Chương 3hc Phuong Linh

21
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạt động quảng cáo trực tuyến đối với các sản phẩm thời trang (của công ty kinh doanh thời trang) 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề - Lập kế hoạch nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và có sự linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ( được thu thập qua quá trình điều tra mẫu bằng các bảng câu hỏi); dữ liệu thứ cấp (các kiến thức được học ở trường, thông tin qua sách báo, Internet....) - Phân tích dữ liệu qua quá trình thu thập, tổng hợp, so sánh và đưa ra kết luận. Nghiên cứu dưới hai góc độ: 1. Hiện nay các sản phẩm thời trang ( hoặc các công ty kinh doanh thời trang) thực hiện quảng cáo trực tuyến như thế nào? Hiệu quả đạt được là gì? 2. Nghiên cứu đánh giá của người mua người tìm kiếm thông tin trực tuyến về hoạt động quảng cáo trực tuyến các sản phẩm (hoặc của các công ty kinh doanh thời trang)? 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng cáo trực tuyến với các sản phẩm thời trang 3.2.1 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và Internet ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), tính đến cuối tháng 4 vừa qua, số lượng thuê bao Internet ở Việt Nam đạt trên 150.000 (số thuê bao Internet vào cuối năm

Transcript of Chương 3hc Phuong Linh

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực

trạng hoạt động quảng cáo trực tuyến đối với các sản phẩm thời

trang (của công ty kinh doanh thời trang)

3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

- Lập kế hoạch nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và có sự

linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ( được thu thập qua quá

trình điều tra mẫu bằng các bảng câu hỏi); dữ liệu thứ cấp (các

kiến thức được học ở trường, thông tin qua sách báo,

Internet....)

- Phân tích dữ liệu qua quá trình thu thập, tổng hợp, so sánh và

đưa ra kết luận.

Nghiên cứu dưới hai góc độ:

1. Hiện nay các sản phẩm thời trang ( hoặc các công ty kinh

doanh thời trang) thực hiện quảng cáo trực tuyến như thế nào?

Hiệu quả đạt được là gì?

2. Nghiên cứu đánh giá của người mua người tìm kiếm thông tin

trực tuyến về hoạt động quảng cáo trực tuyến các sản phẩm (hoặc

của các công ty kinh doanh thời trang)?

3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường

đến việc phát triển quảng cáo trực tuyến với các sản phẩm thời

trang

3.2.1 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và Internet ở Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

(VNPT), tính đến cuối tháng 4 vừa qua, số lượng thuê bao Internet

ở Việt Nam đạt trên 150.000 (số thuê bao Internet vào cuối năm

1998 chỉ là 11.000). Trong 3 năm từ 1997-2000, tốc độ tăng số

thuê bao Internets tại Việt Nam đạt bình quân 260%/năm, cao hơn

nhiều mức tăng chung của khu vực châu Á- Thái Bình Dương là

38%/năm. Trung bình mỗi tháng ở Việt Nam có thêm 1.500 thuê bao

Internet mới. Về cơ cấu thuê bao Internet, khối cơ quan hành

chính sự nghiệp hiện chiếm 3%; khối doanh nghiệp nhà nước chiếm

5%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 16%; tổ chức nước ngoài chiếm 21%;

cá nhân chiếm 55%. Theo vùng, khu vực miền Nam hiện chiếm 62%

tổng số thuê bao Internet của cả nước; miền Bắc chiếm 33% và miền

Trung chỉ chiếm 5%. Hạ tầng ban đầu có tốc độ 64Kbps khi kết nối

quốc tế, dung lượng chỉ đủ cho khoảng 300 người sử dụng. Khách

hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp của các cơ quan ban ngành,

sử dụng với mục đích là giới thiệu với các cấp lãnh đạo cao hơn

để vận động “mở cửa” cho Internet. Lúc đó, chỉ có một DN cung cấp

hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế (IXP) là VNPT

cùng bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT và

Netnam được phép kinh doanh dịch vụ này. Năm 2002, để tạo động

lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT độc quyền khai

thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy

định này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới.

Giá cước ngày càng rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP

và bốn ISP thuở ban đầu, đến lúc đó, số lượng nhà kinh doanh dịch

vụ Internet đang hoạt động thực tế trên thị trường gồm có bốn IXP

và tám ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam chỉ có các dịch

vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu,

truy nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và

phong phú. Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử

dụng Internet ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có

khung cước còn rẻ hơn, đồng thời cho phép các DN tự mình áp dụng

các chính sách quản lý và ấn định mức cước, số khách hàng thuê

bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng 258%, SPT - 255%, NetNam

- 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%. Tuy nhiên, đến nay chất

lượng dịch vụ vẫn còn là nỗi khổ của khách hàng lẫn nhà cung cấp.

Vấn đề chất lượng chỉ được “cải thiện” bằng thiện chí chăm sóc

khách hàng của các ISP chứ chưa có một cuộc thay đổi toàn diện,

mà điều dễ thấy nhất là ở tốc độ truy cập.

Không thể không nhắc đến một công nghệ mà chính nó đã làm

thị trường Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là: ADSL, ra

đời vào cuối năm 2003 với nhà cung cấp đầu tiên là FPT (dù rằng

VNPT giới thiệu thí điểm công nghệ này trước). Tháng 5/2003, dịch

vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính thức

tung ra thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn

trong tình trạng cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp

tới đâu, khách hàng đăng ký tới đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có

cáp nhưng đã có khách hàng đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển

khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của VNPT và FPT đã đạt đến

gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao đã tăng lên đến

71.000. Ban đầu, dịch vụ này chỉ được cung cấp cho người sử dụng

tại Hà Nội và TP.HCM. Đến nay, ADSL đã phủ khắp 64 tỉnh thành, từ

đô thị cho đến các vùng nông thôn với các nhà cung cấp VNPT,

Viettel và EVN. Chính nhờ công nghệ băng thông rộng ADSL ra đời

mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú hơn thuở

ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các

dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến,

blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng

thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát

triển đột biến. Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet,

VnExpress,... các trang web thông tin của các báo, DN và cá nhân

đều phát triển rất mạnh. Đây không chỉ là nơi cung cấp thông tin

cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh

vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.

Khi mới kết nối, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ có cổng kết

nối đi Mỹ và Úc với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng

5/2005, hạ tầng Internet Việt Nam kết nối với quốc tế đã phát

triển đa hướng. Hướng đi quốc tế lên đến 12 hướng qua tám quốc

gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm Mỹ, Nhật,

Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia.

3.2.2 Các yếu tố pháp lý

Sau 14 năm kết nối với mạng Internet toàn cầu, đến thời điểm

này, Việt Nam có gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31%

dân số, với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ. Sự phát triển đó

không chỉ góp phần to lớn vào sự vững mạnh chung về mọi mặt của

đất nước, mà còn khẳng định cơ chế mở của Đảng, Nhà nước với loại

hình công nghệ thông tin đặc biệt này. Có thể nói năm 1997 là mốc

đáng nhớ khi chúng ta biến "giấc mơ Internet" của Việt Nam thành

hiện thực bằng việc kết nối mạng toàn cầu. Nhờ những chính sách

đúng đắn, quyết liệt đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin,

đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng

Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có

tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Sự phát triển vượt bậc của Internet tại Việt Nam trong hơn 10 năm

qua là điều dễ nhận thấy. Sự phát triển đó không chỉ thể hiện ở

những con số về tốc độ tăng trưởng, loại hình dịch vụ, số lượng

truy cập mà còn thể hiện qua việc người dân có thể truy cập

Internet ở mọi lúc, mọi nơi. Điều đó, khẳng định sự quan tâm đúng

đắn và một cơ chế mở của Đảng và Nhà nước đối với Internet tại

Việt Nam. Cùng với sự phát triển của Internet, các chế tài, quy

định cũng được sửa đổi để thích nghi với hoàn cảnh xã hội mới.

Quốc hội đã nhóm họp và đưa ra các chỉnh sửa trong luật quảng cáo

trong đó bổ sung các quy định và điều lệ về quảng cáo trên mạng.

Qua đó, thứ 1, đưa ra một bộ khung pháp lý, góp phần định hướng

cho các nhà làm kinh tế trong việc sử dụng Internet như một công

cụ quảng cáo hữu hiệu. Thứ 2, nó giúp cho người tiêu dùng có cơ

sở để tin vào tính xác thực của các sản phẩm được quảng cáo trên

mạng.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá

nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội; căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1992; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ

họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001; ủy

ban thường vụ quốc hội đã đề ra pháp lệnh số 39/2001/PL- UBTVQH10

ngày 16/11 năm 2001 về quảng cáo nói chung và các hình thức quảng

cáo trên Internet nói riêng. Điều này thể hiện sự quan tâm của

Nhà nước ta đối với các hoạt động quảng cáo trên mạng, tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hình thức quảng cáo

trên mạng đạt hiệu quả cũng như tạo được sự tin tưởng của người

dân.

(Tham khảo trang web www.luatquangcao.com để biết các văn bản

luật cũng như các thông tư, nghị định của Nhà nước ta đối với

việc quảng cáo trên mạng)

3.2.3 Các yếu tố xã hội

Cùng với sự bùng nổ của Internet là sự phát triển về kinh tế,

xã hội, giáo dục. Giờ đây, khái niệm Internet không còn xa lạ đối

với đa số người dân, từ giới trẻ vốn năng động đến các cụ già đã

về hưu. Theo 1 nghiên cứu gần đây nhất : 100% các trường đại học,

viện nghiên cứu, bệnh viện TƯ; 98% số trường trung học; 92% số DN

vừa và nhỏ... đã có Internet. Vai trò của Internet thể hiện điển

hình đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên Internet trở

thành công cụ đắc lực trong việc kết nối với thế giới bên ngoài

cũng như hỗ trợ cho việc học tập, tra cứu tài liệu. Hiện, ở Việt

Nam, Internet không chỉ được kết nối tại các công sở, cơ quan Nhà

nước, gia đình mà còn có cả ở những quán bar, nhà hàng, những nơi

vui chơi giải trí, tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận,

truy cập Internet một cách dễ dàng. Internet ở Việt Nam bây giờ ở

đâu cũng có, gói cước cũng phù hợp với điều kiện của người tiêu

dùng nói chung, sinh viên nói riêng. Internet cũng góp phần giúp

ích cho việc học hành của các bạn trẻ.

Về phía các doanh nghiệp, Internet đã trở thành 1 phần ko thể

thiếu. Tuy nhiên, thực trang ở Việt Nam là 91,9% số DN được khảo

sát không quan tâm đến website; 70% số DN tại TP lớn hầu như

không sử dụng dịch vụ web… Do vậy, hình thức quảng cáo trên

Internet cũng chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đồng thời

những người sử dụng Internet cũng chưa lưu tâm nhiều đến các sản

phẩm được quảng cáo qua mạng (đặc biệt đối với các sản phẩm thời

trang người dùng muốn trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm và thử vào

người). Còn đối với các doanh nghiệp đang tiến hành quảng cáo

trực tuyến thì họ lại chưa biết cách sử dụng công cụ này cho hiệu

quả. Trên các trang web ngày nay tràn ngập những quảng cáo

Banner, hình ảnh nhấp nháy, đầy màu sắc bắt mắt. Nhưng một vấn đề

có thực là những người điều hành các trang web trên Internet đã

lóa mắt trước cơ hội làm giàu nhanh chóng nhờ tiền quảng cáo, để

rồi thất bại trên chính con đường của mình. Nhiều người tin rằng

quảng cáo trên Internet sẽ tăng vọt và mang lại nhiều doanh thu

nhưng thực tế không phải như vậy. Internet sẽ trở thành phương

tiện truyền thông đầu tiên không bị thống trị bởi quảng cáo. Lý

do cũng thật đơn giản: mạng Internet có tác động tương tác. Trên

Internet, người sử dụng đóng vai trò chủ động chứ không phải

người sở hữu phương tiện truyền thông. Người sử dụng quyết định

họ sẽ đi đâu, xem cái gì, đọc cái gì? Những người sử dụng

Internet coi quảng cáo như một sự đột nhập vào không gian riêng,

một sự xâm phạm vào đời sống riêng tư của họ. Các cuộc khảo sát

cho thấy số lượng người kích con trỏ vào những mục quảng cáo trên

Internet đã và đang giảm xuống một cách đều đặn. Bên cạnh đó nhãn

hiệu trên Internet phải hứng chịu tính hay quên của con người

theo hai cách: Thứ nhất, nhãn hiệu trên Itnernet không xuất hiện

hàng ngày tại những nơi người ta dễ dàng nhìn thấy như trên

đường, siêu thị... Một nhãn hiệu trên Internet không thể xuất

hiện đột ngột trước mặt khách hàng trừ khi họ chủ động mở nó ra.

Thứ hai, một nhãn hiệu trên Internet chịu cảnh thiếu sự yêu

chuộng của khách hàng. Một số người thực sự yêu quý những nhãn

hiệu hàng hóa mà họ sử dụng, nhưng phần đông thì lại không như

vậy. Những thực tế như trên đòi hỏi các nhà làm marketing cần

phải có chiến lược quảng cáo phù hợp với đặc trưng có tính tương

tác của mạng Internet để tiến hành quảng cáo đạt hiệu quả như

mong đợi.

Ngoài ra chúng ta cũng cần phải đề cập tới một số hạn chế như

nguồn nhân lực cho các DN khai thác Internet đang là vấn đề nan

giải trong tình hình chung của ngành công nghệ thông tin hiện

nay. Đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên có chất lượng luôn là

nỗi khao khát của các nhà khai thác. Bên cạnh đó, một vấn đề đang

làm đau đầu các cơ quan chức năng là chưa tìm ra cách để quản lý

nội dung thông tin trên mạng như hiện tượng blog, tung tin và

hình ảnh phản cảm lên mạng mà thời gian qua làm xôn xao dư luận,

chưa ngăn chặn được những hành vi kinh doanh lậu thẻ điện thoại

Internet trả trước, khai thác trái phép hạ tầng Internet với mục

đích ăn cắp cước viễn thông…

3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm mô hình nghiên cứu

( Questionnaire )

3.3.1 Tỷ lệ các loại quảng cáo trên Internet được người dùng

click vào xem và thới quen sử dụng Internet của người Việt Nam

Kết quả này dựa trên khảo sát ý kiến 1.200 người tuổi trên

15 do Yahoo cùng Công ty nghiên cứu truyền thông TNS công bố ngày

2/4/2010, với bình luận đây là tỷ lệ người xem quảng cáo online

cao nhất Đông Nam Á.Theo đó, thời gian trung bình sử dụng

Internet hàng ngày của người VN đã tăng gần gấp đôi so với năm

2006, từ 22 phút lên 43 phút. Người xem quảng cáo trên tivi cũng

đã giảm 21% so hai năm trước. Truy cập Internet tại nhà đã vượt

trội hơn ở các điểm dịch vụ, chiếm đến 66% số người khảo sát. Tuy

nhiên, giới tuổi teen và người có mức sống thấp vẫn truy cập mạng

ngoài nhà khá nhiều (53%).

Những hoạt động tìm kiếm thông tin trên web rất phổ biến

trong năm qua: 82% số người được khảo sát về xu hướng sử dụng

Internet thường dùng các công cụ tìm kiếm và gần 90% trong số họ

đọc tin tức trên mạng. Ứng dụng chat hiện phổ biến hơn email: 73%

dùng chat trong khi email chiếm 58%. Người dùng Internet thuộc

giới trẻ (từ 15-30 tuổi) chiếm số lượng khá cao, gần 80 %. Trong

đó, nam giới và người độc thân vẫn nhỉnh hơn với tỷ lệ lần lượt

là 56%, 63%.

Tỷ lệ các loại quảng cáo trên Internet được người dùng click vào xem. Nguồn:TNS.

Tuy nhiên, thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn bị nhiều

doanh nghiệp bỏ ngỏ. Phân tích của bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng

giám đốc TNS, các phương thức truyền thông khác vẫn còn chiếm thế

độc tôn trong thị trường quảng cáo như: truyền hình, báo giấy..

Theo kết quả khảo sát của Yahoo và Công ty nghiên cứu thị trường

Nielsen, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến của VN năm 2008 đạt

mức 2,81 triệu USD và có thể đạt tới 7,8 triệu USD năm 2010.

Trong khi đó, chi phí người dùng đã bỏ ra cho Internet mỗi năm

qua khoảng 410 triệu USD. Điều này cho thấy tỷ lệ khai thác quảng

cáo trực tuyến của các doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ. Chi phí

người tiêu dùng bỏ ra hàng tháng phần lớn vào tay các nhà cung

cấp đường truyền.

Các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều điều cần cân nhắc khi lựa

chọn Internet để đầu tư quảng cáo, bên cạnh đó là sự thiếu thốn

về thông tin cho các đơn vị cần quảng cáo trực tuyến và một

nguyên nhân khác cũng làm hạn chế cho thị trường quảng cáo online

trong nước là đặc tính phân mảnh khá cao của môi trường Internet.

Nếu như dịch vụ truyền hình VN hiện có không quá 100 kênh thì ở

Internet sẽ không thể nào biết được chính xác những nơi người

dùng sẽ đi qua và dừng chân. Tuy nhiên, chắc chắn rằng họ sẽ luôn

bắt đầu từ một số điểm quen thuộc (trang web, dịch vụ online

thường sử dụng).

Bản kết quả khảo sát thói quen sử dụng Internet của người dùng VN. Nguồn: TNS.

Do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào điểm bắt đầu của

người sử dụng Internet để nâng cao hiệu quả trong quảng cáo trực

tuyến. Qua đó, các trang web tạo nhiều thông tin và tiện ích sẽ

dễ thu hút nhiều người quay trở lại hơn. Ngoài ra, với điều kiện

hạ tầng viễn thông hiện tại của VN, doanh nghiệp cũng không nên

sử dụng các tín năng ngốn nhiều đường truyền vì sẽ dễ làm người

dùng chán nản do chờ đợi.

3.3.2 Kết quả khảo sát về thói quen và đặc điểm mua sắm trực

tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.

Nam mua quần áo qua mạng nhiều hơn nữ, nữ mua đồ điện tử qua

mạng không kém bao nhiêu so với nam, người lướt web nhiều chưa

chắc đã hay mua hàng trực tuyến bằng người xem TV nhiều... Đó là

một số nét có thể rút ra trong kết quả khảo sát về thói quen và

đặc điểm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, do ông

Xavier Depouilly – Giám đốc phát triển kinh doanh và dịch vụ

khách hàng của Kantar Media Vietnam - công bố tại Hội thảo quốc

tế thương mại điện tử(TMĐT) Việt Nam 2010. Khảo sát cho thấy giới

trẻ, độ tuổi từ 15 - 24, là lực lượng mua hàng trực tuyến tích

cực nhất. Chia theo tình trạng hôn nhân, những người độc thân có

xu hướng mua sắm qua mạng cao hơn so với những người đã kết hôn.

Về mặt giới tính, cho dù trong từng nhóm hàng có tỷ lệ khác nhau

giữa nam và nữ tham gia mua bán, nhưng mức chênh không đáng kể.

Đáng chú ý là tỷ lệ nam mua quần áo qua mạng nhỉnh hơn hơn nữ (có

lẽ do nữ thích đến tận nơi xem hàng?). Trong khi đó, tỷ lệ nữ mua

DVD, đồ điện tử qua mạng không kém nam là mấy. Nhóm hàng được mua

trực tuyến nhiều nhất là quần áo (35%), vượt xa nhóm kế cận là

giày dép với 14%. Tiếp theo là các nhóm: ĐTDĐ và phụ kiện (12%),

máy tính và/hoặc phụ kiện (8%), sách (7%)…

Người Việt thường có thói quen tận dụng Internet ở công sở

để lướt web, nhưng theo khảo sát của Kantar, lượng truy cập

Internet vào Thứ 7, Chủ nhật không ít hơn so với ngày thường là

bao nhiêu, và thời gian được sử dụng để truy cập Internet nhiều

nhất trong ngày lại vào khoảng từ 19 - 22 giờ chứ không phải vào

ban ngày. Điều này cho thấy đường truyền băng thông rộng kéo đến

từng hộ gia đình phát triển nhanh thời gian gần đây đang hỗ trợ

tích cực cho người dùng gia đình kết nối Internet. Đây được coi

là tiền đề tốt cho việc mua sắm tại gia phát triển trong thời

gian tới. Bên cạnh đó, có lẽ các dịch vụ Internet cũng góp phần

làm tăng lượng người online trong ngày nghỉ, giờ nghỉ.

Thực tế số thuê bao Internet băng thông rộng chưa phải là

cao (trên 3,5 triệu thuê bao, theo số liệu thống kê có đến tháng

10/2010 của VNNIC), nhưng theo báo cáo, có nhiều cách để doanh

nghiệp tiếp cận người mua hàng trực tuyến. Khảo sát cho thấy điện

ảnh và báo chí là 2 kênh có tác động rất lớn đến người mua hàng

trực tuyến. Người mua hàng trực tuyến thường xem TV trên 4 giờ

mỗi ngày, trong khi họ chỉ dùng trên 1 giờ cho việc truy cập

Internet.

Các mạng truyền hình cáp đang phát huy hiệu quả trong việc

đưa hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp tới tận phòng ngủ

của các gia đình ở thành phố. Nhưng khu vực rộng lớn đầy tiềm

năng ở nông thôn thì vẫn chưa với tới được. Đây là nơi để báo

chí, radio và Internet phát huy thế mạnh.

Khảo sát của Kanta đánh giá cao tiềm năng phát triển TMĐT ở

Việt Nam căn cứ trên tỷ lệ 27% dân số truy cập Internet do Trung

tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố tại thời điểm khảo sát.

Theo thông báo mới nhất của VNNIC, tính đến tháng 10/2010, số

người sử dụng Internet ở Việt Nam đã đạt con số 26 triệu, chiếm

hơn 30% tổng số gần 90 triệu dân của cả nước.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết mới chỉ có 5% số người dùng

Internet mua sắm trực tuyến. Đây là một tỷ lệ quá thấp, vì khảo

sát được thực hiện ở các thành phố lớn, và theo báo cáo thì ở khu

vực đô thị đã có đến một nửa (49,8%) số người sử dụng Internet

trong tháng trước. Trong số những người mua hàng qua mạng, có đến

90,8% thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài thói quen mua bán kiểu

“tiền tươi thóc thật” của người Việt và vấn đề an toàn khi thanh

toán trực tuyến, người dùng Việt Nam (cụ thể là khu vực TP.HCM)

vẫn chưa yên tâm với chất lượng hàng hóa và dịch vụ của nhà cung

cấp. Đây là điều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT

cần lưu ý.

3.4. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia ( Interview )

3.4.1 Các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với quảng cáo trực

tuyến

Gần đây loại hình QCTT có tăng lên nhưng chưa được quan tâm

đúng mức. Sức ảnh hưởng của nó còn hạn chế và doanh nghiệp chưa

xác định được hiệu quả rõ ràng. Việc sử dụng băng thông rộng đang

ngày càng phổ biến có nghĩa là lượng người truy cập Internet tăng

mạnh. Vì thế, quảng cáo trực tuyến được xem là chọn lựa của những

doanh nghiệp chú trọng thương mại điện tử trong việc tạo ra lợi

thế cạnh tranh. Tuy nhiên, không ít đơn vị đến với loại hình này

nhằm thăm dò hơn là đặt niềm tin vào hiệu quả thật sự. (Theo ông

Diệp Khắc Dân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty quảng cáo trực

tuyến 24h.com.vn). Thực tế, dạng quảng cáo trực tuyến tại Việt

Nam phổ biến nhất là đặt banner và logo trên các báo điện tử qua

hình thức động hoặc tĩnh. Nhiều hình ảnh trông khá đẹp mắt và

sinh động. Hơn nữa, chi phí rẻ, thời gian hiển thị lâu, tính

tương tác cao nhờ đường dẫn kết nối đến website và thông tin có

thể thay đổi dễ dàng là những yếu tố góp phần làm doanh nghiệp

chú ý và coi là những ưu điểm nổi trội so với quảng cáo trên báo

giấy, truyền hình. Tuy nhiên, việc xác định số người xem quảng

cáo là không rõ ràng vì các báo điện tử tính phí theo hình thức

trả trước, không theo số lần nhấp chuột vào banner, logo. Dù hình

thức quảng cáo trên Internet có độ phủ lớn nhưng người truy cập

chủ yếu vẫn đọc thông tin nhiều hơn. Cũng có khách hàng cho biết

họ tìm thấy thông tin về công ty từ banner đặt trên báo điện tử,

nhưng so với quảng cáo trên truyền hình và báo giấy thì chi phí

dành cho hình thức này ở công ty còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Hiện

nay, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông

tin, viễn thông, phát triển thương mại điện tử hoặc những sản

phẩm, dịch vụ hướng đến khách hàng là doanh nhân, cư dân mạng...

quan tâm đến quảng cáo trên Internet nhiều hơn. Hầu hết banner,

logo trên các báo điện tử hiện nay thuộc về ngân hàng, nhà cung

cấp dịch vụ mạng viễn thông, công ty chuyên kinh doanh linh kiện

thiết bị máy tính, thiết bị kỹ thuật số…

Khi chọn đăng ký dịch vụ quảng cáo trên các trang trực tuyến

thì thứ hạng của website, lượng người truy cập, đối tượng của nhà

cung cấp dịch vụ, nội dung, hình thức thông tin, giá cả… là các

tiêu chí rất được chú trọng. Hiện nay, một số doanh nghiệp nắm

bắt được xu hướng tìm kiếm thông tin trên Internet của giới tiêu

dùng hiện đại, đề ra chiến lược cụ thể và lên kế hoạch đầu tư chi

tiết. Tùy vào thời điểm, kế hoạch quảng bá, thị trường mục tiêu

và đối tượng mà sản phẩm, dịch vụ nhằm đến thuộc giới trẻ hay

doanh nhân thành đạt mà các doanh nghiệp chọn lựa nội dung thông

tin hiển thị cũng như website quảng cáo cho phù hợp, họp đồng dài

hạn cũng được quan tâm nếu nhà cung cấp có những ưu đãi về giá cả

hợp lý. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh cho website và

việc trao đổi banner, đặt logo với các site khác cũng trở nên phổ

biến. Khi quyết định trao đổi với nhau, nhiều công ty cho rằng

tất cả tiêu chí đòi hỏi phải gần tương đương nhau, đặc biệt là

lượng người truy cập.

Nếu như quảng cáo trên các banner, logo chưa thật sự được

đầu tư mạnh thì hình thức quảng cáo tìm kiếm (search) lại chỉ mới

bắt đầu. Khi người truy cập gõ một từ khóa (keyword) như doanh

nghiệp đã đăng ký trước với nhà cung cấp dịch vụ, lập tức đường

dẫn tới trang quảng cáo đó được hiện lên và mỗi cái click chuột

đến đường link này sẽ được tính phí, ngoài khoản phí cố định.

Hình thức trả tiền theo số lần click chuột (P4P) này là hợp lý

nhưng chưa hẳn là cách mà trang chủ của doanh nghiệp quảng cáo

được quan tâm nhiều hơn. Lý do là quảng cáo thể hiện theo định

dạng của nhà cung cấp dịch vụ không mấy thu hút và người truy cập

có thể click chuột và đóng lại chỉ sau vài giây mà không quan tâm

đến nội dung thông tin hay thậm chí là tên của website.

Quảng cáo dưới hình thức nhà tài trợ (sponsored link) trên

trang tìm kiếm Google đã được một số doanh nghiệp tham gia như

Siêu thị 24, công ty điện thoại Vân Chung, nhà sách Sông Hương...

Theo ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần

dịch vụ phần mềm trò chơi ViNa: "Ưu điểm của hình thức quảng cáo

trực tuyến này là có thể quảng bá rộng rãi. Tuy nhiên, đây là một

bước thử nghiệm trong quảng cáo và chúng tôi chỉ bắt đầu khoảng 2

tháng nên chưa thể đánh giá được hiệu quả thực sự".

Khác với 2 loại hình trên, hầu hết cá nhân, doanh nghiệp đều

không ngần ngại và dễ dàng chọn một website để quảng cáo rao vặt.

Gần đây việc mua bán hàng qua các khu "chợ ảo" diễn ra rất nhộn

nhịp. Điều này phần nào đã chứng minh sự phổ biến và tăng trưởng

mạnh của loại hình này dù nhiều người cho rằng thông tin rao vặt

không thu hút và tiềm ẩn nhiều vấn đề. Một webmaster của một

website chuyên về mua bán rao vặt cho biết: "So với đầu năm 2005

thì lượng quảng cáo đã tăng lên 40%. Đây là cách thức mà người

mua và người bán gặp nhau thuận tiện và nhanh nhất. Hơn nữa,

quảng cáo rao vặt hoàn toàn miễn phí cũng chính là yếu tố khiến

giới mua bán hàng cũng như các cư dân mạng ngày càng ưa chuộng”

3.4.2 Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ làm nên một cuộc “cách

mạng mới

Internet xuất hiện ở Việt Nam chưa tới 10 năm, nhưng tỷ lệ

người dân Việt Nam sử dụng gia tăng rất nhanh với tốc độ tăng

trưởng được đánh giá là không kém, nếu không nói có phần hơn so

với một số quốc gia phát triển. Theo số liệu của Trung tâm

Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng 5/2007, số người sử

dụng Internet là chiếm tỷ lệ 19,46% trên tổng dân số Việt Nam,

tổng số tên miền .vn tính hết tháng 5/2007 đạt con số 42.470,

tăng 1.476 tên miền chỉ trong vòng một tháng, tăng gần 16 lần so

với tháng 5/2003 (2.746 tên miền) - thời điểm Việt Nam triển khai

dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL và Internet không dây. Với

tốc độ phát triển của Internet như hiện nay, Quảng cáo trực tuyến

- loại hình quảng cáo từng được giới chuyên gia toàn cầu đánh giá

là đầy tiềm năng – đang bứt phá mạnh mẽ. Những vụ “shopping” liên

tiếp của các đại gia công nghệ trong thời gian gần đây như Google

mua DoubleClick giá 3,1 tỷ USD, hay Microsoft thâu tóm aQuantive

với mức giá kỷ lục 6 tỷ USD, đã báo hiệu một năm sôi động cho thị

trường quảng cáo trực tuyến thế giới. Còn ở Việt Nam, theo một số

đánh giá không chính thức, thì doanh thu của thị trường này trong

năm 2006 là 64 tỷ VNĐ và trong những năm tới sẽ tăng trưởng 100%

để đạt tới con số 500 tỷ VNĐ vào năm 2010. Tại một thị trường mới

mẻ và phát triển nhanh như Việt Nam, các nhà chuyên gia đều khẳng

định rằng quảng cáo trực tuyến sẽ làm nên một cuộc “cách mạng

mới” từ năm 2007. Thị trường lớn, nhu cầu quảng cáo lớn, nhưng

cho đến nay số lượng công ty chuyên về quảng cáo trực tuyến trong

nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số chuyên gia đã lo ngại rằng

với sự có mặt của các “đại gia” nước ngoài như Yahoo, “miếng bánh

lớn” sẽ lại rơi vào tay các nhà kinh doanh ngoại quốc.Nhưng có

một tín hiệu đáng mừng là các công ty Việt Nam đã sẵn sàng cho

cuộc chơi lớn. Điển hình như Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến

24H. Công ty đã triển khai hàng loạt website như 24h.com.vn,

eva.vn, xem.com.vn – cùng với bản hợp đồng độc quyền khai thác

quảng cáo trên báo điện tử VietNamNet. Chỉ sau 3 năm hoạt động hệ

thống website của công ty này đã có được lượt truy cập trung bình

là hơn 10 triệu/ngày và số máy chủ lên tới 30 chiếc được đặt ở cả

3 miền Bắc – Trung - Nam.Từ tháng 5/2007, riêng website

24h.com.vn của Công ty này đã có số lượt truy cập vượt qua Yahoo!

chat tại Việt Nam. 24h cũng tự tin rằng với việc thấu hiểu tâm lý

người Việt Nam và lại đàn sở hữu hệ thống website hàng đầu Việt

Nam, Yahoo! sẽ bị Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24H bỏ xa

trong tương lai không xa. Sự tự tin của các doanh nghiệp Việt Nam

khiến chúng ta có thêm niềm tin vào tài năng của doanh nhân Việt,

chuyên gia Việt, trong sân chơi lớn WTO.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thời

trang, việc xây dựng website và quảng cáo sản phẩm của mình qua

kênh này là thực sự cần thiết. Ông Lê Đăng Doanh- chuyên gia kinh

tế cao cấp của Bộ Kế hoạch đầu tư đã nhận định “Nhờ website, các

doanh nghiệp không cần thuê nhà mặt tiền vẫn giới thiệu sản phẩm

đến đông đảo người tiêu dùng. Những đơn vị nhỏ có thể có nhiều

đơn hàng không kém các tên tuổi lớn” Ông Doanh dẫn khá nhiều minh

chứng thực tế. Hiện nay, 80% doanh nghiệp may mặc, da giày của

Việt Nam lập website và khoảng 30% hợp đồng của các đơn vị này

được ký kết qua kênh này. Hình thức thông tin qua trang web cũng

giúp một số doanh nghiệp may mặc tư nhân ở Hàng Gai (Hà Nội) may

đo, bán áo dài cho khách ở nhiều nơi, nhiều nước và những sản

phẩm thủ công mỹ nghệ, như gốm Bát Tràng, chào hàng ra thế giới.

Nếu không có website thì những doanh nghiệp này khó có thời gian,

công sức và tiền bạc quảng bá sản phẩm xa rộng, đáp ứng được nhu

cầu người tiêu dùng như thế”. Chuyên gia kinh tế này bàn thêm

rằng, không nên nhìn nhận website, thương mại điện tử đơn thuần

là kỹ thuật, vì nó có thể mang đến những quyền lợi kinh tế, xã

hội thiết thực. Doanh nghiệp xác định kinh doanh lâu dài mới lập

website. Hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền được đưa lên các trang

web sẽ dễ bị khách hàng phát hiện. Trên thực tế, hình thức thương

mại này khắc phục được cách làm chụp giật, không giữ chữ tín, góp

phần chấm dứt hoạt động lừa đảo, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ

và thể hiện chủ trương xây dựng chiến lược làm ăn lâu dài, coi

trọng khách hàng, tôn trong luật pháp của doanh nghiệp...Có cùng

quan điểm trên, ông Hoàng Quốc Lập, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo

quốc gia về CNTT, cho rằng nếu doanh nghiệp tăng cường ứng dụng

CNTT, chuẩn bị sớm giải pháp hỗ trợ cho mọi hoạt động, họ sẽ có

nhiều thuận lợi trong làm ăn thời hội nhập kinh tế thế giới. Còn

chuẩn bị muộn thì cơ hội có thể thành thách thức lớn. Các đơn vị

nên chuẩn bị tinh thần: không phải cạnh tranh với hàng xóm mà là

những người ở đâu đó trên toàn cầu. Để xóa đi ranh giới về địa

lý, thời gian, tự tạo cơ hội cho mình, doanh nghiệp vừa và nhỏ

trong nước cần lập website và tận dụng công cụ này. Trong thời

hội nhập kinh tế toàn cầu, quy mô không thắng được tốc độ. Doanh

nghiệp lớn hay nhỏ đều có cơ hội như nhau. Các doanh nghiệp cần

lập website, tăng cường ứng dụng CNTT, để có thể đưa ra quyết

định nhanh nhất, chớp cơ hội cho mình.

3.5. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Thưa cô, phần này chúng em hiểu là sẽ đưa ra những kết luận của

mình qua quá trình tìm kiếm và phân tích các dữ liệu thứ cấp,

nhưng nếu viết như thế thì em sợ là sẽ trùng với mục 1 của chương

4 là “các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu”. Vậy phần này

chúng em nên làm thế nào ạ?

Ở chương 2 phần 2.4.1 Thực trạng, đặc điểm ngành thời trang ở

nước ta và sự cần thiết của quảng cáo trực tuyến đối với các sản

phẩm thời trang cô có nhắc chúng em là nên để ở chương 3 vậy thì

em cho phần đó xuống mục 3.5 này có phù hợp không ạ?

Chúng em rất cảm ơn cô đã dành thời gian sửa bài cho chúng em ạ.