SH tri te, Bai Tc cua Bac, 6 2014

14
1 Shu trí tu, nhng vấn đề đặt ra và bài hc cho Vit Nam ThS. Nguyn Hng Bc* Trong nhng thp niên va qua, nhcác thành tu công nghmà nn kinh tế toàn cu chuyn tnn kinh tế công nghip sang kinh tế trí thc. Trong khi nhiều nước kinh tế công nghip phát trin da vào các bin pháp sdng hiu qucác ngun lc hu hình (truyền thống) còn mt snước khác phát trin kinh tế trí thc vi li thế cnh tranh da vào vic sdng hiu qucác ngun lực vô hình như vốn trí tu, cthlà tài sn trí tuệ. Để có thcnh tranh trong nn kinh tế tri thc doanh nghip phi sdng và kết hp các tài sn vô hình khác nhau. Bài viết dưới đây trình bày về quyn shu trí tuvà nhng vấn đề đặt ra. I. Các dng tài sn trí tuTrong giai đoạn đầu thiết lập các định chế pháp lut, tài sản được hiểu theo nghĩa hẹp, ví dlà nhng vt hu ích cho mt cá nhân, khi quan hkinh tế trnên phc tạp hơn cùng với sphát trin ca khoa hc và kthut, khái nim tài sản được mrng bao gm nhng tài sn hữu ích như tài sản trí tu, quyn tài sn, chng khoán. Khi nn kinh tế tri thc thay thế dn nn kinh tế công nghip cùng vi sphát tài sn trí tu, mt hình thc mi ca tài sn xut hin đó là vốn tri thc. Nói cách khác vn tri thc bao gm thông tin và kiến thc trthành tài sn cơ bản ca mt doanh nghip hiện đại hoạt động trong nn kinh tế tri thc. Vn tri thc bao gm tài sản con người, tài sn cu trúc và các quan hbên ngoài. Dù vy, tài sn ca mt doanh nghip còn nhiều hơn thế na, bao gm ckhnăng của doanh nghip lng ghép tri thức để to ra li nhun. Vn trí tucũng nổi lên như là tài sản giá trhàng đầu tại các nước phát trin. Thut ngvn trí tuđược nói tới như là giá trị vô hình ca công ty bao gm tài sn trí tu, bng phát minh, thương hiệu và quyn tác gi. Trong quá trình chuyn dch này, mt phn giá trca thtrường chng khoán nm các tài sn vô hình và giá trtài sn hữu hình cũng dần thu hp li. Đáng chú ý, giá trị vô hình tính theo t trng trên thtrường chứng khoán đã tăng từ dưới 20% trong năm 1975 lên tới trên 80% trong năm 2006 (xem bảng trên) . Tại Anh, năm 2008 các doanh nghiệp đã chi £137 tỷ vào đầu tư tài sản vô hình (vào IP), so vi £104 tvào các tài sn cđịnh. 1 Các doanh nghiệp đã chuyển ttp trung qun lý tài sn hu hình sang các dng tài sản vô hình như bản quyn phát minh công nghvà các dng tài sn thương hiệu. Nghiên cu ca RAMIREZ, P., & HACHIYA, T. (2006) cho thy các hãng Nht Bản đầu tư nhiều hơn vào tài sản vô hình như con người, vn xã hội, thương hiệu và công nghhoạt động hiu quhơn các hãng có vốn lớn hơn những chđầu tư vào một mảng. Điều này cho thy các khoản đầu tư có sự bù đắp cho nhau. Vốn con người và vn xã hi có ảnh hưởng ti năng suất hoạt động của các hãng, cũng như quảng cáo cho hoạt động R&D có ảnh hưởng ti giá trca các hãng. 2 (*) Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài KX.04.13/11-15 thuộc Chương trình Khoa học KX.04/11-15 1 Haskel, J., Goodridge, P., Pesole, A., Awano, G., Franklin, M. & Kastrinaki Z, (2011). 2 RAMIREZ, P., & HACHIYA, T. (2006).

Transcript of SH tri te, Bai Tc cua Bac, 6 2014

1

Sở hữu trí tuệ, những vấn đề đặt ra và bài học cho Việt Nam

ThS. Nguyễn Hồng Bắc*

Trong những thập niên vừa qua, nhờ các thành tựu công nghệ mà nền kinh tế toàn cầu

chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế trí thức. Trong khi nhiều nước kinh tế công

nghiệp phát triển dựa vào các biện pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực hữu hình (truyên

thông) còn một số nước khác phát triển kinh tế trí thức với lợi thế cạnh tranh dựa vào việc sử

dụng hiệu quả các nguồn lực vô hình như vốn trí tuệ, cụ thể là tài sản trí tuệ. Để có thể cạnh

tranh trong nền kinh tế tri thức doanh nghiệp phải sử dụng và kết hợp các tài sản vô hình khác

nhau. Bài viết dưới đây trình bày về quyền sở hữu trí tuệ và những vấn đề đặt ra.

I. Các dạng tài sản trí tuệ

Trong giai đoạn đầu thiết lập các định chế pháp luật, tài sản được hiểu theo nghĩa hẹp, ví dụ

là những vật hữu ích cho một cá nhân, khi quan hệ kinh tế trở nên phức tạp hơn cùng với sự

phát triển của khoa học và kỹ thuật, khái niệm tài sản được mở rộng bao gồm những tài sản

hữu ích như tài sản trí tuệ, quyền tài sản, chứng khoán. Khi nền kinh tế tri thức thay thế dần

nền kinh tế công nghiệp cùng với sự phát tài sản trí tuệ, một hình thức mới của tài sản xuất hiện

đó là vốn tri thức. Nói cách khác vốn tri thức bao gồm thông tin và kiến thức trở thành tài sản

cơ bản của một doanh nghiệp hiện đại hoạt động trong nền kinh tế tri thức. Vốn tri thức bao

gồm tài sản con người, tài sản cấu trúc và các quan hệ bên ngoài. Dù vậy, tài sản của một doanh

nghiệp còn nhiều hơn thế nữa, bao gồm cả khả năng của doanh nghiệp lồng ghép tri thức để tạo

ra lợi nhuận.

Vốn trí tuệ cũng nổi lên như là tài sản giá trị hàng đầu tại các nước phát triển. Thuật ngữ

vốn trí tuệ được nói tới như là giá trị vô hình của công ty bao gồm tài sản trí tuệ, bằng phát

minh, thương hiệu và quyền tác giả. Trong quá trình chuyển dịch này, một phần giá trị của thị

trường chứng khoán nằm ở các tài sản vô hình và giá trị tài sản hữu hình cũng dần thu hẹp lại.

Đáng chú ý, giá trị vô hình tính theo tỷ trọng trên thị trường chứng khoán đã tăng từ dưới

20% trong năm 1975 lên tới trên 80% trong năm 2006 (xem bảng trên) .

Tại Anh, năm 2008 các doanh nghiệp đã chi £137 tỷ vào đầu tư tài sản vô hình (vào IP), so

với £104 tỷ vào các tài sản cố định.1 Các doanh nghiệp đã chuyển từ tập trung quản lý tài sản

hữu hình sang các dạng tài sản vô hình như bản quyền phát minh công nghệ và các dạng tài sản

thương hiệu. Nghiên cứu của RAMIREZ, P., & HACHIYA, T. (2006) cho thấy các hãng Nhật

Bản đầu tư nhiều hơn vào tài sản vô hình như con người, vốn xã hội, thương hiệu và công nghệ

hoạt động hiệu quả hơn các hãng có vốn lớn hơn những chỉ đầu tư vào một mảng. Điều này cho

thấy các khoản đầu tư có sự bù đắp cho nhau. Vốn con người và vốn xã hội có ảnh hưởng tới

năng suất hoạt động của các hãng, cũng như quảng cáo cho hoạt động R&D có ảnh hưởng tới

giá trị của các hãng.2

(*) Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài KX.04.13/11-15 thuộc Chương trình

Khoa học KX.04/11-15

1 Haskel, J., Goodridge, P., Pesole, A., Awano, G., Franklin, M. & Kastrinaki Z, (2011). 2 RAMIREZ, P., & HACHIYA, T. (2006).

2

Hinh: Đánh giá giá trị theo các dạng tài sản của công ty S&P 500

0

20

40

60

80

100

120

1975 1985 1995 2005

Phân loại giá trị tài sản trên thị trường S&P 500

TS vô hình TS hữu hình

Nguồn: Cardoza, K., Gray, C., & Barney, J. (2008)3

a. Sơ hưu tri tuê Nền tảng đầu tiên cho sự phát triển của thị trường tài sản trí tuệ là việc thành lập Tòa án

khiếu nại về vi mạch Liên bang (the Court of Appeals for the Federal Circuit (CAFC)) vào

những năm 1980s. CAFC đã hình thành các cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thị trường tài

sản sở hữu trí tuệ đã phát triển nhờ khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ khi người sở hữu tài sản trí

tuệ có thể kiện ra tòa những hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Với hai nền tảng chính

ban đầu của hệ thống bảo vệ tài sản trí tuệ là Công ước Paris về bảo vệ tài sản công nghiệp

năm 1883, và Công ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886, các công

cụ bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ đã dần có hiệu quả. Dù vậy, chi phí đăng ký sở hữu tài

sản trí tuệ vẫn còn khá cao, do mức phí phải trả theo từng năm để gia hạn thời hạn bảo vệ tài

sản trí tuệ. Tùy theo từng nước mức phí cũng cao hơn theo thời gian, ngoài ra tác giả của tài

sản trí tuệ cũng phải đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ theo từng khu vực địa lý và mỗi khu vực

cũng thêm phần tốn kém. Ngoài ra, chi phí chuyển giao tài sản trí tuệ vẫn còn khá tốn kém4, tại

Mỹ chi phí cho thuê một tài sản trí tuệ đã được đăng ký trung bình từ USD 5000 – 10000 .

Hiện nay, việc cấp phép tài sản trí tuệ vẫn chưa hiệu quả, thường phải mất từ 6-18 tháng, và với

chi phí khá cao.

Thập niên 1980s và 1990s là giai đoạn tài sản trí tuệ bắt đầu mang lại thu thập từ việc đăng

ký bằng phát minh. Quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm bảo hộ trong nền kinh tế trí thức và

việc đánh giá cao giá trị của các dạng thông tin nhất định thuộc sở hữu của cá nhân. Từ khi tri

thức tạo ra giá trị gia tăng, câu hỏi đặt ra là làm cách nào đánh giá giá trị của những tri thức

mới này. Xã hội phương Tây đã giải quyết vấn đề này thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Tại Mỹ,

nơi các quy định chống độc quyền và cả giới khoa học đều đã thống nhất rằng các quyền sở

3 Cardoza, K., Gray, C., & Barney, J. (2008). 4 Có thể tham khảo mức phí cho việc đăng ký, thời gian, và việc gia hạn tài sản trí tuệ tại một số nước như Mỹ, Úc, ..

3

hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định luật pháp, có thể được sử dụng để hạn chế cạnh tranh

(Anderson, 1998).5 Cách giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ tại các xã hội khác nhau cũng khác

nhau Alford (1995).6 Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì nạn làm hàng giả, như vụ sữa bột giả làm

chết hàng chục trẻ em.

Tài sản vô hình có thể được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:7 a) tài sản con người

bao gồm tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực làm việc … nhìn chung tài sản con người

nằm trong mỗi cá nhân cụ thể và không thể bị tách rời khỏi cá nhân đó b) tài sản cấu trúc bao

gồm cấu trúc tổ chức, phong cách làm việc, thủ tục công việc, cơ sở dữ liệu... những thứ nằm

trong một bộ máy. c) tài sản liên quan bao gồm các nguồn lực trong mối quan hệ bên ngoài như quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng. Tài sản này cũng là một phần của tài sản con người

và cơ cấu như hình ảnh công ty, đất nước, thiện chí, sự trung thành của khách hàng…. Tài sản

vô hình được phân nhóm cụ thể như sau: 8 1- Tài sản con người: bao gồm tri thức thuộc về con người ví dụ như kỹ năng, phẩm chất, giá

trị con người, hy vọng, sức khỏe, khả năng cạnh tranh, cá tính,… Đặc điểm của tài sản

thuộc nhóm này là tài sản gắn liền với một con người cụ thể và không thể tách rời hay trao

đổi được.

2- Tài sản xã hội: tài sản vô hình gắn với một nhóm người, ví dụ quan hệ cá nhân, quy định xã

hội, truyền thống, lòng tin, cam kết, cạnh tranh xã hội (khả năng giải quyết xung đột và hợp

tác), các dịch vụ tự phát, danh tiếng dựa vào đặc điểm xã hội. Những tài sản này được chia

sẻ giữa một nhóm người quen biết trực tiếp

3- Tài sản văn hóa: tài sản vô hình chia sẻ giữa những người trong một nhóm nhưng không

kết nối trực tiếp thành nhóm, ví dụ như ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và kế thừa, văn

hóa doanh nghiệp, không khí làm việc, các nguyên tắc không chính thức, quy định xã hội,

giá trị, luật pháp, … Nếu con người cụ thể rời nhóm thì vốn văn hóa vẫn được kế thừa và

truyền cho người khác do hình thức tài sản vô hình này nằm sâu trong thể chế và trong

từng nhóm xã hội cụ thể.

4- Tài sản địa vị: tài sản vô hình được chia sẻ trong một nhóm người, không cùng chia sẻ

trong nhóm này mà có thể tách rời và chuyển sang cho những người khác, ví dụ vai trò, vị

trí xã hội, ảnh hưởng gắn với một vi thế, quyền và nghĩa vụ liên quan tới vị trí nào đó. Đặc

điểm của nhóm tài sản vô hình này là có thể trao đổi, cho thấy tính có thể chuyển giao

quyền lực trong một hệ thống xã hội và trách nhiệm gắn với vị thế đó.

5- Tài sản thông tin và pháp lý - tài sản vô hình có thể chuyển giao được, ví dụ số liệu, thông

tin, kiến thức cụ thể, tài sản trí tuệ, quyền hợp đồng và nghĩa vụ. Những tài sản vô hình này

không nhất thiết gắn với một nhóm người hay với một cá nhân cụ thể do chúng tồn tại độc

lập.

6- Tài sản lồng ghép: tài sản vô hình không không gắn với một nhóm người hay một cá nhân

nào, và không chuyển giao được, ví dụ cơ sở hạ tầng phi vật chất (kết cấu, kế hoạch, thông

tin, phối hợp, quản lý, cơ chế kiểm soát, quá trình thực hiện), kiến thức quản lý, khả năng

tăng giá trị công nghệ trong sản phẩm, mô hình, phong cách làm việc.... Đặc điểm của

nhóm tài sản vô hình này là chúng không thể tách rời, do được lồng ghép trong cấu trúc phi

5 Anderson R. D. (1998).

6 Alford W. P. (1995).

7 Cardoza, K., Gray, C., & Barney, J. (2008).

8 Jakutytė-Sungailienė, A. (2009).

4

vật chất vào quá trình sản xuất hay trong sản phẩm.

Dù vậy, hiện nay hệ thống luật pháp trên thế giới và tại từng nước mới chỉ được thiết lập để

bảo vệ một số dạng tài sản trí tuệ nhất định như quyền tác giả, các dạng phát minh công nghiệp

như nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế công nghiệp. Theo WIPO quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hai

dạng quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Tài sản công nghiệp bao gồm các sáng chế và

thiết kế/ kiểu dáng công nghiệp. Nhìn chung, sáng chế bao gồm những giải pháp công nghệ

mới cho những vấn đề kỹ thuật, và thiết kế/kiểu dáng công nghiệp là những thiết kết tạo ra hình

dáng sản phẩm công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp bao gồm thương hiệu, nhãn hiệu, bao gồm

cả chỉ dẫn địa lý và quyền tự vệ chống lại cạnh tranh không công bằng. Bằng độc quyền sáng

chế (Patent) là quyền do chính quyền cấp cho một tác giả đã có sáng tạo nhằm ngăn chặn người

khác khai thác thương mại những sáng chế này trong một thời hạn nhất định để đổi lại việc tác

giả những sáng chế công khai những sáng tạo của mình và như vậy những người khác có thể

hưởng lợi từ sáng tạo này. Theo định nghĩa của Việt Nam thì quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các

quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ

thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán

dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Tóm lại,

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công

nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

Sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm thường là người sáng tạo ra tác phẩm (tác giả

của tác phẩm). Ngoại lệ tùy theo luật pháp của từng nước khi chủ sở hữu có thể là người thuê

tác giả để sáng tạo ra tác phẩm đó. Quyền tác giả có thể được chuyển nhượng. Những hình thức

bảo hộ quyền tác giả có nhiều hạn chế so với bảo hộ bằng sáng chế. Bảo hộ tác phẩm thường

không đi vào chi tiết những ý tưởng, khái niệm, những khám phá trong tác phẩm. Không giống

như những sáng chế, quyền tác giả không bảo hộ nghệ thuật trong một tác phẩm. Tác giả khó

có thể kiện một hành vi trưng bầy một hình tượng nghệ thuật khi không có hình vi chép toàn bộ

tác phẩm.

Bằng sáng chế, quyền tác giả và bí mật thương mại là một trong hai phần quan trọng trong

luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy

trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế

được bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu như có sự sáng

tạo, có khả năng áp dụng vào thị trường. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc

quyền sáng chế. 9 Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể

xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát

minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát

minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định - hầu hết các nước quy

định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho

công chúng. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế,

kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ

dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống lại cạnh tranh

không lành mạnh. Các hình thức bảo vệ như cấm người khác không được sản xuất, buôn bán,

trao đổi các sản phẩm hay dịch vụ được pháp luật bảo vệ. Tại Mỹ, trong 10 năm từ 1985 tới

1995, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đã tăng vọt, từ đầu thế kỷ 20 cho tới giữa những năm

9 Xem luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Điều 4.12, Điều 58 Luật SHTT.

5

1980s, đơn xin cấp bằng sáng chế dao động trong khoảng 40-80 nghìn/năm, nhưng trong năm

1995 số đơn này đã lên tới trên 120 nghìn. Tại Nhật, phải mất 95 năm Nhật mới cấp được 1

triệu bản quyền đầu tiên, trong khi đó chỉ 15 năm sau Nhật đã cấp thêm 1 triệu bản quyền nữa.

Số lượng bản quyền được cấp cũng đã tăng tại các nước ĐPT.10

Quyền tác giả là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác

phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày

tác phẩm của mình trước công chúng. Quyền tác giả cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với

một số hình thức sở hữu trí tuệ khác. Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886,

theo đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các

nước thành viên, quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời.

Theo Công ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác

được bảo hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền

bảo hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó. Quyền tác

giả có thể được đăng ký khá dễ dàng và lệ phí cũng không quá tốn kém. Cho dù việc đăng ký

quyền tác giả không phải là bắt buộc để được bảo hộ cho tác phẩm, nhưng tác giả khi muốn

khởi kiện việc xâm phạm quyền tác giả thì phải đăng ký tác phẩm được bảo hộ. Những hình

thức bảo hộ quyền tác giả có nhiều hạn chế so với bảo hộ bằng sáng chế. Bảo hộ tác phẩm

thường không đi vào chi tiết những ý tưởng, khái niệm, những khám phá trong tác phẩm.11

Nhãn hiệu (tên nhãn hiệu) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, ký hiệu, hay kiểu dáng, hoặc sự kết hợp các

từ, cụm từ, ký hiệu hay kiểu dáng nhằm xác định và phân biệt nguồn gốc của hàng hóa do một

người sản xuất với hàng hóa do những người khác sản xuất. Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là

dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh

ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu đó

có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của

chủ thể khác. Vì vậy, nhãn hiệu xác định được người sản xuất ra một mặt hàng và người ta

dùng nhãn hiệu để biết được chất lượng của hàng hóa. Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại,

là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ

thể sản xuất hoặc cung cấp. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở

cách xa nhau. Tùy theo luật pháp từng nước mà việc bảo hộ nhãn hiệu cũng khác nhau. Tại Mỹ

quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ được bảo hộ khi sản phẩm lần đầu được tung ra thị trường, và việc

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ không bắt buộc nhưng nếu tác giả đăng ký bằng sáng chế thì

có thêm những lợi thế nhất định, còn tại Việt Nam nhãn hiệu được bảo vệ khi sáng chế này đã

đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng

bảo hộ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu

đang được bảo hộ. Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới

có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản quyền và

bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ và sản phẩm chất

lượng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá. Việc bảo hộ nhãn hiệu cũng được sử dụng rộng rãi.

Chẳng hạn như hầu hết nguồn tài trợ cho các kỳ thế vận hội là từ việc mua bán các quyền được

nhãn hiệu bảo hộ.

Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá trị

10 (Kortum & Lerner, 1997). 11 Thomas G. Field, Jr. (1994).

6

lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật

thương mại. Ví dụ như công thức sản xuất ra các sản phẩm như Coca-Cola; cơ sở dữ liệu về

danh sách khách hàng; chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế,

bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy

nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,

vùng lãnh hổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam với các điều kiện

sau sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ

hoặc nước tương ứng. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính

chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với

chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT). Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa

lý được bảo hộ như bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận, rượu cô-

nhắc Pháp hay rượu whisky Scotland. Ở Mỹ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cùng với nhãn hiệu và

dấu hiệu chứng nhận.

b. Một số dang sơ hưu tri tuê khac

- Sở hữu các nguồn sinh học Các sáng chế về công nghệ sinh học đã được chấp nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các

trường hợp sau bằng sáng chế Guaymi (về một loại virus phát hiện trong người thổ dân

Guaymi tại Bắc và Nam Mỹ); bằng sáng chế Hagahai của Papua New Guinea (về một dây tế

bào có thể dùng để chế vacciné); và bằng sáng chế đảo Solomon (Posey & Dutfield, 1996). môt

sô quy đinh hê thông gen đa xuât hiên (quyên giông cây trông, bao vê cơ sơ dư liêu).

-Sở hữu sản vật truyền thống Liệu cư dân địa phương có thể đăng ký bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, các

sản phẩm mỹ phẩm, bài hát và các hoa văn trong cộng đồng địa phương. Hạn chế của tác quyền

la chỉ cấp cho cá nhân hay công ty trong khi đó quyền của một cộng đồng hay bộ lạc vẫn chưa

được áp dụng đối với tác quyền.

- Sở hữu tên miền trên Internet Các loại hình sở hữu trí tuệ mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều ví dụ như việc chuyển

nhượng địa chỉ trên Internet đã đặt ra những vấn đề thực sự khó khăn. Hiệp định về Quyền sở

hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS -the Agreement on Trade-Related Aspects of

Intellectual Property Rights) hoàn toàn không có các quy định về tên miền. Dù vậy, trong bối

cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc sở hữu tên miền quốc tế (quốc gia) gắn liền thương hiệu/

nhãn hiệu công ty/ sản phẩm là điều cần thiết.

Trên thế giới đã chứng kiến nhiều vụ kiện tranh chấp tên miền như iPods.com, iPhone5.

com và Apple, trước đó Apple đã bỏ ra $ 4,5 triệu để mua lại tên miền iCloud.com từ Xcerion.

Google cũng đã từng thắng kiện khi đưa Chris Gillespie, công dân Mỹ ra tòa NAF để thu hồi

763 tên miền đã bị chiếm dụng trước đó. Tại Việt Nam, tên miền vẫn chưa được coi là đối

tượng sở hữu trí tuệ. Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng việc quản lý tên miền theo nguyên

tắc "đăng ký trước được quyền sử dụng trước". Tuy bảo hộ nhãn hiệu là đối tượng được bảo vệ

theo Luật sở hữu trí tuệ, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế sẽ không đồng thời

được bảo hộ trên Internet. Theo khoản 2, mục II - Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày

24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông: “Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không nằm

trong đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu hàng

hóa, tên thương mại, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nằm trong cấu trúc

7

tên miền nếu chỉ đăng ký bảo về trên mạng sẽ không được bảo vệ trên thực tế và ngược lại,

nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm

nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký

chúng trong tên miền”. Hơn nưa hiên tương vi pham trong đăng ky tên miên va sư dung tên

miên tai Viêt Nam vân con nhiêu vi du, tổng số tên miền quốc tế được đăng ký tại Việt Nam là

203.950 tính đến hết tháng 03/2013 (theo webhosting.info), tuy nhiên tính đến hết tháng

03/2013 thì mới chỉ có 112.617 tên miền đã thông báo về Bộ TT&TT, vân con xuât hiên hiên

tương các UBND xã cho mượn con dấu chữ ký để đăng ký tên miền ".gov.vn".12.

Thị trường tài sản trí tuệ đã thay đổi rất nhanh, và ngày nay được gọi là “ thời kỳ của các

sản phẩm phái sinh”. Một loạt các sản phẩm và cơ chế thị trường được tạo ra để đánh giá và

trao đổi các bằng phát minh và các dạng tài sản trí tuệ. Nghiên cứu của Malackowski et al,

(2007) 13cho thấy thị trường tài sản trí tuệ đang được hình thành và tài sản vô hình có giá trị

thực sự cả về cơ hội đầu tư và trong thị trường cổ phiếu quy mô lớn. Một công ty có tài sản trí

tuệ có cơ hội gọi thêm vốn đầu tư ở vòng hai tới 84% trong khi con số này là 50% so với các

công ty không có tài sản trí tuệ. Còn rủi ro phá sản ở các công ty có tài sản trí tuệ là 16% so với

24% tại các công ty không có tài sản trí tuệ.

Thị trường tài sản trí tuệ hiện nay: tài sản trí tuệ có thể được trao đổi trên mạng, hiện nay có

khoảng trên 60 trung tâm cấp phép bằng sở hữu trí tuệ ví dụ như http://yet2.com/. Hay như

Ocean Tomo là nơi cung cấp chuyên gia cố vấn về các giao dịch nhãn hiệu lên tới hàng tỷ

USD. Dù vậy thị trường tài sản trí tuệ hiện nay vẫn được xem là chưa phát triển với các giao

dịch ở trong giai đoạn vừa làm vừa sửa. Những sản phẩm tương lai được coi có triển vọng trên

thị trường này bao gồm các sân chơi đấu giá tài sản trí tuệ, các quỹ chỉ số dựa trên tài sản trí tuệ

và thị trương trao đổi quyền sở hữu trí tuệ.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn giúp đạt được các mục tiêu xã hội như tạo ra thêm vốn

đầu tư để các doanh nghiệp đầu tư tìm ra các loại thuốc giúp chữa các bệnh hiếm gặp hơn.

Ngoài ra luật về nhãn hiệu và bằng sáng chế còn giúp ngăn chặn những tác hại do nạn hàng giả

gây ra. Hàng giả và nhãn mác giả vi phạm pháp luật và khiến cho các doanh nghiệp mất doanh

thu, nhưng nhãn mác giả còn nguy hại hơn khi đe dọa sức khỏe và sự an toàn của người tiêu

dùng. Như vậy có thể thấy vốn vô hình, tài sản vô hình là những khái niệm mới và chưa được

nghiên cứu đầy đủ. Tài sản trí tuệ và việc bảo vệ tài sản trí tuệ đã được các nước bảo vệ nhưng

chưa có sự thống nhất giữa các hệ thống pháp luật của mỗi nước về mức độ và phạm vi bảo vệ

tài sản trí tuệ. Hơn nữa, lý thuyết tài sản cổ điển không thực sự phù hợp với những đặc điểm

riêng có của tài sản trí tuệ. Những nỗ lực đưa các nguyên tắc và quy định của tài sản thông

thường vào tài sản trí tuệ sẽ không mang lại hiệu quả cho nên việc bảo vệ tài sản trí tuệ trên

thế giới vẫn còn hạn chế. Một khía cạnh đặc biệt khác của tài sản trí tuệ khác với tài sản thông

thường là rất khó kiểm sóat hành vi sử dụng tài sản. Không thể xóa bỏ những thông tin thu

nhận được sau khi tài sản trí tuệ được người sử dụng tiếp thu, trong khi đó tài sản vật chất có

thể thu lại cho người sở hữu sau khi bị đánh cắp. Việc xuất bản và phổ biến các sản phẩm trí

tuệ trong thời đại thông tin có những điểm khác khi tác giả khó kiểm soát số lượng tác phẩm bị

sao chép sau lần xuất bản đầu tiên.

Truyền thống xuất bản có sự phân biệt giữa quyền tác giả và quyền tài sản. Khi một người

12 Bao Khanh, Thăt chăt viêc đăng ky tên miên “.gov.vn”. Tin247.com.

13 Malackowski et al, (2007).

8

mua một sản phẩm (sách, tạp chí) thì sản phẩm đó thuộc quyền sở hữu của người đó, và họ có

quyền chia sẻ, cho thuê, và thậm chí bán lại mà không cần sự cho phép của tác giả. Một hệ

thống bảo vệ quyền sở hữu hiệu quả cần xây dựng được những yếu tố cơ bản sau: - Một khung

luật pháp có thể xác định được danh tính người sở hữu tài sản; - Một hệ thống có thể thực thi

và bảo vệ những quyền sở hữu này; - Một hệ thống cho phép người chủ sở hữu có thể trao đổi

với chi phí không quá đắt đỏ;

Công nghệ thông tin đang trở thành một công cụ mạnh mẽ. Tại Mỹ, vai trò của chính sách

và luật pháp đang trở nên rất quan trọng, trong 3 lĩnh vực như kinh tế, xã hội và chính trị: trong

lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin và các sản phẩm và dịch vụ thông tin đang ngày càng

chiếm lĩnh nền kinh tế. Các công nghệ thông tin mới được áp dụng trong nền kinh tế và cải

thiện năng suất lao động và làm tăng tốc độ tăng trưởng. Thông tin có thể tái sử dụng và không

giống các nguồn vốn, như sắt thép, thông tin có thể được tạo ra và phân bổ sử dụng ít nguồn

lực vật chất. Không chỉ thông tin có thể được sử dụng thay thế cho lao động, mà có được sử

dụng để tăng năng suất lao động. Ví dụ hoạt động kinh doanh đang áp dụng công nghệ thông

tin trong hầu hết các hoạt động: từ tuyển dụng lao động cho tới sa thải lao động, từ mua nguyên

vật liệu cho tới sản xuất thành phẩm, từ phân tích thị trường cho tới lập kế hoạch chiến lược, và

từ sáng tạo công nghệ mới cho tới thiết kế sản phẩm; trong lĩnh vực xã hội: thông tin đang là

lực đẩy chính trong cuộc sống của chúng ta. Tại Mỹ, lượng thông tin được trao đổi qua kênh

thông tin điện tử rất lớn. Ví dụ trong thập niên 1970s, dân số Mỹ đã trao đổi và tiếp xúc với

khoảng 8,7 nghìn tỷ từ mỗi ngày qua kênh điện tử như đài, truyền hình, sách báo điện tử và con

số này tăng khoảng 1,2% mỗi năm; trong lĩnh vực chính trị: trong các xã hội dân chủ, người

dân cần được thông tin đầy đủ về các vấn đề đang xảy ra. Khó khăn nẩy sinh trong thời đại

ngày nay bắt nguồn từ sự thay đổi bản chất công nghệ do chúng ta mới chỉ bước vào Kỷ

nguyên thông tin.

II. Những vấn đề đặt ra trong quá trình bảo vệ tài sản trí tuệ

a) Quyền lợi của tác giả sáng chế và lợi ích công Quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra để giải quyết hai vấn đề, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra

những sáng chế mà thị trường chấp nhận, và ứng dụng rộng rãi những sáng chế này. Lý thuyết

về quyền sở hữu trí tuệ được xem là bắt nguồn từ thuyết của John Locke (1988)14 cho rằng tài

sản được sinh ra từ sự kết hợp giữa lao động và tài nguyên thiên nhiên. Thuyết này là hòn đá

tảng xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa giữa người tạo ra ý tưởng và tài sản trí tuệ. Dù vậy,

Locke không cho rằng quyền sở hữu tư nhân mang tính tuyệt đối mà cần tuân theo những tiêu

chuẩn cụ thể, ví dụ, như một người chỉ có thể lấy đi từ tự nhiên những thứ mà khi lấy đi còn để

lại "đầy đủ và trong điều kiện còn tốt cho những người khác”. Locke cho rằng "Chúa không tạo

ra cái gì mang tính hủy hoại hay phá hủy”. Locke là người đầu tiên đã khẳng định rằng có một

sự đánh đổi giữa sở hữu tư nhân và tài nguyên công (Hardin, 1968).15 Hai điều kiện Locke đưa

ra tuy đơn giản nhưng có hiệu quả để điều chỉnh hành vi của quyền sở hữu, và có thể giải quyết

những xung đột giữa lợi ích công và tư. Một loạt những tiêu chuẩn về hành động vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ - các điều khoản luật pháp tạm thời tại EU, hay học thuyết "first sale”

trong luật pháp Mỹ, thuyết sử dụng công bằng trong trường hợp quyền tác giả, ngưỡng tối thiểu

của các đặc quyền - đều được xem là dựa trên lý thuyết Locke, với mục tiêu làm giảm ảnh

14 Locke, John. (1988).

15 Hardin, G. (1968).

9

hưởng tiêu cực của sở hữu tư nhân và tăng thêm giá trị cho khu vực công.

Dù vậy, phân tích kinh tế chỉ bắt đầu đề cập tới quyền sở hữu trí tuệ từ Adam Smith

(1904),16 người đã nêu ra câu hỏi về quyền tự nhiên của cá nhân về những ý tưởng của họ, và

nêu lên tầm quan trọng của sự bảo hộ của luật pháp để “khuyến khích lao động của giới trí

thức”. Thách thức cho việc phát triển một hệ thống hoàn thiện hơn được tiếp nối bởi Jeremy

Bentham, người đã đặt nền móng lý thuyết cho việc hình thành lý thuyết vị lợi về động lực

sáng tạo. Nhà kinh tế người Anh đã lưu ý rằng "những người không mong chờ thành quả lao

động thì sẽ không chấp nhận rủi ro gieo trồng” (Bentham, 1839, p.31).17 Thực tế, Bentham đã

nhận ra: "những gì được sáng tạo ra, đều có thể bị bắt chước. Nếu không có sự bảo vệ của luật

pháp, người sáng chế luôn có thể bị cạnh tranh bởi những kẻ chẳng mất đồng nào chiếm đoạt

thành quả sáng chế này”. Như vậy vấn đề dùng chùa có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của

những người sở hữu tài sản trí tuệ, Bentham cho rằng người chủ sở hữu tài sản trí tuệ cần được

bảo vệ trước những người dùng chùa những sáng chế cần được bảo hộ. Quyền sở hữu trí tuệ

như vậy là một giải pháp thực tế để giải quyết thách thức này. Như vậy, việc bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ chính là bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo, và đưa ra một hình thức độc quyền, khi

lợi ích cá nhân được bù đắp cho những nỗ lực đầu tư sáng tạo. Mục đích chính của việc bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ chính là nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo cho sự phát triển, bằng cách

khuyến khích các nhà phát minh công bố những sáng chế của mình để được độc quyền khai

thác trong một khoảng thời gian nhất định. Bentham đã khẳng định về vấn đề hàng hóa công,

và đưa ra một thách thức cho mô hình cạnh tranh hoàn hảo của Adam Smith: bàn tay vô hình

không thể giám sát thị trường trí tuệ, nếu không có những can thiệp cụ thể của các nhà lập

pháp, và do vậy rất dễ thất bại. Dù vậy, sự nổi lên của yếu tố tài sản trong tài sản trí tuệ không

chỉ gắn chặt với những quy định của luật tài sản nói chung mà còn dựa trên quan điểm kinh tế

riêng về quyền sở hữu tài sản. Đây chính là quan điểm kinh tế được coi là giải pháp cho vấn đề

'thảm họa công'. Harold Demsetz ủng hộ quyền sở hữu tư nhân và cho rằng sở hữu công không

hiệu quả, do những người không làm chủ tài nguyên thì sẽ không có động lực gìn giữ và sử

dụng hiệu quả tài nguyên. Quyền sở hữu tư nhân có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của

các yếu tố bên ngoài/ ngoại lai, dù vậy, trên thực tế khi giải quyết các vấn đề liên quant tới tài

sản trí tuệ, vấn đề 'dùng chùa' và 'người dùng chùa' vẫn còn nhiều thách thức.18 Vấn đề hạn chế

‘dùng chùa’ cũng gây ra nhiều tranh cãi, dường như ‘dùng chùa’ là một mặt khác của thảm họa

dùng chung, một bên hưởng lợi từ lao động của bên khác mà không bù đắp trở lại từ việc sử

dụng này. Lập luận đòi phải bỏ việc dùng chùa dựa trên nền tảng của khung kinh tế của Harold

Demsetz. Trong bảo hộ quyền tác giả thì khái niệm sử dụng chính đáng là những trường hợp có

thể được phép sử dụng tác phẩm mà không cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả

(fair use), như trích dẫn từ một tác phẩm được bảo hộ có nguồn trích dẫn theo quy định trích

nguồn.

Hiện nay học thuyết của Locke và Bentham đóng vai trò nền tảng cho lý thuyết và thực

nghiệm về tài sản trí tuệ, là khung tham khảo cho gần như toàn bộ những đóng góp sau này. Lý

thuyết về quyền sở hữu trí tuệ cũng được phát triển rải rác trong các ấn phẩm luật học vào nửa

cuối thế kỷ 20. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào phân tích

về luật công. Học thuyết về các hành vi xâm phạm (liên quan tới hành vi hủy hoại vật chất), tài

16 Smith, Adam. (1904.

17 Bentham, Jeremy. (1839).

18 Lemley, M.A. (2004).

10

sản (tài sản vô hình), và bù đắp thiệt hại (giàu có không công bằng) đã được phân tích trong

nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ. Những nghiên cứu về quyền tác giả và bằng sáng chế trong

kinh tế học tập trung nhiều vào kinh nghiệm ở Mỹ nhưng các tác phẩm này chủ yếu thiên về

ủng hộ việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những tác giả sau này có nghiên cứu về sở hữu công

như Benkler (2002), Eisenberg (Dreyfuss et al.,2001), and Rose (1998).19 Các nghiên cứu tập

trung vào việc xác định một khoảng không đặc thù cho tài sản trí tuệ và khả năng áp dụng ‘sử

dụng công bằng’ đối với những tài sản này.

Hiện nay, có nhiều dạng sở hữu tài sản khác nhau. Để giảm bớt sự khác biệt, thỏa thuận

TRIPS đã có hiệu quả ở cấp quốc tế, do WTO quy định và phê chuẩn năm 1994. Nếu một nước

cấp một bằng sáng chế, thì tại các nước khác đã ký thỏa thuận này, bằng sáng chế này sẽ có giá

trị khoảng 17-20 năm từ ngày được cấp bằng.

Cần phải lưu ý rằng, tài sản trí tuệ có những đặc điểm khác với các tài sản thông thường

khác, một trong những điểm khác biệt quan trọng là những yếu tố bên ngoài/ ngoại lai của tài

sản trí tuệ thường có những ảnh hưởng tích cực.20 21 Một thảm họa dùng chung thông tin hay

các sáng kiến là không thể xảy ra do tính không bị bào mòn tự nhiên của thông tin. Thông tin

về bản chất là một 'tài sản chung' và không mang tính thù nghịch, việc sử dụng thông tin của

người này sẽ không ảnh hưởng tới người khác trong việc sử dụng thông tin đó. Điều đó cũng có

nghĩa là không dễ cấm đoán một ai đó sử dụng thông tin này. Dù vậy bảo vệ quyền sở hữu tài

sản trí tuệ là cần thiết để bù đắp những chi phí đầu tư ban đầu cho tác giả, nhất là chi phí dành

cho các phát minh rất cao.

Thừa nhận và bảo vệ tài sản trí tuệ giúp cho một quốc gia có thể giữ chân các nhà khoa học

và lao động kỹ thuật chuyên môn cao. Ấn Độ cũng đã có giai đoạn bị mất đi các nhà khoa học

giỏi nhất do thiếu các công cụ bảo vệ tài sản trí tuệ. Cuối cùng, năm 1995 Ấn Độ ban hành luật

tác quyền, năm 1999, quốc hội Ấn Độ cũng đã thông qua luật bảo vệ tài sản trí tuệ, năm 2004

ban hành luật bảo vệ bằng sáng chế phần mềm22, nhờ đó ngành công nghệ phần mềm của Ấn

Độ đã cất cánh tạo thêm hàng ngàn việc làm cho nền kinh tế. Trong năm 2010, ngành công

nghiệp phần mềm Ấn Độ đã có thu nhập $76 tỷ 23.

Một vấn đề liên quan tới bảo vệ tài sản trí tuệ là việc chuyển giao công nghệ, các nhà đầu

tư, nhà sáng chế thường quan tâm tới các nền kinh tế phát triển với chi phí sản xuất thấp hơn.

Với khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển công nghệ, các nước ĐPT cần phải xây dựng

được một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả để tiếp thu các công nghệ

mới trong quá trình đầu tư. Tại Hàn Quốc, Luật Thúc đẩy Chuyển giao Công nghệ, Luật bằng

Sáng chế, và luật Thúc đẩy giáo dục và Hợp tác Công nghiệp cũng đã được ban hành. Có thể

thấy mô hình hệ thống sáng tạo của Hàn Quốc là mô hình bám được mà WB và OECD đã cố

vấn theo hướng chiến lược nghiên cứu dài hạn và mở cửa hệ thống khoa học công nghệ với sự

tham gia của đối tác nước ngoài. Năm 2003, tại Hàn Quốc đã có 133 trường hợp chuyển giao

công nghệ từ 19 trường đại học tư nhân, tăng từ 102 trường hợp trong năm 2002, và 58 năm

2001. Cùng với sự thành lập của Quỹ hợp tác Trường đại học Công nghiệp, riêng trường đại

học quốc gia Seoul đã được cấp 260 bằng sáng chế, và trường đại học quốc gia Kyungpook 36

19 Benkler, Y. (2002).; Dreyfuss, R. C. Zimmerman, D. L., and First, H. (eds.) (2001).; Rose, C. M. (1998).

20 Francois Leveque & Yann Meniere. (2004).

21 Leveque & Meniere. (2004).

22 Ấn Độ là trường hợp mâu thuẫn khi tháng 4/ 2005, bộ luật bảo vệ bằng sáng chế đã bị rút. Tuy vậy, ngành công nghiệp phát triển phần mềm của Ấn

Độ cũng không bị nhiều ảnh hưởng, từ 1993-2010 ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ đã phát triển nhanh nhất thế giới.

23 NASSCOM, THE IT BPOSECTOR IN INDIA : STRATEGIC R EVIEW – 2011

11

bằng sáng chế trong năm 2004. 24

b) Những bất cập trong hệ thống luật pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hiện nay luật pháp bảo vệ quyền của các nhà phát minh tại các nước khác nhau có nhiều

khác biệt. Công cụ hiện có để quản lý tri thức ngày nay là luật tài sản trí tuệ nhưng công cụ này

rất hạn chế và không thể đầy đủ để giải quyết toàn bộ vốn tri thức.25 Vấn đề trong luật tài sản

trí tuệ chỉ bảo vệ tài sản công nghiệp và quyền tác giả là do luật tài sản trí tuệ xuất hiện trước

sự nổi lên của nền kinh tế tri thức. Khó kiểm soát vốn con người trong khi chi phí đào tạo lao

động trong nền kinh tế tri thức ngày càng cao. Sau này nhận thức về vốn tri thức đã thay đổi, và

không chỉ bao gồm các hoạt động R&D, thương hiệu, bằng phát minh, mà còn bao gồm nguồn

lực con người, kỹ năng lao động, cơ cấu tổ chức (cơ sở dữ liệu, công nghệ..), mạng lưới khách

hàng.26 .

Nguyên tắc cấp bằng độc quyền sáng chế tại các nước khác nhau cũng khác nhau, ví dụ tại

Mỹ bằng độc quyền sáng chế được cấp theo nguyên tắc chỉ cấp cho người đầu tiên sáng tạo ra

sáng chế này. Do vậy, có thể người nộp đơn sẽ không được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu

không chứng minh được họ chính là người đầu tiên tạo ra sáng chế này. Trong khi đó tại nhiều

nước bằng độc quyền sáng chế lại được cấp cho người đầu tiên nộp đơn. Như vậy, quyền sở

hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ, và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật

quốc gia (hay khu vực) có liên quan. Chỉ trong lĩnh vực quyền tác giả mới có bảo hộ rộng rãi

và tự động ở nhiều nước. Hơn nữa trong một sản phẩm có thể phải đăng ký nhiều quyền sở hữu

trí tuệ.

Do những hạn chế của luật tài sản trí tuệ, các doanh nghiệp phải xây dựng những chiến lược

bảo vệ tài sản trí tuệ dựa trên luật này. Hơn nữa, khả năng chuyển giao tài sản trí tuệ trở nên

cấp thiết khi tính độc quyền của người sáng chế đang dần mất giá trị. Do chi phí bảo vệ tài sản

trí tuệ khá tốn kém mà hiệu quả lại giới hạn các doanh nghiệp buộc phải tăng lợi thế cạnh tranh

bằng cách sử dụng tri thức trong sản phẩm thay đổi nhanh hơn và hiệu quả hơn chứ không còn

bắt chước sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi quá trình đổi mới trên toàn cầu trở nên nhanh

hơn thì việc bắt chước sản phẩm sẽ khó khăn hơn do thời gian bắt chước một sản phẩm sẽ dài

hơn vòng đời của sản phẩm bị bắt chước, và do đó việc bắt chước sẽ không còn mang lại lợi

nhuận. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển các mạng lưới tri thức dựa vào

các thỏa thuận bảo mật, liên kết giấy phép và trao đổi tri thức.

Hơn nữa, việc áp đặt quyền sở hữu trí tuệ cũng tạo ra những chi phí cho xã hội, thứ nhất

một chi phí gây thiệt hại nhất định cho xã hội xuất hiện do hạn chế cạnh tranh trong trường hợp

bù đắp cho người phát minh ra các sáng chế lớn hơn những gì họ có thể thu được từ thị trường

cạnh tranh. Hơn nữa, các phát minh đều phải dựa trên nền tảng của những phát minh trước và

từ nền tảng công nghệ có sẵn. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quá mức cũng làm giảm động lực

sáng tạo và khiến cho người phát minh tìm kiếm sự bảo hộ nhiều hơn tìm cách cạnh tranh, và

điều này sẽ vi phạm quy luật về cân bằng kinh tế. Nhu cầu đối với một tiêu chuẩn quốc tế trong

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết qua các trường hợp khởi kiện

quốc tế giữa Nokie và Apple, và giữa Apple và Samsung, giữa Motorola (sau đó là Goole) với

Microsoft.

Hệ thống luật pháp bảo vệ tác quyền vẫn chưa có những phản ứng hiệu quả đối với sự nổi

24 (WIPO, 2007).

25 Gordon, Wendy J. (1992).

26 Jakutytė-Sungailienė, A. (2009.

12

lên của tác quyền mở, ví dụ như hệ điều hành Linux, máy chủ Apache, hay các trang mạng xã

hội như Wikipedia, Youtube, Flickr, MySpace, hay AOL đều là những sản phẩm có tác quyền

mở.

c. Nhưng bât câp trong chuyên đôi sơ hưu tai san tri tuê

Thach thưc trong chuyên đôi sơ hưu tai san tri tuê bao gôm: khó khăn trong kế toán tài sản vô

hình, trong việc định thuế thu nhập từ các tài sản này; khó khăn trong chuyển giao tài sản vô

hình: thường việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản vô hình được diễn ra dưới hình thức chuyển

đổi quyền được pháp luật bảo vệ việc sở hữu tài sản vô hình nhưng cũng có thể diễn ra dưới

những hình thức khác. Hơn nưa, không phải tất cả tài sản vô hình đều có thể chuyển đổi được.

Một tài sản có thể có giá trị nhưng nếu chủ tài sản không thể ngăn cản những người khác sử

dụng tài sản miễn phí thì tài sản đó khó có thể chuyển đổi được. Một trong những ví dụ của tài

sản không thể chuyển đổi bao gồm cơ hội kinh doanh, lực lượng lao động, vị trí địa lý, hay

tiềm năng lợi nhuận.

Hinh thưc sơ hưu hiên nay cung mang nhiêu dang phong phu hơn không con chi dươi hinh thưc

sơ hưu ca nhân hay sơ hưu công ma môt tai san co thê đươc chia se va co nhiêu chu sơ hưu, vi

du như hinh thưc chia se sơ hưu nha va bât đông san tai Anh, va cach thưc thanh toan cung

đươc chia ra thanh nhiêu giai đoan dươi hinh thưc tra gop. Nhưng tranh cãi nây sinh la do sư

khac biêt trong bảo vệ quyền tài sản truyên thông và tài sản trí tuệ, nguyên nhân la do tài sản

hữu hình thường có thể bị bào mòn, hao hụt, và khan hiếm còn tài sản trí tuệ mang tính vô

hình, không bi hao hut và không con tính khan hiếm.

III. Bai hoc kinh nghiêm Khái niệm về tài sản cho thấy quyền sở hữu tài sản bao gồm một tập hợp các mối quan hệ giữa

người chủ tài sản so với những người khác. Tài sản theo nghĩa hiện đại được xem bao gồm 4

quy định luật pháp: quyền, đặc quyền, quyền lực, và quyền được miễn trừ so với những người

khác bao gồm nghĩa vụ và không có quyền, trách nhiệm và không thể làm. Thực tế một nước sẽ

rất khó phát triển nếu không hề coi trọng đến quyền sở hữu trí tuệ do không coi trọng tới lao

động của người khác. Dù vậy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần cân nhắc tới lợi ích công trong

toàn xã hội. Hệ thống luật tài sản trí tuệ cần được thống nhất trong toàn cầu tránh những xung

đột mang tính địa phương và khu vực như hiện nay. Viêt Nam đa ban hanh luât Sơ hưu Tri tuê

vao năm 2005 va co hiêu lưc vao năm 2006, nhưng hiên tương xâm pham quyên sơ hưu tri tuê

vân con diên ra đôi vơi hâu hêt cac đôi tương đươc bao hô. Nguyên nhân chinh vân la y thưc va

hiêu biêt cua ngươi dân va ca nhưng ngươi co trach nhiêm bao hô tai san tri tuê. Ban tin cua

Hiêp hôi bao vê quyên sơ hưu tri tuê quôc tê (IIPA) năm 201227 vân xêp Vietnam trong danh

sach 301 đối tác thương mại vi pham quyên sơ hưu tri tuê đang ngai nhât. Viêt Nam lân đâu

năm trong danh sach nay vao năm 1995 va chưa ra khoi danh sach cho tơi nay. Kinh nghiêm

cua Nhât Ban cho thây, tâp cho ngươi dân thoi quen tôn trong quyên sơ hưu va nhât la quyên sơ

tri tuê la môt qua trinh lâu dai, du đây la môt xu hương tât yêu phai đi theo. Ảnh hưởng tới văn

hóa – xã hội của hệ thống tài sản trí tuệ rất lớn. Thực tế ảnh hưởng kinh tế của phát minh sáng

chế tới phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng tại một khu vực cụ thể lại là một lĩnh vực khác. Xu

hướng đăng ký bản quyền đã tăng trên toàn thế giới, nhất là tại Nhật, Mỹ, EU, thâm chi cung

đã tăng tại các nước ĐPT.

Hơn nưa, mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất đối với sản phẩm tri thức đã thay đổi. Nếu xét

27 IIPA, (2012). 2012 SPECIAL 301 REPORT ON COPYRIGHT PROTECTION AND ENFORCEMENT.

13

tới quá trình sản xuất các sản phẩm của nền kinh tế tri thức chúng ta sẽ thấy việc tao ra các bài

hát, bài giảng hay phát biểu trong các CD-ROMs và DVDs cũng như quá trình sản xuất các

dược phẩm với tri thức về sinh hóa, có thể thấy sản phẩm đầu ra hoàn toàn khác với đầu vào,

và quá trình sản xuất này cần một sự phân biệt rõ ràng giữa người tiêu dùng và người sản xuất.

Những sản phẩm đầu ra hữu hình chỉ là những vỏ bọc phân phối và không phải là tài sản tri

thức được bảo vệ, như vây cung cần phải có vốn và kỹ năng để sản xuất các vỏ bọc cho những

tài sản trí tuệ này. Ngoai ra, đối với tài sản trí tuê sô lương ngươi sử dụng tai san se không anh

hương tơi tinh săn co cua san phâm, do tinh chât cua tai san tri không bi hao hut hay bao mon.

Ngược lại việc sử dụng và tiêu dùng trí thức còn làm tăng thêm lượng trí thức chứ không làm

giảm đi trí thức và thông tin. Xu hương chia se quyên sơ hưu trong linh vưc tai san tri tuê se

con phưc tap hơn nhiêu so vơi tai san truyên thông. Do vây môt hương tiêp cân theo môt tiêu

chuân toan câu se la xu hương trong tương lai. Hiên nay vân đê bao vê quyên sơ hưu tri tuê la

môt trong nhưng rao can đê Viêt Nam tham gia TPP, va Viêt Nam cân nô lưc hơn nưa ca trong

giao duc y thưc va trach nhiêm cua cac cơ quan thưc thi trong vân đê bao vê quyên sơ hưu tri

tuê.

Tài liệu tham khảo: 1. Alford W. P. (1995), To Steal a Book is an Elegant Offense. Intellectual Property Law in Chinese

Civilization, Stanfortd University Press, Stanford.

2. Anderson R. D. (1998), The Interface between Competition Policy and Intellectual Property in the Context

of the International Trading System, Journal of Internatonal EconomicLaw.

3. Benkler, Y. (2002). Coase’s Penguin, or Linux and The Nature of the Firm. Yale Law Journal, (Winter),112:

369-446.

4. Bentham, Jeremy. (1839). The works of Jeremy Bentham, W. Tait ; Simpkin , Marshall.

5. Cardoza, K., Gray, C., & Barney, J. (2008). Patents: A Valuable Indicator of Stock Performance. Journal of

Investing. Vol. 17 No.2, 68-74.

6. Dreyfuss, R. C. Zimmerman, D. L., and First, H. (eds.) (2001). Expanding the Boundaries of Intellectual

Property: Innovation Policy for the Knowledge Society. Oxford and New York: Oxford University Press.

7. Francois Leveque & Yann Meniere. (2004), The Economic Analysis of Patents and Copyrights: A Primer. p.

223.

8. Gordon, Wendy J. (1992). Of Harms and Benefits: Torts, Restitution, and Intellectual Property, Journal of

Legal Studies: Vol. 21: Iss. 2, Article 9.

9. Hardin, G. (1968). The Tragedy of the Commons. Science 162 (3859): 1243–1248.

10. Haskel, J., Goodridge, P., Pesole, A., Awano, G., Franklin, M. & Kastrinaki, Z. (2011). Driving economic

growth Innovation, knowledge spending and productivity growth in the UK, NESTA, Page 15, table 1,

http://www.nesta.org.uk/library/documents/Driving_Ecc_Growth_Web_v4.pdf

11. Jakutytė-Sungailienė, A. (2009). INTELLECTUAL CAPITAL - NEW OBJECT REGULATED BY

PROPERTY LAW?. Jurisprudencija, 3(117), 339-355.

12. Kortum, S. & Lerner, J. (1997). Stronger Protection or Technological Revolution: What is behind the recent

surge in Patenting?. National Bureau of Economic Research Working Paper No. 6204.

13. Lemley, M.A. (2004). Property, Intellectual Property, and Free Riding. Texas Law Review, Vol. 83, p. 2031,

2005.

14. Leveque, F. & Meniere, Y. (2004). The Economic Analysis of Patents and Copyrights: A Primer. p. 223.

15. Locke, John. (1988). Two Treatises of Government. Cambridge: Cambridge University Press.

16. Malackowski et al, (2007), The Intellectual Property Marketplace: Emerging Transaction and Investment

Vehicles. The Licensing Journal February 2007, Volume 27, Number 2, pages 1-11.

17. Nielsen. (2014, May 28). Global consumers embrace the share economy.

18. Posey, Darrell. A., & Dutfield, Graham. (1996) Beyond Intellectual Property. Toward traditional resource

rights for indigenous peoples and local communities. International Development Research Centre.

19. RAMIREZ, P., & HACHIYA, T. (2006). HOW DO FIRM-SPECIFIC ORGANIZATIONAL CAPITAL

14

AND OTHER INTANGIBLES AFFECT SALES, VALUE AND PRODUCTIVITY? EVIDENCE FROM

JAPANESE FIRM-LEVEL DATA. International Journal Of Innovation & Technology Management, 3(3),

265-282.

20. Rose, C. M. (1998). The Several Futures of Property: Of Cyberspace and Folk Tales, Emission Trades and

Ecosystems. Minnesota Law Review,83: 129–82.

21. Smith, Adam. (1904). An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, London: Methuen

and Co., Ltd., ed. Edwin Cannan, 1904. Fifth edition.

22. Thomas G. & Field, Jr. (1994). Intellectual Property: The Practical and Legal Fundamentals. IDEA : THE

JOURNAL OF LAW AND TECHNOLOGY, Vol 35 No 2 p 79-128.

23. Vu, Tuân Anh. (2014, thang 2). Một số chính sách quản lý sử dụng đất đai ở Tây Nguyên. Nghiên cứu Kinh

tế số 429.

24. WIPO. (2007). Technology transfer, Intellectual Property and Effective University-Industry Partnerships.

The experience of China, India, Japan, Philippines, the Republic of Korea, Singapore and Thailand.No

928E. ISBN 978-92-805-1620-3.