Khủng hoảng tài chính Nga 2014

18
TRƯỜNG ĐẠI HC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TQUC TTIU LUN KINH TCHÍNH TRQUC TKHNG HONG TÀI CHÍNH NGA NĂM 2014 Hvà tên MSV Nguyn MDung 1314410038 Phùng Lan Phương Linh 1314410109 Trn Thu Qunh 1314410167 Trn Quang Thanh 1314410176 Phm Thùy Trang 1314410205 Nguyn Hoàng Yến 1314410231 Hà Nội, năm 2015

Transcript of Khủng hoảng tài chính Nga 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Ở NGA NĂM 2014

Họ và tên MSV

Nguyễn Mỹ Dung 1314410038

Phùng Lan Phương Linh 1314410109

Trần Thu Quỳnh 1314410167

Trần Quang Thanh 1314410176

Phạm Thùy Trang 1314410205

Nguyễn Hoàng Yến 1314410231

Hà Nội, năm 2015

MỞ ĐẦU

Nửa cuối năm 2014 chứng kiến sự khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế Nga, mà

cụ thể là thị trường tài chính với biểu hiện rõ rệt nhất là sự giảm giá trị liên tục của đồng

nội tệ Ruble.

Nguồn cơn dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính này của Nga bắt nguồn từ bản thân nước

Nga, một nền kinh tế dựa vào khai thác và xuất khẩu năng lượng nên rất “nhạy cảm”

trước biến động của giá dầu thế giới và từ bên ngoài nước Nga với sự sụt giảm mạnh của

giá dầu thô trên toàn cầu, các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga bắt nguồn từ xung

đột giữa Nga với phương tây trong vấn đề Ukraine và Crimea.

Bài tiểu luận sẽ tìm hiểu rõ hơn về cuộc khủng hoảng này của Nga, diễn biến cuộc khủng

hoảng và những tác động của nó lên nền kinh tế Nga và thế giới, đặc biệt hơn là tìm hiểu

thêm về những yếu tố địa chính trị sâu xa đằng sau cuộc khủng hoảng.

MỤC LỤC

1. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính Nga 2014 ......................................................... 1

1.1. Sự sụt giảm của giá dầu .............................................................................................................. 1

1.1.1. Tại sao giá dầu giảm ............................................................................................................ 3

1.2. Lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và EU ........................................................................................ 4

2. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Nga 2014 ............................................................................. 5

2.1. Từ tháng 7/2014 – 10/2014 .......................................................................................................... 5

2.2. Từ đầu tháng 10/2014 – 11/2014 ................................................................................................ 7

2.3. Từ tháng 12/2014 đến hết năm 2014 .......................................................................................... 8

3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Nga 2014 ...................................................................... 10

3.1. Đối với nước Nga ....................................................................................................................... 10

3.1.1. Ngành năng lượng ............................................................................................................. 10

3.1.2. Ngành bán lẻ ...................................................................................................................... 10

3.1.3. Thị trường tài chính ........................................................................................................... 11

3.2. Đối với thế giới .......................................................................................................................... 12

3.2.1. Ngành năng lượng ............................................................................................................. 12

3.2.2. Tài chính quốc tế ................................................................................................................ 13

3.2.3. Thương mại quốc tế ........................................................................................................... 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 15

1

NỘI DUNG

1. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính Nga 2014

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, đó là do sự sụt

giảm giá dầu khiến cho tình hình xuất khẩu năng lượng – ngành công nghiệp xương sống

của Nga bị ảnh hưởng nặng nề, kết hợp với các lệnh trừng phạt của châu Âu nhằm vào

Nga sau các sự kiện ở Ukraine làm cho niềm tin của các nhà đầu tư ở Nga giảm sút, đồng

Ruble mất giá nhanh, gây khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

1.1. Sự sụt giảm của giá dầu

Hiện nay tính theo quy mô từng quốc gia, Nga là nước đứng đầu về xuất khẩu dầu

mỏ, trên cả Ả rập Xê út – quốc gia hùng mạnh nhất ở vùng vịnh. Tuy nhiên càng phụ

thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, các nước này càng nhạy cảm với những thăng trầm của giá

dầu. Chính vì thế, sự sụt giảm của giá dầu có tác động vô cùng lớn với Nga và là nguyên

nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính của Nga cuối năm 2014.

Hình 1: Biểu đồ giá dầu trong năm 2014 – Nguồn: Reuters

2

Từ đỉnh cao 115 USD mỗi thùng vào tháng 6 năm 2014, chỉ trong vỏn vẹn nửa

năm, giá dầu đã xuống mức thấp kỉ lục 60 USD một thùng vào tháng 12 năm 2014, giảm

đến 50% giá trị.

Đợt giảm giá dầu này đã tác động rất lớn đối với Nga, vì khoảng một nửa doanh

thu của chính phủ Liên bang Nga đạt được từ việc bán dầu hỏa và khí đốt. Nền kinh tế

Nga đã quá tập trung vào việc khai thác dầu mỏ đưa đến việc gây thiệt hại cho các hoạt

động kinh tế khác.

Người bị thiệt hại là nhà sản xuất, các quốc gia và chính phủ ở đây chính là Nga.

Nếu giá dầu Brent giảm xuống 60 USD/thùng, các nước OPEC sẽ mất hơn 300 tỷ USD

trong số doanh thu 1 nghìn tỷ USD. Đối với Nga, giá dầu mà nước này cần để cân bằng

ngân sách là 105 USD/ thùng. Mỗi 1 dollar giá dầu giảm sẽ khiến nước này mất đi 2 tỉ

USD lợi nhuận, có nghĩa là với 60 USD một thùng, ví tiền của chính phủ đã bốc hơi 90 tỉ

USD.

Người thắng chính là những nước nhập khẩu dầu mỏ. Nền kinh tế thế giới nói

chung sẽ có được một khoản tiền tương đương chương trình nói lỏng định lượng khổng

lồ, giúp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Giá dầu giảm sẽ mang lại một khoản “trời cho”

1,8 tỷ USD mỗi ngày.

Chính sự sụt giảm mạnh của giá dầu đã phơi bày nhiều điểm yếu của nền kinh tế Nga.

các nhà đầu tư trở nên quan ngại cho nền kinh tế và tháo chạy khỏi Nga, khiến cho đồng

Ruble rớt giá thảm hại. Cú shock này khiến người dân hoảng loạn và liên tục tìm cách

bán đồng Ruble để trữ vàng và ngoại tệ, càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ hơn.

• Niềm tin của các nhà đầu tư với nền kinh tế Nga giảm sút, bán tháo tài sản ở Nga

của họ, gây ra sự suy giảm giá trị của đồng rúp Nga

• Thị trường chứng khoán chứng kiến mức giảm lớn

• Khoản nợ của chính phủ tăng vọt

• Các công ty dầu khí thua lỗ nặng

• Standard & Pour xếp hạng tài chính kinh tế Nga là “rác” ở mức BB+ với triển

vọng tiêu cực

3

1.1.1. Tại sao giá dầu giảm

Một lí do của sự sụt giảm giá dầu liên tục vừa rồi là cung dầu mỏ tăng lên trong

khi nhu cầu lại giảm.

Cầu dầu mỏ của thế giới đang giảm trong bối cảnh các quốc gia đang tìm cách

khai thác các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ và sức ép từ các hiệp định cam kết

bảo vệ môi trường.

Về phía cung, Thời gian gần đây, tại Mỹ “cuộc cách mạng dầu khí đá phiến” đang

được triển khai rầm rộ. Từ 1 nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành nước

sản xuất dầu lớn thứ 3 của toàn cầu. Hiện nay, lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã đạt

mức 8,7 triệu thùng/ngày (chỉ đứng sau Nga - trên 10 triệu thùng/ngày và Saudi Arabia -

gần 10 triệu thùng/ngày).Theo dự báo, nếu vẫn với đà tăng trưởng như hiện nay, chỉ sau

khoảng 5 năm nữa, Mỹ sẽ vượt Ảrập Xê út và rất có thể sẽ “qua mặt” cả Nga. Chính vì lý

do này mà “Vương quốc dầu mỏ” đã “mất ăn mất ngủ”.

Theo luật của Mỹ, việc xuất khẩu dầu thô ra khỏi lãnh thổ nước này hiện vẫn bị

cấm, vì vậy tất cả lượng dầu khai thác được đã và sẽ làm bão hòa thị trường nội địa. Tuy

nhiên, nếu luật này được Mỹ dỡ bỏ, có thể chính Mỹ sẽ tiếm thị phần từ tay Ảrập Xê út.

Điều này khiến quốc gia dầu mỏ trở nên lo ngại và buộc nước này phải hành động để

đẩygiá dầu thô xuống.

Giá 1 thùng dầu của Mỹ khai thác từ đá phiến hiện nay dao động từ 80-85USD/

thùng. Mức giá xuất khẩu thấp (dưới 90USD/thùng) sẽ làm cho các dự án dầu khí đá

phiến của Mỹ gặp khó khăn. Đầu tư vào lĩnh vực này sẽ không còn hấp dẫn và vì vậy

giảm cơ hội để Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ.

Có lẽ do những áp lực cạnh tranh và giành giật thị trường đã khiến Saudi Arabia

phải hành động bằng biện pháp hạ giá xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, lượng khai

thác của nước này trong tháng 8 là 9,6 triệu thùng/ngày, sang tháng 9 con số này đã là 9,7

triệu thùng/ngày.

OPEC sẽ không giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu đang ở mức 60 USD/thùng,

thậm chí xuống đến 40 USD/thùng. Nghĩa là dầu mỏ của Nga nếu muốn có người mua

4

phải chấp nhận hạ thấp đến mức có thể hủy hoại nền kinh tế nội địa nước này.Cũng cần

phải thấy rằng, nhiều quốc gia vùng vịnh trong OPEC là đồng minh thân cận của người

Mỹ trong nhiều năm qua.

Hơn nữa, việc OPEC ghìm giá dầu có khiến Mỹ bị ảnh hưởng thì cũng chỉ có ngành

khai thác và sản xuất dầu khí đá phiến tạm thời gánh chịu. Trong khi đó, nền kinh tế

“khủng lồ” với sức tiêu thụ dầu mỏ bậc nhất thế giới sẽ hưởng được lợi ích to lớn từ

những can dầu bán “rẻ như cho không”. Thậm chí nhiều chuyên gia lạc quan còn cho

rằng nền kinh tế sản xuất của Hoa Kì sẽ được dịp nhờ vào “giá đầu vào” bèo bọt có động

lực vươn lên mạnh mẽ.

1.2. Lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và EU

Sau vụ sáp nhập của Crimea, cuộc biểu tình của các nhóm ủng hộ Nga trong khu vực

Donbass của Ukraine leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng ly

khai của cộng hoà nhân dân Donetsk và Lugansk nhân dân nước Cộng hòa và Chính phủ

Ukraine.

Chính phủ Mỹ và NATO cáo buộc về việc Nga bí mật đem vũ khí cho các lực lượng

li khai ở khu vực miền Nam Ukraine và điều này là trái với thoả thuận về việc tôn trọng

chủ quyền và những vấn dề nội bộ của các quốc gia. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU)

quyết định áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế ba vòng với Nga.

Biện pháp trừng phạt này của phương Tây áp đặt để đáp trả lại sự can thiệp của Nga

tại Ukraine đã giáng một đòn mạnh giáng vào nền kinh tế của nước này. Các lệnh cấm

vận đã ngăn cản nguồn vốn từ bên ngoài chảy vào Nga, làm nước này không tiếp cận

được các nguồn cho vay quốc tế. Những công ty và ngân hàng nằm trong diện trừng phạt

sẽ không được huy động vốn tại thị trường châu Âu cũng như không được bán cổ phiếu

trên thị trường EU.

5

2. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Nga 2014

Diễn biến khủng hoảng Nga tập trung chủ yếu xoay quanh sự rớt giá nhanh và liên tục

của đồng Ruble trong nửa sau của năm 2014.

Hình 2: Tỉ giá trao đổi của đồng Ruble với USD và Euro năm 2014 (càng cao có nghĩa là giá trị của đồng Ruble càng giảm) - Nguồn: tổng hợp từ Exchange-rates.org

2.1. Từ tháng 7/2014 – 10/2014

Giá dầu đột ngột giảm xuống chỉ còn 108 $/ thùng, kéo theo khởi đầu của sự giảm giá

của đồng Ruble.

Cùng thời điểm đó, cuối tháng 7, châu Âu và Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt đối với

Nga, đồng thời, Nga cũng đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu nông sản từ châu Âu, khiến

giá cả tại Nga tăng vọt và đồng Ruble tiếp tục rớt giá. Khi đó 34.31 Ruble đổi được 1

USD và 46.88 Ruble đổi được 1 Euro.

Thế nhưng vào khoảng giữa tháng 8, con số này đã tăng lên 36.04 Ruble để mua 1

USD (giảm 5.04 %) và 49.2 ruble mua 1 Euro (giảm 4.95 %). Như vậy trong vòng 1

tháng giá trị của đồng tiền này đã giảm 5.04 % so với USD và 4.95% so với Euro.

6

Từ tháng 7 đến đầu tháng 10 là khoảng thời gian mà đồng Ruble liên tục rớt giá rất

nhanh và mạnh so với các đồng tiền khác như USD và Euro. (tính đến đầu tháng 10, giá

trị của Ruble chỉ còn 84 % so với đầu năm).

Đối mặt với tình trạng ruble biến động mạnh, giảm giá trị liên tục, người tiêu dùng

Nga lập tức mất niềm tin vào đồng tiền này. Xu hướng của họ là chuyển sang nắm giữ

ngoại tệ và các tài sản có giá trị khác thay vì sử dụng Ruble.

Nhu cầu đổi ngoại tệ tăng cao khiến các Ngân hàng của Nga cạn sạch ngoại tệ. Thống

kê cho thấy vào tháng 7, dự trữ ngoại hối của Nga là 410 tỉ USD nhưng đến đầu tháng 10

nó chỉ còn 397 tỉ USD. Nghĩa là BOR Nga đã phải chi ra 13 tỉ USD để cứu vãn đồng

Ruble. Kèm theo đó là các biện pháp tăng lãi suất từ 7 lên 8% nhằm ổn định tâm lí người

dân và ngăn dòng vốn của các nhà đầu tư chảy ra nước ngoài.

Hình 3: Thống kê dự trữ ngoại hối của Nga trong năm tài khóa 2014 - Nguồn: Business Insider Statistics

Với những người không đổi được tiền ngoài ngân hàng, họ đổ xô đi mua đồ điện

tử hoặc các mặt hàng đắt tiền, sau đó thanh toán bằng thẻ ATM để “xả” ruble ra khỏi tài

7

khoản. Dù vậy, nhiều người dân vẫn giữ ruble và mong mỏi sự chuyển biến tích cực của

ruble vào năm 2015. Nhưng xu hướng chung vẫn chọn không nắm giữ ruble.

Tâm lý hoảng loạn và sự mất cân bằng giữa cung - cầu ngoại tệ khi mà USD càng

tăng giá, người dân Nga lại càng muốn nắm giữ chúng, khiến giá trị của ngoại tệ càng

tăng lên so với giá trị của ruble.

2.2. Từ đầu tháng 10/2014 – 11/2014

Giá dầu Brent giao đầu tháng 10 là 91 $ 1 thùng, tuy nhiên chỉ chục ngày sau, giá dầu

đã giảm xuống chỉ còn 86 $ 1 thùng trong bối cảnh Nga cần giá dầu ít nhất ở mức

100USD 1 thùng để cân bằng ngân sách. Để cứu đồng Ruble, Ngân hàng trung ương Nga

BOR đã mạnh tay chi nguồn dữ trự ngoại tệ, đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày BOR

phải chi ra 900 triệu USD để cứu Ruble, chỉ riêng ngày 3-10, dự trữ ngoại tệ được chi ra

lên tới 980 triệu USD và 9/10 con số này là 866 triệu USD. Với tốc độ mở kho dự trữ

ngoại tệ như vậy, chỉ trong nửa đầu tháng 10/2014, BOR công bố đã bán ra khoảng 12.95

tỉ USD để hỗ trợ đồng tiền của nước này. Ước tính con số này đã tăng đến 30 tỉ USD theo

thống kê cuối tháng, giảm từ 409.224 tỉ USD đầu tháng xuống còn 383.283 tỉ USD.

Lãi suất vẫn duy trì ở mức cao, trên 8%.

Tháng 11

Ngày 5/11, BOR đánh tín hiệu sẽ thả nổi tỉ giá cho thị trường khi thông báo sẽ chỉ

chi 350 triệu $/ngày, chỉ bằng 1/3 so với trước đó.

Ngày 10/11, Ngân hàng trung ương Nga BOR tuyên bố thả nổi tỉ giá, hủy bỏ hành

lang ngoại hối đối với giỏ ngoại tệ USD và Euro, đồng thời chấm dứt can thiệp vào thị

trường ngoại tệ, giữ quyền can thiệp vào thị trường tiền tệ bất kỳ khi nào xuất hiện nguy

cơ đe dọa ổn định tài chính. Lí do được đưa ra là vì chế độ tỉ giá thả nổi sẽ làm tăng hiệu

quả các chính sách tiền tệ của BOR và ổn định giá cả, chống chảy máu dòng vốn và giảm

tác động của giá dầu.

Cụ thể, trong việc chống lại tình trạng chảy máu vốn. Nga cần bảo vệ dự trữ vàng

và ngoại tệ của mình. Dự trữ ngoại tệ 400 tỷ USD là khá lớn, tuy nhiên nước này cần một

8

lớp đệm để chống lại tình trạng vốn chảy máu vốn. Thay vì phung phí dự trữ ngoại hối để

duy trì tỷ giá hối đoái, BOR Nga muốn duy trì tỷ giá này sao cho có thể ngăn chặn một

lượng lớn tài sản bằng đồng ruble chảy ra nước ngoài - tình trạng mà theo đánh giá của

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể lên tới 100 tỷ USD trong năm nay và ở mức cao trong

năm tiếp theo.

Về việc giảm tác động của giá dầu. Ngân sách Nga được hình thành dựa trên giá

dầu Brent ở mức 100 USD/thùng. Giá dầu hiện này dao động trong khoảng 84

USD/thùng. Tuy nhiên, nếu quy giá dầu theo ruble, chúng ta có thể thấy hiện Nga thu về

từ mỗi thùng dầu (84 USD/thùng với tỷ giá khoảng 45 ruble/USD), không khác gì so với

mức giá hồi đầu năm (110 USD/thùng với tỷ giá 33 ruble/USD).

Sau khi tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng Ruble ngay lập tức chạm xuống đáy giá trị

của nó. Đồng tiền này rớt giá nhanh đến nỗi người dân bắt đầu chụp ảnh những bảng xác

định tỷ giá khắp nơi trên Moscow. Ngày 12/11/2014 , giá trị ruble lao dốc với tốc độ

chóng mặt không còn theo từng ngày mà là từng phút, xuống tới mức thấp lịch sử (49

Ruble cho 1 USD và 60 Ruble cho một Euro).

Đồng thời, tháng 11 BOR đã tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 9.2 %.

2.3. Từ tháng 12/2014 đến hết năm 2014

Nhằm hạn chế rủi ro của sự phá giá của đồng tiền và lạm phát gia tăng, ngày 15/12,

Ngân hàng Trung ương Nga BOR đột ngột tăng lãi suất cơ bản thêm 6.5%, từ 10.5% đến

17%/năm. Tuy nhiên quyết định này của BOR không đủ để vực dậy đồng Ruble do hiện

tại tỉ giá dao động của đồng Ruble quá lớn.

9

Hình 4: Lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương Nga năm 2014 – Nguồn: tradingeconomics |Bank of Russia

Ngày 16/12, Ruble từ mức thấp nhất 58 lên mức đỉnh điểm 80.1 Ruble/ USD trong

khi chốt phiên ở mức 67.7 Ruble/ USD, đồng Ruble biến động từng phút.

Như vậy, tính đến cuối năm 2014, tỉ giá Ruble/ USD ở mức 61.15 Ruble/ USD,

tức là giá trị của nó đã giảm 83.96 % so với giai đoạn đầu năm khi tỉ giá Ruble/ USD là

33.24 %.

Nguồn dự trữ ngoại hối của Nga chỉ còn ở mức 327.727 tỉ USD, chỉ còn khoảng

70 % so với hồi đầu năm.

Lãi suất của Nga cuối năm 2014 được ấn định ở mức 17% so với đầu năm là

khoảng 5.3 % (tăng hơn 3 lần).

Nền kinh tế Nga đã thực sự bị giáng một đòn đau.

10

3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Nga 2014

3.1. Đối với nước Nga

Chưa rõ các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau có giúp ích gì cho cuộc khủng

hoảng ở Ukraine, nhưng thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt với

nhiều khó khăn do tác động của những biện pháp trừng phạt này mang lại.

Lệnh cấm vận đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga. Việc giá cả sẽ

tăng do tình trạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và

thất nghiệp gia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt

là các gia đình trung lưu và những người Nga nghèo.

3.1.1. Ngành năng lượng

Các công ty năng lượng cũng không đứng ngoài cuộc khủng hoảng này khi sự rớt

giá của đồng Ruble đã “cắt xén” lợi nhuận của các công ty làm ăn với Nga. Cổ phiếu của

Rosneft, công ty dầu lớn nhất của Nga, đã lao dốc 25% trong năm 2014 do lợi nhuận

chững lại khi giá dầu rớt thảm. Tập đoàn Total của Pháp cũng đã ngừng kế hoạch liên

doanh khai thác đá phiến với Công ty Lukoil của Nga. Các công ty năng lượng khác như

Exxon Mobil cũng không phải ngoại lệ.

3.1.2. Ngành bán lẻ

Đại gia ôtô Mỹ, Ford, là một trong những nhà chế tạo xe hơi lớn nhất tại Nga và

tập đoàn này đã cảnh báo đà rớt giá của đồng Ruble đang tác động xấu đến doanh thu của

hãng. Trong khi đó, Volkswagen đổ thừa rằng căng thẳng chính trị đã khiến doanh số ôtô

lại Nga giảm 8% trong 6 tháng đầu 2014.

McDonald’s, Adidas và các thương hiệu lớn cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ

các biện pháp trừng phạt. Mối quan hệ lạnh nhạt giữa Mỹ và Nga được cho là nguyên

nhân đằng sau việc Nga đóng cửa các nhà hàng của McDonald's tại nước này. Hãng thời

trang thể thao Adidas của Đức đang đóng cửa các cửa hàng và ngừng mở rộng hoạt động

tại Nga do căng thẳng tại đây đã tác động đến chi tiêu của người dân và đà sụt giảm của

đồng Ruble đã tác động xấu đến lợi nhuận. Tương tự, Coca-Cola cũng bị ảnh hưởng nặng

11

nề khi giá cổ phiếu của Coca-Cola HBC, hãng đóng chai và phân phối đồ uống tại Nga,

đã chìm nghỉm 32% trong năm 2014.

Chưa kể đến việc lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ gây khó khăn trong việc tiếp

cận thị trường vốn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với làn sóng sa thải công nhân ồ

ạt. Tỉ lệ thất nghiệp chính thức của Nga đã lên đến con số lớn hơn 5%.

3.1.3. Thị trường tài chính

Cũng trong giai đoạn này, vào ngày 20/1/2015, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc

tế Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Tiết kiệm (SB) và các tập đoàn lớn của

Nga, đồng thời cảnh báo có khả năng hạ thấp hơn nữa. Ngày 16/1, Moody's đã hạ mức tín

nhiệm của Nga xuống Ваа3 từ mức Ваа2 của tháng 10/2014, với lý do triển vọng tăng

trưởng yếu, cộng với những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các biện

pháp trừng phạt và tình trạng rút vốn.

Trong phiên giao dịch ngày 16/12, tỷ giá đồng Ruble từng sụt giảm ở mức được

cho là mạnh nhất trong vòng 16 năm qua. Việc USDng Ruble mất giá thê thảm trong một

thời gian ngắn đã gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến thị trường tài chính của Nga trên

nhiều lĩnh vực.

Thị trường chứng khoán Nga đã chịu mức giảm lớn, với mức suy giảm 30% theo

chỉ số RST chỉ trong vòng nửa đầu tháng 12 năm 2014.

Không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề, các ngân hàng của Nga cũng liên tục

phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. VTB, ngân hàng lớn thứ hai của Nga, ra thông

báo cho biết, lợi nhuận ròng trong năm 2014 của họ giảm tới 99,2%. Cụ thể, lợi nhuận

của VTB trong năm 2014 chỉ ở mức 0,8 tỷ Ruble (12,7 triệu USD), giảm 99,2% so với

mức 100,5 tỷ Ruble năm 2013. Riêng trong quý IV/2014, ngân hàng này đã để lỗ 4,6 tỷ

Ruble. Ngay trong tháng 1/2015, Ban giám đốc VTB ra thông báo kế hoạch cắt giảm 5 -

7% nhân sự, tương đương khoảng 2.500 người, nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí.

Trong năm 2014, dòng vốn Nga chảy ra nước ngoài lên đến 120-130 tỷ USD, phần

lớn là do người dân Nga đổi đồng Ruble thành đồng ngoại tệ nhưng các ngoại tệ này

không thể lưu thông trên thị trường tiêu dùng Nga.

12

Bên cạnh đó, Nga cũng đứng trước tình trạng cạn tài chính “cứu” doanh nghiệp

khi nhu cầu cứu trợ của các doanh nghiệp nhanh chóng vượt xa nguồn cung tiền.

Đồng thời, nền kinh tế Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ hết Quỹ dự trữ khẩn cấp, yêu

cầu BOR phải in thêm tiền khi thâm hụt ngân sách không được thu hẹp. Tuy nhiên, việc

in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ khiến tỉ lệ lạm phát vốn ở mức cao của Nga

tăng hơn nữa, làm tổn hại lòng tin đối với nền kinh tế quốc gia này.

3.2. Đối với thế giới

3.2.1. Ngành năng lượng

Nga là nước nắm giữ huyết mạch năng lượng của EU khi cung cấp gần 1/3 lượng

khí đốt cho thị trường này, nên một khi Nga áp dụng các biện pháp chống trừng phạt, EU

sẽ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng. IMF nêu bật một “nguy cơ

tiềm tàng khác” – sự gián đoạn nguồn cung khí đốt của Nga cho Châu Âu, với riêng tập

đoàn Gazprom đã đảm nhận tới 1/3 nhu cầu khí đốt của EU và ½ sản lượng này được vận

chuyển qua Ukraine.

Theo thẩm định của Công ty Tư vấn Mỹ, Sanford C. Berstein & Co, đóng cửa thị

trường với khí đốt của Nga sẽ buộc EU hoặc phải đầu tư thêm 215 tỉ USD để nhanh

chóng tìm kiếm một nguồn cung cấp thay thế hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ đến 15 tỉ

m3/năm.

Năng lượng là một nhược điểm của Châu Âu. Liên minh này nhập vào hơn 50%

năng lượng để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của tư nhân và các doanh nghiệp trong toàn

khối. Mặc dù tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu – Mỹ mùa xuân vừa qua, Washington đã đề

nghị “sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Moskva”. Tuy nhiên, đề nghị của

Washington cung cấp khí đốt cho Châu Âu mới chỉ là lời hứa, vì việc đưa khí đốt của Mỹ

sang thị trường châu Âu không đơn giản. Do vậy, các chính khách của châu Âu đủ thực

tế để ý thức được rằng mùa USDng tới đây, EU sẽ vô cùng chật vật nếu không có khí đốt

của Nga.

Một số nước EU phụ thuộc 100% vào nguồn khí đốt của Nga sẽ chịu ảnh hưởng

nghiêm trọng bởi họ không có nhà cung cấp nào khác. Trong số đó, Đức và Italy là hai

13

nước sẽ bị tác động nhiều nhất. Nếu năng lượng là một trong những lĩnh vực chịu lệnh

trừng phạt, EU sẽ phải cân nhắc các biện pháp nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính.

3.2.2. Tài chính quốc tế

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các nước thành viên EU sẽ thiệt hại khoảng 40 –

50 tỉ euro trong 2 năm 2014 – 2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng

như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Các biện pháp trừng

phạt tiềm tàng của Nga gây lo ngại cho các nước có nền kinh tế gặp khó khăn của EU,

đặc biệt là Italy. Trong khi đó, Trung tâm Tài chính London sẽ mất phần từ Nga và con

số có thể lên đến hàng triệu bảng.

3.2.3. Thương mại quốc tế

EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song

phương năm 2013 đạt 336 tỷ euro. Các biện pháp hạn chế huy động vốn sẽ tác động

nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại song phương. Một phản ứng tiêu cực rõ nét

đó là ngay sau khi Mỹ và EU đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới, nhiều

nước châu Âu như Thụy Điển, Ba Lan, Anh, Đức, Bỉ, … đều thừa nhận chính họ sẽ thiệt

hại lớn từ “cuộc chiến” lệnh trừng phạt giữa phương Tây và Nga.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong EU. Năm ngoái, tổng kim ngạch

xuất khẩu của Đức sang Nga lên tới 36 tỉ euro, bằng gần 1/3 tổng kim ngạch của cả châu

Âu. Khoảng 6,200 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tích cực tại Nga với số vốn đầu tư

vào khoảng 20 tỉ euro. Ủy ban Quan hệ kinh tế USDng Âu của Đức cho biết 300,000 việc

làm ở Đức phụ thuộc vào giao dịch thương mại với Nga, đối tác thương mại lớn thứ 11

của nước này.

Có thể nói, gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp Nga nói riêng, và rộng hơn là nền kinh tế Nga, mà chính

các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu cũng bị vạ lây khi bỏ lỡ cơ hội tại thị trường Nga nhiều

tiềm năng.

14

KẾT LUẬN

Như vậy thông qua cuộc khủng hoảng tài chính của Nga nửa cuối năm 2014 đã

cho chúng ta thấy được những mặt hạn chế trong thể chế kinh tế quá dựa dẫm vào khai

thác dầu mỏ và khí đốt của nước Nga mà còn thấy được có một sự liên quan rất mật thiết

các tác nhân chính trị tác động gây ra cuộc khủng hoảng này. Đó là sự can thiệp chính trị

gián tiếp vào giá dầu và những sự can thiệp trực tiếp mà đơn cử là các hành động áp đặt

lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga của EU và Mỹ.

Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy đang có những âm mưu mang tầm quốc tế

nhằm vào Nga, sau những mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây, Mỹ trên trường quốc tế

và nếu như Nga không chuẩn bị tốt, không có những cải tổ về chiến lược phát triển kinh

tế thì rất có thể một cuộc khủng hoảng như vừa rồi sẽ có cơ hội tái diễn một lần nữa, và

hậu quả của nó biết đâu sẽ là tồi tệ hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng vừa rồi.

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Huy (ngày 5 tháng 3 năm 2014), Kinh tế Nga thành nạn nhân của khủng hoảng

Ukraine, vneconomy.vn

2. Andrew Topf (ngày 23 tháng 12 năm 2014), Did The Saudis And The US Collude In

Dropping Oil Prices?, Oilprice.com

3. Diệp Vũ (ngày 7 tháng 10 năm 2014), Nga mạnh tay can thiệp cứu tỷ giá đồng Rúp,

vneconomy

4. Diệu Minh (ngày 12 tháng 3 năm 2015), Nga sắp cạn tài chính “cứu” doanh nghiệp,

vneconomy

5. USDng Ngân (ngày 31 tháng 01 năm 2015), Nguyên nhân và tác động của giá dầu

giảm đến tình hình thế giới, vietstock.vn

6. H.Giang (ngày 6 tháng 11 năm 2014), Nga điều chỉnh chính sách tỷ giá, dddn.com.vn

7. Hà Thu (ngày 5 tháng 2 năm 2015), Cuộc sống bế tắc trong cuộc khủng hoảng kinh tế

Nga, vnexpress

8. Hải Ngọc (ngày 17 tháng 12 năm 2014), Nga tăng mạnh lãi suất, đồng rúp vẫn phá đáy

mới, Người lao động

9. Nguyễn Nhâm (ngày 29 tháng 12 năm 2014), Nga và gói “giải pháp” cứu đồng ruble,

vov.vn

10. Phương Hoa (ngày 18 tháng 12 năm 2014), "Bóng đen" khủng hoảng tài chính ở Nga,

baonghean.vn

11. Russian financial crisis (2014–present), wikipedia

12. Thiên Bình (ngày 21 tháng 12 năm 2014), Mỹ - OPEC bắt tay: 50% ngân sách Nga đã

bốc hơi, , phapluatttp.vn

13. Trang Nhung (ngày 01 tháng 02 năm 2015), Nga đối mặt làn sóng sa thải công nhân ồ

ạt của các công ty, vietnamplus