HỎI – ĐÁP MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THI KẾT THÚC ...

10
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRUNG TÂM KHẢO THÍ ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI --------------------------------------- HI ĐÁP MT SNỘI DUNG CƠ BẢN VTHI KT THÚC HC PHN BẰNG PHƯƠNG THỨC TRC TUYN TI TRUNG TÂM KHẢO THÍ ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI ___________________________________ VNU-CET Hà Ni, 11/2021

Transcript of HỎI – ĐÁP MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THI KẾT THÚC ...

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM KHẢO THÍ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

---------------------------------------

HỎI – ĐÁP

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN

TẠI TRUNG TÂM KHẢO THÍ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

___________________________________

VNU-CET

Hà Nội, 11/2021

2

MỤC LỤC

NỘI DUNG HỎI - ĐÁP ...................................................................................... 4

Thi trực tuyến từ xa là gì? ..................................................................................... 4

Người coi thi giám sát người thi từ xa bằng cách nào? ........................................ 4

Làm thế nào để xác định người làm bài thi đúng là người thi được phép dự thi? 4

Các yêu cầu với người thi khi làm bài thi trực tuyến từ xa ................................... 5

Cài đặt phần mềm nào để dự thi trực tuyến? ........................................................ 5

Người thi phải cài đặt đúng phần mềm dự thi do CET cung cấp và hướng dẫn? . 5

Cài đặt SEB thì có phải gỡ các trình duyệt khác không? ...................................... 6

Người thi có được làm bài thi thử không? ............................................................ 6

Điều kiện để làm bài thi thử là gì? ........................................................................ 6

Có thể thi khi chỉ có một máy tính để làm bài thi không? .................................... 6

Tại sao máy tính thứ nhất lại không sử dụng phiên bản Mac OS ......................... 6

Tại sao máy tính thứ nhất lại khuyến cáo chưa sử dụng Window 11? ................. 7

Nếu máy tính thứ nhất cài Window 11 và vẫn dùng để thi có được không? ........ 7

Nếu máy tính thứ nhất không có camera (kể cả webcam ngoài) thì có được thi

không? ................................................................................................................... 7

Vậy còn microphone trên máy tính làm bài thi bị hỏng thì có được thi không? .. 7

Và loa của máy tính làm bài thi bị hỏng thì có được thi không? .......................... 7

Loa hỏng thì có được dùng tai nghe không? ......................................................... 8

Phải bật loa, microphone có làm ồn gây ảnh hưởng đến việc làm bài thi không? 8

Các thiết bị thi có yêu cầu cụ thể về vị trí đặt thiết bị không? .............................. 8

Kỳ thi có ghi hình lại hay không? ......................................................................... 8

Phần mềm dự thi SEB và bộ cài đặt của VNU-CET có ghi lại dữ liệu nào của

người thi không?.................................................................................................... 9

3

Phần mềm dự thi SEB và bộ cài đặt của VNU-CET có yêu cầu người thi cấp

quyền truy cập vào dữ liệu nào của người thi trên máy tính của họ không? ........ 9

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị thì việc dự thi sẽ như thế nào? 9

Nếu không cài đặt thành công Phần mềm dự thi SEB như VNU-CET hướng dẫn

thì việc dự thi sẽ như thế nào? ............................................................................... 9

Người thi lỡ tay xóa mất email tài khoản dự thi thì làm thế nào? ........................ 9

Người thi thấy thông tin dự thi sai hoặc muốn thay đổi email đăng ký thi?......... 9

Sau 48 giờ tính đến trước giờ thi, người thi chưa nhận được tài khoản thi thì làm

thế nào? ................................................................................................................ 10

Người thi muốn chụp lại ảnh tài khoản do chưa đạt chuẩn? ............................... 10

Người thi cài đặt phần mềm dự thi SEB gặp các lỗi phát sinh phải làm như nào?

............................................................................................................................. 10

Người thi đến muộn có được dự thi không? ....................................................... 10

Người dự thi không dự thi được do phát sinh sự cố trước giờ thi (mất điện, mất

mạng, hỏng cam, mic, loa, máy tính hỏng…) phải làm như nào? ...................... 10

4

NỘI DUNG HỎI - ĐÁP

Thi trực tuyến từ xa là gì?

Thi trực tuyến từ xa cho phép người thi được làm bài thi từ thiết bị của họ được

kết nối với hệ thống thi qua internet và người coi thi giám sát người thi từ xa

cũng thông qua kết nối với hệ thống thi đó.

Người coi thi giám sát người thi từ xa bằng cách nào?

Nếu kỳ thi được thực hiện bằng thi trực tuyến từ xa, việc giám sát trong suốt kỳ

thi sẽ diễn ra thông qua camera và micrô ở máy tính của người coi thi và camera

của máy tính/điện thoại di động của người thi thay vì người coi thi có mặt trực

tiếp. Đồng thời, người coi thi cũng thực hiện việc hỗ trợ người thi khi có những

phát sinh trong kỳ thi thông qua tương tác ở chính hệ thống thi trong phạm vi

những việc được phép hỗ trợ.

Làm thế nào để xác định người làm bài thi đúng là người thi được phép dự

thi?

1. Người thi phải có tên trong danh sách của kỳ thi do các đơn vị đào tạo thuộc

Đại học Quốc gia Hà Nội (hoặc tương tự) gửi đến hoặc danh sách do VNU-CET

lập ra. Danh sách đó bắt buộc phải có mã số sinh viên, số căn cước công dân

(nếu người thi không phải là sinh viên của ĐHQGHN hoặc chưa kịp nhận thẻ

sinh viên từ nhà trường), địa chỉ thư điện tử (email) của người thi. Hệ thống thi

quản lý người thi, cấp tài khoản dự thi và gửi tài khoản làm bài thi qua các thông

tin cá thể hóa này.

2. Người thi phải chụp ảnh trực tiếp để lưu tài khoản trên hệ thống thi (ảnh tài

khoản người thi) theo đúng quy định thì mới được tiếp tục sử dụng quyền dự thi.

Trước khi bắt đầu làm bài thi, người thi phải chụp ảnh (tùy kỳ thi, bước này có

thể được hoặc không được áp dụng). Trong quá trình thi, hệ thống tiếp tục chụp

ngẫu nhiên người làm bài thi. Các ảnh chụp thí sinh của hệ thống được lưu trữ

và đối soát để nhận diện người dự thi.

3. Người thi phải xuất trình thẻ sinh viên hoặc căn cước công dân hoặc giấy tờ

khác có ảnh và được VNU-CET cho phép để người coi thi kiểm tra, xác thực với

ảnh tài khoản người thi.

5

Các yêu cầu với người thi khi làm bài thi trực tuyến từ xa

1. Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn dùng làm máy thi có cấu hình, hệ

điều hành đúng quy định của VNU-CET, hoạt động tốt có webcam (bên ngoài),

micrô, bộ sạc, cài đặt phần mềm dự thi theo đúng quy định và kết nối internet

ổn định. Máy tính thứ nhất không sử dụng MacOS.

2. Máy tính thứ hai hoặc điện thoại di động có camera và kết nối internet ổn

định. Thiết bị thứ hai này cần đảm bảo đăng nhập được vào phòng Quản lý thí

sinh trong ứng dụng Zoom Meeting hoặc MS Teams (tùy theo hướng dẫn ở từng

kỳ thi cụ thể).

3. Kết nối máy tính với internet bằng mạng có dây sẽ giúp đường truyền ổn định

hơn. Nếu có cả mạng không dây, hãy đảm bảo các thiết bị trên đã nhận sẵn

mạng không dây đó để khi cần thiết có thể chuyển đổi được nhanh chóng.

4. Yêu cầu về địa điểm: phòng đủ ánh sáng, nơi người thi ở một mình và có thể

tập trung vào kỳ thi. Nếu ở chung với bạn cùng học, người thân, rất nên thống

nhất trước để có sự yên tĩnh khi thời gian thi và ưu tiên cả đường truyền khi đó

(nếu dùng chung).

Cài đặt phần mềm nào để dự thi trực tuyến?

Trình duyệt thi trực tuyến từ xa có tên gọi là Safe Exam Browser (gọi tắt là

SEB). Như tên gọi của nó, trình duyệt giúp đảm bảo an toàn cho kỳ thi, cho cả

người thi.

Để làm được bài thi, người thi phải cài đặt trình duyệt SEB (với phiên bản trình

duyệt do VNU-CET cung cấp) và với bộ cài đặt do VNU-CET cung cấp. Nếu

chỉ có trình duyệt mà không có bộ cài đặt do VNU-CET cung cấp thì người thi

cũng không làm được bài thi.

Người thi phải cài đặt đúng phần mềm dự thi do CET cung cấp và hướng

dẫn?

Đúng vậy. Kể cả khi bạn đã có SEB trên máy tính của mình thì VNU-CET vẫn

đề nghị bạn phải cập nhật đúng phiên bản trình duyệt như VNU-CET cung cấp

để đảm bảo đồng bộ với bộ cài đặt.

Hãy nhớ xem kỹ hướng dẫn cài đặt phần mềm dự thi SEB và các hoạt động

VNU-CET tổ chức để hỗ trợ người thi trong việc chuẩn bị máy thi:

http://cet.vnu.edu.vn/home/tcko/tai-ve-va-cai-dat

6

Cài đặt SEB thì có phải gỡ các trình duyệt khác không?

Không phải gỡ gì cả. Chỉ cần bạn nhớ là khi cài đặt và sử dụng SEB, tức là bạn

đã đồng ý rằng máy tính của bạn chỉ hoạt động với những gì SEB của VNU-

CET cung cấp trong thời gian thi. Khi không thi nữa, bạn thoát khỏi SEB và lại

sử dụng máy tính của bạn một cách bình thường như trước khi bạn cài SEB. Khi

thoát, bạn nhớ sử dụng mật khẩu thoát khỏi trình duyệt được VNU-CET cung

cấp. Đừng tắt nguồn hay rút dây nguồn để thoát.

Người thi có được làm bài thi thử không?

VNU-CET có tổ chức cho người thi làm bài thi thử. Kỳ thi thử này khác kỳ thi

thật là không có người coi thi. Thời gian của bài thi thử sẽ ngắn hơn thời gian

của bài thi thật. Người thi thử có thể làm bài thi vào giờ do mình tự chọn và làm

nhiều lần nếu muốn.

Điều kiện để làm bài thi thử là gì?

1. Có tên trong danh sách chuẩn bị thi chính thức.

2. Nhận tài khoản đăng nhập hệ thống thi cùng hướng dẫn về tài khoản làm bài

thi từ VNU-CET qua email.

3. Máy tính thi đáp ứng cấu hình, cài đặt thành công SEB để đăng nhập làm bài

thi.

Có thể thi khi chỉ có một máy tính để làm bài thi không?

Kỳ thi yêu cầu người thi phải có ít nhất một máy tính (thiết bị thứ nhất), dùng hệ

điều hành Window 8.1, 10 (hiện chưa áp dụng với Window 11) và một máy

tính/máy tính bảng/điện thoại thông minh (thiết bị thứ hai) kết nối internet để

người thi đăng nhập vào phòng Quản lý thí sinh bằng ứng dụng Zoom hoặc MS

Teams. Vậy nên, phải có đủ cả 2 thiết bị mới được dự thi.

Tại sao máy tính thứ nhất lại không sử dụng phiên bản Mac OS

Phiên bản SEB cho MACOS chưa hỗ trợ webRTC nên nếu dùng Mac sẽ không

chạy được chức năng giám sát camera (online prodoctoring) trong khi yêu cầu

bắt buộc là phải bật camera. Cuối năm 2021, SEB sẽ nâng phiên bản cho MacOS

lên 3.3 như cho Windows và khi đó thì có thể bắt đầu dùng MacOS. Hiện tại, đã

ra đời SEB 3.0 cho MacOS đúng như lộ trình. Sau khi test thành công chức năng

online prodoctoring trong SEB cho MacOS và hoạt động ổn định sẽ đưa vào sử

dụng

7

Tại sao máy tính thứ nhất lại khuyến cáo chưa sử dụng Window 11?

Do Windows 11 mới được phát hành và Microsoft đang có những điều chỉnh

Windows 11 theo ý kiến của người dùng nên nhà phát triển SEB chưa kiểm thử

tính ổn định của chạy SEB trên phiên bản Windows này. Vì vậy, VNU-CET

chưa khuyến cáo sử dụng SEB trên Windows 11 ở thời điểm hiện tại.

Nếu máy tính thứ nhất cài Window 11 và vẫn dùng để thi có được không?

VNU-CET đã khuyến cáo ở trên là chưa sử dụng. Nếu người thi vẫn dùng thì

các phát sinh sẽ do người thi tự xử lý, tự chịu trách nhiệm.

Nếu máy tính thứ nhất không có camera (kể cả webcam ngoài) thì có được

thi không?

Không. Yêu cầu của Hệ thống thi trực tuyến là máy tính làm bài thi phải có

camera được bật liên tục kể từ khi người thi đăng nhập vào phòng thi trực tuyến

cho đến khi người thi thoát ra khỏi phòng thi.

Trường hợp đến lúc thi mới phát hiện camera này không hoạt động mà người thi

không khắc phục thì người coi thi áp dụng quy định tạm dừng quyền dự thi và

người thi sẽ chuyển sang thi vào thời gian khác do VNU-CET sắp xếp.

Vậy còn microphone trên máy tính làm bài thi bị hỏng thì có được thi

không?

Nguyên tắc là máy tính làm bài thi phải có microphone hoạt động bình thường

và phải bật chế độ thu tiếng trong suốt thời gian làm bài thi. Nếu trước giờ làm

bài thi hoặc trong thời gian làm bài mà microphone không hoạt động và người

thi không khắc phục được thì người coi thi báo cáo Hội đồng thi xem xét cụ thể

để quyết định có tạm dừng quyền dự thi của người thi hay không.

Và loa của máy tính làm bài thi bị hỏng thì có được thi không?

Người coi thi chỉ thực hiện việc trao đổi với người thi bằng ngôn ngữ nói và

công khai trong phòng thi (giống như khi thi trực tiếp tại trường học). Nếu

không có loa thì người thi không nhận được các thông báo, chỉ dẫn và sẽ không

đảm bảo cho việc làm bài thi. Do đó, đảm bảo cả camera – microphone – loa

đều được yêu cầu. Tuy nhiên, vì còn thiết thị thứ hai cũng có loa nên giả sử thiết

bị thứ nhất hỏng loa, người thi xin phép được sử dụng loa của thiết bị thứ hai.

Người coi thi sẽ quyết định và hướng dẫn về việc này.

8

Loa hỏng thì có được dùng tai nghe không?

Mọi kỳ thi cần minh bạch. Kỳ thi tuyệt đối cấm việc sử dụng tai nghe.

Người sử dụng tai nghe có thể nhận thông tin không hợp quy từ bên ngoài mà bị

giám sát nên phải cấm. Nếu bị phát hiện dùng tai nghe, người thi bị đình chỉ thi

ngay lập tức.

Phải bật loa, microphone có làm ồn gây ảnh hưởng đến việc làm bài thi

không?

Thiết bị thứ nhất phải bật. Thiết bị thứ hai phải tắt, trừ trường hợp đặc biệt như

có ví dụ nêu trên khi loa/mic ở thiết bị thứ nhất trục trặc ngay trước hoặc trong

giờ thi.

Thiết bị thứ nhất bật microphone nhưng người thi đã được yêu cầu phải giữ yên

lặng, chỉ nói khi được yêu cầu. Còn loa thì người thi cần chỉnh âm lượng vừa đủ

nghe rõ tiếng người coi thi hướng dẫn.

Các thiết bị thi có yêu cầu cụ thể về vị trí đặt thiết bị không?

Thiết bị thứ nhất phải đặt

chính diện phía trước mặt

người làm bài thi.

Thiết bị thứ hai đặt ngang với

hướng nhìn của người thi và bao

quát được không gian khoảng 2 m2

xung quanh người thi

Kỳ thi có ghi hình lại hay không?

Trong từng trường hợp cụ thể, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội

(VNU-CET) sẽ ghi hình lại. Việc ghi hình có thể bằng 1 trong 2 camera được sử

dụng trong kỳ thi hoặc cả 2. Mục tiêu của việc ghi hình là để đảm bảo kỳ thi

diễn ra theo các quy định và không có vi phạm quy định nào diễn ra. Việc ghi

hình được thực hiện trên hệ thống độc lập với thiết bị của người coi thi và người

thi.

9

Phần mềm dự thi SEB và bộ cài đặt của VNU-CET có ghi lại dữ liệu nào

của người thi không?

Không. VNU-CET cam kết không thu thập bất cứ dữ liệu nào không thuộc phạm

vi kỳ thi trong quá trình người thi sử dụng yêu cầu cài đặt máy thi của VNU-

CET.

Phần mềm dự thi SEB và bộ cài đặt của VNU-CET có yêu cầu người thi cấp

quyền truy cập vào dữ liệu nào của người thi trên máy tính của họ không?

Không. Trình duyệt chỉ yêu cầu người thi cấp quyền cho trình duyệt sử dụng

camera và microphone của máy tính của người thi mà thôi.

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị thì việc dự thi sẽ như thế

nào?

Khi không đáp ứng được thì phải tạm dừng quyền dự thi và việc thi theo cách

thức nào sẽ do đơn vị đào tạo và VNU-CET thống nhất, hướng dẫn cho người

thi thực hiện.

VNU-CET thực hiện khảo sát hiện trạng thiết bị của người thi trước mỗi kỳ thi

để đồng hành và hỗ trợ người thi ở mức tối đa có thể. Hãy theo dõi các hướng

dẫn về việc này và thực hiện cho kịp thời.

Nếu không cài đặt thành công Phần mềm dự thi SEB như VNU-CET hướng

dẫn thì việc dự thi sẽ như thế nào?

Thì người thi sẽ không thể vào làm bài thi được. Bộ cài đặt cung cấp mã riêng

để máy chủ nhận diện và cấp phép cho máy tính làm bài thi của người thi được

phép nhận và làm bài thi.

Người thi lỡ tay xóa mất email tài khoản dự thi thì làm thế nào?

Liên hệ với VNU-CET bằng email mà trường của bạn đã đăng ký cho bạn trong

danh sách dự thi và gửi tới [email protected] với tiêu đề email theo cú

pháp: “Mã số SV + Họ và tên – việc cần hỗ trợ”.

Người thi cần dùng đúng email đó để xác thực được chính xác tài khoản người

thi cần cấp lại tài khoản làm bài thi qua email bạn sử dụng.

Lưu ý: Không liên hệ qua zalo vì có thể thông tin bị “trôi nhanh” và lỡ việc.

Người thi thấy thông tin dự thi sai hoặc muốn thay đổi email đăng ký thi?

Người thi tự báo lại với đơn vị đào tạo nơi theo học để có chỉnh sửa về thông tin.

Sau đó đơn vị đào tạo sẽ gửi lại thông tin đúng cho VNU-CET cập nhật lại.

VNU-CET không tự chỉnh sửa thông tin cho người thi.

10

Sau 48 giờ tính đến trước giờ thi, người thi chưa nhận được tài khoản thi

thì làm thế nào?

Liên hệ với VNU-CET bằng email mà trường của bạn đã đăng ký cho bạn trong

danh sách dự thi và gửi tới [email protected] với tiêu đề email theo cú

pháp: “Mã số SV + Họ và tên – việc cần hỗ trợ”. Người thi cũng nên báo điều

này với trường của mình để được hỗ trợ thêm khi cần.

Người thi muốn chụp lại ảnh tài khoản do chưa đạt chuẩn?

Liên hệ với VNU-CET bằng email mà trường của bạn đã đăng ký cho bạn trong

danh sách dự thi và gửi tới [email protected] với tiêu đề email theo cú

pháp: “Mã số SV + Họ và tên – việc cần hỗ trợ”.

Sau khi hệ thống thi trực tuyến xóa ảnh cho người thi xong sẽ gửi đến email để

người thi chụp lại ảnh.

Người thi cài đặt phần mềm dự thi SEB gặp các lỗi phát sinh phải làm như

nào?

Trước khi cài đặt SEB, cần đọc các lỗi phát sinh và xử lý khi cài SEB tại Hướng

dẫn cài đặt phần mềm SEB (Safe Exam Browser) trên kênh hỗ trợ sinh viên tại

địa chỉ: http://cet.vnu.edu.vn/home/tcko/kenh-ho-tro-sinh-vien.

Nếu không tự khắc phục được hãy tham gia kênh hỗ trợ người thi ở Zalo Group.

Người thi đến muộn có được dự thi không?

Hãy đọc quy định đối với thí sinh trong “Hướng dẫn sinh viên dự thi trực tuyến

ở VNU-CET” để tìm câu trả lời chính xác nhất.

Người thi vào phòng thi trực tuyến muộn hơn 10 phút so với quy định sẽ không

được dự thi. Đến muộn dưới 10 phút sẽ được thi nhưng phải cam kết chấp hành

quy định tổng các loại bù giờ của ca thi với người thi không quá 10 phút.

Người dự thi không dự thi được do phát sinh sự cố trước giờ thi (mất điện,

mất mạng, hỏng cam, mic, loa, máy tính hỏng…) phải làm như nào?

Người dự thi phải báo lại với CET về sự cố phát sinh trên để được chuyển ca thi

sang ngày thi bổ sung.