ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI...

10
1 NG DNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG CÔNG TÁC QUN TRRI RO TÍN DNG TẠI SACOMBANK ĐỒNG NAI Nguyn Quang Lut [*] Lp: 08TC117 Khoa: Tài chính Ngân hàng,Trường Đại Hc Lc Hng Email: [email protected] Tóm tt Đề tài được thc hiên nhm mc tiêu nghiên cu vri ro tín dng, thc trng ng dng Basel II trong công tác qun trri ro tín dng tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai thông qua nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính bng vic thu thp nhng thông tin tHiệp ước Basel II và ly các ý kiến đóng góp của các nhân viên liên quan đến nghip vtín dng nhm mục đích tổng kết đánh giá vnhững khó khăn mà ngân hàng hiện đang gặp phi khi ng dụng Basel II, thông qua đó, tác giả lấy cơ sđể thc hin nghiên cứu định lượng vi cuc kho sát thc tế toàn hthống Sacombank trên địa bàn Đồng Nai với đối tượng được khảo sát là các nhân viên có liên quan đến nghip vtín dng nhm mc đích kiểm định li các nhân tảnh hưởng đến khnăng ứng dng Hiệp ước Basel II ti ngân hàng. Qua đó, đề xut nhng gii pháp phù hp nhm nâng cao chất lượng tín dng theo Basel II. 1 Đặt vấn đề Phát trin cùng nn kinh tế Vit Nam trong những năm qua, lĩnh vực Tài chính Ngân hàng luôn là mt vấn đề nóng hi trong xu thế hi nhp cùng bn bè thế gii. Tín dng ngân hàng luôn hàm cha nhng ri ro gây nhng hu qukhôn lường cho nn kinh tế và vic trin khai ng dng các chun mc quc tế ca Hiệp ước Basel II trong qun trri ro tín dng là vấn đề tt yếu để nâng cao khnăng phòng nga và gim thiu ri ro. Trong khi các nước phát triển cũng như đang phát triển đã ứng dng thành công và phần nào đã cho thấy nhng mt tích cc ca Basel II trong qun trri ro nói chung và qun trri ro tín dng nói riêng trong ngân hàng. Thc trng hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng hiện nay đang rất khó khăn, ảnh hưởng ca cuc khng hong ncông thế gii, lm phát khiến cho tình hình kinh tế Vit Nam bnh hưởng khá nghiêm trng. Các tchc kinh tế cũng như cá nhân vay vốn ca ngân hàng gp phi nhiều khó khăn trong việc trnđúng cam kết khi mà lãi sut lên cao, kéo theo hoạt động kinh doanh ca hbđình trệ. Trong kinh doanh ngân hàng ti Vit Nam, li nhun thoạt động tín dng chiếm ttrng chyếu trong thu nhp ca các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tim n rủi ro cao, đặc bit là các nước có nn kinh tế mi nổi như Việt Nam bi hthng thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ qun trri ro còn nhiu hn chế, tính chuyên nghip ca cán bngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dng mt mô hình qun trri ro tín dng có hiu quvà phù hp với điều kin Vit Nam là một đòi hỏi bc thiết để đảm bo hn chế ri ro trong hoạt động cp tín dụng, hướng đến các chun mc quc tế trong qun trri ro và phù hp với môi trường hi nhp. Nm bắt được xu thế chung ca thế gii, hiu quca Basel II tác giđã quyết định thc hin đề tài “Ứng dng Hiệp ước Basel II trong công tác qun trri ro tín dng ti ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai” làm nghiên cu tt nghip ca mình. Bài báo nghiên cu khoa hc gm 5 phần như sau: 1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Kết qu

Transcript of ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI...

1

ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG CÔNG TÁC QUẢN

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK ĐỒNG NAI

Nguyễn Quang Luật [*]

Lớp: 08TC117

Khoa: Tài chính – Ngân hàng,Trường

Đại Học Lạc Hồng

Email: [email protected]

Tóm tắt

Đề tài được thực hiên nhằm mục tiêu nghiên cứu về rủi ro tín dụng, thực trạng ứng dụng Basel II

trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai thông qua nghiên cứu định

tính và định lượng. Nghiên cứu định tính bằng việc thu thập những thông tin từ Hiệp ước Basel II và lấy

các ý kiến đóng góp của các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nhằm mục đích tổng kết đánh giá

về những khó khăn mà ngân hàng hiện đang gặp phải khi ứng dụng Basel II, thông qua đó, tác giả lấy cơ

sở để thực hiện nghiên cứu định lượng với cuộc khảo sát thực tế toàn hệ thống Sacombank trên địa bàn

Đồng Nai với đối tượng được khảo sát là các nhân viên có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nhằm mục

đích kiểm định lại các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II tại ngân hàng. Qua

đó, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II.

1 Đặt vấn đề

Phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng

luôn là một vấn đề nóng hổi trong xu thế hội nhập cùng bạn bè thế giới. Tín dụng ngân hàng luôn

hàm chứa những rủi ro gây những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế và việc triển khai ứng

dụng các chuẩn mực quốc tế của Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề tất yếu

để nâng cao khả năng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Trong khi các nước phát triển cũng như

đang phát triển đã ứng dụng thành công và phần nào đã cho thấy những mặt tích cực của Basel II

trong quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng trong ngân hàng.

Thực trạng hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng hiện nay đang rất khó khăn, ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng nợ công thế giới, lạm phát khiến cho tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh

hưởng khá nghiêm trọng. Các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân vay vốn của ngân hàng gặp phải

nhiều khó khăn trong việc trả nợ đúng cam kết khi mà lãi suất lên cao, kéo theo hoạt động kinh

doanh của họ bị đình trệ. Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín

dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn

tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống

thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính

chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị

rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm

bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị

rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.

Nắm bắt được xu thế chung của thế giới, hiệu quả của Basel II tác giả đã quyết định thực hiện

đề tài “Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai” làm nghiên cứu tốt nghiệp của mình.

Bài báo nghiên cứu khoa học gồm 5 phần như sau:

1. Đặt vấn đề

2. Phương pháp nghiên cứu

3. Kết quả

2

4. Bàn luận

5. Lời cảm ơn

6. Tài liệu tham khảo

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên 2 phương pháp như sau: phương pháp nghiên

cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng..

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dựa trên những thông tin chọn lọc từ

hiệp ước Basel, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng cùng những nhân viên có liên

quan đến nghiệp vụ TD tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai để ghi nhận đánh giá về những khó

khăn mà ngân hàng có thể gặp phải trong việc ứng dụng Hiệp ước Basel II. Sau đó có những định

hướng để nhằm ứng dụng hiệp ước Basel II vào Sacombank và rộng hơn là hệ thống các ngân

hàng thương mại tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành xây dựng thang đo

nghiên cứu cũng như điều chỉnh và bổ sung các biến cho phù hợp.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhằm mục đích đi

đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mô hình hồi quy. Với

nội dung được tiến hành như sau:

Đối tượng khảo sát: các chuyên viên có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP

Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai.

Địa bàn khảo sát: Tỉnh Đồng Nai.

Thời gian thực hiện khảo sát: 05/02/2012 đến 10/03/2012

Số phiếu khảo sát: Trong quá trình khảo sát, số phiếu được phát ra: 175, số phiếu thu về 153, tất

cả các phiếu thu về đều hợp lệ đạt tỷ lệ 87,43%.

Kết thúc quá trình khảo sát thực tế, các dữ liệu thu thập được làm sạch, mã hóa và được xử lý

trên phần mềm SPSS 20.0.

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng các dữ liệu phù hợp với quá trình phân tích hoạt

động QTRRTD của Sacombank, chi nhánh Đồng Nai dựa trên các báo cáo phân tích tài chính,

các báo cáo hoạt động thường niên từ năm 2009 đến 2011, hầu hết các báo cáo này đã được Ban

Giám Đốc chi nhánh thông qua. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp trong đề tài được trích ra từ các bài

báo, các tạp chí chuyên ngành, cùng với các báo cáo, luận văn của các anh (chị) khóa trước để sử

dụng cho mục đích nghiên cứu của mình. Các nguồn dữ liệu thứ cấp đều mang tính trung thực

cao, được công bố rộng rãi.

Các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua cuộc khảo sát cho toàn thể các chuyên

viên liên quan đến nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh

Đồng Nai.

Việc thiết lập mô hình hồi quy từ mô hình hồi quy tổng thể, tác giả xây dựng mô hình hồi quy

với 6 biến như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 + Ui

Sau khi tiến hành nghiên cứu từ việc phỏng vấn các các chuyên viên liên quan đến nghiệp vụ

tín dụng trong hệ thống NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Đồng Nai, tác giả thiết lập mô

hình tổng thể dự kiến với các biến được sử dụng được ký hiệu như sau:

Biến phụ thuộc Y:

Y= Khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD tại Sacombank, Chi nhánh

3

Đồng Nai.

Biến độc lập X:

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

Biến Diễn giải

X1= NL NL là biến nguồn nhân lực

X2= NTNH NTNH là biến nội tại của ngân hàng

X3=HT HT là biến hệ thống

X4=TTGT TTGS là biến thanh tra, giám sát của NHNN

X5=TT TT là biến thông tin

X6=ND ND là biến nội dung

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) [*]

Mô hình tổng thể được xây dựng lại như sau:

Y = β0 + β1 NL + β2 NTNH + β3 HT + β4 TTGS + β5 TT + β6 ND + Ui

Sau khi nghiên cứu, thảo luận cùng nhóm chuyên gia có am hiểu về Hiệp ước Basel II tại

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín nhằm tham khảo các ý kiến, các nhận định sau đó được tác giả

tổng hợp, chia tách ra các nhóm thang đo có liên quan với nhau theo các mức độ. Ngoài ra, việc

xây dựng thang đo đươc tham khảo qua các luận văn thạc sỹ, các bài báo kinh tế chuyên ngành.

2.2 Các phương pháp kiểm định mô hình

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng được sử dụng để nhằm mục đích mô tả các dữ liệu thu thập

được. Cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và thước đo. Với phân tích đồ họa đơn giản, thống

kê các tần suất để tạo nền tảng cho phân tích định lượng về số liệu. Các kỹ thuật phân tích như sau:

– Biểu diễn bằng đồ thị giúp tác giả so sánh được các dữ liệu

– Biểu diễn các dữ liệu thành bảng tóm tắt các dữ liệu.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Sử dụng Cronbach’s Anphal để kiểm định độ tin cậy của thang đo: Thang đo có hệ số tin cậy

tốt khi Cronbach Anphal ≥ 0,6 và tốt nhất là ≥ 0,7, cùng với hệ số tương quan biến tổng > 0,3.

Phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra phương sai trích được trong đó có các hệ số với các yêu

cầu như sau: KMO ≥ 0,5, kiểm định sự tương quan giữa các biến trong tổng thể bằng mức ý nghĩa

kiểm định Barlett < 0,05 (5%), hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải > 0,5 và nếu như các biến

quan sát nào có hệ số tải Factor < 0,5 sẽ bị loại, tổng phương sai trích (Eigenvalues cumulative) >

50%.

Kiểm định giả thiết [2]

Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình

4

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình đã xây dựng dựa trên dữ liệu mẫu phù hợp

đến mức độ nào với dữ liệu thì ta dùng hệ số xác định R2

Đặt giả thuyết:

H0: R2 =0 không có độ phù hợp của mô hình đã chọn

H1: R2 # 0 có độ phù hợp với mô hình đã chọn

So sánh F của mô hình với Fα(k-1,n-k)

:

- Nếu F > Fα(k-1,n-k)

thì bác bỏ H0 chấp nhận H1, nghĩa là tồn tại quan hệ tuyến tính giữa khả năng

ứng dụng Hiệp ước Basel II với các biến quan sát.

- Nếu F < Fα(k-1,n-k)

thì bác bỏ H1 chấp nhận H0, nghĩa là không tồn tại quan hệ tuyến tính giữa khả

năng ứng dụng Hiệp ước Basel II với các biến quan sát.

Để có thể xem rõ hơn độ phù hợp của mô hình ta dùng sig. [1]

Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thiết

- H0 : βk = 0 không có mối quan hệ giữa các biến.

- H1: βk # 0 có mối quan hệ giữa các biến.

Dựa vào giá trị p-value và sig. để chấp nhận hay bác bỏ H0.

- (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) → bác bỏ giả thiết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa

các biến cần kiểm định.

- (sig.) ≥ α (mức ý nghĩa) → chấp nhận giả thiết H0 . Không có mối quan hệ giữa các biến cần

kiểm định.

Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy [2]

Dùng kiểm định t cho hệ số hồi quy mà cần kiểm định.

Đặt giả thuyết:

H0 : βk = 0

H1: βk # 0

So sánh )k ( T của mô hình với tα/2n-k

( với k là só quan sát, n là số biến, thông thường α

=5%).

Nếu )k ( T > tα/2n-k

chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Nghĩa là chỉ tiêu khả năng

ứng dụng Hiệp ước Basel II trong QTRRTD của ngân hàng được giải thích bởi biến quan sát.

Nếu )k ( T < tα/2n-k

chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là khả năng ứng

dụng Hiệp ước Basel II trong QTRRTD của ngân hàng không được giải thích bởi biến quan sát.

3 Kết quả

3.1 Hoạt động tín dụng

Tình hình dư nợ

Tình hình dư nợ của Sacombank chi nhánh Đồng Nai được thể hiện như sau:

5

Bảng 3.1: Phân loại dư nợ của Sacombank, chi nhánh Đồng Nai

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm

2011

2010 / 2009 2011 / 2010

+/- % +/- %

Tổng

dư nợ 1.423.811 1.663.120 1.785.000 239.309 16,81% 121.880 7,33%

Dư nợ

ngắn

hạn

904.811 1.125.806 797.090 220.995 24,42% -328.716 -29,20%

Dư nợ

trung và

dài hạn

519.000 537.314 1.290.750 18.314 3,53% 753.436 140,22%

(Nguồn: Bảng số liệu tổng hợp _ Chi nhánh Đồng Nai)[3]

Những năm vừa qua, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nền kinh tế Việt Nam có sự phục

hồi nhanh chóng nhờ sự can thiệp kịp thời của NHNN với những chính sách phát triển phù hợp.

Mức độ tăng trưởng TD trong năm 2011 là chưa cao do sự tác động của lãi suất do gia tăng theo

lãi suất huy động nên ảnh hưởng tới việc vay vốn của khách hàng, đồng thời từng bước thực hiện

quy định về giới hạn tăng trưởng TD theo quy định của NHNN. Việc tăng dư nợ trung và dài hạn

sẽ giúp ích cho việc hồi phục và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn.

3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai

3.2.1 Tình hình nợ quá hạn Theo quyết định số 802/QĐ – HĐQT ngày 01/12/2011 của HĐQT NHTMCP Sài Gòn

Thương Tín thì nợ quá hạn là các khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn theo quy định của NHNN

Việt Nam hoặc theo các thỏa thuận khác giữa khách hàng và Sacombank trong hợp đồng tín dụng

(được hiểu là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) [17]

Biểu đồ 3.1: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank chi nhánh Đồng Nai

(Nguồn: Bảng số liệu tổng hợp _ Chi nhánh Đồng Nai)[3]

Nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao trong năm 2011 một phần là do nền kinh tế Việt Nam

đang lâm vào tình trạng không ổn định, ảnh hưởng do nền kinh tế thế giới nên hoạt động của các

doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ít nhiều bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chậm trả nợ cho ngân

hàng. Chỉ tính riêng năm 2011 đã có hơn 7.600 doanh nghiệp Việt Nam phá sản cho thấy sự ảnh

hưởng rất lớn đến công tác QTRRTD của toàn hệ thống NHTM Việt Nam chứ không riêng gì

Sacombank. Cơn bão lạm phát kéo theo tình trạng mất giá tiền Đồng Việt Nam khiến cho các đối

tượng đi vay rất khó khăn trong việc kinh doanh, làm ăn của mình.

Ngoài ra với mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ khiến cho công tác kiểm soát nợ vay của cán

bộ TD gặp nhiều sai sót hơn.

-

10,000

20,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

9.160 10.769 15.265

Nợ quá hạn

6

3.2.2 Tình hình nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5; nghĩa là các nhóm nợ quá hạn từ

91 ngày trở lên.

Bảng 3.2: Tình hình nợ xấu tại Sacombank chi nhánh Đồng Nai

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010 / 2009

2011 / 2010

+/- % +/- %

Tổng dư nợ 1.423.811 1.663.120 1.785.000 239.309 16,81% 121.880 7,33%

Nợ xấu 8.258 8.665 9.942 407 4,93% 1.278 14,74%

Nợ dưới tiêu

chuẩn 5.326 3.779 4.562 -1.547 -29,05% 783 20,72%

Nợ nghi ngờ 2.075 3.680 3.975 1.605 77,35% 295 8,03%

Nợ có khả

năng mất

vốn

857 1.206 1.405 349 40,72% 199 16,50%

Tỷ trọng

Nợ xấu /

Tổng dư nợ

0,58% 0,52% 0,56% -0,06% -10,17% 0,04% 6,91%

(Nguồn: Bảng số liệu tổng hợp _ Chi nhánh Đồng Nai )[3]

Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại Sacombank - chi nhánh Đồng Nai là tương đối tốt, trong

đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh trong 3 năm qua luôn được duy trì ở mức thấp hơn

1%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 có giảm so với năm 2009 là 0,06% tương ứng giảm theo tỷ lệ

10,34%, nhưng trong năm 2011 tỷ lệ này lại tăng lên 0,04% tương ứng tăng 7,69% so với năm

2010. Nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn trong hiệu quả TD của chi nhánh, để khắc phục việc tỷ lệ nợ

xấu gia tăng như hiện nay đòi hỏi chi nhánh cần phải có những biện pháp kịp thời trong việc ngăn

chặn và xử lý nợ nhằm phát huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ.

3.3 Kiểm định ý nghĩa và kết quả phù hợp của mô hình

Tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội, sau khi phân tích nhân tố khám phá, nhóm các

nhân tố phù hợp và loại bỏ những biến không phù hợp với mô hình. Ta có kết quả mô hình hồi quy

như sau:

Y = 3,893 + 0,393 * TTGS_TT + 0,090 * HT +0,267 *NL+0,126*NTNH + 0,314* ND

3.3.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 3.3: Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Mô hình R R2

R2 đã hiệu chỉnh Sai số chuẩn của các ước lượng

1 ,734a ,538 ,523 ,55575

a. Dự đoán: (Hằng số), ), ND, NTNH, NL, HT, TTGS_TT

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012) [*]

Nhìn vào bảng tóm tắt mô hình trong đó cột R2 đã hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá

được sự phù hợp của mô hình. Kết quả này cho thấy rằng 52,3% sự biến thiên của việc hạn chế ứng

dụng nội dung Basel II trong công tác QTRRTD do các biến độc lập là: Thanh tra giám sát _ Hệ

thống thông tin, Hệ thống NHTM, Nguồn nhân lực, Nội tại ngân hàng và Nội dung Basel II. Còn

7

47,7% sự biến thiên của việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD là do các yếu tố

khác tác động tới mà trong nội dung của đề tài chưa thể nghiên cứu hết được.

3.3.2 Kiểm định về độ tin cậy của mô hình

Bảng 3.4: Bảng ANOVAb

Mô hình

Tổng các chênh

lệch bình

phương

Bậc tự do

Trung bình các

chênh lệch bình

phương

F

Mức ý

nghĩa quan

sát

1

Hồi quy 52,925 5 10,585 34,272 ,000b

Phần dư 45,402 147 ,309

Tổng 98,327 152

a. Biến phụ thuộc: Khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD

b. Dự đoán: (Constant), ND, NTNH, NL, HT, TTGS_TT

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012) [*]

Dựa vào kết quả được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0, ở bảng Bảng ANOVAb ta thấy, mức

ý nghĩa quan sát (sig.) = 0,000b. H0 bị bác bỏ, chấp nhận H1, tức là chấp nhận việc ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD với các biến quan sát. Nói cách khác là có mối quan hệ giữa

các biến cần kiểm định trong mô hình.

3.3.3 Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu

Với kết quả của bảng dưới đây, để kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu ta

dùng kiểm định t:

Bảng 3.5: Hệ số của mô hình hồi quy mẫu

Mô hình

Hệ số không chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn

hóa

t

Mức

quan sát

ý nghĩa

Đo lường đa cộng

tuyến

B Sai số

chuẩn Beta

Độ chấp

nhận

Hệ số

phóng

đại

phương

sai

1

(Hằng số) 3,895 ,045 86,701 ,000

TTGS_TT ,393 ,045 ,488 8,713 ,000 1,000 1,000

HT ,090 ,045 ,112 1,993 ,048 1,000 1,000

NL ,267 ,045 ,332 5,922 ,000 1,000 1,000

NTNH ,126 ,045 ,157 2,795 ,006 1,000 1,000

ND ,314 ,045 ,391 6,971 ,000 1,000 1,000

a. Biến phụ thuộc: Khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 03/2012) [*]

8

Kiểm định β1 H0: β1 = 0 Không có sự tác động giữa TTGS_TT đến khả năng ứng

dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD

Đặt giả thuyết:

H1: β1 # 0 Có sự tác động giữa TTGS_TT đến khả năng ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD

Qua bảng kết quả ở trên ta thấy: t = 713,8 > t148

0,025 = 1,98 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa

là TTGS_TT có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của

ngân hàng.

Kiểm định β2 H0: β2 = 0 Không có sự tác động giữa HT đến khả năng ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD

Đặt giả thuyết:

H1: β2 # 0 Có sự tác động giữa HT đến khả năng ứng dụng Hiệp ước

Basel II trong công tác QTRRTD

Qua bảng kết quả ở trên ta thấy: t = 993,1 > t148

0,025 = 1,98 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa

là HT có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của ngân

hàng.

Kiểm định β3 H0: β3 = 0 Không có sự tác động giữa NL đến khả năng ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD

Đặt giả thuyết:

H1: β3 # 0 Có sự tác động giữa NL đến khả năng ứng dụng Hiệp ước

Basel II trong công tác QTRRTD

Qua bảng kết quả ở trên ta thấy: t = 992,5 > t148

0,025 = 1,98 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa

là NL có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của ngân

hàng.

Kiểm định β4 H0: β4 = 0 Không có sự tác động giữa NTNH đến khả năng ứng dụng

Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD

Đặt giả thuyết:

H1: β4 # 0 Có sự tác động giữa NTNH đến khả năng ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD

Qua bảng kết quả ở trên ta thấy: t = 795,2 > t148

0,025 = 1,98 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa

là NTNH có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của

ngân hàng.

Kiểm định β5 H0: β5 = 0 Không có sự tác động giữa ND đến khả năng ứng dụng Hiệp

ước Basel II trong công tác QTRRTD

Đặt giả thuyết:

H1: β5 # 0 Có sự tác động giữa ND đến khả năng ứng dụng Hiệp ước

Basel II trong công tác QTRRTD

Qua bảng kết quả ở trên ta thấy: t = 971,6 > t148

0,025 = 1,98 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 nghĩa

là ND có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRRTD của ngân

hàng.

9

4 Bàn luận

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và công tác QRRTD tại Sacombank, chi nhánh

Đồng Nai và với việc tham khảo các ý kiến chuyên gia cùng kết quả nghiên cứu định lượng thông

qua cuộc khảo sát tác giả đã tìm hiểu được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc ứng

dụng Hiệp ước Basel II trong QTRRTD. Với những tồn tại và hạn chế trong hoạt động, cũng như

quản lý tín dụng như hiện nay tại ngân hàng, thiết nghĩ rằng cần có những giải pháp cụ thể, thích

hợp với điều kiện của Sacombank để đem đến những mặt tích cực trong việc ngăn ngừa, giảm

thiểu RRTD, nâng cao lợi nhuận và nhanh chóng hội nhập cùng thị trường kinh doanh ngân hàng

trên thế giới. Việc bước đầu ứng dụng Hiệp ước Basel II đã mang đến một bộ mặt mới cho ngân

hàng, song việc ứng dụng Basel II còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Vì vậy, qua đề

tài này tác giả đề xuất những giải pháp thật sự cụ thể như sau:

4.1 Giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, để có sự phát triển bền vững, tạo được

vị thế trên trường quốc tế, Sacombank cần có những chiến lược phát triển hợp lý, đi đôi với

chúng là những chính sách về QTRRTD. Cần xây dựng cho riêng NH một tầm nhìn chiến lược

nhằm ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong Basel II trong những chặng đường phát triển của

ngân hàng.

4.2 Đầu tư, nâng cấp xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại

Việc áp dụng Hiệp ước Basel II đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp đòi hỏi ngân hàng cần đầu tư

công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm mục đích phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro. Tiếp tục

nâng cấp mạng thông tin cũng như việc bảo mật các dữ liệu, bảo đảm an toàn an ninh mạng. Cần

có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt

động trong và ngoại bảng.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng một cách thống nhất, đồng bộ, tất cả các thông

tin về khách hàng phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ trong hệ thống dữ liệu nội bộ ngân

hàng. Dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đã có, chi nhánh cần kiến nghị lên Hội sở để được đầu tư

các trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình đánh giá RRTD khi có sự thay đổi của các

yếu tố như lãi suất, khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có thể tính được xác suất vỡ nợ

(PD), dự kiến về tổn thất (EL), và các tổn thất không lường trước được (UL)

4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Dù đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì nhân lực chiếm một vai trò hết sức quan

trọng. QTRRTD theo tiêu chuẩn Basel II thì yêu cầu về nguồn nhân lực phải có chất lượng cao để

có thể hiểu và nắm bắt được các quy tắc, quy định trong Hiệp ước có phần phức tạp.

Để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao cho Sacombank, chi nhánh Đồng Nai cần

có sự hợp tác, phối hợp với NHNN cùng các NHTM trong nước cùng với các chuyên gia có

chuyên môn và kinh nghiệm từ ngân hàng BIS Châu Á. Phối hợp cùng tổ chức các khóa đào tạo

và bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro, đo lường và kiểm soát

RRTD.

4.4 Các giải pháp về thị trường

Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề gây nên nhiều khó khăn cho Sacombank, chi nhánh Đồng Nai

hiện nay. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đều rất ít nhưng cần có sự quan tâm giảm thiểu RRTD

bằng cách phân tán rủi ro thông qua:

– Đa dạng hóa phương thức cho vay: Các hình thức cấp TD của Sacombank, chi nhánh

Đồng Nai cần được quan tâm phát triển một cách đa dạng các hình thức cho vay. Trong đó bao

gồm những hình thức như: cho vay theo hạn mức, từng lần, các nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh…

10

– Đa dạng hóa khách hàng : Chú trọng phát triển mạng lưới nhằm đa dạng hóa khách hàng

cho vay, tránh tập trung nhiều món vay cùng một khách hàng hay một nhóm khách hàng cụ thể.

– Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư: Cần thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm giảm thiểu

RRTD khi tập trung đầu tư vào một ngành, một lĩnh vực.

4.5 Giải pháp tăng cường sức mạnh tài chính

- Tăng doanh thu: Với tình hình như hiện nay, doanh thu của toàn chi nhánh đều đến từ việc thu

phí các dịch vụ và chi phí lãi từ các hợp đồng cấp tín dụng. Với sự cạnh tranh rất gay gắt của các

NHTM trên địa bàn như hiện nay, cần có những biện pháp tăng doanh thu bằng việc bán chéo các

sản phẩm, mở rộng khai thác địa bàn cho vay, địa bàn huy động từ các khách hàng quen, các

doanh nghiệp đã phát sinh các giao dịch tại chi nhánh. Tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có

với sự nhiệt tình, năng nổ của đội ngũ nhân viên, tạo niềm tin cho khách hàng, phục vụ khách

hàng tận tình chu đáo sẽ đem lại những mặt tích cực trong nguồn thu của chi nhánh.

- Tận thu và xử lý nợ quá hạn đi kèm với giảm thiểu chi phí hoạt động: QTRRTD là một khâu rất

quan trọng nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh, việc phát sinh nợ quá hạn cần

được xử lý ngay, luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, cần chú trọng thực hiện

giàm chi phí hoạt động bao gồm các chi phí như: chi phí điện nước, điện thoại, các chi phí thẩm

định, văn phòng phẩm…có như vậy nguồn lợi nhuận của chi nhánh sẽ được tăng lên.

5 Phần cảm ơn

Trong thời gian 4 tháng thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, ngoài sự nổ lực không biết mệt

mỏi của bản thân, em nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè và người

thân, được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các anh (chị) đang công tác

tại Sacombank, chi nhánh Đồng Nai để hoàn thành được luận văn nghiên cứu khoa học như hiện

tại.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất cho gia đình em, chính gia đình là điểm từa

tinh thần vững chắc nhất, luôn theo sát em trên những chặng đường đời, là nguồn động lực mạnh

mẽ nhất giúp cho em có được sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập

cũng như cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thùy Linh, người đã theo sát, tận tình chỉ bảo

và hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Cám ơn cô đã giúp em định hướng, giải quyết những thắc

mắc và gợi mở những vướng mắc cho em hoàn thành được đề tài nghiên cứu này.

Tài liệu tham khảo

[1] Chu Nguyên Mộng Ngọc(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tp.

Hồ Chí Minh.

[2] Phan Thành Tâm(2010),Kinh tế lượng, NXB Thống Kê, Tp. Hồ Chí Minh.

[3] Trần Việt Thái(2011),Bảng số liệu tổng hợp và tài liệu nội bộ _Chi nhánh Đồng Nai, Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai.

[*] Nguyễn Quang Luật, Lớp 08TC117, Khoa Tài Chính Ngân Hàng, Trường Đại Học Lạc Hồng.