Các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tiền mãn kinh - hosrem

6

Transcript of Các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tiền mãn kinh - hosrem

1Y HỌC SINH SẢN 45

MỤC LỤC Y HỌC SINH SẢN TẬP 45CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI SỬ DỤNG NỘI TIẾT

Tránh thai nội tiết trong thời kỳ hậu sảnNguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh, Thân Trọng Thạch

Dụng cụ tử cung chứa levonorgestrelTriệu Thị Thanh Tuyền, Huỳnh Hoàng Mi

Sử dụng thuốc nội tiết ngừa thai ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang Nguyễn Khánh Linh

Các biện pháp tránh thai cho phụ nữ tiền mãn kinhNguyễn Hữu Nghị

Điều hòa chọn lọc thụ thể progesterone - ứng dụng tránh thai khẩn cấp Võ Thị Thành

Thuốc ngừa thai và dự trữ buồng trứngLê Thị Ngân Tâm

Hiệu quả khác của thuốc ngừa thai Trần Thế Hùng

Ngừa thai nam bằng hormone Nguyễn Văn Học

Ối vỡ – Khởi phát chuyển dạ hay chờ đợi?Lê Hồng Cẩm

Cập nhật các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ lấy thai Bùi Chí Thương

Chiến thuật phòng ngừa lây truyền viêm gansiêu vi B từ mẹ sang con Phan Thị Mai Hoa

Cập nhật về vai trò của aspirin trong dự phòngtiền sản giật Bùi Quang Trung

Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoánnhau cài răng lược Nguyễn Thu Thủy

Cập nhật khuyến cáo về tầm soát và dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh sớm do liên cầu khuẩn betatan huyết nhóm B Nguyễn Mai An, Phạm Thị Minh Trang

Thuật ngữ phân loại và chẩn đoán thai ngoài tử cungLê Tiểu My

Khuyến cáo về tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ (ACOG) Phan Hà Minh Hạnh

Tổng quan tầm soát ung thư vú ở phụ nữ từ 40 tuổitrở lên Hồ Hoàng Thảo Quyên

Hiếm muộn và u lạc nội mạc tử cung Hồ Mạnh Tường

Theo bước chân Gemba ở môi trường bệnh việnNguyễn Phạm Hoàng Lan

Ứng dụng Lean vào y tế Võ Thị Hà

JOURNAL CLUBSử dụng metformin ở nhóm vô sinh nữ có hội chứngbuồng trứng đa nang (PCOS)Cập nhật khuyến cáo lâm sàng trong chẩn đoán,điều trị và phòng ngừa băng huyết sau sinhBiện pháp tránh thai tác dụng kéo dài:que cấy và dụng cụ tử cungVai trò của việc tuân thủ điều trị tronghiệu quả dự phòng tiền sản giật của aspirin liều thấpLập kế hoạch sinh sản để giảm tỷ lệmang thai ngoài ý muốnGóc tử cung - cổ tử cung: phương tiện tầm soát mới trên siêu âm giúp tiên đoán khả năng sinh non tự phát

TIN ĐÀO TẠO Y KHOA LIÊN TỤCLỊCH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LIÊN TỤC HOSREM

‹‹

06

10

16

20

24

27

31

33

36

42

47

51

56

59

63

69

75

79

81

83

87

89

90

92

93

95

96104

Mời viết bài Y học sinh sảnChuyên đề Y học sinh sản - tập 46: “TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ”

Tập 46 sẽ xuất bản vào tháng 5/2018. Hạn gửi bài cho tập 45 là 20/02/2018.

Chuyên đề Y học sinh sản - tập 47: “UNG THƯ PHỤ KHOA”Tập 47 sẽ xuất bản vào tháng 8/2018. Hạn gửi bài cho tập 47 là 20/05/2018.

Tập sách sẽ ưu tiên đăng tải các bài viết thuộc chủ đề như đã nêu ra ở từng tập. Ngoài ra, các bài viết khác trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản có nội dung hay, hấp dẫn và mang tính cập nhật thông tin - kiến thức cũng sẽ được lựa chọn. Quy cách: 2.000-3.000 từ, font hệ Unicode (Times New Roman hoặc Arial), bảng biểu rõ ràng, hình ảnh rõ và chất lượng cao, phần tài liệu tham khảo vui lòng trích dẫn ở bài vui lòng đặt trong ngoặc đơn (Tác giả, năm xuất bản), phần tài liệu tham khảo chính ở cuối bài vui lòng chỉ chọn 5-7 tài liệu tham khảo chính (quan trọng hoặc được trích dẫn nhiều nhất toàn bài).Journal club là chuyên mục nhằm giới thiệu đến độc giả các bài báo, đề tài quan trọng xuất hiện trên y văn trong thời gian gần, mang tính cập nhật cao. Quy cách bài cho mục Journal Club: 500-1.000 từ, bảng biểu và hình ảnh minh họa rõ ràng.

Để gửi bài duyệt đăng, vui lòng liên hệ: BS. Huỳnh Thị Tuyết ([email protected]), văn phòng HOSREM ([email protected]) Để gửi trang quảng cáo, vui lòng liên hệ: Anh Bá Đức ([email protected], 0934.024.906).

20 Y HỌC SINH SẢN 45

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh do sự suy giảm khả năng sinh sản cũng như giảm tần suất quan hệ tình dục nên khả năng có thai cũng giảm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ tiền mãn kinh, vì vậy, các bác sĩ cần đưa ra lời khuyên hữu ích và hỗ trợ họ trong việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.

THỜI ĐIỂM NÊN DỪNGCÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAIPhụ nữ ở tuổi 55 có thể dừng các biện pháp

tránh thai vì ở tuổi này gần như không còn khả năng mang thai (WHO, 1996).

Các hướng dẫn lâm sàng hiện tại đưa ra khuyến cáo cho rằng nếu không có chống chỉ định thì phụ nữ tiền mãn kinh có thể sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone kết hợp cho đến khi mãn kinh (WHO, 2015).

Với phụ nữ trên 50 tuổi sử dụng biện pháp tránh thai không chứa hormone thì nên tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai thêm một năm nữa kể từ lần hành kinh cuối cùng, vì khi đó khả năng sinh sản mới mất hẳn. Với phụ nữ dưới 50 tuổi thì thời gian đó là hai năm, vì trong khoảng thời gian này vẫn có thể có khả năng xảy ra hiện tượng phóng noãn (WHO, 1996).

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh có hoặc không có triệu chứng mãn kinh thì có thể cân nhắc sử dụng nồng độ FSH để dự đoán sự suy giảm khả năng sinh sản. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH có thể tăng một cách rõ rệt. Các biện pháp tránh thai

chứa hormone có thể thay đổi kiểu ra huyết làm cho các bác sĩ gặp khó khăn trong việc đưa ra lời khuyên về thời điểm an toàn để dừng thuốc tránh thai.

Với phụ nữ trên 50 tuổi sử dụng thuốc tránh thai có chứa progestogen như que cấy tránh thai, vòng nội tiết, thuốc tránh thai một thành phần vẫn nên tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai này thêm một năm nữa kể từ sau khi nồng độ FSH >30 UI/l, với điều kiện là phải xét nghiệm hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất là 6 tuần (FSRH, 2010).

Các biện pháp tránh thai chứa hormone kết hợp (CHC) ảnh hưởng đến nồng độ FSH nên chúng phải được dừng ít nhất hai tuần trước khi làm xét nghiệm FSH. Khi dừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm như Depo Provera thì tác dụng ức chế phóng noãn của thuốc vẫn còn, nên với những phụ nữ này, chỉ xét nghiệm nồng độ FSH sau ít nhất một năm dừng thuốc này ( Jain, Dutton và cs, 2004).

LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ VÀ TRÁNH THAIMặc dù có rất ít hướng dẫn thực hành về chủ đề

này nhưng liệu pháp hormone thay thế cách quãng dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh không có tác dụng tránh thai vì nó chỉ có tác dụng ức chế phóng noãn khoảng 40% (Gebbie và cs, 1995). Các biện pháp tránh thai phải được sử dụng cùng với liệu pháp hormone thay thế để tránh những trường hợp có thai ngoài muốn.

Nếu phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng thuốc tránh thai kết hợp như là liệu pháp hormone thay thế thì

CÁC BIỆN PHÁPTRÁNH THAI CHOPHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Nguyễn Hữu NghịBệnh viện Việt Pháp - Hà Nội

21Y HỌC SINH SẢN 45

nên sử dụng phác đồ rút ngắn thời gian không sử dụng nội tiết (giai đoạn không uống thuốc hoặc uống thuốc không chứa nội tiết) lại để làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh (Casper RF, 1997).

LỰA CHỌN BIỆN PHÁP TRÁNH THAICho đến hết 50 tuổi thì không có biện pháp

tránh thai nào là chống chỉ định nếu chỉ căn cứ vào tuổi (FSRH 2010). Khi sử dụng các biện pháp tránh thai, cần khai thác kỹ tiền sử sức khỏe, tình trạng hôn nhân, quan hệ vợ chồng cũng như tiền sử gia đình. Cần kiểm tra kỹ chỉ số khối cơ thể, huyết áp và nếu cần, có thể cân nhắc sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khám vùng chậu… để loại trừ các trường hợp chống chỉ định

Các biện pháp tránh thai có chứa hormone kết hợp (CHC: combined hormonal contraception)Có thể sử dụng viên uống tránh thai kết hợp

(COC), miếng dán qua da hoặc vòng đặt âm đạo. Thuốc tránh thai kết hợp dạng tiêm mỗi tháng một lần chỉ được cấp phép sử dụng ở một số quốc gia.

Hầu hết các biện pháp tránh thai kết hợp có chứa estrogen tổng hợp là ethinyl estradiol (EE) với hàm lượng 10-35 mcg/ngày đối với viên uống tránh thai kết hợp, vòng đặt âm đạo giải phóng 15 mcg/ngày, miếng dán tránh thai là 20 mcg/ngày. Những năm gần đây, một số thuốc tránh thai thế hệ mới được sản xuất, trong đó, EE được thay thế bởi estradiol esters có cấu trúc tương tự 17-βOH Estradiol nên được coi là lựa chọn an toàn hơn so với các COC truyền thống. Một số thuốc thế hệ mới như Qlaira/Natazia là loại thuốc tránh thai 4 pha có chứa estradiol valerate kết hợp với dienogest, zoely là thuốc tránh thai loại một pha bao gồm estradiol hemihydrate và nomegestrol acetate. Các thuốc mới này có thời gian không nội tiết ngắn nên sẽ làm giảm được triệu chứng bốc hỏa, vã mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh, đồng thời giúp kiểm soát chu kỳ tốt hơn. Với những viên tránh thai kết hợp có chứa EE nếu người phụ nữ có nhu cầu giảm tần suất ra huyết hoặc giảm cơn bốc hỏa trong giai đoạn không nội tiết thì có thể chủ động kéo dài thời gian dùng nội tiết hoặc rút ngắn giai đoạn không nội tiết là biện pháp hiệu quả, dễ thực hiện và an toàn.

Ngoài những lợi ích kể trên thì các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy COC giúp làm giảm lượng máu kinh ở những bệnh nhân cường kinh. COC cũng giúp bảo vệ xương, các nghiên cứu cho thấy rằng mật độ xương ở phụ nữ dùng COC cao hơn so với ở nhóm chỉ bổ sung Canxi.

Phụ nữ sử dụng COC có sự giảm rõ rệt nguy cơ tương đối đối với cả ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung. Tác dụng bảo vệ này tăng dần theo thời gian sử dụng thuốc và vẫn duy trì khả năng bảo vệ, mặc dù có giảm dần tới 20-30 năm sau khi dừng thuốc. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy cứ 5 năm sử dụng COC thì nguy cơ ung thư buồng trứng giảm đi 20%.

Bên cạnh một số lợi ích ngoài tác dụng tránh thai kể trên thì CHC có một số nguy cơ đối với sức khỏe đòi hỏi các bác sỹ phải tư vấn và sàng lọc kỹ những phụ nữ có chống chỉ định với CHC. Có sự tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư vú ở những phụ nữ sử dụng CHC so với những người không sử dụng (RR 1,24; KTC 1,15-1,33), nhưng nguy cơ này giảm nhanh sau khi ngừng thuốc (sau 5-9 năm RR 1,07; KTC 1,02-1,13) (Calle, Coates và cs, 1996). Mặc dù không có chống chỉ định, tuy nhiên với những phụ nữ mà trong gia đình có người trực hệ bị ung thư vú thì nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (VTE: venous thromboembolism) ở những phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết là 1/10.000 phụ nữ/năm. Phụ nữ sử dụng CHC thì nguy cơ này tăng lên gấp 6 lần, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại progestogen trong CHC, những viên tránh thai kết hợp có chứa levonogestrel, Noresthisterone và Norgestimate có nguy cơ thấp nhất (Stegeman và cs, 2013). Nguy cơ VTE tăng dần theo tuổi đặc biệt tăng nhiều ở những người trên 50 tuổi, nguy cơ cao nhất xuất hiện sau một vài tháng sử dụng thuốc sau đó giảm dần. Nguy cơ VTE tăng trở lại khi tái sử dụng CHC sau một thời gian ngưng sử dụng ngắn nhất là một tháng vì vậy nên sử dụng CHC liên tục an toàn hơn là ngưng sau đó dùng CHC trở lại (FSRH, 2012). Để hạn chế VTE thì tối ưu nhất là nên lựa chọn COC có chứa 20 mcg EE kết hợp với Progestogen thế hệ thứ hai. Phụ nữ tiền mãn kinh dưới 50 tuổi nếu lựa chọn giữa CHC và liệu pháp

22 Y HỌC SINH SẢN 45

hormone thay thế để phòng ngừa loãng xương và giảm thiểu các triệu chứng của tiền mãn kinh thì liệu pháp hormone thay thế, đặc biệt là miếng dán có nguy cơ VTE thấp hơn CHC. Hàm lượng EE trên 50 mcg có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, hàm lượng EE nhỏ hơn 50 mcg được coi là an toàn.

Vòng tránh thai nội tiếtHiện tại ở Việt Nam, vòng Mirena có chứa 52

mg levonogestrel đang được sử dụng phổ biến, thời gian có tác dụng tránh thai kể từ khi đặt đến khi rút của vòng Mirena theo khuyến cáo là 5 năm. Tuy nhiên, với phụ nữ từ 45 tuổi trở lên thì thời gian sử dụng có thể lên tới 7 năm. Không có bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa vòng tránh thai nội tiết và ung thư vú. Vòng tránh thai nội tiết có rất ít tác dụng toàn thân, không có nguy cơ đối với huyết khối tĩnh mạch và các bệnh toàn thân khác, không có bằng chứng làm tăng cân, có tác dụng bảo vệ niêm mạc tử cung, làm giảm triệu chứng đau ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, làm giảm lượng máu kinh nên là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ tiền mãn kinh đặc biệt là phụ nữ bị cường kinh.

Viên thuốc tránh thai một thành phầnThuốc tránh thai một thành phần (POP:

progestogen only pills) có nồng độ progestogen thấp, có rất ít chống chỉ định và có thể sử dụng an toàn cho đến khi không còn khả năng sinh sản. POP không làm tăng huyết áp, tác động rất ít đến tình trạng mỡ máu và đường huyết, không làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. POP có thể sử dụng đến khi khả năng sinh sản không còn, giúp làm giảm hiện tượng đau bụng kinh, cường kinh. Tuy nhiên, POP không giúp cải thiện các cơn bốc hỏa và thường phải uống vào một giờ nhất định.

Que cấy tránh thaiVới thời gian 3 năm, biện pháp này an toàn cho

phụ nữ từ độ tuổi sinh sản cho đến tận khi mãn kinh, các khuyến cáo hiện cho phép sử dụng que cấy tránh thai đến khi 55 tuổi. Biện pháp này không làm thay đổi mật độ xương, không bị giới hạn thời gian sử dụng. Tuy nhiên, một trong những tác dụng không mong muốn là gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến tăng nguy cơ ngưng sử dụng và khó khăn trong việc chẩn đoán một số bệnh lý ở niêm mạc tử cung.

Thuốc tránh thai dạng tiêmHiện tại, có 3 loại thuốc tránh thai dạng tiêm:

Depo Provera (medroxyprogesterone acetate 150mg, tiêm bắp mỗi lần cách nhau 12 tuần), Noriserat (norethisterone enantate 200mg, tiêm bắp mỗi lần cách nhau 8 tuần) và Sayana Press (medroxyprogesterone acetate 104 mg, tiêm dưới da mỗi lần cách nhau 13 tuần). Hơn 50% phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai này không hành kinh sau một năm sử dụng, tỷ lệ này là 70% sau hai năm sử dụng (Pfizer Ltd, 2016). Một số nghiên cứu cho thấy thuốc tiêm tránh thai làm giảm tới 80% nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung, giảm 40% nguy cơ ung thư buồng trứng.

Tác dụng không mong muốn chủ yếu của biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm là nguy cơ loãng xương, mật độ xương sẽ giảm khoảng 5% trong hai năm đầu tiên sử dụng thuốc (Clark và cs, 2006). Thời gian sử dụng dài hơn cũng không làm tăng thêm hiện tượng giảm mật độ xương nhưng sẽ mất thời gian dài hơn để phục hồi lại mật độ xương sau khi dừng thuốc (Kaunitz và cs, 2006). Sự suy giảm mật độ xương sau hai năm sử dụng Depo Provera tương tự như sự giảm mật độ xương trong thời kỳ mang thai hoặc ở phụ nữ nuôi con bú trong 6 tháng. Phụ nữ sử dụng Depo Provera có thể tăng khoảng 3 kg trong vòng hai năm sử dụng. Depo Provera có thể làm tăng nhẹ nguy cơ VTE còn đối với ung thư vú hiện tại chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa Depo Provera với nguy cơ ung thư vú.

Một nhược điểm khác của Depo Provera là khi tiêm thuốc, nếu có tác dụng không mong muốn hoặc phát sinh các vấn đề sức khỏe thì chúng ta không có biện pháp nào dừng các tác dụng của thuốc trong vòng 2-3 tháng sau tiêm, vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh lý tim mạch (FSRH, 2010). Theo các khuyến cáo thì nên dừng biện pháp này ở tuổi 50.

Dụng cụ tử cungDụng cụ tử cung là biện pháp tránh thai hiệu quả

và an toàn đối với những phụ nữ trên 40 tuổi. Thời gian sử dụng theo khuyến cáo là 5-10 năm. Dụng cụ tử cung cũng có thể dùng với mục đích tránh thai khẩn cấp nếu đặt trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ. Nếu phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đặt dụng cụ tử

23Y HỌC SINH SẢN 45

cung thì nó có thể được duy trì cho tới tận khi mãn kinh. Dụng cụ tử cung phải được rút ra sau khi mãn kinh hoặc quá thời hạn sử dụng. Vì nó làm tăng nhẹ lượng máu kinh bị mất nên những phụ nữ bị cường kinh không nên sử dụng biện pháp này.

Dụng cụ tử cung ít có tác dụng toàn thân nên nó an toàn với phụ nữ tiền mãn kinh có bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch máu não, các bệnh huyết khối.

Tác dụng không mong muốn của dụng cụ tử cung: ra huyết giữa chu kỳ, ra huyết thấm giọt hoặc ra huyết kéo dài đặc biệt trong 3-6 tháng đầu (FSRH, 2010). Hiện tượng ra huyết bất thường thường không đáng lo ngại về sức khỏe và thường tự hết, nhưng trước khi đặt dụng cụ tử cung, phải tư vấn kỹ cho bệnh nhân để giảm các trường hợp tháo vòng sớm. Nếu hiện tượng ra huyết kéo dài, cần loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các bệnh lý phụ khoa khác. Đặt dụng cụ tử cung không làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng nếu chúng ta đặt trong giai đoạn có biểu hiện của bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu trong vòng 3 tuần đầu.

Phương pháp tránh thai dùng màng chắnTránh thai dùng màng chắn bao gồm các phương

pháp: màng chắn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung, bao cao su nam, bao cao su nữ, các chế phẩm diệt tinh trùng… Đây là những biện pháp được khẳng định là an toàn cho phụ nữ tới tận khi mãn kinh. Rối loạn cương ở nam giới tuổi trung niên có thể là một trong những trở ngại cho việc sử dụng bao cao su nam. Bao cao su nam còn giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Màng ngăn âm đạo và mũ cổ tử cung thường có kèm theo chất diệt tinh trùng, phải được đặt đúng quy cách và chỉ được lấy ra ít nhất là 6 tiếng kể từ sau khi quan hệ.

Tránh thai bằng phương pháp quan hệ tránh ngày phóng noãnĐối với phụ nữ tiền mãn kinh thì phương pháp

tránh thai này sẽ khó thực hiện bởi các dấu hiệu chỉ điểm phóng noãn sẽ khó đánh giá, rất khó để dự đoán thời điểm phóng noãn bởi chu kỳ kinh nguyệt thường không đều.

Xuất tinh ngoài âm đạoXuất tinh ngoài âm đạo với tỷ lệ thành công

khoảng 50%, với khả năng có thai thấp ở phụ nữ tiền mãn kinh thì có thể cân nhắc biện pháp này như là phương pháp kết hợp với các biện pháp khác.

Các phương pháp tránh thai vĩnh viễnƯu điểm của biện pháp này là không có tác dụng

toàn thân như thuốc tránh thai nội tiết, tuy nhiên sẽ có các nguy cơ liên quan đến phẫu thuật. Tất cả các phụ nữ tiền mãn kinh muốn thắt ống dẫn trứng nên được tư vấn kỹ do khả năng sinh sản của họ sẽ nhanh chóng không còn nữa sau mãn kinh. Thắt ống dẫn tinh có tỷ lệ thành công cao và biến chứng ít hơn tuy nhiên nguy cơ đau sau mổ lên đến 14%.

Các biện pháp tránh thai khẩn cấpCó thể sử dụng levonogestrel 75 mg (Postinor 2)

hai liều cách nhau 12 giờ, càng sớm càng tốt, hoặc Levonogestrel 150 mg (Postinor) một liều duy nhất muộn nhất là 72 giờ sau quan hệ. Xu hướng hiện nay là sử dụng chất điều hòa chọn lọc thụ thể của progesterone, hiện tại ở Việt Nam thường dùng Mifepristone 10 mg (Mifestad) càng sớm càng tốt, muộn nhất là 120 giờ sau quan hệ, ngoài ra có thể sử dụng ulipristal 30 mg một liều duy nhất với cách dùng tương tự. Biện pháp đặt dụng cụ tử cung có chứa đồng càng sớm càng tốt, muộn nhất là 7 ngày sau khi quan hệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Collaborative Group on Hormonal Factors in Breast Cancer (E E Calle; R J Coates) "Breast

cancer and hormonal contraceptives: collaborative reanalysis of individual data on 53 297 women with breast cancer and 100 239 women without breast cancer from 54 epidemiological studies." Lancet 1996 347(9017): 1713-1727.

2. Casper RF, D. S., Reid RL (1997). "The effect of 20 μg ethinyl estradiol/1 mg norethinderone acetate (MinestrinTM), a low-dose oral contraceptive, on vaginal bleeding patterns, hot flashes and quality of life in symptomatic perimenopausal women." Menopause 4: 139-147.

3. Clark, M. K., et al. (2006). "Bone mineral density loss and recovery during 48 months in first-time users of depot medroxyprogesterone acetate." Fertil Steril 86(5): 1466-1474.

4. FSRH (2010). "Faculty of Sexual and Reproductive Healthcare Clinical Effectiveness Unit. FSRH clinical guidance: contraception for women over 40. London." [http://www.fsrh.org/pdfs/ContraceptionOver40July10.pdf].

5. FSRH; (2012). "Faculty of Sexual and Reproductive Healthcare of the Royal College of Obstetricians and Gynaecologists. FSRH clinical guidance: combined hormonal contraceptionLondon: [http://www.fsrh.org/pdfs/CEUGuidanceCombinedHormonalContraception.pdf].".

6. Gebbie, A. E., et al. (1995). "Incidence of ovulation in perimenopausal women before and during hormone replacement therapy." Contraception 52(4): 221-222.

7. Jain, J., et al. (2004). "Pharmacokinetics, ovulation suppression and return to ovulation following a lower dose subcutaneous formulation of Depo-Provera." Contraception 70(1): 11-18.

8. Kaunitz, A. M., et al. (2006). "Bone mineral density in women aged 25-35 years receiving depot medroxyprogesterone acetate: recovery following discontinuation." Contraception 74(2): 90-99.

9. Pfizer Ltd (2016). "Electronic Medicines Compendium Depo-Provera 150 mg/ml injection. Leatherhead:." Datapharm.

10. Stegeman, B. H., et al. (2013). "Different combined oral contraceptives and the risk of venous thrombosis: systematic review and network meta-analysis." BMJ 347: f5298.

11. WHO (1996). "Progress in Reproductive Health. Contraception and the Late Perimenopause." 40(2).

12. WHO; (2015). "World Health Organisation. Medical eligibility criteria for contraceptive use. 5th ed. Department of Reproductive Health. p132"