HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 2021 – TIỂU BAN ĐÔNG ...

34
1 ĐẠI HC QUC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc ---------------------- Thành phHChí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2021 HI NGHKHOA HC SINH VIÊN 2021 TIỂU BAN ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (Phương thức: trực tuyến) DANH SÁCH BÁO CÁO TIU BAN I Thi gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6) Hội đồng: GS. TSKH Trn Ngc Thêm, TS Nguyn ThThanh Mai, ThS Nguyễn Thị Thanh Hoa Thư ký: CN. Nguyễn Thị Quỳnh Như Link phòng họp: https://meet.google.com/zpj-yhgv-mre Stt Tên đề tài Sinh viên thc hin Giáo viên hƣớng dn Tóm tt công trình 1 Đền Pht giáo Borobudur Trung Java, Indonesia Nguyn ThThanh Hng Chế ThHoài MThS. Văn Kim Hoàng Đề tài “Đền Pht giáo Borobudur Java Indonesia” là công trình nghiên cứu vnghthut ca Indonesia đặc bit là kiến trc. Đối tượng nghiên cu ca đề tài là đền Borobudur ngôi đền Pht giáo cnht thế gii nm min trung đảo Java, Indonesia. Qua đó, nhóm tác gicũng tìm hiểu vnhng phong tc tp quán truyn thng ca người Java cvào thi ctrung đại. Nhóm nghiên cu chn ngôi đền Borobudur làm đối tượng nghiên cu vì ngôi đền này thc slà mt tác phm nghthut mang đầy giá trtruyn thống và “hơi thnghthuật” của Indonesia. Indonesia, có sáu tôn giáo được chính phcông nhn đó là Islam giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Pht giáo, Khng giáo và Hindu giáo. Ngày nay, ta biết đến Indonesia như mt quc gia vi khong 80% dân stheo Islam giáo nhưng ít ai biết rng trong quá kh, Pht giáo đã tng có mt giai đon phát trin huy hoàng, đặc bit dưới thi cai trca vương triu Sriwijaya. Đền Borodudur đã được ra đời vào thi đim đó. Ngôi

Transcript of HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 2021 – TIỂU BAN ĐÔNG ...

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2021

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 2021 – TIỂU BAN ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

(Phương thức: trực tuyến)

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN I

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, TS Nguyễn Thị Thanh Mai, ThS Nguyễn Thị Thanh Hoa

Thư ký: CN. Nguyễn Thị Quỳnh Như Link phòng họp: https://meet.google.com/zpj-yhgv-mre

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Đền Phật

giáo

Borobudur

ở Trung

Java,

Indonesia

Nguyễn Thị

Thanh Hồng Chế Thị Hoài Mỹ

ThS. Văn

Kim Hoàng

Đề tài “Đền Phật giáo Borobudur ở Java – Indonesia” là công trình nghiên cứu về

nghệ thuật của Indonesia đặc biệt là kiến tr c. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đền

Borobudur – ngôi đền Phật giáo cổ nhất thế giới nằm ở miền trung đảo Java, Indonesia. Qua

đó, nhóm tác giả cũng tìm hiểu về những phong tục tập quán truyền thống của người Java cổ

vào thời cổ trung đại. Nhóm nghiên cứu chọn ngôi đền Borobudur làm đối tượng nghiên cứu

vì ngôi đền này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang đầy giá trị truyền thống và “hơi thở

nghệ thuật” của Indonesia. Ở Indonesia, có sáu tôn giáo được chính phủ công nhận đó là

Islam giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo, Khổng giáo và Hindu giáo. Ngày nay, ta

biết đến Indonesia như một quốc gia với khoảng 80% dân số theo Islam giáo nhưng ít ai biết

rằng trong quá khứ, Phật giáo đã từng có một giai đoạn phát triển huy hoàng, đặc biệt dưới

thời cai trị của vương triều Sriwijaya. Đền Borodudur đã được ra đời vào thời điểm đó. Ngôi

2

đền như một “nhân chứng sống” tọa lạc sừng sững trên đồi cao, chứng kiến nhiều thăng trầm

lịch sử và trải qua bốn lần tu sửa mới có được diện mạo như ngày hôm nay.

Bằng các phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu, công trình nghiên cứu đã được

triển khai với hai nội dung chính: (1) Cấu trúc của đền Borobudur và (2) Ý nghĩa các bức

phù điêu ở đền Borobudur.

Bài viết cũng đã phần nào làm rõ những nét độc đáo ấy trong hình dáng cấu tr c

thông qua các tác phẩm điêu khắc và những bức phù điêu. Tất cả những nét nổi bật này đều

chứa đựng ý nghĩa sâu xa gắn liền với Phật giáo. Chính vì vậy, ngôi đền này cho đến ngày

nay vẫn thu h t đông đảo các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đến hành hương, đặc

biệt là đại lễ Waisak, đồng thời nơi đây phát triển thành một trong những điểm du lịch thu

hút không thể thiếu khi đến với Indonesia nói chung và Java nói riêng. Ngoài ra, qua quá

trình tìm hiểu và phân tích, nhóm tác giả nhận thấy điểm nổi bật của đền Borobudur không

chỉ là sự to lớn về mặt diện tích mà còn là sự giao thoa giữa văn hóa bản địa của Indonesia

và văn hóa Ấn Độ diễn ra thông qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa.

2

Phong tục

xăm mình

của người

Dayak ở

Kalimantan,

Indonesia

Trần Ngọc Quế

Trâm Nguyễn Trần Tú

Thanh

ThS.

Nguyễn Thị

Phương Linh

Đề tài “Phong tục xăm mình của người Dayak ở Kalimantan, Indonesia” được thực

hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu chuyên sâu và cung cấp thông tin cho giới nghiên cứu khoa học

những nét đặc trưng trong văn hóa độc đáo của người Dayak ở đảo Kalimantan, Indonesia

như: quan niệm của người Dayak đối với việc xăm mình quy định đối với hình xăm hay quy

cách xăm mình và ý nghĩa chứa đựng trong mỗi hình xăm của tộc người Dayak. Phương

pháp chúng tôi sử dụng chủ yếu chính là phương pháp thu thập tài liệu và phân tích tổng

hợp. Vì đây vẫn còn là một đề tài khá mới ở Indonesia, và hiếm ở Việt Nam nên nguồn

thông tin chúng tôi tìm kiếm được sẽ có những hạn chế nhất định đòi hỏi chúng tôi phải

phân tích nó thành nhiều khía cạnh nhỏ và nêu lên những đánh giá nhận định của chúng tôi

về thông tin mình tìm hiểu được. Dựa theo đó ch ng tôi có thể khám phá được rất nhiều

điều mới, ví dụ như tín ngưỡng Kaharingan của người Dayak, sự quý trọng thiên nhiên và

tôn thờ tổ tiên một cách tuyệt đối của họ chứa đựng trong triết lý tín ngưỡng này đây là một

điều vô cùng đáng quý khi trong bối cảnh thời nay con người ngày càng tàn phá môi trường;

hay cách mà con người tiến hành xăm mình từ thời máy móc chưa xuất hiện; đặc biệt hơn

địa vị xã hội ở những tộc người khác có thể thể hiện qua quần áo, trang sức, kiểu tóc nhưng

ở đây người Dayak thể hiện địa vị xã hội của mình qua những hình xăm trên cơ thể, không

3

chỉ nam giới, mà cả nữ giới cũng xăm mình.

3

Tìm hiểu về

một số tập

tục của

cộng đồng

người Hoa

tại xã Hải

Ninh, huyện

Bắc Bình,

tỉnh Bình

Thuận

Liu Bảo Minh,

Nguyễn Thị Mỹ

Duyên,

Lê Thị Bạch Hạc,

Trần Thị Diễm

Lành

TS. Nguyễn

Hoàng Yến

Sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình,

tỉnh Bình Thuận với những chuyển biến mang tính lịch sử đã tạo ra những nét văn hóa bản

địa hết sức đặc trưng góp phần tô đậm nét đặc sắc cho nền văn hóa dân tộc người Hoa sinh

sống tại Việt Nam. Cụ thể như sự hình thành và phát triển của các tập tục truyền thống như

lễ cúng sao, các tập tục ma chay … đều mang một màu sắc rất riêng, giữ một vị trí rất quan

trọng, không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Hoa địa phương. Với

đề tài “Tìm hiểu về một số tập tục của cộng đồng người Hoa ở xã Hải Ninh, huyện Bắc

Bình, tỉnh Bình Thuận”, bài nghiên cứu khoa học đưa ra những khái niệm cụ thể về tập tục

cúng sao và ma chay của cộng đồng người Hoa ở xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình

Thuận qua đó bước đầu miêu tả đặc điểm văn hóa của người Hoa bản địa cũng như tầm

quan trọng của nghề “thầy c ng” trong đời sống tâm linh người Hoa ở Hải Ninh. Trong quá

trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi dùng chủ yếu một số phương pháp và

thao tác tiêu biểu như thao tác tổng hợp tư liệu phương pháp điền dã dân tộc học phương

pháp xã hội học và phương pháp nghiên cứu liên ngành để thu thập và phân tích tư liệu. Từ

việc nghiên cứu về các tập tục cúng sao và ma chay của cộng đồng người Hoa ở xã Hải

Ninh, chúng tôi chỉ ra sự đa dạng và phong phú trong hệ thống các tập tục sinh hoạt văn hóa

của người Hoa địa phương chính là kết quả của sự giao thoa, kết tinh văn hóa giữa cộng

đồng người Hoa và cộng đồng người Kinh Chăm tại địa phương. Mọi giá trị văn hóa tinh

thần đều được thể hiện rất rõ thông qua những hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của

họ qua đó cung cấp tư liệu cho cộng đồng nghiên cứu về phong tục tập quán tín ngưỡng của

người Hoa ở xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

4

Vai trò của

người phụ

nữ Ả Rập

trong gia

đình: truyền

thống và

hiện đại.

Trần Khánh Linh,

Huỳnh Bội Quân

ThS.

Nguyễn Thị

Thanh Hoa

Thế giới Ả Rập, một vùng đất đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng cũng là

vùng đất ẩn chứa nhiều điều kì bí đối với nhiều người Việt Nam. Hầu hết chúng ta biết về Ả

Rập như một đế chế dầu mỏ của thế giới, về một Dubai xa hoa tráng lệ hay những cuộc chiến

tranh dai dẳng hằng chục năm và cả những bất công đối với phụ nữ. Nhưng liệu những điều

chúng vẫn xem trên báo chí có phải là tất cả? Với câu hỏi đó, nhóm chúng tôi đã đi tìm hiểu

sâu hơn về xứ sở này mà cụ thể là về phụ nữ và vai trò của họ.

"Người Ả Rập xem thường phụ nữ" là định kiến đã ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của

rất nhiều người khi nói đến vùng đất này. Thực tế thì vấn đề về quyền bình đẳng giới vẫn là

4

một trong những chủ đề nóng hiện này trên hầu hết các nơi trên thế giới. Từ thời điểm mà xã

hội chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ đã đánh dấu sự thay đổi lớn về vai trò giữa

đàn ông và đàn bà. Cũng từ đó đến nay tuy có thay đổi qua các giai đoạn nhưng quyền phụ

nữ vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Và phụ nữ ở Ả Rập càng là vấn đề mà nhiều nhà nhân

quyền chú tâm.

Vì vậy, với đề tài "Vai trò của người phụ nữ Ả Rập trong gia đình: truyền thống và

hiện đại", nhóm chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò người phụ nữ Ả Rập trong gia đình thời kì

trước Islam giáo, sau khi Islam giáo ra đời và trong thời kì hiện đại.

5

Tìm hiểu

văn hóa ẩm

thực Ả Rập

Halal tại

thành phố

Hồ Chí

Minh

Dƣơng Huỳnh

Nguyệt Ánh,

Nguyễn Thị Hoàng

Kim,

Nguyễn Thị Thúy

Hằng,

Trần Bích Nhi

ThS. Phan

Thanh

Huyền

Thế giới với gần 2 tỷ người Islam giáo cùng với nhu cầu tiêu thụ thực phẩm Halal đang

tăng cao qua từng năm, cho thấy thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn và

đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông -

châu Phi cho tới châu Âu và châu Mỹ. Nhu cầu về ẩm thực Halal gia tăng mạnh không chỉ

nhờ sự tăng nhanh của dân số theo Islam giáo mà còn phản ánh xu hướng nhiều người không

theo đạo Islam ở những nền kinh tế lớn cũng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm này do nó

đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Đồng thời ẩm thực Ả

Rập Halal cũng là một tiêu chuẩn thu hút khách du lịch Islam giáo đến một quốc gia. Việt

Nam với lợi thế là một nước xuất siêu nông, lâm, thủy sản trong 10 năm qua, là một trong

những đất nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh trên thế giới với khả năng sản xuất và

chế biến thực phẩm chuyên nghiệp, phong phú, đồng thời Việt Nam còn là một đất nước có

khí hậu ôn hòa, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút khách du lịch Ả Rập thì đây là một

lợi thế lớn để phát triển nền ẩm thực Ả Rập Halal tại Việt Nam.

Để tiếp cận đề tài một cách khoa học và toàn diện, nhóm chúng tôi chủ yếu sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa học,

phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp điền dã.

Nội dung đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu tổng quan về nền ẩm thực Ả Rập Halal tại

Việt Nam với những đặc điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực Ả Rập Halal, so sánh sự giống

nhau và khác nhau của nền ẩm thực này tại Việt Nam và tại các quốc gia Ả Rập, và tiềm

năng phát triển của nó tại thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là tiềm năng trong phát triển du

lịch.

5

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN II

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: PGS. TS Hoàng Văn Việt ThS Lê Đặng Thảo Uyên, ThS Phạm Thị Thanh Nhã

Thư ký: Phan Thị Mai Trâm (HVCH) Link phòng họp: https://meet.google.com/nkh-pnvb-jyb

Stt Tên đề tài Sinh viên

thực hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn

Tóm tắt công trình

1

Hôn nhân

của người

Minangkabau

ở Tây

Sumatra,

Indonesia

Cổ Huỳnh

Thiên Kim,

Phạm Bình

Nguyên

TS. Nguyễn

Thanh Tuấn

Xuyên suốt chiều dài lịch sử Indonesia đặc biệt là trong giai đoạn hậu thuộc địa, Phụ

nữ là một trong những chủ đề bị “lãng quên” và nhận được khá ít sự quan tâm của cộng

đồng đặc biệt là giới học giả. Sự tồn tại của họ chỉ xoay quanh một số khía cạnh hẹp nhất

định. Trong khi đó những đề tài lấy phụ nữ làm trung tâm có thể mở rộng hơn vì họ cũng có

những vai trò riêng về thực tế lịch sử trong xã hội, và là thành phần cốt lỗi tạo nên và phát

triển những thị tộc, quốc gia. Tuy nhiên khi tìm hiểu và nghiên cứu về tộc người

Minangkabau, Sumatra Barat lại tồn tại những khác biệt nhất định. Con người Minangkabau

vẫn luôn tự hào về nền văn hoá của họ, mà ở đó phụ nữ luôn được đặt vào những vị trí cao

và có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống phân tộc.

Thật vậy, chế độ mẫu hệ tồn tại ở vùng đất Minangkabau được thể hiện trong văn hoá

vô cùng độc đáo và khác biệt. Trong đó phải kể đến phong tục hôn nhân của người dân nơi

đây. Hôn nhân theo chế độ mẫu hệ tuân theo những giáo luật và luật tục được truyền từ đời

này sang đời khác. Sự kết hợp giữa tôn giáo và phong tục là quy tắc hàng đầu trong hôn

nhân đồng tộc ở cộng đồng Minangkabau. Cũng chính vì điều này, hôn nhân của người

Minangkabau là sự kết hợp hài hoà giữa cá nhân với cá nhân, giữa gia đình này với gia đình

khác cùng hình thành và tạo nên một chỉnh thể dân cư phát triển và duy trì cho đến tận ngày

nay. Hôn nhân được xem là một dấu mốc quan trọng đối với con người. Chính vì vậy mà khi

tiến hành nghi thức kết hôn con người phải trải qua lần lượt các nghi lễ mang tính truyền

thống và đặc trưng bản địa. Cộng đồng người Minangkabau tại Sumatra Barat cũng không

6

phải ngoại lệ. Khi tiến hành buổi lễ gia đình hai bên thực hiện trình tự các nghi lễ, chẳng

hạn như mở đầu bằng nghi lễ xem mắt Maresek, tiếp đó là lễ đặt trầu cau, lễ Aqad Nikah

hay Baralek Gadang. Những nghi lễ này không chỉ dừng lại ở việc hình thức mà còn mang

những ý nghĩa sâu xa to lớn, thắt chặt mối quan hệ giữa cô dâu – chú rễ cùng gia đình hai

bên. Hơn thế nữa đây còn là lời chúc phúc tốt đẹp cho chặng đường tương lai phía trước của

họ. Có thể nhận xét rằng hôn nhân trong văn hoá của người Minangkabau vô cùng độc đáo

mang đậm tính bản địa.

2

Tìm hiểu lịch

sử hình thành

của cộng

đồng người

Hoa tại xã

Hải Ninh,

huyện Bắc

Bình, tỉnh

Bình Thuận

Trần Hoàng

Đạt,

Võ Hoàng Khả

Nghi,

Trịnh Thục

Trâm,

Lê Nguyễn

Hoàng Quyên,

Nguyễn Thị

Minh Thư

ThS. Du Quế

Tiên

Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi tập trung tìm hiểu về quá trình di cư và phát triển

của cộng đồng người Hoa ở xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Chính bởi sự

hấp dẫn về lịch sử con người của vùng đất này và niềm mong mỏi được tìm hiểu thêm nhiều

tri thức mới về quá trình hình thành và phát triển nên một cộng đồng người, sự đặc sắc của

nền văn hoá của tộc người đó cũng như những thay đổi trong cuộc sống khi họ đặt chân đến

vùng đất mới đã thôi th c nhóm ch ng tôi thực hiện đề tài này.

Trong bài nghiên cứu này đối tượng khảo sát của nhóm chúng tôi là cộng đồng người

Hoa ở xã Hải Ninh. Qua quá trình đi thực địa tại địa bàn, nhóm ch ng tôi đã thu thập được

nhiều thông tin với tính xác thực cao. Từ đó nhóm nghiên cứu ch ng tôi đã có cái nhìn tổng

quát và toàn diện hơn về người Hoa ở Nam Trung Bộ nói chung và người Hoa ở Hải Ninh

nói riêng.

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, nhóm ch ng tôi đã tiến hành sử dụng những

phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp thống kê định lượng phương pháp điều tra

xã hội học và phương pháp hồi cố để có thể đưa ra những thông tin chính xác và tổng thể

nhất đến với người đọc.

Qua quá trình nghiêm túc nghiên cứu nhóm ch ng tôi đã mô tả sơ nét về đời sống vật

chất và tinh thần của người Hoa ở Hải Ninh trong 2 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1975 và

giai đoạn sau năm 1975. Bên cạnh đó bài nghiên cứu lần này của nhóm còn thể hiện những

yếu tố đặc sắc về những nét văn hoá tín ngưỡng, giáo dục, hoạt động kinh tế, giải trí… của

người Hoa đang sinh sống trên khu vực này.

Từ những điều trên, bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi sẽ góp phần bổ sung, làm

phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo ở địa bàn xã Hải Ninh.

7

3

Chính sách

“Chiến lược

giáo dục

quốc gia cho

cư dân bản

địa và eo

biển Torres

2015” của

chính phủ

Australia đối

với trẻ em

bản địa giai

đoạn 2015-

2020

Lƣ Quỳnh

Nhƣ,

Phan Ngọc Bảo

Nhi,

Nguyễn Huỳnh

Phương nh

Lưu Thị Kim

Anh

ThS. Nguyễn

Lý Trọng Tín

Australia thường được biết đến là một lục địa cổ xưa với diện tích lớn thứ sáu trên thế

giới. Nhờ đó mà lục địa này sở hữu nhiều kiểu khí hậu đa dạng cũng như những cảnh quan

cùng hệ thống động thực vật cực kỳ phong ph . Bên cạnh đó Australia còn có nền kinh tế

phát triển và là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới thu h t hàng nghìn người tới nhập cư

mỗi năm khiến Australia trở thành một trong các quốc gia đa văn hóa thành công nhất trên

thế giới.

Đặc biệt quốc gia này còn mang trong mang trong mình một nền văn hóa có một

không hai và lâu đời nhất trên thế giới. Đó là nền văn hóa truyền thống của cộng đồng cư

dân bản địa. Xuất hiện trên lục địa rộng lớn này từ khoảng 50.000 - 60.000 năm trước cộng

đồng cư dân bản địa có khoảng 649.173 người theo số liệu của cuộc Điều tra dân số của

Australia năm 2016. Cộng đồng cư dân bản địa ở đây bao gồm Thổ dân và cư dân Hải đảo

Torres Strait với khoảng 90 9% trong số đó là Thổ dân 5% là cư dân Hải đảo Torres Strait

và 4 1% còn lại là cả hai. Họ sở hữu hệ thống ngôn ngữ đa dạng và những giá trị văn hóa

đặc sắc riêng biệt mà ta không thể tìm thấy được ở những cộng đồng khác. Tuy nhiên vì

nhiều lý do giữa cộng đồng cư dân bản địa Australia và những người không phải cư dân bản

địa luôn có một khoảng cách khó có thể xóa bỏ khiến cư dân bản địa gặp khó khăn trong

cuộc sống chẳng hạn như các vấn đề về sức khỏe kinh tế v.v.

Để cải thiện đời sống cư dân bản địa cũng như thu hẹp khoảng cách giữa họ và những

cộng đồng người khác sinh sống tại Australia chính phủ Australia đã phát động và thực hiện

chiến dịch “Closing the Gap” kể từ năm 2007 trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực giáo

dục.

Và trong bài nghiên cứu này với đề tài “Chính sách “Chiến lược giáo dục quốc gia

dành cho cư dân bản địa và eo biển Torres 2015” của chính phủ Australia đối với trẻ em

bản địa giai đoạn 2015 - 2020” nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu về chính sách “Chiến

lược giáo dục quốc gia cho cư dân bản địa và eo biển Torres 2015” một trong những chiến

lược của chiến dịch “Closing the Gap” để đào sâu những hạn chế cũng như ảnh hưởng của

chính sách này nói riêng và của chiến dịch này nói chung đối với trẻ em cư dân bản địa.

4

Bức tranh xã

hội Trung

Quốc (trước

Lâm Linh Chi TS. Đoàn Thị

Quỳnh Như

Trước Chiến tranh Nha phiến Trung Quốc là quốc gia phong kiến tập quyền không

tin vào sự tiến bộ của nhân loại. Họ bấu víu vào điển tích thư tịch xa xưa làm chân lý lấy

đó làm vốn liếng của tri thức nên đất nước rộng lớn này luôn giậm chân tại một chỗ. Sau

8

và sau Chiến

tranh Nha

phiến)

khi nước Anh “cưỡng ép” Trung Quốc mở cửa thông thương, văn minh phương Tây đã

mang đến những sức mạnh tri thức mới ngoài sự hiểu biết của người Trung Quốc thổi vào

đất nước những luồng tư tưởng hiện đại.

Việc mở cửa các cảng biển có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với đời sống của người

Trung Quốc. Dưới tác động của phương Tây, đời sống xã hội Trung Quốc biến đổi trên

nhiều khía cạnh từ không gian sống hoạt động sản xuất vật chất cách ăn mặc cho đến tư

tưởng xã hội. Dấu ấn của cuộc đụng độ giữa đại diện tiêu biểu của hai nền văn minh Đông -

Tây dễ dàng được tìm thấy thông qua bức tranh đời sống xã hội của người dân Trung Quốc

cận đại. Trong giai đoạn 1840 - 1894 lối sống của người Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu

đậm bởi nền văn hóa phương Tây. Các vật dụng như vải phương Tây công cụ thắp sáng

hiện đại hay phương tiện giao thông tiên tiến như tàu thủy xe lửa đến từ phương Tây đã

hiện diện khắp đất nước Trung Quốc thậm chí trở thành trào lưu ở nơi đây.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về những biến đổi trong xã hội Trung Quốc cận đại sau

Chiến tranh Nha phiến công trình nghiên cứu này trình bày về quá trình tiếp biến văn hóa ở

Trung Quốc (1840 - 1894) dưới áp lực của nền văn minh phương Tây. Trong môi trường

sống cởi mở khác hẳn so với sự khép kín truyền thống giá trị quan trong xã hội Trung Quốc

cũng bắt đầu biến hóa trên nhiều phương diện như về kinh tế thì chuyển từ trọng nông sang

trọng thương, địa vị xã hội cũng phát sinh nhiều biến động như từ trọng quyền lực sang

trọng đồng tiền người phụ nữ bắt đầu bước ra xã hội để mưu sinh. Sự khác biệt này khá rõ

rệt ở các thành phố thông thương còn phần lớn các vùng nội địa vẫn giữ lối sống khép kín

truyền thống bao đời. Chính yếu tố này đã hình thành nên một xã hội cận đại giao thoa giữa

truyền thống và hiện đại giữa hai nền văn minh Đông và Tây.

5

Tầm quan

trọng của trái

chà là, bánh

mì và trà

trong ẩm

thực Ả Rập

Tiêu Ngọc

Quyền,

Nguyễn Thái

Minh Thư

ThS. Nguyễn

Thị Thanh Hoa

Thế giới Ả Rập rộng lớn với hơn 22 quốc gia lớn nhỏ nằm chủ yếu ở khu vực Trung

Đông. Theo dòng chảy thời gian, khu vực này phát triển cùng một nền văn hóa rực rỡ. Mỗi

quốc gia hình thành cho mình một văn hóa địa phương riêng biệt, thậm chí trở thành biểu

tượng của quốc gia. Thế giới Ả Rập nói riêng và Trung Đông nói chung là địa điểm thu hút

nhiều du khách quốc tế, không chỉ vì cảnh đẹp mà còn nhờ vào nền văn hóa huyền bí nơi

này. Thế giới Ả Rập mang một nền văn hóa đặc sắc với những câu chuyện nghìn lẻ một

đêm, những vũ điệu belly dance sôi động, nóng bỏng, và bên cạnh đó không thể không nhắc

đến nền ẩm thực độc đáo và đa dạng của vùng đất này.

9

Ở các quốc gia thuộc khối Ả Rập, văn hóa ẩm thực không quá nổi trội nhưng cũng là

một niềm tự hào của người dân bản địa. Trong ẩm thực Ả Rập không thể thiếu bánh mì, chà

là và trà. Đây có thể được xem như một biểu tưởng của người Ả Rập trên phương diện ẩm

thực. Đề tài “Tầm quan trọng của trái chà là, bánh mì và trà trong ẩm thực Ả Rập” sẽ

khái quát lịch sử hình thành của văn hóa ẩm thực Ả Rập theo dòng lịch sử. Từ đó, đề tài sẽ

trình bày rõ hơn về nguồn gốc, quá trình hình thành và tầm ảnh hưởng của bánh mì, chà là

và trà trong văn hóa Ả Rập.

Để tiếp cận đề tài một cách khoa học và toàn diện, nhóm chúng tôi chủ yếu sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tổng hợp tư liệu, phương pháp phân tích và

tổng hợp tài liệu.

Nội dung đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu về ẩm thực, trong đó đối tượng nghiên

cứu là bánh mì, chà là và trà; với phạm vi nghiên cứu là thế giới Ả Rập.

Sau một quá trình dài nghiên cứu và tìm hiểu về nền ẩm thực của các quốc gia Ả Rập,

chúng tôi nhận ra được rằng khu vực Trung Đông có một nền ẩm thực lâu đời, phong phú,

đa dạng và mang đậm dấu ấn riêng.

10

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN III

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: PGS. TS Nguyễn Cảnh Huệ, TS Đỗ Thúy Hà ThS. Nguyễn L‎nrT gýọrT ý

Thư ký: Nguyễn Thị Hà (HVCH) Link phòng họp: https://meet.google.com/qtu-kkgz-icj

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Lễ hội Kate

của người

Chăm ở

tỉnh Bình

Thuận

Nguyễn Ngọc

Vang,

Nguyễn Y Bình,

Trần Thị Kiều

Trinh,

Võ Thị Hồng

Ngọc

ThS. Văn

Kim Hoàng

Lễ hội Kate được xem là tài sản riêng của người Chăm và là một trong những lễ hội quan

trọng, đặc biệt là đối với người Chăm Ahier theo tín ngưỡng Bà La Môn ở Bình Thuận. Hiện

nay, cộng đồng người Chăm ở đây có tổng số dân lớn thứ hai chỉ sau người Kinh.

Trong công trình nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã tham khảo một số tác phẩm có liên

quan đến tộc người Chăm và những lễ hội truyền thống của họ và những thông tin khách quan

chính xác có giá trị giúp chúng tôi có cơ sở để xây dựng và nghiên cứu đề tài một cách hoàn

thiện. Thông qua quá trình phỏng vấn những người Chăm có liên quan đến địa bàn nghiên cứu,

chúng tôi đã thu thập những thông tin về các trình tự tổ chức và các nghi lễ ở không gian đền

tháp, làng và gia đình. Ngoài ra, những phong tục tập quán truyền thống trong dịp lễ hội cũng

được tìm hiểu chi tiết cùng với những món bánh đặc trưng có trong mâm cúng của người Chăm

mang nhiều ý nghĩa tâm linh truyền thống được chúng tôi ghi chép một cách cẩn thận, đan xen

vào đó là sự so sánh giữa lễ hội Kate người Chăm Bình Thuận với người Chăm Ninh Thuận.

Từ tất cả những điều ấy, chúng tôi rút ra được ý nghĩa và giá trị về vật chất cũng như tinh thần

của lễ hội Kate của người Chăm, cụ thể là người Chăm ở Bình Thuận.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Lễ hội Kate của người Chăm ở Bình Thuận” ch ng

tôi còn mong muốn đưa những văn hóa truyền thống đến gần hơn với các bạn trẻ ngày nay,

nâng cao hiểu biết về một lễ hội truyền thống đặc sắc của một bộ phận tộc người. Những tinh

hoa văn hóa lâu đời sẽ luôn được tìm tòi, tiếp thu và học hỏi giúp cho lễ hội Kate luôn được

trường tồn và vẹn nguyên những giá trị tốt đẹp theo năm tháng. Với tư cách là một người con

11

Việt Nam chúng tôi tự hào với bạn bè quốc tế rằng Việt Nam có một lễ hội Kate Champa đầy

màu sắc, thiêng liêng và là một trong những lễ hội đặc sắc nhất trong kho tàng lễ hội truyền

thống Việt Nam.

2

Vàng trong

văn hóa Ấn

Độ

Phạm Thị

Phƣơng Quỳnh,

Vũ Việt Phương,

Trần Thị Kiều

Trang,

Đỗ Như Ngọc,

Trần Nguyễn

Khánh Tuyền

ThS. Trần

Thị Yến

Vân

Trong quá trình Ấn Độ truyền bá hình ảnh đất nước họ ra thế giới, thông qua âm nhạc,

phim ảnh, sách báo và các loại hình văn hóa - nghệ thuật khác, bạn bè quốc tế có thể dễ dàng

nhận thấy luôn có sự góp mặt của kim loại vàng trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến văn hóa

Ấn Độ.

Chính vì lý do trên, nhóm nghiên cứu muốn hướng đến tìm hiểu, khám phá, làm rõ và hệ

thống lại các vai trò tất yếu của vàng trong văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của người dân

Ấn Độ. Từ đó mang đến cái nhìn toàn diện hơn về “văn hóa vàng” bằng tầm quan sát trải rộng

trên khắp lãnh thổ Ấn Độ, từ thời cổ đại với sự thống trị của kinh Veda đến hiện đại ngày nay.

Mở đầu, ở chương 1 nhóm nghiên cứu xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.

Đầu tiên về cơ sở lý luận, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích các khái niệm về văn hóa đồng

thời giải thích nguồn gốc “văn hóa vàng” của người Ấn Độ. Tiếp theo, về cơ sở thực tiễn, nhóm

nghiên cứu giải quyết các vấn đề về nguyên nhân của sự yêu chuộng vàng 18K đến 22K hơn là

vàng nguyên chất 24K ở Ấn Độ cũng như sự đóng góp của vàng vào kinh tế Ấn Độ.

Ở chương 2 nhóm nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn sâu rộng, lý giải về ý nghĩa và sự

thiêng liêng của vàng trong những lễ nghi, lễ hội quan trọng và phổ biến tại Ấn Độ. Theo đó

nhóm đã giải thích được phần nào về sự "đam mê" vàng của người dân Ấn Độ. Cùng với đó

nhóm còn chỉ ra rằng trong tín ngưỡng, tôn giáo, vàng không chỉ là một vật linh thiêng, một

biểu tượng có ý nghĩa tâm linh mà còn được sử dụng làm chất liệu trong các áng sử thi, tôn

giáo, trong một số công trình được xây dựng ở Ấn Độ.

Sau đó ở chương 3 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số điều luật cũng như chính

sách nhằm định hướng, kiểm soát và quản lý thị trường vàng của Ấn Độ qua từng giai đoạn

khác nhau. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về vai trò của vàng như một món

quà tặng, về nguyên nhân của hành động tặng vàng và các thời điểm mà người Ấn Độ tặng

vàng cho nhau đồng thời cung cấp thông tin giản lược về luật thuế quà tặng vàng trong luật

pháp Ấn Độ. Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được một số thông tin về kim loại quý

này trong truyền thống “hiến tặng” nổi tiếng và “mười sáu món quà lớn” trong văn hóa Ấn Độ.

Cuối cùng, ở chương 4 nhóm đã hệ thống lại những điểm nổi bật của bài nghiên cứu

12

nhằm một lần nữa nhấn mạnh vai trò thiết yếu của vàng trong văn hóa Ấn Độ.

3

Sông Hằng

và vấn đề

môi trường

ở Varanasi

Trần Thị Huệ,

Nguyễn Minh

Hoàng,

Nguyễn Huỳnh

Duyên

ThS. Lý Vũ

Nhật Tú

Đề tài Sông Hằng và vấn đề môi trường ở Varanasi trình bày và phân tích vấn đề ô

nhiễm nguồn nước sông Hằng trong đó tập trung vào khu vực thành phố Varanasi. Bài viết nêu

ra thực trạng ô nhiễm môi trường sông Hằng cũng như những tác nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm

nước sông Hằng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau khi đã tìm hiểu được tác nhân gây ra vấn

đề ô nhiễm sông Hằng, bài viết tập trung phân tích những chính sách và những nỗ lực của

chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong các dự án làm sạch sông Hằng. Đề tài còn trình

bày các thách thức đặt ra và gây trở ngại cho nỗ lực giải quyết vấn đề môi trường sông Hằng;

tìm hiểu những vấn đề bất cập trong những dự án bảo vệ môi trường mà các tổ chức liên quan

chịu trách nhiệm thực hiện.

4

Vai trò

cường quốc

tầm trung

của

Australia

trong việc

định hình

chính sách

đối ngoại từ

năm 1990

đến nay

Trần Tiến Anh

Khoa,

Ngô Hoàng Duy,

Nguyễn Bảo Gia

An,

Phan Nguyễn

Trâm Anh

ThS. Đoàn

Duyên Anh

Nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học “Vai trò cường quốc tầm trung của Australia

trong việc định hình chính sách đối ngoại từ năm 1990 đến nay” gồm ba phần chính như sau:

Chương 1: Nhóm nghiên cứu trình bày những cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại và lý

luận về cường quốc tầm trung từ đó đề cập đến trường hợp của Australia. Ở chương này nhóm

nghiên cứu sẽ không đi vào tác động của vị thế cường quốc tầm trung của Australia hay đánh

giá vị thế này mà sẽ đi sâu vào việc phân tích chính sách đối ngoại và cường quốc tầm trung.

Từ đó đề cập trường hợp của Australia thể hiện như thế nào để khẳng định vị thế cường quốc

tầm trung của mình.

Chương 2: Nhóm nghiên cứu trình bày tác động của vị thế cường quốc tầm trung đến

những thay đổi trong chính sách đối ngoại Australia trước và sau năm 1990. Đầu tiên nhóm

trình bày tổng quản chính sách đối ngoại của Australia trong các giai đoạn trước và sau năm

1990. Tiếp theo nhóm đưa ra những so sánh và chỉ ra sự khác biệt trong hoạch định chính sách

đối ngoại của Australia giữa hai giai đoạn. Từ những so sánh trên nhóm đưa ra những nhận

định về sự định hình cường quốc tầm trung qua các đặc tính: chủ nghĩa dân tộc (nationalism);

chủ nghĩa quốc tế (internationalism); chủ nghĩa tích cực (activism) và vị thế của Australia

trong chính sách đối ngoại.

Chương 3: Nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định và đánh giá về vai trò cường quốc

tầm trung trong chính sách đối ngoại của Australia trong khoảng thời gian từ năm 1990 cho đến

nay. Đầu tiên nhóm nghiên cứu nêu xác định chính sách hội nhập châu của Australia dưới

13

góc độ là một cường quốc tầm trung dưới nhiệm kỳ các Thủ tướng. Thứ hai nhóm nghiên cứu

tiến hành đánh giá vai trò cường quốc tầm trung của Australia trong khu vực châu - Thái

Bình Dương trên hai vấn đề đối ngoại: (1) gìn giữ và xây dựng hòa bình; (2) hợp tác song

phương và đa phương.

5

Tìm hiểu

phong tục

tang ma

miền Đông

Bắc Thái

Lan

Trƣơng Thị

Ngọc Hân,

Phan Thị Hồng

Nhung,

Dương Thu

Hương,

Phạm Thị

Phương Trinh,

Trần Thị Yến

Nhi

TS. Nguyễn

Thị Kim

Châu, ThS.

Nguyễn Thị

Loan Phúc

Phàm là nhân sinh luôn khó tránh khỏi giai đoạn “Thành - Trụ - Hoại - Diệt” của vòng

đời. Chết là điều tất yếu phải xảy ra trong cuộc đời của mỗi con người. Thực tế có nhiều

nguyên nhân dẫn đến cái chết chết do già yếu bệnh tật tai nạn tự tử ... Tuy nhiên dù chết do

nguyên nhân gì đi chăng nữa thì đều có những nghi lễ và những điều kiêng kỵ cần phải thực

thi. Mỗi quốc gia mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách tiến hành nghi lễ tang ma theo

cách khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tôn giáo niềm tin và tín ngưỡng của mỗi dân tộc.

Đề tài “Tìm hiểu phong tục tang ma miền Đông Bắc Thái Lan” nhóm tác giả sẽ khắc

họa cho độc giả thấy được góc độ tâm linh trong đời sống của người Thái Isan. Ch ng tôi cung

cấp thông tin về các quan niệm thần linh cái chết và linh hồn của người dân miền Đông Bắc

Thái Lan. Bên cạnh đó ch ng tôi còn đưa ra những hình ảnh cụ thể của từng nghi lễ như: nghi

thức khâm liệm và nhập quan lễ cầu kinh nghi thức di quan nghi thức mai táng cũng như mối

quan hệ mật thiết của nó với quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

Ngoài ra nhóm tác giả cũng đã nêu ra những thông tin về các vật dụng cần thiết cho một

tang lễ hoàn chỉnh những vật dụng ấy ít nhiều đều khoác lên mình một tầng ý nghĩa riêng biệt

liên quan đến cuộc sống con người trước và sau khi chết để từ đó đưa ra cái nhìn bao quát và

chi tiết với đối tượng nghiên cứu.

14

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN IV

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: TS Nguyễn Thanh Tuấn, ThS Nguyễn Thị Quỳnh Chi, ThS Nguyễn Đức Ngọc

Thư ký: CN Nguyễn Thị Út Loan Link phòng họp: https://meet.google.com/vqi-ozir-mkb

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Đền Po

Nagar -

dấu ấn

Hindu giáo

và những

sáng tạo

mới

Trƣơng

Thanh Mai,

Bon Krông H

Lan,

Nguyễn Thị Tú

Trinh

PGS. TS.

Đặng Văn

Thắng

Nằm ở phía Nam của khu vực Châu Á và là một trong những cái nôi văn minh sớm nhất của

nhân loại. Sức ảnh hưởng của Ấn Độ trong hàng nghìn năm qua và cho đến hiện tại vẫn còn khá rõ nét

đối với các nước lân cận. Vương quốc Champa cổ đại chính là ví dụ minh họa cho sự ảnh hưởng văn

hóa Ấn Độ lên Việt Nam. Champa để lại cho chúng ta các giá trị văn hóa đáng nể phục trong đó kiến

tr c cũng là một phần quan trọng trong nền văn hóa cổ ấy. Kiến trúc chính là nhân chứng đã chứng

kiến từng giai đoạn của một nền văn hóa. Chính vì vậy kiến trúc Ấn Độ khoác lên mình màu áo lịch sử,

văn hóa và đại diện cho những diễn biến lịch sử cho một nền văn minh. Một trong những công trình

kiến tr c mà Champa để lại thì đền Po Nagar ở Nha Trang mang vẻ đẹp đậm chất của Hindu giáo ở Ấn

Độ – một vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh thoát và có nét độc đáo so với những di tích khác ở Việt Nam.

Do đó đề tài “Đền Po Nagar - dấu ấn Hindu giáo và những sáng tạo mới” nghiên cứu vào kiến

trúc Ấn Độ, kiến trúc truyền thống của Champa và những nét sơ lược về Hindu giáo và vương quốc

Champa. Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những nét ảnh hưởng của Hindu giáo lên quần thể đền

Po Nagar ở Nha Trang và cũng như trong đề tài này sẽ tập trung phân tích vào những đặc điểm về kiến

tr c cũng như mỹ thuật của đền Po Nagar và những yếu tố độc đáo đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt của

quần thể đền Po Nagar.

2

Quan hệ

của

Australia

với Đông

Nam Á từ

Nguyễn

Huỳnh Thủy

Tiên

ThS. Lê

Đặng Thảo

Uyên

Đề tài được nghiên cứu trong công trình này là tìm hiểu về những nền tảng căn bản trong quan

hệ đối ngoại giữa Australia và Đông Nam tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỉ 21 và những giai

đoạn phát triển trước đó của quan hệ đối ngoại này. Qua đó phác họa nên một tổng thể về hoạt động

đối ngoại của Australia ở Đông Nam để rút ra những thách thức, triển vọng và đánh giá tương lai

của quan hệ này.

Đề tài này được thực hiện dựa trên tổng hợp tư liệu đánh giá kế thừa từ các nghiên cứu cùng

15

đầu thế kỉ

21 đến nay

lĩnh vực trước đó và những nghiên cứu, bài viết cập nhật ở thời điểm hiện tại đồng thời bổ sung quan

điểm và góc nhìn của người thực hiện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trải qua những tiến trình mang tính nền tảng giai đoạn trước năm

2000, sau khi trải qua những chia rẽ ý thức hệ gây ra bởi Chiến tranh Lạnh Australia và ASEAN đã

thiết lập được sự tin tưởng và kết quả dẫn đến sự hình thành các nhóm hợp tác đa phương để mở rộng

hợp tác khu vực và thu hút sự hiện diện của các cường quốc. Từ năm 2000 trở đi quan hệ hợp tác giữa

Australia và ASEAN đã đưa nền kinh tế của cả hai đạt đến những thay đổi tương quan tích cực, cùng

với đó là sự ra đời của những thể chế hợp tác mới nơi ASEAN ngày càng thể hiện vai trò trung tâm

của mình và Australia, với vai trò là nhân tố tích cực của những sáng kiến khu vực, khẳng định vị thế

của mình ở khu vực châu Á. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động và một lần nữa lại bị chia rẽ

bởi cạnh tranh giữa hai cường quốc Hoa Kỳ - Trung Quốc, bối cảnh nảy sẽ lại một lần nữa xúc tác cho

những thay đổi trong chính sách đối ngoại khu vực. Quan hệ Australia - ASEAN, dựa trên những cân

nhắc về lợi ích quốc gia và lợi ích ở khu vực ASEAN, tồn tại cả những cơ hội lẫn thách thức.

3

Phương

ngữ Kuwait

đối với

tiếng Ả Rập

Fusha

Nguyễn Thị

Cẩm Hƣờng,

Lê Phúc Anh

Thư,

Đinh Thị

Phương Thảo,

Bùi Thị Hồng

Loan,

Thịnh Thị Thu

Thảo

TS. Mã

Thành

Thanh

Hoàng, CN.

Văn Thị

Hạnh Dung

Đề tài “Phương ngữ Kuwait đối với tiếng Ả Rập Fusha” là một đề tài so sánh đối chiếu ngôn

ngữ. Đề tài được chia làm hai chương:

Chương I là chương nền tảng trình bày một số khái niệm đặc điểm nguồn gốc của tiếng Ả Rập

Fusha và khái niệm phương ngữ Kuwait. Phần đầu tiên giới thiệu về thế giới Ả Rập và ngôn ngữ Ả

Rập Fusha sau đó giới thiệu sơ lược về đất nước Kuwait và nêu các khái niệm liên quan đến phương

ngữ và phương ngữ Kuwait. Ở các quốc gia Ả Rập đều sử dụng chung một ngôn ngữ Ả Rập chính

thống đó là tiếng Ả Rập Fusha vì vậy mà các nước trong khu vực này đều có thể giao tiếp và hiểu lẫn

nhau. Tuy nhiên do mỗi vùng có những đặc trưng hình thành và những yếu tố khác nhau chính vì vậy

mà nó đã hình thành nên phương ngữ các nước Ả Rập như phương ngữ vùng Vịnh (trong đó có

phương ngữ Kuwait) phương ngữ Syria phương ngữ Yemen phương ngữ Iraq phương ngữ

Lebanon… Tiếp theo là lịch sử hình thành phương ngữ vùng Vịnh trong phần này ch ng tôi khái quát

những giai đoạn hình thành và những nguyên nhân chính của sự hình thành phương ngữ. Phần tiếp

theo trình bày về các khái niệm ngữ pháp ngữ pháp học theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn

ngữ Ả Rập và vai trò của ch ng trong nghiên cứu ngôn ngữ.

Chương II của công trình là chương nêu lên nội dung chính của đề tài. Ở chương này công

trình trình bày sự hình thành của phương ngữ Kuwait dựa trên sự biến đổi của tiếng Ả Rập Fusha qua

16

một số phạm trù ngôn ngữ học như âm vị học hình thái học và c pháp. Phần đầu tiên ch ng tôi trước

hết giải thích khái niệm âm vị học vì đây là một phạm trù quan trọng khi đi so sánh ngôn ngữ. Trong

ngôn ngữ Ả Rập thì nguyên âm và phụ âm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách phát âm của từ. Và

công trình đã đưa ra các nguyên âm và phụ âm tiêu biểu của phương ngữ Kuwait bị biến đổi trong khi

phát âm và ngay cả trong văn bản (văn bản ở đây là viết tin nhắn thông thường giữa người thân bạn bè

chứ không được dùng trong văn bản hành chính). Qua phần hai là hình thái học ch ng tôi đi vào các

phạm trù số đôi - số nhiều đại từ và thì. Ch ng tôi tập trung và đưa ra sự khác nhau và so sánh giữa

tiếng Ả Rập Fusha và phương ngữ Kuwait.

4

Tìm hiểu

tình hình sử

dụng ngôn

ngữ của

cộng đồng

người Hoa

ở xã Hải

Ninh, huyện

Bắc Bình,

tỉnh Bình

Thuận.

Ngô Huỳnh

Trọng Tú,

Võ Ngọc Tú

Duyên,

Nguyễn Thị

Thân,

Huỳnh Như

Tâm,

Nguyễn Thị

Huỳnh Như

TS. Đỗ

Thuý Hà

Đề tài của nhóm chúng tôi trong bài nghiên cứu khoa học này là tìm hiểu về tình hình sử dụng

ngôn ngữ dân tộc ở xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với mục đích phát hoạ nên một bức

tranh tổng thể về tình hình hiện nay cũng như những yếu tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ dân

tộc của cộng đồng người Hoa nơi đây.

Đề tài của ch ng tôi được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp tổng hợp tư liệu,

phỏng vấn sâu và thống kê.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cộng đồng người Hoa trên địa bàn là một cộng đồng sử dụng đa

ngôn ngữ, bao gồm: tiếng Việt, tiếng Ngái, tiếng Hoa phổ thông và tiếng Hoa Quảng Đông. Tình hình

sử dụng các ngôn ngữ dân tộc ở đây diễn ra sự bất bình đẳng giữa các ngôn ngữ: tiếng Việt là ngôn

ngữ được sử dụng nhiều nhất; ngược lại, tiếng Ngái đang dần bị mai một và ít được sử dụng; tiếng Hoa

Quảng Đông được sử dụng phổ biến, hầu như người Hoa nào trong cộng đồng cũng có khả năng sử

dụng; tiếng Hoa phổ thông chỉ được sử dụng bởi những người đã học nó. Bên cạnh đó cộng đồng

người Hoa ở đây sống tập trung với nhau, có số dân chiếm hơn 50% toàn dân số địa bàn nghiên cứu,

chính vì thế mà họ có nhiều điều kiện để sinh hoạt cùng nhau cũng như có nhiều không gian để sử

dụng ngôn ngữ dân tộc. Chúng tôi hy vọng thông qua bài nghiên cứu khiến cho người đọc hiểu được

tình hình sử dụng ngôn ngữ dân tộc của cộng đồng người Hoa trên địa bàn xã Hải Ninh trong phạm vi

gia đình xã hội và trong hoạt động tín ngưỡng.

17

5

Phong tục

cưới hỏi

của người

Thái Lan

(có so sánh

với người

Việt Nam)

Nguyễn

Hoàng Nhƣ Ý,

Nông Bích

Hương,

Lê Thị Bích

Tuyền

TS. Nguyễn

Thị Kim

Châu,

ThS.

Nguyễn Thị

Loan Phúc

“Cưới hỏi” là một trong những văn hóa truyền thống đẹp của hầu hết các quốc gia dân tộc trên

thế giới và là một nghi lễ không thể thiếu của đời người. Nhiều năm nay đã có khá nhiều bài nghiên

cứu khoa học, bài viết, bài báo,... viết về “cưới hỏi”.

Tuy nhiên theo như tìm hiểu có khá ít công trình viết về “Phong tục cưới hỏi của người Thái

Lan” ở cộng đồng học thuật Việt Nam. Với mục đích chính là cung cấp cho người đọc những thông tin

về phong tục cưới hỏi truyền thống của người Thái Lan gi p người đọc nhận ra được nét văn hóa đặc

sắc được thể hiện trong phong tục này và cung cấp thêm những thông tin về một số điểm giống và khác

nhau trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan và người Việt Nam. Nhóm ch ng tôi đã tìm tòi và

nghiên cứu đề tài “Phong tục cưới hỏi của người Thái Lan (có so sánh với người Việt Nam)” bằng

cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu phương

pháp so sánh - đối chiếu và phương pháp liên ngành. Ch ng tôi đã khai thác nghiên cứu đề tài thông

qua việc tìm hiểu các vấn đề chính như sau: khái niệm về các từ ngữ liên quan đến đề tài như: “phong

tục” “nghi lễ” và “cưới hỏi” điểm qua một vài thông tin cơ bản về đất nước và con người Thái Lan,

tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Thái Lan (có so sánh với người Việt Nam) và nêu ra một số quy

định và kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan. Thông qua việc nghiên cứu đề tài trên,

nhóm chúng tôi nhận thấy rằng: Phong tục cưới hỏi của Thái Lan mang một nét đẹp văn hóa vô cùng

đặc sắc và riêng biệt của người Thái Lan. Bên cạnh đó ch ng ta cũng có thể thấy một vài điểm tương

đồng trong phong tục cưới hỏi của người Thái Lan và người Việt Nam.

18

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN V

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: TS Trần Cao Bội Ngọc, TS Nguyễn Thị Kim Châu, ThS Châu Khánh Tâm

Thư ký: Lưu Thị Thúy Kiều (HVCH) Link phòng họp: https://meet.google.com/nan-srkq-rrh

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Hôn nhân

của người

Khmer ở

huyện Châu

Thành, tỉnh

Trà Vinh

Danh Phan Yến

Oanh,

Trần Đinh Minh

Phượng,

Lê Diễm Hương

Trà,

Lê Thị Ngọc

Sáng

TS.

Nguyễn

Thanh

Tuấn

Hôn nhân của người Khmer Nam Bộ là tiêu biểu và gần gũi nhất văn hóa gốc Phù Nam trong đó

ở huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh là một trường hợp. Hôn nhân của họ bao gồm nhiều nghi thức đậm

đà bản sắc của tộc người pha lẫn văn hóa vùng miền và nếp sống cổ truyền. Ngày nay, hôn nhân của

người Khmer không bắt buộc phải làm theo đ ng toàn bộ nghi thực nhưng bắt buộc phải thực hiện đủ 4

giai đoạn là: giai đoạn trước lễ nói, lễ nói (Sđây Đol Đâng) lễ hỏi (Lơng-ma-ha), và lễ cưới (Pithi Apea

Pìea).

Thứ nhất: Giai đoạn trước lễ nói. Giai đoạn này được xem như giai đoạn tìm hiểu thông tin của

hai bên gia đình. Người mai mối có nhiệm vụ thay mặt đàng trai đặt vấn đề và ngỏ lời với đàng gái. Ở

giai đoạn này nếu hai gia đình chấp thuận cho hai con đến với nhau thì sẽ tiến hành nhờ thầy xem tuổi

của hai con xem hợp hay khắc rồi mới tiến hành giai đoạn tiếp theo. Cũng trong giai đoạn này đàng gái

bắt đầu yêu cầu những lễ vật cần thiết trong lễ hỏi.

Thứ hai: Lễ nói (Sđay Đol Đâng). Là nghi thức dạm hỏi đầu tiên của nhà trai sang nhà gái để làm

lễ. Buổi lễ được thực hiện như buổi ra mắt của cô dâu chú rể với họ hàng hai bên gia đình và ông bà đã

khuất. Trong ngày tổ chức lễ nói hai bên gia đình sẽ chọn ngày làm lễ hỏi.

Thứ ba: Lễ hỏi (Lơng-ma-ha). Đàng trai sẽ tìm ông Maha và đàng gái sẽ chọn ông Mê-ba là người

đại diện cho gia đình đồng thời hai người này cũng lo cho toàn bộ các nghi thức trong suốt giai đoạn

cưới. Nếu hôn lễ không có ông Maha và ông Mê-ba thì không thể diễn ra. Lễ hỏi được xem là lời khẳng

định chắc chắn của hai bên gia đình về hôn sự cho hai con. Việc chọn ngày làm lễ cưới được thực hiện

trong lễ hỏi trước khi buổi tiệc nhỏ giúp hai bên dòng họ gắn kết nhau hơn diễn ra.

19

Thứ tư: Lễ cưới (Pithi Apea Pìea). Lễ cưới là buổi lễ quyết định và quan trọng nhất trong hôn

nhân của người Khmer, bao gồm nhiều quy trình mang bản sắc văn hóa đặc trưng. Buổi lễ truyền thống

kéo dài trong ba ngày ba đêm: Ngày thứ nhất gọi là Thngay chôl rôn ka; Ngày thứ hai gọi là Thngay Si

Kom not; Ngày thứ ba gọi là Som pes Phtưm.

Nhưng dần sau này, nhận thấy sự bất tiện của thời gian nên lễ cưới đã được rút gọn còn 2 ngày 2

đêm hoặc 2 ngày 1 đêm. Buổi lễ tuy được thu ngắn nhưng các nghi thức không bị giản lược mà vẫn

theo qui trình cổ truyền gồm: Lễ cắt buồng cau, Lễ nhập gia, Nghi thức mở rào, Nghi lễ cúng ông bà tổ

tiên, Nghi thức dâng lễ vật sau đó là lễ cắt hoa cau và lễ cột chỉ tay và Lễ nhập phòng.

Tóm lại, lễ cưới truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể so

với truyền thống. Sự biến đổi này không những không làm mất đặc tính truyền thống và nét đẹp văn hóa

đặc sắc mà còn góp phần khiến văn hóa Khmer được nhiều người ch ý hơn. Sự phát triển của xã hội, lễ

cưới của người Khmer ở Châu Thành Trà Vinh tuy đa phần được thay bằng kiểu đám cưới của người

Việt nhưng ở một số nơi vẫn thủy chung với kiểu đám cưới này và cảm thấy may mắn khi hôn lễ của

bản thân được tổ chức theo kiểu truyền thống. Văn hóa là động lực phát triển kinh tế, xã hội vì thế cần

được bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ấy.

2

Nghiên cứu

từ viết tắt

trên Nhật

báo Kompas,

Indonesia

Hồ Thị Nhớ,

Lê Nguyễn Hiếu

Ngân,

Phan Tiểu Mi,

Lê Thị Kiều

Oanh

TS.

Nguyễn

Thanh

Tuấn

Tiếng Indonesia là quốc ngữ của nước Cộng hòa Indonesia, ngôn ngữ toàn dân của Indonesia.

Tiếng Indonesia được sử dụng trong lĩnh vực hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trên các phương tiện

thông tin đại chúng và v.v. Mặc dù vậy, trong những lĩnh vực này tiếng Indonesia cũng có nhiều loại

hình ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ chuẩn hay trang trọng và ngôn ngữ không chuẩn hay không

trang trọng, có ngôn ngữ nói và có ngôn ngữ viết, và v.v. Các loại hình ngôn ngữ này được sử dụng

song song với nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Một đặc điểm phổ biến trong các loại hình ngôn ngữ này hiện nay là sử dụng hình thức viết tắt.

Mục đích của hinh thức viết tắt là thành lập những từ mới. Do tiếng Indonesia là ngôn ngữ đa tiết, một

từ có rất nhiều âm tiết khác nhau nên xu hướng rút gọn âm tiết trong giao tiếp được người Indonesia chú

ý đến. Do đó, hiện tượng từ viết tắt được tìm thấy rất nhiều hiện nay trong cuộc sống.

Để làm rõ vấn đề từ viết tắt hiện nay trong tiếng Indonesia, chúng tôi đã chọn đề tài “Từ viết tắt

trên Nhật báo Kompas Indonesia” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Nhật báo Kompas là một

trong những Nhật báo chính thống, phổ biến ở Indonesia. Do vậy, việc chọn Nhật báo này làm đối

tượng nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta làm rõ từ viết tắt và quy tắt viết từ trong tiếng Indonesia một

20

cách chính thống. Bên cạnh đó ch ng tôi cũng sẽ có sự so sánh với từ viết tắt trên một số nhật báo ở

Việt Nam.

Bằng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp …ch ng tôi tìm hiểu về “Từ viết tắt trên Nhật

báo Kompas Indonesia” và kết quả cho biết lịch sử hình thành và phát triển của nhật báo Kompas như

lịch sử ra đời của Nhật báo Kompas, Cơ cấu tổ chức của Nhật báo Kompas, Tầm nhìn và sứ mệnh của

Nhật báo Kompas …; quy tắc hình thành từ viết tắt trên Nhật báo Kompas như từ viết tắt sử dụng các

mẫu tự đầu của các tổ hợp từ, từ viết tắt sử dụng hình thức tỉnh lược âm hoặc âm tiết trong một từ, từ

viết tắt bằng cách sử dụng ký hiệu. Thông qua nghiên cứu từ viết tắt trên Nhật báo Kompas chúng tôi

nhận diện các dạng từ viết tắt gồm từ, tên riêng, hoặc ngữ danh từ.

Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp làm rõ những vấn đề ngôn ngữ Indonesia trong bối

cảnh hiện nay như tiếp xúc ngôn ngữ, vay mượn ngôn ngữ, từ vựng mới hiện nay. Nghiên cứu từ viết tắt

này có thể so sánh với tình hình tương tự ở Việt Nam hoặc các nước khác để tìm ra xu hướng chung của

các ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập. Sự tương đồng và khác biệt về từ viết tắt trong tiếng Indonesia

và các ngôn ngữ khác sẽ là cứ liệu khoa học cho các nhà hoạch định ngôn ngữ tham khảo để đưa ra

những chính sách ngôn ngữ phù hợp cho thời gian tới./.

3

Trang phục

của người

Java Islam ở

Indonesia

Ngô Ngọc Ngân

TS.

Nguyễn

Thanh

Tuấn,

CN.

Nguyễn

Thị Út

Loan

Cộng hòa Indonesia là một trong những quốc gia có nền kinh tế đứng đầu trong khu vực Đông

Nam Á. Không chỉ chiếm ưu thế là quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực, mà còn có nền văn hóa

đa dạng từ nhiều tộc người khắp Indonesia. Tộc người Java là tộc người có nguồn gốc lâu đời và to lớn

nhất ở Indonesia. Họ đã tạo ra những nét bản sắc rất riêng từ lối sống, thức ăn và nước uống, phong tục

và nghi lễ cho đến những trang phục mang đậm tính truyền thống.

Đối với người Java, trang phục không chỉ là vật che thân mà còn mang những ý nghĩa về văn hóa

và con người từ những hoa văn màu sắc, trang sức và phong cách ăn mặc rất riêng cho đến những ý

nghĩa triết lý ẩn sâu mang đậm tính tôn giáo được thể hiện rất rõ ràng trên trang phục của họ. Những

trang phục truyền thống được thay đổi dần theo thời gian do xã hội phát triển tuy không còn được mặc

thường xuyên như thời xưa nhưng họ vẫn gìn giữ và lưu truyền những trang phục này trong các dịp lễ

quan trọng hay trong lễ cưới hỏi.

Tìm hiểu về trang phục của người Java Islam là tìm hiểu về hình dáng trang phục, chất liệu vải,

màu sắc hoa văn trên vải, kích thước và phụ kiện trang sức gắn liền với trang phục. Không những thế,

khi tìm hiểu trang phục của người Java vào thời xưa còn có thể thấy được bối cảnh xã hội vào thời đó

21

đối với người Java, trang phục là để thể hiện quyền lực và địa vị xã hội của người mặc.

Đề tài “Trang phục của người Java Islam ở Indonesia” không chỉ đề cập riêng vấn đề trang

phục của người Java Islam ở Indonesia mà còn đề cập đến những vấn đề xoay quanh văn hóa và tôn

giáo tộc người Java. Đề tài sẽ nghiên cứu về các loại trang phục của cả nam và nữ, trang phục được họ

mặc trong đời sống hằng ngày, trang phục trong các dịp lễ quan trọng và trang phục khi họ hành lễ và

cầu nguyện trong các buổi lễ Islam giáo. Không những vậy trong công trình còn đề cập đến trang phục

của người Chăm Islam Việt Nam để so sánh thấy sự giống và khác nhau giữa hai nhóm tộc người khác

nhau nhưng có cùng tín ngưỡng tôn giáo.

4

Tìm hiểu

Thiền

Vipassana

Phan Vũ Dũng,

Trần Thị Thùy

Trang,

Nguyễn Trương

Tố Như

ThS. Lê

Thị Sinh

Hiền

Từ dãy Himalaya hùng vĩ nơi sản sinh rất nhiều vị hiền triết cho đến khắp mọi nơi trên khắp tiểu

lục địa từ thành phố Varanasi trên lưu vực sông Ganga linh thiêng, cho đến mảnh đất Kerala miền cực

Nam xa xôi… đâu đâu ta cũng sẽ bắt gặp những vị tu sĩ với rất nhiều hình thức thực hành tâm linh tu

tập khác nhau góp phần làm giàu cho bầu trời tâm thức Ấn Độ. Trong số đó có truyền thống Yoga cùng

với phương pháp thực hành Thiền Định Samadhi là cốt lõi của tư tưởng Hindu giáo. Trong bối cảnh tư

tưởng Hindu giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần Ấn Độ thời bấy giờ thì Đức Phật

xuất hiện. Ngài đã khám phá ra phương pháp thiền Vipassana cùng với tư tưởng Phật giáo làm cốt lõi.

Phương pháp mà ngài giảng dạy cùng với tư tưởng từ bi-bác ái đã gi p giải thoát con người Ấn Độ thời

bấy giờ khỏi khổ đau khỏi sự áp bức, hướng tới hạnh ph c chân thực của đời sống. Phương pháp thiền

Vipassana và tư tưởng Phật giáo thời bấy giờ được xem như một cuộc cách mạng về tinh thần. Phương

pháp thiền Vipassana đã phát triển cùng với sự thăng trầm của việc truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ và

trên thế giới. Đến nay cùng với sự phục hưng của Thiền Vipassana phương pháp đã được truyền bá

rộng rãi sang thế giới phương Tây. Tại Việt Nam một đất nước theo truyền thống Phật giáo lâu đời thì

phương pháp thiền Vipassana bắt đầu được đón nhận một cách tích cực với mọi đối tượng thuộc mọi

lứa tuổi. Đây là một phương pháp thiền tuy cổ xưa nhưng còn rất mới đối với người Việt Nam.

Từ những lý do trên mục tiêu của đề tài muốn tìm hiểu về phương pháp thiền Vipassana. Đầu

tiên nhóm muốn tìm hiểu về đặc điểm của thiền Vipassana các ứng dụng của Thiền Vipassana trong

đời sống cá nhân trong công việc và trong nhà tù (đối với các phạm nhân). Sau đó đề tài muốn tìm

hiểu về tác dụng của thiền Vipassana đối với sức khỏe thể chất sức khỏe tinh thần của những người

thực hành. Từ đó đề tài góp phần đưa ra một cái nhìn tổng quát cho độc giả về phương pháp Thiền

Vipassana một tinh hoa trí tuệ Ấn Độ.

22

5 Outsourcing

ở Ấn Độ

Phạm Minh

Huy,

Trần Thị Thùy

Vân,

Trương Hữu Tài

PGS. TS.

Nguyễn

Cảnh Huệ

Bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nhóm nghiên cứu hướng đế việc tìm hiểu và phân

tích quá trình phát triển của dịch vụ outsourcing tại Ấn Độ từ năm 1991 đến nay, làm rõ vị thế, vai trò

của dịch vụ này trong nền kinh tế Ấn Độ; kết quả thu thập được cho thấy outsourcing là một dịch vụ

phát triển hàng đầu tại Ấn Độ có đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước này, góp phần giải quyết các

vấn đề xã hội như việc làm th c đẩy nâng cao trình độ học vấn, nâng cao chất lượng cuộc sống của

người dân và tạo cơ hội để tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.

Mở đầu công trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu hướng đến việc cung cấp đến độc giả các thông

tin cở bản về dịch vụ outsourcing, từ đó cho thấy được xu hướng sử dụng dịch vụ outsourcing trên toàn

thế giới.

Ở chương 2 của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích sự phát triển của outsourcing qua

từng giai đoạn lịch sử của Ấn Độ từ năm 1991 đến nay đây cũng là nội chính của đề tài. Dựa trên việc

tìm hiểu, phân tích từng giai đoạn phát triển, nhóm nghiên cứu có thể thấy được những điểm giống và

khác nhau của từng giai đoạn, những thuận lợi và thách thức chung của Ấn Độ khi phát triển dịch vụ

này; thông qua đó r t ra được cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển này đồng thời r t ra được

những nhận xét khách quan về outsourcing ở Ấn Độ, nhìn nhận những đóng góp của dịch vụ này đối

với nền kinh tế Ấn Độ, từ đó r t ra được những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong phát triển

outsourcing.

23

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN VI

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: TS Đoàn Thị Quỳnh Như ThS Phan Thanh Huyền, ThS Nguyễn Thị Loan Phúc

Thư ký: Phạm Hoàng Anh Tuấn (HVCH) Link phòng họp: meet.google.com/shm-tapp-juw

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng

dẫn

Tóm tắt công trình

1

Tang ma

của người

Ê Đê ở

huyện

Buôn Đôn,

tỉnh Đăk

Lăk

H Buôn Ma

Hra

TS.

Nguyễn

Thanh

Tuấn

Trong bức tranh văn hoá đa màu sắc với những nghi lễ được tổ chức từ khi người Ê Đê

được sinh ra đến khi họ chết đi đã tạo nên nét đặc sắc và ấn tượng cho văn hóa của họ. Nói đến đây

không thể không nhắc đến nghi lễ tang ma, một nghi lễ đặc trưng của các tộc người ở khu vực

Trường Sơn – Tây Nguyên. Để làm rõ đặc trưng này đề tài này sẽ nghiên cứu nghi lễ tang ma của

người Ê Đê ở huyện Buôn Đôn tỉnh Đak Lak để làm thí dụ minh họa.

Nghi lễ tang ma của người Ê Đê được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong nghi lễ vòng đời

của một con người. Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và tín ngưỡng đa thần người Ê Đê quan niệm

cái chết đều do sự sắp đặt của thần linh, do thần ác gây ra. Cái chết của một người sẽ phân ra thành

chết xấu và chết lành tương ứng với mỗi kiểu chết sẽ có những trình tự chôn cất khác nhau. Tuy

nhiên theo truyền thống, cái chết của một người Ê Đê bình thường sẽ diễn ra theo các lễ đó là báo

tang (iêu lach buôn sang), làm cúng linh hồn người chết (ngă yang hong atâo) làm quan tài (mkra

bông), nhập quan (b’mut bông) đưa tang (nao dơl mnui djiê) và hạ huyệt (mdrun atâo). Ngày nay,

do nhiều yếu tố trong đó có sự giao lưu tiếp biến văn hoá trình độ kinh tế phát triển …đã làm tang

ma của người Ê Đê xuất hiện những biến đổi, những biến đổi có thế đem lại những giá trị tịch cực,

đồng thời cũng làm mai một đi giá trị truyền thống vốn có trong nghi lễ tang ma của tộc người này.

Đề tài “Tang ma của người Ê Đê ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” sẽ khái quát về tộc

người Ê Đê để làm cơ sở trình bày và giải quyết các nội dung chính. Sau đó đề tài sẽ trình bày về

quan niệm của người Ê Đê về tang ma qua những vấn đề như thế giới quan về hệ thống thần linh,

quan niệm về linh hồn ... Thêm vào đó đề tài này có so sánh với nghi lễ tang ma của tộc người

Toraja ở Indonesia để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tộc người cùng ngữ hệ

Malayo-Polynesia (Mã lai – Đa đảo). Cuối cùng đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu trình tự diễn ra một

24

nghi lễ tang ma trong cộng đồng người Ê Đê từ đó phân tích những biến đổi trong tang ma và

nguyên nhân dẫn tới những biến đổi đó.

2

Ẩm thực

Islam giáo

(Makanan

Halal) ở

Indonesia

Lý Ngọc Bảo

Ngân

TS.

Nguyễn

Thanh

Tuấn

Công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Ẩm thực Islam giáo (Makanan Halal) ở

Indonesia” là đề tài nghiên cứu về việc tiêu thụ thực phẩm Halal dựa trên các quy định trong Thiên

Kinh Qur’an và Haidth của tín đồ Islam giáo tại quần đảo Indonesia, hiện thực sản xuất thực phẩm

Halal trong nước và tiềm năng xuất khẩu sản phẩm này ra thị trường thế giới.

Đề tài gồm ba chương. Chương 1 tập trung làm rõ những khái niệm liên quan đến cơ sở lý

luận và thực tiễn như tộc người và văn hóa tộc người, khái niệm thực phẩm Halal, các yếu tố tác

động đến phong cách ẩm thực, các vấn đề liên quan đến Islam giáo cùng vài nét văn hóa Indonesia.

Chương 2 đề cập đến quy định của đạo Islam về ẩm thực Halal như quan niệm của tín đồ về thức

ăn và thức uống, ẩm thực hằng ngày kết hợp với sự giao lưu tiếp biến văn hóa ẩm thực giữa các tộc

người trong nước và các quốc gia láng giềng đặc biệt là trong nội khối ASEAN. Chương 3 chỉ ra

các tiềm năng của việc sản xuất, xuất khẩu thực phẩm Halal cùng sự phát triển thay đổi về mặt kĩ

thuật - công nghệ chế biến thực phẩm Halal tại Indonesia. Các số liệu tích cực có đóng góp lớn đối

với nền kinh tế của Xứ sở vạn đảo cũng sẽ được đề cập cụ thể. Ngoải ra chương 3 còn chỉ ra

những mặt hạn chế trong việc chế biến thực phẩm và những thực trạng khó khăn thách thức của

ngành này trong đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Bài nghiên cứu không chỉ mong muốn trở thành một nguồn tài liệu đáng tin cậy đầy đủ cung

cấp kiến thức về nền ẩm thực Halal bổ dưỡng độc đáo cho sinh viên ngành Indonesia học nói

chung và ngành Đông phương học nói riêng. Mà còn hi vọng có thể làm rõ những hiểu biết sai lệch

của thế giới về Islam giáo và các quy định “cực đoan” của nó. Từ đó đem đến một cái nhìn đ ng

đắn và thiện cảm hơn cho nền tôn giáo đẹp đẽ này.

Du lịch bản địa là du lịch trực tiếp thu h t người bản địa bằng cách cho phép họ quản lý một

địa điểm hoặc làm cho văn hóa bản địa trở thành trọng tâm cho một điểm đến là cơ hội để người

bản địa thể hiện văn hóa bản chất truyền thống của họ. Úc được biết đến là một trong những đất

nước với nền văn hoá đa dạng bậc nhất thế giới đã tận dụng lợi thế vốn có để không ngừng phát

triển mô hình du lịch này trong và ngoài lãnh thổ của mình. Nếu được quản lý một cách có trách

nhiệm và bền vững du lịch bản địa Úc có thể th c đẩy sự tương tác và phục hưng văn hóa tăng

25

3

Du lịch

văn hóa

bản địa

Australia:

Thực trạng

và tiềm

năng

Mai Thị Diễm

Trân,

Thái Thị Ngọc

Linh,

Nguyễn Thị

Thanh Huyền,

Phan Ngọc Bội

Trâm,

Hồ Ngọc Thi

ThS.

Nguyễn Lý

Trọng Tín

cường việc làm xóa đói giảm nghèo hạn chế di cư từ các chuyến bay nông thôn trao quyền cho

phụ nữ và thanh niên khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và nuôi dưỡng cảm giác tự hào ở người

bản địa. Tuy nhiên loại hình du lịch này cũng đặt ra hàng loạt thách thức.

Nhận thấy được những vấn đề trên nhóm ch ng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để tìm

hiểu một cách sâu sắc về thực trạng và tiềm năng của mô hình du lịch văn hoá bản địa Úc bằng

việc phân tích dẫn chứng với các số liệu cụ thể so sánh đánh giá một cách tổng thể và khách quan

về vấn đề. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh mô hình du lịch văn hóa bản địa Úc tới thị

trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đề tài này mang ý nghĩa cốt lõi trong hai khía cạnh. Xét về khía cạnh khoa học: Cung cấp tài

liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu sinh và giảng viên thuộc các chuyên ngành Đông Phương

học Châu học Văn hóa học Truyền thông đa phương tiện Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

các nhà đầu tư doanh nghiệp quan tâm đến phát triển du lịch và khai thác mô hình du lịch bản địa.

Xét về khía cạnh thực tiễn: Quảng bá giữ gìn và nâng cao giá trị văn hóa cốt lõi mở rộng quy mô

của mô hình du lịch văn hóa bản địa và tạo sức ảnh hưởng trên phạm vi rộng và nâng cao nhận

thức về môi trường.

4

Tìm hiểu

hoạt động

văn hóa -

thể thao -

xã hội tại

Miếu Quan

Âm xã Hải

Ninh,

huyện Bắc

Bình, tỉnh

Bình

Thuận.

Ngô Lƣu Ngọc

Lành,

Thái Thị Hà

Linh,

Nguyễn Thị

Hồng Ngọc,

Trương Hoàng

Mỹ

TS. Hồ

Minh

Quang

Cộng đồng người Hoa Sông Mao ở xã Hải Ninh tuy không có Hội quán nhưng cũng có một

cơ sở thờ tự cộng đồng đó là Hộ quốc Miếu Quan Âm – nơi lưu giữ truyền thống tín ngưỡng, giao

lưu văn hóa sinh hoạt thể thao và tổ chức các hoạt động phúc lợi xã hội. Nhận thấy vai trò quan

trọng của Miếu trong đời sống của người dân sông Mao nhóm ch ng tôi đã quyết định thực hiện

nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu hoạt động văn hóa – thể thao – xã hội tại Miếu Quan Âm ở xã Hải

Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”.

Để tiếp cận đề tài một cách khoa học và toàn diện, nhóm chúng tôi chủ yếu sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu phương pháp phỏng vấn

sâu phương pháp tham dự trực tiếp và phương pháp liên ngành.

Nội dung đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu về việc sinh hoạt tín ngưỡng và các hoạt động

văn hóa – thể thao – xã hội diễn ra tại Miếu, cụ thể là các hoạt động cúng tế diễn ra trong lễ Vía

Phật Bà Quan Âm và lễ Vu Lan, hoạt động bóng rổ và giải bóng rổ Sông Mao, các hoạt động văn

hóa văn nghệ, công tác xã hội từ thiện và các đóng góp trong việc xây dựng các công trình phúc lợi

xã hội ở Hải Ninh.

Thông qua việc mô tả những nét đặc sắc trong hoạt động văn hóa – thể thao – xã hội của

26

cộng đồng người Hoa tại Miếu Quan Âm ch ng tôi đã đ c kết được những giá trị mà Miếu Quan

Âm mang lại cho đời sống của người dân địa phương cụ thể là việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền

thống, phát triển định hướng giá trị nhân cách, phát triển tính cố kết cộng đồng gi p đỡ những

hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi,....

Từ khóa: Sinh hoạt tín ngưỡng hoạt động văn hóa – thể thao – xã hội Miếu Quan Âm người

Hoa xã Hải Ninh huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận.

5

Bát bộ

chúng của

Phật giáo

và tạo hình

văn học

của Bát bộ

chúng

trong tác

phẩm

Thiên Long

bát bộ của

Kim Dung

Trần Thị Diễm

Lành

TS. Hồ

Minh

Quang

Đề tài “Bát bộ chúng của Phật giáo và tạo hình văn học của bát bộ chúng trong tác phẩm

Thiên Long bát bộ của Kim Dung” được nghiên cứu với mục tiêu làm rõ về các khái niệm, phân

tích được các đặc điểm của tám loài trong bát bộ chúng và hệ thống nhân vật trong tác phẩm Thiên

Long bát bộ, đồng thời chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa bát bộ chúng trong Phật giáo

và các nhân vật trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa tôn giáo và văn

học trong tiểu thuyết Kim Dung thông qua tác phẩm này. Công trình chủ yếu sử dụng các phương

pháp như tổng hợp tư liệu, so sánh, phân tích – tổng hợp…

Đề tài được chia làm 3 chương :

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 : Bát bộ chúng – từ nguồn gốc trong Hindu giáo đến danh phận hộ pháp trong Phật

giáo

Chương 3 : Tạo hình văn học của bát bộ chúng trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ của Kim

Dung

Đề tài cung cấp thêm luận cứ trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa

Trung Hoa, đặc biệt là văn học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tiểu

thuyết Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung nói riêng và tiểu thuyết Kim Dung nói chung.

Từ khóa : bát bộ chúng, Thiên Long bát bộ, Phật giáo, Kim Dung.

27

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN VII

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: ThS Lê Thị Sinh Hiền, ThS Hoàng Thị Thu Thủy, ThS Nguyễn Thị Phương Linh

Thư ký: Nguyễn Thị Châm (HVCH) Link phòng họp: https://meet.google.com/yec-hcii-pta

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Khảo sát

nghề

nghiệp của

sinh viên

tốt nghiệp

ngành

Indonesia

học,

Trường

Đại học

Khoa học

Xã hội và

Nhân văn,

ĐHQG

TP.HCM

Nguyễn Hoài

Ngân,

Trần Chí Khang,

Nguyễn Ngọc

Châu,

Trần Thị Tuyết

Ngân,

Thái Việt Bảo

Ngân

TS. Nguyễn

Thanh Tuấn

Đề tài “Khảo sát nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Indonesia học, trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM” là công trình nghiên cứu được thực hiện

nhằm tìm hiểu rõ hơn về nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Indonesia học nói riêng và

sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM nói

chung. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng là sinh viên tốt nghiệp ngành

Indonesia học từ khóa 2002 đến khóa 2016, trong độ tuổi từ 22 đến 37. Bằng các phương pháp

điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp

phân tích và tổng hợp… đề tài đã cung cấp thông tin và tìm hiểu về nghề ngiệp của sinh viên tốt

nghiệp ngành Indonesia để xã hội có cái nhìn bao quát hơn cũng như là kênh tham khảo cho học

sinh khi chọn học ngành Indonesia học.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, với tư cách là thành viên của tổ chức

ASEAN, năm 2015, Việt Nam đã tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN mở ra những cơ hội

mới về việc hội nhập kinh tế, văn hóa của Việt Nam đối với các nước thành viên ASEAN nói

chung và giữa Việt Nam với Indonesia nói riêng. Vì lý do trên, nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt

nghiệp ngành Indonesia học, thành thạo về tiếng Indonesia và có hiểu hiểu biết về đất nước và

con người Indonesia ngày càng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên đã và đang học

ngành Indonesia học, khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQG TP.HCM.

Công trình nghiên cứu về đề tài: “Khảo sát nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành

Indonesia học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM” vừa có thể

hệ thống lại những nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Indonesia học để cho xã hội nhìn

thấy được nhu cầu việc làm liên quan đến ngành học này, giúp cho học sinh có kênh thông tin

28

để chọn ngành học này đồng thời công trình nghiên cứu cũng trở thành tài liệu tham khảo cho

việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Indonesia học nói riêng và sinh viên các

ngành ngoại ngữ, ngành khu vực học hay ngành đất nước học nói chung.

2

Phong tục

ăn trầu của

người

Sumba ở

đảo

Sumba,

Indonesia

Nguyễn Thị

Hƣơng

TS. Nguyễn

Thanh Tuấn

CN. Nguyễn

Thị Út Loan

Một trong những hòn đảo xinh đẹp của đất nước vạn đảo Indonesia là Sumba, vùng đất

tọa lạc ở Nusa Tenggara Timur. Sumba là nơi sinh sống của tộc người Sumba với niềm tin vào

tín ngưỡng Marapu. Mặc dù hiện nay đã có sự du nhập của một số tôn giáo khác tuy nhiên

Marapu vẫn là tín ngưỡng chủ đạo ở đây. Vì lý do đó, người Sumba vẫn còn lưu giữ những nét

văn hóa rất độc đáo, có thể kể đến như nhà truyền thống Uma Mbatangu, những ngôi mộ đá

chôn cất người chết và hàng loạt các nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng này. Đặc biệt khi đến

mảnh đất Sumba bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tục ăn trầu ở đây đã được lưu giữ và lan

truyền một cách rộng rãi. Trầu cau ở đây như một món ăn bắt buộc phải có trong cuộc sống

hằng ngày, việc tiếp đãi trầu cau cho khách như một việc làm bắt buộc phải có, trầu cau hiện

diện trong cuộc đời mỗi con người từ khi họ sinh ra cho đến khi họ trở về với tổ tiên ông bà.

Đề tài “Tục ăn trầu của người Sumba ở Tây Sumba, Indonesia” sẽ khái quát về tộc

người Sumba và các nét văn hóa đặc trưng của tộc người để người đọc dễ dàng tiếp cận vào nội

dung chính. Sau đó, đề tài sẽ trình bày về tục ăn trầu cau ở tộc người này một cách cụ thể từ

nguồn gốc của phong tục, việc trồng trầu cau, phương thức ăn trầu đến các chức năng kinh tế,

văn hóa, xã hội và y học của tục ăn trầu.

3

Tìm hiểu

về tòa tháp

Burj

Khalifa,

Dubai

Nguyễn Hoàng

Phi Nguyên

ThS. Phan

Thanh Huyền

Từ trước tới nay, văn hóa luôn là đề tài rất được quan tâm. Cho dù là bất cứ tộc người hay

quốc gia nào cũng đều mang trong mình những giá trị bản sắc riêng biệt mà không nơi nào có

thể nhầm lẫn được. Trong đó, kiến trúc là một thành tố quan trọng để tạo nên những giá trị đẹp

đẽ này. Các công trình kiến trúc không chỉ tạo nên giá trị bản sắc riêng biệt cho một nền văn hóa

mà nó còn là minh chứng đời đời cho các giá trị bản sắc này. Với Burj Khalifa, đây là một công

trình kiến trúc hiện đại được xây lên để đánh dấu cho bước chuyển mình của Dubai. Mặc dù là

một công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại nhưng trong Burj Khalifa vẫn

mang những nét bản săc riêng biệt đặc trưng cho phong cách kiến trúc Ả Rập, những giá trị

phẩm chất tốt đẹp của con người nơi vùng đất nóng bức đầy cát và gió, Dubai. Chính vì thế,

Tìm hiểu về tòa tháp Burj Khalifa, Dubai sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về những đặc trưng

cơ bản của phong cách kiến trúc Ả Rập được thể hiện trong tòa tháp cũng như một phần nào đó

hiểu hơn về văn hóa Ả Rập. Cũng qua công trình này bạn đọc sẽ hiểu được rằng, Burj Khalifa

29

không chỉ đơn thuần là một công trình văn hóa mà nó còn là một công trình đại diện cho tầm

nhìn của một quốc gia, là dấu mốc cho bước chuyển mình của một nền kinh tế, và là đại diện

cho những phẩm chất cao đẹp của con người.

4

Việc bảo

tồn ngôn

ngữ của

cộng đồng

người Hoa

ở xã Hải

Ninh,

huyện Bắc

Bình, tỉnh

Bình

Thuận

Huỳnh Thị

Bích Ngân,

Hồ Trấn Châu,

Nghiêm Thị

Hiền,

Trần Ái Trinh

TS. Hồ Minh

Quang

Đề tài của nhóm chúng tôi nghiên cứu về việc bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa

ở xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với mục đích tìm hiểu về thực trạng bảo tồn

ngôn ngữ, đồng thời nêu lên nguyên nhân và các khó khăn trong việc bảo tồn ngôn ngữ ở địa

phương.

Trong bài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: tổng hợp tài liệu, điền dã

dân tộc học, điều tra xã hội học để tiến hành tìm kiếm nguồn tư liệu, từ đó tiến hành khảo sát,

miêu tả chi tiết tình hình bảo tồn ngôn ngữ lời nói và chữ viết dân tộc của cộng đồng người Hoa

trong các không gian sử dụng khác nhau như: trong hoạt động tín ngưỡng, trong giáo dục, trong

sinh hoạt cộng đồng và trong gia đình. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập đến thực trạng và

những nguyên nhân dẫn đến sự mai một của ngôn ngữ dân tộc ở địa phương. Nội dung được

trình bày trong đề tài đa phần là kết quả thu được từ việc thu thập thông tin từ cán bộ địa

phương và người dân đang sinh sống tại đây, kết hợp với những kiến thức lí thuyết đã học trước

đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình bảo tồn ngôn ngữ dân tộc ở xã Hải Ninh tương đối

ổn định. Ngôn ngữ dân tộc được sử dụng trong cộng đồng bao gồm: tiếng Hoa - Ngái, tiếng Hoa

- Pạk Và và tiếng Hoa - Phổ thông với các phạm vi, chức năng, đối tượng sử dụng khác nhau

nên sự tồn tại của các ngôn ngữ này cũng ở mức độ khác nhau. Tiếng Hoa - Phổ thông được

dùng làm công cụ để giảng dạy cho học sinh trên cả hai phương diện tiếng nói và chữ viết. Tuy

nhiên, về phạm vi sử dụng, tiếng Hoa - Ngái là ngôn ngữ có phạm vi sử dụng hẹp nhất. Ngôn

ngữ tiếng nói của tiếng Hoa - Phổ thông chỉ được dùng trong giao tiếp và giáo dục, còn ngôn

ngữ chữ viết được sử dụng rộng rãi hơn. Tiếng Hoa - Pạk Và có chung chữ viết với tiếng Hoa -

Phổ thông nhưng khác nhau về âm đọc, ngôn ngữ tiếng nói của tiếng Hoa - Pạk Và được sử

dụng rộng rãi nhất trong cộng đồng dân cư tại đây. Do thế hệ thanh niên ít chịu học và sử dụng,

nên phạm vi sử dụng của tiếng Hoa - Ngái đã dần bị thu hẹp, đồng thời tiếng Hoa – Pạk Và đã

được thay thế làm ngôn ngữ sử dụng chủ yếu của cộng đồng này. Vì vậy nhìn chung việc bảo

tồn ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa Hải Ninh đang trong trạng thái ổn định nhưng vẫn xuất

hiện xu hướng ngôn ngữ dân tộc bị thu hẹp phạm vi sử dụng và dần dần mất đi.

30

5

Tìm hiểu

về sinh

hoạt tín

ngưỡng

của cộng

đồng người

Hoa xã

Hải Ninh,

huyện Bắc

Bình, tỉnh

Bình

Thuận

Nguyễn Thị

Hƣờng,

Phạm Thùy

Linh,

Cao Thị Thu

Ngân,

Nhan Trúc Vân

ThS. Nguyễn

Thị Quỳnh

Chi

Để tiếp cận đề tài một cách khoa học và toàn diện, nhóm chúng tôi chủ yếu sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; phương pháp điền dã

dân tộc học, cụ thể là phương pháp hồi cố, phương pháp điều tra - quan sát, phương pháp phỏng

vấn sâu và phương pháp so sánh đồng đại.

Với đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu và hệ thống hoá các loại hình tín ngưỡng trong

phạm vi gia đình và ngoài cộng đồng của người Hoa xã Hải Ninh, cụ thể là tục thờ Quan Âm, tổ

tiên, ông Táo... và các lễ hội lớn như Tả Tài Phán, lễ Đản sinh Phật Bà Quan Âm…

Kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi đã thống kê và mô tả được hầu hết những hoạt

động tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng người Hoa tại xã Hải Ninh, đồng thời bước đầu vẽ nên

bức tranh tổng thể trong sự so sánh với phong tục tín ngưỡng của người Hoa cư trú ở khu vực

quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho người đọc cái

nhìn toàn cảnh và tương đối chi tiết về văn hóa sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Hải Ninh,

cũng như hiểu thêm về hiện trạng bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa trong

thời đại hiện nay.

31

DANH SÁCH BÁO CÁO TIỂU BAN VIII

Thời gian: 07g30, ngày 18 tháng 06 năm 2021 (Thứ 6)

Hội đồng: TS Nguyễn Hoàng Yến ThS Đoàn Duyên Anh ThS Trần Thị Yến Vân

Thư ký: Hà Thị Thanh Tuyền (HVCH) Link phòng họp: https://meet.google.com/kee-dryq-zpq

Stt Tên đề tài Sinh viên thực

hiện

Giáo viên

hƣớng dẫn Tóm tắt công trình

1

Triết lí Bất

bạo động trên

cơ sở tôn giáo

của Mahatma

Gandhi

Nguyễn Ngọc

Linh Châu,

Nguyễn Huỳnh

Quế Anh,

Trương Thị

Huỳnh Linh

PGS. TS.

Nguyễn Cảnh

Huệ

“Triết lý Bất bạo động trên cơ sở các tôn giáo của Mahatma Gandhi” tập trung vào

tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật mang hơi hướng các tôn giáo trong đường lối đánh giặc

và tư tưởng của nhà lãnh đạo nổi tiếng Gandhi. Thông qua đó, làm rõ về cuộc đời của một

nhà cách mạng yêu nước nói riêng; tình hình xã hội thế giới và Ấn Độ nói chung; đồng

thời ch ng ta cũng có thể biết được tầm ảnh hưởng của triết lý này đối với nhân loại từ xưa

đến nay. Ngoài ra, nhiều khái niệm thú vị liên quan đến bất bạo động cũng được truyền tải

qua nhiều khía cạnh tư tưởng của nhiều nhà phân tích khác nhau và những nguyên lý thú vị

mà có thể chúng ta chưa từng được nghe cũng được nhắc đến một cách đầy đủ và chi tiết

trong bài nghiên cứu này.

Để làm được việc đó, nhóm sinh viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và

logic nhằm tái hiện lại quá trình đấu tranh bất bạo động theo đúng trình tự thời gian và

không gian vốn có. Từ đó, có thể làm rõ được bản chất, quy luật vận động và phát triển của

triết lý này trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài ra, phương pháp phân tích và chứng

minh cũng góp phần vào việc tìm hiểu đề tài một cách chi tiết và tổng quan hơn dựa trên

các luận cứ và góc nhìn khách quan từ nhiều chuyên gia khác.

Đề tài hứa hẹn sẽ mang đến một làn gió mới thú vị hơn về các vấn đề liên quan đến

đấu tranh dân tộc, trở thành một nguồn tài liệu có ích liên quan đến cuộc đời Gandhi và lịch

sử về xã hội Ấn Độ cận hiện đại. Các chủ đề về triết lý và tôn giáo cũng gi p cho người

đọc có thêm kiến thức và cái nhìn tổng quan về con đường đến với độc lập của Ấn Độ, tuy

gian truân nhưng đầy vẻ vang và sự ảnh hưởng của triết lý này đối với đường lối đấu tranh

của ngài Mahatma ở thế kỉ XX.

32

2 Hijab của

người phụ nữ

Muslim ở

Kuwait

Nguyễn Thị

Vân Anh,

Trần Nhật

Quỳnh,

Nguyễn Thị

Thanh Nhàn

ThS. Nguyễn

Thị Thanh

Hoa, CN.

Trần Thị

Quỳnh Như

Nội dung bài nghiên cứu của chúng tôi sơ lược về khái niệm trang phục và khăn trùm

đầu Hijab của người phụ nữ Muslim, cụ thể là tập trung tìm hiểu về nguồn gốc, nguyên

nhân sử dụng và sự phát triển của Hijab trong xã hội hiện nay. Sau đó, đề tài đưa đến

những thông tin tổng quan về quốc gia Kuwait và luật Kuwait đối với việc sử dụng Hijab.

Đặc biệt phân tích các khía cạnh bị ảnh hưởng bởi vấn đề đội khăn trùm Hijab của người

phụ nữ Muslim tại Kuwait.

Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được kết luận chung rằng: Hijab là một biểu

tượng của sự khiêm tốn và thể hiện niềm tin tôn giáo rõ nét của người phụ nữ Muslim trong

văn hóa Islam giáo. Tại Kuwait, việc đội khăn trùm đầu vẫn được xem là một nét đặc trưng

trong văn hóa tôn giáo truyền thống lâu đời mà đại đa số người phụ nữ Muslim trong xã hội

đều ý thức được rõ ràng tầm quan trọng của tấm màn che Hijab trong cuộc sống của họ.

Người phụ nữ Muslim cùng với hình ảnh chiếc Hijab tại Kuwait đã dần vượt qua được

những rào cản về định kiến và áp lực của xã hội, không ngừng đấu tranh để giành những

quyền lợi chính đáng của mình.

3

Bức tranh xã

hội và căn tính

người Thái

Lan trong các

tác phẩm điện

ảnh của

Apichatpong

Weerasethakul

Trần Khoa

Nguyên

TS. Đoàn Thị

Quỳnh Như

Là một quốc gia nổi bật trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan từ lâu đã nhận được

mối quan tâm của các học giả nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là điện ảnh. Nền

điện ảnh Thái Lan trong bối cảnh hiện đại hoá của thế kỷ XXI cũng đã sớm gặt hái được

nhiều thành công nhờ những cơ hội khách quan và nỗ lực cách tân tự thân. Từ sau những

năm 2000 và đặc biệt là từ sau Phong trào Điện ảnh Tự do (Free Thai Cinema Movement)

năm 2007, các bộ phim điện ảnh của Thái Lan đã hướng mối quan tâm gần hơn với mỹ học

đời sống, chủ trương tìm về những nhập nhoà ranh giới, những không - thời gian tối giản

bản nguyên của cuộc sống và nội tâm con người.

Apichatpong Weerasethakul là đạo diễn đáng chú ý của Thái Lan và của thế giới.

Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives ( ) - bộ phim nổi tiếng nhất

trong sự nghiệp điện ảnh của Apichatpong - đã đoạt giải Cành cọ vàng trong Liên hoan

phim Cannes lần thứ 63. Ông cũng là đạo diễn đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á đạt

được giải thưởng này tính cho đến thời điểm hiện tại. Nghiên cứu về Apichatpong qua đề

tài “Bức tranh xã hội và căn tính người Thái Lan trong các tác phẩm điện ảnh của

Apichatpong Weerasethakul” không chỉ để hiểu hơn về xã hội và bản sắc văn hoá Thái

Lan được nhìn nhận qua lăng kính của một vị đạo diễn đa tài, mà còn là một phương cách

33

để tiếp cận ngôn ngữ điện ảnh và phong cách làm phim đầy cá tính của ông, thứ đã giúp

cho điện ảnh của Apichatpong tiệm cận hơn với điện ảnh thế giới.

4

Cơ cấu ngành

kinh tế của

cộng đồng

người Hoa ở

xã Hải Ninh,

huyện Bắc

Bình, tỉnh

Bình Thuận

Nguyễn Vũ

Đăng Hƣng,

Lâm Linh Chi,

Nguyễn Thái

Huỳnh,

Trần Thanh

Phương

ThS. Phạm

Thành Anh

Xã Hải Ninh là một vùng đất sỏi cát của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây

đã là nhà của nhiều cộng đồng dân tộc cùng nhau sinh hoạt và sản xuất. Đây được xem là

một nơi có sự đa dạng trong văn hóa và tiềm năng về kinh tế nổi bật trong khu vực.

Trong số các dân tộc như Kinh, Hoa, Sán Dìu, Tày, ... cùng nhau sinh sống tại nơi

đây, người Hoa chiếm 50% dân số. Tuy các cộng đồng dân tộc chung sống với nhau nhưng

họ vẫn giữ được nét văn hóa riêng biệt của mình. Cũng chính vì thế, hoạt động sản xuất vật

chất của người Hoa nơi đây để lại những điểm đặc sắc riêng.

Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu về đời sống kinh tế của người Hoa trên địa bàn xã

Hải Ninh, nhóm chúng tôi đã chọn tên đề tài: “Cơ cấu ngành kinh tế của cộng đồng

người Hoa xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” như một cầu nối đi sâu đi

sâu tìm hiểu những đặc trưng của cộng đồng này cả về văn hóa lẫn kinh tế - xã hội.

Ở đề tài này, đối tượng mà chúng tôi tiến hành khảo sát là hoạt động sản xuất vật chất

của người Hoa trên phạm vi địa bàn xã Hải Ninh thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Nhóm chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp tư liệu, điền dã dân tộc học và một

số phương pháp nghiên cứu khác. Kết quả của đề tài là quá trình tìm hiểu thực tế dài ngày

tại địa phương của chúng tôi.

5

Giải mã tiếng

đàn người ca

kỹ (trong tác

phẩm Truyện

Kiều của

Nguyễn Du và

Tỳ bà hành

của Bạch Cư

Dị)

Phạm Thùy

Linh TS. Đoàn Thị

Quỳnh Như

Đề tài nghiên cứu mang tên “Giải mã tiếng đàn người ca kỹ (trong tác phẩm Truyện

Kiều của Nguyễn Du và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị)” với mong muốn khẳng định lại giá

trị của tác phẩm văn học trong cuộc sống. Để tiếp cận đề tài một cách khoa học và toàn

diện, tác giả chủ yếu thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tổng hợp

– phân tích, phương pháp liên ngành và cuối cùng là phương pháp so sánh.

Đề tài nghiên cứu được chia làm ba chương chính: Chương một gồm những khái

niệm, những thông tin cơ bản có liên quan đến hai tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Chương hai tập trung giải mã những ý nghĩa hàm chứa

trong các bản đàn của hai người phụ nữ có thân phận đặc biệt thời phong kiến. Chương ba

dựa trên nền tảng lý thuyết, phân tích ở chương một và chương hai để tìm ra những giá trị

trong tư tưởng của hai nhà thơ.

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã phần nào giải mã được ý nghĩa của

34

tiếng đàn hai nàng ca kỹ - một góc nhìn mà những nghiên cứu trước ít khai thác đến trong

hai tác phẩm, thông qua việc nhìn nhận những bản đàn này dựa trên những khía cạnh độc

đáo khác nhau. Những ý nghĩa đó, góp phần khái quát lại bức tranh xã hội đầy bấp bênh

thời kỳ trung đại Việt Nam và thời Đường của Trung Quốc. Để rồi từ việc thấu hiểu tiếng

nói của những thời đại trong quá khứ, chúng ta có thể nhìn nhận cuộc sống hiện tại một

cách công bằng và khách quan hơn.