Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

139
Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Nguyễn Xuân Trường December 24, 2018 Luận án Tiến sỹ Kinh tế Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Transcript of Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nguyễn Xuân Trường

December 24, 2018

Luận án Tiến sỹ Kinh tế

Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 9.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS., TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

i

TÓM TẮT

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng

cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao,

tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực

đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lực

quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước

trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế

Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách

để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương

mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ

nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm

ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.

Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kết

quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh

tế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng

như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM để

xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết

quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ

sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng

nợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.

Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tác

động tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong

giai đoạn đổi mới. Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính

sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả

nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tương

lai.

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân

hàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiện đang

công tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫn

khoa học PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án được

chú thích nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018

Tác giả

Nguyễn Xuân Trường

iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng

TP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học

Ngân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyên đề

và luận án này.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học,

PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi

trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại học Ngân

hàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là cô Phạm

Thị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luận án.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn

động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018

Nguyễn Xuân Trường

iv

MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT ................................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1

1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6

1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6

1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7

1.6. Điểm mới của luận án .......................................................................................... 8

1.7. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................. 9

1.8. Kết cấu nghiên cứu ............................................................................................ 10

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ ..................................................... 12

THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ ................................................................................................................... 12

2.1. Lý thuyết nợ nước ngoài .................................................................................... 12

2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 12

2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài .................................................................................... 13

2.1.3. Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài .............................................................. 14

2.1.4. Khung nợ bền vững của IMF và WB ................................................................ 17

2.1.5. Ngưỡng nợ nước ngoài ...................................................................................... 19

v

2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 21

2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 21

2.2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 22

2.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ....................................... 28

2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế . 35

2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ tuyến tính .......................................... 35

2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến tính ................................... 43

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 51

3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 51

3.1.1. Phương pháp phân tích dựa trên mô hình MIDAS ............................................. 51

3.1.2. Phương pháp phân tích dựa trên mô hình VECM .............................................. 54

3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 56

3.2.1. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo

dạng tuyến tính ................................................................................................................ 56

3.2.2. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo

dạng phi tuyến ................................................................................................................. 58

3.3. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 59

3.4. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 60

3.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 61

3.5.1. Mô hình MIDAS .................................................................................................. 61

3.5.2. Mô hình VECM ................................................................................................... 62

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ................................................................ 66

4.1. Khái quát thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam ............................................. 66

4.1.1. Phân tích khái quát nợ nước ngoài ...................................................................... 66

4.1.2. Phân tích theo nguồn tài trợ ................................................................................. 70

4.1.3. Phân tích theo hiệu quả sử dụng nợ vay .............................................................. 74

4.1.4. Phân tích theo khả năng trả nợ ............................................................................ 76

4.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................ 78

vi

4.3. Phân tích thực nghiệm tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh

tế Việt Nam. ..................................................................................................................... 85

4.3.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................ 85

4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình tuyến tính ................................................................... 87

4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................... 91

4.4. Phân tích thực nghiệm tác động phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh

tế Việt Nam. ..................................................................................................................... 92

4.4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................ 92

4.4.2. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu ................................................................ 94

4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 106

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................... 108

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 108

5.2. Khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài ........................................................ 109

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................. 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Diễn giải

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á

Asean The Associatin of Southeast Asian Nation Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CG Consultant Group Nhóm tư vấn các nhà tài trợ

DAC Development Assistance Committee Ủy ban Hỗ trợ Phát triển

DSF Debt Sustainability Framework Khung nợ bền vững chung

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số đầu tư tăng trưởng (hệ số

sử dụng vốn)

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê Việt Nam

HIPCs Heavily Indebted Poor Countries Các quốc gia nghèo có gánh

nặng nợ cao

ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức

OECD Organization for Economic Cooperation

& Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

NA Not available Không có dữ liệu

NHNN The State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước

NSNN Council of Mutual Economic Assistance Ngân sách Nhà nước

NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng

SEV Council of Mutual Economic Assistance Hội đồng Tương trợ Kinh tế

VECM Vector Error Correction Model Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1. Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung ...................................... 17

Bảng 2.2. Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPC ............................... 18

Bảng 2.3. Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài .................................................. 18

Bảng 2.4. Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs ................................................ 19

Bảng 2.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ..... 47

Bảng 3.6. Kỳ vọng của các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................... 60

Bảng 4.1. Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014 ........................ 67

Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á ...................................... 69

Bảng 4.3. Chủ nợ song phương và đa phương của Việt Nam ............................................. 70

Bảng 4.4. Qui mô các dự án vay ưu đãi ODA ..................................................................... 71

Bảng 4.5. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ......................................................... 72

Bảng 4.6. Hệ số ICOR của Việt Nam .................................................................................. 74

Bảng 4.7. Hệ số ICOR của các quốc gia châu Á ................................................................. 75

Bảng 4.8. Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo chuẩn WB & IMF .................... 76

Bảng 4.9. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .............................. 78

Bảng 4.10. Kiều hối giai đoạn 1993-1997 ........................................................................... 80

Bảng 4.11. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-1996............................. 81

Bảng 4.12. Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008 .......................... 83

Bảng 4.13. Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân.......................................................... 84

Bảng 4.14. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 86

Bảng 4.15. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 88

Bảng 4.16. Phương trình MIDAS ........................................................................................ 89

Bảng 4.17. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 92

Bảng 4.18. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 95

Bảng 4.19. Bậc trễ tối ưu của mô hình VECM .................................................................... 96

Bảng 4.20. Kiểm định mô hình đồng liên kết ...................................................................... 97

Bảng 4.21. Lựa chọn số đồng liên kết cho mô hình ............................................................ 97

Bảng 4.22. Kết quả mô hình VECM trong dài hạn .............................................................. 98

Bảng 4.23. Kết quả mô hình VECM trong ngắn hạn ........................................................... 98

ix

Bảng 4.24. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................... 100

Bảng 4.25. Phân rã phương sai .......................................................................................... 104

Bảng 4.26. Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange ................................................. 106

Bảng 4.27. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ........................................................ 106

x

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ..................................... 29

Hình 2.2. Cơ chế truyền dẫn tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ................... 31

Hình 2.3. Đường cong Laffer nợ ......................................................................................... 34

Hình 3.4. Trình tự nghiên cứu của mô hình MIDAS ........................................................... 61

Hình 3.5. Trình tự nghiên cứu mô hình VECM ................................................................... 64

Hình 4.1. Nợ nước ngoài và GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2016 .............................. 68

Hình 4.2. Tỷ lệ bội chi ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á ................................. 69

Hình 4.3. ODA giải ngân và vốn đầu tư phát triển xã hội từ NSNN ................................... 71

Hình 4.4. Các khoản vay thương mại của Việt Nam ........................................................... 74

Hình 4.5. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1986-1990 ..................... 79

Hình 4.6. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1997 ........................................................... 80

Hình 4.7. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 1997-2000 .......................... 82

Hình 4.8. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 1998-2007 ...................................... 82

Hình 4.9. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 2008-2016 ...................................... 85

Hình 4.10. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................... 87

Hình 4.11. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình MIDAS .............................. 90

Hình 4.12. Kiểm định tự tương quan của phần dư trong mô hình MIDAS ......................... 90

Hình 4.13. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................... 93

Hình 4.14. Đường cong Laffer nợ của Việt Nam ................................................................ 95

Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM ........................................... 101

Hình 4.16. Phân tích phản ứng đẩy .................................................................................... 102

Hình 4.17. Phân tích phản ứng đẩy tích lũy ....................................................................... 103

Hình 4.18. Kiểm định AR .................................................................................................. 105

Hình 5.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý nợ nước ngoài thuộc Chính phủ ................... 110

Hình 5.2. Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Bộ tài chính ...................................... 113

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do nghiên cứu

Theo thống kê của IDS 2018, tổng nợ nước ngoài của thế giới năm 2016 là 6.9

triệu nghìn tỷ USD, tăng 248 tỷ USD, tương ứng 4.1 % so với năm 2015. Tuy nhiên,

nếu tính theo tỷ lệ nợ trên GNI lại có xu hướng giảm, từ 26% xuống 25%. Các khoản

vay tăng thêm tập trung vào các khoản vay dài hạn. Trong đó, các khoản vay mới

song phương tăng 84 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2015. Nợ nước ngoài khu vực tư

nhân tăng 6. 8 % so với 5% của khu vực công. Nợ nước ngoài trong năm 2016 của

các nước có thu nhập thấp và trung bình (không tính Trung Quốc) tăng nhẹ 3.2 % so

với năm 2015, trong đó khu vực công tăng nhanh với tỷ lệ 4.5% so với khu vực tư

nhân chỉ 2.8 %. Tỷ lệ nợ nước ngoài/GNI trên 60% chiếm khoảng 25% trong tổng số

các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó 10 nước có tỷ lệ này trên 100%. Các

con số nêu trên cho thấy vai trò quan trọng của nợ nước ngoài đối với các quốc gia

trong quá trình phát triển đều phải huy động mọi nguồn lực tài chính để hỗ trợ đầu tư

tăng trưởng kinh tế do tỷ lệ tiết kiệm thấp mà như cầu đầu tư cao. Vì vậy, bên cạnh

nguồn lực tài chính trong nước, nguồn lực bên ngoài là một kênh cần thiết và quan

trọng để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. Mặt khác, các quốc gia có xu hướng vay mượn

bên ngoài do được lãi suất ưu đãi với lãi suất thấp từ các nước phát triển. Do đó, các

chính phủ có thể có ngân sách dồi dào từ vay nước ngoài nếu đầu tư hiệu quả các

khoản vay này (Ajisafe và Gidado 2006). Ngoài ra, nếu vay nội địa nhiều sẽ lấn át

đầu tư của khu vực tư nhân cũng như ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và hiệu quả

đầu tư trong nền kinh tế (Mutasa 2003). Do đó, việc các quốc gia đang phát triển gia

tăng vay nước ngoài là một kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế (Diallo

2010).

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề mà các nước vay nước ngoài quan tâm khi các cuộc

khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra mà

nguyên nhân chủ yếu là do tác động của nợ nước ngoài. Các thách thức và rủi ro đặt

2

ra cho các nước đi vay như biến động tỷ giá làm nghĩa vụ nợ tăng cao so với nguồn

lực có được từ đi vay để đầu tư phát triển nền kinh tế, giành nhiều nguồn lực để trả

nợ thay vì đầu tư vào nền kinh tế…Một ví dụ điển hình khác về tác động của nợ nước

ngoài đến tăng trưởng kinh tế được đề cập hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Các ngân hàng

thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ đã vay nước ngoài với lãi suất thấp rồi cho các doanh

nghiệp trong nước vay lại. Tính đến 03/2018, tổng nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ là

437.7 tỷ USD, tương đương 50% GDP ứng với tỷ giá 3.96 Lira/USD. Tuy nhiên, khi

đồng nội tệ mất giá 70% vào tháng 07/2018 thì tỷ lệ nợ nước ngoài là 88% GDP

(Haver 2018). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ do tỷ

giá tăng dẫn đến hệ thống ngân hàng bị lung lay và các bất ổn vĩ mô xuất hiện trong

nền kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của

chiến tranh kéo dài trong hơn 30 năm qua đã không ngừng đầu tư phát triển nhằm

thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những vấn đề mà

Việt Nam đương đầu là nguồn vốn để đầu tư để phát triển đất nước. Trong ba thập

niên gần đây, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế với

mục tiêu cơ bản xóa đói, giảm nghèo, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung

bình. Một trong những nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nước ngoài. Nợ

nước ngoài trở thành kênh tài chính để đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, bù

đắp thâm hụt ngân sách. Sau khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng

mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2010. Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là

23.2 tỷ USD thì đến năm 2016 đã là 86.95 tỷ USD, tăng 274% trong vòng 10 năm,

tương đương 42.36% GDP (WB 2018). Trong bảng xếp hạng nợ nước ngoài của CIA

năm 2017, Việt Nam đứng vị trí 52 trên 208 nước và vùng lãnh thổ về nợ nước ngoài.

Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế để

xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển các vùng kinh

tế, tạo tiền đề quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề

đặt ra là vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng kinh

tế cao. Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư, tiết kiệm và

3

thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này có thể tạo ra vòng

luẩn quẩn trong phát triển kinh tế của các nước đang triển khi tích tụ nợ nước ngoài

gây ra những rủi ro cho nền kinh tế (Soludo 2003). Nakatani và Herara (2007) đã chỉ

ra hiệu ứng chèn lấn trong đầu tư công tại các quốc gia vay nợ nước ngoài nhiều và

không tạo ra nguồn trả nợ bền vững, hiệu quả trong tương lai, tạo tác động bất lợi đến

đầu tư, tăng trưởng kinh tế.

Xét dưới góc độ lý thuyết, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh

tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các lý thuyết về nợ nước ngoài và

tăng trưởng kinh tế tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế

động trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát triển kinh

tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư vào nền kinh tế. Điều này

càng trở nên đúng với các nước đang phát triển khi sử dụng nguồn lực bên ngoài dồi

dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, đuổi

kịp các nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên còn lại là vấn

đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương lai khi gia tăng vay

nước ngoài để đầu tư. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nước đi vay trong qua

trình phát triển kinh tế khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự

tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc lợi

xã hội. Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài có làm gia tăng tăng trưởng

kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại ngày càng tăng. Hay nói một cách

khác, nợ nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự tích tụ các

nghĩa vụ nợ mang lại, làm cho các quốc gia mất khả năng trả nợ. Các cuộc tranh luận

xoay quanh vấn đề về tác động tích cực hay tiêu cực của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế của các quốc gia hay gia tăng nợ nước ngoài có làm tăng trưởng kinh

tế giảm. Chawdhury (2001) cho thấy các nước có tỷ lệ nợ nước ngoài cao phải giành

phần lớn các nguồn lực thu được từ xuất khẩu để trả nợ thay vì giành nguồn lực để

đầu tư cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các quốc gia. Vì

vậy, vấn đề quản lý nợ nước ngoài trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà

hoạch định chính sách. Các quốc gia cần xây dựng chính sách tự chủ về quản lý nợ

4

phù hợp hoàn cảnh của mỗi nước (Amassoma 2011). Các nghiên cứu của Cohen

(1993), Deshpande (1997), Krugman (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001),

Pattillo (2004)… đã ủng hộ lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm

cho thấy tỷ lệ nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ

vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao.

Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng so với các nước phát triển, các nước đang

phát triển có dung lượng vốn nhỏ nhưng tỷ suất hoàn vốn cao trở thành tâm điểm thu

hút các dòng vốn từ bên ngoài vào để đầu tư. Nếu các quốc gia vay nợ sử dụng hiệu

quả vốn vay nước ngoài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như tạo dòng

tiền tốt để thanh toán nợ vay trong tương lai. Vì vậy, các quốc gia nhỏ có tỷ lệ nợ

nước ngoài cao đã trở thành đối tượng nghiên cứu về tác động tích cực của nợ nước

ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006), Daud

và cộng sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài

đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập luận nêu trên. Ngoài

các nghiên cứu nêu trên, luận án đã phân tích nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực

nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế để minh chứng cho

sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (xem thêm mục 2.4 của

Chương 2). Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô hình VECM, ARDL,

GMM… với các biến số có cùng tần suất (Winston và Chrystol 2010). Đối với các

nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012) và

Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các mô hình VECM,

GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đó về nợ nước ngoài. Tuy

nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số quan sát nhỏ (dưới 30 mẫu quan sát) hoặc

giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động. Để giải quyết vấn đề này và tăng độ tin cậy,

Ghysels và cộng sự (2002, 2006, 2009) đã giới thiệu phương pháp MIDAS trên cơ sở

kết hợp các biến số có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu.

Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết nêu trên, luận án nhận thấy

chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động của nợ nước ngoài cũng như một số

5

biến vĩ mô khác (độ mở, tỷ giá, lạm phát) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ

sở kết hợp các dữ liệu có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Các mô hình

nghiên cứu trước đó chủ yếu sử dụng mô hình ARDL, VECM cho các biến số có

cùng tần suất. Vì vậy, nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam trên cơ sở kết hợp các biến nghiên cứu có tần suất khác nhau bằng

phương pháp MIDAS chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án. Thông qua

phương pháp MIDAS, nghiên cứu định lượng xem xét liệu nợ nước ngoài tăng nhanh

có làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng nhanh tương ứng? Kết quả nghiên cứu

là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng để đưa ra các khuyến nghị về nợ nước

ngoài cho Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, luận án cũng đã chọn giai đoạn từ

năm 2000 đến năm 2016 để nghiên cứu trên cơ sở Việt Nam đã ký thỏa thuận xử lý

nợ với Liên bang Nga về các khoản nợ của Liên Xô trước đây, nhằm tránh những

biến động mạnh về nợ nước ngoài liên quan đến việc chuyển đổi giữa đồng rúp và

đồng USD. Mặt khác, luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế Việt Nam dưới góc độ phi tuyến tính nhằm xem xét có tồn tại ngưỡng nợ tối

ưu cho Việt Nam? Luận án sẽ xem xét ngưỡng nợ theo quý trong khi các ngưỡng nợ

được xác định trong các nghiên cứu trước đây cho Việt Nam chủ yếu là theo năm

(Nguyễn Hữu Tuấn 2012). Dựa trên cơ sở ngưỡng nợ này sẽ đưa ra các khuyến nghị

chính sách trong công tác quản lý nợ nước ngoài cho Việt Nam trong thời gian tới.

Để trả lời các câu hỏi nêu trên, luận án “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam” đã được lựa chọn để phân tích, đánh giá và nghiên cứu

thực nghiệm, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách về vấn đề nợ nước ngoài.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định lượng. Để đạt được mục tiêu

nêu trên, luận án sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

(i) Nghiên cứu tác động và đo lường mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam.

6

(ii) Nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ nước ngoài và đo lường mức độ tác động

của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

(iii) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài

để phát triển kinh tế Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thông qua mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu

nhằm xem xét tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế như sau:

(i) Nợ nước ngoài có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hay

không? Nếu có, mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

như thế nào?.

(ii) Có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam hay không? Nếu có, ngưỡng

nợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2016, dữ liệu được thu thập theo quý, từ quý I/2000

– quý IV/2016.

Luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2016 vì một số lý do sau: (i) Đảm bảo

tính khách quan và nhất quán về nợ nước ngoài sau khi Việt Nam đã xử lý xong các

khoản nợ trước đây với Liên Xô và bây giờ là Liên bang Nga trên cơ sở thỏa thuận

vấn đề chuyển đổi giữa đồng rúp và đồng USD cũng như chuyển một phần nghĩa vụ

nợ bằng hàng hóa (Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng 2009). Liên bang Nga

đồng ý xóa 85% khoản nợ 11 tỷ USD và phần còn lại tương ứng 1.65 tỷ USD trả

trong vòng 23 năm, trong đó chấp nhận trả nợ bằng hàng hóa (ii) Đây là giai đoạn

Việt Nam hội nhập, mở cửa sâu, rộng với nền kinh tế thế giới; (iii) Dữ liệu vĩ mô

trong giai đoạn này được thu thập, cập nhật tương đối thống nhất, công khai theo

chuẩn mực quốc tế.

7

Các nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu từ Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và

Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế dưới góc độ định

lượng theo hai câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng hai mô hình nghiên cứu

sau:

(i) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình MIDAS (Mixed-Data Sampling) của

Ghysels và cộng sự (2002, 2006) được sử dụng để đánh giá tác động tuyến

tính nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình này có ưu điểm là đánh

giá các dữ liệu chuỗi thời gian đầu vào với các tần suất khác nhau thông qua

phương trình hồi qui tuyến tính. Dữ liệu vĩ mô chuỗi thời gian trong thực tế

cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan của các nhà nghiên cứu khi một số biến có

tần suất cao chứa đựng các thông tin có giá trị nhưng không thể kết hợp với

các biến có tần suất thấp hơn, chẳng hạn như dữ liệu GDP được công bố theo

quý nhưng dữ liệu nợ nước ngoài lại công bố theo năm. Các giải pháp phổ biến

trong quá khứ là lọc bộ dữ liệu cho đồng nhất cùng một tần suất để nghiên cứu.

Tuy nhiên, khi dữ liệu được đồng nhất sẽ loại bỏ nhiều thông tin hữu ích. Vì

vậy, mô hình MIDAS đưa ra cách thức xử lý đơn giản, linh hoạt của dữ liệu

chuỗi thời gian cho phép kết hợp các biến độc lập và phụ thuộc với nhiều tần

suất khác nhau (Ghysels 2002).

(ii) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction

Model) theo phương pháp Johansen (1991) được sử dụng trong luận án để

đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình

VECM được phát triển từ mô hình VAR (Vector Autoregressive Model) trên

cơ sở đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số vào mô hình nghiên cứu. Vì được

phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ các phương

trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trị quá khứ

của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phần hiệu chỉnh

8

sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Mô hình VECM đánh giá mối

quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

thông qua hai kiểm định là Trace và Maximum Eigenvalue (Max- Eigen) cũng

như phân tích tác động của cú sốc nợ nước ngoài vào các biến trong mô hình

bằng phương pháp phân rã Cholesky. Ưu điểm của mô hình này là cho phép

đo lường hiện tượng đồng liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu,

đồng thời cho phép đo lường mức độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời

kỳ trước.

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh

cũng như thống kê mô tả hỗ trợ cho phân tích tổng quan về nợ nước ngoài, tăng

trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu làm cơ sở xây dựng mô hình

định lượng và lý giải các kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu.

1.6. Điểm mới của luận án

Luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, luận án đã xem xét tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên mô hình MIDAS. Các nghiên cứu trước đây về vấn

đề này chủ yếu phân tích bằng mô hình OLS, VAR và VECM (More và Thomas

2010). Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho phép kết hợp dữ liệu với

các tần suất khác nhau mà không bỏ sót các thông tin quan trọng như các mô hình

khác khi quy các biến số về cùng một tần suất, góp phần cập nhật được dữ liệu nghiên

cứu do một số năm nợ nước ngoài không được cập nhật dữ liệu theo quý. Kết quả

nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam trong giai đoạn 2000-2016, so với nghiên cứu trước đây về vấn đề này của

Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thanh (2009) lại cho kết quả tiêu cực.

Thứ hai, luận án đã đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ này dựa trên mô hình

VECM với biến giả ngưỡng nợ là biến ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

9

cho thấy ngưỡng nợ có tác động đến tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê trong ngắn

hạn cũng như tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng trong dài hạn. So

với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng

trưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch và Trần

Thị Kim Oanh (2016), mô hình phi tuyến của luận án đã sử dụng dữ liệu theo tần suất

quý để tăng số quan sát của mẫu nghiên cứu cũng như tăng độ tin cậy cho kết quả

nghiên cứu.

Thứ ba, luận án đã đồng thời xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam dưới hai góc độ tuyến tính và phi tuyến. Các nghiên cứu

trước đây về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu nghiên cứu

dưới góc độ tuyến tính để phân tích thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu ở hai góc độ

này đều có ý nghĩa thống kê để củng cố thêm bằng chứng về vai trò quan trọng của

nợ nước ngoài như là một kênh huy động vốn đầu tư cho đất nước để phát triển kinh

tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân.

Thứ tư, dựa trên các thông số kết quả của mô hình hồi quy, luận án đã đưa ra

một số khuyến nghị nhằm sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lực nợ nước ngoài trong

đầu tư công, tạo nguồn thu trả nợ trong tương lai cũng như đề cao vai trò công tác

thống kê dữ liệu kinh tế vĩ mô theo chuẩn mực quốc tế, trong đó có dữ liệu nợ nước

ngoài, để phục vụ các nghiên cứu, dự báo về vấn đề nợ nước ngoài trong ngắn hạn và

dài hạn, tránh bị động trước những cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế khi

có biến động.

1.7. Ý nghĩa của luận án

Phân tích thực nghiệm bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến trong luận án cho

thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối

với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng

thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ

độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc tăng cung

tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tỷ lệ thay đổi cung tiền

tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Các kết quả này là cơ sở cho các nhà hoạch định

10

chính sách xem xét tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành

công nghiệp, công nghiệp phụ trợ hướng về xuất khẩu dựa vào các nguồn vốn từ bên

ngoài.

Luận án cũng cho thấy có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài là 21.5% GDP quý và

nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với

biến nợ nước ngoài, khi tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 1.29%.

Đồng thời, nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến độ mở nền kinh tế theo tỷ lệ cứ tăng

1% nợ nước ngoài/GDP sẽ làm giảm độ mở 95%. Kết quả này củng cố thêm lập luận

về quản lý nợ nước ngoài hiệu quả để tránh giành nguồn lực đầu tư để trả nợ, làm

giảm nguồn lực để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu ở các nước

đang phát triển như Việt Nam, giảm động lực tăng trưởng.

Dựa trên các kết quả nêu trên, nghiên cứu đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính

phủ Việt Nam trong quản lý, sử dụng nợ nước ngoài để góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế trên cơ sở quản lý, đầu tư hiệu quả các công trình trọng điểm sử dụng vốn vay

nước ngoài cũng như công tác thống kê nợ nước ngoài để thu thập dữ liệu phục vụ

công tác nghiên cứu, dự báo về vấn đề này, tránh bị động trước các cú sốc từ bên

ngoài tác động đến nợ nước ngoài lẫn tăng trưởng kinh tế.

1.8. Kết cấu nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên với yêu cầu tính gắn kết cao,

chuyên đề sẽ được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu

hỏi nghiên cứu cững như phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Chương này sẽ cung cấp cơ sở

lý thuyết về nợ nước ngoài, ngưỡng nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng như

các thông tin nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đề cập lý thuyết mô hình MIDAS

và VECM làm nền tảng cho xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động

11

động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đề

ra giả thuyết nghiên cứu để kiểm định các câu hỏi nghiên cứu đề ra trong Chương 1

cũng như thiết kế trình tự nghiên cứu cho từng mô hình cụ thể.

Chương 4: Kiểm định tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

cũng như xác định ngưỡng nợ nước ngoài có tồn tại trong trường hợp Việt Nam. Nội

dung chủ yếu của chương này là giới thiệu khái quát về nợ nước ngoài, tăng trưởng

kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2016 và tiến hành ước lượng hồi quy các mô hình

MIDAS, VECM cũng như thực hiện các kiểm định thống kê để đánh giá tác động của

nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn nhằm

tránh hồi quy giả mạo.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Luận án đưa ra các kết luận về

vai trò của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên

cứu dựa trên các kết quả kiểm định từ Chương 4 và đưa ra các khuyến nghị chính

sách cũng như các hạn chế, định hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.

12

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ

THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI

ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. Lý thuyết nợ nước ngoài

2.1.1. Khái niệm

Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF 2013), nợ nước ngoài tại một thời điểm là tổng dư

nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vay tại

một thời điểm trong tương lai (không bao gồm các khoản nợ dự phòng). Đây là khoản

nợ của người không cư trú vay người cư trú. Theo đó, các khoản nợ được thiết lập

thông qua việc cung cấp các giá trị kinh tế như tài sản (tài chính hoặc phi tài chính),

dịch vụ và/hoặc thu nhập bởi chủ nợ dành cho con nợ dưới hình thức hợp đồng, bao

gồm các điều khoản và điều kiện thanh toán. Các cam kết cung cấp các giá trị kinh tế

trong tương lai không thể thiết lập các nghĩa vụ nợ cho đến khi có sự thay đổi quyền

sở hữu, ví dụ số tiền chưa được giải ngân theo cam kết cho vay hoặc các cam kết về

tín dụng xuất khẩu sẽ không được tính trong tổng nợ nước ngoài. Ngoài ra, người đi

vay có thể là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. Khái niệm này được sử

dụng thống nhất giữa WB, IMF, OECD và BIS trong đánh giá mức độ nợ của quốc

gia.

Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ nước ngoài là tổng các

khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh

nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo qui định của

pháp luật Việt Nam (Khoản 5 Điều 3). Theo đó, chủ thể đi vay là các pháp nhân, chưa

đề cập đến thể nhân. Tuy nhiên, theo điều 17 được sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh

sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi

hành từ 01/01/2014, đã cho phép các thể nhân được vay nợ nước ngoài. Như vậy, số

liệu nợ nước ngoài của Việt Nam trước năm 2014 không bao gồm nợ nước ngoài của

13

cá nhân và các tổ chức hợp tác xã. Qua đó cho thấy sự bất cập trong định nghĩa nợ

nước ngoài giữa Việt Nam và thế giới.

Tóm lại, nợ nước ngoài của một quốc gia được hiểu là các khoản nợ của người

không cư trú vay người cư trú của một nền kinh tế, không phân biệt pháp nhân hay

thể nhân, nhưng phải chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vay nợ của mình, phù

hợp với các qui định của pháp luật hiện hành.

2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài

Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ nước ngoài dựa trên chủ thể cho vay, đi vay

hoặc căn cứ vào điều kiện cho vay. Sau đây, luận án sẽ đi phân loại cụ thể theo từng

tiêu chí như sau:

Căn cứ vào chủ thể cho vay

Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay thì nợ nước ngoài chia thành nợ của các chủ

nợ chính thức và nợ của các chủ nợ tư nhân. Nợ của các chủ nợ chính thức được hiểu

là các chủ nợ của khu vực công như Chính phủ các nước và các tổ chức thuộc Chính

phủ, bao gồm cả các chủ nợ đa phương như IMF, WB, ADB… và liên Chính phủ.

Nợ của các chủ nợ tư nhân là các chủ nợ không phải là Chính phủ và các tổ chức

thuộc khu vực công như các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà xuất khẩu, các nhà sản

xuất… có khả năng cung cấp tài chính.

Căn cứ vào chủ thể vay nợ

Căn cứ vào tiêu chí này thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ nước ngoài

của khu vực công và khu vực tư nhân. Nợ nước ngoài của khu vực công là các khoản

nợ nước ngoài của chính phủ, chính quyền địa phương và các khoản nợ nước ngoài

được chính phủ bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là các khoản nợ nước

ngoài do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân thực hiện trên

nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.

Căn cứ theo thời hạn vay

Căn cứ theo thời hạn vay thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ngắn hạn

và nợ dài hạn (WB 2013). Nợ nước ngoài ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới

12 tháng. Đối với các khoản vay trên 12 tháng được gọi là nợ nước ngoài dài hạn.

14

Trong đó, nợ ngắn hạn được quan tâm vì tác động đến khả năng thanh toán cũng như

hệ số tín nhiệm quốc gia.

Căn cứ theo điều kiện vay

Theo tiêu chí này nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ưu đãi và không ưu

đãi. Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee -DAC) của

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì nợ nước ngoài ưu đãi là các khoản

vay nước ngoài mà yếu tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất là 25%. Các khoản

không ưu đãi.

2.1.3. Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài

Để đánh giá năng lực trả nợ của các quốc gia, WB và IMF đưa ra các tiêu chí dựa

trên cơ sở nghĩa vụ và khối lượng nợ. Khối lượng nợ (debt stock) phản ánh gánh nặng

nợ có tính đến các khoản thanh toán nợ trong tương lai. Chỉ tiêu này được xem xét

dưới góc độ danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại ròng (Net Present Value-NPV) của nợ.

Giá trị danh nghĩa của nợ đo lường tổng các khoản nợ gốc trong tương lai, không đề

cập đến lãi suất của nợ. Ngược lại, chỉ tiêu NPV thì tính đến giá trị chiết khấu của

dòng chi trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai. Chỉ tiêu nợ danh nghĩa thường được sử

dụng khi đánh giá nợ trong nước còn chỉ tiêu NPV để đánh giá nợ nước ngoài. Tuy

nhiên, chỉ tiêu NPV cũng không đánh giá được năng lực trả nợ thay đổi theo thời gian

của các quốc gia. Nghĩa vụ nợ (debt service) là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ gốc

và lãi chi trả hàng kỳ của các quốc gia, thông thường là tính theo năm. Chỉ tiêu này

phản ánh gánh nặng của chính sách tài khóa phải đương đầu và cũng cho biết khả

năng thanh toán nợ ở thời điểm hiện tại của quốc gia có vấn đề gì hay không. Thông

thường, nợ nước ngoài được so sánh với GDP, kim ngạch xuất khẩu và tổng thu ngân

sách. GDP cho biết nguồn lực kinh tế tổng thể của một quốc gia, kim ngạch xuất khẩu

cho biết nguồn lực ngoại tệ để trả nợ cho quốc gia và thu ngân sách nhà nước phản

ánh khả năng của chính phủ trong việc tạo ra nguồn lực tài chính. Các chỉ tiêu nợ

nước ngoài được xem xét cụ thể như sau:

15

Tỷ lệ giữa tổng nợ nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

𝐻1 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖

𝐺𝐷𝑃𝑥100%

Chỉ số này cho biết khả năng trả nợ (gốc và lãi) của một quốc gia đối với các

khoản vay nước ngoài hay mỗi đồng tài sản của quốc gia thì có bao nhiêu đồng phải

trả nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ số này chưa phản ánh được những rủi ro trong ngắn

hạn mà các quốc gia phải đương đầu như sự mất cân đối về kì hạn giữa tài sản nợ và

tài sản có hay sự thay đổi đột ngột của các dòng vốn, đặc biệt là sự dịch chuyển dòng

vốn ra bên ngoài quốc gia đó. Theo WB, chỉ tiêu này trên 50% được xem là không

bền vững và vượt quá giới hạn cho phép.

Tỷ lệ nợ nước ngoài trên thu ngân sách nhà nước

𝐻2 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖

𝑇ℎ𝑢 𝑛𝑔â𝑛 𝑠á𝑐ℎ 𝑛ℎà 𝑛ướ𝑐𝑥100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ vay nợ nước ngoài so với nguồn thu trực tiếp từ

nền kinh tế để trả nợ và cho biết một đồng nợ nước ngoài được tài trợ bao nhiêu đồng

từ các khoản thu ngân sách nhà nước. Tỷ lệ này càng cao thể hiện áp lực trả nợ từ

nguồn thu ngân sách của chính phủ càng lớn. Theo IMF, WB thì chỉ tiêu này trên

250% là vượt ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước phát triển

thì chỉ tiêu này vượt 200% là ở mức báo động về nợ nước ngoài của một quốc gia.

Tỷ lệ nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

𝐻3 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖

𝐾𝑖𝑚 𝑛𝑔ạ𝑐ℎ 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢𝑥100%

Chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ bằng ngoại tệ của quốc gia, cho biết mỗi

đồng thu được từ hoạt động xuất khẩu phải dành bao nhiêu đồng để trả nợ nước ngoài.

Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và

dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Tuy

nhiên chỉ số này cũng chưa phản ánh đầy đủ khả năng trả nợ của một quốc gia vì

nguồn thu xuất khẩu rất dễ biến động từ năm này sang năm khác và cần có những

phương án khác để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu như

16

hạn chế nhập khẩu hay giảm dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo WB và IMF, chỉ tiêu

này trên 150% là vượt ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài.

Tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

𝐻4 =𝑁𝑔ℎĩ𝑎 𝑣ụ 𝑛ợ

𝐾𝑖𝑚 𝑛𝑔ạ𝑐ℎ 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢𝑥100%

Tỷ lệ này cho biết nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu của quốc gia đáp

ứng được bao nhiêu phần trăm chi phí nợ vay nước ngoài, hệ số này càng nhỏ càng

an toàn. Tuy nhiên, nguồn thu ngoại tệ của nhiều quốc gia không chỉ phụ thuộc vào

xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ mà còn đến từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tín dụng

quốc tế… Do đó, chỉ số này có hạn chế khi sử dụng đánh giá năng lực trả nợ nước

ngoài của các quốc gia đi vay. Theo WB và IMF, chỉ tiêu này trên 15% là vượt ngưỡng

an toàn, các quốc gia cần phải lưu ý.

Tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách

𝐻5 =𝑁𝑔ℎĩ𝑎 𝑣ụ 𝑛ợ 𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖

𝑇ℎ𝑢 𝑛𝑔â𝑛 𝑠á𝑐ℎ 𝑛ℎà 𝑛ướ𝑐𝑥100%

Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của nước đi vay trong ngắn hạn.

Nếu như tốc độ tăng thu ngân sách cao hơn tốc độ tăng của nợ nước ngoài thì quốc

gia đi vay sẽ có khả năng tiền mặt thuận lợi và ngược lại. Theo WB, IMF thì chỉ số

này trên 18% là vượt ngưỡng an toàn, các quốc gia phải lưu ý.

Ngoài những chỉ số để kiểm soát mức nợ nói trên, các chuyên gia kinh tế còn sử dụng

những chỉ số khác để phản ánh các khía cạnh của tình trạng nợ nước ngoài như:

- Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên tổng nợ nước ngoài, phản ánh khả năng trả nợ

của một nước bằng dự trữ ngoại hối của mình, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt

do đáp ứng khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ nước ngoài.

- Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn trên tổng nợ nước ngoài, phản ánh tỷ trọng

các khoản nợ nước ngoài cần thanh toán trong ngắn hạn so với tổng nợ. Tỷ lệ

này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ nước ngoài ưu đãi trên tổng nợ nước ngoài, tỷ lệ này càng cao, gánh

nặng nợ nước ngoài càng nhẹ.

17

- Tỷ lệ nợ nước ngoài đa phương trên tổng nợ nước ngoài, các khoản nợ đa

phương thường nhằm mục đích hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi thể

chế…, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng tỷ trọng nợ đa phương trong

tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều

hướng tốt.

2.1.4. Khung nợ bền vững của IMF và WB

Việc đánh giá các chỉ số nợ nước ngoài nêu trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

chủ quan trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, để thống nhất trong các đánh

giá về quản lý nợ nước ngoài của các thành viên, IMF và WB đã đưa ra khung nợ bền

vững chung (Debt Sustainability Framework-DSF) nhằm hạn chế tình trạng vỡ nợ ở

các quốc gia. DSF được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 04 năm 2005.

DSF phân tích cả nợ công và nợ nước ngoài của các quốc gia thông qua xác định

hiện tại (PV) của nghĩa vụ nợ trong vòng 20 năm. Nếu các chỉ số này vượt ngưỡng

cho phép thì các quốc giá đó sẽ đương đầu với rủi ro cao trong hoạt động thanh toán

nợ. Căn cứ vào bảng đánh giá thể chế và chính sách quốc gia của WB (Country Policy

and Institutional Assessment - CPIA), DSF chia hiệu quả chính sách của các quốc gia

thành 3 cấp độ: yếu, trung bình và mạnh. Ứng với mỗi cấp độ này có một ngưỡng nợ

tương ứng (Bảng 2.1). Ngưỡng nợ của các quốc gia có chính sách yếu là thấp nhất vì

chỉ đối mặt với các vấn đề hoàn trả nợ thấp và ngược lại.

Bảng 2.1. Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung

ĐVT: %

Nhóm quốc gia

Giá trị hiện tại (PV) của nợ

so với:

Nghĩa vụ nợ (gốc và lãi)

so với:

Xuất khẩu GDP Thu ngân sách Xuất khẩu Thu ngân sách

Chính sách yếu 100 30 200 15 18

Chính sách trung bình 150 40 250 20 20

Chính sách mạnh 200 50 300 25 22

Nguồn: IMF (2013)

Trước đó, năm 1996, WB và IMF đưa ra ngưỡng tới hạn nợ nghiêm trọng đối

với các quốc gia nghèo gánh nặng nợ cao (Heavily Indebted Poor Countries – HIPCs),

18

gọi là sáng kiến HIPCs. Đến 1999, ngưỡng tới hạn được điều chỉnh lại (Bảng 2.2).

Đặc biệt, đối với nền kinh tế mở, giá trị tới hạn của chỉ tiêu giá trị hiện tại của nợ so

với xuất khẩu có thể thấp hơn giá trị tới hạn nêu trên. Theo HIPC I, nền kinh tế mở

là nền kinh tế có xuất khẩu/GDP 40% và thu ngân sách/GDP 20%; theo HIPC II

thì hai chỉ tiêu trên lần lượt là 30% và 15%.

Bảng 2.2. Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trong theo sáng kiến HIPC

Chỉ tiêu HIPC I (1996) HIPC II (1999)

Nợ/Xuất khẩu >200-250% >150%

Nợ/Thu ngân sách >280% >250%

Nghĩa vụ nợ/Xuất khẩu >20-25% >20-25%

Nguồn: Peter (2001)

Hjertholm (2001) đưa ra các tiêu chí về gánh nặng nợ của các quốc gia theo

Bảng 2.3. Theo đó, các quốc giá được phân chia vào ba nhóm nợ là nợ ít, nợ vừa phải

và nợ cao nếu các chỉ số xem xét ở trong các ngưỡng qui định.

Bảng 2.3. Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài

Tiêu chí

Mức nợ

Nợ nước

ngoài/GNI

Nợ nước

ngoài/ Xuất

khẩu

Nghĩa vụ nợ/

Xuất khẩu

Trả lãi/ Xuất

khẩu

Nợ cao >50% >275% >30% >20%

Nợ vừa phải 30-50% 165-275% 18-30% 12-20%

Nợ ít <30% <165% <18% <12%

Nguồn: Peter (2001)

Trên cơ sở đánh giá chất lượng chính sách và thể chế CPIA và sáng kiến

HIPCs, WB và IMF đã đưa ra ngưỡng nợ an toàn cho các quốc gia theo 3 mức độ,

kém (CPIA ≤ 3.25), trung bình (3.25<CPIA <3.75) và mạnh (CPIA ≥3.75).

19

Bảng 2.4. Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs

Loại quốc gia

Tiêu chí

Ngưỡng an toàn (%)

Kém

CPIA ≤ 3.25

Trung bình

3.25 < CPIA < 3.75

Mạnh

CPIA ≥ 3.75

Giá trị hiện tại của nợ/GDP 30% 40% 50%

Giá trị hiện tại của nợ/Xuất khẩu 100% 150% 200%

Giá trị hiện tại của nợ/Thu ngân sách 200% 250% 300%

Nghĩa vụ nợ/Xuất khẩu 15% 20% 25%

Nghĩa vụ nợ/Thu ngân sách 25% 30% 35%

Nguồn: Peter (2001)

2.1.5. Ngưỡng nợ nước ngoài

Với các nước đang phát triển, việc huy động nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò

quan trọng trong phát triển kinh tế do nguồn lực trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên,

việc huy động nguồn lực bên ngoài nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến

mất khả năng trả nợ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, đảm bảo an toàn nợ

nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong quá trình thu hút các nguồn lực để phát

triển kinh tế của đất nước. Các nghiên cứu cho thấy với với một mức độ vay nợ hợp

lý từ bên ngoài sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình tăng

năng suất lao động và tích lũy tư bản (Patillo 2004). Trong thập niên 70 của thế kỉ 20,

các quốc gia đang phát triển khu vực châu Mỹ Latin đã vay nước ngoài nhiều để đầu

tư vào nền kinh tế với kỳ vọng thúc đẩy nhanh chóng tăng trưởng kinh tế. Sang thập

niên 80, các nước này đã gặp khó khăn trong trả nợ, tăng trưởng kinh tế giảm và họ

đã lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ nước ngoài. Câu hỏi đặt ra ở đây là

vay nợ nước ngoài bao nhiêu là hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu vay nhiều

hơn sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Đây là nền tảng để xây dựng lý thuyết về ngưỡng

nợ nước ngoài (Debt overhang).

20

Theo Krugman (1988) và Sachs (1984, 1989), ngưỡng nợ nước ngoài của một

quốc gia là mức vay nợ tối đa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu vượt qua nó tăng

trưởng kinh tế sẽ giảm sút. Ngưỡng nợ được xác định bằng cách tính hiện giá của các

khoản phải trả trong tương lai so với giá hiện tại của các khoản nợ. Nếu hiện giá nhỏ

hơn mệnh giá các khoản vay thì các quốc gia không nên vay thêm nợ nước ngoài.

Cohen và Sachs (1986) đề xuất chiến lược vay nợ hai giai đoạn với một nền kinh tế

mở trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa nợ vay nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn đầu, các nước gia tăng vay nợ nước ngoài để đạt tăng trưởng kinh tế cao.

Hạn chế vay nước ngoài ở giai đoạn hai khi tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm

lại. Vì vậy, hai tác giả cho rằng khi đạt đến ngưỡng nợ nên giảm nợ nước ngoài.

Nghiên cứu của Aguiar và Amador (2009) cũng ủng hộ lý thuyết này khi chứng minh

các nước có tổng tài sản nước ngoài gia tăng lại có tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các

nước gia tăng nợ nước ngoài. Krugman (1988) đã đề xuất phương án xử lý cho các

nước có ngưỡng nợ nước ngoài là xóa các khoản vay cũ để giảm nợ và cơ cấu các

khoản vay mới để đầu tư hiệu quả hơn trong nền kinh tế, điều này mang lại lợi ích

cho chủ nợ và người đi vay.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ lý thuyết về ngưỡng nợ vẫn còn ít

và yếu cho đến khi các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính xảy ra gần đây đã làm

cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có vấn đề ngưỡng nợ. Reinhart và

Rogoff’s (2010) đã nghiên cứu nợ chính phủ và nợ nước ngoài của 44 quốc gia trên

cở sở đặt ra nhiều ngưỡng nợ khác nhau để xem xét tăng trưởng kinh tế và lạm phát

tác động đến nợ như thế nào. Kết quả nghiên cứu về nợ nước ngoài cho thấy có tồn

tại ngưỡng nợ và ngưỡng nợ giữa các nước phát triển (90% GDP) và đang phát triển

(60% GDP) là khác nhau. Checherita và Rother (2010) đã nghiên cứu tác động của

nợ công đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn của các nước trong liên

minh châu Âu thông qua ước lượng bình phương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự

tồn tại ngưỡng nợ tương ứng là 90-100% GDP. Cechetti và cộng sự (2011) đã sử

dụng phương pháp ngưỡng của Hansen (1999) để nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ

21

và tăng trưởng của 18 nước OECD giai đoạn 1980-2010. Nghiên cứu cũng cho thấy

nợ tác động xấu đến tăng trưởng và có tồn tại ngưỡng nợ. Kết hợp giữa lý thuyết và

bằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài ở các nước đi

vay và ngưỡng nợ được hiểu là mức vay nợ tối đa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

nếu vay nhiều hơn sẽ làm các quốc gia gặp khó khăn trong việc trả nợ, tăng trưởng

kinh tế giảm và dễ dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.

2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

2.2.1. Khái niệm

Khái niệm tăng trưởng kinh tế được đưa ra dưới nhiều quan điểm khác nhau.

Lipsey (1986) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng (GDP) trong dài

hạn. Tương tự, Chaudhuri (1989), tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của sản lượng

hàng hóa và dịch vụ mà sự tăng lên này được duy trì trong thời gian dài. Jhingan

(2007) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế chỉ là quá trình làm gia tăng sản lượng quốc

gia. Todaro và Smith (2006) xem tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng năng lực

sản xuất của quốc gia để mang lại mức tăng sản lượng và thu nhập.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế được hiểu là quá trình làm gia tăng sản lượng, thu

nhập quốc gia hay trên đầu người. Hay nói một cách khác, tăng trưởng kinh tế được

hiểu là sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một quốc gia và cùng với nó là thu

nhập trung bình tăng, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng

kinh tế đặt trọng tâm vào thay đổi thu nhập quốc dân, được đo lường thông qua hai

số đo căn bản là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các nhà kinh tế học quan tâm đến nguồn gốc, cách thức cũng như hiệu quả tăng

trưởng kinh tế của một quốc gia trên cơ sở đề ra các lý thuyết nhằm phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến các vấn đề nêu trên. Do đó, luận án sẽ đi phân tích một số mô

hình tăng trưởng kinh tế để để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong

phần tiếp theo.

22

2.2.2. Các mô hình tăng trưởng kinh tế

Trường phái Adam Smith (1776)

Năm 1776, A.Smith thông qua tác phẩm “ Nguồn gốc của cải của các quốc gia”

để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phát sinh từ các nhân tố lao động,

vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trương kinh tế xã hội, trong đó ông nhấn mạnh

vai trò lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng. Theo ông,

muốn tăng của cải xã hội phải tăng lượng lao động và năng suất lao động trên cơ sở

kết hợp tăng vốn tích lũy, máy móc. Tuy nhiên, việc thiếu hụt lao động, tài nguyên

thiên nhiên hữu hạn và xói mòn động cơ tích lũy là những nhân tố cản trở tăng trưởng

kinh tế. Ngoài ra, A. Smith còn đưa ra thuyết bàn tay vô hình, không đề cao vai trò

của nhà nước, cho rằng “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng

những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình.

Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay

vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách

gần như kỳ diệu. không ai cần kế hoạch, không ai cần qui tắc, thị trường sẽ giải quyết

tất cả”. Tư tưởng của A.Smith được các nhà kinh tế học sau này kế thừa, phát triển

thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới như Ricardo (1817), Malthus (1820)…

Trường phái David Ricardo (1817)

David Ricardo (1817) cho rằng có ba yếu tố tác động đến tăng trưởng: lao động,

vốn và đất đai, trong đó đất đai vừa được xem là nguồn gốc quan trọng nhất của tăng

trưởng kinh tế và cũng là yếu tố giới hạn tăng trưởng của một quốc gia. Ông xem tích

lũy tư bản là trung tâm cho quá trình tăng trưởng trên cơ sở cho rằng tăng trưởng phụ

thuộc vào tích lũy tư bản, tích lũy phụ thuộc vào lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc

vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất lương thực phụ thuộc vào đất đai.

Ricardo xem tiến bộ công nghệ là một yếu tố ngoại sinh tác động đến tăng trưởng

kinh tế. Vì vậy, các quốc gia muốn tăng trưởng phải mở rộng bờ cõi hay nói cách

khác là phải có nhiều đất đai để sản xuất. Tuy nhiên, hạn chế của Ricardo khi cho

rằng chỉ có hao phí lao động tham gia vào sản xuất hàng hóa mà không đề cập tới các

yếu tố khác như tư bản, công nghệ.

23

Trường phái Keynes (1936)

Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho thấy lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith

(1776) không còn phù hợp. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi

sự điều tiết của chính phủ trong các hoạt động kinh tế. Keynes (1936) đã phân tích

mối quan hệ giữa việc làm, lãi suất và tiền tệ trên cơ sở can thiệp của chính phủ vào

nền kinh tế hay còn gọi là lý thuyết về bàn tay hữu hình, tiền đề cho sự ra đời của

trường phái kinh tế mới.

Keynes cho rằng gia tăng việc làm sẽ làm tăng thu nhập, dẫn đến tăng tiêu dùng.

Tuy nhiên, khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng cao sẽ làm gia tăng chênh lệch giữa

thu nhập và tiêu dùng, đặc biệt khi người dân đạt đến sự tiện nghi nào đó thì phần

trích cho tiêu dùng tăng thêm sẽ ít hơn so với tiết kiệm. Vì vậy, tiêu dùng tăng chậm

hơn so với tăng thu nhập, hay nói cách khác là tiêu dùng giảm tương đối khi thu nhập

tăng lên. Điều này làm giảm cầu tiêu dùng, ảnh hưởng đến qui mô sản xuất và khối

lượng việc làm. Để điều chỉnh thiếu hụt cầu tiêu dùng cần phải tăng chi phí đầu tư,

tăng tiêu dùng sản xuất.

Bên cạnh đó, ông cho thấy đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm.

Mối sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng bổ sung của cầu lao động, cầu về

tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho

công nhân. Tất cả điều đó dẫn đến thu nhập tăng lên. Thu nhập tăng là tiền đề cho

tăng tiết kiệm và gia tăng đầu tư mới. Tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập. Quá

trình này diễn ra làm cho thu nhập tăng lên theo số nhân.

Đầu tư lại tùy thuộc một phần vào lãi suất, đầu tư gia tăng nếu hiệu quả giới hạn

của vốn lớn hơn lãi suất thị trường. Keynes cũng cho rằng ngân sách nhà nước là một

công cụ hữu hiệu để kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng nhà nước. Ông chủ

trương thông qua chi tiêu của chính phủ, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn

định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Đồng thời để tăng hiệu quả của

vốn, Keynes chủ trương thực hiện chính sách “lạm phát có kiểm soát” để kích thích

các nhà kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn với điều kiện chi phí sản xuất chưa

24

thay đổi. Tóm lại, trường phái Keynes đề cao vai trò đầu tư vốn vào nền kinh tế để

tạo tăng trưởng kinh tế.

Mô hình Harrod-Domar (1940)

R.Harrod và E.Domar (1940) dựa trên tư tưởng của Keynes để giải thích về nguồn

gốc của tăng trưởng dựa trên vốn sản xuất tăng thêm từ đầu tư và tiết kiệm quốc gia.

Tham số được phân tích trong mô hình tăng trưởng là tỷ lệ giữa vốn và sản lượng đầu

ra. Mô hình này cho thấy muốn gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cần gia tăng tỷ lệ

tiết kiệm và giảm hệ số gia tăng tư bản đầu ra (Incremental Capital Output Ratio- hệ

số ICOR). Mô hình này đã khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu vốn đầu tư và tốc độ

tăng trưởng kinh tế và chỉ ra vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng

trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn có thể xảy ra trong

trường hợp không tăng đầu tư. Tăng đầu tư hay tiết kiệm làm tăng tốc độ tăng trưởng

kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn. Vì vậy, mô hình Harrod-

Domar chỉ có ý nghĩa cho tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn hơn là dài

hạn trên cơ sở nhấn mạnh vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.

Mô hình Solow (1956)

Mô hình Solow hay gọi là Mô hình tân cổ điển do R.Solow (1956) mở rộng mô

hình Harrod-Domar bằng cách xem lao động như là một nhân tố sản xuất và tỷ lệ lao

động trên nguồn vốn không cố định. Solow dựa trên mô hình Cobb – Doulas với hai

yếu tố lao động và tiết kiệm, đầu tư để phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.

Sau đó, ông mới đưa thêm yếu tố công nghệ vào phân tích và được xem là biến ngoại

sinh. Ông cho rằng tiến bộ của khoa học kĩ thuật là yếu tố tác động đến tăng trưởng

trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Mô hình của Solow cố gắng giải thích sự cân bằng dài

hạn của nền kinh tế.

Mặt khác, Solow cho rằng các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơn các

nước phát triển với giả định suất sinh lợi giảm dần theo qui mô vốn. Khi đó, các nước

nghèo có khả năng bắt kịp các nước giàu. Tuy nhiên, khi thu nhập quốc gia tăng lên,

tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Muốn tăng trưởng bền vững, các quốc gia cần tiếp

25

thu công nghệ mới chứ không phải tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế. Mô hình

chưa phân tích được các ảnh hưởng khác đến trạng thái dừng (ổn định kinh tế, chính

trị, vị trí địa lý thuận lợi…) với những giả định rằng tiết kiệm, tăng trưởng lao động,

tiến bộ công nghệ là những yếu tố sẵn có.

Gợi ý chính sách từ mô hình Solow cho thấy các nước thực hiện tăng tỷ lệ tiết

kiệm, giảm tỷ lệ tăng dân số để tăng thu nhập bình quân đầu người chỉ trong ngắn

hạn nhưng không đạt được tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, các cải cách chính

sách có thể nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng được tăng trưởng thu nhập bình quân đầu

người một cách thường xuyên và nâng cao được tốc độ tăng trưởng trong trạng thái

ổn định.

Các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại

Các nhà kinh tế theo trường phái này ủng hộ một nền kinh tế hỗn hợp trên cơ sở

kết hợp giữa lý thuyết bàn tay vô hình và hữu hình. Chính phủ nên điều tiết thị trường

nhằm hạn chế các mặt tiêu cực mà bản thân thị trường không làm được. Những nội

dung cơ bản của lý thuyết này được trình bày trong sách kinh tế học của Samuelson

(1948). Mô hình tăng trưởng này chỉ ra rằng tổng cầu quyết định đến sản lượng ngắn

hạn, còn tổng cung đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng ngắn hạn lẫn dài hạn.

Trong ngắn hạn, sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu sẽ quyết định mức

sản lượng, thất nghiệp. Tổng cung sẽ là nhân tố chính tạo tăng trưởng kinh tế trong

dài hạn, từ một thập kỉ trở lên. Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng sẽ tạo ra tỉ lệ thất

nghiệp và lạm phát ở mức chấp nhận được.

Theo Samuelson, tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng sản lượng tiềm năng hay GDP.

Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế gồm nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn

và công nghệ. Ông cho rằng nền kinh tế hiện đại có đặc trưng quan trọng là “ kỹ thuật

tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Vì vậy, vốn đóng vai trò quan trọng

đến tăng trưởng kinh tế, là tiền đề tạo ra việc làm và công nghệ tiên tiến. Để hạn chế

các khuyết tật của thị trường, Chính phủ cần tham gia điều tiết thông qua thực thi luật

pháp, đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô, phân bổ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

26

và tác động vào phân phối thu nhập xã hội. Từ đó, tạo công ăn việc làm và chống lạm

phát.

Theo Samuelson và Nordhaus (1976), các nước đang phát triển đang rơi vào vòng

lẩn quẩn của sự nghèo khổ, muốn thoát ra được cần phải có có huých từ bên ngoài.

Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có sự trợ giúp của vốn, công

nghệ, trình độ quản lý từ các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển muốn

thoát ra vòng lẩn quẩn cần đầu tư lớn cho sự phát triển nhưng thu nhập thấp, tỷ lệ tiết

kiệm không cao. Vì vậy, để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư, các nước này cần phải đi

vay từ bên ngoài. Mặt khác, thông qua chuyển giao và hợp tác công nghệ, giúp các

nước nghèo thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, lực lượng

lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông nên muốn thoát nghèo cần

trang bị kỹ năng, sức khỏe cho họ. Muốn vậy, các nước đang phát triển cần đầu tư

cho hệ thống giáo dục và y tế để nâng cao chỉ số phát triển con người, từ đó nâng cao

thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế.

Một mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại nữa được đề cập là các mô hình tăng

trưởng kinh tế nội sinh trên cơ sở khắc phục những khiếm khuyết của mô hình Solow

khi không giải thích rõ năng suất lao động tăng do sự thay đổi của nhân tố cơ bản

nào, lao động hay tiết kiệm và đầu tư và biến biến ngoại sinh thành biến nội sinh. Mô

hình tăng trưởng nội sinh cho rằng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn được quyết định

bởi tỷ lệ tiết kiệm và mức đầu tư trong nền kinh tế. Barro (1990) đề cập vấn đề tăng

chi tiêu chính phủ để làm tiền đề phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra, ông còn cho

rằng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia không chỉ ở hiệu quả đầu tư mà còn ở sự

chênh lệch về tri thức và vốn nhân lực (Human Capital). Vốn nhân lực được hiểu gồm

là vốn đầu tư cho con người gồm đầu tư cho giáo dục, y tế. Các nghiên cứu của Romer

(1990), Becker và cộng sự (1990), Lukas (1998) đã đề cập về vấn đề này và đã chứng

minh được sự tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế. Lukas (1998) cho

rằng vốn nhân lực là toàn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khỏe của con

người. Trong quá trình phát triển, nền kinh tế tích lũy được nhiều vốn và càng có

nhiều nguồn lực để đầu tư vào con người. Vốn nhân lực góp phần làm tăng năng suất

27

lao động và năng suất biên của vốn không giảm. Mô hình mà Romer (1990) nghiên

cứu cho rằng vốn đầu tư bao gồm vốn vật chất và vốn đầu tư vào hoạt động nghiên

cứu phát triển (R&D) để tạo ra sản phẩm mới và hoàn thiện các sản phẩm này. Romer

có thêm biến trình độ công nghệ của nền kinh tế, biến này phụ thuộc vào quy mô tích

lũy tri thức và kinh nghiệm trong mô hình. Sản phẩm mới cho phép ngăn chặn xu

hướng giảm năng suất biên của vốn. Ông xem tiến bộ khoa học công nghệ là nguồn

gốc nội sinh của tăng trưởng.

Mô hình kinh tế dựa trên nguồn vốn thể chế (Institutional Capital) được Platje

(2008) phân tích chi tiết trong nghiên cứu tổng quát “An Institutional Capital

approach to Sustainable Development” gồm sức mạnh thể chế, lĩnh vực công, chất

lượng quản lý điều hành và trạng thái cân bằng của thể chế để phát triển kinh tế bền

vững. Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững, theo chiều sâu

trong đó yếu tố cân bằng thể chế được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế bền vững. Thể chế được hiểu là các quy tắc tương tác của con người,

làm cho các hành vi con người dễ trở nên tiên đoán hơn và tạo điều kiện cho phân

công lao động xã hội để tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho nền kinh tế (North

2003). Các nhà kinh tế học nghiên cứu thể chế trên cơ sở mối quan hệ hai chiều giữa

kinh tế học và các thể chế hay nói một cách khác là họ xem xét ảnh hưởng của các

thể chế đến nền kinh tế cũng như quá trình phát triển của các thể chế trước các tác

động của yếu tố kinh tế (Kasper và cộng sự 2011 ). Vì vậy, vốn thể chế bao gồm luôn

vốn xã hội vì tổ chức xã hội là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội loài người, là yếu tố

đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

Thông qua các mô hình kinh tế nêu trên có thể thấy bốn yếu tố tạo động lực cho

tăng trưởng kinh tế gồm vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Vốn

dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị… nhằm tạo ra sản lượng cao và

bền vững. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất, quyết định

đến chất lượng tăng trưởng vì chất lượng, kỷ luật lao động sẽ tạo ra sự hiệu quả trong

sử dụng công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Tài nguyên thiên nhiên

là yếu tố đầu vào cổ điển nhưng không phải là yếu tố quyết định đến tăng trưởng vì

28

có những nước không có nhiều tài nguyên như Nhật Bản vẫn tăng trưởng cao dựa

trên vốn, công nghệ. Cuối cùng là yếu tố công nghệ được xem ngày càng quan trọng

trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao trên cùng một lượng lao động và vốn đầu vào

như nhau. Bốn yếu tố này được xem như bốn bánh xe của tăng trưởng và vấn đề đặt

ra là phối hợp bốn nhân tố này để đạt tăng trưởng tối ưu. Trong giới hạn của luận án

này sẽ xem xét tác động của vốn đến tăng trưởng đến kinh tế Việt Nam, trong đó có

đề cập đến vốn vay từ bên ngoài.

2.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh nguồn nhân lực, công nghệ thì vốn cũng là nguồn lực đầu vào quan

trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển có

thu nhập, tiết kiệm thấp nên việc vay vốn từ nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế

là điều tất yếu (Clements và cộng sự 2003). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và hoạch

định chính sách quan tâm đến vấn đề là nợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng

trưởng kinh tế cũng như vay nước ngoài càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có

tăng cao tương ứng hay không.

Chenery và Strout (1966) trong mô hình hai khoảng cách trên cơ sở phân tích tác

động nguồn vốn bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phân tích khung lý

thuyết các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế. Mô hình phân tích dựa trên nghiên cứu của

Chenery và Bruno (1962) như sau:

Y=C+I+X-M (2.1)

Y=C+S (2.2)

S=Y-C (2.3)

C+I+X= C+S+M (2.4)

I-S=M-X (2.5)

Trong đó, Y là chi tiêu của quốc gia, C là tiêu dùng, I là đầu tư, X là xuất khẩu, M là

nhập khẩu, (I-S) là khoảng cách tiết kiệm, (M-X) là khoảng cách thương mại.

Phương trình (2.5) cho thấy sự cân bằng giữa khoảng cách tiết kiệm (savings gap -

thiếu hụt đầu tư) và khoảng cách thương mại (trade gap – thiếu hụt ngoại thương).

29

Khoảng cách thứ nhất là thiếu hụt đầu tư sẽ hạn chế tăng trưởng do vai trò quan trọng

của vốn đầu tư trong các mô hình tăng trưởng đã được đề cập trong chương … Thâm

hụt ngoại thương là khoảng cách thứ hai làm hạn chế tăng trưởng kinh tế của các

nước đang phát triển. Nguồn vốn bên ngoài là giải pháp bù đắp hai nguồn thiếu hụt

nêu trên ( Chenery và Strout 1966). Bên cạnh đó, mô hình này nhấn mạnh phương

trình (2.5) không cân bằng thì có hai tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất là thiếu

hụt đầu tư lớn hơn thiếu hụt ngoại thương, các quốc gia nên giảm đầu tư và gia tăng

tiết kiệm nội địa. Ngược lại, các quốc gia nên nên tăng cường xuất siêu. Nguồn vốn

bên ngoài sẽ góp phần cân bằng cho mô hình hai khoảng cách và thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế.

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Kamin và cộng sự (1989)

Kamin và cộng sự (1989) nghiên cứu các kênh tác động của nợ nước ngoài đến

tăng trưởng thông qua ba kênh truyền dẫn, (i) thông qua kênh đầu tư, (ii) tổng cầu,

(iii) nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Đối với kênh đầu tư, các nước bù đắp nguồn vốn

thiếu hụt bằng cách tham gia thị trường vốn quốc tế. Khi các nguồn vốn vay được

đầu tư hiệu quả sẽ tăng GDP cho nền kinh tế. Phần A, B của Hình 2.1 đại diện cho

GDP trước và sau khi vay nước ngoài. Tuy nhiên, khi lãi vay tăng cao, hoạt động

GDP thực

B C’

C Vay nhiều để đầu tư

A

C’’

B’

Vay nhiều để tiêu dùng

Vay thấp

t

Trước khi vay Vay nước ngoài Khủng hoảng nợ

30

thương mại giảm sút sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia vay trên thị trường vốn quốc tế.

Điều này dẫn đến tổng đầu tư trong nền kinh tế giảm và những bất ổn vĩ mô xuất

hiện. Bên cạnh đó, khi nghĩa vụ nợ của Chính phủ gia tăng sẽ làm giảm đầu tư khu

vực tư nhân do lo ngại tăng thuế cũng như các chính sách đưa ra sẽ ảnh hưởng đến

lợi nhuận. Tất cả những yếu tố nêu trên dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm do khủng

hoảng nợ gây ra (phần C của Hình 2.1).

Đối với kênh tổng cầu, nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua

thu nhập bình quân đầu người. Vay nước ngoài làm cho chi tiêu của khu vực công và

tư nhân tăng lên. Việc gia tăng chi tiêu khu vực tư nhân sẽ ảnh hưởng đến chính sách

tài khóa, dẫn đến gia tăng tổng cầu và sản lượng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc

nhập khẩu bị tác động bởi yếu tố thu nhập và hoạt động sản xuất trong nước do nhập

khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, để đáp ứng nghĩa vụ nợ

chính phủ cần phải cải thiện cán cân thanh toán để cân đối dòng ngoại tệ bằng cách

vay từ bên ngoài.

Tác động cuối cùng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc

thanh toán lãi vay trong tương lai. Các quốc gia vay nhiều bên ngoài đồng nghĩa với

việc gia tăng thanh toán nghĩa vụ nợ trong tương lai (khoản vay gốc và lãi vay). Điều

này đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ trong tương lai của

quốc gia. Vì vậy, điều này đồng nghĩa với việc giảm đầu tư, giảm nhập khẩu và giảm

tổng cầu trong nền kinh tế, hậu qủa là làm cho tăng trưởng kinh tế giảm.

Trên cơ sở mô hình hai khoảng cách của Chenery và Strout (1966), Bacha (1990),

Taylor (1994) đã đưa thêm khoảng cách ngân sách (Fiscal gap-thiếu hụt ngân sách)

vào mô hình ba khoảng cách. Theo Bacha, chính phủ các nước đang phát triển bội

chi ngân sách để đầu tư phát triển để trong xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công

nghiệp làm nền móng cho phát triển đầu tư tư nhân. Khi đó các khoản bội chi này

được bù đắp thông qua các khoản vay nước ngoài. Mô hình ba khoảng cách tiếp cận

nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng trên cơ sở kiểm soát thâm hụt ngân

sách. Để tăng trưởng kinh tế bền vững, các quốc gia cần thu hẹp ba khoảng cách này.

Một trong những biện pháp để thu hẹp là sử dụng nguồn lực bên ngoài như FDI, FII,

31

ODA.. Mô hình ba khoảng cách nhấn mạnh việc điều chỉnh để cân bằng giữa ba

khoảng cách. Nếu khoảng cách ngân sách lớn hơn khoảng cách tiết kiệm nên giảm

chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng đầu tư phải phù hợp với tăng tiết kiệm trong tiêu dùng

của người dân. Nếu khoảng cách thương mại lớn hơn khoảng cách ngân sách nên tăng

nguồn thu thông qua thuế và gia tăng hoạt động xuất siêu để giảm khoảng cách thương

mại.

Hình 2.2. Cơ chế truyền dẫn tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Nautet và Meensel (2011).

Nautet và Meensel (2011) cho rằng nợ công và nợ nước ngoài tác động đến tăng

trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua khoảng cách tài khóa. Cơ chế thực hiện được

mô tả trên cơ sở khi tiết kiệm quốc gia thấp được bù đắp thông qua vay nợ nước ngoài

Tiết

kiệm

ròng

Phần bù

rủi ro

Lãi suất

Chi phí

lãi vay

Đầu tư

khu vực

tư nhân

Thuế đánh

vào thu

nhập

Thuế vốn

Chi phí

sản xuất

khu vực

công

Khác

Năng

suất lao

động

Cung

lao

động

GDP

Nợ

nước

ngoài

32

để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này đồng nghĩa trong dài hạn lãi suất sẽ tăng, kéo

theo hệ quả làm đầu tư giảm, dẫn đến tích lũy vốn giảm và làm giảm năng suất lao

động. Bên cạnh đó, nợ tăng cao làm cho nghĩa vụ nợ tăng dẫn đến chính phủ giảm

đầu tư hoặc tăng thuế cao nhằm tạo nguồn để trả nợ. Hệ quả là làm giảm tiêu dùng,

giảm đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn cung lao động. Cuối cùng, nợ tác động

đến tăng trưởng dưới góc độ chi phí rủi ro. Chi phí rủi ro khi nợ tăng cao dẫn đến chi

phí tài trợ cho các khoản vay tăng do ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của quốc

gia. Hệ quả là lãi suất cho vay tăng. Tất cả các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế của quốc gia (Hình 2.2). Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng tác động

ngược lại đến nợ của các quốc gia.

Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế với hai xu hướng

chính, (i) vay nợ nước ngoài tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng, (ii) vay nợ nước

ngoài tăng sẽ làm tăng trưởng kinh tế tăng trong giai đoạn đầu nhưng sau đó nếu tiếp

tục gia tăng nợ sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm.

Đối với quan điểm thứ nhất về tác động tích cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế,

các nhà nghiên cứu lập luận trên cơ sở các khoản vay được đầu tư hiệu quả sẽ làm

cho GDP tiềm năng (thực) sẽ gia tăng. Trong Hình 2.1, phần A thể hiện sự gia tăng

sản lượng tiềm năng khi mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng và phần B thể hiện

gia tăng sản lượng thông qua gia tăng vay nước ngoài. Vay nợ nước ngoài tăng cao

làm gia tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn (phần B) so với phần A. Sản

lượng đạt đến mức tối ưu trong dài hạn chủ yếu nhờ quá trình tích lũy vốn trong nền

kinh tế. Bên cạnh đó, vay nước ngoài là cách để tiếp cận thị trường vốn quốc tế cũng

như gia tăng nguồn vốn đầu tư dồi dào cho nền kinh tế. Mặt khác, với nguồn vốn lớn

là cơ hội để các nước đang phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nguồn vốn đầu

tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả hơn trên cơ sở học tập kinh nghiệm và công nghệ

nước ngoài. Thông qua quá trình này để tích lũy vốn tái đầu tư vào nền kinh tế, giảm

dần sự phụ thuộc nguồn lực từ bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm của Sulaiman

và Azeez (2012), Shah và Pervin (2012) Daud và cộng sự (2013), Korkmaz (2015)

đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ quan điểm này.

33

Quan điểm thứ hai cho rằng khi vay nước ngoài nhiều sẽ làm tăng trưởng kinh tế

giảm. Một trong những lập luận đó là lý thuyết nghịch lý nợ (debt overhang) của

Krugman (1988) trên cơ sở cho rằng khi các quốc gia gia tăng vay nợ ở mức hợp lý

sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu nợ tích lũy vượt qua đỉnh nợ sẽ tạo

áp lực kìm hãm tăng trưởng. Khi mức nợ nước ngoài cao sẽ làm lợi nhuận kì vọng

đầu tư giảm do chính phủ thực hiện các chính sách thuế biến dạng (distorted taxes)

để có tiền trả nợ. Do đó, nợ cao không khuyến khích các hoạt động đầu tư và làm

chậm quá trình tích lũy vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, không tạo ra động lực cho

các chính phủ thực hiện cải cách tài khóa, nền tảng cho các nước đang phát triển duy

trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhằm thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên

hiệp quốc. Một lập luận khác để giải thích nghịch lý nợ trên cơ sở phân tích khả năng

trả nợ của một quốc gia (Sachs 1989). Ông cho rằng nếu mức nợ nước ngoài dự kiến

vượt quá khả năng trả nợ của quốc gia sẽ ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia vì các

chủ nợ nước ngoài sẽ đánh thuế trên các khoản lợi nhuận đầu tư trong nước, dẫn đến

tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm. Mặt khác, khi nợ nước ngoài quá lớn sẽ làm

giảm đầu tư trong nước do dành nguồn lực để trả nợ và hệ quả là tăng trưởng kinh tế

sẽ giảm (Agénor và Montiel 2015). Chính phủ sẽ sử dụng các công cụ sai lệch để gia

tăng nguồn thu nhằm thực hiện nghĩa vụ nợ, hệ quả là đầu tư và tăng trưởng suy giảm.

Đây có thể xem là đường cong Laffer về nợ nước ngoài, được minh họa ở Hình 2.2

(IMF 2002). Cohen (1993) cho rằng mối quan hệ giữa mệnh giá nợ nước ngoài và

đầu tư như là một dạng của đường cong Laffer. Ở một ngưỡng nợ nước ngoài nhất

định thì vay nước ngoài sẽ tác động tích cực tới đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Tuy

nhiên, nếu vượt qua ngưỡng này sẽ có tác động ngược lại. Clements (2003) cũng lập

luận là giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng có dạng đường cong Laffer

thông qua đầu tư. Ủng hộ giả thuyết này, Greene và Villanueva (1991) đã nghiên cứu

thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian tại 23 nước đang phát triển trong giai đoạn

1975-1987 cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng

kinh tế, đầu tư tư nhân. Elbadawi và Ndungu (1997) cũng nghiên cứu vấn đề này dựa

trên dữ liệu bảng đã cho kết quả ngưỡng nợ nước ngoài dựa trên đường cong Laffer

34

là 97% GDP. Ngoài ra, Deshpande (1997), Chowdhury (2001), Clements và cộng sự

(2003), Tokunbo và cộng sự (2010) và Mohamed (2013) thông qua các nghiên cứu

thực nghiệm cho kết quả ủng hộ lý thuyết này.

Hình 2.3. Đường cong Laffer nợ

Nguồn: Pattillo và cộng sự (2004)

Một lập luận khác cũng ủng hộ quan điểm này trên cơ sở cho rằng khi nợ nước

ngoài tăng cao sẽ làm hạn chế tăng trưởng do làm giảm tăng trưởng năng suất các

nhân tố tổng hợp (TFP) (Pattillo 2004). Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh tăng

trưởng TFP mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế chứ không phải là quá

trình tích lũy vốn. Trong khi đó, chính phủ nhận thấy những lợi ích của việc gia tăng

sản lượng trong nền kinh tế sẽ dẫn đến gia tăng vay nước ngoài để đầu tư. Pattillo đã

gián tiếp chứng minh là hiệu quả đầu tư chứ không phải là số lượng đầu tư mới là

nhân tố chính của nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, nợ cao mang

lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ vốn không hiệu quả, tập trung vào các

dự án ngắn hạn và rủi ro cao, ảnh hưởng đến TFP. Ngoài ra, nợ nước ngoài ảnh hưởng

gián tiếp đến phát triển công nghệ thông qua quá trình tích lũy vốn. Các nghiên cứu

gần đây cũng đưa ra kết quả ủng hộ lý thuyết này như Reinhart và Rogoff (2010),

Kremer và cộng sự (2011).

Mức nợ nước ngoài

Khả

năn

g h

oàn

trả

nợ

dự

Ngưỡng nợ

35

Vì vậy, nợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc

rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ nguồn lực hợp lý trong nền kinh tế. Vay

nước ngoài nhiều đầu tư vào nền kinh tế chưa chắc tạo được tăng trưởng cao do gánh

nặng nợ xuất hiện, giảm đầu tư trong tương lai cũng như quá trình tích lũy vốn cho

nền kinh tế và hủy hoại môi trường tự nhiên. Chính phủ các nước phải cân nhắc các

vấn đề này trong quá trình vay nợ nước ngoài để đầu tư vào nền kinh tế, tránh tình

trạng vay nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả, tạo gánh nặng nợ trong tương lai cho

quốc gia.

2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ tuyến tính

Các nghiên cứu trong nước

Đỗ Thiên Anh Tuấn (2003) đã sử dụng mô hình Jaima De Pines (1989) để phân

tích tính bền vững và dự báo nợ nước ngoài Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Jaime

De Pines (1989) đã nghiên cứu về khả năng trả nợ của các quốc gia trên cơ sở đánh

giá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc trả nợ của các quốc gia như tỷ lệ phát

triển giữa lãi vay trên kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng của nhập khẩu trên xuất khẩu,

tỷ lệ nợ vay trên xuất khẩu và tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu. Bài viết đã phân tích

các tỷ lệ này cho Việt Nam trong giai đoạn 1989-2002 và dự báo cho giai đoạn 2003-

2010. Trên cơ sở đó, xem xét các kịch bản mà Việt Nam có thể gặp phải trong tương

lai và đưa ra kết luận về tính bền vững của nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu.

Đỗ Đình Thu (2005) trong nghiên cứu “Quản lý nợ nước ngoài và kinh nghiệm

cho quản lý nợ ở Việt Nam” đã nêu kinh nghiệm quản lý nợ ở các nước trên thế giới

như như Anh, Úc, Mỹ, Thái Lan... và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong

thiết lập mô hình quản lý nợ hiệu quả trên cơ sở phân tích các mô hình quản lý nợ

của các nước nêu trên. Một trong những giải pháp mà tác giả quan tâm là thành lập

cơ quản lý nợ độc lập với chính phủ cũng như có chính sách sử dụng minh bạch các

khoản vay nước ngoài.

36

Hà An (2006) thông qua nghiên cứu “Nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn trong

tầm kiểm soát” đã đánh giá các chỉ tiêu an toàn về nợ nước ngoài của Việt Nam giai

đoạn 1997-2004 theo các tiêu chí nợ bền vững của IMF (2005). Kết quả nghiên cứu

cho thấy các tiêu chí về an toàn nợ của Việt Nam theo IMF (2005) vẫn nằm trong

ngưỡng an toàn, trong giai đoạn nghiên cứu, không thuộc nhóm các nước nghèo có

gánh nặng nợ cao (HIPCs)

Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009) đã khảo sát tính bền vững của

nợ nước ngoài cũng như tác động đến tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1990-2007

dựa trên mô hình Jame de Pines thông qua bài viết “Khảo sát tính bền vững của nợ

nước ngoài và ý nghĩa đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Bài viết

dựa trên các tiêu chí đánh giá của WB và IMF để xem xét nợ nước ngoài của Việt

Nam giai đoạn 2000-2007 và đưa ra các kịch bản nợ nước ngoài Việt Nam có thể khi

có biến động về kim ngạch xuất nhập khẩu và dự báo cho giai đoạn 2008-2020. Mô

hình hồi qui bội của nghiên cứu trong giai đoạn 1990-2007 với các biến độc lập là

xuất khẩu, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghĩa vụ nợ nước ngoài trên GDP

và viện trợ nước ngoài trên GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư trong nước,

đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh

tế. Tuy nhiên, các biến lạm phát, tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên GDP và viện trợ nước ngoài

trên GDP lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài tác động tiêu

cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nên các khoản vay phải chú ý đến các yếu

tố chênh lệch lãi suất, lạm phát trong và ngoài nước, hiệu quả phân bổ và sử dụng

vốn cũng như thời điểm trả nợ.

Nguyễn Chí Hải (2011) đã đánh giá tổng thể về nợ nước ngoài cũng như hoạt

động quản lý của Việt Nam giai đoạn 1990-2010. Dựa trên phân tích số liệu nợ nước

ngoài của Việt Nam của WB và GSO, tác giả đã đưa ra các giải pháp để vay nợ nước

ngoài bền vững đến năm 2025. Một trong các giải pháp là quản lý bền vững nợ nước

ngoài thông qua các chỉ số đánh giá của IMF và tăng hiệu quả sử dụng vốn vay nước

ngoài thông qua tính minh bạch của các dự án sử dụng vốn vay, giảm sự chồng chéo

giữa các cơ quan quản lý nợ nước ngoài.

37

Nguyễn Hoàng (2012) trong nghiên cứu “Đánh giá những qui định pháp lý liên

quan đến giám sát nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã khái quát các qui định về nợ công

nói chung và quản lý nợ nước ngoài nói riêng của Việt Nam. Đánh giá cho thấy sự

bất cập trong việc thực thi, triển khai các văn bản về lĩnh vực này. Qua đó, đưa ra các

đề xuất góp phần cải thiện vấn đề này trong tương lai. Cụ thể, công tác giám sát và

kiểm toán nợ công cần được quan tâm cũng như đưa ra các chiến lược dài hạn về vay

và trả nợ nước ngoài trong tương lai.

Các nghiên cứu nước ngoài

Fosu (1999) đã nghiên cứu sự tác động của các nhân tố như tốc độ tăng trưởng

của lao động, đầu tư nội địa, xuất khẩu và nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại

35 quốc gia châu Phi thuộc hạ Sahara trong thập niên 80 bằng phương pháp bình

phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình sử dụng trong nghiên cứu là hàm sản xuất với các

biến tăng trưởng sản xuất, nợ nước ngoài, lao động và vốn . Kết quả nghiên cứu cho

thấy nợ nước ngoài tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế và có sự tồn tại

của đường cong Laffer nợ.

Were (2001) cũng đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế của Keyna giai đoạn 1970-1995 bằng phương pháp VECM. Nghiên cứu sử

dụng mô hình tăng trưởng để xem xét tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh

tế. Mô hình bao gồm các biến độc lập như tăng trưởng GDP thực (GRATE), tỷ lệ nợ

nước ngoài trên GDP (EDGDP), tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP ở giai đoạn trước

(EDGDPt-1), tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu (DSR), tỷ lệ tài trợ nước

ngoài ròng trên thâm hụt thương mại (FFDC), tỷ lệ đầu tư tư nhân trên GDP (PINV),

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (TOT), tỷ lệ học sinh tiểu học (SER), tỷ lệ lạm phát

(INFL), tỷ lệ thay đổi của tỷ giá thực (RER), tỷ lệ đầu tư công trên GDP ở giai đoạn

trước (GPUIVt-1). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân tại Keynea, nợ nước ngoài tăng 1% làm tăng

trưởng GDP thực giảm 0.05%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự tồn tại mối

quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các chính

38

sách tài khóa và thương mại cũng tác động đến nợ nước ngoài của Keynea trong giai

đoạn nghiên cứu.

Mohamed (2005) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố như nợ nước ngoài, xuất

khẩu, lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của Sudan, giai đoạn 1978-2001 bằng mô hình

OLS. Mô hình nghiên cứu gồm các biến độc lập như tăng trưởng hàng năm của nợ

nước ngoài trên GDP (Dt), tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu thực (Xt), tỷ lệ lạm

phát của giai đoạn trước (Pt-1). Kết quả cho thấy, nợ nước ngoài và lạm phát trong

quá khứ tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi nợ nước ngoài tăng

1% sẽ làm tăng trưởng kinh tế thực giảm 0.04%. Tuy nhiên, xuất khẩu lại tác động

tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tăng trưởng xuất khẩu tăng 1% sẽ làm

tăng trưởng kinh tế thực tăng 0.24%. Vì vậy, đối với các nhà quản lý vĩ mô cần thiết

lập các chính sách hỗ trợ hướng tới các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu trên cơ

sở cải thiện cơ sở hạ tầng, khuyến khích tiết kiệm nội địa nhằm tạo nguồn thu cho

quốc gia, góp phần ổn định bền vững nợ nước ngoài trong tương lai.

Adegbite và cộng sự (2008) nghiên cứu nợ nước ngoài ở Nigeria giai đoạn 1975-

2005 cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến thu nhập quốc gia. Mô hình

nghiên cứu định lượng dựa trên hai mô hình tuyến tính và phi tuyến. Đối với mô hình

tuyến tính, nghiên cứu dựa trên các biến độc lập như tăng trưởng xuất khấu

(EXPGRO), tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế trên GDP (CAP/GDP), tỷ lệ

nghĩa vụ nợ trên GDP (DSERV/GDP), tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP

(EXDEBT/GDP), tỷ lệ tiết kiệm (SAV) và tỷ giá hối đoái (EXR). Kết quả nghiên cứu

cho thấy các biến tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP, tỷ lệ đầu tư

trên GDP và tỷ lệ tiết kiệm có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong giai

đoạn nghiên cứu, trong đó tăng trưởng xuất khẩu, nợ nước ngoài tác động tích cực

đến tăng trưởng kinh tế.

Mô hình phi tuyến được nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Elbadawi và cộng sự

(1999) với các biến độc lập gồm đầu tư tư nhân trên GDP (PRIVCAP/GDP), cú sốc

từ bên ngoài thông qua thương mại quốc tế (TOT), tỷ lệ đầu tư công trên GDP

(GCAPIT/GDP), nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu (DSERV/EXPORT). Kết quả nghiên

39

cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tích cực đến đầu tư tư nhân và có tồn tại đường

cong Laffer nợ tại Nigeria. Ngược lại, đầu tư công và thương mại quốc tế lại tác động

tiêu cực đến đầu tư tư nhân. Nợ nước ngoài tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh

tế của Nigeria thông qua đầu tư tư nhân.

Sulaiman và Azeez (2012) cũng nghiên cứu vấn đề này ở Nigeria trong giai đoạn

1970-2010 cũng cho kết quả tương tự như trong nghiên cứu Tokunbo (2010) trên cơ

sở sử dụng mô hình VECM. Mô hình VECM sử dụng các biến độc lập EXD là nợ

nước ngoài, EXD/X là tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu, INF là tỷ lệ lạm phát và

EXR là tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại hai mối quan hệ đồng

liên kết giữa các biến số trong mô hình. Trong dài hạn, các biến trong mô hình tác

động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu trừ yếu tố nợ nước

ngoài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn các biến đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế

nhưng nợ nước ngoài thì ngược lại. Vì vậy, các đề xuất nhằm ổn định nợ nước ngoài

trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và chính trị trong nước cũng như đa dạng hóa danh

mục hàng hóa xuất khẩu để mang lại nguồn thu ngoại tệ, phát triển các ngành công

nghiệp nội địa để giảm kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, ổn định tỷ giá và kiểm

soát lạm phát là những vấn đề mà chính phủ cần quan tâm trong kiểm soát nợ nước

ngoài.

Mahmud và Shahida (2012) đã nghiên cứu tính độc lập của nền kinh tế

Bangladesh so với nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh ở cả góc

độ ngắn hạn và dài hạn theo mô hình VECM. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu chuỗi

thời gian theo năm giai đoạn 1974-2010. Dựa trên nghiên cứu của Cunningham

(1993), mô hình định lượng gồm các biến độc lập như tổng vốn đầu tư trong nền kinh

tế (GKF), tỷ lệ phần trăm giữa dân số trong độ tuổi lao động và tổng dân số (WARP),

tỷ lệ giữa nợ công nước ngoài và GDP (EDGDP), tỷ lệ giữa nghĩa vụ nợ công nước

ngoài và lượng ngoại tệ thu được của quốc gia (TDSEX). Kết quả nghiên cứu trong

ngắn hạn cho rằng nghĩa vụ nợ nước ngoài ở khu vực công có tác động tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế nhưng ảnh hưởng của tổng nợ nước ngoài ở khu vực công thì lại

không rõ ràng. Tuy nhiên, việc gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài ở khu vực công sẽ

40

tác động gián tiếp đến tăng trưởng vì làm tăng các nghĩa vụ nợ đối với nền kinh tế.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu không chỉ ra được sự tồn tại ngưỡng nợ của Bangladesh

trong giai đoạn nghiên cứu. Vấn đề đặt ra thông qua nghiên cứu này là sử dụng hiệu

quả nợ nước ngoài cũng như quan tâm đến lãi suất vay, không vay nợ bằng mọi giá

và nên thay thế nợ nước ngoài bằng nguồn lực trong nước trên cơ sở gia tăng tiết

kiệm nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu bằng sử dụng nguồn lực trong nước. Bên cạnh đó,

minh bạch thông tin cũng như giảm tỷ lệ tham những cũng là các vấn đề quan tâm

khi sử dụng nợ nước ngoài.

Daud và cộng sự (2013) nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế của Malaysia giai đoạn 1991Q1-2009Q4 với dữ liệu chuỗi thời gian theo quý.

Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi qui có phân phối trễ (Autoregressive Distributed

Lag – ARDL) để xem xét tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong dài

hạn. Mô hình phân tích dựa trên nghiên cứu của Villanueva (2003) với các biến như

đầu tư ròng (GROSSF), tốc độ tăng trưởng dân số (POP), doanh thu của chính phủ

(GREV), độ mở nền kinh tế (OPENN), nợ nước ngoài (ED) và nghĩa vụ nợ nước

ngoài (DSERV). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng về dài hạn, việc tăng nợ nước ngoài góp

phần thúc đẩy tăng trưởng tích cực cho Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu với mô

hình tương ứng là ARDL (3,0,0,0,1,0,0). Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại

đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ là 170,757 triệu RM (đồng nội tệ của Malaysia)

theo phương pháp Hansen (2000). Từ đó, các nhà hoạch định chính sách cần quan

tâm kiểm soát nợ nước ngoài để tránh trường hợp vay nợ nhiều nhưng tăng trưởng

kinh tế lại giảm thông qua hệ thống giám sát các chỉ số về nợ nước ngoài để không

vượt ngưỡng nợ đã đề ra.

Muhammad và Eatzaz (2014) đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến

tăng trưởng kinh tế Pakistan giai đoạn 1970-2009 bằng mô hình ARDL. Nghiên cứu

vai trò của các chính sách kinh tế đối với tăng trưởng, trong đó có nợ nước ngoài. Mô

hình ARDL trong nghiên cứu với các biến như tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (ED),

tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu (DSX), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thâm hụt ngân sách

trên GDP (BDG), tỷ lệ trẻ em cấp hai đến trường (SER) và độ mở nền kinh tế (TO).

41

Tổ hợp các biến BDGt, SERt, TOt là chỉ số chính sách (Policy Index-PI) được tính

theo phương pháp phân tích thành phần có trọng số (Principal Component Analysis -

PCA). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng

kinh tế Pakistan cả trong ngắn hạn và dài hạn mà nguyên nhân chủ yếu đến từ nợ

nước ngoài song phương chứ không phải nợ đa phương. Tuy nhiên, khi kết hợp với

chỉ số chính sách nêu trên thì nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh

tế của Pakistan trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều này cho thấy chưa có sự kết hợp

giữa các chính sách của chính phủ trong việc sử dụng các nguồn lực tạo động lực cho

tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lạm phát và thâm hụt ngân sách thấp

cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thông qua độ mở nền kinh tế có tác

động tích cực đến hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài.

Korkmaz (2015) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ theo mô hình VAR, dữ liệu quý (quý1/2003 đến quý 3/2014).

Mô hình VAR dựa trên các biến như nợ nước ngoài (ED), GDP thực tính theo giá cố

định năm 1998 (GDP), hai biến này đều được lấy logarithm. Kết quả nghiên cứu cho

thấy nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong dài

hạn và giữa hai biến có hai mối quan hệ đồng liên kết với mức ý nghĩa 5%. Mô hình

VAR có độ trễ là 2 quý và các biến đều dừng ở I(1) nên thực hiện kiểm định nhân

quả Granger cho thấy nợ nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn

hạn với mức ý nghĩa 5%.

Adamu và Rasiah (2016) đã nghiên cứu nợ nước ngoài của Nigeria giai đoạn

1970-2013 bằng mô hình ARDL. Mô hình nghiên cứu dựa trên các biến độc lập như

tỷ lệ nợ nước ngoài trên GNI (edy), chỉ số ổn định của nợ nước ngoài (esi), tỷ lệ đầu

tư công trên GDP (ing), tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân trên GDP (dcy),

độ mở nền kinh tế được tính bằng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (opn) và

tốc độ tăng trưởng dân số (pop). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn nợ nước

ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ -0.069%. Tuy nhiên, chỉ số

ổn định nợ nước ngoài lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn

và dài hạn với tỷ lệ tương ứng là 0.024% và 0.072%. Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị

42

tới chính phủ cần giảm nợ vay nước ngoài, sử dụng nguồn lực trong nước, đồng thời

đảm bảo tính bền vững của nợ thông qua ổn định các chỉ số về nợ nước ngoài. Ba bài

học rút ra từ nghiên cứu này cho các nước đang phát triển như Nigeria là đảm bảo ổn

định bền vững cho nợ nước ngoài, tránh vay nợ quá mức, vượt ngưỡng nợ an toàn.

Bài học thứ hai là sử dụng các nguồn vốn trong nước thay thế nợ nước ngoài để phục

vụ đầu tư công. Cuối cùng là không tập trung đầu tư quá mức vào khu vực sản xuất

có liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ do tác động nhiều đến vay nước ngoài khi giá dầu

thế giới biến động giảm.

Pegkas (2018) đã nghiên cứu tác động của nợ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế

của Hy Lạp giai đoạn 1970-2016 thông qua mô hình ARDL và VAR cho dữ liệu

chuỗi thời gian. Mô hình nghiên cứu với các biến như biến kiểm soát bao gồm đầu

tư, tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng của Nhà nước, độ mở nền kinh tế và tăng trưởng dân

số (X’), tỷ lệ nợ công trên GDP (Debt). Nghiên cứu cho thấy trong trung hạn nợ nước

ngoài của chính phủ tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong dài hạn nợ

nước ngoài tác động tích cực đến vay trong nước, đầu tư công và tiêu dùng. Kết quả

nghiên cứu trong dài hạn còn cho thấy các biến đều tác động tích cực đến tăng trưởng

kinh tế ngoại trừ biến nợ chính phủ và tăng trưởng dân số. Ngoài ra, nghiên cứu cũng

chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ của Hy Lạp là 105% GDP. Ngưỡng nợ cho thấy chính

phủ cần quan tâm đến giảm nợ nước ngoài khi nó tác động tiêu cực đến tăng trưởng

kinh tế thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, giảm thâm hụt ngân

sách, thâm hụt thương mại cũng như tăng cường tiết kiệm trong nước. Giai đoạn

2000-2006, sau khi đồng EUR ra đời, cho thấy nợ Chính phủ Hy Lạp tác động tiêu

cực đến tăng trưởng kinh tế một cách rõ nét trước khi dẫn đến khủng hoảng nợ. Bên

cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét mức độ tác động khủng hoảng nợ đến tỷ giá và lãi

suất, trong đó lãi suất tác động đến yếu tố đầu tư còn tỷ giá tác động đến hoạt động

xuất nhập khẩu và ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Silva (2018) đã đánh giá tác động của nợ nước ngoài khu vực công và khu vực

tư nhân đến tăng trưởng kinh tế Bồ Đào Nha giai đoạn 1999Q4-2014Q4, dữ liệu quý.

Mô hình nghiên cứu với các biến như tỷ lệ nợ nước ngoài khu vực công trên GDP

43

(ΔExtdebtpub), tỷ lệ nợ nước ngoài khu vực tư nhân trên GDP (ΔExtdebtpriv), các biến

độc lập gồm tiết kiệm tư nhân, đầu tư công, tỷ lệ tăng trưởng đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng

đầu tư của khu vực tư nhân, cán cân thu nhập (gồm cán cân vốn và chuyển giao vãng

lai) và tỷ lệ tăng trưởng TFP của khu vực tư nhân (Xtotal). Mô hình nghiên cứu tác

động đến tăng trưởng kinh tế thông qua đánh giá nhu cầu vốn, nguồn cung vốn và

ngoại lực bên ngoài quốc gia. Nhu cầu vốn được đánh giá thông qua tiết kiệm tư nhân,

đầu tư công và thu nhập GDP thực theo đầu người. Nguồn cung vốn đánh giá qua tốc

độ tăng trưởng đầu tư khu vực tư nhân. Ngoại lực đánh giá thông qua cán cân thương

mại trên GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài khu vực tư nhân tác động

tích cực đến GDP nhưng nợ nước ngoài khu vực công thì cho kết quả ngược lại. Ngoài

ra, nghiên cứu cũng đã tìm ra ngưỡng nợ công của Bồ Đào Nha là khoảng 60% GDP.

2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến tính

Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Hữu Tuấn (2012) trong bài viết “Mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng

trưởng kinh tế Việt Nam” đã phân tích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2011 thông qua ngưỡng nợ dựa trên nghiên cứu của

Osinubi Tokunbo và cộng sự (2007) với các biến tăng trưởng kinh tế, độ mở nền kinh

tế, nợ nước ngoài trên GDP và ngưỡng nợ nước ngoài trên cơ sở sử dụng biến giả.

Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế đến

tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài cho thấy

nếu gia tăng nợ vay vượt ngưỡng này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, dưới góc độ quản lý cần quan tâm đến công tác quản lý nợ để nó tác động

tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tỷ lệ nợ tăng cao vượt ngưỡng nợ thì chính

phủ cần giảm nợ vay nước ngoài thông qua giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách

nhà nước, thâm hụt thương mại.

Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) với nghiên cứu “ Nợ nước

ngoài và tăng trưởng kinh tế- Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á” đã nghiên

cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại mười nước khu vực

Đông Nam Á giai đoạn 2006-20014 bằng mô hình FEM, REM và GMM. Mô hình

44

nghiên cứu với các biến tăng trưởng GDP thực, nợ nước ngoài trên GDP và bình

phương nợ nước ngoài trên GDP, nghĩa vụ nợ trên xuất khẩu, tổng đầu tư trên GDP,

cân đối ngân sách trên GDP, chỉ số thương mại và độ mở nền kinh tế. Kết quả nghiên

cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê trừ hai biến chỉ số thương mại và độ

mở nền kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế có mối quan hệ phi tuyến với ngưỡng nợ là 50.76% GDP.

Các nghiên cứu nước ngoài

Clements và cộng sự (2003) đã nghiên cứu tác động nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế tại 55 quốc gia có thu nhập thấp trong giai đoạn 1970-1999 bằng mô

hình FEM và GMM. Mô hình định lượng dựa trên các biến độc lập như tỷ lệ tăng

trưởng thực của thu nhập bình quân đầu người tính theo USD (GRPCY), logarit tự

nhiên của thu nhập bình quân đầu người thực của giai đoạn trước (LYRPC(-1)), (tính

theo giá cố định năm 1995, USD), phần trăm thay đổi của ngoại thương (TOTGR),

tỷ lệ tăng trưởng dân số (POPGR), tỷ lệ đến trường của học sinh trung học (GSEC),

tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP (GROINV), tỷ lệ cán cân tài khóa trên GDP (FISBAL),

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (OPEN), tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên kim ngạch

xuất khẩu (DEBTSERX), logarit tự nhiên của nợ nước ngoài trên GDP (EXTDEBT).

Nghiên cứu cho thấy việc giảm nợ nước ngoài ở các quốc gia này sẽ làm tăng tốc độ

tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Ngoài ra, tác giả còn xác định ngưỡng nợ

cho các nước có thu nhập thấp, khoảng 50% GDP nếu tính theo mệnh giá và 20-25%

GDP nếu tính theo giá trị hiện tại. Nếu vượt qua ngưỡng này, việc tăng nợ nước ngoài

làm giảm thu nhập bình quân đầu người. Nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động của

nợ nước ngoài và nghĩa vụ nợ đến đầu tư công để xem xét gián tiếp ảnh hưởng đến

thu nhập bình quân đầu người. Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu giảm nghĩa vụ nợ

khoảng 6% GDP sẽ làm tăng đầu tư công lên 0.75-1% GDP, gián tiếp làm tăng GDP

khoảng 0.2%. Các quốc gia muốn giảm nghĩa vụ nợ cần giảm nợ nước ngoài thông

qua giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng các khoản thu nội địa và các khoản viện

trợ không hoàn lại.

45

Kumar and Woo (2010) nghiên cứu 38 quốc gia phát triển và mới nổi với dân số

trên 5 triệu người giai đoạn 1970-2010 cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nợ

công và tăng trưởng GDP bình quân đầu người, cụ thể tỷ lệ nợ/GDP tăng 10% thì làm

cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm 02%/năm (các nền kinh tế

mới nổi) và 0.15% (các nước phát triển). Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy các nước

nợ cao thì tăng trưởng GDP/người lại nhỏ hơn các nước nợ thấp. Ngoài ra, nghiên

cứu còn chỉ ra những bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng

với ngưỡng nợ là 90%GDP.

Tokunbo và cộng sự (2010) đã nghiên cứu thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài

tác động đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria giai đoạn 1970-2003 bằng mô hình

VECM. Mô hình nghiên cứu của Tokunbo dựa trên cơ sở nghiên cứu của Pattillo và

cộng sự (2000), Alfresdo và Francisco (2004) với các biến độc lập như tỷ lệ nợ nước

ngoài trên GDP (ѱ), ngưỡng nợ nước ngoài (ѱ*), Ə là biến giả, OPEN là độ mở nền

kinh tế được tính bằng cách lấy tổng kim ngạch xuất khẩu trên GDP, θ là tỷ lệ thâm

hụt thương mại trên GDP. Nghiên cứu cho thấy tồn tại đường cong Laffer nợ với

ngưỡng nợ được thiết lập khoảng 60% GDP. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng

trưởng kinh tế phụ thuộc vào ngưỡng nợ này, nếu tỷ lệ nợ nước ngoài dưới 60% GDP

sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nigeria và ngược lại. Bên cạnh đó, nghiên

cứu cũng cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến nợ nước ngoài và ảnh hưởng

đến tăng trưởng kinh tế. Một trong các giải pháp để giảm nợ nước ngoài khi vượt

ngưỡng nợ là giảm thâm hụt ngân sách. Bài học từ Nigeria là phải thực hiện kỷ luật

tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách hiệu quả.

Mohamed (2013) đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài trong ngắn hạn và

dài hạn đến tăng trưởng kinh tế của Tunisia giai đoạn 1970-2010 bằng mô hình

VECM. Mô hình nghiên cứu dựa trên các biến độc lập như tỷ lệ đầu tư trên GDP (I),

tỷ lệ trẻ em cấp 2 đến trường (sec), tỷ lệ tăng dân số (n), tỷ lệ cung tiền M3 trên GDP

(M3), tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên giá trị nhập khẩu (X/M), tỷ lệ nợ công trên GDP

(Debt). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

trong giai đoạn nghiên cứu, cứ 1% nợ tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm 0.15-0.17%.

46

Về dài hạn, cứ 1% nợ tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm 0.27%. Ngoài ra, nghiên cứu

cũng chỉ ra sự tồn tại đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ là 30% GDP. Vấn đề quan

trọng với Tunisia là cải thiện thâm hụt tài khóa nhằm giảm vay nợ nước ngoài trong

tương lai nhằm tránh những hệ lụy do nợ nước ngoài mang lại, ảnh hưởng tiêu cực

đến tăng trưởng kinh tế.

Arcand và cộng sự (2015) nghiên cứu ngưỡng nợ tư nhân tại 44 quốc gia phát

triển và các nền kinh tế mới nổi trên thế giới trong giai đoạn 1976-2005. Nghiên cứu

chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ tư nhân và tăng trưởng khi nợ/GDP đạt

khoảng 104-110% GDP. Mối quan hệ này rõ nét nhất khi vượt ngưỡng 160% GDP.

Daud (2016) đã nghiên cứu tác động của nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế

Malaysia trong giai đoạn 1996Q1-2011Q4 bằng mô hình ARDL. Trong đó, mô hình

nghiên cứu với các biến GDP thực bình quân/ người, FGD là nợ chính phủ, INV là

tỷ lệ đầu tư, DEF là tỷ lệ thâm hụt của ngân sách liên bang, OPENN độ mở nền kinh

tế và lực lượng lao động LABOR . Tác giả đã xem xét hai mô hình với biến GDP và

INV là biến phụ thuộc, trong mỗi mô hình lại xem xét thành hai mô hình với các biến

độc lập khác nhau. Mô hình 1 với biến độc lập là nợ chính phủ và mô hình 2 với biến

độc lập là đầu tư, độ mở nền kinh tế, lao động và nợ chính phủ. Phân tích hồi quy

bằng phương pháp ARDL cho ra ba mô hình có ý nghĩa là ARDL (1,0) với hai biến

GDP và FGD, ARDL (1,1,0,4,0) với năm biến là GDP, INV, LABOR, OPENN và

FGD, và ARDL (1,0,2,2) với bốn biến là GDP, LABOR, OPENN và FGD. Tuy nhiên,

trong ba mô hình ARDL nêu trên thì mô hình ARDL (1,0) cho kết quả nợ công nước

ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, kết

qủa nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ phi tuyến tính trong dài hạn giữa nợ chính

phủ và tăng trưởng kinh tế với ngưỡng nợ được tính toán là khoảng 362.386 triệu RM

(đồng tiền Malaysia), trong khi nợ Chính phủ hiện tại đã là 456.128 triệu RM. Do đó,

nghiên cứu chỉ ra là nợ chính phủ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của

Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu.

47

Bảng 2.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế

Tác giả Dữ liệu nghiên cứu

Phương

pháp

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Fosu (1999) 35 quốc gia châu Phi trong

giai đoạn 1975-1994 OLS

Nợ nước ngoài tác

động ngược chiều

với tăng trưởng kinh

tế.

Were (2001) Keyna giai đoạn 1970-1995 VECM

Nợ nước ngoài tác

động ngược chiều

với tăng trưởng kinh

tế.

Clements và cộng

sự (2003)

55 quốc gia có thu nhập thấp

giai đoạn 1970-1999

FEM và

GMM

Nợ nước ngoài tác

động ngược chiều

với tăng trưởng thu

nhập bình quân đầu

người nếu vượt

ngưỡng nợ nước

ngoài (30-37%

GDP).

Mohamed (2005) Sudan giai đoạn 1978-2001 OLS

Nợ nước ngoài và

lạm phát tác động

ngược chiều với tăng

trưởng kinh tế.

Ramon-Ballester

và Schclarek

(2005)

20 quốc gia khu vực Mỹ

Latinh và Caribbean trong

giai đoạn 1970 – 2002

GMM

Các nước có tỉ lệ nợ

nước ngoài thấp lại

tăng trưởng cao và

ngược lại.

Frimpong và

Oteng-Abayi

(2006)

Ghana giai đoạn 1970-1999 VECM

Trong dài hạn nợ

nước ngoài có tác

động tích cực đến

tăng trưởng kinh tế

Adegbite và cộng

sự (2008) Nigeria giai đoạn 1970-2005 OLS

Nợ nước ngoài có tác

động tiêu cực đến thu

nhập quốc gia

Tokunbo và cộng

sự (2010) Giai đoạn 1970-2003 VECM

Tồn tại đường cong

Laffer nợ với

ngưỡng nợ là 60%

GDP

Kumar and Woo

(2010) Giai đoạn 1970-2010 OLS

Tồn tại đường cong

Laffer nợ với

48

ngưỡng nợ là 90%

GDP

Sulaiman và Azeez

(2012) Giai đoạn 1970-2010 VECM

Nợ nước ngoài có tác

động tiêu cực đến thu

nhập quốc gia

Hasan Sha và

Pervin (2012) Giai đoạn 1974-2010 VECM

Các nghĩa vụ của nợ

nước ngoài ở khu

vực công có tác động

tiêu cực đến tăng

trưởng kinh tế.

Daud và cộng sự

(2013) Malaysia giai đoạn 1991-

2009, dữ liệu quý. ARDL

Về dài hạn, việc tăng

nợ nước ngoài góp

phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế.

Mohamed (2013) Tunissia giai đoạn 1970-2010 VECM

Trong dài hạn, cứ 1%

nợ tăng làm tăng

trưởng kinh tế giảm

0.27%. Ngoài ra,

nghiên cứu cũng tìm

ra ngưỡng nợ là 30%

GDP.

Arcand và cộng sự

(2015) Giai đoạn 1976-2005 GMM

Tồn tại đường cong

Laffer nợ với

ngưỡng nợ là 110%

GDP

Korkmaz (2015) Thổ Nhĩ Kỳ, quí 1/2003 đến

quí 3/2014 VAR

Nợ nước ngoài tác

động tích cực đến

tăng trưởng kinh tế

Daud (2016) Malaysia trong giai đoạn từ

1996Q1 đến 2011Q4 ARDL.

Nợ nước ngoài tác

động tích cực đến

tăng trưởng kinh tế

Mensah và cộng sự

(2017)

24 nước HIPCs châu Phi giai

đoạn 1980-2010 VAR

Nợ nước ngoài tác

động tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế

trong trung hạn.

Silva (2018) Bồ Đào Nha giai đoạn 1999-

2014 2 SLS

Nợ nước ngoài tư

nhân tác động tích

cực đến GDP nhưng

nợ nước ngoài khu

vực công thì ngược

lại.

Đỗ Thiên Anh

Tuấn (2003) Việt Nam giai đoạn 1989-

2002 Định tính

Nghiên cứu đã sử

dụng mô hình Jaima

49

De Pines (1989) để

phân tích và dự báo

nợ nước ngoài Việt

Nam giai đoạn 2001-

2010.

Đỗ Đình Thu

(2005)

Việt Nam giai đoạn trước năm

2005 Định tính

Phân tích mô hình

quản lý nợ nước

ngoài của Việt Nam

và đưa ra các mô

hình thành công trên

thế giới để Việt Nam

xem xét.

Hà An (2006) Việt Nam giai đoạn 1997-

2004 Định tính

Nghiên cứu đánh giá

các chỉ tiêu an toàn

về nợ nước ngoài của

Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu cho thấy

các chỉ tiêu đều nằm

trong giới hạn cho

phép của IMF.

Nguyễn Hoàng

Bảo và Đoàn Kim

Thành (2009)

Việt Nam giai đoạn 1990-

2006

OLS và

phân tích

kịch bản

Đầu tư trong nước,

đầu tư trực tiếp nước

ngoài và xuất khẩu

có tác động tích cực

đến tăng trưởng kinh

tế. Tuy nhiên, lạm

phát, tỷ lệ nghĩa vụ

nợ/GDP và viện trợ

nước ngoài/GDP lại

tác động tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế

Nguyễn Chí Hải

(2011)

Việt Nam giai đoạn 1990-

2010 Định tính

Các giải pháp để bảo

đảm tính bền vững

của nợ nước ngoài

của Việt Nam đến

2025

Nguyễn Hữu Tuấn

(2012)

Việt Nam giai đoạn 1990-

2011 OLS

Nghiên cứu cho thấy

mối quan hệ tích cực

của nợ nước ngoài

đến tăng trưởng kinh

tế. Ngoài ra, xác định

được ngưỡng nợ

50

nước ngoài cho Việt

nam là 60% GDP.

Nguyễn Hoàng

(2012)

Việt Nam giai đoạn trước năm

2012 Định tính

Khái quát các qui

định về nợ công nói

chung và quản lý nợ

nước ngoài nói riêng

của Việt Nam. Đánh

giá cho thấy sự bất

cập trong việc thực

thi, triển khai các văn

bản pháp luật về lĩnh

vực này. Từ đó đưa

ra các đề xuất nhằm

quản lý nợ nước

ngoài về phương

diện văn bản pháp

qui.

Nguyễn Ngọc

Thạch & Trần Thị

Kim Oanh (2016)

Mười nước khu vực Đông

Nam Á giai đoạn 2006-2014

FEM, REM

và GMM

Nghiên cứu đã cho

thấy mối quan hệ phi

tuyến giữa nợ nước

ngoài và tăng trưởng

kinh tế tại các quốc

gia nghiên cứu

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trong giai đoạn 1993

đến 2018 cho thấy tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế với kết quả

tích cực hoặc tiêu cực với các mô hình định lượng chủ yếu là OLS, VECM, ARDL,

GMM. Đây là cơ sở để xác định khe hở nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và mô hình

thực nghiệm… trong chương tiếp theo để xem xét cho tình huống Việt Nam trên cơ

sở đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng

tích cực hoặc tiêu cực. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị

trong tương lai về nợ nước ngoài cho các nhà hoạch định chính sách.

51

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận án xem xét tác động tuyến tính và phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên hai mô hình nghiên cứu định lượng là mô hình dữ

liệu hỗn hợp MIDAS (Mixed Data Sampling) và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số

VECM (Vector Error Correction Model) cho chuỗi thời gian.

Dựa trên ưu điểm nổi bật của mô hình MIDAS là sử dụng dữ liệu với các tần suất

khác nhau, luận án sẽ áp dụng mô hình này để nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ

nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016. Dữ liệu nợ

nước ngoài của Việt Nam chưa cập nhật dữ liệu theo quý mà chỉ cập nhật theo năm

nên mô hình MIDAS phù hợp để đánh giá trong nghiên cứu thực nghiệm. Thông qua

mô hình này để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế cũng

như một số biến số vĩ mô khác như cung tiền, tỷ giá thực và độ mở nền kinh tế.

Đối với mô hình VECM được áp dụng cho nghiên cứu tác động phi tuyến của nợ

nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Qua đó, kiểm định mối quan hệ

giữa ngưỡng nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế đến tăng trưởng kinh tế trong giai

đoạn nghiên cứu. Ưu điểm của mô hình VECM cho phép đo lường hiện tượng đồng

liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép đo lường mức

độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời kỳ trước của các biến nghiên cứu.

3.1.1. Phương pháp phân tích dựa trên mô hình MIDAS

Các dữ liệu kinh tế chuỗi thời gian được thu thập ở các tần suất khác nhau như

dữ liệu tài chính chứng khoán theo ngày giao dịch, dữ liệu vĩ mô theo tuần, tháng,

quý và năm. Có nhiều cách tiếp cận để giải quyết bài toán kinh tế với các dữ liệu đầu

vào ở các tần suất khác nhau như mô hình không gian trạng thái (state space models)

của Harvey và Pierse (1984), Perez – Quiros (2010), Kuzin, Marcellino và

Schumacher (2011)… hoặc sử dụng ước lượng theo phương pháp MIDAS (Mixed

Data Sampling) của Ghysels, Santa-Clara và Valkanov (2002), Ghysels, Santa-Clara

52

và Valkanov (2006), Andreou, Ghysels và Kourtellos (2009). Ưu điểm của phương

trình hồi qui theo phương pháp MIDAS cho phép ước lượng các biến với các tần suất

khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, MIDAS cho phép giảm số lượng

quan sát của một số biến số nghiên cứu nhưng vẫn sử dụng các thông tin tần suất cao

của các biến còn lại (Clements và Hendry 2011), chẳng hạn như dữ liệu biến số GDP

theo quý nhưng nợ nước ngoài lại theo năm. MIDAS cho phép kết hợp thông tin trong

dữ liệu tần số cao hơn vào hồi quy tần số thấp hơn một cách linh hoạt, giải quyết

nghịch lý cho các dữ liệu không cùng chung tần suất một cách tốt nhất có thể.

Mô hình MIDAS được Ghysels, Santa-Clara và Valkanov (2002, 2006) đưa ra

trong các nghiên cứu được công bố có liên quan đến mô hình hồi qui có biến trễ của

biến độc lập. Mô hình MIDAS đơn giản như sau:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−1(𝑚)

+ 𝑢𝑡(𝑚)

(3.1)

Trong đó, B (L1/m, θ) = ∑ 𝐵(𝑘, 𝜃)𝐿𝑘/𝑚𝐾𝑘=0 là một hàm toán tử lùi có trọng số và

𝐿𝑘/𝑚𝑥𝑡−1𝑚 = 𝑥𝑡−1−𝑘/𝑚

(𝑚) là một biến số có độ trễ, t là chỉ số về thời gian, m là tần suất

chung của các biến nghiên cứu, k là độ trễ. Khi đó, phương trình (3.1) được viết lại

như sau:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿1𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−ℎ

(𝑚)+ 𝑢𝑡

(𝑚)

Trong đó, B (k, θ) là một đa thức hữu hạn và vô hạn có giá trị như sau

𝐵(𝑘, 𝜃) = 𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝

∑ 𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝𝐾𝑘=1

=exp (𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝)

∑ exp (𝜃0+𝜃1𝑘+ 𝜃2𝑘2+⋯+ 𝜃𝑝𝑘𝑝)𝐾𝑘=1

(3.2)

Phương trình 3.2 được gọi là hàm mũ có trọng số trễ Almon (Ghysels, Santa-

Clara và Valkanov 2004). Khi đó, hàm Beta này có hai tham số:

𝐵(𝑘; 𝜃1; 𝜃2) = 𝑓(

𝑘

𝐾; 𝜃1; 𝜃2)

∑ 𝑓( 𝑘

𝐾𝐾𝑘=1 ; 𝜃1; 𝜃2)

(3.3)

Trong đó, 𝑓(𝑥, 𝑎, 𝑏) = 𝑥𝑎−1(1−𝑥)𝑏−1𝜏(𝑎+𝑏)

𝜏(𝑎)𝜏(𝑏) với 𝜏(𝑎) = ∫ 𝑒−𝑥𝑥𝑎−1𝑑𝑥

0 (3.4)

53

Hai thông số của hàm Beta ở phương trình (3.2) có ý nghĩa quan trọng đối với

hàm hồi qui ở phương trình (3.1), trong đó hệ số thứ nhất ảnh hưởng đến sự biến động

của phương trình hồi quy trong tương lai và hệ số còn lại ảnh hưởng đến việc xác

định hệ số β1.

Mở rộng mô hình MIDAS dưới góc độ tự hồi qui chuỗi thời gian có biến độc lập

là biến trễ của biến phụ thuộc trong mô hình hồi qui có các biến có yếu tố mùa vụ

(Santa-Clara và Valkanov 2004). Clements và Gaivo (2005) đã chứng minh mô hình

MIDAS có biến trễ là biến phụ thuộc một cách đơn giản như sau:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−1 𝛽1𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−1(𝑚)

+ 𝑢𝑡(𝑚)

(3.5)

Clements và Gaivo (2005) đã đưa vào một nhân tố chung trong phương trình (3.5)

và biến đổi thành:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−1 𝛽1𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃) (1 − 𝛼𝐿)𝑥𝑡−1(𝑚)

+ 𝑢𝑡(𝑚)

(3.6)

Tương đương: 𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛼𝑦𝑡−ℎ + 𝛽1𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃) (1 − 𝛼𝐿ℎ)𝑥𝑡−ℎ(𝑚)

+ 𝑢𝑡(𝑚)

(3.7)

Để ước lượng phương trình (2.7) cần phải ước lượng phần dư (ût) của mẫu quan

sát trong mô hình MIDAS và ước lượng giá trị đầu tiên của α, ᾰ0, với ᾰ0 =

(∑ û𝑡−ℎ2 )−1 ∑ û𝑡û𝑡−ℎ

Khi đó, 𝑦𝑡∗ = 𝑦𝑡 − ᾰ0𝑦𝑡−ℎ và 𝑥𝑡−ℎ

∗ = 𝑥𝑡−ℎ − ᾰ0𝑥𝑡−2ℎ . Ước lượng 𝜃 bằng mô

hình phi tuyến với kết quả như sau:

𝑦𝑡∗ = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿

1

𝑚; 𝜃) 𝑥𝑡−ℎ∗ + 𝜖𝑡 (3.8)

Mở rộng mô hình MIDAS với nhiều biến, khi đó ta có phương trình tương

đương:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃1) 𝑥1,𝑡−ℎ(𝑚)

+ 𝛽2𝐵 (𝐿1

𝑚; 𝜃2) 𝑥2,𝑡−ℎ(𝑚)

+ 𝑢𝑡(𝑚)

(3.9)

Trong đó, biến x1, x2 là các biến giải thích, các giá trị của tham số θ được đưa vào

các biến độc lập bằng hai vectơ độc lập, có tính đến độ trễ của các biến độc lập.

54

Phương trình (2.9) có thể mở rộng cho nhiều biến giải thích và nhiều độ trễ khác

nhau. Khi đó, phương trình (2.9) được viết thành:

𝑦𝑡 = 𝛽0 + ∑ ∑ 𝑏𝑖𝑗(𝐿𝑖

1

𝑚; 𝜃)𝑥𝑖,𝑡−ℎ (𝑚𝑖)𝐿

𝑗=1𝐾𝑖=1 + 𝑢𝑡

(𝑚) (3.10)

Ưu điểm của phương pháp MIDAS là xử lý tốt trong các trường hợp thiếu dữ liệu

trong các nghiên cứu có các tần suất khác nhau. Mặt khác, trong các phương trình có

các biến độ trễ thì phương pháp MIDAS cho phép phân tích kỹ mối quan hệ giữa các

biến hơn các mô hình khác và được ước lượng dễ dàng hơn bằng phương pháp bình

phương tối thiểu phi tuyến (Nonlinear Least Squares-NLS).

3.1.2. Phương pháp phân tích dựa trên mô hình VECM

Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR bằng cách đưa thêm thành phần

hiệu chỉnh sai số (Δ) vào mô hình. Vì được phát triển từ mô hình VAR nên mô hình

VECM được xem là hệ các phương trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của

biến này (t) với giá trị quá khứ của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết

hợp với phần hiệu chỉnh sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Theo Gujarati

(2009), mô hình VECM được mô tả như sau:

∆Yt = τ1∆Yt−1 + τ2∆Yt−2 + ⋯ + τk∆Yt−k + ΠYt−1 + ρT + ut

Trong đó, k là độ trễ của mô hình nghiên cứu, 𝜏1, 𝜏2, … , 𝜏𝑘 là các ma trận vuông

cấp m với 𝜏𝑖 = (∑ 𝛽𝑗𝑘𝑗=1 ) − 𝐼𝑔 và Π = (∑ 𝛽𝑖

𝑘𝑖=1 ) − 𝐼𝑔 với Π (g*g) là ma trận vuông

thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa các biến số tại mức cân bằng. Ma trận Π là tích của

hai ma trận α (g*r) và β’ (r*g) với r là số vectơ đồng liên kết cũng là bậc của ma trận

Π.

Ma trận β’ là ma trận vectơ đồng liên kết phản ánh mối quan hệ dài hạn giữa các

biến số, α là hệ số của vectơ đồng liên kết trong mô hình VECM. Lấy ví dụ cho mô

hình có bốn biến số (g=4) và số đồng liên kết là 1 (r=1) thì ma trận Π được viết như

sau:

55

Π == α. 𝛽′ = (

α11

α21α31

α41

) . (β11 β12 β13 β14) = (

Π11 Π12

Π21 Π22

Π13 Π14

Π23 Π24

Π31 Π32

Π41 Π42

Π33 Π34

Π34 Π44

)

Khi đó:

Π. Yt−1 = α. β. Yt−1 = (

α11

α21α31

α41

) . (β11 β12 β13 β14). (

𝑌1

𝑌2

𝑌3

𝑌4

) (t-1)

Π. Yt−1 = (

𝛼11

𝛼21𝛼31

𝛼41

) (𝛽11𝑌1 + 𝛽12𝑌2+ 𝛽13𝑌3 + 𝛽14𝑌4)𝑡−1

Trong đó, (β11+β12+β13+β14) là vectơ đồng liên kết; α11, α21, α31 và α41 là mức điều

chỉnh về cân bằng dài hạn của ΔY1, ΔY2, ΔY3 và ΔY4. Các phương trình sai số hiệu

chỉnh như sau:

∆𝑌1 = 𝛼11(𝛽11𝑌1 + 𝛽12𝑌2 + 𝛽13𝑌3 + 𝛽14𝑌4)𝑡−1

∆𝑌2 = 𝛼21(𝛽11𝑌1 + 𝛽12𝑌2 + 𝛽13𝑌3 + 𝛽14𝑌4)𝑡−1

∆𝑌3 = 𝛼31(𝛽11𝑌1 + 𝛽12𝑌2 + 𝛽13𝑌3 + 𝛽14𝑌4)𝑡−1

∆𝑌4 = 𝛼41(𝛽11𝑌1 + 𝛽12𝑌2 + 𝛽13𝑌3 + 𝛽14𝑌4)𝑡−1

Thông thường, vectơ đồng liên kết thường được chuẩn hóa theo một biến số nhất

định để hệ số của biến số này trong vectơ đồng liên kết bằng 1. Trong thực tế thì biến

số được lựa chọn để chuẩn hóa là biến phụ thuộc để cho biết quan hệ và tác động của

các biến còn lại với biến phụ thuộc.

Với r=2 thì ma trận Π được viết như sau:

Π = α. β′ = (

α11𝛼12

α21𝛼22α31𝛼32

α41𝛼42

) . (𝛽11 𝛽12 𝛽13 𝛽14

𝛽21 𝛽22 𝛽23 𝛽24)

56

Khi đó:

Π. Yt−1 = α. β. Yt−1 = (

α11𝛼12

α21𝛼22α31𝛼32

α41𝛼42

) . (𝛽11 𝛽12 𝛽13 𝛽14

𝛽21 𝛽22 𝛽23 𝛽24) . (

𝑌1

𝑌2

𝑌3

𝑌4

)(t-1)

Các vectơ đồng liên kết trong trường hợp này là (β11+β12+β13+β14) và

(β21+β22+β23+β24), các hệ số α là mức điều chỉnh về cân bằng của các ΔYi theo từng

vectơ đồng liên kết. Điều này có nghĩa rằng, khi Yt−11 , Yt−1

2 , Yt−13 , … bị lệch khỏi giá trị

cân bằng dài hạn thì sau một kỳ mức độ lệch sẽ được giảm lần lượt là α1, α2, α3, …

Đây là ưu điểm nổi bật của mô hình VECM khi cho phép đo lường hiện tượng đồng

liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép đo lường mức

độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời kỳ trước.

3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.1. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam theo dạng tuyến tính

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên nghiên cứu của Pattillo và các cộng sự

(2004) và Sulaiman và Azeez (2012). Việc lựa chọn các biến số trong nghiên cứu

thực nghiệm thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây. Trong các nghiên

cứu trước đây, các biến số về lực lượng lao động, vốn đầu tư, độ mở thương mại được

đưa vào mô hình để ước lượng về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với các mô hình tăng trưởng kinh tế được đề cập ở phần 2.2.2, lực lượng lao động

và vốn đầu tư là hai động lực chính tạo nên tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể

hiện trong các nghiên cứu của Fosu (1999), Were (2001), Pattillo và cộng sự (2011),

Cecchetti và cộng sự (2011), Shah và Pervin (2012). Ngoài các biến số nêu trên, một

số biến sau cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu như cung tiền (Mohamed 2013),

biến tỷ giá (Sulaiman và Azeez 2012), biến lạm phát (Ramzan và Ahmad 2014). Dựa

trên các biến số đã sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm trước ở phần 2.4.1

(trang 35), luận án sử dụng các biến sau đây trong phương trình hồi qui của nghiên

cứu, bao gồm:

57

GDP= f (EXD, OPE, M2, EX, CPI) (3.11)

Một cách cụ thể hơn cho mô hình là:

GDP= α0 + α1EXD + α2CPI + α3OPE + α4M2 + α4EX + ut (3.12)

Theo phương trình (3.12), các biến được giải thích như sau:

GDP là biến phụ thuộc, thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của

Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các nghiên

cứu Clements (2005), Adegbite và các cộng sự (2008).

EXD thể hiện tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ liệu

tính theo năm. Biến này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về nợ

nước ngoài nhằm đánh giá tình hình nợ cũng như khả năng trả nợ của các

nước. Các nghiên cứu của Fosu (1996), Were (2001), Pattillo (2002), Clements

(2005), Adegbite và cộng sự (2008), Ayadi (2008), Tokunbo và cộng sự

(2010) và Korkmaz (2015) sử dụng biến này đánh giá tác động đến tăng trưởng

kinh tế. Kết quả nghiên chứ cho thấy nợ nước ngoài tác động cùng chiều hoặc

ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.

OPE là độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu

so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được sử dụng trong

các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và cộng sự (2010), Daud và

cộng sự (2003)…

M2 là cung tiền trong nền kinh tế, tính theo % thay đổi giữa các kỳ nghiên cứu

của năm này so với năm trước, dữ liệu theo tháng, một trong các biến vĩ mô

tác động đến tăng trưởng kinh tế, thể hiện mức độ phát triển tài chính của nền

kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Mohamed (2013).

CPI là chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế, dữ liệu theo quý (%), phản ánh

tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Biến này được sử dụng trong

các nghiên cứu của Were (2001), Mohamed (2005), Sulaiman và Azeez (2012)

và Ramzan và Ahmad (2014).

58

EX là tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế, được tính bằng % thay đổi giữa

kỳ nghiên cứu này so với kỳ nghiên cứu trước. Tỷ giá ảnh hưởng đến việc vay

nợ, trả nợ của các nước đi vay cũng như toàn bộ các hoạt động trong nền kinh

tế. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Were (2001), Sulaiman

và Azeez (2012)…

ut là phần dư của mô hình.

3.2.2. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam theo dạng phi tuyến

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và định lượng để xem xét tác

động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn quý I/2000 đến

quý IV/2013. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ mô phỏng theo dạng phương trình bậc 2 giữa

nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế để tìm ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam

bằng phần mềm SPSS 20.0. Dựa trên ngưỡng nợ tìm được sẽ tiến hành nghiên cứu

định lượng theo mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model -

VECM) bằng phần mềm Eviews 10.0 để phân tích và kiểm định các giả thiết. Mô

hình VECM có ưu điểm hơn ECM vì phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình

tự hồi qui vectơ (VAR) với nền tảng là đồng tích hợp các biến số. VECM được sử

dụng thay thế VAR khi các biến trong mô hình có mối liên hệ đồng liên kết bằng cách

sử dụng phương pháp hợp lý cực đại của Johansen (1995). Bên cạnh đó, mô hình

VECM tích hợp cả yếu tố dài hạn giúp hiệu chỉnh các biến động ngắn hạn.

Dựa trên nghiên cứu của Tokunbo và cộng sự (2010) để xem xét mối quan hệ phi

tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mô hình kinh tế lượng

nghiên cứu thể hiện mối quan hệ nêu trên có dạng.

GDP= f (EXD, OPE, DUM)

Một cách cụ thể hơn cho mô hình là:

GDP= α0 + α1EXD + α2(EXD-EXD*)*Ϭ + α3OPE + ut

GDP= α0 + α1EXD + α2DUM + α3OPE + ut (3.13)

59

Trong đó, việc đưa các biến vào mô hình nghiên cứu dựa trên các lược khảo các

nghiên cứu trước đây, cụ thể các biến như sau:

GDP là biến phụ thuộc thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa

của Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các

nghiên cứu Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008)…

EXD là biến tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ

liệu tính theo quý. Biến này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu

về nước ngoài nhằm đánh giá tình hình nợ cũng như khả năng trả nợ của

các nước. Các nghiên cứu của Fosu (1996), Were (2001), Pattillo (2002),

Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008), Ayadi (2008), Tokunbo và

cộng sự (2010) và Korkmaz (2015) sử dụng biến này đánh giá tác động

đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác

động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.

OPE là biến độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất

nhập khẩu so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được

sử dụng trong các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và cộng sự

(2010), Daud và cộng sự (2003)…

DUM là biến giả, thể hiện tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến GDP,

Ϭ=0 khi ngưỡng nợ nước ngoài lớn hơn tỷ lệ nợ nước ngoài thực tế tại các

thời điểm nghiên cứu và ngược lại Ϭ=1 khi ngưỡng nợ nước ngoài nhỏ

hơn tỷ lệ nợ nước ngoài.

ut là phần dư của mô hình.

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án đưa ra hai giả thuyết sau để xem xét nên

chấp thuận hay bác bỏ:

Giả thuyết 1: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo

dạng tuyến tính.

60

Giả thuyết 2: Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo

dạng phi tuyến tính.

Kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình

nghiên cứu, luận án kỳ vọng nguồn vốn vay nước ngoài, độ mở nền kinh tế và tỷ giá

hối đoái thực sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, các biến số về cung tiền M2 và chỉ số giá tiêu dùng sẽ tác động tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế. Các kỳ vọng này dựa trên các nghiên cứu của Fosu (1999), Were

(2001), Pattillo (2002, 2011), Sulaiman và Azeez(2012), Mohamed (2013)…khi đánh

giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua các mô hình định

lượng. Bên cạnh đó, việc tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua vay nước ngoài

cũng như mở rộng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là cơ sở để mở rộng các hoạt

động đầu tư công cho nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng cho tương lai nên kỳ vọng

các biến EX, EXD và OPE sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bảng 3.6. Kỳ vong của các biến số trong mô hình nghiên cứu

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời gian theo qúy được thu thập từ nhiều

nguồn khác nhau trong giai đoạn quý I/2000 – quý IV/2016, tương ứng với 68 quan

sát. Việc lựa chọn giai đoạn này để nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và nhất quán

STT BIẾN Ý NGHĨA DẤU KỲ VỌNG

Biến phụ thuộc

1 GDP Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm

Biến độc lập

1 EXD Tỷ trọng nợ nước ngoài/GDP +

2 OPE Tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP +

3 M2 Cung tiền M2/GDP -

4 CPI Chỉ số giá tiêu dùng -

5 EX Tỷ giá hối đoái thực +

6 DUM Biến giả +

61

sau khi Việt Nam đã thỏa thuận cơ chế xử lý các khoản nợ trước đây với Liên Xô,

dẫn đến dữ liệu có biến động lớn giữa hai giai đoạn này. Các nguồn dữ liệu được sử

dụng chủ yếu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),

Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). Bên cạnh đó, các

nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận án đều là các nguồn chính thống, có

nguồn gốc rõ ràng.

3.5. Quy trình nghiên cứu

3.5.1. Mô hình MIDAS

Phân tích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên

mô hình MIDAS theo trình tự sau:

Hình 3.4. Trình tự nghiên cứu của mô hình MIDAS

Xử lý tính mùa vụ và kiểm định tính dừng các biến trong mô hình. Tính

mùa vụ thường được tìm thấy trong các dữ liệu theo quý, tháng… Tính mùa

vụ được hiểu là sự thay đổi ổn định hàng năm và kiểu thay đổi đó được lặp lại

ở các năm sau đó. Khi dữ liệu có tính mùa vụ cần tách yếu tố này ra khỏi chuỗi

thời gian thì mới sử dụng cho mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, kiểm định

tính dừng của dữ liệu nghiên cứu thông qua kiểm định nghiệm đơn vị (Unit

Root Test) để xác định bậc tích hợp của chuỗi thời gian. Từ đó, xác định cấu

trúc độ trễ phù hợp cho mô hình VECM dựa trên các tiêu chuẩn về thông tin.

Đối với dữ liệu chuỗi thời gian thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tính dừng

để mô hình nghiên cứu có trung bình và phương sai không thay đổi theo thời

gian. Bên cạnh đó, nếu dữ liệu chuỗi thời gian không dừng sẽ dẫn đến hiện

tượng hồi qui giả mạo. Vì vậy, trong nghiên cứu này bước đầu tiên phải thực

Xử lý tính mùa vụ,

kiểm định tính dừng

Chạy mô hình

MIDAS Chẩn đoán phần dư

62

hiện là kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm

đơn vị của Dickey Fuller.

Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu để ước lượng các hệ số của mô hình

nghiên cứu và xem xét ý nghĩa thống kê của các biến nghiên cứu. Đánh giá

mô hình nghiên cứu thông qua tiêu chuẩn thông tin và hệ số R2 điều chỉnh.

Đối với tiêu chuẩn thông tin có ba tiêu chuẩn là tiêu chuẩn Akaike (AIC), tiêu

chuẩn Schwarzs-Bayesian (SBIC) và tiêu chuẩn Hannan-Quinn (HQIC) để

xem xét. Trong các tiêu chuẩn thông tin nêu trên, SBIC đưa ra mức xem xét

nghiêm khắc hơn so với AIC cho việc làm giảm bậc tự do. Tuy nhiên, HQIC

hài hòa hơn giữa SBIC và HQIC khi thêm các biến bậc trễ vào mô hình nghiên

cứu, mức phạt biên của SBIC sẽ lớn hơn so với AIC và HQIC. Giữa SBIC và

AIC, SBIC có đặc tính mẫu lớn vượt trội, AIC thiên về lựa chọn mô hình có

tham số lớn. Tóm lại, SBIC nhấn mạnh tính vững của mô hình và AIC nhấn

mạnh tính hiệu quả (Phạm Thị Tuyết Trinh và cộng sự 2014).

Chẩn đoán phần dư thông qua thực hiện kiểm định tự tương quan và phân

phối chuẩn của phần dư. Đối với kiểm định phân phối chuẩn của phần dư được

thực hiện theo kiểm định Jarque Bera. Xét về lý thuyết nếu phần dư không có

phân phối chuẩn sẽ làm mất giá trị các thống kê được kiểm định. Đối với kiểm

định tự tương quan của phần dư thì sử dụng ACF và PACF của phần dư để

xem xét.

3.5.2. Mô hình VECM

Để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo

mô hình VECM đã được mô tả ở mục 3.1.2, nghiên cứu sẽ phân tích theo trình tự như

sau:

Kiểm định tính dừng các biến trong mô hình và kiểm định tính dừng của dữ

liệu nghiên cứu thông qua kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để xác

định bậc tích hợp của chuỗi thời gian. Từ đó xác định cấu trúc độ trễ phù hợp

cho mô hình VECM dựa trên các tiêu chuẩn về thông tin.

63

Đối với dữ liệu chuỗi thời gian thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tính dừng

để mô hình nghiên cứu có trung bình và phương sai không thay đổi theo thời

gian. Bên cạnh đó, nếu dữ liệu chuỗi thời gian không dừng sẽ dẫn đến hiện

tượng hồi qui giả mạo. Vì vậy, trong nghiên cứu này bước đầu tiên phải thực

hiện là kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm

đơn vị của Dickey Fuller.

Lựa chon độ trễ tối ưu cho mô hình căn cứ trên các tiêu chí thông tin như

LR (Likelihood Ratio), AIC (Akaike infor criterion), SC (Schawarz criterion),

HQ (Hannan-Quinn criterion) và FPE (Final Prediction Error).

Lựa chọn loại phương trình đồng liên kết để ước lượng. Các đồng liên kết

được hiểu là giữa biến độc lập và phụ thuộc có mối quan hệ dài hạn. Kiểm

định đồng liên kết có hai phương pháp là kiểm định Engle - Granger (1987)

và kiểm định Johansen – Juselius (1991). Nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định

Johansen – Juselius để lựa chọn phương trình đồng liên kết do có ưu điểm cho

biết nhiều hơn một mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình nghiên cứu.

Thực hiện kiểm định Trace và Max-Eigen cho loại phương trình đồng liên

kết đã lựa chọn ở bước 2. Phương pháp Johansen – Juselius sẽ tiếp cận dựa

trên sự ước lượng giá trị Max – Eigen (Maximum Eigen value) và giá trị thống

kê (Trace value) để tìm ra số lượng vectơ đồng tích hợp. Số phương trình đồng

liên kết phụ thuộc vào số biến trong mô hình.

Phân tích hồi quy mô hình VECM để lấy kết quả phương trình đồng liên kết.

Mô hình VECM cho phép đồng thời khám phá quan hệ dài hạn và ngắn hạn

của các biến số nếu chúng có quan hệ đồng liên kết.

Xác định chiều hướng của quan hệ đồng liên kết dựa trên kiểm định nhân

quả Ranger. Do mô hình VECM có nhiều biến trễ nên rất khó xác định từng

biến phụ thuộc chịu tác động của những biến nào. Để giải quyết vấn đề này,

kiểm định nhân quả Ranger sẽ được thực hiện. Kiểm định này trả lời câu hỏi

về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả

phản ứng đẩy luôn đồng nhất với kiểm định nhân quả Ranger. Phân rã phương

64

sai cho biết biến động của một biến số do cú sốc của chính nó và các biến số

khác trong mô hình. Khi phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai cần

lưu ý trật tự các biến số trong mô hình nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là làm thế

nào để xác định trật tự của các biến số trong mô hình. Điều này phụ thuộc vào

lý thuyết được sử dụng để xây dựn mô hình nghiên cứu.

Hình 3.5. Trình tự nghiên cứu mô hình VECM

Đo lường tác động ngắn hạn giữa các biến số thông qua phản ứng đẩy và

phân tích phân rã phương sai. Kiểm định nhân quả cho biết tác động của biến

này có ý nghĩa thống kê đến giá trị tương lai của biến kia trong mô hình nghiên

cứu nhưng không thể giải thích dấu của tác động cũng như độ dài của tác động.

Phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai sẽ giải quyết được vấn đề này.

Phản ứng đẩy sẽ xem xét phản ứng trong hiện tại và tương lai của từng biến

Kiểm định tính dừng

của dữ liệu nghiên cứu

Lựa chọn độ trễ tối ưu

cho mô hình

Ước lượng mô hình

VECM

Kiểm định Trace &

Max - Eigen

Lựa chọn loại phương

trình đồng liên kết

Xác định chiều hướng

đồng liên kết

Kiểm định mô hình

VECM

Đo lường tác động

ngắn hạn

65

số trong mô hình dưới cú sốc của một biến số. Nếu mô hình ổn định, các cú

sốc bất kỳ sẽ giảm dần theo thời gian.

Kiểm định chẩn đoán mô hình VECM nhằm đảm bảo các kết quả thu được

là vững và đáng tin cậy. Kiểm định đầu tiên là kiểm định đảm bảo tính ổn định

của mô hình bằng cánh tính nghiệm đa thức đặc trưng tự hồi qui. Điều kiện

cần và đủ để mô hình ổn định là các nghiệm đặc trưng nằm ngoài vòng tròn

đơn vị hay nghịch đảo nghiệm đặc trưng phải nằm trong vòng tròn đơn vị.

Kiểm định tiếp theo là kiểm định với phần dư thông qua kiểm định

Portmanteau, kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định Jarque Bera. Kiểm

định Portmanteau và Lagrange cho biết phần dư có hiện tượng tự tương quan

hay không đến bậc trễ h. Kiểm định Jarque Bera cho biết phân phối chuẩn của

phần dư. Kiểm định này so sánh độ nhọn và độ nghiêng trong phân phối của

phần dư với độ nhọn và độ nghiêng trong phân phối chuẩn. Về nguyên tắc,

phần dư không có phân phối chuẩn làm mất giá trị các thống kê kiểm định.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đối với các mẫu nhỏ, đo lường này

không có ý nghĩa về mặt thông tin (Gujarati 2009).

66

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ

NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

4.1. Khái quát thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam

4.1.1. Phân tích khái quát nợ nước ngoài

Việt Nam bắt đầu gia tăng vay nước ngoài khi thực hiện công cuộc cải cách nền

kinh tế. Giai đoạn ban đầu nợ nước ngoài chủ yếu là các khoản vay của các nước xã

hội chủ nghĩa trong hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Tính đến hết năm 1989, nợ

nước ngoài của Việt Nam khoảng 3.4 tỷ USD với các đồng tiền có khả năng chuyển

đổi và 10.5 tỷ rúp với các nước thuộc SEV. Phần lớn nợ nước ngoài xuất phát từ vay

trong giai đoạn 1976-1979 nhằm hỗ trợ tài chính để nhập khẩu lương thực, thực phẩm,

nhiên liệu, trang thiết bị… nhằm tái thiết đất nước sau chiến tranh (Vũ Tuấn Anh,

1994). Trong giai đoạn này nợ nước ngoài cao do chưa xử lí được các khoản nợ bằng

đồng rúp từ Liên Xô sang các đồng tiền chuyển đổi. Từ năm 1992, các nhà tài trợ bắt

đầu gia tăng dòng vốn cho vay khi Việt Nam có những cải cách mạnh mẽ về kinh tế,

chính trị. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tại

Paris nhằm kết nối cộng đồng các nhà tài trợ vốn trên thế giới. Điều này giúp Việt

Nam tiếp cận các khoản vay ưu đãi để đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ cho công cuộc

cải cách nền kinh tế. Đây là nền tảng cho sự ra đời hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài

trợ cho Việt Nam (CG) hiện nay. Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến năm 1993

là 17.7 tỷ USD ( Ian Jeffries 2007) và gia tăng liên tục qua các năm nhờ có sự kết nối

thông qua CG.

Tính đến năm 1999, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam là 23.25 tỷ USD. Nợ nước

ngoài của Việt Nam giảm mạnh khi chúng ta đã kí kết thỏa thuận Toronto với Liên

bang Nga để xử lý các khoản nợ thời kì Liên Xô vào ngày 14/09/2000. Theo thỏa

thuận này, Nga xóa nợ 85%, phần còn lại qui đổi sang USD tương ứng là 1.7 tỷ USD,

trong đó 90% được trả bằng hàng hóa, 10% trả bằng ngoại tệ với lãi suất 4%/năm, trả

67

trong 23 năm (Vũ Dương Huân 2002). Tổng nợ nước ngoài đến năm 2000 chỉ còn

khoảng 12.9 tỷ USD.

Bảng 4.1. Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014

Đơn vị tính: triệu USD

Giai đoạn Cam kết Ký kết Giải ngân

1993-1995 6,131 4,858.07 1,875

1996-2000 11,546.50 9,008 6,142

2001-2005 14,889.20 11,241.05 7,887

2006-2010 31,756.25 20,645.56 13,860

2011-2014 20,872.77 23,436.63 18,470

Nguồn: Nguyễn Viết Lợi (2015)

Trong giai đoạn tiếp theo (2001-2006), nợ nước ngoài của Việt Nam tuy có tăng

nhưng tốc độ tăng chậm. Đến hết năm 2006 chỉ khoảng 18.6 tỷ USD. Tuy nhiên, sau

khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai

đoạn từ sau năm 2010. Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là 23.2 tỷ USD thì đến năm

2013 đã là 65.4 tỷ USD, tăng 182% trong vòng 7 năm. Nguyên nhân chủ yếu là Việt

Nam cần sử dụng các nguồn vốn bên ngoài bên cạnh nguồn lực trong nước để xây

dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư mạnh mẽ của

các nhà đầu tư nước ngoài trong thời kì hội nhập.

Tuy nhiên, việc đánh giá dư nợ nước ngoài theo con số tuyệt đối chưa thể hiện

mức an toàn nợ của quốc gia. Muốn đánh giá cần có sự liên hệ với các biến số khác

trong nền kinh tế như GDP, kim ngạch xuất khẩu… Nếu xét theo tỷ lệ nợ nước

ngoài/GDP thì tỷ trọng này lại có xu hướng giảm. Theo thống kê của ngân hàng thế

giới (WB), tỉ lệ này cao nhất là 359.5% vào năm 1990. Tuy nhiên, tỉ lệ này giảm

mạnh xuống chỉ còn 38.2% sau khi Việt Nam đàm phán thành công với Liên bang

Nga về xử lí các khoản nợ thời kì Liên Xô vào năm 2000. Trong giai đoạn 2000-

2008, tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP giảm mặc dù nợ nước ngoài tăng 106%, từ 12.86 tỷ

USD lên 26.48 tỷ USD. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt,

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng, tạo nguồn thu để trả nợ.

68

Hình 4.1. Nợ nước ngoài và GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2016

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: WB (2018)

Tuy nhiên, sau năm 2008 dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ

nước ngoài có xu hướng tăng nhanh cả về con số tuyệt đối lẫn xét theo tỷ trọng GDP.

Tính đến năm 2016, các con số tương ứng là 86.95 tỷ USD và 42.36% GDP. Nguyên

nhân chủ yếu là Chính phủ gia tăng nguồn lực tài chính ở ngoài nước để đầu tư vào

nền kinh tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc sụt giảm các khoản

thu từ thuế nhập khẩu do phải cắt giảm trong quá trình hội nhập và bội chi ngân sách

kéo dài, khoảng 5% GDP, tỉ lệ này còn khá cao so với các nước trong khu vực Asean

(Hình 4.2).

0

100

200

300

400

19

86

19

87

19

88

19

89

19

90

19

91

19

92

19

93

19

94

19

95

19

96

19

97

19

98

19

99

20

00

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

Nợ nước ngoài GDP Nợ nước ngoài/GDP

69

Hình 4.2. Tỷ lệ bội chi ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á

Đơn vị tính: % GDP

Nguồn: Vinacapital (2015)

So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Asean) thì nợ nước ngoài của

Việt còn thấp, xếp hạng 52 trên toàn cầu (Bảng 4.2). Tuy nhiên, nếu xét về qui mô

nền kinh tế cũng như dự trữ ngoại hối thì nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn tiềm ẩn

những rủi ro. Đối chiếu số liệu ở Bảng 4.2 về nợ nước ngoài, GDP và dự trữ ngoại

hối của Việt Nam so với các nước khu vực Asean đã cho thấy điều đó.

Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

Đơn vị tính: tỷ USD

Thứ tự xếp hạng trên toàn cầu Quốc gia Nợ nước

ngoài GDP Dự trữ

26 Singapore 468.60 305.80 266.30

32 Indonesia 352.20 1,011.00 122.50

34 Malaysia 213.00 309.90 97.44

44 Thái Lan 135.50 437.80 193.50

52 Việt Nam 91.79 216 38.75

60 Philippines 73.10 321.20 81.53

104 Lào 13.64 17.15 0.989

107 Campuchia 11.34 22.25 11.29

Nguồn: The World Factbook (2018)

70

4.1.2. Phân tích theo nguồn tài trợ

Các chủ nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là các chủ nợ đa phương (WB,

ADB…) và song phương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp…). Trong nợ đa phương, Việt

Nam vay chủ yếu từ WB (7.6 tỷ USD) và ADB (4.17 tỷ USD). Đối với nợ song

phương, Việt Nam vay nhiều từ Nhật Bản (9.54 tỷ USD), Pháp (1.16 tỷ USD)…( bản

tin nợ nước ngoài số 7- Bộ tài chính). Các khoản nợ song phương gia tăng mạnh qua

các năm, 16.65 tỷ USD năm 2011 so với 14.69 tỷ USD năm 2010.

Bảng 4.3. Chủ nợ song phương và đa phương của Việt Nam

Đơn vị tính: triệu USD

Chủ thể cho vay Mức nợ

Chủ nợ đa phương 12,374

Chủ nợ song phương 16,657

Thương mại 5,568

Tổng cộng 34,599

Nguồn: International Debt Statistics (2013)

Các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA), vay thương mại và vay thông qua thị trường vốn quốc tế. Đối với vay ODA,

Việt Nam đã giải ngân được 53.89 tỷ USD trên tổng số 73.68 tỷ USD kí kết từ các

nhà tài trợ, chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn xã hội đầu tư vào nền kinh tế. Trong

đó, ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, còn lại là ODA không hoàn lại và hỗn hợp.

ODA là một trong những nguồn bổ sung quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xóa

đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng…góp phần đưa Việt Nam phát triển bền

vững.

Tỷ lệ vốn ODA giải ngân/ ký kết tăng qua các năm là một dấu hiệu cho thấy khả

năng quản lý ngày càng hiệu quả của Việt Nam. Giai đoạn 2011-2014 tỉ lệ này là

khoảng 88% so với mức 72% của giai đoạn 1993-2014. Nếu xem xét dưới góc độ

hiệp định ký kết thì giảm nhưng tổng vốn ký kết cũng như qui mô trung bình các dự

án lại có xu hướng tăng (Bảng 4.4).

71

Bảng 4.4. Qui mô các dự án vay ưu đãi ODA

Đơn vị tính: triệu USD

Giai đoạn Số hiệp định ký kết Vốn ký kết Qui mô

1993-2000 1,026 13,866.07 13.51

2001-2005 723 11,237.76 15.54

2006-2010 423 20,614.48 48.73

2011-2016 319 33,643.00 105.46

Nguồn: Kinh tế 2014-2015:Việt Nam và thế giới

Nguồn vốn ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng nếu căn cứ vào tỷ lệ ODA

giải ngân/ tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nếu tỷ lệ này vào năm 1993 là

26.5% thì năm 2014 là 57.8%, trung bình cho giai đoạn là 1993-2014 là khoảng 46%.

Các con số nêu trên cho thấy vai trò quan trọng của vốn ODA trong bối cảnh nguồn

thu NSNN ngày càng khó khăn trong khi nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế là rất lớn.

Nguồn vốn này tham gia vào hầu hết các dự án đầu tư trong nền kinh tế, giúp giải

quyết bài toán về vốn đầu tư của Chính phủ cũng như cơ sở hạ tầng cho tăng trưởng

kinh tế.

Hình 4.3. ODA giải ngân và vốn đầu tư phát triển xã hội từ NSNN

Đơn vị tính: triệu USD

Nguồn: Kinh tế 2014-2017: Việt Nam và thế giới

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

19

93

19

94

19

95

19

96

19

97

19

98

19

99

20

00

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

ODA giải ngân Tổng đầu tư

72

Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế thông qua

phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên, huy động 750 triệu USD với lãi suất danh

nghĩa là 6.875%. Các nhà đầu tư châu Á nắm 38%, châu Âu nắm 32% và Mỹ là 30%;

trong đó các quĩ đầu tư tài chính nắm 52%, các ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo

hiểm nắm 25% và các tổ chức tài chính khác là 7%. Đây là những tín hiệu cho thấy

sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Nối tiếp thành công,

Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần hai vào năm 2010 với số vốn huy động là

1 tỷ USD, lãi suất danh nghĩa là 6.75%, trong đó các nhà đầu tư Mỹ chiếm 56%, châu

Á là 28% và châu Âu là 16%. Năm 2014, Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ USD trái

phiếu quốc tế với lãi suất danh nghĩa 4.8%, trong đó 17% là các nhà đầu tư châu Á,

55% là các nhà đầu tư Mỹ và 28% là châu Âu (An Huy 2014). Trái phiếu quốc tế của

Việt Nam đã hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế với số lượng đặt mua rất cao so với vốn

cần huy động (Bảng 4.5). Năm 2015, Quốc hội đã cho phép Chính phủ phát hành tối

đa 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2016. Như vậy, cùng với vốn ODA, phát

hành trái phiếu quốc tế cũng là kênh để Chính phủ huy động vốn từ bên ngoài để đầu

tư phát triển đất nước.

Bảng 4.5. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam

Năm 2005 2010 2014

Số tiền huy động (tỷ USD) 0.75 1 1

Số tiền đặt mua (tỷ USD) 4.5 2.4 10.6

Lãi suất cố định (%/năm) 6.85 6.75 4.8

Lãi suất thực (%/năm) 7.12 6.95 5.12

Xếp hạng tín nhiệm của

S&P

BB BB- BB-

Mục đích sử dụng Đầu tư cho

Vinashin

Xây dựng nhà

máy lọc dầu

Dung Quất

(70%)

Vay để trả

nợ 2005

(73%)

Nguồn: An Huy (2014)

Các khoản vay thương mại xuất phát từ các doanh nghiệp dưới hình thức có bảo

lãnh của Chính phủ hoặc không. Chính phủ bảo lãnh các khoản vay thương mại chủ

73

yếu cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến năm 2015, nợ Chính phủ bảo lãnh

chiếm 19% tổng nợ công, tương đương 11.4% GDP. Đối với các khoản vay thương

mại không có bảo lãnh của Chính phủ tập trung vào vay ngắn hạn. Theo khảo sát của

Thời báo kinh tế Sài Gòn, các hình thức vay thương mại này gia tăng đáng kể trong

2 năm gần đây khi lãi suất USD thấp so với VND. Theo thống kê của NHNN chi

nhánh thành phố Hồ Chí Minh, lũy kế đến năm 2014 trên địa bàn có 750 doanh nghiệp

vay nước ngoài trung và dài hạn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 66%)

với dư nợ khoảng 3.65 tỷ USD, tăng 9.7% so với năm 2013 (Ngọc Lan 2018). Tuy

nhiên, các doanh nghiệp này vay bao nhiêu, đặc biệt là vay ngắn hạn, thì không cơ

quan chức năng nào trả lời được. Đây là mảng tối trong quản lí nợ nước ngoài mà

Chính phủ cần quan tâm trong công tác quản lí. Vì vây, NHNN đã ban hành thông tư

12/2014/TT-NHNN, có hiệu lực từ 15/5/2014, để quản lý vấn đề này. Thông tư 12

qui định các doanh nghiệp vay nước ngoài để sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại nợ nước

ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần báo cáo đầy đủ, chặt chẽ hơn cho Ngân hàng

nhà nước (NHNN) khi vay cũng như thay đổi các khoản vay. Đối với các khoản vay

nước ngoài ngắn hạn không được gia hạn nhưng vẫn còn dư nợ tại thời điểm một năm

kể từ ngày rút vốn đầu tiên, các doanh nghiệp phải đăng kí với Vụ quản lý ngoại hối

thuộc NHNN. Đây là những điểm mới của thông tư 12 so với thông tư 09/2004/TT-

NHNN, giúp xóa những điểm mờ trong quản lí hoạt động vay thương mại của các

doanh nghiệp trong nước.

Các khoản nợ nước ngoài chủ yếu vay bằng USD, JPY, EUR. Trong đó, tỉ lệ vay

nợ bằng USD tăng mạnh qua các năm. Nếu như tỉ lệ này năm 2005 là 44.7 % thì đến

năm 2012 đã là 49.2%. Tương ứng với EUR là 5.7% và 7.6%. Đối với đồng JPY là

38% và 42% (International Debt Statistics 2014). Cơ cấu đồng tiền vay nợ cũng gây

áp lực lên các khoản nợ vay nước ngoài khi tỷ giá biến động, đưa đến những rủi ro

cho quốc gia trong quá trình trả nợ. Đồng thời, nó cũng tác động đến chính sách điều

hành tỷ giá của Chính phủ do lo ngại ảnh hưởng đến nợ nước ngoài khi phá giá đồng

nội tệ.

74

Hình 4.4. Các khoản vay thương mại của Việt Nam

Nguồn: Trần Thị Quế Giang (2011)

4.1.3. Phân tích theo hiệu quả sử dụng nợ vay

Bên cạnh các vấn đề nêu trên, việc sử dụng vốn vay như thế nào, hiệu quả ra sao

cũng là điều đáng quan tâm. Vốn vay nước ngoài là một trong những nguồn đầu tư

vào nền kinh tế, tạo động lực cho tăng trưởng. Vì vậy, dưới góc độ đầu tư, nghiên

cứu sử dụng chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output Ratio) để xem xét. ICOR là

chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư, cho biết để gia tăng một đơn vị sản lượng thì số lượng

vốn tăng thêm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với hiệu suất đầu tư thấp

và ngược lại.

Bảng 4.6. Hệ số ICOR của Việt Nam

Giai đoạn ICOR

1991-1995 3.5

1996-2000 4.7

2001-2005 5.2

2006-2010 6.2

2011-2015 5.41

2016-2017 5.04

Nguồn : Kinh tế 2016-2017:Việt Nam và thế giới

75

Bảng 4.6 cho thấy hệ số này của Việt Nam tăng trong các giai đoạn phát triển, từ

3.5 lên 5.41. Điều này cho thấy tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vốn

đầu tư nhưng hiệu quả còn chưa cao. Tuy nhiên, từ năm 2010 hệ số ICOR có xu

hướng giảm so với giai đoạn 2006-2010, cho thấy nhưng cải cách về thủ tục hành

chính, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước… đã mang lại hiệu quả trong hoạt

động đầu tư của Chính phủ Việt Nam.

So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á trong giai đoạn

đầu công nghiệp hóa thì chỉ số này của chúng ta vẫn cao. Các con số ở Bảng 4.7 cho

thấy vốn đầu tư vào nền kinh tế cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp dẫn đến hệ số

ICOR của Việt Nam cao. Vì vậy, trong những giai đoạn tiếp theo Việt Nam cần sử

dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, thông qua kiểm soát

chặt chẽ qui trình đầu tư, tránh phụ thuộc quá nhiều vào cơ chế xin cho như hiện nay.

Bảng 4.7. Hệ số ICOR của các quốc gia châu Á

Nước Giai đoạn GDP (%/năm) Tổng vốn đầu tư/GDP(%) ICOR

Hàn Quốc 1961-80 7.9 23.3 3.0

Đài Loan 1961-80 9.7 26.2 2.7

Indonesia 1981-95 6.9 25.7 3.7

Malaysia 1981-95 7.2 32.9 4.6

Thái Lan 1981-95 8.1 33.3 4.1

Trung Quốc 2001-06 9.7 38.8 4.0

Việt Nam 2001-06 7.6 33.5 4.4

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2010)

Bên cạnh đó, theo kết quả giám sát về sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn

2011-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy vốn vay nước ngoài chiếm

trung bình 37.6% tổng chi đầu tư của Chính phủ. Tuy nhiên, các dự án sử dụng nguồn

vốn vay này thường chậm tiến độ dẫn đến gia tăng tổng vốn đầu tư như cao tốc Nội

Bài – Lào Cao đội vốn 10,148 tỷ đồng (khoảng 441 triệu USD), cao tốc Hồ Chí Minh

– Long Thành – Dầu Giây tăng thêm 10,739 tỷ đồng (467 triệu USD), dự án thoát

nước cải tạo môi trường Hà Nội (dự án 2) tăng 4,630 tỷ đồng (200 triệu USD), dự án

Metro của thành phố Hồ Chí Minh chậm tiến độ làm tăng vốn thêm ít nhất 52,000 tỷ

76

đồng (2.26 tỷ USD)…(Lê Hiệp 2018). Việc giải ngân các dự án có sử dụng vốn vay

nước ngoài đều vượt dự toán được giao, cụ thể năm 2014 vượt 26,169 tỷ đồng, năm

2015 là 30,725 tỷ đồng, năm 2016 là 17,033 tỷ đồng. Hệ quả của vấn đề này làm bội

chi ngân sách so với dự toán đã được Quốc hội cho phép, gây áp lực trong việc tìm

các nguồn vốn khác để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách, trong đó có nợ nước ngoài.

Hàng loạt dự án mất khả năng thanh toán, trong đó có 9 dự án được chính phủ bảo

lãnh với dư nợ 4,618 tỷ đồng, 60 dự án có nợ quá hạn là 10,551 tỷ đồng (Vĩnh Chi

2018). Tất cả các vấn đề này làm hiệu suất đầu tư ICOR nêu ở trên cao so với các

nước, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay không cao.

4.1.4. Phân tích theo khả năng trả nợ

Đánh giá khả năng trả nợ theo các tiêu chí của “Khung nợ bền vững DSF của

IMF và WB” (2014). Theo đó, tính bền vững nợ của các quốc gia dựa trên khả năng

duy trì trạng thái nợ một cách ổn định mà không cần điều chỉnh đến thu nhập và chi

tiêu trong tương lai. Theo Đỗ Thiên Anh Tuấn (2003), việc đánh giá tính bền vững

của nợ theo ba bước. Bước 1, đánh giá khả năng trả nợ của nền kinh tế cũng như các

khoản nợ chưa thanh toán trên cơ sở xem xét tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng

nợ cũng như kỳ hạn nợ, lãi suất nợ. Bước 2 sẽ dự báo các yếu tố khách quan, chủ yếu

là các cú sốc kinh tế từ bên trong lẫn bên ngoài, tác động đến hai yếu tố ở bước 1.

Cuối cùng, tiến hành lượng hóa các chỉ số để đánh giá trên cơ sở đề ra các ngưỡng để

so sánh.

Bảng 4.8. Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo chuẩn WB & IMF

Các chỉ tiêu Ngưỡng

cho phép

Việt Nam

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị hiện tại của nợ

trên GDP 50% 46.8% 35.2% NA NA NA 21.41

Giá trị hiện tại của nợ

trên xuất khẩu 200% 54.47% 42.1% 40.4% NA NA 23.2

Giá trị hiện tại của nợ

trên thu nhập 300% 49.12% NA NA NA NA 88.43

77

Nợ của Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tính

đến cuối năm 2013, tổng nợ của Việt Nam chiếm khoảng 38.5% GDP, trong đó nợ

công chiếm khoảng 26.5% GDP (IMF 2014). Nếu xét theo các ngưỡng nợ theo chuẩn

của WB & IMF thì các chỉ tiêu xem xét (Bảng 4.8) đều ở dưới ngưỡng cho phép rất

xa, trừ chỉ tiêu giá trị hiện tại của nợ nước ngoài trên GDP năm 2011 tiến rất sát

ngưỡng cho phép. Nợ nước ngoài tuy có qui mô lớn nhưng do lãi suất vay thấp và kỳ

hạn dài (chủ yếu là vay ODA) nên gánh nặng nợ trong những năm tới là tương đối

thấp so với xuất khẩu, thu ngân sách của quốc gia. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc

vào tỷ giá hối đoái có ổn định hay không trong tương lai. Muốn làm được điều đó thì

phải duy trì cán cân thương mại xuất siêu và lạm phát một con số.

Theo xếp hạng CPIA của WB về nợ dành cho Việt Nam năm 2014 là 4 điểm

(CPIA debt policy rating), nằm trong nhóm nước có chính sách tốt. Tuy nhiên, xếp

hạng này cho năm 2015 chỉ còn 3.5, nhóm nước có chính sách trung bình. Trừ chỉ

tiêu về nợ nước ngoài/GDP hầu như đã tiếp cận đến ngưỡng an toàn thì các chỉ tiêu

còn lại đều dưới ngưỡng cho phép.

78

Bảng 4.9. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Nhóm quốc gia

Giá trị của nợ

so với (%) của

Nghĩa vụ nợ (gốc và lãi)

so với (%) của

Xuất khẩu GDP Thu ngân sách1 Xuất khẩu Thu ngân sách2

Chính sách trung bình 150 40 250 20 30

Chính sách tốt 200 50 300 25 35

Việt Nam 2011 49.98 43.03 162 3.88 15.6

Việt Nam 2012 47.49 37.94 172 3.6 14.6

Việt Nam 2013 45.8 38.28 184.4 3.16 12.6

Việt Nam 2014 44.5 38.64 211.5 4.20 13.8

Việt Nam 2015 44.8 40.33 206.8 3.8 14.9

Việt Nam 2016 45.9 42.39 NA 3.9 NA

Nguồn: WB (2018) và bản tin nợ công số 4, 5 của Bộ Tài chính

4.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là tiền đề hết sức quan trọng với các quốc

gia kém phát triển, trình độ sản xuất lạc hậu như Việt Nam trong quá trình đổi mới

nền kinh tế. Để đánh giá vấn đề này, nghiên cứu đi sâu phân tích giai đoạn đổi mới

nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, gắn liền với những thành tựu và thách thức như

sau:

Giai đoạn 1986-1990

Việt Nam đứng trước bờ vực khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 1986. Nền kinh

tế phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài, ngân sách bội chi, thiếu hụt lương thực,

thực phẩm, lạm phát tăng cao. Năm 1985 lạm phát ở mức 774.7%, sản xuất trong

nước chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu, tỉ lệ thất nghiệp cao 12.7% và GDP bình quân

là 86 USD/người. Vì vậy, yêu cầu cấp bách phải đổi mới nền kinh tế toàn diện. Đây

là giai đoạn đầu đổi mới nền kinh tế với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành

phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều vấn đề

quan trọng, mang tính đột phá đã được áp dụng như chuyển đổi sang cơ chế quản lý

1 Giá trị nợ của Chính phủ 2 Nghĩa vụ nợ của Chính phủ

79

mới nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, tạo động lực phát triển nền kinh tế. Những

cải cách đột phá giúp giải phóng nền kinh tế khỏi sự kiểm soát chặt chẽ, cứng nhắc

của Nhà nước. Các nền tảng kinh tế thị trường dần dần được hình thành đã giúp Việt

Nam chuyển đổi thành công mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế

thị trường. Những kết quả ban đầu đem lại trong công cuộc đổi mới nền kinh tế là

khả quan với tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 4.4%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng

28%/năm và kìm chế được lạm phát (Võ Hồng Phúc 2006). Tuy nhiên, cơ cấu cũng

như thể chế kinh tế chưa thay đổi đáng kể nên hiệu quả đầu tư vẫn thấp, cuộc sống

người dân vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hình 4.5. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1986-1990

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2000, NXB Thống kê (2000)

Giai đoạn 1991-1997

Tiếp nối những thành công trong giai đoạn đầu đổi mới, Việt Nam đẩy mạnh cải

cách kinh tế, chuyển hướng cải cách sang khu vực tư nhân và nước ngoài, tăng tính

tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Các chính sách này đã góp phần cởi trói lực

lượng sản xuất, góp phần gia tăng tổng sản lượng xã hội, tăng trưởng kinh tế cao gấp

đôi so với giai đoạn 1986-1990, lạm phát có xu hướng giảm. Thị trường nội địa vẫn

đóng vai trò quan trọng do nền kinh tế mới bắt đầu mở cửa. Cơ cấu kinh tế có chuyển

biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ cũng như kinh tế khu vực tư nhân

2.84 3.63 6 4.68 5.09

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

1986 1987 1988 1989 1990

%

Axis Title

GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản

Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ

80

và nước ngoài. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại từ năm 1996.

Các cải cách kinh tế cũng như gia tăng nhu cầu nội địa là những điểm nhấn trong giai

đoạn này, tạo tiền đề quan trọng cho giai đoạn tiếp theo, tăng trưởng kinh tế hướng

về xuất khẩu.

Hình 4.6. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1997

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2000, NXB Thống kê (2000)

Hình 4.6 cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức toàn dụng vào năm 1995

và có xu hướng giảm dần vào các năm sau đó. Giai đoạn này được xem là giai đoạn

phát triển thành công của nền kinh tế Việt Nam, tạo động lực phát triển cho các giai

đoạn tiếp theo. Tăng trưởng bình quân cao gấp đôi giai đoạn 1977-1990 (8.77%/năm

so với 4.07%/năm), lạm phát giảm mạnh (từ 180.2% xuống còn 9.5%) và tỷ lệ thất

nghiệp khoảng 5.88% vào năm 1996 (Dương Ngọc 2010). Tăng trưởng khu vực công

nghiệp và xây dựng có vai vai trò dẫn dắt và quan trọng trong tăng trưởng kinh tế với

tốc độ tăng trên 10%/năm.

Bảng 4.10. Kiều hối giai đoạn 1993-1997

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Số tiền (triệu USD) 35 136 141 250 285 469 400

% GDP NA NA 1.1 1.5 1.4 1.9 1.5

Nguồn: Kinh tế 2017-2018:Việt Nam và thế giới

5.81 8.7 8.08 8.83 9.54 9.34 8.150

2

4

6

8

10

12

14

16

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

%

Axis Title

GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản

Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ

81

Việt Nam từng bước mở cửa hội nhập với thế giới với điểm nhấn là bình

thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1995. Đồng thời, mở cửa thu hút mọi nguồn

vốn nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 1991-

1997 thu hút được 27.8 tỷ USD vốn FDI, 10.8 tỷ USD vốn ODA và 1.55 tỷ USD kiều

hối (Dương Ngọc 2010).

Bảng 4.11. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-1996

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Số dự án 152 195 273 371 412 368 345

Vốn đăng kí 1,282 2,074 2,818 4,261 7,375 9,396 5,956

Đăng kí mới 1,274 2,027 2,588 3,746 6,067 8,640 3,215

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư

Giai đoạn 1998-2007

Khủng hoảng tài chính châu Á đã tác động không nhỏ đến Việt Nam trong giai

đoạn 1998-2000. Tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Năm 1999,

tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 1/2 và thu hút vốn FDI chỉ bằng 1/3 so với năm 1997.

Năm 2000 nền kinh tế mới phục hồi, tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm, năm

sau cao hơn năm trước. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng kết hợp gia

tăng đầu tư công là động lực kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nền kinh tế

thế giới tăng trưởng cũng tạo động lực cho Việt Năm đẩy mạnh các hoạt động xuất

khẩu. Giai đoạn này được xem là thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu. Tăng

trưởng kinh tế đạt mức toàn dụng vào năm 2005 với mức tăng trưởng bình quân

khoảng 8.44%, trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá cao (Hình

4.7).

82

Hình 4.7. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 1997-2000

Nguồn: Tổng cục thống kê & Bộ kế hoạch và đầu tư

Tăng trưởng kinh tế theo khu vực vẫn chịu sự chi phối lớn của khu vực công

nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng đa phần trên 10%/năm. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch

vụ có sự tăng trưởng cao từ năm 2000 với tốc độ tăng bình quân khoảng trên

6.5%/năm. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, khu vực dịch vụ thể hiện tính đề

kháng tốt hơn các khu vực còn lại với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Hình 4.8. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 1998-2007

Nguồn: Niên giám thống kê năm 1999, 2004 và 2008, NXB Thống kê (2000, 2005 và 2009)

5,7964,801

2,031 2,838 3,266 2,993 3,1734,534

6,840

12,005

21,349

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

triệu USD

5.76 4.77 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.460

2

4

6

8

10

12

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

%

Axis Title

GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản

Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ

83

Tuy nhiên, để đạt tăng trưởng cao thì tỷ lệ đầu tư/GDP vào nên kinh tế cũng rất

cao (trung bình khoảng 33% GDP). So với các nước trong khu vực châu Á thì Việt

Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ (Bảng 4.12). Điều này cho thấy mô hình tăng

trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn. Theo Tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư

vào nền kinh tế giai đoạn 2001-2014 là 6.071,3 nghìn tỷ đồng. Khu vực kinh tế Nhà

nước chiếm 42.5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 22.5% và các

thành phần kinh tế còn lại chiếm 35%.

Bảng 4.12. Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008

ĐVT: % GDP

Quốc gia 2006 2007 2008

Trung Quốc 39.75 38.87 40.06

Việt Nam 31.36 35.11 31.81

Ấn Độ 35.57 34.95 34.29

Indonexia 22.66 23.43 26.01

Thái Lan 25.46 26.45 23.11

Nguồn: WB (2017)

Giai đoạn 2008-2016

Khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã chặn đà tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam do phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Nếu như giai đoạn 1998-2007,

tăng trưởng kinh tế bình quân là 7.02%/năm thì trong giai đoạn này tăng trưởng bình

quân khoảng 6%/năm. Do thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng cũng như gia tăng

đầu tư công trong giai đoạn 2000-2007 dẫn đến hậu quả là lạm phát cao, thâm hụt

ngân sách và thương mại cũng tăng, hiệu quả đầu tư thấp với hệ số ICOR cao. Nguyên

nhân chủ yếu là do năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ còn nhiều bất cập, mang

tính ngắn hạn, trong khi nền kinh tế phải đối đầu với nhiều vấn đề phức tạp trong quá

trình hội nhập. Chính phủ chủ yếu xử lí các vấn đề ngắn hạn, cấp bách như lạm phát

cao, lãi suất cao… mà chưa quan tâm đến các vấn đề dài hạn (công nghiệp hỗ trợ, cơ

sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực…). Điều này dẫn đến hệ quả là chúng ta đánh

mất cơ hội bứt phá trong phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập WTO cũng như

tái cấu trúc nền kinh tế trong khủng hoảng tài chính Mỹ.

84

Bảng 4.13. Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân

Giai đoạn 1996-2000 2001-2005 2006-2010

Lạm phát bình quân (%/năm) 3.4 5.1 11.4

Tăng trưởng GDP bình quân (%/năm) 6.96 7.51 7.02

Nguồn: Trần Đình Thiên (2014)

Bảng 4.13 cho thấy so với những giai đoạn trước đó chúng ta có nhiều thuận lợi

(mức đầu tư cao, thị trường mở rộng…) nhưng tăng trưởng bình quân không cao, có

xu hướng giảm và lạm phát cao. Kết quả là chúng ta không tận dụng các điều kiện để

chuyển hóa thành lợi ích tăng trưởng cũng như giảm thiểu các rủi ro tác động đến nền

kinh tế. Đồng thời mô hình tăng trưởng duy trì quá lâu, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư

không còn phù hợp, tạo ra những điểm yếu cố hữu trong nền kinh tế. Xét theo khu

vực thì sự sụt giảm mạnh tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đã làm giảm

tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu nền

kinh tế (Hình 4.9).

Nền kinh tế bắt đầu hồi phục từ năm 2010 nhưng tốc độ vẫn còn chậm so với các

giai đoạn trước và có dấu hiệu chững lại từ năm 2012. Sự suy yếu của giá thế giới các

mặt hàng nông sản và giá dầu đã tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của khu

vực tư nhân cũng như thu ngân sách của Chính phủ. Chúng ta còn gặp khó khăn trong

giải quyết vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ nợ công tăng nhanh, chiếm

61% GDP, thâm hụt ngân sách khoảng 5.9% GDP (2014). Đồng thời, tăng trưởng

kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn

thì Việt Nam đã kiềm chế được lạm phát, cải thiện được cán cân thương mại, gia tăng

dự trữ ngoại hối cũng như thực hiện các cải cách quyết liệt nhằm cải thiện môi trường

đầu tư. Đây là những cơ sở quan trọng đặt nền móng tăng trưởng bền vững trong

tương lai.

85

Hình 4.9. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 2008-2016

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và 2014, NXB Thống kê (2012, 2016)

4.3. Phân tích thực nghiệm tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam.

4.3.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ở Bảng 4.14 với các giá trị

được liệt kê như giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, độ nhọn, độ

nghiêng… Trong đó, các giá trị độ nhọn (Kurtosis) và độ nghiêng (Skewness) cho

biết về hình dáng phân phối của dữ liệu nghiên cứu. Trong đó, các giá trị độ nhọn

(Kurtosis) và độ nghiêng (Skewness) cho biết về hình dáng phân phối của dữ liệu

nghiên cứu. Nếu độ nhọn bằng 3 thì phân phối xác suất được tập trung ở mức bình

thường, lớn hơn 3 là tập trung ở mức cao hơn bình thường, nhỏ hơn 3 là tập trung ở

mức thấp hơn bình thường. Độ nhọn các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 3, tức là tập

trung ở mức thấp hơn bình thường. Với độ nghiêng thì bằng 0 là phân phối đối xứng,

nhỏ hơn 0 là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên trái nhiều hơn, lớn hơn 0

là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên phải nhiều hơn. Độ nghiêng các biến

nghiên cứu đều nhỏ hơn 0, tức là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên trái

nhiều hơn.

6.31 5.32 6.78 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 6.210

2

4

6

8

10

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

%

Axis Title

GDP Nông lâm nghiệp & thủy sản

Công nghiệp & xây dựng Dịch vụ

86

Bảng 4.14. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu

Chỉ tiêu GDP OPE CPI EX M2 EXD

Giá trị trung bình 6.68 506.60 91.14 0.66 26.04 37.76

Trung vị 6.76 404.07 87.51 0.64 24.49 38.68

Giá trị lớn nhất 9.26 1,216.04 153.51 8.2 73.53 43.69

Giá trị nhỏ nhất 3.14 123.70 47.60 -4.49 10.39 29.22

Độ lệch chuẩn 1.24 318.50 38.03 2.66 10.10 4.16

Độ nghiêng -0.061 0.55 0.32 0.38 1.62 -0.66

Độ nhọn 3.03 2.01 1.51 2.96 7.49 2.47

Jarque-Bera 0.045 6.22 7.50 1.65 237.76 1.44

Xác suất 0.977 0.0445 0.0234 0.439 0.00 0.49

Tổng 454.54 34,448 6,197 44.88 4,843.1 641.89

Số quan sát 68 68 68 68 186 17

Căn cứ vào Bảng 4.14 cho thấy biến GDP, CPI, EX, M2 và EXD có giá trị trung

bình và trung vị gần như bằng nhau, không chênh lệch nhiều. Độ nghiêng các biến

OPE, CPI, EX và M2 có độ nghiêng lớn hơn 0. Các biến OPE, CPI, EX và EXD có

độ nghiêng nhỏ hơn 3. Các giá trị này cho biết hình dáng phân phối của các biến

nghiên cứu trong mô hình định lượng.

Tiếp theo, luận án phân tích tính mùa vụ các biến nghiên cứu trong mô hình

MIDAS. Theo Gujarati (2003) việc tính toán của chuỗi dữ liệu không dừng sẽ không

gặt hái được kết quả hợp lý. Vì vậy, trước khi xây dựng và chạy hồi qui mô hình cần

phân tích tính dừng để tránh trường hợp hồi qui giả mạo. Hồi qui giả mạo được hiểu

là mô hình có kết quả kiểm định t và R rất tốt nhưng mô hình có thể không có ý nghĩa.

Đối với biến phụ thuộc là biến tăng trưởng GDP (%/quý), dữ liệu được lấy từ nguồn

dữ liệu của ngân hàng ADB, giai đoạn Q1/2000 đến Q4/2016. Phân tích dữ liệu bằng

biểu đồ cho thấy tính mùa vụ và được xử lý bằng phương pháp Census X12 (Hình

87

4.10). Tương tự, trong các biến độc lập thì chỉ có biến độ mở nền kinh tế là có tính

mùa vụ và được xử lý bằng phương pháp Census X12 (Hình 4.10).

Hình 4.10. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu

GDP GDP_SA

OPE OPE_SA

4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình tuyến tính

Kiểm tra tính dừng của biến nghiên cứu

Các biến độc lập được đưa vào trong mô hình gồm biến tỷ giá thực (EX), nợ nước

ngoài (EXD), cung tiền M2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), độ mở nền kinh tế (OPE) và

biến giả khủng hoảng tài chính (CRISIS) đều dừng ở bậc 1 hoặc sai phân bậc 1 (Bảng

4.15). Biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế GDP cũng cho kết quả tương tự khi dừng

ở sai phân bậc 1 (Bảng 4.15).

88

Bảng 4.15. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF

Biến

t-Statistic

1% 5% 10% Kết luận

GDP_SA -1.920415 -3.531592 -2.905519 -2.590262 Không dừng

EXD -2.129569 -3.959148 -3.081002 -2.681330 Không dừng

OPE_SA 0.738564 -3.533204 -2.906210 -2.590628 Không dừng

CPI 0.730094 -3.534868 -2.906923 -2.591006 Không dừng

EX -5.489474 -3.531592 -2.905519 -2.590262 Chuỗi dừng

M2 -0.879654 -3.476805 -2.881830 -2.577668 Không dừng

D(GDP_SA) -7.658786 -3.533204 -2.906210 -2.590628 Chuỗi dừng

D(EXD) -2.827038 -3.959148 -3.081002 -2.681330 Chuỗi dừng

D(OPE_SA) -5.274463 -3.533204 -2.906210 -2.590628 Chuỗi dừng

D(CPI) -4.427621 -3.534868 -2.906923 -2.591006 Chuỗi dừng

D(M2) -7.297234 -3.476805 -2.881830 -2.577668 Chuỗi dừng

Mô hình nghiên cứu

Sau khi kiểm tra tính mùa vụ và tính dừng cho các biến nghiên cứu ở bước 1,

nghiên cứu tiến hành phân tích mô hình MIDAS để xem xét tác động của nợ nước

ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài có tác

động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu và có ý nghĩa thống

kê (Bảng 4.16).

89

Bảng 4.16. Phương trình MIDAS

Biến độc lập Hệ số Giá trị p

C 3.6598 0.2669

GDP(-1) 0.303 0.0678

CPI -0.218 0.0001

CPI(-1) 0.114 0.0073

OPE 0.0102 0.0044

EX(-1) -0.0726 0.0057

EXD

Độ dốc 0.9905 0.0000

Beta 1 0.9810 0.0000

Beta2 0.9760 0.0000

M2

Độ dốc 0.03742 0.0895

Beta 1 0.1303 0.0587

Beta2 0.9320 0.0000

R2 0.9408

R2 điều chỉnh 0.9338

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy việc đưa các biến và biến độ trễ trong mô

hình thì biến CPI, EX(-1), OPE và M2 đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, biến CPI có

tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Biến EX(-1) cũng có

tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Biến OPE có tác động

tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, các biến EXD và

M2 cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1% và 10%.

Ngoài ra, các biến độ mở GDP(-1), CPI(-1) đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình

nghiên cứu. Như vậy, giả thuyết 1 là không bác bỏ H0 hay nói cách khác là nợ nước

ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên

cứu.

90

Kiểm định phần dư cho mô hình nghiên cứu

Hình 4.11. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình MIDAS

Kiểm định phần dư để xem xét tính hợp lý của mô hình nghiên cứu trên cơ sở

xem xét phần dư mô hình có phân phối chuẩn hay không, phương sai không đổi và

không có tự tương quan. Nếu đáp ứng được thì phần dư với là nhiễu trắng hay quan

sát ở mỗi thời điểm nhất định không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện, thông tin nào trước

đó.

Hình 4.12. Kiểm định tự tương quan của phần dư trong mô hình MIDAS

91

Trước hết, xem xét phân phối của phần dư (Hình 4.11) cho thấy phần dư có phân

phối chuẩn. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy phần dư cũng không có tự tương

quan thông qua phân tích ACF và PACF (Hình 4.12). Kết qủa phân tích cho thấy

phần dư là nhiễu trắng, mô hình phân tích là phù hợp.

4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Phân tích thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng

trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài tăng 1% sẽ

làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng

trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực

nghiệm cho thấy việc tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

theo hướng cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Với kết quả tìm được thông

qua nghiên cứu thực nghiệm đã trả lời cho giả thuyết nghiên cứu về tác động của nợ

nước đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hằng số của mô hình tuyến tính

không có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị

chính sách trong chương 5 của luận án.

Nghiên cứu thực nghiệm nợ nước ngoài Việt Nam giai đoạn 2000-2016 cho thấy

tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn phù hợp với các nghiên cứu trước đây

như Frimpong và Oteng-Abayi (2006), Daud, Ahmad và Azman-Saini (2013), Suna

Korkmaz (2015). Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam

cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim

Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim

Oanh (2016). Trong các biến nghiên cứu đưa vào mô hình chỉ có biến trễ GDP và

biến giả khủng hoảng tài chính là không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, so sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy

các biến nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế, lạm phát, cung tiền có dấu như kỳ vọng

ban đầu. Tuy nhiên, biến tỷ giá hối đoái thực lại có dấu ngược kỳ vọng. Tóm lại, trong

dài hạn nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế, cung tiền tác động tích cực đến tăng trưởng

kinh tế Việt Nam là kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng và mức độ

biến động tỷ giá thực lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả

92

này, nghiên cứu sẽ đề ra các gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình hội nhập

vào nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường tài chính nói riêng.

4.4. Phân tích thực nghiệm tác động phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam.

4.4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ở Bảng 4.17 với các giá trị

được liệt kê như giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, độ nhọn, độ

nghiêng… Trong đó, các giá trị độ nhọn (Kurtosis) và độ nghiêng (Skewness) cho

biết về hình dáng phân phối của dữ liệu nghiên cứu. Nếu độ nhọn bằng 3 thì phân

phối xác suất được tập trung ở mức bình thường, lớn hơn 3 là tập trung ở mức cao

hơn bình thường, nhỏ hơn 3 là tập trung ở mức thấp hơn bình thường.

Bảng 4.17. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu

GDP OPE EXD

Giá trị trung bình 6.891615 403.30054 26.79407

Trung vị 7.011039 338.6953 25.67500

Giá trị lớn nhất 9.504378 1,033.344 44.00000

Giá trị nhỏ nhất 3.123255 123.7002 15.46000

Độ lệch chuẩn 1.359343 242.1696 7.436127

Độ nghiêng -0.274560 0.808273 0.303133

Độ nhọn 2.890108 2.593215 2.314829

Jarque-Bera 0.731753 6.483627 1.953040

Xác suất 0.000846 0.183500 0.317565

Tổng 385.9305 22584.82 1500.468

Số quan sát 56 56 56

93

Trong đó, các giá trị độ nhọn (Kurtosis) và độ nghiêng (Skewness) cho biết về

hình dáng phân phối của dữ liệu nghiên cứu. Nếu độ nhọn bằng 3 thì phân phối xác

suất được tập trung ở mức bình thường, lớn hơn 3 là tập trung ở mức cao hơn bình

thường, nhỏ hơn 3 là tập trung ở mức thấp hơn bình thường. Độ nhọn các biến nghiên

cứu đều nhỏ hơn 3, tức là tập trung ở mức thấp hơn bình thường.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ở Bảng 4.17 với các giá trị

được liệt kê như giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, độ nhọn, độ

nghiêng… Với tăng trưởng kinh tế cao nhất là 9.5%, nhỏ nhất là 3.12%/quý và giá trị

trung bình là 6.89%/quý. Độ mở nền kinh tế cao nhất là 1,033 và thấp nhất 123

%/GDP. Nợ nước ngoài tương ứng là 44% và 15% GDP. Độ nhọn các biến đều nhỏ

hơn 3. Độ nghiêng của biến EXD và OPE lớn hơn 0. Các thông số thống kê này cho

biết hình dạng phân phối của các biến trong mô hình nghiên cứu.

Hình 4.13. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu

4.13a

4.13b

94

Với độ nghiêng thì bằng 0 là phân phối đối xứng, nhỏ hơn 0 là phân phối bất đối

xứng và đồ thị xuôi về bên trái nhiều hơn, lớn hơn 0 là phân phối bất đối xứng và đồ

thị xuôi về bên phải nhiều hơn. Độ nghiêng các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 0, tức

là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên trái nhiều hơn.

Do các biến GDP và OPEN có tính mùa vụ (Hình 4.13a) nên việc đầu tiên phải

lọc dữ liệu để loại trừ yếu tố này theo phương pháp phổ biến là Census X12. Sau khi

lọc dữ liệu thì các biến này được đặt tên tương ứng là GDP_SA, EXD_SA và

OPE_SA (Hình 4.13b), yếu tố mùa vụ đã bị loại trừ.

4.4.2. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu

Kiểm định nghiệm đơn vị

Tiếp theo, để thực hiện mô hình VECM phải thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị

bằng phương pháp ADF trên các dữ liệu đã được xử lý tính mùa vụ. Theo Gujarati

(2003) việc tính toán của chuỗi dữ liệu không dừng sẽ không gặt hái được kết quả

hợp lý. Vì vậy, trước khi xây dựng và chạy hồi qui mô hình cần phân tích tính dừng

để tránh trường hợp hồi qui giả mạo. Hồi qui giả mạo được hiểu là mô hình có kết

quả kiểm định t và R rất tốt nhưng mô hình có thể không có ý nghĩa.

95

Bảng 4.18. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF

Biến

t-Statistic

1% 5% 10% Kết luận

GDP_SA -2.660527 -3.555023 -2.915522* -2.595565 Không dừng

EXD_SA -1.462006 -3.557472 -2.916566 -2.596116 Không dừng

OPE_SA 1.161548 -3.557472 -2.916566 -2.596116 Không dừng

D(GDP_SA) -10.28411 -3.557472 -2.916566 -2.596116 Chuỗi dừng

D(EXD_SA) -10.52410 -3.557472 -2.916566 -2.596116 Chuỗi dừng

D(OPE_SA) -4.857552 -3.557472 -2.916566 -2.596116 Chuỗi dừng

Kết quả cho thấy các biến dữ liệu đều không dừng và sai phân bậc 1 đều dừng ở

mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.2). Các biến đều dừng ở sai phân bậc 1 nên có thể tồn tại

mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến nghiên cứu. Đây là cơ sở để tiến hành kiểm

định đồng liên kết theo phương pháp Johansen-Jesulius.

Hình 4.14. Đường cong Laffer nợ của Việt Nam

96

Để chạy mô hình như đã nêu ở phương trình (2.13), việc đầu tiên là phải xác định

ngưỡng nợ nước ngoài. Nghiên cứu sử dụng dạng hàm phi tuyến dạng đường cong

phương trình bậc 2 để mô phỏng ngưỡng nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế thông

qua phần mềm SPSS 20.0. Giá trị này được ước lượng dựa trên sự phân tán tăng

trưởng GDP với biến nợ nước ngoài theo đường cong bậc hai và xác định điểm tối

đa. Mô phỏng đường cong Laffer nợ được mô tả như ở Hình 4.14. Đỉnh của đường

cong này được xem như là ngưỡng nợ tối ưu cho phát triển kinh tế, kết quả cho thấy

ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam là 21.5%/quý.

Nghiên cứu bậc trễ cho mô hình VECM

Bảng 4.19. Bậc trễ tối ưu của mô hình VECM

Tiếp theo, với ngưỡng nợ tối ưu tìm được ở Hình 4.14, nghiên cứu đi tìm bậc trễ

tối ưu cho mô hình VECM thông qua dựa trên các tiêu chuẩn thông tin bằng việc sử

dụng phần mềm Eviews 9.0. Với kết quả như ở Bảng 4.19, bậc trễ tối ưu cho mô hình

VECM là 3.

Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết

Tiến hành kiểm định mối quan hệ đồng liên kết nhằm chứng minh mối quan hệ

dài hạn giữa các biến trong mô hình thông qua kiểm định Trace và Max-Eigen với

bậc trễ tương ứng tìm được ở bước 1. Từ đó lựa chọn mô hình VECM tốt nhất. Kết

quả cho thấy phương trình 4 (có hằng số và có xu hướng trong phương trình đồng

liên kết), (Bảng 4.20).

97

Bảng 4.20. Kiểm định mô hình đồng liên kết

Phương

trình

Không

tuyến tính,

hệ số góc

và xu

hướng (1)

Không

tuyến tính,

có hệ số

góc và

không xu

hướng (2)

Tuyến tính

có hệ số

góc và

không xu

hướng (3)

Tuyến tính

có hệ số

góc và xu

hướng (4)

Phi tuyến

có hệ số

góc và xu

hướng (5)

Trace 1 1 1 1 2

Max-

Eigen 1 1 1 2 2

Akaike 14.78702 13.74236 13.76429 13.27004* 13.28668

Schwarz 15.86725 14.98822 15.12124 14.82072* 14.91472

* có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Kiểm định Trace và Max - Eigen

Bảng 4.21. Lựa chon số đồng liên kết cho mô hình

Kiểm định Trace Kiểm định Max-Eigen

Mối quan

hệ đồng

liên kết giả

định

Trị riêng

(Eigen

value)

Thống kê

Trace

Giá trị tới

hạn 5%

Thống kê

Max-

Eigen

Giá trị tới

hạn 5%

Không* 0.912797 150.5823* 42.91525 126.8547 25.82321

Tối đa 1* 0.350487 23.72750 25.87211 22.43966* 19.38704

Tối đa 2 0.024462 1.287840 12.51798 1.287840 12.51798

*Mối quan hệ đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%

Với phương trình 4, bậc trễ là 3, nghiên cứu tiếp tục lựa chọn số đồng liên kết

cho mô hình bằng kiểm định Trace và Max-Eigen cho phương trình đồng liên kết

được lựa chọn. Kết quả Bảng 4.21 cho thấy có 2 liên hệ đồng liên kết theo kiểm định

98

Trace và 1 liên hệ đồng liên kết theo kiểm định Max – Eigen giữa các biến trong mô

hình ở mức ý nghĩa 5%, phản ánh mối quan hệ tương quan dài hạn của mô hình

VECM.

Hồi qui mô hình VECM

Tiến hành ước lượng hồi qui với VECM để xác định tác động và tương quan giữa

các biến trong mô hình tương ứng với 2 đồng liên kết đã tìm ra ở bước 3. Kết quả ước

lượng mô hình VECM cho thấy các biến đều có dấu như kỳ vọng. Mô hình cân bằng

trong dài hạn cho kết quả như phương trình (4.2). Các hệ số hồi qui của nợ nước ngoài

đạt dấu như kỳ vọng và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Việc đưa biến

giả vào mô hình nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.22. Kết quả mô hình VECM trong dài hạn

Biến Phương trình 1 Thống kê t Phương trình 2 Thống kê t

GDP_SA(-1) 1.0000 0.0000

OPE_SA(-1) 0.0000 1.0000

EXD_SA(-1) -1.292369 -9.26725 95.70700 14.7443

TREND 0.068312 1.62521 -18.85489 9.63728

C 27.17890 -2,457.312

Phương trình đồng liên kết của mô hình nghiên cứu:

1*GDP_SAt-1 - 1.292369*EXD_SAt-1 + 0.068312*TREND + 26.17890 = 0 (4.2)

Hay: GDP_SAt-1 = 1.292369*EXD_SAt-1 - 0.068312*TREND – 26.17890 (4.3)

Bảng 4.23. Kết quả mô hình VECM trong ngắn hạn

Biến phụ thuộc D(GDP_SA) D(OPE_SA)

Biến độc lập Hệ số Trị thống kê

t

Hệ số Trị thống

kê t

D(GDP_SA(-1)) -0.307291 -2.17860*** 1.396054 0.32595

D(GDP_SA(-2)) -0.090696 -0.59340 11.68078 2.51681**

D(GDP_SA(-3)) 0.213791 1.52368 -0.546524 -0.12827

D(OPE_SA(-1)) 0.027120 5.02892* 0.169866 1.03731

D(OPE_SA(-2)) 0.004840 0.70717 -0.190049 -0.91439

D(OPE_SA(-3)) 0.007934 1.09793 -0.534654 -2.43667**

99

D(EXD_SA (-1)) -0.034290 -0.70861 -1.127655 -0.76740

D(EXD_SA (-2)) -0.013053 -0.27856 1.137998 0.79975

D(EXD_SA (-3)) -0.070817 -1.65972 1.231295 0.95033

C -0.059691 -0.18438 0.274720 0.02795

DUM -0.084757 -1.93674*** 3.498831 2.63290*

R2 0.650741 0.498870

Biến phụ thuộc D(EXD_SA)

Biến độc lập Hệ số Trị thống kê t

D(GDP_SA(-1)) -0.141420 -1.05464

D(GDP_SA(-2)) -0.113970 -0.78436

D(GDP_SA(-3)) -0.005954 -0.04463

D(OPE_SA(-1)) 0.007583 1.47901

D(OPE_SA(-2)) 0.005660 0.86986

D(OPE_SA(-3)) 0.005836 0.84947

D(EXD_SA (-1)) -0.045642 -0.99221

D(EXD_SA (-2)) -0.032208 -0.72298

D(EXD_SA (-3)) -0.015914 -0.39232

C -5.628653 -18.2885*

DUM 0.896497 21.5481*

R2 0.959415

*, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Xác định chiều hướng đồng liên kết trong mô hình

Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM, nghiên cứu thực

hiện kiểm định nhân quả Granger. Kết quả kiểm định ở Bảng 4.7 cho thấy với các giả

thuyết H0 khi p nhỏ hơn 10% thì có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả

thuyết H1.

Với biến D(GDP_SA) là biến phụ thuộc, giả thuyết D(OPE_SA) không phải là

nguyên nhân không thể bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, kiểm định kết hợp

cho cả D(EXD_SA) và D(OPE_SA) không là nguyên nhân của D(GDP_SA) bị bác

bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Kết qủa này cho thấy D(EXD_SA) và D(OPE_SA) là nguyên

nhân của D(GDP_SA) hay D(GDP_SA) là biến phụ thuộc.

100

Bảng 4.24. Kiểm định nhân quả Granger

Giả thuyết H0 Chi-sq Giá trị P

Độ mở không có tác động đến tăng trưởng kinh tế 25.29409 0.0000*

Nợ nước ngoài không có tác động đến tăng trưởng kinh tế 3.899075 0.2726

Tất cả các nhân tố trên không có tác động đến tăng trưởng kinh

tế

28.24423 0.0001*

Tăng trưởng kinh tế không có tác động đến độ mở 11.98867 0.0074*

Nợ nước ngoài không có tác động đến độ mở 2.202281 0.5315

Tất cả các nhân tố trên không có tác động đến độ mở 12.60586 0.0497**

Tăng trưởng kinh tế không có tác động đến nợ nước ngoài 1.538364 0.6734

Độ mở không có tác động đến nợ nước ngoài 2.804883 0.4227

Tất cả các nhân tố trên không có tác động đến nợ nước ngoài 4.960351 0.5489

*, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Với biến D(EXD_SA) là biến phụ thuộc, giả thuyết D(GDP_SA) và D(OPE_SA)

không phải là nguyên nhân không thể bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Kiểm định kết

hợp cho cả D(GDP_SA) và D(OPE_SA) không là nguyên nhân của D(lnEXD_SA)

không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 10%. Kết qủa này cho thấy D(GDP_SA) và

D(OPE_SA) không là nguyên nhân của D(EXD_SA) hay D(EXD_SA) không phải là

biến phụ thuộc.

Với biến D(OPE_SA) là biến phụ thuộc, giả thuyết D(GDP_SA) không phải là

nguyên nhân bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, kiểm định kết hợp cho cả

D(GDP_SA) và D(EXD_SA) không là nguyên nhân của D(OPE_SA) không thể bị

bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Kết qủa này cho thấy D(GDP_SA) và D(EXD_SA) là

nguyên nhân của D(OPE_SA) hay D(OPE_SA) là biến phụ thuộc.

101

Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình được thể hiện như trong Hình 4.15 sau

đây:

Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM

Đo lường tác động ngắn hạn

Nghiên cứu tiến hành đo lường tác động ngắn hạn giữa các biến số thông qua phản

ứng đẩy và phân tích phân rã phương sai.

Kết quả phân tích phản ứng đẩy không tích lũy cho thấy trong ngắn hạn các biến

phản ứng với các cú sốc như thế nào. Đối với cú sốc của tăng trưởng kinh tế GDP,

các biến nợ nước ngoài và độ mở nền kinh tế có phản ứng ở mức ý nghĩa 5%. Độ mở

nền kinh tế tăng lên mức 3 ở t=1, mức 1 ở t=2 và mức 7 ở t=3 rồi giảm về 0 ở t=4.

Nợ nước ngoài giảm xuống mức -0.3 ở t=1 rồi giảm về 0 ở t=2. Đồng thời tăng trưởng

kinh tế phản ứng với chính nó không khác 0 tại mức ý nghĩa 5% từ t=2 tức GDP chỉ

phản ứng ở quý đầu tiên sau sốc. Kết quả này đồng nhất với kiểm định Granger.

Đối với cú sốc độ mở nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế tăng 0.01 ở t=1, 0.26 ở t=2

rồi giảm về 0 ở t=3. Nợ nước ngoài tăng 0.2 ở t=1 rồi giảm về 0 ở t=2. Độ mở nền

kinh tế cũng phản ứng với chính nó từ t=3 sau sốc. Kết quả này đồng nhất với kiểm

định Granger.

D(GDP_SA)

D(EXD_SA) D(OPE_SA)

102

Hình 4.16. Phân tích phản ứng đẩy

Cú sốc tăng trưởng GDP

Phản ứng của OPE

Phản ứng của EXD

Cú sốc độ mở OPE

Phản ứng của GDP

Phản ứng của EXD

Cú sốc nợ nước ngoài EXD

Phản ứng của GDP

Phản ứng của OPE

Đối với cú sốc của nợ nước ngoài, nó chỉ phản ứng với chính nó từ t=2 sau sốc

hay nới cách khác nó chỉ phản ứng ở quý đầu tiên sau sốc. Kết quả này đồng nhất với

kiểm định Granger.

103

Hình 4.17. Phân tích phản ứng đẩy tích lũy

Cú sốc tăng trưởng GDP

Phản ứng của OPE

Phản ứng của EXD

Cú sốc độ mở OPE

Phản ứng của GDP

Phản ứng của EXD

Cú sốc nợ nước ngoài EXD

Phản ứng của GDP

Phản ứng của OPE

Đối với phản ứng đẩy có tích lũy, nợ nước ngoài và độ mở nền kinh tế phản ứng

với cú sốc của tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài phản ứng với độ cân bằng mới đạt

được từ t=2 sau sốc ở mức -0.3. Độ mở nền kinh tế phản ứng với độ cân bằng mới

đạt được từ t=4 sau sốc ở mức 10. Độ mở nền kinh tế phản ứng với chính nó và đạt

mức cân bằng mới ở mức 21 từ t=3. Tương tự, nợ nước ngoài phản ứng với mức cân

bằng mới đạt được ở mức 0.2 từ t=2. Nợ nước chỉ ngoài phản ứng với chính nó và

đạt mức cân bằng mới từ t=2.

104

Bảng 4.25. Phân rã phương sai

Phân rã phương sai của GDP

Giai đoạn GDP OPE EXD

1 100 0 0

4 85.33 12.93 1.75

8 79.75 17.28 2.96

10 78.81 18.27 2.92

Phân rã phương sai của OPE

Giai đoạn GDP OPE EXD

1 1.99 98.01 0

4 11.05 80.44 8.51

8 14.93 77.41 7.65

10 15.49 76.72 7.78

Phân rã phương sai của EXD

Giai đoạn GDP OPE EXD

1 2.51 0.66 96.82

4 12.58 5.12 82.30

8 21.84 6.62 71.54

10 23.25 7.05 69.70

Phân rã phương sai mô hình VAR (8) với trật tự D(GDP_SA), D(OPE_SA),

D(EXD_SA) cho thấy biến động D(GDP_SA) chủ yếu được giải thích bởi chính nó

và độ mở nền kinh tế. D(EXD_SA) giải thích rất ít cho sự biến động của D(GDP_SA).

Tuy nhiên, sự biến động D(OPE_SA) được giải thích bởi chính nó và D(GDP_SA).

D(EXD_SA) cũng giải thích cho sự biến động của D(OPE_SA) nhưng không cao. Sự

biến động của D(EXD_SA) chủ yếu được giải thích bởi chính nó và D(GDP_SA).

D(POE_SA) cũng giải thích cho sự biến động cho D(EXD_SA) nhưng cũng không

cao.

105

Kiểm định mô hình

Tiếp theo tiến hành các kiểm định nhằm đảm bảo tính ổn định và xem xét các yêu

cầu của mô hình VECM có thỏa mãn hay không. Trước hết là kiểm định nghiệm đặc

trưng AR nhằm đảm bảo tính ổn định của mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả

các nghịch đảo nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị (Hình 4.18). Điều này cho

thấy mô hình VECM đảm bảo tính ổn định và bền vững.

Hình 4.18. Kiểm định AR

Nghiên cứu tiếp tục các kiểm định sau ước lượng nhằm bảo đảm các yêu cầu của

VECM về phần dư. Tiến hành kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange (LM) để

xem xét hiện tượng tương quan chuỗi của phần dư. Kết quả cho thấy phần dư không

có hiện tượng tự tương quan (Bảng 4.26).

106

Bảng 4.26. Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange

Kiểm định tự tương quan phần dư: Kiểm định Portmanteau

Độ trễ 1 2 3 4 5 6 7 8

Giá trị

P NA* NA* NA* 0 0 0 0.0001 0.0002

Thống

kê Q 29.49 48.90 62.38 69.97 73.55 77.83 83.27 93.21

Kiểm định tự tương quan phần dư: Kiểm định nhân tử Lagrange (LM)

Giá trị

P 0 0 0.0387 0.225 0.9032 0.8090 0.8053 0.2944

Thống

kê LM 56.58 42.62 17.71 11.80 4.12 5.28 5.32 10.73

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư cho thấy chấp nhận giả thuyết H0 ( chưa

có cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết phần dư của mô hình có phân phối chuẩn) với

mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.11).

Bảng 4.27. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Bộ phận 1 2 3

Jarque-Bera 0.59 2.1292 2.7194

Giá trị P 0.8987 0.5460 0.8432

4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã kiểm định tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

thông qua ngưỡng nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu của các biến nghiên cứu đều

đạt như đặt ra trong giả thuyết nghiên cứu. Để tăng trưởng kinh tế ổn định cần có

chính sách tài khóa bền vững. Tính bền vững của chính sách tài khóa được hiểu là

duy trì tỷ lệ nợ/GDP không đổi. Tuy nhiên, đây không phải là chính sách tốt nhất.

Chính sách tốt nhất là phải duy trì tỷ lệ nợ tối ưu cho nền kinh tế, thúc đầy kinh tế

tăng trưởng, tương ứng với đỉnh của đường cong Laffer nợ. Ở mức nợ tối ưu, việc gia

107

tăng thêm nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ nợ gia tăng

không là gánh nặng nợ cho nền kinh tế, góp phần bền vững chính sách tài khóa.

Nhưng nếu nền kinh tế đã đạt mức tối ưu về nợ thì vấn đề ổn định nợ lại trở nên quan

trọng.

Các quốc gia không ổn định nợ ở mức tối ưu sẽ gặp phải vấn đề gánh nặng nợ

trong tương lai. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 đã cho

thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cũng

khẳng định sự tồn tại của đường cong Laffer nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối

quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng GDP và các biến độc lập cũng như ngưỡng

nợ tối ưu cho Việt Nam là 21.5%/quý, tương ứng khoảng 86% GDP/năm. Kết quả

nghiên cứu về ngưỡng nợ này cũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước

đây của Arcand và cộng sự (2015) với ngưỡng nợ là 110% GDP và Kumar và Woo

(2010) với ngưỡng nợ là 90% GDP.

So với các nghiên cứu trước đây về ngưỡng nợ của Việt Nam, nghiên cứu này

cũng cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng trưởng

kinh tế và ngưỡng nợ là 21.5%/quý trong giai đoạn 2000-2013. Sự khác biệt của

nghiên cứu là ngưỡng nợ mới so với các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, cũng chỉ ra

được mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các biến nghiên cứu. Vấn đề mà

Việt Nam quan tâm là nếu nợ nước ngoài vẫn tác động hiệu quả đến tăng trưởng kinh

tế thì nên bỏ ngưỡng nợ hoặc tăng trần nợ trên cơ sở quan tâm đến khả năng trả nợ

của quốc gia.

108

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Phân tích thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng

trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài tăng 1% sẽ

làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng

trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực

nghiệm cho thấy việc tăng cung tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

theo hướng cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Như vậy, nghiên cứu đã giải

quyết được các mục tiêu đề ra ở chương 3.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mục 4.3 cũng cho thấy tác động tích cực của

ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

Nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại đường cong Laffer nợ của Việt Nam trong giai

đoạn nghiên cứu. Ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho Việt Nam là 21.5% GDP cũng là

kết quả cho các nhà hoạch định chính sách quan tâm trong công cuộc huy động vốn

đầu tư cho nền kinh tế. Nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ phi tuyến

giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cho thấy tác động của

ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên

cứu.

Tuy nhiên, phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của Việt Nam

giai đoạn 2000-2016 cho thấy nợ nước ngoài tăng mạnh trong năm năm gần đây

nhưng các chỉ số đánh giá về mức độ an toàn theo chuẩn mực quốc tế vẫn được đảm

bảo. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn còn thấp thể hiện thông qua hệ số ICOR còn cao

so với các nước trong khu vực. Công tác quản lý nợ nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề

cần thay đổi để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Trong bối cảnh hội nhập tài chính toàn cầu, nợ nước ngoài là một kênh truyền

dẫn phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị chính sách

để hoàn thiện cơ chế chính sách vay, sử dụng nợ nước ngoài trong tương lai của Việt

109

Nam. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là cách thức phân bổ đúng mục đích và hiệu quả

sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo duy trì nguồn trả nợ trong tương lai, đáp ứng được

các chuẩn mực an toàn về quản lý nợ nước ngoài. Để làm được điều này, Chính phủ

cần quan tâm đến vấn đề quản lý dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như an

toàn tài chính quốc gia, tránh phụ thuộc quá nhiều từ bên ngoài. Bên cạnh đó, phát

triển thị trường tài chính nội địa để huy động vốn cho nền kinh tế là giải pháp lâu dài,

an toàn thay thế cho nợ nước ngoài mà Việt Nam cần hướng tới.

5.2. Khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài

Trên cơ sở phân tính thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài ở

Chương 4, luận án đề xuất một số khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài của Việt

Nam nhằm cải thiện và nâng cao hiệu qủa sử dụng với tầm nhìn đến 2030 như sau:

Hoàn thiện thể chế quản lý nợ nước ngoài

Trên cơ sở phân tích định tính đã cho thấy sự chồng chéo trong quản lý nợ nước

ngoài ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần thống nhất vai trò quản lý chủ đạo đối với

nợ nước ngoài thông qua kinh nghiệm các nước trên thế giới với việc thành lập Hội

đồng quản lý nợ quốc gia (bao gồm nợ công và nợ nước ngoài) trực thuộc Chính phủ

với các thành viên từ Bộ tài chính, NHNN và Bộ kế hoạch và đầu tư mà các nước Bồ

Đào Nha, Áo, Thụy Điển đã áp dụng (Hình 5.1). Điều này làm giảm sự chồng chéo

trong công tác quản lý nợ nước ngoài giữa 3 bộ nêu trên. Trong đó cần quan tâm đến

công tác nhân sự điều hành hội đồng này trên cơ sở năng lực, trình độ chuyên môn

nhằm đáp ứng các thông lệ quốc tế về quản lý nợ nước ngoài.

Xây dựng cơ chế sử dụng vốn vay nước ngoài trên cơ sở minh bạch thông tin.

Các dự án sử dụng vốn vay bên ngoài cần công khai tiến độ thực hiện, dự toán và

phân bổ chi phí cho từng giai đoạn nhằm tránh tình trạng dự án treo, chậm giải ngân

và kéo dài thời gian thực hiện dự án trên cơ sở giám sát chặt chẽ của các cơ quan có

liên quan. Làm được điều này sẽ góp phần giảm lợi ích nhóm trong việc trúng thầu

các dự án nêu trên. Tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của các

110

DNNN do trong thời gian qua các DN này sử dụng vốn vay kém hiệu quả, mất khả

năng thanh toán.

Hình 5.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý nợ nước ngoài thuộc Chính phủ

Nguồn: Swedish National Debt Office (2018)

Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài

Đầu tiên, thông qua nghiên cứu định lượng cho thấy tác động tích cực của nợ

nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quản lý hiệu quả dòng vốn này là vấn

đề đáng quan tâm để đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ nước ngoài

của Việt Nam đã tiến sát ngưỡng nợ mà Quốc hội cho phép (50% GDP) là rào cản

cho việc sử dụng nguồn vốn này trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh

tế. Vì vậy, để dỡ bỏ rào cản này nên quản lý nợ nước ngoài trên cơ sở giám sát các

chỉ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ thay vì đưa ra ngưỡng nợ như hiện nay. Cơ

111

sở để đưa ra vấn đề này vì kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ của

Việt Nam là 21.5%/quý, tương đương 86%/năm nên so với ngưỡng nợ hiện nay là

khá thấp. Do đó, vấn đề này nên để Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giám sát các

chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh toán nợ (đề cập ở Phần 2.1.4 trang 17) để huy động

nguồn vốn nước ngoài phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy tác động của tỷ giá thực

đến tăng trưởng kinh tế và nợ nước ngoài. Vì vậy, bên cạnh thực hiện chính sách quản

lý ngoại hối trên cơ sở hướng đến ổn định tỷ giá để ổn định nợ nước ngoài. Việc phá

giá đồng tiền quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến gia tăng nợ nước ngoài như trường hợp

Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Việt Nam cần sử dụng nguồn lực tài chính trong nước để phát triển đất nước thay

vì phải đi vay bên ngoài để phát triển khu vực tư nhân. Cơ sở của khuyến nghị này là

dựa trên cơ chế truyền dẫn của Nautet và Meensel (2011) cho thấy tác động của đầu

tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sử dụng nợ nước ngoài để phát triển khu

vực tư nhân là nền tảng quan trọng để đảm bảo khả năng trả nợ. Muốn làm được điều

này, chính phủ phải quan tâm đến phát triển kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân

đã thu hút 85% lực lượng lao động cả nước, đóng góp 43.22% GDP (2015) (Tô Hoài

Nam, 2017). Hội nghị trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết về phát triển

kinh tế tư nhân là một bằng chứng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, tạo

động lực thúc đẩy phát triển khu vực này và toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đóng góp

nhiều cho nền kinh tế nhưng 95% khu vực kinh tế tư nhân vẫn là kinh tế hộ gia đình,

cá thể và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng. Vì vậy,

Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, khai thác nguồn

vốn trong dân để đầu tư vào nền kinh tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần khẩn

trương ban hành khung pháp lý trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, tôn trọng

pháp luật và cạnh tranh lành mạnh nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng cũng như

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua vào 12/06/2017.

Bên cạnh đó, các Bộ ban ngành cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo

hướng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân cũng như tập trung đào tạo

112

nguồn nhân lực thiên về đào tạo nghề để phục vụ khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời

đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương quản

lý để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tiếp cận với phương pháp quản lý hiện

đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp cận nguồn

vốn, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi, để đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Mặt

khác, tạo ra sự công bằng trong công tác đấu thầu các dự án Nhà nước giữa khu vực

công – tư, nhằm gia tăng sự cạnh tranh để các doanh nghiệp luôn cải tiến, hoàn thiện

và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Cuối cùng, phân bổ hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài để phát triển nền kinh

tế trên cơ sở cải thiện khả năng hấp thụ vốn vay. Chính phủ cần loại bỏ cơ chế xin -

cho đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong phân bổ vốn vay nước ngoài. Trên cơ

sở xem xét chỉ số ICOR ở các ngành để phân bổ vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ

trong tương lai một cách bền vững. Ưu tiên phân bổ vốn vay nước ngoài cho các

thành phần kinh tế đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP cũng như giải quyết công

ăn việc làm. Cuối cùng, như đã phân tích trong phần cơ cấu vốn vay bên ngoài, cần

quan tâm hiệu quả sử dụng cũng như gia tăng thu hút nguồn vốn ODA. Vốn ODA đã

được minh chứng qua các công trình trọng điểm quốc gia, gắn liền với sự phát triển

của quốc gia cũng như các vùng kinh tế trọng điểm với chi phí thấp, thời gian vay

dài, phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới

cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, tránh tình trạng dây

dưa kéo dài, gia tăng thêm chi phí do trượt giá cũng như tác động không tốt đến uy

tín từ các nhà tài trợ. Mặt khác, trong thời gian tới nguồn vốn này sẽ bị thu hẹp do

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình nên cần đặt ra các dự án

ưu tiên sử dụng nguồn vốn này trên cơ sở khả năng hoàn vốn cũng như tạo nguồn trả

nợ trong tương lai từ dự án. Để tránh phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn này, Chính

phủ cần phát triển thị trường trái phiếu trong nước, chú trọng đến các nhà đầu tư nước

ngoài.

113

Giám sát và duy trì thông tin nợ nước ngoài

Phân tích định tính cho thấy thông tin về nợ nước ngoài chưa được cập nhật và

mô hình quản lý còn nhiều chồng chéo giữa các bộ, ban ngành. Mặc dù, Quốc hội đã

giao cho Bộ tài chính là đầu mối quản lý chính về nợ nước ngoài trên cơ sở phối hợp

với Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nhưng vai trò chủ đạo chưa thể hiện

nhiều. Vì vậy, chính phủ cần minh bạch, công khai thông tin nợ nước ngoài của Việt

Nam theo quý như các nước phát triển đang thực hiện. Các thông tin này là một điểm

yếu cố hữu hiện nay cần được thay đổi. Theo qui định hiện nay các thông tin về nợ

công, nợ nước ngoài được công bố định kỳ 6 tháng/lần nhưng thực hiện chưa tốt

thông qua các bản tin về nợ công, nợ nước ngoài. Việc công khai và cập nhật định kỳ

các thông tin này không những giúp công tác quản lý và dự báo được chính xác hơn

mà còn xây dựng niềm tin từ các nhà tài trợ hiện tại và tương lai. Các số liệu cần được

tập trung vào một cơ quan quản lý duy nhất tránh số liệu không thống nhất giữa ba

cơ quản quản lý về nợ nước ngoài. Đồng thời, các dữ liệu cần được cập nhất theo một

kiểu bảng biểu thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hình 5.2. Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Bộ tài chính

Nguồn: Bộ tài chính (2018)

114

Đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai

Trước hết, nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên

trong thời gian tới cần tận dụng kênh dẫn truyền này trong huy động vốn đầu tư cho

nền kinh tế với lãi suất thấp. Để làm được điều này, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu trên cơ sở nội địa hóa các sản phẩm sản xuất trong nước nhằm đảm

bảo nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Vấn đề này làm tăng độ mở cho nền kinh

tế, phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 cho thấy nợ nước ngoài

có tác động đến độ mở nền kinh tế và độ mở có tác động qua lại đến tăng trưởng kinh

tế. Để hiện thực hóa điều này cần đa dạng sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Đối với

sản phẩm cần tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao trên cơ sở lợi thế so

sánh và ổn định về giá. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật

Bản cần quan tâm tới các thị trường mới tiêm năng như Trung Đông, Đông Âu… Tập

trung vào các lĩnh vực mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước như xuất khẩu lao động,

du lịch trên cơ sở quảng bá hình ảnh quốc gia qua các sự kiện quốc tế và các nhân vật

nổi tiếng. Chính phủ nên hướng tới chính sách thương mại tự do thay vì bảo hộ để

các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp bên ngoài

trên cơ sở giảm bảo hộ từ từ để thích nghi. Sau đó là cạnh tranh theo cơ chế thị trường

cho cả thị trường nội địa và quốc tế. Việt Nam cần giảm kim ngạch nhập khẩu trên

cở sở áp dụng các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật.

Thứ hai, gia tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo khả năng trả nợ trong ngắn hạn.

Tính đến tháng 06/2018, dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 63 tỷ USD nhưng

mới đáp ứng ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là khoảng 12 tuần nhập khẩu (WB

2018). Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm đến chỉ số này hơn là con số tuyệt đối về dự

trữ ngoại hối. Để thực hiện điều này NHNN cần cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt

là cán cân thương mại và FDI. Đồng thời, quản lý hiệu quả nguồn lực này thay vì

đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài như trước đây thông qua tăng cường tính chủ

động của NHNN trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối trên cơ sở sủa đổi các văn

bản pháp luật hiện tại. Cuối cùng, Việt Nam nên công khai thông tin về dự trữ ngoại

hối để tạo lòng tin cho các nhà tài trợ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài thay vì đưa

115

thông tin này nằm trong danh mục bảo mật quốc gia như hiện nay. Đồng thời, thu hút

kiều hối để có thêm nguồn lực phát triển đất nước trên cơ sở minh bạch hóa thông tin

và tạo niềm tin cho kiều bào bằng các chính sách, thủ tục đầu tư rõ ràng bình đẳng

giữa các thành phần trong nền kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại cần hướng

tới thủ tục thuận tiện, nhanh chóng trong việc chuyển tiền cho người nhận trong nước.

Tuy nhiên, NHNN cần chú ý tới việc giám sát thông tin để tránh liên quan đến các

hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Ngoài ra, để người dân bán ngoại tệ cho

ngân hàng cần quan tâm đến chính sách ổn định tỷ giá cũng như lãi suất đồng ngoại

tệ để lượng tiền này đi vào hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.

Cuối cùng, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong hệ thống quản lý

nhà nước, cải thiện xếp hạng trên các báo cáo của tổ chức minh bạch. Theo báo cáo

của tổ chức này, năm 2016 Việt Nam xếp hạng 113/176, tăng nhẹ so với năm 2015.

Đây là những tín hiệu đáng mừng, thể hiện quyết tâm đổi mới, cải cách và phòng

chống tham nhũng triệt để của Đảng, Chính phủ với những hành động cụ thể như

thông qua Luật tiếp cận thông tin, sửa đổi Luật phòng chống tham những theo hướng

tiếp cận Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (UNCAC). Tuy nhiên, Việt

Nam vẫn chưa tạo ra sự thay đổi có tính đột phá trong cảm nhận về tham nhũng khu

vực công và tiếp tục nằm trong nhóm nước mà tham những được cho là nghiêm trọng.

Đồng thời, cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia để giảm thiểu chi phí vay trên thị

trường vốn quốc tế. Trong những năm gần đây, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam do

các tổ chức Moody,s, Fitch và Standard & Poors ở mức BB hoặc BB-. Để làm được

điều này, Việt Nam cần cải thiện các nhóm chỉ tiêu đánh giá về rủi ro kinh tế, rủi ro

chính trị, môi trường đầu tư…

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Một trong những hạn chế của nghiên cứu là tính cập nhật dữ liệu của nợ nước

ngoài theo quý. Hiện tại, WB và ADB không cập nhật dữ liệu này theo quý từ năm

2014. Ngoài ra, nhiều dữ liệu vĩ mô của Việt Nam chủ yếu được cập nhật theo năm,

chưa quan tâm phân tích dữ liệu theo quý như đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự trữ

116

ngoại hối, nợ nước ngoài… Vì vây, những biến này chưa được xem xét trong mô hình

tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như ngưỡng nợ nợ nước ngoài của Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu còn ít (68 quan sát) và chưa đủ dài để phân tích trong dài hạn. Bên

cạnh đó, nghiên cứu chưa đề cập đến tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế đến

ngưỡng nợ nước ngoài.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nên đưa thêm các biến độc lập vào

nghiên cứu trong mối quan hệ với nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nợ nước

ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

An Huy, 2014. Việt Nam đã huy động 2.75 tỷ USD trái phiếu quốc tế như thế nào?, truy

cập tại <http://bizlive.vn/tai-chinh/infographic-viet-nam-da-huy-dong-275-ty-

usd-trai-phieu-quoc-te-nhu-the-nao-568441.html>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Dương Ngọc, 2010. 3 lần khủng hoảng và 3 lần chuyển vị thế của Việt Nam, truy cập tại

<http://vneconomy.vn/thoi-su/3-lan-khung-hoang-va-3-lan-chuyen-vi-the-cua-

viet-nam-20105194034740.htm>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Đặng Nguyễn Hoài Thanh, 2015. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: trường hợp các

quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế

TP. Hồ Chí Minh.

Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương, 2015. Giáo trình Kinh tế phát triển: căn bản và

nâng cao. Nhà xuất bản kinh tế TP. HCM.

Đoàn Ngọc Châu, 2012. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Đỗ Đình Thu, 2005. Quản lý nợ nước ngoài và kinh nghiệm cho quản lý nợ ở Việt Nam.

Tạp chí Ngân hàng, số 05, trang 71 - 74.

Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2003. Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam thời

gian qua và dự báo cho thời gian tới. Tạp chí Ngân hàng, số 14, trang 18-22.

Hà An, 2006. Nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Tạp chí Khoa học

và đào tạo Ngân hàng, số 51, trang 1 - 4.

Lê Hiệp, 2018. Sử dụng vốn vay nước ngoài chưa hiệu quả,trách nhiệm thuộc về ai?, truy

cập tại < https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/su-dung-von-vay-nuoc-ngoai-

chua-hieu-qua-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-991780.html, [ truy cập ngày

22/12/2018].

Ngọc Lan, 2018. Dư nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đột biến 73%, truy cập tại

<https://www.thesaigontimes.vn/273629/Du-no-nuoc-ngoai-cua-Viet-Nam-

tangdot-bien-73.html, [ truy cập ngày 20/10/2018].

Nguyễn Chí Hải, 2011. Vấn đề nợ nước ngoài trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Tạp chí Ngân hàng, số 1 & 2, trang 28-33.

Nguyễn Hoàng, 2012. Đánh giá những quy định pháp lý liên quan đến giám sát nợ

nước ngoài ở Việt Nam. Tạp chí kiểm toán, số 3, trang 26 – 28.

Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành, 2009. Khảo sát tính bền vững của nợ

nước ngoài và ý nghĩa đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 10/2009, trang 41 – 48.

Nguyễn Hữu Tuấn, 2012. Mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt

Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 4, trang 21 - 25.

Nguyễn Ngọc Thạch và Lý Hoàng Ánh, 2014. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. Nhà

xuất bản kinh tế TP. HCM.

Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh, 2016. Nợ nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế- Góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Ngân hàng,

số 3&4, trang 150-159.

Nguyễn Viết Lợi, 2015. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Hội thảo đánh giá 20 năm huy động và

sử dụng vốn ODA Việt Nam.

Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, 2009. Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm

và đột phá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Phạm Văn Dũng, 2011. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận

văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Phan Khúc Huân, 2006. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản thống kê.

Phạm Thị Tuyết Trinh và cộng sự, 2016. Giáo trình kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế

và tài chính. Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Thời báo kinh tế Việt Nam, 2015. Kinh tế 2014-2015 Việt Nam và thế giới. Nhà xuất

bản Thông tin và truyền thông.

Thời báo kinh tế Việt Nam, 2017. Kinh tế 2016-2017 Việt Nam và thế giới. Nhà xuất

bản Thông tin và truyền thông.

Thủ tướng, 2012. Quyết định phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc

gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, truy cập tại <

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=

2&mode=detail&document_id=162489>, [truy cập ngày 16/11/2017].

Thủ tướng, 2018. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ, truy cập

tại < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-437-

QD-TTg-2018-ke-hoach-vay-tra-no-cua-Chinh-phu-va-cac-han-muc-vay-no-

380113.asp>, [truy cập ngày 16/09/2018].

Tổng cục thống kê, 2000, 2005 và 2009. Niên giám thống kê 1999, 20004 và 2008. NXB

Thống kê 2000, 2005 và 2009.

Tổng cục thống kê, 2000. Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2000. NXB

Thống kê 2000.

Trần Đình Thiên, 2014. Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014, Ủy ban kinh tế của Quốc hội,

truy cập tại < http://www.thesaigontimes.vn/114348/Ky-yeu-Dien-dan-Kinh-te-

mua-Xuan-2014.html>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Trần Lê Thanh Hải, 2013. Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Trần Thị Quế Giang, 2011. Bài giảng môn Tài chính phát triển, chương trình giảng dạy

Fulbright Việt Nam.

Vinacapital, 2015. VinaCapital: Lãi suất có xu hướng tăng theo lợi suất TPCP, truy cập

tại <http://ndh.vn/vinacapital-lai-suat-co-xu-huong-tang-theo-loi-suat-tpcp-

20150804034757890p4c149.news>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Vĩnh Chi, 2018. Quản lý vốn vay nước ngoài: Hang loạt dự án đội vốn nghìn tỷ, mất khả

năng thanh toán, truy cập tại < https://vietnamfinance.vn/quan-ly-von-vay-nuoc-

ngoai-hang-loat-du-an-doi-von-nghin-ty-mat-kha-nang-thanh-toan-

20180504224211284.htm, [ truy cập ngày 22/12/2018].

Võ Thị Thùy Trang, 2013. Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Luận

văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Võ Văn Đức, 2005. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow và khả năng áp dụng vào

đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Học viện chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh.

Vũ Thành Tự Anh, 2010. Cải cách cơ cấu để phát triển và gảm đói nghèo ở Việt Nam,

truy cập tại <https://www.imf.org/external/np/seminars/eng/

2010/lic/pdf/AnhV.pdf, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Tiếng Anh

ADB, 2017. Vietnam: Macroeconomic and debt sustainability assessment 2017, truy cập

tại <https://www.adb.org/sites/default/files/linked-documents/47293-001-sd-

04.pdf>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Adegbite, E.O., Ayadi, F.S. and Felix Ayadi, O., 2008. The impact of Nigeria's external

debt on economic development. International Journal of Emerging Markets, 3(3),

pp.285-301.

Agénor, P.R. and Montiel, P.J., 2015. Development macroeconomics. Princeton

university press.

Aguiar, M., Amador, M. and Gopinath, G., 2009. Investment cycles and sovereign debt

overhang. The Review of economic studies, 76(1), pp.1-31.

Ahokpossi, C., Allain, L. and Bua, G., 2014. A Constrained Choice? Impact of

Concessionality Requirements on Borrowing Behavior.

Ajisafe, R., Nassar, M., Fatokun, O., Soile, I. and Gidado, O.K., 2006. External debt and

foreign private investment in Nigeria: A test for causality.

Amassoma, D., 2011. External debt, internal debt and economic growth bound in Nigeria

using a causality approach. Current Research Journal of Social Sciences, 3(4),

pp.320-325.

Arcand, J.L., Berkes, E. and Panizza, U., 2015. Too much finance?. Journal of Economic

Growth, 20(2), pp.105-148.

Bacha, E.L., 1990. A three-gap model of foreign transfers and the GDP growth rate in

developing countries. Journal of Development economics, 32(2), pp.279-296.

Chambers, M.J., 2016. The estimation of continuous time models with mixed frequency

data. Journal of Econometrics, 193(2), pp.390-404.

Chenery, H.B. and Strout, A.M., 1966. Foreign assistance and economic

development. The American Economic Review, 56(4), pp.679-733.

Chowdhury, A., 2001. External debt and growth in developing countries: a sensitivity and

causal analysis. WIDER-Discussion Papers.

CIA, 2018. External Debt, truy cập tại < https://www.cia.gov/library/publications/the-

world factbook/rankorder/2079rank.html#sn>, [ truy cập ngày 10/9/2018].

Clements, B., R. Bhattacharya, and T.Q. Nguyen, 2003. External Debt, Public Investment,

and Growth in Low-Income Countries. IMF Working Paper No. 03/249.

Cohen, D., 1993. Growth and external debt (No. 778). CEPR Discussion Papers.

Cordella, T., Ricci, L.A. and Ruiz-Arranz, M., 2010. Debt overhang or debt

irrelevance?. IMF Staff Papers, 57(1), pp.1-24.

Daud, S.N.M., 2016. The Real Effect of Government Debt: Evidence from the Malaysian

Economy. Journal of Economic Cooperation & Development, 37(3), p.57.

De Pinies, J., 1989. Debt sustainability and overadjustment. World Development, 17(1),

pp.29-43.

Deshpande, A., 1997. The debt overhang and the disincentive to invest. Journal of

Development Economics, 52(1), pp.169-187.

Diallo, M.B., 2010. Fiscal policy, external debt sustainability, and economic growth:

Theory and empirical evidence for selected sub-Saharan African

countries (Doctoral dissertation, New School University).

Easterly, W.R., 2001. Growth implosions and debt explosions: do growth slowdowns

cause public debt crises?. Contributions in Macroeconomics, 1(1).

Elbadawi, I., Ndulu, B. and Ndungu, N., 1997. Debt Overhang and Economic Growth in

Africa. Iqbal and Kanbur, ed.

Fosu, A.K., 1999. The external debt burden and economic growth in the 1980s: evidence

from sub-Saharan Africa. Canadian Journal of Development Studies/Revue

canadienne d'études du développement, 20(2), pp.307-318.

Frimpong, J.M. and Oteng-Abayie, E.F., 2006. The impact of external debt on economic

growth in Ghana: A Cointegration Analysis. Journal of Science and Technology

(Ghana), 26(3), pp.122-131.

Ghysels, E., Santa-Clara, P. and Valkanov, R., 2004. The MIDAS touch: Mixed data

sampling regression models.

Ghysels, E., Sinko, A. and Valkanov, R., 2007. MIDAS regressions: Further results and

new directions. Econometric Reviews, 26(1), pp.53-90.

Ghysels, E., 2016. Macroeconomics and the reality of mixed frequency data. Journal of

Econometrics, 193(2), pp.294-314.

Greene, J. and Villanueva, D., 1991. Private investment in developing countries: an

empirical analysis. Staff Papers, 38(1), pp.33-58.

Gujarati, D.N., 2009. Basic econometrics. Tata McGraw-Hill Education.

Hjertholm, P., 2001. Debt relief and the rule of thumb: Analytical history of HIPC debt

sustainability targets (No. 2001/68). WIDER Discussion Papers//World Institute

for Development Economics (UNU-WIDER).

IMF. 2003. Theo External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users 2003, truy cập

tại < https://www.imf.org/external/pubs/ft/eds/Eng/Guide/index.htm>, [ truy cập

ngày 10/10/2017].

Jeffries, I., 2007. Vietnam: A guide to economic and political developments. Routledge.

Kamin, S.B., Kahn, R.B. and Levine, R., 1989. External debt and developing country

growth (No. 352).

Kasper, W., Streit, M.E. and Boettke, P.J., 2012. Institutional economics: Property,

competition, policies. Edward Elgar Publishing.

Kaufmann, D., Kraay, A. and Mastruzzi, M., 2011. The worldwide governance indicators:

methodology and analytical issues. Hague Journal on the Rule of Law, 3(2),

pp.220-246.

Korkmaz, S., 2015. The relationship between external debt and economic growth in

Turkey. In Proceedings of the Second European Academic Research Conference

on Global Business, Economics, Finance and Banking (EAR15Swiss Conference)

ISBN (pp. 978-1).

Krugman, P., 1988. Financing vs. forgiving a debt overhang. Journal of development

Economics, 29(3), pp.253-268.

Kumar, M., 2016. S., Woo, J.(2010). Public Debt and Growth. International Monetary

Fund, Working Paper, (10/174).

Mensah, D., Aboagye, A.Q., Abor, J. and Kyereboah-Coleman, A., 2017. External debt

among HIPCs in Africa: accounting and panel var analysis of some

determinants. Journal of Economic Studies, (just-accepted), pp.00-00.

Mohamed, M.A.A., 2005. The impact of external debts on economic growth: an empirical

assessment of the Sudan: 1978-2001. Eastern Africa Social Science Research

Review, 21(2), pp.53-66.

Mohd Dauda, S.N., Ahmad, A.H. and Azman-Saini, W.N.W., 2013. Does External Debt

Contribute to Malaysia Economic Growth?. Economic Research-Ekonomska

Istraživanja, 26(2), pp.51-68.

Moore, W. and Thomas, C., 2010. A meta-analysis of the relationship between debt and

growth. International Journal of Development Issues, 9(3), pp.214-225.

Mukui, G.K., 2013. Effect of external public debt on economic growth in

Kenya. Unpublished MBA Project.

Mutasa, C., 2003. A CRITICAL REVIEW OF THE HIPC PROCESS.

Nakatani, P. and Herrera, R., 2007. The South has already repaid its external debt to the

North: but the North denies its debt to the South. Monthly Review, 59(2), p.31.

Nautet, M. and Van Meensel, L., 2011. Economic impact of the public debt. Economic

Review, 2, pp.7-19.

Nguyen, T.Q., Clements, M.B.J. and Bhattacharya, M.R., 2003. External debt, public

investment, and growth in low-income countries (No. 3-249). International

Monetary Fund.

Pattillo, C.A., Poirson, H. and Ricci, L.A., 2004. What are the channels through which

external debt affects growth?.

Pegkas, P., 2018. The Effect of Government Debt and Other Determinants on Economic

Growth: The Greek Experience. Economies, 6(1), p.10.

Platje, J., 2008. “Institutional capital” as a factor of sustainable development‐the

importance of an institutional equilibrium. Technological and Economic

Development of Economy, 14(2), pp.144-150.

Sachs, J.D., 1989. Conditionality, debt relief, and the developing country debt crisis.

In Developing Country Debt and Economic Performance, Volume 1: The

International Financial System (pp. 255-296). University of Chicago Press.

Samuelson, P.A., & Nordhaus, W.D., 2010. Economics 19th edition. Mc Graw-Hill Irwin.

Schclarek, A. and Ramon-Ballester, F., 2005. External Debt and Economic Growth in

Latin America. Paper not yet published. Download at http://www. cbaeconomia.

com/Debt-latin. pdf.

Shah, M.H. and Pervin, S., 2012. External public debt and economic growth: empirical

evidence from Bangladesh, 1974 to 2010.

Soludo, C.C., 2003. Debt poverty and inequality in Okonjo Iweala, Soludo, and Muntar

(Eds), The debt trap in Nigeria.

Sulaiman, L.A. and Azeez, B.A., 2012. Effect of external debt on economic growth of

Nigeria. Journal of Economics and Sustainable Development, 3(8), pp.71-79.

Swedish National Debt Office, 2017. Organization, truy cập tại <

https://www.riksgalden.se/en/aboutsndo/About-the-Debt-Office/Organisation/>, [

truy cập ngày 10/9/2017].

Taylor, L., 1994. Gap models. Journal of Development Economics, 45(1), pp.17-34.

TFFS, 2014. Theo External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users 2014, truy cập

tại < http://www.tffs.org/pdf/edsg/ft2014.pdf>, [ truy cập ngày 10/10/2017].

Transparency International, 2016. Corruption Perceptions Index 2016, truy cập tại

<https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2016

?gclid=CjwKCAiA1O3RBRBHEiwAq5fD_CYFvCbqPjBVddwhwCeq6vAlmEL

5dPGV24r3u1eJauOXCb2rX2uB7RoCnV0QAvD_BwE>, [ truy cập ngày

10/9/2017].

Were, M., 2001. The impact of external debt on economic growth in Kenya: An empirical

assessment (No. 2001/116). WIDER Discussion Papers//World Institute for

Development Economics (UNU-WIDER).

WB, 2013. CPIA debt policy rating, truy cập tại <

http://data.worldbank.org/indicator/IQ.CPA.DEBT.XQ?end=2015&locations=V

N&start=2013>, [ truy cập ngày 10/9/2016].

WB, 2013. International Debt Statistics 2013, truy cập tại <

https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/12226>, [ truy cập ngày

10/9/2016].

WB, 2014. Truy cập tại <http://siteresources.worldbank.org/

INTDEBTDEPT/DataAndStatistics/20263218/HIPC-Fact-Sheet-web.pdf>, [ truy

cập ngày 10/10/2017].

WB, 2014. International Debt Statistics 2014, truy cập tại <

https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/17048/978146480

0511.pdf>, [ truy cập ngày 10/9/2016].

WB, 2017. International Debt Statistics 2017, truy cập tại <

https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/25697/978146480

9941.pdf>, [ truy cập ngày 10/9/2017].

WB, 2017. Gross fixed capital formation (% GDP) , truy cập tại <

https://data.worldbank.org/indicator/NE.GDI.FTOT.ZS>, [ truy cập ngày

10/9/2017].

WB, 2018. International Debt Statistics 2018, truy cập tại <

http://databank.worldbank.org/data/download/site-content/IDS-2018.pdf>, [ truy

cập ngày 22/08/2018].

WB, 2018. Total reserves in months of import, truy cập tại <

https://data.worldbank.org/indicator/FI.RES.TOTL.MO?locations=VN>, [ truy

cập ngày 22/12/2018].