TOM TẮT INCOTERM 2010

23
TÓM TẮT INCOTERM 2010 INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán Phần này giải thích một số đổi trong INCOTERMS 2010 từ INCOTERM 2000 Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce đã công bố nội dung incoterm 2010 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) so với incoterm 2000 Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm: Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào: EXW – Ex Works – Giao tại xưởng FCA – Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới CIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới DAT – Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới) DAP – Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới) DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa: FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu FOB – Free On Board – Giao lên tàu CFR – Cost and Freight – Trả cước đến bến CIF – Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến Giảm từ 13 xuống còn 11 điều khoản, bổ sung 2 điều khoản mới là DAT (Delivered at Terminal) và DAP (Delivered at Place) – bỏ các điều khoản DAT (Delivered at Frontier) – giao tại biên giới, DES (Delivered Ex-ship), DEQ (Delivered Ex-Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid). Incoterm 2010 chỉ rõ nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề anh ninh trong khai báo ví dụ như việc khai báo thông tin an ninh và chuỗi các thông tin khác. Không như đồn đoán của một số người về việc bỏ FAS, điều khoản FAS vẫn được giữ lại ở Incoterms 2010 vì vẫn còn dùng cho các trường hợp giao hàng BULK và Break Bulk (hàng rời nguyên tàu và hàng rời lẻ) Những kiến giải dưới đây chỉ được coi như những hướng dẫn tham khảo và mọi người có thể in sao lại Lưu ý: MỖI ĐIỀU KHOẢN TRONG INCOTERM ĐỀU PHẢI ĐƯỢC ĐI KÈM SAU BỞI MỘT ĐỊA ĐIỂM. ví dụ: FOB Hai Phong, EXW Hanoi. (trong trường hợp địa danh rộng, ta có thể ghi rõ: EXW Hoai Duc, Hanoi). EXW (Ex Works) Giao tại xưởng Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu

Transcript of TOM TẮT INCOTERM 2010

TÓM TẮT INCOTERM 2010INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểmchuyển giao rủi ro giữa người mua và người bánPhần này giải thích một số đổi trong INCOTERMS 2010 từ INCOTERM 2000Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce đã công bố nội dung incoterm 2010 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) sovới incoterm 2000Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:EXW – Ex Works – Giao tại xưởngFCA – Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chởCPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tớiCIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tớiDAT – Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)DAP – Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuếCác điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàuFOB – Free On Board – Giao lên tàuCFR – Cost and Freight – Trả cước đến bếnCIF – Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bếnGiảm từ 13 xuống còn 11 điều khoản, bổ sung 2 điều khoản mới là DAT (Delivered at Terminal) và DAP (Delivered at Place) – bỏ các điều khoản DAT (Delivered at Frontier) – giao tại biên giới, DES (Delivered Ex-ship),DEQ (Delivered Ex-Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid).Incoterm 2010 chỉ rõ nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề anh ninh trong khai báo ví dụ như việc khai báo thông tin an ninh và chuỗi các thông tin khác.Không như đồn đoán của một số người về việc bỏ FAS, điều khoản FAS vẫn được giữ lại ở Incoterms 2010 vì vẫn còn dùng cho các trường hợp giao hàngBULK và Break Bulk (hàng rời nguyên tàu và hàng rời lẻ)Những kiến giải dưới đây chỉ được coi như những hướng dẫn tham khảo và mọingười có thể in sao lạiLưu ý: MỖI ĐIỀU KHOẢN TRONG INCOTERM ĐỀU PHẢI ĐƯỢC ĐI KÈM SAU BỞI MỘT ĐỊA ĐIỂM. ví dụ: FOB Hai Phong, EXW Hanoi. (trong trường hợp địa danh rộng, tacó thể ghi rõ: EXW Hoai Duc, Hanoi).EXW (Ex Works)Giao tại xưởngNgười mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu

người bán đến điểm cuối cùng. Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyềnđịnh đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho). Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán. Điều khoản này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyểnFCA (Free Carrier)Giao cho nhà chuyên chởNgười bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến tận khi giao cho nhà chuyên chở được chỉ định bới người mua tại điểm hoặc địa điểmđã được chỉ định. Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác,người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng. Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn ngươi mua sẽ phải gánh chịu. Điều khoản này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyểnCPT (Carriage Paid To)Trả cước tớiNgười bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua. Điều khoản này người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này cũng được dùng cho tất cả các hình thức chuyên chở.CIP (Carriage & insurance Paid to)Trả cước và bảo hiểm tớiNgười bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất. Điều khoản này cho phép sử dụng với tất cả các loại hình chuyên chở.DAT (Delivered At Terminal)Giao tại bếnLà điều kiện mới bổ sung trong Incoterms 2010. Điều kiện này có thể được sử dụng cho tất cả các loại hình chuyên chở.Người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ từ phương tiệnvận tải xuống bến, cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định và đặt dưới sự định đoạt của người mua. “Bến” bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container hay đường bộ, đường sắt hay nhà ga sân bay. Hai bên thỏa thuận về bến giaovà nếu có thể ghi rõ địa điểm trong bến nơi là thời điểm chuyển giao rủiro về hàng hóa từ người bán sang người mua. Nếu như người bán chịu các chi phí vận chuyển từ bến đến một địa điểm khác thì các điều khoản DAP hay

DDP sẽ được áp dụng.Trách nhiệmNgười bán có nghĩa vụ đặt hàng đến nơi được ghi trong hợp đồng.Người bán có nghĩa vụ đảm bảo rằng hợp đồng chuyên chở của họ là cho hợp hợp đồng mua bán hàng hóaNgười bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩuNgười mua có nghĩa vụ làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan và nộp thuếNếu hai bên thỏa thuận rằng người bán chịu các phí tổn và rủi ro từ bến đích đến một địa điểm khác thì sẽ áp dụng điều khoản DAPDAP (Delivered At Place)Giao tại địa điểmLà điều kiện mới bổ sung trong Incoterms 2010. Điều kiện này có thể được sử dụng cho tất cả các loại hình chuyên chở.Người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích. Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng tốt điểm giao hàng tại khu vực địa điểm đích, bởi vi đó chính là thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua. Nếu người bán có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế… điều khoản DDP sẽ được áp dụng.Trách nhiệmNgười bán có nghĩa vụ và rủi ro giao hàng đến địa điểm thỏa thuậnNgười bán được yêu cầu ký hợp đồng vận chuyển thích hợp với hợp đồng mua bán hàng hóaNgười bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩuCác phí tổn dỡ hàng tại điểm đích, nếu không có thỏa thuận trước, người bán sẽ không phải gánh chịuNgười mua có nghĩa vụ hỗ trợ cung cấp các giấy tờ cần thiết để làm hải quan và nộp thuếDDP (Delivered Duty Paid)Giao đã trả thuếNgười bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải quan. Điều khoản này không phân biệt hình thức vận chuyển.FAS (Free Alongside Ship)Người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổnvề rủi ro về hàng hóa. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất

khẩu. Điều khoản này chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc đường sôngFOB (Free On Board)Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lancan tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông.CFR (Cost and FReight)Người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích. Thời điểmchuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng đượcgiao qua lan can tàu tại cảng xuất. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và đường sông.CIF (Cost, Insurance & Freight)Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên người bán có thêmnghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông.

CÁCH NHỚ INCOTERMS 2010:11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm, bạn nên nhớ câu "Em FảiCố Đi" - 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2010: E,F,C,D.1. Nhóm E-EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởngGiờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệmgì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có chút trách nhiệm gì về thủtục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E2. Nhóm FTrong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA, FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F.Vậy đâu là cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA, FAS, FOB. Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu:2.1. FCA-Free Carrier-Giao hàng cho người chuyên chởChỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị

trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vậntải là tôi hết trách nhiệm.Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? - Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier - Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩađã phân tích ở trên2.2 FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu:Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.2.3 FOB-Free on Board-Giao hàng lên tàuỞ điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ 2 điểm quan trọng:- Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA--------->>>FAS--------->>> FOB- Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm. Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở.Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chắn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí.3. Nhóm CNhư vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở. Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C3.1 CFR-Cost and Freight-Tiền hàng và cước phíĐơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)3.2 CIF-Cost-Insurance and Freight-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần

phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểmGiá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)Có những doanh nghiệp mua hàng muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT,CIP3.3 CPT-Carriage padi to-Cước phí trả tớiCPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định3.4 CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới.CIP = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ------->>> CIF------->>> CPT------->>> CIPCIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủyCPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thứcTa thấy 3 nhóm trên là tương đối đủ nhưng tại sao lại có thêm nhóm D?Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trongbất kỳ điều kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các điều khoản bổ sung.4. Nhóm D1.DAT-Delireres at terminal- Giao hàng tại bến.Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao.Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP, vậy thì làm thế nàođể phân biệt DAP và DDP...., câu trả lời nằm ở rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu-Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập

khẩu thì nên sử dụng DAP-Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP.2.DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đếnNgười bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạtcủa người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.3.DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩuNghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu---> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.Một số lưu ý:1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:* Nhóm E,F :người mua . Địa điểm giao hàng tại nơi đến.* Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS,FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:* Nhóm E,F: người mua.* Nhóm D: người bán.* Nhóm C:o CIF, CIP: người bán.o CFR, CPT: người mua.3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.Xuất khẩu:* EXW : người mua.* 10 điều kiện còn lại :người bán.Nhập khẩu :* DDP:người bán.* 10 điều kiện còn lại là người mua.

Sự khác nhau giữa INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2000 - 14/06/2011

1.1.  Tổng quan về sự ra đời của Incoterms và vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế:

1.1.1 Sự ra đời của Incoterms:

Incoterms viết tắt từ 3 chữ International Commercial Terms, dịch ra tiếng Việt nghĩa là những điều kiệnthương mại quốc tế còn gọi là những điều kiện cơ sở giao hàng.

Incoterms ra đời năm 1936 nhằm giúp cho các nhà kinh doanh thương mại và những bên có liên quan trên toàncầu thuận lợi hơn khi đàm phán, ký kết và tổ chức các công việc có liên quan đến hoạt động thương mạiquốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trãiqua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010. Sự thay đổi nội dung củaIncoterms theo hướng:

Phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế thay đổi;

Rõ ràng hơn, giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản, có liên quan đến người bánvà người mua trong hoạt động thương mại quốc tế.

Mỗi loại Incoterms phù hợp với những loại phương tiện vận tải cơ bản, ví dụ điều kiện FOB, FAS, CIF… chủyếu áp dụng với loại phương tiện vận tải đường thủy; còn điều kiện FCA, CPT; DAP, DAT… chủ yếu áp dụngvới các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức.

1.1.2 Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế:

Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, Incoterms có 5 vai trò quan trọng:

(1) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổbiến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới.

(2) Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương.

(3) Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổchức thực hiện hợp đồng ngoại thương.

(4) Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá.

(5) Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữangười mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

1.2 Kết cấu và những nội dung cơ bản của Incoterms 2000, Incoterms 2010

1.2.1. Incoterms 2000

Incoterms 2000 là văn bản về điều kiện thương mại ban hành sau cùng nhất trước khi có Incoterms 2010 vàđược nhiều doanh nghiệp ở các nước trên thế giới hưởng ứng và áp dụng vì nó phù hợp nhất với tập quánthương mại hiện đại: là phương tiện chuyên chở bằng container ngày càng nhiều; các chứng từ điện tử trongxuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng phổ biến. Incoterms 2000 tương tự như Incoterms 1990, có 13 điều kiệnthương mại chia làm 4 nhóm:

a. Nhóm E : gồm 1 điều kiện:

EXW – Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định)

Đặc điểm của nhóm này: Người bán chịu chi phí tối thiểu, giao hàng tại địa điểm quy định là hết nghĩa vụ.

b. Nhóm F : gồm 3 điều kiện:

FCA – Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy định)

FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định)

FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định)

Đặc điểm của nhóm này: Người bán không trả cước phí vận tải chính, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định làhết nghĩa vụ.

c. Nhóm C: gồm 4 điều kiện:

CFR (có nơi viết tắt là CF, CNF, C&F hoặc C+F, tuy nhiên Incoterms 2000 khuyến cáo là không nên viết tắtnhư thế nhằm tránh khó khăn phải giải thích trong hợp đồng ngoại thương khi gặp đối tác không có cáchhiểu như mình) – Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định)

CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đếnquy định)

CPT – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí trả tới (nơi đích quy định)

CIP – Carriage and Insurance Paid to (named place of destination): cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đíchquy định)

Đặc điểm chính của nhóm:

* Người bán phải trả cước phí vận tải chính

* Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi gửi hàng (nơi đi)

d. Nhóm D: gồm 5 điều kiện:

DAF – Delivered At Frontier (named place): giao hàng tại biên giới (địa điểm quy định)

DES – Delivered Ex Ship (named port of destination): giao hàng tại tàu (cảng đến quy định)

DEQ – Delivered Ex Quay (named port of destination): giao hàng tại cầu cảng (tại cảng đến quy định)

DDU – Delivered Duty Unpaid (named place of destination): giao hàng chưa nộp thuế quan (tại nơi đích quyđịnh)

DDP – Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế quan (tại nơi đích quyđịnh)

Đặc điểm chính của nhóm:

* Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích quy định

* Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi hàng đến

Để nắm rõ hơn về các điều kiện thương mại quốc tế, bạn học nên biết rằng mỗi điều kiện thương mạiIncoterms được sử dụng phổ biến cho các loại phương tiện vận tải khác nhau, cụ thể:

4 điều kiện thương mại sau đây chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy: FAS, FOB, CFR, CIF.

Còn 9 điều kiện thương mại khác: EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP, áp dụng với bất cứ phươngtiện vận tải nào: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, và vận tải đa phương thức.

1.2.2. Incoterms 2010 :

Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện thương mại chia thành 2 nhóm :

Nhóm I : Có 7 điều kiện thương mại áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải :

EXW - Ex Works (named place): giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định)FCA - Free Carrier (named place): giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm quy định)CPT - Carriage Paid To – Carriage Paid To (named place of destination): cước phí trả tới (nơi đích quyđịnh)

CIP - Carriage and Insurance Paid – Carriage and Insurance Paid to (named place of destination): cước

phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích quy định)

DAT - Delivered At Terminal (named place of…..Terminal) Giao hng tại địa điểm cuối của chặn hnh trình vậntải.DAP - Delivered At Place (named place of…place of destination )DDP - Delivered Duty Paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế quan (tại nơi đích quyđịnh)

Nhóm II Nhóm chỉ áp dụng cho phương tiện vận tải thủy( đường biển và đường sông ) quốc tế và nộiđịa:   Nhóm này chỉ có 4 điều kiện thương mại

FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment): giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định)

FOB – Free On Board (named port of shipment): giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng quy định)

CFR Cost and Freight (named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định)

CIF – Cost, Insurance and Freight (named port of destination): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đếnquy định)

Nhận xét: So với Incoterms 2000, thì Incoterms 2010  loại bỏ bớt 4 điều kiện : DAF; DES; DEQ; DDU. Vàthêm 2 điều kiện TM  mới DAT và DAP

1.3 Vì sao Incoterms 2010 ra đời và điểm khác với Incoterms 2000 là gì ?

1.3.1 Sự ra đời của Incoterms 2010: Có 06 nguyên nhân sau đây

+ Nhiều điều kiện thương mại của Incoterms 2000 ít được sử dụng

+ Cách giải thích ở nhiều điều kiện thương mại Incoterms 2000 chưa rõ, khiến cho các doanh nghiệp chưanắm chính xác được nghĩa vụ chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương dẫn tới sử dụng chưa hiệuquả, tranh chấp xung quanh sử dụng Incoterms còn khá phổ biến. Ví dụ: Hội đồng chủ hàng châu Á (ASC )muốn Bộ điều kiện Thương mại do ICC phát hành mới năm 2010 phải xác định rõ ràng những yếu tố tạo thànhchuyến hàng FOB để các nhà vận chuyển hàng hóa đường biển không thể đánh các phụ phí đối với người bánhàng. Những loại phí này điển hình là các phí bao gồm như phụ phí xếp dỡ container (Terminal handlingcharges - THC), phí chứng từ, hoặc thậm chí là phí tắc nghẽn cảng….+ Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở  mới có hiệu lực từ 1/01/2009 được hoàn thiện từ Quy tắc ban hànhnăm 1982 .

+ Quy định về an ninh hàng hóa sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Hoa kỳ

+ Năm 2004 Quy tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của Hoa kỳ đã hoàn thiện và cho ra đời bộ quy tắc mới.Nhiều chuyên gia làm luật thương mại của Hoa kỳ phối hợp với các chuyên gia của VCCI  hoàn thiện và xây

dựng Incoterms 2010. Có thể nói nội dung của Incoterms 2010 có nhiều điểm tương đồng nhất với Bộ quy tắc:“The 2004 revision of the United States' Uniform Commercial Code” so với Incoterms 1990 hay Incoterms2000.

+ Sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh đúng chu kỳ là 10 năm/lần.

1.3.2 Điểm mới trong Incoterms 2010:

Phân 11 điều kiện Incoterms theo 2 nhóm : Vận tải thủy và các loại hình phương tiện vận tải điều này giúpcho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi lựa Incoterms phù hợp với loại phương tiện vận tải sử dụng

Incoterms 2010 đưa ra các chỉ dẫn và khuyến cáo khi sử dụng các chứng từ điện tử khi giao dịch giao nhậnhàng hóa.

Chỉ dẫn rõ ràng nghĩa vụ của các Bên có liên quan đến thủ tục và thuế thông quan XK,NK; chi phí có liênquan đến giao nhận ngoại thương.

Một thay đổi quan trọng là Incoterms 2010 bao gồm các quy định về an ninh hàng hóa và trao đổi thông tinđiện tử.

Incoterms 2010 hướng dẫn sử dụng các Incoterms trong kinh doanh thương mại nội địa (chủ yếu cho Hoa kỳ,EU nơi mà biên giới hải quan giữa các nước thành viên dường như xóa bỏ ).

Ngoài ra, Incoterms 2010 có những điểm được làm rõ hơn như sau so với Incoterms 2000:

Trong ấn phẩm Incoterms 2010, bạn sẽ tìm thấy mục “ghi chú hướng dẫn” trước mỗi điều khoản. Chú giải sẽnày giải thích các nguyên tắc cơ bản của từng điều khoản. Các chú giải hướng dẫn này không phải là mộtphần của những điều khoản Incoterms 2010 mà những chú giải này sẽ cung cấp những những hiểu biết cơ bảnnhất về các các điều khoản.

Các phương tiện giao tiếp bằng điện tử, chẳng hạn như trao đổi dữ liệu điện tử, hiện nay đã cho thấy hiệuquả tương tự như giao tiếp bằng văn bản, miễn là các bên ký kết hợp đồng đồng ý điều khoản này hoặc nếuđây là thông lệ làm việc của đôi bên.

Các quy tắc của Incoterms 2010 có sửa đồi các điều kiện bảo hiểm hàng hóa (Institute Cargo Clauses). Kếtquả là, ngôn ngữ liên quan đến bảo hiểm đã được sửa đổi để làm rõ nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng.Bởi vì những đòi hỏi liên quan đến an ninh ngày càng cao, nên các nghĩa vụ đã được phân chia giữa ngườimua và người bán để trợ giúp lẫn nhau trong việc hoàn tất thủ tục thông quan có liên quan đến an ninh,chẳng hạn như chuỗi các thông tin lưu ký.

Về phí xếp dỡ tại cảng (THC) - theo các điều khoản CPT, CIP, CFR, CIF, DAP, DAT và DDP - người bán phảisắp xếp để vận chuyển hàng hoá để đến được địa điểm đã thoả thuận. Có thể phải trả phí THC hai lần – nên

các điều khoản Incoterms 2010 quy định rõ ràng hơn về việc phân bổ chi phí. Điều nào mà bạn quan tâmkhông tìm thấy trong Incoterms 2010 thì bạn phải ghi trong hợp đồng ngoại thương để tránh tranh chấp saunày.

Trong buôn bán hàng hóa, hàng hóa thường được bán đi bán lại nhiều lần trong quá trình vận chuyển, điềuđó đã hình thành nên một chuỗi gồm nhiều người mua và người bán tham gia (nhiều hơn 2). Hiện tượng nàyđược gọi là 'bán hàng chuỗi'. Kết quả là, người bán ở giữa chuỗi sẽ không “gửi” những hàng hóa mà họ đã“nhận”. Để làm rõ hơn mục đích, các điều khoản của Incoterms 2010 bao gồm cả nghĩa vụ phải "mua nhữnghàng hóa đã nhận” đi kèm với với nghĩa vụ “gửi hàng hóa đi” trong các quy tắc có liên quan.

1.3.3 Những điều kiện thương mại mới của Incoterms 2010:

1.3.3.1 DAT

GIAO TẠI BẾN TỚI ( BẾN TÀU; SÂN BAY; GA CUỐI CỦA CUỘC HÀNG TRÌNH….)

A. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1. Nghĩa vụ chung của người bán

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cảbằng chứng phù hợp khác mà hợp đồng có thể đòi hỏi.

Bất kỳ chứng từ nào được đề cập trong mục A1-A10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tươngđương nếu được các bên thảo thuận hoặc tập quán quy định.

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có quy định, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặccác giấy phép chính thức khác và làm tất cả tủ tục hải quan để xuất khẩu, để vận tải qua các nước.

A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

a)Hợp đồng vận tải

Người bán phải chịu phí tổn ký hợp đồng vận tải để chuyển chở hàng hóa tới bến chỉ định tại cảng hoặc nơiđến thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được một bên cụ thể hoặc không quyết định được theo tập quán, thìngười bán có thể chọn một bến tại cảng hoặc nơi đến thỏa thuận phù hợp nhất với mục đích của mình.

b)Hợp đồng bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu và

chịu rủi ro và chi phí (nếu có), người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần thiết đểmua bảo hiểm.

A4. Giao hàng

Người bán phải dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải và sau đó phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dướiquyền định đoạt của người mua tại bến chỉ định như tại mục A3 a) ở cảng hoặc nơi đến thỏa thuận, vào ngàyhoặc trong thời hạn quy định.

A5. Chuyển rủi ro

Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giaotheo mục A4 trừ trường hợp mất mát hoặc hư hỏng trong các trường hợp quy định tại điều B5.

A6. Phân chia chi phí

Người bán phải trả:

a) ngoài các chi phí phát sinh từ mục A3 a), mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng đã đượcgiao theo mục A4; ngoại trừ những chi phí người mua trả theo mục B6; và

b) chi phí về thủ tục hải quan, nếu có, cần thiết để xuất khẩu cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí vàchi phí khác phải trả khi xuất khẩu và chi phí vận chuyển qua bất kỳ nước nào trước khi giao hàng theomục A4.

A7. Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo cho người mua các thông tin cần thiết để người mua có thể áp dụng các biện phápthông thường cần thiết để nhận hàng.

A8. Chứng từ giao hàng

Người bán phải cung cấp cho người mua, bằng chi phí của mình chứng từ để người mua có thể nhận hàng theomục A4/B4.

A9. Kiểm tra-đóng gói, bao bì-ký mã hiệu

Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giaohàng theo quy định ở mục A4, kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêucầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hóa, trừ khi theo thông lệ của ngành hàng, hàng hóa

được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừkhi người mua đã thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi hợp đồng được ký kết. Baobì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp.

A10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Nếu có quy định, người bán, theo yêu cầu của người mua, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúpđỡ người mua để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để nhập khẩuvà/hoặc vận tải đến địa điểm cuối cùng.

Người bán phải hoàn trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí mà người mua đã chi để lấy hoặc giúp đỡ đểlấy được các chứng từ và thông tin theo mục B10.

B. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

Bất kỳ chứng từ được đề cập trong mục B1-B10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tươngđương nếu được các bên đồng ý hoặc tập quán quy định.

B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có quy định, người mua phải tự chịu rủi ro và phí tổn để lấy được giấy phép nhập khẩu hoặc cácgiấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

a) Hợp đồng vận tải

Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng vận tải

b) Hợp đồng bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng bảo hiểm

Tuy vậy, khi người bán yêu cầu, người mua phải cung cấp cho người bán các thông tin cần thiết để mua bảohiểm.

B4. Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa được giao theo mục A4.

B5. chuyển rủi ro

Người mua phỉa chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theomục A4. nếu

a) người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mấtmát hay hư hỏng cuả hàng hóa xảy ra từ việc đó, hoặc

b) người mua không thông báo theo mục B7, thì người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng củahàng hóa kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày cuối cùng của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng, với điềukiện hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B6. Phân chia chi phí

Người mua phải trả:

a) tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao theo mục A4

b) các chi phí phát sinh mà người bán đã chi nếu người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2hoặc không thông báo theo mục B7 với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng; và

c) nếu có, tất cả các chi phí thủ tục hải quan cũng như thuế, lệ phí và các chi phí khác phải trả khinhập khẩu hàng hóa.

B7. Thông báo cho người bán

Người mua phải, khi quyết định được về thời gian trong khoảng thời gian thỏa thuận và/hoặc địa điểm nhậnhàng tại bến chỉ định, thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

B8. Bằng chứng giao hàng

Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp phù hợp với mục A8.

B9. Kiểm tra hàng hóa

Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm trathei yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

B10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Người mua phải thông báo cho người nhận một cách kịp thời các yêu cầu về thông tin an ninh để người báncó thể thực hiện mục A10.

Người mua phải trả hoàn toàn cho người bán tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi để cung cấp hoặcgiúp đỡ để cung cấp chứng từ và thông tin theo mục A10.

Nếu có quy định, theo yêu cầu của người bán, do người bán chịu rủi ro và phí tổn, người mua phải cungcấp hoặc giúp đỡ người bán một cách kịp thời để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh màngười bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác.

1.3.3.2 DAP

GIAO HÀNG TẠI ĐỊA ĐIỂM ĐẾN

A.  NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1. Nghĩa vụ chung của ngừơi bán

Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cảbằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi.

Bất kỳ chứng từ được để cập trong mục A1-A10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tươngđương nếu đựơc các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có quy định, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy bất kỳ giấy phép xuất khẩu hoặc giấyphép chính thức khác và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và vận tảiqua các nứơc trước khi giao hàng.

A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

a) Hợp đồng vận tải

Người bán phải, bằng chi phí của mình ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến chỉ địnhhoặc tới một địa điểm thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến chỉ định. Nếu không thỏa thuận đựơc một địa điểmđến cụ thể hoặc không quyết định đựơc theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm tại nơi đếnphù hợp nhất với mục đích của mình.

b) Hợp đồng bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về ký hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu và chịu

rủi ro và chi phí, nếu có, người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần thiết để mua bảohiểm.

A4. Giao hàng

Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của ngừơi mua trên phương tiện vậntải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thờihạn giao hàng đã thỏa thuận.

A5. Chuyển rủi ro

Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa đựơc giaotheo mục A4 trừ trường hợp mất mát hoặc hư hỏng trong các trường hợp quy định tại điều B5.

A6. Phân chia chi phí

Người bán phải trả:

a) ngoài các chi phí phát sinh từ mục A3 a), mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng đã đượcgiao theo mục A4; ngoại trừ những chi phí người mua trả theo mục B6;

b) chi phí dỡ hàng tại nơi đến mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải; và

c) chi phí về thủ tục hải quan; nếu có, cần thiết để xuất khẩu cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí vàchi phí khác phải trả khi xuất khẩu và chi phí vận chuyển qua bất kỳ nước nào trước khi giao hàng theomục A4.

A7. Thông báo cho người mua

Người bán phải thông báo cho người mua các thông tin cần thiết để người mua có thể áp dụng các biện phápthông thừơng cần thiết để nhận hàng.

A8. Chứng từ giao hàng

Người bán phải chịu phí tổn cung cấp cho người mua chứng từ để người mua có thể nhận hàng theo mục A4/B4.

A9. Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo , đếm) cần thiết đểgiao hàng theo quy định ở mục A4 kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theoyêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nứơc xuất khẩu.

Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hóa, trừ khi theo thông lệ của ngành cụ thể, hànghóa được vận chuyển không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng phù hợp với phương thức vận tải,trừ khi người mua thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi hợp đồng đựơc ký kết. Baobì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp.

A10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Nếu có quy định, người bán, theo yêu cầu của người mua do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúpđỡ người mua để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để nhập khẩuvà/hoặc vận tải đến địa điểm cuối cùng.

Người bán phải hòan trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí phát sinh trong trừơng hợp người mua đãchi để lấy hoặc giúp đỡ để lấy được những chứng từ và thông tin theo mục B10.

B.   NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

Người mua phải thanh tóan tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

Bất kỳ chứng từ được đề cập trong mục B1-B10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tươngđương nếu được các bên đồng ý hoặc tập quán quy định.

B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Nếu có quy định, ngừơi mua phải, tự chịu rủi ro và bằng chi phí của mình lấy giấy phép nhập khẩu hoặccác giấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

a) Hợp đồng vận tải

Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng vận tải.

b) Hợp đồng bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng bảo hiểm. tuy vậy, nếu người bán yêucầu, người mua phải cung cấp cho người bán các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

B4. Nhận hàng

Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa được giao theo mục A4.

B5. Chuyển rủi ro

Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theomục A4. Nếu

a) người mua không hòan thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mấtmát hay hư hỏng của hàng hóa xảy ra từ việc đó, hoặc

b) người mua không thông báo theo mục B7, thì người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng củahàng hóa kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hạn của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng, với điềukiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B6. Phân chia chi phí

Người mua phải trả:

a) tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao theo mục A4

b) tất cả các chi phí dỡ hàng cần thiết để nhận hàng từ phương tiện vận tải tại điểm nơi đến chỉ định,trừ khi những chi phí này do ngừơi bán chịu theo hợp đồng vận tải;

c) các chi phí phát sinh nếu người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 hoặc không thôngbáo theo mục B7 với điều kiện hàng đã đựơc phận biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng; và

d) nếu có, tất cả các chi phí thủ tục hải quan cũng như thuế, lệ phí và các chi phí khác phải trả khinhập khẩu hàng hóa.

B7. Thông báo cho người bán

Người mua phải, khi quyết định đựơc thời gian trong khoảng thời gian thỏa thuận và/hoặc địa điểm nhậnhàng tại nơi đến chỉ định, thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

B8. Bằng chứng giao hàng

Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp theo mục A8

B9. Kiểm tra hàng hóa

Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra

theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu

B10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Người mua phải thông báo cho người bán một cách kịp thời các yêu cầu về thông tin an ninh để người bán cóthể thực hiện mục A10.

Người mua phải hoàn trả cho người bán tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi để lấy hoặc giúp đỡ đểlấy đựơc những chứng từ và thông tin theo mục A10.

Nếu có quy định, theo yêu cầu của người bán, do người bán chịu rủi ro và phí tổn, người mua phải giúpđỡ người bán một cách kịp thời để lấy hoặc giúp đỡ để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin anninh mà người bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác.

Muốn ra chơi ở bất cứ sân nào cũng đều phải thạo luật nơi đó. Các Doanh nghiệp Việt Nam tham gia thịtrường thế giới thì bắt buộc phải hiểu các quy tắc chung của quốc tế. Incoterms 2010 là phiên bản thứ 8có hiệu lực từ 01.01.2010 của ICC. Do vậy các Doanh nghiệp Việt Nam từ nay sẽ phải cẩn thận hơn nhiều vớicác điều kiện giao hàng mới theo thông lệ quốc tế mang tên Incoterms 2010.

Rủi ro từ việc hiểu sai Incoterm

Các quy tắc thương mại quốc tế trong Incoterm quy định trách nhiệm các bên trong việcvận tải, chi phí hải quan, bảo hiểm, hay trách nhiệm về tổn thất phát sinh trong quátrình vận chuyển… Việc sử dụng các điều khoản Incoterm kiểu “lơ mơ” rất dễ gây ranhiều tranh chấp, và nảy sinh những rủi ro không đáng có.

Khi việc kinh doanh quốc tế càng phát triển, hàng hóa được chuyên chở bằng containerchiếm tỷ trọng ngày càng tăng, các điều kiện FOB, CFR và CIF vẫn được các DN “ưu ái”.Có những DN còn sử dụng điều kiện FOB CY hay FOB CFS.

Các hãng vận tải, ngân hàng cũng soạn thảo sẵn các mẫu chứng từ của mình trên đó ghisẵn ba điều kiện để chọn là FOB, CFR và CIF. Điều đó khẳng định tình trạng sử dụngđiều kiện này trong vận tải container rất phổ biến. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là sự lựachọn tối ưu nhất.

NHIỀU RỦI RO

Theo ông Pavel Andrle Tổng Thư ký Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại quốc tế ICC,về cơ bản, Incoterm chỉ giúp các bên làm rõ các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, việcsử dụng Incoterm không đúng nảy sinh rất nhiều rủi ro trong DN. Cần phải hiểuIncoterm là một phần trong hợp đồng chứ không đề cập tất cả các vấn đề trong hợp đồngphải quy định. Cụ thể, Incoterm không bao gồm vấn đề chuyển quyền sở hữu hàng hóa, viphạm hợp đồng, luật áp dụng, hay nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa (trừ 2 điều khoản CIP vàCIF)... Do đó, những vấn đề này cần được đề cập rõ ràng trong hợp đồng.

Ông Pavel Andrle cho biết, rủi ro lớn nhất trong thương mại quốc tế mà VN thườngvướng phải là rủi ro về thanh toán. Khi người bán không xuất trình chứng từ đúngvới các quy định trong hợp đồng và phù hợp với incoterm thì sẽ không lấy được tiền.Những rủi ro này thường vẫn phải bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình trong việcxác nhận các quy định, thỏa thuận trong hợp đồng một cách rõ ràng nhất. Do vậy, cầnhiểu rõ Incoterm để có thể xác định cụ thể việc xuất trình các bộ chứng từ phù hợp vớitừng điều kiện giao hàng.

Theo Luật sư Võ Nhật Thăng, trọng tài viên VIAC cho biết, các DN VN thường không nắmvững được quy tắc nào thích hợp cho hàng rời khối lượng lớn, và quy tắc nào thích hợpcho hàng vận chuyển bằng container. Khi hàng đã dược vận chuyển bằng container thì cácquy tắc FAS, FOB, FCR và CIF không còn thích hợp. Vì đối với phương thức vận chuyểnbằng container, khâu vận chuyển hàng từ ICD đến cảng để xếp hàng lên tàu hoàn toàn dongười vận tải đảm nhiệm. Từ đó, phần lớn trường hợp, rủi ro cũng sẽ chuyển từ ngườibán sang người mua từ thời điểm hàng đã giao cho đại lý vận tải tại ICD chứ không phảitại boong tàu như trong quy tắc FOB, FCR và CIF hay dọc mạn tàu như trong quy tắc FAS.

Phù hợp với thời điểm phân chia rủi ro như trên, hiệu lực hợp đồng bảo hiểm thôngthường cũng bắt đầu từ khi hàng được giao cho đại lý vận tải. Vì không nắm vững cácquy định này trong Incoterms, một số DN khi xuất khẩu hàng chở bằng container nếungười mua nước ngoài yêu cầu người bán phải lo cả khâu vận tải và bảo hiểm thì lẽ raphải lại ký hợp đồng theo quy tắc CIP nhưng lại ký là CIF. Có lẽ không quen lắm vớiquy tắc CIP nên vẫn cứ ký là CIF, hậu quả là nếu có hư hỏng mát mát xảy ra trên quãngđường từ ICD ra Terminal thì bảo hiểm từ chối và  người bán khó lòng khước từ tráchnhiệm bồi thường với người mua.

HIỂU SAI, LÀM NGƯỢC

Trong nhiều năm tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, nhiều DN xuất nhập khẩu VN vẫn quanniệm bán FOB là “mặc định” trong xuất khẩu. Bởi người mua nước ngoài phải thuê tàu đếnta lấy hàng, ta chỉ chịu trách nhiệm khi hàng đã được giao lên tàu. Hay đối với nhậpkhẩu, các DN VN vẫn thường mua CFR (CF) hay CIF. Tức người bán nước ngoài sẽ phải đưahàng hóa tới tận cảng giao hàng cho ta.

Nghĩ sơ thấy lợi, nhưng thực tế, điều này đã vô tình nhường cho người nước ngoài hưởngchênh lệch về cước phí bảo hiểm và vận tải. Và DN trong nước không thể lường trước,không quy định trước các chế tài trong hợp đồng, thì khi giá thị trường xuống, ngườimua FOB không điều tàu đến lấy hàng thì ta sẽ không có chứng từ để xuất trình thanhtoán. Hay ngược lại khi giá lên, người bán CFR hay CIF sẽ bán hàng cho người khác đểkiếm lãi cao hơn.

Theo ông Tô Bình Minh - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực VN - Nhật Bản VJCC)tại TP.HCM, các DN xuất nhập khẩu là những người sử dụng trực tiếp các điều kiệnthương mại cần tích cực tìm hiểu về Incoterms. Bên cạnh đó, các DN không nên chỉ giớihạn sử dụng 1-2 điều kiện thương mại duy nhất, mà cần linh hoạt sử dụng tất cả các

điều kiện thương mại được giải thích bởi các qui tắc Incoterms 2010 mới nhất (gồm11qui tắc). Đặc biệt, các DN xuất nhập khẩu cần mạnh dạn sử dụng điều kiện FCA, CPT, CIPthay thế cho FAS/FOB, CFR, CIF khi hàng đóng trong container hoặc khi phương thức vậntải không phải đường biển để tránh những rắc rối pháp lý không cần thiết xảy ra.

Bên cạnh đó, như đã để cập ở trên, Incoterm là một phần trong hợp đồng chứ không đềcập tất cả các vấn đề trong hợp đồng phải quy định. Do đó, để tránh những rủi rokhông đáng có, các DN cần bổ sung những qui định cần thiết trong hợp đồng để bảo vệquyền lợi của mình và tránh rắc rối xảy ra.

Đồng thời, các DN xuất nhập khẩu cũng cần phải chú ý loại bỏ những quy định ở tronghợp đồng làm mất đi bản chất của các điều kiện thương mại trong Incoterm. Vì những quyđịnh như vậy rất dễ gây tranh chấp cho các bên, và nếu có tranh chấp sẽ khó khăn đểgiải quyết.