ISSN 1859-0144 4-5/2019 - Sở Khoa học Công nghệ

48
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: TRẦN THỊ THÙY YÊN Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN THỊ THÙY YÊN NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: Công ty TNHH 1 TV In và TM Thiên Hải Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Địa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3545090 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/11/2018 In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP Huế) Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2019 ISSN 1859-0144 4-5/2019 CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5 l Ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam l Diễn đàn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2019” l Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của địa phương l Thừa Thiên Huế đứng thứ 2 toàn quốc về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin l Lần đầu tiên phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật bảo tồn phần gan cắt bỏ l Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp năm 2019 l Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ, hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp l Nâng tầm Festival Nghề truyền thống Huế 2019 l Điều tra thành phần loài và đề xuất mô hình phát triển cây sa nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế để tạo nguồn dược liệu l Nghiên cứu quy trình sản xuất sinh khối tảo silic tại Thừa Thiên Huế l Bài báo quốc tế và vị thế dành cho Đại học Huế l Sản xuất giấy chống thấm từ bã mía và vỏ loài giáp xác l Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần thay đổi nhận thức để tiệp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư l Rượu sim của người Tà Ôi l Thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - 26/4/2019: Đường tới huy chương vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao l Xây dựng thành phố truyền thông thông minh đầu tiên Việt Nam tại Huế l Tổng kết cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ XII - Năm 2019 l Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển l Bàn giao Dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế l Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế l Phát triển công nghệ tiên tiến, phù hợp l Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo l Israel chế tạo trái tim in 3D đầu tiên bằng mô người l Lần đầu tiên, một nhà khoa học nữ nhận giải Tạ Quang Bửu 2 4 7 10 10 11 13 14 19 24 28 30 32 35 37 38 39 40 41 42 44 46 47 48

Transcript of ISSN 1859-0144 4-5/2019 - Sở Khoa học Công nghệ

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chịu trách nhiệm xuất bản:TRẦN THỊ THÙY YÊN

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN THỊ THÙY YÊNNGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:Công ty TNHH 1 TV In và TM Thiên Hải

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa,

thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên HuếĐiện thoại: 0234.3545090

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 22/2018/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 23/11/2018

In tại:Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại

Thiên Hải (278 Đặng Tất - TP Huế)Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 5 năm 2019

ISSN 1859-01444-5/2019

BIA 1CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

l Ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Naml Diễn đàn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2019”l Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của địa phươngl Thừa Thiên Huế đứng thứ 2 toàn quốc về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tinl Lần đầu tiên phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật bảo tồn phần gan cắt bỏl Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp năm 2019l Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ, hướng đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệpl Nâng tầm Festival Nghề truyền thống Huế 2019l Điều tra thành phần loài và đề xuất mô hình phát triển cây sa nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế để tạo nguồn dược liệul Nghiên cứu quy trình sản xuất sinh khối tảo silic tại Thừa Thiên Huếl Bài báo quốc tế và vị thế dành cho Đại học Huếl Sản xuất giấy chống thấm từ bã mía và vỏ loài giáp xácl Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần thay đổi nhận thức để tiệp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưl Rượu sim của người Tà Ôil Thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - 26/4/2019: Đường tới huy chương vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thaol Xây dựng thành phố truyền thông thông minh đầu tiên Việt Nam tại Huếl Tổng kết cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ XII - Năm 2019l Nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triểnl Bàn giao Dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huếl Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tếl Phát triển công nghệ tiên tiến, phù hợpl Giáo dục Stem/Steam: Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạol Israel chế tạo trái tim in 3D đầu tiên bằng mô ngườil Lần đầu tiên, một nhà khoa học nữ nhận giải Tạ Quang Bửu

2

4

7

10

10

11

1314

19

242830

3235

37

38

39

4041

4244

4647

48

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Ý NGHĨA CỦA NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013 (Luật số 29/2013/QH13) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, quy định: “Ngày 18 tháng 5 hằng năm là Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam”. Ý nghĩa của việc tổ chức kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam là để tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN; tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN; động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN.

Bộ KH&CN đề xuất chọn ngày 18/5 hàng năm làm Ngày KH&CN Việt

Nam, bởi ngày này gắn với một sự kiện lịch sử. Đó là vào ngày 18/5/1963, ngày Bác Hồ đến dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Bác nói: “Chúng ta biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó… Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”. Chọn ngày 18/5 làm Ngày KH&CN Việt Nam để nhắc nhở những người làm KH&CN ôn lại những căn dặn đó của Bác Hồ.

Bắt đầu từ năm 2014, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện KH&CN để kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam. Năm nay, năm thứ 6 tổ chức Ngày KH&CN với chủ đề “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, kiến tạo tương lai”. Đây là hoạt động để cụ thể hóa quy định tại Điều 7 Luật KH&CN

2013 và thể hiện quyết tâm của Bộ KH&CN trong việc làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của KH&CN, nâng cao vị thế của KH&CN lên một tầm cao mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Ý nghĩa của Ngày KH&CN Việt Nam được thể hiện rõ ở chỗ:

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN

Hiện nay, hệ thống pháp luật về KH&CN của nước ta đã tương đối đầy đủ, gồm 8 đạo Luật:

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ Nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Ảnh internet)

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

KH&CN 2013; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Chuyển giao công nghệ (2017); Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006); Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007); Luật Năng lượng nguyên tử (2008); Luật Công nghệ cao (2008); Luật Đo lường (2011). Ngày KH&CN Việt Nam được tổ chức hàng năm là dịp để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các đạo luật này cũng như các văn bản hướng dẫn tới mọi tổ chức, các nhân trong xã hội, giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật KH&CN, để các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN phát huy tác dụng ngày càng cao trong thực tiễn cuộc sống.

2. Biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN

Ngày KH&CN Việt Nam chính là dịp để biểu dương, tôn vinh vinh đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN, những người luôn cống hiến hết mình trên mặt trận thầm lặng, tạo ra những kết quả KH&CN xuất sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh bao gồm: trao các giải thưởng về KH&CN, vinh danh các nhà KH&CN, các tập thể KH&CN xuất sắc; tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN”; tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm với các nhà khoa học, học sinh, sinh viên, nhà sang chế không chuyên…

3. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thành tựu KH&CN, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN

Trong tuần lễ diễn ra Ngày KH&CN Việt Nam, Bộ KH&CN cùng với các địa phương sẽ tổ chức một chuỗi sự kiện như: các hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các thành tựu KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở cửa các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm để các tầng lớp nhân dân có thể đến tham

quan, tìm hiểu. Người dân có thể tận mắt chứng kiến các nhà khoa học làm việc như thế nào, các kết quả sáng tạo của họ ra sao. Vì vậy, ngày này có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo ra những hiệu ứng truyền thông lan tỏa, giúp người dân và toàn xã hội nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4. Động viên khích lệ thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đất nước

Một trong những ý nghĩa quan trọng của Ngày KH&CN Việt Nam là thông qua các hoạt động trình diễn KH&CN, tuyên truyền về các thành quả KH&CN, các hội nghị, hội thảo được tổ chức trên khắp cả nước sẽ thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Đây không chỉ là cơ hội nâng cao kiến thức mà còn giúp họ giao lưu với các nhà khoa học, từ đó khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của thế hệ trẻ. Chính vì thế, Ngày KH&CN Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem đến tình yêu và nuôi dưỡng đam mê khoa học đối với mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ có như thế, KH&CN Việt Nam mới có thể phát triển trong tương lai.

Trúc Nhi

Sở KH&CN Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội” và trao tặng Kỷ niệm chương

vì sự nghiệp KH&CN năm 2018

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Ngày 19/4/2019, UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế đã tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) năm 2019. Đến tham dự có đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN cùng hơn 600 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý, trường đại học, cao đẳng, các nhà đầu tư, do-anh nghiệp khởi nghiệp và tác giả, nhóm tác giả KNĐMST, vườn ươm sáng tạo trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định: Diễn đàn lần này là cơ hội để các cấp, ngành, các nhà trường chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ KNĐMST đạt hiệu quả nhất, nhằm đưa các ý tưởng KNĐMST vào đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp không phải là việc riêng của một cá nhân, một nhóm hay một đơn vị mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách đồng bộ và kết nối của các bên liên quan; vì đây là điều cốt lõi để tạo ra một hệ sinh thái KNĐMST phát triển mạnh và bền vững, hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp.

Tại Diễn đàn, ông Trần Quốc Thắng, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN đã báo cáo tình hình triển khai hoạt động KNĐMST trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Theo đó, thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ KNĐMST giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và xúc tiến thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ KNĐMST của tỉnh. Trên cơ sở định hướng của tỉnh các đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên... Từ đó, đã hình thành được các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ KNĐMST. Đến nay, các hoạt động hỗ trợ KNĐMST đã đạt được một số kết quả mong đợi; Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương sớm triển khai các hoạt động nhằm xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST sau khi Đề án KNĐMST của Thủ tướng

DIỄN ĐÀN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI

SÁNG TẠO NĂM 2019”

Toàn cảnh Diễn đàn

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Chính phủ ban hành. Có thể kể đến một số hoạt động cụ thể như tỉnh Thừa Thiên Huế ký kết thỏa thuận hợp tác với Quỹ Khởi nghiệp do-anh nghiệp KH&CN Việt Nam về triển khai chương trình hỗ trợ đồng hành xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thừa Thiên Huế; Sở KH&CN đã ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn về phát triển hệ sinh thái KNĐMST; ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Sau ba năm thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các hoạt động hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả bước đầu hình thành các vườn ươm KNĐMST và hiện đang hỗ trợ các ý tưởng, dự án KNĐMST phát triển, như: Vườn ươm của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng; Vườn ươm Công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Đại học Huế đã và đang tổ chức các hoạt động hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cho sinh viên như: “KNĐMST: Cơ hội và thách thức”, “Cuộc thi “START-UP! Ý tưởng khởi nghiệp”, Diễn đàn Thắp lửa và kết nối doanh nghiệp, Chương trình “Kick-Off khởi nghiệp: Từ ý tưởng đến sản phẩm”… Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế cũng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp; xây dựng không gian đổi mới sáng tạo… Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp như: “Tuyên truyền kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên nữ”. Tổ chức các hội thảo, trao đổi liên quan đến KNĐMST, như hội thảo “Kết nối, triển khai Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”… Tổ chức tiếp xúc doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các phóng sự tuyên truyền tấm gương điển hình, kinh doanh thành công của doanh nghiệp…

Tại diễn đàn các đại biểu đã được nghe các chuyên gia, “nhà khởi nghiệp” trình bày các tham luận cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm, bài học trong hoạt động KNĐMST, đó là các chính sách phát triển hệ sinh thái KNĐMST, dự kiến một số hoạt động Techfest 2019 của ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN; Hành trình khởi nghiệp và những thách thức đặt ra, một số kiến nghị về hợp tác phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh do ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam trình bày… Một số tác giả đạt giải thưởng cuộc thi KNĐMST năm 2016, 2017, 2018 cũng đã phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm về hành trình khởi nghiệp tại Diễn đàn. Đồng thời, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng thảo luận, trao đổi với các đại biểu về các nội dung liên quan đến KNĐMST như việc xây dựng, vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ KNĐMST; hành trình khởi nghiệp và kết nối nguồn lực thúc đẩy khởi nghiệp; các khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng các dự án khởi nghiệp...

Dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế phát động Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019”. Theo Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh ban hành thể lệ cuộc thi KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 thì đối tượng dự thi gồm: các tổ chức, nhóm

Đồng chí Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Diễn đàn

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

cá nhân, cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới dự kiến triển khai và phát triển trên địa bàn (ưu tiên các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đã có sản phẩm cụ thể). Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian đăng ký hoạt động không quá 5 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Mỗi tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân, do-anh nghiệp khởi nghiệp có thể tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiêu chí chấm điểm ý tưởng, dự án khởi nghiệp là: tính đổi mới sáng tạo của ý tưởng, dự án; khả năng thương mại hóa, khả năng tăng tưởng của ý tưởng, dự án; mô hình/kế hoạch kinh doanh hoàn thiện của ý tưởng, dự án; mức độ tác động và ý nghĩa về kinh tế - xã hội của ý tưởng, dự án mang lại; nguồn lực thực hiện ý tưởng, dự án; Khả năng thuyết trình (đối với vòng chung kết); các tiêu chí khác liên quan đến tính khả thi và hiệu quả của ý tưởng, dự án. Nội dung và thang điểm cụ thể do Trưởng Ban Tổ cuộc thi chức quy định.

Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 gồm có 2 vòng. Vòng sơ khảo, Hội đồng Giám khảo xét tuyển các hồ sơ dự thi để lựa chọn các hồ sơ xuất sắc tham gia vào vòng chung kết. Vòng chung kết, Hội đồng Giám

khảo lựa chọn các hồ sơ xuất sắc tương ứng với cơ cấu giải thưởng. Đại diện các tác giả của hồ sơ dự thi được lựa chọn từ vòng sơ khảo sẽ thuyết trình và trả lời câu hỏi trước Hội đồng Giám khảo, các nhà đầu tư, khán giả.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm có Giải thưởng của UBND dân tỉnh và Giải thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể:

- Giải thưởng của UBND tỉnh: trao giấy chứng nhận và tiền thưởng. Cơ cấu giải: 01 Giải nhất (trị giá 30.000.000 đồng), 01 Giải nhì (trị giá 20.000.000 đồng) và 01 Giải ba (trị giá 15.000.000 đồng).

- Giải thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh: 01 giải A (trị giá 10.000.000 đồng) và 02 giải B (mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng).

Các hồ sơ đạt giải Cuộc thi được ưu tiên xét chọn hỗ trợ theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hồ sơ dự thi gồm: 01 bộ, được trình bày bằng Tiếng Việt, không tẩy xóa, đánh máy trên khổ A4, bao gồm:

a) Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu (Mẫu M-1a hoặc M-1b);

b) Thuyết minh ý tưởng, dự án khởi nghiệp theo mẫu (Mẫu M-2);

c) Sản phẩm, mô hình, bản vẽ, phim ảnh, tài liệu, kèm theo (nếu có).

Thời hạn nhận hồ sơ dự thi: đến 17 giờ 00, ngày 15/8/2019;

Địa chỉ nhận hồ sơ dự thi: Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan thường trực Cuộc thi, địa chỉ: Số 24 đường Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; điện thoại: 0234.3833859 - Fax: 0234.3845093;

Thời gian công bố kết quả và tổ chức trao giải thưởng: tháng 9/2019.

Nguyễn KhoaCác đại biểu tham quan các gian hàng bên ngoài Diễn đàn

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Ngày 10/4/2019, tại Quảng Ninh, Cục

SHTT thuộc Bộ KH&CN đã phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về SHTT năm 2019. Hội nghị là dịp để Cục SHTT và các cơ quan quản lý SHTT của các địa phương trên toàn quốc cùng nhau thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, thách thức và giải pháp để thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực này trong thời gian tới. Đồng thời thông qua Hội nghị, các đại biểu có thể nêu kiến nghị với Bộ KH&CN, Chính phủ về những chính sách cần điều chỉnh.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu cùng hơn 300 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Bộ KH&CN, lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của các Sở KH&CN trên toàn quốc đã tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho rằng, khi nói đến một quốc gia, dân tộc, điều đầu tiên chính là cơ sở hạ tầng; tiếp đó là tài sản vô hình của quốc gia, dân tộc đó đóng góp được gì cho văn minh nhân loại.

Theo thống kê, năm 1975 tổng giá trị tài sản

của 500 hãng lớn nhất tạo nên sự hùng mạnh của nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ tài sản vô hình trên hữu hình là 20/80 (tài sản vô hình chiếm 20%, tài sản hữu hình 80%). Nhưng đến năm 2015, tức 40 năm sau, sự dịch chuyển hoàn toàn ngược lại, hữu hình chỉ còn 20% và vô hình chiếm 80%. Có thể nói, tài sản vô hình là đặc tính của nền kinh tế hiện đại, gắn liền với các nước phát triển công nghiệp.

Thứ trưởng khẳng định, SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Giá trị gia tăng mà tài sản trí tuệ mang lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, xã hội ngày càng cao. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cũng như hoàn thiện hệ

SỞ HỮU TRÍ TUỆ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội bởi chính những giá trị mà tài sản trí tuệ mang lại. Lồng ghép nội dung về SHTT trong kế hoạch phát triển của địa phương sẽ là giải pháp giúp gia tăng giá trị của tài sản vô hình này.

Toàn cảnh Hội nghị quản lý nhà nước về SHTT năm 2019

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

thống pháp luật nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động sở hữu trí tuệ trên cả nước, đồng thời tiến hành rà soát sửa đổi hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiệp ước CPTPP. Có thể nói cho đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với các chuẩn mực chung của thế giới. Hoạt động của toàn hệ thống SHTT đã đạt được những kết quả khả quan.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thừa nhận, hoạt động quản lý nhà nước về SHTT trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của xã hội trong tình hình mới. Công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về thời hạn, cơ sở dữ liệu thông tin về còn thiếu, hoạt động cung cấp thông tin SHCN còn hạn chế, hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ chưa được triển khai đồng đều trên cả nước, chưa xây dựng được nguồn nhân lực thực sự mạnh trong lĩnh vực SHTT…

Là cơ quan đầu mối chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo Chiến lược SHTT quốc gia và Luật SHTT sửa đổi, Bộ KH&CN sẽ có những điều chỉnh phù hợp với cam kết khi Việt Nam gia nhập các FTA và CPTTP. “Trong cuộc chơi chung toàn cầu buộc phải tuân theo quy định, đây cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam”, Thứ trưởng cho biết thêm.

Khẳng định vai trò của SHTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và đối với địa phương nói riêng, ông Đặng Huy Hậu cho biết, năm 2019 tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch chi hơn 1.000 tỷ đồng cho phát triển KH&CN. Đặc biệt, tỉnh có dự án riêng về xây dựng thương hiệu với kinh phí đầu tư gần 70 tỷ đồng. Riêng năm 2018, Quảng Ninh có tổng số 332 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và đây cũng là cơ sở tạo dựng, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định “Nếu không có thương hiệu, hàng hóa không thể bán được”. Việc xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho

một số sản vật địa phương đã góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp (giá trị tăng từ 20% đến 50%).

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Việt Thanh -nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết: KH&CN và đổi mới sáng tạo, trong đó SHTT là vấn đề lớn đặt ra đối với cộng đồng KH&CN và các nhà quản lý trong giai đoạn tới. Tuy nhiên ông Thanh cũng cho biết, từ nhận thức đến hành động để SHTT thực sự là động lực, là công cụ để phát triển kinh tế - xã hội còn cả một khoảng cách cần rút gắn. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Chiến lược SHTT quốc gia dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới.

Ông Trần Việt Thanh lưu ý, các Sở KH&CN, các viện/trường, các địa phương phải làm sao tham mưu, lồng ghép, tư vấn để đưa nội dung của SHTT vào nội dung tổng thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chỉ đến khi đó, các sản phẩm chủ lực mới có thể đóng góp đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Báo cáo về kết quả SHTT năm 2018, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho biết, hoạt động của Cục SHTT ngày càng trở nên gắn kết với hoạt động chung của Chính phủ, Bộ KH&CN, các Bộ/ngành và địa phương thông qua việc sử dụng tài sản trí tuệ làm công cụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.

Năm 2018, lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp nhận được tăng cao (tăng 8,1%), trong đó đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích (GPHI) và đăng ký quốc tế nhãn hiệu tăng lần lượt là 12,8%, 28,3% và 20% so với năm 2017; lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp được xử lý tăng 9,2%, trong đó kết quả xử lý sáng chế, GPHI và đăng ký quốc tế nhãn hiệu tăng cao, lần lượt là 12,8%, 28,3% và 20% . Trong đó, Cục đã tập trung xử lý các đơn đăng ký sáng chế, GPHI của người Việt Nam và đơn khiếu nại tăng 50% so với năm 2017.

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Năm 2018 cũng ghi nhận nhiều kết quả đáng khích lệ của hoạt động SHTT ở địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp tiếp tục là điểm nhấn trong các hoạt động của địa phương nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và công chúng. Nhiều địa phương đã chủ động và tích cực trong việc tuyên truyền, tập huấn về các nội dung liên quan đến SHTT, như các quy định của pháp luật về SHTT, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu, khai thác quyền sở hữu trí tuệ ở địa phương...

Các vụ xử lý xâm phạm quyền SHTT, nhất là xử lý hành chính, tuy có giảm về số vụ nhưng tại tăng đáng kể về số tiền phạt. Điều đó cho thấy sự tích cực của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính.

Công tác hướng dẫn xác lập quyền, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh ở địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tra-nh và giá trị tài sản trí tuệ. Đặc biệt, năm 2018 là năm đầu tiên số lượt người dân, doanh nghiệp đến gặp gỡ trao đổi, tham vấn về đăng ký sáng chế đã vượt quá số lượng người đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Điều này thể hiện rõ mối quan tâm của xã hội đối với sáng chế/GPHI nói riêng và hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung.

Các dự án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã khẳng định hiệu quả của việc đầu tư đúng mức, đặc biệt là việc hỗ trợ phát triển các đặc sản địa phương, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, qua đó góp phần tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, đổi mới sáng tạo cũng được tổ chức khắp trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú.

Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của các Sở KH&CN về những kết quả đạt được, những khó khăn và những giải pháp đối với việc

phát triển các hoạt động SHTT ở địa phương. Theo đó, một trong số các vấn đề nổi cộm và khó khăn nhất trong giai đoạn vừa qua tại địa phương chính là việc khai thác, giá trị các sản phẩm đặc thù đã được bảo hộ quyền SHTT để phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương; hay như định giá tài sản trí tuệ vào thực tiễn vẫn còn chậm. Liên quan đến nhân lực SHTT còn mỏng, đặc biệt các tòa án xét xử các vụ liên quan SHTT đều không có cán bộ chuyên môn, nên thời gian tới Cục SHTT đề xuất có tòa án chuyên trách SHTT; Đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, tạo lập cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp trực tuyến cũng được nhiều đại biểu kiến nghị nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp; tăng chất lượng thẩm định viên… góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trước những khó khăn, tồn tại nêu trên, Cục SHTT sẽ triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động quản lý nhà nước về SHTT trong thời gian tới. Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT cho biết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Chiến lược SHTT quốc gia để định hướng hoạt động của hệ thống SHTT quốc gia trong giai đoạn tới. Với tinh thần đó, Cục SHTT được Bộ KH&CN giao nhiệm vụ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ/ngành liên quan rà soát, sửa đổi Luật SHTT; đẩy nhanh tiến độ và chất lượng thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

Đề cập đến nội dung cần ưu tiên tập trung trong lĩnh vực SHTT tại các địa phương trong giai đoạn tới, ông Phí cũng cho rằng, các địa phương cũng cần tiếp tục tập trung vào hoạt động bảo hộ, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ gắn với đặc sản địa phương, đào tạo cán bộ làm công tác SHTT, đưa SHTT thành công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của địa phương.

Thành Chung (Nguồn: Cục SHTT)

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 trên toàn quốc với nhiều chỉ số phành phần nằm trong TOP đầu.

Theo đó, Chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xếp thứ 2 (0,897 điểm); Chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) đứng thứ nhất (0,980 điểm); Chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin đạt điểm tối đa (1,000 điểm) đồng hạng nhất cùng một số địa phương khác; Chỉ số và xếp hạng hạng mục Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp thứ 2 (0,897 điểm); Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin xếp thứ 5 (0,865 điểm)...

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng

định mình là một địa phương đủ tầm và lực để trở thành một tỉnh phát triển mạnh về CNTT trong cả nước. Hiện tỉnh đang xây dựng các quy định về ứng dụng, phát triển CNTT tuân thủ các quy định của pháp luật về CNTT, phù hợp với thực tế tại địa phương, đảm bảo quản lý theo kịp sự phát triển; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT; Hoàn thiện hạ tầng CNTT tập trung của tỉnh, có khả năng dự phòng, đáp ứng các dịch vụ hạ tầng cơ bản, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây; Hướng đến ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới; Tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực hợp tác quốc tế cho cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp CNTT; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo...

Vỹ Khang

THỪA THIÊN HUẾ ĐỨNG THỨ 2 TOÀN QUỐC VỀ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LẦN ĐẦU TIÊN PHẪU THUẬT CẮT GAN BẰNG KỸ THUẬT BẢO TỒN PHẦN GAN CẮT BỎ

Ngày 14/4/2019, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW Huế) cho biết, lần đầu tiên

Bệnh viện ứng dụng dao mổ SonaStar để cắt nhu mô gan trong phẫu thuật cắt gan lớn (gan phải) cho bệnh nhân Huỳnh Trọng T. 54 tuổi (quê ở huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế ) bị ung thư gan phải.

Năm 2018 và đầu năm 2019, Ban Giám đốc BVTW Huế đã không ngừng hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất như: hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại để chẩn đoán sàng lọc điều trị trước, trong và sau ghép, hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, siêu âm trong mổ, ứng dụng dao mổ công nghệ của dao

mổ CUSA (SonaStar) để đáp ứng yêu cầu lấy gan ghép từ người cho sống.

Đây là phương tiện hiện đại với tính năng chọn lọc mô được sử dụng trong kỹ thuật lấy gan ghép trên người sống, bảo tồn được cả gan còn lại lẫn phần gan lấy ra. Theo đó, ê kíp phẫu thuật gan mật tụy gồm GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BVTW Huế (trưởng ê kíp), TS.BS Phan Hải Thanh và TS.BS Hồ Văn Linh lần đầu tiên đã ứng dụng dao mổ SonaStar để cắt nhu mô gan trong phẫu thuật cắt gan lớn cho bệnh nhân Huỳnh Trọng T., bị ung thư gan phải. Sau 2h30’ tiến hành ca

(xem tiếp trang 12)

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Ngày 10/5/2019, tại Khách sạn Morin, thành phố Huế đã diễn

ra Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp năm 2019 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ. Hội nghị có sự tham gia của Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Dũng; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã; các cá nhân, các nhóm đạt giải thưởng tại các Cuộc thi Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; các tổ chức, đơn vị có liên quan; UBND thành phố Huế, thị xã và các huyện...

Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp năm 2019 với chủ đề “Vì một nền kinh tế xanh - phát triển bền vững” lần này nhằm mục tiêu lắng nghe trực tiếp những chia sẻ về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, qua đó đưa ra các biện pháp tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, đây là lần thứ ba tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp. Nhận được những phản ánh tích cực của cộng đồng doanh nghiệp từ những lần Hội nghị trước, năm nay tỉnh đổi mới trong cách thức tổ chức, đổi mới từ việc ấn định khách mời như những năm trước sang hình thức đa phần để các doanh nghiệp tự đăng ký tham gia qua Phiếu đăng ký online được phát hành trên các trang thông tin điện tử, facebook, viber,... (trong hơn 200 doanh nghiệp đang có mặt tại đây, có hơn một nửa là đăng ký online).

“Chúng tôi đổi mới nội dung Hội nghị, không như những năm trước, năm nay chúng ta có chủ đề: Vì một nền kinh tế xanh - Phát triển bền vững.

Khác với các tỉnh thành khác trong khu vực về việc hướng đến một thành phố công nghiệp, tỉnh Thừa Thiên Huế chọn cho mình một hướng đi khác là xây dựng thành phố xanh - sạch - sáng và phát triển bền vững. Với việc đồng loạt triển khai các chương trình bảo vệ môi trường như vận động người dân toàn tỉnh ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày chủ nhật hàng tuần theo Đề án Ngày Chủ nhật xanh, vận động bà con tiểu thương hạn chế sử dụng túi ni lông với chương trình Nói không với túi ni lông,… Các chương trình đang tiếp tục lan tỏa và hành động, sôi nổi trên khắp các địa phương của Thừa Thiên Huế” - Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Qua hình thức đăng ký online được phát hành trên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, cũng như tại Hội nghị đã ghi nhận được hơn 100 ý kiến liên quan đến các vấn đề về đầu tư, du lịch, đất đai, môi trường đầu tư, kinh doanh, nguồn nhân lực, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính, hạ tầng giao thông... Đồng thời các doanh nghiệp cũng đã đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư hạ

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tham quan các không gian trưng bày của các doanh nghiệp bên lề Hội nghị

HỘI NGHỊ CHỦ TỊCH UBND TỈNH ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP NĂM 2019

(xem tiếp trang 11)

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

tầng du lịch, giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch, đưa các sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người dân và công chúng; hỗ trợ doanh nghiệp trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; có chính sách kêu gọi nhân tài về Huế cống hiến, xây dựng quê hương...

Trong phần thảo luận tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan đã tiếp thu các ý kiến góp ý của các doanh nghiệp và trực tiếp giải trình những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đặt câu hỏi tại chương trình; đồng thời cho rằng những ý kiến năm nay rất tâm huyết và mang tính xây dựng, với mong muốn tỉnh nhà phát triển hơn, người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn, môi trường cảnh quan đô thị và nông thôn tươi đẹp hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được từ những chính sách, cơ chế mà chính quyền tỉnh Thiên Huế Huế đã, đang và sẽ luôn nỗ lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả nhất, thì trên thực tế vẫn tồn tại các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành

có liên quan phải tích cực, chủ động vào cuộc, hỗ trợ, tháo gỡ những vấn đề doanh nghiệp còn khó khăn, vướng mắc. Đồng thời khẳng định, Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công.

Tại Hội nghị, Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Dũng cũng đã có bài tham luận về xu hướng kinh doanh trong định hướng phát triển một nền kinh tế xanh - phát triển bền vững tại tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời có nhiều chia sẻ, cung cấp thêm một góc nhìn về chiến lược phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như phân tích những cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt ông cũng đã chia sẻ về những kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch, thu hút du khách; cũng như góp ý đối với việc hình thành vườn mai cho Huế - xây dựng thành phố 4 mùa hoa cho Huế.

PV (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

LẦN ĐẦU TIÊN PHẪU THUẬT CẮT GAN...phẫu thuật, khối gan phải lớn kích thước khoảng 10x10cm kèm u được đưa ra ngoài cơ thể của bệnh nhân.

Ca mổ thành công với nhiều kết quả mỹ mãn như: số lượng máu mất trong mổ khoảng <100 ml, diện cắt gan gọn, phần nhu mô gan lành còn lại và phần cắt bỏ (khoảng 50% thể tích) được bảo vệ tối đa, các thành phần trong cuống Glisson (đường mật, tĩnh mạch và động mạch) được bảo toàn và đây là những thành phần quan trọng trong kỹ thuật lấy và ghép gan trên người sống.

Hiện tại bệnh nhân sau mổ 6 giờ có thể nói chuyện, được cho ăn trở lại, có thể vận động, tự ngồi dậy, ít đau và sức khỏe hồi phục nhanh chóng.

Theo kế hoạch, Bệnh viện đã hợp tác học tập trao đổi kinh nghiệm với nhiều bệnh viện hàng đầu trên thế giới như: Bệnh viện Asan (Asan Medical Center), Bệnh viện Đại học Yonsei (Severance) của Hàn Quốc, các bệnh viện của Nhật Bản, Đài Loan và Cộng hòa Pháp...

Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và chuyên nghiệp, dự kiến trong thời gian tới BVTW Huế sẽ thực hiện trường hợp ghép gan đầu tiên của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Được biết trung bình mỗi năm có khoảng 150 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan tại BVTW Huế.

Duy Hinh

(tiếp theo trang 10)

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Ngày 11/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã

chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy và tình hình tổ chức hoạt động của các Trung tâm Phục vụ Hành chính công (TTPVHCC) các cấp.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Việc cung cấp dịch vụ hành chính công giúp cho việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhanh hơn, đảm bảo công khai, minh bạch. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, quản lý nhà nước tốt hơn. Trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từng bước được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.114/2.132 TTHC (tỷ lệ 99,16%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; Đưa 1.526 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Công bố 1.135 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích; đến nay có 9/9 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện đi vào hoạt động; có 56 Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã khai trương và đi vào hoạt động hiệu quả.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã có trang thông tin điện tử. Hệ thống trang thông tin điện tử đã liên thông và cung cấp thông tin thống nhất trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh

tại địa chỉ https://www.thuathienhue.gov.vn. Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên có 152/152 xã thực hiện cập nhật, tiếp nhận và theo dõi giải quyết hồ sơ TTHC trên phần mềm liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Toàn tỉnh hiện nay có 77 ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành, trong đó ứng dụng do Bộ chuyên ngành xây dựng là 33, ứng dụng do tỉnh xây dựng là 44...

Được chính thức đi vào hoạt động ngày 25/12/2017 và chính thức khai trương ngày 05/01/2018, đến tháng 5/2019, đã có 2.098/2.100 TTHC của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 104 TTHC của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn được đưa vào thực hiện tại Trung tâm PVHCC. Trung tâm đã thiết lập quy trình trên Hệ thống xử lý một cửa tập trung của 1.985/2.098 TTHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 104/104 TTHC của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn. Đồng thời cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh 77,8% TTHC dịch vụ công mức độ 3, 4 (có 943 TTHC dịch vụ công mức độ 3, có 690 TTHC dịch vụ công mức độ 4) và công bố 941 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích.

Cùng với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thì các Trung tâm Hành chính công của 9/9 huyện, thị xã, thành phố cũng đã đi và hoạt động

XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH HIỆN ĐẠI, PHỤC VỤ, HƯỚNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CHO NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

(xem tiếp trang 34)

Giải quyết thủ tục hành chính tại TTPVHC công tỉnh

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Tinh hoa nghề ViệtTối ngày 26/4/2019, tại Bia Quốc học

Huế, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đã chính thức khai mạc. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế nhấn mạnh, Festival nghề truyền thống là sự kiện kinh tế và văn hóa lớn của thành phố Huế. Festival nghề truyền thống Huế năm nay tiếp tục khẳng định và tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản Huế và ngành nghề truyền thống của các vùng miền trong nước; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất hợp tác, liên doanh, liên kết để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Tại chương trình khai mạc, hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu chuyên nghiệp trong cả nước đã cống hiến cho khán giả các tiết mục nghệ thuật đặc sắc; mở màn ấn tượng cho chuỗi các hoạt động tại Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019.

Đây là một hoạt động được UBND thành phố Huế tổ chức vào những năm lẻ, nhằm giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghề, các sản phẩm nghề thủ công và ẩm thực truyền thống của Việt Nam nói

chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 26/4 đến ngày 02/5/2019), Festival nghề truyền thống Huế là nơi hội tụ trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân đến từ các làng nghề của Thừa Thiên Huế, của nhiều địa phương trong cả nước và nghệ nhân các thành phố quốc tế có quan hệ hữu nghị, hợp tác với thành phố Huế. Đặc biệt, Festival nghề truyền thống Huế năm 2019 còn gắn kết với nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa có ý nghĩa của quê hương, đất nước như: Kỷ niệm 230 năm Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh (1789 - 2019); 120 năm vua Thành Thái

NÂNG TẦM FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUẾ 2019

Được diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày ngày 02/5/2019, Festival nghề truyền thống Huế 2019 đã dần trở thành “bữa ăn” tinh thần không thể thiếu của người dân Huế và du khách gần khi qua 8 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế đã đem lại rất nhiều dấu ấn. Đó không chỉ là một không khí rộn ràng, vui tươi và đậm đà màu sắc Việt qua không gian nghề truyền thống được sắp đặt đầy thú vị mà còn là một sân chơi cho các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước. Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề, giới thiệu tập trung những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế.

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”đã diễn ra từ ngày 26/4 đến 2/5/2019

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

ban chỉ dụ thành lập thị xã Huế (1899 - 2019); 120 năm xây dựng chợ Đông Ba và cầu Trường Tiền.

Festival nghề truyền thống Huế năm 2019 có sự tham gia của 62 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước: Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Tuận, Lâm Đồng, Đà Lạt, Đồng Tháp, Hưng Yên và Thừa Thiên Huế… với 16 nhóm nghề: Thêu, Kim hoàn, Mộc mỹ nghệ, Đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy, Thư pháp, Tranh, Diều, Dệt - May, Mây tre, Pháp lam, Nhang trầm, Tinh dầu, Lân - Sư - Rồng, các sản phẩm có thương hiệu và truyền thống lâu đời. Bên cạnh đó, Festival nghề truyền thống Huế còn có sự tham gia của 11 thành phố, tổ chức quốc tế có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với thành phố Huế và 03 Hiệp hội nghề, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Brazil với 68 nghệ nhân tham dự.

Điểm nhấn của Festival lần này và là lần đầu tiên xuất hiện tại Festival nghề truyền thống Huế là không gian Lễ hội Hoa do Doanh nghiệp tra-nh thêu XQ tổ chức trên tuyến đường đi bộ trước Bảo tàng nghệ thuật thêu XQ Huế - ven bên bờ sông Hương. Không gian Lễ hội Hoa tại Festival

nghề truyền thống Huế 2019 đã làm nền cho nhiều sự kiện mang tính nghệ thuật và nhân văn. Đó là không gian dành cho những người yêu thích ng-hiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật có tên: thư viện kỹ thuật - nghệ thuật đường phố. Cũng trong không gian này, các nghệ sĩ đã thực hiện tác phẩm sắp đặt có tên “Ngõ cụt”, trong đó chất liệu chủ đạo là những tác phẩm làm từ lốp cao su phế thải của ông Nguyễn Văn Phúng, một nghệ sĩ đến từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Một góc khác có tên “Phụ nữ trong nội thất”, nơi trưng bày những bức tranh thêu của XQ, sản phẩm từ lụa tơ tằm thiên nhiên Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, hàng thủ công mây tre đan và đồ gốm sứ Hương Sa, được chế tác từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội... Tại không gian Lễ hội hoa, công chúng đã có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm Hương Sa, là sự kết hợp của các nghệ nhân thiết kế XQ, những bàn tay vàng của nghệ nhân gốm Bát Tràng, từ phù sa sông Hương kết tinh văn hóa giữa hai vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019, tối 28/4/2019 tại cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế đã diễn ra Lễ hội Áo dài với chủ đề “Áo dài trên con

Chương trình khai mạc đã

cống hiến cho khán giả các tiết mục

nghệ thuật đặc sắc

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

đường di sản”. Tại đây, các nhà thiết kế đã lấy cảm hứng và đưa những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nét văn hóa riêng có giàu chất truyền thống của những di sản thế giới được UNESCO công nhận dọc dải đất miền Trung, Tây Nguyên lên tà áo dài, như Thành nhà Hồ của Thanh Hóa, Phong Nha Kẻ Bàng của Quảng Bình, quần thể di tích Triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế, hay phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam. Đặc biệt, năm nay các nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu lụa truyền thống để thể hiện các tác phẩm của mình với các thương hiệu lụa thượng phẩm như Hà Bảo Silk, Minh Tuyết Silk, Vietnam Silk House của Bảo Lộc (Lâm Đồng), Thái Nam Silk của Nha Xá Hà Nội. Sự sáng tạo độc đáo của các nhà thiết kế đã mang lại giá trị mới của thời đại cho áo dài, đồng thời dẫn dắt người xem cùng du ngoạn đến những vùng di sản trên dải đất miền Trung. Có thể thấy, Lễ hội áo dài là một trong những hoạt động chính và được mong đợi nhất trong mỗi kỳ Festival nghề truyền thống Huế, thu hút hàng ngàn người tham dự. Lễ hội đã góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh trang phục áo dài của Việt Nam.

Cách bố trí không gian giới thiệu nghề truyền thống tại Festival năm nay cũng là một điểm nhấn

đáng chú ý. Ban tổ chức đã bố trí, sắp đặt nhiều không gian với hình thức trang trí đẹp, mang tính nghệ thuật như: Không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, không gian sen, không gian lụa và thổ cẩm, không gian áo dài, không gian nghề đông y, không gian lồng đèn, diều, không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống của các thành phố quốc tế. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn bố trí một không gian đi bộ và cảnh quan với đường đi bộ trên sông Hương, hệ thống đường đi bộ bờ Nam sông Hương kết nối với bờ Bắc sông Hương cùng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu... Tất cả tạo thành một không gian nên thơ trải dài dọc bờ sông Hương với nhiều hoạt động hấp dẫn trong ngày hội Festival.

Tại Festival nghề truyền thống Huế 2019, Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế đã diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 27 đến ngày 29/04/2019) với một phong thái hoàn toàn mới. Lễ hội quy tụ 10 khinh khí cầu đến từ 5 quốc gia: Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, với 3 loại khinh khí cầu: Khinh khí cầu bay tự do, độ cao 100 - 300m, bán kính 5km từ điểm cất cánh; Khinh khí cầu bay treo, độ cao 50m ngay điểm neo và Khinh khí cầu mi ni để biểu diễn và du khách chụp hình lưu niệm.

Bên cạnh đó, đến với Festival Nghề truyền thống năm nay, gốm Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc quê hương. Các sản phẩm gốm truyền thống nay được đa dạng hóa mẫu mã cũng như họa tiết để phục vụ lễ hội, thu hút du khách gần xa.

Nổi lên như một “hiện tượng”, những sản phẩm từ sen của anh Nguyễn Thanh Thảo (phường Hương Sơ, thành phố Huế) luôn nhận được sự yêu thích từ du khách Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm dệt zèng của Thừa Thiên Huế

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

trong và ngoài nước. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, chàng trai xứ Huế Nguyễn Thanh Thảo đã tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng sen vào làm hàng lưu niệm, như: tranh sen, nón lá sen, tráp đựng trang sức, bình hoa trang trí lá sen đến những chiếc đèn lồng, quạt, tranh lá sen. Đây chính là ý tưởng khởi nghiệp đã đoạt giải A tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.

Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống Hoa giấy Thanh Tiên (thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) mang đến Festival nghề truyền thống Huế năm 2019 các sản phẩm hoa sen làm từ giấy. Sản phẩm hoa sen giấy Thanh Tiên ngày càng được quảng bá rộng rãi và tạo nên thương hiệu trong và ngoài nước. Những màu sắc rực rỡ mà giản dị của hoa giấy Thanh Tiên không chỉ tô đẹp thêm văn hóa nơi đây mà còn thể hiện nét độc đáo của con người xứ Huế...

Tối 01/5/2019, Chương trình bế mạc đã được tổ chức rất công phu và đặc sắc, khép lại một mùa Festival nghề thành công, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người dân và du khách gần xa. Theo Ban tổ chức, trong 7 ngày diễn ra Festival nghề truyền thống Huế, hơn 400.000 lượt khách đến Huế, tăng hơn 50% so với năm 2017. Trong đó, hơn 120.000 khách lưu trú, khoảng 50.000 khách quốc tế đến với Huế trong những ngày diễn ra lễ hội. Festival nghề truyền thống Huế giờ đây đã trở thành nơi hội tụ của những nghệ nhân Huế và nghệ nhân đến từ khắp mọi miền của đất nước. Tại đây, tài năng của của các nghệ nhân bàn tay vàng được mọi người biết đến rộng rãi, ngưỡng mộ và từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ tiếp sức cho những người trẻ, nghệ nhân trẻ nuôi dưỡng niềm

đam mê với nghề truyền thống của cha ông. Sản phẩm du lịch đặc trưng của HuếCó thể thấy rằng, cứ sau mỗi kỳ Festival nghề

truyền thống Huế, chúng ta lại chứng kiến sự “hồi sinh” của nhiều cơ sở làng nghề mà một thời gian dài trước đó tưởng chừng như mai một theo thời gian như: gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên (Phong Điền); mây tre đan Bao La (Quảng Điền) hay nghề nón, hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang); thêu, đúc đồng, kim hoàn (thành phố Huế), Nghề dệt Zèng ở A Lưới…

Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế cho biết: “Festival nghề truyền thống Huế đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế. Sự trưởng thành của lễ hội này thể hiện không chỉ qua số lượng các làng nghề đăng ký ngày càng đông, mà còn ở tính chuyên nghiệp trong cách tổ chức, chủ trương xã hội hóa cũng được thể hiện rõ và ngày càng nhận được sự hưởng ứng của các nghệ nhân, làng nghề, doanh nghiệp và nhân dân cả nước”. Kể từ Festival nghề truyền thống Huế lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2005 cho đến nay, qua 8 lần tổ chức, Fes-tival nghề truyền thống Huế vẫn giữ được giá trị cốt lõi của một Festval truyền thống, đó là giới

Ấn tượng Lễ hội Áo dài với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản”

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

thiệu những gì là tinh hoa nhất của nghề thủ công truyền thống Việt Nam và qua đó góp phần tôn vinh tài năng của những người thợ thủ công truyền thống của không chỉ riêng Huế mà cả tất cả mọi miền của Tổ quốc.

Mặc dù cấp độ tổ chức chỉ là UBND thành phố Huế nhưng tầm vóc của Festival nghề Huế thì vượt ra khỏi biên giới của địa phương, từng bước khẳng định vị thế của một lễ hội hàng đầu và mang tính đặc trưng trong cả nước. Sở dĩ như thế vì Festival nghề truyền thống Huế ngày càng hướng đến tính chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức, đã dần hình thành nên một công nghệ và quy trình trong tổ chức nhưng vẫn bảo đảm tính mới mẻ, hấp dẫn từ sự mở rộng, đa dạng hóa không gian giới thiệu làng nghề, sự sáng tạo, đổi mới của người thợ thủ công thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống mang hơi thở hiện đại.

Đây là lần thứ 8 được tổ chức, UBND thành phố Huế, đơn vị tổ chức Festival nghề truyền thống Huế còn kỳ vọng nhiều hơn thế, Huế làm Festival không phải chỉ cho riêng Huế mà cho cả nước... Festival nghề truyền thống Huế 2019 đã trở thành nơi hội tụ “tinh hoa nghề Việt”, thành

công của Festival nghề truyền thống Huế lần này đã tôn vinh những giá trị tinh hoa của nghề truyền thống và những tài năng của các nghệ nhân các làng nghề tiêu biểu; thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Huế và các thành phố quốc tế; tạo sự gần gũi, đoàn kết và phát triển các thương hiệu sản xuất hàng thủ công truyền thống của Việt Nam và các đối tác quốc tế.

“Lễ hội nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống, gắn các sản phẩm truyền thống; đồng thời tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Mỗi kỳ Festival nghề truyền thống Huế được tổ chức thành công đã góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng thành phố Huế xứng đáng là thành phố văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”- ông Nguyễn Đăng Thạnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế, khẳng định.

Nguyễn Võ

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành trao giải cho các sản phẩm tiêu biểu

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Phân loại và xác định thành phần loài Sa nhân

Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 505.398,9ha, rừng và đất rừng có diện tích 331.782 ha, chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên; giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước. Qua khảo sát ban đầu, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt tại các huyện miền núi, Sa nhân phân bố dưới tán rừng tự nhiên.

Cây Sa nhân mang lại giá trị kinh tế, tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa thấy rõ tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây thuốc này, bên cạnh đó, việc tự hái nhưng chưa nắm được kỹ thuật nhân giống, trồng, thu hoạch, bảo quản nên Sa nhân giảm về diện tích cũng như tỷ lệ hao hụt và chất lượng sản phẩm thấp. Sa nhân là tên gọi chung của một số loài cây cùng chi Amomum Roxb. thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định các loài Sa nhân

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY SA NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỂ TẠO NGUỒN DƯỢC LIỆU

mọc tự nhiên được thu hái quả đó là: Sa nhân đỏ - Amomum villosum; Sa nhân xanh - A. xanthioi-des; Sa nhân thân cao - A. ovoideum; Sa nhân thưa - A.thyrsoideum và Sa nhân tím - A. longiligulare. Sa nhân ở Việt Nam vốn vẫn được coi là loại dược liệu đặc sản có giá trị kinh tế cao. Mặc dù Sa nhân ở nước ta chủ yếu được thu hái từ cây mọc tự nhiên, nhưng hàng năm vẫn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Do đó, để đáp ứng được các yêu cầu về sản lượng và chất lượng Sa nhân ở Thừa

Đây là đề tài do Trường Đại học Y Dược Huế chủ trì thực hiện và PGS.TS Nguyễn Thị Tân làm chủ nhiệm đề tài vừa được Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị nghiệm thu vào ngày 10/4/2019. Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài, khoanh vùng phân bố cây Sa nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định một số hoạt chất; Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Sa nhân tại huyện A Lưới. Theo báo cáo kết quả của đề tài, Bản tin KH&CN xin giới thiệu tóm tắt một số kết quả chính của đề tài.

Toàn cảnh Hội nghị nghiệm thu

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Thiên Huế, trước hết cần phải có sự nghiên cứu về thành phần loài và khoanh vùng các khu vực có cây Sa nhân mọc tập trung trên địa bàn tỉnh.

A Lưới là huyện miền núi vùng cao, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đất đai của huyện khá màu mỡ, diện tích đất trống đồi núi trọc lớn. Thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế. Diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ cao và thảm thực vật rừng phong phú. Đây là những điểm thuận lợi để thí điểm mô hình trồng Sa nhân trên địa bàn huyện A Lưới.

Để bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật và cung cấp nguyên liệu Sa nhân cho các công ty dược phẩm trong nước và xuất khẩu, ở nhiều địa phương trong cả nước đã nghiên cứu xây dựng mô hình trồng Sa nhân. Nhưng nguồn giống chủ yếu được gieo từ hạt nên quần thể cây giống không đồng đều. Nếu trồng bằng thân ngầm thu thập từ những cây tự nhiên thì hệ số nhân giống rất thấp và không đủ giống cung cấp cho sản xuất. Những điều này đã gây trở ngại cho việc xây dựng vùng nguyên liệu Sa nhân.

Ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật được xem là phương án có triển vọng nhất để nhân nhanh, bảo tồn và phát triển nhiều nguồn gen cây thuốc quý hiếm. Nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy thực vật mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các phương pháp truyền thống. Với không gian nhỏ, kỹ thuật này cho phép sản xuất cây giống với hệ số nhân giống cao, có thể tạo ra hàng loạt cá thể đồng nhất về mặt di truyền với quy mô công nghiệp. Kỹ thuật này được áp dụng cho nhiều loại cây khác nhau để bảo tồn nguồn gen, đặc biệt là các gen quý hiếm của các loài hoa, cây dược liệu, tạo ra dòng cây sạch bệnh.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Sa nhân ở các vùng sinh cảnh khác nhau của huyện A Lưới, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế; Cây Sa nhân mọc tại xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới; Quả

cây Sa nhân và một loài Sa nhân phổ biến ở huyện A Lưới; Hạt sa nhân khô được thu mua tại huyện A Lưới. Địa điểm thu mẫu tại một số xã thuộc hai huyện miền núi A Lưới, Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Hồng Thủy, Thị trấn A Lưới, Hồng Vân, A Roàng, Thượng Nhật, Hương Hòa). Mẫu sau khi được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý để làm tiêu bản khô và tiêu bản tươi tại phòng thực hành Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.

Qua điều tra, thu thập mẫu vật kết hợp với tham khảo tài liệu công bố về sự hiện diện của các loài thuộc chi Sa nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế, các nhà nghiên cứu đã xác định được 10 loài, bao gồm: Amomum aculeatum Roxb, Amomum maximum Roxb, Amomum mengtzense H. T. Tsai & P. S. Chen, Amomum muricarpum Elmer, Amomum ovoideum Pierre ex Gagnep., Amomum pavieanum Pierre ex Gagnep., Amo-mum repoeense Pierre ex Gagnep, Amomum villosum Lour, Amomum xanthioides Wall. Ex Baker, Amomum sp1. Như vậy, thành phần loài Sa nhân ở Thừa Thiên Huế là khá đa dạng, chiếm tỉ lệ 47,6% so với tổng số loài Sa nhân tìm thấy ở Việt Nam là 21 loài. Trong quá trình điều tra nơi sống của chi Sa nhân ở Thừa Thiên Huế, đề tài cũng nhận thấy cây sa nhân sống ở các kiểu môi trường: dưới tán rừng thưa, đất mùn ẩm; ven suối, đất cát, mùn ẩm, dưới tán cây; ven đường mòn trong rừng thứ sinh, dưới tán rừng; sườn núi, nơi đất ẩm, dưới tán rừng. Như vậy, với đặc điểm là cây ưa bóng, ưa ẩm, chi sa nhân thường mọc ở dưới tán rừng và rừng thứ sinh. Cường độ ánh sáng dao động từ 5.000-10.000 Lux; nhiệt độ trung bình dao độngt ừ 22-30°C; độ ẩm dao động từ 70-85%; độ cao trung bình từ 300-1.500m.

Ngoài ra, tất cả các loài thuộc chi Sa nhân đều có tinh dầu, do vậy mà đều có khả năng cho tinh dầu (10 loài chiếm 100%). Theo số liệu điều tra được về giá trị sử dụng của chúng đối với người địa phương thì nhóm cây dùng làm thuốc 5 loài

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

cây sa nhân trong rừng tái sinh kém. Cần có biện pháp hỗ trợ để tăng khả năng tái sinh rừng, tăng hiệu quả kinh tế của rừng tái sinh từ nguồn cây thuốc này.

Quả Sa nhân được thu hái và cuối mùa mưa, suốt giai đoạn nghỉ giữa các vụ lúa (nông nhàn). Thu gom sa nhân được làm trong khoảng tháng 8-9, vào cuối mùa mưa nhưng trước mùa thu hoạch lúa. Điều này cho phép thời tiết sẽ làm khô tương đối phần vỏ để dễ bảo quản. Việc làm khô được thực hiện bằng cách phơi khô dưới ánh sáng trời hay hun khói, cần 15 ngày phơi khô để đạt đến độ khô thích hợp. Vì việc làm khô được làm trong mùa mưa nên việc hun khói là luôn luôn cần thiết, luôn luôn đòi hỏi phải có 5-7 ngày hun khói để làm khô 50kg. Tỉ lệ giữa trọng lượng tươi và trọng lượng khô khoảng 5:1; như vậy 5kg quả tươi thu hái có thể đạt được 1kg quả khô. Theo ước tính, trên địa bàn Thừa Thiên Huế ước lượng nhu cầu Sa nhân khoảng 1-2 tấn/ năm. Hiện tại thì phần lớn Sa nhân đều phải mua từ những vùng khác hay nhập từ Trung Quốc. Nếu có thể phát triển được một vùng trồng cây sa nhân khoảng 10ha thì

chiếm 50 %, nhóm cây dùng làm gia vị 3 loài chiếm 30%.

Loài Sa nhân gai ưa sống trong rừng thứ sinh, gần nguồn nước, độ cao giữa 700-1.400m. Nhu cầu mưa của Sa nhân khoảng 100 ngày mưa/năm và một độ ẩm cao. Sa nhân là cây ưa bóng. Cường độ ánh sáng đo được tại tán cây nơi có Sa nhân mọc vào khoảng 50-150.000 lux. Nhiệt độ lý tưởng để cây Sa nhân phát triển là vào khoảng 19-22ºC. Với nhiệt độ trung bình 22oC- 25oC, vùng A Lưới rất thích hợp để cho cây Sa nhân sinh trưởng và phát triển. Cây Sa nhân trưởng thành cao khoảng từ 1,5-2m, với độ rộng tán khoảng 1m. Dài lá khoảng từ 15-40cm và rộng khoảng 3m. Hạt giống có đường kính khoảng 3mm, được bao bọc bởi vỏ hình trứng đường kính khoảng 2cm. Quả được sinh ra từ chồi nằm sâu một vài cm dưới mặt đất. Rễ cạn, hiếm khi nằm sâu dưới 10cm. Sự nhân giống từ chồi rễ xảy ra tự nhiên. Côn trùng được cho là sinh vật thụ phấn của các loài sa nhân. Thời gian nở hoa từ tháng 4 đến tháng 6.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng và tỉ lệ cây tái sinh sa nhân theo nguồn gốc thay đổi theo từng địa điểm và không theo quy luật. Tỷ lệ cây tái sinh từ hạt chiếm 87%, cao gấp gần 6,7 lần so với tái sinh từ chồi gốc (13%) và cây sa nhân không có tái sinh từ rễ củ. Thực tế điều tra cho thấy, cây sa nhân còn phân bố quanh gốc cây mẹ, như vậy có sự lan chuyền cây con theo thân ngầm. Cây tái sinh từ hạt thường có chất lượng tốt, tuy nhiên thời gian tái sinh chậm, thường phải 1-2 năm mới lan phủ khắp rừng. Như vậy có thể thấy rằng khả năng tái sinh tự nhiên của

b c

a

d e

b c

f

g h Nhân giống in vitro cây Sa nhân

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

không chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của loài cây thuốc này ở địa phương mà có thể bán ra các địa phương khác trong cả nước, góp phần tăng thu nhập cho người dân bản địa.

Mô hình trồng thử nghiệm cây Sa nhân tại huyện A Lưới

* Nhân giống:Trong tự nhiên, thời gian nảy mầm của hạt Sa

nhân tương đối dài và tỉ lệ nảy mầm thường khá thấp. Do đó, để kích thích khả năng nảy mầm, các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm phương pháp xử lí hạt trước khi gieo bằng các ngâm trong nước ấm. Hạt Sa nhân thu về sau khi làm sạch được ngâm trong nước ấm từ 40 - 450C ở các khoảng thời gian khác nhau từ 0 - 8 giờ rồi đem gieo.

Thời gian xử lí mẫu bằng cách ngâm trong nước ấm có ảnh hưởng tốt đến khả năng nảy mầm của hạt. Khi tăng thời gian ủ từ 0 giờ lên 6 giờ, thời gian nảy mầm của hạt được rút ngắn, tỉ lệ nảy mầm tăng từ 62,33 - 80,33%. Trong đó, thời gian ủ là 6 giờ cho kết quả tốt nhất với thời gian nảy mầm là 18 - 30 ngày, tỉ lệ nảy mầm là 80,33% và chiều cao chồi trung bình đạt 5,08cm. Hạt ngâm trong 8 giờ cho kết quả thấp nhất với thời gian nảy mầm là 25 - 37 ngày, tỉ lệ nảy mầm là 55,33 % và chiều cao chồi là 3,52cm. Ở công thức đối chứng, thời gian nảy mầm của hạt là 24 - 35 ngày, tỉ lệ nảy mầm 62,33%. Như vậy, trong tự nhiên khả năng nảy mầm của hạt Sa nhân là không cao.

Quy trình nhân giống in vitro cây Sa nhân đạt được các kết quả tối ưu như sau: Đỉnh sinh trưởng và gốc thân của cây tự nhiên được khử trùng bằng HgCl2 0,15% trong thời gian từ 16 - 17 phút, sau đó ngâm trong dung dịch nano bạc 40 ppm trong 30 phút. Tái sinh chồi trên môi trường bổ sung BAP 2,0 mg/l (1,23 chồi/mẫu gốc thân và 1,5 chồi/mẫu chồi đỉnh bổ đôi) hoặc trên môi trường bổ sung KIN 3,0mg/l (1,17 chồi/mẫu gốc thân và 1,33 chồi/mẫu chồi đỉnh bổ đôi) sau 4 tuần. Gốc thân in vitro được cấy lên môi trường bổ sung BAP 1,0mg/l cho số chồi lớn nhất đạt 7,31

chồi/mẫu sau 10 tuần nuôi cấy. Rễ được cảm ứng tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 0,6 mg/l NAA cho số rễ cao nhất (6,67 rễ/chồi) và rễ phát triển nhanh về chiều dài trên môi trường bổ sung 0,4 mg/l IBA (3,87cm). Cây con in vitro được huấn luyện thích nghi và trồng trên giá thể đất: cát (50 : 50) với tỷ lệ sống sót là 94,44% sau 1 tháng và 72,22% sau 2 tháng.

Cây Sa nhân con từ gieo hạt, giâm hom và cây nuôi cấy mô được chuyển vào trồng trong giá thể đất thịt (50 %) + cát (30 %) + phân hữu cơ (20 %), che sáng 60 % cho khả năng sống và sinh trưởng tốt nhất.

* Thử nghiệm mô hình trồng Sa nhân tại A Lưới:Các cây giống sa nhân sau thời gian ươm

trồng, nuôi cấy đạt độ tuổi 7 tháng trước khi đem trồng ngoài thực địa. Các cây giống có những đặc điểm nông học khác nhau rất rõ nét thông qua so sánh một số chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính gốc, số lá, số chồi. Cây giống có nguồn gốc từ giâm hom có chiều cao cây và tổng số lá đạt cao nhất đạt các giá trị bình quân lần lượt: 57,4cm và 11,8 lá lúc 7 tháng tuổi. Cây giống sa nhân trồng từ có chiều cao cây chỉ 9,8cm. Trong khi đó những cây giống có nguồn gốc từ nuôi cấy mô tế bào lại có tổng số chồi/bụi đạt cao nhất 5,2 chồi/bụi cao hơn. Như vậy, thời gian đầu cây giống có nguồn gốc từ nuôi cấy mô có tỷ lệ đẻ nhánh mạnh nhất. Nhìn chung tính chất đất ở tán rừng khá cứng, ít có sự tác động của con người thông qua hoạt động canh tác nên chất đất ở mô hình dưới tán rừng không tốt như đất tại vườn đồi nên vườn sa nhân ở đây sinh trưởng không tốt bằng. Thể hiện các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý ở các loại hình cây giống sa nhân đều thấp hơn so với mô hình ở vườn đồi.

- Về chiều cao cây: Tăng trưởng chiều cao sa nhân qua các tháng thể hiện: nhìn chung sa nhân sinh trưởng tốt dưới điều kiện khí hậu ở A Lưới. Đối với mô hình tại vườn đồi, cây giống từ giâm hom sau 6 tháng trồng đã đạt chiều cao hơn 1m.

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Trong khi mô hình dưới tán rừng, cây giống từ giâm hom sau 6 tháng trồng đã đạt chiều cao dưới 1m. Trong cả hai mô hình, ở 2, 4 và 6 tháng sau trồng đều có chiều cao cây cao hơn có ý nghĩa so với sa nhân nuôi cấy mô và gieo từ hạt.

- Về tổng số chồi/nhánh và đường kính gốc Sa nhân: Số chồi của Sa nhân trồng từ cây nuôi cấy mô có số chồi cao hơn hẵn các giống khác, đạt 15,4 chồi sau 6 tháng trồng đối với mô hình tại vườn đồi và đạt 14,4 chồi đối với mô hình dưới tán rừng. Có thể đây là kết quả của sự phân hóa chồi diễn ra mạnh nhờ quá trình nuôi cấy mô tế bào. Việc đâm chồi, đẻ nhánh diễn ra ở vị trí lan tỏa của những thân ngầm mọc lan xung quanh gốc chính ban đầu. Như vậy, việc lan tỏa thân ngầm càng nhanh giúp cây sớm ổn định tầng tán bên trên tiến đến khép tán. Điều này có ý nghĩ đặc biệt trong việc chống xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đường kính gốc của Sa nhân trồng từ hom cao hơn 2 hình loại hình cây giống khác đạt 10,9cm (tại vườn đồi) và 9,4 cm (dưới tán rừng) tại thời điểm 6 tháng sau trồng.

- Về tăng trưởng số lá trên cây: Nghiên cứu chỉ tiêu số lá trên cây cho biết được khả năng quang hợp và tích lũy chất khô là cơ sở cho cây sinh trưởng, phát triển. Sa nhân từ nuôi cấy mô vẫn cho tổng số lá trên cây cao hơn có ý nghĩa so với Sa nhân giâm hom và trồng từ hạt, đạt 193,8 lá (tại vường đồi) và 176,4 lá (dưới tán rừng) tại thời điểm 6 tháng sau trồng. Có thể giải thích điều này là do số chồi trên cây của Sa nhân nuôi cấy mô cao hơn nhiều kéo theo tổng số lá trên cây cũng nhiều.

- Về diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI): Do có sự khác biệt về số nhánh và tổng số lá trên cây giữa các loại hình giống dẫn đến diện tích lá và chỉ số diện tích là cũng có sự khác biệt. Sau 6 tháng trồng diện tích lá của giống Sa nhân nuôi cấy mô có diện tích lá đạt cao nhất 2,35m2

lá/cây (tại vườn đồi) và 1,87m2 lá/cây (dưới tán rừng). Như vậy chỉ sau 6 tháng trồng Sa nhân ở mô hình vườn đồi đã khép tán, với mật độ 1 cây/1m2

có nghĩa rằng chỉ số diện tích lá đạt 0,97 - 2,35m2

lá/m2 đất tương ứng ở các loại giống, trong khi đó, mô hình dưới tán rừng đạt 0,84 - 1,87m2 lá/m2 đất tương ứng ở các loại giống.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Sa nhân không chỉ sinh trưởng tốt mà còn thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu thể hiện thông qua tỷ lệ sống rất cao, tính chịu hạn tốt, chưa ghi nhận có sâu bệnh gây hại. Vì vậy, nhóm tác giả đã đề nghị được tiếp tục thực hiện pha 2 của đề tài nhằm theo dõi, đánh giá sinh trưởng, năng suất của Sa nhân ở các mô hình trong thời gian tới để có đánh giá đầy đủ về chất lượng tinh dầu chiết xuất từ Sa nhân nuôi trồng trên thực địa và hiệu quả mà cây Sa nhân mang lại, làm cơ sở khoa học cho việc trồng và phát triển nguồn dược liệu này. Nếu chủ động nguồn giống nên sử dụng Sa nhân từ nuôi cấy mô để trồng ngoài thực địa do cây đẻ nhánh mạnh, diện tích lá cao và sớm khép tán hạn chế xói mòn rửa trôi đất ở khu vực đồi núi. Tiếp tục bảo tồn và phát triển cây Sa nhân ở rừng tự nhiên, đồng thời khuyến khích trồng cây Sa nhân ở các khu vực vườn đồi, nguồn giống từ phương pháp nuôi cấy invtro, để phát triển vùng nguyên liệu. Phổ biến, tuyên truyền về tác dụng của cây Sa nhân và xây dựng thêm các mô hình trồng thử nghiệm loài cây này để mở rộng cho các hộ dân nhu cầu nuôi trồng. Tập huấn người dân về kỹ nhân giống, trồng, thu hái và chế biến để đảm bảo tính bền vững.

Vỹ Khang

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Đó là tên đề tài KH&CN cấp tỉnh vừa được nghiệm thu tại Sở KH&CN tỉnh Thừa

Thiên Huế vào ngày 26/4/2019. Theo báo cáo kết quả tại Hội nghị, Bản tin KH&CN xin giới thiệu một số kết quả chính của đề tài.

Giới thiệu chungTảo silic (diatom) là lớp tảo phân bố rộng, có

thể sống được ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, lợ và mặn, chiếm lĩnh các vùng nước sâu của các đại dương tới hàng nghìn mét. Có ít nhất khoảng 200.000 loài tảo silic trên khắp thế giới. Tảo silic được cho là nhóm phù du nhân thật quan trọng nhất, tạo ra khoảng 20-25% tổng sinh khối sơ cấp ở các thủy vực trên cạn và khoảng 40% sinh khối sơ cấp ở biển. Do có hàm lượng lipid cao nên từ lâu tảo silic đã được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá, động vật thân mềm như Phaeodactylum, Chaetoceros, Skeletonema, Thalassiosira... Một số loài tảo silic còn được dùng để sản xuất các chất béo không no có giá trị như eicosapentaenoic acid (EPA), arachidonic acid (AA) và docosahexaenoic acid (DHA). Đã có hàng trăm loài tảo được thử nghiệm làm thức ăn, nhưng cho tới nay chỉ khoảng hai mươi loài tảo đơn bào được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Tính ưu việt của tảo đơn bào là không gây ô nhiễm môi trường, cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng, vi lượng, đặc biệt là chúng chứa rất nhiều loại axit béo không no. Tảo đơn bào có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường.

Tảo Skeletonema costatum là một trong những loài tảo silic được sử dụng phổ biến dưới dạng thức ăn tươi sinh khối tươi và khô để làm thức ăn cho thủy sản ở nhiều cơ sở sản xuất giống. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào tự nhiên và điều kiện nuôi, việc sản xuất tảo chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, chủ

yếu cung cấp cho ấu trùng ăn ở dạng tươi sống. Một số cơ sở nuôi trồng thủy sản lớn đã nhập thêm tảo ở dạng khô để sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhiều loại thức ăn khô khác, song giá thành của chế phẩm này thường rất đắt.

Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có đường bờ biển dài, rất phù hợp cho các nghiên cứu phát triển nuôi trồng tảo biển. Thêm vào đó, tảo Skeletonema costatum có kích thước và thành phần sinh hóa phù hợp cho ấu trùng thủy sản và hàm lượng chất dinh dưỡng cao, việc sản xuất sinh khối không phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu quy trình sản xuất tảo Skeletonema costatum dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các ứng dụng khác là có ý nghĩa và mang tính cấp thiết.

Đề tài được thực hiện với mục tiêu xây dựng quy trình sản xuất sinh khối (phân lập, tuyển chọn, nuôi trồng, thu sinh khối và bảo quản thích hợp) loài tảo biển Skeletonema costatum nhằm tạo nguồn thức ăn chủ động cho nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Thử nghiệm ứng dụng làm thức ăn nuôi tôm giống.

Tuyển chọn các chủng tảo và phát triển sinh khối các chủng tảo

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủng tảo silic Skeletonema costatum phân lập tại các vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Mẫu tảo silic phù du ở các vùng ven bờ biển Thừa Thiên Huế gồm 4 địa điểm chính: Vùng ven biển Thuận An, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang; vùng ven biển Vinh Thanh, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang; vùng ven biển Cảnh Dương, xã Vĩnh Lộc, huyện Phú Lộc; vùng ven biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Mẫu tảo phù du được thu bằng lưới vớt sinh vật phù du (phytoplankton) có chiều rộng 20cm, chiều

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT SINH KHỐI TẢO SILIC TẠI THỪA THIÊN HUẾ

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

dài 50cm với đường kính mắt lưới 20µm. Mẫu tảo được phân lập bằng phương pháp “Tách tế bào”. Tách từng sợi tế bào và chuyển vào môi trường nuôi cấy vô trùng. Môi trường nuôi cấy là F/2, pH ban đầu 7,8, thể tích dịch nuôi cấy là 50 mL, chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với chu kỳ chiếu sáng là 12 giờ sáng: 12 giờ tối, nhiệt độ được điều chỉnh trong khoảng 22-25°C bằng máy điều hòa nhiệt độ.

Từ các kết quả trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chọn ra các điều kiện tối ưu cho việc nuôi sinh khối S. costatum để thử nghiệm nuôi ngoài trời trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, dưới sự biến động của điều kiện thời tiết và môi trường. Từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nồng độ N, P, Si đến sinh trưởng và chất lượng sinh khối trong điều kiện in vitro sẽ lựa chọn các công thức môi trường: CT1: +25N, +50P; CT2: +50N, +25P; CT3: +50N, -25P; CT4: +50N, -50P so với đối chứng để nghiên cứu sự tương tác giữa các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và tích lũy các thành phần dinh dưỡng đối với chủng S1. Hai lô thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bình nhựa trong suốt thể tích 20 l, trong cùng điều kiện ánh sáng tự nhiên nhà có mái che và các điều kiện tối ưu từ các thí nghiệm in vitro gồm: mật độ ban đầu 15%, độ mặn 30‰, pH 8, sục khí 12/24h, theo dõi cường độ ánh sáng, pH và nhiệt độ trong quá trình nuôi cấy.

Từ 62 mẫu tảo silic phù du thu được từ các điểm thu mẫu vùng ven biển Thừa Thiên Huế, đề tài đã tiến hành phân lập và nuôi cấy trên môi trường F/2. Kết quả đã phân lập được 30 chủng tảo và duy trì được 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum vào trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Trong điều kiện thí nghiệm, các chủng tảo bắt đầu sinh trưởng sau 2 ngày nuôi cấy và đạt cực đại sau 9 - 10 ngày nuôi cấy. Mật độ tế bào cực đại dao động từ 6,07- 9,37×105 tb/mL. Phân tích chất lượng sinh khối cho thấy: hàm lượng protein dao động từ 5,32 - 17,55%, lipid 2,91-10,25% và carbohydrate 3,8 - 8,08% sinh khối khô.

Theo kết quả nghiên cứu, đối với chủng S1, sự thay đổi hàm lượng N trong môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của chủng này. Tảo đạt sinh trưởng tốt nhất khi tăng hàm lượng N lên 50%, sinh khối tế bào tăng thêm 20% so với đối chứng. Tuy nhiên, hàm lượng N tăng cao (75%) có khuynh hướng làm giảm sinh trưởng trở lại. Về chất lượng sinh khối, hàm lượng lipid đạt cao nhất trong môi trường giảm 75% N, tiếp đến giảm 50% N. Hàm lượng protein thì ngược lại, cao nhất ở môi trường tăng 75 % N. Hàm lượng carbohydrate thì không chênh lệch nhiều, có xu hướng cao hơn ở điều kiện tăng hàm lượng N. Đối với chủng S15, đường cong sinh trưởng gia tăng khá đồng bộ đối với tất cả các công thức tăng giảm hàm lượng N, đạt cực đại vào ngày thứ 9. Và cũng theo quy luật hàm lượng N tăng thì sinh trưởng tăng, cao nhất ở nồng độ N tăng 75% so với đối chứng và tăng 19,6% so với đối chứng. Về chất lượng sinh khối, hàm lượng lipid gia tăng trong điều kiện thiếu hụt N trong khi điều này là ngược lại đối với hàm lượng protein và carbohydrate.

Đối với việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố nuôi trồng đến sự sinh trưởng và thành phần dinh dưỡng của chủng S. costatum trong hệ thống in vivo, theo dõi trong 12 ngày thí nghiệm cho thấy, nhiệt độ không khí tại địa điểm nuôi dao động từ 24-31°C, cường độ ánh sáng ở vị trí nuôi biến động giữa các thời điểm trong ngày: lúc 10 giờ dao động từ 3.000-4.700 Lux, lúc 12 giờ dao động từ 4.000-6.500 Lux, lúc 15 giờ dao động từ 2.500-3.400 Lux; pH của chủng S1 dao động từ 8-9,8 và S15 có pH dao động từ 8,0-9,4 và giá trị pH tăng dần theo mật độ tảo. Đường cong sinh trưởng của chủng trong công thức môi trường thí nghiệm tương đối đồng đều, mật độ tế bào cao nhất lần lượt ở công thức 1 và công thức 2 là 15,76 x 105 TB/mLvà 15,53 x 105 TB/mL; công thức thí nghiệm 3, 4 và đối chứng không sự khác biệt đáng kể với 14,12 x 105 TB/mL;13,36 x 105 TB/mLvà 13,65 x 105 TB/mL. So sánh kết quả phân tích từ

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

các công thức môi trường khác nhau cho thấy rằng công thức 2 tỏ ra ưu việt. Hàm lượng protein đạt cao nhất, và các chất khác lipid và carbohydrate không giảm nhiều.

Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của chủng S. costatum trong hệ thống mở thể tích 200L, theo dõi thí nghiệm trong 10 ngày nuôi cấy, cho thấy: nhiệt độ dao động từ 25-35°C; cường độ ánh sáng cao hơn rất nhiều so với nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng, cường độ ánh sáng ở vị trí nuôi lúc 10 giờ dao động từ 5.700- 6.800 Lux, lúc 12 giờ dao động từ 14.000-16.000 Lux, lúc 15 giờ dao động từ 3.290-3310 Lux; pH dao động từ 7,8-9,4. Chủng tảo S1 có pha thích nghi ngắn, bắt đầu sinh trưởng sau 2 ngày nuôi cấy, mật độ cực đại đạt được ở ngày nuôi thứ 7 đối với công thức 3 và công thức 4 và ở ngày thứ 8 đối với các công thức môi trường còn lại. Mật độ tế bào cao nhất ở môi trương công thức 1 với 7,22 x 105 tb/mL và thấp nhất là ở môi trường công thức 4 với 6,52 x 105 TB/mL. Tuy nhiên, so với nuôi cấy trong bình nhựa pet trong suốt thì mật độ tế bào cực đại khi nuôi trong hệ thống mở thấp hơn và lụi tàn đột ngột khó kiểm soát hơn.

Từ các kết quả thí nghiệm trên, đề tài lựa chọn môi trường CT2 gồm: môi trường F/2 bổ sung thêm +50N, +25P để nhân nuôi sản xuất sinh khối chủng S1 trong các bình trong suốt thể tích 20 L, trong cùng điều kiện ánh sáng tự nhiên có mái che và các điều kiện tối ưu từ các thí nghiệm in vitro gồm: mật độ ban đầu 15%, độ mặn 30‰, pH 8, sục khí 12/24h.

Như vậy. kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng và chất lượng sinh khối cho thấy: Hàm lượng protein tăng khi tăng hàm lượng sodium nitrate. Hàm lượng lipid tăng khi giảm sodium nitrate. Hàm lượng carbohydrate tăng khi hàm lượng so-dium phosphate tăng. Ảnh hưởng của nồng độ của sodium silicate đến sự tích lũy các thành phần dinh dưỡng không theo quy luật rõ ràng. Tuy nhiên so

với sodium nitrate và sodium phosphate, sự thay đổi nồng độ sodium silicate ít ảnh hưởng đến sự gia tăng sinh khối và hàm lượng dinh dưỡng của các chủng. Trong điều kiện thí nghiệm in vitro, một số điều kiện nuôi trồng ban đầu được xác định: mật độ tiếp giống 15% Vgiống/Vmt; độ mặn 30‰; điều kiện sục khí 12h/24h. Đối với 2 chủng tảo nghiên cứu, điều kiện pH môi trường và cường độ ánh sáng biểu hiện có sự khác biệt và ảnh hưởng cả đến sinh trưởng và chất lượng sinh khối. pH thích hợp cho sinh trưởng là 8-8,2 và cường độ ánh sáng thích hợp là 2500-4000 Lux.

Trong điều kiện nuôi in vitro, tảo Skeletonema costatum nuôi ở bể mở sẽ khó kiểm soát khả năng lụi tàn. Với điều kiện ánh sáng tự nhiên có mái che, khi nuôi tảo trong bình kín 20 L, các điều kiện nuôi thích hợp được xác định bao gồm: mật độ ban đầu 15%, độ mặn 30‰, pH 8, sục khí 12/24h, môi trường F/2 bổ sung thêm +50N, +25P

Xây dựng mô hình thử nghiệm Đối với ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian

sấy mẫu, kết quả cho thấy, nhiệt độ sấy tỉ lệ nghịch với thời gian sấy, nhiệt độ sấy càng tăng thì thời gian sấy càng ngắn lại, sấy ở 40°C thời mất 463 phút trong khi sấy ở 60°C mất 350 và chỉ còn 278 phút khi sấy ở 80°C. Sấy ở 80°C cho thời gian sấy thấp nhất, nhưng để chọn được nhiệt độ sấy thích hợp còn cần phải dựa trên những tác động của nó đến các thành phần dinh dưỡng trong tảo. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát các nhiệt độ sấy khác nhau ảnh đến hàm lượng lipid, protein và carbohy-drate trong chủng S. costatum.

Đối với ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sinh khối tảo S. Costatum, kết quả cho thấy khi tăng nhiệt độ sấy thì hàm lượng lipid giảm. Sấy ở nhiệt độ 60°C hàm lượng lipid thất thoát 1,43% so với mẫu sấy ở 40°C và khi sấy ở 80°C hàm lượng lipid giảm 2,6% so với mẫu sấy ở 40°C. Có thể là do khi sấy ở nhiệt độ cao đã làm cho phản ứng oxi hóa lipid diễn ra mạnh mẽ hơn.

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Trong các khoảng nhiệt độ sấy khảo sát thì ở nhiệt độ sấy cao hơn hàm lượng protein thu được trong sinh khối tảo sẽ thấp hơn, tuy nhiên sự chê-nh lệch về hàm lượng protein trong sinh khối theo các mức nhiệt độ sấy được khảo sát không đáng kể. Khi sấy ở 40°C thì hàm lượng protein chiếm 23,98% khối lượng khô, nhưng khi sấy ở 60°C và 80°C thì hàm lượng protein chiếm 22,19% và 21,80% khối lượng khô. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần protein trong sinh khối tảo Skeletonema costatumít bị biến động bởi nhiệt độ sấy. Như vậy, trong các khoảng nhiệt độ khảo sát đối với sinh khối tảo Skeletonema costatum, nhiệt độ sấy thấp hơn 60°C là phù hợp để duy trì chất lượng sinh khối.

Trong các dạng bảo quản sinh khối được khảo sát, hàm lượng dinh dưỡng trong sinh khối tảo được bảo quản ở dạng bột nhão có bổ sung glycerol đạt cao nhất, ngược lại hàm lượng dinh dưỡng trong sinh khối bảo quản dạng đông lạnh luôn thấp nhất. Mẫu tảo đông lạnh giảm mạnh qua thời gian bảo quản có thể do quá trình cấp đông - rã đông đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của tảo.

Sau 2 tháng bảo quản hàm lượng protein trong mẫu bột nhão, sấy khô và đông lạnh lần lượt là 24,1;20,86 và 18,64% và giảm so với đối chứng lần lượt là 4,47; 7,71 và 9,93%. Sau 6 tháng hàm lượng protein trong sinh khối tảo được bảo quản ở dạng bột nhão vẫn cao nhất trong tất cả các dạng bảo quản được khảo sát với 17,79% giảm 10,78% so với đối chứng nhưng cao hơn 6,4% của sinh khối chủng này khi bảo quản đông lạnh không bổ sung glycerol. Sau 6 tháng bảo quản dưới các hình thức khác nhau, hàm lượng lipid trong các mẫu sinh khối tảo từ 5,19 đến 8,86% khối lượng khô, giảm từ 2 đên 5,67% so với đối chứng (10,86%).

Hàm lượng carbohydrate của chủng S. costatum nghiên cứu trong thời gian bảo quản ít biến đổi. Sau 6 tháng bảo quản, mẫu tảo bột nhão được bảo quản ở -20oC có hàm lượng carbohydrate cao nhất (8,05%) và mẫu khô có hàm lượng thấp nhất

(7,74%). Kết quả nghiên cứu một số điều kiện thu hoạch và bảo quản cho thấy:

- Skeletonema costatum có khả năng tự lắng tốt với hiệu suất lắng khá cao. Kết quả cho thấy trong bình 20 L, hiệu suất lắng đạt cao nhất là 80,79% sau 10 giờ.

- Thu hồi bằng kết bông với AlCl3 được cho là tốt nhất so với phương pháp kết bông bằng pH hay các chất vô cơ khác. Nồng độ AlCl3 50 mg/L là hiệu quả nhất với hiệu suất kết bông cao nhất đạt khoảng 95% trong thời gian không quá 15 phút.

- Đối với tảo Skeletonema costatum, nhiệt độ sấy 60°C là phù hợp để duy trì chất lượng sinh khối với thời gian sấy khoảng 350 phút.

- Trong 6 tháng bảo quản, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sinh khối tảo S. costatum ng-hiên cứu ít thay đổi nhất khi được bổ sung thêm 1% glycerol và được giữ ở nhiệt độ -20oC ở dạng bột nhão.

Sinh khối tảo Skeletonema costatum là nguồn thức ăn quan trọng đối với ấu trùng tôm sú, đặc biệt ấu trùng tôm ở các giai đoạn Zoae và Mysis. Sử dụng tảo Skeletonema costatum, đặc biệt là tảo tươi đã cho tăng trưởng về chiều dài cao nhất ở cả giai đoạn ấu trùng (0,32 cm/ấu trùng ở giai đoạn Zoae và 0,44 cm/ấu trùng ở giai đoạn Mysis) và hậu ấu trùng Postlarvae (Postlarvae 10 đạt 1,07cm/con). Tỷ lệ sống của tôm Postarvae đạt cao nhất khi sử dụng tảo Skeletonema costatum tươi sinh khối (64,1%) và tảo tươi cô đặc (63,6%).

Sau khi nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã đề nghị được tiếp tục nghiên cứu các điều kiện phát triển sinh khối trên diện rộng để có thể sản xuất sản phẩm sinh khối tảo ở quy mô lớn hơn nghiên cứu sản xuất thử nghiệm. Tiến hành thử nghiệm sử dụng sinh khối vi tảo Skeletonema costatum làm thức ăn cho các đối cho các đối tượng thuỷ sản khác. Tiếp tục nghiên cứu các điều kiện phát triển các hệ thống bán liên tục, quy trình thu hồi sinh khối để có thể rút ngắn thời gian sản xuất, thu hồi, giảm giá thành sản xuất.

Ý An

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Khẳng định thương hiệuCông bố khoa học được xem là một trong những

thước đo trình độ phát triển khoa học công nghệ. Để tham gia được vào dòng thác NCKH của thế giới, việc đăng được các bài trong tạp chí khoa học giá trị của quốc tế là một trong những khía cạnh then chốt, giúp bắt được những hướng nghiên cứu đương đại, góp phần vào việc phát triển chung của nhân loại, nếu không “đi tắt đón đầu” được thì ít nhất cũng không bị tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua ào ạt của NCKH kỹ thuật và công nghệ.

Trước đây, hoạt động đào tạo gắn với NCKH thường chỉ được chú trọng ở một số trường ĐH lớn. Gần đây, công tác đào tạo gắn với NCKH được triển khai ở các trường ĐH trong cả nước, đáng mừng trong đó có sự nổi lên của các trường thuộc Đại học Huế.

Tháng 3/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin số công trình công bố quốc tế nằm trong danh mục các tạp chí ISI, SCI, SCIE của các cơ sở giáo dục ĐH thuộc Bộ năm 2018. Đáng phấn khởi là với 195 bài báo được công bố, ĐH Huế xếp thứ 2 trong số 28 cơ sở giáo dục ĐH, chỉ đứng sau Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (có 315 bài) tăng 4,3% so với năm 2017, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tăng gần 2,4% (129 bài báo - xếp thứ 3). Đồng thời, ĐH Huế lại có mức tăng cao so với năm 2017, gần 20%.

Trong kết quả chung, xuất hiện không ít tên tuổi nhà nghiên cứu với “bộ sưu tập” công bố quốc tế. Nổi bật như PGS.TS Bùi Đình Hợi (Trường ĐH Sư phạm) với 19 bài báo đăng trên tạp chí

ISI liên quan đến các nghiên cứu chuyên sâu về vật lý hay PGS.TS Đinh Quang Khiếu (Trường ĐH Khoa học) với 9 bài báo đăng trên tạp chí SCOPUS, SCIE nổi tiếng với các công trình bộ môn hóa lý.

Không dễ để có lượng lớn bài báo đăng tải trong danh mục các tạp chí ISI, SCI, SCIE. Người làm nghiên cứu trải qua quá trình tư duy, tìm tòi, tính toán, thực nghiệm, thí nghiệm, so sánh, tổng hợp, diễn giải, lập luận… và kết luận rồi đi tới trình bày. Ngoài chuyên môn, họ phải có khả năng ngoại ngữ giỏi. “NCKH có những khó khăn nhưng phải xem nghiên cứu cùng giảng dạy là một nghề, cố gắng “sống được” bằng nghề và gắn bó với nghề. Đó là động lực giúp tôi gắn bó với công việc mình đã chọn, làm việc chăm chỉ và vượt qua khó khăn”, PGS.TS Bùi Đình Hợi chia sẻ.

Minh chứng dễ thấy, vì đó là tiêu chí khó nên các tổ chức xếp hạng ĐH trong khu vực và cả thế giới dùng làm một trong những cơ sở để đưa ra các xếp hạng (bài báo công bố quốc tế chiếm 20 – 30% trong tỷ lệ các tiêu chí). Trong xếp hạng Webometrics (của Cybermetrics Lab thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đợt tháng 1/2019, ĐH Huế xếp thứ 10 Việt Nam, thứ 115 khu vực Đông Nam Á và thứ 3.704 thế giới. Đáng chú ý, thứ hạng thế giới của ĐH Huế có xu hướng tăng dần, từ 4.122 (tháng 7/2017) lên 4.107 (1/2018), 3.708 (7/2018) và lần này là 3.704. Trong bảng xếp hạng (BXH) 400 ĐH châu Á mà tổ chức xếp hạng QS công bố, ĐH Huế là 1 trong 5 ĐH của Việt Nam lọt vào danh sách này.

BÀI BÁO QUỐC TẾ VÀ VỊ THẾ DÀNH CHO ĐẠI HỌC HUẾ

Xếp thứ 2 trong tổng số 28 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) có số lượng bài báo đăng tải trong danh mục các tạp chí uy tín quốc tế, Đại học Huế đã và đang khẳng định vị thế và chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH).

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Tháng 4/2019, THE (tổ chức xếp hạng uy tín thế giới) vừa công bố những ĐH Việt Nam sinh viên nước ngoài nên theo học, trong đó có ĐH Huế. THE là tạp chí uy tín có trụ sở tại Anh, nổi tiếng với việc đưa ra các BXH ĐH thế giới và cũng là một trong những BXH giáo dục uy tín, ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh, hiện nay các ĐH của Việt Nam mới tập trung với xếp hạng của Webometrics và QS, việc được lọt vào danh sách của THE rất khó.

Củng cố vị thếTrên bảng xếp hạng Webometrics các lần gần

đây, thứ hạng trong nước của ĐH Huế cũng có biến động. Điển hình như tháng 7/2017 đứng thứ 12, đến tháng 1/2018 xếp thứ 13, sau đó xếp thứ 8 (tháng 7/2018) và lần mới đây nhất là xếp thứ 10 Việt Nam (tháng 1/2019). Quá trình xếp hạng còn phụ thuộc nhiều tiêu chí song những công bố bài báo trên các tạp chí uy tín quốc tế có ảnh hưởng lớn đến kết quả này.

Với tầm nhìn đến 2030 trở thành một trong những ĐH nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, Đại học Huế đang có những bước chuẩn bị chắc chắn để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Điển hình nhất là việc xét chọn và công nhận 12 nhóm nghiên cứu mạnh thu hút các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu theo hướng chuyên môn sâu hoặc liên ngành. Họ được đặt ra chỉ tiêu là bài báo quốc tế nằm trong danh mục uy tín của thế giới (ISI, SCOPUS) qua đó nâng tầm NCKH cho các trường nói riêng và ĐH Huế nói chung.

Theo đại diện Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đại học Huế, năm 2019, ĐH Huế sớm dự kiến và phân bổ chỉ tiêu công bố khoa học hàng năm cho từng đơn vị. Và với hoạt động này, trong năm nay, dự kiến tất cả các đơn vị sẽ có 445 - 450 bài báo ở nhóm tạp chí ISI, SCOPUS - một con số nếu làm tốt chắc chắn sẽ củng cố vị thế của ĐH Huế trên BXH trong nước, khu vực và thế giới.

Đại học Huế đang tập trung một số tiêu chí để tăng vị trí xếp hạng đại học và cũng có chính sách khen thưởng khuyến khích tài năng cả tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài ra, thông tư mới (08/2017/TT-BGDĐT) yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bài báo xuất bản quốc tế thì với số lượng nhiều nghiên cứu sinh học tại Đại học Huế, chắc chắn sẽ góp thêm không ít tín hiệu vui.

HT (Nguồn: Đại học Huế)

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Hành trình sản xuất giấy không cần sử dụng cây gỗ

Để có được kết quả đầy thuyết phục tại các cuộc thi các cấp là cả một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu dày công của 2 em học sinh Mai Cao Kỳ Duyên và Ngô Thị Diễm Thúy (Lớp 11B1 – Trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Các em cho biết, hiện nay, những sản phẩm từ giấy được cho là thân thiện với môi trường nhờ khả năng phân hủy sinh học cao nhưng hầu hết giấy trên thế giới lại được sản xuất từ bột gỗ, do đó, đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp giấy là sự giảm sút trầm trọng diện tích rừng thế giới.

Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của các sản phẩm từ giấy là thấm nước và dễ rách. Do đó, trên thị trường hiện nay đồ nhựa, nilon vẫn chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều do có giá rẻ, độ bền cao, có thể chống thấm, dễ dàng vận chuyển... tuy nhiên nó lại gây ra sự đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Từ thực tế đó, hai “nhà khoa học” trẻ này đã nghĩ đến việc cần phải tìm ra một sản phẩm có thể phát huy ưu điểm, hạn chế được nhược điểm của hai loại sản phẩm trên, đồng thời giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường do chúng gây ra.

Em Mai Cao Kỳ Duyên chia sẻ: “Qua nghiên

cứu chúng em nhận thấy trong bã mía có chứa khoảng 40 - 50% cellulose nên có thể được tận dụng để chế tạo ra một loại “giấy làm từ bã mía” thay thế cho “giấy làm từ cây gỗ”. Để thực hiện được ý tưởng này, chúng em đã nghiên cứu quy trình sản xuất giấy từ bã mía, gồm các công đoạn như bã mía phải được xử lý bằng NaOH 10%, dùng hóa chất làm tan lượng đường còn lại trong bã mía và xay nhuyễn để tạo ra bột giấy. Sau đó đến công đoạn tẩy màu để cho ra giấy trắng đẹp như giấy thường”.

Bên cạnh đó, để cải tiến giấy thông thường trở nên bền và không thấm nước nhưng vẫn thân thiện với môi trường, có thể thay thế đồ nhựa, nilon... hai bạn rẻ tiếp tục nghiên cứu và nhận thấy trong phế phẩm ở vỏ giáp xác như vỏ tôm, cua, ghẹ chứa Chitin mà chúng ta có thể sử dụng để điều chế ra một hợp chất mang tên “Chitosan” có khả năng tạo màng polymer sinh học có thể thay thế nilon. Hỗn hợp Chitosan qua quá trình điều chế sẽ được phủ lên lớp giấy từ bã mía giúp loại giấy này chống thấm được nước và có độ bền như bìa carton.

“Qua quá trình thử nghiệm, so sánh các đặc tính của các sản phẩm giấy, với mục đích tạo ra sản phẩm giấy chống thấm thân thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo được các tính năng sử dụng, nhóm chúng em quyết định chọn phát triển hai sản phẩm:

SẢN XUẤT GIẤY CHỐNG THẤM TỪ BÃ MÍA VÀ VỎ LOÀI GIÁP XÁC

Với mục đích chuyển chất thải từ các nhà máy đường, hải sản thành những sản phẩm ứng dụng xanh, không độc hại và thân thiện với môi trường, nhóm 2 em học sinh trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất giấy làm từ bã mía có tính năng chống thấm”. Đề tài đã đạt được giải Nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 và giải Tư cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm 2018-2019.

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Giấy chống thấm làm từ bã mía kết hợp với màng polymer tinh bột - PVAc - Natri borat, và Giấy chống thấm làm từ bã mía kết hợp với màng Chitosan”, em Kỳ Duyên thông tin.

Sản phẩm giấy chống thấm an toàn và thân thiện với môi trường

Bằng những nghiên cứu đầy tâm huyết của mình, hai “nhà khoa học” trẻ cũng đã gặt hái được những thành quả xứng đáng và cho ra đời những sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường như ly uống nước, túi xách, đèn lồng… với những đánh giá cao từ Ban tổ chức cuộc thi cũng như những “khách hàng” đã dùng qua sản phẩm.

Theo kết quả kiểm định của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, “giấy làm từ bã mía phủ màng tinh bột - PVAc - Na2B4O7 (Natri borat)” đạt được các chỉ tiêu về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly, đồ hộp chứa thực phẩm. Kết quả thử cặn khô bằng cách ngâm mẫu trong nước ở 600 trong 30 phút là 0,75mg/l (bé hơn nhiều so với giới hạn tối đa là 30mg/l) nên cũng cho thấy được mẫu thử “Giấy làm từ bã mía phủ màng tinh bột - PVAc - Na2B4O7 (Natri borat)” có khả năng phân hủy tốt.

Với sản phẩm “Giấy làm từ bã mía phủ màng Chitosan” không những đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc thực phẩm mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng và bảo quản thực phẩm. Đây là những sản phẩm giấy an toàn và rất thân thiện với môi trường.

Nói về tính kinh tế của đề tài, em Ngô Thị Diễm Thúy cho biết, việc tận dụng được nguồn nguyên liệu phế phẩm thải là bã mía, vỏ tôm, cua sẽ có giá thành rẻ, hiệu suất quy trình cao đạt từ 30-35%, có

thể tiết kiệm được nguyên liệu và hóa chất trong quá trình thực hiện. Do đó, giá thành ước tính đưa vào thị trường khoảng 15.000 đồng/kg bột giấy, rẻ hơn so với giấy làm từ cây gỗ (từ 20.000-25.000 đồng/kg).

“Sản phẩm đã phát huy được tính sáng tạo của hai em. Đề tài có tính thực tiễn rất tốt ở chỗ có thể đáp ứng việc thay thế túi ni lông và nhựa. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển đề tài và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra các sản phẩm tốt từ bã mía có thể áp dụng vào ngành công nghiệp và nông nghiệp, đem lại nguồn kinh tế lớn với giá thành rẻ hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại để nhiều người biết đến hơn, nhằm kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường”, cô Lê Thị Thu Hồng giáo viên bộ môn Hóa học, người hướng dẫn đề tài cho 2 em học sinh chia sẻ.

Đinh Văn

Cô Lê Thị Thu Hồng cùng 2 học trò của mình chụp hình lưu niệm tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất, doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã có

những bước đón đầu thời cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).

Tự động hóa sản xuấtHiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều ngành đã

có những đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành để thích ứng với môi trường mới. Một trong những ngành đón đầu cuộc CMCN 4.0 chính là ngành xi măng với việc tự động hóa hoàn toàn với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất.

Tại nhà máy xi măng Đồng Lâm, dây chuyền sản xuất xi măng đồng bộ dựa trên công nghệ lò quay tiên tiến. Các thiết bị hiện đại với hệ thống tự động hóa cao, các thiết bị được điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm, các khâu sản xuất đều được lấy mẫu kiểm tra đảm bảo về chất lượng. Toàn bộ dây chuyền đều được trang bị thiết bị lọc nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh trong sản xuất công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Nhật Hoàng - Quản đốc Phân xưởng điện, nhà máy Xi măng Đồng Lâm thông tin, con người chỉ điều khiển thông qua hệ thống máy điều khiển, giám sát, phần còn lại được hệ thống rô bốt và máy móc thực hiện. Hiện quy trình công nghệ tại nhà máy đều đã tự động. Tuy nhiên, khâu đóng bao và vận chuyển vẫn chưa tự động hoàn toàn. Hệ thống sản xuất chỉ thực hiện đến khâu xuất bao. Nghĩa là, khi xi măng hoàn thành các công đoạn phối trộn… tới công đoạn đóng bao, người vận hành phải

DOANH NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ CẦN THAY ĐỔI NHẬN THỨC ĐỂ TIẾP CẬN

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

tiến hành đếm bao, cài đặt số lượng bao thông qua số lượng hàng cần xuất vào hệ thống. Máy sẽ tự động đóng bao trên cơ sở nguồn dữ liệu nhập và theo hệ thống băng tải đưa thành phẩm ra vị trí xuất. Tại đây công nhân sẽ bốc xi măng và đưa lên xe. Nhờ đó, chi phí nhân công, nguyên liệu, thất thoát được giảm hẳn, hiệu quả kinh tế nhờ đó được nâng cao.

Với dây chuyền hai đang trong quá trình đầu tư, hệ thống máy móc sẽ được tự động hóa hoàn toàn, ngay cả khâu xuất bao. Các giải pháp công nghệ để xử lý các chất thải từ nhà máy đưa vào sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất nhằm mục đích vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa giải quyết vấn đề môi trường. Nhiệt thừa trong sản xuất xi măng sẽ được sử dụng để phát điện, đây là biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng đồng thời góp phần lớn bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực cấp nước, Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế cũng đã ứng dụng hệ thống SCA-

Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế chế tạo Máy điện phân javen sử dụng năng lượng mặt trời tại Nhà máy nước

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

DA để nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất và cung cấp nước sạch đáp ứng các mục tiêu: ổn định chất lượng nước, ổn định áp lực nước, quản lý lượng nước khai thác và lượng nước tiêu thụ, vận hành và quản lý hệ thống máy móc thiết bị, quản lý hệ thống đường ống cung cấp nước. Cùng với đó là các giải pháp công nghệ nhằm quản lý chất lượng nước cũng được triển khai với hệ thống bể lắng lọc thông minh.

Hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trước yêu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ, Công ty Scavi Huế chủ động đầu tư thêm máy móc, dây chuyền hiện đại, xây dựng các phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác.

Ông Trần Văn Mỹ - Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế cho biết, đã đề nghị tập đoàn đầu tư 15 triệu USD để tân trang tất cả máy móc hiện có. Tập đoàn cũng đang đặt hàng đơn vị chuyên nghiên cứu thiết kế máy tự động trong may mặc. Thời điểm này, những máy móc cần thiết, Công ty sẽ đầu tư, những máy móc tự động sẽ chờ chế tạo và Scavi ưu tiên tập trung về tự động hóa. Trước mắt, việc nâng cấp trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ được thực hiện ngay và dự kiến hoàn thành cuối năm 2019.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế, hiện ngành dệt may đang cạnh tranh số phút lắp ráp, do đó, nếu không đi trước đón đầu, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm thì rất khó trụ vững khi nhiều quốc gia áp dụng công nghệ tự động hóa trong xu thế CMCN 4.0.

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ, Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh là doanh nghiệp thường xuyên tập trung đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh

của doanh nghiệp. Ngoài huấn luyện kỹ năng, hàng năm Công ty đều cử nhân viên, đội ngũ quản lý tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng. Ông Hoàng Ngọc Gia - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh chia sẻ, chủ doanh nghiệp cần phải có kiến thức, không thể mày mò bằng kinh nghiệm. Trong lúc cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi lượng kiến thức rất nhiều, chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cần chủ động học để đáp ứng. Việc học có rất nhiều hình thức bằng những khóa ngắn hạn, dài hạn... Nếu không được đào tạo sẽ bị bỏ rơi. Tuy nhiên, để đầu tư theo công nghệ, đối với lĩnh vực sản xuất khá tốn kém, trong khi vốn của các doanh nghiệp này lại luôn ở mức khó khăn.

Đồng hành cùng doanh nghiệpĐồng hành cùng các doanh nghiệp trong tiếp

cận CMCN 4.0, thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Hiệp hội) thường xuyên kết nối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các sở, ngành liên quan mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp, trong đó, ưu tiên các lớp về quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại mà Hiệp hội làm cầu nối giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh đã diễn ra. Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, tín dụng, đất đai, thủ tục hành chính, về kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và những khó khăn trong tiếp cận

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

cuộc CMCN 4.0... được phản ánh và tháo gỡ. Cùng với Hiệp hội, các sở, ngành của tỉnh cũng

đã có những hỗ trợ thiết thực đối với cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng tầm công tác quản trị, như: hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn mác thương hiệu và ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại, thẻ giao dịch điện tử, đăng ký kinh doanh điện tử, dịch vụ điện tử, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, giảm tối đa thời gian giao dịch cho doanh nghiệp...

Tuy nhiên, theo Hiệp hội, việc tiếp cận với cuộc CMCN 4.0 của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Do đó, Hiệp hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông qua các hội thảo để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về CMCN 4.0, từ đó, nhận biết khả năng của mình, chủ động đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và tự chủ trong sản xuất kinh doanh để tự khẳng định mình trong sân chơi mới. Ông Dương Tuấn

Anh - Chủ tịch Hiệp hội thông tin: “Từ những hỗ trợ thiết thực này, việc ứng dụng công nghệ 4.0 đã được cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh bắt tay thực hiện và là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay”.

Như vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải đặt chiến lược phát triển KH&CN trong trục của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, phải cởi bỏ những trói buộc đối với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tính cạnh tra-nh phát triển, đẩy mạnh liên kết giữa khu vực trong nước và khu vực FDI. Để tiếp cận cuộc CNMCN 4.0, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cần nắm bắt lợi thế của tỉnh để đổi mới sáng tạo, phải xem đổi mới sáng tạo như “món ăn hàng ngày” và đối với doanh nghiệp thì “không đổi mới sáng tạo đồng nghĩa với chờ chết” do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra khát vọng tăng trưởng nhiều hơn.

Hoàng Anh

ổn định và hiệu quả. Năm 2018, các Trung tâm đã tiếp nhận 96.149 hồ sơ, bình quân mỗi Trung tâm tiếp nhận 10.683 hồ sơ/năm. Có 15.695 hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến, không có hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích và 80.508 hồ sơ được tiếp nhận trực tiếp theo hình thức thông thường. Trong đó, có 73.841/80.508 hồ sơ đã được TTHCC số hóa. Có 82.006 hồ sơ đã giải quyết trước hẹn và đúng hẹn...

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, trên cơ sở Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, trong những năm qua, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy như các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch; các văn bản tham mưu hàng năm; Các văn bản gắn liền với các chính sách cụ thể, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, thường xuyên, lâu dài cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, Năm 2019 được tỉnh Thừa Thiên Huế xác định là “Năm kỷ cương, kỷ luật hành chính. Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”. Vì vậy, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính một cách đồng bộ trên các lĩnh vực với mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, mang đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải đẩy mạnh cải cách TTHC trên tất cả các ngành, loại bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch. Bên cạnh đó cần khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy, né tránh; giảm bớt tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội. Phấn đấu là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện CCHC.

XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH HIỆN ĐẠI, PHỤC VỤ,... (tiếp theo trang 13)

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

RƯỢU SIM CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

Cây sim còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương. Tên khoa học

là Rhodomyrtus tomentosa Wight (Myrtus Tomen-tosa Ait, Myrtus Canescens Lour), thuộc họ Sim Myrtaceae. Cây cao 1 - 2m có khi cao tới 3m, hoa màu hồng tím, quả mọng màu tím sẫm, mẫm, hạt nhiều hình móng ngựa, mọc hoang rất nhiều ở đồi núi trọc ở Trung bộ và Nam bộ cũng có.

Người Tà Ôi gọi cây sim là Cleam, cây sim đã có mặt trong đời sống văn hóa của họ đã từ lâu. Cây sim và các bộ phận, thành phần của nó như rễ, thân, lá, hoa, quả đều có công dụng rất thiết thực đối với đời sống của người Tà Ôi như: rễ sim dùng để chế tạo thành thuốc nhuộm răng đen của những người phụ nữ Tà Ôi thuở trước, lá sim dùng để xông muỗi, thân cây làm chất đốt, quả sim dùng để ăn, hoa sim làm chất tạo màu trong nhuộm sợi vải. Đó là chưa kể người Tà Ôi còn dùng lá non hoặc búp để làm thuốc sắc để uống chửa bệnh đi ỉa chảy, kiết lỵ hoặc để rửa vết thương ở da do lở loét, hoặc dùng lá sim để nấu nước tắm.

Và điều đặc biệt là quả sim khi đã chín rộ thì người Tà Ôi thường chế biến thành loại rượu sim đặc trưng mà người Tà Ôi gọi là Ariêu cleam và hiện đang phát triển dần thành sản phẩm hàng hóa mang tính đặc trưng của tộc người.

Trước đây, khi chế biến rượu sim thì người Tà Ôi chỉ cần trải qua các thao tác đơn giản nhưng rất cẩn thận đó là “Những quả sim chín mọng sau khi hái về được bỏ vào gùi lớn, trong gùi phải lót nhiều lớp lá chuối để khỏi bị rò rỉ nước ra ngoài. Ủ những quả sim trong gùi cho đến khi nào có sự phân hủy thì mới bắt đầu công đoạn làm rượu.

Nước sim có màu tím được chắt lọc nước theo nước, xác theo xác rồi cho nước vào chiếc chum và vỏ chuồng được thả vào đậy nắp kín sau một ngày là có thể dùng được. Rượu sim chỉ làm được 1 lần vào mùa sim chín, rượu ngon, rất bổ dưỡng.

Rượu có màu tím đậm, dễ hỏng nên chỉ uống hết trong ngày”.

Hiện tại ở vùng người Tà Ôi sinh sống đã hình thành nên Hợp tác xã (HTX) rượu sim A Lưới do ông Hồ Sĩ Trung, dân tộc Tà Ôi làm chủ nhiệm HTX. Ông Hồ Sĩ Trung chia sẻ “Rượu sim Tà Ôi còn là mong muốn của những người nặng tình với mảnh đất miền núi biên giới Thừa Thiên Huế, nếu xuất ra được các tỉnh bản, vào được các chuỗi siêu thị sẽ góp thêm một điểm nhấn thú vị để khách du lịch đến khám phá vẻ đẹp, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo nơi đây. Chính vì vậy, chúng tôi quyết tâm sản xuất và xây dựng thương hiệu rượu sim mà người Tà Ôi đã làm bấy lâu nay”.

So với cách làm rượu sim truyền thống của người Tà Ôi trước đây, thì hiện nay công đoạn làm rượu sim rất công phu, tỉ mẩn, những trái sim căng mọng nước, không bị dập được rửa sạch, để ráo, đem phơi nắng, nếu trời không nắng thì dùng quạt sấy khô hoặc đưa hong trên giàn bếp. Sau đó, được đem xay, trộn đường, theo tỷ lệ vừa phải, rồi ủ ngâm trong những chiếc chum sành để kín vậy thì sẽ lên men một cách tự nhiên.

Thời gian ủ ít nhất là 3 tháng, có thể 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm tùy theo như cầu sử dụng hoặc nhu cầu cung ứng ra thị trường. Sau khi ủ thì tiến hành công đoạn vắt lấy nước sim đã lên men khoảng 5 - 7 0C, đem nước sim pha với rượu nguyên chất nấu từ gạo theo tỷ lệ phù hợp sẽ cho ra sản phẩm rượu sim. Và tiến hành đóng chai, dán nhãn mác và đưa đi tiêu thụ.

Nếu như du khách lên thăm A Lưới, trúng độ rượu sim vừa chín tới có thể thưởng thức những ly rượu sim Tà Ôi ngay tại nơi chế biến, mùi thơm nồng của sim, của men rượu cộng với thời tiết ôn hòa sẽ làm cho lòng người phấn chấn. Uống rượu sim tuy không say nhưng nếu uống nhiều cũng không cảm nhận được sự dịu ngọt, say nồng

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

của rượu sim cho nên du khách chỉ cần nhâm nhi đôi ba ly là cảm thấy đặc sản núi rừng Tà Ôi không thua kém gì rượu sim ở một số nơi khác trên đất nước ta.

Còn nhớ những mùa sim trước người dân Tà Ôi thường lên đồi hái sim chín đem về ăn, đem ra bán ở chợ A Lưới. Tại đây, các thương lái mua đem về Huế bán ở các chợ quê. Đây là món quà quê, quà chợ cho bọn trẻ.

Hoặc trong một thời gian dài, đã có những rừng sim, đồi sim hoang vu bị người dân chặt bỏ để trồng rừng kinh tế, đó là điều đáng tiếc. Và để chống lại tình trạng diện tích sim tự nhiên bị thu hẹp thì phong trào khôi phục những đồi sim, làm rượu sim tạo thương hiệu cho vùng A Lưới dần hiện hữu.

Bắt đầu từ việc, HTX rượu sim A Lưới trong tháng 7/2018 đã mua 5.5 tấn sim do người dân xã Hồng Thượng hái bán và lứa rượu sim đầu tiên ra lò với 600 chai được thị trường chấp nhận. Và thật sự đã có sản phẩm rượu sim A Lưới đã có mặt ở thị trường Đà Nẵng, Huế.

Từ đây các xã Hồng Thượng, Hương Phong, Phú Vinh, Hương Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng, Hồng Thái là vùng nguyên liệu rộng lớn với gần 250ha sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho HTX có đủ nguyên liệu từ tháng 7 năm này đến tháng 7 năm sau.

Mong muốn của người Tà Ôi là có thị trường tiêu thụ để họ có thêm nguồn thu nhập ổn định sẽ giảm thiểu đến việc phát nương làm rẫy, Huyện A Lưới cũng đã khuyến khích các hộ nông dân bảo vệ các đồi sim tự nhiên, đồng thời trồng thêm diện tích mới để bảo tồn giống sim cũng như tạo điểm nhấn cho khách du lịch khi họ ghé đến đây tham quan, trải nghiệm cùng với đồng bào Tà Ôi.

Như vậy, bẵng đi một thời gian khá dài, giờ đây rượu sim A Lưới, rượu sim truyền thống của người Tà Ôi lại được hiện diện trên thị trường và một tín

hiệu vui cho người Tà Ôi. Và chắc chắn rằng sau này không chỉ rượu sim mà còn nhiều loại rượu khác nữa mà người Tà Ôi đang sở hữu như rượu mía, rượu Đoác, rượu cây mua, rượu mây cũng sẽ được bảo tồn và phát triển.

Một điều quan trọng là, trước đây đồng bào Tà Ôi chế biến rượu sim bằng phương pháp thủ công nên thời gian bảo quản ngắn và chỉ tiêu thụ trong phạm vi gia đình, dòng họ thì giờ đây, nhờ công nghệ chế biến thực phẩm, rượu sim Tà Ôi ở A Lưới được đóng chai, dán nhãn mác và thời hạn sử dụng được kéo dài, bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hy vọng rằng, rượu sim của người Tà Ôi sẽ trở thành sản phẩm mới và phát triển bền vững góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

Trần Nguyễn Khánh Phong

Sản phẩm rượu sim Tà Ôi được chế biến tại A Lưới

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Tháng 10 năm 1999, Đại hội đồng WIPO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26 tháng 4 là ngày Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm 1967) bắt đầu có hiệu lực

(26/4/1970) - làm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới. Tổ chức Sở hữu trí tuệ xác định mục tiêu của ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp v.v... tới cuộc sống thường nhật; tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới; tôn vinh hoạt động sáng tạo và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu; khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là một cơ hội lớn để thu hút mối quan tâm của công chúng cũng như các phương tiện truyền thông tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Từ năm 2001 đến nay, vào ngày 26 tháng 4 hàng năm, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cùng các nước thành viên đã tổ chức kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Cùng với Thông điệp của Tổng giám đốc WIPO, mỗi năm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đều có một chủ đề riêng xoay quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới. Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm này là “Đường tới Huy chương Vàng: Sở hữu trí tuệ và Thể thao”. Dưới đây là bản dịch thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - 26/4/2019:

Đường tới Huy chương Vàng: Sở hữu trí tuệ và Thể thaoCứ đến dịp 26/4 hằng năm, chúng ta cùng nhau kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới để tìm hiểu

về vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc khuyến khích đổi mới sáng tạo.Nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn! Động lực thách thức khả năng bản thân, sự hồi hộp và lo lắng mà

những cuộc tranh tài đem lại khi chúng ta chứng kiến những con người bình thường đạt được những thành tích phi thường, để thổi bùng lên niềm đam mê của chúng ta với thể thao từ hàng nghìn năm qua.

Lễ kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay - Đường tới Huy chương Vàng - sẽ nhìn nhận sâu sắc hơn về thế giới thể thao, khám phá cách thức mà đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ hỗ trợ sự phát triển và sự tận hưởng thể thao trên khắp thế giới.

Các giá trị chung của thể thao là sự xuất sắc, tôn trọng và tinh thần fair-play đã tạo nên sức hấp dẫn của thể thao trên toàn cầu. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong công nghệ phát thanh và truyền thông, bất cứ ai, ở bất cứ đâu đều có thể theo dõi các sự kiện thể thao suốt ngày đêm, xem các trận thi đấu của các vận động viên, các đội mà mình yêu thích ngay tại nhà mình.

Thể thao đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu có giá trị hàng tỷ đôla - một ngành đã thu hút sự đầu tư vào hàng loạt cơ sở vật chất (từ phòng tập thể thao đến mạng lưới phát sóng), sử dụng hàng triệu lao động trên khắp thế giới và mang lại những giá trị giải trí cho nhiều người hơn thế nữa.

Mối quan hệ kinh doanh được tạo dựng từ quyền sở hữu trí tuệ giúp bảo đảm giá trị kinh tế của thể thao. Điều này, đến lượt, sẽ kích thích sự phát triển của thể thao thông qua việc cho phép các tổ chức tài trợ sự kiện thể thao và cung cấp phương tiện nhằm phát triển thể thao cộng đồng.

Chúng ta hãy xem cách thức doanh nghiệp sử dụng các sáng chế và kiểu dáng công nghiệp để thúc đẩy các công nghệ, chất liệu, trang thiết bị và phương pháp đào tạo thể thao để giúp nâng cao thành

THÔNG ĐIỆP NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI - 26/4/2019: ĐƯỜNG TỚI HUY CHƯƠNG VÀNG:

SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỂ THAO

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

tích thi đấu và thu hút người hâm mộ trên toàn thế giới.Chúng ta hãy tìm hiểu cách nhãn hiệu và thương hiệu tối đa hóa doanh thu từ các thỏa thuận tài trợ,

giao dịch chuyển nhượng, hợp đồng li-xăng. Các khoản thu này sẽ bù đắp chi phí tổ chức sự kiện tầm cỡ thế giới, ví dụ, Thế vận hội Olympic, các Cúp thế giới và bảo vệ giá trị và tính toàn vẹn của các sự kiện này. Chúng ta hãy xem cách thức quyền phát sóng kết nối mối quan hệ giữa thể thao với truyền hình và các phương tiện truyền thông khác mà đang đưa thể thao đến gần hơn với người hâm mộ.

Chúng ta hiểu sâu hơn về những tiến bộ của công nghệ rô bốt và trí tuệ nhân tạo tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực thể thao.

Lễ kỷ niệm năm nay là dịp để tôn vinh những huyền thoại thể thao và tất cả những người đang sáng tạo phía sau hậu trường để nâng cao thành tích thi đấu cũng như làm tăng sức hấp dẫn của thể thao trên toàn thế giới.

Hãy cùng chúng tôi tôn vinh sức mạnh của thể thao để lôi kéo và truyền cảm hứng, để đổi mới và đoàn kết tất cả chúng ta trong việc nâng cao những giới hạn của con người.

Hãy cho chúng tôi biết về những thần tượng thể thao của bạn và những đồi mới trong thể thao mà bạn yêu thích, hãy cùng chia sẻ quan điểm của bạn về tương lai của thể thao.

Nguyễn Khoa

XÂY DỰNG THÀNH PHỐ TRUYỀN THÔNG THÔNG MINH ĐẦU TIÊN VIỆT NAM TẠI HUẾ

Ngày 13/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc với đại diện

các sở, ngành, chuyên gia nước ngoài về phát triển Thành phố truyền thông thông minh Huế.

Tại buổi làm việc Công ty Smart Media City - Hàn Quốc đã báo cáo về Dự án Thành phố truyền thông thông minh Huế. Dự án được xây dựng trong Khu đô thị mới An Vân Dương (thành phố Huế) với tổng diện tích 39,6ha; tổng kinh phí là hơn 22 triệu USD. Mục tiêu của dự án nhằm hình thành một Thành phố truyền thông thông minh Huế đầu tiên tại Việt Nam; trong đó, chú trọng vào phát triển ngành công nghệ thông tin, công nghệ thực tế ảo (VR) và ngành công nghiệp điện ảnh. Đồng thời, kết nối với các nguồn tài nguyên lịch sử vốn được bảo tồn ở Huế, nguồn nhân lực chát lượng cao và ngành công nghiệp du lịch tại địa phương. Dự án này sẽ mở rộng các ngành công nghiệp vốn có thông qua việc thu hút các ngành công nghiệp mới gắn kết với du lịch; đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chiến lược; đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, tạo ra cơ hội việc làm cho nguồn lao động địa phương; phát triển đô thị bền vững thông qua

ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thông minh.Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các sở, ban,

ngành, chuyên gia nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh ý tưởng xây dựng Thành phố truyền thông thông minh đầu tiên tại Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông ng-hiên cứu các quy định của Chính phủ về khu công nghệ thông tin tập trung để tham mưu UBND tỉnh đề xuất đưa vào quy hoạch chung của Chính phủ. Đẩy nhanh các bước sớm gia nhập Huế vào chuỗi công viên công nghệ phần mềm Quang Trung. Đề nghị chủ đầu tư (Công ty Smart Media City - Hàn Quốc) tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp để hoàn thiện Dự án. Tỉnh chủ trương đồng ý trong phát triển có khu nhà ở cho chuyên gia, tuy nhiên cần có sự cân đối về hạ tầng và diện tích ưu tiên.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; đưa dự án này trở thành dự án trọng điểm của tỉnh. Về kiến trúc, cần nghiên cứu kỹ, thận trọng sao cho phù hợp với cảnh quan, môi trường; một số thiết chế cần nghiên cứu kỹ về đảm bảo hạ tầng: điện, nước, viễn thông…

PV

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

Ngày 4/5/2019, tại Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế, Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đến dự Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2019.

Cuộc thi năm nay có 127 đề tài tham gia dự thi cấp tỉnh. Trong đó, lĩnh vực Phần mềm tin học có 13 đề tài; Đồ dùng dành cho học tập có 21 đề tài; Sản phẩm thân thiện với môi trường có 32 đề tài; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em có 31 đề tài; Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế có 30 đề tài.

Theo Ban tổ chức, Cuộc thi năm 2019 được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều triển khai một cách đồng bộ từ việc thành lập Ban tổ chức, tuyên truyền, tổng kết trao giải đến tuyển chọn đề tài tham gia Cuộc thi cấp tỉnh; đáng chú ý, nhiều mô hình, sản phẩm có tính ứng dụng cao vào trong thực tế.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thiên Định đánh giá cao công tác tổ chức và kết quả của Cuộc thi trong những năm qua; biểu dương những tác giả có đề tài tham gia, đạt giải tại Cuộc thi năm 2019. Đồng thời cho rằng, “tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp con người xây dựng nên nhiều ý tưởng trong cuộc sống. Ý tưởng sáng tạo khi đưa vào thực tiễn có thể thành công hoặc thất bại, nhưng quan trọng phải nuôi dưỡng được lòng đam mê sáng tạo”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Ban tổ chức Cuộc thi, nhà trường, gia đình… tạo điều kiện hơn nữa cho các em thể hiện những ý tưởng sáng tạo, hiện thực hóa ý tưởng, đưa các đề tài vào thực tiễn cuộc sống, giúp các em thỏa sức sáng tạo. Trong những năm tiếp theo, Ban tổ chức có thể phối

TỔNG KẾT CUỘC THI SANG TẠO THANH THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG LẦN THỨ XII - NĂM 2019

hợp tổ chức Cuộc thi với các Cuộc thi đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp… nhằm tạo nên chuỗi hoạt động sáng tạo trên phạm vi toàn tỉnh.

Tại Lễ tổng kết và trao giải, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII - 2019 đã trao 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 12 giải Ba và 34 giải Khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả. Các đề tài được trao giải Nhất năm nay gồm: “Nghiên cứu quy trình sản xuất giấy từ bã mía có tính năng chống thấm” của nhóm tác giả đến từ trường THPT Phú Bài, thị xã Hương Thủy; trường THPT chuyên Quốc Học có ba nhóm tác giả đạt giải Nhất với các đề tài “Hệ thống tùy biến nhiệt chất lỏng Naidas dựa trên nguyên lý chuyển hóa năng lượng từ bán dẫn nanotube và lưu trữ năng lượng mặt trời tập trung dưới dạng nhiệt”, “Hệ thống quan sát, định vị và phân tích tầm xa dựa trên nền tảng giao thoa quang học thích ứng kết hợp chọn lọc điểm ảnh kỹ thuật số Nirvana” và “Ứng dụng mô phỏng cuộc thi đường lên đỉnh Olympia theo mô hình Client - Serven sử dụng công nghệ Node.js”.

Xuân Trường

GS.TS. Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Liên hiệp hội, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi và ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải Nhất cho các tác giả đạt giải Cuộc thi năm 2019

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Miễn giảm thuếChính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2019/

NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019.

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Tuy nhiên, để được ưu đãi trên, năm tài chính của doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều kiện, thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế.

Có thể thấy, điều kiện để được miễn, giảm thuế đã có phần bớt khắt khe hơn so với quy định tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007. Khi đó, doanh nghiệp KH&CN muốn nhận được ưu đãi về thuế thu nhập phải đáp ứng điều kiện: Doanh thu của các sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trong năm thứ nhất từ 30% tổng doanh thu trở lên, năm thứ hai từ 50% tổng doanh thu trở lên, năm thứ ba trở đi từ 70% tổng doanh thu trở lên. Điều này theo phía doanh nghiệp là khó thực hiện bởi phần lớn các doanh nghiệp KH&CN đều còn nhỏ lẻ, manh mún, tiềm lực chưa cao, không đáp ứng được điều kiện này.

Nghị định cũng quy định: Doanh nghiệp KH&CN được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt

nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Sở KH&CN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ khi xác định diện tích đất được miễn, giảm cho mục đích khoa học và công nghệ. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất và quản lý thuế.

Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩmNghị định 13/2019 đã giúp hỗ trợ giải quyết

một trong những khó khăn lâu nay của các doanh nghiệp KHCN đó là nghiên cứu và thương mại hóa kết quả KH&CN. Bởi trong thực tế, quá trình thương mại hóa các kết quả khoa học gặp nhiều rào cản, như: quy định về công nhận sản phẩm mới, tâm lý e ngại từ người tiêu dùng, khó thương mại hóa các sản phẩm hướng tới những đối tượng thu nhập thấp, vấn đề bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ….

Trong tọa đàm về định hướng và giải pháp để KH&CN trở thành động lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đầu tháng 1 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhận định: cần có chính sách để doanh nghiệp “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Doanh nghiệp nào đầu tư nhiều cho KH&CN sẽ được ưu đãi về thuế, được ưu tiên phân bổ nguồn lực. “Nền KH-CN của đất nước phải dựa trên một chính sách kinh tế minh bạch về phân bổ nguồn lực, tiếp cận thị

NHIỀU CƠ HỘI MỚI CHO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHAT TRIỂN

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp KH&CN được nhận nhiều hỗ trợ về chính sách như ưu đãi về thuế, tín dụng, hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KH&CN.

41BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

trường… để thúc đẩy KH&CN phát triển”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Với nghị định 13/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp KH&CN sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Doanh nghiệp KH&CN được sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả KH&CN, doanh nghiệp KH&CN được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả KH&CN, tài sản trí tuệ của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho doanh nghiệp KH&CN chưa tập trung nhiều vào việc hỗ trợ thương mại hóa

thành công các kết quả KH&CN. Chính sách phát triển thị trường KH&CN chủ yếu tập trung vào việc tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ và phát triển các tổ chức dịch vụ trung gian, mà chưa có những hỗ trợ trực tiếp dành cho doanh nghiệp KH&CN để thương mại hóa sản phẩm, như hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, ưu đãi về cấp phép lưu hành sản phẩm, ưu đãi về vay vốn để sản xuất các sản phẩm KH&CN.

Trong thời gian qua, lực lượng doanh nghiệp KH&CN đã tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội rõ nét, không những tạo công ăn việc làm, mà còn tạo ra xu hướng phát triển KH&CN trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế.

Trúc Nhi

BÀN GIAO DỰ AN LÀM SẠCH CỔNG NGỌ MÔN, ĐẠI NỘI HUẾ

Ngày 26/4/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng với Công ty

TNHH MTV Karcher Việt Nam (KARCHER) tổ chức Lễ bàn giao dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế. Dự án này do Công ty TNHH MTV Karcher Việt thuộc Tập đoàn Karcher của Cộng hòa Liên bang Đức phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện. Ông Christian Bergerr, Đại sứ Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam, cùng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh và đông đảo du khách tham dự buổi lễ.

Dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế là dự án nằm trong chuỗi chương trình tài trợ văn hóa trên toàn cầu của Tập đoàn Karcher từ năm 1980, nhằm giúp bảo tồn các công trình văn hóa, di tích lịch sử và do đội ngũ chuyên gia làm sạch của tập đoàn đảm trách.

Bằng phương pháp sử dụng máy hơi nước nóng

(steam cleaning) karcher và đầu phun đặc biệt để tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar lên bề mặt đá, gạch… hệ thống gia nhiệt có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, giúp loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn, ô nhiễm sinh học bám trên tường thành cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá, trả lại diện mạo ban đầu vốn có của công trình.

Dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế không những góp phần tôn tạo cảnh quan và không gian di sản mà còn rất hữu ích trong việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị nghệ thuật nguyên gốc lâu đời của một trong những di tích kiến trúc cung đình đặc trưng của triều Nguyễn, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tại khu di sản Huế.

Vỹ Khang

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

42 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Ngày 19/4/2019, tại Quảng Ninh, Bộ KH&CN đã tổ chức “Diễn đàn phát triển

hạ tầng đo lường quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đồng chí Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH&CN tham dự và chủ trì diễn đàn. Bản tin KH&CN xin tổng hợp, giới thiệu một số thông tin chính tại diễn đàn này.

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia để tăng sức cạnh tranh

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, đo lường là một lĩnh vực khoa học - kỹ thuật chính xác, là hoạt động không thể thiếu, có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, an ninh và quốc phòng. Điều này đã trở thành chuẩn mực quốc tế và ở Việt Nam và được khẳng định tại Sắc lệnh số 8/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1950. Đo lường thống nhất và chính xác góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; và là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành KH&CN, thời gian qua, Bộ KH&CN đã hoàn thiện Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, gồm Luật Đo lường, 02 Nghị định, 08 Thông tư và ban hành Hệ thống 298 văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam tương thích với các tổ chức đo lường quốc tế như Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), Tổ chức tiêu chuẩn

hóa quốc tế (ISO) và Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), ...

Việt Nam đã là thành viên của 04 tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường, đã tham gia một số Ban kỹ thuật/tiểu ban kỹ thuật của các tổ chức đo lường quốc tế và được quốc tế thừa nhận khả năng đo và hiệu chuẩn đối với nhiều phép đo... Đây là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền đã được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn cả nước đã được xác lập và phát triển với hơn 350 tổ chức được cấp giấy chứng nhận, trên 3000 kiểm định viên đã và đang kiểm định khoảng 32 triệu phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn trên phạm vi cả nước. Những số liệu nêu trên minh chứng cho tầm quan trọng cũng như tiềm lực đã có của lĩnh vực Đo lường đối với đời sống kinh tế - xã hội của nước ta.

Cũng theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng thời gian qua việc phát triển hạ tầng đo lường quốc gia vẫn còn gặp nhiều thách thức. “Với trọng trách là tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành những cơ chế chính sách mới thiết thực với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, ngành KH&CN nhận thức sâu sắc rằng doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là đối tượng chuyển hóa kết quả, thành tựu KH&CN và đổi mới sáng tạo thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nền kinh

PHAT TRIỂN HẠ TẦNG ĐO LƯỜNG QUỐC GIA THEO HƯỚNG ĐỒNG BỘ, HIỆN ĐẠI,

ĐAP ỨNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

43BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

tế. Chúng tôi đã và đang tập trung cải tiến, nâng cao chất lượng, năng lực đối với các công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu phục vụ doanh nghiệp như là tiểu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; công nghệ và đổi mới sáng tạo,… để phù hợp với điều kiện phát triển trong nước và tương thích với chuẩn mực quốc tế, trong đó chú trọng đến lĩnh vực Đo lường”, Bộ trưởng khẳng định.

Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, thông tin khái quát về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Đồng chí cũng khẳng định, cần tiếp tục quan tâm, phát triển hạ tầng đo lường quốc gia để đổi mới đảm bảo chất lượng đo lường trong thương mại, công nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo lường, hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây cũng là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận

Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996). Nhiệm vụ chính của Đề án 996 là hướng tới mục tiêu phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu bảo đảm đo lường chính xác cho hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam…

Nhằm triển khai Đề án, Bộ KH&CN tổ chức “Diễn đàn phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục đích chia sẻ, bàn luận về những nội dung liên quan đến các chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa,... đi đến thống nhất chung về

định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp Bộ, ngành, địa phương theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Cụ thể theo Đề án 996, đến năm 2025, sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương; Phát triển được ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 50.000 doanh nghiệp; triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 1000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường.

Đến năm 2030 sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; phát triển ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 100.000 doanh nghiệp; áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 2000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường...

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phát triển hạ tầng đo lường quốc gia, từ góc nhìn thực tế về hiện trạng, cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học; đề ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 996 cũng như tăng cường huy động các nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng đo lường quốc gia và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc sâu rộng hiện nay.

Xuân Hảo

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

44 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các nhà khoa học trong nước đã triển khai các hướng nghiên cứu KH&CN mũi nhọn, tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của CMCN 4.0, phù hợp điều kiện của Việt Nam, như: Công nghệ số, công nghệ sinh học.

Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã làm chủ được một số công nghệ chủ chốt tiên tiến. Tuy nhiên, Nhà nước cần sớm có các giải pháp hỗ trợ để đẩy nhanh việc ứng dụng, chuyển giao, từ đó sớm tạo ra các sản phẩm cụ thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Lựa chọn công nghệ phù hợpXác định thế mạnh và xu hướng phát triển công

nghệ, thời gian qua, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đầu tư nhân lực, tài chính cho Viện Công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các công nghệ chủ đạo của CMCN 4.0. Năm 2017, có 10 đề tài mới giai đoạn 2017 - 2018 được triển khai, theo các hướng: Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối. Ðến nay, hướng nghiên cứu, phân tích dữ liệu lớn đã có kết quả là hai hệ thống phần mềm thu thập thông tin phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp, với hệ thống dữ liệu thu thập lớn, khả năng phân tích, tính toán, xử lý dữ liệu mạnh. Hai sản phẩm được các nhà chuyên môn đánh giá là tiên phong trong phát triển công nghệ nền tảng của cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam. TS Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Công nghệ thông tin cho biết, hệ thống thu thập thông tin phục vụ quản lý nhà nước (Hệ thống phần mềm Netsense) cho phép thu thập thông tin tự động từ tối thiểu một nghìn nguồn thông tin trực tuyến (như báo chí, blog, diễn đàn, mạng xã hội...), tự động xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu của người dùng trong khoảng ba giây. Ðịa chỉ ứng dụng của hệ thống sẽ là các cơ quan quản lý nhà nước giúp tổng hợp, phân tích thông tin trực tuyến,

phục vụ công tác đánh giá, giám sát, quản lý. Hệ thống thu thập dữ liệu cho doanh nghiệp (Hệ thống phần mềm data espresso) tự động tìm kiếm và thu thập thông tin từ bài viết, bình luận của khách hàng trên facebook, diễn đàn, các website thương mại điện tử... giúp doanh nghiệp biết thông tin khách hàng bình luận về thương hiệu, sản phẩm của mình, qua đó đánh giá được sức mạnh thương hiệu, hỗ trợ đánh giá quy mô thị trường... Theo các kỹ sư phát triển phần mềm này, trên thế giới, các công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu đã được triển khai từ hơn 10 năm qua và hầu như các dữ liệu, thông tin của người sử dụng tại Việt Nam đã nằm trong tay các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook,... Thông tin, dữ liệu là một trong những tài nguyên đầu vào chính của cuộc CMCN 4.0, nếu chúng ta không có những giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ phụ thuộc các tập đoàn công nghệ của nước ngoài sở hữu dữ liệu của người Việt Nam. Việc phát triển hệ thống phần mềm data espresso sẽ giải quyết bất cập đó. Trên cơ sở công nghệ nền tảng này, nhóm nghiên cứu sẽ ứng dụng trong hoạt động xây dựng pháp luật nhằm lưu trữ các bản dự thảo luật, giúp tìm kiếm, đối chiếu nhanh chóng. Các bộ, ngành có thể ứng dụng để lưu trữ, tra cứu tài liệu hoặc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương phục vụ quản lý.

Trước xu thế rô-bốt công nghiệp ngày càng được phát triển để ứng dụng nhiều hơn, trong năm 2018, các nhà khoa học của Viện Cơ học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu phát triển thành công cánh tay rô- bốt sáu bậc tự do (SM6), là dòng rô-bốt mới tiêu chuẩn an toàn cao, mô phỏng đầy đủ hoạt động của cánh tay người và phối hợp làm việc chung với con người trong một không gian làm việc. Ðây là lần đầu tiên, Việt Nam tạo được sản phẩm rô-bốt gồm cả phần cứng và phần mềm, phù hợp xu hướng CMCN 4.0. TS Ðỗ Trần Thắng, chủ nhiệm dự án cho biết, công nghệ rô-bốt là một trong các công nghệ trụ cột trong tương lai. Cánh

PHAT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN, PHÙ HỢP

45BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

tay rô-bốt SM6 phù hợp điều kiện sản xuất của Việt Nam, nhất là tại các xưởng gia công vừa và nhỏ, sử dụng rô-bốt trên dây chuyền đang có sẵn để thay thế công nhân ở những công việc độc hại, nặng nhọc, như: phun sơn, cấp phôi, làm sạch bề mặt, đánh bóng han gỉ vật liệu, gắp, thả, di chuyển vật...

Công nghệ sinh học thời kỳ CMCN 4.0 cũng bắt đầu được các nhà khoa học trong nước triển khai nghiên cứu, để tạo đột phá cho một số ngành, lĩnh vực ứng dụng. Theo giới khoa học, để bắt kịp các nước phát triển về CMCN 4.0 công nghệ sinh học cần dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo để ứng dụng vào các lĩnh vực đặc thù của Việt Nam, như: nông nghiệp thông minh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe, giám định môi trường. Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp thông minh đã có những kết quả bước đầu, với sự kết hợp giữa các kỹ thuật giống cây trồng, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật phần mềm và công nghệ thông tin nhằm hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Chẳng hạn, Trung tâm Hợp tác Nông nghiệp thông minh FPT - Fujitsu ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu thành công công nghệ lên men biến rác thải nông nghiệp (cây, cỏ, phụ phẩm chế biến nông sản,...) thành thức ăn chăn nuôi lợn giàu dinh dưỡng, giảm từ 40 đến 50% chi phí chăn nuôi. Ðồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các hộ chăn nuôi, thị trường, thú y,... nhằm giải bài toán cung - cầu còn bất cập hiện nay.

Cơ hội để phát triển KH&CNTheo TS Hà Quý Quỳnh, Trưởng ban Ứng dụng

và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), mặc dù đi sau so với thế giới, nhưng phát triển những công nghệ nền tảng như công nghệ số rất có giá trị, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học đã làm chủ hoàn toàn về công nghệ để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn để ứng dụng rộng rãi. Nguyên nhân là do còn ít doanh nghiệp quan tâm đến đổi mới công nghệ để có thể chuyển

hóa các kết quả nghiên cứu, tích hợp với nhu cầu thị trường để tạo nên các ứng dụng mới, công nghệ mới. Sản phẩm cánh tay rô-bốt sáu bậc tự do chưa có nhiều doanh nghiệp biết đến, chưa có đơn vị sản xuất hàng loạt để đưa ra thị trường. Các nhà khoa học rất cần cơ quan nhà nước hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm ứng dụng công nghệ mới, từ đó, nhà khoa học hoàn thiện phần mềm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Ðể hệ thống thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu lớn phát huy giá trị, cũng cần sự sẵn sàng ứng dụng công nghệ trong số hóa dữ liệu và chia sẻ các dữ liệu được phép công khai giữa các bộ, ngành.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong khoảng 15 đến 20 năm tới, khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, mạnh với kinh tế thế giới, nhu cầu ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh. TS Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Công nghệ thông tin cho rằng, trong điều kiện hệ thống kết nối vạn vật (bao gồm cả internet) của Việt Nam tương đối phát triển, nhưng dữ liệu và khoa học về phân tích, tính toán dữ liệu còn hạn chế, Việt Nam cần đẩy mạnh KH&CN xây dựng dữ liệu, định hướng phát triển khoa học thông tin để từ dữ liệu đưa ra được các thông tin hữu ích nhất, giải quyết các câu hỏi của xã hội. Hướng nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng cần được quan tâm, triển khai ngay để ứng dụng biến thông tin thành mệnh lệnh, thực thi các hành động điều hành xã hội, phục vụ con người.

Từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy, Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực và hạ tầng phục vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ của CMCN 4.0. Bởi vậy, Chính phủ cần coi CMCN 4.0 là cơ hội để phát triển các ngành khoa học cơ bản định hướng ứng dụng, với sự đầu tư đúng tầm, những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, bứt phá. Ðồng thời, trên cơ sở các công nghệ 4.0 đã được xác định và định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, các ngành cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Thanh Thảo (Nguồn: Báo Nhân dân điện tử)

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

46 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

Việc giảng dạy khoa học STEM (Science - Technology - Engineering - Mathemat-

ics) đang trở thành một yêu cầu trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, không như giảng dạy khoa học của ngày hôm qua, là tách bạch giữa thế giới khoa học với kỹ thuật, với giáo dục khoa học STEM hôm nay, công nghệ và toán học không thể là những môn học độc lập, đầy thử thách với học sinh; mà tất cả phải quyện vào nhau, để rồi người học sinh sẽ có một cái nhìn tổng hợp trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, trong sáng tạo, đi từ tính logic của khoa học đến kỹ thuật, công nghệ của một sản phẩm, một kết quả cụ thể.

Khi nói về yêu cầu đưa ý thức khoa học đến với học sinh một cách tự nhiên, tác giả đã giả khéo léo đưa ra câu phát biểu của Jean Jacques Rousseau: “Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học; mà hãy để trẻ nếm trải nó”. Câu nói đơn giản mà bộc lộ cả triết lý và phương pháp giảng dạy của STEM. Nguyên tắc này, còn được nhấn mạnh “Nếu trẻ không thể học theo cách ta dạy, có lẽ ta nên dạy theo cách trẻ học” (Ignacio Estrada) hay “Chơi chính là việc làm của tuổi thơ” (Jean Piaget). Nhưng dưới cái yêu cầu hồn nhiên, tự nhiên, phù hợp với tâm lý trẻ em là những yêu cầu rất chặt chẽ của phương pháp. Tác giả trình bày phải dạy cho học sinh từ tư duy phản biện đến sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa học, logic bằng những kiến thức tích hợp. Thậm chí, theo tác giả “học tập STEM đối với giai đoạn giáo dục sớm không phải là học sớm để biết nhiều kiến thức mà là tạo cơ hội

cho trẻ trải nghiệm, kích thích phát triển các giác quan, cảm xúc”, điều này phù hợp với Tiêu chuẩn khoa học thế hệ tiếp theo (NGSS) ở Hoa Kỳ khi đưa giảng dạy khái niệm khoa học đơn giản vào cấp mẫu giáo.

Theo tác giả, giáo dục khoa học STEM nên đưa vào học tập sớm, nhưng không phải tập trung nhớ nhiều kiến thức mà mục đích là chuẩn bị năng lực cho những thế hệ công dân trong tương lai. Từ đó phương pháp giảng dạy được đặt trên nền tảng phù hợp với lứa tuổi nhưng được dẫn dắt để đi từ óc tò mò của trẻ đến hình thành tư duy bậc cao của con người, tư duy sáng tạo của một người trưởng thành; đây là quá trình phát triển logic và cần đến giáo dục.

Cuộc sống từ bản thân mỗi người chứng minh rằng “cảm giác hạnh phúc quan trọng hơn thành công, trí tuệ, kiến thức, các mối quan hệ, sự giàu có”. Và giáo dục, giáo dục STEM, muốn trao cho học sinh cái hạnh phúc đó, khi óc tò mò khám phá thế giới xung quanh, sự ham hiểu biết là một phẩm chất có thể nuôi dưỡng và phát triển thông qua giáo dục. Và quá trình này được tác giả trình bày trong phần “học dựa vào khám phá” bao gồm một quá trình mà người thầy và các học sinh cùng trải nghiệm: đặt câu hỏi (dựa trên óc tò mò), thực hiện khảo sát (thực tế), thu nhận kết quả (nhận xét cá nhân), thảo luận kết quả (tìm câu trả lời) và rút ra kết luận (hình thành nhận thức). Trong quá trình trưởng thành của mình, học sinh là những diễn viên chính và người thầy sẽ chỉ là người hướng dẫn,

GIÁO DỤC STEM/STEAM: TỪ TRẢI NGHIỆM THỰC HÀNH ĐẾN TƯ DUY SÁNG TẠO

Từ khái niệm về giáo dục STEM, tác giả Nguyễn Thành Hải (Đại học Missouri) đã giúp chúng ta thoát khoi sự mù mờ về khái niệm và hiểu cái mà người học, người dạy và xã hội cần biết về tiếp cận giáo dục mới này.

47BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

gợi mở, không là người đạo diễn. Có phải chăng theo tôi, đây là một vở kịch mà chỉ có những diễn viên chính, không có diễn viên phụ và không có cả đạo diễn. Tôi tìm được sự thích thú, đồng cảm khi cảm nhận ra ý tưởng này từ trình bày của tác giả. Không có sự tham gia, giao tiếp, tranh luận, thảo luận thì tư duy bậc cao sẽ khó phát triển, khó hình thành tư duy phản biện, một hình thức tư duy của con người. Và như thế STEM đâu chỉ là giáo dục dành cho trẻ em, mà là một yêu cầu trong giáo dục phổ thông và có thể ở bậc cao hơn nữa.

STEM, giáo dục STEM, là một hướng mới đang phát triển trong giáo dục thế giới, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đang phát triển sự quan tâm đến giáo dục này.

Để trình bày một vấn đề mới, từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã chọn cách đi từ những vấn đề của STEM đến yêu cầu đối với người thầy, qua các

phương pháp giảng dạy, hình thức đánh giá, đến vai trò của gia đình và cuối cùng tác giả giới thiệu cả những biểu mẫu cụ thể để tham khảo trong nhiệm vụ giảng dạy. Với văn phong nhẹ nhàng, trong sáng, dễ hiểu, tác giả đã giới thiệu những quan điểm, những cơ sở khoa học cho giáo dục STEM một cách logic, tất cả đã đi vào người đọc một cách rất thuyết phục. Quyển sách đã cuốn hút tôi từ đầu và tôi đã đọc liền một mạch để không cắt đứt dòng cảm xúc, sự tò mò của mình. Tôi tin rằng đây là một quyển sách hay về STEM và là một quyển sách đáng đọc dành cho những người quan tâm đến giáo dục nói chung, giáo dục STEM nói riêng. Quyển sách cũng dành cho người quản lý, cho thầy cô, cho cha mẹ học sinh, cho chính những học sinh và cả cho những người khác quan tâm đến giáo dục. Ngọc Hân (Báo KH&PT)

Với thành quả đột phá mà truyền thông Israel gọi là “đầu tiên trên thế giới”, một nhóm

nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã in 3D một trái tim nhỏ từ mô người, với cấu tạo bao gồm các mạch máu, collagen (protein, thành phần chính của mô liên kết) và phân tử sinh học.

Tuy nhiên, theo trang Haaretz (của Israel) thì công nghệ này hãy còn rất nhiều điều phải hoàn thiện, ngoài ra cần chờ thêm nhiều năm nữa để có thể chuyển sang cấy ghép cho người - vốn có trái tim mang kích cỡ của một con chuột đồng, tức tương đối lớn, mà công nghệ hiện giờ vẫn chưa thể chế tạo được.

“Để hoạt động được thì các tế bào tim cần hình thành khả năng bơm; Hiện tại, mặc dù đã có thể co bóp, nhưng vẫn cần phải tìm cách kết hợp chúng lại với nhau” – nhà khoa học hàng đầu, trưởng nhóm Tal Dvir nói với Haaretz. “Đây là lần đầu

tiên, bởi chưa có ai và ở đâu thiết kế và in thành công toàn bộ trái tim với đầy đủ các tế bào, mạch máu, tâm thất và khoang” - Dvir nhấn mạnh.

Theo bài báo công bố trên Advanced Science, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại hydrogel (gel nước) được cá nhân hóa để tạo thành bioinks (mực sinh học). Ngoài ra, loại hydrogel này có nguồn gốc từ các mô mỡ được trích xuất từ cơ thể những người tình nguyện tham gia thử nghiệm.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên công nghệ in 3D được sử dụng để in nội tạng, chẳng hạn một nhóm các nhà khoa học tại Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ) cũng đã từng chế tạo thành công một trái tim nhân tạo nhờ công nghệ in 3D (năm 2017), nhưng thay vì mô người, họ đã sử dụng một vật liệu linh hoạt hơn.

PT

ISRAEL CHẾ TẠO TRÁI TIM IN 3D ĐẦU TIÊN BẰNG MÔ NGƯỜI

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5

48 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2019

PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa trở thành nhà

khoa học nữ đầu tiên giành giải thưởng Tạ Quang Bửu - giải thưởng danh giá trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng ở Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh vừa phê duyệt đề xuất trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 cho ba nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng đưa ra. Trong đó có hai nam và một nữ nhà khoa học gồm: PGS.TSKH Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (ngành cơ học), TS Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam (ngành vật lý) và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (ngành y sinh dược học).

PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng cùng các cộng sự là tác giả của Công trình “Highly Pathogenic Avian Infuenza A(H5N1) Viruses at the Animal - Human Interface in Vietnam, 2003-2010” xuất bản trên The Journal of Infectious Diseases - tạp chí uy tín về nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ.

Theo Tạp chí Tia Sáng của Bộ KH&CN, công trình của PGS Hằng tập trung vào tương tác của virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam giai đoạn 2003-2010 gồm sự tiến hóa nhanh của virus, thống kê các đột biến trong tương tác người - động vật của virus, mối tương quan về không gian và thời gian giữa sự xuất hiện của virus trên gia cầm và người.

Công trình đã cung cấp một danh sách các đột biến được xác định trong tương tác giữa người - động vật trong virus HPAI H5N1, có giá trị trong giám sát phân tử virus cho các nghiên cứu trong tương lai tại Việt Nam và trên thế giới. Số liệu này có thể giúp các nhà khoa học phát hiện và xác định các đột biến liên quan đến sự thích ứng của virus

cúm HPAI H5N1 trên động vật có vú, đồng thời cung cấp các số liệu tham chiếu cho nghiên cứu về các virus cúm A khác đang lưu hành trên động vật, gia cầm.

Nhờ ý nghĩa trên, công trình của PGS Hằng cùng hai công trình kể trên đã vượt qua 45 ứng cử viên để giành số phiếu cao nhất của hội đồng giải thưởng là những tên tuổi khoa học như giáo sư Pierre Dariulat, giáo sư Nguyễn Đức Chiến, giáo sư Đàm Thanh Sơn, giáo sư Ngô Việt Trung và nhiều nhà khoa học khác.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu được trao hàng năm cho 3 nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc nhất thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, bắt đầu từ 2013. Trong sáu năm qua, tất cả nhà khoa học được vinh danh là nam giới. PGS Nguyễn Lê Khánh Hằng đã trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng được mong chờ của giới khoa học trong nước. Đây cũng là lần đầu tiên, một nhà khoa học và một công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh dược học được vinh danh. Lễ trao giải dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam (18/5/2019) tại Hà Nội.

PV (Theo Tiền phong)

GS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng

LẦN ĐẦU TIÊN, MỘT NHÀ KHOA HỌC NỮ NHẬN GIẢI TẠ QUANG BỬU