Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số ...

10
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ Số: /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phú Thọ, ngày tháng 7 năm 2021 BÁO CÁO Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII Thực hiện Văn bản số 3010/BNV-TCBC ngày 22/6/2021 của Bộ Nội vụ về việc báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18 -NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (viết tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW) và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (viết tắt là Nghị quyết số 10/NQ-CP); Kế hoạch số 07- KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18 -NQ/TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả . UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo kết quả thực hiện như sau: I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 1. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 10/NQ-CP Căn cứ Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã cụ thể hóa các Nghị quyết thông qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, cụ thể như: - Kế hoạch hành động số 44-KH/TU ngày 14/12/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; - Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch hành động số 44-KH/TU ngày 14/12/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; - Hướng dẫn số 12-HD/TU ngày 25/6/2018 của Tỉnh ủy về quy trình bố trí cán bộ cấp phòng và tương đương sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác triển khai, quán triệt, tổ chức học tập Nghị quyết đã được cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc; qua nghiên cứu, quán triệt và tổ chứ c triển khai học tập Nghị quyết, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực trạng, mục tiêu, yêu cầu về

Transcript of Hạnh phúc BÁO CÁO Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số ...

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH PHÚ THỌ

Số: /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Thọ, ngày tháng 7 năm 2021

BÁO CÁO Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII

Thực hiện Văn bản số 3010/BNV-TCBC ngày 22/6/2021 của Bộ Nội vụ

về việc báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày

25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi

mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,

hiệu quả (viết tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW) và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày

03/02/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Nghị quyết số 18-NQ/TW (viết tắt là Nghị quyết số 10/NQ-CP); Kế hoạch số 07-

KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW;

Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách

tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

1. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh về thực

hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 10/NQ-CP

Căn cứ Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy,

UBND tỉnh đã cụ thể hóa các Nghị quyết thông qua việc ban hành các văn bản

chỉ đạo triển khai thực hiện, cụ thể như:

- Kế hoạch hành động số 44-KH/TU ngày 14/12/2017 của Tỉnh ủy Phú

Thọ về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW;

- Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh về Kế

hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính

phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Kế hoạch

số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-

NQ/TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục

cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả; Kế hoạch hành động số 44-KH/TU ngày 14/12/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ

về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW;

- Hướng dẫn số 12-HD/TU ngày 25/6/2018 của Tỉnh ủy về quy trình bố trí

cán bộ cấp phòng và tương đương sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy áp dụng cho

các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công tác triển khai, quán triệt, tổ chức học tập Nghị quyết đã được cấp ủy,

chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc; qua nghiên cứu, quán triệt và tổ chức

triển khai học tập Nghị quyết, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực trạng, mục tiêu, yêu cầu về

2

sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy được nâng lên. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở

Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tập

trung tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các văn

bản của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tinh

giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, VC của tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo triển khai của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa

phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức

thực hiện các quy định của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy đảm

bảo theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Việc rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy

định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy

định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố, thị xã

thuộc tỉnh và các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp

huyện. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa

phương chủ động tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, sắp xếp lại tổ chức các phòng và tương đương

bên trong các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.

Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được rà soát, điều chỉnh cơ

bản phù hợp, hoạt động hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng trùng lắp, chồng

chéo; việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao ở các đơn vị đảm bảo sự đồng

bộ, thống nhất, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Cụ thể việc sắp xếp, kiện toàn

tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

2.1. Cấp tỉnh:

- Thời điểm 30/6/2017: Số lượng cơ quan, tổ chức hành chính thuộc

UBND cấp tỉnh là 264. Trong đó:

+ 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và Văn phòng HĐND

cấp tỉnh;

+ 01 cơ quan hành chính khác cấp tỉnh (Ban Quản lý các khu công nghiệp);

+ 170 các tổ chức hành chính thuộc cơ quan chuyên môn, Văn phòng

HĐND và cơ quan hành chính khác cấp tỉnh (142 phòng thuộc cơ quan chuyên

môn; 03 phòng thuộc Văn phòng HĐND cấp tỉnh; 06 phòng thuộc cơ quan hành

chính khác cấp tỉnh; 19 Chi cục và tương đương;)

+ 73 phòng thuộc Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

- Thời điểm 30/6/2021: Số lượng cơ quan, tổ chức hành chính thuộc

UBND cấp tỉnh là 198. Trong đó:

+ 19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và Văn phòng HĐND cấp tỉnh;

3

+ 01 cơ quan hành chính khác cấp tỉnh (Ban Quản lý các khu công nghiệp);

+ 129 các tổ chức hành chính thuộc cơ quan chuyên môn, Văn phòng

HĐND và cơ quan hành chính khác cấp tỉnh (107 phòng thuộc cơ quan chuyên

môn; 02 phòng thuộc Văn phòng HĐND cấp tỉnh; 04 phòng thuộc cơ quan hành

chính khác cấp tỉnh; 16 Chi cục và tương đương);

+ 48 phòng thuộc Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính giảm 66 đầu mối.

Cụ thể: Các phòng chuyên môn thuộc các sở, ngành đã giảm 35 phòng (từ 142

xuống còn 107); giảm 03 phòng thuộc Văn phòng HĐND và cơ quan hành chính

khác cấp tỉnh (9 phòng xuống còn 6 phòng); giảm 03 Chi cục và tương đương (từ

19 xuống còn 16); giảm 25 phòng thuộc Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp tỉnh (73 phòng xuống còn 48 phòng).

2.2. Cấp huyện:

- Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện;

- Số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không thay

đổi từ năm 2017 đến thời điểm 30/6/2021 là 159 phòng chuyên môn1

- Số lượng tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp huyện: 01 đơn vị:

Đội Thanh tra trật tự đô thị trực thuộc UBND Thành phố Việt Trì (không thay đổi

từ năm 2017 đến 30/6/2021).

2.3. Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL)

a) Cấp tỉnh:

Thời điểm ngày 30/6/2017: Tỉnh Phú Thọ có 162 ĐVSNCL, trong đó: Đơn

vị SNCL thuộc UBND cấp tỉnh 05, Đơn vị SNCL trực thuộc ĐVSNCL thuộc

UBND cấp tỉnh 15, Đơn vị SNCL trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND

cấp tỉnh (sở) 139, Đơn vị SNCL thuộc tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp

tỉnh 02, Đơn vị SNCL trực thuộc Chi cục thuộc sở 01.

Thời điểm ngày 30/6/2021: Tỉnh Phú Thọ có 118 ĐVSNCL, trong đó: Đơn

vị SN thuộc UBND cấp tỉnh 04, Đơn vị SNCL trực thuộc ĐVSNCL thuộc UBND

cấp tỉnh 10, Đơn vị SNCL trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

(sở) 101, Đơn vị SNCL thuộc tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh 01,

Đơn vị SNCL trực thuộc Chi cục thuộc sở 02.

Như vậy, các đơn vị SNCL cấp tỉnh giảm 44 đơn vị

b) Cấp huyện:

1 Các phòng thuộc UBND cấp huyện, thành, thị: Việt Trì 12 phòng, TX Phú Thọ 12 phòng, Lâm Thao

12 phòng, Phù Ninh 12 phòng, Đoan Hùng 12 phòng, Hạ Hòa 12 phòng, Cẩm khê 12 phòng, Yên Lập

13 phòng, Tam Nông 12 phòng, Thanh Sơn 13 phòng, Tân Sơn 13 phòng, Thanh Thủy 12 phòng,

Thanh Ba 12 phòng.

4

Thời điểm ngày 30/6/2017: Tỉnh Phú Thọ có 1.229 ĐVSNCL, trong đó:

Đơn vị SN giáo dục - đào tạo 852, Đơn vị SN giáo dục nghề nghiệp 13, Đơn vị

SN Y tế 290, Đơn vị SN Văn hóa thể thao và du lịch 15, Thông tin và truyền

thông 13, SN khác 46.

Thời điểm ngày 30/6/2021: Tỉnh Phú Thọ có 1.159 ĐVSNCL, trong đó:

Đơn vị SN giáo dục - đào tạo 827, Đơn vị SN giáo dục nghề nghiệp 13, Đơn vị

SN Y tế 238, Đơn vị SN Văn hóa thể thao và du lịch 15, Thông tin và truyền

thông 13, SN khác 53.

Như vậy, các đơn vị SNCL cấp huyện giảm 70 đơn vị

3. Việc thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số

108/2020/NĐ-CP và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP

Sau khi có các Nghị định trên, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản2 chỉ

đạo triển khai thực hiện. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo3 Thường trực

Tỉnh ủy về công tác triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã

nghiêm túc tổ chức triển khai tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện Nghị định

bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến

tại các buổi họp cơ quan, sinh hoạt chi bộ...; chủ động tiến hành rà soát, xây dựng

báo cáo sắp xếp, kiện toàn và đề xuất phương án thực hiện theo các tiêu chí quy

định tại Nghị định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những vướng mắc

như: Đối với từng lĩnh vực các Bộ, ngành đã phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn,

quy định về tổ chức bộ máy của từng ngành, lĩnh vực và hiện nay một số văn bản

vẫn còn hiệu lực thi hành. Vì vậy, khó khăn trong việc xác định đơn vị sự nghiệp

công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh

vực. Mặt khác, hiện nay các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn phải tiếp tục thực hiện

lộ trình tinh giản biên chế nên khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp.

4. Thực hiện thí điểm mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm

chức danh của địa phương

Thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn: Thực hiện Văn bản số

589//BNV-TCBC ngày 27/11/2019 của Bộ Nội vụ về việc đăng ký thí điểm hợp

nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. UBND tỉnh Phú

Thọ đã có Văn bản số 5814/UBND-KGVX ngày 13/12/2019 báo cáo, đề nghị Bộ

Nội vụ cho giữ ổn định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp

huyện như hiện nay.

Thực hiện thống nhất Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung

tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện (nay đổi tên là Trung tâm Chính trị cấp

huyện) tại 13/13 huyện, thành, thị; Thực hiện Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch

2 Văn bản số 4265/UBND-KGVX ngày 25/9/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và

Nghị định số 108/2020/NĐ-CP; Văn bản số 5062/UBND-KGVX ngày 12/11/2020 về việc triển khai thực hiện

Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ. 3 Báo cáo số 47-BC/BCS ngày 17/3/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị

định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP

5

HĐND cấp huyện tại 13/13 huyện, thành, thị; Có 04/225 đơn vị hành chính cấp

xã thực hiện mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã.

5. Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã

và sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định; Thực hiện khoán kinh phí

chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, khu dân cư

Thực hiện Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH 14 ngày 12/3/2019 của Ủy

ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính

phủ về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Ngày

29/5/2019 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 72-NQ/TU về

Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2019-2021; ngày 31/5/2019, UBND tỉnh ban hành Phương án tổng thể số

2364/PA-UBND về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Phú Thọ giai

đoạn 2019-2021 và Kế hoạch số 3089/KH-UBND ngày 09/7/2021 về việc sắp

xếp, sáp nhập các ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019 - 2021.

Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số

828/NQ-UBTVQH 14 ngày 17/12/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính

cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 6017/KH-

UBND ngày 26/12/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 828/NQ-

UBTVQH. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ

động triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Phú Thọ giai

đoạn 2019-2021.

Hiện trạng các ĐVHC cấp xã trước khi thực hiện sắp xếp: Trước khi sắp

xếp, tỉnh Phú Thọ có 277 xã, phường, thị trấn, trong đó: 248 xã, 18 phường, 11

thị trấn. Số lượng ĐVHC cấp xã có 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô

dân số đều chưa đạt 50/% theo quy định: 40 đơn vị (40 xã).

Kết quả sau khi thực hiện sắp xếp: Tiến hành sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã

(gồm 75 xã, 04 phường và 01 thị trấn; trong đó: 39 ĐVHC cấp xã thuộc diện phải

sắp xếp với 41 ĐVHC cấp xã liền kề, có 01 xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập chưa

thực hiện sắp xếp vì lý do là xã trọng yếu về quốc phòng, an ninh). Tổng số

ĐVHC cấp xã được thành lập mới sau khi sắp xếp là 28 đơn vị (03 phường, 01

thị trấn, 24 xã). Sau khi sắp xếp, toàn tỉnh còn 225 ĐVHC cấp xã (197 xã, 17

phường, 11 thị trấn), giảm 52 đơn vị (51 xã và 01 phường). Tổ chức bộ máy các

ĐVHC cấp xã mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2020.

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 09/10/2018 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về phương án tổng thể sắp xếp, sáp nhập các khu dân cư trên địa bàn tỉnh

đến năm 2019; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4708/KH-UBND ngày

18/10/2018 về sắp xếp, sáp nhập tổng thể các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đến năm

2019. Kết quả: Thực hiện sắp xếp 1.080 khu dân cư để thành lập 521 khu dân cư

mới thuộc 179 đơn vị hành chính cấp xã; sau khi sắp xếp, sáp nhập tổng số khu

dân cư trong tỉnh là 2.328 khu (giảm 559 khu dân cư).

Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã được bố trí theo quy

định phân loại xã sau khi sắp xếp: 280 người; số lượng người hoạt động không

6

chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã: 594 người, đến nay đã

giải quyết hết số người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư được bố trí

theo quy định sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã: 1.698 người; số lượng người hoạt

động không chuyên trách ở khu dân cư dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã: 997

người, đến nay đã giải quyết hết số người hoạt động không chuyên trách ở khu

dân cư dôi dư.

Thực hiện khoán kinh phí chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên

trách ở cấp xã, khu dân cư: Ngày 14/12/2019, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết

số 17/2019/NQ-HĐND Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với

người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư; khoán kinh phí hoạt

động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Phú

Thọ. Trong đó, quy định cụ thể chức danh, số lượng, mức phụ cấp những người

hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, khu dân cư; khoán kinh phí hoạt động

đối với các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã và khoán

kinh phí hoạt động đối với các chi hội thuộc tổ chức chính trị - xã hội, Ban Công

tác Mặt trận, Chi hội người cao tuổi ở khu dân cư.

6. Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, thực hiện tinh

giản biên chế công chức, viên chức. Số lượng cấp phó theo quy định của

Đảng, Quốc hội và Chính phủ

- Về quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức:

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và quy định của Tỉnh ủy, UBND

tỉnh ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 về việc ban

hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức

tỉnh Phú Thọ. Tỉnh thực hiện quản lý chặt chẽ biên chế đối với các cơ quan, đơn

vị trên cơ sở phân loại tổ chức, xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát

thực tế; rà soát, điều chỉnh biên chế giữa các cơ quan, đơn vị đảm bảo cân đối,

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, quy mô của từng cơ quan, đơn vị, địa

phương, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu biên chế. Đồng thời việc triển

khai thực hiện lập kế hoạch biên chế công chức, trình tự, thủ tục, thời gian lập và

gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm của tỉnh đảm bảo theo đúng các quy

định của Trung ương và của Bộ Nội vụ.

Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính

nhà nước được tỉnh triển khai xây dựng hiệu quả, là một trong các tỉnh được Bộ

Nội vụ phê duyệt Đề án vị trí việc làm các cơ quan hành chính sớm nhất4. Việc

phê duyệt Đề án vị trí việc làm là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện tuyển

dụng, bố trí, sắp xếp công chức theo vị trí việc làm, đảm bảo sử dụng biên chế

hiệu quả, tiết kiệm.

4 Quyết định số 2068/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm

trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Phú Thọ.

7

- Việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-

NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày

20/11/2014 của Chính phủ và Nghị định số 113/2018/NĐ- CP ngày 31/8/2018 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP:

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản, nghiêm túc triển khai thực

hiện tinh giản biên chế đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thời hạn theo

quy định.5 Căn cứ các quy định của Trung ương và của tỉnh, các sở, ban, ngành,

UBND các huyện, thành, thị đã xây dựng Đề án tinh giản biên chế giai đoạn

2015-2021. Ngày 26/10/2017 UBND tỉnh hành Quyết định số 2796/QĐ-UBND

về việc phê duyệt Kế hoạch tinh giản biên chế công chức tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2015 - 2021.

Kết quả thực hiện tinh giản biên chế từ năm 2017 đến hết năm 2020 (số

lượng tinh giản là 1.062 người). Cụ thể như sau:

Năm 2017: UBND tỉnh quyết định phê duyệt 164 trường hợp (nghỉ hưu

trước tuổi 163 người; thôi việc 01 người). Trong đó: công chức hành chính: 07;

cán bộ, công chức cấp xã: 21 (nghỉ hưu trước tuổi 20; thôi việc ngay 01); Viên

chức sự nghiệp: 135; Khối đảng, đoàn thể: 01.

Năm 2018: UBND tỉnh quyết định phê duyệt 151 trường hợp (nghỉ hưu

trước tuổi 147 người; thôi việc 04 người). Trong đó: công chức hành chính: 08;

cán bộ, công chức cấp xã: 33(nghỉ hưu trước tuổi 31; thôi việc ngay 02); Viên

chức sự nghiệp: 109 (nghỉ hưu trước tuổi 107; thôi việc ngay 02); Khối đảng,

đoàn thể: 01.

Năm 2019: UBND tỉnh quyết định phê duyệt kết quả thực hiện chính sách

tinh giản biên chế 186 trường hợp (180 người hưởng chính sách về hưu trước

tuổi, 06 người hưởng chính sách thôi việc ngay).

Năm 2020: UBND tỉnh quyết định phê duyệt kết quả thực hiện chính sách

tinh giản biên chế 561 trường hợp (550 người nghỉ hưu trước tuổi, 11 người thôi

việc ngay). Trong đó: công chức hành chính: 11; cán bộ, công chức cấp xã: 308

(nghỉ hưu trước tuổi 301; thôi việc ngay 07); Viên chức sự nghiệp: 242 (nghỉ hưu

trước tuổi 238; thôi việc ngay 04).

- Về số lượng cấp phó:

Công tác bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu và phó trưởng phòng các

sở, ngành, cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-

5 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 01-TT/TU ngày 09/11/2015 về việc lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ

cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4913/KH-UBND ngày

26/11/2015 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế giai đoạn 2015 - 2021; HĐND tỉnh ban hành

Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 về việc thông qua Kế hoạch thực hiện chính sách tinh

giản biên chế giai đoạn 2015 -2021

8

CP ngày 04/4/2014; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính

phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện

và theo quy định của Tỉnh ủy6.

Số lượng lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa

bàn tỉnh cơ bản đảm bảo theo quy định. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số

lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể

cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì

không được bổ sung; đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số

lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường

hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết

thời hạn bổ nhiệm.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Tỉnh Phú Thọ đã bám sát nội dung Nghị quyết, Kế hoạch của Trung

ương, Kế hoạch hành động thực hiện của tỉnh để triển khai thực hiện Nghị

quyết với quyết tâm cao, tích cực, chủ động, thực hiện có trọng tâm trọng

điểm, có lộ trình phù hợp, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, đảm

bảo tiến độ đề ra.

Việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết được

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát đến tất cả các cơ quan,

đơn vị trong tỉnh, do vậy quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết ở các cấp

đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, đúng định hướng.

Công tác quản lý tổ chức bộ máy của tỉnh đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện

của Tỉnh ủy và sự quản lý chặt chẽ của UBND tỉnh. Việc xây dựng cơ cấu tổ

chức bộ máy các cơ quan hành chính của tỉnh đã căn cứ vào các quy định của

Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và thực tiễn

của tỉnh, do đó tổ chức bộ máy cơ bản phù hợp, hoạt động hiệu quả. Nhiều quy

định, quy chế, hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ được sửa đổi, bổ sung,

ban hành đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị được sắp xếp theo hướng

tinh gọn, giảm đầu mối; chức năng, nhiệm vụ được rà soát, điều chỉnh đảm bảo

hợp lý, khắc phục được tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,

lĩnh vực quản lý. Một số đơn vị sự nghiệp công lập đã được sắp xếp với mô hình

hợp lý hơn, việc thực hiện cơ chế tự chủ bước đầu đã có kết quả tích cực.

Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức;

tinh giản biên chế. Công tác bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức

6 Quy định số 07-Qđi/TU ngày 19/4/2018 của Tỉnh ủy Phú Thọ về phân cấp quản lý tổ chức và giới thiệu ứng cử,

bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý; Quyết định số 2626-QĐ/TU ngày 01/10/2020 của Tỉnh ủy Phú

Thọ sửa đổi một số điều của Quy định số 07-QĐi/TU ngày 19/4/2018; Quy định số 08-QĐi/TU ngày 19/4/2018

của Tỉnh ủy Phú Thọ về việc bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương ở cấp tỉnh, cấp huyện;

giới thiệu ứng cử bầu chức danh cấp trưởng, cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cán bộ chủ chốt

cấp xã; Quyết định số 2627-QĐ/TU ngày 01/10/2020 của Tỉnh ủy Phú Thọ về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Quy định số 08-QĐi/TU ngày 19/4/2018 của Tỉnh ủy Phú Thọ.

9

được thực hiện đảm bảo đúng quy định theo hướng đề cao trách nhiệm của cấp có

thẩm quyền; xem xét, quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện và kết quả công

việc. Các cơ quan, đơn vị sử dụng biên chế tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng, bố trí

sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với yêu cầu

nhiệm vụ được giao, đồng thời phát huy được năng lực của công chức, viên chức

và người lao động trong công việc.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các

Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp ĐVHC cấp xã, việc sắp xếp

ĐVHC cấp xã tác động trực tiếp về giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy; khắc phục cơ

bản tình trạng quản lý manh mún, dàn trải, phổ biến ở ĐVHC cấp xã hiện nay.

Sắp xếp, giảm đầu mối chính quyền cơ sở tạo điều kiện về nguồn lực thúc đẩy

ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện mô hình chính

quyền điện tử, thực hiện hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công của chính

quyền cấp xã; góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa

phương phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời do yêu cầu quản lý

ĐVHC cấp xã sau khi sắp xếp tăng về dân số, diện tích; đa dạng về ngành nghề

sản xuất đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn để đáp

ứng yêu cầu, là động lực để nâng cao chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động

của hệ thống chính trị ở cơ sở. Các khu dân cư sau sắp xếp, sáp nhập cơ bản đảm

bảo tiêu chuẩn về quy mô, số hộ dân cư theo quy định; người hoạt động không

chuyên trách ở khu dân cư sau sắp xếp được kiện toàn, thực hiện tốt chức năng tự

quản ở khu dân cư.

2. Hạn chế, khó khăn

Một số đơn vị trực thuộc sở, ngành sau khi sáp nhập có qui mô lớn, nhiều

mảng công việc, nhiều chức năng khác nhau nên gặp không ít khó khăn trong

phân công, bố trí cán bộ phụ trách; sau sắp xếp số lượng cấp phó phòng và tương

đương dôi dư nhiều, khó bố trí, trong khi họ vẫn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, hoàn

thành tốt nhiệm vụ.

Số đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên còn ít, do điều

kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương còn khó khăn nên khả năng thực hiện xã

hội hóa một số dịch vụ còn hạn chế.

Biên chế công chức của tỉnh được Bộ Nội vụ giao hàng năm còn thấp,

chưa đáp ứng đủ nhu cầu; một số cơ quan có số công chức được giao ít; chỉ tiêu

biên chế, số lượng người làm việc trong đa số các đơn vị sự nghiệp công lập được

giao thấp, chưa đảm bảo theo định mức tối thiểu, các đơn vị còn thiếu nhân lực so

với yêu cầu nhiệm vụ (nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục) do đó việc thực

hiện chính sách tinh giản biên chế còn gặp nhiều khó khăn.

Sau sắp xếp, ĐVHC cấp xã thành lập mới được sáp nhập có 01 xã, 02 xã là

xã khu vực miền núi III (xã đặc biệt khó khăn) hoặc xã khu vực miền núi II, xã

khu vực miền núi I và xã được thụ hưởng chính sách theo Chương trình 135...dẫn

đến việc thực hiện các chế độ, chính sách (Chương trình 135; Nghị định số

76/2019/NĐ-CP của Chính phủ) đối với các ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp gặp

10

nhiều khó khăn, do chưa có văn bản của Bộ, ngành hướng dẫn, vì vậy chưa có cơ

sở để triển khai thực hiện.

Việc bố trí sắp xếp hợp lý công chức chuyên môn ở ĐVHC sau khi sáp

nhập, thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức cấp xã theo quy định gặp

nhiều khó khăn do số lượng cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC,

đồng thời việc bố trí Công an chính quy xã, thực hiện số lượng cán bộ, công chức

theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP làm tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã

dôi dư.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, thống

nhất cách tính tuổi để nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;

Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp

tỉnh, cấp huyện (Quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020);

Để có cơ sở cho địa phương thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày

10/7/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự

nghiệp công lập, đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ quản lý

ngành, lĩnh vực trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự

nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; ban hành tiêu chí cụ thể phân loại, điều

kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo

ngành, lĩnh vực.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực

hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối

với biên chế sự nghiệp giáo dục. Quy định cụ thể về việc thực hiện tinh giản biên

chế trong ngành giáo dục, góp phần vừa đảm bảo thực hiện đúng chủ trương

Nghị quyết, vừa đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trân trọng báo cáo Bộ Nội vụ./.

Nơi nhận: - Bộ Nội vụ;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Bộ Tài chính;

- TTTU, HĐND tỉnh;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Ban TCTU;

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thành, thị;

- CVP, các PCVP;

- Lưu: VT, VX4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phan Trọng Tấn