bantinthang_10 (LAN 2)-2011

40
BN TIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHTNH THA THIÊN HUISSN 1859-0144 10/2011 Trong snày: KHOA HC VÀ CÔNG NGH* Khoa hc và Công nghBin ngày càng phát trin * Vai trò c a vùng núi trong vi c xây dng Tha Thiên Huế thành mt trung tâm khoa h c và công ngh* Nghiên cu khnăng tích lũy mt shot cht sinh hc có giá trtnuôi cy tế bào thc vt * Nghiên cu xây dng quy trình nung ti ưu cho tng nhóm sn phm gm Phước Tích * Hi nghKhoa hc và Công nghBin toàn quc ln thV * Tiêu chun quc tế to lp lòng tin trên toàn cu * Hot động khoa hc và công ngh9 tháng đầu năm 2011 ca Phòng Công thương huyn Phú Lc KHOA HC VÀ ĐỜI SNG * Thc trng và gii pháp phát trin rau an toàn Tha Thiên Huế * Phong Hi-xã đầu tiên có trang thông tin đin t* Nhng điu chưa biết vxăng sinh hc E5 * Gii Nobel 2011 * Phòng tránh thm ha bng do tai nn, thương tích VĂN HÓA-XÃ HI * Tiếp cn văn hóa nghthut vùng Huế và min Trung * Du lch đầm phá da vào cng đồng * Du lch Huế hướng đến nhãn du lch bn vng “Bông sen xanh” nh bìa: Mt shình nh vHi nghKhoa hc và Công nghBin toàn quc ln thV Chu trách nhim xut bn: PGS.TS Trn Ngc Nam Giám đốc SKhoa hc và Công nghtnh Tha Thiên Huế Ban biên tp: Trn Ngc Nam, Nguyn Đức Phú, Nguyn Khoa Diu Hà, Trn ThHng Minh Địa chtòa son: 26 đường Hà Ni, thành phHuế Đin thoi: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3838038 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn Gi y phép xut bn Bn tin s: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do SThông tin và Truyn thông t nh Tha Thiên Huế cp. In ti Công ty Cphn In và Dch vTha Thiên Huế, np lưu chiu tháng 10 năm 2011 2 5 9 13 18 20 21 22 25 26 28 31 33 37 39

Transcript of bantinthang_10 (LAN 2)-2011

BẢN TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ISSN 1859-0144

10/2011

Trong số này:

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

* Khoa học và Công nghệ Biển ngày càng phát triển

* Vai trò của vùng núi trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm khoa học và công nghệ

* Nghiên cứu khả năng tích lũy một số hoạt chất sinh học có giá trị từ nuôi cấy tế bào thực vật

* Nghiên cứu xây dựng quy trình nung tối ưu cho từng nhóm sản phẩm gốm Phước Tích

* Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V

* Tiêu chuẩn quốc tế tạo lập lòng tin trên toàn cầu

* Hoạt động khoa học và công nghệ 9 tháng đầu năm 2011 của Phòng Công thương huyện Phú Lộc

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

* Thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn ở Thừa Thiên Huế

* Phong Hải-xã đầu tiên có trang thông tin điện tử

* Những điều chưa biết về xăng sinh học E5

* Giải Nobel 2011

* Phòng tránh thảm họa bỏng do tai nạn, thương tích

VĂN HÓA-XÃ HỘI

* Tiếp cận văn hóa nghệ thuật vùng Huế và miền Trung

* Du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng

* Du lịch Huế hướng đến nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh”

Ảnh bìa: Một số hình ảnh về Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V

Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS Trần Ngọc Nam Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

Ban biên tập: Trần Ngọc Nam, Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Khoa Diệu Hà, Trần Thị Hồng Minh Địa chỉ tòa soạn: 26 đường Hà Nội, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453 - 3849266 Fax: 84.54.3838038 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn Giấy phép xuất bản Bản tin số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2011

2

5

9

13

18

20

21

22

25

26

28

31

33

37

39

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 2

KHOA HOÏC VAØ COÂNG NGHEÄ BIEÅN NGAØY CAØNG PHAÙT TRIEÅN

LTS: Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V trong thời gian từ ngày 20-22 tháng 10 năm 2011. Hội nghị là sự kiện quan trọng có quy mô toàn quốc để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp... trong cả nước tham gia trao đổi, thảo luận các thông tin có liên quan tới các chủ đề về biển, đặc biệt trong tình hình cả nước quan tâm đến nghiên cứu, khai thác và phát triển kinh tế biển hiện nay. Dịp này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức đoàn tham gia và tổ chức gian giới thiệu, trưng bày các hình ảnh, mô hình, kết quả nghiên cứu, sản xuất... có liên quan đến biển. Phóng viên Bản tin Khoa học và Công nghệ có cuộc trao đổi với ông Phan Mãn, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế về hội nghị này.

PV: Trước hết ông hãy cho biết mục đích và nội dung của hội nghị lần này?

Ông Phan Mãn: Như chúng ta đã biết, từ ngày 20-22/10/2011, tại Hà Nội và Quảng Ninh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường... đã tổ chức hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo các địa phương cùng

hơn 300 nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học đầu ngành trong cả nước. Mục đích của hội nghị là giới thiệu, trao đổi, thảo luận về một số thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học-công nghệ biển nổi bật trong thời gian qua, cũng như về định hướng nghiên cứu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài phiên họp khai mạc toàn thể, hội nghị được chia thành các tiểu ban để thảo luận như: Tiểu ban Khí tượng, thủy

văn và Động lực học biển; Tiểu ban Địa lý, địa chất và Địa vật lý biển; Tiểu ban Sinh học và Nguồn lợi sinh vật biển; Tiểu ban Sinh thái, môi trường và Quản lý biển; Tiểu ban Năng lượng, kỹ thuật công trình, vận tải và Công nghệ biển. Trong thời gian diễn ra Hội nghị, bên cạnh các báo cáo khoa học được trình bày, các nhà khoa học đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, tâm huyết của mình và đưa ra những đề xuất mới có tính chủ động, sáng tạo, có tính ứng dụng cao nhằm đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào thực tế,

Các châu bản liên quan đến quần đảo Hoàng Sa thu hút đại biểu đến tham quan

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên vùng biển và hải đảo Việt Nam.

PV: Ông có thể cho biết kết quả về hoạt động khoa học và công nghệ biển, về những vấn đề khai thác và quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển... trong thời gian qua.

Ông Phan Mãn: Theo báo cáo tại hội nghị, thì trong thời gian 10-15 năm gần đây kể từ hội nghị khoa học lần thứ IV, khoa học và công nghệ biển của nước ta đã ghi nhận những bước tiến bộ mới, những thành tựu nổi bật rất có ý nghĩa, đóng góp không nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên môi trường và khoa học biển, cụ thể như:

- Đã mở rộng, bổ sung, điều tra khái quát tài nguyên, môi trường biển Việt Nam, hoàn thiện điều tra khái quát vùng biển ven bờ và bước đầu mở rộng ra cả vùng biển xa bờ. Nhờ vậy, cho đến nay nước ta đã có được số liệu đánh giá tương đối hoàn chỉnh về tiềm năng nguồn lợi hải sản, khoáng sản, dầu khí trên toàn vùng biển Việt Nam, bao gồm cả vùng biển gần bờ và vùng sâu xa bờ, tiền đề cho việc định hướng nghiên cứu khai thác trên toàn vùng biển. Trong giai đoạn vừa qua, với sự tham gia của trên 40 chuyên gia khoa học biển hàng đầu của cả nước, nước ta đã tiến hành soạn thảo và xuất bản được bộ chuyên khảo “Biển Đông” gồm 4 tập, bộ “Atlas biển Việt Nam và kế cận” gồm 60 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000-2.000.000, tuyển 8 tập các kết quả chủ yếu của chương trình khoa học và công nghệ biển KC-09/01-05, KC-09/06-10. Có thể nói đây như là kết quả hoạt động điều tra khảo sát khái quát vùng biển nước ta từ trước đến nay, tài liệu tổng hợp về

Biển Đông lần đầu tiên được xuất bản ở nước ta, chưa có ở các nước trong khu vực;

- Đã đánh giá đầy đủ hơn đa dạng sinh học biển Việt Nam và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam. Có thể coi đây như những đóng góp mới cho sự hiểu biết, đánh giá tài nguyên môi trường biển, chuẩn bị cơ sở cho việc tiến tới khai thác toàn diện, khai thác theo chiều sâu tiềm năng tài nguyên biển nước ta trong chiến lược quốc gia về biển;

- Đã đánh giá tình trạng môi trường, bước đầu thực hiện dự báo tài nguyên môi trường biển. Các kết quả về dự báo tài nguyên, môi trường biển là một trong những điểm mới rất đáng chú ý của hoạt động

nghiên cứu biển trong giai đoạn vừa qua, thể hiện bước phát triển của hoạt động nghiên cứu biển từ điều tra mô tả, thống kê ban đầu đã chuyển sang nghiên cứu các vấn đề về cơ chế, quy luật biến động của các quá trình biển, tạo thế chủ động trong khai thác, bảo vệ, phòng chống

thiên tai biển; - Đã nghiên cứu cấu trúc địa chất, địa mạo

biển, địa vật lý biển, mở rộng và nâng cao các nghiên cứu chế độ thủy văn, năng lượng... phục vụ xây dựng các công trình và quản lý biển.

- Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu trên biển, phát triển tiềm lực con người.

PV: Được biết, tại hội nghị lần này, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã tổ chức giới thiệu, trưng bày các kết quả nghiên cứu, sản phẩm, hình ảnh, mô hình... liên quan đến biển, vậy ông có thể cho biết những “sản phẩm” đó là gì, thưa ông?

Ông Phan Mãn: Thực hiện chỉ đạo của UBND

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ thuyết minh về những hình ảnh liên quan đến biển, đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 4

tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giới thiệu, trưng bày các kết quả nghiên cứu, sản phẩm, mẫu vật... tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc (Công văn số 4127/UBND-CN, ngày 22/9/2011), Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức đoàn tham gia giới thiệu, trưng bày các hình ảnh, mô hình, kết quả nghiên cứu... liên quan đến biển, cụ thể là:

- Giới thiệu một số hình ảnh hoạt động tại các khu bảo vệ thủy sản Thừa Thiên Huế; Hệ thống Khu Bảo vệ Thủy sản đầm phá ở Thừa Thiên Huế; Hệ thống bảo tồn thủy sản dựa vào cộng đồng tại đầm phá Thừa Thiên Huế; mô hình tổ chức quản lý các khu bảo vệ thủy sản.

- Một số tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa phát hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế; hai tờ châu bản thời Bảo Đại liên quan đến đảo Hoàng Sa; Bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa”...

- Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Thừa Thiên Huế; kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng ven bờ Thừa Thiên Huế; tài liệu dùng cho giảng dạy và học tập: “Nơi gặp gỡ của Đất và Nước”.

- Các ấn phẩm như Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Kỷ yếu đầm phá... của Sở Khoa học và Công nghệ trong đó có những bài viết, hình ảnh liên quan đến biển; kết quả của các đề tài/dự án nghiên cứu về biển và đầm phá ở Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ...

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã bố trí một khu vực riêng để các đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu. Gian trưng bày của tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút sự chú ý của khách tham quan về những kết quả, sản phẩm trên. Trong đó đặc biệt là một số hình ảnh, tư liệu liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, hay mô hình tổ chức quản lý các khu bảo vệ thủy sản (đây là một trong những mô hình được triển khai đầu tiên trong cả nước) rất được các đại biểu quan tâm, trao đổi.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này. ĐT

HỘI NGHỊ GIAO BAN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÝ III/2011

Ngày 19/10/2011, tại UBND thành phố Huế, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội nghị giao ban ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế quý III/2011 nhằm sơ kết hoạt động ngành KH&CN trong 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kế hoạch những tháng còn lại của năm 2011.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực. Công tác tham mưu, tư vấn, hoạt động phát triển nguồn lực KH&CN, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động quản lý công nghệ và an toàn bức xạ hạt nhân, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công tác sở hữu trí tuệ, công tác thông tin KH&CN... đều đạt kế hoạch đề ra. Nổi bật là hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống đã có những thành tựu đáng kể. Các đề tài nghiên cứu khoa học, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động KH&CN cũng như đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác nghiên cứu các đề tài KH&CN; ứng dụng mô hình trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất nông nghiệp, đồng thời giải quyết một số vấn đề phát triển ngành trong thời gian tới.

Hồng Minh

Hội nghị giao ban ngành KH&CN quý III/2011

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5

VAI TRÒ CỦA VÙNG NÚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ THÀNH MỘT TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Theo Kết luận số 48-KL/TW, ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đã xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học và công nghệ (KH&CN)…”. Sau khi Kết luận 48 của Bộ Chính trị được ban hành đã tạo cho chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế một niềm tin đầy phấn khởi. Và cùng với niềm vui đó, để phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đòi hỏi trong giai đoạn tới Thừa Thiên Huế cần có nhiều chính sách đột phá, nhằm phát huy hết tiềm năng cũng như thời cơ từ bên ngoài để cất cánh và hội nhập.

Liên tiếp các năm từ 2009-2011, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hội nghị, hội thảo nhằm quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế với bạn bè trong nước và thế giới với mục đích xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN, là thành phố trực thuộc trung ương. Với tiềm năng sẵn có từ vùng rừng núi xuống trung du, đồng bằng và miền biển, mỗi vùng đều có một vai trò khác nhau, và vùng núi phía Tây của tỉnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm KH&CN.

Tiềm năng thiên nhiên Vùng núi Thừa Thiên Huế là nơi sở hữu Vườn

Quốc gia Bạch Mã nằm giao thoa của hai vùng khí hậu. Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trên vùng đất của huyện Phú Lộc-Nam Đông và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) với diện tích 32.000ha. Đây là khu rừng xanh nguyên sinh nhiệt đới còn lại duy nhất ở Việt Nam. Với đỉnh núi Bạch Mã cao 1.450m là đỉnh núi cao nhất Trường Sơn Bắc, Vườn Quốc gia Bạch Mã có tới 1.286 loài thực vật, 723 loài động vật... cộng thêm những thắng cảnh đẹp như thác Đỗ Quyên cao 300m, thác Bạc cao 20m, vùng Ngũ hồ có mực nước sâu từ 2-3m. Đây thực sự là một địa chỉ thú vị cho những cuộc chơi, thám hiểm, học tập và nghiên cứu của mọi người.

Thừa Thiên Huế có Khu Bảo tồn thiên nhiên

(BTTN) Phong Điền với tổng diện tích tự nhiên là 41.508,7ha, trong đó có 29.032,7ha rừng tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng núi thấp thuộc lưu vực đầu nguồn sông Ô Lâu và nằm trong vùng sinh học quan trọng của miền Trung nên nơi đây có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ rừng đầu nguồn.

Vùng đệm Khu BTTN Phong Điền có tổng diện tích 55.133ha thuộc 9 xã, trong đó có 3 xã huyện Phong Điền là Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân, 6 xã huyện A Lưới là Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn, Hồng Kim, Hồng Hạ và Hồng Thủy. Khu hệ thực vật ở đây mang một số đặc trưng, đó là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật, bao gồm khu hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam-nam Trung Hoa, tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ [Fagaceae], họ Re [Lauraceae]… và các luồng thực vật di cư đến như họ Dầu [Dipterocarpaceae], ngành Thông [Pinophyta], họ Bàng [Combretaceae], Săng lẻ [Lagerstromia spp.], Thung [Tetrameles nudiflora]. Trong tổng số 659 loài có 176 loài cho gỗ, 482 loài cây bao gồm gỗ nhỡ, cây bụi và cây cỏ. Trong 659 loài có 24 loài có trong sách Đỏ Việt Nam như Lông culi [Cymbodium barometz], Hoằng đằng [Dacrydium elatum], Kim giao [Nageia wallichiana], Re hương [Cinamomum Parthenoxylon]… và 5 loài đặc hữu.

Đối với hệ động vật có 44 loài thú trong 7 bộ và 20 họ. Có 19 loài được ghi trong sách Đỏ thế

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 6

giới và 16 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Có 172 loài chim thuộc 13 bộ và 34 họ. Trong đó có 17 loài có tên trong sách Đỏ thế giới và 3 loài đặc hữu cho Việt Nam. Ở đây còn ghi nhận sự hiện diện của loài gà lôi lam mào trắng chỉ xuất hiện ở Khu BTTN Phong Điền và Khu BTTN Đắckrông. Có 53 loài bò sát và 19 loài ếch nhái, 143 loài bướm.

Khu Bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tại huyện A Lưới ngày 27/02/2010 theo Quyết định số 408/QĐ-UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau sự kiện Sao la được phát hiện tại Việt Nam năm 1992, năm 1998 cá thể loài này được các nhà bảo tồn và cán bộ kiểm lâm Thừa Thiên Huế phát hiện tại khu vực xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và lần cuối cùng xảy ra năm 1999 với cá thể Sao la non khoảng vài tháng tuổi tại xã Hương Nguyên (huyện A Lưới). Từ năm 1999-2004, cán bộ kiểm lâm tỉnh cùng các chuyên gia bảo tồn trong và ngoài nước đã xác định vùng này có thông tin Sao la gồm các huyện, thị xã: Phong Điền, A Lưới, Hương Thủy và Hương Trà.

Bên cạnh hạt nhân là Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu BTTN Phong Điền, Khu Bảo tồn Sao la, miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế còn có hệ thống các vệ tinh khác như: suối Voi, suối Tiên, đèo Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng (huyện Phú Lộc), thác A Don, thác Khe Me, khu suối nước nóng Thanh Tân (huyện Phong Điền) cũng đã có một sức hấp dẫn đối với du khách, giới nghiên cứu khoa học liên ngành. Với một tiềm năng lớn về đa dạng sinh học như vậy không những góp phần quan trọng vào việc hình thành bảo tàng thiên nhiên, mà còn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học như y dược học cổ truyền, sinh học, nông lâm kết hợp, du lịch địa lý nhân văn, kinh tế, trang trại.

Tiềm năng về thủy điện Theo quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 và có xét đến năm 2015, để đáp ứng nhu cầu đủ điện phục vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và góp phần hòa vào mạng lưới điện quốc gia thì các công trình thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, Thượng Nhật, Thượng Lộ, A Roàng, Hồng Hạ, Tà Lương, Tả Trạch, A Lin, Sông Bồ, Hồng Thủy... đã, đang và sẽ thi công. Điều này chứng tỏ rằng vùng núi Thừa Thiên Huế đang có một tiềm lực rất lớn về năng lượng, điều mà không phải tỉnh nào cũng có được. Vì đây là nơi có trữ lượng nước dồi dào bởi hệ thống hàng trăm khe, suối, ao, hồ tự nhiên. Nơi đây còn là thượng nguồn của các sông chính trong khu vực của tỉnh như sông Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Bồ, A Sáp, Bù Lu, Ô Lâu, sông Truồi… Đây còn là nơi tập trung các hồ thủy lợi lớn như hồ Truồi, hồ Hòa Mỹ, hồ Bình Điền. Thuận lợi về mặt nước và lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy đã hình thành nên các nhà máy thủy điện lớn như Bình Điền, Hương Điền, A Lưới, A Lin.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, đến hết tháng 5/2009, trên địa bàn tỉnh có 14 dự án thủy điện vừa và nhỏ được cấp giấy phép xây dựng hoặc được phép nghiên cứu đầu tư, với công suất 437,7MW, giá trị đầu tư trên 8,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, một số dự án đã hoàn thành hoặc đang được khởi công xây dựng như: Cuối năm 2008, tổ máy đầu tiên của nhà máy thủy điện Bình Điền đã chính thức phát điện, đánh dấu sự khởi đầu của ngành công nghiệp thủy điện trên đất Thừa Thiên Huế. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1000 tỷ đồng gồm 2 tổ máy, công suất thiết kế 44MW, phát điện với sản lượng hằng năm khoảng 20 triệu KWh. Nhà máy thủy điện Hương Điền với công suất lắp máy 81MW (3 tổ máy), khi phát điện sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện bình quân một năm 305,4 triệu KWh. Công trình thủy điện A Lưới được xây dựng gồm 2 tổ máy, công suất lắp máy 170MW,

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

7

sản lượng điện sản xuất trung bình là 686,5 triệu KWh, tổng mức đầu tư là 3.234,7 tỷ đồng. Nhà máy thủy điện Thượng Lộ, vị trí tại xã Thượng Lộ và xã Hương Hữu (Nam Đông), với công suất lắp máy 7,5MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 29,41 triệu KWh. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 181 tỷ đồng, dự kiến sẽ phát điện vào năm 2011; thủy điện A Roàng dự kiến công suất lắp máy 10MW, vốn đầu tư 6 tỷ đồng; thủy điện Hồng Hạ dự kiến công suất lắp máy 3MW; thủy điện Thượng Nhật dự kiến công suất lắp máy 7MW; thủy điện Sông Bồ dự kiến lắp máy 7MW.

Qua những con số nói trên về thủy điện cho thấy, để có được một trung tâm KH&CN bền vững thì vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng là cần thiết và hệ thống thủy điện ở vùng núi Thừa Thiên Huế đã đảm nhận vai trò tích cực đó.

Tiềm năng về giao thông vận tải Với hai huyện miền núi là Nam Đông và A

Lưới cùng với vùng núi của một số huyện, thị xã như Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà và Phong Điền thì việc giao thương buôn bán với miền xuôi đã có từ trước và họ đã biết tận dụng những con đường rừng để phục vụ giao thương. Sau này, trong thời kháng chiến chống Mỹ nhiều tuyến đường trên địa bàn này được mở ra như đường 559, đường B45A, đường 72-14B, đường 74-14... đã góp phần làm nên những chiến thắng anh hùng. Giờ đây, trên nền những con đường đó, những quốc lộ mới được hình thành như đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện A Lưới với chiều dài gần 100km, quốc lộ 49 nối A Lưới đến Huế và Thuận An, có 2 cửa khẩu quốc gia là Hồng Vân-Cu Tai, A Đớt-Tà Vàng nối với nước bạn Lào. Từ ngã ba La Sơn lên huyện Nam Đông với đường đã được khai thông rút ngắn khoảng cách từ Nam Đông về Huế và ngược lại. Đường 49 từ Huế đi A Lưới cũng được các đơn vị thi công mở rộng làn đường, làm lại hệ thống cầu cống, mở khúc cua nguy hiểm, chống sạt lở vào

mùa mưa lũ và đặc biệt rút ngắn khoảng cách từ A Lưới đi Huế đồng thời mở rộng giao lưu với nước bạn Lào qua hai cửa khẩu nói trên.

Và mới đây, vào tháng 8/2011, tại địa bàn xã A Roàng, huyện A Lưới, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường quốc phòng-kinh tế Nam Đông-A Lưới (đường 74) giai đoạn 2. Công trình xây dựng đường quốc phòng-kinh tế thuộc tỉnh lộ 74 của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2 có chiều dài hơn 34km nối liền hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư với tổng ngân sách cho dự án hơn 535 tỷ đồng.

Công trình đường 74 hoàn thành sẽ nối liền khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với đường Hồ Chí Minh và cửa khẩu Lao Bảo qua nước bạn Lào, xóa thế độc đạo và chia cắt lâu nay; đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân Thừa Thiên Huế nói chung và của đồng bào hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới nói riêng. Khi hoàn thành đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình đường Nam Đông-A Lưới được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m. Kết cấu mặt đường gồm bê tông xi măng M330, dày 24cm ở những đoạn có mực nước ngầm cao, ẩm thấp, nơi có độ dốc trên 8%, rải bê tông nhựa những đoạn đường còn lại. Trên tuyến còn có 12 cầu, cống, gồm 10 cống nhỏ, 2 cầu lớn kết cấu cầu vĩnh cữu bằng cốt thép và bê tông dự ứng lực.

Thừa Thiên Huế được xác định là địa phương được hưởng lợi từ tuyến hành lang kinh tế Đông Tây cho nên các nước trong khu vực sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thì khi đó với hệ thống giao thông sẵn có ở miền núi, Thừa Thiên Huế sẽ thuận lợi hơn trong vấn đề hội nhập

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 8

và là nơi trung chuyển hàng hóa cho vùng đông bắc Thái Lan, nam Lào qua A Lưới, về Huế, xuống Thuận An và Chân Mây.

Du lịch vùng núi, một tiềm năng đầy hứa hẹn Năm 1991, du lịch vùng núi ở Thừa Thiên

Huế mới hoạt động trở lại khi sự kiện Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập theo Quyết định số 214/CP của Chính phủ. Kể từ khi có quyết định này đến nay, khu rừng Bạch Mã đã được hồi sinh theo chiều hướng tích cực, việc quản lý bảo vệ và khai thác du lịch sinh thái đã có nhiều hiệu quả đáng ghi nhận. Vườn quốc gia này đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy nhịp độ khai thác các tiềm năng du lịch khác từ vùng núi Thừa Thiên Huế. Riêng ở hai huyện vùng núi cao Nam Đông và A Lưới trong những năm gần đây được nhiều người biết đến nhờ sự quảng bá về du lịch sinh thái vốn là thế mạnh của hai huyện này. Ở Nam Đông, có thể kể một vài nét đặc thù của du lịch sinh thái. Hệ thống các thác nước đẹp như thác Mơ, thác Trượt (xã Hương Phú), thác Ka Giang (xã Thượng Lộ), đập Tràn, thác Trời (xã Hương Giang), thác Khe Mó (xã Thượng Quảng)... đã được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, nhà nghỉ... Nhiều dự án du lịch được các nhà đầu tư ở Huế cùng phối hợp với địa phương xây dựng. Còn với A Lưới, đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch được nhắc đến và du lịch A Lưới đã có tên trong lộ trình di sản miền Trung; là điểm đến của khách tham quan khi nhắc đến con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Về du lịch ẩm thực, vùng núi Thừa Thiên Huế đã cho ra những món ăn lạ mắt và ngon miệng, bởi lẽ, chủ nhân của những sản phẩm du lịch ẩm thực này chính là những nghệ nhân Tà Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều. Nguồn nguyên liệu của những món ăn, thức uống ở đây được lấy từ rừng, vườn nhà, sông suối, ao hồ. Với các món

ăn thức uống tiêu biểu: cháo thập cẩm, bánh sừng, cơm lam, kleang, bánh nếp lá mây. Về du lịch mua sắm, vùng núi Thừa Thiên Huế rất đa dạng và phong phú sản phẩm truyền thống; những tấm vải dzèng với những nét hoa văn tiêu biểu nhất của tộc người Tà Ôi... Thêm nữa còn có những chiếc khèn, chiếc tù và sừng trâu hoặc những chiếc tẩu, cái trống, cái nỏ... mật ong nguyên chất hoặc những giỏ lan rừng, cây cảnh khi trở lại miền xuôi.

Ngoài ra, nói đến làng nghề ở vùng núi Thừa Thiên Huế, có thể kể về những làng nghề chuyên dệt vải dzèng, đan lát, làm nhạc cụ và làm các vật dụng khác. Hiện nay, ở hai huyện Nam Đông và A Lưới các cấp chính quyền địa phương và người dân đã khôi phục và phát huy các làng nghề nhằm nâng cao đời sống và phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, ở Nam Đông, A Lưới, làng nghề và nghệ nhân truyền nghề còn rất nhiều và tiềm năng rất lớn. Các nghề như làm ống tẩu, đan lát là những nghề truyền thống được làm ở các xã như: Nhâm, Hồng Thái, A Ngo (A Lưới), Thượng Nhật, Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Lộ, Hương Hữu (Nam Đông).

Với những tiềm năng nêu trên là sẵn có của vùng núi Thừa Thiên Huế, trong một chừng mực nào đó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN trong thời gian tới. Điều quan trọng hơn cả là chủ nhân của những tiềm năng đó phải biết làm thế nào để có sự hòa hợp giữa môi trường tự nhiên và xã hội. Để miền núi thực sự là động lực cho tỉnh Thừa Thiên Huế khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương và trung tâm KH&CN thì ngay từ bây giờ cần đầu tư cho tiềm năng về nhân lực bởi vì đây là vùng dân tộc thiểu số chiếm gần 5% dân số toàn tỉnh.

Trần Nguyễn Khánh Phong

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC CÓ GIÁ TRỊ TỪ NUÔI CẤY TẾ BÀO THỰC VẬT

Đó là tên cụm công trình của Trường Đại học Khoa học Huế đã đạt giải B Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ II năm 2011. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu những kết quả chính của cụm công trình mà các tác giả đã đưa vào trong các lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Cụm công trình “Nghiên cứu khả năng tích lũy một số hoạt chất sinh học có giá trị từ nuôi cấy tế bào thực vật” bao gồm các công trình: “Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance)-một loài thảo dược quý”; “Nghiên cứu tách chiết glycoalkaloid toàn phần từ callus của cà gai leo (Solanum hainanense Hance)”; “Tách chiết một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ tế bào dịch huyền phù của cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) nuôi cấy trong hệ lên men”; “Nghiên cứu khả năng tích lũy asiaticoside từ tế bào dịch huyền phù của cây rau má (Centella asiatica L.)”.

Tổng quan về cụm công trình Thực vật là nguồn cung cấp phong phú các

hợp chất tự nhiên dùng làm dược phẩm hoặc phụ gia thực phẩm có giá trị. Những sản phẩm này được biết như là các chất trao đổi thứ cấp, thường được hình thành với một lượng rất nhỏ trong cây và chức năng trao đổi chất chưa được biết đầy đủ.

Chúng được xem là sản phẩm của các phản ứng hóa học của thực vật với môi trường hoặc là sự bảo vệ hóa học chống lại vi sinh vật và động vật. Những nghiên cứu về các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thực vật đã phát triển từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Trong những năm gần đây, việc khai thác nguồn dược liệu tự nhiên từ thực vật đang trở thành một vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu và chúng

ngày càng được thương mại hóa nhiều hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay là nơi sống tự nhiên của các loài cây thuốc đang bị biến mất nhanh chóng do sự biến động của điều kiện môi trường và địa lý, cũng như sự khai thác bừa bãi của con người. Như vậy, rất khó có đủ nguyên liệu để tách chiết các hoạt chất thứ cấp có hoạt tính sinh học dùng trong bào chế dược phẩm. Điều này buộc các nhà khoa học cần phải tính đến tiềm năng của kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật như một sự thay thế để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi cấy tế bào thực vật là một phương thức hiệu quả trong sản xuất các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học (hoạt chất sinh học) hoặc các chất chuyển hóa của chúng. Ưu điểm của nuôi cấy tế bào thực vật là có thể cung cấp liên tục nguồn nguyên liệu dồi dào để tách chiết ở quy mô công nghiệp các hoạt chất mà không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Cây nghệ đen

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 10

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng các hoạt chất sinh học tích lũy trong tế bào thường cao hơn nhiều lần so với cơ quan tích lũy của chúng ở cây ngoài tự nhiên. Đến nay, người ta đã thành công trong sản xuất rất nhiều loại hợp chất có giá trị theo phương thức này như anthraquinone ở cây Rubia akane, ginsenoside ở các loài thuộc chi Panax, vincristine ở cây Catharanthus roseus, berberin ở cây Coscinium fenustratum, taxol ở các loài thuộc chi Taxus, diosgenin ở cây Dioscorea doryophora, scopolamine và hyoscyamine ở cây Scopolia japonica…

Cụm công trình này tập trung nghiên cứu khả năng tích lũy các hoạt chất sinh học chính từ nuôi cấy tế bào của 3 loài cây thuốc có giá trị là cà gai leo, nghệ đen và rau má. Kết quả nghiên cứu của cụm công trình có thể làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh quy trình sản xuất các chất nói trên từ tế bào nuôi cấy in vitro trên quy mô lớn sau này.

Đối tượng nghiên cứu của cụm công trình này bao gồm: Cà gai leo (Solanum hainanense Hance) còn gọi là cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na), có tên khoa học khác là Solanum procumben Lour thuộc họ Cà (Solanaceae). Đây là một cây thuốc quý, phân bố nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc, rễ của chúng thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh phong thấp, đau nhức xương, ho, rắn cắn… Gần đây, nhiều tác dụng dược lý của cà gai leo đã được phát hiện như chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, ức chế sự tạo thành xơ gan, đồng thời có tác dụng tốt trên các chỉ thị virus viêm gan B. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo còn có tác dụng chống ung thư... Năm 2001, Viện Dược liệu Việt Nam đã bào chế thành công thuốc Haina từ cà gai leo và đã thử nghiệm trên lâm sàng cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B. Thành phần chính của cà gai leo là glycoalkaloid (solasodine), đây là hoạt chất kháng viêm và bảo vệ gan quan trọng do chúng có

tác dụng ức chế sinh tổng hợp collagen và hạn chế sự tạo thành xơ ở một số tổ chức mô liên kết. Ngoài ra, glycoalkaloid còn có tác dụng hạn chế sự phát triển khối u, làm bất hoạt các virus gây bệnh mụn giộp ở người như Herpes simplex, Herpes zoster và Herpes genitalis, bảo vệ chuột chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn Salmonella typhimurium, giảm lượng cholesterol trong máu… Rễ cây cà gai leo là nơi tích lũy chủ yếu glycoalkaloid, tuy nhiên chúng có hàm lượng thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thu hái trong tự nhiên.

Nghệ đen còn gọi là nga truật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có nguồn gốc từ đông bắc Ấn Độ, được trồng ở khắp khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, và Madagasca. Thân rễ (củ) của cây nghệ đen có chứa các hoạt chất sinh học chủ yếu là curcumin, terpenoid và tinh dầu. Curcumin có tác dụng chống đông máu và hạ huyết áp, sodium curcuminate đối kháng với các chất gây co thắt như nicotin, bachlorid nên có tác dụng chống co thắt ruột; curcuminoid và sesquiterpen là những chất ức chế sự hình thành TNF-α của đại thực bào đã được hoạt hóa, do đó có tác dụng chống viêm nhiễm; curcumin còn là một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào. Curcumin cũng chống được sự phát sinh khối u và một số dạng ung thư ở chuột như ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng kháng khuẩn, chẳng hạn như kháng Staphylococcus aureus, Salmonella paratyphi, và Mycobacterium tuberculosis. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tinh dầu nghệ đen cũng có tác dụng kháng khuẩn và kháng đột biến rất tốt. Bên cạnh đó, polysaccharide của củ nghệ ức chế hiệu quả sinh trưởng của các bướu thịt (sarcoma 180) được cấy dưới da của chuột, ngăn cản đột biến nhiễm sắc thể, có hoạt tính kích thích đại thực bào và anticlastogenic.

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

11

Rau má là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), thường mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ mương, thung lũng thuộc những vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ… Rau má có nhiều thành phần hóa học quan trọng, nhất là nhóm triterpenoid chứa asiaticoside và madecassoside. Asiaticoside có tác dụng trong việc chống suy nhược cơ thể, liền vết bỏng và vết thương ở niêm mạc da, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển và tái tạo mô làm lành vết thương. Dịch chiết rau má có hiệu quả lâm sàng trên bệnh xơ cứng bì hệ thống, sự hình thành vết sẹo không bình thường và sẹo lồi. Mặc dù có nhiều công dụng nhưng hàm lượng asiaticoside trong rau má không đáng kể, và từ trước đến nay rau má vẫn được khai thác chủ yếu từ nguồn tự nhiên với sản lượng có hạn.

Nội dung nghiên cứu của cụm công trình là nhân giống in vitro các cây cà gai leo, nghệ đen và rau má; khảo sát loại mẫu vật nuôi cấy thích hợp; xác định thành phần môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy tối ưu. Nuôi cấy mô callus của các cây in vitro nói trên bao gồm khảo sát loại mẫu vật nuôi cấy thích hợp; xác định thành phần môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy tối ưu. Thiết lập nuôi cấy tế bào huyền phù từ mô callus: khảo sát loại mô callus thích hợp; xác định thành phần môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy tối ưu. Khảo sát khả năng tích lũy các hoạt chất sinh học trong mô callus và tế bào huyền phù như: glycoalkaloid (solasodine) ở cà gai leo; curcumin, tinh dầu, sesquiterpene, polysaccharide và các enzyme chống oxy hóa ở nghệ đen; và asiaticoside ở rau má; xây dựng đường cong sinh trưởng của mô callus và tế bào; khảo sát sự tích lũy các hoạt chất sinh học trong quá trình sinh trưởng của mô callus và tế bào; khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy lên khả năng tích lũy hoạt chất sinh học; phân tích một số hoạt tính của các chất nói trên

như khả năng kháng khuẩn của tinh dầu nghệ đen, hoạt tính của một số enzyme chống oxy hóa của nghệ đen, khả năng ức chế collagenase của glycoalkaloid…

Kết quả đạt được Trước hết là nhân giống in vitro thành công

cây cà gai leo, nghệ đen và rau má. Đối với cà gai leo: đoạn thân mang chồi nách được nuôi cấy trên môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog 1962) có bổ sung 3% sucrose, 0,8% agar và 0,7mg/l BAP để kéo dài chồi. Sau khi chồi đạt kích thước 3-4cm, nó được tạo rễ trên môi trường MS + 3% sucrose + 0,8% agar + 0,5mg/l IBA để phát triển thành cây in vitro hoàn chỉnh. Nghệ đen: cảm ứng phát triển chồi từ chồi mầm của thân rễ trên môi trường MS + 2% sucrose + 0,5% agar + 20% nước dừa (CW) + 3mg/l BA. Chồi in vitro sau đó được cấy chuyển trên môi trường MS + 2% sucrose + 0,5% agar + 20%CW + 3mg/l BA + 0,5mg/l IBA để phát triển thành cụm chồi. Các chồi dài 3-4cm từ cụm chồi được chuyển sang môi trường MS + 2% sucrose + 0, 8% agar + 20% nước dừa + 2mg/l NAA để tạo rễ và phát triển thành cây hoàn chỉnh. Rau má: cuống lá rau má được nuôi cấy trên môi trường MS + 3% sucrose + 0,8% agar + 2 mg/l BAP + 1mg/l NAA để phát triển cụm chồi. Các chồi in vitro 3-4cm được chuyển sang môi trường MS + 3% sucrose + 0,8% agar + 1mg/l BAP để tạo rễ và phát triển thành cây hoàn chỉnh. Điều kiện nuôi cấy in vitro cho 3 loài thực vật trên với cường độ chiếu sáng 2000-3000lux, thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày.

Thứ hai, thiết lập được hệ thống nuôi cấy tế bào huyền phù thích hợp cho 3 loài thảo dược nói trên. Cà gai leo: đoạn thân của cây in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS + 3% sucrose + 0,1mg/l BAP + 1mg/l 2, 4-D để tạo callus. Thiết lập nuôi cấy tế bào huyền phù bằng cách lấy 3g callus nuôi trong bình tam giác 250ml chứa 50ml môi trường của callus nhưng không bổ sung agar, tốc độ lắc 120 vòng/phút. Nuôi cấy thu sinh khối

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 12

tế bào trên cùng môi trường huyền phù nhưng lượng sucrose tăng lên 4%, tốc độ lắc 150 vòng/phút với cỡ mẫu 20ml của lần nuôi cấy trước đó. Sau 4 tuần, thu được 18,47g tế bào. Rau má: cuống lá rau má được nuôi cấy trên môi trường MS + 2% sucrose + 0,8%agar + 1mg/L NAA + 1mg/L BAP để sản xuất callus. Thiết lập nuôi cấy tế bào huyền phù bằng cách lấy 2g callus cho vào bình tam giác 250ml chứa 50ml của cùng môi trường nhưng không có agar, lượng sucrose tăng lên 3%, tốc độ lắc 100 vòng/phút. Sau 24 ngày, thu được sinh khối cực đại là 9,03g, với cỡ mẫu ban đầu là 3g tế bào, ở tốc độ lắc 120 vòng/phút. Nghệ đen: Callus nghệ đen được tạo thành từ gốc lá của cây in vitro trên môi trường MS + 2% sucrose + 0,8% agar + 3mg/L BAP + 3mg/L 2,4-D. Nuôi cấy tế bào dịch huyền phù nghệ đen được thiết lập bằng cách chuyển 3g callus vào bình tam giác loại 250ml chứa 50ml môi trường tạo callus không có agar và lắc ở 100 vòng/phút trong các điều kiện nuôi cấy tương tự. Các tế bào thu từ nuôi cấy lắc 12 ngày tuổi được chuyển vào bioreactor có cánh khuấy loại 10l chứa cùng loại môi trường để sản xuất sinh khối tế bào. Sinh khối tế bào đạt cực đại là 68,46g/l sau 14 ngày nuôi cấy với cỡ mẫu ban đầu là 100g tế bào, tốc độ khuấy 150 vòng/phút và tốc độ sục khí 2,5l/phút. Điều kiện nuôi cấy in vitro tế bào của 3 loài thực vật trên tương tự như nhân giống in vitro nhưng cường độ chiếu sáng thấp hơn (khoảng 500lux).

Thứ ba, xác định sự tích lũy của các hoạt chất sinh học quan trọng trong các loại tế bào nuôi cấy bằng HPLC. Hàm lượng glycoalkaloid của callus 10 tuần tuổi đạt 188,65 mg/g. Hàm lượng solasodine trong tế bào 4 tuần tuổi đạt 121,01mg/g cao hơn rễ cây tự nhiên 1 năm tuổi (20,52mg/g) khoảng 6 lần. Hàm lượng asiaticoside trong callus rau má 5 tuần tuổi khoảng 0,31% khối lượng khô. Hàm lượng asiaticoside của tế bào 24 ngày tuổi đạt 45,35mg/g khối lượng khô cao hơn ở cây tự

nhiên (10,55mg/g) 4,5 lần. Hàm lượng curcumin trong tế bào nghệ đen 14 ngày tuổi đạt 1,16% khối lượng khô, trong khi đó curcumin của củ nghệ đen tự nhiên 1 năm tuổi chỉ đạt 0,43% kém khoảng 2,7 lần. Phân tích định tính cho thấy nhóm sesquiterpenoid đã được tích lũy trong tế bào nuôi cấy. Polysaccharide của tế bào 10 ngày tuổi chiếm 6,55% khối lượng khô. Tinh dầu của tế bào 14 ngày tuổi chiếm 1,78% khối lượng khô.

Đóng góp mới của cụm công trình Các kết quả đầu tiên trên thế giới tại thời

điểm công bố: Nhân giống in vitro cây nghệ đen; nuôi cấy tế bào huyền phù của nghệ đen và cà gai leo; xác định sự tích lũy của các hoạt chất sinh học quan trọng trong mô callus và tế bào của nghệ đen (curcumin, tinh dầu, sesquiter-pene, polysaccharide và các enzyme chống oxy hóa) và cà gai leo (glycoalkaloid, solasodine). Các kết quả có kế thừa nhưng đã được phát triển hoàn thiện hơn: Nhân giống in vitro cây cà gai leo và cây rau má; nuôi cấy tế bào huyền phù của rau má; xác định sự tích lũy của asiaticoside trong tế bào rau má. Cụm công trình được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế (thuộc ISI, SCI hoặc SCIE), trên các tạp chí khoa học và hội nghị khoa học quốc gia.

Cụm công trình đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và khoa học và công nghệ rất lớn. Đây là hướng nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng cao trong việc khai thác nguồn dược liệu phong phú ở nước ta góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các kết quả của đề tài đóng góp vào sự phát triển của hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong sản xuất các hợp chất thứ cấp dùng làm dược phẩm ở Việt Nam, và bổ sung vào danh mục các loài thực vật đã được nuôi cấy in vitro thành công ở các mức độ cấu trúc khác nhau (tế bào, callus hoặc cây hoàn chỉnh) trên thế giới.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Lộc

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

13

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUNG TỐI ƯU CHO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM GỐM PHƯỚC TÍCH(1) I. Mở đầu Đối với nghề gốm, khâu nung sản phẩm là một

khâu rất quan trọng trong quy trình sản xuất. Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm.. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò. Trước đây người thợ gốm Việt Nam chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn.

1. Giới thiệu về một số lò nung Lò ếch: Là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một

cách phổ biến ở khắp mọi nơi, hiện nay mất hết dấu tích nhưng qua các nguồn tư liệu gián tiếp vẫn có thể hình dung được lò có hình dáng giống như một con ếch dài khoảng 7m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3-4m, cửa lò rộng khoảng 1,2m, cao 1m. Đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lò cao khoảng từ 2m đến 2,7m. Bên hông lò có một cửa ngách rộng 1m, cao 1,2m phục vụ cho việc chồng lò và dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói thẳng đứng cao 3-3,5m. Trong mỗi bầu lò người ta chia thành 5 khu vực xếp sản phẩm là: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt. Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép lại.

Lò đàn: Xuất hiện vào giữa thế kỷ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9m, rộng 2,5m, cao 2,6m được chia thành 10 bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9m, cao lm. Bích thứ 10 gọi là bích đậu thông với buồng thu

khói qua 3 cửa hẹp. Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như bằng phẳng còn mặt trên hình vòng khum. Hai bên cật lò từ bích thứ 2 đến bích thứ 9 người ta dấu mở hai cửa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2m gọi là các lỗ giòi để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ đậu (lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được 1.250-1.300°C.

Lò bầu, hay lò rồng: Lò bầu có dạng hình ống nghiêng, lò được xây trên địa hình có độ dốc từ 15-25 độ. Lò được ngăn ra thành từng căn hay được gọi là bao hoặc bầu thường có khoảng 10-20 bao. Chiều dài lò thay đổi tùy thuộc vào số bao, chiều rộng thường từ 6-8m. Kích thước mỗi bao thường là cao 2-2,25m, dài 2-2,3m. Giữa các bao được ngăn cách bằng một vách, phía dưới sát nền lò có những lổ nhỏ (kích thước 10x20cm, 32 lổ đồi với lò có chiều rộng 8m) thông với bao trên gọi là răng lửa. Khí thải và hơi nóng theo răng lửa thoát lên các bao bên trên. Đầu thấp là nơi có bầu lửa, xuất phát chụm lửa và dần dần đốt lên các bao trên. Bầu lửa (bao đầu tiên) còn gọi là căn bầu dùng để đốt củi xông làm nóng lò và làm khô sản phẩm, không chất sản phẩm, bao thứ 1 cũng không thể nung sản phẩm do chất lượng sản phẩm kém, tỷ lệ loại bỏ cao, chỉ có thể dùng nung gạch. Sản phẩm được xấp từ ngăn thứ 2 trở lên. Mỗi bao đều có cửa lò ở 2 bên khi xếp sản phẩm xong và bắt đầu giai đoạn nung được bít kín chỉ chừa 2 lỗ nhỏ: một dùng để đưa nhiên liệu vào và một gọi là mắt lửa dùng để kiểm tra nhiệt bên trong lò và xem độ chảy của men để xác định kết thúc quá trình đốt. Đốt lần lượt từ căn bầu (xông) thường 18-24, căn 1 khoảng 1-2,5 giờ, lần lượt từ căn 2,3… mỗi căn khoảng 3-4 giờ tùy loại sản phẩm.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 14

Đây là loại lò có nguồn đốt di động, sản phẩm cố định hoạt động theo nguyên tắc lửa đảo. Thành và vòm lò được xây bằng vật liệu chịu lửa. Khói và nhiệt được dẫn từ bao trước qua răng lửa đi thẳng lên trên vòm lò và quặt xuống nền lò. Khi trong bao trước được nung ở nhiệt độ cao thì ở bao sau đang ở giai đoạn nâng nhiệt độ, bao kế tiếp đang ở giai đoạn nâng nhiệt độ, bao kế tiếp đang ở giai đoạn sấy.

Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 5m rộng 0,9m, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1.250°C.

Nhóm lò hiện đại: Các lò hiện đại thường có lớp cách nhiệt dạng bông hoặc sợi rất tốt, lò có kết cấu kín và rất bền nhiệt cho phép tiết kiệm nhiên liệu và tiết kiệm thời gian nung. Nhiệt của khí thải được tận dụng để đốt nóng không khí cho quá trình nung.

Lò tuynen: Có dạng đường hầm thẳng, có chế độ làm việc liên tục, sử dụng các dạng nhiên liệu khác nhau. Sản phẩm nung được đặt trên các toa xe goong chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của khí nóng. Lò có kích cỡ rất khác nhau, dài từ 25-150m… Lò có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí làm nhiệt độ lò không đồng đều. Lò được chia làm 3 vùng: vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội. Không khí lạnh dần được đốt nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm và chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy. Không khí nóng được chuyển sang vùng đốt nóng sấy khô sản phẩm mộc và đốt nóng dần chúng lên trước khi chuyển sang vùng nung. Khói lò được thải ra ngoài qua ống khói nhờ quạt hút. Sự tuần hoàn của khí thải cho phép tạo ra

chế độ nhiệt và chế độ ẩm dịu hơn, làm cho nhiệt độ đồng đều trên diện tích lò, giảm tác động có hại của không khí lạnh lọt vào.

Tính năng kỹ thuật của lò tuynen: sử dụng nhiên liệu dầu, gas, có thể sử dụng than đá; là sản phẩm di động, nhiệt cố định, dòng khí chuyển động ngược chiều sản phẩm; kiểm tra nhiệt độ lò nung bằng can nhiệt, có thể cài đặt nhiệt theo yêu cầu; chế độ lò đốt liên tục; khí thải thoát qua ống nhờ quạt hút.

Lò gas con thoi: Là lò được sử dụng để nung những sản phẩm có kích thước nhỏ, không có độ dày lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Công đoạn xấp dỡ được thực hiện ở ngoài lò trên các vagông rất thuận tiện, mặt bằng lò có dạng hình chữ nhật. Kết cấu lò vagông lò tương tự như vagông lò tuynen, độ kín khí của lò được đảm bảo nhờ kết cấu nối giữa các vagông và hệ van cát giữa thành vagông và tường dọc lò. Bán thành phẩm được xếp lên vagông nung ở ngoài lò và được đưa vào lò qua cửa đóng mở từ hai phía, cửa có lớp gạch hoặc bông chịu lửa và lớp cách nhiệt đảm bảo độ kín khí cho lò. Vòm lò là khoảng không vượt ra ngoài giới hạn của tường lò do có tường chắn lửa cản lại theo hướng nằm ngang hoặc hệ thống cấp nhiên liệu được hướng thẳng lên vòm lò. Khói lò sau quá trình nung qua rãnh hút khí thải bên tường hông vào kênh dẫn qua kênh khí thải ra ống khói. Đặc tính kỹ thuật của lò gas: Nhiên liệu sử

dụng là gas với hệ thống nhiệt cưỡng bức, nhiệt độ được cài đặt và có hệ thống ngắt nhiệt tự động. Sản phẩm cố định, nhiệt được nâng dần lên chuyển từ chế độ sấy sang chế độ nung. Thời gian nung sản phẩm nhanh 12-24 giờ. Chế độ đốt lò gián đoạn.

2. Nhiên liệu và chồng lò Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ,

tre, nứa để đốt lò, về sau người ta dùng kết hợp rơm rạ với các loại “củi phác” và “củi bửa” và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

15

nhiên liệu chính cho các loại lò gốm. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò.

Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kỹ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay. Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tùy theo sản phẩm và hình dáng kích cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi dành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao nung đều được chèn các viên than.

3. Đốt lò Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò

bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người “thợ cả” có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò.

Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại, sau đó tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả (phường trưởng) bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã chín. Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh. Khi sản phẩm trong bích đậu đã sắp chín thì người thợ cả quyết định ném dồn dập trong vòng nửa tiếng khoảng 9-10 bó củi bửa qua lỗ đậu rồi kết thúc việc tiếp củi. Trong phường đốt lò, người phường trưởng phụ trách chung về kỹ thuật, hai người thợ đốt ở cửa lò (đốt dưới), bốn người chuyên ném củi bửa qua các lỗ giòi (đốt trên). Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò. Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản

hơn nhiều vì khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu. Thế nhưng do đặc điểm của lò, người thợ đốt lò dù có dầy dạn kinh nghiệm cũng rất khó có thể làm chủ được ngọn lửa, đây thực sự là vấn đề khó khăn nhất trong khâu kỹ thuật. Người ta dùng gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi, lửa cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong lò cháy hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.

Đối với lò gas thì việc xếp lò và nung lò trở nên đơn giản, tỉ lệ khuyết tật của sản phẩm cũng ít hơn vì vậy đây là loại lò được sử dụng rộng rãi

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 16

trong các xưởng gốm ngày nay. Khi sử dụng lò gas chúng ta không cần dùng bao nung để bảo vệ sản phẩm. Sản phẩm được sắp xếp bên ngoài lò trên những tấm vỉ kê và trụ kê được làm bằng vật liệu chịu lửa, sau khi đã xếp đầy sản phẩm chúng ta mới đẩy phần đáy lò chứa sản phẩm này vào trong lò và đóng cửa lò lại. Trong quá trình xếp lò, phải tính toán sao cho tiết kiệm được diện tích tăng hiệu quả kinh tế nhưng phải bảo đảm khoảng không cho nguồn nhiệt lưu thông đồng đều khắp trong lò.

Bởi vì lò gas được thiết kế hiện đại nên nguồn khí đốt được chúng ta điều chỉnh bằng van điều áp và các van đóng mở bếp phun. Tùy theo loại sản phẩm mà chúng ta điều chỉnh thời gian và nhiệt độ cho thích hợp. Tuy nhiên, việc làm chủ hoàn toàn quy trình nung không phải là một công việc dễ dàng, trước tiên, chúng ta phải nắm vững tính chất của xương gốm, của men màu để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Người thợ đốt lò luôn có một sổ theo dõi quá trình nung của từng mẻ lò, để thường xuyên đối chiếu, điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho những lần nung sau.

II. Quy trình nung tối ưu cho các nhóm sản phẩm

Với điều kiện hiện nay của làng gốm Phước Tích, việc đốt lò có điều kiện rất thuận lợi, đó là vừa có lò nung gas hiện đại và vừa có lò nung củi cổ truyền để có thể nung những nhóm sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn trong vấn đề này. Đối với nhóm sản phẩm gốm sứ cổ truyền, vì

được tạo hình bằng tay trên bàn xoay, nên sản phẩm có thành rất dày, phối liệu đất và không được nghiền trộn kỹ nên đòi hỏi khi nung phải có một quy trình thích hợp mới hạn chế được tỉ lệ phế phẩm. Với dòng sản phẩm này nung bằng lò nung cổ truyền thì sẽ cho ra được màu sắc và chất bề mặt phù hợp với kiểu dáng và phong cách của nó.

Công đoạn nung đốt là công đoạn tiêu hao

năng lượng chủ yếu. Quá trình nung gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn sấy: Trước khi nung, sản phẩm được sấy từ 1 đến 5 giờ, tùy thuộc vào kích cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm có kích cỡ lớn phải được sấy lâu hơn để tránh bị nứt trong khi nung. Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 2000C. Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200-12000C): Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt trong khoảng thời gian từ 8-12 giờ. Thời gian bảo ôn là 60 phút. Quá trình nung đốt lò thủ công được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt của các thợ lò. Quá trình cháy trong lò là một quá trình tự nhiên, nhiệt độ nung phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của củi đốt và kết cấu kỹ thuật của lò nung. Giai đoạn làm nguội: Quá trình làm nguội là một quá trình tự nhiên, thời gian từ khi chồng lò đến khi ra lò phải mất từ 4-5 ngày tùy theo sản phẩm nung đốt lớn hay nhỏ. Trong quá trình dỡ lò, vì sản phẩm và nhiên liệu được xếp chồng xen kẽ nên đây cũng là một khâu rất nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động do bụi than và hơi nóng.

Tuy lò nung gốm cổ truyền là một giải pháp nhằm phục hồi lại dòng sản phẩm gốm sứ cổ truyền, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế như công việc xếp sản phẩm vào lò và ra lò rất nặng nhọc, tốn nhiều lao động; hiệu suất tiêu hao nhiên liệu cao; tỷ lệ thu hồi sản phẩm thấp; chất lượng sản phẩm không cao; chỉ nung được trong môi trường oxy hóa, không nung được trong môi trường khử (gốm chất lượng cao cần nung trong môi trường khử); không điều chỉnh được nhiệt độ theo ý muốn trong quá trình nung; hàm lượng tro thải lớn từ 33-40%, gây ô nhiễm môi trường do phát thải nhiều loại khí thải trong quá trình nung như khí: CO, CO2, SO2. Đối với quy trình nung đốt bằng lò gas con

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

17

thoi, chúng tôi xin giới thiệu về lò gas con thoi ở làng gốm Phước Tích: Lò gas con thoi ở Phước Tích có dạng hình hộp chữ nhật, thể tích lò từ 3m3. Lò được cấu tạo gồm vỏ lò, xe nung (xe goòng), phà trung chuyển, hệ thống đường ray, ống khói, hệ thống cấp nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ, đầu dò nhiệt (can nhiệt), hệ thống ống dẫn ga từ kho tới lò, van điều áp, đồng hồ đo áp suất, hệ thống bép phun liệu nằm hai bên sườn lò, bình bọt an toàn. Xe nung mặt trên có các kênh dẫn khói, kênh khói được thông với ống khói qua vách hậu lò, ống khói có hệ thống để điều chỉnh áp suất trong buồng nung. Nhiên liệu của lò gas con thoi là gas hóa lỏng LPG gồm 2 loại chính là butan 50% C4H10 + propan 50% C3H8; nhiệt lượng = 11.827kcal/kg.

Quy trình vận hành lò gas con thoi: Các công đoạn làm mộc tương tự như lò thủ công truyền thống. Lò gas được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Công đoạn chồng xếp lò theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ cách lớp kia bằng các cục kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như các giá hàng. Lúc xếp sản phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm, đủ chiều cao, xe được đẩy vào buồng lò. Sau khi kiểm tra an toàn, bắt đầu châm lửa một số bép phun để dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lò để tránh nổ khi lượng gas trong lò cao) khoảng 2-3 giờ hoặc dài hơn tùy theo sản phẩm dày mỏng. Khi đạt được nhiệt độ sấy như yêu cầu thì châm lửa toàn bộ bếp và điều chỉnh áp theo quy định từng giai đoạn. Nâng nhiệt theo quy trình đường cong nung, đồng hồ báo tới nhiệt thiêu kết, tùy theo chủng loại sản phẩm mà điều chỉnh áp để bảo ôn dài hay ngắn nhằm làm cho sản phẩm kết khối.

Nguyên lý cháy của lò gas là nhiên liệu được phun từ 2 hàng bép bố trí dọc hai bên sườn lò, cháy tự nhiên, chuyển động theo hướng lên nóc và cuộn ngang, chạy vào kênh dẫn khói theo

nguyên lý lửa đảo, trên đường đi dòng khí cháy cấp nhiệt cho sản phẩm. Thời gian gia nhiệt và suất tiêu hao nhiên liệu cho một mẻ lò phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm và nhiệt độ thiêu kết. Khi nung xong, lò được làm nguội tự nhiên, nhiệt độ được hạ xuống đến 100-2000C là an toàn đối với sản phẩm. Như vậy, với dòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, lựa chọn lò nung gas là một sự lựa chọn tối ưu vì tỉ lệ phế phẩm rất hạn chế, ít tiêu tốn công lao động, sản phẩm có thể tạo hình và trang trí tinh xảo…

III. Kết luận Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản

phẩm gốm sứ hiện nay là điện, than, củi, gas. Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao.

Lò thủ công truyền thống gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường rất nặng nề trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng nghề tập trung nhiều doanh nghiệp. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng. Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm của làng gốm Phước Tích.

Lê Bá Cang (Đại học Nghệ thuật Huế) Chú thích: 1. Thuộc đề tài “Nghiên cứu, phát triển một

số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích”. Đây là kết quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 18

HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BIỂN TOÀN QUỐC LẦN THỨ V

Từ ngày 20-22/10/2011, tại Hà Nội và Quảng Ninh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường... tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan ban ngành liên quan cùng hơn 300 nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học đầu ngành trong cả nước.

Hội nghị được tổ chức với mục đích báo cáo các kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học và công nghệ về biển ở nước ta trong thời gian từ năm 1998 đến 2010; thảo luận, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học về biển đã ghi nhận nhiều thành tựu mới, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như quản lý tài nguyên môi trường biển như: mở rộng, bổ sung, điều tra khái quát tài nguyên, môi trường biển Việt Nam, hoàn thiện điều tra khái quát vùng biển ven bờ và bước đầu mở rộng ra vùng biển xa bờ.

Báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển cho thấy, so với thời gian trước, giai đoạn 1995-2010 đã có nhiều chuyển biến, đổi mới về tư duy, phạm vi nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể là, trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và động lực học biển, chúng ta đã xây dựng được quy trình công nghệ dự báo ngắn hạn đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển, ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ, dự báo các quá trình thủy thạch động lực ở vùng biển ven bờ Việt

Nam, đánh giá biến động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu… Trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các công trình nghiên cứu về các bồn trầm tích Đệ Tam đã khái quát hóa một cách khoa học, logic về lịch sử địa chất để từ đó phục vụ đắc lực cho tìm kiếm thăm dò dầu khí. Đặc biệt, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính-Vũng Mây” năm 2008-2010 lần đầu tiên đã xác định được những đặc điểm cơ bản về cấu trúc, kiến tạo, địa chất dầu khí bồn trầm tích của các khu vực này.

Các hoạt động điều tra về đa dạng sinh học biển cũng được chú trọng, mở rộng nghiên cứu sinh vật biển ra vùng xa bờ, vùng nước sâu. Ngoài việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi truyền thống, còn có các hoạt động nghiên cứu, phát hiện, triển khai công nghệ khai thác tiềm năng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu, nguyên liệu công nghiệp từ sinh vật biển. Riêng lĩnh vực nghiên cứu năng lượng, kỹ thuật công trình và công nghệ biển có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Đã có số liệu đánh giá tương đối hoàn chỉnh tiềm năng nguồn lợi hải sản, khoáng sản, dầu khí trên toàn vùng biển Việt Nam, bao gồm cả vùng biển gần bờ và xa bờ. Đã xuất bản được bộ chuyên khảo “Biển Đông” gồm 4 tập, bộ “Atlas biển Việt Nam và kế cận” gồm 60 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 và 1:2.000.000, tuyển 8 tập các kết quả chủ yếu của Chương trình Khoa học và Công nghệ Biển, được coi như kết quả hoạt động điều tra khảo sát khái quát vùng biển đầu tiên của nước ta từ trước đến nay. Đã đánh giá đầy đủ hơn đa dạng sinh học biển Việt Nam và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam; đánh

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19

giá tình trạng môi trường, bước đầu thực hiện dự báo tài nguyên môi trường biển.

Đến dự với hội nghị, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những phát biểu xung quanh vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu khoa học và công nghệ biển và những đề xuất, định hướng cho những năm tiếp theo. Sau phiên họp toàn thể, hội nghị được chia làm 5 tiểu ban tập trung thảo luận các vấn đề: Khí tượng, thủy văn và động lực học biển; Địa lý, địa chất và địa vật lý biển; Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển; Sinh thái, môi trường và quản lý biển; Năng lượng, kỹ thuật công trình, vận tải và công nghệ biển. Trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ biển không chỉ dừng lại ở ngành khoa học và công nghệ biển mà đòi hỏi sự cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề tại biển Đông. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học về biển Đông trong thời gian tới phải mang tính hệ thống và kế thừa rất cao, cần đặt ra kế hoạch tổng thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, hoạch định quy mô, phạm vi cho từng giai đoạn thực hiện bởi hiện nay chúng ta chưa có khả năng, phương tiện và điều kiện để làm một cách tổng thể.

Cũng trong khuôn khổ của hội nghị, một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa... và các viện của các bộ, ngành trung ương đã tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm, thành tựu, kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển, đảo, đầm phá trong những năm qua. Tại gian triển lãm của tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ đã trưng bày các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cứ liệu lịch sử chứng tỏ sự thực thi liên tục và chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa; các mô hình, hệ thống khu bảo vệ thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế... Đặc biệt, các châu bản liên quan đến quần đảo Hoàng Sa được triển lãm tại gian trưng bày của tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây được sự chú ý của đông đảo đại biểu đến tham quan.

Diệu Hà

KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ THANH TRÀ

Ngày 03/10/2011, tại HTX Nông nghiệp Thủy Biều đã diễn ra hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế” cho sản phẩm thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế”, do HTX Nông nghiệp Thủy Biều chủ trì, Th.S Đồng Sỹ Toàn làm chủ nhiệm dự án.

Mục tiêu chung của dự án là nhằm xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế” cho sản phẩm thanh trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được vận hành hiệu quả, qua đó nâng cao uy tín cho nhãn hiệu “Thanh trà Huế” trong và ngoài nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng thanh trà; dự án đã xác định mô hình mẫu về quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế” để có thể nhân rộng và áp dụng cho toàn bộ các vùng trồng thanh trà của tỉnh nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung.

Theo hội đồng nghiệm thu, dự án đã cơ bản hoàn thành các nội dung đề ra, kết quả của dự án đã khẳng định danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm “Thanh trà Huế”. Dự án đã xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu “Thanh trà Huế” cho sản phẩm thanh trà với đầy đủ các yếu tố cần thiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và tính chất pháp lý. Các điều kiện để quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Thanh trà Huế” cũng đã được hoàn thành góp phần tăng sức cạnh tranh về giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu bền vững.

Hồng Minh

Sản phẩm thanh trà Thủy Biều đã có nhãn hiệu tập thể

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 20

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TẠO LẬP LÒNG TIN TRÊN TOÀN CẦU

Nhân Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10/2011, chủ tịch ISO, chủ tịch IEC và tổng thư ký ITU đã gửi thông điệp với chủ đề “Tiêu chuẩn quốc tế tạo lập lòng tin trên toàn cầu”. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu nội dung của thông điệp.

“Trong thế giới ngày nay, chúng ta luôn kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra như điều mà mình mong muốn. Chúng ta mong muốn rằng mỗi khi nhấc điện thoại lên là có thể kết nối ngay với bất kỳ điện thoại nào trên hành tinh này. Chúng ta mong muốn kết nối với internet để được cung cấp… tức thì các tin tức và thông tin. Khi ốm đau, chúng ta trông cậy vào các thiết bị y tế sử dụng cho việc chữa trị. Khi ngồi bên tay lái chiếc xe ô tô của mình, chúng ta tin tưởng rằng động cơ, thiết bị lái, phanh và các phương tiện đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ luôn hoạt động một cách tin cậy. Chúng ta mong muốn không bao giờ xảy ra sự cố mất điện và ô nhiễm độc hại. Chính tiêu chuẩn quốc tế tạo cho chúng ta lòng tin này trên phạm vi toàn cầu và đó cũng là một trong những mục tiêu

quan trọng của tiêu chuẩn hóa. Các hệ thống, sản phẩm và dịch vụ vận hành như chúng ta mong muốn là vì các đặc tính thiết yếu của chúng ta đã được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về chất lượng, sinh thái, an toàn, độ tin cậy, khả năng tương tác, hiệu suất và hiệu quả đối với các sản phẩm và dịch vụ. Hơn thế nữa, tiêu chuẩn quốc tế còn giúp các nhà sản xuất có được sự tự tin vào khả năng của mình trong việc vươn tới những thị

trường toàn cầu khi biết chắc rằng sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Khả năng tương tác tạo ra khả năng chuyên môn hóa và sản xuất hàng loạt, đồng thời đảm bảo cho người sử dụng có thể nhận được dịch vụ tương đồng ở bất cứ nơi nào họ đến. Vì vậy, tiêu chuẩn quốc tế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng cũng như cho cả nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ. Quan trọng hơn là ở các nước đang phát triển, điều này góp phần tạo thuận lợi cho việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới và thúc đẩy kinh tế phát triển. Tiêu chuẩn quốc tế tạo lập được lòng tin của chúng ta là do chúng được xây dựng trong một môi trường công khai, minh bạch với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.

IEC, ISO và ITU hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ tổ chức hợp tác toàn cầu về tiêu chuẩn (WSC) với mục tiêu chung là củng cố và gia tăng lòng tin trên phạm vi toàn cầu, nhằm kết nối thế giới thông qua các tiêu chuẩn quốc tế.”

Diệu Hà (giới thiệu)

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

21

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 CỦA PHÒNG CÔNG THƯƠNG HUYỆN PHÚ LỘC

Trong 9 tháng đầu năm 2011, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của Phòng Công thương, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Theo báo cáo của Phòng Công thương, hoạt động KH&CN đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Hội đồng KH&CN huyện Phú Lộc đã được kiện toàn theo Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 17/02/2011 của UBND tỉnh, qua đó đã tổ chức họp và thống nhất chương trình hoạt động KH&CN trong năm 2011, đồng thời đã và đang triển khai các nhiệm vụ được phân công. Hội đồng đã tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện dự án nông thôn miền núi năm 2011 “Xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại địa bàn thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc”. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y tế, giáo dục đã từng bước phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân.

Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn huyện đang được triển khai theo đúng tiến độ đề ra như dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi kỳ nhông trên cát quy mô hộ gia đình tại xã Vinh Hưng”; “Xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại địa bàn thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc”; phối hợp với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chế biến bèo tây, rơm rạ thành phân hữu cơ sinh học trên địa bàn một số xã. Ngoài ra, huyện cũng đã đăng ký thực hiện dự án “Quản lý và

phát triển nhãn hiệu tập thể “Dầu tràm Lộc Thủy” thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thực hiện từ năm 2012-2013; đăng ký 2 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2012 đó là: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển diện tích trồng cây dâu Truồi (một đặc sản của địa phương) để tăng diện tích, năng suất, chất lượng tiến tới sản xuất hàng hóa góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân tại xã Lộc Điền”, “Ứng dụng công nghệ mới xây dựng mô hình nhà ở phòng chống bão, lụt tại các xã Lộc Vĩnh, Vinh Hiền”. Cũng trong thời gian này, để chuẩn bị cho các đề tài dự án cấp tỉnh thực hiện năm 2012, đơn vị đã đăng ký 3 dự án: “Nghiên cứu tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ từ 0-5 tuổi tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, “Sản xuất rau an toàn trên vùng đất cát ven biển” và “Nuôi cá lóc nhím thương phẩm trong bể xi măng”. Ngoài ra, đơn vị cũng đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra chất lượng sản phẩm và đo lường tại chợ Cầu Hai và một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện...

Ba tháng cuối năm 2011, Phòng Công thương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, theo đó tiếp tục nhân rộng các mô hình của các đề tài, dự án; hướng dẫn các cơ sở trên địa bàn huyện thực hiện việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa... đang được triển khai để hoàn thành đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Hồng Minh

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 22

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN Ở THỪA THIÊN HUẾ

Rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ... cho cơ thể con người. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là sâu ăn lá đã ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe người dân, nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng và là vấn đề thời sự đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành và của cộng đồng.

Đến nay, đã có nhiều chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được ứng dụng trong sản xuất rau, song hiệu quả vẫn còn rất hạn chế và đôi khi tính khả thi không thực sự cao đối với nông dân khi triển khai trên diện rộng. Để đối phó với sâu, bệnh hại, bảo vệ sản xuất và tăng lợi nhuận, người nông dân vẫn chủ yếu dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật và những chất kích thích sinh trưởng không rõ nguồn gốc. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến người sản xuất, đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, và sự phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sinh thái, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an

toàn phục vụ cho người dân và du khách, nâng giá trị và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, việc phát triển rau an toàn là một yêu cầu cần thiết.

Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, hàng vạn sinh viên các tỉnh về cư trú học tập. Công nghiệp của tỉnh đang trên đà phát triển

mạnh, nhiều khu công nghiệp đang được xây dựng, nhiều đô thị mới sẽ được hình thành. Do đó nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ cho đời sống ngày càng tăng. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế Toàn tỉnh có diện

tích sản xuất rau trên 3.200ha, song phân bố không đều, manh mún, nhỏ lẻ mang tính thời vụ, tự cung tự cấp. Chỉ có một số vùng trồng tập trung, chuyên canh chủ yếu ở thành phố Huế và một số xã vùng ven như Quảng Thành, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), Hương An, Hương Xuân, Hương Chữ (huyện Hương Trà), Phú Mậu (huyện Phú Vang)... Năm 2009, thông qua một số các đề tài, dự án, chương trình của Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư, của Trường Đại học Nông lâm Huế, và một số tổ chức khác, một số mô hình sản xuất rau an toàn đã được triển khai tại các địa

Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra thực địa mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện Quảng Điền

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

23

phương như HTX Hương Long (thành phố Huế 0,5ha), HTX Kim Thành (xã Quảng Thành 1,1ha), HTX La Chữ (huyện Hương Trà 1ha)…

Từ năm 2009 đến nay, nhiều dự án được ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư hỗ trợ như dự án nông thôn-miền núi cấp nhà nước ủy quyền địa phương quản lý “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền chủ trì thực hiện với diện tích 3,4ha với 6 loại rau cải xanh, xà lách, cải cúc, rau thơm, rau má và mướp đắng, được thực hiện tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Thọ; dự án khoa học và công nghệ “Hỗ trợ phát triển rau an toàn” do Trường Đại học Nông lâm Huế chủ trì với quy mô diện tích là 2,4208ha thực hiện tại các HTX Hương Long và Hương An. Đến nay đã cho một số kết quả khả quan. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ định Trung tâm Khuyến Nông-Lâm-Ngư tỉnh là tổ chức thực hiện chứng nhận VietGAP cho rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho các địa phương.

Nhìn chung, tình hình sản xuất rau an toàn vẫn còn dừng lại ở mức độ sản xuất thử nghiệm với quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ rau an toàn chưa nhiều. Các đơn vị sản xuất mới chỉ thực hiện đăng ký đủ điều kiện sản xuất, chưa có đơn vị nào công bố sản phẩm rau quả sản xuất được áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy vậy, có một số đơn vị đã có nhiều cố gắng trong bảo quản, sơ chế, tiếp thị quảng cáo và cho ra được những sản phẩm có chất lượng như Doanh nghiệp tư nhân rau an toàn Hóa Châu thu mua ở

nông dân và sơ chế cung cấp cho các siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền (Coop Mart), Big C.

Căn cứ khoa học để sản xuất rau an toàn Quy hoạch chuyển đổi rau an toàn là chuyển

đổi kỹ thuật canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để sản xuất được các loại rau quả có dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng quy định để không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bởi vậy, quy hoạch này không làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều thành tựu khoa học trong sản xuất, chế biến, bảo quản được ứng dụng là cơ hội để phát triển như các giống rau cao cấp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên rau màu; các sản phẩm của công nghệ sinh học như phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học; công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau... Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp phải được nâng cao về chất lượng. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để thực hiện quy hoạch sản xuất. Sản phẩm rau an toàn đang ngày càng có nhu cầu lớn cho tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày khi mà chất lượng cuộc sống đang ngày được nâng cao, sự cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn đang được nhiều người quan tâm để bảo vệ cho sức khỏe của họ. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thừa Thiên Huế tuy có những bất lợi nhất định, song cơ bản vẫn thuận lợi cho các loại rau sinh trưởng phát triển tốt. Nông dân có tập quán trồng rau, màu từ xưa đến nay, họ có nhiều kinh nghiệm có chuyển biến về nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ.

Những lợi thế và tồn tại trong sản xuất rau an toàn

Là trung tâm văn hóa du lịch của miền Trung và của cả nước, dân số đông, lượng khách du lịch hàng năm lớn. Với nhu cầu sử dụng thực phẩm cho đời sống ngày càng tăng cả về số lượng và

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 24

chất lượng chứng tỏ tiềm năng rất lớn về thị trường tiêu thụ của các sản phẩm rau, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn trong hiện tại cũng như trong thời gian tới. Có nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo đóng trên địa bàn (các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật). Đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều chương trình, dự án đã và đang đầu tư đáng kể cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ hội tiếp cận thông tin tại nông thôn được tăng cường và mở rộng đã tạo điều kiện cho nhận thức của nông dân chuyển biến đáng kể, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị và hiệu quả.

Tuy nhiên, diện tích sản xuất rau của từng hộ nông dân phân tán, manh mún, năng suất rau còn thấp, chưa xứng với tiềm năng đất đai, chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định. Thiếu cơ sở chế biến, thông tin thị trường còn thiếu và yếu, chưa hình thành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định phục vụ người sản xuất. Việc sơ chế, bảo quản rau để cung cấp cho thị trường chưa được quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ. Sản phẩm kém đa dạng về chủng loại nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giá cả bấp bênh, không chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện thời tiết khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, đặc biệt có mùa mưa với lượng mưa lớn gây khó khăn cho việc bố trí đa dạng thành phần các loại rau quả, củ. Trong các mùa như xuân hè chỉ thuận lợi để phát triển một số loại rau ăn lá, rau gia vị... Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận các thị trường lớn. Năng suất, sản lượng rau còn thấp và không ổn định, nguyên nhân do nông dân sử dụng giống tại chỗ, mua giống không đảm bảo chất lượng, mặt khác sản xuất trong mùa nắng hạn thường thiếu nước và

thiếu vật liệu che phủ nên rau sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất thấp. Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định.

Để rau được sản xuất theo hướng an toàn, các cấp liên quan cần thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện chương trình quy hoạch chuyển đổi rau an toàn giai đoạn 2006-2010 và xây dựng quy hoạch phát triển đến năm 2020. Qua đó đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác điều tra cơ bản xác định vùng sản xuất, xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, kho bảo quản, xúc tiến thị trường, chợ bán buôn, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận tiện về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ việc cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau an toàn ở những địa phương đủ điều kiện. Hỗ trợ nông dân trong bảo quản bằng việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, khuyến khích áp dụng quy chuẩn QCVN 01-09:2009/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chế biến rau quả-điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).

Ngoài ra cần đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, khoa học và khuyến nông, tổ chức chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất giống rau, tăng cường công tác quản lý chất lượng giống đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống rau trên địa bàn. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất cho từng chủng loại rau, đặc biệt là các loại rau có khả năng tiêu thụ và thích ứng cao với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất rau an toàn (đặc biệt hướng dẫn

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

25

và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp canh tác có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng rau như chủng loại và số lượng phân bón, loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, thời gian cách ly, nguồn nước sử dụng...) và chỉ đạo thực hiện đúng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý tốt chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho rau đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng. Nghiên cứu toàn diện về điều kiện sinh trưởng phát triển các loại rau, cần nghiên cứu các yếu tố can thiệp để đưa các giải pháp đầu tư cho việc trồng rau trái vụ bằng công nghệ làm nhà lưới, phun mưa, tưới nhỏ giọt và những vấn đề kỹ thuật khác.... để xác định được hiệu quả kinh tế của các loại rau trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu và ban hành quy trình áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh cho các loại rau, đặc biệt khuyến cáo sử dụng thiên địch, các loại thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp nằm trong danh mục được phép sử dụng cho rau quả. Xác định, khuyến cáo và chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật, biện pháp canh tác, công nghệ sau thu hoạch... có tính thực tiễn cao với địa phương bằng nhiều hình thức như xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo, các tờ rơi, tài liệu phát tay, các chương trình, các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra cần tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng giống, vật tư hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón... trong sản xuất rau, sử dụng rau an toàn nhằm đảm bảo sản phẩm rau xanh cung ứng cho thị trường đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định để bảo vệ lợi ích và sức khỏe cho người nông dân, người tiêu dùng và toàn thể cộng đồng.

Hoài Vũ (tổng hợp)

PHONG HẢI-XÃ ĐẦU TIÊN CÓ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Xã Phong Hải, huyện Phong Điền đã chính thức khai trương trang thông tin điện tử với địa chỉ truy cập: phonghai.thuathienhue.gov.vn. Đây cũng là địa phương cấp xã, phường, thị trấn đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong những xã đầu tiên của toàn quốc có trang thông tin điện tử.

Với việc xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và đặc biệt là nâng cao hiệu quả chất lượng công tác phục vụ nhân dân. UBND xã Phong Hải cũng đã xác định triển khai trang thông tin điện tử theo từng giai đoạn; trước mắt là cung cấp thông tin tất cả các sự kiện, hoạt động, văn bản… diễn ra trên địa bàn xã đến với người dân, giới thiệu đầy đủ các tiềm năng thế mạnh của địa phương nhằm quảng bá, thu hút sự ủng hộ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân đối với xã Phong Hải. Giai đoạn tiếp theo, được tiến hành sau khi nhận thức của cán bộ, nhân dân trong xã về công nghệ thông tin được nâng cao; trang thông tin điện tử sẽ triển khai một số dịch vụ công nhằm cung cấp công cụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã tiến hành thủ tục hành chính nhà nước một cách hiệu quả.

Phi Tân

Trang thông tin điện tử xã Phong Hải

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 26

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ XĂNG SINH HỌC E5

Xăng sinh học E5 đang được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông trong thời gian vừa qua. Hiện nay, người tiêu dùng đã ưu tiên lựa chọn sử dụng loại xăng này vì những ưu điểm vượt trội của nó. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về xăng sinh học E5, để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về một loại xăng góp phần trong việc bảo vệ môi trường.

Nhiên liệu sinh học là gì? Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình

thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật, ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm, rạ...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, gỗ thải...). Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu mỏ, than đá...) như thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu truyền thống không thể tái tạo được.

Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sử dụng nhiên liệu sinh học vào trong cuộc sống. Brazil là nước đi đầu với chương trình quốc gia ủng hộ xăng pha cồn từ năm 1975, sử dụng cồn sản xuất từ mía để pha vào xăng với tỷ lệ đến 20%, thậm chí có thể lên tới 30-40% dùng trong ngành vận tải. Mỹ bắt đầu thử nghiệm sử dụng xăng pha cồn từ năm 1976 sau đợt khủng hoảng năng lượng năm 1973. Từ năm 1978, Mỹ đã công nhận lợi ích của cồn trong nhiên

liệu và dùng biện pháp giảm thuế đối với xăng pha cồn nhằm khuyến khích phát triển thị trường nhiên liệu này. Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, gasohol hay còn được gọi là xăng sinh học hoặc xăng pha cồn đã được sử dụng trong nhiều năm qua và hiện nay tỉ lệ cồn pha vào xăng bắt buộc tối thiểu là 10%. Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản là 3 quốc gia châu Á tích cực nhất trong việc phát triển các chương trình sử dụng nhiên liệu sinh học

trên toàn quốc. Sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu sinh học đóng

góp tích cực vào phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, tại Việt Nam xăng sinh học chủ yếu được sản xuất từ sắn lát. Các nhà máy xăng sinh học dùng sắn lát làm nguyên liệu đầu vào sẽ giúp người trồng sắn có đầu ra ổn định. Theo tính toán, mỗi nhà máy khi đi vào sản xuất sẽ thu mua ổn định cho khoảng 15 nghìn hộ trồng sắn tại các xã vùng cao của các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các nhà máy sẽ hỗ trợ nông dân về giống cũng như kỹ thuật canh tác mới với mục tiêu tăng thu nhập cho hộ nông dân, tăng sản lượng hàng hóa... Chính vì vậy, thu mua sắn để sản xuất xăng sinh học sẽ không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa mà còn giúp cải thiện cuộc sống với nguồn thu nhập ổn định cho phần lớn nông dân ở các địa phương, rút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Tăng cường dùng nhiên liệu sinh học không chỉ là bảo vệ môi trường mà chính chúng ta còn góp phần mang đến sự chuyển mình

Điểm bán xăng sinh học của đại lý xăng dầu Thành Đô

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

27

tích cực cho cuộc sống của những người dân tại những vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Nhiên liệu sinh học thường được chia thành các nhóm gồm: cồn sinh học (Bioethanol); diesel sinh học (Biodiesel); khí sinh học (Biogas). Cồn sinh học là cồn (ethanol) được sản xuất thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose; việc sản xuất cồn sinh học từ sinh khối và phế thải nông nghiệp là hướng đi nhiều triển vọng. Diesel sinh học được sản xuất từ các loại dầu sinh học (thường được thực hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho phản ứng với các loại rượu phổ biến nhất là methanol), diesel sinh học có thể sử dụng thay thế cho diesel. Khí sinh học được tạo ra sau quá trình ủ lên men các vật liệu hữu cơ. Sản phẩm tạo thành ở dạng khí (methane và đồng đẳng khác), có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy thay cho gas từ sản phẩm dầu mỏ, sản xuất khí sinh học đã được phát triển từ khá lâu và có nhiều mô hình triển khai rộng rãi.

Xăng sinh học E5 là gì? Xăng sinh học là nhiên liệu hỗn hợp của xăng

truyền thống và cồn sinh học được sử dụng cho các loại động cơ xăng đốt trong như xe ô tô và xe gắn máy. Cồn sinh học trong hỗn hợp nhiên liệu xăng sinh học được sử dụng như một chất chứa oxy thay thế cho các hợp chất pha vào xăng trước đây như chì. Cồn sinh học được sản xuất từ quá trình lên men tinh bột, mật rỉ đường và các phế phẩm nông nghiệp khác. Xăng sinh học được ký hiệu là EX, trong đó X là % thể tích cồn sinh học trong công thức pha trộn xăng sinh học. Như vậy, xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Đã có xăng E5 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã

có 3 điểm bán xăng E5 gồm: Công ty TNHH Thành Đô, Công ty Cổ phần Xây dựng Thanh Lương (thành phố Huế), Cửa hàng xăng dầu Thủy Tân (thị xã Hương Thủy). Theo Công ty TNHH Thành Đô,

gần một năm nay, ngoài các loại xăng thông thường, khách hàng đã biết được tính ưu việt của xăng E5 bởi loại xăng này vừa tiết kiệm chi phí và nhiên liệu, vừa bảo vệ môi trường.

Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành kiểm tra, đo lường chất lượng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng xăng E5. Hàng tháng, Chi cục đã có những buổi kiểm tra định kỳ tại các cửa hàng, qua đó các cán bộ của Chi cục đã kiểm tra việc đo lường để tránh tình trạng cửa hàng bơm xăng không đúng số lượng và số tiền khách hàng mua, đồng thời lấy mẫu để đo lượng cồn ở trong xăng có vượt mức quy định không. Theo ông Trịnh Ngọc Bình, phó chi cục trưởng Chi cục TĐC thì thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra các cửa hàng có kinh doanh xăng E5 và không phát hiện tình trạng gian lận trong việc mua bán xăng E5. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm khi sử dụng loại xăng tiết kiệm nhiên liệu, giá lại vừa rẻ này.

Ngoài ra, khi sử dụng xăng sinh học E5, người tiêu dùng cần chú ý một số vấn đề sau: không nên sử dụng xăng E5 đối với các loại xe có động cơ chạy bằng xăng (xe ô tô, xe gắn máy...) đời cũ hoặc xe đã thay thế các phụ tùng không chính hãng; không đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 2 tháng trở lên vì với điều kiện độ ẩm cao của nước ta, xăng rất dễ hấp thụ nước trong không khí, có thể gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng, làm cho xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc động cơ; người tiêu dùng cũng không nên mua xăng E5 có nguồn gốc không rõ ràng mà chỉ nên mua xăng E5 tại các cửa hàng được công bố rộng rãi trên báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hồng Minh

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 28

GIẢI NOBEL 2011

Ủy ban Giải Nobel 2011 vừa công bố các giải thưởng về Y học, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Văn học, Hòa bình cho các tác giả đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề có liên quan. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin tổng hợp và giới thiệu các tác giả được vinh danh trong giải Nobel năm nay.

Giải Nobel Sinh lý học và Y học Giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 2011

dành cho 3 nhà khoa học Bruce A. Beutler, Jules A. Hoffmann và Ralph M. Steinman.

Bruce A. Beutler, Jules A. Hoffmann được trao giải Nobel y học cho những khám phá của hai nhà khoa học này liên quan đến việc kích hoạt miễn dịch bẩm sinh. Ralph M. Steinman được trao giải cho những đóng góp của ông về các tế bào hình cây và vai trò của nó trong miễn dịch thích ứng.

Bruce A. Beutler sinh năm 1957 ở Chicago, Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ Y khoa tại đại học Chicago vào năm 1981 và từng nghiên cứu tại đại học Rockefeller ở New York và đại học Texas ở Dallas, nơi ông khám phá ra thụ thể LPS (lipopolysaccharide, còn gọi là nội độc tố). Từ năm 2000, ông là giáo sư di truyền học và miễn dịch học tại Viện nghiên cứu The Scripps, La Jolla, Mỹ.

Jules A. Hoffmann sinh ở Echternach, Luxembourg vào năm 1941. Ông theo học tại đại học Strasbourg ở Pháp, nơi ông lấy bằng tiến sĩ năm 1969. Sau khi học sau tiến sĩ tại đại học Marburg, Đức, ông trở lại Strasbourg, nơi ông đứng đầu một phòng thí nghiệm từ năm 1974 đến 2009.

Ralph M. Steinman sinh năm 1943 ở Montreal, Canada, nơi ông theo học sinh học và hóa học tại đại học McGill. Sau khi nghiên cứu y khoa tại trường Y Harvard ở Boston, Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ Y khoa vào năm 1968. Ông gia nhập đại học Rockefeller từ năm 1970 và là giáo sư miễn dịch học tại đây từ năm 1988. Ông cũng là giám đốc Trung tâm Miễn dịch học và Bệnh về miễn dịch của đại học này.

Giải Nobel Vật lý Giáo sư Saul Perlmutter của dự án Vũ trụ siêu

tinh và hai giáo sư Brian P.Schmidt, Adam G.Riess của nhóm tìm kiếm siêu tinh High-Z đã giành giải thưởng Nobel Vật lý năm nay do những phát hiện của họ đã giúp “hé lộ nhiều điều về vũ trụ mà trước đây giới khoa học chưa từng biết đến”. Năm 1998, toàn ngành vũ trụ học đã bị chấn động khi 2 nhóm nghiên cứu cùng công bố các phát hiện của họ. Một nhóm do giáo sư Saul Perlmutter đứng đầu, còn nhóm còn lại do giáo sư Brian Schmidt hướng dẫn, với sự trợ giúp đắc lực từ giáo sư Adam G.Riess. Cả hai nhóm đều cố gắng lập bản đồ vũ trụ bằng cách định vị những vụ nổ siêu tinh ở xa nhất. Thông qua việc nghiên cứu một dạng vụ nổ siêu tinh cụ thể có tên Ia (là vụ nổ của một ngôi sao nén-nặng ngang mặt trời nhưng chỉ nhỏ như trái đất), họ đã tìm thấy hơn 50 siêu tinh ở khoảng cách cực xa, với ánh sáng rất yếu ớt. Đây là dấu hiệu cho thấy vũ trụ của chúng ta đang mở rộng ngày càng nhanh. Suốt gần 1 thế kỷ qua, giới khoa học đã biết rằng vũ trụ đang mở rộng do hệ quả của vụ nổ Big Bang 14 tỷ năm về trước.

Saul Perlmutter sinh năm 1959 tại Mỹ, ông có bằng tiến sĩ năm 1986 tại Đại học California Berkeley, hai năm trước khi bắt tay vào nghiên cứu về các siêu tinh nổ, ông là giám đốc dự án Vũ trụ siêu tinh, giáo sư Khoa Vật lý học Thiên thể. Brian P.Schmidt mang 2 quốc tịch Mỹ và Úc. Ông sinh năm 1967 tại Missola, Mỹ và có bằng tiến sĩ năm 1993 tại Đại học Harvard.

Giải Nobel Hóa học Giáo sư Hóa Daniel Shechtman của Viện

Công nghệ Haifa, Israel đã giành được giải thưởng Nobel Hóa học năm 2011 do đã phát hiện ra cấu

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

29

trúc “giả tinh thể” của nguyên tử. Giả tinh thể, hay Quasicrystal, là một dạng cấu trúc có trật tự nhưng không mang tính tuần hoàn. Trong giả tinh thể, chúng ta sẽ thấy sự tái hiện của loại gạch Mosaic thú vị của người Ả Rập ở cấp độ nguyên tử. Đó là những mô hình có quy luật nhưng không bao giờ tự lặp lại.

Sáng 8/4/1982, một hình ảnh trái với quy luật tự nhiên đã xuất hiện trên kính hiển vi điện tử của Shechtman. Trong tất cả các vật chất thể rắn, người ta tin rằng nguyên tử nằm san sát bên trong các tinh thể theo những cấu trúc đối xứng và được lặp lại một cách có chu kỳ. Sau phát hiện của Shechtman, giới khoa học đã tạo thành công nhiều dạng giả tinh thể khác trong phòng thí nghiệm, cũng như tìm thấy giả tinh thể tự nhiên ở mẫu nước khoáng của một con sông ở Nga. Một hãng hóa học Thụy Điển cũng tìm thấy giả tinh thể trong một loại thép, nơi cấu trúc tinh thể giúp gia cố cho vật chất giống như áo giáp. Hiện tại, các nhà khoa học đang thử nghiệm việc sử dụng giả tinh thể trong những sản phẩm khác nhau như chảo rán chống dính và động cơ diesel.

Ông Daniel Shechtman sinh năm 1941 tại Tel Aviv, Israel và lấy bằng tiến sĩ tại Viện Công nghệ Haifa Israel vào năm 1972, ông hiện là giáo sư danh dự của Viện này.

Giải Nobel Kinh tế Giải Nobel kinh tế 2011 vừa được trao cho hai

nhà kinh tế học người Mỹ là Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims với những nghiên cứu về mối liên hệ nguyên nhân-kết quả giữa các công cụ chính sách vĩ mô với nền kinh tế.

Các nhà đoạt giải đã “phát triển những phương pháp nhằm lý giải các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ nhân quả giữa chính sách kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô khác, như GDP, lạm phát, việc làm và đầu tư”, thông báo cho biết.

Sargent nghiên cứu về cấu trúc kinh tế học vĩ mô vốn có thể dùng để phân tích những biến đổi

cố định trong chính sách kinh tế. Phương pháp này có thể áp dụng để nghiên cứu mối quan hệ kinh tế vĩ mô khi các hộ gia đình và công ty điều chỉnh các kỳ vọng xảy đến đồng thời với những phát triển kinh tế. Trong khi đó, phương pháp của Sims “cho thấy nền kinh tế bị tác động như thế nào bởi những thay đổi tạm thời trong chính sách kinh tế và các yếu tố khác”.

Mặc dù cả hai đã độc lập nghiên cứu, nhưng thành tựu của họ bổ sung cho nhau, “được tiếp nhận bởi các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên toàn thế giới…” và “là những công cụ quan trọng trong việc phân tích kinh tế vĩ mô”.

Ông Sargent, 68 tuổi, là giáo sư kinh tế và thương mại tại trường Đại học New York trong khi ông Sims, 69 tuổi, là giáo sư kinh tế và ngân hàng tại trường Đại học Princeton.

Giải Nobel Văn chương Nhà thơ 80 tuổi người Thụy Điển được vinh

danh vì “thông qua những hình ảnh mờ ảo và súc tích, ông ấy mang đến cho chúng ta cơ hội tươi mới để tiếp cận hiện thực”, theo thông báo của ủy ban trao giải.

Transtromer được biết đến nhiều trong nền văn chương thế giới nhờ vào tình bạn với nhà thơ người Mỹ Robert Bly, người đã dịch phần lớn tác phẩm bằng tiếng Thụy Điển của ông sang tiếng Anh, một trong 50 ngôn ngữ mà thơ ông được dịch sang. Theo AFP, thơ ông dồi dào sự ẩn dụ và hình tượng, vẽ nên những hình ảnh đơn giản từ tự nhiên và cuộc sống thường nhật.

Là nhà thơ nổi tiếng nhất còn sống ở Scandinavia, trong nhiều năm qua, Transtromer hầu như luôn được dự đoán sẽ giành giải thưởng văn chương danh giá nhất thế giới này. Sau khi xuất bản 10 tập thơ, Transtromer bị đột quỵ vào năm 1990, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong việc trò chuyện.

Giải Nobel Hòa bình Giải Nobel Hòa bình năm nay đã vinh danh ba

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 30

phụ nữ châu Phi “đấu tranh phi bạo lực vì an toàn và quyền phụ nữ tham gia vào công cuộc xây dựng hòa bình”. Đó là nữ tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Phi Ellen Johnson Sirleaf, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ của Liberia Leyma Gbowee và nhà hoạt động vì dân chủ, hòa bình của Yemen Tawakkul Karman.

Nobel lần này là sự ghi nhận tầm quan trọng của nữ quyền trong việc lan tỏa hòa bình toàn cầu. Trong đó, Tawakkul Karman là người phụ nữ đầu tiên của Ả Rập giành giải thưởng này. Năm nay 32 tuổi, bà mẹ của 3 con nhỏ chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc với giải thưởng này. Tôi xin trao lại nó cho những người thanh niên cách mạng ở Yemen và người dân Yemen nói chung”.

Người phụ nữ thứ hai được tôn vinh là Sirleaf, đến từ Liberia, đất nước bị tàn phá bởi các cuộc nội chiến. Đất nước này vẫn đang rất khó khăn để duy trì nền hòa bình mong manh cùng với sự giúp đỡ của quân gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc. Sirleaf năm nay 72 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị công tại Đại học Havard, Mỹ. Bà từng đảm nhiệm vị trí đứng đầu khu vực tại Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp quốc và chính quyền Liberia. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997, bà chỉ về sau tướng Charles Taylor. Dù thất bại nhưng bà đã trở thành một nhân vật lỗi lạc của đất nước, và được gọi là “người đàn bà thép”, “linh hồn của cách mạng Liberia”, “người mẹ cách mạng”. Năm 2005, bà trở thành nữ lãnh đạo dân cử đầu tiên ở châu Phi. Sirleaf

được coi là một nhà cải cách và kiến tạo hòa bình tại Liberia. “Giải thưởng này giúp tôi cống hiến nhiều hơn nữa cho công cuộc hòa giải” và “Người dân Liberia hẳn sẽ cảm thấy tự hào”, Sirleaf chia sẻ. Với giải thưởng này, Ủy ban Nobel đã biểu dương những nỗ lực của Sirleaf trong việc đảm bảo an ninh cho đất nước, thúc đẩy kinh tế và phát triển xã hội, củng cố vị thế của phụ nữ tại Liberia.

Người phụ nữ thứ ba được vinh danh và Gbowee, đại diện cho tiếng nói then chốt phản

đối bạo lực trong suốt thời gian nội chiến tại Liberia. Bà đã lãnh đạo một nhóm phụ nữ thiên chúa giáo và hồi giáo, vận động phụ nữ vượt qua mọi ranh giới về tôn giáo hoặc vô thần để cùng nỗ lực vì hòa bình, trong đó có cả chiến dịch “cấm vận sex”. Bà cũng động viên họ tham gia vào các cuộc bầu cử. Năm 2003, bà

đã dẫn đầu cuộc diễu hành trên khắp thủ đô Monrovia, yêu cầu chấm dứt tình trạng các binh lính cưỡng bức phụ nữ mặc dù ba tháng trước đó, một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết. “Tôi thực sự bối rối. Tôi chỉ là một người bình thường. Đây là lần đầu tiên trong suốt 39 năm cuộc đời mình, tôi không thể cất lên lời nào... Đây là chiến thắng của nữ quyền trên toàn thế giới. Còn điều gì có thể tuyệt vời hơn là ba phụ nữ cùng nhận được giải này”, Leyma Gbowee nói. Ủy ban Nobel ghi nhận, Gbowee đã “nỗ lực để củng cố tầm ảnh hưởng của phụ nữ châu Phi trong và sau chiến tranh”.

Diệu Hà (tổng hợp và biên tập)

Phụ nữ Liberia tham gia một cuộc biểu tình vì nữ quyền (Ảnh: AFP )

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

31

PHÒNG TRÁNH THẢM HỌA BỎNG DO TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

Trong một số tai nạn, thương tích, thảm họa bỏng là sự tổn thương do tác động của điện, nhiệt, hóa chất và các tác nhân khác tác động trực tiếp hay gián tiếp lên vùng da của nạn nhân, gây ra các mức độ thương tổn khác nhau. Thảm họa bỏng xảy ra tại cộng đồng trong thời gian qua là vấn đề cần được quan tâm để phòng tránh và xử trí khi gặp phải.

Sự tổn thương của bỏng gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Dưới tác động của các tác nhân gây bỏng có thể làm cơ thể thay đổi cấu trúc, rối loạn chức năng vùng bị thương tổn; gây nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân và có thể để lại những di chứng, tàn phế suốt đời. Bỏng được nhận biết bằng các dấu hiệu như nạn nhân cảm thấy đau, rát ở vùng bị tổn thương sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng; vùng da bị bỏng có thay đổi màu sắc như đỏ, sẫm màu hoặc cháy đen, biến dạng; có thể xuất hiện các nốt phỏng nước hoặc sưng phồng vùng da bị bỏng.

Hoàn cảnh và nguyên nhân bị bỏng Hoàn cảnh bị bỏng rất đa dạng, tổn thương có

thể xảy ra do tình cờ, vô ý nhưng cũng có thể xảy ra do chủ quan bởi tác động từ bên ngoài với các trường hợp bất khả kháng như bị sét đánh, tia phóng xạ gây bỏng... Trên thực tế của cuộc sống hàng ngày, tai nạn bỏng chủ yếu thường hay gặp trong sinh hoạt do hỏa hoạn, do vô ý khi nấu bếp hoặc sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị có thể gây bỏng. Ngoài ra, tổn thương bỏng cũng có thể do nguồn điện, thiết bị điện bị rò rỉ, không an toàn và gây nên tai nạn bất ngờ.

Nguyên nhân gây bỏng có thể là các hiểm họa xảy ra ở trong nhà, tại nơi làm việc hoặc từ thiên nhiên. Hiểm họa bỏng xảy ra ở trong nhà thường gặp do bếp lò nấu ăn, bếp ga hoặc các thiết bị làm nóng; do lửa, diêm quẹt, hộp quẹt ga, nến, bình ga, ổ điện và các thiết bị điện; các chất tẩy rửa nếu nuốt nhầm qua đường tiêu hóa... Hiểm họa bỏng tại nơi làm việc thường xảy ra do điều kiện lao động trong nhà bếp hoặc tiếp xúc với các thiết

bị điện; sử dụng máy móc hoặc động cơ của những thiết bị làm nóng; các loại hóa chất sử dụng trong nhà máy; kho chứa xăng, dầu hoặc bãi đỗ xe; tiếp xúc các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc công nghiệp làm sạch; vị trí chỗ gò hàn... Hiểm họa bỏng từ thiên nhiên có thể gặp các trường hợp bỏng do sét đánh, tia bức xạ của mặt trời khi tắm biển, làm việc ngoài trời nắng...

Các cách phân loại tổn thương và nguy cơ do bỏng Bỏng được phân loại theo các cách khác nhau

như theo nguyên nhân gây bỏng, theo mức độ bỏng và theo diện tích của vùng da bị tổn thương. Có 4 loại bỏng gây nên do các tác nhân chính như bỏng nhiệt, bỏng điện, bỏng hóa chất và bỏng do tia bức xạ. Bỏng nhiệt bao gồm bỏng nhiệt khô như bỏng do bàn là, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn... và bỏng nhiệt ướt như bỏng do nước sôi, canh nấu sôi, hơi nước nóng... Bỏng điện từ nguồn điện sinh hoạt hay nguồn điện công nghiệp. Bỏng hóa chất do vôi tôi, hóa chất sinh hoạt, hóa chất công nghiệp... Bỏng tia bức xạ do tia nắng mặt trời, tia laser, tia bức xạ trong công nghiệp...

Theo mức độ gây bỏng, có 3 loại bỏng được căn cứ vào độ sâu của vết bỏng và cấu trúc da bị tổn thương gồm độ 1, độ 2 và độ 3. Độ 1 với dấu hiệu đau, đỏ, rát tại vết bỏng nhưng tổn thương cạn ở lớp thượng bì da. Vết bỏng có thể phục hồi tốt nếu được điều trị kịp thời, không để lại sẹo. Độ 2 có dấu hiệu phỏng nước với nốt phỏng phồng rộp lên, bên trong có nước hoặc vùng da tổn thương bị teo, lõm xuống, đỏ tấy, đau rát; da bị tổn thương đến lớp trung hạ bì và có thể để lại sẹo tại vết bỏng. Độ 3 có dấu hiệu vết bỏng sâu,

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 32

có thể bị hoại tử khô đen hoặc sát tới xương. Trường hợp này có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, có thể làm nguy hiểm đến tính mạng và có nguy cơ gây biến chứng cao.

Theo diện tích vùng da bị bỏng, úng dụng sơ đồ cấu trúc da toàn thân với bội số của số 9 để phân loại. Tổn thương bỏng sẽ gây nên các nguy cơ như nhiễm trùng sau khi bị bỏng, sốc do nhiễm trùng-nhiễm độc, do thoát dịch qua vết bỏng... Ngoài ra trong các trường hợp bị bỏng nặng có thể gây nên sự tàn phế hoặc bị tử vong.

Cách xử trí các trường hợp bị bỏng Các trường hợp bị bỏng cần xử trí theo nguyên

nhân gây bỏng. Khi bị bỏng nhiệt, cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng, nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào trong nước sạch càng sớm càng tốt; tốt nhất là trong vòng 30 phút từ sau khi bị bỏng. Cần tháo bỏ những vật dụng như nhẫn, vòng trang sức, đồng hồ... trước khi vết bỏng bị phồng rộp. Phải phủ gạc sạch, ẩm và dùng băng sạch để băng lỏng. Nếu có điều kiện, cho nạn nhân uống nước dừa hoặc dung dịch oresol. Phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được chăm sóc về chuyên môn một cách phù hợp. Đặc biệt chú ý khi trẻ em bị bỏng thường xuất hiện các dấu hiệu như lơ mơ, lẫn lộn, sốt cao, co giật, chân tay lạnh; trẻ bỏ bú, khó thở, da xanh tím, đi tiểu ít, bụng chướng. Tổn thương bỏng ở trẻ em thường kèm theo các chấn thương khác và trẻ có thể bị bỏng ở nhiều nơi như vùng đầu-mặt-cổ, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục...

Khi bị bỏng điện, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hoặc cắt nguồn điện một cách an toàn. Kiểm tra tình trạng của nạn nhân như mức độ tỉnh táo, nhịp thở, mạch... Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì phải tiến hành sơ cấp cứu như các trường hợp tai nạn bị bất tỉnh và sơ cứu bỏng như trường hợp bị bỏng nhiệt. Khi bị bỏng ở mặt, ở bộ phận sinh dục; chỉ cần phủ một lớp gạc sạch. Nếu nạn nhân bị bỏng điện có kèm theo gãy xương,

chỉ nên vận chuyển nạn nhân khi đã cố định tạm thời xương gãy. Cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất khi nạn nhân đã phục hồi sự thở và tim đập trở lại. Trên đường vận chuyển cấp cứu, nạn nhân cần được tiếp tục hồi sức.

Khi bị bỏng do hóa chất, nếu bị bỏng do hóa chất tiếp xúc ngoài da, cần dùng nước sạch rửa trôi hóa chất bám, dính ngoài da; sau đó xử trí tại chỗ vết bỏng như các trường hợp bị bỏng nhiệt và chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu bị bỏng do uống phải hóa chất, cần cho nạn nhân uống nước, không nên gây nôn và chuyển khẩn cấp nạn nhân đến ngay cơ sở y tế. Khi bị bỏng do tia bức xạ, cần bảo vệ vết bỏng bằng vải sạch, gạc ẩm và cũng cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế.

Những điều cần lưu ý trong xử trí sơ cấp cứu các trường hợp bị bỏng là không nên lấy dị vật bám dính trên vết bỏng, không bôi bất cứ vật gì lên trên vết bỏng như mỡ, dầu, nước mắm, đắp lá cây... Ngoài ra cũng không nên dùng bông, băng keo dính phủ lên vết bỏng; không làm vỡ, chỏng thủng các nốt phồng rộp do bỏng.

Các biện pháp phòng tránh thảm họa do bỏng Để phòng tránh thảm họa do bỏng gây nên,

cần thực hiện các biện pháp như sắp xếp, bố trí ngăn nắp các đồ dùng, đồ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà bếp như phích nước sôi, nồi canh, cơm nóng... tại vị trí nơi an toàn để tránh nguy cơ bị hỏa hoạn, cháy, nổ, điện giật... gây tai nạn bỏng. Cần quản lý, sử dụng các loại hóa chất sinh hoạt, hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp, hóa chất diệt côn trùng, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiêp... đúng nơi quy định và bảo đảm an toàn về hóa chất. Phải để xa tầm tay với của trẻ em các dụng cụ, trang thiết bị, đồ dùng... có thể gây bỏng và cũng không để trẻ em chơi với những loại đồ chơi hay tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ gây nên tai nạn bỏng.

TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

33

TIẾP CẬN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÙNG HUẾ VÀ MIỀN TRUNG

LTS: Trong tổng số 12 giải của Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II năm 2011, có hai công trình/cụm công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, trong đó có cụm công trình “Tiếp cận văn hóa vùng Huế và miền Trung” của Ths Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả Trần Đình Hằng, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê Anh Tuấn… đã đạt giải B. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về nội dung và đóng góp nổi bật của cụm công trình này.

1. Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế trực thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), được thành lập từ ngày 26/3/1999, có nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức công tác nghiên cứu, tư vấn và chịu trách nhiệm trước Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, trước Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về tất cả các vấn đề có liên quan đến văn hóa nghệ thuật trên địa bàn các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và bắc Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum).

Trong chiến lược nghiên cứu của Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, cụm công trình “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật vùng Huế và miền Trung” đáp ứng các mục tiêu trong nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ thực tiễn cấp thiết về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống ở vùng Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, xem xét vấn đề trong bối cảnh và mối quan hệ biện chứng với lịch sử-văn hóa Việt Nam để nêu bật lên được những giá trị bản sắc, đặc trưng.

2. Cụm công trình là tập hợp những nghiên cứu có tính liên kết và hệ thống về mục đích và nội dung, có tính kế thừa về các kết quả khoa học đạt được, tiếp nối trong hoạt động chuyên môn của phân viện giai đoạn 2006-2011. Xem xét một cách tổng thể, cụm công trình “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật vùng Huế và miền Trung” đã đạt được một số kết quả có giá trị nổi bật.

Với 6 nghiên cứu cụ thể, cụm công trình đã có những đóng góp thiết thực cho nghiên cứu

khoa học cơ bản cũng như khoa học xã hội nhân văn ở Huế-miền Trung, về phương pháp khảo sát, nghiên cứu, xử lý thông tin, tư liệu, các vấn đề đặt ra về lịch sử-văn hóa vùng Huế-miền Trung; đóng góp tư liệu lịch sử và văn hóa phong phú (phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, đời sống tín ngưỡng, chân dung tộc người, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật diễn xướng, dưới dạng văn bản Hán Nôm, bản đồ, lược đồ, thư tịch cổ); đóng góp về những hướng nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề tồn nghi lịch sử đang đặt ra; bước đầu đưa ra những nhận định lý giải về những đặc trưng nổi bật, làm nên sự khác biệt của di sản văn hóa Huế-miền Trung trong sự đối sánh mang tính quan hệ chặt chẽ giữa các vùng miền trong nước và cả khu vực Đông Nam Á; đóng góp về những nghiên cứu mang tính dự báo đối với thực trạng đang đặt ra trong việc giải quyết mối quan hệ truyền thống-hiện đại, văn hóa-kinh tế, bảo tồn-phát triển; đóng góp về định hướng và các giải pháp cụ thể trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử-văn hóa.

Với những nghiên cứu của từng trường hợp cụ thể, cụm công trình có đóng góp thiết thực về hiệu quả kinh tế-xã hội: cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc thực thi chính sách bảo tồn di sản văn hóa có nguy cơ mai một, phát huy giá trị các di sản có giá trị đặc trưng nổi bật (lễ hội-lễ nghi, hương ước-di sản Hán Nôm, kiến trúc nhà rường, nghề gốm, nghệ thuật diễn xướng cung đình và dân gian…); định hướng ứng dụng và phát huy các di sản truyền thống,

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 34

như giải pháp và mô hình phát triển du lịch làng nghề-làng di sản, du lịch sinh thái-văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nông thôn.

3. Giá trị và đóng góp của cụm công trình “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật vùng Huế và miền Trung” được thể hiện cụ thể qua các công trình sau.

“Hải Cát: Đất và Người”(1): Đây là một công trình chuyên khảo về một ngôi làng cụ thể-Hải Cát (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), trên nhiều phương diện (xã về mặt dân cư, đời sống tâm linh, hoạt động kinh tế); đặc biệt xem xét lịch sử hình thành ngôi làng đặc biệt này trong việc nhấn mạnh đến quá trình tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng Việt-phi Việt buổi đầu trong lịch sử đi về phương nam của người Việt. Quá trình Việt hóa các yếu tố phi Việt, từ một ngôi làng Hải Cát cụ thể, đã mang lại cho bức tranh lịch sử-văn hóa Huế, và cả miền Trung, Việt Nam, một bà mẹ xứ sở Poh Inư Nagar-Thiên Y A Na-Thiên Mẫu-Thiên Mụ, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hình thành một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung (Hòn Chén-Huệ Nam điện), sự ra đời của Thiên Mụ tự-Phật giáo xứ Đàng Trong, và cả sau này, Huế-xứ Thần kinh, xứ Thiền kinh. “Không chỉ giới hạn trong một tên làng, tên đất; không chỉ là một monographie (chuyên khảo) về một ngôi làng, “Hải Cát: Đất và Người” còn cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị khi tìm hiểu vấn đề làng xã miền Trung, trên nhiều phương diện: lịch sử canh phá lập làng, bức tranh dân cư, đời sống tâm linh, trong đó có vấn đề tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung…” (PGS.TS Nguyễn Chí Bền, trong lời giới thiệu).

“Từ Kẻ Độôc đến Phước Tích: chân dung một ngôi làng cổ bên dòng Ô Lâu”(2): Cũng là một công trình chuyên khảo về một ngôi làng nhưng ở trường hợp Kẻ Độôc-Phước Tích (Kẻ

Độôc, tên nôm của làng Phúc Tích/Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), quá trình tiếp xúc văn hóa Việt-phi Việt lại nổi bật ở khía cạnh kinh tế phi nông nghiệp: nghề gốm đất nung cổ truyền “Độôc”, của một cộng đồng cư dân không có ruộng đất nông nghiệp, ở ngay xứ Cồn Dàng/Dương cao ráo nhưng linh thiêng, huyền hoặc. Một ngôi làng Việt được thành lập từ cuối thế kỷ XV nhưng lại không sinh sống trên nền tảng nông nghiệp, mà vẫn trở thành một danh hương khoa bảng trong vùng văn hóa Huế. Tư tưởng kinh tế phi nông nghiệp đó của bao thế hệ tiền nhân Phước Tích, đến nay, vẫn mang đậm ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn sâu sắc. Từ đó, những đề xuất về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của một ngôi làng cổ độc đáo, hiếm hoi ở miền Trung, theo hướng phát triển du lịch dựa trên những thế mạnh truyền thống là những luận chứng tham khảo cần thiết cho ngành văn hóa và các địa phương, cơ quan ban ngành hữu quan. “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa di sản văn hóa và sản phẩm du lịch là bài toán khó có tính toàn cầu, nhưng với trường hợp Phước Tích, là hoàn toàn có cơ sở, trong bối cảnh một ngôi làng Việt miền Trung truyền thống đặc trưng, mang đầy đủ tầm vóc, dáng vẻ cổ xưa, với quần thể phong cảnh, kiến trúc nhà vườn-nhà rường, di sản nghề gốm đất nung nổi tiếng qua biểu trưng Om Ngự đậm chất lịch sử và huyền thoại thiêng liêng, trở thành chất liệu quí giá cho việc kiến tạo thành công một thương hiệu du lịch thời hiện đại” (trích lời giới thiệu).

Nhà vườn xứ Huế(3): Ở một vùng biên viễn phương nam, sơn lam chướng khí, ô châu ác địa, trong bối cảnh vùng đất mới Nam Hà, xứ Huế trong một cơ duyên lịch sử, đã đảm đương trọng trách thủ phủ xứ Đàng Trong, rồi kinh đô cả nước thời Nguyễn-nơi hội tụ của các phủ đệ hoàng gia, hoàng thân quốc thích, quí tộc thượng

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

35

lưu, chùa chiền…, trong một không gian kiến trúc-sinh thái đặc trưng: Nhà vườn xứ Huế. Ngoài những giá trị nghệ thuật tạo hình đặc trưng trên các phương diện kiến trúc, điêu khắc, ý nghĩa biểu tượng trang trí…, nhà vườn xứ Huế còn là không gian máu thịt gắn liền với không gian, mô hình đại gia đình truyền thống Việt Nam (gia phong, gia giáo…) mà Huế là thành trì cuối cùng, nơi sau cùng rời bỏ những giá trị truyền thống một thời. Công trình lý giải một cách có hệ thống về lịch sử hình thành, định hình nên hệ giá trị đặc trưng riêng có của di sản đặc trưng này (loại hình, đặc điểm, cấu trúc, chức năng, vai trò). Từ đó, xem xét vấn đề trong suốt diễn trình lịch sử-văn hóa Huế, đề xuất một số giải pháp phục hồi, bảo tồn cũng như phát triển theo hướng du lịch sinh thái-văn hóa trong bối cảnh thành phố Festival.

Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế(4): Xứ Huế là xứ Thần kinh, xứ Thiền kinh. Văn hóa Huế thấm đẫm đến mức hòa quyện yếu tố văn hóa Phật giáo trên nhiều phương diện: tư tưởng, nhân sinh quan, góp phần định hình nên bước đi, dáng đứng, ngôn từ, hệ chuẩn mực đạo đức luân lý, lễ nghi Huế... Chỉ từ một góc nhìn lễ nghi, dân tộc nhạc học, công trình góp phần lý giải sự hình thành nhạc Phật, tiến trình phát triển của nhạc lễ Phật giáo Việt Nam và đặc biệt là nhạc lễ Phật giáo Huế trong dòng chảy văn hóa dân tộc; chỉ ra những nét đặc trưng trong nhạc lễ Phật giáo Huế, vai trò tác động của Phật giáo và nhạc lễ Phật giáo đối với vùng đất và con người, đời sống tín ngưỡng vùng Huế, xưa nay.

Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung Bộ: dẫn liệu từ các làng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên(5): Ở một vùng đất bản lề của quá trình tiếp xúc văn hóa Việt-phi Việt trên dải đất miền Trung, lại từng đảm đương trọng trách thủ phủ vùng miền, rồi

kinh đô cả nước thời Nguyễn, văn hóa vùng Huế mang đậm chất lễ nghi và điển chế. Khảo sát hương ước lệ làng và vai trò của nó trong đời sống hương thôn vùng đất Bình Trị Thiên cho thấy rất rõ điều đó: đặc biệt chú trọng đến đời sống lễ nghi, đạo đức luân lý-phong hóa và bảo vệ các di sản văn hóa, tài nguyên môi trường. Công trình đã thực hiện khảo sát, sưu tầm và phục hồi-hồi cố nhiều văn bản hương ước cổ có giá trị; khẳng định vai trò và giá trị lịch sử-văn hóa làng xã, cũng như di sản hương ước truyền thống; đề xuất những giải pháp bảo tồn và kế thừa di sản hương ước trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa, “Quy ước làng văn hóa” hiện nay. “Cuốn sách này, từ quá trình thu thập tài liệu đến xây dựng một số thử nghiệm, được dựa trên quan điểm nhân loại học, các tác giả mong muốn mở ra một vùng đất mới về nghiên cứu hương ước” (GS.TS. Suenari Michio, Đại học Toyo-Nhật Bản, trong lời giới thiệu).

Nhận thức về miền Trung Việt Nam: hành trình mười năm tiếp cận(6): Là công trình tổng kết một số vấn đề nghiên cứu của nhóm tác giả trong quá trình khảo cứu về những vấn đề lịch sử-văn hóa nổi bật của miền Trung, như lý thuyết và phương pháp tiếp cận, đặc trưng văn hóa làng xã, đời sống, tín ngưỡng, di sản lễ hội truyền thống, chân dung các tộc người miền núi Trường Sơn-Tây Nguyên, đưa ra những nhận định khái quát về miền Trung Việt Nam trong bối cảnh đất nước và khu vực, trong đó Huế được xem là một điểm nhấn của lịch sử dân tộc trong vai trò là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa, văn minh; đưa ra thảo luận những vấn đề nổi bật của lịch sử-văn hóa miền Trung.

4. Suốt hành trình hơn 10 năm “lần tìm trên những nẻo đường lịch sử và văn hóa miền Trung”, những kết quả nổi bật đó âu cũng chỉ là những thành quả bước đầu, có tính động viên

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 36

khích lệ lớn lao bởi nhìn về phía trước, bức tranh lịch sử-văn hóa vùng Huế nói riêng và lịch sử-văn hóa miền Trung nói chung, xem xét trong bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, vốn vẫn còn quá nhiều khoảng trống. Chúng tôi hi vọng cụm công trình “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật vùng Huế và miền Trung” sẽ là bước khởi đầu, có tính chất tạo tiền đề nền tảng cho chiến lược nghiên cứu văn hóa vùng Huế-văn hóa miền Trung của Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế về sau.

Trần Đình Hằng-Lê Anh Tuấn Chú thích: 1. Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo

Đàn, Trần Đình Hằng…, Hải Cát: Đất và Người, (Huế: Nxb. Thuận Hóa, 2006).

2. Nguyễn Hữu Thông & Nhóm biên soạn, Từ Kẻ Độôc đến Phước Tích: chân dung một ngôi làng cổ bên dòng Ô Lâu, (H.: Nxb. Thuận Hóa, 2011).

3. Nguyễn Hữu Thông, Nhà vườn xứ Huế, (Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Văn Nghệ, 2008).

4. Nguyễn Hữu Thông [Ch.b], Nguyễn Thị Tâm Hạnh, Lê Đình Hùng, Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế, (Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Văn Nghệ, 2008).

5. Nguyễn Hữu Thông [Ch.b], Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn, Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung Bộ: dẫn liệu từ các làng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, (Huế: Nxb. Thuận Hóa, 2007). Giải Nhì B cho công trình sách của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2008 (Giấy khen thưởng số 16/VNDG-2008, ngày 26/12/2008). Giải B, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần IV của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 25/01/2010.

6. Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nhận thức về miền Trung Việt Nam: hành trình 10 năm tiếp cận, (Huế: Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế - Nxb. Thuận Hóa, 2009).

HỘI THẢO “MẠNG XÃ HỘI VÀ BÁO CHÍ”

Ngày 28/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Báo chí-Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo “Mạng xã hội và báo chí” với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, đại diện Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trong cả nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT& TT Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí hiện nay, từ đó, có sự tương tác lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển của cả hai loại hình thông tin này. Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề về vai trò của mạng xã hội đối với báo chí và ngược lại; cơ chế, chính sách và phương thức để báo chí có thể tận dụng được những mặt tích cực của mạng xã hội.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận xung quanh các nội dung báo chí xã hội là gì; báo chí Việt Nam và châu Âu đang sử dụng báo chí xã hội như thế nào; những tiềm năng nào chưa sử dụng đến; mạng xã hội với truyền hình; xu hướng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam và tác động tới sự phát triển của báo chí truyền thống; tính tương tác giữa báo chí điện tử đối với mạng xã hội và ngược lại; những vấn đề hiện nay của mạng xã hội ở Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin và tác động trở lại của báo chí trong việc lựa chọn, minh bạch và chính thống hóa các nguồn thông tin từ mạng xã hội; Xu thế của việc làm báo đa phương tiện và sự phát triển của mạng xã hội trong tương lai gần; cơ sở pháp lý để các mạng xã hội hoạt động và phát triển...

Theo thông tin mới nhất, hiện cả nước có 53 báo và tạp chí điện tử, trong đó có 12 báo, tạp chí điện tử độc lập, hơn 300 trang thông tin điện tử và 130 mạng xã hội đã đăng ký với cơ quan chức năng. Mạng xã hội mang tính hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, nếu nhà báo và cơ quan báo chí có đủ bản lĩnh, nhạy cảm về chính trị, trình độ nhận thức về văn hóa, xã hội, tuân thủ đúng, chặt chẽ quy trình biên tập sẽ tận dụng được những ưu điểm của mạng xã hội và ngược lại.

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

37

DU LỊCH ĐẦM PHÁ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Ngày nay, du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) đang trở thành một hiện tượng được ưu tiên phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. CBT được hiểu như là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của nó gắn liền với cộng đồng địa phương. Mục đích lớn của CBT là tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, CBT cũng đề cao đến vấn đề bảo vệ tài nguyên nhằm hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Từ mục đích đó, một đề tài khoa học đã được nghiên cứu và thực hiện nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến với khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài.

Đề tài “Nghiên cứu, thử nghiệm một số tua du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng” sau một thời gian triển khai và thực hiện đã được nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế do Khoa Du lịch, Đại học Huế chủ trì, PGS.TS Bùi Thị Tám làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai các tua du lịch CBT; hệ thống hóa cơ sở lý luận và phương pháp luận về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng để tìm hiểu nhu cầu nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH).

Từ nhu cầu du lịch của sản phẩm du lịch CBT

Tổng lược các nghiên cứu vùng đầm phá TG-CH cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về giá trị sinh thái của hệ đầm phá TG-CH, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào về giá trị tài nguyên du lịch của vùng đầm phá gắn với các mục tiêu phát triển dựa vào cộng đồng, mặc dù những lợi ích kỳ vọng của du lịch CBT là khá rõ ràng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của vùng. Mặc dù có những điều kiện thuận lợi về tiềm năng phát triển cùng với sự hỗ trợ của các chủ trương, nghị quyết cụ

thể nói trên, sản phẩm biển và đầm phá trên địa bàn vẫn còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào du lịch nghĩ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, chưa có sản phẩm riêng, đặc sắc cho du lịch đầm phá. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm mô hình du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng là rất cần thiết góp phần khai thác và phát huy các giá trị tài nguyên

du lịch của vùng, bảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm phát triển bền vững hệ đầm phá TG-CH. Vùng đất ngập nước đầm phá TG-CH hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, nhiều giá trị kết hợp cho phép phát triển du lịch-giải trí thành một ngành kinh tế quan trọng ở khu

vực. Hiện nay, một số doanh nghiệp lữ hành ở Thừa Thiên Huế đã tiên phong thử nghiệm một vài tua du lịch ở vùng đầm phá như Vietphap Services, Huetuorist, Viettravel..., nhưng nhìn chung, hoạt động du lịch trên vùng đầm phá chưa được đầu tư thích đáng và tổ chức khai thác đúng mức. Bên cạnh đó, khả năng kết nối kém giữa các bãi tắm đẹp như Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô... với vùng đầm phá TG-CH đã và đang làm lãng phí tiềm năng du lịch, hạn chế khả năng phát triển kinh tế-xã hội của vùng đầm phá-ven biển.

PT

Một góc đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 38

Đến đề xuất các tua du lịch CBT Sau khi đã phân tích nhu cầu du lịch của sản

phẩm du lịch CBT, trong khi thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành thiết kế các tua du lịch CBT vùng đầm phá TG-CH. Ngay từ khi bắt đầu triển khai các hoạt động nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tổ chức chuyến khảo sát thực địa vùng đầm phá để có trải nghiệm thực tế về một tua du lịch đầm phá, để từ đó có một cách nhìn khái quát hơn về các tài nguyên du lịch đầm phá, cập nhật các hiểu biết về điều kiện cơ sở vật chất, từ đó lập kế hoạch cho các chuyến khảo sát và điều tra thực địa. Nhóm tác giả cũng đã đề xuất các tua có thể khai thác ngay như: Chương trình du lịch (một ngày) sóng nước Tam Giang; (hai ngày) Tam Giang kỳ thú; (ba ngày) dấu ấn Tam Giang. Tất cả các tua nhìn chung đều được khách du lịch đánh giá là rất thú vị và hấp dẫn, chi phí thấp nhưng có nhiều sự trải nghiệm, tạo được sự gần gũi với thiên nhiên và con người.

Nhằm phát triển du lịch CBT vùng đầm phá TG-CH, nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra một số giải pháp đó là: (1) Hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; (2) Tích cực xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quảng bá cho du lịch dựa vào cộng đồng đầm phá; (3) Tổ chức xúc tiến, đẩy mạnh tiêu thụ các tua du lịch đầm phá; (4) Xây dựng và ban hành các quy định, chuẩn mực và quy chế cụ thể về kinh doanh du lịch đầm phá; (5) Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên cũng như trong kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng; (6) Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng, giáo dục khách hàng về du lịch dựa vào cộng đồng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, thực hiện tốt marketing nội bộ; (7) Duy trì bền vững hoạt động du lịch trên phá.

Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy giá trị các tài nguyên du lịch đầm phá được nhìn nhận và đánh giá cao không chỉ bởi các nhà hoạch định

chính sách, các nhà quản lý, các chuyên gia, mà còn bởi các công ty lữ hành, người dân cộng đồng và du khách, đặc biệt là với các tài nguyên có tính đặc thù của vùng đầm phá như cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật, người dân đầm phá và cuộc sống của họ. Các tài nguyên này kết hợp với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã tạo nên một nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, đặc trưng và phân bố khá tập trung theo dạng điểm, cũng như có khả năng liên kết tạo thành các tuyến du lịch theo chủ đề và có tiềm năng thu hút du khách cao. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp một số lời giải cho câu hỏi lớn là vì sao với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú như vậy nhưng du lịch CBT vùng đầm phá vẫn chưa phát triển. Từ cách nhìn của các doanh nghiệp lữ hành cho thấy, trong rất nhiều nguyên nhân mà các công ty chưa có tua đến vùng đầm phá thì có hai nguyên nhân được đề cập nhiều nhất đó là các điểm tham quan không đủ hấp dẫn và đặc trưng du lịch đầm phá không nổi bật. Thực sự đây chính là những nguyên nhân của chính hoạt động du lịch CBT vùng đầm phá, nó có tác động qua lại biện chứng giữa tính khả thi đầu tư, tính đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm và khả năng thu hút của sản phẩm du lịch CBT vùng đầm phá. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu khá lớn của các doanh nghiệp lữ hành trong phát triển và giới thiệu sản phẩm, nỗ lực của chính quyền địa phương trong nâng cấp cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, và phát huy vai trò chủ động của người dân.

Đề tài sẽ giúp quảng bá vùng đầm phá ở Huế đến khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành du lịch, mang lại nguồn thu nhập cho người dân ở vùng đầm phá TG-CH. Đề tài đã được hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu, theo đó hội đồng đã yêu cầu đơn vị chủ trì đề tài chỉnh sửa, bổ sung những ý kiến đóng góp của các ủy viên hội đồng cũng như các đại biểu tham dự để đề tài hoàn thiện hơn.

Hồng Minh

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011

VĂN HÓA - XÃ HỘI

39

DU LỊCH HUẾ HƯỚNG ĐẾN NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG “BÔNG SEN XANH”

Vừa qua, lần đầu tiên một hội thảo giới thiệu về công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong cơ sở kinh doanh lưu trú của các công ty Nhật Bản đã được tổ chức tại Huế. Thông qua hoạt động này, Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh “đây là hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, môi sinh, làm cho cơ sở lưu trú trở thành cơ sở lưu trú xanh, đạt tiêu chuẩn “Bông sen xanh” mà ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang hướng tới”.

Với sự tham dự của đông đảo các cơ sở kinh doanh lưu trú, các đơn vị sản xuất trên địa bàn, tại hội thảo đại diện các công ty đến từ Nhật Bản đã giới thiệu cụ thể về năng lực và trang thiết bị trong công nghệ xử lý nước thải, nước cấp vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải trong ngành du lịch. Trong đó mỗi công ty giới thiệu mỗi công nghệ khác nhau trong các quy trình xử lý nước thải. Cụ thể như Kureha Engineering Co., Ltd giới thiệu quy trình xử lý nước thải từ khách sạn bằng phương pháp sinh học; xu hướng xử lý nước bằng màng lọc của Toray Industries Co., Inc; xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý của Ogiso Kentiku Co., Ltd và bảo trì hệ thống nước thải của Sanicon Maintenance Co., Ltd...

Thực tế thì nhiều khách sạn có tiếng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua cũng đã có nhiều chính sách riêng trong việc tạo dựng thương hiệu “xanh” cho riêng mình như khách sạn Saigon Morin áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Hệ thống quản lý môi trường của khách sạn gồm 1 sổ tay, 12 quy trình và 21 quy định

hướng dẫn đã đưa ra thực hiện các biện pháp môi trường như quản lý điện năng; quản lý nguồn cấp nước; quản lý nước thải sinh hoạt; quản lý rác thải; quản lý hóa chất; các biện pháp giám sát, đo lường; công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và tổ chức các lớp đào tạo nhận thức về môi trường.

Hay như khách sạn Hươ n g G i a n g Resort&Spa thì ngoài cơ chế vận hành đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường thì ngày 15 hàng tháng được chọn là “Ngày môi trường” của khách sạn này. Tất cả lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên của khách sạn này đều

chung tay lao động, đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp.

Với việc “ra mắt” lần đầu tiên các công nghệ hiện đại, được giới thiệu một cách bài bản về các quá trình xử lý nước thải, nước cấp vận hành thì các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thêm cơ hội tiếp cận những thông tin toàn diện về công nghệ xử lý nước sạch cũng như nước thải để từ đó lập kế hoạch, lựa chọn phương án phù hợp với thực tế của cơ sở.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra chính là giá thành

Một hệ thống xử lý nước thải của Nhật Bản được giới thiệu cho các cơ sở kinh doanh lưu trú của ngành du lịch Huế

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 10/2011 40

của các quy trình xử lý nước thải. Nếu giá thành phù hợp thì việc đưa công nghệ xử lý nước thải-cấp nước vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải được nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng thì việc hướng đến nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” cho toàn ngành du lịch cố đô không phải là điều quá xa vời. Như lời ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì, việc áp dụng được các hệ thống xử lý nước thải này cho các cơ sở kinh doanh thì ngành du lịch Huế không chỉ xây dựng được nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” mà còn góp phần cho sự phát triển bộ mặt đô thị Huế không chỉ hôm nay mà còn về lâu dài để xây dựng Huế xứng đáng là đô thị di sản văn hóa thân thiện với môi trường.

Nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” là một dạng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được cấp cho các cơ sở lưu trú đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của địa phương hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” sẽ có 5 cấp độ, từ cấp độ thấp nhất là 1 đến cấp độ cao nhất là 5 bông sen xanh. Số lượng bông sen xanh không phụ thuộc vào loại, hạng mà cơ sở lưu trú (CSLT) đó đã được công nhận mà phụ thuộc vào số điểm mà CSLT đó đạt được theo thang điểm của bộ tiêu chí nhãn “Bông sen xanh”.

Dự kiến bắt đầu từ năm 2012, sau khi hoàn thiện bộ tiêu chí và các văn bản liên quan đến việc cấp nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” cho CSLT tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ áp dụng thử nghiệm cho các khách sạn từ 3 đến 5 sao và sau đó áp dụng cho tất cả các cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam.

Minh Hạnh

XỬ PHẠT HƠN 2 TỶ ĐỒNG VỚI 11 DOANH NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NẶNG

Tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt đối với 11 doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Đây là đợt thanh, kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy mô và mức độ xử phạt lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sau hơn 3 tháng kiểm tra tại 15 doanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, Thanh tra Bộ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 11 doanh nghiệp. Đứng đầu trong danh sách là Công ty Cổ phần

Gạch Tuynel số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế: hơn 317 triệu đồng. Tiếp đến là Công ty Liên doanh Trồng và chế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế: 250 triệu đồng; Công ty Cổ phần Dệt may Huế và Công ty Cổ phần Phát triển thủy sản Huế: cùng 236 triệu đồng; Công ty TNHH Sơn Hoàng Gia: 190 triệu đồng; Công ty Cổ phần Khoáng sản Gạch men Thừa Thiên Huế: 172 triệu đồng; Công ty TNHH Bia Huế: 165 triệu đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (nhà máy rác Thủy Phương): 140 triệu đồng; Công ty TNHH NNMTV Môi trường và công trình đô thị Huế: 60 triệu đồng; Công ty Cổ phần Thủy điện Bình Điền: 52,5 triệu đồng. Công ty TNHH Xi măng Luks Việt Nam ( có nhà máy sản xuất xi măng Luks tại huyện Hương Trà): 200 triệu đồng. Các doanh nghiệp trên bị phạt vì bị một hoặc nhiều sai phạm như: không có công trình xử lý nước thải, khí thải theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; không giám sát chất thải và môi trường xung quanh; không phân loại chất thải nguy hại; không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hay xả khí thải, nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi xử phạt hành chính đã yêu cầu 11 doanh nghiệp này phải khắc phục khẩn trương các vi phạm và thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đại Dương