tìm hiểu chương trình môn khoa học

12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÌM HIỀU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC

Transcript of tìm hiểu chương trình môn khoa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠODỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

TÌM HIỀU CHƯƠNG TRÌNHMÔN KHOA HỌC

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

TÌM HIỂUCHƯƠNG TRÌNHMÔN KHOA HỌC

Môn Khoa học có đặc điểm gì

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

2

?

Mục tiêu chương trìnhmôn Khoa học là gì?

Môn Khoa học ở lớp 4, 5 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp, kế thừa và pháttriển từ môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3) và được xây dựng trên nềntảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu vềgiáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơsở và các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.

Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinhcơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đãhọc vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môitrường sống xung quanh.

a

a

a

a

Môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu conngười, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tựnhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiếtkiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trườngsống.

Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tựhọc, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lựckhoa học tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tựnhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khảnăng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệtrong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phùhợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyênthiên nhiên và môi trường xung quanh.

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

3

Chương trình môn Khoa họcđược xây dựng dựa trên

những quan điểm nào?(i)Dạy học tích hợp nhằm bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp nghiên

cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên,về con người, sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.Môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độđơn giản, phù hợp;

(ii)Tổ chức nội dung giáo dục theo các chủ đề: chất; năng lượng; thực vật và độngvật; nấm, vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường. Những chủ

đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giátrị và kĩ năng sống; giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... được thể hiện ở mức độ đơngiản và phù hợp;

(iii)Tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh học khoa học qua tìm hiểu, khámphá, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm. Từ đó hình

thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên.

Trên cơ sở những định hướng chung của Chương trình tổng thể và đặctrưng của môn học, Chương trình môn Khoa học nhấn mạnh đến cácquan điểm:

Chương trình môn Khoa học mới được xây dựng chú trọng kếthừa quan điểm phát triển chương trình: Tích hợp kiến thức vậtlý, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho họcsinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sứckhoẻ và an toàn; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủđề, trong từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống,giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai,... đượcđưa vào ở mức độ đơn giản và phù hợp; Tăng cường sự tham giatích cực của học sinh vào quá trình học tập, quá trình tìm tòi,khám phá, quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm.

Chương trình môn Khoa học kế thừa những hướng dẫn về dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và kế thừathiết bị dạy học hiện có của chương trình hiện hành.

Chương trìnhmôn Khoa

học mới kếthừa chương

trình Khoahọc hiện

hành ở nhữngđiểm nào

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

4

Chương trình môn Khoa học đã tiếp thu xu hướng quốc tế về xây dựng

chương trình tiếp cận năng lực. Nhìn chung sau năm 2000, ở nhiều nước

có sự xem xét, cải tổ chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng

lực, ví dụ: Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Pháp, Đức, Bỉ, Phần Lan, In-

donesia, Hàn Quốc,…

Chương trình Khoa học mới đã tiếp thu từ chương trình của các nước có

nền giáo dục tiên tiến ở quan điểm tích hợp và xây dựng nội dung thành

các chủ đề. Trong chương trình khoa học của các nước, các nội dung về

vật lí, sinh vật, hoá học,… được tích hợp trong các chủ đề như môn Khoa

học ở Anh, Hàn quốc, Úc, Singapore,...; môn Tự nhiên ở Hungary; môn

Khoa học thực nghiệm và công nghệ ở Pháp; môn Nghiên cứu tự nhiên

và môi trường ở Phần Lan;…

Mục tiêu dạy khoa học ở tiểu học của nhiều nước đều nhằm: giúp học

sinh có những hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh những sự vật

và hiện tượng, những qui luật, ứng dụng của khoa học ở mức độ đơn

giản; bước đầu hình thành ở học sinh các kĩ năng quan sát, thí nghiệm,

thực hành, năng lực giải quyết vấn đề,…; bước đầu hình thành ở học

sinh thái độ hứng thú với khoa học; quan tâm đến thế giới tự nhiên;

nhận thức được vai trò của khoa học trong cuộc sống; sẵn sàng sử dụng

kiến thức khoa học đóng góp cho địa phương, xã hội;...

Nội dung môn học được xây dựng chú trọng tới tính phù hợp, thiết thực

với học sinh; lựa chọn những nội dung kiến thức đơn giản và gần gũi

Chương trình Khoa học mới tiếp thu những gìtừ chương trình của các nước có nền giáo dục tiên tiến ?

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

5

với cuộc sống hàng ngày, kinh nghiệm trực tiếp của trẻ và có thể được

vận dụng, kiểm nghiệm qua những hoạt động tìm tòi, khám phá tích

cực; tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực.

Chương trình các nước đều đề cập tới các nội dung thuộc các lĩnh vực

sinh học; hoá học; vật lí học;…

Trong hướng dẫn chương trình của các nước, phương pháp dạy học

khoa học ở tiểu học đều nhấn mạnh tới học qua hoạt động tích cực tìm

tòi khám phá, qua quan sát, làm thí nghiệm, tham quan…; tương tác

với môi trường tự nhiên; lưu ý sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm

sẵn có của học sinh; khuyến khích học sinh đặt câu hỏi; tạo điều kiện

cho học sinh được trình bày ý tưởng, giải thích, thảo luận, hợp tác, tham

gia vào giải quyết vấn đề,...

Chương trình các nước quan tâm toàn diện đến kiến thức, kĩ năng, thái

độ trong đánh giá. Ví dụ: Australia, Singapore,… chú trọng 4 lĩnh vực

đánh giá là: kĩ năng tiến trình; kĩ năng thao tác tay chân; thái độ tích

cực; hiểu biết các khái niệm khoa học. Đồng thời, chú trọng đến việc sử

dụng đa dạng, hợp lí các hình thức đánh giá khác nhau như dùng các

bộ test, viết luận, thực hành, sưu tập, quan sát trực tiếp của giáo viên…

Việc đánh giá được tiến hành thường xuyên nhằm hỗ trợ và thúc đẩy

việc học tập của học sinh.

Chương trình Khoa học mới tiếp thu những gìtừ chương trình của các nước có nền giáo dục tiên tiến ?

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

6

?Thông qua việc tìm hiểu thế giới tự nhiên, học sinh hình thànhđược tình cảm yêu quý, trân trọng con người; yêu thiên nhiên vàcó ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đadạng sinh học; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệsinh môi trường; tự giác thực hiện rèn luyện thân thể, chăm sócsức khoẻ, giữ an toàn cho bản thân và người khác; có ý thức sửdụng tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng và năng lượng trong cuộcsống; ham tìm hiểu, tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng học đượcvào đời sống hằng ngày; đồng thời hình thành các năng lực tự chủvà tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh nănglực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoahọc tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụngkiến thức, kĩ năng đã học. Dưới đây là những biểu hiện của cácthành phần năng lực:

Nhận thức khoa học tự nhiên

- Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giảntrong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, nănglượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khoẻ,sinh vật và môi trường.

- Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và hiện tượngđơn giản trong tự nhiên và đời sống.

- Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt nhưngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.

- So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựatrên một số tiêu chí xác định.

- Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các sựvật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...).

Chương trình Khoa học góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực nào cho học sinh

Chương trình Khoa học góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực nào cho học sinh

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

7

Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh

- Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trongtự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ.

- Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các sự vật, hiệntượng (nhân - quả, cấu tạo – chức năng,...).

- Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.

- Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tựnhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiệntượng xung quanh, đọc tài liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,...).

- Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thínghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiênvà ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,...

- Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kếtluận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên,về thế giới sinh vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụngkiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan.

- Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong mộtsố tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộngđồng và môi trường tự nhiên xung quanh; trao đổi, chia sẻ, vận độngnhững người xung quanh cùng thực hiện.

- Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong cáctình huống gắn với đời sống.

?

8

So sánh nội dungchương trình Khoahọc mới với chươngtrình Khoa học hiệnhành có đặc điểmgì nổi bật

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

Chương trình Khoa học mới bao gồm 6 chủ đề là: Chất; năng lượng; thực vật

và động vật; nấm, vi khuẩn; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường.

Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5.

So với chương trình hiện hành, chương trình tinh giản một số nội dung

chồng chéo với môn học khác hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp

trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết

thực với học sinh. Chẳng hạn: Tinh giản các nội dung về vật liệu (các nội dung

này sẽ được học trong môn Tin học và công nghệ ở tiểu học, đồng thời sẽ

được học kĩ trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6); đưa vào nội dung học về

đất; nấm, vi khuẩn.

Hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình,

thể hiện qua các yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung.

Các kỹ năng tiến trình (như quan sát, dự đoán, giải thích, trình bày,…) được

chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường.

?

Chương trình môn Khoa họcyêu cầu đổi mới phương pháp

giáo dục như thế nào?Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

9

Trong giáo dục khoa học, cần chú trọng tạocơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm;học qua tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên,qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, quahợp tác, trao đổi với bạn; học trong lớp họcvà ngoài lớp học. Trong dạy học, giáo viêncần xuất phát từ kinh nghiệm thực tế hoặcgắn liền với đời sống xung quanh của họcsinh; quan tâm đến hứng thú và chú ý tớisự khác biệt về khả năng, sự đa dạng trongphong cách học của học sinh để có phươngpháp tác động tốt nhất đến sự phát triểnnăng lực của mỗi học sinh.

Tuỳ theo mục tiêu của mỗi bài học, mỗi chủđề của môn Khoa học, tùy theo năng lựccần hình thành và phát triển, giáo viên cóthể lựa chọn các kĩ thuật dạy học, phươngpháp dạy học và các hình thức tổ chức dạyhọc cho phù hợp.

Đặc biệt phương pháp giáo dục trong mônKhoa học cần được quán triệt theo hướngphát triển năng lực khoa học tự nhiên chohọc sinh như sau:

Để hình thành và phát triển thành phầnnăng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáoviên tạo cơ hội cho học sinh huy độngnhững hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có đểtham gia hình thành kiến thức mới; tổ chứccác hoạt động trong đó học sinh được trìnhbày hiểu biết, nhận xét, so sánh, phân loạicác sự vật, hiện tượng tự nhiên xungquanh; giải thích một số mối quan hệ đơn

giản, thường gặp trong tự nhiên và đờisống; hệ thống hoá kiến thức, kết nối kiếnthức mới với hệ thống kiến thức đã có.

Để hình thành và phát triển thành phầnnăng lực tìm hiểu môi trường tự nhiênxung quanh, giáo viên tạo cơ hội để họcsinh được đề xuất câu hỏi, đưa ra dự đoánvề sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa cácsự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đờisống và phương án kiểm tra dự đoán; thuthập các thông tin về sự vật, hiện tượng,mối quan hệ trong tự nhiên và đời sốngbằng nhiều cách khác nhau; sử dụng cácthiết bị đơn giản để quan sát, thực hành,làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiệntượng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghilại các dữ liệu đơn giản rút ra nhận xét, kếtluận về đặc điểm và mối quan hệ giữa cácsự vật, hiện tượng cần tìm hiểu.

Để hình thành và phát triển thành phầnnăng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vàothực tiễn, giáo viên sử dụng những câu hỏi,bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng cáckiến thức, kĩ năng,... đã học để giải quyếtcác nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tìnhhuống mới, gắn với thực tế cuộc sống, vừasức với học sinh; tạo cơ hội cho học sinhliên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kĩnăng từ các lĩnh vực khác nhau trong mônhọc và các môn học khác như Toán, Tin họcvà Công nghệ, … vào giải quyết những vấnđề thực tế trong cuộc sống ở mức độ phùhợp với khả năng của học sinh.

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

10

Việc đánh giá trong dạy học môn Khoa học cần hướng tới mục tiêu mônhọc và nhằm thúc đẩy, cải thiện việc học tập của học sinh. Đánh giá kếtquả học tập môn Khoa học được thực hiện thông qua đánh giá quá trìnhvà đánh giá tổng kết. Tham gia đánh giá quá trình gồm: đánh giá từ phía

giáo viên, đánh giá từ phía học sinh, đánh giá từ phía chamẹ học sinh và các lực lượng khác tham gia vào quá

trình giáo dục.

Đánh giá tổng kết môn Khoa học được thựchiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt

được các yêu cầu trong chương trình saumột giai đoạn học tập. Kết quả đánh giátổng kết môn Khoa học được ghi bằngđiểm số kết hợp với nhận xét cụ thể củagiáo viên về việc học sinh đạt được haychưa đạt được những yêu cầu đã đượcnêu trong chương trình môn học.

Để đánh giá được năng lực học sinh,giáo viên cần đánh giá khả năng vận

dụng, kiến thức, kĩ năng, thái độ vàonhững tình huống khác nhau của học sinh

trong học tập môn học, sử dụng phươngpháp và công cụ đánh giá có ưu thế trong việc

đánh giá năng lực học sinh. Để đánh giá thànhphần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, có thể

sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết,so sánh, phân loại, ...; vận dụng kiến thức đã học để giải thích

sự vật, hiện tượng. Để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu môi trườngtự nhiên xung quanh, có thể sử dụng phương pháp quan sát, đặt câu hỏiđánh giá các khả năng đưa ra dự đoán, lập luận, rút ra kết luận,… Để đánhgiá thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể sửdụng một số phương pháp như: sử dụng các câu hỏi đòi hỏi học sinh vậndụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn; quansát học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề; sử dụng cách đánh giá quacác sản phẩm thực hành của học sinh.

Giáo viên cần lưu ýgì khi đánh giá kếtquả giáo dục trongmôn Khoa học

?

Điều kiệnđể triểnkhai dạyhọc mônKhoa họcmới là gì?

Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

11

Để giúp giáo viên có thể hình thành và phát triển năng lực cho học sinhthông qua dạy học môn Khoa học, cần giúp giáo viên hiểu rõ về định hướngphát triển phẩm chất, năng lực của chương trình Khoa học mới, xác địnhđược những biểu hiện của phẩm chất, năng lực chung trong môn học, nhữngbiểu hiện của năng lực đặc thù trong môn học, những yêu cầu cần đạt củamôn học qua từng mạch nội dung của từng lớp. Cập nhật một số kiến thứcmới trong chương trình. Hiểu và vận dụng được các định hướng cũng nhưphương pháp, kĩ thuật cụ thể trong dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm pháttriển năng lực cho học sinh.

Để thực hiện những nội dung trên, cần có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáoviên và tập huấn một cách bài bản, kĩ lưỡng cho giáo viên về Chương trìnhmôn Khoa học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, đặc biệt là đổi mớiphương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá giáo dục trong dạy họcmôn học, chú trọng cho giáo viên được thực hành và chú trọng tới bồi dưỡng,phát triển chuyên môn thường xuyên cho giáo viên (trên cơ sở nhà trường).

Trong đào tạo giáo viên, cần xây dựng mới tài liệu về Phương pháp dạy họcmôn học để đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường Cao đẳng/ Đại học.

Đối với các điều kiện về cơ sở vật chất: Chương trình mới khôngđòi hỏi những phương tiện dạy học đắt tiền, phòng học bộ môn,hoặc những điều kiện thực hiện phức tạp. Phương tiện dạy họcchỉ là các tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản.Giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ vật, hiện tượng tự nhiên,xã hội xung quanh,... để dạy học. Những phương tiện dạy họchiện có theo chương trình hiện hành cũng có thể được khai thácsử dụng để đáp ứng nhiều yêu cầu cần đạt trong Chương trìnhmới. Ngoài ra, khi triển khai Chương trình mới, từng địa phương,nhà trường cần rà soát điều kiện cơ sở vật chất để có kế hoạch bổsung. Ở các các trường tiểu học ở khu vực vùng núi và hải đảo thìNhà nước sẽ cần có sự hỗ trợ để đảm bảo những điều kiện cơ bảncần thiết cho dạy học theo Chương trình mới.

Cần chuẩn bị những gì cho giáo viên để thông qua môn Khoa học phát triểnphẩm chất, năng lực cho học sinh ?

a

a

a

Những thuận lợi và khó khănkhi triển khai Chương trình

môn Khoa học?Tìm hiểu Chương trình môn Khoa học

12

Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Khoa học mới chủ yếu được xây

dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc môn Khoa học hiện hành; thêm

vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Khoa học ở tiểu học đã được tiếp

cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp.

Đó là thuận lợi cơ bản để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy

được môn học. Mặt khác, chương trình môn Khoa học là chương trình

mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa

phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài

ra, Chương trình còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ

đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời

gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với

thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường.

Chương trình cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học

bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông

tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác.

Tuy nhiên, chương trình môn Khoa học mới được xây dựng trên cơ sở

tiếp cận hình thành năng lực cho học sinh, bên cạnh đó còn có một số

nội dung kiến thức mới được đưa vào chương trình, vì vậy, giáo viên

có thể sẽ gặp một số khó khăn ban đầu. Những khó khăn này có thể

được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên

và các hoạt động tập huấn thường xuyên, định kỳ.