Qua trinh hinh thang va phat triển của nha may xi mang Binh Phước

22
I. Đặt vấn đề: Hiện nay, vấn đề về các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, …. Đang rất được quan tâm vì hậu quả lâu dài về môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Chưa kể đến những phản ứng tiêu cực của người dân xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế của nước nhà. I.1 Những ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm đến môi trường: a. Ô nhiễm từ chất thải rắn: - Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. - Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể 1

Transcript of Qua trinh hinh thang va phat triển của nha may xi mang Binh Phước

I. Đặt vấn đề:Hiện nay, vấn đề về các hoạt động sản xuất gây ô

nhiễm môi trường của các công ty, nhà máy, xí nghiệp,

…. Đang rất được quan tâm vì hậu quả lâu dài về môi

trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Chưa kể đến những phản ứng tiêu cực của người dân

xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động

sản xuất gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại rất lớn

đến nền kinh tế của nước nhà.

I.1 Những ảnh hưởng của các hoạt động sản

xuất gây ô nhiễm đến môi trường:

a. Ô nhiễm từ chất thải rắn:

- Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do

quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi

trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân

hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có

mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ

mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá

ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi

ốc đặc trưng.

- Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR

bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô

nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát

sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể

1

bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và

nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ

các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt

khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ

thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm

bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm

phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay

hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con

người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại

(như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro

bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi

thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận

biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy

hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại

nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát

tán vào không khí

- CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông,

hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn

đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của

nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất

thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối,

gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong

nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất

ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen có

mùi khó chịu.

2

- CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc

tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ... nếu không

được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông

thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất

cao.

b. Ô nhiễm từ khí thải:

- Khí SO2 là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy

các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh (S) như than,…hay

nguyên liệu chứa lưu huỳnh như đốt quặng Pirit sắt

(FeS2), đốt cháy lưu huỳnh,…trong quá trình sản xuất

axit Sunfuric (H2SO4). Trong tự nhiên, SO2 được phát

tán trong không khí chủ yếu là do đốt than, và một

phần do núi lửa phun.

- Khí SO2, SO3 gọi chung là SOx là những khí độc hại

không chỉ với sức khỏe con người, động thực vật mà

còn tác động lên các vật liệu xây dựng, các công

trình kiến trúc. Chúng là những chất có tính kích

thích, ở nồng độ nhất định có thể gây co giật cơ trơn

của khí quản. ở nồng độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch

niêm mạc đường khí quản. khí tiếp xúc với mắt có thể

tạo thành axit.

- Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây ung thư tử

vong cho người và động vật sau ít phút. Với nồng độ

5ppm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp. Con

3

người tiếp xúc lâu với NO2 khoảng 0.06 ppm có thể gây

các bệnh trầm trọng về phổi.

c. Ô nhiễm từ tiếng ồn:

- Các nghiên cứu gần đây khẳng định, ô nhiễm tiếng ồn

dẫn đầu danh sách các dạng ô nhiễm không khí có hại

cho sức khỏe, nguy hiểm cho con người.

- Tiếng ồn có cường độ 50dB làm suy giảm hiệu suất

làm việc, nhất là người lao động trí óc. Tiếng ồn tới

70dB làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng

nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt

động tiêu hóa và làm giảm hứng thú hoạt động. Tiếng

ồn 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng

thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần

kinh.

- Trẻ em phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục sẽ gặp

khó khăn với việc học tập. Nhất là khả năng hoàn

thành bài tập và học ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ô nhiễm tiếng ồn cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ

của con người. Nếu một người thiếu ngủ thì toàn bộ cơ

thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là điều không thể

tránh khỏi.

- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ khiến con

người bị ù tai (luôn nghe thấy âm thanh rè rè bên

tai). Tình trạng này tác động xấu đến hệ thần kinh

và sức khỏe của bạn.

4

- Những nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn cũng là

nguyên nhân làm huyết áp cao và gây ra những vấn đề

về tim. Loại ô nhiễm này đang ngày càng trở nên nguy

hiểm cho con người trong hiện tại và tương lai.

I.2 Tính cấp thiết:

Từ các vấn đề nêu trên cho ta thấy hoạt động sản xuất

gây ô nhiễm của các công ty, nhà máy, xí nghiệp,… Gây

ảnh hưởng to lớn đến môi trường và sức khỏe của con

người. Vì vậy, nên có những dự án quản lý môi trường

tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp,…để quản lý các

tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất là cực

kỳ cần thiết vào thời điểm ô nhiễm môi trường đang là

vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay.

I.3 Sơ lược chương trình quản lý môi

trường của tỉnh Quảng Ngãi:

5

6

Ưu Điểm:

- Liệt kê được giá thành các công trình.

- Cho biết các hạng mục công trình chưa hoàn thành,

đã hoàn thành hoặc đang trong giai đoạn xây dựng.

- Liệt kê từng hạng mục công trình xây dựng một cách

rõ ràng.

- Cho biết tên nhà thầu xây dựng là tên cơ quan giám

sát thuận tiện cho việc kiểm tra và đốc thúc đẩy

nhanh tiến độ công trình.

Nhược điểm:

7

- Chưa liệt kê các phương pháp nghiên cứu đánh giá

tác động môi trường.

- Chưa cho thấy các kết quả đánh giá hiện trạng môi

trường để đưa ra lý do tại sao phải xây dựng hạng mục

công trình đó.

- Chưa đưa ra các tiêu chuẩn của từng hạng mục công

trình.

II. Quá trình hình thành và sơ lược về nhà

máy xi măng Bình Phước:II.1 Quá trình hình thành:

a. Tên đơn vị:

- Chủ dự án: Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1

+ Địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Q.1,

Tp.HCM, Việt Nam.

+ Điện thoại: (84-8)38 368 363 – Fax: (84-8) 3836

1278

- Đơn vị trực tiếp vận hành: Chi nhánh Công ty CP Xi

măng Hà Tiên 1 – Nhà máy xi măng Bình Phước.

+ Do ông: Hoàng Kim Cương làm Giám đốc chi nhánh.

+ Địa chỉ: Ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, Thị xã Bình

Long, Bình Phước.

8

b. Tổng quan về dự án:

- Dự án được đưa vào vận hành chính thức từ tháng

12/2009

+ Loại hình sản xuất: sản xuất cung ứng clinker, xi

măng.

+ Diện tích mặt bằng sản xuất: 78 ha.

+ Số lượng công nhân sản xuất: 541 người.

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM:

Đã thực hiện ĐTM và được phê duyệt theo Quyết định số

1854/QĐ-BKHCNMT ngày 22/08/2002.

- Kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý được dùng để tưới

cây, không xả thải ra môi trường.

+ Nước thải sinh hoạt tại mỏ Tà Thiết sau xử lý được

xả hệ thống thoát nước chung, 1 phần cho thấm đất.

+ Nước thải sản xuất tại mỏ Tà Thiết: được xả ra suối

Preckria. Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

phép xả thải số 07/GP-BTNMT ngày 06/01/2014

- Các phương tiện thiết bị chuyên dụng đã được cấp

phép hành nghề quản lý CTNH, tình trạng hoạt động của

các phương tiện, thiết bị này:

+ Nhà máy đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải

nguy hại có mã số 70.000068.T do sở TNMT Bình Phước

cấp lần 02 ngày 16/03/2012 và đã hợp đồng với đơn vị

có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý.

9

+ Nhà máy đã bố trí đầy đủ các dụng cụ lưu chứa CTNH,

kho chứa CTNH và đã được bộ TNMT xác nhận hoàn thành

công trình

+ Nhà máy đã xây dựng và đã được Trung tâm chứng nhận

phù hợp (QUACERT) – Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường

chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp Hệ thống Quản

lí môi trường theo TCVN ISO 14001:2010/ISO 14001:2004

vào ngày 20/07/2012.

II.2 Nhà máy xi măng Bình Phước:

Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế:

xi măng: 800.000 tấn/năm; clinker: 1.760.000 tấn/

năm. Chủng loại xi măng thương phẩm của nhà máy chủ

yếu là xi măng PCB 40, PCB 30 ở 2 dạng xuất bao và

xuất rời.

Hóa chất sử dụng (chủng loại, khối lượng): không sử

dụng hóa chất trong sản xuất, chỉ sử dụng một lượng

nhỏ trong công tác phân tích mẫu vật liệu, sản phẩm;

Tình trạng thiết bị hiện nay: công nghệ mới.

Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy được phân

ra các công đoạn chính như sau:

1. Tiếp nhận, gia công, chứa đá vôi, sét, laterit.

2. Tiếp nhận, chứa than, cát, thạch cao và phụ

gia.

3. Định lượng và nghiền nguyên liệu.

4. Đồng nhất và cấp liệu lò.

10

5. Nung và làm nguội clinker.

6. Vận chuyển, chứa và rút clinker.

7. Nghiền than.

8. Định lượng và nghiền xi măng.

9. Chứa, đóng bao và xuất xi măng.

Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, nước và thải nước

- Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng):

Stt

Chủng loại Khối lượng

Đơn vị

1 Đá vôi 2.479.792

tấn/năm

2 Đất sét 401.632 tấn/năm

3 Đá đỏ 57.376 tấn/năm

4 Thạch cao 40.000 tấn/năm

5 Đá puzzolan 190.000 tấn/năm

- Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (chủng

loại, khối lượng): không có.

- Nhiên liệu sản xuất( chủng loại, khối lượng): gồm

than đá và dầu DO

Stt Chủng loại

Khối lượng

Đơn vị

1 Than đá 192.000 tấn/năm

11

2 Dầu DO 2.300.000

tấn/năm

II.2 Các nguồn gây tác động môi trường:

1. Nguồn phát sinh nước thải:

a. Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình làm

việc và sinh hoạt của các cán bộ, công nhân viên làm

việc tại nhà máy và mỏ.

b. Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn qua nhà máy sẽ chứa độ kiềm cao,

nồng độ các chất rắn lơ lửng cao do vậy có thể ảnh

hưởng đến chất lượng nước và đất trong khu vực do bồi

lắng

c. Nước thải công nghiệp;

Trong quá trình hoạt động, nhà máy không sử dụng nước

vào các công đoạn sản xuất. Nước chủ yếu được sử dụng

để làm mát thiết bị máy móc và được sử dụng tuần hoàn

lại sau khi được làm mát tại tháp giải nhiệt.

2. Nguồn phát sinh khí thải:

Trong quá trình sản xuất nguồn gây ô nhiễm không khí

gồm:

- Bụi là vấn đề ô nhiễm chính chủ yếu từ các khâu sản

xuất của nhà máy do quá trình nghiền phân loại, dự

12

trữ, nung clinker, vận chuyển nguyên liệu và sản

phẩm…. Lượng bụi phát sinh từ quá trình sản xuất

khoảng 1.4845 tấn/ngày và khoảng 477.16 tấn/năm.

- Các chất ô nhiễm NOx, SOx, COx: nguồn thải chủ yếu

từ ống khói lò nung clinker. Khí thải từ lò nung

clinker đốt than có chứa bụi, COx, NOx và SO2.

- Các chất ô nhiễm khác: Một trong những tác nhân ô

nhiễm được đánh giá là quan trọng trong quá trình

nung clinker là việc sử dụng gạch Cromit. Ở nhiệt độ

cao, một phần crom được chuyển thành Crom (VI) có

tính độc cao.

3. Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại:

CTR của nhà máy phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau do

quy mô tương đối lớn của nhà máy. Theo dây chuyền sản

xuất có thể phân loại thành các nguồn phát sinh

chính;

- Chất thải từ quá trình sản xuất clinker.

- CTR phát sinh từ quá trình sản xuất xi măng.

- CTR từ khâu đóng bao thành phẩm.

- CTR phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ,

công nhân viên.

4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

Hoạt động của nhà máy có sử dụng các máy

nghiền, máy sàng, quạt gió, máy nén khí…. Nên có gây

13

ra tiếng ồn, rung ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân

lao động trực tiếp và khu dân cư xung quanh.

II.3 Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu cụ

thể dự kiến thực hiện:

1. Mục tiêu:

Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc

quản lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung

quanh của Nhà máy xi măng Bình phước. Bên cạnh đó là

cho thấy những ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường

xung quanh.

2. Nội dung;

+ Thu thập tài liệu liên quan

+ Đánh giá số liệu.

+ Khảo sát hiện trạng tại công ty ( Khí thải, chất

thải rắn và nguy hại, nước thải, tiếng ồn và độ

rung ).

+ Đánh giá hiện trạng môi trường.

III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

dự kiến:III.1 Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động

môi trường:

14

a. Nghiên cứu chất lượng và ô nhiễm nước:

Mỗi mẫu nước đều được phân tích độ 15 thông số hóa lý

( tại hiện trường phân tích nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan

(DO); trong phòng thí nghiệm phân tích, phân tích

chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu

oxy sinh hóa (BOD), tổng sắt, NO3-, NH4

+, PO43-, phenol,

một số kim lọai nặng.

STT Thông số Kỹ thuật/thiết bị

1 Nhiệt độ Nhiệt kế2 pH Thiết bị dã

ngoại (HACH,Mỹ)

3 Oxy hòa tan ( DO ) (HACH, Mỹ)4 Chất rắn lơ lửng (SS) Máy so màu,

Aqualytic (Đức)

5 Amonia(NH4+) Quang phổ tử

ngoại – khả biến (UV-VISspectrophotometer)

6 Nitrat (NO3-) Quang phổ tử

ngoại – khả

15

biến (UV-VISspectrophotometer)

7 Phosphat ( PO43- ) Quang phổ tử

ngoại – khả biến (UV-VISspectrophotometer)

8 Nhu cầu oxy sinh hóa (COD)

Máy phân tích COD

9 Nhu cầu oxy hóa học (BOD)

Máy phân tích BOD

10 Phenol AAS, Varian ( Mỹ )

11 Cu AAS, Varian ( Mỹ )

12 Zn AAS, Varian ( Mỹ )

13 Al AAS, Varian ( Mỹ )

14 Sắt UV – VIS, perkin-ElmerLamda-11 (Mỹ)

b. Quan trắc chất lượng không khí và độ ồn:

Vị trí các điểm quan trắc: 13 điểm quan trắc hiện

trạng chất lượng không khí và độ ồn đã được thiết

lập. Việc quan trắc chất lượng không khí và độ ồn

đồng thời tiến hành ở cùng một vị trí.

16

c.

Nghiên cứu thủy sinh:

- Thu mẫu và phân tích phiêu sinh:

Phiêu sinh vật được thu mẫu bằng lưới chuyên dụng

đường kính 40cm, độ dài đoạn lọc nước 80cm, độ dài

17

Thông số Kỹ thuật/ thiết bịVị trí khí hậu

Nhiệt độ Technoterm 9300 ( -40+12000C), Đức

Độ ẩm HygrometerGió ( hướng và tốc

độ )Test 0491 ( Đức )

Chất lượng khôngkhíBụi Giấy lọc Whatman/Máy

thu mẫu thể tích lớnSIBATA HCV-500, Nhật

So2, NOx, CO, tổnghydrocacbon (THC)

Thu mẫu bằng máyDESAGA (Đức) và phântích quang phổ, sắc

ký khíỒn Đo ồn phân tích bằng

thiết bị QUEST-1900(Mỹ), phân tích tần

số ồn

toàn lưới hình nón 100cm. Thực vật phiêu sinh được

thu bằng lưới N70.

Động vật phiêu sing được thu bằng lưới N49, các mẫu

phiêu sinh được bảo quản bằng formaline 4%.

Phiêu sinh được thu ở cùng vị trí các điểm thu mẫu

nước.

Phân tích phiêu sinh được thực hiện theo các phương

pháp tiêu chuẩn được áp dụng tại Viện Sinh học Nhiệt

đới ( Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc

gia ).

- Thu mẫu và phân tích sinh vật đáy

Điểm thu mẫu phiêu sinh cũng là điểm thu mẫu động vật

đáy. Việc thu mẫu được thực hiện bằng cuốc Petersen

có mặt tiếp xúc 0.025 m2 để phân tích định tính. Ngoài

ra động vật đáy còn được thu bằng lưới hình nón có

khung mỗi cạnh 20cm, độ dài 70cm. Mẫu được bảo quản

bằng dung dịch formaline 8%. Phân tích động vật đáy

theo các phương pháp tiêu chuẩn đang được sử dụng ở

viện sinh học Nhiệt đới.

d. Quan sát quần thể thực vật

Các loài thực vật được xác định bằng biện pháp quan

sát tại hiện trường. Sự phân bố và mật độ cây cỏ được

ghi nhận, kết hợp với tài liệu khoa học do VESDEC

nghiên cứu cho tỉnh Bình Phước qua một số đề tài

khác.

18

e. Xác định động vật hoang dã

Xác định động vật hoang dã chủ yếu bằng cách quan sát

hiện trường, tìm hiểu qua các đơn vị quản lý rừng,

người dân địa phương sống trong khu vực.

f. Nghiên cứu kinh tế - xã hội

Điều tra KT-XH được thực hiện qua việc phỏng vấn các

cán bộ chuyên trách ở UBND và phỏng vấn nhân dân sống

ven vùng.

III.2 Công cụ quản lý môi trường:

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành độngthực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kếtvà hỗ trợ lẫn nhau.Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chứcnăng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành độngvà công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội,như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản vềluật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia,các ngành kinh tế, các địa phương.

19

Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vàothu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thànhphần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XI

MĂNG BÌNH PHƯỚC

2. BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KÌ NHÀ MÁY XI

MĂNG BÌNH PHƯỚC

3. Chương 6: Tác động của ô nhiễm môi trường do

chất thải rắn

[ Thông tin từ mạng internet ]

http://mttd.tnus.edu.vn/_editor/assets/Chuong%206.pdf

4. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nhiều bệnh – Bảo vệ

môi trường

[Thông tin từ mạng internet]

http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?

portalid=33&tabid=19&distid=19394

21

5. Khí thải lò hơi, các tác động của khí thải lò

hơi đến môi trường

[ Thông tin từ mạng internet ]

http://noihoiviet.vn/news/detail.php?news_id=158

6. Chương trình quản lý môi trường của tỉnh Quảng

Ngãi tại huyện Tư Nghĩa

[ Thông tin từ mạng internet ]

www.quangngai.gov.com

22