TÓM TẮT LUẬN VĂN - Thư viện số Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

11
TÓM TẮT LUẬN VĂN “Xu hướng hi nhp kinh tế quc tế, xu hướng toàn cu hóa nn kinh tế thế gii ngày càng din ra mnh mvà nhanh chóng, cun hút tt ccác quc gia, các dân tc hp tác, giao lưu và phát triển, Việt Nam cũng không thể tránh khi quy luật đó, vì vậy các doanh nghip Vit Nam mun tn ti và phát triển trong môi trường cnh tranh khc lit và đầy biến động đó cần phi txây dng cho mình mt nền văn hóa doanh nghiệp có bn sc riêng. Càng hi nhp phát trin kinh tế văn hóa doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trng đến việc định hình tm nhìn, chiến lược, smnh, xây dựng thương hiệu và thành công ca doanh nghip.» “Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam (SIVC) là mt trong nhng doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thẩm định giá đang phải đối mt vi nhng nguy cơ, thách thức tthtrường cnh tranh ngày càng khc lit.Vì vậy, để tn ti và phát trin, SIVC cn phi to dng cho mình mt nền văn hóa doanh nghiệp mnh, riêng biệt để giúp tăng sc cnh tranh. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp tại SIVC, học viên nhận thấy việc xây dựng, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng; do xuất thân từ một đơn vị nhà nước nên còn tồn tại nhiều bất cập: như các hoạt động đều dựa trên ý muốn chủ quan của lãnh đạo cấp cao, kỷ luật nhân viên còn kém, thiếu sự công bằng, nhân viên làm việc thiếu động lực, nhiệt tình,…Xut phát tảnh hưởng ln của văn hoá doanh nghiệp đối vi stn ti và phát trin ca doanh nghip Vit Nam, tthc tế xây dng và phát triển văn hoá doanh nghiệp ca SIVC còn nhiều khó khăn, hạn chế, hc viên quyết định chn chđề: “Văn hoá doanh nghiệp ti Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam” làm luận văn thạc sca mình. 1. Tng quan các công trình nghiên cu Trong phn này, tác gigii thiu mt sluận văn thạc s, các bài báo khoa hc, các đề tài khoa hc vvăn hóa doanh nghiệp. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều xây dựng cơ sở lý thuyết cho công tác xây dng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nêu được vai trò quan trng của văn hóa doanh nghiệp, các đặc điểm cũng như các yếu tcu

Transcript of TÓM TẮT LUẬN VĂN - Thư viện số Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

TÓM TẮT LUẬN VĂN

“Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

ngày càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, cuốn hút tất cả các quốc gia, các dân tộc hợp

tác, giao lưu và phát triển, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật đó, vì vậy các

doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

và đầy biến động đó cần phải tự xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp có

bản sắc riêng. Càng hội nhập phát triển kinh tế văn hóa doanh nghiệp càng đóng vai trò

quan trọng đến việc định hình tầm nhìn, chiến lược, sứ mệnh, xây dựng thương hiệu và

thành công của doanh nghiệp.»

“Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam (SIVC) là một trong

những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thẩm định giá đang phải đối mặt với những

nguy cơ, thách thức từ thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.”Vì vậy, để tồn tại và

phát triển, SIVC cần phải tạo dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, riêng

biệt để giúp tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về văn hóa doanh

nghiệp tại SIVC, học viên nhận thấy việc xây dựng, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp

chưa được chú trọng; do xuất thân từ một đơn vị nhà nước nên còn tồn tại nhiều bất cập:

như các hoạt động đều dựa trên ý muốn chủ quan của lãnh đạo cấp cao, kỷ luật nhân viên

còn kém, thiếu sự công bằng, nhân viên làm việc thiếu động lực, nhiệt tình,…Xuất phát

từ ảnh hưởng lớn của văn hoá doanh nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp Việt Nam, từ thực tế xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của SIVC còn

nhiều khó khăn, hạn chế, học viên quyết định chọn chủ đề: “Văn hoá doanh nghiệp tại

Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ của

mình.

1. Tổng quan các công trình nghiên cứu

“Trong phần này, tác giả giới thiệu một số luận văn thạc sỹ, các bài báo khoa học,

các đề tài khoa học về văn hóa doanh nghiệp. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều

xây dựng cơ sở lý thuyết cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nêu

được vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, các đặc điểm cũng như các yếu tố cấu

thành văn hóa doanh nghiệp. Sau đó phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công

ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa cho doanh nghiệp. Các công trình

nghiên cứu này góp phần giúp tác giả xây dựng luận cứ khoa học và luận cứ thực tiễn

cho Đề tài.”

2 Cơ sở lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp

2.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp.

2.1.1. Khái niệm:

2.1.1.1. Khái niệm về văn hóa

+ Khái niệm văn hoá: “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra

và phát triển trong sự tương tác qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được xem là

tất cả các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra nghĩa là văn hóa bao gồm

toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được biểu hiện, được kết tinh trong các của

cải vật chất do con người tạo ra và các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng

sáng tạo ra trong lịch sử”.

+ Những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa:

- Văn hóa mang tính tập quán

- Văn hóa mang tính cộng đồng

- Văn hóa mang tính dân tộc

- Văn hóa có tính chủ quan

- Văn hóa có tính khách quan

- Văn hóa có tính kế thừa

- Văn hóa có thể học hỏi được

- Văn hóa luôn tiến hóa

2.1.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp:

+““Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan

niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh

nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.”

2.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

2.1.2.1. Các giá trị hữu hình

“Những giá trị văn hóa hữu hình là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ

dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng. Các giá trị

hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội

trong một doanh nghiệp.”

2.1.2.2. Những giá trị được tuyên bố

“Bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng có quy định , nguyên tắc, triết l ý, chiến

lược và mục tiêu hoạt động riêng của mình, và chúng được thể hiện với nội dung và mức

độ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Đó là những quy chuẩn chung cho hoạt động của

toàn bộ CBNV và thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra toàn thể tổ chức để mọi

thành viên cùng thực hiện, chia xẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị được công bố,

chia sẻ trong doanh nghiệp - một bộ phận quan trọng của nền văn hoá doanh nghiệp có

liên quan trực tiếp công tác quản trị doanh nghiệp: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà tổ

chức vươn tới.....”

2.1.2.3. Những giá trị nền tảng ngầm định

Giá trị cốt lõi

“Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Đó chính là những giá trị nền tảng vô hình quyết

định phương hướng tư duy và hành động của lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong doanh

nghiệp. Giá trị cốt lõi thường được đúc kết thành những khẩu hiệu, các từ ngữ thể hiện

những quy tắc hướng dẫn cho các hoạt động chung của doanh nghiệp.”

Những quan niệm chung

“Những quan niệm chung là những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có

tính vô thức, mặc nhiên được mọi người trong tổ chức, công đồng dân cự chấp nhận và

tuân theo. Trong bất kỳ hình thức văn hóa nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn

hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm, hành vi và cách ứng xử chung, được

tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết các thành viên

trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên, được công nhận một cách tự nhiên,

điều chỉnh hành vi một cách vô thức.””

2.1.3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động của doanh nghiệp

2.1.3.1. Những tác động của nền văn hóa doanh nghiệp mạnh

“Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn thì văn

hóa doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó trở thành

một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, có những tác động tích cực đến quá trình hình

thành và phát triển bền vững của doanh nghiệp.”

- “Văn hóa doanh nghiệp tạo hình ảnh, phong thái riêng của doanh nghiệp”

- “Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp”

- “Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo”

- “Văn hóa doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường”

2.1.3.2. Những tác động của nền văn hóa yếu kém

“Một doanh nghiệp có nền văn hóa yếu kém có thể là doanh nghiệp có nền quản lý

cứng nhắc theo kiểu độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy quản lý quan liêu, gây

ra những tác động tiệu cực đến hoạt động của doanh nghiệp như: tạo nên không khí làm

việc thụ động, sợ hãi của nhân viên làm kìm hãm sự sáng tạo, khiến họ có thái độ thờ ơ

với công việc hoặc chống đối lãnh đạo.”

2.2. Đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp theo phương pháp OCAI

Trong luận văn này, tác giả chọn công cụ nhận dạng loại hình VHDN (OCAI) nhằm

mục đích nhận biết được loại hình văn hóa của DN ở hiện tại như thế nào, và mong muốn

văn hóa trong tương lai sẽ như thế nào để từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng văn hóa

cho phù hợp và đúng mong đợi của lãnh đạo DN.

Để đánh giá mô hình VHDN theo phương pháp OCAI, ta sẽ tiến hành điều tra các

CBNV trong doanh nghiệp theo bảng hỏi về sáu đặc tính của VHDN:

(1) Đặc điểm nổi trội.

(2) Tổ chức lãnh đạo.

(3) Quản lý nhân viên.

(4) Chất keo kết dính của tổ chức.

(5) Chiến lược nhấn mạnh.

(6) Tiêu chí của sự thành công.

Qua đó phân ra 4 mô hình chính

- “Mô hình văn hóa gia đình (Clan): Đây là mô hình văn hóa không chú ý nhiều

đến cơ cấu và kiểm soát, đồng thời dành nhiều sự quan tâm cho sự linh hoạt.”

- “Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy): Mô hình văn hóa sáng tạo có tính độc

lập hơn và linh hoạt hơn văn hóa gia đình.”

- “Mô hình văn hóa thị trường (Market): Văn hóa thị trường cũng tìm kiếm sự

kiểm soát tuy nhiên văn hóa thị trường tìm kiếm sự kiểm soát hướng ra bên ngoài tổ

chức.”

- “Mô hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy): Đây là một môi trường làm việc có cấu

trúc và được quản lý một cách chặt chẽ”

Các giải pháp quản trị cho từng mô hình văn hóa: Theo mô hình OCAI, giáo sư

Kim Cameron và Robert Quinn đã phân chia thành 4 loại mô hình văn hóa. Tùy theo từng

loại mô hình mà có các giải pháp để quản lý văn hóa tổ chức khác nhau

3. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần thông tin và thẩm

định giá Miền Nam

3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền

Nam

“Trong phần này, tác giả đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát

triển của Công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam; những thành tựu đạt

được, cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; tình hình nguồn nhân lực.”

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp của SIVC

3.2.1. Các nhân tố bên trong

Người đứng đầu

Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa vùng miền

3.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài

Văn hoá dân tộc

Môi trường kinh doanh

Toàn cầu hóa

3.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp Công ty cổ phần thông tin và

thẩm định giá Miền Nam

+ “Các giá trị hữu hình: Là những biểu hiện ra bên ngoài mà mỗi người có thể dễ

dàng nhìn thấy và cảm nhận được về VHDN tại SIVC bao gồm kiến trúc nội, ngoại thất,

logo, khẩu hiệu, đồng phục, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, các lễ kỷ niệm và các lễ

nghi, các hoạt động từ thiện, các ấn phẩm điển hình cũng như hình thức mẫu mã sản

phẩm.”

+ “Những giá trị được tuyên bố bao gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược kinh

doanh của SIVC.”

+ Những giá trị nền tảng:

Những giá trị cốt lõi mà SIVC tuân theo: Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả

Những quan niệm chung: Là một doanh nghiệp Việt Nam được cổ phần hóa từ

một doanh nghiệp nhà nước, nên SIVC vẫn chịu ảnh hưởng lối suy nghĩ, phong cách làm

việc của người Việt Nam và của các cơ quan nhà nước.

3.4. Hiện trạng VHDN SIVC qua khảo sát

Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành phân tích hiện trạng VHDN tại SIVC. Việc

phân tích hiện trạng được thực hiện dựa trên 2 hướng đánh giá:

3.4.1. Đánh giá về các cấp độ văn hóa mà Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm

định giá Miền Nam đang xây dựng:

- “Các giá trị hữu hình: Qua việc khảo sát, phân tích xây dựng mô hình, ta nhận

thấy đa số các giá trị văn hóa hữu hình mà Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá

Miền Nam đang có chỉ được đánh giá ở mức trung bình hay dưới trung bình: hai yếu tố là

ngôn ngữ giao tiếp, mẫu mã sản phẩm được đánh giá cao nhất; yếu tố được đánh giá yếu

nhất là văn nghệ và các câu chuyện giai thoại.”

- “Các giá trị văn hóa vô hình: Các yếu tố thuộc các giá trị văn hóa vô hình thường

được đánh giá thấp hơn các yếu tố thuộc giá trị văn hóa hữu hình: các yếu tố quan niệm

chung; và đãi ngộ, lương thưởng được đánh giá ở mức yếu nhất; Các yếu tố được đánh

giá trên trung bình là chiến lược kinh doanh, sứ mệnh tầm nhìn, giá trị cốt lõi.”

3.4.2. Nhận dạng mô hình văn hóa của Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm

định giá Miền Nam

“Kết quả đánh giá và nhận dạng mô hình văn hóa Công ty Cổ phần Thông tin và

Thẩm định giá Miền Nam cho thấy loại hình văn hóa chính của SIVC là văn hóa cấp bậc.

Và mô hình văn hóa mà CBNV SIVC mong muốn hướng tới trong tương lai là mô hình

văn hóa thị trường.”

3.5 Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thông tin

và Thẩm định giá Miền Nam

Kết quả đạt được

Qua gần 17 năm hoạt động, SIVC bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng cho mình

một bản sắc VHDN riêng và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định:

- Cán bộ nhân viên đã có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của văn hóa doanh

nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

- Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ, SIVC luôn hướng tới lợi ích

chung của khách hàng.

- Ban lãnh đạo SIVC luôn tích cực truyền đạt đến đội ngũ cán bộ nhân viên về chất

lượng dịch vụ.

- SIVC đã từng bước xây dựng được một số giá trị văn hóa mang bản sắc riêng, bao

gồm cả giá trị văn hóa hữu hình và giá trị văn hóa vô hình.

Hạn chế

Bên cạnh một số thành tựu đạt được trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thì

SIVC còn tồn tại rất nhiều hạn chế trong hoạt động xây dựng văn hóa:

- “Cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ về

tầm quan trọng của VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của công ty.”

- “SIVC rất chú trọng đến chất lượng dịch vụ nhưng lại chưa đào tạo bài bản và hệ

thống về văn hóa doanh nghiệp, chưa xác định được quy trình xây dựng văn hóa doanh

nghiệp. “

- “Công ty chưa kêu gọi được sự đóng góp của tập thể CBNV của công ty trong

việc xây dựng, hoàn thiện các giá trị văn hóa, hầu hết các giá trị văn hóa của SIVC đều

được ban lãnh đạo công ty đưa ra. “

- “Công ty chưa xây dựng được đầy đủ và hoàn thiện các giá trị văn hóa nền tảng

ngầm định: những giá trị cốt lõi, quan niệm chung được các CBNV mặc nhiên công nhận

và chia sẻ nhưng chưa thực sự thấm nhuần và hiểu rõ. “

4. Một số giải pháp hoàn thiện VHDN tại Công ty Cổ phần Thông tin và

Thẩm định giá Miền Nam

4.1. Mục tiêu phát triển tại SIVC

4.2. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần

Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam

“Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

ngày càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, cuốn hút tất cả các quốc gia, các dân tộc hợp

tác, giao lưu và phát triển, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật đó. Để tồn tại và

phát triển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

mình. Và ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ, tăng cường vốn,

tập trung đào tạo nguồn nhân lực… thì cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu

mạnh. Để xây dựng một thương hiệu mạnh những giá trị văn hoá doanh nghiệp có bản

sắc riêng được xem xét như một phần không thể thiếu, đồng thời cũng giữ vị trí rất quan

trọng.”

4.3 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần

Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình văn hóa Công ty Cổ phần Thông tin và

Thẩm định giá Miền Nam.

Qua kết quả điều tra, phân tích về mô hình VHDN hiện tại và mong muốn trong

tương lai của CBNV SIVC, tác giá đưa ra bốn giải pháp chính:

Giải pháp để giảm bớt những đặc tính của VH cấp bậc

Giải pháp để xây dựng đặc tính của VH thị trường

Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH sáng tạo:

Giải pháp để giảm bớt những đặc tính của VH gia đình:

4.3.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về VHDN của các cán bộ quản trị

Các cán bộ quản trị có vai trò rất quan trọng đến việc xây dựng, hoàn thiện và đưa

VHDN vào hoạt động thực tiễn. Đội ngũ các cán bộ quản trị là những người trực tiếp

truyền đạt những phương hướng, chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo tới từng nhân

viên công ty, quản lý các hoạt động thường ngày. Vì vậy để những giá trị VNHDN đến

được toàn bộ các CBNV thì các cán bộ quản trị phải là những người đầu tiên nhận thức

rõ ràng về VHDN của công ty. Vì vậy tác giả đề suất một số giải pháp nâng cao nhận

thức về VHDN của các cán bộ quản trị.

4.3.3. Giải pháp hoàn thiện giá trị văn hóa hữu hình.

Trong những năm qua SIVC đã bắt đầu quan tâm về hình ảnh bên của ngoài công ty,

nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt thiếu sót cần khắc phục. Vì vậy tác giá đưa ra một số giải

pháp nhằm hoàn thiền các giá trị văn hóa hữu hình bao gồm: Kiến trúc, cơ sở hạ tầng; đồng

phục, lễ nghi, lễ hội; giai thoại; bài hát; hoạt động ngoài giờ, hoạt động văn nghề; hoạt động

từ thiện; hoàn thiện phòng truyền thống SIVC.

4.3.4. Giải pháp hoàn thiện những giá trị được tuyên bố và các quan niệm

chung

Các giải pháp hoàn thiện những giá trị được tuyên bố và các quan niệm chung được

tác giả đưa ra bao gồm:

Hoàn thiện các chương trình, hoạt động về VHDN

Xây dựng và hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử

Xây dựng các chính sách tiền lương, khen thưởng, phê bình, kỷ luật.

4.4 Một số kiến nghị

4.4.1. Về phía cơ quan Nhà nước

Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường tạo môi

trường tốt nhất cho các DN phát triển kinh doanh và xây dựng VHDN của chính DN

4.4.2. Về phía Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam

Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò liên kết giữa các DN và hợp tác đào tạo quốc

tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TĐG trong nước có cơ hội được học tập,

nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thị trường dịch vụ TĐG tại các nước trên thế giới.