Kỷ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...

12
Kyếu Hi nghKhoa hc và Công nghln th1 ISS_HUTECH – 15/04/2010 Proceedings of the 1 st Conference on Science and Technology 577 MI QUAN HGIA ĐẦU TƯ TRC TIP NƯỚC NGOÀI VI TĂNG TRƯỞNG KINH TCA VIT NAM Nguyn Phú Tvà Hunh Công Minh Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Đại hc KThut Công NghTP. HCM BN TÓM TT Trong hơn hai mươi năm qua vai trò ca đầu tư trc tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) vi kinh tế Vit Nam có ý nghĩa vô cùng to ln. Đầu tư trc tiếp nước ngoài là mt trong nhng nhân tquan trng không ththiếu đối vi quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước. Đây là vn đề được nhiu hc gitrong, ngoài nước quan tâm nghiên cu. Bài viết này nhm đánh giá mi quan htương tác gia FDI và tăng trưởng kinh tế Vit Nam trong thi gian 1988-2009. 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TVIT NAM GIAI ĐON 1988-2009 Tăng trưởng kinh tế “Tăng trưởng kinh tế là sgia tăng bn vng vsn phm tính theo đầu người hoc theo tng công nhân”, Simon Kuznet (1966). Hay như định nghĩa do Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) đưa ra: “Tăng trưởng kinh tế xy ra nếu sn lượng tăng nhanh hơn dân s”. Các nhà kinh tế hc cđin đã sdng hai chtiêu: tng sn phm quc dân (GNP) bình quân đầu người (GNP/người) và tng sn phm quc ni (GDP) bình quân đầu người (GDP/người) để đo lường tc độ tăng trưởng ca mt nn kinh tế. Hin nay có rt nhiu nhân ttác động đến tăng trưởng kinh tế ca quc gia nhưng tu chung li gm có các nhân tcơ bn sau: Thnht, ngun nhân lc; Nhiu nhà kinh tế cho rng ngun nhân lc hay vn con người là yếu tquan trng nht trong tăng trưởng kinh tế. Theo Schultz (1961), vn con người bao gm thtrng, trình độ hc vn, knăng, kinh nghim, ý thc tchc và klut lao động. Có thnói: “ngun lc con người là ngun lc ca mi ngun lc”, là “tài nguyên ca mi tài nguyên”. Vì vy, con người có sc kho, trí tu, tay nghcao, có động lc và nhit tình, được tchc cht chslà nhân tcơ bn ca tăng trưởng kinh tế. Thhai, vn đầu tư; Vn đầu tư mt trong nhng nhân tquan trng ca quá trình sn xut. Vn đầu tư bao gm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phđầu tư nước ngoài. Các quc gia đang phát trin mun tích lũy vn trong tương lai cn có shy sinh tiêu dùng cá nhân trong hin ti. Vn đầu tư ca toàn xã hi không chlà máy móc, thiết bdùng cho sn xut, mà còn bao gm clượng vn đầu tư để phát trin li ích chung ca toàn xã hi. Đó là lượng vn đầu tư phát trin cơ shtng ca quc gia, mà phn ln là do chính phđầu tư. Ngoài ra, ngun vn đầu tư tnước ngoài cũng đóng vai trò quan trng không kém. Các nhà kinh tế hc đã chra mi liên hgia tăng GDP vi tăng vn đầu tư. Harod Domar đã nêu công thc tính hiu sut sdng vn, viết tt là ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Đó là tltăng đầu tư chia cho tltăng ca GDP. Nhng nn kinh tế thành công thường khi đầu quá trình phát trin kinh tế vi các chsICOR thp, thường không quá 3%, có nghĩa là mun tăng 1% GDP thì vn đầu tư phi tăng 3%. Thba, tiến bcông ngh; Tiến bcông nghcó tác dng thúc đẩy tăng trưởng vì nó góp phn làm tăng năng sut lao động, nâng cao hiu sut sdng vn, tiết kim lao động và vn trên sn phm nên cùng lượng chi phí nhưng sn phm to ra nhiu hơn và mra các ngành nghvà sn phm mi. Nhiu phát minh, sáng kiến đã làm năng sut tăng mnh như: động cơ hơi nước, máy phát đin, động cơ đốt trong vv… Ngày nay vi đà phát trin công

Transcript of Kỷ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 577

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh

Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM

BẢN TÓM TẮT

Trong hơn hai mươi năm qua vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) với kinh tế Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng kinh tế trong nước. Đây là vấn đề được nhiều học giả trong, ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Bài viết này nhằm đánh giá mối quan hệ tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian 1988-2009.

1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2009

Tăng trưởng kinh tế

“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công nhân”, Simon Kuznet (1966). Hay như định nghĩa do Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) đưa ra: “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”.

Các nhà kinh tế học cổ điển đã sử dụng hai chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người (GNP/người) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người (GDP/người) để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế.

Hiện nay có rất nhiều nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhưng tựu chung lại gồm có các nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, nguồn nhân lực; Nhiều nhà kinh tế cho rằng nguồn nhân lực hay vốn con người là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Theo Schultz (1961), vốn con người bao gồm thể trạng, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật lao động. Có thể nói: “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”, là “tài nguyên của mọi tài nguyên”. Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, vốn đầu tư; Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài. Các quốc gia đang phát triển muốn tích lũy vốn trong tương lai cần có sự hy sinh tiêu dùng cá nhân trong hiện tại. Vốn đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư. Harod Domar đã nêu công thức tính hiệu suất sử dụng vốn, viết tắt là ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là muốn tăng 1% GDP thì vốn đầu tư phải tăng 3%.

Thứ ba, tiến bộ công nghệ; Tiến bộ công nghệ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vì nó góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tiết kiệm lao động và vốn trên sản phẩm nên cùng lượng chi phí nhưng sản phẩm tạo ra nhiều hơn và mở ra các ngành nghề và sản phẩm mới. Nhiều phát minh, sáng kiến đã làm năng suất tăng mạnh như: động cơ hơi nước, máy phát điện, động cơ đốt trong vv… Ngày nay với đà phát triển công

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 578

nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới vv... đã góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.

Thứ tư, xuất khẩu; Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế được thuật ngữ kinh tế gọi là “export-led growth”, nghĩa là tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp vì nó là một thành phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến các nhân tố của tăng trưởng. Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa. Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá trình tái phân bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng nguồn lực và cạnh tranh của quốc gia. Xuất khẩu làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu thúc đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất và cuối cùng xuất khẩu tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập.

Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên; Mặc dù tiến bộ độ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển và được áp dụng sâu rộng trong sản xuất. Các yếu tố nhập lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng vai trò quyết định trong sản xuất sản phẩm của ngành và quốc gia (nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng vv…). Thực tiễn minh chứng quốc gia nào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu về trữ lượng và chất lượng sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút FDI và ngược lại.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988 – 2009

Sau hơn 20 năm đổi mới, tốc độ tăng

trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%, cao nhất trong các kế hoạch 5 năm từ trước tới nay (thuộc vào loại cao trong các nước đang phát triển). Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Trong 5 năm kế tiếp (2001 – 2005), kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7,5%. Con số này càng ấn tượng hơn trong hai năm 2006 và 2007 khi đạt mức mức bình quân mỗi năm là 8,3%. Tuy nhiên, hai năm gần đây (2008-2009) do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại với mức bình quân là 5,78%/năm (xem bảng 1.1).

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là nền tảng cho GDP bình quân đầu người tăng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002 đạt trung bình 5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 của người dân Việt Nam đã đạt 1080 USD/năm. So với năm 1988, thu nhập bình quân đầu người/năm hiện nay của Việt Nam gấp 5,37 lần (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP đầu người, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP và hệ số

ICOR4 của Việt Nam giai đoạn 1988-2009:

Năm Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

GDP đầu người (USD)

Tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP (%)

Hệ số ICOR

1988 5,14 201 N/A N/A 1989 7,36 212 N/A N/A 1990 5,10 223 N/A N/A

4 Hệ số ICOR có thể tính theo nhiều cách. ICOR ở đây được tính bằng cách lấy tỷ lệ tích luỹ tài sản (tỷ lệ giữa vốn đầu tư phát triển so với GDP) chia cho tốc độ tăng GDP. Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008) và tính toán của tác giả

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 579

1988 - 1990 5,87 211,89 N/A N/A 1991 5,96 235 N/A N/A 1992 8,65 247 N/A N/A 1993 8,07 260 N/A N/A 1994 8,84 274 N/A N/A 1995 9,54 288 21,8 2,29 1991 - 1995 8,21 260,60 N/A N/A 1996 9,34 338 22,2 2,37 1997 8,15 361 25,2 3,10 1998 5,76 357 26,9 4,67 1999 4,77 374 28,6 5,99 2000 6,79 402 30,3 4,47 1996 - 2000 6,96 366,40 26,64 4,12 2001 6,89 413 33,8 4,90 2002 7,08 440 35,7 5,04 2003 7,34 492 37,8 5,15 2004 7,79 553 40,0 5,14 2005 8,44 639 40,4 4,78 2001 – 2005 7,51 507,40 37,53 5,00 2006 8,17 723 41,5 5,08 2007 8,48 835 45,6 5,38 2006- 2007 8,32 779,00 43,53 5,23 2008 6,23 1024 41,3 6,63 2009 5,32 1080 42,8 8,04 2008-2009 5,78 1052 42,05 7,34 2. TỔNG QUAN VỀ FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2009

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một

hiện tượng kinh tế mang tính quy luật và không ngừng biến đổi cả về phạm vi và quy mô. FDI được thực hiện qua hai hình thức: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong giới hạn bài viết này các tác giả chỉ đi sâu phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

”FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp”. (IMF)

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt

Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” (Khoản 3, Điều 2) .

Có nhiều nhân tố tác động đến thu hút FDI, song có một số nhóm nhân tố chính sau:

Thứ nhất, môi trường đầu tư; Môi trường đầu tư bao gồm: môi trường pháp lý minh bạch phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, lạm pháp được kiểm soát tốt; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến các nhà đầu tư dè dặt và quan ngại trong bảo toàn vốn và thu nhập. Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực đến việc thu hút FDI của một quốc gia. Các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thường thu hút FDI nhiều hơn các nước có nền kinh tế - xã hội không ổn định.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 580

Thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng phải đầy đủ và đồng bộ; Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật (hay cơ sở hạ tầng cứng) và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội (hay cơ sở hạ tầng mềm). Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo toàn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư không mặn mà trong việc đầu tư vốn của mình.

Thứ ba,độ mở của nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị; Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, quy mô và tính chất thị trường nội địa; Đây là một trong những yếu tố tác động đến quy mô đầu tư và tổng lợi nhuận của nhà đầu tư. Để thu hút FDI ngoài tiềm năng đông dân, thì việc cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tăng sức mua của cư dân trong nước cũng có tác động rất lớn đến thu hút FDI. Bên cạnh đó việc gia nhập các liên kết kinh tế khu vực và thế giới cũng tạo ra thị trường rộng mở cho các nhà đầu tư và cũng là nhân tố tác động lớn đến việc quyết định địa bàn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng quan về FDI Việt Nam giai đoạn 1988-2009 Từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (29-12-1987), Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút dòng vốn FDI. Cụ thể, dòng vốn này chảy vào Việt Nam hàng năm đã gia tăng một cách ngoạn mục: từ 0,32 tỷ USD năm 1988 lên 20,3 tỷ USD năm 2007 và đạt mức kỷ lục 71 tỷ USD trong năm 2008. Do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm xuống còn 21,5 tỷ USD trong năm 2009 (giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008). Cụ thể: Vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,4 tỷ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 12.000 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 178 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Đáng chú ý, tổng vốn thực hiện đến cuối năm 2009 đạt 68 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 35% tổng vốn đăng ký, còn lại 110 tỷ USD vốn chưa thực hiện. Trong năm 2010, nếu 10% con số đó được thực hiện thì đạt 11 tỷ USD, xấp xỉ mức cao nhất đã đạt được vào năm 2008 là 11,6 tỷ USD, chưa tính đến các dự án mở rộng đầu tư và các dự án đầu tư mới.

Bảng 1.2. FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2009:

Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

1988 37 321,7 0 1989 67 525,5 0 1990 107 735 0 1991 152 1291,5 328,8 1992 196 2208,5 574,9 1993 274 3037,4 1017,5 1994 372 4188,4 2040,6 1995 415 6937,2 2556 1996 372 10164,1 2714 1997 349 5590,7 3115 1998 285 5099,9 2367,4

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 581

1999 327 2565,4 2334,9 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591 2003 791 3191,2 2650,5 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 833 12004 4100,1 2007 1544 20347,8 8030 2008 1557 71726 11500 2009 839 2148,2 10000

Nguồn: Tổng cục Thống kê

FDI vào Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quy mô dự án; Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn. Cụ thể, từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 9,5 triệu USD trong giai đoạn 1988-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996 – 2000. Thời kỳ 2001 – 2005, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống còn 3,4 triệu USD/dự án. Năm 2002 được ghi nhận là năm có quy mô vốn trên 1 dự án thấp nhất với mức chỉ 2,5 triệu USD, năm 2006 và 2007 quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD. Quy mô một dự án tăng đạt mức 38,9 triệu USD trong hai năm 2008 và 2009. Nguyên nhân gia tăng quy mô vốn đầu tư/dự án của năm 2008 và 2009 là các dự án FDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản có quy mô vốn lớn.

Thứ hai, cơ cấu đầu tư theo ngành: FDI tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hoá của đất nước. Cơ cấu FDI theo ngành tính đến cuối năm 2007 thể hiện qua Biểu đồ 1.1 cho thấy các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm đến 67,01% tổng số dự án, 60,44% vốn đăng ký và 68,57% vốn thực hiện. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu FDI chưa cao, nhưng cũng đã có sự chuyển biến tích cực. FDI trong lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ), du lịch – khách sạn (24%), giao thông vận tải – bưu điện (18%). Tuy nhiên, nông – lâm nghiệp vẫn là ngành thu hút FDI ít nhất, kể cả số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do rủi ro đầu tư cao vì tác động biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2007, lĩnh vực nông – lâm nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án, 5,24% vốn đăng ký và 6,91% vốn thực hiện.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 582

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 2007

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007)

Thứ ba, hình thức đầu tư; Tính đến hết

năm 2007, FDI chủ yếu thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 77,65% tổng số dự án, 61,65% vốn đăng ký và 38,74% vốn thực hiện. Hình thức liên doanh chỉ thịnh hành cho đến giữa thập kỷ 90 do việc hạn chế

thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hiện đã giảm xuống còn 18,89% tổng số dự án, 28,89% vốn đăng ký và 38,12% vốn thực hiện. Số còn lại thuộc các hình thức khác như Hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BT, BTO (Biểu đồ 1.2).

Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư2%0%

2%5%

29%62%

100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng hợp tác KD

Hợp đồng BOT,BT,BTO Công ty cổ phần Công ty Mẹ - Con

Biểu đồ 1.2. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007)

Thứ tư, chủ đầu tư: Tính đến hết năm 2009, đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự

án FDI tại Việt Nam. Trong tổng số FDI, các nước châu Á chiếm 69%, trong đó khối

67.01%

10.70%

22.29%

60.44%

5.24%

34.32%

68.57%

6.91%

24.52%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Số dự án Vốn đầu tư Đầu tư thực hiện

Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 - 2007

Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp Dịch vụ

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 583

ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó Liên minh châu Âu (EU) chiếm 10%; các nước châu Mỹ chiếm 5%, (riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%), phần còn lại thuộc về các vùng , lãnh thổ khác. FDI

phân theo chủ đầu tư được thể hiện ở Biểu đồ 1.3. Đài Loan đứng đầu với vốn đăng ký 20,8 tỷ USD, thứ 2 là Malaysia 17,9 tỷ USD, thứ 3 là Nhật 16,8 tỷ USD, thứ 4 là Hàn Quốc 16,1 tỷ USD.

20,775

17,892

16,752

16,064

12,592

11,779

8,903

6,831

4,380

4,320

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Đài Loan

Nhật

Hoa Kỳ

BritishVirginIslands

Brunei

10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên 4 tỷ USD giai đoạn 1988 - 2009

Quố

c gi

a, v

ùng,

lãnh

thổ

Vốn đầu tư (Triệu USD)

Biểu đồ 1.3: 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên 2 tỷ USD tại Việt Nam Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009)[5]

Thứ năm, địa bàn đầu tư: Qua 22 năm

FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI nhưng về mật độ thì có sự dị biệt rất lớn. Cụ thể, các tỉnh phía Bắc, thu hút hơn 24 tỷ USD vốn đầu tư và chiếm 27% tổng vốn đăng ký cả nước. Tương tự, với các tỉnh phía Nam là 44,9 tỷ USD và 54%, và các tỉnh miền Trung là 8,6 tỷ USD và 6%. Như vậy, Qua trên 20 năm thu hút FDI cho thấy rằng FDI tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có nhiều lợi thế về tài nguyên, nhân lực và cơ sở hạ tầng. FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Tính đến cuối năm 2009, có 21 tỉnh, thành phố thu hút trên 1 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó có 10 địa phương trên 5 tỷ USD. Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương (chiếm khoảng 60% tổng vốn FDI đăng ký cả nước).

Nhìn chung, phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng. Dù FDI vào từng địa phương có khác

nhau, nhưng không thể phủ nhận vai trò của dòng vốn này đối với tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua.

3. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Trong những năm qua FDI đã thể hiện

rõ nét vai trò đối với kinh tế Việt Nam. Cụ thể: Thứ nhất, FDI thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế. Khu vực FDI là một thành phần kinh tế, đóng góp vào quá trình tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Một mặt, FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế về phía cầu (cầu lao động, yếu tố nhập lượng vv...). Mặt khác, thông qua các hình thức đầu tư, FDI đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp FDI, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về phía cung (sản phẩm, dịch vụ vv...). Tăng trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được trình bày trong bảng 1.3.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 584

Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng FDI và GDP giai đoạn 1988 – 2009:

Năm Tốc độ tăng trưởng FDI (%) Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 1988 5,14 1989 53,79 7,36 1990 39,87 5,10

1988 - 1990 46,83 5,87 1991 75,71 5,96 1992 71,00 8,65 1993 37,53 8,07 1994 37,89 8,84 1995 65,63 9,54

1991 - 1995 57,55 8,21 1996 46,52 9,34 1997 (45,00) 8,15 1998 (8,78) 5,76 1999 (49,70) 4,77 2000 10,66 6,79

1996 - 2000 (9,26) 6,96 2001 10,70 6,89 2002 (4,58) 7,08 2003 6,42 7,34 2004 42,50 7,79 2005 50,40 8.44

2001 - 2005 21,09 7,51 2006 75,50 8,17 2007 77,84 8,48

2006- 2007 76,67 8,32 2008 253 6,23 2009 (70) 5,32

2008-2009 82,97 5,78 Bình quân 36,18 7,24

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ năm 1991 – 1995, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 8,2% và tỷ trọng đóng góp của vốn FDI thực hiện trong GDP bình quân mỗi năm là 4,7%. Trong 5 năm 1996 – 2000, GDP bình quân hàng năm tăng 6,96% và tỷ trọng đóng góp của vốn FDI thực hiện trong GDP bình quân mỗi năm là 10,4%. Trong thời kỳ 2001 – 2005, GDP tăng 7,5% /năm và tỷ trọng

FDI/GDP là 14,6%/năm. Trong 2 năm 2006 và 2007, GDP tăng 8,3%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 17,3%/năm. Hai năm 2008 và 2009, GDP tăng 5,78%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 18,14%/năm. Vốn FDI thực hiện so với tổng vốn đầu tư của toàn xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP (giá hiện hành) được thể hiện ở Biểu đồ 1.4.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 585

FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực FDI trong GDP

17

2326

31 30.426

28

20.817.3 18 17.617.4 16 14.214.916.2

24.8

29.825.7

2.0 2.6

6.1 6.4 6.37.4

9.1 10.012.2

13.313.813.814.515.116.017.017.718.717.6

05

101520253035

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Năm

%

0

5

10

15

20

%

% so với tổng đầu tư xã hội % đóng góp trong GDP

Biểu đồ 1.4. FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực FDI trong GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009) Thứ hai, FDI góp phần quan trọng

trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, góp phần tăng GDP/đầu người/năm.

Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, các chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI có thể từng bước thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ ba, FDI đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các

cân đối vĩ mô. Trong thời gian qua, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng . Thời kỳ 1996 – 2000, không kể thu từ dầu thô, đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 – 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007, khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001 – 2005.

Như vậy, vai trò của FDI đối với nền kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế, là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những phân tích trên chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính; tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp kinh tế lượng để phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhóm tác giả xây dựng hai hệ phương trình

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 586

- Phương trình 1: Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế

Tên biến Định nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng

G Tốc độ tăng trưởng GDP đầu người %

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài/ người triệu VND +

STATE Tỷ trọng đầu tư khu vực NN/ GDP (vốn NS + Vốn DN NN) +

NON_STATE Tỷ trọng đầu tư nội địa khu vực ngoài NN/GDP (kinh tế tt, tư nhân và cá thể) +

TECH Tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị/ GDP +

HR Số sinh viên đại học và cao đẳng/1000 dân, đại diện cho nguồn nhân lực. người +

Xg Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ/ GDP +

- Phương trình 2: Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với FDI

Tên biến Định nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài/ người triệu VND

G Tốc độ tăng trưởng GDP đầu người % +

GDP GDP đầu người (quy mô thị trường) triệu VND +

DI Đầu tư nội địa bình quân đầu người triệu VND +

TEL Số máy điện thoại/ 1000 dân máy +

HR Số sinh viên đại học và cao đẳng/1000 dân, đại diện cho nguồn nhân lực.

người +

SA Mức lương TB hàng tháng của NLĐ triệu VND -

OPEN Tỷ trọng XNK/ GDP, độ mở nền KT +

Số liệu và phương pháp xử lý: - Tất cả các dữ liệu trong mô hình nghiên cứu đều được thu thập từ Niên giám Thống kê và Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của 64 tỉnh/thành phố của Tổng cục Thống kê Việt Nam từ năm 2003 – 2007. - Đặc điểm dữ liệu: dữ liệu chéo, các biến được lấy từ giá trị trung bình từ năm 2003 – 2007 cho 64 tỉnh/ thành phố của Việt Nam. Như vậy, tổng số quan sát là 64.

- Dùng 3 phương pháp ước lượng: OLS, TSLS, GMM - Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mỗi phương trình sẽ được thể hiện qua các hệ số ước lượng, dấu của chúng và mức ý nghĩa thống kê. - Mối quan hệ 2 chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nếu tồn tại thì phải thoả điều kiện: các hệ số ước lượng α1 > 0 và β1 > 0 và các kiểm định phải có ý nghĩa thống kê. Kết quả ước lượng:

0 1 2 3 4 5 6_i i i i i i i ig FDI STATE NON STATE TECH HR Xgα α α α α α α ε= + + + + + + +

0 1 2 3 4 5 6 7i i i i i i i i iFDI g GDP DI TEL HR SA OPENβ β β β β β β β ε= + + + + + + + +

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 587

Kết quả ước lượng phương trình tăng trưởng:

Phương pháp ước lượng Phương trình tăng trưởng (g) OLS TSLS GMM

FDI đầu người (FDI) 0,392853 (3,36)***

0,155910 (1,00)

0,318684 (3,20)***

Tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước /GDP (STATE)

-3,024070 (-2,25)**

-2.796210 (-2,00)**

-4,192079 (-1,80)*

Tỷ trọng đầu tư nội địa khu vực ngoài nhà nước/GDP (NON_STATE)

8,747355 (1,69)*

10,01558 (1,86)*

11,07091 (1,47)

Tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị/GDP (TECH)

7,946346 (1,89)*

8,100394 (1,86)*

15,18635 (3,58)***

Số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng/1000 dân (HR)

-0,001143 (-0,11)

0,002308 (0,21)

0,035406 (1,74)*

Tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ/ GDP (Xg)

-1,374372 (-1,33)

-0,193522 (-0,17)

-2,475549 (-2,34)**

Hằng số (C) 11,51184 (17,18)***

11,16420 (15,76)***

11,35988 (17,82)***

R2 điều chỉnh 0,59 0,36 0,52 Durbin-Watson stat 1,46 1,43 1,58 Số quan sát 64 64 64

Kết quả ước lượng phương trình FDI:

Phương pháp ước lượng Phương trình FDI (FDI) OLS TSLS GMM

Tốc độ tăng trưởng GDP đầu người (g) 0,276229 (3,30)***

-0215201 (-0,84)

0,106636 (1,63)*

GDP đầu người (GDP) 0,077876 (4,07)***

0,076783 (3,15)***

0,074975 (5,35)***

Đầu tư nội địa bình quân đầu người (DI) 0,382984 (3,99)***

0,410412 (3,34)***

0,364399 (5,65)***

Số máy điện thoại/1000 dân (TEL) -0,003380 (-0,76)

0,000893 (0,15)

-0,002542 (-0,51)

Số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng/1000 dân (HR)

-0,014271 (-1,47)

-0,019887 (-1,57)

-0,014315 (-1,69)*

Mức lương trung bình hàng tháng của người lao động (SA)

-1,685253 (-2,28)**

-1,160307 (-1,19)

-1,689911 (-2,03)**

Tỷ trọng tổng xuất nhập khẩu trên GDP (OPEN)

1,602517 (6,62)***

1,922666 (5,61)***

1,865168 (5,69)***

Hằng số (C) -2.799421 (-2,51)**

1,910114 (0,73)

-0,818428 (-1,57)*

R2 điều chỉnh 0,85 0,76 0,82 Durbin-Watson stat 2,27 2,14 2,20 Số quan sát 64 64 64

Ghi chú: 1. Thống kê t được ghi trong dấu ngoặc 2. Các dấu *, **, *** thể hiện hệ số có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa tương ứng

10%, 5% và 1%.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1 ISS_HUTECH – 15/04/2010

Proceedings of the 1st Conference on Science and Technology 588

Tăng trưởng và phát triển là khát vọng của Chính phủ và của trên 85 triệu người dân Việt Nam hiện nay. Song với tích lũy nội bộ còn hạn hẹp không đủ trang trải cho nhu cầu tăng trưởng và khả năng phát triển của Việt Nam, thì vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam vẫn và sẽ ngày càng có một vị trí, vai trò quan trọng . Đặc biệt sau khi Việt Nam đã đạt được thu nhập/người/năm ở mức trung bình thấp (1080$ vào năm 2009), thì viện trợ phát triển ODA có thể sẽ giảm dần cả số lượng và

ưu đãi.Vì vậy đẩy nâng cao năng lực thu hút đầu tư thông qua FDI, Chính phủ cùng các Bộ, Ngành có liên quan cần tiếp tục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh (xã hội minh bạch, Chính phủ minh bạch và lành mạnh) nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam trước làn sóng cạnh tranh thu hút đầu tư của các quốc gia thời hậu khủng hoảng.