BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU - Trang chủ

216
UBND TỈNH BẮC KẠN SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ================== BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU Gói thầu số 01: Điều tra bổ sung hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn thuộc nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Bắc KạnBắc Kạn, 04/2022

Transcript of BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU - Trang chủ

UBND TỈNH BẮC KẠN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ==================

BÁO CÁO

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU

Gói thầu số 01: Điều tra bổ sung hiện trạng

đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn thuộc nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở

dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn”

Bắc Kạn, 04/2022

UBND TỈNH BẮC KẠN

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

==================

BÁO CÁO

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU

Gói thầu số 01: Điều tra bổ sung hiện trạng

đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn thuộc nhiệm vụ “Xây dựng cơ sở

dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn”

ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ

TT MÔI TRƯỜNG TNMN SỞ TN&MT TỈNH BẮC KẠN

Bắc Kạn, 04/2022

i

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1.1. Sự cần thiết của nhiệm vụ .................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nhiệm vụ ............................................................................................... 2

Phần 2: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA

ĐA DẠNG SINH HỌC ................................................................................................. 3

2.1. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 3

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3

2.2.1. Phương pháp kế thừa ..................................................................................... 3

2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu đa dạng sinh học ....................... 4

2.2.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 14

2.2.4. Phương pháp đánh giá ĐDSH ..................................................................... 15

2.2.5. Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 15

2.2.6. Phương pháp phỏng vấn, đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng –

PRA ........................................................................................................................ 15

2.2.7. Phương pháp phân tích, đánh giá theo mô hình DPSIR, SWOT ................. 16

Phần 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU ......................................... 19

3.1. Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên

quan đến công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn ................................................ 19

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 19

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .............................................................................. 30

3.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác

động đến đa dạng sinh học ..................................................................................... 34

3.2. Điều tra khảo sát Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái của tỉnh Bắc Kạn................ 40

3.2.1. Hiện trạng hệ thảm thực vật ......................................................................... 40

3.2.2. Phân loại thảm thực vật ............................................................................... 40

3.2.3. Giá trị tài nguyên thực vật ........................................................................... 48

3.2.4. Đánh giá đa dạng các hệ sinh thái ............................................................... 49

3.3. Điều tra thống kê và đánh giá hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn ................................... 50

3.3.1. Điều tra bổ sung thành phần loài thực vật ................................................... 50

3.3.2. Điều tra bổ sung các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ................................ 54

3.3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học thực

vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 63

3.4. Điều tra, thống kê và đánh giá bổ sung khu hệ động vật, sinh vật thủy sinh

của tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................................... 67

ii

3.4.1. Về thú ........................................................................................................... 67

3.4.2. Về Chim ....................................................................................................... 70

3.4.3. Về Bò sát, Lưỡng cư .................................................................................... 71

3.4.4. Về Côn trùng ................................................................................................ 73

3.4.5. Về thực vật thủy sinh (Macrophyte) ............................................................ 83

3.4.6. Thực vật nổi (Phytoplankton) ...................................................................... 86

3.4.7. Động vật nổi (Zooplankton) ........................................................................ 88

3.4.8. Động vật đáy (Zoobenthos) ......................................................................... 90

3.4.9. Về Cá ........................................................................................................... 92

3.5. Điều tra, thống kê và đánh giá bổ sung nguồn gen nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn . 94

3.5.1. Nguồn gen cây nông nghiệp ........................................................................ 94

3.5.2. Nguồn gen cây dược liệu ............................................................................. 96

3.5.3. Nguồn gen cây công nghiệp, lâm nghiệp .................................................... 97

3.5.4. Nguồn gen chăn nuôi ................................................................................... 97

3.5.5. Thống kê, đánh giá các nguồn gen cần được bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ..... 98

3.6. Điều tra, thống kê, đánh giá loài bổ sung sinh vật ngoại lai của tỉnh Bắc Kạn100

3.6.1. Thực trạng sinh vật ngoại lai của tỉnh Bắc Kạn.......................................... 100

3.6.2. Những ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học

trên địa bàn tỉnh ................................................................................................... 101

3.6.3. Một số biện pháp phòng ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) ..... 101

Phần 4: ĐỀ XUẤT MÔT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

TỈNH BẮC KẠN ...................................................................................................... 104

4.1. Giải pháp quản lý Nhà nước ............................................................................ 104

4.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 105

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 108

5.1. Kết luận ............................................................................................................ 108

5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 110

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Khái quát mô hình SWOT đánh giá hiện trạng ĐDSH tỉnh Bắc Kạn ......... 18

Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số của tỉnh Bắc Kạn .................................................... 33

Bảng 3.2. Danh sách loài thực vật bổ sung .................................................................. 51

Bảng 3.3. Danh sách các loài thực vật quí hiếm và mức độ nguy cấp ......................... 55

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài thú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .............................. 68

Bảng 3.5. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........... 69

Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài chim trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........................... 70

Bảng 3.7. Thành phần loài Lưỡng cư và Bò sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................. 71

Bảng 3.8. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát có giá trị bảo tồn trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn .............................................................................................. 72

Bảng 3.9. Số loài côn trùng ghi nhận được tại tỉnh Bắc Kạn ....................................... 74

Bảng 3.10. So sánh mức độ đa dạng côn trùng ............................................................ 75

Bảng 3.11. Các loài côn trùng có giá trị bảo tồn tại tỉnh Bắc Kạn ............................... 76

Bảng 3.12. Cấu trúc thành phần các nhóm thực vật nổi các thủy vực tỉnh Bắc Kạn .......... 86

Bảng 3.13. Mật độ trung bình thực vật nổi (TVN) các khu vực khảo sát, điều

tra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................... 88

Bảng 3.14. Cấu trúc thành phần các nhóm động vật nổi các thủy vực tỉnh Bắc Kạn ........ 89

Bảng 3.15. Mật độ động vật nổi ( ĐVN) các trạm khảo sát, thu mẫu .......................... 90

Bảng 3.16. Cấu trúc thành phần các nhóm động vật đáy các thủy vực tỉnh Bắc Kạn ........ 91

Bảng 3.17. Mật độ và sinh khối động vật đáy (ĐVĐ) các trạm khảo sát, điều tra ............. 92

Bảng 3.18. Cấu trúc thành phần cá các thủy vực tỉnh Bắc Kạn ................................... 93

Bảng 3.19. Những loài cá quý hiếm cần được bảo tồn ở tỉnh Bắc Kạn ....................... 93

Bảng 3.20. Một số nguồn gen cần bảo tồn trên địa bàn tỉnh ........................................ 99

Bảng 3.21. Danh mục các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở tỉnh

Bắc Kạn ................................................................................................... 100

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sử dụng phương pháp bẫy màn treo để thu mẫu .......................................... 11

Hình 2.2.Sử dụng phương pháp vợt để thu mẫu ........................................................... 12

Hình 2.3. Sử dụng phương pháp bẫy đèn để thu mẫu .................................................. 12

Hình 2.4. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn theo mô hình DPSIR ............ 17

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 19

Hình 3.2. Cây Nghiến (Burretiodendron hsienmu) tại VQG Ba Bể ............................ 42

Hình 3.3. Cây Trai lý - Garcinia fragraeoides .............................................................. 43

Hình 3.4. Rừng trên núi đá vôi tại VQG Ba Bể ........................................................... 43

Hình 3.5. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại xã Bình Văn, Chợ Mới ............... 45

Hình 3.6. Rừng thưa thường xanh trên núi đá vôi tại xã Bản Thi, Chợ Đồn ............... 46

Hình 3.7. Trảng cỏ dạng lúa cao tại xã Bình Văn, Chợ Mới ........................................ 47

Hình 3.8. Thảm thực vật nhân tác tại xã Lạng San, Na Rì ........................................... 48

Hình 3.9. Trưởng thành loài Troides aeacus aeacus (C. & R. Felder, 1860)

(con đực) ................................................................................................... 77

Hình 3.10. Trưởng thành loài Troides aeacus aeacus (C. & R. Felder, 1860)

(con cái) ..................................................................................................... 78

Hình 3.11. Trưởng thành đực ....................................................................................... 79

Hình 3.12. Trưởng thành cái ........................................................................................ 79

Hình 3.13. Một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........... 102

1

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của nhiệm vụ

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, là nơi có sự phân hóa đa

dạng về địa hình và các kiểu hệ sinh thái. Theo kết quả điều tra về đa dạng sinh học

(ĐDSH) năm 2015, tỉnh Bắc Kạn có 05 hệ sinh thái khác nhau là nơi cư trú của 1.792

loài thực vật, 84 loài thú, 314 loài chim, 69 loài lưỡng cư – bò sát, 1.091 loài côn

trùng, 109 loài cá… Đặc biệt, xác định được 213 loài động, thực vật quý hiếm, có giá

trị bảo tồn cao. Tính ĐDSH cao đã giúp nâng cao sinh kế cho người dân từ đó nhiều

khu vực vùng sâu, vùng xa đã thoát khỏi đói nghèo.

Nhằm bảo tồn những giá trị tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tỉnh Bắc Kạn đã sớm

quan tâm đến các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thông qua Quy hoạch bảo tồn và

phát triển rừng bền vững Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam

Xuân Lạc, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ giai đoạn 2012 – 2020; Điều tra, thống kê

và đánh giá đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo

tồn đa dạng sinh học năm 2015; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030; Thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng

năm 2019;…. Theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, việc điều tra, đánh giá hiện

trạng ĐDSH cần được thực hiện định kỳ 05 năm một lần, đến nay đã đến kỳ điều tra,

đánh giá lại hiện trạng ĐDSH trên địa bàn tỉnh nhằm thống kê, đánh giá tài nguyên

sinh vật và là cơ sở đánh giá diễn biến phát triển ĐDSH theo từng giai đoạn phát triển

kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, nhằm đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa đất nước, tỉnh Bắc

Kạn đã ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều ngành, lĩnh vực trong đó ứng dụng

công nghệ thông tin trong lĩnh vực môi trường đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí

và phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh.

Một số nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã

được thực hiện như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường

tỉnh Bắc Kạn (năm 2018), Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường tỉnh

Bắc Kạn (2019),…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh đã làm cho diện tích rừng tự nhiên có chất lượng bị thu hẹp,

mục đích sử dụng đất bị chuyển đổi, tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức, nhiều

giống mới du nhập vào tỉnh không được kiểm soát và tình trạng ô nhiễm môi trường

ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nạn phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng; khai thác lâm

sản quá mức, săn bắn chim thú trái phép, đánh bắt thủy sản bằng các biện pháp hủy

2

diệt; việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá mức không theo quy định,

đặc biệt hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đối với việc bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên, tác động xấu đến nơi cư trú

ổn định, sinh tồn và phát triển của các loài động vật quý. Ngoài ra, công tác quản lý

còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trách nhiệm hành chính liên quan đến quy hoạch bảo

tồn ĐDSH, bảo tồn loài, bảo tồn tài nguyên di truyền, về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ

lợi ích,… vẫn chưa được cụ thể trong các văn bản hiện hành cũng là nguyên nhân góp

phần làm suy giảm ĐDSH toàn tỉnh Bắc Kạn.

Là tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, đặc trưng cho các tỉnh

miền núi phía Bắc thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở kết quả điều tra

hiện trạng ĐDSH nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn

là vô cùng cấp thiết. Từ hiện trạng và nhu cầu thực tiễn đó, tiến hành điều tra bổ sung

hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn thuộc nhiệm vụ: “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa

dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn” nhằm tạo ra hệ thống CSDL về đa dạng sinh học góp

phần nâng cao công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Việc điều tra, thu thập dữ liệu nhằm xây dựng được CSDL và bổ sung tích hợp

chức năng quản lý dữ liệu về ĐDSH của tỉnh vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi

trường tỉnh Bắc Kạn. Điều này cung cấp cái nhìn sâu sắc trong mối quan hệ tổng thể

với hệ thống dữ liệu ngành nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái quản lý dữ liệu điện

tử ngành TNMT.

1.2. Mục tiêu nhiệm vụ

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến

công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn

- Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái và các vấn đề ưu tiên đối với bảo tồn

ĐDSH của tỉnh.

- Thống kê và đánh giá khu hệ thực vật, các loài thực vật quý hiếm của tỉnh.

- Thống kê và đánh giá khu hệ động vật, các loài động vật quý hiếm của tỉnh.

- Thống kê, đánh giá nguồn gen cây trồng, vật nuôi của tỉnh.

- Thống kê và đánh giá các loài ngoại lai xâm hại của tỉnh.

3

Phần 2

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC

2.1. Cách tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: Tài nguyên thiên nhiên là một hệ thống nhiều phân hệ có

thứ bậc khác nhau (tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên môi

trường), có giá trị khác nhau (giá trị sử dụng trực tiếp/gián tiếp; giá trị không sử

dụng/để dành/tùy chọn/tồn tại), chúng tạo nên các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

và tiềm năng bảo tồn tự nhiên, tồn tại trong tổng thể các điều kiện tự nhiên – kinh tế -

xã hội. Do vậy, điều tra, đánh giá hướng tới bảo tồn cần xem xét một cách tổng thể và

điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan mật thiết theo hệ thống.

- Tiếp cận hệ sinh thái: Đây là một cách tiếp cận mới được UNESCO đề xuất

trong quản lý khu dự trữ sinh quyển. Hệ sinh thái được hiểu là một phức hệ trong đó

tồn tại sự tác động qua lại giữa quần xã sinh vật và môi trường tự nhiên tạo nên một

thể thống nhất về chức năng. Tiếp cận theo cách này sẽ tạo cơ sở cho việc áp dụng các

kết quả điều tra, đánh giá phục vụ công tác bảo tồn theo hướng bền vững.

- Tiếp cận cộng đồng: Cộng đồng là một hợp phần của hệ sinh thái nhưng mặt

khác, cộng đồng lại là tất cả những người có quyền lợi hợp pháp do liên quan đến sự

duy trì cuộc sống gắn liền với khu bảo tồn. Tiếp cận cộng đồng là tạo lợi ích thay thế

cho cộng đồng khi quyền lợi hợp pháp của họ bị hạn chế hoặc không cn trong khi

hoạch định khu bảo tồn, khuyến khích tham gia của cộng đồng và quản lý khu bảo tồn,

tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về lợi ích của khu bảo tồn để họ hiểu được quyền lợi

và nghĩa vụ của mình khi khu bảo tồn được thành lập. Đây là cách tiếp cận cơ bản

nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng có liên quan đến thiết lập một khu bảo vệ tự

nhiên nói chung và khu bảo tồn nói riêng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp kế thừa

Nhiệm vụ được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa một số dữ liệu, bản đồ liên quan

đến công tác bảo tồn ĐDSH tại địa phương. Tiến hành thu thập dữ liệu tại các Sở,

phòng, ban trên địa bàn tỉnh, cụ thể là:

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội, hiện trạng môi trường, hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,

bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng của các vườn quốc gia, khu bảo tồn trên địa bàn

tỉnh, dữ liệu và bản đồ về ĐDSH đã được điều tra trước đây.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thu thập dữ liệu và bản đồ kiểm kê

rừng của tỉnh.

4

- Các phòng ban cấp thành phố, huyện: Thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội, đặc điểm phân bố dân cư của từng khu vực. Hiện trạng, các kiểu hệ

sinh thái tại địa phương.

- Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn: Thu thập dữ liệu, bản đồ về điều kiện tự

nhiên, địa hình, địa mạo, sự phân bố dân cư, hiện trạng bảo tồn ĐDSH, các chương trình

bảo tồn tại mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, kế thừa có chọn lọc các dữ liệu thống kê, đề tài khoa học, các công

trình nghiên cứu, dự án bảo tồn đã được công bố trước đây có liên quan đến ĐDSH để

phục vụ thực hiện nhiệm vụ.

2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu đa dạng sinh học

a) Phương pháp điều tra, nghiên cứu hệ sinh thái

- Xác định các kiểu thảm thực vật rừng: Việc xác định các kiểu thảm thực vật

rừng dựa vào bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kiểm kê rừng tỉnh Bắc Kạn trước đó,

nhằm xác định sự phân bố trong không gian của các kiểu thảm thực vật, từ đó xây

dựng kế hoạch điều tra hệ sinh thái rừng ngoài thực địa.

- Điều tra hệ sinh thái theo tuyến

Tận dụng hệ thống đường giao thông, đường lâm nghiệp xác định tuyến. Trên

các tuyến, xác định vị trí từng điểm mẫu cần điều tra bằng việc sử dụng chức năng tìm

kiếm của GPS.

Xác định các dạng địa hình, độ cao địa hình, độ cao loài thực vật, trữ lượng bình

quân và trạng thái rừng. Xác định vị trí quan sát trên bản đồ và trên thực địa.

Thống kê lại kết quả điều tra khảo sát ô mẫu cho từng trạng thái sau mỗi ngày

điều tra để sao cho khi hết đợt ngoại nghiệp đảm bảo mỗi trạng thái theo thang phân

loại phải có ít nhất 20 ô mẫu.

- Điều tra hệ sinh theo theo phương pháp ô tiêu chuẩn: Sử dụng ô tiêu chuẩn điển

hình có diện tích 2.000 m2 để điều tra các kiểu thảm thực vật rừng, mô tả các đặc

trưng:

+ Xác định các đặc trưng cơ bản của môi OTC gồm các yếu tố: Động vật rừng,

thực vật rừng, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và yếu tố tác động của con người.

+ Điều tra cấu trúc các hệ sinh thái khác, bao gồm: Mặt nước tự nhiên và nhân

tạo, trảng cỏ, cây bụi và các sinh cảnh khác.

+ Ghi lại số hiệu OTC, vị trí, đặc điểm đặc trưng của mỗi OTC từ đó xác định tên

và đặc trưng của các kiểu hệ sinh thái.

b) Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực vật

- Điều tra thực vật theo tuyến:

Nhằm đáp ứng cho mục tiêu của nhiệm vụ, quá trình khảo sát điều tra đánh giá

ĐDSH trên thực địa theo các tuyến điều tra áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5

Điều tra phát hiện thành phần thực vật theo các tuyến khảo sát điển hình (transect).

Sử dụng bản đồ nền của thảm thực vật và GPS, các tuyến điều tra được thiết kế qua các

kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng và qua các điều kiện tự nhiên phân hóa khác nhau như

dạng địa hình, độ cao để phát hiện thành phần loài. Số lượng tuyến điều tra theo từng phân

vùng sinh thái đã dự kiến như trên. Thông tin tổng quát về tuyến điều tra: Số hiệu tuyến

điều tra; Hướng tuyến; Toạ độ UTM các điểm đo định vị trên tuyến;...

- Điều tra thực vật theo phương pháp Ô tiêu chuẩn

+ Điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về tính đa dạng của thực

vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp, v.v… mà trong điều tra

theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.

+ Các OTC có diện tích 1.000 m2 (20 m x 50 m) chiều dài trải theo đường đồng

mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các kiểu hệ sinh thái

khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tại những nơi địa hình dốc, khó khăn trong chọn

và điều tra tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 200 – 400 – 500 –

1.000 m2) có cùng độ cao, gần nhau và lấy ngẫu nhiên có thể thay thế cho ô có diện

tích lớn. Mỗi kiểu HST lập với số lượng 12 - 14 OTC điển hình, xác định tần suất xuất

hiện của các loài thực vật trong ô và các yếu tố sinh thái môi trường ảnh hưởng đến

phân bố thực vật trong các ô.

Thu thập mẫu tiêu bản thực vật: Tiến hành thu thập mẫu tiêu bản các loài thực

vật xuất hiện trong tuyến điều tra/ô tiêu chuẩn để định loại mẫu vật.

- Định loại mẫu vật:

+ Phương pháp xác định thông tin về thảm thực vật và yếu tố sinh thái xuất hiện

trong ô: Theo phương pháp liệt kê tự do trong sinh thái học và phân loại thực vật

(chuyên gia).

+ Xác định tên khoa học: Các loài cây được định tên theo các tài liệu như: Tên

cây rừng Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2000), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực

vật hạt kín (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn

Tiến Bân, 2005),… Các loài cây sau khi được định tên, sắp xếp theo thứ tự phân loại

theo các ngành, họ, chi, loài.

- Xây dựng bảng danh lục thực vật: Bảng danh lục thực vật được phân loại theo

hệ thống phân loại của Brummit (1992).

- Đối với các loài quan trọng, có giá trị bảo tồn được xác định theo Sách đỏ Việt

Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2016) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Phương pháp điều tra, nghiên cứu động vật

1. Phương pháp nghiên cứu thú

- Quan sát trong thiên nhiên: Các tuyến khảo sát thú đã được thiết lập ở các

dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu. Thời gian quan sát được tiến hành

6

trong ngày từ 5h sáng đến 11h, chiều từ 4h đến 21h tối. Sử dụng ống nhòm và mắt

thường để quan sát sự hoạt động của các loài thú ngoài thiên nhiên cũng như dấu vết

hoạt động của thú (dấu chân, phân, hang, tổ, vết xước cọ trên thân cây).

- Sưu tầm mẫu vật

+ Đối với các loài thú nhỏ (chuột, sóc, dơi...) mẫu được thu thập bằng cách sử

dụng lưới mờ, bẫy thụ cầm, bẫy hộp, bẫy đập victor và bẫy hố. Các mẫu bắt sống sau

khi định loại và được thả trở lại thiên nhiên, nơi bẫy bắt.

+ Sử dụng lưới: Sử dụng lưới mờ để thu thập mẫu dơi. Lưới mờ có kích thước

khác nhau: 3 x 2,5m; 6 x 2,5m; 9 x 2,5m và 12 x 2,5m. Lưới được đặt tại các cửa hang,

lối mòn, dọc hoặc ngang các suối nhỏ, các vách núi, các thung lũng hẹp có rừng cây

hai bên phủ kín và những lối dơi đi kiếm ăn. Thời gian căng lưới từ 17 giờ trước khi

trời tối đến 22 giờ đóng lưới lại, khoảng 4 đến 5 giờ hôm sau lại mở bẫy và đóng lưới

lúc 6 giờ 30.

+ Bẫy thụ cầm: Bẫy có kích thước 1,2m x 1,5m được đặt ngang các lối mòn giao nhau

ở khu vực nghiên cứu có tán cây khép kín ở phía trên hay trước cửa hang.

+ Bẫy đập victor, bẫy hộp: Các loại bẫy này sử dụng để bắt các loài chuột, sóc và

một số loài thuộc bộ Nhiều răng.

Các mẫu khi thu được sẽ được lưu lại trong túi vải, chụp ảnh và định loại sơ bộ.

Với các mẫu đã xác định được sẽ được thả ngay. Còn đối với các mẫu chưa xác định

được chính xác tên khoa học của loài sẽ được giữ lại làm tiêu bản và phân tích. Các

mẫu giữ làm tiêu bản sẽ được gắn 1 nhãn hiệu có ghi một số thông tin nhất định như:

Số hiệu mẫu thu trên thực địa, số hiệu mẫu được lưu giữ tại bảo tàng, tên người thu

mẫu. Nhãn theo quy định sẽ được gắn trực tiếp vào chân trái của mẫu.

- Phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là nhân dân địa phương và cán bộ làm công tác bảo tồn.

Phỏng vấn bao gồm các bước sau: Nghe nhân dân và cán bộ làm công tác bảo tồn mô

tả về những đặc điểm của loài thú họ thường xuyên bắt gặp, tên địa phương của

những loài đó. Dùng ảnh màu để giúp họ nhận diện lại những loài họ đã mô tả, đã

gặp hay đã bẫy bắt được ở khu vực nào, vào thời gian nào. Đưa ra các câu hỏi để

kiểm tra độ tin cậy nguồn thông tin do người dân địa phương cung cấp.

Quan sát xác định các mẫu vật thú bị nhân dân địa phương săn bắt đang được

nuôi tại nhà hoặc những di vật (xương, sừng, da, lông, vảy, móng,...) của chúng ở các

thôn, các mẫu vật đều được chụp ảnh làm tư liệu.

- Thu thập các di vật: Các di vật còn lại của thú được giữ lại trong các gia đình của

dân địa phương như: Mẫu nhồi, đầu, sọ, sừng, xương, da,…. được thu thập kèm theo các

thông tin cần thiết như: Thời gian, địa điểm bắt được mẫu, người bắt mẫu. Những dẫn

liệu này sẽ bổ sung thêm cho việc xác định loài.

7

- Định loại mẫu vật

+ Định loại và tên khoa học tham khảo theo các tài liệu sau: Corbet, G.B and

J.B.Hill, 1992; Lekagul B., McNeely, 1988. Tên Việt Nam theo Đặng Huy Huỳnh và

cs, 1994; Đặng Ngọc Cần và cs, 2008.

+ Nhận diện trên hiện trường bằng sách có hình ảnh hoặc hình vẽ màu của

Francis, C.M., 2001; Nguyễn Vũ Khôi, Julia C. Shaw, 2005; Phạm Nhật, Nguyễn

Xuân Đặng, G. Polet, 2001.

+ Phân tích trong phòng thí nghiệm dựa vào các tài liệu Động vật chí Việt Nam,

2007. Tập 25; Lekagul B., McNeely, 1988.

- Đánh giá giá trị bảo tồn

+ Mức đa dạng về thành phần loài: Xác định tỷ lệ % các taxon (họ, loài) ghi nhận

ở Khu vực nghiên cứu so sánh với một số khu vực có địa hình và sinh cảnh tương tự

và tổng số taxon thú đã ghi nhận ở Việt Nam.

+ Các loài quý hiếm: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2016)

và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Phương pháp nghiên cứu Chim

- Khảo sát theo tuyến

+ Phương pháp khảo sát theo tuyến tại thực địa được tiến hành bằng cách quan

sát chim trực tiếp bằng mắt thường và ống nhòm.

+ Thường lựa chọn tuyến khảo sát là những đường mòn trong rừng, đi qua các

dạng sinh cảnh đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Tiến hành điều tra từ đầu tuyến đến

hết tuyến bằng cách đi chậm, chú ý nghe và quan sát chim bằng ống nhòm hoặc mắt

thường về hai bên của tuyến. Đồng thời tiến hành chụp ảnh (chim, sinh cảnh) và thu

thập những thông tin cần thiết khác.

- Bẫy bắt các loài chim nhỏ

Đây là phương pháp bắt – thả chim hoang dã bằng việc sử dụng lưới mờ. Dùng

lưới mờ có thể bắt – thả các loài chim thường sinh sống, kiếm ăn trong tầng cây bụi rậm

rạp, rất khó và thậm chí không thể quan sát được bằng ống nhòm.

Lưới mờ được sử dụng có kích thước: 3 x 12m, 3 x 18m, hoặc 2,6 x 12m ; mắt

lưới có kích cỡ 1,5 x 1,5cm. Tuỳ thuộc địa hình của điểm đặt lưới mà lựa chọn đặt

từng lưới riêng biệt hay có thể kết nối nhiều lưới lại với nhau tạo thành 1 băng lưới dài

theo ý muốn.

Ở các khu vực có điều kiện địa hình, thảm thực vật khác nhau thì việc lựa chọn vị

trí đặt lưới cũng khác nhau: Ở các khu vực như trảng trống, nhiều cây bụi nhỏ thường

đặt lưới xen giữa các bụi cây ở khu vực trống trải. Đối với khu vực rừng rậm rạp

thường phải phát tuyến và vị trí đặt lưới tốt nhất thường là chỗ giao tiếp giữa nơi sáng

và nơi tối ; tại các vị trí có sự chuyển tiếp từ sinh cảnh này sang sinh cảnh khác. Đối

8

với sinh cảnh suối trong rừng và ven bờ: Lưới được đặt dọc theo hai bên suối hoặc đặt

ngang suối.

+ Cách đặt lưới: lưới thường đặt cách mặt đất khoảng 0,2 - 0,5m. Khi đặt lưới không

nên để lưới quá căng vì như vậy chim sẽ khó dính khi bay vào, không để lưới quá chùng vì

chim dễ phát hiện lưới, hoặc khi chim dính lưới sẽ rất khó gỡ. Thời gian đặt lưới vào đầu

buổi sáng và buổi chiều. Không đặt lưới vào lúc mưa to.

+ Kiểm tra lưới: Lưới được kiểm tra sau khi đặt 30 phút, vệ sinh lưới (nhặt lá

khô, gỡ côn trùng bị dính vào lưới).

+ Đóng lưới: hàng ngày sau khi kết thúc lần kiểm tra cuối cùng thì cuốn lưới lại

bằng cách dồn các nấc từ dưới lên trên cùng để tránh bị thú nhỏ làm hỏng lưới hoặc tránh

dơi, các loại côn trùng bị dính lưới. Không được mở lưới và để qua đêm.

- Phỏng vấn người dân địa phương

Điều tra phỏng vấn dân địa phương, những người có liên quan chặt chẽ đến rừng

để có thể thu được nhiều thông tin cần thiết về các loài chim ở khu vực nghiên cứu,

nhất là các loài thuộc đối tượng săn bắt.

Chuẩn bị trước các câu hỏi cần thiết cho việc phỏng vấn. Khi phỏng vấn cần đối

chiếu tên gọi địa phương với tên phổ thông được ghi trong các tài liệu và sách hướng dẫn.

Phỏng vấn được lặp lại nhiều lần bằng các đặc điểm nhận dạng, sử dụng hình và tranh vẽ

của loài cần hỏi. Tiến hành phỏng vấn được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều người.

- Thu thập các di vật

Các di vật còn lại của chim được giữ lại trong các gia đình của dân địa phương

như: Lông cánh, lông đuôi, mỏ, giò,.... được thu thập kèm theo các thông tin cần thiết

như: thời gian, địa điểm bắt được mẫu, người bắt mẫu. Những dẫn liệu này sẽ bổ sung

thêm cho việc xác định loài.

- Định loại mẫu vật

+ Xác định tên các loài chim tại thực địa bằng sách có hình vẽ màu của Craig

Robson (2005). Ngoài ra còn tham khảo sách Chim Việt Nam của Nguyễn Cử, Lê

Trọng Trải, Karen Philipps (2000).

+ Hệ thống phân loại theo Richard Howard và Alick Moore, 1991.

+ Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) và

Charles G. Sibley and Burt L. Monroe, Jr., 1990.

- Đánh giá giá trị bảo tồn

+ Mức đa dạng về thành phần loài: Xác định tỷ lệ % các taxon (họ, loài) ghi nhận

ở khu vực nghiên cứu so sánh với một số khu vực có địa hình và sinh cảnh tương tự và

tổng số taxon chim đã ghi nhận ở Việt Nam.

+ Các loài quý hiếm: Theo Sách đỏ Việt Nam, năm 2007, Danh lục Đỏ IUCN,

năm 2021 và Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7 Nghị định

9

số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định

loài và chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Phương pháp nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư

- Phương pháp điều tra theo tuyến

Các tuyến và điểm thu mẫu thường được chọn đi qua các sinh cảnh đặc trưng

nhất của khu vực nghiên cứu và được xác định trước vào ban ngày cho các chuyến đi

đêm vì khoảng 90% thời gian nghiên cứu được tiến hành vào ban đêm (khoảng từ 18-

19 giờ đến 23-24 giờ). Thường các tuyến nghiên cứu dựa theo các con suối nhỏ, các

đường mòn hay khu vực có các vũng, ao, bãi lầy (là sinh cảnh đặc trưng cho các loài

Bò sát, Lưỡng cư). Tuỳ địa hình, vị trí, thời tiết, khả năng tiếp cận, phương tiện đi lại...

mà có thể tổ chức các chuyến nghiên cứu đêm vào những thời điểm thuận tiện nhất.

Các nghiên cứu ban ngày chủ yếu tập trung vào việc xác định các tuyến làm đêm dựa

vào việc đánh giá các dạng sinh cảnh, các đặc điểm sinh thái cũng như tập tính các loài

Bò sát, Lưỡng cư và tiến hành chụp ảnh chi tiết sinh cảnh sống của từng loài cũng như

bản thân con vật khi thu được mẫu. Các loài hoạt động vào ban ngày như họ Nhông

(Agamidae), họ Thằn lằn bóng (Scincidae) cũng được nghiên cứu và quan sát vào ban

ngày. Những công việc trên được tiến hành với sự giúp đỡ của người địa phương

thông thạo địa bàn.

- Phương pháp thu mẫu

Mẫu được thu khi đi soi đêm dọc các tuyến đã định trước. Dụng cụ thu mẫu gồm:

đèn pin (đèn tay và đèn đội đầu), vợt, gậy (gậy chuyên dụng để bắt rắn), panh cặp, túi

đựng mẫu (túi nilon, túi vải, hộp nhựa...). Mẫu vật chủ yếu bắt bằng tay, rắn độc phải

dùng gậy, panh cặp. Mẫu Lưỡng cư nhốt trong túi nilon; mẫu rắn, thằn lằn cho vào túi

vải; các mẫu lạ, hiếm nhốt cẩn thận trong các hộp nhựa có lỗ thông khí. Một số loài

được ghi nhận từ những người buôn bán động vật sống hoặc qua việc sưu tầm các di

vật còn lưu giữ trong nhà dân như: Xương mai, yếm rùa; da trăn, kỳ đà; các mẫu rắn

ngâm trong bình rượu làm thuốc...

- Phương pháp điều tra quan sát

Quan sát các dấu vết hoạt động của từng loài, sinh cảnh sống của nhiều loài được

chụp ảnh và mô tả chi tiết: Hang ổ, thời gian, vị trí nơi tìm thấy con vật (trên cành, thân

cây, độ cao cách mặt đất, khoảng cách đến mặt nước…), các yếu tố liên quan đến tập

tính sinh sản của con vật mà có thể quan sát được như: Màu sắc ổ bọt trứng, hình dáng,

kích thước, vị trí, số lượng trứng trong ổ. Trước khi bị bắt con vật được chụp ảnh trong

điều kiện tự nhiên ngay tại sinh cảnh thực của nó nhất là trong trường hợp đang làm ổ đẻ

trứng hay ghép đôi cùng con cái. Có thể ghi âm tiếng kêu của con đực cũng như quan

sát các thông số liên quan đến nòng nọc của chúng. Các đặc điểm về tiểu khí hậu, thời

tiết được ghi chép.

10

- Điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp rất có hiệu quả trong việc xác định sự có mặt của nhiều

loài bò sát, lưỡng cư tại địa phương nhất là các loài có giá trị kinh tế, đang bị săn bắt.

Việc phỏng vấn được tiến hành bất kỳ lúc nào có thể, chủ yếu nhằm vào các đối tượng

hay tiếp xúc với các loài động vật hoang dã: dân địa phương, thợ săn, những người buôn

bán động vật sống, cán bộ kiểm lâm, dân đánh cá... Khi phỏng vấn sử dụng bộ ảnh màu

và những câu hỏi về những đặc điểm đặc trưng nhất về hình thái, màu sắc, các đặc điểm

sinh học, sinh thái của từng loài.

- Định loại mẫu vật

Mẫu vật phần lớn có thể định loại ngay trên thực địa bởi các chuyên gia về bò sát

và lưỡng cư. Những mẫu còn nghi ngờ được xem xét tại phòng thí nghiệm bằng cách

tra cứu tài liệu, so sánh mẫu bảo quản, trao đổi với chuyên gia. Sử dụng các tài liệu về

định loại, về thành phần loài của các tác giả: Orlov N. L. et al, 2002; Nguyễn Văn

Sáng và cs., 2005; Nguyễn Văn Sáng, 2007; Frost D. R. et al, 2006.

- Đánh giá loài có giá trị bảo tồn

Các loài có giá trị bảo tồn được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn quốc gia theo

Sách Đỏ Việt Nam (2007), tiêu chuẩn quốc tế theo Danh lục Đỏ IUCN (2021) và Nghị

định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP

ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý

thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4. Phương pháp nghiên cứu côn trùng

Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là những phương pháp trong việc điều tra

côn trùng như: phương pháp điều tra phát hiện côn trùng, quy trình và kỹ thuật sưu

tầm, xử lý và bảo quản côn trùng; phương pháp điều tra cơ bản côn trùng (Cục Bảo vệ

Thực vật, 1986; Hà Hùng, 1989; Phạm Chí Thành; Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía

Bắc, 1992; Ủy ban Khoa học Kỹ thuật, 1967; Viện Bảo vệ Thực vật, 1997) và các

phương pháp thường quy trong điều tra côn trùng (Grootaert et al., 2010) bao gồm :

- Điều tra theo tuyến: Tại các điểm nghiên cứu, đầu tiên chúng tôi tiến hành điều

tra sơ bộ để tổng quát chung tình hình trong khu vực. Sau khi đã điều tra sơ bộ thì tiến

hành xác định và chọn lựa các điểm có vị trí ngẫu nhiên, có tính chất đại diện cho toàn

bộ vùng nghiên cứu. Các điểm điều tra này được chọn trên các tuyến điều tra cho từng

ngày nghiên cứu. Để xác định được thành phần loài của các nhóm côn trùng tại các

điểm của các tuyến điều tra đã chọn lựa chúng tôi tiến hành các bước điều tra sau:

+ Xác định toạ độ và độ cao của điểm trong tuyến điều tra (bằng GPS).

+ Trong tuyến điều tra chọn các điểm điều tra có khoảng cách khoảng 3 km cho 1

điểm điều tra.

11

+ Các tuyến điều tra có chiều dài từ 6 – 12 km, tuỳ thuộc vào sinh cảnh và độ cao

của từng khu vực.

+ Các cá thể côn trùng thu được bằng vợt cầm tay (côn trùng bộ cánh màng, cánh

nửa cứng, cánh cứng,..) sẽ được đánh độc bằng lọ độc (chứa ethyl-acetate

cloruafukaly), hoặc ngâm trong cồn 70%, các cá thể côn trùng thuộc bộ cánh vảy được

lưu trữ trong túi bướm hình tam giác, lưu giữ trong các đệm bông (10 x 20cm) sau đó

tiến hành chụp ảnh các mẫu có tính đại diện cho vùng nghiên cứu

+ Các mẫu côn trùng thu được đều tiến hành ghi nhãn theo tiêu chuẩn chung của

phân loại học.

- Sử dụng các phương pháp thu thập mẫu vật như sau:

Bẫy màn treo (Malaise trap): Bẫy treo là bẫy màn do Malaysia cung cấp. Bẫy

màn kích thước 150cm x 100cm x 120cm được đặt theo đường bay của côn trùng ở bìa

rừng, gần các lối đi hay dọc bờ suối để thu bắt các loài côn trùng có cánh. Bẫy được

đặt cách mặt đất từ 30-40 cm, ở khoảng trống giữ các cây trong rừng. Bẫy được đặt

treo theo các độ cao khác nhau 400 m, 600m và > 800m và theo các sinh cảnh tại vùng

nghiên cứu. Dung dịch sử dụng trong lọ bắt mẫu là cồn và propylen glycol, cứ 7 ngày

thu mẫu một lần.

Hình 2.1. Sử dụng phương pháp bẫy màn treo để thu mẫu

+ Ống hút: Điều tra theo đơn vị thời gian (Time unit sampling), sử dụng ống hút

thu bắt trong một đơn vị thời gian nhất định (Ogata, 2001). Phương pháp này có thể

thu bắt những loài côn trùng nhỏ sống trên cây hay những loài mà khó thu bắt được

bằng các phương pháp khác.

+ Vợt tay (Hand nesting): Vợt lưới dạng tròn đường kính 35cm và 40cm với cán

vợt có độ dài khác nhau (2,3,5,6 m). Trong quá trình điều tra, các phương pháp nêu

trên sẽ được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng sẽ đồng nhất

cho tất cả các điểm điều tra.

12

Hình 2.2.Sử dụng phương pháp vợt để thu mẫu

- Bẫy đèn: Bẫy đèn gồm 1-2 bóng cao áp, mỗi bóng có công suất 250W và đặt

cách nhau 1m. Thời gian cho mỗi đợt thu mẫu kéo dài từ 6 giờ tối đến 4 giờ sáng

hôm sau. Mỗi điểm thu mẫu tiến hành bẫy 2 đêm. Các mẫu côn trùng được đếm,

thu bắt bằng các lọ độc chuyên dùng và chụp ảnh. Trước khi bẫy cần:

+ Xác định toạ độ và độ cao của điểm bẫy (bằng GPS),

Hình 2.3. Sử dụng phương pháp bẫy đèn để thu mẫu

+ Sử dụng bẫy đèn tại các điểm sao cho các điểm này được bố trí cách nhau và

đại diện cho vùng nghiên cứu. Thu mẫu bằng ống hút, vợt côn trùng hoặc bằng tay.

13

- Xử lý mẫu: Sau mỗi đợt thu mẫu, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu. Mẫu

được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể mẫu gắn với êteket ghi

nhận các thông tin về mẫu. Mẫu định vị bằng kim côn trùng được sấy khô trong vòng

24- 48 giờ ở nhiệt độ 50oC, xử lý sạch và bảo quản trong các hộp gỗ đựng mẫu. Mẫu

ngâm cồn 99% có thể tách một phần mẫu (đốt bàn chân hoặc phần khác của mẫu) hoặc

toàn bộ mẫu lưu giữ trong lọ đựng mẫu để phân tích ADN khi cần thiết. Các mẫu dùng

để phân tích ADN được mã hóa theo thông tin của mẫu như mẫu được bảo quản khô.

- Phân loại bằng hình thái học:

Cơ sở để phân loại là dựa trên các đặc điểm về hình thái của các phần đầu

(antenna, anteocular, ocelli, eyes, rostrum), phần ngực (anterior pronotum lobe,

posterior of pronotum lobe, legs .v.v..), scutellum, bụng (Abdomen), cánh (wing), các

gai trên cơ thể và đặc biệt là cấu tạo của cơ quan sinh dục (pygophore, right clasper,

phallus, phallobase, phallosoma). các phần đầu (antenna, anteocular, ocelli, eyes,

rostrum), phần ngực (anterior pronotum lobe, posterior of pronotum lobe, legs .v.v..),

scutellum, bụng (Abdomen), cánh (wing), các gai trên cơ thể và đặc biệt là cấu tạo của

cơ quan sinh dục (pygophore, right clasper, phallus, phallobase, phallosoma) để xác

định tới loài. Việc phân tích hình thái và hình thái lượng được tiến hành với kính lúp

Olypus SZX7.

Phân loại học truyền thống bằng hình thái của các loài thuộc nhóm ong mật

Apidae, ong vàng bắt mồi Vespidae và kiến Formicidae đã không ngừng thay đổi cho

đến tận ngày nay. Các tài liệu chuyên sâu sẽ được sử dụng để tham khảo trong khi

phân loại dựa theo các tài liệu của Bolton (1994); Carpenter , (1996); Eguchi et al.

(2005, 2011); Holldobler and Wilson (1990); Kojima, (1999); Michenner (2000);

Michenner (2007); Nugroho et al (2011).

Lập phiếu phân tích mẫu đối với từng loài bọ xít bắt mồi thu được. Tiến hành

định tên dựa theo các tài liệu: China & Miller (1955); Distant (1904, 1910);

Livingstone et al. (1991,1998); Murugan & Livingstone (1995); Barrion & Litsinger

(1994) ; Li Yongxi et al. (1988 ; Massaki (1993) ; Williams & Gillian (1989); Young

& Masami (2003); Renaud (1945); Kaoru & Shinji (1998); Lekagul et al. (1977);

Osada et al.(1999) và một số tài liệu khác.

Định loại các loài cánh vẩy thông qua việc mô tả loài, quan sát râu đầu, hệ mạch

cánh, màu sắc và hình dạng cánh. Từ những kết quả nghiên cứu về hình thái loài đối

chiếu với các chuyên khảo định loại côn trùng cánh vẩy: Bướm đảo Hải Nam của Cố

Mậu Bân, Trần Bội Trân; Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam của Alexander

Monastyrskii và Alexey Devyatkin (2003) (do Khuất Đăng Long dịch); Bướm Vân

Nam của Phòng Nghiên cứu côn trùng Viện khoa học Trung Quốc; Nhận biết những

loài Bướm nổi tiếng trên Thế giới của Ngô Vân.

14

Định loại các loài con trùng cánh cứng thông qua mo tả các đạc điểm hình thái bao

gồm: màu sắc, hình dạng than, hình dạng rau đầu, đo kích thuớc... Kết quả được đối chiếu

với các khóa phan loại của Choate (2001), Gullan (2000), Hodges và Evans (2005). Kết

hợp kiểm tra, so sánh mẫu với bọ mẫu con trùng của Phòng Nghien cứu Bảo vẹ Thực vạt

rừng, Viẹn Khoa học Lam nghiẹp Viẹt Nam.

Các số liệu được xử lý, phân tích và tính toán trên máy tính theo các các phương

pháp toán học được ứng dụng trong sinh học với mức xác suất (p<0.05) của Pielow,

1977 với một số chương trình thống kê sinh học SPSS 9.0 và Restart 4.0.

d) Phương pháp nghiên cứu sinh vật thủy sinh

- Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu

+ Thu mẫu sinh vật nổi bằng lưới vớt hình chóp nón, đường kính miệng lưới 25

cm, chiều dài lưới 90 cm. Vải lưới vớt thực vật nổi cỡ 75 (75 sợi/cm), vải lưới vớt

động vật nổi cỡ 49 (49 sợi/cm).

+ Thu mẫu định tính và định lượng côn trùng nước và sinh vật đáy bằng lưới kéo

đáy, vợt cầm tay. Lọc sinh vật bằng sàng, thu mẫu sinh vật đáy cho vào lọ bảo quản mẫu.

Thu mẫu côn trùng nước bằng vợt cầm tay và lưới Suber sampler kích thước 50 x 50 cm.

+ Thu mẫu thực vật thuỷ sinh bao gồm cả hoa, lá, cành và quan sát phân bố của

chúng trong thuỷ vực. Mẫu ngâm trong formol, cồn hoặc phơi, ép khô đưa về phòng

phân tích.

+ Thu mẫu cá bằng lưới chuyên dụng. Các mẫu cá được bảo quản trong formalin 10%.

+ Khảo sát, thu mẫu cá và phỏng vấn người dân địa phương về các loài cá hiện

có tại các khu dân cư, chợ trong khu vực.

+ Mẫu sinh vật nổi, sinh vật đáy và mẫu cá được cố định trong dung dịch

formalin 5%.

- Phương pháp phân tích mẫu

+ Phân tích định tính các mẫu thực vật thủy sinh, sinh vật nổi, sinh vật đáy và cá chủ

yếu theo các sách định loại của các tác giả Việt Nam (Sách phân loại thực vật thủy sinh,

thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, côn trùng nước và cá).

- Phân tích định lượng thực vật nổi bằng buồng đếm Goriaev với dung tích

0,0009 ml.

- Phân tích định lượng động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov với dung tích 10

ml. Kết quả nhân với lượng nước lọc qua lưới.

- Phân tích mẫu sinh vật đáy bằng đếm cá thể trên diện tích đáy thu mẫu nhất định.

2.2.3. Phương pháp thống kê

Các dữ liệu sau khi được điều tra, thu thập gồm: Sự phân bố của các kiểu hệ sinh

thái, thành phần loài sinh vật, tọa độ xuất hiện của chúng, dữ liệu điều tra qua phiếu

phỏng vấn tổ chức và người dân về ĐDSH... được tổng hợp và thống kê bằng phần

15

mềm Excel và SPSS theo từng nội dung phục vụ cung cấp các dữ liệu cần thiết cho

việc xây dựng chuyên đề, báo cáo, bản đồ.

2.2.4. Phương pháp đánh giá ĐDSH

Các dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn sẽ được các nhóm chuyên gia tổng hợp, phân

tích và đánh giá theo yêu cầu mà mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.

- Phân tích, phân vùng và đánh giá các hệ sinh thái và sự ĐDSH và độ phong phú

của các loài của từng hệ sinh thái. Việc đánh giá các hệ sinh thái và đa dạng sinh học

được dựa vào tiêu chí của IUCN và chỉ số Shannon.

- Phân tích và đánh giá nguồn gen theo một số tiêu chuẩn đặc biệt của các tổ chức thế

giới. Đánh giá nguồn gen của các giống lúa được áp dụng theo Tiêu chuẩn đánh giá của

IRRI (1997). Đánh giá đa dạng nguồn gen các tập đoàn trên đồng ruộng dựa trên tài liệu

hướng dẫn “Thiết lập và quản lý ngân hàng gen đồng ruộng của IPGR (2001)”.

- Xác định đa dạng di truyền các loài động và thực vật thu thập được dựa trên

kiểu hình đã được nghiên cứu trước đây. Phương pháp này áp dụng việc xác định mức

độ đa dạng của quần thể của loài dựa trên kiểu hình cần theo dõi, đánh giá tất cả các

tính trạng, bộ số liệu thu được từ đánh giá kiểu hình được phân tích bằng các mô hình

toán thống kê để xác định mức độ đa dạng.

- Phân loại và xác định danh mục các loài sinh vật dựa vào hệ thống phân loại

động thực vật trong nước và quốc tế.

- Đánh giá và đề xuất những loài động thực vật và nguồn gen đang bị đe dọa

tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu của mỗi vùng, thu thập thông tin về tình

trạng của nguồn gen và mức độ đe dọa tuyệt chủng của chúng tại địa phương. Phương

pháp áp dụng dựa vào tiêu chí đánh giá dựa vào cấp đánh giá mức độ đe dọa mà IUCN

đưa ra năm 2021, ngoài ra còn tham khảo đánh giá của Sách đỏ Việt Nam.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến của các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi

trường tại sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn về công tác

quản lý, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tập hợp các chuyên gia trong

lĩnh vực nghiên cứu hệ sinh thái, khu hệ động vật, thực vật, bò sát – lưỡng cư,... phục

vụ công tác điều tra, nghiên cứu về hiện trạng bảo tồn ĐDSH.

2.2.6. Phương pháp phỏng vấn, đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng – PRA

Nhằm bổ sung dữ liệu cho lớp CSDL về thành phần loài sinh vật cần có sự tham gia

của người dân tại địa phương, đặc biệt là người dân sống tại các khu vực có tính ĐDSH

cao. Tiến hành phỏng vấn, đánh giá thông qua bộ phiếu phỏng vấn:

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, khoa học

công nghệ: Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo cơ quan, cán bộ phụ trách công tác BVMT,

bảo tồn ĐDSH theo các nội dung:

16

+ Điều kiện tự nhiên có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH: Phỏng vấn 05

phiếu/huyện, thành phố.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH: Phỏng vấn

05 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng hệ động vật: Phỏng vấn 05 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng hệ thực vật: Phỏng vấn 05 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng nguồn gen nông nghiệp: Phỏng vấn 05 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng loài sinh vật ngoại lai: Phỏng vấn 05 phiếu/huyện, thành phố.

- Đối với đối tượng phỏng vấn là người dân: Tập trung phỏng vấn người dân

sống tại các khu vực có tính ĐDSH cao, sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và phỏng

vấn theo các nội dung:

+ Điều kiện tự nhiên có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH: Phỏng vấn 15

phiếu/huyện, thành phố.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH: Phỏng vấn

15 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng hệ động vật: Phỏng vấn 20 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng hệ thực vật: Phỏng vấn 20 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng nguồn gen nông nghiệp: Phỏng vấn 15 phiếu/huyện, thành phố.

+ Hiện trạng loài sinh vật ngoại lai: Phỏng vấn 15 phiếu/huyện, thành phố.

Phương pháp được thực hiện gồm bước tham vấn và bước xác thực thông tin.

+ Ở bước tham vấn, tiến hành phỏng vấn người dân, những người sống phụ thuộc

vào nguồn tài nguyên rừng hoặc tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương. Sau đó, sử

dụng các câu hỏi mở để tham vấn những người dân có kinh nghiệm, và đang khai thác tài

nguyên rừng về hiện trạng, tình hình khai thác, và các mối đe dọa /nguy cơ ảnh hưởng đến

đa dạng hệ sinh thái, động – thực vật... Thông tin thu được sẽ được thống kê, sắp xếp,

trình bày với sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê.

+ Ở bước xác thực thông tin, các đối tượng tham vấn sẽ được nghe phần trình

bày tất cả các thông tin mà họ đã cung cấp để từ đó bổ sung hoặc chỉnh lý, xác thực tất

cả các thông tin. Sau đó, sử dụng các phần mềm thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu,

phân tích số liệu.

2.2.7. Phương pháp phân tích, đánh giá theo mô hình DPSIR, SWOT

Đây là các phương pháp được sử dụng để phân tích đánh giá theo chuỗi nhằm

có được kết quả rõ ràng, phản ánh chính xác về hiện trạng ĐDSH và công tác quản

lý, bảo tồn ĐDSH của tỉnh. Cung cấp cơ sở để dự báo diễn biến trong tương lai, từ

đó cung cấp cứ liệu cho việc xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp.

17

1. Phương pháp phân tích, đánh giá theo mô hình DPSIR

Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR là mô hình nhận thức dùng để xác định,

phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân, kết quả do tổ chức Môi trường

Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999.

DPSIR là từ viết tắt của năm chữ: D – Driving Forces: Động lực; P – Pressure:

Áp lực; S – State: Hiện trạng; I – Impact: Tác động; R – Response: Đáp ứng.

Việc đánh giá hiện trạng ĐDSH theo mô hình DPSIR giúp xác định những động

lực, áp lực, hiện trạng, tác động đến ĐDSH từ đó xác định những yếu tố cần thiết trong

công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn, cụ thể là:

Hình 2.4. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn theo mô hình DPSIR

2. Phương pháp phân tích, đánh giá theo mô hình SWOT

Phương pháp phân tích, đánh giá theo mô hình SWOT được xây dựng bởi Viện

Nghiên cứu Standford vào những năm 1960 – 1970, đây là mô hình được xây dựng

nhằm hiểu rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong một tổ chức,

trong quản lý, trong vấn đề được nghiên cứu….

SWOT là từ viết tắt của năm chữ:

Động lực Áp lực Hiện trạng Tác động

- Điều kiện tự

nhiên

- Sự gia tăng dân số

- Hoạt động phát

triển kinh tế - xã

hội

- Đô thị hóa, xây

dựng…

- Nhu cầu sử dụng

tài nguyên

- Rác thải từ các

hoạt động sinh

hoạt, sản xuất, xây

dựng…

- Mở rộng khu dân

cư, đô thị

- Khí hậu

- Chất lượng môi

trường đất, nước,

không khí (các

thông số đánh giá)

- Diện tích, chất

lượng hệ sinh thái

- Thành phần loài

động, thực vật

- Đa dạng sinh

học

- Hệ sinh thái

- Tài nguyên thiên

nhiên

- Sức khỏe con

người

- Sự phát triển

kinh tế - xã hội

- Chính sách dân số, kế hoạch hóa

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Quy hoạch, kế hoạch, quyết định bảo vệ môi trường

- Quy hoạch, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

- Chương trình trồng rừng

- Chương trình nâng cao sinh kế gắn liền với bảo tồn ĐDSH

- Chương trình nâng cao nhận thức người dân về bảo tồn ĐDSH

ĐÁP ỨNG

18

S – Strengths: Điểm mạnh

W – Weaknesses: Điểm yếu

O – Opportunities: Cơ hội

T – Threats: Thách thức

Căn cứ vào các nội dung phân tích theo mô hình SWOT sẽ đánh giá được những

lợi thế, khó khăn từ đó xác định được những cơ hội và thách thức trong công tác bảo

tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 2.1. Khái quát mô hình SWOT đánh giá hiện trạng ĐDSH tỉnh Bắc Kạn

Điểm mạnh Điểm yếu

- Diện tích HST tự nhiên

- Thành phần, số lượng loài sinh vật

- Tài nguyên thiên nhiên

- Chất lượng môi trường

- Công tác quản lư

- Hệ thống giao thông

- Nguồn nhân lực

- Kinh phí

- Giám sát ĐDSH

- Khu dân cư

- Sự tham gia của cộng đồng

Cơ hội Thách thức

- Thu hút đầu tư

- Tiềm năng ĐDSH

- Nâng cao sinh kế

- Gìn giữ phong tục tập quán

- Áp lực từ gia tăng dân số

- Áp lực phát triển bền vững

- Áp lực từ quá trình đô thị hóa…

19

Phần 3

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, THU THẬP SỐ LIỆU

3.1. Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên

quan đến công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 21048’22’’

đến 22044’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105025’08’’ đến 106024’47’’ kinh độ Đông.

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Kạn

20

Theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2019 của HĐND tỉnh

Bắc Kạn về việc thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-

2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có 7 huyện, 1 thành phố, gồm 96 xã, 6

phường và 6 thị trấn huyện lỵ

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an

ninh - quốc phòng tuy nhiên do nằm sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong

việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng

lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém.

Chính vị trí địa lý cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến

việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

3.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Là một tỉnh miền núi vùng cao, Bắc Kạn có địa hình khá phức tạp và đa dạng,

diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia cắt

mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các dải đồi

núi cao hai bên. Có thể chia địa hình tỉnh Bắc Kạn thành 4 vùng chính như sau:

* Địa hình vùng núi cao

Kiểu địa hình này tạo thành dải nằm dọc theo phía Tây đến phía Bắc của tỉnh

thuộc các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Xen vào đó có các dãy núi cao

là ranh giới giữa các huyện Bạch Thông, Ba Bể và phía Bắc huyện Chợ Đồn. Ở vùng

này các khối granit xâm nhập thường có độ dốc lớn, đỉnh nhọn và cao nhất vùng. Các

núi cát kết, phiến sét hình thái mềm mại hơn, các đường phân thủy có khi sắc sảo, rõ

nét, có chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng. Nói chung dạng địa hình này hiểm trở, giao

thông đi lại rất khó khăn.

* Địa hình vùng đồi núi thấp

Chạy dọc theo Quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh. Địa hình

vùng này đỡ phức tạp hơn, độ cao dưới 700 m, độ dốc thấp hơn vùng núi cao, thảm

thực vật tự nhiên nghèo, chủ yếu là rừng thứ cấp và rừng trồng. Do độ che phủ giảm,

lại nằm trong vùng mưa nhiều, nên xói mòn rửa trôi trên đất dốc xảy ra khá mạnh mẽ.

* Địa hình núi đá vôi

Núi đá vôi ở Bắc Kạn thuộc cánh cung Ngân Sơn. Quang cảnh các núi đá vôi rất

hùng vĩ, vách đá dựng đứng cheo leo, đỉnh lởm chởm, răng cưa nhọn hoắt. Trong vùng

núi đá vôi xuất hiện suối ngầm (hiện tượng Kazastơ) nên thường gây mất nước trong

mùa khô.

* Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực

Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai

thác nông nghiệp. Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳng

trồng lúa, màu khá tốt như cánh đồng Nam Cường, Phương Viên, Đông Viên (huyện

21

Chợ Đồn); Thượng Giao, Mỹ Phương (huyện Ba Bể); Nà Khoang, Bằng Khâu (huyện

Ngân Sơn); Lục Bình, Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông). Cấu tạo địa chất vùng này khá

phức tạp gồm từ đá biến chất (huyện Ngân Sơn); đá vôi (huyện Na Rì); đá granit

(huyện Ba Bể).

Về độ dốc của địa hình, phần lớn diện tích đất của tỉnh Bắc Kạn có độ dốc cao, đặc

biệt là những nơi có nhiều núi đá, có tới hơn 73% diện tích tự nhiên của tỉnh có độ dốc

trên 150, diện tích đất có độ dốc dưới 80 chỉ chiếm gần 15% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Địa hình rất đa dạng bao gồm nhiều kiểu địa hình: Thung lũng, đồi cao, núi thấp,

núi đá vôi... đỉnh cao nhất là đỉnh Năm Khiêu Thượng ở phía Bắc tỉnh (1.640m), nơi

thấp nhất ở xã Quảng Chu huyện Chợ Mới có độ cao 40m so với mặt nước biển.,

- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều

đỉnh cao trên 1000m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-30o, nhiều dãy núi

đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo

thành những thung lũng hẹp.

- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn-Yên

Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.

- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 450 ha, độ sâu khoảng

20 -30m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tưởng.

- Kiểu địa hình núi trung bình (700 - 1700m) chiếm 12,43% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh. Phân bố tập trung ở các huyện: Ngân Sơn, Ba Bể, phía Tây Bắc huyện Chợ Đồn và

các xã Kim Lư, Cư Lễ (Na Rì). Độ dốc bình quân 30 - 380, tầng đất dầy và tơi xốp.

- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung du lên

miền núi, độ cao bình quân từ 300 - 400m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng

của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình

quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng

hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.

- Kiểu địa hình núi thấp (300 - <700m) chiếm 64,31% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh. Phân bố tập trung ở huyện: Na Rì, phía Nam huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

Độ dốc bình quân từ 28 - 350. Nơi có độ dốc trung bình <300 thì tầng đất khá dầy,

thích hợp cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Xen kẽ với kiểu địa hình này là những

khu ruộng bậc thang nằm trong các thung lũng hẹp.

- Kiểu địa hình đồi (<300m), độ dốc trung bình 20 - 250 chiếm 8,26% diện tích

tự nhiên của tỉnh. Kiểu địa hình đồi phân bố xen kẽ với địa hình núi thấp ở các huyện

Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn, rất thích hợp cho sản xuất Lâm nghiệp.

- Kiểu địa hình Caster: chủ yếu là Caster đai thấp < 700m, chiếm 7,29% diện tích

tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung nhiều ở các xã Kim Hỷ, Côn Minh (Na Rì), Vũ

Muộn (Bạch Thông) và xung quanh Hồ Ba Bể; Trên kiểu địa hình này có nhiều hang

động và hệ động, thực vật núi đá với nhiều loài quí hiếm.

22

- Kiểu địa hình thung lũng và bồn địa, chiếm 6,41% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,

phân bố xen kẽ với các kiểu địa hình núi thấp và đồi bát úp. Đất đai được hình thành từ

sản phẩm rửa trôi của vùng núi, đất màu mỡ, thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.

Tóm lại, Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng cao, địa hình khá phức tạp và khá đặc biệt, độ

cao, độ dốc lớn, lại là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông nên tập trung dòng chảy về mùa

mưa rất nhanh do vậy việc bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với

sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả vùng hạ lưu nói chung.

3.1.1.2. Khí hậu

Tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nhiệt độ

cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc. Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hóa theo độ cao của địa hình và hướng núi, bị chi

phối bởi những dãy núi xen lẫn với những thung lũng, có thể phân chia thành 3 vùng

như sau:

- Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ

Mới, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam, định ra

hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu.

- Vùng phía Đông và Đông Bắc: là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy

theo hướng Bắc Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.

- Vùng trung tâm: là vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc

cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.

Địa hình Bắc Kạn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoàn lưu khí quyển.

Ngoài việc ngăn cản gió mùa cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông thì hướng của các dãy

núi song song và thấp dần về phía Đông Nam của nó tạo điều kiện cho gió mùa Đông

Bắc có thể tiến sâu vào khu vực.

3.1.1.3. Nhiệt độ

Khí hậu tỉnh Bắc Kạn có sự phân hóa theo mùa, mùa hạ có nhiệt độ cao, mưa

nhiều. Mùa đông có nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Nhìn chung khí hậu của tỉnh Bắc Kạn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm

nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.

Trên đại bộ phận lãnh thổ Bắc Kạn (những nõi có ðộ cao < 600m), nhiệt ðộ trung

bình năm khoảng từ 20 - 220C. Ở khu vực thung lũng sông Cầu, những nơi có độ cao <

200m, nhiệt độ trung bình năm có thể cao hơn 220C. Còn những khu vực có độ cao từ

600 - 1000m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 18 - 200C.Một vài đỉnh núi nơi có

độ cao > 1000m, nhiệt độ trung bình năm có thể xuống dưới 180C. Tháng 7 là tháng

nóng nhất trong năm, nhiệt độ không khí trung bình ở đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Bắc

Kạn có thể lên đến 25,7 - 27,50C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung

bình có thể hạ xuống 12,1 - 14,40C. Những nơi cao hơn 1000m nhiệt độ không khí

23

trong tháng 1 có thể còn xuống tới 100C và thấp hơn. Cũng như nhiều tỉnh trung du

miền núi khác, ở Bắc Kạn biên độ dao động nhiệt năm khá cao, từ 13 - 150C.

3.1.1.4. Độ ẩm và tổng lượng bốc hơi

Ở Bắc Kạn độ ẩm tương đối trung bình năm cao, từ 81 - 82%. Chênh lệch của độ

ẩm tương đối giữa các tháng không nhiều, khoảng 4 - 5%. Khó có thể phân biệt được

một thời kỳ khô và ẩm ở Bắc Kạn, tuy nhiên các tháng 7 và 8 là các tháng giữa mùa

mưa nên độ ẩm không khí bao giờ cũng cao hơn cả khoảng 87% tại huyện Ngân Sơn.

Thời kỳ khô hanh nhất là các tháng nửa đầu mùa đông, có độ ẩm tương đối chỉ khoảng

74 - 78%. Sự biến thiên độ ẩm không đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa.

Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu

(tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm không khí đến độ bão hoà (100%).

Lượng bốc hơi hàng năm toàn tỉnh Bắc Kạn có xu hướng giảm từ Bắc xuống

Nam, từ cao xuống thấp. Lượng bốc hơi bình quân năm ở tỉnh Bắc Kạn khoảng 735,3

mm. Trong mùa mưa, do độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên

lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng

mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 1/4 đến 1/2.

Về mùa khô hanh, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc

hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng này lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này

thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

3.1.1.5. Chế độ gió

Do tỉnh Bắc Kạn nằm sâu trong đất liền lại được các dãy núi che chắn, nên ít chịu

ảnh hưởng của bão, thỉnh thoảng có gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp ít ảnh hưởng đến

sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Hướng gió thịnh hành ở tỉnh Bắc Kạn là hướng Bắc

và Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến tỉnh Bắc Kạn từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Đông Bắc

đột ngột làm giảm nhiệt độ 4 - 60C so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến

sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với mạ và lúa chiêm xuân. Gió Đông Nam xuất

hiện từ tháng 4 đến tháng 9 kèm theo mưa dông, đôi khi xuất hiện lốc xoáy gây thiệt

hại cho hoa màu, nhà cửa.

Huyện Chợ Đồn do nằm khuất sau dãy núi sông Gâm có tốc độ gió nhỏ hơn các

huyện khác trong tỉnh, trong tháng 7 tốc độ gió mạnh nhất thường xuất hiện trong các

cơn dông.

3.1.1.6. Chế độ mưa

Bắc Kạn có chế độ mưa mùa hè, xét theo không gian lãnh thổ lượng mưa của tỉnh

thuộc vào loại mưa vừa đến ít mưa với lượng mưa trung bình hàng năm ở Bắc Kạn

trong khoảng l.756mm, phân bố không đều theo huyện và theo mùa. Lượng mưa trung

bình lớn nhất ở trạm Phủ Thông (2.144,50mm) và thấp nhất ở trạm Na Rì

24

(1.148,10mm).Số ngày mưa trung bình nhiều năm dao động từ 123 – 155 ngày/năm,

thuộc loại trung bình so với các khu vực lân cận. Cũng như chế độ nhiệt, mưa ở đây

chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 4 đến

tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian còn lại là mùa ít mưa. Trong

mùa mưa, có những tháng có thể tới 15 - 20 ngày có mưa. Mùa ít mưa với số ngày

mưa trong tháng là dưới 10 ngày và lượng mưa không đáng kể, có khi gần như cả

tháng không có mưa hoặc chỉ là mưa phùn, mưa mù.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều, lượng mưa chiếm từ 75 - 85% lượng

mưa cả năm theo từng trạm đo, bình quân toàn tỉnh chiếm khoảng 80,84%. Tháng 7 có

lượng mưa lớn nhất trong năm, chiếm từ 18,46 - 30,47% tổng lượng mưa năm.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 25%

lượng mưa cả năm. Mưa ít là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán,

hỏa hoạn và các vụ cháy rừng của tỉnh Bắc Kạn cũng nhiều hơn so với các địa phương

khác trong vùng Đông Bắc.

3.1.1.7. Thủy lợi, thuỷ văn nước mặt

a) Hệ thống thủy lợi

Công tác thủy lợi trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư. Hàng năm

cùng với chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng, các công trình thủy lợi khác

cũng được nâng cấp, tu sửa. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 955 công trình thủy lợi

lớn nhỏ, trong đó:

- Công trình hồ chứa có 35 hồ chứa nước, chủ yếu là các hồ có dùng tích nhỏ từ

0,2 - 0,6 triệu m3 (hiện chỉ có hồ Ba Bể, hồ Bản Chàng và hồ Khuổi Khe có dùng tích

trên 1,0 triệu m3).

- Các công trình tiểu thủ nông gồm có 742 đập dâng, 144 hệ thống kênh mương, 10

xi phông. Phần lớn các công trình phai tạm do dân tự làm bằng vật liệu tại chỗ như tre, gỗ,

đá xếp, rọ thép... hàng năm sau mỗi mùa lũ đều bị phá hủy phải làm lại, các mương đất

chạy ven sườn núi thường xuyên bị sạt lở, bồi lắng.

- Trạm bơm có 24 trạm gồm các trạm bơm điện, bơm dầu, bơm thủy luân tuy

nhiên đều là các trạm bơm nhỏ, diện tích tưới từ 3 - 20 ha/trạm.

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 622,71 km kênh mương các

loại, chiếm 93,36% kênh mương các loại của các hệ thống công trình thủy lợi. Ngoài

ra còn có 26,50 km kè bảo vệ bờ, đất canh tác và bảo vệ dân sinh tại các vị trí xung

yếu dọc các tuyến sông lớn.

Phần lớn diện tích lúa tưới bấp bênh là do không có công trình tưới người dân chỉ

canh tác được 1 vụ mùa chủ yếu nhờ nước mưa hoặc do nhân dân tự khai thác nguồn

nước tưới bằng các công trình tạm như đường ống tre nứa, gỗ đá chặn dòng lấy nước,

gầu tát hoặc do công trình bị hư hỏng, xuống cấp, kênh mương không được kiên cố

25

không đảm bảo năng lực tưới thiết kế... Còn cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả do

người dân thường trồng ở vùng đất dốc, đất vườn, vùng khan hiếm nguồn nước mặt

không thể canh tác lúa nước.

b) Mạng lưới sông ngòi

Tỉnh Bắc Kạn có các sông suối gồm: sông Cầu, sông Bắc Giang, sông Năng,

sông Gâm, Phó Đáy và sông Yến Lạc, các sông suối có đặc điểm chung là lòng nhỏ và

dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ.

- Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn

Ôn (xã Phương Viên), chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông

Gâm theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam tới địa phận xã Dương Phong đổi

theo hướng Tây Tây Nam - Đông Đông Bắc qua thị xã Bắc Kạn đến xã Mỹ Thanh. Tại

huyện Bạch Thông đổi hướng chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đến xã Nông Hạ

nhận thêm một chi lưu phía hữu hạn chảy về xã Mai Lạp theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, tiếp nhận thêm một chi lưu phía hữu hạn rồi chảy

vào địa phận tỉnh Thái Nguyên. Đoạn sông Cầu chảy qua trên địa bàn tỉnh dài 100 km,

diện tích lưu vực là 510 km2. Hàng năm lượng mưa bình quân đạt 1.599 mm, lưu

lượng dòng chảy bình quân năm là 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3/s, mùa khô là 8,05 m3/s.

Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Tổng lượng nước khoảng 798 triệu m3.

Sông Cầu trên địa bàn Bắc Kạn thuộc đầu nguồn, đây là nguồn cung cấp nước

chính cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và khu vực hạ lưu.

- Sông Năng là phụ lưu chính thuộc tả ngạn sông Gâm đưa nước từ hồ Ba Bể vào

sông Gâm tại Na Hàng (tỉnh Tuyên Quang), đoạn chảy qua trên địa bàn tỉnh dài 70

km. Tổng lượng nước khoảng 1,33 tỷ m3 là nguồn cung cấp nước chính cho hồ Ba Bể.

Đoạn sông Năng chảy gần hồ Ba Bể có một số cảnh quan đẹp như động Puông, động

Hua Mạ hay thác Đầu Đẳng. Diện tích lưu vực tính đến thác Đầu Đẳng là 1.890 km2,

lưu lượng bình quân 42,1 m3/s.

Trên lưu vực sông Năng có nạn khai thác cát sỏi và đặc biệt là khai thác vàng trái

phép làm bồi lắng và ô nhiễm lòng sông.

- Sông Bắc Giang chảy qua trên địa bàn tỉnh dài 28,6 km, chiều rộng lòng sông

từ 40 - 60 m, độ chênh cao giữa dòng và mặt ruộng khoảng 4 - 5 m. Lưu lượng dòng

chảy bình quân vào mùa lũ lên tới 2.100 m3/s (năm 1979). Tổng lượng nước khoảng

794 triệu m3. Ngoài ra thượng nguồn sông Bắc Giang còn có các suối chính như suối

Khuổi Súng, Tả Phìn, Khuổi Khe là nguồn sinh thủy dồi dào cung cấp cho dòng chính.

- Sông Yến Lạc chảy qua trên địa bàn tỉnh dài 35,5 km uốn khúc theo chân các dãy

núi cao, thủy chế thất thường, lưu lượng thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp Sông Yến Lạc là

hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc, Bản Chảo, Nà Buốc, Cư Lễ... Diện

tích lưu vực là 1.200 km2, lưu lượng bình quân 9,6 m3/s.

26

- Sông Gâm chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn dài 16 km với diện tích lưu vực

khoảng 154 km2.

- Sông Phó Đáy chảy qua trên địa bàn tỉnh dài 36 km với diện tích lưu vực

khoảng 390 km2, lưu lượng bình quân 9,7 m3/s.

Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối

trong tỉnh. Phần lớn đồi núi bò sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ

phù sa. Chính vì vậy trong tỉnh Bắc Kạn không có những cánh đồng phù sa rộng lớn,

mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ hẹp và rải rác theo triền sông, triền suối.

Mặt khác, do ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy xiết cho nên trong đất phù sa bồi tụ có

nhiều hạt thô hơn so với vùng hạ lưu.

Tóm lại: Hệ thống các sông trên địa bàn tỉnh thường ngắn, dốc, mùa mưa lưu lượng

nước lớn gây ra hiện tượng lũ lụt, mùa khô lòng sông nước khô cạn, phía hạ du lòng sông

hẹp gây tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.1.8. Thảm thực vật

Bắc Kạn có các quần thể thực vật chủ yếu sau đây:

- Thực vật vùng núi cao (trên 900 m): chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh, nửa

lá rụng, độ ẩm cao, lượng chất hữu cơ thảm mục dày > 3cm. Trong vùng còn nhiều gỗ

quý như: Đinh, lim, táu, dẻ, lát hoa,… Vì vậy trong vùng hình thành các loại đất mùn

vàng đỏ trên núi.

- Thực vật vùng núi thấp (dưới 900 m): chủ yếu là rừng thưa hơn và không đồng

đều như vùng núi cao. Do tác động của con người khai phá nên gỗ quý hầu như không

còn, thay vào đó là tập đoàn tre nứa, vầu, giang, trúc, cây hòa thảo, lau lách, cỏ

tranh,… Cây thân gỗ có chò chỉ, trám trắng, lim, bồ đề và cây dây leo, cây bụi hỗn

giao. Vùng này độ ẩm nói chung còn khá, những nơi đất trống độ ẩm thấp và xuất hiện

địa y, rong rêu, nấm,… Trong vùng hình thành các loại đất đỏ vàng. Ở những nơi độ

dốc cao, thảm thực vật che phủ thấp hình thành các loại đất có tầng đất mịn mỏng,

ngược lại ở những nơi độ dốc thấp thảm thực vật che phủ cao thì tầng đất mịn dày hơn.

- Thực vật vùng đá vôi: Có các loại thân gỗ lá nhỏ, mầu xanh thẫm, điển hình là

nghiến và một số cây gỗ tạp khác. Rễ cây thường bám vào các kẽ nứt của đá, có tác

dụng đẩy nhanh quá trình phá hủy đá mẹ. Trong vùng hình thành đất nâu đỏ hoặc nâu

vàng trên đá vôi.

- Thực vật vùng canh tác: Do tác động của con người, khai phá đất đai để sản

xuất nông nghiệp đã tạo nên quần thể thực vật nhân tạo khá phong phú như: Lúa, ngô,

khoai, sắn, đậu đỗ các loại, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

Tuy vậy diện tích cây ngắn ngày trồng 1 vụ còn nhiều, đang được từng bước khai thác

những nơi thuận lợi về nước tưới để trồng 2 vụ.

27

3.1.1.9. Tài nguyên đất

Kế thừa kết quả điều tra, đánh giá đất đai tỉnh Bắc Kạn (đã được UBND

tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 05/12/2019) đã

xác định trên địa bàn toàn tỉnh có 05 nhóm đất với 14 loại đất, trong đó:

- Nhóm đất thung lũng có diện tích 993 ha, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên của

tỉnh, phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung nhiều ở

huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn và huyện Chợ Mới. Đất được hình thành ở các

thung lũng, xung quanh là đồi núi cao khép kín, địa hình khó thoát nước, hàng năm

được bồi tụ các sản phẩm từ các sườn đồi núi cao xung quanh đưa xuống.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 415.556 ha, chiếm 85,51% diện tích điều

tra, phân bố ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh, gồm 07 loại đất:

+ Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): có diện tích 69.323 ha, chiếm 14,26%

diện tích tự nhiên, phân bố nhiều trên địa bàn huyện Ba Bể (16.403 ha), huyện Bạch

Thông (19.577 ha), huyện Chợ Đồn (12.370 ha), huyện Pác Nặm (12.352 ha).

+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): có diện tích 2.500 ha, chiếm

0,51% diện tích tự nhiên, chỉ phân bố ở các huyện Ba Bể (1.070 ha), huyện Chợ Đồn

(632 ha) và huyện Chợ Mới (799 ha).

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): có diện tích 13.600 ha, chiếm 2,80%

diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh, tuy nhiên diện tích

nhiều nhất tập trung tại các huyện Ba Bể (2.626 ha), huyện Na Rì (2.280 ha), huyện Chợ

Đồn (1.895 ha), huyện Ngân Sơn (1.669 ha).

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 352 ha, chỉ chiếm 0,07% diện tích tự nhiên,

chỉ phân bố tại huyện Bạch Thông (257 ha) và thành phố Bắc Kạn (95 ha).

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 14.235 ha, chiếm 2,93% diện tích

tự nhiên, chỉ phân bố tại huyện Ba Bể (7.849 ha), huyện Na Rì (3.432 ha), huyện Pác

Nặm (2.721 ha) và huyện Ngân Sơn (232 ha).

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): có diện tích 259.135 ha, chiếm

53,32% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh,

tuy nhiên diện tích nhiều nhất tập trung tại các huyện Chợ Đồn (60.517 ha), huyện

Ngân Sơn (52.303 ha), huyện Na Rì (46.404 ha) và huyện Chợ Mới (36.069 ha).

+ Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): có diện tích 56.411 ha, chiếm 11,61% diện tích tự

nhiên, phân bố ở tất cả các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diện tích

nhiều nhất tập trung tại các huyện Na Rì (21.317 ha), huyện Chợ Mới (11.705 ha),

huyện Ba Bể (9.000 ha) và huyện Bạch Thông (8.547 ha).

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) và

đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) là những loại đất có độ phì tự nhiên trung bình

khá. Cho nên chọn những vùng đất có độ dốc dưới 200 , tầng đất mịn dày trên 100 cm

để ưu tiên trồng cây dài ngày.

28

Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) và đất nâu

vàng trên phù sa cổ (Fp) có độ phì tự nhiên thấp hơn. Những vùng đất có độ dốc dưới

150 hầu hết đã được sử dụng trong nông nghiệp. Diện tích đất tầng mỏng ở Bắc Kạn

phần lớn tập trung trên các loại đất này. Vì vậy cần phải phủ xanh đất trống đồi núi

trọc bằng những cây phát triển nhanh để hạn chế rửa trôi, xói mòn, bảo vệ phục hồi

dần độ phì của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 21.512 ha, chiếm 4,53% diện tích

tự nhiên, phân bố trên địa hình đồi núi cao ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn và

Bạch Thông.

Nhóm đất mùn vảng đỏ trên núi của tỉnh Bắc Kạn hiện có 03 loại đất, trong đó

đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha) chiếm diện tích lớn nhất với 15.432 ha, đất

mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs) có diện tích 5.409 ha và đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv)

chiếm một diện tích nhỏ là 671 ha.

Đất mùn vàng đỏ trên núi tuy khá phì nhiêu nhưng có nhược điểm là thường

phân bố ở địa hình cao dốc, bị xói mòn mạnh, đi lại rất khó khăn, vì vậy nên dành quỹ

đất này cho trồng rừng và bảo vệ môi trường. Khi sử dụng nhóm đất này cần đặc biệt

quan tâm áp dụng quy trình và công nghệ canh tác tiến bộ trên đất dốc, đảm bảo giữ

đất, giữ ẩm, giữ màu để sản xuất lâu bền.

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 8.831 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên của

tỉnh, phân bố thành dải hẹp ven các sông Cầu, sông Năng, sông Yên Lạc và các suối

lớn ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, gồm 02 loại đất sau:

+ Đất phù sa không được bồi chua (Pc): có diện tích 1.077 ha, chiếm 0,22% diện

tích tự nhiên, chỉ phân bố ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn. Đất

phù sa không được bồi chua phân bố không liên tục dọc theo hai bên bờ sông suối lớn.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): có diện tích 7.753 ha, chiếm 1,60% diện tích tự

nhiên, phân bố ven suối ở tất cả các huyện và thành phố Bắc Kạn.

Đất phù sa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mặc dù có diện tích nhỏ nhưng lại rất có ý

nghĩa đối với sản xuất lương thực của tỉnh. Hiện tại đất phù sa đang được khai thác sử

dụng vào mục đích trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối

với vùng đất chân vàn có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa -

màu. Ở nơi địa hình cao không chủ động được nước tưới nên trồng cây hoa màu, cây

công nghiệp ngắn ngày hoặc cây lâu năm. Trong quá trình canh tác cần chú ý bón vôi

cải tạo độ chua, tăng cường bón phân hữu cơ và các loại phân khoáng đảm bảo dinh

dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao độ phì cho đất.

- Nhóm đất đen: có diện tích 51 ha, chỉ chiếm 0,01% diện tích tự nhiên, phân bố

trên địa bàn huyện Ba Bể và huyện Bạch Thông. Đây là nhóm đất có quá trình tích lũy

chất hữu cơ và quá trình tích lũy các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung quanh

phong hóa giàu chất kiềm.

29

Đất đen có ưu điểm là có độ phì tự nhiên cao, đất không chua thích hợp với các

loại cây đậu đỗ, ngô, các loại cây ăn quả, tuy nhiên nên trồng lúa ở những khu vực địa

hình thấp thoát nước kém. Tuy nhiên cần chú ý đến việc bón các loại phân bón phù

hợp trong môi trường trung tính và kiềm.

Nhìn chung chất lượng đất tỉnh Bắc Kạn khá tốt (có trên 72% diện tích tự nhiên

có chất lượng trung bình và cao), nhiều nơi tầng đất dày (có trên 90% diện tích tự

nhiên có độ dày tầng đất >50 cm), đất đồi núi có lượng mùn cao. Đã được khai thác

đất ruộng cho sản xuất nông nghiệp trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn

quả và lâm nghiệp. Tuy nhiên do việc khai thác chặt phá rừng, khai thác khoáng sản

bừa bãi, do một bộ phận dân cư sống du canh, du cư… thảm thực vật bị phá huỷ kéo

dài để lại hơn 1,9 nghìn ha đất đồi núi đất không có rừng cây ở các huyện Pác Nặm,

Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn… đất bị thoái hoá, xói mòn, nghèo dinh dưỡng, khô cằn

không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn.

3.1.1.10. Tài nguyên khoáng sản

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, hiện nay trên địa bàn đã phát hiện

273 mỏ và điểm khoáng sản thuộc 24 loại khoáng sản khác nhau, trong đó một số có

tiềm năng khá lớn như chì, kẽm, sắt, vàng…

- Đá vôi trắng: Bắc Kạn có một số mỏ khoáng sản đá vôi trắng như Nà Hai huyện

Ba Bể, Mỏ Bản Chang huyện Chợ Đồn với trữ lượng 3 triệu m3 đá ốp lát, 19 triệu tấn

đá làm bột Cacbonat can xi.

- Vàng: là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh, có 2 loại vàng gốc và vàng sa

khoáng được phân bố chủ yếu ở phía Đông của tỉnh tạo thành một dải dọc theo sông

Bắc Giang từ huyện Ngân Sơn đến huyện Na Rì gồm 19 mỏ và điểm quặng trong đó

có 7 điểm vàng gốc và 10 điểm vàng sa khoáng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 30 -

50 tấn, trong đó trữ lượng cấp C2 là 5,567 tấn.

- Chì, kẽm: là khoáng sản quan trọng và thế mạnh của tỉnh, tổng trữ lượng và tài

nguyên chì kẽm kim loại tỉnh Bắc Kạn là 3.049.177 tấn, trong đó trữ lượng chì kẽm là

178.000 phân bố chủ yếu ở vùng Chợ Điền huyện Chợ Đồn, ngoài ra còn có ở huyện

Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm, Chợ Mới.

- Antimon: chủ yếu là các điểm quặng với trữ lượng không lớn, tập trung chủ yếu

ở các huyện Chợ Mới và Na Rì.

- Thiếc: được dự báo cấp P2 khoảng 2.385 tấn. Thiếc gốc kiểu thiếc đa kim chỉ

gặp ở Nà Đeng (huyện Ngân Sơn), thân quặng có dạng mạch chiều dài 30-50- 100-200

m. Thiếc sa khoáng có nhiều ở Lũng Cháy (huyện Chợ Đồn).

- Sắt và sắt - mangan: Có 24 mỏ và điểm quặng gồm 17 mỏ và điểm quặng sắt

phân bố chủ yếu ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn vơi trữ lượng dự báo khoảng 10

triệu tấn và 7 điểm quặng sắt - mangan phân bố chủ yếu ở huyện Chợ Đồn (các điểm

quặng này chưa có khảo sát đánh giá về trữ lượng).

30

- Khoáng sản phi kim loại khác: như sét gạch ngói ở huyện Ba Bể, sét xi măng ở

huyện Chợ Mới; đá vôi trắng ở huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể và

graphit ở huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể.

- Đá quý và bán quý: phân bố ở huyện Ba Bể, Chợ Đồn. Hiện chỉ mới phát hiện

có các hạt đá quý rubi và saphia sa khoáng hoặc gốc. Sa khoáng rubi và saphia có tại

Bản Lồm, Kéo Mỏ, Bản Quá, Bản Đuống, Bản Vàng; rubi và saphia gốc có tại Bắc

Bản Lồm và Tây Bắc Bản Đuống. Đá nửa quý có coridon, thạch anh tinh thể ở Cao

Bay, Đông Nà Cọ.

Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng trong đó

chì-kẽm, quặng vàng, quặng sắt và khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng là có trữ

lượng công nghiệp. Song để khai thác và sử dụng có hiệu quả góp phần phát triển cho tỉnh

đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về điều tra khảo sá t, xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giai đoạn 2016-2020 tốc độ phát triển bình quân ngành nông, lâm nghiệp, thủy

sản ước đạt 2,45-4,5%/năm, đạt 54% kế hoạch (năm 2016 tăng 1,14%; năm 2017 tăng

3,32%; năm 2018 tăng 3,17%; năm 2019 tăng 2,28%; năm 2020 ước đạt 2,32%). Tỷ

trọng kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2016-2020 giảm so với

giai đoạn 2011-2015 do những năm gần đây khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển

mạnh (cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011-2015 chiếm trung bình

34% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 tương ứng khoảng

30%/31% đạt 97% kế hoạch, giảm 12% so với giai đoạn 2011-2015).

Giá trị tổng sản phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản theo giá so sánh (GRDP) đạt 1.989 tỷ đồng (năm 2016 đạt 1.874tỷ đồng; năm

2017 đạt 1.937 tỷ đồng; năm 2018 đạt 1.998 tỷ đồng; năm 2019 đạt 2.044 tỷ đồng;

năm 2020 ước đạt 2.091 tỷ đồng).

a. Ngành nông nghiệp

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây lương thực được coi trọng phát

triển để giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ, trên cơ sở phát triển diện tích đất trồng

lúa nước, đặc biệt là lúa 2 vụ ở những nơi có điều kiện xây dựng các công trình thủy

lợi bên cạnh việc sử dụng triệt để các điều kiện đất đai, nguồn nước. Năm 2020, tổng

diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 36.908 ha, tập trung nhiều trên địa bàn

các huyện Na Rì (7.150 ha), Ba Bể (6.290 ha), Chợ Đông (5.560 ha); tổng sản lượng

lương thực có hạt đạt 180,0 nghìn tấn, trong đó có 117,97 nghìn tấn thóc và 61,9 nghìn

tấn ngô.

+ Cây lúa: đã từng bước hình thành nên những vùng trồng lúa chuyên canh lớn

thuộc các khu vực ven sông Cầu, sông Bắc Giang... thuộc các huyện Chợ Mới, Chợ

31

Đồn, Bạch Thông. Đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa cả năm đạt 22.770 ha,

trong đó lúa vụ xuân có 8.560 ha (trong đó có 1.480 ha sử dụng giống chất lượng cao,

170 ha lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các huyện Chợ Đồn,

Bạch Thông) và lúa vụ mùa có 14.210 ha (trong đó có 2.730 ha lúa chất lượng cao và

130 ha lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các huyện Ngân Sơn, Chợ

Đồn, Pác Nặm). Diện tích đất trồng lúa tập trung ở huyện Ba Bể (4.140 ha), Chợ Đồn

(4.210 ha), Na Rì (3.850 ha). Sản lượng lúa ruộng cả năm đạt 117,97 nghìn tấn, trong

đó vụ xuân đạt 48.466 tấn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2020 đã thực hiện

chuyển đổi 180 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm khác.

+ Cây ngô: hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 14.138 ha (trong đó có 8.560 ha ngô vụ

xuân và 5.578 ha ngô vụ mùa), năng suất trung bình đạt 43,4 tạ/ha. Cùng với việc đưa

cây ngô lai vào trồng trên diện rộng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số

vùng chuyên canh cây ngô lai ở các huyện Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Mới.

+ Cây lấy bột: hiện nay trên địa bàn tỉnh diện tích trồng cây lấy bột chủ yếu là

khoai lang với diện tích 531 ha, năng suất đạt 52,02 tạ/ha; dong riềng 500 ha (trong đó

có 350 ha trồng thâm canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm), năng suất đạt 755,50

tạ/ha; khoai môn 237 ha, năng suất 90,02 tạ/ha; khai tây 140 ha, năng suất 120,0 tạ/ha.

+ Cây rau màu các loại: toàn tỉnh hiện có 3.597 ha trồng rau, đậu các loại, tập

trung nhiều ở các huyện Na Rì (810 ha), Chợ Đông (540 ha), Chợ Mới *517 ha), Ba

Bể (500 ha), trong đó có 2.925 ha trồng rau (hiện có 70 ha rau tại huyện Ba Bể đạt

chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc VietGAP), năng suất bình quân 138,97 tạ/ha;

khoảng 672 ha cây đậu đỗ các loại, năng suất 12,78 tạ/ha.

+ Cây công nghiệp hàng năm: hiện nay trên địa bàn tỉnh đã từng bước hình

thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm, như thuốc lá tại Ngân Sơn,

đậu tương tại Na Rì, lạc tại Na Rì. Năm 2020, toàn tỉnh có 570 ha cây đậu tương, năng

suất 17,25 tạ/ha; 557 ha cây lạc, năng suất 18,29 tạ/ha; 822 ha cây thuốc lá, năng suất

22,04 tạ/ha;

+ Cây ăn quả: hiện nay toàn tỉnh có 3.315 ha cây cam quýt (trong đó trồng mới

trong năm là 97 ha, hiện có 41 ha cây cam quýt được chúng nhận ATTP, VietGAP),

trong đó có 2.335 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 26,26 nghìn tấn; 799 ha cây

hồng không hạt, trong đó cho thu hoạch là 513 ha, sản lượng 2,2 nghìn tấn.

+ Cây công nghiệp dài ngày: hiện có 2.077 ha trồng chè (trong đó có 95 ha đạt chứng

nhận an toàn thực phẩm hoặc VietGAP, chè hữu cơ tập trung tại Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba

Bể), tập trung trên địa bàn các huyện Chợ Mới 775 ha, Ba Bể 728 ha, Chợ Đồn 435 ha, Na

Rì 65 ha, Bạch Thông 44 ha và thành phố Bắc Kạn 30 ha. Diện tích chè cho thu hoạch là

1.924 ha, năng suất đạt 50,52 tạ/ha

32

b. Ngành lâm nghiệp

Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đã có những

chuyển biến tích cực, chuyển từ lâm nghiệp khai thác sang lâm nghiệp xã hội, lấy bảo

vệ và xây dựng vốn rừng làm nhiệm vụ cơ bản. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã trồng

được 7.235 ha rừng, tăng 726 ha so với năm 2019; thực hiện chăm sóc 10.526 ha và

bảo vệ 271.983 ha rừng tự nhiên.

Do tình hình thiêu thụ lâm sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh,

trong năm toàn tỉnh đã khai thác khoảng 235 nghìn m3 gỗ các loại và 380 nghìn ster củi.

Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh, rừng có gỗ quý hiếm vẫn còn hạn

chế do phần lớn diện tích rừng giáp ranh, rừng có gỗ quý hiếm ở vùng sâu, vùng xa,

giáp với các tỉnh bạn, địa hình phức tạp cùng với tác động tiêu cực từ thị trường trong

và ngoài nước nên rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ. Chính sách của Nhà

nước về quản lý và sử dụng rừng có gỗ quý hiếm chưa phù hợp với điều kiện của địa

phương, người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng chưa nâng cao được đời sống bằng

các nguồn thu hợp pháp từ rừng

c. Ngành thủy sản

Mặc dù là tỉnh có diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản không lớn, tuy

nhiên trong những năm qua người dân trong tỉnh đã tận dụng mặt nước sông suối, các

công trình thủy lợi, hồ thủy điện… và một phần diện tích ruộng trũng ven các sông,

suối để nuôi cá. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.392 ha nuôi thủy sản, trong đó có 1.248

ha nuôi trong ao, hồ cho sản lượng khoảng 2,4 nghìn tấn; 144 ha nuôi cá ruộng cho sản

lượng khoảng 58 tấn và có1.790 m3 nuôi lồng bè cho sản lượng khoảng 54 tấn.

d. Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, tuy nhiên do trong năm giá lợn giống, thức ăn chăn nuôi tăng

nhanh nên việc đầu tư, mở rộng sản xuất gặp khó khăn, dịch bệnh trong chăn nuôi

bùng phát trở lại cũng ảnh hướng đáng kể đến kế hoạch tái đàn của người dân; hết năm

2020 trên địa bàn tỉnh có: đàn đại gia súc có hơn 68,4 nghìn con; đàn gia cầm có 1.715

nghìn con; đàn dê có hớn 21,9 nghìn con; đàn lợn có 139 nghìn con. Tổng 28 sản

lượng thịt hơi các loại ước đạt 22,0 nghìn tấn, trong đó thịt hơi đại gia súc đạt khoảng

3,7 nghìn tấn; lợn đạt 185,3 nghìn tấn; gia cầm đạt khoảng 3,7 nghìn tấn.

3.1.2.2. Công nghiệp – xây dựng cơ bản

* Sản xuất công nghiệp

Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn

tỉnh ước đạt 1.330,3 tỷ động, đạt 96,1% kế hoạch, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó: công nghiệp khai thác tăng 2,6%, công nghiệp chế biến tăng 5,7%, công

nghiệp sản xuất phân phối điện nước tăng 10,7% và công nghiệp cung cấp nước, xử lý

rác thải, nước thải tăng 8,6%.

33

* Đầu tư xây dựng cơ bản:

Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2020

trên địa bàn tỉnh là 2.893,9 tỷ đồng, đến hết ngày 31/10/2020 giải ngân được 1.692,5

tỷ đồng, đạt 58,5% kế hoạch.

Công tác quyết toán dự án và thu hồi nợ sau quyết toán được thực hiện hiệu quả:

Về quyết toán, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã phê duyệt quyết toán được 44 dự án, công

trình, hạng mục công trình hoàn thành với tổng giá trị quyết toán 403,4 tỷ đồng, giảm

chi cho ngân sách 8,7 tỷ đồng.

3.1.2.3. Dân số và lao động

a) Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số năm 2019 của tỉnh Bắc Kạn có 314.378 người,

trong đó khu vực thành thị có 65.649 người, chiếm 20,88% tổng số dân; khu vực nông

thôn có 248.729 người, chiếm 79,12%.

Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số của tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Tổng số Mật độ dân số

(người/km2)

Toàn tỉnh 4.859,96 314.378

64,69

1. Thành phố Bắc Kạn 137 45.104 329,23

2. Huyện Pác Nặm 475,39 33.489 70,45

3. Huyện Ba Bể 684,09 48.397 70,75

4. Huyện Ngân Sơn 645,87 29.313 45,39

5. Huyện Bạch Thông 546,5 31.108 56,92

6. Huyện Chợ Đồn 911,36 49.629 54,46

7. Huyện Chợ Mới 606,75 30.017 64,3

8. Huyện Na Rì 853 38.321 44,92

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Kạn

Mật độ dân số bình quân thấp, chỉ đạt 64,69 người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố

không đều, tập trung nhiều ở các đô thị, ven các trục đường giao thông. Thành phố

Bắc Kạn là nơi có mật độ dân số cao nhất đạt 329,23 người/km2, tiếp đến là các huyện

Ba Bể 70,75 người/km2, huyện Pác Nặm 70,45 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp

là các huyện Na Rì và Ngân Sơn.

b) Dân tộc

Dân cư tỉnh Bắc Kạn có khoảng 9 nhóm dân tộc chính đang sinh sống, trong đó

dân tộc Tày chiếm chủ yếu, khoảng 52,6%, Dao 17,86%, Kinh chiếm 12%, Nùng

9,1%, còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Mông, Sán Chay, Hoa, Mường, Sán Dìu

(thống kê dân số tại thời điểm 01/4/2019).

34

Với thành phần dân số có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 88% nên nhìn chung

trình độ dân trí còn hạn chế. Các hoạt động văn hóa cộng đồng chủ yếu diễn ra trong phạm vi

hẹp và còn giữ được nhiều nét bản sắc của các dân tộc ít người.

c) Lao động và việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động tỉnh Bắc Kạn giao động là 211.161 người, chiếm

67,16% số dân toàn tỉnh. Trong đó lao động nam chiếm 52,35%; lao động nữ chiếm

47,65%; lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm 17,89%, lực lượng lao động khu

vực nông thôn chiếm 82,11%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành kinh tế năm 2019 đạt

209.111 người, giảm 2,67% (tương đương 5733 người) so với năm 2018. Năm 31 2019,

tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt

16,06% (thấp hơn 1,39% của năm 2018). Trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành

thị đạt 44,63%; khu vực nông thôn đạt 9,84%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 của tỉnh là

1,09%, trong đó: Khu vực thành thị là 5,02%; khu vực nông thôn là 0,24%

Tuy nhiên hiện nay số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước

tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 80,5% số ngày công

trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.

3.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động

đến đa dạng sinh học

3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên tác động đến Đa dạng sinh học

- Bắc Kạn được coi như cầu nối giao lưu giữa vùng nội địa với các tỉnh biên giới

vùng núi phía Bắc. Vị trí địa lý chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội song đây

cũng điều tạo nên bất lợi trong công tác bảo tồn da dạng sinh học của toàn tỉnh: Nguồn

đa dạng sinh học có nhiều thị trường thu hút; hoặc nơi thành thị đông đúc phía Nam;

hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc láng giềng phía Bắc.

- Với diện tích đồi núi chiếm 80% điện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia

cắt trên địa bàn tỉnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng sinh học. Núi đá vôi

với vách núi dựng đứng cheo leo, đỉnh lởm chởm, răng cưa nhọn. Diện tích rừng tự

nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95.3%). Ngoài

khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và

được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.

- Địa hình vùng núi cao chiếm tới 306.142 ha hơn 25% tổng diện tích tự nhiên

của tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt các dãy núi cao bố trí xếp thành dải phân chia ranh giới

các huyện. Tính chất địa hình này tạo cho khu vực có đặc điểm riêng về đa dạng sinh

học. Sinh vật núi cao, núi đá vôi tập trung phân bố dọc theo các dải núi này.

35

- Địa hình phức tạp, giao thông lưu thông khó khăn nên số đông các loài động thực

vật tại đây chưa có sự xâm hại, khai thác của con người. Các nguồn gen quý gần như

vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn trong hệ sinh thái của chúng. Quang cảnh các núi đá

vôi rất hùng vĩ, vách đá dựng đứng cheo leo, đỉnh lởm chởm, răng cưa nhọn hoắt. Đây

chính là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật. Hệ sinh thái trên rừng núi đá vôi

là những nguồn gen vô cùng quý báu. Khu vực này có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi

điển hình của khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng với

một khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có nhiều loài động thực vật quý hiếm đã từng được

coi là các loài quan trọng đang bị đe dọa cần được bảo tồn và liệt kê vào Sách Đỏ Việt

Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2021).

- Phần địa hình đồi núi thấp chạy dọc theo Quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các

huyện trong tỉnh đỡ phức tạp hơn, độ cao dưới 700 m, độ dốc thấp hơn vùng núi cao,

thảm thực vật tự nhiên nghèo. Do nằm ven tuyến đường giao thông liên tỉnh, chịu sự

khai thác của cư dân trong vùng cho các mục đích sống nên ở đây chủ yếu là rừng thứ

cấp và rừng trồng.

- Khí hậu tỉnh Bắc Kạn có sự phân hóa theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều.

Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu

phân hóa theo mùa là tiền đề cho đa dạng loài trên địa bàn. Lượng mưa hàng năm toàn

tỉnh tương đối lớn; trong mùa mưa, do độ ẩm cao, ít gió nên thời tiết ẩm là điều kiện

thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phân bố và phát triển mạnh. Mặt khác, khí hậu Bắc Kạn

phân hóa theo mùa nên động thực vật cư trú cũng phân hóa đa dạng theo mùa. Trong vài

thập kỷ trở lại đây, biểu hiện và các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra không ít thiệt

hại cho các ngành kinh tế cũng như cho tự nhiên. Sự thay đổi về điều kiện môi trường

sống, các yếu tố khác về thức ăn, nơi trú ngụ dẫn đến nhiều sự thay đổi trong thành

phần, cấu trúc loài. Phần lớn các loài bị tác động sẽ biến đổi thích nghi hoặc tìm kiếm

một môi trường sống mới phù hợp hơn. Điều này có thể tạo nên sự đa dạng về thành

phần loài, phong phú trong kiểu hình trên một đơn vị không gian nhất định hoặc là sự

suy giảm về số lượng và thành phần loài.

- Đất đỏ vàng Feralit có diện tích 415.556 ha, chiếm 85,51% diện tích tự nhiên,

phân bố ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Phân bố trên diện tích đất này chủ yếu là

yếu là rừng thưa, cây lùm bụi xen cây gỗ rải rác (đất trống đồi núi trọc), cây bụi, rừng

thưa cây bụi, cỏ tranh. Định hướng cải tạo và áp dụng các biện pháp canh tác trên đất

dốc góp phần duy trì thảm thực vật che phủ, giữ ổn định các hệ sinh thái và hệ động

thực vật trong khu vực.

- Đất phù sa có diện tích 8.831 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố thành

dải hẹp ven các con sông và con suối lớn. Hiện nay, quỹ đất phù sa trên địa bàn tỉnh

phần nhiều đã được sử dụng để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công

36

nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên hệ thống máy móc nông nghiệp chưa thực sự phát huy

được vai trò trong sản xuất.

- Hệ thống các sông trên địa bàn tỉnh thường ngắn, dốc, mùa mưa lưu lượng nước

lớn gây ra hiện tượng lũ lụt, mùa khô lòng sông nước khô cạn, phía hạ du lòng sông

hẹp gây tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do ảnh

hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối trong tỉnh.

Phần lớn đồi núi bò sát thềm sông, thềm suối đã khống chế quá trình bồi tụ phù sa.

Chính vì vậy trong tỉnh Bắc Kạn không có những cánh đồng phù sa rộng lớn, mà chỉ

có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ hẹp và rải rác theo triền sông, triền suối. Canh tác

lúa nước nếu không nhờ hệ thống tưới tiêu thủy lợi thì hiệu quả sản xuất yếu kém, có

khi còn mất trắng do lũ quét, lũ lụt. Chính vì vậy, canh tác hoa màu trên đất dốc dường

nhu phổ biến hơn. Đất có rừng sau các mục đích trồng trọt, chăn thả biến thành đất

dốc; con người dần tiến sâu vào rừng hơn, giả phóng ngày càng nhiều đất rừng. Phá

rừng làm nhà, làm chuồng trại cho gia súc. Biến những khu vực đó thành nương rẫy

canh tác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc môi trường sinh sống của các loài thú

rừng và chim rừng bị thu hẹp. Nhiều loài chim và thú di cư tìm nơi ở khác, nhiều loài

thực vật mất đi khi không đáp ứng được hoàn cảnh môi trường sống thay đổi hay bị

khai thác quá mức. Đa dạng sinh học bởi vậy mà chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hệ thống

sông ngòi, kênh mương, thủy lợi.

3.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến Đa dạng sinh học

Những năm gần đây, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đang bị đe dọa; nhiều

loài suy giảm nghiêm trọng về số lượng do chính hoạt động sản xuất và khai thác tự

nhiên của con người. Sự gia tăng dân số và sức ép phát triển kinh tế là một trong

những yếu tố quan trọng quyết định đến Những hoạt động săn bắt động vật, khai thác

gỗ và lâm sản quý hiếm tràn lan như hiện nay đặt đa dạng sinh học vào mối hiểm họa

không ngờ. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học chưa thực sự hiệu quả, rừng bị suy

thoái, mất dần đi khả năng phòng hộ vốn có. Nguyên nhân chính ở đây là bởi phần lớn

diện tích rừng giáp ranh ở tận vùng sâu vùng xa, giáp với các tỉnh bạn địa hình phức tạp,

khó quản lý.

- Dân cư phân bố đông đúc tại các khu vực nông thôn (chiếm 79,12% tổng dân số

trên toàn tỉnh). Phần lớn số lao động tập trung trong khu vực kinh tế nông nghiệp.

Người dân sinh sống trên các khu vực thuộc tỉnh Bắc Kạn gồm nhiều dân tộc như:

Tày, Dao, Nùng, H’Mông, Dao, Sán chí, Sán Dìu… Trình độ văn hóa của người dân

tại các xã, huyện vùng cao còn thấp. Trình độ dân trí thấp đi kèm với đói nghèo bởi

chưa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập bình quân trên

đầu người ở một số huyện nhu Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể.

37

- Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân phải

dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt động vật hoang dã,

khai thác lâm sản làm nhà, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hằng ngày, khai phá đất

đai làm nương rẫy sản xuất lương thực,... Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm với

nhiều loại có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc

nhiều tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong và ngoài địa bàn khai thác dưới mọi hình

thức, cả lén lút và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

- Sự di chuyển người nghèo tới các vùng sinh sống khác đã làm thay đổi sự cân

bằng dân số ở miền núi. Tập quán du canh du cư ở miền núi là nguyên nhân quan

trọng làm tăng dân số ở các địa phương và ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học ở

các vùng tiếp nhận. Sau khi đến nơi ở mới, những người di dân dù là theo kế hoạch

hay di dân tự do lại khai thác lấy đấy cày cấy làm nông nghiệp, chặt cây để xây dựng

nhà ở…

- Rừng là kho của cải vô giá. Năm 2021, tổng diện tích trồng rừng đạt 5.156 ha,

diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc trên địa bàn tỉnh từ năm 2018-

2020 là 7.667 ha, tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt 73,4%. Tổng sản lượng gỗ khai thác

ước đạt gần 286,6 nghìn m3; ngoài ra rừng còn cho một số sản phẩm khác từ rừng

như: măng, mộc nhĩ, nấm, mật ong… . Các sản phẩm từ rừng đã mang lại nguồn thu

khá lớn cho người dân sống gần các vùng rừng.

- Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, gần 80 % dân số sống tại các vùng nông thôn miền

núi và trong cơ cấu ngành nghề thì chủ yếu lao động nông nghiệp. Theo đà phát triển

của đất nước, mở rộng đất canh tác nông nghiệp là quy luật tất yếu phải xảy xa khi dân

số và văn hóa, xã hội ngày một phát triển. Do vậy mà diện tích đất rừng dần bị chuyển

sang canh tác nông nghiệp, các loài động vật, thực vật rừng mất dần nơi sống, dần suy

giảm về số lượng. Các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững như

khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ và nhiều loại khoáng sản bừa bãi, không có kế hoạch

gây mất mát tài nguyên là điều khó tránh. Đặc biệt, việc săn bắt động vật hoang dã,

khai thác cây dược liệu quý vì lợi ích kinh tế trước mắt là mối đe dọa lớn đối với các

loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng đấu tranh sinh học

– cân bằng sinh thái trong quần xã ngày càng mất nhiều.

- Các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp đã trực tiếp tác động

đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác. Các nguồn thải, hóa chất

sử dụng trong sản xuất công – nông nghiệp trực tiếp ra tình trạng ô nhiễm môi trường

như hiện nay. Tác động của ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế

đến sự suy giảm đa dạng sinh học là rất lớn. Ô nhiễm môi trường kéo theo sự suy

giảm, nghèo kiệt đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái bị ô nhiễm.

38

- Tăng trưởng dân số tại các khu vực miền núi nhanh tạo ra áp lực rất lớn đối với

đa dạng sinh học. Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt, lương thực,

thực phẩm, vật liệu xây dựng và các nhu cầu cần thiết khác trong khi lượng tài nguyên

thì hạn hẹp, nhất là đất sản xuất cho nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn đến là phải mở

rộng đất nông nghiệp, đất định cư và đất xây dựng…vào đất rừng và làm cho quỹ đất

rừng giảm, các hệ sinh thái biến đổi, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp.

- Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người

với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn

duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đa dạng sinh học tại Bắc

Kạn từ lâu đã được đánh giá là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có ý nghĩa lớn trong

quá trình phát triển. Tại Bắc Kạn, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, công

tác quản lý – bảo tồn đa dạng sinh học nên được ưu tiên đưa lên là một trong những

nhiệm vụ hàng đầu. Mất mát đa dạng sinh học có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân

dân bởi cuộc sống người dân phụ thuộc phần nhiều vào nông – lâm nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước về vấn đề tài nguyên nói chung và đa dạng sinh học

nói riêng chưa thực sự hữu hiệu. Nguyên nhân chính là bởi chính sách chưa rõ ràng,

chưa thống nhất và cũng chưa đi sâu vào đời sống người dân địa phương. Các chính

sách được soạn thảo và ban hành không đồng bộ, một số chính sách nhằm kiểm soát

tài nguyên sinh vật mang tính ứng phó nhiều hơn là tính chủ đông đã hoạch định sẵn.

Các chủ trương đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, nhưng các giải pháp

kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý . Một số vùng dân cư, nạn săn bắt động vật trái

phép và khai thác gỗ trái phép vẫn còn rất phổ biến. Số lượng động thực vật suy giảm

đáng kể, thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên đang bị sức ép rất lớn từ nhiều phía,

nhất là cộng đồng người dân địa phương. Từ đó chúng ta phải xác định được vấn đề là

cần phải xây dựng nhiều mô hình đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên với việc đề cao

vai trò của người dân địa phương đến hiệu quả quản lý. Các tiêu chí hoạt động, hình

thức hoạt động và đối tác thực hiện cho các hoạt động đều lấy người dân địa phương

làm tâm điểm. Hình thức quản lý mới này không mang tính áp đặt từ trên xuống, mà

các nhà quản lý nhạy bén đã biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển nguồn tài

nguyên thiên nhiên gắn với phát triển sinh kế người dân địa phương. Cộng đồng người

dân địa phương tham gia nhiều lĩnh vực trong hoạt động bảo tồn và phát triển tài

nguyên thiên nhiên, vai trò của họ là không nhỏ trong kết quả đạt được. Họ chính là

những người sống ở gần nguồn tài nguyên nhất, có điều kiện theo dõi, kế thừa thông

tin lịch sử diễn biến, có kiến thức bản địa truyền thống. Lợi ích của nguồn tài nguyên

39

thiên nhiên thật sự gắn bó trực tiếp, thường xuyên đối với cộng đồng người dân địa

phương nên chính họ sẽ là lực lượng thường xuyên tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát

huy nó. Cộng đồng địa phương là tấm lá chắn thép, là tai mắt, là lực lượng nòng cốt

chính trong tất cả các hoạt động nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác tài nguyên trái

phép cũng như góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

- Thực tế cho thấy rằng, giải pháp kỹ thuật tốt trong quản lý tài nguyên chỉ mới là

điều kiện cần, nhưng chưa đủ để trở thành một giải pháp có ích. Giá trị của nó chỉ thể

hiện khi người sử dụng thấu hiểu, chấp nhận nó trở thành của cải vật chất và thực sự

cần thiết phải bảo vệ và xem đó là sự đúng đắn của việc bảo vệ và bảo tồn các giá trị

về tài nguyên thiên nhiên thì mới đưa lại hiệu quả cao. Do vậy, sự cùng tham gia của

cộng đồng ngày càng được chấp nhận rộng rãi như một nguyên tắc bền vững để quản

lý tài nguyên trên phương diện quốc gia và quốc tế. Mục đích chính của sự tham gia

cộng đồng là lôi kéo mọi người đóng góp tài năng, trí tuệ và công sức vào quá trình

quản lý tài nguyên và phát triển kinh tế. Sự tham gia của người dân địa phương và bản

địa trong quản lý đa dạng sinh học là cần thiết bởi hai lý do có tính nguyên tắc. Thứ

nhất là nếu thiếu điều này, sự bền vững lâu dài của nhiều hệ sinh thái sẽ bị đe doạ. Thứ

hai là người dân địa phương và bản địa có quyền được hưởng lợi nhờ sử dụng bền

vững đa dạng sinh học cho sinh kế, nghỉ dưỡng, các nhu cầu văn hoá xã hội và các lý

do tâm linh của họ. Trước mắt, cần giáo dục cho nhân dân trong và ngoài vùng quy

hoạch đa dạng sinh học hiểu được giá trị của đa dạng sinh học. Trong quá trình quản

lý, bảo vệ các thành phần loài thì sự tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt góp

phần tạo nên hiệu quả bảo tồn. Bởi người dân sinh sống tại chính các khu vực có đa

dạng sinh học; công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học mang lại nguồn lợi dồi dào

cho kinh tế địa phương.

- Đa dạng sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với định hướng phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải

pháp trong quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực

hiện việc quy hoạch 03 loại rừng, tăng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng với mục tiêu

bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm. Chính

sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế được thúc đẩy và triển khai

mạnh mẽ từ cấp tỉnh đến các địa phương, tạo nguồn thu để đầu tư, phát triển rừng. Qua

đó, góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa

bàn tỉnh.

- Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm. Với lợi

40

thế phát triển du lịch là Vườn quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn di sản

ASEAN, Khu RAMSA thứ 1.938 của thế giới, di tích lịch sử văn hóa quốc gia, di tích

quốc gia đặc biệt. Mục tiêu phát triển du lịch nhanh, bền vững nhưng luôn giữ vững

quan điểm không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, du lịch hài hòa với thiên

nhiên là du lịch bền vững.Các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh hướng nên kinh tế

phát triển theo hướng bền vững, hài hòa với tự nhiên, bảo tồn và phát huy thế mạnh

vốn có của tỉnh. Chính vì vậy, công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ thuận

lợi hơn trong quá trình thực hiện.

3.2. Điều tra khảo sát Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái của tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Hiện trạng hệ thảm thực vật

Theo số liệu Kiểm kê rừng, Bắc Kạn có 334.038,1 ha đất có rừng tương đương

với độ che phủ 70,6%. Như vậy so với các tỉnh khác trong vùng Đông Bắc thì độ che

phủ rừng của Bắc Kạn là khá cao.

Trong tổng số thì rừng tự nhiên có 289.039,0 ha chiếm 86,5%, rừng trồng có

44.998,7 ha = 13,5%. Rừng phòng hộ có 81.592,6 ha = 24,4%; Rừng sản xuất có

229.628,2 ha = 68,7%, rừng đặc dụng có 22.817,2 ha = 6,8%.

Diện tích rừng phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh: huyện Chợ

Đồn có diện tích cao nhất 70.686,7 ha chiếm 21,16%, sau đó là huyện Na Rì 61.773,9 ha

= 18,49%, Chợ Mới 45.711,9 ha = 13,68%, Ba Bể 41.543,5 ha = 12,44%, Bạch Thông

41.337ha = 12,37%, Ngân Sơn 40.606,0 ha = 12,16%, Pắc Nậm 24.571,0 = 7,36%, thấp

nhất là thị xã Bắc Kạn 7.807,2 ha = 2,34%.

Thảm thực vật rừng ở Bắc Kạn chủ yếu là rừng thứ sinh (100% diện tích rừng tự

nhiên). Điều đó có nghĩa là thảm thực vật đã bị khai thác và sử dụng quá mức. Tuy

nhiên qua đây cũng cho thấy rằng tiềm năng phát triển vốn rừng là rất lớn.

3.2.2. Phân loại thảm thực vật

Để đánh giá giá tính đa dạng thảm thực vật, chúng tôi sử dụng khung phân loại

của UNESCO (1973) để phân loại, kết quả cho thấy Bắc Kạn có các kiểu thảm thực

vật sau:

I. Rừng kín

I.A.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

I.A.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Kiểu này phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh. Đây là đối tượng bị con

người tác động nhiều nhất nên rừng nguyên sinh không còn. Các loài gỗ quí đã bị khai

thác hầu như cạn kiệt. Tuy nhiên, tại một số nơi nhất là trong khu vực được bảo vệ của

Vườn Quốc gia Ba Bể, tuy có bị khai thác nhưng những tính chất nguyên sinh của

41

rừng vẫn còn được lưu giữ. Rừng có cấu trúc phức tạp gồm 5 tầng trong đó có 3 tầng

cây gỗ. Tầng trên (tầng vượt tán) cao 20-25m được ưu thế bởi các loài như xoan nhừ

(Allospondias axilaris), trám trắng (Canarium album), phay sừng (Duabanga

grandiflora), thung (Tetrameles nudiflora), vạng (Endosperma chinense), quếch

(Aphanamixis grandifolia), chặc khế (Dysoxylum binectariferum), chò xanh

(Terminarria tinctoria)… Tầng ưu thế sinh thái cao 15-20m gồm tai chua (Garcinia

cowa), dọc (G. multiflora), sấu (Dracontomelum duperreanum), nhội (Bischofia

javanica), các loài thuộc chi Cinnamomum họ Re (Lauraceae), chi Castanopsis,

Lithocarpus họ Dẻ (Fabaceae). Tầng dưới tán cao trung bình 10m là sổ (Dillenia indica),

các loài trâm (Syzygium), ràng ràng (Ormosia balanse), sảng (Sterculia sp.), các loài thuộc

chi bời lời (Litsea), kháo (Machilus), sụ (Phoebe)… Tầng cây bụi gồm các loài thuộc họ

Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua (Melastomataceae)… Tầng cỏ,

quyết là các loài cây thuộc Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae), Ráy (Araceae), Riềng

(Gingiberaceae), và các loài thuộc ngành dương xỉ. Ngoài ra trong rừng còn có hệ dây leo

(chủ yếu thuộc họ Đậu - Fabaceae) khá phát triển.

I.A.1.2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp

Đây cũng là đối tượng chịu nhiều sự tác động của con người, nên rừng cũng đã bị

biến đổi so với tính chất nguyên sinh của chúng. Rừng có cấu trúc đơn giản hơn có

gồm tầng cây gỗ cao 15-20m với thành phần chủ yếu là cây lá rộng thường xanh thuộc

họ re (Lauraceae), họ Dẻ (Fabaceae), họ Chẹo (Juglandaceae)… Do bị tác động nên

các loài cây tiên phong ưa sáng cũng xuất hiện khá nhiều. Các loài thường gặp là: ràng

ràng (Ormosia balanse), ba bét (Mallotus paniculatus), Bời lời (Litsea verticllata, L.

umbellata), Chẹo (Engelhardtia spicata), Ba soi (Macaranga deticulata)… tầng cây bụi

gồm các loài cây thuộc họ họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua

(Melastomataceae), các loài sặt, trúc thuộc họ Cỏ (Poaceae)… Tầng cỏ quyết không phát

triển, thường thưa thớt với các loài cây thuộc Cói (Cyperaceae), Ráy (Araceae), Riềng

(Gingiberaceae) và các loài quyết thực vật thuộc ngành dương xỉ.

I.A.1.3. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Kiểu này tập trung ở huyện Ba Bể, Na Rì, và Bạch Thông. Ở độ cao dưới 700m

rừng thường có hai tầng cây chính, tầng trên thường không liên tục với loài ưu thế là

Nghiến (Burretiodendron hsienmu) (Hình 3.2), Đinh (Markhamia pierrei), trai lý

(Garcinia fragraeoides) (Hình 3.3), dâu da xoan (Allospondias lakonensis), thung

(Tetramelet nudiflora), lát hoa (Chukrasia tabularis), lòng mang (Pterospermum

heterophyllum),...

42

Hình 3.2. Cây Nghiến (Burretiodendron hsienmu) tại VQG Ba Bể

Tầng dưới là những quần xã thực vật mà các loài ưu thế là Tèo nông (Stroblus

tonkinensis), Mạy tèo (S. macrophyllus), đại phong tử (Hydnocarpus hainanensis)...

Cây rừng thường có đường kính trung bình 50cm và cao trên 20m. Lên đến độ cao trên

700, tầng trên thấy xuất hiện các loài hinh núi đá (Keteleeria evelyniana), sam vàng

(Pseudocarpus sinensis) với tán che không liên tục; tầng dưới là các loài thuộc họ Dẻ

(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Hồi (Illiaceae)… Một đặc điểm nổi bật về cấu trúc

của loại rừng này là cây thường phân bố tập trung ở các cấp đường kính lớn hơn

40cm-50cm và ở các cấp kính nhỏ hơn 15cm. Trong các hệ sinh thái rừng loại này cây

bụi, dây leo và thảm tươi phân bố thưa thớt, không phát triển.

43

Hình 3.3. Cây Trai lý - Garcinia fragraeoides

Rừng trên núi đá vôi là một trong những trạng thái thảm đặc trưng cho tỉnh Bắc

Kạn (Hình 3.4), nơi tập trung nhiều loài thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học, bao

gồm các loài cây lá rộng như: mun sọc (Diospyros dasyphylla), đinh vàng, đinh thối,

trai lí, kiền kiền, lát hoa, nghiến v.v… và các loài cây lá kim như: kim giao, thông Pà

Cò, thiết sam giả, thiết sam giả lá ngắn, hoàng đàn giả v.v... trong đó có nhiều loài đã

được ghi vào sách đỏ. Nhiều loài động vật quý hiếm như hươu xạ, sơn dương, cú lợn

rừng, rắn hổ chúa, rùa hộp trán vàng, rùa núi vàng v.v…Kiểu thảm thực vật trên núi đá

vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ sinh thái

này sẽ gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có

tiềm năng đa dạng sinh học rất cao.

Hình 3.4. Rừng trên núi đá vôi tại VQG Ba Bể

44

Đây là kiểu thảm thực vật cần phải bảo tồn để duy trì tính đa dạng sinh học và

nguồn tài nguyên sinh vật trên địa bàn tỉnh.

I.A.1.4. Rừng tre nứa

Hiện nay, Bắc Kạn có 3.944,2 ha (chiếm 1,18%) là rừng tre nứa và 89.927,5 ha

(chiếm 26,92%) là rừng hỗn giao gỗ + tre nứa.

Trong tổng số 3.944,2 ha rừng tre nứa thì rừng vầu có 1.602,1 ha phân bố chủ

yếu ở huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn; rừng nứa – 645,9 ha phân bố ở huyện Chợ Đồn, Na

Rì, Chợ Mới và Bạch Thông; rừng luồng có 354,2 ha chủ yếu là rừng trồng phân bố rãi

rác ở các địa phương trong tỉnh.

Rừng hỗn giao gồm có: rừng nứa xen cây gỗ lá rộng và rừng vầu xen cây gỗ lá

rộng. Trong các quần xã này thành phần cây gỗ chủ yếu là ràng ràng (Ormosia

blansea), hu đay (Trema orientalis, T. angustifolia), ba bét (Mallotus paniculatus), ba

soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), bồ đề (Styax

tonkinensis), các loài thuộc chi dẻ gai – Castanopsis sp.

Phần lớn diện tích rừng tre nứa của tỉnh là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tuy

chiếm diện tích không lớn nhưng đây cũng là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho các

ngành công nghiệp giấy và sản xuất hàng mây tre xuất khẩu.

II. Rừng thưa

II.A.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới

Trong khu vực không có kiểu rừng thưa nguyên sinh. Các quần xã thuộc lớp

quần hệ này đều được phát sinh hình thành từ các quần hệ rừng kín tương ứng nêu

trên. Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hay sau nương rẫy

đang trong quá trình diễn thế đi lên.

II.A.1.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp

Thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh (Hình 3.5).

Các loài thường gặp là ràng ràng (Ormosia blansea), hu đay (Trema orientalis, T.

angustifolia), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga deticulata), bời lời

(Litsea verticllata, L. umbellata), chẹo (Engelhardtia spicata), các loài thuộc chi dẻ

gai (Castanopsis), kháo (Machilus)…. Tầng cây bụi chủ yếu là các loài cỏ quyết như

Choại, Dương xỉ, Quyết lá dừa, một số loài cây bụi như Lấu (Psychotria silvestris),

Quanh châu (Sageretia theezans ), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Tháu kén (Helicteres

hirsuta), Mua thường (Melastoma affine), Găng (Aidia chantonea), Bòn bọt

(Glochidion eriocarpum), Mẫu đơn (Ixora coccinea), Chòi mòi lông (Antidesma

velutinum), Mua bà (Melastoma sanguineum)…..

45

Hình 3.5. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại xã Bình Văn, Chợ Mới

II.A.1.2. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp

Kiểu rừng này khá phổ biến trong khu vực. Những loài cây ưu thế thường là chẹo

(Engelhardtia roburghiana, E. spicata), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi

(Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), sụ (Phoebe

oblongifolia, P. lanceolata), ràng ràng (Ormosia balansea), vối thuốc (Schima

wallichii)….Tầng cây bụi thảm tươi có thể gặp một số loài Sầm (Memecylon

scutellatum), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Móng bò

chanh (Bauhinia sp.), Móng bò tím (Bauhinia purpurea), Dây la rừng (Kadsura

coccinea), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ đĩ (Sigesbeckia orientalis ), Cỏ sâu

róm (Setaria barbata), Cỏ lông (Tricholaena chevalieri)…..

II.A.1.3. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Là những trạng thái suy thoái được phát sinh hình thành từ “Rừng kín thường

xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi” do khai thác kiệt (Hình 3.6). Do đó trong

thành phần rãi rác thấy xuất hiện các loài gỗ lớn như đã trình bày ở trên. Song những

loài cây này thường có kích nhỏ hay bị sâu bệnh không có giá trị sử dụng nên được

chừa lại. Các loài thường gặp là mạy tèo (Streblus macrophyllus), teo nông (S.

tonkinensis), vạng (Endosperma chinense), thị (Diospyros sp.), bứa (Garcinia

oblongifolia), sổ (Dillenia indica)… Nếu tiếp tục bị khai thác thì rừng sẽ bị suy thoái

thành trảng cây bụi, trảng cỏ và rất khó phục hồi trở lại. Do đó với đối tượng này cần

có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý.

46

Hình 3.6. Rừng thưa thường xanh trên núi đá vôi tại xã Bản Thi, Chợ Đồn

II.A.1.4. Rừng tre nứa

Các quần xã thuộc quần hệ này thường nằm xen kẽ và có thành phần tương tự

như các quần xã thuộc quần hệ rừng kín. Chỉ khác ở đây do rừng mới được phục hồi,

hoặc do mới bị khai thác nên độ che phủ của rừng thấp hơn so với rừng kín. Độ che

phủ của rừng thưa thường giao động trong khoảng 0,4 – 0,8. Nếu được bảo vệ và

không khai thác rừng sẽ phục hồi trở lại các kiểu rừng kín tương ứng.

III. Trảng cây bụi

III. A.1.1. Trảng cây bụi thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới.

- Có cây gỗ lá rộng mọc rãi rác

Bắc Kạn không có trảng cây bụi điển hình mà thường là những khoảnh nhỏ xen

lẫn với các trạng thái khác: rừng thưa, trảng cỏ, đất đang canh tác. Những loài cây bụi

thường gặp là: thàu táu (Aporosa dioica, A.villosa), hoa dẻ (Desmos cochinchinensis),

bùm bụp (Mallotus barbatus, M. contubernalis, M. macrostachys), me rừng

(Phylanthus emblica), phèn đen (P. reticulatus), găng (Randia spinosa), sim

(Rhodomyrtus tomentosa), mua (Melastoma candidum, M. sanguineum)… Cây gỗ có

các đại diện là: bồ đề (Styrax tonkinensis), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi

(Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), ràng ràng (Ormosia

balansea), sòi (Sapium sebiferum, S. rotundifolium), hoắc quang (Wendlandia

formosa)…

Với điều kiện nhiệt đới mưa mùa và đất đai chưa bị suy thoái nặng, trảng cây bụi

thường là những trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật.

Vì vậy, nếu được bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng được phục hồi thành các quần hệ

rừng tương ứng.

47

IV. Trảng cỏ

IV. A.1.1. Trảng cỏ dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh (hình 3.7).

- Ưu hợp chè vè (Miscanthus floridulus). Được hình thành trên đất sau nương rẫy

bỏ hoá. Trong quần xã chè vè chiếm ưu thế, các loài cỏ cao mọc cùng có lau

(Saccharum officinarum), cỏ lách (S. spontaneum), chít (Thysanolaena maxima).

Thành phần cây gỗ có thể bồ đề (Styrax tonkinensis), ba bét (Mallotus paniculatus), ba

soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), màng tang

(Litsea cubeba), ràng ràng (Ormosia balansea)….

Hình 3.7. Trảng cỏ dạng lúa cao tại xã Bình Văn, Chợ Mới

IV.A.1.2. Trảng cỏ không dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh.

- Ưu hợp chuối rừng. Được hình thành trên đất sau nương rẫy. Thường có diện

tích nhỏ và phân bố ở nơi đất có độ ẩm cao. Các loài cây gỗ thường gặp là hu đay

(Trema angustifolia, T. orientalis), ba soi (Macaranga denticulata), bời lời (Litsea

verticllata, L. umbellata), màng tang (Litsea cubeba), ràng ràng (Ormosia balansea),

một số loài thuộc chi Ficus…

V. Thảm thực vật nhân tác

Thảm thực vật nhân tác có thể kể đến bao gồm: Rừng trồng, nương rẫy và diện

tích trồng cây ăn quả.

Rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được hình thành do người dân tự trồng hay

do các chương trình 327, 661, 147. Rừng trồng phân bố không tập trung mà rất rải rác,

loài cây trồng rừng chủ yếu có thể kể đến như: Mỡ, Keo, Xoan, Thông,…

Nương rẫy (Hình 3.8) chủ yếu người dân trồng Ngô, lúa nương (ít) và một số loài

cây như: Đậu tương, dong giềng,…

48

Hình 3.8. Thảm thực vật nhân tác tại xã Lạng San, Na Rì

Cây ăn quả diện tích không nhiều, được trồng xen trên nương rẫy, trong vườn.

Với nhiều loài cây ăn quả: Hồng, Nhãn, Vải, Quýt, Cam, Tranh, Xoài, Mơ, Mận, Táo...

3.2.3. Giá trị tài nguyên thực vật

Tại các trạng thái thảm thực vật Bắc Kạn chứa đựng một nguồn tài nguyên khá

phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số nhóm như sau:

Nhóm cây gỗ : Những loài có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao chiếm tỷ lệ

không cao. Có thể kể đến một số loài như: lim (Erythrophloemum fordii), lát hoa

(Chukrasia tabularis), trai lý (Garcinia fragraeoides), đinh (Markhamia stipulata),

nghiến (Burretiodendron hsienmu)… Hiện nay do việc khai thác và sử dụng không hợp lý

nên các loài cây này đang ngày càng khan hiếm. Số lượng cá thể của chúng chỉ còn lại rất

ít trên các đỉnh núi cao có địa hình phức tạp, hay đang được bảo vệ trong Vườn Quốc gia

Ba Bể. Những loài có giá trị trong xây dựng và sản xuất gỗ lạng, ván ép có thể kể đến là:

trám trắng (Canarium album), lim xẹt (Peltrophorum tonkinensis), nhội (Bischofia

javanica), xoan nhừ (Choerospondias axilais), thung (Tetrameles nudifolia), phay sừng

(Duabanga grandifolia), một số loài thuộc chi Cinnamomum, machilus, phoebe họ Re

(Lauraceae), chi Quercus, Castanossis, Lithocarpus họ Dẻ (Fabaceae)…

Nhóm cây thuốc : Các loài cây làm thuốc tiêu biểu, quí hiếm như: ngũ gia bì gai

(Acanthopanax trifliatus), cốt toái bổ (Drynaria fortunei), trầm hương (Aquilaria

crassna), thổ phục linh (Smilax glabra), cẩu tích (Cibotium orientale)… Cây thuốc

được nhân dân trong vùng sử dụng từ lâu với nhiều công dụng rất khác nhau. Các loài

cây thuốc thường là cây thân thảo, dây leo, cây ký sinh hay cây bụi.

49

Hiện nay do việc chặt phá rừng làm nương rẫy, nạn khai thác rừng quá mức đã

làm cho thảm thực vật, là nơi sống của nhiều loài thực vật trong đó có cây thuốc, đang

bị suy thoái dẫn đến nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Mặt khác do việc khai thác

sử dụng lâu đời mà không có bảo vệ và phát triển cũng làm cho nhiều loài cây thuốc bị

suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Có những loài trước đây mọc rất phổ biến thì

nay đã trở thành khan hiếm như bình vôi (Stephania rotunda), bách bộ (Stemona

tubelosa), dây ký ninh (Tinospora cordifolia), huyết đằng (Sargentodaxa cuneata)…

Vì vậy, phục hồi rừng là giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên

cây thuốc.

Nhóm cây cho củ quả và làm rau ăn: Ngoài các loài cây trồng, hệ thực vật tự

nhiên Bắc Kạn còn có nhiều loài cho củ, quả hay làm rau ăn có giá trị. Những loài cho

quả gồm có: trám (Canarium album), sấu (Dracontomelum duperreanum), bứa

(Garcinia oblongifolia), dọc (G. multifora)… những loài: vàu (Bambusa nutans), mai

(Dendrocalamus giganteus), diễn (Sinobambusa sat)… cho măng; những loài thường

được dùng làm rau ăn là: rau sắng (Meliatha suavis), dền cơm (Amranthus lividus), rau

tàu bay (Crassocephalus crepididoides), khúc tẻ (Gnaphalium lueteo-album), khúc

nếp (G. polycaulon), rau muối (Chenopodium ficifolium) v.v…

Nhóm cây cho sợi: Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy gồm có: tre

(Bambusa vulgaris), nứa (Neohouzeana dullosa), bồ đề (Styrax tonkinensis), mỡ

(Manglietia conifera)...

Nhóm cây cảnh: Các loài có giá trị làm cảnh tập trung chủ yếu ở các họ Lan

(Orchidaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Tổ

điểu (Aspleniaceae), họ Dương xỉ (Cyatheaceae)...

Nhóm cây cho tinh dầu: Những loài cho tinh dầu có giá trị như re hương

(Cinnamomum parthenoxylum) , quế (Cinnamomum cassia), màng tang (Litsea

cubeba), re (Cinnamomum bonii), hồi (Illicium griffthii, I. micrathum)...

Nhóm cây cho nhựa: Gồm có: trầm hương (Aquilaria crassna), trám (Canarium

allbum), bồ đề (Styrax tonkinensis), sau sau (Liquidambar formosana)...

3.2.4. Đánh giá đa dạng các hệ sinh thái

Các hệ sinh thái lớn được ghi nhận có trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là:

+ Hệ sinh thái rừng tự nhiên: là hệ sinh thái chủ đạo có diện tích lớn nhất và

phân bố rộng. Hệ sinh thái rừng, không chỉ đã tạo nên cảnh quan, môi trường rừng

treen địa bàn tỉnh mà còn chi phối sự phát triển của các hệ sinh thái khác trong khu

vực. Đến nay hệ sinh thái rừng đã bị suy giảm nhiều, các trạng thái IIA, IIB phổ biến.

Trạng thái IIIAI có diện tích rất lớn, các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB còn ít nhưng chủ

50

yếu ở xa, hẻo lánh, hiểm trở, trong các khu bảo tồn. Các loài cây quý nổi tiếng như :

Nghiến, Trai, Xoan nhừ còn khá nhiều, nhưng Lát hoa, các loài Giổi, Vàng tâm, Thông

pà cò, Táu mật, Chò chỉ, Thạch hộc, Hài gấm lan, Bình vôi… đã cạn kiệt, kích thước

trung bình các loài cây giảm dẫn đến cấu trúc nguyên thuỷ tự nhiên bị phá vỡ đã làm

giảm vai trò của hệ sinh thái rừng ở đây.

+ Hệ sinh thái rừng trồng: trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn diện tích rừng trồng chiếm

trên 13 %, cây trồng chủ yếu là Keo, Mỡ, Thông đuôi ngựa. Ngoài ra còn một số loài

cây trồng khác như : Xoan nhừ, Xoan ta. Chủ yếu rừng trồng tập trung tại những khu

vực thấp, đất rừng chủ yếu trên núi đất.

+ Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi: Hệ sinh thái này hẹp và tập trung trên một số

đỉnh núi thấp, đường dông phụ, sườn núi nơi trước đây được đốt nương làm rẫy để lại,

hoặc bị đốt bỏ hàng năm để lấy cỏ non chăn nuôi trâu bò. Các loài cỏ phổ biến trong

Hệ sinh thái đồng cỏ là: Cỏ tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre cao, Cỏ chân nhện, Cỏ lau, Cỏ chít,

Cỏ lào, Đơn buốt… Do bị tàn phá nặng nên nguồn cây mẹ và nguồn giống tái sinh rất

ít, khả năng phục hồi rừng rất nặng, dễ bị cháy rừng.

+ Hệ sinh thái suối ao hồ: Hệ sinh thái này nhỏ về diện tích, trong Hệ sinh thái

này rất nghèo các loài động vật sống dưới nước. Thực vật trong hệ có các loài phổ biến

như: Rành rành suối, Kháo suối, Rù rì nước, Áng nước, Cỏ bạc đầu, Cói bạc đầu, Cỏ

ba cạnh, Cỏ môi, Cỏ lác, các loài Nghể răm, Nghể trâu, Thuỷ xương bồ, Thạch xương

bồ và một số Rong suối…..

+ Hệ sinh thái nương rẫy - đồng ruộng: Hệ sinh thái đồng ruộng nương rẫy

trong khu vực chủ yếu là ruộng nước và nương rẫy. Ruộng nước ở dọc các sông suối,

mỏ nước, thung lũng gần dân cư. Nương lúa, sắn ở rất xa và thường bám vào chân các

núi đá ở sâu trong rừng. Cây trồng chủ yếu ở đây là cây lương thực ngắn ngày như:

Lúa nước, Lúa nương, Sắn, Ngô, Lạc, Đỗ xanh, Khoai sọ, Khoai lang, Vừng, Rong

riềng, Đỗ tương, Dưa, Dứa, Mía, Vừng, Rau cải... Cây công nghiệp không đáng kể.

3.3. Điều tra thống kê và đánh giá hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Điều tra bổ sung thành phần loài thực vật

Kết quả điều tra, nghiên cứu đã xây dựng được Danh lục thực vật tỉnh Bắc Kạn

gồm 1816 loài thuộc 725 chi, 189 họ, 71 bộ, 12 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có

mạch (Phụ lục 1).

So với kết quả điều tra năm 2015, đã bổ sung 24 loài thực vật thuộc 15 chi thực

vật. Ngoài ra 91 loài được xác định tên khoa học chính xác (Bảng 3.2).

51

Bảng 3.2. Danh sách loài thực vật bổ sung

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Ghi chú

1. Ardisia mamillata Hance. Lưỡi cọp đỏ Loài bổ sung

2. Castanea mollissima Blume Dẻ ván/ Dẻ Trùng khánh Loài bổ sung

3. Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi)

Makino Trúc vuông, Trúc cạnh Loài bổ sung

4. Gastrochilus calceolaris (Buch.-Ham.ex Sm.)

D. Don Túi thơ gót Loài bổ sung

5. Gynostemma Iaxum (Wall) Cogn. Cổ yếm lá bóng/Giảo cổ lam ba

lá Loài bổ sung

6. Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

forma pentaphyllum Cổ yếm/Giảo cổ lam 5 lá Loài bổ sung

7.

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

forma pubescens (Gagnep.) W.J. de Wilde &

Duyfjes

Thất diệp đởm/ Giảo cổ lam 7 lá Loài bổ sung

8. Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith Na rừng Loài bổ sung

9. Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib Xư xe tạp Loài bổ sung

10. Mahonia nepalensis DC Mã hồ Loài bổ sung

11. Momordica balsamina L. Mướp đắng rừng Loài bổ sung

12. Musa coccinea Andrews Chuối sen Loài bổ sung

13. Oreocnide integrifolia (Gaudich.) Miq Nái mép nguyên Loài bổ sung

14. Oreocnide rubescens (Blume) Miq Nai ráp Loài bổ sung

15. Oreocnide var. paradoxa (Gagnep.) C. J. Chen Vũ tiền Loài bổ sung

16. Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfitz Lan hài đốm Loài bổ sung

17. Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl.ex Hook.)

Stein Tiên hài Loài bổ sung

18. Paphiopedilum manipoensis var. jackii (H.S.

Hua) Aver. Lan hài tuyên quang Loài bổ sung

19. Pellionia backanensis Gagnep Phu lệ Bắc kạn Loài bổ sung

20. Pellionia tonkinensis Gagnep Phu lệ bắc bộ Loài bổ sung

21. Petelotiella tonkinensis (Gagnep.) Gagnep Bạch lô bắc Loài bổ sung

22. Pilea hookeriana Wedd Nan ông hooker Loài bổ sung

23. Quercus xanthoclada Drake Sồi tày Loài bổ sung

24. Tetrameles nudiflora R. Br. in Benn Thung Loài bổ sung

25. Actephila subsessilis Gagnep Da gà dính Bổ sung tên

26. Actinidia latifolia (Gardn. & Champ.) Merr Dương đào lá rộng Bổ sung tên

27. Actinodaphne ferruginea Liou Bộp sét Bổ sung tên

28. Aglaia lawii (Wight) Sald. ex Ram Gội law Bổ sung tên

52

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Ghi chú

29. Aidia chantonea Tirveng Găng Bổ sung tên

30. Allophylus cochinchinensis Pierre Chạc ba Bổ sung tên

31. Antidesma microphyllum Hemsl Chòi mòi lá nhỏ Bổ sung tên

32. Antidesma paxii Mect Chòi mòi pax Bổ sung tên

33. Antidesma poilanei Gagnep Chòi mòi chùm đơn Bổ sung tên

34. Archidendron eberhardtii I. Nielsen Mán đỉa eberhardt Bổ sung tên

35. Ardisia conspersa E. Walker Cơm nguội trần Bổ sung tên

36. Argyreia acuta Lour Bạc thau lá nhọn Bổ sung tên

37. Barleria cristata L Hoa chuông Bổ sung tên

38. Bauhinia coccinea ssp. tonkinensis (Gagnep.)

K. & S. Larsen Dây quạch bắc bộ Bổ sung tên

39. Boeica porosa C. B. Clarke in A. DC Bê ca sốp Bổ sung tên

40. Broussonetia kazinoki Sieb. & Zucc Dướng leo Bổ sung tên

41. Bulbophyllum longibrachiatum Tsi Cầu diệp tía Bổ sung tên

42. Camellia forrestii (Diels) Cohen-Stuart Chè rừng Bổ sung tên

43. Camellia murauchii Ninh & Hakoda Trà hoa vàng muro Bổ sung tên

44. Carex alopecuroides D. Don Kiết đuôi chồn Bổ sung tên

45. Casearia balansae Gagnep Chìa vôi Bổ sung tên

46. Casearia glomerata Roxb Nuốt chụm Bổ sung tên

47. Chloranthus spicatus (Thumb.) Makino Hoa sói Bổ sung tên

48. Clitoria ternatea L Đậu biếc Bổ sung tên

49. Crateva unilocularis Buch.-Ham Bún một buồng Bổ sung tên

50. Cratoxylum sumatranum (Jack) Blume ssp.

neriifolium (Kurz) Gogelein Thành ngạnh lá hẹp Bổ sung tên

51. Crotalaria retusa L. Lục lạc tù Bổ sung tên

52. Cryptocarya var. tonkinensis Lecomte Cà đuối bắc bộ Bổ sung tên

53. Dalbergia hancei Benth Trắc hoàng đàn Bổ sung tên

54. Derris tonkinensis Gagnep Cóc kèn bắc bộ Bổ sung tên

55. Desmos var. tonkinensis Ban Thau ả mai Bổ sung tên

56. Diospyros lotus L Cậy Bổ sung tên

57. Elaeocarpus tonkinensis DC Côm bắc bộ Bổ sung tên

58. Elatostema rupestre (Buch.-Ham.) Wedd Cao hùng đá Bổ sung tên

59. Euodia bodinieri Dode Thôi chanh trắng Bổ sung tên

60. Euodia simplicifolia Ridl Dấu dầu lá đơn Bổ sung tên

61. Euonymus forbesianus Loes Chân danh forbes Bổ sung tên

62. Excoecaria var. viridis (Pax & Hoffm.) Merr Đơn xanh tuyền Bổ sung tên

63. Ficus variolosa Lind. ex Benth Sung rỗ Bổ sung tên

53

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Ghi chú

64. Fissistigma pallens (Fin. & Gagnep.) Merr Cách thư tái Bổ sung tên

65. Globba barthei Gagnep Lô ba barthe Bổ sung tên

66. Glochidion lutescens Blume Bọt ếch lưng bạc Bổ sung tên

67. Goniothalamus macrocalyx Ban Màu cau trắng Bổ sung tên

68. Gordonia tonkinensis Pitard Gò đồng bắc Bổ sung tên

69. Homalium ceylanicum (Gardn.) Benth Chà ran sến Bổ sung tên

70. Horsfieldia thorelii Lecomte Sang máu thorel Bổ sung tên

71. Indosasa parvifolia C.S.Chao & Q.H.Dai Vầu ngọt Bổ sung tên

72. Jasminum coarctatum Roxb Lài bắc bộ Bổ sung tên

73. Ligustrum confusum Decne Râm lỗ bì Bổ sung tên

74. Litsea pierrei Lecomte Bời lời trắng Bổ sung tên

75. Litsea var. oblongifolia (Nees) Allen Bời lời lá thuôn Bổ sung tên

76. Litsea variabilis Hemsl Bời lời biến thiên Bổ sung tên

77. Litsea yunnanensis Y. C. Yang & P. H. Huang Bời lời vân nam Bổ sung tên

78. Loranthus chinensis DC. Tầm gửi Bổ sung tên

79. Maesa brevipaniculata (Y. Wu & C.Chen)

Pipoly & C. Chen Đơn lá nhỏ hoa ngắn Bổ sung tên

80. Maesa crassifolia R. Br. sec. Phamh Đơn lá mập Bổ sung tên

81. Maesa ramentacea (Roxb.) A. DC Đơn nem hồng Bổ sung tên

82. Magnolia albosericea Chun & C. Tsoong Mộc lan hương Bổ sung tên

83. Mallotus contubernalis Hance Cánh kiến lá bạc Bổ sung tên

84. Miliusa var. verrucosa Ban Song môi sần Bổ sung tên

85. Millettia dielsiana Harms Kê huyết đằng núi Bổ sung tên

86. Millettia sericea (Vent.) Wight & Arn Thàn mát lông tơ Bổ sung tên

87. Mycetia squamulosopilosa Pitard Lấu cỏ vảy lông Bổ sung tên

88. Myrioneuron effusum (Pitard) Merr Vạn kinh tràn Bổ sung tên

89. Neonauclea calycina (DC.) Merr Kiêng vỏ trắng Bổ sung tên

90. Ophiorrhiza amplifolia Drake Xà căn lá rộng Bổ sung tên

91. Oreocnide ssp. nivea (Gagnep.) N. T.Hiep Nái trắng Bổ sung tên

92. Pavetta indica L Dọt sành ấn độ Bổ sung tên

93. Phlogacanthus colaniae Benoist Hỏa rô colani Bổ sung tên

94. Phoebe hungmaoensis S. K. Lee Re trắng hùng mao, Bổ sung tên

95. Phyllagathis ovalifolia H. L. Li Me nguồn lá xoan Bổ sung tên

96. Pilea melastomatoides (Poir.) Wedd Mạo đài lá mua Bổ sung tên

97. Pilea plataniflora Wright Thạch cân thảo Bổ sung tên

98. Polyalthia consanguinea Merr Nhọc sần Bổ sung tên

54

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt Ghi chú

99. Polyalthia nemoralis DC Nhọc đen Bổ sung tên

100. Saurauia armata Kurz. Sổ dả nhọn Bổ sung tên

101. Scutellaria barbata D. Don Thuẫn râu Bổ sung tên

102. Silvianthus bracteatus Hook. f Ngân hoa Trung quốc Bổ sung tên

103. Solanum capsicoides All Cà dại quả đỏ Bổ sung tên

104. Solanum violaceum Ortega Cà dại hoa tím Bổ sung tên

105. Streblus crenatus (Gagnep.) Corn Ruối răng Bổ sung tên

106. Strobilanthes gigantodes Lindau Chùy hoa to Bổ sung tên

107. Styrax chinensis H. H. Hu & S. Y. Liang Bồ đề trung quốc Bổ sung tên

108. Syzygium cinereum Wall. ex Merr. & Perry Trâm trang Bổ sung tên

109. Tarenna latifolia Pitard Trèn lá rộng Bổ sung tên

110. Tarenna thorelii Pitard Trèn thorel Bổ sung tên

111. Thelypteris xylodes (Kunze) Ching Ráng giả chu quần cây Bổ sung tên

112. Tournefortia sarmentosa Lam Bò cạp trườn Bổ sung tên

113. Urophyllum longifolium Hook. f. var.

annamense Pierre ex Pitard Bả chóc Bổ sung tên

114. Viburnum cylindricum Buch.-Ham. ex D. Don Vót hình trụ Bổ sung tên

115. Wendlandia ternifolia Cowan Huân lang nhẵn Bổ sung tên

Phần lớn các loài thực vật bậc cao trong hệ thực vật tập trung chủ yếu ở hệ thống

các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Khu bảo tồn Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài và sinh

cảnh Nam Xuân Lạc và VQG Ba Bể,... Sự phong phú các loài ở khu vực này thể hiện

qua danh sách các loài ghi nhận cũng như thu thập được trong các đợt điều tra thu thập

mẫu trải rộng trên toàn bộ địa phận toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thành phần các loài thực

vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, vườn rừng, vườn nhà dân cũng góp phần làm tăng

tính đa dạng cho hệ thực vật khu.

3.3.2. Điều tra bổ sung các loài thực vật nguy cấp quý hiếm

Dựa vào Danh lục đỏ IUCN (2021), Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số

06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng,

động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài

động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở

tỉnh Bắc Kạn. Kết quả điều tra cho thấy, trong số 1816 loài thực vật bậc cao có mạch

được ghi nhận tại ở tỉnh Bắc Kạn, 178 loài có tên trong các thang phân loại quý hiếm

có nguy cơ đe dọa. Trong đó, 100 loài có tên trong IUCN, 2021; 62 loài có tên trong

Sách đỏ Việt Nam, 2007; 54 loài có tên trong NĐ 06/2019/NĐ-CP (Chi tiết bảng 3.3

bên dưới và phụ lục 1).

55

Bảng 3.3. Danh sách các loài thực vật quí hiếm và mức độ nguy cấp

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

1. Gastrochilus calceolaris (Buch.-Ham.ex Sm.) D. Don Túi thơ gót CR Loài bổ sung

2. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương CR A1cd EN A1c,d, B1+2b,c,e

3. Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meissn. Vù hương DD CR A1a,c,d IIA

4. Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. Larsen Gụ lau DD EN A1a,c,d+2d IIA

5. Hopea mollissima C.Y. Wu Táu mặt quỷ EN VU A1c,d

6. Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu EN VU A1c,d+2c,d, B1+2b,e

7. Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfitz Lan hài đốm EN IA Loài bổ sung

8. Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz. Sao hòn gai EN

9. Illicium griffithii Hook. & Thoms Hồi núi EN

10. Musa coccinea Andrews Chuối sen EN Bổ sung loài

11. Parashorea chinensis H. Wang Chò chỉ EN VU A1a,c,d

12. Amentotaxus yunnanensis H. L. Li. Dẻ tùng vân nam EN A1c

13. Cinnamomum balansae Lecomte Vù hương En A1cd, B1+2c VU A1c IIA

14. Dendrocnide urientissima (Gagnep.) Chew Han voi EN B1+2c

15. Acorus gramineus Soland Thạch xương bồ LC

16. Adenosma indiana (Lour.) Bồ bồ LC

17. Aglaonema simplex Bl. Minh ty đơn LC

18. Alocasia odora C.Koch. Dọc mùng LC

19. Alternanthera sessilis (L.) R. Br. ex Roem. Rau rệu LC

20. Centipeda minima (L.) A.Br. et Aschers. Cỏ the LC

21. Colocasia esculenta (L.) Schott. Khoai môn LC

56

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

22. Colysis pteropus (Bl.) Capel. Ráng vi quần chân có cánh LC

23. Cyperus cephalotes Vahl Cói hoa đầu LC

24. Cyperus diffusus Vahl Cói hoa xoè LC

25. Cyperus elatus L. Cỏ u du LC

26. Cyperus nutans Vahl Cói ba cạnh LC

27. Cyperus rotundus L. Cỏ gấu LC

28. Diplazium esculentum (Retz.) Sw. Ráng song quần rau LC

29. Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu LC

30. Eragrostis japonica (Thunb.) Trin. Tinh thảo nhật LC

31. Eragrostis unioloides (Retz.) Nees ex Steud. Cỏ hoa mi LC

32. Fimbristylis aphylla Steud. Mao thư không lá LC

33. Fimbristylis complanata (Retz.) Link Cói quăn dẹp LC

34. Fimbristylis ferruginea (L.) Vahl Cói quăn nâu LC

35. Fimbristylis tetragona R.Br. Cói quăn vuông LC

36. Floscopa scandens Lour. Cỏ đầu rìu hoa chùy LC

37. Gnetum formosum Markgraf Gắm đẹp LC

38. Gnetum gnemon L. Gắm LC

39. Gnetum montanum Markgraf Dây mấu, Gắm núi LC

40. Gnetum parvifolium (Warb.) C.Y. Cheng Gắm lá nhỏ LC

41. Hemisteptia lyrata (Bunge) Bunge Rau tô LC

42. Holarrhena pubescens Wall. ex G. Don Hồ liên lá to LC

43. Homonoia riparia Lour. Rù rì LC

44. Kyllinga nemoralis (Forst.et C.F.Forst.) Dandy ex

Hutch. et Dalzell Bạc đầu rừng LC

57

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

45. Leptochilus decurrens Blume Quyết túi lưới LC

46. Leptochloa panicea (Retz.) Ohwi Cỏ chỉ LC

47. Lindernia anagallis (Burm.f.) Penn. Lữ đằng cọng LC

48. Lindernia antipoda (L.) Alston Màn đất LC

49. Lindernia ciliata (Colsm.) Penn. Màn rìa LC

50. Lindernia crustacea (L.) F.Muell. Lữ dằng cẩn LC

51. Lindernia hyssopoides (L.) Haines Lữ đằng LC

52. Lindernia parviflora (Roxb.) Haines Lữ đằng hoa nhỏ LC

53. Lindernia procumbens (Krock.) Borbas Lữ đằng nằm LC

54. Lindernia pusilla Bold. Lữ đằng nhỏ LC

55. Lindernia ruellioides (Colsm.) Penn. Lữ đằng dạng nổ LC

56. Lindernia tenuifolia (Colsm.) Alston Lữ đằng lá nhỏ LC

57. Microcarpaea minima (Retz.) Merr. Vi quả LC

58. Paspalum longifolium Roxb. San lá dài LC

59. Pycreus polystachyus (Rottb.) P. Beauv. Cói trục dai nhiều lông LC

60. Scleria terrestris (L.) Fass. Đưng đất LC

61. Sphaeranthus africanus L. Cỏ chân vịt LC

62. Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Sài đất LC

63. Enicosanthellum petelotii (Merr.) Ban Nhọc trái khớp lá mác LR EN B1+2b,c

64. Aglaia spectabilis (Miq.) Jain &Bennet. Gội nếp LR VU A1a,c,d+2d

65. Aglaia odorata Lour. Ngâu LR

66. Aglaia silvestris (M. Roem.) Merr. Gội núi LR

67. Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa LR

68. Amesiodendron chinense (Merr.) Hu Trường mật LR

58

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

69. Caesalpinia sappan L. Vang LR

70. Colona poilanei Gagnep. Bồ an LR

71. Cratoxylum cochinchinense (Lour.) Blume Thành ngạnh nam LR

72. Cratoxylum formosum (Jack) Benth. & Hook.f. ex

Dyer Thành ngạnh đẹp LR

73. Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. f. Sa mu LR

74. Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Thông nàng, Bạch tùng LR

75. Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó cầu LR

76. Mangifera foetida Lour. Muỗm LR

77. Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze. Kim giao núi đất LR

78. Nephellium lappaceum L. Chôm chôm LR

79. Podocarpus neriifolius D.Don. Thông tre lá dài LR

80. Wrightia annamensis Eberh. et Dub. Lòng mức trưng bộ LR

81. Wrightia laevis Hook. Lòng mức trái to LR

82. Zenia insignis Chun Gõ mìn LR

83. Cycas chevalieri Leandri Nghèn NT LR/nt IIA

84. Cycas balansae Warb. Sơn tuế NT IIA

85. Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao, Kim giao đá vôi NT

86. Hopea odorata Roxb. Sao đen VU

87. Aglaia perviridis Hiern. Quyếch, Gội xanh VU A1c

88. Madhuca pasquieri H.J. Lam Sến mật VU A1cd EN A1a,c,

89. Hydnocarpus annamensis (Gagnep.) Lesch. et

Sleumer Lọ nồi trung bộ VU A1cd

90. Hydnocarpus hainanensis (Merr.) Sleum Nang trứng VU A1cd

59

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

91. Cycas pectinata Griff. Thiên tuế VU A2c IIA

92. Elaeocarpus apiculatus Mast. Côm mũi VU B1+2a

93. Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn Hinh núi đa, Du sam đá vôi VU B1+2cde EN 1a,c,d, B1+2b,e, C2a IA

94. Actinodaphne ellipticibacca Kosterm. Bộp trái bầu dục VU D2 VU A1c

95. Helicia grandifolia H.Lec. Chẹo thui lá to VU D2

96. Horsfieldia longiflora De Wilde Mè tương VU D2

97. Knema pierrei Warb. Máu chó lá to VU D2

98. Knema poilanei Wild. Máu chó poilane VU D2

99. Knema tonkinensis (Warb.) de Wilde Máu chó bắc bộ VU D2

100. Mangifera minutifolia Evrard Xoài lá nhỏ VU D2

101. Eustigma balansae Oliv. Chân thư 545313

102. Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino Trúc vuông, Trúc cạnh CR A1c,d, B1+2b,c,d,e Bổ sung loài

103. Chroesthes lanceolata (T. Anders.) B. Hans. Đài mác CR B1+2e

104. Smilax petelotii T. Koyama. Kim cang petelot CR B2b, 3d

105. Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Sm. Cốt toái bổ EN A1,c,d IIA

106. Dioscorea membranacea Pierre ex Craib Từ mỏng EN A1a,b

107. Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN A1a,c,d+2c,d

108. Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang &

Miau Nghiến EN A1a-d+2c,d IIA

109. Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý EN A1c,d IIA

110. Mahonia nepalensis DC Mã hồ EN A1c,d IIA Loài bổ sung

111. Paris polyphylla Smith. Trọng lâu nhiều lá EN A1c,d IIA

112. Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A. Camus) A.

Camus Sồi phảng EN A1c,d

60

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

113. Vatica subglabra Merr. Táu nước EN A1c,d

114. Morinda officinalis F.C.How Ba kích EN A1c,d, B1+2a,b,c

115. Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN A1d IA

116. Stephania brachyandra Diels Bình vôi núi cao EN A1d, B1+2e IIA

117. Anamocarya sinensis (Dode) Leroy Chò đãi EN B1+2c,d,e

118. Pauldopia ghorta (G. Don) Steenis.*) Đinh vàng EN B1+2e

119. Phoebe macrocarpa C.Y.Wu Re trắng quả to VU A1+2c,d, D2

120. Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng VU A1a,c

121. Strychnos umbellata (Lour.) Merr. Mã tiền hoa tán VU A1a,c

122. Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng VU A1a,c,d IIA

123. Drynaria bonii H. Christ Cốt toái bổ bon VU A1a,c,d IIA

124. Fallopia multiflora (Thunb.) Hardison Hà thủ ô đỏ VU A1a,c,d

125. Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu Giổi xương VU A1a,c,d

126. Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L.K.Fu Thiết sam giả lá ngắn VU A1a,c,d, B1+2b,e IIA

127. Canarium tramdenum Dai et Jakovt Trám đen VU A1a,c,d+2d

128. Chukrasia tabularis A. Juss . Lát hoa VU A1a,c,d+2d

129. Embelia parviflora Wall. ex A. DC. Thiên lý hương VU A1a,c,d+2d

130. Goniothalamus macrocalyx Ban Màu cau trắng VU A1a,d, B1+2b,c,e Bổ sung tên

131. Protium serratum (Wall.ex. Colebr.) Engl. In DC. Cọ phèn VU A1a,d+2d, B1+2a

132. Canthium dicoccum (Gaertm.) Teysm. & Binn. Găng vàng hai hạt VU A1c, B1+2c

133. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU A1c,d IIA

134. Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib Xư xe tạp VU A1c,d IIA Bổ sung loài

135. Castanopsis ferox (Roxb.) Spach Cà ổi vọng phu VU A1c,d

136. Castanopsis hystrix A. DC. Dẻ lá đỏ VU A1c,d

61

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

137. Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus Sồi đá lá mác VU A1c,d

138. Lithocarpus bonnetii (Hickel & A. Camus) A.

Camus Sồi đá tuyên quang VU A1c,d

139. Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy Dạ hợp dandy VU A1c,d

140. Michelia balansae (A. DC.) Dandy Giổi balansa VU A1c,d

141. Quercus platycalyx Hickel et A.Camus Sồi đĩa VU A1c,d

142. Calamus platyacanthus Warb. ex Becc. Song mật VU A1c,d+2c,d IIA

143. Calamus dioicus Lour. Mây tắt VU A1c,d+2c,d

144. Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl.ex Hook.)

Stein Tiên hài VU A1c,d+A2d IA Loài bổ sung

145. Stephania dielsiana C.Y.Wu Củ dòm VU B1+2b,c IIA

146. Nervilia aragoana Gaudich. in Freyc. Chân trâu xanh VU B1+2b,c,e IIA

147. Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex K.Schum. Đinh giả VU B1+2e IIA

148. Melientha suavis Pierre Rau sắng VU B1+2e

149. Dendrobium fimbriatum Hook. f . Kim diệp VU B1+2e+3d IIA

150. Sauropus bonii Beille Bồ ngót Bon VUB1+2e

151. Paphiopedilum manipoensis var. jackii (H.S.

Hua) Aver. Lan hài tuyên quang IA Loài bổ sung

152. Aerides falcata Lindl. & Paxton Giáng hương IIA

153. Aerides odorata Lour Quế lan hương IIA

154. Asarum petelotii O.C. Schmidt Tế hoa Petelot IIA

155. Bulbophyllum longibrachiatum Tsi Cầu diệp tía IIA Bổ sung tên

156. Calanthe ceratrifolia R.Br. Lan lưng tôm IIA

157. Cibotium barometz (L.)J. Sm. Cẩu tích/Lông cu li IIA

62

STT Tên khoa học Tên tiếng Việt IUCN 2021 SĐVN 2007 NĐ06

CP/2019 Ghi chú

158. Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury Re xanh phấn IIA

159. Cyathea contaminans (Wall.ex Hook.) Copel. Ráng gỗ bẩn IIA

160. Cyathea podophylla (Hook.) Capel. Ráng tiên tọa có cuống IIA

161. Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Đoãn kiếm lô hội IIA

162. Cymbidium ensifolium (L.) Sw. Thanh ngọc IIA

163. Dalbergia rimosa Roxb. Trắc dây IIA

164. Dendrobium anosmum Lindl. Lan phi điệp IIA

165. Dendrobium hercoglossum Reichb. f. Mũi câu IIA

166. Dendrobium lindleyi Steudel. Vẩy cá, Vẩy rắn IIA

167. Eria amica Reichb.f. Nỉ lan bạn IIA

168. Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh IIA

169. Fibraurea tinctoria Lour. Dây Nam Hoàng, Hoàng Đằng IIA

170. Goodyera fumata Thwaites. Hảo lan khói IIA

171. Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith Na rừng IIA Bổ sung loài

172. Pholidota chinensis Lind. Thạch tiên đào IIA

173. Podochilus khasianus Hook.f Túc cước thiệt IIA

174. Renanthera coccinea Lour. Huyết nhung dúng IIA

175. Stephania hernandiifolia (Wild.) Spreng. Cam thảo, dây muối IIA

176. Stephania japonica (Thunb.) Miers. Dây lõi tiền IIA

177. Stephania pierrei Diels Bình vôi trắng IIA

178. Vanda pumila Hook. f. Vân đa trắng/Huệ đà nhỏ IIA

63

Theo Danh lục đỏ IUCN 2021:

Hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn có 100 loài được ghi tên trong danh sách các loài cần

được bảo vệ theo tiêu chuẩn IUCN, 2021. Trong đó: Bậc Rất nguy cấp (CR) có 2 loài;

Nguy cấp (EN) có 10 loài; Sẽ nguy cấp (VU) có 15 loài; Sắp bị đe dọa (NT) có 3 loài;

Ít lo ngại (LC) có 48 loài; Ít nguy cấp (LR) có 20.

Theo Sách đỏ Việt Nam 2007:

Đã thống kê được có 62 loài quý hiếm được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam,

2007, trong đó: Bậc Rất nguy cấp (CR) có 4 loài; Nguy cấp (EN) có 19 loài; Sẽ nguy

cấp (VU) có 38 loài; ít nguy cấp (LR) có 1 loài.

Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP:

Theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

(NĐ06/2019/NĐ - CP) thì hệ thực vật Bắc Kạn có 54 loài có tên trong Nghị định này,

trong đó cả 5 loài này đều nằm trong nhóm IA và 49 loài thuộc nhóm IIA.

Theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP*

Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ về tiêu chí xác định

loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ thì khu hệ thực vật

Bắc Kạn có loài Du sam đá vôi (Keteleeria davidiana).

Như vậy, có thể thấy hệ thực vật của tỉnh Bắc Kạn không những đa dạng về

thành phần loài mà còn đa dạng cả về giá trị sử dụng, đa dạng về nguồn gen quý hiếm,

vì vậy cần có các biện pháp để bảo vệ nguồn gen quý hiếm đó tránh nguy cơ bị tuyệt

chủng ngoài tự nhiên.

3.3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học thực vật

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.3.1. Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhân thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa

phương. Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương các cấp chính quyền từ thôn,

xóm, trở lên và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển

rừng, bảo tồn ĐDSH, thông qua các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các tài liệu tuyên

truyền. Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng

cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm, cán bộ làm công tác lâm nghiệp ở địa phương.

Nâng cao nhận thức cho người dân về khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài

nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng

sinh học, hậu quả của việc suy thoái đa dạng sinh học, hiện tượng biến đổi khí hậu

đang diễn ra, vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu,… thông qua

các lớp tập huấn, các hội thảo, các buổi tuyên truyền, bằng việc xây dựng, trình chiếu

các phim ảnh, pa nô, áp phích, loa phát thanh của địa phương, đến tất cả mọi tầng lớp

nhân dân, đặc biệt là học sinh phổ thông các cấp.

64

3.3.3.2. Quy hoạch, tổ chức, quản lý

Hiện nay, tính đa dạng sinh học cao hầu như chỉ còn lại ở các khu bảo tồn, chính

vì vậy xác lập rõ ràng phạm vi ranh giới rừng đặc dụng, xây dựng các dự án đầu tư

phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động bảo tồn để thu hút các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo

công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cán bộ khu bảo tồn, tạo bước đệm

vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

Quy hoạch lại toàn bộ diện tích rừng và có chính sách giao đất giao rừng hợp lý

cho các Khu bảo tồn và người dân, cộng đồng quản lý sử dụng lâu dài, hướng dẫn

người dân khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ được phép khai thác một các bền vững.

Ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ trái phép, đặc biệt 178 loài cây gỗ thuộc nhóm

quý hiếm nằm trong Sách đỏ và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Xác định ưu tiên trong

bảo tồn các loài, đặc biệt là các loài quý hiếm và các trạng thái rừng có tính đa dạng

sinh học cao.

UBND tỉnh cần có sự chỉ đạo đối với các cơ quan hành pháp tại địa phương

nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật và quy

định của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối kết hợp

giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng liên ngành trong việc ngăn chặn, truy quét,

xử lý các vi phạm lâm luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý.

Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, những người có

uy tín tại địa phương tham gia tích cực vào công tác quản lý, tuyên truyền vận động

gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, của địa

phương về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên. Xây dựng và hoàn thiện

hương ước quản lý bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử

dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

Đối với người dân cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất

lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của

Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ

rừng.

Việc tác động của người dân đến tài nguyên rừng là rất lớn đặc biệt là việc khai

thác gỗ xảy ra khá phổ biến vì vậy UBND tỉnh yêu cầu Chi cục kiểm lâm xây dựng kế

hoạch quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên truy quét các tụ điểm buôn bán để ngăn chặn

hiện tượng buôn bán vận chuyển gỗ lậu, tránh để các loài quý hiếm bị tuyệt chủng.

Bắc Kạn là một trong những tỉnh hay xảy ra cháy rừng vào mùa khô vì vậy, Chi

cục Kiểm Lâm, Lâm nghiệp cần chủ động phối hợp với các ban ngành có liên quan để

phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên toàn khu vực. Không cho làm

nương rẫy, làm nhà trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng.

65

Quy hoạch bãi chăn thả gia súc để hạn chế tình trạng chăn thả gia súc vào rừng.

Cần có chương trình, dự án trồng một số loại cỏ cho gia súc ăn như cỏ voi, hoặc sử

dụng các sản phẩm nông nghiệp cho trâu bò ăn như rơm, rạ, cây ngô,…

Có chương trình hoàn thiện hệ thống bảng thông báo nội quy ra vào rừng ở các đường

chính từ các thôn, bản đi lên rừng. Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển

hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà

con hay đi lại nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong QLBVR.

3.3.3.3. Chính sách và sinh kế

Hoàn thiện chương trình phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế về quản

lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, hạn chế việc việc

mở rộng đất canh tác và khai thác quá mức các loại LSNG.

Xây dựng phương án đồng quản lý giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn, cấp chính

quyền địa phương. Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để cải thiện sinh kế của các

cộng đồng dân cư sống gần rừng, giảm sức ép vào rừng.

Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào công tác

QLBVR, chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích

người dân sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế củi, tiết kiệm củi: Bếp đun cải

tiến tiết kiệm củi, bếp bioga, bếp ga,… để giảm việc lên rừng khai thác củi đun.

Xây dựng cơ chế chính sách về định canh định cư, ổn định cuộc sống cho người

dân sống ở vùng núi. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thay thế nguyên liệu làm nhà

gỗ bằng các nguyên liệu khác.

Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi thông qua công tác chọn giống, đầu tư

phân bón, kỹ thuật, chuồng trại theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng cường hỗ trợ vốn,

cho vay với thời hạn dài hơn để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hỗ

trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện

tích rừng sản xuất nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế hộ

gia đình giảm áp lực vào rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới người

dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng

các mô hình phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm.

Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây

bản địa: Lát hoa, Xoan ta,… hoặc bằng các loài cây sinh trưởng nhanh đáp ứng mục

tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc như cây Keo.

Cần mở mang hệ thống dẫn nước, chứa nước để chủ động tưới tiêu, làm tăng

diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mương.

Ứng dụng công nghệ tin học, hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quản lý cơ sở

dữ liệu về đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, theo dõi các chương trình hoạt động, các

đề tài nghiên cứu, công tác tuyên truyền, giáo dục. Sử dụng ảnh Sport để theo dõi diễn

biến tài nguyên rừng.

66

Từng bước tiến hành xây dựng hệ thống giám sát ngoài thực địa và phần mềm

Mapinfor đối với các loài gỗ quý hiếm, nguy cấp và có kế hoạch giám sát thường

xuyên tại các khu bảo tồn của tỉnh.

3.3.3.4. Khoa học, kỹ thuật

Nhìn chung hiện nay đa dạng sinh học đang bị suy giảm rất nghiêm trọng vì vậy,

cần phải có các giải pháp khoanh nuôi, phục hồi và phát triển rừng.

Với các trạng thái rừng có thành phần loài đa dạng (IIIA), nhưng những cây có

giá trị kinh tế thì ít, hầu hết các kiểu thảm thực vật đều đã bị tác động khá mạnh bởi

các hoạt động của người dân, đều được phục hồi tự nhiên sau khai thác. Do đó cần

phải khoanh nuôi bảo vệ các kiểu thảm thực vật này, đặc biệt là những kiểu thảm có

các loài quý hiếm như Nghiến, Trai lý, Táu,…, hạn chế những tác động của người dân

địa phương, cấm chặt phá những loài quý hiếm để giữ lại những giá trị của rừng.

Đối với các rừng non phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác áp dụng biện

pháp kỹ thuật lâm sinh: Khoanh nuôi, khoanh nuôi có trồng bổ sung các loài cây có giá

trị, bảo vệ cải tạo rừng.

Trạng thái IC: áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây leo,

giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi

rừng. Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng

cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh có giá trị. Kết hợp

giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

Trạng thái IIA: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: áp dụng các biện pháp khoanh

nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng, giám

sát bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Nếu là rừng sản xuất thì điều tiết tổ thành tầng cây

cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện

cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích: Đinh,

Nghiến, Lát hoa, Sến mật, Sấu, Gội nếp, Gội tẻ, Vối Thuốc, Ràng ràng, Phay, Vạng

trứng, Giổi xanh, Sưa bắc bộ, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, Chò nhai, Chò

Xanh, Chò nâu,...

Trạng thái IIB: Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có

giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác trung gian những loài cây không đáp ứng nhu cầu

kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm

(Bồ đề, Chẹo tía, Thôi ba, Ba soi, ...) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của

người dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như: Trám, Hồi, Quế,

Lát hoa, Mỡ, De lá nhỏ, Lim xẹt,...

Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa.

Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ

thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất

được giao. Áp dụng các biện pháp làm giàu rừng nhằm bổ sung, nâng cao số lượng cây

có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên.

67

Xây dựng vườn thực vật để phục vụ nghiên cứu và bảo tồn những loài thực vật

thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.

Xây dựng mô hình trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến tại vườn nhà

hoặc dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ mà người dân đang có nhu cầu như: một

số loài cây thuốc, tre, trúc, song, mây, rau ngót rừng, rau bò khai, nấm hương, mộc

nhĩ,… Đây là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh, nguyên vật liệu để đan lát, xây dựng

và cung cấp thực phẩm cho người dân. Ngoài ra nên khuyến khích người dân làm

vườn rau tại nhà để trồng các loại rau xanh theo mùa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và

làm giảm áp lực không cần thiết lên tài nguyên rau rừng.

Chất đốt là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với người dân miền núi, chính

vì vậy không thể ngăn cấm họ khai thác củi khi không có nguồn nguyên liệu thay thế.

Chính vì vậy, có thể khuyến khích người dân trồng một số loài cây làm củi đun ở gần

nhà để làm chất đốt (keo dậu lấy thân, cành làm củi, lá làm thức ăn cho gà rất tốt), một

số loài cây gỗ để tỉa cành làm củi và có khả năng cung cấp gỗ hoặc tận dụng nguồn

chất đốt từ các sản phẩm nông nghiệp.

3.3.3.5. Hợp tác quốc tế

Huy động các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức

từ thiện môi trường nước ngoài để đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển lâm

nghiệp bền vững.

Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn ODA nhằm

phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường, xoá đói,

giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Từng bước tạo hành lang pháp lý thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư để thu

hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh

vực, phục hồi hệ sinh thái, chuyển giao công nghệ;

Tiếp tục thực hiện các thoả thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế

liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế

động vật hoang dã (CITES), Công ước về ĐDSH, Công ước về chống sa mạc hoá,

Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC),... để nâng cao vị thế

của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực và tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ

trợ mới như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).

3.4. Điều tra, thống kê và đánh giá bổ sung khu hệ động vật, sinh vật thủy sinh

của tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Về thú

3.4.1.1. Đa dạng thành phần loài

Từ kết quả khảo sát thực địa kết hợp với kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã được

công bố, đã xác định được 86 loài thú thuộc 25 họ của 8 bộ, gồm các bộ: Nhiều răng

(Scandentia), Linh trưởng (Primates), Chuột chù (Soricomorpha), Dơi (Chiroptera), Tê tê

(Pholidota), Ăn thịt (Carnivora), Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) và Gậm nhấm

(Rodentia). Chi tiết bảng 3.4 bên dưới.

68

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài thú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

TT Tên Bộ

Họ Loài

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1 Nhiều răng - Scandentia 1 4,0 1 1,2

2 Linh trưởng - Primates 2 8,0 7 8,1

3 Chuột chù - Soricomorpha 2 8,0 4 4,7

4 Dơi - Chiroptera 6 24,0 35 40,7

5 Tê tê - Pholidota 1 4,0 1 1,2

6 Ăn thịt - Carnivora 6 24,0 19 22,1

7 Móng guốc ngón chẵn - Artiodactyla 3 12,0 4 4,7

8 Gặm nhấm - Rodentia 4 16,0 15 17,4

Tổng số 25 100,0 86 100,0

Từ:

Thành phần loài thú thuộc bộ bộ Dơi (Chiroptera) có nhiều loài nhất với 35 loài

(chiếm 40,7% tổng số loài thú ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu), tiếp đến là bộ Ăn thịt

(Carnivora) với 19 loài (chiếm 22,1%), bộ Gậm nhấm (Rodentia) với 15 loài (chiếm

17,4%), bộ Linh trưởng (Primates) với 7 loài (chiếm 8,1%), bộ Móng guốc ngón chẵn

(Artiodactyla) với 4 loài (chiếm 4,7%). Các bộ còn lại chỉ có từ 1 loài (chiếm 1,2%). Thông

tin bổ sung được trình bày cụ thể trong Phụ lục số 2 và phụ lục 3 kèm thèo).

3.4.1.2. Các loài thú có giá trị bảo tồn

Các loài thú nguy cấp, quý, hiếm là những loài có giá trị bảo tồn cao, cần ưu tiên

bảo tồn phần lớn tập trung trong các VQG và KBTTN. Chúng bao gồm: các loài đặc

hữu của Việt Nam, các loài đang bị đe dọa diệt vong trong nước liệt kê trong Sách Đỏ

Việt Nam (2007) và các loài đang bị đe dọa diệt vong trên toàn cầu liệt kê trong Danh

lục Đỏ IUCN năm 2021.

Trong số 84 loài thú ghi nhận được trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 34 loài có giá trị

bảo tồn ở mức quốc gia và toàn cầu (Bảng 3.5). Cụ thể như sau:

- Có 28 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Trong đó: có 2 loài ở bậc

CR (Rất nguy cấp); 7 loài ở bậc EN (Nguy cấp); 16 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp), 2

loài ở bậc LR (Ít nguy cấp) và 1 loài ở bậc DD (Thiếu dẫn liệu).

- Có 21 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2021). Trong đó: có 1 loài ở bậc

CR (Rất nguy cấp);1 loài ở bậc EN (Nguy cấp); 10 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 9

loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ).

- Có 23 loài được ghi trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó

có 12 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các

loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) và 11 loài ở nhóm IIB

(Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II

CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam).

69

- Có 12 loài được ghi ở Phụ lục I, trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Bảng 3.5. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng bảo tồn

SĐVN IUCN NĐ64/2019

1. Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ VU VU IB X

2. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU VU IIB

3. Macaca assamensis Khỉ mốc VU NT IIB

4. Macaca leonina Khỉ đuôi lợn VU VU IIB

5. Macaca mulatta Khỉ vàng LR IIB

6. Trachypithecus francoisi Voọc đen EN EN IB X

7. Cynopterus brachyotis Dơi chó cánh ngắn

8. Rhinolophus

paradoxolophus Dơi lá quạt VU

9. Hipposideros turpis Dơi nếp mũi lông vàng NT

10. Ia io Dơi iô VU

11. Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao LR

12. Miniopterus schreibersii Dơi cánh dài NT

13. Harpiocephalus harpia Dơi mũi ống cánh lông VU

14. Manis pentadactyla Tê tê vàng EN CR IB X

15. Catopuma temminckii Beo lửa EN NT IB X

16. Prionailurus bengalensis Mèo rừng

17. Neofelisnebulosa Báo gấm EN VU IB X

18. Panthera pardus Báo hoa mai CR NT IB X

19. Paguma larvata Cầy vòi mốc IIB

20. Chrotogale owstoni Cầy vằn bắc VU VU IB X

21. Prionodon pardicolor Cầy gấm VU X

22. Viverra zibetha Cầy giông NT IIB

23. Viverricula indica Cầy hương IIB

24. Vulpes vulpes Cáo lửa DD IIB

25. Helarctosmalayanus Gấu chó EN VU IB X

26. Ursus thibetanus Gấu ngựa EN VU IB X

27. Lutra lutra Rái cá thường VU NT IB X

28. Arctonyx collaris Lửng lợn NT IIB

29. Rusa unicolor Nai đen VU VU

30. Capricornis sumatraensis Sơn dương EN VU IB

31. Ratufa bicolor Sóc đen VU NT IIB

32. Belomys pearsonii Sóc bay lông tai CR

33. Hylopetes alboniger Sóc bay đen trắng VU

34. Petaurista philippensis Sóc bay trâu VU IIB

Tổng số 28 21 23 12

Ghi chú:

1. SĐVN, 2007 - Sách đỏ Việt Nam, năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp; DD – Thiếu dẫn liệu.

2. IUCN, 2021 – Danh lục đỏ IUCN, năm 2021: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; NT – Sắp bị đe doạ.

70

3. NĐ84/2021 - Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ: IB – Nghiêm cấm

khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân

bố tự nhiên tại Việt Nam; IIB - Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và

các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

4. NĐ 64/2019 - Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7 Nghị

định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định

loài và chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3.4.2. Về Chim

3.4.2.1. Đa dạng thành phần loài

Từ kết quả khảo sát thực địa và kế thừa các tài liệu đã được công bố về khu hệ chim trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đã thống kê được 321 loài chim thuộc 41 họ của 16 bộ, gồm các bộ: Gà

(Galliformes), Ngỗng (Anseriformes), Cun cút (Turniciformes), Gõ kiến (Piciformes), Hồng

hoàng (Bucerotiformes), Đầu rìu (Upupiformes), Nuốc (Trogoniformes), Sả (Coraciiformes),

Cu cu (Cuculiformes), Vẹt (Psittaciformes), Yến (Apodiformes), Cú (Strigiformes), Bồ câu

(Columbifosmes), Sếu (Gruliformes), Hạc (Ciconiiformes) và Sẻ (Passeriformes).

Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài chim trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT Tên Bộ

Họ Loài

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1 Gà - Galliformes 1 2,4 6 1,9

2 Ngỗng - Anseriformes 1 2,4 2 0,6

3 Cun cút - Turniciformes 1 2,4 1 0,3

4 Gõ kiến - Piciformes 2 4,9 19 5,9

5 Hồng hoàng - Bucerotiformes 1 2,4 3 0,9

6 Đầu rìu - Upupiformes 1 2,4 1 0,3

7 Nuốc - Trogoniformes 1 2,4 1 0,3

8 Sả - Coraciiformes 5 12,2 11 3,4

9 Cu cu - Cuculiformes 2 4,9 15 4,7

10 Vẹt - Psittaciformes 1 2,4 1 0,3

11 Yến - Apodiformes 1 2,4 6 1,9

12 Cú - Strigiformes 2 4,9 11 3,4

13 Bồ câu - Columbiformes 1 2,4 10 3,1

14 Sếu - Gruiformes 1 2,4 3 0,9

15 Hạc - Ciconiiformes 5 12,2 32 10,0

16 Sẻ - Passeriformes 15 36,6 199 62,0

Tổng số 41 100,0 321 100,0

Từ bảng 3.6 cho thấy:

Trong cấu trúc thành phần chim thì bộ Sẻ có số loài nhiều nhất với 199 loài (chiếm

62,0% tổng số loài ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu), tiếp đến là bộ Hạc với 32 (loài

chiếm 10,0%), bộ Gõ kiến với 19 loài (chiếm 5,9%), bộ Cu cu với 15 loài (chiếm 4,7%),

71

hai bộ Sả và Cú đều có 11 loài (chiếm 3,4%), bộ Bồ câu với 10 loài (chiếm 3,1%), hai bộ

Gà và Yến đều có 6 loài (chiếm 1,9%). Các bộ còn lại chỉ có từ 1 đến 3 loài.

3.4.2.2. Các loài chim có giá trị bảo tồn

Trong số 321 loài chim đã thống kê được trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 60 loài

(chiếm 18,7% tổng số loài chim ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu) có giá trị bảo

tồn cấp quốc gia và toàn cầu (chi tiết phụ lục 4)

- Có 9 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007): 1 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp),

1 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 5 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và 2 loài ở bậc LR (Ít nguy cấp).

- Có 5 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2021): 1 loài ở bậc EN (Nguy

cấp), 1 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp); 3 loài ở cấp NT (Sắp bị đe doạ).

- Có 58 loài được ghi trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó

có 15 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các

loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) và 43 loài ở nhóm IIB

(Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II

CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam).

- Có 4 loài được ghi ở Phụ lục I, trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

3.4.3. Về Bò sát, Lưỡng cư

3.4.3.1. Đa dạng thành phần loài

Từ kết quả điều tra khảo sát tại thực địa và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên

cứu đã được công bố về lưỡng cư và bò sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đã thống kê

được 105 loài Lưỡng cư và Bò sát thuộc 25 họ của 4 bộ, gồm: Bộ Có đuôi (Caudata),

Bộ Không đuôi (Ecaudata), bộ Có vảy (Squamata) và bộ Rùa (Testudinata). Trong đó:

- Lớp Lưỡng cư: có 42 loài (chiếm 40,0% tổng số loài lưỡng cư, bò sát ở khu vực

nghiên cứu), thuộc 7 họ (chiếm 28,0% tổng số họ) của 2 bộ (chiếm 50,0% tổng số bộ).

- Lớp Bò sát: có 63 loài bò sát (chiếm 60,0% tổng số loài), thuộc 18 họ (chiếm

72,0% tổng số họ), của 2 bộ (chiếm 50,00% tổng số bộ).

Thành thành phần loài lưỡng cư và bò sát được trình bày ở bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7. Thành phần loài Lưỡng cư và Bò sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT Tên Lớp, Bộ

Họ Loài

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

A Lớp Lưỡng cư - Amphibia

1 Bộ Có đuôi - Caudata 1 4,0 1 1,0

2 Bộ Không đuôi - Anura 6 24,0 41 39,0

B Lớp Bò sát - Reptilia

3 Bộ Có vảy - Squamata 14 56,0 58 55,2

4 Bộ Rùa - Testudinata 4 16,0 5 4,8

Tổng số 25 100.0 105 100.0

72

3.4.3.2. Các loài Lưỡng cư và Bò sát có giá trị bảo tồn

Trong số 105 loài lưỡng cư, bò sát đã ghi nhận được trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 22

loài (chiếm 21,0% tổng số loài lưỡng cư, bò sát ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu) có

giá trị bảo tồn cấp quốc gia và toàn cầu (bảng 3.8). Trong đó:

- Có 19 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007): 2 loài ở bậc CR (Rất

nguy cấp), 7 loài ở bậc EN (Nguy cấp) và 10 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp).

- Có 7 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2021): 1 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp), 3

loài ở bậc EN (Nguy cấp), 2 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và 1 loài ở bậc NT (Sắp bị đe dọa).

- Có 7 loài được ghi trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó

có 2 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các

loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) và 7 loài ở nhóm IIB

(Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II

CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam).

- Có 2 loài được ghi ở Phụ lục I, trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Bảng 3.8. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát có giá trị bảo tồn

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

SĐVN,

2007

IUCN,

2021

NĐ84

/2021

NĐ64

/2019

1. Paramesotriton deloustali Cá cóc bụng hoa EN IIB

2. Ingerophrynus galeatus Cóc rừng VU

3. Quasipaa verrucospinosa Ếch gai sần NT

4. Chaparana delacouri Ếch vạch EN

5. Rana andersoni Chàng an đéc sơn VU

6. Physignathus cocincinus Rồng đất VU

7. Gekko gecko Tắc kè VU IIB

8. Varanus salvator Kỳ đà hoa EN

9. Python molurus Trăn đất CR VU IIB

10. Orthriophis moellendorffii

Rắn sọc đuôi

khoanh VU

11. Elaphe prasina Rắn sọc xanh VU

12. Elaphe porphyracea Rắn sọc đốm đỏ VU

13. Elaphe radiata Rắn sọc dưa VU

14. Elaphe taeniura Rắn sọc đuôi VU

15. Ptyas korros Rắn ráo thường EN

16. Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN

17. Naja atra Rắn hổ mang EN

18. Ophiophagus hannah Rắn hổ chúa CR VU IB X

19. Platysternon

megacephalum Rùa đầu to EN

CR IB X

20. Geoemyda spengleri Rùa đất spengle EN IIB

21. Cuora mouhoti Rùa sa nhân EN IIB

22. Manouria impressa Rùa núi viền VU EN

Tổng số 19 7 7 2

73

Ghi chú:

23. SĐVN, 2007 - Sách đỏ Việt Nam, năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp; DD – Thiếu dẫn liệu.

24. IUCN, 2021 – Danh lục đỏ IUCN, năm 2021: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; NT – Sắp bị đe doạ.

25. NĐ84/2021 - Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ: IB – Nghiêm cấm khai

thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có

phân bố tự nhiên tại Việt Nam; IIB - Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích

thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

26. NĐ 64/2019 - Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7

Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về

tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm

được ưu tiên bảo vệ.

3.4.4. Về Côn trùng

3.4.4.1. Thành phần loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu

Từ các điểm nghiên cứu chúng tôi đã thu được mẫu vật của 11 bộ côn trùng

(Cánh cứng – Coleoptera; Cánh khác – Heteroptera; Cánh giống – Homoptera; Cánh

thẳng – Orthoptera; Bọ ngựa – Mantodea; Bọ que – Phasmatodea; Cánh da –

Dermaptera; Gián – Blattodea; Cánh vảy – Lepidoptera; Hai cánh – Diptera; Cánh

màng – Hymenoptera). Số lượng loài của từng bộ được trình bày trong Phụ lục 1. Số

loài ghi nhận được ở tỉnh Bắc Kạn là 1158 loài, trong đó: số loài thuộc bộ Cánh cứng -

Coleoptera là nhiều nhất: 492 loài (chiếm 42,49% ) số loài đã ghi nhận; phản ánh tương

ứng số lượng mẫu vật thu được rất lớn của bộ này; tiếp đến là các bộ Cánh vảy –

Lepidoptera có 230 loài (19,86%), bộ Cánh khác – Heteroptera có 102 loài (8,81%), bộ

Cánh màng – Hymenoptera 93 loài (8,03%), bộ Hai cánh – Diptera có 90 loài (7,77%), bộ

Cánh giống – Homoptera 86 loài (7,43%), và bộ Cánh thẳng – Orthoptera 42 loài

(3,63%), hai bộ Bọ ngựa – Mantodea và bộ Bọ que mỗi bộ ghi nhận 9 loài (0,78%), các

bộ Cánh da và Gián ghi nhận 2-3 loài.

Kết quả thu được đã chỉ ra rằng VQG Ba Bể là nơi có sự đa dạng nhất về thành

phần loài của khu hệ Côn trùng ở tỉnh Bắc Kạn với 957 loài (chiếm 82,64%) trên tổng

số 1158 loài đã ghi nhận được.

Những kết quả điều tra thu được cho thấy, mức độ tương đồng về thành phần loài

giữa các điểm nghiên cứu (VQG Ba Bể, KBTTN Kim Hỷ, KBTLSC Nam Xuân Lạc)

là không cao, số liệu về đa dạng côn trùng tại Bắc Kạn trên cơ sở 3 phương pháp:

phương pháp định lượng theo tuyến bằng vợt, phương pháp bẫy đèn và phương pháp

bẫy màn treo tại 3 sinh cảnh Rừng tự nhiên, Rừng trồng và Hệ sinh thái nông nghiệp

đã phản ảnh cơ bản hiện trạng thành phần loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu. Tuy

nhiên, qua kết quả này cũng cho thấy tiềm năng phong phú loài côn trùng ở Bắc Kạn là

rất cao.

74

Bảng 3.9. Số loài côn trùng ghi nhận được tại tỉnh Bắc Kạn

TT Bộ

Số loài Tỷ lệ %

Tổng

VQG

Ba Bể

KBTTN

Kim Hỷ

KBTLSC

Nam XL Tổng

VQG

Ba Bể

KBTTN

Kim Hỷ

KBTLSC

Nam XL

1. Cánh cứng - Coleoptera 492 387 151 162 42.49 33.42 13.04 13.99

2. Cánh vảy - Lepidoptera 230 223 91 100 19.86 19.26 7.86 8.64

3. Hai cánh - Diptera 90 41 79 86 7.77 3.54 6.82 7.43

4. Cánh màng - Hymenoptera 93 78 92 94 8.03 6.74 7.94 8.12

5. Cánh khác - Heteroptera 102 93 63 60 8.81 8.03 5.44 5.18

6. Cánh giống - Homoptera 86 78 20 27 7.43 6.74 1.73 2.33

7. Cánh thẳng - Orthoptera 42 35 24 30 3.63 3.02 2.07 2.59

8. Cánh da - Dermaptera 2 2 0 2 0.17 0.17 0.00 0.17

9. Bọ ngựa - Mantodea 9 8 4 4 0.78 0.69 0.35 0.35

10. Bọ que - Phasmatodea 9 9 1 1 0.78 0.78 0.09 0.09

11. Gián - Blattodea 3 3 2 2 0.26 0.26 0.17 0.17

Tổng chung: 1158 957 527 568 100 82.64 45.51 49.05

75

3.4.4.2. Mức độ đa dạng côn trùng

Để xác định mức độ phong phú và đa dạng côn trùng ở các điểm nghiên cứu, chúng

tôi sử dụng các chỉ số đa dạng côn trùng H’ và chỉ số phong phú loài d được điều tra theo

cùng một phương pháp nghiên cứu định lượng. So sánh mức độ đa dạng côn trùng của một

số VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 3.10. So sánh mức độ đa dạng côn trùng

Điểm

điều tra

CS phong

phú loài

(d)

CS đa dạng

(H’)

Đánh giá

chung

Vườn Quốc gia, Khu BTTN

VQG Ba Bể, Bắc Kạn

(S=625; N=1637)

68,83 5,87 cao

Khu BTTN Kim Hỷ

(S=486; N=1208)

47,66 5,12 Trung bình

Khu BTLSC Nam Xuân Lạc

(S=512; N=1461)

51,37 5,38 Trung bình

Kết quả điều tra tại VQG Ba Bể cho thấy mức độ đa dạng côn trùng tại VQG này

đều ở mức cao. Ở 02 khu bảo tồn còn lại có mức độ đa dạng trung bình, tuy nhiên việc

điều tra tại 2 điểm này vẫn chưa thực hiện được kĩ càng. Qua đó có thể thấy, rừng tự

nhiên của Bắc Kạn là nơi rất giàu có côn trùng.

3.4.4.3. Các loài côn trùng quý hiếm cần được bảo vệ

Trong thời gian nghiên cứu tại các điểm nghiên cứu thuộc địa bàn tỉnh Bắc Kạn,

chúng tôi đã ghi nhận được 14 loài côn trùng bị đe dọa tuyệt chủng. Tất cả các loài này

đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 05 loài thuộc nhóm IIB theo NĐ84/2021,

04 loài trong danh sách IUCN 2021, 03 loài trong Phụ lục II CITES. Điều đáng lưu ý

là tất cả 14 loài côn trùng quý hiếm đều được ghi nhận từ khu vực rừng lá rộng thường

xanh (Bảng 3.11).

76

Bảng 3.11. Các loài côn trùng có giá trị bảo tồn tại tỉnh Bắc Kạn

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN

2007

IUCN

2021

NĐ84/

2021 CITES

LEPIDOPTERA BÔ CÁNH VẢY

1. Troides aeacus aeacus

(C. & R. Felder, 1860)

Bướm phượng cánh chim

chấm rời

VU

LC IIB II

2. Troides helena (Linnaeus, 1758) Bướm phượng cánh chim

chấm liền

VU

LC IIB II

3. Teinopalpus imperialis Hope,

1842

Bướm phượng đuôi kiếm

răng tù

VU

NT IIB II

4. Byasa crassipes (Oberthur, 1879) Bướm phượng đuôi lá cải E LC

5. Papilio noblei de Niceville,

1889 Bướm phượng đốm đen VU

COLEOPTERA BÔ CÁNH CỨNG

6. Dorcus curvidens curvidens

(Hope, 1840) Cặp kìm sừng cong

CR

7. Dorcus antaeus Hope, 1842 Cặp kìm sừng lưỡi hái EN

8. Dorcus titanus westermanni

Hope, 1842 Cặp kìm sừng đao

EN

9. Cheirotonus battareli

(Pouillaude, 1913) Cua bay hoa

EN

IIB

10. Cheirotonus jansoni (Jordan,

1898) Cua bay đen

EN

IIB

11. Eupatorus gracilicornis

(Castelnau, 1867)

Bọ hung năm sừng màu

nâu

VU

12. Odontolabis cuvera fllaciosa

Boileau, 1901 Kẹp kìm nẹp vàng

VU

13. Tripoxylus dichotomus politus

Prell, 1934 Bọ hung sừng chữ Y

EN

14. Jumnos ruckeri tonkinensis

Nagai, 1992 Cánh cam xanh bốn chấm CR

Ghi chú:

1. SĐVN, 2007 - Sách đỏ Việt Nam, năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN -

Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp.

2. IUCN, 2021 – Danh lục đỏ IUCN, năm 2021: CR – Rất nguy cấp; EN -

Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp; NT – Sắp bị đe doạ; LC – Ít quan tâm.

3. NĐ84/2021 - Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ: IIB - Hạn chế

khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II

CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

4. CITES: Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp (CITES):Phụ lục II là danh mục những loài

động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có

thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,

nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên từ tự nhiên vì mục đích

thương mại những loài này không được kiểm soát.

77

a) Loài bướm phượng Troides aeacus aeacus (C. & R. Felder, 1860)

Họ bướm Phượng (Papilionidae) được quan tâm nhiều nhất trong các họ thuộc

bộ Cánh vảy (Lepidoptera) trong nghiên cứu về sinh học và bảo tồn. Họ bướm này

được xem như là “người đại diện” cho tính đa dạng của bướm (Vane-Wright, 2005).

Họ bướm phượng (Papilionidae) có nhiều loài bướm quý hiếm, trong đó có một số loài

đang trong tình trạng bị đe doạ ở mức độ nguy cấp. Nhiều loài có kích thước lớn, màu

sắc đẹp, có giá trị thẩm mỹ, luôn hấp dẫn những người sưu tầm. Họ bướm Phượng

(Papilionidae) được các tổ chức bảo tồn quốc tế quan tâm và hầu hết các loài bướm

Phượng có trong danh lục của CITES và IUCN. Trong số 573 loài bướm Phượng thì

có tới 170 loài cần phải được bảo tồn.

Ở Việt Nam, Năm 2007, Sách Đỏ Việt Nam, Phần I - Động vật, đã công bố 22 loài

Côn trùng; đồng thời Danh Lục Đỏ Việt Nam đã công bố 25 loài Côn trùng thuộc 4 bộ

(Cánh vảy Lepidoptera, Cánh cứng Coleoptera, Bọ que Phasmatodea và Cánh nửa

Hemiptera). Trong số 11 loài thuộc bộ Cánh vảy, các loài ở họ Bướm phượng chiếm tỷ lệ

cao 64% (7 loài), với 2 loài thuộc giống Troides.

Có phân bố khá rộng ở nước ta nhưng rất hiếm gặp, Troides aeacus aeacus hiện

đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc

tế. Dự đoán số lượng cá thể bướm này ở một số nơi còn sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ

phá rừng ẩm để xây dựng các công trình kinh tế, quốc phòng nhằm phục vụ cho nhu

cầu của con người.

Hình 3.9. Trưởng thành loài Troides aeacus aeacus

(C. & R. Felder, 1860) (con đực)

78

Hình 3.10. Trưởng thành loài Troides aeacus aeacus (C. & R. Felder, 1860)

(con cái)

Mối đe dọa đối với loài Troides aeacus

Mối đe doạ lớn nhất đối với đa dạng côn trùng nói chung và các loài có nguy cơ

tuyệt chủng nói riêng là mất đi nơi sống của chúng. Điều này thể hiện ở việc diện tích

thảm thực vật tự nhiên (rừng tự nhiên) bị thu hẹp, thay thế bằng rừng trồng, cây công

nghiệp, cây nông nghiệp, khu dân cư và khu công nghiệp.

Những nghiên cứu về sinh cảnh của các loài bướm nói chung cũng như loài T.

aeacus nói riêng tại các VQG đã nói lên mối quan hệ chặt chẽ của chúng với rừng tự

nhiên.

Mối đe dọa thứ hai đối với loài T. aeacus cũng như các loài côn trùng trong Sách

Đỏ VN và Danh lục Đỏ VN là sự săn bắt quá mức dẫn đến suy giảm quần thể của loài.

Đa số các loài bị thu bắt là mang tính thương mại và tham gia vào thị trường quốc tế.

Khuyến cáo bảo tồn

Về kỹ thuật, nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm bảo vệ đa dạng côn trùng, trong

đó có các loài bị nguy cấp. Nhìn chung, ít có tư liệu về bảo tồn riêng rẽ từng loài côn

trùng bị nguy cấp.

+ Xây dựng hành lang đa dạng sinh học.

+ Tăng cường quản lý ở vùng đệm của các VQG và Khu BTTN;

+ Các biện pháp giáo dục cộng đồng; tăng cường năng lực quản lý của các cơ

quan chức năng.

+ Biện pháp nhân nuôi.

79

Biện pháp nhân nuôi loài T. aeacus để bổ sung số lượng cho quần thể ngoài tự

nhiên, mặt khác tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương. Chính vì vậy,

việc xây dựng các trang trại nuôi bướm, việc này có ý nghĩa rất lớn, giúp người dân ở

gần các khu rừng tự nhiên có cuộc sống kinh tế tương đối ổn định, từ ít phụ thuộc cho

đến hoàn toàn không phụ thuộc vào rừng.

Đầu tư một trang trại nuôi bướm là việc mà nhân dân địa phương có thể đầu tư

được, điều quan trọng là phải trồng được các loài cây thức ăn, diện tích lớn nhỏ phụ

thuộc vào khả năng của người nuôi bướm. Việc trồng cây thức ăn cho bướm còn có tác

dụng rất lớn trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng và môi trường

sinh thái.

b) Loài Cặp kìm Dorcus curvidens curvidens (Hope)

Loài cặp kìm sừng cong răng ngang Dorcus curvidens curvidens (Hope) thuộc họ

Cặp kìm Lucanidae là một trong những loài côn trùng có giá trị phân bố ở tỉnh Bắc Kạn.

Đây là loài cánh cứng có kích thước lớn, hình dáng đẹp nên là đối tượng bị thu bắt và

buôn bán đặc biệt trên thị trường quốc tế. Cùng với việc sinh cảnh sống bị thu hẹp, các

quần thể của loài cánh cứng này ngày càng suy giảm về số lượng và trở nên rất hiếm gặp

ngoài tự nhiên. Năm 2006, loài côn trùng này được đưa vào Nghị định số 32/2006/NĐ-

CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Năm

2007, cặp kìm sừng cong răng ngang tiếp tục được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam ở mức

độ cực kỳ nguy cấp. Vì thế nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời trong tương lai

không xa chúng ta sẽ mất đi một loài côn trùng quý

Hình 3.11. Trưởng thành đực Hình 3.12. Trưởng thành cái

80

Những tài liệu công bố trước đây về loài côn trùng này cho thấy: Trước năm

1990, Dorcus curvidens curvidens có số lượng cá thể còn khá nhiều. Từ năm 1990 đến

nay đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ 20, loài này đã bị thu bắt ráo riết để buôn

bán nên số lượng còn rất ít và trở nên hiếm gặp.

Mối đe doạ lớn nhất đối với đa dạng côn trùng nói chung và các loài có nguy cơ

tuyệt chủng nói riêng là mất đi nơi sống của chúng. Điều này thể hiện ở việc diện tích

thảm thực vật tự nhiên (rừng tự nhiên) bị thu hẹp, thay thế bằng rừng trồng, cây công

nghiệp, cây nông nghiệp, khu dân cư và khu công nghiệp.

Mối đe dọa thứ hai đối với loài Dorcus curvidens cũng như các loài côn trùng

trong Sách Đỏ VN và Danh lục Đỏ VN là sự săn bắt quá mức dẫn đến suy giảm quần

thể của loài.

15. Khuyến cáo bảo tồn

- Tăng cường các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích

các thành phần có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh

thái đích cần được bảo tồn. Cần tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các

thu nhập từ các loài côn trùng.

Cần hạn chế thu bắt mẫu vật nhằm bảo vệ quần thể và bảo tồn nguồn gen của loài

này. Khả năng phục hồi quần thể của các loài thuộc họ Cặp kìm ở rừng tự nhiên là

không cao, cần một thời gian rất dài. Một ví dụ điển hình là vào những năm 1990, tình

trạng săn bắt và mua bán côn trùng ở khu vực VQG Tam Đảo và các khu vực khác ở

Việt Nam diễn ra với quy mô lớn, kéo dài (Báo cáo của GTZ, 2004). Cũng trong báo

cáo này, một lô mẫu côn trùng bị thu giữ năm 2001, có 4 loài thuộc họ Cặp kìm đều có

mặt ở SĐVN-2000 là Odontolabis cuvera fallaciosa Boileau, 1901; Dorcus titanus

westermani Hope, 1842; Dorcus antaeus Hope, 1842; và Dorcus curvidens

(Hope,1840).

+ Biện pháp nhân nuôi.

Theo chúng tôi, nên xây dựng Trung tâm bảo tồn loài côn trùng ở khu vực Bắc

Kạn, với các mục tiêu chính như sau: nghiên cứu sinh học, sinh thái các loài côn trùng

có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng này, từ đó phát triển các quần thể có chất lượng cao

của loài; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân; đào tạo các cán bộ bảo vệ động

vật hoang dã (côn trùng); tham gia vào các hoạt động nhằm tăng cường việc giám sát

và thi hành luật đối với việc thu bắt, buôn bán côn trùng hoang dã.

Biện pháp nhân nuôi loài D. curvidens thuần chủng cũng như một số loài côn

trùng quý hiếm khác để bổ sung số lượng cho quần thể ngoài tự nhiên. Mặt khác, còn

cung cấp con giống, nguồn thức ăn và kỹ thuật nhân nuôi cho thú chơi con cảnh (côn

trùng) của người dân trong và ngoài nước.

81

c) Loài Cặp kìm sừng đao Dorcus titanus (Boisduval, 1835)

Loài Cặp kìm sừng đao Dorcus titanus (Boisduval, 1835) là một trong số 28 loài

thuộc giống Dorcus (Coleoptera: Lucanidae) ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, hai phân loài của Kẹp kìm sừng hươu Dorcus titanus đã được ghi

nhận: D. titanus laotianus phân bố ở miền Bắc (vườn Quốc gia Tam Đảo) và D.

titanus westermanni phân bố từ khu vực Bắc Trung Bộ tới Tây Nguyên (Mizunuma &

Nagai, 1994). Đây là loài cánh cứng lớn, hình dáng đẹp, trong khoảng thời gian 20

năm trở lại đây nó trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế.

Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài

này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.

Cùng với nạn thu bắt bừa bãi, các hoạt động của người dân như khai thác gỗ, đốt

phát rừng làm nương rẫy, hoặc chuyển đổi sang trồng cây kinh tế, hay việc xây dựng các

công trình thủy điện, công trình giao thông và biến đổi khí hậu đã gây tác động mạnh đến

các khu rừng tự nhiên dẫn tới sự suy giảm kích thước quần thể của các loài sinh vật nói

chung và bọ cặp kìm nói riêng. Hơn thế nữa sinh cảnh sống của bọ cặp kìm thường giới

hạn ở những vùng rừng núi cao, có khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Năm 2006, loài côn trùng này

được ghi trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng,

động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, mức độ

nguy cấp. Vì vậy việc phục hồi quần thể và bảo tồn loài cánh cứng có giá trị này có vai trò

quan trọng trong việc bảo vệ 1 loài động vật quý hiếm.

16. Khuyến cáo bảo tồn

Biện pháp bảo vệ: Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.

Để phục hồi quần thể và bảo vệ loài cặp kìm sừng lưỡi hái Dorcus titanus nói chung

và của phân loài D. titanus westermanni nói riêng cần thực hiện những nội dung sau:

Bảo tồn sinh cảnh sống

Để góp phần bảo tồn sinh cảnh sống cần hạn chế những tác động có hại tới rừng tự

nhiên. Các khu bảo tồn cần được đầu tư hơn nữa về năng lực quản lý, nhân lực, trang thiết

bị, cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về công tác bảo vệ sinh cảnh tự nhiên

và hệ động thực vật hoang dã trong đó có các loài côn trùng. Các hệ sinh thái rừng tự

nhiên đã bị tác động cần được bảo vệ nguyên trạng và phục hồi nhằm nâng cao chất lượng

sinh cảnh sống cho các loài. Các hoạt động ưu tiên bao gồm: hạn chế tác động đến rừng

(khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật hoang dã), ngăn chặn xâm lấn đất rừng,

kiểm soát cháy rừng.

Cấm thu thập, bẫy bắt buôn bán

Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái phép các loài côn trùng bị đe dọa thông

qua tăng cường tuần tra tại khu vực phân bố, triển khai các hoạt động thực thi pháp

luật ở các địa phương trung tâm thường xảy ra buôn bán. Xử lý nghiêm các vi phạm có

82

liên quan đến các loài côn trùng đang bị đe dọa. Cơ quan khoa học và các tổ chức bảo

tồn cần có hỗ trợ kỹ thuật như tập huấn nâng cao năng lực, cung cấp tài liệu nhận dạng

và thành lập cơ sở dữ liệu.

Biện pháp tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật cho nhân dân địa phương

nhằm hạn chế tình trạng săn bắt trái phép loài côn trùng có giá trị cũng như hạn chế

việc khai thác gỗ và phá rừng trái phép. Ngoài việc ban hành các văn bản luật pháp có

liên quan, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm cần thực hiện các biện pháp tuyên

truyền đa dạng: phát thanh, truyền hình, báo chí, áp phích, tờ rơi, biển báo, các chương

trình giáo dục môi trường ở cộng đồng và trường học.

d) Loài Cặp kìm sừng lưỡi hái gập Dorcus antaeus (Hope)

Cặp kìm sừng lưỡi hái gập là loài cánh cứng có kích thước to, đẹp, có giá trị khoa

học, thương mại và sưu tập nên là đối tượng bị thu bắt mạnh để buôn bán. Sinh cảnh

sống của chúng thường giới hạn ở những vùng rừng núi cao, có khí hậu ôn hòa, mát

mẻ. Tuy nhiên sinh cảnh sống của chúng ngày bị thu hẹp do việc phá rừng, cháy rừng,

xây dựng công trình thủy điện, công trình giao thông, biến đổi khí hậu...đã tác động

đáng kể đến kích thước quần thể của loài cánh cứng này. Loài côn trùng này được ghi

trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật

rừng nguy cấp, quý, hiếm và được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, mức độ nguy

cấp. Vì vậy việc phục hồi quần thể và bảo tồn loài cánh cứng có giá trị này có vai trò

quan trọng trong việc bảo vệ 1 loài động vật quý hiếm.

17. Khuyến cáo bảo tồn

Để phục hồi quần thể và bảo vệ loài cặp kìm sừng lưỡi hái Dorcus antaeus và cụ

thể là phân loài D. antaeus datei các giải pháp bảo tồn cần được tiến hành đồng bộ,

mang tính lâu dài và có sự phối hợp của tất cả các bên có liên quan: cơ quan quản lý,

các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn, cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc tế.

+ Bảo tồn sinh cảnh sống

- Bảo vệ các dạng sinh cảnh tự nhiên hiện có: Thực hiện chương trình bảo vệ

rừng tự nhiên. Việc thành lập các khu bảo tồn không chỉ đảm bảo nơi cư ngụ cho các

loài mà còn cung cấp nguồn thức ăn, nơi sinh sản và phát triển của các thế hệ tiếp theo

của loài bị đe dọa.

- Phục hồi sinh cảnh bị tác động và liên kết các sinh cảnh bị biệt lập: Việc thiết

lập các hành lang nối liền các khoảng rừng bị biệt lập, các hệ sinh thái thủy vực sẽ tạo

điều kiện cho các loài có kích cỡ quần thể nhỏ có cơ hội di chuyển và trao đổi về mặt

di truyền (nguồn gen) và phục hồi quần thể. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên (rừng

thường xanh, rừng khộp) đã bị tác động cần được bảo vệ nguyên trạng và phục hồi

nhằm nâng cao chất lượng sinh cảnh sống cho các loài. Các hoạt động ưu tiên bao

83

gồm: hạn chế tác động đến rừng (khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật hoang

dã), ngăn chặn xâm lấn đất rừng, kiểm soát cháy rừng.

+ Kiểm soát việc săn bắt các loài trong tự nhiên

Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái phép các loài côn trùng bị đe dọa thông

qua tăng cường tuần tra tại khu vực phân bố, triển khai các hoạt động thực thi pháp

luật ở các trung tâm thường xảy ra buôn bán và sử dụng. Xử lý nghiêm các vi phạm có

liên quan đến các loài côn trùng đang bị đe dọa. Cơ quan khoa học và các tổ chức bảo

tồn cần có hỗ trợ kỹ thuật như tập huấn nâng cao năng lực, cung cấp tài liệu nhận dạng

và thành lập cơ sở dữ liệu.

+ Biện pháp tuyên truyền

Tuyên truyền nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi là nhân tố rất quan trọng trong

việc hạn chế sử dụng động vật hoang dã. Các chiến dịch tuyên truyền cần được tiến hành

thường xuyên cho mọi đối tượng: sắn bắt, buôn bán, vận chuyển, sử dụng. Cần thực hiện

các biện pháp tuyên truyền đa dạng: phát thanh, truyền hình, báo chí, áp phích, tờ rơi, biển

báo, các chương trình giáo dục môi trường ở cộng đồng và trường học.

3.4.5. Về thực vật thủy sinh (Macrophyte)

Xác định được 37 loài thực vật thủy sinh thuộc hai ngành Dương xỉ

(Polipodiophyta) và ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) phân bố trong các dạng

thủy vực sông, ven sông, trong các ao, hồ, ruộng trũng. Thực vật thuỷ sinh thường

phân bố tại các khu vực nơi nước đứng, nơi có các bãi ngập nước diện tích lớn. Không

thấy có nhóm thực vật nào phổ biến trong các dạng thuỷ vực ngoại trừ một số loài

rong như Rong đuôi chồn vòng Myriophyllum verticillatum L., Rong đuôi chồn

Myriophyllum spicatum L., Rong đuôi chó Ceratophylum demersum mọc tại các khu

vực sông, suối nước chảy yếu. Một số loài như Dừa nước Ludvigia repens L, Ngổ

Limnophyla aromatica, Phỏng rạ Hygroriza aristata, Rau bợ Marsilea quadrifolia

mọc ven các song, ruộng trũng, ẩm (nơi nước chảy chậm hoặc không chảy). Các loài

thực vật thuỷ sinh thuộc các họ Ráy Araceae, Khoai lang Convolvulaceae, Hoa tán

Apiaceae như cây Khoai nước Colocassia esculenta, Rau muống Ipomoea aquatic,

Rau cần nước Oenanthe javanica… được người dân địa phương sử dụng làm thực

phẩm, chăn nuôi gia súc khá phổ biến. Các nhóm thực vật thuỷ sinh trong khu vực là

những loài phổ biến mọc tại nhiều sông, suối, ao và ruộng trũng để hoang là nơi trú

ngụ cho các nhóm thuỷ sinh vật khác như tôm, cua, ốc và các nhóm côn trùng nước.

Chúng thường không có giá trị kinh tế lớn và cũng không gây ảnh hưởng xấu đến môi

trường của thuỷ vực. Trong thực vật thuỷ sinh, ngoài lúa là cây lương thực được trồng

phổ biến khắp nơi, một số loài khác như Sen Nelumbo nucifera, Súng Nymphaea

pubessens cũng được trồng tại một số hồ ở một số khu vực làm cảnh và lấy hạt làm

thuốc, thực phẩm. Rau muống Ipomoea aquatica là thực phẩm hầu như không thể

84

thiếu trong bữa ăn hàng ngày của cư dân địa phương cũng được trồng rộng rãi khắp

nơi. Thực vật thuỷ sinh là nhóm tham gia trong quá trình làm sạch tự nhiên của thuỷ

vực. Một số loài được dùng trong công đoạn xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất

thực phẩm, bệnh viện như cây sậy Phragmitis comunis, một vài loài rong, bèo. Chúng

giữ lại và hấp thụ một phần các chất thải trước khi đi qua các công đoạn sử lý khác,

làm giảm ô nhiễm cho thuỷ vực. Trên lưu vực sông Cầu và các sông suối khác, thực

vật thuỷ sinh mọc không nhiều do nước tại khu vực này chảy mạnh nên thực vật thuỷ

sinh tự nhiên mọc không nhiều. Ven sông chỉ thấy có một vài nhóm thực vật thuỷ sinh

sống thành đám như Sậy Phragmitis comunis, Nghể nước Polygonum hydropiper, các

cây thuộc họ cói Cyperaceae. Tại khu vực các bãi ven sông suối, người dân bản địa

trồng một vài loài thực vật thuỷ sinh làm thực phẩm rau xanh, chăn nuôi gia súc như

khoai nước, bèo cái, rau muống và rau cần. Do ảnh hưởng của mùa nước vào thời kỳ

mùa mưa nên các loài thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế không được trồng thường

xuyên mà chỉ trồng theo thời kỳ và phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Thảm thực vật thủy sinh và phân bố trong các sinh cảnh trong vùng ngập nước

Thực vật sống ngoi trên mặt nước: Rễ hoặc thân ngầm mọc trong bùn, lá nhô lên

khỏi mặt nước. Phân bố của nhóm thực vật này tại các khu vực từ 0-1,5 m, có nhiều

loài mọc ven bờ ẩm ướt (thực vật vùng đầm lầy). Những loài này phần sinh trưởng ở

trong nước (chủ yếu là thân rễ và thân ngầm). Chúng có tính mọc trên cạn mạnh hơn

mọc dưới nước, nên khi nước rút xuống, nơi sinh trưởng hoàn toàn không bị nhô lên

khỏi mặt nước chúng vẫn sống và sinh trưởng được. Vì vậy ở khu vực ẩm ướt cách xa

bờ cũng thấy loài này xuất hiện. Khi nước dâng cao chúng sinh trưởng không được tốt,

đến khi hoàn toàn ngập nước thì chúng lại không sống được nữa. Vùng có thực vật

ngoi trên mặt nước, thường xuất hiện nhiều loài vừa ở nước vừa ở cạn như các loài rau

ngổ, rau dệu, đồng thời xuất hiện một số loài sống dưới nước điển hình như cỏ nhãn tử

Mã lai, Rong Đuôi Chồn Haloragis micrantha, Rong Đuôi Chồn vòng Myriophyllum

verticillatum, dừa nước Ludwigia adnascens và thực vật lá nổi như Rau bợ Marsilea

minuta, rau Mác Sagittaria sagittaefolia với hình thái có sự thay đổi cũng có thể sinh

trưởng trong khu vực này.

Thực vật lá nổi: Có rễ hoặc thân ngầm mọc trong đáy bùn đáy, bé, nhỏ, trôi nổi

trên mặt nước. Khu vực phân bố tới độ sâu 3m có khi còn phân bố tại khu vực sâu hơn,

tuy nhiên không phát triển. Lá của nhóm này thường có hiện tượng lá khác nhau giữa

lá chìm trong nuớng là lá nổi. Đặc trưng của hai loại lá khác nhau: Lá chìm trong nước

giống như thực vật sống chìm dưới nước, còn lá nổi thì có hình thái và cấu tạo thích

hợp với sự trôi nổi. Loài thực vật này thường mọc xen lẫn trong đám thực vật ngoi trên

mặt nước. Điển hình trong nhóm này có các loài như Trang súng Nymphoides

indicum, Súng Nymphaea nouchali, Sen Nenumbo nucifera. Thực vật lá nổi thường

sống ven bờ cùng với thực vật ngoi trên mặt nước.

85

Thực vật sống nổi: Là những loài toàn nổi trên mặt nước hoặc trong nước. Rễ của

chúng nói chung thoái hoá hoặc thiếu (khoảng 15 loài). Lá của chúng mang đặc trưng

của thực vật lá nổi. Những loài hoàn toàn chìm trong nước, lá của chúng giống như

thực vật sống chìm dưới nước. Những loài điển hình như các loại Bèo tấm Lemna

minor, Bèo ong Salvinia cuculata, bèo hoa dâu Azolla pinnata... Những loài chìm dưới

nước có Rong đuôi chó Ceratophyllum demersum, Bèo tấm Lemna minor.... Những

loài thực vật này thường sống xen kẽ ở trong các đám thực vật khu vực ven bờ

Thực vật sống chìm dưới nước: Rễ mọc trong bùn, thân là toàn bộ chìm trong nước

(khoảng 20 loài). Những loài này thường khi không có nước là chết nhanh chóng. Một số

mọc lại sau khi có nước với những cơ quan có hình thái và cấu tạo thích nghi với đời sống ở

cạn như Rong Đuôi Chồn Haloragis micrantha, Rong Đuôi Chồn vòng Myriophyllum

verticillatum, cỏ nhãn tử Mã lai Potamogeton malaianus... Trong nhóm này nhiều loài khi

nở hoa thì hoa nhô lên khỏi mặt nước như rong đuôi chồn Haloragis micrantha, hoặc nổi ở

mặt nước như hoa của rong mái chèo Vallisneria spiralis. Các loài thực vật này sống gần bờ

Đa số thưc vật thuỷ sinh là những loài mọc hoang dại tự nhiên thường thấy xuất hiện

trong các thuỷ vực chưa bị tác động mạnh của con người. Những thực vật mạch bó có giá

trị làm thức ăn cho gia súc như các loại rong, bèo, rau dừa nước (chăn nuôi lợn, nuôi cá

trắm cỏ), một số có tác dụng làm phân xanh do có sinh khối lớn. Có loài bèo Nhật Bản

(Eichhornia crassipes), cây Mai Dương (Mimosa pigra L). là loài xâm hại được ghi trong

sách 100 loài xâm hại của IUCN.

Các loài thực vật thuỷ sinh mật độ dày thường có mặt tại khu vực trũng (trong

khu vực đầm, ao tự nhiên) là rong mái chèo Vallisneria spiralis; rong đuôi chó

Ceratophyllum demersum; rong đuôi chồn Myriophyllum verticillatum; sậy

Phragmites comunis, lăn (Năng) Eleochais dulcis; cói Scirpus mucronatus; súng

Nymphaea pubessens; dừa nước Ludvigia repens... Những loài này mọc từng đám dày

và phân bố thành từng đám thuần loại với sinh khối khá lớn. Đây là những loài mọc

hoang dại tự nhiên thường thấy xuất hiện trong các thuỷ vực chưa bị tác động mạnh

bởi các hoạt động của con người.

Hầu như diện tích đất ngập nước tự nhiên trong khu vực tỉnh Bắc Kạn đều có

thực vật thuỷ sinh. Đây là nguồn thức ăn giầu dinh dưỡng phục vụ cho chăn nuôi cũng

như tạo giá thể, nơi ẩn nấp chắc chắn cho các loài động vật thuỷ sinh tồn tại và phát

triển. Thực vật thuỷ sinh cũng là nhóm góp phần làm sạch môi trường nước tại khu

vực, nhất là các loài rong như Ceratophyllum demersum, sậy Phragmites comunis, các

boại bèo…

86

3.4.6. Thực vật nổi (Phytoplankton)

3.4.6.1. Thành phần loài thực vật nổi (TVN)

Thành phần loài thực vật nổi (TVN) các thủy vực tỉnh Bắc Kạn xác định được

134 loài thuộc 6 ngành tảo bao gồm: Ngành tảo Silic Bacillariophyta, tảo Lục

Chlorophyta, tảo Lam Cyanophyta, tảo Mắt Euglenophyta, tảo Giáp Pyrrophyta và tảo

Vàng ánh Chrysophyta. Trong thành phần TVN, nhóm tảo Lục có số lượng loài cao

nhất (58 loài, chiếm 43%); Tiếp đến là nhóm tảo Silic (39 loài, chiếm 29%); Nhóm tảo

Mắt (18 loài, chiếm 13%); Nhóm tảo Lam (có 16 loài, chiếm 12%), tảo Vàng ánh (2

loài, chiếm 2%) và cuối cùng là nhóm tảo Giáp có 1 loài, chiếm 1% trên tổng số loài

TVN. Thành phần TVN khu vực đa phần là những loài phổ biển thường gặp trong các

dạng thủy vực tự nhiên khu vực phía Bắc Việt Nam với các nhóm loài chỉ thị cho thủy

vực tự nhiên sạch chưa bị tác động. Trong đó đáng chú ý là những loài tảo thuộc chi

Melosira, chi Navicula, cymbella thuộc tảo Silic, chi Spirogyra, chi Staurastrum,

Micrasterias, Ulothrix và chi Schizogonium thuộc tảo Lục. Trong thành phần TVN,

xuất một số loài chỉ thị cho thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ thuộc các nhóm tảo Lam và

đặc biệt là tảo Mắt với các chi như Oscilllatoria thuộc tảo Lam và chi Euglena thuộc

tảo Mắt. Tuy nhiên mật độ của chúng không đáng kể nên biểu hiện chưa thấy biểu hiện

mức độ ô nhiễm đáng báo động.

Bảng 3.12. Cấu trúc thành phần các nhóm thực vật nổi các thủy vực

tỉnh Bắc Kạn

TT Tên các nhóm

thực vật nổi

Toàn vùng Ba Bể Chợ Đồn Na Rì Vùng khác

1 Tảo silic Bacillariophyta 39 (29) 32 (32) 27 (31) 27 (31) 24 (29)

2 Tảo Lục Chlorophyta 58 (43) 45 (45) 38 (44) 39 (44) 35 (43)

3 Tảo Lam Cyanophyta 16 (12) 11 (11) 10 (12) 9 (10) 13 (16)

4 Tảo Mắt Euglenophyta 18 (13) 9 (9) 9 (11) 11 (13) 8 (10)

5 Tảo Giáp Pyrrophyta 1 (1) 1 (1) 1 (1) 1 (1) 1 (1)

6 Tảo Vàng Ánh Chrysophyta 2 (2) 2 (2) 1 (1) 1 (1) 1 (1)

Tổng số 134 (100) (100) 86 (100) 88 (100) 82 (100)

Ghi chú: Số trong ngoặc là tỉ lệ %

Bảng 3.12 cho thấy:

Tại khu vực các sông, suối hồ khu vực huyện Ba Bể (lưu vực hồ Ba Bể) có 100

loài TVN, trong đó, nhóm tảo Lục có số lượng loài cao nhất (45 loài, chiếm 45%), tiếp

đến là nhóm tảo Silic (32 loài, chiếm 32%), nhóm tảo Lam (có 11 loài, chiếm 11%),

nhóm tảo Mắt (9 loài, chiếm 9%), tảo Vàng Ánh (có 2 loài, chiếm 2%) và cuối cùng là

nhóm tảo Giáp có 1 loài, chiếm 2% trên tổng số loài TVN trong khu vực.

87

Tại các thủy vực khu vực huyên Chợ Đồn có 86 loài TVN, , trong đó, nhóm tảo

Lục có số lượng loài cao nhất (38 loài, chiếm 44%), tiếp đến là nhóm tảo Silic (27 loài,

chiếm 31%), nhóm tảo Lam (có 10 loài, chiếm 12%), nhóm tảo Mắt (9 loài, chiếm

9%). Tảo Vàng Ánh và tảo Mắt cùng có 1 loài, chiếm 1% trên tổng số loài TVN trong

khu vực.

Tại các thủy vực khu vực huyên Na Rì có 88 loài TVN, , trong đó, nhóm tảo Lục

có số lượng loài cao nhất (39 loài, chiếm 44%), tiếp đến là nhóm tảo Silic (27 loài,

chiếm 31%), nhóm tảo Mắt (11 loài, chiếm 13%), nhóm tảo Lam (có 9 loài, chiếm

10%). Tảo Vàng Ánh và tảo Mắt cùng có 1 loài, chiếm 1% trên tổng số loài TVN

trong khu vực.

Tại các thủy vực ở các địa bàn khác của tỉnh Bắc Kạn có 82 loài TVN, , trong

đó, nhóm tảo Lục có số lượng loài cao nhất (35loài, chiếm 43%), tiếp đến là nhóm tảo

Silic (24 loài, chiếm 29%), nhóm tảo Lam (có 13 loài, chiếm 16%), nhóm tảo Mắt (8

loài, chiếm 10%). Tảo Vàng Ánh và tảo Mắt cùng có 1 loài, chiếm 1% trên tổng số

loài TVN trong khu vực.

3.4.6.2. Phân bố mật độ số lượng thực vật nổi

Mật độ TVN tại các thủy vực khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Kan dao động từ

1701 tb/l đến 7964.9 tb/l, trung bình là 3639.6 tb/l. Trong đó, mật độ TVN cao nhất

thuộc nhóm tảo Silic (36%), sau đến nhóm tảo Lục (30%), tảo Lam (29%), cuối cùng

là tảo Mắt (chiếm 5% trên tổng mật độ thực vật nổi). Nhóm tảo Giáp thể hiện mật độ

thấp không đáng kể, thậm chí không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát. Tảo Vàng

ảnh không thể hiện mật độ tại các trạm khảo sát.

Tại các thủy vực khu vực huyện Ba Bể, mật độ TVN dao động từ 2438.1 tb/l đến

7964.9 tb/l, trung bình là 4291.2 tb/l. Mật độ TVN tại đây cao nhất thuộc nhóm tảo

Silic và tảo Lam (34%), sau đến nhóm tảo Lục (27%), cuối cùng là tảo Mắt (chiếm 5%

trên tổng mật độ thực vật nổi). Nhóm tảo Giáp thể hiện mật độ thấp không đáng kể,

thậm chí không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát Tảo Vàng ảnh không thể hiện

mật độ tại các trạm khảo sát trong khu vực.

Tại các thủy vực khu vực huyện Chợ Đồn, mật độ TVN dao động từ 2438.1 tb/l đến

6352.4 tb/l, trung bình là 3599.3 tb/l. Mật độ TVN tại đây cao nhất thuộc nhóm tảo Silic

(33%), sau đến nhóm tảo Lục và tảo Lam (cùng chiếm 30%), cuối cùng là tảo Mắt (chiếm

7% trên tổng mật độ thực vật nổi). Nhóm tảo Giáp thể hiện mật độ thấp không đáng kể,

thậm chí không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát. Tảo Vàng ảnh không thể hiện mật

độ tại các trạm khảo sát trong khu vực.

Tại các thủy vực khu vực huyện Na Rì, mật độ TVN dao động từ 1701 tb/l đến

4876.2 tb/l, trung bình là 2879.1 tb/l. Mật độ TVN tại đây cao nhất thuộc nhóm tảo Silic

(42%), sau đến nhóm tảo Lục (chiếm 34%), tảo Lam (20%), cuối cùng là tảo Mắt (chiếm

88

4% trên tổng mật độ thực vật nổi). Nhóm tảo Giáp thể hiện mật độ thấp không đáng kể,

thậm chí không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát. Tảo Vàng ảnh không thể hiện mật

độ tại các trạm khảo sát trong khu vực.

Cụ thể được miêu tả chi tiết ở bảng 3.13 dưới đây:

Bảng 3.13. Mật độ trung bình thực vật nổi (TVN) các khu vực khảo sát, điều tra

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Khu vực khảo

sát, thu mẫu

Mật độ thực vật nổi (Tb/l)

Tổng số Tảo Silic Tảo Lục Tảo Lam Tảo Mắt Tảo Giáp

Huyện Ba Bể 4291.2

(100%)

1468.7

(34%)

1146.9

(27%)

1459.1

(34%)

206.2

(5%)

10.3

(0%)

Huyện Chợ Đồn 3599.3

(100%)

1197.0

(33%)

1071.0

(30%)

1076.1

(30%)

241.0

(7%)

14.2

(0%)

Huyện Na Rì 2879.1

(100%)

1197

(42%)

982.8

(34%)

573.3

(20%)

113.4

(4%)

12.6

(0%)

Trung bình 3639.6

(100%)

1303.7

(36%)

1072.5

(30%)

1064.9

(29%)

186.3

(5%)

12.2

(0%)

Ghi chú: Số trong ngoặc là tỉ lệ %

3.4.7. Động vật nổi (Zooplankton)

3.4.7.1. Thành phần loài động vật nổi (ĐVN)

Thành phần động vật nổi (ĐVN) tại các thuỷ vực khảo sát, thu mẫu xác định được

100 loài và nhóm loài thuộc các nhóm Chân Mái chèo Copepoda, Râu ngành Cladocera,

Trùng bánh xe Rotatoria, và các nhóm khác như giáp xác Ostracoda, ấu trùng thân mềm

Mollusca, bơi nghiêng (Amphipoda, Nematoda, Giun nhiều tơ Polychaeta và côn trùng

nước. Trong thành phần ĐVN, nhóm giáp xác Râu ngành có số lượng loài nhiều hơn cả

(39 loài, chiếm 39%), sau đến nhóm Giáp xác Chân Chèo (28 loài, chiếm 28%), Trùng

bánh xe (23 loài, chiếm 23%), các nhóm khác (10 loài, chiếm 10% trên tổng số loài ĐVN

có mặt trong khu vực). Thành phần động vật nổi các thủy vực khảo sát với đa phần là các

loài phổ biến, thường gặp. Không có biểu hiện đặc biệt sai khác và đặc trưng riêng. Nhóm

Trùng bánh xe Rotatoria là nhóm thường xuất hiện nhiều trong các thủy vực giàu dinh

dưỡng (nhiễm bẩn hữu cơ) có thành phần loài cao tại các ao. Tuy nhiên mật độ của chúng

thấm nên biểu hiện thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ là không đáng kể.

Tại các thủy vực khảo sát huyện Ba Bể, xác định được 64 loài. Trong thành phần

ĐVN, nhóm giáp xác Râu ngành có số lượng loài nhiều hơn cả (26 loài, chiếm 41%),

sau đến nhóm Giáp xác Chân Chèo (19 loài, chiếm 30%), Trùng bánh xe (13 loài,

chiếm 20%), các nhóm khác (6 loài, chiếm 9% trên tổng số loài ĐVN có mặt trong

khu vực).

89

Tại các thủy vực khảo sát huyện Chợ Đồn, xác định được 62 loài và nhóm loài

thuộc các nhóm Chân Mái chèo Copepoda, Râu ngành Cladocera, Trùng bánh xe

Rotatoria, và các nhóm khác. Trong đó, nhóm giáp xác Râu ngành có số lượng loài

nhiều hơn cả (26 loài, chiếm 42%), sau đến nhóm Giáp xác Chân Chèo (16 loài, chiếm

26%), Trùng bánh xe (14 loài, chiếm 22%), các nhóm khác (6 loài, chiếm 10% trên

tổng số loài ĐVN có mặt trong khu vực.

Tại các thủy vực khảo sát huyện Na Rì, xác định được 54 loài và nhóm loài động

vật nổi. Trong đó, nhóm giáp xác Râu ngành có số lượng loài nhiều hơn cả (21loài,

chiếm 39%), sau đến nhóm Giáp xác Chân Chèo (17 loài, chiếm 32%), Trùng bánh xe

(11 loài, chiếm 20%), các nhóm khác (5 loài, chiếm 9% trên tổng số loài ĐVN có mặt

trong khu vực).

Tại các thủy vực khảo sát các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh Bắc Kan, xác định

được 57 loài và nhóm loài động vật nổi. Trong thành phần ĐVN, nhóm giáp xác Râu ngành

có số lượng loài nhiều hơn cả (24 loài, chiếm 42%), sau đến nhóm Giáp xác Chân Chèo (15

loài, chiếm 26%), Trùng bánh xe (13 loài, chiếm 23%), các nhóm khác chỉ có 5 loài, chiếm

9% trên tổng số loài ĐVN có mặt trong khu vực (Chi tiết bảng 3.14).

Bảng 3.14. Cấu trúc thành phần các nhóm động vật nổi các thủy vực

tỉnh Bắc Kạn

TT Tên các nhóm động vật

nổi

Toàn vùng Ba Bể Chợ Đồn Na Rì Vùng khác

1 Giáp xác Chân chèo -

Copepoda 28 (28%) 19 (30%) 16 (26%) 17 (32%) 15 (26%)

2 Giáp xác râu ngành -

Cladocera 39 (39%) 26 (41%) 26 (42%) 21 (39%) 24 (42%)

3 Trùng Bánh xe - Rotatoria 23 (23%) 13 (20%) 14 (22%) 11 (20%) 13 (23%)

4 Các nhóm khác 10 (10%) 6 (9%) 6 (10%) 5 (9%) 5 (9%)

Tổng số 100 (100%) 64 (100%) 62 (100%) 54 (100%) 57 (100%)

Ghi chú: Số trong ngoặc là tỉ lệ %

3.4.7.2. Phân bố mật độ số lượng động vật nổi

Mật độ ĐVN các trạm khảo sát các thủy vực tỉnh Bắc Kạn dao động khá lớn, từ

227 con/m3 đến 183919 con/m3, trung bình là 25829.0 con/m3. Mật độ trung bình

ĐVN các thủy vực cao nhất thuộc nhóm Giáp xác Chân chèo (56%), sau đến nhóm

Giáp xác Râu ngành (38%), nhóm Trùng Bánh xe (5%) và các nhóm khác (1%).

Tại các thủy vực khu vực huyện Ba Bể, mật độ ĐVN tại các trạm khảo sát các ao

nuôi dao động khá lớn, từ 227 con/m3 đến 183919 con/m3, trung bình là 49313.8

con/m3. Mật độ trung bình ĐVN khu vực này cao nhất thuộc nhóm Giáp xác Chân

90

chèo (53%), sau đến nhóm Giáp xác Râu ngành (41%), nhóm Trùng Bánh xe (5%).

Các nhóm khác có mật độ không đáng kể (1%).

Tại các thủy vực khu vực huyện Chợ Đồn, mật độ ĐVN tại các trạm khảo sát các

ao nuôi dao động khá lớn, từ 1673 con/m3 đến 28694 con/m3, trung bình là 18201.9

con/m3. Mật độ trung bình ĐVN các thủy vực tại đây cao nhất thuộc nhóm Giáp xác

Chân chèo (66%), sau đến nhóm Giáp xác Râu ngành (29%), nhóm Trùng Bánh xe

(4%) và cuối cùng là các nhóm khác có mật độ không đáng kể (1%).

Tại các thủy vực khu vực huyện Na Rì, mật độ ĐVN tại các trạm khảo sát các ao

nuôi dao động không lớn, từ 1878 con/m3 đến 8735 con/m3, trung bình là 3904.9

con/m3. Mật độ trung bình ĐVN các thủy vực tại đây cao nhất thuộc nhóm Giáp xác

Chân chèo (67%), sau đến nhóm Giáp xác Râu ngành (23%), nhóm Trùng Bánh xe (6%)

và cuối cùng là các nhóm khác (4%). Chi tiết bảng 3.15:

Bảng 3.15. Mật độ động vật nổi ( ĐVN) các trạm khảo sát, thu mẫu

Khu vực khảo

sát, thu mẫu

Mật độ động vật nổi (Con/m3)

Tổng số Copepoda Cladocera Rotatoria Nhóm khác

Huyện Ba Bể 49313.8

(100%)

26211.8

(53%)

20460.5

(41%)

2243.5

(5%)

398.0

(1%)

Huyện Chợ Đồn 18201.9

(100%)

12050.6

(66%)

5309.5

(29%)

735.0

(4%)

106.8

(1%)

Huyên Na Rì 3904.9

(100%)

2610.0

(67%)

911.6

(23%)

231.3

(6%)

152.0

(4%)

Trung bình 25829.0

(100%)

14579.5

(56%)

9848.1

(38%)

1165.7

(5%)

235.7

(1%)

Ghi chú: Số trong ngoặc là tỉ lệ %

3.4.8. Động vật đáy (Zoobenthos)

3.4.8.1. Thành phần loài động vật đáy

Xác định được 69 loài Động vật đáy (ĐVĐ) trong các thủy vực khảo sát trên địa

bàn tỉnh Bắc Cạn thuộc các nhóm Thân mềm (Trai hến Mollusca-Bivalvia, Ốc

Mollusca-gastropoda); nhóm giáp xác (Tôm Crustacea-Macrura, Cua Crustacea-

Brachyura) và nhóm Côn trùng nước Insect larvae. Trong thành phần ĐVĐ, nhóm

Thân mềm Mollusca có số loài cao hơn cả (54loài, chiếm 78%) với 31 loài ốc (chiếm

45%), 23 loài trai hến (chiếm 33%); Tiếp đến là nhóm Giáp xác Crustacea (có 9 loài,

chiếm 13%). Nhóm Côn trùng nước có 6 loài, chiếm 15% trên tổng số loài động vật

đáy tại các thủy vực. Các nhóm ĐVĐ đa phần là những loài phổ biến, phân bố rộng

trong các dạng thủy vực. Ngoại trừ loài ốc bươu vàng Pomacea canaliculata là loài

IUCN xếp vào 100 loài xâm hại. Đây là loài đang được cả nước quan tâm, diệt trừ.

91

Tại các thủy vực khu vực huyện Ba Bể, có 55 loài ĐVĐ, trong đó nhóm Thân

mềm Mollusca có số loài cao hơn cả (43 loài, chiếm 78%) với 28 loài ốc (chiếm 51%),

15 loài trai hến (chiếm 27%); Tiếp đến là nhóm Giáp xác Crustacea (có 9 loài, chiếm

16%). Nhóm Côn trùng nước có 3 loài, chiếm 6% trên tổng số loài.

Tại các thủy vực khu vực huyện Chợ Đồn, có 32 loài ĐVĐ, trong đó nhóm Thân

mềm chân bụng (ốc) có số loài cao hơn cả (với 13 loài ốc, chiếm 41%), Tiếp đến là

nhóm Thân mềm hai mảnh vỏ (Trai hến) (9 loài trai hến, chiếm 28%); Nhóm Côn

trùng nước có 6 loài, chiếm 19% và cuối cùng là nhóm Giáp xác Crustacea (có 4 loài,

chiếm 12%) trên tổng số loài.

Tại các thủy vực khu vực huyện Na Rì, có 31 loài ĐVĐ, trong đó nhóm Thân

mềm chân bụng (ốc) có số loài cao hơn cả (với 13 loài ốc, chiếm 42%), Tiếp đến là

nhóm Thân mềm hai mảnh vỏ (Trai hến) (10 loài trai hến, chiếm 32%); Nhóm Giáp

xác Crustacea (có 5 loài, chiếm 16%). Nhóm Côn trùng nước có 3 loài, chiếm 10%

trên tổng số loài.

Tại các thủy vực ở các vùng khác của tỉnh Bắc Kan có 32 loài ĐVĐ, trong đó

nhóm Thân mềm Mollusca có số loài cao hơn cả (24 loài, chiếm 75%) với 13 loài ốc

(chiếm 41%), 11 loài trai hến (chiếm 34%); Tiếp đến là nhóm Giáp xác Crustacea (có

5 loài, chiếm 16%). Nhóm Côn trùng nước có 3 loài, chiếm 9% trên tổng số loài. Chi

tiết bảng 3.16 dưới đây:

Bảng 3.16. Cấu trúc thành phần các nhóm động vật đáy các thủy vực

tỉnh Bắc Kạn

TT Tên các nhóm

động vật đáy Toàn vùng Ba Bể Chợ Đồn Na Rì Vùng khác

1 Thân mềm Hai mảnh vỏ-

Bivalvia 23 (33%) 15 (27%) 9 (28%) 10 (32%) 11 (34%)

2 Thân mềm Chân bụng-

Gastropoda 31 (45%) 28 (51%) 13 (41%) 13 (42%) 13 (41%)

3 Giáp xác - Crustacea 9 (13%) 9 (16%) 4 (12%) 5 (16%) 5 (16%)

4 Côn trùng nước 6 (9%) 3 (6%) 6 (19%) 3 (10%) 3 (9%)

Tổng số 69 (100) 55 (100) 32 (100%) 31 (100%) 32 (100%)

Ghi chú: Số trong ngoặc là tỉ lệ %

3.4.8.2. Phân bố mật độ số lượng và sinh khố động vật đáy

Mật độ ĐVĐ tại các thủy vực tỉnh Bắc Cạn dao động từ 17 con/m2 (sinh khối

tương ứng là 11.15 g/m2) đến 78 con/m2 (sinh khối tương ứng là 85.3 g/m2), trung bình

là 47.3 con/m2 (sinh khối tương ứng là 58.29 g/m2). Mật độ trung bình ĐVĐ các trạm

92

khảo sát cao nhất thuộc nhóm các loài ốc Gastropoda, sau đến nhóm các loài hai mảnh

vỏ Bivalvia, các nhóm khác. Các nhóm còn lại có mật độ và sinh khối thấp.

Tại các thủy vực khu vực huyện Ba Bể, mật độ ĐVĐ dao động từ 29 con/m2

(sinh khối tương ứng là 29.5 g/m2) đến 78 con/m2 (sinh khối tương ứng là 85.3 g/m2),

trung bình là 49.3 con/m2 (sinh khối tương ứng là 52.95 g/m2). Mật độ trung bình ĐVĐ

các trạm khảo sát cao nhất thuộc nhóm các loài ốc Gastropoda, sau đến nhóm các loài

hai mảnh vỏ Bivalvia, các nhóm khác. Các nhóm còn lại có mật độ và sinh khối thấp.

Tại các thủy vực khu vực huyện Chợ Đồn, mật độ ĐVĐ dao động từ 17 con/m2

(sinh khối tương ứng là 11.15 g/m2) đến 70 con/m2 (sinh khối tương ứng là 85.5 g/m2),

trung bình là 43.9 con/m2 (sinh khối tương ứng là 54.69 g/m2). Mật độ trung bình ĐVĐ

các trạm khảo sát cao nhất thuộc nhóm các loài ốc Gastropoda, sau đến nhóm các loài

hai mảnh vỏ Bivalvia, các nhóm khác. Các nhóm còn lại có mật độ và sinh khối thấp.

Tại các thủy vực khu vực huyện Na Rì, mật độ ĐVĐ dao động từ 33 con/m2

(sinh khối tương ứng là 36.3 g/m2) đến 61 con/m2 (sinh khối tương ứng là 127.6 g/m2),

trung bình là 47.9 con/m2 (sinh khối tương ứng là 68.01 g/m2). Mật độ trung bình ĐVĐ

các trạm khảo sát cao nhất thuộc nhóm các loài ốc Gastropoda, sau đến nhóm các loài

hai mảnh vỏ Bivalvia, các nhóm khác. Các nhóm còn lại có mật độ và sinh khối thấp.

Chi tiết bảng 3.17 dưới đây:

Bảng 3.17. Mật độ và sinh khối động vật đáy (ĐVĐ) các trạm khảo sát, điều tra

Khu vực khảo

sát, thu mẫu

Mật độ và sinh khối động vật đáy

Tổng số Bivalvia Crustacea Gastropoda Nhóm khác

Con/m2 g/m2 Con/m2 g/m2 Con/m2 g/m2 Con/m2 g/m2 Con/m2 g/m2

Huyện Ba Bể 49.3 52.95 14.2 21.20 2.2 1.11 28.0 30.59 4.9 0.05

Huyện Chợ Đồn 43.9 54.69 10.3 17.56 2.8 1.53 30.4 35.60 0.5 0.01

Huyện Na Rì 47.9 68.01 7.1 22.72 3.3 1.22 37.4 44.07 - -

Trung bình 47.3 58.29 10.8 20.65 2.7 1.26 31.7 36.35 2.1 0.02

3.4.9. Về Cá

Thống kê xác định được 146 loài cá tự nhiên và cá nuôi trong các dạng thủy vực

tỉnh Bắc Kan thuộc 5 bộ bao gồm các bộ sau: Bộ cá chép Cypriniformes; Bộ cá nheo

Siluriformes; Bộ cá Nhái Beloniformes; Bộ Lươn Synbranchiformes; Bộ cá Vược

Perciformes. Trong thành phần cá, bộ cá Chép có số loài đông nhất, đặc biệt là họ cá

Chép và cũng là họ có nhiều loài cá có giá trị kinh tế, cá nuôi (với 106 loài, chiếm

72%); Tiếp đến là bộ cá Vược (với 22 loài, chiếm 15%); Bộ cá Nheo (với 14 loài,

chiếm 10%). Các bộ cá khác có số loài thấp từ 2 đến 3 loài, chiếm từ 1 đến 2% trên

tổng số loài cá toàn khu vực. Có tới 9 loài cá nuôi như cá trôi ta Cirrhinus molitorella; Cá

trôi Cirrhinus cirrhosus; Cá Rôhu Labeo rohita; Cá mrigan Cirrhinus mrigala; Cá trắm cỏ

93

Ctenopharyngodon idella; Cá chép Cyprinus carpio; Cá mè trắng Hypophthalmichthys

molitrix; Cá mè hoa Hypophthalmichthys nobilis; Cá trắm đen Mylopharyngodon piceus;

Cá trê lai Clarius gariepinus; Cá Rô phi xanh Oreochromis aureus; Cá rô phi thường

Oreochromis mossambicus. Có loài cá Sặc trước kia phân bố tại phía Nam nay đã tồn tại

sinh trưởng, sinh sản được nên đã trở thành cá tự nhiên trên nhiều thủy vực phía Bắc, trong

đó có các thủy vực tỉnh Bắc Kan. Một số loài cá nuôi do ảnh hưởng của lũ lụt cũng được

phát tán ra các thủy vực sông, hồ như cá chép, cá mè, cá trôi... Tại các sông, suối có 106 loài

cá; Tại hồ Ba bể và các ao nuôi xác định được 133 loài cá. Cá tự nhiên trên các sông suối

không nhiều do bị khái thác cạn kiệt bằng nhiều hình thức, thậm chí mang tính hủy diệt

bằng thuốc nổ, kích điện (chi tiết bảng 3.18).

Bảng 3.18. Cấu trúc thành phần cá các thủy vực tỉnh Bắc Kạn

TT Tên các bộ cá Toàn tỉnh Sông, suối Hồ, Ao

1 Bộ cá Chép Cypriniformes 105 (72%) 71 (67%) 93 (70%)

2 Bộ cá Nheo Siluriformes 14 (10%) 11 (10%) 12 (9%)

3 Bộ cá Nhái Beloniformes 2 (1%) 2 (2%) 2 (1%)

4 Bộ Lươn Synbranchiformes 3 (2%) 3 (3%) 4 (3%)

5 Bộ cá Vược Perciformes 22 (15%) 19 (18%) 22 (17%)

Tổng số 146 (100%) 106 (100%) 133 (100%)

Trong thàn phần cá, đáng chú ý là cá tại hồ lưu vực hồ Ba Bể (bao gồm các suối

Khang Ninh, Pắc Ngòi, Nam Cường, Cao Thượng và sông Năng) Theo Ngô sỹ Vân,

2009 có tới 104 loài (trong đó có 71 loài thuộc bộ cá Chép, 19 loài thuộc bộ vá Vược,

10 loài thuộc bộ cá Nheo, 3 loài thuộc bộ Lươn 1 loài thuộc bộ cá Nhái (cá Kìm).

Thành phần các loài cá, ở lưu vực hồ Ba Bể được đính kèm trong phụ lục 5.

Trong số 146 loài cá có mặt tại các thủy vực tỉnh Bắc Kan, bắt gặp 6 loài cá quý hiếm

cần được bảo tồn có trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Chi tiết trong bảng 3.19 dưới đây.

Bảng 3.19. Những loài cá quý hiếm cần được bảo tồn ở tỉnh Bắc Kạn

STT Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN 2007

1 Cá lợ thân thấp Cyprinus multitaeniatus EW

2 Cá Măng Elopichthys bambusa VU

3 Cá Anh vũ Semilabeo notabilis VU

4 Cá Lăng Mystus gutatus VU

5 Cá Chiên Bagarius rutilus EN

6 Cá Chuối Channa maculata EN

Ghi chú: Cột SĐVN 2007: Sách đỏ Việt Nam 2007: EX - Tuyệt chủng - Extinct ;

EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild; CR -Rất nguy cấp -

Critically Endangered; EN - nguy cấp - Endangered, VU - sẽ nguy cấp - Vulnerable;

LR - Ít nguy cấp - Lower risk; DD- thiếu dẫn liệu - Data deficient.

94

3.5. Điều tra, thống kê và đánh giá bổ sung nguồn gen nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn

3.5.1. Nguồn gen cây nông nghiệp

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đều đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, mở rộng theo hướng tập trung, sử dụng giống cây chất lượng, cho năng suất

cao, tăng trưởng thâm canh gắn liền với liên kết tiêu thụ. Tổng diện tích cây lương

thực có hạt đạt 37.273 ha, cây chất bột đạt 1.396 ha, cây rau, đậu đạt 3.913 ha,cây ăn

quả là 6.811 ha.

- Cây lúa: được xác định là cây trồng quan trọng trong sản xuất trồng trọt, có vai trò

quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn có 3 giống lúa có chất lượng bước đầu trở thành sản phẩm hàng hóa là: Gạo bao thai

Chợ Đồn, Gạo Japonica và Gạo Khẩu nua lếch Ngân Sơn.

- Cây dong riềng: là cây trồng bản địa, được người dân tỉnh Bắc Kạn gây trồng từ

lâu để chế biến ra sản phẩm miến dong. Cây dong riềng được trồng chủ yếu trên đất

nương rẫy, đất ruộng và soi bãi... Sản phẩm Miến dong Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí

tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chỉ dẫn địa lý.

Về diện tích canh tác, năm 2020 diện tích trồng dong riềng trên địa bàn tỉnh có 494

ha, năng suất đạt 747,59 tạ/ha, sản lượng đạt 36.931 tấn củ. Có 02 giống dong riềng được

sử dụng chính là giống địa phương chiếm khoảng 5% diện tích, tỷ lệ tinh bột cao và giống

DR1 chiếm 95% diện tích). Vùng trồng tập trung tại huyện Na Rì, huyện Ba Bể và một số

vùng phụ cận khác như tại các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn.

- Bí xanh thơm Ba Bể: Bí xanh là cây bản địa được trồng ở huyện Ba Bể, có hai

loại, một loại vỏ xanh đậm được gọi là bí xanh thơm và một loại vỏ có phủ phấn trắng bên

ngoài gọi là bí phấn thơm. Năm 2021, UBND huyện Ba Bể đã phê duyệt Dự án phát triển

sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bí xanh thơm với quy mô

15ha thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng tầm được

thương hiệu bí xanh thơm Ba Bể, cần phát triển mở rộng diện tích canh tác theo hướng

hữu cơ, VietGAP, liên kết tiêu thụ, nghiên cứu chế biến sâu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn

hiệu tập thể và sản xuất theo chuỗi giá trị đối với cây trồng đặc sản này.

- Mướp đắng rừng: cùng họ với mướp đắng thường, song kích thước quả nhỏ

hơn, vị đắng cao hơn. Trước đây, ở một số vùng, bà con vùng cao thường hái ở rừng

về dùng trong bữa ăn hằng ngày. Cùng với đó, dần dần, nhu cầu sử dụng mướp đắng

rừng làm thuốc tăng cao, người dân nhiều nơi còn thu hái, phơi khô để sử dụng và để

bán. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế trong phát triển mướp đắng rừng, nhiều địa phương

đã mở rộng và phát triển vùng trồng loại cây đặc sản này.

- Hồng không hạt: Tính đến năm 2020, tổng diện tích hiện có là 799 ha, trong đó

diện tích đã cho thu hoạch 468 ha (tăng 91 ha so với năm 2015), năng suất trung bình

47,35 tạ/ha, sản lượng 2.216 tấn. Diện tích đã được đầu tư thâm canh, cải tạo là 55 ha

95

(huyện Ba Bể 25 ha, huyện Ngân Sơn 20 ha, huyện Chợ Đồn 10 ha), diện tích được

chứng nhận VietGAP 3,1 ha, diện tích được chứng nhận ATTP là 3,1 ha. Cây hồng

không hạt được trồng chủ yếu tại các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn. Quả hồng

không hạt được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành ổn định, mang lại giá trị kinh tế

cao cho người sản xuất.

Năm 2010, sản phẩm hồng không hạt của Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ

Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, trở thành cây ăn quả đặc sản

có thương hiệu. Sau khi được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hồng không hạt

Bắc Kạn tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu, ngày càng được người tiêu dùng biết

đến và ưa chuộng. Năm 2013, quả hồng không hạt của Bắc Kạn được công nhận là sản

phẩm nằm trong bảng xếp hạng 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam do Trung ương

Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo bình chọn. Thị

trường tiêu thụ chủ yếu là bán buôn, bán lẻ...

- Cây mơ: Tổng diện tích năm 2020 hiện có là 632 ha, trong đó diện tích đã cho

thu hoạch là 353 ha, năng suất trung bình khoảng 65,37 tạ/ha, sản lượng 2.308 tấn.

Hiện nay, cây mơ đang được trồng hầu hết tại các huyện, thành phố nhưng tập trung

chủ yếu tại các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn và Thành phố Bắc Kạn. Hiện

nay thị trường tiêu thụ mơ khá ổn định, do trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhà máy

chế biến mơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Misaki được đầu tư và đi vào

sản xuất với năng lực chế biến đạt 5.000 tấn/năm là điều kiện thuận lợi để phát triển

cây mơ. Trong 3 năm từ 2018 đến nay khoảng 2000 tấn mơ nguyên liệu đã được chế

biến và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong năm 2020, Công ty Misaki đã bao

tiêu sản phẩm cho 294 ha cây mơ với sản lượng 1.900 tấn mơ quả và 260 ha gừng với

sản lượng 7.414 tấn. Sản phẩm sau chế biến là mơ muối và gừng non được xuất khẩu

sang thị trường Nhật Bản.

- Quýt Bắc Kạn: quả có hình dạng tròn dẹt, vỏ màu vàng tươi, múi quả to, đều

mọng nước, vị quả chua dịu, không the đắng, có hương thơm rất đặc trưng. Để có

được hương vị đặc thù nói trên, chính là nhờ sự kết hợp hài hòa của các yếu tố tự

nhiên, đất đai, khí hậu đã tạo nên hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong quả như:

Hàm lượng chất khô, đường, nước, vitamin… Những năm gần đây, sản phẩm quýt Bắc

Kạn đang ngày càng được người dân Bắc Kạn cũng như các địa phương ưa chuộng và

đã thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng giúp người dân giảm

nghèo, làm giàu bền vững.

- Mơ vàng Bắc Kạn: Trước đây, người dân từng phải chặt bỏ hàng loạt để chuyển

sang trồng các loại cây khác, chủ yếu cây lâm nghiệp. Lý do là thời điểm đó, quả mơ

giá rẻ, khó bán. Người trồng thu không bù được công đầu tư chăm sóc. Tuy nhiên từ

năm 2017 trở lại đây, nhu cầu thị trường tiêu thụ quả mơ vàng tăng cao, giá cả ổn

định, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

96

Tổng diện tích năm 2020 hiện có là 632 ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch

là 353 ha, năng suất trung bình khoảng 65,37 tạ/ha, sản lượng 2.308 tấn. Hiện nay, cây

mơ đang được trồng hầu hết tại các huyện, thành phố nhưng tập trung chủ yếu tại các

huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn và Thành phố Bắc Kạn. Hiện nay thị trường

tiêu thụ mơ khá ổn định, do trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhà máy chế biến mơ của

Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Misaki được đầu tư và đi vào sản xuất với

năng lực chế biến đạt 5.000 tấn/năm là điều kiện thuận lợi để phát triển cây mơ. Trong

3 năm từ 2018 đến nay khoảng 2000 tấn mơ nguyên liệu đã được chế biến và xuất

khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong năm 2020, Công ty Misaki đã bao tiêu sản

phẩm cho 294 ha cây mơ với sản lượng 1.900 tấn mơ quả và 260 ha gừng với sản

lượng 7.414 tấn. Sản phẩm sau chế biến là mơ muối và gừng non được xuất khẩu sang

thị trường Nhật Bản.

- Cây nghệ: Tổng diện tích nghệ trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 199 ha,

nhiều nhất ở thành phố Bắc Kạn, huyện Pác Nặm và rải rác ở các huyện khác. Năng

suất bình quân 211,95 tạ/ha, sản lượng 4.218 tấn.

3.5.2. Nguồn gen cây dược liệu

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây dược liệu được trồng trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn có 111,65 ha; ngoài ra, một số loại cây được chế biến thành tinh dầu, tinh bột

như quýt, nghệ, hồi, quế.

Trong 10 năm gần đây, cây quế được trồng với diện tích khá lớn, đặc biệt là

năm 2015, trong khi đó cây hồi trong vòng 10 năm qua được trồng với diện tích ít,

nhỏ lẻ. Diện tích cây quế tính đến năm 2020 là gần 3.672 ha (diện tích chưa thành

rừng là 2.371 ha), cây hồi là gần 1.250 ha. Cây quế tập trung nhiều nhất ở các

huyện như Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì. Cây hồi tập trung nhiều ở các huyện: Na Rì,

Chợ Mới và Bạch Thông.

Cây nghệ: Tổng diện tích nghệ trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 199 ha,

nhiều nhất ở thành phố Bắc Kạn, huyện Pác Nặm và rải rác ở các huyện khác. Năng

suất bình quân 211,95 tạ/ha, sản lượng 4.218 tấn.

Tỉnh Bắc Kạn có 4 tiểu vùng sinh thái trồng dược liệu, cụ thể: Tiểu vùng Trung

tâm (huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn); tiểu vùng phía Đông

(Huyện Na Rì); tiểu vùng phía Tây (huyện Chợ Đồn); tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc

(gồm các huyện: Ba Bể, Pác Nặm và Ngân Sơn).

- Tiểu vùng Trung tâm: Tập trung phát triển các loại cây dược liệu có thế mạnh

như: Ba kích, Hà Thủ ô, Bình vôi, Bảy lá một hoa, Cát sâm, Đinh lăng, Kê huyết đằng,

Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Gừng gió, Củ tắc kè...

- Tiểu vùng Phía Đông gồm các loại: Ba kích, Hà thủ ô: Bình vôi, Gừng gió, Củ

tắc kè, Kê huyết đằng, Dong riềng đỏ, Sâm cau.

97

- Tiểu vùng phía Tây gồm các loại: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Cát sâm, Đinh

lăng, Kê huyết đằng, Giảo cổ lam, ích mẫu, Kim tiền thảo.

- Tiểu vùng phía Bắc và Tây Bắc gồm: Ba kích, Hà thủ ô, Bình vôi, Bảy lá một

hoa, Cát sâm, Kê huyết đằng, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Lan kim tuyến, Củ tắc kè.

3.5.3. Nguồn gen cây công nghiệp, lâm nghiệp

Lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2015 - 2020, đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC

cho các chủ rừng với tổng diện tích là 921 ha; từng bước chuyển từ khai thác gỗ tự

nhiên là chủ yếu nay thực hiện sang trồng rừng kinh tế, trong 5 năm đã trồng được

32.715 ha, trong đó có 17.600 ha rừng gỗ lớn; đến nay toàn tỉnh có gần 100.000 ha

rừng trồng. Các sản phẩm từ rừng được khai thác chủ yếu là gỗ rừng trồng, một phần

lâm sản ngoài gỗ chủ yếu như vầu, nứa, nhựa thông, vỏ quế, quả hồi….

- Cây chè: Hiện nay, toàn tỉnh có 1.970 ha, trong đó: Diện tích đã cho thu hoạch

1.864 ha, sản lượng đạt 9.625 tấn chè búp tươi; diện tích chè Shan tuyết 547 ha; các

diện tích chè được chứng nhận ATVSTP hoặc VietGap, chè hữu cơ tập trung chủ yếu

ở các huyện: Chợ Mới, Chợ Đồn và Ba Bể1.

Cơ cấu giống chủ yếu là chè trung du lá nhỏ trồng bằng hạt, một số ít diện tích đã

được thay thế bằng các giống mới (LDP1, LDP2). Chè Shan tuyết là một thế mạnh của

tỉnh vì những diện tích chè Shan tuyết đều phân bố tại những nơi có độ cao 800-1000 m

so với mặt nước biển, có chất lượng cao, đây là sản phẩm mang tính đặc hữu của tỉnh.

- Cây trám đen: Cây trám mọc thẳng đứng, cây trám do người dân trồng nhưng

như thể cây mọc tự nhiên trong những khu rừng, khe núi. Ở tỉnh Bắc Kạn trám trồng

nhiều nhất ở các huyện Ngân Sơn, Pác Nặm, thị xã Bắc Kạn.

- Cây dẻ ván: Vốn không phải là giống bản địa, song cây dẻ (còn gọi là dẻ ván)

đã, đang trở thành một loại cây đặc hữu của Ngân Sơn. Nhận thấy tiềm năng phát

triển, huyện Ngân Sơn định hướng, vận động người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi

rừng nghèo kiệt sang trồng dẻ và quy hoạch xã Đức Vân là vùng trồng trọng điểm.

- Chè hoa vàng: điều kiện địa hình, thời tiết rất phù hợp để phát triển cây dược

liệu, trong đó cây trà hoa vàng trồng dưới tán rừng đang được khuyến khích nhân rộng

để trở thành sản phẩm hàng hóa. Năm 2020, trà hoa vàng của HTX Hòa Thịnh (Chợ

Đòn) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, mở ra cơ hội tiêu thụ, liên kết

và phát triển.

3.4.4. Nguồn gen chăn nuôi

Tổng đàn trâu, bò thời điểm cuối năm 2020 là gần 60.000 con; có 20.086 hộ chăn

nuôi trâu, bò, trong đó có 243 hộ chăn nuôi quy mô từ 10 con trở lên và 05 trang trại

chăn nuôi trâu bò quy mô nhỏ; tổng đàn lợn có trên 125.400 con; có 26.133 hộ chăn

nuôi lợn; trên địa bàn tỉnh hiện có 10 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn (chủ yếu

là chăn nuôi lợn), 02 doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi lợn và trên 30 hợp tác xã

chăn nuôi, số còn lại chủ yếu là chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. Hiện nay trên địa bàn

98

tỉnh chưa có cơ sở giết mổ tập trung nên khó khăn cho công tác xúc tiến thương mại,

tiêu thụ sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.

Chăn nuôi lợn của tỉnh chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ chiếm 81% tổng đàn;

chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hình

thức chăn nuôi trang trại gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, về

cơ cấu giống lợn được nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống lợn lai, lợn ngoại

chiếm khoảng 80% so với tổng đàn, hàng năm phải nhập từ 30-40% giống lợn thịt từ

tỉnh ngoài vào phục vụ nhu cầu của các hộ chăn nuôi; giống lợn địa phương chiếm

khoảng gần 20% so với tổng đàn.

3.5.5. Thống kê, đánh giá các nguồn gen cần được bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Hoạt động bảo tồn đặc biệt có giá trị trong việc cung cấp nguồn gen để sử dụng

trong tương lai vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo sự ổn định của các hệ thống

nông nghiệp, bảo vệ môi trường, gìn giữ các nét văn hóa, truyền thống, tri thức bản

địa và cung cấp vật liệu cho các chương trình chọn tạo giống và các nghiên cứu khoa

học khác. Đa số các nguồn gen bản địa quý đã không còn tồn tại trong sản xuất và tự

nhiên hoặc tồn tại không đáng kể. Đây là nguồn di sản vô giá của tỉnh cần tiếp tục

được quản lý hiệu quả để sử dụng trước mắt, đặc biệt là để các thế hệ tương lai có cơ

hội lựa chọn, sử dụng các nguồn gen bản địa có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có

lợi thế cạnh tranh.

Nguồn gen bản địa về cây trồng và vật nuôi của tỉnh Bắc Kạn rất phong phú, có

nhiều nguồn gen mang tính giá trị cao trong thực tiễn sản xuất như các giống cây trồng

Hồng không hạt, Cam, Quýt, Lê Ngân Sơn, Khoai môn, Chè tuyết, Gừng đá, Lúa nếp

Khẩu nua Lếch, lúa Bao thai, Khẩu nua Pái Chợ Đồn và một số cây dược liệu quý...

Ngoài ra, nguồn gen động vật quý hiếm tại Bắc Kạn như giống bò, trâu, gà của đồng

bào Mông, lợn địa phương, vịt bầu cổ xanh, Dê cỏ, Ngựa bạch... là những động vật

quý hiếm và có nhiều đặc điểm ưu việt. Mặc dù vậy, những nguồn gen này đang có

nguy cơ bị suy thoái về giống do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hiện nay, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm tại tỉnh cũng đã được quan

tâm. Giai đoạn 2012-2020, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định 468/QĐ-UBND

ngày 20 tháng 3 năm 2014 phê duyệt Đề án: Bảo tồn nguồn gen một số động, thực vật

quý hiếm trên địa bàn tỉnh, trong đó có đưa ra mục tiêu, nội dung và danh mục nhiệm

vụ khoa học và công nghệ về cây trông, vật nuôi cần bảo tồn. Tuy nhiên, do kinh phú

sự nghiệp khoa học vâ công nghệ hàng năm của tỉnh còn hạn hẹp, nên việc bố trí

nguồn kinh phí riêng thực hiện đề tài là khó khăn. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Kạn

đã ban hành Quyết định 1783/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2020 phê duyệt Đề án

khung: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh.

Mục tiêu của đề án là thống kê, đánh giá, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn

gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh Bắc Kạn. Đề án cũng xác định

gen một số cây trồng, vật nuôi bản địa cần bảo tồn (bảng 3.20):

99

Bảng 3.20. Một số nguồn gen cần bảo tồn trên địa bàn tỉnh

TT Nguồn gen cần bảo tồn

I Cây dược liệu

Bình vôi đỏ (Củ dòm, mằn cà tòm đeng) (Stephania dielsiana Y.C.Wu)

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora(Thunb.Ex. Muray) Cezerep.

Bách quản (Cinnamomum sp.)

Đi mi (mật gấu) (Luculia pinciana Hook.)

Bàn tay ma (Mừ phi) (Helicopsis lobata (Merr.) và Heliciopsis terminalis

(Kurz) Sleumer

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm.)

Đào rừng (Tào đông) (Prunus ippeiana var.crassistyla J.E.Vid)

Hoàng liên ô rô, Hoằng đằng (Đi mi) (mahonias pp.)

Cốt khí dây, Tan huyết (Ventilago leiocrapa Benth.)

Thiên lý hương (Tan quy) (Ebelia parviflora Wall.ex A.DC)

Hàm xì (Xiên cân lực) (Flemingia macrophulla (Willd.)Prain).

Đảng sâm (Codonopsis javanica Hook.f.)

Bách bộ đứng (Stemona saxorum Gagnep)

Kim ngân (Lonicera spp.)

Cát sâm (Milletia speciora Champ).

Kê huyết đằng (Milletia reticulata Benth).

II Cây lương thực

Lúa Bao thai Chợ Đồn

Khẩu nua lếch Ngân Sơn

Nếp Tài Ba Bể

Khẩu nua Pái Chợ Đồn

III Cây rau và cây gia vị

Bò khai ((Dạ yến)

Ngót rừng (Rau sắng)

Mướp đắng rừng

Bí thơm Ba Bể

IV Cây công nghiệp, cây lâm nghiệp

Chè Shan tuyết

Cảy dẻ ván

Cây trám đen

Cây Trúc dây

V Cây ăn quả

Hồng không hạt Bắc Kạn

Hồng không hạt Na Rì

Cam sành, quýt Bắc Kạn

Lê Ngân Sơn

Mơ vàng Bắc Kạn

Mận đường, Đào địa phương

VI Vật nuôi bản địa

Lợn đen địa phương

Trâu, bò của Đồng bào Mông

Dê địa phương

Vịt bầu cổ xanh

100

Công tác bảo tồn nguồn gen trên được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo với trọng

tâm là lưu giữ, phát triển những cây trồng, vật nuôi đặc sản có thương hiệu. Việc phát

triển mạnh theo hướng hàng hóa có sự tham gia của nghiên cứu khoa học đã giúp tỉnh

bảo tồn những gen quý, chất lượng tốt đưa năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng,

vật nuôi lên cao. Nhờ đó, những cây trồng, vật nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế lớn

trong khi lại bảo tồn được nguồn gen.

3.6. Điều tra, thống kê, đánh giá loài bổ sung sinh vật ngoại lai của tỉnh Bắc Kạn

3.6.1. Thực trạng sinh vật ngoại lai của tỉnh Bắc Kạn

Sinh vật ngoại lai (Alien species) là một loài hay phân loài hay bậc phân loại

thấp hơn, kể cả một bộ phận bất kỳ (giao tử, trứng, chồi mầm) có khả năng xuất hiện

sống sót và sinh sản bên ngoài vùng phân bố tự nhiên (trước đây hoặc hiện nay) và

phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.

Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH - Invasive alien species) là một loài sinh vật ngoại

lai đã thích nghi, phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong HST hoặc nơi sống mới và là

nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc Quần xã, đe dọa đến ĐDSH bản địa. Hiện nay,

trên thế giới có 890 loài SVNLXH, trong đó 130 loài đã xuất hiện ở Việt Nam (Ví dụ: Ốc

bươu vàng; Cây mai dương; Lục bình; Cây bông ổi; Ốc sên; Sâu róm hại thông; Rùa tai đỏ;

Cá lau kính;…). Hiện nay, thế giới đã công bố danh sách 100 loài xâm hại mạnh nhất thế

giới trong Global Invasive Species Database do nhóm chuyên gia về các loài xâm thực

của IUCN đưa ra. Các loài ngoại lai được trình bày cụ thể trong phụ lục 6.

Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và môi trường (TNMT), bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn (NN&PTNT) đã có thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-

BNNPTNT quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục

loài ngoại lai xâm hại (phụ lục 7.1 và 7.2).

Ở Bắc Kạn danh mục các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại như sau

(chi tiết bảng 3.21):

Bảng 3.21. Danh mục các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại

ở tỉnh Bắc Kạn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

I Loài ngoại lai xâm hại

1 Trinh nữ thân gỗ (mai dương) Mimosa pigra

2 Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

3 Cây ngũ sắc (bông ổi) Lantana camara

4 Cỏ lào Chromolaena odorata

5 Cây lược vàng Callisia fragrans

6 Cúc liên chi Parthenum hysterophorus

7 Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản) Eichhornia crassipes

8 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata

9 Ốc sên châu Phi Achatina fulica

II Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

1 Cây cứt lợn (cỏ cứt heo) Ageratum conyzoides

2 Cây keo giậu Leucaena leucocephala

3 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus

4 Cá trê phi Clarias gariepinus

101

3.6.2. Những ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học trên

địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra tác động

xấu lên môi trường, lên đa dạng sinh học, lên sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản là

chưa lớn. Về lâu dài, nếu không được kiểm soát chúng sẽ gây ra những thay đổi trong

cấu trúc các hệ sinh thái, tập hợp các loài sinh vật trong các quần xã, qua đó ảnh

hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên cũng như nông nghiệp làm cho

các hệ sinh thái không còn thực hiện được chức năng, thậm chí một số hệ sinh thái trở

nên kém bền vững, bị thoái hóa và suy giảm. Các loài cỏ dại là loài ngoại lai xâm hại,

đã cạnh tranh với cây trồng làm giảm năng suất nông sản tăng chi phí trừ cỏ, làm giảm

khả năng cung cấp nước sạch. Các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cây rừng làm

giảm năng suất, gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí sản xuất.

Thực tế, tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất

đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm:

1. Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống.v.v.;

2. Ăn thịt các loài khác;

3. Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống;

4. Truyền bệnh và kí sinh trùng.

Nhiều ngoại lai xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường và

đa dạng sinh học, nhiều khi ảnh hưởng gián tiếp của chúng rất phức tạp và gây những

tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn hoặc đời sống cộng đồng.

3.6.3. Một số biện pháp phòng ngừa sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH)

Rõ ràng là, các tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, không những chỉ làm suy

giảm đa dạng sinh học, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác về sức khoẻ, kinh

tế, xã hội của con người. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp phòng ngừa được ưu tiên

hàng đầu vì một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển thì chi phí để

tiêu diệt chúng là rất lớn và hầu như rất khó tiêu diệt hoàn toàn.

(1) Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ sự du nhập các loài

SVNL, hay ngăn ngừa sự tạo lập Quần thể: Đây là biện pháp đầu tiên và thuận lợi nhất

chống lại sự xâm hại của các loài SVNLXH; Biện pháp ngăn ngừa SVNLXH du nhập

có chủ đích hay hạn chế du nhập không chủ đích thông qua việc xác định các loài đã

biết có nguy cơ cao và con đường lan truyền của nó; Các biện pháp ngăn ngừa sự tạo

lập quần thể của SVNLXH có thể áp dụng tại 3 điểm trên đường di chuyển của nó:

trước biên giới (xuất xứ của nó), tại biên giới và sau biên giới.

(2) Phát hiện sớm và phản ứng nhanh (mục đích là ngăn ngừa sự tạo lập Quần thể

và sự lan truyền của loài SVNLXH. Đây là biện pháp thứ hai sau việc ngăn ngừa và du

nhập): Phát hiện sớm (điều tra phát hiện chủ động, phát hiện thụ động, xác định tên

102

loài và báo cáo); Đánh giá nhanh (tập trung và khả năng của loài SVNL tạo lập được

quần thể, sự lan truyền và những hậu quả đối với môi trường, kinh tế và sức khỏe con

người); Phản ứng nhanh (kết quả đánh giá nhanh là cơ sở quyết định biện pháp khoanh

vùng ngăn chặn, diệt trừ tận gốc hay phòng chống lâu dài).

(3) Quản lý tổng hợp SVNLXH, diệt trừ bằng thủ công như chặt, đốt, vớt, bắt...;

bằng máy móc; bằng canh tác (trồng cây che phủ…); bằng biện pháp sinh học (sử

dụng sinh vật sống hay sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm

giảm bớt tác hại do SVNLXH gây ra); bằng biện pháp hóa học…

Ốc bươu vàng

(Pila sínensis hay Pomacea canaliculata) l

Cá Rô Phi Mozambique hay cá rô phi đen

(Oreochromis mossambicus), Bèo Nhật

Bản hay còn gọi là bèo Lục Bình, bèo

tây (Eichhornia crassipes)

Hình 3.13. Một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

(4) Để giúp cơ quan chức năng chủ động ngăn chặn sinh vật ngoại lai nhập khẩu,

đề án đặt ra nhiệm vụ tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý chuyên môn

các Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Bảo vệ thực vật, cán bộ kiểm dịch... về nhận

dạng các loài ngoại lai xâm hại, các quy định kiểm dịch nhằm kiểm soát các loài ngoại

lai khi nhập vào địa phương.

(5) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức

của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai

xâm hại. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến việc nhận dạng loài

ngoại lai xâm hại, phương pháp ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ và tiến tới loại bỏ loài

ngoại lai xâm hại. Thiết lập mạng lưới và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về loài

ngoại lai xâm hại trên toàn quốc.

(6) Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác phòng ngừa và

kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Bảo đảm kinh phí cho công tác ngăn ngừa, kiểm soát

và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại, chú trọng đầu tư cho hoạt động ngăn ngừa, diệt

trừ và tiến tới loại bỏ các loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm. Tạo cơ chế thuận lợi để

103

các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ công

tác ngăn ngừa, diệt trừ và quản lý các loài ngoại lai xâm hại. Áp dụng các công cụ kinh

tế trong ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ và quản lý loài ngoại lai xâm hại.

(7) Tăng cường hợp tác quốc tế về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại,

xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh

nghiệm về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

( 8) Ở các khu bảo tồn cần có phải có kế hoạch theo dõi sự xuất hiện và xâm lấn của

các loài ngoại lai ở cả vùng đệm và vùng lõi. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần được giám

sát chặt chẽ với số lần theo dõi định kỳ nhiều hơn so với các phân khu khác.

Mục tiêu đặt ra là tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước và các đơn

vị kiểm dịch trong việc kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai. Theo đó, sẽ kiểm soát và

lập danh mục, hồ sơ theo dõi các loài sinh vật ngoại lai nhập khẩu vào Bắc Kạn nói

riêng và cả nước nói chung. Giai đoạn hiện nay là kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai

đang xâm hại nghiêm trọng ở Bắc Kan, bao gồm: Ốc bươu vàng và cây Mai dương

Như vậy, vùng được ưu tiên là các thủy vực nửa ngập nước chưa sử dụng trên toàn

tỉnh. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm việc thông báo những trường hợp loài

ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lập mạng lưới chia sẻ

thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại.

104

Phần 4

ĐỀ XUẤT MÔT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC

TỈNH BẮC KẠN

Các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên về cơ bản công tác bảo tồn

ĐDSH là khá hiệu quả đảm bảo theo tiêu chí phát triển mặc dù còn nhiều trở ngại từ nhiều

nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhận thấy, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự

suy thoái ĐDSH trên địa bàn nghiên cứu, đó là (i) do các tác động bất lợi của tự nhiên và

của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ

những năm 2000 trở lại đây do nhu cầu đời sống, phát triển kinh tế và chủ yếu là làm thay

đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh

vật vào nguy cơ bị tiêu diệt; (ii) con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai

thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch

bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính ĐDSH.

4.1. Giải pháp quản lý Nhà nước

- Cần nâng cao năng lực của cơ quan đầu mối và các cơ quan chịu trách nhiệm

chính trong công tác quản lý và thực thi công tác bảo tồn ĐDSH ở các ngành, thị,

huyện, xã để các cơ quan này có đủ năng lực và điều kiện thực thi tốt các chức năng và

nhiệm vụ của mình;

- Cần có sự liên kết chặt chẽ của các cơ quan quản lý và thực thi việc quản lý

bảo vệ ĐDSH với cơ quan đầu mối (như cơ quan chỉ đạo về bảo vệ đa dạng sinh học);

- Cần xây dựng chương trình nghiên cứu ĐDSH mang tính liên ngành. Trước

mắt cần tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên ĐDSH ở các hệ sinh thái

quan trọng, tập trung vào các nhóm động, thực vật có giá trị kinh tế và khoa học cao,

những loài nguy cấp, quý, hiếm để xây dựng các kế hoạch bảo tồn và phát triển chúng;

- Nội dung bảo tồn ĐDSH cần được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch,

dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp;

- Cần thành lập và phát triển bền vững hệ thống các khu bảo tồn, hành lang

xanh, hành lang đa dạng sinh học. Hiện nay mục tiêu của các khu bảo tồn chủ yếu là

bảo vệ một cách thuần túy, chưa kết hợp được giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển, nên

các khu bảo tồn chưa có đóng góp tích cực cho nền kinh tế cũng như cải thiện cuộc

sống của người dân địa phương;

- Cần động viên các cộng đồng địa phương tích cực tham gia bảo vệ ĐDSH và

các khu bảo tồn. Muốn vậy, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ

ĐDSH, cải thiện đời sống và gắn bó lợi ích của người dân với việc bảo vệ ĐDSH và

các khu bảo tồn;

- Tăng cường quản lý nghiêm ngặt việc buôn bán trái phép động thực vật hoang

dã một cách hữu hiệu. Hiện nay do chưa quản lý được nạn buôn bán động thực vật

105

hoang dã nên không triệt được tận gốc nạn săn, bẫy, khai thác bất hợp pháp các loài

động thực vật hoang dã;

- Cần thận trọng khi nhập các giống mới và phải có biện pháp tích cực bảo vệ

các giống cây trồng và vật nuôi bản địa, đặc sản;

- Cần duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong công cuộc bảo vệ thiên

nhiên và ĐDSH hơn nữa.

Việc bảo vệ vùng sống cho các loài động vật, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn các

loài động vật quý hiếm, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng đang là mối quan tâm

lớn của từng quốc gia và của toàn cầu. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng suy thoái

ĐDSH ngày càng tăng do khai thác, săn bắn, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp

pháp Tài nguyên và đặc biệt là Động Thực vật Hoang dã (ĐTVHD).

4.2. Giải pháp kỹ thuật

Bảo tồn các loài hoang dã được chủ yếu dựa vào công tác bảo tồn tại chỗ. Việc

này đi liền với việc bảo vệ nơi cư trú của các loài hoang dã. Và như vậy phải duy trì

các khu bảo tồn đủ lớn để loài được bảo tồn có thể tồn tại với số lượng lớn. Kích thước

quần thể phải đủ lớn để có thể duy trì sự đa dạng gen cần thiết cho việc tiếp tục thích

nghi và tiến hoá của quần thể, duy trì sự sống còn của loài. Kích thước khu vực bảo

tổn có thể xác định dựa trên mật độ quần thể trong điều kiện xuất hiện tự nhiên. Các

biện pháp kỹ thuật trong công tác bảo tồn tại khu vực nghiên cứu là nhằm vào việc

tăng cường bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh vật nói chung, đa dạng côn trùng nói riêng.

- Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên bản đồ và ngoài thực địa trên cơ sở ứng

dụng rộng rãi công nghệ thông tin, ảnh viễn thám... trong quản lý rừng, thống kê, kiểm

kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Xác định bảo vệ rừng như

bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng

một cách tối ưu và trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ. Coi trọng công tác tuyên

truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân. Quy hoạch, phân

loại và có kế hoạch phát triển 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản

xuất), kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các

dịch vụ môi trường khác. Khai thác sử dụng rừng hợp lý là biện pháp lâm sinh để tái

tạo và cải thiện chất lượng rừng; đồng thời khai thác tối đa các dịch vụ môi trường

rừng để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo vùng nước nội địa, nhân rộng các mô

hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách quản lý phù

hợp; thực hiện việc thả các giống thủy sản đảm bảo chất lượng ra các thủy vực nội địa

theo mùa vụ để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và thiết

lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực

sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi

trường. Chống đánh bắt bất hợp pháp, hủy diệt nguồn lợi.

106

- Định hướng tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng trong

tỉnh đặc biệt các hệ sinh thái Hệ sinh thái rừng tự nhiên.

- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và

hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.

- Tài nguyên ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái được bảo tồn, phục hồi và sử dụng

bền vững dựa trên một hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học tiên tiến, pháp luật, chính sách

và cơ chế quản lý hiệu lực và hiệu quả nhằm phục vụ lợi ích thiết yếu cho xã hội bao

gồm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo đến mức cao nhất an ninh sinh

thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Do vậy, các biện pháp bảo tồn đa dạng các loài động thực vật trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn thể hiện ở:

- Xây dựng khu dân cư một cách có quy hoạch; đặc biệt là quy hoạch, phân định

rõ ràng quỹ đất nông nghiệp và lâm nghiệp; xây dựng khu dân cư và hệ sinh thái nông

nghiệp có mối liên hệ với hệ sinh thái tự nhiên; không tàn phá hệ sinh thái tự nhiên ở

cận kề; kết hợp trồng rừng với trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản;

- Trong việc phát triển trồng trọt; đặc biệt cây công nghiệp lâu năm luôn phải có kế

hoạch phòng ngừa 2 nguy cơ: một là các loài ngoại lai xâm hại; hai là khả năng các loài

sâu hại thứ yếu trở thành sâu hại chính yếu hoặc các loài vốn dĩ sống trong hệ sinh thái tự

nhiên, do bị chuyển đổi thành hệ sinh thái nông nghiệp, trở thành dịch hại nguy hiểm;

- Từng bước khắc phục tình trạng đơn canh rừng trồng. Hầu hết diện tích lâm

nghiệp của các địa phương hiện nay là đã giao cho người dân sử dụng; tuy nhiên việc

tổ chức, chỉ đạo trồng rừng còn chưa đáp ứng. Bộ nguồn giống cây còn rất mỏng, hầu

như chỉ có keo hoặc thông. Rừng trồng đơn canh làm suy giảm đa dạng sinh học rất

lớn, và rất dễ phát sinh dịch hại trên diện rộng. Người dân chưa ý thức được hoặc chưa

có nguồn giống các cây khác, đặc biệt các cây bản địa có giá trị kinh tế. Do vậy, cần

tạo nguồn giống cây bản địa và nâng cao nhận thức của nhân dân về đa dạng sinh học;

- Trong các điều kiện phù hợp, nhất là địa bàn có địa hình gò đồi nên phát triển

mô hình trang trại Vườn rừng. Về mặt quản lý đất, đất Vườn rừng là thuộc đất lâm

nghiệp, thuộc Rừng sản xuất, nhưng Vườn rừng không phải là một khái niệm lâm

nghiệp. Vườn rừng là một hình thức làm kinh tế khi hộ gia đình được giao đất lâm

nghiệp; hoặc có thể coi là một mô hình sinh thái trong sản xuất nông-lâm nghiệp.

Thông thường các hộ làm vườn rừng là có đất thổ cư liền kề, thậm chí đất nông nghiệp

liền kề hoặc xen kẽ; mặt khác vườn rừng thường gắn liền với kinh tế trang trại, nên có

tính ổn định về kinh tế cao;

- Trong quản lý dịch hại cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, rau

mầu..) cần áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá

học. Kiểm soát vận chuyển, lưu thông, nhập nội những loài côn trùng là ngoại lai

107

xâm hại. Theo dõi, giám sát sự biến động về số lượng và về vai trò của các loài gây

hại trên cây trồng; chủ động phòng chống những dịch hại mới xuất hiện do biến đổi

môi trường sống.

- Khi không có khả năng hình thành khu dân cư tập trung trong điều kiện địa

hình chủ yếu là đèo dốc, nhưng gia tăng số dân sinh sống và sản xuất dọc theo đường.

Xu hướng này tạo nguy cơ chủ yếu từ hiện tượng đất nông nghiệp lấn đất lâm nghiệp;

gia tăng chặt, đốt rừng làm nương rãy. Do vậy, các biện pháp bảo tồn đa dạng côn

trùng thể hiện ở:

- Kiểm soát hiện tượng đốt rừng làm nương rãy; Tăng cường các hoạt động

phòng chống cháy rừng;

- Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm hạn chế lũ lụt và

chống xói mòn, thoái hoá đất;

- Kết hợp giữa bảo vệ rừng với khoanh nuôi tái sinh rừng.

4.3. Giải pháp cộng đồng

+ Xây dựng Mối quan hệ giữa chính quyền các cấp trung ương, tỉnh và những hệ

thống cấp thấp hơn tại khu vực, cần phải xác định trách nhiệm cấp tỉnh về bảo tồn tính

ĐDSH và cấp vốn.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và dịch vụ nghiên cứu khoa học về rừng, góp

phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

+ Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, giao quyền chủ động giám sát và

hợp tác quản lý tài nguyên ĐDSH của người dân địa phương với ban quản lý của VQG

và hai khu BTTN:

- Tổ chức tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật lâm nghiệp cho nhân dân.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: tuyên truyền thông qua các buổi họp dân tại

các thôn bản; tổ chức hội thi quản lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy cấp huyện,

cấp xã; tổ chức các cuộc thi tại trường phổ thông; tuyên truyền trên các phương tiện

thông tin đại chúng, phối hợp với Đài truyền hình đưa tin bài lên sóng; tổ chức tuyên

truyền lưu động dọc quốc lộ; tổ chức cấp phát tờ rơi tới các thôn, bản; làm bảng tuyên

truyền trực quan;

- Xây dựng quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn,

bản. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng cho các cụm dân cư; tổ chức ký cam kết không

phá rừng làm rẫy giữa hộ gia đình, thôn, xã với Hạt kiểm lâm;

+ Tăng cường hiểu biết của nhân dân về cách thức sản xuất, cải thiện và nâng cao sức

sản xuất; cụ thể là hướng dẫn, vận động nhân dân gieo trồng đúng thời vụ, hướng dẫn kỹ

thuật sản xuất và các biện pháp thâm canh nương rẫy.

108

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

(i) Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động

đến đa dạng sinh học

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, với hệ

thống sông suối phức tạp với nhiều dạng địa hình khác nhau : địa hình núi thấp, địa

hình núi đá, địa hình vùng đồi, thung lũng, hồ nước. Đây là một trong những yếu tố là

cho hệ thực vật và thảm thực vật phong phú và đa dạng.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, tỉnh đã tập trung

mọi nguồn lực đổi mới cơ cấu kinh tế, qui hoạch lại đô thị, mở rộng các khu dân cư,

qui hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư ổn định sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên tự

nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường sinh thái; gắn các hoạt động phát triển du

lịch sinh thái và bảo vệ tính đa dạng sinh học nhằm góp phần nâng cao giá trị của

nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng và các

hệ sinh thái động thực vật, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đặc thù và tính đa

dạng tộc người….

(ii) Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái và hệ thực vật của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có một số hệ sinh thái đặc trưng với nguồn tài nguyên thực vật phong

phú bao gồm: nhóm cây cho gỗ củi, cây thuốc, cây cho củ quả và rau ăn, cây cho sợi,

nhóm cây cảnh, cây cho tinh dầu và nhóm cây cho nhựa (chi tiết được trình bày trong

phần 3.2). Trong đó quan trọng nhất là nhóm cây cho gỗ củi với nhiều loài gỗ quí có

giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao như: Đinh, Lim, Sến, Lát hoa, Nghiến, Táu...

(iii) Đánh giá bổ sung khu hệ động vật, sinh vật thủy sinh của tỉnh Bắc Kạn

Đã ghi nhận được 512 loài động vật có xương sống trên cạn (thú, chim, bò sát và

lưỡng cư) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, gồm: 86 loài thú thuộc 25 họ của 8 bộ; 321 loài

chim thuộc 41 họ của 16 bộ; 105 loài Lưỡng cư và Bò sát thuộc 25 họ của 4 bộ. Sự đa

dạng về thành phần loài động vật có xương sống trên cạn ở mức cao.

- Các thủy vực, trong đó có 6 loài cá quý hiếm cần được bảo tồn có trong sách đỏ

Việt Nam năm 2007 Băc Kan với nhiều dạng thủy vực như sông, suối, thác ghềnh, hồ,

hồ chứa và các ao nuôi tự chảy do chặn dòng các suối nhỏ và các ao nuôi, khu vực

trũng nửa ngập nước. Tại đây xác định được 37 loài thực vật thủy sinh, 134 loài TVN,

100 loài và nhóm loài ĐVN, 69 loài và nhóm loài ĐVĐ và 145 loài cá tự nhiên, cá

nuôi phân bố trong các thủy vực. Trong số các loài cá có mặt tại các thủy vực tỉnh Bắc

Kan, bắt gặp loài 6 cá quý hiếm cần được bảo tồn ghi sách đỏ Việt Nam năm 2007

109

- Thành phần các nhóm thủy sinh vật trong các thủy vực khu vực tỉnh Bắc Kan

với đa phần là các loài và nhóm loài phổ biến, phân bố rộng, thường gặp tại các dạng

thuỷ vực ở phía Bắc Việt nam.

- Số lượng loài côn trùng đã ghi nhận được 1158 loài thuộc 11 bộ côn trùng

(Cánh cứng – Coleoptera; Cánh khác – Heteroptera; Cánh giống – Homoptera; Cánh

thẳng – Orthoptera; Bọ ngựa – Mantodea; Bọ que – Phasmatodea; Cánh da –

Dermaptera; Gián – Blattodea; Cánh vảy – Lepidoptera; Hai cánh – Diptera; Cánh

màng – Hymenoptera).

- Đã ghi nhận 14 loài côn trùng quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Tất cả các loài này đều

ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, 05 loài thuộc nhóm IIB theo NĐ84/2021, 04

loài trong danh sách IUCN 2021, 03 loài trong Phụ lục II CITES..

(iv) Điều tra, thống kê và đánh giá bổ sung nguồn gen nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn

Công tác bảo tồn nguồn gen trên được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo với trọng

tâm là lưu giữ, phát triển những cây trồng, vật nuôi đặc sản có thương hiệu. Việc phát

triển mạnh theo hướng hàng hóa có sự tham gia của nghiên cứu khoa học đã giúp tỉnh

bảo tồn những gen quý, chất lượng tốt đưa năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng,

vật nuôi lên cao. Nhờ đó, những cây trồng, vật nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế lớn

trong khi lại bảo tồn được nguồn gen (chi tiết trong phần 3.4).

(v) Đánh giá loài bổ sung sinh vật ngoại lai của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn danh mục các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại như đã trình

bày tại bảng 3.19- phần 3. Do đó, cần kiểm soát và lập danh mục, hồ sơ theo dõi các

loài sinh vật ngoại lai nhập khẩu vào tỉnh Bắc Kạn.

5.2. Đề nghị

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn dữ liệu cơ sở để bổ sung và nên được

chuyển giao cho các cơ quan hữu quan như các Sở khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và

môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Chi cục Kiểm lâm để tham khảo.

- Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp hay hộ gia đình có thể bám sát nội dung

của phần 4 về việc xây dựng các giải pháp bảo vệ tính đa dạng dinh học trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn.

- Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu. Thực hiện

theo phân cấp khu bảo tồn ĐDSH hoặc theo hệ thống phân hạng khu bảo tồn. Lên các

phương án quy hoạch bảo tồn ĐDSH và các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ.

- Thực hiện các công việc, hoạt động: Nâng cao nhận thức (Nâng cao nhận thức cho

lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương; Nâng cao đời sống cộng đồng;

Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng; Kiểm soát nhu cầu thị trường

- Các chuyên gia đánh giá các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu

tiên bảo vệ của Việt Nam nên khảo tài liệu này.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam (Phần I: Động vật), Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,

Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Cẩm nang ngành lâm nghiệp.

Phân loại sử dụng đất, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp, 101 tr., Quản lý sâu

bệnh hại rừng trồng, 118 tr.

3. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Nghị định số

32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lư thực vật rừng, động vật

rừng nguy cấp, quư hiếm.

4. Chính Phủ, 2010. Nghị định 65/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

5. Chính phủ: Quyết định số 45/QĐ-TTg. ký ngày 8/1/2014 phê duyệt Quy hoạch

tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030.

6. Cục Bảo vệ thực vật, 2010. Danh lục sinh vật hại trên một số cây trồng và sản

phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam (Điều tra năm 2006-2010). Nxb Nông

nghiệp, 1187 tr.

7. Lê Xuân Huệ, 2008. Đa dạng côn trùng liên họ ong mật (Hym.: Apoidea) ở Việt

Nam. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội

9/10/2008: 934-938.

8. Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương, 2000. Động vật chí Việt Nam. Tập 7. Họ

Châu chấu (Orthoptera. Acrididae); Họ Bọ xít mép (Heteroptera. Coreidae). Nxb

KH&KT, Hà Nội.

9. Hoàng Đức Nhuận, 1982-1983. Họ Bọ rùa ở Việt Nam. Tập I và tập II. Nxb

KH&KT, Hà Nội.

10. Khuất Đăng Long, 2001. Các loài Bướm phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Lao

động - Xã hội.

11. Mai Quý, Trần Thị Lài, Trần Thị Bích Lan, 1981. Kết quả điều tra cơ bản côn trùng

miền Bắc Việt nam. Nxb KH&KT, Hà Nội, 43-245.

12. Tạ Huy Thịnh, 2000. Động vật chí Việt Nam. Tập 6. Họ Ruồi nhà (Diptera, Muscidae),

Họ Nhặng (Diptera, Calliphoridae): Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 334 tr.

13. Tạ Huy Thịnh, 2009. Danh lục các loài thuộc Bộ Cánh Da (Insecta. Dermaptera)

ở Việt Nam. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị

Khoa học toàn quốc lần thứ ba. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 342-356.

111

14. Tạ Huy Thịnh, Đặng Thị Đáp, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư, Phạm Hồng Thái,

2003. Kết quả nghiên cứu đa dạng côn trùng tại ba Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia ở

Miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc Những vấn đề nghiên cứu

cơ bản trong Khoa học các sự sống. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 238-240.

15. Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, 2004. Nghiên cứu sự tương đồng thành phần loài

bướm (Lepidoptera. Rhopalocera) giữa một số Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia ở Việt

Nam. Tạp chí Sinh học, 26(3A): 1-7.

16. Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư, Phạm Hồng Thái, 2004. Tính đa

dạng của côn trùng ở một số Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt

Nam. Tạp chí Sinh học, 26(4):1-12.

17. Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư, Phạm Hồng Thái, 2005. Kết quả

bước đầu điều tra côn trùng dọc theo tuyến đường cao tốc dự kiến Hà Nội-Thái

Nguyên. Báo cáo khoa học, Hội nghị Côn trùng học toàn quốc. Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, 232-236.

18. Viện Bảo vệ thực vật, 1976. Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968. Nxb Nông

thôn, Hà Nội, 579 tr.

19. Viện Bảo vệ thực vật, 1999b. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt

Nam (1997-1998): Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 162 tr.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

20. Ascher S.J. and Pickering J., 2019. Discover Life Bee species guide and world checklist

(Hymenoptera: Apoidea: Anthophila). [Internet]. Discover Life, Accessed 3 April 2019,

<http://www.discoverlife.org/mp/20q?guide=Apoidea_species&flags=HAS>.

21. Bogdan W., 2015. Cuckoo-wasps (Hymenoptera: Chrysididae) of Poland. Ojców

National Park, 563 pp.

22. Constant J., H.T. Pham, 2008. A new species of Polydictya (Hemiptera, Fulgoromorpha,

Fulgoridae) from Vietnam. Nouvelle Revue d'Entomologie. 35: 27-31.

23. Constant J., Pham H.T., 2011. Two new species of Hemisphaerius from Vietnam

(Hemiptera, Fulgoromorpha, Issidae). Nouvelle Revue d'Entomologie. 27: 109-115

24. Dang H.T, Nguyen L.T.P, Kojima J., 2013. Taxonomic notes on the genus

Euodynerus Dalla torre (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Northern

Vietnam. TAP CHI SINH HOC, 34 (4): 427–431.

25. D’Abrera B., 1982-96. Butterflies of the Oriental Region. Volumes 1-3. Hill

House, Melbourne.

26. D’Abrera, B., 1996. Sphingidae mundi. Hawk moths of the world. – E.W.

Classey LTD, 266 pp.

27. D’Abrera, B., 1998. Saturniidae mundi. Saturniid moths of the world. Part III. -

Keltrn (Goecke & Evers), 171 pp.

112

28. Devyatkin A., A. Monastyaskii, 2002. Hesperiidae of Vietnam, 12. A further

contribution to the Hesperiidae fauna of North and Central Vietnam. Atalanta, 33

(1/2): 137-155.

29. Dierl, W., 1979. Revision der orientalischen Bombycidae (Lepidoptera): Teil 2. Die

Ocinara-Gruppe. - Spixiana 3(2): 253-258.

30. Distant W. L. 1906. The Fauna of British India, including Ceylon and Burma,

Rhynchota. Heteroptera-Homoptera, Vol 3. Taylor and Francis, London, 503 pp.

31. Distant W.L. 1916. The Fauna of British India, including Ceylon and Burma.

Rhynchota, Homoptera. Appendix. Vol 6., Taylor and Francis, London, 248 pp.

32. Distant W.L., 1918. The Fauna of British India, including Ceylon and Burma.

Rhynchota, Homoptera. Appendix. Heteroptera. Addenda. . Vol 7, Taylor and

Francis, London, 210 pp.

33. Duffels J. P. and P. A. van der Laan. 1985. Catalogue of the Cicadoidea

(Homoptera, Auchenorrhyncha) 1956-1980. Series Entomologica, 34, xiv+414

pp. Dr. W. Junk Publishers.

34. Dupuis M. Le Comt, 1919. Carabidae. P. 28-33. In “Salvaza R. Vitalis. Essai

d’un TraitÐ d’entomologie Indochinoise. Imprimercie Minsang dir T. B. Cay,

Hanoi. 28-33”.

35. Edwards, E.D., 1996. 53 Limacodidae, p. 145–147. In. Nielsen, E.S. (ed.):

Checklist of the Lepidoptera of Australia. - Australia. CSIRO, 529 pp.

36. Epstein, M. E. et al., 1999. The Zygaenoidea, pp. 159–180. - In. Kristensen, N. P.

(ed.), Lepidoptera. Moths and Butterflies. 1. Evolution, Systematics, and

Biogeography. Handbook of Zoology. 4, Part 35. De Gruyter, Berlin and New

York, 491 pp.

37. Fennah R.G., 1978. Fulgoroidea (Homoptera) from Viet-nam. Annales

zoological., 9. 208-279.

38. Frank-Thorsten Krell, 2004. Parataxonomy vs. Taxonomy in Biodiversity studies

– pitfalls and applicability of “morphospecies” sorting. Biodiversity and

Conservation, 13. 795-812.

39. Fujioka M., 1996. The specific name of the Cheirotonus species (Coleoptera,

Scarabaeidae, Euchirinae) from the Malay Penisula. Elytra, 24. 173.

40. Gilligan, T. M., J. Baixeras, J. W. Brown, K. R. Tuck., 2012. World Catalogue of the

Tortricidae (Ver. 2.0): http.//www.tortricid.net/ catalogue.asp.

41. Goulet H., J. T. Huber, 1993. Hymenoptera of the world. Publishing Ottawa. 668 pp.

42. Greessit J. L., J. A. Rondon, S. von Breuning, 1970. Cerambycid beetles of Laos.

Pacific Insect Monograph, 24 (1-6): 1- 651.

43. Gressitt J. L., Kimoto S., 1961. The Chrysomelidae (Coleoptera) of China and

Korea.

113

44. Gressitt J. L., Kimoto S., 1963. The Chrysomelidae (Coleoptera) of China and

Korea. Pac. Ins. Mon., 1B. 301-1026.

45. Grunberg, K., 1923. Family Lasiocampidae. In A. Seitz, Gross-Schmeterlinge der

Erde, 10. 391-415.

46. Gupta V. K, 1962. Taxonomy, Zoogeography and Evolution of Indo-Australian

Theronia (Hymenoptera. Ichneumonidae): Pacific Insects. Monograph 4. 124pp

47. Gupta V. K, Tilkar D. T, 1976. Part I. The Tribe Pimplini (Hymenoptera.

Ichneumonidae. Pimplinae): Ichneumonigia Orientalis, 313pp.

48. Grootaert P., Pollet M., Dekoninck W., Achterberg C., 2010. Sampling insects:

general techniques, strategies and remarks. ABC taxa, 8(2): 377-399.

49. Hayashi M. et al., 1984. The Coleoptera of Japan,Vol. VI. 438 pp.

50. Hebard M. ,1926. Dermaptera and Orthoptera. Bull. B. P. Bishop Mus. 31. 82-88.

51. Heffern D. J., 2005. Catalog and Bibliography of Longhorned Beetles from Borneo

(Coleoptera. Cerambycidae): Elect. Version. 102 pp.

52. Ikeda K., M. Mishimura, H. Inagaki, 1998-2001. Butterflies, 21. 12-26, 23. 50-

63, 26. 24-37, 28. 47-57, 30. 58-66.

53. IUCN, 2021. Red list of Threatened animals.

https://www.iucnredlist.org/search?query=Troides%20aeacus%20aeacus%20Feld

er,%201860&searchType=species

54. Kimoto S., 1989. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand, Cambodia, Laos and

Vietnam. IV. Galerucinae. Esakia, (27): 1-241

55. Kimoto S., 1998. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand, Cambodia, Laos and

Vietnam. V. Cassidinae. Bull. Inst. Comp. Stud. Intern. Cult. Soc., 21. 1-88

56. Kimoto S., 1999. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand, Cambodia, Laos and

Vietnam. VI. Hispinae. Bull. Inst. Comp. Stud. Intern. Cult. Soc., 23. 59-159.

57. Kimoto S., 2000. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand, Cambodia, Laos and

Vietnam. VII. Alticinae. Bull. Inst. Comp. Stud. Intern. Cult. Soc., 26. 103-209.

58. Kimoto S., Gressitt J. L., 1979. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand,

Cambodia, Laos and Vietnam. I. Sagrinae, Donaciinae, Zeugophorinae,

Megalopodinae and Criocerinae. Pacific Iinsects, 20(2-3): 191-256.

59. Kimoto S., Gressitt J. L., 1981. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand,

Cambodia, Laos and Vietnam. II. Clytrinae, Cryptocephalinae, Chlamisinae,

Lamprosomatinae and Chrysomelinae. Pacific Iinsects, 23(3-4): 289-391.

60. Kimoto S., Gressitt J. L., 1982. Chrysomelidae (Coleoptera) of Thailand,

Cambodia, Laos and Vietnam. III. Eumopinae. Esakia, (18): 1-141

61. Kitching, I.J., Cadiou, J.M., 2000. Hawkmoths of the world. An annotated and

illustrated revisionary checklist (Lepidoptera. Sphingidae): The Natural History

Museum, London. 219pp

114

62. Kitching, I.J., K. Spitzer, 1995. An annotated checklist of the Sphingidae of

Vietnam. Tinea 14. 171-195.

63. Kuznetsov V. I., 2000. Annotated list of Tortricidae recorded from Vietnam

(Lepdoptera): - Zoosyst. rossica 8. 337-348.

64. Kuznetzov V. I and Stekol'nikov, A. 1991. The systematic position of some leaf-

rollers (Lepidoptera, Tortricidae) from the fauna of Vietnam with regard of

comparative and functional morphology of the male genitalia. Trudy zool. Inst.

Leningr: 240. 61-76.

65. Kuznetzov V. I. 1992. Brief review of the moths of subfamily Tortricinae

(Lepidoptera, Tortricidae) from the fauna of Vietnam. Trudy zool. Inst. Leningr.

245(4): 108-124.

66. Kuznetzov V. I., 1988. The peculitiaries of April-May collecting of moth and

butterflies (Lepidoptera) in North Vietnam. Trudy zool. Inst. Leningr. 176: 3-13.

67. Kuznetzov V. I., 1988. New species of Tortricid moth of the subfamily

Olethreutinae (Lepidoptera, Tortricidae) of the fauna of North Vietnam. Ent.

Obozr. 67(3): 615-631.

68. Kuznetzov V. I., 1994. Brief review of the moths of tribus Grapholithini from the

fauna of Vietnam. Trudy zool. Inst. Leningr. 247: 128-144.

69. Khuat Dang Long, Le Xuan Hue, Dang Thi Hoa and Pham Huy Phong, 2012. A

preliminary study on bees (Hymenoptera: Apoidea: Apiformes) from Northern

and North Central Vietnam. TAP CHI SINH HOC 34(4): 419-426.

70. Kimsey S. L., 1988, Laboscelidiinae, new species and a new genus from

Malaysia (Chrysididae, Hymenoptera), Psyche, 95, pp. 67-79.

71. Kimsey L. S., 2014, California cuckoo wasps in the family Chrysididae

(Hymenoptera), Entomology, 125.

72. Kimsey S. L., Mita T. & Pham T. H., 2016, New species of the genus Mahinda

Krombein, 1983 (Hymenoptera, Chrysididae, Amiseginae). Zookeys, 551, pp.

145-154.

73. Lieftinck M. A., 1974. Review of Central and East Asiatic Habropoda F. Smith,

with Habrophorula, a new genus from China (Hymenoptera, Anthophoridae).

Tijdschrift voor Entomologie, 117, 157–224.

74. Liang A. P. 1998. Oriental and eastern Palaearctic aphrophorid fauna

(Homoptera. Aphrophoridae): taxonomic changes and nomenclatural notes.

Oriental Ins. 32. 239 – 257.

75. Lien T.P. Nguyen, J. Kojima, F. Saito, J. Capenter, 2006. Vespidae (Hymenoptera)

of Vietnam. Entomological Science, 9. 93-107.

76. Michener C.D., 2007. The bees of the world. The johns Hopkins University Press

Baltimore, 953pp.

115

77. Monastyrskii A. and A. Derryatkin, 2003. A system list of butterflies of Vietnam.

Thongnhat Publishing House.

78. Mocsáry A., 1913, The Chrysididae of the Philipine island, The Philipine Joural

of Science, 4, pp. 287-291.

79. Nguyen Thi Phuong Lien, 2015a. Taxonomic notes on the species of the genus

Anterhynchium de Saussure, 1863 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from

Vietnam with description of a new species. Zootaxa 3915 (1): 132-138.

http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3915.1.7.

80. Nguyen L.T.P., 2015b. Two new species of the genus Pararrhynchium de Saussure

(Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from northern Vietnam. Zootaxa, 3974 (2): 170–

176. http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3974.2.2

81. Nguyen L.T.P., 2015c. Potter waps of the genus Eumenes Latreille, 1802

(Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam, with description of a new

species and key to species. Zootaxa 3974 (4): 564- 572.

http://dx.doi.org/10.11646/zootaxa.3974.4.7.

82. Nguyen Thi Phuong Lien, 2017. Notes on the paper wasp genus Polistes

(Polistella) (Hymenoptera: Vespidae: Polistinae) from the northern part of

Vietnam with description of males and nests. The Raffles Bulletin of Zoology,

65: 220–225.

83. Nguyen L.T.P., 2020a. Taxonomic study on the genus Pseudozumia de Saussure

(Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam, with description of a new

species. Zootaxa 4790 (3): 586–592.

84. Nguyen L.T.P., 2020b. A new Vietnamese species and a key to the Oriental species of

Pareumenes (Nortonia) de Saussure, 1855 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae).

RAFFLES BULLETIN OF ZOOLOGY 68: 588–594.

85. Nguyen L.T.P. & J. M. Carpenter, 2016. Review of the Polistes (Polistella)

"Stenopolistes" species-group (Hymenoptera: Vespidae: Polistinae) from

Vietnam, with description of a new species and key to species. Zootaxa 4088 (4):

583–593.

86. Nguyen L. T. P. and Carpenter J. M., 2017. Taxonomic review of the genus Zethus

Fabricius (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from Vietnam with descriptions of

four new species. Entomological Science 20: 24–32.

87. Nguyen L.T.P, Kojima J. and Saito F., 2011. Polistes (Polistella) wasps (Hymenoptera:

Vespidae: Polistinae) from mountainous

areas of northern Vietnam, with description of five new species. Zootaxa

3060: 1-30.

88. Nguyen L.T.P. and James M. Carpenter, 2013. Taxonomic notes on the species of

the genus Malayepipona Giodani Soika (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae)

from northern Vietnam, with description of three new species. The Raffles

Bulletin of Zoology 61(2): 727–734.

116

89. Nguyen T. P. Lien and J. Kojima, 2013. Distribution of social wasps in Vietnam

(Hymenoptera: Vespidae). TAP CHI SINH HOC 35(3se): 16-25.

90. Nguyen L.T.P. and J. Kojima, 2014. Distribution and nests of paper wasps of

Polistes (Polistella) in northeastern Vietnam, with description of a new species

(Hymenoptera, Vespidae, Polistinae). ZooKeys 368: 45–63. doi: 10.3897/

zookeys.368.6426.

91. Nguyen L.T.P., Tran N.T. & Hoang M.G., 2020. Taxonomic notes on the genus

Pseumenes Giordani Soika, 1935 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from

Vietnam with key to all known species in the Oriental region. Zootaxa

(Accepted).

92. Nguyen T. P. Lien, Saito F., Kojima J. & Carpenter J. M., 2006. Vespidae

(Hymenoptera) of Viet Nam 3. Synoptic key to Vietnamese species of the

polistine genus Ropalidia, with notes on taxonomy and distribution.

Entomological Science 9 (1): 93-107.

93. Nguyen L.T. P., Saito F., Kojima J. & Carpenter J. M., 2007. Vespidae of

Vietnam (Insecta: Hymenoptera) 2. Taxonomic notes on Vespinae. Zoological

Science 33 (4): 95-104.

94. Nguyen L.T.P., Tran N. T & Hoang M. G., 2020. Taxonomic notes on the genus

Pseumenes Giordani Soika, 1935 (Hymenoptera: Vespidae: Eumeninae) from

Vietnam with key to all known species in the Oriental region. Zootaxa 4822 (2):

293–299.

95. Owada, M., Y. Kishida, Ta Huy Thinh., U. Jinbo, 2002. Moths of the Genus Andraca

(Lep., Bombycidae, Prismostictinae) from Vietnam. - Special Bulletin of the Japanese

Society of Coleopterology (Tokyo) 5. 461-472.

96. Park et al., 2007. Moths of North Vietnam. Center for Insect Systematics, Korea.

342 pp., 81pls

97. Razowski J. 1989. Some Tortricinae (Lepidoptera, Tortricidae) from Vietnam.

Bull. Polish. Acad. Sci., Biol. Sci. 37(10): 299-305.

98. Razowski J. 1992. Tortricidae (Lepidoptera) from Vietnam. Contribution 1. Shilap

Revista de Lepidopterologia 20(78): 187-190.

99. Razowski J., 2003. Tortricidae (Lep.) from the Vietnam in the collection of the

Berlin Museum. 1. Tortricini. - Polsk. Pismo ent., 72. 161-175.

100. Razowski J., 2008a. Tortricidae (Lepidoptera) from the Vietnam in the collection

of the Berlin Museum. 2. Chlidanotinae and description of one species of

Tortricini (Lepidoptera. Tortricidae). Polsk. Pismo Ent., 77(3): 199-210.

101. Razowski J., 2008b. Tortricidae (Lepidoptera) from the Vietnam in the collection

of the Berlin Museum. 3. Genera. Gnorismoneura, Terthreutis, Synochoneura,

Leontochroma and Callibryastis. Polsk. Pismo Ent., 77(3): 211-232.

117

102. Razowski J., 2008c. Tortricidae (Lepidoptera) from the Vietnam in the collection

of the Berlin Museum. 4. Choristoneura, Homona and Meridemis. - Polsk. Pismo

Ent., 77(3): 233-243.

103. Razowski J., 2008d. Tortricidae from the Vietnam in the collection of the Berlin

Museum. 5. Archipini and Sparganothini (Lepidoptera. Tortricidae): - Shilap

Revista de Lepidopterologia, 37(145): 41-60.

104. Razowski J., 2008e. Tortricidae from the Vietnam in the collection of the Berlin

Museum. 6. Olethreutinae (Lepidoptera. Tortricidae): Shilap Revista de

Lepidopterologia, 37(145): 115-143.

105. Rosa P., Vårdal H., 2015. An annotated catalogue of the types of Chrysididae

(Hymenoptera) at the Swedish Museum of Natural History, Stockholm, with brief

historical notes. Zookeys, 495: 79-132.

106. Rosa P., Xu Z.F., 2015. Annotated type catalogue of the Chrysididae (Insecta,

Hymenoptera) deposited in the collection of Maximilian Spinola (1780-1857),

Turin. Zookeys, 471:1-96.

107. Schintlmeister A., 1997. Moths of Vietnam with special reference to Mt. Fan-si-

pan. Family. Notodontidae. - Entomofauna, Suppl. 9: 33-248.

108. Seeno T. N., J. A. Wilcox, 1982. Leaf Beetle Genera (Coleoptera.

Chrysomelidae): Entomography, 1: 1-221

109. Solovyev, A.V., Th.J. Witt, 2009. The Limacodidae of Vietnam (Lepidoptera):

Entomofauna, Supp. 16. 33-230

110. Tran Thi Ngat, Nguyen Phuong Minh, Truong Xuan Lam, and Nguyen Thi

Phuong Lien, 2017. Studies of the Genus Thyreus Panzer (Hymenoptera: Apidae:

Apinae) with Six New Records from Vietnam. Biological Forum – An

International Journal 9(2): 227-236.

111. Wei S. N., Rosa P. & Xu F. Z., 2014. Contribution to the knowledge of the

Chinese Primeuchroeus Linsenmaier, 1968 (Hymenoptera, Chrysididae), with a

key to species, Zookeys, 373, pp. 43-56.

112. Villiers A., M. Chujo, 1961. Family Cerambycidae. Nature and life in Southeast

Asia. Vol I. 341-347.

113. Villiers A., M. Chujo, 1964. Family Cerambycidae. Nature and life in Southeast

Asia. Vol III. 244-251.

114. Young M., 1989. Euchirinae (Coleoptera. Scarabaeidae) of the world.

Distribution and Taxonomy. Coleopt. Bull., 43205-236.

115. Yuan Feng, Chou Io, 2002. Fauna Sinica, Homoptera, Membracidae, Aetalionidae,

Membracidae. Vol. 28. Science Press Bejing, China, 590 pp.

118

116. Zhu, H., L. Wang, 1996. Lepidoptera. Bombycidae, Saturniidae, Thyrididae.

Fauna Sinica. Insecta. 5. Beijing, Science Press, (in Chinese): 302 pp.

117. Zolotuhin V.V, Tran Thieu Du, 2009. A new species of Dendrolimus Germar,

1812, from Vietnam (Lepidoptera, Lasiocampidae): Tinea, vol. 21 (1): 1-5

118. Zolotuhin V.V, Tran Thieu Du, 2011. A new species of the Bombycidae

(Lepidoptera) for the fauna of Vietnam with erection of a new genus, and

remarks on biology of Prismosticta Butler, 1880. – Tinea, vol. 21 (4): 179-183.

119

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh mục các loài thực vật tỉnh Bắc Kạn

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

PSILOTOPHYTA Ngành KHUYẾT LÁ

THÔNG

PSILOTOPSIDA Lớp KHUYẾT LÁ

THÔNG

PSILOTALES Bộ KHUYẾT LÁ

THÔNG

1. Psilotaceae Họ Quyết lá thông

1. Psilotum nudum (L.) Beauv. Không hạt lá thông Hm Ca, T

LYCOPODIOPHYTA Ngành THÔNG ĐẤT

LYCOPODIOPSIDA Lớp THÔNG ĐẤT

LYCOPODIALES Bộ THÔNG ĐẤT

2. Lycopodiaceae Họ Thông đất

3. Huperzia carinata (Desv. ex

Poir.) Trevis Thạch tùng sóng Ep Ca,T

4. Lycopodiella cernua (L.) Pic.

Serm. Thông đất Hm K

5. Lycopodium casuarinoides

Spring Thông đất phi lao Ep K

6. Lycopodium clavatum L. Thông đá Ep

ISOETOPSIDA Lớp THỦY CỬU

SELAGINELLALES Bộ QUYỂN BÁ

7. Họ Selaginellaceae Họ quyển bá

8. Selaginella biformis A.Br. ex

Kuhn Quyển bá dạng hai Hm

9. Selaginella delicatula (Desv)

Alst. Quyển bá yếu Hm

10. Selaginelladolichoclada Alst. Quyển bá nhánh dài Hm

11. Selaginella frondosa Warb. Quyển bá dương xỉ Hm

12. Selaginella nipponica Fr. ex

Sav. Quyển bá nhật bản Hm

13. Selaginella repanda (Desv.)

Spring Quyển bá Hm

14. Selaginella uncinata (Desv.)

Spring Quyển bá móc câu Hm

15. Selaginella wallichii (Wall.

Ex Hook. & Grev.) Spring Quyển bá oalích Hm

16. Selaginella delicatula (Desv.)

Alst.

Quyển bá đơn bào Hm

17. Selaginella dolichoclada

Alst.

Quyển bá nhánh dài Hm

EQUISETOPHYTA Ngành MỘC TẶC

EQUISETOPSIDA Lớp CỎ THÁP BÚT

EQUISETALES Bộ CỎ THÁP BÚT

18. Equisetaceae Họ Mộc tặc

19. Equisetum diffusum D.Don. Thân đốt xòe Hm

20. Equisetum ramosissimum

Desf. Thân đốt trườn Hm T

POLYPODIOPHYTA Ngành DƯƠNG XỈ

120

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

OPHIOGLOSSOPSIDA Lớp LƯỠI RẮN

OPHIOGLOSSALES Bộ LƯỠI RẮN

21. Ophioglossaceae Họ Lưỡi rắn

22. Helminthostachys zeylanica

(L.) Hook. Quyết ngón bảy Cr T, Tng

MARATTIOPSIDA Lớp CỎ BỢ

MARATTIALES Bộ BÈO ONG

23. Họ Marattiaceae Họ Mã liệt

24. Angiopteris confertinervia

Ching & Tard Hiển dực có hàng Cr Ca

25. Angiopteris evecta (Forst.)

Hoffm. Hiển dực chở Cr

26. Angiopteris conchinchinensis

de Vriese Hiến dực nam bộ Hm

POLYPODIOPSIDA Lớp RÁNG ĐA TÚC

ASPLENIALES Bộ TỔ DIỀU

27. Thelypteridaceae Họ Ráng thư dực

28. Abacopteris aspera (C. Presl)

Ching Quyết trăng non Cr

29. Abacopteris cuspidate

(Blume) Ching Quyết trăng non mũi lồi Cr

30. Abacopteris multilineata

(Wall.) Ching

Quyết trăng non sọc

nhiều Cr

31. Abacopteris simplex (Hook.)

Ching Quyết trăng non lá đơn Cr

32. Abacopteris triphylla (Sw.)

Ching Quyết trăng non ba lá Cr

33. Christellata acuminata

(Holtt.) Lev. Ráng cù lần nhọn Cr

34. Christellata balansae (Ching)

Houtt. Quyết lông ba-lăng-xa Cr

35. Christellata parasitica (L.) H.

Lév. Quyết lông ký sinh Cr

36. Cyclosorus heterocarpus

(Blume) Ching Quyết long Cr

37. Cyclosorus truncatus (Poir.)

Tardieu C.Chr. Quyết lông xẻ tày Cr

38. Pseudocyclosorus falcilobus

(Hook.) Ching Quyết lông giả thuỳ liềm Cr

39. Pseudophegopteris

pyrrhorachis (O. Ktze) Ching Ráng thư dực sóng lửa Cr

40. Thelypteris xylodes (Kunze)

Ching Ráng giả chu quần cây Cr

Bổ

sung

tên

41. Woodsiaceae Họ Ráng gỗ nhỏ

42. Allantodia crinipes (Ching)

Ching Quyết một cuống long Cr

43. Allantodia metteniana (Miq.)

Ching Quyết ruột bắc bộ Cr

44. Allantodia pseudosetigeum

Christ Quyết nắp Cr

45. Cornopteris decurrenti-

alata(Hook.) Nakai Ráng song quần cánh Hm

121

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

46. Diplazium calogramma

Christ Quyết nắp đôi sọc đẹp Cr

47. Diplazium crassiusculum

Ching Quyết nắp đôi lá dày Cr T

48. Diplazium dilatatum Bl. Ráng song quần nở Hm

49. Diplazium esculentum (Retz.)

Sw. Ráng song quần rau Cr Tng LC

50. Diplazium megaphyllum

Christ Quyết nắp đôi lá to Cr

CYATHEALES Bộ DƯƠNG XỈ MÔC

51. Cyatheaceae Họ Dương xỉ mộc

52. Cyathea contaminans

(Wall.ex Hook.) Copel. Ráng gỗ bẩn Me K,Tng IIA

53. Cyathea podophylla (Hook.)

Capel. Ráng tiên tọa có cuống Na Tng IIA

54. Dicksoniaceae Họ Lông cu li

55. Cibotium barometz (L.)J. Sm. Cẩu tích/Lông cu li Na Ca, T IIA

OSMUNDALES Bộ Ráng ất minh

56. Osmundaceae Họ Ráng ất minh

57. Osmunda vachelii Hook. Ráng ất minh va-ken Ep

GLEICHENIALES Bộ GUÔT

58. Gleicheniaceae Họ Guột

59. Dicranopteris dichotoma

(Thunb.) Benth. Guột chạc hai Cr

60. Dicranopteris linearis

(Burm.) Underw. Guột Cr T, Tng

61. Dicranopteris splendida

(Hand-Mazz.)Tagawa Ráng tây sơn lộng lẫy Cr

62. Gleichenia truncata (Willd)

Spring Tế đầu bằng Hm

63. Dipteridaceae Họ Song dực

64. Dipteris chinensis (Kaulf.)

Reinw. Quyết quạt đôi trung hoa Hm

POLYPODIALES Bộ RÁNG ĐA TÚC

65. Adiantaceae Họ Ráng vệ nữ

66. Adiantum capillus- veneris L. Ráng vệ nữ Hm Ca,T

67. Adiantum caudatum L. Ráng vệ nữ có đuôi Cr

68. Adiantum flabellulatum L. Ráng vệ nữ quạt Cr T,Ca

69. Adiantum philippense L. Ráng vệ nữ phi Cr

70. Adiantum soboliferum Wall. Tóc thần thân rễ Hm

71. Cheilanthes tenuifolia (Burm.

f.) Sw . Ráng có môi lá mảnh Cr

72. Coniogramme macrophylla

(Blume) Hieron. Ráng trần tự lá to Hm

73. Aspleniaceae Họ Tổ điểu

74. Asplenium colaniae Tard.-

Blot Can xỉ colanie Hm

75. Asplenium falcatum Lamk. Quyết tổ lá liềm Cr T, Ca

76. Asplenium griffithianum

Hook. Tổ điểu grifit Hm

77. Asplenium nidus L. Tổ điểu thật Ep

78. Asplenium normale D. Don. Tổ điểu thường Cr

122

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

79. Asplenium saxicola Rosenst. Tổ điểu đá Cr

80. Asplenium tenerum Forst. Tổ điểu nhỏ Ep

81. Asplenium unilaterale Lamk. Tổ điểu một bên Cr

82. Neottropteris antrophyoides

(C.Chr.) Ching Quyết tổ gươm trời Cr

83. Blechnaceae Họ Ráng dừa

84. Blechnum orientale L. Ráng lá dừa thường Na T

85. Stenochlaena palustris

(Burm. f.) Bedd. Choại dây Li S,Tng.

86. Azoliaceace Họ Bèo dâu

87. Azolla pinnata R. Br. Bèo hoa dâu

88. Davalliaceae Họ Ráng đà hoa

89. Davallia orientalis C. Chr. ex

Y.C. Wu, K. Wong & Pon Hm T

90.

Davallia divaricata var.

orientalis (C. Chr. ex. Wu)

Tard. & c. Chr.

Ráng đà hoa tỏa Ep

91. Nephrolepis cordifolia (L.)

C.Presl Ráng móng trâu tim Hm Ca, T

92. Dennstaedtiaceae Họ Ráng liên sơn tròn

93. Microlepia hancei Prantl. Quyết vảy Cr

94. Microlepia hookeriana

(Wall.) C.Presl Ráng vi lân húc cơ Cr

95. Pteridium aquilinum (L.)

Kuhn Ráng cánh to Cr Tng

96. Dryopteridaceae Họ Ráng cánh bần

97. Hemigramma decuarrens

(Hook.) Copel. Quyết sọc nửa Cr

98. Heterogonium austrosinensis

(H. Christ) Tagawa Ráng răng khác nam Hm

99. Heterogonium colaniae (C.

Chr. & Tardieu) Holttum Ráng răng cong cô la ni Hm

100. Pleocnemia winitii Houtt. Quyết gân tuyến Hm

101. Pteridrys australis Ching Ráng mộc dực nam Cr

102. Tectaria decurrens (J.Presl)

Copel. Ráng yểm dực cánh Cr T

103. Tectaria fuscipes (Bedd.) C.

Chr. Ráng yểm dực chân hoe Hm

104. Tectaria phaeocaulis

(Rosent.) C.Chr. Quyết chạc ba than nâu Cr

105. Tectaria quinquefida Baker

Ching Quyết chạc ba xẻ năm Cr

106. Tectaria variolosa (Wall.)

C.Chr. Quyết chạc ba lỗ đốm Cr

107. Tectaria zeilanica (Houtt.)

Sledge. Ráng Cổ tự Tích lan Cr

108. Marsileaceae Họ Rau bợ

109. Marsilea quadrifolia L. Rau bợ lá bốn Hm

110. Marsilea minuta L. Cỏ bợ nhỏ Hm

111. Polypodiaceae Họ Ráng đa túc/Dương

xỉ

112. Aglaomorpha coronans Ráng long cước Ep

123

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

(Mett.) Copel.

113. Colysis digitata (Bak.) Ching. Ráng cổ lý ngón Cr T

114. Colysis dissimialata (R.

Bon.). Ráng cổ lý cánh ẩn Hm T, G

115. Colysis elliptica (Thunb.)

Ching Ráng cổ lý elíp Hm

116. Colysis hemionitidea (Wall.)

Presl. Ráng cổ lý phai Cr

117. Colysis pteropus (Bl.) Capel. Ráng vi quần chân có

cánh LC

118. Drynaria bonii H. Christ Cốt toái bổ bon Ep T VU A1a,c,d IIA

119. Drynaria fortunei (Kuntze ex

Mett.) J. Sm. Cốt toái bổ Ep T EN A1,c,d IIA

120. Drynaria lanceolata (L.)

Farw. Cốt toái bổ lưỡi mác Ep

121. Drynaria propinqua (Melt.)

J. Smith Ráng đuôi phụng gần Ep

122.

Lemmaphyllum

microphyllum Presl. var.

micropbyllum Presl.

Ráng mảnh diệp lá nhỏ Ep T

123. Lepisorus clathratus (Clarke)

Ching Ngoã vĩ mắt lưới Cr

124. Lepisorus macrosphaerus

(Baker) Ching Ráng quần lân cầu nhỏ Cr

125. Lepisorus ussuriensis (Regel

et Maak) Ching Ráng quần lân ussuri Cr

126. Leptochilus axillaris (Cay.)

Kaulf. Quyết túi lưới rách Hm

127. Leptochilus decurrens Blume Quyết túi lưới Hm LC

128. Microsorum dilatatum

(Bedd.) Sledge Quyết sao lông chim Hm

129. Phymatodes scolopendria

(Burm.f.) Ching Quyết lưới Hm

130. Pyrrosia bonii (Christ)

Ching. Ráng hỏa mạc Bon Cr

131. Pyrrosia lanceolata (L.)

Farw. Ráng hỏa mạc thon Ep

132. Pyrrosia lingua (Thunb.)

Farw . Ráng hỏa mạc lưỡi Ep T

133. Pyrrosia subtruncata Ching Thạch vĩ gần tày Cr

134. Pyrrosia tonkinensis (Christ)

Ching Thạch vĩ bắc bộ Ep

PTERIDALES Bộ RÁNG DỰC XỈ

135. Pteridaceae Họ Ráng seo gà

136. Pteris cadieri Christ Chân xỉ ca đi Cr

137. Pteris ensiformis Burm. f. Quyết đuôi dạng gươm Cr T, Ca

138. Pteris fauriei Hieron Quyết đuôi thoa vàng Cr

139. Pteris finotii C. Chr. Chân xỉ song song Cr

140. Pteris linearis Poir. Quyết đuôi dạng giải Cr

141. Pteris multifida Poir. Chân xiỉ nhiều khía Cr

142. Pteris semipinata L. Ráng chân xỉ lược Cr

143. Pteris vittata L. Seo gà đẹp (Cỏ rết) Cr T

124

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

144. Vittariaceae Họ Ráng râu rồng

145. Antrophyum callifolium B1. Ráng lưỡi beo lá đẹp Hm

146. Antrophyum coriaceum (D.

Don) Wall. Ráng lưỡi beo dai Hm

147. Antrophyum vittaroides Bak Ráng lưỡi beo hẹp Hm

148. Vittaria elongata Sw. Ráng Tô tần dài Hm T

149. Vittaria zosterifolia Willd. Quyết giải sách lá dài Hm

SCHIZAEALES Bộ BÒNG BONG

150. Schizeaceae Họ Bòng bòng

151. Lygodium conforme C. Chr. Bòng bòng hợp Li T

152. Lygodium digitatum C. Presl Bòng bong lá ngón Li

153. Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bòng dẻo Li T

154. Lygodium japonicum

(Thunb.) Sw . Bòng bòng Nhật Li

155. Lygodium polystachyum

Wall. Ex Moore Bòng bong nhiều khía Li

156. Lygodium scandens (L.) Sw . Bòng bòng leo Li

PINOPHYTA Ngành THÔNG

PINOPSIDA Lớp THÔNG

PINALES Bộ THÔNG

157. Pinaceae Họ Thông

158. Pinus massoniana Lamb. Thông mã vĩ Mg G, T

159. Pinus merkusii Jungh. & de

Vriese Thông nhựa Mg D, G

160.

Keteleeria davidiana

(Bertrand) Beissn

Hinh núi đa, Du sam đá

vôi Mg VU

B1+2cde

EN 1a,c,d,

B1+2b,e,

C2a

IA

161. Pinus kesyia Royle ex

Gordon

Thông ba lá Mg

162. Pinus massoniana Lamb. Thông đuôi ngựa Mg

163. Pseudotsuga brevifolia W. C.

Cheng & L.K.Fu

Thiết sam giả lá ngắn Mg

VU A1a,c,d,

B1+2b,e IIA

164. Podocarpaceae Họ Kim giao

165. Dacrycarpus imbricatus

(Blume) de Laub. Thông nàng, Bạch tùng LR

166. Nageia fleuryi (Hickel) de

Laub.

Kim giao, Kim giao đá

vôi Mg G NT

167. Nageia wallichiana (C. Presl)

Kuntze. Kim giao núi đất Mg G LR

168. Podocarpus neriifolius

D.Don. Thông tre lá dài Me G,T LR

169. Taxaceae Họ Thông đỏ

170. Amentotaxus yunnanensis H.

L. Li. Dẻ tùng vân nam Me EN A1c

171. Taxodiaceae Họ Bụt mọc

172. Cunninghamia lanceolata

(Lamb.) Hook. f. Sa mu Me G, T LR

CYCADOPSIDA Lớp TUẾ

CYCADALES Bộ TUẾ

173. Cycadaceae Họ Thiên tuế

174. Cycas chevalieri Leandri Nghèn Mi NT LR/nt IIA

175. Cycas balansae Warb. Sơn tuế Na NT IIA

125

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

176. Cycas pectinata Griff. Thiên tuế Na VU A2c IIA

GNETOPSIDA Lớp DÂY GẮM

GNETALES Bộ DÂY GẮM

177. Gnetaceae Họ Dây gắm

178. Gnetum formosum Markgraf Gắm đẹp Li LC

179. Gnetum gnemon L. Gắm Li T, Tng,

S LC

180. Gnetum parvifolium (Warb.)

C.Y. Cheng Gắm lá nhỏ Li LC

181. Gnetum montanum Markgraf Dây mấu, Gắm núi Li LC

MAGNOLIOPHYTA Ngành NGỌC LAN

MAGNOLIOPSIDA Lớp NGỌC LAN

MAGNOLIALES Bộ NGỌC LAN

182. Magnoliaceae Họ Ngọc lan

183. Magnolia coco (Lour.) DC. Trứng gà Mi Ca, K, T

184. Magnolia talaumoides

Dandy Dạ hợp bông Mi

185. Magnolia albosericea Chun

& C. Tsoong Mộc lan hương Mi

GD,

GXD

Bổ

sung

tên

186. Manglietia conifera Dandy Mỡ Me G, K,Ca

187. Manglietia dandyi (Gagnep.)

Dandy Dạ hợp dandy Mg G,Ca VU A1c,d

188. Manglietia duclouxii Fin. &

Gagn. Giổi ducloux Me

189. Manglietia fordiana (Hemsl.)

Oliv. Vàng tâm Me G, T

190. Manglietia insignis (Wall.)

Blume Giổi đá Mg G

191. Michelia alba DC. Ngọc lan hoa trắng Me D, G, T

192. Michelia balansae (A. DC.)

Dandy Giổi balansa Me G, Tng VU A1c,d

193. Michelia foveolata Merr. ex

Dandy. Giổi lá láng Mg G

194. Michelia mediocris Dandy Giổi xanh Mg G, T,

Tng

195. Paramichelia baillonii

(Pierre) S. Y. Hu Giổi xương Mg G, T VU A1a,c,d

196. Annonaceae Họ Na/ Mãng cầu

197. Alphonsea boniana Fin. et

Gagnep. Thấu lĩnh sần Li

198. Alphonsea philastreana

(Pierre) Fin. & Gagn. An phong nhiều trái Me

199. Alphonsea tonkinensis DC. Thâu lĩnh Me

200. Annona reticulata L. Nê Mi

201. Annona squamosa L. Na Me Aq, K,

T, Tng

202. Artabotrys hongkongensis

Hance Móng rồng hồng kông Li

203. Artabotrys intermedius

Hassk. Dây công chúa Li

204. Artabotrys petelotii Merr. Công chúa petelot Li

126

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

205. Dasymaschalon macrocalyx

Fin. & Gagn. Dất mèo Li

206. Desmos chinensis Lour. Gié trung quốc Li T

207. Desmos cochinchinensis

Lour. Dây hoa dợ Li T,K,Tng

208. Desmos cochinchinensis var.

fulvescens Bân. Li

209. Desmos dumosus Safford Dây dất na, Dé lông Li T

210. Desmos var. tonkinensis Ban Thau ả mai Lp T

Bổ

sung

tên

211. Enicosanthellum petelotii

(Merr.) Ban Nhọc trái khớp lá mác Mi LR EN B1+2b,c

212. Fissitigma glaucescens

(Hance) Merr. Lãnh công xám Li T

213. Fissistigma pallens (Fin. &

Gagnep.) Merr Cách thư tái Li

Bổ

sung

tên

214. Fissistigma petelotii Merr. Cách thư petelot Li

215. Fissistigma oldhami (Hemls.)

Merr. Cách thư oldham Li T

216. Fissistigma polyanthoides

(DC.) Merr. Dời dơi Li T

217. Fissistigma thorelli (Fin. &

Gagn.) Merr. Cách thư thorel Li

218. Fissistigma villosissima

Merr. Cách thư rất lông. Li

219. Fissistigma villosum (Ast)

Merr. Cách thư có lông Li

220. Goniothalamus elegans Ast. Giác đê thanh lịch. Na

221. Goniothalamus gabriacianus

(Baill.) Ast. Giác đế sài gòn. Mi

222. Goniothalamus tamirensis

Pierre ex Fin. Giác đế tamir Li

223. Goniothalamus macrocalyx

Ban Màu cau trắng Mg

GD,

TC, S

VU A1a,d,

B1+2b,c,e

Bổ

sung

tên

224. Miliusa balansae Fin. &

Gagn. Mại liễu balansa Mi

225. Miliusa mollis Pierre Mại liễu mềm Me

226. Miliusa sinensis Fin. & Gagn. Song môi tầu Mi

227. Miliusa velutina Hook.f. &

Thoms. Màu cau Mg G

228. Miliusa var. verrucosa Ban Song môi sần Na

Bổ

sung

tên

229. Polyalthia aff. corticosa

(Pierre) Fin. & Gagn. Quần đầu vỏ dày Me

230. Polyalthia cerasoides

(Roxb.) Bedd. Nhọc lá nhỏ Me

Aq, G,

T

231. Polyalthia corticosa

(Pierre)Fin. et Gagnep. Nhọc quých Me T

232. Polyalthia lauii Merr. Quần đầu lau Me G, T,

127

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Tng

233. Polyalthia nemoralis DC Nhọc đen Na

Bổ

sung

tên

234. Polyalthia oligogyna Merr. Quần đầu ít tâm bì Mi

235. Polyalthia consanguinea

Merr Nhọc sần Mi

Bổ

sung

tên

236. Popowia pisocarpa (Blume)

Engl. Bồ bốt hạt đậu Mi

237. Uvaria boniana Finet et

Gagnep. Bù dẻ trơn Li

238. Uvaria cordata (Dun.) Wall.

ex Alston Bồ quả lá to Li

239. Uvaria hirsuta Jack. Bù dẻ lông dài Li

240. Uvaria macrophylla Roxb. Dây dất lá to Li

241. Uvaria micrantha (A. DC.)

Hook. f. Kỳ hương Li

242. Uvaria microcarpa Champ.

ex Benth. Bù dẻ trườn Li

243. Uvaria pierrei Fin. ex

Gagnep Bồ quả Pierre Li

244. Xylopia vielana Pierre Giềng đỏ Me G, T

245. Myristicaceae Họ Máu chó

246. Horsfieldia amygdalina

(Wall.) Warb. Săng máu lá to Me G, T

247. Horsfieldia longiflora De

Wilde Mè tương Mg VU D2

248. Horsfieldia thorelii Lecomte Sang máu thorel Me

Bổ

sung

tên

249. Knema conferta Warb. Máu chó lá nhỏ Mg G

250. Knema globularia (Lamk.)

Warb. Máu chó cầu Mi G, T LR

251. Knema pierrei Warb. Máu chó lá to Me G VU

252. Knema tonkinensis (Warb.)

de Wilde Máu chó bắc bộ Me VU

253. Knema poilanei Wild. Máu chó poilane Mg VU

LAURALES Bộ LONG NÃO

254. Hernandiaceae Họ Liên diệp đồng

255. Illigera celebica Miq. Vót ét Li

256. Illigera dunniana Levl. Khâu tai Li T

257. Illigera parviflora Dunn Liên đằng hoa nhỏ Li

258. Illigera rhodantha Hance Liên đằng hoa đỏ Li T

259. Chloranthaceae Họ Hoa sói

260. Chloranthus elatior Link Sói đứng Na T

261. Chloranthus spicatus

(Thumb.) Makino Hoa sói Hm T

Bổ

sung

tên

262. Lauraceae Họ Long não, Quế, re

263. Actinodaphne

cochinchinensis H. Lec. Mò gói thuốc Mi

128

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

264. Actinodaphne ellipticibacca

Kosterm. Bộp trái bầu dục Me VU D2 VU A1c

265. Actinodaphne ferruginea

Liou Bộp sét Mi GXD

Bổ

sung

tên

266. Actinodaphne obovata

(Nees) Blume Bộp xoan ngược Me

267. Actinodaphne pilosa (Lour.)

Merr. Bộp lông Me D, T

268. Alseodaphne chinensis

Champ. Vàng trắng trung quốc Mi

269. Beilschmiedia balansae

Lecomte Chắp balansa Me

270. Beilschmiedia ferruginea

Liou Chắp sét Me

271. Beilschmiedia laevis Allen Chắp trơn Me

272. Beilschmiedia laotica

Kosterm. sec. Phamh. Chắp lào Me

273. Beilschmiedia intermedia

C.K.Allen Chắp màu Me G

274. Beilschmiedia percoriacea

C.K.Allen Chắp dai Me G

275. Caryodaphnopsis tonkinensis

(Lecomte) Airy Shaw Cà lồ bắc Me Ca, G

276. Casytha filiformis L. Dây tơ xanh Ep T

277. Cinnamomum balansae

Lecomte Vù hương Mg G, T

En A1cd,

B1+2c VU A1c IIA

278.

Cinnamomum bejolghota

(Buch. - Ham. ex Nees)

Sweet

Quế hương Mg D, T

279. Cinnamomum burmannii

(Nees et Nees) Blume Quế trèn Me D, G, T

280. Cinnamomum camphora (L.)

Presl Long não Mg

Ca, D,

G, K, T

281. Cinnamomum cassia (Ness)

Ness et Eberh. Quế thanh Me

G, D, K,

T

282. Cinnamomum glaucescens

(Nees) Drury Re xanh phấn Me IIA

283. Cinnamomum iners Reinw Re xanh Me G, T

284. Cinnamomum longipes

(Jonhst.) Kosterm. Re cọng dài Me

285. Cinnamomum loureirii Nees Nhục quế Me T

286. Cinnamomum parthenoxylon

(Jack) Meissn. Vù hương Mg D, G, T DD CR A1a,c,d IIA

287. Cinnamomum polyadelphum

(Lour.) Kosterm. Quế bời lời Me D, G

288. Cinnamomum tetragonum

A.Chev. Re đỏ Me D, G, T

289. Cinnamomum tonkiensis

(Lecomte) A. Chev. Re xanh Me

290. Cryptocarya chinensis

(Hance) Hemsl. Cà đuối Trung Quốc Me G

291. Cryptocarya infectoria(Bl.) Cà đuối nhuộm Me

129

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Miq.

292. Cryptocarya lenticellata H.

Lec. Mò nanh vàng Me G

293. Cryptocarya maclurei Merr. Ẩn hạch maclurei Me G

294. Cryptocarya optusifolia

Merr. Cà đuối lá tà Me

295. Cryptocarya var. tonkinensis

Lecomte Cà đuối bắc bộ Mi

Bổ

sung

tên

296. Lindera communis Hemsl. Liên đàn thông thường Mi

297. Lindera glauca (Sieb. &

Zucc.) Blume Ô đước mốc Mi D, K, T

298. Lindera metcalfiana Allen Ô đước metcalf Me

299. Lindera racemosa Lecomte Lòng trứng hoa vàng Me

300. Lindera sinensis (Blume)

Hmesl. Ô đước trung quốc Me

301. Lindera tonkinensis Lecomte Ô đước bắc Me D, T

302. Litsea balansae Lecomte Bời lời balansa Mi T, G

303. Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì Me D, G

304. Litsea baviensis var. venulosa

Liouho Mi

305. Litsea cubeba (Lour.) Rers. Màng tang Me D, T

306. Litsea ferruginea Liou. Bời lời gỉ sắt Me

307. Litsea glutinosa (Lour.) C.B.

Roxb. Bời lời nhớt Me

Aq, K,

G, T

308. Litsea griffithii Gamble var.

annamensis Liouho Bời lời trung bộ Me

309. Litsea lancilimba Merr. Bời lời phiến lá thon

310. Litsea monopetala (Roxb.)

Pers. Bời bời bao hoa đơn Me D, G, T

311. Litsea myristicaefolia

(Meissn.) Hook. f. Bời lời lá nhục đậu Mi

312. Litsea pierrei Lecomte Bời lời trắng Me G

Bổ

sung

tên

313. Litsea rotundifolia (Wall. ex

Nees) Hemsl. Bời lời lá thuôn Mi T

314. Litsea umbellata (Lour.)

Merr. Mò lông Mi T

315. Litsea variabilis Hemsl Bời lời biến thiên Mi

Bổ

sung

tên

316. Litsea verticillata Hance Bời bời lá mọc vòng Me D, G

317. Litsea var. oblongifolia

(Nees) Allen Bời lời lá thuôn Mi

Bổ

sung

tên

318. Litsea yunnanensis Y. C.

Yang & P. H. Huang Bời lời vân nam Mi G

Bổ

sung

tên

319. Machilus bonii H. Lec. Kháo vàng thơm Me G, T

320. Machilus grandifolia S.K.

Lee & F.N. Wei Kháo lá lớn Me

130

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

321. Machilus odoratissima Ness Kháo nhậm Mg G, K

322. Machilus oreophila Hance Kháo háo mưa Me

323. Machilus platycarpa Chun. Kháo quả dẹt Me

324. Neolitsea angustifolia A.

Chev. Nô lá hẹp Me

325. Neolitsea elaeocarpa Liou. Nô dầu Me

326. Phoebe cuneata Bl. Kháo lá nêm Me Aq, D

327. Phoebe hungmaoensis S. K.

Lee Re trắng hùng mao, Mg G

Bổ

sung

tên

328. Phoebe lanceolata (Wall. ex

Nees) Nees Re trắng mũi mác Me G

329. Phoebe pallida (Nees) Nees Re trắng nhớt Me

330. Phoebe macrocarpa C.Y.Wu Re trắng quả to Me VU

A1+2c,d, D2

331. Phoebe tavoyana (Meisn.)

Hook. f. Re trắng lá to Me

PIPERALES Bộ TIÊU

332. Saururaceae Họ Giấp cá, Lá giấp

333. Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá Hm T, Tng

334. Saururus chisensis (Lour.)

Hort. ex Loud. Hàm ếch Hm T

335. Piperaceae Họ Hồ tiêu, tiêu

336. Peperomia pellucida (L.) H.

B. K Rau càng cua Th T, Tng

337. Piper bavinum C. DC. Tiêu ba vì Li

338. Piper betle L. Trầu không nhà Li T

339. Piper bonii C. DC. Trầu không Li

340. Piper cambodianum C. DC. Tiêu cam bốt Li T

341. Piper carnibracteum C . DC. Tiêu lá hoa mập Li T

342. Piper aff. laosanumC. DC. Tiêu lào Li T

343. Piper lolot C. DC. Lá lốt Hm T, Tng

344. Piper montium C . DC. Tiêu núi. Li

ARISTOLOCHIALES Bộ MÔC HƯƠNG

345. Aristolochiaceae Họ Nam mộc hương

346. Asarum petelotii O.C.

Schmidt Tế hoa Petelot Hm

IIA

347. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên Hm VU A1c,d IIA

ILLICIALES Bộ HỒI

348. Illiciaceae Họ Hồi

349. Illicium griffithii Hook. &

Thoms Hồi núi Mi EN

350. Illicium difengpi B. N. Chang Hồi đá vôi Mi

351. Illicium henryi Diels Hồi henry Mi

352. Illicium leiophyllum A. C.

Smith

Hồi lá nhẵn Mi

353. Illicium macranthum A. C.

Smith

Hồi hoa to Mi

354. Pittosporaceae Họ Cườm thảo

355. Pittosporum baileyanum

Gauda

Cườm thảo Na

356. Pittosporum pauciflorum Hắc châu ít hoa Na

131

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Hook. et Arn.

RANUNCULALES Bộ MAO LƯƠNG

1. Berberidaceae Họ Hoàng liên gai

2. Mahonia nepalensis DC Mã hồ Na T EN A1c,d IIA

Loài

bổ

sung

3. Sargentodoxaceae Họ Huyết đằng

4. Sargentodoxa cuneata (Oliv.)

Rehd. et Wils. Huyết đằng Li

5. Menispermaceae Họ Tiết dê

6. Cissampelos pareira L. Dây tiết dê Li T

7. Coscinium fenestratum

(Gaertn.) Colebr. Vàng đắng Li T VU A1a,c,d IIA

8. Fibraurea tinctoria Lour. Dây Nam Hoàng, Hoàng

Đằng Li IIA

9. Parabaena sagittata Miers. Gươm diệp Li

10. Pericampilus glaucus (Lam.)

Merr. Dây châu đảo Li T

11. Pycnarrhena poilanei (Gagn.

) Forman.

Phi đằng poilane. Li

12. Stephania brachyandra Diels Bình vôi núi cao Li EN A1d,

B1+2e IIA

13. Stephania dielsiana C.Y.Wu Củ dòm Li VU B1+2b,c IIA

14. Stephania hernandiifolia

(Wild.) Spreng. Cam thảo, dây muối Li T IIA

15. Stephania japonica (Thunb.)

Miers. Dây lõi tiền Li T IIA

16. Stephania pierrei Diels Bình vôi trắng Li T IIA

17. Tinospora sinensis (Lour.)

Merr. Dây đau xương Li T

18. Ranunculaceae Họ Mao lương

19. Clematis armandii Franch Hoa ông lão Li

20. Clematis buchaniana DC. Hoa ông lão nêpal Li

21. Clematis granulata (Fin. &

Gagnep.) Ohwi. Dây vằng trắng Li

22. Clematis smilacifolia Wall. Vằng kim cang Li

HAMAMELIDALES Bộ HỒNG QUANG, SAU SAU

23. Hamamelidaceae Họ Hồng quang

24. Exbucklandia tonkinensis

(Lecomte) Lecomte Chắp tay bắc bộ Mg G

25. Eustigma balansae Oliv. Chân thư Mi

26. Altingiaceae Họ Sau sau

27. Liquidambar formosana

Hance Sau sau Mg

R (Lá

non),

GD, T

28. Antingia sinensis (Champ. ex

Benth.) Olive ex Hance

Tô hạp Trung hoa Mg

GXD,

GD, T

ULTICALES Bộ GAI

29. Ulmaceae Họ Du, Ngát, Sếu

30. Celtis philippinensis Blanco Sếu rừng Me

31. Celtis sinensis Pers. Sếu Mg G, K, S,

T

132

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

32. Gironniera cuspidata

(Blume) Planch. ex Kurz Ngát trơn Mg G

33. Gironniera nervosa Pl. Ki gân Me

34. Gironniera subequalis Pl. Ngát vàng Me G

35. Gironniera yunnanensis Hu Ngát vân nam Me

36. Trema angustifolia (Planch.)

Blume Hu đay lá hẹp Mi T, Tng

37. Trema cannabina Lour. Hu đay cần Mi S

38. Trema orientalis (L.) Blume Hu đay Me

G, S, T,

Tng,

Tgs

39. Trema politoria (Planch.)

Blume Hu ấn độ Na

40. Trema tomentosa (Roxb.)

Hara Hu đay lông Me

41. Ulmus lancifolia Roxb. Du lá thon Mi

42. Moraceae Họ Dâu tằm

43. Antiaris toxicaria (Pers.)

Leschen Sui Mg

Aq, G,

K, T

44. Artocarpus gomezianus Wall. Chay Mg

45. Artocarpus heterophyllus

Lamk. Mít Me

Aq, G,

T

46. Artocarpuslakoocha Roxb. Chay Me

47. Artocarpus styracifolius

Pierre Chay lá bồ đề Mi

Aq, G,

K

48. Artocarpus tonkinensis A.

Chev. ex Gagnep. Chay bắc bộ Me

Aq, K,

T

49. Broussonetia papyrifera

(L.)Vent. Dướng Me

K, S,

Tgs,

Tng, T

50. Broussonetia kazinoki Sieb.

& Zucc Dướng leo Lp S, T

Bổ

sung

tên

51. Ficus altissima Blume Đa tía Mg K, T

52. Ficus amplissima Bl. Sung rộng Mg

53. Ficus auriculata Lour. Vả Me Aq, T,

Tng

54. Ficus benjamina L. Vả Mg K, T

55. Ficus callosa Willd. Gào Mg Tgs

56. Ficus costata Ait. Sung sóng Me

57. Ficus fistulosa Reinw. ex

Blume Sung bộng Me

Aq, T,

Tng

58. Ficus fulva Reinw. ex Blume Ngái vàng Me Aq, T,

Tgs

59. Ficus fulva Reinw. ex Blume

var. minor King Ngái vàng lá nhỏ Mi

60. Ficus glaberrima Bl. Da trụi Mg

61. Ficus heterophylla L.f. Vú bò Na T

62. Ficus hirta Vahl. Ngái lông Mi T

63. Ficus hirta var. brevipila

Corn. Ngái lông Me T, Ca

64. Ficus hirta Vahl. var. hirta Ngái Mi

133

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

65. Ficus hispida L.f. Ngái Me Aq, K,

T

66. Ficus lacor Buch. - Ham. Sung dị Me K, T

67. Ficus lamponga Miq. Ngái lâm bông Me

68. Ficus langkokensis Drake Sung làng cốc Me

69. Ficus kurzii King Da Kurz Me

70. Ficus microcarpa L.f. Đa quả nhỏ Me

71. Ficus nervosa Heyne ex Roth Đa bắp bè Mg Ca, K

72. Ficus obscura var.

borneensis (Miq.) Corner Sung lá lệch Me

73. Ficus porteana Regel. Da chai Me

74. Ficus praetermissa Corner Sung quên Li

75. Ficus racemosa L. Sung Mg Aq, T,

Tng

76. Ficus retusa L. Si Me

77. Ficus semicordata Buch.-

Ham. ex Sm. Đa lá lệch Me T

78. Ficus stenophylla Hemsl. Sung lá hẹp Na

79. Ficus stricta Miq Da hẹp Me

80. Ficus subpyriformis Hook. &

Arn. Rù rì bãi Mi

81. Ficus sumatrana var.

microsyce Corner Da trái nhỏ Me

82. Ficus tinctoria Forst. f. ssp.

gibbosa (Blume) Corn. Sung bầu Li T

83. Ficus trivia Corn. Sung nêm Mi

84. Ficus tuphapensis Drake var.

tuphapensis Ngái thử pháp Me

85. Ficus variolosa Lind. ex

Benth Sung rỗ Mi S, T

Bổ

sung

tên

86. Ficus vasculosa Wall. ex

Miq. Đa bóng Me

87. Maclura cochinchinensis

(Lour.) Corner. Mỏ quạ Li Aq, T

88. Morus alba L. Dâu ta Me Aq, K,

T

89. Pseudotrophis mindanaensis

Warb. Duối giả Me

90. Streblus asper Lour. Ruối Li

91. Streblus crenatus (Gagnep.)

Corn Ruối răng

Na

Bổ

sung

tên

92. Streblus laxiflorus (Hutch.)

Corn. Ruối lá nhẵn Li

93. Streblus macrophyllus Blume Mạy tèo Me G, K

94. Streblus tonkinensis (Eberh.

et Dub.) Corner Tèo nồng Me G, Nh

95. Trophis scandens (Lour.)

Hook. & Arn. Ruối leo Li

Aq, Ca,

T

96. Urticaceae Họ Gai, Cây ngứa

97. Boehmeria holosericea Bl. Gai toàn tơ He S

134

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

98. Boehmeria macrophylla

Hornem. Gai lá to Mi

99.

Boehmeria macrophylla

Hornem. var. rotundifolia (D.

Don) W. T. Wang

Gai lá lõm Mi

100. Boehmeria nivea (L.)

Gaudich. Gai Na

S, T,

Tgs,

Tng

101. Boehmeria tonkinensis Gagn. Đay bắc bộ Na

102. Debregeasia squamata f.

etuberculata Wilmot - Dear. Trứng cua Na

103. Dendrocnide sinuata

(Blume) A. Chew. Nàng hai Me K, T

104. Dendrocnide stimulans (L.f.)

Chew Mán nam Me

105. Dendrocnide urientissima

(Gagnep.) Chew Han voi Mi T EN B1+2c

106. Elatostema balansae Gagn. Cao hùng balansa Hm T, Tng

107. Elatostema cuneatum Wight Cao hùng bướm Hm

108. Elatostema rupestre (Buch.-

Ham.) Wedd Cao hùng đá Sp T

Loài

bổ

sung

109. Gonostegia hirta (Blume)

Miq. Thuốc dòi lông Hm T, Tng

110. Laportea violacea Gagnep. Han tía Mi K, T

111. Oreocnide ssp. nivea

(Gagnep.) N. T.Hiep

Nái trắng Na

Loài

bổ

sung

112. Oreocnide integrifolia

(Gaudich.) Miq Nái mép nguyên Mi T

Loài

bổ

sung

113. Oreocnide var. paradoxa

(Gagnep.) C. J. Chen Vũ tiền Na

Loài

bổ

sung

114. Oreocnide rubescens

(Blume) Miq Nai ráp Mi

Loài

bổ

sung

115. Oreocnide tonkinensis

(Gagnep.) Merr. Nai bắc bộ Mi T

116. Parietaria micrantha Ledeb. Tường anh Li

117. Pellionia backanensis

Gagnep Phu lệ Bắc kạn Hm

Loài

bổ

sung

118. Pellionia repens (Lour.)

Merr. Tai đá Li T

119. Pellionia tonkinensis Gagnep Phu lệ bắc bộ Hm T

Loài

bổ

sung

120. Petelotiella tonkinensis

(Gagnep.) Gagnep

Bạch lô bắc Ch

Loài

bổ

sung

121. Poikilospermum suaveolens

(Blume) Merr. Dái khỉ Li T

135

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

122. Pouzolzia sanguinea (Blume)

Merr. Rau đay núi Li

S, T,

Tng

123. Pouzolzia zeylanica (L.)

Benn Bọ mắm Li K, T

124. Pilea hookeriana Wedd Nan ông hooker Hm

Loài

bổ

sung

125. Pilea melastomatoides (Poir.)

Wedd Mạo đài lá mua Hm T

Loài

bổ

sung

126. Pilea plataniflora Wright Thạch cân thảo Hm T

Loài

bổ

sung

FAGALES Bộ DẺ

127. Fagaceae Họ Dẻ

128. Castanopsis annamensis

Hickel & A. Camus Kha thụ trung bộ Me

129.

Castanopsis canathiformis

(Hickel et Cam) Rehder et

Wils

Dẻ gai răng bạc Mg

130. Castanopsis cerebrina (H. &

c.) A. Cam. Dẻ đen Me

131. Castanopsis chinensis

(Spreng.) Hance Dẻ gai TQ Mg

132. Castanopsis crassifolia

Hickel et A.Camus Dẻ gai lá dày Mg

133. Castanopsis echinocarpa A.

DC. Dẻ gai nhím Mg G

134. Castanopsis ferox (Roxb.)

Spach Cà ổi vọng phu Me G, Xd VU A1c,d

135. Castanopsis hystrix A. DC. Dẻ lá đỏ Mg G, T,

Tng VU A1c,d

136. Castanopsis indica (Roxb.) A

DC. Cà ối ấn Mg

G, T,

Tng

137. Castanopsis tonkinensis

Seem Dẻ gai bắc bộ Mg

138. Castanea mollissima Blume Dẻ ván/ Dẻ Trùng khánh MG

GXD,

T,

GTM,

GD, hạt,

nuôi

tằm

Bổ

sung

loài

139. Lithocarpus

ailaonensisA.Camus Dẻ ailao Me

140. Lithocarpus amygdalifolia

(Sken) Hayata Sồi lá bạc Mg

141. Lithocarpus annamensis

(Hick. et A. Camus) Barn. Dẻ trung bộ Mg

142. Lithocarpus areca (Hick. et

A. Camus) Drake Dẻ cau Mg

143. Lithocarpus balansae

(Drake) A. Camus Sồi đá lá mác Me G, K, T VU A1c,d

144. Lithocarpus calathiformis Sồi cốc Mi G

136

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

(Skan) A. Camus

145.

Lithocarpus cerebrinus

(Hickel et A. Camus) A.

Camus

Sồi phảng Me G, Xd EN A1c,d

146. Lithocarpus cornea (Lour.)

Rehder Sồi ghè Mg

147. Lithocarpus cryptocarpus A.

Camus Sồi bàn Mg

148. Lithocarpus dealbatus

(Hook.f.) Rehd. Dẻ đá Me

149. Lithocarpus laoticus (Hickel

et A.Cam) A.Cam Sồi lào Me

150. Lithocarpus bonnetii (Hickel

& A. Camus) A. Camus Sồi đá tuyên quang VU A1c,d

151.

Lithocarpus magneinii

(Hickel et A. Camus) A.

Camus

Sồi the Me G, K, T

152.

Lithocarpus tubulosus

(Hickel et A. Camus) A.

Camus

Giẻ ống Me G

153. Quercus bambusifolia Hance Sồi lá tre Me G, K

154. Quercus chevalieri Hickel et

A. Camus Sồi chevalier Mg G

155. Quercus platycalyx Hickel et

A.Camus Sồi đĩa Me G VU A1c,d

156. Quercus xanthoclada Drake Sồi tày Mg

GXD,

GD, hạt

ăn được

và nấu

rượu

Loài

bổ

sung

JUGLANDALES Bộ HỒ ĐÀO

157. Juglandaceae Họ Hồ đào, Óc chó

158. Anamocarya sinensis (Dode)

Leroy Chò đãi Mg EN

EN

B1+2c,d,e

159. Engelhardtia roxburghiana

Wall. Chẹo trắng Me G, S, T

160. Engelhardia spicata Lesch.

ex Blume Chẹo bông Me

161. Engelhardia spicata var.

integra (Kurz) Manning Chẹo ngứa Me

162. Pterocarya stenoptera C.

DC. var. tonkinensis Frach. Cơi Mg G, T

163. Pterocarya tonkinensis Dode Cơi bắc bộ Me

CARYOPHYLLALES Bộ CẨM CHƯỚNG

164. Nyctaginaceae Họ Hoa giấy/Bông

phấn

165. Bougainvillea brasiliensis

Raeusch. Hoa giấy Li Ca, T

166. Portulacaceae Họ Rau sam

167. Portulaca oleracea L. Rau sam Th T, Tng

168. Caryophyllaceae Họ Cẩm chướng

169. Myosoton aquaticum (L.)

Moench Rau hấp cá Hm

137

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

170. Amaranthaceae Họ Rau dền

171. Achyranthes aspers L. Cỏ xước Hm T, Tng

172. Achyranthes bidentata

Blume Ngưu tất Hm T

173. Alternanthera sessilis (L.) R.

Br. ex Roem. Rau rệu Hm T, Tng LC

174. Amaranthus caudatus L. Rau rền Hm

175. Amaranthus lividus L. Rau dền cơm Hm T, Tng

176. Amaranthus spinosus L. Rau dền gai Th T, Tgs,

Tng,K

177. Amaranthus tricolor L. Rau dền canh Th T, Tng

178. Amaranthus viridis L. Rau dền cơm Hm T, Tng

179. Celosia argentea L. mào gà đuôi lươn Th T

180. Celosia argentea L. var.

cristata (L.) Kuntze Mào gà đỏ Hm Ca, T

181. Cyathula prostrata (L.)

Blume Đơn đỏ ngọn Hm

POLYGONALES Bộ RAU RĂM

182. Polygonaceae Họ Rau răm

183. Fallopia multiflora (Thunb.)

Hardison Hà thủ ô đỏ Li T VU A1a,c,d

184. Polygonum barbatum L. Nghể râu Hm

185. Polygonum chinensis L. Thồm lồm Li T,G

186. Polygonum dichotomum

Blume Nghể trạc đôi Hm

187. Polygonum hydropiper L. Nghể lá răm Th T

188. Polygonum lapathifolium L. Nghể bãi Th T

189. Persicara odoratum Lour. Rau răm Th K, T

190. Polygonum perfoliatum L. Thồm lồm gai Li T, Tng

DILLENIALES Bộ SỔ

191. Dilleniaceae Họ Sổ

192. Dillenia heterosepala Finet et

Gagnep Lọng bàng Me G, T

193. Dillenia hookeri Pierre. Sổ hooker Me

194. Dillenia indica L. Sổ bà, Sổ Ấn Mg

T,

Tng,G,

Ca

195. Dillenia ovata Wall. ex

Hook.f. Thoms. Sổ trai Me

Aq, G,

T

196. Dillenia pentagyna Roxb. Sổ năm nhuỵ Me Aq, G,

T

197. Dillenia scabrella Roxb. Sổ nhám Mg G

198. Tetracera indica Merr. Chạc chìu ấn Li T

199. Tetracera scandens (L.)

Merr. Chặc chìu Li K, S, T

THEALES Bộ CHÈ

200. Dipterocarpaceae Họ Dầu, Quả hai cánh

201. Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu Mg Ca, G EN

VU

A1c,d+2c,d,

B1+2b,e

202. Hopea chinensis (Merr.)

Hand.-Mazz. Sao hòn gai Mg G

CR

A1cd+2cd,

138

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

C1, D

203. Hopea mollissima C.Y. Wu Táu mặt quỷ Mg G

CR A1cd,

B1+2c,

C1, D

VU A1c,d

204. Hopea odorata Roxb. Sao đen Mg VU

A1cd+2cd

205. Parashorea chinensis H.

Wang Chò chỉ Mg Ca, G

EN A1cd,

C2a, D VU A1a,c,d

206. Vatica diospyroides Symingt. Táu muối Me G

207. Vatica odorata (Griff.) Sym.

subsp. odorata Táu trắng Mg G

208. Vatica subglabra Merr. Táu nước Mg G EN A1c,d

209. Ancistrocladaceae Họ Trung quân

210. Ancistrocladus

cochinchinensis Gagnep. Trung quân nam bộ Li

211. Ancistrocladus tectorius

(Lour.) Merr. Trung quân Li

212. Theaceae Họ Chè, Trà

213. Adinandra integerrima T.

Anders. ex Dyer in Hook.f. Sum nguyên Mi

214. Adinandra millettii (Hook. et

Arn.) Benth. et Hook. f. Chè sim Me

215. Camellia amplexicaulis (Pit.)

Cohen-Stuart Hải đường Mi

216. Camellia caudata Wall. Chè đụi Me T

217. Camellia piquetiana (Pierre)

Sealy Trà hoa piquet Mi

218. Camellia sasanqua Nakai. Trà mai Mi D, K, T

219. Camellia sinensis O. Ktze. Chè Me D, K, T

220. Camellia murauchii Ninh &

Hakoda Trà hoa vàng muro Mi T

Bổ

sung

tên

221. Camellia forrestii (Diels)

Cohen-Stuart Chè rừng Mi T

Bổ

sung

tên

222. Eurya acuminata DC. Súm Mi

223. Eurya laotica Gagnep. Linh lào Me

224. Eurya japonica Thunb. Linh Mi K, Nh,

T

225. Eurya nitida Korth. Súm Mi

226. Eurya tonkinensis Gagn. Súm bắc bộ Mi

227. Gordonia tonkinensis Pitard Gò đồng bắc Mi

Bổ

sung

tên

228. Schima superba Gard. &

Champ. in Hook. Vối thuốc răng cưa Mg

Ca, G,

K

229. Schima wallichii (DC.) Korth Gỗ hà Mg G, K, T

230.

Schima wallichii (DC.)

Korth. ssp. noronhae (Bl.)

Bloemb.

Săng sóc nguyên. Mg T

231. Clusiaceae Họ Bứa, Măng cụt

232. Calophyllum balansae Pit. Mù u, cồng rù rì Me

139

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

233.

Callophyllum calaba L. var.

bracteatum (Wight) P. F.

Stevens

Cồng tía Me G

234. Callophyllum poilanei

Gagnep. Cồng núi Mi

235. Garcinia cowa Roxb. Tai chua Me K, Nh,

T

236. Garcinia fagraeoides A.

Chev. Trai lý Me G EN A1c,d IIA

237. Garcinia multifora Champ Dọc Me

238. Garcinia oblongifolia

Champ. ex Benth. Bứa lá thuôn Mi T, Tng

239. Garcinia oliveri Pierre Bứa núi Mg Tng

240. Hyperricaceae Họ Ban, Lành ngạnh

241. Cratoxylum cochinchinense

(Lour.) Blume Thành ngạnh nam Me G, T LR

242. Cratoxylum formosum (Jack)

Benth. & Hook.f. ex Dyer Thành ngạnh đẹp Me G, Tng LR

243. Cratoxylum pruniflorum

(Kurz) Kurz Đỏ ngọn Me

G, T,

Tng

244.

Cratoxylum sumatranum

(Jack) Blume ssp. neriifolium

(Kurz) Gogelein

Thành ngạnh lá hẹp Me

GXD,

vỏ làm

thuốc

nhuộm

Bổ

sung

tên

VIOLALES Bộ HOA TÍM

245. Flacourtiaceae Họ Mùng quân

246. Casearia flexuosa Craib Nuốt dịu Mi

247. Casearia glomerata Roxb. Nuốt chụm Mi

248. Casearia membranacea

Hance Nuốt lá màng Me G

249. Casearia tardieuae Lesc. &

Sleum. Nuốt gạt nai Me

250. Casearia virescens Pierre ex

Gagnep. Nuốt xanh Me G

251. Casearia balansae Gagnep Chìa vôi Mi

Bổ

sung

tên

252. Casearia glomerata Roxb Nuốt chụm Mi G, T

Bổ

sung

tên

253. Homalium ceylanicum

(Gardn.) Benth Chà ran sến Mi G

Bổ

sung

tên

254. Homalium cochinchinensis

(Lour.) Druce Chà ran nam bộ Mi

255. Flacourtia rukkam Zoll. &

More. Hồng quân, Muồng quân Me G, T

256. Hydnocarpus annamensis

(Gagnep.) Lesch. et Sleumer Lọ nồi trung bộ Me T VU A1cd

257. Hydnocarpus anthelminthica

Pierre ex Gagnep. Đại phong tử Me

Aq, G,

T

258. Hydnocarpus hainanensis

(Merr.) Sleum Nang trứng Me G, T VU A1cd

140

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

259. Hydnocarpus kurzii (King)

Warb. Đại phong tử lá thuôn Me G, T

260. Scolopia chinensis (Lour.)

Clos. Bôm tàu Mi G, K, T

261. Passifloraceae Họ Lạc tiên, Nhãn lồng

262. Adenia heterophylla (Blume)

Koord Võng kỹ Li T, Tng

263. Passiflora foetida L. Lạc tiên Li T, Tng

264. Passiflora perpera Mast. in

Hook. f. Nhãn lồng sai Li

265. Caricaceae Họ Đu đủ

266. Carica papava L. Đu đủ Mi Aq, T,

Tng

267. Papaveraceae Họ A phiến

268. Argemone mexicana L Gai cua

CUCURBITALES Bộ BẦU BÍ

269. Cucurbitaceae Họ Bí

270. Coccinia grandis (L.) Voigt. Mảnh bát Li T, Tng

271. Gymnopetalum

cochinchinensis (Lour.) Kurz Cứt quạ Li

K, T,

Tng

272. Gynostemma Iaxum (Wall)

Cogn.

Cổ yếm lá bóng/Giảo cổ

lam ba lá Li T

Loài

bổ

sung

273.

Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino forma

pentaphyllum

Cổ yếm/Giảo cổ lam 5 lá Li T

Loài

bổ

sung

274.

Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino forma

pubescens (Gagnep.) W.J. de

Wilde & Duyfjes

Thất diệp đởm/ Giảo cổ

lam 7 lá Li T

Loài

bổ

sung

275. Hodgsonia macrocarpa

(Blume) Cogn. Đại hái Li D, T

276. Momordica balsamina L. Mướp đắng rừng Li T

Loài

bổ

sung

277. Momordica cochinchinensis

Spreng. Gấc Li T, Tng

278.

Solena amplexicaulis

(Lamk.) Gandhi in Saldanha

& Nichols.

Cù nhang Li T

279. Solena heterophylla Lour. Cầu qua dị diệp Li

280. Thladiantha siamensis Craib Khổ áo xiêm Li T

281. Trichosanthes cucumerina

Maxim. Dưa núi Li T

282. Trichosanthes rubriflos

Thorel ex Cayla Qua lâu hoa đỏ Li

283. Trichosanthes tricuspidata

Lour. Cứt quạ lá lớn Li T, Tng

284. Zehneria indica (Lour.) Keys Dây pọp Li Aq, T

70. Datiscaceae

285. Tetrameles nudiflora R. Br.

in Benn Thung Mg

GD,

TC, T

Bổ

sung

loài

141

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

BEGONIALES Bộ THU HẢI ĐƯỜNG

1. Begoniaceae Họ Thu hải đường

2. Begonia aptera Blume Thu hải đường không

cánh Hm T, Tng

3. Begonia daviisii Veitch. Hải đường davis Hm

4. Begonia lecomtei Gagnep. Hải đường lecôm Hm T, Tng

5. Begonia villifolia var.

australis Irmscher Thu hải đường lá lông Hm

AUSTROBAILEYALES Bộ NGŨ VỊ

72. Schisandraceae Họ Ngũ vị

6. Kadsura coccinea (Lem.) A.

C. Smith Na rừng

Lp T IIA

Bổ

sung

loài

7. Kadsura heteroclita (Roxb.)

Craib Xư xe tạp

Lp T VU A1c,d IIA

Bổ

sung

loài

CAPPARALES Bộ MÀN MÀN

1. Capparaceae Họ Bạch hoa

2. Capparis acuminata Willd. Cáp có mũi Mi

3. Capparis micracantha DC. Cáp gai nhỏ Mi

4. Capparis tonkinensis Gagn. Cáp bắc bộ Li

5. Cleome chelidonii L.f. Màn màn tím Th T,Tng

6. Cleome gynandra L. Màn màn trắng Th K, T,

Tng

7. Cleome speciosa Raf. Màn màn đẹp Hm

8. Cleome viscosa L. Màn màn vàng Th T, Tng

9. Crateva magna (Lour.) DC. Bún Me T, Tng

10. Crateva religiosa Forst Bún lợ Me Aq, G,

K, T

11. Crateva unilocularis Buch.-

Ham Bún một buồng Mi G

Bổ

sung

tên

12. Stixis scandens Lour. Dây trứng quốc Li T

13. Styxis suaveolens (Roxb.)

Pierre Tôn nấm Li K, T

14. Brassicaceae Họ Cải, Thập tự

15. Brassica campestris L. Cải bẹ Th T, Tng

16. Brassica chinensis L. Cải bẹ trắng Th T, Tng

17. Capsella bursa-pastoris (L.)

Medik. Tề thái Th T

18. Nassurtium officinale R. Bc. Cải xoong Hm T, Tng

19. Rhaphanus sativus L. var.

longipinnatus Baill. Củ cải trắng Cr T, Tng

ERICALES Bộ ĐỖ QUYÊN

20. Actinidiaceae Họ Dương đào

21. Actinidia coriacea (Fin et

Gapnep) Dunn Dương dào dai Li

22. Actinidia latifolia (Gardn. &

Champ.) Merr Dương đào lá rộng Li

Bổ

sung

tên

23. Saurauia fasciculate Wall. Sổ đả bó Mi

24. Saurauia napaulensis DC. Nóng Nepan Mi Aq, T

142

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

25. Saurauia roxburghii Wall. Sổ đả Roxburgh. Mi

26. Saurauia tristyla DC. Nóng Mi Aq, T

27. Saurauia armata Kurz. Sổ dả nhọn Me Aq

Bổ

sung

tên

28. Ericaceae Họ Đỗ quyên

29. Rhododendron hainanense

Merill Đỗ quyên Mi

EBENALES Bộ THỊ

30. Styracaceae Họ Bồ đề, An túc

31. Alniphyllum fortunei

(Hemsl.) Perkins Bồ đề xanh Me G, K

32. Styrax agrestis (Lour.)

G.Don Bồ đề vỏ đỏ Me

33. Styrax annamensis Guill. An tức Trung bộ Me

34. Styrax chinensis H. H. Hu &

S. Y. Liang Bồ đề trung quốc Mi G

Bổ

sung

tên

35. Styrax tokinensis (Pierre)

Craib ex Hartwiss. Bồ đề trắng Me

36. Symplocaceae Họ Dung

37. Symplocos adenophylla Wall. Dung có tuyến Mi

38. Symplocos cochinchinensis

(Lour.) Moore Dung nam bộ Mg

D, G,

Nh

39. Symplocos glauca (Thumb)

Koidz. Dung mỡ Me D, T

40. Symplocos lancifolia Sieb. et

Zucc. Dung lá thon Me

D, G, K,

T

41. Symplocos racemosa Roxb. Dung chùm Me

Aq, G,

K, Nh,

T

42. Ebenaceae Họ Thị

43. Diospyros apiculata Hiern. Thị nhọ nồi Mi G, K

44. Diospyros cauliflora Blume Thị hoa trên thân Me

45. Diospyros crumenata Thw. Thị da, thị đen Mi

46. Diospyros decandra Lour. Thị Me Aq, Ca,

T

47. Diospyros eriantha Champ.

ex Benth. Thị lông đỏ (nhọ nồi) Me G

48. Diospyros filipendula Pierre

ex Lec. Thị rừng Me

49. Diospyros hirsuta L.f. Thị lông phún Me G

50. Diospyros kaki L.f. Hồng Me Aq, K,

T

51. Diospyros kaki L.f. var. kaki Hồng Me Aq, K,

T

52. Diospyros pilosula (A. DC.)

Wall. Thị mít Me G

53. Diospyros quaesita Thw. Thi hồ nghi Me

54. Diospyros susarticulata

Lecomte Thị đốt cao Me

55. Diospyros lotus L Cậy Mi Bổ

143

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

sung

tên

56. Sapotaceae Họ Hồng xiêm

57. Eberhardtia aurata (Pierre ex

Dubard) Lecomte Cồng sữa, Mắc niễng Me D, G

58. Eberhardtia tonkinensis Lec. Mắc niễng Me D, G

59. Madhuca pasquieri H.J. Lam Sến mật Mg D, G, T VU EN A1a,c,

60. Madhuca pierrei (Williams)

H.J.Lam. Sến pierre Me Aq, K

61. Manilkara zapota (L.) P.

Royen Hồng xiêm Mg T

62.

Pouteria sapota (Jacq.) H.

Moore & Stearn. (Lucuma

mamosa Gaertn.)

Trứng gà Me Aq, K

63. Sinosideroxylon wightianum

Hook. et Arn Sến đất trung hoa Me

PRIMULALES Bộ ANH THẢO

64. Myrsinaceae Họ Đơn nem, Cơm

nguội

65. Ardisia aciphylla Pitard. Cơm nguội lá nhọn Na

66. Ardisia arborescens Wall. ex

A. DC. Trọng đũa gỗ Mi

67. Ardisia capillipes Pit. Cơm nguội tóc Mi

68. Ardisia chinensis Benth. Cơm nguội trung quốc Mi

69. Ardisia colorata Roxb. Cơm nguội mầu Mi

70. Ardisia conspersa E. Walker Cơm nguội trần Mi

Bổ

sung

tên

71. Ardisia depressa C.B. Cl. Cơm nguội hẹp Mi

72. Ardisia evonymifolia Pit. Cơm nguội lá chân danh Na

73. Ardisia lecomtei Pitard Cây móc chắc Me

74. Ardisia maclurei Merr. Cơm nguội maclure Hm

75. Ardisia mamillata Hance. Lưỡi cọp đỏ Hm T

Loài

bổ

sung

76. Ardisia patens Mez var.

tonkinensis Pit. Cơm nguội mở Na

77. Ardisia pseudocrispa Pit. Cơm nguội nhăn Na Nh

78. Ardisia psychotriaephylla Pit. Cơm nguội lá lấu Mi

79. Ardisia quinquegona Blume Cơm nguội năm cạnh Mi K, T

80. Ardisia quinquegona Blume

var. linaerifolia Pit. Cơm nguội năm cạnh Na

81. Ardisia stellifera Pit. Cơm nguội sao Na

82. Ardisia thorelii var. latifolia

Pit. Mi

83. Ardisia tonkinensis A. DC. Cơm nguội bắc Na

84. Ardisia virens Kurz Cơm nguội độc Na

85. Ardisia virens var.

annamensis Pit. Cơm nguội xanh tươi Na

86. Embelia acuminata Chua ngút lá nhọn Na

87. Embelia henryi E. Walker Rè henry Na

88. Embelia laeta (L.) Mez Chua ngút hoa trắng Na

144

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

89. Embelia parviflora Wall. ex

A. DC. Thiên lý hương Li T

VU

A1a,c,d+2d

90. Embelia ribes Burm. f. Chua ngát Li T

91. Embelia vestita Roxb. Chua ngút lá thuôn Na

92. Maesa acuminatissima Merr. Đơn lá nhọn Na

Sửa

tên

phổ

thông

93. Maesa balansae Mez. Đơn trâu Mi T, Tng

94.

Maesa brevipaniculata (Y.

Wu & C.Chen) Pipoly & C.

Chen Đơn lá nhỏ hoa ngắn

Mi

Bổ

sung

tên

95. Maesa crassifolia R. Br. sec.

Phamh Đơn lá mập

Mi

Bổ

sung

tên

96. Maesa elongata Mez. Đồng lá dài Na

97. Maesa indica (Roxb.) A.DC. Đồng răng cưa Na Aq, T,

Tng

98. Maesa laxiflora Pitard Đồng hoa thưa Mi

99. Maesa membranacea A.DC. Đơn mỏng Mi

100. Maesa montana A. DC. Đơn núi Mi

101. Maesa parvifolia A. DC. Đơn trà Na

102. Maesa perlarius (Lour.)

Merr. Đơn nem tầu Mi K, T

103. Maesa tomentella Mez. Đơn lông dày Mi

104. Maesa sinensis A.DC. Đơn trung quốc Na

105. Maesa striata Mezvar. opaca

Pit. Đơn sọc Na

106. Maesa ramentacea (Roxb.)

A. DC Đơn nem hồng

Na T

Bổ

sung

tên

107. Myrsine linearis (Lour.) S.

Moore Xây hẹp Na

MALVALES Bộ BÔNG

108. Elaeocarpaceae Họ Côm

109. Elaeocarpus apiculatus

Mast. Côm mũi Me G VU B1+2a

110. Elaeocarpus balansae A.DC. Côm balansa Me

111. Elaeocarpus chinensis

(Gardn et Champ.) Hook.f. Côm trung hoa Mi G

112. Elaeocarpus griffithii

(Wight) A. Gray. Côm Griffith/Côm tầng Me G, K, T

113. Elaeocarpus harmandii

Pierre Côm harmand Me

114. Elaeocarpus lanceifolius

Roxb. Côm lá mác Me K

115. Elaeocarpus laoticus

Gagnep. Côm lào Me

116. Elaeocarpus limitaneus

Hand.- Mazz. Côm núi (côm lông) Me G

117. Elaeocarpus nitentifolius&

Chun Côm lá bạc Me G

145

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

118. Elaeocarpus nitidus Jack Côm láng Me

119. Elaeocarpus rugosus

Roxb.ex D. Don Côm có vân, Côm bàng Me G VU

120. Elaeocarpus stipularis

Blume Côm lá kèm, Côm trâu Mg G, K

121. Elaeocarpus sylvestris

(Lour.) Poir. Côm trâu Me

122. Elaeocarpus tectorius (Lour.)

Poir. in Lamk. Côm đồng nai Me G, K

123. Elaeocarpus tonkinensis DC Côm bắc bộ Mi

GTM,

đóng

đồ, làm

giá thể

Bổ

sung

tên

124. Tiliaceae Họ Đay, Nghiến, Cò ke

125. Excentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau Nghiến Mg G

EN A1a-

d+2c,d IIA

126. Colona auriculata Desf. Bồ an Mi

127. Colona poilanei Gagnep. Bồ an Me G, K LR

128. Corchorus aestuans L. Đay dại Hm Tng

129. Corchorus capsularis L. Rau đay Th S, T,

Tng

130. Grewia annamica Gagnep. Cò ke trung bộ Mi

131. Grewia asiatica L. Cò ke á Mi

132. Grewia glabra Blume Cò ke láng Na

133. Grewia hirsuta Vahl Cò ke lông nhám Na

134. Grewia paniculata Roxb. Bung lai Me Aq, T

135. Grewia tomentosa Roxb. ex

DC. Cò ke Me

136. Triumfetta rhomboidea Jack. Ké Na T

137. Sterculiaceae Họ Trôm

138. Abroma angusta (L.) L. f. Tai mèo, Múc Mi S, T,

Tng

139. Byttneria aspera Colebr. Quả gai xù xì Li T

140. Byttneria erosa Gagnep. Quả gai gặm Li

141. Commersonia bartramia L. Chưng sao, Rạch rạch Me K, S

142. Commersonia platyphylla

Andr. Hu lá dẹt Mi

143. Helicteres angustifolia L. Thâu kén lá hẹp Na T

144. Helicteres hirsuta Lour. Thâu kén lông Mi T

145. Helicteres isora L. Dó tròn Mi

146. Helicteres hirsuta Lour. Thâu kén lông Mi T

147. Helicteres lanceolata A. DC. Thâu kén thon Mi T

148. Helicteres viscida Bl. Thâu kén trĩn Mi

149. Pterospermum angustifolium

Jard. Lòng mang lá hẹp Me

150. Pterospermum diversifolium

Blume Lòng mang xẻ Mg G

151. Pterospermum grandifolium

Craib. Lòng mang lá to Me

152. Pterospermum

heterophyllum Hance Lòng mang Me G, T

153. Pterospermum lanceaefolium Mang lá mác Mg G, S

146

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Roxb.

154. Pterospermum

truncatolobatum Gagnep. Lòng mang cụt Me G, T

155. Sterculia hymenocalyx

K.Schum. Trôm đài màng Me K, T

156. Sterculia lanceolata Cav. Sảng nhung Me K, S, T

157. Sterculia lissophylla Pierre Sảng cuống dài Me T, Tng

158. Sterculia nobilis Smith in

Rees Trôm mề gà Me

159. Sterculia tonkinensis A. DC. Sảng bắc bộ Mi Aq, T,

Tng

160. Bombacaceae Họ Gạo, Gòn ta, Mộc miên

161. Bombax anceps Pierre Gạo, Gạo đỏ Mg G, T

162. Bombax ceiba L. Bông gạo Me

163. Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Bông gòn Mg T, Tng

164. Malvaceae Họ Bông, Bụp

165. Abelmoschus moschatus

Medik. Bụp vang Th K, T

166. Abutilon indicum (L.) Sweet Cối xay Mi T

167. Hibiscus macrophyllus Roxb. Bụp lá to Mg

168. Hibiscus vitifolius L. Bụp lá nho Th

169. Hibiscus rosa-sinensis L. Dâm bụt Mi Ca, T

170. Kydia calycina Roxb. Ong bù, bò ké Mg G, S, T

171.

Malvastrum

coromandelianum (L.)

Garcke

Hoàng manh Hm T

172. Sida cordifolia L. Ké đồng tiền Na

173. Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng Na S, T

174. Thespesia lampas (Cav.)

Dalz. & Gilbs. Tra nhỏ Mi

175. Urena lobata L. Ké hoa đào Na S, T

EUPHORBIALES Bộ THẦU DẦU

176. Daphniphyllaceae Họ Đức diệp, Vai

177. Daphniphyllum atrobadium

Croiz. & Metc. Đức diệp áo đen Mg K

178. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

179. Acalypha lanceolata Willd. Tai tượng lá mác Hm

180. Actephila excelsa (Dalzell)

Muell.-Arg. Da gà cao Na K, T

181. Actephila excelsa var.

acuminata Airy-Shaw. Háo duyên nhọn Na

182. Actephila subsessilis Gagnep Da gà dính Na

Bổ

sung

tên

183. Alchornea annamica

Gagnep. Bọ mẹt trung bộ Mi

184. Alchornea rugosa (Lour.)

Muell.- Arg. Đom đóm Me G, S, T

185. Achornea tiliaefolia Muell-

Arg Đom đóm Me

186. Alchornea trewioides

(Benth.) Muell.-Arg. Vông đỏ quả lớn Mi T

147

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

187. Aleurites moluccana (L.)

Willd. Trẩu xoan, Lai Me D, G, T

188. Antidesma acidum Retz. Chòi mòi chua Mi Aq, Tng

189. Antidesma bunius (L.)Spreng Chòi mòi tía Me Aq, G,

T

190. Antidesma chonmon Gagn. Chân môn Me

191. Antidesma eberhardtii Gagn. Chòi mòi eberhardt Me

192. Antidesma fordii Hemsl. Chòi mòi lá kèm Me Aq, G

193. Antidesma ghaesembilla

Gaertn. Chòi mòi Me

Aq, T,

Tng

194. Antidesma hainanensis Merr. Chòi mòi hải nam Mi Aq

195. Antidesma henryi Pax &

Hoffm. Chòi mòi henry Mi

196. Antidesma japonica Sieb. &

Zucc Sang sé Me

197. Antidesma microphyllum

Hemsl Chòi mòi lá nhỏ Na

Bổ

sung

tên

198. Antidesma montanum

B1ume Chòi mòi gân lõm Me

199. Antidesma paxii Mect Chòi mòi pax Mi

Bổ

sung

tên

200. Antidesma poilanei Gagnep Chòi mòi chùm đơn Na

Bổ

sung

tên

201. Antidesma rostratum Muell.-

Arg. Chòi mòi mũi Mi

202. Antidesma tonkinensis Gagn. Chòi mòi bắc bộ Na

203. Antidesma velutinum Blume Chòi mòi lông Mi

204. Antidesma yunnanensis Pax

& Hoffm. Chòi mòi Vân nam. Me Aq

205. Aporosa dioica (Roxb.)

Muell.- Arg. Thẩu tấu Me

Aq, G,

T

206. Aporosa planchonania Baill.

ex Muell-Arg Thẩu tấu lá dày Mi

207. Aporosa serrata Gagn. Ngăm lông mép xẻ Mi

208. Aporosa sphaerosperma

Gagn. Thàu táu Mi

209. Aporosa villosa (Lindl.) H.

Baill. Tai nghé lông Me T

210. Aporosa wallichii Hook. f. &

Thoms. Tai nghé wallich Me

211. Aporosa yunnanensis (Pax &

Hoffm.) Mete. Tai nghé vân nam Mi

212. Baccaurea ramiflora Lour. Dâu da đất Me Aq, T,

Tng

213. Bischofia javanica Blume Nhội Mg Aq, K,

G, T

214. Blachia andamanica (Kurz)

Hook. f. Li

215. Breynia angustifolia Hook.f. Vo vo Mi

216. Breynia fruticosa (L.) Bồ cu vẽ Mi T

148

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Hook.f.

217. Breynia grandiflora Beille Dé lớn bông Na

218. Breynia septata Beille Long kên Mi

219. Bridelia balansae Tutcher Thẩu mật balansa Me G

220. Bridelia monoica (Lour.)

Merr. Đỏm lông Me K, G, T

221. Claoxylon indicum (Reinw.

ex Blume) Endl. ex Hassk. Lộc mại ấn Me T, Tng

222. Claoxylon longifolium

(Blume) Endle. ex Hassk Lộc mại lá dài Me

G, T,

Tng

223. Cleidion bracteosum Gagn. Lậy đông lá hoa Mi

224. Cleidion brevipetiolatum Pax

& Hoffm. Lậy đông cuống ngắn Me D, G, T

225. Cleidion spiciflorum

(Burm.f.) Merr. Mỏ chim Me

Aq, D,

G, T

226. Cleistanthus myrianthus

(Hassk.) Kurz. Cách hoa nhiều hoa Me

227. Croton argyratus Blume Cù đèn bạc Me T

228. Croton cascarilloides

Raeusch. Bã đậu lá nhót Mi T

229. Croton kongensisGagn. Cù đèn cửu long Mi

230. Croton roxburghii Balakr. Cù đèn lá thuôn Mi K, T

231. Croton tiglium L. Bã đậu Me K, T

232. Croton tonkinensis Gagnep. Khổ sâm Na T

233. Deutzianthus tonkinensis

Gagnep. Mọ Me G

234. Endospermum chinense

Benth. Vạng trứng Mg G, T

235. Epiprinus silhetianus (H.

Bain.) Croiz. Thượng dẻ silhet Mi

236. Excoecaria aporusifolia P. T.

Li. Giá lá tai nghé Mi

237. Excoecaria cochinchinensis

Lour. Đơn đỏ Na Ca, T

238. Excoecaria var. viridis (Pax

& Hoffm.) Merr Đơn xanh tuyền Mi

Bổ

sung

tên

239. Excoecaria oppositifolia

Griff. Tráo tráo lá đối Mi

240. Flueggea spirei Beille Bóng nổ Na

241. Glochidion hirsutum (Roxb.)

Voigt Sóc lông Me G

242. Glochidion lanceolarium

(Roxb.)Voight. Bọt ếch lá mác Me G, T

243. Glochidion balansae Beille. Sóc balansa Mi

244. Glochidion eriocarpum

Champ. Bọt ếch Mi

245. Glochidion gamblei Hook. f. Sóc gamble Na

246. Glochidion lanceolariun

(Roxb.) Voight. Bọt ếch lá mác Me

247. Glochidion lutescens Blume Bọt ếch lưng bạc Mi Bổ

sung

149

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

tên

248. Glochidion obliquum Dene Sóc xéo Me

249.

Glochidion

sphaerogynum(Muell.-Arg.)

Kurz

Sóc cái tròn Me

250. Homonoia riparia Lour. Rù rì Mi LC

251. Jatropha curcas L. Dầu mè Mi D, K, T

252. Leptopus lanceolate (Beille)

Poj Thanh cước thon Na

253. Macaranga andamanica

Kurzz. Mã rạng andaman Me

254. Macaranga auriculata

(Merr.) Airy Shaw Mã rạng tai Me G

255. Macaranga balansae

Gagnep. Lá nến không gai Me

256. Macaranga denticulata (Bl.)

Muell. - Arg. Lá nến Me G, S, T

257. Macaranga henryi (Pax et

Hoffm) Rehder Lá nến thuôn Mi

258. Macaranga indica Wight. Mã rạng ấn (lá nến sáp) Me G

259. Macaranga tanarius (L.)

Muell.-Argent Lá hón Me T

260. Mallotus apelta (Lour.)

Muell.- Arg. Ba bét trắng Me D, G, T

261. Mallotus barbatus Muell.-

Argent Bùm bụp lông Me D, G, T

262. Mallotus contubernalis

Hance Cánh kiến lá bạc Mi

T, TD,

lấy gỗ

Bổ

sung

tên

263. Mallotus mollissimus (Geise)

Airy - Shaw Bạc nâu Mi

264. Mallotus metcalfianus

Croizat Ba bột đỏ Mi G

265. Mallotus paniculatus (Lam.)

Muell.-Argent Ba bét Me G, S, T

266. Mallotus peltatus (Geis.)

Muell.-Arg. Bùm bụp Mi

267. Mallotus philippinensis

(Lamk.) Muell.- Arg. Cánh kiến Me G, T

268. Manihot esculenta Crantz. Sắn Mi

K, T,

Tgs,

Tng

269. Phyllanthus emblica L. Me rừng Mi Aq, T,

Tng

270. Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen Mi K, T

271. Phyllanthus ruber (Lour.)

Spreng Me đỏ đọt Mi

272. Ricinus communis L. Thầu dầu Mi D, T

273. Sambabiopsis macrophylla

Muell.-Arg. Nàng hai Me

274. Sapium baccatum Roxb. Sòi Mg

275. Sapium discolor (Champ. ex

Benth.) Muell.-Arg. Sòi tía Me

D, G, K,

T

150

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

276. Sapium rotundifolium Hemsl. Sòi lá tròn Me D, K, T

277. Sapium sebiferum Roxb. Sòi trắng Me D, K, T

278. Sauropus androgynus (L.)

Merr. Rau ngót Mi T, Tng

279. Sauropus bonii Beille Bồ ngót Bon Mi VUB1+2e

280. Sauropus pierrei (Beille)

Croizat. Bồ ót pierre Mi

281. Sauropus racemosus Beille. Rau ngót rừng Mi T, Tng

282. Sebastiana chamaelea (L.)

Muell.-Argent Kỳ nhông Th T

283. Strophioblachia fimbricalyx

Boerl. Mồng sa Mi T

284.

Strophioblachia fimbricalyx

Boerl. var. glandulosa (Pax)

Thin & Duc

Mồng sa tuyến Na

285. Suregada multiflora (Juss.)

Baill. Mần mây Me G, T

286. Vernicia cordata (Thunb.)

A.-Shaw Trẩu Me

287. Vernicia fordii (Hemsl.) Airy

- Shaw Trẩu ta Me D, G, T

288. Vernicia montana Lour. Trẩu cao Me D, G, T

289. Pandaceae Họ Chẩn

290. Microdesmis caseariaefolia

Planch. ex Hook. Chẩn Me G

THYMELAEALES Bộ TRẦM HƯƠNG

291. Thymeleaceae Họ Trầm, Trầm hương

292. Aquilaria crassna Pierre ex

Lecomte Trầm hương Mg G, T CR A1cd

EN A1c,d,

B1+2b,c,e

293. Wikstroemia indica (L.) C.A.

Mey. Dó miết Ấn, Dó cành Mi K, T

SAXIFRAGALES Bộ TAI HÙM

294. Hydrangeaceae Họ Thường sơn, Bát tiên, Tú cầu

295. Dichroa febrifuga Lour. Thường sơn Na T

296. Dichroa hirsuta Gagn. Thường sơn lông Mi

297. Crassulaceae Họ Thuốc bỏng

298. Kalanchoe integra (Medik.)

Kuntze Trường sinh nguyên Hm Ca, T

299. Kalanchoe pinnata (Lam.)

Oken Thuốc bỏng Hm Ca, T

ROSALES Bộ HOA HỒNG

300. Rosaceae Họ Hoa hồng, Hường

301. Duchesnea indica (Andr.)

Focke in Engl. & Prantl. Dâu núi Hm Aq, T

302. Malus doumeri (Bois) Chev. Sơn tra Me T

303. Prunus arborea (Blume)

Kalkm. Xoan đào lông Me G

304. Prunus mume Sieb. et Zucc. Mơ Mi T, Tng

305. Prunus persica (L.) Batsch Đào Mi Aq, T

306. Prunus salicina Lindl. Mận Me Aq, T

307. Prunus zippeliana Miq. Da bò Me G

308. Pyrus pyrifolia (Burm.f.) Lê Mi Aq, T

151

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Nakai

309. Rosa chinensis Jacq. Hoa hồng Li Ca, D, T

310. Rubus alceaefolius Tratt. Ngấy Li Aq, K,

T

311. Rubus cochinchinensis Tratt. Ngấy hương Li Aq, K,

T

312. Rubus corchorifolius L. f. Dum lá bố Li Aq, T

313. Rubus leucanthus Hance. Dum hoa trắng Li Aq, T

314. Rubus moluccanus L. Ngấy bông Li

FABALES Bộ ĐẬU

315. Mimosaceae Họ Trinh Nữ

316. Acacia auriculiformis A.

Cunn. ex Benth. Keo tai tượng Me G, K

317. Acacia confusa Merr. Keo lá tràm Me G, K

318. Acacia farnesiana (L.) Willd. Keo nước hoa Mi Ca, D, T

319. Acacia mangium Willd. Keo tai tưượng Me G, K

320. Acacia megaladina Desv. Sống rắn Li

321. Acacia pennata (L.) Willd. Sống rắn Li

322. Adenanthera microsperma

Teijim Muồng ràng ràng Me

Ca, G,

K, T

323. Adenanthera pavonina L. Trạch quạch Me G, K, T

324. Albizia chinensis (Osbeck.)

Merr. Chu mố Me G, K

325. Albizia lebbekoides (DC.)

Benth. Câm trắng Me G, K

326. Albizia lucidior (Steud.) I.

Nielsen Bản xe Mg Tgs

327. Albizia myriophylla Benth. Sóng rắng nhiều lá Li

328. Archidendron balansae

(Oliv) I. Niels Dái bò Me

329. Archidendron chevalieri

(Kost.) I.C.Nielsen Mán đĩa chevalier Me G

330. Archidendron clypearia

(Jack) I. Niels. Mán đỉa Me G, K, T

331. Archidendron eberhardtii I.

Nielsen Mán đỉa eberhardt Me G

Loài

bổ

sung

332. Archidendron lucidum

(Benth.) I. Nielsen Mán đỉa trâu Me G, T

333. Archidendron tetraphyllum

(Gagnep.) I. Niels. Doi Me

334. Archidendron tonkinensis I.

Niels. Mán đĩa bắc bộ Mi

335. Entada phaseoloides (L.)

Merr.

Bàm bàm, Dây bằm

bằm, đậu bẹt Li T

336. Leucaena leucocephala

(Lamk.) De Wit Keo giậu Mi

K, T,

Tgs

337. Mimosa diplotricha C.

Wright ex Sauvalle Trinh nữ bụi Li K

338. Mimosa pigra L. Ma dương Li K

339. Mimosa pudica L. Xấu hổ Li

340. Caesalpiniaceae Họ Vang

152

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

341. Bauhinia acuminata L. Móng bò trắng Mi

342. Bauhinia coccinea (Lour.) A.

DC. Dây quạch Li S

343. Bauhinia curtisii Prain Móng bò curtis Li S, T

344.

Bauhinia ornata var.

balansae (Gagnep.) K. & S.

Larsen

Dây gố Li

345. Bauhinia penicilliloba Pierre

ex Gagn. Móng bò thùy co Na

346.

Bauhinia coccinea ssp.

tonkinensis (Gagnep.) K. &

S. Larsen

Dây quạch bắc bộ Li

Bổ

sung

tên

347. Bauhinia touranensis

Gagnep. Móng bò đà nẵng Li

348. Bauhinia wallichii Mcbride. Móng bò Wallich Li

349. Caesalpinia bonduc (L.)

Roxb. Móc mèo Li T

350. Caesalpinia decapetala

(Roth.) Alston. Móc diều Li T

351. Caesalpinia godefroyana

Kuntze Vang gai Mi T

352. Caesalpinia latisiliqua

(Cavan) Hattink Sống rắn Li

353. Caesalpinia mimosoides

Lamk. Vang trinh nữ Li

354. Caesalpinia minax Hance Vuốt hùm Li

355. Caesalpinia pubescens

(Desf.) Hattink Me tiên Li

356. Caesalpinia sappan L. Vang Mi K, T LR

357. Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh Me G, K IIA

358. Gleditschia australis Hemsl.

ex Forbes Hemsl. Bồ kết, muồng đen úc Me K, T

359. Peltophorum dasyrrhachis

(Miq.) Kurz. Lim vàng Mg G, K, T

360.

Peltophorum dasyrrhachis

(Miq.) Kurz. var. tonkinensis

Pierre

Lim xẹt bắc Me G

361. Saraca dives Pierre Vàng anh lá to Me Ca, K,

T, Tng

362. Saraca indica L. Vàng anh nhỏ Me Ca, K, T

363. Senna alata (L.) Roxb. Muồng trâu Mi Ca, T

364. Senna hirsuta (L.) Irwin &

Barneby Muồng lông Mi K, T

365. Senna occidentale (L.) Link Muồng lá khế Mi K, T

366. Senna siamea (Lamk.) Irwin

& Barneby Muồng đen Me

G, K, T,

Tng

367. Cassia timoriensis A. DC. Muồng đỏ Me G, T,

Tng

368. Senna tora (L.) Roxb. Thảo quyết minh Hm K, T

369. Sindora tonkinensis A. Chev.

ex K. & S. Larsen Gụ lau Mg G, K DD

EN

A1a,c,d+2d IIA

370. Zenia insignis Chun Gõ mìn Me Ca, G LR

371. Tamarindus indica L. Me Me

153

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

372. Fabaceae Họ Đậu, Cánh bướm

373. Abrus precatorius L. Cam thảo Li T

374. Arachis hypogaea L. Lạc Th D, Tng,

Tgs

375. Amorpha fruticosa L.

376. Clitoria linearis Gagn. Biếc hẹp Hm

377. Crotalaria medicaginea

Lamk. Lục lạc đỏ Hm

378. Crotalaria retusa L. Lục lạc tù Na T

Bổ

sung

tên

379. Callerya cinerea (Benth.)

Schot Thành mát tro Li

380. Clitoria ternatea L Đậu biếc Lp

Bổ

sung

tên

381. Crotalaria acicularis Buch.-

Ham. ex Benth Lục lạc kim Th

382. Crotalaria alata Buch. -

Ham. ex D. Don Lục lạc có cánh Hm

383. Crotalaria assamica Benth. Lục lạc lá ổi dài Mi K, T

384. Crotalaria ferruginea Grah.

ex Benth. Lục lạc gỉ sắt Hm T

385. Crotalaria juncea L. Sục sạc sợi Th K, S, T

386. Crotalaria mucronata Desv. Lục lạc lá tròn Th

387. Dalbergia assamica Benth. Cọ khẹt Me G, T

388. Dalbergia candenatensis

(Dennst.) Prain Trắc một hột Li T

389. Dalbergia hancei Benth Trắc hoàng đàn Li T

Bổ

sung

tên

390. Dalbergia odorifera T. Chen Píc niếng Me

391. Dalbergia rimosa Roxb. Trắc dây Li K, T IIA

392. Dalbergia rimosa var.

foliacea (Benth.) Thoth. Trắc lá Li

393.

Dalbergia rimosa

var.tonkinensis (Prain)

Phamhoang

Trắc Li

394. Dendrolobium lanceolatum

(Dumn) Schindl Ba chẽ mũi mác Na

395. Dendrolobium rostratum

(Schindl.) Schindl. Ba chẽ mũi Mi

396. Derris elliptica (Roxb.)

Benth. Dây mật Li K

397. Derris trifolia Lour. Cóc kèn Li

398. Derris tonkinensis Gagnep Cóc kèn bắc bộ Li

Bổ

sung

tên

399. Desmodium caudatum

(Thunb. ex Murr.) DC. Thóc lép có đuôi Hm T

400. Desmodium heterocarpon

(L.) DC. Thóc lép dị quả Hm

K, T,

Tgs

401. Desmodium heterophyllum Hàn the Hm T, Tgs

154

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

(Willd.) DC.

402. Desmodium longipes Craib. Tràng quả chân dài Mi

403. Desmodium podocarpum

DC. Tràng quả lá nhọn Na

404. Desmodium styracifolium

(Osb.) Merr. Kim tiền Hm

405. Erythrina stricta Roxb. Vông nem Me Ca, K, T

406. Flemingia grahamiana

Wight et Arn. Tóp mỡ lông tơ Na

407. Flemingia macrophylla

(Willd.) Prain. Tóp mỡ lá to Na

408. Lablab purpureus (L.) Sweet Đậu ván trắng Li T, Tgs,

Tng

409. Millettia coerulea Bak. Mát lam Mi

410. Millettia dielsiana Harms Kê huyết đằng núi Lp T

Bổ

sung

tên

411. Millettia ichthyochtona

Drake Thàn mát Me K, T

412. Millettia lasiopelata (Hayata)

Merr Thàn mát tràng có lông Li

413. Millettia pachyloba Drake Mát thùy dày Li K

414. Millettia penduliformis Gagn. Mát quả lắc Li

415. Millettia piscidia (Roxb.) W.

& Arn. Mát giết cá Li

416. Millettia reticulata Benth. Máu gà Li

417. Millettia sericea (Vent.)

Wight & Arn Thàn mát lông tơ Mi

Bổ

sung

tên

418. Ormosia balansae Drake Ràng ràng mít Me G

419. Ormosia henryi Prain Ràng ràng xanh lông Me

420. Ormosia merrilliana Chen Ràng ràng merrill Me G

421. Ormosia pinnata (Lour.)

Merr. Ràng ràng xanh Me G

422. Ormosia tonkinensis Gagnep. Ràng ràng bắc bộ Mi

423. Pueraria montana (Lour.)

Merr. Sắn dây rừng Li

K, S, T,

Tgs

424. Pueraria phaseoloides

(Roxb.) Benth. Đậu ma Li

K, S, T,

Tgs

425. Tephrosia candida (Roxb.)

DC. Cốt khí Mi K

426. Tephrosia villosa (L.) Pers. Cốt khí lông mềm Hm K

427. Uraria lagopodiodes (L.)

Desv. ex DC. Hầu vĩ chân thỏ Hm

428. Uraria crinita (L.) Desv. Đuôi chồn (quả đen) Na Ca, T

429. Vigna unguiculata (L.) Walp. Đậu dải Th Tgs,

Tng

CONNARALES Bộ TRƯỜNG ĐIỀU

430. Connaraceae Họ Trường điều, Dây

khế

431. Cnestis palata (Lour.) Merr. Trường khế Li T

432. Connarus paniculatus Roxb. Quả giùm Li

155

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

433. Ellipanthus tomentosus Kurz Mồng gà Mi T

434. Rourea minor (Gaertn. )

Alston in Trimen Độc chó Li

435.

Rourea minor (Gaertn. )

Alston in Trimen ssp.

microphylla (Hook. & Arn.)

J. E. Vidal

Khế rừng Li T

MYRTALES Bộ SIM

436. Lythraceae Họ bằng lăng

437. Lagerstroemia calyculata

Kurz Bằng lăng ổi Mg G, T

438. Lagerstroemia noei Craib var

longifolia Furt. & Mont Bằng lăng nô

439. Lagerstroemia tomentosa C.

Presl Săng lẻ Me G, T

440. Lagerstroemia venusta Wall

ex Cl. Bằng lăng sừng Me

441. Lagerstroemia indica L. Tường vi Mi

442. Lawsonia inermis L. Lá móng Me T

443. Rotala rosea (Poir.) Cook Luân thảo hường Me T

444. Rotala rotundifolia (Rerb.)

Kochne

Vảy ốc lá tròn Mi T

445. Sonneratiaceae Họ Bần

446. Duabanga grandiflora

(Roxb. ex DC.) Walp. Phay sừng Mg Ca, G

447. Rhizophoraceae Họ Đước

448. Carallia brachiata (Lour.)

Merr. Trúc tiết Mg

Aq, G,

T

449. Carralia lanceaefolia Roxb. Xăng mả thon Me T

450. Carallia suffruticosa Ridl. Xăngmả răng Mi

451. Pellacalyx yunnanensis Hu Đước bầu rượu cạn Mi

452. Opliaceae Họ Lân vĩ

453. Urobotrya latisquama

(Gagn.) Hiepko Lân vĩ Me

454. Combretaceae Họ Bàng

455. Anogeissus acuminata

(Roxb. & DC.) Guill. & Perr. Chò nhai Mg G, K, T

456. Calycopteris floribunda

(Roxb.) Lamk Cam đằng

457. Quisqualis indica L. Dây giung Li Ca, T,K,

458. Terminalia bellirica (Gaerth.)

Roxb. Bàng hôi Mg Ca, G, T

459. Terminalia catappa L. Bàng Me Aq,

T,Tng

460. Terminalia myriocarpa

Heurck & Muell. Arg. Chò xanh Mg G, T

461. Myrtaceae Họ Sim

462. Baeckea frutescens L. Chổi xể Na T

463. Cleistocalyx operculatus

(Roxb.) Merr. & Perry Vối Me

Aq, K,

T

464. Psidium guajava L. Ổi Me Aq, T

465. Rhodamnia dumetorum Sim rừng lớn Mi Aq, T

156

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

(Poir.) Merr.

466. Rhodomyrtus tomentosa

(Ait.) Hassk. Sim Na Aq, T

467. Syzygium attopeuensis

(Gagnep.) Merr. et Perry Trâm attopeu Mi

468. Syzygium baviensis (Gagn.)

Merr. & Perry Trâm ba vì Mi

469. Syzygium boisianum (Gagn.)

Merr. & Perry Trâm bois Me

470. Syzygium chloranthum

(Duthie) Merr. et Perry Trâm hoa xanh Mi

471. Syzygium cinereum Wall. ex

Merr. & Perry Trâm trang Me G

Bổ

sung

tến

472. Syzygium cumini (L.) Skells Vối rừng Mg G, T

473. Syzygium formosum (Wall.)

Masam. Trâm chụm ba Me

Aq, G,

T

474. Syzygium jambos L. Gioi rừng Me Aq, G,

T

475. Syzygium levinei (Merr.)

Merr. & Perry. Trâm núi Me

476. Syzygium

polyanthum(Wight) Walp. Sắn thuyền Mg T, Tng

477. Syzygium wightianum Wall.

ex Wight & Arn. Trâm trắng Me

Aq, G,

T

478. Syzygium zeylanicum (L.)

DC. Trâm tích lan Me

Aq, G,

K, T

479. Melastomataceae Họ Mua

480. Allomorphia eupteroton

Guill. Đa hình có cánh Mi

481. Blastus borneensis Cogn. Mua điểm tuyến Li

482. Blastus cochinchinensisLour

. Mua rừng nam bộ Na T

483. Melastoma candium D. Don Mua vảy Mi T

484. Melastoma malabathricum

L. Mua Singapore Mi T

485. Melastoma normale D. Don Mua thường Mi T

486. Melastoma osbeckoides

Guill. Mua an bích Na

487. Melastoma saigonense

(Kuntze) Merr. Mua lông Na

488. Melastoma sanguineum

Sims. Mua bà Mi T

489. Melastoma septemnervium

(Lour.) Mua bảy gân Mi

490. Memecylon acuminatum var.

tenuis Guillaum. Sầm nhỏ Mi

491. Memecylon edule Roxb. Sầm bà, Trâm đất Me K, T

492. Memecylon scutellatum

(Lour.) Naud. Sầm núi Mi

493. Osbeckia chinensis L. Mua đất tép Hm

494. Oxyspora balansaei (Cogn.)

Maxw. setosa (Craib.) Na

157

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Maxw.

495. Phyllagathis driessenioides

C. Hansen Me nguồn giống Hm

496. Phyllagathis ovalifolia H. L.

Li Me nguồn lá xoan Na

Bổ

sung

tên

497. Pseudodissochaeta

raphioides C. Hans. Na

498. Sporoxeia blastifolia (Guill.)

C. Hans. Vi tử leo Li

499. Pseudodissochaeta

raphioides C. Hans. Na

500. Psẹudodissochaeta

subsessilis (Craib) Nayar.

Giả lưỡng tử không

cuống Na

501. Lecythidaceae Họ Lộc vừng

502. Barringtonia acutagula (L.)

Gaertn. Lộc vừng Me

Ca, G,

T, Tng

503. Barringtonia racemosa Bl.ex

DC. Tim lang Me Ca, G, T

RUTALES Bộ CAM

504. Anacardiaceae Họ Xoài, Đào lộn hột

505. Allospondias lakonensis

(Pierre) Stapf Giâu da xoan Me

Aq, D,

G

506. Buchanania latifolia Roxb. Chây lá rộng Me

507. Buchanania lucida Blume Chây sáng Mg

508. Choerospondias axillaris

Burtt. et Hill. Xoan nhừ (Lát xoan) Mg

Aq, G,

K, T

509. Dracontomelon

duperreanum Pierre Sấu Mg

Aq, G,

T

510. Mangifera foetida Lour. Muỗm Mg Aq, T LR

511. Mangifera indica L. Xoài Mg Aq, T

512. Mangifera minutifolia Evrard Xoài lá nhỏ Me G VU D2

513. Rhus chinensis Muell. Muối Me T

514. Rhus rhetsoides Craib. Sơn rừng

515. Semecarpus annamensis

Tard. Sưng trung bộ

516. Semecarpus anacardiopsis

Evr. et Tard. Sưng đào

517. Semecarpus perniciosa Evr.

et Tard. Sưng vôi

518. Toxicodendron succedanea

(L.) Mold. Sơn Phú Thọ, Sơn lắc Mi K, T

519. Burseraceae Họ Trám

520. Canarium album (Lour.)

Raeusch. Trám trắng Mg

Aq, G,

T

521. Canarium bengalense Roxb. Trám hồng/Trám ba cạnh Mg Aq, G,

T

522. Canarium tonkinensis Engl. Trám chim Me Aq, G,

K

523. Canarium tramdenum Dai et

Jakovt Trám đen Me

Aq, G,

T

VU

A1a,c,d+2d

524. Garuga pinnata Roxb. Trám mao Mg Aq, G,

158

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

K, T

525. Protium serratum (Wall.ex.

Colebr.) Engl. In DC. Cọ phèn Mg Aq, G

VU

A1a,d+2d,

B1+2a

526. Simaroubaceae Họ Thanh thất, Khổ

mộc

527. Ailanthus altissima (Mill.)

Swingle. Thanh thất núi cao Me G, T

528. Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột

529. Eurycomma longifolia Jack Bền bệt, Bách bệnh Mi T

530. Harrisonia perforata (Bl.)

Merr. Hải sơn

531. Rutaceae Họ Cam, Cam quýt

532. Acronychia pedunculata (L.)

Miq. Bưởi bung Me T, Tng

533. Atalantia monophylla (DC.)

Correa Cam rừng Me T, Tng

534. Citrus aurantifolia (Christm.

& Panzer) Swingle Chanh

535. Citrus grandis (L.) Osb. Bưởi nhà, gai xanh Me D, T

536. Citrus reticulata Blanco Quýt

537. Citrus sinensis Osbeck. Cam Mi Aq, T

538.

Clausena anisata (Willd.)

Hook. f. ex Benth. (C.

duniana Lev. et Fedde)

Hồng bì rừng Mi Aq, T

539. Clausena dunniana Levl. Nhâm rừng

540. Clausena excavata Burm.f. Hồng bì dại Mi T

541. Clausena lansium Skeels Hồng bì

542. Euodia bodinieri Dode Thôi chanh trắng

Mi

Bổ

sung

tên

543. Euodia crassifolia Merr. Dấu dầu lá mập Mi

544. Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba gạc, chè cỏ Mi T, Tng

545. Euodia meliaefolia (Hance)

Benth.

Ba chạc lá xoan/ Thôi

chanh Mi G, D, T

546. Euodia pasteuriana A.Chev.

ex Guill. Dấu dầu Pasteur

Mi

547. Euodia simplicifolia Ridl. Dấu dầu lá đơn. Mi

548. Euodia sutchuenensis Dode Dấu dầu Mi

549. Euodia simplicifolia Ridl Dấu dầu lá đơn Mi

Bổ

sung

tên

550. Glycosmis gracilis Tanaka ex

Guillaumin Cơm rượu mảnh

551. Glycosmis lanceolata (Bl.)

Spr. Cơm rượu thon

552. Glycosmis parviflora (Sims.)

Little Cơm rượu hoa nhỏ

553. Glycosmis pentaphylla

(Retz.) Correa Cơm rượu Mi

Aq, K,

T

554. Paramignya scandens

(Griff.) Craib. Xáo leo

159

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

555. Micromelum falcatum

Tanaka Ớt rừng T

556. Micromelum hirsutum Oliv. Mắt trâu Mi

557. Micromelum integerrimum

(Buch. - Ham.) Roem Mắt trâu bìa nguyên Me T

558. Murraya koenigii (L.)

Spreng. Chùm hôi trắng Na K, T

559. Paramignya petelotii Guill. Xáo petelot

560. Zanthoxylum avicennae

(Lamk.) DC. Muồng truổng Mi T

561. Zanthoxylum nitidum (Roxb.)

DC. Xuyên tiêu Me T

562. Zanthoxylum rhetsa DC. Sẻn

563. Meliaceae Họ Xoan

564. Aglaia dasyclada (Haw

&T.C.Chen) C.Y.Wu Gội đỏ

565. Aglaia globosus Pierre Gội núi, Gội tẻ

566. Aglaia lawii (Wight) Sald. ex

Ram Gội law Me G

Bổ

sung

tên

567. Aglaia odorata Lour. Ngâu Me Ca, K, T LR

568. Aglaia perviridis Hiern. Quyếch, Gội xanh Me G VU A1c

569. Aglaia spectabilis (Miq.) Jain

&Bennet. Gội nếp Mg G LR

VU

A1a,c,d+2d

570. Aglaia silvestris (M. Roem.)

Merr. Gội núi LR

571. Amoora gigantea Pierre Gội nếp

572. Aphanamixis grandifolia Bl. Gội gác, Gội lá to Mg D, G, T

573. Aphanamixis polystachya

(Wall.) R.N. Parker Gội nước Mg D, G, T

574. Chisocheton cumingianus (C.

DC.) Harms Quếch tôm Mg G

575. Chisocheton paniculatus

(Roxb.) Hiern.

Quếch hoa chùm (Quếch

tía) Mg G

576. Chukrasia tabularis A. Juss . Lát hoa Mg D, G, T VU

A1a,c,d+2d

577. Cipadessa baccifera (Roth)

Miq . Cà muối Me T

578. Dysoxylum binectariferum

(Roxb.) ex Bedd. Huỳnh đường hai tuyến

579. Dysoxylum hainanense Merr. Chò vảy Me

580. Dysoxylum tonkinensis A.

Chev. ex Pellegr Chạc khế Mg G

581. Heynea trijuga Roxb. Sâng xoan

582. Khaya senegalensis Juss. Xà cừ Mg G, K, T

583. Melia azedarach L. Xoan ta Mg G, K, T

584. Toona ciliata Roem Xoan mộc

585. Toona sureni (Blume) Moore Trương vân

586. Walsura cochinchinensis

(Baill.) Harms Lòng tong nam bộ Mi

SAPINDALES Bộ BỒ HÒN

587. Staphyleaceae Họ Ngô vàng, Côi

160

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

588. Turpinia montana (Blume)

Kurz Hương viên núi Mi

589. Tapiscia sinensis Oliv. Trương hôi

590. Turpinia cochinchinensis

(Lour.) Merr.

Xương cá hoa trắng

591. Turpinia montana (Blume)

Kurz

Côi núi

592. Turpinia pomifera (Roxb.)

DC.

Côi rào

593. Aceraceae Họ Thích, Phong, Tích thụ

594. Acer laevigatum Wall. Thích láng Me G

595. Acer laurinum Hassk. Thích thụ lá nguyệt quế Me G

596. Acer flebatum Rehd Thích lá quạt Me G

597. Acer sinense Pat Thích táu Me G

598. Acer heptaphlebium

Gagnep.

Thich bảy gân Me G

599. Acer laurinum Hassk. Thích mười nhị Me G

600. Acer oblongum Wall ex. DC Thích lá thuôn Me G

601. Acer tonkinensis Lec. Thích Bắc bộ Me G

602. Acer wilsonii Rehd Thích ba thuỳ Me G

603. Sapindaceae Họ Bồ hòn, Nhãn

604. Allophylus cochinchinensis

Pierre Chạc ba Na T

Bổ

sung

tên

605. Amesiodendron chinense

(Merr.) Hu Trường mật Mg D, G LR

606. Arytera littoralis Blume Trường nguân Me G

607. Cardiospermum halicalabum

L. Tầm phong Li T

608.

Dimocarpus fumatus

(Blume) Leenh. ssp.

indochinesis Leenh.

Nhãn rừng Me G, K

609. Dimocarpus longan Lour. Nhãn Mg Aq, T

610. Dimocarpus longan Lour.

var. obtusus (Pierre) Leenh. Nhãn tro Me

Aq, G,

T

611. Lepisanthes rubiginosa

(Roxb.) Leenh Nhãn dê

612. Litchi chinensis Sonn. Vải Mg Aq, T

613. Mischocarpus oppositifolius

(Lour.) Merr. Trường trường Mi

614. Mischocarpus

pentapetalus(Roxb.) Radlk. Nây năm cánh Me

615. Mischocarpus sandaicus

Blume Trái trường Mg

Aq, G,

T

616.

Nephelium cuspidatum

Blume var. bassacense

(Pierre) Leenh.

Vải rừng Me Aq, G

617. Nephellium lappaceum L. Chôm chôm Me Aq, T LR

618. Nephelium melliferum

Gagnep. Trường vải

619. Pavieasia anamensis Pierre Cò kén Me D, G, K

620. Pometia pinnata Forst. & Trường mật Me D, G, T

161

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Forst.

621. Sapindus saponaria L. Bồ hòn Me G, K, T

622. Xerospermum noronhianum

(Bl.) Bl. Trường Me

Aq, G,

T

GERANIALES Bộ MỎ HẠC

623. Malpighiaceae Họ Kim đồng

624. Hiptage bengalensis (L.)

King Dùi đục bengal

625. Hiptage benghalensis (L.)

Kurz

Tơ mành

626. Oxalidaceae Họ Chua me đất

627. Averrhoa carambola L. Khế Me Aq, T

628. Biophytum sensitivum (L.)

DC. Chua me lá me Hm T, Tng

629. Oxalis corniculata L. Chua me đất hoa vàng Hm T, Tng

630. Oxalis corymbosa DC. Chua me đất hoa đỏ Hm T, Tng

631. Balsaminaceae Họ Bóng nước

632. Impatiens claviger Hook.f. Bóng nước chìa khóa Hm T

633. Impatiens pygmaea Hook. f. Bóng nước lùn Hm Ca

634. Impatiens verrucifer Hook. f. Bóng nước sần Hm

635. BASELLACEAE Họ Mồng tơi

636. Basella rubra L. Mồng tơi

CORNALES Bộ THÙ DU

637. Cornaceae Họ Thù du, Giác mộc

638. Mastixia arborea (Wight)

C.B. Cl. Búi cây. Me

639. Alangiaceae Họ Thôi ba

640. Alangium barbatum (R. Br.)

Baill. Quăng râu Me

641. Alangium barbatum var.

decipiens (Evr.) Tardiêu Quăng lầm

642. Alangium chinense (Lour.)

Harms Thôi ba Me

K, T,

Tng

643. Alangium kurzii Carib Thôi ba lông Me G, K, T

644. Araliaceae Họ Nhân sâm, Ngũ gia

645. Acanthopanax lasiogyne

Harms Ngũ gia bì Mi T

646. Acanthopanax trifoliatus (L.)

Voss. Ngũ gia bì gai Li T

EN

A1a,c,d+2c,d

647. Aralia armata (Wall. Ex G.

Don) Seem. Đơn châu chấu Na T, Tng

648. Aralia chinensis L. Thông mộc Mi T

649. Aralia foliolosa Seem. Cồng nhiều lá Mi

650. Brassaiopsis glomerulata

(Blume) Regd. Than

651. Dendropanax chevalieri

(Vig.)Merr. Phong hà Me T

652. Heteropanax fragrans

(Roxb.) Seem Sâm thơm Mg G, K, T

653. Polyscias fruticosa (L.)

Harms Đinh lăng Na

Ca, T,

Tng

162

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

654. Schefflera alpina Grushv. et

N. Skvorts. Chân chim núi cao

655. Schefflera elliptica (Blume)

Harms Chân chim

656. Schefflera

heptaphylla(L.)Frodin Đáng chân chim Me G, K, T

657. Schefflera lencantha R. Vig. Chân chim leo

658. Schefflera pes-avis R.Vig. Đáng chân chim Mi T

659. Trevesia palmata (Roxb. ex

Lindl.) Visan. Đu đủ rừng Me T

660. Apiaceae Họ Hoa tán/Ngò

661. Anethum graveolens L. Thì là Th T, Tng

662. Centella asiatica (L.)Urb. Rau má Hm T, Tng

663. Coriandrum sativum L. Rau mùi Th T, Tng

664. Eryngium foetidum L. Mùi tàu Hm T, Tng

665. Hydrocotyle nepalensis

Hook. Rau má Java Hm T, Tng

666. Hydrocotyle wilfordii Maxim Rau má wilford Hm

667. Cnidium monnierii (L.)

Cusson

Giần sàng

668. Hydrocotyle chinensis

(Dunn) Craib.

Rau má Trung quốc

669. Petroselinum crispum (Mill.)

Nym.

Rau mùi tây

CELASTRALES Bộ DÂY GỐI

670. Aquifoliaceae Họ Trâm bùi, Bùi

671. Ilex cymosa Champ. Nhựa ruồi Me G, K

672. Ilex rotunda Thunb. Bùi lá tròn Me G, T

673. Ilex kaushue S. Y. Hu Chè đắng Me G, K

674. Ilex umbellulata (Wall.)

Loes.

Bùi tán Me G, T

675. Ilex ficoidea Hemsl. ex F.

Forbes & Hemsl.

Bùi da Me G, K

676. Ilex viridis Champ. ex

Benth..

Bùi xanh

677. Icacinaceae Họ Thụ đào, Mộc thông

678. Apodytes dimidiata E. May.

ex Arn. in Hook Niếu

679. Gonocaryum maclurei Merr. Đỏ cặng

680. Gomphandra lobbianum

(Miers) Kurz

Cọng vang

681. Gomphandra dongnaiensis

(Gagn.) Sleum. Mao hùng đồng nai. Me

682. Gomphandra tetrandra

(Wall.) Slem

Bổ béo bốn nhị

683. Gomphandra hainanensis

Merr. Tiết hùng hải nam

684. Gomphandra mollis Merr. Bổ béo mềm Mi T

685. Gomphandra quadrifida (Bl.)

Sleum. var. quadrifida Mao hùng chẻ tư Na

686. Gomphandra tetrandra

(Wall.) Sleum Bổ béo bốn nhị Na T

163

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

687. Iodes cirrhosa Turcz. Mộc thông Li

688. Platea latifolia Blume Thư nguyên

689. Iodes vitiginea (Hance)

Hemsl.

Mộc thông ta

690. Nothapodytes minutiflora J.

Villier

Gian thiểu hoa nhỏ

691. Celastraceae Họ Dây gối, Chân danh

692. Euonymus laxiflorus Champ. Chân danh hoa

693. Euonymu sincertus Pit. Chân danh không rõ Mi

694. Euonymus forbesianus Loes Chân danh forbes Na

Bổ

sung

tên

RHAMNALES Bộ TÁO

695. Rhamnaceae Họ Táo

696. Alphitonia philippinensis

Braid

Hàn tẩu đẻn Li S, T

697. Berchemia lineata (L.) DC. Rung rúc Li S, T

698. Gouania leptostachya DC. Dây Gồ an hẹp, Dây gân Li T

699. Gouania javanica Miq. Dây gồ an java

700. Paliurus ramosissimus

(Lour.) Poir. Táo na nhiều nhánh Mi T

701. Sageretia theezans (L.)

Brongn. Canh châu Na

Aq, T,

Tng

702. Rhamnus longipes Merr. &

Chun

Mận rừng cuống dài

703. Zizyphus funiculosa Buch. -

Ham. ex Lawz. Táo lào Mi

704. Ziziphus mauritiana Lamk. Táo Me Aq, T

705. Ziziphus oenoplia Mill. Táo rừng Mi T

706. Vitaceae Họ Nho

707. Ampelopsis cantoniensis

(Hook. & Arn.) Planch. Chè dây Li K, T

708. Ampelopsis heterophylla

(Thunb.) Sieb. & Zucc. Song nho dị diệp Li T

709. Ampelopsis japonica

(Thunb.) Mak. Song nho Nhật Li T

710. Cayratia japonica (Thunb.)

Gagn. Vác nhật

711. Cissus quadrangularis L. Hồ đằng bốn cạnh Li T

712. Cissus subtetragona Pl. Hồ đằng vuông

713. Cissus triloba (Lour.) Merr. Chìa vôi Li

714. Parthenocissus heterophylla

(Blume) Merr. Trinh đằng lan đức Li T

715. Tetrastigma beauvaisii Gagn. Dây đen

716. Tetrastigma eberhardtii

Gagn. Tứ thư Eberhardt

717. Tetrastigma lanceolarium

(Roxb.) Pl. Tứ thư thon

718. Tetrastigma tonkinense

Gagnep.

Tứ thủ bắc bộ

719. Tetrastigma rupestre Planch. Tứ thư trên đá Li

720. Tetrastigma backanense Tứ thư bắc cạn

164

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Gagnep.

721. Tetrastigma erubescens

Planch.

Tứ thư hồng

722. Vitis balansaeana Planch. Nho đất Li Aq, T

723. Vitis pentagona Dieb et Gilg. Dây nho rừng Li

724. Vitis vinifera L. Nho Li Aq, T

725. Leeaceae Họ Gối hạc

726. Leea bracteata C.B.Clarke Gối hạc lá bắc

727. Leea guineensis G. Don Gối hạc trắng Mi T

728. Leea manillensis Walp. Trúc vòng Hm T

729. Lentibulariaceace Họ rong li

730. Utricularia aurea Lour. Rong li vàng

731. LOBELIACEAE HỌ BÃ THUỐC

732. Lobelia chinensis Lour. Bán biên liên

733. Lobelia heynia Poem Sơn canh thái

734. Pratia nummularias (Lamk.)

A. Br

Nhà hoa

OLEALES Bộ NHÀI

735. Oleaceae Họ Nhài

736. Jasminum brevilobum A.

DC. Nhài thùy ngắn Li T, Ca,G

737. Jasminum longipetalum King

& Gamble Nhài cánh dài Li

738. Jasminum longipetalum King

& Gamble Chè vằng Li T, Ca,G

739. Jasminum sambac (L.) Ait. Nhài Li T

740. Jasminum scandens Vahl Nhài leo

741. Jasminum subtriplinerve

Blume Vằng Li T

742. Jasminum coarctatum Roxb Lài bắc bộ Lp R

Bổ

sung

tên

743. Lygustrum sinense Lour. Râm trung quốc Mi T

744. Ligustrum indicum (Lour.)

Merr. Nữ trinh Na

745. Ligustrum confusum Decne Râm lỗ bì Mi

Bổ

sung

tên

746. Linociera macrothyrsa Merr. Tráng cụm hoa to

747. Linociera microstigma Gagn. Tráng

748. Olea brachiata (Lour.) Merr. Ô liu cành rộng

749. Olea dioica Roxb. Lọ nghẹ

750. Osmanthus matsumuranus

Hayata Mộc cọng Me

SANTALALES Bộ BẠCH ĐÀN

751. Olacaceae Họ Dương đầu

752. Olax imbricata Roxb. Dương đầu kết lợp

753. Opiliaceae Họ Rau sắng

754. Melientha suavis Pierre Rau sắng Mi T, Tng VU B1+2e

755. Urobotrya latisquama

(Gagnep.) Hiepko Đuôi vẩy

756. Erythropalaceae Họ Hạ hòa, Dây hương

165

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

757. Erythropalum scandens

Blume Dây hương, dây bò khai Li T, Tng

758. Loranthaceae Họ Tầm gửi

759. Dendrophthoe siamensis

(Kurz) Dans. Mộc ký xiêm

760. Dendrophthoe pentandra

Blume in Schult. Mộc ký năm nhị Ep T

761. Helixanthera parasitica

Lour. Chùm gởi Ep T

762. Loranthus chinensis DC. Tầm gửi Ep T

Bổ

sung

tên

763. Macrosolen bibracteolatus

(Hance) Dans. Đại cán hai lá bắc Ep

ELAEAGNALES Bộ NHÓT

764. Elaeagnaceae Họ Nhót

765. Elaeagnus bonii Lecomte Nhót rừng Li

766. Elaeagnus latifolia L. Nhót Li

PROTEALES Bộ CHẸO THUI

767. Proteaceae Họ Chẹo thui

768. Helicia caulifolia Merr. Chẹo thui hoa trên thân

769. Helicia cochinchinensis

Lour. Chẹo thui Mi G

770. Helicia formosana Hemsley. Chẹo thui đài loan Me

771. Helicia grandifolia H.Lec. Chẹo thui lá to Me VU D2

772. Helicia hainanensis Hay. Quắn hoa hải nam. Mg Aq, G,

T

DIPSACALES Bộ TỤC ĐOẠN

773. Caprifoliaceae Họ Kim ngân

774. Sambucus javanica Reinw.

ex Blume Cơm cháy Mi T

775. Silvianthus tonkinensis

(Gagnep.) Ridsd. Ngân hoa bắc bộ Na

776. Silvianthus bracteatus Hook.

f Ngân hoa Trung quốc Na

Bổ

sung

tên

777. Viburnum erubescens Wall,

ex DC. Vót đỏ Mi

778. Viburnum lutescens Blume. Vót vàng nhạt Mi T

779. Viburnum odoratissimum

Ker.-Gawl.

Vót

thơm. Mi

780. Viburnum oldhamii Old. Vót Oldham Mi

781. Viburnum punctatum Buch.-

Ham ex D.Don Vót đốm

782. Viburnum cylindricum

Buch.-Ham. ex D. Don Vót hình trụ Mi T

Bổ

sung

tên

GENTINIALES Bộ LONG ĐỞM

783. Loganiaceae Họ Mã tiền

784. Gelsemium elegans (Gardn.

& Champ.) Benth. Lá ngón Li T,Đ

785. Strychnos axillaris Coleh. Mã tiền hoa nách

166

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

786. Strychnos umbellata (Lour.)

Merr. Mã tiền hoa tán Li T VU A1a,c

787. Apocynaceae Họ Trúc đào

788. Alstonia mairei H. Lev. Sữa bụi Mi

789. Holarrhena curtisii King &

Gamble Hồ liên nhỏ

790. Holarrhena pubescens Wall.

ex G. Don Hồ liên lá to LC

791. Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa Mg G, T LR

792. Alyxia odorata Wall. ex G.

Don Ngôn hải nam Li T

793. Kibatalia anceps (Dunn &

Williams) Woods. Dùi dôi Mi T

794.

Kibatalia macrophylla

(Pierre in Planch. ex Hua)

Woods.

Thần linh lá to Mi T

795. Kopsia lancibracteolata

Merr. Cốp lá hoa thon

796. Melodinus cochinchinensis

(Lour.) Merr. Giom nam bộ

797. Melodinus tonkinensis Pitard Dây bắc bộ Li Nh, T

798. Paravallaris macrophylla

Pierre Thừng mực trâu

799. Rauvolfia verticillata (Lour.)

Baill. Ba gạc vòng Na T VU A1a,c

800. Strophanthus caudatus

(Brum.) Kurz Sừng dê hoa đỏ

801. Strophanthus divaricatus

(Lour.) Hook. et Arn. Sừng dê Li T

802. Tabernaemontana bovina

Lour. Lài trâu Na T

803. Tabernaemontana bufalina

Lour. Lài trâu choải Mi T

804.

Tabernaemontana divaricata

(L.) R. Br. ex Roem &

Schult.

Bánh hỏi Na Ca, T

805. Urceola rosea (Hook. &

Arn.) Middl. Răng bừa hồng Li T

806. Willughbeia edulis Roxb. Guồi nam bộ Li Nh, T

807. Wrightia annamensis Eberh.

et Dub. Lòng mức trưng bộ Mi T LR

808. Wrightia laevis Hook. Lòng mức trái to Mi T, G LR

809. Wrightia pubescens R. Rr. Thừng mực trung Me G,T

810. Asclepiadaceae Họ Thiên lý

811. Dischidia acuminata Cost. Song ly nhọn Li T

812. Dischidia esquirolii (Lesvl.)

Tsiang Tai chuột esquirol Ep T

813. Hoya oblongacutifolia Cost. Hồ da lá tròn dài nhọn

814. Hoya carnosa R. Br. Cẩm cù Li T

815. Hoya multiflora Blume Hồ hoa giả Li T

816. Pseudosarcolobus villosus

Cost. Cám giả

167

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

817. Streptocaulon juventas

(Lour.) Merr. Hà thủ ô nam Li T

818. Telosma cordata (Burm.f.)

Merr. Hoa thiên lý Li T, Tng

819. Rubiaceae Họ Cà phê

820. Aidia cochinchinensis Lour. Ta hay Me G, T, T

821. Aidia oxyodonta (Drake)

Yamazaki. Đài khoai Me G

822. Aidia oxyodonta var

microdonta (Pit.) Phamhoang Me G

823. Aidia pycnantha (Drake)

Tirveng. Găng sai hoa Me G

824. Aidia chantonea Tirveng Găng Me

Bổ

sung

tên

825. Canthium dicoccum

(Gaertm.) Teysm. & Binn. Găng vàng hai hạt Mi T

VU A1c,

B1+2c

826. Canthium horridum Blume Găng vàng gai Mi Aq, T

827. Canthium parvifolium Roxb. Găng thạch

828. Gardenia augusta (L.) Merr. Dành dành Na Ca, Nh,

T

829. Hedyotis acutangula Champ.

ex Benth. An điền cạnh nhọn

830. Hedyotis auricularia L. An điền tai Hm T

831. Hedyotis biflora (L.) Lamk. An điền hai hoa Li T

832. Hedyotis capitellata var.

mollis Pierre ex Pit. Dạ cẩm

833. Hedyotis capitellata Wall. An điền đầu Li T

834. Hedyotis corymbosa (L.)

Lamk. Cóc mẳn Th T

835. Hedyotis multiglomerulata

(Pit.) P.H.Ho Cỏ vừng

836. Ixora cephalophora Merr. Trang mang đầu Mi

837. Ixora coccinea L. Trang son Na Tng, Ca,

T

838. Ixora coccinea.var caudata

Pierre ex Pit. Na Ca, T

839. Ixora finlaysoniana Wall. Trang trắng Mi Ca

840. Ixora grandifolia Zoll. &

Mor. Trang lớn lá

841. Hedyotis multiglomerulata

(Pit.) P.H.Ho Cỏ vừng

842. Lasianthus kamputensis

Pierre ex Pit. Xú hương cam bốt

843. Lasianthus baviensis (Drake) Xú hương ba vì Na

844. Lasianthus japonicus Miq. Xú hương nhật

845. Lasianthus langkokensis Pit. Xú hương làng cốc

846. Lasianthus tonkinensis

(Drake) Pitard. Xú hương bắc

847. Meyna pubescens (Kurz)

Robyns. Mi

848. Morinda citrifolia L. Nhàu lá chanh Me Nh, T

168

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

849. Morinda officinalis F.C.How Ba kích Li T EN A1c,d,

B1+2a,b,c

850. Morinda umbellata L. Nhàu tán, Mặt quỷ Li Nh, T

851. Morinda villosa Hook.f. Nhàu lông Li

852. Mussaenda baviensis Phamh. Bướm bạc ba vì Mi

853. Mussaenda cambodiana

Pierre ex Pit. Bướm bạc cam bốt Li Tng, T

854. Mussaenda dehiscens Craib Bướm bạc tự khai Li T

855. Mussaenda glabra Vahl. Bướm bạc nhẵn Li T

856. Mussaenda pilosissima

Valet. Bướm bạc nhiều lông Li

857. Myrioneuron effusum (Pitard)

Merr Vạn kinh tràn Na

Bổ

sung

tên

858. Mycetia balansae Drake Khuẩn quả Balansa Na

859. Mycetia longifolia (Wall.) O.

Ktze. Khuẩn quả lá dài Mi

860. Mycetia squamulosopilosa

Pitard Lấu cỏ vảy lông Na

Bổ

sung

tên

861. Nauclea officinalis Merr. sec.

Phamh. Huỳnh bá Me G, T

862. Nauclea orientalis (L.) L. Gáo vàng Me T

863. Neolamarkia cadamba

(Roxb.) Bosser Gáo trắng Mg G, T

864. Neonauclea calycina (DC.)

Merr Kiêng vỏ trắng Mg G, T

Bổ

sung

tên

865. Neonauclea purpurea

(Roxb.) Phamh. Gáo đỏ Me G,Tng,T

866. Ophiorrhiza cantoniensis

Hance. Xà căn thượng hải Na T

867. Ophiorrhiza amplifolia

Drake Xà căn lá rộng Na

Bổ

sung

tên

868. Paederia foetida L. Rau mơ thối Li Tng, T

869. Paederia scandens (Lour.)

Merr. Mơ leo Li Tng, T

870. Pavetta graciliflora Wall. Dọt sành hoa mảnh mai Mi

871. Pavetta indica L Dọt sành ấn độ Na T

Bổ

sung

tên

872. Psychotria baviensis (Drake)

Pit. Lấu Ba vì Hm

873. Psychotria montana Blume Lấu núi

874. Psychotria oligoneura Pierre

ex Pit. Lấu gân ít

875. Psychotria poilanei Pitard Lấu poilane

876. Psychotria pseudo-ixora

Pitard Lấu trang

877. Psychotria reevesii Wall. in

Roxb. Lấu Mi T

878. Psychotria rhodotricha Pit. Lấu lông đỏ

169

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

879. Psychotria rubra (Lour.)

Poit. Lấu đỏ Me T

880. Psychotria siamica (Craib)

Hutch. Lấu lông hoe Na T

881. Psychotria silvestris Pitard

sec. Phamh. Lấu rừng

882. Randia canthioides Champ.

ex Benth. Găng gai nhọn

883. Randia dasycarpa (Kurz)

Bakh.f. Găng nhung Me G, K, T

884. Randia spinosa Bl. Găng tu hú Me T

885. Tarenna annamensis Pit. Trèn trung bộ Mi

886. Tarenna attenuate (Hook, f.)

Hutch. Trèn thon

887. Tarenna capita Pierre ex Pit.. Trèn đầu

888. Tarenna disperma (Hook, f.)

Pit. Trèn hao hột Me

889. Tarenna latifolia Pit. Trèn lá rộng Na

890. Tarenna tonkinensis Pit. Trèn Bắc bộ Na

891. Tarenna vanpruckii Craib Trèn Vanpruck. Mi

892. Tarenna latifolia Pitard Trèn lá rộng Na

Bổ

sung

tên

893. Tarenna thorelii Pitard Trèn thorel Na

Bổ

sung

tên

894. Uncaria acida (Hunt.) Roxb. Vuốt chua Li

895. Uncaria macrophylla Wall.

ex Roxb. Câu đằng lá lớn Li K, T

896. Uncaria rhynchophylla

(Miq.) Miq. ex Havil. Câu đằng lá mỏ Li T

897. Uncaria scandens (Smith)

Hutch. Vuốt leo Li

898. Urophyllum chinense Merr.

& Chun. Vĩ diệp trung quốc

899. Urophyllum lecomtei Pit. Vĩ diệp lecomte

900.

Urophyllum longifolium

Hook. f. var.

annamensisPierre ex Pit.

Vĩ diệp trung bộ

901. Urophyllum villosum Jack ex

Wall. Vi diệp lông

902.

Urophyllum longifolium

Hook. f. var. annamense

Pierre ex Pitard Bả chóc

Na

Bổ

sung

tên

903. Wendlandia glabrata DC. Hoắc quang không lông Mi

904. Wendlandia laotica Pit. Huân lang lào Na

905. Wendlandia paniculata

(Roxb.) DC. Hoắc quang Me K

906. Wendlandia thorelii Pit. Huân lang thorel Mi

907. Wendlandia tinctoria

(Roxb.) DC. Huân lang nhuộm Mi

908. Wendlandia tinctoria subsp.

barbata Cowan Huân lang râu Na

170

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

909. Wendlandia tonkiniana Pit. Huân lang bắc bộ Mi

910. Wendlandia ternifolia Cowan Huân lang nhẵn Mi

Bổ

sung

tên

POLEMONIALES Bộ HOA LỐC

911. Convolvulaceae Họ Khoai lang

912. Argyreia capitata (Vahl)

Choisy Bạc thau hoa đầu Li T

913. Argyreia mekongensis Gagn.

& Courch. Thảo bạc cửu long

914.

Argyreia acuta Lour Bạc thau lá nhọn

Li T

Bổ

sung

tên

915. Ipomoea batatas (L.) Lamk. Khoai lang Li Tng, T

916. Ipomoea digitata L. Tầm sét Li T

917. Ipomoea sagittoides

Courchet et Gagnep. Bìm mũi tên Li Ca, T

918. Ipomoea schryseides Ker. Dây bìm bìm Li T

919. Merremia hederacea

(Burm.f.) Hall.f. Bìm hoa vàng Li Tng, T

920.

Merremia boisiana var.

rufopilosa (Gagn.) van

Ooststr.

Bìm Li

921. Merremia umbellata (L.)

Hall.f. Bìm tán Li Tng, T

922. Pharbitis purpurea Voight. Bìm bìm tía Li Ca, T

923. Cuscutaceae Họ Tơ hồng

924. Cuscuta chinensis Lamk. Tơ hồng trung quốc Ep T

925. Cuscuta japonica choisy Tơ hồng nhỏ

926. Boraginaceae Họ Vòi voi

927. Carmone microphylla(Lam.)

Don. Cùm rụm

928. Cordia dichotoma Forst f. Hå

929. Heliotropium indicum L. Vòi voi Th T

930. Tournefortia sarmentosa

Lam Bò cạp trườn Lp

Loài

bổ

sung

SCROPHULARIALES Bộ HOA MÕM CHÓ

931. Solanaceae Họ Cà

932. Capsicum frutescens L. Ớt Th Tng,

Aq, T

933. Capsicum frutescens L. var

cerasiforme (Mill.) Baill. Ớt chỉ thiên T, Tng

934. Datura metel L. Cà độc dược Th Ca, T

935. Lycianthes biflora (Lour.)

Bitter Cà ngủ Ch T

936. Physalis angulata L. Tầm bóp Th T

937. Solanum erianthum D. Don La Mi T

938. Solanum mauritianum Scop. Cà đảo-Maurice.

939. Solanum nigrum L. Lu lu đực Th Tng, T

940. Solanum procumbens Lour. Cà gai leo Li T

941. Solanum torvum Sw. Cà nồng Mi T

171

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

942. Solanum torvum var.

daturifolium

943. Solanum viarum Dun. Cà trái vàng Th

944. Solanum capsicoides All Cà dại quả đỏ Th

Bổ

sung

tên

945. Solanum violaceum Ortega Cà dại hoa tím Th T

Bổ

sung

tên

946. Buddleiaceae Họ Bọ chó

947. Buddleia asiatica Lour. Bọ chó á Mi T

948. Budldleia officinalis Max. Mật tông

949. Buddleia paniculata Wall. Cỏ lá say chùy tròn Mi

950. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó

951. Adenosma caeruleum R.Br. Nhân trần Na T

952. Adenosma indiana (Lour.) Bồ bồ LC

953. Lindernia anagallis (Burm.f.)

Penn. Lữ đằng cọng LC

954. Lindernia antipoda (L.)

Alston Màn đất LC

955. Lindernia ciliata (Colsm.)

Penn. Màn rìa LC

956. Lindernia crustacea (L.)

F.Muell. Lữ dằng cẩn LC

957. Lindernia hyssopoides (L.)

Haines Lữ đằng LC

958. Lindernia parviflora (Roxb.)

Haines Lữ đằng hoa nhỏ LC

959. Lindernia procumbens

(Krock.) Borbas Lữ đằng nằm LC

960. Lindernia pusilla Bold. Lữ đằng nhỏ LC

961. Lindernia ruellioides

(Colsm.) Penn. Lữ đằng dạng nổ LC

962. Lindernia tenuifolia (Colsm.)

Alston Lữ đằng lá nhỏ LC

963. Microcarpaea minima

(Retz.) Merr. Vi quả LC

964. Scoparia dulcis L. Cam thảo nam Th T

965. Torenia glabra (Bonati) Osb. Tô liên nhẵn

966. Torenia violacea (Azaola ex

Blanco) Pennell Tô liên tím Ch T

967. Bignoniaceae Họ Chùm ớt

968. Femandoa brilletii (Dop)

Steen. Đinh thối

969. Markhamia cauda-felina

(Hance) Craib Kè đuôi dông Tng

970. Markhamia stipulata (Wall.)

Seem. ex K.Schum. Đinh giả Me G,T VU B1+2e IIA

971. Oroxylum indicum (L.) Kurz Núc nác Me Aq, T, T

972. Pauldopia ghorta (G. Don)

Steenis.*) Đinh vàng Mi Ca EN B1+2e

973. Radermachera boniana Dop. Rà khét bon

172

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

974. Stereospermum colais

(Dillw.) Mabberl. Quao núi Mg Ca, G, T

975. Stereospermum neuranthum

Kuzz Quao

976. Gesneriaceae Họ Tai voi

977. Boeica porosa C. B. Clarke

in A. DC Bê ca sốp Ch

Bổ

sung

tên

978. Chirita anachoreta Hance Ri ta ẩn dật

979. Acanthaceae Họ Ô rô

980. Asystasia chelonoides Nees Biến hoa

981.

Barleria cristata L Hoa chuông

Ch C, T

Bổ

sung

tên

982. Baphicacanthus cusia(Nees)

Bremek. Phẩm rô Na

983. Chroesthes lanceolata (T.

Anders.) B. Hans. Đài mác Mi CR B1+2e

984. Justicia aequalis R. Ben. Xuân tiết bằng Na

985. Justicia fragilis Wall. Xuân tiết dòn Mi

986. Justicia gendarussa Burm.f. Thanh táo Na K, T

987. Justicia grossa C.B. Clarke Xuân tiết mập Mi

988. Justicia poilanei Benn. Đùi gà

989. Justicia vagabunda R.Ben. Xuân tiết ngao du

990. Justica ventricosa Wall. Xuân tiết bụng

991. Isoglossa clemensorum (R.

Ben.) B. Hans. Đẳng thiệt Clemens Mi

992. Leptostachya wallichii Nees. Bạc gié Wallich

993. Peristrophe bivalvis (L.)

Merr. Cẩm Ch Nh, T

994. Phlogacanthus annamensis

R. Ben. Hỏa rô trung bộ. Na

995. Phlogacanthus pyramidalis

R. Ben. Hỏa rô kim tự tháp

Na

996. Phlogacanthus colaniae

Benoist Hỏa rô colani

Na

Bổ

sung

tên

997. Pseuderanthemum

palatiferum Radik. Xuân hoa vòm Na

998. Rungia parviflora Nees Rung hoa nhỏ Na

999. Strobilanthes acrocephalus

T. Anders Cơm nếp

Na

1000. Strobilanthes brunnescens R.

Ben Chàm hoa nâu

Na

1001. Strobilanthes gigantodes

Lindau Chùy hoa to

Na

Bổ

sung

tên

1002. Thunbergia alata Bojer Bông xanh Li Ca, T

1003. Thunbergia eberhardtii

Benoist Cát đằng vàng

1004. Thunbergia fragrans Roxb. Cát đằng thơm Li T

1005. Thunbergia grandiflora Bông báo Li T

173

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

(Roxb. ex Willd.) Roxb.

1006. Plantaginaceae Họ Mã đề

1007. Plantago major L. Mã đề Hm T,G

LAMIALES Bộ BẠC HÀ

1008. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

1009. Callicarpa arborea Roxb. Tu hú gỗ Me T

1010. Callicarpa brevipes (Benth.)

Hance Tu hú ngắn

1011. Callicarpa dichotoma (Lour.)

Raeusch. Tử châu lưỡng phân Mi T

1012. Callicarpa erioclona Schauer

in DC. Tu hú lông

1013. Callicarpa girardiana Hesse

var. sub canescens Reld. Tử châu girard

1014. Callicarpa longifolia Lamk. Tu hú lá dài Na

1015. Callicarpa macrophylla Vahl Tu hú lá to Mi T

1016. Callicarpa poilanei Dop Nàng nàng (Tử châu poa-

lan) Mi

1017. Clerodendrum chinensis

(Osbeck) Mabb. Ngọc nữ thơm Na Ca, T

1018.

Clerodendrum chinense

(Osbeck) Mabb. var.

minultiplex (Mold.) S. L.

Chen

Bạch đồng nữ, Mũ trắng Na T

1019. Clerodendrum crytophyllum

Turcz. Đắng cẩy (Bọ mẩy) Mi Tng, T

1020. Clerodendrum hainanense

Hand. Mazz Vậy hải nam

1021. Clerodendrum japonicum

Sweet Xích đồng nam Mi Ca, T

1022. Clerodendrum paniculatum

L. Ngọc nữ đỏ Na T

1023. Clerodendrum serratum (L).

Merr. Ngọc nữ răng

1024. Duranta repens L. Thanh quan Mi Ca, T

1025. Gmelina philippensis Cham. Tu hú philippin

1026. Lantana camara L. Bông ổi Na Ca, T

1027. Premna corymbosa (Burm.f.)

Rottb. et Willd. Vọng cách

1028. Premna herbacea Roxb. Cách cỏ

1029. Stachytarpheta jamaicensis

(L.) Vahl Đuôi chuột Na T

1030. Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa Na T

1031. Vitex negundo L. Ngũ chảo Mi Ca, K, T

1032. Vitex stylosa P. Dop. Bình linh vòi dài Mi G, T

1033. Vitex trifolia L. Đẻn ba lá Mi T

1034. Vitex tripinnata (Lour.) Merr. Mắt cáo Mi

1035. Lamiaceae Họ Bạc hà

1036. Acrocephalus indicus

(Burm.f.) Kuntze Nhân trần, đỉnh đầu Th D, T

1037. Anisomeles indica (L.)

Kuntze Thiến thảo Na D, T

174

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1038. Elsholtzia ciliata (Thunb.)

Hyland. Kinh giới Na

Tng, D,

T

1039. Gomphostemma leptodon

Dunn. Đinh hùng răng hẹp. Na

1040. Hyptis suaveolens Poit. Tía tô dại Na D, T

1041. Leonurus japonicus Houtt. Ích mẫu Na T

1042. Mentha aquatica L. Húng láng Ch T

1043. Mentha arvenlis L. Bạc hà Ch D, T

1044. Mosla cavaleriei Levl. Lá men cavaleri Ch T

1045. Ocimum basilicum L. Húng chó Th Tng, D,

K, T

1046. Ocimum gratissmum L. Hương nhu trắng Na D, T

1047. Ocimum tenuiflorum L. Hương nhu tía Na T

1048. Perilla frutescens (L.) Britt. Tía tô Na D, T

1049. Salvia multiorrhiza Bunge Đan sâm Ch T

1050. Scutellaria barbata D. Don Thuẫn râu Ch T

Bổ

sung

tên

ASTERALES Bộ CÚC

1051. Asteraceae Họ Cúc

1052. Adenostemma laevinia

(Lamk.) Kuntze Cỏ mịch Hm Tng, T

1053. Adenostemma macrophyllum

(Blume) DC. Tuyến hùng lá to

1054. Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Hm K, T,

Tgs

1055. Artemisia carvillora Wall. Cây bồ bồ

1056. Artemisia japonica Thunb. Ngải cứu rừng

1057. Artemisia vulgaris L. Ngải cứu Hm Tng, D,

T

1058. Aster ageratoides Turcz. Cúc tu Hm T

1059. Bidens bipinnata L. Đơn buốt lá năm Th T

1060. Bidens pilosa L. Đơn buốt Th T

1061. Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi Na D, T

1062. Blumea lacera (Burm.f) DC.

In Wight Cải ma Th Tng, T

1063. Blumea megacephala

(Rand.) Chang & Tseng Kim đầu đầu to Th T

1064. Blumea riparia (Blume) DC. Kim đầu suối

1065. Centipeda minima (L.) A.Br.

et Aschers. Cỏ the LC

1066. Conyza canadensis (L.)

Cronquist Cỏ tai hùm (Thọ lão) Th T

1067. Crassocephalum crepidioides

(Benth.) S. Moore Rau tàu bay Th Tng, T

1068. Hemisteptia lyrata (Bunge)

Bunge Rau tô LC

1069. Eclipta prostrata (L.) L. Nhọ nồi Th T

1070. Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên Hm T

1071. Emilia sonchifolia (L.) DC. Rau má tía Th Tng, T

1072. Erechtites valerianifolia

(Wolf) DC. Rau lúi Th Tng

175

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1073. Eupatorium adenophorum Cỏ lào tím

1074. Eupatorium odoratum L.f. Cỏ lào Na K, T

1075. Gnaphalium indicum L. Rau tầm khúc ấn độ

1076. Grangea madaraspatana (L.)

Poir. Rau cóc Th Tng, T

1077. Gynura crepidoides Benth. Tàu bay

1078. Gynura japonica (Thunb.)

Juel. Kim thất nhật

1079. Gynura procumbens (Lour.)

Merr. Dây chua lè

1080. Gynura pseudo-china (L.)

DC. Thổ tam thất Hm Tng, T

1081. Lactuca indica L. Bồ công anh Th T

1082. Mikamia cordata (Brum.)

Robinson Cúc leo

1083. Parthenium hysterophonrus

L. Cúc liên chi dại Th T

1084. Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần Na T

1085. Siegesbeckia orientalis L. Hy thiên, cỏ dĩ Th T

1086. Sphaeranthus africanus L. Cỏ chân vịt LC

1087. Synedrella nodiflora (L.)

Gaertn. Bọ xít Th T, Tgs

1088. Vernonia chevalierii Gagn. Bạch đầu Chevalier

1089. Vernonia cumingiana Benth. Cúc bạc đầu nhỏ Li T

1090. Vernonia patula (Dryand.)

Merr. Bạch đầu nhỏ

1091. Vernonia scandens DC. Bạch đầu leo

1092. Vernonia spirei Gandoger Bạch đầu spire

1093. Wedelia chinensis (Osbeck)

Merr. Sài đất LC

1094. Xanthium strumarium L. Ké đầu ngựa Th T

LILIOPSIDA Lớp HÀNH

LILIALES Bộ HÀNH

1095. Agavaceae Họ Dứa sợi

1096. Agave amaniensis Tral. Dứa sợi

1097. Alliaceae Họ Hành

1098. Allium chinensis G. Don Kiệu Hm Tng, T

1099. Allium fistulosum L. Hành hoa Hm Tng, T

1100. Allium odorum L. Hẹ Hm Tng, T

1101. Allium sativum L. Tỏi Hm Tng, T

1102. Asteliaceae Họ Huyết dụ

1103. Cordyline fruticosa (L.)

Goepp. Huyết dụ Mi Ca, T

1104. Convallariaceae Họ Mạch môn

1105. Ophiopogon latifolius Rodr. Xà thảo lá rộng Hm

1106. Dracaenaeae Họ Huyết dụ/phất dụ

1107. Dracaena angustifolia Roxb. Phất dụ lá hẹp Mi Ca, T

1108. Dracaena cambodiana Pierre

ex Gagnep. Huyết giác Mi Ca, T

1109. Pleomelecochinchinensis il Huyết giác

1110. Hypoxidaceae Họ Hạ trâm, Tỏi voi lùn

1111. Curculigo gracillis Wall. Lòng thuyền Hm T

176

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1112. Curculigo latifolia Dryand.

ex Ait. Cồ nốc lá rộng Hm Aq, T

1113. Asparagaceae Họ Măng tây

1114. Asparagus cochinchinensis

(Lour.) Merr. Thiên môn đông

1115. PONTERIDACEAE Họ Lộc bình

1116. Eichornia crassipes (Mart.)

Solms.

Lục bình

1117. Smilacaceae Họ Khúc khắc, Kim

cang

1118. Smilax aberrans Gagnep. Kim cang lá có lông Li

1119. Smilax aspericauisis Wall. ex

A.DC. Kim cang thân đầy mụt

1120. Smilax cambodiana Gagn. Kim cang cam bốt

1121. Smilax corbularia Kunth Kim cang thúng nhỏ Li Tng, T

1122. Smilax cuculloides Warb.

1123. Smilax ferox Wall. ex Kunth Cẩm cang gai Li T

1124. Smilax glabra Wall. ex Roxb. Thổ phục linh Li T

1125. Smilax inversa Koy. Kimcang đảo.

1126. Smilax lanceifolia Roxb. Cậm cang lá thuôn Li Aq, T

1127. Smilax megalanthera Wright

subsp. megalantha Kimcang bao phấn to.

1128. Smilax ovalifolia Roxb. Cậm cang lá to Li

1129. Smilax petelotii T. Koyama. Kim cang petelot Li CR B2b, 3d

1130. Stemonaceae Họ Bách bộ

1131. Stemona tuberosa Lour. Bách bộ Li T

1132. Dioscoreaceae Họ Củ nâu, Khoai ngọt

1133. Dioscorea alata L. Khoai ngọt Li Tng, T

1134. Dioscorea bonii Prain &

Burk. Từ bon

1135. Dioscorea bulbifera L. Củ mì (khoai dại) Li Ca, Tng

1136. Dioscorea cirrhosa Lour. Củ nâu Li T, T

1137. Dioscorea glabra Roxb. Rạng, Khoai rạng Li Tng, T

1138. Dioscorea hispida Dennst. Mài lông Li T

1139. Dioscorea kratica Prain &

Burk. Khoai mọi

1140. Dioscorea membranacea

Pierre ex Craib Từ mỏng EN A1a,b

1141. Dioscorea persimilis Prain &

Burkill.

Hoài sơn, Khoai chụp,

Sơn dược Li T

1142. Taccaceae Họ Râu hùm

1143. Tacca chantrieri Andre' Râu hùm hoa tía Hm

1144. Tacca integrifolia Ker.-Gaul. Ngải rợm Hm T

1145. ERIOCAULACEAE Họ Cỏ dùi trống

1146. Eriocaulon merrillii Ruhl. ex

Perkins

Dùi trống Merrill

1147. Eriocaulon sexangulare L. Dùi trống sáu cạnh

1148. FLAGELLARIACEAE Họ Mây nước

1149. Flagellaria indica L. Mây nước

1150. HYDROCHARITACEAE Họ lá sắn

Blyxa japonica (Miq.)

Maxim. ex Aschers &

Chân thuỷ

177

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Gueke

1151. HYPOXIDACEAE Họ Hạ trâm

1152. Cucurligo gracilis Wall. Cồ nốc mảnh

1153. LEMNACEAE Họ Bèo tấm

1154. Lemna perpusilla Torr. Bèo tấm

1155. LILIACEAE Họ hành

1156. Dianella ensifolia (L.) DC. Hương bài

1157. Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh trắng

1158. Ophiopogon latifolius Rodr. Cao cẳng lá rộng

1159. Ophiopogon longifolius

Decne

Xà thảo lá dài

1160. Ophiopogon reptans Hook.

f.

Cao cẳng

1161. Ophiopogon tonkinensis

Rodr.

Mạch môn bắc

1162. MARANTACEAE Họ Hoàng tinh

1163. Marantha arundinacea L. Củ dong

1164. Phrynium placentarium

(Lour.) Merr.

Dong rừng

1165. TRILLIACEAE Họ Trọng lâu

1166. Paris polyphylla Smith. Trọng lâu nhiều lá EN A1c,d IIA

ZINGIBERALES Bộ GỪNG

1167. Musaceae Họ Chuối

1168. Musa balbisiana Colla. Chuối hột Cr

1169. Musa cocinea Andr. Chuối rừng Cr Ca

1170. Musa paradisiana L. Chuối tiêu Cr

1171. Musa coccinea Andrews Chuối sen Cr EN

Bổ

sung

loài

1172. Costaceae Họ Mía dò, Đót đắng

1173. Costus speciosus (Koenig)

Smith. Chóc, Cát lồi. Mía dò Hm T

1174. Costus tonkinensis Gagnep. Mía bắc bộ Hm T

1175. Zingiberaceae Họ Gừng

1176. Alpinia conchigera Griff. Riềng gừng Cr T

1177. Alpinia galanga (L.) Willd. Riềng nếp Cr T

1178. Alpinia globosa (Lour.)

Horan. Mè tré Cr T

1179. Alpinia officinarum Hance Riềng Cr K, T

1180. Amomum echinosphaera

K.Schum Sa nhân

1181. Amomum vespertilio Gagnep. Sa nhân lá lớn

1182. Amomum villosum Lour. Sa nhân Cr K, T

1183. Curcuma longa L. Nghệ Cr K, T,

Tng

1184. Curcuma zedoaria (Berg.)

Rosc. Nghệ đen Cr

T, K,

Tng

1185. Globba annamensis Gagn. Lô ba trung bộ

1186. Globba wallichii Baker Lô ba wallich

1187.

Globba barthei Gagnep Lô ba barthe

Ch

Bổ

sung

tên

178

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1188. Zingiber junceum Gagn.

1189. Zingiber officinalis Roxb. Gừng Cr T

1190. Zingiber pellitum Gagn. Gừng bọc da

1191. Zingiber zerumbet (L.) J.E.

Sm. Gừng gió

1192. Cannaceae Họ Chuối hoa

1193. Canna edulis Ker. Dong riềng Cr K

1194. Marantaceae Họ Hoàng tinh

1195. Maranta arundinacea L. Khoai dong Th Tng, T

1196. Phrynium dispermum

Gagnep. Dong nếp Cr K

1197. Phrynium placentarium

(Lour.) Merr. Dong bánh Cr K, T

ORCHIDALES Bộ LAN

1198. Orchidaceae Họ Lan

1199. Aerides falcata Lindl. &

Paxton Giáng hương Ep Ca, T IIA

1200. Aerides odorata Lour Quế lan hương Ep Ca IIA

1201. Anoectochilus calcareus

Aver. Kim tuyến đá vôi Hm Ca EN A1d IA

1202. Arundina graminifolia (D.

Don) Hochr. Trúc lan Na Ca, T

1203. Bulbophyllum

longibrachiatum Tsi Cầu diệp tía

Ep

IIA Bổ

sung

tên

1204. Calanthe ceratrifolia R.Br. Lan lưng tôm IIA

1205. Cymbidium aloifolium (L.)

Sw. Đoãn kiếm lô hội Ep Ca, T

IIA

1206. Cymbidium ensifolium (L.)

Sw. Thanh ngọc Hm Ca, T

IIA

1207. Dendrobium anosmum Lindl. Lan phi điệp Ep Ca IIA

1208. Dendrobium fimbriatum

Hook. f . Kim diệp Ep Ca, T

VU

B1+2e+3d

IIA

1209. Dendrobium hercoglossum

Reichb. f. Mũi câu

IIA

1210. Dendrobium lindleyi Steudel. Vẩy cá, Vẩy rắn Ep Ca, T IIA

1211. Eria amica Reichb.f. Nỉ lan bạn Ep Ca IIA

1212. Gastrochilus calceolaris

(Buch.-Ham.ex Sm.) D. Don Túi thơ gót Ep Ca CR

IIA Loài

bổ

sung

1213. Goodyera fumata Thwaites. Hảo lan khói Hm IIA

1214. Nervilia aragoana Gaudich.

in Freyc. Chân trâu xanh Hm Ca, T

VU

B1+2b,c,e IIA

1215. Paphiopedilum concolor

(Lindl.) Pfitz Lan hài đốm EN IA

Loài

bổ

sung

1216.

Paphiopedilum

hirsutissimum (Lindl.ex

Hook.) Stein

Tiên hài VU

A1c,d+A2d IA

Loài

bổ

sung

1217. Paphiopedilum manipoensis

var. jackii (H.S. Hua) Aver. Lan hài tuyên quang IA

Loài

bổ

sung

179

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1218. Pholidota chinensis Lind. Thạch tiên đào Ep Ca, T IIA

1219. Podochilus khasianus Hook.f Túc cước thiệt Ep IIA

1220. Renanthera coccinea Lour. Huyết nhung dúng Ep Ca, T IIA

1221. Vanda pumila Hook. f. Vân đa trắng/Huệ đà nhỏ Ep Ca IIA

1222. Pontederiaceae Họ Lục bình

1223. Monochoria ovata Kunth Rau mác bầu

CYPERALES Bộ CÓI

1224. Cyperaceae Họ Cói, Lác

1225.

Carex alopecuroides D. Don Kiết đuôi chồn

Cr

Bổ

sung

tên

1226. Cyperus elatus L. Cỏ u du Cr S, Tgs LC

1227. Cyperus exaltatus Retz. Cói cao Th S, Tgs

1228. Cyperus grandis C. B. Clarke U du to Th

1229. Cyperus rotundus L. Cỏ gấu Cr D, T,

Tgs LC

1230. Cyperus cephalotes Vahl Cói hoa đầu LC

1231. Cyperus nutans Vahl Cói ba cạnh LC

1232. Cyperus diffusus Vahl Cói hoa xoè LC

1233. Cyperus trialatus (Boeckeler)

J. Kern Cói ba cánh Cr

1234. Fimbristylis complanata

(Retz.) Link Cói quăn dẹp Cr Tgs LC

1235. Fimbristylis aphylla Steud. Mao thư không lá LC

1236. Fimbristylis ferruginea (L.)

Vahl Cói quăn nâu LC

1237. Fimbristylis tetragona R.Br. Cói quăn vuông LC

1238. Hypolytrum ohwianum Koy. Hạ sí Ohwi Cr

1239.

Kyllinga nemoralis (Forst.et

C.F.Forst.) Dandy ex Hutch.

et Dalzell

Bạc đầu rừng Cr T, Tgs LC

1240. Pycreus polystachyus

(Rottb.) P. Beauv. Cói trục dai nhiều lông LC

1241. Scleria oblata Blarke Cỏ mây Cr

1242. Scleria rugosa R. Br. Cương nhám

1243. Scleria terrestris (L.) Fass. Đưng đất LC

BROMELIALES Bộ DỨA

1244. Bromeliaceae Họ Dứa, Khóm

1245. Ananas comosus (L.) Merr.

(A. sativus Schult. f.) Dứa Hm Aq

COMMELINALES Bộ THÀI LÀI

1246. Commelinaceae Họ Rau trai/Thài lài

1247.

Amischototype mollissima

(Blume) Hassk. forma

glabrata

Lâm trai nhẵn Hm

1248. Commelina communis L. Trai thường Li T

1249. Commelina diffusa Burm. (C.

nudiflora L.) Thài lài trắng Li K, T

1250. Commelina longiflora Lamk. Trai lá dài Hm

1251. Floscopa scandens Lour. Cỏ đầu rìu hoa chùy Th T LC

1252. Pollia japonica Thunb. Bôn Nhật. Hm T

1253. Pollia secundiflora (Bl.) Bôn tạt Hm

180

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

Bakh. f.

1254. Pollia secundiflora var.

indica Thw. Bôn ấn Hm

1255. Tradescantia zebrina Hort.

ex Loudon Thài lài tía Li Ca, T

POALES Bộ HÒA THẢO

1256. Poaceae Họ Hòa thảo

1257. Arundinaria amabilis Mc.

Clure Sặt thưa

1258. Arundo donax L. Lau cù

1259. Bambusa bambos (L.) Voss Tre gai rừng He K, Tgs

1260. Bambusa blumeana Schult.

& Schult. Tre gai He K, Tng

1261. Bambusa multiplex (Lour.)

Raeusch. Hóp He Ca, K

1262. Brachiaria reptans (L.) Gard.

Et C.E.Hubb. Cỏ tớ Th

Tgs,

Tng

1263. Centosteca latifolia (Osbeck)

Trin. Cỏ móc, có lá tre Hm

1264.

Chimonobambusa

quadrangularis (Fenzi)

Makino Trúc vuông, Trúc cạnh

He CR A1c,d,

B1+2b,c,d,e

Bổ

sung

loài

1265. Chrysopogon aciculatus

(Retz.) Trin. Cỏ may

1266. Cymbopogon citratus Stapf Sả chanh Hm D, T,

Tng

1267. Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà Hm K, T,

Tgs

1268. Dactyloctenium aegyptium

(L.) Beauv. Cỏ chân vịt Hm

1269. Dendrocalamus asper

Backer ex K. Heyne Tre mạnh tông He

Tng, K,

Tgs

1270. Dendrocalamus giganteus

Munro Mai He Xd

1271. Dendrocalamus

membranaceus Munro Luồng thanh hóa He Tng, Xd

1272. Digitaria ciliaris (Retz.)

Koel. Túc hình rìa Hm

1273. Digitaria longiflora (Retz.)

Pers. Túc hình hoa dài Hp

1274. Echinochloa colona (L.) Link Lồng vực cạn Hp

1275. Eragrostis japonica (Thunb.)

Trin. Tinh thảo nhật Hp LC

1276. Eragrostis unioloides (Retz.)

Nees ex Steud. Cỏ hoa mi

Hp LC

1277. Paspalum longifolium Roxb. San lá dài Hp LC

1278. Echinochloa frumentacea

(Roxb.) Link Cỏ kê

Hp TAGS

1279. Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu Hm T, Tgs LC

1280. Hemarthria compressa (L.f.)

R.Br. Cỏ bánh dầy Hm Tgs

1281. Imperata cylindrica (L.)

P.Beauv. Cỏ tranh Cr K, T

181

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1282. Indosasa sinica C.D. Chu et.

C.S. Chao Vầu đắng He R

1283. Indosasa parvifolia

C.S.Chao & Q.H.Dai Vầu ngọt He R

Bổ

sung

tên

1284. Leptochloa panicea (Retz.)

Ohwi Cỏ chỉ LC

1285. Miscanthus floridulus

(Warb.ex K. Chè vè He

1286. Neohoujeaua

dullooaA.Camus Nứa He

Tng, K,

Tgs, Xd

1287. Oryza sativa L. Lúa Th Tng

1288. Panicum amoenum Balansa Cỏ gừng Hm

1289. Panicum sarmentosum Roxb. Kê trườn

1290. Paspalum conjugatum Berg Cỏ công viên Hm K, Tgs

1291. Paspalum longifolium Roxb. San lá dài Hm Tgs

1292. Pennisetum purpureum K.

Scahun Chè vè

1293. Phragmites communis Sậy cỏ

1294. Phyllostachys bambusoides

Sieb. et Zucc. Trúc cần câu He T

1295. Saccharum spontaneum L. Lau, cỏ lách Hm K, Tgs

1296. Schizostachium leviculme

Mc. Clure Nứa nhỏ

1297. Sinarundinaria griffithiana

(Munro) Chao & Renvoize Sặt tàu griffith He

1298. Sinobambusa sat (Bal.) T. Q.

Quyen Sặt He

1299. Themeda gigantea (Cav.)

Hack. ex Duthie Lô to Th

1300. Thysanolaena maxima

(Roxb.) Kuntze Đót, Chít Hm K, T

1301. Zea mays L. Ngô Th

K, T,

Tng,

Tgs

1302. Phyllostachys pubescens

Mazel ex H. de Lehaie

Trúc sào He

1303. Schizostachyum leviculme

McClure

Hóp thân tái Hm

1304. Sinobambusa baccanensis

T. Q. Nguyen

Sặt bắc cạn

1305. Sinocalamus bacthaiensis T.

Q. Nguyen

Mai bắc thái He

1306. Sporolobus indicus (L.) R.

Br.

Xạ tử thụ He

ARECALES Bộ CAU

1307. Arecaceae Họ Cau, Cau dừa

1308. Areca catechu L. Cau Th Aq, Ca,

K, T

1309. Areca laoensis Becc. Cau rừng He Aq, K,

T

1310. Arenga pinnata (Wurmb)

Merr. Búng báng He

Ca, S,

T, Tng

182

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

1311. Calamus dioicus Lour. Mây tắt Li Aq, S, T VU

A1c,d+2c,d

1312. Calamus platyacanthus

Warb. ex Becc. Song mật Li S

VU

A1c,d+2c,d IIA

1313. Calamus tetradactylus Hance Mây nếp Li K, S, T

1314. Calamus tonkinensis Becc. Song bắc bộ

1315. Calamus walkeri Hance Mây Bắc bộ Li Aq, S

1316. Caryota mitis Lour. Đùng đình He T, Tng

1317. Caryota monostachya Becc. Đủng đỉnh một buồng He K, T,

Tng

1318. Caryota urens L. Móc He K, T,

Tng

1319. Licuala fatua Becc. Trụi He K

1320. Licuala spinosa Wurmb. Lá nón He Ca, T

1321. Livistona saribus (Lour.)

Merr. ex A. Chev. Cọ He Ca, K, T

1322. Phoenix hanceana Naud. Chà là hance

1323. Pinanga baviensis Becc. Cau chuột ba vì He Ca, T

1324. Plectocomia elongata Mart.

et Blume Song lá bạc Li S

1325. Rhapis cyperifolia sp. nov.

1326. Rhapis gracilis Burret Lụi mảnh

ARALES Bộ RÁY

1327. Acoraceae Họ Thạch xương bồ

1328. Acorus gramineus Soland Thạch xương bồ LC

1329. Araceae Họ Ráy, Môn

1330. Alocasia odora C.Koch. Dọc mùng LC

1331. Aglaonema siamense Engl. Vạn niên thanh lá to Cr T

1332. Aglaonema simplex Bl. Minh ty đơn Cr LC

1333. Aglaonema tenuipes Engl. Thuốc rắng Cr Ca, T

1334. Alocasia macrorrhizos (L.)

G.Don Ráy Cr

1335.

Amorphophallus

paeoniifolius (Denst)

Nicolson

Nưa chuông Cr Tng

1336. Amorphophallus tonkinensis

Engl. Nưa lá kép (Nưa Bắc Bộ) Cr Ca

1337. Anadendrum montanum

(Blume) Schott. Ráng thượng thụ núi Li T, Tng

1338. Colocasia esculenta (L.)

Schott. Khoai môn Cr

T, Tgs,

Tng LC

1339. Colocasia gigantea (Blume

ex Hassk.) Hook. f.

Dọc mùng (Mùng, Môn

to) Cr Tng

1340. Epipremnum giganteum

(Roxb.) Schott Thượng cán lá lớn Ep

1341. Epipremnum pinnatum (L.)

Engl. & K. Krause Ráy leo lá xẻ Li Ca

1342. Homalomena occulta (Lour.)

Schott. Sơn thục/Thiên niên kiện Cr K, T

1343. Pothos angustifolius Presl Ráy leo lá hẹp Li

1344. Pothos chinensis (Raf.) Merr. Ráy leo trung quốc Li T

1345. Pothos grandis S. Buchet ex Ráy leo lá bưởi Li

183

STT

Họ

STT

Loài Tên khoa học Tên tiếng Việt

Dạng

sống

Công

dụng

Mức độ quý hiếm Ghi

chú IUCN

2021

SĐVN

2007

NĐ06

CP/2019

P.C. Boyce & Nguyen V.D.

1346. Pothos pilulifer Buch.&

Gagnep. Ráy leo lọn Li

1347. Pothos repens (Lour.) Druce Ráy leo Li T

1348. Pothos kerrii Buch.. Ráy kerr Li

1349. Rhaphidophora decursiva

(Roxb.) Schott Đuôi phượng Li

1350. Rhaphidophora

hongkongensis Schott Đuôi phượng hồng kông Li

1351. Rhaphidophora hookeri

Schott Tôm hùm Li T, Tgs

PANDANALES Bộ DỨA DẠI

1352. Pandanaceae Họ Dứa dại, Dứa gai

1353. Pandanus tonkinensis

Martelli. Dứa dại bắc He S, T

1354. Pandanus odoratissimus L. f. Dứa dại He S, T

184

Phụ lục 2. Thành phần loài thú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

IUCN,

2021

SĐVN,

2007

I. SCANDENTIA Wagner, 1855 BÔ NHIỀU RĂNG

1. Tupaiidae Gray, 1825 Họ Đồi

1355. Tupaia belangeri (Wagner, 1841) Đồi

II. PRIMATES Linnaeus, 1758 BÔ LINH TRƯỞNG

2. Lorisidae Gray, 1821 Họ Cu li

1356. Nycticebus bengalensis (Lacépède,

1800) Cu li lớn VU VU

1357. Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 Cu li nhỏ VU VU

3. Cercopithecidae Gray, 1821 Họ Khỉ

1358. Macaca arctoides (I.Geoffroy, 1831) Khỉ mặt đỏ VU VU

1359. Macaca assamensis ( McClelland,

1840) Khỉ mốc NT VU

1360. Macaca leonina (Blyth, 1863) Khỉ đuôi lợn VU VU

1361. Macaca mulatta (Zimmermann, 1780) Khỉ vàng LR

1362. Trachypithecus francoisi (Pousargues,

1898) Voọc đen má trắng EN EN

III. SORICOMORPHA Gregory,

1910 BÔ CHUÔT CHÙ

4. Soricidae G. Fischer, 1814 Họ Chuột chù

1363. Crocidura indochinensis Robinson and

Kloss, 1922 Chuột chù nâu xám

1364. Suncus murinus (Linnaeus, 1766) Chuột chù nhà

5. Talpidae G. Fischer, 1814 Họ Chuột chũi

1365. Euroscaptor longirostris (Milne-

Edwards, 1870) Chuột chũi mũi dài

IV. CHIROPTERA Blumbach, 1779 BÔ DƠI

6. Pteropodidae Gray, 1821 Họ Dơi quả

1366. Cynopterus brachyotis (Müller, 1838) Dơi chó cánh ngắn VU

1367. Cynopterus sphinx (Vahl, 1797) Dơi chó cánh dài

1368. Rousettus amplexicaudatus (E.

Geoffroy, 1810) Dơi cáo xám

185

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

IUCN,

2021

SĐVN,

2007

1369. Rousettus leschenaulti (Desmarest,

1820) Dơi cáo nâu

1370. Sphaerias blanfordi (Thomas, 1891) Dơi quả núi cao

1371. Eonycteris spelaea (Dobson, 1871) Dơi quả lưỡi dài

1372. Macroglossus sobrinus K. Andersen,

1911 Dơi ăn mật hoa lớn

7. Rhinolophidae Gray, 1825 Họ Dơi lá mũi

1373. Rhinolophus affinis Horsfield, 1823 Dơi lá đuôi

1374. Rhinolophus macrotis Blyth, 1844 Dơi lá tai dài

1375. Rhinolophus paradoxolophus (Bourret,

1951) Dơi lá quạt VU

1376. Rhinolophus pearsonii Horsfield, 1851 Dơi lá péc-xôn

1377. Rhinolophus pusillus Temminck, 1834 Dơi lá mũi nhỏ

8. Hipposideridae Lydekker, 1891 Họ Dơi nếp mũi

1378. Aselliscus stoliczkanus (Dobson, 1871) Dơi nếp mũi ba lá

1379. Hipposideros armiger (Hodgson,

1835) Dơi nếp mũi quạ

1380. Hipposideros ater Templeton, 1848 Dơi nếp mũi tro

1381. Hipposideros diadema (E. Geoffroy,

1813) Dơi nếp mũi vương miện

1382. Hipposideros larvatus (Horsfield,

1823) Dơi nếp mũi xám

1383. Hipposideros lylei Thomas, 1913 Dơi nếp mũi khiên

1384. Hipposideros pomona K. Andersen,

1918 Dơi nếp mũi xinh

1385. Hipposideros turpis Bangs, 1901 Dơi nếp mũi lông vàng NT

9. MegadermatidaeH. Allen, 1864 Họ Dơi ma

1386. Megaderma lyra E. Geoffroy, 1810 Dơi ma bắc

10. EmballonuridaeGervais, 1855 Họ Dơi bao đuôi

1387. Taphozous melanopogon Temminck,

1841 Dơi bao đuôi nâu đen

11. Vespertilionidae Gray, 1821 Họ Dơi muỗi

186

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

IUCN,

2021

SĐVN,

2007

1388. Scotomanes ornatus (Blyth, 1851) Dơi đốm hoa

1389. Scotophilus kuhlii Leach, 1821 Dơi nghệ nhỏ

1390. Pipistrellus javanicus (Gray, 1838) Dơi muỗi xám

1391. Pipistrellus tenuis (Temminck, 1840) Dơi muỗi mắt

1392. Hypsugo pulveratus (Peters, 1871) Dơi răng cửa lớn

1393. Ia io Thomas, 1902 Dơi iô VU

1394. Myotis chinensis (Tomes, 1857) Dơi tai lớn

1395. Myotis daubentonii (Kuhl, 1817) Dơi ăn thuỷ sinh

1396. Myotis siligorensis (Horsfield, 1855) Dơi tai sọ cao LR

1397. Miniopterus schreibersii (Kuhl, 1817) Dơi cánh dài NT

1398. Harpiocephalus harpia (Temminck,

1840) Dơi mũi ống cánh lông VU

1399. Murina cyclotis Dobson, 1872 Dơi mũi ống tai tròn

1400. Kerivoula papillosa (Temminck, 1840) Dơi mũi nhẵn bé

V. PHOLIDOTA Weber, 1904 BÔ TÊ TÊ

12. Manidae Gray, 1821 Họ Tê tê

1401. Manis pentadactyla Linnaeus, 1758 Tê tê vàng CR EN

VI. CARNIVORA Bowdich, 1821 BÔ ĂN THỊT

13. Felidae Fischer de Waldheim,

1817 Họ Mèo

1402. Catopuma temminckii (Vigors and

Horsfield, 1827) Beo lửa NT EN

1403. Prionailurus bengalensis (Kerr, 1792) Mèo rừng

1404. Neofelisnebulosa (Griffith, 1821) Báo gấm VU EN

1405. Panthera pardus (Linnaeus, 1758) Báo hoa mai NT CR

14. Viverridae Gray, 1821 Họ Cầy

1406. Paguma larvata (C. E. H. Smith, 1827) Cầy vòi mốc

1407. Paradoxurus hermaphroditus (Pallas,

1777) Cầy vòi đốm

1408. Chrotogale owstoni Thomas, 1912 Cầy vằn bắc VU VU

1409. Prionodon pardicolor Hogdson, 1842 Cầy gấm VU

187

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

IUCN,

2021

SĐVN,

2007

1410. Viverra zibetha Linnaeus, 1758 Cầy giông NT

1411. Viverricula indica (Geoffroy Saint-

Hilaire, 1803) Cầy hương

15. Herpestidae Bonaparte, 1845 Họ Cầy lỏn

1412. Herpestes urva (Hogdson, 1836) Cầy móc cua

16. Canidae Gray, Fischer, 1817 Họ Chó

1413. Nyctereutes procyonoides (Gray, 1834) Lửng chó

17. Ursidae Fischer de Waldheim,

1817 Họ Gấu

1414. Helarctosmalayanus (Raffles, 1821) Gấu chó VU EN

1415. Ursus thibetanus G. Cuvier, 1823 Gấu ngựa VU EN

18. Mustelidae Fischer, 1817 Họ Chồn

1416. Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá thường NT VU

1417. Arctonyx collaris F. G. Cuvier, 1825 Lửng lợn NT

1418. Martes flavigula (Boddaert, 1785) Chồn vàng

1419. Melogale moschata (Gray, 1831) Chồn bạc má bắc

VII. ARTIODACTYLA Owen,

1848

BÔ MÓNG GUỐC NGÓN

CHẴN

19. SuidaeGray, 1821 Họ Lợn rừng

1420. Sus scrofa Linnaeus, 1758 Lợn rừng

20. Cervidae Goldfuss, 1820 Họ Hươu nai

1421. Muntiacus muntjak (Zimmermann,

1780) Mang thường, hoẵng

1422. Rusa unicolor (Kerr, 1792) Nai đen VU VU

21. BovidaeGray, 1821 Họ Trâu bò

1423. Capricornis sumatraensis (Bechstein,

1799) Sơn dương VU EN

VIII. RODENTIA Bowdich, 1821 BÔ GẶM NHẤM

22. Sciuridae Fischer de Waldheim,

1817 Họ Sóc

1424. Ratufa bicolor (Sparrman, 1778) Sóc đen NT VU

188

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Tình trạng bảo tồn

IUCN,

2021

SĐVN,

2007

1425. Belomys pearsonii (Gray, 1842) Sóc bay lông tay CR

1426. Hylopetes alboniger (Hodgson, 1836) Sóc bay đen trắng VU

1427. Petaurista philippensis (Elliot, 1839) Sóc bay trâu VU

1428. Callosciurus erythraeus (Pallas, 1779) Sóc bụng đỏ

1429. Callosciurus inornatus (Gray, 1867) Sóc bụng xám

1430. Dremomys rufigenis (Blanford, 1878) Sóc mõm hung

1431. Tamiops macclellandii (Horsfield,

1840) Sóc chuột nhỏ

1432. Tamiops maritimus (Bonhote, 1900) Sóc chuột hải nam

23. Spalacidae Gray, 1821 Họ Dúi

1433. Rhizomys pruinosus Blyth, 1851 Dúi mốc lớn

24. MuridaeIlliger, 1811 Họ Chuột

1434. Leopoldamys edwardsi (Thomas,

1882) Chuột hươu lớn

1435. Rattus argentiventer(Robinson et

Kloss, 1916) Chuột bụng bạc

1436. Rattus rattus (Linnaeus, 1758) Chuột thường

25. Hystricidae G. Fischer, 1817 Họ Nhím

1437. Atherurus macrourus (Linnaeus,

1758) Đon

1438. Hystrix brachyura Linnaeus, 1758 Nhím đuôi ngắn

Ghi chú:

1439. SĐVN, 2007 - Sách đỏ Việt Nam, năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN -

Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp.

1440. Tiêu chuẩn quốc tế theo Danh lục Đỏ IUCN (2021) và Nghị định

64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP

ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ

quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

189

Phụ lục 3. Sự phân bố của thú theo các dạng sinh cảnh

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5)

I. SCANDENTIA BÔ NHIỀU RĂNG

1. Tupaiidae Họ Đồi

1. Tupaia belangeri Đồi x x x

II. PRIMATES BÔ LINH TRƯỞNG

2. Lorisidae Họ Cu li

2. Nycticebus bengalensis Cu li lớn x

3. Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ x

3. Cercopithecidae Họ Khỉ

4. Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ x

5. Macaca assamensis Khỉ mốc x

6. Macaca leonina Khỉ đuôi lợn x

7. Macaca mulatta Khỉ vàng x

8. Trachypithecus francoisi Voọc đen má trắng x

III. SORICOMORPHA BÔ CHUÔT CHÙ

4. Soricidae Họ Chuột chù

9. Crocidura indochinensis Chuột chù nâu xám x x x

10. Suncus murinus Chuột chù nhà x x

5. Talpidae Họ Chuột chũi

11. Euroscaptor longirostris Chuột chũi mũi dài x x x

IV. CHIROPTERA BÔ DƠI

6. Pteropodidae Họ Dơi quả

12. Cynopterus brachyotis Dơi chó cánh ngắn x x x x

13. Cynopterus sphinx Dơi chó cánh dài x x x x

14. Rousettus amplexicaudatus Dơi cáo xám x x x x x

15. Rousettus leschenaulti Dơi cáo nâu x x x x x

16. Sphaerias blanfordi Dơi quả núi cao x x x x x

17. Eonycteris spelaea Dơi quả lưỡi dài x x x x x

18. Macroglossus sobrinus Dơi ăn mật hoa lớn x x x x x

7. Rhinolophidae Họ Dơi lá mũi

19. Rhinolophus affinis Dơi lá đuôi x x x x x

20. Rhinolophus macrotis Dơi lá tai dài x x x x x

21. Rhinolophus

paradoxolophus Dơi lá quạt x x x x x

22. Rhinolophus pearsonii Dơi lá péc-xôn x x x x x

190

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5)

23. Rhinolophus pusillus Dơi lá mũi nhỏ x x x x x

8. Hipposideridae Họ Dơi nếp mũi

24. Aselliscus stoliczkanus Dơi nếp mũi ba lá x x x x x

25. Hipposideros armiger Dơi nếp mũi quạ x x x x x

26. Hipposideros ater Dơi nếp mũi tro x x x x x

27. Hipposideros diadema Dơi nếp mũi vương miện x x x x x

28. Hipposideros larvatus Dơi nếp mũi xám x x x x x

29. Hipposideros lylei Dơi nếp mũi khiên x x x x x

30. Hipposideros pomona Dơi nếp mũi xinh x x x x x

31. Hipposideros turpis Dơi nếp mũi lông vàng x x x x x

9. Megadermatidae Họ Dơi ma

32. Megaderma lyra Dơi ma bắc x x

10. Emballonuridae Họ Dơi bao đuôi

33. Taphozous melanopogon Dơi bao đuôi nâu đen x x

11. Vespertilionidae Họ Dơi muỗi

34. Scotomanes ornatus Dơi đốm hoa x x

35. Scotophilus kuhlii Dơi nghệ nhỏ x x x x x

36. Pipistrellus javanicus Dơi muỗi xám x x x x

37. Pipistrellus tenuis Dơi muỗi mắt x x x x

38. Hypsugo pulveratus Dơi răng cửa lớn x x x x x

39. Ia io Dơi iô x x x x x

40. Myotis chinensis Dơi tai lớn x x x x x

41. Myotis daubentonii Dơi ăn thuỷ sinh x x x x x

42. Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao x x x x x

43. Miniopterus schreibersii Dơi cánh dài x x x x x

44. Harpiocephalus harpia Dơi mũi ống cánh lông x x x x x

45. Murina cyclotis Dơi mũi ống tai tròn x x x x x

46. Kerivoula papillosa Dơi mũi nhẵn bé x x x x x

V. PHOLIDOTA BÔ TÊ TÊ

12. Manidae Họ Tê tê

47. Manis pentadactyla Tê tê vàng x

VI. CARNIVORA BÔ ĂN THỊT

13. Felidae Họ Mèo

48. Catopuma temminckii Beo lửa x

49. Prionailurus bengalensis Mèo rừng x

50. Neofelisnebulosa Báo gấm x

51. Panthera pardus Báo hoa mai x

191

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5)

14. Viverridae Họ Cầy

52. Paguma larvata Cầy vòi mốc x

53. Paradoxurus

hermaphroditus Cầy vòi đốm x

54. Chrotogale owstoni Cầy vằn bắc x

55. Prionodon pardicolor Cầy gấm x

56. Viverra zibetha Cầy giông x

57. Viverricula indica Cầy hương x

15. Herpestidae Họ Cầy lỏn

58. Herpestes urva Cầy móc cua x

16. Canidae Họ Chó

59. Nyctereutes procyonoides Lửng chó x

17. Ursidae Họ Gấu

60. Helarctosmalayanus Gấu chó x

61. Ursus thibetanus Gấu ngựa x

18. Mustelidae Họ Chồn

62. Lutra lutra Rái cá thường x

63. Arctonyx collaris Lửng lợn x

64. Martes flavigula Chồn vàng x

65. Melogale moschata Chồn bạc má bắc x

VII. ARTIODACTYLA BÔ MÓNG GUỐC

NGÓN CHẴN

19. Suidae Họ Lợn rừng

66. Sus scrofa Lợn rừng x x x x

20. Cervidae Họ Hươu nai

67. Muntiacus muntjak Mang thường, hoẵng x

68. Rusa unicolor Nai đen x

21. Bovidae Họ Trâu bò

69. Capricornis sumatraensis Sơn dương x

VIII. RODENTIA BÔ GẶM NHẤM

22. Sciuridae Họ Sóc

70. Ratufa bicolor Sóc đen x

71. Belomys pearsonii Sóc bay lông tay x

72. Hylopetes alboniger Sóc bay đen trắng x

73. Petaurista philippensis Sóc bay trâu x

74. Callosciurus erythraeus Sóc bụng đỏ x x x

75. Callosciurus inornatus Sóc bụng xám x x x

192

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Sự phân bố theo sinh cảnh

(1) (2) (3) (4) (5)

76. Dremomys rufigenis Sóc mõm hung x x x

77. Tamiops macclellandii Sóc chuột nhỏ x x x

78. Tamiops maritimus Sóc chuột hải nam x x x

23. Spalacidae Họ Dúi

79. Rhizomys pruinosus Dúi mốc lớn x x

24. Muridae Họ Chuột

80. Leopoldamys edwardsi Chuột hươu lớn x x x

81. Rattus argentiventer Chuột bụng bạc x x x

82. Rattus rattus Chuột thường x x x x

25. Hystricidae Họ Nhím

83. Atherurus macrourus Đon x x

84. Hystrix brachyura Nhím đuôi ngắn x

Tổng số 78 49 35 34 44

Ghi chú:

Sự phân bố theo sinh cảnh:

(1) - Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi và núi đất;

(2) - Sinh cảnh trảng cỏ, trảng cây bụi;

(3) - Sinh cảnh đất canh tác nông nghiệp;

(4) - Sinh cảnh khu vực dân cư;

(5) - Sinh cảnh rừng trồng.

193

Phụ lục 4. Danh sách các loài chim có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

TT Tên khoa học Tên thường gọi

Tình trạng bảo tồn

SĐVN,

2007

IUCN,

2021

NĐ84

/2021

NĐ64

/2019

1. Arborophila

brunneopectus

Gà so họng trắng IIB

2. Arborophila charltonii Gà so ngực gụ LR VU IIB

3. Lophura nycthemera Gà lôi trắng LR IB

4. Polyplectron bicalcaratum Gà tiền mặt vàng VU IB X

1. Anthracoceros albirostris Cao cát bụng trắng IIB

2. Buceros bicornis Hồng hoàng VU NT IB X

3. Anorrhinus tickelli Niệc nâu VU NT IB X

4. Megaceryle lugubris Bói cá lớn VU

5. Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ IIB

6. Otus spilocephalus Cú mèo latusơ IIB

7. Otus sunia Cú mèo nhỏ IIB

8. Otus bakkamoena Cú mèo khoang cổ IIB

9. Ketupa zeylonensis Dù dì phương đông IIB

10. Ketupa flavipes Dù dì hung IIB

11. Strix leptogrammica Hù IIB

12. Glaucidium brodiei Cú vọ mặt trắng IIB

13. Glaucidium cuculoides Cú vọ IIB

14. Ninox scutulata Cú vọ lưng nâu IIB

15. Aviceda leuphotes Diều mào IIB

16. Milvus migrans Diều hâu IIB

17. Ichthyophaga ichthyaetus Diều cá đầu xám VU NT IIB

18. Spilornis cheela Diều hoa miến điện IIB

19. Accipiter trivirgatus Ưng ấn độ IIB

20. Accipiter badius Ưng xám IIB

21. Accipiter virgatus Ưng bụng hung IIB

22. Accipiter gentiles Ưng lớn IIB

23. Butastur indicus Diều ân độ IIB

24. Pernis ptilorhynchus Diều ăn ong IIB

25. Ictinaetus malayensis Đại bàng mã lai IIB

26. Spizaetus nipalensis Diều núi IIB

27. Microhierax melanoleucos Cắt nhỏ bụng trắng IIB

28. Falco tinnunculus Cắt lưng hung IIB

29. Falco severus Cắt bụng hung IIB

30. Falco peregrinus Cắt lớn IB

31. Gorsachius magnificus Vạc hoa CR EN IB X

32. Pitta phayrei Đuôi cụt nâu IIB

33. Pitta soror Đuôi cụt đầu xám IIB

34. Pitta oatesi Đuôi cụt đầu hung IIB

194

TT Tên khoa học Tên thường gọi

Tình trạng bảo tồn

SĐVN,

2007

IUCN,

2021

NĐ84

/2021

NĐ64

/2019

35. Pitta cyanea Đuôi cụt đầu đỏ IIB

36. Pitta elliotii Đuôi cụt bụng vằn IIB

37. Pica pica Ác là EN

38. Gracula religiosa Yểng IIB

39. Garrulax perspicillatus Bò chao IIB

40. Garrulax leucolophus Khướu đầu trắng IIB

41. Garrulax monileger Khướu khoang cổ IIB

42. Garrulax maesi Khướu xám IIB

43. Garrulax chinensis Khướu bạc má IIB

44. Garrulax canorus Họa mi IIB

45. Garrulax milnei Khướu đuôi đỏ IIB

46. Leiothrix argentauris Kim oanh tai bạc IIB

47. Leiothrix lutea Kim oanh mỏ đỏ IIB

Tổng số 9 5 58 4

Ghi chú:

48. SĐVN, 2007 - Sách đỏ Việt Nam, năm 2007: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp; DD – Thiếu dẫn liệu.

49. IUCN, 2021 – Danh lục đỏ IUCN, năm 2021: CR – Rất nguy cấp; EN - Nguy

cấp; VU - Sẽ nguy cấp; NT – Sắp bị đe doạ.

50. NĐ84/2021 - Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ: IB – Nghiêm cấm khai

thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có

phân bố tự nhiên tại Việt Nam; IIB - Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích

thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.

51. NĐ64/2019 - Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi điều 7 Nghị

định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí

xác định loài và chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu

tiên bảo vệ.

195

Phụ lục 5. Thành phần các loài cá, ở lưu vực hồ Ba Bể

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Thống kê kết quả

nghiên cứu

1962 -

1992

1993 -

2001

2015

LỚP CÁ XƯƠNG ARTINOPTERYGII

I. BÔ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 58 41 53

1. Họ cá Chép Cyprinidae

1.1. Phân họ cá Lòng

tong

Danioninae

1. Cá Cháo Opsariichthys bidens Giinther, 1873 + + +

2. Cá Chàm Zacco platypus (Temminck & Schlegel, 1844) + + +

3. Cá Chuôn Parazacco spilurus (Giinther, 1868) +

4. Cá Xảm bao Parazacco babeensis Hảo & Đại, 2000 + +

5. Cá Xảm lài Parazacco vinhi Hảo & Đại, 2000 + +

6. Cá Mại sọc Rasbora steineri Nichols & Pope, 1927 + + +

1.2. Phân họ cá Trắm Leuciscinae

7. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) + + +

8. Cá Măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) +

9. Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus (Cuvier &

Valenciennes)

+ + +

10. Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) + + +

1.3. Phân họ cá Mương Cultrinae

11. Cá Mương Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1853) + + +

12. Cá Thiên hô sông Pseudolaubuca sinensis Bleeker + +

13. Cá Dầu sông Toxabramis houdmeri Pellegrin, 1932 + + +

14. Cá Dầu sông gai ngắn Pseudohemiculter hainanensis (Nich. &

Pope,1927)

+

15. Cá Dầu thân mỏng Pseudohemiculter dispar (Peters, 1880) + + +

16. Cá Mương gai Hainania serrata Koller, 1927 +

17. Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1846) + +

18. Cá Nhác Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) + + +

19. Cá Ngão mắt to Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967 + + +

20. Cá Mại bầu Rasborinus lineatus Pellegrin, 1907 + + +

21. Cá Mại bạc Rasborinus formosae Oshima, 1920 + +

1.4. Phân họ cá Mè Hypophthalmichthyinae

22. Cá Mè trắng Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 + + +

23. Cá Mè hoa Aristichthys nobilis (Richardson, 1844) + +

1.5. Phân họ cá Đục Gobioninae

24. Cá Đục chấm Hemibarbus macracanthus Lo, Yao & Chen,

1977

+ +

25. Cá Đục ngộ Hemibarbus medius Yue, 1995 + +

26. Cá Đục ó Hemibarbus umbrifer (Lin, 1939) +

27. Cá Đục đanh chấm râu Microphysogobio labeoides (Nichols & Pope,

1927)

+

28. Cá Đục đanh hải nam Microphysogobio kachekensis Oshima, 1926 +

29. Cá Đục trắng Squalidus atromaculatus (Nichols &

Pope,1927)

+ + +

1.6. Phân họ cá Thè be Acheilognathinae

196

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Thống kê kết quả

nghiên cứu

1962 -

1992

1993 -

2001

2015

30. Cá Bướm be chấm Rhodeus ocelatus Kner, 1867 + +

31. Cá Bướm gai Rhodeus spinalis Oshima, 1926 + + +

32. Cá Thè be vây dài Acheilognathus macropterus (Bleeker, 1871) +

33. Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) + + +

1.7. Phân họ cá Bỗng Barbinae

34. Cá Cầy Parasprinibarbus macracanthus (Pelleg. &

Chev., 1936)

+ + +

35. Cá Thần Spinibarbus sinensis (Bleeker, 1873) +

36. Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) + + +

37. Cá Bỗng thon Spinibarbus namauensis Hảo & Hiệp, 2001 +

38. Cá Chầy đất Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 + + +

39. Cá Chầy đất ba bể Spinibarbus babeensis Hảo, 2001 + +

40. Cá Đòng đong Capoeta semifasciolata (Giinther, 1868) + + +

41. Cá Chát trắng Acrossochilus krempfi (Pellegrin & Chevey,

1936)

+ + +

42. Cá Chát vằn Acrossochilus iridescens (Nichols & Pope,

1927)

+ + +

43. Cá Hân Acrossochilus elongatus (Pell. & Chev., 1934) +

44. Cá Phao Onychostoma (Scaplesthes) lepturus

(Boul.,1899)

+ +

45. Cá Sỉnh Onychostoma gerlachi (Peters, 1880) + + +

46. Cá Sỉnh cao Onychostoma babeensis Hảo & Hiệp, 2001 +

47. Cá Sỉnh dài Onychostoma elongatus Fang, 1940 + +

48. Cá Sỉnh gai Onychostoma laticeps Giinther, 1868 + + +

49. Cá Sỉnh râu Onychostoma lini (Wu, 1939) +

1.8. Phân họ cá Trôi Labeoninae

50. Cá Hoả Sinilabeo tonkinensis (Pellegrin & Chevey,

1936)

+

51. Cá Trôi ta Cirrhinus molitorella (Cuvier & Valenci., 1842) + + +

52. Cá Mrigan Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) + + +

53. Cá Rô hu Labeo rohita (Hamilton, 1822) + + +

54. Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi (Nichols & Pope, 1927) + + +

55. Cá Đo Garra pingi Tchang, 1929 + +

56. Cá Sứt mũi Garra orientalis Nichols, 1925 +

57. Cá Măn Placocheilus gracillis (Pellegrin & Chevey,

1936)

+ +

1.9. Phân họ cá Chép Cyprininae

58. Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758. + + +

59. Cá Lợ Cyprinus multitaeniatus (Pellegrin & Chevey,

1936)

+

60. Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) + + +

2. Họ cá Chạch Cobitidae

61. Cá Chạch lửa Micronemacheilus taeniatus (Pell. & Chev.,

19’36)

+

62. Cá Chạch đá nâu Schistura incerta (Nichols, 1931) +

63. Cá Chạch đá sọc Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) + + +

64. Cá Chạch đá Schistura caudofurca (Yên, 1978) + +

197

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Thống kê kết quả

nghiên cứu

1962 -

1992

1993 -

2001

2015

65. Chạch đá sapa Schistura chapaensis (Rendahl, 1943) + +

66. Cá Chạch bùn Misgurnus aguillicauda (Cantor, 1842) + + +

3. Họ cá Chạch vây

bằng

Balitoridae

67. Cá Vây bằng Na Rì Liniparhomaloptera disparis (Lin, 1934) +

68. Cá Bám đá Vanmananenia sp. +

69. Cá Bám đá liền Sinogastromyzon tonkinensis Pell. & Chev.,

1935

+

70. Cá Vây bằng vẩy Balitora kwangsiensis (Fang, 1930) +

71. Cá Vây bằng vẩy Balitora brucei Gray, 1833 + +

II. BÔ CÁ NHEO SILURIFORMES 8 6 10

4. Họ cá Lăng Bagridae

72. Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco (Richardson, 1846) + + +

73. Cá Huốt Hembagrus vietnamicus (Yen, 1978) + + +

74. Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) +

75. Cá Lường Hemibagrus pluriradiatus (Vailland, 1904) + + +

5. Họ cá Nheo Siluridae

76. Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 + + +

77. Cá Thèo Silurus cochinchinensis Cuv. & Valenc., 1839 + + +

6. Họ cá Chiên Sisoridae

78. Cá Chiên Bagarius rutilus Kottelat & ng, 2000 + +

79. Cá Chiên bống Glyptothorax honghensis Li, 1984 +

80. Cá Chiên thác Glyptothorax pallozonum Lin, 1934 + +

7. Họ cá Trê Clariidae

81. Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacépède, 1803) + + +

III. BÔ CÁ KÌM BELONIFORMES 1 1 1

8. Họ cá Sóc Adrianichthyidae

82. Cá Sóc Oryzias sinensis (Chen, Uwa & Chu, 1989) + + +

IV. BÔ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES 3 3 3

9. Họ Lươn Synbranchidae

83. Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) + + +

10. Họ cá Chạch sông Mastacembelidae

84. Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) + + +

85. Cá Chạch gai Rhynchobdella sinenssis Bleeker, 1870 + + +

V. BÔ CÁ VƯỢC PERCIFORMES 16 14 19

V.1. Phân bộ cá Vược Percioidei

11. Họ cá Rô mo Percichthyidae

86. Cá Rô mó Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1899 + + +

87. Cá Rô mo Siniperca vietnamensis Yên, 1978 + + +

V.2. Phân bộ cá Rô phi Labroidei

12. Họ cá Rô phi Cichlidae

88. Cá Rô Phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1880) + + +

89. Cá Rô Phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) + + +

V.3. Phân bộ cá Bống Gobioidei

13. Họ cá Bống suối Odontobutidae

90. Cá Bống suối đầu ngắn Philypnus chalmersi (Nichols & Pope, 1927) + + +

198

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Thống kê kết quả

nghiên cứu

1962 -

1992

1993 -

2001

2015

91. Cá Bống suối Neodontobutis tonkinensis Yên, 1978 + + +

92. Cá Bống dẹp vây ngực

lớn

Micropercops macropectoalis Yên, 1978 +

14. Họ cá Bống đen Eleotridae

93. Cá Bống đen lớn Eleotris melanosoma Bleeker +

94. Cá Bống mọi Eleotris fusca (Bloch & Schneider, 1801) + + +

95. Cá Bống đen Sineleotris namxamensis Chen & Kottelet, 2001 +

15. Họ cá Bống Trắng Gobiidae

96. Cá Bống đá khe Ctenogobius brunneus Temminck & Schlegel,

1847

+ + +

97. Cá Bống trắng Glossogobio giuris (Hamilton, 1822) + + +

98. Cá Bống Cát tối Rhinogobius giurinus (Rỹtter, 1879) + + +

99. Cá Bống tròn Acentrogobius caninus (Valenciennes, 1837) + +

V.4. Phân bộ cá Rô Anabantoidei

16. Họ cá Rô đồng Anabantidae

100. Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792) + + +

17. Họ cá Sặc Belontidae

101. Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis (Linnaeus, 1788) + + +

V.5. Phân bộ cá Chuối Channoidei

18. Họ cá Chuối Channidae

102. Cá Tràu khe Channa orientalis Bloch & Schneider, 1793 + +

103. Cá Chuối Channa maculata (Lacépède, 1802) + + +

104. Cá Quả Channa striata (Bloch, 1793) + + +

199

Phụ lục 6. Một số loài ngoại lai xâm hại

TT Loài Dạng Tên tiếng Việt

1. Acacia mearnsii Cây bụi

2. Achatina fulica thân mềm Ốc sên

3. Acridotheres tristis Chim Sáo nâu NH nhất

4. Aedes albopictus Côn trùng Muỗi vằn

5. Anopheles quadrimaculatus Côn trùng Muỗi

6. Anoplolepis gracilipes Côn trùng Kiến vàng

7. Anoplophora glabripennis Côn trùng

8. Aphanomyces astaci Nấm

9. Ardisia elliptica Cây

10. Arundo donax Cỏ Sậy núi, sậy trúc

11. Asterias amurensis Sao biển Sao biển Bắc Thái Bình Dương

12. Banana bunchy top virus (BBTV) Vi sinh vật

13. Batrachochytrium dendrobatidis Nấm

14. Bemisia tabaci Côn trùng

15. Boiga irregularis Bò sát Rắn cây nâu

16. Bufo marinus/Rhinella marina Lưỡng cư Cóc mía

17. Capra hircus Thú Dê nhà NH nhất

18. Carcinus maenas Giáp xác

19. Caulerpa taxifolia Tảo

20. Cecropia peltata Cây Xê rốp

21. Cercopagis pengoi Giáp xác

22. Cervus elaphus Thú

Hươu đỏ (Nai sừng tấm) NH

nhất

23. Chromolaena odorata Cỏ Bớp bop

24. Cinara cupressi Côn trùng

25. Cinchona pubescens Cây Kí ninh đỏ

26. Clarias batrachus Cá Cá trê trắng

27. Clidemia hirta Cây bụi

28. Coptotermes formosanus Côn trùng Mối Đài Loan

29. Corbula amurensis Thân mềm

30. Cryphonectria parasitica Nấm

31. Cyprinus carpio Cá Cá chép

32. Dreissena polymorpha Thân mềm

33. Eichhornia crassipes

Thực vật thủy

sinh Bèo tây

34. Eleutherodactylus coqui Lưỡng cư Ếch Carribe

35. Eriocheir sinensis Giáp xác Cua Trung Quốc

36. Euglandina rosea Thân mềm

37. Euphorbia esula Cỏ

38. Fallopia japonica/Polygonum

cuspidatum Cây bụi Cốt khí

39. Felis catus Thú Mèo hoang NH nhất

40. Gambusia affinis Cá

41. Hedychium gardnerianum Cỏ

200

42. Herpestes javanicus Thú

1. Cầy lỏn (Cầy nhỏ Ấn Độ)

NH nhất

2. Hiptage benghalensis Cây bụi

3. Imperata cylindrica Cỏ Cỏ tranh

4. Lantana camara Cây bụi Bông ổi

5. Lates niloticus Cá Cá vược sông Nile

6. Leucaena leucocephala Cây Keo dậu

7. Ligustrum robustum Cây bụi Lệch sông, rui na

8. Linepithema humile Côn trùng

9. Lymantria dispar Côn trùng

10. Lythrum salicaria Cỏ Thiên khuất lá liễu

11. Macaca fascicularis Thú Khỉ đuôi dài NH nhất

12. Melaleuca quinquenervia Cây

13. Miconia calvescens Cây

14. Micropterus salmoides Cá cá vược miệng rộng

15. Mikania micrantha Cây leo

16. Mimosa pigra Cây bụi Mai dương

17. Mnemiopsis leidyi Sứa lược Sứa lược leidyi

18. Mus musculus Thú Chuột nhà NH nhất

19. Mustela erminea Thú Chồn ermine NH nhất

20. Myocastor coypus Thú Hải ly Nam Mỹ NH nhất

21. Morella faya Cây bụi

22. Mytilus galloprovincialis Thân mềm

23. Oncorhynchus mykiss Cá Cá hồi cầu vồng

24. Ophiostoma ulmi sensu lato Nấm

25. Opuntia stricta Cây bụi

26. Oreochromis mossambicus Cá rô phi

27. Oryctolagus cuniculus Thú (thỏ) NH nhất

28. Pheidole megacephala Côn trùng

29. Phytophthora cinnamomi Nấm

30. Pinus pinaster Cây

31. Plasmodium relictum Vi sinh vật

32. Platydemus manokwari Sán dẹp

33. Pomacea canaliculata Thân mềm

34. Prosopis glandulosa Cây

35. Psidium cattleianum Cây bụi

36. Pueraria montana var. lobata Cây leo Sắn dây rừng

37. Pycnonotus cafer Chim Chào mào đít đỏ

38. Lithobates catesbeianus/Rana

catesbeiana lưỡng cư Ếch ương Mỹ

39. Rattus long Thú Chuột đen NH nhất

40. Rinderpest virus Vi sinh vật

41. Rubus ellipticus Cây bụi

42. Salmo trutta Cá Cá hồi trutta

43. Schinus terebinthifolius Cây

44. Sciurus carolinensis Thú Sóc xám miền Đông NH nhất

45. Solenopsis invicta Côn trùng

202

Phụ lục 7

Phụ lục 7.1. Danh mục loài ngoại lai

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

A. Vi sinh vật

1 Nấm gây bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi

2 Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và

động vật Yersinia pestis

3 Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối Banana bunchy top virus

4 Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm Avian influenza virus

B. Động vật không xương sống

1 Bọ cánh

cứng hại lá dừa Brontispa longissima

2 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata

3 Ốc bươu vàng miệng tròn Pomacea bridgesii

4 Ốc sên châu Phi Achatina fulica

5 Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus

C. Cá

1 Cá ăn muỗi Gambusia affinis

2 Cá hổ Pygocentrus nattereri

3 Cá tỳ bà (cá dọn bể) Hypostomus punctatus

4 Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) Pterygoplichthys pardalis

5 Cá vược miệng bé Micropterus dolomieu

6 Cá vược miệng rộng Micropterus salmoides

D. Lưỡng cư - Bò sát

1 Cá sấu Cu-ba Crocodylus rhombifer

2 Rùa tai đỏ Trachemys scripta

E. Chim - Thú

1 Hải ly Nam Mỹ Myocastor coypus

F. Thực vật

1 Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản) Eichhornia crassipes

2 Cây ngũ sắc (bông ổi) Lantana camara

3 Cỏ lào Chromolaena odorata

4 Cây lược vàng Callisia fragrans

5 Cúc liên chi Parthenum hysterophorus

6 Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

7 Trinh nữ thân gỗ (mai dương) Mimosa pigra

203

Phụ lục 7.2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Stt Tên Việt Nam Tên khoa học

A. Động vật không xương sống

1 Tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkia

B. Cá

1 Cá chim trắng toàn thân Piaractus brachypomus

2 Cá hoàng đế Cichla ocellaris

3 Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus

4 Cá trê phi Clarias gariepinus

5 Cá trôi Nam Mỹ Prochilodus lineatus

C. Lưỡng Cư-Bò sát

1 Ếch ương beo Rana catesbeiana

D. Chim – Thú

1 Dê hircus (dê) Capra hircus

E. Thực vật

1 Cỏ nước lợ Paspalum vaginatum

2 Cây cúc leo Mikania micrantha

3 Cây cứt lợn (cỏ cứt heo) Ageratum conyzoides

4 Cây hoa Tulip châu Phi (cây Uất kim

hương châu Phi)

Spathodea campanulata

5 Cây keo giậu Leucaena leucocephala

6 Cỏ lào đỏ Eupatorium adenophorum

7 Gừng dại (ngải tiên dại) Hedychium gardnerianum

204

Phụ lục 8. Phụ lục ảnh

Phụ lục ảnh 8.1. Điểm, tuyến điều tra khảo sát thực địa

Hình ảnh 1. Sơ đồ tuyến điều tra khảo sát tại thực địa tại Bắc Kạn

Hình ảnh 2. Các trạm khảo sát, thu mẫu thủy sinh vật tại Bắc Kạn

205

Phụ lục ảnh 8.2. Hình ảnh một số thủy vực tỉnh Bắc Kạn

Hồ Ba Bể gần ao Tiên Hồ Ba Bể gần sông Năng

Hồ Ba Bể Sông Năng

Hoạch Liên Bằng Phúc, Chợ Đồn Suối Yên Thịnh, Chợ Đồn

206

Suối Ngân Sơn, Kim Hỷ, Na Rì Suối khu BTTN Kim Hỷ

Ao cạnh suối, Kim Hỷ, Na Rì Suối đập tràn, Kim Hỷ, Na Rì

Sông Na Rì, Văn Minh, Na Rì Sông Na Rì, Côn Minh, Na Rì

207

Phụ lục ảnh 8.3. Hình ảnh minh họa một số loài cá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Cá thè be thường Acheilognathus tonkinensis

Cá hoa Acrossocheilus iridescens

Cá trôi Cirrhinus cirrhosus

Cá trôi ta Cirrhinus molitorella

Cá trắm đen Mylopharyngodon piceus

Cá trắm đen Opsariichthys bidens

Cá xảm Opsarius pulchellus

Cá trôi ấn độ Labeo rohita

Cá chép Cyprinus carpio

Cá mè trắng Hypophthalmichthys molitrix

208

Cá mè hoa Hypophthalmichthys nobilis

Cá mương Hemiculter leucisculus

Cá tép dầu hồ Metzia formosae

Cá mại Metzia lineata

Cá đong chấm Puntius brevis

Cá sỉnh Onychostoma gerlachi

Cá dầu sông thân mỏng Pseudohemiculter

dispar

Cá Nhàng Xenocypris macrolepis

Cá vây bằng vảy Balitora kwangsiensis

Cá bám đá có khuyết Beaufortia leveretti

209

Phụ lục ảnh 8.4.. Hình ảnh công tác điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Một số hình ảnh đi điều tra tại Khu bảo tồn và UBND các Huyện

210

Phụ lục ảnh 8.5.. Hình ảnh công tác điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Một vài hình ảnh phỏng vấn người dân