HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM...

10
1 HOẠT ĐỘNG NGOI GIAO CA CHÍNH PHCÁCH MNG LÂM THI CNG HÒA MIN NAM VIT NAM (1969-1975) PGS.TS. HKhang, Vin Lch squân sVit Nam Cuc kháng chiến chng M, cứu nước ca nhân dân Vit Nam din ra trong bi cnh trong nước và quc tế hết sc phc tạp, đầy những khó khăn, thách thc. Nêu cao ngn cchính nghĩa, Đảng, Nhà nước Vit Nam chú trng phát huy sc mnh toàn dân kết hp vi sc mnh ca thời đại, tạo ưu thế tn công toàn din, liên tc, sc bén, đánh bại tng phn đi đến đánh bại hoàn toàn đối phương. Trong sut tiến trình và trong mỗi bước ngot ca cuc kháng chiến, Đảng, Nhà nước Vit Nam đã sáng tạo nhng hình thức, phương pháp đấu tranh nhy bén, bt ngờ, đạt hiu qucao. Hoạt động đối ngoi ca Chính phCách mng Lâm thi Cng hòa min Nam Vit Nam (CPCMLTCHMNVN) là mt trong những nét đặc sắc như thế. 1-Chính sách ngoi giao hòa bình, trung lp và hoạt động tranh thscông nhn quc tế Năm 1969 là một năm đặc bit ca cách mng Vit Nam, một năm nhiều thách thức khó khăn, song cũng mở ra nhng thời cơ mới, vn hi mi. Bước vào Nhà Trng (20-1-1969) sau cơn địa chn Mu Thân 1968 còn đang âm ỉ trong lòng nước M, nut ni m c hoàn toàn không kiểm soát được gì trên đất nước nhbé này” 1 , R. Nicxon lao vào cuc tìm kiếm các gii pháp cp thi nhm ng phó vi tình hình bế tắc lúc đó. Tha nhận “nước Mđang khủng hong vtinh thn, mc kt trong chiến tranh, cu xé và chia rni bộ” 2 , để vượt qua “sbất đồng cay đắng đã "xé rách" cơ cấu đời sng tinh thần nước M" 3 , R.Nicxon đưa ra chiến lược "Vit Nam hóa chiến tranh" trong mt thế lúng túng, bđộng và chứa đầy nhng mâu thun bên trong. Khó khăn, thất bi ca Mchính là hi có mt không hai ca nhân dân min Nam Vit Nam. Lúc này, phi nm ly ngn cđại đoàn kết dân tc, đoàn kết hơn nữa mi lực lượng, trong đó không loại trlực lượng trung lp, trong và 1 Don Oberdoifer: TT, Nxb. Tng hp An Giang trích dch, 1988, tr.116. 2 Vin Lch squân sVit Nam: Cuc chiến tranh xâm lược thc dân mi của đế quc MVit Nam, Hà Ni, 1991, tr.187. 3 Sđd, tr.188.

Transcript of HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM...

1

HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG

LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM

(1969-1975)

PGS.TS. Hồ Khang,

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra

trong bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức phức tạp, đầy những khó khăn, thách

thức. Nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, Đảng, Nhà nước Việt Nam chú trọng phát huy

sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh của thời đại, tạo ưu thế tấn công toàn

diện, liên tục, sắc bén, đánh bại từng phần đi đến đánh bại hoàn toàn đối phương.

Trong suốt tiến trình và trong mỗi bước ngoặt của cuộc kháng chiến, Đảng,

Nhà nước Việt Nam đã sáng tạo những hình thức, phương pháp đấu tranh nhạy

bén, bất ngờ, đạt hiệu quả cao. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng

Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) là một trong

những nét đặc sắc như thế.

1-Chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập và hoạt động tranh thủ sự

công nhận quốc tế

Năm 1969 là một năm đặc biệt của cách mạng Việt Nam, một năm nhiều

thách thức khó khăn, song cũng mở ra những thời cơ mới, vận hội mới.

Bước vào Nhà Trắng (20-1-1969) sau cơn địa chấn Mậu Thân 1968 còn

đang âm ỉ trong lòng nước Mỹ, nuốt nỗi ấm ức “hoàn toàn không kiểm soát được

gì trên đất nước nhỏ bé này”1, R. Nicxon lao vào cuộc tìm kiếm các giải pháp cấp

thời nhằm ứng phó với tình hình bế tắc lúc đó.

Thừa nhận “nước Mỹ đang khủng hoảng về tinh thần, mắc kẹt trong chiến

tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ”2, để vượt qua “sự bất đồng cay đắng đã "xé rách" cơ

cấu đời sống tinh thần nước Mỹ"3, R.Nicxon đưa ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến

tranh" trong một thế lúng túng, bị động và chứa đầy những mâu thuẫn bên trong.

Khó khăn, thất bại của Mỹ chính là cơ hội có một không hai của nhân dân

miền Nam Việt Nam. Lúc này, phải nắm lấy ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, đoàn

kết hơn nữa mọi lực lượng, trong đó không loại trừ lực lượng trung lập, trong và

1 Don Oberdoifer: TẾT, Nxb. Tổng hợp An Giang trích dịch, 1988, tr.116. 2 Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội,

1991, tr.187. 3 Sđd, tr.188.

2

ngoài nước, làm cho cán cân chính trị miền Nam nghiêng hẳn về phía cách mạng.

Sự ra đời của một chính phủ yêu chuộng hòa bình, trung lập, có tính liên hiệp rộng

rãi riêng cho miền Nam, có sức mạnh quy tụ mọi lực lượng trong nước, quốc tế,

không phân biệt chế độ chính trị là điều kiện, cơ sở hoàn thành mục tiêu nêu trên.

CPCMLTCHMNVN (6-1969) ra đời chính là đáp án cho bài toán đó.

Chương trình hành động 12 điểm của CPCMLTCHMNVN với khẩu hiệu

“hòa hợp dân tộc”, “thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình”, “ngoại

giao hòa bình, trung lập” có sức mạnh hiệu triệu mạnh mẽ, đáp ứng khát vọng, ý

chí của đồng bào miền Nam là nhanh chóng đi tới một nền hòa bình, độc lập, tự

do vĩnh viễn.

Ngay sau khi ra đời, CPCMLTCHMNVN xác định phải nhanh chóng có

được địa vị pháp lý chính thức, tồn tại và hoạt động với tư cánh là một thực thể

chính trị độc lập. Thực hiện mục tiêu đó, năm 1969, đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN đã đi thăm hữu nghị nhiều nước. Tinh thần “hòa bình, hòa

hợp, trung lập” và bước chân ngoại giao đến từ miền đất khói lửa, oằn nỗi đau

chiến tranh đã nhanh chóng tìm được sự đồng vọng lương tri. Kết quả là trong

tháng đầu sau khi thành lập, CPCMLTCHMNVN đã được 23 nước XHCN và Dân

tộc chủ nghĩa công nhận1, trong số đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao ở cấp

Đại sứ, nhiều nước (Thụy Điển, CHDC Đức…) mặc nhiên chuyển các Cơ quan

đại diện và các Phòng thông tin của MTDTGPMNVN thành các cơ quan ngoại

giao của CPCMLTCHMNVN.

Phấn đấu trở thành thành viên của Phong trào Không liên kết, củng cố vững

chắc thêm một bước vị trí trên trường quốc tế, Đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN đã tăng cường mạnh mẽ các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc

gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới với điểm đến

là những nước dân chủ, trung lập có tiếng nói trọng lượng trong Phong trào Không

liên kết.

Trong hai năm 1970 -1971, đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN đã

thường xuyên thực hiện các chuyến thăm hỏi ngoại giao, các cuộc tiếp xúc với

chính phủ nhiều nước với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau2, tham dự

1 Cuba, Algeria, Triều Tiên là ba nước đầu tiên công nhận CPCMLTCHMNVN. 2 Thăm các nước Ấn Độ và Sri Lanka Ai Cập, Tanzania (1970); Anh, Bungari, Italia, Ba Lan…(1971).

3

nhiều hội nghị quốc tế quan trọng1 và nhận được sự ủng hộ tích cực. Đầu năm

1972, CPCMLTCHMNVN được công nhận là thành viên của Phong trào Không

liên kết, mở ra khả năng tăng cường Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ phong trào

đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ của nhân dân miền Nam Việt

Nam. Một số nước lúc đầu chưa công nhận CPCMLTCHMNVN, song được tuyên

truyền, vận động, đến cuối những năm 70 (XX) đã chính thức thừa nhận

CPCMLTCHMNVN là đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam (như Cộng hòa

Swaziland, Nauy…). Vị thế của CPCMLTCHMNVN đã có bước chuyển biến căn

bản về chất, tạo nền tảng vững vàng để Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

2- Phát huy ưu thế ngoại giao tại Hội nghị Paris

Sau khi CPCMLTCHMNVN ra đời, được dư luận quốc tế và trong nước

công nhận, trong đấu tranh ngoại giao hình thành hai hệ thống và tổ chức ngoại

giao của cùng một nước Việt Nam - đó là nền ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một

mà hai”. Về hình thức, đặc điểm, ngoại giao của CPCMLTCHMNVN và

VNDCCH có những nét khác biệt: Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN lấy “hòa

bình, trung lập” làm cốt, còn ngoại giao VNDCCH thuộc về và đứng trong phe

XHCN. Về thực chất, ngoại giao của CPCMLTCHMNVN và VNDCCH đều có

chung mục tiêu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến lược giải phóng miền Nam,

tiến tới thống nhất đất nước và đều được đặt dưới sự lãnh đạo của chung một Đảng

– Đảng Lao động Việt Nam. Đó là một đặc thù, một ưu thế mà không một nền

ngoại giao của một nước nào trên thế giới có được.

Hội nghị Paris là diễn đàn quốc tế quan trọng, sự có mặt của

CPCMLTCHMNVN là một đối trọng “nặng ký” với chính quyền Sài Gòn, đánh

tan giấc mơ “đại diện hợp pháp duy nhất” cho miền Nam mà Nội các Nguyễn Văn

Thiệu luôn tuyên truyền. Riêng điều đó đã khiến cán cân lực lượng nghiêng về

phía có lợi cho Việt Nam một cách rõ rệt.

Với sự tham dự của 4 thực thể chính trị khác nhau, Hội nghị Paris là “đấu

trường” ngoại giao nơi bằng các cuộc đấu trí, đấu lý hết sức căng thẳng, lắt léo,

khó khăn, các lực lượng có mặt hoặc giành chiến thắng chung cuộc, hoặc “phơi

lưng, lấm bụng” ra về. Nắm bắt điểm “gút” ấy, ngoại giao CPCMLTCHMNVN

1 Tham dự Hội nghị các nước đứng đầu Phong trào Không liên kết tại Luxaca (Zambia); tham dự Hội nghị thế giới

lần thứ 16 chống bom nguyên tử và khinh khí họp tại Nhật Bản (từ 30-7 đến 9-8-1970). Hội nghị đã nhất trí bầu

các đại biểu Nam, Bắc Việt Nam làm Chủ tịch danh dự.

4

và VNDCCH cùng nhau bàn bạc, phát huy vai trò chủ động, độc lập, bổ sung,

phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng theo đặc thù của ngoại giao từng miền.

Trong thời gian đàm phán, VNDCCH chủ yếu tấn công trực diện hoặc gặp

riêng Hoa Kỳ, thường nêu định hướng, yêu cầu đi trước một bước, còn

CPCMLTCHMNVN thiên về đề nghị mang tính giải pháp. Những đề nghị, giải

pháp của CPCMLTCHMNVN luôn bám chắc đặc điểm riêng biệt, ưu thế áp đảo,

chạm tới thẳm sâu lương tri nhân loại: “Hòa bình”, “hòa giải”, “Anti-war”….

Những tư tưởng đó phù hợp với trào lưu chung của đa số các nước trên thế giới,

trái ngược với thái độ cứng rắn, hiếu chiến của chính quyền Sài Gòn hoặc thái độ

đàm phán không thực chất của Mỹ với toan tính trì hoãn rút quân hoặc không định

rõ thời gian rút quân.

Một trong những điểm công phá có tính đánh vào yếu huyệt đối phương của

CPCMLTCHMNVN trong đàm phán ngoại giao là Chương trình hành động 12

điểm (12-6-1969) thể hiện thái độ xây dựng, hỗ trợ cho Giải pháp toàn bộ 10 điểm

liên quan đến các lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Đặc biệt,

Kế hoạch 8 điểm nói rõ thêm đề cập đến thời hạn rút quân và trao trả tù binh – hai

vấn đề nóng bỏng đang khiến xã hội Mỹ dậy sóng khiến dư luận nghiêng thêm về

phía Việt Nam. Nhìn chung, CPCMLTCHMNVN đã khai thác triệt để các vấn đề

mà nhân dân Mỹ, nhân dân thế giới và miền Nam quan tâm. CPCMLTCHMNVN

đã bóc trần âm mưu ngoan cố, rút quân nhỏ giọt và kéo dài chiến tranh xâm lược

của Mỹ, khiến Mỹ, chính quyền Sài Gòn bị cô lập và phân hóa. Trong mỗi bước

đi, mỗi kế hoạch giải quyết các mục tiêu đàm phán, CPCMLTCHMNVN đều thể

hiện thiện chí hòa bình rõ rệt, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tìm

ra một giải pháp hòa bình thích hợp, buộc đối phương phải chấp nhận một giải

pháp chính trị có lợi cho nhân dân miền Nam, cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất

đất nước.

3- Đấu tranh bên ngoài Hội nghị Paris

Nhằm tranh thủ rộng rãi hơn nữa sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới

đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, qua đó “góp phần phát

triển hành động chung của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược và ủng

hộ Việt Nam”1, bên cạnh đấu tranh trực tiếp trên bàn đàm phán, Đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN còn tiến hành những hoạt động đối ngoại phong phú bên

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 30, tr. 202.

5

ngoài Hội nghị với hai mũi đấu tranh trọng tâm: Một là, vạch rõ các thất bại quân

sự thảm hại của Mỹ và âm mưu trì hoãn đàm phán, kéo dài chiến tranh; hai là, tố

cáo tội ác Mỹ gây ra ở Việt Nam.

Thất bại các cuộc càn quét của Mỹ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia,

Nam Lào, của cuộc hành quân Lam Sơn 719, của Xuân - Hè 1972…là chỉ dấu

chứng tỏ cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đi vào ngõ cụt,

tỷ lệ thương vong của binh lính Mỹ và quân đội Sài Gòn tăng cao….những yếu tố

tạo điều kiện thuận lợi cho các mũi tấn công ngoại giao của CPCMLTCHMNVN

bền lề Hội nghị Paris. Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN họp báo, vạch rõ

thực chất của “Việt Nam hóa chiến tranh”, âm mưu chưa muốn chấm dứt dính líu

quân sự ở miền Nam Việt Nam của Mỹ. CPCMLTCHMNVN tố cáo hành động

quân sự đẫm máu của Mỹ ở Đông Dương, chỉ rõ đây không phải là “phi Mỹ hóa

chiến tranh” mà đang “Đông Dương hóa chiến tranh”, bày tỏ sự công phẫn trước

số phận của binh lính Sài Gòn bị ném vào chỗ chết trong thử nghiệm chiến lược

của Tổng thống R.Nixon. Tiếp xúc với các tổ chức dân sự, Đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN phân tích ý đồ dùng áp lực quân sự để thương lượng trên thế

mạnh của chính quyền R.Nixon, lên án các hoạt động mở rộng chiến tranh của

Mỹ. Cuối tháng 11-1970, khi Mỹ ném bom miền Bắc1, gây ra những thiệt hại vô

cùng to lớn cho dân thường vô tội, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã ra

Tuyên bố lên án tội ác chiến tranh cực kỳ nghiêm trọng của Mỹ. Đoàn đại biểu

CPCMLTCHMNVN cực lực phản đối hành động nói trên, từ chối không dự phiên

họp ngày 25-11-1970

Vụ thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) được Đoàn Ngoại

giaoCPCMLTCHMNVN đưa ra trước công luận. Phòng thông tin của

CPCMLTCHMNVN công bố tư liệu, danh sách nạn nhân tội ác của Mỹ và chính

quyền Sài Gòn. Để tăng tính thuyết phục, Đoàn Ngoại giao của

CPCMLTCHMNVN mời những nhân chứng sống của tội ác Sơn Mỹ, nhà tù Côn

Đảo… tham dự các cuộc họp báo quốc tế do Đoàn tổ chức, trả lời phỏng vấn báo

chí, trao đổi với các tổ chức xã hội ở nhiều nước châu Âu. Đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN gặp gỡ, tiếp xúc với các nhóm các đại biểu Mỹ ở nước ngoài

như nhóm Thanh niên chống quân dịch (Budapest, Stockholm), Đoàn Phụ nữ Mỹ

(Jakarta, Nicaragoa, Canada), Đoàn nhân dân Mỹ tại (Bratislava), nhóm binh sĩ

1 Mỹ lấy lý do trừng phạt “sự thỏa thuận ngầm” giữa hai phái đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN và VNDCCH.

6

Mỹ bỏ ngũ (Canada, Thụy Điển)… thông báo tình hình đấu tranh ở miền Nam

Việt Nam, làm cho họ hiểu thiện chí hòa bình của Việt Nam.

Nhằm vận động dư luận ủng hộ lập trường của Việt Nam

CPCMLTCHMNVN tổ chức đoàn đi thăm các nước tư bản châu Âu1, gặp gỡ các

tổ chức, các nghị sĩ và nhân sĩ chống chiến tranh, tiếp xúc với các báo, trả lời

phỏng vấn, nói chuyện với sinh viên, gặp gỡ kiều bào…tuyên truyền, nói rõ về

tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, bày tỏ nguyện vọng thiết tha về một nền

hòa bình bền vững. Hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN ở các nước tư

bản đồng minh của Mỹ có tác dụng phân hóa và cô lập Mỹ ngày càng mạnh mẽ.

Bộ trưởng Ngoại giao CPCMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình đã gửi thư cho Bộ

trưởng Ngoại giao các nước Không liên kết2, kêu gọi các nước lên án hành động

của Mỹ, ủng hộ cuộc chiến tranh vì độc lập, tự do của Việt Nam. Khi R.Nixon

thông báo tiếp tục bao vây, đánh phá miền Bắc (8-5-1972)3, không chậm chễ, ngày

12-5-1972, CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố phản đối thái độ hiếu chiến của chính

quyền R. Nixon, nêu rõ: “Mỗi con người, mỗi tấc đất ở miền Bắc ruột thịt là vô

cùng thân thiết đối với nhân dân miền Nam, Mỹ động đến miền Bắc thì nhân dân

miền Nam trừng trị chúng”4.

Những hoạt động tích cực đó đã thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ,

thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ

Việt Nam, làm dấy lên những làn sóng dồn dập phản đối cuộc chiến của Mỹ ở

Việt Nam và Đông Dương. Tiêu biểu là cuộc biểu tình bao vây căn cứ không quân,

hải quân Mỹ; đốt hình nộm, bắn tên vào ảnh R.Nixon, ném bom vào trụ sở Bộ

Quốc phòng Mỹ. Trong hai năm 1969-1970, đã xảy ra 1.800 cuộc biểu tình, 7.500

bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương, 8 người chết (mà 2/3 là cảnh sát)5.

Nạn bạo động chống chiến tranh Việt Nam trở nên phổ biến: Từ tháng 1-1969 đến

tháng 2-1970, ở Mỹ diễn ra 40.000 vụ ném bom (hoặc âm mưu ném bom) khiến

hàng trăm người bị thương và 43 người chết, gây thiệt hại 21 triệu USD6. Tại

1 Đến thăm các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Italia... 2 Gửi thư cho chính phủ các nước như Algeria, Ai Cập, Ấn Độ, Cuba, Swaziland, Congo, Iraq, Guinea, Mali, Syria,

Sudan, Tanzania, Nam Tư, Zambia… 3R. Nixon Tuyên bố bốn biện pháp sẽ áp dụng với miền Bắc Việt Nam: 1- Thả mìn các cửa biển và cảng ở Bắc

Việt Nam; 2- Ngăn chặn tiếp tế của Bắc Việt Nam (trên các sông ngòi và vùng biển); 3-) Đánh phá tối đa đường

xe lửa và giao thông; 4-Tiếp tục đánh phá bằng máy bay và tàu chiến các mục tiêu quân sự khác ở Bắc Việt Nam. 4 Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam: Biên niên lịch sử Chính phủ 1945 – 2005, Nxb. Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội, 2006, tập 5, tr. 370-371. 5Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, p. 126. 6Richard Nixon, No more Vietnams, Ibid, p. 126.

7

Pháp, ngày 25-4-1972, hơn 20.000 nhân dân thành phố Paris biểu tình hô vang

khẩu hiệu chống Mỹ, ủng hộ nhân dân Đông Dương. Các cuộc biểu tình ở Nhật

Bản, Ý, Hà Lan, CHLB Đức, Liban, Thụy Điển, Island, Cuba, Venezuela, Mexico,

Philippin, Tiệp Khắc… kéo dài tới giữa tháng 5-1972. Hội nghị Hội đồng hòa bình

thế giới, Hội nghị quốc tế các công đoàn Ả rập, Hội nghị tổ chức đoàn kết nhân

dân Á – Phi, Liên hiệp công đoàn thế giới, Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới…

kịch liệt lên án Mỹ kéo dài chiến tranh.

Bằng những bước đi có tính toán chặt chẽ, cẩn trọng, tích cực tác động vào

nội bộ nước Mỹ, phối hợp với phong trào nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh

xâm lược, rút nhanh, rút hết quân Mỹ khỏi Đông Dương, những hoạt động ngoại

giao của CPCMLTCHMNVN đã góp phần phân rẽ xã hội Mỹ, thúc đẩy phong

trào phản chiến của nhân dân Mỹ. Chưa bao giờ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ

ở Việt Nam bị dư luận rộng rãi ở khắp thế giới lên án mạnh mẽ như tại thời điểm

đó, Việt Nam tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng mạnh mẽ

của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ1.

4- Đấu tranh phục vụ Tổng tiến công mùa Xuân 1975

Ngày 27-1-1973, diễn ra lễ ký kết chính thức Hiệp định về chấm dứt chiến

tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt

Nam. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – đấu tranh thực hiện Hiệp

định Paris, tiến lên giải phóng miền Nam. Lúc này, nhiệm vụ quan trọng nhất là

“nắm vững pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, giương cao ngọn cờ hòa

bình và lập trường chính nghĩa của ta, kiên quyết vạch trần trước dư luận trong

nước và dư luận thế giới mọi âm mưu và hành động của địch vi phạm Hiệp định”2.

Đấu tranh tại Hội nghị hiệp thương3 hai bên miền Nam được coi là một

trong những mũi đấu tranh quan trọng. Đây là cuộc đấu trí hết sức cam go, phức

tạp vì chính quyền Sài Gòn nhận họp là do áp lực của dư luận nói chung, còn thực

tế thì không có ý định thực hiện Hiệp định. Dù không có ảo tưởng về kết quả đàm

phán, nhưng CPCMLTCHMNVN vẫn xem đây là diễn đàn để làm sáng tỏ lập

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 31, tr. 32. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 34, tr. 256. 3 Về Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam, Điều 12 (a) của Hiệp định Paris quy định: Ngay sau khi ngừng bắn,

hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không

thôn tính nhau để thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau… Hai bên miền

Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt.

8

trường chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới, tố cáo

những âm mưu, thủ đoạn phá hoại Hội nghị Paris của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Tại Hội nghị, trong khi chính quyền Sài Gòn đưa ra những yêu cầu không

thực chất, vòng vo, kéo dài thời gian, thì CPCMLTCHMNVN luôn tập trung vào

những nội dung chính, cụ thể, thiết thực. Tương tự như tại bàn đàm phán Paris,

khi các cuộc hội đàm lúng túng, bế tắc do chính quyền Sài Gòn không muốn thực

hiện Hiệp định, CPCMLTCHMNVN nêu lên những đề nghị mang tính mở đường

để mau chóng đi tới hòa bình, độc lập, tự do, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Đó là

các văn bản: Đề nghị 6 điểm (18-4-1973)1, Dự thảo Những quy định cơ bản bảo

đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam2 (11-7-1973), Tuyên bố 6

điểm về việc thực hiện hòa bình và hòa hợp dân tộc ở miền Nam Việt Nam (22-3-

1974)… Những đề nghị nêu trên “là hoàn toàn hợp tình hợp lý, phù hợp với tinh

thần và lời văn của Hiệp định Paris về Việt Nam”3, thể hiện thái độ nghiêm túc,

thiện chí “nhanh chóng đi đến việc ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ miền

Nam Việt Nam, tiến tới thực hiện những nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền

Nam”4. CPCMLTCHMNVN khẳng định đó là những cơ sở công bằng, khách

quan để hai bên thảo luận và đi đến thỏa thuận về những quy định bảo đảm các

quyền tự do dân chủ. Những đề nghị hợp lý của CPCMLTCHMNVN đã tác động

mạnh mẽ tới dư luận miền Nam, có tiếng vang sâu rộng trên thế giới. Bộ trưởng

Bộ Ngoại giao các nước Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc,

Bungari, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba … đều ra tuyên bố ủng hộ sáng

kiến và thiện chí của CPCMLTCHMNVN. Tại Paris, một số nhân vật thuộc lực

lượng thứ ba yêu cầu chính quyền Sài Gòn xem xét nghiêm chỉnh và cùng với

CPCMLTCHMNVN làm cho lệnh ngừng bắn có hiệu lực, bảo đảm các quyền

chính đáng của nhân dân.

Trong điều kiện Hiệp định Paris được ký kết đã tương đối lâu, song chiến

sự vẫn tiếp diễn và hòa bình thật sự chưa được lập lại, tại các cuộc họp của Hội

1 Đề nghị 6 điểm yêu cầu thực hiện các vấn đề chủ yếu của Hiệp định như chấm dứt ngay mọi cuộc xung đột, thực

hiện ngừng bắn vững chắc và không thời hạn; trao trả nhân viên dân sự bị bắt, bị giam giữ; bảo đảm đầy đủ các

quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam; tiến hành Tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam 2 Dự thảo căn cứ theo điều 11 Hiệp định Paris về Việt Nam, theo đó, “hai bên miền Nam Việt Nam có trách nhiệm

bảo đảm ngay các quyền tự do dân chủ của nhân dân”, gồm: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do

hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống,

quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. 3 Báo Nhân dân, ngày 11- 5- 1973, tr.3. 4 Như trên.

9

nghị hiệp thương, CPCMLTCHMNVN nghiêm khắc phê phán hành động phá

hoại, xuyên tạc Hiệp định của chính quyền Sài Gòn. Bộ Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN gửi công hàm cho chính phủ các nước tham dự Hội nghị

Paris, thể hiện rõ quan điểm thực hiện hòa bình và hòa hợp dân tộc ở miền Nam

Việt Nam, trình bày thái độ ngoan cố, cố tình phá họa Hiệp định của chính quyền

Sài Gòn. CPCMLTCHMNVN kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái phủ nhận

thực tế ở miền Nam Việt Nam hiện nay có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng

kiểm soát và ba lực lượng chính trị, chỉ ra sự cố ý kéo dài đàm phán của chính

quyền Nguyễn Văn Thiệu. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nói rõ; “Trước đây nửa

triệu quân Mỹ và đủ mọi thứ bom đạn vũ khí tàn bạo đã không làm suy yếu được

lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam thì bây giờ, tiếp tục

ý đồ đó, chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi”1.

Paris là địa bàn tập trung khá đông Việt kiều thuộc các khuynh hướng chính

trị khác nhau, tập trung nhiều hãng thông tấn báo chí; do vậy, CPCMLTCHMNVN

xác định Paris là một địa điểm tốt để tiếp xúc với các khuynh hướng chính trị ở

miền Nam, đặc biệt là những người thuộc “lực lượng thứ ba”.Thời gian bên ngoài

Hội nghị, CPCMLTCHMNVN chủ trương tập trung mở cuộc vận động, tranh thủ

dư luận quốc tế, phối hợp với cuộc đấu tranh trong Hội nghị, tăng tính hiệu quả

của các hoạt động đòi chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định. Thực hiện chủ

trương nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã tiếp xúc với nhiều nhân vật chính

trị miền Nam, đại diện nhiều tổ chức Việt kiều tại Pháp, trong đó có nhiều Bộ

trưởng, sĩ quan cao cấp cũ trong quân đội và chính quyền Sài Gòn, nhiều nhà trí

thức, doanh nhân, làm rõ thiện chí của chính phủ Việt Nam, phân tích thái độ bất

hợp tác của chính quyền Sài Gòn. Với lực lượng thứ ba, sau mỗi phiên họp, Đoàn

CPCMLTCHMNVN tổ chức gặp gỡ một số nhân vật và thông báo cho họ về diễn

biến của Hội nghị. Đoàn CPCMLTCHMNVN cũng sẵn sàng gặp gỡ những người

từ Sài Gòn sang tìm hiểu thái độ của Đoàn. Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Văn

Hiếu nhận được sự ủng hộ đông đảo của dư luận thế giới, đặc biệt là lực lượng thứ

ba tại Paris. Để phối hợp với những hoạt động ngoại giao của Đoàn

CPCMLTCHMNVN tại Hội nghị hiệp thương, tranh thủ dư luận thế giới, Bộ

trưởng Nguyễn Thị Bình đã đi thăm hữu nghị nhiều nước2, tranh thủ sự ủng hộ

quốc tế đối với việc thực hiện Hiệp định.

1 Báo Nhân dân, ngày 29- 6- 1973, tr.3. 2 Thăm CHDC Yemen, Cộng hòa Mangas (6-1974), Triều Tiên, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Anbanni, Bungari, Mông

Cổ, Liên Xô (từ tháng 8 đến tháng 10-1974).

10

Sau một thời gian kiên trì đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, Trung ương

Đảng nhận định khả năng thi hành Hiệp định Paris không còn nữa, việc xóa bỏ chế

độ Sài Gòn, tiến tới thống nhất đất nước là tất yếu. Với nỗ lực phi thường “một ngày

bằng hai mươi năm”, Tổng tiến công năm 1975 đã mang lại mùa Xuân hòa bình cho

đất nước, non sông thu về một mối, Nam – Bắc xum họp một nhà. Thắng lợi đó có

đóng góp quan trọng của mặt trận không tiếng súng, trên mặt trận ấy,

CPCMLTCHMNVN là một chiến sĩ thầm lặng, bền bỉ, đấu tranh không mệt mỏi.

* *

*

Kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng đấu tranh ngoại giao trong và ngoài bàn đàm

phán, phát huy ưu thế ngoại giao hòa hiếu, trung lập, hoạt động ngoại giao của

CPCMLTCHMNVN đã làm được nhiều hơn trông đợi. Những tính toán và bước

đi ngoại giao khôn khéo, thông minh, kịp thời của CPCMLTCHMNVN đánh đúng

vào chỗ yếu cơ bản về chính trị của đối phương, mang lại hiệu quả to lớn, góp

phần tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến.

Trong quá trình đấu tranh ký kết Hiệp định Paris và thực hiện Hiệp định,

sáng tạo, nhanh nhạy, quyết đoán, ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã góp phần

vào thắng lợi toàn cục và kiên cường, vững vàng đi trọn hành trình lịch sử của

mình. Đấu tranh ngoại giao của CPCMLTCHMNVN những năm tháng đó là một

điểm sáng của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.