góp phần vào sự giảm chung của lãi suất tiền gửi bằng đồng, vì

33

các ngân hàng nước ngoài không được phép nhận tiền gửi bằng đồng vượt

quá 25% vốn tự có.

Thời kỳ 2002 – 2010: tỷ lệ đô-la hoá tuy có giảm nhưng số lượng

tiền gửi bằng đô-la ngày càng tăng, cho thấy mức độ ngày một trầm trọng

của tình trạng đô-la hoá.

Đến cuối năm 2001, tỷ lệ tiền gửi vào các NHTM tăng lên đến 31,7%.

Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo. Đến năm

2003 còn 23,6% và năm 2004 là 22%. Đây có thể nói là một dấu hiệu tích cực

cho thấy tình trạng đô-la hoá tài sản nợ trong hệ thống NHTM đang được

kiềm chế một cách có hiệu quả. Người dân đã có niềm tin hơn vào đồng nội

tệ. Tuy nhiên về số tiền gửi tuyệt đối bằng đô-la thì không ngừng tăng lên,

hiện nay con số đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Con số này một mặt cho thấy tiềm lực

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy động được

cho đầu tư phát triển kinh tế, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự đáng báo động

ở tình trạng đô-la hoá.

Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay

bằng đô-la Mỹ so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương

mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tiền gửi đô-la. Đặc biệt là tại Thành

phố Hồ Chí Minh dư nợ cho vay bằng USD cuối tháng 9 năm 2004 đã tăng

gấp hai lần so với năm 2002. Thông qua việc quan sát niêm yết giá và bán

hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệ hiện nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ

của dân cư tại nhiều cửa hàng vàng bạc quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi

nhận được từ các giao dịch kinh tế ngầm,... có thể thấy mức độ sử dụng đô-la

Mỹ trong xã hội nước ta rất đáng quan tâm. Có thể nói Việt Nam là một nền

kinh tế bị đô-la hoá một phần. Tuy vậy, mức độ chính xác của đô-la hoá là số

liệu rất khó xác định. Trong một số năm khi lãi suất tiền gửi đồng đô-la ở các

ngân hàng nước ngoài ở mức cao, để sử dụng những đồng tiền đô-la mà người

dân đã gửi vào ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã đem phần lớn nguồn

34

đô-la gửi ra các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Singapore và Hong Kong

để kiếm lãi suất cao.

Đến năm 1992, lãi suất đồng đô-la giảm mạnh, các ngân hàng Việt Nam

không còn thu lời được từ các tài khoản ở nước ngoài nên đành rút một lượng

lớn ngoại tệ về, con số đó khoảng từ 3 đến 4 tỷ USD. Lượng tiền gửi ở nước

ngoài giảm đi chỉ còn một nửa tính đến thời điểm cuối năm 2003.

Sau khi rút tiền đô-la từ ngân hàng nước ngoài về, các ngân hàng Việt Nam

bắt đầu cho các doanh nghiệp trong nước vay bằng đồng đô-la để sinh lợi.

Tính đến cuối năm 2008, khoản tiền mà các ngân hàng cho vay bằng USD đã

chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 28%. Nếu nhìn về hình thức bên ngoài thì điều

này có vẻ yên ổn đối với các ngân hàng, bởi vì họ nhận tiền gửi và cho vay

đều bằng ngoại tệ nên có ít rủi ro. Nhưng nếu xem xét kỹ, chúng ta nhận thấy

các doanh nghiệp đi vay sẽ gặp khó khăn khi đồng tiền Việt Nam bị giảm giá.

Các doanh nghiệp này chủ yếu có doanh thu bằng đồng Việt Nam, nhưng họ

phải trả nợ bằng đồng USD. Họ phải đứng trước các rủi ro về sự thay đổi tỷ

giá giữa đồng USD và đồng tiền Việt Nam mà không có những công cụ

phòng tránh rủi ro.

Nếu đồng đô-la tăng giá, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sợ mất khả

năng thanh toán nợ. Khi đó các ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và từ đó

dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Nhưng trong thời điểm năm 2009, diễn ra tình trạng đồng đô-la Mỹ bị

sụt giá nhanh chóng. Tỷ giá hối đoái của đô-la với Euro trong 4 năm qua đã

sụt giảm 40%, riêng năm 2003 sụt giá 20%, các nhà quan sát cho rằng đồng

đô-la Mỹ sụt giá với mức độ nghiêm trọng trong thời gian này vì các lý do

sau: nước Mỹ đã bị thâm hụt ngân sách nặng nề (459 tỷ USD, bằng 3,8% tổng

GDP của cả nước); tổng số nợ của Chính phủ Mỹ trong năm tài chính 2004 là

7.586 tỷ USD (bằng 67,3% GDP cả nước) vượt quá mức báo động quốc tế;

thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai năm 2003 tăng vọt lên đến 530,7 tỷ

35

USD; lượng đầu tư nước ngoài vào Mỹ giảm sút nghiêm trọng, trong năm

2003 giảm 44,9% so với năm 2002.① Những vấn đề trên đã trở thành áp lực

lớn làm cho đồng đô-la sụt giá. Đồng thời mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với thế

giới A rập xấu đi, làm cho một loạt nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Cận Đông

đã giảm bớt cất giữ và sử dụng đô-la, mà chuyển qua sử dụng đồng Euro

nhiều hơn trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ. Hơn nữa Liên bang

Nga và một số nước khác cũng đã và đang có hành động tương tự. Tất cả

những điều này gây thêm sức ép đối với đồng đô-la Mỹ, làm tăng khả năng

sụt giá của đồng đô-la.

Vấn đề đặt ra là nếu đồng đô-la Mỹ tiếp tục sụt giá mạnh thì những

thiệt hại gì sẽ xẩy ra, giả sử mức sụt giá là 20%, hệ quả tất yếu là thu ngoại tệ

về xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tính bằng đô-la của tất cả các nước trên thế

giới đều bị thiệt hại theo tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, kim ngạch dự trữ ngoại tệ

và lượng vốn FDI của tất cả các nước tính bằng đô-la cũng sẽ tự nhiên hao hụt

tương ứng. Vốn liếng kinh doanh, tiền tiết kiệm, tiền lương, quỹ hưu trí, bảo

hiểm, phúc lợi xã hội tính bằng đô-la của tất cả mọi người có liên quan đều

phải chịu thiệt hại. Ngược lại, các khoản phải trả về nhập khẩu hàng hoá, dịch

vụ chưa thanh toán, các khoản nợ vay nước ngoài bao gồm tiền gốc và lãi

chưa trả tính bằng đô-la đều mặc nhiên được giảm bớt tương ứng với tỷ lệ sụt

giá của đồng đô-la.

Như vậy, việc sử dụng đồng đô-la như thế nào cho có hiệu quả là một

vấn đề vô cùng phức tạp. Mặc dù những cách ngân hàng đã sử dụng đồng đô-

la cũng có một mặt tích cực nào đấy, nhưng cần phải có cách lựa chọn đúng

đắn hơn là thực hiện những giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô-la hoá,

tiến tới thực hiện trong nước chỉ có một đồng tiền duy nhất được lưu hành là

đồng tiền Việt Nam.

① Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 171, tháng 12 năm 2004

36

Trong thực tế, chúng ta thấy rõ một số nền kinh tế thành công không bị

đô-la hoá, như tại Trung Quốc, các ngân hàng không được phép quyết định lãi

suất tiền gửi bằng đô-la.

Thông thường đô-la hoá diễn ra khi đồng tiền của một nước bị đánh giá

là yếu kém, và đồng đô-la được coi là phương tiện dự trữ có giá trị. Tuy

nhiên, không phải bất cứ quốc gia nào có đồng tiền yếu đều bị đô-la hoá trực

tiếp. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế tương tự Việt Nam như ở Trung

Quốc, Thái Lan, Brasil,... không cho phép thanh toán các loại hàng hoá dễ

dàng bằng đồng đô-la. Chính việc cho phép sử dụng gần như hợp pháp hoá

đồng USD tại Việt Nam để mua các loại hàng hoá như bất động sản, mặt hàng

điện tử, xe cộ, phí khách sạn,... đã làm tăng quá trình đô-la hoá. Như trên đã

phân tích, nếu tình hình không sớm được kiềm chế và đẩy lùi, có khả năng sẽ

dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính vào một thời điểm nào đó.

Một số nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận định rằng, thời gian vừa qua tỷ

giá hối đoái biến động là do cung cầu ngoại tệ, nhất là USD trở nên căng

thẳng, một nguyên nhân nữa là việc điều hành chính sách tỷ giá không linh

hoạt, không kịp thời ứng phó được với biến động trên thị trường. Tuy nhiên,

nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là tình trạng lạm phát cao và kéo dài

liên tục, làm giảm giá trị của đồng Việt Nam, dẫn đến giảm lòng tin của người

dân đối với tiền đồng.

Giá cả trên thị trường thế giới biến động, một số hàng hóa như xăng

dầu, sắt thép… tăng cao đã tác động đến giá cả trong nước, làm cho CPI tăng.

Đó là nhân tố khách quan từ bên ngoài. Nhân tố chủ yếu là quan hệ giữa tốc

độ tăng trưởng kinh tế và lưu thông tiền tệ.

CPI liên tục tăng, năm 2004 là 7,71%, năm 2005 là 8,29%, năm 2006 là

7,48%, năm 2007 là 8,30%, năm 2008 là 22,97% và năm 2009 là 6,88%.

Thực trạng đó có liên quan đến mức chi tiêu danh nghĩa trong nước đã tăng

nhanh khi các khoản viện trợ chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài

37

(FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI), kiều hối đổ vào nước ta ngày càng nhiều. Nếu

như năm 2003, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 333.809 tỷ đồng, thì

năm 2008 là 983.803 tỷ đồng, bằng 2,94 lần.

Trong thời gian đó, vốn đầu tư xã hội cũng gia tăng, năm 2003, vốn đầu

tư xã hội theo giá thực tế là 239.246 tỷ đồng, thì năm 2008 là 610.876 tỷ

đồng, bằng 2,55 lần. Cả hai chỉ tiêu này đã tăng bình quân trên 20%/năm,

trong khi lượng cung ứng thực (được đo bằng sản lượng thực + thâm hụt

thương mại thực) chỉ tăng bình quân dưới 10%/năm.①

Tốc độ tăng cung ứng tiền khá cao, liên tục từ năm 2003 đến nay trên

25%/năm, tín dụng tăng trên 35%/năm. Tình trạng đó cũng phản ảnh trong

quan hệ giữa mức huy động vốn và mức dư nợ tín dụng của các ngân hàng

thương mại.

Báo cáo gần đây của NHNN cho biết, mức dư nợ tín dụng năm 2009

tăng 37,73%, trong khi mức huy động vốn chỉ tăng 28,7%. Vietinbank thông

báo, năm 2009, mức dư nợ tín dụng tăng 35%, mức huy động vốn chỉ tăng

25%.

Các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất để hấp dẫn người gửi

tiền. Khi lãi suất tăng cũng có nghĩa là giá trị VND giảm. Điều này càng

khiến cho tình trạng đô-la hoá ở nước ta trở nên trầm trọng và phức tạp hơn.

Một lĩnh vực đô-la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh

doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực

giác việc niêm yết giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web

bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại,... Mặc dù

hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được

thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VND thì giá của hàng

hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ngày hôm thực hiện giao

① Thời báo Kinh tế Việt Nam: http:// www.vneconomy.vn/tai-chinh/se-day-lui-dola-hoa./

38

dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt

Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng linh kiện, nên giá của

chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD. Do vậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi

ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp

niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử".

Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trở thành loại hình kinh

doanh chủ yếu trong tương lai. Nếu không có những chính sách đúng đắn và

kịp thời để giảm thiểu tình trạng đô-la hoá ở nước ta thì đây sẽ là trở ngại cho

nền kinh tế Việt Nam.

2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế

Việt Nam.

Đô-la hoá là một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia và nó có tác

động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

2.2.1 Tác động của đô-la hoá đến hệ thống Tài chính – Ngân hàng

Xét về hiện tượng đô-la hoá trong hệ thống ngân hàng, chúng ta sẽ đề

cập đến hai khía cạnh chính, đó là đô-la hoá tiền gửi và đô-la hoá cho vay.

2.2.1.1 Đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng

Tình trạng đô-la hoá được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tiền gửi bằng

ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán, hoặc tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ

so với tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Cũng giống như một số nền kinh

tế chuyển đổi hay những quốc gia đang phát triển khác, tiền gửi bằng đồng

ngoại tệ đã và đang trở thành một đặc điểm quan trọng trong các hiện tượng

tiền tệ ở Việt Nam. Đặc biệt, lượng tiền gửi ngoại tệ tăng lại gắn liền với sự

tăng lên trong việc người dân sử dụng ngoại tệ như một phương tiện trao đổi

(trong các giao dịch) hay như là nơi lưu trữ giá trị (cho mục đích đầu tư) và

đây được xem như biểu hiện của hiện tượng đô-la hoá.

Có thể nói, dư âm của lạm phát cao trong giai đoạn cuối những năm 80

– đầu những năm 90 của thế kỷ XX vẫn còn đọng lại trong tâm trí của người

39

dân, thế nên những người đang sở hữu khoản tiết kiệm bằng USD sẽ không

dại gì mà chuyển sang tiết kiệm bằng VND. Giá trị của đồng nội tệ giảm sút

theo thời gian khiến cho người tiết kiệm khôn ngoan luôn chọn gửi tiết kiệm

bằng USD. Thêm vào đó, lãi suất tiết kiệm USD tăng cao trong những năm từ

2000 – 2008 càng làm gia tăng tình trạng đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân

hàng. Thời gian này, lợi tức trên 1 đồng USD gửi tại ngân hàng cao hơn nhiều so

với lợi tức 1 đồng nội tệ đã làm thay đổi việc lựa chọn đồng tiền tiết kiệm.

Đô-la hoá không chỉ diễn ra ở khu vực tiền gửi tiết kiệm của dân cư mà

còn diễn ra ở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tiền gửi ngoại tệ của các tổ

chức kinh tế xã hội tăng mạnh không phải do lãi suất huy động USD tăng cao

vào những năm 2000. Bởi vì lãi suất tiền gửi USD mà ngân hàng trả cho các

tổ chức kinh tế xã hội bị giới hạn bởi trần lãi suất quy định bởi NHNN (Theo

quyết định số 309/1999/QD-NHNN quy định chi tiết trần lãi suất tiền gửi

USD của các tổ chức kinh tế xã hội tại cái ngân hàng như sau: tiền gửi không

kỳ hạn là 0,5%/1 năm, kỳ hạn 6 tháng trở xuống là 2,5%/1 năm, kỳ hạn trên 6

tháng là không quá 3%/1 năm).

Nguyên nhân chính làm tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội là

do các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn ngoại tệ chưa giải ngân cho các dự án

tạm thời gửi tại ngân hàng hay ngoại tệ thu được từ xuất khẩu nhưng không

bán ngay mà giữ lại do tỷ giá VND/USD ngày càng có xu hướng tăng cao.

Như vậy lãi suất mà doanh nghiệp được hưởng sau khi điều chỉnh sự biến đổi

tỷ giá sẽ hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm bằng VND. Còn trong trường hợp thiếu

vốn VND thì doanh nghiệp sẽ đi vay của ngân hàng với lãi suất hấp dẫn vì sự

cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc giành thị trường.

40

Bảng 6: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán

Năm Tỷ lệ % Năm Tỷ lệ %

1989 28,2 1999 26,1

1990 32,4 2000 26,9

1991 41,2 2001 31,7

1992 30,6 2002 28,4

1993 22,9 2003 23,6

1994 22,2 2004 24,3

1995 21,0 2005 23,0

1996 20,3 2006 21,6

1997 23,6 2007 19,6

1998 24,6 2008 20,4

Nguồn: IMF – Viet Nam Statistical Appendix 2007 , NHNN Việt Nam

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy tỷ lệ đô-la hoá ở mức cao nhất vào

những năm 90 của thế kỷ XX. Ngay sau đó, NHNN đã kịp thời can thiệp làm

cho tỷ lệ này giảm xuống nhanh chóng, dao động ở 20% vào những năm tiếp

theo. Nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 –

1998 đã đẩy tỷ lệ đô-la hoá ở nước ta lên mức cao, có thời điểm lên tới

31,7%. Nhà nước và các cơ quan chức năng rất quan tâm đến vấn đề chống

đô-la hoá và đã có những chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm cải thiện tình hình.

Do đó, tỷ lệ đô-la hoá trong những năm gần đây đang ổn định ở mức vừa

phải.

Tuy nhiên về số lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng

tăng lên theo các năm. Năm 2003 mới chỉ là 6220 triệu USD, nhưng tính đến

năm 2009 thì con số này đã là 18796 triệu USD. Con số này một mặt cho thấy

tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy

41

động được cho việc đầu tư phát triển kinh tế, nhưng một mặt cũng là con số

đáng báo động ở góc độ đô-la hoá.

Bảng 7: Khối lượng tiền gửi ngoại tệ (FCDs) trong hệ thống ngân hàng

Đơn vị: triệu USD

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

FCDs 6220 8215 10027 12396 13992 14675 18796

Nguồn: IMF – Vietnam Statistical Appendix 2007 và NHNN Việt Nam

Đứng trước tình trạng đô-la hoá không có dấu hiệu suy giảm đáng kể,

NHNN đã có biện pháp can thiệp bằng các chính sách tiền tệ. Sự can thiệp

này đã phần nào ngăn chặn làn sóng tăng lãi suất huy động USD của các

NHTM. Bên cạnh đó, yếu tố khách quan là việc lãi suất USD trên thị trường

thế giới đang giảm cũng tác động đến việc giảm thiểu tình trạng đô-la hoá trên

thị trường.

Động thái đầu tiên của NHNN nhằm giảm thiểu tình trạng đô-la hoá đó

là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 5% lên 8% vào tháng

11/2000. Tuy nhiên sự can thiệp lần này chỉ tác động đến một số ngân hàng

và mức giảm lãi suất cũng không đáng kể. Can thiệp lần thứ hai vào tháng

12/2000, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 8% lên 12% thực sự là một cú sốc lớn

đối với các NHTM. Kết quả là các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động

USD. Thêm vào đó, FED cắt giảm lãi suất 4 lần, xuống còn 4% trong vòng 4

tháng từ tháng 1/2001 đến tháng 4/2001 đã làm cho lãi suất USD hạ nhiệt.

Vào tháng 4/2001, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 12% lên tới 15%. Tại

thời điểm này thì lãi suất huy động USD của các ngân hàng đã giảm mạnh,

xuống còn 4,15 – 4,25%/năm.

Quyết định 1247/2005/QD-NHNN ban hành ngày 26/08/2005 về việc

điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các pháp nhân tại các TCTD.

Cụ thể là: tiền gửi không kỳ hạn tối đa là 0,5%, tiền gửi có kỳ hạn đến 6

42

tháng tối đa là 1,2%, tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa là 1,5%. Với mức

lãi suất thấp kết hợp với tỷ giá tương đối ổn định đã khuyến khích các doanh

nghiệp kết hối ngoại tệ nhiều hơn, giải toả lượng USD găm giữ trong dân, từ

đó làm giảm tình trạng khan hiếm ngoại tệ.

Năm 2005, tổng phương tiện thanh toán tăng 23,43%, thấp hơn nhiều so

với mức tăng 30,39% của năm 2004. Trong đó tăng trưởng tổng phương tiện

thanh toán chủ yếu là do tăng trưởng tài sản có ngoại tệ ròng. Năm 2005 đạt mức

tăng 28,22%, cao hơn nhiều so với mức tăng 10,99% của năm 2004 và mức

11,91% của năm 2003. Tỷ trọng tiền gửi bằng USD có xu hướng tăng nhẹ,

chiếm 24,4%, năm 2004 là 23,61%, và năm 2003 là 23,89%. (Xem biểu đồ 1).

Năm 2006, tổng phương tiện thanh toán tăng 33,59%, đến năm 2007

tốc độ này đã là 46,12%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản có ngoại tệ ròng

và tài sản có trong nước ròng tăng mạnh. Về cơ cấu tổng phương tiện thanh

toán, tỷ trọng tiền gửi bằng USD năm 2006 là 21,62% và giảm nhẹ xuống còn

19,18% vào năm 2007.

Biểu đồ 1: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán

giai đoạn 2000 – 2005

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, NHNN Việt Nam

43

Trong năm 2007, với vai trò là người can thiệp cuối cùng để ổn định thị

trường, NHNN đã thực hiện mua bán USD với các NHTM để hỗ trợ nhu cầu

về VND cũng như nhu cầu USD một cách kịp thời. Khi cung cầu trên thị

thường biến động ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của các NHTM thì

NHNN can thiệp bán ngoại tệ để cân bằng trạng thái, hạn chế rủi ro đối với

hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhờ nguồn cung ngoại tệ trên thị

trường trong năm 2007 tăng mạnh, NHNN đã mua được một khối lượng lớn

ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, tạo tiềm lực và thế chủ động cho NHNN trong

việc can thiệp thị trường và điều hành chính sách tiền tệ.

Năm 2007 cũng bắt đầu một thời kỳ tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới.

Khởi đầu là cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ, sau đó lan ra các

nước khác và tạo thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng

hoảng này là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Các nhà kinh tế cho rằng đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ

sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hàng loạt tổ chức tài chính phá sản, bao gồm

cả những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời đã đẩy Mỹ rơi vào tình trạng

“đói tín dụng”, từ đó kéo theo tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm trọng.

Tiêu dùng giảm, hàng hoá ế thừa đã kéo mức giá chung của nền kinh tế giảm

liên tục, đẩy Mỹ rơi vào tình trạng giảm phát. Cuộc khủng hoảng còn làm cho

đồng USD lên giá. Vì USD là đồng tiền thanh toán chính trong các giao dịch

quốc tế, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua vào USD để nâng cao khả năng

thanh khoản của mình, đẩy USD lên giá.

Năm 2008, mặc dù đối mặt với khủng hoảng kinh tế, lạm phát và sự

suy yếu của đồng đô-la nhưng tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương

tiện thanh toán vẫn chiếm 20,37%, tăng 1,19% so với năm 2007. Huy động

vốn bằng ngoại tệ tăng 27,74%, giảm nhẹ so với mức tăng 29,66% vào năm

2007.

44

Biểu đồ 2: Cơ cấu tiền gửi trong hệ thống ngân hàng từ 2004 - 2008

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, NHNN Việt Nam

Ngày 10/02/2010, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số

03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô-la Mỹ của

tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Hiện nay, lãi suất niêm yết

cho tiền gửi bằng đô-la Mỹ tại các ngân hàng dao động trong khoảng 2,3% -

4%/năm đối với ngân hàng thương mại nhà nước và 3,3% - 4,5%/năm đối với

ngân hàng thương mại cổ phần.

Những động thái trên của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn giá

đô-la Mỹ, kéo giá đô-la Mỹ trong ngân hàng và thị trường chợ đen gần nhau

hơn để giảm tình trạng ngoại tệ chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng, từ đó giúp

NHNN dễ dàng hơn trong việc quản lý và thực thi các chính sách, giảm thiểu

tình trạng đô-la hoá.

Việc quy định lãi suất tối đa bằng đô-la Mỹ đối với các tổ chức kinh tế

cũng nhằm hạn chế việc các công ty thu được ngoại tệ nhưng không bán lại

cho ngân hàng mà để trên tài khoản với hy vọng giá sẽ tăng. Việc găm giữ đã

khiến cho các ngân hàng lâm vào hoàn cảnh khó khăn về nguồn ngoại tệ để

bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu, gián tiếp đấy giá đô-la trên thị trường

tự do lên cao.

45

Theo số liệu tính đến ngày 30-11-2009 của NHNN, số dư tiền gửi có kỳ

hạn của các tập đoàn, tổng công ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền

gửi không kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD. Tổng lượng ngoại tệ trên tài

khoản của các tổ chức, doanh nghiệp gửi ngân hàng vào khoảng 10,3 tỷ USD.

Sau khi Chính phủ có yêu cầu buộc các tập đoàn kinh tế nhà nước bán ngoại

tệ cho ngân hàng thì hệ thống ngân hàng đã mua được 450 triệu USD tính đến

đầu tháng 2/2010.

Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ, tính đến

31/03/2010 thì tổng phương tiện thanh toán ước tính tăng 1,02% so với cuối

tháng 2 và tăng 2,3% so với cuối năm 2009. Lượng tiền gửi khách hàng tại

các TCTD tăng 1,81% so với tháng trước và tăng 1,45% so với cuối năm

2009.

Trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng VND ba tháng đầu năm

2010 tăng vỏn vẹn 0,57% thì dư nợ ngoại tệ tăng tới 14,07%, một tốc độ tăng

hiếm thấy trong nhiều năm qua.

Nhưng điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền đồng

trong ba tháng đầu năm lại cao gấp 9 lần huy động ngoại tệ. Riêng tháng

3/2010 huy động VND tăng 2,04% và cao hơn mức 1,82% vào cuối năm

ngoái. Nhưng tốc độ tăng trưởng huy động ngoại tệ trong tháng 3 chỉ tăng

1,02% và trung bình là 0,21% trong cả ba tháng đầu năm 2010.

2.2.1.2 Đô-la hoá cho vay

Trong hệ thống ngân hàng, về cơ bản các NHTM có thể sử dụng lượng

USD huy động được để: cấp tín dụng trong nước bằng USD; bán USD lấy nội

tệ hoặc đem gửi USD tại các ngân hàng nước ngoài để hưởng lãi suất. Khi tỷ

lệ tiền gửi USD tại hệ thống ngân hàng tăng lên, thông thường thì tỷ lệ cho

vay bằng USD cũng tăng lên. Đây chính là biểu hiện của tình trạng đô-la hoá

cho vay trong hệ thống ngân hàng.

46

Có một thực tế là tại các quốc gia mà người dân được phép gửi tiết

kiệm bằng ngoại tệ và ngân hàng cũng được cung ứng tín dụng bằng ngoại tệ

thì hiện tượng đô-la hoá càng bị khuyếch đại. Vì song song với đồng bản tệ,

hệ thống ngân hàng đã thực hiện việc mở rộng khối lượng ngoại tệ có trong

nền kinh tế thông qua khả năng tạo tiền của mình.

Tuy nhiên, trong những năm 2000 – 2002, các doanh nghiệp không

mấy mặn mà với việc vay vốn bằng ngoại tệ. Lý do là thời kỳ này chi phí vay

bằng USD khá cao so với chi phí vay bằng VND. Trong năm 2000, các doanh

nghiệp được vay USD với lãi suất ưu đãi từ 5,8 – 6,6%/năm, nhưng lãi suất

sau khi điều chỉnh mức độ giảm giá của VND so với USD đã lên tới 9,2 –

9,4%/năm. Trong khi đó vay bằng USD thì các doanh nghiệp chỉ phải trả lãi

suất từ 8 – 8,5%. Do đó, các doanh nghiệp thấy vay bằng VND có lợi hơn.

Hơn nữa doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu cho mục đích nhập khẩu, mà

nguồn thu lại bằng VND vì thế các doanh nghiệp sẽ vay bằng VND sau đó

chuyển sang mua ngoại tệ.

Trong khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trên tổng tiền gửi tăng mạnh

thì tỷ trọng tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng lại tăng không đáng kể. Điều

này dẫn đến chênh lệch giữa lượng vốn ngoại tệ huy động được và lượng cho

vay ngày càng nới rộng ra. Để sử dụng nguồn ngoại tệ nhàn rỗi, các ngân

hàng đã lựa chọn danh mục đầu tư là các trái phiếu chính phủ nước ngoài phát

hành bằng ngoại tệ hay đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài để hưởng lãi

suất. Đây là nguyên nhân giải thích cho việc tiền gửi tại nước ngoài của các

ngân hàng tăng lên. Trong chuyện này, rõ ràng là cả người dân và ngân hàng

cùng có lợi. Người dân thì được hưởng lãi suất, vẫn tốt hơn là cất giữ ngoại tệ

trong nhà, còn ngân hàng được hưởng lợi từ lãi suất tiền gửi. Hơn nữa quốc

gia cũng có thêm nguồn dự trữ ngoại tệ. Nhưng đây chỉ là cái lợi trước mắt.

Một nghịch lý đang diễn ra là khi nền kinh tế nước ta còn phải vay nợ nước

ngoài thì các ngân hàng lại bơm ngoại tệ ra nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng

47

không phải là lỗi của các ngân hàng. Bởi vì không phải là các ngân hàng

không muốn cho vay ngoại tệ trong nước, mà vấn đề chính là các doanh

nghiệp không muốn vay bằng ngoại tệ.

Năm 2000, khối lượng cho vay bằng ngoại tệ chỉ đạt 26,2 nghìn tỷ

đồng (rất ít so với lượng tín dụng bằng VND là 137,4 nghìn tỷ đồng), khối

lượng này tuy có tăng nhẹ vào 2 năm tiếp theo nhưng vẫn còn là quá ít. Mãi

cho đến năm 2004, nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp mới tăng

mạnh, đạt 112,6 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay bằng USD

tương đối thấp và tỷ giá VND/USD ổn định. Năm 2005 khối lượng ngoại tệ

cho vay đã tăng lên 161,3 nghìn tỷ đồng do lãi suất cho vay vẫn ở mức thấp.

Năm 2005, FED đã nhiều lần tăng lãi suất USD, nhưng lãi suất cho vay USD

tại thị trường Việt Nam chỉ tăng nhẹ. Cụ thể là đến thời điểm cuối năm 2005,

lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 5,25 – 6,2%/năm, lãi suất cho vay dài hạn

trong khoảng 5,5 – 5,7%/năm.

Biểu đồ 3: Cơ cấu cho vay nền kinh tế giai đoạn 2000 – 2004

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, NHNN Việt Nam

Năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng

gấp 5 lần so với năm 2006 đã tạo nên những diễn biến tiền tệ khác hẳn so với

48

năm trước. Tín dụng trong nước tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển

kinh tế. Dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006,

gấp hơn 2 lần so với mức tăng 25,44% của năm 2006. Khối lượng cho vay ngoại

tệ năm 2007 tăng 46,7% so với năm 2006, đạt tỷ trọng 23,57% trên tổng tín dụng

với nền kinh tế, tăng 2,34% so với tỷ trọng 21,23% vào năm 2006.

Trong năm 2008, tín dụng tiếp tục tăng trưởng, dư nợ cho vay của toàn

hệ thống ngân hàng tăng 25,43%. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bằng VND

đạt 27,56% và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đạt 17,6%.

Biểu đồ 4: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2005 - 2008

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, NHNN Việt Nam

Trong năm 2009 khi Chính phủ đưa ra chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích

cầu bằng VND thì các doanh nghiệp trở nên thờ ơ hơn với nguồn vốn ngoại

tệ. Bởi vay vốn bằng tiền đồng phải trả lãi suất thấp hơn và tránh được rủi ro

về tỷ giá. Vì thế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong những tháng đầu năm có

lúc rơi xuống mức âm. Nhưng nhu cầu tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng

nhẹ vào cuối năm. Theo như các cán bộ ngân hàng giải thích, lý do là vì các

49

nhà nhập khẩu thời điểm này khó có thể mua được ngoại tệ để thanh toán nên

đã chọn cách vay USD để trả nợ. Mặt khác, vào thời điểm cuối năm vay tiền

đồng khó hơn so với 9 tháng đầu năm nên doanh nghiệp phải vay ngoại tệ để

sử dụng trong ngắn hạn.

Đầu năm 2010, cho vay ngoại tệ lại tăng đột biến và cao hơn 5 lần cho

vay nội tệ. Riêng tháng 3/2010, tổng dự nợ tín dụng của toàn nền kinh tế ước

tăng 1,49% và so với cuối năm ngoái tăng 2,95%. Trong đó, dư nợ tín dụng

bằng nội tệ ước tăng 0,91% so với tháng 2/2010 và tăng 0,57% so với cuối

2009. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước tăng 3,98% so với tháng trước và

tăng 14,07% so với cuối năm 2009.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung và VND nói riêng đang thấp

hơn nhiều so với năm 2009. Theo số liệu mới cập nhật của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, tổng dự nợ tín dụng cả năm 2009 tăng 38% (trung bình mỗi quý tăng

10,75%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 3 tháng đầu năm

2010 được cho là tăng đột biến so với nhiều năm trước.

Sự mất cân đối giữa tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và nội tệ trong

những tháng đầu năm 2010 được cho là một hệ quả trong giai đoạn hậu kích

cầu. Từ tháng 1/2010 các doanh nghiệp vay vốn tiền đồng để sản xuất đã

không còn được hỗ trợ 4% lãi suất. Hơn nữa lãi suất cơ bản lại tăng từ mức

7% năm ngoái lên 8%, đẩy lãi suất cho vay lên 12%, cao gần gấp đôi so với

mặt bằng lãi suất vay vốn năm 2009. Trong tháng 3/2010 NHNN cho áp dụng

cơ chế lãi suất thoả thuận với tín dụng trung và dài hạn, lãi suất thực vay của

các doanh nghiệp lên tới 16 – 17% thậm chí có nơi tới 20%, gấp 3 lần năm

ngoái. Giá vốn cao hơn, nhu cầu vay tiền đồng sẽ giảm xuống. Vay vốn nội tệ

khó khăn, các doanh nghiệp có tâm lý chuyển hướng sang vay ngoại tệ, nhất

là khi lãi vay USD chỉ bằng nửa lãi vay tiền đồng. Tuy nhiên, mức tăng dư nợ

tín dụng ngoại tệ lên đến 14,07% trong 3 tháng đầu năm 2010 cũng đặt ra câu

50

hỏi lớn cho cơ quan quản lý nhà nước, khi mà lượng ngoại tệ huy động thời

gian này chỉ tăng vỏn vẹn 0,21%.①

2.2.2 Tác động của đô-la hoá đến điều hành chính sách tiền tệ

Như chúng ta đã biết chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách vĩ mô

quan trọng nhất trong nền kinh tế. Trong đó ba mục tiêu cuối cùng của CSTT

là: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm. Để đạt được ba mục

tiêu này, NHNN phải dùng rất nhiều các công cụ của CSTT tác động để đạt

được mục tiêu. Khi nền kinh tế bị đô-la hoá sẽ hạn chế tính chủ động của

NHNN trong việc thực thi CSTT. NHNN đôi khi phải áp dụng các biện pháp,

các công cụ đi ngược lại cơ chế thị trường như sử dụng các công cụ mang tính

hành chính, thay đổi chính sách tỷ giá, lãi suất.

Cụ thể, để hạn chế tình trạng đô-la hoá tiền gửi trong những năm 2000,

NHNN Việt Nam đã sử dụng một công cụ mang nặng tính hành chính đó là

nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD. Tháng 10/2000

NHNN đã quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ từ 5% lên 8%

nhằm tăng chi phí huy động tiền gửi USD, buộc các NHTM phải hạ lãi suất

huy động. Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất huy động USD của các NHTM vẫn

không giảm. Điều này khiến NHNN buộc phải mạnh tay hơn bằng cách tăng

tỷ lệ dự trữ lên 12%. Chỉ đến lúc đó các NHTM mới chịu hạ lãi suất huy động

USD xuống từ 0,5 – 1%/năm. Tuy nhiên cũng không vì thế mà việc gửi tiết

kiệm bằng USD trở nên kém hấp dẫn hơn so với VND.

Có lẽ vì thế mà NHNN quyết định một lần nữa tăng tỷ lệ dự trữ lên

15% vào năm 2001 mặc dù trong thời điểm này FED vẫn tiếp tục cắt giảm lãi

suất tới lần thứ 4, và mức lãi suất cắt giảm lên tới hơn 2%/năm. Lần này thì sự

tác động thật sự có hiệu quả, các NHTM đồng loạt giảm lãi suất huy động tiền

gửi USD. ① Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn/20090505123456440P0C6/dot-bien-tang-truong-tin-dung.htm

51

Có thể nói rằng biện pháp tăng mạnh dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ

trong thời gian gần đây của NHNN đã góp phần tích cực trong việc làm tăng

sức hấp dẫn của VND, góp phần ngăn chặn sự chuyển dịch từ tiết kiệm VND

sang tiết kiệm USD. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nếu FED không cắt giảm

lãi suất liên tục trong thời gian này thì chưa chắc đã đạt được mục tiêu này.

Mặt khác thế mạnh của công cụ dự trữ bắt buộc không phải là khả năng tác

động đến lãi suất. Việc sử dụng công cụ này cũng có những hạn chế và có thể

có một số tác động tiêu cực. Vì thế về lâu dài, cuộc chiến chống đô-la hoá cần

có những biện pháp kiên quyết và đồng bộ khác.

Ngoài ra, một nhiệm vụ rất quan trọng của NHNN là điều tiết lượng

tiền lưu hành. Thông qua các nghiệp vụ của mình, NHNN sẽ điều tiết lượng

tiền lưu hành. Trong các chính sách về tín dụng, thị trường hối đoái và thị

trường mở thì chính sách hối đoái là kênh điều tiết hữu hiệu nhất. Thông qua

nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, NHNN sẽ chủ động điều tiết lượng tiền phát

hành. Nhưng khi nền kinh tế bị đô-la hoá sẽ bóp méo cung cầu ngoại tệ, tăng

hiện tượng đầu cơ, gây khó khăn cho việc ổn định thị trường hối đoái.

2.2.3 Tác động của đô-la hoá đến người dân

NHNN đã ban hành Pháp lệnh ngoại hối 2005, ở điều 22 quy định hạn

chế sử dụng ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán,

niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực

hiện bằng ngoại hối.” Nhưng các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh vẫn

công khai vi phạm, niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng USD. Điều này sẽ bất

lợi cho người tiêu dùng vì mọi rủi ro về tỷ giá doanh nghiệp sẽ đổ hết lên đầu

người tiêu dùng.

Hiện nay, từ các sản phẩm giá trị như nhà đất, ô tô, xe máy, laptop đến

giá phòng khách sạn, dịch vụ du lịch,... đều được niêm yết bằng USD. Với

cách thức niêm yết giá này, đại đa số người tiêu dùng sẽ bị thiệt. Chưa kể việc

do quản lý không chặt, nên khi tỷ giá VND/USD xuống thấp thì các hãng kinh

52

doanh lại chuyển sang niêm yết bằng VND, khi tỷ giá cao thì niêm yết bằng

USD. Như thế là các doanh nghiệp, hãng kinh doanh đã đẩy hết rủi ro về phía

người tiêu dùng.

Tỷ giá luôn thay đổi từng ngày, từng giờ thế nên khi quy đổi ra tiền

Việt Nam sẽ khiến người tiêu dùng bị thiệt hại nặng. Với những sản phẩm

như nhà đất, ô tô,... khách hàng phải đặt tiền trước khi nhận hàng. Việc đặt

cọc được tính theo tỷ giá ngoại tệ của ngân hàng tại thời điểm đó. Nhưng đến

lúc nhận hàng thì người tiêu dùng nhiều phen ngỡ ngàng khi chủ hàng đòi trả

thêm tiền do tỷ giá tăng lên. Có những cửa hàng chỉ nhận USD, người mua

đành phải mua USD ở ngoài thị trường tự do với giá cao. Hơn nữa việc niêm

yết giá bằng USD làm cho khách hàng khó khăn trong việc mặc cả và tính

toán.

Có nhiều lý do để các đơn vị giải thích cho việc phải niêm yết giá hàng

hoá bằng ngoại tệ. Như các cửa hàng máy tính nhỏ thì cho rằng họ bị các đại

lý bắt thanh toán bằng USD nên khi nhận hàng phải niêm yết giá bằng USD

để tránh bị thiệt. Các hãng xe cho rằng việc niêm yết giá bằng USD là tập

quán lâu nay tại Việt Nam. Cũng có hãng giải thích tỷ giá luôn biến động nên

phải niêm yết bằng USD để khỏi phải thường xuyên điều chỉnh giá bán.

Theo NHNN, những lý do mà các đơn vị trên đưa ra là không hợp lý.

Vì pháp luật đã có quy định rõ ràng, mọi người đều phải tuân thủ pháp luật.

Hơn nữa, Nhà nước đang giảm nhập siêu nên các ngân hàng chỉ ưu tiên các

doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, còn các doanh nghiệp

nhập khẩu hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ nhưng không được niêm

yết, quảng cáo giá sản phẩm bằng ngoại tệ. Về biến động tỷ giá dẫn đến khó

tính toán được giá hàng hoá – dịch vụ, NHNN cho rằng các doanh nghiệp khi

bán hàng hoá ở mức giá nào thì đều đã tính toán mọi yếu tố tác động đến giá

thành sản phẩm, trong đó có cả biến động của tỷ giá chứ không thể viện lý do

này để đẩy mọi rủi ro về phía người tiêu dùng.

53

Việc chấn chỉnh niêm yết giá hàng hoá bằng USD là một cuộc chiến

dai dẳng, kéo dài nhiều năm vẫn chưa kết thúc. Một khi đã có quy định thì các

cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền cần phải xử lý thật nghiêm khắc

các trường hợp vi phạm để làm gương. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng

không nên “tiếp tay” cho các cửa hàng bằng tâm lý sính ngoại, thích tiêu tiền

đô của mình.

2.3. Đánh giá chung về tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam

2.3.1 Đánh giá những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam

Hiện tượng đô-la hoá đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1988, khi

Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế. Tình trạng đô-la hoá đã có những tác động

mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có cả những tác động tích cực

và những tác động tiêu cực.

Mặc dù ít nhưng cũng không thể không kể đến những tác động tích cực

của hiện tượng đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam. Tác động tích cực đầu

tiên phải kể đến đó là đô-la hoá thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa

Việt Nam và các nước trên thế giới. Bởi vì khi sử dụng USD trong giao dịch,

thanh toán sẽ giảm được những chi phí nhất định như: chi phí chênh lệch tỷ

giá mua và tỷ giá bán, chi phí dự phòng rủi ro tỷ giá,... Ngoài ra đô-la hoá tiền

gửi còn giúp ngân hàng có được một khoản ngoại tệ nhất định để mở rộng

hoạt động đối ngoại, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vay ngoại tệ của nền

kinh tế. Điều này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài của chính

phủ Việt Nam.

Bên cạnh đó hiện tượng đô-la hoá cũng gây ra những tác động tiêu cực

đến nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, đô-la hoá làm tăng hiện tượng đầu cơ, bóp méo cung cầu

ngoại tệ và làm cho thị trường ngoại hối trở nên căng thẳng, không ổn định.

Vào những thời điểm căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ tăng

thì mọi người đều đổ xô đi mua ngoại tệ để dự trữ phòng trường hợp VND

54

mất giá, cầu ngoại tệ lớn đột biến tạo điều kiện cho hiện tượng đầu cơ ngoại

tệ. Năm 2008, tỷ giá VND/USD là 15400 thì chỉ vài tháng sau đã tăng lên đến

19500, trong những tháng đầu năm 2010 có lúc tỷ giá VND/USD đã lên đến

19900. NHNN đã phải bơm USD từ dự trữ ngoại hối ra để bình ổn thị trường.

Đối với thị trường ngoại hối còn non trẻ và các công cụ phòng chống rủi ro

còn chưa hoàn thiện như hiện nay thì hiện tượng đô-la hoá là rất nguy hiểm.

Thứ hai, đô-la hoá tiền gửi cao cũng gây nhiều khó khăn cho hệ thống

ngân hàng cũng như sức khoẻ của nền kinh tế. Trong thực tế, khi có những

biến động trên thị trường ngoại hối, đôi khi chỉ do những tin đồn, người dân

đổ xô đi rút tiền gửi USD từ các ngân hàng. Điều này đã đẩy các ngân hàng

vào tình thế bất lợi vì ngân hàng đã dùng nguồn USD huy động được đem cho

vay hoặc đi gửi ở ngân hàng nước ngoài chưa đến hạn thu về. Khi người dân

rút USD ồ ạt thì các ngân hàng rơi vào tình trạng không có khả năng thanh

toán. Lúc này NHNN cũng không thể giúp được nhiều vì NHNN Việt Nam

không có khả năng phát hành USD. Nếu hiện tượng này xảy ra trên diện rộng

thì rất có khả năng sẽ tạo ra chấn động và rất có thể dẫn đến khủng hoảng

ngành ngân hàng.

Thứ ba, đô-la hoá cũng làm cho VND nhạy cảm hơn với các tác động

từ bên ngoài, đồng thời cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự độc lập trong việc

hoạch định các CSTT của NHNN. Do đó đô-la hoá làm giảm hiệu quả điều

hành CSTT của NHNN.

Thứ tư, đô-la hoá cũng khiến cho người dân bị thiệt khi mua hàng hoá,

dịch vụ niêm yết bằng USD. Hiện nay việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ

bằng ngoại tệ đã bị cấm. Tuy nhiên, từ trước đến nay dù được phép hay không

được phép thì hiện tượng này vẫn rất phổ biến ở nước ta. Các cửa hàng niêm

yết giá cả không thống nhất với nhau, đến khi tỷ giá giảm xuống thì lại quay

về niêm yết bằng VND. Bằng cách này các cửa hàng đã đẩy hết rủi ro tỷ giá

về phía người tiêu dùng.

55

2.3.2 Đánh giá những biện pháp mà NHNN đã sử dụng nhằm hạn chế tình

trạng đô-la hoá trong thời gian qua

Để hạn chế tình trạng đô-la hoá nền kinh tế, NHNN đã sử dụng kết hợp

nhiều biện pháp. Có những biện pháp mang lại hiệu quả cao, cũng có những

biện pháp đi ngược lại so với mục đích ban đầu của NHNN. Sau đây tác giả

xin đề cập đến một số biện pháp mà NHNN đã sử dụng:

(i) Nới rộng biên độ dao động tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại hối.

Đây là một trong những biện pháp mà NHNN đã sử dụng để ổn định thị

trường ngoại hối và thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt. Từ năm 2002 đến nay,

NHNN đã 7 lần nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD. Lần đầu tiên vào

01/07/2002 NHNN tăng biên độ tỷ giá từ +/0,1% lên +/0,25%. Lần thứ hai

từ +/0,25% lên +/0,5% vào ngày 31/12/2006. Ngày 24/12/2007 biên độ dao

động đã tăng lên +/0,75%. Động thái này của NHNN nằm trong chủ trương

tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa và hội nhập

kinh tế. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt đòi hỏi các NHTM và các thành

viên tham gia thị trường ngoại hối phải thận trọng hơn trong việc phòng ngừa

rủi ro tỷ giá để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các NHTM nhận định việc nới

rộng biên độ tỷ giá giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc đưa ra tỷ giá

linh hoạt hàng ngày.

Ngày 10/03/2008 biên độ tỷ giá tăng lên +/1%. Chỉ sau đó 3 tháng,

vào ngày 26/06/2008 biên độ lại được nới rộng thêm và ở mức +/2%. Đến

cuối năm vào tháng 11/2008 NHNN lại quyết định tăng biên độ lên tới

+/3%. Như vậy là chỉ trong vòng gần 1 năm, biên độ tỷ giá VND/USD đã

tăng 3 lần. Động thái này của NHNN đã góp phần tạo điều kiện giúp tỷ giá

điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh chính xác hơn tình hình cung – cầu trên thị

trường. Ngoài ra, việc nới rộng biên độ tỷ giá cũng thúc đẩy xuất khẩu, giảm

nhập khẩu, kích thích tiêu dùng hàng hoá trong nước, từ đó thúc đẩy sản xuất,

56

tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc tăng biên độ tỷ giá cùng với hiện

tượng đầu cơ có thể tạo ra niềm tin rằng VND sẽ mất giá. Mà thực tế là trong

những tuần đầu khi có thông tin NHNN sẽ điều chỉnh biên độ tỷ giá thì lượng

cầu USD trên thị trường tự do đã tăng mạnh kéo theo giá USD trên thị trường

USD tăng theo. Như vậy, do việc điều hành, quản lý thị trường chưa chặt chẽ

đã phần nào đi ngược lại mục đích hạn chế đô-la hoá đề ra ban đầu.

Đến tháng 4/2009 NHNN một lần nữa tăng biên độ tỷ giá VND/USD

lên +/5%. Ngày 10/02/2010 NHNN đã quyết định nâng tỷ giá ngoại tệ liên

ngân hàng từ 17.941 lên 18.544 tương đương mức tăng 3,3%. Do đó, các

NHTM có thể tăng giá mua bán USD lên gần sát với tỷ giá trên thị trường tự

do. Quyết định nâng tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng của NHNN Việt Nam

nhằm mục đích bình ổn giá USD, đồng thời ngăn chặn tình trạng ngoại tệ

chảy khỏi hệ thống ngân hàng, góp phần giúp NHNN dễ dàng hơn trong công

tác quản lý

(ii) Phát triển kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát nhằm củng cố niềm tin của

người dân vào VND.

Để đạt được những mục tiêu trên NHNN đã kết hợp thực hiện những

giải pháp sau:

Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. NHNN đã chủ động, linh hoạt

trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị

trường để giảm lãi suất huy động theo hướng thực hiện lãi suất thực

dương.

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.

Thực hiện cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như những khoản đầu

tư không hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian

lận thương mại.

57

Sử dụng các gói kích cầu nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an

sinh xã hội.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt

Nam được quốc tế đánh giá là đã đi đúng hướng và đang đạt được những hiệu

quả đáng kể. Với những nỗ lực trên, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần hồi

phục sau khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát đang được khống chế ở mức an toàn.

(iii) Ban hành Pháp lệnh ngoại hối 2005

Điều 22 – Pháp lệnh ngoại hối 2005 nêu rõ: “Trên lãnh thổ Việt Nam,

mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không

cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín

dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác,

đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.”

Mặc dù bị cấm nhưng những hoạt động như niêm yết, quảng cáo hàng hoá,

dịch vụ bằng ngoại tệ vẫn đang phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân là do các cơ

quan chức năng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, chưa đưa ra những hình

thức xử phạt nghiêm minh.

Mới đây Bộ Công thương đã ra thông tư 11/2009/TT-BCT về việc các

tổ chức, cá nhân phải niêm yết giá hàng hoá bằng VND. Nếu vi phạm thì sẽ bị

xử phạt cao, mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, các Bộ, Ngành

và các cơ quan chức năng cần có biện pháp thanh tra giám sát thường xuyên

hơn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Dần dần nâng cao ý

thức của người dân trong việc chấp hành luật. Làm được như thế thì tình trạng

đô-la hoá ở Việt Nam mới được cải thiện.

(iv) Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ.

Ngày 10/04/2008, Thống đốc NHNN ra quyết định 09/2008/QĐ-

NHNN về việc cho vay ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng là người

cư trú. Theo đó, đối tượng được phép vay vốn bằng ngoại tệ đã được thu hẹp

58

lại chỉ còn 3 đối tượng: phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; thanh

toán nợ nước ngoài; phục vụ nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quyết định này đã làm giảm áp lực huy động vốn bằng ngoại tệ của các

NHTM, đồng thời cũng làm giảm dư nợ cho vay ngoại tệ. Đây là chính sách

đúng đắn, góp phần hạn chế tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

(v) Giảm lãi suất tiền gửi USD, tăng lãi suất tiền gửi VND.

Ngày 10/02/2010 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số

03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các

tổ chức kinh tế tại các TCTD là 1%/năm. Mục đích của NHNN nhằm cân đối

hài hoà cung – cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ

và góp phần kiểm soát nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD đối với các tổ chức

kinh tế cũng nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ

nhưng không bán lại cho ngân hàng mà giữ lại với kỳ vọng giá USD tăng.

Việc găm giữ USD đã gián tiếp đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng cao,

khiến cho tình trạng đô-la hoá càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất tiền gửi bằng USD xuống 1%/năm còn

làm tăng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi bằng USD và lãi suất tiền gửi bằng

VND. Đây là động lực thúc đẩy các cá nhân, tổ chức chuyển sang vay vốn

bằng VND, góp phần cải thiện tình trạng đô-la hoá ở Việt Nam.

Tóm lại, những biện pháp trên đã có những hiệu quả nhất định trong

việc cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam, tuy nhiên tình trạng này vẫn

chưa được giải quyết đúng mức. Việc đánh giá những biện pháp NHNN đã

thực hiện trong thời gian qua chính là cơ sở để tác giả đưa ra những định

hướng và giải pháp cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam ở chương III.

2.4 Nhận xét chung

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, bản thân đồng nội

tệ có nhiều sự biến động giá trị và khó có thể tránh khỏi hiện tượng đô-la hoá.

59

Kết quả khảo sát trong giai đoạn từ 1998 đến nay cho thấy, tính chuyển đổi

của đồng tiền Việt Nam vẫn thấp và hiện tượng đô-la hoá chưa được khắc

phục một cách cơ bản. Những năm đầu mới mở cửa, mức độ đô-la hoá rất

cao, tỷ lệ có lúc lên đến 41,2%. Giai đoạn từ sau khủng hoảng khu vực đến

nay, sau một thời gian tỷ lệ này ổn định ở mức tương đối thấp khoảng 20%.

Những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên do đồng USD trên thế

giới có tính hấp dẫn cao, trong khi chênh lệch lãi suất tiền gửi có lợi cho giữ

ngoại tệ.

Theo NHNN thì mức độ đô-la hoá ở Việt Nam hiện nay đang ở mức

trên 21%, cao hơn nhiều so với 9% ở Trung Quốc và 1% ở Thái Lan. NHNN

đang tích cực giảm tình trạng này xuống và mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ đô-la

hoá giảm xuống còn 15%.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng khó có thể khẳng định rõ ràng

đô-la hoá là tốt hay xấu. Xét về lý thuyết kinh điển thì đô-la hoá tạo ra tâm lý

hai đồng tiền trong một nền kinh tế. Nhưng mặt khác nó giúp tăng cung ngoại

tệ, giảm áp lực lạm phát hoặc làm chỗ dựa cho nền kinh tế khi đồng bản tệ

quá suy yếu.

Việc đánh giá tình trạng đô-la hoá theo tỷ lệ FCD/M2 được đánh giá là

khá chính xác ở những nước mà phần lớn giao dịch, thanh toán đều thực hiện

qua hệ thống ngân hàng. Còn ở Việt Nam, nơi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt vẫn

còn rất lớn thì tỷ lệ FCD/M2 không phản ánh chính xác thực trạng đô-la hoá

trong toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi hạn chế đô-la

hoá bằng cách kiềm chế lượng tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng. Tâm lý thích

dùng tiền mặt vẫn ăn sâu trong dân chúng, nếu hạn chế gửi ngoại tệ vào ngân

hàng thì người dân sẽ cất trữ trong nhà. Vì thế, thà để người dân gửi ngoại tệ

vào hệ thống ngân hàng để Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Các con số liên quan đến tỷ lệ đô-la hoá cũng không nói lên tất cả,

21% cũng dễ dàng tăng lên 30 – 40%, nhất là khi nền kinh tế đang trong thời

60

kỳ lạm phát cao, và người dân ngày càng ưa chuộng USD. Nhưng nếu ép đưa

tỷ lệ này xuống 15%, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các NHTM sẽ

phải giảm lãi suất USD dẫn đến khó huy động được nguồn vốn ngoại tệ.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng cho rằng cần cân nhắc

kỹ lưỡng khi áp dụng các chính sách hạn chế đô-la hoá bởi nó có thể ảnh

hưởng đến khả năng thu hút nguồn ngoại tệ. Theo ông lượng tiền gửi ngoại tệ

tăng phản ánh sự tin tưởng của người dân vào hệ thống ngân hàng, đồng thời

giảm bớt lượng ngoại tệ lưu thông bên ngoài. Hơn nữa, tỷ lệ FCD/M2 đạt trên

20% tuy có cao so với các nước khác nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định cho hệ

thống tiền tệ cũng như đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là kinh tế

đối ngoại.

Nhưng dù nói thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận được những tác

động tiêu cực của đô-la hoá đến nền kinh tế nước ta. Vì thế NHNN phải có

biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp và cả

người dân để giảm tình trạng đô-la hoá xuống mức vừa phải, hạn chế mặt tiêu

cực đồng thời phát huy mặt tích cực của đô-la hoá.

61

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG

VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG

ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

3.1.1 Định hướng hình thành một đồng tiền chung khu vực ASEAN

Trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hàng loạt đồng tiền

các nước khu vực Đông Á bị mất giá trầm trọng so với đồng đô-la Mỹ. Các

quốc gia trong khu vực ASEAN bị tình trạng đô-la hoá ảnh hưởng không tốt

đến quá trình phát triển nền kinh tế. Đã có nhiều ý tưởng tính đến việc hình

thành một đồng tiền chung của khu vực ASEAN nhưng đến nay vẫn chưa

thực hiện được. Có thể trong thời điểm sắp tới, khi các nền kinh tế khu vực

ASEAN phát triển lớn mạnh hơn thì ý tưởng này có thể sớm được thực hiện.

Ngày 01/01/1999 cả thế giới chứng kiến sự ra đời của đồng tiền chung

EURO của liên minh Châu Âu. Đồng EURO là đứa con chung được sinh ra từ

những nền kinh tế hùng mạnh của các nước thuộc liên minh Châu Âu. Việc

hình thành đồng tiền chung của khối ASEAN sẽ gặp phải nhiều khó khăn vì

các nước thuộc khu vực này đều là những quốc gia đang phát triển, chưa thực

sự có tiếng nói trên thị trường thế giới, nguồn lực kinh tế chưa đủ mạnh và rất

nhạy cảm đối với những biến động của thị trường thế giới và chưa đủ sức

chống lại những tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy để có

được một đồng tiền chung của khu vực ASEAN để cùng nhau liên kết chống

lại sự mất giá của đồng tiền này và khắc phục được tình trạng đô-la hoá thì

còn là một vấn đề cần được bàn tới nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, một cách khách quan chúng ta có thể nhận thấy những mặt

tích cực và tồn tại của một đồng tiền chung trong khu vực:

62

Đầu tiên là lợi ích của việc sử dụng một đồng tiền chung trong giao

dịch thương mại giữa các nước trong khu vực. Đó là sự giảm bớt chi

phí giao dịch và tránh được rủi ro về tỷ giá.

Theo nhận định của các nhà kinh tế thì trong thời gian tới khu vực

Đông Nam Á sẽ là khu vực kinh tế năng động và phát triển mạnh. Vì

thế sự xuất hiện của đồng tiền chung sẽ tạo nên sự tương đồng cho sự

phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Đồng thời nó còn tạo nên

sự liên kết chặt chẽ giữa các nước không chỉ ở lĩnh vực kinh tế - xã hội

mà cả về lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những lợi ích khi

sử dụng đồng tiền chung thì nó cũng có những mặt hạn chế. Đó là khi

xảy ra biến động ở một nước thì lập tức sẽ gây ra phản ứng dây chuyền,

lan toả sang các nước còn lại. Khi một quốc gia phải đối mặt với các cú

sốc kinh tế thì chi phí của việc chấp nhận một đồng tiền chung tăng cao

và chính điều này làm tăng sự hấp dẫn của một chính sách tiền tệ và tỷ

giá hối đoái độc lập được xây dựng trên cơ sở của một đồng bản tệ duy

nhất. Vì thế hậu quả của chính sách này sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia

trong khu vực. Đây có thể nói là rào cản lớn nhất khi muốn hình thành

một đồng tiền chung.

3.1.2 Định hướng về hoạt động của hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc ổn

định và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện chức năng tập trung vốn

cho nền kinh tế, làm trung gian thanh toán và quản lý phương tiện thanh toán

đồng thời đảm nhiệm chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân

hàng hai cấp. Chính vì thế muốn nền kinh tế phát triển và giảm thiểu được

tình trạng đô-la hoá thì điều đặc biệt quan trọng là quan tâm đến việc phát

triển hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sau đây là một số định hướng cho

ngành ngân hàng trong thời gian tới:

63

Thứ nhất, cùng với cả nước thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tích

cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam

nhất là trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này tạo cơ hội để phát triển

nhanh và bền vững của hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như nền kinh tế

Việt Nam nói chung.

Đối với NHNN, hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực và

hiệu quả điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát

tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theo nguyên tắc thị trường. Hội nhập cũng là cơ hội để

NHNN tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế

về chính sách tiền tệ, trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế

biến động của thị trường tài chính trong nước và đảm bảo an toàn cho hệ

thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động

an toàn và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả

của chính sách tiền tệ.

Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống

pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính,

loại bỏ các biện pháp bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong

nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính

phủ.

Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước,

khung pháp lý sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự

hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị

phần giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn.

Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường

tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng

vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các

ngân hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh

64

hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi

nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, từng bước chuyển từ việc sử dụng các công cụ chính sách tiền

tệ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp, mang tính thị trường nhiều hơn. Để thị

trường tự điều tiết quan hệ cung – cầu. Bên cạnh đó cần hiện đại hoá cơ sở vật

chất và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, đuổi kịp sự phát triển của thế giới.

Thứ ba, cần xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ trình độ, nghiệp

vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để có thể đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ

của ngành trong thời đại mới.

3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN trong vấn đề

đô-la hoá rất rõ ràng: “xoá bỏ đô-la hoá trong nền kinh tế nước ta phải được

thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát

triển của đất nước. Phải thực hiện bằng nhiều giải pháp, vừa kinh tế vừa hành

chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình

thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau để

nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền

tệ.” Thực hiện triệt để nguyên tắc “trên lãnh thổ Việt Nam mọi giao dịch,

thanh toán phải được thực hiện bằng tiền Việt Nam.”

Việc xoá bỏ đô-la hoá không thể theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ

định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút

nguồn ngoại tệ trong dân vào hệ thống ngân hàng, từ đó đầu tư cho các dự án

phát triển kinh tế - xã hội. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò

chủ động để điều chỉnh hiện tượng đô-la hoá. Phải có những biện pháp hành

chính, kinh tế, giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô-la hoá,

nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền

tệ. Chúng ta không thể sử dụng các biện pháp hành chính cứng nhắc như đã

từng áp dụng trước đây như: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều

65

hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi

ngoại tệ,... Những biện pháp hành chính này qua thực tiễn chứng tỏ là đã gây

khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp. Hơn nữa lại hạn chế nguồn

kiều hối chuyển về nước, không phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và

quốc tế. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp mang tính tổng thể để

cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

3.2.1 Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và có tác

động trực tiếp đến việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ

và đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách ngoại hối là một bộ

phận của chính sách tiền tệ và góp phần thực hiện các mục tiêu như: ổn định

tiền tệ, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước

ngoài, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Tình trạng đô-la hoá trên thị trường tài chính Việt Nam đang phổ biến

trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán,

trao đổi và chức năng tín dụng qua NHTM. Điều này đã tạo môi trường cho

hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ.

Vì thế để cải thiện tình trạng đô-la hoá ở nước ta, trước hết cần có

chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ và phù hợp.

Về quan điểm chính sách, cần đối xử với đô-la như đối xử với một loại

hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các

chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên cố neo

tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua

của đồng USD so với các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất

trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay

đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại

hối có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.

66

Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng

ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán

hàng hoá, dịch vụ trong nước bằng ngoại tệ thì ở Việt Nam hiện tượng này

vẫn phổ biến.

Đã có thời gian, nhiều NHTM có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD,

biểu hiện qua hiện tượng “thiếu tiền, thừa vốn’. Do lãi suất huy động ngoại tệ

tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng tiền gửi

ngoại tệ tăng, trong khi đó lượng tiền mặt ngoại tệ để “mua đứt bán đoạn” lại

khan hiếm.

Tại Việt Nam tình trạng đô-la hoá đang ở mức cao, nên khi lạm phát

bùng nổ thì ngoại tệ lên ngôi ngay cả khi nó đang bị mất giá ở ngay chính quê

hương của nó và khắp các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó thì tại Việt

Nam các cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết, thu tiền bán

hàng bằng USD và từ chối thanh toán bằng nội tệ. Do đó cần sử dụng cơ chế

“mua đứt bán đoạn” thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ. Đồng thời cần phải tạo

cơ chế cho phát triển mạnh thị trường ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt

chẽ các hoạt động đô-la hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh

các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ

trước những biến động rủi ro về tỷ giá.

Cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc thanh tra,

kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi

hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Phải xử lý nghiêm các trường hợp

vi phạm.

Về chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường

ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo quy luật

của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý,

lưu giữ tại NHNN. Bên cạnh đó, cần hình thành Quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia

67

để NHNN có thể bơm tăng hoặc giảm ngoại tệ ra thị trường khi thị trường

biến động, giúp điều tiết thị trường ổn định hơn.

Nếu thực hiện đúng các nội dung trên thì thị trường ngoại tệ Việt Nam

sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung –

cầu trên thị trường.

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam

Ngày 04/07/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết

định số 98/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng

tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô-la hoá trong nền kinh tế. Đề án thực

hiện các mục tiêu: tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng

cơ chế để VND tham gia thanh toán xuất nhập khẩu; tiếp tục tự do hoá có lựa

chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ

nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá ở nước ta chính

là đồng nội tệ có tính chuyển đổi thấp. Vì thế quá trình nâng cao tính chuyển

đổi của VND cũng chính là quá trình khắc phục tình trạng đô-la hoá. Để thực

hiện được mục tiêu này cần phải đảm bảo ổn định tương đối giá trị của VND,

kiểm soát được lạm phát. Xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo của NHNN để

định hướng lãi suất thị trường. Bên cạnh đó cần chú trọng đến việc phối hợp

giữa chính sách tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi tức giữa việc nắm giữ VND và

ngoại tệ.

Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối ổn định theo một “rổ tiền

tệ” bao gồm các ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY, CNY,... Các đồng tiền

này tham gia vào “rổ tiền tệ” theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư với

Việt Nam. Việc xác định tỷ giá như trên sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của VND vào

USD và phản ánh chính xác hơn quan hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở

có tính đến xu hướng biến động các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn.

Đồng thời thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước

68

ngoài. Thực hiện 5 bước để tăng thêm tính linh hoạt của tỷ giá đó là: tự do

hoá việc chuyển đổi giữa các ngoại tệ mạnh; tự do hoá các điểm kỳ hạn; cho

phép áp dụng nghiệp vụ quyền chọn giữa VND với ngoại tệ; nới rộng dần

biên độ tỷ giá giao ngay; tự do hoá mức phí trong nghiệp vụ quyền chọn giữa

VND và ngoại tệ.

Ngoài ra đề án cũng đưa ra một lộ trình cụ thể đến năm 2010 nhằm

nâng cao tính chuyển đổi của VND với các mục tiêu như sau: đổi mới chính

sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá nhiều hơn. Trong giao dịch vãng

lai, xoá bỏ hạn mức tuyệt đối trên một số khoản chuyển tiền vãng lai của cá

nhân ra nước ngoài; xoá bỏ hạn mức tuyệt đối đối với việc thoái hối của

người không cư trú,... Còn trong giao dịch vốn, xoá bỏ quy định doanh nghiệp

Nhà nước muốn vay vốn nước ngoài phải có ý kiến của NHNN, nghiên cứu

khả năng doanh nghiệp Việt Nam là người cư trú vay nước ngoài bằng VND.

Bên cạnh đó là việc xoá bỏ hàng loạt các biện pháp quản lý việc sử

dụng ngoại tệ trong nước như: xoá bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy

phép lập bàn thu đổi ngoại tệ, chuyển sang kinh doanh có điều kiện; xoá bỏ

chế độ thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ tại Việt Nam; thu hẹp đối tượng

được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay phục vụ xuất khẩu; tiếp tục thu hút ngoại

tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển

dần quan hệ huy động - cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức tín

dụng sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi của VND, Bộ Tài

chính có nhiệm vụ áp dụng các biện pháp để phát triển thị trường vốn bằng

VND. Bộ Thương mại phối hợp với NHNN tạo điều kiện cho VND tham gia

quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu, giảm và tiến tới xoá bỏ danh mục ưu tiên

bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu trên cơ sở đảm bảo đáp ứng

đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến tới thực hiện

kế hoạch cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn

69

đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, giảm và tiến tới xoá bỏ các quy định về cân đối

ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.3 Giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ

Một lý do khiến cho người dân không thích sử dụng VND trong các

giao dịch lớn là do tính cồng kềnh, bất tiện của nó. Chính vì thế, để giảm tình

trạng đô-la hoá một cách hiệu quả thì chúng ta cần tích cực hơn trong việc cơ

cấu lại mệnh giá của VND để thuận tiện hơn trong các giao dịch thường ngày

cũng như các giao dịch lớn. Bên cạnh đó cũng cần phát triển mạnh dịch vụ

ngân hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh tuyên truyền

việc sử dụng thẻ, kể cả thẻ quốc tế. Một khi hệ thống thanh toán thuận tiện và

nhanh chóng, người dân sẽ lựa chọn sử dụng VND trong thanh toán nhiều

hơn.

Về phía các ngân hàng, cần thực hiện nghiêm quy định chỉ cho vay

USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả

bằng đồng USD. Còn tất cả các doanh nghiệp trong nước khác khi vay vốn tại

các NHTM trong nước đều thực hiện bằng VND. Trong trường hợp cần ngoại

tệ để thanh toán với quốc tế thì mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái để thanh

toán.

Cần có quy định rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là hợp pháp

khi ngoại tệ được chuyển từ nước ngoài vào thông qua kiều hối, quà tặng, quà

biếu hay nhận lãi cổ tức từ nước ngoài chuyển về thông qua hệ thống ngân

hàng. Nghiêm cấm việc sở hữu ngoại tệ có nguồn gốc không hợp pháp, không

cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ngoài thị

trường tự do, rồi biến thành sở hữu riêng. Điều này làm cho Nhà nước khó

khăn trong việc kiểm soát, quản lý lượng ngoại tệ trong dân cư.

Đồng thời, NHNN cần sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như:

chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc,... để tác động đến thị trường nhằm làm

cho VND trở nên hấp dẫn hơn so với USD qua đó hạn chế xu hướng chuyển

70

đổi từ VND sang USD. Trong điều kiện hiện nay, khi lãi suất cơ bản không

đổi, NHNN có thể thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái

chiết khấu nhằm phát tín hiệu để các NHTM tăng lãi suất huy động VND. Từ

đó người dân thấy việc giữ VND có lợi hơn sẽ tự động chuyển sang tiết kiệm

bằng VND.

3.2.4 Thực hiện tốt chủ trương “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng

tiền Việt Nam”

Các cơ quan chức năng cần giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định

“mọi giao dịch, thanh toán, quảng cáo, niêm yết hàng hoá không được thực

hiện bằng ngoại tệ”. Cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hiện nay

mức phạt cao nhất đối với các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm là 30 triệu

đồng.

Cần có các quy định về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân như sau:

Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản

cũng không được phép, trừ trường hợp duy nhất là trả chuyển khoản

cho các tổ chức kinh doanh được NHNN cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.

Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối,

tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động,... bằng ngoại tệ tiền mặt

theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Thay vào đó là chi trả thông qua tài

khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc bằng VND.

Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại NHTM chỉ rút ra bằng tiền mặt

ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa ra nước ngoài phục vụ nhu cầu du

lịch, chữa bệnh, du học,...

Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ

tình hình buôn lậu. Hạn chế tối đa việc lưu thông và sử dụng USD.

3.3 Một số đề xuất

Thứ nhất, NHNN cần chấn chỉnh lại hoạt động mua bán ngoại tệ,

không thể để việc mua bán diễn ra tràn lan như hiện nay. Hạn chế tối đa hoạt

71

động của thị trường tự do. Mặc dù rất khó thực hiện, nhưng cũng phải từng

bước hoàn thành. Vừa qua NHNN đã tăng tỷ giá liên ngân hàng lên 18.544.

Động thái này của NHNN đã rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá mua bán ngoại

tệ trong hệ thống NHTM và thị trường tự do. Đây cũng là một bước tiến quan

trọng trong tiến trình chống đô-la hoá. Tuy nhiên, về lâu dài NHNN phải tiến

tới thiết lập một tỷ giá duy nhất, tức là không còn sự chênh lệch giữa tỷ giá ở

ngân hàng và thị trường tự do. Từ đó giúp cho Nhà nước dễ dàng trong quản

lý và kiểm soát thị trường, đưa ra các chính sách tiền tệ hiệu quả.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng

hấp thụ được số vốn ngoại tệ có trong dân. Thông qua các biện pháp như thúc

đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự

giữa các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ,

kể cả tài chính – ngân hàng. Ngoài ra, cần mở rộng các dự án đầu tư của

Chính phủ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế. Từng bước

phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá

các danh mục đầu tư nước ngoài. Thay vì phát hành trái phiếu ngoại tệ ở nước

ngoài thì Nhà nước nên phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước nhằm huy

động vốn ngoại tệ ở trong dân.

Thứ ba, NHNN tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái VND/USD phù

hợp với hiện nay và thời gian tới theo cơ chế “thả nổi có quản lý” một cách

linh hoạt để vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam

vừa cải thiện quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại tệ, góp phần tăng dự

trữ ngoại tệ quốc gia. Đứng từ góc độ người quản lý, NHNN phải củng cố tiến

tới hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng, xác định tỷ giá liên ngân hàng

dựa trên quan hệ cung – cầu trên thị trường. Trong mọi trường hợp tránh phá

giá VND. Bởi vì những lợi ích từ hoạt động xuất khẩu do phá giá đem lại chỉ

là lợi ích tạm thời. Nguy hiểm hơn cả là nó làm hạn chế sự cạnh tranh đồng

thời làm giảm lòng tin của người dân vào đồng nội tệ. Người tiêu dùng và khu

72

vực sản xuất sẽ chịu sức ép tăng giá. Đó là chưa kể đến việc làm tăng gánh

nặng nợ nước ngoài của quốc gia và các doanh nghiệp. Vì thế, việc giữ cho

đồng nội tệ luôn ổn định là một biện pháp then chốt trong việc tăng niềm tin

của người dân vào VND cũng chính là giải pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng

đô-la hoá.

73

KẾT LUẬN

Tóm lại, cần nhận định rõ đô-la hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với

một quốc gia có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền

kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam.

Như đã nói ở trên, biện pháp cơ bản để cải thiện tình trạng đô-la hoá là

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, củng cố sự vững mạnh của hệ thống

ngân hàng, qua đó củng cố lòng tin của người dân vào đồng nội tệ. Để thực

hiện được các mục tiêu này, NHNN cần phải có những chính sách tiền tệ linh

hoạt, thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân

hàng, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá dịch vụ thanh toán.

Đồng thời hỗ trợ các NHTM trong việc đa dạng hoá các công cụ bảo hiểm

chống rủi ro trên thị trường ngoại hối. Mặt khác, NHNN cần tiếp tục tăng

cường củng cố nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia để tăng tiềm lực tiền tệ và tài

chính của quốc gia.

Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã giải quyết được ba vấn đề lớn

đặt ra ở phần mở đầu đó là:

Làm rõ lý thuyết tổng quan về đô-la hoá.

Đánh giá được thực trạng tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời

gian qua và những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam.

Đưa ra hệ thống những định hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình

trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

Cuối cùng, xoá bỏ đô-la hoá không phải là phủ định tất cả vì cũng

giống như lạm phát, nó cũng có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực. Vì

thế phải duy trì ở mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy sự phát triển của

kinh tế.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Frederic S. Mishkin – Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - NXB

Khoa học và kỹ thuật, 2001.

2. Nguyễn Văn Tiến – Lý thuyết tiền tệ, NXB Thống kê, 2007

3. Song Hong Bing – Chiến tranh tiền tệ, NXB Trẻ, 2009

4. Chiến tranh lạm phát, NXB Lao động, 2009

5. Tạp chí Ngân hàng

6. Tạp chí Kinh tế

7. Tạp chí Phát triển Kinh tế

8. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam

9. Báo cáo của IMF: Vietnam Statistical Appendix 2007

10. Các bài báo về đô-la hoá trên các báo điện tử

- Diễn đàn cao học kinh tế: http://www.caohockinhte.info/forum

- Báo điện tử của Trung ương hội khuyến học Việt Nam:

http://www.dantri.com.vn

http://www.saga.vn

- Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn

- Website của NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

Tài liệu tiếng Anh

11. Neil R. Ericsson & Steven B. Kamin - Dollarization in Argentina.

12. Michael Goujon - University of Auvergne - Fighting inflation in a

dollarized economy: the case of Vietnam.

13. Reem Heakal - Dollarization Explained

http://www.investopedia.com/articles/04/082504

75

14. Andreas Hauskrecht - Kelley School of Business, India University -

Dollarization in Vietnam.

15. David Altig & Owen Hampage - Federal Reserve Bank of Cleveland -

Dollarization - The case of Argentina.

16. Anne-Marie Gulde, David Hoelscher, Alain Ize, David Marston,

Gianni De Nicoló - Financial Stability in Dollarized Economies, IMF,

2004.

17. Kiwon Kang - Is Dollarization Good for Cambodia?

18. Jayant Menon - Asian Development Bank - Cambodia’s Persistent

Dollarization – Causes & Policy options.

19. Kurt Schuler - Basics of Dollarization.

20. Wantanabe Shinichi - International University of Japan - De facto

dollarization and its effect on finacial development and economic

growth of Cambodia, Laos PDR and Vietnam.