ĐOÀN TNCS H CHÍ MINH 0 3 0 1 0 3 0 0 0 1 A F 0 1 A 0 BAN CHÂ P HA NH TRUNG NG TÌM HI U TÁC Đ...

39
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BAN CHP HÀNH TRUNG ƯƠNG BO CO TM TT ĐỀ TÀI TÌM HIỂU TC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN ĐỐI VỚI SỰ PHT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” 1

Transcript of ĐOÀN TNCS H CHÍ MINH 0 3 0 1 0 3 0 0 0 1 A F 0 1 A 0 BAN CHÂ P HA NH TRUNG NG TÌM HI U TÁC Đ...

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHBAN CHÂP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAO CAO TOM TĂT

ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU TAC ĐỘNG CỦA HOẠTĐỘNG TÌNH NGUYỆN ĐỐI VỚI SỰ PHAT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM”

1

Hà Nội, tháng 6/2013

2

PHẦN MỞ ĐẦUCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU

1.Tính cấp thiếtHoạt động tình nguyện là một công cụ hữu hiệu và

có sức mạnh to lớn giúp giải quyết nhiều vấn đề xãhội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Xét theokhía cạnh cá nhân, hoạt động tình nguyện giúp tăngcường tính đoàn kết, sự nhường nhịn và tin tưởng lẫnnhau giữa các tình nguyện viên nói riêng và giữa cáccông dân trong cộng đồng xã hội nói chung. Tham giahoạt động tình nguyện giúp các tình nguyện viên pháttriển năng lực, kiến thức cũng như nhân cách cho bảnthân, từ đó là nền tảng trở thành những công dân tiêntiến và có ích. Mặt khác, lợi ích to lớn mà hoạt độngtình nguyện đem lại cho cộng đồng là điều không thểphủ nhận. Những người tham gia vào các hoạt động tìnhnguyện đa phần có tấm lòng rộng mở, quan tâm tới lợiích của số đông và của cộng đồng, đồng thời là nhữngngười năng động và nhiệt huyết.

Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi cả thếgiới đang hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu thiênniên kỷ, sự tham gia đóng góp, đồng tâm hợp lực của tấtcả công dân quốc tế là rất quan trọng, hoạt động tìnhnguyện là một cách thức giúp các cá nhân thực hiện hoásự tham gia vào quá trình phát triển chung này.

Rất nhiều các tổ chức tình nguyện ra đời tại ViệtNam vào khoảng những năm 70 với sự tham gia của hàngtrăm nghìn thanh niên đã đem lại lợi ích kinh tế và xãhội to lớn (theo UNV Việt Nam). Từ đó tới nay, hoạtđộng tình nguyện tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triểnvà phát huy sức mạnh thần kỳ của nó, đặc biệt là cáchoạt động thanh niên tình nguyện được tổ chức và thựchiện bởi giới học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Cáchoạt động tình nguyện ở Việt Nam hết sức đa dạng vàphong phú về cả đối tượng lẫn hình thức. Thực tế chothấy hoạt động tình nguyện tại Việt Nam đóng vai trò

3

quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nhưngvẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phongtrào tình nguyện vẫn còn riêng lẻ, tự phát và chưa cósự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành đoànthể, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống dựa trêncác khung pháp lý có hiệu lực nên không đảm bảo đượctính bền vững – là một trong những yếu tố quan trọngcho sự thành công của hoạt động tình nguyện. Bên cạnhđó, các nghiên cứu về hoạt động tình nguyện ở Việt Namchưa nhiều và các nghiên cứu chưa thực sự phản ánhđược bức tranh tổng thể về hiện trạng các hoạt động,phong trào tình nguyện ở Việt Nam cũng như những đónggóp cụ thể của hoạt động tình nguyện đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động tình nguyện tại Việt Nam ngày càng đivào cuộc sống trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau,đặc biệt trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động tìnhnguyện ở Việt Nam có nhiều khởi sắc. Tác động của hoạtđộng tình nguỵên tới sự phát triển kinh tế - xã hộiđược thể hiện thông qua sự tác động đến các Mục tiêuphát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án quốc gia “Tăngcường năng lực hoạt động tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam” (dựán VDVN) được triển khai bởi Trung ương Đoàn và hỗ trợbởi Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) chothấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để bướcđầu đánh giá được khái quát sự tác động của hoạt độngtình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam, từ đó đưa ra chiến lược phát triển hoạt độngtình nguyện trong thời gian tới.

Nghiên cứu tác động của hoạt động tình nguyện đếnsự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam (hướng đếnMDGs) là một trong những nghiên cứu tổng thể đầu tiênvề vấn đề này ở Việt Nam.

Đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sựphát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” được tiến hành nghiên cứu

4

bởi Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyêntruyền.

2.Mục tiêu nghiên cứua. Mục tiêu tổng quátNghiên cứu tổng quan về hoạt động tình nguyện,

tiềm năng và ảnh hưởng của hoạt động tình nguyện đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng nhưđối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)tại Việt Nam.

b. Mục tiêu cụ thể-Tìm hiểu những thông tin mới về hoạt động do

tình nguyện viên và các tổ chức liên quan đến tìnhnguyện tổ chức và thực hiện ở Việt Nam.

-Khảo sát tác động của hoạt động tình nguyện đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng nhưviệc thực hiện 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

-Nhận diện những thách thức và cơ hội chủ yếutrong hoạt động tình nguyện ở Việt Nam để đề xuất mộtsố kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tìnhnguyện vì sự phát triển.

-Khuyến nghị chính sách về tình nguyện và sự pháttriển.

3.Phạm vi nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội; Thành phố Hồ

Chí Minh; Hà Giang, Bến Tre; Huế với thời gian thựchiện từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2012

4.Khái niệm và lý luận về Tình nguyệna. Tình nguyện là gì?Có rất nhiều khái niệm và cách diễn giải khác nhau

đối với thuật ngữ tình nguyện. Tuy nhiên, các kháiniệm này đều chia sẻ một số điểm chung như sau: (1)tôn trọng tính tự nguyện của người tham gia tìnhnguyện; (2) mang lại kết quả tích cực đối với cộngđồng; (3) không vì mục đích kinh tế của cá nhân.

5

b. Tình nguyện viên (TNV) là ai?Tình nguyện viên là những người đóng góp thời gian

và kỹ năng, trình độ và thậm chí cả vật chất của họ đểgiúp đỡ cộng đồng, xã hội mà không vì lợi ích tàichính cho bản thân.

c. Các nguyên tắc của tình nguyệnNhiều bàn luận về nguyên tắc của tình nguyện đã

được đề cập nhưng khái niệm và 11 nguyên tắc của hoạtđộng tình nguyện chính thức do tổ chức tình nguyện củaÚc cụ thể hóa năm 1996 có những đóng góp vô cùng quantrọng. Các nguyên tắc này được xem như là có thể mô tảchính xác nhất các đặc điểm của hoạt động tình nguyệnvà là cơ sở thông tin quan trọng giúp cho việc thựchiện các chính sách xã hội cũng như hướng dẫn hoạtđộng của các tổ chức trong việc sử dụng người tìnhnguyện. Các nguyên tắc này có những điểm phù hợp vớihoạt động tình nguyện ở Việt Nam:

(1) Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích chocộng đồng và người tình nguyện;

(2) Công việc tình nguyện không được trả công;(3) Hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa

chọn;(4) Hoạt động tình nguyện không phải là hoạt động

bắt buộc phải làm để nhận được lương hưu hay tiền trợcấp của chính phủ;

(5) Hoạt động tình nguyện là một hình thức hoạtđộng mà các công dân có thể tham gia vào các hoạt độngtại cộng đồng của họ;

(6) Hoạt động tình nguyện là một công cụ để cáccá nhân hay nhóm giải quyết các nhu cầu xã hội, môitrường hay nhân đạo;

(7) Tình nguyện là một hoạt động không chỉ đượcthực hiện ở các khu vực phi lợi nhận mà hiện nay hoạtđộng tình nguyện ở Việt Nam còn được thực hiện bởi cáccông ty ở khu vực lợi nhuận.

6

(8) Hoạt động tình nguyện không thay thế cho côngviệc được trả công;

(9) Người tình nguyện không thay thế những ngườilàm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn địnhcông việc của những người này;

(10)Hoạt động tình nguyện tôn trọng quyền, nhânphẩm và văn hóa của người khác;

(11)Hoạt động tình nguyện cổ súy cho quyền conngười và sự bình đẳng.

d. Tổ chức và quản lý hoạt động tình nguyệnĐây là một trong những hoạt động then chốt quyết

định tính bền vững của hoạt động tình nguyện, các tổchức hoạt động tình nguyện quản lý tốt hoạt động tìnhnguyện nghĩa là làm tốt các việc liên quan đến tuyểndụng, làm hài lòng và giữ chân tình nguyện viên. Tìnhnguyện viên có thể tham gia hoạt động tình nguyệnnhưng tổ chức có giữ được chân tình nguyện viên haykhông phụ thuộc vào việc quản lý hoạt động tìnhnguyện.

Thực tế cho thấy không ít tình nguyện viên khôngtham gia hoạt động tình nguyện nữa vì lý do quản lýhoạt động không tốt như không sử dụng tốt thời giancủa tình nguyện viên; không biết tận dụng năng lực củahọ; phân công nhiệm vụ của tình nguyện viên không rõràng.

5.Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật

sử dụngCông tác tình nguyện trải rộng ở tất cả các khía

cạnh phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnhvực khác nhau, tại các nhóm xã hội và các cộng đồngkhác nhau, với rất nhiều hình thức khác nhau. Đề tàinghiên cứu này sẽ tập trung phân tích và đánh giá tácđộng trên năm chủ đề cơ bản dựa trên 8 mục tiêu thiênniên kỷ (MDGs).

7

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính có sự tham gia làm chủ đạo: Phương pháp nghiêncứu định tính (phân tích tài liệu; phỏng vấn sâu đượcáp dụng với cán bộ đại diện chính quyền, các tổ chứcxã hội có thụ hưởng hoạt động tình nguyện của địa bànđược lựa chọn nghiên cứu; đại diện tập thể hoặc các cơquan tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến hoạtđộng tình nguyện ở Việt Nam; thảo luận nhóm với đạidiện các nhóm như nhóm tình nguyện viên, nhóm đốitượng thụ hưởng, nhóm tổ chức hoạt động tình nguyệntại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang; Huế,Bến Tre là chính và kiểm chứng, đối chiếu, so sánhbằng phương pháp định lượng với 600 hộ dân tại 3 tỉnhBến Tre (xã Thạnh Trị và Thừa Đức huyện Bình Đại), Huế(xã Quảng Thành và Quảng Phước huyện Quảng Điền) và HàGiang (Xã Lũng Thầu và xã Vần Chải huyện Đồng Văn).

8

PHẦN THỨ HAINỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1. Những thông tin mới về hoạt động tình nguyện do các tình nguyện viên và các tổ chức liên quan đến tình nguyện thực hiện ở Việt Nam

1.1. Sơ đồ hóa các hình thức hoạt động tình nguyệnhiện có ở Việt Nam

Có nhiều cách nhận diện về hình thức hoạt độngtình nguyện hiện có ở Việt Nam hiện nay tuỳ thuộc vàotiêu chí nhận diện như nhận diện về tư cách pháp nhâncủa tổ chức có hoạt động tình nguyện hay nhận diện từtính chất của hoạt động tình nguyện …

Sơ đồ dưới đây mô tả các hình thức hoạt động tìnhnguyện hiện có ở Việt Nam xét từ tư cách pháp nhân củatổ chức có hoạt động tình nguyện. Sự phân chia này chỉmang tính chất tương đối khi xem xét đến tính pháp lý,chính thức hay không của tổ chức, cá nhân hoạt độngtình nguyện.

Trong đó, hoạt động tình nguyện chính thức đượchiểu là các hoạt động tình nguyện do các tổ chức cóđăng ký pháp nhân đứng ra tổ chức hoạt động. Hoạt độngtình nguyện phi chính thức được hiểu là các hoạt độngtình nguyện do cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm, mạnglưới tình nguyện hoạt động dựa trên sự đồng thuận củanhóm và không đăng ký pháp nhân chính thức.

Sơ đồ 1. Phân loại hình thức hoạt động tình nguyệnhiện có ở Việt Nam

9

Hình thức hoạt độngtình nguyện chính thức

Hình thức hoạt độngtình nguyện phi

chính thức

1.1.1. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộcchính phủ

Đối với loại hình hoạt động tình nguyện do các tổchức Chính phủ hoặc các tổ chức chính trị - xã hội nhưHội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minhthì kinh phí hoạt động thường do nhà nước cấp một phầntheo quy định của pháp luật và quy định cụ thể chứcnăng nhiệm vụ, phần còn lại là huy động nguồn lực từbên ngoài tổ chức. Hoạt động tình nguyện là một trongnhững hoạt động mà các tổ chức này tổ chức hoạt độngmột cách độc lập hoặc phối kết hợp với các tổ chứcđoàn thế khác, các tổ chức phi chính phủ có hoạt độngtình nguyện...

Hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chứcnày thường là những cuộc phát động hay phong trào rộngkhắp trên quy mô lớn với sự phối kết hợp giữa các banngành đoàn thể với nhau theo chiều ngang (đoàn thểcùng cấp) và theo chiều dọc (các cấp trong một đoànthể). Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể còn hoạt động nhưlà các cơ quan đối tác hoặc đơn vị tiếp nhận tìnhnguỵên trong hoạt động tình nguyện do các tổ chức quốctế, tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoàicũng như các câu lạc bộ, đội, nhóm… thực hiện.

10

Hoạt động tìnhnguyện được tổchức bởi các tổchức có hoạtđộng tình

Hoạt động tình nguyệnđược tổ chức bởi cáctổ chức có hoạt độngtình nguyện thuộccác tổ chức quốc tế

Các tổ chứcchính trị xã

hội

VNGOs IO/INGOs

Khu vực tưnhân(Doanh

Câu lạc bộ, đội,nhóm, hội, cá

nhân…

Hoạt động tình nguyện được thực hiện hoặc tổ chứcbởi các cơ quan/tổ chức chính phủ cũng khá phong phúvà đa dang. Đây cũng là một trong những điểm riêng củahoạt động tình nguyện tại Việt Nam. Thực tế cho thấycác tổ chức chính trị - xã hội không phải là tổ chứctình nguyện nhưng tổ chức các hoạt động tình nguyệnlại là một trong những hoạt động nòng cốt của các tổchức này.

1.1.2. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộcVNGOs

Ở Việt Nam bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hộitổ chức hoạt động tình nguyện, các tổ chức khác cũngcó nhiều hoạt động mang tính tình nguyện như các tổchức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức xã hội nghề nghiệpnày được tổ chức theo nguyên tắc “4 tự” (Tự nguyện, tựquản, tự trang trải, tự chủ). Các tổ chức xã hội nghềnghiệp bao gồm nhiều nhóm khác nhau và có nhiều hìnhthức tổ chức với tên gọi cũng rất khác nhau: Liên hiệpcác Hội, Hiệp hội ,Tổng hội, Liên đoàn, Trung tâm, Quỹhỗ trợ, Viện nghiên cứu, Câu lạc bộ, Diễn đàn, Mạnglưới… tuy nhiên, nếu đó là các tổ chức có đăng ký pháplý thì theo quy định của pháp luật về hội hoặc nhữngquy định, hướng dẫn thủ tục từ Bộ Nội vụ hoặc các bộ.

Ở Việt Nam hiện nay tất cả các tổ chức trong xãhội do dân lập ra như tổ chức nhân dân, hội, hiệp hội,câu lạc bộ, liên đoàn, tổng hội, các nhóm lợi ích, cáctổ chức bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, các quỹ,trung tâm… đều được hiểu là “Tổ chức phi chính phủ”

Dấu ấn của sự phát triển nhanh chóng và được ghinhận về hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước là sự xuất hiện của các tổ chức PhiChính phủ ở Việt Nam (viết tắt là VNGOs) trong khoảnghai thập kỷ qua. Hiện nay, số lượng các VNGOs đã đượcthành lập trên cả nước có khoảng trên 4.000 tổ chứcPhi Chính phủ có cơ quan chủ quản (Dạ Yến, 2010).Trong đó, khoảng gần 300 VNGOs đăng ký hoạt động thôngqua/ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật

11

Việt Nam - VUSTA. Số lượng các VNGOs không có cơ quanchủ quản, thường gọi là các tổ chức khoa học công nghệđộc lập lên tới hàng trăm đơn vị.

Mặc dù số lượng VNGOs được ước tính là hơn 4.000tổ chức nhưng chưa có con số chính thức nào về sốlượng các VNGOs có hoạt động tình nguyện, tuy nhiên,các quan sát và kết quả rà soát từ các tài liệu chothấy VNGOs có hoạt động tình nguyện không nhiều. Trongsố đó có thể kể đến các tổ chức như Trung tâm nghiêncứu phát triển bền vững (CSDS); Trung tâm Phát triểnNông thôn Bền vững (SRD); REACH; Trung tâm Hỗ trợ pháttriển Cộng đồng LIN; Trung tâm Tư vấn hỗ trợ pháttriển trẻ em và cộng đồng (CCD)… với một số lĩnh vựchoạt động chủ yếu xóa đói giảm nghèo (và phát triểncộng đồng), Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Biến đổi khíhậu, Phòng, chống HIV/ AIDS...

Hoạt động tình nguyện được tổ chức và thực hiệnbởi các VNGOs thường là các hoạt động độc lập hoặc kếthợp với các hoạt động khác của các tổ chức đó. Nguồnkinh phí sử dụng thường được tài trợ bởi các tổ chứcquốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặchuy động từ các nhà tài trợ trong nước… Để các hoạtđộng tình nguyện được thực hiện tại các địa phương,VNGOs phối kết hợp với chính quyền, đoàn thể địaphương như các cơ quan đối tác

1.1.3. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộctổ chức quốc tế hoặc INGOs

Đến năm 2011, ước tính có khoảng 900 tổ chức quốctế và NGOs nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, trong đócó khoảng gần 20 tổ chức đang hoạt động tình nguyệntại Việt Nam như Chương trình Tình nguyện Liên HợpQuốc (UNV); Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA);Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Cộng hoà Liên bang Đức(DED); Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), tổchức Tình nguyện vì sự phát triển quốc tế Úc (VIDA),Tổ chức Tình nguyện viên Quốc tế Úc (AVI); …

12

Các tổ chức quốc tế hoặc NGOs nước ngoài có hoạtđộng tình nguỵên tại Việt Nam đều tuân thủ các thủ tụcpháp lý và nguyên tắc hoạt động theo quy định của phápluật Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế và NGOs nướcngoài nói chung tại Việt Nam. Hoạt động tình nguỵêncủa các tổ chức này có những đặc điểm khác biệt so vớicác hoạt động tình nguyện chính thức và phi chính thứctrong nước về mức độ chuyên nghiệp trong tổ chức hoạtđộng tình nguyện, tuyển dụng, đào tạo tình nguyệnviên, nguồn kinh phí hoạt động.

Hoạt động tình nguyện được tổ chức và thực hiệnbởi các tổ chức quốc tế hoặc NGOs nước ngoài thường làcác hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hoạt độngkhác của các tổ chức đó. Nguồn kinh phí sử dụng thườngđược tài trợ bởi các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chứcphi chính phủ quốc tế hoặc từ các quỹ tình nguyện viêncủa chính phủ các quốc gia đó… Để các hoạt động tìnhnguyện được thực hiện tại các địa phương, các tổ chứcnày thường phối kết hợp với chính quyền, đoàn thể địaphương hoặc thông qua các VNGOs tại địa phương như cáccơ quan đối tác.

1.1.4. Hình thức hoạt động tình nguyện phi chínhchức

Sự vận động của xã hội đa dạng còn ở chỗ có khôngít các tổ chức không chính danh - theo nghĩa là khôngcần đăng ký, không cần cấp quản lý nào thông qua, xétduyệt Điều lệ, quy chế, thỏa thuận… Đó là các Hộitrọng thọ, Hội đồng hương, Hội đồng môn, Hội của cácdòng họ, các nhóm tình nguyện, các câu lạc bộ tại cộngđồng, các nhóm đồng đẳng, nhóm sinh viên … Với các tổchức hoạt động không chính danh thì không thể thống kêmột cách chính xác có bao nhiêu tổ chức, câu lạc bộ,mạng lưới… vì không có cơ sở nào để xác định.

Trong số đó, có thể kể đến một số nhóm, câu lạc bộtình nguyện như Đội Sinh Viên Tình Nguyện Lam Sơn; ĐộiTình nguyện Đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội; Hội sinhviên Bắc Giang tại Hà Nội (BSA); Hội sinh viên Hà Bắc;

13

Tình nguyện Niềm tin; Đội Tình Nguyện Chắp Cánh YêuThương; Đồng Hành Ước Mơ; Nhóm Ngọn lửa; Câu lạc bộTình nguyện Hoà Bình Xanh; Câu lạc bộ Tình Nguyện Trẻ;Nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh; nhóm tình nguyệnHải Đăng… Hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm nàyphần lớn là theo vụ việc, có thể có quy chế, điều lệnhưng không ràng buộc chặt chẽ theo hệ thống thiết chếcác cấp mà dựa trên sự đồng thuận. Mục tiêu của hìnhthức hoạt động tình nguỵên này là đáp ứng nhu cầu củanhóm nhỏ có tính tình nguyện rất rõ để làm một việc cóý nghĩa cụ thể như trợ giúp cộng đồng, nhóm yếu thế,bảo vệ môi trường, dạy học cho trẻ em,… Các câu lạcbộ, đội, nhóm tình nguyện theo dạng “tự phát” này đượcthành lập và cũng tự giải thể rất đơn giản. Các câulạc bộ, đội, nhóm không cần Đại hội bầu cử lãnh đạo,không nhất thiết chịu sự quản lý của cơ quan quyền lựcnhà nước, không có nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, thực tếcó những đội, nhóm, câu lạc bộ… ban đầu là hoạt độngkhông chính danh nhưng quá trình hoạt động lớn mạnh vàđăng ký với các đoàn, hội để trở thành hoạt động tìnhnguyện chính danh.

Hình thức hoạt động tình nguyện này không nhấtthiết phân chia các vị trí quản lý tình nguyện mộtcách rõ ràng mà hướng đến sự tham gia bình đẳng củacác tình nguỵên viên và thậm chí người điều hành hoạtđộng tình nguyện cũng đồng thời là tình nguyện viên.Một cá nhân cũng có thể thực hiện hoạt động tìnhnguyện mà không cần phải liên hệ hoặc thông qua xinphép chính quyền địa phương hay đoàn thể nào nếu trongcùng cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động tìnhnguyện theo nhóm hoặc phối kết hợp giữa các nhóm khácnhau với địa phương khác, cộng đồng khác thì vẫn phảixin phép, thông qua hoặc phối kết hợp cùng chính quyềnhoặc các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương. Hoạtđộng tình nguyện không chính danh thường gặp phảinhững khó khăn nhất định như nguồn lực về tài chính vàcon người cũng như khó hoạt động nếu chưa có uy tínvới cộng đồng, địa phương.

14

1.2. So sánh các hình thức hoạt động tình nguyện khácnhau tại Việt Nam

Giống nhau: Các hình thức hoạt động tình nguyện kểtrên có điểm giống nhau đó là chưa có sự liên kết, kếtnối thông tin, trao đổi thông tin giữa các hình thứctổ chức này trong hoạt động tình nguyện; thiếu chínhsách đồng bộ đối với hoạt động tình nguyện và tìnhnguyện viên

Khác nhau: Bảng 1 so sánh dưới đây sẽ chỉ ra một sốsự khác biệt mang tính tương đối giữa các hình thứchoạt động tình nguyện khác nhau tại Việt Nam hiện nay.

15

Bảng 1. So sánh các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam

Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạtđộng tình nguyệnphi chính thức

Chính phủ VNGOs IO/INGOs Cá nhân, câu lạcbộ, đội, nhóm,mạng lưới…

Cơ chếkếthợp,phốihợp

Có kế hoạch chỉ đạo thực hiện theo chiều dọc (cơ quan, tổ chức đó ở các cấp) và theo chiều ngang (giữa các cơ quan, tổ chức ngangcấp) (xem hộp 1)

Phối hợp với các tổchức quốc tế hoặcINGOs như là đốitác hoặc đơn vịtiếp nhận tìnhnguyện viên (xemhộp 2)

Có thể là các hoạtđộng độc lập (thôngqua hoặc phối hợpvới chính quyền,đoàn thể địaphương, VNGOs) (xemhộp 3)

Hoạt động độc lậphoặc phối hợp, liênkết giữa các đội,nhóm, câu lạc bộvới nhau (xem hộp5)

Thờigian

Thường là các phongtrào ngắn hạn: mangtính sự kiện hoặc lặplại theo niên hạn.(Xem hộp 1)

Ngắn hạn hoặc dàihạn tuỳ theo từnghoạt động cụ thểkhác của tổ chức.(xem hộp 2)

Ngắn hạn và dài hạntuỳ theo hoạt độngcụ thể khác của tổchức (xem hộp 4)

Ngắn hạn và theo sựkiện cụ thể là phổbiến (xem hộp 5)

Sốlượngtìnhnguyệnviên

Số lượng lớn tình nguyện viên Chiến dịch tình nguyệnhè 2011 của Đoàn thanhniên thu hút được 6,2 triệu lượt thanh niên

Thường thu hút số lượng tình nguyện viên nhỏ cho 1 hoạtđộng tình nguyện

Số lượng nhỏ tìnhnguyện viên nhưngthường có trình độchuyên môn cao(sinh viên đại học,chuyên gia…)

Số lượng nhỏ tình nguyện viên Ví dụ: Câu lạc bộ Môi trường 350 Đại học Ngoại thương thành lập từ 2009,

16

Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạtđộng tình nguyệnphi chính thức

thamgia

tình nguyện và nhân dân tham gia. Trong 10năm, 45 triệu lượt sinh viên tình nguỵên tham gia chiến dịch sinh viên tình nguyện hè do Hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Tính đến 2011 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có 531.699 tình nguyện viên

(xem hộp 3, 4) đến 2011 có khoảng 100 thành viên

Quy môhoạtđộng

Quy mô rộng lớn toàn quốc(Xem hộp 1)

Quy mô nhỏ (một số thôn, xã, tỉnh/thành) (Xem hộp 2)

Quy mô nhỏ (một sốthôn, xã, tỉnh/thành) (Xem hộp 3 và 4)

Quy mô nhỏ (một sốthôn, xã, tỉnh/thành) (Xem hộp 5)

Nềntảnghoạtđộng

Tính cố kết cộng đồng,yêu đất nước, mong muốn cống hiến cho sự phát triển của đất nước

Tính cố kết cộng đồng, yêu đất nước,mong muốn cống hiếncho sự phát triển của đất nước

Hợp tác hữu nghị, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, trao đổi văn hoá

Tính cố kết cộng đồng, yêu đất nước,mong muốn cống hiếncho sự phát triển của đất nước

Nguồn Huy động từ cá nhân, Huy động sự tài trợ Nguồn tài trợ từ Huy động từ cá17

Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạtđộng tình nguyệnphi chính thức

lực tàichínhchohoạtđộngtìnhnguyện

doanh nghiệp đóng trênđịa bàn, các cơ quan –đoàn thể trực thuộc hoặc tình nguyện viên đóng góp trang trải chi phí cá nhânKhông có khoản chi trảchính thức cho nhómquản lý hoạt động tìnhnguyện.

từ các tổ chức quốctế, các tổ chức phichính phủ quốc tế là chủ yếu. Ngoài ra có sự huy động tài trợ từ các doanh nghiệp trong nước. Quản lý phí, chi phí cho hành chính và nhân sự được trích từ các nguồn trên.

chính phủ các nước,từ các quỹ tìnhnguyện viên của cácquốc gia, trườnghọc gửi tình nguyệnviện đếnQuản lý phí, chiphí cho hành chínhvà nhân sự đượctrích từ các nguồntrên.

nhân, mạnh thườngquân, doanh nghiệp,bán hàng gây quỹ,lao động tìnhnguyện gây quỹ, kêugọi đóng góp hiệnvật (Quần áo, sáchvở, bỉm cũ….)Quản lý phí, chiphí cho hành chínhvà nhân sự (nếu có)được trích từ cácnguồn trên.

Chínhsách

Chính sách cụ thể cho dự án tình nguyện sử dụng ngân sách nhà nước như dự án trí thức trẻ tình nguyệnNghị định của chính phủ về thanh niên xungphong (Đoàn thanh niên). Chính sách cho

Tuân theo quy định của pháp luật về Hội, VNGOs.Các chính sách đối với tình nguyện viên và hoạt động tình nguyện thuộc tổ chức dựa trên nguyên tắc thoả

Có quy định riêng của tổ chức khác nhau thuộc quốc giakhác nhau. Việt Nam co một số quy định về viện trợ nước ngoài, cứutrợ khẩn cấp…. chưacó chính sách cụ

Tuân thủ pháp luậtcủa Nhà nước ở cáclĩnh vực có liênquan.Nguyên tắc hoạtđộng dựa trên sựđồng thuận củathành viên và tìnhnguyện viên

18

Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạtđộng tình nguyệnphi chính thức

tình nguyện viên cấp xã Một số quy định cụ thểcho hoạt động tình nguyện như quy chế tình nguyện viên của Hội Chữ Thập ĐỏChưa có chính sách chohoạt động tình nguyện và tình nguyện viên nói chung

thuận của tổ chức với tình nguyện viênChưa có chính sách của nhà nước cụ thểcho hoạt động và tình nguyện viên nói chung

thể cho các tổ chứcquốc tế hoặc INGOs có tình nguyện viênhay tình nguyện viên quốc tế tại Việt Nam

Chưa có chính sách cụ thể cho tình nguyện viên và hoạtđộng tình nguỵên nói chung

Truyềnthông

Các phương tiện truyềnthông đại chúng đưatin, tuyên truyền mộtcách tập trung vào mỗichiến dịch, phongtrào, mùa tình nguyện.Truyền thông theo ngành dọc một cách thống nhất từ trung ương đến cơ sở tạo nênhiệu ứng truyền thông

Truyền thông diễn ra rời rạc hơn nếu không phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể … khó tạo hiệu ứng truyền thông rộng khắp quymô lớn

Truyền thông diễnra rời rạc hơn nếukhông phối hợp vớicác ban, ngành,đoàn thể … khó tạohiệu ứng truyềnthông rộng khắp quymô lớn

Truyền thông diễn ra rời rạc hơn nếu không phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể … khó tạo hiệu ứng truyền thông rộng khắp quymô lớn

19

Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạtđộng tình nguyệnphi chính thức

rộng khắp quy mô lớnMức độchuyênnghiệp

Tính chính thức của cơcấu tình nguyện không phổ biến và chưa chuyên nghiệp. Tổ chức và quản lý hoạt động tình nguyện là nhịêm vụ chính trị hơn là đam mê hoạt động tình nguyện. Tính chuyên nghiệp củatình nguyện viên khôngcao

Tính chính thức củacơ cấu tình nguyệnkhông phổ biến vàchưa chuyên nghiệp.Hình thức tìnhnguyện phổ biến làcác hệ thống hỗ trợphi chính thức hoặccác mạng lưới đôibên cùng có lợihoặc tự lựcTính chuyên nghiệpcủa tình nguyệnviên không cao

Cơ cấu tình nguyệnchính thức phổ biếnvà chuyên nghiệp,tập trung vào cáchình thức hoạt độngtừ thiện; hoạt độngthúc đẩy tinh thầntình nguyện. Tính chuyên nghiệpcủa tình nguyệnviên cao

Tính chính thức củacơ cấu tình nguyệnkhông phổ biến vàchưa chuyên nghiệp.Hình thức tìnhnguyện phổ biến làcác hệ thống hỗ trợphi chính thức hoặccác mạng lưới đôibên cùng có lợihoặc tự lựcTính chuyên nghiệpcủa tình nguyệnviên không cao

20

1.3.Các chính sách trước đây và hiện nay hỗ trợcho việc duy trì và phát triển đối với hoạt động tìnhnguyện ở Việt Nam

Các chính sách, pháp luật có liên quan đến cáchoạt động tình nguyện khá phong phú và đa dạng, vừatrực tiếp, vừa gián tiếp. Tuy nhiên hiện nay ở ViệtNam vẫn chưa có chính sách nói chung cho hoạt độngtình nguyện và Tình nguyện viên. Trong khuôn khổ đềtài nghiên cứu chỉ liệt kê một số chính sách có ảnhhưởng, liên quan đến các hoạt động tình nguyện ở ViệtNam hiện đã và đang tồn tại: Nghị định 148/2007/NĐ-CPngày 25 tháng 9 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ vềtổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Nghịđịnh số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phichính phủ nước ngoài.; Quy chế tình nguyện viên ChữThập Đỏ Việt Nam ban hành kèm theo quyếtt định 163 –QĐ/TWHCTĐ ngày 9/4/2009 của Trung ương Hội Chữ Thập ĐỏViệt Nam; Quy định về việc cấp Giấy phép lập Văn phòngĐại diện, Giấy phép lập Văn phòng Dự án và Giấy phéphoạt động cho các tổ chức tình nguyện nước ngoài hoặcNGOs nước ngoài; chính sách đối với Thanh niên xungphong; chính sách đối với các đội trí thực trẻ tìnhnguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi; quyđịnh về tổ chức và hoạt động của đội hoạt động xã hộitình nguyện cấp xã của Bộ Lao động Thương Binh và xãhội; chính sách chính sách luân chuyển, tăng cường cánbộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chínhsách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộchuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xãthuộc 61 huyện nghèo; các chính sách trong Dự án “Tăngcường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốcphòng giai đoạn 2010 – 2020”;

Tại thời điểm nghiên cứu tiến hành, Trung ươngĐoàn đang xây dựng và trình Thủ tướng Quyết định vềchính sách đối với thanh niên tình nguyện, thức trẻtình nguyện.

21

Chương 2. Tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam; hướng tớiviệc thực hiện MDGs

2.1 Tác động của hoạt động tình nguyện đến côngtác xoá đói giảm nghèo

-Hoạt động tình nguyện được thực hiện trong nhiềunăm nay cho thấy hoạt động tình nguyện đã trực tiếpgóp phần xoá đói giảm nghèo

-Quá trình trao đổi, hợp tác giữa cán bộ các cấp,các ngành với các tổ chức trong quá trình thực hiệncác hoạt động động tình nguyện trong hoạt động xoá đóigiảm nghèo đã nâng cao năng lực cho cán bộ và cho cácđối tác Việt Nam

-Xuất phát từ hướng tiếp cận từ dưới lên trongcác dự án xoá đói giảm nghèo bền vững với sự tham giacủa các tình nguỵên viên giúp cho người dân được bồiđắp về kiến thức, kỹ năng trong hoạt động kinh tếchính là hoạt động tình nguyện đã nâng cao năng lựccho người dân đồng thời góp phần phát huy và thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân

-Việc các cá nhân và cộng đồng được tiếp xúc,hoạt động cùng các tình nguyện viên với quá trìnhtương tác, trao đổi… giúp cho các cá nhân, cộng đồngđược mở rộng giao lưu, tự tin. Bên cạnh đó, các cánhân, cộng đồng vượt lên số phận, tự đi trên đôi châncủa chính mình, tự nhận ra bản thân… thông qua cáchoạt động tình nguyện cũng như sự trợ giup từ các hoạtđộng tình nguyện đã giúp tăng quyền năng cho cá nhânvà cộng đồng

-“Dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dânliệu cũng xong” nhấn mạnh đến sức mạnh cũng như sựđồng lòng của nhà nước và nhân dân, đặc biệt là sứcmạnh của nhân dân trước vấn đề dù lớn hay nhỏ của đấtnước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân sách của

22

nhà nước được phát huy hiệu quả khi được kết hợp vớihoạt động tình nguyện

-Với số lượng lớn tình nguyện viên tham gia cáchoạt động tình nguyện cũng như nhiều hình thức hoạtđộng tình nguyện phong phú và đang dạng trong hoạtđộng xoá đói giảm nghèo trên diện rộng đã và đang tạora sự vận động vì sự thay đổi góp phần xây dựng cáccộng đồng đoàn kết vững mạnh nội lực trên tinh thầntình nguyện.

2.2 Tác động của hoạt động tình nguyện đến côngtác y tế - chăm sóc sức khoẻ

-Quá trình hợp tác cùng thúc đẩy và thực hiệnhoạt động tình nguyện giữa cán bộ, nhân dân và các tổchức có hoạt động tình nguyện cũng như tình nguyệnviên đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhândân trong công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ.

-Sự tham gia vào các hoạt động tình nguyện như làtình nguyện viên, các cá nhân và hộ gia đình được cungcấp kiến thức về y tế - sức khoẻ, đặc biệt là việc cảithiện sức khoẻ bà mẹ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em hoặcphòng chống HIV/AIDS, sốt rét và bệnh dịch khác chothấy tình nguyện viên và gia đình tình nguyện viênchính là người thụ hưởng kết quả.

-Các hoạt động tình nguyện đã góp phần giúp nhữngngười sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV tự tin vươnlên trong cuộc sống và theo đó tránh được sự kỳ thịcũng như giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

-Các hoạt động tình nguyện trong phòng chốngHIV/AIDS đã tạo ra sự vận động vì sự thay đổi đồngthời góp phần xây dựng cộng đồng tiến bộ, đoàn kết,vững mạnh chung sức phòng chống HIV.

2.3 Tác động của hoạt động tình nguỵên đến côngtác giáo dục

-Các hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực giáodục đã góp phần cải thiện khả năng tiếp cận và các cơhội cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

23

-Với số lượng lớn tình nguyện viên tham gia hoạtđộng tình nguyện vào mùa hè tới các cấp địa phương,hoạt động phong phú và đa dạng đã góp phần nâng caodân trí và phát triển thanh thiếu niên

-Qua mười năm hoạt động tình nguyện do Trung ươngĐoàn phát động với "Chiến dịch thanh niên tình nguyệnhè" hàng năm, trong đó có nhiều hoạt động hướng đếncông tác giáo dục với nhiều thành tựu, kết quả đạtđược góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thanh niêntrong cộng đồng và từ đó lan tỏa, lôi cuốn các đốitượng khác trong xã hội tham gia hoạt động tìnhnguyện.

2.4 Tác động của hoạt động tình nguỵên đến bảo vệmôi trường

-Bản thân tình nguyện viên tham gia các hoạt độngtình nguyện bảo vệ môi trường cũng là hình thức nângcao nhận thức và trách nhiệm của công dân trong việcbảo vệ môi trường. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyệnvới hình thức cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cá nhânvà cộng đồng đã góp phần giúp cho các cá nhân và cộngđồng nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vicó lợi cho môi trường.

-Việc kết hợp một cách sáng tạo giữa hoạt độngtình nguyện và phát triển kinh tế bền vững thì hoạtđộng tình nguyện đã thực hiện được việc tình nguyệnviên và gia đình của họ chính là người được thụ hưởngkết quả đầu ra của hoạt động tình nguyện tình bảo vệmôi trường. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động tìnhnguyện được thực hiện và nhân rộng một cách tự giác vàbền vững

-Các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường diễnra ở các đô thị đã tạo phong trào xây dựng nếp sốngvăn minh đô thị

-Nhiều mô hình tình nguyện vì môi trường, cộngđồng tham gia bảo vệ môi trường cũng như các mô hìnhtự quản bảo vệ môi trường đã ra đời và hoạt động đã

24

thúc đẩy tinh thần tình nguyện trong công tác bảo vệmôi trường

2.5 Tác động của hoạt động tình nguỵên đến côngtác bình đẳng giới:

-Bản thân việc được hợp tác với các chuyên gia,tình nguyện viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thôngqua các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủnước ngoài…hỗ trợ Việt Nam về bình đẳng giới đã tăngcường năng lực cho đối tác Việt Nam và xây dựng khungpháp lý về bình đẳng giới ở Việt Nam

-Nhiều hình thức tình nguyện nhằm tuyên truyền vềbình đẳng giới hoặc phòng chống bạo lực gia đình tạicộng đồng đã góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồngvề bình đẳng giới

-Các hoạt động tình nguyện hướng đến bình đẳnggiới không chỉ cung cấp kiến thức cho cá nhân, cộngđồng về kiến thức, pháp luật liên quan đến bình đẳnggiới mà còn giúp cho bản thân phụ nữ nhận thức đượcquyền lợi của mình qua đó hoạt động tình nguyện đãgiúp tăng quyền năng cho phụ nữ

-Những kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình,bình đẳng giới được tuyên truyền tới các cá nhân vàgia đình cùng với các hoạt động thiết thực của cáctình nguyện viên tại cộng đồng trong việc can thiệpphòng chống bạo lực gia đình đã góp phần xây dựng giađình hạnh phúc

-Các hoạt động tình nguyện hướng đến bình đẳnggiới được lồng ghép trong nhiều hoạt động khác nhaucho các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt, là nhóm thanhniên góp phần xây dựng thế hệ trẻ nhạy cảm giới và nóikhông với bạo lực gia đình

-Bản thân việc cộng đồng được cung cấp kiến thứcvà tham gia phòng chống bạo lực gia đình tạo sự đồngthuận trên diện rộng về sự thay đổi định kiến giới,phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần xây dựng cộngđồng đoàn kết vững mạnh, tiến bộ, bình đẳng

25

* (Các số liệu kết quả nghiên cứu của phần này có thể tham khảoBáo cáo nghiên cứu – bản đầy đủ trên Website: www.vvirc.vn)

PHẦN THỨ BATHACH THỨC VÀ CƠ HỘI CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNHNGUYỆN Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUÂT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ -GIẢI PHAP NHẰM PHAT HUY NGUỒN LỰC TÌNH NGUYỆN VÌ SỰ

PHAT TRIỂN

3.1. Những thách thức và cơ hội chủ yếu trong hoạtđộng tình nguyện ở Việt Nam

3.1.1. Những thuận lợi và cơ hội chủ yếu tronghoạt động tình nguyện

A, Về bối cảnh đất nước và các chính sáchQuá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

không thể tránh khỏi những vấn đề tồn tại như phântầng xã hội; đô thị hoá quá tải và các hệ luỵ, các vấnđề xã hội mới nảy sinh…. chỉ nhà nước thôi không đủ đểgiải quyết mà cần sự vào cuộc và chia sẻ của toàn xãhội trong đó có các hoạt động tình nguyện.

Việt Nam có những chính sách và hoạt động thựctiễn, thiết thực nhằm thúc đẩy việc hoàn thành MDGs đólà Mục tiêu phát triển quốc gia; ưu tiên nguồn lực choviệc thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế liênquan đến với quan điểm thống nhất “Phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi vớithực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môitrường” là cơ hội cho các hoạt động tình nguyện hướngđến MDGs.

Thêm vào đó, trình độ học vấn của người dân ngàycàng được nâng cao, đời sống kinh tế ngày càng đượccải thiện là điều kiện để cho người dân nhận thức rõvề vai trò và ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, đâychính là cơ hội mới cho hoạt động tình nguyện.

26

Truyền thông về tình nguyện ngày càng đổi mới, cáctin tức sự kiện ngày càng được cập nhật và diễn ra mộtcách chuyên nghiệp là điều kiện để thu hút tình nguyệnviên cũng như thúc đẩy tình nguyện thành phong trào,thành lối sống, thành xã hội tình nguyện. Nhiều hìnhthức tình nguyện mới ra đời như các mạng, câu lạc bộtình nguyện online…

Những đóng góp và tác động của hoạt động tìnhnguyện trong khoảng 10 năm qua đã tạo ra một diện mạomới cho hoạt động tình nguyện tại Việt Nam. Đông đảotình nguyện viên được huy động tham gia trực tiếp hoặcgián tiếp vào hoạt động tình nguyện, thúc đẩy tinhthần tình nguyện tạo ra những phong trào tình nguyệnngày càng sâu, rộng và hiệu quả. Thành quả lớn nhất làđã khơi gợi, đánh thức tinh thần thiện nguyện củangười dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội.

Nhìn chung đường lối, chính sách, pháp luật củaViệt Nam hiện tại và đang trong quá trình hoàn thiệntheo hướng tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt độngtình nguyện được thúc đẩy và thực hiện.

B, Đối với các tổ chức có hoạt động tình nguyện: Các cá nhân trong xã hội đều là thành viên của một

tổ chức chính trị xã hội hay hội nhất định, với sựhoạt động tích cực của các tổ chức chính trị xã hộitrong chỉ đạo và tổ chức thực hiện tình nguyện sẽ dễdàng thúc đẩy hoạt động tình nguyện và thu hút tìnhnguỵên viên là thành viên tổ chức mình.

NGOs nước ngoài có hoạt động tình nguyện tại ViệtNam tuy không nhiều nhưng các hoạt động chủ yếu hướngđến hỗ trợ về kỹ thuật và thúc đẩy hoạt động tìnhnguyện, Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn trong quá trìnhhoàn thiện các khung pháp lý có lợi cho việc kêu gọitài trợ từ các nhà tài trợ nước ngoài cho Việt Nam.

Các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc nhómVNGOs nhận ra những điểm yếu của mình, nêu ra và thảo

27

luận cùng nhau để tìm ra giải pháp tối ưu cho sự thanhlọc, tồn tại và phát triển hướng đến hoạt động chuyênnghiệp hơn.

Sự ra đời của nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm… tìnhnguyện cho thấy nhu cầu hoạt động tình nguyện là lớn.Hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp ở Việt Nam mớibước đầu vượt khỏi bỡ ngỡ, đang trong quá trình vậnđộng hướng đến động tình nguyện chuyên nghiệp hơn vàđang dần xuất hiện rõ nét một đội ngũ những người làmcông tác tình nguyện chuyên nghiệp. Trong đó, hoạtđộng quản lý tình nguyện như một lĩnh vực nghề nghiệpmới mà nhiều người lựa chọn, theo đuổi và phát triểnbản thân, phát triển cộng đồng.

Các chương trình quốc gia như Chương trình quốcgia về bình đẳng giới ; Chăm sóc sức khoẻ ; giáo dục …mở ra sự tham gia của các tổ chức tình nguyện. Vậndụng tốt mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ và tổchức có hoạt động tình nguyện sẽ phát huy được điểmmạnh của hai bên để đạt được hiệu quả cao nhất là manglại lợi ích cho cộng đồng và phát triển con người.

C, Đối với tình nguyện viên Phong trào tình nguyện nở rộ, phát triển sâu rộng

trong khoảng 10 năm đã thu hút được một lực lượng lớntình nguyện viên tham gia. Tình nguyện viên tham giahoạt động vừa là người cống hiến nhưng đồng thời cũnglà người hưởng lợi. như góp phần hoàn thiện nhân cáchcá nhân; được rèn luyện các kỹ năng mềm, các kỹ năngsống; tăng cường và thiết lập được mạng lưới xã hộicho bản thân,… Lực lượng tình nguyện viên hiện nay ởViệt Nam đông đảo và đa dạng (lứa tuổi, trình độ họcvấn, nơi cư trú, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnhkinh tế….) nhưng lực lượng nòng cốt và luôn luônthường trực vẫn là lực lượng thanh niên. Ý thức tự lậpthân, lập nghiệp trong điều kiện mới đã có nhiềuchuyển biến tích cực; có khát vọng chiến thắng nghèonàn lạc hậu; có lòng nhân ái, tinh thần tình nguyệntrong các tầng lớp thanh niên ngày càng được khơi dậy

28

mạnh mẽ. Thanh niên ngày nay nhạy cảm với tình hìnhkinh tế, chính trị trong nước và quốc tế với tâm thế,năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của thanh niên tựtin và chủ động hơn; thể chất, trình độ học vấn tiếptục được nâng cao và trình độ nghề nghiệp, ý thức phápluật, tác phong làm việc công nghiệp có chuyển biếntiến bộ.

Hoạt động tình nguyện trong mười năm qua cho thấy,lực lượng tình nguỵên viên của Việt Nam không thiếu,người người tham gia tình nguyện, nhà nhà tham giatình nguyện.

D, Về nguồn tài trợ: Nguồn tài trợ trong nước hiệnnay cũng không kém so với các nguồn tài trợ từ các nhàtài trợ nước ngoài. Môi trường pháp lý thuận lợi vớichính sách mở cửa và mục tiêu phát triển kinh tế đấtnước hiện nay tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệptrong nước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đâylà một trong những nguồn tài trợ lớn cho hoạt độngtình nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.1.2. Những khó khăn và thách thức chủ yếu tronghoạt động tình nguyện

A, Về phía chủ trương, đường lối, chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước

- Thiếu một chính sách nhất quán, đồng bộ quy địnhvề tình nguyện viên và hoạt động tình nguyện nhằmchính thức hoá hoạt động tình nguyện.

- Các quy định liên quan đến các tổ chức tìnhnguyện nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam còn quanhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều mắt xích, nhiều đơnvị hành chính kiểm soát gây khó khăn. Tình nguyện viênquốc tế vào Việt Nam vẫn còn có hiện tượng chưa nhậnđược sự hỗ trợ mang tính chất khuyến khích và tôn vinhtừ phía Việt Nam.

- Các tổ chức tình nguyện nước ngoài có mạng lướitình nguyện theo nhiều cấp, nhiều chương trình có thểtrao đổi tình nguyện viên dễ dàng ở cấp quốc tế nhưng

29

mạng lưới kết nối tình nguyện có ý nghĩa pháp lý, đángtin cậy và đủ chuyên nghiệp ở Việt Nam thì chưa thựcsự có hoặc chưa đủ năng lực. Điều này khiến cho cónhững tổ chức tình nguyện nước ngoài muốn hoạt độngtình nguyện tại Việt Nam nhưng không có thông tin.

- Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện ViệtNam (VVIRC) đã ra đời trong khuôn khổ hoạt động của dựán quốc gia về hoạt động tình nguyện với những chứcnăng, nhiệm vụ đã được định hình. Đây là trung tâm độclập nằm trong Trung ương Đoàn và đại diện cho hoạtđộng tình nguyện Việt Nam. Tuy nhiên, Trung tâm chưathực sự vận hành vì chưa có các nguồn ngân sách, đặcbiệt là từ Nhà nước cho Trung tâm hoạt động độc lập,các hoạt động hiện tại chủ yếu là hoạt động trongkhuôn khổ dự án. Đây là một trong những khó khăn khiếncho Trung tâm chưa thực sự trở thành trung tâm kết nốihoặc điều phối các hoạt động tình nguyện tại Việt Namnhằm thúc đẩy hoạt động tình nguyện ở Việt Nam chuyênnghiệp hơn và phát huy hết nguồn lực tình nguyện vì sựphát triển.

B, Đối với nhà tài trợ- Tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến

những khó khăn về tài chính của các quốc gia nói chungvà các quốc gia có nguồn tài trợ cho Việt Nam làm chonguồn tài trợ từ bên ngoài theo đó cũng bị cắt giảm.Việt Nam là nước rút tên ra khỏi nhóm có thu nhập thấpnhất, đồng nghĩa với việc các nhà tài trợ từ bên ngoàicắt giảm hoặc rút khỏi Việt Nam để trợ giúp cho cácnước khó khăn hơn. Sự cắt giảm này diễn ra trong bốicảnh VNGOs có hoạt động tình nguyện chưa thực sự lớnmạnh, chuyên nghiệp và tự đứng vững cũng là một khókhăn.

- Khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chínhtrong nước cho hoạt động tình nguyện vì các cơ quandoanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại ViệtNam cũng rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc khủnghoảng kinh tế.

30

- Vì chưa có chính sách nhất quán về hoạt độngtình nguyện nên Việt Nam hiện chưa có chính sách cụthể khuyến khích, tôn vinh, ghi nhận đối với các nhàtài trợ. Cho nên, chưa thực sự huy động được nguồn tàitrợ trong nước một cách tối ưu, có hiệu quả.

- Việt Nam chưa có quỹ quốc gia hay quỹ ngành chohoạt động tình nguyện hoặc hỗ trợ tình nguyện viên. Dođó, các đơn vị chỉ đạo và quản lý hoạt động tìnhnguyện trong nước (kể cả các tổ chức chính trị xã hội,VNGOs và các đội nhóm, câu lạc bộ…) khó khăn trongviệc lập kế hoạch chủ động cho hoạt động tình nguyện.

C, Đối với tổ chức tiếp nhận hoạt động tình nguyện- Nhiều địa phương chưa xác định đúng vị trí, vai

trò của hoạt động tình nguyện trong việc tham gia pháttriển nông thôn, miền núi, đặc biệt là các vùng cònnhiều khó khăn, gian khổ nên chưa huy động và sử dụngtốt nguồn nhân lực này. Một số cấp ủy, địa phương vẫncoi hoạt động tình nguyện, đặc biệt là hoạt động tìnhnguyện của thanh niên là của Đoàn, Hội, cho nên chưaquan tâm, hỗ trợ điều kiện cho các hoạt động tìnhnguyện được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hoặc có mộtsố nơi còn có thái độ coi nhẹ, làm qua quýt khiếnkhông phát huy được hiệu quả hoạt động tình nguyện gâylãng phí nguồn lực tình nguyện.

- Các đơn vị tiếp nhận hoạt động tình nguyện ở cơsở còn bị động trong phối hợp hoạt động. Các hoạt độngtại các địa phương còn thiếu tính sáng tạo, không gắnvới thực tiễn địa phương và không duy trì được tínhbền vững sau khi hoạt động kết thúc.

- Vẫn còn xuất hịên tình trạng cán bộ cơ sở tiếpnhận hoạt động tình nguyện nhưng quá trình thực hiệnlại sai đối tượng, sai mục đích hoặc chưa thực sự minhbạch làm cho kết quả của hoạt động tình nguyện chưađạt như mong muốn.

D, Đối với cơ quan tổ chức thực hiện và quản lýhoạt động tình nguyện:

31

- Hoạt động của các tổ chức tình nguyện còn chồngchéo, lãng phí nguồn lực và không đạt hiệu quả caonhất.

- VNGOs có hoạt động tình nguỵên chưa đủ mạnh,chưa đủ nặng để đưa ra những khuyến nghị và đề xuấthợp tác đối với nhà nước.

- Đối với các cá nhân, tổ chức, câu lạc bộ… có hoạt động tìnhnguyện không đăng ký pháp nhân, không chính danh thìtiếp cận với đơn vị tiếp nhận tình nguyện cơ sở khôngdễ dàng.

- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: các hoạt động tìnhnguyện còn bị động từ khâu kêu gọi tài trợ đến khâụthực hiện hiệu quả các hoạt động, thường rơi vào tìnhtrạng không có nguồn kinh phí cho hoạt động tìnhnguyện, mặc dù lực lượng tình nguyện luôn sẵn sàng.

- Việc huy động nguồn lực còn nhiều vấn đề bấtcập: ủng hộ các quỹ từ thiện là việc mà nhiều cá nhânmuốn làm nhưng hiện nay có quá nhiều quỹ từ thiện cầnhuy động. Việc một cá nhân có thể “phải” ủng hộ 1 quỹ(hoặc nhiều quỹ) nhiều lần do mỗi cá nhân thông thườnglà thành viên của nhiều tổ chức khác nhau tạo cho “cácnhà tài trợ” rơi vào tình huống khó xử và sự tựnguyện dễ trở thành nghĩa vụ, gây phản cảm.

E, Đối với tình nguyện viên (TNV):- Chưa có những quy định về tiêu chuẩn TNV, chính

sách cho TNV.Với những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối

với hoạt động tình nguyện ở Việt Nam hiện nay chothấy, vấn đề mấu chốt của hoạt động tình nguyện tạiViệt Nam hiện nay là thiếu một sợi dây kết nối các tổchức, chia sẻ thông tin, điều phối các hoạt động tìnhnguyện để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động tình nguyệncũng như các chính sách cụ thể liên quan đến hoạt độngtình nguyện.

32

3.2. Đề xuất khuyến nghị nhằm phát huy nguồn lựctình nguyện vì sự phát triển

Với những phân tích cụ thể về thuận lợi, khó khăn,cơ hội và thách thức đối với hoạt động tình nguyện ởViệt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề đặt ra ở đây là làmthế nào đề thống nhất quản lý các hoạt động tìnhnguyện theo tinh thần tạo môi trường thuận lợi cho cáchoạt động tình nguyện được ươm mầm, thực hiện và thúcđẩy nhằm thu hút tối đa sự cống hiến, đóng góp củatoàn xã hội cho mục tiêu phát triển đất nước lấy conngười làm trung tâm.

Các phân tích trên đây cho thấy có hai vấn đề lớncần giải quyết để tạo môi trường thuận lợi nhằm thúcđẩy hoạt động tình nguyện phát triển bền vững ở ViệtNam hiện nay là:

(1) Nhà nước thống nhất quản lý, giám sát giámsát hoạt động tình nguyện thông qua một Trung tâm điềuphối tình nguyện.

(2) Thứ hai, cần xây dựng và ban hành chính sách,Luật tình nguyện.

3.2.1. Đề xuất về mô hình quản lý tình nguyện tạiViệt Nam

Nhu cầu cần ra đời một Trung tâm điều phối tìnhnguyện quốc gia là khách quan đối với yêu cầu về quảnlý hoạt động tình nguyện nhằm thúc đẩy hoạt động tìnhnguyện trong thời gian sắp tới. Một số phương án đượcđề xuất như Trung tâm nên trực thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hoặc nằm độc lập như một Uỷ banquốc gia về Tình nguyện trực thuộc Thủ tướng chính phủhoặc Trung tâm do Trung ương Đoàn là cơ quan thườngtrực.

Tuy nhiên, với tình hình thực tiễn hiện nay khitình hình phát triển kinh tế đất nước còn nhiều khókhăn trong giai đọan khủng hoảng kinh tế toàn cầu việcra đời một trung tâm mới hoàn toàn hay một uỷ ban mớilà không khả thi. Một phương án được nhiều ý kiến đồng

33

tình đó là Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gianên được phát triển từ Trung tâm thông tin nguồn lựctình nguyện Việt Nam (VVIRC). Trung tâm đã được thànhlập từ tháng 12/2010 với những chức năng, nhiệm vụ đãđược định hình với tầm nhìn là trung tâm độc lập vàđại diện cho hoạt động tình nguyện Việt Nam. Hiện tạiTrung tâm trực thuộc Trung ương Đoàn, tuy nhiên, Trungtâm chưa thực sự phát triển vì chưa có ngân sách độclập.

Do đó, nghiên cứu đề xuất ra đời Trung tâm điềuphối tình nguyện quốc gia trên cơ sở kiện toàn về tổchức, nhân sự, chính sách và cung cấp ngân sách choTrung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam doTrung ương Đoàn là cơ quan thường trực. Trung tâm cóchức năng quản lý, điều phối, cung cấp thông tin, thammưu và giám sát chính sách tình nguyện.

Tên của đơn vị: Trung tâm điều phối tình nguyệnquốc gia

Trực thuộc: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh * Ưu điểm- Khi đơn vị chuyên trách đủ mạnh thì có thể quản

lý, điều phối và trao đổi được các hoạt động tìnhnguyện (trong nước và quốc tế)

- Phân bổ được nguồn lực tình nguyện kết hợp vớinguồn lực từ nhà nước hiệu quả, không rơi vào tìnhtrạng chồng chéo các hoạt động giữa nhà nước và hoạtđộng tình nguyện; giữa hoạt động tình nguyện của cáccá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp… với nhau tớimột địa phương, nhóm hưởng lợi…

- Có thông tin và sự tư vấn cũng như điều phối củađơn vị chuyên trách các cá nhân, tổ chức, cơ quan,doanh nghiệp… chủ động trong hoạt động tình nguyện củamình

- Nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt độngtình nguyện vì có thể kết hợp với kế hoạch và ngânsách của nhà nước trong cùng hoạt động

34

- Không làm mất tính chủ động của các tổ chứcchính trị, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân, cơquan, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc huy độngnguồn lực cũng như tổ chức thực hiện tình nguyện

- Có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn trong việcquản lý, tư vấn, điều phối, trao đổi hoạt động tìnhnguyện

- Hoạt động tình nguyện được thừa nhận và đượctính đến trong nền kinh tế quốc dân

- Theo đó vai trò của hoạt động tình nguyện sẽđược nhìn nhận đúng mức, những người hoạt động tronglĩnh vực quản lý hoạt động tình nguyện được xem nhưmột nghề, được đào tạo nghề, các chính sách cho ngườiquản lý cũng như nhóm hoạt động tình nguyện chuyênnghiệp được tính đến

3.2.2. Đề xuất về chính sách đối với các bên thamgia hoạt động tình nguyện

Để mô hình đề xuất có thể hiện thực hoá và pháthuy hiệu quả của quản lý nhà nước về hoạt động tìnhnguyện, việc trước mắt nên thực hiện đó là cho ra đờichính sách thanh niên tình nguyện nói riêng và chínhsách cho tình nguyện viên nói chung nhằm tạo hành langpháp lý thúc đẩy hoạt động tình nguyện tại Việt Nam.Ví dụ: Thông qua dự thảo “Quyết định về chính sách đốivới hoạt động tình nguyện của thanh niên” mà Trungương Đoàn hiện đang xây dựng. Bên cạnh đó, trong vòng5 - 10 năm tới cần phát triển các chính sách này thànhLuật tình nguyện. Trong đó, cần lưu ý đến các bêntrong hoạt động tình nguyện:

A, Nhà tài trợ- Trong việc huy động nguồn lực cho các hoạt động,

cần có những quy định về sự phối hợp đồng bộ giữa cácngành, các cấp trong việc vận động các tổ chức, cánhân, đơn vị ủng hộ, quyên góp tránh huy động chồngchéo.

35

- Cần có các chính sách cụ thể khuyến khích, tônvinh các nhà tài trợ, đặc biệt là các nhà tài trợtrong nước cho hoạt động tình nguyện vì sự phát triển

- Cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giản các quitrình về đăng ký, cấp giấy phép, phê duyệt dự án;nghiên cứu áp dụng các hình thức ưu đãi về thị thực,miễn trừ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng... Đồngthời, cần tăng cường công tác phổ biến thông tin phápluật, tạo điều kiện cho INGOs hoạt động tình nguyệnphù hợp với các qui chế của tổ chức và theo đúng cácqui định của pháp luật Việt Nam.

B, Tổ chức có hoạt động tình nguyện- Đối với các IO/INGOs có hoạt động tình nguỵên: nên có

những chính sách khuyến khích các tổ chức này cũng nhưtình nguỵên viên quốc tế đến Việt Nam thông qua các tổchức này.

- Đối với các tổ chức chính trị xã hội có hoạt động tình nguỵên:Nên có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức này hoạt độngvề nguồn lực tài chính, nguồn lực con người (quỹ tìnhnguỵên quốc gia). Quy định về hợp tác giữa cơ quan tổchức tình nguyện và “Trung tâm điều phối tình nguyện”ví dụ như các tổ chức tình nguyện có trách nhiệm thôngbáo về hoạt động của tổ chức cho “Trung tâm điều phốitình nguyện” để được hưởng chính sách ưu đãi hoặckhông thông qua được xem như vi phạm pháp luật

- Đối với các VNGOs có hoạt động tình nguyện: Nhà nước cầncó đánh giá sâu rộng hơn về vai trò của các tổ chứcVNGO có hoạt động tình nguyện và rà soát lại khungpháp lý cho hoạt động của các tổ chức VNGO có hoạtđộng tình nguyện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi vàkhuyến khích hoạt động.

- Đối với hình thức hoạt động tình nguỵên phi chính thức: Cần cónhững quy định và hỗ trợ hoạt động cho các nhóm, câulạc bộ tình nguyện tự phát không đăng pháp nhân đểnhững người có tấm lòng thiện nguyện đều được tạo điềukiện tối đa, môi trường thuận lợi cho điều đó trở thành

36

hiện thực. Bình đẳng với các tổ chức khác khi tiếp cậnvà phối kết hợp với “Trung tâm điều phối tình nguyện”

- Nên có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (quốc tế khihội nhập với các tổ chức tình nguyện quốc tế) về từnghình thức hoạt động tình nguyện (ngắn hạn/trung/dàihạn)

- Xây dựng hệ thống, công cụ và phương pháp luậnchung để tạo đo lường tác động của hoạt động tìnhnguyện tới cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế xã hội

C, Tiếp nhận tình nguyện- Cần có những quy định cụ thể về cách thức phối

hợp hình thức giám sát thực hiện phối hợp với cơ quan,tổ chức tiếp nhận tình nguyện; Quy định về giám sáthoạt động tình nguyện giữa cơ quan tổ chức có hoạtđộng tình nguyện; Trung tâm điều phối hoạt động; Cơquan, tổ chức tiếp nhận tình nguyện.

- Tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin giữaIO/INGOs có hoạt động tình nguỵên; VNGOs có hoạt độngtình nguyện, các hình thức hoạt động tình nguyện phichính thức và các cơ quan/đối tác phía Việt Nam.

- Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹnăng trong hoạt động tình nguyện để nâng cao năng lựccho cơ quan/tổ chức tiếp nhận tình nguyện, đặc biệt làđội ngũ cán bộ cơ sở. Hướng đến thay đổi nhận thứcnhìn nhận hoạt động tình nguyện như một giải pháp bềnvững của sự phát triển.

D, Tình nguyện viên- Quy định về tiêu chuẩn chung cho tình nguyện

viên và tiêu chuẩn riêng tuỳ thuộc các lĩnh vực chuyênmôn khác nhau.

- Phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng các điềukiện, tiêu chuẩn cho tình nguyện viên

- Chính sách hỗ trợ cho tình nguyện viên, chínhsách chế độ với tình nguyện viên trong trường hợp rủi

37

ro khi hoạt động tình nguyện; Có chính sách khenthưởng, kỷ luật với tình nguyện viên

E, Truyền thông tổ chức hoạt động tình nguyện - Áp dụng Công nghệ thông tin trong việc kết nối

các thông tin, cơ hội tình nguyện để những các tổchức, tình nguyện viên và cộng đồng được kết nối chặtchẽ với nhau.

- Truyền thông nâng cao, phát huy vai trò của hoạtđộng tình nguyện, xem tình nguyện viên như giải phápcho sự phát triển, huy động sự tham gia của cộng đồngcùng với các tổ chức chính quyền, đoàn thể giải quyếtnhững vấn đề chung của đất nước và cộng đồng.

- Truyền thông thúc đẩy tinh thần tình nguyện, lantoả, rộng khắp trở thành hoạt động nội tại, bền vữngđi vào cuộc sống, từ đó giúp người dân thấy được sựđóng góp của mình sẽ vô cùng quan trọng trong việcđóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.

PHẦN THỨ TƯKẾT LUẬN

Những kết quả phân tích trên cho thấy ở Việt Namcó hai hình thức tình nguyện: chính thức và phi chínhthức xét theo tính pháp lý của cơ quan/tổ chức/đơn vịđứng ra chỉ đạo, tổ chức tình nguyện. Trong đó tìnhnguyện chính thức được thực hiện bởi các tổ chức thuộcchính phủ; các tổ chức phi chính phủ trong nước; cáctổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ nước ngoài có đăngký pháp nhân, chính danh. Tình nguyện phi chính thứcđược thực hiện bởi các cá nhân, câu lạc bộ, đội nhómkhông đăng ký pháp nhân, không chính danh.

Hoạt động tình nguyện hiện nay diễn ra với nhiềunhững thuận lợi như điều kiện kinh tế đất nước pháttriển, đời sống của nhân dân được nâng lên, trình độdân trí được nâng lên, công tác tuyên truyền về tìnhnguyện cập nhật giúp cho sự thu hút tình nguyện viên

38

tham gia tình nguyện tốt hơn. Thêm vào đó các doanhnghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoàiđóng trên địa bàn làm ăn phát đạt là tạo điều kiện chohoạt động tài trợ cho hoạt động được dễ hơn. Mặt khác,khi phát triển nhanh về kinh tế kéo theo những bất cậpvề các vấn đề xã hội đòi hỏi phải có sự vào cuộc củahoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, khó khăn của hoạtđộng tình nguyện cơ bản nằm ở chỗ vì chưa có đơn vịkết nối, điều phối hoạt động tình nguyện cho nên chưaphát huy được sức mạnh của hoạt động tình nguyện tạiViệt Nam như là nguồn lực cho sự phát triển. Bên cạnhđó, việc chưa có chính sách nhất quán về tình nguyệnviên và hoạt động tình nguyện gây khó khăn trong việcchính thức hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động tìnhnguyện.

Sự ra đời của nhiều hình thức hoạt động tìnhnguyện ở Việt Nam hiện nay cho thấy nhu cầu về sự thamgia tình nguyện của người dân, đặc biệt là giới trẻ đểđóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước. Thực hiện hai giải pháp cơ bản (1) Ra đời Trungtâm điều phối tình nguyện nhằm thống nhất quản lý vềhoạt động tình nguyện; (2) Kế hoạch trước mắt nênthông qua chính sách thanh niên tình nguyện nói riêngvà chính sách cho tình nguyện viên nói chung. Trongvòng khoảng 5 – 10 năm tới nên xây dựng và ban hànhLuật tình nguyện nhằm chính thức hoá hoạt động tìnhnguyện sẽ tạo môi trường pháp lý cũng như thể chếthuận lợi cho hoạt động tình nguyện được sử dụng nhưlà nguồn lực cho sự phát triển quốc gia.

( Báo cáo Nghiên cứu – Bản đầy đủ có thể tham khảo trên Website: www.vvirc.vn hoac www.tinhnguyenquocgia.vn).

39