PHAN THỊ HUỲNH DU XK RAU QUẢ

148
B TI CHNH TRƯNG ĐI HC TI CHNH - MARKETING KHOA THƯƠNG MI ------------- PHAN THỊ HUỲNH DU LỚP: 11DKQ1 ĐỀ ÁN MÔN HC ĐỀ TI: MT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯNG HOA KỲ GI ẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS LÊ QUANG HUY CHUYÊN NGNH: KINH DOANH QUỐC TẾ 1

Transcript of PHAN THỊ HUỲNH DU XK RAU QUẢ

BÔ TAI CHINH

TRƯƠNG ĐAI HOC TAI CHINH - MARKETING

KHOA THƯƠNG MAI

-------------

PHAN THỊ HUỲNH DU

LỚP: 11DKQ1

ĐỀ ÁN MÔN HOC

ĐỀ TAI: MÔT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ

GI ẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS LÊ QUANG HUY

CHUYÊN NGANH: KINH DOANH QUỐC TẾ

1

TP HÔ CHI MINH –11/2014

BÔ TAI CHINH

TRƯƠNG ĐAI HOC TAI CHINH - MARKETING

KHOA THƯƠNG MAI

-------------

PHAN THỊ HUỲNH DU

LỚP: 11DKQ1

ĐỀ ÁN MÔN HOC

ĐỀ TAI: MÔT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS LÊ QUANG HUY

CHUYÊN NGANH: KINH DOANH QUỐC TẾ

2

TP HÔ CHI MINH –11/2014

LƠI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đến các

thầy cô của trường Đại Học Tài Chính- Marketing, đặc

biệt là thầy LÊ QUANG HUY đã nhiệt tình hướng dẫn em để

hoàn thành đề án này.

Trong quá trình làm đề án khó tránh khỏi những sai sót,

đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực

tiễn còn hạn chế nên đề án cũng không tránh khỏi thiếu

sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy để em

học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành đề án của

mình tốt hơn.

3

Em xin chân thành cảm ơn !

SINH VIÊN

PHAN THỊ HUỲNH DU

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

4

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

.......................................................

TP. Hồ Chí Minh, Ngày Tháng

Năm 2014

KÝ TÊN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

5

6

DANH MỤC BẢNG-BIỂU ĐÔ-SƠ ĐÔ

7

PHỤ LỤC THAM KHẢO

SÁCH:

Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Gs.Ts Võ Thanh Thu,

NXB Tổng hợp TpHCM 2/2011

Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, GS

TS Võ Thanh Thu, Ngô Thị Hải Xuân, Nxb Tổng hợp TPhcm

11/2010 Web :

8

MỤC LỤCCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TAI 4

1.1 Khái niệm xuất khẩu..............................4

1.2 Các hình thức xuất khẩu..........................5

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp...........................5

1.2.2 Xuất khẩu ủy thác.............................6

1.2.3 Buôn bán đối lưu..............................6

1.2.4 Gia công quốc tế..............................7

1.2.5 Tạm nhập tái xuất.............................7

1.2.6 Chuyển khẩu hàng hóa..........................8

9

1.2.7 Quá cảnh hàng hóa.............................8

1.3 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất

khẩu8

1.3.1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác.......8

1.3.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu:..........11

1.3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu:..........12

1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:........12

1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất

khẩu rau quả........................................15

1.4.1 Thuế quan....................................15

1.4.2 Quy định pháp luật của nước nhập khẩu

rau quả............................................15

1.4.3 Hoạt động xúc tiến thương mại................16

1.4.4 Các hiệp định thương mại.....................17

1.4.5 Đối thủ cạnh tranh...........................18

1.4.6 Chất lượng nguồn nguyên liệu.................19

1.4.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ...........20

1.4.8 Nguồn nhân lực...............................20

1.4.9 Tình hình tài chính..........................21

1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của một số

quốc gia............................................21

10

1.5.1 Kinh nghiệm thành công về xuất khẩu rau

quả của Thái Lan...................................21

1.5.2 Kinh nghiệm của Malaysia.....................23

1.5.3 Kinh nghiệm phát triển ngành xuất khẩu

dứa đóng hộp của Đài Loan..........................25

1.6 NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 1.........................28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ 28

2.1 Tổng quan về ngành rau quả Việt Nam.............28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của

ngành rau quả Việt Nam...............................

28

2.1.2 Trình độ sản xuất............................29

2.1.3 Năng lực cạnh tranh..........................30

2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam trong giai đoạn 2007-2013.......................32

2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam theo kim ngạch trong thời gian qua.............32

2.2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam phân chủng loại mặt hàng.......................35

11

2.2.3 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam theo thị trường..................................

39

2.3 Phân tích hoạt động tổ chức xuất khẩu rau

quả Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.................42

2.3.1 Nghiên cứu thị trường, đối tác...............42

2.3.2 Lập phương án kinh doanh.....................44

2.3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng..................45

2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng...................46

2.4 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam sang thị trường Hoa Kỳ..........................50

2.4.1 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam theo kim ngạch sang Hoa Kỳ giai đoạn 2007-

2013 50

2.4.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam theo chủng loại sang Hoa Kỳ....................51

2.4.3 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt

Nam theo hình thức xuất khẩu thời gian qua.........55

2.5 Phân tích các nhân tố tác động đến xuất

khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.........58

2.5.1 Thuế quan....................................58

2.5.2 Hệ thống luật pháp...........................59

12

2.5.3 Hiệp định giữa Việt Nam-Hoa Kỳ (Thương

Mại Việt Mỹ, WTO, TPP).............................60

2.5.4 Hoạt động xúc tiến thương mại................62

2.5.5 Nguồn nguyên liệu............................62

2.5.6 Đối thủ cạnh tranh...........................63

2.5.7 Nhân tố về vốn...............................64

2.5.8 Nguồn nhân lực...............................65

2.5.9 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ...........66

2.6 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ đối với rau quả......67

2.6.1 Đặc điểm chung về kinh tế- xã hội............67

2.6.2 Tình hình cung cầu rau quả tại Hoa Kỳ........70

2.6.3 Thị hiếu tiêu dùng đối với rau quả...........70

2.6.4 Quy định liên quan đến nhập khẩu rau quả.....72

2.6.5 Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ..............74

2.7 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu rau

quả của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai

đoạn 2007-2013......................................76

2.7.1 Điểm mạnh....................................76

2.7.2 Điểm yếu.....................................76

2.7.3 Cơ hội.......................................77

2.7.4 Thách thức...................................77

13

2.8 NHẬN XÉT CHUNG..................................80

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ 81

3.1 Mục tiêu, cơ sở và quan điểm đề xuất giải

pháp81

3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp...................81

3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp......................81

3.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp..................82

3.2 Các giải pháp...................................83

3.2.1 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ khoa học

vào sản xuất và xuất khẩu rau quả..................83

3.2.2 Giải pháp tập trung sản xuất vào sản

phẩm chủ lực,có tiềm năng phát triển,xây dựng

các vùng chuyên canh...............................84

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động,

bồi dưỡng cán bộ giỏi................................

85

3.2.4 Giải pháp liên kết với nhà phân phối đảm

bảo đầu ra cho sản phẩm..............................

85

3.2.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến nhằm tìm

kiếm thị trường mới, quảng bá thương hiệu..........86

14

3.3 KẾT LUẬN........................................87

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng để phát triển

ngành sản xuất cũng như xuất khẩu rau quả do có các điều

kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc

15

trồng nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả

một số loại rau quả ôn đới.

Từ 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam đã đạt được

những bước tăng trưởng khá ổn định 20%/năm(Nguồn: Hiệp hội

rau quả Việt Nam).Với lợi thế về địa lý, khí hậu cũng như

thổ nhưỡng thuận lợi, khả năng đa dạng hóa các sản phẩm

rau quả, nguồn lao động dồi dào và kinh nghiệm, đến nay

rau quả Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh

thổ trên Thế Giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản,EU, Hà Lan, Pháp,

Hàn Quốc, Australia…

Tuy nhiên sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam

cũng như khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn

nhiều bất cập. Trong sản xuất thì diện tích cây trồng

còn manh mún,tập trung ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng

bằng song Cửu Long, không có vùng chuyên canh để đáp ứng

nhu cầu khi có đơn hàng lớn. Các biện pháp canh tác của

người dân còn chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật hiện

đại, từ đó làm cho chất lượng rau quả phần nào bị giảm

sút. Về mặt xuất khẩu thì khả năng bảo quản, dự trữ, chế

biến còn rất hạn chế, chất lượng không cao. Do đó mà giá

xuất khẩu thường thấp và chịu nhiều thua thiệt so với

các đối thủ khác trên Thế Giới như Trung Quốc, Thái Lan,

Đài Loan, Malaysia…

Đối với thị trường Hoa Kỳ thì đây là thị trường

nhập khẩu rau quả Việt Nam lớn thứ 3 năm 2013, với tốc

16

độ tăng trưởng năm 2012,2013 khoảng 32%1.Và Việt Nam là

quốc gia đứng thứ 7 trong tất cả các quốc gia xuất khẩu

vào Hoa Kỳ2 thấy khả năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam

vào thị trường này là rất khả quan trong thời gian tới.

Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như thanh

long và chôm chôm, su hào, bắp cải thì từ ngày

6/10/2014, Hoa Kỳ đã chính thức cấp phép nhập khẩu cho

nhãn và vải của Việt Nam. Với quyết định này, dự kiến

mỗi năm, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ khoảng

600 tấn vải và 1.200 tấn nhãn, đóng góp một phần không

nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả nói chung.

Cho thấy đây là một thị trường mới đầy tiềm năng cho

xuất khẩu rau quả Việt Nam. Điều cấp thiết đặt ra ở đây

là thị trường này dù có tiềm năng lớn nhưng các doanh

nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật rất

nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, tăng tầng suất kiểm tra

hàng rau quả lên 100% năm 2012.3Do đó để có giải pháp

tốt để thúc đẩy xuất khẩu rau quả thì trước hết cần phải

đánh giá được một cách rõ ràng về thực trạng xuất khẩu

rau quả Việt Nam sang thị trường này như thế nào vào

giai đoạn gần đây nhất là từ năm 2009-2013. Các yếu tố

nào tác động dẫn đến việc hạn chế khả năng xuất khẩu rau1 Tổng cục hải quan2 Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA)3 Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam 2012

17

quả của các doanh nghiệp Việt Nam và từ đó đưa ra những

giải pháp xuất phát từ thực trạng đó nhằm thúc đẩy xuất

khẩu rau quả Việt Nam sang một thị trường mới đầy tiềm

năng như là Hoa Kỳ đến năm 2020. Vì thế, tôi quyết định

chọn đề tài “ Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả

Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020” cho đề

án môn học lần này của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu, hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức

về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau quả của Việt Nam

nói riêng.

- Từ việc nghiên cứu về kim ngạch xuất khẩu rau quả, tốc

độ tăng trưởng, thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam,

thị trường Hoa Kỳ, quy trình tổ chức kinh doanh xuất

khẩu rau quả của doanh nghiệp xuất khẩu điển hình ở Việt

Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu từ đó chỉ ra

những thành tựu mà các doanh nghiệp này cũng như ngành

rau quả đạt được. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế

vướng mắc mà các doanh nghiệp Việt Nam còn đang gặp

phải.

- Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết phần nào những

khó khăn và thúc đẩy xuất khẩu rau quả của các doanh

nghiệp Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

18

- Đối tượng: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ.

- Phạm vi:

+ Thời gian: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ

2007-2013.

+ Không gian: Thị trường Hoa Kỳ.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

Chương 1: sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp các

cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.

Chương 2: sử dụng phương pháp thu thập, so sánh, thống

kê các tài liệu tiếp cận được từ các doanh nghiệp Việt

Nam, sách báo, website nhằm đánh giá tình hình hoạt động

xuất khẩu để rút ra kết luận về tình hình tăng trưởng

hay suy giảm của xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Chương 3: sử dụng phương pháp suy luận logic, duy vật

biện chứng: dựa vào thực trạng đã phân tích ở chương 2

cùng với nghiên cứu các nhân tố tác động, các dự báo có

được nhằm đưa ra những đánh giá, kết luận và giải pháp

thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Hoa Kỳ.

5. Bố cục đề tài

Bố cục đề tài gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của đề tài

19

CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu rau quả Việt Nam

sang thị trường Hoa Kỳ.

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả

của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đến 2020.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TAI

1.1 Khái niệm xuất khẩu

- Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán

sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch

vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.4

- Xuất khẩu là việc bán sản phẩm làm từ một quốc gia để bán cho chính

quốc gia đó tiêu dùng hay bán lại cho các quốc gia khác.5

- Xuất nhập khẩu là hoạt động bán, mua trao đổi hàng hóa, dịch vụ với

nước ngoài và với các khu chế xuất, làm giảm hoặc tăng nguồn vật chất

trong nước.6

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt

Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam

được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.7

Vì vậy, theo tác giả thì:

4 Dương Hữu Hạnh(2009), Kỹ thuật Ngoại Thương, nxb Thống kê5 PGS.TS.Hà Nam Khánh Giao(2012),Giáo trình Cao học quản trị kinh doanh quốc tế, nxbTổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh6 Văn bản về việc Ban hành chế độ báo cáo Thống Kê ngành Nông Nghiệp vàPhát triển nông thôn số hiệu 21/2001/QĐ-BNNPTNT7 Văn bản 36/2005/QH11 Điều 28, Luật Thương Mại 2005

20

Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi biên giới của

một quốc gia hoặc đưa từ nội địa sang khu vực đặc biệt được hưởng quy

chế hải quan riêng nằm trên lãnh thổ quốc gia đó, theo quy định pháp luật

của nước đó.

1.2 Các hình thức xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu có các hình thức xuất khẩu chủ

yếu như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, buôn

bán đối lưu, gia công quốc tế, tạm nhập tái xuất, quá

cảnh hàng hóa, chuyển khẩu…

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hóa và dịch

vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các

đơn vị sản xuất trong nước hoặc từ khách hàng nước ngoài

thông qua tổ chức của mình.8

Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có nguồn vốn đủ lớn và

đội ngũ công nhân viên có năng lực và trình độ để có thể

trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Về

nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi

ro trong kinh doanh nhưng nó cũng có những ưu điểm nổi

bật:

- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho

doanh nghiệp.

8GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, nxbThống kê

21

- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và

với thị trường nước ngoài, từ đó nắm bắt ngay được nhu

cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay

đổi được sản phẩm và điều kiện bán hàng trong những

trường hợp cần thiết.

1.2.2 Xuất khẩu ủy thác

Là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị kinh doanh xuất

khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị

sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa,

tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa

cho nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất

định(theo tỷ lệ % giá trị lô hàng).

Ưu điểm: của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc

biệt là không cần bỏ vốn kinh doanh. tạo được việc làm

cho người lao động đồng thời cũng thu được một khoảng

lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh

chấp khiếu nại thuộc về người sản xuất.

Nhược điểm: Phải qua trung gian và mất một tỷ lệ hoa

hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm.

1.2.3 Buôn bán đối lưu

Là phương pháp giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp với

nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hóa

mang ra trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích

xuất khẩu ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm có được

22

lượng hàng hóa có giá trị tương đương với lô hàng xuất

khẩu.

Ưu điểm: nhằm tránh được rủi ro về biến động tỷ giá hối

đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời còn có lợi khi

các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng

nhập khẩu của mình. Do vậy, buôn bán đối lưu dù cách

thức trao đổi sơ khai nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi

trong ngoại thương nhằm thúc đẩy thương mại phát triển

đa dạng.

Nhược điểm: hình thức buôn bán đối lưu làm hạn chế quá

trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó

tiến hành được thuận lợi. Người mua đồng thời là người

bán nên có nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn.

Các công ty chưa thông thạo nghiệp vụ ngoại thương và

thiếu kinh nghiệm quốc tế thường không áp dụng hình thức

này. Hình thức buôn bán đối lưu có nhiều nguyên tắc nên

phạm vi ứng dụng cho các loại hàng hóa bị hạn chế.

1.2.4 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó

một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu

hoặc bán thành phẩm của một bên(bên đặt gia công) để chế

biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công qua đó

thu được một khoản phí gọi là phí gia công.

23

Ưu điểm: các doanh nghiệp có điều kiện cải tiến và đổi

mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và

thâm nhập thị trường Thế Giới. Phù hợp với các quốc gia

có nhiều lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, thị

trường. Thúc đẩy chuyên môn hóa lao động trên phạm vi

toàn cầu,giúp cho việc phân công lao động quốc tế diễn

ra mạnh mẽ hơn.

Nhược điểm: Bên nhận gia công thường là bên có nhiều yếu

kém về các mặt như vốn, công nghệ, kỹ năng… nên nhận

được thù lao rẻ mạt. Bản thân bên đặt gia công cũng muốn

khai thác lao động dồi dào với chi phí thấp nên mới thuê

gia công. Do đó, khó có mối quan hệ gia công dài hạn cho

các bên tham gia. Hình thức này còn dẫn đến mâu thuẫn về

văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế.

1.2.5 Tạm nhập tái xuất

Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những

hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở

nước tái xuất.Qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu

và xuất khẩu với mục đích thu về ngoại tệ lớn hơn số

ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.

Hợp đồng này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước

tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao

dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam

giác.

24

Ưu điểm: doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà

không cần phải tổ chức sản xuất,đầu tư vào nhà xưởng,

máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.

Nhược điểm: kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén về

thị trường, giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các

hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp thực hiện

phương thức này thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có

chuyên môn cao.

1.2.6 Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu là mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để

bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ

tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất

khẩu từ Việt Nam.9

1.2.7 Quá cảnh hàng hóa

Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba

qua lãnh thổ Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt

Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện như

quy định của Nhà Nước Việt Nam có thể được xem xét cho

thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập.

9 Theo Điều 15 Nghị định 12/2006/CP

25

1.3 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu10

1.3.1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những việc làm cần

thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào khi tham

gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường tạo

khả năng cho các nhà kinh doanh thấy được quy luật vận

động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi

nhu cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng hóa đó trên

thị trường giúp họ giải quyết được vấn đề của thực tiễn

kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số

liệu về thị trường mà mình xuất khẩu, so sánh, phân tích

những thông tin số liệu có được để rút ra kết luận về xu

hướng vận động của thị trường. Những kết luận này giúp

cho nhà quản lý đưa ra những nhận định đúng đắn để lập

kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing. Nội dung chính

của nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường, khả

năng thâm nhập và mở rộng thị trường.

Các bước của nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu khái quát: nghiên cứu khái quát thị trường cung

cấp những thông tin về quy mô cơ cấu, sự vận động của

10 GS.TS Võ Thanh Thu(2011),Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NxbTổng hợp TPHCM

26

thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi

trường kinh doanh, môi trường chính trị- luật pháp…

Nghiên cứu chi tiết: nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết

những thông tin về tập quán mua hàng, những thói quen và

những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu

dùng.

Các phương pháp của nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu tại địa bàn: là nghiên cứu bằng cách thu thập

thông tin và các nguồn tài liệu công khai và xử lý các

thông tin đó.

Nghiên cứu tại hiện trường: là việc thu thập thông tin chủ yếu

thông qua tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích

các thông tin thu thập được.

Nội dung của nghiên cứu thị trường

Phân tích cung: đầu tiên cần nắm được tình hình cung, là

toàn bộ khối lượng hàng hóa đã, đang và có khả năng bán

ra trên thị trường. Cần xem xét giá cả trung bình, sự

phân bố hàng hóa và tình hình sản phẩm của công ty đang

ở giai đoạn nào.

Phân tích cầu: từ thông tin về hàng hóa đang bán trên thị

trường mà cần xác định xem những sản phẩm nào có thể

thương mại hóa được.

Cần xem xét các yếu tố như đối tượng tiêu dùng (giới tính,

nghề nghiệp, giai cấp…), lý do mua hàng, nhịp điệu mua

hàng, khách hàng tương lai.

27

Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu

Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan

trọng và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động

xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động

xuất khẩu thì doanh nghiệp đó phải xác định các mặt hàng

mà mình khẳng định kinh doanh.

Để lựa chọn được đúng các mặt hàng mà thị trường cần

đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ

mỉ, phân tích một cách có hệ thống từ khái quát đến chi

tiết về nhu cầu của thị trường cũng như khả năng mà

doanh nghiệp hiện có. Qua hoạt động này doanh nghiệp cần

phải xác định, dự đoán được những xu hướng biến động của

thị trường cũng như các cơ hội, thách thức mà doanh

nghiệp gặp phải trên thị trường quốc tế.

Hoạt động lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không những đòi

hỏi một thời gian dài mà còn phải tốn nhiều chi phí,

song bù lại doanh nghiệp có thể xác định đúng mặt hàng

mà khách hàng cần và mặt hàng chủ lực mà mình đang có để

có thể thâm nhập vào những thị trường tiềm năng mang lại

lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Lựa chọn đối tác giao dịch

Sau khi lựa chọn được mặt hàng và thị trường xuất khẩu

thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm là phải lựa chọn

được đối tác đang hoạt động trên thị trường đó có thể

thực hiện các hoạt động kinh doanh cho mình. Việc lựa

28

chọn đối tác kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tránh được

những phiền toái, những mất mát rủi ro có thể xảy ra

trên thị trường quốc tế, đồng thời giúp cho doanh nghiệp

có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch

kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp nên lựa chọn những đối tác có một số đặc

điểm sau:

- Đối tác đó phải có uy tín trong kinh doanh, quen biết.

- Có thực lực về tài chính.

- Có thiện chí trong quan hệ làm ăn với doanh nghiệp.

Không có biểu hiện lừa đảo gây thiệt hại cho doanh

nghiệp.

Trong quá trình lựa chọn đối tác kinh doanh, công ty có

thể thông qua các bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với

doanh nghiệp trước đó, thông qua các tin tức thu thập,

điều tra được từ những bạn hàng này hoặc thông qua các

ngân hàng, phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức

tài chính để doanh nghiệp có được những đánh giá chính

xác về đối tác mà mình quyết định hợp tác, từ đó giúp

doanh nghiệp hạn chế được rủi ro và kinh doanh hiệu quả

hơn.

1.3.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu:

Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu

tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu phải lập

29

cho mình phương án kinh doanh phù hợp bao gồm:

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phát họa

bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của mình,

thuận lợi và khó khan gì.

-Sau đó lựa chọn mặt hàng thời cơ, điều kiện và phương

thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết

phục dựa trên cơ sở đã phân tích.

- Đề ra mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp: sẽ bán với số

lượng bao nhiêu, giá bán lẻ là bao nhiêu, thâm nhập vào

thị trường nào.

- Đề ra biện pháp và các công cụ thực hiện nhằm đạt được

mục tiêu đã đề ra.

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án kinh

doanh đó thông qua các chỉ tiêu như:

+ Chỉ tiêu về lợi nhuận

+ So sánh về số ngoại tệ thu được do xuất khẩu mang lại

so với chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hóa xuất

khẩu đó.

+ Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên đánh giá phương án kinh

doanh của mình mang lại lợi ích gì cho xã hội. Doanh

nghiệp nên xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước khuyến

khích xuất khẩu, không xuất khẩu những mặt hàng cấm.

Lựa chọn phương thức giao dịch:

30

Phương thức giao dịch là phương thức mà các doanh nghiệp

sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh

của mình trên thị trường quốc tế. Những phương thức này

quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao

dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong quan hệ

kinh doanh. Có rất nhiều phương thức giao dịch khác

nhau.Tùy vào tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn

phương thức giao dịch mua bán thích hợp. Tuy nhiên, phổ

biến và được sử dụng nhiều nhất là giao dịch thông

thường.

Phương thức giao dịch thông thường: là phương thức mà

người mua người bán thỏa thuận trực tiếp với nhau thông

qua thư từ, điện tín… để bàn về các điều khoản sẽ ghi

trong hợp đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông

thường bao gồm: Hỏi giá-Báo giá-Chào hàng-Chấp nhận.

1.3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu:

Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những

khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định

đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà

doanh nghiệp đã thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết

định tính khả thi hay không khả thi của kế hoạch kinh

doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường,

các đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều hiện và mục tiêu

31

xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ của

doanh nghiệp với đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp

thì kết quả sẽ là hợp đồng được ký kết. Hợp đồng sẽ là

căn cứ pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để

các bên thực hiện cam kết của mình. Một điều lưu ý khi

các doanh nghiệp tiến hành đàm phán trước hết mình phải

hiểu về văn hóa của đối tác mà mình đàm phán thật kỹ

càng, tránh những trường hợp chỉ vì một hành động nhỏ

như việc trao danh thiếp, tặng quà hay chào hỏi không

đúng cách mà mất đi một hợp đồng có giá trị.

Tiếp sau công việc đàm phán là các bên tiến hành ký kết

hợp đồng. Đây là một văn bản có tính chất pháp lý được

hình thành dựa trên sơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các

bên nhằm xác lập thực hiện cũng như chấm dứt các mối

quan hệ buôn bán.

1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Doanh

nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự

công việc mình phải làm. Thông thường trình tự thực hiện

một hợp đồng xuất khẩu gồm các bước:

Bước 1: Kiểm tra thư tín dụng

Trong hoạt động mua bán quốc tế ngày nay, việc sử dụng

thư tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn cả, nhờ

những lợi ích mà nó mang lại. Sau khi nhà nhập khẩu mở

32

thư tín dụng (L/C), nhà xuất khẩu phải kiểm tra lại cẩn

thận, tỉ mỉ và chi tiết trong L/C có phù hợp với các

điều kiện trong hợp đồng không? Nếu không phù hợp hoặc

sai sót thì thông báo cho nhà nhập khẩu để sửa chữa kịp

thời. Bởi vì, khi người mua (nhà nhập khẩu) đã mở L/C

thì nó đã trở thành một nghĩa vụ và các bên sẽ thực hiện

các điều kiện ghi trong L/C.

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Muốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải có

giấy phép xuất khẩu hàng hóa. Giấy phép xuất khẩu hàng

hóa là một công cụ quản lý của Nhà Nước về hoạt động

xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước đây, khi muốn xuất

khẩu một lô hàng, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh

doanh xuất nhập khẩu và xin giấy phép xuất khẩu từng

chuyến để giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho các

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Theo Nghị định 57/NĐ-

CP của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất nhập

khẩu ra bên ngoài phù hợp với nội dung đăng ký kinh

doanh, không cần xin giấy phép xuất khẩu tại Bộ Công

Thương. Tuy nhiên, có một số hàng đặc biệt như vũ khí,

chất nổ, độc dược, các nguyên vật liệu khan hiếm và các

mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế thì

bị hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu. Với những mặt hàng

33

bị hạn chế xuất khẩu, nếu xuất khẩu thì phải xin giấy

phép ở các cấp có thẩm quyền.

Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu

Công ty phải chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình sản

xuất theo lô hàng xuất khẩu, tiến hành tổ chức sản xuất,

gia công, chế biến, đóng gói theo đúng yêu cầu của hợp

đồng hay có thể công ty liên hệ với các đơn vị sản xuất

kinh doanh khác để đặt hàng xuất khẩu đảm bảo chất lượng

hàng hóa và tiến độ giao hàng.

Bước 4: Kiểm tra hàng hóa

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm

tra số lượng, chất lượng, phẩm chất, trọng lượng của

hàng hóa đó. Nếu hàng hóa đó là động thực vật thì cần

phải kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm và khả năng gây

bệnh.

Bước 5: Thuê phương tiện vận tải

Nếu trách nhiệm thuê vận chuyển thuộc về nhà xuất khẩu

thì nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ sau:

- Liên hệ với hãng tàu hay đại lý vận tải nhằm lấy lịch

trình các chuyến tàu vận chuyển.

- Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển để thông báo nhu

cầu vận chuyển. Từ đó, đại lý vận tải mới cung cấp đúng

nhu cầu của công ty và đảm bảo lịch trình giao hàng của

công ty.

- Ký hợp đồng thuê vận tải.

34

- Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành giao

nhận và thanh toán cước phí.

Bước 6: Mua bảo hiểm hàng hóa

Trong một số hợp đồng xuất khẩu, người ta phải thực hiện

nghĩa vụ mua bảo hiểm:

- Khi mua bảo hiểm trước tiên phải liên hệ với một công

ty bảo hiểm nhằm thu thập thông tin và lấy mẫu đơn xin

mua bảo hiểm.

- Điền thông tin vào đơn và gửi tới công ty bảo hiểm.

- Sau các nghiệp vụ trên công ty xuất khẩu sẽ ký kết

hợp đồng mua bảo hiểm với công ty bảo hiểm.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Khi xuất khẩu hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu thường

phải làm thủ tục hải quan ở nước mình để tiến hành hoạt

động xuất khẩu, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt thì

người xuất khẩu mới không phải làm thủ tục hải quan khi

tiến hành xuất khẩu hàng hóa.

Bước 8: Giao hàng lên tàu

Đối với hàng xuất khẩu, nhà xuất khẩu phải tập kết hàng

hóa theo đúng quy định tại địa điểm đã xác định trong

quy định điều kiện và cơ sở giao hàng theo thông báo của

hãng vận chuyển.

Sau khi giao hàng lên phương tiện vận chuyển phải có ký

xác nhận với chủ phương tiện hay đại lý vận tải. Nếu

giao hàng trực tiếp cho hãng tàu thì lấy biên lai thuyền

35

phó, nếu giao cho đại lý thì lấy giấy biên nhận của đại

lý.

Đổi giấy biên nhận lấy vận đơn làm chứng từ thanh

toán.

Bước 9: Thanh toán

Muốn thanh toán được tiền hàng nhà xuất khẩu phải chuẩn

bị đủ và đúng bộ chứng từ theo như quy định hay cam kết

trong hợp đồng.

Thông thường bộ chứng từ bao gồm những chứng từ cơ bản

sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn thương

mại, các giấy chứng nhận số lượng- chất lượng do nhà sản

xuất hay một cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy chứng nhận

xuất xứ, kiểm dịch động- thực vật (nếu hàng hóa là động-

thực vật), thông báo giao hàng, giấy biên nhận gửi hàng.

Bước 10: Giải quyết khiếu nại (nếu có)

Sau khi hoàn tất các thủ tục giao hàng tới khách hàng.

Nếu có đơn khiếu nại, khiếu kiện thì nhà xuất khẩu phải

giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.

1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu rau

quả

1.4.1 Thuế quan

- Thuế quan: Thuế quan đánh thấp hay cao ảnh hưởng đến

sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thông qua mức thuế

quan đánh vào hàng hóa xuất nhập Chính Phủ gián tiếp

36

điều tiết xuất nhập khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp sẽ

có cơ hội thuận lợi nếu được ưu đãi về thuế cũng như sẽ

gặp khó khăn khi các đối thủ cạnh tranh giành được ưu

thế này trong khi xuất khẩu sang các thị trường chưa

được ưu đãi về thuế.

- Rào cản thuế quan là các rào cản làm ảnh hưởng đến lưu

chuyển hàng hoá quốc tế, nhằm duy trì và bảo hộ sản xuất

ngành còn non trẻ cũng như người tiêu dùng nội địa đặc

biệt là trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp

Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu rau quả luôn phải đối

mặt với các loại rào cản này làm cho giá xuất khẩu tăng

cao và không cạnh tranh lại các quốc gia xuất khẩu khác,

ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh

nghiệp Việt Nam.

1.4.2 Quy định pháp luật của nước nhập khẩu rau quả

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu rau quả vào bất

kỳ nước nào thì cũng phải tuân thủ nghiêm ngặc những quy

định liên quan đến mặt hàng rau quả của nước nhập khẩu.

Nếu không tìm hiểu kỹ các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ

bị tổn thất do không đáp ứng được các quy định về thủ

tục hải quan, quy trình kiểm dịch thực vật, luật an toàn

vệ sinh thực phẩm…Bên cạnh đó doanh nghiệp cần cập nhật

những thông tin về luật mới nhất để không gặp khó khăn

khi xuất hàng.

37

Ví dụ: Đây là những thủ tục, quy định khi một doanh

nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu rau quả sang Nhật phải

tuân thủ:

Quy trình xuất khẩu vào Nhật Bản

1. Cần nộp đơn xin nhập khẩu thực phẩm cho các trạm kiểm

dịch nhập khẩu bởi một đơn vị nhập khẩu. Cung cấp thông

tin chi tiết như là người giao hàng, đơn vị xuất khẩu,

nhà chế biến, nhà sản xuất, thành phần của thực phẩm, sử

dụng phụ gia, quá trình sản xuất, v.v.

2. Cần phải có chứng chỉ vệ sinh thực phẩm do nước xuất

khẩu cấp cho thịt, các sản phẩm từ thịt và cá Nóc.

3. Cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra trong cả hai

khâu nhập khẩu và vào nội địa Nhật Bản.

-Cần thiết phải kiểm soát vệ sinh vào giai đoạn của chế

biến trong nước, sản xuất, vận chuyển.

Tăng cường kiểm tra, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ

sâu, thuốc kháng sinh.

4. Cần được thông qua chỉ bởi kết quả kiểm tra của phòng

thí nghiệm quốc gia, Cơ quan đăng ký và kiểm tra, các

phòng thí nghiệm chính thức nước ngoài được Bộ Y tế, Lao

động và Phúc lợi chấp nhận.

Liệt kê các phòng thí nghiệm chính thức nước ngoài

5. Tất cả các kết quả kiểm tra phải tuân thủ tiêu chuẩn

GLP

38

- Không chỉ đạt theo tiêu chuẩn ISO17025, mà còn tuân

thủ tiêu chuẩn GLP

- Kiểm soát hình thức lấy mẫu để kiểm nghiệm kết quả.

1.4.3 Hoạt động xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại trong xuất khẩu rau quả

giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm những thị

trường mới, đầy tiềm năng cũng như giới thiệu sản phẩm

rau quả Việt Nam đến gần hơn người tiêu dùng quốc tế.

Chính vì vậy, tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến

thương mại thông qua việc tham gia các Hội chợ quốc tế

về rau quả, đặc biệt là Hội chợ rau quả thường niên tại

HongKong đã thiết lập và mở rộng được hàng loạt các thị

trường với nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp xuất

khẩu rau quả Việt Nam.

Hộp 1.1. Theo ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch hiệp hội rau quả Việt Nam khi

đề cập đến công tác xúc tiến ngành hàng rau quả 2014 thì “Việc các doanh

nghiệp của Hiệp hội chủ động tham gia tích cực các hội chợ quốc tế đã giúp

khai thông thị trường xuất khẩu rau quả. Một số thị trường lớn như EU, Mỹ,

Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng quan tâm đến nguồn cung rau quả

từ Việt Nam, nhất là một số mặt hàng như đậu tương non, ngô bao tử, ngô

ngọt... với số lượng đơn hàng lớn và ổn định”11

11http://baocongthuong.com.vn/xuc-tien-thuong-mai/57849/xuc-tien-thuong-mai-kich-tang-truong-rau-qua-xuat-khau.htm#.VHF0TtKsXec

39

1.4.4 Các hiệp định thương mại

Hộp 1.2 Theo bà Maylis Labayle, Giám đốc Chính sách phát triển của Phòng

Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) đưa ra tại Hội thảo “Thị

trường EU, cơ hội và thách thức, nhu cầu từ một số thị trường tiêu biểu” do

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/9/2014, tại Hà

Nội. “Nếu được ký kết, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU sẽ

giúp GDP của Việt Nam tăng 15%. FTA sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của

Việt Nam xuất khẩu sang EU nhiều hơn. Dự tính, hiệp định này sẽ giúp xuất

khẩu của Việt Nam sang EU tăng 30-40% và nhập khẩu của Việt Nam từ thị

trường này tăng 25-35%”.12

Các hiệp định thương mại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Hiệp định được

thiết lập nhằm tạo mối quan hệ giao thương giữa các nước

diễn ra thuận lợi hơn như cắt giảm thuế quan, hạn chế

các hàng rào kỹ thuật,tăng lượng hàng hóa xuất khẩu từ

Việt Nam sang các quốc gia này. Tạo điều kiện thuận lợi

cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng quy mô sản xuất và

thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, giúp hỗ

trợ nâng cao tay nghề lao động Việt Nam nhất là trong

lĩnh vực nông nghiệp.

1.4.5 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có thể làm cho tình hình kinh doanh

doanh nghiệp thuận lợi hơn như biến động thời tiết ở12http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/4464-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-eu-co-the-tang-40-nho-hiep-dinh-fta.html

40

Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ sẽ làm lượng rau quả xuất

khẩu của các nước này giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng cũng có thể khiến các

doanh nghiệp có thể thất bại bất cứ lúc nào nếu như chất

lượng, giá cá, mẫu mã của các quốc gia này có lợi thế

hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó nếu không

hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh của mình thì doanh

nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được, đòi hỏi doanh

nghiệp phải luôn suy đoán và phân tích tình hình thị

trường cũng như động thái của các đối thủ cạnh tranh mà

có biện pháp đối phó kịp thời. Doanh nghiệp cần xem xét

những mặt còn hạn chế của đối thủ cạnh tranh mình mà từ

đó có thể đưa ra chiến lược đánh đúng vào những điểm yếu

đó mà thành công.

Hộp 1.3

- Trong số các nước đối thủ xuất khẩu rau quả của Việt Nam tại Nhật Bản,

Việt Nam chỉ có ưu thế hơn so với Indonesia và Myanmar, còn kém xa so với

Thái Lan. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản từ Việt Nam

hiện chỉ chiếm từ 0,6 – 0,9% trong khi con số này từ Thái Lan dao động từ

4,8 – 5,3%. Đó là chưa kể đến sức cạnh tranh và vị thế của hàng Trung Quốc

ngày càng mạnh. Theo định hướng, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu

rau quả của nước ta vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt

135 triệu USD13

13 Báo cáo của Trung tâm xúc tiến đầu tư-Thương mại-Du lịch CầnThơ

41

- Ông Phạm Văn Dư (phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT) đã cho

biết “Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu 10.000-12.000 tấn xoài tươi, chủ yếu

từ Mexico, Thái Lan, Philippines, Brazil, Đài Loan, chưa kể sản phẩm nước

ép, kem xoài, bánh xoài.Còn tại thị trường Hàn Quốc nhu cầu tăng tới

33%/năm.Giá nhập khẩu xoài trung bình năm 2012 của Hàn Quốc là 4.495

USD/tấn và Nhật Bản là 4.955 USD/tấn. Thị trường nhập khẩu rau quả có

xu hướng tăng vì mức giá cạnh tranh, khả năng cung ứng quanh năm, có

khả năng áp dụng kỹ thuật bảo quản để kéo dài thời gian vận chuyển.

Chính những điều kiện này dự báo trong tương lai xoài là ngành hàng tiếp

tục phát triển ổn định. Đó là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp xuất

khẩu xoài, nếu biết lựa chọn những phân khúc thị trường thích hợp. Bên

cạnh đó, tình hình thời tiết xấu tại Trung Quốc và Ấn Độ - hai thị trường có

nguồn cung rau quả lớn nhất thế giới - khiến sản lượng giảm sẽ tác động

không nhỏ đến giá rau quả trên thị trường thế giới.”14

1.4.6 Chất lượng nguồn nguyên liệu

Đối với ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả nếu doanh

nghiệp không chủ động cho mình nguồn cung ổn định thì sẽ

tụt khỏi tay những đơn hàng lớn, có giá trị. Qua đó gây

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh

nghiệp. Việc không đáp ứng được nguồn nguyên liệu về số

lượng và chất lượng theo thời gian đặc biệt trong ngành

xuất khẩu nông sản thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến công14 http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141115/trai-cay-viet-lu-luot-xuat-ngoai/671921.html

42

suất của nhà máy, chi phí sử dụng lao động tốn kém hơn.

Chất lượng của nguồn nguyên liệu ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng sản phẩm chế biến ra và công suất của nhà

máy. Nguyên liệu có chất lượng tốc độ đồng đều cao thì

sau khi xử lý bằng công nghệ sẽ cho ra những sản phẩm có

chất lượng cao, do tiết kiệm được chi phí trong khâu xử

lý nguyên liệu nên giá thành hạ từ đó có thể phần nào

góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Chất

lượng nguồn nguyên liệu sẽ quyết định rằng sản phẩm Việt

Nam có được bước chân vào thị trường nước ngoài hay

không.

Hộp1.4 Rau quả Việt Nam có nguy cơ bị cấm nhập khẩu vào EU

Theo TS Đỗ Đình Ca, Trưởng Bộ môn Kiểm soát chất lượng rau quả (ViệnNghiên cứu Rau quả) cho rằng: rõ ràng chất lượng rau quả Việt Nam có haivấn đề: một là giá trị dinh dưỡng của rau quả Việt Nam chưa cao,hai là dưlượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép gấp nhiều lần.

“Vừa rồi tại một hội nghị về chất lượng rau quả tổ chức ở Băng Cốc (TháiLan), có ý kiến cho rằng Việt Nam lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, chấtkích thích tăng trưởng. Nếu như ở các nước châu Âu, dư lượng thuốc trừsâu chỉ tính bằng mg/kg thì rau quả của Việt Nam có loại dư lượng lại tínhbằng %. Một số mẫu phân tích do Viện Nghiên cứu rau quả tiến hành có dưlượng thuốc trừ sâu vượt từ 4-5%, cá biệt có mẫu rau quả vượt mức đến10%” – TS Đỗ Đình Ca cho biết.

Để rau quả Việt Nam có được chỗ đứng tại một thị trường tiềm năng nhưng“khó tính” như châu Âu,Mỹ,Nhật… vấn đề kiểm soát chất lượng và an toànthực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó, kiểm soát từ khâu trồngtrọt mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề.15

15 http://ecommerce.gov.vn/347-3853/rau-qua-viet-nam-co-nguy-co-bi-cam-vao-eu.vhtml

43

1.4.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Cơ sở vật chất là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian và sự phát

triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật hiện đại thì một

số thiết bị của doanh nghiệp trước đây cũng không còn

phù hợp. Do đó, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau

quả muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hóa sản phẩm thì

trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại

hóa và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với định

hướng sản xuất kinh doanh.

Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống

máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến cộng

với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất

lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao được năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị và công

nghệ sản xuất hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời

gian, nâng cao chất lượng rau quả khi xuất khẩu.

1.4.8 Nguồn nhân lực

Vấn đề con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là

rất cần thiết. Để có hiệu quả kinh tế cao phải nói đến

sự đóng góp của từng cán bộ công nhân viên và điều đó

được thể hiện qua trình độ sáng tạo, kinh nghiệm, sự

năng động của mỗi người trong công việc. Trong đó việc

bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ là rất quan

44

trọng. Trong phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo

quản lý cần có những kỷ luật, thưởng phạt rõ rang và

phải quản lý có kế hoạch. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải

luôn bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề

cũng như kỹ năng quản trị tốt doanh nghiệp của mình.

1.4.9 Tình hình tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô

vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Ngành sản xuất rau quả là ngành cần nhiều vốn và mang

tính thời vụ. Lúc có đơn hàng thì vốn huy động sẽ cao,

còn lúc không có thì nhu cầu vốn sẽ ít hơn nhưng cũng

phải đảm bảo vốn ổn định trong hoạt động hằng ngày. Năng

lực tài chính có thể hạn chế hoặc mở rộng các hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp

xuất khẩu.

Doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh không những đảm

bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục

và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu

tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản

xuất làm giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm. Đây là nhân tố rất quan trọng trong

lĩnh vực xuất khẩu. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, khả năng chủ động trong

45

sản xuất,khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường quốc tế.

1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của một số quốc gia

1.5.1 Kinh nghiệm thành công về xuất khẩu rau quả của

Thái Lan

Giới thiệu chung về xuất khẩu rau quả của Thái Lan

Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 13% vào tổng GDP

của Thái Lan, trong đó các trồng trọt đóng góp khoảng

68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện

tích đất là 51,3 triệu ha, diện tích đất trang trại

chiếm khoảng 21 triệu ha, với khoảng 5,7 triệu trang

trại, trung bình mỗi trang tại rộng khoảng 3,7ha.

Năm 2013, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái

Lan đạt khoảng 1.128.060,6 triệu baht, đứng thứ 6 thế

giới về xuất khẩu nông sản; trong khi nhập khẩu nông sản

chỉ ở mức khiêm tốn là 456.708,4 triệu baht. Sản xuất

rau quả giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông

nghiệp Thái Lan, đồng thời có đóng góp lớn vào giá trị

xuất khẩu và thu nhập của người nông dân nước này.

Kết quả xuất khẩu rau quả của Thái Lan

Đvt: Nghìn USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu rau quảcủa Thái Lan

2007 14452422008 1695428

46

2009 15527062010 17674362011 21103022012 18992382013 1976597Nguồn: Trade statistics for international business

development.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Thái Lan năm 2013 đạt gần 20

tỷ USD gấp khoảng 2 lần so với kim ngạch xuất khẩu rau

quả của Việt Nam.Thái Lan cũng là quốc gia có điều kiện

khí hậu giống như Việt Nam, nhưng với công nghệ sản xuất

hiện đại, áp dụng rất thành công công nghệ GAP trong sản

xuất rau quả từ lâu nên quốc gia này có kim ngạch xuất

khẩu rau quả rất lớn.Mặc dù xuất khẩu rau quả từ 2011

đến nay có giảm nhưng đang có dấu hiện tăng trở lại. Do

đó những việc làm điển hình mà Thái Lan đã thực hiện

trong sản xuất và xuất khẩu rau quả đó là:

Về công tác giống:

Đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu sản xuất giống

mới, nhập khẩu giống mới, nhân giống mới và cải tạo

giống, hỗ trợ nông dân trong việc sử dụng giống mới để

tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.

Kinh nghiệm của Thái Lan là bài học đáng để chúng ta suy

ngẫm. Cách đây 20 năm tình hình sản xuất và tiêu thụ

nông sản của Thái Lan cũng tương tự như Việt Nam. Nhưng

ngày nay, một số mặt hàng nông sản của họ đã vượt xa

47

chúng ta và đã có chỗ đứng vững vàng trên nhiều thị

trường thế giới. Một trong những nguyên nhân thành công

là Thái Lan rất coi trọng trong khâu “giống”, coi

“giống” là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách bền

vững trong việc đưa sản phẩm thâm nhập thị trường quốc

tế. Nguyên tắc của Thái Lan là: giống phải có nguồn gốc

rõ ràng, có địa chỉ, có hướng dẫn quy trình thâm canh,

có bằng chứng chứng minh giống đó đã được trồng thử

nghiệm đạt kết quả tốt. Chính phủ Thái Lan có chính sách

hỗ trợ để nhập khẩu giống mới, lựa chọn, lai tạo và trợ

giá cho việc phổ biến giống mới.

Cải tiến công nghệ và nâng cao năng suất

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong

lĩnh vực xuất khẩu rau quả của Thái Lan là : Ngoài yếu

tố thuận lợi về thị trường tiêu thụ (thị trường xuất

khẩu rau quả của Thái Lan là: EU, Hà Lan, Tây Đức, Đông

Âu), Thái Lan rất nỗ lực trong việc phát triển ngành

công nghiệp rau quả. Thái Lan chú trọng đầu tư trang

thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm

bảo điều kiện vận tải kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc

biệt thỏa mãn được các yêu cầu chất lượng theo tiêu

chuẩn kỹ thuật của EU, Mỹ, Nhật đặt ra ở các thị trường

phát triển.

48

1.5.2 Kinh nghiệm của Malaysia

Giới thiệu chung và kết quả xuất khẩu Malaysia

Đvt: Nghìn USD

Năm Kim ngạch xuấtkhẩu

2007 11452422008 13954282009 12527062010 15674362011 14413022012 15102382013 1576597

Nguồn: Trade statistics for international business development.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Malaysia nhìn chung tăng

trưởng ổn định và cao hơn kim ngạch xuất khẩu rau quả

Việt Nam khoảng 1,5 lần. Các loại rau quả xuất khẩu chủ

yếu của Malaysia là xoài, cam, hồng xiêm,rau đậu.Kim

ngạch xuất khẩu rau quả tăng cao như vậy là do những nỗ

lực trong khâu sản xuất và xuất khẩu rau quả của nước

này điển hình là:

Về sản xuất rau quả

Những khuyến khích về mặt tài chính

- Chính phủ đưa ra những khuyến khích về mặt tài chính đầy sức

hấp dẫn, hay những khuyến khích đầu tư, khuyến khích về

thuế nhằm hỗ trợ người sản xuất. Chính phủ Malaysia hàng

năm vẫn đưa ra những khuyến khích về tài chính và tiền

tệ nhằm khuyến khích việc trồng, chế biến, xuất khẩu các

49

loại rau quả phổ biến ở Malaysia trên quy mô các công ty

( bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, các nông hội, các công

ty cổ phần….) muốn tham gia vào việc trồng rau quả để

bán đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế

( ví dụ: các đơn vị mới tham gia kinh doanh được khuyến

khích miễn giảm thuế trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thực

hiện.

- Những dự án đã được Bộ Tài chính thông qua, chi phí cơ

bản ban đầu cũng được khấu trừ trong trường hợp: khai

hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống ở nông

thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu.

Các dự án này còn có quyền được hưởng thuế đặc biệt.

Chính phủ cũng quy định đối với từng loại rau, quả về

khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.

Malaysia còn khuyến khích sản xuất quy mô lớn các loại rau quả.

Các loại cây này được cân nhắc, lựa chọn trên cơ sở nhu

cầu tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó bao gồm cả

các loại rau quả có nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài

nước. Đồng thời, các vụ chức năng trực thuộc Bộ Nông

Nghiệp còn thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất, tư

vấn tiếp thị cho các nhà quản lý. Các vườn cây ăn quả

được tổ chức theo nhóm có thể trợ giúp dưới hình thức

tín dụng, cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện

tiếp thị.

Về xuất khẩu rau quả

50

Khuyến khích trợ giúp xuất khẩu

Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ cũng có những khuyến

khích trợ giúp xuất khẩu, trợ giúp phí tổn khi xúc tiến

việc xuất khẩu, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào

các thị trường mới, trợ giúp trong việc xây dựng các kho

chứa, bảo quản rau quả,

Chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh

nghiệp xuất khẩu

Các nhà xuất khẩu các sản phẩm trái cây được chế biến

(như các nhà xuất khẩu, các công ty chế biến, các công

ty thương mại) được hưởng chính sách khuyến khích như

trợ cấp xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu, chuẩn bị cho

các nhà xuất khẩu các khoản tín dụng với lãi suất có thể

giúp cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc

tế. Chính phủ cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị

phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

1.5.3 Kinh nghiệm phát triển ngành xuất khẩu dứa

đóng hộp của Đài Loan

Giới thiệu chung về xuất khẩu của Đài Loan

Về rau: khoảng 179.500 hecta đất canh tác được sử dụng

trong việc trồng rau tập trung chủ yếu tại các tỉnh Vân

Lâm, Trương Hoa, Đài Nam và Chiayi. Sản lượng rau khoảng

3.462.000 tấn với năng suất trung bình khoảng 19.300

kg/hecta.

51

Các loại được trồng chủ yếu tại Đài Loan bao gồm: măng

tre, dưa hấu, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, đậu

tương, dưa đỏ. Hiện nay ở Đài Loan trồng hơn 100 loại

rau. Các loại hành, bắp cải tàu, mù tạt và tỏi phù hợp

với vùng khí hậu mát mẻ ở miền bắc Đài Loan, còn ở miền

nam chủ yếu trồng các loại như cà chua, súp lơ, măng tre

và các loại đậu nhằm phục vụ nhu cầu trong nước lẫn xuất

khẩu.

Về Quả: Đài Loan hiện trồng hơn 30 loại cây ăn quả trong

đó các loại như táo, lê, đào được trồng tại các vùng

cao, còn các loại cam quýt, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài,

đu đủ, hồng, sơn trà, ổi được trồng ở các vùng đồng bằng

và các vùng đất không bằng phẳng hoặc địa hình dốc. Các

loại quả được trồng nhiều nhất là cam quýt, xoài, vải,

chuối, dứa, táo, lê. Sản lượng quả năm 2002 của Đài Loan

đạt 2,69 triệu tấn trên tổng diện tích canh tác là

221.775 hecta.

Kết quả xuất khẩu

Năm Kim ngạch xuấtkhẩu

2007 9452122008 10952102009 8527502010 10674272011 12410302012 13102582013 1396500

52

Nguồn: Trade statistics for international business development.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Đài Loan trừ giai đoạn

khủng hoảng 2008-2009 có phần sụt giảm nhưng tính đến

2013 xuất khẩu rau quả Đài Loan có phần ổn định trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu này tăng trưởng tương đối ổn định

đạt hơn 1.3 tỷ USD năm 2013 đó là nhờ:

Chính phủ đặt ra nhiều tiêu chuẩn cho các cơ sở xuất khẩu dứa

hộp.

Xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến thực phẩm Đài Loan

là dứa hộp, với trị giá xuất khẩu chiếm tới 90% toàn

ngành. Để đảm bảo uy tín của dứa hộp Đài Loan và tránh

tình trạng hỗn loạn trong sản xuất và xuất khẩu, Chính

phủ Đài Loan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn về các cơ sở

đóng hộp và dứa hộp cho xuất khẩu. Cho đến nay chỉ có

trên 20 nhà máy đồ hộp dứa thỏa mãn các điều kiện để

tham gia xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng dứa đóng hộp

Trước đây, ở Đài Loan dứa thường được trồng xen trong

các vườn cây ăn quả như một cây trồng phụ. Do vậy, chất

lượng quả rất kém và hay bị sâu bệnh, được sự hỗ trợ của

các tổ chức nông nghiệp Chính phủ, việc trồng chuyên

canh dứa với sự chăm sóc cẩn thận đã được thực hiện.

Thêm vào đó, Chính phủ có những khoản trợ giá cho những

nông trường dứa lớn, có phần thưởng cho dứa chất lượng

cao và nhiều hoạt động khuyến khích khác.

53

Để quản lý chất lượng dứa hộp, chính phủ ban hành lệnh

nâng tiêu chuẩn của nhà máy đồ hộp dứa. Theo đó, tất cả

các nhà máy đồ hộp phải thoả mãn một hệ tiêu chuẩn quy

định mới được tham gia xuất khẩu.

Khắc phục cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu

Để khắc phục tình trạng các nhà máy đóng hộp cạnh tranh

trong việc mua nguyên liệu, kết quả là có một số quả

xanh lọt vào hộp dẫn đến chất lượng thấp của sản phẩm độ

hộp, mỗi nhà máy được giao một hạn ngạch sản xuất dựa

trên ước tính về thu hoạch quả và con số xuất khẩu của

nhà máy đóng hộp đó, chỉ có những nhà máy nào có cơ sở

cung cấp nguyên liệu của Chính phủ mình mới có thể tham

gia vào hoạt động xuất khẩu.

Thành lập Văn phòng nông trại trung tâm, Hiệp hội ngành đồ hộp

dứa

Đối phó với tình hình các công ty lớn thường lập hệ

thống thu mua riêng của mình. Công ty dứa Đài Loan thành

lập "Văn phòng nông trại trung tâm". Văn phòng này có

nhiệm vụ theo dõi và báo cáo về tình hình mùa màng. Hệ

thống thu mua quả từ nông dân được thành lập ở những

vùng trồng dứa. Hệ thống này đã chứng minh được tính

hiệu quả trong việc thu mua nguyên liệu.

Các nhà trung gian vì mục tiêu kiếm lời thường mua dứa

ngay cả khi còn xanh và không thỏa mãn yêu cầu đóng hộp

gây ảnh hưởng tới chất lượng. Chính phủ đã có tác động

54

đến việc hình thành những hợp đồng chung về thu mua

nguyên liệu giữa các nhà máy đóng hộp xuất khẩu và phân

phối nguyên liệu cho các nhà máy dưới cùng một tổ chức

"Hiệp hội ngành đồ hộp dứa". Tổ chức này hoạt động trên

nguyên tắc không lợi nhuận mà chủ yếu đóng góp cho công

nghiệp thực phẩm.

Công tác nghiên cứu khoa học

Chính phủ cũng như các công ty kinh doanh dứa cũng rất

chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học về đồ hộp

thực phẩm, rau quả và đồ dự trữ. Các kết quả nghiên cứu

được phổ biến cho các nhà sản xuất, công chúng qua các

tạp chí cũng như các cuộc trình diễn thực nghiệm.

NHẬN XÉT:

Mỗi quốc gia có một chiến lược phát triển ngành xuất

khẩu rau quả khác nhau. Đối với Malaysia thì phần lớn

thành công thuộc về đa dạng các sản phẩm xuất khẩu,chính

sách khuyến khích, ưu đãi đối với ngành xuất khẩu rau

quả, đối với Đài Loan thì lại không phát triển đa dạng

các loại rau quả xuất khẩu như Malaysia mà chỉ tập trung

xuất khẩu sản phẩm dứa đóng hộp là sản phẩm xuất khẩu

chiếm ưu thế nhất. Còn Thái Lan thì chú trọng vào công

tác giống, đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến,

vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại đáp ứng những nhu

cầu khắc khe từ các thị trường các nước phát triển đặt

ra.

55

Kinh nghiệm thành công trong ngành sản xuất cũng như

xuất khẩu rau quả của ba nước Malaysia, Đài Loan, Thái

Lan cho thấy Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong

việc định hướng phát triển ngành nông nghiệp của một

quốc gia. Chính phủ giúp gây dựng nên những luật lệ cơ

bản, những tiêu chuẩn kỹ thuật, những yêu cầu cần thiết

về xuất khẩu và nhiều biện pháp khác giúp các nhà sản

xuất đi đúng hướng. Sự hỗ trợ của chính phủ còn thể hiện

bởi đầu tư của chính phủ cho những nghiên cứu cơ bản

giúp gây dựng một nền tảng cho ưu thế cạnh tranh lâu

dài. Bên cạnh đó ý thức của các doanh nghiệp chế biến và

xuất khẩu rau quả về chất lượng sản phẩm cũng phải được

nâng cao. Có được sự kết hợp giữa Chính phủ và doanh

nghiệp cũng như các hộ sản xuất thì ngành xuất khẩu rau

quả của một quốc gia mới phát triển mạnh được.

1.6 NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 1

Vận dụng những kiến thức đã học về xuất khẩu, trong

chương này đã trình này những lý luận cơ bản về hoạt

động xuất khẩu như khái niệm, các hình thức xuất khẩu

chủ yếu cũng như quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh

xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó còn đưa ra những nhân tố

tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, những

nhân tố này biến động sẽ gây ảnh hưởng gì cho doanh

nghiệp xuất khẩu rau quả. Qua những bài học kinh nghiệm

56

được rút ra từ các quốc gia xuất khẩu rau quả thành công

trên thế giới cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nên học

hỏi những kinh nghiệm này để áp dụng sao cho phù hợp với

thực tiễn nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam hơn

nữa. Những lý luận này sẽ được vận dụng để phân tích

thực trạng trong chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG HOAT ĐÔNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ

2.1 Tổng quan về ngành rau quả Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành rau

quả Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và

tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều

loại rau quả có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 25 năm thực

hiện Nghị quyết 10 – Bộ chính trị 5/4/1989 về đổi mới

quản lý Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã

có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông

nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn

định (bình quân từ 4% - 4,5%). Những năm gần đây, kim

ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm,

nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên

57

chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong

đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.

Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu

cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm

tăng khoảng 4.5%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng

sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt

hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ

tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. 16Các nước

càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau

lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu

đối với các loại hoa tươi càng tăng. Có thể khẳng định

rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển

vọng.

Về lâu dài, ngành rau quả của Việt Nam đặt mục tiêu phấn

đấu tăng 40% tỉ lệ xuất khẩu trong 10 mục tiêu. Ngành sẽ

huy động năng lực từ các thành viên và tổ chức thực hiện

bài bản và thống nhất, tận dụng tối đa các cơ hội xuất

khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển

khu vực và nông thôn và đóng góp vào công cuộc xây dựng

đất nước.

Diện tích trồng rau quả Việt Nam là 1.653.800 ha trong

đó 843.000 ha quả và 810.800 ha rau, sản lượng cả năm

là 20.209.900 tấn. Trong đó, rau 10.969.300 tấn, quả

9.240.600 tấn Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 30016 FAO Statistics(2013)

58

triệu USD rau quả cho trên 30 thị trường Châu Á, Châu

Âu, Bắc Mỹ. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2015, diện

tích trồng rau của cả nước ước đạt 900.000 ha tăng 15,4%

và đến năm 2020 diện tích này là 1.200.000 ha tăng gần

54% so với hiện nay.17

2.1.2 Trình độ sản xuất

Phần lớn rau quả được sử dụng phổ biến dưới dạng tươi,

trong khi đặc tính của rau quả là theo mùa vụ, thời gian

thu hoạch ngắn và khả năng vận chuyển và bảo quản khó

khăn nên trình độ sản xuất và chế biến rau quả là một

trong những yếu tố tạo nên bước phát triển bền vững cho

xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư máy móc, thiết

bị, áp dụng quy trình công nghệ hiện đại nhằm nâng cao

chất lượng hàng xuất khẩu, chú trọng công tác vệ sinh an

toàn thực phẩm, mẫu mã hàng hóa, xây dựng, quảng bá

thương hiệu và mở rộng quan hệ ngoại thương, nhờ đó hoạt

động xuất khẩu của cả nước trong năm 2013 tương đối ổn

định, thị trường xuất khẩu truyền thống được giữ vững,

từng bước thâm nhập được một số thị trường mới.(Nguồn:

Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp 2013)

Xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất cây công

nghiệp, cây ăn quả, cây đậu... phục vụ cho nhu cầu tiêu

17Số liệu thống kê 2013 Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn

59

dùng trong nước làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất

khẩu. Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và

chất lượng nông sản, nguyên liệu cần coi trọng xây dựng

và hiện đại hoá công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng

tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm

nhờ đó mở rộng được thị trường và tăng thu nhập cho

người lao động.

2.1.3 Năng lực cạnh tranh

- Khả năng cạnh tranh của rau quả xuất khẩu trên thị

trường quốc tế thường dựa vào 3 nhóm yếu tố chủ yếu như:

có chi phí sản xuất thấp, khả năng cung cấp sản phẩm

trái vụ hoặc cung cấp các sản phẩm khác lạ hay dựa vào

dịch vụ tốt.

Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để

phát triển ngành rau quả, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu

trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu sang thị trường

nước ngoài. Những lợi thế để phát triển ngành sản xuất

rau quả thể hiện rõ ở các phương diện sau:

Về khả năng cung cấp sản phẩm trái vụ

Khí hậu Việt Nam có thể phân chi thành hai vùng khí hậu

lớn. Miền Nam từ đèo Hải Vân trở vào mang khí hậu nhiệt

đới. Nhất là Đà Lạt có khí hậu ôn hòa nơi tập trung

nhiều loại rau quả cung cấp quanh năm cho TP.HCM và cả

nước. Còn miền Bắc thì có khí hậu thuận lợi cho việc

60

trồng rau quanh năm. Mùa hè, thu thì có rau muống, rau

dền, đậu và các loại quả như vải, mít, cam, nhãn, na…Mùa

đông, xuân thì thích hợp cho trồng các loại rau như bắp

cải, cà rốt, su hào, súp lơ,..Điều kiện khí hậu như vậy

cho phép các tỉnh phía Bắc gieo trồng và thu hoạch được

sản phẩm cây vụ Đông và trái vụ mà Miền Nam và một số

nước trong khu vực không có. Ngược lại khí hậu Miền Nam

thì lại phù hợp với các loại cây trồng quanh năm như

măng cụt, xoài, thanh long, nhãn…

Với vị trí địa lý của Việt Nam, từ cảng song, cảng biển,

cảng vận tải thì chỉ mất 3-5 giờ là có thể hòa nhập vào

đường biển quốc tế. Từ vùng biển này các tàu có thể dễ

dàng đi đến các vùng như Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc

Á..Đó là điều kiện cơ bản để bố trí một vùng sản xuất

rau quả lớn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất

khẩu.

Chi phí sản xuất thấp:

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là dựa vào lợi thế về

chi phí sản xuất thấp để xuất khẩu sang các thị trường

có chi phí nhân công cao như Mỹ. Tuy nhiên năng lực sản

xuất rau quả của chúng ta vẫn còn rất khiêm tốn, đặc

biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước như

Thái Lan, Philipine, vẫn mang nặng tính tự phát, manh

mún và phân tán. Năng suất các cây rau quả của Việt Nam

thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới, Trái

61

cây cũng có giá đắt hơn so với trái cây cùng loại của

các nước nhiệt đới khác. Vì vậy rau quả Việt Nam hầu như

chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới với chất

lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm lại cao, trong

khi thực tế đòi hỏi phải đảo ngược lại với thực trạng

đó. Thực tế cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn giá

của Việt Nam, nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của

nước ta. Người tiêu dùng trên thị trường thế giới, đặc

biệt là Mỹ rất ưa những sản phẩm độc đáo mới mẻ, nhưng

những sản phẩm rau quả Việt Nam đã quá quen thuộc và phổ

biến trên thế giới.

Về đất đai

Với diện tích đất là 331.689 km2 trong đó có đến 50% là

đất nông nghiệp và ngư nghiệp18. Đất đai màu mỡ và có độ

ẩm cao, hằng năm mưa going còn có thể cung cấp được một

lượng đạm vô cơ là 10-18kg/ha. Đây là một thuận lợi

đáng kể cho việc gieo trồng các loại rau và phát triển

vùng trồng cây ăn quả.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, địa hình thuận lợi

không chỉ giúp nước ta có những vùng sản xuất rau quả

lớn, đa dạng mà còn là điều kiện tốt để nâng cao chất

lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

18http://www.vietnamemb.se/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=48&Itemid=33

62

Về nguồn lực

Việt Nam có khoảng hơn 50 triệu người trong độ tuổi lao

động, trong đó lao động ở khu vực nông thôn khoảng 71.5

%(nguồn: Báo cáo điều tra lao động- Tổng cục thống kê),

trong khi diện tích đất canh tác của ta rất ít, đây là

một lợi thế quan trọng để phát triển ngành rau quả Việt

Nam. Tuy nhiên lợi thế này cũng sẽ dần dần mất đi trong

điều kiện hội nhập. Ngoài ra, lao động nước ta cũng

chưa xóa được tập quán canh tác nhỏ lẻ, chưa áp dụng

được công nghệ sản xuất hiện đại. Hạn chế này nếu không

khắc phục nhanh sẽ rất khó đưa rau quả Việt Nam sang thị

trường khó tính được.

Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

theo hướng xuất khẩu hiện nay.

Theo xu thế này thì nước ta sẽ tập trung đẩy mạnh sản

xuất hàng hóa, khai thác lợi thế tương đối của các vùng

trong cả nước theo hướng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ có chủ trương này mà nhiều

vùng đất ở trung du miền núi trước đây sản xuất lương

thực khó khan nay đã chuyển sang trồng các loại cây ăn

quả có giá trị cao cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Tóm lại, lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu của nước ta

là cơ bản. Những lợi thế về tự nhiên, lao động, đất đai,

cùng với chủ trương đúng đắn của Chính Phủ đã tạo nên

63

năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu rau quả

của nước ta ngày càng rõ rệt hơn. Trong đó xu thế tăng

trưởng ngày càng cao về sản xuất và xuất khẩu là xu thế

tương đối chắc chắn.

2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam trong

giai đoạn 2007-2013

2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam

theo kim ngạch trong thời gian qua.

Là nhóm hàng thứ 6 bước vào nhóm hàng nông sản trên 1 tỷ

USD kể từ ngày 15/12/2013, hàng rau quả của Việt Nam đã

có sự tăng trưởng nhanh và khá vững chắc trong ba năm

gần đây với tốc độ tăng xuất khẩu liên tục quanh mức 30%

mỗi năm. Năm 2010 Việt Nam xuất khẩu hàng rau quả là

460.2 triệu USD, chỉ tăng 5,1% nhưng đến năm 2011 đạt

622.5 triệu USD, tăng 35.3%; năm 2012 đạt 830.6 triệu

USD, tăng 33.3% và đến hết ngày 15/12/2013 đạt trên 1 tỷ

USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm trước.19

Bảng 2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam 2007-

2013

Đvt: Triệu

USD

Rau quả 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013Xuất khẩu 305.6 396 438 460. 622. 830. 1094.

19 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

64

2 5 6 9Tăng

trưởng

so với

năm

trước(%)

32.1 29.6 10.6 5.1 35.3 33.3 31.9

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Nhận xét:

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2007-2013

nhìn chung tăng trưởng nhanh qua các năm và luôn giữ ở

mức tăng trưởng hai con số trừ năm 2010.

Giai đoạn 2007-2008 xuất khẩu rau quả có tăng trưởng

nhưng tốc độ tăng ít hơn năm 2007 so với 2006.Nguyên

nhân là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau hoa quả bị

chậm lại từ 32.1% năm 2007 xuống còn 29.6% năm 2008 và

tiếp tục ảnh hưởng đến các năm sau.

Giai đoạn 2009-2010 tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu rau

quả tăng chậm lại (năm 2009,2010 tốc độ tăng lần lượt là

10.6% và 5.1%) là do sự chuyển đổi mùa vụ từ xuân hè

sang vụ hè thu khiến nguồn cung giảm mạnh nên mặt hàng

rau hoa quả trong nước xuất khẩu giảm sút, giá cả nguyên

vật liệu tăng cao do ảnh hưởng sau khủng hoảng, tình

hình mưa bão, sâu bệnh gia tăng. Bên cạnh đó, tình hình

khô hạn tại một số tỉnh miền Trung và nắng nóng tại miền

65

Bắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rau quả xuất

khẩu.

Giai đoạn 2011-2013 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng

trưởng nhanh và ổn định trở lại và cao nhất năm 2013 đạt

1094.9 triệu USD với tốc độ tăng trưởng so với 2012 là

31.9%. Do nền kinh tế của các nước dần ổn định sau khủng

hoảng cũng như việc có thêm nhiều loại hàng trái cây

tươi được các nước Mỹ, Úc, Hàn Quốc chấp nhận vì đáp ứng

đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì giá

trị xuất khẩu những giai đoạn này tăng còn do các doanh

nghiệp đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu ở dạng sản

phẩm đóng hộp đông lạnh.

66

2.2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam phân chủng loại mặt hàng

Nhìn chung trong cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu thì rau quả đóng hộp là chiếm tỷ

trọng lớn nhất qua các năm, kế đến là rau quả tươi, rau quả sấy khô và chiếm tỷ trọng

thấp nhất là rau quả đông lạnh.

Bảng 2.2.1.2 Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam phân theo cơ cấu mặt hàng 2007-2013

67

68

Mặt

hàng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Giá

trị

Tỷ

trọ

ng

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Giá

trị

Tỷ

trọn

g

Rau

quả

tươi

99.3

232.5

119.

9930.3

121.

76

27.

8

124.

7127.1

208.

5433.5

327.

2639.4

445.

3

40.6

7

Rau

quả

đóng

hộp

137.

89

45.1

2

186.

48

47.0

9

197.

41

45.

07

200.

51

43.5

7

262.

51

42.1

7

415.

63

50.0

4

578.

33

52.8

2

Rau

quả

đông

lạnh

20.5 6.7128.1

27.1

40.8

2

9.3

2

46.9

410.2 63.5 10.2

30.6

53.69

29.0

12.65

Rau

quả

sấy

khô

47.915.6

7

61.4

2

15.5

178

17.

81

88.0

4

19.1

3

87.9

6

14.1

3

57.0

66.87

42.2

63.86

Tổng

cộng

305.

6100 396 100 438 100

460.

2100

622.

5100

830.

6100

1094

.9100

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

69

Nhận xét:

-Đối với rau quả đóng hộp: từ 2007-2013 rau quả đóng hộp

luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả mặt hàng rau

quả xuất khẩu. Tỷ trọng rau quả đóng hộp xuất khẩu luôn

đạt trên 40% và ngày càng chiếm tỷ trong cao trong cơ

cấu rau quả xuất khẩu.

Giai đoạn 2007-2008 tỷ trọng xuất khẩu rau quả tươi tăng

từ 45.12% đến 47.09% nhưng giai đoạn 2008-2009-2010 thì

tỷ trọng xuất khẩu rau quả đóng hộp lại giảm dần từ

45.07% xuống còn 42.17% cho thấy tác động của cuộc khủng

hoảng cộng với việc các quốc gia tăng cường kiểm soát

với mặt hàng xuất khẩu rau quả, các doanh nghiệp trong

nước cũng đối diện với tình trạng chi phí sản xuất, chế

biến sản phẩm tăng cao nên xuất khẩu rau quả đóng hộp bị

giảm nhẹ. Đến giai đoạn 2011-2012-2013 thì tình hình

xuất khẩu rau quả đóng hộp khả quan trở lại, nhu cầu

tiêu dùng của các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật và các

nước EU ngày càng đa dạng và tăng lên nên sản phẩm rau

quả đóng hộp cũng tăng trưởng nhanh trở lại.

-Đối với rau quả tươi: rau quả tươi là mặt hàng chiếm tỷ

trọng xuất khẩu thứ 2 sau rau quả đóng hộp. Tỷ trọng

xuất khẩu rau quả tươi cho thấy mặt hàng này đang ngày

càng được ưu chuộng ở thị trường nước ngoài. Số liệu cho

thấy tỷ trọng của nó ngày càng cao từ 32.5% năm 2007 đến

40.67% năm 2013, tuy có phần sụt giảm do khủng hoảng,

70

dịch bệnh và tác động của khí hậu và công nghệ bảo quản

rau quả tươi chưa cao làm cho sản phẩm khi đến tay người

tiêu dùng nước ngoài thì chất lượng bị giảm sút nên phần

lớn các doanh nghiệp chọn xuất khẩu mặt hàng rau quả

đóng hộp.Nhưng trong thời gian tới, ứng dụng công nghệ

sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và học hỏi kinh nghiệm bảo

quản hàng rau quả từ Autralia, Nhật thì tiềm năng xuất

khẩu rau quả tươi là rất cao.

-Đối với rau quả sấy khô: đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng

thứ 3 trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu rau quả.Giai đoạn

2007-2010 thì tỷ trọng rau quả sấy khô luôn tăng trưởng

ổn định(15.6%,15.51%,17.81%,19.13%) cho thấy trong xu

hướng của người tiêu dùng ít thay đổi. Ngoài việc tăng

giá trị cho sản phẩm, xuất khẩu trái cây sấy khô cũng là

cách tốt nhất để các doanh nghiệp giải quyết bớt lượng

trái cây dồn ứ vào vụ thuận để chuyển sang cung cấp cho

vụ nghịch, tránh tình trạng được mùa mất giá đã diễn ra

trong thời gian qua. Nhưng cuối 2010 đến nay thì tỷ

trọng này suy giảm mạnh.Các sản phẩm trái cây xuất khẩu

chủ lực như dừa, dứa, mít, xoài, chôm chôm, nhãn, thảo

quả… đều giảm trong tháng 9/2010. Số liệu thống kê cho

thấy kim ngạch xuất khẩu dừa chế biến đạt 3,4 triệu USD,

giảm 22,6% so với cùng kỳ 2009. Tiếp đến là mít sấy khô

đạt 543,4 nghìn USD, giảm 6,7%,... nguyên nhân là do

chủng loại sản phẩm của nước ta chưa đa dạng, chất lượng

71

rau quả sấy khô chưa cao, cạnh tranh gay gắt từ Thái

Lan, Trung Quốc đã làm cho rau quả sấy kho Việt Nam bị

giảm nhẹ.

-Đối với rau quả đông lạnh: đây là mặt hàng chiếm tỷ

trọng thấp nhất trong cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu.

Chỉ chiếm khoảng 6-10% và cũng có xu hướng giảm dần như

rau quả sấy khô điển hình như: dứa khoanh đông lạnh năm

2012 đạt 711 nghìn USD, giảm 43,6% so với 2011. Do thị

hiếu tiêu dùng đối với rau quả đông lạnh ở các nước nhập

khẩu thấp. Họ dần chuyển sang sử dụng rau quả tươi và

đóng hộp nhiều hơn. Mặt khác công nghệ kho lạnh cũng như

bảo quản của nước ta chưa cao nên chất lượng sản phẩm có

phần bị ảnh hưởng.

Tóm lại, rau quả xuất khẩu Việt Nam thì chủ yếu nước ta xuất rau quả đóng

hộp kế đến là rau quả tươi, sấy khô và đông lạnh. Cho thấy một sự chuyển

biến rõ rệt trong cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu cũng như xu hướng

tiêu dùng thế giới. Tính chuyên môn cũng như sự phát triển công nghệ chế

biến và bảo quản rau quả Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn.

72

2.2.3 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam

theo thị trường

-Tính đến năm 2013 thì thì trường nhập khẩu trái cây lớn

nhất của Việt Nam là Trung Quốc đạt 302.249.699 USD, lớn

thứ hai là Nhật Bản đạt 60.994.510 USD, và đứng ở vị trí

thứ 3 là Mỹ đạt trị giá xuất khẩu là 51.097.425 USD. Và

các thị trường khác như Hàn Quốc,Hà Lan, Đài Loan, Nga

chiếm tỷ lệ thấp hơn chỉ khoảng hơn 25 triệu USD.

Bảng 2.2.3.1Các thị trường chủ yếu nhập khẩu rau quả của

Việt Nam 2007-2013

Thị

trườ

ng

Trị giá nhập khẩu (USD)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trun

g

Quốc

30.897.

242

50.512.

893

55.286.

198

74.901.

472

146.119.

197

209.663.

176

302.249

.699

Nhật

Bản

27.146.

018

35.321.

951

31.878.

215

35.602.

682

46.792.6

50

53.981.8

85

60.994.

510Hàn

Quốc

7.093.0

74

10.756.

231

8.440.0

59

11.478.

285

18.897.5

08

21.145.0

20

37.882.

140

73

Hoa

Kỳ

16.924.

544

22.412.

987

21.677.

417

25.842.

886

28.865.8

42

37.740.9

98

51.097.

425Hà

Lan

9.142.3

75

17.254.

641

17.880.

458

31.420.

356

29.990.4

22

21.065.4

02

25.331.

324Đài

Loan

29.391.

716

20.183.

036

19.884.

560

19.981.

236

22.395.8

81

23.507.3

75

25.757.

726

Nga23.318.

164

30.219.

517

34.228.

256

28.812.

569

29.279.5

09

28.729.2

98

32.126.

089

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Từ bảng số liệu ta có biểu đồ thể hiện tỷ trọng các nước

nhập khẩu rau quả Việt Nam 2013 như sau:

Hình 2.2.3.1 Tỷ trọng kim ngách xuất khẩu rau quả Việt

Namm sang các nước 2013

Trung Quốc56%

Nhật Bản11%

Hàn Quốc7%

Hoa Kỳ10%

Hà Lan5%

Đài Loan5%

Nga6%

Tỷ trọng kim ngạch XK rau quả VN qua các nước 2013

Nhận xét:

-Thị trường Trung Quốc: từ 2007 đến 2013 Trung Quốc luôn

là thị trường dẫn đầu trong nhập khẩu rau quả từ Việt

74

Nam. Trong vòng 7 năm, sản lượng rau quả xuất qua Trung

Quốc tăng trưởng mạnh từ 30.897.242 USD năm 2007 lên

302.249.699 USD năm 2013 tăng gấp 10 lần. Và năm 2013

trị giá xuất khẩu vào Trung Quốc gấp khoảng 5 lần thị

trường đứng thứ 2 là Nhật và gấp 6 lần thị trường thứ 3

là Mỹ. Trung Quốc luôn là người dẫn đầu trong nhập khẩu

rau quả Việt Nam là do nhu cầu tăng cao, chi phí vận

chuyển thấp và yêu cầu về chất lượng không quá cao,

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối

với các loại rau quả Việt Nam như thanh long, chuối,

dứa, xoài, mít sấy khô, dừa, nhãn, vải, dưa hấu, khoai

tây, măng ta, cà chua, ớt…Ngoài ra các doanh nghiệp Việt

Nam đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến, sấy khô hoặc

đóng hộp để tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản

phẩm trái cây sấy khô, đóng hộp sang thị trường này.

-Thị trường Nhật: Nhật Bản là thị trường nhập khẩu rau

quả Việt Nam đứng thứ hai với trị giá nhập khẩu 2003 đạt

60.994.510 USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình về nhập

khẩu rau quả Việt Nam khoảng 18.34% qua các năm từ 2007-

2010.(có sụt giảm năm 2009 do ảnh hưởng của khủng

hoảng). Nhưng đến 2011 trị giá nhập khẩu rau quả Việt

Nam từ Nhật Bản tăng đột biến từ 35.602.682 lên đến

46.792.650USD (tăng khoảng 31.43%) và tiếp tục tăng

trưởng ổn định từ 2012-2013. Nguyên nhân là do việc bãi

bỏ bớt những quy định nghiêm ngặc về kiểm dịch thực vật

75

của Nhật Bản(cho nhập khẩu Thanh long 2011) giúp xóa bỏ

những hạn chế và mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới.

Ngoài ra nhu cầu tiêu thụ tại đây đang tăng nhanh. sự

khác biệt về thời tiết và khí hậu tạo ra nhiều loại rau

và hoa quả đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú

của người tiêu dùng Nhật Bản.

-Thị trường Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rau

quả Việt Nam lớn thứ 3 tính đến 2013 với mức tăng trưởng

trung bình qua các năm khoảng 21.03%.Trị giá nhập khẩu

rau quả Việt Nam của Hoa Kỳ tăng qua các năm đặc biệt là

những năm gần đây 2011,2012,2013 tăng 30 đến 35% mỗi năm

với giá trị tăng hơn 8 triệu USD. Cho thấy đây là một

thị trường đầy tiềm năng. Sản phẩm xuất khẩu sang thị

trường Mỹ khá đa dạng với nhiều chủng loại như dứa,

chuối, thanh long, chôm chôm, dừa, mít, các loại rau

xuất khẩu như cải bắp, dưa chuột, hành, đậu, sả,

ớt...Việt Nam đã tăng xuất khẩu các sản phẩm rau quả

tươi và giảm dần các sản phẩm rau quả đóng hộp do nhu

cầu người Mỹ đang chuyển hướng sang tiêu dùng rau quả

tươi nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu rất khả quan cho

việc xuất khẩu rau quả Việt Nam.

-Thị trường Hàn Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Nga: Những thị

trường này chiếm tỷ lệ ít hơn so với Trung Quốc, Mỹ,

Nhật. Nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao và ổn định. Nhất là thị

trường Hàn Quốc luôn tăng đều qua các năm từ

76

7.093.074USD năm 2007 lên đến 37.882.140USD năm 2013

tăng 5 lần trong vòng 7 năm. Còn đối với Hà Lan, Đài

Loan và Nga thì còn nhiều biến động và chiếm tỷ lệ thấp

hơn so với các nước khác.

Tóm lại: Qua phân tích biến động cũng như trị giá xuất khẩu rau quả Việt

nam sang các thị trường thì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả

lớn nhất của Việt Nam với các mặt hàng chủ yếu như xoài, vải, nhãn, chuối,

thanh long, dừa và dứa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang thị trường này chủ

yếu qua tiểu ngạch với các chính sách và hình thức buôn bán không ổn

định nên thường gặp khó khăn và có nhiều rủi ro cần có những biện pháp

chủ động trong thời gian tới, tránh tình trạng dư thừa nguồn cung. Đối với

các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì đây là những thị trường

đầy tiềm năng với nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng khoảng 5%/năm. Nhưng

lại thường vướng mắc vào các rào cản kỹ thuật với các điều kiện khắt khe

đối với chất lượng rau quả của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường

Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu các sản phẩm rau tươi và giảm

dần các sản phẩm đóng hộp từ Việt Nam. Do đó doanh nghiệp Việt Nam

cần có những bước đi vững chắc hơn nếu xuất khẩu rau quả sang các thị

trường này.

2.3 Phân tích hoạt động tổ chức xuất khẩu rau quả Việt

Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Hoạt động tổ chức xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp

Việt Nam sang Hoa Kỳ thường trải qua các bước sau:

1. Nghiên cứu thị trường, đối tác

77

2. Lập phương án kinh doanh

3. Đàm phán, ký kết hợp đồng

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng

Dưới đây là một ví dụ về quy trình tổ chức hoạt động

xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

2.3.1 Nghiên cứu thị trường, đối tác

Nghiên cứu thị trường

Hộp 2.1 Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước- Theo Tiến sĩ Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triểnHệ thống Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thì “Để hoạchđịnh được tái cơ cấu nông nghiệp, phải có nghiên cứu rất kỹ thị trườngtrong nước và thị trường xuất khẩu, kể cả phải nghiên cứu kỹ về thị trườngxa (như châu Âu, Mỹ) và thị trường gần (như Trung Quốc, ASEAN). Vì thực tế,ngay thị trường Trung Quốc chúng ta cũng không có thông tin để biết họcần gì. Chỉ thấy họ cứ sang Việt Nam mua đủ thứ mà cũng không biết họmua về làm gì. Chúng ta đang thiếu nghiêm trọng thông tin về thị trường,bán hàng chủ yếu như đang đoán mò”.-Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu – Nguyên Viện trưởng Viện CĂQ miền Nam,thì “XK vào thị trường Trung Quốc có cái lợi là dù chất lượng thấp vẫn bánđược, nhưng giá cả thường không ổn định. Khi gặp vấn đề thông quan ởbiên giới, ngay lập tức hàng chục tấn rau quả sẽ bị kẹt lại không bán được,phải đổ bỏ như trường hợp dưa hấu vừa qua và nhiều mặt hàng rau quảkhác trước đây. Giải pháp cho XK rau quả của Việt Nam là phải sản xuấttheo hướng VietGAP, GlobalGAP và phải tìm cách tiếp thị đến các thị trườngcó giá trị cao XK như Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu..”.20

Để nghiên cứu thị trường Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu

rau quả Việt Nam đã chọn 2 phương pháp là nghiên cứu tại

bàn thông qua các trung tâm thông tin thương mại, các

văn phòng đại diện thương mại,phòng tư vấn thương mại,

20http://vov.vn/kinh-te/tai-co-cau-nong-nghiep-nghien-cuu-thi-truong-phai-di-truoc-281224.vov

78

tạp chí trang web trong và ngoài nước như: Hiệp hội nghiên

cứu thị trường Mỹ (MRA) ở địa chỉ trang web:

http://www.marketingresearch.org hoặc tại Cục xúc tiến thương mại Việt

Nam(Viettrade) để thu thập thông tin về thị trường Hoa Kỳ

và khảo sát tình hình thực tế thông qua các buổi nói

chuyện với các đối tác cũ như Công ty thực phẩm Dole, Công ty

Chiquita Brands International ở Hoa Kỳ . Nhưng chủ yếu các doanh

nghiệp thường sử dụng phương thức nghiên cứu tại bàn vì

nó có thể giúp công ty giảm chi phí. Bên cạnh đó công ty

còn kết hợp với các phương pháp khác như gửi các mặt

hàng của mình trên các báo quảng cáo, báo Business Directory

hay gửi đơn chào hàng kèm theo catalogue được chuẩn bị kỹ càng, in ấn

đẹp cho phía đối tác Mỹ thông qua internet. Công ty cũng đã có mặt

trong cuốn sách giới thiệu về thương mại Việt Nam, đây

là một thông tin quan trọng cho việc tìm kiếm đối tác

mới, giảm chi phí.

- Tổng công ty cũng đã thúc đẩy các mối làm ăn với Mỹ,

nhưng ban đầu do thuế nhập khẩu rau quả rất cao đến 35%

nên Tổng công ty chỉ xuất qua với khối lượng nhỏ, khi

quan hệ làm ăn được lâu dài và từ khi Hiệp định thương

mại Việt Mỹ được ký kết thì công ty mới mạnh dạn xuất

khối lượng lớn rau quả sang Mỹ khi thuế được cắt giảm.

Lựa chọn đối tác

Sau khi công ty tiến hành nghiên cứu thị trường thì bước

tiếp theo sẽ là lựa chọn khách hàng. Để tiến hành lựa

79

chọn đối tác giao dịch Tổng công ty tiến hành điều tra

về tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, uy tín của đối

tác. Những thông tin chính xác về đối tác sẽ giúp cho

công ty lựa chọn được đối tác phù hợp.

Tuy nhiên do còn hạn chế về nguồn thông tin ở nước ngoài

nên công tác kiểm tra tính chính xác của thông tin chưa

tốt, nên rất dễ xảy ra rủi ro và tranh chấp phát phát

sinh do thiếu nguồn thông tin, gây tổn thất không nhỏ

cho công ty.

2.3.2 Lập phương án kinh doanh

Sau khi đã có thông tin về thị trường, đối tác, công ty

tiến hành lập phương án kinh doanh để đánh giá sơ bộ

hiệu quả kinh tế của từng thương vụ làm ăn.

Việc xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu rau quả

bao gồm các nội

dung sau:

+ Dựa trên thông tin về thị trường, doanh nghiệp xuất

khẩu rau quả tiến

hành đánh giá một cách tổng quát về thị trường xuất khẩu

và các đối tác kinh doanh, từ đó phân tích và rút ra

điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành lựa chọn mặt hàng rau

quả để

xuất khẩu, thời gian, địa điểm, phương thức xuất khẩu.

80

+ Đặt ra các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt

được như mục tiêu về

lợi nhuận, doanh số bán hàng…khi tiến hành hoạt động

xuất khẩu.

+ Xây dựng các phương án để thực hiện nhằm đạt được các

mục tiêu đã đề

ra như: đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào dây chuyền chế

biến và bảo quản rau quả, đẩy mạnh các hoạt động xúc

tiến thương mại, lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng

mạng lưới tiêu thụ..

Một phương án kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam sẽ gồm

những nội dung:

-Tên, địa chỉ của đối tác trong các hợp đồng

-Điều kiện giao hàng

-Phương thức thanh toán

-Tổng số vốn sử dụng trong thương vụ này=trị giá mua hàng+ thuế VAT

-Hiệu quả của thương vụ=lãi ròng*100/trị giá mua hàng.

Ngoài ra còn có các khoản chi phí: chi phí sử dụng vốn, chi phí vận tải trong

nước và quốc tế…

2.3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đàm phán

Công ty thường tiến hành đàm phán bằng 2 hình thức :

-Đối với khách hàng mới, giá trị hợp đồng lớn, công ty

có ý muốn làm ăn lâu dài thì công ty sẽ chọn hình thức

81

đàm phán trực tiếp. Tuy nhiên do hạn chế về khả năng tài

chính đi lại giữa Mỹ và Việt Nam là khá xa nên công ty

thường chọn phương thức đàm phán qua thư, điện tín,

fax,telex...Hình thức này sử dụng cho những lô hàng có

giá trị tương đối nhỏ, đối tác quen lâu năm. Nhưng

phương thức này lại chứa đựng nhiều rủi roc ho công ty

khi không nắm rõ về tình hình đối tác bên Mỹ.

- Trong khi đàm phán thì công ty chỉ chú trọng vào các

điều khoản như tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả,

điều kiện giao hàng, thanh toán.. còn các điều kiện khác

như khiếu nại, trọng tài, bảo hiểm, trường hợp bất khả

kháng thì không được chú trọng.

Ký kết hợp đồng

Sau khi đàm phán diễn ra tốt đẹp thì công ty sẽ tiến

hành ký kết hợp đồng. Việc ký kết diễn ra như sau:

-Bên bán, bên mua cùng ghi rõ tên công ty, địa chỉ, số

điện thoại,fax, tên ngân hàng, tên đại diện, chức vụ…

-Sau khi ghi rõ các điều kiện trên 2 bên cùng thỏa thuận

đồng ký kết hợp đồng theo những điều khoản ghi trong hợp

đồng.

82

2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng

Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Hộp 2.2 Nguồn hàng xuấtkhẩu

Một vấn đề lớn mà các nhàmáy chế biến đang gặpphải là làm thế nào để cóthể tiếp cận được nguồncung ứng nguyên liệu thôổn định và bền vững. Điềunày đặc biệt quan trọngđối với những nhà máy đặtở thành phố, xa các vùngsản xuất và chỉ dựa vàonguyên liệu thô từ cácnguồn như nguồn trực tiếptừ người trồng, từ cácđại lý/trung gian, hoặclà từ cơ sở bán buôn.21

Do nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ rất lớn và thường xuyên nên

công tác chuẩn bị những đơn hàng lớn là điều công ty đặc

biệt chú ý đến. Trong nhiều năm qua, công ty đã có đượ[email protected]

83

những chân hàng truyền thống chuyên cung cấp các sản

phẩm xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến rau quả đóng

hộp. Qua nhiều lần hợp tác thì các công ty thấy đây là

những nhà cung cấp uy tín về chất lượng, giao hàng đúng

hẹn nên để duy trì mối quan hệ này các công ty tiến hành

ký hợp đồng dài hạn với họ như Tổng công ty quế, hồi ở Bắc Ninh,

dưa chuột muối ở Hải Dương... Mặt khác các công ty còn chủ

động nguồn nguyên liệu cho mình bằng việc tiến hành đầu

tư trồng rau và cây ăn quả ở một số nông trường như nông

trường Tam Điệp..

Thị trường Mỹ là một thị trường khó tính, người tiêu

dùng rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì

phải đẹp, và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm

nên công ty đảm bảo cho rau, quả không bị dập nát bằng

cách bao gói hàng hóa bằng bao nhựa PE, thùng catton,

thùng gỗ nhưng xu hướng là gọn nhẹ và tiết kiệm chi phí.

Và phải ký mã hiệu lên hàng hóa xuất đi.

Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu

Công ty được kiểm tra ở hai cấp: cấp cơ sở và cấp cửa

khẩu. Nội dung kiểm tra là rau quả có đảm bảo an toàn

hay không, có phải là rau quả sạch không và vệ sinh chất

lượng. Cơ quan mà công ty tín nhiệm mời kiểm tra hàng

xuất sang Mỹ là Vinacontrol, đối với mặt hàng kiểm tra

về sâu bệnh như rau thì công ty cần sự kiểm tra của Cục

kiểm nghiệm thực vật.

84

Thuê phương tiện vận tải

Hiện nay công ty thường sử dụng điều kiện giao hàng

FOB,CIF,CIR nhưng chủ yếu là CFR. Sở dĩ công ty chọn

điều kiện giao hàng CFR để tránh bị động trong việc thuê

tàu, vận chuyển nhanh chóng vì đặc điểm của rau quả là

không thể giữ lâu được. Các công ty thường thuê tàu chợ

do lượng hàng hóa xuất thường xuyên thì không quá lớn.

Và chỉ trong trường hợp đơn hàng lớn từ phía đối tác Mỹ

thì công ty sẽ thuê tàu chuyến. Trong quá trình vận

chuyển đường bộ thì công ty thường thuê container để dễ

dàng quản lý hàng hóa và bảo quản tốt hơn.Hãng tàu mà

các công ty xuất khẩu rau quả thường thuê là Hải Phòng

Vitranchart, EvergreenLine hoặc APL & Asaco/Vietfracht.

- Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam: “Tổng công ty thường thuê tàuchợ, thường là 50 đến 100 tấn cho mỗi lần xuất. Công ty còn thuê tàuchuyến nếu lượng hàng xuất sang Mỹ có số lượng lớn, Tổng công ty ký hợpđồng thuê tàu chuyến với hãng tàu của công ty vận tải đường biển HảiPhòng Vitranchart để xuất dứa sang Mỹ”-Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao thì công ty thường thuêhãng tàu APL & Asaco/Vietfracht hoặc ASIAN Line để xuất khẩu thanhlong,vải đóng hộp sang Mỹ.22

Mua bảo hiểm

Thông thường nếu trong hợp đồng phía đối tác Mỹ yêu cầu

công ty mua bảo hiểm thì công ty thường chọn bảo hiểm Bảo

Việt vì uy tín và thủ tục nhanh chóng.Thường công ty sẽ

22 Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành rau quả Việt Nam

85

mua với điều kiện C nếu không có yêu cầu gì đặc biệt từ

khách hàng.

Làm thủ tục hải quan

Mặt hàng mà công ty xuất khẩu là mặt những mặt hàng được

phép xuất khẩu ở Việt Nam cũng như được nhập khẩu vào

Mỹ.

Với tư cách là một công ty chuyên về kinh doanh mặt hàng

rau quả và làm ăn với các đối tác khó tính như Mỹ thì

công ty luôn tuân thủ và thực hiện đầy đủ khai có với

Hải Quan trong việc kiểm tra hàng hóa,khối lượng hàng..

Giao hàng cho phương tiện vận tải:

Giao hàng cho phương tiện vận tải được công ty xem xét

rất kỹ lưỡng. Trong quá trình này rất dễ xảy ra rủi ro

nếu công ty không nắm rõ trình tự thủ tục giao hàng, nó

có liên quan đến chất lượng, số lượng hàng giao cho đối

tác Mỹ.

Trong trường hợp giao hàng cho hãng tàu, thì việc đổi

biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển là quan trọng

nhất. Nếu giao hàng trong container thì công ty sẽ nhận

container rỗng về giao lại cho nơi thu mua.Việc kiểm tra

hàng để niêm phong kẹp chì là công việc mà công ty, Hải

quan, đơn vị vận tải phải được quản lý sát sao.

Thanh toán

Hiện nay công ty thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm

chứng từ. Vì phương thức này thanh toán tiền hàng nhanh

86

chóng cho công ty và tương đối an toàn. Mặc dù nhận biết

được tính an toàn của L/C nhưng công ty lại thích sử

dụng D/P nhiều hơn vì công ty cho rằng sử dụng phương

thức này khá rườm rà, tốn kém, mất nhiều thời gian vì

phải đôn đốc đối tác mở L/C, dịch vụ ngân hàng đắt đỏ

nên theo thói quen thì công ty sẽ thanh toán theo D/P.

Công ty thường làm thủ tục thanh toán thông qua Ngân

Hàng Vietcombank với khoảng thời gian từ 10-15 ngày sau

khi giao hàng.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Nội dung trong hợp đồng xuất khẩu rau quả rất dễ xảy ra

các tranh chấp khiếu nại.Nhìn chung các tranh chấp khiếu

nại các doanh nghiệp Việt Nam thường bị mắc phải khi

buôn bán với đối tác Mỹ là chất lượng hàng hóa và thời

gian giao hàng. Do công ty thường không chủ động trong

nguồn hàng xuất khẩu, khi phát hiện nguồn nguyên liệu có

vấn đề thì phải mất thời gian dài để xử lý do đó dẫn đến

việc giao hàng chậm tiến độ. Rủi ro này còn phát sinh

trong quá trình tác nghiệp của cán bộ công ty. Không

hiểu rõ và đầy đủ về các điều khoản trong hợp đồng và

dẫn đến khiếu nại và tranh chấp.

Đánh giá quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu của các

doanh nghiệp

Việt Nam hiện nay:

Điểm mạnh:

87

-Nhu cầu thị trường Mỹ là dồi dào nên các doanh nghiệp

Việt Nam có được thị trường tiêu thụ rau quả lớn như

hiện nay. Các doanh nghiệp ngày càng có kinh nghiệm

trong các thương vụ làm ăn lâu dài và mối quan hệ tốt

đẹp giữa Việt Nam và Mỹ.

-Các doanh nghiệp ngày càng nâng cao ý thức an toàn vệ

sinh thực phẩm trong mỗi sản phẩm rau quả xuất sang Mỹ

ngày càng cao.

-Doanh nghiệp tìm hiểu rõ ràng thông tin thị trường, nhu

cầu, thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ trước khi xuất hàng

sang đó. Đảm bảo cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng.

-Do áp dụng phương thức D/P nên doanh nghiệp dễ dàng thu

được tiền hàng, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh.

-Công tác tiến hành thực hiện hợp đồng đúng theo những

quy định của luật quốc tế, luật trong nước, và các quy

định của hợp đồng.

Điểm yếu:

- Các doanh nghiệp Việt Nam thường chưa chủ động trong

việc tìm kiếm đối tác chủ yếu là thông qua trung gian

xuất khẩu nên rất khó nắm được những biến động của thị

trường.

-Trong khâu vận chuyển hàng hóa cũng có nhiều điểm cần

lưu ý. Do đặc điểm hàng rau quả thường phải tiến hành

mua hàng và công việc vận chuyển lại rất phức tạp như từ

các địa điểm thu mua về bãi tập kết, từ bãi tập kết đến

88

bãi container hay đến cảng vì vậy khâu vận chuyển rất

mất thời gian và tốn kém.Nếu doanh nghiệp không chủ động

trong khâu vận chuyển đều đó có ảnh hưởng lớn đến chất

lượng hàng hóa.

- Trong khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm hàng cần

phải được coi trọng hơn để tránh những trường hợp đối

tác khiếu nại vì thiếu hàng hay sản phẩm kém chất lượng.

-Trong khâu đàm phán, ký kết hợp đồng các doanh nghiệp

thường bỏ qua các điều khoản như bảo hiểm hàng hóa,

khiếu nại,luật giải quyết khiếu nại…Nhưng chính những sơ

hở này đã khiến doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí, thời

gian giải quyết tranh chấp.

2.4 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam sang

thị trường Hoa Kỳ

2.4.1 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam

theo kim ngạch sang Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hoa Kỳ

trong 7 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân

21,04%/năm. Rau quả đã trở thành một trong những ngành

hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch đạt

hơn 51 triệu USD vào năm 2013. Tuy nhiên, những khó khăn

đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt trong điều kiện tình hình

thế giới đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi ngành rau quả

phải chủ động tìm hướng đi cho mình, trong đó việc mở

89

rộng thị trường và vượt qua các rào cản kỹ thuật là yêu

cầu bắt buộc.

Bảng 2.4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang

Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Đvt: USD

Năm Kim NgạchTăng,giảm

tuyệt đối +/-

Tăng,giảm

tương đối+/-2007 16.924.544 - -2008 22.412.987 +5.488.443 +32.432009 21.677.417 -735.570 -3.282010 25.842.886 +4.165.469 +19.222011 28.865.842 +3.022.956 +11.702012 37.740.998 +8.875.156 +30.752013 51.097.425 +13.356.427 +35.39Nguồn: Tổng cục hải quan

Nhận xét:

Mức xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Hoa

Kỳ trừ năm 2009 kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng

trầm trọng làm kim ngạch xuất khẩu giảm sút, còn các năm

còn lại đều tăng trong cả con số tuyệt đối lẫn tương

đối. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất

khẩu rau quả sang Hoa Kỳ là 21.04% ứng với mức tăng

tuyệt đối là 5.695.480 USD. Trong vòng 7 năm từ 2007 đến

2013 mà kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị

trường này tăng gấp 3 lần. Sauk hi hiệp định thương mại

90

Việt-Mỹ được ký kết 2001 thì kim ngạch xuất khẩu các mặt

hàng đều tăng gấp nhiều lần so với trước đây, cho thấy

giai đoạn 2007-2008 tốc độ tăng trưởng tương đối lên đến

32.43%(giá trị tăng tuyệt đối 5.488.443 USD).Nhưng đến

giai đoạn khủng hoảng thì kim ngạch xuất khẩu này đã

giảm 3.28%( giảm 735.570 USD). Và giai đoạn sau đó từ

2010,2011 thì mới dần hồi phục và tăng trưởng nhẹ trở

lại và tăng mạnh nhất là từ 2012,2013 đến nay. Vì trong

thời kỳ này ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả được

nhận sự ưu đãi, chính sách phát triển sản xuất rau quả

theo tiêu chuẩn VietGap theo quyết định số 01/2012 QĐ-

TTG ban hành ngày 9/1/2012 quy định một số chính sách hỗ

trợ đối với sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông sản áp

dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt(VietGap). Nên

các doanh nghiệp mới mạnh dạn đầu tư sản xuất. Đáp ứng

nhu cầu thị trường khắc khe như Hoa Kỳ với số lượng

ngày một nhiều hơn.

2.4.2 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam

theo chủng loại sang Hoa Kỳ.

- Nhìn chung rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ

yếu là rau quả đóng hộp, đứng thứ 2 là mặt hàng rau quả

tươi, tiếp đến là rau quả sấy khô và cuối cùng là rau

quả đông lạnh. Tính đến 2013 thì thứ tự tỷ trọng xuất

khẩu rau quả sang Hoa Kỳ sẽ là: rau quả đóng hộp chiếm

91

gần 43%( trị giá 21.97 tỷ USD), rau quả tươi chiếm

21.68%(trị giá 11.88 tỷ USD), sấy khô chiếm 15%( trị giá

7.66 tỷ USD)và cuối cùng là rau quả đông lạnh chiếm 7%

( trị giá 3.48 tỷ USD).

- Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá đa dạng với

nhiều chủng loại như dứa, chuối, thanh long, chôm chôm,

dừa, mít ; các loại rau xuất khẩu như cải bắp, dưa

chuột, hành, đậu, sả, ớt... Đáng chú ý, Việt Nam đã tăng

xuất khẩu các sản phẩm rau quả tươi và giảm dần các sản

phẩm rau quả đóng hộp.

92

Bảng 2.4.2.1 Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Hoa Kỳ theo chủng loại giai đoạn

2007-2013

Đvt: triệu USD

Tỷ trọng: %

Trị giá Tăng,giảm tuyệt đối

Tăng giảm tương đối(% )

Tỷ trọng Trị giá Tăng,giảm tuyệt đối

Tăng giảm tương đối(% )

Tỷ trọng Trị giáTăng,giả

m tuyệt đối

Tăng giảm tương đối(% )

Tỷ trọng Trị giá Tăng,giảm tuyệt đốiTăng giảm tương đối(% )

Tỷ trọng

2007 3.22 19.03 9.99 59.04 2.03 12.00 1.69 9.992008 3.59 0.37 11.49 16.02 12.12 2.13 21.32 54.08 2.24 0.21 10.34 10.00 2.47 0.78 46.15 11.022009 3.69 0.1 2.79 17.02 12.79 0.67 5.53 58.99 2.35 0.11 4.91 10.84 1.95 -0.52 -21.05 8.992010 4.43 0.74 20.05 17.14 15.44 2.65 20.72 59.75 3.88 1.53 65.11 15.02 2.1 0.15 7.69 8.132011 5.79 1.36 30.70 20.06 16.72 1.28 8.29 57.91 5.04 1.16 29.90 17.46 2.31 0.21 10.00 8.002012 7.89 2.1 36.27 20.91 18.98 2.26 13.52 50.29 6.04 1 19.84 16.00 2.83 0.52 22.51 7.502013 11.08 3.19 40.43 21.68 21.97 2.99 15.75 42.99 7.66 1.62 26.82 14.99 3.48 0.65 22.97 6.81

Rau quả đông lạnh

Năm

Rau quả đóng hộpRau quả tươi Rau quả sấy khô

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan

93

94

Nhận xét:

-Đối với rau quả đóng hộp (với các sản phẩm chủ yếu như dứa,vải,

chôm chôm nước đường nhẹ đóng hộp- rau:cải bó xôi,bắp cải,cần tây) :

đây là mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm

của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với sản phẩm như

dứa với các sản phẩm khoanh đóng lon và nước dứa cô đặc.

Gần đây nhất, nước lạc tiên, với đạt kim ngạch 107.000

USD, tăng 193,8%..Giai đoạn 2007-2008, tỷ trọng xuất

khẩu rau quả đóng hộp luôn tăng dần năm 2008 tăng khoảng

6.67%. Nhưng sau đó từ giai đoạn 2009 đến 2013 thì tỷ

trọng rau quả đóng hộp trong cơ cấu rau quả xuất khẩu

giảm dần từ 59% năm 2009 xuống còn 43% năm 2010, giảm

27.12%. Qua đó cho thấy trong tất cả mặt hàng rau quả

xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì xuất khẩu rau quả đóng hộp vẫn

là mặt hàng chủ lực. Nhưng xu hướng tiêu dùng rau quả

của người Hoa Kỳ đã thay đổi nhanh trong thời gian từ

2009 trở lại đây. Họ tiêu dùng mặt hàng rau quả tươi

nhiều hơn. Do vào cuối năm 2008 Chính Phủ nước này triển

khai một số chương trình hỗ trợ dinh dưỡng, hỗ trợ lương

thực khẩn cấp, đánh giá dinh dưỡng quốc gia nhất là khu

vực trường học(Nguồn: Đạo luật nông nghiệp Hoa Kỳ 2008). Do đó,

nhu cầu rau quả đóng hộp có phần giảm nhẹ nhưng thay vào

đó nhu cầu về rau quả tươi lại tăng lên liên tục.

95

-Đối với rau quả tươi(Xoài,vải,thanh long,vú sữa..): Hiện tại,

thanh long vẫn là mặt hàng có số lượng và kim ngạch xuất

khẩu lớn sang Mỹ. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2013, kim

ngạch xuất khẩu thanh long đã đạt 624.800 USD, tăng

170,9%. Trong những năm gần đây, vải, măng cụt, hồng

xiêm, vú sữa và chôm chôm được đánh giá là những sản

phẩm xuất khẩu có triển vọng lớn đối với hầu hết các thị

trường, đặc biệt là thị trường Mỹ. Sản phẩm rau quả tươi

là sản phẩm rau quả xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao

nhất trung bình năm sau so với năm trước tăng khoảng

23.62% trong khi đó tốc độ tăng về giá trị của rau quả

đóng hộp chỉ là 14.18%.Cho thấy xuất khẩu rau quả tươi

là mặt hàng rất có tiềm năng phát triển tại Hoa Kỳ.Giai

đoạn 2007-2008 thì tăng trưởng tương đối ổn định trung

bình tốc độ tăng trưởng của tỷ trọng rau quả tươi khoảng

hơn 17% nhưng từ 2009 trở đi, xu hướng tiêu dùng của

người Hoa Kỳ về rau quả tươi lại tăng lên đáng kể do sau

khi đạo luật nông nghiệp Hoa Kỳ (Farmbill 2008) ra

đời.Chính phủ khuyến khích người dân sử dụng những thực

phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó thì trình độ

sản xuất và bảo quản rau quả tươi của Việt Nam ngày càng

phát triển nên việc bảo quản rau quả tươi, đảm bảo chất

lượng khi xuất sang Hoa Kỳ nên tỷ trọng rau quả tươi

xuất khẩu cũng ngày một tăng lên.

96

- Đối với rau quả sấy khô: đây là mặt hàng chiếm tỷ

trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu rau quả xuất khẩu từ Việt

Nam sang Hoa Kỳ. Mít sấy khô(Vinamit) là mặt hàng được

ưa chuộng ở Mỹ hiện nay. Tỷ trọng mặt hàng rau quả sấy

khô tương đối ổn định qua các năm từ 2007-2013.Trung

bình chiếm khoảng 13.86% trong toàn bộ rau quả xuất khẩu

sang Hoa Kỳ. Do các nhà máy sấy khô ở Việt Nam còn nhiều

hạn chế như quy mô, công suất hoạt động vào những vụ mùa

cũng chỉ tiêu thụ được phần nhỏ sản phẩm nên sản lượng

xuất khẩu rau quả sấy khô chưa được nhiều.

- Đối với rau quả đông lạnh(dứa lạnh,vải đông lạnh,hạt đồng

tương lạnh, hành xanh cắt lát đông lạnh,rau cải cắt 4-5cm đông lạnh): đây

là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu mặt

hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Chiếm trung

bình khoảng 9.21%. Nhưng theo bảng trên thì xu hướng

tiêu dùng loại sản phẩm này hiện nay đang giảm dần, đến

2013 chỉ còn 7%. Nhu cầu tiêu dùng rau quả đông lạnh của

Hoa Kỳ chưa cao, bên cạnh đó do bao bì, nhãn hiệu, kiểu

dáng sản phẩm rau quả đông lạnh của Việt Nam chưa thu

hút nên xuất khẩu rau quả đông lạnh sang thị trường này

còn hạn chế.

97

2.4.3 Phân tích kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam

theo hình thức xuất khẩu thời gian qua

Tùy theo từng điều kiện và tập quán kinh doanh mà các

doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam lựa chọn các

hình thức xuất khẩu sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả

cao và giảm đến mức tối đa trong chi phí kinh doanh khi

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Dưới đây là một ví dụ

điển hình về lựa chọn hình thức xuất khẩu rau quả sang

Hoa Kỳ của một công ty xuất khẩu rau quả lớn ở Việt Nam

là Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam.

Đây là một trong những công ty xuất khẩu rau quả lớn

nhất Việt Nam, là một Tổng công ty kinh doanh đa ngành

trong phạm vi toàn quốc và thế giới, ngay từ khi mới

thành lập Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm xây dựng

chất lượng sản phẩm, nên đã đầu tư nhiều dây chuyền

thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ

Châu Âu. Hiện nay Tổng công ty có 22 nhà máy chế biến

rau, quả, nông sản với công suất trên 100 ngàn tấn sản

phẩm/năm. Các sản phẩm rau quả, nông sản chế biến mang

thương hiệu VEGETEXCO VIETNAM đã và đang giành được uy

tín với khách hàng ở trong nước và quốc tế. Đến nay, các

mặt hàng của Tổng công ty đã có mặt tại 58 quốc gia

trong đó những sản phẩm như dứa (cô đặc, đồ hộp, đông

lạnh), điều, tiêu, rau, quả, gia vị... được khách hàng

98

ưa chuộng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga, Trung

Quốc.

99

Bảng 2.4.3.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

sang Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Giá trị: 1000USD

Tỷ trọng: %

Giá trị Tỷtrọng(% ) Giá trị Tỷ

trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ

trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% ) Giá trị Tỷ

trọng(% ) Giá trị Tỷ trọng(% )

Xuất khẩutrực tiếp 1730907 32 3476254 33 3667819 36 3886770 32 3527406 26 4966715 28 6484263 27Xuất khẩu ủy thác 5409084 68 7057850 67 6520567 64 8259386 68 10039540 74 12771554 72 17531527 73Tổng

kim ngạch XK

7954536 100 10534104 100 10188386 100 12146156 100 13566946 100 17738269 100 24015790 100

2013H ình thức XK

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp số liệu và tính toán từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Tổng Công ty rau quả, nông sản Việt

Nam

100

Nhận xét:

Từ bảng trên có thể thấy các doanh nghiệp rau quả Việt

Nam hiện nay sang Hoa Kỳ chủ yếu kinh doanh xuất khẩu

dưới hình thức xuất khẩu ủy thác. Vì các doanh nghiệp

vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm trong xuất khẩu rau quả.

Giai đoạn từ 2008-2009-2010 do khủng hoảng của nền kinh

tế Mỹ và ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho các doanh nghiệp

Việt Nam hạn chế việc xuất khẩu trực tiếp sang thị

trường này. Mặc khác do điều kiện về vốn, đáp ứng tiêu

chuẩn xuất khẩu rau quả của Nhà Nước nên các doanh

nghiệp nhỏ trong nước thường ủy thác cho các doanh

nghiệp lớn để xuất khẩu rau quả. Các doanh nghiệp kinh

doanh rau quả Việt Nam phần lớn chọn hình thức xuất khẩu

ủy thác để giảm bớt rủi ro. Nhưng trong tương lai các

doanh nghiệp này nên tăng cường nâng cao chất lượng, quy

mô kinh doanh để đáp ứng đủ tiêu chuẩn để có thể xuất

khẩu trực tiếp và cắt giảm chi phí trung gian.

2.5 Phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu rau quả

Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

2.5.1 Thuế quan

Bảng 6: Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả

Mã số Mặt hàng Thuế MFN Thuế không

101

MFN

0804.30.2

0Dứa

00 - Hàng rời0,51

c/kgO,64c/kg

00– Đã đóng

gói1,1 c/kg 2,11 c/kg

0804.40.0

0Quả bơ

11,2

c/kg33,1 c/kg

0804.50.4

0Xoài

40 – Tươi 6,6 c/kg 33,1 c/kg

00 – Khô 1,5 c/kg 33,1 c/kg

0807.20.0

000 Đu đủ 5,4% 35%

Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2011

Sau khi ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ cũng như gia

nhập WTO 2007 thì nước ta có nhiều thuận lợi hơn cho

việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong đó cá

xuất khẩu rau quả. Do Mỹ và Việt Nam đã ký hiệp định

thương mại Việt Mỹ 2001 nên đối với mặt hàng rau quả thì

Viêt Nam sẽ hưởng mức thuế MFN(là mức thuế dành cho các

102

nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp

dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế

giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO

nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ

như Việt Nam) nên cơ hội xuất khẩu vào Hoa Kỳ với chi

phí thấp hơn so với trước đây. Tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phát triển ở thị

trường tiềm năng này.

Bên cạnh đó riêng đối với mặt hàng rau quả là mang tính

mùa vụ nên Việt Nam cần phải quan tâm đến thuế theo thời

vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay

đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm.

2.5.2 Hệ thống luật pháp

- Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) có hiệu lực

từ đầu năm 2011, khiến việc nhập khẩu, phân phối và tiêu

thụ rau quả ở Mỹ gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù trước đó

đã thực hiện đầy đủ các quy định về thực phẩm nhập khẩu

và được cấp phép nhập khẩu theo quy định của Bộ Nông

nghiệp Mỹ.

- Nếu trước đây rau quả xuất vào Mỹ chỉ phải kiểm tra an

toàn dịch bệnh, nhưng giờ luật mới của Mỹ yêu cầu kiểm

tra an toàn thực phẩm,nhất là sau khi trái cây Việt Nam

phải trải qua rất nhiều quy trình và hợp tác nghiêm ngặt

103

với Bộ Nông nghiệp Mỹ trong suốt thời gian dài để có thể

bước chân vào thị trường này.

-Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (Food Safety

Modernization Act – FSMA) là “phiên bản” mới nhất của

Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ

(FDCA) có hiệu lực từ năm 1938, cho phép Cục quản lý

thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) can thiệp sâu hơn đối

với các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, trong trường hợp Việt

Nam là trái cây, nông sản, thủy sản. Do vậy FSMA bị các

nước xuất hàng vào Mỹ đánh giá có khả năng gây khó khăn

cho hàng hóa của họ. Luật được Tổng thống Obama ban hành

vào ngày 4 -1-2011.

Những thay đổi quan trọng của luật Luật hiện đại hóa an

toàn thực phẩm (FSMA) so với trước đây:

- Áp dụng phương thức kiểm tra tại cảng đến và đang đối

mặt với tình trạng quá tải khi khối lượng nhập khẩu

tăng.

- Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm bảo đảm rằng các nhà

cung ứng nước ngoài đã áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm

soát phòng ngừa. Đặc biệt là yêu cầu thực phẩm nhập khẩu

từ nước ngoài phải an toàn như thực phẩm trong nước.

- Vấn đề chính của FSMA tăng số lần kiểm tra nhà máy,

củng cố các hệ thống lưu trữ hồ sơ và truy nguyên nguồn

gốc, đặc biệt với rau và quả. Đã thực hiện việc đăng ký

104

cơ sở thực phẩm và sẽ được mở rộng, tái đăng ký thường

xuyên hơn, cần các thông tin bổ sung.

Qua đó cho thấy, khi muốn xuất khẩu rau quả vào Hoa Kỳ

các doanh nghiệp nên chú ý những thay đổi mới nhất về

luật lệ liên quan đến ngành rau quả, rất có thể những

quy định này sẽ gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp

nếu đã xuất hàng đến Hoa Kỳ mà không được thông quan,

tiêu thụ.

2.5.3 Hiệp định giữa Việt Nam-Hoa Kỳ (Thương Mại Việt

Mỹ, WTO, TPP)

Hiệp định thương mại Việt –Mỹ

- Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết vào tháng

7/2001 đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên

mà nội dung của nó được xây dựng trên nội dung các hiệp

định của WTO áp dụng cho các nước thành viên đang phát

triển.

Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất

khẩu Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một

thị trường lớn nhất toàn cầu. Hai bên thỏa thuận xây

dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, có

thể kiểm soát được đây là nhân tố quan trọng khuyến

khích mọi khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế

tư nhân tham gia vào hoạt động thương mại.

WTO

105

- Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa thị

trường nông sản với nhiều nước. Nhiều nước thành viên

WTO, đặc biệt là các nước có các mặt hàng nông sản xuất

khẩu mạnh như Australia, New Zealand, Brazil đang yêu

cầu giảm thuế hàng nông sản.Vì thế, Việt Nam sẽ phải mở

cửa thị trường trong nước cho các mặt hàng rau quả nhập

khẩu từ nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội

lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sang nhiều nước

trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh

với các nước khác, đặc biệt là những nước có nền sản

xuất phát triển hơn như Thái Lan.

- Hội nhập thương mại khu vực và toàn cầu mở ra nhiều cơ

hội cũng như thách thức lớn cho ngành rau quả Việt Nam.

Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm hỗ trợ

ngành rau quả, như hỗ trợ xuất khẩu rau quả, nhưng vẫn

cần phải tăng cường hơn nữa việc cung cấp thêm thông tin

thị trường, nâng cao chất lượng các trung tâm nghiên cứu

và phát triển (R&D) và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết

để hỗ trợ xuất khẩu rau quả.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP

- Cùng với 7 nước đối tác khác, Việt Nam và Mỹ đang đàm

phán Hiệp định thương mại tự do khu vực quan hệ đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nền tảng cho hội

nhập kinh tế trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Sự hội nhập này sẽ thúc đẩy lợi ích kinh tế cho cả Mỹ và

106

Việt Nam trong nhiều năm tới, tạo việc làm và tăng cường

hơn nữa mối quan hệ của hai nước. Lợi ích đầu tiên và

quan trọng nhất đó là hàng hóa, dịch vụ và các nhà cung

ứng của Việt Nam có các cơ hội để tiếp cận thị trường

của các bên tham gia TPP, trong đó có Hoa Kỳ. Mặt khác

khi tuân thủ các quy định trong TPP, Việt Nam có thể

tiết kiệm được chi phí với mức độ cạnh tranh gia tăng,

tăng cường tính hiệu quả, minh bạch, ổn định và giảm

tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, vì Việt Nam vẫn là

nước đang phát triển, để đảm bảo công bằng cho các nhà

thầu Việt Nam, Mỹ sẽ áp dụng biện pháp chuyển tiếp trong

1 thời gian nhất định để giúp VN dần dần thực hiện nghĩa

vụ của mình trong TPP.

2.5.4 Hoạt động xúc tiến thương mại

Một trong những điểm khác biệt trong công tác xúc tiến

thương mại là từ năm 2013 đến nay, Hiệp hội rau quả Việt

Nam đã được giao làm đầu mối xúc tiến thương mại quốc

gia trong lĩnh vực rau quả. Chính vì vậy, đã tăng cường

đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc

tham gia các Hội chợ quốc tế về rau quả, đặc biệt là Hội

chợ rau quả thường niên tại HongKong, qua đó đã thiết

lập và mở rộng được hàng loạt các thị trường với nguồn

cung ổn định.

107

Việc các doanh nghiệp của Hiệp hội chủ động tham gia

tích cực các hội chợ quốc tế đã giúp khai thông thị

trường xuất khẩu rau quả. Một số thị trường lớn như EU,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… đang ngày càng quan tâm đến

nguồn cung rau quả từ Việt Nam, với số lượng đơn hàng

lớn và ổn định.

Cùng với việc tích cực tham gia hội chợ, duy trì tốt mối

quan hệ trao đổi thông tin với các thương vụ Việt Nam

tại các nước, hiện nay Hiệp hội cũng đang tích cực phối

hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng đề án nhằm

quảng bá thương hiệu mạnh hơn đối với thanh long tại thị

trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU…

để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào các thị trường này.

Đây là những bước đi quan trọng, tạo cơ hội xuất khẩu

các loại trái cây của Việt Nam vào các thị trường trọng

điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ (xoài, vải, vú

sữa, nhãn)… trong thời gian tới.

2.5.5 Nguồn nguyên liệu

- Doanh nghiệp muốn có hàng xuất khẩu thì trước hết

doanh nghiệp phải có nguyên liệu để sản xuất, chế biến.

Do đó để có nguồn nguyên liệu đủ về số lượng, chất lượng

cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét đến

các yếu tố: giống, quy trình chăm sóc, thời gian rau quả

đạt chất lượng thu hoạch tốt nhất…Ví dụ nếu ta trồng vải

108

với giống thông thường thì thời gian thu hoạch chỉ trong

vòng 30-40ngày/năm.Nhưng nếu chúng ta trồng với giống

tuyển chọn, được lai tạo thì sẽ cung cấp đủ nguồn nguyên

liệu cho xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 60-70 ngày/năm.

- Chất lượng nguồn nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ

đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguyên liệu có

chất lượng tốt, đồng đều thì sau khi chế biến, xử lý

bằng công nghệ cao thì sẽ cho ra những sản phẩm có chất

lượng cao, chi phí sản xuất giảm xuống giúp doanh nghiệp

kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

2.5.6 Đối thủ cạnh tranh

Một nhân tố không thể thiếu khi phân tích các nhân tố

tác động đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hoa Kỳ

là đối thủ cạnh tranh. Nông sản Mỹ nói chung chủ yếu

nhập khẩu từ những nước Canada, Mexico, Liên minh Châu

Âu, Braxin, và một số nước Châu á như Inđonexia, Thái

Lan.. Cùng với xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Mỹ

trong những năm qua không có những biến động lớn. Các

nước xuất khẩu rau quả lớn vào thị trường Mỹ vẫn là

những nước lân cận, những nước thuộc Châu Mỹ như Ecuado,

Costa Rica, Brazil, đặc biệt Mêxico là nước cung cấp gần

như tất cả các mặt hàng rau và hoa quả vào thị trường

này. Với điều kiện địa lý thuận lợi: sát biên giới với

109

Hoa kỳ, nước này xuất khẩu nhiều nhất những sản phẩm

tươi và đông lạnh.

Bên cạnh đó yếu tố mùa vụ còn quyết định tính cạnh tranh

của doanh nghiệp ví dụ điển hình là mùa vải trên Thế

Giới như sau: hoạt động sản xuất vải quả diễn ra chủ yếu

ở khu vực phía Bắc bán cầu và chỉ một lượng nhỏ ở Nam

Bán cầu (gồm Úc, Madagasca, Nam Phi và một số quốc gia

khác). Trong tương lai dự báo Brazil cũng có thể xuất

khẩu vải quả sang Mỹ khi nguồn cung cho thị trường nội

địa đã dư thừa. Do sự khác biệt về mùa vụ trong năm, quả

vải được thu hoạch chủ yếu tại Bắc bán cầu vào mùa hè

(giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7), trong khi mùa thu

hoạch ở phía Nam bán cầu diễn ra từ tháng 11 đến tháng

2.

Bảng 2.5.6.1 Bảng phân bổ mùa vụ vải giữa các khu vực

trên thế giới

110

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại

Như vậy, xét về quy mô sản xuất và thời gian thu hoạch,

đối thủ tiềm năng chính của Việt Nam chính là Trung

Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Thái Lan. Hầu hết các nước này,

đặc biệt là Thái Lan đã xuất khẩu được vải quả sang các

thị trường khó tính như Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Thái

Lan là một trong 5 nước sản xuất vải quả nhiều nhất trên

thế giới với rất nhiều kinh nghiệm trong chế biến và xúc

tiến xuất khẩu trái cây. Các doanh nghiệp của Thái Lan

rất năng động trong việc cải thiện chất lượng, mẫu mã

sản phẩm và tổ chức hoạt động XTTM tại các thị trường mà

họ hướng tới. Thái Lan đã xây dựng được mối quan hệ đối

tác bền chặt với các siêu thị và nhà phân phối bán buôn

lớn ở châu Âu để đảm bảo tính ổn định cho xuất khẩu vải

quả vào các thị trường này. Thái Lan cũng đặc biệt chú ý

đến hình thức mẫu mã và đóng gói sản phẩm. Vải tươi được

đóng hộp trong các thùng có màu sắc bắt mắt, dán nhãn

với thông tin chỉ dẫn đầy đủ. Vải xuất khẩu sang Hoa Kỳ

được xử lý bảo quản để giữ độ tươi lâu, do đó hầu hết

vải của Thái Lan khi xuất khẩu đến các thị trường tiêu

dùng vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, độ đồng đều cao.

2.5.7 Nhân tố về vốn

- Vốn và khả năng huy động vốn:

111

Trong các năm gần đây hoạt động xuất khẩu rau quả sang

Hoa Kỳ của cả nước nói chung không ngừng phát triển,

nhưng tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu qua các

năm vẫn còn hạn chế.Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến tình

trạng như vậy.Một tồn tại khách quan trong nền kinh tế

Việt Nam là vấn đề về vốn.Lý do chủ yếu là nhu cầu về

vốn quá lớn mà khả năng cung cấp vốn của các doanh

nghiệp Việt Nam không đủ đáp ứng.

Thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải từ chối

những đơn hàng với số lượng và giá trị lớn từ Hoa Kỳ làm

giảm cơ hội xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Hoa Kỳ

trong những lần buôn bán sau. Cũng do thiếu vốn cho nên

các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động dự trữ hàng

trong những thời điểm mùa vụ giá thấp để bán ra giá cao

khi trái vụ. Nhiều khi có hợp động mới bắt tay vào sản

xuất vì nếu làm trước thì sợ đọng vốn, thời gian thực

hiện hợp đồng ngắn, công nhân phải làm thêm ca vất vả,

đến khi không có hợp đồng thì công nhân không có việc

dẫn đến thu nhập không ổn định do doanh nghiệp thiếu

vốn.

2.5.8 Nguồn nhân lực

Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động

xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Nó là

chủ thể cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ

112

lực đưa máy móc, thiết bị vào kinh doanh đều cho lực

lượng này thực hiện và phát triển. Một doanh nghiệp có

lực lượng lao động chuyên nghiệp, làm việc có kỷ luật,

tuân theo những quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình

bảo dưỡng máy móc thiết bị thì sẽ mang lại hiệu quả cao

cho doanh nghiệp.Dưới đây là tình hình lao động của Tổng

công ty rau quả, nông sản Việt Nam.

Bảng 2.5.8.1 Tình hình lao động qua các năm phân theo

trình độ của Công ty cổ phần rau quả,nông sản Việt Nam

Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Số

lượng

Tỷ

lệ(%)

Số

lượngTỷ lệ

Số

lượngTỷ lệ

Tổng số

lao động5452 5150 5029

Trình độĐại học

trở lên540 9.9 540 10.49 551 10.96

Cao đẳng

và trung

cấp

395 7.25 380 7.38 386 7.67

Các lớp

học nghề3557 65.24 3381 65.65 3401 67.63

Chưa qua

đào tạo960 17.61 849 16.48 691 13.74

Nguồn: Bảng cáo bạch công ty cổ phần rau quả, nông sản Việt Nam

113

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy lực lượng lao động chính của Tổng

công ty chủ yếu là lao động ở trình độ học nghề chiếm

đến 67.63% trong cơ cấu lao động của công ty. Xếp thứ

hai là lao động chưa qua đào tào chiếm đến 13.74%. Còn

lại là trình độ đại học, cao đẳng thì chiếm tỷ trọng ít

hơn, đại học 10.96% và cao đẳng là 7.67.

-Qua đó cho thấy trình độ lao động chủ yếu của các công

ty rau quả xuất khẩu là lao động nghề phổ thông. Vì tính

chất công việc không đòi hỏi nhiều lao động có trình độ

cao. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế

Việt Nam ngày càng hội nhập, đặc biệt là những thương vụ

buôn bán với nước ngoài đòi hỏi nguồn nhân lực của các

doanh nghiệp phải có chuyên môn về nghiệp vụ cũng như

trình độ giao dịch quốc tế phải cao(kỹ năng đàm phán,

ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng các phương thức thanh toán,

thủ tục xuất khẩu phải ngày càng nâng cao).Khách hàng

Hoa Kỳ là những khách hàng khó tính, do đó đòi hỏi doanh

nghiệp Việt Nam phải tích cực nâng cao trình độ tay

nghề, nghiệp vụ cho nhân viên. Điều này được thể hiện rõ

trong bảng trên, trình độ đại học, cao đẳng của công ty

ngày càng nhiều hơn từ 540 lên 551 năm 2013, bên cạnh

đó giảm dần trình độ chưa qua đào tạo. Giúp doanh nghiệp

có thể mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu.

114

2.5.9 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ

Nhà máy, thiết bị, công nghệ là ba yếu tố quan trọng

trong một nhà máy sản xuất và chế biến rau quả xuất

khẩu. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng

những công nghệ xử lý và chế biến rau quả hiện đại. Nếu

như sản phẩm xuất đi là sản phẩm đóng hộp thì phải trải

qua ba công đoạn là sơ chế, luộc, thành phẩm.Trải qua

các quy trình đóng hộp, quy trình công nghệ IQF sản xuất

rau quả đông lạnh…

Ví dụ:

- Trong quy trình sản xuất đồ hộp, nước quả thì cần sử

dụng công nghệ tiên tiến hơn như công nghệ tách nước quả

ép, làm trong dịch trong quả, các công nghệ bảo quản

nước quả… và sử dụng các thiết bị như phòng lạnh, máy ép

thủy lực,…Do đó nếu không có máy móc thiết bị hiện đại

thì các doanh nghiệp sẽ không có khả năng sản xuất ra

những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng

ở thị trường Hoa Kỳ, vốn dĩ người Mỹ rất quan tâm đến

chất lượng sản phẩm.

- Được thành lập và đi vào hoạt động năm 1977, Công ty

CP Rau Quả Tiền Giang là một trong những nhà cung cấp,

sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả uy tín nhất ở

Việt Nam. Công ty có ba nhà máy chế biến chính, bao gồm

nhà máy đồ hộp trái cây công suất 10.000 tấn thành

phẩm/năm; đông lạnh rau củ quả công suất: 5.000 tấn/năm;

115

và chế biến đa dạng nước quả cô đặc và puree công suất

5.000 tấn/năm. Xuất khẩu rau quả tươi hàng năm đạt hơn

10.000tấn.

2.6 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ đối với rau quả.

2.6.1 Đặc điểm chung về kinh tế- xã hội

Đặc điểm về kinh tế

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế

giới: Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước

này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn

cầu. Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung

Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust. Ngoài ra, Mỹ còn

là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực

cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế

xảy ra hồi năm 2008.

Giá trị GDP của Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

Đvt: Tỷ USD

Năm GDP2007 14,480.32008 14,720.32009 14,417.92010 14,958.32011 15,533.82012 16,244.6

116

2013 16,800Nguồn: Worldbank

Năm Tốc độ tăng trưởngGDP(%)

2007 1.82008 -0.32009 -2.82010 2.52011 1.82012 2.82013 1.9Nguồn: Số liệu thống kê của Worldbank

Từ đó ta có đồ thị về tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ

từ 2007-2013 như sau:

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

-4-3

-2-1

01

23

4

1.8

-0.3

-2.8

2.51.8

2.81.9

Tốc độ tăng trưởng GDP(%)-US

Qua biểu đồ và bảng giá trị GDP của Hoa Kỳ giai đoạn

2007-2013 ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nền

kinh tế Hoa Kỳ nhìn chung tăng qua các năm trừ năm 2008-

2009. GDP của nền kinh tế Hoa Kỳ 2013 đạt 16.800 tỷ USD

gấp 1.2 lần, tương đương 2320 tỷ USD, tức tăng 16% so

với GDP 2007.Nhưng trong giai đoạn 2008-2009 do chịu ảnh

117

hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính, nên GDP Hoa

Kỳ 2008,2009 giảm mạnh và giảm thấp nhất là năm 2009,

giảm đến 302.4 tỷ USD tức giảm 2.05% so với 2008. Nhưng

những năm sau khủng hoảng, nền kinh tế dẫn đầu thế giới

này đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2010, GDP Hoa

Kỳ tăng lên đạt mức 14.958,3 tỷ USD tăng 2.5% so với

2009, và tốc độ tăng trưởng này vẫn giữ ổn định cho đến

nay với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng

2.25%/năm. Một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh

tế này phục hồi sau khủng hoảng là Mỹ đã dành khoảng 150

tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 728 tỷ USD để đầu tư

vào các lĩnh vực kinh tế xanh(năng lượng gió, mặt trời,

hạt nhân..),Hoa Kỳ còn thực hiện cải cách sâu rộng về y

tế, giáo dục.Chính những hành động kịp thời như vậy đã

làm cho kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh như ngày nay. Qua

đó cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng cho việc

xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, với mức thu

nhập lớn như vậy thì nhu cầu tiêu dùng rau quả tại đây

ắc hẳn sẽ rất cao trong tương lai nếu tình hình kinh tế

Hoa Kỳ vẫn cứ trên đà phát triển mạnh như vậy.

Đặc điểm về xã hội

Việc thay đổi cơ cấu dân số Hoa Kỳ theo dân tộc cũng có

ảnh hưởng tích cực đến tiêu dùng rau quả tươi, do người

Mỹ Latinh và người Mỹ gốc Á tiêu dùng nhiều rau quả hơn

người Mỹ gốc Phi và người da trắng. Năm 2009, các hộ gia

118

đình người da trắng hoặc dân tộc khác chi tiêu trung

bình 439$/năm cho các sản phẩm tươi so với mức 695$ của

các hộ gia đình Mỹ gốc Á và 496$ cho các hộ gia đình gốc

Mỹ Latinh và 287$ cho các hộ gia đình Mỹ gốc Phi.

Trong suốt hai mươi năm qua, số lượng người Mỹ Latinh và

người Mỹ gốc Á tăng lên đáng kể. Người Mỹ Latinh chiếm

khoảng 50 triệu người, chiếm 16% trong số 310,2 cư dân

Hoa Kỳ năm 2010, trong khi đó năm 1980 là 7% (Theo số

liệu của Tổng cục thống kê Hoa Kỳ). Trong cùng thời kỳ,

số lượng người Mỹ gốc Phi chỉ tăng từ 12% lên 13%; người

Mỹ gốc Á tăng từ 1% lên 5%.23

2.6.2 Tình hình cung cầu rau quả tại Hoa Kỳ

Cầu rau quả

Nhìn chung mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau quả

của Mỹ luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới.

Mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau trên thế giới là

90 kg/năm, Việt Nam là 60kg/năm. Trong khi đó mức bình

quân của Mỹ rất cao, lên tới 187 kg một người/năm, tức

là gấp đôi mức bình quân của thế giới. Còn mức tiêu thụ

trái cây bình quân đầu người của Mỹ cũng đạt mức gần

130kg/năm.

Cung rau quả

23 Theo số liệu tổng hợp của Roberta Cook, Dịch vụ nghiên cứukinh tế, USDA

119

Cầu lớn kéo theo cung cao, lượng rau quả tham gia trên

thị trường này hết sức sôi động, đa dạng các chủng loại,

trong đó một phần lớn là rau quả được nhập khẩu từ các

nước khác. Nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đáp

ứng nhu cầu khổng lồ đó, nên hàng năm Mỹ phải nhập khẩu

một khối lượng đáng kể để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng

đa dạng của người dân. Rau quả tươi chiếm tỷ trọng hơn

một nửa trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rau quả nói

chung. Các loại quả tươi phổ biến trên thị trường nước

này là chuối, táo, cam, xoài, lê, quýt, đu đủ, dâu tây…

Nước quả cũng là loại sản phẩm chế biến được yêu thích

và tiêu dùng nhiều thứ hai sau hoa quả tươi. Đặc biệt

người Mỹ thích sử dụng các loại nước ép thay cho nước

uống và thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, chiếm tỷ

trọng hơn 1/3 cơ cấu tiêu dùng hoa quả. Ngoài ra còn có

các dạng chế biến khác như: đóng hộp, đông lạnh, sấy

khô…

2.6.3 Thị hiếu tiêu dùng đối với rau quả

Bảng: Tiêu dùng rau quả hàng năm tại Hoa Kỳ, 2007 – 2013

Đơn vị: pound

Mặt hàng 2007 2013 Thị

phần

2007

Thị

phần

2013

Mức tăng

2007-

2013

Hoa quả

120

Họ cam quýt

Tươi 28,5 20,7 22% 25% -27,6%

Chế biến 102,4 63,4 78% 75% -38,1%

Tổng 130,9 84,1 100% 100% -35,8%

Không thuộc họ cam

quýt, bao gồm dưa

Tươi 73,4 106,8 48% 52% 45,6%

Chế biến 78,1 100,3 52% 48% 28,5%

Tổng 151,5 207,1 100% 100% 36,8%

Rau

Rau, trừ khoai tây,

các loại hạt khô và

đậu lăng

Tươi 95,9 146,5 45% 54% 52,7%

Chế biến 119,3 124,5 55% 46% 4,4%

Tổng 215,2 271,0 100% 100% 25,9%

Khoai tây

Tươi 49,4 36,4 39% 32% -26,2%

Chế biến 75,8 76,7 61% 68% 1,2%

Tổng 125,2 113,1 100% 100% -9,6%

Tất cả các loại rau

Tươi 145,3 182,9 43% 48% 25,9%

Chế biến 195,1 201,2 57% 52% 3,1%

Tổng các loại 340,4 384,1 100% 100% 12,8%

121

rau

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của Roberta Cook, Dịch vụ nghiên cứu kinh tế,

USDA

Các xu hướng về thực phẩm và nhân khẩu học tại Hoa Kỳ sẽ

tiếp tục thay đổi xu hướng tiêu dùng rau quả, tăng tiêu

dùng các sản phẩm tươi và giảm tiêu dùng các sản phẩm

rau quả đóng hộp. Đồng thời, người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng

có xu hướng hướng tới tiêu dùng nhiều sản phẩm đa dạng

và tiện lợi hơn. Tiêu dùng theo đầu người hàng năm đối

với mặt hàng rau quả đối với cả hai dạng, rau quả tươi

và rau quả chế biến, tăng 8,4% từ năm 2007 đến năm 2013,

đạt mức 675 lbs (pound, 1lbs = 0,454kg). Tiêu dùng mặt

hàng rau quả sẽ tiếp tục tăng mạnh nếu thu nhập theo đầu

người phục hồi trở lại sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế

và tỷ lệ người có trình độ giáo dục cao tăng lên. Đồng

thời, để đảm bảo các lợi ích về sức khỏe, chính phủ đang

có chính sách khuyến khích tiêu dùng rau quả nhiều hơn

với tất cả các nhóm độ tuổi, đặc biệt là những người

tiêu dùng trẻ tuổi.

Một vài mặt hàng đã giành được thị phần lớn, như ngành

hàng các loại quả họ berry, trong khi một số mặt hàng

khác chưa thực sự thành công. Nói chung, tiêu dùng các

loại quả nhiệt đới tăng đáng kể trong khi các loại quả

truyền thống như lê và đào tăng chậm hoặc giảm trong

những năm gần đây, đặc biệt là dạng đóng hộp. Tiêu dùng

122

xà lách giòn giảm đáng kể trong khi xà lách cuộn tăng

nhanh chóng. Xu hướng này cho thấy nhiều người tiêu dùng

đã có xu hướng thay thế các loại rau quả họ vẫn dùng

bằng các loại rau quả khác, làm tăng tổng tiêu dùng các

loại rau quả. Điều này không có nghĩa là các đoạn thị

trường tiêu dùng khác không đa dạng hoặc không tăng khối

lượng tiêu dùng, do đó tiềm năng tiêu thụ những sản

phẩm rau quả tươi từ các nước khác của Hoa Kỳ là rất

lớn.

2.6.4 Quy định liên quan đến nhập khẩu rau quả

Một số điều Luật liên quan đến nhập khẩu rau quả của Mỹ24

Cấm nhập khẩu một số loại nông sản

Điều khoản 8e của luật điều chỉnh nông nghiệp Mỹ quy

định cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản nếu chúng

không đáp ứng được yêu cầu về: cấp loại, kích cỡ chất

lượng và độ chín gồm: “cà chua, nho khô, ôliu, quả chanh

đắng ( Chanh nước có vị đắng), bưởi, hạt tiêu còn xanh,

cà chua Ái Nhĩ Lan, dưa chuột, cam, hành, quả óc chó,

chà là, nho (dùng cho bữa ăn), trái cà, mận, táo, trái

kiwi, đào”. Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở tiêu

chuẩn những sản phẩm mà Mỹ sản xuất được và có nhu cầu

trong nước.

24

123

Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng

thực phẩm (HACCP)25

Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên

nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm

kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn

chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá

học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế

biến thực phẩm nói chung.

HACCP được ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997

được Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and

Drugs Administration) đưa vào áp dụng bắt buộc đối với

thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài.

HACCP hiện được đưa vào bộ Luật về Thực Phẩm (Food Code)

của Mỹ, do FDA giám sát việc thi hành và mở rộng ra áp

dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước mắt là cho

chế biến nước quả. HACCP được xây dựng trên cơ sở các

quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng trên thế giới: Thực

tiễn sản xuất hàng hóa (Goods Manufacturing Practice

(GMP)) và Thủ tục quản lý tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

(Sanitation Standard Operating Procedure (SSOP)), v.v.

Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuất phải có đầy

đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền

thiết bị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người

25 Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and DrugsAdministration)

124

theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú

trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ

vận hành, kiểm tra việc sửa chữa/điều chỉnh khi các giới

hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ

sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản

xuất, chế biến.

Cơ chế kiểm soát từ xa của HACCP tập trung trên 7 nguyên

tắc cơ bản:

- Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa

- Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control

points)

- Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra

các mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa

- Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên

quan đến mỗi đIểm kiểm soát tới hạn

- Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ

tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì

quá trình kiểm soát.

- Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiết khi thấy giới

hạn tới hạn bị vi phạm

- Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và

các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP.

Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây

(Bao gồm trái cây, hạt các loai, tươi, khô, lạnh, hấp,

luộc, đông lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm). Sản phẩm có

125

thể còn nguyên dạng, cắt hoặc sử lý thế nào đó, nhưng

chưa qua chế biến.

Theo quy định này, việc nhập khẩu phải:

- Phù hợp với các quy định về chất lượng của FDA

- Phù hợp quy định của FDA về các thủ tục và thông báo

hàng đến

- Phù hợp với các quy định về kiểm dịch của USDA, có thể

phải xin giấy phép

- Phù hợp với các quy định về đơn hàng nhập khẩu của

USDA, về cấp độ (grade), kích cỡ, chất lượng, nếu đòi

hỏi.

- Phù hợp các quy định về môi trường của Cơ quan Bảo Vệ

Môi trường Hoa Kỳ (EPA), về nồng độ thuốc trừ sâu còn

lưu lại trong sản phẩm nhập khẩu.

2.6.5 Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ

Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương

mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hàng hóa song phương Việt

Nam-Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 tiếp tục có những

bước khởi sắc đáng kể. Cho đến nay, Hoa kỳ là đối tác lớn thứ hai của Việt

Nam trên toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn

nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ.

Nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ

đạt tương ứng là 6,77 tỷ USD và 8,81 tỷ USD thì đến năm

126

2007, con số này đã là 11,79 tỷ USD. Tuy chịu ảnh hưởng

từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới nặng nề trong các năm

tiếp theo, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt

Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức cao. Đến năm 2012, tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia đã đạt

đến con số 24,49 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2011 và

gấp 3,6 lần kết quả thực hiện của năm 2005. Trong đó,

xuất khẩu đạt 19,66 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,83 tỷ

USD.26

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại

với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn.

 Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dư hàng hóa của Việt

Nam trong buôn bán trao đổi thương mại với Hoa Kỳ đã

vượt qua 10 tỷ USD, cao gấp  26,5% so với năm trước. Đến

năm 2012, nhờ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa

Kỳ cao gấp 4 lần so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của

cả nước từ thị trường này, mức xuất siêu của Việt Nam

sang Hoa Kỳ đã lên tới 14,8 tỷ USD.

26 Số liệu thống kê hải quan

127

* Ghi chú: từ năm 2008 trở về trước, nhập khẩu được thống kê theo

nước/vùng lãnh thổ gửi hàng, từ năm 2009 đến nay nhập khẩu được thống

kê theo nước/vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị

trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với tổng

trị giá đạt gần 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ

năm trước và chiếm tới 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa của cả nước. Ở chiều ngược lại, tổng trị giá

hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 2,6

tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy Hoa Kỳ là thị trường

tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp

hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam trong năm 2013. Cho

thấy trong tương lai thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ rất phát

128

triển. Giúp cho hàng hóa Việt Nam ngày càng phổ biến và chiếm được

lòng tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

2.7 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu rau quả của

Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013

2.7.1 Điểm mạnh

- Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất đa dạng các loại

sản phẩm từ rau quả tươi đến rau quả chế biến và các

loại nước quả puree đóng hộp ngày càng đa dạng về chủng

loại.

-Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức tốt về các tiêu

chuẩn chất lượng như GlobalGAP, HACCP.

- Lực lượng lao động dồi dào,có kinh nghiệm trong sản

xuất nông nghiệp, chi phí lao động thấp.

- Khả năng cung cấp các sản phẩm trái vụ.

- Luôn tuân thủ theo những quy định quốc tế về thực hiện

hợp đồng.Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tuân thủ những

quy định quốc tế trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất

khẩu rau quả của mình.

2.7.2 Điểm yếu

- Hoạt động thu mua, tự sản xuất nguồn nguyên liệu còn

hạn chế.Nguồn nguyên liệu thô không đáp ứng được chất

lượng.Đó là nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp giao

129

hàng không đúng hẹn và vụt mất những đơn đặt hàng có giá

trị.

- Hình thức xuất khẩu ủy thác phải tốn chi phí trung

gian. Chưa chủ động trong việc xuất khẩu.

- Chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao trong sản phẩm.

Chất lượng sản phẫm còn thấp cũng như hoạt động

marketing nhằm tạo giá trị gia tăng trong sản phẩm ở thị

trường nước ngoài còn yếu. Sản phẩm bán với giá thấp.

- Cơ sở vật chất,công nghệ của các cơ sở sản xuất chế

chưa đủ để sản xuất với quy mô lớn.

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu dựa

vào vốn vay, không đáp ứng đủ nhu cầu.

- Cơ hội nghiên cứu thị trường một cách kỹ càng chưa

cao.Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu còn yếu.

- Chưa chủ động tìm kiếm đối tác. Chủ yếu chờ vào đối

tác nước ngoài đặt hàng rồi mới tiến hành sản xuất.Không

tạo ra được lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh.

- Kết quả trong nghiên cứu giống mới trong doanh nghiệp

chưa được triển khai mạnh mẽ trong thực tế.

2.7.3 Cơ hội

- Nhu cầu tiêu dùng rau quả của người Mỹ tăng cao.Xu

hướng người tiêu dùng chuyển dần sang rau quả tươi.

- Quan hệ Việt Nam-Mỹ làm tăng lượng hàng hóa luân

chuyển giữa hai nước.

130

- Hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan Việt Nam

giúp doanh nghiệp thăm dò thị trường, quảng bá,

marketing cho sản phẩm của mình.

- Chính sách của Chính Phủ nhằm khuyến khích hoạt động

xuất khẩu ngày càng nhiều.

2.7.4 Thách thức

- Cạnh tranh từ các sản phẩm rau quả từ Trung Quốc, Thái

Lan ngày càng gay gắt.Các sản phẩm này luôn bán với mức

giá cạnh tranh hơn và được nhiều người tiêu dùng biết

đến.

- Các hàng rào thuế và phi thuế của Mỹ ngày càng nhiều

hơn.Mỹ luôn đặt ra nhiều tiêu chuẫn kỹ thuật nếu như

lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam tràn vào thị trường

này ngày càng nhiều.

- Thay đổi trong quy định pháp luật về nhập khẩu rau quả

ở Mỹ.

- Các thương hiệu rau quả Việt Nam chưa được người tiêu

dùng thế giới biết đến rộng rãi như của Thái Lan, Trung

Quốc.

Từ những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt

Nam hiện nay ta có ma trận SWOT như sau:

131

MA TRẬN SWOT CƠ HỘI(O)

1. Nhu cầu tiêu

dùng rau quả của

người Mỹ tăng cao.

2. Quan hệ Việt

Nam-Mỹ làm tăng

lượng hàng hóa luân

chuyển giữa hai

nước.3. Hoạt động xúc

tiến thương mại của

các cơ quan Việt

Nam giúp doanh

nghiệp thăm dò thị

trường, quảng bá,

marketing cho sản

phẩm của mình.

4. Chính sách của

Chính Phủ nhằm

khuyến khích hoạt

động xuất khẩu ngày

càng nhiều.

5.Xu hướng người

tiêu dùng chuyển

dần sang rau quả

THÁCH THỨC(T)

1. Cạnh tranh từ

Trung Quốc, Thái

Lan ngày càng gay

gắt.

2. Các hàng rào

thuế và phi thuế

của Mỹ ngày càng

nhiều hơn.

3. Thay đổi trong

quy định pháp luật

về nhập khẩu rau

quả ở Mỹ.

4. Các thương hiệu

rau quả Việt Nam

chưa được người

tiêu dùng thế giới

biết đến rộng rãi

như của Thái Lan,

Trung Quốc.

132

tươi.

133

ĐIỂM MẠNH(S)

1. Các doanh

nghiệp có khả năng

sản xuất đa dạng

các loại sản phẩm.

2. Các doanh

nghiệp ngày càng

nhận thức tốt về

các tiêu chuẩn

chất lượng như

GlobalGAP, HACCP.

3. Lực lượng lao

động dồi dào,có

kinh nghiệm nông

nghiệp, chi phí

lao động thấp.

4. Khả năng cung

cấp các sản phẩm

trái vụ.

5. Luôn tuân thủ

theo những quy

định quốc tế về

thực hiện hợp

đồng.

KẾT HỢP SO

S1+S2+S4+O1+O5: Đa

dạng hóa, nâng cao

chất lượng sản phẩm

xuất khẩu.

S3+O2: Chiến lược

nâng cao chất lượng

lao động, bồi dưỡng

cán bộ giỏi.

S2+S3+O4:Tiến hành

tập trung sản xuất

vào sản phẩm chủ

lực,có tiềm năng

phát triển,xây dựng

các vùng chuyên

canh.

KẾT HỢP ST

S1+S2+T1+T4: Tăng

cường hoạt động xúc

tiến nhằm tìm kiếm

thị trường mới,

quảng bá thương

hiệu.

S2+T2: Nâng cao

chất lượng nhằm

vượt qua những rao

cản về kỹ thuật.

134

ĐIỂM YẾU(W)

1. Hoạt động thu

mua, tự sản xuất

nguồn nguyên liệu

còn hạn chế.

2. Nguồn nguyên

liệu thô không đáp

ứng được chất

lượng.

3. Hình thức xuất

khẩu ủy thác phải

tốn chi phí trung

gian.

4. Chưa tạo ra

được giá trị gia

tăng cao trong sản

phẩm.Sản phẩm bán

với giá thấp.

5. Cơ sở vật

chất,công nghệ

của các cơ sở sản

xuất chế chưa đủ

để sản xuất với

quy mô lớn.

6. Nguồn vốn của

KẾT HỢP WO

W1+W2+O1: Chiến

lược hội nhập dọc

về phía trước.Liên

kết với nhà cung

cấp nhằm đảm bảo

nguồn cung nguyên

liệu.

W3+O3: Chiến lược

hội nhập dọc vế

phía sau.Liên kết

với nhà phân phối

đảm bảo đầu ra cho

sản phẩm.

W6+W5+O2: Chiến

lược huy động vốn

từ nhà đầu tư nước

ngoài.

W7+W8+W9+Ỏ3+O4:

Chiến lược thâm

nhập thị trường nhờ

vào chất lượng sản

phẩm.

KẾT HỢP WT

W3+T3: Hạn chế rủi

ro hơn xuất khẩu

trực tiếp.

W1,2,5+T1,2,3:Thu

hẹp hoạt động kinh

doanh và chỉ tập

trung vào sản phẩm

chủ lực.

135

các doanh nghiệp

xuất khẩu chủ yếu

dựa vào vốn vay,

không đáp ứng đủ

nhu cầu.

7. Cơ hội nghiên

cứu thị trường một

cách kỹ càng chưa

cao.Nghiệp vụ kinh

doanh xuất khẩu

còn yếu.

8. Chưa chủ động

tìm kiếm đối tác.

9. Kết quả trong

nghiên cứu giống

mới trong doanh

nghiệp chưa được

triển khai mạnh mẽ

trong thực tế.

2.8 NHẬN XÉT CHUNG

Qua quá trình đi từ lý luận chung ở chương 1 đến thực

trạng hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

Việt Nam trong chương 2, cho thấy rằng bên cạnh những

136

thành quả đạt được cho đến thời điểm hiện tại như kim

ngạch xuất khẩu tăng hơn 30% năm 2012,2013, thị trường

Mỹ từ vị trí thứ yếu trong các thị trường xuất khẩu rau

quả Việt Nam trước đây thì bây giờ thị trường này đã

vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 nhập khẩu rau quả của Việt

Nam.Cho thấy việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả

Việt Nam sang thị trường này nên đẩy nhanh trong tương

lai. Bên cạnh đó doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu

trong khâu tạo nguồn nguyên liệu,nghiệp vụ khi kinh

doanh với đối tác nước ngoài, tổ chức hoạt động xuất

khẩu, làm thủ tục hải quan, tổ chức ký kết và thực hiện

hợp đồng, hạn chế về tài chính, công nghệ cũng như trình

độ nguồn nhân lực. Những hạn chế này nên sớm được khắc

phục để rau quả Việt Nam ngày càng vươn xa trên thị

trường Quốc Tế.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ

3.1 Mục tiêu, cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp

3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp

-Phát huy những điểm mạnh của doanh nghiệp, khắc phục

những điểm yếu tận dụng những cơ hội có được trong ngành

sản xuất và xuất khẩu rau quả để giúp các doanh nghiệp

vượt qua những thử thách khi đưa sản phẩm của mình ra

137

thị trường quốc tế nhằm nâng cao thương hiệu rau quả của

Việt Nam.

-Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng

cao khả năng cạnh tranh, khả năng thực hiện hoạt động

kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả theo

hướng hiện đại, bền vững với số lượng lớn và chất lượng

cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đáp ứng

được nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu, nâng cao thu nhập

và tạo việc làm cho người dân.

3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp

-Rau quả không chỉ phục vụ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày

của người dân Việt Nam mà hoạt động xuất khẩu rau quả

còn góp phần đáng kể vào quá trình phát triển nông thôn,

giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động và thu

vế nguồn ngoại tệ cho quốc gia, giúp cải thiện cán cân

thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó nhu cầu hằng ngày

của người tiêu dùng trong và ngoài nước về rau quả là

rất lớn, đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển

ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam. Những cơ

hội này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ngành

rau quả Việt Nam cần phải có những bước phát triển phù

hợp hơn.

138

-Hiện tại rau quả chưa phải là ngành chủ chốt trong cơ

cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng

9.6% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam do còn

nhiều hạn chế về chất lượng, giống,công nghệ bảo quản và

chế biến, công nghệ sau thu hoạch song vẫn phải thức

nhận đây là một ngành hàng rất cần sự quan tâm và ưu

tiên đầu tư phát triển ở Việt Nam vì Việt Nam có lợi thế

về đất đai, khí hậu, chi phí lao động,..Nếu có thể ưu

tiên phát triển ngành rau quả đặc biệt là trong hoạt

động xuất khẩu thì có thể maang lại nguồn thu ngoại tệ

cho quốc gia, giải quyết việc làm ở các khu vực nông

thôn, góp phần giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

3.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp

Quan điểm sản xuất và xuất khẩu phải gắn với hiệu

quả kinh tế xã hội.

Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt

động kinh doanh đó phải đạt được hiệu quả tức là mang

lại lợi nhuận, lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên để đạt được

mục tiêu đó các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nên quan

tâm đến lợi nhuận cho bản than mình mà cần phải gắn nó

với hiệu quả kinh tế xã hội.

Quan điểm đa dạng hóa thị trường

- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp mở rộng được thị

trường tiêu thụ, kể cả dịch vụ, vì rõ ràng là thị trường

139

nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước;

do đó doanh nghiệp có thể mở rộng được hoạt động đầu tư

của mình.

- Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm

của công ty, thì thị trường quốc tế là một lối thoát duy

nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu

có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ

thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận, dẫn đến giá bán có

khả năng hạ thấp tạo điều kiện tác động trở lại để đẩy

mạnh khối lượng hàng hóa bán ra hơn nữa.

Quan điểm tập trung vào mặt hàng xuất khẩu chủ lực

-Mặt hàng chủ lực là những mặt hàng có đặc điểm như: thị

trường tiêu thụ tương đối ổn định, luôn cạnh tranh được

trên thị trường đó, có nguồn lực để tổ chức sản xuất với

chi phí thấp,có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim

ngạch.

Ngoài ra chúng ta cần chú ý đến một số quan điểm khác có

tác dụng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hướng đến

xuất khẩu như: quan điểm thu hút vốn đầu tư nước

ngoài,quan điểm sử dụng tổng hợp khai thác các nguồn tài

nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất có sẵn, quan điểm

xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau quả.

Quan điểm nâng cao chất lượng hàng hóa để đẩy mạnh

xuất khẩu.

140

Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có

giá trị cao là những quan điểm mà Vinafruit đề ra trong

chiến lược phát triển của mình. Quan điểm này góp phần

thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang các thị trường

khó tính trong tương lai.

3.2 Các giải pháp

3.2.1 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ khoa học

vào sản xuất và xuất khẩu rau quả.

Mục tiêu đề xuất

- Nhằm nâng cao nhận thức và các kỹ năng của những người

tham gia ngành rau quả về chất lượng, an toàn thực phẩm

và công nghệ sau thu hoạch. Sử dụng các hạt giống cho

năng suất cao trong ngành rau quả và đáp ứng nhu cầu của

thị trường quốc tế.

-Tạo ra những sản phẩm rau quả xuất khẩu có giá trị cao

nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cơ sở đề xuất giải pháp (S1+S2+S4+O1+O5)

Tận dụng điểm mạnh sản xuất đa dạng các sản phẩm của

doanh nghiệp hiện nay cùng với nhận thức đúng đắn về các

tiêu chuẩn kỹ thuật kết hợp với nhu cầu khách hàng ngày

một tăng lên và đa dạng

Biện pháp thực hiện

141

- Cung cấp các sản phẩm trái mùa cho các thị trường ở

Hoa Kỳ bằng cách tăng số lượng các loại hạt giống mới

được sử dụng.Ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn sản

xuất nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng.

- Chủ động liên kết giữa các viện nghiên cứu và trường

đại học với người trồng rau quả và nhà xuất khẩu trong

ngành rau quả.

- Tăng số lượng các mặt hàng rau quả được xuất khẩu ra

thị trường quốc tế. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn

nghiên cứu giữa các viện và nhà xuất khẩu, chế biến,

người trồng rau quả (các đơn vị liên quan như: Bộ Nông

nghiệp, Các hiệp hội ngành hàng, Liên minh hợp tác xã

Việt Nam, các nhà tài trợ, Ủy ban nhân dân các tỉnh)

3.2.2 Giải pháp tập trung sản xuất vào sản

phẩm chủ lực,có tiềm năng phát triển,xây

dựng các vùng chuyên canh.

Mục tiêu

-Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm các doanh nghiệp cũng

phải chú ý nhiều đến những sản phẩm chủ lực, có lợi thế

cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

-Phát triển những sản phẩm chủ lực.

Cơ sở đề xuất giải pháp (S2+S3+O4)

Tận dụng thế mạnh lực lượng lao động dồi dào,có kinh

nghiệm nông nghiệp, chi phí lao động thấp, và nhận thức

142

tốt về các tiêu chuẩn chất lượng kết hợp với những chính

sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu rau quả của Nhà

Nước về việc xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông

nghiệp.

Biện pháp thực hiện

- Tăng lượng các hợp đồng/thoả thuận cung cấp dài hạn

giữa người trồng rau quả và nhà xuất khẩu/ chế biến.

- Hình thành các hợp tác xã của chính người nông dân và/

hoặc các nhóm người trồng rau quả, và/ hoặc các vùng

nguyên liệu có thể phát triển thành các cơ sở chuyên

xuất khẩu.

- Tăng số lượng các hợp tác xã của nông dân và/ hoặc

nhóm người trồng rau quả và/ hoặc vùng nguyên liệu có

thể cung cấp các phương tiện thực hiện các công việc

trước khi giữ mát, đóng gói, giữ lạnh và xuất khẩu sản

phẩm đã đóng gói có cùng một nhãn hiệu chung.

- Tăng số lượng các chương trình liên kết nhà xuất khẩu/

chế biến với người trồng rau quả và các tổ chức hỗ trợ

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động,

bồi dưỡng cán bộ giỏi.

Mục tiêu giải pháp

- Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ áp dụng

những khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất của

doanh nghiệp.

143

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động đặc biệt là

những lao động chưa qua đào tào.

Cơ sở đề xuất giải pháp (S3+O2)

Dựa trên nguồn lao động Việt Nam dồi dào, có kinh nghiệm

trong sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp

kết hợp với quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày

càng mở rộng và phát triển thì việc học hỏi kinh nghiệm

trong sản xuất rau quả từ các chuyên gia nước ngoài nhằm

nâng cao trình độ cho các cán bộ Việt Nam.Nhằm tạo ra

nhiều lao động,cán bộ giỏi cho Việt Nam.

Biện pháp thực hiện

-Cử cán bộ đi thăm những trang trại, mô hình sản xuất ở

nước ngoài như Đài Loan, mô hình GAP của Thái Lan cùng

với các Hiệp Hội rau quả Việt Nam diễn ra thường xuyên

hằng năm.

- Đào tạo cho các nhà lãnh đạo hàng đầu của các quận

huyện về các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng

(với các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp

tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ).

- Mở lớp đào tạo cho những công nhân trong nhà máy chế

biến về các quy trình kỹ thuật, sử dụng máy móc, thiết

bị như thế nào là đạt hiệu quả cao trước khi bắt tay vào

sản xuất.

144

3.2.4 Giải pháp liên kết với nhà phân phối

đảm bảo đầu ra cho sản phẩm

Mục tiêu giải pháp

Nhằm tạo được mối quan hệ với các nhà phân phối ở nước

ngoài nhằm đảm bảo cho sản phẩm được tiêu thụ một cách

hiệu quả.

Cơ sở đề xuất giải pháp (W3+O3)

Nhằm hạn chế xuất khẩu rau quả bằng hình thức ủy thác,áp

dụng hình thức này các doanh nghiệp không biết hàng hóa

mình sẽ đi về đâu và tiêu thụ như thế nào, thị trường

nước ngoài tiêu dùng ra sao kết hợp với các hoạt động

xúc tiến giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu các

kênh phân phối ở nước ngoài.

Biện pháp thực hiện

- Xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu thụ phù hợp trên cơ

sở tạo thế mạnh cạnh tranh và cùng chia sẽ lợi ích cũng

như rủi ro giữa doanh nghiệp và nhà vườn (chủ trang

trại, HTX). (nhà vườn chịu trách nhiệm về chất lượng từ

lúc bắt đầu trồng cho tới khi tiêu thụ xong sản phẩm –

nhà doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiêu thụ từ lúc bắt

đầu trồng cho tới khi tiêu thụ xong).

- Xây dựng các mô hình khép kín (nông công nghiệp như

CTy Đồng giao, Ninh bình) hoặc cùng góp vốn sản xuất và

tiêu thụ (công ty cổ phần).

145

3.2.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến nhằm tìm

kiếm thị trường mới, quảng bá thương hiệu.

Mục tiêu giải pháp

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào

các Hội nghị, triễn lãm quốc tế về các hoạt động liên

quan đến xuất khẩu rau quả.Giúp doanh nghiệp tìm kiếm

thị trường mới nhiều tiềm năng và góp phần quảng bá

thương hiệu Việt Nam cho người tiêu dùng quốc tế.

Cơ sở đề xuất giải pháp (S1+S2+T1+T4)

Dựa trên lợi thế về sản phẩm cùng với việc tuân thủ

những quy định quốc tế về xuất khẩu rau quả nhằm hạn chế

những áp lực cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc ,Thái Lan

nhằm giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam

được nhiều người biết đến.

Biện pháp thực hiện

- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Bộ

Công thương nên thường xuyên cung cấp cho các nhà xuất

khẩu về nhu cầu của thị trường quốc tế nên cung cấp cả

số liệu về số lượng lẫn giá trị để các doanh nghiệp dễ

dàng đánh giá về các thị trường.

- Tăng cường liên kết, cập nhật thông tin từ các tổ chức

nước ngoài về việc tham gia các triển lãm rau quả quốc

tế,các Hội chợ rau quả quốc tế thường .

146

3.3 KẾT LUẬN

Ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam hiện nay

tuy không chiếm tỷ trọng cao như các ngành xuất khẩu chủ

lực khác nhưng nó mang lại cho Việt Nam những khoảng lợi

nhuận không nhỏ và điển hình là theo dự báo năm 2014 thì

kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 1.2 tỷ USD.Cho thấy ngành

hàng này ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển hơn

trong tương lai.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều lúng túng

khi đưa một mặt hàng rau quả Việt Nam sang một thị

trường mới và khó tính như Hoa Kỳ, hay các doanh nghiệp

phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ nền

nông nghiệp nội địa rất khắt khe của quốc gia này hoặc

việc thay đổi liên tục các quy định trong kiểm tra, giám

định hàng hóa. Đối mặt với những trường hợp như vậy, các

doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cẩn thận trong từng

hoạt động kinh doanh của mình, không nên lơ là ở bất kỳ

một bước nào vì chính những việc làm như vậy sẽ đẩy các

doanh nghiệp Việt Nam rơi vào các tình huống tranh

chấp,khó xử lý.

Do đó tận dụng những thế mạnh sẵn có và những cơ hội mà

thị trường này mang lại để các doanh nghiệp Việt Nam có

thể khắc phục những điểm mình còn hạn chế và vượt qua

những thách thức và từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu rau

147

quả sẽ là những người tiên phong trên con đường mang rau

quả Việt Nam giới thiệu với bạn bè trên toàn Thế Giới.

148