Quỹ tiền tệ thế giới IMF

49
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN TIỂU LUẬN MÔN: TÀI CHÌNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ INTERNATIONAL MONTERY FUND (IMF)

Transcript of Quỹ tiền tệ thế giới IMF

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

TIỂU LUẬNMÔN: TÀI CHÌNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ INTERNATIONAL MONTERY FUND (IMF)

Giảngviên hướng dẫn: T.S NGUYỄN VĂN NÔNG

Sinh viên thực hiện: LẠI THỊTHIÊN THANH

Lớp: DTN 1126

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: IMF_ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN1. Lịch sử hình thành, cơ cấu và mục đích chính của IMF

1.1. Quá trình hình thành1.2. Cơ cấu tổ chức1.3. Mục đích hoạt động

2. Chức năng chính của IMFCHƯƠNG 2: IMF VÀ VIỆT NAM: NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH

1. Việt Nam trong quỹ tiền tệ quốc tế IMF2. Hoạt động của IMF dành cho Việt Nam trong các giai đoạn3. Nhận định kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn của IMF4. Hợp tác của IMF – Việt Nam

CHƯƠNG 3: BÁO CÁO “TRIỂN VỌNG KINH TẾ” CỦA IMF 1. Năm 2014 2. Năm 2015

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: IMF_ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN1. Lịch sử hình thành, cơ cấu và mục đích chính của IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế mà thành viên là chính phủ các nước có nhiệm vụ giám sát hệ thống tài chính toàn cầubằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng nhưhỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của IMF Vào năm những năm 30 của thế kỉ trước, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu ápdụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họbằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

Nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức để giải quyết những vấn đề tiền tệ thế giới. Tuy nhiên tất cả đều không mang lại kết quả khả quan. Những giải pháp bộ phận và mang tính chất thăm dò hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ. Ðiều quan trọng nhất ở đây chính là một sự hợp tác với quy môlớn chưa từng có giữa tất cả các quốc gia để xây dựng nên mộthệ thống tổ chức tiền tệ cách tân và một tổ chức để điều hànhhệ thống này. Mùa hè năm 1940, Harry Dester White - Người Mỹ và John Maynard Keynes - Người Anh đã gần như đồng thời đưa ra dự thảo xây dựng một tổ chức tiền tệ quốc tế mà hành động của nóđược giám sát thường xuyên bởi một tổ chức hợp tác chứ không phải bằng những cuộc gặp gỡ quốc tế.

Tuy nhiên, phải sau nhiều lần thương thuyết trong điều kiện khó khăn của chiến tranh, cộng đồng quốc tế mới chấp nhận mộthệ thống tiền tệ mới và một tổ chức để giám sát nó. Những thương thuyết cuối cùng về thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (viết tắt là IMF) đã diễn ra ở Bretton Woods, NewHamsphire, Hoa kỳ vào tháng 7/1944 giữa 44 quốc gia. IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước.

Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944.

Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có hai chi nhánh tạiParis và Geneve. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947, khi đó IMF có 49 thành viên. Từ cuối thế chiến thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thếgiới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF.Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sựtham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viênkhi nó được thành lập.

Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).Uy tín của IMF theo năm tháng là không thay đổi và ngày càng được củng cố.

1.2. Cơ cấu tổ chức IMF là một tổ chức tổ hợp tài chánh qui tụ 183 nước hội viên hiện nay, nước Nam Tư mới xin gia nhập sau khi đất nước đã tìm lại được một chế độ dân chủ hơn. Đứng đầu trong tổ chức hành chánh là Ban Lãnh Đạo những ThốngĐốc (Board of Governors - Conseil des Gouverneurs). Mỗi nước hội viên cử một người nước mình làm thống đốc đại diện cho nước. Họ thường là những bộ trưởng tài chánh hay giám đốc của

ngân hàng trung ương và quyền quyết định của họ phản ảnh đường lối của chính phủ nước họ.Mỗi năm các thống đốc dự cuộc họp thường niên tại trụ sở chính nằm ở thủ đô Washington hoặc ở một nước hội viên để quyết định đường hướng và hoạt động của cơ quan IMF.

Việc điều hành thường trực của cơ quan được đảm nhận bởi Ban điều hành (Executive board - Conseil d’administration) gồm có24 giám đốc (executive directors - Administrateurs). Hiện nay 8 nước có mỗi nước một giám đốc trong Ban điều hành : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Saudi Arabia. Những nước hội viên khác được chia ra làm 16 nhóm, mỗi nhóm cử một giám đốc. Ban điều hành cử một giám đốc chính (managing director - directeur général) để điều hành toàn bộ cơ quan IMF và áp dụng những chính sách đã được Ban Lãnh Đạo những Thống Đốc quyết định.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm đại diện của các nước thành viên vàdo mỗi nước bổ nhiệm cách 5 năm sẽ có 1 lần bổ nhiệm.Trong kỳ họp, Hội đồng quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt động của IMF, xem xét việc kết nạp thành viênmới và khai trừ thành viên ra khỏi tổ chức, xem xét việc thay đổi vốn pháp định

Ủy ban lâm thời (Imterm Committee) Hội đồng quản trị của IMF là cơ quan tư vấn về các vấn đề quan hệ tiền tệ được thành lập tháng 10 năm 1974. Thành viên của Ủy ban lâm thời là các Bộ trưởng Tài chính của 22 thành viên. Nhiệm vụ chính của Ủy ban lâm thời là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội đồng quản trị. Nếu Hội đồng quản trị thấy cần thiết, có thể cải tổ Ủy ban lâm thời thành cơ quan thường trực có quyền thông qua nghị quyết.

Ủy ban phát triển (Development Committee), phối hợp giữa IMF và ngân hàng phát triển thế giới cố vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu đặc biệt của nước nghèo

IMF có khoảng 2600 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc điều hành,đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng điều hành (hội đồng tự bầu chủ tịch của mình). Theo truyền thống, Giám đốc điều hànhlà người Châu Âu, nếu không thì cũng phải là người Mỹ.Hiện nay, Tổng giám đốc IMF là bà Christine Lagarde người Pháp, nhậm chức tháng 06/2011. Trở thành nữ lãnh đạo đầu tiêntrong lịch sử của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nhân viên của IMF là người của khoảng 120 nước và đa phần là các nhà kinh tế học, song cũng có cả các nhà thống kê, bác học, các chuyên gia về tài chính công cộng và thuế khoá, các nhà ngôn ngữ học, nhà văn và các nhân viên phục vụ.

Ða số các nhân viên đều hoạt động tại trụ sở nhỏ ở Paris, Geneve, Tokyo, tại trụ sở của Liên hợp quốc ở NewYork hoặc tại các văn phòng của IMF được thành lập tạm thời ở các nước thành viên.Khác với các giám đốc chấp hành là những đại diện của từng nước thành viên, các nhân viên của Quỹ chỉ là nhân viên quốc tế, họ có trách nhiệm thực thi chính sách của IMF không đại diện cho lợi ích của bất cứ quốc gia nào.

NHỮNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA IMF Tổ chức của IMF có tính cách tổ hợp tương trợ tài chánh, nghĩa là mỗi hội viên đóng góp một số tiền được hội quy định.Nguồn tài chánh này được dùng để giúp các nước hội viên trongtrường hợp cần thiết. Nhưng Quỹ cũng có những phương cách phụ thuộc khác để có thể đáp ứng những nhu cầu của các nước hội viên.

a/ Phần đóng góp (quotas - quotes-parts)

Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chánh chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập. IMF không vay mượn trên thị trường tài chánh quốc tế. Điều này giải thích tại sao IMF không phải là một ngân hàng quốc tế dù hoạt động chính của nó liên quan đến lãnh vực tài chánh.Phần đóng góp không những đóng vai trò của nguồn tài chánh, nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà một nước hội viêncó thể vay mượn, để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước.

Phần đóng góp được xác định theo nhiều tiêu chuẩn như tổng sản lượng quốc gia, dự trữ vàng và dollar Mỹ, số lượng xuất khẩu và nhập khẩu. Nước nào càng giầu thì đóng góp càng cao. Số đóng góp lúc đầu (1946) trị giá 7.6 triệu dollar Mỹ. Số đóng góp tính tới năm 1998 là 193 tỷ dollar Mỹ. Năm 1999, đề nghị của IMF tăng 45% những phần đóng góp đã được các nước hội viên phê chuẩn, nguồn tài chánh của cơ quan do đó trị giáquãng 300 tỷ dollar Mỹ.

Nguồn tài chánh của cơ quan tăng nhiều vì hai lý do. Một mặt các nước gia nhập tổ chức ngày càng nhiều, từ 35 nước lúc đầuđến nay lên tới 183 nước hội viên. Mặt khác những phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống (chưa bao giờ có) mỗi thờigian 5 năm theo quyết định của những thống đốc với ít nhất 85% số phiếu thuận.Những phần đóng góp quan trọng nhất hiện nay là Mỹ (18.25%), Nhật (5.67%), Đức (5.67%), Pháp (5.10%) và Anh (5.10%). Phần đóng góp của Mỹ trị giá quãng 35 tỷ dollar Mỹ. Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh hưởng trong cơ quan IMF càng mạnh về đườnghướng và những quyết định quan trọng. Rất nhiều nước nhỏ có phần đóng góp rất ít, quãng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu dollar Mỹ. 52 nước Phi Châu có phần đóng góp tương đương với phần đóng góp của Đức hay Nhật. Phần đóng góp của

Mỹ cao hơn hai lần những phần đóng góp của các nước Châu Mỹ La Tinh.

Cách thức xác định tiền đóng góp của mỗi hội viên rất đặc biệt. Theo quy chế của Quỹ, mỗi nước thanh toán phần đóng góp25% bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình. Số vàng được dự trữtrong bốn ngân hàng trung ương lớn nhất, 75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước.Trong thực tế các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25% như quy định.Từ năm 1971, khi Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar hết hoạt động, 25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiền lớn thường được xử dụng trên thị trường quốc tế.

b/ Quyền SDR / DTS (special drawing right - droits de tirage spéciaux)

Nguồn dự trữ trong các ngân hàng trung ương để bảo đảm cho ngoại thương là vàng và các tiền lớn như dollar Mỹ, yen Nhật,pound Anh và mới đây là tiền euro thay thế cho những tiền lớncủa Cộng Đồng Tiền Tệ Âu Châu như mark Đức, franc Pháp.Từ năm 1969, IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặc biệt gọi là SDR viết tắt của Anh ngữ hay DTS viết tắt của Pháp ngữ. Quyền này được coi như một loại tiền dự trữ ghi trên sổ kế toán của ngân hàng trung ươngmỗi nước. Lúc đầu ban lãnh đạo IMF đặt rất nhiều hy vọng vào SDR và dự trù nó sẽ trở thành đồng tiền quốc tế thay tiền dollar Mỹ. Thực tế không như Quỹ mong đợi, bởi vì các nước lớn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung và cũng vì dự tính trên lý thuyết thì hay nhưng khó thực hiện trong thực tế. Lúc ban đầu, SDR được phân chia cho mỗi nước hội viên theo phần đóng góp đã trình bầy ở trên, do đó các nước nhỏ ít đóng góp không được nhiều SDR. Trong những lần

phân chia sau này, Quỹ có khuynh hướng tăng phần dành cho những nước này.

Giá trị của SDR ban đầu được định giá tương đương với 1/35 oune vàng, do đó 1 SDR = 1 USD. Sau năm 1971, tiền dollar Mỹ không còn được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định dựatrên giá trị 16 đồng tiền của 16 nước có hoạt động xuất khẩu cao nhất và thay đổi theo giá thị trường của những đồng tiền này.

Từ năm 1980, để đơn giản hoá cách tính, giá trị được xác địnhdựa trên 5 đồng tiền lớn và mức quan trọng của mỗi đồng tiền : dollar Mỹ (39%), mark Đức (21%), yen Nhật (18%), poundAnh (11%) và franc Pháp (11%). Từ khi đồng euro ra đời (01/01/1999), mức quan trọng được xác định như sau : dollar Mỹ (45%), euro (29%), yen Nhật (15%), pound Anh (11%). Thí dụngày 8/8/2000, 1 SDR = 1.30904 USD. Kể từ ngày 01/01/2001, Quỹ quyết định là giá trị một SDR bằng tổng số những tiền nhưsau : 0.577 USD + 0.426 EUR + 21 JPY + 0.0984 GBP. Tỷ số phân lãi của SDR cũng được xác định một cách tương tự. Số SDR phân chia cho các nước hội viên hiện nay trị giá quãng29 tỷ dollar Mỹ.

c/ Mượn tiềnIMF có thể mượn tiền của những nước hội viên giầu như các nước kỹ nghệ lớn hay có nhiều dầu hoả trong trường hợp cần thiết. Năm 1962, 11 nước kỹ nghệ hội viên ký giao kèo GAB (general arrangements to borrow - accords généraux d’emprunt)cho Quỹ vay 23 tỷ dollar Mỹ. Năm 1997, 25 nước kỹ nghệ hội viên thoả thuận qua giao kèo NAB (new arrangements to borrow - nouveaux accords d’emprunt) cho quỹ mượn 47 tỷ dollar Mỹ. Saudi Arabia là nước dầu hoả cho Quỹ mượn nhiều nhất.

SDR là loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổi, đóng góp bằng bản tệ và ngoại tệ mạnh như USD, yên Nhật, EURO…

Từ năm 1981, nước này đã cho mượn trên 10 tỷ dollar Mỹ, hiện nay saün sàng cho mượn 2 tỷ dollar Mỹ. Điều này giải thích tại sao Saudi Arabia có một giám đốc trong ban diều hành IMF.

d/ Bán vàngTính tới ngày 30/04/2000, số lượng vàng dự trữ của IMF có vàokhoảng 103 triệu ounces (3.217 tấn) và được định theo giá thịtrường vào khoảng 30 tỷ dollar Mỹ. Số vàng này có do các hội viên đóng góp như đã đề cập ở trên, hoặc do các nước hội viêntrả tiền lời, hoặc do Quỹ mua của các nước hội viên. Vai trò của vàng trong Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar là yếu tốnền tảng gây tin tưởng vào giá trị tiền của các nước hội viên. Trái lại, vàng không còn đóng một vai trò nào trong hệ thống tiền tệ hiện nay. Nhưng Quỹ vẫn giữ và coi vàng một mặtnhư bảo chứng cho giá trị của chính cơ quan mình và mặt khác để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, trong thời gian 1976 - 1980, Quỹ đã thoả thuận vớicác nước hội viên để giảm bớt số vàng dự trữ. Quỹ đã bán quãng 50 triệu ounces vàng. Một nửa trả lại cho các nước hội viên theo giá 1 ounce = 35 SDR, nửa còn lại được bán theo giáthị trường và là nguồn tài chánh dành để giúp các nước hội viên nghèo.

1.3 Mục đích chính của IMFCác mục tiêu của IMF:

Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.

Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của

tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọngnhất của chính sách kinh tế.

Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.

Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.

Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trongcán cân thanh toán quốc tế.

Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trongcán cân thanh toán của các nước thành viên.

2. Chức năng cơ bản của IMF* Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của

các thành viênTheo quy định của văn bản hiệp định đầu, các nước thành viên đều áp dụng hệ thống ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định. ''Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá''. Do sức ép của Mỹ, Hội nghị Bretton Woods phải chấp nhận 1 tỷ lệ vàng USD là 35 USD – 1 ounce vàng.

Cuối 1947 Bộ Trưởng Tài chính Mỹ, ông Johw Suyder đã tuyên bốvới Tổng giám đốc của IMF là Mỹ bán và mua vàng bằng USD với giá 35 USD/ ounce cho tất cả các NHTW nào có yêu cầu. Ðiều này biến hệ thống Bretton Woods thành một hệ thống bản vị USD.

Để giải quyết vấn đề dự trữ của quỹ tháng 6-1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã nhóm họp ở Rio de Janeiro, thủ đô Brazil và đã chấp nhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới làSDR (Special drawing right).

Dự trữ SDR được thể hiện dưới hình thức bút tệ, được ghi trong tài khoản đặc biệt của mỗi nước thành viên và có thể sửđụng qua chuyển khoản.

Giá trị của mỗi đơn vị SDR lúc ban đầu được ấn định là 0,888671 gram vàng, tương đương với hàm lượng vàng của 1 USD.Ðến năm 1973 vì có sự thả nổi hối suất của USD, giá trị của SDR được quy định căn cứ vào giá trị tổng hợp của 16 loại tiền tệ có cân nhắc tỷ trọng theo tầm quan trọng của mỗi đơn vị tiền tệ thể hiện qua phần giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới

Năm 1981, giá trị tổng hợp đó chỉ còn căn cứ vào 5 đồng tiền của 5 nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới từ 1975-1979 là USD 40; FRF 11%; GDB 11%; JPY 17%; DEM 21%; Cứ 5 năm duyệt lại một lần: một lần vào đầu năm 1986, một lần vào đầu năm 1991. Trong hệ thống này chỉ có dollar Mỹ có tính cách có thể trao đổi trực tiếp với vàng, những tiền khác muốn đổi ra vàng phải đổi ra dollar Mỹ trướcHệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar, dưới sự kiểm soát và điều hành của IMF, đã hoạt động trong những thập niên sau Thế Chiến ThứHai, tuy nhiên sau hơn hai thập kỷ hình thành, hệ thống này đã bộc lộ nhiều yếu kém.

Ðến đầu thập kỷ 70 khủng hoảng kinh tế đã các thành viên của quỹ làm cho nó không thể duy trì hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia. Hệ thống Bretton Woods sụp đổ hoàn toàn vào năm 1973 khi Tổngthống Mỹ Nixon tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng. Với lý

do chính là Mỹ không còn đủ khả năng về dự trữ vàng để tiếp tục quy đổi với USD theo tỷ giá 35 USD/ounce vàng.

Ðể đáp ứng được yêu cầu dự trữ ổn định quỹ tiền tệ quốc tế trong hoàn cảnh mới của nền kinh tế quốc dân, IMF yêu cầu cácnước thành viên thực hiện bảy nghĩa vụ cũ là:

- Thi hành chính sách tự do mua bán vàng trên thị trường.

- Tạo điều kiện cho đồng tiền của các nước được chuyển đổi tự do.

- Loại bỏ dần các hành chế về hối đoái. - Tôn trọng quy định của các thành viên khác về hối đoái

phù hợp với quy định của IMF. - Cung cấp thông tin tài chính cho IMF - Hợp tác với các nước khác việc ký kết và thực hiện các

thỏa thuận quốc tế về tiền tệ . - Duy trì một tỷ giá hối đoái cố định .

Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hệ thống Jamaica).

Nhiều cường quốc ấn định tỷ giá của mình theo cơ chế thả nổi có quản lý. Theo cơ chế này IMF có vai trò lớn và thường kiếnnghị, tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng.Tuy tác động, quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế theo nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng duy trì ổn định hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tương đối l cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hiện chức năng này còn được hỗ trợ bởicác hoạt động thực hiện các chức năng khác.

* Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế vàchính sách kinh tế của các nước thành viên

Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên''.Ðồng thời IMF có quyền áp đụng các nguyên tắc cụ thể để hướngdẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ. Ðể thực hiện nhiệm vụ này IMF kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống TGHÐ.

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịpthời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều biến chuyển cơ bản trong nền kinh tế toàn cầu : tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng thị trường của nhiều nước. Cuộc khủng hoảng Mêhicô năm 1995 và khủng hoảng tài chính Ðông Á 7/1997 cho thấy sự cần thiết và vai trò giám sát quan trọng của IMF. Năng l995, IMF đẩy mạnh chức năng giám sát, nhấn mạnh vào việc các thành viên cung cấp đầy đủ, chính xác các số liệu. Theo Ðiều 4 về quan hệ hợp tác giữa IMF và thành viên, IMF được phép xem xét một cách có hệ thống sự phát triển kinh tế và chính sách kinh tế của thành viên, đánh giá tác động của các chính sách đối với tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán

* Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thờivề cán cân thanh toán

Ðể thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế IMF đã cung cấp cho các nước thành viêncác khoản tín dụng cho các nước có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiềnngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán những hàng hoá nhập khẩu.

Nguồn ngoại tệ của một nước có là do từ những xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, từ những chi tiệu tại chỗ của những du khách ngoại quốc, từ những đầu tư của các hãng xưởng ngoại quốc, từnhững giúp đỡ tài chánh của các nước giầu cho những nước nghèo.

Những nước gặp khó khăn như trên có thể rút ra ở IMF 25% phầnmình đã đóng góp trả bằng vàng hay tiền những nước lớn.Nếu không đủ, Quỹ có thể cho vay một số tiền tương đương với 75% phần đóng góp, chia ra làm ba lần, mỗi năm có thể rút mộtlần. Nếu lần rút 25% là tiền nước đã đóng góp (reserve tranche - tranche de réserve) thì 75% sau là tiền Quỹ cho mượn (credit tranche - tranche de crédit). Khi Quỹ đồng ý giúp 75%, điều này có nghĩa là Quỹ sẽ chỉ định một hay nhiều nước hội viên khác có nền kinh tế vững chắc đổi tiền nước họ lấy tiền nước đang cần trợ giúp. Nước mượn tiền sẽ phải trả lại tiền đã đổi để các nước khác mà tiền đã bị đổi có thể xử dụng để vay Quỹ trong trường hợp cần thiết. Đây là nguyên tắcnền tảng và cũng là điều giải thích tại sao, mặc dù như đã nói Quỹ có khoảng 300 tỷ dollar Mỹ tiền các nước hội viên đóng góp, nhưng 75% là tiền quốc gia của các nước hội viên cho nên Quỹ không thể cho vay một lúc cả 300 tỷ dollar.

Theo phương thức làm việc của IMF, cách giúp đỡ được chia làmhai loại :

Giúp đỡ ngắn hạn (Stand-by Arrangements - Accords de Confirmation) nhằm giúp đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu tạm thời. Thời gian mượn kéo dài từ 12 tháng đến 18 tháng. Mỗi tam cá nguyệt nước mượn có thể rút một phần. Hạn trả kéo dài từ 3 đến 5 năm.

Giúp đỡ dài hạn (Extended Fund Facility - Mécanisme Élargi de Crédit) nhằm giúp đỡ những khó khăn về cán cân chi tiêu mà nguồn gốc xuất phát từ những vấn đề

liên quan tới hạ tầng cơ sở kinh tế của nước. Hạn trả kéo dài từ 4 đến 10 năm.

Nếu lần rút đầu tiên 25% được Quỹ chấp thuận dễ dàng thì những lần rút sau Quỹ đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe. IMF chỉ cho mượn với điều kiện là nước hội viên phải có một chương trình chi tiết về tài chánh và kinh tế để giải quyết những khó khăn về cán cân chi tiêu ngoại địa. Quỹ chia tiền cho mượn ra làm nhiều phần cốt ý để kiểm soát sự hữu hiệu củanhững biện pháp phải thực hiện. Đó là nguyên tắc thận trọng để tránh việc một nước mượn được tiền và xử dụng một cách hoang phí hay ít hữu hiệu.

IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng. Bởi vì số lượng tiền tệ lưuhành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàng trung ương qua việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trong nước. Số lượng cho vay của các ngân hàng quá lớn sẽ khuyến khích nhập cảng gia tăng. Việc kiểm soát và giới hạn hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng là điều Quỹ bắt nước cần mượn phải thực hiện. IMF thường đòi nước phải hạ tỷ giá hối đoái để giới hạn phần nhập khẩu và để phần xuất khẩu gia tăng, vì sự cạnh tranh sẽ dễ dàng hơn do giá rẻ hơn.

Quỹ cũng khuyến khích nước phải giảm những chi tiêu trong ngân sách quốc gia : ít công chức hơn, giảm đầu tư công cộng,giới hạn việc giúp các doanh nghiệp quốc doanh nếu không muốnnói là phải tư hữu hoá, xoá bỏ những hạn chế về giá cả. và ngay cả đường lối cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoang phí cho sự phát triển kinh tế.

Mặt khác, các nước hội viên có thể dùng quyền SDR của mình nếu cần thiết. Quỹ không đòi hỏi điều kiện để một nước có thểdùng quyền này. Nếu một nước hội viên cần ngoại tệ, Quỹ sẽ

chỉ định một nước có sức mạnh kinh tế và tài chánh đổi những phần SDR lấy ngoại tệ. Khi nước gặp khó khăn tìm lại được tình trạng thăng bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn sẽ được trả lại cho nước đã cho mượn. SDR cũng có thể được thanh toántrực tiếp giữa các ngân hàng trung ương của một số nước hội viên mà không cần sự can thiệp của Quỹ.

Ngoài những cách thức cho vay mượn trên, IMF cũng đặt ra một số phương thức cho vay tuỳ theo tình trạng khẩn cấp của nhữngkhó khăn tài chánh mà các nước hội viên có thể phải đối đầu.Để giúp nước Mexico năm 1995 và các nước Đông Á Châu năm 1997, Quỹ thiết lập một loại cho vay thêm (SRF : supplementalreserve facility - FRS : facilité de réserve supplémentaire) hạn trả từ 1 đến 2 năm. Từ năm 1999, để phòng bị trường hợp một hay nhiều nước hội viên gặp khó khăn trầm trọng có thể gây ảnh hưởng giây chuyền tạo ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Quỹ thiết lập mộtloại cho vay phụ khác (CCL : contingent credit lines - LCP : lignes de crédit préventives), hạn trả cũng tương tự như loạicho vay trên.

Cán cân chi tiêu ngoại địa có thể bị hao hụt đột ngột bởithiên tai như động đất, ngập lụt, hạn hán hay chiến tranh. Sựgiúp đỡ của Quỹ đi song song với những cứu trợ của những cơ quan quốc tế khác, của các nước phát triển. Nhưng mục đích của Quỹ luôn nhắm tới sự tái thiết hạ tầng kinh tế, đặc biệt trong lãnh vực tổ chức hành chánh quốc gia.

Những cách thức cho vay của Quỹ đều kèm theo một phân lời (từngữ được Quỹ dùng gọi là commission) cần thiết để trả tiền lời cho những nước hội viên mà Quỹ đã chỉ định đóng góp tiền cho vay và để cho cơ quan hành chánh của Quỹ có thể hoạt động.

Điểm cuối cùng cần đề cập là hoạt động của IMF để giúp đỡ cácnước hội viên nghèo. Mục đích và tổ chức của IMF dành một chỗđứng ít quan trọng cho các nước đang phát triển ; hoặc vì phần đóng góp của các nước này rất ít trong các nguồn tài chánh của Quỹ như đã đề cập ở trên ; hoặc vì ảnh hưởng của các nước này trong những trao đổi thương mại, tài chánh quốc tế ít tầm quan trọng.

Cho tới cuối thập niên 70, chính sách cho vay của Quỹ kèm theo những điều kiện đòi nước gặp khó khăn phải thực hiện nhấn mạnh đến khía cạnh giảm tiêu thụ trong nước để tìm lại được mức thăng bằng của cán cân chi tiêu với ngoại địaTừ thập niên 80, dưới sự thúc đẩy của ông giám đốc chính Jacques de Larosière, chính sách của IMF đối với các nước hộiviên nghèo nhấn mạnh hơn đến những yếu tố làm cho kinh tế nộiđịa phát triển như các nghành có thể dễ dàng xuất khẩu, nhữngnghành có thể thay thế nhập khẩu.

Năm 1999, việc chống lại nạn nghèo trong các nước hội viên nghèo trở thành một trong những mục tiêu chính thức của IMF. Hiện nay Quỹ công nhận có 80 nước hội viên nghèo. Phần lớn nằm ở Phi châu, Mỹ châu La Tinh và Á châu. Trong vùng Đông vàĐông Nam Á châu có Cam bốt, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Quỹ thay thế loại vay kể trên bằng một loại vay mới gọi là PRGF -FRPC (poverty reduction and growth facility - facilité pour la réduction de la pauvreté et la croissance), hạn trả từ 5 năm đến 10 năm với phân lời rất thấp (0.5%).

Để được Quỹ cho mượn, nước muốn được trợ giúp phải thiết lập một chương trình chống nạn nghèo chi tiết với sự tham gia không những của những cơ quan chính phủ, mà còn cả những cơ quan xã hội độc lập hoạt động giúp những người nghèo. Tính cách hữu hiệu và cụ thể của những chính sách đề nghị là yếu tố nền tảng để Quỹ quyết định giúp. IMF cộng tác với Ngân

Hàng Phát Triển Thế Giới (World Bank - Banque Mondiale) tronglãnh vực này.

Với những hoạt động tài chánh kể trên, tổng số tiền IMF cho các nước hội viên mượn tăng rất nhanh. Năm 1965 quãng 4 tỷ SDR, năm 1980 quãng 12 tỷ SDR, năm 1985 gần 40 tỷ SDR và năm 1998 hơn 55 tỷ SDR. Từ khi Quỹ được thành lập, những nước hộiviên mượn nhiều nhất là Mexico 17 tỷ SDR, Nga hơn 14 tỷ SDR, Nam Hàn hơn 14 tỷ SDR, Argentina 10 tỷ SDR, Ấn Độ gần 10 tỷ SDR, Anh gần 10 tỷ SDR, Brazil 5 tỷ SDR, Nam Dương 4.5 tỷ SDR, Phi Luật Tân hơn 4 tỷ SDR và Pakistan 4 tỷ SDR.

* Giúp đỡ về mặt kỹ thuậtTrong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sự giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyệnkỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê. Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúpđỡ trong lãnh vực này. Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tàichánh từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê. gây nhiều tin tưởng quốc tế. Những nước giầu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển tronglãnh vực này có thể đóng góp tài chánh và để Quỹ tổ chức cáchgiúp đỡ.

CHƯƠNG 2: IMF VÀ VIỆT NAM: NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH1/ Việt Nam trong quỹ tiền tệ quốc tế IMFNăm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.Quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn từ năm 2004. IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách DNNN, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố v.v. Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.

Hàng năm theo định kỳ, IMF thường xuyên cử hai đoàn công tác:đoàn Điều IV và đoàn công tác cập nhật đánh giá vào Việt Nam.Ngoài ra, đã có ba Phó Tổng Giám đốc của IMF đã vào thăm và làm việc tại Việt Nam bao gồm Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của IMF ông John Lipsky, ông Takatoshi Kato Nguyên Phó Tổng Giám đốc của IMF, ông Naoyuki Shinohara hiện là Phó Tổng Giám đốc của IMF đã nhiều lần vào Việt Nam tham dự các Hội nghị Quốc tế cấp cao tại Việt nam.Đoàn cấp cao Việt Nam hàng năm cũng tích cực tham gia Hội nghị Thường niên IMF/WB để trao đổi và cập nhật tình hình kinh tế thế giới.

Tăng vốn cổ phần đặc biệt năm 2008: vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã tăng thêm 131,6 triệu SDR từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp vốn của Việt Nam đã hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011.

Về tăng vốn cổ phần, trong đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể lần 14 của IMF, vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF sẽ tiếp tục tăng từ 0,4607 tỷ SDR lên 1,1531 tỷ SDR (tăng thêm 692,4 triệu SDR). Trong đợt tăng vốn lần này, số cổ phần của Việt Nam tăng khoảng 150% so với mức tăng chung 100%, do ngoài mứctăng 100% cổ phần như các nước khác, tỷ lệ cổ phần của Việt Nam cũng được tăng từ 0,193% lên 0,242%. Điều này phản ánh thành tựu kinh tế và vị thế tiếng nói ngày càng tăng của ViệtNam trên các diễn đàn quốc tế.

Trong thời gian qua, IMF đã cử nhiều Đoàn HTKT vào Việt Nam giúp đánh giá, tư vấn về nhiều lĩnh vực chính sách, nghiệp vụchuyên môn như CSTT, CSTK, chính sách thuế, cán cân thanh toán, xây dựng dự thảo luật phòng chống rửa tiền và tổ chức nhiều khóa đào tạo; tổ chức nhiều buổi tọa đàm đối thoại chính sách với các cơ quan chức năng.IMF cũng đã có nhiều ý kiến tư vấn, khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và các cơ quan Việt Nam trong việc bình ổn kinhtế vĩ mô, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR, chiếm 0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là0,212% tổng số quyền bỏ phiếu. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Ávới 13 nước thành viên.

Việt NamHội viên từ năm 1956Phần đóng góp : 460,7 triệu SDRSDR : 48 triệuNhững vay mượn mới đây và hạn trả (số bằng triệu SDR) : 

Loại Ngày Số cam

mượn chấpnhận

kết

ESAF 11/11/1994

535

STF 06/10/1993

34

SBA 06/10/1993

157

PRGF 13/04/2001

368

Kỳ hạnphải trả

2000 2001 2002 2003 2004

Tiền mượn 8 34 52 52 49Tiền lời 1.4 4 3.6 3 3

2/ Hoạt động của IMF dành cho Việt Nam trong các giai đoạna) Trong giai đoạn 1976-1983

Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chủ động làm việc với IMF để vay khoảng200 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) theo các điều kiện ưu đãi về lãi suất và thờihạn giúp Việt Nam khắc phục các khó khăn trong cán cân thanh toán.

b) Trong giai đoạn 1985-1993Quan hệ giữa Việt Nam với IMF bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn khi IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do các khoản nợ quá hạn. Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp các bộ, ngành liên quan kiên trì các nỗ lực ngoại giao để duy trì quan hệ hội viên tại IMF, tạo tiền đề cho việc nối lại quan hệ tín dụng sau này. Trợ giúp của IMF được thực hiện thông qua các đoàn công tác về kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kỹ thuật. Ðến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ ViệtNam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các

nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa IMFvà Việt Nam chính thức được nối lại. Ðây là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì của Chính phủ ta với các chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để huy động nguồn tài trợ cho việc trả hết các khoản nợ quá hạn.

c) Trong giai đoạn 1993-2004IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết1.094 triệuUSD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGF)3 năm. Chương trình này được ký kết từ tháng 4/2001 với tổng số vốn cam kếtkhoảng 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt với tổng số tiền là 158 triệuUSD.

Từ thời điểm đó đến tháng 4/2004 khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và Chính phủ Việt Nam không có đợt giải ngân nàođược thực hiện do 2 bên không đạt được sự nhất trí về chính sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việcgiải ngân. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán nhưng không đi đếnmột giải pháp trung hoà mang tính thoả hiệp, tháng 4/2004, IMF và Việt Nam đã thống nhất sẽ để chương trình PRGF kết thúc mà không tiếp tục gia hạn.

Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ quốc tế khác vẫn công nhận những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua.Đồng thời trong năm 2004, IMF tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trên các lĩnh vực: chính sách thuế, phương pháp thống kê, hoạt động tiền tệ - ngân hàng và ngoại hối; cung cấp các khoá đào tạo ngắn và trung hạn ở nước ngoài do IMF cung cấp kinh phí về: kinh tế vĩ mô, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tài khoá, an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra - kiểm soát hoạt động tiền tệ, chống rửa

tiền và tài trợ khủng bố,... cho cán bộ trung cao cấp của Việt Nam.

Năm 2009, IMF đã tiến hành hai đợt phân bổ SDR tổng thể và đặc biệt vào các tháng 8 và 9 nhằm giúp các nước hội viên tăng dự trữ ngoại hối , chống đỡ trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (*). Qua hai đợt phân bổ này, Việt Nam được phân bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDRTT Đợt phân bổ Giá trị Đơn vị Thời gian1 Phân bổ tổng thể 243.965.055 SDR 28/08/20092 Phân bổ đặc biệt 23.168.946 SDR 09/09/2009TỔNG CỘNG 267.134.001 SDR

3/ Nhận định kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn của IMF

a) Giai đoạn năm 1976 – 2000Trong thập niên 90, Việt Nam gặp nhiều khó khăn:

Đầu tư ngoại quốc suy giảm. Các doanh nghiệp quốc doanhkhông cónăng suất cao hoặc thua lỗ nhiều.

Hệ thống ngân hàng quốc doanh gặp khó khăn vì số tiền cho cácdoanh nghiệp này vay không được trả lại hết.

Các doanh nghiệp tư doanh còn quá ít và còn quá nhiều luật lệ kiểmsoát và do đó giới hạn sự phát triển trong lãnh vực này.

Mặt khác, kinh tế Việt Nam dựa trên hàng nhập khẩu rất nhiều.

Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF trong giai đoạn này:1. Việt Nam cần có những chính sách hạ tầng mới để lôi cuốn đầu tư ngoại quốc.2. Về ngân sách, IMF gợi ý là tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh vay cần phải được theo dõi kỹ càng hơn để tránh tình

trạng tiền cho mượn không được trả do nhiều khó khăn của các doanh nghiệp này. Hệ thống xác định tỷ lệ phân lãi cần phải được sửa đổi và để cho thị trường đóng vai trò quan trọng. Cách quản trị cần phải rõ ràng và hữu hiệu hơn : chấp nhận việc kiểm soát độc lập, dùng những kỹ thuật bảo hiểm tiền chomượn, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để xác định giá trị thực sự của tiền cho vay.3. Về doanh nghiệp quốc doanh, những dự định cải cách lâu dàicác doanh nghiệp này cần phải được cụ thể hoá bằng những phương thức giải quyết vấn đề nhân công bị sa thải và vấn đề đóng cửa những doanh nghiệp không có năng xuất kinh tế.4. Việt Nam nên giảm bớt những hạn chế về số lượng của nhiều loại hàng hoá và việc ký giao kèo thương mại với Mỹ.5. IMF luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô. IMF gợi ý sự cải thiện việc thuthập những dữ kiện thống kê kinh tế, kế toán quốc gia và cán cân chi thu. Việc cải thiện này giúp Quỹ kiểm soátdễ dàng hơn và là dấu chỉ sự hữu hiệu của những chương trình cải cách của chính quyền Việt Nam

b) Giai đoạn năm 2007 đến nay:- Năm 2007, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn

Giá lương thực và hàng hóa tăng mạnh Giá bất động sản tăng đột biến Tài chính mở rộng, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng

xuất hiện tạo nên áp lực cho lạm phát, thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Việt Nam đang có triển vọng tốt, hội nhập sâu hơn vào nềnkinh tế toàn cầu và được hưởng từ các lợi ích tiềm năng của WTO.

Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF trong giai đoạn này

1. Việt Nam cần thắt chặt các điều kiện tiền tệ. IMF khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng cách thắt chặt các điều kiện tiền tệ và tăng cường giám sát bảo đảm an toàn của ngân hàng, đặc biệt là của các ngân hàng cổ phần.2. Việt Nam nên tăng tỷ giá hối đoái linh hoạt. Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ không chỉ giúp giảm áp lực lạm phát. Trong dài hạn, sẽ tạo ra một động lực để quản lý rủi ro tỷ giá có hiệu quả, đào sâu hơn nữa thị trường tài chính, và giúp tăng cường khả năng phục hồi của Việt Namtrước những cú sốc bên ngoài3.Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa thận trọng. Theođuổi một chính sách tài khóa mở rộng có thể làm trầm trọng thêm lạm phát và làm suy yếu các triển vọng tăng trưởng cao và bền vững. Để tăng cường tính bền vững tài chính trung hạn,IMF nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy doanh thu phi dầu mỏ. Trong giai đoạn này kế hoạch cải cách thuế nên được thiết kkệthận trọng hơn nữa và quản lý thuế cần phải tăng cường. Các cơ quan có thẩm quyền nên vay vốn bên ngoài thận trọng. Các biện pháp trên cùng doanh thu dầu sẽ tạo chỗ cho chính sách tài hóa phản chu kì mà không đe dọa ổn định tài chính ài hạn và nợ4. Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách Ngân hàng. Thành lập một lộtrình toàn diện để cải cách khu vực Ngân hàng kịp tời triển khai thực hiện kế hoạch này sẽ giúp phát triển ngành Ngân hàng và bảo bvệ sự ổn định của nó. Việc cổ phần hóa teo kế hoạch của Ngân hàng thtương mại nhà nước và tăng cường định hướng thương mại của Việt Nam là những bước quan trọng trong quá trình này. IMF cũng khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền đưa ra một khuôn khổ pháp lý và giám sát hỗ trợ một hệ thống dữ liệu tốt.5. Việt Nam cần mở rộng vai trò của khu vực tư nhân, chiếm hơn 60% của GDP là động cơ cho tăng trường kinh tế nhanh chóng của Việt Nam và tạo việc làm. Các cơ quan có thẩm quyềntham gia nhiều hơn cùng các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Cái thiện môi trường kinh doanh và quản trị, tăng cường nguồnnhân lực cũng rất quan trọng để tiếp tục phát triển khu vực tư nhân năng độngIMF cũng cho rằng những thách thức lớn vẫn còn đặt ra cho Việt Nam trong thời gian sắp tới

4/ Hợp tác của IMF – Việt NamTrong những năm gần đây Việt Nam và IMF cũng đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với nhau. Cụ thể:

- Hằng năm, IMF cử các đoàn công tác định kì đến Việt Nam cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô. Cung cấp nhiều hỗ trợ kĩ thuật cho các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, xác định mục tiêulạm phát, tính toán lạm phát cơ bản…Các cán bộ NHNN và các ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và suất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ

- 5/5/2011, Việt Nam tiếp đón ngài Naoyuki Shinohara, Phó tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhân dịp ông tham dự Hội nghị thường niên Hội đồng thống đốc Ngân hàng pháttriển châu Á (ADB) lần thứ 44.

- 21/2/2014, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã tiếp và làm việc với Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam (IMF) - ông Sanjay Kalra. Hai bên đã trao đổi những thông tin thiết thực về hợp tác phát triển giữa IMF và Việt Nam.

- Theo thông lệ hàng năm, NHNN dự kiến sẽ cử Đoàn tham dự Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàng Thế giới (IMF/WB) năm 2014 tổ chức từ ngày 8 - 12/10/2014tại Washington D.C., Hoa Kỳ.

- Theo thông lệ hàng năm, NHNN Việt Nam luôn cử Đoàn tham dự Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế/Ngân hàngThế giới (IMF/WB) .

Việt Nam luôn đành giá cao vai trò của IMF trong thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các

nước thành viên trong đó có Việt Nam về tư vấn chính sách kinh tế hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ tài chính cũng như những đónggóp quan trọng của các vị lãnh đạo IMF cho việc tăng cường hợp tác giữa IMF và Việt Nam nói riêng và giữa Việt Nam và cộng đồng tiền tệ quốc tế nói chung. Việt Nam mong muốn nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả hơn nửa của IMF và các thể chế tài chính quốc tế nhằm thực hiện và hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đề ra góp phần sự ổn định của nền kinh tế tài chínhkhu vực và thế giới

CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI HỢP TÁC VỚI IMF Sự phối hợ chặt chẽ giữa IMF với các cán bộ, ngành chức

năng của Việt Nam nên các đánh giá hằng năm của IMF về kinh tế Việt Nam tương đối chính xác, khá sát với thực tếchính điều này góp phần tích cực trong công tác chỉ đạo và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt nam

IMF giúp Việt Nam nhựng hoạt động tư vấn về chính sách trước việc ứng phó với hậu quã của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Tham gia IMF, Việt Nam theo đuổi những chính sách kinh tếmà không cần thiết áp dụng hạn chế về thanh toán hoặc chuyển đổi đối với các giao dịch quốc tế vãng lai, góp phần làm cho hệ thống thanh toán đa phương hoàn toàn không có bất kì hạn chế nào.

Là thành viên của IMF, là một nước đang phát triển, Việt Nam có quyền tiếp cận với các phương thức choh vay của IMF. Tong trường hợp cần thiết có thể sử dụng nguồn vốn này cho dự trữ ngoại hối của mình cũng như hỗ trợ cán cânvãng lai, cán cân vãng lai, cán cân thương mại

CHƯƠNG 3: BÁO CÁO “TRIỂN VỌNG KINH TẾ” CỦA IMFTRONG NĂM 2014 VÀ DỰ ĐOÁN NĂM 2015

1. Năm 2014

THẾ GIỚI Năm 2014: Nguồn World Economy Outlook. 2014

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo mà định chế tài chính này đưa ra hồi tháng 7.Định chế này cũng dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng3,8% trong năm tới, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với lần dựbáo trước. Như vậy, đây là lần lần thứ ba trong năm nay IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 và 2015.Báo cáo cũng đề cập đến yếu tố suy giảm tăng trưởng của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Theo đó, IMF cho rằng Eurozone khó có thể đạt mức tăng trưởng dự báo 0,8% trong năm 2014 và 1,3% trong năm 2015.

Dưới đây là biểu đồ GDP năm 2014 của RBC Capital Market lấysố liệu từ Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF).

Giá dầu thô thế giới sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm qua, có thời điểm xuống dưới 60 USD/thùng đối với dầu BrentBiển Bắc và chưa tới 55 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ New York. Giá dầu sụt giảm đã tác động mạnh tới

nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

Trong khi nền kinh tếlớn nhất là Mỹ trở thành “điểm sáng” vớiGDP có thể tăng 2,3% trong năm nay và 3,1%trong năm 2015 thì

các nền kinh tế phát triển khác như Eurozone và Nhật Bản chỉ phục hồi “ì ạch” (Eurozone tăng lần lượt 0,8% và 1,3%; Nhật Bản tăng 0,9% và 0,8% trong năm 2014 và 2015). Do vậy, các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 1,8% trong năm nay và 2,3% trong năm 2015, thấp hơn mức dự báo 2,4% đưa ra hồi tháng 7.

Mức tăng trưởng khôngđều cũng được dự báo ởnhóm các nền kinh tếmới nổi. Trung Quốcđược giữ nguyên mức dựbáo tăng trưởng 7,4%năm 2014, trong khi khuvực Mỹ Latinh và Caribêcó thể chỉ tăng trưởng1,3% trong năm nay.Brazil - nền kinh tếlớn nhất Mỹ Latinh -được dự báo có tốc độtăng trưởng thấp nhất,chỉ 0,3% trong năm2014.

Khu vực ASEAN-5, gồmIndonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được nâng dự báo năm nay thêm 0,1%, lên 4,7%. Tuy nhiên, tốc độ năm sau lại giảm từ 5,6% xuống 5,4%.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động tiêu cực tới kinh tế khuvực Đông Âu.

Trong khi kinh tế Nga dự báo chỉ tăng 0,2%, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng với

Ukraine, thì GDP của Ukraine trong năm 2014 dự báo sẽ tăng trưởng âm 6,5%, cao hơn mức dự báo là âm 5% đưa ra trước đó. Trước triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, báo cáocủa IMF khuyến cáo các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp để khuyến khích vay mượn, chi tiêu và tăng trưởng. Ngân hàng Trung ươngchâu Âu cũng cần cân nhắc chương trình mua trái phiếu chính phủ khi cần thiết để tránh tình trạng giảm phát.Ngoài ra, IMF cũng hối thúc các nước tiến hành một loạt cải cách mang tính cơ cấu như cải thiện chính sách đối với thị trường lao động, ngăn chặn nạn trốn thuế và tăng đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng.

VIỆT NAM

2. Năm 2015 THẾ GIỚI

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (WEO) cập nhật, IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ mức 3,3% năm 2014 lên 3,5% năm 2015 và 3,7% năm 2016, đều giảm 0,3 điểm phần trăm so với các mức dự báo đưa ra trong báo cáo WEO công bố tháng 10/2014.

Các chuyên gia IMF cho biết việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh tế yếu kémtrong năm qua, đặc biệt ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản, mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động đầu tư và thương mại sụt giảm, giá hàng hóa đi xuống. IMF cho rằng yếu tố mới hỗ trợ cho tăng trưởng là giá dầu giảm, đồng Euro và Yên yếu, trong khi yếu tố kìm hãm là tốc độ tăng trưởng tiềm năng tại nhiều nước suy yếu và những hệ lụy còn tồn tại từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Báo cáo của IMF dự báo Mỹ tiếp tục là điểm sánghiếm hoi trong bức tranhtăng trưởng kinh tế toàncầu khi là cường quốc kinh tế duy nhất đi ngược xu thế suy yếu trong đầu tư và tiêu dùng.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới dự báo đạt 3,6% trong năm nay, tăng 0,5% so với mức dự báo cách đây 6 tháng.

Tuy nhiên, theo nhận định củaIMF, dù giá dầu lao dốc và kinhtế Mỹ tăng trưởng mạnh tạo sứcbật cho kinh tế toàn cầu song cácyếu tố này chưa đủ để đưa "đoàntàu kinh tế thế giới" trở lại"đường ray phát triển đúnghướng." Nguyên nhân một phần dosự kéo lùi của các nền kinh tếmới nổi đang có xu hướng tăngtrưởng chậm lại như Trung Quốc.

Hiện nước này được mức dự báo tăng trưởng 6,8% trong năm nay,giảm 0,3% so với dự báo trước đó và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 6,3% trong năm 2016.

Các chuyên gia lo ngại tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tác động tiêu cực đến các quốc giachâu Á khác, khiến triển vọng kinh tế của khu vực này cũng không mấy sáng sủa.

Biểu đồ dự báo tăng trưởng GDP của các quốc gia khu vực châu Á (WEO – IMF 2010)

Dự báo trong năm 2015, tăngtrưởng kinh tế của nhóm ASEAN-5, trong đó có Việt Nam, chỉđạt mức 5,2%; giảm 0,2 điểmphần trăm so với các dự báotrước đó. Đến năm 2016, IMF dựbáo, tăng trưởng kinh tế củanhóm sẽ phục hồi hơn so vớinăm 2015 và đạt mức 5,3%; tuynhiên vẫn giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10.

Một nguyên nhân khác khiến IMF hạ dự báo là các biện pháp kích thích kinh tế ở Nhật Bản không đạt hiệu quả, trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp do đầu tư suy yếu và xuất khẩu sang các thị trường mới nổi giảm.

Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Eurozone dự báo chỉ đạt 1,2% và 1,4%; Nhật Bản chỉ đạt 0,6% và 0,8%.(Biểu đồ dự báo tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực EU)

Kinh tế Nga thậm chí còn bị dự báo tăng trưởng âm 3% trong năm nay và chỉ đạt 1% năm 2016, một phần do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và căng thẳng địa chính trị leo thang với Ukraine.

Các chuyên gia IMF cũngbày tỏ quan ngại vềtính bất ổn tại các thịtrường dễ bị ảnh hưởng

nếu Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy giá USD. Tổ chức tiền tệ này cho rằng sự thay đổi chính sách tiền tệ ở Mỹ sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với chính phủ và ngân hàng trung ương của các nước này.

Theo IMF, việc USD tăng giá sẽ hạn chế phần nào những tác động tích cực có được nhờ giá dầu giảm, nhất là tại các nước nhập khẩu dầu mỏ.Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, tác động thậm chí còn lớn hơn.

Ngoài ra, sự sụt giảm tăng trưởng thương mại, giá cả hàng hóavà thị trường nhiễu loạn cũng sẽ làm lu mờ những thành quả kinh tế đạt được do giá dầu giảm.

Trước triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, báo cáocủa IMF khuyến cáo các nền kinh tế lớn như châu Âu và Nhật Bản cần tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất thấp để khuyến khích vay mượn, chi tiêu và tăng trưởng.

IMF cũng hối thúc các nước, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, tiến hành một loạt cải cách mang tính cơ cấu, trong đó cần tận dụng việc giá dầu lao dốc để cắt giảm các chương trình trợ cấp nhằm củng cố ngân quỹ quốc gia trongdài hạn./.

VIỆT NAM Việt Nam đã nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô trong vài năm gần đây, với lạm phát thấp và GDP tăng dần. Năm 2014, Việt Nam tăng trưởng 5,98%, vượt mục tiêu ban đầu do Chính phủ đặt ra là 5,8%, và cao hơn năm 2013 là 5,42%. Lạm phát cũng thấp nhất nhiều thập kỷ tại 1,84%, nhờ giá dầu thế giới đi xuống.

Tuy nhiên, nợ công đang tăng lên và gây nhiều lo ngại những năm gần đây. Nỗ lực dọn dẹp nợ xấu ngân hàng vẫn gặp thách thức. Còn quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước lại đặt ra câu hỏi về hiệu quả cải thiện trong công tác quản trị và hoạt động, khi tư nhân chỉ được tham gia hạn chế.

Việt Nam đã ổn định vĩ mô hơn 2 năm qua. Lạm phát đã về một con số trong thời gian dài, nhờ giá dầu đi xuống cuối năm ngoái. Tăng trưởng GDP thực đã hồi phục dần và ở quanh 6% năm2014, nhờ xuất khẩu tăng mạnh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhu cầu nội địa cũng hồi phục phần nào. Có nhiều dấu hiệu chothấy lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang cải thiện. Tỷ giáhồi đoái cũng tiếp tục ổn định, cán cân vãng lai cũng thặng dư và dự trữ quốc tế đã tăng từ mức thấp giữa năm 2011.

Một số hãng đánh giá tín nhiệm đã công nhận các thành tựu nàyvà nâng xếp hạng cho Việt Nam. Trái phiếu Chính phủ cũng tái xuất trên thị trường quốc tế khi phát hành 1 tỷ USD trái phiếu với nhiều điều khoản ưu đãi năm ngoái. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và hoạt động bảo lãnh vay vốn chocác công ty nhà nước đã khiến nợ Chính phủ và nợ Chính phủ bảo lãnh ngày càng phình to.

Các biện pháp cải tổ cấu trúc cũng đang được thực hiện. Tuy nhiên, tốc độ cần được đẩy mạnh và cải tổ ngân hàng cũng như doanh nghiệp nhà nước vẫn cần tăng cường. Năm 2015, nhiều nhàbăng đã lên kế hoạch sáp nhập. Việc này sẽ làm giảm gánh nặngquản lý lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Tuy nhiên, dù sáp nhập các ngân hàng yếu kém có thể giải quyết vấn đề ngay trước mắt, việc cải tổ toàn diện (gồm giảm nợ xấu, tăng vốn dự phòng, cải thiện lợi nhuận) vẫn cần được xác định rõ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Về phần doanh nghiệp Nhà nước, kế hoạch cổ phần hóa của Chínhphủ rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, các đợt cổ phần hóa gần đây, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, lại làm dấy lên câu hỏi về tính hiệu quả trong quản trị và hoạt động kinh doanh, khi tư nhân chỉ được tham gia rất hạn chế. Thêm vào đó, xóa bỏ các ưu tiên mà nhóm doanh nghiệp này đang được hưởng - nhưvề đất đai hay vốn ngân hàng - cũng sẽ giúp sân chơi công bằng hơn với khối tư nhân.

Khi lạm phát hạ nhiệt, các ngânhàng đã có biện pháp hạ cấutrúc lãi suất. Hơn nữa, SBVcũng duy trì lập trường nớilỏng tiền tệ để thanh khoảntrong hệ thống ngân hàng luôndồi dào. Kết quả là lãi suấtliên ngân hàng đã thấp hơn lãisuất cơ bản trong 2 năm gầnđây. Trong khi lạm phát thấp cóthể tạo thêm cơ hội giảm lãisuất cơ bản, việc này chỉ có thể tạo ra tăng trưởng tín dụng nếu các vấn đề của ngành ngân hàng được giải quyết.

Việt Nam được dự báo hưởng lợi từ giá dầu giảm. Đầu tiên, giágiảm sẽ làm tăng thu nhập và tiêu dùng. Tiếp đó, nó sẽ giảm chi phí sản xuất, từ đó thúc đẩy đầu tư và tăng lợi nhuận chocác công ty. Lạm phát cũng sẽ đi xuống và cán cân thanh toán cũng được cải thiện. Tuy nhiên, thu ngân sách từ tiêu thụ dầusẽ giảm. Và Việt Nam đã nâng một số loại thuế để bù đắp ảnh hưởng từ giá dầu giảm lên ngân sách.

Việc hoàn tất một số thỏa thuận thương mại tự do (FTA) năm 2014 là một thành công ấn tượng. Thêm vào đó, Việt Nam đã đẩymạnh cam kết với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). FTA và các hiệp định thương mại này sẽ là cơ hội tự do giao dịch hàng hóa xuyên biên giới, từ đó tiếp cận được thị trường lớn hơn với nhu cầucao hơn. Việc này cũng sẽ giúp tăng nguồn cung cho thị trườngtrong nước với giá thấp hơn, từ đó làm lợi cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thách thức cũng sẽ nảy sinh khi cạnh tranh gia tăng. Để vượt qua, Việt Nam cần cải thiện cấu trúc thể chế vàtăng năng suất. Chúng sẽ giúp hạ chi phí và tăng tính hấp dẫnđầu tư cho quốc gia. Đặc biệt, duy trì ổn định vĩ mô cũng sẽ là nền tảng mạnh giúp Việt Nam hưởng lợi từ thương mại.

Công ty quản lý tài sản(VAMC) đã tích cực mualại nợ xấu từ các ngânhàng, nhưng tốc độ vẫncần cải thiện. Việcchuyển giao sở hữu cáckhoản vay và tài sản thếchấp cũng đang gặp nhiềutrở ngại pháp lý. Để đẩy nhanh tiến độ, VAMC cần được trao quyền lớn hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp, và rào cản pháp lý trong việc sang nhượng số tài sản này cần được gỡ bỏ.

VAMC cần nhiều nguồn lực hơn, cả về tài chính và nhân sự, để xử lý nợ xấu. Đổi lại, thị trường giao dịch nợ xấu cũng cần đủ người mua và người bán, thậm chí là sự tham gia từ bên ngoài, để hoạt động hiệu quả.

Nhìn từ những con số và diễn biến chung của nền kinh tế Việt Nam năm 2014 có thể nhận thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Bức tranh kinh tế Việt Nam về cơ bản đã có phần sáng sủa hơn so với giai đoạn khó khăn trước đó. Xuất hiện khá nhiều tín hiệu khả quan cho tăng trưởng như: kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức tương đối caovà ổn định, đầu tư từ FDI vào Việt Nam tăng, xuất khẩu tăng, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức thấp…Hơn nữa, thời gian qua, Chính phủ đã liên tục ban hành các giải pháp và quyết định nhằm tăng tốc tiến trình tái cơ cấu kinh tế, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách, hỗ trợ doanh nghiệptăng trưởng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ… Động thái này đã nhận được hiệu ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức. Giai đoạn tới đây sẽ là chặng đường nhiều thử thách không chỉ của

doanh nghiệp mà còn của Chính phủ nhằm hướng tới xây dựng mộtnền kinh tế khỏe, sẵn sàng hội nhập toàn cầu.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Sự ra đời của IMF là một tất yếu khách quan của quá trình vậnđộng các nề kinh tế thế giới theo xu hướng hội nhập toàn cầu.Sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng lớn. Để duy trì sự ổn định và phát triển trước hết là ổnđịnh về các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi thế giới do đó cần phải có một định chế tài chính chung có khả năng điều tiết và phối hợp hành động của các quốc gia. Trong hơn 50 năm qua, IMF đã khẳng định vai trò của mình trong việc duytrì ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới.

Với tư các là tổ chức tài chính tiền ệ quốc tế có thành viên là chính phủ các nước đã tạo cho IMF uy tín và tính đôc lập cao đối với cộng đồng tài chính quốc tế. Đối với các nước thành viên gặp khó khăn trong vấn đề tài chính để xử lí các món nợ Chính phủ hay nợ thương mại đều có sự ủng hộ của IMF để có thể đạt được các thỏa thuận giải quyết nợ nhanh chóng và thuận lợi. Bên cạnh đó vấn đề vốn của các nước đang phát triển cũng như các nước gặp phải vấn đề khủng hoảng nợ công cũng được IMF chú trọng. IMF dành toàn bộ dự trữ của mình chocác nhu cầu cần thiết của các nước đang phát triển. IMF trở

thành tổ chức có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước với ba vai trò cơ bản: điều chỉnh thâm hụt cán cânthanh toán quốc tế, cải cách thanh toán quốc tế trong giai đoạn chuyển đổi và thanh toán nợ quá hạn

Có thề nói IMF là một tổ chức khá hoàn hảo với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợptừ các quốc gia có quan điểm độc lập về chính trị. Trong hoạtđộng ủa IMF vừa có các nhân tố là công cụ để các nước hợp tácvới nhau nhằm duy trì và đổi mới sự ổn định nền tài chính toàn cầu đồng thời thúc đẩy kinh tế từng nước. Như vậy, điều này nói lên tính phức tạp của tổ chức IMF, IMF yêu cầu các nước thành viên của mình phải có trách nhiệm báo cáo sự thay đổi trong chính sách tài chính kinh tế của quốc gia nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế chung của các quốc gia thành viên khác cũng như thực hiện các chính sách liên quan đến tài chính kinh tế theo lời khuyên của IMF nhằm để phù hợpvới nhu cầu của toàn bộ khối nằm trong tổ chức.

Cùng các tổ chức kinh tế khác như World Bank, WTO..IMF đã đang và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự phát triển chung của kinh tế thế giới. Giúp đỡ, hỗ trợ cho việc hoạch định phát triển kinh tế cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam.