0 1 A F 0 1 A 0 C A BÃI X LÝ VÀ CHÔN L P RÁC TH I THÀNH PH B C GIANG 1. Các thông tin chung:...

55
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA BÃI XỬ LÝ VÀ CHÔN LẤP RÁC THẢI THÀNH PHỐ BẮC GIANG 1. Các thông tin chung: 1.1. Tên Cơ sở: Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc Giang 1.2. Địa chỉ: Xã Đa Mai - thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang. 1.3. Cơ quan chủ quản: Công ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang. 1.4. Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc Giang có tọa độ địa lý như sau: Tên điểm Toạ độ (VN-2000) X Y 1 2117074 0619744 2 2117197 0619701 3 2117205 0619817 4 2117222 0619833 5 2117092 0620008 1.5. Số điện thoại: 0240.3854851 1.6. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần 1

Transcript of 0 1 A F 0 1 A 0 C A BÃI X LÝ VÀ CHÔN L P RÁC TH I THÀNH PH B C GIANG 1. Các thông tin chung:...

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

CỦA BÃI XỬ LÝ VÀ CHÔN LẤP RÁC THẢI THÀNH PHỐ BẮC

GIANG

1. Các thông tin chung:

1.1. Tên Cơ sở: Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố

Bắc Giang

1.2. Địa chỉ: Xã Đa Mai - thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc

Giang.

1.3. Cơ quan chủ quản: Công ty CP Quản lý công trình đô

thị Bắc Giang.

1.4. Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc Giang có tọa độ địa lý

như sau:

Tên điểmToạ độ (VN-2000)

X Y

1 2117074 0619744

2 2117197 0619701

3 2117205 0619817

4 2117222 0619833

5 2117092 0620008

1.5. Số điện thoại: 0240.3854851

1.6. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần

1

1.7. Người đứng đầu cơ sở: Ông Đỗ Xuân Huấn - Giám đốc Công

ty CP Quản lý công trình đô thị Bắc Giang.

2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của Bãi xử

lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc Giang:

2.1. Quy trình kỹ thuật vận hành Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành

phố Bắc Giang:

Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc

Giang được thiết kế xây dựng và thực hiện xử lý rác

thải sinh hoạt theo công nghệ: Bãi chôn lấp hỗn hợp

kết hợp nổi - chìm.

Sơ đồ hoạt động của Bãi xử lý và chôn lấp rác thải:

Thuyết minh quy trình vận hành Bãi chôn lấp:

2

Phun chế phẩm EM

Rác thải

Đầm nén

Lấp đất phủ

Đầm nén

Phủ đất màu

Trồng cây xanh

Xung quanh Bãi xử lý và chôn lấp rác thải sinh

hoạt thành phố Bắc Giang được che chắn bảo vệ bằng bờ

bao đắp đất cấp 2, cấp 3 và hệ thống cây xanh. Bãi

chôn lấp được chia thành 6 ô, mỗi ô có diện tích

khoảng 7.000 - 8.000m2, cột rác được thiết kế cao 5m,

khối lượng chôn lấp khoảng 40.000m3/ô. Thời gian chôn

lấp cho 1 ô khoảng 2 năm. Trình tự chôn lấp từng ô

theo kiểu cuốn chiếu. Rác thải vận chuyển đến bãi

được xử lý chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Người

vận hành xử lý chôn lấp rác xác nhận đúng loại và lập

sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm. Rác thải được

chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và cách nhau bằng lớp

đất phủ (lớp trung gian).

Hàng ngày, rác thải được vận chuyển bằng xe ép

rác chuyên dùng đến bãi xử lý và chôn lấp, ngày 2 lần

vào sáng sớm và chiều tối. Tại đây rác thải được phun

chế phẩm EM bằng máy kết hợp với xe ủi ĐT 75 san,

gạt, trộn để rác ngấm đều chế phẩm EM. Sau đó rác

được đầm nèn kỹ bằng xe ủi ĐT 75, đầm nèn từ 8 -10

lần tạo thành từng lớp có chiều dầy khoảng 60cm và

đảm bảo tỷ trọng tối thiều đầm nén: 0,52 – 0,8 tấn/m3.

Khi rác đã được đầm chặt theo các lớp có độ dày 1,8 -

2,0m thì lấp đất với chiều dầy lớp đất phủ: 0,3m, tỷ

lệ đất phủ chiếm: 10 – 15% thể tích rác thải chôn

lấp. Đất phủ có thành phần hạt sét lớn hơn 30%; đủ ẩm

3

để dễ đầm nén chặt; Đất phủ được dải đều kín lớp rác

thải.

Giai đoạn đóng bãi chôn lấp: Việc đóng bãi chôn

lấp được thực hiện khi lượng rác thải đã đạt cao

trình thiết kế cột rác.

Khi cột rác đạt cao trình thiết kế, lấp lớp đất

phủ trên cùng, đất có hàm lượng sét lớn hơn 30%, đảm

bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận. Chiều

dầy lớp đất lớn hơn hoặc bằng 0,5m, độ dốc từ chân

bãi đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 -5 % luôn đảm bảo

thoát nước tốt.

Lớp đất mầu hoặc phù xa dầy 0,2m.

Sau một thời gian phân hoá phù hợp mới có thể phủ

kín trồng cây xanh được.

Cùng với việc vận hành xử lý chôn lấp rác ở giai

đoạn cuối, để đóng ô chôn lấp cũ, thì tiến hành vận

chuyển, xử lý chôn lấp rác vào ô chôn lấp tiếp theo.

Công tác xử lý chôn lấp rác thải ở các ô tiếp theo

thực hiện theo quy trình từng công đoạn như đã nêu

trên.

2.2. Thiết bị, máy móc tại Bãi xử lý:

TTMáy móc

thiết bị

Đơn

vị

Số

lượng

Tình

trạng sử

dụng

Ghi chú

1 Máy ủi ĐT 75 Chiếc 01 70% Thiết bị

4

máy móc

thường

xuyên

được duy

tu bảo

dưỡng

định kỳ.

2 Máy xúc Sola Chiếc 01 75%

3

Công nông

phun chế

phẩm EM

Chiếc 01 60%

4Ôtô HINO Ben

6 tấnChiếc 01 75%

5

Máy bơm 8LT-

25 công suất

320m3/h

Chiếc 02 80%

2.3. Hóa chất sử dụng: Công ty không sử dụng hóa chất.

2.4. Nguyên, nhiên liệu sử dụng tại Bãi chôn lấp:

* Rác thải: Rác thải ở các khu chợ lớn, chợ nhỏ,

chợ cóc, rác thải từ khu dân cư, rác thải đường phố,

văn phòng, cơ quan, trường học, ga xe lửa, bến ô tô,

….;

Hàng ngày rác được chở đến bãi xử lý và chôn lấp

với khối lượng khoảng: 70 tấn/ngày = 140 m3/ngày. (tỷ

trọng của rác là: 0,45 – 0,5 tấn/m3).

Thành phần của rác thải: Thông thường gồm các

loại sau:

- Các chất hữu cơ dễ phân huỷ: cơm, rau, thức

ăn thừa,….

- Giấy, bìa, cành lá cây các loại;

- Phế liệu, vỏ hộp;5

- Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da;

- Gỗ, nhựa, thuỷ tinh, lốp cao su, giẻ rách.

- Xương, phân và xác động vật,….

* Đất: Được lấy ở khu vực lân cận, với khối lượng

khoảng 14 tấn/ngày.

* EM: EM gốc được mua tại Công ty phát triển công

nghệ Việt Nhật Hà Nội. Sau khi được công ty nuôi, ủ

lên men thành EM5 và được đưa ra pha chế để xử lý

rác, trung bình mỗi ngày sử dụng 15 lít chế phẩm EM5.

* Vôi bột: Mua tại Bắc Giang, sử dụng khoảng

10kg/ tháng.

* Thuốc diệt ruồi, muỗi, chuột …được mua tại

Trung tâm y tế dự phòng Bắc Giang.

2.5. Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng:

Nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh

hoạt là nước sạch mua của hộ dân thuộc thôn Thanh Mai

gần khu vực Bãi xử lý và đưa vào bể để sử dụng.

Lượng nước sử dụng khoảng: 0,5m3/ngày. Một tháng

dùng hết từ 15m3 20m3 nước.

2.6. Nguồn cung cấp điện:

Nguồn cung cấp điện được lấy từ Trạm biến áp Đa

Mai 1 để dẫn về khu xử lý.

Lượng điện tiêu thụ của Bãi xử lý trung bình: 300

Kwh/tháng.

2.7. Công suất hoạt động:

6

Công suất xử lý và chôn lấp: 70 tấn/ngày.

2.8. Năm đơn vị đi vào hoạt động:

Bãi xử lý và chôn lấp rác thải đi vào hoạt động

sản xuất tháng 1 năm 2006

2.9. Diện tích mặt bằng:

Diện tích mặt bằng bãi xử lý và chôn lấp: 6,5 ha.

Trong đó: - Diện tích nhà kho: 65m2.

- Diện tích nhà Quản lý: 65m2.

- Diện tích Hồ sinh thái: 10.900m2.

- Diện tích các ô chôn lấp: 44.800m2.

- Diện tích cây xanh khoảng 6000m2.

- Diện tích còn lại là các công trình

khác.

(Có sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất kèm theo)

2.10. Số lượng cán bộ công nhân viên tại bãi xử lý và chôn lấp:

Tổng số cán bộ công nhân viên tại bãi xử lý và chôn

lấp: 11 người.

Trong đó: + Bộ phận quản lý: 01 người.

+ Bộ phận thực hiện:

- Cán bộ kỹ thuật và nuôi cấy vi sinh: 03 người.

- Lái xe chuyên dùng và sửa chữa: 03 người.

- Vệ sinh, bảo vệ khu vực: 03 người.

- Vận hành bơm nước: 01 người.

7

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

BÃI CHÔN LẤP VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI THÀNH PHỐ BẮC GIANG

1. Điều kiện tự nhiên:

1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất:

1.1.1. Đ iều kiện về địa lý:

Khu chôn lấp rác thải nằm tại Khu Đồng Giải, xã Đa

Mai, TP Bắc Giang.

- Phía Nam giáp đường Bảo Ngọc

- Phía Tây giáp với cánh đồng thôn Lò xã Tân Mỹ.

- Phía Bắc giáp cánh đồng của xã Đa Mai.

- Phía Đông giáp cánh đồng thôn Lò xã Tân Mỹ.

Vị trí khu chôn lấp rác thải nằm cách trung tâm

thành phố khoảng 5 km về phía Đông Nam và cách khu

dân cư tập trung gần nhất khoảng 1.225m.

1.1.2. Đ iều kiện về đ ịa chất:

8

Khu vực bãi chôn lấp rác thải và những vùng lân cận

chủ yếu là đất, cát pha và đất sét lẫn sỏi sạn.

(Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi bãi xử lý và chôn lấp rác thải TP Bắc

Giang)

1.2. Điều kiện về khí tượng thuỷ văn:

1.2.1. Đ iều kiện về khí t ư ợng:

Khu vực bãi xử lý chôn lấp rác mang đặc điểm khí

hậu của vùng Trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng trực

tiếp của gió mùa Đông Bắc, mùa hè nóng ẩm, mùa đông

khô hanh kéo dài.

- Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,

lượng mưa nhiều nhất vào các tháng 7, tháng 8, tháng

9 hàng năm. Lượng mưa ngày lớn nhất trong năm là:

166,6mm.

- Nhiệt độ và độ ẩm:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 20,5oC.

+ Độ ẩm trung bình năm: 81%.

+ Số giờ nắng trung bình: 1.731,5 giờ/năm.

1.2.2. Đ iều kiện về thuỷ v ă n:

Điều kiện thuỷ văn khu vực Bãi xử lý và chôn lấp

rác thải chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông

Thương. Do đó có thể lấy mực nước sông Thương để đánh

giá chế độ thuỷ văn của khu vực:

- Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm

70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm.

9

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ

chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.

- Mực nước sông Thương trung bình năm là: 174cm.

Mực nước cao nhất: 689cm. Mực nước thấp nhất: -11cm.

(Nguồn thông tin: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang)

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Điều kiện Kinh tế

Xã Đa Mai có tổng diện tích đất tự nhiên là

360,88 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 229,77 ha, đất

ở 36,16 ha, còn lại là các loại đất khác.

- Mức thu nhập bình quân khoảng 600.000

đồng/người/tháng.

- Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch

vụ.

+ Tiểu thủ công nghiệp:

Đa mai là một xã có nhiều ngành nghề truyền thống

như: Nghề làm bún, bánh cuốn, nghề mộc và một số nghề

khác có những bước phát triển. Đặc biệt nghề làm bún

phát triển mở rộng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công

nghiệp đạt 10 tỷ đồng/năm.

+ Thương mại và dịch vụ: Uỷ ban nhân dân xã

khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát

triển. Duy trì công tác quản lý, khai thác các hoạt

động kinh doanh có hiệu quả. Giá trị sản xuất thương

mại dịch vụ đạt 5,5 tỷ đồng.

10

- Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá - lịch

sử: Trong địa bàn xã Đa Mai cũng có một số công trình

di tích văn hoá lịch sử được xếp hạng như: Đền thờ Bảo

Nương - Ngọc Nương ..., bên cạnh đó cũng có một số

Đình, Chùa của Thôn, Làng và các thôn trong xã đều có

nhà văn hoá thôn phục vụ cho việc hội họp, sinh hoạt

văn hoá như: Hội vui tuổi già, Cựu chiến binh, Hội

thanh niên…

2.2. Điều kiện Xã hội

- Dân cư: Hiện tại xã có 6.322 nhân khẩu, chủ yếu

là dân tộc kinh sống tập chung thành các thôn xóm.

- Y tế: Xã Đa Mai có 01 Trạm y tế với 1 bác sỹ và

4 y sĩ theo dõi và khám chữa bệnh thường xuyên cho

nhân dân trong xã. Tổng số lượt khám bệnh 3.139 lượt

người.

- Giáo dục:

Xã có hệ thống trường học từ Mầm non đến Trung

học phổ thông: Mẫu giáo có 02 trường, 01 trường Tiểu

học; 01 trường Trung học cơ sở; 01 trường Trung học

phổ thông tư thục đóng trên địa bàn xã.

- Tôn giáo: Tình hình tôn giáo trong địa bàn vẫn ổn

định, chính sách tôn giáo tín ngưỡng luôn được quan

tâm, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được tôn trọng…

(Theo Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Đa Mai)

11

CHƯƠNG 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường

không khí tại khu vực bãi xử lý và chôn lấp rác thải

thành phố Bắc Giang, Công ty cổ phần quản lý công

trình đô thị Bắc Giang đã phối hợp với Cơ quan tư vấn

là Trung Tâm Quan trắc môi trường Bắc Giang tiến hành

lấy mẫu không khí, nước ngầm, nước thải từ bãi rác để

phân tích đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường

tại khu vực BCL và khu vực lân cận.

12

Kết quả được thể hiện như sau:

1. Hiện trạng môi trường không khí:

Bảng 3.1: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường

không khí xung quanh

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

TT Chỉ tiêuphântích

Đơnvị

TCVN(5937;5938-

2005)

Kết quả Ghi chúKKI KKII

32,4 322 Độ ẩm % - 78,4 783 Tốc độ

gióm/s - 1,7 1,5

4 Tiếng ồn dBA75

(TCVN 5949-1998)

73 74

5Bụi lơlửng

µg/m3

300 (TCVN 5937-

2005)

110 92

6 SO2 µg/m3 350 42,85 30,167 NO2 µg/m3 200 54,20 49,388 CO µg/m3 30000 1267 11859 H2S µg/m3 42

(TCVN 5938-2005)

8,02 7,59

10 NH3 µg/m3 200 Kph Kph11 O3 µg/m3 180 Kph Kph

12 CH4 µg/m3 - Kph Kph

Ngày lấy mẫu:12/10/2009

Ngày phân tích:13/10/2009

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiệnKKI:Tại cổng vào bãi rác trên đường Bảo Ngọc;

13

KKII: Trên đường Bảo Ngọc cách bãi rác 100m về hướng Đông Bắc.

Nhận xét: Kết quả thử nghiệm mẫu không khí cho thấy:

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm

trong giới hạn cho phép theo TCVN (5937; 5938 – 2005).

Bảng 3.2: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không

khí khu vực làm việc

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009

Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

TTChỉ tiêu

phân tíchĐơn vị

TC (3733-

2002)

BYT- QĐ

Kết quả Ghi chú

1 Nhiệt độ 0C 34 32,52 Độ ẩm % ≤ 80 78,43 Tốc độ gió m/s 1,5 1,74 Tiếng ồn dBA 85 735 Bụi mg/m3 4 0,676 SO2 mg/m3 5 0,0427 NO2 mg/m3 5 0,0298 CO mg/m3 20 1,2419 NH3 mg/m3 17 Kph10 H2S mg/m3 10 0,002

11 CH4 mg/m3 - kph

Ngày lấy mẫu:

12/10/2009

Ngày phân

tích:

13/10/2009

14

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí khác tại các vị trí đều

nằm trong giới hạn cho phép theo TC (3733-2002) BYT.

Bảng 3.3: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không

khí tại khu vực bãi rác

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009

Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

TTChỉ tiêu

phân tích

Đơn

vị

TCVN

(5939-

2005)

C max

Kết quả

Ghi chúKKI KKII KKIII

1 Nhiệt độ 0C - 30,3 29,7 31,8

2 Độ ẩm % - 83,7 81,7 803 Tốc độ gió m/s - 1,5 4 1,9

4 Tiếng ồn dBA

75 (TCVN

5949 -

1998)60 71,3 68

5 Bụi mg/m3 - 0,214 0,115 0,087

6 SO2 mg/m3 1500 0,139 0,131 0,075

7 NO2 mg/m3 1000 0,132 0,076 0,048

8 CO mg/m3 1000 2,325 2,254 1,178

9 NH3 mg/m3 76 0,021 0,019 Kph

10 H2S mg/m3 7,5 0,008 0,007 Kph

11 CH4 mg/m3 - kph kph kph Ngày lấy mẫu:

15

12/10/2009

Ngày phân

tích:

13/10/2009

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện;

Cmax: Nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải

của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường

không khí.

KKI :Vị trí tại ô chứa rác thải số 2 đang sử dụng;

KKII:Vị trí tại ô chứa rác thải đã lấp đầy;

KKIII: Vị trí tại khu vực hồ điều hoà

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm

trong giới hạn cho phép theo TCVN (5939 – 2005).

2. Hiện trạng môi trường nước.

Hiện trạng môi trường nước của Bãi xử lý và chôn

lấp rác thải thành phố Bắc Giang.

Bảng 3.4: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước

thải của bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc

Giang.

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009

Ngày phân tích: 08/08/2009- 12/08/2009

TTChỉ tiêuphân tích

Đơnvị

TCVN(5945 –2005)Cột B

Kết quả

Ghi chúNTI NTII NTIII

16

1 Nhiệt độ 0C 40 23,6 23,5 24,1

2 pH - 5,5 – 9 7,5 7,7 7,7

3 BOD5 mg/l 50 282 182 165

4 COD mg/l 80 420 272 245

5 Zn mg/l 3 0,67 0,42 0,28

6 Cu mg/l 2 0,004 0,002 0,001

7 Mn mg/l 1 0,063 0,021 0,019

8 Fe mg/l 5 0,533 0,878 0,64

9 Pb mg/l 0,50,000

30,000

10,000

210

Sunfua(H2S)

mg/l 0,5 1,56 1,36 1,15

11

Amoni(NH4

+)mg/l 10 2,402 2,387 2,331

12

Clo dư mg/l 2 0,30 0,224 0,27

13

Chất rắnlơ lửng

mg/l 100 54 30 21

14

Tổng Nitơ mg/l 30 2,5 5,64 0,15

15

Tổng Phốtpho

mg/l 6 0,03 0,004 0,012

16

ColiformMPN/100ml

50004,98x103

4,37x103

4,14x103

17

Độ đục NTU - 121,9 21,76 11,19

Ngày lấy mẫu:

12/10/2009

Ngày phân tích:

13/10/2009

Ghi chú:(-) không qui định; Kph: không phát hiệnNTI: Tại hồ điều hoà số 1;

17

NTII: Tại hồ điều hoà số 2; NTIII: Tại hồ điều hoà số 3

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy: - Hàm lượng BOD5 mẫu NTI; NTII; NTIII lần lượt cao hơn TCCP5,64; 3,64 và 3,3 lần.- Hàm lượng COD mẫu NTI; NTII; NTIII lần lượt cao hơn TCCP5,25; 3,4 và 3,06 lần.- Hàm lượng SunFua mẫu NTI; NTII; NTIII cao hơn TCCP 3,12;2,72 và 2,3 lần. - Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác nằm trong giới hạn cho phéptheo TCVN (5945-2005) cột B.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nướcmặt

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

Vị trí lấy mẫu: Tại ngòi xã Đa Mai.

TTChỉ tiêuphân tích

Đơn vị

QCVN08:2008/BTNMT cột

BI

Kết quả Ghi chú

1 Nhiệt độ 0C - 25,72 pH - 5,5 – 9 7,43 BOD5 mg/l 15 854 COD mg/l 30 1255 DO mg/l ≥ 4 0,65

6Chất rắnlơ lửng

mg/l 50 12

7 Fe mg/l 1,5 1,628 Cu mg/l 0,5 0,0039 Zn mg/l 1,5 0,07110 Pb mg/l 0,05 0,0001

18

11 Xianua(CN-)

mg/l 0,02 Kph

12 Nitrít(NO2

-)mg/l 0,04 0,023

13 Amoni (NH4+

)mg/l 0,5 0,058

14 Coliform MPN/100ml

7500 4,09x103

15 Độ đục NTU - 91,25

Ngày lấy mẫu:12/10/2009

Ngày phân tích:13/10/2009

Ghi chú:(-) không qui định;Kph:không phát hiện

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước mặt cho thấy:

- Hàm lượng DO thấp hơn QCCP 6,15 lần. - Hàm lượng BOD5 của mẫu NM cao hơn QCCP 5,66 lần.- Hàm lượng COD của mẫu NM cao hơn QCCP 4,16 lần.- Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới

hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.

Bảng 3.6. Kết quả phân tích hiện trạng môi trườngnước ngầm

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

Vị trí lấy mẫu: Tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Đợi, cách BCL 50m.

TTChỉ tiêu phân

tíchĐơn vị

QCVN 09:2008/

BTNMT

Kết quả

1 Nhiệt Độ - - 27,22 PH - 5,5 – 8,5 7,13 Độ cứng mg/l 500 153

19

4 Chất rắn tổng

hợp

mg/l 1500 504

5 Ni trat (NO3 -) mg/l 15 0,01

6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7,17 Sunfat (SO4

2-) mg/l 400 18,78 Sắt (Fe) mg/l 5,0 0,3459 Xianua (CN-) mg/l 0,01 Kph10 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 Kph11 Mangan (Mn) mg/l 0,5 Kph12 Đồng (Cu) mg/l 1,0 0,000213 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 0,02214 Chì (Pb) mg/l 0,01 0,02x10-3

Ghi chú:(-) không qui định; Kph: không phát hiện

Nhận xét:Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy: Hàm lượng các

chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo

QCVN 09:2008/BTNMT.

3. Hiện trạng môi trường đất

Ngày lấy mẫu: 07/08/2009

Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009

TTChỉ tiêu phân

tích

Đơn

vị

QCVN 03:2008/BTNMT

QCVN 15:2008/BTNMT Kết quả

1 Thuốc trừ sâu

Padan 95 SP mg/kg

0,05

(QCVN

15:2008/BTNMT)

0,0019

2 Thuốc trừ cỏ mg/kg 0,1 0,003

20

Sofit 300 EC/ND

3 Cu mg/kg

50

(QCVN

03:2008/BTNMT)

0,006

4 Pb mg/kg 70 0,0045 Zn mg/kg 200 1,166 Cd mg/kg 2 0,03x10-3

7 As mg/kg 12 KphGhi chú:(-) không qui định; Kph: không phát hiện

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy: Hàm lượng các chỉ

tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn

Việt Nam (QCVN 03:2008/BTNMT ) và (QCVN 15:2008/BTNMT).

Nhận xét chung:

Kết quả khảo sát môi trường không khí ở toàn bộ

khu vực BCL cho thấy Tất cả các chỉ tiêu phân tích

đều nằm trong giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn, Quy

chuẩn Việt Nam. Điều này chứng tỏ môi trường không

khí ở khu vực Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành

phố Bắc Giang hiện tại không bị ô nhiễm.

Kết quả phân tích mẫu nước ngầm được lấy tại

giếng nhà ông Nguyễn Văn Đợi cách khu vực BCL 50m cho

thấy nước ngầm tại xung quanh khu vực chưa bị tác

động bởi BCL, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn

Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép, do đó có thể khẳng định

rằng nguồn nước ngầm tại khu vực này chưa bị ô nhiễm

bởi BCL.

21

Kết quả phân tích nước thải ở các Hồ sinh thái xử

lý nước rác cho thấy hàm lượng BOD, COD và H2S vượt

quá tiêu chuẩn cho phép. Nhưng những thông số này

không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều tới nguồn nước

ngầm cũng như nguồn nước mặt trong thời gian tới. Vì

theo kế hoạch Công ty sẽ phải xây dựng hệ thống xử lý

nguồn nước thải này xong trước năm 2010.

Do lượng rác thải đổ vào BCL mỗi ngày khoảng 70 tấn - lượng rác

này nằm trong công suất thiết kế đủ sức chịu tải trong thời gian vận

hành.

Căn cứ vào kết quả phân tích các thành phần môi trường cho thấy

môi trường không khí và nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm sau 3

năm hoạt động.

Căn cứ vào Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT, ngày 03 tháng 7 năm

2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn phân loại và

quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, Thì

Bãi xử lý và chôn lấp rác thải thành phố Bắc Giang chưa phải là cơ sở

gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, trong những năm tới sức chịu tải của môi trường khu vực

BCL vẫn nằm trong giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép.

22

CHƯƠNG 4

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI

MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃI XỬ LÝ VÀ CHÔN LẤP RÁC

THẢI THÀNH PHỐ BẮC GIANG

1. Đối với nước thải

Nguồn phát sinh nước thải từ khu vực Dự án: Nước

thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước rỉ rác.

* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ

phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ

dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi

sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ.

Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh

trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây

23

cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng

phú dưỡng nguồn nước.

Tại Bãi xử lý và chôn lấp có 11 người với lượng

nước sử dụng khoảng 400 lít nước mỗi ngày, thì thải

ra khoảng 360 lít/ngày.

* Nước mưa chảy tràn:

Vào mùa mưa có nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu

vực Bãi xử lý và chôn lấp, lượng nước mưa chảy tràn

phụ thuộc vào thời gian, cường độ và chu kỳ mưa của

khu vực.

Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống diện tích khu

vực được tính toán theo công thức:

Qmưa = Amax.F (m3/ngđ)

Trong đó:

Amax: Lượng mưa lớn nhất trong ngày được tính bằng

166,6.10-3 m/ngđ.

(Theo số liệu của Trạm Bắc Giang năm 2008 của Trung tâm khí tượng

thuỷ văn tỉnh Bắc Giang)

F: Diện tích khu vực (F = 65.000m2).

Kết quả tính toán như sau:

Qmưa = 166,6.10 -3 x 65.000 = 10.829 (m3/ngđ).

(Lượng nước này tính cho ngày mưa lớn nhất trong

năm)

Nước mưa chảy tràn kéo theo bụi từ mái nhà, đất

cát từ sân bãi, đường đi… Lượng nước mưa này chủ yếu

24

được tập trung vào các ô chôn lấp rác, qua hệ thống

thu gom nước rỉ rác sau đó được thu về Hồ sinh thái

số 1.

* Nước rỉ rác:

Nước thu từ hệ thống thu gom nước rỉ rác được đưa

về hồ điều hoà số 1. Lượng nước này ước tính khoảng:

50-60m3/ngày đêm (bao gồm: nước rỉ ra từ các ô chưa chôn lấp và

các ô đã chôn lấp rác).

Trong quá trình vận hành bãi xử lý và chôn lấp rác

thải nước rỉ rác là một trong những nguồn gây ô nhiễm

lớn nhất đến môi trường nước (nước ngầm và nước mặt)

nếu không có biện pháp xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng

nghiêm trọng tới đời sống.

Công ty đã sử dụng hệ thống 3 Hồ điều hoà để xử lý

nước rỉ rác. Tuy nhiên kết quả phân tích mẫu nước

thải cho thấy: Hàm lượng BOD5, COD và H2S bị vượt quá

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (5945-2005) cột B. Các chỉ

tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép.

* Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau khi xử

lý được bơm vào ngòi Đa Mai.

Kết quả phân tích mẫu nước lấy tại ngòi Đa Mai cho

thấy hàm lượng BOD5 và COD vượt quá quy chuẩn cho phép

QCVN 08:2008/BTNMT cột B.

2. Đối với khí thải, mùi và tiếng ồn.

* Khí thải từ các phương tiện vận tải:

25

Lưu lượng xe vào bãi chôn lấp sẽ sinh ra một

lượng khí thải có thành phần là: bụi, SO2, NO2, CO,

CO2......

Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng

đường, mật độ lưu lượng xe, chất lượng kỹ thuật xe qua

lại, lượng nhiên liệu tiêu thụ và chế độ vận hành các

loại phương tiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy

nhanh, chạy bình thường).

Khí thải từ máy ủi, máy xúc: Máy ủi, máy xúc sử

dụng nhiên liệu là Dầu Diezel. Khi động cơ đốt cháy

nhiên liệu này sẽ phát sinh các chất gây ô nhiễm

không khí như: SO2, NO2, CO, THC.

* Khí thải từ Bãi chôn lấp (BCL):

Bãi chôn lấp chất thải rắn có thể được coi là một

thiết bị phản ứng sinh hóa, với chất thải rắn và nước

là nguyên liệu chính đầu vào và khí BCL, nước rò rỉ

là sản phẩm chính đầu ra. Chất thải rắn chôn lấp bao

gồm một phần là chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh

học và các chất vô cơ khác.

Khí BCL được hình thành từ những thành phần khí

hiện diện với lượng lớn (các khí chủ yếu) và những

thành phần khí chiếm lượng rất nhỏ (khí vi lượng).

Các khí chủ yếu được hình thành trong quá trình phân

hủy phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt

(CTRSH). Một số khí vi lượng, mặc dù tồn tại với

26

lượng nhỏ có thể mang tính độc và nguy cơ tác hại đến

sức khỏe cộng đồng cao.

Quá trình hình thành các chất khí vi lượng:

Các chất khí vi lượng có trong thành phần khí BCL

được hình thành từ 2 nguồn cơ bản: từ bản thân rác

thải và từ các phản ứng sinh học hoặc các phản ứng

khác xảy ra trong BCL.

Quá trình hình thành các khí chủ yếu:

Quá trình hình thành các khí chủ yếu từ BCL diễn

ra qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn thích nghi;

- Gia đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa;

- Giai đoạn 3: Giai đoạn acid hóa;

- Giai đoạn 4: Giai đoạn lên men methane;

- Giai đoạn 5: Giai đoạn phân hủy hoàn toàn.

Giai đoạn 1. Trong giai đoạn này, quá trình phân hủy

sinh học xảy ra trong điều kiện hiếu khí vì một phần

không khí bị giữ lại trong BCL. Nguồn vi sinh vật

hiếu khí và kỵ khí có từ lớp đất phủ hàng ngày hoặc

lớp đất phủ cuối cùng khi đóng cửa BCL.

Giai đoạn 2. Trong giai đoạn 2, hàm lượng oxy trong

BCL giảm dần và điều kiện kỵ khí bắt đầu hình thành.

Khi môi trường trong BCL trở nên kỵ khí hoàn toàn,

nitrate và sulfate - các chất đóng vai trò là chất

27

nhận điện tử trong các phản ứng chuyển hóa sinh học

thường bị khử thành khí N2 và H2S.

2CH3CHOHCOOH + SO42- 2CH3COOH + S2- + H2O +

CO2

4H2 + SO42- S2- + 4H2O

S2- + 2H+ H2S

Sự gia tăng mức độ kỵ khí trong môi trường BCL có

thể kiểm soát được bằng cách đo điện thế oxy hóa khử

của chất thải. Quá trình khử nitrate và sulfate xảy

ra ở điện thế oxy hóa khử trong khoảng từ –50 đến –

100 mV. Khí CH4 được tạo thành khi điện thế oxy hóa

khử dao động trong khoảng từ –150 đến –300 mV. Khi

điện thế oxy hóa khử tiếp tục giảm, thành phần tập

hợp vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ có trong

rác thành CH4 và CO2 bắt đầu quá trình 3 giai đoạn

nhằm chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các

acid hữu cơ và các sản phẩm trung gian khác. Ở giai

đoạn 2, pH của nước rò rỉ bắt đầu giảm do sự có mặt

của các acid hữu cơ và ảnh hưởng của khí CO2 sinh ra

trong BCL.

Giai đoạn 3. Trong giai đoạn này, tốc độ tạo thành

các acid hữu cơ tăng nhanh. Bước thứ nhất của quá

trình 3 giai đoạn là thủy phân các hợp chất cao phân

tử (như lipids, polysaccharides, protein, nucleic

acids,…) thành các hợp chất thích hợp cho vi sinh

28

vật. Bước thứ hai là quá trình chuyển hóa sinh học

các hợp chất sinh ra từ giai đoạn 1 thành các hợp

chất trung gian có phân tử lượng thấp hơn mà đặc

trưng là acetic acid, một phần nhỏ acid fulvic và một

số acid hữu cơ khác. CO2 là khí chủ yếu sinh ra trong

giai đoạn 3. Một phần nhỏ khí H2 cũng được hình thành

trong giai đoạn này.

Giai đoạn 4. Trong giai đoạn methane hóa, các acid

hữu cơ đã hình thành được chuyển hóa thành CH4 và CO2.

Giai đoạn 5. Giai đoạn này xảy ra sau khi các chất

hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học sẵn có đã được

chuyển hóa hoàn toàn thành CH4 và CO2 ở giai đoạn 4.

Khi lượng ẩm tiếp tục thấm vào phần chất thải mới

thêm vào, quá trình chuyển hóa lại tiếp tục xảy ra.

Tốc độ sinh khí sẽ giảm đáng kể ở giai đoạn 5 vì hầu

hết các chất dinh dưỡng sẵn có đã bị rửa trôi theo

nước rò rỉ trong các giai đoạn trước đó và các chất

còn lại hầu hết là những chất có khả năng phân hủy

chậm. Khí chủ yếu sinh ra ở giai đoạn 5 là khí CH4 và

CO2.

Các giai đoạn này xảy ra theo những khoảng thời

gian khác nhau tùy thuộc vào sự phân bố thành phần

chất hữu cơ trong BCL, vào lượng chất dinh dưỡng, độ

ẩm của rác thải, độ ẩm của khu vực chôn lấp và mức độ

ép rác. Nếu không đủ ẩm, tốc độ sinh khí BCL sẽ giảm.

29

Sự gia tăng mật độ chôn lấp rác sẽ làm giảm khả năng

thấm ướt chất thải trong BCL và dẫn đến giảm tốc độ

chuyển hóa sinh học và sinh khí.

Nhận xét: Các khí chủ yếu được hình thành trong

quá trình phân hủy phần chất hữu cơ có trong CTR sinh

hoạt như: H2S, CH4, CO2, SOX, NOX … mặc dù tồn tại với

một lượng nhỏ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến sức

khoẻ cộng đồng.

Khí H2S có màu lục, dễ lan truyền trong không khí

và có mùi trứng thối đặc trưng, được oxy hoá nhanh

chóng để tạo thành các sunfat, các hợp chất có độc

tính thấp hơn.

Các ảnh hưởng của khí H2S lên con người:

Nồng độ(ppm)

Ảnh hưởng sinh lý

1-2 Mùi hôi thối nhẹ 2-4 Mùi hôi thối chưa nặng 3 Mùi hôi thối rõ rệt

5-8 Gây mệt mỏi và khó chịu

80-120Chịu được trong 6 giờ mà không bịtriệu chứng nghiêm trọng nào

200-300Đau đớn trong cơ mắt, mũi và cổ từ 3-5phút sau khi ngửi và rất khó khăn cóthể chịu được từ 30-60 phút

500-700Sự sống bị nguy hiểm với nhiễm độc cấpsau 30 phút hít thở

30

Khí Mê tan là sản phẩm cuối cùng của quá trình

lên men kỵ khí. Nó ít gây độc hại, nếu chỉ tồn tại ở

một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối

đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra từ bãi

chôn lấp rác thải là vấn đề cháy nổ khi Mê tan tồn

tại ở nồng độ 5-15%.

SOX, NOX là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc

với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SOX, NOX vào cơ

thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi

vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.

SOX, NOX khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít

lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn micromét sẽ vào tới

phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ

thống bạch huyết.

* Mùi:

Khi BCL được hình thành trong quá trình phân huỷ

sinh học kỵ khí, các chất thải rắn tại bãi chôn lấp

chất thải sinh ra nhiều mùi như: acid hữu cơ, rượu,

andehyt, hỗn hợp khí este, sulphit, mercaptans,… Hầu

hết chúng đều có mùi đặc trưng.

Mùi hôi của các BCL được phát sinh từ các nguồn

chính sau:

+ Khâu đổ rác tươi: Do tác động của các vi sinh vật

hiếu khí, một số hợp chất hữu cơ dễ phân hủy và các

hợp chất amin trong rác, nhất là các thành phần thực

31

phẩm, sẽ bị phân hủy sinh ra các hợp chất gây mùi

chính như NH3, acid béo,…. Bên cạnh mùi hôi sinh ra từ

rác tươi thì một phần mùi hôi cũng được sinh ra từ

nước rỉ rác do trong thành phần của chúng chứa nhiều

hợp chất hữu cơ dễ phân hủy.

+ Phân hủy rác chôn lấp: Do tác động chủ yếu của các vi

sinh vật kỵ khí, quá trình phân hủy sinh học sẽ diễn

ra trong thời gian dài và lượng khí sinh ra rất lớn.

Các hợp chất gây mùi do quá trình phân hủy này có

nhiều thành phần khác nhau và tập trung chính như 4

nhóm gây mùi đã kể trên. Quá trình sinh ra mùi hôi ở

công đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào việc chôn lấp và

biện pháp phủ kín.

+ Nước rỉ rác: Các hợp chất sinh mùi hôi được sinh ra

trong quá trình phân hủy nước rỉ rác phụ thuộc vào bề

mặt của các hồ chứa nước rỉ rác, biện pháp xử lý,

điều kiện thời tiết của từng mùa,…

Do khí (có mùi hôi) sinh ra từ các BCL chất thải

rắn có chứa rất nhiều các hợp chất hóa học nên khi

tiếp xúc với cơ thể sẽ gây một số tác động như sau:

- Tác động xấu đến hệ thống hô hấp.

- Có khả năng gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em và ung

thư thận nếu như phải tiếp xúc trong thời gian dài.

- Gây ra những bệnh về da

- Gây ngứa mắt

32

- Tạo cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc, từ đó

gián tiếp gây ra một số bệnh như mất ngủ, tinh thần

bất ổn, dễ nổi nóng, cáu bẳn,…

* Tiếng ồn:

Tiếng ồn do xe chở rác và các loại máy vận hành

như máy xúc, máy ủi.

Ô nhiễm tiếng ồn và rung xuất phát từ hệ thống

bãi xử lý và chôn lấp rác thải là do hoạt động của

các phương tiện vận chuyển, các máy thi công chôn

lấp.

Tại BCL trong thời gian vận hành, để chuyên chở

và đổ khoảng 70 tấn rác/ngày đêm, với 11 - 12 lượt xe

chở rác ra vào BCL. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc

san ủi, đầm nén và chôn lấp, trên BCL còn có xe ủi,

đầm nén hoạt động. Tuy nhiên tiếng ồn gây ra tại khu

vực BCL chỉ là cục bộ và không gây ảnh hưởng đến khu

dân cư vì diện tích khu vực này là tương đối rộng,

khu dân cư lại cách đó khá xa (khoảng hơn 1km).

3. Chất thải rắn.

Chất thải rắn sinh hoạt: Tại khu vực BCL chỉ có

11 người nên lượng chất thải sinh hoạt không nhiều,

mặt khác BCL đã và đang hoạt động nên rác thải được

thải bỏ luôn vào BCL, không phát sinh ra ngoài.

4. Các tác động khác.

33

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do tạo môi

trường sinh trưởng ruồi nhặng và những sinh vật gây

bệnh:

Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột

bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh cư trú và

phát triển. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại

sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với

khu vực dân cư xung quanh nếu không được quan tâm

quản lý hợp lý, Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi

sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh

nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp

khác như hen phế quản, viêm đường hô hấp dị ứng, ung

thư phổi. Vi sinh vật không khí chịu nhiều ảnh hưởng

của các yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn chất

thải lỏng và rắn, các nguồn gốc tạo ra bụi và các hạt

mang vi sinh vật. Do đó, khi bãi chôn lấp đi vào hoạt

động sẽ dẫn đến sự thay đổi vi sinh vật không khí

theo chiều hướng xấu nếu không có biện pháp khắc

phục.

4.2. Nguy cơ nứt lớp che phủ và cháy nổ

Sự chuyển động và phát tán khí từ bãi chôn lấp có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý Bãi chôn

lấp. Khí sinh ra bên trong bãi chôn lấp có thể làm áp

suất bên trong bãi tăng lên và gây hiện tượng nứt lớp

che phủ. Nước thấm vào bãi qua các khe nứt này thúc

34

đẩy tốc độ sinh khí và làm lớp che phủ bị nứt nhiều

hơn. Và do khí bãi chôn lấp thường chứa hàm lượng CH4

cao nên dễ gây cháy nổ. (Đã đánh giá ở phần Khí thải, quá trình

hình thành các khí ở Bãi chôn lấp ở giai đoạn cuối (khoảng 7÷10 năm)

chủ yếu là khí CH4 và CO2).

4.3. Sự sụt lún bãi chôn lấp.

Khi phần chất hữu cơ của rác phân hủy chuyển

thành khí thải và các thành phần trong nước rò rỉ,

bãi rác sẽ sụt lún. Sự sụt lún cũng xảy ra do sự gia

tăng các lớp rác trong bãi chôn lấp cũng như khi nước

thải ngấm vào hoặc thoát ra khỏi bãi. Sụt lún sẽ phá

vỡ lớp che phủ cuối cùng của bãi chôn lấp, ảnh hưởng

đến hệ thống thu hồi khí (nếu có), khả năng thoát

nước bề mặt cũng như hoạt động tái sử dụng mặt bằng

bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.

4.4. Sự cố về lũ lụt.

Trong trường hợp có lụt lớn nước lũ có thể cuốn

trôi rác, rỉ rác với nhiều chất độc hại và sinh vật

gây bệnh trong bãi chôn lấp theo đó phát tán rộng rãi

nguồn ô nhiễm này ra môi trường xung quanh và mức độ

tác động đến sức khoẻ cộng đồng rất lớn. Do đó bãi

chôn lấp phải có phương án thiết kế thích hợp để

tránh gây hiện tượng ngập nước khu vực bãi chôn lấp.

35

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện.

1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí

* Bụi:

Công ty đã xây dựng đường đi vào bãi đổ rác bằng bê

tông, sử dụng đường riêng không đi qua khu dân cư.

Đối với đoạn đường gần khu vực bãi xử lý: Công ty

bố trí công nhân thường xuyên thu dọn đất và các loại

rác thải rơi vãi do ô tô vận chuyển rác vào bãi rác

ra theo.

* Mùi và khí thải:

Công ty thực hiện theo đúng quy trình chôn lấp:

rác sau khi đưa về bãi rác được phun chế phẩm EM trước

và sau khi đầm nèn kỹ với nhằm tăng khả năng phân huỷ

rác của vi sinh vật và khử mùi hôi từ rác, thực hiện

chôn lấp rác ngay trong ngày.

36

Công ty đã bố trí trồng cây xanh quanh khu vực bãi

rác để hạn chế tối đa sự phát tán của mùi trong không

khí.

1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

* Nước thải sinh hoạt:

- Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước

thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu tác động của nước

thải sinh hoạt đến môi trường xung quanh cụ thể là:

bể phốt tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt.

Nước sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được thu vào ô

chôn lấp rác và cuối cùng thoát ra Hồ sinh thái số

1.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3

ngăn

37

Ngăn thu và lên men

Ngăn lắng Ngăn

lọc

Tấm đan bê tông

Lớp vật liệu lọcCặn lắngVách ngăn

Nước thải sau

xử lý

Ống thông hơi Nước

thải sinh hoạt

Kết cấu bể xử lý: Bể lắng lọc cục bộ kiểu hở (hố

ga) có kích thước trong lòng min 400 x 400 mm, độ sâu

min 300 mm so với đáy cống, các bể phốt kín chìm dưới

đất có cấu tạo 3 ngăn: ngăn thu và lên men, ngăn

lắng, ngăn lọc.

Nguyên tắc hoạt động của công trình này là lắng cặn

và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Phần cặn được

lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được

thoát ra ngoài.

* N ư ớc m ư a chảy tràn:

Diện tích khu vực Bãi xử lý và chôn lấp rác thải

là: 6,5ha, trong đó diện tích các ô chôn lấp, diện

tích 3 hồ sinh thái và diện tích cây xanh đã chiếm

gần hết diện tích cả khu vực (gần 6,2ha). Nên lượng

nước mưa chủ yếu tập trung trên diện tích này; Cuối

cùng được thu gom và xử lý tại hồ sinh thái.

* Nước rỉ rác:

38

NGĂN 1- Điều hoà- Lắng- Phân huỷsinh học

Nước thảisinh hoạt

NGĂN 2- Lắng- Phân huỷ sinh học

NGĂN 3- Lắng- Chảy tràn

Nước thải sinh

hoạt đã được xử lý

Để thu gom nước rỉ rác và chống ô nhiễm nguồn nước

ngầm và ô nhiễm môi trường đất công ty đã có biện

pháp sau:

- Mặt nền đáy bãi đã được san gạt lu lèn nhẵn

trước khi rải vải địa kỹ thuật (lớp HDPE), tiếp đó

phủ lớp đất sét có hàm lượng sét > 50% dầy 20 cm lên

trên màng chống thấm sao cho nước rác chảy ra không

thấm vào trong đất.

- Dưới đáy bãi là một hệ thống đường cống bê tông

và ống nhựa 200 có đục lỗ xung quanh, hệ thống ống

cống được liên kết dọc ngang với nhau, xung quanh ống

cống làm tầng lọc bằng sỏi và cát. Khi nước rác thấm

qua tầng lọc chảy vào ống sẽ ra hồ sinh thái số 1,

tại hồ các chất hữu cơ trong nước rác được lắng tại

hồ sinh thái số 1 và được bơm vào hệ thống bể lọc

ngược. Nước được bơm từ Hồ số 1 qua bơm tạo áp lực

sang bể lọc ngược lọc từ dưới lên trên với lớp vật

liệu lọc là: sỏi thô (có kích thước: 2x4); sỏi nhỏ

(có kích thước: 1x2); cát thô và cát mịn. Nước sau

khi qua lớp vật liệu lọc sẽ tràn lên trên và chảy

sang hồ sinh thái số 2 bằng đường tràn. (Có sơ đồ kèm

theo).

Tại hồ sinh thái số 2 được công ty thả bèo để làm

sạch nguồn nước, phân giải các chất độc hại. Từ hồ

sinh thái số 2 nước được đưa sang hồ sinh thái số 3,39

giữa hai hồ được thông với nhau bằng một cống ngầm

1000 có cửa van điều chỉnh để khống chế mực nước xử

lý trong hồ số 3, tại hồ sinh thái số 3 nước được xử

lý bằng phương pháp sinh học và thả bèo, sau đó được

bơm ra Ngòi Đa Mai.

Diện tích của các hồ sinh thái: Hồ số 1:

3.500m2.

Hồ số 2: 3.500m2.

Hồ số 3: 3.900m2.

Hồ số 1 có độ sâu 3m, đáy và mái được rải lớp vải

địa kỹ thuật (HDPE) và lớp đất có hàm lượng sét > 50%

dầy 25cm để chống ô nhiễm nguồn nước ngầm. Công

ty đã hợp đồng với Phòng hoá học Quân khu I để xử lý

nước thải từ Hồ sinh thái từ ngày 15 tháng 4 năm 2009

đến ngày 18 tháng 4 năm 2009. (Có bảng kết quả kèm

theo).

S ơ đ ồ xử lý n ư ớc thải của BCL:

1.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn

40

Hồ sinhthái số

1

Hồ sinhthái số

2

Bơm

BơmHồ sinhthái số

3

Nguồn tiếp nhận

Bể lọc ngược

sinh học

Chất thải rắn sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt của

cán bộ công nhân đã được thu gom và xử lý tại BCL.

1.4. Các giải pháp khác:

* An toàn lao động:

- Công ty đã trang bị khẩu trang, quần áo, mũ,

găng tay, kính mắt bảo hộ lao động cho cán bộ công

nhân làm việc tại khu vực BCL.

- Hàng năm Công ty đã tổ chức khám sức khoẻ định

kỳ cho cán bộ công nhân lao động theo quy định.

* Phòng chống lũ lụt:

Tại phía cánh đồng, Công ty đã đắp đất bằng đất

cấp 2 và cấp 3 = 1,55T/m3 Cao trình đỉnh

bờ là +5.00 để chống nước ở ngoài đồng tràn vào trong

mùa mưa bão.

* Phòng cháy chữa cháy và chống sét:

- Công ty đã trang bị các dụng cụ chữa cháy cầm

tay trang bị các bình dập lửa bằng khí CO2.

- Công ty đã lắp đặt hệ thống chống sét tại khu

vực văn phòng.

* Diệt khuẩn :

Công ty đã sử dụng vôi bột rắc xung quanh bãi rác

và phun thuốc diệt côn trùng, vi sinh vật gây bệnh để

hạn chế sự phát triển của loài chuột, bọ, muỗi, ruồi,

vi khuẩn gây bệnh…

41

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa

thực hiện trong quá trình hoạt động của Bãi chôn lấp.

- Nước rỉ rác: Theo kết quả phân tích nước thải

trước thải ra môi trường tại hồ sinh thái số 3 thì hàm

lượng BOD5, COD, H2S cao hơn TCVN 5945-2005 cột B lần

lượt là 3,3; 3,06 và 2,3 lần.

- Chưa có hệ thống thu gom khí thải từ các ô chôn

lấp.

- Chưa có giấy phép xả thải do đơn vị có thẩm

quyền cấp.

- Chưa quan trắc định kỳ hàng năm.

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực

hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt các

công trình xử lý chất thải của Công ty.

3.1. Hệ thống xử lý nước thải - Nước rỉ rác:

Theo kết quả phân tích mẫu nước thải tại Hồ sinh

thái số 1, 2 và 3 cho thấy: - Hàm lượng BOD5 mẫu NTI;

NTII, NTIII lần lượt cao hơn TCCP 5,64; 3,64 và 3,3 lần.

- Hàm lượng COD mẫu NTI; NTII, NTIII lần lượt cao hơn TCCP

5,25; 3,4 và 3,06 lần.

- Hàm lượng Sunphua mẫu NTI; NTII, NTIII cao hơn TCCP:

3,12; 2,72 và 2,3 lần.

Công ty sẽ khắc phục bằng cách:

42

- Bổ sung chế phẩm EM vào các hồ sinh thái theo

định mức: cứ 1m3 nước cho 1lít EM và bổ sung theo định

kỳ: một tháng hai lần.

- Để thời gian lưu nước ở hồ sinh thái số 2 > 30

ngày sau đó mới thực hiện vặn van xả nước sang hồ số

3, thực hiện thời gian lắng hồ số 3 khoảng 20 ngày

trước khi bơm ra hệ thống thoát nước chung.

- Công ty sẽ thường xuyên nạo vét bùn, thau rửa

lớp vật liệu lọc, … bảo dưỡng hệ thống bể lọc ngược

sinh học 6 ÷ 9 tháng/ lần.

- Bổ sung thêm một lớp vật liệu lọc là Than hoạt

tính vào Bể lọc ngược sinh học với độ dày của lớp

than hoạt tính là: 40 cm.

- Trước khi bơm nước thải vào ngòi Đa Mai tại hồ

sinh thái số 3 Công ty sẽ bổ sung Clorua vôi để sát

trùng nguồn nước với nồng độ trung bình: 20g/m3.

Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với phòng hoá học -

Bộ tham mưu Quân khu I để xây dựng hệ thống xử lý

nước rác theo phương pháp sinh học và báo cáo UBND

thành phố để thực hiện. Sau khi thực hiện phương pháp

xử lý trên mà nước thải tại hồ số 2, số 3 vẫn không

đạt tiêu chuẩn theo quy định thì Công ty sẽ cải tạo

hai hồ trên (lắp đặt lớp chống thấm HDPE hoặc bằng bê

tông), đồng thời sẽ tiến hành xử lý triệt để nước

43

rác ở hai hồ số 2 và số 3 đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy

định trước khi xả nước ra ngòi Đa Mai.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, nước thải qua

hệ thống xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN

5945:2005 cột B). Thời gian hoàn thành công trình xử

lý nước rỉ rác là trước năm 2010.

- Công ty sẽ Lập hồ sơ xin cấp phép xả thải và

trình cấp có thẩm quyền để được phê duyệt.

3.2. Hệ thống xử lý khí thải

Kết quả quan trắc môi trường không khí tại BCL và

vùng lân cận cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm

trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn 3733-2002/BYT

của Bộ Y tế quy định và Tiêu chuẩn Việt Nam (5937,

5938:2005). Tuy nhiên về lâu dài trong quá trình vận

hành BCL công ty sẽ áp dụng một số biện pháp sau nhằm

phòng ngừa ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến khu

vực xung quanh cụ thể là:

* Khử mùi bãi rác:

Công ty sẽ phun hoặc tưới thêm EM vào bãi rác để

khử mùi với liều lượng: Cứ 1m3 thì phun khoảng 10 ÷ 20

lít dung dịch đã pha loãng. Bãi rác sẽ giảm hết mùi

hôi thối và ruồi muỗi.

* Thu gom khí thải:

Khi Bãi rác đã đạt cột rác thiết kế và lấp đất

xong ô rác. Giai đoạn này các chất hữu cơ trong rác

44

đang ở thời kỳ phân huỷ nên thường xuất hiện các khí

ga bốc ra. Để thu gom lượng khí thải này Công ty sẽ

dùng phương án tập trung khí bằng cách khoan vào rác

trong rác sâu từ: 1,5 ÷ 2,0m và cắm ống nhựa PVC 110

xuống, phía trên ống nhựa cao lên từ 1 ÷ 2m được nối

tiếp bằng ống sắt cùng đường kính (sử dụng ống sắt để

khi đốt khí ga ống không bị cháy). Khoảng cách bốc

lên sẽ được đốt cháy, khi nào miệng ống không còn

cháy tức là bãi đã ở thời điểm an toàn.

Thời gian hoàn thành công trình thu gom khí thải:

Khi các ô rác đạt cao trình thiết kế.

* Giảm thiểu phát tán khí và mùi:

Ngay sau khi các ô chôn lấp đạt cao trình thiết

kế, Công ty sẽ thực hiện việc trồng cây xanh vào

những ô này để giảm thiểu khí, bụi, và mùi ra môi

trường xung quanh.

Chất lượng môi trường không khí sau khi áp dụng

các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không

khí sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005.

3.3. Đối với sự cố cháy nổ - sự cố môi trường:

Công ty sẽ thực hiện một số biện pháp sau:

- Tổ chức tập huấn chữa cháy thường xuyên.

- Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ.

- Thành lập đội phòng chống bão lụt, thiên tai

ứng phó sự cố môi trường.

45

- Duy trì và thực hiện tốt các biện pháp đã bão

vệ môi trường hiện nay.

Công ty sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ

môi trường như đã đề xuất ở trên ngay sau khi đề án

được đơn vị có chức năng phê duyệt và hoàn thành xong

trước ngày 30 tháng 12 năm 2009.

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Giáo dục môi trường nhằm làm cho người lao động

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được môi

trường sống và làm việc cần được bảo vệ trước hết vì

sức khoẻ của chính bản thân người trực tiếp lao động,

cộng đồng xã hội, đồng thời ý thức được các điều kiện

để đảm bảo sự phát triển bền vững, sự hài hoà giữa lợi

ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Công tác giáo dục môi

trường sẽ được thực hiện theo các nội dung như sau:

- Công ty sẽ bố trí một cán bộ làm công tác bảo vệ

môi trường. Cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường sẽ

chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền, trang bị

những kiến thức cơ bản cho cán bộ, công nhân viên của

công ty về bảo vệ môi trường, hiểu các quy định pháp

luật về bảo vệ môi trường nhằm góp phần nâng cao ý thức

của cán bộ công nhân về sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có

hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: nguyên

liệu, năng lượng, nước…nâng cao ý thức vệ sinh môi

46

trường trong và ngoài khu vực BCL. Cán bộ môi trường có

trách nhiệm thực hiện thường xuyên các chương trình vệ

sinh, quản lý các chất thải, kiểm tra nguyên vật liệu

sử dụng trong quá ttrình làm việc.

Công ty sẽ tích cực đôn đốc và giáo dục cán bộ

công nhân viên thực hiện các quy định về an toàn vệ

sinh môi trường lao động, thực hiện việc kiểm tra sức

khoẻ định kỳ.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc

Giang sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn và cơ

quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc

Giang lập kế hoạch và chương trình giám sát chất

lượng môi trường. Nội dung của chương trình giám sát

môi trường sẽ bao gồm:

+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước

(nước thải sinh hoạt, nước thải từ BCL, nước mặt,

nước ngầm)

+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không

khí

+ Quan trắc điều kiện vệ sinh, an toàn nơi làm

việc

Các yêu cầu đối với thông tin, số liệu của chương

trình quan trắc:

47

+ Đảm bảo tính đặc trưng của số liệu: Tức là số

liệu thu được tại một vị trí phải đại diện cho một

không gian nhất định hoặc có tính đặc trưng để có thể

xác định được diễn biến môi trường do ảnh hưởng của

BCL gây nên.

+ Đảm bảo tính liên tục, hệ thống của số liệu theo

thời gian và không gian.

+ Các số liệu phải có tính đồng bộ tức là số liệu

phải bao gồm bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên

quan. Ví dụ, các kết quả phân tích chất lượng môi

trường không khí cần đi kèm với các số liệu thực tế

về chế độ vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc

độ gió) tại thời điểm lấy mẫu, phân tích.

(Các điểm quan trắc môi trường định kỳ được thể hiện trong phụ lục Đề

án)

* Đối với thời kỳ vận hành BCL Công ty sẽ tiến

hành quan trắc với chu kỳ như sau:

Giám sát chất thải:

Tiêu chuẩn áp dụng: Theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt

Nam hiện hành.

Môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát khí thải: 01 mẫu tại các ô chứa

rác thải đang hoạt động; 01 mẫu tại mỗi ô đã chôn lấp

rác thải; 01 mẫu tại hồ điều hoà (hồ sinh thái); 01

48

mẫu tại khu vực nhà văn phòng, 01 vị trí tại cuối

hướng gió trong khu vực bãi rác.

+ Chỉ tiêu giám sát môi trường không khí: Nhiệt độ,

độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2,

CO, H2S, NH3, H2S.

+ Tần suất giám sát: 04 lần/năm.

Giám sát môi trường nước thải từ bãi chôn lấp rác

thải:

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí tại hồ sinh thái số

1; 01 mấu tại hồ sinh thái số 2; 01 mẫu tại hồ sinh

thái số 3.

+ Thông số giám sát: nhiệt độ, pH, BOD5, COD, Zn,

Cu, Mn, Fe, Pb, sunfua, amoni, clo dư, chất rắn lơ

lửng, tổng ni tơ, tổng phốt pho, colifom, độ màu,….

+ Tần suất giám sát 04 lần/năm.

Giám sát môi trường xung quanh:

Tiêu chuẩn áp dụng: Theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn

Việt Nam hiện hành.

Môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí cổng vào bãi rác trên

đường Bảo Ngọc, 01 vị trí trên đường Bảo Ngọc cách

bãi rác 100m về hướng Đông; 01 vị trí xa nhất cuối

hướng gió ở ngoài khu vực Bãi xử lý và chôn lấp.

49

+ Chỉ tiêu giám sát môi trường không khí: Nhiệt độ,

độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng, SO2, NO2,

CO, H2S, NH3, H2S, O3.

+ Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

Giám sát môi trường nước ngầm:

+ Vị trí giám sát: 01 mẫu nước giếng khơi tại nhà hộ

dân khu vực gần bãi rác.

+ Thông số giám sát môi trường nước ngầm: pH, độ

cứng, chất rắn tổng hợp, Nitrat, clorua, Sunfat, Fe,

CN-, Cd , Mn, Cu, Zn, Pb.

+ Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

Giám sát môi trường nước mặt:

+ Vị trí giám sát: 01 mẫu nước mặt lấy tại ngòi Đa

Mai.

+ Thông số giám sát: nhiệt độ, pH, BOD5, COD, DO,

chất rắn lơ lửng, Fe, Cu, Zn, Pb, Xianua, Nitrits,

Amoni, Coliform.

+ Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

(Các vị trí giám sát chỉ áp dụng cho bãi rác trong thời điểm hiện

tại)

* Đối với thời kỳ đóng BCL Công ty sẽ tiến hành

quan trắc chất thải với chu kỳ như sau:

- Trong năm đầu: 4 lần/năm.

- Từ các năm sau: 2 lần/năm.

50

(Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2001-TTLT-BKHCNMT-BXD,

ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ khoa học và Công nghệ môi trường

và Bộ xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường

đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất

thải rắn).

Quan trắc, giám sát điều kiện vệ sinh môi trường

lao động:

Điều kiện vệ sinh môi trường lao động sẽ được

quan trắc tại các vị trí có khả năng chịu ảnh hưởng

của các yếu tố bất lợi đối với sức khoẻ con người

như: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn. Thời gian, tần suất

và vị trí quan trắc được thực hiện cùng với chương

trình quan trắc môi trường không khí.

Phương pháp đo và xác định cường độ tiếng ồn tại

các vị trí làm việc được qui định trong các tiêu

chuẩn TCVN-3150-79, TCVN-5964-1995, TCVN-6399-1998 và

TCVN-3985-2001. Phương pháp đo và xác định cường độ

tiếng ồn bên ngoài khu vực được qui định trong các

tiêu chuẩn TCVN-5964-1995, TCVN-5965-1995, TCVN-6399-

1998, 1996/2:1987.

Kiểm tra sức khoẻ định kì:

Hàng năm, Công ty sẽ tổ chức khám, kiểm tra sức

khoẻ cho cán bộ, công nhân làm việc tại khu vực BCL

nhằm phân loại sức khoẻ và xác định cơ cấu bệnh tật.

Trên cơ sở đó, phát hiện kịp thời những người mắc

51

bệnh để theo dõi và điều trị kịp thời. Kết quả của

việc khám, kiểm tra sức khoẻ còn giúp cơ quan quản lý

trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí lao động vào

các vị trí thích hợp, bảo đảm sức khoẻ người lao

động.

4.3. Chế độ báo cáo

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và

kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại Công ty

và định kỳ gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Bắc Giang để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo

cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và

ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện Đề án bảo vệ môi trường

Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc

Giang cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các

biện pháp bảo vệ môi trường trong Đề án đưa trình.

Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo

đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của Đề án bảo vệ

môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước

pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các

quy định về bảo vệ môi trường.

Bắc giang, ngày tháng năm

2009

52

Giám đốc

Đỗ Xuân Huấn

PHỤ LỤC

1.Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê

duyệt Dự án đầu tư xây dựng bãi xử lý và chôn lấp rác

thải thành phố Bắc Giang.

2.Công văn của UBND tỉnh về việc lập đề án bảo vệ

môi trường Bãi xử lý và chôn lấp rác thải tại xã Đa

Mai, thành phố Bắc Giang.

3.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

53

4.Mặt bằng tổng thể Bãi xử lý và chôn lấp rác thải

thành phố Bắc Giang.

5.Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu tại và chôn lấp

rác thải TP Bắc Giang.

6.Sơ đồ quan trắc hàng năm của BXL và chôn lấp rác

thải TP Bắc Giang.

7.Mặt cắt sơ đồ hệ thống cống thu gom nước rác dưới

đáy bãi.

8.Phiếu kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh,

không khí khu vực làm việc, khí thải tại bãi rác, mẫu

nước mặt, nước ngầm, nước thải sản xuất, mẫu đất.

9.Phiếu kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất,

nước mặt bổ sung, không khí thải công nghiệp bổ sung,không khí xung quanh và khu làm việc bổ sung.

10. Phiếu kết quả phân tích nước thải do Trung

tâm công nghệ xử lý môi trường thuộc Bộ Tư Lệnh hoá

học phân tích trước và sau xử lý.

54

55