Quy trình hoạt động của dây chuyền lọc nước tinh khiết

24
Than hoạt tính sử dụng trong lọc nước thường có 3 loại phổ biến: - Than hoạt tính dang bột (Powdered Activated Carbon – PAC): Thường được sử dụng để lọc mùi, lọc một số chất màu và cả chất béo hòa tan trong nước. Tuy nhiên do tính chất dễ bị rửa trôi và không ổn định, nên than hoạt tính dạng bột chủ yếu được sử dụng dưới dạng bổ trợ ở các hệ thống lọc nước công nghiệp lớn. - Than hoạt tính dạng hạt (Granular Activated Carbon – GAC): được cấu thành từ những hạt than nhỏ và bền hơn dạng bột, GAC được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lọc nước máy hay xử lý nước gia đình. Than hoạt tính dạng bột có thể lọc mùi, xử lý nước nhiễm bẩn… nhưng hiệu quả lọc phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ dòng nước, nếu tốc độ dòng nước quá lớn mà không có cách hãm thì hiệu quả sẽ không cao. - Than hoạt tính dạng khối (Solid Block Activated Carbon – SBAC): Là cấu trúc than tốt nhất và lọc nước hiệu quả nhất đang sử dụng rộng rãi hiện nay. Khi dòng nước chảy qua khối than hoạt tính vững chắc, các tạp chất bẩn sẽ bị giữ lại và dòng nước đi qua sạch sẽ. Khối than hoạt tính cũng bảo đảm được sự rắn chắc, độ bền sử dụng cao và tăng hiệu suất của toàn bộ hệ thống lọc. 1. Cơ chế hoạt động của than hoạt tính: 2 cơ chế lọc nước cơ bản của than hoạt tính - Lọc cơ học vật lý: Giúp loại bỏ các hạt, tạp chất bẩn trong nước khi đi qua lõi lọc nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than. - Lọc hút bám: Bề mặt phân tử than sẽ thu hút các chất hóa học, tạp chất hòa tan trong nước và giữ chúng nằm lại bên trong lõi lọc. Với đặc tính “không hút nước” nhưng “hấp thụ dầu mỡ”, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Clo, Benzen hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước. Đèn uv tia cực tím cận cảnh khi đang diệt vi khuẩn

Transcript of Quy trình hoạt động của dây chuyền lọc nước tinh khiết

Than hoạt tính sử dụng trong lọc nước thường có 3 loại phổ biến:- Than hoạt tính dang bột (Powdered Activated Carbon – PAC): Thường được sử dụng để lọc mùi, lọc một số chất màu và cả chất béo hòa tan trong nước. Tuy nhiên do tính chất dễ bị rửa trôi và không ổn định, nên than hoạt tính dạng bột chủ yếu được sử dụng dưới dạng bổ trợ ở các hệ thống lọc nước công nghiệp lớn.- Than hoạt tính dạng hạt (Granular Activated Carbon – GAC): được cấu thành từnhững hạt than nhỏ và bền hơn dạng bột, GAC được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lọc nước máy hay xử lý nước gia đình. Than hoạt tính dạng bột có thể lọcmùi, xử lý nước nhiễm bẩn… nhưng hiệu quả lọc phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ dòng nước, nếu tốc độ dòng nước quá lớn mà không có cách hãm thì hiệu quả sẽ không cao.- Than hoạt tính dạng khối (Solid Block Activated Carbon – SBAC): Là cấu trúc than tốt nhất và lọc nước hiệu quả nhất đang sử dụng rộng rãi hiện nay. Khi dòng nước chảy qua khối than hoạt tính vững chắc, các tạp chất bẩn sẽ bị giữ lại và dòng nước đi qua sạch sẽ. Khối than hoạt tính cũng bảo đảm được sự rắn chắc, độ bền sử dụng cao và tăng hiệu suất của toàn bộ hệ thống lọc.

1.Cơ chế hoạt động của than hoạt tính: 2 cơ chế lọc nước cơ bản của than hoạt tính

- Lọc cơ học vật lý: Giúp loại bỏ các hạt, tạp chất bẩn trong nước khi đi qua lõi lọc nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc than.- Lọc hút bám: Bề mặt phân tử than sẽ thu hút các chất hóa học, tạp chất hòa tan trong nước và giữ chúng nằm lại bên trong lõi lọc. Với đặc tính “không hútnước” nhưng “hấp thụ dầu mỡ”, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Clo, Benzen hay các hóa chất công nghiệp hòa tan trong nước.

Đèn uv tia cực tím cận cảnh khi đang diệt vi khuẩn

UV Sterilzier là một hệ thống khử trùng và khử tảo rất công hiệu . UV sterilizer được cấu trúc chủ yếu gồm có bộ phận ống rất kín hoàn toàn không rỉ nước . Đây là điều vô cùng tối quan trọng, vì các bạn thử nghĩ xem, nếu không kín, rò rỉ thì chẳng làm sao mà diệt tảo và vi sinh được  . Bên trong ống hình trụ này, bóng đèn có khả năng phát sinh ra tia hồng ngoại . Chính tia hồng ngoại này là "dụng cụ" sát trùng và diệt tạo .Thiếu bóng đèn tia hồng ngoại này,. Nước trong bể  , hay bồn sẻ được bơm chạy qua "phòng kín" và bắt buộc phải tiếp xúc vói tuýp đèn tia hồng ngoại . Khi nước mang theocác thành phần vi khuẩn, ký sính có thể tạo bệnh, hoặc bào tử của tảo xanh, thì tia hồng ngoại được phát ra sẻ làm biến chuyển ADN của các thành phân này ===> tạo nên sự thay đổi trong các "mệnh lệnh/mã sô" vốn là chức năng chủ chốt của các tế bào . Một khi ADN bị thay đổi, biến hoá bởi tia hồng ngoại ... (đúng hơn là tia cực tím), thì các tế bào, bảo tử như rắn bi mất đầu, chẳng biết phải làm gì ... vì trung tâm "bộ chỉhuy" là ADN đã bị biến đổi .... nên chúng sẻ tèo .... và vì thế sẻ giảm thiểu khả năngtạo bệnh , và các bào tử của tảo xanh cũng sẻ cùng chung số phận ... vì không tiếp tụcphat triển được ... nên cũng tèo nốt . 

Hiệu năng của hê thống UV sterilizer có được tốt hay không là tuỳ thuộc vào lượng nướcđược bơm chạy qua và tiếp xúc trực tiếp với tuýp đèn . Nước được tiếp xúc càng lâu ,thì hiệu năng sẻ được gia tăng . Các nhà sản xuất đều có ghi trên các hệ thống UVsterilizer của họ về lượng nước tối đa có thể được cho bơm qua máy . Điều này phải được triệt đối tuân thủ và không tham .... bằng không thì nước được bơm mạnh quá ... thông qua vèo vèo ... thì chỉ hoài công vô ích;  cho bơm qua dưới  lượng nước chỉ định

Bóng đèn tia cưc tím cần phải được chùi rửa cho sạch các chất bẩn, canxi bám vào theo thời gian . Nếu không được bảo trì đúng mức thì hiệu năng của tia cực tím sẻ bị các chất bẩn bám víu vào đèn làm che giảm đi năng lượng tia cực tím được phóng ra ... và cũng vì thế mà giảm đi hiệu năng khá nhiều .

Bóng đèn tia cực tím có chỉ định giờ tối đa được xử dụng . Thông thường, các bóng này sẻ có số tuổi tối đa là 9,000 giờ . UV .. Vì thế khoảng 2 năm sau khi xử dụng, thì ta nên thay bóng mơi là vừa .

Thông thường , hiệu năng của UV sterilizer được tính theo wattages . Cứ mổi 10W thì ứng dụng cho khoảng 1000 lít nước . Nhưng đây chỉ là diệt tảo xanh mà thôi . Nếu muốn huỷ hoại luôn cả vi khuẩn/ký sinh cộng tảo xanh, thì số wattages của UV nên tăng lên từ 2-3X ===> Tìm mua và lắp ráp UV sterilizer với ~ 20-30 watts .

********************************************************************

Sử dụng tia cực tím trong khử khuẩn (14:53 | 25/06/2012) - Tia cực tím có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.

Khử trùng nước bằng tia cực tím (Nguồn ảnh: internet)

1. Khái niệm về tia cực tím

Tia cực tím (hay tia tử ngoại , tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắnhơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X (mắt người không nhìn thấyđược), có năng lượng từ 3 eV đến 124 eV. Phổ tia cực tím có thể chia rathành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xa hay tửngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môitrường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), haygọi là sóng dài hay "ánh sáng đen"; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trungbình; UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn và có tác dụng diệt vi khuẩn.

Mặt Trời tỏa ra tia cực tím UVA, UVB và UVC, nhưng bởi vì sự hấp thụ của tầngozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất là thuộc dạng UVA. Bản thân tầng ozoneđược tạo ra nhờ phản ứng hóa học có sự tham gia của tia UVC.

2. Tác dụng đối với cơ thể của tia cực tím

Một tính chất sinh vật quan trọng của bức xạ cực tím là tham gia tổng hợpvitamin D trong cơ thể, khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydrochelestérinsẽ chuyển thành vitamin D. Ở liều độ vừa phải tia cực tím còn kích thích mọiquá trình hoạt động chính của cơ thể.

Tia cực tím có thể gây tai biến về mắt, khi không đeo kính bảo hộ. Sau khi bịchiếu từ 6 - 15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực,nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó cảm thấy như có dị vật ởtrong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường tiến triển tốt vàtrong khoảng 8 giờ thì khỏi, nhưng cũng có những thể nặng kéo dài vì kèm theonhiễm khuẩn.

Với chuyên khoa da liễu: tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố(Melanome)…

3. Cơ chế tác dụng diệt khuẩn của tia cực tím

Tia cực tím có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, nó có thểlàm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Hiệu lực tiệt khuẩn của tia cực tímkhông những tuỳ thuộc mật độ, thời gian chiếu tia, điều kiện môi trường mà còntùy thuộc vào sức chịu đựng của vi khuẩn. Ngoài ra do tác dụng của tia cựctím, không khí có thể sinh ra Ozon cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Khử khuẩn nước bằng tia cực tím: vùng cực tím có tác dụng diệt khuẩn nhiềunhất là vùng có bước sóng 280 - 200 nm. Những đèn phát tia cực tím thường đượcđặt ngầm ở trong nước. Lớp nước chảy qua đèn có độ dày khoảng 10 - 15cm vàphải được chiếu trong 10 - 30s. Tia cực tím chỉ xuyên được qua nước trongkhông màu. Khi màu và độ đục tăng thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Ưu điểm củaphương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím là không ảnh hưởng tới mùi vị củanước. Nhưng phương pháp này còn có nhược điểm là tác dụng diệt khuẩn khôngbền, sau này nước có thể bị nhiễm khuẩn lại và chỉ áp dụng được khi nướctrong. Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào điện thế nguồn điện, khi điện thếgiảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 - 20%.

Khử khuẩn không khí bằng tia cực tím: để khử khuẩn không khí khi có người ởtrong phòng sẽ dùng phương pháp chiếu xạ gián tiếp bằng cách đặt các đèn diệtkhuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 - 2,5m).Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khítrên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khíthấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khửkhuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua mộtthời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.

Một phương pháp chiếu xạ khác là phương pháp chiếu xạ trực tiếp: các đèn diệtkhuẩn được treo lên ở một độ cao cần thiết, đảm bảo luồng bức xạ cực tím trựctiếp chiếu rọi nơi làm việc. Trong điều kiện này, người làm việc ở trong phòngphải có phương tiện bảo vệ mắt (kính) và những chỗ da hở để phòng ngừa bịbỏng.

Theo các tác giả Nga, với công suất chiếu xạ (của tất cả các đèn diệt khuẩntrong phòng) là 0,63W cho 1m3 không khí và thời gian chiếu xạ liên tục trong 2giờ, số lượng Ozone trong không khí không vượt quá 0,1mg/1m3 là nồng độ làmcho không khí dịu mát. Thời gian chiếu xạ 2,5 - 3 giờ đã làm tăng nồng độOzone tới giới hạn (1 - 5mg/1m3) bắt đầu gây khó chịu.

Việc khử khuẩn không khí phòng mổ bằng tia cực tím đã làm giảm tỷ lệ nhiễmkhuẩn của các vết mổ xuống 1,1% so với 3,8% khi phòng mổ không được chiếu xạ.

4. Cấu tạo của đèn cực tím

Đèn cực tím là loại đèn dùng khí thủy ngân ở áp suất thấp. Bóng được chế bằngthuỷ tinh đặc biệt hoặc bằng thạch anh. Ở hai đầu bóng có một đôi điện cực ôxyhoá bằng sợi wolfram, điện cực có tráng muối Bari là Stronli Cacbonat. Trongbóng đèn có khí thủy ngân và Argon ở áp suất thấp. Khi đèn cực tím cháy sáng,điện cực phóng điện từ vào phân tử khí thủy ngân, sau đó phóng ra một lượnglớn tia cực tím có bước sóng < 280 nm. Đó là tia cộng hưởng của khí thủy ngân.

5. Cách sử dụng đèn cực tím

Thời gian sử dụng của đèn cực tím khoảng 2000-3000 giờ làm việc. Nguyên nhânđèn hỏng thường gặp là: đèn dùng lâu, chất điện cực bốc hơi không ngừng và bámlên thành bóng làm tia cực tím không xuyên thấu qua được. Hoặc do tia cựcchiếu vào bóng, thời gian dài làm thay đổi tính chất của thủy tinh.

Các khoa bệnh viện TWQĐ108 hiện đang sử dụng loại đèn cực tím âm cực nguội.Đèn này do điện cực 2 đầu dưới dòng điện cao thế làm thể khí trong bóng ở ápsuất thấp tạo thành trạng thái điện ly và dẫn điện, trực tiếp phóng tia cựctím. Loại thường dùng các bóng UV1, UV2 đặt trong hốt vô trùng là loại cóchiều dài 60cm của Trung Quốc sản xuất.

Hiệu quả tiệt trùng của đèn cực tím phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Chất lượng đèn tốt - xấu, mắc nhiều hay ít, vị trí và cách mắc đèn. Khi chiếutia cực tím ở độ ẩm 40 - 50% có thể làm giảm 80% số lượng vi khuẩn. Nhưng khiđộ ẩm tương đối là 80- 90% thì hiệu quả diệt khuẩn giảm từ 30- 40%. Nếu khôngkhí có bụi thì cứ mỗi cm3 có 800 - 900 hạt vi bụi, do đó làm giảm 20 - 30%hiệu quả diệt khuẩn của đèn cực tím.

Hàng ngày, dùng cồn 750 lau bóng cực tím một lần cho hết bụi bám trên bề mặt.Định kỳ kiểm tra và thay thế khi bóng hỏng hóc.

Bố trí đèn cực tím: Số lượng nhân viên trong buồng làm việc càng đông thìkhông khí trong phòng vô trùng càng bị nhiễm khuẩn nhiều hơn. Vì trong quátrình làm việc, nhân viên vận động đi lại, cộng với diện tích phòng rộng, sốlần trao đổi không khí giảm đi thì lại càng nhiều cơ hội nhiễm khuẩn.

Hốt vô trùng chúng ta thường sử dụng là loại hốt mini do Viện công nghệ Bộquốc phòng sản xuất. Khi thao tác, bật đèn UV, làm việc xong bật đèn UV2 đểtrong 1,5 - 2h là được. Đó là làm việc trong không gian của hốt vô trùng. Vậycòn phòng đệm, phòng thay quần áo công tác, khu vực bán vô trùng có đảm bảo vôtrùng không, không thể, bởi do các nhân viên vận động ra vào và gây đối lưukhông khí làm mất vô trùng.

Hiệu năng tiệt trùng của đèn cực tím tùy thuộc vào góc chiếu. Ở cùng mộtkhoảng cách, cứ chênh nhau 300 thì cường độ bức xạ giảm đi rất nhiều. Do vậy,nếu có thể, chúng ta bố trí các đèn sao cho tạo thành một bức màn tia cực tímtùy theo diện tích phòng làm việc và theo phương thẳng góc. Phương pháp này cóthể tốn kém nhưng làm giảm đáng kể số lượng lớn khuẩn lạc nâng cao hiệu quảtiệt trùng. Cụ thể, trong mỗi phòng làm việc, thay vì lắp đèn cực tím đơn mộtchiếc như từ trước tới nay vẫn dùng, ta có thể chọn vị trí thích hợp và lắp 3đèn theo hình chữ H. Như vậy, các góc chiếu của từng bóng sẽ bổ sung cho nhau,góc quét rộng hơn, hiệu năng cao hơn.

Quy trình hoạt động của dây chuyền lọc nước tinh khiết22/07/2013 12:07:00

Dây chuyền lọc nước tinh khiết là hệ thống được thiết kếhiện đại,hoàn toàn tự động,vận hành đơn giản,có thể khaithác tối ưu khả năng hệ thống.Chất lượng nước đầu ra đạtnước tinh khiết theo tiêu chuẩn của bộ y tế.Với đa dạngmức công suất,đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.******************************************************

Nguyên lý hoạt động: dây chuyền lọc nước tinh khiết 125 lít- Bơm đẩy tạo áp lực để đưa nước vào bộ sơ cấp. Hệ thống này có chức năng loại bỏ hoàntoàn các tạp chất có trong nguồn nước như: Bùn, đất, cặn lơ lửng các rỉ sét…. Có kích thước >= 5µm- Nước được đưa vào cột lọc đầu tiên để loại bỏ các thành phần kim loại nặng có như Fe+, Mn+, Cu, Zn, điều chỉnh độ PH MT, giảm độ bền vững trong liên kết.- Sau đó được chuyển sang cột hấp thụ Cacbon lọc tạp chất hữu cơ nước ở đây sẽ được lọc khử các khoáng chất độc hại, khử mùi clo, khử các mùi lạ có trong nước, hấp thụ amoniac, giải phóng Hyđrocacbon thơm và đa vòng…- Tiếp đó nước được đưa qua cột trao đổi Catrion  kết hợp cùng vale 5 cửa lọc trao đổicác ION là các hạt cation công đoạn đó có tác dụng loại bỏ thành phần làm tăng độ cứngcủa nước như: Ca, Mg, các chất ô nhiễm có trong nước, các kim loại nhẹ khác và làm mềmnước, làm tan vỡ các liên kết các gốc, loại bỏ hàm lượng selen, giảm các gốc muối Cl- ( clorua ).Thùng triệt tiêu trao đổi chứa các muối có chức năng hoàn nguyên các nguyên liệu lọc trao đổi.

- Sau khi đi qua các công đoạn lọc trên, nước sạch sẽ được chuyển qua bồn trung chuyểnhệ thống này có chức năng loại bỏ các loại cặn và tạp chất bẩn còn lại trong nước mà các công đoạn lọc ở trên không lọc được và loại bỏ thành phần cặn hoặc nguyên liệu bị phá vỡ các lien kết sinh ra trong công đoạn trên ( nếu có ).- Sau khi đi qua các công đoạn lọc trên, nước sẽ được đưa vào bơm tăng áp và đẩy qua bộ lọc an toàn ( 01µm ), sau đó qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược R.O.- Khi nước được đưa vào hệ thống lọc RO điều khiển tự động ở đây nước được đi qua các màng lọc thẩm thấu ngược RO với kích thước lỗ lọc 0.001µm= 1 Nanomet với kích thước lỗlọc nhỏ như vậy màng lọc RO chỉ cho phép những phân tử nước đi qua và mang theo một thành phần chất khoáng có lợi. Nước ở đây đã đạt tiêu chuẩn về phương diện hoá học theo tiêu chuẩn của Bộ y tế ( VN ).- Sau đó nước tinh khiết được chứa ở bồn Inox, tại bồn chứa nước tinh khiết được sục O3 bằng máy Ozone để tiệt khuẩn lần thứ nhất.- Nước tinh  khiết được bơm áp lực Inox tự động chuyển tiếp sang hệ thống lọc xác khuẩn. Tại đây nước sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các thành phần chất tạp, chất lạ có trongnước và xác vi khuẩn chết trong quá trình khử trùng lần thứ nhất.- Nước tinh khiết được chuyển qua hệ thống đèn tiệt trùng UV tại đây nước được tiệt trùng toàn bộ vi khuẩn, đạt phương diện vi sinh.

**********************************************************************

Quy trình từ A - Z về hệ thống thiết bị, nhà xưởng xản xuất nước đóng bìnhTheo dự báo của Công ty Nghiên cứu Thị trường Datamonitor (Anh), thị trường nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD vào cuối năm 2014, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009-2014, tổng sản lượng toàn thị trường ước đạt trên 307 triệu lít. Nếu chỉ dựa vào những con số nêu trên, rất nhiều người sẽ cho rằng sản xuất nước uống đóng chai là hoạt động siêu lợi nhuận

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Dũng, người sáng lập và là cựu CEO Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Minh Việt, đơn vị sản xuất nước uống Spavia, một thương hiệu nước tinh khiết đóng chai khá có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Dưới đây là các bước cần thiết mà mỗi công ty sản xuất nước uống đóng chai cần thực hiện để xâydựng, tồn tại và phát triển.

I. Nghiên cứu thị trường

Phân khúc thị trường nước uống đóng chai tương đối đa dạng. Có hãng chỉ nhắm vào phân khúc bình dân, bán cho quán cơm, nhà dân hay phục vụ cho công nhân ở công trường thì giá rất rẻ. Còn để lên một tầm cao hẳn, có thương hiệu mạnh như Lavie thì giá lại có sự chênh lệch rất lớn.

Chính vì nhu cầu của thị trường cực kỳ lớn và rất đa dạng nên các doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai đua nhau mọc lên. Tại thời điểm năm 2005 - thời kỳ được coi là “cực thịnh”, “trăm hoa đua nở” của lĩnh vực sản xuất nước uống đóng chai, riêng Hà Nội đã có khoảng 300 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai. Doanh nghiệp này đóng cửa thìlại có doanh nghiệp mới mọc ra. Đã có hẳn những làng mà nhà nào cũng là một cơ sở sản xuất nước tinh khiết với những cái tên nhái na ná nhau. 

Ông Dũng cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng cứ hút nước lên, qua lọc là có thể đem bán lấy tiền. Có thời điểm nước uống còn đắt hơn xăng. Thời điểm tôi bắt đầu làm trong lĩnh vực này, giá xăng ở mức 10.000 VND/lít, trong khi 1 chai nước 0,5 lít cũng tầm khoảng 6.000 VND. Như vậy hai chai nước uống đắt hơn 1 lít xăng. Mọi người vẫn nghĩ cứbơm nước ngầm lên, bán lấy tiền thì quá "ngon" rồi. Chính vì lầm tưởng như vậy mà có thời điểm người ta đua nhau làm việc đó. Tất nhiên khi nhảy vào lĩnh vực này cũng không phải là đơn giản".

II. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai

"Sản xuất nước uống đóng chai cũng là một cách làm giàu", ông Dũng khẳng định. "Tuy nhiên lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều công sức, sự tỉ mỉ và có chiến thuật kinh doanh".

1. Tìm nguồn nước

Tùy theo quy mô sản xuất, nhà đầu tư có thể chọn nguồn nước thích hợp. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác.

Để có nguồn nước ngầm không bị nhiểm khuẩn, hàm lượng kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… nằm trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt là rất khó nên trước khi đưa vào sản xuất, bắt buộc phải làm xét nghiệm tổng thể.

Với đặc điểm địa lý ở miền Bắc, cứ khoan 30 - 40 mét đã có nước rồi, chỉ có điều nước ở đây có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nước uống đóng bình hay không thì đó lại là câu chuyện tiếp theo.

2. Khoan giếng, xét nghiệm nước

Sau khi khoan giếng, bạn cần mang mẫu nước đi xét nghiệm, kiểm tra các chỉ tiêu lý, hóa và vi sinh. Thường là có khoảng 46 chỉ tiêu cơ bản để xử lý. Không có nguồn nước nào giống nguồn nước nào. 

Ông Dũng cho biết, việc xét nghiệm nguồn nước giống như đi khám bệnh, phải bắt bệnh mới tiến hành kê đơn thuốc được. Công việc tiếp theo là bạn phải xây dựng một quy trình điều chỉnh các chỉ số hóa, lý, vi sinh về theo đúng bảng tiêu chuẩn. Điều đó phải cần một hệ thống. Và để làm được điều này bạn phải thuê chuyên gia tư vấn. Ngay cả việc đi kiếm nguồn nước, ông Dũng khuyên mọi người nên tìm chuyên gia để tiết kiệm chi phí khoan thăm dò nhiều nơi. Trước đây làm trong ngành, ông gần như đã có một tấm bản đồ về các nguồn nước tốt ở Hà Nội.

Tóm lại quy trình như sau: 

Khoan -> Lấy mẫu -> Xét nghiệm -> Xây dựng quy trình xử lý -> Dự toán + Thiết kế -> Thi công + mua thiết bị.

3. Lựa chọn địa điểm

Nguồn nước bạn khai thác ở đâu thì địa điểm nhà máy cũng phải được đặt tại đó. Diện tích tối thiểu cho một cơ sở sản xuất nước uống khoảng 200 - 300 m2.

4. Các thủ tục đăng ký kinh doanh

Sau khi xét nghiệm xong bạn mới đi làm các thủ tục về đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Để bán được loại nước này bạn cần hoàn tất các thủ tục cấp phép như bản công bố tiêu chuẩn, chất lượng; Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận bản quyền thương hiệu; Sở hữu trí tuệ; Giấy chứng nhận côngnhân đã được đào tạo, Giấy khám sức khỏe, Đăng ký nhãn mác,... Phải mất khoảng 1 thángđể hoàn tất các loại giấy tờ này để tiến hành bán nước một cách hợp pháp.

5. Mua sắm thiết bị

Để có được quy trình xử lý phù hợp với điều kiện tài chính, bạn phải mua sắm trang thiết bị, lựa chọn nhà thầu rồi tiến hành khảo giá cẩn thận. Với nhiều năm kinh nghiệmcông tác tại Viện Khoa học Việt Nam - chuyên nghiên cứu và xử lý nước, ông Dũng đã tự

lên quy trình và mua máy móc thiết bị, đồng thời thuê thợ về thi công. Ông cho biết, để lên được quy trình này mất khoảng 2 tháng. Sau khi thi công xong, bạn phải cho chạythử hệ thống rồi lại tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xem nước đã đạt tiêu chuẩn chưa để điều chỉnh. Nhưng nếu chuẩn bị tốt từ khâu đầu tiên, kết quả xét nghiệm ra gần như là đạt yêu cầu luôn. 

Trang thiết bị phục vụ cho nước uống đóng chai gồm nhà xưởng, kho chứa (thành phẩm, vỏbình, các nguyên liệu khác). Tùy theo mức đầu tư mà bạn sẽ có những lựa chọn khác nhau.

Ngoài ra, bạn cũng cần sắm camera dưới xưởng - trong phòng sản xuất, nơi phải được vô trùng kỹ lưỡng. Nhân viên làm việc ở phòng này phải được trang bị áo blouse, găng tay,khẩu trang, đội mũ, đi ủng trắng. Bạn phải quy định nhân viên trước khi vào làm việc ởphòng này phải được khử trùng kỹ lưỡng, bật đèn cực tím,... Do vậy phải có hệ thống camera để tiện theo dõi và nhắc nhở nhân viên kịp thời.

6. Xây dựng quy trình xử lý

Sau khi lựa chọn được nguồn nước ngầm có chất lượng ổn định, bạn phải trải qua một số công đoạn xử lý sau:

Khử sắt, mangan:

Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyểnsắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý.

Làm mềm, khử khoáng

Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation-Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục được xử lý.

Lọc thô, khử mùi khử màu

Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có).

Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.

Lọc thẩm thấu ngược

Nước được bơm (cao áp) qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).

Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron.

Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.

Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.

Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím

Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trước khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn. Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có).

Giai đoạn cuối: Đóng chai

Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai.

III. Xây dựng, quản lý nhân sự và thành phẩm

Như tất cả các công ty khác, đội ngũ nhân sự của công ty bạn cũng cần có khối hành chính: kế toán, nhân viên văn phòng, công nhân sản xuất, nhân viên giao hàng. 

Công việc bán hàng có đặc thù là "nhặt tiền lẻ" nên đòi hỏi sự tỉ mỉ. Trung bình một bình nước 20 lít bán với giá 20-30 nghìn đồng. Nếu không biết cách quản lý ở khâu này,hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị thua lỗ.

Bên cạnh chi phí in ấn nhãn mác, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến chi phí chiết khấu. Nhiều khi bạn phải cắt tới 20-30% hoa hồng cho khách hàng để cạnh tranh với đối tác. Có những thời điểm chấp nhận bán lỗ để đẩy đối tác khác ra. Làm kinh doanh lĩnh vực này nếu không có chiến lược bài bản thì rất mệt, thậm chí phải chăm sóc từng khách hàng một. 

Đối với nhân viên, ở cửa ra vào cũng cần lắp camera để theo dõi hàng xuất kho. Nhiều khi nhân viên kinh doanh có thể câu kết với thủ kho, bảo vệ, chở hàng và chia nhau. Đólà những lỗ hổng trong khâu quản lý.

Ông Dũng chia sẻ: “Một doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, nhiều khi mình phải đứng ra làm quan tòa cho những xung đột. Điều đó đòi hỏi người quản lý phải biết đối nhân xử thế, đủ uy quyền, đủ kinh nghiệm”. 

Lớn hơn, người chủ doanh nghiệp phải xử lý được các pha cạnh tranh không lành mạnh, hoặc khách hàng “trở chứng”. Có lần công ty ông Dũng bán nước cho một khu công nghiệp,nơi có rất nhiều nhà máy. Khi bán được cho một khách hàng, nếu chăm sóc tốt bạn có thểcó được một hệ thống. Ngược lại, nếu một người chăm sóc không tốt bạn có thể bị mất luôn cả "dây". Có những thời gian ông Dũng bị khủng hoảng, mất ăn mất ngủ vì một tình huống khách hàng kêu ca nước uống có mùi. Kiểm tra ra mới biết đợt đó ông mới sục rửa hệ thống nhưng chưa xả kỹ nước đầu. Theo nguyên lý, hệ thống lọc sau khi sử dụng một thời gian phải hoàn nguyên nó bằng cách sục rửa bằng van vòi và cho điều khiển hệ thống luồng nước đảo, lấy cặn để theo một đường thoát ra ngoài. Ông suy đoán rất có thể nhân viên của mình đã làm ẩu. Khi bị dọa lập biên bản, kiện cáo ông phải tìm đủ mọi cách chứng minh, xin lỗi để giữ được khách hàng. Nếu không làm được điều đó, bạn sẽ mất một nguồn thu rất lớn của doanh nghiệp.

Một lần khác, ông Dũng bị chơi xấu khi khách hàng gọi điện thông báo bình bán ra có bọgậy và vụn bánh mỳ. Nhưng ông quá biết hệ thống lọc nước của mình không thể để lọt những vật đó qua. Khi đó, ông vẫn xác nhận bình nước có những vật nói trên nhưng trongtình trạng mở rồi. Ông nói với khách hàng tiến hành xét nghiệm ba mẫu nước: một mẫu nước chứa vật lạ, một mẫu nước trong kho và một mẫu bán trên thị trường cùng ngày sản xuất. Chi phí xét nghiệm ông sẽ chịu. Nếu như xét nghiệm ra hai mẫu nước trên thị trường giống nhau và mẫu nước trong bình chỗ khách hàng là khác, tức là bên công ty khách hàng vu khống, làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Còn lại, nếu hai bình nước kia giống bình nước của khách hàng, công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí đền bù thiệt hại. Đến lúc mình cương quyết như vậy khách hàng mới chùn lại, không ký biên bản đó nữa. Khi truy ra mới biết trong văn phòng công ty khách hàng có nhân viên muốn đưa

nước của người nhà vào, đẩy nước của mình ra bằng cách chơi xấu như vậy. 

Đấy là một tình huống ít gặp trong sách giáo khoa, đòi hỏi người chủ phải ứng biến kịpthời. Đó là một "ca" mà ông Dũng cho là mình đã thoát hiểm ngoạn mục trong thời gian kinh doanh nước uống. 

Tuy nhiên, nói những khó khăn nêu trên không có nghĩa sẽ cản trở doanh nghiệp bạn làm ăn phát đạt và giàu có. Ở Trung Quốc có hãng nước uống Wahaha bán cho cả đất nước và ông chủ tập đoàn Tông Khánh Hậu trở thành người giàu nhất. Minh chứng đó cho thấy, mỗicông việc đều có những khó khăn nhưng nếu bạn có đủ tố chất và chiến lược đúng đắn thìbạn vẫn có thể thành công.

Để làm được điều đó, bạn cần có những chiến lược quảng bá cho thương hiệu của mình. Biện pháp cho nhân viên rải tờ rơi, mời khách hàng dùng thử, cho nhân viên kinh doanh đến từng văn phòng thuyết phục khách hàng rồi làm báo cáo, báo giá được ông sử dụng triệt để. Phải mất khoảng 2 năm ông Dũng mới có được lượng khách hàng tương đối trung thành với nguồn thu ổn định. 

Thời gian đầu khởi nghiệp, ông Dũng đã phải tự mình làm mọi việc từ nhân viên trực điện thoại, bảo vệ, công nhân, nhân viên giao hàng. Ông Dũng cho biết, nếu muốn "sống chết" với nghề kinh doanh nước uống, bạn phải xác định sau 5 năm nữa nó là cái gì, nó có phát triển và sánh ngang với Lavie, Lashka, Aquafina hay không. 

*************************************************************************

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

I. Giới thiệu hệ thống

Hệ thống được thiết kế theo công nghệ của Osmonic- G.E (USA). Cácvật tư, thiết bị chính sử dụng trong hệ thống đều nhập ngoại.

Hệ thống cho sản phẩm nước tinh khiết tiệt trùng đáp ứng tiêuchuẩn nước uống đóng chai dùng.

-         Nước nguồn: Nước giếng khoan hoặc nguồn nước khác qua xửlý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.Trong từng trường hợp cụ thểchúng tôi sẽ tư vấn cung cấp giải pháp xử lý.

-         Yêu cầu chất lượng sản phẩm : Nước uống tinh khiết đóngchai

-         Đặc tính kỹ thuật cơ bản .

-         Hệ thống xử lý đồng bộ cho nước uống đóng chai áp dụngcông nghệ của hãng GE (USA)

-         Vật liệu lọc được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng hàng đầuthế giới trong lĩnh  vực xử lý nước : GE (Mỹ), NORIT ( Hà Lan), DOW ( Mỹ).

II.    Thuyết minh công nghệ

1.Giới thiệu công nghệ lựa chọn

Phương án công nghệ lựa chọn xử lý nước là: Là công nghệ hiện đạibao gồm quá trình hoá học, hoá lý. Các thiết bị được thiết kếtheo nguyên lý hợp khối, tự động, phù hợp với yêu cầu điều kiệnlắp đặt vận hành và tiết kiệm đầu tư.

Việc áp dụng công nghệ của hệ thống xử lý nước sẽ đảm bảo :

-Các chỉ tiêu hoá lý của nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nướcuống đóng chai.

-Chi phí đầu tư hợp lý và chi phí vận hành là thấp nhất với việc thiết kế và lựa chọn công nghệ lọc thẩm thấu ngược  R.O tiên tiến  USA  đảm bảo chất lượng nước thành phẩm cao nhất .

-Vận hành bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng và thuận lợi

-Hệ thống hoạt động ổn định tự động , các thiết bị tiền xử lýđược thiết kế có công suất mở để đề phòng trường hợp nhà máy mởrộng tăng công suất chỉ cần nâng công suất thiết bị lọc tinh.Mặt khác thiết kế chuẩn, giúp phần bảo vệ nâng cao tuổi thọ củacác thiết bị sau này.

-Việc xử lý được tiến hành theo một sơ đồ công nghệ tối ưu đảmbảo các tính năng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao.

2. Sơ đồ dây chuyền

Sơ đồ được mô tả trong sơ đồ kèm theo.

3.Tính năng - công dụng thiết bị cấu thành

         Lọc multimedia filter

Nước nguồn được  bơm qua thiết bị lọc Media Filter . Tại đây, cáccặn thô, cặn lơ lửng được giữ lại. Các  cặn lơ lửng không hoà tancó kích thước 20micron sẽ bị giữ lại.

Công dụng  : Bảo vệ tăng tuổi thọ cho thiết bị trao đổi ion vàthiết bị lọc thẩm thấu ngược.

         Thiết bị lọc than hoạt tính tự động - Autotrol activatedcarbon filter

Nước sau khi đi qua thiết bị lọc Multimedia được đẩy sang thiếtbị lọc than hoạt tính.

Vật liệu sử dụng : Than hoạt tính của hãng Norit ( Hà Lan) . Đạttiêu chuẩn FDA ( Cục  an toàn thực phẩm Mỹ ban hành )

Công dụng : Khử màu, mùi , các chất hữu cơ, Chlorine, Chloramin,phenol bảo  vệ tăng tuổi thọ thiết bị trao đổi ion và màng lọcthẩm thấu ngược.

         Thiết bị trao đổi ion - làm mềm nước tự động.

Nước sau khi qua thiết bị lọc than hoạt tính được đưa sang thiếtbị trao đổi ion. Tại đây diễn ra quá trình trao đổi ion, các iongây nên độ cứng của nước Ca2+, Mg2+ sẽ được thay thế bằng ionNa+. Nước sau khi đi qua thiết bị làm mềm nước có độ cứng nhỏ hơn17mg/lít. Điều này giảm tải cho màng lọc thẩm thấu ngược phíasau.

Công dụng:  làm mềm nước.

         Lọc cartridge 5 micron

Sau khi qua thiết bị làm mềm, nước được chuyển sang thiết bị lọccartridge 5 micron.

         Thiết bị lọc thẩm thấu ngược R.O tự động

Trung tâm của hệ thống xử  lý nước công nghệ cao này là Thiết bịlọc thẩm thấu ngược RO. Thiết bị lọc này đã được chứng minh làthiết bị tin cậy, an toàn và hiệu quả nhất trong việc xử lý nướccông nghệ cao dùng trong chế biến  thực phẩm. Thiết bị này có thểloại bỏ tới >99% các muối hoà tan, các bacteria và pyrogens cũngnhư phần tử  hữu cơ tan, chỉ số phân tử lượng bị chặn của đa sốcác hợp chất hữu cơ trong nước đều lớn hơn 100, cho nên màng thẩmthấu ngược có chỉ số phân tử lượng bị chặn khoảng 100 là thíchhợp ( tiết kiệm về đầu tư và chi phí vận hành ). để nâng cao khả

năng chống bám cặn do hiện tượng phân cực nồng độ của màng gâyra. Hiện  tượng cần phải chú ý tới là: 

Khi nước đi qua màng, các phân tử  và ion hoà tan trong nước đượcgiữ lại và có xu hướng tích tụ trên toàn bộ  bề mặt của màng, làmtăng nồng độ muối trong dung dịch và tăng áp lực thẩm thấu, dẫnđến chi phí cao về năng lượng và gây ra sự nguy hiểm do hiệntượng kết tủa của một số chất trên màng . Hiện tượng này gọilà  sự phân cực nồng độ của màng và được xác định bằng hệ số :

Ψ = Cm / Ce

Trong đó :        Cm  - nồng độ chất hoà tan trong nước ở lớptiếp xúc với màng

Ce  - nồng độ các chất hoà tan trong nước đem lọc

Hiện tượng phân cực có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách duytrì dòng tuần hoàn sát bề mặt phía trước của màng làm giảm chiềudày lớp phân cách trước màng và làm suy yếu  hiện tượng khuyếchtán ion, phân tử đã được giữ lại trên bề mặt màng được lưu lượngtuần hoàn kéo ngược vào dung dịch, biện pháp này được dùng trongcông nghiệp để duy trì  hệ số   từ 1 đến 1,4.

Đối  với một cặp ion đã cho i, j, tích số Cei x Cej = 104 Cri Crj /(10-Y )2  cần phải duy trì lớn hơn tích số hoà tan của hợp chấtquan sát i, j với tham số tỉ lệ Y=Qsp / Qvào.

Phương pháp được ứng dụng rộng rãi cho mục đích  y học , sinhhọc, ăn uống .

Công dụng : Loại  bỏ 90-95 % các muối hoà tan, vi khuẩn, virus, cáctạp chất gây nhiễm  bẩn nước.

         Tiệt trùng bằng tia  cực tím

         Nước sau khi qua màng RO được bơm vào bể chứa. Thiết bịtiệt trùng bằng tia cực tím được lắp online trên đường ốngphân phối giúp nước khi được cung cấp đến nơi sử dụng là đãđược tiệt trùng 100%.

Phương pháp tiệt trùng bằng tia cực tím dựa trên năng lượng lớncủa ánh sáng có bước sóng ngắn (254mm). Về bản chất đây vẫn làphương pháp tiệt trùng sử dụng nhiệt. Vì  vậy nước sản phẩm đượctiệt trùng tuyệt đối mà không bị thay đổi thành phần lý hoá dokhông sử dụng hoá chất.

Công dụng: Tiệt trùng diệt khuẩn nước.

         Siêu lọc ultrafiltration 0.2 micron

Nước sau khi qua đèn UV được chuyển sang thiết bị siêu lọc cũngđược lắp online trên đường ống phân phối.

III. Chất lượng nước sản phẩm

Sau khi đi qua thiết bị này, nước đã đạt tới độ siêu tinh khiếtvới các chỉ tiêu lý hoá đạt tiêu chuẩn nước uống tinh khiết đóngchai.

IV.  Yêu cầu mặt bằng lắp đặt

Mặt bằng lắp đặt dây chuyền tối thiểu 60m2.

*************************************************************************************

Quy trình hoạt động

A : Bồn chứa nước cấp đầu nguồn, G : Sục rửa vỏ bình B : Thiết bị xử lý kim loại nặng, H : Chiết rót C : Thiết bị làm mềm nước, I : Dập nút chai D : Hệ thống thẩm thấu ngược (R.O), J : Dán tem mác E : Bồn chứa nước tinh khiết, K : Chụp, khò nilon F : Hệ thống khử khuẩn, L : Thành phẩm hoàn chỉnh

Nước nguồn dự trữ trong bể chứa (đủ lớn), bơm cấp 1 có nhiệm vụ hút nước nguồnđưa vào hệ thống tiền xử lý:

+ Thiết bị xử lý KL nặng (A): ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn trong nước nguồn, nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước. Sau đó được đưa vào cột lọc chứa than hoạt tính

+ Thiết bị xử lý Cacbon (B): Tại đây xảy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơcó trong nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếpphía sau.

+ Thiết bị làm mềm nước (C): nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính được đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng tháiban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng < 17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO)

+ Thiết bị lọc tinh : Thiết bị lọc tinh với kích thước màng lọc cỡ 5 micron cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn, làm giảm độ đục do các cặn gây lên, giúp bảo vệ màng lọc thẩm thấu ngược R.O.

 

Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 2.000 l/h do OHIDO chuyển giao công nghệ

+ Thiết bị thẩm thấu ngược (D): Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đếnchất lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu(được tạo ra bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước cóđộ tinh khiết cao.Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO.

Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi qua màng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt(< 17mg/l) - Không có các chất oxy hoá - Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừng máy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng. Đó là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các thiết bị tiền xử lý cho RO như trên. Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm.

+ Xử lý tiệt trùng cấp 1 : Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoácủa nước được xử lý bằng OZONE. Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thành phẩm. OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và xử lý cho thực phẩm và đồ uống.

+ Bể chứa nước thành phẩm : Dùng để chứa nước qua RO và xử lý tiệt trùng cấp

+ Bơm cấp 2 : Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử lý thanh trùng cấp 2.

+ Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2 : được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.

+ Thiết bị lọc xác khuẩn : Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng được kết dính với nhau tạo thà nh các màng lơ lửng có kíchthước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩmđược đưa qua thiết bị siêu lọc. Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.

+ Hệ thống chiết rót : Sau khi trở thanh nước thành phẩm, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai. 

Yêu cầu :

Khách hàng cần chuẩn bị những thiết bị sau khi lắp dàn máy 2000 l/h :

- Nước máy hoặc nước giếng khoan đã qua hệ thống xử lý nước giếng khoan (đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt) công suất 1m3/h.

- Bồn chứa nước đầu nguồn bằng Inox 01 cái 2000L, bồn chứa nước tinh khiết bằng inox 01 cái 2000L.

- Phòng để dàn máy.

- Phòng chiết nước: Ốp gạch men kính trắng, cửa kính khép kín, đèn UV khử phòng.

- Bơm chiết nước bằng Inox công suất 0,37 Kw (nếu không có bàn chiết).