Chung (Page 1) - Thời báo Tài chính Việt Nam

15
THỜI BÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ TƯ, THỨ SÁU HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC Số 111 (2727) Thứ hai 15 - 9 - 2014 (22 Tháng Tám, Giáp Ngọ) NĂM THỨ HAI HAI Thoibaotaichinhvietnam.vn Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn thấp 7 THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN: Mảnh đất màu mỡ còn bỏ ngỏ DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG VÀ ĐẦU TƯ MỚI: Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế 14 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG HẢI VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA: Chưa hiệu quả vì “chồng lấn” trong quản lý 11 5 6 SỬA ĐỔI HƯỚNG DẪN THUẾ TÀI NGUYÊN: Giá tính thuế cơ bản sẽ do chính quyền địa phương quyết Việc cải cách và cổ phần hóa các DNNN cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để kinh tế Việt Nam có thể vượt qua mức tăng trưởng 5,5% Ảnh: TUẤN DUNG QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN: Cần “mở đường” cho luật vào thực tiễn 10 Đ ại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết, các trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất 10 ngày đàm phán chuyên sâu và đạt được những tiến bộ quan trọng về một loạt các vấn đề. Trong phiên đàm phán tại Hà Nội, Việt Nam, Hoa Kỳ và các đối tác Australia, Brunây, Canađa, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Pêru, Singapore đã đạt được tiến bộ quan trọng (Xem tiếp trang 2) Đàm phán TPP tại Việt Nam đạt được những tiến bộ quan trọng Tăng trưởng 5,8% năm 2014 vẫn là một thách thức? V ừa qua, tại Ninh Bình, Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh (SXKD) tại doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đồng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu; đại diện các đoàn đại biểu Quốc hội khu vực phía Bắc, các chuyên gia kinh tế… (Xem tiếp trang 2) Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước vào SXKD tại doanh nghiệp (XEM BÀI TRANG 3)

Transcript of Chung (Page 1) - Thời báo Tài chính Việt Nam

THỜI BÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ TƯ, THỨ SÁU HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC

Số 111 (2727)

Thứ hai15 - 9 - 2014

(22 Tháng Tám, Giáp Ngọ)NĂM THỨ HAI HAI

Thoibaotaichinhvietnam.vn

Thanh toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản

vẫn thấp

7

THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN:

Mảnh đất màu mỡ còn bỏ ngỏ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNGVÀ ĐẦU TƯ MỚI:

Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế

14

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG HẢI VÀĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA:

Chưa hiệu quả vì “chồng lấn”trong quản lý

11

5

6

SỬA ĐỔI HƯỚNG DẪN THUẾ TÀI NGUYÊN:

Giá tính thuế cơ bản sẽ do chính quyền địa phương quyết

Việc cải cách và cổ phần hóa các DNNN cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để kinh tế Việt Nam có thể vượt qua mức tăng trưởng 5,5% Ảnh: TUẤN DUNG

QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN:

Cần “mở đường” cho luật vào thực tiễn

10

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội chobiết, các trưởng đoàn đàm phánHiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất 10 ngày

đàm phán chuyên sâu và đạt được nhữngtiến bộ quan trọng về một loạt các vấn đề.

Trong phiên đàm phán tại Hà Nội,Việt Nam, Hoa Kỳ và các đối tác

Australia, Brunây, Canađa, Chilê, NhậtBản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand,Pêru, Singapore đã đạt được tiến bộquan trọng (Xem tiếp trang 2)

Đàm phán TPP tại Việt Nam đạt được những tiến bộ quan trọng

Tăng trưởng 5,8%năm 2014 vẫn là một thách thức?

Vừa qua, tại Ninh Bình, Ủy banKinh tế Quốc hội phối hợp với BộTài chính và Ngân hàng Phát triển

châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiếnđối với dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn

nhà nước vào sản xuất kinh doanh (SXKD)tại doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng và Chủ nhiệm Ủy banKinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đồngchủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn ThịThanh; Thứ trưởng Bộ Tài chính TrầnVăn Hiếu; đại diện các đoàn đại biểuQuốc hội khu vực phía Bắc, các chuyêngia kinh tế… (Xem tiếp trang 2)

Hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốnnhà nước vào SXKD tại doanh nghiệp

(XEM BÀI TRANG 3)

(TBTCVN) - Ngày 12/9/2014, tại HàNội, Bộ Tài chính và Tập đoàn Dữ liệuquốc tế IDG Việt Nam chính thức tổ chứcHội thảo - Triển lãm Vietnam Finance2014, với chủ đề “Tăng cường Hệ thốngthông tin Quản lý Tài chính Chính phủ(GFMIS) hướng tới nền Tài chính cônghiệu quả và hiện đại".

Theo đánh giá chung, trong 10 nhómnhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2014của ngành Tài chính, có thể dễ dàng nhậnthấy nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và báocáo tài chính đang ngày càng trở nên cấpthiết. Do đó, một cơ sở dữ liệu tài chinhđáng tin cậy và dễ tiếp cận là yếu tố chủchốt để tiến hành cải cách hành chính; hỗtrợ các quyết định về chính sách kinh tếvĩ mô, chính sách tiền tệ và chính sách tàikhóa; bảo đảm tính minh bạch và tráchnhiệm giải trình, cũng như phản ánh hiệuquả hoạt động của Chính phủ trong việccung cấp các dịch vụ tài chính công.

Đánh giá về Vietnam Finance 2014,Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hàtin tưởng, “Hội nghị sẽ tiếp tục phát huyhiệu quả vai trò là cầu nối giữa các chuyêngia với các nhà hoạch định chính sách vàvới các doanh nghiệp, nhà cung cấp giảipháp công nghệ thông tin, qua đó, đưa racác giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệuquả ứng dụng công nghệ tài chính, đáp

ứng các yêu cầu về hiện đại hóa của ngànhTài chính, đóng góp quan trọng, góp phầnphát triển nền tài chính Việt Nam theomục tiêu và định hướng đặt ra trong Chiếnlược Tài chính đến năm 2020”.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà khuyếnnghị, trong thời gian tới, để thực hiện cókết quả các mục tiêu và định hướng cảicách nền tài chính công theo các trụ cộtxác định trong Chiến lược Tài chính đếnnăm 2020, công tác ứng dụng công nghệthông tin (CNTT) trong ngành Tài chínhcần phải tiếp tục được đẩy mạnh để một

mặt phát huy được hiệu quả các hệ thốngCNTT hiện có, mặt khác đáp ứng đượccác yêu cầu mới đặt ra.

Các giải pháp, chính sách để đảm bảosự thành công trong quá trình xây dựngvà triển khai GFMIS ở Việt Nam, đặc biệtlà những giải pháp để phát huy được hiệuquả của GFMIS trong tiến trình cải cáchnền tài chính công của Việt Nam, trongđó có cả những giải pháp về chính sáchvà giải pháp về mô hình, cũng như lộtrình triển khai hệ thống GFMIS.o

Tin và ảnh: ĐỨC MINH

l Tổng biên tập: PHạM VăN HOÀNH l Thư ký tòa soạn: ĐINH HÙNG l Hoạ sĩ: Tạ THANH THUỷl Trụ sở Toà soạn: 34 Tuệ Tĩnh - Hà Nội. l Điện thoại: Thư ký toà soạn: 04. 39431662 - 39431654; Phòng Kinh tế: 39431658; Phòng Chính trị xã hội: 39431663; Phòng Thị trường & Doanh nghiệp: 39431664; Phòng Quảng cáo& TCSK: 39431657; Phòng Trị sự: 39431659; Fax: 39431632 - 39431633. l Email: [email protected] hoặc [email protected] l Telex: 412232 - Chỉ số: ISSN 1859 - 0837. l Số tài khoản: 120.100000.75288 SGD 1 Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam và 3713 KBNN Hà Nội. l Mã số thuế: 0100110-616-1. l Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: 138 Nguyễn Thị Minh Khai - quận 3. Điện thoại: 08. 39303692 - 39303916 - 39304636 - 39304336 -Fax: 39303634. Email: [email protected] l Văn phòng Đại diện Bắc miền Trung: Số 3 - Đại lộ Lênin, TP. Vinh, Nghệ An. Điện thoại: 038.8602245; Fax: 038.8602265. Email: [email protected] l Giấy phép xuất bản số 53/GP-BVHTT ngày 29/1/2002. l Chế bản vi tính tại Toà soạn. l In tại Công ty TNHH một thành viên in Quân đội 1 - Hà Nội. q GIÁ: 3.900 ĐồNG

CỤC THUẾ HÀ NỘI:

Tập huấn chínhsách thuế cho 500doanh nghiệp

Sáng 11/9/2014, Cục Thuế HàNội tổ chức tập huấn cho cácdoanh nghiệp (DN) về các chínhsách thuế mới, với khoảng 500DN tham gia. Nội dung là cácchính sách mới, cải cách, giảm thủtục hành chính, kê khai thuế, tạothông thoáng cho các DN.

Được biết, theo kế hoạch, từngày 11 đến 22/9, Cục Thuế HàNội sẽ tổ chức 15 lớp tập huấnchính sách mới, cho khoảng từ500 đến 600 đối tượng tham gia.Trong đó, 12 lớp cho các đốitượng người nộp thuế do Vănphòng Cục Thuế Hà Nội quản lý;3 lớp tập huấn cán bộ thuế. Ngoàira, các đơn vị chi cục thuế trêntoàn thành phố cũng sẽ tổ chức tậphuấn cho 100% DN trên địa bàncác quận, huyện của thành phố.o

VŨ LONG

Đàm phán... (Tiếp theo trang 1)

về doanh nghiệp nhà nước, sở hữutrí tuệ, đầu tư, quy tắc xuất xứ,tính minh bạch, chống tham nhũngvà lao động. Đồng thời tiếp tụctiến hành công việc nhằm xâydựng các gói đầy tham vọng chotiếp cận ưu đãi các thị trường củanhau đối với hàng hóa, dịchvụ/đầu tư, dịch vụ tài chính vàmua sắm chính phủ.

Sau khi giảm số lượng các vấnđề tồn tại, Hoa Kỳ và 11 quốc giatham gia đàm phán TPP khác chiasẻ cam kết giải quyết các vấn đềcòn lại nhanh nhất có thể, bao gồmcả về văn bản và các gói tiếp cậnthị trường.

Để thúc đẩy việc này,Trưởng đại diện Ủy ban Thươngmại Hoa Kỳ Michael Froman sẽlàm việc song phương với nhiềuđối tác TPP của mình trong cáctuần tới đây.o PV

THứ HAI 15-9-2014

50%là khoản thuế thu nhập cánhân mà những người làmviệc tại các khu kinh tế sẽđược giảm kể từ ngày20/10/2014.

Nguồn: Bộ Tài chính

Cải cách mạnh mẽ cơ chế, chính sách tài chính công

Toàn cảnh cuộc hội thảo

Hội thảo tập trung các vấn đề chính củadự thảo luật hiện còn nhiều ý kiến khácnhau như: Phạm vi đầu tư vốn nhà nướcvào sản xuất kinh doanh (bao gồm cả đầutư và giám sát); mô hình cơ quan chủ sởhữu nhà nước; vấn đề lương thưởng…

Theo đánh giá của Ban Soạn thảo, vấnđề quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầutư vào SXKD thời gian qua chưa thực sựhiệu quả. Hiện chưa có một văn bản lớn,thống nhất quy định về các nguyên tắc,phạm vi, thẩm quyền quyết định đầu tưvốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN);các quy định hiện hành còn nằm rải rác ởcác luật, nghị định, thông tư và chưa cósự thống nhất.

Trên cơ sở khảo sát đánh giá và tiếpthu các ý kiến đại biểu Quốc hội ở kỳ họptrước, Dự thảo Luật đã thể hiện quan

điểm của đại diện chủ sở hữu đối với DNở 3 khía cạnh lớn.

Thứ nhất, danh mục những ngành,lĩnh vực thuộc phạm vi đầu tư vốn củaNhà nước sẽ được công khai. Danh mụcnày sẽ được điều chỉnh trong từng giaiđoạn theo từng thời kỳ để phù hợp với sựphát triển kinh tế - xã hội. Khi đó, nếu dựán đầu tư vốn nhà nước vào DN nằmngoài danh mục sẽ bị “thổi còi” và dừngngay không đầu tư. Như vậy, với việcđịnh vị, công khai đối tượng ngành, lĩnhvực thuộc phạm vi đầu tư vốn của Nhànước trong từng thời kỳ sẽ tạo thuận lợicho cơ quan đại diện chủ sở hữu, Chínhphủ, Quốc hội trong quá trình giám sát,kiểm tra, rà soát và đốc thúc thực hiện sắpxếp, cơ cấu lại, trọng tâm là cổ phần hóaDN nhà nước.

Thứ hai, giám sát của Nhà nước đốivới nguồn vốn đầu tư tại DN. Việc giámsát này được quy định cụ thể cho các cấp,từ cấp Quốc hội cho đến đại diện chủ sởhữu, cơ quan quản lý nhà nước, DN và cảngười dân. Đây là một nội dung đượcđánh giá mang tính “cách mạng” về giámsát, đánh giá hiệu quả hoạt động và côngkhai thông tin tài chính của DN nhà nước.

Thứ ba, vấn đề sử dụng vốn nhà nướctại DN, Dự thảo Luật đã đưa ra nhữngnguyên tắc quản lý mang tính đặc thù riêngcủa Nhà nước với vai trò là đại diện chủsở hữu nhà nước đối với DN nhà nước.Đây là những tiêu chí do đại diện chủ sởhữu nhà nước đặt ra để đảm bảo hiệu quảsử dụng vốn của mình tại DN. Những tiêuchí này sẽ thể hiện quyền của đại diện chủsở hữu nhà nước đối với DN nhà nước vàsẽ chặt chẽ hơn so với nguyên tắc quản trịDN quy định tại Luật DN.

Các nội dung của Luật Quản lý, sửdụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,kinh doanh đều được đổi mới quyết liệttừ khâu đầu tư đến quản lý, bảo đảm đểkhu vực DN nhà nước thực sự hoạt độngcó hiệu quả, đẩy nhanh việc sắp xếp đổimới, trọng tâm là cổ phần hóa DN nhànước được dự án Luật quy định cụ thể ởmục cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN.

Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị BanSoạn thảo tiếp tục làm rõ hơn một số vấnđề như: Quy định rõ xử lý trách nhiệm tậpthể, cá nhân nếu hoạt động không hiệuquả; vấn đề lương thưởng cần theo hướnggắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh...

Dự kiến Dự thảo Luật sẽ được Chínhphủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họpvào tháng 10/2014.o TK

Hoàn thiện dự thảo... (Tiếp theo trang 1)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo

q Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công tyHàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

q Chiều 11/9/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ ĐứcĐam đã tiếp Đoàn Lãnh đạo các nhà báo ASEAN do ông Benny An-tirpoda (dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tạibuổi tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiệt liệt chào mừng đoàn đạibiểu các nhà báo ASEAN sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

q Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Italia BenedettoDella Vedova, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã thăm làmviệc và đồng chủ trì Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giaoViệt Nam - Italia lần thứ hai từ ngày 10 - 12/9/2014.

q Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11/9/2014,Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Bộ Nôngnghiệp Hoa Kỳ đã công bố quyết định chính thức cho phép nhập khẩumặt hàng nông sản quả vải và quả nhãn từ Việt Nam. q

TIN VẮN

THứ HAI 15-9-2014

q PV: Trong bản báo cáomới nhất hồi cuối tháng 7 vềkinh tế thế giới, IMF đã hạmức tăng trưởng của khu vựcASEAN. Ông có thể phân tíchrõ hơn về điều này và đặc biệtlà về Việt Nam?

- Ông Sanjay Kalra: Bảncập nhật mới nhất cho thấy tốcđộ tăng trưởng của các nền kinhtế đều giảm. Và nếu như tốc độtăng trưởng của một số nướccông nghiệp lớn chậm lại thì sẽảnh hưởng tới sự tăng trưởngkinh tế của khu vực ASEAN,trong đó có Việt Nam, vì nhữngnước này là thị trường lớn củaASEAN.

Đối với Việt Nam, chúng tôihy vọng tốc độ tăng trưởng kinhtế của Việt Nam sẽ ở mức caohơn so với năm 2013 và triểnvọng năm 2015, con số này cũngsẽ cao hơn năm 2014. Tuy nhiên,Việt Nam đang tăng trưởng dướimức tiềm năng, tiềm năng nàyđang bị kìm lại bởi một số vấnđề trong hệ thống.

q PV: Theo ông, việcMoody’s vừa nâng bậc xếphạng tín nhiệm quốc gia choViệt Nam, cùng với nhữngchính sách hiện hành củaChính phủ, liệu Việt Nam cóthể đạt mức tăng trưởng 5,8%cho năm 2014 như Quốc hội đềra không?

- Ông Sanjay Kalra: Trongbáo cáo của Moody’s có nêu rõlý do họ nâng bậc xếp hạng tínnhiệm quốc gia của Việt Nam làdo tình hình kinh tế vĩ mô củaViệt Nam đã được cải thiện, lạmphát giảm, những rủi ro trong hệthống ngân hàng từ năm 2011 đãgiảm xuống. Chính phủ cũng đãtiến hành một số biện pháp,chẳng hạn như thành lập Công tyquản lý tài sản VAMC để thúcđẩy tái cơ cấu ngân hàng. Chínhphủ cũng đã tuyên bố sẽ nỗ lựcđẩy mạnh cổ phần hóa, tăng tínhhiệu quả của các DNNN.Moody’s cũng đã công nhận

những thành quả này và chorằng, đẩy mạnh cải cách sẽ hỗtrợ cho tăng trưởng và ổn địnhkinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Tuy nhiên, mục tiêu tăngtrưởng 5,8% của Việt Nam năm2014 có lẽ là hơi tham vọng mộtchút. Trong quý II/2014, ViệtNam đã có nhiều cải thiện hơnso với quý I và cùng kỳ nămngoái. Nhưng cùng lúc đó cũngcó những khó khăn: Khó khăncủa các DNNN, tốc độ tăngtrưởng tín dụng vẫn chậm hơn sovới mục tiêu Ngân hàng Nhànước (NHNN) đưa ra, niềm tincủa khu vực tư nhân trong nướcgiảm… Tôi nghĩ rằng, việc đạttốc độ tăng trưởng 5,8% có thểlà một thách thức đối với nềnkinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,cũng chưa nói trước được điềugì, hiện tại chúng ta mới đi qua2 quý, còn nhiều điều có thể xảyra vào giai đoạn còn lại của năm2014.

q PV: Những khuyến nghịchính sách của IMF đối vớiViệt Nam để đạt được mức tăngtrưởng ổn định, an toàn là gì,thưa ông?

- Ông Sanjay Kalra: Chúngta đều hy vọng mức độ tăngtrưởng sẽ tăng lên. Tuy nhiên,

kinh tế Việt Nam có thể tăng lênmức tăng trưởng cao chỉ trongtrường hợp một trong những vấnđề cải cách về mặt cấu trúc củaViệt Nam được thực hiện mộtcách nhanh chóng. Cùng lúc đóthì sự ổn định của nền kinh tế vĩmô cần được duy trì. Từ nhữngkinh nghiệm của 2 năm qua, ViệtNam cần tiếp tục duy trì ổn địnhkinh tế vĩ mô vì sự ổn định kinhtế vĩ mô, rất quan trọng đối vớitốc độ tăng trưởng kinh tế. Vấn đềtái cấu trúc cần được thúc đẩy hơnnữa để tạo ra những cơ hội đối với

các DN. Quá trình tái cấu trúc hệthống ngân hàng và các DNNN,nhất là việc cải cách và cổ phầnhóa các DNNN cần phải đượcthúc đẩy hơn nữa để thúc đẩy kinhtế phát triển, giúp Việt Nam có thểvượt qua mức tăng trưởng 5,5%.

Bên cạnh đó, cần phải phânbổ tài nguyên một cách hiệu quảtrong lĩnh vực công; đầu tư côngcần hiệu quả hơn để mỗi đồngđầu tư đều tạo ra lợi ích chongười dân Việt Nam.

q PV: Xin cảm ơn ông!LUYỆN VŨ (thực hiện)

Tăng trưởng 5,8% năm 2014 vẫn là một thách thức?

Việc cải cách và cổ phần hóa các DNNN cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để kinh tế ViệtNam có thể vượt qua mức tăng trưởng 5,5% Ảnh: TUẤN DUNG

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, ông Sanjay Kalra - Đại

diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nhấn mạnh

“Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp

nhà nước (DNNN), nhất là việc cải cách và cổ phần hóa các DNNN

cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để kinh tế Việt Nam có thể vượt

qua mức tăng trưởng 5,5%”.Ông Sanjay Kalra

“Việt Nam đang tham

gia đàm phán nhiều hiệp

định thương mại tự do

(FTA) và hy vọng rằng

năm 2014, FTA giữa Việt

Nam và EU và Hiệp định

Đối tác xuyên Thái Bình

Dương - TPP sẽ hoàn

tất; năm 2015, cộng

đồng kinh tế chung

ASEAN sẽ hình thành và

năng động hơn, sẽ có

tác động tốt đối với kinh

tế Việt Nam. Tôi hy vọng

việc kết hợp những

chính sách kinh tế vĩ mô

một cách hiệu quả và

nhuần nhuyễn, cùng với

những nỗ lực của Việt

Nam trong việc tạo ra

cải cách ở một số lĩnh

vực chủ chốt thì mức độ

tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam sẽ tăng cao

hơn trong năm 2015,

xứng với tiềm năng mà

Việt Nam có” - Ông

Sanjay Kalra khẳng định.

(TBTCVN) - Phó Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu BộNội vụ tăng cường kiểm tra, thanh tracông vụ để chấn chỉnh, xử lý các saiphạm; đề xuất, triển khai các giải phápđột phá trong quản lý cán bộ, công chức,viên chức.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, BộNội vụ tiếp tục đổi mới công tác tuyểndụng, nâng ngạch, nâng hạng công chức,viên chức, bảo đảm công khai, minh bạch,ứng dụng công nghệ thông tin trong việcthi tuyển. Áp dụng biện pháp phòng,chống tham nhũng và ngăn chặn các biểuhiện tiêu cực. Đồng thời chấn chỉnh kỷluật, kỷ cương hành chính, văn hóa côngvụ; kiên quyết loại bỏ những hành vi ứngxử thiếu lành mạnh như uống rượu, bialàm ảnh hưởng tới công việc; hút thuốc lákhông đúng nơi quy định; trang phụckhông phù hợp với môi trường làm việc;

thiếu văn hóa trong giao tiếp với ngườidân và đồng nghiệp.

Bên cạnh đó tổ chức triển khai có hiệuquả Chỉ thị số 34/CT-TW về tiếp tục đổimới công tác thi đua, khen thưởng vàpháp luật hiện hành về thi đua, khenthưởng. Đề cao trách nhiệm trong việcthẩm định hồ sơ, chủ động phát hiện vàchấn chỉnh kịp thời các bất cập, hạn chếtrong quá trình thực hiện.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nộivụ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cảicách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ; đẩy mạnh hoạt độngkiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền cải cáchhành chính. Tiếp tục triển khai các nhiệmvụ về cải cách thủ tục hành chính, rà soát,rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gianthực hiện; đề xuất, triển khai các nhiệm vụtrọng tâm, các giải pháp thúc đẩy cải cáchhành chính. q THƯ KỲ

Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ

Hoàn gần 17 tỷ đồngthuế GTGT chongười nước ngoài

Chi cục Hải quan sân bay quốctế Tân Sơn Nhất (Hải quan TP. HồChí Minh) cho biết, trong tháng8/2014, đơn vị đã thực hiện hoànthuế giá trị gia tăng (GTGT) cho350 trường hợp người nước ngoàimang theo hàng hóa khi xuất cảnh,với tổng số thuế gần 1,9 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm đến hếttháng 8, đơn vị đã hoàn thuếGTGT cho người nước ngoài vớitổng số thuế gần 17 tỷ đồng. Cácmặt hàng được khách nước ngoàilàm thủ tục hoàn thuế chủ yếu là:mắt kính, mỹ phẩm, quần, áo, giày,đồng hồ, máy vi tính, ví, nữtrang…q NGUYỄN THỊNH

LONG AN:

Xử lý 2.511 vụ buôn lậu, gian lậnthương mại

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long Ancho biết, từ đầu năm đến hết tháng8/2014, các lực lượng chức năngtỉnh Long An đã phát hiện 2.511vụ vi phạm về buôn lậu, gian lậnthương mại và hàng giả, xử phạt viphạm hành chính và truy thu thuế61,872 tỷ đồng; thu giữ gần 1,6triệu gói thuốc lá điếu nhập lậu,3,838 m3 gỗ …

Điển hình như, ngày22/8/2014, Công an huyện ĐứcHòa đã bắt giữ 4 xe mô tô vậnchuyển thuốc lá ngoại, thu giữ7.700 gói; ngày 25/8/2014, Bộ độiBiên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tâymật phục bắt quả tang 1 vụ sửdụng xe ô tô vận chuyển thuốc lángoại, tang vật thu giữ gồm 4.880gói...q XUÂN ANH

TIN TỨC TÀI CHÍNH

THứ HAI 15-9-2014

Ảnh: TK

30.495 tỷ đồnglà tổng thu ngân sách 8

tháng của TP. Hải Phòng,

tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Nguồn: UBND TP. Hải Phòng

“VÀNG THAU LẪN LỘN”

Cuối năm 2012, Phòng Cảnh sátKinh tế TP. Hồ Chí Minh bắt giữ 4 chiếcô tô tải chở hàng tấn áo quần, túi xáchhàng hiệu Gucci, Dolce & Gabbana,Just Cavalli, Valentino các loại được tậpkết tại khách sạn Sheraton.

Qua xác minh của cơ quan điều tracho thấy, giấy tờ nhập khẩu lô hànghiệu Dolce & Gabbana, Gucci..., doCông ty TNHH Thương mại và dịch vụNam Đế đứng tên. Công ty xuất hàngtại Quảng Đông, Trung Quốc. Đườngđi của lô hàng bắt đầu từ Hong Kong.Số thuế của cho lô hàng chỉ này 27 triệuđồng, trong khi một món đồ hiệu trênthị trường có giá từ vài trăm đến vàichục ngàn, thậm chí cả vài trăm ngànUSD. Đến nay, vụ việc đã sáng tỏ. Đâylà lô hàng gian lận thương mại, chủhàng đã khai trị giá thấp để trốn thuếhàng chục tỷ đồng.

Các vụ việc buôn lậu hàng giả,hàng nhái bị lực lượng chức năng pháthiện và xử lý không ngừng tăng và cótính chất quy mô lớn, tập trung tại các

thành phố lớn. Từ 25/12/2013 đến25/7/2014, các lực lượng chức năngTP. Hà Nội đã kiểm tra 19.960 vụ việc,tổng số vụ xử lý 9.414 vụ, khởi tố 31vụ với 34 bị can. Trong đó, hàng cấmnhập: 1.445 vụ; hàng giả, kém chấtlượng, vi phạm sở hữu trí tuệ: 1.015vụ; gian lận thương mại: 5.188 vụ...Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính,thu ngân sách, tịch thu hàng hóa lênđến 1.283,6 tỷ đồng.

Một cán bộ hải quan chia sẻ, chúngta đang có lỗ hổng lớn về quản lý sởhữu trí tuệ (SHTT) đối với các mặthàng xa xỉ, từ khâu nhập khẩu đến kiểmsoát trong thị trường nội địa. Trên thựctế, hàng chục ngàn người tiêu dùngđang bị lừa bởi những cửa hàng sangtrọng, với giá những món đồ hàngngàn, thậm chí hàng chục ngàn USDnhưng trà trộn hàng thật, hàng nhái từcác nguồn gốc khác nhau.

Như báo chí đã từng phản ánh, cóca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam sang Pháp,Italia đã bị hải quan tịch thu, rạch túinhái ngay tại sân bay, vì đã mang sảnphẩm không phải chính hãng. Lúc này,

người mang đồ không chỉ mất tiền màcòn bị ảnh hưởng cả danh dự, uy tín.

ĐÒI HỎI TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THƯƠNG QUYỀN 

Việc ngăn chặn hiệu quả nạn hànglậu, hàng giả, bên cạnh việc nỗ lực củacơ quan chức năng còn có phần tráchnhiệm của các doanh nghiệp, chủthương quyền. Trên thực tế, thủ đoạnlàm hàng giả hiện nay rất tinh vi, bằngmắt thường và chỉ dựa vào những tàiliệu do chủ sở hữu thương quyền cungcấp thì rất khó phân biệt và xác địnhđược. Hầu hết các trường hợp pháthiện, bắt giữ hàng hóa có nghi ngờ làhàng giả, vi phạm SHTT đều phải dựavào kết quả kiểm tra, xác định thực tếcủa chủ sở hữu quyền SHTT.

Theo Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro- Tổng cục Hải quan Bùi Thái Quang,các hãng lớn, chủ thương quyền muốntạo lòng tin với người tiêu dùng, phảiđăng ký với cơ quan chức năng của ViệtNam, công bố các điểm bán hàng chínhhãng; cung cấp cơ sở dữ liệu, tập huấncho lực lượng quản lý thị trường, hảiquan, cảnh sát kinh tế… về đặc trưngnhận diện thương hiệu, các kỹ thuậtphân biệt hàng thật, hàng giả. Thậmchí, họ có thể công khai một số thôngsố, điểm đặc trưng trên website đểngười tiêu dùng có thể tự phân biệt.

Khi có cơ sở dữ liệu, hải quan sẽ rấtdễ dàng truy xuất nguồn gốc, phân biệthàng thật, hàng giả. Điều này cũng tạothuận lợi trong tham chiếu giá. Chủhàng có khai báo giá thấp bao nhiêu,nhưng hải quan sẽ có cơ sở giá từ chínhnhà sản xuất để buộc doanh nhân nhậpkhẩu phải khai đúng, nộp đủ thuế...

Thêm vào đó, lực lượng quản lý thịtrường và hải quan, thuế sẽ phải phốihợp tốt để kiểm soát được đường đi củahàng hiệu từ biên giới vào nội địa. Cónhư vậy, người tiêu dùng mới yên tâmkhi bỏ tiền mua hàng hiệu, Nhà nướckhông bị thất thu.

Để ngăn chặn hàng vi phạm SHTT,hàng giả ngay tại cửa khẩu, hiện nay lựclượng chống buôn lậu hải quan thườngxuyên trao đổi thông tin nghiệp vụ vớicơ quan hải quan các nước trong khuvực, phối hợp chặt chẽ trong việc traođổi thông tin với các cơ quan chức năngcủa Việt Nam. Đặc biệt là đẩy mạnhtuyên truyền về pháp luật, lợi ích đểdoanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò,nhiệm vụ của cơ quan hải quan trongđấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạmSHTT; từ đó tăng cường sự tin tưởng,thiện chí hợp tác và tinh thần chủ độngphối hợp, hỗ trợ của doanh nghiệp vớicơ quan hải quan.q SONG LINH

Thiếu trách nhiệm chủ thương quyền hàng hiệu

Lực lượng chức năng tiêu hủy lô hàng nhái giả thương hiệu thời trang nổi tiếng. Ảnh: MạNH QUÂN

CHỐNG HÀNG LẬU, HÀNG GIẢ

BÀI 4

Theo Tổng cục Hải quan, tình trạng hàng hóa mang nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả từ nước

ngoài, sau đó được chuyển lậu vào nội địa tiêu thụ, dù đã được cảnh báo rất nhiều, song

vẫn xuất hiện tràn lan. Việc ngăn chặn hiện tại vẫn chưa hiệu quả do thiếu sự hợp tác tích

cực của các chủ thương quyền nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.

2 HÌNH THỨC BUÔN LẬU CHỦ YẾU

Thứ nhất, hàng nhái, xuất xứ từ Trung Quốc giả các thương hiệu thời

trang quốc tế nổi tiếng. Sau khi nhập về với giá rẻ, hàng được đưa vào

những cửa hàng sang trọng, bán với giá hàng ngàn USD một sản phẩm.

Thứ hai, hàng thật nhập khẩu được khai giá trị thấp hơn thực tế rất

nhiều, để trốn thuế…

Trừ lùi danh mục miễn thuếl Tổng cục Hải quan trả lời một số cục hải quan về vướng mắc

trong việc thực hiện trừ lùi Danh mục miễn thuế trên hệ thốngVNACCS, như sau:

Theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Thông tư số 22/2014/TT-BTC thì thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực

hiện dự án đầu tư miễn thuế thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư số22/2014/TT-BTC, Điều 101, Điều 102 Thông tư số 128/2013/TT-BTC và khai các thôngtin liên quan của Danh mục hàng hóa được miễn thuế trên hệ thống; khi xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa đã đăng kí Danh mục miễn thuế trên VNACCS, hệ thống tự độngtrừ lùi số lượng hàng hóa tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp không đăng ký Danh mục miễnthuế trên hệ thống VNACCS thì không thực hiện trừ lùi được trên hệ thống VNACCS,cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu hàng hóa miễn thuế thực hiệntrừ lùi trên Danh mục miễn thuế đã được đăng ký theo quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, hướng dẫn tại điểm 3 Công văn số 6489/BTC-TCHQ ngày 19/5/2014 của Bộ tàichính, Công văn số 5854/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2014 của Tổng cục Hải quan.o

GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

THứ HAI 15-9-2014

Bộ Tài chính đang xây dựng

dự thảo thông tư sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông

tư số 105/2010/TT-BTC ngày

23/7/2010 hướng dẫn thi

hành về thuế tài nguyên. Theo

đó, về cơ bản giá tính thuế tài

nguyên trên từng địa bàn sẽ

do UBND cấp tỉnh quy định,

dựa trên tham mưu của sở tài

chính và có tham khảo giá ở

các địa phương khác.  

XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾTÀI NGUYÊN

Điều 6 Thông tư 105 quyđịnh về giá tính thuế tài nguyên,theo đó: Giá tính thuế tài nguyênlà giá bán đơn vị sản phẩm tàinguyên khai thác chưa bao gồmthuế giá trị gia tăng (không phânbiệt địa bàn tiêu thụ) và được ápdụng làm giá tính thuế cho toànbộ sản lượng tài nguyên khaithác trong tháng có cùng phẩmcấp, chất lượng, không phân biệtmột phần vận chuyển đi nơi kháctiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất,chế biến, sàng tuyển, phân loại.

Dự thảo bổ sung: Đối với tàinguyên khai thác được vậnchuyển đi tiêu thụ, được các bênthoả thuận theo hợp đồng thuêvận chuyển và chi phí vậnchuyển (được ghi nhận riêngtrên hóa đơn) thì giá tính thuế tàinguyên không bao gồm chi phívận chuyển. Trường hợp pháthiện có hành vi gian lận giữa chiphí vận chuyển và giá tính thuếđể trốn thuế tài nguyên, thì cơquan thuế tiến hành kiểm tra,thanh tra xử lý theo thẩm quyền.

Giá bán của một đơn vị tàinguyên khai thác được tính bằngtổng doanh thu (chưa có thuế giátrị gia tăng) của loại tài nguyênbán ra chia cho tổng sản lượngloại tài nguyên tương ứng bán ratrong tháng, “nhưng không đượcthấp hơn giá tính thuế tài nguyêndo UBND cấp tỉnh quy định.”-

dự thảo bổ sung.Dự thảo thông tư cũng sửa bổ

sung vào mục Giá tính thuế tàinguyên trong một số trường hợpđược quy định cụ thể:

Giá tính thuế đối với gỗ là giábán tại bãi giao (kho, bãi nơi khaithác); trường hợp chưa xác địnhđược giá bán tại bãi giao thì giátính thuế được xác định căn cứ vàogiá tính thuế do UBND cấp tỉnhquy định. Trường hợp gỗ khai tháctheo mùa vụ và để tại rừng (bãigom), thì thời điểm xác định giátính thuế và khai thuế tài nguyênlà khi gỗ được tập kết tại bãi giao(theo quy định thiết kế quản lý vàkhai thác gỗ của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn).

Giá bán đối với tài nguyênkhai thác không tiêu thụ trongnước mà xuất khẩu là giá xuấtkhẩu đơn vị sản phẩm tàinguyên (theo giá FOB, DAF)

không bao gồm phí bảo hiểm vàphí vận tải quốc tế; trường hợp tàinguyên khai thác vừa tiêu thụ nộiđịa và xuất khẩu thì đối với phầntiêu thụ nội địa là giá bán đơn vịsản phẩm tài nguyên chưa baogồm thuế giá trị gia tăng, đối vớiphần xuất khẩu là giá xuất khẩu.

Tổ chức, cá nhân khai thác tàinguyên phải kê riêng sản lượng tàinguyên tiêu thụ nội địa, sản lượng

tài nguyên xuất khẩu để khai thuếphải nộp trong tháng, khai quyếttoán thuế theo quy định.

Đối với tài nguyên khai thácđưa vào quy trình sản xuất chếbiến, sau đó mới xuất khẩu, nếuđã qua chế biến được xác địnhđã thành sản phẩm khác, thì ápdụng giá tính thuế tài nguyên doUBND cấp tỉnh quy định đối vớitài nguyên khai thác tiêu thụ nội

địa. Việc xác định tài nguyên quasản xuất, chế biến đã tạo thànhsản phẩm khác căn cứ nội dunghướng dẫn thông tư này.

Giá bán dầu thô, khí thiênnhiên được xác định theo hướngdẫn riêng của Bộ Tài chính.

XÂY DỰNG GIÁ TÍNH THUẾ

Việc xây dựng giá tính thuếtài nguyên phải đảm bảo phù hợpvới hàm lượng, chất lượng, sảnlượng của loại tài nguyên, tỷ lệthu hồi tài nguyên, giá tài nguyênbán ra trên thị trường địa phươngcó tài nguyên khai thác và thamkhảo thêm bảng giá bán tàinguyên của địa phương khác.

Khi giá bán của loại tàinguyên trên thị trường có biếnđộng tăng hoặc giảm 20% trở lênthì phải điều chỉnh giá tính thuếtài nguyên. Sở tài chính địaphương chủ trì phối hợp với cụcthuế, sở tài nguyên và môi trườngtổ chức khảo sát tình hình về giábán tài nguyên trên thị trường địaphương và đối chiếu, so sánh vớigiá tính thuế tài nguyên củaUBND cấp tỉnh của địa phươngkhác, để lập phương án điềuchỉnh giá tính thuế trình UBNDcấp tỉnh quyết định và báo cáo vềBộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

Ngoài việc yêu cầu cơ quanthuế quản lý thu thuế tài nguyênniêm yết công khai giá tính thuếđơn vị tài nguyên khai thác tại trụsở, dự thảo cũng quy định bổsung việc niêm yết công bố trêntrang tin điện tử của cơ quan thuếđịa phương và trên trang tin điệntử của Tổng cục Thuế, để các đơnvị, tổ chức, cá nhân tham khảo,đối chiếu, phục vụ cho công tácquản lý thuế, ban hành giá tínhthuế tài nguyên tại địa phương.o

VŨ LONG

Việc đối chiếu giá tính thuế của loại tài nguyên khi xây

dựng phương án điều chỉnh giá tính thuế, so với giá tính

thuế của tài nguyên cùng loại theo Bảng giá tính thuế tài

nguyên của địa phương khác để phân tích so sánh về các

thông tin chủ yếu của loại tài nguyên như: Hàm lượng tài

nguyên; tỷ lệ thu hồi tài nguyên; điều kiện cơ sở hạ tầng

khai thác, điều kiện tiêu thụ; giá tính thuế tài nguyên do

UBND cấp tỉnh quy định cho kỳ trước liền kề. 

SỬA ĐỔI HƯỚNG DẪN THUẾ TÀI NGUYÊN:

Giá tính thuế cơ bản sẽ dochính quyền địa phương quyết

Giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định cho kỳ trước liền kề Ảnh: T.K

Từ 4/9 đến ngày 26/9/2014,Cục Thuế tỉnh Phú Thọ phối hợpvới Cục Công nghệ Thông tin(Tổng cục Thuế) và Công ty FPTmở 5 lớp tập huấn và triển khai ứngdụng Quản lý thuế tập trung (TMS)gồm: Phân hệ quản lý hồ sơ, phânhệ xử lý tờ khai và kế toán thuế,phân hệ tuân thủ (quản lý nợ), phânhệ khai thác dữ liệu, cài đặt ứngdụng và quản trị ứng dụng.

Ứng dụng TMS hỗ trợ toàn bộcác khâu dữ liệu cho các quy trìnhnghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồsơ thuế, quản lý và xử lý kê khai,quyết toán thuế, kế toán thuế nộiđịa, quản lý nợ, sổ sách, báo cáophân tích đánh giá. Việc triển khai

TMS cho phép cơ quan thuế nângcấp các ứng dụng quản lý thuế theomô hình phân tán lên mô hình tậptrung; giữ nguyên các quy định vàxử lý nghiệp vụ như hệ thống hiệnhành; tăng khả năng kiểm soát việcáp dụng thống nhất các quy trìnhnghiệp vụ quản lý thuế tại các cơquan thuế; có khả năng tổng hợp vàcung cấp dữ liệu quản lý thuếnhanh...

Cục Thuế tỉnh Phú Thọ là mộttrong 5 cục thuế được Tổng cụcThuế lựa chọn triển khai mở rộng(đợt 1) ứng dụng này. Theo kếhoạch, ngày 29/9/2014, Cục Thuếsẽ sử dụng chính thức hệ thốngTMS.o VĂN HỌC

CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ:

Triển khai ứng dụng Quản lý thuế tập trung

GIÁ TRỊ TĂNG THÊM TỐITHIỂU LÀ 10 TỶ ĐỒNG

Giải đáp những thắc mắc củaBan Quản lý khu kinh tế tỉnhLong An về ưu đãi thuế TNDNđối với các dự án đầu tư mởrộng, văn bản của Bộ Tài chínhcho rằng, theo Nghị định số218/2013/NĐ-CP hướng dẫnLuật thuế TNDN, doanh nghiệp(DN) có dự án đầu tư phát triểnmở rộng quy mô sản xuất, thuộclĩnh vực, địa bàn ưu đãi thì đượclựa chọn hưởng ưu đãi thuế theodự án đang hoạt động cho thờigian còn lại, hoặc được miễnthuế, giảm thuế đối với phần thunhập tăng thêm do đầu tư mởrộng mang lại.

Tuy nhiên, để được hưởngưu đãi về thuế TNDN, dự án đầutư mở rộng phải đáp ứng mộttrong 3 tiêu chí. Thứ nhất,nguyên giá tài sản cố định tăngthêm khi dự án đầu tư hoànthành đi vào hoạt động đạt tốithiểu từ 20 tỷ đồng, đối với dự

án đầu tư mở rộng thuộc lĩnhvực hưởng ưu đãi thuế TNDN(theo quy định của Nghị địnhnày), hoặc từ 10 tỷ đồng, đối vớicác dự án đầu tư mở rộng thựchiện tại các địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn hoặcđặc biệt khó khăn. Thứ hai là tỷtrọng nguyên giá tài sản cố địnhtăng thêm đạt tối thiểu từ 20%so với tổng nguyên giá tài sản cốđịnh trước khi đầu tư. Thứ ba,công suất thiết kế tăng thêm tốithiểu từ 20% so với công suấtthiết kế trước khi đầu tư.

Trường hợp DN đang hoạtđộng có đầu tư nâng cấp, thaythế, đổi mới công nghệ của dự ánđang hoạt động thuộc lĩnh vực,địa bàn ưu đãi thuế, theo quyđịnh của Nghị định này, màkhông đáp ứng một trong ba tiêuchí trên thì ưu đãi thuế thực hiệntheo dự án đang hoạt động chothời gian còn lại.

Căn cứ quy định nêu trên,Bộ Tài chính cho rằng, trườnghợp DN đang hoạt động trong

các khu công nghiệp, nằm ngoàiđịa bàn được hưởng ưu đãi thuếTNDN theo quy định của phápluật trước năm 2014, từ ngày1/1/2014 có thực hiện mở rộngquy mô sản xuất, nâng cao côngsuất, đổi mới công nghệ sảnxuất nếu đáp ứng một trong batiêu chí trên và đáp ứng điềukiện đầu tư vào lĩnh vực, địabàn ưu đãi (theo quy định tại

Nghị định số 218/2013/NĐ-CPbao gồm cả điều kiện khu côngnghiệp nơi DN đầu tư thuộc địabàn có điều kiện kinh tế xã hộikhông thuận lợi) thì thu nhập từdự án đầu tư mở rộng được lựachọn hưởng ưu đãi thuế TNDNtheo dự án đang hoạt động chothời gian còn lại, hoặc hưởngưu đãi thuế TNDN theo diệnđầu tư mở rộng.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỚI ĐƯỢCGIẢM 50%

Liên quan đến ưu đãi thuếTNDN đối với các dự án đầu tưmới, Bộ Tài chính cho biết, theoquy định của Luật thuế TNDN,dự án đầu tư mới tại khu côngnghiệp (trừ khu công nghiệpthuộc địa bàn có điều kiện kinhtế - xã hội thuận lợi theo quyđịnh của pháp luật) được miễnthuế tối đa không quá 2 năm vàgiảm 50% số thuế phải nộp tốiđa không quá 4 năm tiếp theo.

Bộ Tài chính cũng giải thíchrõ, dự án được hưởng ưu đãi thuếlà những dự án đầu tư mới, hoặcdự án độc lập với dự án đangthực hiện. Trường hợp công tyđang hoạt động mà thành lập chinhánh (trừ khu công nghiệpthuộc địa bàn có điều kiện kinhtế xã hội thuận lợi) để thực hiệndự án mới thì chi nhánh đượchưởng ưu đãi thuế TNDN theodiện dự án đầu tư mới tại khucông nghiệp.o NHẬT MINH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG VÀ ĐẦU TƯ MỚI:

Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế

Ngân hàng không được đồng thờilàm đại lý cho 2 hãng bảo hiểm

Từ ngày 1/9/2014, Thông tư liên tịchsố 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVNhướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểmnhân thọ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, các hành vi tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt

động đại lý bảo hiểm không được thựchiện 3 vấn đề sau: Thứ nhất, không đượcđồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ khác nếu không được chấpthuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ mà mình đang làm đại lý.

Thứ hai, không được tác động đểkhách hàng mua bảo hiểm cung cấp sailệch hoặc không cung cấp các thông tin cầnthiết cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Thứ ba, không được xúi giục kháchhàng hủy bỏ hợp đồng đang có hiệu lựcdưới mọi hình thức.

Hướng dẫn tính trợ cấp một lần vớichuyên gia giúp Lào và Campuchia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vàBộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịchsố 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướngdẫn thực hiện trợ cấp một lần đối với ngườiđược cử làm chuyên gia sang giúp Lào vàCampuchia theo quyết định số 57/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối tượng có thời gian làmviệc thực tế tại Lào và Campuchia từ đủ12 tháng trở lên (kể cả cộng dồn) đượchưởng trợ cấp một lần, cứ một năm (đủ12 tháng) được trợ cấp là 3 triệu đồng,nhưng tối đa không quá 36 triệu đồng.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực kểtừ ngày 15/9/2014.o H.L

THứ HAI 15-9-2014

Vấn đề đặt ra là như thế nào được gọi là dự án đầu tư

mới? Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định: Dự án đầu tư

mới là dự án đã được cấp giấy phép đầu tư, hoặc giấy

chứng nhận đầu tư trước ngày 1/1/2014 nhưng đang trong

quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh

doanh thu và được cấp giấy chứng nhận điều chỉnh giấy

phép đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ

ngày 1/1/2014 của dự án đó. Với các dự án này, DN sẽ

được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của Luật

thuế TNDN hiện hành.

Chính sách tài chính mới có hiệu lực thi hành trongtháng 9/2014

Ngân hàng không được đồng thời làm đại lý cho 2 hãng bảo hiểm; hướng dẫn

thực hiện trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào

và Campuchia là 2 trong số các chính sách tài chính mới được Bộ Tài chính

ban hành, có hiệu lực thi hành trong tháng 9/2014.

Bộ Tài chính vừa có văn

bản gửi Ban Quản lý Khu

kinh tế tỉnh Long An và cục

thuế các địa phương hướng

dẫn việc thực hiện ưu đãi

thuế đối với các dự án đầu

tư mới và dự án đầu tư mở

rộng. Theo đó, dự án đầu tư

mở rộng sẽ được miễn

thuế, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp (TNDN) đối

với thu nhập tăng thêm,

nếu đáp ứng những tiêu chí

nhất định.

Theo quy định của Luật thuế TNDN, dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp được miễn thuế tối đa không quá 2 năm Ảnh: THU HÀ

THứ HAI 15-9-2014

Bổ sung cho Bến Tre70,79 tỷ đồng thựchiện chính sách bảo trợ xã hội

Bộ Tài chính xác định, nhu cầukinh phí thực hiện chính sách bảotrợ xã hội năm 2014 của tỉnh BếnTre là 164,157 tỷ đồng; nguồn kinhphí cho các đối tượng bảo trợ xãhội, người cao tuổi năm 2014 đãđược bố trí trong dự toán chi ngânsách địa phương năm 2014 giaocho tỉnh là 93,376 tỷ đồng. Nhưvậy, số kinh phí còn thiếu so vớinhu cầu thực hiện chính sách nêutrên năm 2014 là 70,79 tỷ đồng.

Theo quy định, tỉnh Bến Tređược hỗ trợ 100% nhu cầu kinhphí, vì vậy, Bộ Tài chính bổ sungcó mục tiêu cho ngân sách tỉnhnăm 2014 số tiền 70,79 tỷ đồng đểthực hiện chính sách. q MAI LÂM

CỤC THUẾ QUẢNG NINH:

Tập huấn triển khainộp thuế điện tử cho gần 500 cán bộ công chức thuế

Cục Thuế Quảng Ninh vừa tổchức hội nghị tập huấn triển khainộp thuế điện tử (NTĐT) và chínhsách pháp luật thuế sửa đổi bổsung cho gần 500 cán bộ côngchức thuộc Văn phòng Cục và cánbộ kế toán thuế của các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đượcđại diện Cục Thuế Quảng Ninh vàđại diện Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triển Việt Nam (BIDV)hướng dẫn cách kết xuất và nộp tờkhai chuẩn; hướng dẫn đăng ký,NTĐT cũng như hướng dẫn nghiệpvụ đăng ký NTĐT tại ngân hàng.

Cũng trong khuôn khổ lớp tậphuấn, đại diện cục thuế hướng dẫnnhững điểm mới về thuế thu nhậpdoanh nghiệp; cải cách, đơn giảnthủ tục hành chính về thuế theoThông tư 78/2014/TT-BTC,Thông tư 119/2014/TT-BT của BộTài chính hướng dẫn sửa đổi, bổsung về nội dung và mẫu biểu của7 thông tư trên lĩnh vực thuế đãban hành trước đó… q

NHẬT NAM

190 tỷ đồnglà số vốn để xây dựng Khu

nông nghiệp công nghệ

cao tại xã Long Hòa, huyện

Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

VẪN CÒN ĐỊA PHƯƠNG CHƯA PHÂN BỔ VỐN TPCP

Bộ Tài chính cho biết, toàn bộ 56 bộngành và 61 địa phương đã hoàn thànhcông tác phân bổ kế hoạch vốn năm2014, hầu hết các đơn vị đã triển khai kếhoạch đúng nguyên tắc và thời gian quyđịnh. Tuy nhiên vẫn còn 52 tỷ đồng củatrung ương (gồm 32 tỷ đồng vốn trongnước của Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam; 20 tỷ đồng vốn ngoài nướccủa Bộ Giáo dục và Đào tạo…) chưa đủđiều kiện thanh toán trong năm nay.

Với nguồn vốn TPCP, đến nay, toànbộ các đơn vị khối cơ quan trung ương đãhoàn thành phân bổ 100% kế hoạch đượcgiao, Bộ Tài chính đã thẩm tra và chuyểnKho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toánvốn cho các dự án. 61 địa phương đã phânbổ kế hoạch vốn TPCP cho lĩnh vực giaothông, thủy lợi, y tế, ký túc xá sinh viên.49/50 địa phương đã phân bổ kế hoạchvốn cho các dự án đối ứng ODA và 43/59địa phương đã phân bổ kế hoạch vốn choChương trình Mục tiêu quốc gia(CTMTQG) Nông thôn mới; 49/49 địaphương đã phân bổ vốn TPCP bổ sungtheo quyết định số 750/QĐ- BKHĐT củaBộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về cơ bản, công tác phân bổ nguồnvốn TPCP được thực hiện theo đúngquy định (đảm bảo đúng danh mục vàchi tiết mức vốn được giao đối với cáclĩnh vực). Tuy nhiên, vẫn còn một sốtồn tại như: Các chỉ tiêu về báo cáo(quyết định đầu tư, cơ cấu nguồn vốnbáo cáo của UBND tỉnh và quyết địnhgiao kế hoạch của địa phương) khôngthống nhất; hiện vẫn còn 8 địa phươngchưa thực hiện phân bổ và giải ngânvốn TPCP hỗ trợ cho CTMTQG Nôngthôn mới (tỉnh đã phân bổ cho huyện,xã nhưng huyện, xã chưa phân bổ chitiết đến dự án).

NHIỀU ĐƠN VỊ CHƯA CHỦ ĐỘNG,TÍCH CỰC

Mặc dù việc phân bổ vốn được thựchiện tương đối tốt, nhưng theo phântích từ Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vẫnchưa cao là do một số đơn vị có tỷ lệthanh toán còn thấp hoặc chưa giảingân nên đã kéo tỷ lệ thanh toán vốnXDCB xuống như; Đại học Quốc giaHà Nội (14,5%); Viện Khoa học côngnghệ (16,5%); Đà Nẵng (27,6%), BắcNinh (33,3%)...

Đối với việc thanh toán vốn TPCP

cũng vậy, mặc dù có khối lượng thanhtoán cao gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm2013 nhưng tỷ lệ thanh toán lại đạt thấp(chỉ gần 50%). Nguyên nhân là do tổngvốn TPCP giao kế hoạch năm 2014 caogấp 1,5 lần tổng vốn giao kế hoạch năm2013. Tuy vậy, tỷ lệ giải ngân trong 7tháng vừa qua vẫn chưa cao, do kếhoạch giao vốn TPCP năm 2014 chậmhơn so với năm 2013, một số chươngtrình mới được giao kế hoạch vốn TPCPtừ năm 2014 nên các địa phương còntập trung triển khai hoàn tất thủ tục đầutư theo quy định dẫn đến việc phân bổvà giải ngân còn chậm, trong đó cóChương trình Nông thôn mới.

Đối với các lĩnh vực tái định cưthủy điện, tỷ lệ giải ngân đạt thấp là docác địa phương còn tập trung giải ngânkế hoạch vốn năm 2013 được phép kéodài đến ngày 30/9/2014 hoặc mới bắtđầu thực hiện phân bổ vốn, do mớiđược giao vào đầu tháng 6/2014; dotình hình thời tiết mưa bão.

Để thúc đẩy giải ngân, Bộ Tài chínhđã đề nghị các địa phương chưa thựchiện phân bổ kế hoạch vốn TPCP choCTMTQG Nông thôn mới và dự án đốiứng ODA cần tập trung triển khai đểhoàn thành nhiệm vụ này; đồng thời, đềnghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tụckhẩn trương thực hiện theo hướng dẫntại các công văn mà Bộ đã gửi về thúcđẩy giải ngân nguồn vốn NSNN và vốnTPCP, hướng dẫn thanh toán vốn cũngnhư về việc phân bổ, giải ngân vốnTPCP năm 2014...

Với việc hướng dẫn thanh toán tạmứng đối với các dự án sử dụng hợpđồng đối với các dự án sử dụng vốnNSNN và vốn TPCP kể từ quý III/2014tại Công văn số 10726/BTC- ĐT, BộTài chính đề nghị các bộ, ngành cũngnhư Kho bạc Nhà nước cần sớm triểnkhai thực hiện.

Đối với lĩnh vực tái định cư thủyđiện, Bộ Tài chính cũng đề nghị các địaphương tập trung đẩy nhanh công tácphân bổ, thực hiện giải ngân kế hoạchvốn đã được giao... q AN NHI

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn vốn ngân sách

nhà nước (NSNN), trái phiếu chính phủ (TPCP) 7 tháng, ước thực hiện 8 tháng năm 2014. Theo đó, tỷ lệ giải ngân đạt

thấp so với cùng kỳ năm trước. Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục khẩn trương

triển khai thực hiện theo các hướng dẫn về thanh toán vốn đầu tư cũng như việc phân bổ và giải ngân vốn TPCP.

Thanh toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản vẫn thấp

Kết quả giải ngân vốn TPCP đến tháng 8/2014 thấp hơn tỷ lệ thanh toán cùng ký năm 2013 Ảnh: T.K

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, theo Quyết định của

Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư phát

triển nguồn NSNN năm 2014, tổng kế hoạch vốn được

giao là trên 157.835 tỷ đồng. Trong đó, trung ương quản

lý trên 33.686 tỷ đồng và địa phương quản lý trên

124.149 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 7/2014, số vốn XDCB đã thanh toán

là trên 78.572 tỷ đồng, đạt 49,8% kế hoạch năm 2014,

xấp xỉ bằng tỷ lệ thanh toán cùng kỳ năm 2013 (50%).

Ước thanh toán cho đến hết tháng 8/2014 là trên

97.476 tỷ đồng, đạt gần 62% kế hoạch năm, cao hơn

tỷ lệ thanh toán cùng kỳ năm 2013 (57,6%).

Cũng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về

việc giao kế hoạch vốn TPCP, năm 2014, kế hoạch vốn

đầu tư từ nguồn vốn này là trên 90.517 tỷ đồng, bao

gồm 49.853 tỷ đồng của trung ương và 40.664 tỷ đồng

của địa phương.

Kết quả giải ngân vốn TPCP đến hết tháng 7 là trên 44.947

tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, thấp hơn tỷ lệ thanh

toán cùng kỳ năm 2013 (57%). Ước thanh toán đến hết

tháng 8/2014 là 53.020 tỷ đồng, đạt gần 59% kế hoạch

năm, thấp hơn tỷ lệ thanh toán cùng kỳ năm 2013 (63,5%).

VỐN TPCP CÓ TỶ LỆ GIẢI NGÂN ĐẠT THẤP

Cổ phiếu NDF chào sàn HNX với giá 14.500 đồng

Ngày 12/9/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)đã tổ chức phiên giao dịch thứ 2198, đồng thời là phiên giao dịchđầu tiên của cổ phiếu Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm nôngsản xuất khẩu Nam Định với mã chứng khoán NDF.

Với giá trị cổ phiếu niêm yết trên 56 tỷ đồng, việc tham gianiêm yết của NDF đã nâng tổng giá trị chứng khoán niêm yết trênHNX đạt trên 89.283 tỷ đồng tính theo mệnh giá và tổng số côngty niêm yết hiện tại trên HNX là 361 công ty. Đây là Công ty hoạtđộng chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thịt lợn đông lạnhvới sản phẩm chính là thịt lợn sữa đông lạnh.

Sau 45 phút đầu tiên giao dịch trên sàn HNX, với mức giátham chiếu là 14.500 đồng/cổ phiếu, 150.600 cổ phiếu NDF đãđược giao dịch với mức giá trần là 18.800 đồng/cổ phiếu, dư mua355.800 cổ phiếu. q N.A

TSC được chấp thuận niêm yết bổ sung 7,5 triệu cổ phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) vừa cóquyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nôngnghiệp Cần Thơ (mã Ck: TSC) được niêm yết bổ sung 7,5 triệucổ phiếu để trả cổ tức, nâng tổng số cổ phiếu của TSC lên hơn15,8 triệu cổ phiếu.

Theo đó, TSC được niêm yết thêm 7,5 triệu cổ phiếu dochào bán cổ phiếu riêng lẻ. Tổng giá trị niêm yết bổ sung theomệnh giá là hơn 75 tỷ đồng. Ngày niêm yết có hiệu lực là15/9/2014.

Được biết, TSC có số vốn điều lệ là hơn 83,1 tỷ đồng, hoạtđộng chính trong lĩnh vực nhập khẩu kinh doanh phân bón cácloại; thu mua, gia công, chế biến, cung ứng xuất khẩu gạo và cácloại nông sản; nhập khẩu, kinh doanh máy móc thiết bị và tư liệusản xuất phục vụ nông nghiệp; đại lý cung ứng các loại tư liệusản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nhập khẩu, kinhdoanh nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản; sảnxuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản… Hiện tại cổ phiếu củaTSC có giá trên thị trường là 31.700 đồng/cổ phiếu. q

H.Q

VN INDEXNGÀY 12/9/2014

632,5 điểm s 3,51 điểm s 0,56%

HNX INDEX 89,49 điểm s 1,09 điểm s 1,23%

0% lãi suất trả góp cho chủ thẻ tín dụngtại PetroRetail

Từ nay đến hết ngày 31/10/2014, VietinBank phối hợp cùngCông ty Dịch vụ bán lẻ Dầu khí (PetroRetail) triển khai chương trìnhưu đãi 0% lãi suất trả góp dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tếVisa/Master Card/JCB VietinBank khi mua các sản phẩm của Sam-sung tại hệ thống showroom Samsung và Gadget City của PetroRe-tail trên toàn quốc.

Theo đó, chủ thẻ tín dụng VietinBank sẽ có cơ hội sở hữu ngaySamsung Galaxy Note 3 và Samsung Galaxy S5 cao cấp nhất hiệnnay với lựa chọn thanh toán linh hoạt trả dần trong 6 tháng hoặc 12tháng với thủ tục thuận tiện, đơn giản, nhận sản phẩm ngay. q HG

30 triệu USD cho dự án giảm nghèo tại Kon Tum

Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên vừa được chính thứckhởi động tại tỉnh Kon Tum, triển khai tại 30 xã thuộc 6 huyện củatỉnh, gồm: Kon Plông, Tu Mơ Rông (hai địa phương thuộc diện NQ30a), Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Glei và Ngọc Hồi.

Mục tiêu của dự án là cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cấp xãvà thôn, làng để hỗ trợ phát triển sinh kế; cải thiện điều kiện sinhhoạt; tăng cường tiếp cận dịch vụ công và tạo việc làm trong xâydựng kết cấu hạ tầng, tăng tính tự chủ và cơ hội sinh kế thông quacủng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng; thúc đẩy đa dạng hóacác loại hình sinh kế, phát triển kết nối thị trường để cải thiện thunhập bền vững cho người dân…

Thời gian thực hiện Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên -Tỉnh Kon Tum trong 6 năm (từ 2014 - 2019), với tổng nguồn vốntrên 30 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giớivà vốn đối ứng từ ngân sách trung ương cấp phát. q THẢO MIÊN

Eximbank ký thỏa thuận hợp tác vớiTrường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh

Theo thỏa thuận vừa ký kết giữa Ngân hàng Thương mại cổ phầnXuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Trường Đại học Ngânhàng TP.Hồ Chí Minh, hai bên đã thống nhất hợp tác toàn diện trênmột số lĩnh vực như: Phối hợp thực hiện các chương trình đào tạocán bộ quản lý cấp trung cho Eximbank; tổ chức thực hiện các khóađào tạo, cấp chứng chỉ do ngân hàng đặt hàng; hỗ trợ các hoạt độngcủa sinh viên nhằm phát triển nguồn nhân lực .

Được biết, Eximbank là ngân hàng thứ 3 sau Sacombank và BIDVký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.Trong thời gian qua Eximbank và trường Đại học Ngân hàngTP.HCM đã có những hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực trong đónổi bật nhất là lĩnh vực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. q

Tin và ảnh: PV

Chuyên mục này được tài trợ bởi Agribank

T I N T Ứ C T H Ị T R Ư Ờ N G V Ố N

q RCL: Trả cổ tức năm 2013 bằng tiền. Ngày đăng ký cuốicùng: 22/9/2014. Tỷ lệ thực hiện: 8%. Thời gian thực hiện:8/10/2014. Địa điểm: Chứng khoán lưu ký, nhận cổ tức tại nơimở tài khoản; chứng khoán chưa lưu ký, nhận cổ tức tại CTCPđịa ốc Chợ Lớn.

q ASM: Trả cổ tức năm 2013 bằng tiền. Ngày đăng ký cuốicùng: 22/9/2014. Tỷ lệ thực hiện: 5%. Thời gian thực hiện:15/10/2014. Địa điểm: Chứng khoán lưu ký, nhận cổ tức tại nơimở tài khoản; chứng khoán chưa lưu ký, nhận cổ tức tại CTCPĐầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang.

q DCD: Trả cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền. Ngày đăngký cuối cùng: 22/9/2014. Tỷ lệ thực hiện: 3%. Thời gian thựchiện: 30/9/2014. Địa điểm: Chứng khoán lưu ký, nhận cổ tức tạinơi mở tài khoản; chứng khoán chưa lưu ký, nhận cổ tức tạiCTCP Du lịch và Thương mại DIC.

q DPM: Trả cổ tức năm 2014 bằng tiền. Ngày đăng ký cuốicùng: 23/9/2014. Tỷ lệ thực hiện: 10%. Thời gian thực hiện:23/10/2014. Địa điểm: Chứng khoán lưu ký, nhận cổ tức tại nơimở tài khoản; chứng khoán chưa lưu ký, nhận cổ tức tại TổngCTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí - CTCP. q

N H À Đ Ầ U T Ư C Ầ N B I Ế T

THứ HAI 15-9-2014 THứ HAI 15-9-2014

D Ò N G T I Ề N C H U Y Ể N Đ Ộ N G

Thống kê cho thấy, sau khi

giảm mạnh trong tháng 7, tỷ

giá USD/VND tiếp tục giảm

khoảng 40 điểm ngay trong

nửa đầu tháng 8; tuy nhiên,

sang nửa cuối tháng 8, tỷ giá

chủ yếu đi ngang quanh mức

21.200 VND/USD. Trong tháng

9 và đến cuối năm, tỷ giá vẫn

được dự báo ổn định và nhiều

khả năng cơ quan quản lý sẽ

không điều chỉnh thêm tỷ giá.

NIỀM TIN VÀO TIỀN ĐỒNGTÍCH CỰC

Quan sát diễn biến thị trườngngân hàng cho thấy, tâm lý trên thịtrường tỷ giá nhìn chung khá ổnđịnh. Bên cạnh các yếu tố hỗ trợsự ổn định tỷ giá vẫn duy trì mạnhmẽ, thị trường dường như đã chothấy niềm tin vào định hướng điềuhành tỷ giá sau phát biểu từ phíaNgân hàng Nhà nước vào giữatháng 7 khẳng định chủ trương giữổn định tỷ giá.

Theo thống kê của Công tyChứng khoán Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam (VCBS), sau đợtđiều chỉnh tăng vào cuối quý IIvừa qua, tỷ giá bình quân liênngân hàng duy trì ở mức 21.246VND/USD. Trong khi đó, tỷ giábán tại nhiều ngân hàng thươngmại chủ yếu ở dưới tỷ giá bình

quân, phổ biến trong khoảng21.220 - 21.235 VND/USD.

Do vậy, VCBS đánh giá, “sựổn định của tỷ giá và thị trườngngoại hối cho thấy những dấu hiệutích cực về niềm tin đối với đồngVND được xây dựng dựa trên cơsở sự ổn định của nền kinh tế đượcđảm bảo, đi cùng với những định

hướng và chính sách quản lý nhấtquán của Ngân hàng Nhà nước”.

Thêm vào đó, diễn biến cungcầu ngoại tệ được đánh giá là cânbằng và ổn định. Cụ thể hơn, ViệtNam ghi nhận xuất siêu gần 1,7 tỷUSD trong 8 tháng đầu năm; đồngthời, vốn FDI giải ngân duy trì xuhướng tăng tích cực và đạt 7,9 tỷ

USD (tăng 4,5% theo năm). Ngoàira, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục35 tỷ USD - điều này cũng tác độngtích cực đến thị trường ngoại hối.

Phân tích về điều này, Bộ phậnNghiên cứu, Ban Kinh doanh Vốnvà Tiền tệ (Ngân hàng BIDV)cũng cho rằng, cán cân thanh toántổng thể tiếp tục thặng dư vẫn là

yếu tố quan trọng hỗ trợ sự ổn địnhcủa tỷ giá. Trong những tháng cuốinăm, các yếu tố thuộc cán cânthanh toán như FDI, ODA, kiềuhối nhiều khả năng sẽ được đẩymạnh. Trong đó, đặc biệt chú ýđến việc các hãng công nghệ lớntrên thế giới như Intel, Nokia,Samsung,.. gần đây đã đồng loạtcông bố kế hoạch mở rộng hơnnữa hoạt động sản xuất và dịchchuyển đơn hàng sang Việt Nam.Theo đó, dòng vốn FDI, đặc biệttrong lĩnh vực điện tử, công nghệ,được kỳ vọng duy trì lạc quantrong thời gian tới. Ngoài ra, cáncân thương mại được dự báo sẽ ổnđịnh và khá cân bằng. Khối doanhnghiệp nước ngoài duy trì tốc độtăng trưởng xuất khẩu tốt và tiếptục xuất siêu, là động lực chínhcủa cán cân xuất nhập khẩu.

ÍT CÓ KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNHTỶ GIÁ

Các chuyên gia cho rằng, vềchính sách về tỷ giá, Ngân hàngNhà nước đã và sẽ ưu tiên củng cốtâm lý ổn định cũng như niềm tinvào chính sách của thị trườngtrong điều kiện các yếu tố vĩ môủng hộ mạnh mẽ cho xu hướng ổnđịnh của tỷ giá. Do vậy, khả năng

cơ quan quản lý trực tiếp ngànhngân hàng sử dụng biên độ 1%còn lại trong giai đoạn cuối quýIII, đầu quý IV là khá yếu.

Càng về cuối năm, theo yếu tốchu kỳ, cầu ngoại tệ có thể sẽ tănglên để đáp ứng cho các đơn hàngnhập khẩu nguyên liệu phục vụcho sản xuất. Tuy nhiên, dựa trêncác diễn biến của tình hình vĩ mô,đặc biệt là dòng vốn FDI, cũngnhư xuất khẩu, nếu không cónhững sự kiện bất ngờ xảy ra, thìdiễn biến cung cầu ngoại tệ sẽ vẫncân bằng và trong tầm kiểm soátcũng như khả năng điều tiết củaNgân hàng Nhà nước.

Bởi vậy, VCBS vẫn “duy trìnhận định tỷ giá sẽ không điềuchỉnh thêm từ nay đến cuối năm”.

Thêm một yếu tố khác gópphần ổn định tỷ giá cuối nămchính là tâm lý thị trường nhiềukhả năng sẽ giữ được sự ổn định,niềm tin vào chính sách được duytrì. Do vậy, nhờ tâm lý tốt sẽ khótạo diễn biến bất thường đối với tỷgiá, nên có thể không phải điềuchỉnh thêm lần nữa.

Tuy nhiên, Bộ phận Nghiêncứu có lưu ý thêm, “tháng 9 hàngnăm trùng với thời điểm kết thúcnăm tài chính của Mỹ”. Theo đó,với tổng vốn đầu tư FDI đăng kýcủa các dự án còn hiệu lực tính đếntháng 8/2014 vào khoảng trên 10tỷ USD - xếp thứ 7 trong số cácquốc gia đầu tư vào Việt Nam, hoạtđộng chuyển lợi nhuận về nước cóthể diễn ra mạnh hơn trong thángnày đối với các doanh nghiệp Mỹvà phát sinh nhu cầu ngoại tệ caohơn vào một vài thời điểm. q

DUY THÁI

Sau nhiều tuần tăng điểm,

thị trường trở nên rủi ro hơn

nhưng nhà đầu tư vẫn có thể

tìm chọn những mã thích

hợp cho danh mục trung và

dài hạn.

Đóng cửa phiên cuối tuần,chỉ số VN-Index vàHNX-Index chốt tại

632,5 điểm và 89,49 điểm. So vớimức đóng cửa phiên cuối tuần kếtrước, VN-Index giảm nhẹ 0,96%;còn HNX-Index tăng 1,07%.Tương tự, thanh khoản cũng códiễn biến trái chiều khi giảm nhẹtrên HOSE (đạt bình quân 3.053tỷ đồng/phiên) và tăng khá trênHNX (bình quân 1.248,2 tỷđồng/phiên). Trong khi đó, giaodịch của khối nhà đầu tư (NĐT)nước ngoài cũng không biếnchuyển mấy khi tiếp tục bán ròng67,4 tỷ đồng trên HOSE và 44,6tỷ đồng trên HNX. Theo thống kê,những mã được họ mua ròngnhiều là STB, PVD, VCB, SHB,

KLS… và ngược lại là ITA, KBC,SSI, KDC, PVS, PVC…

Về những thông tin liên quan,thị trường hầu như không nhậnđược thông tin hỗ trợ nào ngoại trừthông tin giá xăng dầu tiếp tục giảmvào chiều hôm 9/9. Cụ thể là giáxăng A92 giảm thêm 30 đồng; dầu

diesel-mazut giảm 100 - 160 đồng.Đây là lần giảm thứ 5 trong vòng40 ngày qua và diễn biến này sẽgiúp CPI tháng 9 tiếp tục duy trì ởmức thấp. Trong khi đó, các dự báođều cho rằng giá dầu thô thế giới sẽtiếp tục xu hướng giảm trong thờigian còn lại của năm 2014 nên giá

xăng dầu trong nước sẽ còn giảmnhẹ từ nay cho đến cuối năm. Đâychính là yếu tố đảm bảo lạm pháttrong những tháng cuối năm naykhông tăng quá mạnh khi nhu cầutiêu dùng cải thiện.

Về diễn biến bán ròng củakhối ngoại, có ý kiến cho rằng doTTCK Việt có mức P/E tăngmạnh thứ hai trong tháng 8 (sauUkraina) nên sức hấp dẫn đanggiảm dần trong mắt NĐT nướcngoài. Cụ thể, với mức tăng 6,7%của HOSE và 9,5% của HNX, độhấp dẫn về P/E của VN-Indexgiảm một bậc; còn HNX Indexgiảm hai bậc. Tuy nhiên, do giá trịbán ròng khá thấp nên ý kiến nàycó vẻ chưa thuyết phục lắm.

Về diễn biến dòng tiền dịchchuyển từ các cổ phiếu lớn sangnhóm có vốn hóa thấp hơn, thựctế cho thấy sự dịch chuyển này đãbắt đầu từ cuối tháng 8 và hiệnđang làm giảm sự hấp dẫn củanhóm các mã lớn. Đây chính làdấu hiệu kết thúc của một sóngtăng. Thêm vào đó, tình trạng

thiếu vắng các thông tin hỗ trợđang làm tăng áp lực điều chỉnhngắn hạn của các chỉ số sau giaiđoạn tăng trưởng liên tục và kéodài. Ngoài ra, có thể nói động lựcchính để thị trường chứng khoán(TTCK) Việt Nam tăng mạnh gầnđây là sự kỳ vọng vào các cải cáchcủa Chính phủ trong việc cải thiệnmôi trường kinh doanh và thúcđẩy tăng trưởng, đặc biệt là nhữngtuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướngvà các Bộ trưởng trong phiên họpthường kỳ Chính phủ tháng trước;kế đến là dòng vốn giá rẻ từ kênhtiền gửi sau khi lãi suất huy độngđồng loạt giảm cuối tháng 8 đangđổ sang TTCK. Tuy nhiên, đâyđều là những yếu tố mang tính kỳvọng và ngắn hạn, cũng như chưathực sự phản ánh sự chuyển biếncủa nền kinh tế. Điều quan trọnglà cam kết sẽ được thực hiện rasao. Nếu tốc độ cải thiện của nềnkinh tế không nhanh chóng bắt kịpđà tăng của TTCK, thị trường sẽkhông có chỗ dựa vững chắc đểtăng tiếp.

Thị trường do đó được dựđoán đang tiềm ẩn rủi ro đối vớiNĐT ngắn hạn nhưng NĐT dàihạn hoàn toàn có thể tích lũy cổphiếu, tuy nhiên nên dựa trên cácyếu tố nội tại và cơ hội tăngtrưởng dòng tiền của doanhnghiệp trong năm sau thay vì tậptrung khai thác các yếu tố đột biếnbởi những yếu tố này khó lượnghóa và không chắc chắn, còn triểnvọng đối với hoạt động kinhdoanh cơ bản thì có thể dự báođược và phù hợp với quan điểmcủa nhà đầu tư giá trị.

Theo khuyến nghị của Công tyChứng khoán Rồng Việt, NĐTngắn hạn vẫn có một số cơ hội“đánh nhanh, rút gọn” trong tháng9 này đối với các cổ phiếu có tínhiệu kỹ thuật tích cực. Tuy nhiên,hoạt động mua bán này nên đượcthực hiện với mức độ thận trọngcao và tốt nhất với những cổ phiếuchưa tăng nhiều trong tháng 8.Còn NĐT trung và dài hạn có thểduy trì vị thế nắm giữ và cân nhắcchốt lời một phần đối với các cổphiếu đã đạt lợi nhuận kỳ vọng,đồng thời việc mua mới nên đượchạn chế tối đa, thậm chí là nên đợithị trường điều chỉnh trước khiquyết định mua vào bất cứ mã cổphiếu nào. q ĐỖ DOÃN

CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA:

Tích lũy cho trung và dài hạn

ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CUỐI NĂM:

Nhiều khả năng không dùng tới biên độ 1% còn lại

Cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư vẫn là yếu tố quan trọng hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá Ảnh: THU HÀ

Dòng tiền dịch chuyển từ các cổ phiếu lớn sang nhóm có vốn hóa thấp hơn Ảnh: T.K

THứ HAI 15-9-2014

Công tác quản lý nhà nước vềkhoáng sản vẫn còn một số tồn tại,hạn chế. Việc ban hành văn bảnhướng dẫn thi hành luật còn chậm;chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữacác bộ, ngành trung ương và địaphương; công tác thanh tra, kiểm trachưa đạt hiệu quả cao.

THỦ TỤC RƯỜM RÀ

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cụctrưởng Tổng cục Địa chất – Khoáng sảnViệt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường(TN&MT) cho biết, tại Hội nghị trực tuyếntới 63 tỉnh, thành trong cả nước để lấy ýkiến góp ý vào Dự thảo Chỉ thị của Chínhphủ về việc tăng cường trách nhiệm củacác bộ, ngành, địa phương trong việc thựcthi chính sách, pháp luật về khoáng sản, Bộđã nhận được 19 ý kiến tham gia của cácbộ, ngành và Sở TN&MT các tỉnh, thànhphố trên cả nước. Đa phần các ý kiến tậptrung vào việc muốn quản lý tốt, gắn tráchnhiệm của địa phương với công tác quảnlý hoạt động khoáng sản thì cần đơn giảnhóa thủ tục hành chính cấp phép cho mộtsố các loại mỏ có trữ lượng không lớn hoặcsản phẩm chỉ làm vật liệu xây dựng thôngthường như cát sỏi lòng sông, khai thác đấtđá san lấp mặt bằng,...

Ông Nguyễn Đình Xuân, Phó Giámđốc Sở TN&MT Tây Ninh chia sẻ, quátrình xin cấp phép khai thác đất, cát cũngkhó như việc khai thác vàng, bao gồm rấtnhiều khâu, rất nhiều thủ tục, chuyênmôn để làm các thủ tục thăm dò, bảnvẽ…chi phí hàng trăm triệu đồng, thờigian kéo dài. Do vậy cần phân định rõnhững loại khoáng sản quý như vàng,bạc,… cần quy định thủ tục chặt chẽ hơnnhững loại khoáng sản như đất san lấpmặt bằng, cát, sỏi,…“ Chính trong việckéo dài thủ tục hành chính đã gây ranhiều lãng phí và phát sinh tiêu cực trongxã hội”, ông Xuân nói.

Theo phán ảnh của nhiều địa phương,hiện nay quy trình thủ tục cấp mỏ cho tấtcả các loại khoáng sản là như nhau, chưatính đến đặc thù của từng loại mỏ. Nếu thựchiện theo đúng quy trình thủ tục như vậy sẽgây phiền hà, lãng phí thời gian và có thểlàm mất cơ hội kinh doanh của các doanhnghiệp và đặc biệt không nên tăng thêm cácnhà máy khai thác để đảm bảo cho việc thumua nguyên liệu, ông Lê Ngọc Hưng, PhóChủ tịch UBND Lào Cai chia sẻ.

Một vấn đề khác cũng được đông đảocác đại biểu tại các tỉnh thành tham gia làviệc cần cụ thể hóa những thể chế đã cótrong luật, đặc biệt là cách tính các loại phíkhi cấp mỏ, phí kinh doanh khai thác mỏvà cách sử dụng tiền thu được trong việctái đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương.

PHÂN ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ

Ông Nguyễn Văn Thuấn cho biếtthêm, hiện nay các nghị định của Chínhphủ, quyết định của Thủ tướng Chínhphủ và các thông tư hướng dẫn thực hiệnLuật Khoáng sản năm 2010 đã được banhành khá đầy đủ; các chủ trương, nhiệmvụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị 02 vềtăng cường công tác quản lý nhà nướcđối với các hoạt động thăm dò, khaithác, chế biến, sử dụng và xuất khẩukhoáng sản đã được thực hiện hoặc thể

chế hóa trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, công tác quản lý

nhà nước về khoáng sản vẫn còn một sốtồn tại, hạn chế. Việc ban hành văn bảnhướng dẫn thi hành luật còn chậm; chưacó sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ,ngành trung ương và địa phương; côngtác thanh tra, kiểm tra chưa đạt hiệu quảcao. Hoạt động khai thác khoáng sản cònnhững tồn tại, bất cập như khai thác gâyô nhiễm môi trường, gây bức xúc dư luậnxã hội, tác động xấu đối với cảnh quan

du lịch, chưa kiểm soát được sản lượngkhai thác thực tế.

Ông Đào Anh Kiệt Giám đốc SởTN&MT thành phố Hồ Chí Minh kiếnnghị, cần phân định trách nhiệm BộTN&MT, Bộ Công thương và Bộ Xâydựng, theo hướng đơn vị nào sẽ quản lýchung, đơn vị nào quản lý riêng và đơn vịnào sẽ ban hành quy định xử phạt.

Phó Chủ tịch UBND Yên Bái, ông TạVăn Long mong rằng trong chỉ thị mớicủa Chính phủ sẽ bổ sung trách nhiệm của

Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm địnhcông nghệ khai thác; đồng thời Bộ Côngthương và Bộ Xây dựng cần ban hành tiêuchuẩn cụ thể để xác định thế nào làkhoáng sản thô để phân định rõ với nhómkhoáng sản trong quá trình xuất khẩu

Cùng với đó cần gắn trách nhiệm củaBộ Lao động - Thương binh và Xã hội vàoviệc đảm bảo an toàn trong công tác khaikhoáng, trách nhiệm của Bộ Giao thôngVận tải trong khai thác vật liệu xây dựngkhi có dự án đi qua.q HỒNG QUYÊN

QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN:

Cần “mở đường” cho luật vào thực tiễn

2 lĩnh vực hàng hải và đường

thủy nội địa được điều chỉnh

bởi 2 hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật riêng biệt.

Do đặc thù về điều kiện địa

lý, tự nhiên của nước ta, 2

hoạt động này thường đan

xen lẫn nhau, dẫn đến những

vướng mắc, bất cập giữa

hàng hải và đường thủy nội

địa gây ra những khó khăn

trong quản lý hoạt động,

cũng như gây mất an toàn

giao thông, tăng chi phí tài

chính của doanh nghiệp,…

3 BẤT CẬP CƠ BẢN

Theo Phó Vụ trưởng VụPháp chế, Bộ Giao thông - Vậntải (GTVT) Nguyễn Hồng Việt,hiện tại giữa 2 lĩnh vực trên tồntại 3 bất cập cơ bản. Thứ nhấtlà bất cập về việc cảng biển, khuneo đậu, khu chuyển tải hànghải nằm trên các tuyến đườngthủy nội địa quốc gia. Tuynhiên, luồng thủy nội địa có hệthống báo hiệu khác với hànghải nên gây khó khăn, nguyhiểm cho tàu thuyền khi thamgia hành trình. Thêm vào đó,cảng biển là do Cục Hàng hảiViệt Nam quản lý, nhưng luồngđi vào cảng biển lại do CụcĐường thủy nội địa quản lý.Nếu phối hợp không tốt thì khicó sự cố, tai nạn liên quan đếntàu biển. Đặc biệt là tàu nướcngoài sẽ gặp nhiều khó khăntrong việc xác định trách nhiệm,xử lý, điều tra tai nạn; vì theoLuật Giao thông Đường thủynội địa, việc điều tra do công anthực hiện còn theo Luật Hànghải việc điều tra lại do Cục Hànghải thực hiện.

Thứ hai là vấn đề cảng, bếnthủy nội địa nằm trong vùngnước cảng biển. Bất cập nảy sinhở đây là cảng biển, cảng, bếnthủy nội địa là các công trìnhthuộc 2 hệ thống kết cấu hạ tầng,được điều chỉnh theo 2 hệ thốngpháp luật chuyên ngành và docác cơ quan thuộc 2 hệ thốngchuyên ngành khác nhau quảnlý. Vì vậy, sẽ dẫn đến sự khôngthống nhất trong điều hành hoạt

động và rất dễ xảy ra tai nạn.Thêm vào đó, tàu thuyền khi cónhu cầu chuyển từ cầu, bến cảngbiển sang cảng, bến thủy nội địavà ngược lại trong cùng mộtvùng nước cảng biển vẫn phảilàm thủ tục rời, vào 2 lần, phátsinh thêm thủ tục hành chínhkhông cần thiết, gây khó khăn vàtốn kém thời gian, chi phí củadoanh nghiệp, chồng chéo tronghoạt động kiểm tra của quản lýnhà nước.

Cuối cùng là bất cập về hoatiêu dẫn tàu. “Mặc dù cho đếnnay lực lượng hoa tiêu đườngthủy nội địa vẫn chưa đượcthành lập vì số lượng phươngtiện tàu biển theo quy định phảithực hiện chế độ hoa tiêu bắtbuộc khi hoạt động trên đườngthủy nội địa hiện nay khôngnhiều, nên hiện tại việc làm nàyvẫn do hoa tiêu hàng hải phụtrách. Bên cạnh đó, hiện nay docó một số cảng biển nằm trêntuyến đường thủy nội địa quốcgia nên bất cập nảy sinh ở đây lànếu có hoa tiêu đường thủy nộiđịa thì khi tàu hoạt động trên

luồng hàng hải sẽ sử dụng hoatiêu hàng hải, đến đoạn giao vớiđường thủy nội địa thì sẽ phảiđổi hoa tiêu dẫn. Điều này gâylãng phí cả về thời gian, tài chínhcho chủ tàu và hoa tiêu, ảnhhưởng đến an toàn của tàu cũngnhư giao thông tại khu vực”, ôngNguyễn Hồng Việt cho biết.

THỐNG NHẤT ĐẦU MỐIQUẢN LÝ

Cũng theo ông NguyễnHồng Việt, để giải quyết triệt đểnhững bất cập về cảng biển, khuneo đậu, khu chuyển tải hànghải nằm trên các tuyến đườngthủy nội địa quốc gia, về lâu dàicần phải thống nhất về một đầumối quản lý. Có 2 phương án đểgiải quyết: Phương án thứ nhấtlà chuyển một số đoạn tuyếnđường thủy nội địa quốc gia tạikhu vực có cảng biển thànhthành luồng hàng hải và giaocho Cục Hàng hải Việt Namquản lý. Phương án 2 là chuyểncác cảng biển hiện có trên cáctuyến đường thủy nội địa quốcgia thành các cảng thủy nội địa

và giao cho Cục Đường thủynội địa quản lý. Tuy nhiên,muốn chọn ra phương án tối ưuthì phải tiến hành khảo sát làmrõ nhu cầu, vai trò công năngcủa cảng; mật độ tàu thuyền vàocảng; khối lượng hàng hóa,hành khách thông qua,… Trêncơ sở đó, sẽ đánh giá ưu khuyếtđiểm và chọn ra phương án khảthi nhất.

Còn với những cảng, bếnthủy nội địa nằm trong vùngcảng biển thì cũng cần thốngnhất một đầu mối quản lý. Nếugiao tất cả cho các cảng vụ hànghải thì sẽ không có sự chồng lấn,tranh chấp quản lý; tàu thuyềnkhi có nhu cầu chuyển từ cầu,bến cảng biển sang cảng, bếnthủy nội địa cũng chỉ phải làmthủ tục rời, vào một lần với cảngvụ hàng hải. Tuy nhiên, nếu thựchiện giải pháp này thì phải thựchiện chuyển giao lao động, tàisản của Cảng vụ Đường thủy nộiđịa về Cảng vụ Hàng hải. Việclàm này cũng cần phải khảo sátđánh giá cụ thể.

“Cuối cùng để tránh lãng phí

c ả

về thời gian và tài chính cho chủtàu và hoa tiêu, cũng nên thốngnhất lực lượng hoa tiêu dẫn tàutrên cả tuyến luồng hàng hải vàđường thủy nội địa tới tất cảcảng biển, cảng, bến thủy nộiđịa”, ông Nguyễn Hồng Việtnhấn mạnh.o TRÍ DŨNG

Phương thức quản lý vận tải hàng hải và đường thủy nội địa cần được điều chỉnh cho hợp lý Ảnh: CHUNG THủY

THứ HAI 15-9-2014

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT

Nguyễn Văn Công, việc

thống nhất về báo hiệu

luồng hàng hải trong vùng

nước cảng biển vẫn thực

hiện đúng quy định hiện

hành. Cục Hàng hải Việt

Nam chủ trì xây dựng hệ

thống báo hiệu chuyên

dùng để khống chế, báo

hiệu những khu vực đặc

biệt và chưa được bố trí

báo hiệu. Đồng thời giữ

nguyên các báo hiệu hiện

đã lắp đặt phục vụ cho

các công trình ngầm,

công trình vượt sông. Sau

khi xây dựng, ban hành

được hệ thống bổ sung

các báo hiệu chuyên

dùng thì công trình mới

sẽ theo quy định mới, chủ

động bố trí lắp đặt bổ

sung cho các công trình

còn thiếu báo hiệu.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG HẢI VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA:

Chưa hiệu quả vì “chồng lấn”trong quản lý

Thành lập Ban Xử lý cácphụ phí tàu biển trongtháng 9/2014

Theo Cục trưởng Cục Hàng hải ViệtNam - Nguyễn Nhật, đại diện nhiều bộnhư: Tài chính, Công thương, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) và đặc biệt là các doanhnghiệp, chủ hàng Việt Nam hoàn toànnhất trí với đề xuất của Cục Hàng hảiViệt Nam thành lập Ban Xử lý các loạiphụ phí tàu biển.

Ban Xử lý các loại phụ phí tàu biển

thành phần được đề xuất bao gồm: CụcHàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vậntải); Cục Xuất nhập khẩu và Cục Quản lýcạnh tranh (Bộ Công thương); VCCI,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan, CụcQuản lý giá (Bộ Tài chính), Hiệp hội Chủhàng, Hiệp hội Ngành hàng… Dự kiến,Ban sẽ thành lập ngay trong tháng9/2014.

Được biết, hiện nay có khoảng 10 loạiphụ phí đang được các chủ tàu nướcngoài áp dụng thu đối với hàng hoá xuấtnhập khẩu của Việt Nam, như phí dịch vụcontainer THC, phí mất cân đối container(CIC hoặc CIS), phí tắc nghẽn cảng

(PCS), phí vệ sinh container, phí sửachữa vỏ container, phí thủ tục, phí lưukho bãi…o TRÍ DŨNG

HẬU GIANG:

Hoàn thành công tác cấpquyền sử dụng đất

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Hậu Giang, đến thờiđiểm hiện nay địa phương cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cơ bảnđạt 100% diện tích đất với gần 198.000giấy chứng nhận. Trong đó, cấp cho tổ

chức hơn 3.300 giấy; hộ gia đình, cánhân hơn 194.500 giấy, đạt 99,7% vớitổng diện tích đất được cấp giấy hơn145.500 ha.

Hiện, trên địa bàn chỉ còn khoảng400ha diện tích đất chưa được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất dovướng tranh chấp, khâu đo đạc, hồ sơ bảnvẽ,... Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhđang phối hợp với chính quyền địaphương, hộ gia đình tháo gỡ khó khăn, xửlý nhanh các khâu, thủ tục còn vướngnhằm sớm giải quyết và cấp dứt điểmtrong năm 2014 cho các cá nhân, tổ chứcđủ điều kiện.o Q.H

THứ HAI 15-9-2014

Triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, từ nay đến

năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đóng mới gần 190 tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng

nguồn vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng.

Công ty cổ phần May Nam

Hà là doanh nghiệp trong lĩnh

vực may mặc, chuyên gia

công các sản phẩm trang

phục nội địa, xuất khẩu sang

các nước thuộc Liên minh

châu Âu (EU) đã định vị được

thương hiệu, có thị trường ổn

định. Đặc biệt, từ năm 2010

đến nay, công ty liên tục

được tặng Giải thưởng Chất

lượng Quốc gia…

CÁC THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG TÍN NHIỆM

Ông Đoàn Tiến Dũng - Chủtịch Hội đồng Quản trị kiêmGiám đốc công ty cho biết, saugần 14 năm cổ phần hóa, đếnnay công ty đã phát triển quy môvới 28 dây chuyền sản xuất (SX)chuyên sâu các mặt hàng quầnáo bơi, quần áo dệt kim thờitrang, hàng nỉ với năng lực SXtừ 3 đến 3,5 triệu sản phẩm cácloại, xuất khẩu vào các thịtrường Mỹ, EU, Nhật Bản…Các sản phẩm của công ty đãđược các thương hiệu, tập đoànbán lẻ lớn của thế giới tín nhiệmvà ký hợp đồng như: WallMart,Target, GAP Inc, Kohl’s, Costco,Sears Hollding, Perry Ellis, JCPenney, Columbia, Avenue,Roxy, Quiksilver, K’Mart…

“Hiện tại, công ty có 10chủng loại thiết bị chuyên dụngphục vụ ngành may như: Máygiác mẫu sơ đồ tự động; máyphát điện công suất lớn để chủđộng nguồn điện cho SX; máydò kim để SX các đơn hàng xuấtkhẩu có yêu cầu nghiêm ngặt vềchất lượng sản phẩm…”- ôngDũng chia sẻ.

Bên cạnh đó, công tác đàotạo để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực cũng đượcthường xuyên quan tâm. Công tyliên kết với các cơ sở đào tạonghề trên địa bàn tỉnh thườngxuyên tổ chức các lớp đào tạocán bộ kỹ thuật và nâng cao taynghề cho công nhân; đồng thời,thực hiện liên tục việc đào tạo tại

chỗ theo phương thức “cầm taychỉ việc” và thực hành ngaytrong thực tế SX.

Toàn bộ cán bộ quản lý từ tổtrưởng, trưởng bộ phận SX đã sửdụng thành thạo các loại thiết bịchuyên dụng trong chuyền may;công nhân sử dụng thành thạo2/3 loại thiết bị phổ thông là máymay (1 kim, 2 kim và nhiềukim), máy chần đè, máy vắt sổ;thích ứng với phương thức quảnlý chất lượng sản phẩm theo tiêuchuẩn ISO 9001:2008 và cáccông cụ quản lý chất lượng 5S,Kaizen, TPM…

ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN

Ông Dũng cho biết, từ tháng6/2011, công ty phối hợp vớiTrung tâm Năng suất Việt Nam(thuộc Bộ Khoa học và Côngnghệ - KHCN) triển khai thực

hiện phương pháp quản lý mới:Lean, Six Sigma; tích hợp Lean& Six Sigma trong quản lý nhằmloại bỏ các lãng phí trong quá

trình SX, tạo ra sản phẩm giá trịcao... nhờ đó, năng suất laođộng không ngừng được nângcao ở mức từ 20%/năm. Riêng

năm 2013, năng suất lao độngcủa công ty đạt 17,7USD/ngày/công nhân, cao hơn 4USD/người/ngày so với năm2012.

Để phát huy tối đa tiềm năngcủa người lao động, cùng vớiviệc thực hiện nghiêm các chếđộ, chính sách đối với người laođộng theo quy định của phápluật, công ty còn xây dựng cơchế thưởng khuyến khích ngườilao động hợp lý… Do vậy, ngườilao động luôn gắn bó với công tyvà có nhiều ý tưởng, sáng kiếnmới nhằm hợp lý hoá SX, nângcao hiệu quả công tác quản lý...

“Với những kết quả đạtđược, năm 2014 là năm thứ 4liên tiếp, công ty vinh dự đượctặng giải Bạc giải thưởng Chấtlượng Quốc gia tôn vinh nhữngthành tích xuất sắc trong việcnâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ, năng lực cạnh tranh vàhiệu quả hoạt động SX, kinhdoanh. Giải thưởng này cũngnằm trong hệ thống giải thưởngchất lượng quốc tế châu Á - TháiBình Dương (GPEA)”- ôngDũng tâm sự.

Theo ông Dũng, bí quyết củacông ty là không ngừng nỗ lựcphát triển SX các dòng sản phẩmchuyên sâu, có tính cạnh tranhcao bằng công nghệ SX hiện đại,hệ thống quản lý tiên tiến và cócơ chế thu hút, đào tạo người laođộng theo hướng chuyên nghiệp,chuyên sâu…

Thời gian tới, công ty tiếp tụcđẩy mạnh việc áp dụng các hệthống quản lý chất lượng tiêntiến để nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm, giữ vững thịtrường xuất khẩu truyền thống;đồng thời, hướng đến SX cácđơn hàng sử dụng nguồn nguyênliệu trong nước, SX các sảnphẩm có chất lượng để từngbước chiếm lĩnh thị phần tại thịtrường châu Á. q

NHẬT GIANG

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ:

Chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng sản phẩm

Người lao động luôn gắn bó với công ty và có nhiều ý tưởng, sáng kiến trong sản xuất

Năm 2013, Công ty cổ phần

May Nam Hà đạt doanh thu gần 71 tỷ

đồng, tăng trưởng đạt trên 21%; bình quân thu

nhập của người lao động đạt 5,2 triệu

đồng/người/tháng, tăng gần 1 triệu đồng so với

năm 2012; lãi trước thuế đạt trên 6,7 tỷ đồng;

nộp ngân sách nhà nước trên 1,8 tỷ đồng,

tỷ lệ chi trả cổ tức đạt 35%.

THứ HAI 15-9-2014

THứ HAI 15-9-2014

Đến cuối năm 2013, cả

nước mới chỉ có khoảng 6,5

triệu thuê bao truyền hình

trả tiền (THTT) trên tổng số

xấp xỉ 22 triệu hộ gia đình,

cho thấy thị trường này vẫn

đang là “mảnh đất” màu mỡ

bị bỏ ngỏ.

TĂNG TRƯỞNG CHƯA TƯƠNG XỨNG

Ông Hoàng Vĩnh Bảo – Cụctrưởng Cục Phát thanh truyềnhình và Thông tin điện tử(ABEI), Bộ Thông tin và Truyềnthông (TT&TT) cho biết, sauhơn 10 năm phát triển (kể từnăm 1993), THTT tại Việt Namđã không ngừng phát triển bêncạnh các loại hình thông tintruyền thông khác. Đến năm2013, trên cả nước đã có trên 30đơn vị cung cấp dịch vụ cùnghoạt động kinh doanh, với sựhiện diện của 4 loại hình dịch vụlà: Truyền hình cáp, truyền hìnhvệ tinh, truyền hình số mặt đấtvà truyền hình di động.

“THTT đã được đầu tư đángkể, cung cấp nhiều lựa chọn chongười dân về thông tin và giải trído lợi thế về tính đa dạng củadịch vụ, nội dung phong phú, kỹthuật hiện đại”, đại diện BộTT&TT nhấn mạnh.

Ở góc độ kinh doanh, ông VũTú Thành – Phó Giám đốc khuvực ASEAN, Hội đồng Kinhdoanh Hoa Kỳ - ASEAN, Cố vấncủa Hiệp hội THTT châu Á - TháiBình Dương (CASBAA) cho biết,theo ghi nhận của CASBAA,trong những năm gần đây THTTtại Việt Nam đã có những bướcphát triển vượt bậc về số lượngthuê bao cũng như doanh thu.

Cụ thể, số lượng thuê baoTHTT đã tăng từ khoảng 3,5triệu (năm 2010) đến khoảng 6,5triệu thuê bao, tăng gần gấp đôitrong khoảng 3 năm; doanh thutăng khoảng 25% từ gần 2 tỷUSD (năm 2011) lên 2,5 tỷ USD(năm 2012).

Tuy nhiên, theo ông Thành,với quy mô dân số hơn 90 triệungười và xấp xỉ 22 triệu hộ gia

đình, thì mức tăng trưởng trên vẫnchưa tương xứng với tiềm năngphát triển của thị trường này.

VẪN TRONG GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI CHÍNH SÁCH

Ông Hoàng Vĩnh Bảo chobiết, trước đây, lĩnh vực THTTđược áp dụng cơ chế chủ yếuquản lý về nội dung thông tin,vì vậy thiếu những quy định cụthể về thị trường, hạ tầng, côngnghệ kỹ thuật và dịch vụ. Đâychính là lý do trong hơn 10năm qua, mặc dù THTT cóbước phát triển đáng kể, từngbước đi vào đời sống xã hộinhưng vẫn chưa tương xứngvới tiềm năng của nó.

“Đặc biệt, THTT trả tiền đang

trong giai đoạn quá độ để thíchnghi với chính sách quản lý mớicủa Nhà nước. Bởi vậy, nhu cầucấp bách cần phải áp dụng cơ chếquản lý mới để tạo ra bước pháttriển nhanh và bền vững cho thịtrường THTT tại Việt Nam”, ôngBảo nhấn mạnh.

Để đạt được điều này, ôngLê Đình Cường, Phó Chủ tịchkiêm Tổng Thư ký, Hiệp hộiTHTT Việt Nam cho rằng, cơ

quan quản lý nhà nước cần đưara các quy định chặt chẽ, thậmchí là những chế tài mạnh đểquản lý nhằm đảm bảo cạnhtranh lành mạnh giữa các nhàcung cấp dịch vụ, đảm bảo thịtrường THTT Việt Nam pháttriển nhanh, ấn tượng, nhưngphải ổn định, bền vững.

Về phía Bộ TT&TT, ôngHoàng Vĩnh Bảo cho biết, bêncạnh việc thúc đẩy thị trường

THTT phát triển bằng việc cấpphép cho những doanh nghiệpmới có năng lực về hạ tầng vànguồn vốn đầu tư, Bộ TT&TTsẽ rà soát, sắp xếp lại các doanhnghiệp đã tham gia thị trườngtruyền hình cáp ở giai đoạntrước theo hướng hình thành cácdoanh nghiệp đủ mạnh, nângcao sức cạnh tranh và có khảnăng cung cấp dịch vụ đảm bảochất lượng.q THIỆN TRẦN

THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN:

Mảnh đất màu mỡ còn bỏ ngỏ

THTT tại Việt Nam đã không ngừng phát triển bên cạnh các loại hình thông tin truyền thông khác Ảnh: TK

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN

Bộ Y tế cho biết, từ 15-19/9/2014, Hộinghị Bộ trưởng Y tế ASEAN sẽ được tổchức tại Việt Nam. Đây là Diễn đàn y tếcấp cao của khu vực Đông Nam Á đượctổ chức 2 năm một lần theo nguyên tắcluân phiên và đây là lần đầu tiên ViệtNam được đăng cai.

Năm nay, Hội nghị sẽ có sự tham dựcủa 200 đại biểu quốc tế, bao gồm: Bộtrưởng Y tế 10 nước ASEAN + TrungQuốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; các quanchức cao cấp về phát triển y tế tháp tùng

các đoàn Bộ trưởng; Ban Thư ký ASEAN,trong đó có Tổng Thư ký ASEAN.

Đặc biệt, tại Hội nghị sẽ có sự thamgia của Phó Tổng Thư lý Liên Hiệp quốc,Giám đốc WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)khu vực WPRO (Tây Thái Bình Dương)và SEAPRO (Đông và Nam Á) với vai tròquan sát tại các phiên họp chính và cáckhách mời đến từ các tổ chức quốc tế nhưUNFPA, UNICEF, WB, ADB, EU...

Với chủ đề "Sức khỏe tốt hơn choCộng đồng ASEAN sau năm 2015", Hộinghị sẽ tập trung vào thảo luận, giảiquyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực,nghe báo cáo thực hiện hoạt động của cácNhóm công tác chuyên ngành trongkhuôn khổ Kế hoạch tổng thể Cộng đồng

Văn hoá ASEAN, tăng cường hợp tác vớicác đối tác ngoại khối như Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản với mục tiêu chămsóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhândân trong khu vực.q TỐ UYÊN

Trao tặng 1.925 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh tiểu học

Ngày 9/9/2014, Ủy ban An toàn Giaothông (ATGT) Quốc gia, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã phối hợp với Quỹ Phòngchống Thương vong châu Á (Quỹ AIP) vàTập đoàn Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIG)

trao tặng 1.925 mũ bảo hiểm cho học sinhTrường Tiểu học Trưng Vương, quậnHoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủtịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia,hiện nay, không ít cha mẹ học sinh chưanhận thức đúng đắn về tầm quan trọngcủa việc đội mũ bảo hiểm cho con, emmình. Chính vì vậy, thông qua việc traotặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho toàn bộhọc sinh của trường, Ủy ban ATGT Quốcgia khẳng định tầm quan trọng và sự cầnthiết của việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ emvới tất cả học sinh và các bậc cha mẹ vìđội mũ bảo hiểm cho trẻ em là để ngănngừa nguy cơ tổn thương cho tương laicủa giống nòi.q TRÍ DŨNG

"Thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục bổ sung

và hoàn thiện các quy định về quản lý,

cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình

để tạo hành lang pháp lý cho các doanh

nghiệp phát triển cạnh tranh lành mạnh;

hình thành thị trường THTT phát triển bền

vững theo đúng định hướng phát triển của

Chính phủ Việt Nam, phù hợp với xu thế

chung của khu vực và thế giới”, đại diện

Bộ TT&TT cho biết.

THứ HAI 15-9-2014

T ờ The Star số ra ngày 10/9cho biết, Cơ quan Thumua Lương thực của

Malaysia (BERNAS) đã mua200.000 tấn gạo Thái Lan thôngqua các thỏa thuận tư nhân.

Nguồn tin từ các nhà xuấtkhẩu cũng cho biết BERNAS đangđàm phán để mua thêm 200.000tấn gạo từ kho dự trữ thóc gạo củaChính phủ Thái Lan thông quathỏa thuận liên chính phủ.

Theo nguồn tin từ một quanchức Chính phủ Thái Lan, đại

diện BERBAS sẽ đến Bangkoktrong vài tuần tới để đàm phánchi tiết về việc mua gạo thôngqua kênh chính phủ.

Malaysia là một trong

những khách hàng mua gạotruyền thống của Thái Lan,nhập khẩu khoảng 100.000 -300.000 tấn gạo/năm.

Trong những năm qua, lượnggạo nhập khẩu của Malaysia từThái Lan giảm xuống còn60.000 - 155.000 tấn khi chươngtrình trợ giá lúa gạo gây tranhcãi của Thái Lan khiến giá gạonước này trở nên kém cạnhtranh và buộc Malaysia chuyểnsang mua gạo từ Việt Nam.q

KT (theo Vietstok)

Malaysia mua 200.000 tấn gạo của Thái Lan

Từ 12/9/2014, Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt Ngân hàng Nga Sberbankvà thắt chặt lệnh hạn chế 6 ngân hàng bị trừng phạt trước đó làVTB Bank, Gazprombank, Bank of Moscow, VEB và Ngân hàngNông nghiệp Nga (Russian Agriculture Bank).

Diễn đàn Kinh tế thế giới(Davos) mùa hè đã khaimạc tại TP.Thiên Tân

(Trung Quốc) với sự tham gia củahơn 1.500 đại biểu đến từ 90 quốcgia, vùng lãnh thổ; nhiều chuyêngia kinh tế hàng đầu thế giới; lãnhđạo các doanh nghiệp, tập đoànlớn. Đoàn đại biểu Việt Nam doông Phạm Công Tạc - Thứ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ(KH&CN) dẫn đầu tham dự.

Diễn đàn Davos mùa hè 2014diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn

cầu đang dần hồi phục và có nhiềudấu hiệu khả quan hơn so với 2năm trước. Tuy nhiên, vấn đề đượccác đại biểu quan tâm là cần tìm rađược một vài ngành nghề, côngnghệ mới có thể đảm bảo duy trìphục hồi kinh tế bền vững. Vì thế,không ngạc nhiên khi Diễn đànnăm nay lựa chọn chủ đề "Tạo ragiá trị thông qua sáng tạo".

Trong 3 ngày diễn ra Diễn đàn,các đại biểu đã đi sâu thảo luận về đổimới khoa học, kỹ thuật thuộc 5 lĩnhvực lớn là phân tích dữ liệu, công

nghệ Nano, trí tuệ nhân tạo, khoa họcthần kinh và năng lượng phi truyềnthống. Diễn đàn cũng sẽ bàn thảo vềảnh hưởng của các lĩnh vực này đốivới thương mại và xã hội.

Trong bài phát biểu khai mạchội nghị, Thủ tướng Trung QuốcLý Khắc Cường nhấn mạnh, đểthúc đẩy kinh tế thế giới phát triểncần tìm ra lĩnh vực tăng trưởngmới nhờ sáng tạo, thông qua sángtạo và đổi mới góp phần nâng caogiá trị của toàn xã hội. Trong đóphát triển khoa học công nghệ đã,đang và sẽ làm thay đổi cơ bản cụcdiện kinh tế, đồng thời đem đến cơhội và thách thức mới.

Thứ trưởng Bộ KH&CN PhạmCông Tạc cho rằng, đây là diễn đànmở, tập hợp nhiều doanh nhân,chính khách, học giả, nhà nghiêncứu, tập đoàn và tổ chức quốc tế.Tại diễn đàn, rất nhiều học giả đãđưa ra những nhận định rằng, kinhtế thế giới được tái định hình khixuất hiện những công nghệ mớihay những đổi mới lớn về mặtcông nghệ như sự xuất hiện củacác vật liệu mới... Đoàn đại biểuViệt Nam mong muốn thông quadiễn đàn này có thể tìm kiếmnhững giải pháp cho nền kinh tếViệt Nam khi có những thay đổi vàthách thức lớn như hiện nay.q

HÀ LINH (theo KTĐT)

Sáng tạo - giải pháp phát triển kinh tế thế giới

1.200 tỷ USD là tổng khoản nợ vay đã vượt quá của các

sinh viên Mỹ tính đến nay.

l Tổng cục Thống kê quốc gia TrungQuốc (NBS) ngày 11/9/2014 công bố số liệucho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn thứ2 thế giới trong tháng 8 vừa qua đã giảm xuốngmức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.

l Ngày 11/9/2014, cố vấn kinh tế của Tổngthống Nga Vladimir Putin cho biết, Moskva đãsoạn thảo các lệnh trừng phạt mới đối vớiPhương Tây nhằm vào các mặt hàng nhập khẩulà xe hơi cũ và hàng tiêu dùng.

l Viện nghiên cứu RHB Research tại Ma-lai-xi-a nhận định, tăng trưởng kinh tếkhu vực Ðông - Nam Á năm 2014 có dấu hiệuchậm lại. Trong đó, nhóm ASEAN-5 (gồmMa-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po và Phi-li-pin) dự kiến tăng trưởng4,3%, thấp hơn nhiều so các mức 5,1% và4,9% trong các năm 2012 và 2013.q

TIN VẮN KINH TẾ

TÂY BAN NHA:

Phá đường dây rút tiền bằng thẻ tín dụng giả

Cảnh sát Tây Ban Nha vừa bắt 3 đối tượng bịcho là thành viên của một nhóm tội phạm từngđánh cắp số liệu của khoảng 300 thẻ tín dụng

tại các máy rút tiền tự động ở thành phố Pamplona,sau đó làm thẻ giả và rút khoảng 40.000 Euro tại cácmáy ATM ở Việt Nam.

Dẫn lời đại diện của Chính phủ tại tỉnh NavarraCarmen Alba và Trưởng Cảnh sát tư pháp của tỉnh nàyJosé María Esteban, báo chí Tây Ban Nha cho hay 3đối tượng trên mang quốc tịch Bulgaria và bị bắt hôm1/9/2014 sau khi hơn 40 chủ thẻ phát hiện tiền bị rúttừ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua mặc dù họ không cómặt tại Việt Nam.

Cảnh sát đã phát hiện các phần tử trên lắp đặt máycamera siêu nhỏ để quay lén các dữ liệu thẻ tín dụng tại3 máy rút tiền tự động ở Pamplona. Sau khi lấy cắp đượcthông tin, chúng chuyển cho một số thành viên khác củađường dây tội phạm tại Việt Nam để làm thẻ giả.

Cảnh sát đã lục soát hai ngôi nhà tại Pamplona vàtịch thu một chiếc xe ôtô hạng sang, 7 máy camerasiêu nhỏ, thiết bị đọc thẻ cùng dụng cụ làm thẻ giả.q

DUNG HÀ (Theo TTXVN)

Công ty thép Osaka SteelCo Ltd của Nhật Bản vừaký một thỏa thuận với

công ty thép quốc doanhKrakatau Steel của Indonesia đểthành lập một liên doanh sảnxuất thép có tên gọi là KrakatauSteel Osaka.

Liên doanh này sẽ được đặt tạikhu công nghiệp Krakatau ở Cilegon, tỉnh Banten, trong đóphía Indonesia sở hữu 20% cổphần và 80% còn lại thuộc về đốitác Nhật Bản, dự kiến sẽ bắt đầuđi vào hoạt động trong năm 2016,tạo 170 việc làm, có sản lượng

500.000 tấn thép/năm; tổng số vốnđể đầu tư là 200 triệu USD.

Junji Uchida, Tổng giám đốcOsaka Steel Co Ltd, cho biết liêndoanh với Krakatau Steel là sự mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanhđầu tiên ở nước ngoài của họ.q

SONG TUẤN (theo TTXVN)

Công ty thép Nhật Bản thành lập liên doanh ở Indonesia

q Tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốchội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa tiếp Ủy viên BộChính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cu-baBruno Rodriguez Parrilla (Bru-nô Rô-đri-ghếtPa-ri-gia) đang thăm chính thức Việt Nam.

q Nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốcvà lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, PhóThủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm BìnhMinh sẽ tham dự Hội chợ ASEAN - Trung Quốcvà Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư-Thương mạiASEAN - Trung Quốc lần thứ 11 tại Trung Quốctừ ngày 14 đến 16/9/2014.

q Trong hai ngày 15 đến 16/9/2014, tại HàNội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minhsẽ tổ chức Hội thảo quốc tế "Hợp tác phát triểngiữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga:Thực trạng và triển vọng”. Hội thảo sẽ có sựtham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn ThịDoan, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh,các chuyên gia đến từ Liên bang Nga, tổ chứcASEAN, các nước trong khối ASEAN; đại diệnlãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các họcviện, viên nghiên cứu trong nước.q

VIỆT NAM - CÁC NƯỚC

Ảnh minh họa

THứ HAI 15-9-2014