Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị ...

23
1 Bin pháp phát triển đội ngũ giảng viên Hc vin Chính trQuân đội nhân dân Vit Nam trong giai đoạn hin nay Dương Văn Sỹ Trường Đại hc Giáo dc Luận văn ThS ngành: Qun lý giáo dc; Mã s: 60 14 05 Người hướng dn: Năm bảo v: 2012 Abstract: Trình bày các vấn đề lý lun vphát tri ển đội ngũ giảng viên các trường đại hc. Nghiên cu các yêu cu phát tri ển đội ngũ giảng viên các Hc viện, nhà trường quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và nhng vấn đề đang đặt ra cn gii quyết trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên Hc vin Chính tr Quân đội nhân dân Việt Nam. Đề xut bi n pháp phát tri ển đội ngũ giảng viên Hc vin Chính trQuân đội nhân dân Vi t Nam trong giai đoạn hin nay. Keywords: Qun lý giáo dc; Ging viên; Hc vin Chính trQuân đội Nhân dân Vit Nam; Giáo dục đại hc Content MĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghquyết Hi nghln thII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định cùng vi khoa hc công nghgiáo dc - đào tạo là quc sách hàng đầu, đồng thi khng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là mt trong những động lc quan trọng thúc đẩy snghip công nghip hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kin phát tri n ngun lực con người, yếu tbản để phát trin xã hội, tăng trưởng kinh t ế nhanh và phát tri n bn vững..... Trong Đề án “kiện toàn, phát tri ển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010” ca BTng tham mưu xác định: “Đội ngũ nhà giáo quân đội là l ực lượng nòng ct, gi vai trò quyết đị nh cht lượng giáo dc - đào tạo trong các nhà trường quân đội, đồng thi là l ực lượng quan trng trong hoạt động nghiên cu khoa hc của toàn quân” [4, tr.1]. Phát huy đội ngũ nhà giáo là một vấn đề chi ến lược ca mỗi nhà trường. Hc vi n Chính tr Quân đội nhân dân Vit Nam là mt trung tâm đào tạo cán bchính trtrung, cao cp và ging viên khoa hc xã hội nhân văn của quân đội. Phương châm của Hc vin hin nay là gi vng, nâng cao chất lượng gi¸o dôc - đào tạo.

Transcript of Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị ...

1

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học

viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay

Dương Văn Sỹ

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn:

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại

học. Nghiên cứu các yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ở các Học viện, nhà trường

quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra

cần giải quyết trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân

đội nhân dân Việt Nam. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện

Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giảng viên; Học viện Chính trị Quân đội Nhân dân Việt

Nam; Giáo dục đại học

Content

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng

định cùng với khoa học công nghệ giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời khẳng

định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ

bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững....”.

Trong Đề án “kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010” của Bộ Tổng

tham mưu xác định: “Đội ngũ nhà giáo quân đội là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất

lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân đội, đồng thời là lực lượng quan trọng trong

hoạt động nghiên cứu khoa học của toàn quân” [4, tr.1]. Phát huy đội ngũ nhà giáo là một vấn đề

chiến lược của mỗi nhà trường.

Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là một trung tâm đào tạo cán bộ chính

trị trung, cao cấp và giảng viên khoa học xã hội nhân văn của quân đội. Phương châm của Học

viện hiện nay là giữ vững, nâng cao chất lượng gi¸o dôc - đào tạo.

2

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của Bộ Quốc

phòng, Học viện Chính trị đã có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục - đào tạo, góp phần duy

trì và nâng cao chất lượng giảng dạy. Học viện đã đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khoa

học xã hội và nhân văn theo các chuyên ngành; đào tạo đội ngũ chính ủy, chính trị viên cấp

trung, sư đoàn; đào tạo đội ngũ cán bộ Chính trị, giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ... cho

toàn quân và được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, quy mô đào tạo của Học viện

mỗi ngày một tăng, nhất là những năm gần đây Học viện được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ

đào tạo đội ngũ chính ủy, chính trị viên theo nghị quyết 51 của Bộ chính trị...

Hiện nay, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ở các Học viện, nhà trường nói chung

và các Học viện, nhà trường quân đội nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu. Nhưng chưa

có công trình nào nghiên cứu BiÖn ph¸p phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị

Quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “BiÖn Ph¸p phát triển đội ngũ

giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phát triển đội ngũ

giảng viên nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam nói riêng, đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính

trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài, góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục - đào tạo của Học viện Chính trị đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra của quân

đội trong tình hình mới hiện nay.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu:

Công tác phát triển đội ngũ giảng viên ë Häc viÖn ChÝnh trÞ Quân đội nhân dân Việt

Nam.

* Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Khách thể khảo sát: Khảo sát 189 đồng chí, trong đó giảng viên và cán bộ quản lý 91

đồng chí, học viên 98 đồng chí.

5. Giả thuyết khoa học

3

Thời gian qua, đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị đã đáp ứng được các nhiệm vụ

được giao. Song, đứng trước yêu cầu đổi mới của công tác đào tạo sĩ quan quân đội thì đội ngũ

giảng viên ở Học viện còn có nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Đề xuất và áp dụng các biện pháp

phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với tình hình mới (như xây dựng chiến lược phát triển đội

ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn, có các chính sách sử dụng đội ngũ phù hợp...) sẽ

nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Học

viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt nam trong giai đoạn hiện nay.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học.

- Nghiên cứu các yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ở các Học viện, nhà trường quân

đội

- Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra cần giải

quyết trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam.

- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân

dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

+ Tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài từ các bài viết, sách, báo,

tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học...

+ Tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài từ các nguồn internet.

+ Liệt kê, phân tích các yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học và của

các cơ sở đào tạo quân đội.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra: Điều tra trên 91 giảng viên và cán bộ quản lí, 98 học viên về

các vấn đề chất lượng đội ngũ, các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ...

+ Phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lí và giảng viên.

Phương pháp chuyên gia nhằm xác định tính đúng đắn của các biện pháp; thống kê toán

học để xử lí số liệu.

8. Đóng góp của đề tài

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay.

9. Cấu trúc luận văn

4

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục

đại học, cao đẳng.

- Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân

dân Việt Nam.

- Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân

dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ngoài nước

Từ những năm 1990 UNESCO đã thực hiện các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên.

Từ những năm 1998 Commonweath cũng đã đề cập đến các vấn đề này. Nhiều tác giả và tác phẩm

nghiên cứu sâu về sự cần thiết, những thách thức, các kinh nghiệm và các giải pháp phát triển đội

ngũ giảng viên:

Day, C. (1994). Planning for the professional development of teachers and schools: a

principled approach. Teacher Educators' Annual Handbook, Brisbane: QUT: 108-133;

Blackwell R, Blackmore P(2003), Towards Strategic Staff Development in Higher

Education ;

Barnes J, Berendt B và nhiều tác giả khác, 1994, Higher education staff development:

directions for the 21st century, UNESCO

Fielden J, 1998, Higher Education Staff Development: A Continuing MissionHigher Education

Staff Development: A Continuing Mission, Commonwealth Secretariat.

Và nhiều các tác phẩm, tác giả khác.

Trong các công trình nghiên cứu này các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của đội

ngũ giảng viên đối với chất lượng của trường đại học.

Một đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt và có nhiều sáng kiến là sự đảm bảo chắc chắn

đối với chất lượng của trường đại học trong thế giới đầy sự biến đổi này. (Barnes J, Berendt B và

nhiều tác giả khác, 1994).

Phát triển đội ngũ, chìa khóa tạo nên chất lượng của đội ngũ ( Fielden J, 1998).

Phát triển đội ngũ giảng viên được xem là mấu chốt để giúp một trường đại học thành

công. (Blackwell R, Blackmore P, 2003).

5

Nhìn chung các nghiên cứu đã đi sâu vào các vấn đề về phát triển đội ngũ và đưa ra nhiều giải

pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học.

1.1.2. Trong nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giảng viên và luôn dành cho đội ngũ nhà giáo

những tình cảm đặc biệt. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục,

không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. “Dù là tên tuổi không

đăng trên báo, không được thưởng Huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng

vô danh” [23, tr.331].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định

hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp

tục khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo

dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát

triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”.

1.1.3. Trong quân đội

Đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đến vấn đề giáo dục và công tác quản lý giáo

dục như cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng công

tác huấn luyện giáo dục” do Học viện Chính trị Quân sự xuất bản (1982).

Công trình nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội

nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay” (2005), do Đại tá, PGS, TS Đặng Đức Thắng chủ

biên. Trong công trình này tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên

khoa học xã hội và nhân văn quân sự, xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào

tạo, xác định mục tiêu, xây dựng mô hình đào tạo và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội hiện nay.

Trong những công trình nêu trên đều đã chọn cho mình một góc độ nghiên cứu riêng phù

hợp với địa phương, nhà trường, đơn vị cụ thể với mong muốn công trình nghiên cứu có những

đóng góp nhất định trong việc phát triển đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo

ở các cơ sở đào tạo, các nhà trường.

1.2. Một số quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên

1.2.1. Khái niệm Đội ngũ giảng viên

Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là “Tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc

nghề nghiệp, thành một lực lượng” [41, tr.45]. Chẳng hạn: “đội ngũ trí thức”, “đội ngũ cán bộ”, “đội

ngũ giảng viên”...

Đội ngũ giảng viên là tập thể những người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy học có

đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định.

Từ khái niệm trên có thể hiểu: Đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị là lực lượng lao động

sư phạm; số lượng đội ngũ này tùy theo yêu cầu nhiệm vụ dạy học và quy định của cấp trên cũng

như việc tổ chức lao động sư phạm của Học viện.

6

1.2.2. Một số quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên ở trường đại học Quan niệm

phát triển đội ngũ giảng viên lấy cá nhân người giảng viên làm trọng tâm.

Đây là quan niệm được nhiều tác giả đề cập đến. Chẳng hạn như J.Ggar coi giảng viên là

nguồn lực quan trọng nhất trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, còn

một số tác giả khác lại cho rằng: “phát triển nghề nghiệp phải phục vụ nhu cầu của các cá nhân giảng

viên, còn nhu cầu nhà trường là thứ cấp”.

Theo đánh giá của Piper (1993) thì: “Phát triển đội ngũ giảng viên là công cụ mạnh nhất của

công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong

tương lai và gắn chặt với việc lập kế hoạch chiến lược”.

Từ những hướng tiếp cận trên có thể hiểu phát triển đội ngũ giảng viên là:

Phát triển đội ngũ giảng viên là quá trình qui hoạch, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên trong nhà trường làm cho đội

ngũ này tăng tiến cả số lượng lẫn chất lượng và có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển

của nhà trường.

1.2.3. Phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên

Day, C (1994) định nghĩa phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên như sau:

Phát triển chuyên môn bao gồm tất cả những hoạt động có kế hoạch trước, thực hiện trực

tiếp hay gián tiếp tới các cá nhân, các nhóm, các trường; bằng cách đó, cung cấp chất lượng giáo

dục trong phòng học. Đó là quá trình mà một hoặc nhiều giảng viên cùng xem xét, đổi mới, mở

rộng những cam kết đối với mục đích của việc giảng dạy, bằng cách đó, họ có được và phát triển

được các kiến thức, kĩ năng quan trọng trong suy nghĩ, lập kế hoạch, thực hành với học viên, với

các đồng nghiệp và trong công việc giảng dạy.

1.3. Các nhân tố tác động tới phát triển đội ngũ giảng viên

Thứ nhất, những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh toàn cầu

hóa và hội nhập hiện nay đến tâm lý, tình cảm và xu hướng của đội ngũ giảng viên và công tác

phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị.

Thứ hai, yêu cầu mới về xây dựng đội ngũ giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân

theo Chỉ thị 40-CT/TƯ (2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục; Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội.

Thứ ba, thực trạng công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị.

1.4. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng đại học, cao đẳng

1.4.1. Biện pháp

Biện pháp hiểu theo nghĩa chung nhất đó là cách làm, cách hành động, cách tiến hành để

đi tới một mục đích nhất định. (Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê và Nguyễn Như Ý chủ biên).

Theo định nghĩa của triết học thì: Biện pháp là cách thức, con đường phương tiện và tổ

hợp các thao tác xác định để đạt được mục đích, giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận

thức và thực tiễn.

7

Từ những cách tiếp cận trên, có thể phát biểu: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên là tổ

hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đạt chuẩn về chất lượng để đội ngũ giảng

viên của trường đại học hoạt động có hiệu quả, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

1.4.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học, cao đẳng

1.4.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ đúng đắn, khả thi; xây dựng kế hoạch dài hạn,

trung hạn và ngắn hạn trong lộ trình phát triển đội ngũ; phổ biến cho các lực lượng nắm chắc kế

hoạch đó để tổ chức thực hiện.

1.4.2.2. Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề

Tuyển chọn đội ngũ giảng viên, tổ chức huấn luyện bổ sung, giao nhiệm vụ, đánh giá, sắp

xếp, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển công tác đối với đội ngũ giảng viên nhằm đảm bảo cho đội

ngũ giảng viên có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu

nhiệm vụ phát triển của nhà trường.

1.4.2.3. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả (chế độ, chính sách, điều kiện phương tiện làm

việc...).

Môi trường làm việc gồm môi trường vật chất và tinh thần. Các điều kiện vật chất như

phòng làm việc, bàn ghế, tư liệu nghiên cứu, giảng dạy, internet và máy tính…Môi trường tinh

thần gồm sự lựa chọn các giá trị đạo đức mà tổ chức tuân thủ như cởi mở, tôn trọng, tin tưởng

lẫn nhau…

1.4.2.4. Giám sát kiểm tra đánh giá

Đây là tổng thể các biện pháp xây dựng tiêu chí đánh giá quá trình phát triển đội ngũ cũng như

việc tổ chức kiểm tra đánh giá thực tế việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ của các lực lượng.

1.4.2.5. Biện pháp tổ chức bộ máy

Đây chính là tổng thể của việc thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy phát triển nhân lực, cũng

như xác định phương thức hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ

phận đó của bộ máy đó nhằm làm cho các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp trong việc

phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường.

1.4.2.6. Biện pháp sử dụng các phương pháp quản lý giáo dục

Trong phát triển đội ngũ giảng viên, có các biện pháp: Hành chính, biện pháp tâm lý -

giáo dục, biện pháp kích thích bằng vật chất, tinh thần đối với đội ngũ giảng viên...

Trong thực tiễn, các biện pháp đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, lồng ghép với nhau, tác động

qua lại, hỗ trợ và chế ước với nhau. Mặt khác, các biện pháp đó cũng có tính độc lập tương đối, có nội

dụng cụ thể, có yêu cầu riêng.

1.5. Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam

Có quy hoạch, kế hoạch tổng thể xây dựng, phát triển đội ngũ dài hạn, ngắn hạn.

8

Có quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên từng chuyên môn giảng

dạy (khoa, bộ môn).

Đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng;

Phẩm chất và năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

Đạt chuẩn theo quy định.

11

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1. Vài nét về Học viện Chính trị

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Học viện Chính trị

Lịch sử phát triển của Học viện Chính trị luôn gắn liền với lịch sử trưởng thành và chiến

đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã quán triệt sâu

sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người đến thăm Trường ngày 25 tháng 10 năm 1951:

“Phải cố gắng học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không

có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại… Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra

trong lúc đánh giặc. Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc làu mà không

biết đáng giặc thì vô dụng…”. Để ghi nhớ công ơn của Bác, được sự nhất trí của Quân ủy Trung

ương, Học viện đã lấy ngày 25 tháng 10 năm 1951 là ngày truyền thống của mình.

2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Học viện

* Vị trí, vai trò:

Học viện được Bộ giao 8 nhiệm vụ:

Một là, đào tạo và chuyển loại sĩ quan chính trị; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lý luận

chính trị có trình độ đại học.

Hai là, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn có trình độ đại học.

Ba là, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội nhân

văn quân sự trong quân đội có trình độ sau đại học.

Bốn là, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cao cấp.

Năm là, nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự.

Sáu là, đào tạo sĩ quan và cán bộ chính trị trung cấp cho nước Bạn.

Bảy là, đào tạo sĩ quan dự bị và các nhiệm vụ khác (khi được Bộ giao).

Tám là, đào tạo cán bộ chính trị con em các dân tộc ít người.

* Chức năng, nhiệm vụ của Học viện:

Đào tạo đại học;

Đào tạo Sau đại học.

2.1.3. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện

* Đặc điểm nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện:

Mục tiêu đào tạo ở Học viện Chính trị là đào tạo những chính uỷ, chính trị viên, giảng viên

khoa học xã hội nhân văn quân sự, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, đạo đức cách mạng

trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức sâu sắc về chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

12

nước; có trình độ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quân sự và năng lực thực hành nghề nghiệp

tương xứng với trình độ học vấn và chức vụ đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ

Tổ quốc trong thời kỳ mới.

* Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị:

Hiên nay , cơ câu tô chưc cua H ọc viện Chính trị bao gôm: Đang uy , Ban Giam đ ốc, 14

khoa giáo viên; 8 Phòng; 7 Hệ quản lý học viên và một số cơ quan trực thuộc. Ngoài ra còn có

Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự; Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự; Ban

Khảo khí bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo.

2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

2.2.1. Thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ của đội ngũ giảng viên

Về số lượng:

13

Bảng 2.1. Thực trạng số lƣợng giảng viên Học viện Chính trị

TT

Đơn vị

(Khoa)

Biên

chế

hiện

Tỷ lệ % so với

biên chế

Thực trạng

Thừa Thiếu

Số

lượng

% Số

lượng

%

1 Khoa Triết học 24 26 100; Dự trữ 8,3 02 8,3

2 Khoa LSĐCSVN 15 18 100; Dự trữ 20 03 20

3 Khoa CTĐ, CTCT 48 27 56,25; Dự trữ 0 21 43,75

4 Khoa CT-CD 31 27 87,09; Dự trữ 0 04 12,90

5 Khoa Kinh tế 18 18 100; Dự trữ 0

6 Khoa ĐLNTQS 13 11 84,61; Dự trữ 0 02 15,38

7 Khoa CNXHKH 22 23 100; Dự trữ 4,5 01 4,5

8 Khoa Binh chủng 18 18 100; Dự trữ 0

9 Khoa Quân chủng 11 08 72,72; Dự trữ 0 03 27,27

10 Khoa Ngoại ngữ 18 14 100; Dự trữ 0 04 22,2

11 Khoa TLHQS 13 13 100; Dự trữ 0

12 Khoa SPQS 16 14 88,5; Dự trữ 0 02 12,5

13 Khoa TTHCM 13 12 100; Dự trữ 0 01 7,6

14 Khoa NN&PL 10 08 100; Dự trữ 0 02 20

Cộng: 270 237 87,77; Dự trữ 0 09 3,33 12 4,44

(Nguồn: Ban Cán bộ, Học viện Chính trị)

Về cơ cấu:

Về cơ cấu đội ngũ giảng viên Học viện có thể phân thành bốn nhóm: Nhóm giảng viên

các khoa Khoa học xã hội; nhóm giảng viên khoa Khoa học cơ bản; nhóm giảng viên khoa Khoa quân

sự chung; nhóm giảng viên khoa Quân, Binh chủng.

Về chất lượng đội ngũ :

Đội ngũ giảng viên Học viện có nguồn đào tạo rất đa dạng, đã tốt nghiệp từ các Học viện,

trường Sĩ quan trong quân đội, các trường đại học ngoài quân đội; 100% có trình độ cử nhân đại

học, 37,97% có trình độ Thạc sỹ; 25,31% có học vị Tiến sỹ; 10,54% có học hàm Giáo sư, Phó

giáo sư.

2.2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị

Thứ nhất, về chủ trương và kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên:

14

Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015 về công tác giáo dục - đào

tạo trong tình hình mới; lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển đội ngũ nhà

giáo đến năm 2015, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Học

viện trong những năm tới.

Thứ hai, về động cơ, nhu cầu phấn đấu của giảng viên:

Đội ngũ cán bộ, giảng viên phần lớn yên tâm tư tưởng, xác định tốt trách nhiệm, tâm huyết

với nghề, có động cơ phấn đấu đúng đắn cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Thứ ba, về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ giảng

viên:

Học viện đã xây dựng kế hoạch đào tạo giảng viên, đáp ứng nhu cầu biên chế, sự phát

triển đội ngũ và theo địa chỉ sử dụng; chú trọng phát hiện đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ

chủ trì các khoa, tổ bộ môn, đội ngũ giảng viên đầu đàn và kế cận. Nhìn chung, công tác đào tạo

đã từng bước đáp ứng các yêu cầu của các khoa trong Học viện.

Thứ tư, về tạo điều kiện môi trường, chính sách cho việc phát triển đội ngũ giảng viên:

Học viện đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên về mọi

mặt thông qua việc xây dựng, tu sửa hệ thống giảng đường, phòng làm việc của các khoa giáo viên;

từng bước tu sửa, nâng cấp, trang bị thêm phương tiện cho các phòng học chuyên dùng đáp ứng yêu

cầu đào tạo và sát với thực tế đơn vị.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

2.3.1. Nguyên nhân ưu điểm

Đảng uỷ Học viện đã chỉ đạo cấp uỷ, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị trong Học viện

tổ chức quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phát triển đội ngũ giảng viên,

trong đó coi trọng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giảng viên. Đồng thời, trực tiếp chỉ

đạo bồi dưỡng cơ quan chính trị, cơ quan cán bộ, cơ quan quân lực nâng cao năng lực tham

mưu và nghiệp vụ công tác cán bộ, đưa các mặt hoạt động của công tác cán bộ theo kế hoạch

và qui trình đã xác định.

2.3.2. Nguyên nhân khuyết điểm

Nguyên nhân khách quan:

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trận địa chính trị, tư tưởng đang đặt ra những yêu cầu

mới.

15

Sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường cùng những bất cập trong cơ chế,

chính sách đối với đội ngũ nhà giáo quân đội nói chung, đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị

nói riêng.

Chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên giảng dạy ở các Học viện, nhà trường trong

quân đội còn có nhiều bất cập, chưa tạo được động lực cho đội ngũ giảng viên tích cực phấn đấu

phát triển trong nghề nghiệp.

Nguyên nhân chủ quan:

Công tác hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện còn

nhiều hạn chế.

Một số cơ quan chức năng, khoa giáo viên chưa cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch xây dựng,

phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện vào đơn vị mình.

2.3.3. Một số kinh nghiệm trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị

Đảng uỷ, Ban Giám đốc, cấp uỷ, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ

đạo các phòng, khoa, ban và các cơ quan chức năng trong Học viện về công tác phát triển đội

ngũ giảng viên.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể trong Học viện trong công tác phát

triển đội ngũ giảng viên; gắn công tác phát triển đội ngũ giảng viên với xây dựng các tổ chức

trong Học viện vững mạnh.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Những yêu cầu xác định biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân

đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất, việc đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện phải

hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Học viện gắn với nhiệm vụ

xây dựng và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Thứ hai, các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên phải đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá giáo

dục.

Thứ ba, các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên phải kết hợp chặt chẽ với phát triển các

nhân tố khác trong quá trình giáo dục - đào tạo của Học viện.

16

3.2. Những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị Quân đội nhân

dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể quản lý đối với công tác phát triển

đội ngũ giảng viên Học viện

Về nhận thức:

Một là, nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên và công tác phát triển

đội ngũ giảng viên Học viện hiện nay.

Hai là, nhận thức về yêu cầu, nội dung, hình thức và phương thức phát triển đội ngũ

giảng viên Học viện Chính trị.

Về số lượng: Phải đủ theo biên chế ở các tổ bộ môn trong khoa và có nguồn dự trữ.

Về cơ cấu: Đội ngũ giảng viên phải hợp lý, có nguồn kế cận, bảo đảm tính liên tục, vững

chắc cho các giai đoạn, đồng thời có khả năng đảm nhiệm các cương vị khác theo yêu cầu nhiệm

vụ được giao. Không để biến động lớn, xáo trộn nhiều, không để dẫn đến tình trạng ùn tắc hoặc hẫng

hụt.

Về chất lượng: Phải toàn diện, cả phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chất nghề

nghiệp, năng lực, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, có phương pháp tác

phong công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện.

Về trách nhiệm:

Đối với các cấp ủy Đảng: Đảng uỷ Học viện phải có nghị quyết chuyên đề về phát triển đội ngũ

giảng viên.

Chi uỷ, chi bộ các khoa giáo viên trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đội ngũ

giảng viên. Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, trên các mặt.

Đối với chỉ huy các cấp: Ban Giám đốc và chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị quản lý

học viên trên cơ sở nghị quyết của Đảng uỷ và cấp uỷ các cấp trong Học viện, cụ thể hóa thành chương

trình, kế hoạch thực hiện cụ thể.

Đối với các cơ quan chức năng: Cơ quan chính trị nâng cao năng lực tham mưu cho Đảng uỷ

Học viện, Ban giám đốc và tổ chức triển khai kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác phát

triển để sử dụng tốt đội ngũ giảng viên Học viện.

3.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là biện pháp quan trọng

nhất trong nhóm biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên. Vì lập quy hoạch, xây dựng chương trình, kế

17

hoạch tức là soạn thảo và thông qua những quyết định phát triển quan trọng nhất thể hiện ở các chương

trình hành động.

Lập kế hoạch, xây dựng chương trình xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên cần có cái

nhìn tổng thể, toàn diện, công tác phát triển đội ngũ giảng viên qua đó thấy được hoạt động

tương tác giữa các bộ phận, nhìn thấy tương lai, có thể ra những quyết định điều chỉnh hoặc điều

chỉnh những quyết định trước đó bảo đảm cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên hướng vào

mục tiêu đã định, những nội dung này thể hiện trong chương trình hành động của Học viện.

Quy hoạch, kế hoạch công tác phát triển đội ngũ giảng viên phải có tầm nhìn xa, xuất

phát từ yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và thực trạng đội ngũ giảng viên để xây dựng và thực

hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch tạo nguồn, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể dài hạn

kết hợp với kế hoạch hàng năm bảo đảm cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng

được cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

3.2.3. Tuyển chọn, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên của Học viện theo yêu cầu chuẩn

hoá

Tuyển chọn giảng viên là một quá trình tìm kiếm, thu hút và khuyến khích các cá nhân có

đủ các tiêu chuẩn thích hợp tham gia thi tuyển vào các chức danh giảng viên mà Học viện đang

cần.

Sử dụng đội ngũ giảng viên tốt, nắm bắt được những ưu, nhược điểm của từng cá nhân trong

đội ngũ giảng viên, “sử dụng đúng người, đúng việc” sẽ phát huy mặt mạnh của mỗi cá nhân, giúp

cho mỗi giảng viên có sự tự tin vào chính khả năng của mình, giúp cho họ có được bậc thang nhu cầu

cao nhất.

Rà soát giảng viên: Việc rà soát đánh giá giảng viên phải làm hàng năm, căn cứ các tiêu

chuẩn về trình độ, về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học…

chất lượng hiệu quả công việc thực tế, có tính đến môi trường và điều kiện công tác; mức độ tín

nhiệm của tập thể nơi giảng viên công tác để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với từng

vị trí, chức năng nhiệm vụ của mỗi giảng viên, tạo nên sự đồng bộ, hợp lý trong tập thể sư phạm

Học viện.

Về tuyển chọn đội ngũ giảng viên: Tuyển chọn chính xác giảng viên có đủ phẩm chất,

nhân cách, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm hoặc những

cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có tố chất tốt, có thể đào tạo để trở thành người giảng

18

viên giỏi của Học viện có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng

viên của Học viện.

Về đào tạo đội ngũ giảng viên: Học viện Chính trị có chức năng đào tạo giảng viên khoa

học xã hội nhân văn quân sự, do vậy có nhiều thuận lợi trong lựa chọn đội ngũ giảng viên cho

Học viện. Đồng thời chủ động, tạo nguồn, xây dựng kế hoạch, tích cực đề nghị cấp trên phân bổ

chỉ tiêu đi học để thực hiện chỉ tiêu chuẩn hoá cho những giảng viên chưa đạt chuẩn; đào tạo lại

những giảng viên phải giảng dạy các môn học trái với chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu của Học

viện.

Về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên: Cùng với nhiệm vụ đào tạo, thì bồi dưỡng đội ngũ

giảng viên cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển đội ngũ giảng viên và là quyền

của nhà giáo, được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Nội dung bồi dưỡng cho giảng viên cần tập trung vào các vấn đề sau:

Bồi dưỡng những vấn đề phát triển mới của chương trình đào tạo; bổ sung tri thức mới

cho những ngành cần thiết như cập nhật những vấn đề mới về, chủ trương, chính sách, pháp luật

của Đảng, Nhà nước, Quân đội.

Bồi dưỡng chuyên môn, là bồi dưỡng cho từng loại hình giảng viên những kiến thức

chuyên môn theo chuyên ngành. Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng có thể tổ chức cấp Học viện,

mời các chuyên gia về các lĩnh vực với các hình thức: Hội thảo chuyên đề, xêmina khoa học,

thông tin khoa học, tập huấn hàng năm; tổ chức hội thảo cấp khoa, sinh hoạt tổ chuyên môn

và giảng viên tự học, tự bồi dưỡng...

Về bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên của Học viện

Chính trị được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau và có nhiều

trình độ khác nhau, cơ cấu độ tuổi, thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy không đồng bộ... do vậy

việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả đội ngũ giảng viên của Học viện hiện nay là một biện pháp

rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức thiết thực.

Về đề bạt, bổ nhiệm giảng viên: Đề bạt, bổ nhiệm, phân công giảng viên phải coi trọng

phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, uy tín, chức danh, học vị và năng lực thực tế của giảng

viên xứng “tầm” với công việc được giao; như vậy sẽ kích thích được mỗi cán bộ, giảng viên

tích cực phấn đấu đạt được các tiêu chí đề ra về chức danh và học vị cho bản thân để cống hiến

nhiều hơn cho Học viện.

19

Về đánh giá kết quả xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên sau từng giai đoạn thực

hiện: Đánh giá kết quả xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên sau từng giai đoạn thực hiện là một

biện pháp kiểm soát tiến độ và kết quả thực hiện sau từng mốc thời gian.

3.2.4. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đầu đàn, kế cận

Xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đầu đàn và sự kế cận, kế tiếp

vững chắc các thế hệ giảng viên nhằm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao

chất lượng giáo dục - đào tạo của Học viện đạt chuẩn và trên chuẩn của Nhà nước, tạo nên thương

hiệu có uy tín cho Học viện so với các Học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. Xây dựng đội

ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đầu đàn là lực lượng đầu tàu về chất lượng, đội ngũ

đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn, yêu cầu cao, thúc đẩy sự phát triển của Học viện.

Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đầu đàn là đội ngũ luôn đi đầu trong

công tác giảng dạy có trình độ năng lực chuyên môn cao, trình độ sư phạm tốt; mẫu mực trong

phong cách, phẩm chất đạo đức; đầu đàn về nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng chế, sáng kiến

cải tiến kỹ thuật.

Quy hoạch, lập kế hoạch đề nghị cấp trên cho đi đào tạo nâng cao trình độ (thạc sĩ, tiến

sĩ); bồi dưỡng, tập huấn nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ tại các Học

viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

3.2.5. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đội ngũ giảng viên phát triển trong nghề nghiệp

Quan tâm xây dựng các mối quan hệ giáo dục và bầu không khí tâm lý, tinh thần tốt đẹp

trong Học viện; xây dựng cơ sở vật chất giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường, đồng thời phải

quan tâm đến việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo đảm

ngày càng tốt hơn quyền lợi vật chất và tinh thần đối với đội ngũ giảng viên. Trước hết, Học viện

cần thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, Quân đội đối với đội ngũ giảng

viên như đề nghị đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, định mức giảng dạy, các chế độ phép, công tác, an

dưỡng, bồi dưỡng và các quyền lợi khác của nhà giáo theo quy định.

Quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở, phòng làm việc và khu tập luyện thể thao cho giảng viên; chế

độ nhà ở, đất ở (nếu có); tạo điều kiện cho giảng viên hợp lý hóa gia đình, quan tâm đến hậu phương

gia đình giảng viên.

Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo đảm ngày càng

tốt hơn quyền lợi vật chất và tinh thần là biện pháp trực tiếp tạo động lực, kích thích, động viên đội

ngũ giảng viên Học viện Chính trị yên tâm tư tưởng phát triển trong nghề nghiệp, gắn bó với Học

viện.

20

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị

Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị, nhằm phát triển đội

ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Học

viện, các chủ thể quản lý cần quán triệt sâu sắc quan điểm tổng hợp và đồng bộ. Bởi vì, các biện pháp

phát triển đội ngũ giảng viên quan hệ chặt chẽ, thống nhất, tác động, thúc đẩy nhau và tạo thành một

chỉnh thể thống nhất. Sức mạnh và hiệu quả phát triển để sử dụng hiệu quả đội ngũ này của Học viện

chỉ có được khi chúng gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, mọi biểu hiện xem nhẹ, vận

dụng tách rời; hoặc tuyệt đối hóa từng biện pháp riêng lẻ đều làm giảm hiệu quả của công tác này.

3.4. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở

Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam

trong giai đoạn hiện nay

Tính khả thi của biện pháp

Khả thi ít khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các

chủ thể quản lý đối với công tác phát triển

đội ngũ giảng viên Học viện

80

87,91

11

12,08

0

0

2 Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển

đội ngũ giảng viên.

86

94,5

05

5,49

0

3

Tuyển chọn, sử dụng có hiệu quả đội ngũ

giảng viên của Học viện theo yêu cầu chuẩn

hoá.

74

81,31

13

14,28

04

4,3

9

4 Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có

trình độ chuyên môn cao, đầu đàn, kế cận.

77

84,61

05

5,49

02

2,1

9

21

5 Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đội

ngũ giảng viên phát triển trong nghề

nghiệp.

73

80,21

15

16,48

03

3,2

9

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục - đào

tạo, đồng thời là lực lượng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính

trị. Nhận thức sự tương tác giữa mục tiêu phát triển của Học viện với tất yếu phải phát triển đội

ngũ giảng viên bao gồm: Quy hoạch về cơ cấu, số lượng, chất lượng, ngành nghề; tuyển chọn, sử

dụng, đào tạo, bồi dưỡng; nhằm nâng cao trình độ năng lực, xây dựng môi trường thuận lợi tạo sự

phát triển lâu dài, ổn định và năng động của đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo

dục - đào tạo trong tình hình mới hiện nay là một vấn đề cấp thiết, một nhiệm vụ chiến lược của

Học viện.

Phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển của Học viện là một nhiệm vụ khó

khăn, lâu dài qua nhiều khâu, nhiều bước với sự tham gia của nhiều lực lượng trong và ngoài Học

viện. Nhưng trước hết là phải có sự thống nhất cao trong toàn Học viện, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu

sát của Đảng ủy, Ban Giám đốc, sự tham mưu chính xác, phối hợp nhịp nhàng, điều hành hiệu quả

của các cơ quan, phòng, khoa, ban chức năng và sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ giảng viên tạo

thành sức mạnh tổng hợp vì sự phát triển của đội ngũ, vì sứ mệnh của Học viện. Vấn đề phát triển

đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị còn cần phải được các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo,

nghiên cứu, tổng kết để đề ra các biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng công tác phát

triển đội ngũ giảng viên không những ở Học viện Chính trị mà các Học viện, nhà trường trong

toàn quân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục, đào tạo của quân đội trong giai

đoạn mới.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với Bộ Quốc phòng

Đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc

phòng cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hơn đối với Học viện Chính trị. Đầu tư,

phát triển các nguồn lực, nhất là đội ngũ giảng viên.

22

Tổ chức xây dụng các chuẩn mới cho đội ngũ giảng viên ở các Học viện, nhà trường

quân đội nói chung và Học viện Chính trị nói riêng, phù hợp với sự phát triển giáo dục - đào

tạo hiện nay. Đồng thời có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ giảng viên

trong các nhà trường quân đội.

2.2.Đối với Học viện

Tổ chức sắp xếp biên chế đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các chức

danh ở các bộ phận phòng, khoa, hạn chế tối đa sự dịch chuyển nhiệm vụ chuyên môn để có thời

gian tích lũy kinh nghiệm.

Tổ chức làm tốt công tác tuyển chọn nguồn, bố trí đào tạo và luân phiên đi bồi dưỡng dự

nhiệm theo các chức danh tương đương để tích luỹ kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy,

nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý và tạo thuận lợi khi sử dụng đội ngũ giảng viên.

Có quy hoạch về bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giảng viên của Học viện một cách khoa

học và lâu dài, có chế độ chính sách hợp lý, hợp tình khi sử dụng giảng viên. Tạo ra điều kiện và

môi trường thuận lợi để giảng viên yên tâm, phấn khởi tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt

động khác nhằm phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.3.Đối với các Khoa giáo viên

Nắm chắc kế hoạch của Học viện tích cực, chủ động theo dõi, sàng lọc, tạo nguồn, đánh

giá chính xác chất lượng từng giảng viên và có kế hoạch phát triển đội ngũ phù hợp với sự phát

triển của Khoa và của Học viện.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám đốc Học

viện về công tác phát triển đội ngũ giảng viên một cách thiết thực và hiệu quả nhất.

References

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 -

2020, Hà Nội.

2. Bộ Quốc phòng (2000), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

3. Bộ Quốc phòng (2001), Chiến lược Giáo dục- Đào tạo trong nhà trường quân đội đến năm

2010 và những năm tiếp theo..

4. Bộ Tổng tham mƣu (2005), Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm

2010.

5. Bộ Tổng tham mƣu - Cục nhà trƣờng (2006), “Từ điển giáo dục học quân sự”, Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội.

23

6. Ban cán sự Đảng bộ giáo dục – đào tạo (2010), Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày

06/01/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

7. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010 (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Chỉ thị 40 (2003), của Bộ trưởng Bộ quốc phòng “Về một số nhiệm vụ cấp bách kiện toàn và

phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010”.

9. Chỉ thị 40 (2004), ngày 14/4/2004 của Ban Bí thư Trung ương đảng Về việc nâng cao chất lượng

đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khoá VIII, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 - CT/TƯ ngày 15/06 của Ban Bí thư Trung

ương “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục”, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (1994), Nghị quyết số 93/ĐUQSTƯ.

17. Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (1994), Nghị quyết số 94/ĐUQSTƯ.

18. Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (2007), Nghị quyết số 86/NQ - ĐUQSTƯ.

19. Đảng uỷ Quân sự Trung ƣơng (2005), Nghị quyết số 513/NQ - ĐUQSTƯ.

20. Đảng bộ Học viện Chính trị (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ

Học Viện Chính trị lần thứ XI, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Lê Thanh Đạm (2008), Các biện pháp xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT

tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010, luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.

22. Hiến pháp Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh, Toàn tập (1985), tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh, Toàn tập (2002), tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24

25. Học viện Chính trị Quân sự (2001), Học viện Chính trị Quân sự nửa thế kỷ với sự nghiệp

xây dựng quân đội về chính trị, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

26. Học viện Chính trị Quân sự (2002), Đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị Quân thành tựu và

triển vọng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

27. Học viện Chính trị Quân sự (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ của Học viện đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị Quân sự (2008), Công tác cán bộ ở Học viện Chính trị Quân sự thời kỳ

mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

29. Khuất Duy Hùng (2008), Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Sĩ quan Lục

quân 1 hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

30. Trần Kiểm (2009), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

31. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Luật Giáo dục 2005 sửa đổi 2009 (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Quân đội nhân dân Việt Nam (2002), Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân

Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

34. Trần Ngọc Tam (2009), Biện pháp chuẩn hóa đội ngũ giảng viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện

nay.

35. Phan Văn Thạch (2008), Quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

Công nghiệp Cẩm Phả đến năm 2015, luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.

36. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quyết định số 09/QĐ - TTg ngày 11/01, về việc phê duyệt

Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai

đoạn 2005 - 2010.

37. Tổng cục Chính trị (2006), Giáo trình quản lý giáo dục đại học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội.

38. Tổng cục Chính trị (2005), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã

hội và nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

39. Tổng cục Chính trị (2008), Giáo trình quản lý giáo dục đại học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội.

40. Tổng Cục Chính trị (2002), Lịch sử giáo dục quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội.

25

41. Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Hà Nội - Đà Nẵng.