1 MỞ ĐẦU 1.Xuất xứ của dự án 1.1. Thông tin chung về Dự án ...

420
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3) CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 1 MỞ ĐẦU 1.Xuất xứ của dự án 1.1. Thông tin chung về Dự án Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Trong quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Với lợi thế về vị trí địa lý là nằm giữa ba thành phố lớn Hà Nội, Hải Dương và Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và là một trong hai tỉnh Bắc Bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi, biển, Hưng Yên ngày càng phát triển về kinh tế. …… Sumitomo là một trong những Tập đoàn thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn bao gồm các ngành: tài chính ngân hàng, sắt thép, thông tin, thiết bị toàn bộ, hóa học, dầu khí, đầu tư .... Đầu tư xây dựng và phát triển các Khu Công Nghiệp (KCN) là một lĩnh vực đang được Tập đoàn phát triển tại Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn Sumitomo đã đầu tư xây dựng thành công các KCN ở Việt Nam gồm KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội, KCN Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên và KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty TNHH KCN Thăng Long II (Công ty TLIPII) là chủ đầu tư của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) tại tỉnh Hưng Yên. Công ty TLIPII đã được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư số 052 02 2 000 007 lần đầu ngày 17/11/2006 và thay đổi lần thứ 8 ngày 10/9/2014 và Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (sửa đổi lần thứ 10 nội dung đăng ký kinh doanh của Giấy chứng nhận Đầu tư) ngày 26/12/2019. KCN Thăng Long II có tổng diện tích 345,2 ha nằm tại huyện Mỹ Hào và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên gồm KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) diện tích 219,6 ha và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) diện tích 125,6 ha. Tính tới thời điểm nay, KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã lấp đầy 100% trong khi nhu cầu thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh từ các đối tác ngày càng tăng nên Công ty TLIPII đã quyết định lập Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)” tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (gọi tắt là Dự án). Ngày 25/12/2020, KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) đã được Thủ tướng Chính Phủ chấp nhận bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 tại văn

Transcript of 1 MỞ ĐẦU 1.Xuất xứ của dự án 1.1. Thông tin chung về Dự án ...

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

1

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về Dự án

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trung

tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội 54 km về

phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Trong quy

hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng Thủ đô

Hà Nội. Với lợi thế về vị trí địa lý là nằm giữa ba thành phố lớn Hà Nội, Hải

Dương và Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và là một

trong hai tỉnh Bắc Bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi, biển,

Hưng Yên ngày càng phát triển về kinh tế. ……

Sumitomo là một trong những Tập đoàn thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Lĩnh

vực hoạt động của Tập đoàn bao gồm các ngành: tài chính ngân hàng, sắt thép,

thông tin, thiết bị toàn bộ, hóa học, dầu khí, đầu tư .... Đầu tư xây dựng và phát

triển các Khu Công Nghiệp (KCN) là một lĩnh vực đang được Tập đoàn phát

triển tại Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn Sumitomo đã đầu tư xây

dựng thành công các KCN ở Việt Nam gồm KCN Thăng Long, huyện Đông

Anh, Hà Nội, KCN Thăng Long II, tỉnh Hưng Yên và KCN Thăng Long Vĩnh

Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Công ty TNHH KCN Thăng Long II (Công ty TLIPII) là chủ đầu tư của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) tại tỉnh Hưng

Yên. Công ty TLIPII đã được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư số 052 02 2 000 007 lần đầu ngày 17/11/2006

và thay đổi lần thứ 8 ngày 10/9/2014 và Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng

nhận Đăng ký Doanh nghiệp (sửa đổi lần thứ 10 nội dung đăng ký kinh doanh

của Giấy chứng nhận Đầu tư) ngày 26/12/2019. KCN Thăng Long II có tổng

diện tích 345,2 ha nằm tại huyện Mỹ Hào và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên gồm

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) diện tích 219,6 ha và KCN Thăng Long II (giai

đoạn 2) diện tích 125,6 ha. Tính tới thời điểm nay, KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã lấp đầy 100% trong khi nhu cầu

thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh từ các đối tác ngày càng tăng nên

Công ty TLIPII đã quyết định lập Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng

khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)” tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh

Hưng Yên (gọi tắt là Dự án). Ngày 25/12/2020, KCN Thăng Long II mở rộng

(giai đoạn 3) đã được Thủ tướng Chính Phủ chấp nhận bổ sung vào Quy hoạch

phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 tại văn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

2

bản số 1837/TTg-CN. Ngày 13 tháng 9 năm 2021, Khu công nghiệp Thăng

Long II mở rộng (giai đoạn 3) đã nhận được Quyết định số 2157/QĐ-UBND về

việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Thăng Long II mở

rộng (giai đoạn 3), tỷ lệ 1/2.000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Công ty

TNHH KCN Thăng Long II được công nhận là chủ đầu tư KCN Thăng Long II

mở rộng (giai đoạn 3) theo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2022

về việc chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu

công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3), tỉnh Hưng Yên.

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được mở rộng về phía Đông của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2). Sau khi KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)

hoàn thành xây dựng và đi vào vận hành, KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ sử

dụng chung khu nhà điều hành, trạm xử lý nước cấp và các công trình bảo vệ môi

trường (trạm xử lý nước thải tập trung, kho chứa chất thải nguy hại, khu vực lưu

giữ bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung) của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) cùng với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2). Trạm xử lý nước

thải tập trung (XLNT TT) hiện hữu có tổng công suất 15.000 m3/ngày.đêm nằm

trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã được xây

dựng theo đúng báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1) và đã được xác nhận hoàn thành bởi Bộ tài nguyên và môi trường. Đối

với KCN Thăng Long II (giai đoạn 2), theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt cho

KCN Thăng Long II (giai đoạn 2), nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II

(giai đoạn 2) là 10.000 m3/ngày.đêm được xử lý cùng với nước thải phát sinh từ

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) tại trạm XLNT TT 15.000 m3/ngày.đêm của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và trạm này sẽ được nâng công suất bổ sung

thêm là 10.000 m3/ngày.đêm chia làm 02 đơn nguyên là 5.000 m3/ngày.đêm/đơn

nguyên khi công suất xử lý của trạm XLNT TT KCN Thăng Long II (giai đoạn

1) đạt 70% công suất thiết kế. Tuy nhiên, do hiện nay, lượng nước thải phát sinh

từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

khoảng 8.000 m3/ngày.đêm tới 9.000 m3/ngày.đêm nên chưa xây dựng bổ sung

trạm XLNT TT theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 2).

Tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020,

Nghị định 08/2022/NĐ – CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 và Thông tư số

02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo

vệ môi trường, Công ty TLIPII đã phối hợp với Công ty TNHH Môi trường và

Xây dựng Hà Nội – ECO (ECO) lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

3

(ĐTM) Dự án:“Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng

Long II mở rộng (giai đoạn 3)” (gọi tắt là Dự án) tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Lượng nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là 8.000

m3/ngày.đêm cùng với lượng nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và 2) được xử lý tại trạm XLNT TT hiện hữu 15.000 m3/ngày.đêm nằm

trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và sẽ được nâng

công suất bổ sung thêm là 18.000 m3/ngày.đêm (10.000 m3 nước thải của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 2) và 8.000 m3 nước thải của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3) chia làm 02 đơn nguyên là 9.000 m3/ngày.đêm/đơn nguyên theo lượng

nước thải cần xử lý. Như vậy, báo cáo ĐTM được lập cho Dự án có tổng diện

tích 525,7 ha gồm 219,6 ha của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và 125,6 ha

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) và 180,5 ha của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3) nằm trên địa bàn huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Là dự án hạ tầng khu công nghiệp thuộc nhóm A theo tiêu chí quy định của pháp

luật về đầu tư công và là dự án đầu tư nhóm I quy định tại điểm a, khoản 3 Điều

28 Luật bảo vệ môi trường thuộc phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên căn

cứ theo điều 35 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, báo cáo ĐTM Dự án

sẽ được trình Bộ tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt.

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Theo điều 31 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 26 tháng 11 năm 2014, chủ

trương đầu tư Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) đã nhận được Quyết định chủ trương

đầu tư số 166/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2022.

1.3.Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 3) thuộc xã Xuân Dục, Hưng Long và

các phường Dị Sử, Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên có ranh giới

như sau:

- Phía Bắc: giáp Khu công nghiệp Thăng Long II - Giai đoạn 2, đất sản xuất nông

ngiệp và nghĩa trang nhân dân phường Phùng Chí Kiên.

- Phía Nam: giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Hưng Long và phường Dị Sử; giáp

nghĩa trang nhân dân xã Hưng Long và nhà máy Việt Hào; giáp đường quy hoạch

69m. giáp đường quy hoạch 69m.

- Phía Đông: giáp đường tỉnh 387, nhà máy Đài Việt và Công ty giống lợn miền

Bắc.

- Phía Tây: giáp kênh Hồ Chí Minh, kênh Trần Thành Ngọ, đường quy hoạch

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

4

24m và ranh giới TLIPII – Giai đoạn 2.

Dự án có mối quan hệ với các dự án khác, các quy hoạch có liên quan trong vùng

là:

Mối quan hệ của Dự án với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội

tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Dự án phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên

đến năm 2020 theo Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng

Chính Phủ và Nghị quyết số 217/NQ-HĐND ngày 13/12/2010:

-Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất

lượng và sức cạnh tranh; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao,

hiện đại và phát triển có chọn lọc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tác,

công nghiệp phụ trợ, bảo đảm có giá trị gia tăng cao; xây dựng các trung tâm

công nghiệp công nghệ cao gắn với các ngành nông nghiệp và dịch vụ của địa

phương trên cơ sở quy hoạch công nghiệp của cả vùng;

-Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thiện đồng bộ và có chất lượng hạ tầng

của khu công nghiệp; gắn kết chặt chẽ với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng

nghề và dịch vụ, du lịch; điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống khu, cụm công

nghiệp, bảo đảm đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ

sở dạy nghề và các công trình hạ tầng xã hội. Đồng thời tạo môi trường kinh

doanh thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đso

ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực và công nghệ cao

Mối quan hệ của Dự án với Quy hoạch sử dụng đất

oDự án phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:

- Tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ phê duyệt điều

chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

(2016-2020), chỉ tiêu đất phát triển KCN tỉnh Hưng Yên là 4.882 ha. Hiện nay đã

10 KCN đã đưa vào quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020, với

diện tích là 2.481,45 ha

-Theo đề án quy hoạch KCN và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt và đã được các

Bộ ngành thẩm định, trong đó tại Báo cáo số 830/UBND-TH ngày 15/4/2020 gửi

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã đề xuất ưu tiên bổ sung 03 KCN

thuộc quy hoạch KCN và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt với tổng quy mô diện

tích đất KCN Là 566,64 ha

- Khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được mở rộng với diện tích 180,5 ha,

diện tích đất phát triển của KCN tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 là 3.489,59 ha,

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

5

đảm bảo nằm trong chỉ tiêu sử dụng đất phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh

Hưng Yên đã được Chính phủ phê duyệt (4.882 ha).

- Ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên đã đồng ý chủ trương mở rộng KCN Thăng

Long II (giai đoạn 3) tại văn bản số 1831-TB/TU ngày 18/10/2019.

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) mở rộng với diện tích 180,5 ha đã được Thủ

tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch KCN trên địa bản tỉnh Hưng

Yên đến năm 2020 tại văn bản số 1837/TTg-CN ngày 25/12/2020.

oSự phù hợp của Dự án đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa

-Tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ phê duyệt điều

chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

(2016-2020), tổng diện tích đất trồng lúa được phép chuyển sang đất phi nông

nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2016-2020 là 8.604,08 h. Hiện nay,

diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi tính đến thời điểm hiện tại là 289,08 ha, còn

lại là 8.315 ha.

-Theo số liệu khảo sát, tổng diện tích đất trồng lúa dự kiến chuyển đổi sang đất

KCN của KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) khoảng 133 ha, đảm bảo

nằm trong chỉ tiêu đất trồng lúa còn lại nêu trên:

+Diện tích đất trồng lúa dự kiến chuyển đổi để thực hiện KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) là đất trồng lúa 2 vụ. Theo số liệu thống kê, năng suất bình quân tại

khu vực dự kiến mở rộng KNC Thăng Long II (giai đoạn 3) là 60,56 tạ/ha, thấp

hơn bình quân chung của thị xã Mỹ Hào là 61,5 tạ/ha. Như vậy, năng suất lúa tại

khu vực thực hiện Dự án Mở rộng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thấp hơn

bình quân chung của thị xã và thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh Hưng Yên

(64,06 tạ/ha).

+Căn cứ vào số liệu năng suất lúa bình quân tại khu vực thực hiện Dự án, sản

lượng lúa của tỉnh Hưng Yên sẽ bị giảm đi là 1.914 tấn lúa, chiếm tỷ trọng rất

nhỏ (khoảng 0,47%) so với sản lượng lúa của tỉnh Hưng Yên (sản lượng lúa năm

2019 tỉnh Hưng Yên là 403.453 tấn).

Mối quan hệ của Dự án với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Căn cứ Quyết định số Số: 268/QĐ-UBND ngày 17/2/2012 về Quy hoạch xây

dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn

đến năm 2050, khu đất thực hiện Dự án là đất phát triển Khu công nghiệp tập

trung, phù hợp với quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên:

oTại mục 6.1. Định hướng phát triển không gian đô thị:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

6

Phát triển đô thị Mỹ Hào thành trung tâm kinh tế, tài chính của tiểu vùng và của

tỉnh, kết nối với đô thị Hà Nội, Hải Dương và khu vực lân cận. Định hướng phát

triển về 2 phía quốc lộ 5, phía Đông, phía Tây quốc lộ 39 kéo dài (hướng đi tỉnh

lộ 282 của Bắc Ninh) đến quốc lộ 38.

oTại mục 7. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:

Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông Bắc tỉnh Hưng

Yên, thuộc các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu và

Ân Thi. Một số khu công nghiệp được bố trí ở các huyện Kim Động và Tiên Lữ

nhằm khai thác thêm các yếu tố thuận lợi tại khu vực và đáp ứng nhu cầu giải

quyết việc làm cho lao động của các vùng này.

oTại mục 9. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

-Định hướng phát triển hệ thống giao thông “Kết hợp với Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030. Đề xuất hướng tuyến dọc theo quốc lộ 39, điểm đầu tuyến tại ga

Lạc Đạo (huyện Văn Lâm), qua đô thị Mỹ Hào, đô thị Bô Thời - Dân Tiến, điểm

cuối tuyến tại thành phố Hưng Yên theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải”

-Định hướng phát triển hệ thống cấp nước

+ Nguồn nước ngầm cho các khu vực: huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào,

Yên Mỹ, Khoái Châu có quy mô khai thác lớn.

+ Định hướng phát triển hệ thống cấp nước sạch chung của tỉnh theo hai giai

đoạn: đến năm 2030 xây dựng mạng liên vùng và mạng cục bộ. Mạng liên vùng

được xây dựng cho vùng đô thị lớn như thành phố Hưng Yên, đô thị Mỹ Hào,

Văn Giang, Văn Lâm, Bô Thời - Dân Tiến... Mạng cục bộ được xây dựng tại các

thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp không tập trung và các khu vực nông thôn

theo hệ thống khác nhau với hình thức cải tạo hoặc xây dựng mới); đến năm

2050 sẽ xây dựng mạng cấp nước liên vùng kết nối hệ thống cấp nước trên toàn

tỉnh.

Mối quan hệ của Dự án với Quy hoạch cụm công nghiệp:

Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020,

định hướng 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày

16/2/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên và Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày

28/12/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên, phạm vi thực hiện Dự án không chồng

lấn với vị trí quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bản tỉnh đã được phê duyệt.

Mối quan hệ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) với KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

7

-KCN Thăng Long II (Giai đoạn 3) tiếp giáp với KCN Thăng Long II (giai đoạn

2) về phía Tây và phía Bắc. KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2&3) đều do

Công ty TNHH KCN Thăng Long II làm chủ đầu tư.

-KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) được triển khai xây dựng từ tháng 8 năm

2007. Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hoàn thành đồng bộ,

hiện đại. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) là 100%

với 56 doanh nghiệp đang hoạt động.

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) tiếp giáp với KCN Thăng Long II (giai đoạn

1) về phía Đông, được triển khai xây dựng từ năm 2012. Bắt đầu thu hút đầu tư

từ tháng 12 năm 2014, đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt 100% với 20 doanh nghiệp đang

hoạt động.

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã và đang sử dụng chung hệ thống điều

hành quản lý với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) (đều do Công ty TNHH KCN

Thăng Long II điều hành quản lý) và sử dụng chung trạm xử lý nước cấp, các

công trình bảo vệ môi trường được đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) gồm như trạm xử lý nước thải tập trung, kho lưu giữ

chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ bùn thải

- KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) sau khi xây dựng xong, đi vào vận

hành cũng sẽ được điều hành, quản lý bởi Công ty TNHH KCN Thăng Long II

và sử dụng chung trạm xử lý nước cấp, các công trình bảo vệ môi trường được

đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) gồm trạm

xử lý nước thải tập trung, kho lưu giữ chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ bùn

thải. Khả năng cung cấp nước của trạm XLNC và xử lý nước thải của trạm

XLNT TT khi được sử dụng chung cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1&2&3)

được làm rõ tại chương 1, chương 3 báo cáo.

2.Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

Văn bản pháp luật và kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án:“Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ

tầng khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)” tại huyện Yên Mỹ và

thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên được lập trên cơ sở các văn bản pháp lý hiện hành

sau đây :

(a)Luật

- Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội

khóa XII, kỳ họp thứ 8;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

8

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ

họp thứ 7;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, kỳ

họp thứ 6;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp

thứ 9;

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của

Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9;

- Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 Quốc hội khóa

XIII, kỳ họp thứ 5;

- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của

Quốc Hội;

- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Luật khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;

- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày

21/11/2007 quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất,

quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà

nước về hoạt động hóa chất;

- Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam khoá XIII, thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012;

- Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội khóa XIV, kỳ

họp thứ 4.

- Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội;

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;

(b) Nghị định

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

9

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của luật đất đai;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 79/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 31 / 07 / 2014 quy định chi

tiết thi hành một số điều của PCCC và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật

PCCC;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 9/10/2017 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

- Nghị định số 09/VBHN-BCT ngày 9/3/2020 của Bộ công thương Quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

- Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

- Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều của luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

(c) Thông tư:

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 20/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan

trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 / 04 / 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014

của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 07/2010/BXD ngày 28 /7 /2010 của Bộ Xây dựng ban hành quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 23/12/2011 ban hành quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về môi trường

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

10

- Thông tư 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 ban hành quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về môi trường;

- Thông tư 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về môi trường;

- Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 ban hành QCVN 01:2021/BXD

quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ xây dựng về việc Quy định

về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công

tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng.

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD về quản lý chất thải rắn xây dựng.

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ công an quy định chi

tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa

đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định

136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

(d)Quyết định

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 chỉ

tiêu vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số vệ sinh lao động;

- Quyết định 27/2010/QĐ-TTg ngày 6/7/2010 ban hành hệ thống ngành kinh tế

Việt Nam;

(e)Quy chuẩn

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp;

- QCĐP 02:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp

- QCVN 26: 2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

11

- QCVN 27:2010/BTNTM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- Quy chuẩn 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng

Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền về Dự án

Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền về Dự án được tổng hợp tại bảng

dưới đây:

Bảng 0.1.Văn bản pháp lý về Dự án

TT Nôi dung

A Văn bản pháp lý chung

1 Giấy chứng nhận (GCN) đầu tư số 052 02 2 000 007 lần đầu ngày

17/11/2006 và thay đổi lần thứ 8 ngày 10/9/2014 do BQL KCN tỉnh

Hưng Yên cấp

2 Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp (sửa đổi lần thứ 10 nội dung

đăng ký kinh doanh của Giấy chứng nhận Đầu tư) ngày 26/12/2019 do

Sở kế hoạch và đầu tư cấp

B Văn bản pháp lý về Dự án

1 Văn bản số 1837/TTg-CN ngày 25/12/2020 của Thủ tướng Chính Phủ

về việc bổ sung quy hoạch mở rộng khu công nghiệp Thăng Long II

(giai đoạn 3) và khu công nghiệp Yên Mỹ II vào Quy hoạch phát triển

các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

2 Văn bản số 1831-TB/TU ngày 18/10/2019 về việc mở rộng KCN Thăng

Long II

3 Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 phê duyệt Đồ án Quy

hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng

(giai đoạn 3), tỷ lệ 1/2.000

4 Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2022 về việc chủ trương

đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công

nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3), tỉnh Hưng Yên

5 Biên bản làm việc về việc thống nhất chỉ tiêu kỹ thuật công trình thủy

lợi và đấu nối thoát nước của Dự án ngày 26/5/2021

C Văn bản pháp lý về môi trường của KCN Thăng Long II (giai đoạn

1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) (KCN Thăng Long II giai

đoạn 3 sẽ sử dụng chung trạm XLNC và các công trình bảo vệ môi

trường (trạm XLNT TT, kho lưu giữ CTNH) với KCN Thăng Long

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

12

II (giai đoạn 1 và 2)

1 Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

Quyết định số 1136/QĐ-BTNMT ngày 30/7/2007 về việc phê duyệt báo

cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh

doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long II”

Quyết định số 1995/QĐ-BTNMT ngày 21/11/2012 về việc phê duyệt

báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng khu công

nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 2) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên,

hạng mục: Cơ sở hạ tầng”

2 Cấp nước

Quyết định số 53/QĐ-STNMT ngày 6/2/2015 của Sở tài nguyên và môi

trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết Dự án

khai thác nước ngầm công suất 39.000 m3/ngày.đêm của Công ty TNHH

KCN Thăng Long II

Giấy phép khai thác nước dưới đất số 49/GP-BTNMT ngày 13/1/2014

Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2821/GP-BTNMT ngày 3/11/2015

3 Thoát nước

Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 298/GP-TCTL-PCTTr

ngày 23/7/2019 của Tổng cục thủy lợi

4 Chất thải nguy hại

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH:

33.000135.T, cấp lần thứ 3 ngày 25/01/2014 bởi Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Hưng Yên

5 Các giấy xác nhận hoàn thành

- Giấy xác nhận hoàn thành số 338/TCMT ngày 16/3/2011;

- Giấy xác nhận hoàn thành số 35/GXN-TCMT ngày 5/4/2016;

- Giấy xác nhận hoàn thành số 70/TCMT ngày 28/6/2017;

- Giấy xác nhận hoàn thành số 61/GXN-BTNMT ngày 5/6/2019;

- Giấy xác nhận hoàn thành số 146/GXN-BTNMT ngày 13/11/2019;

- Giấy xác nhận hoàn thành số 65/GXN-BNTMT ngày 16/8/2021;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

13

Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án lập được sử dụng trong quá trình

ĐTM:

- Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3) tỷ lệ 1/2000

- Bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn

3) tỷ lệ 1/2000

- Thuyết minh dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)” tại huyện Yên Mỹ, thị xã Mỹ Hào, tỉnh

Hưng Yên;

- Quy định nội bộ của Công ty TNHH KCN Thăng Long II;

- Các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1

và 2);

- Các báo cáo quản lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH KCN Thăng Long

II;

- Công văn số 171/2022/CV-CIV-TLIPII ngày 1/6/2022 của Công ty TNHH

KCN Thăng Long II xin ý kiến tham vấn tính chính xác của mô hình trong báo

cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ

tầng Khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)”;

- Văn bản của Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi đóng góp ý

kiền về mô hình;

3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Tổ chức thực hiện

o Báo cáo ĐTM Dự án:“Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)” tại huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào do

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II thực hiện với sự tư vấn của

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội - ECO.

o Đơn vị tư vấn

- Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà nội - ECO

- Giám đốc: ThS. Lê Thị Thanh Thuỷ

- Địa chỉ: Số 50, ngõ 23 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố

Hà Nội

Cùng với sự phối hợp của các đơn vị:

- Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên

- Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

14

- UBND và UBMTTQ xã Xuân Dục

- UBND và UBMTTQ xã Hưng Long

- UBND và UBMTTQ phường Dị Sử

- UBND và UBMTTQ phường Phùng Chí Kiên

- Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống

- Các nhóm chuyên gia thực hiện theo từng chuyên đề.

-Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM được trình bày tại bảng 0.2.

Bảng 0.2.Danh sách những người tham gia lập ĐTM

TT Họ tên Học vị

Chuyên môn/ Chức vụ

Cơ quan công tác

Nội dung phụ trách

Chữ ký

I Chủ đầu tư 1

Hiroyoshi Masuoka

Tổng giám đốc

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II

Quản lý

2

Nguyễn Đức Thắng

KS Giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II

Thông tin Dự án

3

DoãnTuấn Hiệp

KS Tổng quản lý

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II

Thông tin Dự án

4

Nguyễn Tùng Dương

KS Quản lý dự án

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II

Thông tin Dự án

II Đơn vị tư vấn

1

Lê Thị Thanh Hải

CN Quản lý môi trường

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội- ECO

Tổng hợp báo cáo

2

Dư Thị Huyền Thanh

K.S Kỹ thuật môi trường

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội - ECO

Thực hiện nội dung chương 3, chương 4 của báo cáo

3

Trương Văn Độ

K.S Kỹ thuật môi trường

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội - ECO

Thực hiện nội dung chương 5 và các bản vẽ liên quan

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

15

Các bước thực hiện

Báo cáo ĐTM này được thực hiện xây dựng theo các bước sau:

1. Nghiên cứu nội dụng báo cáo thuyết minh quy hoạch và thiết kế cơ sở và các

tài liệu kỹ thuật, tài liệu pháp lý khác có liên quan;

2. Thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, khí hậu, thuỷ văn và môi trường...có

liên quan đến khu vực dự án;

3. Điều tra khảo sát, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường khu vực dự án;

4. Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích,

đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường;

5. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó

sự cố môi trường của dự án;

6. Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát

môi trường của dự án;

7.Phân tích số liệu, viết báo cáo theo các lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia;

8. Tập hợp số liệu, xây dựng các chuyên đề;

9. Thực hiện tham vấn chính quyền địa phương (UBND xã Xuân Dục, Hưng

Long và các phường Dị Sử, Phùng Chí Kiên) ;

10.Tham vấn cộng đồng chịu tác động trực tiếp (UBND xã Xuân Dục, Hưng

Long và các phường Dị Sử, Phùng Chí Kiên) thông qua hình thức họp cộng

đồng;

11. Hoàn thiện báo cáo ĐTM để nộp tham vấn thông qua đăng tải;

12. Nộp hồ sơ tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ tài

nguyên và môi trường;

13. Bổ sung và hoàn thiện báo cáo ĐTM trong trường hợp có ý kiến tham vấn

thông qua đăng tải.

14. Trình lên cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định và phê

duyệt (Bộ Tài nguyên và Môi trường);

15. Họp hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM của Dự án;

4

Nguyễn Trung Sơn

Th.s Kỹ thuật môi trường

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội - ECO

Thực hiện nội dung phần mở đầu, chương 1 của báo cáo

6

Đỗ Đăng Trung

TS Môi trường

Công ty TNHH Môi trường và Xây dựng Hà Nội - ECO

Thực hiện nội dung trong chương 3 của báo cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

16

16. Chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định;

17. Trình nội dung chỉnh sửa lên Thường trực Hội đồng xem xét và ra Quyết

định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án.

4.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Để xây dựng báo cáo, Chúng tôi sử dụng các phương pháp ĐTM và các phương

pháp khác chi tiết cụ thể như sau:

Bảng 0.3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

TT Các phương pháp

Mục đích sử dụng Ghi chú

I Các phương pháp ĐTM

1 Phương pháp liệt kê

Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án

Sử dụng trong chương 3 của báo cáo

2 Phương pháp đánh giá nhanh.

Sử dụng các hệ số về tải lượng các chất ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với hoạt động của khu công nghiệp nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải và nước thải để đánh giá các tác động của dự án tới môi trường, cụ thể:

+ Tính toán tải lượng ô nhiễm phát thải do phương tiện giao thông ra vào KCN.

+ Tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm từ môi trường nước thải sinh hoạt.

Định lượng mức độ phát thải ô nhiễm, nhanh chóng. Chỉ áp dụng cho dự báo về phát thải

Sử dụng trong chương 3 của báo cáo

3 Phương pháp mô hình

+Áp dụng mô hình gause để đánh giá phát

tán khí thải trong không khí.

+ Sử dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá

khả năng tiếp nhận nước thải sau xử lý của

KCN Thăng Long II, Hưng Yên vào kênh

Trần Thành Ngọ.

Chương 3

II Các phương pháp khác

1 Phương pháp nghiên cứu và điều tra khảo sát; lấy mẫu hiện

+ Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước,

Sử dụng trong chương 1, chương 2 của báo cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

17

trường thoát nước, cấp điện….

+ Qúa trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi.

+ Thực hiện đo và lấy mẫu môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước thải phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án

2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm

Được thực hiện theo quy định hiện hành để phân tích các thông số môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án

Sử dụng trong chương 2 của báo cáo

3 Phương pháp kế thừa

Kế thừa các số liệu từ các báo cáo định kỳ do Chủ đầu tư thực hiện, các báo cáo ĐTM của KCN trong mỗi giai đoạn đã được phê duyệt và báo cáo ĐTM của các Dự án cùng loại để đánh giá tác động tới môi trường do Dự án gây ra như: Kế thừa tính toán lưu lượng nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ dự án…..

Sử dụng trong chương 2, chương 3, của báo cáo

4 Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn quy chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án

Sử dụng trong chương 2, chương 3 của báo cáo

5 Phương pháp tham vấn cộng đồng

Được sử dụng trong quá trình tham vấn tại UBND xã Xuân Dục, Hưng Long và các phường Dị Sử, Phùng Chí Kiên

Sử dụng trong chương 5 của báo cáo

6 Phương pháp so sánh

Sử dụng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

Sử dụng trong chương 2, chương 3 của báo cáo

5.TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1.Thông tin về dự án

5.1.1.Thông tin chung

Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long

II mở rộng (giai đoạn 3)” (Dự án)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

18

Địa điểm thực hiện Dự án: huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào

Tên chủ dự án: Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II (Công ty

TLIPII)

5.1.2.Phạm vi, quy mô, công suất

Quy mô:

-Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô

nhiễm môi trường theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của

Chính phủ.

- Là Dự án hạ tầng khu công nghiệp nên Dự án thuộc nhóm A theo Điều 8 của

Luật đầu tư công số 39/2019/QH 14 ngày 13/6/2019.

- Báo cáo ĐTM được lập cho Dự án có diện tích đất của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1&2) – KCN đã được xây dựng và đi vào vận hành ổn định và KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3) – phần KCN xin mở rộng về phía Đông của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) nên Diện tích sử dụng đất của Dự án là 525,7 ha

gồm 219,6 ha của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và 125,6 ha của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 2) và 180,5 ha của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Quy mô

diện tích sử dụng đất của Dự án là lớn thuộc điểm c khoản 3 điều 28 Luật bảo vệ

môi trường

Phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án:

Bảng 0.4. Phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung Chi tiết

Nội dung thuộc phạm vi

ĐTM của Dự án

*Trong giai đoạn xây dựng:

- Hoạt động xây dựng các hạng mục trên khu đất 180,5 ha

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3): san nền, hệ thống

cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom và thoát

nước mưa, hệ thống thu gom và thoát nước thải, hệ thống

thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, hồ điều hòa và

trồng cây xanh;

- Hoạt động đấu nối hệ thống cấp nước, cấp điện, thoát

nước thải từ khu hạ tầng kỹ thuật hiện hữu nằm trong

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) với KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3).

- Hoạt động xây dựng trạm XLNT TT công suất 18.000

m3/ngày.đêm gồm 02 đơn nguyên công suất 9.000

m3/ngày.đêm/đơn nguyên; hoạt động xây dựng trạm

XLNC công suất 15.000 m3/ngày.đêm gồm 03 đơn nguyên

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

19

công suất 5.000 m3/ngày.đêm.

*Trong giai đoạn vận hành: Đánh giá tác động đến môi

trường khi toàn bộ KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, 2 và

3) đi vào hoạt động;

Nội dung không thuộc

phạm vi ĐTM của Dự

án

-Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục vụ Dự án (bao

gồm cả hoạt động vận chuyển cát từ mỏ cát về điểm

chuyển tải cát về san lấp);

-Hoạt động xây dựng và vận hành của các doanh nghiệp

thứ cấp trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 2 và 3) (Các

doanh nghiệp thứ cấp sẽ thực hiện báo cáo ĐTM hoặc thủ

tục môi trường riêng để đánh giá chi tiết các tác động

tương ứng với từng ngành nghề sản xuất. Trong phạm vi

báo cáo không đánh giá chi tiết đối với các tác động này).

- Hoạt động xây dựng các hạng mục đã được xây dựng và

phê duyệt báo cáo ĐTM trên diện tích đất của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2).

- Hoạt động khai thác nước ngầm trên diện tích đất của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

5.1.3.Công nghệ sản xuất

Dự án không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. Chủ đầu tư Dự án sẽ đầu tư cơ

sở hạ tầng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) để thu hút các nhà đâu tư thứ cấp có

ngành nghề phù hợp với tính chất của KCN theo phê duyệt thuê đất, hoạt động

sản xuất kinh doanh và tạo ra sản phẩm.

Quy trình vận hành của KCN TLIPII bao gồm các công việc chính như thu hút

các ngành nghề phù hợp với tính chất của KCN đầu tư vào KCN; thu hút lao

động (tạo công ăn việc làm cho người lao động) và quản lý vận hành hệ thống hạ

tầng kỹ thuật trong KCN đảm bảo các cho hoạt động ổn định của các doanh

nghiệp thứ cấp trong KCN.

5.1.4.Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

Các hạng mục công trình Dự án:

Liệt kê các hạng mục công trình của Dự án được tổng hợp trong bảng dưới đây

gồm các hạng mục, công trình đã được xây dựng theo các Quyết định phê duyệt

báo cáo ĐTM số 1136/QĐ-BTNMT ngày 30/7/2007; số 1995/QĐ-BTNMT ngày

21/11/2012 và các hạng mục, công trình sẽ được xây dựng sau khi báo cáo ĐTM

này được phê duyệt.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

20

Bảng 0.5. Liệt kê các hạng mục công trình của KCN Thăng Long II mở rộng

(giai đoạn 3)

TT Hạng mục

I Hạng mục công trình chính

I.1 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) (đã xây dựng hoàn chỉnh)

1 San nền

2 Giao thông

3 Hệ thống cấp nước

4 Mạng lưới cấp điện; điện chiếu sáng

5 Hệ thống thông tin liên lạc

I.2 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) (chưa xây dựng)

1 San nền

2 Giao thông

3 Hệ thống cấp nước

4 Mạng lưới cấp điện; điện chiếu sáng

5 Hệ thống thông tin liên lạc

II Hạng mục công trình phụ trợ

II.1 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) (đã xây dựng)

13 nhà bảo vệ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và 04 nhà bảo vệ của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

II.2 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) (chưa xây dựng)

07 nhà bảo vệ

II.3 Dùng chung

Đã xây dựng: Nhà điều hành, Nhà điều khiển trạm điện, Nhà điều khiển

trạm xử lý nước cấp (WP) và trạm XLNT TT (STP), trạm xử lý nước cấp

công suất 24.000 m3/ngày.đêm

5 Chưa xây dựng: Trạm xử lý nước cấp công suất 15.000 m3/ngày.đêm gồm

03 đơn nguyên công suất 5.000 m3/ngày.đêm

III Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

III.1 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) (đã xây dựng hoàn chỉnh)

1 Hệ thống thoát nước mưa

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

21

2 Hệ thống thoát nước thải

3 Cây xanh, mặt nước

4 Bể tự hoại

5 Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

III.2 Của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) (chưa xây dựng)

1 Hệ thống thoát nước mưa

2 Hệ thống thoát nước thải

3 Cây xanh, mặt nước

4 Bể tự hoại

5 Phòng cháy chữa cháy (PCCC)

III.3 Công trình dùng chung

1

Đã xây dựng:

-Trạm xử lý nước thải tập trung (STP) tổng công suất 15.000 m3/ngày.đêm

gồm 03 đơn nguyên công suất 3.000 m3/ngày.đêm; 6.000 m3/ngày.đêm và

6.000 m3/ngày.đêm

- Kho lưu giữ chất thải nguy hại diện tích 15 m2

- Khu vực lưu giữ bùn thải

- Công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải dung tích 66.000 m3

2.

Chưa xây dựng:

-Trạm xử lý nước thải tập trung có tổng công suất 18.000 m3/ngày.đêm

gồm 02 đơn nguyên công suất 9.000 m3/ngày.đêm/đơn nguyên (02 đơn

nguyên này có chung hố thu nước thải đầu vào và hố bơm nước thải sau xư

lý với 03 đơn nguyên của trạm xử lý nước thải tập trung hiện hữu).

Hoạt động của Dự án:

Hoạt động của Dự án được hiểu là các hoạt động của Dự án trong giai đoạn vận

hành bao gồm công việc chính như thu hút các ngành nghề phù hợp với tính chất

của KCN đầu tư vào KCN; thu hút lao động (tạo công ăn việc làm cho người lao

động) và quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN đảm bảo các cho

hoạt động ổn định của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.

5.1.5.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, Dự án

có chuyển đổi gần 133ha đất trồng lúa nước 02 vụ nên Dự án có yếu tố nhạy cảm

về môi trường.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

22

5.2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khă năng tác động xấu

đến môi trường

Hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động xấu đến môi

trường theo các giai đoạn của Dự án được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 0.6. Hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động

xấu đến môi trường

TT Hạng mục Dự án Hoạt động Dự án Tác động

I Giai đoạn chuẩn bị (trên diện tích 180,5 ha của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

1 San nền Hoạt động phát quang

thảm thực vật trong khu

vực Dự án; hoạt động

di dời mồ mả

- Bụi, khí thải từ các

phương tiện sử dụng

để phát quang thảm

thực vật và san lấp tạo

mặt bằng

- Lượng sinh khối phát

sinh do phát quang

thảm thực vật

- Tiếng ồn

- Rủi ro về bom mìn,

vật liệu nổ

2 San nền Vận chuyển nguyên vật

liệu san nền và máy

móc thiết bị phục vụ

hoạt động san nền

- Bụi, khí thải phát

sinh từ hoạt động vận

chuyển cát san nền

-Nước mưa chảy tràn

-Tiếng ồn, độ rung từ

các thiết bị, máy móc

trên công trường

II Giai đoạn xây dựng (trên diện tích 180,5 ha của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3))

-Hệ thống cấp nước

-Hệ thống giao thống

-Hệ thống thu gom,

thoát nước mưa

-Hệ thống thu gom,

thoát nước thải

-Hệ thống cấp điện

- Vận chuyển nguyên

vật liệu xây dựng và

máy móc thiết bị xây

dựng

-Tập kết, lưu giữ

nguyên vật liệu phục vụ

thi công

Tác động tới môi

trường nước:

- Nước thải sinh hoạt

của các công nhân xây

dựng trên công trường

- Nước mưa chảy tràn

trên khu vực dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

23

-Hệ thống thông tin liên

lạc

-Trồng cây xanh

-Hệ thống phòng cháy

chữa cháy

-Xây dựng các hạng

mục của dự án và đấu

nối với hệ thống hạ

tầng của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và

giai đoạn 2) như: hệ

thống giao thông, hệ

thống cấp nước ….

-Hoạt động của công

nhân tại công trường

- Nước thải thi công

Tác động tới môi

trường không khí:

- Bụi, khí thải phát

sinh từ hoạt động đào

đất, vận chuyển

nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc

Tiếng ồn, độ rung từ

hoạt động xây dựng và

máy móc, thiết bị ra

vào công trường và

hoạt động trên công

trường.

Tác động bị gây ra bởi

chất thải rắn và chất

thải nguy hại:

-Chất thải rắn sinh hoạt

-Chất thải rắn xây

dựng

-Chất thải nguy hại

Tác động tới môi

trường kinh tế- xã hội:

- Tệ nạn xã hội

-Mâu thuẫn giữa công

nhân xây dựng và

người dân địa phương

III Giai đoạn vận hành của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, 2 và 3)

1

Toàn bộ hạ tầng đã

được xây dựng đồng

bộ, hoàn chỉnh trên diện

tích 525,7 ha

Hoạt động giao thông

ra vào KCN của người

lao động, vận chuyển

nguyên vật liệu hàng

hóa, sản phẩm của các

nhà máy thứ cấp

Môi trường không khí:

Phát sinh ra bụi, khí

thải từ nhiên liệu của

các phương tiện giao

thông.

2 Hoạt động xây dựng,

hoạt động sản xuất của

các nhà máy thứ cấp

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình xây dựng - Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

24

trong KCN xuất - Chất thải sinh hoạt - Chất thải công nghiệp thông thường - Chất thải nguy hại

- Nước thải sinh hoạt,

nước thải sản xuất

3 Hoạt động quản lý điều

hành KCN

- Chất thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt - Chất thải nguy hại

5.3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai

đoạn của Dự án

5.3.1.Các tác động môi trường chính của dự án

Do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty là điều hành, quản lý hạ tầng kỹ

thuật KCN nên hầu như không phát sinh khí thải. Bụi, khí thải phát sinh trực tiếp

từ các nhà máy trong KCN sẽ được các nhà máy xử lý bởi các công trình bảo vệ

môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi

trường sẽ được phê duyệt trước khi nhà máy xây dựng Dự án.

Nước thải:

o Nước thải sản xuất được xử lý sơ bộ tại các nhà máy trong KCN đạt tiêu chuẩn

theo nội bộ của Công ty TLIPII, sau đó theo hệ thống thoát nước thải dẫn về trạm

xử lý nước thải tập trung được bố trí tại khu hạ tầng kỹ thuật của TLIPII giai

đoạn 1 để xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY-Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước

thải công nghiệp với hệ số kq=0,9 và kf=0,9 và khy=0,85.

oNước thải sinh hoạt từ trong khu công nghiệp được xử lý sơ bộ bằng các bể tự

hoại 3 ngăn trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp dẫn

đến trạm xử lý nước thải tập trung được bố trí tại khu hạ tầng kỹ thuật của TLIPII

giai đoạn 1 để xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY-Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về

nước thải công nghiệp với hệ số kq=0,9 và kf=0,9 và khy=0,85.

Chất thải rắn:

oCông ty chịu trách nhiệm đối với chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại phát

sinh từ hoạt động quản lý, điều hành KCN.

oMỗi nhà máy trong KCN chịu trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn và chịu

trách nhiệm thu gom, định kỳ thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển đi xử lý

theo đúng quy định.

5.3.2.Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

(1)Quy mô và tính chất nước thải

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

25

Giai đoạn san lấp và thi công xây dựng các hạng mục Dự án

- Nước thải sinh hoạt: trong giai đoạn san lấp mặt bằng và giai đoạn xây dựng,

hoạt động của công nhân phát sinh nước thải sinh hoạt lần lượt là 4 m3/ngày.đêm

và 16 m3/ngày.đêm. Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất cặn

bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh

vật.

- Nước thải phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng xe, máy móc, thiết bị thi công dự tính

khoảng 8 m3/ngày. Thành phần nước thải có chứa dầu mỡ và chất rắn lơ lửng.

Giai đoạn vận hành Dự án

- Nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân, cán bộ và khách

đến làm việc tại KCN khoảng 4.126 m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt phát sinh chứa

các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học như cacbon hydrat, protein, mỡ, chất dinh

dưỡng (phốt pho, nitơ), chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh…

- Nước thải công nghiệp: mỗi ngành công nghiệp thu hút đầu tư tại Dự án có đặc

trưng, tính chất nước thải khác nhau. Tổng lượng nước thải công nghiệp phát

sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp của Dự án khoảng 28.874 m3/ngày đêm.

- Nước mưa chảy tràn tại khu vực Dự án: lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn

trong khu vực Dự án khoảng 21,69 m3/s. Chất ô nhiễm trong nước mưa bao gồm

các chất lơ lửng, dầu mỡ và các tạp chất khác.

(2)Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

Giai đoạn san lấp và thi công xây dựng các hạng mục Dự án

Khí thải, bụi phát sinh từ các hoạt động san gạt, đào đắp mặt bằng, vận chuyển

nguyên vật liệu, nạo vét nền đất yếu và phát sinh do phương tiện, máy móc, bao

gồm: TSP, SO2, NOx, CO, hydrocacbon và VOC.

Giai đoạn vận hành Dự án

- Hoạt động đốt nhiên liệu sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí như: CO, SO2,

NO2, hydrocacbon, bụi.

- Hoạt động phát sinh bụi, các loại khí thải khác nhau phát sinh từ dây chuyền

công nghệ sản xuất của các nhà máy trong KCN tùy theo từng loại hình công

nghệ và lĩnh vực ngành nghề.

+ Hoạt động của các trạm xử lý nước thải tại các nhà máy và trạm xử lý nước

thải tập trung của KCN tạo ra khí thải và mùi hôi. Sự phát thải này phần lớn là từ

quá trình phân hủy kỵ khí, khí thải gồm H2S, CO2, CH4 và các khí khác là sản

phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí. Trong đó, H2S là các chất gây mùi hôi

chính, CH4 là chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ ở nồng độ nhất định.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

26

(3)Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường:

Giai đoạn san lấp và thi công xây dựng các hạng mục Dự án

- Chất thải rắn xây dựng thải bỏ phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng ước

tính khoảng 17.371,555 (tấn), thành phần chủ yếu là gạch, đá, xi măng, sắt thép,

gỗ, giấy….

- Chất thải rắn từ hoạt động nạo vét đất bề mặt hữu cơ ước tính vào khoảng

445.123,5 m3, thành phần chủ yếu là bùn, đất sét pha.

- Chất thải rắn sinh hoạt như: chất hữu cơ, bao bì, nylon và các chất dễ phân hủy

khoảng 180 kg/ngày.

Giai đoạn vận hành Dự án

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường không có thành phần nguy hại phát

sinh từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp trong KCN. Thành

phần những chất thải rắn này phụ thuộc vào từng lĩnh vực, công nghệ sản xuất.

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh của toàn KCN ước tính khoảng 129,72

tấn/ngày đêm.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại KCN có thành phần chủ yếu là các chất hữu

cơ dễ phân huỷ, bao bì, nylon; ước tính khoảng 33,394 tấn/ngày.

- Bùn thải từ trạm XLNC, trạm XLNT tập trung là một trong những nguồn phát

sinh CTR. Lượng bùn khô sinh ra từ trạm XLNC, trạm XLNT tập trung khi xử lý

nước ngầm có công suất là 39.000 m3/ngày đêm và nước thải có công suất

33.000 m3/ngày đêm ước tính lần lượt khoảng 9,08 tấn/ngày và 8,33 tấn/ngày.

Hiện nay bùn thải phát sinh từ trạm XLNC, trạm XLNT TT được Công ty TLIPII

quản lý như đối với chất thải nguy hại.

(4)Quy mô, tính chất của CTNH:

Giai đoạn san lấp và thi công xây dựng các hạng mục Dự án

CTNH gồm: bao bì dính dầu mỡ, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, dầu

thải…phát sinh tại giai đoạn san lấp và thi công xây dựng các hạng mục Dự án

ước tính khoảng 11,2-15,4 kg/ngày.

Ngoài ra còn có dầu thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi

công trên công trường khoảng 510 lít dầu thải/tháng.

Giai đoạn vận hành Dự án

Các hoạt động sản xuất công nghiệp, bảo dưỡng máy móc thiết bị phát sinh các

CTNH như: giẻ lau dính dầu mỡ, cặn dầu thải từ các bể tách dầu, ắc quy, đèn

huỳnh quang, pin và các loại CTNH khác, ước tính khoảng 17,29 tấn/ngày đêm.

(5)Các tác động môi trường khác (nếu có)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

27

Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái:

-Dự án làm thay đổi cảnh quan khu vực thực hiện Dự án theo hướng tích cực vì

khi dự án được triển khai, các hệ thống hạ tầng xung quanh khu vực Dự án như

hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường cũng

được triển khai đầu tư.

-Việc triển khai dự án có gây một số tác động nhất định tới hệ sinh thái khu vực

Dự án là điều không tránh khỏi tuy nhiên tác động này xảy ra chính trong giai

đoạn xây dựng và được giảm thiểu hiệu quả bằng các biện pháp quản lý trong

quá trình xây dựng.

Tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư

-Đất nông nghiệp (132,0349ha), đất trồng cây lâu năm (0,4621 ha), đất mặt nước,

nuôi trồng thủy sản (13,8114ha)….. sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng khi

triển khai thực hiện KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Diện tích chuyển đổi này

nằm trong tổng diện tích đất trồng lúa được phép chuyển sang đất phi nông

nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Việc chuyển đổi sẽ làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp

của người dân địa phương, có thể dẫn đến những tác động tiêu cực khác nếu việc

bồi thường giải phòng mặt bằng không được thực hiện nghiêm túc, người dân

không có ý thức sau khi nhận tiền đền bù.

-Khoảng 17 ngôi mộ sẽ được di dời .

-Các hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả, chuyển đổi mục đích

sử dụng đất sẽ được chủ trì, thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Địa

phương.

(6)Tác động của Dự án đối với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

Hoạt động xây dựng nhằm đấu nối hệ thông cấp điện, cấp nước và thoát nước với

khu hạ tầng kỹ thuật nằm trên đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1); hoạt

động xây dựng trạm XLNT công suất 18.000 m3/ngày.đêm và trạm xử lý nước

cấp công suất 15.000 m3/ngày.đêm trên khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1) sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 2), cụ thể tới hoạt động vận

chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất hay sản phẩm của các nhà máy lân cận như

Công ty Mitsuba, Daikin, Nestle, Sews Component. Tuy nhiên, tác động này chỉ

diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời Chủ đầu tư sẽ có những biện pháp tổ chức

thi công hợp lý nên những tác động này được đánh giá là chấp nhận được

5.4.Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1.Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường khí

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

28

Mỗi nhà máy chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành và giám sát công trình, biện

pháp bảo vệ đối với môi trường khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà

máy mình theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi

trường sẽ được phê duyệt trước khi nhà máy xây dựng Dự án.

5.4.2.Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường nước

(1) Hệ thống thu gom, thoát nước:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng rẽ với hệ thống thu gom, thoát nước thải

(2) Bể tự hoại:

-Sử dụng các bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà bảo vệ.

- Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt như sau: Nước thải sinh hoạt từ các nhà bảo

vệ → Ngăn 1 (Điều hòa, lắng, phân hủy sinh học) → Ngăn 2 (Lắng, phân hủy

sinh học) → Ngăn 3 (Lọc) → Điểm xả vào hệ thống thu gom của Trạm XL

NTTT.

(3) Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN

- Toàn bộ nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Thăng

Long II (giai đoạn 3) sẽ được xử lý cùng với nước thải phát sinh từ các doanh

nghiệp thứ cấp trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II

(giai đoạn 2) tại trạm XLNT TT đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1).

- Hiện nay trạm XLNT TT đã được xây dựng gồm 03 đơn nguyên có tổng công

suất là 15.000 m3/ngày.đêm. Trạm XLNT TT này sẽ tiếp tục được nâng công suất

bổ sung thêm 18.000 m3/ngày.đêm căn cứ vào lưu lượng nước thải cần xử lý.

- Quy trình công nghệ sẽ được đầu tư xây dựng bổ sung giống công nghệ xử lý

nước thải của đơn nguyên 3 hiện hữu: Nước thải → Hố bơm (hố thu nước thải

đầu vào hiện hữu) → bể lắng cát → bể điều hòa→ bể điều chỉnh pH → bể thiếu

khí → Bể hiếu khí 1 → Bể hiếu khí 2 → Bể tiêu bùn 1&2 → Bể trộn → Bể tạo

bông → Bể lắng → Bể khử trùng → Hố bơm nước thải sau xử lý hiện hữu →

Kênh Trần Thành Ngọ

5.4.3.Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường bị gây ra bởi chất thải rắn

- Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN các nhà máy tự hợp đồng với đơn vị

chức năng để thu gom, xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động quản lý điều hành của Công ty được

Công ty tự thu gom vào các thùng rác có nắp đậy tại các vị trí quy định để chứa

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

29

rác thải phát sinh hàng ngày và định kỳ được đơn vị có chức năng đến vận

chuyển, xử lý.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động quản lý điều hành của KCN được thu

gom, lưu giữ tại kho lưu chứa chất thải nguy hại hiện hữu được xây dựng trong

khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và định kỳ được đơn

vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý.

5.4.4.Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN các đơn vị tự

hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, xử lý theo đúng quy định.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ Công ty:

+ Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom chất thải nguy hại theo

đúng quy định.

+ Lưu chứa chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động điều hành, quản lý tại nhà

chứa chất thải nguy hại nằm trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1).

5.4.5.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Công ty đã có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường

nước thải theo quy định của pháp luật, xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ

cho ứng phó sự cố môi trường nước thải

4.2.1.Công trình phòng ngừa ứng phó sự cố

-Dự án sử dụng công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải của KCN Thăng

Long II đã được xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận hoàn thành số 65/GXN-

BTNMT ngày 16/8/2021.

-Công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có thông tin cơ bản

như sau:

+ Dung tích chứa nước lớn nhất là 66.000 m3

+ Đáy hồ được xây gồm 4 lớp gồm lớp đất tự nhiên, lớp phên nứa chống lầy, lớp

vải nhựa PVC và lớp bê tông M200, dày 150 mm

4.2.2.Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố

-Phương án phòng ngừa: Trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng thành

các đơn nguyên (module) hoạt động độc lập, có sự liên kết bằng bể thu gom đầu

vào để hỗ trợ xử lý trong trường hợp một trong các module xử lý nước thải gặp

sự cố; các thiết bị của trạm xử lý nước thải tập trung đều có thiết bị dự phòng;

cửa xả nước thải ra ngoài môi trường đều có cửa chặn để có thể ngăn chặn kịp

thời sự cố.Trường hợp phát hiện sự cố nước thải không đạt TLIPII sẽ ngay lập

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

30

tức đóng cửa xả nước thải ra ngoài môi trường; quy trình vận hành kiểm soát

chất lượng xả thải của các doanh nghiệp trong KCN được thực hiện nghiêm túc,

chặt chẽ; đã xây dựng công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố

có dung tích chứa nước lớn nhất là 66.000 m3.

-Phương án ứng phó:

+Trường hợp 01 đơn nguyên trạm xử lý nước thải gặp sự cố, các đơn nguyên

khác hoạt động bình thường: nước thải từ đơn nguyên gặp sự cố được đưa về hố

gom nước thải đầu vào để xử lý lại tại 02 đơn nguyên còn lại theo mương thoát

thoát nước sự cố B600 và đường ống dẫn nước thải sự cố FRPD400 đạt tiêu

chuẩn theo quy định trước khi thoát ra môi trường

+Trong trường hợp cần thiết nước thải được chuyển về lưu giữ tại hồ sự cố có

dung tích chứa nước lớn nhất 66.000 m3 theo đường ống gang dẻo hiện có D300;

sau khi khắc phục xong được bơm trở lại bể gom của trạm xử lý nước thải tập

trung để xử lý lại theo đường ống gang dẻo hiện có D300 đạt tiêu chuẩn theo quy

định trước khi thoát ra môi trường.

5.5.Chương trình quản lý, giám sát môi trương của Chủ dự án

Chương trình quản lý và giám sát môi trường Công ty đề xuất sẽ thực hiện như sau:

(1) Trong giai đoạn xây dựng

a. Giám sát nước mặt

- Số điểm giám sát: 02 điểm.

- Vị trí giám sát:

+01 điểm nước mặt trên kênh Hồ Chí Minh đoạn qua KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3)

+01 điểm nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ đoạn qua KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

- Thông số giám sát: pH, COD, DO, BOD5, TSS, NO2, NO3, NH4+, F-, H2S, Fe

tổng, As, Hg, Zn, Cu, Pb, Cd, dầu mỡ khoáng, Coliform

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn xây dựng Dự án.

- Quy chuẩn so sánh: cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng nước mặt

b. Giám sát môi trường không khí

- Số điểm giám sát: 03 điểm.

- Vị trí giám sát:

+ Gần nghĩa trang Phường Phùng Chí Kiên tiếp giáp Dự án về phía Bắc

+ Trên đường tỉnh 387 gần nhà máy Đại Việt tiếp giáp Dự án về phía Đông

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

31

+ Trên đường giao thông nội bộ của thôn Đông Thanh, xã Hưng Long tiếp giáp

Dự án về phía Nam

- Thông số giám sát: Bụi, NOx, SO2, CO, ồn, rung

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong giai đoạn xây dựng Dự án.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT;

QCVN 27:2010/BTNMT.

c. Giám sát khác

- Giám sát chất thải rắn tại khu vực lán trại trong quá trình thi công

- Giám sát chất lượng bùn vét hữu cơ.

(2) Trong giai đoạn vận hành

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử dụng chung bộ phận điều hành quản lý với

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2), sử dung chung trạm xử lý nước thải tập

trung đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

Nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sau xử lý tại trạm này

sẽ cùng chảy vào hệ thống mương dẫn với nước thải sau xử lý của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 &2) đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi chảy vào kênh

Trần Thành Ngọ tại 01 điểm. Chính vì vậy, chương trình quan trắc trong giai

đoạn vận hành thương mại của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là chương trình

quan trắc hiện nay Công ty TNHH KCN Thăng Long II đã và đang thực hiện.

- Căn cứ vào loại hình của Dự án và theo hướng dẫn mẫu số 04 của Phụ lục II,

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật bảo vệ môi trường, Dự án không phải quan trắc môi trường không

khí xung quanh. Mặt khác, trong suốt thời gian hoạt động của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1 và 2), Công ty vẫn luôn thực hiện quan trắc chất lượng môi trường

không khí định kỳ, kết quả chỉ ra rằng chất lượng môi trường không khí xung

quanh tại các vị trí được quan trắc có giá trị thấp hơn giá trị giới hạn cho phép

của QCVN 05:2013/BTNMT. Vì vậy, Công ty đề xuất lược bỏ chương trình

quan trắc môi trường không khí xung quanh trong chương trình quan trắc hiện

nay.

- Chương trình giám sát môi trường của Công ty TNHH KCN Thăng Long II như

sau:

(1)Quan trắc nước thải tự động liên tục:

- Thông số quan trắc gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH (nhiệt độ),

COD, TSS, độ màu, amoni, Tổng nito, Tổng photpho.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

32

- Vị trí lắp đặt: Điểm xả nước thải sau HTXLNTTT của KCN Thăng Long II

trước khi thải vào hồ chứa nước thải sau xử lý.

(2)Giám sát nước thải:

(2.1). Nước thải trước xử lý:

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, BOD5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom

(III), Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng,

Sunfua, Florua, Clorua, Clo dư, Coliform, COD, TSS, độ màu, amoni (tính theo

N), Tổng nito và Tổng photpho (tính theo P).

- Vị trí giám sát: 01 vị trí đầu vào HTXLNTTT.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn nội bộ của Công ty TNHH KCN Thăng Long II

(2.2).Nước thải sau xử lý:

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, BOD5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom

(III), Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng,

Sunfua, Florua, Clorua, Clo dư, Coliform, COD, TSS, độ màu, amoni (tính theo

N), Tổng nito và Tổng photpho (tính theo P).

- Vị trí giám sát: 01 vị trí đầu ra của HTXLNTTT.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCĐP 02:2019/HY-Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về

nước thải công nghiệp với hệ số kq=0,9 và kf=0,9 và khy=0,85

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án:……………

Chủ đầu tư: Công ty 33

Mục lục

1. Xuất xứ của dự án ............................................................................................ 1

1.1. Thông tin chung về Dự án ......................................................................... 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư .................. 3

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ............................................. 3

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM ..................................... 7

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............. 13

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................ 16

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM ............................... 17

5.1. Thông tin về dự án .................................................................................. 17

5.1.1. Thông tin chung ............................................................................... 17

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất ............................................................. 18

5.1.3. Công nghệ sản xuất .......................................................................... 19

5.1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án ............................ 19

5.1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường ................................................. 21

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khă năng tác động xấu

đến môi trường .............................................................................................. 22

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai

đoạn của Dự án .............................................................................................. 24

5.3.1. Các tác động môi trường chính của dự án......................................... 24

5.3.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án .............. 24

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ...................... 27

5.4.1. Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường khí ................................ 27

5.4.2. Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường nước ............................. 28

5.4.3. Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường bị gây ra bởi chất thải rắn

.................................................................................................................. 28

5.4.4. Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải nguy hại

.................................................................................................................. 29

5.4.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác ........................... 29

5.5. Chương trình quản lý, giám sát môi trương của Chủ dự án ..................... 30

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án:……………

Chủ đầu tư: Công ty 34

Danh mục các bảng

Bảng 0.1. Văn bản pháp lý về Dự án.................................................................. 11

Bảng 0.2. Danh sách những người tham gia lập ĐTM ....................................... 14

Bảng 0.3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM ................ 16

Bảng 0.4. Phạm vi báo cáo đánh giá tác động môi trường .................................. 18

Bảng 0.5. Liệt kê các hạng mục công trình của KCN Thăng Long II mở rộng

(giai đoạn 3) ...................................................................................................... 20

Bảng 0.6. Hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động

xấu đến môi trường............................................................................................ 22

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

33

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1.Thông tin chung

Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long

II mở rộng (giai đoạn 3) (Dự án)

Địa điểm thực hiện Dự án: huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Tên chủ dự án: Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II (Công ty

TLIPII)

Địa chỉ liên hệ: Khu Công nghiệp Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng

Yên

Điện thoại: (+84) 221-3974 620 / Fax: (+84) 221-3974-624

Đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông Hiroyoshi Masuoka - Chức vụ:

Tổng giám đốc

Tiến độ thực hiện dự án: trình bày tại mục 1.6.1.

1.1.2.Vị trí địa lý

Dự án có tổng diện tích 525,7 ha gồm 219,6 ha của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1) và 125,6 ha của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) và 180,5 ha của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3).

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) có diện tích 219,6 ha nằm trên địa bàn xã

Liêu Xá thuộc huyện Yên Mỹ và phường Dị Sử thuộc thị xã Mỹ Hào, có ranh

giới như sau:

+ Phía Bắc: giáp kênh thủy lợi Trần Thành Ngọ về phía QL5.

+ Phía Nam giáp khu đô thị mới Thăng Long.

+ Phía Đông giáp cột phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV).

+ Phía Tây đối diện với đường quốc lộ 39 A mới.

KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) có diện tích 125,6 ha nằm trên địa bàn

phường Dị Sử và phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào với ranh giới như sau:

+ Phía Bắc: giáp hành lang bảo vệ đường truyền tín hiệu của trạm phát sóng Đài

tiếng nói Việt Nam và đường dây tải điện.

+ Phía Nam giáp mương thủy lợi phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh

Hưng Yên.

+ Phía Đông giáp đường bê tông liên phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào,

tỉnh Hưng Yên.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

34

+ Phía Tây giáp kênh Trần Thành Ngọ KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và kênh

T36 thuộc địa bàn phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Diện tích KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) 180,5 ha ha nằm trên địa bàn xã

Xuân Dục, Hưng Long và các phường Dị Sử, Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào,

tỉnh Hưng Yên với ranh giới như sau:

- Phía Bắc: giáp Khu công nghiệp Thăng Long II - Giai đoạn 2, đất sản xuất nông

nghiệp và nghĩa trang nhân dân phường Phùng Chí Kiên.

- Phía Nam: giáp đất sản xuất nông nghiệp xã Hưng Long và phường Dị Sử; giáp

nghĩa trang nhân dân xã Hưng Long và nhà máy Việt Hào; giáp đường quy hoạch

69m.

- Phía Đông: giáp đường tỉnh 387, nhà máy Đài Việt và Công ty giống lợn miền

Bắc.

- Phía Tây: giáp kênh Hồ Chí Minh, kênh Trần Thành Ngọ, đường quy hoạch

24m và ranh giới TLIPII – Giai đoạn 2.

Sơ đồ vị trí Dự án và mối liên hệ vùng được minh họa tại hình dưới đây

Hình 1.1. Vị trí Dự án và mối liên hệ vùng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

35

Hình 1.2.Ranh giới khu vực Dự án

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

36

Ghi chú:

: Ranh giới khu vực KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)

: KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, giai đoạn 2) (đã xây dựng

hoàn thiện và đi vào hoạt động

Tọa độ các điểm góc khu đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1):

Bảng 1.1.Tọa độ các điểm góc KCN Thăng Long II (giai đoạn 1)

Tên điểm Đông Bắc

01 558438.110 2314593.120

02 559805.110 2314095.010

03 559587.320 2313497.330

04 559858.030 2313079.370

05 560108.050 2313001.430

06 560004.770 2312670.060

07 558030.590 2313285.120

Nguồn: Báo cáo ĐTM KCN Thăng Long II (giai đoạn 1)

Tọa độ các điểm góc khu đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2):

Bảng 1.2.Tọa độ các điểm góc KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

Tên điểm Đông Bắc

05 560108.050 2313001.430

06 560004.770 2312670.060

08 559961.927 2312683.408

09 559975.691 2312576.761

10 559977.750 2312560.807

11 559994.371 2312556.040

12 560422.169 2312433.356

13 561127.874 2312402.899

14 561270.166 2313453.924

15 560314.543 2313583.300

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

37

16 560341.888 2313671.034

17 560318.975 2313678.175

18 559916.984 2313060.992

Nguồn: Báo cáo ĐTM KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

Tọa độ các điểm góc khu đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3):

Bảng 1.3.Tọa độ các điểm góc khu đất thực hiện KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3)

Tên điểm Đông Bắc Tên điểm Đông Bắc

11 559994.371 2312556.040 33 561929.104 2312540.400

12 560422.169 2312433.356 34 561897.950 2312640.120

13 561127.874 2312402.899 35 561871.550 2312700.210

14 561270.166 2313453.924 36 561870.250 2312761.570

19 559868.196 2312151.210 37 561869.431 2312937.625

20 559880.030 2312128.692 38 561851.543 2312939.624

21 560432.883 2311957.143 39 561861.669 2313363.479

22 561043.290 2311864.607 40 561450.074 2313565.347

23 561076.906 2311859.510 41 561434.732 2313452.031

24 561403.531 2311809.994 42 561312.402 2313468.593

25 561555.004 2311812.903 43 561305.898 2313464.428

26 561557.973 2311984.486 44 461303.886 2313449.563

27 561647.188 2311986.006 45 561161.518 2312397.978

28 562118.749 2311994.038 46 560022.255 2312548.043

29 562131.603 2312430.620 47 559905.021 2312159.069

30 561972.883 2312433.950 48 559905.119 2312151.271

31 561975.618 2312557.898 49 560408.449 2311995.089

32 561956.404 2312558.300 50 560399.855 2311967.392

Nguồn: Thuyết minh Dự án

1.1.3.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án

1.1.3.1.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và 2)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

38

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) đã được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ có

cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng 1.4.Cơ cấu sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

TT Loại đất KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1)

KCN Thăng Long II

(giai đoạn 2)

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%) Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Nhà máy 154,63 70,4 104,19 82,9

2 Đường giao

thông

17,84 8,15 9,8 7,8

3 Cây xanh,

mặt nước

36,84 16,78 11,29 8,96

4 Khu điều

hành, dịch vụ,

công cộng

4,64 2,1 0,32 0,25

5 Khu kỹ thuật 5,65 2,57 0 0

Tổng cộng 219,6 100 125,6 100

Nguồn: Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 của của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc

phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thăng Long II

1.1.3.2.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3)

Diện tích đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là 180,5 ha trong đó diện

tích thuộc mỗi xã/phường như sau:

Bảng 1.5.Diện tích các xã trong diện tích KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

TT Xã/phường Diện tích (ha) 1 Dị Sử 38,9428 2 Phùng Chí Kiên 101,4320 3 Hưng Long 10,2433 4 Xuân Dục 29,8819 Tổng cộng 180,5 Nguồn: Theo bản vẽ khảo sát hiện trạng do Chủ đầu tư thực hiện kết hợp với bản đồ địa chính được thu

thập trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, có tham khảo số liệu của Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng thị xã

Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Bản vẽ ranh giới diện tích đất thuộc mỗi xã/phường trên diện tích 180,5 ha như

sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

39

Hình 1.3.Ranh giới diện tích đất thuộc mỗi xã/phường trên diện tích 180,5 ha

Ghi chú:

: ranh giới giữa các phường/xã trên diện tích của dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của diện tích đất 180,5 ha được thống kê tại

bảng sau:

Bảng 1.6.Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

STT

Loại đất

Ký hiệu

Phường Dị Sử

Phường Phùng

Chí Kiên

Xã Hưng Long

Xã Xuân Dục

Tổng (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC 30,4638 73,8452 6,6798 21,0461 132,0349 73,15

2 Đất nông nghiệp khác

NKH 0,3590 0 0,6871 0 1,0461 0,58

3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS 1,1282 6,9189 0,7742 4,9901 13,8114 7,65

Xã Hưng

Long

Phường

Dị Sử

Phường Phùng

Chí Kiên

Xã Xuân

Dục

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

40

4 Đất trồng cây lâu năm

CLN 0 0,2668 0,1953 0 0,4621 0,26

5

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK 0,0392 0 0,2009 0,7799 1,02 0,57

6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC 0 8,0617 0 0 8,0617 4,47

7 Đất bằng chưa sử dụng

BCS 0 0 0 0,0851 0,0851 0,05

8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD 0 0,0781 0,0068 0,0039 0,0888 0,05

9 Đất giao thông + đất thủy lợi

DGT +

DTL 6,9526 12,2613 1,6992 2,9768 23,8899 13,24

Tổng 38,9428 101,432 10,2433 29,8819 180,5 100

Nguồn: Theo bản vẽ khảo sát hiện trạng do Chủ đầu tư thực hiện kết hợp với bản đồ địa chính được thu

thập trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, có tham khảo số liệu của Bản đồ Quy hoạch chung xây dựng thị xã

Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Như vậy, trong khu vực KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) không có đất thổ cư,

diện tích đất chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp chiếm diện tích lớn với tổng

diện tích chiếm tới 73,15% và nhiều nhất tại phường Phùng Chí Kiên. Ngoài ra,

trong khu vực thực hiện dự án có hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng

và khoảng 17 ngôi mộ rải rác. Trên khu đất thực hiện Dự án KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) chưa có hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thông tin liên lạc.

Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được thể

hiện trên hình 1 đính kèm phụ lục 2 của báo cáo.

1.1.4.Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về

môi trường

1.1.4.1.Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư

- Diện tích đất cần thu hồi để xây dựng Dự án là diện tích đất cần thu hồi để xây

dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Phần diện tích đất cần thu hồi này không

có dân cư sinh sống tập trung.

-Khu dân cư gần nhất nằm cách KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) khoảng 250 m

về phía Nam là dân cư xã Hưng Long; về phía Bắc là dân cư phường Phùng Chí

Kiên cách Dự án khoảng 300m.

- Khu dân cư gần nhất cách khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 1) khoảng

150m về phía Tây Nam là dân cư xã Liêu Xá.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

41

- Khu dân cư gần nhất cách KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) khoảng hơn 300m

về phía Bắc là dân cư phường Phùng Chí Kiên.

1.1.4.2.Khoảng cách từ Dự án tới các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Đường giao thông

-Tuyến đường đô thị 34 m là tuyến đường nằm trong quy hoạch chung xây dựng

của thị xã Mỹ Hào, tiếp giáp Dự án về phía Bắc.

-Tuyến đường quy hoạch rộng 69m nằm phía Nam Dự án; đã và đang được xây

dựng hoàn thiện để kết nối đường QL.39A và đường tỉnh 387.

- Tuyến đường tỉnh 387 ở phía Đông Dự án, đã được xây dựng để kết nối QL.5A

với QL.38.

- Tuyến đường quy hoạch rộng 24 m nằm phía Tây Dự án, nằm giữa KCN Thăng

Long II (giai đoạn 2) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

Kênh tiêu Hồ Chí Minh và Kênh tiêu Trần Thành Ngọ

-Kênh tiêu Hồ Chí Minh nằm giữa KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) và KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3), là một trục tiêu cho một phần KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) và khu vực lân cận.

-Kênh tiêu Trần Thành Ngọ: nằm giữa KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và

KCN Thăng Long II (giai đoạn 2), là trục tiêu chính của KCN Thăng Long II và

khu vực lân cận.

-Chi tiết Kênh tiêu Hồ Chí Minh và kênh tiêu Trần Thành Ngọ được chi tiết tại

mục 2.1.5.2. Chương 2 báo cáo.

Công trình tôn giáo, tín ngưỡng

-Xung quanh khu vực dự án với bán kính 500m không có đình, đền, miếu, nhà

thờ dòng họ.

-Nghĩa trang Phùng Chí Kiên và nghĩa trang Hưng Long nằm giáp ranh KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3) về phía Bắc và Nam.

- Trên diện tích đất cần thu hồi để xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có

tổng cộng 17 ngôi mộ trong đó 11 ngôi mộ thuộc phường Phùng Chí Kiên, 05

ngôi mộ thuộc xã Hưng Long và 01 ngôi mộ thuộc xã Xuân Dục.

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

oCác KCN trên địa bàn thị xã Mỹ Hào được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.7.Tổng hợp các KCN trên địa bàn thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

TT Tên Chủ đầu tư Quy mô (ha) Tình trạng hoạt động

Khoảng cách tới Dự án (km)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

42

1 KCN Dệt may Phố Nối

Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối.

121,81 Đang hoạt động

4

2 KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đonạ 2)

Công ty TNHH KCN Thăng Long II

345,2 Đang hoạt động

KCN Thăng Long II – giai đoạn 1 cách dự án khoảng 1,5km. KCN Thăng Long II – giai đoạn 2 cách dự án khoảng 10m

3 KCN Minh Đức

Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng VNT.

198 Đang hoạt động

3

4 KCN Minh Quang

Công ty Cổ phần VID Hưng Yên

150 Đang hoạt động

2

Nguồn: https://banqlkcn.hungyen.gov.vn/

oNhà máy Đại Việt và Nhà máy Việt Hào nằm giáp ranh hàng rào nhà máy về

phía Đông

Công trình công cộng, vườn Quốc gia, khu du lịch

- Trong vòng bán kính 500m từ khu vực thực hiện dự án không có các công trình

công cộng khác như trường học, bệnh viện.

- Trong vòng bán kính 500 m từ khu vực thực hiện dự án không có vườn Quốc

Gia, khu du lịch.

Bản vẽ thể hiện mối quan hệ của Dự án với các đối tượng tự nhiên, đối tượng xã

hội được minh họa tại hình dưới đây

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

43

Hình 1.4.Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên, xã hội

Ghi chú:

: Ranh giới dự án

: Đường giao thông

: Hệ thống kênh

: Nhà máy

: Nghĩa trang

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

44

1.1.5.Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất

1.1.5.1.Mục tiêu của Dự án

Mở rộng KCN Thăng Long II thêm 180,5 ha, nâng tổng diện tích KCN Thăng

Long II lên 525,7 ha nhằm:

-Cụ thể hóa chủ trương về phát triển các khu công nghiệp tập trung của nhà

nước, trong đó tiêu biểu là Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của

Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công

nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

-Góp phần cụ thể hoá định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch

chung các huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mà

TLIIPII là một phân khu chức chăng quan trọng.

-Thực hiện Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng

nhân dân tỉnh Hưng Yên về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, xác

định: nhiệm vụ trọng tâm là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 9% và đề ra giải

pháp "Khẩn trương hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương mở rộng KCN Yên

Mỹ II và KCN Thăng Long II".

-Đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển hạ tầng KCN của Tập đoàn Sumitomo để

xúc tiến, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các

doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ cao đầu tư tại Hưng Yên.

-Kiến tạo quỹ đất phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư kinh doanh, sản xuất;

tổ chức không gian cho một số điểm chức năng tiện ích phục vụ nhu cầu hoạt

động của các nhà đầu tư cũng như lực lượng lao động tại TLIPII.

-Khớp nối đồng bộ giữa khu vực xây dựng mới và khu vực hiện hữu, điều chỉnh

hệ thống hạ tầng kỹ thuật mới đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có, đảm

bảo hoạt động bình thường của các công trình sản xuất và hạ tầng kỹ thuật hiện

có trong khu vực; phù hợp Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo

vận hành, sản xuất ổn định và bền vững.

1.1.5.2.Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của Dự án

Loại hình Dự án:

Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô

nhiễm môi trường theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của

Chính phủ. Là Dự án hạ tầng khu công nghiệp nên Dự án thuộc nhóm A theo

Điều 8 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH 14 ngày 13/6/2019 và thuộc nhóm I

theo phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ- CP ngày 10/1/2022 do Dự án có cấu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

45

phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của

Thủ tướng Chính phủ.

Quy mô Dự án:

oQuy mô Dự án: 525,7 ha.

oCơ cấu sử dụng đất:

- Tổng diện tích của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) là 345,2 ha có cơ cấu

sử dụng đất hiện trạng như đã trình bày tại mục 1.31.1. Khi mở rộng KCN Thăng

Long II thêm 180,5 ha, để kết nối hạ tầng giữa 03 Khu công nghiệp Thăng Long

II (giai đoạn 1 &2 và 3), cơ cấu sử dụng đất của KCN Thăng Long II giai đoạn 1

và 2 có sự điều chỉnh giữa các loại đất; tuy nhiên tổng diện tích đất của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) không thay đổi là 215,6 ha và 125,6 ha. Hiện

nay, số lao động làm việc trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) là 27.000

người.

- Tổng diện tích đất của KCN TLIPII (giai đoạn 3) là 180,5 ha trong đó đất dành

cho công nghiệp là 142,6 ha, chiếm 79% tổng diện tích đất của KCN với quy mô

lao động dự kiến khi KCN TLIPII (giai đoạn 3) được lấp đầy 100% dao động từ

12.120 tới 14.260 lao động.

- Cơ cấu sử dụng đất Dự án được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.8.Cơ cấu sử dụng đất

TT

Loại đất

Thăng Long II

(Giai đoạn 1)

Thăng Long

II (Giai đoạn

2)

Thăng Long

II (Giai đoạn

3) Dự án

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Diện

tích

Tỷ lệ

%

1

Nhà máy,

kho tàng 154,63 70,414 104,19 82,95 142,6 79 401,415 76,4

2

Đường

giao

thông 17,84 8,1239 9,8 7,8 18,05 10 45,69 8,7

3

Cây xanh,

mặt nước 36,84 16,776 11,29 8,99 18,05 10 66,18 12,6

4 Khu điều

hành, 4,64 2,1129 0,32 0,25 0 0 4,96 0,9

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

46

dịch vụ,

công cộng

5

Khu kỹ

thuật 5,65 2,5729 0 0 1,805 1 7,455 1,4

Tổng 219,6 100 125,6 100 180,5 100 525,7 100,0

Nguồn: Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Hưng Yên

Tổ chức không gian Dự án: KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) đã được lấp

đầy 100% nên tại mục này trình bày tổ chức không gian của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3):

oNguyên tắc chung:

- Đất hành chính - dịch vụ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được sử dụng

chung với KCN Thăng Long II (Giai đoạn 1 và 2).

- Các kết nối hạ tầng: cấp nước, thoát nước thải, cấp điện được cung cấp từ khu

vực đầu mối Hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (Giai đoạn 1 và Giai đoạn

2). Tuy nhiên trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) vẫn bố trí đất đầu mối hạ

tầng kỹ thuật dự trữ cho tương lai phát triển ở phía Tây, tiếp giáp với KCN

Thăng Long II (giai đoạn 2) và hệ thống kênh mương thủy lợi hiện có.

- Hệ thống giao thông nội bộ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được bố trí

theo các trục Bắc Nam và Đông Tây kết nối với TLIPII (Giai đoạn 1 và 2) ở phía

Tây qua cổng phụ số 2; kết nối với đường tỉnh 387 ở phía Đông qua cổng số 4;

kết nối với tuyến đường quy hoạch 69m ở phía Nam qua cổng số 2 và số 3. Nội

bộ trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) bố trí các tuyến giao thông theo mạng

ô cờ để phân chia các lô đất và đảm bảo lưu thông trong nội bộ KCN được mạch

lạc, thuận tiện.

- Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp công nghiệp được phát triển dọc theo các

tuyến giao thông nội bộ. Bố trí các ô đất lớn dọc đường chính vào các ô đất nhỏ

dọc đường phụ.

- Xung quanh KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) bố trí dải cây xanh kết hợp

đường công vụ tạo hành lang xanh.

- Bố trí 02 hồ điều hòa và 02 trạm bơm thoát nước mưa để đảm bảo thu gom

nước mưa trên toàn bộ diện tích KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) và thoát ra

bên ngoài qua 02 cửa xả nối với kênh Hồ Chí Minh và kênh Trần Thành Ngọ.

oĐất công nghiệp

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

47

-Đất công nghiệp trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có tổng diện tích

142,595 ha chiếm 79% tổng diện tích, mật độ xây dựng thuần tối đa 70%. Đối

với các lô đất xây dựng nhà máy có trên 05 sàn sử dụng để sản xuất, mật độ xây

dựng thuần tối đa là 60%.

- Tổng cộng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có 41 lô đất xây dựng nhà máy.

Các lô đất được quy hoạch thành các nhóm sau:

+Lô I: diện tích 1,7097 ha, bao gồm 01 lô đất có diện tích 1,7097 ha;

+Lô S: diện tích 7,3205 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 2,0 ha đến 3,3205 ha;

+Lô T: diện tích 35,7958 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 2,0 ha đến 7,321 ha;

+Lô U: diện tích 18,8667 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 1,3434 ha đến

5,00 ha;

+ Lô V: diện tích 24,7815 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 2,0 ha đến

5,6065 ha;

+Lô X: diện tích 41,1325 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 3,1459 ha đến

6,9756 ha;

+Lô Y: diện tích 12,9883 ha, bao gồm các lô đất có diện tích từ 1,7893 ha đến

2,6990 ha;

-KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thu hút các ngành nghề kinh doanh phù hợp

với quy hoạch, được bố trí vào các lô đất, cụ thể như sau:

Bảng 1.9. Bố trí phân khu chức năng của các loại hình công nghiệp theo cơ

cấu sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

TT Lô đất Diện tích (ha)

Tên ngành

I X 41,1325 Nhóm công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm tin học; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học và sản xuất thiết bị điện

II U 18,8667 Nhóm công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ô tô (sản xuất linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác và sản xuất phương tiện vận tải khác

T 35,7958

III Y và I 14,698 Các ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng: dệt (không có công đoạn nhuộm); sản xuất

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

48

trang phục (không có công đoạn nhuộm); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh ; sản xuất sơ nhân tạo; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị; sản xuất khí đốt; phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống; Khai thác xử lý và cung cấp nước; Thoát nước và xử lý nước thải; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải.

IV V và S 32,102 Các ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống, công nghiệp dược, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.

-Tùy thuộc quy mô và yêu cầu của từng loại hình công nghiệp, chiều cao của nhà

xưởng có thể dao động từ 10m đến 22m nhưng không giới hạn và phụ thuộc công

nghệ sản xuất. Kiến trúc nhà xưởng đảm bảo yêu cầu mỹ quan công nghiệp và vệ

sinh môi trường;

-Khu nhà hành chính trong từng lô nhà máy có thể cao hơn hoặc tương đương

các nhà xưởng; tuy vậy cần có hình thức kiến trúc hài hòa với các nhà xưởng

trong nhà máy;

-Hình thức kiến trúc, chiều cao, màu sắc của cổng, hàng rào của từng lô đất được

thiết kế đồng nhất và đúng theo lộ giới quy hoạch, chỉ giới xây dựng và quy chế

quản lý xây dựng của Công ty TNHH KCN Thăng Long II;

oĐất hạ tầng kỹ thuật:

-Đất xây dựng Khu kỹ thuật (có ký hiệu FA) có tổng diện tích 1,805 ha, chiếm tỷ

lệ 1,00% tổng diện tích.

-Khu đất này được dữ trữ để xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

khi có nhu cầu phát sinh tăng. Trước mắt, KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử

dụng điện, nước cấp, xử lý nước thải từ các nguồn cấp điện, cấp nước và xử lý

nước thải từ khu vực đầu mối Hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (Giai

đoạn 1 và Giai đoạn 2).

oĐất giao thông:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

49

-Đất giao thông trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có tổng diện tích

18,050ha.

-Các tuyến giao thông đối ngoại bao gồm:

+Tuyến đường RS-11 kết nối với KCN Thăng Long II (Giai đoạn 2) qua cổng

phụ số 2;

+Tuyến đường RS-12 kết nối với đường tỉnh 387 qua cổng số 4;

+Tuyến đường RE-7 kéo dài kết nối với KCN Thăng Long II (Giai đoạn 2);

+Tuyến đường RE-9 kết nối với đường quy hoạch 69m qua cổng số 2;

+ Tuyến đường RE-12 kết nối với đường quy hoạch 69m qua cổng số 3;

+ Tuyến đường RE-10 kết nối với đường quy hoạch 34m qua cổng số 5;

-Các tuyến giao thông đối nội phân chia KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thành

các lô đất công nghiệp

oĐất cây xanh-mặt nước:

Đất cây xanh - mặt nước trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có tổng diện

tích 18,050 ha bao gồm: dải cây xanh cách ly bao quanh khu công nghiệp; dải

cây xanh, mặt nước dọc theo các tuyến kênh điều hòa; dải cây xanh phân tán dọc

theo trục giao thông; cây xanh, mặt nước tại khu vực các hồ điều hòa; cây xanh -

mặt nước khu vực các kênh Trần Thành Ngọ, kênh Hồ Chí Minh.

Công suất, công nghệ sản xuất:

- Với loại hình Dự án đã nêu trên, Dự án không trực tiếp sản xuất tạo ra sản

phẩm. Chủ đầu tư Dự án sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN để thu hút các nhà đầu tư

thứ cấp có ngành nghề phù hợp với tính chất của KCN theo phê duyệt thuê đất,

hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra sản phẩm.

- Dự án thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1, 2 và 3) về xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung đặt tại khu đất hạ tầng

kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đạt tiêu chuẩn theo quy định. Chi

tiết về công nghệ xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung được trình bày chi tiết

tại mục 3.2.2.1 chương 3 của báo cáo.

- Các ngành nghề Khu công nghiệp TLIPI II (giai đoạn 3) dự kiến thu hút đầu tư

tương tự các ngành nghề đã, đang và được phép thu hút đầu tư vào KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2) là các nhóm ngành công nghiệp chính sạch, ít ô nhiễm

môi trường và các ngành sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ cao được khuyến

khích phát triển theo quy định của pháp luật:

+ Nhóm công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mền tin học: Sản

xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (mã 26) và Sản xuất

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

50

thiết bị điện (mã 27).

+ Nhóm công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ô tô

(sản xuất linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh): Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được

phân vào đâu (mã 28); Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (mã 29) và Sản xuất

phương tiện vận tải khác (mã 30).

+ Các ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ công nghiệp, công

nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng: Dệt (không có công đoạn nhuộm) (mã

13); Sản xuất trang phục (không có công đoạn nhuộm) (mã 14); Sản xuất da và

các sản phẩm có liên quan (không có công đoạn thuộc, sơ chế da) (mã 15); Chế

biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) (mã 16);

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không bao gồm tái chế giấy và bìa, sản xuất

giấy và bột giấy) (mã 17); In, sao chép bản ghi các loại (mã 18); Sản xuất plastic

và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (mã 20-2013);Sản xuất khí công nghiệp

(mã 20-20111); Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế

phẩm vệ sinh (mã 20-2023); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (không bao

gồm hoạt động tái chế nhựa) (mã 22); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

khác (mã 23); Đúc kim loại (mã 24- 243); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

(trừ máy móc, thiết bị) (mã 25-251-259); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (mã 31);

Sản xuất giường, tủ, quần áo bằng kim loại (mã 31-31002); Công nghiệp chế

biến, chế tạo khác (mã 32); Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

(mã 33); Điện mặt trời (mã 35- 35116); Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu

khí bằng đường ống (mã 35-3520); Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng,

điều hòa không khí và sản xuất nước đá (mã 35-3530); Khai thác, xử lý và cung

cấp nước (mã 36); Thoát nước và xử lý nước thải (mã 37); Thu gom rác thải

không độc hại (mã 38-38110); Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại (mã 38-

38210); Tái chế phế liệu (mã 38-3830); Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất

thải khác (mã 39000); Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên

quan (mã 46-4661); Bán lẻ nhiêu liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh

(mã 47-47300); Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải (mã 52); hoạt động

kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (mã 71-7110); Kiểm tra và phân tích kỹ

thuật (mã 7120); Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (mã 72); các

ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định

của pháp luật (Thẻ thông minh, đầu đọc thẻ thông minh; Bản thiết kế vi mạch và

lõi IP; Linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC); sản phẩm, mạch điện tử linh

hoạt (PE); Màn hình độ phân giải cao; Hệ điều hành cho máy tính chuyên dụng,

thiết bị di động thế hệ mới; Khuôn mẫu tiên tiến (Advanced moulds) có tính năng

kỹ thuật, độ chính xác và chất lượng cao; Kính hiển vi quang học phức hợp;

Thấu kính, lăng kính, kính áp tròng chất lượng cao; Các loại vắc xin, sinh phẩm y

tế, sinh phẩm chẩn đoán thế hệ mới; Vật liệu gốm, sứ kỹ thuật cho công nghiệp

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

51

điện, điện tử, chế tạo máy; Vật liệu cao su kỹ thuật cao cấp, cao su tổng hợp

chuyên dụng phục vụ cho ngành chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh, quốc

phòng);

+ Các ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống, công nghiệp dược, thực phẩm

chức năng, thiết bị y tế: Sản xuất, chế biến thực phẩm (mã 10); Sản xuất đồ uống

(mã 11); Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (mã 21)

-Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các nhóm ngành trên có

mã ngành cấp 4 được tổng hợp tại bảng dưới đây.

Bảng 1.10.Các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào KCN

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

1 10 Sản xuất, chế biến thực phẩm

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

1010

Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh

1020

Chế biến và bảo quản rau quả

1030

Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040

Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

1050

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

1075

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu.

1079

Sản xuất các loại bánh từ bột 1071

Sản xuất cacao, socola và bánh kẹo

1073

Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự

1074

2 11 Sản xuất đồ uống

Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia.

1103

Sản xuất đồ uống không cồn,

nước khoáng 1104

Sản xuất rượu vang 1102

Chưng, tinh cất và pha chế các

loại rượu mạnh 1101

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

52

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

3 13 Sản xuất hàng dệt khác (không nhuộm)

Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

1391

Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang

phục) 1392

Sản xuất thảm, chăn, đệm 1393

Sản xuất các loại dây bện và lưới 1394

Sản xuất các loại hàng dệt khác

chưa chưa được phân vào đâu. 1399

Sản xuất sợi 1311

Sản xuất vải dệt thoi 1312

4 14 Sản xuất trang phục

May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú).

1410

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú. 1420

Sản xuất trang phục dệt kim, đan

móc. 1430

5 15 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (không bao gồm công đoạn thuộc và sơ chế da)

Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, yên đệm.

1512

Sản xuất giày dép. 1520

6 16 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.

1621

Sản xuất đồ gỗ xây dựng. 1622

Sản xuất bao bì bằng gỗ. 1623

Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ;

sản xuất sản phẩm từ tre, nứa,

rơm, rạ và vật liệu tết bện

1629

7 17 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

1702

Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

1709

8 18 In, sao chép bản ghi các loại

In ấn 1811

Dịch vụ liên quan đến in 1812

Sao chép bản ghi các loại 1820

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

53

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

9 20 Sản xuất hóa chất và sản phẩm của hóa chất

Sản xuất sợi nhân tạo. 2030

Sản xuất plastic và cao su tổng

hợp dạng nguyên sinh

2013

- Sản xuất khí công nghiệp 20111

Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất

tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ

sinh

2023

10 21 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

2100

11 22 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (chỉ nhận các ngành sản xuất cao su phục vụ cho ngành ô tô, xe máy)

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su 2219

Sản xuất sản phẩm từ plastic 2220

12 23 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.

2392

Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác. 2393

Sản xuất sản phẩm chịu lửa 2391

Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ

thủy tinh 2310

13 24 Sản xuất kim loại

Đúc sắt thép 2431

Đúc kim loại màu 2432

14 25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

Sản xuất các cấu kiện kim loại. 2511

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng

cụ chứa đựng kim loại. 2512

Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung

tâm). 2513

Rèn, dập, ép và cán kim loại;

luyện bột kim loại. 2591

Gia công cơ khí; xử lý và tráng

phủ kim loại. 2592

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

54

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm

tay và đồ kim loại thông dụng. 2593

Sản xuất sản phẩm khác bằng kim

loại chưa được phân vào đâu

2599

15 26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

Sản xuất linh kiện điện tử. 2610

Sản xuất máy vi tính và thiết bị

ngoại vi của máy vi tính. 2620

Sản xuất thiết bị truyền thông. 2630

Sản xuất sản phẩm điện tử dân

dụng. 2640

Sản xuất đồng hồ. 2652

Sản xuất thiết bị và dụng cụ

quang học. 2670

Sản xuất băng, đĩa từ tính và

quang học. 2680

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm

tra, định hướng và điều khiển. 2651

Sản xuất thiết bị bức xạ, điện tử

trong y học, điện liệu pháp. 2660

16 27 Sản xuất thiết bị điện Sản xuất mô tơ, máy phát. 2710

Sản xuất pin và ăcquy. 2720

Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang

học. 2731

Sản xuất dây, cáp điện và điện tử

khác. 2732

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các

loại. 2733

Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng. 2740

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

55

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

Sản xuất đồ điện dân dụng. 2750

Sản xuất thiết bị điện khác. 2790

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến

thế điện, thiết bị phân phối và

điều khiển điện

2710

17

28 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu

Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô, và xe máy).

2811

Sản xuất bi, bánh răng, hộp số,

các bộ phận điều khiển và truyền

chuyển động.

2814

Sản xuất thiết bị sử dụng năng

lượng chiết lưu. 2812

Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi

và van khác. 2813

Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò

nung. 2815

Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và

bốc xếp. 2816

Sản xuất máy móc và thiết bị văn

phòng (trừ máy vi tính và thiết bị

ngoại vi của máy vi tính).

2817

Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy

bằng mô tơ hoặc khí nén. 2818

Sản xuất máy thông dụng khác. 2819

Sản xuất máy nông nghiệp và lâm

nghiệp. 2821

Sản xuất máy công cụ và máy tạo

hình kim loại. 2822

Sản xuất máy luyện kim. 2823

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

56

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

Sản xuất máy khai thác mỏ và xây

dựng. 2824

Sản xuất máy chế biến thực phẩm,

đồ uống và thuốc lá. 2825

Sản xuất máy cho ngành dệt, may

và da. 2826

Sản xuất máy chuyên dụng khác 2829

18 29 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác.

2910

Sản xuất thân xe ô tô và xe có

động cơ khác, rơ moóc và bán rơ

moóc.

2920

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ

trợ cho xe ô tô và xe có động cơ

khác.

2930

19 30 Sản xuất phương tiện vận tải khác

Sản xuất mô tô, xe máy 3091

Sản xuất thân xe ô tô và xe có

động cơ khác, rơ moóc và bán rơ

moóc

3092

Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và

máy móc liên quan. 3030

20 31 Sản xuất giương, tủ, bàn ghế

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 3100

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

bằng kim loại 31002

21 32 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan.

3211

Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi

tiết liên quan. 3212

Sản xuất nhạc cụ. 3220

Sản xuất dụng cụ thể dục, thể

thao. 3230

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

57

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

Sản xuất đồ chơi, trò chơi. 3240

Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế,

nha khoa, chỉnh hình và phục hồi

chức năng

3250

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

3290

22

33 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

3320

Sửa chữa thiết bị điện 3314

Sửa chữa các sản phẩm kim loại

đúc sẵn (không có công đoạn xi

mạ, làm sạch bề mặt kim loại

bằng hóa chất)

3311

Sửa chữa máy móc, thiết bị 3312

23 35 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống

3520

Điện mặt trời 35116

Sản xuất, phân phối hơi nước,

nước nóng, điều hoà không khí và

sản xuất nước đá

3530

24 36 Khai thác, xử lý và cung cấp nước

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

3600

25 37 Thoát nước và xử lý nước thải

Thoát nước và xử lý nước thải

3700

26 38 Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phê liệu

Thu gom rác thải không độc hại 3811

Xử lý và tiêu hủy rác thải không

độc hại 3821

Tái chế phế liệu

3830

27 39 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

3900

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

58

TT Mã nhóm ngành

(Cấp 2 hoặc Cấp 3)

Nhóm ngành nghề

Tên ngành Mã ngành (cấp 4)

28 46 Bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

4661

29 47 Bẻ lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)

Bản lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh

4730

30 52

Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5210

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp

cho vận tải đường bộ 5225

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác

liên quan đến vận tải 5229

31 71

Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

7110

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 7120

32 72

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

7211

Nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ trong lĩnh vực khoa

học kỹ thuật và công nghệ

7212

Nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ trong linh vực khoa

học, y, dược

7213

Nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ trong lĩnh vực khoa

học nông nghiệp

7214

Nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ trong lĩnh vực khoa

học xã hội

7221

Nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ trong lĩnh vực khoa

học nhân văn

7222

Nguồn: Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 ban hành hệ thống

ngành kinh tế Việt Nam

Sơ đồ phân khu chức năng theo các ngành/nhóm ngành nghề dự kiến thu hút đầu

tư vào KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được minh họa tại hình đính kèm phụ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

59

lục 2.1. báo cáo.

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình được tổng hợp tại bảng 0.4 Mở đầu của báo cáo. Chi

tiết các hạng mục công trình Dự án được trình bày chi tiết tại mục 1.2.2.

Là Dự án mở rộng nên tại mục này trình bày hiện trạng kinh doanh (tình hình thu

hút đầu tư) và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và

giai đoạn 2.

1.2.1.Hiện trạng kinh doanh và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II giai đoạn 1 và giai đoạn 2

1.2.1.1.Hiện trạng kinh doanh (tình hình thu hút đầu tư) của KCN Thăng Long II

giai đoạn 1 và 2

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) được triển khai xây dựng từ tháng 8 năm

2007. Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng hoàn thành đồng bộ,

hiện đại theo đúng quy hoạch chi tiết được phê duyệt với tỷ lệ lấp đầy của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) là 100% với 56 doanh nghiệp đang hoạt động. KCN

Thăng Long II (giai đoạn 2) được triển khai xây dựng từ năm 2012. Bắt đầu thu

hút đầu tư từ tháng 12 năm 2014, đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt 100% với 20 doanh

nghiệp đang hoạt động. Chi tiết các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN

Thăng Long II (giai đoạn 2) được đính kèm tại phần phụ lục của báo cáo

1.2.1.2.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2

(1) Hiện trạng hệ thống giao thông

- Hệ thống giao thông trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã được xây dựng

hoàn chỉnh, đồng bộ, có hệ thống đường chính có chiều dài 3.894m; đường phụ

có tổng chiều dài 1.708m. KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) kết nối với QL.39A

tại 2 vị trí: cổng số 1 và cổng phụ số 1, đoạn kết nối có chiều dài 44m/cổng.

- Hệ thống giao thông trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã được xây dựng

hoàn chỉnh, đồng bộ, có tổng chiều dài đường chính, đường phụ là 3.764m và

tổng chiều dài đường nhánh là 6.691m.

(2) Hiện trạng hệ thống cấp nước

Nguồn cấp nước:

-Nước ngầm theo Giấy phép khai thác nước dưới đất số 49/GP-BTNMT ngày

13/1/2014 và số 2821/GP-BTNMT ngày 3/11/2015;

-Giấy phép khai thác nước ngầm:

+ Trong phạm vi diện tích của KCN Thăng Long II Giai đoạn 1 có 07 giếng khai

thác và 03 giếng dự phòng với tổng lượng nước khai thác là 21.000 m3/ngày đêm

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

60

trong 10 năm từ năm 2015 theo giấy phép khai thác nước dưới đất số 2821/GP –

BTNMT ngày 3 tháng 11 năm 2015.

+Trong phạm vi KCN Thăng Long II Giai đoạn 2 có 06 giếng với tổng lượng

nước khai thác là 18.000 m3/ngày đêm trong vòng 10 năm từ năm 2014 theo

giấy phép khai thác nước dưới đất số 49/GP- BTNMT ngày 13 tháng 01 năm

2014.

+ Như vậy, tổng công suất được phép khai thác nước ngầm của Công ty trên diện

tích KCN Thăng Long II (2 Giai đoạn 1&2) là 39.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra,

hiện nay Công ty đang nghiên cứu để thực hiện dự án thu gom nước mặt (nước

trong hồ điều hòa của KCN) về xử lý tại trạm xử lý nước cấp trong khu hạ tầng

kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) thành nước cấp dùng trong KCN.

Mạng lưới cấp nước:

- Mạng lưới đường ống phân phối nước 400mm, 350mm, 300mm, 200mm,

150mm và 100mm được đặt bên trong các hành lang kỹ thuật dọc các tuyến giao

thông được cung cấp từ trạm xử lý nước cấp (WP) có tổng công suất hiện trạng là

24.000 m3/ngày.đêm.

- Áp suất nước tại các điểm tiêu thụ đảm bảo cột áp 12m trong điều kiện bình

thường và 10m trong điều kiện cấp nước chữa cháy.

- Mạng lưới cấp nước sinh hoạt – sản xuất và chữa cháy là hệ thống chung. Hệ

thống chữa cháy kết hợp giữa hệ thống trụ cứu hỏa và xe.

Trạm xử lý nước cấp (XLNC):

oTrạm XLNC nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1).

oTrạm XLNC được xây dựng theo các module. Hiện nay có 05 module trong đó

04 module, 4.500 m3/ngày.đêm/module và 01 module có công suất 6.000

m3/ngày.đêm. Như vậy, tổng công suất hiện nay của trạm XLNC là 24.000

m3/ngày.đêm.

oTrạm xử lý nước cấp

-Công nghệ của trạm XLNC: trạm XLNC có 05 module, mỗi module có công

nghệ xử lý giống nhau như sau: Nước giếng -> Hệ thống bể sục khí -> Hệ thống

bể lắng và bể tạo bông -> Hệ thống lọc nước sử dụng cát mangan -> Bể chứa

nước sạch.

- Thuyết minh công nghệ XLNC:

+ Hệ thống bể sục khí

Đầu tiên nước thô sẽ được đưa và hệ thống bể sục khí, tại đây sắt sẽ được ôxy

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

61

hóa nhờ sục khí và châm Clo. Một máy sục khí bề mặt được lắp đặt để tạo ra quá

trình ôxy hóa. Còn Clo được châm ngay tại đầu vào của ngăn tiếp nhận.

Phương trình phản ứng của quá trình ôxy hóa ion sắt để tạo ra ôxit sắt 3 khó

hòa tan như sau:

2Fe(HCO3)2 + 1/2O2 + H2O = 2Fe(OH)3↓+ 4CO2

+ Hệ thống bể tạo bông và bể lắng

Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có trong nước thô, và tăng khả năng lắng của

Fe(OH)3 đã hình thành trong công đoạn đầu, hóa chất keo tụ và tác nhân kiềm

được bổ sung vào nước. Chất keo tụ được sử dụng là PAC. Tác nhân kiềm là

NaOH. Sau khi bổ sung tác nhân kiềm, thiết bị khuấy trộn nhanh sẽ hòa trộn hóa

chất vào nước. Sau đó nước được đưa đến bể tạo bông, nơi có lắp một máy khuấy

trộn chậm. Nhờ thiết bị này mà các bông cặn lớn hơn và dễ lắng hơn. Sau khi qua

bể tạo bông, nước được dẫn sang bể lắng ngang, tại đây sắt và chất rắn lơ lửng sẽ

lắng xuống và được loại bỏ. Phần nước trong ở bên trên được dẫn sang bể lọc cát.

+Hệ thống bể lọc

Mục đích của bể lọc cát là xử lý Mn bằng quá trình oxi hóa tiếp xúc và loại bỏ

các chất rắn lơ lửng kích thước nhỏ. Với nhiệm vụ như vậy, trong bể lọc có sử

dụng cát Mn. Trong bể lọc có sử dụng cát Mn, nước đã được bổ sung Clo sẽ chảy

qua lớp vật liệu lọc là cát bọc Mn, mangan có trong nước sẽ được loại bỏ bằng

quá trình oxi hóa tiếp xúc trên bề mặt của cát Mn. Với mục đích như trên, clo

được bổ sung trước khi nước chảy vào bể lọc.

Phương trình phản ứng diễn ra trong bể lọc có cát Mangan như sau:

Mn2+ + MnO2.H2O + H2O → MnO2.MnO.H2O + 2H+

Sau một thời gian, lớp màng cát Mangan (MnO2.MnO) bao bọc bên ngoài lớp

vật liệu lọc sẽ trở thành lớp màng kém hoạt động MnO2.MnO.H2O giảm khả

năng ôxy hóa tiếp súc trên bề mặt cát Mangan. Do đó cần châm thêm Clo ở đầu

vào của bể lọc cát, để cát Mangan có thể phục hồi khả năng ôxy hóa tiếp xúc.

MnO2.MnO.H2O + C12 + H2O → 2MnO2.H2O + 2Cl- + 2H+

Tiến hành rửa lọc ngược và rửa lọc bề mặt cho bể lọc cát theo định kì. Một hệ

thống bơm cấp nước cho rửa lọc ngược và rửa lọc bề mặt được lắp đặt.

Nước sau lọc được dẫn sang bể chứa nước sạch.

+Bùn và nước thải

Bùn lắng trong bể lắng ngang được xả thành từng đợt thông qua ống xả bùn và

được tập trung về bể chứa bùn.

Nước thải của quá trình rửa lọc bể lọc cát được dẫn về bể chứa nước thải. Phần

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

62

bùn trong bể được đưa vào bể chứa bùn, phần nước thải được bơm vào hệ thống

xục khí để được xử lý cùng với nước thô.

Bùn từ bể chứa bùn được bơm sang máy ép bùn để ép. Nước thải phát sinh từ

máy ép bùn sẽ được đưa về bể chứa nước thải, về hệ thống xục khí để xử lý cùng

với nước thô.

+Hệ thống châm hóa chất

Có hai điểm châm Clo. Một tại đầu vào của ngăn tiếp nhận, nhằm oxy hóa sắt.

Điểm còn lại châm tại đầu vào của bể lọc cát để loại bỏ Mangan và khử trùng. Có

6 bơm định lượng NaClO được lắp đặt.

Có một điểm bổ sung hóa chất keo tụ tại đầu vào của bể tạo bông để keo tụ sắt và

chất rắn lơ lửng. Hệ thống bổ xung chất keo tụ gồm 3 bơm định lượng PAC và 2

bể hòa tan bột PAC.

Để điều chỉnh pH, NaOH được châm tại đầu đầu vào của bể hòa trộn nhanh. Hệ

thống châm NaOH gồm 3 bơm định lượng và 3 bể chứa.

-Thông số kỹ thuật của trạm XL nước cấp hiện hữu có tổng công suất 24.000

m3/ngày.đêm được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.11.Hạng mục xây dựng của 01 module XL nước cấp công suất 4.500

m3/ngày.đêm (04 module; 4.500 m3/ngày.đêm/module có hạng mục đầu tư

giống nhau)

Stt Hạng mục Số lượng/module Mô tả

1 Ngăn tiếp nhận 02 bể -Kích thước: 3,5mL x 1,6mW x 3,5mD

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

2 Hệ thống bể sục khí

02 bể -Kích thước: 3,55mL x 3,5Mw x 3,3mD -Vật liệu: Bê tông chịu lực

3 Bể khuấy trộn 02 bể -Kích thước: 1,45mL x 1,45 mW x 1,5 Md

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

4 Bể tạo bông 04 bể -Kích thước: 3,4mL x 3,4mW x 3,3Md

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

5 Bể lắng ngang 02 bể -Kích thước: 14,0mL x 7,0mW x 3,5 Md

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

6 Bể lọc cát 02 bể -Kích thước: 5,0mL x 4,0mW x 3,85mD

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

7 Bể chứa nước sạch (*)

02 bể

-Kích thước: 38,3mL x 19,0mW x 3,3mD -Vật liệu: Bê tông chịu lực - Thể tích: 2,401 m3 - Được dùng chung cho 04 module; 4.500

m3/ngày.đêm/module

8 Bể chứa bùn (*) 02 bể

-Thể tích: 162 m3 -Kích thước: 9,0mL x 6,0mW x 3,0mD -Vật liệu: Bê tông chịu lực - Được dùng chung cho 04 module; 4.500

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

63

Stt Hạng mục Số lượng/module Mô tả

m3/ngày.đêm/module

Bể chứa nước thải (*)

02 bể

- Thể tích: 503,1 m3 - Kích thước: 21,5mL x 9,0mW x 2,6mD - Vật liệu: Bê tông chịu lực - Được dùng chung cho 04 module; 4.500 m3/ngày.đêm/module

Ghi chú (*): được dùng chung cho 04 module

Bảng 1.12.Hạng mục xây dựng của module 5 công suất 6.000 m3/ngày.đêm

Stt Hạng mục Số lượng Mô tả

1 Ngăn tiếp nhận 02 bể -Kích thước: 4,4mL x 1,6mW x 3,9mH

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

2 Bể sục khí 02 bể -Kích thước: 4,4mL x 4,4 mW x 3,9 mH

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

3 Bể khuấy trộn 02 bể -Kích thước: 1,6mL x 1,6 mW x 2,1 mH

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

4 Bể tạo bông 04 bể -Kích thước: 3,9mL x 3,9mW x 3,9mH

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

5 Bể lắng 02 bể -Kích thước: 16,2mL x 8,0mW x 4,865mH

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

6 Bể lọc cát 02 bể -Kích thước: 5,0mL x 5,8mW x 4,5mD

-Vật liệu: Bê tông chịu lực

7 Bể chứa nước sạch

02 bể

-Kích thước: 38,3mL x 19,0mW x 3,3mD -Vật liệu: Bê tông chịu lực - Thể tích: 2,401 m3 - Được dùng chung cho tất cả các module

8 Bể chứa bùn 02 bể

-Thể tích: 162 m3 -Kích thước: 9,0mL x 6,0mW x 3,0mD -Vật liệu: Bê tông chịu lực - Được dùng chung cho tất cả các module

Bể chứa nước thải

02 bể

- Thể tích: 503,1 m3 - Kích thước: 21,5mL x 9,0mW x 2,6mD - Vật liệu: Bê tông chịu lực - Được dùng chung cho tất cả các module

Bảng 1.13.Danh mục máy móc, thiết bị của trạm XLNC

STT Mô tả Chủng loại Vị trí Số

lượng Hãng SX

Tình trạng hoạt động

Nhà máy cấp nước giai đoạn 1 ( 4.500 m3/ngày.đêm)

1 Máy sục khí

C17VM5-6135-13

Bể oxy hóa

2 Sumitomo Tốt

2 Máy khuấy

CNVM05-6090-25

Bể trộn 2 Sumitomo

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

64

nhanh

3 Máy khuấy chậm tạo bông

CVVBMN1A-6125-87

Bể tạo bông

4 Sumitomo Tốt

4 Máy gom bùn

CVVM05-6205TD-20339

Bể lắng 4 Sumitomo

Tốt

5 Bơm chuyển tiếp

150x125FS4KA537

Nhà bơm 2 Ebara

Tốt

6 Bơm rửa bề mặt

150x125FS4KA530

Nhà bơm 2 Ebara

Tốt

7 Bơm rửa ngược

200x150 FS4JA522

Nhà bơm 3 Ebara

Tốt

8 Bơm bùn 65DVS51.5

Bể chứa bùn

2 Ebara Tốt

9 Bơm nước thải 80DLC55.5

Bể chứa nước thải

2 Ebara Tốt

10 Bơm định lượng PAC

DMX 221 - 50 Phòng hóa chất

3 Alldos Tốt

11 Máy khuấy PAC

CVVM1-6080SK-5

Phòng hóa chất

2 Sumitomo Tốt

12 Bơm định lượng NaOH

DMX 221 - 60 Phòng hóa chất

3 Alldos Tốt

13 Bơm định lượng NaCLO

DMX 221 - 35 Phòng hóa chất

6 Alldos Tốt

14 Máy nén khí D-4

Phòng hóa chất

2 Fusheng Tốt

15 Máy sấy khí LD-05HA

Phòng hóa chất

1 Lode star Tốt

16 Bơm tiêu 50DVSA 5.75

Nhà bơm

1 Ebara Tốt

17 Thiết đo pH

EXAxt PH450G Sensor FU20-05-T1-NPT/HCNF

Bể đầu vào

2 Yokogawa Tốt

18 Thiết đo clo dư

Liquisys M CCM223/253 Sensor CCS140

Sau bể lọc cát

2 Endress hauser

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

65

Nhà máy cấp nước giai đoạn 2, 3 ( 9.000 m3/ngày.đêm )

1 Bơm chuyển tiếp

150x125FS4KA537

Nhà bơm cũ

2 Ebara/Indonesia

Tốt

2 Bơm chuyển tiếp

150x125FS4LA545

Nhà bơm mới

2 Ebara / Indonesia

Tốt

3 Bơm bùn

80DVS53.7 Bể chứa bùn

2 Ebara / Indonesia

Tốt

4 Bơm nước thải

80DLC55.5 Bể chứa nước thải

2 Ebara / Indonesia

Tốt

5 Bơm tiêu

50DVSA5.75 Nhà bơm mới

1 Ebara / Indonesia

Tốt

6 Máy sục khí

C17VM5-6135-13

Bể oxy hóa

4 Sumitomo Tốt

7 Máy khuấy nhanh

CNVM05-6090-25

Bể trộn 4 Sumitomo

Tốt

8 Máy khuấy chậm tạo bông

CVVBMN1A-6125-87

Bể tạo bông

8 Sumitomo Tốt

9 Máy gom bùn

CVVM05-6205TD-20339

Bể lắng 8 Sumitomo

Tốt

10 Máy khuấy PAC

CNVM1-6090-11 Phòng hóa chất

2 Sumitomo Tốt

11 Bơm định lượng PAC

DMX 221 - 50 - 10001

Phòng hóa chất

6 Alldos/Germany

Tốt

12 Bơm định lượng NaOH

DMX 221 - 50 - 10001

Phòng hóa chất 6

Alldos / Germany

Tốt

13 Bơm định lượng NaCLO

DMX 221 - 35 - 10004

Phòng hóa chất

12 Alldos / Germany

Tốt

14 Máy nén khí D-4

Phòng hóa chất

2 Fungsheng/ Taiwan

Tốt

15 Máy sấy khí

Phòng hóa chất

1 Fungsheng/ Taiwan

Tốt

16 Thiết bị đo pH

Transmitter Liquisys M CPM253

Bể đầu vào

4 Endress hauser

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

66

Sensor pH Orbipac CPF81

17 Thiết bị đo clo dư

Liquisys M CCM223/253 Sensor CCS140

Sau bể lọc cát

4 Endress hauser

Tốt

Nhà máy cấp nước giai đoạn 4 ( 4.500 m3/ngày.đêm)

1 Máy sục khí

C17VM5-6135-13

Bể oxy hóa

2 Sumitomo Tốt

2 Máy khuấy nhanh

CNVM05-6090-25

Bể trộn 2 Sumitomo

Tốt

3 Máy khuấy chậm tạo bông

CVVBMN1A-6125-87

Bể tạo bông

4 Sumitomo Tốt

4 Máy gom bùn

CVVM05-6205TD-20339

Bể lắng 4 Sumitomo

Tốt

5 Bơm chuyển tiếp

150x125FS4KA537

Nhà bơm 2 Ebara

Tốt

6 Bơm rửa bề mặt

150x125FS4KA530

Nhà bơm 2 Ebara

Tốt

7 Bơm rửa ngược

200x150 FS4JA522

Nhà bơm 3 Ebara

Tốt

8 Bơm bùn 65DVS51.5

Bể chứa bùn

2 Ebara Tốt

9 Bơm nước thải 80DLC55.5

Bể chứa nước thải

2 Ebara Tốt

10 Bơm định lượng PAC

DMX 221 - 50 Phòng hóa chất

3 Alldos Tốt

11 Máy khuấy PAC

CVVM1-6080SK-5

Phòng hóa chất

2 Sumitomo Tốt

12 Bơm định lượng NaOH

DMX 221 - 60 Phòng hóa chất

3 Alldos Tốt

13 Bơm định lượng NaCLO

DMX 221 - 35 Phòng hóa chất

6 Alldos Tốt

14 Máy nén khí D-4

Phòng hóa chất

2 Fusheng Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

67

15 Máy sấy khí LD-05HA

Phòng hóa chất

1 Lode star Tốt

16 Bơm tiêu 50DVSA 5.75

Nhà bơm

1 Ebara Tốt

17 Thiết đo pH

EXAxt PH450G Sensor FU20-05-T1-NPT/HCNF

Bể đầu vào

2 Yokogawa Tốt

18 Thiết đo clo dư

Liquisys M CCM223/253 Sensor CCS140

Sau bể lọc cát

2 Endress hauser

Tốt

Nhà máy cấp nước giai đoạn 5 ( 6.000 m3/ngày.đêm) (các thiết bị chính)

1 Máy sục khí Motor C17VM5-6135-13

Bể oxy hóa

2 Sumitomo/ Singapare

Tốt

2 Máy khuấy nhanh

Motor CNVM05-6090-25

Bệ trộn 2 Sumitomo/ Singapare

Tốt

3 Máy khuấy chậm tạo bông

Motor CVVBMN1A-6125-121

Bể tạo bông

4 Sumitomo/ Singapare

Tốt

4 Máy gom bùn Motor CVVM05-6205TD-20339

Bể lắng 4 Sumitomo/ Singapare

Tốt

(3)Hiện trạng hệ thống cấp điện

Nguồn điện:

oĐiện sử dụng trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) được cấp điện từ

trạm 110/22KV đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn

1). Hiện nay, trạm đã xây dựng tổng 03 máy biến áp trên tổng số 04 máy biến áp

được phép xây dựng theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2) với công suất 63MVA/máy.

oLưới điện phân phối:

-Các tuyến trung thế 22kV chạy theo hành lang hạ tầng kỹ thuật dọc các tuyến

giao thông tới các trạm cắt mạch vòng (Ring main unit) tới từng nhà máy.

-Lưới hạ thế: Các hạng mục phụ trợ được cấp điện hạ thế bao gồm: Trạm bơm

nước ngầm, Bơm tăng áp, Bơm thoát nước và đèn đường… Nguồn điện được

cung cấp từ trạm điện 22/0,4 kV – 630 kVA.

-Lưới chiếu sáng: Hệ thống đèn chiếu sáng đường nội bộ sử dụng đèn cao áp

150W được lắp trên cột cao 12m. Tủ điều khiển chiếu sáng được lắp đặt tại

phòng hạ thế của trạm biến áp 630 kV, được nối đất an toàn với điện trở R ≤

10Ω, có chế độ đóng cắt tự động và đóng cắt bằng tay

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

68

(4)Hiện trạng hệ thống thu gom, thoát nước mưa

-Hệ thống thoát nước mưa KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) độc lập với hệ

thống thoát nước thải và thoát ra kênh Trần Thành Ngọ đổ về trạm bơm thoát

nước Hưng Long.

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã xây dựng hệ thống mương thoát nước mưa

bằng bê tông cốt thép BTCT có chiều rộng là 0,8m, 1m, 1,1m, 1,4m, 1,5m và 2m

với tổng chiều dài khoảng 5.994 m chạy dọc các lô đất và 3.084m ống cống

D600 chạy dọc theo các tuyến đường nội bộ trong KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1). Trên các tuyến đường nội bộ trong KCN đã bố trí 304 hố ga (kích thước

1,2m x 1,5m, khoảng cách giữa các hố ga là 21m) và các cửa thu nước mưa chảy

tràn trên bề mặt và thoát ra kênh Trần Thành Ngọ tại 01 điểm. Mạng lưới thoát

nước mưa KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) theo sơ đồ: Lượng mưa (thoát nước

lô đất và thoát nước mặt đường)->cống hộp thoát nước-> kênh điều hòa KCN-

>Hồ điều hòa RP-1-> kênh Trần Thành Ngọ tại 01 điểm

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước

mưa gồm các hố ga thu gom nước mưa mặt đường, cống hộp bê tông dùng cho

việc đấu nối của các nhà máy, kênh, hồ điều hòa và trạm bơm tiêu nước ra kênh

Trần Thành Ngọ. Tổng chiều dài hệ thống là 6.588 m, đường ống bê tông cốt

thép kích thước D300&D400, cống hộp bê tông cốt thép kích thước B1000,

C1200, C1400, C1600&C1800. Tổng dung tích kênh chứa, hồ điều hòa là

401.735 m3. Mạng lưới thoát nước mưa KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) theo

sơ đồ: Lượng mưa (thoát nước lô đất và thoát nước mặt đường)->cống hộp thoát

nước-> kênh điều hòa KCN->Hồ điều hòa RP-2-> kênh Trần Thành Ngọ tại 01

điểm.

- Thông tin về các hồ điều hòa hiện có trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và

2):

+Hồ điều hòa RP1: nằm trên đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) có diện

tích 4,5 ha, cao độ đáy hồ +1.2, mực nước duy trì +2.0. Hồ xung quanh có kè đá,

đáy nền đất tự nhiên.

+Hồ điều hòa RP2: nằm trên đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) có diện

tích diện tích 3,16 ha, cao độ đáy hồ +0.00, mực nước duy trì +2.0/ hồ xung

quanh có kè đá, nền đất tự nhiên.

+Hồ điều hòa RP3 nằm trên đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) có diện

tích 0,64 ha, cao độ đáy hồ +0.00, mực nước duy trì +2.0. Hồ được kè đá tại vị trí

kênh nối sang hồ số 2, nền đất tự nhiên. Hồ không có điểm đấu nối vào, chỉ chứa

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

69

nước mưa tự nhiên và chảy thông sang hồ điều hòa số 2 qua hệ thống cống hộp

ngăn bằng cửa chặn

+Hồ điều hòa số 1 và 2 thông với nhau bằng 1 shiphone (cống hộp) kích thước

thông thủy 1mx2m và có cửa chặn ở 2 đầu.

+Hồ điều hòa số 3 nối với hồ điều hòa số 2 bằng cống hộp kích thước thông thủy

2m x 2.25m dài 61.7m. Cao độ đáy +0.00, cao độ đỉnh +2.5 (phủ bì), có 2 cửa

chặn bằng thép ở phía hồ điều hòa số 2, kích thước 01 cửa chặn 2.25x1.2 - di

chuyển lên xuống bằng hệ ray dẫn hướng và tay quay dạng xoắn chạy bằng điện.

(5) Hiện trạng hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải

Hệ thống thu gom, thoát nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

độc lập với hệ thống thoát nước mưa

Nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long II (giai đoạn

2) được thu gom và cùng xử lý với nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) tại trạm xử lý nước thải tập trung (XLNT TT) đạt tiêu chuẩn quy

định trước khi đổ vào kênh Trần Thành Ngọ.

Trạm XLNT TT hiện hữu đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1), có công suất 15.000 m3/ngày.đêm đã được xác nhận hoàn thành

theo các giấy xác nhận hoàn thành số 338/TCMT ngày 16/3/2011; 70/GXN-

TCMT ngày 28/6/2017; 61/GXN-BTNMT ngày 5/6/2019 và 146/GXN-BTNMT

ngày 13/11/2019. Trạm XLNT TT hiện nay được xây dựng theo báo cáo đánh giá

tác động môi trường của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) gồm 03 đơn nguyên,

đơn nguyên 1 có công suất 3.000 m3/ngày.đêm; đơn nguyên 2 và 3 có công suất

6.000 m3/ngày.đêm. Công suất thiết kế hiện nay của mỗi đơn nguyên có sự điều

chỉnh so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-

BTNMT ngày 30/7/2007 và đã được chấp thuận tại các văn bản số

4851/BTNMT- TCMT ngày 10/9/2018 và số 3905/TCMT – TĐ ngày

23/10/2018. Quy trình công nghệ xử lý, các hạng mục đầu tư của trạm XLNT TT

đơn nguyên 1, 2 và 3 được trình bày dưới đây:

(5a) Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 1 - trạm xử lý nước thải công suất 3.000

m3/ngày đêm của KCN đã được xây dựng và xác nhận hoàn thành như sau:

Sơ đồ công nghệ:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

70

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 1 – trạm XLNT TT công suất 3.000

m3/ngày đêm

Nước thải đầu vào

Bể gom nước thải

Ngăn tách cát

Công trình phòng

ngừa, ứng phó sự cố

nước thải

Bể điều hòa

Bể kỵ khí

Bể thiếu khí

Bùn

tu

ần h

oàn

Đư

ờng

hồ

i n

ướ

c th

ải

Bể hiếu khí

Bể lắng

Bể khử trùng

Hồ chứa nước thải

sau xử lý

Kênh Trần Thành

Ngọ

PAC

NaOH

Máy ép bùn

Bùn dư,

váng bọt

NaClO

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

71

Ghi chú: Đường hồi nước thải: là Đường hồi nước thải sau xử lý chưa đạt chuẩn

của đơn nguyên 1 từ bể khử trùng và từ hồ chứa nước thải sau xử lý về bể gom

nước thải;

: Đường nước thải

: Đường hóa chất

: Đường bùn thải

Thuyết minh công nghệ:

+ Công trình lấy nước vào (xử lý sơ bộ): Bể gom nước thải, bể điều hòa, bộ phận

tách rác, bơm nâng, ngăn tách cặn.

+ Công trình xử lý nước thải và khử trùng: Công nghệ bùn hoạt tính bao gồm xử

lý sinh học( bể kị khí, thiếu khí, hiếu khí), bể lắng cuối, bể khử trùng.

+ Công trình xử lý bùn: Bùn sẽ được ép tại máy ép bùn.

+ Công trình phụ trợ: Khu vực hóa chất, hệ thống nước sạch cho trạm xử lý nước

thải và phòng máy thổi khí.

o Công trình lấy nước vào

- Công trình thu nước vào bao gồm: Bể gom nước thải đầu vào, ngăn tách cát và

bể điều hòa. Bể gom nước thải có hai song chắn rác thô với khe chắn rác là

60mm, hai phai chắn và hai bơm nước vào để chuyển tải nước thải đến với ngăn

tách rác có kích thước lớn hơn 60mm sẽ được công nhân lấy ra từ song chắn rác

thô.

- Ngăn tách cát cũng có song chắn rác thô với kích thước 20mm, một song chắn

rác tinh với kích thước khe chắn là 5mm và một bơm cát.

- Cặn được lắng tại ngăn tách cát và được bơm về máy ép bùn. Ngăn tách cát là

tên gọi theo thiết kế ngay từ ban đầu, thực tế hoạt động ngăn này không có cát

mà chỉ chứa cặn bẩn, cặn bùn thải từ nước thải. Phần cặn bẩn này được thu gom

đưa về máy ép bùn. Những rác nhỏ có kích thước trên 5mm sẽ được loại bỏ một

cách tự động bằng song chắn rác tinh.

Sau đó, nước thải được chảy tràn sang bể điều hòa để ổn định dòng chảy và chất

lượng nước thải. Nước thải trong bể điều hòa được khuấy trộn bằng máy khuấy

chìm(M – 1). Tại đây hai bơm nâng (một chạy, một dự phòng) được cung cấp để

chuyền tải nước thải đến bể kị khí.

- Các công trình xử lý nước thải và khử trùng

Đơn nguyên 1 - Trạm xử lý nước thải tập trung (STP1) được thiết kế để loại bỏ

tổng Nito, tổng Phốt Pho, BOD, SS trong nước thải bằng phương pháp sinh học,

được gọi là phương pháp loại bỏ chất dinh dưỡng trong nước thải bằng phương

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

72

pháp sinh học (BNR – là sự kết hợp của bể kị khí, thiếu khí và hiếu khí)

- Phương pháp BNR:

Như đã nói ở trên, sự kết hợp giữa bể kị khí, thiếu khí và hiếu khí chủ yếu để loại

bỏ phốt pho. Sự kết hợp giữa bể thiếu khí và hiếu khí nhằm thực hiện quá trình

nitorat hóa và phản ứng nitorat hóa. Bể lắng cuối dùng để loại bỏ bùn sinh học

hình thành. Một máy khuấy chìm được lắp đặt ở bể kị khí để khuấy trộn nước

thải tại đây. Hai máy khuấy chìm cũng được lắp tại bể thiếu khí 1 và 2. Hai máy

sục khí bề mặt được lắp đặt tại bể hiếu khí 1 và 2 để cung cấp đủ oxy cho quá

trình phản ứng tại hai bể này. Hai bơm tuần hoàn nước thải được lắp đặt để tuần

hoàn nước thải đến bể thiếu khí để diễn ra quá trình nitorat hóa.

Tại bể hiếu khí có bổ sung hóa chất NaOH để điều chỉnh pH đảm bảo môi trường

ổn định cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.

- Bể lắng cuối:

Bể lắng cuối được thiết kế để tách bùn ra khỏi nước. Sự khác biệt giữa chất rắn

và lỏng diễn ra tại đây bằng trọng lực và ta thu được nước trong ở đầu ra của bể

lắng. Một hệ thống gạt bùn được lắp đặt dưới đây để thu gom bùn. Bùn sẽ được

tuần hoàn về bể xử lý sinh học bằng bơm tuần hoàn (một chạy, một dự phòng)

được gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn.

Giá trị giới hạn của tổng Nito là 15 mg/l và tổng phốt pho là 4mg/l có thể đạt

được bằng sự loại bỏ bùn dư trong quá trình xử lý nước thải.

Sự loại bỏ phốt pho còn được tăng thêm bằng cách châm thêm hóa chất PAC vào

nước thải.

- Bể khử trùng nước thải

Nước thải sau khi xử lý được chảy qua bể khử trùng để hạn chế thấp nhất khả

năng nhiễm bệnh bởi các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải trước khi xả ra

ngoài. Nước sau xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

về nước thải công nghiệp, kq=0,9 và kf=0,9 sẽ theo mương dẫn bằng bê tông cốt

thép có kích thước rộng x cao = 80 cmx 60cm, chiều dài 157 m chảy về hồ chứa

nước thải sau xử lý có dung tích 459 m3 rồi theo hệ thống đường ống chảy ra

kênh Trần Thành Ngọ.

Khử trùng được thực hiện bởi châm NaClO 6% trong bể khử trùng, sau thời gian

tiếp xúc 30 phút các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải sẽ giảm xuống đến

mức độ an toàn cho sức khỏe của con người.

o Công trình xử lý bùn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

73

Với công nghệ xử lý nước thải như trên, bùn thải phát sinh tại bể lắng gồm bùn

cặn và váng bọt nổi trên bề mặt của bể lắng. Váng bọt sẽ được thu gom bằng hệ

thống tay gạt, hộp thu váng bọt và bể chứa váng bọt. Sau đó, bùn dư và váng bọt

chúng sẽ được chuyển đến về máy ép bùn.

oCác công trình phụ trợ

- Khu hóa chất:

+Hóa chất được cung cấp bao gồm: NaClO 8%, NaOH 25% và PAC

+NaClO 8% được cung cấp để khử trùng nước thải bởi bơm định lượng ( 0.21

l/phút x 10 m x 0,2 kW) và được giữ trong bể NaClO với thể tích 5 m3

+NaOH 25% được cung cấp bằng bơm định lượng (124 ml/phút x 10m x 0,2kW)

và được giữ trong bể NaOH với thể tích 7m3

+PAC 10% được cung cấp bởi bơm định lượng( 221ml/phút x 10m x 0,2kW) và

được giữ trong bể PAC với thể tích 3 m3

- Hệ thống nước sạch được dùng trong trạm:

Hệ thống nước sạch được cung cấp từ trạm xử lý nước cấp. Nước sạch dùng cho

hệ thống đo pH và DO, phòng thí nghiệm, việc vệ sinh và mục đích dùng nước

khác.

- Phòng máy thổi khí:

Trong phòng máy thổi khí gồm 2 máy thổi khí cung cấp không khí bể khuấy trộn

nước thải trong ngăn tách cát nhằm ngăn cản hiện tượng lắng chất hữu cơ tại đây.

(5b)Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 2 - trạm xử lý nước thải công suất 6.000

m3/ngày đêm của KCN đã được xây dựng và xác nhận như sau:

Sơ đồ công nghệ:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

74

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 2 – trạm XLNT TT công suất 6.000

m3/ngày đêm

Bánh bùn

Bể trung gian/Bể tiêu bùn

Hạt

PV

A

Công trình phòng ngừa, ứng

phó sự cố nước thải

NaOH, HCl

Ethanol

Bể thu váng

bọt/Bể nén

bùn Máy ép bùn

Polymer

Hố bơm hiện trạng

Nước tách Nước tách

Nước thải

Bể gom nước thải

Bể lắng cát

Bể điều hòa

Bể điều chỉnh pH/ Bể tiếp nhận

Bể thiếu khí

Bể hiếu khí 1

Bể hiếu khí 2 Tuấ

n ho

àn N

itra

t

Bể lắng

Kênh Trần Thành Ngọ

NaOH

PAC Bể trộn

Bể khử trùng NaClO

Hồ chứa nước thải sau xử lý

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

75

Ghi chú:

:Đường nước thải

: Đường hóa chất

: Đường bùn

:Đường hồi nước thải là Đường hồi nước thải sau xử lý chưa đạt chuẩn

của đơn nguyên 2 từ bể khử trùng và hồ chứa nước thải sau xử lý về bể gom

nước thải;

Thuyết minh công nghệ:

(a) Xử lý nước thải:

Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN TLIPII (trừ nước

thải sản xuất của Công ty Hoya và Công ty Kyocera) được thu gom về bể gom

nước thải. Một phần nước thải được bơm vào bể lắng cát của đơn nguyên 2 – hệ

thống XLNTTT để đi vào các công trình xử lý của đơn nguyên 2 – hệ thống xử

lý nước thải tập trung để xử lý. Quy trình xử lý nước thải tại đơn nguyên 2- trạm

XLNTTT như sau:

- Tại bể lắng cát có lắp đặt song chắn rác. Rác trôi nổi trong nước thải sẽ được

tách ra bởi song chắn rác thô (S-101) và song chắn rác tinh (S-102). Các chất rắn

còn lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể và được bơm về bể nén bùn. Hệ

thống cấp khí thô được lắp đặt ở đáy bể lắng cát để đảm bảo các cặn hữu cơ lơ

lửng không bị lắng ở đây. Phần nước thải được đi vào bể điều hòa.

- Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Do tại các

thời điểm khác nhau, nước thải có tính chất khác nhau, do đó bể điều hòa có tác

dụng ổn định nước thải (lưu lượng và nồng độ). Trong bể điều hoà cũng có lắp

đặt máy khuấy chìm. Hệ thống này có tác dụng đảo trộn nước thải, đồng nhất

nước thải ở mọi điểm.

- Nước thải từ bể điều hòa được đưa sang bể điều chỉnh pH. Tại đây, nếu cần

điều chỉnh pH trong nước thải, sẽ châm hóa chất HCl và NaOH. Nước từ bể điều

chỉnh pH chảy sang ngăn tiếp nhận và đi vào bể thiếu khí. Tại ngăn tiếp nhận,

ethanol được bổ sung nếu hàm lượng BOD trong nước thải đầu vào quá thấp.

- Việc kết hợp bể thiếu khí và bể hiếu khí rất hữu hiệu cho quá trình nitrat hóa và

khử nitrat. Bể hiếu khí rất hữu hiệu cho việc khử các bon hữu cơ. Việc thêm hạt

PVA vào là để ổn định mật độ vi khuẩn và tăng hiệu suất của quá trình xử lý sinh

hóa. Hạt PVA có diện tích bề mặt dính bám vi khuẩn lớn hơn nhiều so với giá thể

vi sinh thông thường. Phương pháp PVA-gel giải quyết được các vấn đề còn tồn

tại của phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng. Vi khuẩn có lợi có thể sinh trưởng và

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

76

phát triển trong hạt PVA, điều này giúp giảm kích thước và thể tích bể. Ngoài ra,

phương pháp hạt PVA giảm được lượng bùn thải hữu cơ nhờ tự phân hủy.

-Nước thải sau xử lý bằng sinh học được đưa về bể trung gian. Tại bể này có đặt

bơm tuần hoàn để đưa Nitrat trở lại ngăn tiếp nhận trước bể thiếu khí để thực

hiện qua trình phản Nitrat hóa, xử lý Ni tơ. Nước từ ngăn bể trung gian chảy sang

ngăn bể tiêu bùn. Bùn hoạt tính từ bể lắng được đưa lại bể này. Khí được cấp vào

bể qua ống khuếch tán khí đặt ở đáy bể.

- Trong trường hợp cần thiết (nếu như nước thải đầu vào có sự bất thường về chất

lượng ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh), nước thải được trộn hóa chất NaOH

và PAC (để tăng hiệu quả xử lý của T-P trong trường hợp hệ vi sinh chưa xử lý

hết) tại bể trộn trước khi sang bể lắng. Bể lắng rất hữu hiệu cho việc tách bùn

lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Việc tách chất

lỏng xảy ra bởi trọng lực và có được nước thải đã lắng trong ở dòng ra. Một cánh

gạt bùn được lắp để thu gom bùn ở đáy bể. Bùn tuần hoàn được trở lại bể tiêu

bùn bởi bơm bùn tuần hoàn. Bùn hoạt tính dư được xả tới bể nén bùn.

- Tại bể khử trùng: bổ sung chất khử trùng bằng NaClO có tác dụng loại bỏ các vi

sinh vật có hại trong nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước sau xử lý đạt

QCĐP 02:2019/HY- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp,

kq=0,9 và kf=0,9 sẽ theo mương dẫn bằng bê tông cốt thép có kích thước rộng x cao

= 80 cmx 60cm, chiều dài 157 m chảy về hồ chứa nước thải sau xử lý có dung tích

459 m3 rồi theo hệ thống đường ống chảy ra kênh Trần Thành Ngọ.

(b) Xử lý bùn thải:

Phần xử lý bùn gồm các hạng mục xử lý sau:

- Bể nén bùn: Bùn được cô đặc được chuyển tới thiết bị khử nước cơ khí để tiếp

tục khử nước.

- Máy ép bùn băng tải: Bùn đã cô đặc trong bể nén bùn sẽ được xử lý tiếp bởi

máy ép bùn băng tải để tiếp tục khử nước trước khi xả ra. Bùn cô đặc trước tiên

được thêm polymer để keo tụ bùn và sau đó ép bằng thiết bị khử nước.

- Thùng bùn: Bùn đã được xử lý sẽ được chứa trong thùng chứa bùn chuyên dụng

với thể tích 10 m3.

- Bể thu nước bùn sau khi ép bùn: Nước bùn sau khi được ép được thu gom tại bể

thu nước bùn. Tại đây, nước bùn sẽ được đưa về bể thu nước bùn và dẫn về bể

gom nước đầu vào.

(5c) Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 3 - trạm xử lý nước thải công suất 6.000

m3/ngày đêm của KCN đã được xây dựng như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

77

Sơ đồ công nghệ:

Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 3 - trạm XLNTTT công suất 6.000

m3/ngày đêm

Công trình phòng ngừa, ứng

phó sự cố nước thải

Hồ chứa nước thải sau xử lý

Bể khử trùng

Bể tạo bông

Bể tiêu bùn 1&2

Nước thải

Bể gom nước thải (**)

Bể lắng cát

Bể điều hòa

Hạt

PV

A

Bể điều chỉnh pH/ Bể tiếp nhận NaOH, HCl

Ethanol

Bể thiếu khí

Bể hiếu khí 1

Bể hiếu khí 2

Tuấ

n h

oàn

Nit

rat

NaOH

PAC Bể trộn

Polymer

Bể lắng

NaClO

Kênh Trần Thành Ngọ

Bể thu

váng bọt

Máy ép bùn

hiện trạng

Bánh bùn

Polymer

Bể thu nước

ép bùn hiện

trạng

Bể trộn

STP2- hiện

trạng

Bể cô đặc bùn (nén

bùn) hiện trạng

Nước tách

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

78

Ghi chú:

:Đường nước thải

: Đường hóa chất

: Đường bùn

(**): Bể gom nước đầu vào (đã được xây dựng) chung cho đơn nguyên 1, đơn

nguyên 2 và đơn nguyên 3 để chứa nước thải đầu vào

:Đường hồi nước thải: là Đường hồi nước thải sau xử lý chưa đạt chuẩn

của đơn nguyên 3 từ bể khử trùng và hồ chứa nước thải sau xử lý về bể gom

nước thải;

Sơ đồ công nghệ:

o Xử lý nước thải

- Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Thăng Long II

(trừ nước thải sản xuất của Công ty Hoya và Công ty Kyocera) sau khi được xử

lý đạt tiêu chuẩn nội bộ của KCN được thu gom về bể gom nước đầu vào của

trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

- Nước thải được bơm vào bể lắng cát của đơn nguyên 3 – trạm XLNTTT để đi

vào các công trình xử lý của đơn nguyên 3, công suất 6.000 m3/ngày.đêm – trạm

xử lý nước thải tập trung để xử lý. Quy trình xử lý nước thải tại đơn nguyên này

như sau:

+ Tại bể lắng cát có lắp đặt song chắn rác. Rác trôi nổi trong nước thải sẽ được

tách ra bởi song chắn rác thô và song chắn rác tinh. Các hạt rắn vô cơ khối lượng

riêng còn lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể và được bơm về bể nén bùn.

Hệ thống cấp khí thô được lắp đặt ở đáy bể lắng cát để đảm bảo các cặn hữu cơ

lơ lửng không bị lắng ở đây. Phần nước thải được đi vào bể điều hòa.

+ Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Do tại các

thời điểm khác nhau, nước thải có tính chất khác nhau, do đó bể điều hòa có tác

dụng ổn định nước thải (lưu lượng và nồng độ). Trong bể điều hoà cũng có lắp

đặt máy khuấy chìm. Hệ thống này có tác dụng đảo trộn nước thải, đồng nhất

nước thải ở mọi điểm.

+Nước thải từ bể điều hòa được đưa sang bể điều chỉnh pH, tại đây nếu cần điều

chỉnh pH trong nước thải về dải trung tính, châm hóa chất HCl và NaOH. Nước

từ bể điều chỉnh pH chảy sang ngăn tiếp nhận và đi vào bể thiếu khí. Tại ngăn

tiếp nhận ethanol được bổ sung trong trường hợp hàm lượng BOD đầu vào quá

thấp.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

79

+Việc kết hợp bể thiếu khí và bể hiếu khí rất hữu hiệu cho quá trình nitrat hóa và

khử nitrat. Bể hiếu khí rất hữu hiệu cho việc khử các bon hữu cơ. Việc thêm hạt

PVA vào là để ổn định mật độ vi khuẩn và tăng hiệu suất của quá trình xử lý sinh

hóa. Hạt PVA có diện tích bề mặt dính bám vi khuẩn lớn hơn nhiều so với giá thể

vi sinh thông thường. Phương pháp PVA-gel giải quyết được các vấn đề còn tồn

tại của phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng. Vi khuẩn có lợi có thể sinh trưởng và

phát triển trong hạt PVA, điều này giúp giảm kích thước và thể tích bể. Ngoài ra,

phương pháp hạt PVA giảm được lượng bùn thải hữu cơ nhờ tự phân hủy.

+ Nước thải sau xử lý bằng sinh học được đưa về bể tiêu bùn 1. Tại bể này có đặt

bơm tuần hoàn để đưa Nitrat trở lại ngăn tiếp nhận trước bể thiếu khí để thực

hiện quá trình phản Nitrat hóa, xử lý Ni tơ. Nước từ ngăn bể tiêu bùn 1 chảy sang

ngăn bể tiêu bùn 2. Bùn hoạt tính từ bể lắng được đưa lại bể này. Khí được cấp

vào bể qua ống khuếch tán khí đặt ở đáy bể.

+ Quá trình Nitrát hóa được hiểu như sau:

* Tại bể hiếu khí xảy ra quá trình chuyển hóa Nitơ amoni (NH4+) thành Nitơ

Nitrát (NO3-)..

* Sản phẩm (NO3-) chưa được xem là bền vững và còn gây độc cho môi trường

nên cần tiếp tục chuyển hóa thành khí Nitơ (N2). Quá trình này diễn ra tại bể

thiếu khí và được gọi là quá trình phản Nitrát hóa. Quá trình diễn ra như sau:

NO3- ---> NO2

- ---> NO ---> N2O ---> N2

* Như vậy, bơm tuần hoàn Nitrát tham gia vận chuyển Nitơ nitrát (NO3-) từ bể

hiếu khí về bể thiếu khí để tham giá quá trình phản Nitrát hóa tạo ra khí Nitơ

(N2). Khí này sẽ được giải phóng vào không khí.

+ Trong trường hợp cần thiết (nếu như nước thải đầu vào có sự bất thường về

chất lượng ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh), nước thải được trộn hóa chất

NaOH và PAC (để tăng hiệu quả xử lý của T-P trong trường hợp hệ vi sinh chưa

xử lý hết) tại bể trộn trước khi sang bể lắng. Ngay sau bể trộn là bể tạo bông. Tại

bể tạo bông nước thải được trộn Polyme (Polimer sử dụng để làm tách và làm

lắng bùn nhanh hơn) trước khi sang bể Lắng. Bể lắng rất hữu hiệu cho việc tách

bùn lỏng hỗn hợp thành bùn và phần nước thải đã lắng trong ở trên. Việc tách

chất lỏng xảy ra bởi trọng lực và có được nước thải đã lắng trong ở dòng ra. Một

cánh gạt bùn được lắp để thu gom bùn ở đáy bể. Bùn tuần hoàn được trở lại bể

tiêu bùn bởi bơm bùn tuần hoàn. Bùn hoạt tính dư được xả tới bể nén bùn.

+ Tại bể khử trùng: bổ sung chất khử trùng bằng NaClO có tác dụng loại bỏ

các vi sinh vật có hại trong nước thải. Nước sau xử lý đạt QCĐP 02:2019/HY

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp, kq=0,9 và kf=0,9 sẽ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

80

theo mương dẫn bằng bê tông cốt thép có kích thước rộng x cao = 80 cmx 60cm,

chiều dài 157 m chảy về hồ chứa nước thải sau xử lý có dung tích 459 m3 rồi

theo hệ thống đường ống chảy ra kênh Trần Thành Ngọ.

Xử lý bùn thải

* Đơn nguyên 3 (STP3) – trạm XLNTTT không xây dựng và lắp đặt mới hệ

thống xử lý bùn thải mà cùng sử dụng chung hệ thống xử lý bùn hiện đang sử

dụng cho đơn nguyên 1 (STP1) và đơn nguyên 2 (STP2). Bùn phát sinh tại bể

lắng cát, bể lắng được đưa về bể nén bùn. Phần bùn trong bể nén sẽ được đưa vào

máy ép bùn để ép. Phần nước bùn sẽ được đưa về bể thu nước bùn và dẫn về bể

trộn hiện trạng của STP2.

(5d) Các hạng mục xây dựng trong trạm XLNT TT KCN:

Các hạng mục xây dựng của trạm XLNT TT KCN đã được xác nhận hoàn thành

được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.14.Hạng mục xây dựng của trạm XLNT TT KCN

TT Tên các hạng mục Thông số kỹ thuật Số lượng I Đơn nguyên 1 – trạm XLNTTT (STP1) 1 Bể gom nước đầu

vào Dùng chung cho 03 đơn nguyên trạm XLNT. Dung tích: 1.200 m3

2 Ngăn tách cát

- Kích thước bể: 0,8 m x 12,75m x 0,9 m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

3 Bể điều hòa - Kích thước bể: 16 m x 12,8 m x 5,2 m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

4 Bể kị khí - Kích thước bể: 5 m x 10 m x 5,2 m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

5 Bể thiếu khí 1&2 - Kích thước bể: 5 m x 10 m x 5,2 m (chiều cao hiệu dụng 4m) - Thể tích cho 1 bể là 535,68m3. - Vật liệu: bê tông cốt thép

02

6 Bể hiếu khí 1&2 - Kích thước bể: 15,6 m x 14,4 m x 5,2 m (chiều cao hiệu dụng 4m) - Thể tích cho 1 bể là 898,56 m3. - Vật liệu: bê tông cốt thép

02

7 Bể lắng cuối - Bể lắng ly tâm - Kích thước bể: S= DxH=16 m x 3 m - Diện tích yêu cầu: 150 ~200 m2. - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

8 Bể khử trùng - Kích thước bể: 5 m x 10 m x 2m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

9 Khu vực hóa chất (bể NaOCl)

- Kích thước bể: 1,6mx2,5m - Vật liệu: F.R.P

01

10 Bể chứa váng bọt - Kích thước bể: 1m x 0,8m x 1m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

81

II Đơn nguyên 2 – trạm XLNTTT (STP2): sử dụng chung bể thu gom nước thải đầu vào với đơn nguyên 1 (STP1)

1 Bể lắng cát - Kích thước bể: 0,8m x 11m x 1m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

2 Bể điều hòa - Kích thước bể: 10m x 19,9m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

3 Bể điều chỉnh pH - Kích thước bể: 2,5m x 2,5m x 3,25m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

4 Bể tiếp nhận - Kích thước bể: 2,5m x 3,2m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

5 Bể thiếu khí - Kích thước bể: 6m x 7,8m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

6 Bể hiếu khí - Kích thước bể 1: 6m x 9m x 5m. - Kích thước bể 2: 10m x 16m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

02

7 Bể trung gian - Kích thước bể: 3,6m x 5,7m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

8 Bể tiêu bùn - Kích thước bể: 3,6m x 18m x 5,2 m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

9 Bể trộn - Kích thước bể: 2m x 3,6m x 3m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

10 Bể lắng - Kích thước bể: 16m x 16m x 3m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

11 Bể thu váng bọt của bể lắng

- Kích thước bể: 1m x 1m x 0,9m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

12 Bể khử trùng - Kích thước bể: 4,3m x 11m x 2m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

13 Bể nén bùn - Kích thước bể: 6m x 6m x 3m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

14 Bể thu nước bùn sau khi ép bùn

- Kích thước bể: 3m x 2m x 2m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

III Đơn nguyên 3 – trạm XLNTTT (STP3): sử dụng chung bể gom nước thải đầu vào với đơn nguyên 1 (STP1) và đơn nguyên 2 (STP2)

1 Bể lắng cát - Kích thước bể: 0,8m x 11m x 1m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

2 Bể điều hòa - Kích thước bể: 10m x 19,9m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

3 Bể điều chỉnh pH - Kích thước bể: 2,5m x 2,5m x 3,25m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

4 Bể tiếp nhận - Kích thước bể: 2,5m x 3,2m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

5 Bể thiếu khí - Kích thước bể: 6m x 7,8m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

6 Bể hiếu khí - Kích thước bể 1: 6m x 9m x 5m. - Kích thước bể 2: 10m x 16m x 5m - Vật liệu: bê tông cốt thép

02

7 Bể tiêu bùn - Kích thước bể 1: 3,6m x 5,7m x 5 m - Kích thước bể 2: 3,6m x 18m x 5 m - Vật liệu: bê tông cốt thép

02

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

82

8 Bể trộn - Kích thước bể: 2m x 3,6m x 4,3m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

9 Bể tạo bông - Kích thước bể: 3,4m x 3,6m x 4,3m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

10 Bể lắng - Kích thước bể: 16m x3,45m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

11 Bể thu váng bọt của bể lắng

- Kích thước bể: 1m x 1m x 0,9m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

12 Bể khử trùng - Kích thước bể: 4,3m x 11m x 2m - Vật liệu: bê tông cốt thép

01

13 Bể nén bùn Bùn phát sinh từ STP3 được đưa về bể chứa bùn của STP2 để xử lý cùng với bùn của STP2.

14 Bể thu nước bùn

sau khi ép bùn

(5e) Danh mục máy móc thiết bị trạm XLNT TT

Danh mục máy móc thiết bị trạm XLNT TT của KCN được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.15.Danh mục thiết bị của đơn nguyên 1 - trạm XLNTTT (STP1)

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Hãng SX

Tình trạng hoạt động

1 Bơm nâng 100DL511

Bể điều hòa

2 Ebara

Tốt

2 Bơm tuần hoàn

150DL511

Bể thoáng khí

2 Ebara

Tốt

3 Bơm tuần hoàn bùn

125x100 SALH57.5

Bể lắng bùn 2 Ebara

Tốt

4 Bơm váng bọt 65DVS 53.7

Bể váng bọt

1 Ebara

Tốt

5 Bơm nước sau khi đã xử lý

65DVS 51.5

Bể diệt khuẩn

1 Ebara

Tốt

6 Bơm sân phơi 80DLC 55.5 5.5 KW - 0.2 - 1.6 m3/p

Sân phơi bùn

1 Ebara

Tốt

7 Bơm định lượng NaOH

DDC 15-4 - 15l/h

Khu để hóa chất

2 Alldos

Tốt

8 Bơm định lượng PAC

DDC 9-7 - 9l/h

Khu để hóa chất

2 Alldos

Tốt

9 Bơm định lượng NaCLO

DDC 9-7 - 9l/h

Khu để hóa chất

2 Alldos

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

83

10 Máy gom bùn CVVM1-6235TA-38291

Bể thoáng khí

1 Sumitomo

Tốt

11 Máy khuấy trộn

CVVM1-6080SK-5

Bình PAC

1 Sumitomo

Tốt

12 Máy sục khí bề mặt

50HP60N Bể thoáng khí

2 Aquamech

Tốt

13 Máy khuấy SR4650.410-125809SJ

Bể điều hòa

1 ITT Flygt

Tốt

14 Máy khuấy SR4640.411-083713SJ

Bể kỵ khí

1 ITT Flygt

Tốt

15 Máy khuấy SR4650.410-125807SJ

Bể yếm khí 1&2

2 ITT Flygt Tốt

16 Máy thổi khí LT065 Phòng điện số 3

2 Longtech

Tốt

17 Bơm cát 50DVS 5.75 Bể tiếp nhận 1 Ebara Tốt 18 Bơm đầu vào 150DL 522 Bể đầu vào 2 Ebara Tốt 19 Máy tách rác

tinh IS-523-3 Bể tiếp nhận 1 Ito

Engineering Tốt

Bảng 1.16.Danh mục thiết bị của đơn nguyên 2 - trạm XLNTTT (STP2)

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Thông số kỹ

thuật

Tình trạng hoạt động

1 Bơm đầu vào 100DML522

Bể đầu vào

2 Công suất: 22 Kw Điện áp: 380 V Lưu lượng: 4,6 m3/phút* 15mH

Tốt

2 Song chắn rác thô

- Bể lắng cát

1 Độ rộng khe chắn: 20mm chiều rộng: 0,8m Vật liệu: mạ kẽm

Tốt

3 Song chắn rác tinh

BS-80-10 Bể lắng cát

1 Độ rộng khe chắn: 3mm chiều rộng: 0,8m Vật liệu: SUS304 Công suất:525 m3/h

Tốt

4 Bơm cát 65DVS51,5 Bể lắng cát

1 Bơm chìm 0,2 m3/phút x 12Mh Điện áp: 380V

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

84

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Thông số kỹ

thuật

Tình trạng hoạt động

Công suất: 1,5kW

5 Máy thổi khí BK65 Bể lắng cát

2 Công suất:3,6 Nm3/phút x 4Mh; 5,5kW Điện áp: 380V

Tốt

6 Bơm nâng 15HP, CHD5-11-150A-4P

Bể điều hòa

3 Bơm li tâm trục ngang 145m3/hx12mH Vật liệu: gang Điện áp: 380V Công suất: 11kW

Tốt

7 Máy khuấy chìm

SM28A Bể điều hòa

2 Máy khuấy chìm, đường kính trục 300mm, tốc độ r.p.m Vật liệu: gang + SUS304 Điện áp: 380V Công suất: 2,8kW

Tốt

8 Máy khuấy CNVM2-6125-43

Bể điều chỉnh pH

1 Tốc độ 33,7r.p.m Vật liệu: thép sơn phủ epoxy Điện áp: 380V Công suất: 1,5kW

Tốt

9 Máy khuấy chìm bể thiếu khí

SM75BSY Bể thiếu khí

1 Máy khuấy chìm Vật liệu: gang + SUS304 Điện áp: 380V Công suất: 7,5kW

Tốt

10 PVA PG-170 Bể thiếu khí

18,4 Tốt

11 Song chắn hạt Bể thiếu khí

1 Độ rộng khe chắn 2mm

Tốt

12 Máy thổi khí bể sục khí

BK125 Bể hiếu khí 1&2

4 Công suất 16Nm3/phút x 5mH; 22Kw

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

85

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Thông số kỹ

thuật

Tình trạng hoạt động

Điện áp: 380 V 13 Ống phân phối

khí 42P Bể hiếu

khí 1&2 126 Đường kính:

91mmx1360mm Công suất: 0~40m3/h

Tốt

14 Hạt PVA PG-282 Bể hiếu khí 1&2

88,3 Tốt

15 Song chắn hạt PVA

Bể hiếu khí 1&2

2 Độ rộng khe chắn 2mm

Tốt

16 Bơm tuần hoàn nước thải

25HP,CHD 519-200A-4P

Bể tiêu bùn

3 Bơm ly tâm trục ngang, 250m3/h x12mH Điện áp: 380 V công suất: 18,5kW

Tốt

17 Máy khuấy CNVM2-6125-43

Bể trộn 1 Tốc độ: 33,7 r.p.m Vật liệu: thép sơn phủ epoxy Điện áp: 380 V công suất: 1,5kW

Tốt

18 Máy cào bùn CVVM1-6245TA-38219

Bể lắng 1 Đường kính:16m Vật liệu: Thép sơn chống rỉ Điện áp: 380 V công suất: 0,75kW

Tốt

19 Bơm bùn RCB100-25G0000B0001

Bể lắng 2 Bơm ly tâm trục ngang 2,08 m3/phútx12Mh Điện áp: 380 V công suất: 11kW

Tốt

20 Bơm váng bọt 50DVS51,5 Bể lắng 1 Công suất:0,1 m3/phút x 15mH và 1,5kW Điện áp: 380 V

Tốt

21 Bơm điều chỉnh NaOH

GM0090PP1MNN

Bể NaOH 2 Công suất 85l/h x 7 bar và 0,25kW

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

86

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Thông số kỹ

thuật

Tình trạng hoạt động

Loại bơm màng Vật liệu: PVC Vật liệu màng: PTFE Điện áp: 380 V

22 Bơm điều chỉnh HCl

GM0090PP1MNN

Bể HCl 2 Công suất: 85l/hx7 bar và 0,25kW Loại bơm màng Vật liệu: PVC Vật liệu màng: PTFE Điện áp: 380 V

Tốt

23 Bơm điều chỉnh methanol

GM0025PR1MNN

Bể methanol

2 Công suất: 25l/h x 12 bar và 0,25kW Loại bơm màng Vật liệu: PVC Vật liệu màng: PTFE Điện áp: 380 V

Tốt

24 Bơm điều chỉnh PAC

GM0170PP1MNN

Bể PAC 2 Công suất: 170l/h x 7bars Loại bơm màng

Tốt

25 Máy khuấy trộn PAC

CNVM1-6090-11

Bể PAC 1 Tốc độ: 120rpm Đường kính trục: 500mm Vật liệu: thép sơn phủ epoxy Điện áp: 380 V Công suất: 0,75kW

Tốt

26 Bơm điều chỉnh NaClO

GM0025PR1MNN

Bể NaClO 2 Công suất: 25l/h x 12 bar và 0,25 kW Loại bơm màng Vật liệu: PVC Vật liệu màng: PTFE Điện áp: 380 V

Tốt

27 Máy cào bùn CVVM05-6185TA-13629

Bể nén bùn

1 Đường kính: 6m Vật liệu: thép sơn phủ epoxy

Tốt

28 Bơm cấp bùn NM053BY0 Bể nén 1 Bơm trục vít Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

87

STT Thiết bị Chủng loại Vị trí Số

lượng Thông số kỹ

thuật

Tình trạng hoạt động

1L06B bùn Công suất: 0,45m3/phút x12mH và 4kW Điện áp: 380 V

29 Máy ép bùn băng tải

NBD-B125 Bể nén bùn

1 Công suất: 17m3/h, 170kgDS/giờ Loại máy: máy ép băng tải

Tốt

30 Bơm polyme GB0600PP1MNN

Bể polyme

2 Công suất:583L/h x 7 bars và 0,55 kW Loại bơm màng Vật liệu: PVC Vật liệu màng: PTFE Điện áp: 380V

Tốt

31 Máy khuấy trộn polyme

CNVM1-6090-11

Bể polyme

1 Tốc độ: 120rpm Đường kính trục: 500mm Vật liệu: Thép sơn phủ Epoxy

Tốt

32 Bơm filtrat 65DVS53,7e

Bể thu nước sau ép bùn

2 Bơm chìm Công suất:0,5 m3/phút x 15mH và 3,7kW Điện áp: 380V

Tốt

33 Bơm nước sạch

3M32-200/4 Bể chứa nước sạch

1 Công suất: 0,2 m3/phút x 40mH

Tốt

34 Bơm thoát nước sàn khu vực hóa chất

Best 4 Khu vực hóa chất

1 Công suất: 100l/phútx10mH và 1,1kW Điện áp: 380V

Tốt

Bảng 1.17.Danh mục thiết bị của đơn nguyên 3 - trạm XLNT TT (STP3)

STT Thiết bị Vị trí Số

lượng Thông số kỹ thuật

Tình trạng hoạt động

1

Bơm đầu vào

Bể đầu vào (hiện trạng)

2 Bơm chìm 4,6 m3/min x 16mH

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

88

2 Bơm cát

Bể tách cắt

1 Bơm chìm 0,2 m3/min x 12mH

Tốt

3 Máy thổi khí

2 Công suất: 3.62 Nm3/min x 4mH

Tốt

4 Bơm nâng

Bể điều hòa

3 Bơm li tâm trục ngang 145m3/h x 12mH, Vật liệu: Gang

Tốt

5 Máy khuấy chìm

2 Máy khuấy chìm, đường kính trục 300mm, tốc độ 1000 r.p.m, Vật liệu: Gang + SUS 304

Tốt

6

Máy khuấy Bể điều chỉnh pH

1 Tốc độ 33,7 r.p.m, Vật liệu: Thép sơn phủ epoxy Mã thiết bị: CNVM2-6125-43

Tốt

7

Máy khuấy chìm bể thiếu khí

Bể Thiếu khí

1 Máy khuấy chìm, Vật liệu: Gang + SUS 304

Tốt

8 Máy thổi khí bể Sục khí

Bể sục khí 1 &2

4 Công suất: 19,22 Nm3/min x 5mH

Tốt

9 Bơm tuần hoàn nước thải

Bể tiêu bùn 1

3 Bơm ly tâm trục ngang, 250m3/h x 12mH

Tốt

10

Máy khuấy Bể khuấy trộn

2 Tốc độ: 33,7 r.p.m, Vật liệu: Thép sơn phủ epoxy Motor Model: CNVM2-6125-43

Tốt

11 Máy khuấy

Bể tạo bông

1 Tốc độ: 10,1 r.p.m, Vật liệu: Thép sơn phủ epoxy

Tốt

12

Máy cào bùn

Bể lắng

1 - Đường kính: 16 m - Vật liệu: Thép sơn chống rỉ Model: CVVM1-6245TA-38291

Tốt

Bơm bùn 2 Bơm ly tâm trục ngang 125

m3/h x 15mH

Tốt

Bơm váng bọt 1 Công suất: 0.1 m3/min x

12mH Tốt

13

Bơm điều chỉnh NaOH

Bể NaOH 30%

2 Công suất: 101L/h x 10 bar, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

14

Bơm điều chỉnh HCL

Bể HCL 35%

2 Công suất: 101L/h x 10 bar, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

15

Bơm điều chỉnh Ethanol

Bể Ethanol 99%

2 Công suất: 31L/h x 10bar, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

89

16

Bơm điểu chỉnh PAC

Bể PAC 10%

2 Công suất: 197 L/h x 7bars, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

Máy khuấy trộn PAC

1 - Tốc độ: 132 rpm, Đường kính trục 500mm, - Vật liệu: Thép sơn phủ epoxy - Model: CNVM1-6090-11

Tốt

17

Bơm điều chỉnh NaClO

Bể NaClO 12%

2 Công suất: 31L/h x 10bar, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

18

Bơm Polyme 0,2%

Hệ thống pha Polyme

2 Công suất: 260L/h x 7bars, Loại bơm màng, Vật liệu PVC, Vật liệu màng: PTFE

Tốt

Máy khuấy trộn Polyme

1 - Tốc độ: 175-233 rpm, Đường kính trục: 500mm - Vật liệu: Thép sơn phủ Epoxy - Model: CNVM1-6090-11

Tốt

19

Bơm thoát nước sàn khu vực hóa chất

Khu vực nhà hóa chất

1 Công suất: 6 m3/h x 10mH

Tốt

Hướng thoát nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý đạt chuẩn sau xử lý của trạm XLNT TT KCN sẽ theo hệ

thống thoát ra ngoài kênh Trần Thành Ngọ, chi tiết cụ thể như sau:

oMương dẫn nước thải từ trạm XLNTTT ra hồ chứa nước thải sau xử lý: Nước

thải sau khi được xử lý sẽ theo mương dẫn xây dựng bằng bê tông cốt thép có

kích thước rộng x cao = 80 cmx 60cm về hồ chứa nước thải sau xử lý. Mương

dẫn hở có tổng chiều dài khoảng 157 m trong đó khoảng 90 m được đậy nắp bê

tông, phần còn lại được để hở.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

90

Hình 1.8.Mương dẫn nước sau xử lý ra hồ chứa nước thải sau xử lý

o Hồ chứa nước thải sau xử lý:

- Vị trí xây dựng: nằm trong khuôn viên đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1)

- Hồ chứa nước thải sau xử lý có hình tam giác có kích thước 02 cạnh bên lần

lượt là 28 m * 23,299 m và cạnh đáy là 36,426 m. Hồ chứa có diện tích 326,186

m2

- Đáy và thành được xây bằng bê tông cốt thép để chống thấm

- Dung tích lớn nhất: 482 m3.

- Dung tích thường xuyên: 351 m3

- Chiều cao mực nước lớn nhất: 1,85m

- Chiều cao mực nước thường xuyên: 1,5 m

- Lắp đặt 03 bơm chìm có lưu lượng 4,16 m3/phút/bơm để bơm nước thải từ hồ

chứa nước sau xử lý ra kênh Trần Thành Ngọ trong trường hợp mực nước kênh

Trần Thành Ngọ cao hơn 2,5m. Đồng thời, cũng lắp đặt 01 cửa chặn (stop gate)

trên đường dẫn nước thải tự chảy ra kênh Trần Thành Ngọ trong trường hợp mực

nước trong thấp hơn mực nước trên kênh Trần Thành Ngọ.

- Khi lượng nước thải đạt lưu lượng xả thải tối đa được phép, chuyển chế độ hoạt

động của bơm để cả 3 bơm cùng hoạt động. Với lưu lượng nước thải như hiện

nay, cài đặt chế độ 02 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

91

Hình 1.9.Hồ chứa nước thải sau xử lý từ trạm XLNT TT

oHệ thống đường ống dẫn nước thải ra kênh Trần Thành Ngọ:

-Nước thải theo đường ống thép không gỉ Φ250, dài 39 m (trường hợp mực nước

kênh Trần Thành Ngọ cao hơn 2,5m) hoặc đường ống thép không gỉ Φ600, dài

39m (phương án tự chảy ) từ hồ chứa nước thải sau xử lý ra hố ga 1 (diện tích

5,76 m2). Từ hố ga 1 nước thải theo đường ống D600 dài khoảng 370 m qua 3 hố

ga (hố ga 2 tới hố ga thứ 4) xả vào kênh Trần Thành Ngọ tại 01 điểm có tọa độ

E=20.909659; N=106.077642 theo giấy phép xả nước thải vào công trình thủy

lợi số 298/GP-TCTL-PCTTr ngày 23/7/2019 của Tổng cục thủy lợi (đính kèm

phụ lục báo cáo).

Hình 1.10.Hệ thống thoát nước thải của TLIPII ra kênh Trần Thành Ngọ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

92

Hình 1.11.Vị trí điểm xả nước thải sau xử lý

Hệ thống quan trắc tự động nước thải:

-Công ty TLIPII đã lắp đặt 01 trạm quan trắc nước thải tự động (gồm thiết bị

quan trắc tự động, liên tục, thiết bị lấy mẫu tự động và camera giám sát) với các

thông số: lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH (nhiệt độ), COD, TSS, DO,

độ màu, amoni, tổng nito, tổng phôtpho. Vị trí lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

(ngoại trừ thông số lưu lượng nước thải đầu vào được lắp trên đường ống từ bể

gom nước thải đầu vào lên mỗi đơn nguyên của trạm XLNT TT) tại điểm xả

nước thải sau hệ thống XLNT TT của KCN Thăng Long II trước khi xả vào hồ

chứa nước thải sau xử lý.

- Tháng 1/2019, các dữ liệu quan trắc nước thải tự động của Công ty được truyền

dữ về Sở Tài nguyên và môi trường Hưng Yên với các thông số: lưu lượng nước

thải đầu ra, pH, COD, TSS, DO, độ màu. Ngày 19/11/2019, Công ty đã được Sở

Tài nguyên và môi trường Hưng Yên kiểm tra việc lắp đặt, vận hành trạm quan

trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở. Ngày 26/10/2020, các thông số

còn lại được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.

- Thông số kỹ thuật của đầu đo quan trắc tự động:

Bảng 1.18.Thông số kỹ thuật của đầu đo quan trắc tự động

TT Thiết bị Đặc tính dải đo Model Hãng Đơn

vị Số

lượng

1 DO 0-20 mg/l SN

15342000041 SC1000-HACH

mg/l 1

2 pH 0-14 DPD1R1 - 1 3 TSS 0.0001-50 g/l 1398050 mg/l 1 4 COD 0.001-50 g/l 1367175 mg/l 1 5 Color/Độ màu 0-500 Pt-co - Lisa- mg/l 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

93

Trios

6 Flow đầu ra 0-999 m3/h

SC200 SC 200- HACH m3/h 1

7

Lưu lượng đầu vào

STP1: 35-1100 m3/h DN200

Endress - Hauser m3/h 1

STP2: 20-600 m3/h DN150 m3/h 1 STP3: 20-600 m3/h DN150 m3/h 1

8 Amonia (NH4-N)

0-1000 mg/l -

SC1000-HACH

mg/l 1

9 T-N 0-50 mg/l Micromac C-

TN Systea

mg/l 1

10 T-P 0-15 mg/l Micromac C-

TN Systea

mg/l 1

-TLIPII đưa ra giới hạn cảnh báo để từ đó phát hiện sự cố bất thường sớm nhất

để có thể khắc phục tránh những ảnh hưởng đến chất lượng nước xả thải.

Bảng 1.19.Giới hạn cảnh báo của đầu đo online

Thông số Tiêu chuẩn xả thải của TLIP II

Giới hạn cảnh báo vàng

Giới hạn cảnh báo đỏ

Giá trị pH 6-9 <6,7 - 8,5 6-9

DO >2 < 2,5 2

TSS < 40,5 >35 40,5

COD < 60,75 >50 60,75

Độ Màu <50 >38 50

Amoni 4,05 >3,3 4,05

T-N 16,2 >13 16,2

T-P 3,24 >2,6 3,24

Lưu lượng 15.000 10.500 15.000

(6)Hiện trạng quản lý chất thải rắn:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp (chất thải công nghiệp

thông thường và chất thải nguy hại) phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

94

- Các nhà máy thực hiện việc phân loại chất thải ngay tại nhà máy (ngay tại

nguồn phát sinh).

- Các nhà máy thành viên có trách nhiệm hợp đồng với các Công ty có chức năng

đến thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

Đối với chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công

ty:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Công ty chịu trách nhiệm thu gom vào các thùng đựng

rác đặt ở các vị trí thuận tiện của khu đất hạ tầng, dọc đường giao thông KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2). Hàng ngày, đội vệ sinh của Công ty

sẽ thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt này và hợp đồng với đơn vị có chức năng

định kỳ đến vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động điều hành, quản lý KCN ngoại trừ bùn

thải từ trạm XLNT TT và trạm XLNC được thu gom, lưu giữ tạm thời tại kho lưu

giữ chất thải nguy hai có diện tích 15 m2, nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1). Kho kín, được treo biển cảnh báo chất thải

nguy hại; Mặt sàn được xây bằng bê tông chống thấm, kín, không bị rạn nứt; Các

loại chất thải nguy hại được bỏ vào các thùng phuy có dung tích 200-240 lít có

nắp đậy, được dán nhãn tên, mã CTNH theo đúng quy định; Trước cửa kho có gờ

bao quanh, trong kho có 01 hố thu. Kho lưu giữ chất thải nguy hại đã được xác

nhận hoàn thành theo Giấy xác nhận số 35/GXN-TCMT ngày 5/4/2016. Loại

chất thải này được định kỳ vận chuyển, xử lý bởi đơn vị có chức năng.

oĐối với bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải, nước cấp:

-Bùn thải phát sinh từ trạm XLNT TT và trạm XLNC:

+ Bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước cấp và bùn thải phát sinh từ trạm XLNT

là chất thải nguy hại, đang được quản lý như chất thải nguy hại.

+ Bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước cấp: Từ ngày 01 tháng 8 năm 2018, bùn

thải phát sinh từ trạm xử lý nước cấp đã được đăng ký là chất thải nguy hại. Hiện

nay trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN có 02 nhà chứa bùn thải sau ép của trạm

XLNC diện tích có diện tích lần lượt là: 306 m2 và 105 m2.

+ Bùn từ trạm XLNT TT của KCN được ép bằng máy ép bùn thành bánh bùn

được chứa tại thùng chứa bùn định kỳ được đơn vị có chức năng vận chuyển đi

và xử lý theo đúng quy định. Khu vực đặt máy ép bùn, thùng chứa bùn có diện

tích 196 m2, có rãnh thu nước về hố ga, có gờ chống tràn theo quy định, đã được

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

95

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tại Giấy xác nhận hoàn thành số

146/GXN-BTNMT ngày 13/11/2019.

+ Định kỳ bùn thải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định bởi đơn

vị có chức năng.

(7) Hệ thống thông tin liên lạc:

Nguồn cấp: Hiện tại một số nhà cung cấp hệ thống thông tin liên lạc là VNPT,

Vietel có tổng đài ở Khu điều hành và khu kỹ thuật, Mobifone có trạm thu phát

sóng BTS đặt tại khu H1.

Hệ thống ống luồn cáp được chôn ngầm trên vùng đệm chạy dọc theo các tuyến

đường và một phần được lắp đặt trong mương thoát nước mưa đối với các tuyến

đường phụ trong giai đoạn 2.

Số lượng ống tối đa lắp đặt trên một tuyến là 6 ống (Cáp thông tin – 02; Cáp

điều khiển cho Trạm cắt mạch vòng – 01; Cáp điều khiển cho bơm – 01; Ống dự

trữ cho cáp thông tin – 01; Ống dự trữ cho cáp điều khiển - 01).

Khối lượng ống cáp : 68.000m; Trạm chuyển mạch: 2 vị trí

Có 3 loại hố ga được thi công phục vụ công tác lắp đặt cáp thông tin.

-Loại A: Cho công tác đấu nối thông thường và luồn cáp;

-Loại B: Cho đấu nối cáp điều khiển đến bơm và RMU;

-Loại C: Cho các vị trí qua đường/

-Loại A và B chỉ được sử dụng cho cáp thông tin và cáp điều khiển; Loại C sử

dụng được cho cáp điện thông thường.

Bản vẽ mặt bằng khu hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) bao gồm

các công trình xử lý và bảo vệ môi trường hiện hữu và các công trình được mở

rộng khi đầu tư xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được dùng chung

cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1&2&3) được thể hiện tại hình dưới, bản vẽ

chi tiết được đính kèm tại phụ lục báo cáo.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

96

Hình 1.12. Mặt bằng tổng thể khu hạ tầng kỹ thuật

1.2.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án được thống kê cho KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) trên tổng diện

tích 525,7 ha.

1.2.2.1.Các công trình chính

(1) San nền

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã được san nền, xây dựng hoàn chỉnh đồng

bộ với cao độ 3,6 m trên diện tích 219,6 ha; tuyến đê bao xung quanh +4,40m,

đảm bảo cho tần suất ngập lụt 1%.

KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) đã được san nền, xây dựng hoàn chỉnh đồng

bộ với cao độ 3,5m trên diện tích 125,6 ha; tuyến đê bao xung quanh +4,40m,

đảm bảo cho tần suất ngập lụt 1%.

Cao độ san nền KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là 3,50m. Độ dốc tối thiểu

0,00%. Hướng thoát nước san nền chủ đạo về tuyến kênh điều hòa nằm giữa các

trục đường giao thông chính.Trước khi san nền cần giải phóng mặt bằng trong đó

có việc bóc đất hữu cơ hiện hữu 0,3 cm. Vật liệu san nền là cát san lấp. Bao

quanh ranh giới KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử dụng tường chắn đá hộc kết

hợp san lấp tạo thành đê bao quanh để đảm bảo an toàn phòng chống ngập lụt.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

97

Cao độ đỉnh tường chắn là 3,50 và đê bao là 4,40. Các loại tường rào và chiều dài

mỗi loại được tổng hợp tại bảng sau.

Bảng 1.20.Các loại tường rào và chiều dài mỗi loại của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

Loại tường rào

KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) phía Tây Kênh Hồ

Chí Minh (m)

KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) phía Đông Kênh Hồ Chí Minh (m)

Tổng cộng

(m)

Tường rào loại 3.1A

651.426

774.391

1425.817

Tường rào loại 3.1B

513.558

0

513.558

Tường rào loại 3.2A

0

1159.046

1159.046

Tường rào loại 3.2B

952.754

1689.495

2642.249

Tường rào loại 3.3 0

432.469

432.469

Tường rào loại 3.4

0

124.106

124.106

Tường rào loại 3.5

18.016

75.176

93.192

TỔNG CỘNG

2135.754

4254.683

6390.437

Mặt bằng và mặt cắt từng loại tường rào được đính kèm tại phụ lục của báo cáo.

Khối lượng san nền KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) tính theo phương pháp

trung bình, chi tiết được trình bày tại bảng dưới.

Bảng 1.21.Khối lượng san nền

STT MÔ TẢ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG

1 Diện tích đắp m2 1.690.539

2 Diện tích đào m2 55.616

3 Khối lượng đắp m3 2.687.446

4 Khối lượng đào m3 47.754

Nguồn: Thuyết minh Dự án

(2) Hệ thống giao thông

(2.1) Sự kết nối hệ thống giao thông giữa KCN Thăng Long II mở rộng (giai

đoạn 3) và KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2):

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

98

-Hệ thống giao thông nội bộ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được bố trí

theo các trục Bắc Nam và Đông Tây kết nối với TLIPII (Giai đoạn 1 và 2) ở phía

Tây qua cổng phụ số 2.

-Tuyến đường nội bộ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) RE-7 và các nút giao

thông giữa các tuyến đường nội bộ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) gồm

RS-6 và RS-7, RS-4 và RS-5 sẽ là điểm kết nối để cung cấp nước cấp từ trạm xử

lý nước cấp hiện hữu (đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1)) cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

(2.2) Hệ thống giao thông của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3):

-Được xây dựng đồng bộ cho toàn bộ diện tích của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3). Mặt bằng hệ thống giao thông được đính kèm tại phụ lục của báo cáo.

-Bảng thống kế khối lượng đường giao thông được tổng hợp tại bảng dưới đây.

Bảng 1.22.Khối lượng đường giao thông

Stt Loại

mặt cắt

Chiều dài

đường

(m)

Mặt cắt ngang Diện tích

mặt đường

(m2)

Diện tích lề

đường

(m2) Chi tiết Tổng

1 1-1 135,0660 3,0+4,0+6,0+6,0+4,0+3,0 26,00 1.729,085 1.101,9110

2 2-2 242,5000 3,0+4,0+10,5+3,0+10,5+4,0+3,0 38,00 5.826,164 2.722,2240

3 3-3 638,1560 3,0+6,0+6,0+6,0+5,0+3,0 29,00 7.930,766 6.602,2060

4 4-4 336,7680 3,0+5,0+8,0+27,0+8,0+4,0+3,0 58,00 7.042,832 3.192,3700

5 5-5 314,5000 3,0+5,0+9,0+21,2+9+5,0+3,0 55,20 6.541,869 3.213,3190

6 6-6 2062,2060 3,0+5,0+8,0+27,0+8,0+5,0+3,0 59,00 40.004,505 21.573,7830

7 7-7 311,3250 3,0+5,0+6,0+6,0+5,0+3,0 28,00 3.781,26 3.008,3460

8 8-8 324,2570 3,0+4,0+2,0 9,00 1.748,25 1.470,1030

9 9-9 3385,0200 1,5+4,5+10,0+14+10,0+4,5+1,5 46,00 32.630,020 -

10 Tổng 150,119

11 Đường công vụ (đường bao quanh KCN, phía trong hàng rào

xung quanh KCN)

30,381

Tổng cộng = (10)+(11) 180,5

Nguồn: Thuyết minh Dự án

Một số thông tin về các tuyến đường có tổng chiều dài là khoảng L = 4.364,778

m:

oĐường RE-7, mặt cắt 1-1:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

99

-Tổng mặt cắt ngang :26,0m

-Mặt đường : 12,0m.

-Lề đường : 2 x 4,0m = 8,0m

-Đất cây xanh : 2 x 3,0m = 6,0m

oĐường RE-9, mặt cắt 2-2:

-Tổng mặt cắt ngang :38,0m

-Mặt đường :2 x 10,5m = 21,0m

-Dải phân cách : 3,0m

-Lề đường : 2 x 4,0m = 8,0m

-Đất cây xanh : 2 x 3,0m = 6,0m

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

100

oĐường RS-10, mặt cắt 3-3:

-Tổng mặt cắt ngang:29,0m

-Mặt đường: 2 x 6,0m = 12,0m; Lề đường: 6,0m + 5,0m = 11,0m và Đất cây

xanh: 2 x 3,0m = 6,0m

oĐường RS-9, mặt cắt 4-4:

-Tổng mặt cắt ngang:58,0m

-Mặt đường:2 x 8,0m = 16,0m

-Lề đường :5,0m + 4,0m = 9,0m; Đất cây xanh :(2 x 3,0m)+27,0m = 33,0m (dải

cây xanh + kênh điều hòa)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

101

oĐường RS-11 là tuyến đường hướng Đông- Tây kết nối với tuyến đường trục

chính Khu công nghiệp Thăng Long II giai đoạn 2 (mặt cắt 5-5):

-Tổng mặt cắt ngang:55,2m

-Mặt đường:2 x 8,0m = 16,0m

-Lề đường :(2 x 5,0m) = 10,0m

-Đất cây xanh :(2 x 3,0m)+21,2m = 27,2m (dải cây xanh + kênh điều hòa)

oĐường RE-10, RE-11, RE-12 là tuyến đường trục chính hướng Bắc –Nam kết

nối từ đường quy hoạch 69 m đến đường quy hoạch 34m và đường RS-12 là

tuyến đường trục hướng Đông- Tây kết nối từ đường ĐT.387 (đường RE-10, RE-

11, RE-12 và RS-12 có mặt cắt 6-6):

-Tổng mặt cắt ngang:59,0m

-Mặt đường:2 x 8,0m = 16,0m

-Lề đường :(2 x 5,0m) = 10,0m

-Đất cây xanh :(2 x 3,0m)+27,0m = 33,0m

(dải cây xanh + kênh điều hòa)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

102

oĐường RE-10 theo quy hoạch, mặt cắt 7-7:

Tổng mặt cắt ngang:28,0m

Mặt đường:12,0m

Lề đường :(2 x 5,0m) = 10,0m

Đất cây xanh :(2 x 3,0m) = 6,0m

oĐường RS-13 theo quy hoạch, mặt cắt 8-8:

Tổng mặt cắt ngang :9,0m

Mặt đường:4,0m

Lề đường :3,0m+2,0m = 5,0m

oĐường công vụ phục vụ công tác bảo trì và bảo vệ được xây dựng xung quanh

ranh giới có mặt cắt 4,5m.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

103

Cao độ đường:

Cao độ thấp nhất của mặt đường tại vị trí mép sát với đan rãnh là 3,17m

Kết cấu:

oKết cấu mặt đường:

-Bê tông nhựa hạt mịn dày: 5cm

-Lớp nhựa dính bám tiêu chuẩn:0.5kg/m2

-Bê tông nhựa hạt trung dày:5cm

-Lớp nhựa dính bám tiêu chuẩn:1kg/m2

-Cấp phối đá dăm loại I, dày:15cm

-Cấp phối đá dăm loại II, dày:30cm

-Đất cấp phối đồi K=0.98

-Nền đầm chặt K=0,95, CBR>8.

oKết cấu vỉa hè: 1,5m lát gạch dành cho người đi bộ và còn lại là trồng cỏ, cây

xanh

oKết cấu đường dành cho người đi bộ:

- Lát gạch block (màu) tự chèn dày 6cm

- Cát vàng tưới nước kỹ đầm chặt dày 5cm

- Nền đầm chặt K≥0,95

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

104

- Hai bên đường phân cách giữa đường xe chạy, giải phân cách và lề đường dùng

bó vỉa bê tông (bê tông đúc sẵn M200)

Rãnh thoát nước mặt đường

Sử dụng tấm đan rãnh Bê tông xi măng M200 đá 1x2 dày 50mm để thoát nước

mặt vào các hố thu nước.

(3) Hệ thống cấp nước

(3a)Nhu cầu dùng nước:

-Nhu cầu dùng nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) được lấy theo báo cáo

ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-BTNMT ngày 30/7/2007:

18.600 m3/ngày.đêm.

-Nhu cầu dùng nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) được lấy theo báo cáo

ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 1995/QĐ-BTNMT ngày 21/11/2012:

13.708 m3/ngày.đêm.

-Chỉ tiêu cấp nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) dựa trên số liệu thực tế

của Khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) và Khu công

nghiệp Thăng Long III Vĩnh Phúc và được tính bình quân cho một đơn vị diện

tích đất nhà máy công nghiệp là 60 m3/ha/ngày.đêm bao gồm nước sản xuất,

nước sinh hoạt, nước chữa cháy, tổn thất, phục vụ các tiện ích khác (tưới cây, rửa

đường…) và nước dự phòng dự kiến là 344 m3/ngày.đêm. Nhu cầu sử dụng nước

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được tính như sau:

[60(m3/ha/ngày.đêm) x 142,59 (ha)] + 344 ≈ 8.900 m3/ngày.đêm

-Tổng nhu cầu dùng nước của Dự án là: 41.208 m3/ngày.đêm.

(3b) Nguồn nước cấp

- Dùng chung với nguồn cấp nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) là trạm

xử lý nước cấp nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1).

- Công suất hiện nay của trạm XLNC hiện hữu là 24.000 m3/ngày.đêm gồm 05

module có công suất 4.500 m3/ngày.đêm/module và 01 module có công suất

6.000 m3/ngày.đêm, hiện đang cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và

2). Nhu cầu dùng nước thực tế hiện nay của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và

giai đoạn 2) từ 18.000 m3/ngày.đêm đến 19.000 m3/ngày.đêm nên trạm XLNC

hiện hữu vẫn có khả năng cung cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

-Ngoài ra, dự kiến sẽ nâng công suất trạm XLNC hiện hữu lên thêm 15.000

m3/ngày.đêm, cụ thể như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

105

Bảng 1.23. Công suất trạm xử lý nước cấp của KCN

Hệ thống WPP

Công suất trạm (m3/ngày)

Tổng công suất

(m3/ngày) Thời gian xây dựng

WPP-1 4.500 4.500 Đã hoàn thành WPP-2 4.500 9.000 Đã hoàn thành WPP-3 4.500 13.500 Đã hoàn thành WPP-4 4.500 18.000 Đã hoàn thành WPP-5 6.000 24.000 Đã hoàn thành

WPP-6 5.000 29.000 Khi nhu cầu dùng nước đạt 24.000 m3/ngày

WPP-7 5.000 34.000 Khi nhu cầu dùng nước đạt 28.000m3/ngày

WPP-8 5.000 39.000 Khi nhu cầu dùng nước đạt 32.000 m3/ngày.

Nguồn: Công ty TLIPII

-Ngoài ra, hiện nay Công ty đang nghiên cứu để thực hiện dự án thu gom nước

mặt (nước trong hồ điều hòa của KCN) về xử lý tại trạm xử lý nước cấp trong

khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) thành nước cấp dùng

trong KCN.

(3c)Mạng lưới cấp nước

(3c1) Sự kết nối với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2):

Nước cấp cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được kết nối từ 02 điểm tại nút

giao đường RS-6 với đường RS-7; 01 điểm tại nút giao đường RS-4 với đường

RS-5; 01 điểm tại điểm kết thúc thuộc hệ thống đường ống cấp nước cho KCN

Thăng Long II (giai đoạn 2) trên đường RE-7.

(3c2) Mạng lưới cấp nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3):

-Đường ống cấp nước trong KCN được thiết kế kết hợp cấp nước sinh hoạt, sản

xuất và chữa cháy;

-Đường kính ống phân phối được chọn trên cơ sở tính toán thuỷ lực với giờ dùng

nước lớn nhất. Mạng được thiết kế theo các tuyến ống chính có kết hợp thành

mạng vòng để đảm bảo cấp nước liên tục;

-Mạng lưới bao gồm đường ống chính có đường kính từ D150÷D300 vận chuyển

nước đến từng nơi tiêu thụ. Trên các ống phân phối có bố trí các van khoá để đề

phòng sự cố và điều tiết nước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tại các điểm

cấp nước vào các nơi tiêu thụ được bố trí các hố van và các van D100;

-Đường ống cấp nước được chôn sâu dưới vỉa hè dọc theo hệ thống đường giao

thông trong KCN. Độ sâu chôn ống trung bình khoảng 1,8÷2,20m;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

106

-Vật liệu đường ống cấp nước sử dụng ống HDPE, ống gang dẻo. Trên các vị trí

cao nhất của mạng lưới đường ống có bố trí van xả khí D25. Tại những điểm

thấp nhất có bố trí van xả cặn D80, D100. Tại các nút của mạng lưới bố trí van

khoá để có thể sửa chữa khi cần thiết;

-Mạng lưới cấp nước chữa cháy:

+Hệ thống cấp nước chữa cháy ở đây là hệ thống chữa cháy áp lực thấp với áp

lực tự do tại các họng chữa cháy tối thiểu là H = 10 m. Khi có cháy việc chữa

cháy sẽ do ô tô chữa cháy của đơn vị chuyên trách đảm nhiệm;

+Số đám cháy đồng thời tính toán cho TLIPII - Giai đoạn 3 với diện tích > 150

ha là 2 đám cháy; Lưu lượng nước chữa cháy cho một đám cháy là Q = 40 l/s.

Thời gian cấp nước chữa cháy đảm bảo liên tục trong 3h;

+Trụ nước chữa cháy được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống,

khoảng cách giữa 2 họng chữa cháy kề nhau khoảng: 100÷150m. Trụ cứu hỏa có

đường kính D125

- Khối lượng hệ thống cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được tổng

hợp tại bảng sau:

Bảng 1.24.Khối lượng hệ thống cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn

3)

TT

Mô tả Đơn vị Khối lượng

KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) phía Tây Kênh Hồ

Chí Minh

KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) phía Đông Kênh

Hồ Chí Minh

Tổng

1 Ống gang D300 m - 1.212 1.212

2 Ống gang D250 m 606 2.976 3.582

3 Ống gang D200 m 2.436 1.260 3.696

4 Ống gang D150 m 270 0 270

5 Ống HDPE D32 m 42 280 322

Tổng cộng 3.312 5.448 8.760

6 Trụ cấp nước chữa cháy D125 Cái 20 43 63

7 Điểm đấu nối cấp nước Cái 20 43 63

8 Van chặn D300 Cái - 6 6

9 Van chặn D250 Cái 1 10 11

10 Van chặn D200 Cái 8 6 14

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

107

11 Van chặn D150 Cái 1 0 1

12 Van xả khí D25 Cái 1 5 6

13 Van xản cặn D80 Cái I 2 4 6

Nguồn: Thuyết minh Dự án

Bản vẽ mặt bằng hệ thống cấp nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được

thể hiện tại hình đính kèm phụ lục 2 của báo cáo.

(4) Mạng lưới cấp điện

(4a) Nhu cầu dùng điện

Nhu cầu dùng điện của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) được lấy theo báo cáo

ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định 1136/QĐ-BTNMT ngày 30/7/2007:

138,3 MVA.

Nhu cầu dùng điện của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) được lấy theo báo cáo

ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 1995/QĐ-BTNMT ngày 21/11/2012:

76 MVA.

Nhu cầu dùng điện của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3): Chỉ tiêu cấp điện đơn

vị được tính toán dựa trên số liệu thực tế của các KCN Thăng Long Đông Anh,

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) và KCN Thăng Long Vĩnh

Phúc:

- Mức tiêu thụ trung bình của các lô đất nhà máy được xác định là 700kVA/ha.

- Mức tiêu thụ của Khu đầu mối kỹ thuật (trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải),

các trạm bơm thoát nước mưa, trạm bơm chuyển bậc thoát nước thải và cấp điện

chiếu sáng tổng cộng khoảng 2MVA.

- Nhu cầu cấp điện cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là:

+ Công suất cấp điện cho các nhà máy = 0,7 (MVA) x 142,59 (ha) ≈ 100 (MVA).

+ Tổng nhu cầu dùng điện là: 100 + 2 = 102 MVA

Tổng nhu cầu dùng điện của Dự án là: 316,3 MVA

(4b) Nguồn cấp điện

- Nguồn điện 22kV cấp cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được cấp từ trạm

biến áp 110/22kV hiện có nằm trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1). Hiện nay, có 03 máy biến áp công suất 63 MVA/máy đã

được xây dựng. Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) còn 01 máy biếp áp công suất 63MVA sẽ được xây dựng.

- Để đảm bảo cung cấp điện cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2&3), trên

khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1), máy biến áp sẽ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

108

được tăng công suất lên thêm 02 máy. Tổng công suất sau khi tăng là 6 máy x 63

MVA/máy = 378 MVA.

(4c) Mạng lưới cấp điện

Sự kết nối của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) với KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và giai đoạn 2) ở phần đường dây 22kV, cụ thể như sau:

-Từ trạm 110/22kV sẽ kéo 6 xuất tuyến (03 mạch vòng) cấp điện cho KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3), mỗi xuất tuyến mang tải khoảng 18MVA. Các xuất

tuyến đi từ trạm BA ra sẽ đi ngầm dọc bờ kênh nối của KCN Thăng Long II

(Giai đoạn 1), sau đó tách làm 2 tuyến:

+Mạch vòng số 9 đi dọc bờ đê bao của hồ điều hòa RP-2 (KCN Thăng Long II

Giai đoạn 2) đến đầu đường RS-9 (KCN Thăng Long II Giai đoạn 3) sẽ chuyển

sang đường dây đi trên cao: cấp điện cho khu vực Dự án nằm phía Tây kênh Hồ

Chí Minh.

+Mạch vòng số 10, 11 đi dọc bờ kênh điều hòa của các tuyến đường RS-5, 6,7

(KCN Thăng Long II Giai đoạn 2), đi ngầm theo tuyến cống hộp nối kênh Hồ

Chí Minh (dự kiến làm mới để kết nối KCN Thăng Long II Giai đoạn 2 và Giai

đoạn 3) đến đầu đường RS-11 (KCN Thăng Long II Giai đoạn 3) sẽ chuyển sang

đường dây đi trên cao: cấp điện cho khu vực khu vực Dự án nằm phía Đông kênh

Hồ Chí Minh.

-Các tuyến trung thế 22kV đi trên cao sử dụng các cột bê tông li tâm cao 20m.

Tại các điểm chuyển hướng hoặc cuối tuyến sử dụng cột thép cao 25m. Khoảng

cách giữa các cột 50-70m.

-Các điểm cáp cấp điện đi ngầm qua đường được luồn trong khối luồn cáp ngầm

- Dây dẫn đi trên cao dùng loại dây nhôm lõi thép ACSR. Cáp ngầm sử dụng loại

Cu/XLPE/PVC/ DSTA/PVC.

-Khối lượng phần cáp điện KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được tổng hợp tại

bảng sau:

Bảng 1.25.Khối lượng phần cáp điện KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía Tây

Kênh Hồ

Chí Minh

KCN Thăng

Long II (giai

đoạn 3) phía

Đông Kênh

Hồ Chí

Minh

Tổng cộng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

109

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía Tây

Kênh Hồ

Chí Minh

KCN Thăng

Long II (giai

đoạn 3) phía

Đông Kênh

Hồ Chí

Minh

Tổng cộng

1 Trạm Biến Áp 22/0.4kv (1X630KVA) Trạm - 1 1

2 Trạm Biến Áp 22/0.4KV (1X560KVA) Trạm 1 - 1

3 Tuyến Cáp trên không

22KV(1X240)mm2 m 5.674 26.200 31.874

4 Tuyến Cáp trên không TK50 m 917 4.300 5.217

5 Cột 22kv Đơn, Cột Bê Tông Ly Tâm

cao 20m Bộ 13 55 68

6 Cột 22kv, Cột Thép Đơn Thân Cao

20m Bộ 4 16 20

7 Cáp Ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC

chống thấm dọc 22KV - (3X400) mm2 m 3.457 9.647 13.104

8 Cáp Ngầm CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC

chống thấm dọc 22KV - (3X50) mm2 m - 333 333

9 Chống Sét Van, LA24KV Bộ 24 48 72

10 Cầu Giao Cách Ly 24KV-630A Bộ 2 7 9

11 Chiều dài khối ống luồn cáp (ductbank) m 420 726 1.146

12 Chiều dài ống PVC D160 trong khối

ống luồn cáp (ductbank) m 1.578 3.168 4.746

Nguồn: Thuyết minh Dự án

Phần đường dây 0,4KV (trạm biến áp 22/0,4 Kv):

Trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3), xây dựng

02 trạm biến áp 22/0,4 kV công suất 400kVA và 630kVA để cấp điện cho các

hạng mục công cộng của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) gồm trạm bơm thoát

nước mưa, trạm bơm chuyển bậc cho nước thải (LPS) và chiếu sáng đường giao

thông của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

(4d) Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) không thay đổi

khi thực hiện Dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

110

Hệ thống chiếu sáng cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) như sau:

-Nguồn điện cấp cho chiếu sáng của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được lấy

từ 02 trạm biến áp 22/0,4kV được xây dựng mới trên khu đất hạ tầng kỹ thuật

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

-Đèn chiếu sáng được lắp trên cột thép mạ kẽm cao 12m, khoảng cách trung bình

giữa các đèn là 45m-50m.

-Cột đèn chiếu sáng dùng bóng LED ánh sáng vàng 220V/150W.

-Điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng tự động theo ánh sáng và thời gian, cáp điện

cho chiếu sáng dùng loại Cu/XLPE/PVC/DSTA (4x25) mm2. Cáp chiếu sáng qua

đường sẽ được luồn trong ống thép mạ kẽm D100 (độ sâu chôn 1m).

-Khối lượng hệ thống chiếu sáng được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.26.Khối lượng hệ thống chiếu sáng

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía Tây

Kênh Hồ

Chí Minh

KCN Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía

Đông Kênh

Hồ Chí

Minh

Tổng cộng

1 Cột chiếu sáng cần đơn cao 12m Bộ 90 120

2 Cột chiếu sáng cần đôi cao 12m (tay

cần 1,5m, 180 độ) Bộ 8 16 24

3 Cột chiếu sáng cần đôi cao 12m (tay

cần 1,5m, 90 độ) Bộ 6 22 28

4 Cột chiếu sáng cho cổng cao 17m Bộ 1 3 4

5 Đèn LED 100W/(Lm/W) ≥120/(K)

300 Bộ 58 166 224

6 Đèn LED 200W/(Lm/W) ≥120/(K)

300 Bộ 8 24 32

7 Cọc tiếp địa L63x63x6x2500, mạ

kẽm Bộ 45 131 176

8

Cáp ngầm

Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-(4x16

mm2)

m 1.809 7.300 9.109

9

Cáp ngầm

Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-(3x6

mm2)

m 194 0 194

10

Cáp ngầm

Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC-(2x6

mm2)

m 110 197 307

11 Cáp điện Cu/PVC/PVC-(3x4 mm2) m 20 60 80

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

111

12 Cáp điện Cu/PVC/PVC-(3x2.5 mm2) m 754 2.158 2.912

13 Tủ điều khiển chiếu sáng Bộ 1 2 3

14 Ống thép mạ kẽm D80 m 117 378 495

15 Ống mềm HDPE D65/50 trong ống

thép D80 m 142 465 607

Nguồn: Thuyết minh Dự án

Bản vẽ mặt bằng hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) được thể hiện tại hình vẽ đính kèm phụ lục 2 của báo cáo.

(5) Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) không

thay đổi khi thực hiện Dự án

Hệ thống thông tin liên lạc cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) như sau:

oNhu cầu đường thông tin liên lạc:

-Theo chỉ tiêu của các KCN Thăng Long (KCN Thăng Long Đông Anh, KCN

Thăng Long Vĩnh Phúc và KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và giai đoạn 2) bình

quân đường dây điện thoại sử dụng là 12 dây lõi đồng tính cho một nhà máy với

100% dây dự phòng và 6 ha/dây cáp quang tương ứng.

-Nhu cầu đường thông tin cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) như sau:

Bảng 1.27.Nhu cầu đường thông tin của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

Nhu cầu Đơn vị Tổng cộng

Số nhà máy Máy 41

Diện tích đất công nghiệp Ha 142,595

Số lượng đường cáp đồng m 984

Số lượng đường cáp quang m 25

oCấu tạo mạng lưới thông tin liên lạc

-Nguồn cung cấp: Nguồn cung cấp mạng lưới thông tin liên lạc cho KCN Thăng

Long II mở rộng (giai đoạn 3) được sử dụng chung với KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và 2), cụ thể tử 02 trạm tổng đài thông tin liên lạc đặt tại khu vực nhà điều

hành (IPC) và khu vực hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ bố trí hệ thống đường ống PVC D100 chờ

luồn cáp đặt theo lề đường các trục đường và các giếng cáp. Khoảng cách trung

bình giữa 2 giếng cáp là 100m. Các đơn vị chức năng sẽ bố trí cáp thông tin liên

lạc đến các nhà máy và cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo nhu cầu.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

112

Bảng 1.28.Khối lượng phần thông tin liên lạc cho KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3)

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN

Thăng

Long II

(giai

đoạn 3)

phía Tây

Kênh Hồ

Chí

Minh

KCN

Thăng

Long II

(giai

đoạn 3)

phía

Đông

Kênh Hồ

Chí

Minh

Tổng

cộng

1 Ống nhựa PVC D110 (Đi

ngầm trong đất) m 9.358 17.962 27.500

2

Ống nhựa PVC D110 (Đi

trong mương thoát nước

mưa)

m 298 0 298

3 Ống nhựa PVC D110 (Đi

trong duct bank) m 1.302 3.240 4.542

4 Ống nhựa PVC D160 (Đi

trong duct bank) m 1.578 3.168 4.746

5 Ống mạ kẽm D80 m 16 52 68

6 Hố ga BTCT 1000x1000

(3TM-) Hố ga 18 40 58

7 Hố ga BTCT 1200x1200

(3MM-A) Hố ga 1 1 2

8 Hố ga BTCT 700x700

(3MM-B) Hố ga 6 6 12

9 Hố ga BTCT 1600x2000

(CM-B) Hố ga 1 6 7

10 Hố ga BTCT 1600x2000

(CM-C) Hố ga 21 26 47

11 Khối luồn cáp BTCT m 420 726 1.146

Nguồn: Thuyết minh Dự án

1.2.2.2.Các công trình phụ trợ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

113

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử dụng chung nhà điều hành, nhà điều khiển

trạm điện, nhà điều khiển trạm cấp nước WP, nhà điều khiển trạm xử lý nước

thải tập trung STP và trạm xử lý nước cấp hiện hữu, đã được xây dựng trên khu

đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1). Ngoài ra, trên khu đất

xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) xây dựng mới các nhà bảo vệ.

Thông tin về các công trình phụ trợ như sau:

(1)Nhà điều hành (đã có):

-Diện tích: 744 m2, 02 tầng

-Vị trí: Nằm gần cổng KCN sát đường Quốc lộ 39

-Kết cấu: Kết cấu chính bằng bê tông cốt thép, lắp vách kính hoàn thiện, mái đổ

bê tông cốt thép.

(2)Nhà điều khiển trạm điện (đã có):

-Diện tích: 300 m2, 02 tầng

-Vị trí: Trạm điện trong khu hạ tầng kỹ thuật trong KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1)

-Kết cấu: xây bằng gạch, kết cấu chính bê tông cốt thép, mái bằng bê tông cốt thép.

(3)Nhà điều khiển trạm cấp nước WP và trạm XLNT TT STP (đã có)

-Diện tích: 175 m2, 01 tầng

-Vị trí: Trạm cấp nước trong khu hạ tầng kỹ thuật trong KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1)

-Kết cấu: xây bằng gạch, kết cấu chính bê tông cốt thép, mái kết cấu xà gồ thép,

lợp tôn.

(5)Nhà bảo vệ (sẵn có trên KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2 và xây dựng

mới trên KCN Thăng Long II giai đoạn 3):

Hiện nay trên khu đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) đã có 17 nhà

bảo vệ được xây dựng.

Trên khu đất xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ xây dựng nhà bảo vệ:

-Số lượng: 07cái

-Diện tích: được tổng hợp tại bảng sau. Kết cấu bằng gạch và bê tông cốt thép.

Bảng 1.29. Diện tích

TT Nhà bảo vệ Diện tích (m2)

1 Nhà bảo vệ số 1 9

2 Nhà bảo vệ số 2 7,524

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

114

3 Nhà bảo vệ số 3 20,6

4 Nhà bảo vệ số 4 20,6

5 Nhà bảo vệ số 5 9

6 Nhà bảo vệ số 6 20,6

7 Nhà bảo vệ số 7 9

1.2.2.3.Các hoạt động của Dự án

Trong giai đoạn xây dựng: Đầu tư hạ tầng KCN Thăng Long II mở rộng (giai

đoạn 3) trên diện tích 180,5 ha; xây dựng trạm xử lý nước thải tổng công suất

18.000 m3/ngày.đêm gồm 02 đơn nguyên công suất 9.000 m3/ngày.đêm/đơn

nguyên (sử dụng chung bể gom nước thải đầu vào và hồ chứa nước thải sau xử lý

với trạm XLNT TT hiện hữu có tổng công suất 15.000 m3/ngày.đêm); xây dựng

trạm xử lý nước cấp tổng công suất 15.000 m3/ngày.đêm gồm 03 đơn nguyên

công suất 5.000 m3/ngày.đêm/đơn nguyên.

Trong giai đoạn vận hành:

oHoạt động giao thông ra vào Dự án:

Hiện nay, KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2 có 27.000 người lao động. Dự

kiến, khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được lấp đầy sẽ có khoảng gần

12.120 ÷ 14.260 người cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực dự án.

Tổng số lao động lớn nhất trong Dự án là 41.260 lao động.

Như vậy, dự đoán lưu lượng các phương tiện giao thông ra vào Dự án như sau:

Bảng 1.30.Lưu lượng các phương tiện giao thông ra vào KCN

TT Phương tiện Lưu lượng (lượt xe/ngày)

1 Xe tải 117

2 Xe ca và xe con 1.547

3 Xe máy 16.504

oHoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN

- Một số ngành nghề tiêu biểu được phép thu hút đầu tư vào KCN có hoạt động

với công nghệ sản xuất được nêu tại mục 1.4 của báo cáo.

- Tác động tới môi trường từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN sẽ

được đánh giá chi tiết trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế

hoạch bảo vệ môi trường mỗi nhà máy thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ

môi trường trước khi tiến hành triển khai xây dựng nhà máy trong KCN.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

115

o Hoạt động quản lý hạ tầng kỹ thuật của Chủ đầu tư

-Hoạt động quản lý đối với môi trường nước thải:

+ Nước thải sản xuất được xử lý sơ bộ tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn nội bộ của

Công ty TLIPII, sau đó theo hệ thống thoát nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải

tập trung đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật của TLIPII giai đoạn 1. Nước thải sau khi

xử lý đảm bảo chất lượng cột A theo quy định của QCĐP 02:2019/HY- Quy

chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp với Cmax=CxKqxKfxKhy,

trong đó Kq=0,9; Kf=0,9 và Khy=0,85 sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận là kênh

Trần Thành Ngọ.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy trong KCN được xử lý sơ bộ

bằng bể tự hoại 03 ngăn hoặc bằng trạm xử lý nước thải nội bộ của mỗi nhà máy

rồi theo hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp dẫn đến trạm xử lý nước

thải tập trung được bố trí tại khu hạ tầng kỹ thuật của TLIPII giai đoạn 1.

+ Nước thải sinh hoạt từ khu nhà điều hành, từ khu hạ tầng kỹ thuật và từ các nhà

bảo vệ được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn trước khi xả vào hệ thống

thoát nước thải của khu dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung được bố trí tại khu

hạ tầng kỹ thuật của TLIPII giai đoạn 1.

-Hoạt động quản lý đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại:

+Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải

nguy hại phát sinh từ các nhà máy thứ cấp được phân loại và lưu giữ trong kho

chứa CTNH của từng nhà máy và định kỳ thuê đơn vị có đủ chức năng vận

chuyển đi xử lý theo hợp đồng. Các nhà máy trong khu công nghiệp sẽ tuân thủ

các quy định về quản lý chất thải, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.

+ Công ty TLIPII chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải

nguy hại phát sinh từ hoạt động quản lý, vận hành KCN.

1.2.2.4.Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

(1) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa độc lập với hệ thống thu gom, thoát nước

thải.

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và

2) không thay đổi khi thực hiện Dự án.

Nguyên tắc thu gom và thoát nước mưa của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

như với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2): Nước mưa ->hố ga -> cống hộp

thoát nước-> kênh điều hòa KCN -> Hồ điều hòa -> Kênh, cụ thể như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

116

- Nước mưa chảy từ lô đất nhà máy trong KCN qua hố ga vào mương thoát nước

được đặt dọc bên đường nội bộ trong KCN. Nước từ mương thoát nước sẽ chảy

vào Kênh điều hoà chạy dọc theo đường chính trong KCN qua các cống hộp

ngang qua đường. Nước từ kênh điều hòa thoát tới hồ điều hòa RP-4 và RP-5, xả

ra kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh tại 02 điểm.

-02 Hồ điều hoà: Hồ RP-4 có cửa xả số 3 ra kênh Trần Thành Ngọ và hồ RP-5 có

cửa xả số 4 ra kênh Hồ Chí Minh.

-02 Trạm bơm thoát nước mưa trong đó trạm bơm số 3 bố trí 02 bơm với công

suất 3.0 m3/s/bơm (01 bơm làm việc, 01 bơm dự phòng), trạm bơm số 4 bố trí 03

bơm với công suất 3.0 m3/s/bơm (01 bơm làm việc, 01 bơm dự phòng, 01 bơm sự

cố).

-Trong điều kiện bình thường, nước mưa sẽ tự chảy ra kênh Trần Thành Ngọ và

kênh Hồ Chí Minh qua hệ thống thoát nước mưa tại 02 điểm. Tuy nhiên, khi mực

nước của Kênh điều hoà và Hồ điều hoà vượt quá 2,4m hoặc mực nước bên

ngoài cao hơn bên trong, nước mưa sẽ được thoát ra bên ngoài bằng hệ thống

bơm cưỡng bức tại hai trạm bơm thoát nước mưa (sau khi đóng các cửa xả tự

chảy).

-Cửa chặn được lắp tại các cửa xả để ngăn nước chảy ngược từ kênh Trần Thành

Ngọ và kênh Hồ Chí Minh trong suốt thời gian ngập lụt.

Hệ thống thoát nước mưa của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) gồm các hạng

mục sau:

Hạng mục hệ thống thoát nước mưa được tổng hợp tại bảng dưới đây

Bảng 1.31.Khối lượng hệ thống thoát nước mưa của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3)

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía

Tây Kênh

Hồ Chí

Minh

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía

Đông

Kênh Hồ

Chí Minh

Tổng

1 Ống tròn BTCT D400 m 834 3.078 3.912

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

117

2 Hố ga BTCT (1000x1000) cái 42 146 188

3 Cống hộp BTCT C1A-1100 x

(1787-1803) m 15.3 0 15.3

4 Cống hộp BTCT C1-1100 x (1500-

1805) m 450 686 1.135

5 Cống hộp BTCT C2A-1200 x

(1600-1639) m 77 0 77

6 Cống hộp BTCT C3-1400 x (1639-

1695) m 112 182 293

7 Cống hộp BTCT C4-1500 x (1695-

1746) m 51 40 91

8 Cống hộp BTCT C5-1600 x (1695-

1822) m 203 198 402

9 Cống hộp BTCT C6-1800 x (1822-

2002) m 359 0 359

10 Cống hộp BTCT C7-2000 x (2002-

2216) m 425 0 425

11 Cống hộp BTCT D1-1000x1400 m 76 19 95

12 Cống hộp BTCT D2-1200x1400 m 0 283 283

13 Cống hộp BTCT D3-1400x1400 m 19 19 38

14 Cống hộp BTCT D4-1600x1400 m 0 228 228

15 Cống hộp BTCT D5-1800x1400 m 0 0 0

16 Cống hộp BTCT D6-2000x1400 m 0 39 39

17 Cống hộp BTCT 3BC1.1-

1x2000x1400 m 0 28 28

18 Cống hộp BTCT 3BC2.1-

2x2000x1400 m 50 0 50

19 Cống hộp BTCT 3BC2.2-

2x2000x1400 m 0 29 29

20 Cống hộp BTCT 3BC2.3-

2x2000x1400 m 0 30 30

21 Cống hộp BTCT 3BC3.1-

3x2000x1400 m 29 0 29

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

118

22 Cống hộp BTCT 3BC3.2-

3x2000x1400 m 0 29 29

23 Cống hộp BTCT 3BC3.3-

3x2000x1400 m 0 39 39

24 Cống hộp BTCT 3BC3.4-

3x2000x1400 m 0 29 29

25 Cống hộp BTCT 3BC4.1-

4x2000x1400 m 0 30 30

26 Cống hộp BTCT 3BC4.2-

4x2000x1400 m 0 59 59

27

Trạm bơm thoát nước số 3:

Q=6,0m3/s; H=3,5m; 2

bơm:2x3,0m3/s

Trạm 1 0 1

28

Trạm bơm thoát nước số 4:

Q=9,0m3/s; H=3,5m; 3

bơm:3x3,0m3/s

Trạm 1 0 1

29 Cửa xả chiếc 1 1 2

30 Mương thoát nước bên ngoài:

B1xB2xH = 1.5x2.7x1.3 m m 0 442.996 442.996

31 Cống hộp thoát nước bên ngoài qua

cổng số 5: BxH=1.5x1.5 m m 0 124.106 124.106

32 Cống hộp thoát nước bên ngoài qua

cổng số 3: BxH=1.5x1.5 m m 0 109.387 109.387

33 Cống hộp thoát nước bên ngoài qua

cổng số 4: BxH=1.5x1.5 m m 0 72.614 72.614

Nguồn: Thuyết minh Dự án

(2) Hệ thống thu gom và thoát nước thải

(2a) Lưu lượng nước thải:

Lưu lượng nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) (theo báo cáo ĐTM

đã được phê duyệt) là: 15.000 m3/ngày.đêm.

Lưu lượng nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) (theo báo cáo ĐTM

đã được phê duyệt) là: 10.000 m3/ngày.đêm.

Lưu lượng nước thải của khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 3) được

tính toán như sau :

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

119

Qnt = Qw x 0,8 x 1,1 m3/ngày.đêm

Trong đó :

Qw : lượng nước cấp cho toàn bộ KCN (m3/ngày.đêm) (m3/ngđ)

0,8 – Lượng nước thải đạt 80% lượng nước cấp

1,1 – Hệ số K=1,1 (Xem xét đến sự thẩm thấu nước ngầm với 10% tỷ lệ lưu

lượng nước thải)

Lưu lượng thoát nước thải của KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) Qnt =

8.900 x 80% x 1,1 = 7.832 ≈ 8.000 m3/ngày.đêm.

Tổng lưu lượng thoát nước thải của Dự án là 33.000 m3/ngày.đêm.

(2b) Mạng lưới thu gom, thoát nước thải

(2b1)Mạng lưới thu gom nước thải:

Mạng lưới thu gom nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) không

thay đổi khi thực hiện Dự án.

Mạng lưới thu gom nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) độc lập với

hệ thống thu gom nước mưa, cụ thể như sau:

-Sử dụng ống tròn bê tông cốt thép (D300-D400-D500- D600) và ống gang dẻo

D150-D200-D300-D400-D500-D600 chôn dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường

giao thông trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) để thu nước thải từ các nhà

máy trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

-Trên tuyến đường ống có xây dựng các giếng thăm bằng bê tông cốt thép,

khoảng cách các giếng trung bình 41,4 m. Độ sâu chôn ống từ 2,0m đến 5m, độ

dốc đặt ống tối thiểu min = 1/D, vận tốc dòng chảy v = 0,24 - 1,37 m/s.

-Lắp đặt 05 trạm bơm chuyển bậc (LPS từ số 7 tới số 11) để bơm toàn bộ nước

thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) về trạm xử lý nước thải tập trung đặt

tại khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

Hình 1.13. Sơ đồ trạm bơm chuyển bậc của KCN Thăng Long II – giai đoạn 3

- Khối lượng hệ thống thu gom nước thải KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

được tổng hợp tại bảng sau:

KCN (giai

đoạn 3) LPS7 LPS8 LPS9 LPS10 LPS11

Trạm

XLNTTT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

120

Bảng 1.32.Khối lượng hệ thống thu gom nước thải của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

STT Mô tả Đơn vị

Khối lượng

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía

Tây Kênh

Hồ Chí

Minh

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

3) phía

Đông

Kênh Hồ

Chí Minh

Tổng

cộng

1 Ống gang dẻo, D150 m 17 47 64

2 Ống gang dẻo, D250 m 420 744 1.164

3 Ống gang dẻo, D300 m 1,497 126 1.623

4 Ống gang dẻo, D400 m 68 297 365

5 Ống gang dẻo, D500 m 35 52 87

6 Ống gang dẻo, D600 m 6 0 6

7 Ống tròn BTCT D300 m 475 680 1.155

8 Ống tròn BTCT D400 m 1.095 3.289 4.384

9 Ống tròn BTCT D500 m 808 323 1.131

10 Ống tròn BTCT D600 m 318 0 318

Tổng cộng 4.739 5.558 10.297

11 Hố ga BTCT (1000x1000) Cái 71 115 186

12 Hố ga BTCT (1400x1400) Cái 2 0 2

13 Trạm bơm chuyển bậc nước thải Trạm 2 3 5

Nguồn: Thuyết minh Dự án

-Sự kết nối việc thu gom nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) về trạm

XLNT TT đặt trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn

1):

+ Sơ đồ mạng lưới dẫn nước thải từ KCN Thăng Long II – giai đoạn 3 về trạm

XLNT TT: Nước thải từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) → các trạm bơm

chuyển bậc (LPS 7, LPS8, LPS9, LPS10, LPS 11) → Đường ống gang dẻo D300

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

121

(được xây mới)→ Đường ống nước gang dẻo hiện có D300 → Bể thu gom nước

thải đầu vào.

+ Nước thải phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) theo các đường ống

thu gom nước thải, về các trạm bơm chuyển bậc, nước thải từ trạm bơm chuyển

bậc (LPS7) đươc đưa về lần lượt theo các trạm bơm: LPS8, LPS9, LPS10,

LPS11. Nước thải từ trạm bơm LPS11 sẽ theo đường ống gang dẻo D300, có

chiều dài là 1.441,534m chảy vào đoạn đường ống D300 hiện hữu nằm trong

phần đất của KCN Thăng Long II – giai đoạn 1 sau đó nước thải theo đường ống

này đưa về bể thu gom nước thải đầu vào của trạm XLNT TT đặt trong khu hạ

tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II giai đoạn 1 để xử lý cùng với nước thải

phát sinh từ KCN Thăng Long II – giai đoạn 1, giai đoạn 2.

+ Hệ thống dẫn nước thải từ trạm bơm LSP11 về trạm XLNT của KCN Thăng

Long II thể hiện tại hình dưới:

Hình 1.14. Mạng lưới dẫn nước thải từ trạm bơm LSP 11 về trạm XLNT TT

của KCN

Trạm XLNTTT

của KCN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

122

Ghi chú:

: vị trí đặt trạm bơm LPS11

: Đường ống gang dẻo D300 lắp đặt mới

: Đường ống gang dẻo D300 hiện hữu

Bản vẽ mặt bằng hệ thống thu gom nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn

3) được thể hiện tại hình 9 đính kèm tại phụ lục 2 của báo cáo.

(2b2) Hệ thống thoát nước thải sau xử lý

Sử dụng chung hệ thống thoát nước thải sau xử lý với KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và giai đoạn 2). Chi tiết hệ thống thoát nước thải sau xử lý từ trạm XLNT

TT đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã được

trình bày chi tiết tại ý (5) mục 1.2.1.2.

(3)Công trình xử lý nước thải

(3.1) Bể tự hoại (xây dựng mới)

-07 bể tự hoại đặt ngầm phía dưới các nhà bảo vệ của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3).

- Thông tin về bể tự hoại được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.33. Bể tự hoại

TT Bể tự hoại Diện tích

(m2/bể)

Thể tích (m3/bể)

1 Bể tự hoại số 1 Dài*Rộng =

2,5-1,5 = 3,75

Dài*rộng*cao=

2,5*1,5*1,3 = 4,875 2 Bể tự hoại số 2

3 Bể tự hoại số 3

4 Bể tự hoại số 4

5 Bể tự hoại số 5

6 Bể tự hoại số 6

7 Bể tự hoại số 7

(3.2) Trạm xử lý nước thải tập trung

(3.2.1) Trạm xử lý nước thải tập trung hiện hữu

Toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) theo hệ

thống thu gom nước thải có đường kính D300, D400, D500, D600 và đường ống

gang dẻo D300 về trạm XLNT TT hiện có có tổng công suất thiết kế là 15.000

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

123

m3/ngày.đêm gồm 03 đơn nguyên, được đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Hiện nay, KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2 đã lấp đầy 100%. Lưu lượng

nước thải được xử lý tại trạm XLNT TT trong năm 2020, 2021 và quý 1/2022

được tổng hợp tại bảng dưới đây.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

124

Bảng 1.34.Thống kê lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNT KCN từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020

TT Thời gian Lưu lượng nước thải được xử lý

STP1 STP2 STP3 Tổng

m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày

1 Tháng 1/2020 26.664 860,13 67.161 2.166,48 86.990 2.806,13 180.815 5.832,74

2 Tháng 2/2020 28.494 982,55 81.491 2.810,03 96.382 3.323,52 206.367 7.116,10

3 Tháng 3/2020 32.817 1.058,61 84.219 2.716,74 100.672 3.247,48 217.708 7.022,83

4 Tháng 4/2020 14.393 479,77 77.636 2.587,87 86.964 2.898,80 178.993 5.966,44

5 Tháng 5/2020 20.473 660,42 81.855 2.640,48 94.832 3.059,10 197.160 6.360,00

6 Tháng 6/2020 46.836 1.561,20 80.978 2.699,27 93.622 3.120,73 221.436 7.381,20

7 Tháng 7/2020 55.553 1.792,03 87.749 2.830,61 100.378 3.238 243.680 7.860,64

8 Tháng 8/2020 61.860 1.995,48 103.851 3.350,03 109.998 3.548,32 275.709 8.893,83

9 Tháng 9/2020 61.045 2.034,83 87.441 2.914,70 100.087 3.336,23 248.573 8.285,76

10 Tháng 10/2020 78.729 2.539,65 98.857 3.188,94 112.535 3.630,16 290.121 9.358,75

11 Tháng 11/2020 42.169 1.405,63 89.067 2.968,90 109.198 3.639,93 240.434 8.014,46

12 Tháng 12/2020 42.098 1.358 76.703 2.474,29 115.653 3.730,74 234.454 7.563,03

Tổng/năm 511.131 16.728 1.017.008 33.348 1.207.311 39.579 2.735.450 89.656

Trung bình 42.594 1.394 84.751 2.779 100.609 3.298 227.954 7.471

Nguồn: Nhật ký vận hành trạm XLNTTT của KCN năm 2020

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

125

Bảng 1.35.Lưu lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNTTT của KCN từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2021

TT Thời gian

Lưu lượng nước thải được xử lý

STP1 STP2 STP3 Tổng

m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày

1 Tháng 1/2021 40.334 1.301,10 87.826 2.833,10 103.184 3.328,52 231.344 7.462,72

2 Tháng 2/2021 28.838 1.029,93 58.332 2.083,29 66.644 2.380,14 153.814 5.493,36

3 Tháng 3/2021 27.379 883,19 86.052 2.775,87 93.862 3.027,81 207.293 6.686,87

4 Tháng 4/2021 40.269 1.342,30 87.619 2.920,63 87.873 2.929,10 215.761 7.192,03

5 Tháng 5/2021 39.173 1.263,65 89.757 2.895,39 100.665 3.247,26 229.595 7.406,30

6 Tháng 6/2021

58.636

1.955

96.890

3.230

116.114

3.870

271.640

9.055

7 Tháng 7/2021

61.181

1.974

109.341

3.527

138.321

4.462

308.843

9.963

8 Tháng 8/2021

50.800

1.639

119.146

3.843

140.638

4.537

310.584

10.019

9 Tháng 9/2021

51.110

1.704

109.127

3.638

132.158

4.405

292.395

9.747

10 Tháng 10/2021

50.833

1.640

114.999

3.710

139.025

4.485

304.857

9.834

11 Tháng 11/2021

18.220

607

85.717

2.857

108.440

3.615

212.377

7.079

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

126

12 Tháng 12/2021

11.149

360

85.339

2.753

98.858

3.189

195.346

6.301

Tổng 477.922 15.697 1.130.145 37.066 1.325.782 43.476

2.933.849

96.239

Trung bình 39.827 1.308 94.179 3.089 110.482 3.623

244.487

8.020

Nguồn: Nhật ký vận hành trạm XLNTTT của KCN năm 2021

Bảng 1.36.Lưu lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNTTT của KCN từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022

TT Thời gian

Lưu lượng nước thải được xử lý

STP1 STP2 STP3 Tổng

m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày m3/tháng m3/ngày

1 Tháng 1/2022 15.105 487 69.918 2.255 79.822 2.575 164.845 5.318

2 Tháng 2/2022 13.070 467 61.083 2.182 69.084 2.467 143.237 5.116

3 Tháng 3/2022 8.264 267 77.286 2.493 89.958 2.902 175.508 5.662

Tổng 36.439 1.221 208.287 6.930 238.864 7.944 483.590 16.095

Trung bình 12.146 407 69.429 2.310 79.621 2.648 161.197 5.365

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

127

Như vậy:

- Năm 2020: Lưu lượng nước thải trung bình được xử lý tại trạm XLNT TT của

KCN là 7.471 m3/ngày đêm. Lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất được xử lý

tại trạm vào tháng 10/2020 là 9.358,75 m3/ngày đêm.

- Năm 2021: Lưu lượng nước thải trung bình được xử lý tại trạm XLNT TT của

KCN từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2021 là 8.020 m3/ngày đêm.

-Trong 03 tháng đầu năm 2022: Lưu lượng nước thải trung bình được xử lý tại

trạm XLNT TT của KCN là 5.365 m3/ngày đêm.

Nước thải từ các nhà máy trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phải xử lý sơ

bộ, nước thải đạt tiêu chuẩn nội bộ của KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thoát

nước thải của KCN về hệ thống XLNT tập trung hiện có:

Bảng 1.37.Tiêu chuẩn nội bộ của Công ty đối với các nhà máy thành viên

trong KCN

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn nước thải đầu ra của các doanh nghiệp trước khi xả vào trạm XLNT tập trung của KCN

1 BOD5 mg/l 300 2 COD mg/l 350 3 SS mg/l 200 4 T-N mg/l 60 5 T-P mg/l 15 6 pH mg/l 6-9 7 Ammonia mg/l 15 8 Các chỉ tiêu khác

trong QCVN 40:2011/BTNMT

Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT; kq=0,9; kf=0,9

(3.2.2) Kế hoạch xây dựng trạm XLNT TT mới:

Trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1), Công ty sẽ bố

trí xây dựng bổ sung 02 đơn nguyên (STP 4 và STP 5) của trạm XLNT TT hiện

hữu có tổng công suất 18.000 m3/ngày.đêm, công suất mỗi đơn nguyên là 9.000

m3/ngày.đêm. Cùng với các đơn nguyên xử lý nước thải hiện hữu, 02 đơn nguyên

xây dựng mới có chung bể gom nước thải đầu vào và hồ chứa nước thải sau xử lý

với 03 đơn nguyên hiện hữu, sẽ xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động điều hành,

quản lý của Công ty và nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp trong

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2&3) ngoại trừ nước thải sản xuất của 02

công ty nằm trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) là Công ty TNHH Kyocera

Việt Nam và Công ty TNHH Hoya Việt Nam đã xin được Giấy phép xả nước

thải riêng (giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 279/TCTL-PCTTr

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

128

ngày 11/6/2021 và giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 420/GP-

TCTL-PCTTr ngày 03/9/2020).

Bảng 1.38.Kế hoạch xây dựng trạm XLNT TT

TT Đơn nguyên Vị trí xây dựng

Dung tích (m3/ngày.đêm)

Tổng dung tích (m3/ngày.đêm)

Hiện trạng

1 Đơn nguyên 1

Khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1)

3.000 3.000 Đã xây dựng; đã đi vào vận hành ổn định; xử lý nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 & 2)

2 Đơn nguyên 2

Khu đất

hạ tầng kỹ

thuật của

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

1)

6.000 9.000 Đã xây dựng; đã đi vào vận hành ổn định; xử lý nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 & 2)

3 Đơn nguyên 3

Khu đất

hạ tầng kỹ

thuật của

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

1)

6.000 15.000 Đã xây dựng; đã đi vào vận hành ổn định; xử lý nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 & 2)

4 Đơn nguyên 4

Khu đất

hạ tầng kỹ

thuật của

KCN

Thăng

Long II

(giai đoạn

1)

9.000 24.000 Chưa xây dựng. Sẽ xây dựng khi lượng nước thải cần xử lý có lưu lượng 10.500 m3/ngày.đêm

5 Đơn nguyên 5

9.000 33.000 Chưa xây dựng. Sẽ xây dựng khi lượng nước thải cần xử lý có lưu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

129

lượng 16.800 m3/ngày.đêm

Công nghệ xử lý nước thải của các đơn nguyên tiếp theo tương tự công nghệ xử

lý nước thải của đơn nguyên 3 trạm XLNT TT hiện có (chi tiết đã được trình bày

tại ý 5c mục 1.2.1.2).

(4) Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

(4.1)Loại và lượng chất thải rắn phát sinh

oLoại chất thải rắn phát sinh:

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt từ khu quản lý, điều

hành của Khu công nghiệp; từ hoạt động sinh hoạt của các nhà máy, xí nghiệp

trong các lô đất công nghiệp.

- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí

nghiệp trong các lô đất công nghiệp

oLượng chất thải rắn phát sinh:

- Chất thải công nghiệp được tính toán 0,5 tấn/ha/ngày đêm, với diện tích đất của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) giành cho đất công nghiệp ước tính lượng chất

thải công nghiệp phát sinh của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là: 142,6 ha x

0,5 tấn/ha/ngày đêm = 71,3 tấn/ngày đêm; lượng chất thải công nghiệp phát sinh

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) là 0,5 tấn/ha/ngày.đêm x 104,81 ha = 52,4

tấn/ngày.đêm; lượng chất thải công nghiệp phát sinh của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) là là 0,5 tấn/ha/ngày.đêm x 154,63 ha = 77,3 tấn/ngày.đêm

- Chất thải sinh hoạt: Theo QCVN 01:2021/BXD có tiêu chuẩn tính là 0,9

kg/người/ngày nên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ Dự án gồm phát sinh từ

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là: 0,9 kg/người/ngày x 14.260 người = 12.834

kg/ngày và phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) là: 0,9

kg/người/ngày x 27.000 người = 24.300 kg/ngày.

(4.2) Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) sử dụng chung công trình lưu giữ tạm

thời chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại hiện có của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1 và 2) đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1) và có phương án quản lý chất thải giống với KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và giai đoạn 2, cụ thể như sau:

oCác doanh nghiệp trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) trực tiếp hợp đồng

với các đơn vị có chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đối với

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

130

CTR, CTNH phát sinh tại cơ sở. Việc quản lý phải thực hiện tuân thủ theo quy

định hiện hành.

oCông ty TLIPII chịu trách nhiệm thu gom và quản lý CTR sinh hoạt, CTNH

phát sinh từ khu vực nhà điều hành, khu hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông

công cộng trong phạm vi KCN:

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị các thùng chứa chất thải sinh hoạt đặt

dọc các tuyến đường nội bộ của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Hàng ngày,

đội vệ sinh của Công ty sẽ thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt này và hợp đồng

với đơn vị có chức năng định kỳ đến vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

-Đối với chất thải nguy hại:

+Sử dụng chung kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hiện hữu diện tích 15m2

(kho này lưu chứa các loại chất thải nguy hại khác theo sổ đăng chủ chủ nguồn

thải chất thải nguy hại ngoại trừ bùn thải của trạm xử lý nước thải và trạm xử lý

nước cấp) của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2), đặt trong khu hạ

tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1);

+ Bùn thải phát sinh từ trạm XLNT TT (được gọi là bùn đen): được xử lý bằng

máy ép bùn, ép thành bánh, lưu giữ tạm thời tại khu vực lưu giữ bùn thải hiện

hữu có diện tích khoảng 196 m2, đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1), và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

+ Bùn thải phát sinh từ trạm XLNC (được gọi là bùn đỏ): được xử lý bằng máy

ép bùn, ép thành bánh, được lưu giữ tạm thời tại công ten nơ đặt ngay trong khu

vực ép bùn của trạm XLNC có diện tích 306 m2 và 105 m2 và định kỳ chuyển

giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

(5)Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải của trạm XLNT TT

Dự án sử dụng chung công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải đã được

xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận hoàn thành số 65/GXN-BTNMT ngày

16/8/2021.

Công trình phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải của Công ty TLIPII là hồ sự cố

có thông tin cơ bản như sau:

-Dung tích chứa nước lớn nhất là 66.000 m3

-Thành hồ được xây bằng đá hộc trát xi măng để ngăn ngừa nước thải thẩm thấu

ra môi trường đất. Đáy hồ được xây gồm 4 lớp: Lớp ngoài cùng là lớp đất tự

nhiên; lớp phên nứa chống lầy; lớp vải nhựa PVC và lớp trong cùng là bê tông

M200, dày 150 mm

- Hồ luôn được duy trì mực nước ở cao độ+0,3 m để bảo dưỡng hồ.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

131

Bảng 1.39.Dung tích và diện tích mặt hồ sự cố hiện có

Cao độ Diện tích mặt hồ (m2) Dung tích (m3) +0 10.437,1 0 +0,3 10.744,4 3.177 +4,4 15.080 52.940 +5,25 15.447,2 66.000 (được tính từ cos 0,3

đến 5,25m)

Chi tiết kết cấu hồ sự cố được minh họa tại hình dưới.

Hình 1.15. Kết cấu hồ sự cố thể tích V=66.000 m3

Tại hồ sự cố lắp đặt 02 bơm chìm có thông số kỹ thuật Q = 2,3 m3/phút và H =

23m gồm 01 bơm hoạt động và 01 bơm dự phòng để bơm nước thải xử lý chưa

đạt chuẩn từ hồ sự cố theo ống gang dẻo hiện có D300 về bể gom nước thải đầu

vào để xử lý lại; Lắp đặt đường ống uPVC D400 và uPVC D315; trên đường ống

này lắp đặt 03 van trong đó có 01 van D300 là điểm kết nối với hồ sự cố trong

tương lai khi trạm XLNT TT được nâng công suất.

Ở điều kiện thông thường mực nước trong hồ ứng với cao độ +0,3m, dung tích

3.177 m3. Việc duy trì mực nước trong hồ có tác dụng bảo dưỡng hồ (hồ bằng

BTCT luôn được duy trì một lượng nước sẽ bền hơn hồ trống không có nước, chỉ

được sử dụng trong trường hợp có sự cố nước thải).

Để đảm bảo hồ sự cố luôn sẵn sàng để ứng phó sự cố sẽ lắp đặt 01 đường ống

uPVC D225 để bơm nước mưa ra khỏi hồ sự cố vào kênh Trần Thành Ngọ.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải được trình bày chi tiết tại

chương 3 của báo cáo.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

132

1.2.3.Các công trình bảo vệ môi trường khác

(1)Cây xanh

Diện tích cây xanh, mặt nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, 2 và 3) là

57,09 ha chiếm 10,9 % trong đó diện tích cây xanh, mặt nước của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 3) là 18,05 ha chiếm 10% diện tích KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3). Trong 18,05 ha, cây xanh có diện tích 8,1916 ha chiếm 4,54%.

Cây xanh được bố trí thành các dải cây xanh cách ly bao quanh khu công

nghiệp; dải cây xanh dọc theo các tuyến kênh điều hòa; dải cây xanh phân tán

dọc theo trục giao thông; cây xanh tại khu vực các hồ điều hòa;

Bố cục cây xanh, thảm cỏ: hình dáng, kích thước và màu sắc các loại cây xanh,

thảm cỏ phải được phối kết sống động, thoáng mát và phù hợp với đặc trưng các

KCN của Tập đoàn Sumitomo tại Việt Nam;

Hệ thống cây xanh trong KCN góp phần đảm bảo về sự thông thoáng, cảnh

quan và thân thiện với môi trường cho KCN cũng như góp phần điều chỉnh vi khí

hậu cho các khu vực lân cận.

Vị trí và diện tích cây xanh được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.40.Vị trí và diện tích cây xanh

TT Hạng mục Ký hiệu Diện tích (ha)

1 Cây xanh GA 8,1916

1.1

Cây xanh vùng kênh điều hòa

GA1 3,1465

GA1-1 0,4447

GA1-2 0,3060

GA1-3 0,7636

GA1-4 0,4624

GA1-5 0,3557

GA1-6 0,3548

GA1-7 0,4593

1.2 Cây xanh vùng hồ điều hòa 1

GA2 0,1747

1.3 Cây xanh vùng hồ điều hòa 2

GA3 0,0712

1.4

Cây xanh vùng đệm

GA4 2,3665

GA4-1 0,1268

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

133

GA4-2 0,1722

GA4-3 0,5343

GA4-4 0,2839

GA4-5 0,3486

GA4-6 0,5726

GA4-7 0,3281

1.5

Cây xanh vùng bao quanh ranh giới KCN

GA5 2,4327

GA5-1 0,2028

GA5-2 0,4932

GA5-3 0,2303

GA5-4 0,1350

GA5-5 0,5463

GA5-6 0,8251

Nguồn: Thuyết minh Quy hoạch Dự án

(2) Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn về “Phòng

cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế (TCVN 2622:1995).

Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp. Áp lực tự do cần thiết trong đường

ống cấp nước chữa cháy từ mặt đất ≥10m.

Đặc tính kỹ thuật của trụ cứu hoả : Trụ cứu hoả được thiết kế và chế tạo theo

TCVN 6379:1998, được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, khoảng

cách giữa 2 trụ cứu hỏa không vượt quá 150m. Kích thước mặt bích để trụ lắp

vào mạng lưới cấp nước theo tiêu chuẩn ISO 7005-2. Áp lực làm việc 10kg/cm2

và áp lực kiểm tra 16kg/cm2.

Ống nối trụ cứu hoả với đường ống phân phối là ống thép tráng kẽm đường kính

D125mm. Trên đoạn ống nối có lắp đặt van cổng D125 có nhiệm vụ cách ly trụ

cứu hỏa cho mục đích bảo dưỡng.

1.2.4. Đánh giá việc lựa chọn hạng mục công trình và hoạt động của dự án có

khả năng tác động xấu đến môi trường

-Các hạng mục công trình được xây dựng mới trên diện tích 180,5 ha của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3) hoàn toàn phù hợp với mục đích, tính chất và hoạt

động của KCN là đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN.

-KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được xây dựng có sự kết nối với các hạng

mục đặc biệt là các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của KCN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

134

Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) được đánh giá là hợp lý. Điều này sẽ

góp phần giảm thiểu tối đa các tác động môi trường có thể có do Dự án gây ra.

1.3.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp

điện, nước và các sản phẩm của dự án

Trong giai đoạn xây dựng

Tổng khối lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn xây dựng được

dùng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên diện tích đất 180,5 ha của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 3); xây dựng 02 đơn nguyên tiếp theo của trạm XLNT và 03

đơn nguyên của trạm XLNC trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1), được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.41. Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng

TT Nguyên vật liệu Đơn vị

Khối lượng

Nguồn cung cấp

1 Bê tông nhựa tấn

12.454 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

2 Bê tông nhựa hạt mịn tấn

8.307 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

3 Cát đen xây dựng m3

2.754.244 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

4 Cấp phối đá dăm 0,075-50mm lớp dưới

m3 33.616 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 5 Cấp phối đá dăm 0,075-50mm

lớp trên m3

13.425 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

6 Đá 1x2 m3

30.436 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

7 Đá 2x4 m3

10.145 Hưng Yên và các tỉnh lân cận

8 Gạch xi măng tự chèn dày 3,5cm

m2 10.341 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 9

Sơn dẻo nhiệt kg 4.830 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 10

Thép hình kg 109.575 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 11

Thép tấm kg 73.050 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 12

Thép tròn kg 1.608.566 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 13

Xi măng PC30 kg 7.890.750 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận 14

Cát san lấp Tấn 3.200.000 Hưng Yên và các

tỉnh lân cận

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

135

Tổng cộng Tấn 6.674.311

Nguồn: Công ty TLIPII

Khối lượng nhiên liệu được sử dụng trong giai đoạn xây dựng được tổng hợp tại

bảng sau:

Bảng 1.42.Khối lượng nhiên liệu

TT Tên nhiên liệu Khối lượng Nguồn cung cấp

1 Điện 167.867(kW) Trạm 110/22kV hiện có

2 Nước - Trạm nước cấp hiện có đặt trong khu hạ

tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II

(giai đonạ 1)

Nguồn: Công ty TLIPII

Trong giai đoạn vận hành

o Nhu cầu điện và nước

Bảng 1.43.Nhu cầu điện, nước trong giai đoạn vận hành

TT Tên

nhiên

liệu

Đơn vị Khối lượng

Giai đoạn

1

(*)

Giai đoạn

2 (*)

Giai đoạn

3 (**)

Tổng

1 Điện MVA 138,3 76 102 316,3

2 Nước m3/ngày.đêm 18.600 13.708 8.900 41.208

Ghi chú:

Số liệu tại cột (*) theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số

1995/QĐ-BTNMT ngày 21/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Số liệu tại cột (**) được tính toán chi tiết tại mục (3) và (4) 1.2.2.1 của báo cáo

oNhu cầu hóa chất sử dụng

Hóa chất được sử dụng cho trạm xử lý nước cấp và trạm xử lý nước thải tập

trung. Loại và lượng hóa chất được sử dụng thường xuyên cho trạm xử lý nước

thải được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.44. Nhu cầu hóa chất sử dụng

TT Tên hóa chất Đơn vị Khối lượng (tạm

tính)

I Trạm XLNC

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

136

1 NaClO 8% Lít/tháng 25.000

2 NaOH 25% Lít/tháng 39.000

3 PAC 10% Kg/tháng 13.700

4 Polymer (hoặc HF-01 10%) Lít/tháng 10.379

II Trạm XLNT

1 NaClO 8% lít/tháng 4.788

3 PAC 10% Kg/ tháng 401

4 Polymer 1% Kg/tháng 79

Nguồn: TLIPII

1.4.Công nghệ sản xuất, vận hành

Dự án không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. Chủ đầu tư Dự án sẽ đầu tư cơ

sở hạ tầng KCN để thu hút các nhà đâu tư thứ cấp có ngành nghề phù hợp với

tính chất của KCN theo phê duyệt thuê đất, hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo

ra sản phẩm.

Quy trình vận hành của KCN TLIPII bao gồm các công việc chính như sau:

oThu hút ngành nghề:

Dự án của Công ty TLIPII chủ yếu là hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Khi dự

án đi vào hoạt động sẽ thu hút các ngành sản xuất công nghiệp theo như tính chất

của KCN. Những ngành nghề không thuộc tính chất của KCN sẽ không được chấp

thuận đầu tư.

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu,

vừa xây dựng vừa giao đất cho những đối tác có khả năng vào thuê ngay từ khi

còn đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ đầu tư dự án sẽ tổ chức hỗ trợ, quản lý các

nhà đầu tư vào thuê đất trong khu vực diện tích dự án.

oThu hút lao động:

- Hiện nay, tổng số lao động làm việc tại KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

là 27.000 người.

-Theo quy hoạch của KCN TLIPII (giai đoạn 3) diện tích đất công nghiệp là

142,595 ha. Chỉ tiêu lao động/ha: 85 ÷ 100 lao động/ha. Tổng số lao động làm

việc tại KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) ước tính khoảng 14.260 người.

1.5.Biện pháp tổ chức thi công

Biện pháp tổ chức thi công được trình bày chi tiết cho các hạng mục công trình

có khả năng gây tác động ấu đến môi trường.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

137

1.5.1.Phương án tổ chức thi công xây dựng

Sơ đồ tổ chức thi công trong giai đoạn xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn

3) được trình bày tại hình dưới

đây.

Hình 1.16.Sơ đồ tổ chức thi công

Phương án bố trí mặt bằng thi công:

oKhu điều hành làm việc của chủ đầu tư, chuyên gia, đơn vị tư vấn, nhà thầu

được bố trí ở tòa nhà điều hành hiện có trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

o Vật tư, thiết bị của các nhà thầu được tập kết ngay tại khu đất xây dựng KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3):

o Đường thi công: theo đường quy hoạch 69m, đường tỉnh lộ 387 và bám theo trục

đường công vụ được thi công sát hàng rào KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

o Điện thi công: sử dụng điện từ trạm biến áp hiện có trong khu vực Dự án đồng

thời sử dụng máy phát điện (dự phòng)

Chuẩn bị mặt bằng

- Lập phương án tổ chức thi công

- Cắm mốc giới theo thiết kế

- Tập kết vật tư, thiết bị thi công

Giải phóng mặt bằng; Thi công san nền -Thi công điều chỉnh một số hạng mục hiện hữu để kết nối với KCN Thăng Long II (giai đonạ 1 &2) và với bên ngoài; thi công hoàn trả kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh -San nền

Xây dựng công trình trên diện tích đất KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

- Xây dựng đường giao thông - Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy

Hoàn thiện công trình đưa vào vận hành

- Hoàn thiện các công trình hạ tầng

- Trồng cây xanh

- Dọn dẹp vệ sinh mặt bằng công trình

- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng

- Bụi đất đá

- Tiếng ồn

- Đất đá thải

- Bụi đất đá

- Tiếng ồn

- Bụi

- Chất thải rắn

- Bụi - Chất thải rắn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

138

o Nước thi công: dự kiến sử dụng nước cấp từ trạm cấp nước của TLIPII giai

đoạn 1, giai đoạn 2.

Thiết bị thi công xây dựng: đã được tổng hợp tại bảng dưới đây.

Bảng 1.45. Danh mục máy móc thiết bị thi công xây dựng

TT Tên máy móc Đơn vị số lượng Nguồn gốc

1 Cần cẩu 10T tự hành chiếc 3 Nhật Bản

2 Đầm bàn 1Kw chiếc 5 Nhật Bản

3 Đầm cóc chiếc 5 Nhật Bản

4 Đầm dùi 1,5 KW chiếc 5 Nhật Bản

5 Máy đào 1,25m3 chiếc 2 Nhật Bản

6 Lu bánh hơi tự hành 16T chiếc 2 Nhật Bản 7 Lu bánh hơi tự hành 25T chiếc 2 Nhật Bản

8 Máy lu 8,5T chiếc 2 Nhật Bản

9 Máy lu rung 10T chiếc 2 Nhật Bản

10 Máy lu rung 25T chiếc 2 Nhật Bản

11 Máy nén khí điêzen 600m3/h chiếc 2 Nhật Bản

12 Máy rải 130-140CV chiếc 1 Nhật Bản

13 Máy rải 50-60m3/h chiếc 1 Nhật Bản

14 Máy san 108CV chiếc 2 Nhật Bản

15 Máy trộn bê tông 250l chiếc 5 Nhật Bản

16 Máy trộn vữa 80l chiếc 5 Nhật Bản

17 Máy ủi 108CV chiếc 2 Nhật Bản

18 Máy xúc 2,3m3/gầu chiếc 2 Nhật Bản

19 Máy hàn 23 KW chiếc 10 Nhật Bản

20 Máy nén khí điêzen 600m3/h chiếc 2 Nhật Bản

21 Ô tô tự đổ 12 tấn chiếc 10 Nhật Bản

22 Ô tô tưới nước 5m3 chiếc 5 Nhật Bản

23 Ô tô tưới nhựa 7T (máy phun nhựa đường)

chiếc 3 Nhật Bản

24 Ô tô thùng 2,5Tấn chiếc 5 Nhật Bản

25 Ô tô thùng 7 Tấn chiếc 5 Nhật Bản

Nguồn: TLIPII

Biện pháp vận chuyển nguyên liệu, vật liệu trong thi công xây dựng:

+Khối lượng nguyên liệu, vật liệu chính cho thi công xây dựng các hạng mục

công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án được tổng hợp tại bảng trên.

+Tuyến đường vận chuyển nguyên liệu, vật liệu cho thi công là đường quy hoạch

69m và đường tỉnh lộ 387.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

139

+ Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư thừa được

tận dụng cho việc san lấp các hố móng của công trình.

+ Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng được như bao bì xi măng, sắt thép

dư thừa... được các nhà thầu thu gom, tái sử dụng.

1.5.2.Biện pháp thi công các hạng mục

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được xây dựng, bao gồm các hạng mục:

Bảng 1.46.Các hoạt động thi công xây dựng của dự án

TT Các hoạt động thi công xây dựng

1 Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

2 Xây dựng hệ thống cấp nước; đấu nối hệ thống cấp nước với trạm XLNC

hiện hữu trong khu hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long II (giai đoạn 1); xây

dựng các đơn nguyên tiếp theo WTP 6,7,8 của trạm XLNC có tổng công

suất 15.000 m3/ngày.đêm.

3 Xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa

4 Xây dựng hệ thống thu gom nước thải; đấu nối hệ thống thoát nước thải

với trạm XLXT TT hiện hữu trong khu hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1); xây dựng đơn nguyên STP 4 và SPT5 của trạm XLNT TT

có tổng công suất 18.000 m3/ngày.đêm

5 Xây dựng hệ thống cấp điện, điện chiếu sáng; đấu nối hệ thống cấp điện

với trạm biến áp hiện hữu

6 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc

7 Phòng cháy chữa cháy và trồng cây xanh KCN trong KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

1.5.2.1.San nền

-Dọn dẹp mặt bằng;

+ Phát quang, đào bóc đất mặt. Lượng đất được sử dụng để trồng cây xanh.

+ Nguồn cát san lấp dự kiến lấy từ nguồn các nguồn cung cấp trong khu vực.

-Khống chế cao độ san nền theo các tuyến đường và phù hợp với hệ thống thoát

nước. Cos nền hiện tại của khu đất xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là

+1,5 đến 2,1m. Cos nền san lấp là 3,5m

- Trước khi san nền cần tiến hành bóc đất hữu cơ. Chiều dày đào hữu cơ tính

trình bình 0,3m. Toàn bộ khối lượng đất đào hữu cơ dự kiến được đắp tại khu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

140

vực đất cây xanh.

- Vật liệu san nền là đất/cát đen đầm chặt K = 0,98

- Trình tự và biện pháp thi công chủ đạo:

+ Bàn giao mặt bằng, dọn dẹp mặt bằng khu vực thi công;

+ San lấp và đắp đê

+ Hoàn thiện, nghiệm thu bàn giao mặt bằng san lấp.

1.5.2.2.Biện pháp thi công đường giao thông:

+ Tuyến đường:

Các tuyến đường trong khu đất được vạch tuyến trên cơ sở quy hoạch sử dụng

đất và quy hoạch mạng lưới đường. Giải pháp lòng đường rộng tạo điều kiện cho

xe ôtô tiếp cận mỗi công trình. Mạng lưới đường thiết kế giao đảm bảo được tính

liên tục của dòng giao thông, tránh ách tắc.

+ Trắc dọc:

- Biện pháp thi công xây dựng đường giao thông:

+ Đào nền đường bao gồm các công việc đào hình thành nền đường, xây dựng và

hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường, lề đuờng phù hợp yêu cầu kỹ thuật,

chính xác tim tuyến đường, cao độ và trắc ngang trên các bản vẽ thiết kế chi tiết

trong hồ sơ thiết kế thi công đã được phê duyệt và chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

+ Vật liệu phù hợp bao gồm mọi vật liệu có thể chấp nhận phù hợp với các chỉ

tiêu kỹ thuật dùng trong công trình và đầm chặt theo phương pháp đã quy định

trong các quy trình thi công và nghiệm thu, chỉ dẫn kỹ thuật để hình thành một

nền đắp vững chắc như quy định trong bản vẽ thiết kế thi công đã được phê

duyệt. Tất cả các loại vật liệu phù hợp gặp trong nền đường được tận dụng tối đa

để sử dụng cho công trình.

+ Trước khi đào hoặc đắp nền đường, dự án xây dựng hệ thống tiêu thoát nước,

trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống rãnh) ngăn không

cho chảy vào hố móng công trình và nền đường.

+ Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước đảm bảo thoát nhanh.

Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá

tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.

+ Độ dốc theo chiều nước chảy của mương rãnh tiêu nước không được nhỏ hơn 3%.

+ Khi xây dựng hệ thống tiêu nước thi công, sẽ tuân theo những quy định sau :

* Trường hợp rãnh thoát nước hoặc dẫn dòng nằm gần sát bờ mái dốc hố đào thì

giữa đắp bờ ngăn, mái bờ ngăn nghiêng về phía mương rãnh với độ dốc từ 2-4%.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

141

* Nước từ hệ thống tiêu nước, từ bãi đất thoát ra đảm bảo thoát nhanh, nhưng

tránh xa những công trình sẵn có hoặc đang xây dựng, không để gây ngập úng,

xói lở vào công trình và nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy sẽ đặt trạm

bơm tiêu nước.

* Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mực nước ngầm bị bão hòa nước, chú

ý tới lớp đất ướt trên mực nước ngầm do hiện tượng mao dẫn.

- Biện pháp thi công nền đường:

Việc đắp nền đường, chuẩn bị phạm vi trên đó được đắp đất, việc rải và đầm nén

vật liệu thích hợp được chấp thuận trong phạm vi nền đường, các vị trí có vật liệu

không phù hợp đã được đào bỏ, lấp và đầm đất ở các lỗ, hố và các chỗ lõm khác

trong phạm vi nền đường, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và đúng với hướng

tuyến, cao độ, kích thước, chiều dày và trắc ngang tiêu chuẩn trên các bản vẽ chi

tiết trong hồ sơ thiết kế đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

1.5.2.3.Biện pháp thi công hệ thống cấp nước

-Giải pháp thiết kế

+ Đường ống cấp nước đặt bên dưới vỉa hè, độ sâu đặt ống trung bình 2 m (tính

đến đỉnh ống), tại các góc chuyển và vị trí van tê, cút có bố trí gối đỡ BTCT.

+ Cấp nước chữa cháy: Đặt họng cứu hoả lấy nước từ đường ống 110 tại các vị trí

thuận tiện, đảm bảo bán kính phục vụ là 120-150m, đồng thời phải tuân theo quy

phạm phòng cháy chữa cháy của bộ Công an. Họng cứu hoả đặt nổi trên vỉa hè.

-Biện pháp thi công chủ đạo

+Xác định vị trí công trình;

+Lắp đặt đường ống, các loại van, thiết bị liên quan;

+Lắp đặt trụ cứu hóa;

+Thử áp lực đường ống;

+Hoàn thiện, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

+Hệ thống thông tin liên lạc

+Xác định vị trí các công trình;

+Thi công lắp đặt tuyến ống luồn cáp điện thoại, cáp quang;

+Thi công bể cáp các loại;

+Thi công lắp đặt các tủ trung tâm, tủ phân phối;

+Hoàn thiện, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

1.5.2.4.Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

142

Biện pháp thi công điều chỉnh chuyển hướng kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ

Chí Minh: điều chỉnh chuyển hướng kênh Trần Thành Ngọ (phần đi qua khu vực

TLIPII-Giai đoạn 3) có diện tích 2,8150ha. Điều chỉnh phần kênh Hồ Chí Minh

tiếp giáp ranh giới KCN Thăng Long II Giai đoạn 2 và KCN Thăng Long II Giai

đoạn 3 bao gồm kênh, hành lang bảo vệ kênh và đường vận hành có diện tích

5,460ha. Nội dung này đã được thống nhất trong biên bản làm việc giữa Chi cục

Thủy lợi tỉnh Hưng Yên, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Hưng Yên, Xí

nghiệp khai thác công trình thủy lợi thị xã Mỹ Hào và Công ty ngày 26/5/2021

với nội dung cụ thể như sau:

-Mặt cắt kênh Trần Thành Ngọ đoạn hoàn trả

+Hình thức: Mương hình thang, kè mái đá hộc

+Bđáy = 12 m

+Hệ số mái m=1,5

+Cao trình đáy kênh: +0,0m

+ Cao trình bờ: ≥+3,6m

-Cống qua kênh Trần Thành Ngọ:

+Hình thức: Cống bê tông cốt thép

+Chiều rộng thông thủy: B*H =3*(3*3) m

+Cao độ đỉnh trần cống: ≥+3m

+Cao trình đáy cống: ≤0,0 m

-Cống qua kênh tiêu Hồ Chí Minh:

+Hình thức: Cống BTCT

+Chiều rộng thông thủy: B*H=2*(3*2,7) m

+Cao độ đỉnh trần cống: ≥+2,7m

+Cao trình đáy cống: ≤0,0m

-Hoàn trả kênh phía Đông Bắc của Dự án

+Hình thức: Mương hình thang, xây bằng đá hộc

+ B đáy =1,5 m

+Hệ số mái m=1,5

+ Cao trình đáy kênh: +1,0 m

+ Cao trình bờ bằng cao trình bờ hiện trạng.

- Hình ảnh Kênh Trần Thành Ngọ trước và sau khi được cải tạo.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

143

Hình 1.17.Hình ảnh Kênh Trần Thành Ngọ trước và sau khi cải tạo

- Điều chỉnh phần kênh Hồ Chí Minh đoạn chạy giáp hàng rào dự án

Hình 1.18.Hình ảnh Kênh Hồ Chí Minh trước và sau khi điều chỉnh

Giải pháp thiết kế mạng lưới thu gom, thoát nước mưa bên trong KCN Thăng

Long II mở rộng (giai đoạn 3):

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

144

+ Độ dốc đường ống, cống thoát nước chọn trên cơ sở đảm bảo tốc độ nước chảy

trong cống V từ 1,2 m= 1,5 m.

+ Độ dốc tính theo độ dốc thuỷ lực.

+ Đường ống thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, tận dụng tối đa điều kiện địa hình

để đặt các tuyến cống chính.

+ Nối cống có kích thước khác nhau tại các giếng thăm theo kiểu nối mực nước.

-Biện pháp thi công chủ đạo

+ Định vị công trình và mốc thi công;

+ Đào móng các hố ga và các tuyến mương, rãnh;

+ Thi công lớp lót móng;

+ Thi công các hệ thống mương và rãnh bê tông cốt thép đổ tại chỗ;

+ Thi công nắp rãnh bê tông cốt thép;

+ Nạo vét bùn rác trong lòng mương, rãnh và hố ga do quá trình thi công lắng đọng;

+Hoàn thiện, kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

1.5.2.5.Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường

-Giải pháp thiết kế hệ thống đường ống cống thoát nước thải

+Hệ thống thoát nước thải trong KCN được xây dựng hoàn toàn tách biệt với hệ

thống thoát nước mưa.

+Các đường ống sử dụng có đường kính D150-D600.

+Đường ống nước thải được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, tận dụng tối đa

điều kiện địa hình để đặt cống.

+Tốc độ dòng chảy trong đường ống lấy từ 0,6 m/s đến 1,5 m/s phụ thuộc vào từng

cỡ đường kính để tránh lắng cặn trong ống. Góc nối giữa 2 đường ống > 90o.

+Nối ống có đường kính khác nhau tại các giếng thăm theo kiểu nối ngang đỉnh ống.

+Các hố ga trên mạng lưới được xây dựng tại những điểm cống thoát nước thải

thay đổi hướng, thay đổi đường kính, độ dốc. Trên các đoạn ống đặt thẳng, theo

một khoảng cách nhất định, xây dựng các hố ga có khoảng cách tuỳ thuộc vào cỡ

đường kính ống và vị trí cần xả thải của các nhà máy.

+Hố ga bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch, lòng hố có cấu tạo dạng lòng máng,

mép trên của lòng máng đặt ở cốt đỉnh ống có đường kính lớn. Phân loại hố ga

tuỳ theo kiểu, số lượng ống đổ vào hố.

-Biện pháp thi công chủ đạo

+Xác định vị trí các công trình;

+Thi công lắp đặt đường ống thoát nước thải;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

145

+Thi công hệ thống bể thu, trạm bơm nước thải;

+Thử áp lực đường ống;

+Thi công 02 đơn nguyên tiếp theo của trạm xử lý nước thải tập trung theo nhu

cầu sử dụng;

+Hoàn thiện, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

1.5.2.6.Biện pháp thi công các công trình phụ trợ khác

-Thi công nền móng : quá trình thi công móng, kiểm tra chất lượng bê tông móng

đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, tiêu chuẩn TCXD 190-1996. Công tác

nghiệm thu nền móng tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4447-1997 và TCXD 79-1980.

-Công tác bê tông : sử dụng bê tông thương phẩm được vận chuyển đến công

trình và đổ bằng bơm bê tông tự vận hành. Dùng máy đầm bàn và đầm dùi để

đảm bảo độ bền chặt của bê tông, thực hiện bảo dưỡng bê tông theo quy chuẩn

xây dựng.

- Công tác cốt thép : thép được gia công tại công trình, cốt thép được gia công

bằng máy cắt, máy uốn, máy nắn thẳng và bố trí thép theo bản vẽ thiết kế.

- Công tác copha : sử dụng copha định hình để đảm bảo bề mặt bê tông phẳng,

không vênh, không rỗ. Copha móng, copha cột được kiểm tra tim cốt bằng máy

trắc đạc, đảm bảo theo bản vẽ thiết kế thi công.

- Công tác xây và ốp lát gạch đá : được thực hiện theo bản vẽ thiết kế thi công và

theo quy chuẩn xây dựng.

1.6.Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.6.1.Tiến độ thi công

Tiến độ thi công được trình bày với KCN Thăng Long II (giai đoạn 3), cụ thể

như sau:

-Thực hiện các thủ tục pháp lý (xin phê duyệt quy hoạch; xin phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trường; xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư,…): 13

tháng

-Thực hiện các công tác chuẩn bị triển khai xây dựng (đền bù giải phóng mặt

bằng; rà phá bom min;): 8 tháng

-Thực hiện san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật:

+Giai đoạn 1 (KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Tây Kênh Hồ Chí Minh):

từ tháng thứ 1 tới tháng thứ 24; và bắt đầu cho thuê lại từ tháng thứ 24;

+ Giai đonạ 2 (KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Đông Kênh Hồ Chí

Minh)” từ tháng thứ 1 tới tháng thứ 36; và bắt đầu cho thuê lại từ tháng tứ 36;

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

146

Bảng 1.47.Tiến độ thực hiện dự án

TT Nội dung 2021 2022 2023 2024 Từ 2025

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4 Quý 1

Quý 2

Quý 3 Quý 4

I Thực hiện các thủ tục pháp lý

- Xin phê duyệt quy hoạch

- Xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Xin giấy chứng nhận đầu tư

II

Giai đoạn chuẩn bị (đền bù giải phóng mặt bằng; rà phá bom mìn)

III.1

Thực hiện san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình hạ

tầng kỹ thuật KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Tây Kênh Hồ Chí Minh

San lấp mặt bằng

- Hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện

- Hệ thống thoát nước mưa

- Hệ thống cấp nước

- Hệ thống thoát nước thải

- Hệ thống thông tin liên lạc

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

147

- Cây xanh công viên, cây xanh cách ly

III.2

Thực hiện san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình hạ

tầng kỹ thuật KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Đông Kênh Hồ Chí Minh

San lấp mặt bằng

- Hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện

- Hệ thống thoát nước mưa

- Hệ thống cấp nước

- Hệ thống thoát nước thải

- Hệ thống thông tin liên lạc

- Cây xanh công viên, cây xanh cách ly

IV Giai đoạn vận hành

IV.1 Giai đoạn vận hành của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Tây Kênh Hồ Chí Minh: từ tháng thứ 24 trở đi

IV.2 Giai đoạn vận hành của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) phía Đông Kênh Hồ Chí Minh: từ tháng thứ 36 trở đi

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

148

1.6.2.Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư Dự án như sau:

-Tổng mức đầu tư KCN Thăng Long II (giai đoạn 1): 490.007.626.000 VNĐ

-Tổng mức đầu tư KCN Thăng Long II (giai đoạn 2): 966.763.332.210 VNĐ

- Tổng mức đầu tư KCN Thăng Long II (giai đoạn 3): 2.263.800.000.000 VNĐ.

Tổng mức đầu từ này bao gồm các chi phí đền bù giải phòng mặt bằng, xây dựng

và thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự

phòng, được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.48.Tổng mức đầu tư KCN Thăng Long II – giai đoạn 3

TT Khoản mục đầu tư Chi phí (VNĐ) Chi phí (USD) (Tỷ giá 23.100

VNĐ/USD)

1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB 780.000.000.000 33.766.234

2 Chi phí thuê đất, thuê mặt nước (sau

khi khấu trừ chi phí bồi thường, hỗ trợ

GPMB theo phương án)

78.000.000.000 3.376.623

3 Chi phí chuẩn bị mặt bằng (chi phí

khác liên quan đến đền bù, GPMB, rà

phá bom mìn)

9.902.555.080 428.682

4 Chi phí tư vấn, quản lý, chi phí khác 55.188.418.350 2.389.109

5 Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật 1.224.300.000.000 53.000.000

a Chi phí san lấp mặt bằng 762.300.000.000 33.000.000

b Chi phí xây dựng 462.000.000.000 20.000.000

6 Chi phí lãi vay, chi phí dự phòng 116.409.026.570 5.039.352

Tổng cộng 2.263.800.000.000 98.000.000

Nguồn: TLIPII

Tổng mức đầu tư Dự án là: 4.210.578.584.210 VNĐ.

1.6.3.Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

Công ty TNHH KCN Thăng Long II trực tiếp quản lý và vận hành Dự án.

Sơ đồ tổ chức quản lý của Chủ dự án như hình dưới đây.

Bố trí lao động

Thời gian làm việc:

- Số ngày làm việc trong 1 năm: 300 ngày

- Thời giờ làm việc hành chính bình thường trong 01 ngày là 8 giờ.

- Nhân lực: Khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, 2 và 3) đi vào hoạt động ổn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

149

định, số cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng và số cán bộ lao động

rong KCN là 41.260 người trong đó làm việc trong KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và 2) và (giai đoạn 3) là 27.000 và 14.260 người.

Hình 1.19. Sơ đồ tổ chức quản lý của Chủ đầu tư

CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II (TLIPII)

Hội đồng Quản trị

Ban Giám đốc

Phòng Quản trị nội bộ

- Kế toán, tài chính

- Hành chính quản trị

- Nhân sự

Phòng Quan hệ khách hàng

- Xây dựng hạ tầng vả công trình - Vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật - Kiểm soát bảo vệ môi trường trong KCN - Tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN, hỗ trợ các nhà đầu tư - Kinh doanh hạ tầng - Chuyển giao công nghệ

- Bảo vệ KCN, quan hệ với các cơ quan và nhân dân địa phương

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

150

Mục lục

1.1. Thông tin về dự án .................................................................................. 33

1.1.1. Thông tin chung ............................................................................... 33

1.1.2. Vị trí địa lý ....................................................................................... 33

.......................................................................................................... 34

1.1.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án ...................... 37

1.1.3.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1 và 2) ............................................................................... 37

1.1.3.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) ....................................................................................... 38

1.1.4. Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm

về môi trường ............................................................................................ 40

1.1.4.1. Khoảng cách từ Dự án tới khu dân cư........................................ 40

1.1.4.2. Khoảng cách từ Dự án tới các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường .................................................................................................... 41

1.1.5. Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất ......... 44

1.1.5.1. Mục tiêu của Dự án ................................................................... 44

1.1.5.2. Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của Dự án 44

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.................................... 59

1.2.1. Hiện trạng kinh doanh và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II giai đoạn 1 và giai đoạn 2 .............................................................. 59

1.2.1.1. Hiện trạng kinh doanh (tình hình thu hút đầu tư) của KCN Thăng

Long II giai đoạn 1 và 2 ......................................................................... 59

1.2.1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II giai đoạn 1

và 2 ........................................................................................................ 59

1.2.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án ............................ 96

1.2.2.1. Các công trình chính ................................................................. 96

1.2.2.2. Các công trình phụ trợ ............................................................. 112

1.2.2.3. Các hoạt động của Dự án ......................................................... 114

1.2.2.4. Các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ................ 115

1.2.3. Các công trình bảo vệ môi trường khác .......................................... 132

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

151

1.2.3.1. Đánh giá việc lựa chọn hạng mục công trình và hoạt động của dự

án có khả năng tác động xấu đến môi trường ....................................... 133

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,

nước và các sản phẩm của dự án .................................................................. 134

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành ............................................................... 136

1.5. Biện pháp tổ chức thi công .................................................................... 136

1.5.1. Phương án tổ chức thi công xây dựng ............................................ 137

1.5.2. Biện pháp thi công các hạng mục ................................................... 139

1.5.2.1. San nền ................................................................................... 139

1.5.2.2. Biện pháp thi công đường giao thông: ..................................... 140

1.5.2.3. Biện pháp thi công hệ thống cấp nước ..................................... 141

1.5.2.4. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa ......................................... 141

1.5.2.5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường ...................... 144

1.5.2.6. Biện pháp thi công các công trình phụ trợ khác ....................... 145

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ............... 145

1.6.1. Tiến độ thi công ............................................................................. 145

1.6.2. Tổng mức đầu tư ............................................................................ 148

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án ............................................... 148

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

152

Danh mục bảng

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) .................... 36

Nguồn: Báo cáo ĐTM KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) .................................. 36

Bảng 1.2. Tọa độ các điểm góc KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) .................... 36

Nguồn: Báo cáo ĐTM KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) .................................. 37

Bảng 1.3. Tọa độ các điểm góc khu đất thực hiện KCN Thăng Long II (giai đoạn

3) ....................................................................................................................... 37

Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) ....... 38

Bảng 1.5. Diện tích các xã trong diện tích KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) .... 38

Bảng 1.6. Hiện trạng sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) .......... 39

Bảng 1.7. Tổng hợp các KCN trên địa bàn thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ........ 41

Bảng 1.8. Cơ cấu sử dụng đất ............................................................................ 45

Bảng 1.9. Bố trí phân khu chức năng của các loại hình công nghiệp theo cơ cấu

sử dụng đất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) ............................................ 47

Bảng 1.10. Các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào KCN ............................ 51

Bảng 1.11. Hạng mục xây dựng của 01 module XL nước cấp công suất 4.500

m3/ngày.đêm (04 module; 4.500 m3/ngày.đêm/module có hạng mục đầu tư giống

nhau) ................................................................................................................. 62

Bảng 1.12. Hạng mục xây dựng của module 5 công suất 6.000 m3/ngày.đêm .... 63

Bảng 1.13. Danh mục máy móc, thiết bị của trạm XLNC .................................. 63

Bảng 1.14. Hạng mục xây dựng của trạm XLNT TT KCN ................................ 80

Bảng 1.15. Danh mục thiết bị của đơn nguyên 1 - trạm XLNTTT (STP1) ....... 82

Bảng 1.16. Danh mục thiết bị của đơn nguyên 2 - trạm XLNTTT (STP2) ....... 83

Bảng 1.17. Danh mục thiết bị của đơn nguyên 3 - trạm XLNT TT (STP3) ...... 87

Bảng 1.18. Thông số kỹ thuật của đầu đo quan trắc tự động .............................. 92

Bảng 1.19. Giới hạn cảnh báo của đầu đo online ............................................... 93

Bảng 1.20. Các loại tường rào và chiều dài mỗi loại của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) ...................................................................................................... 97

Bảng 1.21. Khối lượng san nền ......................................................................... 97

Bảng 1.22. Khối lượng đường giao thông .......................................................... 98

Nguồn: Thuyết minh Dự án ............................................................................... 98

Bảng 1.23. Công suất trạm xử lý nước cấp của KCN....................................... 105

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

153

Bảng 1.24. Khối lượng hệ thống cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

........................................................................................................................ 106

Bảng 1.25. Khối lượng phần cáp điện KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) ........ 108

Nguồn: Thuyết minh Dự án ............................................................................. 109

Bảng 1.26. Khối lượng hệ thống chiếu sáng .................................................... 110

Nguồn: Thuyết minh Dự án ............................................................................. 111

Bảng 1.27. Nhu cầu đường thông tin của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) ... 111

Bảng 1.28. Khối lượng phần thông tin liên lạc cho KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3) ............................................................................................................ 112

Bảng 1.29. Diện tích ....................................................................................... 113

Bảng 1.30. Lưu lượng các phương tiện giao thông ra vào KCN ...................... 114

Bảng 1.31. Khối lượng hệ thống thoát nước mưa của KCN Thăng Long II (giai

đoạn 3) ............................................................................................................ 116

Bảng 1.32. Khối lượng hệ thống thu gom nước thải của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) .................................................................................................... 120

Bảng 1.33. Bể tự hoại ...................................................................................... 122

Bảng 1.34. Thống kê lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNT KCN từ tháng 1

đến tháng 12 năm 2020 .................................................................................... 124

Bảng 1.35. Lưu lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNTTT của KCN từ tháng

1 đến tháng 12 năm 2021 ................................................................................. 125

Bảng 1.36. Lưu lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNTTT của KCN từ tháng

1 đến tháng 3 năm 2022 ................................................................................... 126

Bảng 1.37. Tiêu chuẩn nội bộ của Công ty đối với các nhà máy thành viên trong

KCN ................................................................................................................ 127

Bảng 1.38. Kế hoạch xây dựng trạm XLNT TT............................................... 128

Bảng 1.39. Dung tích và diện tích mặt hồ sự cố hiện có .................................. 131

Bảng 1.40. Vị trí và diện tích cây xanh ............................................................ 132

Nguồn: Thuyết minh Quy hoạch Dự án ........................................................... 133

Bảng 1.41. Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng ............................................ 134

Nguồn: Công ty TLIPII ................................................................................... 135

Bảng 1.42. Khối lượng nhiên liệu .................................................................... 135

Bảng 1.43. Nhu cầu điện, nước trong giai đoạn vận hành ................................ 135

Bảng 1.44. Nhu cầu hóa chất sử dụng ............................................................. 135

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

154

Bảng 1.45. Danh mục máy móc thiết bị thi công xây dựng .............................. 138

Bảng 1.46. Các hoạt động thi công xây dựng của dự án .................................. 139

Bảng 1.47. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................. 146

Bảng 1.48. Tổng mức đầu tư KCN Thăng Long II – giai đoạn 3 ..................... 148

Danh mục hình

Hình 1.1. Vị trí Dự án và mối liên hệ vùng ........................................................ 34

Hình 1.2. Ranh giới khu vực Dự án ................................................................... 35

Hình 1.3. Ranh giới diện tích đất thuộc mỗi xã/phường trên diện tích 180,5 ha . 39

Hình 1.4. Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên, xã hội .................. 43

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 1 – trạm XLNT TT công suất 3.000

m3/ngày đêm ..................................................................................................... 70

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 2 – trạm XLNT TT công suất 6.000

m3/ngày đêm ..................................................................................................... 74

Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ đơn nguyên 3 - trạm XLNTTT công suất 6.000

m3/ngày đêm ..................................................................................................... 77

Hình 1.8. Mương dẫn nước sau xử lý ra hồ chứa nước thải sau xử lý ................. 90

Hình 1.9. Hồ chứa nước thải sau xử lý từ trạm XLNT TT.................................. 91

Hình 1.10. Hệ thống thoát nước thải của TLIPII ra kênh Trần Thành Ngọ ......... 91

Hình 1.11. Vị trí điểm xả nước thải sau xử lý .................................................... 92

Hình 1.12. Mặt bằng tổng thể khu hạ tầng kỹ thuật ............................................ 96

Hình 1.13. Sơ đồ trạm bơm chuyển bậc của KCN Thăng Long II – giai đoạn 3

........................................................................................................................ 119

Hình 1.14. Mạng lưới dẫn nước thải từ trạm bơm LSP 11 về trạm XLNT TT của

KCN ................................................................................................................ 121

Hình 1.15. Kết cấu hồ sự cố thể tích V=66.000 m3 .......................................... 131

Hình 1.16. Sơ đồ tổ chức thi công .................................................................... 137

Hình 1.17. Hình ảnh Kênh Trần Thành Ngọ trước và sau khi cải tạo ............... 143

Hình 1.18. Hình ảnh Kênh Hồ Chí Minh trước và sau khi điều chỉnh .............. 143

Hình 1.19. Sơ đồ tổ chức quản lý của Chủ đầu tư ............................................ 149

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 31

CHƯƠNG 1:AA

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 150

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.Đặc điểm địa chất

Theo báo cáo khảo sát địa chất khu vực thực hiện Dự án được thực hiện bởi Công ty

với Công ty cổ phần Khảo sát Thiết kế Trường Thành năm 2018, khu vực thực hiện

Dự án có 9 lớp đất chính. Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất như sau:

- Lớp 1: Đất canh tác, sét pha lẫn cây cỏ

Lớp này phân bố hầu hết hầu hết các hố khoan. Chiều dày từ 0,4m (BH3) đến 1,5m

(BH2), chiều dày trung bình là 0,9m.

- Lớp 2a: Lớp đất sét, chứa hữu cơ màu xám đen, xám nhạt, rất mềm.

Lớp này gặp ở các hố khoan BH2, BH4 và dưới lớp 1. Chiều sâu đỉnh lớp từ 0,5m

(BH4) đến 1,5m (BH2). Chiều sâu đáy lớp từ 5,3m (BH2) đến 7,0m (BH4). Chiều

dày từ 3,8m (BH2) đến 6,5m (BH4), chiều dày trung bình 5,15m. Giá trị SPT trung

bình N30 = 2.

- Lớp 2: Lớp sét pha nhẹ, màu nâu xám và trắng xám, trạng thái mềm đến cứng.

Lớp này gặp ở các hố khoan BH1, BH3, BH5, BH6 và dưới lớp 1. Chiều sâu đỉnh

lớp từ 0,4m (BH3) đến 1,3m (BH6). Chiều sâu đáy lớp từ 4,7m (BH3) đến 7,0m

(BH5). Chiều dày từ 3,8m (BH1) đến 6,3m (BH5), chiều dày trung bình 5,05m. Giá

trị SPT trung bình N30 = 2.

- Lớp 3: Lớp sét pha, xám xanh, xám trắng, trạng thái mềm.

Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan và dưới lớp 2. Chiều sâu đỉnh lớp từ 4,8m (BH1)

đến 7,0m (BH4, BH5). Chiều sâu đáy lớp từ 6,5m (BH1) đến 16,2m (BH4). Chiều

dày từ 1,7m (BH1) đến 9,2m (BH4), chiều dày trung bình 6,1m. Giá trị SPT trung

bình N30 = 3.

- Lớp 4: Lớp cát mịn, xám xanh, xám trắng, xám nâu, trạng thái rời đến chặt vừa.

Lớp này gặp ở các hố khoan (BH1, BH2, BH3) và dưới lớp 3. Chiều sâu đỉnh lớp từ

4,7m (BH3) đến 7,8m (BH2). Chiều sâu đáy lớp từ 13,5m (BH3) đến 16,0m (BH1).

Chiều dày từ 7,7m (BH2) đến 9,5m (BH1), chiều dày trung bình 8,67m. Giá trị SPT

trung bình N30 = 8.

- Lớp 5: Lớp sét pha, màu nâu, trạng thái cứng.

Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan và dưới lớp 4. Chiều sâu đỉnh lớp từ 13,5m

(BH3) đến 16,2m (BH4). Chiều sâu đáy lớp từ 19,8m (BH5) đến 29,5m (BH1).

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 151

Chiều dày từ 4,5m (BH5) đến 13,5m (BH1), chiều dày trung bình 8,58m. Giá trị

SPT trung bình N30 = 20.

- Lớp 6: Sét pha, cát pha, màu xám nâu, xám đen, trạng thái chặt.

Lớp này gặp ở các hố khoan (BH2, BH5) và dưới lớp 4. Chiều sâu đỉnh lớp từ

19,8m (BH5) đến 20,7m (BH2). Chiều sâu đáy lớp từ 21m (BH5) đến 28,5m (BH2).

Chiều dày từ 1,2m (BH5) đến 7,8m (BH2), chiều dày trung bình 4,5m. Giá trị SPT

trung bình N30 = 6.

- Lớp 7: Lớp sét pha, màu xám nâu, trạng thái rất cứng.

Lớp này gặp ở các hố khoan (BH2, BH4, BH5) và dưới lớp 6. Chiều sâu đỉnh lớp từ

21m (BH5) đến 28,5m (BH2). Chiều sâu đáy lớp từ 27,2m (BH5) đến 31,3m (BH2).

Chiều dày từ 2,8m (BH2) đến 6,2m (BH5), chiều dày trung bình 4,83m. Giá trị SPT

trung bình N30 = 16.

- Lớp 8: Lớp cát pha, màu xám đen, xám nâu, trạng thái chặt.

Lớp này gặp ở các hố khoan (BH1, BH5) và dưới lớp 7. Chiều sâu đỉnh lớp từ

27,2m (BH5) đến 29,5m (BH1). Chiều sâu đáy lớp từ 35,5m (BH1) đến 37,5m

(BH5). Chiều dày từ 6,0m (BH1) đến 10,3m (BH5), chiều dày trung bình 8,15m.

Giá trị SPT trung bình N30 = 7.

- Lớp 9a: Lớp cát pha, màu xám trắng, xám xanh, trạng thái mềm đến dẻo.

Lớp này gặp ở các hố khoan (BH3, BH6) và dưới lớp 8. Chiều sâu đỉnh lớp từ

24,5m (BH3) đến 24,8m (BH6). Chiều sâu đáy lớp từ 26,8m (BH3) đến 28,0m

(BH6). Chiều dày từ 2,3m (BH3) đến 3,2m (BH6), chiều dày trung bình 2,75m. Giá

trị SPT trung bình N30 = 8.

- Lớp 9: Lớp cát mịn, xám xanh, xám nâu, trạng thái chặt vừa.

Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan và dưới lớp 8. Chiều sâu đỉnh lớp từ 26,8m

(BH3) đến 37,5m (BH5). Chiều dày chưa xác định do giới hạn chiều sâu hố khoan.

Giá trị SPT trung bình N30 = 26.

2.1.2.Đặc điểm địa hình

-Khu đất thực hiện dự án KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thuộc thị xã Mỹ Hào,

không có đồi, núi, biển nên có địa hình bằng phẳng.

-Khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất ruộng canh tác, địa hình bằng phẳng, có hướng

từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ khoảng từ +1,5 đến 2,1m (cao độ thủy chuẩn).

2.1.3.Đặc điểm khí tượng

Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 4 mùa rõ rệt:

xuân, hạ, thu, đông.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 152

2.1.3.1. Nhiệt độ

Theo số liệu thống kê tại niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2019, nhiệt độ

không khí trung bình tính theo tháng và năm của trạm khí tượng Hưng Yên từ năm

2015 đến năm 2019 như sau:

Bảng 2.1.Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C)

2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 24,6 24,5 24,5 25,3 24,9

Tháng 1 17,0 19,3 17,6 17,6 19,3

Tháng 2 16,3 19,7 17,0 22,2 19,6

Tháng 3 19,7 21,4 22,0 22,2 22,7

Tháng 4 24,9 24,3 23,8 27,0 21,9

Tháng 5 28,3 27,4 28,7 27,9 29,2

Tháng 6 30,7 30,1 30,2 31,4 31,5

Tháng 7 30,1 28,9 29,2 30,8 31,2

Tháng 8 29,1 29,2 28,5 29,1 28,9

Tháng 9 28,6 28,7 28,2 28,7 28,9

Tháng 10 27,3 25,2 25,5 25,9 23,9

Tháng 11 22,7 21,8 23,6 22,6 22,9

Tháng 12 20,7 17,4 19,3 18,8 18,3

Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Hưng Yên

2.1.3.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Hưng Yên được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2.Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%)

2016 2017 2018 2019 2020 Bình quân năm 81 82 83 82 81

Tháng 1 87 83 85 85 86

Tháng 2 74 75 77 86 86

Tháng 3 89 86 84 86 90

Tháng 4 89 83 84 85 87

Tháng 5 82 80 80 84 81

Tháng 6 76 82 77 77 73

Tháng 7 78 85 83 77 77

Tháng 8 83 84 88 85 86

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 153

Tháng 9 79 86 83 75 74

Tháng 10 78 81 82 81 81

Tháng 11 77 79 86 81 80

Tháng 12 74 78 85 78 74

Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Hưng Yên

2.1.3.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm

Lượng mưa trung bình tháng và năm khu vực Hưng Yên được trình bày ở bảng

dưới đây:

Bảng 2.3.Lượng mưa trung bình tháng và năm

2016 2017 2018 2019 2020

Bình quân năm 1.746,0 1.939,9 1.819,3 1.546,2 1.326,4

Tháng 1 128,1 92,3 25,6 26,9 121,5

Tháng 2 5,5 3,1 9,7 17,1 25,9

Tháng 3 27,9 80,3 32,3 31,0 68,1

Tháng 4 121,7 159,1 82,8 204,3 80,6

Tháng 5 277,5 47,2 236,3 155,4 59,8

Tháng 6 94,0 155,5 75,4 92,9 70,4

Tháng 7 283,9 341,0 569,9 63,1 26,2

Tháng 8 450,3 301,7 429,6 541,6 365,8

Tháng 9 294,3 237,1 114,2 153,3 149,5

Tháng 10 53,0 470,3 127,9 198,2 289,3

Tháng 11 9,2 19,8 55,8 55,5 60,9

Tháng 12 0,6 32,5 59,8 6,9 8,4

Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Hưng Yên

2.1.3.4. Số giờ nắng

Số liệu về tình trạng giờ nắng các tháng trong năm của khu vực Hưng Yên như sau.

Bảng 2.4. Số giờ nắng

2016 2017 2018 2019 2020 Bình quân năm 1.409,9 1.151,7 1.446,9 1.459,1 1.430,4

Tháng 1 33,6 51,6 22,9 25,5 57,2

Tháng 2 96,4 74,1 37,2 82,0 58,9

Tháng 3 20,5 28,6 78,3 30,9 33,1

Tháng 4 50,3 82,5 71,0 95,9 52

Tháng 5 141,9 160,2 241,7 117,1 178,9

Tháng 6 219,0 137,7 178,4 184,3 247,2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 154

Tháng 7 180,9 110,1 137,1 168,5 203,6

Tháng 8 140,6 121,8 120,6 147,9 144,8

Tháng 9 133,3 135,7 160,6 193,5 130,8

Tháng 10 162,2 112,7 152,9 141,5 103,7

Tháng 11 119,5 64,3 146,9 130,3 127,4

Tháng 12 111,7 72,4 99,3 141,7 92,8

Nguồn: Trạm khí tượng nông nghiệp Hưng Yên

2.1.3.5. Chế độ gió

Hướng gió chủ đạo tại khu vực chịu sự chi phối của 2 hệ thống hoàn lưu gió mùa:

- Gió Đông Nam: từ tháng 3 đến tháng 7.

- Gió Đông Bắc: Từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.

- Vận tốc gió cực đại: 40m/s

2.1.3.6.Tốc độ gió

-Hướng gió chủ đạo tại khu vực chịu sự chi phối của 2 hệ thống hoàn lưu gió mùa:

-Gió Đông Nam: từ tháng 3 đến tháng 7.

-Gió Đông Bắc: Từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.

-Vận tốc gió cực đại: 40m/s

2.1.4.Điều kiện thời tiết bất thường

Thời gian có bão đổ bộ vào Hưng Yên thường từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm.

Tốc độ gió lớn nhất đạt 32m/s, có trận gió tốc độ 40m/s. Bão thường gây mưa kéo

dài từ 1-2 ngày, có khi đến 5-6 ngày. Lượng mưa trên 200mm. Tần suất bão ở Hưng

Yên được thể hiện trong bảng dưới.

Bảng 2.5.Tần suất bão ở Hưng Yên

Tháng

Trạm

IV V V VII VIII IX X XI XII Tổng

Hưng Yên 0 0,04 0,11 0,30 0,47 0,32 0,18 0 0 1,42

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hưng Yên

2.1.5. Điều kiện thủy văn, hải văn

2.1.5.1.Sông Bắc Hưng Hải

Sông Bắc Hưng Hải bắt nguồn từ sông Hồng tại cống Xuân Quan, chảy qua 3

tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh. Từ hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải

chảy vào 5 con sông nội đồng với tổng chiều dài 72km, diện tích 5.200ha, điều tiết

1,03 tỷ m3 nước/năm phục vụ tưới tiêu, đảm bảo mạng lưới thủy lợi tỉnh Hưng Yên.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 155

Mực nước của hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại trạm thủy văn Lực Điền cho thấy:

-Báo động cấp I mức nước ở độ cao <+2,0m

-Báo động cấp II mực nước ở độ cao <+2,5m

-Báo động cấp III mức nước ở độ cao <+3,0m

Hệ thống sông Bắc Hưng Hải cả hai bê bờ với tổng chiều dài là 30km, bề mặt

đê rộng 1,5 3,0m, cao trình đê từ 03,2m đến 3,5m.

2.1.5.2.Kênh

Khu vực dự án nằm trong lưu vực tiêu cưỡng bức của trạm bơm Hưng Long

thuộc Công ty thủy nông huyện Mỹ Hào với diện tích 1242,17 ha nên không chịu

tác động của hệ thống sông bên ngoài.

Mực nước trong khu vực dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước trên

kênh tiêu Trần Thành Ngọ và sông Kim Sơn (Bắc Hưng Hải) và sự điều hành của

hệ thống Bắc Hưng Hải. Mực nước tại một số vị trí như sau:

Bảng 2.6.Mực nước ứng với các tần suất thiết kế tại một số vị trí trên lưu vực

TT Vị trí trên sông Bắc Hưng Hải P=85% P=10% P=5%

1 Cống Tráng 1,25 2,96 3,43

2 Cống Hưng Long 1,2 2,91 3,38

3 Cống Tranh 1,1 2,83 3,26

Nguồn: Báo cáo tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống thoát nước KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

Kênh Trần Thành Ngọ là trục tiêu chính của KCN Thăng Long II và khu vực

lân cận:

-Nhiêm vụ tiêu cho 775,8 ha

-Kênh đất, chiều dài 5.643 m, cao độ đáy kênh dao động từ +1,72m tới 0,5 m; chiều

rộng đáy kênh từ 10m-11m, mái bờ kênh 1,5

Kênh tiêu Hồ Chí Minh (trước đây gọi là kênh Phùng Chí Kiên) là một trục

tiêu cho một phần của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có diện tích 56,6 ha và khu

vực lân cận. Kênh có nhiệm vụ tiêu cho khu vực dân cư và ruộng, hoa màu xã

Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào. Tổng diện tích tiêu của kênh là 446,37 ha. Một số

thông tin về kênh theo báo cáo của BQL trạm bơm Hưng Long:

-Chiều dài kênh: 5.550m

-Mặt cắt kênh:

+Đoạn đầu tiên từ công trên QL5A đến ngã ba giao với kênh Trần Thành Ngọ là

dạng kênh đất, hình thang, chiều dài khoảng 28.610 m, cao độ đáy -0,17m, chiều

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 156

rộng đáy kênh 10 m, mái bờ kênh 1,5m

+Đoạn còn lại đến trạm bơm Hưng Long dài 2.689m đã được cải tạo với đáy kênh

12 và các thông số như đối với đoạn kênh Trần Thành Ngọ qua khu vực dự án KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).

2.1.5.3. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án

- Toàn bộ nước thải phát sinh từ Dự án được thu gom đưa về trạm XLNT TT hiện hữu

nằm trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) để xử lý.

- Nước thải sau xử lý đạt chuẩn của trạm XLNT TT của KCN hiện nay được chảy

vào kênh Trần Thành Ngọ theo giấy phép xả nước thải số 298/GP-TCTL-PCTTr

ngày 23/7/2019 với lưu lượng xả thải lớn nhất là 15.000 m3/ngày đêm.

2.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

Khu vực thực hiện điều tra hạ tầng kinh tế xã/phường thuộc Dự án gồm: xã Xuân

Dục, xã Hưng Long và phường Dị Sử, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh

Hưng Yên. Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm

2021 của mỗi xã/phường, được trình bày dưới đây.

A.Điều kiện kinh tế - xã hội xã Xuân Dục

(1) Thông tin chung

1. Khu vực điều tra

- Tên khu vực điều tra: xã Xuân Dục

- Số các tổ dân phố trong phường : 03 thôn

- Tên các tổ dân phố trong phường: Xuân Đào, Xuân Bảng, Xuân Nhân.

- Số hộ dân:1.700 (hộ). Tổng số dân: 5138 (người). Bình quân: 4 (người/hộ)

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: >1%.

2. Tình trạng đất đai

- Tổng diện tích đất: 2429 (ha) trong đó đất nông nghiệp: 295,5 ha; đất công nghiệp:

22,3ha.

3. Tình hình kinh tế

- Số hộ làm nông nghiệp: 100%

- Thu nhập: Bình quân: 4.500.000 (đ/tháng).

4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực

- Cơ quan, trường học, Viện nghiên cứu: 01 cơ quan; 03 trường học.

- Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp:03 nhà máy.

- Bệnh viện, Trạm y tế: 01 (cơ sở)

- Chợ: 01 (cơ sở).

- Đình, chùa, nhà thờ: 01 chùa.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 157

- Tình trạng giao thông, đường:

+ Đường bê tông: 100 %

- Tình trạng cấp điện:

+ Số hộ được cấp điện: 100% (hộ)

- Tình trạng cấp nước:

+ Sử dụng nước máy hay nước giếng làm nước sinh hoạt: sử dụng nước máy và

nước giếng khoan.

+ Số hộ được cấp nước: 85% (hộ)

5. Tình hình sức khỏe

- Số người mắc bệnh truyền nhiễm: 0 (người)

- Bệnh mãn tính: 0

- Bệnh nghề nghiệp: <1%

6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường

Không.

(2) Hoạt động phát triển kinh tế xã hội năm 2021

I. Lĩnh vực phát triển kinh tế

1. Sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt: 47,54 tỷ đồng; tăng 11,2% so với cùng kỳ.

* Về trồng trọt:

Giữ vững về diện tích gieo cấy trên địa bàn xã là 257,9 ha

* Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản:

Số liệu thống kê đến tháng 12/2021, toàn xã có: 150 con trâu, bò; có 110 con lợn;

có 50.000 con gà, vịt, ngan, ngỗng;...

2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.

Giá trị CN - TTCN ước đạt 112,45 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

3. Giá trị TM - DV.

Giá trị TM - DV trên địa bàn xã ước đạt 92,31 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ

năm trước.

II. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Về công tác văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với

xây dựng NTM được nhân dân tích cực hưởng ứng

2. Về công tác giáo dục

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 158

Chất lượng dạy và học ở cả 3 bậc học tiếp tục được duy trì, nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy và học

3. Về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình.

* Y tế:

Công tác tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi: tiêm đủ đạt trên 98%. Trẻ em từ 6 - 36

tháng tuổi và bà mẹ sau đẻ 1 tháng được uống Vitamin A 1 năm/2 lần đạt 100%.

* Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình: Thường xuyên tuyên truyền công tác dân

số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã

III. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng

1. Công tác an ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản được giữ

vững và ổn định, năm 2021 xảy ra 01 vụ trộm cắp tài sản. Vụ việc đã được lập hồ

sơ chuyển công an cấp trên xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

2. Công tác quốc phòng

Công tác quân sự địa phương luôn được duy trì, thực hiện đúng quy định.

B,Điều kiện kinh tế - xã hội phường Dị Sử

(1) Thông tin chung

1. Khu vực điều tra

- Tên khu vực điều tra: phường Dị Sử

- Số các tổ dân phố trong phường : 09 tổ dân phố

- Tên các tổ dân phố trong phường: Tổ dân phố Phan Bôi, Tổ dân phố Nhân Vinh,

Tổ dân phố Trại Trên, Tổ dân phố Thợ, Tổ dân phố Rừng, Tổ dân phố Sài, Tổ dân

phố Bưởi, Tổ dân phố Tháp.

- Số hộ dân:3.976 (hộ). Tổng số dân: 12.382 (người). Bình quân: 4 (người/hộ)

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: <1%.

2. Tình trạng đất đai

- Tổng diện tích đất: 669,81 (ha).

3. Tình hình kinh tế

- Thu nhập: Bình quân: 5.000.000 (đ/tháng).

- Số hộ nghèo: 49 hộ

4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực

- Cơ quan, trường học, Viện nghiên cứu: 01 cơ quan; 03 trường học.

- Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: 42 doanh nghiệp tư nhận dọc quốc lộ 5 và 01 KCN.

- Bệnh viện, Trạm y tế: 01 (cơ sở)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 159

- Chợ: 01 (cơ sở). Nghĩa trang: 03 (cơ sở)

- Đình, chùa, nhà thờ: 01 Đình, 01 chùa, 01 miếu.

- Tình trạng giao thông, đường:

+ Đường bê tông: 100 %

- Tình trạng cấp điện:

+ Số hộ được cấp điện: 100% (hộ)

- Tình trạng cấp nước:

+ Sử dụng nước máy hay nước giếng làm nước sinh hoạt: sử dụng nước máy và

nước giếng khoan.

+ Số hộ được cấp nước: 70% (hộ)

5. Tình hình sức khỏe

- Số người mắc bệnh truyền nhiễm: 01 (người)

- Bệnh mãn tính: 0

- Bệnh nghề nghiệp: 0

6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường

Không.

(2) Hoạt động phát triển kinh tế xã hội năm 2020

Về phát triển kinh tế

o Về sản xuất nông nghiệp

a. Về trồng trọt

Diện tích gieo cấy 79 ha các giống lúa như nếp thơm Hưng Yên, đài thơm 8, Hà

Phát 3, ADI 28, năng suất lúa bình quân ước đạt được 6000kg/ha. Tổng diện tích

trồng rau, màu, hoa, cây cảnh : 5,2 ha.

b. Về chăn nuôi

-Tổng đàn lợn: 115 con

-Đàn gia súc gia cầm: 7923 con

-Đàn trâu: 70 con

- Tỷ lệ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong năm đạt trên 90%.

o Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước đạt 245,240 tỷ đồng giảm do ảnh hưởng

bởi dịch Covid - 19

o Hoạt động dịch vụ thương mại

Ước đạt 294,440 tỷ đồng giảm 8,5% do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 160

Về Văn hóa giáo dục

o Công tác Văn hóa - Giáo dục

- Năm học 2019-2020 cả 3 nhà trường đạt tiên tiến, tiên tiến xuất sắc;

- Trường mầm non có 100% giáo viên giỏi cấp trường, 02 chiến sĩ thi đua, 02 giáo

viên giỏi cấp thị xã, 01 giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Trường tiểu học Dị Sử có 42 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 02 giáo viên dạy giỏi

cấp thị xã;

- Trường THCS Dị Sử có 35 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 05 giáo viên dạy giỏi cấp

thị xã. Năm học 2019-2020 trường THCS Dị Sử có 17 em học sinh đạt học sinh giỏi

cấp thị xã, không có học sinh dự thi cấp tỉnh, cấp Quốc Gia ( Do dịch Covid – 19 )

o Công tác y tế kế hoạch hóa gia đình

Trong thời gian qua không có dịch bệnh xảy ra tại địa bàn; hàng tháng tổ chức tiêm

phòng cho trẻ em, tổ chức cho trẻ uống vitamin theo chường trình. Thực hiện tốt

công tác kế hoạch hóa gia đình.

o Công tác thu chi ngân sách

Tổng thu đạt: 39.365.556.353 đồng; Tổng chi: 35.247.114.961 đồng

Công tác an ninh quốc phòng

- Tăng cường công tác nắm tình hình đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị, bảo vệ

tuyệt đối an toàn các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, địa phương

- Trong lĩnh vực tư pháp:

+ Công tác chứng thực, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch được:

7.748 hồ sơ

+ Hộ tịch: 285 hồ sơ

- Công tác quân sự

+Xây dựng lực lượng DQTV là 149 đồng chí;

+Tập huấn cấn bộ DQTV là 5 đồng chí;

+Huấn luyện DQTV 97 đồng chí đạt 65,1%;

+Đăng ký tuổi tuổi 17 là 53 thanh niên

(3) Hoạt động phát triển kinh tế xã hội năm 2021

Tổng giá trị sản suất ước đạt 396.244.000.000 đồng, trong đó:

- Giá trị sản suất nông nghiệp ước đạt: 18.411.000.000 đồng.

- Giá trị sản suất công nghiệp - TTCN ước đạt: 174.683.000.000 đồng.

- Giá trị sản suất thương mại – dịch vụ ước đạt: 203.130.000.000 đồng.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ thương mại là:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 161

4,6 % - 51,2% - 44,2 %

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng

phương án phòng, chống và có biện pháp ứng phó kịp thời khi có mưa bão xảy ra.

Thường xuyên làm tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai, tuyên truyền nhân dân

làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin cấp phép xây dựng nhà ở

riêng lẻ.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội

Nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học trong nhà trường, nhất là

phương pháp dạy học trực tuyến khi dịch Covid – 19 có diễn biến phức tạp. Tăng

cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi.

Lónh đạo thực hiện nhiệm vụ an ninh – quốc phũng

Đó hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân năm 2021

C.Điều kiện kinh tế - xã hội phường Phùng Chí Kiên

(1) Thông tin chung

1. Khu vực điều tra

- Tên khu vực điều tra: phường Phùng Chí Kiên

- Số các tổ dân phố trong phường : 05 tổ dân phố

- Tên các tổ dân phố trong phường: Tổ dân phố Long Đằng, Tổ dân phố Tứ Mỹ, Tổ

dân phố Ngọc Lập, Tổ dân phố Nghĩa Lộ, Tổ dân phố Đào Du.

- Số hộ dân:1.978 (hộ). Tổng số dân: 6028 (người). Bình quân: 4 (người/hộ)

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: <0,96%.

2. Tình trạng đất đai

- Tổng diện tích đất: 446,94 (ha). Trong đó đất nông nghiệp: 230,68ha; đất công

nghiệp: 115,64 ha; đất khác: 100,62 ha.

3. Tình hình kinh tế

- Số hộ làm nông nghiệp: > 900 hộ

- Thu nhập: Bình quân: 7.000.000 (đ/tháng).

4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực

- Cơ quan, trường học, Viện nghiên cứu: 01 cơ quan; 03 trường học.

- Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: 23 nhà máy.

- Bệnh viện, Trạm y tế: 01 trạm y tế (cơ sở)

- Chợ: 0 (cơ sở). Nghĩa trang: 04 (cơ sở)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 162

- Đình, chùa, nhà thờ: 05 Đình, 02 chùa, 01 nhà thờ.

- Tình trạng giao thông, đường:

+ Đường bê tông: 100 %

- Tình trạng cấp điện:

+ Số hộ được cấp điện: 100% (hộ)

- Tình trạng cấp nước:

+ Sử dụng nước máy hay nước giếng làm nước sinh hoạt: sử dụng nước máy và

nước giếng khoan.

+ Số hộ được cấp nước: 50% (hộ)

5. Tình hình sức khỏe

- Số người mắc bệnh truyền nhiễm: 0 (người)

- Bệnh mãn tính: 0

- Bệnh nghề nghiệp: 0

6. Các yêu cầu và kiến nghị của địa phương về vệ sinh môi trường

Không.

(2) Hoạt động phát triển kinh tế xã hội năm 2020

Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 459 tỷ 334 triệu đồng, tăng 14,2% so với năm 2019.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 3,9% - Công nghiệp, TTCN 33,5% - Dịch vụ, Thương

mại 62,6%.Giá trị sản xuất bình quân đạt 76,2 triệu đồng/người/năm.

* Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: năng suất lúa đạt khá, bình quân chung 12,2tấn/ha

+ Về chăn nuôi: Tổng thu nhập ước đạt 5 tỷ 661 triệu đồng bằng 31,6% trong thu

nhập nông nghiệp.

* Sản xuất CN - TTCN:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng.Tổng giá trị công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 153 tỷ 876 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2019.

*Dịch vụ - Thương mại: Toàn phường có 325 cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ

* Thu, chi ngân sách:

+ Tổng thu ngân sách là:15.115.710.835đồng, tăng 54,87% so với kế hoạch thị xã giao.

+ Tổng chi ngân sách là: 12.318.628.195 đồng.

Về văn hóa – xã hội

* Trường THCS: Có 10 lớp với 354 học sinh, học sinh xếp loại giỏi có 36 học sinh

đạt tỷ lệ 10,2%, xếp loại khá có 156 học sinh đạt tỷ lệ 44,1%. Trường có 02 giáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 163

viên là chiến sỹ thi đua, 06 giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, 22 giáo viên đạt danh hiệu

lao động tiên tiến; trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt

chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia.

* Trường Tiểu học: Có 16 lớp với 595 học sinh, học sinh hoàn thành chương trình

lớp học là 593/595 học sinh đạt tỷ lệ 99,7%; Đội ngũ giáo viên có trình độ trên

chuẩn đạt 100%

* Trường Mầm non:Có 13 nhóm, lớp với 241 cháu;100% cán bộ, giáo viên, nhân

viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Công tác an ninh – trật tự: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với

công tác an ninh trật tự, xây dựng lực lượng công an phường và lực lượng dân phòng.

(3)Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trỡ ở mức 13 đến 15%. Quan tâm đầu tư cho sản

xuất Nông nghiệp,như giao thông, thuỷ lợi và làm tốt công tác khuyến nông.

- Phát triển mạnh thương mại và dịch vụ, với cơ cấu kinh tế giảm nông nghiệp, tăng

công nghiệp và dịch vụ thương mại theo tỉ lệ; nông nghiệp 2% - CN tiểu thủ công

nghiệp 33,4% -thương mại dịch vụ 64,6%.

- Tỷ lệ phát triển dân số dưới 1%.

- Tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều.

- Giỏ trị sản xuất bỡnh quõn đạt 85.000.000 đồng/người/năm.

- Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 105 triệu đồng/năm.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98%.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, xây dựng

Chính quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện cải

cách hành chính, quản lý nhà nước theo mô hình phường và đô thị.

- Giữ vững các phong trào về giáo dục, y tế; thực hiện tốt chính sách hậu phương

quân đội.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho phát triển

sản xuất và đời sống dân sinh.

D.Điều kiện kinh tế - xã hội xã Hưng Long

(1) Thông tin chung

1. Khu vực điều tra

- Tên khu vực điều tra: xã Hưng Long

- Số thôn trong xã: 05 thôn

- Tên các thôn trong xã: thôn Thuần Xuyên, thôn Vinh Quang, thôn Phú Sơn, thôn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 164

Lạc Dục, thôn Đống Thanh.

- Số hộ dân:1.291 (hộ). Tổng số dân: 4.295 (người).

- Tỷ lệ tăng dân số trung bình: 1%

2. Tình trạng đất đai

- Tổng diện tích đất: 465,83 (ha). Trong đó đất nông nghiệp: 335,99.

3. Tình hình kinh tế

- Số hộ nghèo: 22 hộ

4. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực

- Cơ quan, trường học, Viện nghiên cứu: 01 cơ quan; 02 trường học.

- Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: 06 nhà máy.

- Bệnh viện, Trạm y tế: 01 trạm y tế (cơ sở)

- Chợ: 0 (cơ sở). Nghĩa trang: 03 (cơ sở)

- Đình, chùa, nhà thờ: 04 chùa

- Tình trạng giao thông, đường:

+ Đường bê tông: 100 %

- Tình trạng cấp điện:

+ Số hộ được cấp điện: 100% (hộ)

- Tình trạng cấp nước:

+ Sử dụng nước máy hay nước giếng làm nước sinh hoạt: sử dụng nước sạch và

nước giếng khoan.

+ Số hộ được cấp nước: 70% (hộ)

(2) Hoạt động phát triển kinh tế xã hội năm 2021

Về kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: năng suất lúa ước đạt 10tấn/ha, tổng sản lượng đạt 2.510,8 tấn.

+ Về chăn nuôi: Tổng đàn lợn trong xã có 3600 con; đàn trâu, bò: 350 con; đàn gia

cầm: 45.000 con; diện tích nuôi trồng thủy sản là 20ha.

* Sản xuất CN – TTCN & xây dựng:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục phát triển và mở

rộng như nghề mộc, xây dựng, cơ khí, gạch không nung, gia công các sản phẩm về

may mặc….Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 59,31

tỷ đồng.

*Dịch vụ - Thương mại: Tuy có nhiều khó khăn song các loại hình dịch vụ đã có

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 165

bước phát triển khá, hàng hóa đa dạng, phong phú.

* Thu, chi ngân sách:

+ Tổng thu ngân sách là: 9.819.867.114 đồng, kế hoạch HĐND xã giao đạt 73,6%.

+ Tổng chi ngân sách là: 8.972.048.318 đồng.

Về văn hóa – xã hội

* Công tác giáo dục:

- Trường Mầm non:Có 10 nhóm, lớp với 263 cháu;nhà trường giữ vững trường đạt

chuẩn Quốc gia.

- Bậc tiểu học: có 428 học sinh với 12 lớp

- Bậc trung học cơ sở: có 282 học sinh với 8 lớp. Trường giữ vững danh hiệu trường

chuẩn Quốc gia.

* Công tác y tế - dân số

- Đã tổ chức khám bệnh cho 1720 lượt người trong xã. 100% tiêm phòng đầy đủ 8

loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

* Hoạt động văn hóa thông tin – TDTT

Giữ vững phong trào làng văn hóa, dòng họ văn hóa, gia đình văn hóa.

Công tác an ninh – trật tự: Cơ bản ổn định.

2.2.Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện

dự án

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường

2.2.1.1.Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực gần dự án

Tham khảo báo cáo quan trắc môi trường năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 do

Công ty TNHH KCN Thăng Long II thực hiện với thời gian và thành phần môi

trường quan trắc như sau:

Bảng 2.7. Vị trí quan trắc thành phần môi trường do Công ty TLIPII thực hiện năm 2020

TT Ký hiệu Diễn giải Tọa độ Thời gian thực hiện

I Môi trường không khí

xung quanh

Tháng 5/2020;

tháng 11/2020 và

tháng 5/2021

1 A1 Dân cư thôn

Phan Bôi X: 559258 Y: 2314802

2 A2 Bên trong

KCN X : 558326 Y : 2314247

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 166

3 A3 Đường vào

KCN trên

quốc lộ 39

X : 557959 Y : 2313247

4 A4 Dân cư thôn

Liêu Trung X : 558451 Y : 2312162

II Môi trường nước

II.1 Nước mặt Tháng 5/2020;

tháng 11/2020

1 W1 Nước mặt

tại một

điểm cách

điểm tiếp

nhận nước

thải 50m về

phía thượng

lưu

2 W2 Nước mặt

tại một

điểm cách

điểm tiếp

nhận nước

thải 50m về

phía hạ lưu

II.2 Nước

ngầm

Tháng 5/2020;

tháng 11/2020 và

tháng 5/2021

1 GW1 Tại giếng

khu dân cư

thôn Sài- xã

Dị Sử-

huyện Mỹ

Hào- tỉnh

Hưng Yên

0611428 2312958

2 GW2 Tại giếng 0611430 2314232

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 167

khu dân cư

thôn Liêu

Trung- xã

Liêu Xá-

Huyện Yên

Mỹ- tỉnh

Hưng Yên

3 GW1-

GW16

Tại các

giếng khoan

trong khu

công nghiệp

3.1 BH1 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH1

106422 205441

3.2 BH2 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH2

106422 205441

3.3 BH3 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH3

10649 205444

3.4 BH4 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH4

10642 205446

3.5 BH5 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH5

106359 205448

3.6 BH6 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH6

10642 205449

3.7 BH7 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH7

106354 205511

3.8 BH8 Nước ngầm

lấy tại giếng 106419 20555

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 168

BH8

3.9 BH9 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH9

106426 20551

3.10 BH10 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH10

106426 20553

3.11 BH11 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH11

106445 205433

3.12 BH12 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH12

106458 205431

3.13 BH13 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH13

10652 205430

3.14 BH14 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH14

106454 205452

3.15 BH15 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH15

106454 205451

3.16 BH16 Nước ngầm

lấy tại giếng

BH16

106446 205433

II.3 Nước thải Tháng 5/2020;

tháng 11/2020 và

tháng 5/2021

1 Nước thải

trước hệ

thống xử

X : 559489 Y : 2313350

2 Nước thải

sau hệ

X : 559489 Y: 2313347

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 169

thống xử

Kết quả quan trắc các thành phần môi trường trên như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 170

(1) Môi trường không khí

Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN được thực hiện năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 như sau:

Bảng 2.8.Chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả phân tích

QCVN 05:2013/

BTNMT Quý II Quý IV

A1 A2 A3 A4 A1 A2 A3 A4

1. Tiếng ồn

LAmax dBA 66,8 62 65,5 67,2 63,8 65,6 66,9 63 70(1)

2. Tiếng ồn LAeq dBA 65,1 <60 63,7 65,6 60,8 63,1 64,3 60,4 70(1)

3. SO2 µg/m3 44 45 45 46 47,1 49,3 48 48,1 350

4. CO µg/m3 3.080 3.250 3.170 3.250 <3.000 4.000 3.583 3.917 30.000

5. NO2 µg/m3 13 17 17 22 20 15 17 20 200

6. Tổng bụi lơ

lửng (TSP) µg/m3 115 110 138 117 110 125 168 118 300

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 171

Bảng 2.9.Chất lượng môi trường không khí xung quanh trong 6 tháng đầu năm 2021

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Quý II QCVN 05:2013/

BTNM

T A1 A2 A3 A4

1 Tiếng ồn LAeq dBA 67 62,3 66,9 68,9 70(1)

2 SO2 µg/m3 51 47,6 49,7 54,6 350

3 CO µg/m3 <4.500 <4.500 <4.500 <4.500 30.000

4 NO2 µg/m3 25,2 28,6 30,1 33,5 200

5 Tổng bụi lơ

lửng (TSP) µg/m3 146 120 165 183 300

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2021

Nhận xét : Nồng độ bụi và các chất khí ô nhiễm được so sánh với quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT).

Kết quả cho thấy, nồng độ bụi, CO, SO2, NO2 đều thấp hơn giá trị cho phép của

quy chuẩn.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 172

(2) Môi trường nước ngầm

Chất lượng nước ngầm tại nhà dân được thực hiện năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 như sau:

Bảng 2.10.Chất lượng nước ngầm lấy tại nhà dân năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

TT Chỉ tiêu phân

tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN 09-MT

:2015/BTNMT Quý II/2020 Quý IV/2020 Quý II/2021

GW1 GW2 GW1 GW2 GW1 GW2

1 Nhiệt độ oC 28,4 28,6 23,5 23,2 24 27,5 -

2 DO mg/l 5,1 5,2 4,8 4,9 9,38 7,86 -

3 Độ đục NTU <1 <1 <1 <1 14,1 38,3 -

4 Độ dẫn điện (EC)

µS/cm 350 383 192 200 219 355

-

5 pH - 7,3 6,7 6,92 7,03 6,31 6,14 5,5 ÷ 8,5

6

Tổng chất rắn hoà tan (TDS)

mg/L 210 230 115 120 120 97

1500

7 Tổng Nitơ mg/l <1 <1 <1 <1 <9 <9 -

8 TổngPhotpho mg/l 0,29 0,19 0,081 0,152 0,043 0,034 -

9 NH4+_N mg/l 0,08 0,1 0,42 0,07 <0,3 0,3 1,0

10 Clorua (Cl-) mg/L 32 81,7 12 34 29,7 36,1 250

11 Nitrat (NO3

- tính theo N)

mg/L <0,05 <0,05 0,65 0,8 0,4 KPH

15

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 173

TT Chỉ tiêu phân

tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN 09-MT

:2015/BTNMT Quý II/2020 Quý IV/2020 Quý II/2021

GW1 GW2 GW1 GW2 GW1 GW2

12 Asen (As) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 KPH KPH 0,05

13 Chì (Pb) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 KPH 0,02 0,01

14 Đồng (Cu) mg/L <0,005 <0,005 0,009 <0,005 KPH KPH 1,0

15 Kẽm (Zn) mg/L <0,1 <0,1 0,5 0,3 <0,15 0,194 3,0

16 Sắt (Fe) mg/L 0,42 0,68 0,37 0,2 <0,15 3,21 5,0

17 Coliform Vi khuẩn/100ml KPH KPH KPH KPH KPH KPH 3,0

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020, năm 2021

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dưới đất (QCVN 09-

MT: 2015/BTNMT). Kết quả phân tích cho thấy các chỉ số trong mẫu nước ngầm tại Quý II, Quý IV năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021

đều đạt quy chuẩn cho phép

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 174

Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 như sau:

Bảng 2.11.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH1-BH3

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH1 BH2 BH3 BH1 BH2 BH3

1. Nhiệt độ oC 27,8 28,5 28,7 - 22,1 21,6 -

2. pH - 6,34 6,31 6,19 - 6,41 6,25 5,5 ÷ 8,5

3. Độ đục NTU 3,02 2,87 2,18 - 0 1,48 -

4. Độ dẫn điện

(EC) mS/cm 417 450 417 - 217 193 -

5.

Hàm lượng

ôxy hòa tan

(DO)

mg/L 5,2 5,6 5,7 - 4,7 5,1 -

6.

Tổng chất

rắn hoà tan

(TDS)

mg/L 250 270 250 - 130 116 1.500

7. NH4+_N mg/L 0,58 0,49 0,28 - 0,138 0,174 1

8. Tổng

Photpho mg/L 0,13 0,09 0,11 - 0,67 0,46 -

9. Nitrat (NO3

-

tính theo N) mg/L 0,23 0,2 0,2 - 0,72 0,76 15

10. Clorua (Cl-) mg/L 78,1 88,8 63,9 - 32 36 250

11. Asen (As) mg/L 0,014 0,014 <0,005 - 0,014 0,008 0,05

12. Tổng Nitơ mg/L <1 <1 <1 - 1,2 0,9 -

13. Chì (Pb) mg/L 0,006 0,006 <0,005 - <0,005

<0,005

0,01

14. Đồng (Cu) mg/L 0,008 0,008 <0,005 - 0,02 0,014 1

15. Kẽm (Zn) mg/L 0,4 0,4 0,5 - 0,6 0,4 3

16. Sắt (Fe) mg/L 15,7 16,85 17,8 - 12,29 14,24 5

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 175

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH1 BH2 BH3 BH1 BH2 BH3

17. Coliform

Vi

khuẩn/

100 ml

KPH KPH KPH - KPH KPH 3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

Bảng 2.12.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH4-BH6

TT/

No

Chỉ tiêu phân

tích/

Parameters

Đơn vị/

Unit

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH4 BH5 BH6 BH4 BH5 BH6

1. Nhiệt độ oC 29,6 28,7 28,6 21,5 20,9 21,2 -

2. pH - 6,31 6,35 6,33 6,26 6,31 6,38 5,5 ÷ 8,5

3. Độ đục NTU 1,96 2,15 2,08 1,42 1,25 1,09 -

4. Độ dẫn điện

(EC) mS/cm 400 333 350 200 200 183 -

5.

Hàm lượng

ôxy hòa tan

(DO)

mg/L 5,2 5,3 5,7 5,2 4,8 5 -

6. Tổng chất rắn

hoà tan (TDS) mg/L 240 200 210 120 120 110 1.500

7. NH4+_N mg/L 0,28 0,31 0,53 0,128 0,179 0,131 1

8. Tổng Photpho mg/L 0,14 0,12 0,13 0,34 0,23 0,82 -

9. Nitrat (NO3

-

tính theo N) mg/L 0,18 0,17 0,42 0,72 0,76 0,72 15

10. Clorua (Cl-) mg/L 74,6 56,8 46,2 32 28 30 250

11. Asen (As) mg/L 0,007 <0,005 0,011 <0,005 0,03 0,014 0,05

12. Tổng Nitơ mg/L <1 <1 1,2 0,6 0,5 1,7 -

13. Chì (Pb) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005

0,01

14. Đồng (Cu) mg/L 0,005 <0,005 0,009 0,018 0,019 <0,005

1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 176

TT/

No

Chỉ tiêu phân

tích/

Parameters

Đơn vị/

Unit

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH4 BH5 BH6 BH4 BH5 BH6

15. Kẽm (Zn) mg/L 0,2 0,4 0,4 0,6 2 <0,1 3

16. Sắt (Fe) mg/L 14,43 14,83 15,2 11,68 13,45 11,82 5

17. Coliform

Vi

khuẩn/

100 ml

KPH KPH KPH KPH KPH KPH 3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

Bảng 2.13.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH7-BH9

TT

/

No

Chỉ tiêu phân

tích/

Parameters

Đơn

vị/

Unit

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH7 BH8 BH9 BH7 BH8 BH9

1. Nhiệt độ oC 28,9 28,4 - 21,3 - - -

2. pH - 6,48 6,56 - 6,42 - - 5,5 ÷ 8,5

3. Độ đục NTU 3,11 3,15 - 1,36 - - -

4. Độ dẫn điện

(EC) mS/cm 367 433 - 183 - - -

5.

Hàm lượng

ôxy hòa tan

(DO)

mg/L 5,6 5,8 - 4,6 - - -

6. Tổng chất rắn

hoà tan (TDS) mg/L 220 260 - 110 - - 1.500

7. Tổng Photpho mg/L 0,89 0,74 - 0,119 - - -

8. NH4+_N mg/L 0,18 0,07 - 1,82 - - 1

9. Nitrat (NO3

-

tính theo N) mg/L 0,42 0,16 - 0,89 - - 15

10. Clorua (Cl-) mg/L 92,3 85,2 - 34 - - 250

11. Asen (As) mg/L 0,034 0,086 - 0,098 - - 0,05

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 177

TT

/

No

Chỉ tiêu phân

tích/

Parameters

Đơn

vị/

Unit

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH7 BH8 BH9 BH7 BH8 BH9

12. Tổng Nitơ mg/L 1,8 1,1 - 3,2 - - -

13. Chì (Pb) mg/L <0,00

5

<0,00

5 - <0,005 - - 0,01

14. Đồng (Cu) mg/L <0,00

5

<0,00

5 - <0,005 - - 1

15. Kẽm (Zn) mg/L 0,5 0,3 - <0,1 - - 3

16. Sắt (Fe) mg/L 16,2 14,53 - 12,63 - - 5

17. Coliform

Vi

khuẩn/

100 ml

KPH KPH - KPH - - 3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

Bảng 2.14.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH10-BH12

TT

Chỉ tiêu

phân

tích

Đơn

vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH10 BH11 BH12 BH10 BH11 BH12

1. Nhiệt độ oC - 29,3 28,1 - 22,1 21,5 -

2. pH - - 6,36 6,39 - 6,46 6,42 5,5 ÷ 8,5

3. Độ đục NTU - 2,18 2,36 - 1,7 1,65 -

4.

Độ dẫn

điện

(EC)

mS/c

m - 417 383 - 217 215 -

5.

Hàm

lượng

ôxy hòa

tan (DO)

mg/L - 5,7 5,3 - 4,7 4,9 -

6.

Tổng

chất rắn

hoà tan

mg/L - 250 230 - 130 129 1.500

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 178

TT

Chỉ tiêu

phân

tích

Đơn

vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH10 BH11 BH12 BH10 BH11 BH12

(TDS)

7. NH4+_N mg/L - 0,71 0,37 - 0,157 0,14 1

8. Tổng

Photpho mg/L - 0,1 0,17 - 0,73 0,65 -

9.

Nitrat

(NO3-

tính theo

N)

mg/L - 0,18 0,42 - 0,67 0,6 15

10. Clorua

(Cl-) mg/L - 71 63,9 - 32 28 250

11. Asen

(As) mg/L - 0,

027 0,054 - 0,047 0,084 0,05

12. Tổng

Nitơ mg/L - <1 <1 - 1,3 1,1 -

13. Chì (Pb) mg/L - <0,005 <0,005 - <0,005 <0,005 0,01

14. Đồng

(Cu) mg/L - 0,006 <0,005 - 0,007 <0,005 1

15. Kẽm

(Zn) mg/L - 0,4 0,2 - <0,1 0,2 3

16. Sắt (Fe) mg/L - 15,83 16,3 - 15,03 16,48 5

17. Coliform

Vi

khuẩn

/

100

ml

- KPH KPH - KPH KPH 3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 179

Bảng 2.15. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH13-BH16

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH13 BH14 BH15 BH 16 BH13 BH14 BH15 BH 16

1. Nhiệt độ oC 27,8 29,5 28,9 28,6 22,3 21,7 - 21,5 -

2. pH - 6,6 6,38 6,55 6,39 6,49 6,38 - 6,3 5,5 ÷ 8,5

3. Độ đục NTU 2,54 1,92 2,63 2,55 1,98 2,44 - 1,68 -

4. Độ dẫn điện (EC) mS/cm 350 333 367 367 217 210 - 200 -

5. Hàm lượng ôxy hòa tan

(DO) mg/L 5,5 5,3 5,4 5,6 4,8 4,6 - 4,8 -

6. Tổng chất rắn hoà tan

(TDS) mg/L 210 200 220 220 130 116 - 120 1.500

7. NH4+_N mg/L 0,31 0,32 0,28 0,29 0,112 0,159 - 0,149 1

8. Tổng Photpho mg/L 0,16 0,11 0,25 0,21 0,65 0,27 - 0,45 -

9. Nitrat (NO3- tính theo N) mg/L 0,2 0,29 0,55 0,13 0,7 0,79 - 0,67 15

10. Clorua (Cl-) mg/L 56,8 99,4 85,2 71 28 30 - 34 250

11. Asen (As) mg/L 0,17 0,029 0,161 <0,005 0,117 0,046 - 0,012 0,05

12. Tổng Nitơ mg/L <1 <1 <1 <1 1,2 0,5 - 0,9 -

13. Chì (Pb) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 - <0,005 0,01

14. Đồng (Cu) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 - 0,015 1

15. Kẽm (Zn) mg/L 0,4 0,3 <0,1 0,2 0,1 <0,1 - 1,3 3

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 180

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích/ Analytical results QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

Quý II Quý IV

BH13 BH14 BH15 BH 16 BH13 BH14 BH15 BH 16

16. Sắt (Fe) mg/L 33,4 16,2 12,2 11,7 25,42 17,23 - 13,26 5

17. Coliform

Vi

khuẩn/

100 ml

KPH KPH KPH KPH KPH KPH - KPH 3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dưới đất (QCVN 09-

MT: 2015/BTNMT). Kết quả phân tích cho thấy nồng độ sắt tại các điểm vượt giá trị tiêu chuẩn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước dưới đất; nồng độ Amoni tại các điểm BH7; nồng độ As tại các điểm BH7, BH8, BH12, BH13, BH15 vượt giá trị tiêu

chuẩn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. Nước ngầm được Công ty TLIPII xử lý tại trạm XL nước cấp công

suất 24.000 m3/ngày.đêm nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đạt chuẩn để cấp nước cho các doanh

nghiệp thứ cấp trong KCN.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 181

Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu năm năm

2021 như sau:

Bảng 2.16.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu năm 2021 từ BH1-BH7

TT Chỉ tiêu

phân tích

Đơn

vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT BH1 BH2 BH3 BH4 BH6 BH7

1. pH - 6,8 6,51 6,56 6,41 6,71 7,1 5,5 ÷ 8,5

2. Độ đục NTU 149 124 224 128 128 157 -

3. Độ dẫn

điện (EC)

mS/c

m 372 372 337 362 309 326 -

4.

Hàm

lượng ôxy

hòa tan

(DO)

mg/L 10,7 9,85 8,42 8,6 9,72 8,76 -

5.

Tổng chất

rắn hoà

tan (TDS)

mg/L 202 203 350 198 168 174 1.500

6. NH4+_N mg/L 1,56 1,29 0,96 0,58 0,62 2,41 1

7. Tổng

Photpho mg/L 0,04 <0,03 0,031 <0,03 0,034 <0,03 -

8.

Nitrat

(NO3- tính

theo N)

mg/L KPH KPH KPH KPH 0,57 KPH 15

9. Clorua

(Cl-) mg/L 29 36,8 58,7 37,1 32,6 37,2 250

10. Asen (As) mg/L <0,03 <0,03 KPH KPH KPH 0,045 0,05

11. Tổng Nitơ mg/L <9 <9 <9 <9 <9 <9 -

12. Chì (Pb) mg/L 0,009 0,004 0,015 <0,003 KPH KPH 0,01

13. Đồng (Cu) mg/L KPH KPH KPH KPH KPH KPH 1

14. Kẽm (Zn) mg/L <0,15 <0,15 0,223 <0,15 <0,15 <0,15 3

15. Sắt (Fe) mg/L 5,04 5,07 4,32 4,93 3,05 4,54 5

16. Coliform Vi

khuẩnKPH KPH KPH 3 KPH KPH 3

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 182

TT Chỉ tiêu

phân tích

Đơn

vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT BH1 BH2 BH3 BH4 BH6 BH7

/

100

ml

17. Nhiệt độ 0C 25,2 25,5 25,1 25,5 25,1 25,3

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII thực hiện 6

tháng đầu năm 2021

Bảng 2.17.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu năm 2021 từ BH8-BH13

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

BH8 BH9 BH10 BH11 BH12 BH13

1 pH - 6,81 6,85 6,97 6,56 6,29 6,68 5,5 ÷ 8,5

2 Độ đục NTU 116 141 112 140 24,4 202 -

3 Độ dẫn

điện (EC) mS/cm 303 337 349 395 407 348 -

4

Hàm lượng

ôxy hòa tan

(DO)

mg/L 8,92 8,78 8,56 8,81 8,65 10,32 -

5

Tổng chất

rắn hoà tan

(TDS)

mg/L 164 187 192 213 229 196 1.500

6 NH4+_N mg/L 2,09 1,51 2,15 1,55 <0,3 1,31 1

7 Tổng

Photpho mg/L 0,067 0,064 0,043 0,037 0,048 <0,03 -

8

Nitrat

(NO3- tính

theo N)

mg/L 0,42 KPH KPH KPH KPH KPH 15

9 Clorua (Cl-) mg/L 29,5 37,9 34,8 35,8 36,7 29,1 250

10 Asen (As) mg/L <0,03 0,129 0,086 <0,03 KPH <0,03 0,05

11 Tổng Nitơ mg/L <9 <9 12,6 13,2 <9 <9 -

12 Chì (Pb) mg/L KPH 0,003 KPH KPH 0,005 0,026 0,01

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 183

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-

MT:2015/

BTNMT

BH8 BH9 BH10 BH11 BH12 BH13

13 Đồng (Cu) mg/L KPH KPH KPH KPH KPH KPH 1

14 Kẽm (Zn) mg/L KPH 0,151 <0,15 <0,15 <0,15 0,236 3

15 Sắt (Fe) mg/L 2,34 2,52 3,18 7,56 4,12 3,36 5

16 Coliform

Vi

khuẩn/

100 ml

KPH KPH KPH 3 3 KPH 3

17 Nhiệt độ 0C 25,4 25 25,6 25 25,6 24,7

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII thực hiện 6

tháng đầu năm 2021

Bảng 2.18.Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu năm 2021 từ BH14-BH16

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-MT:2015/BTNMT BH14 BH15 BH16

1 pH - 6,71 6,91 6,48 5,5 ÷ 8,5

2 Độ đục NTU 150 25,2 294 -

3 Độ dẫn

điện (EC) mS/cm 303 337 370 -

4

Hàm lượng

ôxy hòa tan

(DO)

mg/L 11,32 8,36 8,25 -

5

Tổng chất

rắn hoà tan

(TDS)

mg/L 165 179 203 1.500

6 NH4+_N mg/L 0,62 1,24 0,3 1

7 Tổng

Photpho mg/L 0,033 <0,03 0,031 -

8

Nitrat

(NO3- tính

theo N)

mg/L KPH KPH KPH 15

9 Clorua (Cl-) mg/L 36,5 29,2 36,5 250

10 Asen (As) mg/L <0,03 0,033 KPH 0,05

11 Tổng Nitơ mg/L 9,2 <9 <9 -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 184

TT Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN

09-MT:2015/BTNMT BH14 BH15 BH16

12 Chì (Pb) mg/L 0,003 KPH 0,005 0,01

13 Đồng (Cu) mg/L KPH KPH KPH 1

14 Kẽm (Zn) mg/L <0,15 KPH <0,15 3

15 Sắt (Fe) mg/L 1,85 2,17 4,27 5

16 Coliform Vi khuẩn/

100 ml KPH KPH 3 3

17 Nhiệt độ 0C 25,4 25,3 24,9

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII thực hiện 6

tháng đầu năm 2021

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm được so sánh với quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng dưới đất (QCVN 09-MT: 2015/BTNMT). Kết quả

phân tích cho thấy nồng độ sắt, amoni, As tại một số điểm vượt giá trị tiêu chuẩn

của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. Nước ngầm được

Công ty TLIPII xử lý tại trạm XL nước cấp công suất 24.000 m3/ngày.đêm nằm

trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đạt chuẩn để cấp

nước cho các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN.

(3) Môi trường nước thải

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của trạm XLNT TT của KCN Thăng Long II

quý II và quý IV năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 185

Bảng 2.19. Chất lượng nước thải trước xử lý và sau xử lý của trạm XLNT TT của KCN Thăng Long II năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

TT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN 40:2011/ BTNMT(Cột A)

Cmax Kq = 0,9Kf = 0,9

Quý II/2020 Quý IV/2020 Qúy II/2021

Trước xử lý Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý Sau xử lý

1 Nhiệt độ oC 30 30,4 25,5 24,8 25,1 25,3 40 40

2 Độ màu Pt/Co 23 18 26 <5 16,8 10,3 50 50

3 pH - 7,46 7,7 7,62 7,77 7,18 7,64 6 ÷ 9 6 ÷ 9

4 Chất rắn lơ lửng (SS)

mg/L 125 32 18 8 62,5 14,5

50 40,5

5 BOD5 (20oC) mg/L 22 5 6 <3 47,1 10,4 30 24,3

6 COD mg/L 69 18 23 11 94,4 24,4 75 60,75

7 Asen (As) mg/L 0,007 0,006 <0,005 <0,005 KPH KPH 0,05 0,0405

8 Cadimi (Cd) mg/L <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 KPH KPH

0,05 0,0405

9 Thủy ngân (Hg)

mg/L <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 KPH KPH

0,005 0,00405

10 Chì (Pb) mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 KPH KPH

0,1 0,081

11 Clorua (Cl-) mg/L 144 151 142 149 48,4 55

500 405

12 Cr6+ mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 KPH KPH

0,05 0,0405

13 Cr3+ mg/L <0,01 <0,01 0,03 0,03 KPH KPH

0,2 0,162

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 186

TT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN 40:2011/ BTNMT(Cột A)

Cmax Kq = 0,9Kf = 0,9

Quý II/2020 Quý IV/2020 Qúy II/2021

Trước xử lý Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý Sau xử lý

14 Đồng (Cu) mg/L <0,005 <0,005 0,089 0,04 KPH KPH

2 1,62

15 Kẽm (Zn) mg/L <0,1 <0,1 1 0,6 KPH KPH

3 2,43

16 Ni mg/L <0,01 <0,01 0,03 0,02

0,2 0,162

17 Mangan (Mn)

mg/L 0,01 0,04 0,22 0,11 KPH KPH

0,5 0,405

18 Sắt (Fe) mg/L 0,14 0,21 0,95 0,49 KPH KPH

1 0,81

19 Tổng xianua mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 KPH KPH 0,07 0,0567

20 Tổng phenol mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 KPH KPH

0,1 0,081

21 Tổng dầu, mỡ khoáng

mg/L <1 <1 <1 <1 2,2 <1

5 4,05

22 Sunfua (S2-) mg/L <0,04 <0,04 <0,04 <0,04 0,269 KPH

0,2 0,162

23

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ

mg/L <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001

KPH KPH

0,05 0,0405

24 Florua (F-) mg/L 0,72 0,58 0,41 0,43 KPH KPH

5 4,05

25 NH4+_N mg/L 4,3 0,16 2,51 0,77

0,96 <0,3 5 4,05

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 187

TT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả phân tích QCVN 40:2011/ BTNMT(Cột A)

Cmax Kq = 0,9Kf = 0,9

Quý II/2020 Quý IV/2020 Qúy II/2021

Trước xử lý Sau xử lý

Trước xử lý

Sau xử lý

Trước xử lý Sau xử lý

26 Tổng Nitơ mg/L 8,6 5,7 13,3 9,7 <0,9 <0,9

20 16,2

27 Tổng Photpho

mg/L 2,45 1,26 1,43 1,27 0,56 0,64

4 3,24

28 Clo dư mg/L <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 KPH KPH

1 0,81

29

Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ

mg/L <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001

KPH KPH

0,3 0,243

30 Tổng PCBs mg/L <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 KPH KPH 0,003 0,00243

31 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/L <0,02 <0,02 <0,004 <0,004

KPH KPH 0,1 0,1

32 Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/L <0,2 <0,2 <0,03 <0,03 KPH KPH

1 1

33 Coliform MPN/ 100mL

9,3x103 400 28x103 2,3x103 4,6x105 2,8x102 3.000 3.000

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

Ghi chú: QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý được so sánh với giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải

công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải (Cmax) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:

2011/BTNMT-cột A). Kết quả cho thấy nồng độ của các thông số phân tích sau xử lý không vượt so với giá trị tiêu chuẩn.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 188

(4) Môi trường nước mặt

Chất lượng nước mặt lấy trên kênh Trần Thành Ngọ như sau:

Bảng 2.20.Chất lượng nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ năm 2020

TT

Chỉ tiêu

phân tích

Đơn vị/ Unit

Kết quả phân tích QCVN

08-MT:2015/ BTNMT (Cột B1)

Quý II/2020 Quý IV/2020

W1 W2 W1 W2

1 pH - 7,39 8,54 7,2 7,35 5,5 ÷ 9

2 Nhiệt độ oC 32,4 31,5 24,4 23,8 -

3 BOD5 mg/L 12 13 6 3 15

4 Nhu cầu oxi hóa học (COD)

mg/L 42 42 23 14 30

5 Ôxy hòa tan (DO)

mg/L 6,1 6 5,1 5,2 ≥ 4

6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 55 84 20 16 50

7 Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/L 650 690 668 648 -

8 NH4+_N mg/L 16,33 5,12 0,68 10,83 0,9

9 Cl- mg/L 144 160 194 174 350

10 Nitrit (NO2

-) (tính theo N)

mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,05

11 Nitrat (NO3

-) (tính theo N) mg/L 0,547 0,36 1,85 5,3 10

12 Photphat (PO4

3-

) (tính theo P) mg/L 1,4 0,32 0,92 0,85 0,3

13 Sunphat (SO4

2-

) mg/l 198 287 387 488 -

14 Asen (As) mg/L 0,005 0,005 0,007 <0,005 0,05

15 Pb mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,05

16 Tổng số Crom (Cr)

mg/L <0,01 <0,01 0,61 0,03 0,5

17 Cu mg/L <0,005 <0,005 0,039 0,043 0,5

18 Zn mg/L <0,1 <0,1 0,8 0,8 1,5

19 Fe mg/L 0,46 0,18 0,6 0,1 1,5

20 Tổng Phenol mg/L <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,01

21 Coliform MPN/ 100 mL

930 1,1x103 4x103 2x103 7.500

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 189

Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của Công ty TLIPII năm 2020 và

6 tháng đầu năm 2021

Nhận xét:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt được so sánh với quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, cột B1). Kết

quả cho thấy nồng độ NH4+_N, COD, TSS, PO4

3-_P (quý II/2020); giá trị NH4+_N,

PO43-_P, Cr (quý IV/2020) vượt so với giá trị tiêu chuẩn cho phép.

2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí

Để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án, trong thời gian lập

báo cáo đánh giá tác động môi trường, đơn vị tư vấn môi trường đã phối hợp với

Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất - Viện hóa học công nghiệp Việt

Nam tiến hành lấy mẫu và phân tích một số chỉ tiêu môi trường nền (môi trường

không khí; môi trường nước; môi trường đất) xung quanh khu vực thực hiện dự án

chi tiết được trình bày như sau.

A. Môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực dự án chủ yếu là bụi

và các khí thải từ hoạt động giao thông nội bộ trên các tuyến đường liên thôn, liên

xã nằm trong khu vực dự án và đường tỉnh lộ 387.

Chỉ tiêu quan trắc

-Việc quan trắc được tiến hành đo đạc tại 3 đợt khảo sát vào tháng 6 năm 2021. Tại

thời điểm thực hiện quan trắc: trời nắng nóng.

-Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường không khí bao gồm:

+ Các thông số khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,

+ Bụi và các chất khí độc hại CO, SO2 và NO2

Thời gian quan trắc

Thời gian quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại 3 đợt là: ngày

1/6/2021; ngày 2/6/2021; ngày 3/6/2021.

Phương pháp và các thiết bị quan trắc

o Phương pháp quan trắc

- Phương pháp quan trắc các chỉ tiêu được thể hiện trên các phiếu kết quả đính kèm

phụ lục của báo cáo.

o Thiết bị quan trắc và phân tích chất lượng không khí:

Các thiết bị quan trắc và phân tích chất lượng không khí được trình bày tại Bảng dưới.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 190

Bảng 2.21.Thiết bị quan trắc và phân tích

TT Chỉ tiêu

QT&PT Đơn vị Thiết bị đo và phân tích

1

Nhiệt độ (t) oC

94 TCN - 2001 tổng cục khí tượng thủy văn

Vi khí hậu hiện số TESTO - 451 và TESTO - 452

(Đức)

2

Độ ẩm ()

%

94 TCN - 2001 tổng cục khí tượng thủy văn

Vi khí hậu hiện số TESTO - 451 và TESTO - 452

(Đức)

3

Vận tốc gió (v)

m/s

94 TCN - 2001 tổng cục khí tượng thủy văn

Vi khí hậu hiện số TESTO - 451 và TESTO - 452

(Đức)

4 Hướng gió

94 TCN - 2001 tổng cục khí tượng thủy văn

Vi khí hậu hiện số TESTO - 451 và TESTO - 452

(Đức)

5 Áp suất mmBar

94 TCN - 2001 tổng cục khí tượng thủy văn

Vi khí hậu hiện số TESTO - 451 và TESTO - 452

(Đức)

6 Bụi (TSP) mg/m3

TCVN 5067 - 1995

Máy thu mẫu bụi lơ lửng Andesen, Model AN-200,

hãng SIBATA (Nhật)

7

Các chất khí độc

hại :

CO, SO2, NOx

mg/m3

Thường quy kỹ thuật y học lao động và VSMT (PP

Griss - Ilosway) BYT - 1993

Tiêu chuẩn ngành 52 TCN-352-89 của BYT VN

(PP Folin - Ciocateur)

TCVN 5971 - 1995

Máy lấy mẫu không khí Model SV-30, hãng

SIBATA (Nhật)

Bơm hút khí lưu lượng nhỏ Type MP – 603 T

SIBATA ( Nhật)

Máy so mầu Corning Colorimeter (Anh).

Máy quang phổ UV-VIS Model HP8453, hãng

Hewlett packard (Mỹ).

Cân phân tích Precisa - XB220A (Đức)…VV.

Vị trí và kết quả quan trắc

o Vị trí quan trắc:

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án, vị trí các điểm quan

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 191

trắc được lựa chọn như trình bày tại bảng dưới.

Bảng 2.22. Vị trí quan trắc môi trường không khí

STT Ký hiệu Mô tả Tọa độ

X Y

1 Kxq1 Vị trí thuộc phường Dị Sử phía Nam Dự án 2312538 559171

2 Kxq2 Phía Nam trên đường giao thông nội bộ của thôn

Đông Thanh, xã Hưng Long

2313769 561074

3 Kxq3 Trên đường tỉnh lộ 387, gần nhà máy Đài Việt 2312444 562159

4 Kxq4 Gần nghĩa trang phường Phùng Chí Kiên 2312439 562158

5 Kxq5 Phía Bắc trên đường giao thông nội bộ của tổ dân

phố Tứ Mỹ, phường Phùng Chí Kiên

2313833 564387

Sơ đồ vị trí lấy mẫu trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM

o Kết quả phân tích

-Kết quả môi trường không khí xung quanh được thực hiện trong thời gian lập báo

cáo ĐTM được trình bày tại bảng dưới như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 192

Bảng 2.23.Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh

TT Chỉ

tiêu Đơn vị

Kết quả

QCVN

05:2013/BTNMT Ngày 01/6/2021 Ngày 02/6/2021 Ngày 03/6/2021

Kxq1 Kxq2 Kxq3 Kxq4 Kxq5 Kxq1 Kxq2 Kxq3 Kxq4 Kxq5 Kxq1 Kxq2 Kxq3 Kxq4 Kxq5

1 Nhiệt

độ 0C 31,7 33,6 35,1 35,6 35,5 31,2 32,0 34,2 34,5 34,6 32,2 32,1 34,3 35,5 35,6 -

2 Độ ẩm % 60,5 60,8 61,3 61,5 61,3 61,9 61,0 62,3 61,6 61,0 61,0 60,9 61,2 62,0 61,9 -

3 Tốc

độ gió m/s 0,8 1,2 1,3 1,5 1,4 1,0 1,2 1,3 1,4 1,3 1,0 1,1 1,2 1,6 1,3 -

4 CO g/m3 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 <5.080 30.000

5 SO2 g/m3 58 50 58 42 42 55 59 50 47 53 60 57 55 46 48 350

6 NO2 g/m3 73 70 80 73 70 67 75 78 77 71 67 75 78 70 65 200

7 Bụi

(TSP)

g/m3 178 171 182 163 165 169 175 178 167 172 165 179 168 171 176 300

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính kèm phần phụ lục)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 193

Ghi chú: QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng

không khí xung quanh trung bình 1 giờ.

-Nhận xét:

Các chỉ tiêu NOx, CO, SO2, bụi tại các vị trí đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn

cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

2.2.1.3.Hiện trạng tiếng ồn, độ rung

Nguồn gây ồn ảnh hưởng tới khu vực dự án

Nguồn gây tiếng ồn chính xung quanh khu vực dự án tại thời điểm đo đạc, quan trắc

chủ yếu là do hoạt động giao thông nội bộ trên các tuyến đường liên thôn, liên xã

nằm trong khu vực dự án và đường tỉnh lộ 387.

Phương pháp đo được thể hiện tại phiếu kết quả phân tích đính kèm tại phụ lục

của báo cáo.

Vị trí quan trắc tiếng ồn trùng với vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí.

Kết quả quan trắc tiếng ồn, độ rung tại khu vực Dự án

- Kết quả quan trắc tiếng ồn: được thể hiện trên bảng dưới như sau:

Bảng 2.24.Kết quả quan trắc tiếng ồn tại khu vực dự án trong thời gian lập báo cáo ĐTM

TT Vị trí

quan

trắc

Đơn

vị

Kết quả QCVN

26:2010/BTNMT Ngày 01/6/2021 Ngày 02/6/2021 Ngày 03/6/2021

1 Kxq1 dBA 54,0 55,5 53,1 70

2 Kxq2 dBA 54,4 54,0 53,6

3 Kxq3 dBA 50,3 54,0 50,6

4 Kxq4 dBA 51,2 53,4 51,6

5 Kxq5 dBA 51,8 52,2 53,0

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính

kèm phần phụ lục)

- Kết quả quan trắc độ rung: được thể hiện trên bảng dưới như sau:

Bảng 2.25.Kết quả quan trắc độ rung tại khu vực dự án trong thời gian lập báo cáo ĐTM

TT Vị trí

quan

trắc

Đơn

vị

Kết quả QCVN

27:2010/BTNMT Ngày

01/6/2021

Ngày

02/6/2021

Ngày

03/6/2021

1 Kxq1 dBA <30 <30 <30 70

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 194

2 Kxq2 dBA <30 <30 <30

3 Kxq3 dBA <30 <30 <30

4 Kxq4 dBA <30 <30 <30

5 Kxq5 dBA <30 <30 <30

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính

kèm phần phụ lục)

Ghi chú:

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Nhận xét: Tiếng ồn, độ rung tại tất cả các vị trí quan trắc trong từng thời điểm

quan trắc đều thấp hơn QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.

B. Hiện trạng môi trường nước

Các nguồn nước mặt chủ yếu

- Trong khu vực dự án có các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi.

- Ngoài khu vực dự án về phía Tây có kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh.

Kênh Trần Thành Ngọ là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải sau xử lý của dự án.

Nội dung khảo sát và phương pháp phân tích

o Nội dung khảo sát

- Khảo sát, tìm hiểu các nguồn nước có trong khu vực, đặc điểm thủy văn, tình hình

khai thác và sử dụng nước, v.v...

- Tìm hiểu, xác định nguồn thải.

- Chọn điểm lấy mẫu nước, lấy mẫu, phân tích chất lượng nước theo các chỉ tiêu cơ

bản của nước thải và nước nguồn

- Đánh giá chất lượng môi trường nước trên cơ sở các số liệu thu thập, phân tích

được.

o Các phương pháp phân tích

- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản được tiến hành theo các quy định của QCVN và

của ISO hiện hành.

- Ngoài các chỉ tiêu xác định nhanh ngoài hiện trường bằng các thiết bị xách tay.

Các chỉ tiêu hoá lý khác để đánh giá chất lượng nước được thực hiện trong phòng

thí nghiệm và được tiến hành theo các quy định của QCVN và của ISO hiện hành.

- Phương pháp phân tích mẫu được thể hiện trên các phiếu kết quả phân tích từng

thành phần môi trường đính kèm phụ lục của báo cáo.

o Thời điểm lấy mẫu: 03 đợt khảo sát: ngày 01/6/2021; ngày 02/6/2021; ngày

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 195

03/6/2021.

Các loại mẫu nước, vị trí lấy mẫu được thể hiện tại bảng dưới:

Bảng 2.26. Vị trí lấy mẫu nước

TT Ký hiệu Mô tả Tọa độ

X Y

1 Nước thải: NT Nước thải sau xử lý của trạm xử lý

nước thải tập trung của Khu công

nghiệp Thăng Long II

20.909659 106.077642

2 Nước mặt: NM Nước mặt lấy trên kênh Trần Thành

Ngọ tại điểm xả nước thải sau xử lý

của trạm xử lý nước thải tập trung của

KCN Thăng Long II

2313318,9 559635,1

3 Nước ngầm: NN1 Nước ngầm lấy tại nhà Ông. Nguyễn

Văn Phúc, thôn Đông Thanh, xã

Hưng Long

2311489 561110

4 Nước ngầm: NN2 Nước ngầm lấy tại nhà Ông. Nguyễn

Trọng Khoa, tổ dân phố Tứ Mỹ,

phường Phùng Chí Kiên

2313833 564387

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước

o Kết quả phân tích chất lượng nước thải lấy tại 3 thời điểm khác nhau như sau:

Bảng 2.27.Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của trạm XLNT TT của KCN Thăng Long II

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN 40:2011/

BTNMT (Cột A)

Kq=0,9; Kf=0,9

Ngày 1/6 Ngày 2/6 Ngày 3/6 C Cmax

1 pH - 7,3 7,5 7,1 6 - 9 6 - 9

2 Nhiệt độ oC 27 29 28,1 40 40

3 Độ màu Pt/Co 34 26 23 50 50

4 SS (Chất rắn lơ

lửng) mg/L 6 8 4 50 40,5

5 BOD5 (20oC) mg/L 8 11 9 30 24,3

6 COD mg/L 17,3 25,3 21 75 60,75

7 As (Asen) mg/L 0,001 0,006 0,010 0,05 0,0405

8 Hg (Thuỷ ngân) mg/L <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,005 0,00405

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 196

9 Pb (Chì) mg/L 0,001 <0,0002 0,001 0,1 0,081

10 Cd (Cadimi) mg/L 0,0003 <0,0001 0,0007 0,05 0,0405

11 Cr6+ (Crom VI) mg/L <0,007 <0,007 <0,007 0,05 0,0405

12 Cr 3+ (Crom III) mg/L <0,007 <0,007 <0,007 0,2 0,162

13 Cu (Đồng) mg/L <0,02 0,02 <0,02 2 1,62

14 Zn (Kẽm) mg/L 0,11 0,05 0,08 3 2,43

15 Ni (Niken) mg/L <0,02 <0,02 <0,02 0,2 0,162

16 Mn (Mangan) mg/L 0,31 0,37 0,31 0,5 0,405

17 Fe (Sắt) mg/L 0,46 0,44 0,49 1 0,81

18 CN- (Xianua) mg/L <0,004 <0,004 <0,004 0,07 0,0567

19 Tổng phenol mg/L <0,001 <0,001 <0,001 0,1 0,081

20 Dầu mỡ khoáng mg/L <0,3 <0,3 <0,3 5 4,05

21 Sunfua mg/L <0,03 <0,03 <0,03 0,2 0,162

22 F- (Florua) mg/L <0,03 <0,03 0,32 5 4,05

23 NH4

+ -N (Amoni

tính theo N) mg/L 1,68 1,12 2,24 5 4,05

24 N (Tổng nitơ) mg/L 5,88 5,6 9,24 20 16,2

25 P (Tổng phốt pho) mg/L 2,08 1,4 1,36 4 3,24

26 Cl- (Clorua) mg/L 134 142 136 500 405

27 Clo dư mg/L <0,2 <0,2 <0,2 1 0,81

28

Tổng hoá chất bảo

vệ thực vật clo hữu

mg/L <0,00005 <0,00005 <0,00005 0,05 0,0405

29

Tổng hoá chất bảo

vệ thực vật phốt pho

hữu cơ

mg/L <0,00006 <0,00006 <0,00006 0,3 0,243

30 Tổng PCBs mg/L <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,003 0,00243

31 Coliform(**4) MPN

/100mL 390 640 2.800 3000 3000

32 Tổng hoạt độ phóng

xạ α(**1) Bq/L 0,015 0,016 0,02 0,1 0,1

33 Tổng hoạt độ phóng Bq/L <0,03 <0,03 <0,03 1,0 1,0

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 197

xạ β (**1)

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính

kèm phần phụ lục)

Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhận xét: 33/33 chỉ tiêu phân tích nước thải sau xử lý được lấy tại hồ bơm chứa

nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung đều nằm dưới giá trị giới

hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, kq=0,9; kf=0,9.

o Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ lấy tại 3 thời

điểm khác nhau như sau:

Bảng 2.28. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN

08-MT:2015/

BTNMT, (Cột B1)

Ngày 1/6 Ngày 2/6 Ngày 3/6

1 pH - 7,6 7,4 7,3 5,5-9

2 BOD5 (200C) mg/L 16 15 7,8 15

3 COD mg/L 37,3 35 18,7 30

4 Ôxy hòa tan

(DO) mg/L 5,6 5,2 5,5 ≥ 4

5 Tổng chất rắn

lơ lửng (TSS) mg/L 8 9 7 50

6 Amoni (NH+

4)

(tính theo N) mg/L 8,04 6,72 8,40 0,9

7 Clorua (Cl-) mg/L 170 167 167 350

8 Florua (F-) mg/L <0,03 <0,03 0,22 1,5

9 Nitrit (NO-

2)

(tính theo N) mg/L 0,26 0,3 0,40 0,05

10 Nitrat (NO-

3)

(tính theo N) mg/L 2,3 0,64 1,24 10

11

Phosphat

(PO43-)

(tính theo P)

mg/L 1,2 1,36 1,36 0,3

12 Xianua (CN-) mg/L <0,004 <0,004 <0,004 0,05

13 Asen (As) mg/L 0,001 <0,0005 0,011 0,05

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 198

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN

08-MT:2015/

BTNMT, (Cột B1)

Ngày 1/6 Ngày 2/6 Ngày 3/6

14 Cadimi (Cd) mg/L 0,0003 <0,0002 0,0007 0,01

15 Chì (Pb) mg/L 0,008 <0,0008 0,032 0,05

16 Crom VI (Cr6+) mg/L <0,003 <0,003 <0,003 0,04

17 Tổng Crom mg/L 0,004 0,004 0,005 0,5

18 Đồng (Cu) mg/L 0,053 0,05 0,06 0,5

19 Kẽm (Zn) mg/L 0,12 0,05 0,09 1,5

20 Niken (Ni) mg/L <0,0006 <0,0006 <0,0006 0,1

21 Mn (Mangan) mg/L 0,169 0,35 0,38 0,5

22 Thủy ngân

(Hg) mg/L <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,001

23 Sắt (Fe) mg/L 1,0 0,98 0,9 1,5

24 Chất hoạt động

bề mặt mg/L 0,5 <0,02 <0,02 0,4

25 Aldrin µg/L <0,02 <0,02 <0,02 0,1

26

Benzene

hexachloride

(BHC)

µg/L <0,02 <0,02 <0,02 0,02

27 Dieldrin µg/L <0,01 <0,01 <0,01 0,1

28

Tổng Dichloro

diphenyl

trichloroethane

(DDTS)

µg/L <0,01 <0,01 <0,01 1

29

Heptachlor &

Heptachlorepo

xide

µg/L <0,02 <0,02 <0,02 0,2

30 Tổng Phenol mg/L <0,001 <0,001 <0,001 0,01

31 Tổng dầu, mỡ mg/L <0,3 <0,3 <0,3 1

32

Tổng các bon

hữu cơ

(Total Organic

Carbon, TOC)

(**2)

mg/L 5,0 0,80 0,72 -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 199

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN

08-MT:2015/

BTNMT, (Cột B1)

Ngày 1/6 Ngày 2/6 Ngày 3/6

33

Tổng hoạt độ

phóng xạ

(**1)

Bq/L 0,017 0,02 0,018 0,1

34

Tổng hoạt độ

phóng xạ

(**1)

Bq/L <0,03 <0,03 <0,03 1,0

35 E.coli(**4) MPN/

100mL 11 14 14 100

36 Coliform(**4) MPN/

100mL 6400 4300 4300 7.500

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính

kèm phần phụ lục)

Ghi chú: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt.

Nhận xét:

Một số chỉ tiêu như BOD5, COD, Amoni, Phosphat, Sắt, chất hoạt động bề mặt

vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B do kênh Trần

Thành Ngọ ngoài tiếp nước thải sau xử lý đạt chuẩn của KCN Thăng Long II còn

tiếp nhận nước thải từ KCN phía thượng nguồn chảy về. Các chỉ tiêu còn lại nằm

dưới giá trị giới hạn của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.

o Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm lấy tại 3 thời điểm khác nhau như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 200

Bảng 2.29.Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN 09-

MT:2015/

BTNMT

Ngày 1/6/2021 Ngày 2/6/2021 Ngày 3/6/2021

NN1 NN2 NN1 NN2 NN1 NN2

1 pH - 7,2 7,1 7,2 7,2 7,0 7,2 5,5 - 8,5

2 Chỉ số pemanganat mg/L 2,1 1,2 1,2 1,4 1,2 2,1 4

3 Chất rắn hòa

tan(TDS)(**) mg/L 193 142 172 152 162 296 1500

4 Độ cứng (tính theo

CaCO3) mg/L 66 78 62 84 76 60 500

5 Amoni

(Tính theo N) mg/L <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 <0,2 0,56 1

6 Nitrit (NO-

2)

(tính theo N) mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 1

7 Nitrat (NO-

3)

(tính theo N) mg/L <0,1 1,35 <0,1 1,2 1,8 <0,1 15

8 Clorua (Cl-) mg/L 78 15 74 16 15 149 250

9 Florua (F-) mg/L <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 1

10 Sulfat (SO42-) mg/L <10 <10 <10 <10 <10 <10 400

11 Xianua (CN-) mg/L <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 <0,003 0,01

12 Asen (As) mg/L <0,0005 0,0005 <0,0005 <0,0005 0,002 0,012 0,05

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 201

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN 09-

MT:2015/

BTNMT

Ngày 1/6/2021 Ngày 2/6/2021 Ngày 3/6/2021

NN1 NN2 NN1 NN2 NN1 NN2

13 Cadimi (Cd) mg/L <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,005

14 Chì (Pb) mg/L <0,0006 <0,0006 <0,0006 <0,0006 0,006 0,005 0,01

15 Crom VI (Cr6+) mg/L <0,0055 <0,0055 <0,0055 <0,0055 <0,0055 <0,0055 0,05

16 Đồng (Cu) mg/L <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,24 1

17 Kẽm (Zn) mg/L <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02 3

18 Niken (Ni) mg/L <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,02

19 Mangan (Mn) mg/L <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 0,5

20 Thủy ngân (Hg) mg/L <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 0,001

21 Sắt (Fe) mg/L <0,02 <0,02 0,24 <0,02 <0,02 1,4 5

22 Selen (Se) mg/L 0,0006 0,0006 <0,0006 <0,0006 <0,0006 <0,0006 0,01

23 Aldrin µg/I <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,1

24 Benzene

hexachloride (BHC) µg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,02

25 Dieldrin µg/l <0,04 <0,04 <0,04 <0,04 <0,04 <0,04 0,1

26

Tổng Dichloro

diphenyl

trichloroethane

(DDTs)

µg/I <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 202

TT Chỉ tiêu

thử nghiệm Đơn vị

Kết quả thử nghiệm QCVN 09-

MT:2015/

BTNMT

Ngày 1/6/2021 Ngày 2/6/2021 Ngày 3/6/2021

NN1 NN2 NN1 NN2 NN1 NN2

27 Heptachlor &

Heptachlorepoxide µg/l <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 0,2

28 Phenol mg/L <0,0003 <0,0003 <0,0003 <0,0003 <0,0003 <0,0003 0,001

29 Tổng hoạt độ phóng

xạ (**1) Bq/L 0,015 0,016 0,015 0,015 0,017 0,016 0,1

30 Tổng hoạt độ phóng

xạ (**1) Bq/L <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 <0,03 1

31 E.Coli(**4) MPN

/100mL

không

phát hiện

không

phát hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

32 Coliform(**4) MPN

/100mL

không

phát hiện

không

phát hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

không phát

hiện

không phát

hiện 3

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính kèm phần phụ lục)

Ghi chú: QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất (Bộ Tài nguyên môi trường).

Nhận xét: 32/32 chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân trong 03 đợt lấy mẫu đều nằm dưới giá trị giới hạn của QCVN 09-MT:2015/BTNMT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

203

C. Hiện trạng môi trường đất

Chỉ tiêu phân tích : As, Cd, Pb, Zn, Cu, Cr

Vị trí quan trắc:

Bảng 2.30.Vị trí quan trắc môi trường đất

TT Vị trí Diễn giải Tọa độ X Y

1 Đ1 Mẫu đất lấy dọc đường giao thông nội đồng của phường Dị Sử

2311504 5611294

2 Đ2 Mẫu đất dọc đường giao thông nội bộ xã Hưng Long

2312166 560674

Đ3 Mẫu đất lấy tại khu đất nuôi tôm, cá của phường Phùng Chí Kiên

2312617,5 563142,6

Thời gian lấy mẫu: 03 đợt khảo sát trùng với thời gian quan trắc môi trường

không khí, môi trường nước.

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất

Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

204

Bảng 2.31.Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

TT Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả QCVN 03-MT:2015/

BTNMT

Ngày 1/6/2021 Ngày 2/6/2021 Ngày 3/6/2021 Đất

công

nghiệp

Đất

nông

nghiệp

Đất

lâm

nghiệp

Đất

dân

sinh

Đất thương

mại, dịch

vụ Đ1 Đ2 Đ3 Đ1 Đ2 Đ3 Đ1 Đ2 Đ3

1 Asen

(As) mg/kg 6,91 8,77 6,51 0,46 8,77 9,55 7,5 8,5 7,0 25 15 20 15 20

2 Cadimi

(Cd) mg/kg 0,52 0,13 0,07 <0,1 0,4 0,09 <0,1 <0,1 <0,1 10 1,5 3 2 5

3 Chì (Pb) mg/kg 19,03 24,92 19,97 41,4 20,3 18,7 49 50,5 41,0 300 70 100 70 200

4 Đồng

(Cu) mg/kg 48,73 21,69 13,9 47,3 18,5 9,98 66 29,0 22,5 300 100 150 100 200

5 Kẽm

(Zn) mg/kg 164,9 54,92 41,6 188,9 55,7 42,8 120,8 61,3 50,5 300 200 200 200 300

6 Crom

(Cr) mg/kg 57,94 34,15 19,1 38,6 29,1 31,7 61 40,5 54 250 150 200 200 250

Nguồn: Phiếu kết quả phân tích của Trung tâm kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất (đính kèm phần phụ lục).

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 205

Ghi chú: QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về giới hạn

cho phép của kim loại nặng trong đất

Nhận xét:

-Đ1 là loại đất nông nghiệp. Các chỉ tiêu khi so sánh với QCVN 03

MT:2015/BTNMT đất nông nghiệp đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.

- Đ2 là loại đất lâm nghiệp. Các chỉ tiêu khi so sánh với QCVN 03

MT:2015/BTNMT đất lâm nghiệp đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.

-Đ3 là đất nuôi trồng thủy sản có các chỉ tiêu nằm thấp hơn giá trị giới hạn cho phép

của QCVN 03 MT:2015/BTNMT đất thương mại, dịch vụ.

2.2.1.4. Tổng hợp kết quả quan trắc

- Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước thải,

nước ngầm và đất ta thấy rằng:

+ Khu đất thực hiện dự án hiện có môi trường không khí khá trong lành.

+ Nước thải sau xử lý được lấy tại hồ bơm chứa nước thải sau xử lý có chất lượng

tốt, các chỉ tiêu đều thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT, cột A,

Kq=0,9, kf=0,9 trước khi xả vào kênh Trần Thành Ngọ.

+ Tại điểm tiếp nhận nước thải sau xử lý của trạm XLNT TT của KCN trên kênh

Trần Thành Ngọ, kênh còn tiếp nhận nước nước mưa và nước thải từ các đơn vị

khác từ phía thượng nguồn đổ về do đó có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.

Theo khảo sát thực tế cho thấy nước mặt đoạn tiếp nhận nước thải sau xử lý của

KCN Thăng Long II nước trong hơn.

+ Nước ngầm được lấy từ nhà dân trong xã Hưng Long và Phường Phùng Chí Kiên,

đánh giá bằng cảm quan nước khá trong. Theo kết quả phân tích các chỉ tiêu đều

nằm thấp hơn giá trị giới hạn cho phép của QCVN 09 -MT:2015/BTNMT. Hiện tại

người dân sử dụng cả 2 nguồn nước gồm nước sạch và nước giếng khoan.

- Như vậy với chất lượng môi trường như trên, địa điểm thực hiện dự án được đánh

giá là phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên.

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

2.2.2.1.Dữ liệu về tài nguyên sinh học

Đặc điểm tài nguyên sinh vật trên cạn

- Thảm thực vật: Khu vực dự án thuộc vùng đồng bằng nên thảm thực vật mang tính

chất của hệ sinh thái nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa. Ngoài lúa là một số loại

cây trồng khác như rau mùa, khoai tây với diện tích canh tác ít. Đu đủ, táo, nhãn là

những loại cây ăn quả chủ yếu trong vùng nhưng diện tích không đáng kể, cây mọc

tự nhiên dạng bụi hầu như không còn nữa do mở đường QL39 mới.

- Động vật: Thành phần các loại trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu các hộ chăn nuôi

gà, lợn, ngan, vịt, lượng trâu bò không nhiều. Các loại động vật hoang dã nghèo nàn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 206

chủ yếu các loại chim và thú nhỏ như chuột, chim sẻ … Hệ sinh thái nông nghiệp

còn có các loại như ếch, nhái, các loại bò sát như rắn ráo, rắn nước, thằn lằn và các

loại côn trùng. Trong vùng không có động vật hoang dã quý hiếm nào.

Đặc điểm hệ sinh thái kênh mương thủy lợi

- Hệ sinh thái kênh mương thủy lợi khu vực Dự án có đặc điểm như sau: động thực

vật trôi nổi có nhiều trong các kênh mương thủy lợi và trên các cánh đồng. Phù du

thực vật (Phytoplancton) chủ yếu là các loại tảo lục và tảo silic. Phù du động vật

(Zooplancton) chủ yếu là các nhóm Cladocera, Copepada … Thành phần sinh vật

hệ sinh thái các thủy vực kênh mương không phong phú.

-Về phù du động vật và động vật đáy:

+Nhóm Rotatoria: Brachisnus caliciflorus, Soplanchna sp, Lecome sp, Monootyla

sp, Polyarthra sp.

+Nhóm Cladocera: Diaphamosoma sp, Daphnia carinota, D. Bumholtfi,

Sinocenphalno sp, Moinadubia, Chydorus sp, Alona sp, Monospillus dispar

+ Nhóm Cyclopoida: Merocycloops leuckarti, Thermocyclops hyalinus, Eucyclops

serralutus, Paracyclops fimbriatus, Microcyclops varicano.

+ Nhóm Macrura: Macroloradiunus nipponense, M. Hainanense, Caridina serrata,

C. Nilotica Palaemonetes tonkinesis, P. Sinensis.

+ Nhóm Bradrvura Parathephnoa sinensis, P. Germanini

+ Và rất nhiều côn trùng và ấu trùng sống ở trong nước

-Về phù du thực vật:

Tại khu vực dự án thường gặp các giống loài điển hình của vùng đồng bằng như

Chamaesiphon incrustans, Cocconeis placentula, Nostochopsis lobatus, ở các ven

bờ sông thường gặp nhiều Sprirogyra zhifoides. Các giống tảo như Pediastzum,

Scendesmus, Cloterium, Cosmorium, Glococapoa, Fragilaria, Synedra… Ngoài ra

còn có các loại đặc trưng nhiệt đới như Oscillatoria poroznata, Phormidium

mucosum, Cymbella japonica, Achnomthes crenulata… Mật độ phù du ở đây rất

nghèo nàn và không có giá trị kinh tế.

2.2.2.2.Hiện trạng tài nguyên sinh vật

- Trong khu vực dự án, trên phần diện tích thực hiện KCN Thăng Long II (giai đoạn

3) chủ yếu là trồng lúa chiếm khoảng 70% diện tích.

- Ngoài ra còn có vườn cây lâu năm của người dân: cây nhãn, xoài, vải là chủ yếu.

- Chỉ có rất ít các ao được người dân đào nuôi tôm và cá.

Nhìn chung, tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án nghèo nàn, không có động vật,

thực vật quý hiếm.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 207

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu

vực thực hiện dự án

Đối tượng bị tác động:

o Đối tượng tự nhiên:

- Môi trường không khí trong và xung quanh KCN bị tác động bởi hoạt động ra vào

KCN; hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN (tác động tới môi trường

không khí từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN sẽ được đánh giá chi

tiết trong các hồ sơ môi trường mỗi Dự án theo quy định của Luật bảo vệ môi

trường hiện hành).

- Môi trường nước: kênh Trần Thành Ngọ nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý của Dự

án

- Môi trường đất: môi trường đất trong và xung quanh KCN sẽ bị tác động nếu nước

thải không được xử lý xả thải ra môi trường và khi các chất thải rắn sinh hoạt, chất

thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại không được thu gom, vận

chuyển, xử lý đúng theo quy định.

o Người dân ở phường Phùng Chí Kiên, phường Dị Sử, xã Xuân Dục và xã Hưng

Long bị thu hồi đất để thực hiện Dự án

o Thị xã Mỹ Hào nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung: Dự án hoàn thành và đi vào

vận hành sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thị xã Mỹ Hào và tỉnh Hưng Yên.

Yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022, Dự án có

chuyển đổi gần 133ha đất trồng lúa nước 02 vụ nên Dự án có yếu tố nhạy cảm về

môi trường

2.4.Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án

-KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) được triển khai tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh

Hưng Yên.

-Địa điểm thực hiện Dự án KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) được đánh

giá hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Dự án, thực hiện đúng

Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Hưng Yên về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, xác định: nhiệm vụ

trọng tâm là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 9% và đề ra giải pháp "Khẩn trương

hoàn thành thủ tục chấp thuận chủ trương mở rộng KCN Yên Mỹ II và KCN Thăng

Long II".

-Việc triển khai KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) sẽ mang tới những tác

động tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho khu vực Dự án nói riêng và tỉnh Hưng

Yên nói chung.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 208

Mục lục

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................. 150

2.1.1. Đặc điểm địa chất....................................................................................... 150

2.1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 151

2.1.3. Đặc điểm khí tượng .................................................................................... 151

2.1.3.1. Nhiệt độ .................................................................................................. 152

2.1.3.2. Độ ẩm không khí ..................................................................................... 152

2.1.3.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm ....................................................... 153

2.1.3.4. Số giờ nắng ............................................................................................. 153

2.1.3.5. Chế độ gió ............................................................................................... 154

2.1.3.6. Tốc độ gió ............................................................................................... 154

2.1.4. Điều kiện thời tiết bất thường ..................................................................... 154

2.1.5. Điều kiện thủy văn, hải văn ........................................................................ 154

2.1.5.1. Sông Bắc Hưng Hải ................................................................................ 154

2.1.5.2. Kênh ....................................................................................................... 155

2.1.5.3. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án ............................................ 156

2.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 156

2.1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của các xã/phường thuộc Dự án ................. Error!

Bookmark not defined.

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................... 165

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường ........................................................ 165

2.2.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực gần dự án ............................... 165

2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí .................... 189

2.2.1.3. Hiện trạng tiếng ồn, độ rung .................................................................... 193

2.2.1.4. Tổng hợp kết quả quan trắc ..................................................................... 205

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học ....................................................................... 205

2.2.2.1. Dữ liệu về tài nguyên sinh học ................................................................ 205

2.2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ................................................................. 206

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM

VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................... 207

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN ........... 207

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 209

Danh mục bảng

Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C) ................................ 152

Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) .................................... 152

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm ................................................... 153

Bảng 2.4. Số giờ nắng .......................................................................................... 153

Bảng 2.5. Tần suất bão ở Hưng Yên .................................................................... 154

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hưng Yên ............................. 154

Bảng 2.6. Mực nước ứng với các tần suất thiết kế tại một số vị trí trên lưu vực.... 155

Nguồn: Báo cáo tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống thoát nước KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) ..................................................................................................... 155

Bảng 2.7. Vị trí quan trắc thành phần môi trường do Công ty TLIPII thực hiện năm

2020..................................................................................................................... 165

Bảng 2.8. Chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2020 ..................... 170

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí xung quanh trong 6 tháng đầu năm

2021..................................................................................................................... 171

Bảng 2.10. Chất lượng nước ngầm lấy tại nhà dân năm 2020 và 6 tháng đầu năm

2021..................................................................................................................... 172

Bảng 2.11. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH1-

BH3 ..................................................................................................................... 174

Bảng 2.12. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH4-

BH6 ..................................................................................................................... 175

Bảng 2.13. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH7-

BH9 ..................................................................................................................... 176

Bảng 2.14. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH10-

BH12 ................................................................................................................... 177

Bảng 2.15. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II năm 2020 từ BH13-

BH16 ................................................................................................................... 179

Bảng 2.16. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu

năm 2021 từ BH1-BH7 ........................................................................................ 181

Bảng 2.17. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu

năm 2021 từ BH8-BH13 ...................................................................................... 182

Bảng 2.18. Chất lượng nước ngầm trong KCN Thăng Long II trong 6 tháng đầu

năm 2021 từ BH14-BH16 .................................................................................... 183

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 210

Bảng 2.19. Chất lượng nước thải trước xử lý và sau xử lý của trạm XLNT TT của

KCN Thăng Long II năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 .................................... 185

Bảng 2.20. Chất lượng nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ năm 2020 ............... 188

Bảng 2.21. Thiết bị quan trắc và phân tích ........................................................... 190

Bảng 2.22. Vị trí quan trắc môi trường không khí ................................................ 191

Bảng 2.23. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh ......................... 192

Bảng 2.24. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại khu vực dự án trong thời gian lập báo cáo

ĐTM .................................................................................................................... 193

Bảng 2.25. Kết quả quan trắc độ rung tại khu vực dự án trong thời gian lập báo cáo

ĐTM .................................................................................................................... 193

Bảng 2.26. Vị trí lấy mẫu nước ............................................................................ 195

Bảng 2.27. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của trạm XLNT TT

của KCN Thăng Long II ...................................................................................... 195

Bảng 2.28. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ .... 197

Bảng 2.29. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân ......................... 200

Bảng 2.30. Vị trí quan trắc môi trường đất ........................................................... 203

Bảng 2.31. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất...................................... 204

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 208

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái

Quá trình triển khai xây dựng Dự án, cụ thể là xây dựng KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) làm thay đổi cảnh quan khu đất thực hiện Dự án và cảnh quan khu vực

xung quanh Dự án, từ đất nông nghiệp, đất trồng cây là chủ yếu được chuyển đổi

thành đất công nghiệp. Việc thay đổi cảnh quan này xét trên nhiều khía cạnh sẽ có

những tác động khác nhau, tuy nhiên nhìn chung là những tác động tích cực và đều

nhận được sự đồng thuận từ UBND tỉnh, UBND địa phương nơi triển khai xây dựng

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) (phường Dị Sử, phường Phùng Chí Kiên và xã

Hưng Long, xã Xuân Dục) và người dân bị tác động trực tiếp từ việc triển khai xây

dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) (bị mất đất) vì dự án được triển khai sẽ giúp

cải thiện phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, cấp thoát

nước, thông tin liên lạc, truyền tải điện, xử lý nước thải, cấp nước sạch…) khu vực

xung quanh Dự án và tạo công ăn việc làm mới cho người dân xung quanh Dự án.

Việc triển khai xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có thể gây tác động

tiêu cực tới cảnh quan khu vực xung quanh Dự án là điều không tránh khỏi. Tác

động này chủ yếu diễn ra trong thời gian xây dựng. Quy hoạch tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 về việc

phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Thăng Long II mở rộng (giai

đoạn 3), tỷ lệ 1/2.000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã tính toán để giảm thiểu

tối đa những tác động xấu tới cảnh quan khu vực Dự án khi triển khai Dự án. Chính

vì vậy, sau khi Dự án được xây dựng xong và đi vào hoạt động, cảnh quan khu vực

Dự án dần dần sẽ ổn định và được cải thiện hơn trước khi chưa có Dự án.

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư

(1)Tác động của việc di dân, tái định cư

Hiện trạng khu đất KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) không có công trình kiến trúc,

không có nhà dân nên không gây ra hoạt động di dân, tái định cư.

(2)Tác động của việc chiếm dụng đất

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 209

Để thực hiện xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) cần thu hồi 132,0349

ha đất trồng lúa nước 2 vụ:

-Như đã trình bày tại phần mở đầu của báo cáo về sự phù hợp của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) với quy hoạch sử dụng đất, đất trồng lúa được chuyển đổi để xây

dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có năng suất trồng lúa thấp.

-Mặt khác, để đảm bảo an ninh lương thực khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử

dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng và ban

hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá

trị gia tăng và phát triển bền vứng tại Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày

12/11/2014 của UBND tỉnh Hưng Yên, trong đó đã đề ra các giải pháp nhằm tăng

hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo hướng ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học

kỹ thuật và đầu tư cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, tập trung cải tạo giống lúa để

nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị; phấn đấu đến năm 2020 năng suất bình quân

trên 66,5 tạ/ha/vụ. Theo số liệu thống kế báo cáo năm 2019 của tỉnh Hưng Yên, năng

suất trồng lúa năm 2019 đạt 64,06 tạ/ha (tăng 1,5 tạ/ha so với năm 2018, tổng sản

lượng lúa năm 2019 là 403.453 tấn. Với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp

theo Đề án, năng suất trồng lúa của tỉnh Hưng Yên đã tăng đều qua các năm và dự

kiến năm 2020 năng suất lúa sẽ đạt 66,5 tạ/ha theo đúng mục tiêu đã đề ra trong Đề

án. Tỉnh Hưng Yên xác định nhu cầu thóc của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 là gần

600.000 tấn và đến năm 2030 là 271.000 tấn, nên với sản lượng sản xuất lúa hàng

năm của tỉnh Hưng Yên hàng năm như trên, việc chuyển đổi đất trồng lúa để xây

dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ không ảnh hưởng lớn đến tổng sản lượng

và an ninh lương thực của tỉnh Hưng Yên.

- Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và

đầu tư xây dựng KCN thực tế đã chứng minh thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần so

với trồng lúa. Theo thông tin thu thập được, lao động địa phương làm nông nghiệp

có mức thu nhập từ trồng lúa là 700.000 vnđ – 2.000.000 vnđ/tháng; khi chuyển đổi

sang công nghiệp và làm công nhân lao động tại các nhà máy, mức lương của công

nhân lao động phổ thông đạt từ 6.000.000-7.000.000 đồng/tháng. Như vậy, việc

chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ nâng cao thu nhập cho người dân địa phương,

tạo công ăn việc làm ổn định và tăng giá trị sử dụng đất.

- Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất trồng lúa, trồng cây lâu năm sang đất công nghiệp

sẽ gây ra một số các tác động tiêu cực như sau:

+ Làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp của khu vực thực hiện Dự án. Việc

thu hồi đất sẽ làm mất diện tích đất canh tác của các hộ dân của ở đây, dẫn đến giảm

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 210

thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp; đặc biệt là các hộ dân bị thu hồi 100% đất

canh tác sẽ chịu tác động tiêu cực lâu dài đến cuộc sống vì không kịp thích ứng và

chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, do KCN Thăng Long II – giai đoạn 3 đã được

phê duyệt Quy hoạch nên phần lớn những người dân trong khu vực đều đã có thông

tin cơ bản về KCN Thăng Long II – giai đoạn 3 nên khi tiến hành chuyển đổi sẽ

không gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người dân.

+Chuyển dịch cơ cấu lao động: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, theo đó sẽ ảnh hưởng đến công

ăn việc làm của người dân bị thu hồi đất. Các hộ dân bị mất đất chủ yếu là lao động

phổ thông, trình độ đào tạo nghề không đồng đều nên việc tìm kiếm việc làm là rất

khó khăn nếu không được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp.

Khi không có việc làm sẽ làm gia tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp, đi cùng với nghèo

đói là gia tăng các tác động xã hội tiêu cực.

+Tác động đến hệ sinh thái: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khi

thực hiện các hạng mục dự án sẽ có tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện có.

Tuy nhiên, tác động đến hệ sinh thái được đánh giá ở mức độ nhỏ do đây là hệ sinh

thái nông nghiệp thường xuyên bị tác động bởi hoạt động canh tác của con người.

Để thực hiện xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) cần di dời khoảng 17

ngôi mộ. Các ngôi mộ này đều là mộ đã sang cát và qua các cuộc họp tham vấn cộng

đồng tại xã/phường thấy rằng người dân đều đã nắm được thông tin này nên việc di

dời mộ để thực hiện Dự án chấp nhận được.

Toàn bộ công tác đền bù, GPMB sẽ do Ban GPMB của thị xã Mỹ Hào và tỉnh Hưng

Yên thực hiện đo đạc, lên phương án và triển khai thực hiện sau khi được UBND

phê duyệt phương án đền bù, GPMB. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chi trả theo quyết

định đã được phê duyệt.

3.1.1.3.Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

A.Nguồn gây tác động

Nguồn gây tác động chính có liên quan và không liên quan đến chất thải của hoạt

động giải phóng mặt bằng như sau:

Bảng 3.1.Nguồn gây tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

Hoạt động của dự án Nguồn gây tác động

Liên quan

đến chất thải

Không liên quan

đến chất thải

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 211

Hoạt động phát quang

thảm thực vật trong khu

vực Dự án; hoạt động di

dời mồ mả

- Bụi, khí thải từ các

phương tiện sử dụng để

phát quang thảm thực vật

và san lấp tạo mặt bằng

- Lượng sinh khối phát

sinh do phát quang thảm

thực vật

- Tiếng ồn

- Rủi ro về bom mìn, vật

liệu nổ

Vận chuyển nguyên vật

liệu san nền và máy móc

thiết bị phục vụ hoạt

động san nền

- Bụi, khí thải phát sinh

từ hoạt động vận chuyển

cát san nền

- Nước mưa chảy tràn

-Tiếng ồn

B.Đánh giá tác động

(1)Tác động liên quan tới chất thải

(1a)Đánh giá tác động tới môi trường không khí

(a) Đánh giá tác động từ hoạt động vận chuyển cát san nền

Công tác thi công san nền tạo mặt bằng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sẽ kéo

theo các ảnh hưởng tới môi trường không khí.

o Theo phương án thi công san nền đã trình bày tại chương 1 của báo cáo, cát được

vận chuyển chủ yếu bằng ô tô tải 16 tấn từ các mỏ cát được phép khai thác trong

tỉnh Hưng Yên theo tuyến đường tỉnh lộ 387 và đường 69 vào khu vực xây dựng

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Trong quá trình hoạt động các phương tiện này

sẽ phát sinh các chất ô nhiễm chính như bụi, CO, NOx, SO2 và các chất hữu cơ bay

hơi khác (VOCs).

o Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lưu

lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và loại nhiên liệu sử dụng.

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở “Hệ thống ô nhiễm” do cơ

quan BVMT Mỹ (USEPA) và tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập như trình bày

tại bảng 3.2.

o Khối lượng cát san nền của việc xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

khoảng 3,2 triệu tấn quy ra khoảng 200.000 lượt xe (tải trọng 16 tấn/xe) tiêu chuẩn

lưu thông ra vào khu vực dự án. Tổng thời gian san nền là là 12 tháng tương ứng với

300 ngày. Thời gian vận chuyển tạm tính là 8h/ngày. Số chuyến vận chuyển nguyên

vật liệu lớn nhất trong 1 ngày là 200.000 /300 ngày = 666 chuyến (xe)/ngày. Số

chuyến xe chạy trong 1 giờ/ngày là 666 chuyến/8= 83 chuyến xe.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 212

o Công thức tính tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển

như sau:

Tải lượng (kg/ngày) =Hệ số ô nhiễm (kg/1000.km) x Quảng đường (km) x Số lượt

xe chạy trong 1 ngày

Tuyến đường vận chuyển gồm 2 tuyến đường chính là đường 69 và đường tỉnh lộ

387 nên hệ số ô nhiễm sẽ được tính toán cho trọng tải xe từ 3,5-16 tấn đối với đường

vận chuyển trong thành phố. Ước tính quãng đường vận chuyển cát san nền đến khu

vực dự án khoảng 50km.

o Tổng hợp kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2.Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển cát san nền

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm

(kg/1.000km.h)

Tải lượng ô nhiễm

(mg/m.s)

1 Bụi tổng số 0,9 3.735 1,04

2 SO2 4,29S 8,9 0,0025

3 NO2 1,18 4.897 1,36

4 CO 6 24.900 6,92

5 VOC 2,6 10.790 2,997

Ghi chú: S=0,05%

o Tính toán khuyếch tán ô nhiễm

Đặc điểm phát tán bụi và khí SO2, NO2, CO,.. theo không gian và thời gian thông

thường được xác định bằng phương pháp Sutton dựa trên lý thuyết Gauss áp dụng

cho nguồn đường:

)/(2

)(exp

2

)(exp8.0

3

2

2

2

2

mmgu

hzhzE

Cz

zz

Trong đó:

C – Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3)

E – tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m/s)

z – độ cao của điểm tính toán (m); chọn z=1,5m

h – độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5(m)

u – tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s), u =1,5 (m/s) (mùa hè) và u=3 m/s (mùa

đông)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 213

z - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m)

Hệ số khuếch tán z ở công thức trên phụ thuộc vào sự khuếch tán ban đầu của khí

thải từ các phương tiện tham gia giao thông trên đường được giả thuyết là phụt thành

luồng.

Giá trị của hệ số khuếch tán theo phương ngang được tính toán Slade với sự ổn định

của khí quyển là B theo khoảng cách X(m) từ điểm tính toán đến nguồn ô nhiễm

theo chiều gió được tính theo công thức

73,053,0 Xz

-Với giả thiết cấp ổn định của khí quyển ở khu vực dự án như sau:

+ Về mùa Hè, ở khu vực dự án cấp ổn định của khí quyển được xác định dựa trên

tốc độ gió trung bình, cường độ bức xạ mặt trời và độ mây (cấp B).

+ Về mùa Đông, ở khu vực dự án cấp ổn định của khí quyển được xác định dựa trên

tốc độ gió trung bình, cường độ bức xạ mặt trời và độ mây (cấp B).

Tuyến đường tính toán là tuyến đường 69 và đường tỉnh lộ 387 là tuyến vận tải chính

do đó đây là đoạn có nồng độ các chất ô nhiễm lớn nhất. Chọn đối tượng tính toán

là bụi tổng số (TSP) vì đây là tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường tự

nhiên và sức khỏe con người do hoạt động vận chuyển. Nồng độ bụi từ quá trình vận

chuyển nguyên vật liệu trên tuyến đường này được xác định như sau:

Bảng 3.3.Kết quả dự báo nồng độ bụi TSP trên các tuyến đường vận chuyển

theo phương pháp của Sutton

Khoảng cách x

(m)

Nồng độ bụi (mg/m3) QCVN

05:2013/BTNMT Mùa hè Mùa đông

10 0,13 0,079

0,3

15 0,1 0,062

20 0,088 0,052

25 0,076 0,045

30 0,067 0,04

35 0,06 0,036

40 0,055 0,033

45 0,051 0,03

50 0,047 0,028

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 214

Bảng trên là nồng độ bụi phát sinh do hoạt động vận tải của Dự án, để đánh giá nồng

độ bụi cần tính thêm ảnh hưởng của môi trường nền tại khu vực tuyến đường vận

chuyển. Theo đó, nồng độ bụi thực tế được tính toán theo công thức sau:

C =Cgt + C0

Trong đó:

C: nồng độ của bụi tổng số (TSP) tính trung bình 1 giờ (mg/m3);

Cgt: nồng độ bụi tổng số tính toán theo phương phápcủa Sutton(mg/m3);

C0: nồng độ bụi tổng số (TSP) nền tại khu vực Dự án, nồng độ nền dựa trên

giá trị trung bình quan trắc tại vị trí gần tuyến đường vận chuyển của Dự án (mg/m3);

Theo kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh dự án về phía hướng xe

vận chuyển từ đường 69 đi vào khu vực dự án và trên đường tỉnh lộ 387- Mẫu khí

xung quanh khu vực dự án (ký hiệu trên phiếu kết quả phân tích thực hiện trong quá

trình lập báo cáo ĐTM – Kxq1 và Kxq3) có nồng độ bụi lơ lửng lớn nhất trong 3 đợt

quan trắc tại 02 vị trí này lần lượt là 0,178 mg/m3 và 0,182 mg/m3.

Nồng độ bụi tổng số trên tuyến đường vận chuyển được thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 3.4. Kết quả dự báo nồng độ bụi trên tuyến đường vận chuyển

Khoảng cách x (m)

Nồng độ bụi (mg/m3) trên đường 69

Nồng độ bụi (mg/m3) trên đường tỉnh lộ 387

QCVN 05:2013/BTNMT

Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông

10 0,288 0,257 0,292 0,261

0,3

15 0,28 0,240 0,284 0,244

20 0,26 0,230 0,264 0,234

25 0,25 0,223 0,254 0,227

30 0,24 0,218 0,244 0,222

35 0,238 0,214 0,242 0,218

40 0,233 0,211 0,237 0,215

45 0,229 0,208 0,233 0,212

50 0,225 0,206 0,229 0,210

Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh;

Nhận xét:

Qua số liệu tính toán bằng phương pháp trên cho thấy: Nồng độ bụi trong quá trình

vận chuyển nguyên vật liệu san nền của Dự án phát sinh từ các phương tiện giao

thông nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 215

- Các xe vận chuyển cát san nền trên đường đến khu vực xây dựng KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) và sau khi ra khỏi khu vực xây dựng KCN Thăng Long II (giai đoạn

3) sẽ cuốn theo bụi bẩn trên đường. Tuy nhiên, các xe ra vào tại các thời điểm khác

nhau trong ngày, khu vực xe chạy có không gian rộng thoáng nên bụi phát sinh này

phát tán nhanh vào môi trường không khí nên không gây ra ô nhiễm cục bộ, ít gây

ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó việc phát sinh bụi

trên đường vận chuyển này khó có thể định lượng do sự cộng hưởng bụi phát sinh

từ các phương tiện khác trên đường giao thông, nên báo cáo không tính toán lượng

bụi phát sinh trên đường vận chuyển.

Tuy nhiên, Chủ đầu tư vẫn sẽ yêu cầu Nhà thầu tuân thủ đúng các quy định của pháp

luật và các cam kết thực hiện các biện pháp BVMT để giảm thiểu tối đa lượng bụi

phát sinh.

(b). Đánh giá, dự báo tác động từ các thiết bị, máy móc trên công trường

Tác động tới môi trường không khí bị gây ra bởi việc sử dụng các máy móc trong

quá trình san nền được trình bày dưới đây.

o Thiết bị san nền sử dụng là máy ủi 140CV và máy xúc.

o Tải lượng các chất ô nhiễm được xác định theo công thức:

E = B x K

Trong đó :

E – Tải lượng chất ô nhiễm (g/s).

B – Lượng nhiên liệu tiêu thụ của thiết bị (kg/h).

K – Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ (kg/tấn).

Bảng 3.5.Hệ số ô nhiễm K

Thiết bị Hệ số ô nhiễm (kg/tấn NL)

TSP CO SO2 NO2 HC

Máy ủi 140CV 16 9 6 33 20

Máy xúc 16 9 6 33 20

Nguồn : Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution –Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, 1993.

o Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình san nền như sau:

Bảng 3.6.Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình san nền của dự án

Thiết bị Nhiên liệu (kg/h) Tải lượng chất ô nhiễm (kg/h)

TSP CO SO2 NO2 HC

Máy ủi 140CV 42l/hx4x0,8x2=268,8 4,3 2,42 1,61 8,87 5,38

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 216

Thiết bị Nhiên liệu (kg/h) Tải lượng chất ô nhiễm (kg/h)

TSP CO SO2 NO2 HC

Máy xúc 42l/hx4x0,8x2=268,8 4,3 2,42 1,61 8,87 5,38

Cộng (kg/h) 8,6 4,84 3,23 17,74 10,75

Cộng (g/s) 2,39 1,34 0,9 4,93 2,99

Ghi chú : Tỷ trọng của dầu diezen là 0,8g/cm3= 0,8kg/l

o Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san nền :

Sử dụng Công thức toán học của Gifford & Hanna để xác định nồng độ trung bình

của chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình san nền dự án như sau:

uH

ElCoC

310 , mg/m3

Trong đó:

C – Nồng độ chất ô nhiễm, mg/m3.

Co – Nồng độ nền trong không khí vùng tính toán, mg/m3.

E – Tải lượng phát thải chất ô nhiễm, g/m2.s

l – Chiều dài của vùng tính toán, m (chiều dài lớn nhất san nền).

u – Tốc độ gió trung bình tại khu vực, m/s.

H – Độ cao hòa trộn của khí quyển, m.

Từ tải lượng bụi phát sinh trong quá trình san nền như đã tính toán trong các bảng

trên, khu vực dự án có 2 hướng gió chính là hướng gió Đông Nam về mùa hè và theo

hướng gió Đông Bắc về mùa đông, tốc độ gió trung bình ở khu vực về mùa hè là 1,5

m/s và về mùa đông là 3 m/s độ cao hòa trộn của khí quyển ở khu vực là 10m, nồng

độ bụi nền trung bình của khu vực dự án là Co=0,172 mg/m3 (chương 2 của báo

cáo). Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san nền của dự án được tính toán như

sau :

Bảng 3.7. Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san nền của dự án

Chế độ tính toán

Các thông số tính toán Nồng độ bụi (mg/m3)

TCCP (mg/m3) Co (mg/m3) E (g/m2.s) l (m) u (m/s) H (m)

Mùa đông 0,172 2,65.10-8 2.000 1,5 10 0,1755 6

Mùa hè 0,172 2,65.10-8 2.000 3 10 0,1738 6

Ghi chú : TCCP – QĐ 3733/2002/BYT Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế, 2002. Diện tích san nền của dự án là 180,5 ha = 1.805.000 m2

Từ số liệu tính toán tại bảng trên cho thấy, nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san

nền của dự án về mùa hè và về mùa đông đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy

định của Tiêu chuẩn vệ sinh lao động Bộ Y tế QĐ 3733/2002/BYT là 6 mg/m3.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 217

o Sự phát tán các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh :

Sự phát tán của bụi và các chất khí độc hại từ hoạt động san nền được xác định theo

nồng độ các chất ô nhiễm ở cuối hướng gió như sau:

u

ECx

z 2/1)2(

2 , mg/m3

Trong đó :

E – Tải lượng chất ô nhiễm trên đơn vị dài của nguồn thải, g/ms.

z – Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z, m.

u – Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án, m/s.

Từ tải lượng các chất ô nhiễm đã xác định trong các bảng trên, tính toán nồng độ

của bụi và các chất khí ở khoảng cách 50m, 100m, 150m và 200m theo chiều gió

thổi. Kết quả tính toán cho giai đoạn san nền của dự án được trình bày trong bảng

sau :

Bảng 3.8.Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ quá trình san nền

Chế độ tính toán

Khoảng cách (m)

Hệ số αz (m)

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3)

TSP CO SO2 NO2 HC

Mùa đông

50 10 0,00147 0,000823 0,000553 0,003 0,00184

100 15 0,000489 0,000274 0,000184 0,001 0,000612

150 20 0,000245 0,000137 0,000092 0,0005 0,000306

200 30 0,000122 0,000069 0,000046 0,00025 0,000153

Mùa hè

50 10 0,0016 0,000891 0,000599 0,0033 0,00199

100 15 0,00053 0,000297 0,0002 0,001 0,000663

150 20 0,000265 0,000149 0,0001 0,00055 0,000331

200 30 0,000132 0,000074 0,00005 0,00027 0,000166

QCVN 05:2013/BTNMT 0,3 30 0,35 0,2 -

Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh trung bình 1 giờ.

Nhận xét:Từ số liệu tính toán trong bảng trên cho thấy, nồng độ của bụi và các chất

khí phát sinh từ quá trình san nền của dự án về mùa hè và về mùa đông nằm dưới

giới hạn cho phép đối với môi trường xung quanh theo quy định của QCVN 05-

2013/BTNMT ở khoảng cách từ 50m trở lên theo chiều gió thổi.

(1b). Đánh giá tác động tới môi trường nước

Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn san nền gồm: nước thải sinh hoạt và nước

mưa chảy tràn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 218

(a). Nước thải sinh hoạt

- Trong quá trình san nền KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) dự kiến có 50 công nhân

tham gia.

+ Định mức sử dụng nước theo tiêu chuẩn xây dựng là 100 lít/người.ngày.

- Lượng thải được tính bằng 80% lượng sử dụng, tuy nhiên lượng nước thải sinh

hoạt thải ra không đều, thay đổi theo thời gian và theo mùa trong năm, như vậy lượng

nước thải sinh hoạt là:

Vthải = 80% x 50 x 100/1.000 = 4 m3.

- Thành phần nước thải sinh hoạt chứa các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ và các

vi sinh vật, có thể gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và cảnh quan nếu không

được xử lý tốt.

o Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân trên công trường, chủ

yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các

chất dinh dưỡng (NO3-, PO4

3-) và các vi sinh vật, …

o Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

Bảng 3.9.Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh tính toán cho

1 người/ngày

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

Vi sinh (MPN/100 ml)

BOD5 COD TSS Tổng N Tổng P

45 - 54 72 - 102 70 - 145 6 - 12 0,8 - 4,0

Tổng Coliform 106 - 109

o Từ bảng trên cho thấy nước thải sinh hoạt của các công nhân hoạt động trên công

trường mặc dù không quá lớn (4 m3/ngày) nhưng mức độ ô nhiễm đối với các thông

số tính toán là khá cao. Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước

thải được trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

TT Các đại

lượng

Tải lượng

(g/ngày)

Nồng độ (mg/l) QCVN

14:2008/BTNMT, cột B

1 BOD5 2.250-2.700 703.125-843.750 50

2 COD

3.600-5.100 1.125.000-

1.593.750

-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 219

3 TSS

3.500-7.250 1.093.750-

2.265.625

100

4 Tổng N 300-600 93.750-187.500 -

5 Tổng P 40-200 12.500-62.500 -

6 Tổng

Coliform

50.106 –

50.109

15,6.109-15,6.1012 5.000

Theo bảng trên nước thải nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ

làm gia tăng ô nhiễm lớn đối với nguồn tiếp nhận nước thải chung của khu vực dự

án. Do vậy, nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn san nền

chủ đầu tư sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được trình bày tại mục 3.1.2 tại

báo cáo.

(b)Nước mưa chảy tràn

Theo Giáo trình Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản – PGS.TS. Trần

Đức Hạ - Chủ biên, lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực Dự án được tính toán

theo công thức sau: Q = 0,278 x Ψ x h x F (m3/s)

Trong đó:

-Q: Lưu lượng tính toán (m3/s);

-0,278: Hệ số quy đổi đơn vị;

-F: Diện tích lưu vực thoát nước mưa (lưu vực thoát nước mưa lớn nhất được tính

cho toàn bộ diện tích khu đất Dự án có hoạt động san nền là KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3) là 180,5ha = 1.805.000 m2);

-Ψ: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc đặc điểm mặt phủ, độ dốc mặt đất. Đối với khu công

nghiệp có thể lấy từ 0,65 đến 0,85. Chọn Ψ = 0,75;

-h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán (mm/h). Theo Bảng 2.3. Lượng

mưa trung bình các năm, lượng mưa trung bình cao nhất trong 1 tháng là 569,9 mm

(tháng 7). Cường độ mưa trung bình được tính bằng tỷ số chiều cao lớp nước mưa

rơi xuống với thời gian mưa.

-Chọn chiều cao lớp nước mưa rơi xuống là lượng mưa trung bình cao nhất 569,9

mm/tháng, thời gian mưa là khoảng thời gian có mưa liên tục, chọn thời gian mưa

là 8h nên h = 569,9/8 = 71,24 mm/h

Vậy lưu lượng nước mưa lớn nhất ở khu vực dự án là:

Q = 0,278 x 0,75 x 71,24 x 180,5 = 7,45 (m3/s)

Thải lượng cặn: Trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ

trên bề mặt từ những ngày không mưa. Lượng chất bẩn tích tụ trong một khoảng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 220

thời gian trên diện tích dự án được xác định theo công thức:

M = Mmax .[1 - exp (-kz.T)]. F (kg)

Trong đó:

- Mmax: Lượng bụi tích luỹ lớn nhất sau thời gian không có mưa T ngày.Đối với khu

công nghiệp có mật độ giao thông lớn, chọn Mmax = 200 kg/ha.

- kz: Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực, kz = 0,4 ngày-1.

- T : Thời gian tích luỹ chất bẩn, T = 15 ngày.

- F : Diện tích lưu vực thoát nước mưa; 180,5 ha.

Vậy thải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa là:

M = 200[1 - exp ( - 0,415)] 180,5 = 36.010,52 (kg).

Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày sẽ là 36.010,52kg. Lượng

chất bẩn này sẽ theo nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án gây tác động không

nhỏ tới nguồn nước trong khu vực nếu không có biện pháp quản lý, giảm thiểu.

(1c) Đánh giá tác động do chất thải rắn

(a) Lượng đất hữu cơ phải bóc tách

Theo hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp và trồng cây trong dự án là

132,0349+1,0461+13,8114+0,4621+1,02 = 148,3745 ha = 1.483.745 m2. Độ dày

đào đất bóc tách hữu cơ là 0,3 m, lượng đất hữu cơ phải bóc tách là:

1.483.745 m2 × 0,3 m = 445.123,5 m3

Vậy tổng lượng đất hữu cơ phải bóc tách của dự án là: 445.123,5 m3

(b) Khối lượng thảm thực vật thải bỏ

Diện tích phát quang chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp (đất trồng lúa 2 vụ) và

khu vực đất trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chi tiết được tính toán cụ thể

như sau:

Khối lượng thảm thực vật tính toán trên diện tích đất nông nghiệp

Các loại cây trồng trên phần diện tích trên chủ yếu là gốc rơm rạ và các loại cây bụi

khác.

-Ước tính khối thực vật phát sinh do quá trình phát quang đất nông nghiệp như sau:

Theo như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) vừa phối hợp với Viện

nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thì 1 ha đất trồng lúa có 10 tấn gốc rơm rạ.

-Phần diện tích đất trồng lúa trong khu vực dự án là: 132,0349 ha thì lượng CTR

phát sinh từ quá trình phát quang gốc rơm rạ ước tính là khoảng 132,0349 x 10 tấn

= 1.320,349 tấn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 221

-Ước tính khối lượng bụi phát sinh theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới

(WHO) khoảng 132,0349 kg. Tuy nhiên, do đặc tính là bụi có kích thước lớn nên

lượng bụi trên sẽ nhanh chóng rơi lắng xuống đất và ít gây tác động cho người lao

động.

-Để hạn chế ảnh hưởng đến các hộ dân, sau khi kết thúc vụ mùa, chủ dự án sẽ thông

báo trên các phương tiện truyền thông để các hộ dân ngừng tiến hành gieo cấy trên

phần diện tích sử dụng cho Dự án, đồng thời tiến hành chi trả tiền đền bù cho các hộ

ảnh hưởng. Sau khi chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng, chủ dự án sẽ thuê lao động

địa phương phát quang thảm thực vật còn lại trên phần diện tích dự án. Chủ dự án

sẽ để người dân địa phương tận thu các loại cây, gốc rơm rạ này làm chất đốt, thức

ăn cho gia súc. Phần còn lại sẽ được thu gom thành đống, phơi khô và được Công ty

thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.

Khối lượng sinh khối phát sinh từ việc phát quang thảm thực vật

o Thực vật chủ yếu trong khu đất thực hiện Dự án là cây ăn quả như cây vải, xoài,

nhãn, ổi.... Tổng diện tích đất trồng cây trong khu vực dự án là 1,4821 ha = 14.821

m2.

o Tính toán được khối lượng sinh khối thực vật được tính theo công thức:

M = S*k (*) Trong đó:

M: Khối lượng sinh khối thực vật, kg

S: Diện tích khu vực tính toán (m2)

k: Hệ số sinh khối thực vật

o Hệ số sinh khối thực vật tham khảo số liệu điều tra về sinh khối của 1m2 loại thảm

thực vật theo cách tính của Ogawa và kato như sau:

Bảng 3.11. Sinh khối của 1m2 loại thảm thực vật

Loại sinh khối

Lượng sinh khối (kg/m2)

Thân Cành Lá Rễ Cỏ dưới

tán cây

Tổng

Cây ăn quả - 2,02 0,75 0,94 0,51 4,22

o Dựa vào công thức (*). Tổng khối lượng sinh khối phát sinh trong quá trình chuẩn

bị mặt bằng thực hiện Dự án là:

M = 14.821 x 4,22 = 62.544,62 (kg) ~ 62,544 tấn

o Tác động do khối lượng sinh khối phát sinh:

-Khối lượng thực vật cần dọn dẹp khoảng 62,544 tấn không quá lớn. Tuy nhiên, nếu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 222

lượng sinh khối này không được thu gom, xử lý triệt để sẽ chiếm chỗ, gây mất cảnh

quan khu vực và làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

- Do diện tích trồng cây lâu năm và cây khác trong dự án ít chiếm khoảng 0,83% so

với tổng diện tích của dự án, do vậy việc phát quang tiến hành đồng thời với giai

đoạn san nền.

-Đặc trưng ô nhiễm do thảm thực vật phát quang chủ yếu là các loại xác thực vật

hữu cơ dễ phân hủy sinh học, dễ thối rữa, cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn, do đó

khi không được thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để có khả năng gây ra những tác

động đối với môi trường , bao gồm:

+ Tác động xấu đối với mỹ quan môi trường khu vực thi công do sự tồn tại trên bề

mặt công trường.

+ Phát sinh mùi do quá trình phân hủy xác thực vật, cuốn trôi theo nước mưa chảy

tràn gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

+ Các chất thải do phân hủy xác thực vật có khả năng trở thành nguồn lưu giữ và

nuôi dưỡng mầm bệnh, vi khuẩn, virus dễ nảy sinh dịch bệnh.

(c) Chất thải rắn sinh hoạt

Trong giai đoạn thi công san nền, chất thải rắn phát sinh không đáng kể, chủ yếu là

rác thải sinh hoạt của công nhân phục vụ và thi công san nền. Dự báo tải lượng chất

thải rắn sinh hoạt phát sinh theo ngày được tính theo định mức phát thải khoảng 0,3-

0,5 kg/người/ngày, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của dự án như sau:

100 người x 0,5 kg/người/ngày = 50 kg/ngày

(d) Chất thải phát sinh từ việc di dời mồ mả

17 ngôi mộ trong khu vực dự án thuộc địa phận phường Phùng Chí Kiên. Chính

quyền địa phương sẽ làm việc với các gia đình để các gia đình tự di dời mồ mả. Chủ

dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để hỗ trợ đối với việc di dời

mồ mả này.

Do các gia đình tự di dời mồ mả và thu dọn sau khi di dời nên quá trình di dời mồ

mả không được tính vào trong phạm vi của báo cáo và không phát sinh chất thải.

CĐT sẽ làm việc cùng chính quyền địa phương để thực hiện giám sát quá trình di

dời mồ mả của các hộ dân để đảm bảo chất thải được thu dọn triệt để.

(2)Tác động không liên quan tới chất thải

(2a)Tiếng ồn

Trong quá trình thi công san nền, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc san ủi

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 223

mặt bằng. Mức độ gây tiếng ồn của các thiết bị sử dụng trong quá trình san nền như

sau:

Bảng 3.12. Mức ồn gây ra do hoạt động của các phương tiện san nền

Phương tiện san nền Mức ồn cách 1,5m

Mức ồn cách 100m

Mức ồn cách 200m

Máy ủi 108CV-140 CV 91 71,5 66,5

Máy xúc 93 73,5 68,5

QCVN 26:2010/BTNMT

(áp dụng với khu vực thông thường từ 6h-21h)

70 70 70

Ghi chú : QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Từ số liệu trong bảng trên thấy rằng, máy ủi và máy xúc sẽ gây tiếng ồn tới môi

trường xung quanh trong phạm vi 1,5 m và 100 m trong quá trình san nền. Quá trình

khảo sát khu vực Dự án trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,

thấy rằng khu dân cư gần nhất cách khu vực Dự án từ 250-300 m về phía Nam và

phía Bắc của Dự án.

(2b) Tác động từ quá trình rà phá bom mìn và vật liệu nổ

Nhằm đảm bảo an toàn khi thi công Dự án cũng như vận hành sau này, Chủ dự án

sẽ thuê các đơn vị công binh có năng lực của Bộ Quốc phòng hoặc Ban chỉ huy quân

sự tỉnh Hưng Yên để tiến hành rà phá bom mìn và vật liệu nổ trên toàn bộ mặt bằng

các khu đất thực hiện mở rộng của Dự án. Với kỹ thuật hiện đại và tiên tiến như hiện

nay thì việc tiến hành rà phá bom mìn không phức tạp. Tuy nhiên, nếu rà phá bom

mìn không được tiến hành cẩn thận và không do đơn vị chuyên môn sẽ gây ra hậu

quả nghiêm trọng, thiệt hại về người, tài sản và có thể gây hậu họa trong tương lai.

Quá trình này có thể phát sinh ra các loại bom mìn và vật liệu nổ còn sót và sẽ được

đơn vị thực hiện xử lý an toàn. Sau khi xử lý an toàn, với vật liệu chủ yếu là sắt,

thép,... thì các loại chất thải này sẽ được thu gom và xử lý theo quy định. Đơn vị thu

gom và xử lý là đơn vị công binh thực hiện rà phá bom mìn

3.1.1.4.Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động khai thác vật liệu xây dựng

Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án không thuộc phạm vi đánh giá

tác động trong báo cáo này.

3.1.1.5.Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc thiết bị

Hoạt động này sẽ được đánh giá tác động lồng ghép khi đánh giá, dự báo tác động từ

hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự án tại mục 3.1.1.6 của báo cáo.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 224

3.1.1.6. Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động thi công các hạng mục công trình

của Dự án

Trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình của Dự án, các hoạt động xây

dựng bao gồm:

- Xây dựng hệ thống đường giao thông trên diện tích 180,5 ha.

- Xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa trên diện tích 180,5 ha; thi công điều

chỉnh chuyển hướng kênh Trần Thành Ngọ (phần đi qua khu vực TLIPII-Giai đoạn

3) có diện tích 2,8150ha; thi công điều chỉnh phần kênh Hồ Chí Minh tiếp giáp ranh

giới KCN Thăng Long II Giai đoạn 2 và KCN Thăng Long II Giai đoạn 3 bao gồm

kênh, hành lang bảo vệ kênh và đường vận hành có diện tích 5,460ha.

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải trên diện tích 180,5 ha; thi công đấu nối hệ

thống thoát nước thải của Dự án với trạm xử lý nước thải tập trung hiện hữu của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2); xây dựng 02 đơn nguyên tiếp theo của trạm

xử lý nước thải tập trung có tổng công suất 18.000 m3/ngày.đêm.

- Xây dựng hệ thống cấp nước trên diện tích 180,5 ha; thi công đấu nối hệ thống cấp

nước từ hệ thống cấp nước hiện hữu của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) tới

Dự án; xây dựng 03 module tiếp theo của trạm xử lý nước cấp có tổng công suất

15.000 m3/ngày.đêm.

- Xây dựng hệ thống cấp điện trên diện tích 180,5 ha; thi công đấu nối hệ thống cấp

điện từ trạm biến áp hiện hữu của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) tới Dự án;

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trên diện tích 180,5 ha

- Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy trên diện tích 180,5 ha

- Trồng cây xanh trên diện tích 180,5 ha

A.Nguồn gây tác động của dự án

Nguồn gây tác động có liên quan và không liên quan đến chất thải trong giai đoạn

này được trình bày tại bảng dưới đây như sau:

Bảng 3.13. Nguồn gây tác động từ hoạt động thi công các hạng mục công trình

của Dự án

Hoạt động xây dựng các hạng mục của dự

án

Nguồn gây tác động

Liên quan đến chất thải Không liên quan đến chất thải

Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị xây dựng

- Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển

- Tiếng ồn

- Cản trở giao thông đi lại

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 225

Tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu phục vụ thi công

Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm

Xây dựng các hạng mục của dự án và đấu nối với hệ thống hạ tầng của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) như: hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước ….

- Bụi, khí thải phát sinh do thi công các hạng mục

- Nước mưa chảy tràn

- Nước thải xây dựng

- Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải nguy hại: Dầu mỡ thải, vỏ hộp sơn…

- Tiếng ồn

- Ô nhiễm nhiệt do quá trình cắt, hàn…

- Tai nạn lao động

- Cản trở giao thông đi lại

Hoạt động của công nhân tại công trường

-Mùi, khí thải từ hoạt động sinh hoạt

-Nước thải sinh hoạt

-Chất thải rắn sinh hoạt

- Tệ nạn xã hội

- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương

B. Đối tượng và quy mô chịu tác động

Đối tượng và quy mô chịu tác động từ hoạt động xây dựng các hạng mục của Dự án

được trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 3.14. Đối tượng và quy mô chịu tác động

TT Đối tượng bị tác động

Tác nhân Quy mô tác động Nhận xét

I Môi trường vật lý

Môi trường không khí

Bụi khuếch tán từ quá trình đào đất, thi công xây dựng các hạng mục

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng, tại khu vực đào đắp và thi công xây dựng; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng và bên ngoài dự án do hoạt động của phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe tải; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng và bên ngoài khu vực dự án do hoạt động của

Tác động ở mức thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 226

phương tiện vận chuyển là xe tải; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Môi trường nước

Nước thải sinh hoạt

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

Nước mưa chảy tràn

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn

Nước thải thi công

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn

3 Chất thải rắn và CTNH

Chất thải rắn sinh hoạt

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

Chất thải rắn xây dựng

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

Chất thải nguy hại

Tác động trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng

Tác động ở mức trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

II Kinh tế - xã hội

1 Cản trở giao thông

Tác động bên ngoài phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Tác động ở mức thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

2 Mâu thuẫn giữa Tác động bên trong và Tác động ở mức

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 227

công nhân xây dựng và người dân địa phương

bên ngoài phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

3 Tai nạn lao động Tác động cục bộ trong phạm vi khu vực xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Tác động ở mức thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

4 Tệ nạn xã hội Tác động cục bộ trong phạm vi khu vực xây dựng xây dựng của dự án; chỉ tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Tác động ở mức thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát được

Tải lượng, nồng đồ của các chất thải và mức độ, phạm vi tác động tới môi trường do

chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng các hạng mục của dự án được trình bày

cụ thể dưới đây.

C. Đánh giá, dự báo tác động có liên quan tới chất thải

(C.1) Đánh giá, dự báo tác động bị gây ra bởi hoạt động xây dựng các hạng mục

của Dự án đối với môi trường không khí

(1). Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây

dựng

Ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải vận chuyển nguyên

vật liệu

o Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị phục vụ Dự

án sẽ gây tác động chính tới môi trường không khí.

o Tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cho dự án khoảng 6.674.311 tấn nguyên

vật liệu bao gồm: Bê tông, thép, gạch, cát…... Trong quá trình hoạt động các phương

tiện này sẽ phát sinh các chất ô nhiễm chính như bụi, CO, NOx, SO2 và các chất hữu

cơ bay hơi khác (VOCs).

o Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lưu

lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và loại nhiên liệu sử dụng.

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở “Hệ thống ô nhiễm” do cơ

quan BVMT Mỹ (USEPA) và tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập được trình bày

tại bảng 3.2.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 228

o Với khối lượng nguyên vật liệu xây dựng sử dụng cho dự án như trên quy ra

khoảng 417.144 lượt xe (tải trọng 16 tấn/xe) tiêu chuẩn lưu thông ra vào khu vực dự

án. Tổng thời gian thi công xây dựng là 24 tháng tương ứng với 600 ngày. Thời gian

vận chuyển tạm tính là 8h/ngày. Số chuyến vận chuyển nguyên vật liệu lớn nhất

trong 1 ngày là 417.144/600 ngày = 695 chuyến (xe)/ngày. Số chuyến xe chạy trong

1 giờ/ngày là 695/8= 87 chuyến xe.

o Công thức tính tải lượng vụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển

như sau:

Tải lượng (kg/ngày) =Hệ số ô nhiễm (kg/1000.km) x Quảng đường (km) x Số lượt xe

chạy trong 1 ngày

Tuyến đường vận chuyển chính là đường 69 và đường tỉnh lộ 387 nên hệ số ô nhiễm

sẽ được tính toán cho trọng tải xe từ 3,5-16 tấn đối với đường vận chuyển trong

thành phố. Ước tính quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến khu

vực dự án khoảng 50km.

o Tổng hợp kết quả tính toán thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.15.Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển VLXD

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm

(kg/1.000km.h)

Tải lượng ô nhiễm

(mg/m.s)

1 Bụi tổng số 0,9 2.745 0,76

2 SO2 4,29S 7 0,0018

3 NO2 1,18 3.599 0,999

4 CO 6 18.300 5,08

5 VOC 2,6 7.930 2,2

Ghi chú: S=0,05%

o Tính toán khuyếch tán ô nhiễm

Đặc điểm phát tán bụi và khí SO2, NO2, CO,.. theo không gian và thời gian thông

thường được xác định bằng phương pháp Sutton dựa trên lý thuyết Gauss áp dụng

cho nguồn đường:

)/(2

)(exp

2

)(exp8.0

3

2

2

2

2

mmgu

hzhzE

Cz

zz

Trong đó:

C – Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 229

E – tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m/s)

z – độ cao của điểm tính toán (m); chọn z=1,5m

h – độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5(m)

u – tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s),

z - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m)

Hệ số khuếch tán z ở công thức trên phụ thuộc vào sự khuếch tán ban đầu của khí

thải từ các phương tiện tham gia giao thông trên đường được giả thuyết là phụt thành

luồng.

Giá trị của hệ số khuếch tán theo phương ngang được tính toán Slade với sự ổn định

của khí quyển là B theo khoảng cách X(m) từ điểm tính toán đến nguồn ô nhiễm

theo chiều gió được tính theo công thức

73,053,0 Xz

Chọn các thông số tính toán như sau:

Bảng 3.16.Bảng thông số tính toán

Thông số tính toán Đơn vị Mùa đông Mùa hè Chiều dài cung đường km 50 50 z (chiều cao hít thở) m 1,5 1,5 x (khoảng cách đến lòng đường) m 5 - 15 5 - 15 h (chiều cao đường) m 0,2 0,2 u (tốc độ gió) m/s 3 1,5 Mật độ xe xe 42 42

Tổng hợp kết quả tính toán trong bảng dưới.

Bảng 3.17.Kết quả tính toán lan truyền khí thải giao thông vào mùa đông

Đơn vị

Nồng độ ứng với khoảng cách tới tim đường QCVN 05:2013/ BTNMT 5 7 9 11 13 15

Bụi mg/m3 0,11 0,099 0,089 0,08 0,073 0,067 0,3 Khí SO2

mg/m3 0,0027 0,0025 0,0022 0,0019 0,0018 0,0016 0,35

Khí NOx

mg/m3 0,14 0,13 0,117 0,01 0,09 0,088 0,2

CO mg/m3

7,34 6,64 5,95 5,37 4,88 4,48 30

VOC mg/m3 3,18 2,87 2,58 2,33 2,11 1,94 -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 230

Bảng 3.18.Kết quả tính toán lan truyền khí thải giao thông vào mùa hè

Căn cứ vào kết quả tính toán và hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực

dự án, nồng độ bụi (TSP) và các khí độc hại ở cách từ 5m đến 15m tính từ tim đường

về mùa hè và mùa đông với lưu lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng đến

2 bên đường đều thấp hơn giá trị cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT nhiều lần.

Như vậy xe vận chuyển nguyên vật liệu sẽ không gây ra tình trạng ô nhiễm do khí

thải từ các phương tiện giao thông khi vận chuyển đến các hộ dân xung quanh đường.

(2). Đánh giá, dự báo tác động từ các thiết bị, máy móc trên công trường

Trong hoạt động thi công xây dựng các hạng mục của dự án, các thiết bị chính phát

sinh khí thải gồm :máy nén khí, máy phát điện, xe tải 12 tấn. Tải lượng các chất ô

nhiễm phát sinh từ hoạt động của các thiết bị trên được xác định theo công thức:

E = B x K

Trong đó :

E – Tải lượng các chất ô nhiễm, g/s.

B – Lượng nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị, kg/h.

K – Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ, kg/tấn.

Bảng 3.19.Hệ số ô nhiễm K

Thiết bị Hệ số ô nhiễm (kg/tấn NL)

TSP CO SO2 NO2

Máy nén khí 8 4 2 14

Máy phát điện 16 9 6 33

Xe tải 12T 2 20,81 1,55 18

Nguồn : Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution –Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, 1993).

Đơn vị

Nồng độ ứng với khoảng cách tới tim đường QCVN 05:2013 /BTNMT 5 7 9 11 13 15

Bụi mg/m3

0,22 0,199 0,178 0,16 0,14 0,13 0,3 Khí SO2

mg/m3 0,0055 0,0049 0,0044 0,0039 0,0036 0,0033 0,35

Khí NOx

mg/m3 0,029 0,026 0,023 0,021 0,019 0,017 0,2

CO mg/m3

14,69 13,28 11,9 10,7 9,7 8,9 30

VOC mg/m3 6,3 5,7 5,15 4,6 4,2 3,88 -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 231

Bảng 3.20.Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công

Thiết bị Nhiên liệu (kg/h) Tải lượng chất ô nhiếm (kg/h)

TSP CO SO2 NO2

Máy nén khí 134,4 1,075 0,538 0,269 1,882

Máy phát điện 134,4 2,15 1,21 0,806 4,435

Xe tải 12T 168 0,336 3,496 0,26 3,024

Tổng cộng (kg/h) 3,562 5,243 1,336 9,341

Tổng cộng (g/s) 0,989 1,456 0,371 2,595

Ghi chú : Tỷ trọng của dầu diezen là 0,8g/cm3= 0,8kg/l

Đối với các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng,

nồng độ các chất ô nhiễm ở cuối hướng gió được xác định như sau:

u

ECx

z 2/1)2(

2 , mg/m3

Trong đó :

E – Tải lượng chất ô nhiễm, g/ms.

z – Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z, m.

u – Tốc độ gió trung bình ở khu vực dự án, m/s.

Từ tải lượng chất ô nhiễm đã tính toán trong bảng trên, nồng độ các chất ô nhiễm ở

khoảng cách 50m, 100m và 200m theo chiều gió thổi được xác định như sau :

Bảng 3.21.Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công

Chế độ

tính toán

Khoảng

cách (m) Hệ số z

(m)

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3)

TSP CO SO2 NO2

Mùa hè

50 10 0,00066 0,00097 0,00025 0,0017

100 15 0,00022 0,00032 8,22.10-5 0,00058

200 30 5,48.10-5 8,07.10-5 2,06.10-5 0,00014

Mùa đông

50 10 0,00061 0,00089 0,00023 0,0016

100 15 0,0002 0,0003 7,59.10-5 0,00053

200 30 5,06.10-5 7,45.10-5 1,89.10-5 0,00013

QCVN 05-2013/BTNMT (mg/m3) 0,3 30 0,35 0,2

Từ kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy : nồng độ bụi TSP, khí CO, SO2, NO2

về mùa hè và về mùa đông phát sinh từ hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng

đều nằm trong giới hạn cho phép đối với môi trường xung quanh theo quy định của

QCVN 05:2013/BTNMT ở khoảng cách từ 50m trở lên theo chiều gió thổi.

(3) Bụi từ hoạt động đào, đắp đất

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 232

Bụi cát phát sinh từ hoạt động đào đắp của dự án được đánh giá như sau:

-Quá trình đào đắp đất cát trong quá trình xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật

của dự án sẽ phát sinh ra bụi, khí thải. Trong quá trình đào, đắp cát sẽ bị gió cuốn

vào không khí gây ra ô nhiễm.

- Hệ số phát thải bụi trong quá trình đào đắp như sau:

Bảng 3.22.Hệ số phát sinh bụi từ quá trình đào đắp

TT Nguồn phát sinh bụi Đơn vị Hệ số phát thải

1 Hoạt động đào đất san ủi mặt bằng

(bụi, đất, cát)

g/m3 1-100

2 Hoạt động vận chuyển cát, đất làm rơi

vãi trên mặt bằng

g/m3 0,1-1

Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993

- Với khối lượng đất đào tại công trình là 47.754 m3. Dựa vào hệ số phát sinh bụi

trong bảng trên, ta tính được tải lượng bụi từ quá trình đào hố móng công trình là

47,754 – 4.775,4 kg.

- Trên nguyên tắc cân bằng đào, đắp trong giai đoạn xây dựng dự án, sau khi đào sẽ

sử dụng lượng đất, cát để đắp ngay tại khu vực xung quanh khu vực đào của dự án,

do vậy không có khối lượng đất thừa thải bỏ.

- Tổng lượng bụi phát sinh do việc đào, đắp cát tính trung bình là: 2.411,577 kg.

- Giả thiết thời gian cao điểm hoạt động đào đắp kéo dài trong vòng 600 ngày. Tải

lượng bụi phát sinh trong quá trình đào đất là: L = 2.411,577/600 = 4,02 kg/ngày.

- Diện tích bề mặt khu vực cần đào, đắp là: S = 180,5ha

- Nồng độ bụi trung bình phát sinh từ quá trình đào, đắp là:

Cbụi = (L*106)/(24*V) (mg/m3)

Trong đó:

V: thể tích vùng bị ảnh hưởng; V = S*H

H: chiều cao các thông số khí tượng: H= 10 m

Nồng độ bụi trung bình phát sinh được tính toán như sau:

Cbụi = (L*106)/(24*V) = (4,02 *106)/(24*180,5*10000 *10) = 0,0093 mg/m3.

Nhận xét: So sánh kết quả ước tính nồng độ bụi với QCVN 05:2013/BTNMT (nồng

độ bụi cho phép là 0,3 mg/m3) cho thấy nồng độ bụi trung bình tại khu vực dự án

thấp hơn giá trị giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 233

quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Xung quanh dự án dân cư thưa thớt

nên khả năng phát tán bụi từ quá trình đào đắp san nền dự án không gây ảnh hưởng

đến khu vực dân cư này.

(C.2). Đánh giá, dự báo tác động bị gây ra bởi hoạt động xây dựng các hạng

mục của Dự án đối với môi trường nước

-Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục của dự án, nguồn phát sinh nước

thải chủ yếu là nước thải thi công phát sinh từ quá trình làm mát máy móc thiết bị

thi công, nước thải rửa xe chuyên chở nguyên vật liệu trước khi ra khỏi công trường

trong những ngày mưa và nước thải của công nhân xây dựng trên công trường.

- Đối với nước thải của công nhân xây dựng trên công trường là nước thải sinh hoạt

chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ

(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

- Đối với nước thải thi công: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng như nước rửa

nguyên vật liệu, nước rửa bánh xe chuyên chở nguyên vật liệu ra khỏi công trường

trong những ngày mưa, nước vệ sinh máy móc thiết bị có độ pH, hàm lượng chất lơ

lửng và các chất hữu cơ cao.

(1)Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

o Trong quá trình thi công xây dựng, nước thải sinh hoạt phát sinh do sinh hoạt của

công nhân xây dựng trên công trường. Theo dự báo số lượng công nhân tập trung

lớn nhất trên công trường xây dựng khoảng 200 công nhân. Theo TCXDVN 33:2006,

tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho khu vực nội thị đô thị tối thiểu là 100

lít/người.ngày.đêm. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được tính toán bằng 80%

lượng nước cấp. Như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên công trường

là:

100 lít/người.ngày.đêm x 80% x 200 người = 16 m3/ngày.đêm

o Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân trên công trường, chủ

yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các

chất dinh dưỡng (NO3-, PO4

3-) và các vi sinh vật, …

o Hệ số đánh giá tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đối với một người

hàng ngày thải vào môi trường được lấy theo tài liệu của Metcaft and Eddy

(Wastewater Engineering- Third Edition, 1991) trình bày trong bảng 3.9.

o Với số lượng người làm việc ở công trường trong giai đoạn xây dựng dự án dự

kiến lớn nhất là 200 người, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai

đoạn này được dự báo như trình bày trong bảng dưới đây:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 234

Bảng 3.23. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải SH tính cho 200 người

TT Các đại lượng Tải lượng (g/200người/ngày)

1 BOD5 9.000-10.800

2 COD 14.400-20.400

3 TSS 14.000-29.000

4 Tổng N 1.200-2.400

5 Tổng P 160-800

6 Tổng Coliform 2.108 – 2.1011

o Từ bảng trên cho thấy với lưu lượng nước thải sinh hoạt của các công nhân hoạt

động trên công trường khoảng 16 m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước

thải được tính toán theo công thức sau: C(g/m3)=E(g/s)/Q(m3/s). Như vậy nồng độ

các chất ô nhiễm có trong nước thải như sau:

Bảng 3.24.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

TT Các đại lượng Nồng độ (mg/l) QCVN

14:2008/BTNMT, cột B

1 BOD5 703.125-843.750 100

2 COD 1.125.000-1.593.750 50

3 TSS 1.093.750-2.265.625 50

4 Tổng N 93.750-187.500 -

5 Tổng P 12.500-62.500 -

6 Tổng Coliform

15.625.000-

15.625.000.000.000

5.000

o Như vậy, nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng phải có biện pháp giảm

thiểu trước khi thải ra môi trường. Chủ đầu tư sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu ô

nhiễm được trình bày tại mục 3.1.2 tại báo cáo.

(2)Nước thải thi công

-Nước thải xây dựng chủ yếu phát sinh từ các hoạt động: rửa bánh xe vận tải, vệ sinh

thiết bị thi công/máy móc thi công, xử lý làm sạch nguyên vật liệu… Thành phần ô

nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, các chất vô cơ, đất cát xây dựng

phụ thuộc loại ít độc và có thể bị ô nhiễm dầu. Loại nước thải này dễ lắng đọng, tích

tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời.

-Ngoài ra, nước thải thi công phát sinh từ Dự án còn có nước thải từ bảo dưỡng máy

móc, nước thải vệ sinh máy móc và nước thải làm mát. Theo QCXDVN-2005, lưu

lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải thi công từ các thiết bị, máy móc được

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 235

thể hiện tại bảng dưới.

Bảng 3.25.Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các thiết

bị thi công

TT Loại nước thải

Tiêu chuẩn (m3/ngày.tb)

Lưu lượng (m3/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm COD (mg/l)

Dầu mỡ (mg/l)

TSS (mg/l)

1

Nước thải từ bảo dưỡng máy móc

0,5 2 20-30 - 50-80

2

Nước thải vệ sinh máy móc

1,25

5 50-80 1,0-2,0 150-200

3 Nước thải làm mát máy

1 4 10-20 0,5-1,0 10-15

QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) 75 5 50 QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) 150 10 100

Nguồn: QCXDVN-2005 đối với đơn vị thi công từ 200-300 người

-Từ kết quả phân tích trong bảng trên, một số chỉ tiêu chất lượng nước thải thi công

xây dựng nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 40:2011/BTNMT

(A). Riêng các chỉ tiêu như chất lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,6-4,0 lần và

dầu mỡ lớn hơn từ 1,2-1,6 lần.

-Trong suốt thời gian thi công vận chuyển VLXD phục vụ xây dựng các công trình

dự kiến là 24 tháng thì ước tính tổng lượt xe mỗi ngày có khoảng 695 lượt xe tải

trong gian xây dựng, các xe sẽ đi qua máng rửa lốp xe hoặc cầu rửa xe để giảm phát

tán bụi, lượng nước sử dụng trong 1 ngày làm việc khoảng 20 m3/ngày.

-Tuy nhiên, Chủ đầu tư sẽ tiến hành thi công theo hình thức cuốn chiếu, tức là san nền

đến đâu sẽ tiến hành xây dựng đến đó nên thực tế lượng nước sử dụng để rửa xe ra vào

công trường ít hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, do đặc tính bay hơi của nước/bám dính trên

phượng tiện/ngấm vào đất nên thực tế thải ra ước tính chỉ khoảng 8m3/ngày. Dự án sẽ

bố trí khu vực cầu rửa xe lốp xe trước khi ra khỏi dự án. Nước thải rửa xe có chứa thành

phần đất, cát, dầu mỡ bám trên xe vận chuyển nguyên vật liệu, nước thải này được thu

gom vào bể tách dầu mỡ. Nước thải sau khi được tách dầu mỡ được tái sử dụng toàn

bộ vào mục đích rửa bánh xe, thiết bị, dụng cụ, làm ẩm vật liệu thi công, đất, đá thải

trước khi vận chuyển, tưới nước dập bụi trên công trường, không xả ra môi trường.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 236

(3)Nước mưa chảy tràn

Theo tính toán tại ý (1b) mục 3.1.1.3 lưu lượng nước mưa lớn nhất ở khu vực

dự án là 7,45 (m3/s),lượng chất bẩn tích tụ trong nước mưa trong khoảng 15 ngày sẽ

là 36.010,52 kg.

Nước mưa chảy tràn là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong

quá trình thi công xây dựng. Đối với một công trường thi công, lượng đất, cát, chất

cặn bã, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt vương vãi là đáng kể. Nồng độ cũng như

dạng ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề mặt phủ. Các dạng tác động của nước cuốn

trôi bề mặt thường gặp là :

- Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác động đến hệ

sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Mặt phủ bị xói mòn, gây bồi lắng cống thoát nước trong khu vực.

- Nồng độ chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt là đáng kể, dễ gây tình trạng phú

dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong các sông, ngòi nơi dòng thải chảy vào.

Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án sẽ cuốn theo

đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống cống thoát nước xung quanh gây bồi lắng hệ

thống thoát nước trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ và tính chất nước cuốn trôi bề

mặt có thể kiểm soát được bằng việc tổ chức và quản lý thi công hợp lý đối với từng

hạng mục công trình theo các giai đoạn thực hiện dự án.

(C.3). Đánh giá, dự báo tác động bị gây ra bởi chất thải thông thường từ hoạt

động xây dựng các hạng mục của Dự án

Theo kết quả nhận dạng và thống kê về nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường

trong giai đoạn thi công gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn xây dựng

Đối tượng bị tác động do chất thải rắn trong giai đoạn thi công của dự án gồm các

thành phần môi trường tự nhiên, sinh thái và sức khỏe của công nhân xây dựng.

Những đánh giá dưới đây được trình bày cụ thể về nguồn phát sinh, tải lượng ô

nhiễm, đối tượng và quy mô bị tác động do chất thải rắn đến từng đối tượng bị tác

động trong giai đoạn thi công dự án.

(1)Tác động do chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân trên công trường

có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất thải hữu cơ, vô cơ, vỏ bao bì đựng thực

phẩm,....

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 237

- Căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây

dựng dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo ngày khoảng 0,9

kg/người/ngày. Với số lượng công nhân tập trung đông nhất tại công trường là 200

người. Khi đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 0,9 kg/người/ngày x

200 người = 180 kg/ngày .

- Những tác động môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra có thể đánh giá do:

+ Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt là điều kiện thuận

lợi để các loại vi khuẩn vi trùng phát triển mạnh trở thành nguy cơ lây lan dịch bệnh.

+ Các chất thải ô nhiễm có trong chất thải rắn sinh hoạt và các sản phẩm phân hủy

của chúng có thể bị nước mưa chảy tràn rửa trôi và cuốn theo dòng chảy gây ô nhiễm

môi trường nước mặt, đất và nước ngầm khu vực dự án.

- Các công trình tạm thời thu gom và xử lí chất thải rắn loại nếu không được quản lí

tốt sẽ làm giảm chất lượng vệ sinh môi trường khu vực dự án, có tác động trực tiếp

đến sức khỏe của công nhân lao động trên công trường.

(2)Tác động do chất thải rắn xây dựng

Dự án sẽ tận dụng triệt để lượng đất đào tại khu vực Dự án để đắp trong quá

trình thi công xây dựng vì vậy không có lượng đất đào bị dư cần thải bỏ.

Ngoài ra, chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng là các loại

chất thải từ công tác làm đường bê tông, làm móng, xây dựng công trình như gạch,

đá, xi măng, sắt thép, gỗ, giấy... Tính toán khối lượng chất thải rắn xây dựng thải

bỏ: Theo định mức vật tư xây dựng tại Quyết định số 1329/QĐ-BXD ngày

19/12/2016 của Bộ Xây dựng. Khối lượng chất thải rắn phát sinh do thi công xây

dựng dự án là:

3.474.311.000 kg(VL) x 0,05%(CT) = 17.371.555 kg (CT) = 17.371,555 (tấn)

Loại và lượng chất thải này nếu không được xử lí sẽ làm giảm chất lượng vệ sinh

môi trường thi công dự án và trở thành nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố rủi ro

môi trường trong khu vực thi công.

(C.4) Tác động do chất thải nguy hại phát sinh trên công trường xây dựng

Chất thải nguy hại có thể phát sinh trên công trường gồm: giẻ lau dính dầu, bao

bì dính cặn sơn, thiết bị điện tử hỏng, pin, ắc quy thải …. . Ngoài ra có dầu mỡ thải

phát sinh từ việc bảo dưỡng các máy móc thiết bị sử dụng trong công trường.

Đối với dầu, mỡ thải phát sinh trên công trường

- Lượng dầu mỡ thải trong giai đoạn thi công dự án được ước tính theo số lượng

máy móc, thiết bị tham gia thi công. Tải lượng dầu mỡ thải được xác định theo số

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 238

lượng dầu mỡ phát sinh theo tháng, phụ thuộc vào chu kỳ thay dầu của các loại máy

móc, thiết bị thi công, chất lượng máy móc, trang thiết bị thi công.

- Theo kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TPHCM và Hà Nội do

Trung Tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ thực hiện cho thấy:

+ Lượng dầu nhớt thải từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình

17 lít/lần thay.

+ Chu kỳ thay nhớt, bảo dưỡng máy móc trung bình từ 3-6 tháng/1lần thay nhớt, tùy

thuộc vào cường độ hoạt động của các phương tiện.

- Số lượng máy móc, thiết bị cần thiết hoạt động trong giai đoạn xây dựng của dự án

khoảng 90 xe. Tính theo thời gian thay dầu của mỗi xe tương ứng là 3 tháng/lần, số

lượng dầu mỡ phát thải trung bình khoảng 90 xe*17 lít/lần*1lần/3tháng = 510 lít

dầu thải/tháng.

- Căn cứ theo quy định hiện hành dầu mỡ thải và các chất thải nhiễm dầu được xếp

vào danh mục các chất thải nguy hại. Nếu không được thu gom và xử lí theo đúng

quy cách sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nước ngầm rất cao với

mức độ ảnh hưởng lớn và lâu dài. Cụ thể, theo thống kê của Trung tâm phụ gia dầu

mỏ, cứ 1 tấn dầu thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại hoàn

toàn về sinh thái đối với 1km2 mặt nước hoặc 3 héc ta đất trồng.

Các loại chất thải nguy hại khác phát sinh trên công trường

- Các chất thải nguy hại còn lại phát sinh chủ yếu từ các quá trình xây dựng và hoàn

thiện công trình. Tuy nhiên khối lượng phát sinh hầu như không đáng kể. Dự báo

khối lượng chất thải nguy hại có thể phát sinh trên công trường như sau:

Bảng 3.26. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trên công trường xây dựng

TT Thành phần CTNH Khối lượng CTNH phát sinh

1 Giẻ lau dính dầu 1,2 – 1,4 kg/ngày

2 Bao bì dính cặn sơn 4 – 6 kg/ngày

3 Thiết bị điện tử hỏng, pin, ăcquy thải 6 – 8 kg/ngày

Tổng 11,2-15,4 kg/ngày

Nguồn :TEDCOM, 3/2016.

Với các loại chất thải nguy hại như trên phát sinh tại dự án chủ dự án sẽ có

những biện pháp kỹ thuật thu gom, xử lí chất thải nguy hại nhằm giảm thiểu các tác

động tiêu cực đối với môi trường khu vực dự án được trình bày tại mục 3.1.2 của

báo cáo.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 239

D. Đánh giá, dự báo tác động bị gây ra bởi các nguồn không liên quan đến chất

thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

(1) Tiếng ồn

Nguồn phát sinh tiếng ồn

- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc, thiết bị thi công.

- Tiếng ồn do các hoạt động xây dựng: Tiếng ồn phát sinh do sự vận hành máy móc,

thiết bị, phương tiện cơ giới trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình: máy

ủi, máy đào, máy đầm nén,…

Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và xây

dựng

Tiếng ồn thi công nhìn chung là không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt động

và các máy móc, thiết bị được sử dụng. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều

nước trên thế giới đều lấy tiêu chuẩn tiếng ồn điển hình của các phương tiện, thiết

bị thi công của “Ủy ban BVMT US – tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc

xây dựng NJID, 300.1, 31/12/1971” là căn cứ để kiểm soát mức ồn nguồn ở khoảng

cách 1,5m, chi tiết trình bày trong bảng 3.19.

Khả năng tiếng ồn tại khu vực thi công lan truyền tới các khu vực xung quanh được

xác đinh bằng công thức sau:

)(dBALLLLi cdp

Trong đó:

Li: mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn ồn khoảng cách là d(m)

Lp: mức ồn đo tại nguồn gây ồn cách 1,5m

∆Ld mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i

a

dr

rL 1

2

1 )(lg20

Trong đó:

r1 khoảng cách tới nguồn gây ồn với Lp(m)

r2 khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li(m)

a hệ số hấp thụ riêng của tiếng ồn với địa hình mặt đất( a = 0)

∆Lc độ giảm mức ồn qua vật cản, Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không

có vật cản nên ∆Lc = 0

Từ các công thức trên, có thể tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 240

trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 100 m và 200m kết quả

được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.27. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công ở khoảng cách 100m và

200m (đơn vị dBA)

STT Thiết bị thi công Mức ồn cách

máy 1,5m Mức ồn cách

máy 100m Mức ồn cách

máy 200m

1 Máy san ủi 108CV 91 54,5 48,5

2 Máy xúc 93 56,5 50,5

3 Máy nén khí Diezel 80 43,5 37,5

4 Máy trộn bê tông 250l 75 38,5 32,5

5 Máy đầm 80 43,5 37,5

6 Máy hàn 72 35,5 29,5

7 Máy phát điện 88 51,5 45,5

8 Xe tải 12T 83 46,5 40,5

9 Cần cẩu 78 41,5 35,5

QCVN 24:2016/BYT 85 - - QCVN 26:2010/BTNMT - 70 70

Ghi chú:

- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc

cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Mức ồn tổng cộng do các phương tiện thi công được xác định như sau:

L = 10 lg 0,1Li, dBA

Trong đó :

L - Mức ồn tại điểm tính toán, dBA

Li - Mức ồn tại điểm tính toán của nguồn ồn thứ i, dBA

Từ công thức trên, tính toán mức độ gây ồn tổng cộng của một số loại thiết bị thi

công chính tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 200m và 500m :

Bảng 3.28. Mức ồn tổng do các phương tiện thi công gây ra (dBA)

STT Thiết bị thi công Mức ồn cách

máy 1,5m

Mức ồn tổng cộng cách máy 100m

Mức ồn tổng cộng cách máy 200m

1 Máy san ủi 108CV 91 60 54

2 Máy xúc 93

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 241

3 Máy nén khí Diezel 80

4 Máy trộn bê tông 250l 75

5 Máy đầm 80

6 Máy hàn 72

7 Máy phát điện 88

8 Xe tải 83

QCVN 24:2016/BYT 85 - - QCVN 26:2010/BTNMT - 70 70

Kết quả tính toán cho thấy, tiếng ồn sinh ra do các phương tiện vận chuyển nguyên

vật liệu và máy móc thiết bị thi công trên công trường đảm bảo giới hạn cho phép

đối với khu vực thi công và nằm trong giới hạn cho phép đối với khu dân cư ở

khoảng cách 100m trở lên theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT.

(2) Độ rung

Nguồn gây rung động trong quá trình thi công xây dựng của dự án là từ các

máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường.

Gia tốc rung L(dB) được xác định như sau

L= 20log (a/a0), dB

a – RMS của biên độ gia tốc (m/s2).

a0 – RMS tiêu chuẩn (a0=0,00001 m/s2).

Theo Nghiên cứu của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ

Lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức rung động phát sinh trong giai

đoạn thi công xây dựng dự án được dự báo như sau:

Bảng 3.29.Dự báo mức rung động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng

dự án

STT Thiết bị thi công Mức rung cách máy 10m (dB)

Mức rung cách máy 30m (dB)

Mức rung cách máy 60m (dB)

1 Máy san ủi 108CV 79 69 59

2 Máy xúc 77 67 57

3 Máy nén khí Diezel 81 71 61

4 Máy trộn bê tông 250l 76 66 56

5 Máy đầm 82 72 62

6 Máy hàn 75 65 55

7 Máy phát điện 82 72 62

8 Xe tải 12T 74 64 54

QCVN 27-2010/BTNMT 75 75

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 242

Theo số liệu dự báo tại Bảng trên, độ rung trung bình của các thiết bị thi công dự án

gần nguồn thải 10m lớn hơn tiêu chuẩn; cách nguồn thải 30m, 60m thấp hơn tiêu

chuẩn cho phép. Điều đó chứng tỏ mức rung sẽ phát sinh từ máy móc thiết bị đang

vận hành sẽ lan truyền theo nền đất và giảm dần theo sự tăng dần khoảng cách. Tuy

nhiên, chủ dự án cam kết sẽ có những biện pháp giảm thiểu phù hợp đối với nguồn

thải này, đặc biệt là những biện pháp hạn chế tối đa cộng hưởng rung động phát sinh.

(3) Ảnh hưởng tới hoạt động của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2)

Dự án có sử dụng chung trạm xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải và trạm biến áp

đặt trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1). Chính vì

vậy, hoạt động xây dựng nhằm đấu nối Dự án với khu hạ tầng kỹ thuật nằm trên

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) gây ảnh hưởng tới hoạt động của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và 2), đặc biệt là các nhà máy hiện hữu nằm dọc các tuyến

đường giao thông nội bộ RS 4,5,6,7 và RE7 của KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

gồm Công ty Mitsuba, Daikin, Nestle, Sews Component. Tuy nhiên, hoạt động cải

tạo các tuyến đường này chỉ gây tác động tới hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu

đầu vào của hoạt động hay sản phẩm của các nhà máy trên. Hơn nữa, hoạt động cải

tạo này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời Chủ đầu tư sẽ có những biện pháp

tổ chức thi công hợp lý nên những tác động này được đánh giá là chấp nhận được.

(4)Ảnh hưởng đến hệ thống đường giao thông khu vực

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thi công để xây

dựng các hạng mục của Dự án không đi qua các tuyến đường nội bộ của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) nên không gây ảnh hưởng tới các hoạt động giao

thông nội bộ trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2).

Tuyến đường vận chuyển nguyên liệu, vật liệu cho thi công Dự án là đường

quy hoạch 69m và đường tỉnh lộ 387 nên mật độ phương tiện lưu thông trên 02 tuyến

đường này sẽ bị gia tăng, đặc biệt vào giờ cao điểm làm gia tăng sự cố tắc đường,

tai nạn giao thông, bụi, khói, ồn, rung cộng hưởng, ô nhiễm môi trường, cụ thể như

sau:

- Trong giai đoạn thi công xây dựng việc vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật

liệu xây dựng ra vào công trường làm gia tăng hoạt động giao thông trên tuyến đường

quốc lộ của tỉnh có thể gây ách tắc giao thông, vì vậy, việc bố trí bảo vệ điều phối

trong trường hợp này là cần thiết.

- Trường hợp, nguyên vật liệu xây dựng không được che chắn cẩn thận, khi bị gió

cuốn hay rơi vãi xuống lòng đường phát sinh bụi, gây gián đoạn hoạt động lưu thông

của các phương tiện, che khuất tầm nhìn và tiềm ẩn các sự cố về tai nạn giao thông

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 243

xảy ra.

- Trường hợp trời mưa, chất thải ướt bám dính vào bánh xe, rơi vãi và bám dính trên

tuyến đường vận chuyển gây trơn trượt cho các phương tiện lưu thông, tiềm ẩn tai

nạn. Khi khô thì chất thải đó sẽ phát sinh bụi, chất thải cho những đoạn đường kế

tiếp mà phương tiện đã đi qua. Đồng thời, gây mất mỹ quan khu vực.

Với những tác động có thể xảy ra như trên, Chủ đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp

giảm thiểu tác động phù hợp để hạn chế các tác động có thể xảy ra. Bên cạnh đó, hệ

thống đường giao thông từ nơi vận chuyển đến khu vực dự án đã được xây dựng

hoàn chỉnh, nên các tác động này được đánh giá là hoàn toàn có thể kiểm soát được.

(5) Các vấn đề kinh tế – xã hội

(5.1)Tệ nạn xã hội

Tác động này là tác động dễ xảy ra tại các công trường xây dựng do trong quá trình

thi công xây dựng sẽ tập trung nhiều công nhân dễ này sinh các tệ nạn xã hội như cờ

bạc, rượu chè… nếu không có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt.

(5.2) Mâu thuẫn giữa người dân địa phương và công nhân xây dựng

Việc tập trung một số lượng lớn công nhân xây dựng phục vụ cho dự án có thể dẫn

đến các vấn đề xã hội, văn hóa nhất định do mẫu thuẫn giữa công nhân đến từ nơi

khác và người dân địa phương. Tuy nhiên, tác động này hoàn toàn có thể kiểm soát

được bằng các biện pháp quản lý thi công.

E. Đánh giá, dự báo rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng Dự án

(1)Tai nạn lao động

Các tai nạn lao động có thể xảy ra trên công trường xây dựng như trượt ngã từ

trên cao, bị thương do các vật nặng hoặc sắc nhọn từ trên cao rơi xuống, điện giật,

sập đổ bê tông cốt thép, sập giàn giáo,…

Nguyên nhân được xác định do:

- Công nhân không thực hiện đúng quy trình thi công;

- Do sự bất cẩn trong công tác chằng buộc, lắp ráp giàn giáo.

+ Giàn giáo chống không an toàn, bị dịch chuyển dẫn đến sập đổ khối bê tông trong

giai đoạn xây dựng.

+ Do kết cấu bê tông không chắc chắn, xây dựng kết cấu sàn bê tông không đúng

tiêu chuẩn của ngành xây dựng gây sập đổ bê tông.

+ Cánh tay cần trục tháp bị rơi xuống do rơi ốc vít.

+ Do thời tiết gió lớn.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 244

(2)Sự cố cháy nổ

Trong giai đoạn thi công dự án, sự cố cháy nổ rất dễ xảy ra nếu các nội quy trong

quá trình thi công không được thực hiện nghiêm túc. Sự cố môi trường có thể xảy ra

trong các trường hợp:

- Quá trình vận chuyển, tồn chứa nhiên liệu hoặc do thiếu an toàn trong vận hành

hệ thống cấp điện tạm thời,…

- Các kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu tạm thời phục vụ thi công, máy móc, thiết bị

kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO, …) là các nguồn gây cháy nổ.

- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công dự án có thể gây

chập, cháy, giật điện, …

Như vậy, các rủi ro trên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính

mạng của công nhân, người lưu thông trên đường quốc lộ, đường liên thôn, liên xóm,

gây tổn thất lớn về tinh thần cho các gia đình có người gặp nạn và ảnh hưởng đến

chính chủ đầu tư. Trường hợp xảy ra sự cố, nhiều người tập trung lại sẽ gây ra tắc

đường, mất trật giao thông, an ninh khu vực. Do đó, vấn đề đảm bảo an toàn trên

công trường là vô cùng cần thiết.

(3)Sự cố gây dịch bệnh

Với lực lượng thi công xây dựng không nhỏ nên nếu không tổ chức đảm bảo cuộc

sống cho họ sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh dịch có thể xảy ra và ảnh hưởng tới

khu vực xung quanh và nhân dân trong vùng.

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

Chủ dự án có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác

động tiêu cực tới môi trường trong quá trình thi công xây dựng của dự án. Các trách

nhiệm có liên quan được thể hiện cụ thể trong hợp đồng xây lắp giữa Chủ dự án và

các nhà thầu thi công xây dựng các hạng mục của công trình. Các biện pháp giảm

thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong giai đoạn san nền được lồng ghép

trong giai đoạn xây dựng và được trình bày cụ thể dưới đây.

3.1.2.1.Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với môi trường không khí

- Lắp đặt hàng rào bằng tôn cao khoảng 3,0 m xung quanh khu vực công trường thi

công;

- Sử dụng phương tiện, máy móc được đăng kiểm; phương tiện vận chuyển chở đúng

trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên

vật liệu, đất thải, phế thải,..., không để rơi rớt vật liệu tại khu vực thi công và đường

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 245

tiếp cận;

- Thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp

cận dự án (đoạn đường 69 và đường tỉnh lộ 387 trong bán kính 1 km tính từ hàng

rào Dự án về phía Tây và phía Đông), đảm bảo vệ sinh; phun nước giảm bụi tối thiểu

2 lần/ngày vào những ngày trời không mưa;

- Bố trí 01 cầu rửa xe tại vị trí gần khu vực cổng ra vào của công trường để rửa sạch

bùn đất của các phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi công trường;

3.1.2.2.Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với nước

Nước thải sinh hoạt:

- Khống chế lượng nước thải sinh hoạt bằng cách ưu tiên tuyển dụng công nhân tại

địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi

công.

- Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân tại các công

trường thi công được thu gom vào khoảng 01-03 nhà vệ sinh lưu động; hợp đồng

với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển và xử lý khi đầy bể, không xả thải

ra môi trường.

Quy trình: Nước thải sinh hoạt nhà vệ sinh lưu động đơn vị chức năng hút,

vận chuyển, xử lý khi đầy bể.

Nước thải xây dựng

- Đối với nước thải phát sinh từ quá trình rửa bánh xe chuyên chở vật liệu thi công

xây dựng ra vào dự án: Trên công trường thi công sẽ đào 01 hố lắng cấu tạo 03 ngăn,

dung tích khoảng 03 m3/hố để thu gom, lắng lọc toàn bộ nước thải từ hoạt động rửa

bánh xe.

- Đối với nước thải phát sinh từ quá trình đào hố móng, rửa thiết bị thi công, bố trí

01 hố lắng cấu tạo 03 ngăn, dung tích khoảng 03 m3 để thu gom, lắng lọc toàn bộ

nước thải từ các hoạt động này trên công trường.

- 02 nguồn nước thải trên sau khi được bẫy dầu, lắng, lọc sẽ được tái sử dụng toàn

bộ vào mục đích rửa bánh xe, thiết bị, dụng cụ, làm ẩm nguyên vật liệu thi công, đất

đá thải trước khi vận chuyển, tưới nước dập bụi trên công trường thi công, không xả

thải ra môi trường. Bùn đất tại hố lắng được nạo vét, và vận chuyển xử lý cùng chất

thải thi công; váng dầu mỡ được thu gom và vận chuyển định kỳ.

Quy trình xử lý: Nước thải trên công trường xây dựng hố lắng tách dầu

lắng cặn tái sử dụng toàn bộ vào mục đích rửa bánh xe, thiết bị, dụng cụ, làm ẩm

vật liệu thi công, đất, đá thải trước khi vận chuyển, tưới nước dập bụi.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 246

Nước mưa chảy tràn

- Nước mưa chảy tràn tại khu vực thi công được thu gom vào hệ thống mương, rãnh

xung quanh Dự án chảy về hệ thống các hố lắng kích thước Lx B x H= (2 x 1,5 x 1)

m/hố, với khoảng cách khoảng 800 m/hố, bố trí dọc theo hướng thoát nước, nước

sau lắng cặn được thoát ra kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh.

Quy trình xử lý: Nước mưa chảy tràn → rãnh thoát nước → hố lắng → kênh Trần

Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh.

3.1.2.3.Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và chất

thải nguy hại

Chất thải rắn sinh hoạt:

Trang bị 03 thùng đựng rác có nắp đậy thể tích 220l đặt tại công trường để thu gom

rác sinh hoạt. Lượng rác thải trên sẽ được nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có

chức năng hằng ngày đến thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

Sinh khối, chất thải rắn từ hoạt động phát quang thảm thực vật

Chất thải này sẽ được nhà thầu thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu

gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định khi có phát sinh.

Đối với chất thải rắn xây dựng:

- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh trong thi công bằng việc tính toán hợp lý vật liệu,

nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý, giám sát công trình.

- Các phế liệu là các chất trơ, không gây độc như gạch vỡ, đất cát dư thừa được tận

dụng cho việc san lấp các hố móng của công trình. Các chất thải xây dựng khác như

xi măng chết, gỗ copha hỏng,… không thể tận dụng được tập kết tại công trường thi

công, vận chuyển, đổ thải vào các vị trí thỏa thuận khi được sự cho phép của cơ quan

có thẩm quyền. Chủ Dự án có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương xác

định vị trí đổ đất đá thải trước khi thực hiện thi công.

- Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng được như bao bì xi măng, sắt thép dư

thừa... được các nhà thầu thu gom, tái sử dụng.

- Đất thải phát sinh từ quá trình bóc tách lớp đất mặt có giá trị cao trong việc cải tạo

đất do chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng với khối lượng là 445.123,5 m3. Để

giảm thiểu tác động do đất thải, Chủ đầu tư sẽ tận dùng toàn bộ để trồng cây xanh

trong khu vực dự án.

Đối với chất thải nguy hại

- Bố trí tại mỗi công trường thi công khoảng 03-05 thùng chứa chất thải nguy hại

chuyên dụng dung tích khoảng 200 lít/thùng có nắp đậy kín, đảm bảo không rò rỉ,

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 247

bay hơi, rơi vãi, phát tán ra môi trường và có gắn dấu hiệu cảnh báo nguy hại để thu

gom, phân loại tại nguồn toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh; định kỳ chuyển giao

chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy

định.

3.1.2.4.Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định và được

kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

- Không sử dụng các phương tiện, máy móc xây dựng gây ồn vào giờ nghỉ ngơi chung.

- Lập hàng rào tấm tôn cao 3m quanh khu vực dự án trong giai đoạn thi công.

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động (găng tay, ủng, nón bảo hộ, nút bịt

tai, …) cho công nhân thi công trên công trường để chống ô nhiễm và đảm bảo an

toàn lao động.

- Hạn chế tối đa hoạt động đồng thời máy móc, thiết bị, nhất là những máy móc thiết

bị có khả năng tạo tiếng ồn và độ rung lớn để tránh hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn,

độ rung.

3.1.2.5.Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

(1)Tác động đến giao thông khu vực

Trong giai đoạn xây dựng dự án, mật độ xe gia tăng chủ yếu trong thời gian vận

chuyển nguyên vật liệu xây dựng, Do vậy, chủ dự án sẽ có một số biện pháp để giảm

thiểu ảnh hưởng đến giao thông khu vực như:

- Bố trí thời gian vận chuyển hợp lý; hạn chế chuyên chở vào giờ cao điểm có mật

độ xe lưu thông lớn (từ 7h-8h và 17h – 18h hàng ngày); ….

- Phân luồng giao thông tại các nút giao thông nối từ công trường với tuyến đường

chính của khu vực; giám sát các xe chở nguyên vật liệu đúng tải trọng và tốc độ quy

định, phủ bạt kín thùng xe; lắp đặt biển cảnh báo công trường đang thi công; không

vận chuyển nguyên vật liệu vào các khung giờ cao điểm; lắp đặt đèn cảnh báo, biển

báo hiệu, hàng rào cảnh báo và bố trí nhân lực hướng dẫn phân luồng giao thông tại

khu vực thi công ban đêm; bố trí công nhân quét dọn khi có đất rơi vãi trên tuyến

đường vận chuyển.

(2) Giảm thiểu tác động tới an ninh trật tự xã hội khu vực

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho cán bộ, công nhân trên công trường. Thực

hiện chương trình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải.

- Phối hợp với các bên liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn vệ sinh

lao động trên công trường.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 248

- Bố trí kế hoạch vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu hợp lý nhằm hạn chế tai nạn

giao thông có thể xảy ra bên trong và bên ngoài khu công nghiệp.

- Các xe vận tải ra vào khu vực được bố trí vào những thời điểm thích hợp, tránh

gây ùn tắc giao thông trong vùng.

- Đảm bảo an ninh trật tự xã hội khu vực, không gây các mâu thuẫn giữa công nhân

xây dựng và người dân địa phương.

- Khu vực thi công xây dựng được che chắn.

(3) Biện pháp giảm thiểu sự tác động trong giai đoạn bồi thường

- Chính sách về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng: Công tác thực hiện bồi

thường, thu hồi đất của Dự án sẽ do UBND các xã/phường chủ trì, chủ đầu tư dự án

phối hợp dựa trên các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt

bằng của trung ương và địa phương.

- Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng: kế hoạch giải phóng mặt bằng và bồi

thường được triển khai theo các nguyên tắc, quy định của nhà nước và UBND tỉnh

Hưng Yên.

- Phương án giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề:

+ Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, các đối tượng bị mất ruộng vào làm việc

tại KCN, sắp xếp họ vào các vị trí thích hợp với trình độ thực tế

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong mỗi gia đình sử dụng kinh phí bồi thường

định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

(4) Biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động rà phá bom mìn

- Chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng thực hiện để đảm bảo an toàn trong quá trình

thi công.

- Thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01:2012/BQP Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

rà phá bom mìn, vật nổ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3.1.2.6.Biện pháp giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa ứng phó sự cố trong giai đoạn xây dựng

(1)Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động

- Trong quá trình thi công xây dựng, tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao

động. Cụ thể như sau:

+ Xây dựng nội quy làm việc và quán triệt công tác an toàn trong thi công, vệ sinh

môi trường

+ Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao

động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 249

+ Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn

lao động của công nhân xây dựng.

+ Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng như quần áo,

găng tay, mũ, kính bảo hộ, ủng....

- Lắp đặt biển cảnh báo công trường đang thi công; lắp đặt đèn cảnh báo, biển báo

hiệu, hàng rào cảnh báo và bố trí nhân lực hướng dẫn phân luồng giao thông tại khu

vực thi công ban đêm.

- Thiết lập tổ y tế túc trực tại Dự án và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao

động, vệ sinh môi trường.

- Thường xuyên tổ chức diễn tập cho các tình huống xảy ra sự cố. Trường hợp xảy

ra sự cố, khẩn trương thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị nạn; cắm biển báo

khu vực xảy ra sự cố và báo cáo cơ quan chức năng, đưa người bị nạn đi cấp cứu tại

cơ sở y tế gần nhất; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý sự cố, thu dọn hiện trường

và khắc phục hậu quả sự cố.

(2)Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

- Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trình cơ quan có thẩm quyền thẩm

định, phê duyệt và thực hiện phương án được duyệt theo quy định;

- Trang bị, lắp đặt đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ

thống cảnh báo cháy và hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc tại công

trình của Dự án theo quy định, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù

hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tính toán, thiết

kế, xây dựng, lắp đặt các phương tiện, lối thoát hiểm tại các công trình;

- Ban hành quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng

cháy và chữa cháy, thoát nạn; quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng

cháy và chữa cháy đối với cán bộ, công nhân viên làm việc cho Dự án;

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và bố trí lực

lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

(3) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố lây lan dịch bệnh

Tổ chức cuộc sống cho công nhân, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt như lán trại,

nước sạch, ăn, ở... để bệnh dịch không xảy ra và không làm ảnh hưởng tới môi trường

xung quanh.

3.2.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 250

Khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được xây dựng xong, đi vào hoạt động cùng

với KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2), Chủ đầu tư sẽ chủ động tìm kiếm các

nhà đầu tư thứ cấp có ngành nghề kinh doanh phù hợp để thu hút đầu tư vào KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3).

Các dự án thứ cấp xây dựng và đi vào hoạt động sẽ phát thải các chất ô nhiễm ra

môi trường. Theo các quy định hiện hành, các Dự án thứ cấp này phải lập hồ sơ về

môi trường xin phê duyệt trước khi đầu tư xây dựng.

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1.Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành Dự án

Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành Dự án được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.30.Các nguồn phát thải ô nhiễm trong giai đoạn vận hành của dự án

TT Hoạt động của Dự án Đối tượng tác động Đối tượng bị tác

động

1

Hoạt động giao thông ra vào KCN gồm: -Hoạt động của cán bộ công nhân viên làm việc trong KCN -Và hoạt động lưu thông hàng hóa từ các nhà máy thứ cấp trong KCN ra vào khu công nghiệp

Bụi, khí thải

-Môi trường không khí

2

Hoạt động xây dựng sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 3)

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình xây dựng - Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất - Chất thải sinh hoạt - Chất thải công nghiệp thông thường - Chất thải nguy hại - Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất

-Môi trường không khí -Môi trường nước - Môi trường đất

3

Hoạt động quản lý hạ tầng kỹ thuật (hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp nước, cấp điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc) của Dự án

- Chất thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt - Chất thải nguy hại

-Môi trường không khí -Môi trường nước

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động bị gây ra bởi hoạt động của Dự án đối với

môi trường không khí

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 251

Nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình hoạt động của dự án gồm:

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông: từ việc vận chuyển nguyên vật liệu,

thành phẩm của nhà máy thứ cấp trong KCN; hoạt động đi lại bằng xe máy, ô tô của

người lao động trong KCN.

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động xây dựng và sản xuất của các nhà máy thứ cấp

trong KCN.

- Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng của Chủ đầu tư

Các nguồn gây ô nhiễm ở trên được đánh giá cụ thể như sau:

(1) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông

Khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, để đảm bảo việc đi lại của công nhân và

lưu thông hàng hoá ra vào khu công nghiệp, lưu lượng các phương tiện giao thông

được xác định như sau :

- Khi KCN đi vào hoạt động ổn định số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong

KCN ước tính khoảng 41.260 người, số người sử dụng xe ô tô đưa đón 60% và 40%

sử dụng xe máy.

- Như vậy:

+ Số lượng xe máy có thể được sử dụng tại nhà máy là: 40%* 41.260 người * 1

người/1 xe máy = 16.504 xe máy

+ Số lượng ô tô (tính trung bình đối với xe ô tô 7 chỗ, xe 24 chỗ) được sử dụng là:

60%*41.260 người/16 người/1 xe ô tô = 1.547 xe

- Giả thiết lượt xe ô tô tải vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm ra vào khu vực

dự án là 117 lượt xe/ngày.

Như vậy, lưu lượng giao thông trong KCN như sau:

Bảng 3.31.Lưu lượng các phương tiện giao thông ra vào khu công nghiệp

TT Phương tiện Lưu lượng (lượt xe/ngày)

1 Xe tải 117

2 Xe ca và xe con 1.547

3 Xe máy 16.504

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông này với nhiên liệu chủ yếu

là xăng và dầu Diesel sẽ thải vào môi trường khu vực một lượng khói thải chứa các

chất ô nhiễm như bụi TSP, khí NO2, SO2, CO. Sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan

Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập để xác

định tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 252

Bảng 3.32.Hệ số ô nhiễm của các loại xe

STT Loại xe Cự ly

(km/ngày)

Hệ số ô nhiễm (kg/1000km)

TSP SO2 NO2 CO

1 Xe tải 100 0,9 4,29S 1,18 6,0

2 Xe ca và xe con 100 0,07 2,74S 2,25 6,0

3 Xe máy 100 0,04 0,57S 0,14 1,6

Ghi chú : S(%) Hàm lượng sulfur trong nhiên liệu (1%).

Bảng 3.33.Tải lượng các chất ô nhiễm do giao thông của dự án

STT Loại xe Số lượng

(lượt xe/ngày)

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

TSP SO2 NO2 CO

1 Xe tải 117 0,1053 5,02 138,06 702

2 Xe ca và xe con 1.547 108,29 42,39 3.480,75 9.282

3 Xe máy 16.504 660,16 94,07 2.310,56 26.406,4

Tổng cộng 18.168 769 141 5.929 36.390

- Tải lượng, nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuếch

tán nguồn đường dựa trên định mức thải của Tổ chức Y tế thế giới WHO đối với các

xe có động cơ sử dụng xăng dầu như sau:

u

hzhz

ECz

zz

2

2

2

2

2exp

2exp

8,0 (* Công thức Sutton)

(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật).

Trong đó:

73,053,0 xz là hệ số khuếch tán của khí quyển theo phương thẳng đứng

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

E: Lưu lượng nguồn thải (mg/ms)

z: độ cao điểm khảo sát tính từ mặt đất (m); z =2,0

u: tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với nguồn đường (m/s).

h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m); h = 0,2 m

Trong điều kiện chất lượng mặt đường tốt, trời không mưa, vận tốc gió trung bình

năm là u = 1,5m/s. Nồng độ các chất khí ô nhiễm phát sinh do hoạt động giao thông

tại thời điểm mật độ giao thông lớn nhất, xét tại các vị trí khác nhau so với tim đường

về phía cuối hướng gió được nêu trong bảng dưới như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 253

Bảng 3.34.Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông

Khí Đơn

vị

Nồng độ ứng với khoảng cách tới tim đường QCVN 05:2013/BTNMT 5 7 9 11 13 15

Khí CO mg/m3 3,99 4,06 3,83 3,56 3,3 3,07 30

Khí SO2 mg/m3 0,0156 0,0158 0,015 0,014 0,013 0,012 0,35

Khí NOx mg/m3 0,065 0,066 0,063 0,058 0,054 0,05 0,2

TSP mg/m3 0,098 0,1 0,095 0,088 0,082 0,076 0,3

Như vậy, mặc dù số lượng phương tiện giao thông ra vào Dự án tương đối lớn, kết

quả tính toán cho thấy tất cả các thông số quan trắc chất lượng môi trường không

khí đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Tuy nhiên, Chủ đầu tư vẫn sẽ yêu cầu các nhà máy thứ cấp trong quá trình vận

chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm ra vào khu công nghiệp phải tuân thủ

đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết thực hiện các biện pháp

BVMT trong các báo cáo môi trường đã được cơ quan chức năng phê duyệt trước

khi xây dựng nhà máy trong KCN.

(2) Đánh giá, dự báo các tác động bị gây ra bởi hoạt động xây dựng và sản xuất

của các nhà máy trong KCN

(2.1) Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng

Các dự án thứ phát khi đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp thường thi công trong

khoảng 6-12 tháng. Các hạng mục xây dựng là nhà xưởng, đường nội bộ, hệ thống

hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước) của từng cơ sở. Như vậy, khối

lượng thi công ở dạng nhỏ đến trung bình, nhưng diễn ra đồng thời, kế tiếp nhau

trong thời gian dài tạo ra tác động đáng kể với môi trường. Quy mô tác động của

nguồn ô nhiễm này là nội vi trong khu công nghiệp và tuyến đường vận chuyển vật

liệu, thiết bị bằng đường bộ. Khi toàn bộ diện tích của khu công nghiệp được lấp

đầy (dự kiến sau 7 năm đi vào hoạt động), nguồn ô nhiễm này sẽ hết. Chủ Dự án có

trách nhiệm quản lý và giám sát các Dự án thứ cấp đầu tư vào KCN.

(2.2) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Trong giai đoạn hoạt động của khu công nghiệp, các nguồn khí thải gây ô nhiễm

môi trường không khí chủ yếu là từ các hoạt động của các nhà máy trong khu công

nghiệp. Dựa trên thực tế sử dụng nhiên liệu hiện nay ở Việt Nam, dự tính loại nhiên

liệu sử dụng trong các nhà máy của khu công nghiệp là dầu FO, DO và gas.

o Đối với nhiên liệu là dầu FO, dầu DO: khi đốt cháy sinh ra các chất ô nhiễm

không khí chủ yếu là khí SO2, NO2, CO, bụi TSP.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 254

o Đối với nhiên liệu là khí gas: khi đốt cháy sinh ra các chất ô nhiễm không khí chủ

yếu là SO2, NO2, CO, Aldehyt, các chất hữu cơ và bụi TSP.

Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí từ các nhóm ngành

công nghiệp được phép thu hút đầu tư vào KCN:

Căn cứ vào ngành nghề thu hút đầu tư đã được trình bày tại Chương 1 của Báo cáo

thì các nhóm ngành nghề sẽ được thu hút vào trong KCN gồm các nhóm sau:

+ Nhóm công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mền tin học;

+ Nhóm công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ô tô (sản

xuất linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh);

+ Các ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ công nghiệp, công

nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng;

+ Các ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống, công nghiệp dược, thực phẩm chức

năng, thiết bị y tế;

Căn cứ văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTNMT ngày 10/12/2018 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường, các nguồn tài liệu tham khảo khác và căn cứ vào thực tế, đặc trưng

các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

Bảng 3.35.Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

TT Ngành nghề Khí thải

1 Sản xuất hàng dệt khác (không nhuộm) Clo, H2S, bụi tổng, CO, NOx,

SO2

Tiếng ồn, độ rung

2 Sản xuất trang phục (không bao gồm sản xuất

sản phẩm từ da lông thú)

Bụi tổng, CO, NOx, SO2

Tiếng ồn, độ rung

3 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa

(trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ

rơm, rạ và vật liệu tết bện

Bụi, mùn cưa, n-butyl axetat

4 In, sao chép bản ghi các loại Mùi mực chứa hydrocacbon

5 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu Tiếng ồn; Bụi tổng, CO, NOx,

SO2

6 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (không

bao gồm tái chế nhựa)

Mùi, hơi chứa hydrocacbon

7 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác Bụi phi kim

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 255

8 Sản xuất kim loại gồm: Đúc sắt, thép và Đúc kim

loại màu

Nhiệt độ, mùi, bụi kim loại

9 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy

móc, thiết bị)

Bụi kim loại

10 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản

phẩm quang học

mùi, hơi hóa chất

11 Sản xuất thiết bị điện Tiếng ồn

12 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào

đâu

Tiếng ồn

13 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác Tiếng ồn

14 Sản xuất phương tiện vận tải khác Tiếng ồn

15 Sản xuất giương, tủ, bàn ghế Tiếng ồn

16 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không bao

gồm tái chế giấy và bìa; sản xuất giấy và bột

giấy)

Bụi, Tiếng ồn

17 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác Mùi, hơi hóa chất tạo màu và làm

bóng sản phẩm

18 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết

bị

Tiếng ồn

19 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,

hơi nước và điều hòa không khí gồm: Sản xuất

khí đốt và Phân phối nhiên liệu khí bằng đường

ống

Mùi, hơi phát sinh từ đốt nhiên

liệu như: DO, LPG..

20 Khai thác, xử lý và cung cấp nước Tiếng ồn

21 Thoát nước và xử lý nước thải Mùi, tiếng ồn

22 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Bụi tổng, CO, NOx, SO2 và HCl,

H2S, HNO3, H2SO4, benzen,

cloroform, toluen, xylen

23 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

khác

Bụi tổng, CO, NOx, SO2 và HCl,

H2S, HNO3, H2SO4, benzen,

cloroform, toluen, xylen

24 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên

quan

Làm dịch vụ nên không phát sinh

khí thải

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 256

25 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Đối với khu công nghiệp, căn cứ hệ số ô nhiễm theo WHO (tính trung bình trên

diện tích khu công nghiệp): Bụi là 8,18 kg/ha/ngđ, khí SO2 là 78,27 kg/ha/ngđ, khí NO2

là 5,11 kg/ha/ngđ, khí CO là 2,42 kg/ha/ngđ, HC là 0,66 kg/ha/ngđ, ước tính tải lượng

các chất ô nhiễm môi trường không khí của toàn khu công nghiệp như sau:

Bảng 3.36.Tải lượng ô nhiễm không khí của khu công nghiệp

Diện tích KCN (ha) Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngđ)

TSP SO2 NO2 CO HC

180,5 1.476 14.128 922 436.81 119.13

Nguồn : TEDCOM, tháng 3 năm 2016.

(3) Khí thải từ máy phát điện dự phòng

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, tổng số máy phát điện dự phòng của KCN là 10

máy trong đó 08 máy phát điện dự phòng sử dụng để phục vụ cho giai đoạn 1 và giai

đoạn 2, khi mở rộng giai đoạn 3 sẽ bố trí lắp đặt thêm 02 máy phát điện dự phòng

để phục vụ cho giai đoạn 3.

- 02 máy phát điện dự phòng được bố trí lắp đặt thêm phục vụ cho giai đoạn 3 có

công suất lần lượt là 560 kwh và 630 kwh.

Máy phát điện chỉ sử dụng trong trường hợp mất điện lưới ở toàn KCN để cung cấp

điện cho các hoạt động trong giai đoạn vận hành. Khi chạy máy phát điện, định mức

tiêu thụ nhiên liệu dầu DO là 249,9 kg/h (khối lượng riêng của dầu DO là 0,8kg/lít).

- Thành phần nhiên liệu đốt :

Bảng 3.37.Thành phần của nhiên liệu đốt

Thành phần Cp(%) Hp(%) Op(%) Np(%) Sp(%) Ap(%) Wp(%)

Dầu DO 85,55 11,5 0,2 0,2 0,4 0,15 2

- Xác định tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện :

Để xác định được nồng độ của các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình cháy,

các bước tính toán như sau :

+ Tính toán sản phẩm cháy ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 760mmHg).

+ Tính toán lượng khí thải và tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát

điện ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ B, kg/h.

Bảng 3.38.Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ ống khói máy phát điện

– B=249,9 kg/h (đối với dầu DO)

TT Đại lượng tính toán Đơn vị

tính Công thức tính toán

Kết quả

Hè Đông

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 257

1 Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình cháy

m3chuẩn/kgNL

Vo=0,089C+0,264H-0,0333(O-S)

VoH=0,089x85,55+0,264x11,5-0,0333(0,2-0,4)

VoĐ=0,089x85,55+0,264x11,5-0,0333(0,2-0,4)

10,66

10,66

2 Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy

m3chuẩn/kgNL

Va = (1 + 0,0016 d) Vo

VaH=(1+0,0016x18,5)x10,66

VaĐ=(1+0,0016x11,5)x10,66

10,98 10,86

3

Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số không khí thừa =1,2

m3chuẩn/kgNL

Vt = Va

VtH=1,2x10,98

VtĐ=1,2x10,86

13,18

13,03

4 Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy

m3chuẩn/kgNL

VSO2 = 0,683.10-2 S

VSO2H=0,683x10-2x0,4

VSO2Đ=0,683x10-2x0,4

0,0027

0,0027

5

Lượng khí CO trong SPC với hệ số cháy không hoàn toàn = 0,01

m3chuẩn/kgNL

VCO = 1,865.10-2 C

VCOH=1,865x10-

2x0,01x85,55

VCOĐ=1,865x10-

2x0,01x85,55

0,016

0,016

6 Lượng khí CO2 trong SPC

m3chuẩn/kgNL

VCO2 = 1,853.10-2 (1-) C

VCO2H=1,853x10-2(1-0,01)x85,55

VCO2Đ=1,853x10-2(1-0,01)x85,55

1,57

1,57

7 Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy

m3chuẩn/kgNL

VH2O=0,111H+0,0124W+0,0016dVt

VH2OH=0,111x11,5+0,0124x2+0,0016x18,5x13,18

VH2OĐ=0,111x11,5+0,0124x2+0,0016x11,5x13,03

1,69

1,54

8 Lượng khí N2 trong SPC

m3chuẩn/kgNL

VN2 = 0,8.10-2 N + 0,79 Vt

VN2H=0,8x10-

2x0,2+0,79x13,18

VN2Đ=0,8x10-

2x0,2+0,79x13,03

10,41

10,29

9 Lượng khí O2 trong không khí thừa

m3chuẩn/kgNL

VO2 = 0,21 ( - 1) Va

VO2H=0,21x(1,2- 1)x10,98

VO2Đ=0,21x(1,2-1)x10,86

0,46

0,46

10 Lượng khí NO2 trong sản phẩm cháy NO2=2,054kg/m3N

m3chuẩn/kgNL

VNO2 = MNO2 / (B.NO2)

MNO2=1,723.10-3.B1,18

MNO2=1,723x10-3x249,91,18

VNO2=0,004 / (139 x 2,054)

VN2(NO2)=0,5.VNO2=0,5x0,0021

0,582kg/h

0,0021

0,001

0,0021

0,582kg/h

0,0021

0,001

0,0021

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 258

VO2(NO2)=VNO2

11 Lượng SPC tổng cộng

m3chuẩn/kgNL

VSPC=VSO2+VCO+VCO2+VH2O

+VN2+VO2+VNO2-VN2(NO2)-VO2(NO2)

VSPCH=0,0027+0,016+1,57+1

,59+10,33+0,46+0,0021-0,001-0,0021

VSPCĐ=0,0027+0,016+1,57+1

,52+10,27+ 0,46+0,0021-0,001-0,0021

14,15

13,88

12 Lượng khói (SPC) quy đổi ra m3/s

m3/s

LC = VSPC 249,9 / 3600

LCH=14,15x139 / 3600

LCĐ=13,88x139 /3600

0,55

0,54

13 Lượng khói (SPC) ở điều kiện chuẩn (t=25oC)

m3/s

LT25 = LCx(273+25) / 273

LT25H=0,68x(273+25) / 273

LT25Đ=0,67x(273+25) / 273

0,74

0,73

14 Lượng khói (SPC) ở điều kiện thực tế tk=130oC

m3/s

LT130 = LC (273 + tk) / 273

LT130H=0,68x(273+130) /273

LT130Đ=0,67x(273+130) / 273

1,0

0,99

15 Tải lượng khí SO2 với SO2=2,926 kg/m3N

g/s

MSO2 = (103 VSO2 B SO2) / 3600

MSO2H=(103x0,003x249,9x2,

926)/3600

MSO2Đ=(103x0,003x249,9x2,

926)/3600

0,034

0,034

16 Tải lượng khí CO với CO=1,25 kg/m3N

g/s

MCO = (103 VCO B CO) / 3600

MCOH=(103x0,016x249,9x1,2

5)/3600

MCOĐ=(103x0,016x249,9x1,2

5)/3600

0,97

0,97

17 Tải lượng khí CO2 với CO2=1,977 kg/m3N

g/s

MCO2 = (103 VCO2 B CO2) / 3600

MCO2H=(103.1,57x249,9x1,97

7)/3600

MCO2Đ=(103.1,57x249,9x1,97

7)/3600

119,84

119,84

18 Tải lượng khí NO2 g/s

MNO2 = (103 MNO2) / 3600

MNO2H=(103x0,758) / 3600

MNO2Đ=(103x0,758) / 3600

0,21

0,21

19 Tải lượng bụi với hệ số tro bay theo khói a=0,1

g/s

MBUI = (10 a Ap B) / 3600

MBUIH=(10x0,1x0,15x249,9)/

3600

MBUIĐ=(10x0,1x0,15x249,9)/

3600

0,006

0,006

- Xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện :

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 259

Bảng 3.39.Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm từ ống khói máy phát điện

Chất ô nhiễm

Mùa Hè Mùa Đông QCVN 19-

2009/BTNMT

Cột B (mg/m3)

Lưu lượng (m3/s)

Tải lượng (g/s)

Nồng độ phát thải (mg/m3)

Lưu lượng (m3/s)

Tải lượng (g/s)

Nồng độ phát thải (mg/m3)

Bụi TSP

0,74

0,006 8,11

0,73

0,006 8,22 200

Khí SO2 0,034 45,95 0,034 46,57 500

Khí NO2 0,21 283,8 0,21 287,7 850

Khí CO 0,97 910,8 0,97 928,8 1000

Ghi chú : QCVN 19-2009/BTNMT Quy chuẩn KTQG về khí thải công nghiệp.

Nhận xét: Từ giá trị tính toán trong bảng trên cho thấy, nồng độ phát thải các chất

khí và bụi trong khói thải của máy phát điện nằm trong giới hạn cho phép theo quy

định của QCVN 19-2009/BTNMT.

3.2.1.3.Đánh giá, dự báo các tác động bị gây ra bởi hoạt động của Dự án đối với

môi trường nước

Nước thải phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án gồm nước thải sinh hoạt,

nước mưa chảy tràn và nước thải sản xuất. Tác động tới môi trường nước được trình

bày cụ thể dưới đây:

(1) Nước thải sinh hoạt

Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 100l/người.ngày.

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hiện nay từ KCN Thăng Long II (giai đoạn

1) là: 16.896 người x 100 lít/người.ngày.đêm = 1.690 m3/ngày đêm

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 2) là:

10.104 người x 100 lít/người.ngày.đêm = 1.010 m3/ngày đêm.

Khi mở rộng KCN Thăng Long II là KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thêm

180,5 ha với số lao động làm việc lớn nhất trong KCN TLIPII giai đoạn 3 là khoảng

14.260 người, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh lớn nhất tăng thêm là: 100

lít/người.ngày.đêm x 14.260 người = 1.426 m3/ngày đêm.

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ Dự án (KCN Thăng Long II giai

đoạn 1, 2 và 3) là: 4.126 m3/ngày.đêm với 41.260 người.

Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt phát sinh tại Dự án như sau:

Bảng 3.40. Dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt cho 41.260 người

TT Các đại lượng Tải lượng (kg/41.260 người/ngày)

1 BOD5 1.856,7-2.228,04

2 COD 2.970,72-4.208,52

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 260

3 TSS 2.888,2-5.982,7

4 Tổng N 247,56-495,12

5 Tổng P 33-165,04

6 Tổng Coliform 4.126.104 - 4126.107

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ Dự án là 4.126 m3/ngày.đêm. Mức

độ ô nhiễm đối với các thông số tính toán là khá cao. Dự báo nồng độ các chất ô

nhiễm trong nước thải như sau:

Bảng 3.41.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

TT Các đại lượng

Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT, cột B

1 BOD5 450-540 100

2 COD 720-1.020 50

3 TSS 700-1.450 50

4 Tổng N 60-120 -

5 Tổng P 8-40 -

6 Tổng Coliform

107-1010 5.000

Theo bảng trên, nước thải nếu không được xử lý trước khi thải vào môi trường

sẽ góp phần gia tăng ô nhiễm lớn đối với nguồn tiếp nhận nước thải chung của khu

vực dự án. Do vậy, nhằm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn

vận hành, chủ đầu tư sẽ thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được trình

bày trong mục 3.2.2 chương 3 của báo cáo này.

(2) Nước thải sản xuất

Trong giai đoạn hoạt động của khu công nghiệp, nước thải sản xuất sinh ra từ

các nhà máy trong khu công nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà

nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.

Tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất của Dự án như sau:

o Lượng nước thải phát sinh hiện nay được lấy theo báo cáo ĐTM của KCN Thăng

Long II giai đoạn 1, giai đoạn 2 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-

BTNMT ngày 30/7/2007 và Quyết định số 1995/QĐ-BTNMT ngày 21/11/2012 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất của KCN

Thăng Long II – giai đoạn 1, giai đoạn 2 lần lượt là: 15.000 m3/ngày.đêm và 10.000

m3/ngày.đêm.

o Khi mở rộng KCN Thăng Long II thêm 180,5 ha (KCN Thăng Long II giai đoạn

3), lượng nước thải phát sinh lớn nhất tăng thêm là:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 261

Qnt = Qnc x 80% x K = Qnt = 9.000 x 80% x 1,1 = 7.920 ≈ 8.000 m3/ngày.đêm

Trong đó :

Qnc - Lượng nước cấp cho khu công nghiệp Thăng Long II giai đoạn 3 (m3/ngđ)

(Chương 1 báo cáo)

0,8 – Lượng nước thải đạt 80% lượng nước cấp (theo quy định của QCVN

01:2021/BXD Quy chuẩn KTQG về Quy hoạch xây dựng)

1,1 – Hệ số không điều hòa K=1,1.

o Như vậy, tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất của Dự án là 33.000

m3/ngày.đêm trong đó theo tính toán tại mục trên lượng nước thải sinh hoạt phát

sinh từ Dự án là 4.126 m3/ngày.đêm nên lượng nước thải sản xuất phát sinh từ dự án

là 28.874 m3/ngày đêm.

Đặc trưng nước thải sản xuất phát sinh của các nhóm ngành công nghiệp được

thu hút đầu tư vào trong KCN như sau:

Bảng 3.42. Thành phần và tính chất nước thải của các ngành nghề thu hút trong KCN

TT Tên ngành nghề Tính chất nước thải 1 Sản xuất hàng dệt khác (không

nhuộm) pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P , Cr6+, Cr3+, Fe, clo dư…

2 Sản xuất trang phục (không bao gồm sản xuất sản phẩm từ da lông thú)

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P , Cr6+, Cr3+, Fe, clo dư…

3 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P và phenol

4 In, sao chép bản ghi các loại Dung dịch thải chứa hóa chất 5 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược

liệu pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P và clo, phenol, xianua

6 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (không bao gồm tái chế nhựa)

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

7 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

8 Sản xuất kim loại Đúc sắt, thép Nước làm mát thiết bị, nước thải chứa

kim loại nặng, xianua, hợp chất lưu huỳnh, phenol

Đúc kim loại màu Nước làm mát thiết bị, nước thải chứa kim loại nặng, xianua, hợp chất lưu huỳnh, phenol

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 262

9 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

10 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P, nước rửa chứa hóa chất

11 Sản xuất thiết bị điện pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

12 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

13 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

14 Sản xuất phương tiện vận tải khác pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

15 Sản xuất giương, tủ, bàn ghế pH, COD, Fe, Zn, SS dầu mỡ khoáng....

16 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

17 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

18 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Sản xuất khí đốt Chủ yếu là nước thải sinh hoạt: pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

Phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống

Chủ yếu là nước thải sinh hoạt: pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

19 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không bao gồm tái chế giấy và bìa; sản xuất giấy và bột giấy)

pH, BOD, COD, TSS,

20 Khai thác, xử lý và cung cấp nước pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

21 Thoát nước và xử lý nước thải pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P

22 Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

Chủ yếu là nước thải sinh hoạt: TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P, coliform

23 Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P và As, Cd, Cr6+, Cr3+, Cu, Fe, Hg, Mn, Ni, Pb, Sn, Zn, coliform, dầu mỡ khoáng, phenol, xianua, tổng hoạt độ α, tổng hoạt độ β

24 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác

pH, TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P và As, Cd, Cr6+, Cr3+, Cu, Fe,

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 263

Hg, Mn, Ni, Pb, Sn, Zn, coliform, dầu mỡ khoáng, phenol, xianua, tổng hoạt độ α, tổng hoạt độ β

25 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

Ngành dịch vụ chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt: TSS, màu, BOD5, COD, tổng N, tổng P, coliform 26 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Ghi chú: Căn cứ văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTNMT ngày 10/12/2018 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

Đánh giá tác động của nước thải Dự án tới nguồn tiếp nhận:

Kênh Trần Thành Ngọ là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 3) khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) đi vào vận hành cùng với KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2). Kênh Trần Thành Ngọ có nhiệm vụ tiêu cho 775,8

ha trong đó đoạn Kênh Trần Thành Ngọ chảy qua KCN Thăng Long II hiện nay (khi

chưa có KCN Thăng Long II giai đoạn 3) đang tiếp nhận nước thải sau xử lý của

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1&2) với lưu lượng xả thải lớn nhất là 15.000

m3/ngày.đêm (theo giấy phép xả nước thải số 298/GP-TCTL-PCTTr ngày 23/7/2019

với lưu lượng xả thải 15.000 m3/ngày đêm), nước thải sau xử lý của Công ty TNHH

Hoya Glass Disk Việt Nam II với lưu lượng xả thải lớn nhất là 17.400 m3/ngày đêm

(theo giấy phép xả nước thải 420/GP-TCTL-PCTTr ngày 3/9/2020) và nước thải sau

xử lý của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam với lưu lượng xả thải lớn nhất là 1.784

m3/ngày.đêm (theo giấy phép xả nước thải số 279/TCTL-PCTTr ngày 11/6/2021).

Nước thải sau xử lý của Dự án xả vào kênh Trần Thành Ngọ tác động tới kênh Trần

Thành Ngọ việc tác động được đánh giá dựa trên mô hình tính toán Mike 11 như

sau:

(1) Cơ sở tính toán

- Vị trí kênh tiêu Trần Thành Ngọ đoạn chảy qua KCN Thăng Long II.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 264

Vị trí kênh tiêu Trần Thành Ngọ

- Phạm vi tính toán của kênh tiêu Trần Thành Ngọ được giới hạn tại vị trí thượng

lưu là giao giữa quốc lộ 39A và quốc lộ cũ trên địa bàn xã Liêu Xã và điểm cuối hạ

lưu là cống Phần Hà trước khi đổ vào vào sông Bắc Hưng Hải (Kim Sơn), có tổng

chiều dài tuyến khoảng 8 km.

- Để mô phỏng diễn toán dòng chảy và chất lượng nước trong kênh tiêu Trần Thành

Ngọ, đơn vị tư vấn chọn mô hình mô hình MIKE 11 Ecolab.

- Mô hình MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do Viện thuỷ lực Đan

Mạch (DHI) xây dựng và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, được ứng dụng

để mô phỏng chế độ thủy lực, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông,

trong sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác.

- Dữ liệu đầu vào của mô hình:Các dữ liệu đầu vào cần thiết được sử dụng để xây

dựng mô hình mô phỏng diễn toán sự thay đổi chất lượng nguồn nước của một số

hệ thống kênh bao gồm:

+ Bản đồ vùng nghiên cứu (có mạng lưới kênh) để tạo sơ đồ tính trong mô hình;

+ Dữ liệu địa hình gồm: mặt cắt (trắc ngang, trắc dọc) tuyến kênh, công trình trên

kênh (cầu, cống, công trình điều tiết dòng chảy);

+ Dữ liệu về điều kiện biên: (1) Số liệu thủy lực biên trên, biên dưới của mô hình

tính toán; (2) Số liệu biên trên, biên dưới của các yếu tố chất lượng nước; (3) Số liệu

lưu lượng, chất lượng nước của nút dòng chảy nhập lưu.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 265

+ Số liệu, thông số thủy lực;

+ Số liệu, thông số lan truyền, khuếch tán;

+ Số liệu, thông số chất lượng nước;

+ Số liệu kiểm tra tính toán của mô hình: Số liệu Q, H tại các vị trí, các điểm đo

ngoài thực tế và số liệu chất lượng nước tại các điểm trên khu vực nghiên cứu

(2) Hiện trạng vùng nghiên cứu

Kênh tiêu Trần Thành Ngọ nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có nhiệm vụ tiêu nước

cho khu vực công nghiệp Thăng Long II ra sông Bắc Hưng Hải (sông Kim Sơn),

tiếp nhận nước thải từ của các trạm xử lý nước thải của KCN. Khi cần tiêu thoát

nước do mưa lớn, hệ thống kênh Trần Thành Ngọ được kết nối với kênh Hồ Chí

Minh và được tiêu bằng bơm động lực ra sông Bắc Hưng Hải thông qua trạm bơm

Long Hưng. Trong điều kiện bình thường, nước thải từ các khu công nghiệp và dân

cư sẽ được chảy trực tiếp ra sông Bắc Hưng Hải qua cống Phần Hà với tổng chiều

dài tuyến kênh từ điểm đầu (Quốc Lộ 39A) đến vị trí cống Phần Hà khoảng 8km.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước do Viện kỹ thuật tài nguyên nước khảo sát

dọc theo tuyến kênh từ ngày 16/5-22/5 cho thấy: Nước mặt trên kênh Trần Thành

Ngọ đang bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu vượt ngưỡng tiêu chuẩn cấp nước tưới, tiêu

theo QCVN 08:2018 (Cột B1) như: NH4+ cao hơn 2 lần ngưỡng cho phép; COD cao

hơn từ 1,3 đến 1,5 lần; BOD5 cao hơn 2 lần ngưỡng cho phép; Coliform tiệm cận

ngưỡng ô nhiễm...vv Các vị trí đầu kênh đến khu Công nghiệp Thăng Long II, chất

lượng nước rất kém không đáp ứng được yêu cầu về môi trường do chất thải của các

hộ dân xung quanh khu vực Dị Sử, Mỹ Hào đổ trực tiếp xuống kênh mà không qua

xử lý.

Bảng 3.43. Kết quả phân tích chất lượng nước dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ

Địa điểm pH TDS

(mg/L)

DO (mg/L)

NH4+

(mg/L)

NO3-

(mg/L)

PO43-

(mg/L)

Fe (mg/L)

COD

(mg/L)

BOD5

(mg/L)

Coliform

(MNP/100mL)

Đầu kênh 7,5 866 4,6 2,2 9 0,3 0,38 49,6 37,3 6700

XLTN(KCN TL)

7,6 670 4,2 2,25 5,5 0,1 0,42 37,5 23 4500

Cống Tân Hưng

7,6 750 4,3 1,75 5,5 0,3 0,4 38,2 29,8 3500

Cống Phần Hà

7,8 974 4,8 1,5 4 0,2 0,4 42,4 24 3400

Nguồn: Kết quả quan trắc đợt quan trắc ngày 16/5/2022-22/5/2022 do viện Kỹ thuật

tài nguyên nước khảo sát

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 266

(3) Xây dựng mô hình toán

- Về địa hình: Địa hình lòng kênh bao gồm các mặt cắt dọc, ngang của kênh Trần

Thành Ngọ nằm trong phạm vi nghiên cứu theo hệ cao độ quốc gia. Vùng nghiên

cứu bắt đầu từ điểm đầu (từ QL 39A) đến cống Phần Hà (sông Bắc Hưng Hải)

Mặt cắt đại diện kênh tiêu Trần Thành Ngọ

- Về thủy văn: Tài liệu thủy văn do viện kỹ thuật tài nguyên nước đo đạc thực tế bao

gồm từ ngày 16/5 đến ngày 22/5/2022: mực nước tại hạ lưu kênh Trần Thành Ngọ

tại vị trí cống Phần Hà, lưu lượng tại vị trí giao quốc lộ QL39A cũ và mới địa phận

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 267

xã Liêu Xá. Vị trí biên kiểm định và hiệu chỉnh mô hình tại vị trí cống Tân Hưng,

thôn Tân Hưng, xã Hưng Long.

- Tài liệu chất lượng nước thực đo do Viện kỹ thuật tài nguyên nước khảo sát thực

tế từ 16/5 đến ngày 22/5/2022 bao gồm:

+ Chất lượng nước ở hạ lưu kênh Trần Thành Ngọ tại vị trí cống Phần Hà đổ ra sông

Bắc Hưng Hải

+ Chất lượng nước tại vị trí vị trí đầu kênh giao quốc lộ QL39A cũ và mới địa phận

xã Liêu Xá.

+ Chất lượng nước tại vị trí biên kiểm định và hiệu chỉnh mô hình, vị trí cống Tân

Hưng.

+ Chất lượng nước trên kênh Trần Thành Ngọ gần vị trí xả thải của trạm XLNT tập

trung KCN Thăng Long II.

-Tài liệu về nguồn thải : Nguồn thải chính đổ vào kênh tiêu Trần Thành Ngọ bao

gồm:

+ Nguồn nước thải của Khu công nghiệp Thăng Long II với lưu lượng xả thải 15.000

m3/ngày.đêm. Chất lượng nước thải, theo giấy phép số 289 GP_TCTL-PCTTtr, đảm

bảo các thông số sau khi xử lý đạt giá trị đối đa cho phép.

+ Nguồn nước thải Công ty Hoya Glass Disk với lưu lượng xả thải là 17.400

m3/ngày.đêm. Chất lượng nước thải, theo giấy phép số 420 GP_TCTL-PCTTtr, đảm

bảo các thông số sau khi xử lý đạt giá trị đối đa cho phép ở cột A- Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (Ban hành kèm

theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Tài nguyên

và môi trường).

+ Nguồn nước thải Công ty Kyocera với lưu lượng xả thải là 1.784 m3/ngày.đêm.

Chất lượng nước thải, theo giấy phép số 279/GP-TCTL-QLCT, bảo đảm các thông

số ô nhiễm nước thải sau xử lý không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo Quy

chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công ngiệp QCĐP 02:2019/HY.

- Thiết lập mạng lưới thủy lực

- Dữ liệu biên:

+ Biên thượng lưu là lưu lượng chảy tại vị trí đầu kênh Trần Thành Ngọ, số liệu

được đo đạc thực tế trong ngày 16/5/2022-22/5/2022

+ Biên hạ lưu là mực nước được đo đạc tại vị trí cầu Phần Hà trước khi đổ ra sông

Bắc Hưng Hải

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 268

- Hệ số nhám sơ bộ chọn theo từng tuyến kênh dựa trên vật liệu làm kênh, đối với

kênh bê tông n=0,017 và đối với đoạn kênh đất n=0,0225

- Dữ liệu kiểm định và hiện chỉnh mô hình

Biên kiểm định mô hình được đo tại vị trí Cống Tân Hưng. Sau khi hiệu chỉnh và

kiểm định mô hình đạt yêu cầu, các dữ liệu (mạng sông, thủy lực) được trích xuất

phục vụ mô phỏng chất lượng nước.

Sơ đồ mạng lưới thủy lực Kênh chính Trần Thành Ngọ

Mực nước, lưu lượng thực đo từ 10h:00 ngày 16/5/2022-10h:00 ngày 18/5/2022

được dùng để chạy hiệu chỉnh mô hình thuỷ lực và từ 10h:00 ngày 19/5/2022-10h:00

ngày 22/5/2022 để kiểm định mô hình (số liệu khảo sát do viện kỹ thuật tài nguyên

nước thực hiện).

Thời gian để hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước là các đợt đo ngày

16/5/2022÷18/5/2022 và hiệu chỉnh mô hình là các đợt đo từ ngày

18/5/2022÷22/5/2022. Vị trí kiểm tra trong mô hình là chất lượng nước thực đo tại

cống Tân Hưng.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 269

(4) Mô phỏng chất lượng nước của kênh Trần Thành Ngọ theo hiện trạng

(4.1) Kết quả mô phỏng thủy lực kênh tiêu Trần Thành Ngọ

Kết quả mô phỏng mực nước dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ từ ngày

16/5÷18/5/2022 được thể hiện như hình dưới đây:

Kết quả mô phỏng mực nước dọc theo tuyến kênh Trần Thành Ngọ

Qua so sánh, có thể thấy kết quả tính toán phù hợp với số liệu thực đo, mức độ chênh

lệch mực nước lớn nhất và nhỏ nhất dưới <0.03m (Chênh lệch nhỏ), giá trị mức độ

tương đối giữa phương sai (NASH)> 0.8. Đối với mô hình thủy lực mô phỏng dòng

chảy thời đoạn ngắn thì hệ số NASH>0.7 được đánh giá có độ tin cậy cao. Vì vậy,

mô hình thủy lực được xây dựng cho kênh tiêu Trần Thành Ngọ được hiệu chỉnh có

độ tin cậy.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 270

So sánh kết quả mực nước thực đo và mực nước tính toán tại vị trí cống

Tân Hưng (Hiệu chỉnh)

Bảng 3.44. So sánh kết quả mô hình và số liệu đo về mực nước tại các vị trí cống Tân Hưng (Hiệu Chỉnh)

Vị trí biên kiểm tra NASH Sai số mực nước

lớn nhất(m)

Sai số mực nước

nhỏ nhất (m)

Cống Tân Hưng 0,83 0,03 0,01

Mô hình thủy lực được kiểm định lại có độ tin cậy và được dùng để mô phỏng các

kịch bản về diễn biến thủy lực trên kênh tiêu Trần Thành Ngọ.

0.50

0.55

0.60

0.65

0.70

0.75

Z (

m)

Times

Time Series Water level MN tính toán

MN thực đo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 271

So sánh kết quả mực nước thực đo và mực nước tính toán tại vị trí cống

Tân Hưng (Kiểm định)

Bảng 3.45. So sánh kết quả mô hình và số liệu đo về mực nước tại các vị trí cống

Tân Hưng (Kiểm định)

Vị trí biên kiểm tra NASH Sai số mực nước

lớn nhất(m)

Sai số mực nước

nhỏ nhất (m)

Cống Tân Hưng 0,76 0,04 0,01

(4.2) Kết quả mô phỏng chất lượng nước kênh tiêu Trần Thành Ngọ

(a) Hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước

Mô hình chất lượng nước được hiệu chỉnh dựa trên kết quả thực từ 10h:00 ngày

16/5/2022÷10h ngày 18/5/2022. Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thấy thấy sai số

giữa kết quả tính toán và thực đo nhỏ hơn MAPE < 13%, như vậy mô hình sau khi

đã được hiệu chỉnh với bộ thông số chất lượng nước là phù hợp để mô phỏng diễn

toán chất lượng nước trên kênh tiêu Trần Thành Ngọ.

Kết quả hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước cho kênh tiêu Trần Thành Ngọ với hàm

lượng nồng độ các chất như sau:

0.60

0.65

0.70

0.75

0.80

0.85

0.90

0.95

Z (

m)

Times

Time Series Water levelMN tính toán

Mực nước thục đo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 272

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng (HC)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng(HC)

4.2

3.7

3.6

4.3

4.1

3.9

3.0

3.5

4.0

4.5

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

DO

(m

g/l

L)

Thời gian (h)

DO

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

3334

35

29.8 30 30.5

10

15

20

25

30

35

40

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

BO

D (

mg

/lL

)

Thời gian (h)

BOD

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 273

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Ammonia NH4+ giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng(HC)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Nitrate NO3- giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC)

1.91.8

1.61.75

1.61.5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

NH

4+ (

mg

/L)

Thời gian (h)

NH4+

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

5.0 5.0 4.7

5.5

4.6 4.5

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

NO

3-

(mg

/lL

)

Thời gian (h)

NO3-Mô phỏng Thực đo

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 274

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Phosphate PO43- giữa kết quả tính toán và

thực đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform giữa kết quả tính toán và thực đo

tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC)

(b) Kiểm định mô hình chất lượng nước

Mô hình chất lượng nước được kiểm định dựa trên kết quả thực từ 10h:00 ngày

18/5/2022÷22/5/2022. Các thông số chất lượng nước được mượn từ mô hình đã được

hiệu chỉnh ở trên. Kết quả kiểm định mô hình tại vị trí Cống Tân Hưng, cho thấy sai

số giữa kết quả tính toán và thực đo nhỏ hơn MAPE < 16%, như vậy bộ thông số

của mô hình sau khi đã hiệu chỉnh phù hợp để mô phỏng chất lượng nước cho các

thời đoạn tính toán khác nhau. Kết quả kiểm định mô hình chất lượng nước kênh

tiêu Trần Thành Ngọ với hàm lượng nồng độ các chất như sau:

0.30

0.38 0.38

0.32

0.390.37

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

PO

43

- (m

g/L

)

Thời gian (h)

PO43-

Mô phỏng Thực đo

QCVN 08:2015 (B1)

36003840 39303800

3300 3100

0.0

1000.0

2000.0

3000.0

4000.0

5000.0

6000.0

7000.0

8000.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00

Coli

form

(MN

P/1

00L

)

Thời gian (h)

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 275

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD giữa kết quả tính toán và thực đo tại

điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

3.6 3.6

4.24.5

4.3

3.94.1

4.64.8

4.2

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

DO

(m

g/L

)

Thời gian (h)

DO

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

35

28.2 27.9 28.126.6

30.5

26.8

24.1 24.3 25

10

15

20

25

30

35

40

45

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

BO

D (

mg

/L)

Thời gian (h)

BOD Mô phỏng Thực đo

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 276

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Ammonia NH4+ giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Nitrate NO3- giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

1.61.8 1.9

2.1

1.61.5 1.6 1.71.9 1.8

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NH

4+

(m

g/L

)

Thời gian (h)

NH4+ Mô phỏng Thực đo

5.04.5 4.5 4.5 4.74.5

4.2 4.1 4.2 4.3

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NO

3-(m

g/L

)

Thời gian (h)

NO3-

Mô phỏng Thực đo

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 277

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Phosphate PO43- giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform giữa kết quả tính toán và thực đo

tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ)

(5) Mô phỏng diễn toán chất lượng nước kênh Trần Thành Ngọ theo các kịch bản

xả thải

(5.1) Các kịch bản mô phỏng diễn toán chất lượng nước

Các kịch bản được xây dựng mô phỏng diễn toán bao gồm: Kịch bản khi nước thải

của KCN chưa được xử lý đạt chuẩn chảy vào kênh (Kịch bản 1) và các kịch bản

khi nước thải của KCN đã được xử lý đạt chuẩn (Kịch bản 2, 3 và 4):

0.400.38 0.39 0.38

0.340.37 0.36

0.33 0.33

0.29

0.00

0.10

0.20

0.30

0.40

0.50

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

PO

43

-(m

g/L

)

Thời gian (h)

PO43- Mô phỏng Thực đo

QCVN 08:2015 (B1)

3930

3402 3404 342632043100 3200 3100 3100 3000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

Coli

form

(MP

N/1

0m

l)

Thời gian (h)

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

Mô phỏng Thực đo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 278

-Kịch bản 1: Nước thải của các trạm gồm trạm xử lý nước thải tập trung (XLNT

TT) của KCN Thăng Long II, Hưng Yên công suất 33.000 m3/ngày.đêm, nước thải

của trạm XLNT Công ty HOYA công suất 17.400 m3/ngày.đêm và của Công ty

Kyocera công suất 1.784 m3/ngày.đêm khi chưa đạt chuẩn xả vào kênh tiêu Trần

Thành Ngọ.

- Kịch bản 2: Nước thải của các trạm gồm trạm xử lý nước thải tập trung (XLNT

TT) của KCN Thăng Long II, Hưng Yên công suất 15.000 m3/ngày.đêm, nước thải

của trạm XLNT Công ty HOYA công suất 17.400 m3/ngày.đêm và của Công ty

Kyocera công suất 1.784 m3/ngày.đêm được xử lý đạt chuẩn mới xả vào kênh tiêu

Trần Thành Ngọ.

- Kịch bản 3: Nước thải của các trạm gồm trạm xử lý nước thải tập trung (XLNT

TT) của KCN Thăng Long II, Hưng Yên công suất 24.000 m3/ngày.đêm, nước thải

của trạm XLNT Công ty HOYA công suất 17.400 m3/ngày.đêm và của Công ty

Kyocera công suất 1.784 m3/ngày.đêm được xử lý đạt chuẩn mới xả vào kênh tiêu

Trần Thành Ngọ.

- Kịch bản 4: Nước thải của các trạm gồm trạm xử lý nước thải tập trung (XLNT

TT) của KCN Thăng Long II, Hưng Yên công suất 33.000 m3/ngày.đêm, nước thải

của trạm XLNT Công ty HOYA công suất 17.400 m3/ngày.đêm và của Công ty

Kyocera công suất 1.784 m3/ngày.đêm được xử lý đạt chuẩn mới xả vào kênh tiêu

Trần Thành Ngọ.

(5.2)Kịch bản 1: Các nguồn thải chưa được xử lý

(5.2.1.)Nguồn thải chính xả vào kênh khi chưa đạt yêu cầu KB1

-Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm xử lý XLNT TT, KCN Thăng Long II (lấy

giá trị lớn nhất kết quả quan trắc ngày 04/02/2020; 11/11/2020; 2/11/2021 để đánh

giá mức độ ảnh hưởng).

Bảng 3.46.Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT TT KCN Thăng Long

II

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 58,1 2 NH4

+ (mg/l) 8,24 3 TP(mg/l) 1,52 4 Coliform(MPN/100ml) 40.000 5 TN(mg/l) 13,5

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 279

-Công ty Hoya sản xuất nền thủy tinh cho đĩa từ (để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính),

hàm lượng các chất trong nước thải khi chưa xử lý.

Bảng 3.47.Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT Công ty HOYA

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 13,6 2 NH4

+ (mg/l) 2,21 3 TP(mg/l) 0,46 4 Coliform(MPN/100ml) 600 5 TN(mg/l) 15,39

- Nước thải của Công ty Kyocera (kết quả các đợt quan trắc 14/5/2021)

Bảng 3.48.Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT Công ty Kyocera

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 85 2 NH4

+ (mg/l) 2,6 3 TP(mg/l) 1,14 4 Coliform(MPN/100ml) 4300 5 TN(mg/l) 4,2

(5.2.2) Kết quả mô phỏng KB 1 (Nguồn thải chưa được xử lý chảy vào kênh)

Kết quả mô phỏng chất lượng nước trên kênh Trần Thành Ngọ với kịch bản nước

thải của các nhà máy đã được xử lý chảy vào trong kênh được thể hiện trong bảng

và các hình vẽ dưới đây:

Bảng 3.49.Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ (KB1)

Chỉ tiêu QL39A

(Vị trí trên

kênh) Kyocera

Vị trí trên kênh

(Hoya)

Vị trí trên kênh

(XLNT-TT)

Cống Tân

Hưng

Cống Phần Hà

QCVN 08:2015

(Cột B1)

BOD5(mg/l) 37.6 50.3 48.3 46.9 37.7 40.8 15

NH4+(mg/l) 2.3 2.4 4.3 5.4 4.1 4.3 0.9

NO3-(mg/l) 8.4 6.5 8.6 6.1 8.4 8.2 10

PO43- (mg/l) 0.3 0.5 0.7 0.9 0.7 0.8 0.3

TP(mg/l) 0.4 0.6 0.9 1.1 0.8 0.9 -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 280

Coliform (MPN/100ml)

6600 6000 13700 21000 13300 16600 7500

Dựa vào kết quả mô phỏng về nồng độ các chất tại các vị trí dọc theo tuyến kênh

tiêu Trần Thành Ngọ theo KB1 cho thấy:

1) Hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa BOD5

Nồng độ BOD5 trên toàn tuyến kênh Trần Thành Ngọ vượt ngưỡng cho phép từ 2.5

đến 3 lần ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2015 (Cột B1) của BTNMT. Điểm đầu

kênh và cuối kênh (từ vị trí Cống Tân Hưng đến Cống Phần Hà) hàm lượng BOD5

thấp hơn các vị trí xả thải của KCN Thăng Long II, tuy nghiên vẫn cao hơn rất nhiều

so với yêu cầu. Nồng độ BOD5 tại các vị trí xả thải của trạm XLNT tập trung, điểm

xả thải độc lập của Hoya và Kyocera rất cao do nước thải trường hợp chưa được xử

lý đổ vào kênh gây ra. Do vậy, trường hợp nếu nước thải chưa được xử lý của các

nguồn thải chỉnh xả thẳng ra kênh sẽ gây ô nhiễm rất nặng về mặt nồng độ BOD5

có trong nước khoảng 3 lần so với ngưỡng cho phép đối với tiêu chuẩn nước mặt

dùng cho mục địch tưới, tiêu ngưỡng B1 (theo QCVN 08:2015).

1) Hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa BOD5

Nồng độ BOD5 trên toàn tuyến kênh Trần Thành Ngọ vượt ngưỡng cho phép từ 2.5

đến 3 lần theo QCVN 08:2015 (Cột B1) của BTNMT. Điểm đầu kênh và cuối kênh

(từ vị trí Cống Tân Hưng đến Cống Phần Hà) hàm lượng BOD5 thấp hơn các vị trí

xả thải của KCN Thăng Long II, tuy nghiên vẫn cao hơn rất nhiều so với yêu cầu.

Nồng độ BOD5 tại các vị trí xả thải của trạm XLNT tập trung, điểm xả thải độc lập

của Hoya và Kyocera rất cao do nước thải trường hợp chưa được xử lý đổ vào kênh

gây ra. Do đó, trường hợp khi nước thải chưa được xử lý của các nguồn thải chỉnh

xả thẳng ra kênh sẽ gây ô nhiễm rất nặng về mặt nồng độ BOD5 có trong nước

(khoảng 3 lần) so với ngưỡng cho phép đối với tiêu chuẩn nước mặt dùng cho mục

địch tưới, tiêu ngưỡng B1 (QCVN 08:2015).

2) Hàm lượng Ammonia NH4+ và Nitrate NO3

-

Kết quả mô phỏng hàm lượng Nitơ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ cho thấy:

-Nồng độ Amonia (NH4+) cao hơn 2.5 đến 6 lần ngưỡng cho phép đối với hàm lượng

chất này trong nước mặt theo theo QCVN 08:2015 (cột B1), đặc biệt tại vị trí xả thải

trực tiếp không qua xử lý của trạm XLNT tập trung kCN Thăng Long II và nguồn

thải độc lập của Hoya cao hơn ngưỡng cho phép từ 4-6 lần. Các vị trí từ cống Tân

Hưng đến Cống Phần Hà nồng độ Amonia cũng vượt ngưỡng cho phép khoảng 4.5

lần. Vị trí đầu kênh và vị trí xả thải của Kyocera nồng độ Amonia có thấp hơn nhưng

vẫn ở ngưỡng rất cao.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 281

- Hàm lượng Nitrate hầu hết ở các điểm cũng rất cao tiệm cận với ngưỡng cho phép

theo thang B1 (QCVN 08:2015) đặc biệt ở vị trí xả thải của KCN Thăng Long II.

Tóm lại, Từ kết quả mô phỏng có thể thấy, hàm lượng Ammonia và Nitrate tại các

vị trí trên kênh cho thẩy hàm lượng Nitơ ở ngưỡng rất cao, đặc biệt ở dạng NH4+

vượt nhiều lần ngưỡng cho phép. Nồng độ NH4+ ở các vị trí xả thải của các trạm xử

lý nước thải tập trung cao tương ứng với nhu cầu Oxy sinh hóa BOD5 cao và hàm

lượng Oxy tại các vị trí này thấp, kéo theo là chất lượng nước trên kênh tại các vị trí

này rất kém.

3) Hàm lượng Phosphate phosphorus (PO43-) và Tổng phosphorus (TP)

-Kết quả mô phỏng cho thấy hàm lượng PO43- và TP có trong nước trên kênh tiêu

cho thấy điểm đầu kênh có hàm lượng khá cao, xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phép

theo QCVN 08:2015 cột B1 với mức chênh lệch không quá nhiều.

- Tại các vị trí xả thải của trạm xử lý tập trung ra kênh tiêu khi nước chưa được xử

lý nồng độ Phosphorus tồn tại dưới dạng chính là Phosphate vượt ngưỡng cho phép

từ khoảng 1.5 đến 3 lần theo QCVN 08:2015 cột B1, điểm XLNT tập trung KCN

Thăng Long II hàm lượng này vượt cao nhất 3 lần. Do lượng Phosphorus từ các

điểm xả thải đổ vào kênh dẫn đến hàm lượng chất này trong nước tại vị trí hạ lưu

của kênh từ Cống Tân Hưng đến Cống Hà Phần cũng ở ngưỡng tương đối cao.

Hàm lượng Coliform (MPN/100ml)

Nồng độ Coliform tại các vị trí đầu kênh tiệm cận ngưỡng cho phép theo QCVN

08:2015 cột B1. Tại các vị trí xả thải của Hoya trở đi đến hạ lưu kênh (Cống Phần

Hà) hàm lượng Coliform vượt ngưỡng cho phép khoảng từ 2 đến 3 lần so với tiêu

chuẩn dành cho nước tưới, tiêu. Nồng độ Coliform cao nhất tại vị trí xả thải trên

kênh của trạm XLNT tập trung KCN Thăng Long II do nguồn thải khi chưa được

xử lý tại vị trí này theo kết quả quan trắc cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn xả thải.

Qua kết quả mô phỏng hàm lượng các chất theo KB1: (Nước thải của các nhà máy

chưa được xử lý chảy trực tiếp vào kênh) cho thấy: Chất lượng nước trên toàn tuyến

kênh ở mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vị trí xả thải của trạm XLNT

tập trung của KCN Thăng Long II với nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn dành cho nước

mặt dùng để tưới, tiêu QCVN 08:2015 (Cột B1) từ 2 đến 3 lần, cá biệt chỉ tiêu hàm

lượng NH4+ có những vị trí vượt ngưỡng 5 lần so với tiêu chẩn.

Kết quả chi tiết diễn biến chất lượng nước dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ theo KB

1 được trình bày trong hình vẽ dưới đây:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 282

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

BO

D5(

mg/

L)

Time Series

BOD5 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

BD

O5

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

BOD5

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 283

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NH

4+(m

g/L

)

Time Series

NH4 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

1 2 3 4 5 6

NH

4+

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

NH4+

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 284

Diễn biến hàm lượng NO3- tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ

(KB1: Nước thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh)

Biểu đồ NO3- (mg/L) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NO

3-(m

g/L

)

Time Series

NO3- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

1 2 3 4 5 6

NO

3-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NO3-

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 285

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)

Biểu đồ PO43- (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)

0.00

0.10

0.20

0.30

0.40

0.50

0.60

0.70

0.80

0.90

1.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

PO

43-(m

g/L

)

Time Series

PO43- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

1 2 3 4 5 6

PO

43-

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

PO43-

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 286

Diễn biến hàm lượng tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)

Biểu đồ TP (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1: Nước

thải chưa được xử lý đổ vào kênh)

,00

,200

,400

,600

,800

1,00

1,200

5/16/202210:00

5/17/202210:00

5/18/202210:00

5/19/202210:00

5/20/202210:00

5/21/202210:00

5/22/202210:00

TP

(m

g/L

)

Time Series

TPQL39A

Kyocera

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1 2 3 4 5 6

TP

(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

TP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 287

Diễn biến hàm lượng Coliform (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần

Thành Ngọ (KB1: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml) tại các vị trí trên kênh Trần Thành

Ngọ (KB1: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

(5.3) Kịch bản nguồn xả thải vào kênh đã được xử lý

(5.3.1) Nguồn thải chính xả vào kênh khi đã được xử lý đạt chuẩn yêu cầu

Nguồn nước thải sau xử lý của trạm xử lý XLNT TT, KCN Thăng Long II (lấy giá

trị lớn nhất kết quả quan trắc ngày 04/02/2020; 11/11/2020; 2/11/2021 để đánh giá

mức độ ảnh hưởng)

0.0

5000.0

10000.0

15000.0

20000.0

25000.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

Coli

form

(M

PN

/100m

L)

Time Series

Coliform QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0

5000

10000

15000

20000

25000

1 2 3 4 5 6

Coli

form

(M

PN

/100m

l)

Vị trí trên kênh

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 288

Bảng 3.50.Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN TT KCN Thăng Long II

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 10,8

2 NH4+ (mg/l) 0,77

3 TP(mg/l) 1,37

4 Coliform(MPN/100ml) 2,300

5 TN(mg/l) 12,9

-Công ty Hoya sản xuất nền thủy tinh cho đĩa từ (để sản xuất ổ đĩa cứng máy tính),

hàm lượng các chất trong nước thải khi đã được xử lý.

Bảng 3.51.Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN Công ty HOYA

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 10

2 NH4+ (mg/l) 0,19

3 TP(mg/l) 0,6

4 Coliform(MPN/100ml) 9

5 TN(mg/l) 3,04

- Nước thải của Công ty Kyocera (kết quả các đợt quan trắc 14/5/2021)

Bảng 3.52.Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN Công ty Kyocera

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 BOD5(mg/l) 4

2 NH4+ (mg/l) 1,68

3 TP(mg/l) 0,2

4 Coliform(MPN/100ml) 9

5 TN(mg/l) 3,92

(5.3.2)Kết quả mô phỏng kịch bản 2 (Nguồn thải đã được xử lý chảy vào kênh)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 289

Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo KB 2 khi các nguồn thải chính chưa được

xử lý chảy vào kênh Trần Thành Ngọ.

Bảng 3.53.Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ

(KB2)

Chỉ tiêu QL39A

(Vị trí

trên

kênh)

Kyocera

Vị trí

trên

kênh

(Hoya)

Vị trí

trên

kênh

(XLNT-

TT)

Cống

Tân

Hưng

Cống

Phần

QCVN

08:2015

(Cột

B1)

BOD5(mg/l) 36,1 28,0 19,3 20,6 30,4 22,4 15

NH4+(mg/l) 2,3 2,1 1,4 2,1 1,8 1,3 0.9

NO3-(mg/l) 7,9 6,5 4,6 5,5 4,6 4,9 10

PO43-(mg/l) 0,3 0,3 0,4 0,3 0,4 0,3 0.3

TP(mg/l) 0,4 0,4 0,7 0,7 0,7 0,7 -

Coliform

(MPN/100ml) 6600 4728 2454 3692 2749 2382 7500

Dựa vào kết quả mô phỏng về chất lượng nước theo KB 2 nguồn thải chưa qua xử

lý dọc theo tuyến kênh Trần Thành Ngọ theo cho thấy:

Hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa BOD5

Nồng độ BOD5 trên kênh tại tất cả các vị trí trên kênh đều vượt ngưỡng cho phép

theo tiêu chuẩn QCVN 08:2015 Cột B1 nhưng mức độ chênh lệch khác nhau.Tại

các vị trí xả thải của trạm XLNT TT của KCN Thăng Long II hàm lượng BOD5 chỉ

vượt mức cho phép khoảng 1.4 lần. Tại các vị trí đầu kênh nồng độ này cao hơn

ngưỡng cho phép khoảng 2 lần. Nhìn chung chất lượng nước tại các vị trí xả thải tập

trung của KCN Thăng Long II, nước sau khi xử lý có chất lượng đáp ứng được yêu

cầu xả thải về hàm lượng BOD5, chất lượng tốt hơn các vị trí khác trên tuyến kênh.

Hàm lượng Ammonia NH4+ và Nitrate NO3

-

- Nồng độ Amonia tại tất cả các điển trên tuyến kênh đều vượt quá ngưỡng cho phép

từ 1.5 đến 2.5 lần theo ngưỡng (cột B1 QCVN 08:2015). Tại các vị trí từ trạm XLNT

của KCN Thăng Long II đến hạ lưu của kênh, hàm lượng chất này có giảm nhưng

vẫn ở mức khá cao so với tiêu chuẩn về nước mặt cho mục đích tưới, tiêu.

-Nồng độ Nitrate dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2015 (Cột B1) nhưng vẫn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 290

ở ngưỡng khá cao đặc biệt là vị trí đầu kênh. Tương tự như hàm lượng Amonia,

nồng độ Nitrate có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu cống Phần Hà.

Hàm lượng Phosphate phosphorus PO43- và Tổng phosphorus TP

Tất cả các vị trí trên kênh đều có hàm lượng Phosphate phosphorus tiệm cận hoặc

vượt quá ngưỡng cho phép nhưng mức độ không quá lớn. Nồng độ PO43- nhìn chung

không thay đổi nhiều dọc tuyến kênh nhưng nồng độ TP có xu hướng tăng dần từ

điểm xả thải của KCN Thăng Long II về đến cống Tân Hưng và Cống Phần Hà.

Hàm lượng Coliform (MPN/100ml)

Nồng độ Coliform dọc tuyến kênh trong trường hợp nước thải đã được xử lý chảy

vào kênh đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo chiều giảm dần từ đầu kênh đến cuối

kênh. Vị trí đầu kênh hàm lượng Coliform xấp xỉ ngưỡng cho phép theo QCVN

08:2015 (Cột B1).

Tóm lại: Trong trường hợp nước thải của KCN Thăng Long II được xử lý ứng đạt

chuẩn yêu cầu với lưu lượng thải của KB 2 chảy vào trong kênh, nước kênh vẫn bị

ô nhiễm ở một số chỉ tiêu nhưng mức độ thấp hơn nhiều lần so với KB 1 (khi nước

thải chảy chưa qua xử lý chảy vào trong kênh). Chất lượng nước ở một số chỉ tiêu

như NH4+, Coliform, BOD5 trên kênh Trần Thành Ngọ tại vị trí xả thải của các

nguồn từ KCN Thăng Long II có xu hướng tốt hơn các vị trí khác trên kênh nhưng

mức độ không chênh lệch nhiều

Kết quả chi tiết diễn biến chất lượng nước trên kênh Trần Thành Ngọ theo kịch bản

2 thể hiện qua các hình dưới đây:

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

BO

D5(m

g/L

)

Time Series

BOD5 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 291

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

1 2 3 4 5 6

BD

O5

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

BOD5

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NH

4+

(mg

/L)

Time Series

NH4 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 292

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

1 2 3 4 5 6

NH

4+

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

NH4+

QCVN 08:2015 (B1)

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NO

3-(m

g/L

)

Time Series

NO3- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 293

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

1 2 3 4 5 6

NO

3-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NO3-

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

PO

43-(m

g/L

)

Time Series

PO43- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 294

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

0.1

0.1

0.2

0.2

0.3

0.3

0.4

0.4

0.5

1 2 3 4 5 6

PO

43-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

PO43-

,00

,200

,400

,600

,800

1,00

1,200

5/16/202210:00

5/17/202210:00

5/18/202210:00

5/19/202210:00

5/20/202210:00

5/21/202210:00

5/22/202210:00

TP

(m

g/L

)

Time Series

TPQL39AKyoceraHoya

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 295

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

1 2 3 4 5 6

TP

(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

TP

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

Coli

form

(M

PN

/100

mL

)

Time Series

Coliform QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần HàQCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 296

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành

Ngọ (KB2: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

(5.3.3) Kết quả mô phỏng kịch bản 3 (Nguồn thải đã được xử lý chảy vào kênh)

Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo kịch bản 3 khi các nguồn thải chính chưa

được xử lý chảy vào kênh Trần Thành Ngọ.

Bảng 3.54.Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ

(KB3)

Chỉ tiêu QL39A

(Vị trí

trên

kênh)

Kyocera

Vị trí

trên

kênh

(Hoya)

Vị trí

trên

kênh

(XLNT-

TT)

Cống

Tân

Hưng

Cống

Phần

QCVN

08:2015

(Cột

B1)

BOD5(mg/l) 35,4 27,6 18,3 19,2 27,1 22,0 15

NH4+(mg/l) 2,3 2,1 1,3 1,8 1,4 1,3 0,9

NO3-(mg/l) 8,4 6,7 4,5 5,4 4,6 4,7 10

PO43-(mg/l)

0,30 0,27 0,38 0,26 0,37 0,33 0,3

TP(mg/l) 0,44 0,37 0,64 0,72 0,70 0,73 -

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

1 2 3 4 5 6

Col

ifo

rm (

MP

N/1

00m

l)

Vị trí trên kênh

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 297

Chỉ tiêu QL39A

(Vị trí

trên

kênh)

Kyocera

Vị trí

trên

kênh

(Hoya)

Vị trí

trên

kênh

(XLNT-

TT)

Cống

Tân

Hưng

Cống

Phần

QCVN

08:2015

(Cột

B1)

Coliform

(MPN/100ml) 6600 4728 2454 3692 2749 2382 7500

Dựa vào kết quả mô phỏng về chất lượng nước theo kịch bản 3 nguồn thải chưa qua

xử lý dọc theo tuyến kênh Trần Thành Ngọ theo cho thấy:

Hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa BOD5

Nồng độ BOD5 tại tất cả các vị trí trên kênh đều vượt ngưỡng cho phép theo tiêu

chuẩn QCVN 08:2015 Cột B1 nhưng mức độ chênh lệch khác nhau. Tại các vị trí

xả thải của trạm XLNT TT của KCN Thăng Long II hàm lượng BOD5 vượt mức

cho phép khoảng 1.3 lần. Tại các vị trí đầu kênh nồng độ này cao hơn ngưỡng cho

phép khoảng 2 lần. So với KB2, nồng độ BOD5 trong nước của KB3 cao thấp hơn

nhưng không đáng kể.

Hàm lượng Ammonia NH4+ và Nitrate NO3

-

Nồng độ Amonia tại tất cả các điển trên tuyến kênh đều vượt quá ngưỡng cho phép

khoảng 2 lần theo ngưỡng cột B1 QCVN 08:2015. Tại các vị trí từ trạm XLNT của

KCN Thăng Long II, hàm lượng chất này có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với

tiêu chuẩn về nước mặt cho mục đích tưới, tiêu.

Nồng độ độ Nitrate dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2015 (Cột B1) nhưng vẫn

ở ngưỡng khá cao đặc biệt là vị trí đầu kênh. Tương tự như hàm lượng Amonia,

nồng độ Nitrate có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu cống Phần Hà. Hàm lượng

Nitơ của trong nước của KB3 nhỏ hơn so với KB2.

Hàm lượng Phosphate phosphorus PO43- và Tổng phosphorus TP

Tất cả các vị trí trên kênh đều có hàm lượng Phosphate phosphorus tiệm cận hoặc

vượt quá ngưỡng cho phép nhưng mức độ không quá lớn. Nồng độ PO43- nhìn chung

không thay đổi nhiều dọc tuyến kênh nhưng nồng độ TP có xu hướng tăng dần từ

điểm xả thải của KCN Thăng Long II về đến cống Tân Hưng và Cống Phần Hà. So

với KB2, hàm lượng Phosphorus trong nước trên kênh KB3 không có nhiều sự

chênh lệch.

Hàm lượng Coliform (MPN/100ml)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 298

Nồng độ Coliform dọc tuyến kênh trong trường hợp nước thải đã được xử lý chảy

vào kênh đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo chiều giảm dần từ đầu kênh đến cuối

kênh. Vị trí đầu kênh hàm lượng Coliform xấp xỉ ngưỡng cho phép theo QCVN

08:2015 (Cột B1). Nồng độ Coliform trong nước của KB3 thấp hơn so với KB2.

Trong trường hợp nước thải của KCN Thăng Long II được xử lý ứng đạt chuẩn yêu

cầu với lưu lượng thải của KB 3 chảy vào trong kênh, nước kênh vẫn bị ô nhiễm ở

một số chỉ tiêu nhưng mức độ thấp hơn nhiều lần so với KB 1 (khi nước thải chảy

chưa qua xử lý chảy vào trong kênh). Chất lượng nước ở một số chỉ tiêu như NH4+,

Coliform, BOD5 trên kênh Trần Thành Ngọ tại vị trí xả thải của các nguồn từ KCN

Thăng Long II có xu hướng tốt hơn các vị trí khác trên kênh nhưng mức độ không

chênh lệch nhiều. So sánh với KB2, chất lượng nước của KB3 trên kênh Trần Thành

Ngọ tại điểm xả thải tập trung đã qua xử lý tốt hơn nhưng không đáng kể. Kết quả

chi tiết diễn biến chất lượng nước trên kênh Trần Thành Ngọ theo kịch bản 3 thể

hiện qua các hình dưới đây:

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

BO

D5(m

g/L

)

Time Series

BOD5 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 299

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

1 2 3 4 5 6

BD

O5

(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

BOD5

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NH

4+

(mg/

L)

Time Series

NH4 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 300

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

1 2 3 4 5 6

NH

4+(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NH4+

QCVN 08:2015 (B1)

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NO

3-(m

g/L

)

Time Series

NO3- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 301

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

1 2 3 4 5 6

NO

3-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NO3-

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

PO

43-

(mg/

L)

Time Series

PO43- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 302

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

1 2 3 4 5 6

PO

43-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

PO43-

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 303

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

TP

(m

g/L

)

Time Series

TP QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

1 2 3 4 5 6

TP

(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

TP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 304

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành

Ngọ (KB3: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

(5.3.4) Kết quả mô phỏng kịch bản 4 (Nguồn thải đã được xử lý chảy vào kênh)

Kết quả mô phỏng chất lượng nước dọc tuyến kênh được thể hiện ở bảng dưới đây:

0.0

1000.0

2000.0

3000.0

4000.0

5000.0

6000.0

7000.0

8000.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

Col

ifor

m (

MP

N/1

00m

L)

Time Series

Coliform QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần HàQCVN 08:2015 (B1)

0

2000

4000

6000

8000

1 2 3 4 5 6

Col

ifo

rm (

MP

N/1

00m

l)

Vị trí trên kênh

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 305

Bảng 3.55.Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ

(KB4)

Chỉ tiêu QL39A

(Vị trí

trên

kênh)

Kyocera

Vị trí

trên

kênh

(Hoya)

Vị trí

trên

kênh

(XLNT-

TT)

Cống

Tân

Hưng

Cống

Phần

QCVN

08:2015

(Cột

B1)

BOD5(mg/l) 35,3 27,6 18,1 17,8 26,9 21,8 15

NH4+(mg/l) 2,28 2,11 1,34 1,69 1,36 1,27 0,9

NO3-(mg/l) 8,4 6,2 4,3 5,1 4,5 4,5 10

PO43-(mg/l) 0,30 0,27 0,34 0,21 0,30 0,29 0,3

TP(mg/l) 0,44 0,37 0,36 0,26 0,37 0,36 -

Coliform

(MPN/100ml) 6600 4624 2311 3498 2306 2264 7500

Dựa vào kết quả mô phỏng về chất lượng nước theo KB 4 nguồn thải chưa qua xử

lý dọc theo tuyến kênh Trần Thành Ngọ theo cho thấy kết quả tương tự với KB 2 và

KB 3. Nồng độ BOD5 trên kênh tại tất cả các vị trí trên kênh đều vượt ngưỡng cho

phép theo tiêu chuẩn QCVN 08:2015. Nồng độ BOD5 tại các vị trí xả thải của KCN

Thăng Long II sau khi được xử lý chất lượng nước tốt hơn, so với KB2 và KB3 thì

KB4 có hàm lượng BOD5 thấp hơn.

Hàm lượng Ammonia NH4+ và Nitrate NO3

-: Nồng độ Amonia tại tất cả các

điển trên tuyến kênh đều vượt quá ngưỡng cho phép. Tại các vị trí từ trạm XLNT

của KCN Thăng Long II, hàm lượng chất này có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so

với tiêu chuẩn về nước mặt cho mục đích tưới, tiêu. So với KB2 và KB3 thì hàm

lượng Nitơ của KB4 ở vị trí xả thải của KCN Thăng Long II thấp hơn nhưng không

đáng kể.

Hàm lượng Phosphate phosphorus PO43- và Tổng phosphorus TP

Tương tự hàm lượng Nitơ, nồng độ Phosphorus của KB 4 nhỏ hơn so với KB2 và

KB3 tại vị trí xả thải của trạm XNTT, Công ty Hoya nhưng mức chênh lệch là thấp.

Hàm lượng Coliform (MPN/100ml)

Nồng độ Coliform dọc tuyến kênh trong trường hợp vẫn có chiều giảm dần từ

đầu kênh đến cuối kênh, nhiều vị trí nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 08:2015

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 306

(Cột B1). Nồng độ Coliform trong nước của KB3 thấp hơn so với KB2.

Trong trường hợp nước thải của KCN Thăng Long II được xử lý ứng đạt chuẩn yêu

cầu với lưu lượng thải của KB 4 chảy vào kênh chất lượng nước là tốt hơn so với

KB2 và KB3 tại vị những vị trí trên kênh nơi gần khu vực xả thải của các trạm xử

lý nước thải tập trung của KCN Thăng Long II.

Kết quả chi tiết diễn biến chất lượng nước trên kênh Trần Thành Ngọ theo kịch bản

4 thể hiện qua các hình dưới đây:

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

BO

D5(

mg/

L)

Time Series

BOD5 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

35.0

40.0

1 2 3 4 5 6

BD

O5

(mg/

L)

Vị trí trên kênh

BOD5

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 307

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NH

4+(m

g/L

)

Time Series

NH4 QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

1 2 3 4 5 6

NH

4+(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NH4+

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 308

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

NO

3-(m

g/L

)

Time Series

NO3- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

1 2 3 4 5 6

NO

3-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

NO3-

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 309

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

PO

43-(m

g/L

)

Time Series

PO43- QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0.0

0.1

0.1

0.2

0.2

0.3

0.3

0.4

0.4

1 2 3 4 5 6

PO

43-(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

PO43-

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 310

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

TP

(m

g/L

)

Time Series

TP QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

0.0

0.1

0.1

0.2

0.2

0.3

0.3

0.4

0.4

0.5

0.5

1 2 3 4 5 6

TP

(m

g/L

)

Vị trí trên kênh

TP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 311

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành

Ngọ (KB4: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh)

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

16/5/2022 10:00 17/5/2022 10:00 18/5/2022 10:00 19/5/2022 10:00 20/5/2022 10:00 21/5/2022 10:00 22/5/2022 10:00

Col

ifor

m (

MP

N/1

00m

L)

Time Series

Coliform QL39A Kyocera Hoya

XLNT_TT Cống Tân Hưng Cống Phần Hà

QCVN 08:2015 (B1)

0

2000

4000

6000

8000

1 2 3 4 5 6

Col

ifor

m (

MP

N/1

00m

l)

Vị trí trên kênh

Coliform

QCVN 08:2015 (B1)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 312

Như vậy:

Diễn toán mô phỏng chất lượng nước kênh tiêu Trần Thành Ngọ, Hưng Yên từ QL

39A mới đến hạ lưu là cống Phần Hà trước khi đổ ra sông Bắc Hưng Hải có tổng

chiều dài khoảng 8 km. Mô hình đã được kiểm định và hiệu chỉnh các thông số thủy

lực và chất lượng nước có độ tin cậy cao và được dùng để mô phỏng các kịch bản

xả thải của các nguồn chính vào nơi tiếp nhận nước thải là kênh tiêu Trần Thành

Ngọ.

- Trường hợp nước chưa được xử lý chảy trực tiếp vào kênh theo kịch bản 1

Nước thải chưa được xử lý của XLNT TT (công suất 33.000 m3/ngày.đêm); Trạm

XLNT Công ty Hoya (công suất 17.400 m3/ngày.đêm) và của Công ty Kyocera

(công suất 1.784 m3/ngày.đêm) xả vào kênh tiêu Trần Thành Ngọ. Trong trường hợp

nước thải chưa được xử lý xả thải trực tiếp vào kênh dẫn đến tình trạng chất lượng

nước trên toàn tuyến kênh ở mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng, đặc biệt ở các vị trí

xả thải của trạm XLNT tập trung của KCN Thăng Long II với nhiều chỉ tiêu vượt

tiêu chuẩn dành cho nước mặt dùng để tưới, tiêu QCVN 08:2015 (Cột B1) từ 2 đến

3 lần về hàm lượng BOD5, PO43-, Colifrom, cá biệt chỉ tiêu hàm lượng NH4

+ có

những vị trí vượt ngưỡng 5 lần so với tiêu chẩn.

- Trường hợp nước đã được xử lý đạt chuẩn chảy vào kênh với lưu lượng xả

thải khác nhau của trạm xử lý nước tập trung KCN Thăng Long II.

Nước thải đã được xử lý của XLNT TT (công suất 33.000 m3/ngày.đêm); Trạm

XLNT Công ty Hoya (công suất 17.400 m3/ngày.đêm) và của Công ty Kyocera

(công suất 1.784 m3/ngày.đêm) xả vào kênh tiêu Trần Thành Ngọ.

Kết quả mô phỏng các kịch bản cho thấy, chất lượng toàn tuyến kênh với nhiều chỉ

tiêu chất lượng nước vẫn vượt ngưỡng cho phép nhưng mức độ thấp hơn rất nhiều

so với KB1 về nồng độ BOD5, NH4+ và PO4

3-. Hàm lượng NO3- và Coliform dưới

ngưỡng cho phép nhưng ở mức khá cao. Xét trên dọc tuyến kênh thì các vị trí đầu

tuyến kênh đến KCN thăng Long II bị ô nhiễm khá nghiêm trọng do nước thải dân

sinh khu dân cư Dị Sử, từ KCN Thăng Long II trở đi chất lượng nước có tốt hơn

(nhưng vẫn ở ngưỡng cao) do dòng chảy trên kênh tại đoạn này được pha loãng với

nước thải đã được xử lý đạt chuẩn. Theo kịch bản được xây dựng chất lượng nước

Kịch bản 4 tốt hơn so với Kịch bản 2 và 3 do lưu lượng xả thải đạt chuẩn của trạm

xử lý nước thải tập trung KCN Thăng Long II lớn hơn 2 kịch bản còn lại. Nhìn

chung, nếu nước thải của KCN được xử lý đạt chuẩn theo yêu cầu thì chất lượng

nước trên kênh tiêu Trần Thành Ngọ có xu hướng tốt hơn.

(3) Nước mưa chảy tràn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 313

Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng của khu công nghiệp

sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu

công nghiệp và chảy ra kênh Trần Thành Ngọ và kênh Hồ Chí Minh. Nếu lượng

nước này không được quản lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt và

đời sống thuỷ sinh trong kênh. Áp dụng công thức tính toán lượng nước mưa chảy

tràn trình bày tại ý (1b) mục 3.1.1.3 với tổng diện tích lưu vực thoát nước mưa là

525,7 ha, lưu lượng nước mưa lớn nhất của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, giai

đoạn 2, giai đoạn 3) là: Q=0,278 x 0,75 x 71,24mm/h x 525,7 ha = 21,69 (m3/s).

Trước khi đi vào vận hành, Dự án đã được xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng

trong đó có hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN nên gần như không có tác

động bị gây ra bởi nước mưa chảy tràn trong giai đoạn vận hành Dự án.

3.2.1.4.Đánh giá, dự báo bị gây ra bởi chất thải rắn từ hoạt động vận hành của Dự

án

Chất thải rắn phát sinh từ quá trình vận hành của dự án gồm:

- Chất thải sinh hoạt;

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường

Đối với chất thải sinh hoạt

o Chất thải sinh hoạt phát sinh:

+ Theo QCVN 01:2021/BXD có tiêu chuẩn tính là 0,9 kg/người/ngày.

+ Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh hiện nay như sau: 0,9 kg/người/ngày x

27.000 người (số lao động trong KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2)= 24.300

kg/ngày.

+ Khi mở rộng KCN Thăng Long II thêm 180,5 ha (KCN Thăng Long II giai đoạn

3), lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tăng thêm là: 0,9 kg/người/ngày x 14.260 người

(số lao động dự kiến khi KCN Thăng Long II giai đoạn 3 lấp đầy) = 12.834 kg/ngày.

+ Như vậy, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh của dự án là: 24.300

kg/ngày + 9.094 kg/ngày = 33.394 kg/ngày = 33,394 tấn/ngày

o Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà máy gồm: thực phẩm, rau

quả, thức ăn thừa, túi nilon đựng thức ăn…

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường:

-Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong

khu công nghiệp. Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ

sản xuất, bao gồm :

+Chất thải rắn vô cơ : có tính axit và kiềm sinh ra từ các quá trình xử lý bề mặt kim

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 314

loại. Các chất thải rắn nhóm này thường độc hại do tính chất ăn mòn cao.

+Chất thải rắn có chứa dầu: sinh ra từ quá trình gia công cơ khí, sản xuất các sản

phẩm điện, điện tử, động cơ máy móc thiết bị...

+Chất thải rắn chứa hoá chất vô cơ : dung môi chứa dẫn xuất Halogen sinh ra từ các

quá trình làm sạch bề mặt kim loại, rửa sạch dầu từ các máy móc thiết bị công nghiệp.

Các chất thải loại này độc hại do có độc tính và độ bền tương đối cao.

-Các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp đều có công nghệ cao, thân thiện với môi

trường, nên phần lớn chất thải rắn của dự án là chất thải rắn công nghiệp thông

thường. Chủ yếu là loại chất thải rắn có khả năng tái sử dụng của ngành sản xuất

công nghiệp thứ cấp. Với tiêu chuẩn tính là 0,5 tấn/ha/ngày.đêm, tổng lượng chất

thải rắn công nghiệp của khu công nghiệp phát sinh như sau:

+Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường hiện nay là: 0,5

tấn/ha/ngày.đêm x 259,44 ha (diện tích đất công nghiệp của KCN Thăng Long II

giai đoạn 1 và 2) = 129,72 tấn/ngày đêm

+ Khi mở rộng KCN Thăng Long II thêm 180,5 ha (KCN Thăng Long II giai đoạn

3), lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tăng thêm là: 0,5

tấn/ha/ngày.đêm x 142,6 ha (diện tích đất công nghiệp của KCN Thăng Long II giai

đoạn 3)= 71,3 tấn/ngày đêm

+ Như vậy, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường của dự án là:

129,72 tấn/ngày đêm + 71,3 tấn/ngày đêm = 201,02 tấn/ngày đêm

3.2.1.5. Đánh giá, dự báo bị gây ra bởi chất thải nguy hại từ hoạt động vận hành

của Dự án

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động điều hành quản lý KCN Thăng Long II

Căn cứ vào báo cáo quản lý chất thải nguy hại của Công ty, các loại chất thải nguy hại

khác phát sinh từ hoạt động điều hành quản lý của KCN (trừ bùn thải phát sinh từ trạm

XLNC và trạm XLNT hiện hữu của KCN Thăng Long II) gồm:

- Bóng đèn huỳnh quang thải (mã CTNH 160106): 19 kg/năm

- Hộp mực in có chứa các thành phần nguy hại (mã CTNH 080204): 19 kg/năm

- Bao bì mềm thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại (mã CTNH 180101):

1311 kg/năm

- Bao bì cứng thải bằng nhựa (mã CTNH 180103): 8 kg/năm

- Ắc quy thải (mã CTNH 160112): 13 kg/năm

- Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm (mã CTNH 190502): 64 kg/năm

Tổng các loại chất thải nguy hại trên là: 19 kg/năm + 19 kg/năm + 1311 kg/năm + 8

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 315

kg/năm + 13 kg/năm= 1.370 kg/năm = 1,37 tấn/năm. Khi KCN Thăng Long II – Giai

đoạn 3 đi vào hoạt động khối lượng chất thải này không thay đổi.

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của các nhà máy thứ cấp trong khu công

nghiệp có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, dung môi, cặn dầu. Thành phần và

tính chất CTNH của một số ngành công nghiệp trong KCN như sau:

Bảng 3.56.Thành phần và tính chất chất thải nguy hại

TT Nội dung Chất thải nguy hại

1 Sản xuất hàng dệt khác (không nhuộm) Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải sử

dụng bảo dưỡng máy móc, thiết

bị

2 Sản xuất trang phục (không bao gồm sản

xuất sản phẩm từ da lông thú)

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải sử

dụng bảo dưỡng máy móc, thiết

bị

3 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ,

tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản

xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết

bện

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải sử

dụng bảo dưỡng máy móc, thiết

bị

4 In, sao chép bản ghi các loại Vỏ mực in thải

5 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải sử

dụng bảo dưỡng máy móc, thiết

bị

6 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

(không bao gồm tái chế nhựa)

Bao bì đựng hóa chất, Giẻ lau

dính dầu, cặn dầu thải

7 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại

khác

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

8 Sản xuất kim loại gồm: Đúc sắt, thép và

Đúc kim loại màu

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

9 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ

máy móc, thiết bị)

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

10 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và

sản phẩm quang học

Bản mạch điện tử hỏng, linh kiện

điện tử lỗi

11 Sản xuất thiết bị điện Dây điện lỗi, đầu mẩu dây điện..

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 316

12 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân

vào đâu

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

13 Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

14 Sản xuất phương tiện vận tải khác Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

15 Sản xuất giương, tủ, bàn ghế Sơn vecni thải bỏ, hộp đựng sơn

dầu…

16 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác Bao bì hóa chất, giẻ lau dính dầu

17 Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc

và thiết bị

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

18 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí

gồm: Sản xuất khí đốt và Phân phối nhiên

liệu khí bằng đường ống

Giẻ lau dính dầu, cặn dầu thải

19 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không

bao gồm tái chế giấy và bìa; sản xuất giấy

và bột giấy)

Bao bì hóa chất, giẻ lau dính dầu

20 Khai thác, xử lý và cung cấp nước Bao bì hóa chất

21 Thoát nước và xử lý nước thải Bao bì hóa chất, bùn thải

22 Nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ

Bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp

mực in thải…

23 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ khác

Bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp

mực in thải…

24 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có

liên quan

Bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp

mực in thải…

25 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật Bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp

mực in thải…

Tính toán khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của dự án như sau:

-Với tiêu chuẩn tính chất thải nguy hại phát sinh là 0,043 tấn/ha.ngày.đêm, khối

lượng chất thải nguy hại phát sinh hiện nay là: 0,043 tấn/ha.ngày đêm x 259,44 ha

diện tích đất công nghiệp của KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2) = 11,16 tấn/ngày

đêm

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 317

- Khi mở rộng KCN Thăng Long II thêm 180,5 ha (KCN Thăng Long II giai đoạn

3), lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tăng thêm là: 0,043

tấn/ha.ngày đêm x 142,6 ha (diện tích đất công nghiệp của KCN Thăng Long II giai

đoạn 3) = 6,13 tấn/ngày đêm.

-Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN

của dự án là: 11,16 tấn/ngày đêm + 6,13 tấn/ngày đêm = 17,29 tấn/ngày đêm.

- Bùn thải phát sinh từ trạm XLNT TT và trạm XLNC của KCN là chất thải nguy

hại. Hiện nay trạm XLNC có công suất 24.000 m3/ngày đêm, dự kiến sẽ nâng công

suất của trạm lên 39.000 m3/ngày đêm. Trạm XLNT hiện nay có công suất 15.000

m3/ngày đêm dự kiến sẽ nâng công suất lên 33.000 m3/ngày đêm. Như vậy khối

lượng bùn thải dự kiến phát sinh của dự án như sau:

Bảng 3.57. Khối lượng bùn thải phát sinh

TT Nội dung Mã CTNH Khối lượng bùn thải (kg/năm)

Hiện nay Sau khi đi vào vận hành ổn

định đạt công suất tối đa

1 Trạm

XLNT TT

120605 1.382.727 3.042.000

2 Trạm

XLNC

120903 2.039.520 3.314.220

Tổng (kg/năm) 3.422.247 6.356.220

Như vậy, toàn bộ khối lượng chất thải nguy hại có thể phát sinh từ dự án là:

1,37 tấn/năm + 17,29 tấn/ngày đêm + 6.356.220 kg/năm = 0,00375 tấn/ngày đêm +

17,29 tấn/ngày đêm + 17,41 tấn/ngày đêm = 34,7 tấn/ngày đêm

3.2.1.6.Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải

Trong giai đoạn vận hành khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định, các nguồn tác

động không liên quan đến chất thải gồm:

- Tác động bởi việc gây sức ép tới trạm xử lý nước cấp hiện hữu, các công trình bảo

vệ môi trường hiện hữu của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2) gồm trạm xử lý

nước thải hiện hữu; kho lưu giữ chất thải nguy hại

- Tiếng ồn, độ rung chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các nhà máy, từ các phương

tiện giao thông ra vào khu công nghiệp và từ hoạt động xây dựng các nhà máy thứ

cấp trong KCN.

- Ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, giai đoạn

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 318

2) và khu vực lân cận do điều chỉnh hướng kênh Trần Thành Ngọ khi xây dựng KCN

Thăng Long II (giai đoạn 3);

- Các tác động đến kinh tế - xã hội khu vực.

(1) Tác động bởi việc gây sức ép tới trạm xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải tập

trung và kho lưu giữ chất thải nguy hại

Mặc dù Dự án sử dụng chung trạm xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải, kho lưu

giữ chất thải nguy hại và khu vực lưu giữ bùn thải của trạm XLNT tập trung với

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2) nhưng khi Dự án đi vào hoạt động không gây

sức ép tới hoạt động của các hạng mục này vì:

-Đối với trạm xử lý nước cấp:

+Trạm XLNC hiện hữu nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1) đã được xây dựng có tổng công suất thiết kế là 24.000 m3/ngày.đêm

gồm 5 module công suất từ module 1 đến module 4 là 4.500 m3/ngày đêm/module,

module 5 có công suất là 6.000 m3/ngày đêm.

+ Tính tới thời điểm hiện tại, KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2 đã lấp đầy 100%.

Nhu cầu dùng nước của các nhà máy trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1&2)

khoảng 16.675 m3/ngày. Như vậy, trạm XLNC hiện hữu hoàn toàn có khả năng cung

cấp nước cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Hơn nữa, Công ty đã có phương án

nâng công suất của trạm XLC đạt tổng công suất được phép khai thác nước ngầm là

39.000 m3/ngày.đêm đồng thời Công ty cũng đang nghiên cứu để thực hiện dự án

thu gom nước mặt (nước trong hồ điều hòa của KCN) về xử lý tại trạm xử lý nước

cấp trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) thành nước

cấp dùng trong KCN.

- Đối với trạm xử lý nước thải:

+ Trạm XLNT TT hiện hữu nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long

II (giai đoạn 1) đã được xây dựng có tổng công suất thiết kế là 15.000 m3/ngày.đêm

gồm 03 đơn nguyên, đơn nguyên 1 có công suất 3.000 m3/ngày.đêm; đơn nguyên 2

và 3 có công suất 6.000 m3/ngày.đêm/đơn nguyên.

+ Tính tời thời điểm hiện tại, KCN Thăng Long II giai đoạn 1 và 2 đã lấp đầy 100%.

Lưu lượng nước thải được xử lý tại trạm XLNT TT hiện hữu dao động dưới 10.000

m3/ngày.đêm. Như vậy, trạm XLNT hiện hữu hoàn toàn có khả năng tiếp nhận nước

thải phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3). Hơn nữa, Công ty đã có phương

án nâng công suất của trạm XLNT TT đạt tổng công suất 33.000 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải từ các nhà máy trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, giai đoạn 2 và

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 319

giai đoạn 3) đều được yêu cầu phải xử lý sơ bộ, nước thải đạt tiêu chuẩn nội bộ của

KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN chảy về trạm XLNT

tập trung của KCN nên việc nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được

đưa về xử lý cùng nước thải của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2) tại trạm

XLNT TT hiện hữu không làm thay đổi thành phần, tính chất nước thải đầu vào và

không ảnh hưởng gì tới khả năng xử lý của trạm XLNT TT.

- Đối với kho lưu giữ chất thải nguy hại và khu vực lưu giữ bùn thải của trạm XLNT

TT:

+Kho lưu giữ chất thải nguy hại hiện hữu được sử dụng để lưu giữ tạm thời các chất

thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt trong quá trình điều hành, quản lý

KCN. Dự án không xây dựng thêm kho lưu giữ chất thải nguy hại. Hơn nữa, các

chất thải nguy hại được vận chuyển hàng ngày, xử lý bởi đơn vị có chức năng nên

việc chất thải nguy hại phát sinh tăng không gây sức ép tới kho lưu giữ chất thải

nguy hại hiện hữu đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn

1).

+ Khu vực lưu giữ bùn thải: Hiện nay bùn thải của trạm XLNT TT của KCN sau khi

ép được lưu giữ tạm thời tại container đặt trong kho lưu giữ bùn thải của trạm XLNT

TT có diện tích 196m2. Dự án không xây dựng thêm kho lưu giữ bùn thải cho trạm

XLNT TT. Hơn nữa, bùn thải được vận chuyển hàng ngày, xử lý bởi đơn vị có chức

năng nên việc bùn thải phát sinh tăng lên sẽ không gây sức ép tới kho lưu giữ bùn

thải hiện hữu đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

(2) Đánh giá tác động do tiếng ồn

(2.1) Tiếng ồn từ các hoạt động giao thông ra vào KCN

Tác động do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông được xác định trên cơ sở số

lượng xe ra vào khu công nghiệp. Trị số mức ồn tương đương trung bình tích phân

trong một khoảng thời gian được dùng để đánh giá mức ồn nguồn từ dòng xe trong

thời gian cao điểm. Mức ồn nguồn được tính bằng công thức:

LA7 = LA7TC + ∑LAi , (dB)

- LA7 : là mức ồn tương đương trung bình của dòng xe, dBA.

- LA7TC : là mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở độ cao 1,5m và cách trục

dòng xe 7,5m trong điều kiện chuẩn (dBA).

- ∑LAi : là tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác nhau.

Từ số liệu dòng xe và mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở điều kiện chuẩn,

dự báo mức ồn nguồn của dòng xe ở khu vực dự án như sau :

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 320

Bảng 3.58.Mức ồn trung bình của dòng xe ở điều kiện chuẩn

Lưu lượng dòng xe (xe/h)

40 50 60 80 100 150 200 300 400 500 700 900 1000

M ức ồn LA7TC(dBA)

68 68,5 69 69,5 70 71 72 73 73,5 74 75 75,5 76

Nguồn : Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí - NXB KHKT, 2003.

Bảng 3.59.Mức ồn nguồn từ dòng xe ở khu vực dự án

Lưu lượng (lượt xe/h) Mức ồn nguồn (dBA)

262 73

Tính toán mức ồn suy giảm theo khoảng cách dựa vào công thức:

1

2

1

10 lg ( )

a

rL dB

r

L - Mức ồn suy giảm ở khoảng cách r2 so với nguồn ồn.

r1 - Khoảng cách của mức âm đặc trưng cho nguồn gây ồn (r1=8m).

a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a=0,1).

Bảng 3.60.Kết quả dự báo mức giảm tiếng ồn theo khoảng cách

Mức ồn nguồn (dBA)

Khoảng cách

0m 10m 15m 25m 50m 100m

73 73 72,2 70,6 68,4 65,2 61,9

QCVN 26:2010/BTNMT

70

Ghi chú :QCVN 26:2010/BTNMT là Quy chuẩn KTQG về tiếng ồn khu vực thông thường.

Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, mức ồn của dòng xe ra vào khu công nghiệp

nằm trong giới hạn cho phép ở khoảng cách từ 25m trở lên theo QCVN 26-

2010/BTNMT.

(2.2) Tiếng ồn từ hoạt động sản xuất trong KCN

Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung

quanh. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ

lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới

hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn tới cơ thể con

người còn thể hiện ở các dải tần số khác nhau :

- Mức tiếng ồn là 0dB : Ngưỡng nghe thấy.

- Mức tiếng ồn là 100dB : Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim.

- Mức tiếng ồn là 110dB : Kích thích mạnh màng nhĩ.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 321

- Mức tiếng ồn là 120dB : Ngưỡng chói tai.

- Mức tiếng ồn là 130dB : Gây bệnh thần kinh, làm yếu xúc giác và cơ bắp.

- Mức tiếng ồn là 140dB : Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên.

- Mức tiếng ồn là 145dB : Giới hạn mà con người có thể chịu được tiếng ồn.

- Mức tiếng ồn là 150dB : Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai, gây điếc.

- Mức tiếng ồn là 160dB : Gây hậu quả nguy hiểm lâu dài.

Đối với tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp, khả

năng mức ồn lan truyền tới môi trường xung quanh được xác định như sau:

Li = Lp - Ld - Lc - Lcx (dBA)

Trong đó :

Li – Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn một khoảng cách d(m).

Lp – Mức ồn đo được tại nguồn gây ra tiếng ồn (cách 5m).

Ld – Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i.

Ld = 20 lg [(r2/r1)1+a] (dBA)

r1 – Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp(m).

r2 – Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li(m).

a – Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất.

Lc - Độ giảm mức ồn qua vật cản.

Lcx - Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh.

Lcx = Ld + 1,5Z + Bi (dBA)

Ld - Độ giảm mức ồn do khoảng cách (dBA)

1,5Z - Độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của các dải cây xanh.

Bi – Độ giảm do âm thanh bị hút và khuếch tán trong các dải cây xanh.

- Trị số hạ thấp trung bình theo tần số.

Từ các công thức trên, tính toán mức độ gây ồn từ các nhà máy trong khu công

nghiệp tới môi trường xung quanh ở các khoảng cách khác nhau.

Bảng 3.61.Mức ồn lan truyền ra môi trường xung quanh

TT

Ngành công nghiệp

Mức ồn ở khoảng cách 5m

Mức ồn ở khoảng cách

50m

Mức ồn ở khoảng cách

100m

Mức ồn ở khoảng cách

150m

1 Công nghiệp công nghệ cao

78 66 58 48

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 322

2 Công nghiệp sản xuất và lắp ráp, cơ khí chính xác

86 74 66 56

3 Công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ cho KCN

84 72 64 54

4 Công nghiệp đồ uống

82 70 62 52

QCVN 24:2016/BYT 85

QCVN 26-2010/BTNMT 70 70 70

Ghi chú : QCVN 24:2016/BYT – Đối với khu vực sản xuất.

QCVN 26-2010/BTNMT – Đối với khu vực thông thường.

Từ kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy, tiếng ồn sinh ra từ hoạt động của các

nhà máy trong khu công nghiệp, đảm bảo giới hạn cho phép đối với môi trường xung

quanh từ khoảng cách từ 50m trở lên theo quy định của QCVN 26-2010/BTNMT.

(3) Đánh giá tác động do rung

Rung là sự chuyển dịch, tăng giảm âm từ một giá trị nguồn. Mức rung có thể biến

thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tải trọng thiết bị, mức rung của thiết bị khi

hoạt động, bản chất của môi trường lan truyền sóng âm... Sóng âm lan truyền dễ

dàng hơn trong môi trường là nền cứng so với nền mềm. Tác động của rung có thể

làm hư hại đến công trình lân cận. Để tính toán dự báo mức rung do hoạt động của

khu công nghiệp, sử dụng công thức sau:

L = L0 – 10log (r/r0) – 8,7a (r – r0)

- L là độ rung tính theo dB ở khoảng cách “r” mét đến nguồn.

- L0 là độ rung tính theo dB (79dB) đo ở khoảng cách “r0” mét từ nguồn (3m).

- a là hệ số giảm nội tại của rung đối với nền công trình.

Tần số tự nhiên của nền có thể tạo ra cộng hưởng làm tăng độ rung. Trong nền cứng

tần số tự nhiên khoảng 4-5Hz và nền mềm nhỏ hơn 2Hz. Các tác động bất lợi gây ra

do rung được cảm thấy khi độ rung nền lan truyền tới các công trình xung quanh.

Kết quả tính toán dự báo mức rung do hoạt động của các nhà máy trong khu công

nghiệp được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 3.62.Tính toán dự báo mức rung của khu công nghiệp

r

(m)

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

L 76,6 73,2 70,9 69,3 67,9 66,7 65,5 64,5 63,6 62,7

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 323

(dB)

Từ kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy, đối chiếu với mức rung cho phép theo

quy định của QCVN 27:2010/BTNMT là 75dB (0,055m/s2) thì khoảng cách an toàn

rung của khu công nghiệp tính từ các nhà máy 10m trở lên là 73,2dB (0,054m/s2).

(4) Ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, giai

đoạn 2) và khu vực lân cận

- Để KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được xây dựng và đi vận hành, kênh Trần

Thành Ngọ (phần đi qua khu vực TLIPII-Giai đoạn 3) và phần kênh Hồ Chí Minh

tiếp giáp ranh giới KCN Thăng Long II Giai đoạn 2 và KCN Thăng Long II Giai

đoạn 3 đã được điều chỉnh hướng.

- Theo mục 2.1.5, chương 2, Kênh Trần Thành Ngọ là trục tiêu chính cho 775,8 ha

gồm KCN Thăng Long II và khu vực lân cận; Kênh Hồ Chí Minh là trục tiêu cho

một phần của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) có diện tích 56,6 ha và khu vực lân

cận.

- Chính vì vậy, việc điều chỉnh hướng phần kênh Trần Thành Ngọ và Kênh Hồ

Chính- đoạn kênh liên quan tới KCN Thăng Long (giai đoạn 3) có thể gây ảnh hưởng

tới việc tiêu thoát nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 & 2) và khu vực lân

cận. Công ty đã đề xuất phương án hoàn trả tuyến kênh để không ảnh hưởng tới việc

tiêu thoát nước của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 & 2) và khu vực lân cận và đã

được Chi cục Thủy lợi tỉnh Hưng Yên, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Hưng

Yên, Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi thị xã Mỹ Hào đồng thuận tại Biên bản

làm việc ngày 26/5/2021.

- Hơn nữa, tác động này đã được xác định để đánh giá, tính toán giảm thiểu tác động

ngay từ giai đoạn quy hoạch của Dự án. Tham khảo báo cáo tính toán phân tích thủy

văn, thủy lực hệ thống thoát nước KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) được thực hiện

bởi Công ty cổ phần Tư vấn Công nghệ và Xây dựng ALG. Báo cáo sử dụng tổ hợp

các mô dun RUNOFF (tính dòng chảy mặt)– EXTRAN (tính mực nước, lưu lượng

trong hệ thống kênh kết hợp tính toán điều tiết hồ + trạm bơm) nhằm đánh giá khả

năng ngập úng của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và KCN Thăng Long II (giai

đoạn 2) với các tần suất mưa thiết kế lựa chọn P=1 và 2% (có chu kỳ lặp tương ứng

100, 50 năm) trong điều kiện có KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) thông qua xác

định mực nước lớn nhất. Tóm tắt nội dung của báo cáo như sau:

+Về mặt thủy lợi, KCN Thăng Long II nằm trong lưu vực tiêu cưỡng bức của trạm

bơm Hưng Long. Vì vậy phạm vi tính toán chỉ giới hạn trong lưu vực tiêu Hưng

Long.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 324

+Sơ đồ minh họa lưu vực tiêu Hưng Long:

Sơ đồ ranh giới lưu vực tiêu trạm bơm Hưng Long

Điều kiện tính toán:

- Điều kiện mưa : Mưa thiết kế với tần suất P=1% và 2% (chu kỳ lặp 100 năm và

50 năm)

- Chọn trạm mưa tính toán:

Do tại khu vực dự án không có trạm đo mưa tự ghi nên cần lấy 3 trạm đo mưa Hải

Dương, Hưng Yên, Hà Nội là những trạm lận cận đại diện cho khu vực dự án để tính

toán. Vị trí khu dự án có thể được coi là trung tâm của 3 trạm đo mưa tự ghi thuộc

3 tỉnh nói trên. Vì lý do trên, có thể lấy giá trị trung bình của 3 trạm mưa trên tính

cho khu vực dự án.

-Thời gian duy trì trận mưa thiết kế

Chọn thời gian mưa 2 ngày vì trận mưa này sẽ phản ánh đầy đủ quá trình lũ (đỉnh

Dự án

Dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 325

lũ, lượng nước) cho lưu vực sông vùng dự án. Dưới đây thống kê lượng mưa lớn

nhất 2 ngày đã quan trắc được ở 3 trạm được đưa vào tính toán trong thời gian 55

năm từ năm 1963 đến năm 2017.

- Thu thập số liệu mưa

Chuỗi số liệu tính toán: Số liệu lượng mưa 2 ngày tại trạm Láng - Hà Nội, Hải

Dương, Hưng Yên từ năm 1963 đến 2017 được sử dụng để tính toán.

-Tính toán mưa thiết kế:

Áp dụng phương pháp tính toán tần suất theo phương pháp thích hợp – KRIXKI

MENKEN, kết quả tính toán tần suất theo số liệu trung bình của 3 trạm khí tượng

(Hải Dương, Hưng Yên, Láng - Hà Nội) như sau:

Bảng 3.63.Kết quả tính toán tần suất mưa 2 ngày lớn nhất trung bình 3 trạm

Hưng Yên – Hải Dương - Hà Nội (Chuỗi số liệu 55 năm: 1963-2017)

STT

P%

KP Lượng mưa

(mm)

STT

P%

KP Lượng mưa

(mm)

1 0,01 3,51 569 15 40 1,02 165

2 0,03 3,16 512,3 16 50 0,94 152

3 0,05 2,98 483,1 17 60 0,88 143

4 0,1 2,76 447,4 18 70 0,8 130

5 0,3 2,4 389,2 19 75 0,77 125

6 0,5 2,25 364,8 20 80 0,73 118

7 1 2,06 334,0 21 90 0,65 105

8 2 1,86 301,6 22 95 0,58 94,1

9 3 1,75 283,7 23 97 0,55 89,2

10 5 1,61 261 24 99 0,49 79,5

11 10

1,42 2302

25 99 0,46 74,6

12 20

1,23 1994

26 997

0,44 71,3

13 25

1,16 1881

27 999

0,4 64,9

14 30

1,11 180

Từ bảng trên, kết quả tính lượng mưa các thời đoạn ứng với tần suất:

- Lượng mưa 2 ngày lớn nhất với P = 1% (chu kỳ lặp 100 năm) là 334,0mm,

- Lượng mưa 2 ngày lớn nhất với P = 2% (chu kỳ lặp 50 năm) là 301,6mm.

Xem quá trình mưa thiết kế P=1% và 10%

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 326

Bảng 3.64.Quá trình mưa ứng với các tần suất thiết kế tính toán được thu

phóng theo quá trình mưa thực năm 2004

Giờ

Mưa

thực đo (mm)

21-22/7/2004

Mưa P=1% (mm) K=

1,125

Mưa P=2% (mm) K=

1,016

Mưa

P=10%

(mm) K=0,775

Mưa P=20% (mm) K=

0,672

1 0 0 0 0 0

2 13,6 15,3 13,8 10,5 9,14

3 8,5 9,56 8,64 6,59 5,71

4 0,6 0,68 0,61 0,47 0,4

5 17,7 19,9 18 13,7 11,9

6 10,3 11,6 10,5 7,98 6,92

7 5,1 5,74 5,18 3,95 3,43

8 3,9 4,39 3,96 3,02 2,62

9 2,7 3,04 2,74 2,09 1,81

10 1,3 1,46 1,32 1,01 0,87

11 1,4 1,58 1,42 1,09 0,94

12 0,1 0,11 0,1 0,08 0,07

13 0,6 0,68 0,61 0,47 0,4

14 5,1 5,74 5,18 3,95 3,43

15 1,9 2,14 1,93 1,47 1,28

16 0 0 0 0 0

17 0 0 0 0 0

18 0 0 0 0 0

19 0,1 0,11 0,1 0,08 0,07

20 0 0 0 0 0

21 0 0 0 0 0

22 0 0 0 0 0

23 0 0 0 0 0

24 0,1 0,11 0,1 0,08 0,07

25 2,3 2,59 2,34 1,78 1,55

26 2,6 2,93 2,64 2,02 1,75

27 1,6 1,8 1,63 1,24 1,08

28 2,1 2,36 2,13 1,63 1,41

29 1,9 2,14 1,93 1,47 1,28

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 327

30 0,2 0,23 0,2 0,16 0,13

31 3,5 3,94 3,56 2,71 2,35

32 34,1 38,4 34,6 26,4 22,9

33 31,3 35,2 31,8 24,3 21

34 26,8 30,2 27,2 20,8 18

35 41,7 46,9 42,4 32,3 28

36 41,4 46,6 42,1 32,1 27,8

37 20,1 22,6 20,4 15,6 13,5

38 8,8 9,9 8,94 6,82 5,91

39 1,4 1,58 1,42 1,09 0,94

40 0 0 0 0 0 41 0 0 0 0 0 42 2 2,25 2,03 1,55 1,34

43 0,9 1,01 0,91 0,7 0,6

44 0,3 0,34 0,3 0,23 0,2

45 0,1 0,11 0,1 0,08 0,07

46 0,4 0,45 0,41 0,31 0,27

47 0,3 0,34 0,3 0,23 0,2

48 0,1 0,11 0,1 0,08 0,07

Tổng 296,9 334 301,6 230,2 199,4 - Dự án nằm trọn trong lưu vực tiêu của trạm bơm Hưng Long nên mọi tác động về

thủy văn, thủy lực đều chịu sự chi phối bởi các yếu tố sử dụng đất trong lưu vực này.

- Thống kế hiện trạng sử dụng đất của lưu vực như sau:

Bảng 3.65.Phân bố diện tích lưu vực bơm Hưng Long

TT

Tên diện tích tiêu (ha)

Đổ vào kênh

Diện tích (ha)

Chú thích

1 Khu giữa QL39 cũ và QL39 mới

Đầu kênh Trần Thành Ngọ

164 Khu dân cư

2 Khu vực Thượng lưu kênh Trần Thành Ngọ

Trần Thành Ngọ 85 Khu dân cư + Thương mại

3 KCN Thăng Long II- Giai đoạn 2

Trần Thành Ngọ 219,6 Đã xây dựng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 328

4 KCN Thăng Long II-Giai đoạn 2

Trần Thành Ngọ 125,6 Đã xây dựng

5 KCN Thăng Long II Giai đoạn 3

Trần Thành Ngọ 56,6 Đang thiết kế (Đượctính như đã xây dựng)

6 Khu vực hạ lưu kênh Trần Thành Ngọ 125 Dân cư + Đất canh tác nông nghiệp

7 Khu vực dân cư, ruộng,hoa màu xã Phùng ChíKiên

Hồ Chí Minh 87 Khu dân cư+ đất canh tác nôngnghiệp

8 Khu vực dự án của ĐạiViệt

Hồ Chí Minh 2,17 Đang thiết kế (Được tính như đã xây dựng)

9 KCN Thăng Long II-Giai đoạn 3

Hồ Chí Minh 124 Đang thiết kế (Được tính như đã xây dựng)

10 Khu vực dự án của ViệtHào

Hồ Chí Minh 8,20 Đang thiết kế (Được tính như đã xây dựng)

11 Khu vực dân cư, ruộng,hoa màu xã Hưng Long

Hồ Chí Minh 245 Dân cư + Đất canh tác nông nghiệp

Tổng 1.242,17

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

329

Sơ đồ tính toán thủy lực

KCN Thăng Long II cả 3 Giai đoạn nằm trong lưu vực bơm Hưng Long với

hình thức tiêu cưỡng bức nên không chịu tác động của hệ thống sông bên ngoài.

Việc lập sơ đồ tính toán thủy văn, thủy lực để áp dụng mô hình tổng hợp

SWMM 4.4 H

Bản đồ lưu vực trạm bơm Hưng Long và vị trí khu KCN Thăng Long II cả 3

Giai đoạn trong lưu vực được thể hiện tại hình dưới.

Vị trí khu công nghiệp Thăng Long II trong lưu vực trạm bơm

Hưng Long

Dự án Dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

330

Sơ đồ tổng thể tính toán thủy lực khu công nghiệp Thăng Long II

Kết quả tính toán

Giai

đoạn 3

Giai đoạn 3

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

331

a) Diễn biến quá trình bơm: Khi 2 trận mưa với tần suất P=1% và 2% rơi trên

toán lưu vực, hệ thống bơm trong và ngoài dự án được bắt đầu khởi động họat

động, cụ thể:

- Trạm bơm Hưng Long: Bắt đầu bơm khi mực nước ở hồ thu nước của trạm

bơm đến mức +2,0 m và bơm khởi động với công suất 3 m3/s. Khi mực nước

vào hồ tăng, công suất bơm đạt đến thiết kế tối đa 15 m3/s.

Đối với trận mưa P=1%, thời gian duy trì công suất tối đa là 11 giờ liên tục

Đối với trận mưa P=2%, thời gian duy trì công suất tối đa là 9 giờ liên tục

-Trạm bơm từ hồ RP1 -Giai đoạn 1: Cả 5 tổ máy đều hoạt động với cống suất

tối đa là 7,5 m3/s bơm ra kênh Trần Thành Ngọ.

- Trạm bơm từ hồ RP2 -Giai đoạn 2: Cả 3 tổ máy đều hoạt động với cống suất

tối đa là 5,25 m3/s bơm ra kênh Trần Thành Ngọ.

- Trạm bơm từ hồ RP4 -Giai đoạn 3: Có 2 tổ máy, mỗi tổ máy 1,875 m3/s với

tổng công suất là 3,75 m3/s đều hoạt động bơm ra kênh Trần Thành Ngọ.

- Trạm bơm từ hồ RP5 - Giai đoạn 3: cả 3 tổ máy, mỗi tổ máy 1,875 m3/s với

tổng công suất là 5,625 m3/s đều hoạt động bơm ra kênh Hồ Chí Minh.

b) Diễn biến quá trình mực nước giờ theo tần suất P=1% và 2% trong hệ thống

lưu vực:

Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trên kênh Trần Thành Ngọ từ đầu kênh tại

cống qua QL 39 A (nút 1) đến vị trí nối vào kênh Hồ Chí Minh (nút 7), kênh Hồ

Chí Minh từ đầu nút 8 tại cống qua QL 5 đến trạm bơm Hưng Long (nút 15).

Bảng 3.66.Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trên hệ thống kênh trong

lưu vực trạm bơm Hưng Long theo tần suất P=1% và P=2%

Nút tính toán

Kênh tiêu

Mực nước lớn nhất ứng với các tần suất thiết kế

(m)

Vị trí trong hệ thống lưuvực

P=1% (100 năm)

P=2% (50 năm)

1 Trần Thành Ngọ 3,72 3,51 Vị trí đầu kênh từ cống trên QL39

2 Trần Thành Ngọ Điểm giữa kênh từ cống trên QL39 đến kênh tưới Bần

3 Trần Thành Ngọ 3,48 3,35 Vị trí nối vào kênh tưới Bần

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

332

4 Trần Thành Ngọ 3,46 3,33 Vị trí điểm vào KCN Thăng Long II Giai đoạn 2

5 Trần Thành Ngọ 3,44 3,27 Vị trí bơm từ hồ RP-2 vào kênh từ KCN Thăng Long II – Giai đoạn 2

6 Trần Thành Ngọ 3,40 3,25 Vị trí bơm vào kênh từ KCN Thăng Long II – GĐ 1(RP-1) và GĐ 3 (RP-4)

7 Trần Thành Ngọ 3,35 3,17 Vị trí trên đầu kênh nối với kênh Hồ Chí Minh

8 Hồ Chí Minh 3,56

3,34

Vị trí đầu kênh tại cống qua QL5A,vị trí nhập lưu khu dân cư, đất nông nghiệp xã Phùng Chí Kiên 9 Hồ Chí Minh 3,49 3,28 Vị trí nhập lưu từ khu CN Đại Việt

10 Hồ Chí Minh 3,42 3,21 Vị trí trên kênh

11

Hồ Chí Minh

3,35

3,15

Vị trí xả vào kênh từ trạm bơm RP5 (KCN Thăng Long II – Giai đoạn 3)

12 Hồ Chí Minh 3,27

3,08

Vị trí trên cuối kênh nối với kênh Trần Thành Ngọ, vị trí nhập lưu từ khu CN Việt Hào

13 Hồ Chí Minh 3,17 2,99 Vị trí trên kênh

14 Hồ Chí Minh

3,09

2,90 Vị trí nhập lưu khu dân cư, đất nông nghiệp xã Hưng Long

15 Hồ Chí Minh 3,02 2,84 Vị trí trạm bơm HưngLong

Kết quả tính toán diễn biến mực nước lớn nhất đối với các tần suất thiết kế

như sau:

+ Trên kênh Trần Thành Ngọ: Đối với tần suất thiết kế P=1% (chu kỳ lặp là

100 năm) thì chênh lệch mực nước lớn nhất giữa đầu (nút 1) và cuối kênh

(nút 7) là 37 cm, với tần suất P=2% mức chênh lệch tương ứng là 34 cm.

+ Trên kênh Hồ Chí Minh: Đối với tần suất thiết kế P=1% (chu kỳ lặp là 100

năm) thì chênh lệch mực nước lớn nhất giữa đầu và cuối kênh là 54 cm, với tần

suất P=2% mức chênh lệch tương ứng là 50 cm.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

333

c) Diễn biến mực nước lớn nhất theo theo tần suất P=1% và P=2% theo chiều

dài kênh trong lưu vực trạm bơm Hưng Long

Bảng 3.67.Kết quả tính toán mực nước lớn nhất theo theo tần suất P=1%

và P=2% theo chiều dài kênh trong lưu vực trạm bơm Hưng Long

Nút

Khoảng cách lẻ

(m)

Khoảng cách từ mốc (m)

Mực nước lớn nhất ứng

với các tần suất thiết kế

(m)

Chú thích

P=1% (100 năm)

P=2% (50 năm)

Kênh tiêu Trần Thành Ngọ

1

0 0 3,68 3,51 Vị trí đầu kênh từ cống trên QL39

2

1153

1153

3,58

3,42

Điểm giữa kênh từ cống trên QL39 đến kênh tưới Bần

3

1153

2306 3,48 3,33

Vị trí nối vào kênh tưới Bần

4

413

2719

3,45

3,30

Vị trí điểm vào KCN Thăng Long II – Giai đoạn 2

5

413

3132

3,42

3,26

Vị trí bơm từ hồ RP-2 vào kênh từ KCN Thăng Long II – Giai đoạn 2

6

150

3282

3,40

3,25

Vị trí bơm vào kênh từ KCN Thăng Long II – GĐ 1(RP-1) và GĐ 3(RP-4)

7

1667

4949 3,28 3,12 Vị trí trên đầu kênh nối với kênh Hồ Chí Minh

Kênh tiêu Hồ Chí Minh

8 0 0

3,56

3,34

Vị trí đầu kênh Hồ Chí Minh – Cống qua QL5A,vị trí nhập lưu khu dân cư, đất nông nghiệp xã Phùng Chí Kiên

9 681 681 3,49 3,28 Vị trí nhập lưu từ khu CN Đại Việt

10 686 1376 3,42 3,21 Vị trí trên kênh

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

334

11 686 2053 3,35 3,15 Vị trí xả vào kênh từ trạm bơm RP5 (KCN Thăng Long II – Giai đoạn 3)

12 803 2856 3,27 3,08 Vị trí trên cuối kênh nối với kênh Trần Thành Ngọ, vị trí nhập lưu từ khu CN Việt Hào

13 974 3830 3,17 2,99 Vị trí trên kênh

14 970 4800 3,09 2,9 Vị trí nhập lưu khu dân cư, đất nông nghiệp xã Hưng Long

15 750 5550 3,02 2,84 Vị trí trạm bơm Hưng Long

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

335

Đường quá trình mực nước lớn nhất dọc kênh Trần Thành Ngọ ứng với tần suất P = 1% và 2%

Vị trí bơm vào kênh từ KCN Thăng

Long II – GĐ 1 (RP-1) và GD3 (RP4)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

336

Đường quá trình mực nước lớn nhất dọc kênh Hồ Chí Minh ứng với tần suất P = 1% và 2%.

Vị trí xả vào kênh từ trạm bơm RP5

(KCN Thăng Long II – GD3)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

337

Kết luận:

Kết quả tính toán trong bảng trên cho thấy, khi hệ thống kênh tiêu Trần Thành Ngọ

và Hồ Chí Minh đã được cải tạo và quy hoạch cùng với trạm bơm Hưng Long đã

nâng cống suất bơm tối đa đến 15 m3/s đã tăng cường khả năng thoát lũ cho hệ

thống, cụ thể:

*Với chu kỳ lặp 100 năm:

- Mực nước lớn nhất tại nút 5 (Vị trí bơm vào kênh Trần Thành Ngọ từ KCN Thăng

Long II – Giai đoạn 2) là 3,44 m. Với mực nước này đảm bảo không gây ngập cho

khu vực KCN Thăng Long II – Giai đoạn 2 (đã xây dựng) sau khi tiếp tục triển khai

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

- Mực nước lớn nhất tại nút 6 (Vị trí bơm vào kênh Trần Thành Ngọ từ KCN Thăng

Long II – Giai đoạn 1 và từ KCN Thăng Long II – Giai đoạn 3) là 3,40 m. Với mực

nước này đảm bảo không gây ngập cho khu vực KCN Thăng Long II – Giai đoạn 1

(đã xây dựng) sau khi triển khai KCN Thăng Long II (giai đoạn 3).

* Với chu kỳ lặp 50 năm:

Mực nước lớn nhất trên 2 tuyến kênh đều giảm sâu so với tần suất có chu kỳ 50 năm,

cụ thể:

-Mực nước lớn nhất tại đầu kênh Trần Thành Ngọ (nút 1) chỉ đạt 3,51 m, tại nút 8

đầu kênh Hồ Chí Minh chỉ đến mức 3,34 m.

-Mực nước tại các vị trí qua các điểm xả từ KCN Thăng Long II – Giai đoạn 2 nút

5 là 3,27), nút 6 (Giai đoạn 1 và Giai đoạn 3) là 3,25m trên kênh Trần Thành Ngọ

và nút 11 (vị trí xả nước từ KCN Thăng Long II – Giai đoạn 3) ra kênh Trần

Thành Ngọ) là 3,15m.

-Với chu kỳ lặp 50 năm, mực nước lớn nhất không có ảnh hưởng gì tới cao độ

nền của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).

(5)Tác động tới môi trường kinh tế - xã hội

Khi KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) đi vào hoạt động ổn định dự kiến sẽ thu hút

bổ sung khoảng 14.260 người làm việc. Những khía cạnh ưu nhược điểm ảnh hưởng

đến kinh tế - xã hội được đánh giá như sau:

o Về mặt tích cực

- Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần đưa kinh tế khu vực phát triển, thúc đẩy

tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hưng Yên nói riêng hay của Việt

Nam nói chung.

- Tăng ngân sách cho địa phương mỗi năm thông qua các khoản thuế thu nhập doanh

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

338

nghiệp, thuế xuất khẩu,…

- Tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho 14.260 lao động tại địa phương và khu

vực lân cận.

- Trong quá trình thực hiện công tác tham vấn cộng đồng Dự án, 100% người dân

đồng tình với sự hình thành Dự án. Khi dự án đi vào hoạt động và phát triển sẽ là

một khu công nghiệp sản xuất với công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm đa dạng,

chất lượng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu.

o Về mặt tiêu cực

Với việc tạo công ăn việc làm cho 14.260 lao động ngoài mặt tích cực dự án mang

đến thì việc tập trung số lượng lớn dân số cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc

sống của người dân địa phương như:

- Xáo trộn việc lưu thông trên đường quốc lộ, gây ách tắc giao thông khu vực trong

những lúc tan tầm, chuyển giao ca làm việc.

- Dễ gây rối, xích mích mất trật tự an ninh do việc va chạm trên đường.

Tuy nhiên, những mặt tiêu cực nêu trên khó có thể xảy ra do Công ty đã có kinh

nghiệm lâu năm về quản lý các KCN, đồng thời các nhà máy thứ cấp đều có các xe

đưa đón cán bộ công nhân viên, hầu như chỉ có những lao động tại địa phương đi

lại bằng phương tiện cá nhân. Vì vậy, khả năng gây mất trận tự giữa người dân địa

phương và người lao động đến từ các tỉnh lân cận không xảy ra.

3.2.1.7. Đánh giá, dự báo những rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành Dự án

Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án

- Rủi ro, sự cố về an toàn sử dụng điện, cháy nổ.

- Rủi ro, sự cố về bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm.

- Rủi ro, sự cố về tình trạng ngập lụt

- Rủi ro, sự cố trạm XLNT TT

- Rủi ro, sự cố trạm XLNC

Sự cố cháy nổ:

- Nguyên nhân do điện:

+ Tia lửa do dòng điện qua mối nối không tốt gây ra điện trở tiếp xúc lớn, đóng mở

cầu dao, công tắc sinh ra tia lửa gây cháy.

+ Cầu chì không đúng theo quy định, sử dụng dây đồng lõi to làm dây cầu chì hoặc

thay dây cầu chì bằng giấy bạc

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

339

+ Đường điện không thường xuyên kiểm tra, dây dẫn lâu ngày ải, mục hoặc do các

mối nối vào các thiết bị tiêu thụ điện lỏng, khi dòng điện lớn sinh ra tia hồ quang

gặp vật liệu dễ cháy gây cháy.

- Nguyên nhân do không chấp hành nội quy an toàn PCCC.

Sự cố đối với trạm xử lý nước thải tập trung

- Máy móc, thiết bị trạm XLNT bị hỏng, gặp trục trặc

- Hệ thống quan trắc nước thải báo động có chỉ tiêu vượt chuẩn

- Vỡ đường ống nước khi đang vận chuyển nước thải từ Dự án về trạm XLNT TT

trong khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1).

Sự cố đối với trạm xử lý nước cấp

- Máy móc, thiết bị gặp trục trặc

- Bùn đặc nổi lên phía trên của bể chứa bùn

- Các bể xử lý nước cấp gặp vấn đề như: tỉ lệ châm hóa chất vào bể tạo bông, bể

lắng không phù hợp; Hệ thống lọc nước của trạm có hiệu suất xử lý thấp……

Rủi ro, sự cố về bệnh dịch và ngộ độc thực phẩm

Với lực lượng cán bộ, công nhân của khu công nghiệp lớn, nên có khả năng xảy ra

sự cố rủi ro về bệnh dịch lây lan và ngộ độc thực phẩm khi tập trung đông người.

Tại các nhà ăn ca, nếu không kiểm soát tốt vấn đề cung ứng thực phẩm và chế biến

món ăn, nguồn nước thì khả năng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra gây tác động xấu

tới sức khỏe của người công nhân, phát sinh các dịch bệnh lây lan trong các nhà

máy và cộng đồng xung quanh.

Rủi ro, sự cố về ngập lụt khu vực dự án

Như đã trình bày tại mục 1.5.1.2 chương 1 của báo cáo cao độ hiện trạng của dự án

từ +1,7 đến 2,1m. Theo Quyết định 2157/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND

tỉnh Hưng Yên, cao độ san nền trung bình là +3,5 m,; bao quanh ranh giới khu vực

quy hoạch sử dụng tường chắn đá hộc kết hợp san lấp tạo thành đê bao quynh để

đảm bảo an toàn phòng chống ngập lụt có cao độ đỉnh tưởng chắn là +3,5m và đê

bao là +4,4m. Bên cạnh đó, xung quanh ranh giới của Dự án hầu như không có sông

suối, ao hồ có khả năng lưu chứa lớn gây ảnh hưởng tới việc xả nước trong thời gian

mưa lớn kéo dài. Do đó khả năng ngập lụt tại khu vực Dự án là hoàn toàn không thể

xảy ra.

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

3.2.2.1.Công trình xử lý nước thải

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

340

Nước thải phát sinh từ Dự án được quản lý như sau:

Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải của Dự án

Nước mưa từ Dự án Nước thải phát sinh từ Dự án

Nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN, được xử lý đạt tiêu chuẩn của KCN

Nước thải sinh hoạt của

TLIPII

Hệ thống thoát

nước mưa

Kênh Trần

Thành Ngọ

Kênh Hồ Chí

Minh NT đạt cột A, QCĐP 02:2019/HY,

(kq=kf=0,9; khy=0,85)

Nước mưa từ KCN

Thăng Long II – giai

đoạn 1, giai đoạn 2

Nước mưa từ KCN

Thăng Long II – giai

đoạn 3

Hệ thống thoát

nước mưa

Hồ điều hòa Hồ điều hòa

ĐN 1- 3.000

m3/ngày.đêm

ĐN 2- 3.000

m3/ngày.đêm

ĐN 3- 6.000

m3/ngày.đêm

ĐN 4- 9.000

m3/ngày.đêm

ĐN 5- 9.000

m3/ngày.đêm

Bể tự hoại

Hồ chứa nước thải sau xử lý

Nước thải sản xuất của

HOYA đã được xử lý đạt

tiêu chuẩn cột A/ QCVN

40:2011/BTNMT

Nước thải sản xuất của

Kyocera đã được xử lý đạt

tiêu chuẩn cột A/ QCVN

40:2011/BTNMT

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

341

Ghi chú: Đơn nguyên 1,2,3 đã xây dựng xong; đơn nguyên 4,5 chưa xây dựng.

- Hệ thống thoát nước thải của dự án được thiết kế riêng biệt hoàn toàn với hệ thống

thoát nước mưa.

- Mạng lưới thoát nước mưa của dự án được mô tả chi tiết tại chương 1 của báo cáo.

- Nước thải phát sinh từ Dự án gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, trong

đó:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà bảo vệ được thu gom xử lý sơ bộ bằng

bể tự hoại và chảy vào trạm XLNTTT đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) để tiếp tục được xử lý.

+ Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong

KCN được xử lý tại trạm XLNT nội bộ trong mỗi nhà máy đạt quy định nội bộ của

KCN sau đó thoát vào hệ thống thoát nước thải của KCN chảy về trạm XLNT TT

đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) để tiếp tục xử

lý.

Trạm XLNT TT:

-Trạm XLNT TT đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long II (giai đoạn 1)

đảm bảo xử lý nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nằm

trong KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) đạt QCĐP 02:2019/HY, Kq=0,9; Kf=0,9 ,

Khy=0,85 sau đó chảy ra kênh Trần Thành Ngọ tại 01 cửa xả thoát nước thải hiện

hữu nằm về phía Tây của Dự án.

-Trạm XLNT TT hiện nay có công suất 15.000 m3/ngày đêm có thông tin chi tiết đã

được trình bày tại chương 1 của báo cáo, được tóm tắt tại mục này:

Bảng 3.68. Tóm tắt trạm XLNT TT hiện hữu

TT Đơn

nguyên

Công suất

(m3/ngày.đêm)

Diễn giải

1 Đơn

nguyên 1

3.000. - Hệ thống xử lý nước thải có quy trình xử lý nước

thải: Nước thải →Bể gom nước thải → ngăn lắng cát

→ Bể điều hòa → Bể kị khí → Bể thiếu khí → Bể

hiếu khí → Bể lắng → Bể khử trùng → Hồ chứa

nước thải sau xử lý → Kênh Trần Thành Ngọ.

- Công nghệ xử lý nước thải: Vi sinh AAO

- Hóa chất sử dụng gồm: NaOH 25%; NaClO 8%;

PAC.

- Quy chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý là

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

342

QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với Kq=0,9; Kf=0,9.

- Nguồn tiếp nhận: kênh Trần Thành Ngọ.

2 Đơn

nguyên 2

6.000 - Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT,

cột A với Kq=0,9; Kf=0,9 trước khi xả ra kênh Trần

Thành Ngọ.

- Công nghệ xử lý: Công nghệ hóa – sinh kết hợp.

- Quy trình xử lý nước thải: Nước thải → Bể gom

nước thải → bể lắng cát → bể điều hòa→ bể kỵ khí

→ bể hiếu khí 1 (bổ sung hạt PVA-gel) → bể hiếu

khí 2 (bổ sung hạt PVA-gel) → bể tiêu bùn → bể trộn

→ bể lắng → bể khử trùng → Hồ chứa nước thải sau

xử lý → Kênh Trần Thành Ngọ.

- Hóa chất sử dụng gồm: NaOH; HCl; methanol,

PAC, A.Polyme, NaClO

3 Đơn

nguyên 3

6.000

- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT,

cột A với Kq=0,9; Kf=0,9 trước khi xả ra kênh Trần

Thành Ngọ.

- Công nghệ xử lý: Công nghệ hóa – sinh kết hợp.

- Quy trình xử lý nước thải: Nước thải → Bể gom

nước thải → bể lắng cát → bể điều hòa→ bể điều

chỉnh pH → bể thiếu khí → Bể hiếu khí 1 → Bể hiếu

khí 2 → Bể tiêu bùn 1&2 → Bể trộn → Bể tạo bông

→ Bể lắng → Bể khử trùng → Hồ chứa nước thải

sau xử lý→ Kênh Trần Thành Ngọ

- Hóa chất sử dụng gồm: NaOH, HCl, PAC, Polymer,

NaClO và Ethanol

Tổng công suất

hiện có

15.000

Theo kế hoạch trạm này sẽ nâng cấp lên công suất tối đa là 33.000 m3/ngày đêm.

Hiện nay trạm XLNT TT đã có 03 đơn nguyên, dự kiến trong tương lai sẽ xây dựng

thêm 02 đơn nguyên (STP4, STP5) có công suất là 9.000 m3/ngày đêm/ đơn nguyên.

-Công nghệ xử lý nước thải của các đơn nguyên của trạm XLNT TT dự kiến xây

dựng trong tương lai sẽ áp dụng công nghệ như với đơn nguyên 3 – trạm XLNT TT

(STP3) hiện hữu (được trình bày chi tiết tại chương 1 báo cáo).

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

343

-Vị trí đặt trạm XLNT TT: Trạm XLNT TT đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1) cách khu dân cư phường Dị Sử 1,5 km về phía Bắc và

khu dân cư xã Liêu Xá 1 km về phía Tây. Khoảng cách này đảm bảo khoảng cách

an toàn môi trường theo quy định tại bảng 2.22 QCVN 01:2021/BXD.

-Các hạng mục phụ trợ khác của trạm XLNT TT: Các hạng mục phụ trợ cho trạm

XLNT TT trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) đã xây

dựng hoàn thiện. Khi xây dựng các đơn nguyên tiếp theo của trạm XLNT TT không

xây dựng thêm các hạng mục phụ trợ nào khác vì sử dụng chung các hạng mục đã

được xây dựng từ trước.

3.2.2.2.Công trình xử lý bụi, khí thải

Do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty nên hầu như không phát sinh

khí thải. Bụi, khí thải phát sinh trực tiếp từ hoạt động của các nhà máy trong KCN.

Tuy nhiên bụi, khí thải sẽ được các nhà máy xử lý bởi các công trình bảo vệ môi

trường theo hồ sơ môi trường của mỗi nhà máy.

Một số biện pháp Chủ đầu tư sẽ thực hiện để đảm bảo, giữ gìn KCN xanh,

sạch, đẹp:

- Thi công hạng mục đường giao thông theo đúng quy hoạch, thiết kế được phê duyệt

- Thi công trồng cây xanh đảm bảo tỷ lệ đúng quy hoạch được duyệt

- Bố trí phân khu chức năng các ngành nghề dự kiến thu hút vào KCN để góp phần

giảm thiểu tác động ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các

nhà máy thứ cấp trong KCN: các ngành nghề có khả năng gây nhiễm tới môi trường

không khí nhiều hơn được bố trí cuối hướng gió; các ngành nghề có khả năng phát

sinh lượng nước thải lớn được bố trí gần trạm XLNT TT hơn.

- Phun rửa đường nội bộ trong KCN khi thời tiết khô nóng.

3.2.2.3.Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn

Biện pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn của Dự án không thay đổi, cụ thể

như sau:

Sơ đồ quản lý chất thải rắn:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

344

Sơ đồ quản lý chất thải phát sinh từ Dự án

-Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp (chất thải công nghiệp thông

thường và chất thải nguy hại) phát sinh từ các nhà máy thứ cấp trong KCN

+Các nhà máy thực hiện việc phân loại chất thải ngay tại nhà máy (ngay tại nguồn

phát sinh).

+Các nhà máy thành viên có trách nhiệm hợp đồng với các Công ty có chức năng

đến thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

-Đối với chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công ty:

+Chất thải sinh hoạt của dự án: Chỉ phát sinh tại các nhà bảo vệ và khu đất hạ tầng

kỹ thuật. Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu gom vào các thùng đựng rác đặt ở các vị

trí thuận tiện của khu đất hạ tầng. Dọc đường giao thông của dự án hàng ngày đội

vệ sinh của Công ty sẽ thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt này cùng với rác thải sinh

hoạt để tập kết đến nơi quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến

vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

+Đối với chất thải nguy hại (ngoại trừ bùn thải của trạm XLNC và trạm XLNT):

Dự án không xây dựng thêm kho chất thải nguy hại, toàn bộ chất thải nguy hại phát

sinh từ hoạt động điều hành của Công ty tại khu vực dự án sẽ được thu gom và lưu

Công ty TLIPII Các nhà máy thứ cấp trong KCN

Thăng Long II

Chất thải sinh

hoạt phát sinh từ

hoạt động điều

hành, quản lý

Chất thải

sinh hoạt

Chất thải công

nghiệp

Hợp đồng với đơn vị có chức năng

Bùn thải phát sinh từ

trạm xử lý nước cấp.

Bùn thải phát sinh từ

trạm xử lý nước thải

Hợp đồng với đơn vị có chức năng

Chất thải

nguy hại

khác

Kho

CTNH

15m2

Khu vực lưu giữ bùn

thải của trạm XLNC

diện tích lần lượt

306 m2 và 105 m2.

Khu vực lưu

giữ bùn thải

của trạm

XLNT diện

tích 196m2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

345

giữ tại kho chất thải nguy hại hiện hữu diện tích 15m2, đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật

của KCN Thăng Long II – giai đoạn 1. Kho này lưu chứa các loại chất thải nguy hại

phát sinh từ hoạt động điều hành của Công ty TLIPII (ngoại trừ bùn thải của trạm

xử lý nước thải và trạm xử lý nước cấp) theo sổ đăng chủ chủ nguồn thải chất thải

nguy hại mã số QLCTNH: 33.000135.T được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Hưng Yên cấp lần 3 ngày 25/01/2014.

- Hình ảnh thực tế kho lưu giữ chất thải nguy hại của KCN.

Hình ảnh kho lưu giữ chất thải nguy hại

+Đối với bùn thải phát sinh từ trạm xử lý nước thải: là chất thải nguy hại; Bùn thải

phát sinh từ trạm XLNT TT của KCN sau khi ép sẽ được lưu giữ tạm thời tại công

ten nơ đặt ngay trong khu vực ép bùn có diện tích là 196 m2 và thuê đơn vị có chức

năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý.

+Bùn thải phát sinh từ trạm XLNC: là chất thải nguy hại; hiện nay trong khu hạ tầng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

346

kỹ thuật của KCN Thăng Long II – giai đoạn 1 đã xây dựng 02 kho chứa bùn thải

sau ép của trạm XLNC có diện tích lần lượt là 306 m2 và 105 m2. Bùn thải sau khi

ép sẽ được lưu giữ tạm thời tại công ten nơ đặt ngay trong khu vực ép bùn của trạm

XLNC và thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý.

+ Hình ảnh kho lưu chứa bùn thải

Kho chứa bùn thải từ trạm XLNC diện tích

306 m2.

Kho chứa bùn thải từ trạm XLNC

diện tích 105m2

Kho đặt máy ép bùn và thùng chứa bùn sau ép của trạm XLNT TT của KCN

3.2.2.4.Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu từ các phương

tiện giao thông ra vào khu công nghiệp, từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Các

biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn và rung như sau:

- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy thứ cấp: Chủ

đầu tư sẽ yêu cầu các doanh nghiệp thứ cấp áp dụng các biện pháp kỹ thuật, biện

pháp quản lý và bảo trì đối với máy móc, thiết bị sản xuất. Một số biện pháp như

sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

347

+ Các phương tiện vận tải được kiểm định theo định kỳ.

+ Nền móng đặt máy được xây dựng bằng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng,

đào rãnh đổ cát khô hoặc than củi để tránh rung theo mặt nền.

+ Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su cho thiết bị động cơ công suất lớn.

+ Các máy động cơ được kiểm tra sự cân bằng và hiệu chỉnh khi lắp đặt.

+ Bảo trì định kỳ và tra dầu mỡ để hạn chế tiếng ồn.

+ Vận hành thiết bị theo quy trình, quy phạm.

Bảng 3.69.Giảm thiểu tiếng ồn và rung từ thiết bị

Nguồn gây ô nhiễm

Tác động của âm thanh và rung

Biện pháp giảm thiểu Áp dụng

Thiết bị trao đổi nhiệt

Toàn bộ cấu trúc nhà xưởng

- Xử lý hấp thụ âm thanh trong tường. Tấm cao su cách âm.

Tấm cao su cách âm

Bơm

Toàn bộ cấu trúc nhà xưởng

Đường ống

- Xử lý hấp thụ âm thanh trong tường. Cửa và nền cách âm.

- Vật liệu cách âm đường ống.

- Khung ngăn rung động

- Giá treo lò xo

Máy thủy lực và quạt gió

Cấu trúc

Lực quán tính

Đường ống

- Đệm cao su chống rung động cơ.

- Thiết bị cố định dịch chuyển ngang

- Bộ giảm âm. Buồng hấp thụ âm.

- Giá treo lò xo

- Thiết bị ngăn chuyển ngang

Tháp giải nhiệt

Cấu trúc

Đường ống

- Xử lý ngăn ngừa rung động trên ống nối (nối mềm).

Lắp lò xo và khớp nối mềm

Ống đứng Đường ống - Thiết bị cố định ngăn rung động.

- Đệm gioăng mặt bích các

ống

Neo đường ống

Lắp ống nối

mềm

Ống thẳng Đường ống - Bộ giảm âm. Tốc độ phù hợp.

- Đường ống kín khít.

Giá treo lò xo

Lắp bộ giảm âm

- Đối với tiếng ồn từ hoạt động giao thông trong KCN:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

348

Sử dụng cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn: cây xanh

có tác dụng che nắng, giảm bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất, hút bụi và giữ bụi,

lọc sạch không khí, giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, hấp thụ tiếng

ồn. Sóng âm truyền qua các dải cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ

âm thanh giảm đi nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá cây, kiểu lá và kích thước

của cây xanh và chiều rộng của dải đất trồng cây. Các dải cây xanh sẽ có tác dụng

phản xạ âm, do đó làm giảm mức ồn trong khu công nghiệp. Độ giảm mức ồn sau

các dải cây xanh được xác định bằng công thức sau:

Lcx = Ld + 1,5Z + Bi

Trong đó :

Ld - Độ giảm mức ồn do khoảng cách Ld=10.lg (r2/r1)1+a (dB).

1,5Z - Độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của dải cây xanh.

Z - Số lượng dải cây xanh.

Bi - Tổng bề rộng của các dải cây xanh (m).

Bi - Độ giảm mức ồn do âm thanh bị hút và khuếch tán trong các dải cây.

- Hệ số hạ thấp trung bình cho các tần số âm thanh.

r1 - Khoảng cách tới nguồn ồn (m).

r2- Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách (m).

a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất.

Lcx = Ld + 1,5Z + Bi = 8,4 +1,5x3 + 0,15x15 = 15,2 dBA

L = Lp - Lcx = 75,0 - 15,2 = 59,8 dBA.

Như vậy với mức ồn tương đương trung bình từ các hoạt động của dự án như đã tính

toán, qua các dải cây xanh cách ly đã giảm xuống còn 59,8 dBA, đảm bảo quy định

của QCVN 26-2010/BTNMT là 70dBA đối với khu dân cư xung quanh. Khả năng

giữ bụi trên cành lá của cây (lọc bụi) phụ thuộc vào đặc thù của lá cây, lá to hay nhỏ,

dày hay thưa, lùm cây hay tán cây.

Bảng 3.70.Hiệu quả lọc bụi của cây xanh

STT Loại cây xanh Tổng diện tích lá (m2)

Tổng lượng bụi giữ trên cây (kg)

1 Phượng 86 4

2 Du 66 18

3 Liễu 157 38

4 Phong 171 20

5 Dương Canada 267 34

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

349

6 Keo tai tượng 195 30

Nguồn : Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng, Nhà xuất bản KH&KT, 2003.

Do đó, để hạn chế các tác động xấu của ô nhiễm không khí tới môi trường tự nhiên,

đồng thời làm đẹp cảnh quan môi trường khu công nghiệp, dự án đã quy hoạch cây

xanh công viên, cây xanh cách ly, cây xanh đường giao thông, cây xanh cách ly trạm

xử lý nước thải tập trung, cây xanh cách ly khu công nghiệp với bên ngoài. Tổng

diện tích trồng cây xanh, mặt nước của dự án chiếm 10,07% diện tích của khu công

nghiệp.

3.2.2.5.Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

(1)Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường nước thải:

Công ty TLIPII tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với

trạm XLNT TT của KCN cụ thể:

(A) Biện pháp phòng ngừa sự cố của hệ thống XLNTTT đã được Công ty tính toán

ngay từ giai đoạn lập hồ sơ thiết kế trạm XLNTTT:

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN thành các đơn nguyên

(module) hoạt động độc lập, có sự liên kết bằng bể gom đầu vào và hồ chứa nước

thải sau xử lý để hỗ trợ xử lý trong trường hợp một trong các module xử lý nước

thải gặp sự cố.

- Các thiết bị đều có thiết bị dự phòng

- Các thiết bị đều được thiết kế để vận hành tự động và được theo dõi bảo trì thường

xuyên đảm bảo công tác xử lý nước thải được vận hành liên tục, kịp thời phát hiện

và xử lý các sự cố xảy ra.

- Thành lập 01 phòng thí nghiệm đạt chuẩn để chủ động tiến hành phân tích chất

lượng nước thải. Các chỉ tiêu nước thải được phân tích bao gồm pH, COD, BOD5,

TSS, T-N, T-P, Fe, Mn, màu, Clo dư, Cloride, Amonia, nhiệt độ.

- Mỗi tủ điện của mỗi đơn nguyên trạm xử lý nước thải đều cài đặt cảnh báo lỗi. Vì

vậy việc phát hiện lỗi ở thiết bị luôn kịp thời.

- Các cửa xả nước thải ra ngoài môi trường đều có cửa chặn để có thể ngăn chặn kịp

thời sự cố ô nhiễm. Trường hợp phát hiện sự cố nước thải không đạt TLIPII sẽ ngay

lập tức đóng cửa xả nước thải ra ngoài môi trường.

(B) Biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống XLNTTT được kiếm soát bằng các biện

pháp quản lý:

(B.1) Quy trình vận hành kiểm soát chất lượng xả thải của các doanh nghiệp trong

KCN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

350

- Nước thải từ các khách hàng trong khu công nghiệp sẽ được thu gom bởi các trạm

bơm trung chuyển (LPS) trong KCN.

+Công ty TLIPII kiểm tra bằng mắt thường nước thải tại các LPS và kiểm tra về

phương diện điện và cơ (rác, tiếng ồn) tại các LPS vào một ngày trong tuần (hiện

nay là vào ngày thứ 3).

+ Kiểm tra chất lượng nước thải của các doanh nghiệp tại các LPS:

- Một ngày trong tuần (hiện nay vào ngày thứ 3), TLIPII kiểm tra bằng cảm quan

(màu sắc, mùi) và lấy mẫu tại các LPS phân tích 7 chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, TSS,

T-N, T-P, Fe. Nếu phát hiện chất lượng nước thải có dấu hiệu bất thường ở LPS nào,

sẽ ngay lập tức kiểm tra những khách hàng ở khu vực đó có nguy cơ tiềm ẩn xả thải

vượt chuẩn và lấy mẫu phân tích thêm 1 số chỉ tiêu khác tại phòng LAB và nếu cần

thiết sẽ lưu mẫu và gửi đi bên thứ 3 phân tích.

- TLIP2 đã ký hợp đồng với Viện công nghệ môi trường test mẫu trong trường hợp

khẩn cấp nên trong thời gian ngắn nhất có thể xác định được chất lượng nước thải.

Khi phát hiện khách hàng xả thải vượt chuẩn sẽ ngay lập tức thông báo cho khách

hàng và tiến hành đóng cửa xả lại. Trong thời gian này, TLIPII sẽ phối hợp với

khách hàng tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp xử lý để phòng tránh lặp lại sự cố.

- Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện quan trắc định kỳ 1 tháng/lần và gửi kết

quả về TLIPII để TLIPII tổng hợp, lưu trữ và giám sát chất lượng nước thải của các

doanh nghiệp.

-Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN, TLIPII luôn chú ý tới các

doanh nghiệp có lượng nước thải lớn và tính chất nước thải phức tạp hơn các doanh

nghiệp khác.

(B.2) Quy trình vận hành trạm xử lý nước thải tập trung

Quy trình vận hành trạm XLNT TT được thực hiện nghiêm chỉnh, tập trung vào các

nội dung chính sau:

-Tỷ lệ bổ sung hóa chất:

-Vận hành kiểm tra thiết bị và bảo trì bảo dưỡng:

-Quy trình kiểm soát chất lượng:

-Hướng dẫn về đầu đo nước thải Online

-Quy trình giám sát chất lượng đầu đo

-Bố trí nhân lực làm việc tại trạm XLNT

(C) Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố nước thải bằng biện pháp kỹ thuật

KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử dụng chung công trình phòng ngừa ứng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

351

phó sự cố nước thải đã có của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2).

Thông tin kỹ thuật của hồ sự cố V=66.000 m3 và nguyên lý vận hành đã được

trình bày chi tiết tại chương 1 báo cáo. Hình ảnh hồ sự cố dung tích 66.000 m3.

Hồ sự cố V=66.000 Hệ thống bơm và đường ống dẫn nước thải

lắp đặt tại Hồ sự cố

(D) Các kịch bản ứng phó sự cố trạm XLNT TT

Biện pháp ứng phó sự cố đối với trạm XLNTTT KCN được xây dựng với các

kịch bản dưới đây:

(a) Kịch bản 1: Trường hợp nước thải vượt quy chuẩn trong điều kiện hệ

thống xử lý nước thải (gồm 03 đơn nguyên) hoạt động bình thường:

-Đã đặt ngưỡng báo động bằng 70% ngưỡng giới hạn; khi vượt ngưỡng này, sẽ

đóng van xả nước thải ra môi trường. Nước thải chưa đạt chuẩn từ hồ chứa nước

thải sau xử lý tự chảy về bể thu gom nước thải đầu vào theo tuyến mương B600,

hố ga (1000*1000*1500) và đường ống FRP D400 (cao độ tối thiểu để nước

thải chưa đạt chuẩn tự chảy từ hồ chứa nước thải sau xử lý về bể thu gom nước

thải đầu vào là +2,27m). Trường hợp nước trong hồ chứa nước thải sau xử lý

không tự chảy vào tuyến mương B600 được, cửa chặn 2 đóng lại, cán bộ vận

hành sẽ sử dụng bơm di động để bơm lượng nước thải còn lại trong hồ chứa nước

thải sau xử lý vào tuyến mương và về bể thu gom nước thải đầu vào để xử lý lại,

đảm bảo tuyệt đối không có lượng nước thải nào chưa được xử lý đạt chuẩn chảy ra

ngoài môi trường.

-Kiểm tra từng đơn nguyên của trạm XLNT TT; đóng van nhận nước thải và xả

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

352

nước thải của đơn nguyên bị sự cố (đóng van S1.O1, mở van S1.R1 nếu đơn nguyên

1 bị sự cố; đóng van S2.O2, S2.01, mở van S2.R1 nếu đơn nguyên 2 bị sự cố; đóng

van S3.O1, mở van S3.R1 nếu đơn nguyên 3 bị sự cố), toàn bộ nước thải chuyển về

02 đơn nguyên còn lại để xử lý.

- Nước thải từ đơn nguyên gặp sự cố được đưa về bể gom nước thải đầu vào để xử

lý lại tại 02 đơn nguyên còn lại theo mương thoát thoát nước sự cố B600 và đường

ống dẫn nước thải sự cố FRPD400;

-Trong trường hợp cần thiết nước thải được chuyển về lưu giữ tại hồ sự cố theo

đường ống gang dẻo hiện có D300; sau khi khắc phục xong được bơm trở lại bể

gom của hệ thống xử lý để xử lý lại theo đường ống gang dẻo hiện có D300;

(b) Kịch bản 2: Trường hợp thiết bị của hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố,

cần dừng tạm thời để sửa chữa/thay thế:

Nước thải được chuyển về lưu giữ tại hồ sự cố theo đường ống gang dẻo hiện có

D300; sau khi khắc phục xong được bơm trở lại bể gom nước thải đầu vào của hệ

thống xử lý để xử lý lại theo đường ống gang dẻo hiện có D300;

(c)Kịch bản 3 : Trường hợp hệ thống xử lý nước thải bị sự cố, phải dừng lâu dài

để sửa chữa lại:

-Hiện tại KCN có 03 đơn nguyên (01 đơn nguyên 3000 m3/ngày; 02 đơn nguyên

còn lại, mỗi đơn nguyên 6.000m3/ngày), tổng lượng nước thải phát sinh khoảng

7.000 m3/ngày; trường hợp 01 đơn nguyên bị sự cố sẽ đóng van nhận nước thải và

xả nước thải của đơn nguyên bị sự cố (đóng van S1.O1, mở van S1.R1 nếu đơn

nguyên 1 bị sự cố; đóng van S2.O2, S2.01, mở van S2.R1 nếu đơn nguyên 2 bị sự

cố; đóng van S3.O1, mở van S3.R1 nếu đơn nguyên 3 bị sự cố), toàn bộ nước thải

chuyển về 02 đơn nguyên còn lại để xử lý.

-Trưởng hợp có 02 hoặc cả 03 đơn nguyên cùng lúc bị sự cố (rất khó xảy ra), nước

thải được chuyển về lưu giữ tại hồ sự cố theo đường ống gang dẻo hiện có D300;

sau khi khắc phục xong được bơm trở lại bể gom nước thải đầu vào của hệ thống xử

lý để xử lý lại theo đường ống gang dẻo hiện có D300;

(2)Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

Hệ thống báo cháy được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

5738:2001 về Hệ thống báo cháy (theo thông tư 47-2015-TT-BCA). Các đầu báo

cháy tự động đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế và các đặc

tính kỹ thuật, đối với đầu báo nhiệt khi sự gia tăng nhiệt độ trên 5°C/phút thì thời

gian tác động đối đa không quá 120 giây còn đối với đầu báo khói, khi độ che mờ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

353

do khói từ 5 đến 20%/m thì thời gian tác động không quá 30 giây.

Bảng thiết bị báo cháy sẽ được lắp đặt trong phòng bảo vệ, các bảng phụ được

đặt trong từng tòa nhà.

Các đầu báo (báo khói, báo nhiệt gia tăng, nhiệt cố định...) và hộp tổ hợp (gồm:

nút ấn, chuông, đèn báo) được lắp đặt trong khu vực nhà máy, phòng máy, phòng

điện.

Kiểm tra định kỳ mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy

…) và có biện pháp thay thế kịp thời.

Nghiêm cấm công nhân không được hút thuốc hay mang chất gây cháy vào

khu vực sản xuất, kho chứa nhiên liệu.

Thiết kế hệ thống tiêu lệnh chữa cháy và phòng chống cháy nổ dễ thấy và rõ

ràng để thực hiện.

Hàng năm tổ chức thực tập PCCC cho cán bộ nhân viên của Công ty.

Ngoài ra Công ty cũng sẽ đưa ra kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

áp dụng cho toàn khu công nghiệp như sau:

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Ban quản lý KCN phối hợp với Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Hưng Yên thành lập

đội cứu hỏa phục vụ cho KCN với các trang thiết bị cần thiết và được đào tạo đầy

đủ các kỹ thuật phòng chống cháy.

+ Trách nhiệm của các nhà máy thành viên trong KCN: Thiết kế chương trình phòng

chống chảy nổ cho phù hợp đặc thù sản xuất công nghiệp của mình; Đối với các cơ

sở có dùng nhiên liệu khí hóa lỏng, nhiên liệu lỏng tuân thủ các quy định về khoảng

cách và biện pháp an toàn khi có sự cố cháy nổ; Trang bị hệ thống báo cháy và chữa

cháy tự động; Định kì 1 tháng/lần cần kiểm tra hoạt động của các thiết bị PCCC;

Sửa chữa hoặc thay mới các thiết bị khi cần thiết; Kiểm tra lượng nước dùng cho

PCCC. Đảm bảo luôn có sẵn nước cứu hỏa để kịp thời xử lý các đám cháy; Công

nhân phải nắm vững phương pháp xử lý sự cố; Biên chế và tổ chức thực tập chữa

cháy thường xuyên.

(3) Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

- Bố trí kế hoạch vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm hàng hóa hợp lý

nhằm hạn chế tai nạn giao thông có thể xảy ra trên khu vực.

- Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành của các xe vận tải, quy định tốc độ xe tối

đa trong khu vực dự án không quá 10 km/h.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

354

- Các xe vận tải ra vào khu vực dự án được bố trí vào những thời điểm thích hợp,

tránh gây ùn tắc giao thông trong khu vực.

- Nghiêm cấm vận tải vượt quá tải trọng quy định.

- Tuân thủ các quy định về trang bị biển báo chỉ dẫn tại các nút giao thông và bố trí

đèn tín hiệu giao thông tại các ngã tư trong khu công nghiệp, đồng thời có các bảng

chỉ dẫn giao thông phù hợp trên tất cả các tuyến nhằm bảo đảm an toàn giao thông

và công tác ứng cứu sự cố cháy nổ trong khu công nghiệp.

(4) Biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố

Đối với các sự cố có thể xảy ra như thiên tai, bão lụt, sụt lún đất, cháy nổ xăng dầu...

Dự án xây dựng biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố :

- Phân loại và xác định các sự cố tiềm tàng.

- Thực hiện Kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

- Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.

- Xác định, phân công vai trò và trách nhiệm của các phòng ban trong Kế hoạch.

- Đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ ứng phó khẩn cấp và quản lý tại KCN.

- Định kỳ đào tạo và kiểm tra về "ứng phó tình trạng khẩn cấp".

- Đào tạo về công tác an toàn, phòng chống trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Giám sát thường xuyên khu chứa nhiên liệu xăng dầu trong khu công nghiệp nhằm

tránh hiện tượng rò rỉ xăng, dầu gây cháy nổ.

- Các vật liệu dễ bắt lửa như cao su, giấy, gỗ...được thu gom thường xuyên khỏi các

khu vực cấm và các khu vực dễ xảy ra hoả hoạn, cháy nổ xăng dầu.

- Quy định và tuân thủ nghiêm ngặt về thu gom các vật nhiễm dầu vào các thùng

chứa chống cháy có nắp đậy kín và vận chuyển tập trung đúng nơi quy định.

- Các phương tiện, thiết bị PCCC luôn luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng làm việc,

ứng phó kịp thời với các tình trạng khẩn cấp.

- Các công trình cao tầng đều phải xây dựng các bể chứa nước dự trữ chữa cháy và

đặt các trạm bơm, vòi bơm chữa cháy trong nhà và các hệ thống chữa cháy tự động

động trong các công trình quan trọng.

- Bố trí khoảng cách giữa các khối nhà đảm bảo tiêu chuẩn PCCC, tạo điều kiện cho

người và phương tiện cứu cháy ra vào. Bố trí các dụng cụ chữa cháy như bình CO2,

vòi phun nước… trong từng công trình ở vị trí thuận tiện.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

355

Người thực hiện Các bước thực hiện

Tất cả mọi người

Người phát hiện

Lãnh đạo

Người phát hiện

Người được phân công

Người được phân công

Lãnh đạo

Các bộ phận liên quan

Quy trình ứng phó tình trạng khẩn cấp

(5) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh nghề nghiệp và bệnh dịch lây

lan

-Tập huấn trang bị kiến thức: khi tuyển công nhân vào làm việc, các nhà máy sẽ tổ

chức các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn lao động, quy trình

sản xuất, kiến thức về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan cho công nhân :

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường lao động và an toàn thực phẩm cho các nhà ăn ca.

+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm bụi và khí độc được vận hành đảm bảo không để lan

truyền trong không gian nhà xưởng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân.

+ Người lao động được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đúng quy chuẩn như quần

áo, mũ, khẩu trang, kính, ủng, găng tay.

+Kiểm tra y tế định kỳ : hàng năm các nhà máy tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho

người lao động, chụp phổi, xét nghiệm máu, nước tiểu... theo quy định của Bộ Y tế.

3.3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG

3.3.1.Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

3.3.1.1.Danh mục các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng

Phát hiện sự cố

Thông báo

Xem xét

Kết thúc

Hành động ứng phó

Khắc phục hậu quả

Kiểm tra kết quả

Lưu kết quả hồ sơ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

356

Danh mục các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng KCN Thăng

Long II (giai đoạn 3) (bảng dưới đây).

Bảng 3.71. Danh mục CTBVMT trong giai đoạn xây dựng

TT Công trình

XLNT

Khối

lượng

Đơn

vị

Đơn giá

(VND)

(tạm tính)

Thành tiền

(VND)

(tạm tính)

Kế hoạch xây lắp

1 Thùng chứa

chất thải sinh

hoạt

3 Cái 2.200.000 6.600.000 Trước khi tiến

hành thi công xây

dựng

Kết thúc khi hoàn

thành giai đoạn thi

công xây dựng

2 Nhà vệ sinh

di động

3 Cái 8.000.000 24.000.000 Trước khi tiến

hành thi công xây

dựng

Kết thúc khi hoàn

thành giai đoạn thi

công xây dựng

3 Thùng chứa

chất thải

nguy hại

3 cái 6.000.000 18.000.000 Trước khi tiến

hành thi công xây

dựng

Kết thúc khi hoàn

thành giai đoạn thi

công xây dựng

4 Container

chứa chất

thải xây dựng

03 cái 20.000.000 60.000.000 Trước khi tiến

hành thi công xây

dựng

Kết thúc khi hoàn

thành giai đoạn thi

công xây dựng

3.3.1.2. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận

hành

Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án khi đi vào vận hành như sau:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

357

Bảng 3.72. Danh mục CTBVMT trong giai đoạn vận hành

TT Công trình

XLNT

Khối

lượng

Đơn vị Đơn giá (VNĐ)

(tạm tính)

Thành tiền

(VNĐ)

Tiến độ thực

hiện

I KCN Thăng Long II (giai đoạn 1)

1 Hệ thống thu

gom và thoát

nước mưa có

01 cửa xả ra

môi trường

1 Đã xây dựng hoàn chỉnh

2 Hệ thống thu

gom nước thải

1 Đã xây dựng hoàn chỉnh

II KCN Thăng Long II (giai đoạn 2)

1 Hệ thống thu

gom và thoát

nước mưa có

01 cửa xả ra

môi trường

1 Đã xây dựng hoàn chỉnh

2 Hệ thống thu

gom nước thải

1 Đã xây dựng hoàn chỉnh

III KCN Thăng Long II (giai đoạn 3)

1 Hệ thống

thoát nước

Trong giai

đoạn xây

dựng hạ tầng

kỹ thuật

KCN Thăng

Long II (giai

đonạ 3); hoàn

thành trước

khi KCN

Thăng Long

II (giai đonạ

3) đi vào vận

hành chính

thức

1.1 Hệ thống thu

gom và thoát

nước mưa có

02 cửa xả ra

môi trường

1 Hệ thống 128.616.600.000 128.616.600.000

1.2 Hệ thống thu

gom nước thải

1 Hệ thống 65.126.100.000 65.126.100.000

3 Hệ thống

PCCC

1 Trọn gói 112.612.100.000 112.612.100.000 Trong giai

đoạn xây

dựng hạ tầng

kỹ thuật

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

358

KCN Thăng

Long II (giai

đonạ 3); hoàn

thành trước

khi KCN

Thăng Long

II (giai đonạ

3) đi vào vận

hành chính

thức

4 Trồng cây

xanh

1 Trọn gói 21.752.700.000 21.752.700.000 Trong giai

đoạn xây

dựng hạ tầng

kỹ thuật

KCN Thăng

Long II (giai

đonạ 3); hoàn

thành trước

khi KCN

Thăng Long

II (giai đonạ

3) đi vào vận

hành chính

thức

III Dùng chung cho KCN Thăng Long II (giai đoạn 1, 2 và 3)

1 Đơn nguyên

1, 2, 3 trạm

XLNT TT

công suất

15.000

m3/ngày.đêm

Đã xây dựng (dùng chung cho KCN Thăng Long II 03 giai đoạn)

2 Đơn nguyên 4

và đơn

nguyên 5 trạm

XLNT TT

2 Trọn gói 80.000.000.000 160.000.000.000 Xây dựng

theo tiến độ

được trình

bày tại bảng

1.36 chương

1

3 Kho lưu giữ

chất thải nguy

hại 15 m2

Đã xây dựng (dùng chung cho KCN Thăng Long II 03 giai đoạn)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

359

4 Kho lưu giữ

bùn thải của

trạm XLNT

TT 196 m2

Đã xây dựng (dùng chung cho KCN Thăng Long II 03 giai đoạn)

5 Kho vực lưu

giữ bùn thải

của trạm

XLNC (02

kho diện tích

306 m2 và 105

m2)

Đã xây dựng (dùng chung cho KCN Thăng Long II 03 giai đoạn)

3.3.2.Kế hoạch xây lắp các công trình BVMT, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị

quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục

- Với đặc trưng hoạt động kinh doanh của KCN, Công ty không phải thực hiện việc

quan trắc khí thải tự động.

- Với đặc thù của dự án sử dụng trạm XLNT TT, kho chất thải nguy hại có sẵn đặt

trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) nên kế hoạch lắp

đặt các công trình BVMT của dự án chính là kế hoạch xây dựng các đơn nguyên

tiếp theo của trạm XLNT (Chi tiết được trình bày tại Chương 1).

- Kinh phí thực hiện đối với từng công trình BVMT được trình bày tại bảng dưới

đây.

3.3.3. Tổ chức quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường

Cơ cấu tổ chức, quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường của Dự án dự

kiến như sau:

Bảng 3.73. Nhân lực cần thiết vận hành các CTBVMT

TT

Hạng mục Số lượng

I Quản lý chung

1 Ban giám đốc 01

II Vệ sinh môi trường

1 Người phụ trách 01

2 Công nhân vệ sinh môi trường 09

III Công trình xử lý nước thải

1 Người phụ trách 01

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

360

2 Kỹ sư môi trường 03

3 Công nhân vận hành 07

3.4.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO

Đánh giá mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá được tổng hợp tại bảng dưới

đây.

Bảng 3.74.Đánh giá độ tin cậy của đánh giá

TT Nội dung đánh giá Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy

I Giai đoạn xây dựng 1 Đánh giá tác động do bụi và khí thải từ

phương tiện vận chuyển Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao nhờ số liệu đầy đủ về số lượt phương tiện vận chuyển và khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho thi công

2 Đánh giá tác động do bụi từ quá trình đào đất

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao nhờ số liệu đầy đủ thực tế khi thi công

2 Đánh giá tác động do tiếng ồn và rung từ các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do kế thừa số liệu từ nhiều kết quả nghiên cứu thực tế

3 Đánh giá tác động do nước mưa chảy tràn Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính toán cụ thể cho điều kiện dự án.

4 Đánh giá tác động do chất thải sinh hoạt (nước thải và chất thải rắn)

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do khối lượng lưu lượng chất thải được tính toán riêng cho dự án trên cơ sở số liệu Chủ đầu tư cung cấp và tham khảo số liệu trong quá trình xây dựng các dự án khác trong khu vực.

5 Đánh giá tác động do chất thải xây dựng, nước thải xây dựng

Mức độ chi tiết thấp, độ tin cậy tương đối do những nghiên cứu về chất thải xây dựng do các hoạt động xây dựng ở nước ta còn thiếu.

6 Đánh giá tác động do chất thải nguy hại Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do kế thừa kết quả nghiên cứu về dầu thải ở nước ta, tính toán cụ thể cho dự án trên cơ sở tuân thủ các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam

7 Đánh giá tác động xã hội (cản trở giao thông, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực, tệ nạn xã hội)

Mức độ chi tiết tương đối cao, độ tin cậy tương đối cao nhờ nhận dạng và đánh giá các tác động này trên cơ sở xem xét điều kiện cụ thể của dự án và kinh nghiệm đánh giá tác động về xã hội của các dự án khác của các

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

361

chuyên gia thực hiện. II Giai đoạn vận hành 1 Đánh giá tác động do khí thải từ hoạt động

vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm của các nhà máy thứ cấp trong KCN, hoạt động xe máy, ô tô của các cán bộ công nhân viên, công nhân làm việc trong KCN

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do đánh giá căn cứ vào tình hình thực tế tại nơi triển khai Dự án

2 Đánh giá tác động do tiếng ồn và độ rung Mức độ chi tiết và độ tin cậy tương đối cao do các số liệu được Chủ đầu tư cung cấp và tham khảo số liệu từ các dự án tương tự.

3 Đánh giá tác động đến môi trường nước thải

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do tải lượng và nồng độ nước thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN được tính toán cụ thể cho Dự án

4 Đánh giá tác động gây ra do chất thải rắn sinh hoạt

Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra được tính toán cụ thể cho Dự án

5 Đánh giá tác động gây ra do chất thải công nghiệp

Mức độ chi tiết và độ tin cậy tương đối cao do các số liệu được Chủ đầu tư cung cấp và được đánh giá căn cứ vào tình hình thực tế tại nơi triển khai Dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

362

MỤC LỤC

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG ..... 208

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động ................................................................. 208

3.1.1.1. Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái ..................................... 208

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư 208

3.1.1.3. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng ......................... 210

3.1.1.4. Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động khai thác vật liệu xây dựng ..... 223

3.1.1.5. Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc thiết bị ..................................................................................... 223

3.1.1.6. Đánh giá, dự báo tác động từ hoạt động thi công các hạng mục công trình

của Dự án ......................................................................................................... 224

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường ..................................................... 244

3.1.2.1. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với môi trường không khí

......................................................................................................................... 244

3.1.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với nước ................... 245

3.1.2.3. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và chất

thải nguy hại ..................................................................................................... 246

3.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung .......................................... 247

3.1.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác ................................................. 247

3.1.2.6. Biện pháp giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa ứng phó sự cố trong giai đoạn xây dựng

......................................................................................................................... 248

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH ......................... 249

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động ................................................................. 250

3.2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành Dự án ................... 250

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động bị gây ra bởi hoạt động của Dự án đối với

môi trường không khí ....................................................................................... 250

3.2.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động bị gây ra bởi hoạt động của Dự án đối với

môi trường nước ............................................................................................... 259

3.2.1.4. Đánh giá, dự báo bị gây ra bởi chất thải rắn từ hoạt động vận hành của Dự

án ...................................................................................................................... 313

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

363

3.2.1.5. Đánh giá, dự báo bị gây ra bởi chất thải nguy hại từ hoạt động vận hành của

Dự án ................................................................................................................ 314

3.2.1.6. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải

......................................................................................................................... 317

3.2.1.7. Đánh giá, dự báo những rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành Dự án .. 338

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường ..................................................... 339

3.2.2.1. Công trình xử lý nước thải .................................................................... 339

3.2.2.2. Công trình xử lý bụi, khí thải................................................................ 343

3.2.2.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn .................................................. 343

3.2.2.4. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung ..... 346

3.2.2.5. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ............................... 349

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG .......................................................................................................... 355

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án................ 355

3.3.1.1. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng . 355

3.3.1.2. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận

hành .................................................................................................................. 356

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình BVMT, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan

trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục ............................................................ 359

3.3.3. Tổ chức quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường ........................ 359

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO ...................................................................................... 360

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

364

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Nguồn gây tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng ................... 210

Bảng 3.2. Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển cát san nền .. 212

Bảng 3.3. Kết quả dự báo nồng độ bụi TSP trên các tuyến đường vận chuyển theo

phương pháp của Sutton.................................................................................... 213

Bảng 3.4. Kết quả dự báo nồng độ bụi trên tuyến đường vận chuyển ................ 214

Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm K ............................................................................... 215

Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình san nền của dự án. 215

Bảng 3.7. Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình san nền của dự án .................. 216

Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ quá trình san nền .................... 217

Bảng 3.9. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh tính toán cho 1

người/ngày ........................................................................................................ 218

Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ...................................... 218

Bảng 3.11. Sinh khối của 1m2 loại thảm thực vật .............................................. 221

Bảng 3.12. Mức ồn gây ra do hoạt động của các phương tiện san nền ............... 223

Bảng 3.13. Nguồn gây tác động từ hoạt động thi công các hạng mục công trình của

Dự án ................................................................................................................ 224

Bảng 3.14. Đối tượng và quy mô chịu tác động................................................. 225

Bảng 3.15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển VLXD ....... 228

Bảng 3.16. Bảng thông số tính toán................................................................... 229

Bảng 3.17. Kết quả tính toán lan truyền khí thải giao thông vào mùa đông ....... 229

Bảng 3.18. Kết quả tính toán lan truyền khí thải giao thông vào mùa hè ........... 230

Bảng 3.19. Hệ số ô nhiễm K ............................................................................. 230

Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công ................. 231

Bảng 3.21. Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công .................. 231

Bảng 3.22. Hệ số phát sinh bụi từ quá trình đào đắp.......................................... 232

Bảng 3.23. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải SH tính cho 200 người 234

Bảng 3.24. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ...................................... 234

Bảng 3.25. Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các thiết bị

thi công ............................................................................................................. 235

Bảng 3.26. Lượng chất thải nguy hại phát sinh trên công trường xây dựng ....... 238

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

365

Bảng 3.27. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công ở khoảng cách 100m và

200m (đơn vị dBA) ........................................................................................... 240

Bảng 3.28. Mức ồn tổng do các phương tiện thi công gây ra (dBA) .................. 240

Bảng 3.29. Dự báo mức rung động phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự

án ...................................................................................................................... 241

Bảng 3.30. Các nguồn phát thải ô nhiễm trong giai đoạn vận hành của dự án.... 250

Bảng 3.31. Lưu lượng các phương tiện giao thông ra vào khu công nghiệp ....... 251

Bảng 3.32. Hệ số ô nhiễm của các loại xe ......................................................... 252

Bảng 3.33. Tải lượng các chất ô nhiễm do giao thông của dự án ....................... 252

Bảng 3.34. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông .............. 253

Bảng 3.35. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................ 254

Bảng 3.36. Tải lượng ô nhiễm không khí của khu công nghiệp ......................... 256

Bảng 3.37. Thành phần của nhiên liệu đốt......................................................... 256

Bảng 3.38. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ ống khói máy phát điện –

B=249,9 kg/h (đối với dầu DO) ........................................................................ 256

Bảng 3.39. Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm từ ống khói máy phát điện ....... 259

Bảng 3.40. Dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt cho 41.260 người ...... 259

Bảng 3.41. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ...................................... 260

Bảng 3.42. Thành phần và tính chất nước thải của các ngành nghề thu hút trong

KCN ................................................................................................................. 261

Bảng 3.43. Kết quả phân tích chất lượng nước dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ265

Bảng 3.45. So sánh kết quả mô hình và số liệu đo về mực nước tại các vị trí cống

Tân Hưng (Kiểm định) ...................................................................................... 271

Bảng 3.46. Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT TT KCN Thăng Long II

......................................................................................................................... 278

Bảng 3.47. Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT Công ty HOYA ......... 279

Bảng 3.48. Nguồn nước thải chưa xử lý của trạm XLNT Công ty Kyocera ....... 279

Bảng 3.50. Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN TT KCN Thăng Long II . 288

Bảng 3.51. Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN Công ty HOYA.............. 288

Bảng 3.52. Nguồn nước thải sau xử lý của trạm XLN Công ty Kyocera ............ 288

Bảng 3.53. Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ (KB2)

......................................................................................................................... 289

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

366

Bảng 3.54. Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ (KB3)

......................................................................................................................... 296

Bảng 3.55. Nồng độ hàm lượng các chất trên tuyến kênh tiêu Trần Thành Ngọ (KB4)

......................................................................................................................... 305

Bảng 3.56. Thành phần và tính chất chất thải nguy hại...................................... 315

Bảng 3.57. Khối lượng bùn thải phát sinh ......................................................... 317

Bảng 3.58. Mức ồn trung bình của dòng xe ở điều kiện chuẩn .......................... 320

Bảng 3.59. Mức ồn nguồn từ dòng xe ở khu vực dự án ..................................... 320

Bảng 3.60. Kết quả dự báo mức giảm tiếng ồn theo khoảng cách ...................... 320

Bảng 3.61. Mức ồn lan truyền ra môi trường xung quanh ................................. 321

Bảng 3.62. Tính toán dự báo mức rung của khu công nghiệp ............................ 322

Bảng 3.63. Kết quả tính toán tần suất mưa 2 ngày lớn nhất trung bình 3 trạm Hưng

Yên – Hải Dương - Hà Nội (Chuỗi số liệu 55 năm: 1963-2017) ....................... 325

Bảng 3.64. Quá trình mưa ứng với các tần suất thiết kế tính toán được thu phóng

theo quá trình mưa thực năm 2004 .................................................................... 326

Bảng 3.65. Phân bố diện tích lưu vực bơm Hưng Long ..................................... 327

Bảng 3.66. Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trên hệ thống kênh trong lưu vực

trạm bơm Hưng Long theo tần suất P=1% và P=2% .......................................... 331

Bảng 3.68. Tóm tắt trạm XLNT TT hiện hữu .................................................... 341

Bảng 3.69. Giảm thiểu tiếng ồn và rung từ thiết bị ............................................ 347

Bảng 3.70. Hiệu quả lọc bụi của cây xanh ......................................................... 348

Bảng 3.71. Danh mục CTBVMT trong giai đoạn xây dựng ............................... 356

Bảng 3.72. Danh mục CTBVMT trong giai đoạn vận hành ............................... 357

Bảng 3.73. Nhân lực cần thiết vận hành các CTBVMT ..................................... 359

Bảng 3.74. Đánh giá độ tin cậy của đánh giá ..................................................... 360

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

367

Danh mục hình

Vị trí kênh tiêu Trần Thành Ngọ........................................................ 264

Mặt cắt đại diện kênh tiêu Trần Thành Ngọ ....................................... 266

Sơ đồ mạng lưới thủy lực Kênh chính Trần Thành Ngọ ..................... 268

Kết quả mô phỏng mực nước dọc theo tuyến kênh Trần Thành Ngọ .. 269

So sánh kết quả mực nước thực đo và mực nước tính toán tại vị trí cống

Tân Hưng (Hiệu chỉnh) ..................................................................................... 270

So sánh kết quả mực nước thực đo và mực nước tính toán tại vị trí cống

Tân Hưng (Kiểm định) ...................................................................................... 271

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng (HC).......................................................................... 272

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng(HC)........................................................................... 272

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Ammonia NH4+ giữa kết quả tính toán và thực đo

tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng(HC) ............................................................. 273

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Nitrate NO3- giữa kết quả tính toán và thực đo

tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC) ............................................................ 273

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Phosphate PO43- giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC) ....................................................... 274

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform giữa kết quả tính toán và thực đo tại

điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (HC) ................................................................. 274

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ......................................................................... 275

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD giữa kết quả tính toán và thực đo tại điểm

kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ......................................................................... 275

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Ammonia NH4+ giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ....................................................... 276

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Nitrate NO3- giữa kết quả tính toán và thực đo

tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ............................................................ 276

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Phosphate PO43- giữa kết quả tính toán và thực

đo tại điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ....................................................... 277

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

368

Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform giữa kết quả tính toán và thực đo tại

điểm kiểm tra Cống Tân Hưng (KĐ) ................................................................. 277

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 282

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)........................................................... 282

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1: Nước

thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ......................................... 283

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1: Nước

thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ......................................... 283

Diễn biến hàm lượng NO3- tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải đã chưa được xử lý đổ vào kênh) ...................................................... 284

Biểu đồ NO3- (mg/L) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................... 284

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB1: Nước

thải chưa được xử lý đổ vào kênh) .................................................................... 285

Biểu đồ PO43- (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)........................................................... 285

Diễn biến hàm lượng tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1:

Nước thải chưa được xử lý đổ vào kênh)........................................................... 286

Biểu đồ TP (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB1: Nước

thải chưa được xử lý đổ vào kênh) .................................................................... 286

Diễn biến hàm lượng Coliform (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành

Ngọ (KB1: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) ............................................ 287

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ

(KB1: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .................................................... 287

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 290

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 291

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 291

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 292

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

369

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 292

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 293

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 293

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 294

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 294

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB2: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 295

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB2:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 295

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ

(KB2: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .................................................... 296

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 298

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 299

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 299

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 300

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 300

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 301

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 301

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 302

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 303

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

370

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB3: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 303

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB3:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 304

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ

(KB3: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .................................................... 304

Diễn biến hàm lượng BOD5 dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 306

Biểu đồ BOD5 (mg/l) tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .............................................................. 307

Diễn biến hàm lượng NH4+ dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 307

Biểu đồ NH4+ (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 307

Diễn biến hàm lượng NO3- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 308

Biểu đồ NO3- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 308

Diễn biến hàm lượng PO43- dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 309

Biểu đồ PO43- (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 309

Diễn biến hàm lượng TP dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian .................................................. 310

Biểu đồ TP (mg/l)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ (KB4: Nước

thải đã được xử lý đổ vào kênh) ........................................................................ 310

Diễn biến hàm lượng Coliform dọc tuyến kênh Trần Thành Ngọ (KB4:

Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) theo thời gian ........................................ 311

Biểu đồ Coliform (MPN/100ml)tại các vị trí trên kênh Trần Thành Ngọ

(KB4: Nước thải đã được xử lý đổ vào kênh) .................................................... 311

Sơ đồ ranh giới lưu vực tiêu trạm bơm Hưng Long.......................... 324

Vị trí khu công nghiệp Thăng Long II trong lưu vực trạm bơm Hưng

Long ................................................................................................................. 329

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: MỞ RỘNG GIAI ĐOẠN 3 KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II,

HẠNG MỤC: CƠ SỞ HẠ TẦNG; QUY MÔ: 180,5 HA

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

371

Sơ đồ tổng thể tính toán thủy lực khu công nghiệp Thăng Long II ... 330

Đường quá trình mực nước lớn nhất dọc kênh Trần Thành Ngọ ứng với

tần suất P = 1% và 2% ...................................................................................... 335

Đường quá trình mực nước lớn nhất dọc kênh Hồ Chí Minh ứng với tần

suất P = 1% và 2%. ........................................................................................... 336

Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải của Dự án ................... 340

Sơ đồ quản lý chất thải phát sinh từ Dự án....................................... 344

Hình ảnh kho lưu giữ chất thải nguy hại .......................................... 345

Quy trình ứng phó tình trạng khẩn cấp............................................. 355

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

361

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ

GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp tại bảng 4.1.

Bảng 4.1.Chương trình quản lý môi trường

Các giai đoạn

của dự án

Các hoạt

động của dự

án

Các tác động

môi trường

Các công trình,

biện pháp bảo vệ

môi trường

Thời gian

thực hiện và

hoàn thành

(1) (2) (3) (4) (5)

Thi công xây dựng

- Hoạt động

giải phóng

mặt bằng dự

án.

- Hoạt động

san nền trên

diện tích 180,5

ha

- Hoạt động

vận chuyển

nguyên vật

liệu xây dựng,

máy móc thiết

bị

- Hoạt động

thi công xây

dựng các hạng

mục công

trình của dự

án gồm:

+ Xây dựng hệ

thống đường

giao thông;

Các tác động

tới môi trường

không khí:

+ Bụi phát

sinh từ hoạt

động vận

chuyển cát san

nền.

+Bụi, khí thải

phát sinh từ

máy móc, thiết

bị thi công

+ Bụi, khí thải

phát sinh từ

hoạt động vận

chuyển

nguyên vật

liệu thi công

- Lắp đặt hàng rào

bằng tôn cao khoảng

3,0 m xung quanh

khu vực công trường

thi công;

- Sử dụng phương

tiện, máy móc được

đăng kiểm; phương

tiện vận chuyển chở

đúng trọng tải quy

định; che phủ bạt đối

với tất cả các phương

tiện chuyên chở

nguyên vật liệu, đất

thải, phế thải,...,

không để rơi rớt vật

liệu tại khu vực thi

công và đường tiếp

cận;

- Thường xuyên thu

dọn đất, cát, vật liệu

rơi vãi tại khu vực

thi công và đường

tiếp cận dự án (đoạn

36 tháng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

362

+ Xây dựng hệ

thống thoát

nước mưa;

+ Xây dựng hệ

thống thoát

nước thải;

+ Xây dựng hệ

thống cấp

nước

+ Xây dựng hệ

thống cấp

điện, thông tin

liên lạc; hệ

thống PCCC

+ Trồng cây

xanh.

+ Xây dựng

cải tạo hệ

thống giao

thông, cải tạo

hệ thống cấp

nước, cấp

điện, thoát

nước thải

khớp nối hạ

tầng KCN

Thăng Long II

giai đoạn 1 và

giai đoạn 2

với Dự án.

đường 69 và đường

tỉnh lộ 387 trong bán

kính 1 km tính từ

hàng rào Dự án về

phía Tây và phía

Đông), đảm bảo vệ

sinh; phun nước

giảm bụi tối thiểu 2

lần/ngày vào những

ngày trời không

mưa;

- Bố trí 01 cầu rửa xe

tại vị trí gần khu vực

cổng ra vào của công

trường để rửa sạch

bùn đất của các

phương tiện vận

chuyển trước khi ra

khỏi công trường;

- Vệ sinh và phun

enzym khử mùi định

kỳ đối với các thùng

chứa chất thải rắn

sinh hoạt tại khu vực

tập kết.

Các tác động

tới môi trường

nước:

+ Nước thải

sinh hoạt;

+ Nước thải

thi công;

+ Nước mưa

chảy tràn.

*Nước thải sinh

hoạt:

- Khống chế lượng

nước thải sinh hoạt

bằng cách ưu tiên

tuyển dụng công

nhân tại địa phương,

có điều kiện tự túc

ăn ở. Tổ chức hợp lý

nhân lực trong giai

đoạn thi công.

36 tháng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

363

- Toàn bộ nước thải

sinh hoạt phát sinh từ

hoạt động của công

nhân tại các công

trường thi công được

thu gom vào khoảng

01-03 nhà vệ sinh

lưu động; hợp đồng

với đơn vị có chức

năng định kỳ hút,

vận chuyển và xử lý

khi đầy bể, không xả

thải ra môi trường.

*Nước thải xây dựng

- Đối với nước thải

phát sinh từ quá trình

rửa bánh xe chuyên

chở vật liệu thi công

xây dựng ra vào dự

án: Trên công trường

thi công sẽ đào 01 hố

lắng cấu tạo 03 ngăn,

dung tích khoảng 03

m3/hố để thu gom,

lắng lọc toàn bộ

nước thải từ hoạt

động rửa bánh xe.

- Đối với nước thải

phát sinh từ quá trình

đào hố móng, rửa

thiết bị thi công, bố

trí 01 hố lắng cấu tạo

03 ngăn, dung tích

khoảng 03 m3 để thu

gom, lắng lọc toàn

bộ nước thải từ các

hoạt động này trên

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

364

công trường.

- Toàn bộ 02 nguồn

nước thải trên sau

khi được bẫy dầu,

lắng, lọc sẽ được tái

sử dụng toàn bộ vào

mục đích rửa bánh

xe, thiết bị, dụng cụ,

làm ẩm nguyên vật

liệu thi công, đất đá

thải trước khi vận

chuyển, tưới nước

dập bụi trên công

trường thi công,

không xả thải ra môi

trường. Bùn đất tại

hố lắng được nạo

vét, và vận chuyển

xử lý cùng chất thải

thi công; váng dầu

mỡ được thu gom và

vận chuyển định kỳ.

*Nước mưa chảy

tràn

- Nước mưa chảy

tràn tại khu vực thi

công được thu gom

vào hệ thống mương,

rãnh xung quanh Dự

án chảy về hệ thống

các hố lắng kích

thước Lx B x H= (2

x 1,5 x 1) m/hố, với

khoảng cách khoảng

800 m/hố, bố trí dọc

theo hướng thoát

nước, nước sau lắng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

365

cặn được thoát ra

kênh Trần Thành

Ngọ và kênh Hồ Chí

Minh.

Tác động do

chất thải rắn:

+ Chất thải rắn

sinh hoạt

+ Chất thải rắn

xây dựng

+ Chất thải

nguy hại phát

sinh trong quá

trình xây dựng

+ Dầu, mỡ

thải

*Chất thải rắn sinh

hoạt:

Trang bị 03 thùng

đựng rác có nắp đậy

thể tích 220l đặt tại

công trường để thu

gom rác sinh hoạt.

Lượng rác thải trên

sẽ được nhà thầu thi

công hợp đồng với

đơn vị có chức năng

hằng ngày đến thu

gom, vận chuyển, xử

lý theo đúng quy

định.

*Sinh khối, chất thải

rắn từ hoạt động phát

quang thảm thực vật

Chất thải này sẽ

được nhà thầu thi

công hợp đồng với

đơn vị có chức năng

đến thu gom, vận

chuyển, xử lý theo

đúng quy định khi có

phát sinh.

* Đối với chất thải

rắn xây dựng:

- Hạn chế tối đa phế

thải phát sinh trong

thi công bằng việc

tính toán hợp lý vật

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

366

liệu, nhắc nhở công

nhân ý thức tiết kiệm

và thắt chặt quản lý,

giám sát công trình.

- Các phế liệu là các

chất trơ, không gây

độc như gạch vỡ, đất

cát dư thừa được tận

dụng cho việc san

lấp các hố móng của

công trình. Các chất

thải xây dựng khác

như xi măng chết, gỗ

copha hỏng,…

không thể tận dụng

được tập kết tại công

trường thi công, vận

chuyển, đổ thải vào

các vị trí thỏa thuận

khi được sự cho

phép của cơ quan có

thẩm quyền. Chủ Dự

án có trách nhiệm

phối hợp với chính

quyền địa phương

xác định vị trí đổ đất

đá thải trước khi

thực hiện thi công.

- Các phế liệu có thể

tái chế hoặc tái sử

dụng được như bao

bì xi măng, sắt thép

dư thừa... được các

nhà thầu thu gom, tái

sử dụng.

- Đất thải phát sinh

từ quá trình bóc tách

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

367

lớp đất mặt có giá trị

cao trong việc cải tạo

đất do chứa nhiều

chất hữu cơ, chất

dinh dưỡng với khối

lượng là 445.123,5

m3. Để giảm thiểu

tác động do đất thải,

Chủ đầu tư sẽ tận

dùng toàn bộ để

trồng cây xanh trong

khu vực dự án.

*Đối với chất thải

nguy hại

- Bố trí tại mỗi công

trường thi công

khoảng 03-05 thùng

chứa chất thải nguy

hại chuyên dụng

dung tích khoảng

200 lít/thùng có nắp

đậy kín, đảm bảo

không rò rỉ, bay hơi,

rơi vãi, phát tán ra

môi trường và có gắn

dấu hiệu cảnh báo

nguy hại để thu gom,

phân loại tại nguồn

toàn bộ chất thải

nguy hại phát sinh;

định kỳ chuyển giao

chất thải nguy hại

cho đơn vị có chức

năng thu gom, vận

chuyển và xử lý theo

quy định.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

368

Các tác động

do tiếng ồn :

- Từ máy móc

thi công.

- Từ các

phương tiện

vận chuyển

nguyên vật

liệu.

- Sử dụng các thiết bị

thi công đạt tiêu

chuẩn, được đăng

kiểm theo quy định

và được kiểm tra,

bảo dưỡng định kỳ

thường xuyên.

- Không sử dụng các

phương tiện, máy móc

xây dựng gây ồn vào

giờ nghỉ ngơi chung.

- Lập hàng rào tấm

tôn cao 3m quanh

khu vực dự án trong

giai đoạn thi công.

- Trang bị đầy đủ các

dụng cụ bảo hộ lao

động (găng tay, ủng,

nón bảo hộ, nút bịt

tai, …) cho công

nhân thi công trên

công trường để

chống ô nhiễm và

đảm bảo an toàn lao

động.

- Hạn chế tối đa hoạt

động đồng thời máy

móc, thiết bị, nhất là

những máy móc thiết

bị có khả năng tạo

tiếng ồn và độ rung

lớn để tránh hiện

tượng cộng hưởng

tiếng ồn, độ rung.

Các tác động

khác:

Tuân thủ các biện

pháp bảo vệ môi

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

369

-Ảnh hưởng

tới giao thông

khu vực Dự án

- Tệ nạn xã

hội

- Mâu thuẫn

giữa người

dân địa

phương và

công nhân xây

dựng.

- Tác động

trong giai

đoạn bồi

thường

- Tác động của

hoạt động rà

phá bom mìn

trường đã nêu trên.

Tác động do

rủi ro, sự cố :

+Tai nạn lao

động

+Sự cố cháy

nổ

+ Sự cố dịch

bệnh

Các biện pháp giảm

thiểu :

+ Đối với tai nạn lao

động

+ Đối với sự cố cháy

nổ;

+ Đối với sự cố dịch

bệnh.

Vận hành Hoạt động

giao thông ra

vào dự án

như: vận

chuyển

nguyên vật

liệu, thành

phẩm của nhà

máy thứ cấp

Tác động tới

môi trường

không khí do

bụi và khí thải

từ các phương

tiện giao

thông.

-Các phương tiện

vận chuyển phải

được kiểm định khi

lưu hành.

-Trồng cây xanh đảm

bảo theo đúng tỷ lệ

đã được duyệt theo

Quyết định quy

hoạch (QĐQH).

Trong giai

đoạn vận hành

chính thức

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

370

trong KCN;

hoạt động xe

máy, ô tô của

cán bộ công

nhân viên làm

việc trong dự

án

Hoạt động sản

xuất của các

nhà máy trong

KCN

Tác động tới

môi trường

không khí do

khí thải sản

xuất công

nghiệp

Trách nhiệm của các

nhà đầu tư thứ phát:

- Lập các báo cáo

môi trường theo

đúng qui định của

Luật BVMT hiện

hành.

- Lắp đặt các hệ

thống xử lý khí thải

thích hợp.

Trong giai

đoạn vận hành

chính thức

Tác động tới

môi trường

nước :

+Nước thải

sinh hoạt

+Nước thải

sản xuất

+ Nước mưa

chảy tràn

- Đánh giá về

khả năng tiếp

nhận nước thải

của nguồn

nước của dự

án.

-Thi công hệ thống

thoát nước thải tách

riêng hoàn toàn với

hệ thống thoát nước

mưa theo QĐQH

-Giảm thiểu tác động

do nước mưa chảy

tràn

-Giảm thiểu tác

động tiêu cực

- Giảm thiểu tác

động do nước thải:

+ Tổ chức thoát

nước thải.

+ Xử lý nước thải

sinh hoạt.

+ Xử lý nước thải

công nghiệp tại các

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

371

nhà máy trước khi

chảy về trạm

XLNTTT.

+ Nâng công suất

của trạm XLNT TT

của KCN từ 15.000

m3/ngày đêm lên

33.000 m3/ngày đêm

Tác động do

chất thải rắn :

- Chất thải rắn

sinh hoạt

- Chất thải

công nghiệp

- Chất thải

nguy hại

*Chất thải phát sinh

từ Công ty:

- Sử dụng chung 01

kho lưu giữ tạm thời

chất thải nguy hại

của KCN Thăng

Long II – giai đoạn

1, giai đoạn 2 diện

tích khoảng 15 m2.

- Hợp đồng với đơn

vị có chức năng thu

gom, vận chuyển, xử

lý theo đúng quy

định.

*Chất thải phát sinh

từ các nhà máy thứ

cấp

+ Chịu trách nhiệm

phân loại tại nguồn

(chủ nguồn thải) và

quản lý theo quy

định pháp luật đối

với từng loại chất

thải

+ Hợp đồng với đơn

vị chức năng vận

chuyển đi xử lý.

Tác động do Biện pháp giảm thiểu Trong giai

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

372

tiếng ồn và

rung

:

- Biện pháp kỹ thuật.

- Biện pháp quản lý

và bảo trì.

đoạn vận hành

chính thức

- Tác động

đến kinh tế -

xã hội khu vực

- Tác động

đến sức khỏe

cộng đồng.

Tuân thủ các biện

pháp bảo vệ môi

trường đã nêu trên.

Quản lý hạ

tầng kỹ thuật

khu công

nghiệp

Toàn bộ nước

thải phát sinh

tại dự án sẽ

được thu gom

đưa về trạm

XLNT TT của

KCN Thăng

Long II – giai

đoạn 1, giai

đoạn 2 để

được xử lý và

sử dụng chung

hạ tầng kỹ

thuật với KCN

Thăng Long II

– giai đoạn 1,

giai đoạn 2

Tiếp tục áp dụng các

biện pháp quản lý hạ

tầng TLIPII đang

thực hiện tại KCN

Thăng Long II – giai

đoạn 1, giai đoạn 2

như:

-Vận hành thường

xuyên và bảo dưỡng

định kỳ các công

trình bảo vệ môi

trường;

- Giám sát nước thải

tự động sau xử lý

trước khi chảy ra

kênh Trần Thành

Ngọ

Trong giai

đoạn vận hành

chính thức

Rủi ro và sự

cố môi trường:

- Rủi ro về sử

dụng điện.

- Rủi ro về

cháy nổ.

- Rủi ro về

trạm XLNT ,

Biện pháp phòng

chống và ứng phó rủi

ro, sự cố môi trường:

- Phòng chống cháy

nổ.

- Phòng cháy, chữa

cháy.

-Phòng ngừa ứng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

373

trạm XLNC

- Rủi ro, sự cố

về bệnh dịch

và ngộ độc

thực phẩm.

phó sự cố nước thải

- Phòng chống sét.

- Đảm bảo vệ sinh

môi trường.

- Đảm bảo an toàn

giao thông

4.2.CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ

DỰ ÁN

4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng

Với thời gian thi công xây dựng của dự án trong vòng 36 tháng, Công ty đề xuất

chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng như sau:

Bảng 4.2. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án

TT Vị trí Chi tiêu quan trắc Tần suất

quan trắc

Tiêu chuẩn so sánh

I Quan trắc môi trường không khí xung quanh

1 -Kxq1: Gần nghĩa

trang Phường Phùng

Chí Kiên tiếp giáp

Dự án về phía Bắc

-Kxq2: Trên đường

tỉnh 387 gần nhà

máy Đại Việt tiếp

giáp Dự án về phía

Đông

- Kxq3: Trên đường

giao thông nội bộ

của thôn Đông

Thanh, xã Hưng

Long tiếp giáp Dự án

về phía Nam

Bụi, NOx, SO2,

CO, ồn, rung,

03 tháng/lần QCVN

05:2013/BTNMT;

QCVN

26:2010/BTNMT;

QCVN

27:2010/BTNMT.

II Quan trắc môi trường nước

NM1: 01 điểm nước

mặt trên kênh Hồ

Chí Minh đoạn qua

KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

pH, COD, DO,

BOD5, TSS, NO2,

NO3, NH4+, F-,

H2S, Fe tổng, As,

03 tháng/lần QCVN 08-

MT:2015/BTNMT,

cột B1.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

374

NM2: 01 điểm nước

mặt trên kênh Trần

Thành Ngọ đoạn qua

KCN Thăng Long II

(giai đoạn 3)

Hg, Zn, Cu, Pb,

Cd, dầu mỡ

khoáng, Coliform

III Giám sát khác

III.1 Giám sát đổ đất, đá, vật liệu thải

1 Tại tất cả những vị

trí có phát sinh đất,

đá, vật liệu thải,

phế thải; giám sát

việc vận chuyển đổ

thải và giám sát tại

vị trí bãi đổ thải.

Khối lượng,

chủng loại chất

thải

thường

xuyên.

Nghị định

08/2022/NĐ-CP

ngày 10/1/2022;

Thông tư

02/2022/TT-

BTNMT ngày

10/1/2022;

III.2 Giám sát chất thải sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại

1 Tại tất cả các vị trí

có phát sinh chất

thải sinh hoạt, chất

thải rắn công

nghiệp thông

thường và chất thải

nguy hại.

Khối lượng,

chủng loại, số

lượng thùng rác;

số lượng nhà vệ

sinh; phân loại,

số lượng thiết bị

lưu chứa chất thải

nguy hại, dấu

hiệu cảnh báo;

hợp đồng, hóa

đơn, chứng từ

giao nhận chất

thải.

thường

xuyên và

liên tục

Nghị định

08/2022/NĐ-CP

ngày 10/1/2022;

Thông tư

02/2022/TT-

BTNMT ngày

10/1/2022;

Sơ đồ vị trí lấy mẫu trong giai đoạn xây dựng của dự án được thể hiện tại hình dưới:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

375

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng của Dự án

4.2.2. Trong giai đoạn vận hành

- KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sử dụng chung bộ phận điều hành quản lý với

KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 &2), sử dụng chung trạm xử lý nước thải tập trung

đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1). Nước thải

phát sinh từ KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) sau xử lý tại trạm này sẽ cùng chảy

vào hệ thống mương dẫn với nước thải sau xử lý của KCN Thăng Long II (giai đoạn

1 &2) đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi chảy vào kênh Trần Thành Ngọ tại 01

điểm. Chính vì vậy, chương trình quan trắc trong giai đoạn vận hành thương mại

của KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) là chương trình quan trắc hiện nay Công ty

TNHH KCN Thăng Long II đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, căn cứ vào mẫu 04

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022, Dự án không phải quan trắc môi

trường không khí xung quanh. Mặt khác, trong suốt thời gian hoạt động của KCN

Thăng Long II (giai đoạn 1 và 2), Công ty vẫn luôn thực hiện quan trắc chất lượng

môi trường không khí định kỳ, kết quả chỉ ra rằng chất lượng môi trường không khí

xung quanh tại các vị trí được quan trắc có giá trị thấp hơn giá trị giới hạn cho phép

của QCVN 05:2013/BTNMT. Vì vậy, Công ty đề xuất lược bỏ chương trình quan

trắc môi trường không khí xung quanh trong chương trình quan trắc hiện nay.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

376

Chương trình giám sát môi trường của Công ty TNHH KCN Thăng Long II như

sau:

(1)Quan trắc nước thải tự động liên tục:

- Thông số quan trắc gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH (nhiệt độ),

COD, TSS, độ màu, amoni, Tổng nito, Tổng photpho.

- Vị trí lắp đặt: Điểm xả nước thải sau HTXLNTTT của KCN Thăng Long II trước

khi thải vào hồ chứa nước thải sau xử lý.

(2)Giám sát nước thải:

(2.1). Nước thải trước xử lý:

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, BOD5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom (III),

Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua,

Florua, Clorua, Clo dư, Coliform, COD, TSS, độ màu, amoni (tính theo N), Tổng

nito và Tổng photpho (tính theo P).

- Vị trí giám sát: 01 vị trí đầu vào HTXLNTTT.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn nội bộ của Công ty TNHH KCN Thăng Long II

(2.2).Nước thải sau xử lý:

- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, BOD5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom (III),

Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua,

Florua, Clorua, Clo dư, Coliform, COD, TSS, độ màu, amoni (tính theo N), Tổng

nito và Tổng photpho (tính theo P).

- Vị trí giám sát: 01 vị trí đầu ra của HTXLNTTT.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCĐP 02:2019/HY-Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước

thải công nghiệp với hệ số kq=0,9 và kf=0,9 và khy=0,85

Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

377

Hình 4.2. Sơ đồ quan trắc nước thải trong giai đoạn vận hành của dự án

Ghi chú:

TĐ: vị trí lấy mẫu nước thải quan trắc nước thải tự động

NT1: Vị trí lấy mẫu nước thải trước xử lý

NT2: Vị trí lấy mẫu nước thải sau xử lý

TĐ NT2

NT1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

378

Hình 4.3. Sơ đồ quan trắc nước mặt trong giai đoạn vận hành của dự án

Ghi chú:

NM1: Nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ cách điểm xả nước thải 50m về phía

thượng lưu

NM2: Nước mặt trên kênh Trần Thành Ngọ cách điểm xả nước thải 50m về phía hạ

lưu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II

379

ỤC

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ ....................................................... 361 GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........................................................................................ 361

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN................... 361

4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN ................................................................................................................................. 373 4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng ..................................................................................... 373

4.2.2. Trong giai đoạn vận hành ..................................................................................... 375

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Chương trình quản lý môi trường ................................................................... 361

Bảng 4.2. Chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án ............... 373

Danh mục hình

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quan trắc trong giai đoạn vận hành của dự ánError! Bookmark not defined.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II i

MỤC LỤC

5.1. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ........................................................................... 379

5.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng ....................................................................... 379

5.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử ................................................................... 379

5.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến ............................................................................................... 379

5.1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định ............................................................................................... 382

5.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ....................................................................................................... 383

5.2. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN

MÔN .................................................................................................................... 388

5.2.1. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học ........................................................................................... 388

5.2.2. Tham vấn tổ chức chuyên môn về tính chính xác của mô hình ................................................... 388

1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 391

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 379

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THAM VẤN

5.1.Tham vấn cộng đồng

5.1.1.Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

5.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

Thực hiện theo quy định tại khoản 3, điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày

10/1/2022, ngày 09 tháng 03 năm 2022, Công ty TLIPII đã gửi đến Bộ Tài nguyên

và Môi trường Công văn kèm nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi

trường Dự án: "Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng

Long II mở rộng (giai đoạn 3)" để đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ

đăng tải lên trang thông tin điện tử. Nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động

môi trường được lập theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường.

Thời gian đăng tải tham vấn từ 11/3/2022 tới 26/3/2022. Ngày 28 tháng 3 năm 2022,

Công ty đã nhận được văn bản số 224/VP-CTTĐT về việc gửi kết quả tham vấn

ĐTM Dự án. Nội dung chi tiết của kết quả tham vấn được tổng hợp tại mục 5.1.2.

5.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến

Công ty TLIPII đã phối hợp với UBND phường Dị Sử, UBND phường Phùng

Chí Kiên, UBND xã Dị Sử, UBND xã Hưng Long tổ chức tham vấn bằng hình thực

họp lấy ý kiến theo đúng quy định tại khoản 3, điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

ngày 10/1/2022.

Trong các buổi họp tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư tại 02 phường và 02 xã:

- Đại diện tham dự bên Công ty TLIPII (Chủ dự án) gồm:

+ Ông Nguyễn Đức Thắng – Giám đốc

+ Ông. Doãn Tuấn Hiệp – Tổng quản lý

+ Ông. Nguyễn Tùng Dương – Quản lý dự án

- Đại diện của đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM của Dự án

- Đại diện tham dự của UBND, UBMTTQ các xã và phường và cộng đồng dân cư

chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của Dự án gây ra

theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022.

Qúa trình tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng dân cư tại mỗi xã, phường cụ

thể như sau:

(1) Ủy ban nhân dân phường Dị Sử

- Công ty TLIPII đã gửi UBND phường Dị Sử hồ sơ lấy ý kiến tham vấn trong quá

trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án vào sáng ngày

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 380

15/2/2022.

- UBND phường Dị Sử thực hiện niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường

của Dự án tại trụ sở UBND từ ngày 15/2/2022 tới hết ngày 22/2/2022.

- Ngày 15/2/2022, UBND phường Dị Sử gửi giấy mời họp tới các hộ dân chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ Dự án với thời gian họp vào buổi sáng từ 08h ngày 22/2/2022.;

địa điểm họp tại Hội trường UBND phường Dị Sử.

- Thành phần tham gia gồm có: Đại diện Chủ dự án, đại điện UBND phường Dị Sử

và người dân đại diện cho các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án thuộc tổ dân phố

Rừng, tổ dân phố Sài, tổ dân phố Bưởi, tổ dân phố Tháp:

+ Đại diện UBND phường Dị Sử

Ông. Vũ Văn Ngọc – Chức vụ: Chủ tịch UBND phường

Ông. Nguyễn Kim Mạnh – Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ

Ngoài ra còn có các cán bộ làm việc tại các phòng ban của UBND xã như: cán bộ tư

pháp, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ tài chính – kế toán, cán bộ địa chính…..

+ Đại diện cộng đồng dân cư

Họ, tên, địa chỉ của những người dân tham dự buổi họp được trình bày chi tiết trong

biên bản họp đính kèm phụ lục 1 của báo cáo.

(2) Ủy ban nhân dân phường Phùng Chí Kiên

- Công ty TLIPII đã gửi UBND phường Phùng Chí Kiên hồ sơ lấy ý kiến tham vấn

trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án vào sáng

ngày 10/2/2022.

- UBND phường Phùng Chí Kiên thực hiện niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi

trường của Dự án tại trụ sở UBND từ ngày 11/2/2022 tới hết ngày 18/2/2022.

- Ngày 15/2/2022, UBND phường Phùng Chí Kiên gửi giấy mời họp tới các hộ dân

chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Dự án với thời gian họp vào buổi sáng từ 08h ngày

18/2/2022.; địa điểm họp tại Hội trường UBND phường Phùng Chí Kiên.

- Thành phần tham gia gồm có: Đại diện Chủ dự án, đại điện UBND phường Phùng

Chí Kiên và người dân đại diện cho các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án thuộc tổ

dân phố Nghĩa Lộ, Tứ Mỹ, Đào Du, Long Đằng, Ngọc Lập:

+ Đại diện UBND phường Phùng Chí Kiên

Ông. Nguyễn Gia Nùng – Chức vụ: Chủ tịch UBND phường

Ông. Vũ Văn Tuấn – Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ

Ngoài ra còn có các cán bộ làm việc tại các phòng ban của UBND phường như: bí

thư đoàn thanh niên, văn phòng ủy ban, cán bộ văn hóa – thông tin…

+ Đại diện cộng đồng dân cư

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 381

Những người dân tham dự buổi họp thuộc tổ dân phố Nghĩa Lộ, Tứ Mỹ, Đào Du,

Long Đằng, Ngọc Lập thuộc phường Phùng Chí Kiên chi tiết được trình bày trong

biên bản họp đính kèm phụ lục 1 của báo cáo.

(3) Ủy ban nhân dân xã Xuân Dục

- Công ty TLIPII đã gửi UBND xã Xuân Dục hồ sơ lấy ý kiến tham vấn trong quá

trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án vào ngày

15/2/2022.

- UBND xã Xuân Dục thực hiện niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường của

Dự án tại trụ sở UBND từ ngày 15/2/2022 tới hết ngày 23/2/2022.

- Ngày 15/2/2022, UBND xã Xuân Dục gửi giấy mời họp tới các hộ dân chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ Dự án với thời gian họp vào buổi sáng từ 08h ngày 23/2/2022.;

địa điểm họp tại Hội trường UBND xã Xuân Dục.

- Thành phần tham gia gồm có: Đại diện Chủ dự án, đại điện UBND xã Xuân Dục

và người dân đại diện cho các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án thuộc thôn Xuân

Bản, thôn Xuân Đào, thôn Xuân Nhân, …:

+ Đại diện UBND xã Xuân Dục

Ông. Nguyễn Văn Ngọc – Chức vụ: Chủ tịch UBND phường

Ông. Nguyễn Văn Chiến – Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ

Ngoài ra còn có các cán bộ làm việc tại các phòng ban của UBND xã như: cán bộ tư

pháp, cán bộ tài chính – kế toán, cán bộ địa chính, hội phụ nữ, lao động – thương

binh.

+ Đại diện cộng đồng dân cư

Họ, tên, địa chỉ của những người dân tham dự buổi họp được trình bày chi tiết trong

biên bản họp đính kèm phụ lục 1 của báo cáo.

(4) Ủy ban nhân dân xã Hưng Long

- Công ty TLIPII đã gửi UBND xã Hưng Long hồ sơ lấy ý kiến tham vấn trong quá

trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án vào chiều ngày

10/2/2022.

- UBND xã Hưng Long thực hiện niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường

của Dự án tại trụ sở UBND từ ngày 11/2/2022 tới hết ngày 19/2/2022.

- Ngày 15/2/2022, UBND xã Hưng Long gửi giấy mời họp tới các hộ dân chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ Dự án với thời gian họp vào chiều ngày 19/2/2022; địa điểm họp

tại Hội trường UBND xã Hưng Long.

- Thành phần tham gia gồm có: Đại diện Chủ dự án, đại điện UBND xã Hưng Long

và người dân đại diện cho các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án thuộc thôn Đống

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 382

Thanh, Thuần Xuyên, Vinh Quang, Phú Sơn, Lạc Dục

+ Đại diện UBND xã Hưng Long

Ông. Bùi Văn Chiềm – Chức vụ: Chủ tịch UBND

Ông. Nguyễn Quang Phú – Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQ

Ngoài ra còn có các cán bộ làm việc tại các phòng ban của UBND xã như: cán bộ tư

pháp, cán bộ tài chính – kế toán, cán bộ địa chính, hội phụ nữ, lao động – thương

binh.

+ Đại diện cộng đồng dân cư

Họ, tên, địa chỉ của những người dân tham dự buổi họp được trình bày chi tiết trong

biên bản họp đính kèm phụ lục 1 của báo cáo.

5.1.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định

- Công ty TLIPII đã gửi công văn và báo cáo ĐTM của Dự án "Đầu tư xây dựng và

kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)" đến Ủy

Ban Nhân Dân phường Dị Sử, phường Phùng Chí Kiên; xã Dị Sử và xã Hưng Long

và Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Dị Sử, phường Phùng Chí Kiên, xã Xuân Dục

và xã Hưng Long theo đúng hướng dẫn tại điểm c, khoản 3, điều 26 Nghị định

08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022.

- Thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP

ngày 10/1/2022, Công ty TLIPII đã gửi công văn số 32/2022/CV-CIV-TLIPII ngày

15/2/2022 và báo cáo ĐTM của Dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu

công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)" đến Công ty TNHH MTV Khai

thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên (Công ty TNHH MTV khai thác công trình

thủy lợi tỉnh Hưng Yên là đơn vị quản lý công trình thủy lợi là Kênh Trần Thanh

Ngọ- kênh Trần Thành Ngọ là nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý của Dự án).

- Công ty TLIPII đã nhận được các văn bản có ý kiến như sau (Các Văn bản được

đính kèm phụ lục của báo cáo):

+ Công văn số 06/CV-UBND và 01/CV-MTTQ ngày 22/2/2022 của Ủy ban nhân

dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Dị Sử

+ Công văn số 01/MT và 02/UBND ngày 18/2/2022 của Ủy ban nhân dân, Ủy ban

mặt trận tổ quốc phường Phùng Chí Kiên

+ Công văn số 05/UBND và 01/UBMTTQ ngày 23/2/2022 của Ủy ban nhân dân,

Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Xuân Dục

+ Công văn số 02/CV-UBND và số 01/MTTQ-BTT ngày 18/2/2022 của Ủy ban

nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Hưng Long

+ Công văn số 46/Cty-QLN ngày 9/3/2022 của Công ty TNHH MTV Khai thác

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 383

công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên

5.1.2.Kết quả tham vấn cộng đồng

Kết quả tham vấn cộng đồng theo mỗi hình thức tham vấn được tổng hợp tại bảng

dưới đây:

Bảng 5.1. Kết quả tham vấn cộng đồng

TT Ý kiến góp ý Nội dung tiếp thu, hoàn

thiện hoặc giải trình

Cơ quan, tổ

chức/cộng đồng

dân cư/đối tượng

quan tâm

I Tham vấn bằng hình thức đăng tải thông tin

1 Không có ý kiến

II Tham vấn bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến

Chương

1

Làm rõ các ngành

nghề thu hút đầu tư

vào KCN

-Nội dung giải trình: Các

ngành nghề Khu công nghiệp

TLIPI II (giai đoạn 3) dự

kiến thu hút đầu tư tương tự

các ngành nghề đã, đang và

được phép thu hút đầu tư vào

KCN Thăng Long II (giai

đoạn 1 và 2): các nhóm

ngành công nghiệp chính

sạch, ít ô nhiễm môi trường

và các ngành sản xuất thuộc

lĩnh vực công nghệ cao được

khuyến khích phát triển theo

quy định của pháp luật.

-Nội dung hoàn thiện: Các

ngành nghề thu hút đầu tư

vào KCN là các ngành

Cộng đồng dân cư

xã Xuân Dục

Tuyến đường vận

chuyển nguyên vật

liệu phục vụ thi

công Dự án

-Nội dung giải trình: theo

đường quy hoạch 69m,

đường tỉnh lộ 387 và bám

theo trục đường công vụ

được thi công sát hàng rào

KCN Thăng Long II (giai

Cộng đồng dân cư

phường Dị Sử

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 384

đoạn 3).

-Nội dung hoàn thiện: được

trình bày trong báo cáo

Tiến độ thực hiện

Dự án

Nội dung giải trình: Ngày

8/2/2022, Dự án đã nhận

được Quyết định chủ trương

đầu tư của Thủ tướng Chính

Phủ. Dự kiến Dự án sẽ được

xây dựng và hoàn thiện trong

vòng 08 tháng.

Nội dung hoàn thiện: được

trình bày trong báo cáo

Cộng đồng dân cư

phường Phùng Chí

Kiên

Chương

2

Không có ý kiến,

đồng ý với nội

dung đã trình bày

trong báo cáo

- -

Chương

3

Các chất thải phát

sinh khi KCN đi

vào hoạt động như

nước thải thì giải

pháp xử lý như thế

nào?

Toàn bộ nước thải phát sinh

trong Dự án được thu gom

và đưa về trạm XLNT TT

đặt tại khu hạ tầng kỹ thuật

của KCN TLIP2 giai đoạn 1,

giai đoạn 2 để xử lý. Chi tiết

được trình bày trong báo cáo

Cộng đồng dân cư

phường Phùng Chí

Kiên và phường Dị

Sử

Quá trình san lấp

mặt bằng, thi công

xây dựng sẽ gây ra

tiếng ồn, bụi, Chủ

đầu tư có biện

pháp gì để giảm

thiểu không ảnh

hưởng đến sinh

hoạt của người dân

xung quanh dự án?

- Lắp đặt hàng rào bằng tôn

cao khoảng 3,0 m xung

quanh khu vực công trường

thi công;

- Sử dụng phương tiện, máy

móc được đăng kiểm;

phương tiện vận chuyển chở

đúng trọng tải quy định; che

phủ bạt đối với tất cả các

phương tiện chuyên chở

nguyên vật liệu, đất thải, phế

thải,..., không để rơi rớt vật

Cộng đồng dân cư

Phường Dị Sử

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 385

liệu tại khu vực thi công và

đường tiếp cận;

-Thường xuyên thu dọn đất,

cát, vật liệu rơi vãi tại khu

vực thi công và đường tiếp

cận dự án (đoạn đường 69 và

đường tỉnh lộ 387 trong bán

kính 1 km tính từ hàng rào

Dự án về phía Tây và phía

Đông), đảm bảo vệ sinh;

phun nước giảm bụi tối thiểu

2 lần/ngày vào những ngày

trời không mưa;

- Bố trí 01 cầu rửa xe tại vị

trí gần khu vực cổng ra vào

của công trường để rửa sạch

bùn đất của các phương tiện

vận chuyển trước khi ra khỏi

công trường;

Chi tiết nội dung trên được

trình bày tại trong báo cáo

Chương

4

Không có ý kiến,

đồng ý với nội

dung đã trình bày

trong báo cáo

- -

Các ý

kiến khác

Về nguyện vọng,

đề xuất của người

dân đối với chủ dự

án:

- Phương án đền

bù cho các hộ dân

mất đất phải thỏa

đáng, đúng quy

định của Nhà

nước.

- Chủ dự án triển

- Đền bù đất đai cho người

dân theo đúng quy định.

- Trong quá trình triển khai

xây dựng và dự án đi vào

hoạt động luôn luôn phối

hợp chặt chẽ với chính

quyền địa phương theo đúng

các quy định hiện hành.

- Về ô nhiễm môi trường:

Công ty cam kết sẽ xử lý

nước thải đạt tiêu chuẩn

Cộng đồng dân cư

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

Sử

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 386

khai dự án đúng

tiến độ và đảm bảo

kỹ thuật;

- Thi công dự án

nhanh chóng để

giảm thiểu các tác

động tiêu cực;

- Ưu tiên tuyển

dụng lao động tại

địa phương;

trước khi thải ra ngoài môi

trường và nghiêm túc thực

hiện các quy định, luật về

BVMT.

- Công ty cam kết ưu tiên

tuyển dụng lao động tại địa

phương.

III Tham vấn bằng văn bản

Chương

1

Nhất trí với các

nội dung đã trình

bày trong báo cáo

ĐTM

UBND, UBMTTQ

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

Sử

Làm rõ mối tương

quan của vị trí của

Dự án với các đối

tượng tự nhiên và

kinh tế xã hội xung

quanh

Công ty TLIPII tiếp thu ý

kiến đóng góp và đã bổ sung

hoàn thiện nội dung này

UBND phường

Phùng Chí Kiên

Chương

2

Đồng ý với các nội

dung đã trình bày

trong báo cáo

ĐTM

UBND, UBMTTQ

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

Sử

Chương

3

Nhất trí với các nội

dung đã trình bày

trong báo cáo

ĐTM

UBND, UBMTTQ

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

Sử

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 387

Tác động môi

trường của Dự án:

-Làm rõ tác động

do việc thu hồi đất

của người dân

-Làm rõ tác động

do hoạt động vận

chuyển nguyên vật

liệu thi công phục

vụ Dự án

-Hiện tại giai đoạn

đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng đã đánh

giá trong báo cáo.

Tuy nhiên sau khi

đi vào khai thác

vận hành (cho

doanh nghiệp thuê)

thì chưa đánh giá

được (hậu đánh

giá)

Công ty TLIPII tiếp thu ý

kiến đóng góp và đã bổ sung

hoàn thiện nội dung này

UBND xã Xuân

Dục và phường

Phùng Chí Kiên

Công ty TNHH

MTV Khai thác

công trình thủy lợi

tỉnh Hưng Yên

Biện pháp giảm

thiểu môi trường:

-Làm rõ biện pháp

giảm thiểu tác

động tới môi

trường nước

- Làm rõ biện pháp

giảm thiểu đối với

môi trường nước

Công ty TLIPII tiếp thu ý

kiến đóng góp và đã bổ sung

hoàn thiện nội dung này

UBMTTQ xã Xuân

Dục, xã Hưng

Long và phường

Phùng Chí Kiên,

phường Dị Sử

Công ty TNHH

MTV Khai thác

công trình thủy lợi

Chương

4

Nhất trí với các nội

dung đã trình bày

trong báo cáo

ĐTM

UBND, UBMTTQ

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 388

Sử

Các ý

kiến khác

Đề nghị Chủ dự án

thực hiện đúng qui

định pháp luật về

BVMT trong quá

trình xây dựng và

vận hành Dự án

Công ty TLIPII tiếp thu các

ý kiến đóng góp trên

UBND, UBMTTQ

xã Xuân Dục, xã

Hưng Long và

phường Phùng Chí

Kiên, phường Dị

Sử

- Yêu cầu Công ty

căn cứ vào biên

bản làm việc về

việc thống nhất chỉ

tiêu kỹ thuật công

trình thủy lợi và

đấu nối thoát nước

của Dự án khu

công nghiệp Thăng

Long II – giai đoạn

3 ngày 26/5/2021

để thực hiện các

công việc tiếp

theo.

- Đề nghị Chủ dự

án thực hiện theo

đúng quy định của

pháp luật về quản

lý, khai thác, bảo

vệ công trình thủy

lợi và các quy định

liên quan khác của

pháp luật.

Công ty TLIPII tiếp thu các

ý kiến đóng góp trên

Công ty TNHH

MTV Khai thác

công trình thủy lợi

tỉnh Hưng Yên

5.2.Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn

5.2.1. Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học

-Dự án không thuộc phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 nên

không thuộc đối tượng phải tham vấn chuyên gia, nhà khoa học.

5.2.2. Tham vấn tổ chức chuyên môn về tính chính xác của mô hình

Lưu lượng nước thải hiện nay của KCN là 15.000 m3/ngày đêm và dự kiến lưu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 389

lượng nước thải phát sinh lớn nhất của Dự án là 33.000 m3/ngày.đêm nên thuộc đối

tượng cần tổ chức tham vấn tổ chức chuyên môn về tính chính xác của mô hình

được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án.

Báo cáo ĐTM của Dự án sử dụng mô hình MIKE 11 của Viện thủy lực Đan

Mạch (DHI) để mô phỏng và dự báo ô nhiễm chất lượng nước trên kênh Trần

Thành Ngọ - nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý của Dự án.

Các bước Công ty thực hiện lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tính chuẩn

xác của mô hình như sau:

- Ngày 1/6/2022, Công ty đã gửi Công văn số 171/2022/CV-CIV-TLIPII về việc

tham vấn tính chuẩn xác của mô hình MIKE 11 được áp dụng trong việc đánh giá

chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn của Dự án kèm báo cáo “Tính toán ô

nhiễm chất lượng kênh Trần Thành Ngọ” tới Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ

thuật thủy lợi để xin ý kiến tham vấn.

- Ngày 06/6/2022, Công ty đã nhận được văn bản số 57/BC của Trung tâm Khoa

học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi đóng góp ý kiền về mô hình.

- Công ty TNHH KCN Thăng Long II đã phối hợp với đơn vị tư vấn giải trình các ý

kiến của Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi để hoàn thiện sản phẩm

mô hình.

Bảng 5.2.Nội dung góp ý và chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm mô hình

TT Nội dung góp ý Nội dung giải trình

1 Mục 1.4 Phương pháp tính toán:

Nên viết ngắn ngọn về giới thiệu

mô hình phương pháp tính toán và

mô phỏng vì mô hình MIKE đã

được sử dụng rộng rãi trên thế

giới và đã được mô tả chi tiết

trong tài liệu hướng dẫ sử dụng

mô hình

Đơn vị tư vấn đã tiếp thu và điều

chỉnh rút ngọn nội dung từ trang 2

đến trang số 6 trong mô hình

2 Nên bổ sung các vị trí quan trắc

chất lượng nước trên kênh tiêu

Trần Thành Ngọ để giải thích rõ

hơn cho bảng 1

Vị trí các điểm quan trắc đã được thể

hiện trong hình 1 và hình 3 và hình 5

nên không cần thiết bổ sung thêm

3 Cần giải thích rõ lý do chọn hệ số

nhám Manning coeficient (n) cho

các đoạn kênh khác nhau và hệ số

Đã tiếp thu và bổ sung giải thích hệ số

nhám chọn và hệ số nhám trên từng

đoạn kênh

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 390

nhám cho từng đoạn kênh vì hệ số

nhám có ảnh hưởng đến mô

phỏng đường quá trình mực nước

trong kênh

4 Bộ thông số của mô hình nên đưa

vào phục lục tính toán

Đã tiếp thu và chỉnh sửa (Phụ Lục II)

5 Nên so sánh kết quả của kịch bản

giữ kịch bản 2, kịch bản 3 và kịch

bản 4 để thấy rõ hơn ảnh hưởng

của nguồn thải đã qua xử lý với

công suất khác nhau.

Trong thuyết minh báo cáo đã đề cập

đến so sánh nồng độ các chất tại các

điểm đối với các kịch bản khác nhau

(Chương 5, mục 5.3.2; 5.4.2; 5.5.2)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 391

KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long

II mở rộng (giai đoạn 3)” (gọi tắt là Dự án) do Công ty TNHH KCN Thăng Long II

(Công ty) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 525,7 ha được thực hiện tại huyện Yên

Mỹ và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên gồm KCN Thăng Long II giai đoạn 1 có diện

tích 219,6 ha, giai đoạn 2 có diện tích 125,6 ha và KCN Thăng Long II giai đoạn 3

có diện tích 180,5 ha. KCN Thăng Long II (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) đã được xây

dựng và đi vào vận hành. KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) đã nhận được Quyết

định số 2157/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về

việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long

II mở rộng (giai đoạn 3), tỷ lệ 1.2000” và Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 8 tháng

2 năm 2022 về việc chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu

hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3), tỉnh Hưng Yên.

Hiện trạng khu đất thực hiện KCN Thăng Long II (giai đoạn 3) không có động,

thực vật hoang dã quý hiếm cần bảo vệ. Chất lượng môi trường xung quanh khu

vực Dự án khá trong lành. Trong khu vực Dự án có kênh Trần Thành Ngọ và tiếp

giáp với Dự án có kênh Hồ Chí Minh sẽ được Chủ đầu tư điều chỉnh chuyển hướng

kênh Trần Thành Ngọ và điều chỉnh phần kênh Hồ Chí Minh theo Biên bản làm

việc giữa Chi cục Thủy lợi tỉnh Hưng Yên, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh

Hưng Yên, Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi thị xã Mỹ Hào và Công ty ngày

26/5/2021.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án về cơ bản đã liệt kê, xác định

và định lượng được hầu hết các nguồn thải và các sự cố có thể xảy ra; từ đó đề xuất

các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường có tính thực tế và khả thi, đảm bảo xử

lý các nguồn thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Báo cáo đã

xây dựng được chương trình quản lý và quan trắc môi trường phù hợp trong giai

đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành.

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long

II mở rộng (giai đoạn 3)” được thực hiện sẽ mang lại các nhiều lợi ích về kinh tế -

xã hội cho tỉnh Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, việc triển

khai thực hiện dự án sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường trong từng

giai đoạn như sau:

o Giai đoạn chuẩn bị:

-Dự án không gây ra tác động di dân, tái định cư nhưng gây ra tác động của việc

chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 392

thủy sản…. sang đất công nghiệp đồng nghĩa với việc chuyển đổi ngành nghề từ

trồng trọt sang các ngành nghề khác. Để thực hiện Dự án thì đây là tác động không

tránh khỏi tuy nhiên tác động này sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa khi Chủ đầu tư

thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của

tỉnh Hưng Yên trước khi tiến hành xây dựng Dự án.

- Trong phạm vi của báo cáo này, tính toán tác động của hoạt động chặt cây trồng

lâu năm, cây bụi, bóc lớp đất hữu cơ trước khi thực hiện san nền của dự án.

o Giai đoạn xây dựng:

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị, hoạt động xây

dựng các hạng mục công trình gây tác động tới vệ sinh môi trường do tập trung

nhiều lao động và các hoạt động xây dựng. Các tác động này có tính chất cục bộ,

trong phạm vi nhỏ, trong thời gian xây dựng và có khả năng kiểm soát bằng các

biện pháp quản lý kỹ thuật thi công.

o Giai đoạn hoạt động:

- Môi trường không khí:

+ Do đặc thù hoạt động kinh doanh là điều hành, quản lý hạ tầng kỹ thuật của KCN

nên hầu như không phát sinh khí thải.

+ Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy thứ cấp trong KCN sẽ

được tính toán, đánh giá cụ thể trong mỗi báo cáo môi trường nhà máy thứ cấp lập

theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

- Môi trường nước:

+ Tổng lượng nước thải phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất của các Nhà máy

trong KCN Thăng Long II giai đoạn 3 là 8.000 m3/ngày.đêm và của toàn Dự án là

33.000 m3/ngày đêm.

+ Tác động của nước thải có thể kiểm soát do nước thải phát sinh tại mỗi nhà máy

thứ cấp trong KCN sẽ phải được xử lý đạt quy chuẩn nội bộ của KCN trước khi

chảy vào hệ thống thoát nước thải của KCN để chảy về trạm XLNT TT đặt trong

khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) tiếp tục xử lý đạt quy

chuẩn trước khi xả ra môi trường. Nước thải phát sinh từ các nhà bảo vệ của Dự án

là nước thải sinh hoạt. Loại nước thải này sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3

ngăn sau đó chảy về trạm XLNT TT đặt trong khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng

Long II (giai đoạn 1) để tiếp tục xử lý cùng với nước thải từ KCN Thăng Long II

(giai đoạn 1 và 2) đạt quy định.

+ Toàn bộ nước thải phát sinh từ Dự án sẽ được thu gom và đưa về trạm XLNT TT

nằm trong hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II – giai đoạn 1 để xử lý. Trạm

XLNT TT của KCN hiện nay có công suất 15.000 m3/ngày đêm. Dự kiến sẽ nâng

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 393

trạm XLNT TT lên 33.000 m3/ngày.đêm bằng cách xây dựng bổ sung thêm 02 đơn

nguyên STP4 và STP5 với công suất 9.000 m3/ngày đêm/đơn nguyên. Chất lượng

nước thải của Dự án sau khi được xử lý tại trạm XLNT TT đạt QCĐP 02:2019/HY-

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp với hệ số kq=0,9 và

kf=0,9 và khy=0,85 trước khi xả ra môi trường.

-Chất thải rắn và chất thải nguy hại:

+ Khối lượng chất thải phát sinh tại các nhà máy thứ cấp từ Dự án gồm khối lượng

chất thải công nghiệp (chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại) lần

lượt là 201,02 tấn/ngày đêm; 11,16 tấn/ngày đêm và chất thải sinh hoạt 33,394

tấn/ngày.

+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh từ quản lý điều hành của

Công ty: tiếp tục được Công ty được thu gom vào các thùng rác có nắp đậy tại các

vị trí quy định để chứa rác thải phát sinh hàng ngày. Cuối ngày công nhân vệ sinh sẽ

thu gom tập kết để đơn vị có chức năng đến thu gom theo đúng quy định.

+Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động điều hành, quản ý của Công ty được lưu

chứa trong kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có diện tích khoảng 15 m2 đặt tại

khu hạ tầng kỹ thuật của KCN Thăng Long II (giai đoạn 1) và hợp đồng với đơn vị

có chức năng để thu gom chất thải nguy hại theo đúng quy định.

+ Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà

máy thứ cấp sẽ do các nhà máy thứ cấp chịu trách nhiệm quản lý theo đúng các quy

định hiện hành về quản lý chất thải và chất thải nguy hại.

2. CAM KẾT

Chủ đầu tư cam kết:

- Chỉ triển khai xây dựng Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp

với các cơ quan chức năng thực hiện hoàn trả kênh mương thủy lợi trong khu vực

theo quy định của pháp luật và theo Biên bản làm việc giữa Chủ dự án và các cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan.

- Chỉ được phép thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có ngành nghề phù hợp với các

văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền và sau khi đã hoàn

thành việc xây dựng trạm XLNT tập trung của Dự án.

- Các phân khu chức năng của Dự án phải được bố trí bảo đảm thuận lợi cho công

tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế

chất thải, tiết kiệm năng lượng và cộng sinh công nghiệp. Các dự án đầu tư thứ cấp

phải được bố trí bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 394

các cơ sở khác và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh Dự án.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên và Ban quản lý các khu

công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức thực hiện các công tác bảo vệ môi trường, giảm

thiểu tác động, phòng ngừa phó sự cố môi trường của Dự án; phối hợp tổ chức kiểm

tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các nhà đầu tư thứ cấp theo quy định của

pháp luật. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải có camera theo dõi,

được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học

và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với các dự án

đầu tư thứ cấp khi đăng ký đầu tư vào Khu công nghiệp. Ban hành quy chế về bảo

vệ môi trường của Khu công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo

quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng quy định về bảo đảm diện tích cây xanh, diện tích cây xanh cách

ly với khu vực dân cư và với các công trình công cộng; bảo đảm khoảng cách an

toàn đối với các công trình của Dự án tuân thủ theo các quy định của pháp luật về

xây dựng và an toàn lao động trong xây dựng.

- Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp phát sinh trong

các giai đoạn của Dự án, bảo đảm tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi

trường; bảo đảm vệ sinh môi trường và giảm thiểu các tác động xấu tới cộng đồng

dân cư xung quanh và hệ thủy sinh trong khu vực.

- Vận hành hệ thống hồ ứng phó sự cố nước thải bảo đảm không xả nước thải ra

môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố với Trạm XLNT tập trung.

- Bố trí các lán trại công nhân, kho bãi chứa nguyên vật liệu, đất bóc hữu cơ và thiết

bị tại những địa điểm phù hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên,

cuộc sống của dân cư, các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương trong

quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án; thực hiện chương

trình giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh xã hội đối

với đội ngũ cán bộ, công nhân tham gia thi công, vận hành Dự án.

- Thực hiện chương trình giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ

môi trường khác như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; cập

nhật, lưu giữ số liệu giám sát để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

kiểm tra khi cần thiết.

- Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy,

nổ trong quá trình thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện

các biện pháp phòng chống và xây dựng kế hoạch ứng cứu đối với các sự cố xảy ra

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 395

trong quá trình xây dựng, vận hành Dự án như: sự cố cháy, nổ, điện giật, tai nạn

giao thông, tai nạn lao động, ngập lụt, sụt lún và các sự cố môi trường khác.

- Thiết lập hệ thống cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo giao thông trong khu vực thi

công; thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp nhằm giảm

thiểu tác động tới các hoạt động giao thông đường thủy, đường bộ của khu vực cũng

như đời sống, sinh kế của dân cư xung quanh.

- Tuân thủ Điều 49 về trách nhiệm của Chủ dự án trong bảo vệ môi trường của Khu

công nghiệp quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022

của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường./.

2.1.Cam kết cụ thể

2.1.1.Cam kết thực hiện biện pháp BVMT trong giai đoạn thi công

-Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản và vận chuyển

vật liệu như: Các phương tiện vận tải trang bị thiết bị che chắn tốt, không để bụi, vật

liệu rơi vãi gây ảnh hưởng lớn tới môi trường; không để vật liệu xây dựng cản trở

các hoạt động xung quanh.

-Phun nước thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cần thiết trên các đoạn đường vận

chuyển gần các khu vực dự án để giảm ô nhiễm bụi.

-Thu gom, phân loại và xử lý triệt để và đúng quy định các chất thải thông thường

và nguy hại.

-Thực hiện nghiêm ngặt nội quy về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy; chuẩn

bị các điều kiện sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố, rủi ro môi trường và phòng

tránh thiên tai.

-Xây dựng các công trình xử lý chất thải cho công trường trước khi Dự án đi vào

hoạt động.

-Đảm bảo mật độ cây xanh theo quy hoạch để tạo cảnh quan, cải thiện điều kiện vi

khí hậu, hạn chế bụi và tiếng ồn trong khu vực.

-Thực hiện quan trắc môi trường trong quá trình xây dựng dự án.

2.1.2.Cam kết thực hiện biện pháp BVMT trong giai đoạn hoạt động

-Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý

môi trường của Trung ương, UBND tỉnh Hưng Yên và Sở tài nguyên Môi trường

tỉnh Hưng Yên.

-Trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường nước thải, Công ty hoàn toàn chịu trách

nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

-Công ty cam kết hoàn thành tất cả các hạng mục xử lý môi trường trước khi dự án

đi vào hoạt động.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KCN THĂNG LONG II MỞ RỘNG (GIAI ĐOẠN 3)

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN THĂNG LONG II 396

-Đảm bảo các hệ thống thoát nước mưa, thoát và xử lý nước thải sản xuất được thiết

kế và thi công xây dựng tách riêng.

-Đảm bảo vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải trong suốt quá trình hoạt động của

nhà máy.

-Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCĐP 02:2019/HY – Quy chuẩn kỹ thuật địa

phương về nước thải công nghiệp Kq=0,9; Kf=0,9, Khy=0,85 trước khi xả thải vào

nguồn tiếp nhận của khu vực Dự án.