bộ tn&mt cùng ninh thuận tháo gỡ một số vướng mắc

84
BỘ TN&MT CÙNG NINH THUẬN THÁO GỠ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH áng 15/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt đã đồng chủ trì buổi làm việc nhằm tháo gỡ một số vướng mắc liên quan công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bùi Anh Tuấn cùng lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT và Sở TN&MT Ninh Thuận. Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao những thành tích trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường của tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần đây. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá: Sở TN&MT Ninh Thuận là một trong các Sở có thành tích tốt nhất trong 63 tỉnh, thành phố trong việc hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình quản lý. Tại buổi làm việc, tỉnh Ninh Thuận đã kiến nghị với Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Bộ Tài nguyên và Môi trường về một số nội dung như: Đề nghị Ninh Thuận tham gia vào Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (VILG); Về ủy quyền xác định, quyết định giá đất cụ thể cho UBND cấp huyện; Phương án giải quyết đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất mà không có lưu trữ số seri; Ninh Thuận cũng đề nghị Bộ TN&MT hỗ trợ những thắc mắc về việc ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thực hiện việc chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Việc điều chỉnh một số khu vực quy hoạch khoáng sản; Công tác tổ chức bộ máy của ngành TN&MT Ninh Thuận… Sau khi nghe báo cáo của tỉnh do Giám đốc Sở TN&MT Bùi Anh Tuấn trình bày và những kiến nghị bổ sung của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - ông Phạm Văn Hậu, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã giải đáp, hướng dẫn một cách cụ thể để Ninh Thuận có thể áp dụng giải quyết công việc liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc sáng 15/11 S

Transcript of bộ tn&mt cùng ninh thuận tháo gỡ một số vướng mắc

BỘ TN&MT CÙNG NINH THUẬN THÁO GỠ

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

áng 15/11, Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường

Trần Hồng Hà và Phó Bí

thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng

đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Nguyễn Bắc Việt đã đồng chủ trì

buổi làm việc nhằm tháo gỡ một số

vướng mắc liên quan công tác quản

lý Nhà nước về tài nguyên - môi

trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tham dự buổi làm việc có Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

Phạm Văn Hậu, Giám đốc Sở

TN&MT tỉnh Bùi Anh Tuấn cùng lãnh

đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ

TN&MT và Sở TN&MT Ninh Thuận.

Phát biểu mở đầu buổi làm việc,

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Lãnh

đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh

giá cao những thành tích trong công tác

quản lý Nhà nước về tài nguyên môi

trường của tỉnh Ninh Thuận trong

những năm gần đây.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá:

Sở TN&MT Ninh Thuận là một trong

các Sở có thành tích tốt nhất trong 63

tỉnh, thành phố trong việc hoàn thành

nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành đặc

biệt là việc ứng dụng công nghệ thông

tin, cải cách thủ tục hành chính nhằm

giải quyết công việc thuộc lĩnh vực

mình quản lý.

Tại buổi làm việc, tỉnh Ninh Thuận

đã kiến nghị với Bộ trưởng Trần Hồng

Hà và Bộ Tài nguyên và Môi trường về

một số nội dung như: Đề nghị Ninh

Thuận tham gia vào Dự án Tăng cường

quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng

thế giới (VILG); Về ủy quyền xác định,

quyết định giá đất cụ thể cho UBND

cấp huyện; Phương án giải quyết đối

với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận

do bị mất mà không có lưu trữ số seri;

Ninh Thuận cũng đề nghị Bộ

TN&MT hỗ trợ những thắc mắc về việc

ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất

đai tỉnh thực hiện việc chứng nhận sở

hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy

chứng nhận đã cấp và thực hiện chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Việc

điều chỉnh một số khu vực quy hoạch

khoáng sản; Công tác tổ chức bộ máy

của ngành TN&MT Ninh Thuận…

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh do

Giám đốc Sở TN&MT Bùi Anh Tuấn

trình bày và những kiến nghị bổ sung

của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận - ông Phạm Văn Hậu, lãnh đạo

các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT đã

giải đáp, hướng dẫn một cách cụ thể để

Ninh Thuận có thể áp dụng giải quyết

công việc liên quan đến công tác quản

lý tài nguyên và môi trường ở địa

phương.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

phát biểu tại buổi làm việc sáng 15/11

S

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 2

Hồng Hà đề nghị Ninh Thuận lưu ý một

số nội dung: Đối với công tác quản lý

khoáng sản ở một số khu vực đã có điều

tra, chưa cấp phép thăm dò mà muốn

chuyển mục đích sử dụng đất sang dịch

vụ du lịch, Bộ trưởng đồng tình với kiến

nghị của tỉnh Ninh Thuận về việc chưa

khai thác khoáng sản để phát triển du

lịch bằng phương án đưa ra khỏi khu

vực thực hiện thăm dò, khai thác mà

đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản cho

tương lai.

Theo Bộ trưởng, giấy phép đối với

các dự án chuyển đổi này phải có thời

hạn nhất định và phải có quy định khi

Nhà nước cần khai thác khoáng sản dự

trữ thì doanh nghiệp phải nghiêm túc

chấp hành. Ngoài ra, trong quá trình

chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất

cho các doanh nghiệp phát triển dự án

tại các khu vực này, Ninh Thuận cần

quản lý thật chặt giấy phép để tránh tình

trạng lợi dụng việc xây dựng dự án để

khai thác khoáng sản trái phép.

Đối với công tác quản lý đất đai,

Bộ trưởng đồng tình với các hướng dẫn

của Tổng cục Quản lý đất đai đối với

Ninh Thuận. Bộ trưởng đề nghị Ninh

Thuận tính toán một cách căn cơ, dài

hạn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất góp

phần phát triển kinh tế xã hội. Với

những vướng mắc do cơ chế, chính sách

pháp luật mà chưa giải quyết được

ngay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà giao

Tổng cục Quản lý đất đai tham mưu Bộ

TN&MT trình Chính phủ về các

phương án giải quyết tháo gỡ cho địa

phương.

Bộ trưởng cũng giao Cục Công

nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên

môi trường tiếp tục hỗ trợ Sở TN&MT

Ninh Thuận trong việc áp dụng công

nghệ thông tin vào giải quyết công việc

quản lý nhà nước ngành.

Đối với kiến nghị của Ninh Thuận

về cải cách bộ máy, cải cách nhân sự

của Sở TN&MT Ninh Thuận, Bộ

trưởng đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

vận dụng linh hoạt, hợp lý các quy định

của Nhà nước về công tác nhân sự, làm

sao tinh giản bộ máy nhưng vẫn đảm

bảo đủ nhân sự nhân lực để ngành

TN&MT đảm đương được khối lượng

công việc khá nặng nề mà địa phương

giao cho.

“Trong quá trình thực thi nhiệm

vụ, nếu có vướng mắc gì, UBND tỉnh

và Sở TN&MT Ninh Thuận cứ gửi

ngay kiến nghị, thắc mắc lên. Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã và luôn sẵn

sàng hỗ trợ tỉnh trong việc tháo gỡ,

hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc liên

quan công tác quản lý nhà nước về tài

nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận” - Bộ trưởng Trần Hồng

Hà nói.

Sau kết luận của Bộ trưởng Trần

Hồng Hà, ông Nguyễn Bắc Việt - Phó

Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng

đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận - bày tỏ

sự cám ơn đối với cá nhân Bộ trưởng và

lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ

TN&MT đã ghi nhận, tháo gỡ và cho ý

kiến đối với các báo cáo và đề xuất của

tỉnh Ninh Thuận nêu trọng cuộc họp.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Nguyễn Bắc Việt cũng mong muốn tiếp

tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp, giúp

đỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường để

Ninh Thuận làm tốt công tác quản lý tài

nguyên và môi trường góp phần phát

triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Việt Hùng https://baotainguyenmoitruong.vn

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 3

ĐẦU TƯ KHẨN CẤP TUYẾN KÈ BẢO VỆ LÀNG

CHÀI KHÁNH NHƠN

iểm tra tình hình biển xâm

thực tại thôn Khánh Nhơn 1,

xã Nhơn Hải, huyện Ninh

Hải sau khi báo chí phản ánh, tỉnh Ninh

Thuận đã quyết định đầu tư khẩn cấp

tuyến kè tạm, đối phó với mùa mưa bão.

Tuyến kè có chiều dài gần 300m, kết

cấu rọ đá và đá hộc xếp khan. Mục đích,

hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển, bảo vệ

các hộ dân và khu dân cư trước mùa mưa

bão năm 2018. Công trình được khởi công

đầu tháng 9/2018.

Đến cuối tháng 9, công trình đã hoàn

thành, hơn 800m3 đá hộc các loại đã được

xử lý thành tuyến kè dài gần 300m tại vị trí

xung yếu nhất của bờ biển thôn Khánh

Nhơn 1, xã Nhơn Hải.

Trước đó, ngày 21/8, báo điện tử

BVPL đã có bài “Khánh Nhơn, Ninh

Thuận: Biển xâm thực, lành chài kêu cứu”,

phản ánh tình trạng bờ biển tại thôn Khánh

Nhơn 1, xã Nhơn Hải, Ninh Hải bị sạt lở

nghiêm trọng. Dữ dội nhất vào Tháng 9,

Tháng 10 Âm lịch, sóng biển đánh vào bờ

ầm ầm, nước, bọt bắn tung tóe, nhà cửa,

đất đai rung lên, bị cuốn dần ra biển. Tính

mạng, tài sản khu dân cư bị đe dọa.

Biển đã ăn sâu vào khu dân cư

khoảng 30m, thôn Khánh Nhơn 1 có 60 hộ

dân bị ảnh hưởng, chưa kể hàng chục cơ sở

nuôi tôm giống khác, sóng cũng đã đánh

vào chân móng. Hàng năm, xã đều hỗ trợ

người dân để gia cố bờ kè chắn sóng.

Nhưng ngân sách hạn hẹp, số tiền ít ỏi chỉ

có thể dùng mua vỏ bao với số lượng

khoảng 1.000 cái. Nhưng, nắng, gió và

nước biển mặn khiến vỏ bao nhanh mục,

chỉ chịu được một mùa là vỡ toác. Người

dân tự đổ đá để ngăn cát lở, tạm thời, bờ kè

cầm cự được sóng nhỏ. Vào mùa mưa bão,

vùng này được đưa vào diện xung yếu, cần

sơ tán dân. Hiên trên 2 km bờ biển đã bị

xâm thực, nhiều nhà cửa đã bị sóng đánh

sập hoặc trong tình trang bị xói móng,

nghiêng ngả.

Nhiều năm nay, trong các cuộc tiếp

xúc cử tri, bà con đều kiến nghị làm kè.

Thị sát công trường ngày 1/10, ông

Trần Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND

tỉnh Ninh Thuận ghi nhận, tuyến kè đã

hoàn thành, đạt yêu cầu về tiến độ.

Ông Trần Quốc Nam lưu ý chính

quyền địa phương theo dõi sát sao diễn

biến tình hình thời tiết để kịp thời có

những giải pháp ứng phó kịp thời trong

điều kiện đã bước vào mùa mưa bão, chủ

động phương án di dời dân đến nơi an toàn

trong tình huống cần thiết.

Ông Nam cũng đề nghị người dân địa

phương chủ động cùng với chính quyền

khắc phục khó khăn, không chủ quan, có

kế hoạch chằng chống nhà cửa và khẩn

trương di dời đến nơi an toàn khi có yêu

cầu của chính quyền địa phương để đảm

bảo tính mạng và tài sản trong mùa mưa

bão năm 2018.

Tỉnh Ninh Thuận đang đề nghị Chính

phủ phân bổ nguồn vốn 220 tỷ đồng để

thực hiện dự án kè kiên cố, khắc phục khẩn

cấp sạt lở bờ biển, bảo vệ dân cư khu vực

xã Nhơn Hải đến xã Thanh Hải, huyện

Ninh Hải để ổn định đời sống của nhân

dân.

Văn Nguyễn https://baovephapluat.vn

Ông Trần Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND

tỉnh Ninh Thuận thị sát công trường kè tạm chống sạt lở

thôn Khánh Nhơn 1. Ảnh: MT.

K

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 4

ĐẦU TƯ TRÊN 8.000 TỶ ĐỒNG KHÔI PHỤC

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT

THEO HÌNH THỨC PPP BND tỉnh Ninh Thuận và

Công ty CP thương mại –

dịch vụ khách sạn Bạch Đằng

(Công ty Bạch Đằng) vừa có cuộc làm việc

xung quanh việc đề xuất khôi phục lại

tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.

Tại buổi làm việc này, công ty Bạch

Đằng đã đề xuất Dự án khôi phục tuyến

đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, với tổng

kinh phí ước tính hơn 8.200 tỉ đồng

được đầu tư theo hình thức đối tác công tư

(PPP).

Theo đó, với điểm đầu của dự án từ

ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) và điểm cuối

là ga Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ được khôi

phục dựa trên cơ sở tuyến đường sắt cũ,

tổng chiều dài 84km, với các tiêu chuẩn kỹ

thuật tương tự như tuyến đường được xây

dựng và khai thác trước đây. Hiện nhà đầu

tư này đã tiến hành khảo sát, lập quy hoạch

và chờ ý kiến đồng ý của các hai địa

phương Lâm Đồng và Ninh Thuận để

hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

gửi các bộ ngành liên quan xem xét, trình

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, trước

đó ( tháng 8/2015), Thủ tướng Chính phủ

ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy

hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải

đường sắt VN đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030; trong đó có chủ trương khôi

phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà

Lạt.

Biết đến, tuyến đường sắt răng cưa

Tháp Chàm – Đà Lạt được người Pháp

triển khai xây dựng từ năm 1908 đến năm

1932 mới hoàn thành. Trên toàn tuyến có

12 nhà ga, 5 hầm chui (tổng chiều dài

1.090 m), đặc biệt có 2 đoạn răng cưa dài

gần 14 km vượt đèo. Từ năm 1968 tuyến

đường sắt này ngừng khai thác và đến năm

1975 được khởi động lại nhưng chỉ chạy

được 7 chuyến thì dừng hoạt động.

Việt Hương

https://baodautu.vn

NINH SƠN: TĂNG CƯỜNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

BẢO VỆ RỪNG

hằm tăng cường công tác

quản lý, bảo vệ rừng, từ đầu

năm đến nay, ngoài việc đẩy

mạnh tuyên truyền, vận động người dân

tham gia bảo vệ rừng (BVR), Hạt Kiểm

lâm huyện Ninh Sơn còn tổ chức nhiều đợt

tuần tra, truy quét và xử lý kịp thời các đối

tượng vi phạm. Nhờ đó, tình trạng phát

rừng, khai thác lâm sản trái phép, lấn

chiếm đất rừng đã giảm đáng kể.

Hình ảnh tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt

đang được nhà đầu tư đề xuất các địa phương cho phép

đầu tư khôi phục lại theo hình thức PPP

U

Cán bộ Kiểm lâm huyện Ninh Sơn kiểm tra số gỗ tịch thu.

N

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 5

Ông Trương Tấn Lành, Hạt trưởng

Hạt Kiểm lâm huyện Ninh Sơn, cho biết:

Địa bàn Ninh Sơn hiện có 35.988ha rừng

tự nhiên và trên 1.387ha rừng trồng. Để

công tác quản lý, BVR đạt hiệu quả, ngay

từ đầu năm, đơn vị đã chủ động tham mưu

UBND huyện ban hành phương án tuần

tra, truy quét theo từng quý, từng tháng;

huy động các ban, ngành cùng phối hợp tổ

chức truy quét dọc các tuyến đường, các

vùng giáp ranh; kiểm tra liên ngành các cơ

sở kinh doanh, chế biến lâm sản; lập danh

sách các đối tượng sử dụng xe “độ chế”

vận chuyển lâm sản ký cam kết và xử lý

nếu vi phạm. Ngoài ra, đơn vị còn xây

dựng Quy chế phối hợp công tác quản lý,

BVR tại những vùng giáp ranh giữa huyện

Ninh Sơn và huyện Đức Trọng, Đơn

Dương (Lâm Đồng). Phối hợp với các đơn

vị chủ rừng, lực lượng Công an, Quân sự

và UBND các xã, Tổ BVR tổ chức 300 đợt

tuần tra, truy quét với 1.705 lượt người

tham gia tại khu vực rừng trọng điểm,

vùng giáp ranh với huyện Đơn Dương và

Đức Trọng (Lâm Đồng) như: Núi Đá Dựng

(xã Quảng Sơn), Cà Tọt, Hamaxin, Hóc Bà

Lành (xã Lâm Sơn), Thác Mưa, Tà Nôi (xã

Ma Nới)... Qua công tác tuần tra, truy quét

đã phát hiện, xử lý kịp thời 85 vụ vi phạm,

thu nộp ngân sách trên 361 triệu đồng.

Không chỉ tăng cường công tác tuần

tra, truy quét, huyện Ninh Sơn còn đẩy

mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao

nhận thức cho người dân. Từ đầu năm đến

nay Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp tổ

chức 53 đợt họp dân, với 1.631 lượt người

tham gia; tổ chức cho 149 hộ dân ký cam

kết không vi phạm về lĩnh vực rừng; lập

danh sách 78 đối tượng có liên quan đến

việc phát rừng, khai thác, vận chuyển lâm

sản trái phép để theo dõi, quản lý. Thực

hiện đóng 32 bảng cấm người và phương

tiện vào rừng trái pháp luật. Chỉ đạo cho

các đơn vị chủ rừng như: Ban Quản lý

Rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Pha và

Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn thực hiện

tốt việc giao đất cho người dân, giao rừng

khoán quản cho các tổ cộng đồng thôn, lực

lượng vũ trang nhận bảo vệ, với diện tích

gần 4.000 ha.

Theo đánh giá của lãnh đạo Hạt Kiểm

lâm Ninh Sơn, dù kết quả đạt được là vậy,

nhưng thực tế công tác quản lý, bảo vệ

rừng trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn,

do diện tích rừng trải dài nhiều xã, lại giáp

ranh với nhiều địa phương của huyện Đơn

Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng). Chỉ tính

từ đầu năm đến nay, Hạt kiểm lâm huyện

Ninh Sơn đã phát hiện, xử phạt hành chính

109 vụ, tịch thu trên 34,027 m3 gỗ các loại,

17 xe máy, 5 máy cưa xăng... Để hạn chế

đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm về

rừng, hiện nay huyện Ninh Sơn đã thành

lập 6 Tổ chốt BVR tại những khu vực rừng

trọng điểm. Bên cạnh đó, địa phương còn

có 17 Tổ cộng đồng nhận khoán BVR, nhờ

đó đã thực hiện tốt công tác phòng, chống

cháy rừng. Từ đầu năm đến nay, trên địa

bàn huyện chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng (giảm

8 vụ và giảm 1.330 m2 so với cùng kỳ), tất

cả đều được dập tắt kịp thời, không gây

thiệt hại lớn.

Để thực hiện tốt hơn nữa quy chế

phối hợp trong quản lý giữa Hạt Kiểm lâm

và chính quyền cơ sở, nâng cao hiệu quả

công tác quản lý, BVR trên địa bàn, theo

ông Trương Tấn Lành, trong thời gian tới,

ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục pháp luật, vận động Nhân

dân tham gia quản lý, BVR, Hạt Kiểm lâm

huyện tiếp tục phối hợp với các đơn vị chủ

rừng, các tổ BVR, tổ nhận khoán rừng duy

trì việc cắm chốt tại các khu vực cửa rừng

nhằm quản lý chặt không cho các đối

tượng vào rừng khai thác lâm sản trái phép.

Tăng cường giám sát chặt chẽ các cơ sở

chế biến, kinh doanh, mua bán lâm sản trên

địa bàn. Kiên quyết triệt phá các băng,

nhóm sử dụng xe máy “độ chế” để vận

chuyển lâm sản trái phép và mở các đợt

tuần tra, truy quét có sự phối hợp của nhiều

lực lượng chức năng tại những khu vực

rừng trọng điểm, rừng giáp ranh, để ngăn

chặn, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm.

Tiến Mạnh

http://www.baoninhthuan.com.vn

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 6

NINH THUẬN MUỐN VAY ODA 230 TỶ ĐỒNG

XÂY THÀNH PHỐ THÔNG MINH

hành

phố

thông

minh có tổng

mức đầu tư 245

tỷ đồng nhưng

vốn đối ứng của

địa phương chỉ có

15 tỷ đồng.

UBND tỉnh

Ninh Thuận vừa

có đề xuất gửi Bộ

Kế hoạch & Đầu

tư về việc xây

dựng dự án thành

phố thông minh

sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ấn Độ. Tổng vốn đầu tư

dự kiến là 245 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA không hoàn lại của Chính phủ Ấn

Độ là 230 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD. Vốn đối ứng khoảng 15,5 tỷ đồng

từ nguồn ngân sách địa phương.

Tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án được triển khai từ năm 2019-2022 với mục

tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đô thị, tạo lập

những nền tảng cơ bản để phát triển toàn kinh tế, xã hội của tỉnh...

Trong đó, việc xây dựng chính quyền điện tử được xác định là nòng cốt để

xây dựng thành phố thông minh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức 3, 4 trên

phạm vi toàn tỉnh. Cùng với đó, dự án này cũng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu

ngành có thể chia sẻ và tích hợp để phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung

cấp dịch vụ công cho người dân.

Tỉnh cũng đặt mục tiêu xây dựng nền móng cơ sở hạ tầng cho thành phố

thông minh với trung tâm điều hành và các giải pháp hệ thống điện toán đám mây,

triển khai một số ứng dụng thông minh để phục vụ người dân tốt hơn...

Lãnh đạo tỉnh cho biết, dự án này nhằm từng bước thực hiện mục tiêu đến

năm 2022, Phan Rang - Tháp Chàm sẽ là thành phố thông minh và đến năm 2030

sẽ là thành phố đáng sống, hiện đại. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có văn bản xin ý

kiến các Bộ, ngành về đề xuất nói trên của địa phương.

Nguyễn Hà http://vnexpress.net

T

Ảnh minh họa: Internet

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 7

NINH THUẬN PHÁT ĐỘNG ỦNG HỘ

“QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO”

gày 17/10,

UBND, Ủy

ban MTTQ

Việt Nam tỉnh Ninh

Thuận phối hợp tổ chức

Lễ phát động ủng hộ

“Quỹ Vì người nghèo”

năm 2018.

Tham dự buổi Lễ có:

ông Nguyễn Bắc Việt,

Phó Bí thư Thường trực

tỉnh ủy; ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh; ông Phan Hữu Đức, Chủ

tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và

đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành,

đoàn thể, đơn vị, các doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh tham dự.

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân

trong và ngoài tỉnh đã tích cực ủng hộ

“Quỹ Vì người nghèo”. Từ nguồn Quỹ

này đã giúp hàng nghìn hộ nghèo vượt

qua khó khăn, góp phần thực hiện tốt an

sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo,

tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân

và đóng góp tích cực vào sự phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018,

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã

tiếp nhận sự ủng hộ của các đơn vị,

doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số

tiền gần 5 tỷ đồng, nâng lũy kế số tiền

của “Quỹ vì người nghèo” các cấp

trong tỉnh là 15,3 tỷ đồng.

Qua đó đã xây mới 497 nhà Đại

đoàn kết, nhà theo QĐ33/CP, nhà theo

QĐ48/CP cho các hộ gia đình khó khăn

về nhà ở, tiếp tục chi kinh phí mua bò

cái sinh sản cho hộ nghèo theo Đề án

406 của tỉnh với số tiền trên 1,4 tỷ

đồng.

Tại Lễ phát động, ông Phan Hữu

Đức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam

tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi đồng bào,

cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức, cơ quan,

các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

tiếp tục phát huy truyền thống “tương

thân, tương ái”, lá lành đùm lá rách, tích

cực tham gia đóng góp vào “Quỹ vì

người nghèo” nhằm chung tay, góp sức

giúp đỡ cho người nghèo trong tỉnh

vượt qua mọi khó khăn, ổn định cuộc

sống, vươn lên thoát nghèo.

Hưởng ứng lời kêu gọi tại Lễ phát

động, các cá nhân, đơn vị trên địa bàn

đã ủng hộ tiền mặt vào “Quỹ vì người

nghèo” 7,9 triệu đồng, đăng ký ủng hộ

trên 2 tỷ đồng.

Xuân Hiếu – Phan Trí http://daidoanket.vn

Các đại biểu ủng hộ "Quỹ vì người nghèo" tại Lễ phát động.

N

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 8

NINH THUẬN: KIÊN QUYẾT THU HỒI

CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ CHẬM TIẾN ĐỘ

iện nay, tại tỉnh

Ninh Thuận có 12

dự án điện gió đã

được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

và Quyết định chủ trương đầu tư

với quy mô công suất hơn

748MW có tổng vốn đăng ký là

22.577 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong

số này vẫn còn nhiều dự án chậm

tiến độ.

Nhiều dự án “rùa bò”

Theo ông Phạm Văn Hậu -

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận, những năm qua, tỉnh

Ninh Thuận đã đồng hành với các doanh

nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,

vướng mắc giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh

tiến độ thi công các dự án điện gió trên địa

bàn.

Tuy nhiên, đến thời điểm tháng

8/2018, chỉ có 3 dự án điện gió đảm bảo

được tiến độ. Đó là các dự án: dự án điện

gió Đầm Nại có công suất 40MW do công

ty CP Điện gió Đầm Nại (doanh nghiệp

FDI, nguồn vốn Singapore) làm chủ đầu

tư, nhà máy điện gió Phước Dinh (xã

Phước Dinh, huyện Thuận Nam) có tổng

công suất 37,6MW, tổng vốn đầu tư 1.472

tỷ đồng; nhà máy điện gió Trung Nam xây

dựng tại huyện Thuận Bắc có công suất

hơn 105MW, vốn đầu tư 3.965 tỷ đồng.

Các dự án còn lại không bảo đảm tiến

độ như đã cam kết. Nguyên nhân chính là

do nhà đầu tư thiếu trách nhiệm, cố tìm

cách trì hoãn, kéo dài thời gian thực hiện.

Cụ thể, dự án nhà máy điện gió

Phước Hữu có công suất lắp đặt 50MW,

tổng mức đầu tư 1.495 tỷ đồng do công ty

CP Phát triển điện gió Phước Hữu đầu tư

tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Mặc dù, khởi công xây dựng từ tháng

10/2010 và nhà đầu tư cam kết đến tháng

12/2011 sẽ đưa nhà máy vào sản xuất điện

thương phẩm nhưng cho đến nay, nhà đầu

tư chỉ mới đổ đất san lấp mặt bằng trạm

biến áp, chưa thi công các công trình khác;

chưa ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án;

chưa hoàn tất thủ tục về xây dựng…

Nhận thấy dự án này “ì ạch”, UBND

tỉnh Ninh Thuận đã nhiều lần gửi văn bản

nhắc nhở, đôn đốc, đồng thời UBND tỉnh

cũng đã đồng ý gia hạn tiến độ cho nhà đầu

tư.

Ngoài ra, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Ninh Thuận cũng đã hai lần thông báo vi

phạm tiến độ và công ty này nhiều lần cam

kết đẩy nhanh tiến độ, nhưng đến nay dự

án nhà máy điện gió Phước Hữu vẫn "giậm

chân tại chỗ".

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Thanh

Thủy, Giám đốc văn phòng Phát triển Kinh

tế, đại diện sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Ninh Thuận cho biết: “Dự án nhà máy điện

gió Phước Hữu chậm tiến độ đến 64 tháng.

Do đó, từ giữa năm 2017, đơn vị đã tiến

hành các thủ tục để chấm dứt hoạt động dự

án, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư theo luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp”.

Theo tìm hiểu của PV, dự án nhà máy

điện gió Công Hải 1 tại xã Công Hải

(huyện Thuận Bắc), do tổng công ty Phát

Ninh Thuận sẽ trở thành một trong những trung tâm tái tạo

năng lượng sạch lớn nhất cả nước. (Ảnh: Duy Quan).

H

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 9

điện 2 đầu tư từ nguồn kinh phí ngân sách

của UBND TP.HCM để hỗ trợ nghiên cứu

công nghệ tua-bin hai hệ cánh đồng trục

trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ Nga,

được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu

vào tháng 4/2013 và điều chỉnh lần thứ

nhất vào tháng 1/2014.

Tuy nhiên, hiện nay, dự án vẫn chưa

hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết. Đối

với dự án này, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

đã thanh tra và xác định thuộc trường hợp

chấm dứt hoạt động dự án.

Bốn dự án dự kiến khởi công trong

năm 2018 và đầu 2019 cũng đang trong

tình trạng chậm như "rùa bò" gồm: nhà

máy điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1,

công suất 30MW, do công ty TNHH Hưng

Tín đầu tư; nhà máy điện gió Lợi Hải 2,

công suất 30MW, do công ty CP Phong

điện Thuận Bình đầu tư; nhà máy điện gió

Win Energy Chiến Thắng, quy mô công

suất 50MW, do công ty TNHH Điện gió

Chính Thắng đầu tư; nhà máy điện gió

Phước Minh, công suất 27,3MW, do liên

doanh công ty CP TSV và công ty Adani

của Ấn Độ đầu tư.

Khi UBND tỉnh gửi yêu cầu các dự

án nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian

đã cam kết thì các chủ đầu tư đưa ra nhiều

nguyên nhân tác động do khách quan.

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám

đốc Công ty TNHH Hưng Tín (chủ đầu tư

dự án nhà máy Điện gió Phước Hữu –

Duyên Hải 1) cho rằng: "Nguyên nhân

chậm tiến độ thực hiện là do nhà đầu tư

điều chỉnh thiết kế cơ sở, chưa có giấy

phép được duyệt...".

Tuy nhiên, UBND tỉnh Ninh Thuận

xác định, công ty này đang loay hoay tìm

đối tác tài chính nên đã làm chậm tiến độ,

có thể tỉnh sẽ thu hồi dự án.

Kiên quyết thu hồi

Ông Lê Ngọc Thạch, Phó Giám đốc

sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận

khẳng định: “Việc các chủ đầu tư cho rằng

do thay đổi thiết kế cơ sở nên chậm tiến độ

là không thuyết phục. Những dự án nào có

thay đổi thiết kế, đề nghị UBND tỉnh trả lại

hồ sơ cho nhà đầu tư để thẩm định, vì khi

thiết kế cơ sở đã được duyệt, chứng tỏ đã

hoàn tất việc đánh giá tác động môi trường.

Theo luật, nếu thay đổi thiết kế thì phải có

kết quả đánh giá tác động môi trường

mới”.

"Theo luật, kết quả đánh giá tác động

môi trường có hiệu lực trong 24 tháng, nếu

qua thời gian đó, dự án chưa thi công thì

buộc phải có kết quả đánh giá lại tác động

môi trường thì nhà đầu tư mới được thi

công. Lâu nay, nhiều nhà đầu tư đều biết rõ

điều này, nhưng tìm cách trì hoãn với lý do

thay đổi thiết kế cơ sở là sai luật và thể

hiện rõ sự thiếu quyết tâm đầu tư", ông

Thạch cho biết thêm.

Qua kiểm tra, lãnh đạo UBND tỉnh

Ninh Thuận cho biết, hiện nay có nhà đầu

tư thực hiện cùng lúc ba dự án, nhưng tất

cả đều chậm tiến độ, tỉnh đã có chỉ đạo thu

hồi từ một đến hai dự án và nhà đầu tư cam

kết sẽ tập trung thực hiện dự án còn lại, tuy

nhiên đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Để chấm dứt tình trạng này, sắp tới

UBND tỉnh sẽ kiên quyết thu hồi những dự

án chậm triển khai hoặc không bảo đảm

tiến độ để giao cho những nhà đầu tư có đủ

năng lực tài chính và có quyết tâm đầu tư

thật sự, tránh ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế, xã hội của tỉnh và giải tỏa bức xúc

dư luận tại địa phương.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Tỉnh đã

hoàn thiện hồ sơ trình và được bộ Công

Thương phê duyệt tổng mức điện thương

phẩm của các dự án năng lượng tái tạo trên

địa bàn Ninh Thuận nằm trong quy hoạch

đấu nối vào lưới điện quốc gia theo từng

giai đoạn. Nếu nhà đầu tư nào chậm hoàn

thành dự án thì bị mất cơ hội này, sẽ ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư”.

Duy Quan

https://www.nguoiduatin.vn

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 10

NINH THUẬN: NGƯỜI DÂN "OẰN MÌNH"

CHỐNG CHỌI VỚI KHÔ HẠN

uộc sống,

sinh hoạt

của

người dân Ninh

Thuận bị đảo lộn khi

đã 8 tháng qua, tại

nhiều vùng không có

lấy một giọt mưa.

Tình hình khô hạn ở

tỉnh Ninh Thuận là hết

sức trầm trọng, khi

lượng nước trong các

hồ chứa chỉ còn 1/ 4 dung tích thiết kế.

Người dân tỉnh Ninh Thuận đang

phải trải qua những ngày khô hạn trầm

trọng ngay trong mùa mưa. Yêu cầu

được đặt ra hàng đầu ở địa phương

này là không để người dân thiếu nước

sinh hoạt, thiếu lương thực.

Cùng với ưu tiên hàng đầu là giải

quyết nước sinh hoạt, ổn định sinh kế

cho người dân vùng khô hạn cũng

được xác định là công việc trọng tâm

lúc này ở tỉnh Ninh Thuận.

Lượng nước ở 21 hồ chứa tại tỉnh

Ninh Thuận hiện còn chưa quá 49

triệu m3, chỉ chiếm 1/4 dung tích thiết

kế. Chỗ dựa lâu nay của tỉnh Ninh

Thuận là nguồn nước từ hồ Đơn

Dương cung cấp thông qua thủy điện

Đa Nhim, nhưng hiện mực nước hồ đã

sụt giảm chỉ còn 8% dung tích.

Thực tế đặt ra yêu cầu khá bức

bách là việc điều tiết nước ở tỉnh Ninh

Thuận phải thực sự tiết kiệm và hợp

lý, qua đó mới có thể đảm bảo ổn định

cuộc sống của người dân vùng khô

hạn.

Hồ Sông Trâu - nơi cuối cùng

người chăn nuôi ở huyện Thuận Bắc,

tỉnh Ninh Thuận tìm đến cũng chỉ còn

lại lượng nước ít ỏi, ngay dưới lòng hồ

là cỏ khô cháy.

Đó lại là nguồn thức ăn cuối cùng

của đàn gia súc. Và đó cũng sinh kế

cuối cùng của người dân trong

vùng. Mặc dù trong vài ngày qua trời

có mưa ở một số nơi trên địa bàn

nhưng lượng mưa vẫn không giải

quyết được tình trạng khô kiệt trong

các hồ chứa.

Đậu phộng là cây trồng được

nhiều nông dân tại xã Phước Thái,

huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

lựa chọn để gieo trồng vào giữa lúc

khô hạn đỉnh điểm. Nguyên nhân là do

loại cây này không cần nhiều nước

tưới.

Người dân vẫn đang ngóng chờ nước để sản xuất nông nghiệp.

Ảnh: Tuấn Kiệt.

C

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 11

Việc chuyển đổi cây trồng đã

được tỉnh Ninh Thuận đưa ra từ nhiều

năm trước. Dự kiến, đến năm 2020

tỉnh Ninh Thuận sẽ có 2.000ha đất

được chuyển đổi từ cây lúa sang các

cây trồng thích ứng với khô hạn.

Thực tế, trong những năm qua,

nhân dân Ninh Thuận đã triển khai

được một số mô hình chuyển đổi cây

trồng rất hiệu quả. Đặc biệt là đã

chuyển từ cây lúa nước sang cây trồng

cạn như: bắp lai, đậu xanh, cỏ chăn

nuôi gia súc... Giải pháp này bước đầu

đã hạn chế được thiệt hại cho sản xuất

nông nghiệp và chăn nuôi do hạn hán

gây ra.

Mặt khác, Ninh Thuận là địa

phương có đàn gia súc khá lớn và đây

chính là nguồn thu nhập chính của

người dân, vì thế, đối với khu vực có

đàn gia súc lớn, Ninh Thuận sẽ tiếp

tục huy động lực lượng, phương tiện

và giải pháp để giúp dân di chuyển

đàn gia súc đến nơi có nước.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận

cũng sẽ tiếp tục phát huy tối đa hiệu

quả các công trình thủy lợi các kênh

mương nội đồng để đưa nước đến các

cánh đồng khô hạn.

Tỉnh còn hỗ trợ cho nông dân kỹ

thuật canh tác cũng như xây dựng liên

kết tiêu thụ nông sản. Đây là cách làm

để khuyến khích người dân mạnh dạn

chuyển đổi, nếu không những rủi ro do

nắng hạn gây ra sẽ lặp đi lặp lại.

Minh Châu http://congluan.vn

NINH THUẬN: “NHÀ 134” XUỐNG CẤP,

NGƯỜI RAGLAI ĐỒNG LOẠT BỎ LÊN RẪY Ở

àng trăm nhà ở của

đồng bào thiểu số

Raglai, huyện Thuận

Bắc (Ninh Thuận) được hỗ trợ từ

Quyết định 134 ngày 20.7.2004

của Thủ tướng Chính phủ đang

xuống cấp, xuất hiện nhiều vết nứt

trên tường. Nhiều gia đình vì thế

đã bỏ nhà, lên sống trên rẫy hoặc

tự dựng chòi bằng vách đất cạnh

căn nhà cũ để ở.

Bỏ “nhà 134” lên rẫy sống

Hưởng lợi từ Quyết định 134,

xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc có

93 hộ đồng bào Raglai được hỗ trợ

xây dựng nhà ở mới. Hiện 67 căn nhà

bị xuống cấp nghiệm trọng. Nhiều căn

nhà bị bỏ hoang do đồng bào không có

kinh phí để tu sửa.

Nhiều căn nhà 134 của đồng bào Raglai nghèo huyện

Thuận Bắc đã bị xuống cấp nghiêm trọng, bà con đã

phải bỏ nhà đi nơi khác sinh sống. Ảnh: PV

H

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 12

Từ nhiều năm nay, nhà 134 của

Chamaléa Chém đã bị xuống cấp hoàn

toàn, cả gia đình bỏ nhà hoang đi

ngược lên rẫy trên triền núi cao để ở.

Đưa bàn tay sờ vào những vết nứt kéo

dài từ chân kiềng đến vách nhà, anh

Chém nói: “Nhớ cuối năm 2017, trên

địa bàn xuất hiện cơn bão lớn làm

nhiều nhà hàng xóm bị sụp lún, nứt

vách, hỏng cửa và nhiều người phải di

tản đến những nhà khác để ở tạm. Sau

bão, ngôi nhà của gia đình cũng bị

hỏng nặng không thể ở được, nên

mình quyết định đưa vợ con về lại

nương rẫy cho an tâm”.

Gia đình ông Chamaléa Quynh là

một trong số nhiều bà con ở đây được

hỗ trợ nhà ở 134 từ năm 2004. Do nhà

bị hư hỏng nặng và sợ bị sập bất ngờ

nên gia đình phải đóng cửa và tự dựng

tạm một căn nhà bằng vách đất để ở

gần đó. Ông nói: “Thu nhập bấp bênh

từ nương rẫy, gia đình mình làm tạm

ngôi nhà vách đất để ở, nhưng chỉ vì

sợ nhà cũ bị sập, đè lên nhà làm vách

đất kế đó sập luôn, không bảo đảm an

toàn và về lâu dài thì cũng không ổn

định lắm, nên cả gia đình kéo nhau lên

rẫy sống. Đôi khi vài ba tháng mới về

thăm nhà một lần”.

Anh PaTâu AXá Ngoan - Phó

Chủ tịch UBND xã Phước Chiến - cho

biết: Nhà 134 được triển khai xây

dựng từ 2004, qua 14 năm, nhiều nhà

bị xuống cấp nghiêm trọng. Do kinh tế

khó khăn, bà con không có tiền để sửa

chữa. UBND xã cũng đã tổng hợp số

nhà bị hư hỏng và kiến nghị lên huyện,

tỉnh sớm xem xét hỗ trợ sửa chữa cho

đồng bào, để bảo đảm tính mạng và tài

sản trong mùa mưa bão sắp tới, nhưng

chưa nhận được phản hồi. Xã không

có kinh phí, nên đành chấp nhận cảnh

để cho bà con bỏ nhà đi lên rẫy vừa ở,

vừa sản xuất như những năm trước.

Ở các xã Phước Chiến, Công Hải,

Lợi Hải cũng có nhiều căn nhà 134 bị

bà con bỏ hoang, không còn ở nữa,

chuyển lên nơi khác sống.

Sớm hỗ trợ để đồng bào ổn

định

Theo ông Trần Quốc Sanh - Phó

Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc,

toàn huyện có 778 hộ/5 xã được hỗ trợ

xây mới nhà 134 từ năm 2005 - 2008.

Nhưng đến nay đã có 322 căn nhà

xuống cấp và đã hư hỏng nặng không

thể ở được.

Nguyên nhân do thời gian xây

dựng lâu; vốn đầu tư xây dựng cho 1

căn nhà thấp với 8 triệu đồng/hộ; cũng

như số nhà xuống cấp và hư hỏng tập

trung tại các hộ nghèo có đời sống đặc

biệt khó khăn, không có vốn sửa chữa

hằng năm và ý thức bảo quản, sửa

sang của một số hộ chưa cao. “Trong

tháng 4.2017, UBND huyện đã báo

cáo với UBND tỉnh và mong muốn

sớm xem xét hỗ trợ kinh phí, để

UBND huyện kịp thời tu sửa nhà ở

134 cho bà con đồng bào Raglai

nghèo. Tuy nhiên, đến thời điểm này

chưa thấy phản hồi” - ông Trần Quốc

Sanh cho hay.

KHẢ NHƯ https://laodong.vn

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 13

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: TẠM DỪNG CÁC DỰ ÁN

KHAI THÁC TITAN TẠI NINH THUẬN

hủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc vừa

có quyết định tạm

dừng khai thác các dự án titan

tại Ninh Thuận, đồng thời chủ

trương phát triển địa phương

này thành trung tâm năng

lượng tái tạo của cả nước.

Theo quyết định của Thủ

tướng Chính phủ, đối với các

khu vực có chứa quặng titan

chưa đảm bảo điều kiện khai

thác, ảnh hưởng môi trường

thuộc Quy hoạch đến năm

2020 xét đến 2030 (do Thủ tướng

chính phủ cấp phép năm 2013) mà

chưa cấp phép thăm dò, khai thác thì

đưa vào khu vực dự trự quốc gia.

Đối với những dự án khai thác

titan đã cấp phép, giao UBND tỉnh

Ninh Thuận thống nhất với nhà đầu tư

để có phương án xử lý phù hợp, không

để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Thủ tướng cũng chấp nhận chủ

trương phát triển Ninh Thuận thành

trung tâm năng lượng tái tạo của cá

nước (điện gió, điện mặt trời); đầu tư

thủy điện tính năng Bắc Ái; nghiên

cứu tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên

hóa lỏng (LNG) Cà Ná với quy mô

phù hợp.

Đồng thời ưu tiên xây dựng đồng

bộ lưới điện truyền tải, tích hợp các dự

án điện mặt trời, điện gió vào hệ thống

điện quốc gia.

Quyết định đồng ý Ninh Thuận

được hưởng chính sách giá điện năm

2017 của Thủ tướng Chính phủ với

các dự án điện mặt trời và hạ tầng đấu

nối với công suất thiết kế 2000 MW đã

được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận

triển khai.

Theo kết quả điều tra tiềm năng

sa khoáng của Liên đoàn Địa chất

Trung Trung Bộ, Ninh Thuận là một

trong những tỉnh có trữ lượng quặng

titan lớn với diện tích 43,45 km2, tiềm

năng khoảng 17 triệu tấn. Phân bổ chủ

yếu tại các dải đồi cát ven biển thuộc

huyện Thuận Nam và Ninh Phước.

Trong diện tích có phân bố quặng

titan, Chính phủ và UBND tỉnh dự

kiến quy hoạch các dự án điện hạt

nhân, điện gió, khu du lịch và các dự

án xây dựng hạ tầng khác của tỉnh.

Lê Quỳnh Trích: nguoidothi.net.vn

Khu vực khai thác titan của công ty Đức Cảnh tại Bình Thuận. Ảnh:

Lê Quỳnh

T

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 14

THỦ TƯỚNG LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO

TỈNH NINH THUẬN

hiều 5/10, tại trụ sở

Chính phủ, trong cuộc

làm việc với lãnh đạo chủ

chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình

kinh tế-xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh

tinh thần là "phải làm nhanh, làm liên

tục nhưng phải chắc chắn; dám nghĩ,

dám làm nhưng phải làm đúng

nguyên tắc, không làm ẩu, không để

xảy ra sai phạm".

Cùng dự cuộc làm việc có Phó

Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo

một số bộ, ngành.

Theo báo cáo của tỉnh Ninh

Thuận, 9 tháng đầu năm, tổng sản

phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 10,2%.

Các nhóm ngành đột phá về năng

lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch

được tập trung chỉ đạo phát triển

mạnh.

Dự kiến đến cuối năm 2018, tỉnh

sẽ hoàn thành 15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã

hội.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh cho rằng

hiện Ninh Thuận còn nhiều khó khăn,

nguồn lực đầu tư mất cân đối lớn, kết

cấu hạ tầng một số nơi còn yếu kém,

chưa đồng bộ. Đời sống một bộ phận

người dân vùng miền núi, vùng bị hạn

hán còn nhiều khó khăn nên cần sự

quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ nhiều hơn

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

các bộ, ngành Trung ương.

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo

tỉnh kiến nghị Thủ tướng cho phép

triển khai các công việc liên quan

phương án ổn định sản xuất, đời sống

nhân dân và phát triển khu dân cư phù

hợp với đối vị trí trước đây quy hoạch

xây dựng các nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận 1 và 2.

Thủ tướng cho biết tháng 8 vừa

qua, Chính phủ đã ban hành Nghị

quyết 115/NQ-CP về cơ chế chính

sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận

phát triển kinh tế. Tuy vậy, theo Thủ

tướng, tỉnh có phát triển được hay

không thì “cái chính là vẫn là sự năng

động, quyết liệt, bám sát công việc của

đội ngũ cán bộ”. Các cấp, các ngành

trong tỉnh cần chống sự trì trệ trong tổ

chức thực hiện.

Về tình hình 9 tháng qua, đánh

giá cao một số kết quả mà Ninh Thuận

đạt được như tăng trưởng GDRP, cải

thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư

nước ngoài..., Thủ tướng cho rằng tỉnh

còn nhiều mặt khó khăn, tồn tại cần

khắc phục. Quy mô kinh tế của tỉnh

còn nhỏ. Thu nhập bình quân đầu

người thấp. Một trong những lợi thế

của địa phương là năng lượng tái tạo

mới được khai thác bước đầu. Thiên

tai, hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến đời

sống người dân. Số lượng doanh

nghiệp còn thấp (200 người dân mới

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

C

Chính trị - xã hội

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 15

có 1 doanh nghiệp). Chỉ số PAPI có

cải thiện về điểm số nhưng thứ hạng

lại giảm.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu

Ninh Thuận cần phấn đấu trở thành

tỉnh chủ lực về sản xuất năng lượng tái

tạo, phát triển khá về kinh tế biển, phát

huy lợi thế về các di sản lịch sử, văn

hóa, tâm linh, những đặc sản riêng, đa

dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc

đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch bền

vững.

Thủ tướng lưu ý Ninh Thuân triển

khai cụ thể hiệu quả Nghị quyết 115

của Chính phủ. Tiếp tục đổi mới toàn

diện công tác chỉ đạo, điều hành, cải

cách hành chính, nhất là thủ tục hành

chính. Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp

gắn với xây dựng nông thôn mới theo

chiều sâu. Giảm hơn nữa tỉ lệ hộ

nghèo. Tăng cường quản lý đất rừng,

đất công, phát triển mạnh thủy lợi.

Ninh Thuận cũng cần chú ý phát

triển nguồn nhân lực, quan tâm an sinh

xã hội, không để người dân nào thiếu

đói, đồng thời đẩy mạnh công tác xây

dựng Đảng, phát huy tinh thần đổi

mới, nêu gương.

Về các kiến nghị cụ thể của tỉnh,

Thủ tướng cơ bản nhất trí và nhấn

mạnh tinh thần là phải làm nhanh, làm

liên tục nhưng phải chắc chắn; dám

nghĩ, dám làm nhưng phải làm đúng

nguyên tắc, không làm ẩu, không để

xảy ra sai phạm.

Đức Tuân http://baochinhphu.vn

XUẤT CẤP GẠO CHO 2 TỈNH

hủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Bộ Tài chính xuất cấp gạo từ

nguồn dự trữ quốc gia cho 2

tỉnh Ninh Thuận và Bình Định.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ

đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền

1.113,39 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc

gia cho tỉnh Ninh Thuận để hỗ trợ cứu

đói cho nhân dân do hạn hán năm 2018.

Bộ Tài chính xuất cấp không thu

tiền 331,965 tấn gạo từ nguồn dự trữ

quốc gia cho tỉnh Bình Định để hỗ trợ

cho người dân bị thiếu đói do cắt nước vụ Mùa năm 2018 phục vụ thi công sửa

chữa, khắc phục hậu quả lũ lụt do thiên tai đối với hệ thống kênh tưới Văn Phong,

dự án thành phần Kênh N21-Hệ thống kênh tưới Văn Phong.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Định tiếp nhận

và sử dụng số gạo được cấp nêu trên bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo

quy định.

Chí Kiên http://baochinhphu.vn

Ảnh minh họa

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 16

BÃO SỐ 9 GÂY MƯA LŨ CUỐN PHĂNG

HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG TẠI NINH THUẬN

ưa lũ lớn do bão số 9 đã

làm hàng nghìn căn nhà

bị ngập, sản xuất nông

nghiệp và chăn nuôi bị thiệt hại nặng tại

tỉnh Ninh Thuận.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy

Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu

nạn tỉnh Ninh Thuận, đợt mưa lũ do bão

số 9 vừa qua đã gây thiệt hại cho tỉnh

này hàng trăm tỷ đồng.

Toàn tỉnh có hơn 4.200ha lúa và

hoa màu bị ngập nước, hàng trăm ha

mặt nước nuôi tôm thịt bị ngập, sạt lở,

dẫn đến mất trắng. Hơn 200 lồng nuôi

tôm hùm, cá bớp bị thiệt hại, khoảng

5.100 con gia súc, gia cầm bị chết.

Cùng với đó, tại nhiều công công

trình đang thi công, nước lũ đã cuốn trôi

vật tư, phương tiện và gây sạt lở nặng,

nhiều đoạn trên các tuyến đường giao

thông Quốc lộ 1, Quốc lộ 27, đường

tỉnh lộ bị ngập nước sâu hơn nửa mét và

một số nơi sạt lở nghiêm trọng gây ách

tắc giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên

xã. Ước tính thiệt hại ban đầu gần 300

tỷ đồng.

Riêng sự cố sạt lở đường sắt đoạn

qua tỉnh Ninh Thuận cũng đã được khắc

phục xong trong ngày 26/11. Tuyến

đường sắt Bắc-Nam đã thông suốt, bảo

đảm cho việc đi lại của hành khách

bằng phương tiện tàu lửa./.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 9,

hơn 1.100 ha trồng nho ở Ninh Thuận

đang bị hư hại nặng, nhiều hộ gia đình

trồng nho có nguy cơ mất trắng.

Việt Quốc/VOV-TPHCM Nguồn: Đài tiếng nói Việt Nam

Bão số 9 gây mưa lũ cuốn phăng hàng trăm tỷ đồng tại Ninh Thuận.

M

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 17

CẦN THÊM ĐỘNG LỰC PHÁT TRIÊN VÙNG DÂN

TỘC THIÊU SỐ VÀ MIÊN NUI NINH THUẬN

Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận

tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển

sản xuất thông qua việc triển khai thực

hiện đồng bộ, kịp thời các chương trình,

chính sách phát triển xã hội, giảm

nghèo, hỗ trợ đời sống…

Tuy nhiên, tác động của việc thực

hiện chính sách chưa thực sự mang lại

hiệu quả cao, giúp vùng dân tộc thiểu số

và miền núi phát triển bền vững.

Phát triển chưa bền ng

Ninh Thuận có 37 xã, thị trấn, 124

thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và

miền núi, với 34.456 hộ/162.115 khẩu,

chiếm 23,54% dân số toàn tỉnh. Vùng

dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Ninh

Thuận có diện tích tự nhiên tương đối

rộng, với gần 291.000 ha, chiếm hơn

86% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là

địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt

quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc

phòng-an ninh và bảo vệ môi trường

sinh thái. Ngoài ra, có nhiều tiềm năng

lớn về tài nguyên đất đai để phát triển

công, nông, lâm nghiệp và du lịch sinh

thái gắn với bảo tồn, gìn giữ, phát huy

bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số của

tỉnh.

Xác định được tầm quan trọng đó,

nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Chương

trình hành động thực hiện chính sách

xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế

vùng dân tộc và miền núi, trong đó có

Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ

trợ phát triển kinh tế-xã hội, giai đoạn

2017-2020 đã được Tỉnh ủy, UBND

tỉnh Ninh Thuận ban hành, chỉ đạo, tập

trung triển khai, mang lại hiệu quả tích

cực cho vùng dân tộc, miền núi.

Trong 7 năm qua (2010-2017),

UBND tỉnh Ninh Thuận đã tập trung

huy động, ưu tiên lồng ghép nhiều

nguồn lực từ các chương trình, dự án

như: Chương trình mục tiêu quốc gia

giai đoạn 2011-2015, Chương trình 30a,

Chương trình 134, 135, Chương trình

xây dựng nông thôn mới… với kinh phí

trên 5.900 tỷ đồng để đầu tư cho gần

800 hạng mục công trình, dự án đầu tư

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân

tộc và miền núi, quy mô chủ yếu là vừa

và nhỏ. Trong đó, tập trung vào những

lĩnh vực đang bức xúc, khó khăn nhất

của vùng như hạ tầng giao thông, nông

nghiệp, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế,

nước sinh hoạt…

Việc đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ

tầng đã tác động và dần làm thay đổi bộ

mặt kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền

núi. Nhiều địa phương trong vùng dần

được phủ khắp hệ thống đường giao

thông, trường học, trạm y tế, trên 96%

hộ dân được sử dụng hệ thống điện, hơn

75% hộ dân được sử dụng nước sạch.

Nhiều địa phương đã hình thành

vùng chuyên canh cây nông nghiệp chủ

lực có giá trị kinh tế cao, sản xuất theo

chuỗi giá trị, góp phần tăng thu nhập

Học sinh dân tộc Chăm, trường mẫu giáo Phước

Nam, huyện Thuận Nam, có ngôi trường mới khang

trang để học tập trong năm học mới 1 -2019.

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 18

trên đơn vị diện tích canh tác. Nhờ đó,

tổng giá trị sản xuất của toàn vùng tăng

bình quân 11,9%/năm, đạt khoảng

3.100 tỷ đồng năm 2017; thu nhập thực

tế của người dân trong vùng ngày một

tăng lên, từ 12 triệu đồng (năm 2015)

lên 17 triệu đồng (năm 2017), tăng

17%; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm,

bình quân giảm 3%/năm, trong đó

huyện nghèo 30a Bác Ái giảm bình

quân 5,2%/năm.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ban Dân

tộc tỉnh Ninh Thuận, vùng dân tộc thiểu

số và miền núi ở Ninh Thuận có xuất

phát điểm thấp, đặc biệt là về kinh tế,

diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng địa

hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, sản

xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ

tầng chưa đồng bộ nên cần có sự đầu tư

để vực dậy phát triển. Do địa phương

còn khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư

của Trung ương hạn hẹp nên sự phát

triển của vùng so với đồng bằng vẫn

còn khoảng cách chênh lệch tương đối

lớn. Đến nay, hộ nghèo toàn vùng còn

9.898 hộ, chiếm 28,73%.

Ông Lê Thanh Hùng,

Phó trưởng Ban Dân tộc

tỉnh Ninh Thuận cho biết:

Khó khăn lớn nhất hiện nay

đối với vùng dân tộc thiểu

số và miền núi ở Ninh

Thuận là vấn đề đất sản

xuất, đất ở và nước sinh

hoạt. Qua rà soát của Ban

Dân tộc, hiện nay toàn tỉnh

có 9.223 lượt hộ nghèo

trong vùng cần hỗ trợ đất ở,

đất sản xuất, nước sinh hoạt

và vốn vay ưu đãi chuyển

đổi nghề, với tổng nhu cầu vốn trên

365,8 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách

Trung ương hỗ trợ hơn 18 tỷ đồng, vốn

ngân sách địa phương trên 20 tỷ đồng

và vốn vay Ngân hàng chính sách xã

hội gần 327 tỷ đồng.

Thực tế hiện nay Ninh Thuận chưa

có nguồn vốn để giải quyết hỗ trợ đất ở,

giai đoạn 2017-2018 cho các đối tượng

thụ hưởng theo Quyết định số

96/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh

ban hành Đề án thực hiện chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội

vùng dân tộc thiểu số và miền núi, có

hiệu lực từ ngày 8/10/2017. Việc huy

động nguồn lực hợp pháp và lồng ghép

từ các chương trình khác, được quy

định tại Điều 7 của Thông tư số

02/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc

và Điều 5 của Thông tư số

105/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính để

thực hiện Đề án chính sách đặc thù hỗ

trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt

trên địa bàn tỉnh năm 2017-2018 theo

Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày

31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

tuy có quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế.

Từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự

phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

C n đ ng lực tiế sức

Để cụ thể hóa chính sách đặc thù

hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng

dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn

Mô hình trồng ngô trên đất l a chuyển đổi, ứng phó với biến đổi kh hậu đã

gi p đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Thuận Bắc nâng cao thu nhập.

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 19

2017 - 2020 theo Quyết định số

2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, góp phần giúp vùng dân tộc thiểu

số và miền núi phát triển, UBND tỉnh

Ninh Thuận đang tập trung huy động

nguồn vốn, thực hiện lồng ghép với các

chương trình, chính sách khác liên quan

trên cùng địa bàn để huy động thêm

nguồn lực hỗ trợ đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận Lê Văn Bình cho biết: Hiện nay,

UBND tỉnh đã đề ra giải pháp cụ thể đối

với từng nội dung hỗ trợ. Theo đó, trên

cơ sở quy hoạch đất ở của từng địa

phương và đánh giá tình hình, điều kiện

thực tế quỹ đất ở sẽ được thực hiện theo

hình thức thu hồi đất và giao đất ở cho

hộ dân. Chính quyền các địa phương

chủ động thực hiện phương án lồng

ghép đối tượng của Đề án hỗ trợ nhà ở

theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ

trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn

nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương

trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo

quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai

đoạn 2) và tranh thủ nguồn tài trợ để

giúp các hộ thụ hưởng có điều kiện xây

dựng nhà ở.

Với những địa phương còn quỹ đất

sản xuất nhưng phải khai hoang, chính

quyền sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn trực

tiếp khai hoang, phục hóa, cải tạo đất

theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đã được cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt để giao đất cho hộ thụ hưởng sản

xuất. Bên cạnh đó hướng dẫn, hỗ trợ

các hộ dân lựa chọn ngành nghề phù

hợp chuyển đổi, tạo việc làm ổn định,

có thu nhập để thay thế thu nhập từ đất

sản xuất; tạo điều kiện vay vốn ưu đãi

phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu

tư lắp đặt hệ thống dẫn nước về sinh

hoạt.

Ông Lê Thanh Hùng, Phó trưởng

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết:

Tín hiệu vui đối với đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi ở Ninh Thuận hiện

nay đó là Ngân hàng chính sách xã hội

đã ban hành Quyết định số 2608/QĐ-

NHCS ngày 8/6/2018 về điều chỉnh chỉ

tiêu kế hoạch tín dụng năm 2018 của

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội

tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, chỉ tiêu kế

hoạch tín dụng điều chỉnh cho vay phát

triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu

số và miền núi (theo Quyết định

2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ) phân bổ cho tỉnh Ninh Thuận 20 tỷ

đồng.

Ban Dân tộc tỉnh đã rà soát nhu

cầu số hộ thụ hưởng chính sách và nhu

cầu kinh phí thực hiện Quyết 2085/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn

vốn trên sẽ được hỗ trợ đất sản xuất cho

85 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho gần

2.500 hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt cho

gần 1.700 hộ.

Ninh Thuận là địa phương còn khó

khăn, ngân sách thu không đủ chi, phụ

thuộc phần lớn vào hỗ trợ của ngân sách

Trung ương, khả năng huy động nguồn

lực địa phương và người dân cho đầu tư

còn nhiều khó khăn… Tỉnh kiến nghị

Chính phủ cần sớm quan tâm bố trí vốn

hỗ trợ để tỉnh triển khai Đề án

2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù

phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

thiểu số và miền núi ở địa phương, tạo

động lực phát triển, sớm thu hẹp khoảng

cách giữa các vùng miền, từng bước

nâng cao chất lượng cuộc sống cho

đồng bào.

C ng Th (TTXVN

https://baotintuc.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 20

CHẠY ĐUA ĐẦU TƯ ĐIỆN MẶT TRỜI

àng loạt nhà đầu tư đang

chạy đua với thời gian để

đón đầu, nhận được

những chính sách ưu đãi của Chính

phủ trong việc đầu tư phát triển nguồn

năng lượng từ điện mặt trời (ĐMT).

Việc này đã giúp cho hoạt động đầu tư

vào lĩnh vực này đang nóng lên từng

ngày.

Nhiều dự án hàng ngàn tỷ đồng

Theo Cục Điện lực và Năng

lượng tái tạo (Bộ Công thương), tính

đến tháng 6-2018, đã có 100 dự án ĐMT được bổ sung vào quy hoạch cấp điện

tỉnh/quốc gia với tổng công suất đăng ký là 4,7GW vào năm 2020 và 1.770GW

những năm sau đó. Còn các dự án ĐMT trên mái nhà cũng có 748 dự án với tổng

công suất 11,55MW.

Các địa phương được các nhà đầu tư dự án ĐMT lựa chọn nhiều nhất là Bình

Thuận, Ninh Thuận và Tây Ninh… ở các tỉnh trên có lượng mưa ít, số ngày nắng

nhiều và đặc biệt là nguồn bức xạ ổn định. Cụ thể, mới đây vùng đất khô cằn của

tỉnh Ninh Thuận đã được Tập đoàn Trung Nam lựa chọn đầu tư dự án ĐMT với

quy mô lên đến 204MW, tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng tại huyện Thuận Bắc. Dự

kiến khi đưa vào vận hành từ tháng 6-2019, nhà máy này sẽ cung cấp cho lưới điện

quốc gia khoảng 450 triệu kWh mỗi năm và trở thành một trong những dự án năng

lượng quan trọng nhất trong Quy hoạch sơ đồ điện VII.

Ngoài dự án ngàn tỷ này, tỉnh Ninh Thuận còn thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

khác như: BIM Group cùng đối tác Ayala Corporation (Philippines) đầu tư dự án

ĐMT có quy mô 30MW; Công ty CMX Renewable phát động dự án 168MW trong

một liên doanh với đối tác Sunseap (Singapore) có giá trị 4.400 tỷ đồng...

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác cũng tìm cơ hội đầu tư dự án ĐMT

tại Ninh Thuận vì địa phương có lợi thế phát triển năng lượng tái tạo với vận tốc

gió trung bình từ 7 - 8m/s, số giờ nắng lên đến hơn 2.800 giờ/năm và tỷ lệ bức xạ

hơn 1.800kWh/m2/năm.

Ở sát bên Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận cũng được đánh giá là vùng có nhiều

tiềm năng để đầu tư dự án ĐMT với tổng công suất phát triển có thể lên hơn

4.755MW vào năm 2030. Để đạt được công suất này, ước tính số vốn đầu tư cần

thiết lên đến 110.000 tỷ đồng.

Mới đây, tỉnh Bình Thuận đã ký thỏa thuận đầu tư và trao quyết định chấp

thuận chủ trương đầu tư cho 15 dự án nhà máy ĐMT. Làn sóng đầu tư còn lan tỏa

đến một số địa phương khác ở phía Nam như ở Tây Ninh, Tập đoàn Xuân Cầu

cùng với nhà đầu tư B.Grimm (Thái Lan) đầu tư 420 triệu USD vào dự án ĐMT có

công suất 420MW.

Pin mặt trời lắp trên một tòa nhà tại TPHCM.

Ảnh:Cao Thăng

H

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 21

Tại tỉnh Long An, Quỹ đầu tư Bamboo Capital liên doanh với Hanwha triển

khai dự án ĐMT công suất 100MW. Hay ở vùng đất cao nguyên nắng gió Đắk

Lắk, tỉnh này đang đề nghị Bộ Công thương bổ sung 3 dự án ĐMT tại huyện Ea

Súp có tổng công suất lên tới 3.367MW.

Chạy đua ới thời gian

Theo Bộ Công thương, tổng quy mô các dự án ĐMT của cả nước đã và đang

được xét duyệt hiện lên đến khoảng 19.000MW, trong đó có khoảng 86 dự án với

tổng công suất 3.000MW đã được chấp thuận đầu tư. Các dự án này không chỉ thu

hút được nguồn vốn tín dụng lớn từ các ngân hàng trong nước, mà còn đến từ

nhiều định chế tài chính quốc tế lớn.

Sức nóng của việc bùng nổ đầu tư vào các dự án ĐMT trên cả nước bắt đầu

tăng nhiệt từ tháng 4-2017, sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-

TTg với nhiều cơ chế khuyến khích phát triển. Trong đó, có điều khoản Tập đoàn

Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ điện từ dự án ĐMT với giá

tương đương 9,35 cent/kWh (trên 2.000 đồng/kWh). Đây là mức giá được cho sẽ

giúp các nhà đầu tư hoạt động có lãi và đi kèm với các ưu đãi khác như thuế, đất

đai. Bởi so với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt đang ở mức bình quân hơn 1.700

đồng/kWh, ĐMT có mức giá bán cao hơn.

Đáng chú ý, Quyết định 11 cũng nêu thời hạn hợp đồng mua bán điện đối với

các dự án ĐMT là 20 năm, kể từ ngày vận hành thương mại; có hiệu lực trong thời

gian từ ngày 1-6-2017 đến 30-6-2019 (mốc thời gian để có thể vận hành trước

tháng 6-2019 mà Quyết định 11 đặt ra). Cụ thể, nếu dự án đưa vào vận hành trước

tháng 6-2019 sẽ được EVN mua điện với giá 9,35 cent/kWh theo hợp đồng kéo dài

20 năm. Ngược lại, nếu không kịp vận hành, giá mua điện có thể thấp hơn, chứ

không còn là 9,35 cent/kWh nữa. Đây cũng là lý do thời gian qua, sức hút đầu tư

vào dự án ĐMT lại nóng đến như vậy.

Đại diện các nhà đầu tư cho biết, đến nay có thể khẳng định sau hơn 1 năm

Quyết định 11 và thông tư hướng dẫn về cơ chế khuyến khích phát triển dự án

ĐMT tại Việt Nam được ban hành, cơ chế hỗ trợ phát triển ĐMT, đặc biệt là dự án

ở quy mô lớn đã rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quá

trình thực hiện dự án vẫn còn nhiều vướng mắc về cơ chế hỗ trợ phát triển ĐMT,

như mâu thuẫn với các quy định về thuế, thiếu các quy trình đấu nối, chưa có cơ

chế rõ ràng cho bên bán điện với bên mua; đặc biệt, đối với những dự án ĐMT trên

mái nhà… Do đó, các bộ ngành cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế hỗ trợ để thu

hút thêm nhà đầu tư, song song với xây dựng nhanh hệ thống đấu nối nhằm tránh

lãng phí khi các dự án ĐMT đồng loạt đi vào hoạt động.

LẠC PHONG

http://www.sggp.org.vn

Theo Chiến lược phát năng lượng tái tạo đến 3 , tầm nhìn 5 : Điện năng sản xuất

từ năng lượng mặt trời từ 1 triệu kWh năm 15, đến tăng lên 1,4 tỷ kWh, năm 3

tăng lên 35,4 tỷ kWh và năm 5 tăng lên 1 tỷ kWh.

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 22

ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM

ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”

riển khai thực hiện

Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu

tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ)

do Bộ Chính trị phát động, thời

gian qua, Mặt trận, các ban ngành,

đoàn thể, địa phương trong tỉnh đã

triển khai nhiều hoạt động thiết

thực, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ,

vận động các tầng lớp nhân dân

quan tâm hưởng ứng, thi đua sản

xuất hàng hóa có chất lượng, mẫu

mã đẹp, giá cả hợp lý… đáp ứng nhu

cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Nh ng hoạt đ ng thiết thực

Để CVĐ được triển khai đồng bộ,

hiệu quả, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ

đạo CVĐ các huyện, thành phố, các

sở, ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp

đã xây dựng kế hoạch, xác định nội

dung nhiệm vụ cụ thể, phù hợp; đồng

thời, triển khai thực hiện nghiêm túc,

có hiệu quả các nội dung được phân

công. Tiêu biểu như Sở Công

Thương, ngoài việc tuyên truyền nội

dung CVĐ, trong 9 tháng năm 2018,

đơn vị còn tổ chức 2 hội chợ thương

mại tại Quảng trường 16 Tháng 4; 2

phiên chợ hàng Việt về miền núi tại

các huyện Ninh Sơn, Bác Ái; xác nhận

cho các huyện: Thuận Nam, Ninh

Phước, Ninh Sơn tổ chức 3 hội chợ

thương mại cấp huyện; hỗ trợ 50 lượt

cơ sở, doanh nghiệp tham gia hội chợ

trong và ngoài tỉnh; đồng thời, phối

hợp với các địa phương, doanh nghiệp

tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn

với 9 điểm bán hàng cố định, 65

chuyến bán hàng lưu động…

Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn trên cơ sở chức năng, nhiệm

vụ của mình đã tham mưu UBND tỉnh

bố trí kinh phí 2,4 tỷ đồng hỗ trợ xây

dựng, nâng cấp các chuỗi giá trị và

xây dựng cánh đồng lớn; tiếp tục nhân

rộng các liên minh sản xuất và phát

triển mô hình liên kết sản xuất nông

nghiệp tạo chuỗi giá trị từ sản xuất đến

thị trường đảm bảo chất lượng, an toàn

thực phẩm. Đến nay, toàn ngành đã

hoàn thiện 3 chuỗi giá trị, gồm: Heo

đen Bác Ái, dê-cừu Triệu Tín, nho

Evergreen cung cấp sản phẩm ra thị

trường toàn quốc; công tác xây dựng

thương hiệu có 18 sản phẩm nông

nghiệp đăng ký công bố chất lượng, 16

sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí

tuệ… Ủy ban MTTQ và các tổ chức

thành viên các cấp lồng ghép tuyên

truyền mục đích, ý nghĩa CVĐ đến

cán bộ, đảng viên, hội viên và quần

chúng nhân dân bằng nhiều hình thức

đa dạng, phong phú gắn với Cuộc vận

Người tiêu dùng tin dùng hàng Việt Nam. Ảnh: Văn Nỷ.

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 23

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

nông thôn mới, đô thị văn minh”, các

buổi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân

cư, các phong trào “Cựu chiến binh

gương mẫu”, “Thanh niên Việt Nam

đồng hành cùng hàng Việt Nam”…

Các đơn vị, doanh nghiệp như: Siêu

thị Co.op Mart Thanh Hà, Công ty Cổ

phần Lương thực Nam Trung Bộ,

Công ty TNHH Thương mại và Dịch

vụ Trúc Nguyên, Công ty TNHH

Dược phẩm-Thương mại Thy Thy...

tham gia hưởng ứng CVĐ thông qua

chương trình đưa hàng Việt về nông

thôn, chương trình bình ổn giá các mặt

hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán

Mậu Tuất 2018.

Ở các huyện, thành phố, công tác

tuyên truyền, triển khai CVĐ cũng

được các cơ quan, đơn vị, tổ chức

chính trị-xã hội triển khai bằng nhiều

hình thức phong phú, giúp cán bộ,

nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa

CVĐ, từ đó thay đổi nhận thức, ưu

tiên sử dụng hàng Việt Nam chất

lượng cao…

Tiế tục đẩy mạnh

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí

Phan Hữu Đức, Chủ tịch Ủy ban

MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng

Ban Thường trực Ban Chỉ đạo CVĐ

tỉnh, cho biết: Cuối tháng 9 vừa qua,

Ban Chỉ đạo CVĐ tỉnh đã thành lập

Đoàn kiểm tra thực hiện CVĐ năm

2018 tại một số sở, ngành, địa phương.

Qua kiểm tra cho thấy, đa phần các

đơn vị đã triển khai nghiêm túc, có

hiệu quả nội dung CVĐ. Công tác

tuyên truyền được các đơn vị quan

tâm, triển khai bằng nhiều hình thức

đa dạng, phong phú. Công tác phát

triển, quản lý thị trường, xử lý hàng

giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

bảo vệ người tiêu dùng được quan

tâm, đẩy mạnh… Tuy vậy, việc triển

khai CVĐ vẫn còn tồn tại một số hạn

chế như: Một số địa phương chưa

quan tâm thực hiện thường xuyên, liên

tục công tác tuyên truyền, nhất là hình

thức tuyên truyền trực quan (panô,

khẩu hiệu…) tại các nơi công cộng.

Việc tổ chức hội chợ, đưa hàng Việt

về nông thôn, miền núi còn ít so với

nhu cầu của người tiêu dùng. Việc ban

hành và thực thi cơ chế, chính sách,

giải pháp trong quản lý nhà nước

nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông

hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng

chưa đầy đủ, kịp thời…

Nhằm đẩy mạnh triển khai CVĐ,

thời gian tới, Ban Chỉ đạo CVĐ tỉnh

tiếp tục đôn đốc các cấp, các ngành,

Mặt trận và các đoàn thể tăng cường

công tác tuyên truyền, nâng cao nhận

thức, ý thức người dân về quyền lợi,

trách nhiệm của người sản xuất, người

tiêu dùng trong sản xuất, tiêu thụ hàng

hóa, dịch vụ thương hiệu Việt; đẩy

mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp

trong các hoạt động xúc tiến thương

mại, tổ chức đưa hàng Việt về nông

thôn và đẩy nhanh tiến độ xây dựng

mô hình thí điểm về điểm bán hàng

Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng

Việt Nam”; tăng cường hoạt động

kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp

buôn bán hàng giả, hàng kém chất

lượng… nhằm tạo niềm tin của người

tiêu dùng đối với sản phẩm nội địa.

Lâm Anh

http://www.baoninhthuan.com.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 24

GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI DÊ, CỪU THÍCH ỨNG

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

hiều giải pháp

để chăn nuôi

dê, cừu thích

ứng với biến đổi khí hậu đã

được các nhà khoa học chia

sẻ tại Diễn đàn Khuyến

nông @ Nông nghiệp vừa

tổ chức tại Ninh Thuận.

Hiệu quả kinh tế cao

Theo lãnh đạo Cục

Chăn nuôi (Bộ Nông

nghiệp và PTNT), những

năm qua, nghề chăn nuôi dê, cừu ở

nước ta phát triển khá mạnh. Tính đến

tháng 10/2017, tổng đàn dê, cừu của

cả nước là 2,7 triệu con, tăng 28,6% so

với cùng kỳ của năm 2016.

Trong đó, khu vực Duyên hải

miền Trung được mệnh danh là “thủ

phủ” chăn nuôi dê, cừu. Đứng đầu là

Ninh Thuận với tổng đàn dê hơn

138.000 con, chiếm 54% tổng đàn của

cả nước; cừu hơn 160.000 con, chiếm

96% tổng đàn của cả nước.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia, cho rằng,

nghề chăn nuôi dê, cừu có xu hướng

phát triển là do sự quan tâm, hỗ trợ kịp

thời về chủ trương, chính sách của

Nhà nước; mặt khác, nhiều địa phương

cũng chú trọng phát triển chăn nuôi

đúng định hướng; người chăn nuôi

cũng dần thay đổi tư duy, nhận thức

trong phát triển chăn nuôi theo hướng

trang trại, áp dụng nhiều biện pháp

chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng

suất, chất lượng, mang lại hiệu quả

kinh tế cao.

Ở một số địa phương như Ninh

Thuận, Đắk Lắk, Bình Thuận, Phú

Yên, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng

Nai…, nhiều mô hình chăn nuôi dê,

cừu như: nuôi dê luân chuyển con

giống; chăn nuôi vỗ béo; nuôi dê,

cừu kiểu hợp tác xã; chăn nuôi trang

trại… ngày một phát triển và cho hiệu

quả kinh tế cao.

Nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh dạn

đầu tư xây dựng chuồng, trại khép kín;

xây dựng vùng nguyên liệu trồng, chế

biến thức ăn, nước sạch uống tại chỗ;

đồng thời chủ động xây dựng chuỗi

chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến

phục vụ thị trường rộng khắp.

Ông Phạm Minh Quang, Giám

đốc Hợp tác xã chăn nuôi dê, cừu Tân

Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) cho

biết, muốn có hiệu quả trong chăn

nuôi, phải chọn con giống tốt; chuồng

trại sạch sẽ; thức ăn, nước uống đầy

Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận. Ảnh: Anh Tùng.

N

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 25

đủ; phòng bệnh, tiêu độc khử trùng

thường xuyên…

Quy hoạch ùng nu i

TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,

cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã

tác động không nhỏ đến sự phát triển

của nghề chăn nuôi. Nhiều địa phương

được xem là “thủ phủ” chăn nuôi dê,

cừu đang có dấu hiệu chững lại, thậm

chí là tuột dốc.

Tại một số địa phương vùng Nam

Trung bộ, do hạn hán kéo dài, thiếu

nước, thiếu thức ăn tự nhiên nên nhiều

gia súc đã mất sức đề kháng, nhất là

dê, cừu bị suy dinh dưỡng trầm trọng

dẫn đến chết nhiều, gây thiệt hại lớn

cho người chăn nuôi.

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia,

nhà khoa học cũng như đại diện các

địa phương đều cho rằng, trong chăn

nuôi dê, cừu, cái khó hiện nay là vấn

đề con giống. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp

và PTNT sớm đề xuất với Chính phủ

ưu tiên bố trí kinh phí để nhập một số

giống dê, cừu từ các nước có điều kiện

khí hậu tương đồng để nuôi và có biện

pháp nhân đàn.

Tiến sỹ Hạnh cũng nhấn mạnh đề

xuất đối với Cục Chăn nuôi cần cho

nhập một số giống dê, cừu cao sản và

tăng cường công tác quản lý giống, cải

tạo đàn dê, cừu địa phương, đồng thời

bảo tồn giống bản địa tại các tỉnh

duyên hải Nam trung bộ.

Đồng thời đề nghị Viện Chăn

nuôi tiếp tục thực hiện dự án chăn

nuôi dê, cừu của Trung tâm dê thỏ Sơn

Tây, tổ chức tốt việc thực hiện mô

hình. Đối với Sở Nông nghiệp và

PTNT tỉnh Ninh Thuận, các tỉnh

duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh

phát triển chăn nuôi dê, cừu, cần tăng

cường công tác quy hoạch chăn nuôi,

quy hoạch vùng trồng cây thức ăn cho

dê, cừu. Ưu tiên nguồn lực phát triển

chăn nuôi, thông tin tuyên truyền về

công tác thú y, hỗ trợ chăn nuôi dê,

cừu.

Đồng thời, cần tiếp tục có chính

sách hỗ trợ, phát triển; xây dựng chuỗi

liên kết khép kín từ chăn nuôi, giết mổ

đến tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chất

lượng từ khâu con giống đến sản phẩm

cuối cùng; đảm bảo lợi ích và tạo

nguồn đầu ra ổn định cho người chăn

nuôi cũng như doanh nghiệp sản xuất.

Qua đó củng cố hoạt động chăn nuôi,

phát triển ổn định.

Các địa phương cần quy hoạch rõ

vùng chăn nuôi cho các loại vật nuôi;

cần khảo sát, nghiên cứu những loại

thực vật có thể sống được khi nước bị

ngập mặn để làm thức ăn cho gia súc;

hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến sản

phẩm chăn nuôi sau xẻ thịt tại địa

phương.

Ngoài ra, tổ chức lại cách thức

sản xuất theo tổ/nhóm; liên kết ngang,

liên kết dọc thật bền chặt giữa các

thành viên trong tổ/nhóm và giữa

người chăn nuôi với cơ sở giết mổ, để

tạo nên chuỗi giá trị mang lại hiệu quả

kinh tế cao, góp phần vào định hướng

tái cơ cấu ngành nông nghiệp..

Công Thử

http://kinhtenongthon.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 26

HÀNH TÍM NINH THUẬN THUA LỖ BỞI “BÍ”

ĐẦU RA

ến thời điểm này, cây

hành tím trồng vụ nam

ở xã Nhơn Hải, huyện

Ninh Hải (Ninh Thuận) bắt đầu thu

hoạch. Tuy nhiên, nông dân nơi đây

đang đối mặt với thua lỗ vì giá bán

ra thấp hơn 50% so vụ trước và

thương lái không thu mua sản phẩm.

Ngày 18-9, chúng tôi về xã

Nhơn Hải - “thủ phủ” sản xuất giống

hành tím của Ninh Thuận. Toàn xã

có 45 ha trồng hành tím, mỗi năm

sản xuất hai vụ (mùa nam và mùa bấc).

Vụ nam năm nay do hạn hán, bà con chỉ

xuống giống 40/160 ha. Sau 50 ngày

chăm sóc thì thu hoạch, nhưng hầu hết

các hộ trồng rất lo lắng vì giá thấp và tư

thương không muốn thu mua sản phẩm

như những năm trước.

Trên các vườn trồng hành tím dọc

theo tuyến giao thông nội xã, nhiều hộ

nông dân đang thu hoạch, nhưng không

còn cảnh nhiều xe ô-tô cùng thương lái

khắp nơi tựu về ngay tại vườn, hối hả tiếp

nhận cây hành tươi vừa nhổ lên và cân

trọng lượng rồi bốc xếp lên các xe ô-tô

vận chuyển đến nơi khác cung ứng lại.

Nhiều gia đình không thuê công nhổ

hành như trước mà huy động con cháu

trong nhà phụ thu hoạch để không mất

chi phí thuê nhân công với giá 20 nghìn

đồng/giờ thu hoạch.

Bình quân mỗi sào trồng hành vụ

nam, nông dân đầu tư 350 kg giống, năng

suất bình quân khoảng 1,8 tấn/sào/vụ.

Nông dân Phạm Hải ở thôn Mỹ Tường 1,

cho biết, vụ này, gia đình trồng bốn sào

(4.000m2), đầu tư hơn 60triệu đồng (chưa

tính công chăm sóc), nhưng giờ giá thấp,

thương lái không thu mua, nên chấp nhận

thua lỗ và chỉ còn cách nhổ hành để lấy

giống trồng vụ bấc vào tháng 11 sắp tới.

Nhiều nông dân cho biết, mùa thu

hoạch vụ nam năm trước, tư thương thu

mua hành làm giống với giá 60 nghìn

đồng/kg, nay giảm xuống còn 14 nghìn

đồng/kg. Hành ăn tươi mới nhổ tại vườn

là 30 nghìn đồng/kg, nay tư thương ra giá

thu mua hành tươi (loại 1) vừa nhổ lên tại

vườn từ 10-12 nghìn đồng/kg. Với giá

thấp hơn 50% so vụ trước, sau khi trừ các

chi phí cộng với công chăm sóc, nông

dân lỗ khoảng 20 triệu đồng/sào.

Hộ anh Nguyễn Hữu Phong đầu tư

20 triệu đồng trồng 1,4 sào hành. Nay, đã

thu hoạch một phần diện tích, nhưng do

rớt giá thê thảm, anh quyết định nhổ hành

để cất giữ, đợi thị trường tăng giá mới

bán. Anh Phong chia sẻ: “Cả giá hành

tươi và hành củ giống vụ nam năm nay

đều xuống thấp. Gia đình tôi chủ động

được nguồn giống sản xuất, nếu phải mua

giống thì sẽ lỗ nhiều hơn. Giờ, chỉ mong

thu hồi phần nào vốn để đầu tư cho vụ

sau".

Hành tím là cây trồng chủ lực của

xã Nhơn Hải, năm nay, do hạn hán kéo

dài, thiếu nước tưới nên các hộ chỉ xuống

giống gần 40ha. Mặc dù diện tích gieo

trồng giảm, nhưng giá giảm nhiều, người

Để giảm thua lỗ, anh Nguyễn Hữu Phong huy động người

nhà thu hoạch hành để dành làm giống trồng mùa sau.

Đ

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 27

trồng hành rất khó khăn. Được biết,

không chỉ có cây hành, nhiều loại cây

màu khác như ớt, ngò… cũng bị rớt giá

thê thảm.

Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải Trần

Đồng Linh cho biết, do giá thấp và

thương lái tại địa phương không thu mua,

các hộ trồng rất vất vả tìm nơi tiêu thụ.

Nguyên nhân khác, do vài năm gần đây,

nông dân các tỉnh khác đã chủ động được

nguồn giống, không còn mua giống hành

ở Nhơn Hải để sản xuất như nhiều năm

trước, nên bà con thất bại vụ này. Trước

thực tế khó khăn đó, xã đã khuyến cáo

các hộ tổ chức lại sản xuất cho hợp lý,

trong đó, tập trung vào trồng vụ chính

(vụ bấc từ tháng 9 đến tháng 12 Âm lịch),

thu hẹp diện tích sản xuất vụ nam theo

nhu cầu của thị trường để gia tăng giá trị

kinh tế trên đất sản xuất.

Nguyễn Trung http://nhandan.com.vn

MỞ HƯỚNG LÀM GIÀU CHO ĐỒNG BÀO DÂN

TỘC THIÊU SỐ NINH THUẬN

rước đây, cây điều được

trồng trên những vùng đất

khô cằn, chủ yếu để phủ

xanh đất trống, đồi núi trọc. Giờ đây,

cây điều được xác định là một trong

những cây trồng chủ lực của đồng bào

dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn

tỉnh Ninh Thuận, mở ra hướng làm

giàu cho đồng bào nơi đây.

Những năm cuối thế kỷ 20, mỗi

năm Công ty cổ phần Xuất khẩu nông

sản Ninh Thuận đạt tổng doanh thu

hàng chục triệu USD từ chế biến và

xuất khẩu các sản phẩm hạt điều. Tuy

nhiên, nguyên liệu hầu như phải nhập

khẩu, cho nên lợi nhuận thấp. Để chủ

động nguồn nguyên liệu, Ninh Thuận đề

ra mục tiêu phát triển vùng trồng, qua

công tác rà soát, khảo sát cho thấy cây

điều sinh trưởng tốt trên các vùng đất

trống, đồi núi trọc thuộc các huyện Ninh

Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc… Từ đó, tỉnh

Ninh Thuận quyết định phát triển diện

tích, đồng thời đưa ra nhiều cơ chế

khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu

tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm

hạt điều tại địa phương. Theo quy hoạch

của tỉnh, tháng 2-2018, Công ty TNHH

Long Sơn-BLB tổ chức khánh thành và

đưa vào hoạt động nhà máy chế biến hạt

điều được đầu tư 20 tỷ đồng, công suất

4.900 tấn hạt điều thô/năm tại cụm Công

nghiệp Tháp Chàm (TP Phan Rang -

Tháp Chàm), tạo cơ hội cho cây điều trở

thành cây trồng mũi nhọn của ngành

nông nghiệp tỉnh.

Trước đây, đồng bào Ra Glai trồng

“thả” theo cách truyền thống, ít quan tâm

chăm sóc, vì vậy cây điều cho năng suất

thấp. Từ năm 2017 đến nay, người dân

được đội ngũ kỹ thuật viên của Hợp tác

xã Điều hữu cơ Truecoop tại huyện Ninh

Sơn hướng dẫn cách chăm sóc cho nên

cây điều sinh trưởng tốt, cho năng suất

khoảng 300 kg/ha. Hợp tác xã bao tiêu

với giá 39.500 đồng/kg, đồng bào Ra

Glai đang từng bước vươn lên thoát

nghèo từ giá trị kinh tế cây điều đem lại.

Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop thu mua sản phẩm của

đồng bào sau khi thu hoạch.

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 28

Thăm vườn điều rộng 2 ha của hộ

ông Pi Năng Thiên, ở thôn Hạnh Rạc 1,

xã Phước Bình, huyện Bác Ái, ông Thiên

chia sẻ: “Tôi trồng điều từ năm 1992,

nhưng do không biết cách chăm sóc, cho

nên năng suất chỉ đạt 100kg/ha. Nay,

được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón

phân hữu cơ, cây điều ra quả rất nhiều.

Chưa hết mùa vụ năm 2018, tôi đã thu

hoạch hơn 600kg, cầm chắc trong tay hơn

20 triệu đồng”. Tại xã Phước Bình đã có

hơn 10 hộ đồng bào Ra Glai được Hợp

tác xã Điều hữu cơ Truecoop hướng dẫn

kỹ thuật chăm sóc theo quy trình mới,

hơn 10 ha giống điều cũ trồng bằng hạt

cho năng suất thấp sẽ bị phá bỏ và thay

thế bằng các giống điều ghép cho năng

suất cao do vườn ươm của hợp tác xã

cung ứng.

Giám đốc điều hành Hợp tác xã

Điều hữu cơ Truecoop Nguyễn Thái

Dương cho biết, lâu nay, cây điều được

trồng trên các vùng đất dốc, dễ bị rửa trôi

và xói mòn vào mùa mưa bão. Để khắc

phục điều đó, hợp tác xã hướng dẫn

người dân bón phân hữu cơ nhằm tăng

cường độ mùn trong đất, giúp cho bộ rễ

của cây bám chặt hơn vào đất để hút

nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình

sinh trưởng. Mục tiêu của hợp tác xã là từ

nhãn hiệu Truecoop, sẽ góp phần hỗ trợ

đồng bào thay đổi cách thức sản xuất, tạo

thương hiệu riêng cho sản phẩm hạt điều

Ninh Thuận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài

ra để xây dựng hợp tác xã do nông dân

làm chủ, dẫn đầu về sản xuất điều hữu cơ

đã qua chế biến có xuất xứ từ Việt Nam

trong 10 năm tới, Ban Giám đốc đã chủ

động xây dựng vườn ươm, chuyển giao

giống và các công trình phụ trợ với kỹ

thuật chăm sóc điều hữu cơ để nhân rộng

diện tích.

Hiện tại, sản phẩm hạt điều của Hợp

tác xã Điều hữu cơ Truecoop đã được tổ

chức quốc tế Control Union-Hà Lan cấp

chứng nhận sản phẩm đạt hữu cơ theo

tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu. Hợp tác xã

liên kết, hướng dẫn đồng bào trồng điều

theo quy trình sản xuất hữu cơ, ký kết

hợp đồng thu mua sản phẩm với 187 hộ

dân ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái với

diện tích 604ha; đồng thời xúc tiến làm

thủ tục chứng nhận vùng điều tại Vườn

quốc gia Núi Chúa, ở xã Công Hải,

huyện Thuận Bắc để liên kết sản xuất và

thu mua với diện tích 550ha do 315 hộ

trồng. Hộ ông Chamaléa Nghê, ở thôn

Kiền Kiền 2, xã Lợi Hải, huyện Thuận

Bắc cho biết: Gia đình trồng “thả” 3ha

cây điều nằm trong vùng đất núi, đồi trọc

thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa được sáu

năm tuổi. Sau gần ba năm, thu hoạch lứa

đầu tiên năng suất thấp, nay áp dụng kỹ

thuật chăm sóc hữu cơ, cho nên trong

mùa vụ năm 2018, thu hoạch gần 300

kg/ha, cao gấp ba lần so với trước và

được hợp tác xã bao tiêu sản phẩm, từ đó

có lãi khá.

Ninh Thuận hiện có hơn 3.805 ha

cây điều được trồng bằng hạt và ghép cao

sản như: PN1, AB05-08, trong đó diện

tích cho sản phẩm khoảng 2.300 ha, năng

suất bình quân 300kg/ha. Sản lượng thu

hoạch đạt gần 700 tấn/năm. Để đạt mục

tiêu phát triển 5.900 ha cây điều vào năm

2020, ngành nông nghiệp và chính quyền

địa phương đang tích cực tuyên truyền,

vận động nông dân trồng các giống điều

mới có năng suất, chất lượng cao thay

cho cách trồng bằng hạt và áp dụng kỹ

thuật chăm sóc theo quy trình sản xuất

hữu cơ. Đồng thời đẩy mạnh sự gắn kết

giữa người sản xuất và doanh nghiệp thu

mua, tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định

để người dân không bị thương lái ép giá

như trước đây, an tâm sản xuất và vươn

lên làm giàu trên những vùng đất trống,

đồi núi trọc.

Bài à ảnh: Nguyễn Trung

http://nhandan.com.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 29

MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ

NINH THUẬN PHÁT TRIÊN KTXH

hính phủ vừa ban hành

Nghị quyết 115/NQ-

CP về việc thực hiện

một số cơ chế, chính sách đặc thù

hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển

kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất,

đời sống nhân dân giai đoạn 2018 -

2023

Theo đó, về cơ chế, chính

sách thu hút đ u tư, Chính phủ

chấp thuận chủ trương phát triển

tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm

năng lượng tái tạo của cả nước

(điện gió, điện mặt trời); đầu tư Dự án

Thủy điện tích năng Bác Ái; nghiên

cứu Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên

hóa lỏng (LNG) Cà Ná với quy mô

phù hợp; ưu tiên xây dựng đồng bộ

lưới điện truyền tải, tích hợp các dự án

điện gió, điện mặt trời vào hệ thống

điện quốc gia. Giao Bộ Công Thương

chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện

lực Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh

Ninh Thuận triển khai thực hiện.

Đối với những khu vực có chứa

quặng titan chưa bảo đảm điều kiện

khai thác, ảnh hưởng môi trường thuộc

“Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai

thác, chế biến và sử dụng quặng titan

giai đoạn đến năm 2020, có xét đến

năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-

TTg ngày 3/9/2013 mà chưa cấp phép

thăm dò, khai thác thì đưa vào khu vực

dự trữ quốc gia để triển khai các dự án

điện gió, điện mặt trời. Giao Bộ Công

Thương chủ trì, phối hợp với các bộ,

ngành liên quan và Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện;

đối với những dự án đã cấp phép, giao

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

thống nhất với nhà đầu tư để có

phương án xử lý phù hợp, không để

ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Chính phủ đồng ý chủ trương tìm

kiếm đối tác trong và ngoài nước để

triển khai thực hiện đầu tư Dự án thủy

điện tích năng Bác Ái. Giao Bộ Công

Thương chủ trì, phối hợp với các bộ,

ngành liên quan và Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện.

Đồng ý bổ sung các khu du lịch

Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi

Dinh vào các khu du lịch quốc gia

thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết

định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013

và Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày

24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ

trì thẩm định trình Thủ tướng Chính

phủ quyết định.

Phát triển tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái

tạo của cả nước (điện gió, điện mặt trời)

C

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 30

Đồng ý bổ sung xã Vĩnh Hải,

huyện Ninh Hải vào danh sách xã đặc

biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển

và hải đảo giai đoạn 2018 - 2020 theo

Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày

25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ

quyết định.

Đồng ý tỉnh Ninh Thuận được

hưởng chính sách giá điện theo Quyết

định số 11/2017/QĐ-TTg ngày

11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ

đến hết năm 2020 đối với các dự án

điện năng lượng mặt trời và hạ tầng

đấu nối công suất thiết kế 2.000MW

đã được Thủ tướng Chính phủ chấp

thuận triển khai. Bộ Công Thương chủ

trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực

Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh

Ninh Thuận triển khai thực hiện.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ đ u

tư cơ sở hạ t ng nhằm thích ứng ới

biến đổi khí hậu

Chính phủ đồng ý chủ trương

được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư kết

cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

như quy định đối với các tỉnh Tây

Nguyên. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư

chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển

khai thực hiện.

Áp dụng tỷ lệ cho vay lại với mức

10% đối với một số dự án đầu tư mới

sử dụng vốn ODA quan trọng, cấp

bách của tỉnh thuộc các chương trình,

dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã

hội hoặc các lĩnh vực khác không có

khả năng thu hồi vốn. Giao Bộ Tài

chính chủ trì, phối hợp các cơ quan

liên quan triển khai thực hiện theo quy

định.

Đồng ý chủ trương việc ngân

sách trung ương bố trí 100% vốn đối

ứng cho các dự án ODA phần cấp phát

triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận.

Về việc sử dụng nguồn dự phòng

kế hoạch đầu tư công trung hạn giai

đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ tỉnh Ninh

Thuận thực hiện một số dự án quan

trọng, cấp bách: Dự án nâng cấp, mở

rộng quốc lộ 27 (đoạn 12 km); thanh

toán vốn đầu tư của Dự án đường ven

biển (225 tỷ đồng); đầu tư Dự án liên

thông giữa hồ chứa nước Tân Giang

và hồ chứa nước Sông Biêu: Giao Bộ

Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp

với Bộ Tài chính tổng hợp chung

trong phương án sử dụng nguồn dự

phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn

2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính

phủ trước khi báo cáo Ủy ban thường

vụ Quốc hội theo quy định.

Giao Bộ Giao thông vận tải chủ

trì, thống nhất với Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận về quy mô Cảng tổng

hợp Cà Ná trong Quy hoạch hệ thống

cảng biển quốc gia giai đoạn đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, đáp

ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh.

Đồng ý chủ trương bố trí vốn hỗ

trợ một phần cho 06 dự án quan trọng,

cấp thiết do tỉnh đề nghị vào kế hoạch

đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -

2025. Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí,

định mức phân bổ vốn đầu tư và

nguồn vốn ngân sách nhà nước giai

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 31

đoạn 2021 - 2025 do Quốc hội và

Chính phủ phê duyệt, ban hành và khả

năng cân đối nguồn vốn, giao Bộ Kế

hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ

Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng

Chính phủ xem xét, quyết định; ưu

tiên đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết

bị cho Phân hiệu Trường Đại học

Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại

Ninh Thuận.

Cơ chế, chính sách ề an sinh,

xã h i

Chính phủ đồng ý tạo điều kiện

thuận lợi và bố trí việc làm sau khi tốt

nghiệp về nước cho các sinh viên đã

và đang học tập ngành công nghệ hạt

nhân tại nước ngoài thuộc Đề án “Đào

tạo và phát triển nguồn nhân lực trong

lĩnh vực năng lượng nguyên tử” theo

Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày

18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,

phối hợp với Bộ Khoa học và Công

nghệ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

triển khai thực hiện.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn chủ trì, phối hợp với

các cơ quan liên quan trình Thủ tướng

Chính phủ bổ sung các khu, vùng

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

tỉnh Ninh Thuận vào quy hoạch tổng

thể cả nước đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 khi điều chỉnh

Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày

4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương triển khai đầu tư xây

dựng các hạng mục công trình của Dự

án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; thực

hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

tại văn bản số 1998/TTg-NN ngày

28/12/2017 về việc chuyển Dự án khu

kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu

Quán Thẻ về Ủy ban nhân dân tỉnh

Ninh Thuận quản lý.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ

trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn nghiên cứu, ứng

dụng, đổi mới công nghệ để phát triển

các sản phẩm trọng điểm, chủ lực có

lợi thế của tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh

vực nông - lâm - ngư nghiệp và công

nghiệp chế biến thành các sản phẩm có

chất lượng tốt, quy mô lớn, có sức

cạnh tranh trên thị trường, phục vụ nội

tiêu và xuất khẩu.

Chính phủ giao Ủy ban nhân dân

tỉnh Ninh Thuận tổ chức lập Quy

hoạch khu du lịch quốc gia Ninh Chữ,

trong đó xác định Ninh Chữ là trung

tâm và bổ sung các khu du lịch Bình

Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi Dinh là

các vệ tinh thuộc Khu du lịch quốc

gia; lập Đề án đề nghị bổ sung các

Khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà

Ná - Mũi Dinh gửi Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch thẩm định và trình cấp

có thẩm quyền phê duyệt theo quy

định; phối hợp với các cơ quan liên

quan triển khai thực hiện đầu tư Dự án

liên thông giữa hồ chứa nước Tân

Giang và hồ chứa nước Sông Biêu

theo quy định hiện hành; trình phương

án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân

và phát triển khu dân cư phù hợp đối

với vị trí trước đây quy hoạch xây

dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh

Thuận 1 và 2.

Chí Kiên

http://baochinhphu.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 32

MÙA “VÀNG TRẮNG” Ở NINH THUẬN

Ninh Thuận được xem là “thủ phủ” muối

của cả nước với tổng diện tích sản xuất

hơn 3.544ha, trong đó, có 2.892ha muối

công nghiệp và 652ha muối nền đất.

Là tỉnh có thời tiết nắng nóng quanh

năm, đây là điều kiện thuận lợi để lượng

nước biển được phơi, giang trong hầu hết

ruộng làm muối bốc hơi mạnh, cho nên

thời gian muối kết tinh khá nhanh so với

các tỉnh, thành phố khác. Trong những

ngày tháng 8 đi giữa vùng muối trắng,

diêm dân của Ninh Thuận cho biết, đến

thời này họ trúng mùa và được giá.

Được mùa “vàng trắng”

Với trên 710 hộ sản xuất trên diện

tích 652ha muối nền đất, huyện Ninh Hải

là địa phương có diện tích sản xuất muối

truyền thống lớn nhất tỉnh Ninh Thuận và

cũng có 60ha muối trải bạt trên nền đất.

Từ đầu năm 2018 đến nay, diêm dân đã

thu hoạch gần 190.000 tấn muối. Thương

lái thu mua với giá 900.000 đồng/tấn

muối được đóng bao tại chân ruộng (cao

gấp đôi so với năm trước), diêm dân làm

muối ở vùng này vui, vì được mùa được

giá và đang có lãi cao.

Hơn 20 năm nay gắn bó với nghề

muối truyền thống, ông Trần Kim Sơn,

diêm dân xã Tri Hải hiểu được điệp khúc

“được mùa mất giá và được giá mất mùa”

và mặn đắng với nghề. Nhưng, trong

những ngày tháng 8 này, ông Sơn rất vui

vì giá muối giữ ổn định từ đầu năm cho

đến nay, với giá 900.000 đồng/tấn, đối

với diện tích muối nền đất khoảng 4ha.

Tuy ông vẫn biết đã đổ nhiều mồ

hôi, đến nỗi nắng gắt đã làm xám bàn tay

và nước mặn của muối đã ăn từng lớp da

dưới gót chân bong tróc lên, trong quá

trình cào muối đã kết tinh dưới chân

ruộng.

Chúng tôi được ông Sơn chia sẻ:

Giá muối giữ ổn định là đều tốt, nhưng

hạt muối không đẹp sẽ bị thương lái ép

giá. Ngoài việc, cần cù lao động thì gia

đình còn chú trọng xây dựng bờ ruộng

bằng những viên đá chẻ để cho cát bùn

khi mưa không đổ vào ruộng muối, làm

da đất kỹ càng và chú ý đến độ mặn của

nước biển. Có như vậy, mới làm ra hạt

muối đẹp trắng trong, hấp dẫn người mua

và giữ được giá muối ổn định.

Đến ruộng muối của diêm dân xã

Phương Hải, Nhơn Hải, thị trấn Khánh

Hải… vào những ngày đầu tháng tám.

Trời đã bắt đầu những cơn mưa rào, pha

lẫn với nắng dịu, trên cánh đồng bạt ngàn

muối trắng có rất đông người đang tất bật

cào và dùng xe rùa đẩy muối dưới ruộng

lên bờ vun thành nhiều đống lớn; tốp

người khác nhanh chóng đóng muối vào

bao; tư thương điều hàng chục xe ôtô

chạy quanh các ruộng để thu muối chở về

kho dự trữ.

Diêm dân Cù Hương vui nói: “Nắng

nóng thì nước biển bốc hơi cành mạnh

nên muối kết tinh càng nhanh và độ mặn

càng cao. Từ đầu năm đến giờ, muối đạt

sản lượng cao và trúng giá, bà con rất

phấn khởi”.

Hướng đến tương lai

Diêm dân Ninh Hải vui mừng tất bật, hối hả thu hoạch

muối nền đất. Ảnh: K.N

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 33

Nghề muối khác biệt rất nhiều so

với những nghề khác. Nếu trồng 1ha lúa,

nông dân sẽ thu hoạch trọn vẹn trên 1ha

đó. Riêng làm muối, phải đầu tư 1ha,

nhưng thực chất chỉ có trên ba sào để kết

tinh muối, nên diêm dân với câu khẩu

ngữ quen thuộc “một ăn hai giang”, cũng

như diêm dân Ninh Thuận đang dần đầu

tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản

phẩm muối.

Ông Phan Quang Thựu - Phó Giám

đốc Sở NNPTNT - cho biết: Hơn 5 năm

qua, bên cạnh việc duy trì nghề làm muối

nền đất, diêm dân ở Ninh Thuận đã đầu

tư công nghệ để sản xuất muối sạch bằng

cách trải bạt nylông trên nền ruộng có

phân ô kết tinh, cho nên sản lượng cũng

như chất lượng muối kết tinh được nâng

lên nhiều. Ngoài ra, địa phương cũng

đang đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi nhiều

doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư

công nghệ chế biến muối tinh, muối Iốt

và các sản phẩm khác từ muối, để nâng

cao chuỗi giá trị hạt muối, nâng cao đời

sống cho diêm dân.

Những năm qua, Ninh Thuận đẩy

mạnh thực hiện chủ trương bêtông hóa để

tạo thông thoáng cho tuyến giao thông

nông thôn và thuận tiện cho việc vận

chuyển sản phẩm nông nghiệp, diêm

nghiệp sau thu hoạch, giờ đây đường đến

những cánh đồng muối ở huyện Ninh Hải

rất thuận lợi. Nhiều nơi, xe ôtô trọng tải

lớn có thể chạy đến tận chân ruộng để thu

muối, giúp diêm dân giảm nhiều khoản

chi phí phụ trong sản xuất.

Rời khỏi ruộng muối, những lời tâm

sự của diêm dân Cù Hương, Trần Kim

Sơn... cứ đọng lại trong tâm trí tôi: Thu

nhập cao từ muối đem lại, cũng góp phần

làm diện mạo nông thôn nơi đây ngày

càng khởi sắc, số hộ thoát nghèo mỗi

năm giảm đáng kể, cái khổ không còn

bám lấy người dân nữa và nhiều con em

có điều kiện ăn học đậu vào các trường

cao đẳng, đại học. Đó là động lực để

diêm dân gắn bó với nghề muối.

KHẢ NHƯ https://laodong.vn

NAM THANH NIÊN NINH THUẬN KHỞI NGHIỆP

TRỒNG RONG NHO CHỈ VỚI 400.000 ĐỒNG

ố vốn ban đầu chỉ

400.000 đồng, anh Trần

Ngọc Thương (29 tuổi)

trú tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam,

tỉnh Ninh Thuận đã khởi nghiệp

thành công với mô hình trồng và bao

tiêu sản phẩm rong nho, cho thu nhập

hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trần Ngọc Thương sinh ra và

lớn lên tại làng chài ven biển. Tuổi

thơ của anh rất khó khăn. Học hết lớp

5, anh phải nghỉ học để phụ giúp gia

đình làm nghề khai thác hải sản. Sớm

trải qua nhiều vất vả, anh luôn

thường trực suy nghĩ một ngày nào đó có

thể chuyển đổi nghề để cuộc sống khá hơn.

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp,

anh Thương cho hay, năm 2014, anh tình

cờ gặp một thương lái bán rong nho tại địa

Anh Trần Ngọc Thương kiểm tra rong nho

sau khi thu hoạch.

S

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 34

phương, thấy sản phẩm khá lạ, anh bắt đầu

tìm hiểu và nhận ra cây rong nho có nhiều

tiềm năng để phát triển.

Qua tìm hiểu, anh được biết, rong

nho là món ăn dinh dưỡng quý, có thể bổ

sung, thay thế cho rau xanh. Sản phẩm

rong nho có thể chế biến thành rong nho

tươi, rong nho khô, rong nho bột, gia vị

làm từ rong nho… Rong nho chứa nhiều

khoáng chất như protein, canxi, magie,

kali, natri. Đặc biệt là iốt, sắt, vitamin A,

phòng chống các bệnh suy dinh dưỡng,

thiếu máu. Rong nho được thị trường các

nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung

Quốc, Malaysia…ưa chuộng.

Anh quyết định dành toàn bộ số tiền

400.000 đồng tích lũy để bắt đầu kinh

doanh. Lúc đầu, anh chỉ mua rong nho rồi

bán lại cho các mối mua lẻ và làm thêm

các công việc khác để trang trải cuộc sống.

Vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm,

nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây rong nho

mang lại khá cao, anh tìm hiểu kỹ thuật

trồng, chăm sóc cây rong nho rồi quyết

định đầu tư 10 triệu đồng mua giống trồng

thử nghiệm.

Nhờ thời tiết thuận lợi, vụ đầu tiên,

cây rong sinh trưởng, phát triển tốt, sản

phẩm được thị trường ưa chuộng. Sau một

năm, nhận thấy tại địa phương có thể tận

dụng thêm hồ chứa nước biển của các công

ty làm muối để mở rộng diện tích trồng cây

rong nho, anh bắt đầu liên kết với nhiều hộ

dân vận chuyển giống rong thả nuôi.

Đến năm 2018, diện tích mặt trước

trồng rong nho tự nhiên mở rộng của anh

đã lên hơn 50ha. Hiện nay, anh Thương

vừa nuôi trồng vừa liên kết sản xuất với

hơn 30 hộ dân, mỗi ngày anh thu mua

khoảng 500-700kg rong tươi của các hộ

dân, giá bình quân khoảng 35.000 đồng/kg

rong tươi. Sau đó, rong tươi được đưa tới

bể tẩy lọc chất bẩn, rồi chuyển vào máy

quay ly tâm làm ráo nước và đóng gói,

trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị

trường từ 300 - 500 kg rong nho đã sơ chế.

Mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, gia

đình anh Thương có lãi trên dưới 300 triệu

đồng.

Hiện nay, bên cạnh việc phát triển

sản xuất, anh Trần Ngọc Thương đang có

kế hoạch thành lập Hợp tác xã sản xuất

rong nho để liên kết với các hộ dân mở

rộng diện tích sản xuất, bao tiêu sản phẩm

theo hướng bền vững.

Ông Lê Lúc, Chủ tịch Hội Nông dân

xã Cà Ná cho biết, mô hình khởi nghiệp

trồng rong nho và bao tiêu sản phẩm của

anh Thương bước đầu cho thấy hiệu quả

khá cao. Anh Thương vừa tự nuôi trồng

vừa tận dụng được diện tích ao, đìa ở địa

phương để phát triển cây rong nho. Mô

hình không những giúp anh Thương làm

giàu mà còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân

ở địa phương.

Dù giá rong nho luôn dao động

nhưng anh Thương vẫn sẵn sàng thu mua,

bao tiêu sản phẩm cho người dân cùng làm

với giá ổn định, tạo thu nhập, góp phần cải

thiện đời sống người dân vùng biển Cà Ná.

Thời gian tới, địa phương kiến nghị ngành

chức năng có chính sách hỗ trợ, khuyến

khích người dân vùng biển nhân rộng mô

hình này, qua đó góp phần chuyển đổi cơ

cấu giống cây trồng để nâng cao thu nhập

cho người dân, ông Lúc cho hay.

Cây rong nho rất dễ trồng, chi phí đầu

tư ban đầu khá thấp, có thể tận dụng các

đầm, đìa nuôi tôm không sử dụng để đưa

vào trồng, trung bình 1 sào (1.000m2) cấy

khoảng 1 tấn rong, càng cấy thưa sẽ tạo

không gian cho cây rong nho phát triển.

Khoảng 20 ngày sau khi cấy giống là có

thể thu hoạch rong nho, đặc biệt, trồng một

lần có thể thu hoạch lâu dài. Không chỉ cho

giá trị kinh tế cao, cây rong nho còn góp

phần bảo vệ, cải tạo môi trường nước ở các

vùng nuôi trồng thủy sản đang bị ô nhiễm.

Bài à ảnh: Nguyễn Thành (TTXVN)

https://baotintuc.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 35

NHIÊU GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN BÊN VỮNG

CÂY NHO Ở NINH THUẬN

ho là cây trồng đặc thù

của tỉnh Ninh Thuận,

nhưng những năm gần

đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

đã tác động đến quá trình sinh

trưởng, phát triển của cây nho.

Nhiều giống nho cũ đã và đang

bị thoái hóa khiến năng suất, chất

lượng suy giảm. Trong khi đó, giá

chi phí đầu vào sản xuất liên tục tăng

cao, sản phẩm đầu ra lại phụ thuộc

nhiều vào các thương lái nên hiệu

quả kinh tế mang lại vẫn chưa tương

xứng với tiềm năng.

Nhiều thách thức

Được du nhập vào Ninh Thuận từ

những năm 1960, nho được coi là nông sản

đặc thù của tỉnh từ năm 1980.

Năm 2012, nho Ninh Thuận được

Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Chứng nhận chỉ

dẫn địa lý.

Hiện nay, nho đang là cây sản xuất

hàng hóa chủ lực của tỉnh. Theo thống kê

của ngành nông nghiệp địa phương, diện

tích nho chỉ chiếm từ 3-3,5% tổng diện tích

gieo trồng nhưng giá trị sản xuất hàng năm

chiếm từ 15-0% tổng giá trị sản xuất của

ngành trồng trọt.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.244ha nho,

trung bình mỗi năm cung cấp cho thị

trường khoảng 30.000 tấn nho tươi.

Tuy nhiên, thực tế cũng giống như

nhiều nông sản khác của Việt Nam, cây

nho cũng đang phải đối mặt nhiều khó

khăn, thách thức như: chi phí đầu tư cao,

dịch bệnh phát triển, năng suất bấp bênh,

thị trường tiêu thụ không ổn định gồm

chuỗi hệ thống sản xuất từ khâu chọn

giống, trồng trọt, thu hoạch, bảo quản,

chuyên chở đến thị trường phân phối còn

nhiều hạn chế.

Ngoài ra, đa phần người dân canh tác

với diện tích nhỏ lẻ, manh mún khiến việc

liên kết tổ chức sản xuất theo quy mô lớn

gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm chế biến từ

nho cũng chưa thật sự đa dạng dẫn đến lợi

nhuận từ trái nho mang lại vẫn chưa tương

xứng với tiềm năng.

Bên cạnh đó, nhiều giống nho cũ đã

và đang bị thoái hóa, rất dễ mẫn cảm với

nhiều loại nấm bệnh, đặc biệt là các bệnh

thán thư, phấn trắng khiến năng suất, chất

lượng trái suy giảm; trong đó, hai giống

nho ăn tươi phổ biến của tỉnh là giống nho

đỏ (Red cardinal) đã tồn tại gần 40 năm,

trước năm 2000 giống nho đỏ chiếm gần

100% diện tích, nhưng hiện nay còn lại

khoảng 80%, còn lại 20 % diện tích là các

giống nho mới nhập.

Giống nho xanh NH 01-48 (White

Malaga) được nhập từ Thái Lan năm 1997,

hiện nay giống nho này chiếm gần 20%

diện tích, được xem là giống ăn tươi chất

lượng cao. Tuy nhiên, giống nho xanh này

chỉ cho năng suất, chất lượng ổn định ở

những vùng có điều kiện thổ nhưỡng phù

hợp.

Có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng

nho, lão nông Nguyễn Khắc Phòng (ở xã

Những vườn nho ở Ninh Thuận đã trở thành sản phẩm

du lịch. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

N

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 36

Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) chia sẻ. những

năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường,

mưa lũ xảy ra làm một số vườn nho ở chân

ruộng thấp bị ngập úng gây thối rễ khiến

người dân phải nhổ cây trồng lại.

Chưa kể nho là cây trồng mẫn cảm

với thời tiết, mưa và sương muối làm ảnh

hưởng rất lớn đến vườn nho vào thời kỳ

cho thu hoạch khiến quả nho bị nứt vỏ dẫn

đến thối và rụng.

Gặp những năm hạn hán kéo dài, các

hộ trồng nho không chủ động được nguồn

nước tưới khiến trái bị hư, rụng, sáp bông

nhất là khi nhiệt độ cao nên dễ mất mùa,

do đó phải chuyển sang trồng các loại cây

khác.

Nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là khâu

tìm đầu ra cho sản phẩm, hiện nay các chủ

vườn chủ yếu bán thẳng cho thương lái

(bán toàn bộ sản phẩm trong vườn với một

giá ấn định).

Sau khi ước tính sản lượng, chất

lượng, phần lớn thương lái thu mua bao

luôn cả giàn nho. Tuy không phải lo lắng

đến công thu hoạch, hao hụt, các chủ vườn

được đặt cọc trước tiền nhưng cách thu

mua này khiến người nông dân thường bị

thương lái ép giá.

Một số chủ vườn khác phân loại nho

trước rồi bán theo ký cho thương lái để đưa

về các chợ đầu mối. Tuy nhiên, giá mua

này lại tùy thuộc vào chất lượng được phân

loại, chưa kể nho chín để lâu tốn công

chăm sóc, dễ hư hại, cuối cùng còn lại là

nho “dạt” (nho kém chất lượng) được bán

lại cho các cơ sở chế biến rượu, mật, mứt

với giá rẻ.

Những năm qua, để gia tăng giá trị

kinh tế cho quả nho, tỉnh đã xây dựng các

mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn

VietGAP, chuyển giao các tiến bộ khoa

học kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, sử

dụng chế chẩm sinh học, chuyển giao công

nghệ hiện đại vào sản xuất và bảo quản sản

phẩm.

Hiện nay Ninh Thuận có hai hợp tác

xã sản xuất nho theo tiêu chuẩn VietGAP

với tổng diện tích hơn 180ha. Tuy nhiên,

số vườn nho được chứng nhận theo tiêu

chuẩn VietGAP chỉ chiếm khoảng 90ha,

còn lại các chủ vườn chỉ áp dụng thực hiện

một số khâu cơ bản sản xuất nho an toàn

mà không tuân thủ đầy đủ quy trình sản

xuất nho VietGAP cho dù biết việc ứng

dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật vào

sản xuất sẽ cho năng suất, hiệu quả cao

hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Nho và Táo Ninh

Thuận Phạm Châu Hoành cho rằng, nho

sản xuất an toàn tại Ninh Thuận hiện nay

chủ yếu cung cấp các chợ đầu mối, ở địa

phương cũng có 2 siêu thị lớn nhưng mỗi

ngày cũng chỉ nhập khảng 1 tạ nho

VietGAP.

Lượng nho xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất

nhỏ chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Sản

xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi tốn

nhiều chi phí, tốn nhiều công chăm sóc,

thời gian chăm sóc dài và phức tạp, sản

phẩm phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí quy

định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực

vật, các kim loại nặng, chi phí dịch vụ

đánh giá chất lượng, xét nghiệm mẫu nho

với hàng trăm chỉ tiêu khác để được công

nhận nho VietGAP nên ít hộ có thể thực

hiện, ngay cả hợp tác xã sản xuất nho cũng

khó đáp ứng được.

Dù được thị trường biết đến nhiều

hơn nhưng nho Ninh Thuận vẫn đang thiếu

sức cạnh tranh so với các sản phẩm nho ăn

tươi cùng loại nhập khẩu cả về chất lượng

lẫn hình thức, sản phẩm chế biến từ nho

cũng chưa thật sự đa dạng.

Nho Ninh Thuận hiện chủ yếu đưa

vào chợ sỉ có nguồn gốc (ở tỉnh) nhưng

không có nhãn hiệu rõ ràng, rất ít doanh

nghiệp địa phương xây dựng được thương

hiệu và có kênh phân phối riêng.

Cùng với tâm lý người tiêu dùng sẵn

sàng trả giá cao hơn cho các loại nho nhập

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 37

khẩu ngoài việc có xuất xứ rõ ràng và đáp

ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kiểm tra chất

lượng, nho có kích cỡ đồng đều, vị ngọt,

bao bì đẹp chịu được va đập, bảo quản tốt

bằng hệ thống lạnh của nhà nhập khẩu và

nhà bán sỉ nên rất thuận tiện cho việc vận

chuyển đường dài.

Hướng tới hát triển bền ng

Chủ tịch hiệp hội Nho và Táo Ninh

Thuận Phạm Châu Hoành cho biết, để cây

nho cho năng suất cao và ổn định chất

lượng, tỉnh đang tập trung quy hoạch vùng

sản xuất nho chất lượng cao, cánh đồng lớn

trồng nho theo tiêu chuẩn VietGAP; tạo

điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hộ

trồng nho tham gia thành lập các nhóm, tổ

hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh

nho.

Đồng thời, tỉnh tăng cường quản lý

chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, cấp

phát tem điện tử thông minh truy xuất

nguồn gốc nho Ninh Thuận; vận động, hỗ

trợ các cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thật vào sản xuất, áp dụng công nghệ bảo

quản sau thu hoạch nho và táo do Viện

công nghệ sau thu hoạch Hà Nội chuyển

giao, đầu tư hệ thống làm rượu vang, si rô

nho, dây chuyền sấy và kho lạnh bảo quản

để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyên Văn Mọi, Giám đốc

doanh nghiệp sản xuất thương mại và dịch

vụ Nho Ba Mọi (ở xã Phước Thuận, huyện

Ninh Phước) chia sẻ, để phát triển nghề

trồng nho theo hướng bền vững thì nông

dân cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật

sản xuất, mạnh dạn áp dụng công nghệ

hiện đại vào bảo quản sản phẩm thì mới

nâng cao được chất lượng, giá trị của trái

nho.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần

phải có sự liên kết giữa cơ quan quản lý

nhà nước với các bên nghiên cứu, ngân

hàng, tiêu thụ để hỗ trợ, tạo điều kiện cho

người nông dân liên kết với các doanh

nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuất

tạo thành các vùng trồng nho an toàn, chất

lượng cao để bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Đồng thời, các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất tập trung xây dựng và quảng bá

thương hiệu, khi đã xây dựng được thương

hiệu thì không lo rớt giá, ép giá.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Bông và

Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)

cùng với ngành nông nghiệp địa phương

nghiên cứu lai tạo, phục tráng nhiều giống

nho ăn tươi chất lượng cao và nho dùng để

sản xuất rượu vang như NH 01-152, Black

Queen, Italy, Red Star, Palchong seedless,

Muscat Alexandria, Shiraz, Savignon Blan

để đưa vào sản xuất.

Trong đó, giống nho NH 01-152 đang

được trồng thử nghiệm cho thấy, năng suất

và chất lượng cao với các đặc trưng chắc

thịt, giòn, độ ngọt vừa phải, có vị thơm

nhẹ, khi chín trái mang màu đỏ vang đẹp

mắt được kỳ vọng có thể cạnh tranh với

các giống nho ăn tươi nhập khẩu hiện nay,

tiến sỹ Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông

nghiệp Nha Hố cho hay.

Theo Đề án “Phát triển nông nghiệp,

nông dân, nông thôn tỉnh Ninh Thuận giai

đoạn 2011-2020,” tỉnh Ninh Thuận sẽ phát

triển diện tích trồng nho lên 2.500ha với

sản lượng khoảng 60.000 tấn vào năm

2020.

Hiện nay, bên cạnh việc triển khai

các giải pháp đồng bộ thúc đẩy ngành

trồng nho và chế biến các sản phẩm từ nho

theo hướng hiện đại, bền vững, Ninh

Thuận đang đẩy mạnh phát triển các tour

du lịch đưa khách tham quan và thưởng

thức các sản phẩm từ nho ngay tại vườn ở

Làng nho Thái An (huyện Ninh Hải), các

trang trại, vườn nho lớn trên địa bàn tỉnh.

Từ đó, quảng bá giới thiệu các sản

phẩm từ nho cũng như mở ra hướng “xuất

khẩu tại chỗ” các sản phẩm đặc thù của địa

phương./.

Nguyễn Thành (TTXVN/VIETNAM+)

https://www.vietnamplus.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 38

NINH THUẬN PHÁT TRIÊN BÊN VỮNG

NGHÊ CHĂN NUÔI GIA SUC

à địa phương phát

triển chăn nuôi gia

súc (dê, cừu) lớn

nhất cả nước nhưng những năm

qua, việc phát triển chăn nuôi

của tỉnh Ninh Thuận gặp không

ít khó khăn bởi tác động của

biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại

không nhỏ đến “thủ phủ” chăn

nuôi gia súc.

Theo lãnh đạo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Ninh Thuận, để nghề chăn nuôi

gia súc phát triển, thực sự là thế mạnh,

phù hợp với lợi thế của địa phương,

UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt

quy hoạch tổng thể về phát triển ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh

đến năm 2020; đồng thời đề ra nhiều

giải pháp quan trọng, tạo cú hích cho

nghề chăn nuôi gia súc phát triển một

cách bền vững.

Theo đó để đến năm 2020, toàn

tỉnh có 45.000 con dê cái sinh sản

trong tổng số 100.000 con tổng đàn;

quy mô đàn cừu đến năm 2020 có

85.600 cừu cái sinh sản/190.000 con

tổng đàn. Đồng thời, đến năm 2020 có

140.000 con dê thịt xuất chuồng, sản

lượng thịt hơi đạt hơn 4.600 tấn và có

266.000 con cừu thịt xuất chuồng, sản

lượng thịt hơi đạt hơn 9.000 tấn.

Ông Nguyễn Tin, Giám đốc

Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận

hiện có tổng đàn cừu đứng đầu cả

nước với 160.928 con; đàn dê 137.967

con, đứng thứ 8 so với cả nước. Đây là

đối tượng vật nuôi được tỉnh đặc quan

tâm, tập trung tổ chức sản xuất theo

hướng sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, so với tiềm năng được

thiên nhiên ưu đãi vẫn chưa tương

xứng do là tập quán sản xuất của

người chăn nuôi hiện nay chủ yếu theo

lối quảng canh, quy mô nhỏ lẻ, chỉ với

9 trang trại. Hơn nữa, diện tích vùng

chăn thả dê, cừu trước đây ngày càng

bị thu hẹp do nhường lại cho một số

dự án đầu tư quan trọng để trở thành

động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh.

Mặt khác, biến đổi khí hậu ngày

càng diễn biến phức tạp đã tác động,

làm suy giảm chất lượng đồng cỏ tự

nhiên và nước uống cho gia súc nên đã

gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng

đàn, ảnh hưởng đến năng suất, chất

lượng sản phẩm thịt dê, cừu.

Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư

giống đối với dê, cừu trong cả nước

Mô hình nuôi cừu vỗ béo của người dân huyện Thuận Bắc

( Ninh Thuận). Ảnh : Thành Công Th - TTXVN

L

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 39

nói chung và Ninh Thuận nói riêng

chưa được đầu tư kịp thời cả về chính

sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như

đầu tư của người chăn nuôi trong việc

nhân rộng kết quả ứng dụng, chuyển

giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

thực tế sản xuất. Từ đó chất lượng đàn

dê, cừu ngày càng biểu hiện giảm về

năng suất sản xuất, khả năng chống

chịu một số bệnh tật có biểu hiện giảm

sút rõ rệt.

Để khơi dậy phong trào chăn nuôi

dê, cừu phát triển bền vững, thích ứng

với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận

luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người

chăn nuôi tiếp cận vốn vay ưu đãi để

mở rộng chăn nuôi theo hướng trang

trại, xây dựng đồng cỏ, nước sạch

phục vụ chăn nuôi, quản lý dịch bệnh

trong mọi điều kiện; khuyến khích đưa

những tiến bộ khoa học mới vào chăn

nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm

mang thương hiệu “dê, cừu Ninh

Thuận”.

Chính quyền các địa phương ở

Ninh Thuận cũng đang tập trung triển

khai các chính sách hỗ trợ, khuyến

khích người dân chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, chuyển từ đất trồng lúa sản

xuất một vụ hiệu quả thấp tại các vùng

sản xuất phụ thuộc vào những hồ chứa

thường xuyên thiếu nước tưới sang

trồng cỏ chăn nuôi, để nâng cao giá trị

canh tác trên đơn vị diện tích, góp

phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Ông Phan Quang Thựu, Phó

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho

biết, nhằm tạo động lực cho nông dân

yên tâm đầu tư chăn nuôi, Ninh Thuận

đang đẩy mạnh liên kết “bốn nhà” để

tạo thành chuỗi giá trị chăn nuôi.

Đồng thời, gắn liên kết sản xuất, tiêu

thụ giữa các hộ chăn nuôi thông qua

mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác với

doanh nghiệp có tiềm năng theo

phương châm “mua tận gốc, bán tận

ngọn” do doanh nghiệp cung ứng đầu

vào cũng như bao tiêu đầu ra, góp

phần cắt giảm chi phí trung gian, hạ

giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh

tranh trên thị trường để duy trì ổn định

và phát triển chăn nuôi bền vững.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia, dự án xây

dựng mô hình cải tạo đàn dê, cừu bằng

biện pháp luân chuyển đực giống chất

lượng tốt và áp dụng các biện pháp

chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng

suất, chất lượng cao phù hợp với biến

đổi khí hậu đã và đang được Ninh

Thuận triển khai từ đầu năm 2018 và

kéo dài đến năm 2020.

Ninh Thuận đã xây dựng mô hình

trình diễn chăn nuôi dê tại xã Phước

Sơn, huyện Ninh Phước, quy mô 44

con được 4 hộ dân tham gia nhận nuôi.

Ngoài ra, mô hình chăn nuôi cừu tại xã

Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, quy mô

44 con với 4 hộ tham gia nuôi. Bước

đầu triển khai dự án đã mang lại hiệu

ứng tín tích cực, đặc biệt là đã làm

thay đổi nhận thức của người chăn

nuôi trong chăm sóc, nuôi dưỡng gia

súc. Qua đó, sẽ tiếp tục nhân rộng, góp

phần cải tạo đàn, nâng cao năng suất,

chất lượng đàn dê, cừu của tỉnh hiện

nay.

Công Th

Nguồn: dantocmiennui.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 40

NINH THUẬN: “KỸ SƯ CHÂN ĐẤT” CHẾ TẠO

THÀNH CÔNG MÁY BÓC VỎ LỤA VÀ MÀY HẠT NGÔ

ông dân Thái

Văn Âu đã chế

tạo thành công

chiếc máy bóc vỏ lụa và mầy

hạt ngô giúp đồng bào dân tộc

Ra Glai nơi đây “thoát” cảnh

vất vả giã ngô bằng cối chày

tay lạc hậu.

Qua 2 năm nghiên cứu

với 6 lần thất bại, mãi đến

năm 2015, chiếc máy thứ 7

của ông mới hoàn chỉnh và

được đưa vào chạy thử

nghiệm.

Đứng bên chiếc máy đang vận

hành, ông Âu chia sẻ: “Việc chế tạo

máy không đơn giản như suy nghĩ.

Quá nhiều lần thất bại, vợ tôi đâm ra

nản lòng vì tốn nhiều chi phí. Nhưng

thấy tôi quá đam mê, cô ấy chiều theo

ý. Thế là tôi tiếp tục mày mò, tham

khảo kiến thức trong các sách kỹ thuật

để chế tạo. Cuối cùng, tôi cũng toại

nguyện”.

Để PV hình dung rõ hơn về cấu

tạo cũng như nguyên lý hoạt động của

chiếc máy, ông lấy một quyển vở học

sinh vẽ lại sơ đồ của chiếc máy và

thuyết trình lại khá bài bản.

Ông nói: “Cấu tạo của máy bóc

vỏ lụa và mầy hạt ngô gồm 8 bộ phận

chính: Khung máy để giữ cho máy ổn

định; Toa chứa hạt ngô để đưa hạt ngô

vào buồng bóc vỏ; Thùng bóc vỏ có 1

dao bóc ngang, 4 dao đứng; Hộp

truyền động với tỉ lệ 1/1; Quạt gió 4

cánh; Sàng 2 tấm gồm tấm phía trên là

sàng lưới hạt ngô thành phẩm và được

chứa bằng thau, chậu. Phía dưới là

khay hứng và truyền cám, cũng chứa

bằng thau, chậu đặt phía dưới băng

chuyền sàng lưới; Trục lắc sàng và đai

truyền; 2 puly trên hộp truyền chuyển

động”.

Cũng theo ông Âu, nguyên lý

hoạt động của máy là dùng dòng điện

3 pha, mô-tơ điện 15 Hp có vòng quay

1400V/P. Khi mô-tơ hoạt động, trục

quay kéo bộ phận dây đai đến trục

truyền chuyển động làm xoay bộ bánh

răng có hình nón xoay kéo trục đứng

làm cho dao bóc vỏ lụa xoay theo,

đồng thời trục hộp truyền chuyển động

kéo dây đai và kéo quạt gió cùng sàng

lắc từ lúc đổ hạt ngô vào toa chứa hạt

cho đến khi mở cửa để hạt ngô đã tách

vỏ lụa được lùa vỏ xuống sàng tách

cám.

Khi ngô chảy qua sàng rơi xuống

quạt gió, nhờ sức gió cánh quạt đẩy

Ông Thái Văn Âu giới thiệu chiếc máy bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô.

Ảnh: Duy Quan.

N

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 41

cám còn sót lại để lấy hạt ngô hoàn

sạch trước lúc chảy xuống thau chứa

ngô đặt phía dưới băng chuyền.

Điều đặc biệt, chiếc máy này rất

gọn nhẹ, cấu tạo đơn giản, tránh tiếng

ồn và khả năng ứng dụng cao. Công

năng vượt trội của chiếc máy bóc vỏ

lụa và mầy hạt ngô là chỉ mất 8 phút

để cho ra 12kg hạt ngô đã được bóc vỏ

lụa sạch đẹp. Nếu giã thủ công như

trước đây, bà con phải mất hơn 4 giờ.

Nếu chiếc máy làm việc 8 giờ/ngày sẽ

đạt năng suất gấp 30 lần của một ngày

công lao động.

Chị Dơ Ngó Bông (ngụ thôn Ú,

xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh

Ninh Thuận) phấn khởi nói: “Ngày

xưa, muốn có ngô nấu xôi gia đình tôi

phải giã bằng cối chày tay rất vất vả.

Bây giờ, có máy bóc vỏ lụa của ông

Âu thì rất khỏe, còn tiết kiệm được rất

nhiều thời gian để đi rẫy”.

Năm 2016 – 2017, sáng chế máy

bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô của ông

Thái Văn Âu đã đạt giải Nhất tại hội

thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận

lần thứ IV và giải Khuyến khích Sáng

tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần

thứ XIV.

Hiện tại, ông Âu đặt chiếc máy

tại nhà để phục vụ bà con xã Mã Nới

và một số thôn lân cận của xã khác.

Mỗi lần xay ông chỉ lấy 1.000 đồng/kg

để làm chi phí chi trả tiền điện cũng

như chi phí để sửa chữa máy.

Ngoài thành công của máy bóc vỏ

lụa và mầy hạt ngô, nhiều năm qua,

ông Âu cũng đã sáng tạo, cải tiến

thành công nhiều loại máy móc, như:

Máy cày tay, máy bơm nước, hệ thống

tưới tiết kiệm nước…. áp dụng phù

hợp với địa hình vùng núi tại địa

phương.

Những sáng tạo của ông đã góp

phần tích cực trong việc đẩy mạnh cơ

giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Nhiều năm liền, ông được các cấp, các

ngành khen thưởng với thành tích

nông dân sáng tạo; gương vượt khó

làm giàu.

Tuy nhiên, hiện nay, ông Âu vẫn

còn trăn trở là là làm sao sáng tạo của

ông sớm được cấp giấy công nhận bản

quyền sản phẩm để ông có đủ điều

kiện làm giấy phép đăng ký thành lập

cơ sở chế tạo máy bóc vỏ lụa và mầy

hạt ngô tại xã Phước Chiến, huyện Bác

Ái. Khi được công nhận, ông sẽ cung

ứng sản phẩm cho đồng bào vùng cao

trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ứng dụng

vào sản xuất. Xa hơn, ông có thể

chuyển giao cho các đơn vị có thể sản

xuất với số lượng lớn để phục vụ đồng

bào dân tộc thiểu số các tỉnh, thành

phố khác.

Trao đổi với PV, ông Kiều Thành

Dàng, Chủ tịch hội Nông dân xã Ma

Mới cho biết: “Chiếc máy bóc vỏ lụa

và mầy hạt ngô đã giúp cho nông dân

ở Ma Nới tiết kiệm được công sức,

tiền bạc để làm việc khác. Qua đây,

chúng tôi mong muốn các cấp, các

ngành quan tâm hơn nữa để cho nông

dân Thái Văn Âu có điều kiện phát

huy tính sáng tạo và nhân rộng chiếc

máy này để phục vụ bà con nông dân”.

Duy Quan

https://www.nguoiduatin.vn

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 42

NINH THUẬN:

NHIÊU PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA

ặc dù trong những ngày

qua trên địa bàn tỉnh Ninh

Thuận đã có mưa, nguồn

nước tại hồ Đơn Dương và một số hồ chứa

tăng lên cơ bản đảm bảo nguồn nước phục

vụ sinh hoạt và chăn nuôi, tuy nhiên nước

sản xuất vụ mùa vẫn hết sức khó khăn.

Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám

đốc Cty TNHH MTV Khai thác công trình

thủy lợi Ninh Thuận cho biết: Từ đầu năm

đến nay tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh

rất ít, chỉ đạt 37 - 53% so với cùng kỳ mọi

năm, do mưa ít nên lượng nước trong các

hồ chứa của tỉnh giảm rất nhanh. Rất may

mấy ngày qua đã xuất hiện mưa dông

lượng nước trong 21 hồ chứa do Công ty

quản lý được bổ sung, hiện đạt 70,5 triệu

m3/tổng dung tích thiết kế là 194,49 triệu

m3, tương đương 36%, tăng 20 triệu m3 so

với những ngày đầu tháng 9.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, trong số

21 hồ chứa thì chỉ còn vài hồ là có khả

năng cung cấp nước cho sản xuất vụ mùa,

trong đó có 14 hồ chứa vẫn trơ đáy. Đặc

biệt lượng nước tại hồ Đơn Dương, tỉnh

Lâm Đồng cấp nước cho nhà máy thủy

điện Đa Nhim sau đó cung cấp nước sinh

hoạt và sản xuất cho phần lớn diện tích

trồng trọt của Ninh Thuận đã được bổ sung

nguồn nước từ chỗ còn 13 triệu m3 thì đến

ngày 18/9 đã đạt 43 triệu m3/dung tích thiết

kế là 165 triệu m3.

Lượng nước tại các hồ đập hiện rất

thấp, trong khi đó Ninh Thuận phải tích trữ

nước phục vụ sản xuất vụ ĐX 2018 - 2019,

do đó bài toán nguồn nước sản xuất vụ

mùa đặt ra cho các ngành chức năng vô

cùng nan giải.

Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám

đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết:

Từ nay đến hết năm nhu cầu nước sinh

hoạt và phục vụ một số ngành kinh tế trọng

điểm của Ninh Thuận vào khoảng 7 triệu

m3, nước cho chăn nuôi trên 2 triệu m3,

nước cấp cho cây trồng lâu năm dự kiến 8

triệu m3.

Trên cơ sở cân đối nguồn nước

UBND tỉnh đã đưa ra chỉ đạo với nhiều

phương án sản xuất vụ mùa. Trường hợp

lượng mưa của tỉnh đạt dưới 30mm và hồ

Đơn Dương đạt dung tích trên 30 triệu m3

thì tỉnh chỉ đưa vào sản xuất vụ mùa tại các

lưu vực tưới của hệ thống Sông Pha và

vùng đầu kênh của hệ thống Nha Trinh -

Lâm Cấm với tổng diện tích 11.843ha,

trong đó lúa 4.735ha, thời gian kết thúc

trước 10/10, còn lại là cây màu.

Cũng theo ông Thựu, trong điều kiện

tổng lượng mưa tháng 9 dưới 30mm nhưng

hồ Đơn Dương đạt dung tích 50 triệu m3

thì bổ sung thêm diện tích sản xuất lúa vụ

mùa với diện tích 5.600ha tại các lưu vực

tưới của hệ thống Sông Pha và Nha Trinh -

Lâm Cấm. Trường hợp có mưa đều trên

diện rộng, tổng lượng mưa trong tháng 9

đạt trên 100m, lượng nước hồ Đơn Dương

đạt trên 80 triệu m3 và các hồ chứa của tỉnh

Ninh Thuận đạt trên 50% dung tích thiết kế

thì sẽ căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo

gieo trồng cho phù hợp với tổng diện tích

26.563ha.

Tuy nhiên đối với những diện tích

gieo trồng ở cuối kênh, không đảm bảo

nguồn nước tưới hay chưa có ý kiến của

UBND tỉnh, chưa thống nhất của ngành

nông nghiệp, những diện tích gieo trồng

Nhiều hồ chứa của Ninh Thuận vẫn cạn kiệt

M

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 43

sau 10/10 thì phải cày ải chuẩn bị xuống

giống vụ ĐX tới.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng trưởng

Tổng cục Thủy lợi, trong chuyến kiểm tra

tình hình khô hạn tại Ninh Thuận mới đây

đã nhận định đây là điều bất thường và

nghiêm trọng. Ông Tỉnh đánh giá cao

ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã chủ

động trong phòng chống hạn, có nhiều

phương án sản xuất vụ mùa đồng thời đề

nghị chính quyền địa phương và ngành

nông nghiệp Ninh Thuận trên cơ sở rà soát

lượng nước tại các hồ chứa, xây dựng ngay

phương án điều tiết nước hợp lý.

"Việc sử dụng nước phải hết sức tiết

kiệm theo thứ tự ưu tiên, nước cho sinh

hoạt của người dân, nước cho đàn gia súc

và nước cho các cây trồng có giá trị kinh tế

sau đó mới tính đến nước sản xuất vụ mùa

2018. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với

tỉnh Ninh Thuận là tiếp tục đẩy mạnh

chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng

xây dựng nền nông nghiệp sa mạc", ông

Tỉnh chỉ đạo.

MAI PHƯƠNG

https://nongnghiep.vn

PCC1 ĐÓNG ĐIỆN THÀNH CÔNG TRẠM BIẾN ÁP

110KV ĐẦM NẠI - NINH THUẬN

CTCP Xây lắp điện I (PCC1) vừa

phối hợp với CTCP Điện gió Đầm Nại -

một thành viên của Công ty The Blue

Circle, đóng điện thành công dự án “Trạm

biến áp 110kV Đầm Nại - Ninh Thuận”.

Công trình có tổng vốn đầu tư 100%

vốn nước ngoài với giá trị hợp đồng là 66

tỷ đồng, do CTCP Điện gió Đầm Nại làm

chủ đầu tư, PCC1 là đơn vị tổng thầu thực

hiện.

Đây là dự án EPC “Cung cấp và xây

dựng trạm biến áp 110kV 63MVA” đầu

tiên thuộc dự án Nhà máy điện gió Đầm

Nại mà PCC1 hợp tác với chủ đầu tư nước

ngoài.

Việc đưa vào hoạt động trạm biến áp

110kV và dự án Điện gió Đầm Nại đã góp

phần tăng công suất của hệ thống điện Việt

Nam nói chung, và có ý nghĩa lớn trong

việc bảo vệ môi trường, bởi điện gió là một

trong những dạng năng lượng sạch, thân

thiện với môi trường, đồng thời góp phần

quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã

hội của tỉnh Ninh Thuận.

Điện gió Đầm Nại là dự án năng

lượng gió đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận,

khởi đầu cho hàng loạt dự án năng lượng

gió, năng lượng mặt trời khác của CTCP

Điện gió Đầm Nại và tỉnh.

Việc ký kết hợp đồng EPC - thuộc dự

án Nhà máy Điện gió đầu tiên với chủ đầu

tư nước ngoài và đóng điện hoàn thiện

công trình theo đúng tiến độ khẳng định

năng lực của PCC1 trong tổng thầu các dự

án lớn, trọng điểm không chỉ với thị trường

trong nước, mà cả với thị trường quốc tế.

Minh Phương https://tinnhanhchungkhoan.vn

Ông Phan Quang Thựu: Vụ hè thu năm nay tổng diện t ch cây trồng hàng năm của Ninh

Thuận đạt 3 .113ha, giảm 3.7 ha so với năm trước nguyên nhân là do một số hồ chứa của tỉnh hết

nước, trong đó diện t ch l a đạt 14.4 ha. Dự kiến đến ngày /9 toàn bộ diện t ch l a hè thu sẽ thu

hoạch xong với năng suất bình quân đạt 63 – 65 tạ/ha tương đương các năm trước.

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 44

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ DẢI ĐẤT VEN BIÊN

ỉnh ta có trên

100 km chiều

dài dải đất giáp

biển, nơi có nhiều cảnh

quan thiên nhiên đẹp và lợi

thế về phát triển kinh tế

biển. Tuy nhiên để quản lý,

sử dụng đất hiệu quả và bền

vững rất cần có định hướng

rõ ràng và quy hoạch bài

bản, khả thi để tài nguyên

đất “mặt tiền” biển không bị

chồng lấn, manh mún và

lãng phí.

Thời gian qua, tỉnh ta đã xây

dựng nhiều đồ án quy hoạch xây dựng

dọc khu vực ven biển trên cơ sở định

hướng phát triển chung của tỉnh từ quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH, phát

triển giải ven biển, đến quy hoạch

vùng huyện. Tuy nhiên, hiện nay,

nhiều yếu tố phát sinh mới được Chính

phủ thông qua như chủ trương tạm

dừng dự án Nhà máy Điện hạt nhân và

các dự án khai thác Titan; đồng thời

đưa một số khu vực vào du lịch trọng

điểm của cả nước…, mở ra những

hướng đi mới cần có sự điều chỉnh

phù hợp, kịp thời để chủ động trong

định hướng phát triển lâu dài.

Theo kết quả triển khai lập quy

hoạch xây dựng do Sở Xây dựng thực

hiện, đối với tổng thế dải đất ven biển,

trên cơ sở định hướng phân vùng chức

năng, tỉnh ta đã định hướng 5 khu vực

ưu tiên phát triển kinh tế gồm: Tp.

Phan Rang-Tháp Chàm, Đầm Nại,

Thanh Hải, khu du lịch ven biển Bắc

Ninh Hải, khu vực Công nghiệp phía

Nam huyện Thuận Nam. Trong đó,

Khu du lịch phía Bắc của tỉnh, ngoài

các khu vực phía Đông đã có các dự

án được chấp thuận đầu tư, cần bổ

sung hướng phát triển các khu vực

phía Tây đường ven biển để hình

thành các cụm công trình bám sườn

núi khai thác du lịch nghỉ dưỡng, kết

hợp thám hiểm Vườn Quốc gia Núi

Chúa. Bên cạnh đó đề xuất bổ sung

khu vực hồ Đá Vách vào khu vực kêu

gọi đầu tư dự án du lịch sinh thái, bởi

đây là khu vực có cảnh quan thiên

nhiên đặc sắc, có điểm cao với tầm

nhìn đẹp ra biển, được bao bọc bởi các

dự án du lịch giáp mặt biển, khu du

lịch Bãi Cóc và Bãi Thùng nhằm khai

thác tiềm năng đất đai. Bên cạnh đó,

tỉnh có hướng bổ sung khu vực đỉnh

Núi Chúa, vị trí khu vực ở độ cao 500-

750m, địa hình tương đối bằng phẳng

thuận lợi xây dựng dự án động lực với

các loại hình như Casino, cáp treo để

kêu gọi đầu tư phát triển dự án.

Nhiều giải đất ven biển cần được khai thác tiềm năng để phát triển.

Ảnh: V.M

T

Kinh tế

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 45

Đối với khu vực Vĩnh Hy và

vùng phụ cận, có nhiều tiềm năng, thế

mạnh để phát triển trở thành đô thị du

lịch của tỉnh, được xác định là điểm

kết nối quan trọng để hình thành chuỗi

du lịch cao cấp mang đặc trưng vùng

miền. Do đó cần nghiên cứu, lập quy

hoạch đảm bảo phát triển đúng hướng,

trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa, cảnh

quan môi trường thiên nhiên. Khu vực

có sự thay đổi lớn trong định hướng

quy hoạch dải ven biển đó là khu Nhà

máy điện hạt nhân 2, là khu vực có

cảnh quan đẹp, quỹ đất tương đối bằng

phẳng thuận lợi phát triển nông nghiệp

gắn với không gian du lịch bờ biển, do

đó đối với khu vực này cần chủ trương

thống nhất chuyển đổi tính chất sử

dụng để đưa vào quy hoạch theo

hướng hình thành khu du lịch biển ở

phía Đông và phát triển khu sản xuất

nông nghiệp kết hợp du lịch ở phía

Tây, với những loại hình phù hợp như

du lịch Homestay, thể thao trải

nghiệm, tham quan vườn nho. Đối với

khu vực Nhà máy điện hạt nhân 1,

kiến nghị kêu gọi đầu tư các dự án có

các khu chức năng thuận lợi khi thu

hồi đất như sân Golf, khu du lịch đua

xe địa hình, nhằm khai thác lợi thế về

địa hình đặc sắc của khu vực để phát

triển du lịch cao cấp đặc trưng cho

tỉnh mang tính hiệu quả hơn các dự án

điện năng lượng tái tạo. Đối với các

dự án khai thác Titan đã có chủ trương

tạm dừng, đưa vào dự trữ, hiện trạng

khu vực đất đai khó phát triển nông

nghiệp. Vì vậy đề nghị ưu tiên phát

triển các dự án điện gió, điện mặt trời

để đảm bảo cảnh quan và phù hợp quy

hoạch của tỉnh hiện nay. Đồng thời

chuyển đổi tính chất khu tái định cư

điện hạt nhân thành khu đô thị du lịch

biển. Đối với khu vực Cà Ná, đây là

khu vực được định hướng phát triển

thành đô thị công nghiệp dịch vụ,

trong đó trọng tâm là dịch vụ Logistics

Cảng biển và công nghiệp điện khí

cũng như công nghiệp khác, đây là

những dự án động lực để phát triển

kinh tế cho tỉnh phù hợp định hướng

quy hoạch kinh tế - xã hội và quy

hoạch giải ven biển của tỉnh.

Phát biểu tại cuộc họp nghe báo

cáo công tác rà soát, tổ chức triển khai

lập quy hoạch xây dựng dọc khu vực

ven biển của tỉnh, đồng chí Lưu Xuân

Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch

UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành,

địa phương cần rà soát các văn bản,

các quy định để có sự điều chỉnh quy

hoạch phù hợp với những thay đổi về

chủ trương và cơ chế chính sách đặc

thù của tỉnh, nhất là việc Chính phủ đã

đồng ý bổ sung các khu du lịch của

tỉnh vào các khu du lịch trọng điểm

quốc gia. Do đó việc đề xuất định hình

quy hoạch không gian nhằm điều

chỉnh, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi

thế phát triển; việc điều chỉnh quy

hoạch đảm bảo sử dụng đất hợp lý, hài

hòa các lợi ích kinh tế; phát triển du

lịch gắn với bảo vệ môi trường và dịch

vụ công cộng. Cần định khung không

gian cụ thể, để chủ động giới thiệu,

kêu gọi thu hút đầu tư, đón đầu cơ hội.

Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch

đặc thù, có thế mạnh của tỉnh nhằm

phát huy hiệu quả giá trị sử dụng đất.

Anh Tuấn

http://www.baoninhthuan.com.vn

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 46

ĐẶC SẮC LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

atê là lễ hội hàng năm của đồng

bào Chăm theo đạo Bàlamôn

diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm

(khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng

nhớ các vị thần mà cũng là những anh

hùng dân tộc như Pô Klong Garai, Pô

Pôme… và dâng lễ cúng tổ tiên với lòng

thành kính cầu mong quốc thái dân an,

mùa màng bội thu, gia đình bình an.

Lễ hội Katê năm nay được tổ chức từ

ngày 8 đến ngày 10-10 tại thôn Hữu

Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh

Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đặc

sắc trong hàng chục lễ hội thường niên của

đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Lễ hội

không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi

lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật

cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn

gắn với lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng

tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca

ngợi các vị vua hiền có công với nước, với

dân.

Mặc dù cộng đồng người Chăm chịu

nhiều ảnh hưởng từ nền văn hoá Ấn Độ

song lễ hội Katê lại biểu hiện một lối đi

riêng, một thái độ tiếp thu văn hoá gắn với

truyền thống văn hóa bản địa. Vì vậy mà

các tháp Chăm - nơi hành lễ Katê đều gắn

liền với tên của một ông vua có nhiều công

lao với thần dân và được mọi người phong

thành Thần như tháp: Pô Klong Garai,

Pôrômê, Po Inư Nagar...

Lễ hội Katê diễn ra theo trình tự các

bước đã có truyền thống từ xa xưa bao

gồm các lễ: rước y trang, mở cửa tháp, tắm

tượng thần, mặc y phục cho tượng thần và

sau cùng là đại lễ. Lễ hội tại đền tháp do

Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bàlamôn

gồm: thầy cả sư (Pô Dhia) làm chủ lễ, thầy

kéo đàn Kanhi - hay còn gọi là thầy cò ke

(Ôn Kadhar), bà bóng (Muk Payâu) dâng

lễ và ông từ (Camưnay). Lễ vật dâng cúng

gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất

tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, 1 mâm

cơm với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa

quả.

Lễ hội Katê ở các làng Chăm diễn ra

1 hoặc vài ngày sau khi kết thúc lễ hội ở

các tháp. Tại ngày hội Katê làng, khi đã

chuẩn bị xong lễ vật, vào buổi sáng, người

dân làm lễ cúng Katê ở Nhà Làng để cầu

mong thần phù hộ cho dân làng bình an,

khoẻ mạnh và làm ăn phát đạt.

Khi lễ Katê làng kết thúc thì lễ Katê

gia đình mới được bắt đầu. Mỗi gia đình,

tuỳ theo điều kiện của mình mà mua sắm

các vật phẩm và ăn mặc như Tết nguyên

đán của người Kinh. Đây cũng là dịp ông

bà, cha mẹ giáo dục con cháu nhớ ơn công

lao sinh thành, giáo dưỡng của ông bà, tổ

tiên... Lễ hội Katê là hình thức sinh hoạt

đặc sắc nhất của đồng bào Chăm theo đạo

Bàlamôn, thu hút tất cả mọi thành viên

trong thôn làng ở mọi tầng lớp, lứa tuổi,

không một người nào bị lãng quên. Mọi

người tham gia với khả năng của mình vào

các hoạt động của cộng đồng.

Cũng trong ngày 8-10, tại TP Phan

Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Trung

tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận)

tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Lễ

hội Katê năm 2018 và ra mắt hiện vật của

đồng bào dân tộc Chăm do các nhà sưu

tầm cổ vật trong nước hiến tặng để bảo tồn

và trưng bày tại Trung tâm từ nay đến cuối

năm 2018.

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn tại

Ninh Thuận bước vào lễ hội Katê. Ảnh: Nam Anh

K

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 47

Chuyên đề Lễ hội Katê năm 2018 tập

trung giới thiệu các hiện vật như: Mẫu

tượng thờ Mukha Linga, Pô Klong Girai;

bò thần Nandin, Patil, Banal; mâm bồng;

lư trầm; ống nhổ; hộp đựng trầu; trang

phục các chức sắc; bộ nhạc cụ sử dụng

trong lễ hội… Nhiều hình ảnh và hiện vật

trưng bày gắn liền với lễ hội Katê, đồng

thời có sự liên kết với đời sống văn hóa

của đồng bào Chăm. Qua đó, phần nào tái

hiện lại nét văn hóa đặc trưng của đồng

bào để mọi người biết đến, cùng gìn giữ,

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

của dân tộc. Từ năm 2010 đến nay, Trung

tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh

Thuận được các nhà sưu tầm cổ vật hiến

tặng trên 900 hiện vật quý mang nhiều chất

liệu, nội dung khác nhau để lưu giữ và

trưng bày.

Cùng với cộng đồng người Chăm ở

Ninh Thuận, cộng đồng người Chăm theo

đạo Bàlamôn ở Bình Thuận cũng đã bước

vào Lễ hội Katê 2018 bằng lễ Tống ôn tại

di tích Tháp Chăm Pô Sah Inư Phú Hài.

Trong những ngày tiếp theo, cộng đồng

người Chăm ở đây sẽ thực hiện các nghi lễ

cúng Cầu an, nghinh rước trang phục nữ

Thần Pô Sha Inư lên tháp chính; mở cửa

Tháp, tắm bệ thờ Linga-Yoni, mặc trang

phục và cúng mừng đại lễ.

Phần hội, giao lưu văn nghệ, biểu

diễn nghề dệt, làm gốm truyền thống, tổ

chức các trò chơi dân gian, thi đội nước

vượt chướng ngại vật, ngậm chanh về đích,

nhảy bao bố, thi cướp cờ, thổi kèn Saranai,

đánh trống Paranưng... Tại Bình Thuận

cộng đồng người Chăm với hơn 41.000

người; trong đó, đồng bào Chăm theo

Bàlamôn giáo hiện có hơn 25.000 người,

phân bố chủ yếu tại các huyện Bắc Bình,

Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh...

Nam Anh http://www.bienphong.com.vn

KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐÊ

LỄ HỘI KATÊ NĂM 2018

gày 8/10, tại thành phố Phan Rang -

Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Trung

tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận) tổ chức khai mạc

trưng bày chuyên đề Lễ hội Katê năm 2018.

Trưng bày chuyên đề Lễ hội Katê năm 2018

tập trung giới thiệu các hiện vật như: Mẫu tượng

thờ Mukha Linga, Pô Klong Girai; bò thần Nandin,

Patil, Banal; mâm bồng; lư trầm; hộp đựng trầu;

trang phục các chức sắc; bộ nhạc cụ sử dụng trong

lễ hội… Nhiều hình ảnh và hiện vật trưng bày gắn

liền với lễ hội Katê, đồng thời có sự liên kết với đời sống văn hóa của đồng bào Chăm.

Katê là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào

Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Ninh Thuận. Nhân Lễ hội Katê năm 2018 của đồng bào

Chăm, các nhà sưu tầm cổ vật ở nhiều tỉnh, thành trong nước đã hiến tặng 14 hiện vật

quý của đồng bào mang nhiều chất liệu, có niên đại khác nhau cho Trung tâm Nghiên cứu

văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận để bảo tồn, lưu giữ. Các hiện vật hiến tặng phần nào làm

cho du khách thấy rõ về các loại hình, ngành nghề truyền thống của người Chăm như đúc

đồng, làm gốm, dệt vải.

C ng Th /TTXVN

Nguồn: Đài tiếng nói Việt Nam

Các đại biểu tìm hiểu hiện vật được các nhà sưu

tầm cổ vật hiến tặng cho Trung tâm nghiên cứu

văn hóa Chăm - Ảnh: Công Thử/TTXVN

N

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 48

KHỞI SẮC LÀNG GỐM BÀU TRUC

ến với làng Chăm Bàu

Trúc (thị trấn Phước Dân,

Ninh Phước), chúng tôi

gặp các nghệ nhân tất bật chế tác sản

phẩm gốm chuẩn bị phục vụ du khách

tham quan làng nghề trong dịp Lễ hội

Katê 2018. Đường vào làng được đầu

tư bê tông nhựa nóng thẳng tắp, khu

dân cư sáng- xanh- sạch- đẹp. Đời sống

người dân làng gốm ngày càng khởi

sắc; bà con phấn khởi mừng đón Lễ hội

Katê đầm ấm, vui tươi.

Về Bàu Trúc vào những ngày cuối

tháng 9 năm nay, chúng tôi ghi nhận

khu dân cư vùng đồng bào Chăm là địa

phương trù phú nhất của huyện Ninh

Phước. Đường làng được Nhà nước đầu

tư xây dựng bê tông khang trang, hệ

thống đèn điện cao áp tỏa sáng vào ban

đêm tạo nên diện mạo khu dân cư hiện

đại. Thấp thoáng trước mỗi hiên nhà là

hình ảnh những người phụ nữ Chăm cần

mẫn chế tác sản phẩm gốm Chăm độc

đáo, đáp ứng nhu cầu mua sắm trang trí

nội thất của người tiêu dùng. Anh Phú

Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX Gốm

Chăm Bàu Trúc, chia sẻ: Sau khi Nghệ

thuật làm gốm truyền thống của người

Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã

tạo động lực mới đưa nghề gốm phát

triển lên tầm cao mới. Các nghệ nhân

nỗ lực cải tiến mẫu mã, nâng cao chất

lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu

tiêu thụ gốm Chăm của thị trường và

thu hút du khách đến tham quan làng

nghề. Tính riêng trong 9 tháng năm

2018, du khách đến tham quan làng

nghề Bàu Trúc và mua sắm sản phẩm

tăng gấp 2 lần so với cả năm 2017. Mới

nhất, đơn vị vừa chuyển giao 325 sản

phẩm gốm Chăm trang trí cho khu du

lịch Eurowindow Nha Trang, hợp đồng

trị giá trên 560 triệu đồng. Nhờ đó đã

giúp cho người lao động nghề gốm mỹ

nghệ có thu nhập trung bình 4-6 triệu

đồng/người/tháng.

Toàn làng Bàu Trúc hiện có 530

hộ, với 2.589 nhân khẩu. Đời sống của

người dân dựa vào nguồn thu nhập

chính từ nghề làm gốm và canh tác lúa

chủ động tưới nước. Nhờ nguồn thu

nhập ổn định từ làm gốm, làm ruộng

giúp bà con có điều kiện chăm lo con

cái đến trường trong năm học mới

2018- 2019 và đón mừng Lễ hội Katê.

Bàu Trúc là một trong những làng

Chăm hiếu học nổi tiếng của huyện

Ninh Phước. Toàn làng có trên 100

người tốt nghiệp cao đẳng, đại học có

việc làm ổn định góp phần xây dựng

khu dân cư ngày càng khởi sắc. Trong

đó có những gia đình hiếu học tiêu biểu

như Trượng Văn Ngọt, Quảng Đại

Thưởng, Đàng Thị Hồ động viên con

cháu thi đua học tập có trình độ tiến sĩ

chuyên ngành văn hóa, thạc sĩ chuyên

ngành sư phạm Toán.

Anh Đàng Năng Quyết, Trưởng

Ban quản lý khu phố Bàu Trúc, cho

biết: “Bàu Trúc nhận được sự quan tâm

đầu tư của Nhà nước đầu tư trên 20 tỷ

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch hướng dẫn du khách

trải nghiệm chế tác gốm. Ảnh: Sơn Ngọc

Đ

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 49

đồng xây dựng hệ thống điện, đường,

trường học, nhà trưng bày gốm tạo nên

sự khởi sắc làng nghề truyền thống

vùng đồng bào Chăm. Năm nay bà con

làm ăn mùa màng thắng lợi, sản phẩm

gốm được thị trường tiêu thụ mạnh nên

bà con mừng đón Lễ hội Katê vui mừng

và chu đáo. Khu phố huy động trên 100

diễn viên, vận động viên luyện tập biểu

diễn văn nghệ, giao lưu bóng chuyền,

bóng đá tại khu dân cư và tham gia Hội

thi Thể thao dân gian Chăm gồm các

môn đội nước, đẩy gậy, kéo co do

Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện

Ninh Phước tổ chức. Ban Quản lý khu

phố phối hợp với HTX Gốm Chăm Bàu

Trúc tổ chức Hội thi trình diễn nghệ

thuật chế tác gốm Chăm. Ngày 10-10,

Ban Phong tục làng Bàu Trúc làm lễ mở

cửa đền Poklong Chanh tưởng nhớ công

lao của ông tổ nghề gốm địa phương.

Đón Katê năm nay, Ban Quản lý thôn

và Ban phong tục làng Bàu Trúc động

viên bà con đoàn kết thi đua làm nhiều

sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu

người tiêu dùng. Chung tay phát triển

làng nghề thịnh vượng, góp phần xây

dựng làng truyền thống vùng đồng bào

Chăm ngày càng giàu đẹp.

Sơn Ngọc

http://www.baoninhthuan.com.vn

LỄ BỎ MẢ ĐƯỢC CÔNG NHẬN DI SẢN VĂN HÓA

PHI VẬT THÊ QUỐC GIA

ộ trưởng Văn hóa, Thể thao

và Du lịch Nguyễn Ngọc

Thiện vừa ký ban hành quyết định

công nhận 8 di sản văn hóa phi vật thể

quốc gia, trong đó có Lễ bỏ mả của

người Raglai ở Ninh Thuận.

Lễ bỏ mả có ý nghĩa quan trọng

trong đời sống tinh thần của tộc người

Raglai ở Ninh Thuận, được tổ chức

hằng năm vào khoảng tháng 3, tháng

4, với mục đích tiễn đưa người chết về

“thế giới bên kia”, đồng thời “giải

thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của

người sống đối với người chết.

Lễ thường kéo dài từ 3 - 5 ngày,

được tổ chức chu đáo, thể hiện tính

nhân văn độc đáo, mang đậm nét truyền

thống của tộc người Raglai.

Ngoài Lễ bỏ mả của người Ralai

(xã Phước Chiến, H.Thuận Bắc Ninh

Thuận), các di sản văn hóa phi vật thể

quốc gia khác được công nhận là Lễ hội

cầu ngư (Quảng Bình), Lễ cấp sắc của

người Sán Dìu (Thái Nguyên), Hò

Đồng Tháp (Đồng Tháp), Nghề làm

bành phồng Sơn Đốc (xã Hưng

Nhượng, H.Giồng Trôm, Bến Tre),

Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ

Thạnh, H.Giồng Trôm, Bến Tre), Nghệ

thuật trình diễn dân gian Pá Dung của

người Dao (Thái Nguyên) và Nghệ

thuật trình diễn dân gian Soọng Cô của

người Sán Dìu (Vĩnh Phúc).

https://thanhnien.vn

Mời người đã khuất nhận lễ vật, một trong những

nghi thức Lễ bỏ mả đồng bào Raglai. ẢNH: CTV

B

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 50

NỮ HỌA SĨ NGƯỜI CHĂM GỬI GẮM TÌNH YÊU VỚI

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀO TRANH VẼ

ới năng khiếu vốn có

cộng với niềm say

mê văn hóa dân tộc,

thạc sĩ, họa sĩ người Chăm Chế

Kim Trung (sinh năm 1971, trú tại

thành phố Phan Rang – Tháp

Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một

trong số ít các nữ họa sĩ khá thành

công với đề tài đưa văn hóa dân

tộc vào tác phẩm.

Từ đôi bàn tay tài hoa, những

mảng màu văn hóa Chăm dần hiện

lên sinh động, độc đáo dưới con mắt

của nữ họa sĩ này.

Giới mỹ thuật, truyền thông vẫn

thường gọi Chế Kim Trung là người

sinh ra dành cho hội họa. Thuở nhỏ,

Chế Kim Trung đã sớm bộc lộ năng

khiếu và thể hiện tình yêu với mỹ thuật.

Sau giờ lên lớp, Chế Kim Trung dành

phần lớn thời gian cho thế giới màu sắc,

hình khối của riêng mình. Sống trong

không gian văn hóa Chăm với những lễ

hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng

phong phú cùng với cảnh sắc làng quê

yên bình đã thấm sâu vào tâm trí và đó

cũng chính là nguồn cảm hứng bất tận

cho những sáng tác sau này của chị. Với

tài năng, say mê văn hóa dân tộc của

mình, nữ họa sĩ Chế Kim Trung đã tạo

nên con đường nghệ thuật rất riêng mà

ở đó mỗi tác phẩm đều mang màu sắc

văn hóa Chăm đặc sắc.

Chia sẻ về niềm đam mê hội họa,

họa sĩ Chế Kim Trung cho hay: Chị

từng có 8 năm gắn bó với nghề sư phạm

nhưng ngọn lửa đam mê hội họa từ nhỏ

vẫn thôi thúc. Năm 2002, chị sắp xếp

công việc gia đình rồi quyết định thi

tiếp vào Đại học Mỹ thuật, Thành phố

Hồ Chí Minh. Đến năm 2013, sau khi

bảo vệ thành công xuất sắc luận án

Thạc sĩ Nghệ thuật thị giác tại Thái Lan,

chị về nước tiếp tục sáng tác và tham

gia công tác giảng dạy mỹ thuật, thời

trang. Với chị, nghệ thuật hội họa

không chỉ thỏa mãn niềm đam mê sáng

tạo mỹ thuật đã ấp ủ từ tuổi thơ, mà hơn

hết thông qua những tác phẩm chị muốn

gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về nền

văn hóa Chăm bản địa đa dạng, phong

phú trong bức tranh văn hóa đa sắc màu

của các dân tộc Việt Nam.

Đến nay, sau hơn 18 năm hoạt

động nghệ thuật miệt mài, họa sĩ Chế

Kim Trung đang sở hữu một “gia tài”

mỹ thuật đồ sộ với hàng nghìn tác

phẩm. Mỗi tác phẩm thể hiện một đề tài

riêng, một cảm xúc riêng về lễ hội,

phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh

hoạt thường nhật, đề tài kháng chiến,

lực lượng vũ trang, tình yêu quê hương

đất nước, với Đảng, Bác Hồ. Tranh của

chị thể hiện trên nhiều chất liệu, tông

màu khác nhau như sơn dầu, sơn màu,

Thạc sĩ, họa sĩ Chế Kim Trung say mê sáng tạo bên giá vẽ tranh. Ảnh:

Nguyễn Thành/TTXVN

V

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 51

khắc gỗ, lụa, thuốc nước, bột màu. Kỹ

thuật, phương pháp thể hiện cũng không

bó hẹp trong một trường phái cụ thể

nào, từ lập thể, trừu tượng đến hiện

thực, lãng mạn. Vì thế, tranh của chị có

nhiều góc cạnh dị biệt nhưng lại có cảm

xúc dịu dàng mơ mộng, có sự cởi mở về

ánh sáng, nhiều gam màu nóng, rạo rực

sức sống của lễ hội, trang phục, sức

sống thanh xuân của những cô gái,

chàng trai Chăm nhưng vẫn thể hiện

được nét rất riêng của sắc màu thời gian

trầm mặc trên những mái tháp Chàm

nghìn năm huyền bí.

Có thể nói, họa sĩ Chế Kim Trung

đã tạo dựng được phong cách, tên tuổi

riêng trong dòng chảy nghệ thuật hội

họa đương đại với những tác phẩm đoạt

giải qua các cuộc thi cấp khu vực và

toàn quốc. Trong đó, có 24 tác phẩm

đoạt các giải thưởng cao tiêu biểu,

như: Lễ cầu mưa (giải A năm 2008 –

Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc

thiểu số Việt Nam); Làng Chăm ơn Bác

(giải A năm 2009 - Hội Văn học nghệ

thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam);

Sắc màu lễ hội Ka tê Chăm (giải A năm

2012 – Hội Văn học Nghệ thuật các dân

tộc thiểu số Việt Nam) và hàng chục

giải B, C được trao qua các năm. Trung

bình mỗi năm, họa sĩ Chế Kim Trung

nhận một giải, có năm nhận hai giải,

một thành tích rất ít các họa sĩ đạt được.

Với những đóng góp tích cực, họa

sĩ Chế Kim Trung vinh dự được Thủ

tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có

thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo

tồn và phát triển văn hóa dân tộc (giai

đoạn 2004 - 2014), góp phần vào sự

nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và

bảo vệ Tổ quốc. Ban Tuyên giáo Trung

ương tặng thưởng 3 tác phẩm xuất sắc:

Bác Hồ với đồng bào Chăm, Làng

Chăm ơn Bác, Miền Nam trong trái tim

Bác về hưởng ứng cuộc vận động học

tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó,

họa sĩ Chế Kim Trung còn được các

cấp, hội ở địa phương và Trung ương

trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì

có nhiều thành tích đóng góp cho sự

nghiệp giáo dục, tích cực tham gia các

hoạt động xã hội.

Hiện nay, bên cạnh công việc sáng

tác, giảng dạy mỹ thuật, họa sĩ Chế Kim

Trung còn dành thời gian nghiên cứu,

sáng tạo những họa tiết hoa văn mới để

vẽ trên gốm Chăm Bàu Trúc, đưa những

hình tượng về đời sống Chăm vào thổ

cẩm dệt Mỹ Nghiệp. Cùng với đó, họa

sĩ Chế Kim Trung còn tận dụng không

gian ngôi nhà của mình mở phòng trưng

bày tranh có hàng nghìn tác phẩm với

mong muốn giao lưu học hỏi, chia sẻ

kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo mỹ

thuật cũng như quảng bá, giới thiệu văn

hóa truyền thống của đồng bào dân tộc

Chăm đến du khách trong và ngoài

nước.

Nguyễn Thành (TTXVN)

https://baotintuc.vn

Tác phẩm “Làng Chăm ơn Bác” của họa sĩ Chăm Chế Kim

Trung được Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt

Nam trao giải A (năm 9). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 52

“SẮC MÀU VĂN HÓA NINH THUẬN”

ĐẾN VỚI THỦ ĐÔ

gày 22 – 23/9/2018 tới

đây, Bảo tàng Dân tộc học

Việt Nam (DTHVN) phối

hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch Ninh Thuận tổ chức chương trình

Trung thu 2018: “Sắc màu văn hóa

Ninh Thuận” nhằm giới thiệu, quảng bá

văn hóa, ẩm thực của vùng đất Ninh

Thuận đến với công chúng trong và

ngoài nước.

Hơn 20 nghệ nhân đến từ vùng đất

duyên hải Nam Trung Bộ sẽ mang đến

cho du khách những tiết mục múa

hát dân gian, trình diễn nhạc cụ truyền

thống (trống Ginăng, Paranưng, kèn

Saranai, đàn Kanhi), làm gốm Bàu

Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người

Chăm; Trình diễn Mã la, khèn bầu, đàn

Chapi của người Raglai.

Trong không gian văn hóa

Tết Trung thu tại Bảo tàng DTHVN,

cùng các hoạt động trình diễn nghệ

thuật, du khách và các em nhỏ còn được

giới thiệu, hướng dẫn làm đồ chơi trung

thu truyền thống như: Ông tiến sỹ giấy,

đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân,

nặn hoa quả bột… bởi nghệ nhân, thợ

thủ công và các tình nguyện viên. Đặc

biệt, du khách còn được tham gia trò

chơi dân gian của người Chăm, Raglai ở

Ninh Thuận như: Thi đội nước, đuổi

quạ, bịt mắt đập niêu, diều hâu bắt gà

con, Kaiw (chạy vượt điểm)…

Bên cạnh đó, một hoạt động mới

“Trải nghiệm khoa học qua đồ chơi dân

gian” sẽ góp phần mang đến nhiều điều

bổ ích, lý thú, giúp các em nhỏ có

những trải nghiệm, phát huy trí tưởng

tượng, sáng tạo qua việc làm diều, tàu

thủy sắt tây hay tìm hiểu về sự nổi và áp

suất không khí...

Thiên Thanh https://giaoducthoidai.vn

N

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 53

CÂU LẠC BỘ YOGA TÂM THÊ MỸ:

NƠI NUÔI DƯỠNG NIÊM ĐAM MÊ YOGA

Gần 10 năm qua, Câu lạc bộ

(CLB) Yoga Tâm thể mỹ (Tp. Phan

Rang-Tháp Chàm) là nơi rèn luyện

sức khỏe và thư giãn của các học

viên trong suốt quá trình tham gia

luyện tập, góp phần nâng cao phong

trào thể dục-thể thao tỉnh nhà.

Được biết đến như người

“khai phong” bộ môn Yoga trên địa

bàn tỉnh ta, chị Phan Thị Tường Vy,

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Yoga Tâm

thể mỹ chia sẻ: Nhận thấy yoga là

bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho

người tập, tôi mạnh dạn vào TP.Hồ

Chí Minh học tập. Với mong muốn

truyền tải lợi ích của môn học đến mọi

người, năm 2009 tôi mở phòng tập yoga

với tên gọi CLB Thể dục thẩm mỹ. Những

ngày đầu, phòng tập chỉ có khoảng 5-7 học

viên, nhưng đến nay CLB thu hút gần 200

người theo học. Nhằm giúp học viên thuận

lợi trong quá trình tập luyện, CLB bố trí 6

phòng tập với đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ,

tại các địa điểm: Phan Đình Phùng, Tháp

Chàm, Trung tâm Văn hóa Thể thao và

Truyền thanh Tp. Phan Rang-Tháp Chàm,

phường Mỹ Đông, Trung tâm Văn hóa tỉnh

và Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện

Ninh Hải. Hiện nay, CLB có 12 lớp học

được tổ chức vào các khung giờ 5-6 giờ,

17h-18 giờ và 18-19 giờ các ngày trong

tuần, trừ Chủ nhật, mức học phí từ

200.000–300.000 đồng/tháng.

Hàng ngày vảo khoảng 17 giờ, chúng

tôi có mặt tại phòng tập Yoga Trung tâm

Văn hóa tỉnh, mặc dù chưa đến giờ học,

nhưng đã có khá đông học viên ổn định vị

trí để bắt đầu buổi tập. Khác hẳn với sự sôi

động của các phòng thể dục thẩm mỹ,

trong căn phòng nhỏ ấm áp, tiếng nhạc nhẹ

nhàng, êm dịu giúp người tập thư giãn, dễ

dàng lắng nghe từng lời hướng dẫn của

giáo viên để luyện tập đúng tư thế cũng

như từng hơi thở. Sau khi khởi động, các

học viên được hướng dẫn một số động tác

Yoga cơ bản nhằm kéo căng cơ thể, ổn

định hệ xương sống, hướng đến sự dẻo dai,

kết hợp với luyện tập cách thở nhằm tạo sự

cân bằng cho tâm trí, tăng cường sức khỏe.

Theo những học viên, bộ môn này rất hiệu

quả cho sức khỏe tinh thần và cả thể chất

cho người luyện tập. Luyện tập yoga giúp

cơ thể khỏe mạnh thông qua các hoạt động

thể dục, các tư thế, cách hít thở và thư giãn

đầu óc. Tuy nhiên, để đạt kết quả mong

muốn, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của

người học. Chị Trương Thị Trúc, học viên

đang tham gia lớp Yoga tại Trung tâm Văn

hóa tỉnh, chia sẻ: Do tuổi cao tôi thường

xuyên mất ngủ và đau mỏi xương khớp.

Được sự giới thiệu của bạn bè, tôi đến đây

tập thử Yoga và cảm thấy phù hợp với

những người đã có tuổi, các động tác nhẹ

nhàng, thiên về tịnh tâm, giúp cơ thể dẻo

dai, tinh thần thoải mái. Từ ngày tập

Yoga, chứng đau nhức xương khớp của tôi

đã giảm rất nhiều, ngủ ngon hơn, cơ thể

dẻo dai, mạnh khỏe”. Không chỉ dành cho

người lớn tuổi, Yoga là môn thể thao an

toàn với hầu hết mọi lứa tuổi, thậm chí là

cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Luyện tập

Yoga đều đặn giúp cơ thể tăng sức bền, trở

nên khỏe mạnh hơn, luôn tràn đầy năng

lượng trong học tập và làm việc.

Các học viên CLB tham gia học yoga tại Trung tâm Văn hóa

tỉnh.

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 54

Nhằm nâng cao trình độ cũng như tạo

điều kiện giao lưu cho các học viên, CLB

thường xuyên tổ chức tham gia thi đấu tại

các giải thể thao khu vực. Đơn cử như năm

2017, CLB thành lập đoàn VĐV Yoga

Ninh Thuận đại diện đoàn thể thao Việt

Nam tham dự giải Vô địch Yoga Châu Á

lần thứ 7 tại Singapore với thành tích Huy

chương Đồng ở nội dung Yoga Artistic

đơn nữ và giải Tư, nội dung Yogasana

chuyên nghiệp. Nhân kỷ niệm 10 năm

thành lập, CLB tổ chức giải Yogasana Tâm

Thể Mỹ năm 2018, thu hút hơn 80 VĐV

trên địa bàn tỉnh tham gia. Từ năm 2016

đến nay, CLB tổ chức đồng diễn hưởng

ứng ngày Yoga Quốc tế 21-6, thu hút gần

500 người tham gia. Thường xuyên phối

hợp với Trung tâm huấn luyện và đào tạo

Yoga TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo

chuyên đề trị liệu cho hội viên CLB trên

địa bàn tỉnh; tuyển chọn một số học viên

có năng lực tham gia các khóa học Huấn

luyện viên Yoga... qua đó, góp phần đưa

phong trào tập luyện Yoga gần hơn với

cộng đồng.

Với những thành tích trên, vừa qua

CLB vinh dự nhận Bằng khen của Ủy ban

Olympic Việt Nam, Giấy khen của Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có nhiều

đóng góp cho sự phát triển phong trào thể

thao, Olympic Việt Nam năm 2018. Vượt

qua bước “khởi đầu” khá thành công, tin

rằng thời gian tới CLB Yoga Tâm thể mỹ

không ngừng vươn xa, góp phần nâng cao

phong trào thể dục-thể thao tỉnh nhà.

Mỹ Dung

http://www.baoninhthuan.com.vn

VẬN ĐỘNG VIÊN KA HOA DÀNH HUY CHƯƠNG VÀNG

NỘI DUNG THI ĐẤU ĐẨY TẠ NỮ

rong khuôn khổ thi đấu

Đại hội Thể thao toàn

quốc lần thứ VIII-năm

2018 đang diễn ra tại TP. Hà Nội,

ngày 27-11, ở nội dung thi đấu

môn Đẩy tạ nữ, VĐV Ka Hoa của

tỉnh ta đã dành Huy chương Vàng

với thành tích vô địch 14,48m.

Kỳ tích của VĐV Ka Hoa

được Ban tổ chức Đại hội công bố

phá 2 kỷ lục: Kỷ lục Quốc gia và

kỷ lục Đại hội Thể dục thể thao

toàn quốc. Đây là tấm Huy chương

Vàng lịch sử của thể thao Ninh Thuận,

bởi lần đầu tiên tỉnh có một VĐV giành

Huy chương Vàng trong thi đấu ở các

kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.

Với kết quả này, UBND tỉnh đã quyết

định thưởng “nóng” cho VĐV Ka Hoa

5 triệu đồng và HLV Bùi Thị Lệ 5 triệu

đồng. Đây là sự động viên, khích lệ kịp

thời thành tích xuất sắc của VĐV giành

được tại Đại hội, đồng thời tạo động lực

để tiếp tục phát huy kết quả đạt được,

có những đóng góp tích cực vào thể

thao của tỉnh trong thời gian tới. Được

biết, tham dự Đại hội lần này, đoàn thể

thao Ninh Thuận gồm có 50 VĐV,

HLV. Đoàn sẽ tham gia thi đấu tranh tài

ở 5 nội dung: Taekwondo, điền kinh;

Vovinam, quần vợt và Futsal (bóng đá

trong nhà).

Xuân Bính

http://www.baoninhthuan.com.vn

VĐV Ka Hoa (ở giữa) trên bục danh dự nhận Huy chương Vàng

Ảnh: Xuân Bính

T

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 55

NHIÊU DẤU ẤN THÊ DỤC THÊ THAO

au hơn 2 năm thực

hiện Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIII về công tác thể dục thể

thao (TDTT), phong trào TDTT

quần chúng phát triển mạnh mẽ,

các môn thể thao trên địa bàn tỉnh

cũng phát triển khá phong phú và

đa dạng, cơ bản đã phủ kín hết địa

bàn. Hầu hết mọi đối tượng, lứa

tuổi đều tham gia tập luyện

TDTT. Sự nghiệp TDTT đã có

những khởi sắc và tiến bộ, bước

đầu đáp ứng được nhu cầu và

nguyện vọng của đông đảo Nhân

dân trong tỉnh.

Bằng nhiều hình thức hoạt động

phong phú, phong trào TDTT quần chúng

tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong toàn

tỉnh, thu hút ngày càng đông số người

thường xuyên tham gia tập luyện; đáp

ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần

của Nhân dân. Toàn ngành tích cực đẩy

mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện

thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với

nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức ngày chạy

Olympic vì sức khoẻ toàn dân vào các

năm 2016, 2017, 2018 đạt kết quả 100%

xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đồng

loạt tổ chức. Các hoạt động TDTT quần

chúng diễn ra sôi nổi và phong phú. Bên

cạnh những môn thể thao hiện đại như

bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu

lông, tennit...được đông đảo người dân

lựa chọn, các môn thể thao dân tộc, trò

chơi dân gian cũng được tổ chức tại các

lễ hội truyền thống ở các địa phương,

thúc đẩy phong trào TDTT phát triển

rộng khắp toàn tỉnh. Việc phối hợp với

các ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh tổ

chức các giải thể thao tiếp tục được thực

hiện có hiệu quả. Nét nổi bật trong hoạt

động TDTT quần chúng những năm qua

là sự tăng nhanh về số lượng người tham

gia, trong tất cả đối tượng, lứa tuổi tham

gia và nhiều hình thức tập luyện TDTT tự

nguyện, tự giác. Góp phần tăng tỷ lệ dân

số tập luyện TDTT thường xuyên, năm

2015 đạt 25,8% đến 6 tháng đầu năm

2018 đạt 27,8% dân số trên toàn tỉnh

tham gia.

Đặc biệt ngành Văn hóa, Thể thao

và Du lịch (VHTT-DL) phối hợp tổ chức

thành công Giải Lướt ván diều KTA Tour

Châu Á năm 2016; Giải đua môtô địa

hình Mũi Dinh-Ninh Thuận năm 2016;

Hội trại truyền thống Thể thao-Thanh

niên năm 2016. Chỉ đạo, điều hành và

phối hợp tổ chức thành công, chất lượng

và hiệu quả Đại hội TDTT các cấp tỉnh

Ninh Thuận lần thứ VI năm 2017-2018,

hướng tới Đại hội TDTT toàn quốc năm

2018. Tổ chức lớp tập bơi, phòng chống

đuối nước cho giáo viên và học sinh trên

địa bàn toàn tỉnh; phối hợp thực hiện tốt

việc đón, đưa các đoàn đua, giải đấu do

Tổng cục TDTT tổ chức, đảm bảo trật tự,

an toàn. Tập trung tăng cường công tác

quản lý và phát triển các môn thể thao

biển, thể thao giải trí và thể thao mạo

hiểm nhằm quảng bá hình ảnh quê hương

Ninh Thuận, góp phần thu hút khách du

lịch trong và ngoài nước đến với Ninh

Thuận.

Màn biểu diễn võ thuật tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VI năm 1 .

S

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 56

Song song đó, lĩnh vực thể thao

thành tích cao từng bước phát triển trên

cơ sở hệ thống đào tạo, nhất là phát huy

có hiệu quả từ công tác đào tạo cơ sở.

Tiêu biểu là các đội tuyển thể thao tham

gia các giải thể thao cấp khu vực, quốc

gia và quốc tế đạt kết quả cao ở nhiều

môn trọng điểm. Năm 2016, đạt 39 huy

chương các loại (6 HCV, 16 HCB, 17

HCĐ); năm 2017 đạt 45 huy chương các

loại (Quốc gia: 5 HCV, 6 HCB, 14 HCĐ;

quốc tế mở rộng: 1 HCĐ; khu vực và mở

rộng: 6 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ; cụm thi

đua: 1 HCĐ; Hội thi: 1 HCB, 5 HCĐ).

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, đạt 40

huy chương các loại (Quốc gia: 2 HCV, 3

HCB; khu vực và mở rộng: 13 HCV, 11

HCB, 8 HCĐ; cụm thi đua: 3 HCB).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả

đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn

chế, đó là, đội ngũ cán bộ TDTT còn

thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ

chuyên môn. Hoạt động TDTT ở cơ sở

gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới

chất lượng phong trào. Mặc dù, bước đầu

công tác xã hội hóa cũng được huy động

về nguồn lực về vật chất nhưng về những

nguồn lực khác chưa được huy động để

phát triển mạnh mẽ hơn về thể thao thành

tích cao. Việc định hướng đưa các môn

thể thao vào trường học chưa cụ thể, chưa

xác định được môn thể thao thế mạnh của

trường để đầu tư hợp lý, đạt hiệu quả. Sự

phối hợp giữa các ngành trong việc phát

động phong trào chưa thật sự chặt chẽ và

hiệu quả; hoạt động của các liên đoàn,

hiệp hội, câu lạc bộ hiệu quả chưa cao.

Các khu sinh hoạt văn hóa, thể thao chưa

phát huy hết công suất hoạt động, hình

thức hoạt động chưa phong phú sức thu

hút mọi người đến tập luyện còn hạn chế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đã có sự

đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu

cầu tập luyện nhất là ở cấp huyện, thành

phố và xã, phường, thị trấn...

Ông Văn Công Hòa, Phó Giám đốc

Sở VHTT-DL, cho biết: Phát huy những

kết quả đạt được, trong thời gian tới,

ngành VHTT-DL tiếp tục đẩy mạnh cuộc

vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể

theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao chất

lượng hoạt động TDTT quần chúng ở các

địa phương và đơn vị. Đồng thời, quan

tâm bồi dưỡng, đào tạo VĐV thể thao

thành tích cao, phấn đấu hoàn thành cao

nhất các chỉ tiêu về TDTT mà Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra.

Theo đó, tập trung nâng cao thể chất

và chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng

yêu cầu phát triển KT-XH theo hướng

CNH, HĐH; từng bước xây dựng đội ngũ

HLV, VĐV chuyên nghiệp. Đầu tư cơ sở

vật chất, kỹ thuật TDTT hiện đại phù hợp

với huấn luyện thể thao thành tích cao.

Thành lập Hội, Liên đoàn ở các môn thể

thao góp phần cho công tác xã hội hóa

TDTT ở các môn Taekwondo, Yoga,

Golf; từng bước xây dựng đội ngũ HLV,

VĐV chuyên nghiệp. Xác định những

môn thể thao trọng điểm cho công tác

huấn luyện vừa phù hợp với điều kiện

kinh tế và truyền thống của tỉnh, vừa

nhanh chóng tiếp cận thành tích thể thao

toàn quốc và khu vực Đông Nam Á. Đầu

tư có trọng điểm ở một số môn thể thao

mũi nhọn đã được xác định như: Điền

kinh, Taekwondo, Vovinam. Tận dụng

mọi điều kiện gửi vận động viên tập huấn

tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao

quốc gia II-III. Mời HLV cao cấp về

huấn luyện một số môn như: Điền kinh,

Taekwondo, Vovinam… đồng thời tạo

điều kiện tốt nhất cho cán bộ, HLV học

tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên

môn trong nước và khu vực; huy động

các nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào lĩnh

vực TDTT.

Xuân Bính http://www.baoninhthuan.com.vn

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 57

NINH THUẬN NHẬP “CUỘC ĐUA” PHÁT TRIÊN

DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

hững năm gần đây,

Ninh Thuận đã thu

hút và triển khai

thành công nhiều dự án đầu tư,

đặc biệt trên lĩnh vực du lịch.

Theo định hướng 10 năm

tới, địa phương này sẽ phát triển

các “thiên đường nghỉ dưỡng”

dành cho du khách trong nước và

quốc tế...

Nằm trong cụm du lịch quốc

gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha

Trang - Phan Rang, với khí hậu

đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như

quanh năm không bị ảnh hưởng mưa

bão mà các nhà địa lý học ví như

“vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á”,

Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105

km, nằm trung tâm vùng nước trồi với

đa dạng chủng, loài hải sản, được

thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên

phong phú, đa dạng về sinh học và

nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi

biển Ninh Chử - Bình Sơn, Cà Ná,

Bình Tiên, vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái,

Vườn quốc gia Núi Chúa, Vườn quốc

gia Phước Bình, đồi cát Nam Cương,

đồi cát Mũi Dinh…

Hệ thống các tháp Chăm được

bảo tồn nguyên vẹn, được công nhận

di tích đặc biệt; quần thể tháp Po

Klong Garai nơi diễn ra Lễ hội Katê,

có sức hút không nhỏ đối với du khách

trong nước và quốc tế. Khí hậu nắng

ấm quanh năm cũng là một lợi thế tự

nhiên giúp Ninh Thuận phát triển

những loại cây trồng vật nuôi có năng

suất, chất lượng cao và trở thành đặc

sản của địa phương như măng tây

xanh, táo, tỏi, chăn nuôi dê, cừu; đặc

biệt cây Nho và ngành chế biến vang

nho, các sản phẩm từ nho phát triển,

đưa Ninh Thuận trở thành “thủ phủ”

của cây nho cả nước. Từ các lợi thế

trên, Ninh Thuận có rất nhiều tiềm

năng để phát triển du lịch. Thực tế

trong 05 năm gần đây, Du lịch Ninh

Thuận tăng trưởng liên tục về lượt

khách và doanh thu. Thường xuyên

thiếu phòng nghỉ vào các ngày cuối

tuần và dịp lễ, tết.

Theo Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận

đến năm 2020 do tư vấn nước ngoài

tập đoàn Monitor lập đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt, Ninh

Thuận định hướng phát triển kinh tế

theo mô hình kinh tế “xanh và sạch”,

ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực

có lợi thế cạnh tranh cao như năng

lượng tái tạo, du lịch nghỉ dưỡng cao

cấp, nông nghiệp công nghệ cao và

các ngành công nghiệp chế biến nông,

thủy sản...

N

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 58

Phát biểu tại “Hội nghị xúc tiến

quảng bá du lịch Ninh Thuận năm

2018” vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh

hôm nay (ngày 7/9), Chủ tịch UBND

tỉnh Ninh Thuận - Ông Lưu Xuân

Vĩnh cho biết: Để hiện thực hóa được

các mục tiêu và định hướng quy hoạch

phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh

Thuận tập trung ưu tiên kêu gọi các dự

án đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế

cạnh tranh, trong đó du lịch được ưu

tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng

trọng điểm phát triển như: Phía Bắc,

phía Nam và Trung tâm thành phố

Phan Rang - Tháp Chàm. Qua đó,

vùng trọng điểm này sẽ hình thành hệ

thống khách sạn tại khu vực bãi biển

Bình Sơn, trung tâm du thương mại,

các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ

dưỡng, lưu trú.

Ngoài ra, các khu du lịch nghỉ

dưỡng cao cấp ven biển cũng hình

thành; các dịch vụ du lịch chuyên đề

như du lịch kết hợp đua mô tô địa hình

trên cát, các môn thể thao biển như dù

lượn, lướt ván diều, trải nghiệm hoạt

động nông nghiệp (thu hoạch nho, táo,

làm muối, trồng tỏi...) để thu hút

khách du lịch trong nước và quốc tế.

Sắp tới, Ninh Thuận sẽ triển khai

nhiều dự án đầu tư, đặc biệt trên lĩnh

vực du lịch. Đây là sự phát triển tất

yếu của thị trường, bởi tiềm năng du

lịch của Ninh Thuận được đánh giá là

“kho vàng trên cát” trong ngành

“Công nghiệp không khói” của Việt

Nam. Với nhiều nỗ lực, trong những

năm qua, du lịch Ninh Thuận đã có

bước chuyển tích cực, lượng du khách

trong và ngoài nước đến tham quan,

nghỉ dưỡng tăng đều qua các năm.

Theo nhận định của các chuyên gia,

trong 10 năm tới Ninh Thuận sẽ trở

thành điểm đến hấp dẫn, là một trong

những “thiên đường nghỉ dưỡng” của

Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2017 Ninh

Thuận hiện chỉ có tổng cộng 1.500

phòng khách sạn trong đó chỉ có

khoảng 500 phòng đạt chuẩn, chưa đủ

đáp ứng nhu cầu thực tế của khách du

lịch hàng năm. Đặc biệt vào các dịp

cao điểm, tình trạng khan hiếm phòng

luôn xảy ra. Đây là điểm yếu của du

lịch Ninh Thuận, nhưng đây lại là cơ

hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài

nước.

http://kinhtedothi.vn

Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 1 5 km, nằm trung tâm vùng nước trồi với đa dạng chủng, loài hải sản, được thiên

nhiên ban tặng nguồn tài nguyên phong ph , đa dạng về sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 59

NINH THUẬN SẼ PHÁT TRIÊN DU LỊCH

CÓ CHIÊU SÂU, CHẤT LƯỢNG

ãnh đạo tỉnh Ninh

Thuận cho rằng,

du lịch tỉnh Ninh

Thuận sẽ không phát triển một

cách ồ ạt mà đi vào chiều sâu,

chất lượng. Đặc biệt, phải giữ

gìn, bảo tồn và phát huy

những cảnh quan thiên nhiên

hoang sơ, mộc mạc.

Ngày 7/9, tại TP.HCM,

UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ

chức Hội nghị xúc tiến quảng

bá du lịch Ninh Thuận với sự

tham gia của hơn 400 đại biểu là lãnh đạo

các bộ ngành, lãnh đạo một số tỉnh/thành

phía Nam và đại diện các tổ chức doanh

nghiệp lữ hành, nhà đầu tư.

Nhiều tiềm năng du lịch

Ninh Thuận là tỉnh được thiên nhiên

ban tặng nhiều phong cảnh sơn thủy hữu

tình, hoang sơ và thơ mộng đã tạo nét

duyên riêng. Đến thăm nơi đây du khách

có thể tham gia nhiều loại hình du lịch

như tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo

núi, săn bắn... Với chiều dài bờ biển 105

km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu

như bãi tắm Ninh Chữ, Cà Ná; một số bãi

và vịnh biển, đồi cát đang thu hút sự quan

tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch

như: Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh,

Nam Cương, Cà Ná…

Văn hóa các dân tộc cũng là một thế

mạnh về du lịch của tỉnh. Ở Ninh Thuận

có các công trình kiến trúc tháp Chăm

đầy bí ẩn trong cách xây dựng gắn với lễ

hội của người Chăm cùng nghệ thuật ca

múa nhạc dân gian đặc sắc trong tiếng

trống Ghi năng, tiếng đàn Baranưng, điệu

múa Apsara bên bếp lửa hồng; có làng

nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng gốm

Bàu Trúc với truyền thống lâu đời. Ở

miền núi, các dân tộc Raglai, Kơ-ho... có

nhiều lễ hội dân gian độc đáo như: lễ bỏ

mả, lễ ăn đầu lúa mới, có nghệ thuật dân

ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo như đánh

mả la, thổi khèn bầu, đàn đá, đàn Chapi.

Ở miền biển, ngư dân có các lễ cầu ngư,

hội đua thuyền, lắc thúng …

Số liệu thống kê cho thấy, trong

năm 2017, lượng khách tới Ninh Thuận

tăng 12%, doanh thu du lịch tăng 17,7%.

Tuy nhiên, hiện Ninh Thuận vẫn đang

gặp không ít khó khăn trong việc thu hút

các nhà đầu tư du lịch, dịch vụ. Tính đến

cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 325

dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng

nhận, quyết định chủ trương đầu tư và

chấp thuận địa điểm đầu tư, với tổng vốn

đăng ký khoảng 115.000 tỉ đồng, tập

trung các lĩnh vực phát triển du lịch, năng

lượng, sản xuất giống thủy sản, chế biến

nông thủy sản, khai thác, chế biến

khoáng sản. Trong đó, có 48 dự án đầu tư

về du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích

khoảng 1.800 ha, tổng vốn đầu tư gần

15.300 tỉ đồng.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Phó Bí thư

Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh

Thuận cho biết, Ninh Thuận sẽ phát triển

kinh tế theo mô hình xanh và sạch theo

Ninh Thuận được đánh giá có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

L

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 60

những nét đặc sắc, đặc thù của tỉnh. Bên

cạnh việc phát triển kinh tế biển, năng

lượng tái tạo thì tỉnh cũng sẽ tập trung

phát triển lĩnh vực du lịch, nông nghiệp

công nghệ cao theo những sản phẩm đặc

thù của tỉnh.

Theo ông Vĩnh, tỉnh sẽ tiếp tục cải

thiện môi trường đầu tư. Riêng du lịch,

đã có những chính sách, ưu đãi để phát

triển du lịch. Ninh Thuận sẵn sàng chào

đón, đồng hành cùng các doanh nghiệp,

các nhà đầu tư cũng như du khách trong,

ngoài nước đến khám phá, tận hưởng vẻ

đẹp của tỉnh.

C n nh ng dự án mang tính chất

“con sếu đ u đàn”

TS Trần Du Lịch cho rằng, cái thiếu

của du lịch Ninh Thuận hiện tại là thiếu

những công trình du lịch mang tính chất

“con sếu đầu đàn” để tạo điểm nhấn. Hi

vọng những dự án sắp triển khai trong

thời gian sắp tới tại Ninh Thuận sẽ sớm

nhanh chóng hoàn thành để thu hút khách

du lịch và các nhà đầu tư khác.

Tam giác Khánh Hòa – Ninh Thuận

– Đà Lạt (Lâm Đồng) là tam giác vùng

phát triển du lịch rất tốt. Nhưng hiện nay,

việc kết nối, giao thông còn hạn chế nên

tam giác này chưa khai thác được hết

tiềm năng. Do vậy, các các cơ quan cần

chủ động ngồi lại với nhau để tháo mắc

những khó khăn, vướng mắc để phát triển

được vùng du lịch này.

Theo ông Lịch, Ninh Thuận đi sau

về du lịch nhưng cũng có thuận lợi là

trách được những “vết xe đổ” của các

tỉnh/thành khác. TS Trần Du Lịch cho

rằng, Ninh Thuận tuyệt đối không nên

cho các doanh nghiệp chiếm bãi biển

không cho dân tới, hay việc tàn phá môi

trường. “Tỉnh cần quy hoạch, định hình

rõ ràng. Khi nhà đầu tư vào thì đã có quy

hoạch rõ ràng, chỗ này là phát triển du

lịch đẳng cấp, chỗ kia là đại trà. Chứ

không phải nhà đầu tư cứ có tiền là làm

gì cũng được. Tỉnh cần quy hoạch, chứ

không phải nhà đầu tư vẽ ra rồi tỉnh đi

theo là không phát triển được”, ông Lịch

nói.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ

tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết,

tiềm năng du lịch của Ninh Thuận rất lớn

nhưng không nên phát triển một cách vội

vàng, phải biết chọn lựa những dòng sản

phẩm du lịch độc đáo để phát triển. “Văn

hóa tạo ra điểm khác biệt của Ninh Thuận

đối với tất cả các vùng khác. Văn hóa

Chăm chắc chắn không nơi nào sánh

được với Ninh Thuận. Do đó, hãy phát

triển văn hóa Chăm trở thành sản phẩm

du lịch văn hóa độc đáo nhất của Ninh

Thuận”, ông Bình nói.

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, du lịch

Ninh Thuận sẽ không phát triển một cách

ồ ạt mà đi vào chiều sâu, chất lượng. Đặc

biệt, phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy

những giá trị thiên nhiên ban tặng cho nơi

đây.

Theo ông Bình, Ninh Thuận là vùng

đất đầy nắng gió nhưng tạo ra được

những giá trị khác biệt, nếu được khai

thác tốt, tạo ra được những sản phẩm đặc

thù thì sẽ tạo ra được một sản phẩm du

lịch cạnh tranh, thu hút khách. Con người

Ninh Thuận rất thân thiện, khát vọng,

muốn hành động để hướng đến một

tương lai tốt đẹp.

“Ninh Thuận đang hành động mạnh

mẽ để cải thiện đầu tư kinh doanh, trong

đó có đầu tư kinh doanh du lịch. Nhưng

muốn phát triển du lịch thì Ninh Thuận

không thể đơn phương, đứng riêng một

mình để phát triển du lịch được mà phải

liên kết với các tỉnh, liên kết vùng với

nhau. Trong đó có một yếu tố không thể

thiếu là sự tham gia của người dân”, Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nói.

Đình Hưng

http://phunuvietnam.vn

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 61

NINH THUẬN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

XUC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH

gày 7/9, tại

khách sạn

New World

Saigon, UBND tỉnh Ninh

Thuận đã tổ chức hội

nghị xúc tiến quảng bá

du lịch Ninh Thuận năm

2018.

Theo UBND tỉnh

Ninh Thuận, tỉnh ưu tiên

các dự án đầu tư du lịch

như du lịch biển, du lịch

sinh thái, du lịch văn hóa

và dịch vụ phục vụ du

lịch; hình thành các khu

du lịch trọng điểm của cả nước với các

loại hình du lịch độc đáo, tạo ra sự

khác biệt, có tính cạnh tranh cao, chất

lượng dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng.

Từ đó, UBND tỉnh xây dựng Ninh

Thuận trở thành một trong những vị trí

chiến lược trong bản đồ du lịch của cả

nước và khu vực.

UBND tỉnh cho biết Ninh Thuận

thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư

được hưởng các ưu đãi đầu tư cao nhất

cả nước. Tỉnh cũng chủ trương dành

các ưu đãi cao nhất trong khung quy

định của Chính phủ và vận dụng tối đa

các hỗ trợ cao nhất cho nhà đầu tư khi

thực hiện dự án trên địa bàn.

Được biết trong những năm qua,

tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chương

trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh

tế - xã hội từ nguồn lực của tỉnh và hỗ

trợ từ trung ương. Tình hình kinh tế-

xã hội của tỉnh có bước chuyển dịch

tích cực, đặc biệt hoạt động du lịch

phát triển rõ nét. Năm 2017, lượng

khách tới Ninh Thuận tăng 12%,

doanh thu du lịch tăng 17,7%.

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh

có 325 dự án được cấp giấy chứng

nhận, quyết định chủ trương đầu tư và

chấp thuận địa điểm đầu tư với tổng

vốn đăng ký khoảng 115.000 tỷ đồng.

Các dự án tập trung vào các lĩnh vực

như: phát triển du lịch, năng lượng,

sản xuất giống thủy sản. Trong đó, có

48 dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn

tỉnh, diện tích khoảng 1.800ha, tổng

vốn đầu tư gần 15.300 tỷ đồng (riêng

dự án Ecopark 4.700 tỷ đồng).

Lê Nguyễn

http://vietnamfinance.vn

Hội nghị thu h t 35 – 4 đại biểu tham dự, bao gồm lãnh đạo các bộ,

ngành, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp lữ hành và các nhà đầu tư.

N

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 62

“SAY” CÙNG NƯỚC NON NINH THUẬN

ừa đặt chân đến TP

Phan Rang-Tháp

Chàm, tôi bất chợt

nhớ tới lời người bạn: “Phan Rang

à, nơi đây “gió thì như phang,

nắng thì như rang đấy”. Chữ

“phan” bị đọc chệch đi thành chữ

“phang”, nghĩa là gió mạnh như

“phang” vào mặt người. Còn nắng

nóng thì như “rang” thân thể

người trên “chảo lửa”.

Mới 10 giờ mà thành phố Phan

Rang-Tháp Chàm bắt đầu hầm hập

nóng. Vào đầu giờ chiều, da mặt, da

chân, da tay cảm giác như sắp bị “tróc

vảy” bởi những những hơi nóng khô rát.

Không gặp mùa gió cát nên tôi không

cảm nhận được gió quất như “phang”

vào mặt, song nắng nóng bủa vây tứ

phía như muốn hút từng “tế bào” nước

li ti từ đường tơ kẽ tóc của mình.

Anh Nguyễn Quang Hồng Văn,

cán bộ công tác ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Ninh Thuận là người sinh ra và lớn lên

tại TP Phan Rang-Tháp Chàm. Mấy

ngày ở Ninh Thuận, nhờ có anh Hồng

Văn đi cùng, trò chuyện mà tôi biết

thêm nhiều thông tin về mảnh đất này.

Hồng Văn cho tôi hay, nói đến Ninh

Thuận là nói đến vùng đất đầy nắng và

gió. Vì Ninh Thuận nằm ở vùng đất

cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy

núi đâm ra Biển Đông, có địa hình thấp

dần từ tây bắc xuống đông nam. Do

được bao bọc bởi ba mặt núi với ba

dạng địa hình (núi, đồi gò bán sơn địa

và đồng bằng ven biển), trong đó đồi

núi chiếm hơn 63% diện tích lãnh thổ,

nên Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới xa

van đến cận hoang mạc với đặc trưng

khô nóng, gió nhiều, bốc hơn mạnh.

Thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành

hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa),

trong đó mùa khô kéo dài tới 9 tháng

(từ tháng 12 năm trước đến đầu tháng 9

năm sau), chiếm 75% tổng thời gian

trong năm.

“Khí hậu có vẻ hơi “bất công” với

người dân Ninh Thuận, nhưng từ trong

gian khó của thiên nhiên, đảng bộ,

chính quyền và nhân dân địa phương đã

tìm thấy cơ hội phát triển bằng việc lựa

chọn những cây trồng, vật nuôi thích

hợp và giờ đây trở thành đặc sản, nổi

tiếng khắp cả nước”. Sau khi chia sẻ

như vậy, ông Nguyễn Minh Trứ,

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh

Thuận cho tôi biết: Cây nho có mặt trên

đất Ninh Thuận từ đầu những năm 60

của thế kỷ trước và đến nay trở thành

một trong những cây trồng, sản phẩm

chủ lực của địa phương. Với vị ngọt

đậm đà, thanh khiết, nho Ninh Thuận

được người tiêu dùng cả nước ưa

chuộng và được xuất khẩu sang nhiều

nước trên thế giới. Cùng với cây nho,

sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận cũng nổi

tiếng cả nước. Với tổng đàn khoảng

860.000 con, cừu Ninh Thuận được

chăn thả tự nhiên, tự kiếm thức ăn thiên

nhiên là các loại cỏ, lá cây nên thịt cừu

ở đây có hương vị đặc trưng, hàm lượng

dinh dưỡng cao, tỷ lệ mỡ thấp, thích

Một góc vịnh Vĩnh Hy.

V

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 63

hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Tháng 10-2017, thịt cừu Ninh Thuận

chính thức được gắn chỉ dẫn địa lý và

trở thành một loại thực phẩm sạch ngày

càng thu hút người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Minh Trứ chia sẻ

thêm, là “thủ phủ” của cây nho và con

cừu, nên những năm gần đây, Ninh

Thuận trở thành điểm đến không thể bỏ

qua đối với nhiều du khách. Vì khi đi

tham quan những vườn nho và trang trại

chăn nuôi cừu, du khách có cơ hội trực

tiếp cùng người nông dân tìm hiểu,

tham gia cách chăm sóc, thu hái nho và

chăn nuôi, chế biến thực phẩm cừu, từ

đó được thưởng thức những sản phẩm

“khoái khẩu” này.

Không chỉ có đặc sản nho, thịt cừu

hấp dẫn các thực khách khi đến mảnh

đất nắng gió, du khách đến Ninh Thuận

còn dễ “say lòng” bởi những di sản,

thắng cảnh độc đáo, như: Quần thể tháp

Chàm Po Klong Garai ở TP Phan Rang-

Tháp Chàm, tháp Po Rome ở huyện

Ninh Phước... Đây là những công trình

kiến trúc cổ của người Chăm Pa, nơi

lưu dấu ấn văn hóa của nền văn hóa

Chăm Pa vàng son một thuở. Với bờ

biển dài 105km, dù Ninh Thuận không

có những bãi biển rộng rài như hai tỉnh

“hàng xóm” là Nha Trang (Khánh Hòa)

và Phan Thiết (Bình Thuận), nhưng nơi

đây cũng có những bãi biển trong xanh,

cát mịn, sóng vỗ rì rào đủ làm du khách

thỏa thích, như các bãi tắm: Bình Tiên,

Ninh Chữ, Bình Sơn, Cà Ná… Đặc biệt,

Ninh Thuận đang sở hữu một trong

những vịnh đẹp nhất Việt Nam-vịnh

Vĩnh Hy.

Tôi đến Vĩnh Hy vào một buổi

sáng mùa thu. Chiếc xe con đưa chúng

tôi từ TP Phan Rang-Tháp Chàm đến

danh thắng Vĩnh Hy chưa đầy một giờ

đồng hồ. Con đường càng đến gần vịnh

Vĩnh Hy, khí hậu càng trở nên trong

lành và cái nắng cũng bớt chói chang

hơn bởi một màu xanh ngút ngàn của

Vườn quốc gia Núi Chúa. Nằm trên địa

bàn xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, vịnh

Vĩnh Hy có ba mặt đông-tây-bắc là núi

bao quanh, mặt phía đông nam là vịnh.

Khoảng 8 giờ sáng, vịnh Vĩnh Hy hiện

lên trước mắt tôi như bức tranh thủy

mặc quyến rũ. Nhìn quang cảnh trời

trong vắt, nước trong xanh, những hòn

đá nhấp nhô trên mặt nước, núi đồi bạt

ngàn màu xanh bao quanh, một người

bạn tôi ở TP Hồ Chí Minh đi cùng

chuyến du ngoạn này, ví von vịnh Vĩnh

Hy chẳng khác nào là một “đảo Jeju của

Hàn Quốc” thu nhỏ ở Việt Nam. Ngồi

trên chiếc tàu du lịch dưới có đáy kính

trong suốt, tôi cùng hàng chục du khách

như bị “hớp hồn” khi được nhìn những

rạn đá san hô muôn hình vạn trạng dưới

đáy vịnh. Thăm vịnh Vĩnh Hy, được

nghe những câu chuyện cổ tích đậm sắc

màu huyền thoại, hay những câu chuyện

nửa thực nửa hư gắn với những địa

danh, như: Hang Rái, suối Lồ Ô, bãi Bà

Điên, bãi Đá Tròn… mới thật thú vị.

Những cái tên thoạt nghe đã thấy mộc

mạc, chất phác, nhưng lại là điểm nhấn

góp phần làm nên vẻ đẹp tuyệt mỹ của

danh thắng vịnh Vĩnh Hy.

Trưa đến, tàu du lịch trở lại cảng

neo đậu. Trong ánh nắng vàng hanh hao

và mặn mòi của biển, ngồi trong nhà

hàng bên bờ vịnh gió thổi nhè nhẹ, tôi

thưởng thức những món hải sản tươi

ngon mới được đánh bắt ngay tại lòng

vịnh Vĩnh Hy, như: Cá mú, cá hồng, cá

thu, tôm hùm, ghẹ, mực… Cùng nhâm

nhi vài ly bia lạnh, tôi cảm giác như

đang bồng bềnh trong “men say” giữa

đất trời, nước non Ninh Thuận.

Bài và ảnh: ANH THẢO http://www.qdnd.vn

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 64

XÓT XA KHU DU LỊCH NGHÌN TỶ BỎ HOANG

GIỮA BÃI BIÊN ĐẸP NHẤT TỈNH NINH THUẬN

ặc dù được đánh

giá là một trong

những "siêu dự

án" có quy mô nhất của tỉnh

Ninh Thuận, khơi sáng tiềm

năng du lịch cho tỉnh nghèo.

Thế nhưng, đến nay dự án Khu

du lịch Bình Tiên lại hoang tàn,

tiêu điều, khiến nhiều người dân

và du khách cảm thấy tiếc

nuối...

Siêu dự án dang dở

Nằm ở bờ biển đẹp nhất

tỉnh Ninh Thuận, Khu du lịch Bình Tiên

do Công ty CP Đầu tư và Du lịch Bình

Tiên làm chủ đầu là một trong những dự

án lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận về cả

quy mô lẫn tổng mức đầu tư của tỉnh

nhưng sau 13 năm kể từ ngày được cấp

phép đầu tư, dự án vẫn đang nằm đắp

chiếu.

Theo tìm hiểu của PV, cách đây 13

năm, vào tháng 08/2005, UBND tỉnh

Ninh Thuận cấp phép cho Công ty CP

Đầu tư và Du lịch Bình Tiên (Công ty

Bình Tiên) làm chủ đầu tư làm Khu du

lịch (KDL) Bình Tiên với tổng vốn 550

tỷ đồng. Sau đó, Công ty Bình Tiên đã

nâng mức đầu tư lên 2.579 tỷ đồng.

Tại thời điểm Công ty Bình Tiên

được chấp thuận chủ trương đầu tư, khu

du lịch này được xem là dự án trọng

điểm của Ninh Thuận. Dự án có quy mô

rất lớn, gồm nhiều hạng mục chính như

hệ thống khách sạn cao cấp 500 phòng,

Trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ

ngồi, 200 căn biệt thự và hàng loạt cơ

sở hạ tầng phục vụ vui chơi, giải trí

(bến du thuyền, sân golf, nhà thi đấu thể

thao)...

Theo tiến độ thực hiện, dự án khu

du lịch Bình Tiên sẽ khởi công và hoàn

thành trong 6 năm (từ năm 2005-2010).

Đến tháng 10/2009, UBND tỉnh Ninh

Thuận gia hạn tiến độ giai đoạn II, đến

tháng 9/2014 phải đưa toàn bộ dự án

vào hoạt động.

Cụ thể, để thực hiện dự án, UBND

tỉnh Ninh Thuận đã thu hồi hơn 190 ha

đất ven biển, trong đó có đất sản xuất,

đất ở của 72 hộ dân với lời hứa của nhà

đầu tư là “chỉ trong vài năm, khi khu du

lịch hình thành, đời sống của bà con sẽ

khá hơn nhờ các hoạt động kinh doanh,

dịch vụ...”.

Theo quyết định cấp phép đầu tư

dự án KDL Bình Tiên của UBND tỉnh

Ninh Thuận vào ngày 08/08/2005, mục

tiêu đầu tự dự án KDL Bình Tiên nhằm

khai thác nhưng lợi về thế cảnh quan

thiên nhiên trở thành KDL trọng điểm

của khu vực trong việc thu hút khách

trong và ngoài nước nhằm góp phần

Khu du lịch hàng nghìn tỷ nằm hoang vu cạnh bãi biển

đẹp nhất tỉnh Ninh Thuận.

M

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 65

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển

du lịch của tỉnh là phù hợp với quy

hoạch phát triển tổng thể của tỉnh.

Mặc dù được kỳ vọng sẽ trở thành

“thiên đường” nghỉ dưỡng hoành tráng

và khơi sáng tiềm năng du lịch cho tỉnh

nghèo nhưng sau 13 năm xây dựng và

trải qua 6 “đời” Chủ tịch tỉnh, dự án

Khu du lịch Bình Tiên hiện đã không

một bóng người thi công, hạ tầng nham

nhở, máy móc thực hiện dự án rỉ sét, vài

căn biệt thự chưa xây dựng xong phần

thô rêu phong bám đầy... lộ rõ cảnh

hoang vu, điêu tàn đến xót xa.

Theo báo cáo của Văn phòng phát

triển kinh tế Ninh Thuận (thuộc Sở Kế

hoạch và Đầu tư), đến thời điểm hiện

tại, về tiến độ triển khai dự án đối với

hạng mục khu tái định cư, diện tích 7,85

ha được khởi công xây dựng từ tháng

06/2007, hiện hoàn thành các hạng mục

hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư và bố

trí tái định cư cho các hộ dân nằm trong

vùng dự án, nhà quản lý thôn.

Đối với các hạng mục chính của

dự án, Công ty Bình Thiên đã triển khai

thi công một số hạng mục như san lấp

mặt bằng, kè chắn sóng, hệ thống hồ

chứa nước sân golf, nhà điều hành và

nhà ở cho chuyên gia; đang thi công

hạng mục bến du thuyền. Tuy nhiên,

tiến độ thi công khá chậm, một số hạng

mục chính theo nội dung Giấy chứng

nhận đăng ký đầu tư đã cấp trên diện

tích đất được giao chưa được triển khai.

Lãng hí nguồn tài nguyên

Cũng theo báo cáo, hiện nguyên

nhân chậm tiến độ được phía chủ đầu tư

cho rằng, quá trình bàn giao mặt bằng

có kéo dài, đến tháng 11/2011 mới hoàn

thành chi trả đền bù hộ dân cuối cùng

và hoàn thành GPMB phần diện tích đất

nông nghiệp và được bàn giao cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với

phần diện tích 40,3 ha do thực hiện thủ

tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

rừng Vườn Quốc gia Núi Chúa vẫn còn

một số hộ dân chưa thống nhất bàn giao

mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ

thực hiện dự án; khó khăn lớn nhất là

nguồn nước để phục vụ cho dự án trong

quá trình thi công và khi đi vào hoạt

động, đề nghị UBND tỉnh có hướng xử

lý để đảm bảo nguồn nước cấp cho dự

án.

Về quá trình rà soát dự án, trong

quá trình thực hiện dự án, UBND tỉnh

Ninh Thuận đã chỉ đạo các cơ quan hợp

tác chặt chẽ, tạo điều kiện để Công ty

Bình Tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện

dự án; đồng thời cũng đã có thông báo

về dự án vi phạm tiến độ thực hiện và

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có 02

văn bản thông báo đến nhà đầu tư về

việc vi phạm tiến độ thực hiện dự án.

Báo cáo của Văn phòng phát triển

kinh tế Ninh Thuận cũng cho biết, trên

cơ sở cam kết của chủ đầu tư, UBND

tỉnh đã chấp thuận cho chủ đầu tư giãn

tiến độ dự án (lần thứ 1) tại Thông báo

số 676/TN-VPUB ngày 04/5/2012, (lần

thứ 2) tại Thông báo số 696/TB-VPUB

ngày 23/4/2014. Sau đó, UBND tỉnh

cũng đã có Quyết định thành lập Đoàn

kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện

tình hình triển khai dự án và ban hành

Kết luận số 2947/KL-UBND ngày

25/7/2016 về việc kiểm tra toàn diện

việc thực hiện các quy định pháp luật

tại 05 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

(trong đó có dự án KDL Bình Tiên).

Theo kết quả kiểm tra, có 8/8 hạng

mục giai đoạn I chưa thực hiện đúng

thời gian cam kết, trong đó có 04/08

Văn hóa - thể thao - du lịch

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 66

hạng mục chưa triển khai. Công ty xác

nhận sau 10 năm thực hiện (2005-2015)

khối lượng công việc ước đạt 10% khối

lượng phải thực hiện của dự án vi phạm

Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đất đai

năm 2013.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Ninh Thuận cũng đã tổ chức

thanh tra về việc quản lý sử dụng đất tại

dự án. Theo kết luận thanh tra số

3120/KL-STNMT ngày 24/8/2016,

Công ty Bình Tiên đã chậm tiến độ sử

dụng đất 55 tháng tính từ ngày

01/01/2012. Đối với giai đoạn II vẫn

còn đang trong thời hạn tiến độ sử dụng

đất được cấp phép.

Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư

cũng đã tiến hành kiểm tra và ban hành

Kết luận số 3499/KL-SKHĐT ngày

28/11/2016 cho thấy Công ty Bình Tiên

triển khai thực hiện dự án chậm ở giai

đoạn I là 05 năm 8 tháng và giai đoạn II

là 02 năm 11 tháng; và chậm so với cam

kết tiến độ thực hiện sau khi được

UBND tỉnh Ninh Thuận đồng ý cho

giãn tiến độ thực hiện dự án.

Về nguyên nhân chậm tiến độ,

năm 2017 sau khi tiếp tục tổ chức kiểm

tra dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh

Thuận đã có Văn bản số 2662/SKHĐT-

EDO ngày 24/8/2017 báo cáo UBND

tỉnh cho biết vướng mắc lớn nhất của

dự án là nguồn nước cung cấp cho dự

án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh

Thuận, trước đây theo đề nghị của Công

ty Bình Tiên về đầu tư dự án cấp nước

suối Chà Là để cấp nước cho dự án

KDL Bình Tiên và được UBND tỉnh

đồng ý chủ trương vào năm 2006.

Tuy nhiên, dự án có ảnh hưởng

đến sinh thái môi trường khu vực; trên

cơ sở cuộc họp ngày 27/7/2010, Văn

phòng UBND tỉnh đã có Thông báo số

1007/TB-VPUB ngày 30/7/2010, Văn

bản số 1096/VPUB-XDCD ngày

16/8/2010 giao Công ty CP đầu tư xây

dựng và phát triển hạ tầng Thành Trung

đầu tư hệ thông cấp nước phục vụ nhu

cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu

chung cho các dự án du lịch Bình Tiên -

Vĩnh Hy, trong đó có dự án KDL Bình

Tiên; đồng thời giao Sở Xây dựng kiểm

tra, đôn đốc Công ty Thành Trung khẩn

trương hoàn thành dự án cấp nước.

Văn phòng phát triển kinh tế Ninh

Thuận cho biết, theo báo cáo của Sở

Xây dựng thì đến nay Công ty Thành

Trung đã hoàn thành đấu nối đường ống

chính đến hàng rào dự án KDL Bình

Tiên; đã thực hiện lấy mẫu nước xét

nghiệm theo quy định và được Trung

tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất

lượng 3 cung cấp phiếu kết quả thử

nghiệm. Hiện Công ty Thành Trung

đang triển khai các công việc tiếp theo

như công bố hợp chuẩn, hợp quy về

chất lượng nước, xây dựng phương án

giá tiêu thụ nước sạch để trình Sở Tài

chính thẩm định, phê duyệt phương án

giá nước theo quy định để ký hợp đồng

tiêu thụ nước sạch với các dự án du lịch

khu vực phía Bắc của tỉnh, trong đó có

dự án KDL Bình Tiên.

"Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư

đang chủ trì, phối hợp với các Sở ngành

rà soát toàn diện, báo cáo UBND tỉnh

hướng xử lý tiếp theo đối với dự án,

đảm bảo phù hợp với quy định của pháp

luật", báo cáo của Văn phòng phát triển

kinh tế Ninh Thuận nêu rõ.

Hậu L c - Anh Xuân

https://tuoitrethudo.com.vn

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 67

BÁC ÁI: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYÊN THÔNG,

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

à huyện miền núi còn

nhiều khó khăn, Bác

Ái luôn xác định công

tác dân số-kế hoạch hóa gia đình

(DS-KHHGĐ) là đòn bẩy phát

triển kinh tế-xã hội của địa

phương. Theo đó, thời gian qua,

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện

đẩy mạnh các hoạt động truyền

thông hướng tới mục tiêu thực hiện

gia đình ít con, khỏe mạnh, không

phân biệt giới tính,…từng bước

nâng cao chất lượng dân số.

Là nhiệm vụ “then chốt”

quyết định đến hiệu quả chương trình

mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ nên

công tác truyền thông luôn được các

cấp từ huyện đến cơ sở quan tâm đẩy

mạnh với nhiều nội dung, hình thức

phong phú. Huyện duy trì thực hiện mô

hình truyền thông nhóm tại địa bàn dân

cư, hướng đến đối tượng phụ nữ trong

độ tuổi sinh đẻ. Để nâng cao hiệu quả

tuyên truyền, các cấp cơ sở lồng ghép

phối hợp các hội đoàn thể, nhất là Hội

Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên

triển khai tuyên truyền nâng cao nhận

thức người dân về các vấn đề: tình trạng

mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm

sóc sức khỏe sinh sản; chăm sóc sức

khỏe người cao tuổi,... Ngoài ra, ngành

Dân số huyện còn phối hợp tuyên

truyền trên hệ thống truyền thanh, cấp

phát các tranh ảnh, tờ bướm tuyên

truyền về KHHGĐ. Để trang bị kiến

thức về SKSS cho các em vị thành niên,

Trung tâm DS-KHHGĐ huyện còn phối

hợp với các trường THCS, THPT lồng

ghép hoạt động tư vấn cho học sinh tại

các buổi học ngoại khóa giúp các em

hiểu rõ hơn về những vấn đề tâm sinh

lý, tình bạn, tình yêu tuổi vị thành niên,

thanh niên.. Từ đầu năm đến nay, huyện

thực hiện được 33 buổi nói chuyện

chuyên đề về tầm soát dị dạng, bệnh, tật

bẩm sinh, bình đẳng giới, chăm sóc

SKSS vị thành niên... thu hút trên 1.500

lượt người tham gia. Đồng thời ở cơ sở,

các lực lượng CTV tích cực rà soát,

theo dõi những cặp vợ chồng trong độ

tuổi sinh đẻ, đặc biệt chú trọng những

gia đình sinh con 1 bề, phụ nữ đang

mang thai chia sẻ, hướng dẫn cách làm

mẹ an toàn, cách sử dụng các biện pháp

tránh thai để chị em lựa chọn phù hợp.

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, giáo dục

chuyển đổi hành vi dưới nhiều hình

thức nên nhận thức của người dân về

DS - KHHGĐ ngày càng chuyển biến

tích cực...

Cùng với việc đẩy mạnh truyền

thông, giáo dục về thực hiện các chính

sách DS-KHHGĐ, Trung tâm DS-

KHHGĐ huyện đã triển khai các mô

hình, đề án nâng cao chất lượng dân số

như: “Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền

hôn nhân”, “Giảm thiểu mất cân bằng

giới tính khi sinh” “Chăm sóc sức khỏe

Cán bộ Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bác Ái nói chuyện

chuyên đề về “Mất cân bằng giới t nh khi sinh” cho phụ nữ

thôn Đồng Dày, xã Phước Trung.

L

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 68

người cao tuổi”...Trong đó, triển khai

chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận

động, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch

vụ CSSKSS-KHHGĐ tới các đối tượng

được ưu tiên. Từng bước củng cố, kiện

toàn bộ máy làm công tác Dân số -

KHHGĐ hoạt động hiệu quả, cơ sở vật

chất, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ

công tác DS - KHHGĐ được quan tâm

đầu tư, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp

thời các biện pháp tránh thai cho người

dân.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải

pháp nên các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ

những năm qua trên địa bàn huyện cơ

bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Từ đầu

năm đến nay, toàn huyện có trên 3.500

người mới sử dụng biện pháp tránh thai

hiện đại, đạt 107% kế hoạch. Trong đó,

các biện pháp tránh thai thuốc uống,

thuốc tiêm đều đạt trên 95%. Chất

lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ

cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người

sử dụng...

Bên cạnh những kết quả đạt được,

công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn

huyện cũng còn nhiều hạn chế, như: Tỷ

lệ sinh con thứ 3 tăng 3,5% so với cùng

kỳ năm 2017; tỷ lệ một số biện pháp

tránh thai, sàng lọc trước sinh và sơ sinh

còn thấp...Do thù lao thấp nên một số

cộng tác viên thiếu nhiệt tình, ảnh

hưởng đến hoạt động dân số; công tác

xã hội hóa các phương tiện tránh thai

thực hiện còn chậm, do mức sống dân

cư trên địa bàn chưa cao.

Anh Cù Đăng Hiếu, Phó Giám đốc

phụ trách Trung tâm DS-KHHGĐ

huyện Bác Ái cho biết: Để hoàn thành

mục tiêu duy trì tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên năm 2018 là 1,62%; tỷ lệ sinh

giảm 0,89%; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới

20,8%, thời gian tới Trung tâm DS-

KHHGĐ huyện tập trung truyền thông

nâng cao nhận thức người dân. Cụ thể là

không nên lựa chọn giới tính khi sinh

con, không sinh con thứ 3, đặc biệt tập

trung các xã có số người sinh con thứ 3

trở lên cao, đối tượng có con 1 bề, các

gia đình khá giả muốn sinh thêm con;

duy trì tốt hoạt động các nhóm truyền

thông tại cộng đồng, kịp thời tháo gỡ

những vướng mắc ở cơ sở, nâng cao

chất lượng dân số.

Mỹ Dung

http://www.baoninhthuan.com.vn

BHXH NINH THUẬN:

PHẤN ĐẤU 100% HSSV THAM GIA BHYT

ầu năm học mới, Bảo

hiểm xã hội (BHXH)

Ninh Thuận đẩy mạnh

công tác tuyên truyền, phổ biến

chính sách pháp luật về Bảo hiểm y

tế (BHYT) để vận động 100% học

sinh, sinh viên trên địa bàn tham gia

BHYT theo đúng kế hoạch.

BHYT nói chung, BHYT học

sinh, sinh viên (HSSV) nói riêng là Phấn đấu 1 % HSSV tham gia BHYT

Đ

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 69

một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn,

nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Đồng

thời nó cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhằm hướng tới công

bằng xã hội, công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã

hội cho mọi người dân.

Ông Nguyễn Mạnh Tú, Giám đốc BHXH Ninh Thuận, cho biết trong

những năm qua BHXH cùng phối hợp các sở, ban ngành, chính quyền địa

phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới trong hoạt động y

tế với mục tiêu chăm sóc sức khỏe của người dân, góp phần thực hiện an sinh xã

hội. Tính đến ngày 31.7.2018, tỉnh Ninh Thuận đã có 536.080/611.255 người

dân tham gia BHYT, đạt 87,7% dân số toàn tỉnh.

Trong năm học 2017-2018, ngoài số HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận

nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó

khăn, con em ngành quân đội, công an... được ngân sách nhà nước mua phát thẻ

BHYT thì có 62.282/71.933 HSSV tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 86,58%.

Theo quy định, mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Khi mua BHYT, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV đóng 70%

còn lại. HSSV có thể lựa chọn định kỳ đóng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12

tháng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng gia đình phụ huynh học sinh.

Về mức chi trả, nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến, HSSV được chi trả các

mức 80% - 95% - 100%, tùy từng mã thẻ. Nếu khám trái tuyến, mức chi trả là

40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 100% chi phí điều

trị nội, ngoại trú tại các bệnh viện tuyến huyện; được chi trả 60% chi phí điều trị

nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh đến ngày 31.12.2020.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tú, tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV còn thấp

(tính đến ngày 30.6.2018 đạt 86,58%) do phần lớn phụ huynh phải lo nhiều

khoản phí từ đầu năm học, trong khi đó thu nhập người dân ở một số vùng nông

thôn còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành chỉ tiêu 100%

HSSV tham gia BHYT, đầu năm học 2018 - 2019, BHXH Ninh Thuận tiếp tục

phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông tăng cường công tác

tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng đến việc cử cán bộ, viên

chức tuyên truyền trực tiếp tại trường học, phát tờ rơi, tờ gấp. Đẩy mạnh thực

hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng dẫn quy

trình, thủ tục cụ thể để các trường học triển khai BHYT HSSV được thuận lợi,

cấp thẻ BHYT đối với HSSV kịp thời, chính xác.

https://thanhnien.vn

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 70

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYÊN, VẬN ĐỘNG

HỌC SINH-SINH VIÊN THAM GIA BẢO HIÊM Y TẾ

ước vào năm học 2018-2019, để thực hiện được chỉ tiêu tỉnh giao:

100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT),

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT để vận động HSSV trên địa bàn

tham gia BHYT đạt kế hoạch đề ra.

Nhìn lại năm học 2017-2018, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung

ương, của tỉnh về công tác BHYT HSSV, BHXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với

các sở, ngành, địa phương nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban

hành các văn bản hướng dẫn liên ngành về công tác BHYT HSSV. Đồng thời,

phân cấp công tác này cho BHXH các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp

về phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học; chỉ đạo các cơ sở

giáo dục trực thuộc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật BHYT; đưa chỉ tiêu tỷ lệ

tham gia BHYT HSSV là một trong các tiêu chí thi đua đối với các nhà trường.

Trên cơ sở hướng dẫn của BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố đã xây

dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền

thanh ở các địa phương và trong các nhà trường. Cùng với đó, BHXH các

huyện, thành phố đã chủ động rà soát, đối chiếu và thực hiện việc in ấn, phát

hành thẻ kịp thời ngay sau khi nhận được danh sách HSSV tham gia từ các

trường học. Cơ quan BHXH nhanh chóng cấp thẻ BHYT và chuyển kinh phí

theo quy định để các trường thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho

các em theo đúng quy định.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, toàn tỉnh có 62.282/71.933 HSSV

tham gia BHYT, đạt 86,58% kế hoạch đề ra. Một số địa phương vào cuộc quyết

liệt, đạt chỉ tiêu rất cao như huyện Ninh Sơn, HSSV tham gia BHYT đạt 97,1%

(cao nhất cả tỉnh). Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ tham gia BHYT

HSSV còn thấp, tăng chậm (0,05% so cùng kỳ), chưa đạt chỉ tiêu giao. Đặc biệt

là các trường trực thuộc các sở có tỷ lệ tham gia rất thấp (76,68%) so với bình

quân chung toàn tỉnh. Theo lãnh đạo BHXH tỉnh, nguyên nhân chính do thu

nhập của một bộ phận người dân thấp; mức phí tham gia BHYT tăng hằng năm

đã ảnh hưởng đến việc vận động người dân tham gia BHYT; nhiều phụ huynh

chưa thật sự quan tâm đến việc tham gia BHYT cho con em mình; một số địa

phương chưa vào cuộc quyết liệt…

Ông Nguyễn Mạnh Tú, Giám đốc BHXH tỉnh, cho biết: Năm học 2018-

2019, tỉnh ta đề ra mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, để hoàn thành kế

hoạch đề ra, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính

quyền các cấp, sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương có liên quan, sự quan

tâm của toàn xã hội và phụ huynh HSSV.

B

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 71

Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành BHXH chủ động thực hiện tốt

công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo

công tác BHYT HSSV; phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan truyền thông

tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng đến

việc cử cán bộ, viên chức tuyên truyền trực tiếp tại trường học, phát tờ rơi, tờ

gấp… Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng

phục vụ đối tượng, hướng dẫn quy trình, thủ tục cụ thể để các trường triển khai

BHYT HSSV được thuận lợi, chuẩn bị mọi điều kiện để in, cấp thẻ BHYT đối

với HSSV kịp thời, chính xác.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT tăng cường công tác

tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, trước hết là

cha mẹ học sinh về BHYT cho HSSV, để phụ huynh nhận thấy được tính ưu

việt, quyền và lợi ích khi tham gia BHYT. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện BHYT HSSV tại các cơ sở giáo dục, qua đó nhân rộng cách làm

hiệu quả, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế. Hằng năm, tổ chức tổng kết,

khen thưởng kịp thời những, tập thể, cá nhân làm tốt; đồng thời phê bình những

đơn vị chưa thực hiện tốt BHYT HSSV. Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở

khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh BHYT cho HSSV.

Ông Nguyễn Mạnh Tú cho biết thêm: Hiện nay mức đóng BHYT đối với

HSSV được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, tuy nhiên mức 70% còn lại vẫn

còn khá cao (525.400 đồng/năm/HSSV), đặc biệt là đối với những HSSV sống

tại vùng nông thôn, vùng KT-XH còn khó khăn. Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh

xem xét hỗ trợ thêm 20% kinh phí cho HSSV tham gia BHYT để góp phần hoàn

thành chỉ tiêu 100% HSSV tham gia BHYT và đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Đồng thời đẩy mạnh, vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức

xã hội, tích cực tham gia hỗ trợ mua và tặng thẻ BHYT cho những người có

hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT. Các

cơ quan truyền thông cần thường xuyên phối hợp với ngành BHXH trong việc

phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT nói chung và BHYT

HSSV trên địa bàn, góp phần đẩy nhanh lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, hoàn

thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Theo quy định, mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở. Khi mua

BHYT, ngân sách nhà nước hỗ trợ 3 % mức đóng, HSSV đóng 7 % còn lại. HSSV có thể

lựa chọn định kỳ đóng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 tháng cho phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh từng gia đình phụ huynh học sinh.

Về mức chi trả, nếu đi khám chữa bệnh đ ng tuyến, HSSV được chi trả các mức

80% - 95% - 1 %, tùy từng mã thẻ. Nếu khám trái tuyến, mức chi trả là 4 % chi ph

điều trị nội tr tại bệnh viện tuyến trung ương; 1 % chi ph điều trị nội, ngoại tr tại

các bệnh viện tuyến huyện; được chi trả 6 % chi ph điều trị nội tr tại bệnh viện tuyến

tỉnh đến ngày 31-12-2020.

Bình An

http://www.baoninhthuan.com.vn

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 72

SỐ CA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI NINH THUẬN

TĂNG 88%, ĐA SỐ LÀ TRẺ DƯỚI 3 TUỔI

ến ngày 2/10, tỉnh Ninh

Thuận ghi nhận 643

trường hợp mắc bệnh tay

chân miệng (tăng 88% so với cùng kỳ

năm 2017) với 60 ổ bệnh, trong đó trẻ

mắc bệnh dưới 3 tuổi chiếm gần 85%.

Trước nguy cơ gia tăng bệnh tay,

chân, miệng ở trẻ em trong thời điểm

giao mùa, ngành y tế tỉnh Ninh Thuận

đang chủ động triển khai nhiều biện

pháp để phòng chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm

soát bệnh tật - Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận,

đến ngày 2/10, toàn tỉnh ghi nhận có

643 trường hợp mắc bệnh tay, chân,

miệng (tăng 88% so với cùng kỳ năm

2017) với 60 ổ bệnh, trong đó trẻ mắc

bệnh dưới 3 tuổi chiếm gần 85%. Cả

7/7 huyện, thành phố đều có trường hợp

mắc bệnh tay, chân, miệng. Các mẫu

bệnh phẩm gửi phân lập vi rút tại Viện

Pasteur Nha Trang phát hiện 2 trường

hợp dương tính với Enterovirus 71

(EV71) là chủng có độc lực cao dễ gây

biến chứng nặng và tử vong.

Ông Nguyễn Nhị Linh - Phó Giám

đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh

tật tỉnh Ninh Thuận cho biết: Để chủ

động phòng chống bệnh, chế thấp nhất

số trường hợp mắc, không để bệnh dịch

bùng phát, lan rộng và kéo dài, ngành y

tế Ninh Thuận phối hợp cùng các ngành

chức năng tổ chức nhiều đợt kiểm tra,

xử lý kịp thời 60 ổ bệnh; thực hiện xử

lý triệt để, giám sát chặt chẽ những ổ

dịch bệnh cũ không để bùng phát trở lại,

nhất là những khu vực có đông trẻ em.

Các cơ sở y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số

thuốc, hóa chất, vật tư y tế để kịp thời

cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

Đặc biệt ngành y tế phối hợp với

ngành giáo dục tăng cường tuyên

truyền, nâng cao nhận thức về các biện

pháp, kỹ năng phòng chống bệnh tay,

chân, miệng tại trường học, nhất là các

trường mẫu giáo, nhà trẻ thực hiện khử

khuẩn theo đúng hướng dẫn; tổ chức vệ

sinh môi trường, rửa tay thường xuyên

bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt sàn

nhà, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ

chơi, dụng cụ học tập bằng các chất tẩy

rửa, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Các

cơ sở giáo dục, hộ gia đình cung cấp đủ

nước sạch, thực hiện ăn chín, uống sôi

cho trẻ để phòng chống dịch bệnh.

Cùng với đó ngành y tế tăng cường

giám sát, nhằm phát hiện sớm các

trường hợp nghi mắc bệnh tại tất cả các

bệnh viện và ở cộng đồng; chuẩn bị cơ

sở sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị,

hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong

do bệnh tay chân miệng gây ra; đẩy

mạnh tuyên truyền về các biện pháp

phòng, chống bệnh tay, chân, miệng tới

từng hộ gia đình, đặc biệt là các bà mẹ,

người chăm sóc trẻ, giáo viên các

trường học.

Tin, ảnh: Nguyễn Thành (TTXVN)

https://baotintuc.vn

Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Đ

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 73

SỚM TRIÊN KHAI TIÊM VẮC XIN “5 TRONG 1”

CHO TRẺ EM

iện nay nhiều điểm tiêm

chủng trên địa bàn tỉnh ta

đã hết vắc xin Quinvaxem

“5 trong 1”, phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho

gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng

não mủ cho trẻ em trong chương trình

tiêm chủng mở rộng miễn phí. Do chưa

có vắc xin thay thế để tiêm phòng cho trẻ

em khiến nhiều phụ huynh tại các địa

phương rất lo lắng.

Chị Mạc Thanh Thúy, ở khu phố 2,

phường Đài Sơn (Tp. Phan Rang-Tháp

Chàm) có con 2 tháng tuổi cho biết, theo

lịch, ngày 3-10 là ngày tiêm mũi thứ nhất

vắc xin “5 trong 1” phòng bệnh cho con,

nhưng hôm nay chị ra Trạm Y tế phường

Đài Sơn hỏi thì được nhân viên y tế cho

biết vắc xin loại này đã hết và không biết

khi nào mới có lại, khiến chị vô cùng lo

lắng. Theo gợi ý của một số người, chị đã

đưa con đi tiêm vắc xin dịch vụ thay thế

(Pentaxim và Infanrix Hexa) với giá

840.000 đồng/mũi tiêm. Tuy nhiên, đây là

số tiền không nhỏ đối với thu nhập của gia

đình và để phòng bệnh hiệu quả phải tiêm

đủ 3 mũi liên tiếp trong 3 tháng.

Tương tự, chị Trượng Thị Thu Thoa,

ở khu phố 7, thị trấn Phước Dân (Ninh

Phước) đưa con gái đến Trạm Y tế thị trấn

Phước Dân để tiêm phòng vắc xin “5 trong

1” theo lịch trong Chương trình tiêm chủng

mở rộng. Tại đây, chị được thông báo vắc

xin này đã không còn từ gần 2 tháng nay.

Cùng cảnh ngộ với chị, nhiều phụ huynh

khác dù có con đến lịch tiêm nhưng do vắc

xin không còn nên đành phải quay về.

Đại diện lãnh đạo Trạm Y tế thị trấn

Phước Dân cho biết: Trạm đã hết vắc xin

“5 trong 1” để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ

2 tháng đến dưới 1 năm tuổi, nhưng chưa

biết đến khi nào mới được cấp vắc xin mới.

Với địa bàn đông dân cư, số trẻ em trong

độ tuổi tiêm chủng trên 400 em đã có

không ít trường hợp phụ huynh mang con

đến Trạm nhưng không có vắc xin phải về

với tâm lý lo lắng và tỏ vẻ không hài lòng.

Một số trường hợp đã tới Trung tâm Kiểm

soát bệnh tật tỉnh để tiêm vắc vin dịch vụ,

chấp nhận chi phí khá cao. Đối với những

trường hợp chưa được tiêm vắc xin, Trạm

đã giải thích để người dân biết, yên tâm

chờ đợi, khi có vắc xin mới sẽ thông báo

cụ thể cho từng hộ gia đình có con trong độ

tuổi, đồng thời cung cấp số điện thoại của

Trạm để gia đình tiện liên hệ biết rõ lịch

tiêm khi có vắc xin, hạn chế tình trạng

mang con nhỏ đi lại nhiều lần bất tiện và

mất thời gian.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

tỉnh, hiện số lượng vắc xin Quinvaxem do

Hàn Quốc sản xuất để tiêm chủng cho trẻ

em trên địa bàn toàn tỉnh đã hết hơn 1

tháng nay. Nguyên nhân do nhà sản xuất

đã ngưng sản xuất loại vắc xin này. Bộ Y

tế đã gửi công văn thông báo sẽ cung ứng

vắc xin tương tự để thay thế là vắc xin

Combe five do Ấn Độ sản xuất. Tuy nhiên,

hiện nay vẫn chưa được Bộ phân bổ về các

địa phương vì còn chờ kiểm định chất

lượng chặt chẽ, trước khi cho phép sử

dụng.

Trong khi chờ có vắc xin mới thay

thế, ngành Y tế khuyến cáo đối với các phụ

Phụ huynh đưa trẻ đến tiêm chủng tại Trạm Y tế

thị trấn Phước Dân (Ninh Phước).

H

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 74

huynh có trẻ 2-4 tháng tuổi cần tuân thủ

theo lịch hẹn tiêm chủng lần sau của Trạm

y tế; khi cho trẻ đi tiêm chủng cần cung

cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên hệ để

giúp Trạm có thể thông báo cho phụ huynh

về lịch tiêm bù vắc xin ngay khi nhận được

vắc xin “5 trong 1” trở lại, nhằm đảm bảo

trẻ không bị mất mũi tiêm chủng phòng

bệnh. Nếu phụ huynh có điều kiện, trong

thời gian chờ vắc xin mới, có thể chích

ngừa thay thế bằng vắc xin dịch vụ

(Pentaxim và Infanrix Hexa) tại các cơ sở

tiêm chủng dịch vụ thay thế vắc xin của

chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ông Nguyễn Nhị Linh, Giám đốc

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế tỉnh

cho biết: Thiếu vắc xin “5 trong 1” hiện là

tình hình chung của cả nước chứ không

riêng tỉnh ta. Hiện nay, địa phương đang

kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương triển khai

việc cấp vắc xin thay thế để kịp thời tổ

chức tiêm chủng cho trẻ em trong thời gian

sớm nhất. Dự kiến trong tháng sau sẽ có

vắc xin cấp về các địa phương. Việc chờ

tiêm phòng vắc xin “5 trong 1” tuy có trễ 1

thời gian, nhưng khi tiêm đủ liều vẫn phát

huy tốt hiệu quả phòng bệnh. Trường hợp

các cháu đã tiêm vắc xin Quinvaxem, nay

tiêm nhắc lại bằng vắc xin mới này vẫn

đảm bảo không ảnh hưởng, do đó phụ

huynh hết sức yên tâm. Phụ huynh có con

nhỏ cần cung cấp thông tin cho cơ sở y tế

gần nhất, đăng ký nhận thông báo qua tin

nhắn điện thoại từ dịch vụ của Viettel thay

cho việc gửi giấy mời đặt lịch tiêm chủng.

Khi có vắc xin, Sở Y tế sẽ thông báo rộng

rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để

mọi người được biết.

Anh Tuấn

http://www.baoninhthuan.com.vn

TRIÊN KHAI SỬ DỤNG

“SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ”

ừ tháng 10.2018 Sổ theo dõi sức khỏe

Bà mẹ và trẻ em (SKBMTE) được Bộ Y

tế triển khai tại 15 tỉnh, thành phố.

TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức

khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), cho biết đây là

cuốn sổ tổng hợp được dùng để theo dõi, tư vấn và

chăm sóc liên tục về sức khỏe bà mẹ trẻ em. Đối

với bà mẹ, việc theo dõi - chăm sóc bắt đầu từ khi

mang thai cho đến khi sinh đẻ và 6 tuần sau đẻ.

Đối với trẻ, theo dõi từ khi ở trong bụng mẹ, chăm

sóc sau đẻ, trong giai đoạn sơ sinh, theo dõi -

chăm sóc sự phát triển thể chất, tinh thần đến 6

tuổi. Cuốn sổ còn ghi chép đầy đủ những thông tin

liên quan đến sức khỏe bà mẹ trong thời gian mang thai và trẻ em. Việc theo dõi Sổ

SKBMTE giúp cho việc theo dõi phát hiện các nguy cơ, bệnh tật, tai biến sản khoa, các

dị tật bất thường bào thai, các dấu hiệu bất thường của trẻ nhỏ,… để có hướng xử lý kịp

thời, góp phần giảm tử vong cho cả mẹ và bé.

Trong các tháng 10 - 11.2018 với sự hỗ trợ của EU, Bộ Y tế sẽ tập huấn triển khai

thực hiện Sổ theo dõi SKBMTE tại 15 tỉnh: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng

Sơn, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên,

Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Giang, và An Giang. Ngoài ra, Bộ Y tế đang triển khai Sổ

theo dõi SKBMTR trên phiên bản điện tử sẽ triển khai trong thời gian tới trên toàn quốc.

https://thanhnien.vn

T

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 75

ẤM ÁP LỚP HỌC TÌNH THƯƠNG Ở CHÙA LONG CÁT

uốt 17 năm qua,

tuy còn gặp

nhiều khó khăn

về cơ sở vật chất như

phòng học, sách vở, …

nhưng với quyết tâm, chùa

Long Cát, xã Công Hải

(Thuận Bắc) là địa điểm hỗ

trợ thiện nguyện để giúp

con em đồng bào Raglai

nghèo ở đây xoá mù chữ;

cũng là nơi tạo hành trang

cho các em vững bước vào

đời, thực hiện hoài bão trong tương

lai.

Những ngày đầu thành lập lớp

học tình thương, Sư cô Thích Nữ Đức

Thịnh- Trụ trì chùa Long Cát đã

không quản ngại ngày đêm đến tận

nhà, lên tận nương rẫy để vận động

phụ huynh cho con em đến lớp; đồng

thời đến các trường tiểu học trong xã

mời các thầy, cô giáo tâm huyết, tận

tụy về dạy học cho các em.

Ông Đặng Đình Trọng, Trường

ban Hộ trị chùa Long Cát thổ lộ: “ Lớp

học chủ yếu mở ra giúp các em học

sinh vùng đồng bào Raglai nghèo

không có điều kiện đến trường, được

tiếp cận với con chữ. Trong lớp học,

có học sinh nghỉ một buổi, thì các

thành viên trong chùa sẽ đến nhà vận

động để ra lớp. Duy trì sĩ số, vận động

con em đồng bào bám lớp được coi là

nhiệm vụ chính của ban tổ chức lớp

học tình thương”. Ông Trọng cũng cho

hay, duy trì được lớp học này là có sự

đóng góp cả về tinh thần lẫn vật chất

của các tổ chức, các nhà hảo tâm. Từ

những đóng góp này, chùa sẽ may

quần áo, mua giày, dép mới để tặng

các em cũng như giúp đỡ về sách vở,

bút viết cho các em, tạo điều kiện cho

các em yên tâm bám lớp học tình

thương này.

Hầu hết giáo viên đứng lớp tại

lớp học tình thương ở chùa Long Cát

đều là giáo viên dạy chính ở Trường

Tiểu học Công Hải. Họ không những

truyền dạy kiến thức với các môn như:

Văn, Toán… theo chương trình của

ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn

đem từng con chữ đến với các em học

sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thầy

giáo Thiên Sanh Quảng, tâm sự: Đồng

bào ở đây khổ lắm. Tôi muốn việc học

sẽ làm thay đổi nhận thức của bậc phụ

huynh ở đây để thường xuyên cho con

em mình bám lớp và giúp các em có

cuộc sống tươi sáng hơn trong tương

lai.

Chị Katơr Thị Dung (28 tuổi), ở

thôn Suối Vang có 3 con đang theo

học tại lớp tình thương của chùa Long

Cát. Đứa con trai lớn của chị là Katơr

Các cô giáo tập viết cho các em nhỏ tại lớp học tình thương.

S

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 76

Huy đã 10 tuổi rồi và chỉ mới học đến

lớp 2. Chị Dung bộc bạch: Học lực

của Huy còn yếu, mình đưa con đến

lớp để các thầy giáo ở lớp học tình

thương phụ đạo thêm cho con mình

biết chữ nhiều hơn”.

Lớp học tình thương bắt đầu từ

17 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút vào

các ngày thứ Hai, Ba, Tư trong tuần.

Trước mỗi buổi học, chùa tổ chức bữa

ăn chiều để các em an tâm học tập.

Chúng tôi được biết, số lượng con em

đồng bào Raglai nghèo ở xã Công Hải

đến với lớp học tình thương tại chùa

Long Cát qua các năm học ngày càng

tăng. Năm học vừa qua, lớp học đã

tiếp nhận 163 học sinh từ lớp 1 đến

lớp 5. Riêng tuần lễ đầu của năm học

2018-2019 đã có trên 150 em ở các

thôn: Xóm Đèn, Suối Vang, Ba Hồ…,

đang theo học ở các lớp. Nhiều năm

qua, con em đồng bào Raglai nghèo

không bỏ học và sĩ số lớp học ngày

càng tăng đó cũng là nỗ lực của các

thành viên ở chùa Long Cát.

Ông Mai Duy Bàng, Chủ tịch

UBND xã Công Hải đánh giá: Trong

nhiều năm qua, chùa Long Cát là một

trong những nơi góp phần rất nhiều

trong công tác vận động con em đồng

bào đi học. Tin rằng, trong thời gian

tới, chùa Long Cát tiếp tục vận động

các mạnh thường quân, các nhà hảo

tâm hỗ trợ lớp học tình thương, từ đó

cùng với địa phương làm tốt công tác

xóa mù chữ cho con em đồng bào

Raglai nơi đây.

Phan Hiếu

http://www.baoninhthuan.com.vn

ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN BÌNH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH

LÀM VIỆC VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÊ TRIÊN KHAI

NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI 2018 - 2019

gày 25/9/2018,

đồng chí Lê Văn

Bình, Phó Chủ

tịch UBND tỉnh làm việc với

ngành Giáo dục về việc triển

khai thực hiện nhiệm vụ năm

học mới 2018 - 2019. Cùng

tham dự làm việc có lãnh đạo

các Sở, Ban, ngành, lãnh đạo

UBND và các Phòng Giáo dục

và Đào tạo các huyện, thành

phố.

Theo báo cáo, đầu năm học 2018

- 2019, ngành Giáo dục có 10.664 cán

bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm

nhận giảng dạy cho trên 140.300 học

sinh (HS) các cấp học học tập tại 328

cơ sở giáo dục. Trong đó, cấp học

mầm non có 27.018 HS, cấp TH có

Đồng chí Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

làm việc với ngành Giáo dục

N

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 77

57.734 HS, cấp THCS có 37.816 HS,

cấp THPT có 16.780 HS, GDTX có

1.043 học viên. Toàn ngành Giáo dục

huy động các nguồn lực xã hội đầu tư

xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm

thiết bị giảng dạy, sách giáo khoa cơ

bản đáp ứng nhu cầu học tập của HS.

Toàn tỉnh hiện có 97 trường/232

trường công lập đạt chuẩn quốc gia,

đạt tỷ lệ 41,8%.

Toàn ngành Giáo dục tập trung

triển khai thực hiện Nghị quyết 29-

NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo; triển khai nhiệm vụ

trọng tâm năm học mới 2018-2019;

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU

ngày 30/8/2017 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy; Chương trình hành động số

181-CTr/TU ngày 21/02/2018 của

Tỉnh ủy và Quyết định số 1940/QĐ-

UBND ngày 10/10/2017 của UBND

tỉnh về Đề án sắp xếp lại mạng lưới

trường lớp học và đội ngũ giáo viên

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên, cán bộ quản lý thực hiện đổi mới

căn bản toàn diện GD&ĐT. Nâng cao

chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt

môn học tiếng Anh ở các cấp học. Đẩy

mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học

và công tác quản lý giáo dục. Giao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối

với các cơ sở GD&ĐT. Huy động các

nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng cơ

sở trường lớp, thiết bị đáp ứng tốt nhu

cầu học tập của HS. Khó khăn hiện

nay là cơ sở trường lớp và thiết bị dạy

học các cấp còn thiếu so với yêu cầu

phát triển số lượng học sinh; toàn tỉnh

còn thiếu trên 300 giáo viên mầm non

và giáo viên bộ môn tiếng Anh, Tin

học cấp tiểu học,...

Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo

các Sở, ngành và địa phương, đồng chí

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Bình

cho rằng đây là cuộc họp nhằm giải

quyết những khó khăn, vướng mắc để

ngành Giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ

năm học mới 2018 - 2019; đánh giá

chất lượng giáo dục ổn định, bảo đảm

bền vững, giữ vững niềm tin đối với

cán bộ, nhân dân, phụ huynh học sinh;

đồng thời chỉ đạo các huyện, thành

phố căn cứ Chương trình hành động số

181-CTr/TU ngày 21/02/2018 của

Tỉnh ủy và Quyết định số 1940/QĐ-

UBND ngày 10/10/2017 của UBND

tỉnh để triển khai sắp xếp mạng lưới

trường học phải bảo đảm quyền lợi

của giáo viên và học sinh, không gây

xáo trộn trong hoạt động dạy và học.

Chủ động tham mưu cấp ủy, chính

quyền chuẩn bị các điều kiện thực hiện

lộ trình đổi mới sách giáo khoa giáo

dục phổ thông, đối với lớp 1 từ năm

học 2019 - 2020. Quan tâm tạo điều

kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên

được tham gia học tập lý luận chính

trị, quản lý nhà nước. Lãnh đạo các

ngành, các địa phương phối hợp chặt

chẽ với ngành Giáo dục tháo gỡ khó

khăn về bổ sung đội ngũ giáo viên,

xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết chế

độ chính sách cho giáo viên. Toàn

ngành Giáo dục quyết tâm phấn đấu

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học

2018 - 2019./.

Nguyễn Anh Minh

http://www.ninhthuan.gov.vn

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 78

ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN THƯỞNG DỰ KHAI GIẢNG

NĂM HỌC MỚI TẠI NINH THUẬN

áng 5/9, trong

không khí hân

hoan chào đón

năm học mới của cả nước,

đồng chí Võ Văn Thưởng-

Ủy viên Bộ Chính trị,

Trưởng ban Tuyên giáo

Trung Ương đã về dự khai

giảng năm học 2018-2019 và

chia vui với thầy trò Trường

THPT Dân tộc nội trú tỉnh

Ninh Thuận.

Cùng dự và chia vui

trong ngày khai giảng năm

học mới với thầy và trò nhà

trường còn ông Nguyễn Đức

Thanh- Bí Thư tỉnh ủy tỉnh

Ninh Thuận, ông Vũ Đình

Chuẩn- Vụ trưởng Vụ Giáo

dục trung học, đại diện lãnh

đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo

tỉnh Ninh Thuận, các sở ban

ngành trong tỉnh.

Được biết, Trường

THPT Dân tộc nội trú tỉnh

Ninh Thuận là loại hình

trường chuyên biệt cấp tỉnh, có nhiệm

vụ giáo dục học sinh cấp THPT, tổ

chức nuôi dạy, giáo dục học sinh dân

tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa,

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn, nhằm tạo nguồn đào tạo

cán bộ cho tỉnh nhà.

Hàng năm trường tuyển sinh và

đào tạo khoảng 280-290 học sinh dân

tộc trên toàn tỉnh, với chủ yếu là dân

tộc Raglay, Chăm, Dao và Nùng…

Năm học 2017-2018, tỉ lệ học sinh

khá, giỏi của trường đạt tỉ lệ 41,1%,

53,3% đạt trung bình và chỉ có 2,6%

học sinh học lực yếu. Đặc biệt, tỉ lệ

học sinh đậu tốt nghiệp THPT Quốc

gia đạt tỉ lệ 100% (với 84 em/84 em

đậu).

Anh Tú

https://giaoducthoidai.vn

Đồng ch Võ Văn Thưởng đến dự khai giảng trường THPT Dân tộc

nội trú tỉnh Ninh Thuận

S

Một tiết mục văn nghệ của học sinh nhà trường

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 79

NÂNG CAO NĂNG LỰC, KỸ NĂNG TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

gày 3/10, tỉnh Ninh

Thuận tổ chức tập

huấn, nâng cao năng

lực cho cán bộ quản lý và giáo

viên công tác ở các trường bán

trú, trường có triển khai mô hình

trường học mới tại 7 huyện,

thành phố về xây dựng bài học và

tổ chức các hoạt động dạy học

theo hình thức trải nghiệm sáng

tạo, gắn liền với thực tiễn cuộc

sống.

Tại đây, các học viên được trang bị

kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học phù

hợp với tình hình và điều kiện thực tế

của từng trường, từng địa phương; kế

hoạch, phương pháp tổ chức hoạt động

trải nghiệm sáng tạo gắn liền với thực

tiễn như: xây dựng câu lạc bộ, tổ chức

trò chơi, diễn đàn, tham quan, dã ngoại,

các hội thi/cuộc thi, hoạt động giao lưu,

hoạt động tình nguyện… để thu hút học

sinh tham gia hiệu quả.

Đây là điều kiện để học sinh phát

huy vai trò chủ thể, tính tích cực, tự

giác và hoạt động sáng tạo của bản

thân; chủ động tham gia vào tất cả các

khâu từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện

và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp

với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của

bản thân. Qua đó nhằm phát huy tính

sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi

trường khác nhau để học sinh được trải

nghiệm nhiều nhất; đồng thời để khởi

nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng

sáng tạo thành hiện thực, giúp các em

thể hiện hết khả năng và sức sáng tạo

của mình. Từ đó, hình thành và phát

triển cho các em những giá trị sống và

các năng lực cần thiết.

Ông Nguyễn Anh Linh, Phó Giám

đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh

Thuận cho biết, hoạt động trải nghiệm

sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất

quan trọng trong chương trình giáo dục

phổ thông mới. Do đó mỗi cán bộ quản

lý giáo dục và giáo viên làm công tác

giảng dạy phải có năng lực; thường

xuyên trao dồi kỹ năng; phải thực sự

linh hoạt, sáng tạo; xây dựng hiệu quả

kế hoạch hoạt động. Đặc biệt là cần có

sự gắn kết, lôi cuốn học sinh vào hoạt

động trải nghiệm, giúp các em có nhiều

cơ hội để trải nghiệm thực tế, vận dụng

những kiến thức học được áp dụng vào

thực tiễn. Từ đó hình thành năng lực

cũng như phát huy được tiềm năng sáng

tạo của mỗi em.

Dạy học theo hình thức trải

nghiệm sáng tạo, gắn liền với thực tiễn

cuộc sống là một trong những hoạt động

thuộc “Dự án học tập cho trẻ em tỉnh

Ninh Thuận”./.

C ng Th /TTXVN

http://www.tuyengiao.vn

N

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 80

NGƯỜI TÂM HUYẾT VỚI VIỆC “TẠO” CHỮ VIẾT

CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC RAGLAI

hiều năm qua, bà Mấu Thị Bích

Phanh, 70 tuổi, ở xã Phước Đại,

huyện Bác Ái (Ninh Thuận) miệt mài

nghiên cứu, áp dụng phương pháp mẫu tự

“La-tinh” hóa cách phát âm, cách viết,

cách đọc từ vựng tiếng nói của đồng bào

Ra Glai thành những ký hiệu chung cho

ngôn ngữ Raglai với mong muốn giúp cho

đồng bào có chữ viết riêng để học tập, giao

lưu văn hóa.

Tôi biết bà Mấu Thị Bích Phanh từ

những năm đầu thập niên 90. Mỗi lần đi

công tác về cơ sở, tôi thường ghé nhà bà

ăn cơm và nghe bà kể nhiều chuyện về văn

hóa, lịch sử…. của đồng bào Raglai ở Ninh

Thuận.

Năm lên 12 tuổi (1960), cô bé Phanh

được tổ chức đưa ra Hà Nội học tập tại

Trường Học sinh miền nam. Sau đó thi đỗ

vào ngành Bác sĩ Đa khoa của Trường đại

học Thái Nguyên, niên khóa 1970-1976.

Sau khi tốt nghiệp, chị Phanh trở về quê

nhà làm bác sĩ, lần lượt đảm nhiệm nhiều

chức vụ như: Phó Chủ tịch UBND huyện

Ninh Sơn kiêm Trưởng Phòng Y tế huyện.

Nhiệm kỳ 1987- 1992, chị Mấu Thị Bích

Phanh được bầu làm Đại biểu Quốc hội

khóa VIII.

Khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND

huyện, bà thường tâm sự, đồng bào Raglai

không có chữ viết riêng, mình (tôi) đang

dồn hết tâm huyết vào việc nghiên cứu để

“La-tinh” hóa các mẫu tự, “tạo” nên những

ký hiệu chung dùng làm chữ viết cho cộng

đồng mình. Bà Phanh bộc bạch: “Tôi nghĩ

rất đơn giản, các dân tộc thiểu số đều có

ngôn ngữ, tiếng nói riêng, nhưng có dân

tộc đã có chữ viết như dân tộc Chăm. Dân

tộc Raglai đã có ngôn ngữ từ lâu, văn hóa

độc đáo như điệu nhạc mã la, sử thi,…

cũng cần được giữ gìn, bảo tồn. Tuy nhiên,

những di sản văn hóa quý hiếm của cha

ông chỉ tồn tại trong trí nhớ của các nghệ

nhân. Nếu các nghệ nhân ấy chết đi thì tất

cả đều trở thành cát bụi. Do đó, cần có chữ

viết riêng để lưu giữ những nét văn hóa của

cộng đồng. Mình không sáng tác ra chữ

viết riêng cho dân tộc Raglai nhưng mà

“La-tinh” hóa để tạo những ký hiệu chung

cho ngôn ngữ, để họ dễ dàng hơn trong

việc giao lưu văn hóa”.

Bà Phanh kể thêm, năm 1969, khi

đang học lớp 10 tại Trường Học sinh miền

nam tại Hà Nội được sơ tán lên tỉnh Thái

Nguyên. Lúc đó, các anh chị công tác tại

Đài Tiếng nói Việt Nam đến nhờ mình

dịch và đọc một bài viết từ tiếng Việt sang

tiếng Raglai, thể hiện tình cảm học sinh

dân tộc thiểu số miền nam đang học tập tại

miền bắc được Đảng, Bác Hồ quan tâm

chăm lo rèn luyện, giáo dục. Sau lần đó,

mình đã có ý tưởng “tạo” chữ viết cho

đồng bào Raglai và lặng lẽ thực hiện cho

đến nay.

Cơ duyên tiếp thêm động lực cho bà

Mấu Thị Bích Phanh dồn hết tâm huyết để

tạo chữ viết dân tộc Raglai là, đầu năm

1993, bà được Đài Phát thanh và Truyền

hình Ninh Thuận mời làm cộng tác viên

biên dịch bản tin tiếng Việt ra tiếng Raglai

và trực tiếp đọc bản tin trên sóng phát

thanh, mỗi tháng bốn chương trình với thời

lượng 10 đến 15 phút/chương trình, nhằm

đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước và tình

Bà Mấu Thị B ch Phanh giới thiệu tài liệu biên soạn, được Sở

Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận

cùng Viện Từ điển học và Bách Khoa toàn thư Việt Nam thực

hiện để dạy cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc, miền n i.

N

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 81

hình thời sự địa phương đến với đồng bào

Raglai trên địa bàn tỉnh.

Cuối năm 2004, bà Phanh nghỉ hưu

và dành trọn quỹ thời gian cho công tác

nghiên cứu, sưu tầm tiếng nói Raglai và

biên dịch từ tiếng Raglai sang tiếng Việt bộ

sử thi Cakalang VangPơt - Cakalang

VangPơ. Bà biên soạn tài liệu và trực tiếp

giảng dạy tiếng Raglai cho năm lớp cán bộ

công an, hai lớp giáo viên (250 học viên)

đang công tác tại các xã miền núi, vùng

cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Nội dung tài liệu được thiết kế theo

nhóm chủ đề Đảng và Bác Hồ, gia đình,

dòng tộc, làng xã, thiên nhiên, môi trường,

văn hóa dân tộc, đất nước, con người, lao

động- sản xuất, khoa học và giáo dục,

chăm sóc sức khỏe, bảo vệ Tổ quốc. Hoàn

thành khóa học với thời lượng 450 tiết, học

viên có thể nghe hiểu và trao đổi với đồng

bào Raglai một số vấn đề phổ thông trong

cuộc sống. Ban Biên soạn cơ bản hoàn

thành tài liệu đang trình cấp thẩm quyền

phê duyệt, công bố kết hợp mở lớp bồi

dưỡng tiếng Raglai vào dịp kỷ niệm 58

năm Ngày Giải phóng huyện Bác Ái vào

cuối tháng 8-2018.

Theo ông Nguyễn Hải Liên, Nhà

Nghiên cứu Văn hóa dân gian Hội Văn

nghệ dân gian tỉnh Ninh Thuận, ngay từ

thời chống Mỹ, cứu nước đã có nhiều cán

bộ người Kinh, người Raglai nghiên cứu

chữ viết Raglai bằng cách “La-tinh” hóa

nhưng rồi đi vào quên lãng. Hiện tại, có chị

Phanh hay anh Chamalé Liếp là những

người có tâm huyết. Nhiều người công tác

trong ngành giáo dục cũng rất mong muốn

có chữ viết Raglai, bởi sống trong thời đại

khoa học - công nghệ 4.0 mà không có chữ

viết, sẽ khó bộc lộ, giới thiệu những khát

vọng, ý tưởng của mình về văn hóa dân

gian, tác phẩm văn học…. để cho các tộc

người khác trên toàn thế giới biết những

nét tinh hoa của một dân tộc là như thế

nào, trong đó văn hóa dân gian hàm chứa

sức mạnh, những giá trị tinh hoa về tinh

thần của một dân tộc. Không viết ra được

thì không ai biết, hiểu được cái gì mình

muốn thể hiện cả. Người Raglai cần có chữ

viết riêng.

Hiện tại, bà Mấu Thị Bích Phanh

đang nghiên cứu, đối chiếu tài liệu biên

soạn các câu giao tiếp phổ thông từ tiếng

Raglai sang mẫu tự La-tinh. Bà sử dụng bộ

tài liệu “Sách học tiếng Raglai” và “Từ

điển Việt - Raglai” do Sở Khoa học và

Công nghệ Ninh Thuận phối hợp Viện Từ

điển học và Bách Khoa toàn thư Việt Nam

thực hiện. Ngoài ra, bà còn tham chiếu tài

liệu “Bài học tiếng Raglai” do Viện

Chuyên khảo ngữ học miền Nam ấn hành,

góp phần cùng Phòng Giáo dục Dân tộc

(Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận) biên

soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai cho

cán bộ công tác ở các xã miền núi trên địa

bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Hải Liên, bộc bạch:

“Công trình nghiên cứu chữ viết Raglai

của chị Phanh là một công trình văn hóa

hết sức cần thiết cho sự phát triển của

người Raglai cũng như các tộc người khác

trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận và lợi cho

những Nhà nghiên cứu văn hóa như tôi có

thêm nhiều sưu tầm hay về văn hóa người

Raglai trong tương lai. Hy vọng công trình

nghiên cứu này sẽ thống nhất cách viết để

nhân rộng chữ viết Raglai đến những nơi

khác”.

Bà Mấu Thị Bích Phanh cho biết

thêm: “Mình (tôi) dành hết thời gian mỗi

ngày để nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung từ

vựng, lời hát ru, tục ngữ vào kho tàng tiếng

nói Raglai thêm phong phú. Ngôn ngữ

(tiếng nói) nào đồng bào Raglai có thì gìn

giữ đưa vào giao tiếp trong cộng đồng;

ngôn ngữ nào chưa có thì mượn tiếng Việt

để sử dụng. Với tình cảm thiết tha với tiếng

mẹ đẻ, mình mong muốn tiếng nói Raglai

được bảo tồn và ngày càng phát triển, góp

phần tạo nên sự phong phú trong đời sống

văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam.

Bài à ảnh: NGUYỄN TRUNG

http://nhandan.com.vn

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 82

NINH THUẬN CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA

CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

ở GD&ĐT Ninh Thuận

thông báo kết luận

thanh tra thực hiện các

quy định về thành lập, cấp phép

và hoạt động của trung tâm ngoại

ngữ trên địa bàn tỉnh.

Kết luận đã chỉ ra những tồn

tại trong quá trình quản lý, tổ

chức thực hiện hoạt động giáo dục

của các trung tâm và cơ sở ngoại

ngữ. Trong đó có việc xây dựng

các gói học phí cho các lớp còn định

tính, chưa có hồ sơ thể hiện việc xây

dựng, dự toán dựa trên định lượng về

số tiết, số học sinh và các chi phí đi

kèm để công khai với người học;

Một số cơ sở chưa xây dựng cơ

chế trả lương cho người lao động một

cách rõ ràng, cụ thể (chưa thống nhất

hợp đồng lao động và chi trả thực tế).

Nhiều trung tâm, cơ sở ký hợp đồng

với người lao động mới hoặc thay đổi

giáo viên, nhân sự nhưng chưa báo cáo

với Sở GD&ĐT; giáo viên giảng dạy

chưa có chứng chỉ sư phạm; xây dựng,

biên soạn chương trình chưa đúng với

đề án thành lập.

Các trung tâm, cơ sở chưa tiến

hành hoạt động điều tra, khảo sát nhu

cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn;

chưa sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

về tổ chức và hoạt động của trung tâm,

cơ sở ngoại ngữ để đánh giá kết quả,

điều chỉnh kế hoạch, giải pháp, đặc

biệt là phương pháp, phương tiện kỹ

thuật,... trong tổ chức dạy học, nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

dưỡng ngoại ngữ…

Trong thời kỳ thanh tra và đến

thời điểm tiến hành thanh tra

(21/9/2018), trên địa bàn tỉnh có

6 Trung tâm ngoại ngữ tư thục được

thành lập, cấp phép hoạt động, trong

đó có 2 Trung tâm được thành lập các

chi nhánh ngoài địa điểm chính và 11

cơ sở ngoại ngữ được công nhận, cấp

phép hoạt động.

Lậ Phương https://giaoducthoidai.vn

NINH THUẬN: NGHIÊM CẤM CƠ SỞ GIÁO DỤC

VẬN ĐỘNG THU TIÊN TRONG DỊP 20/11

ở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành văn bản đến các cơ sở giáo

dục trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nghiêm cấm các cơ sở giáo dục vận

động thu tiền của học sinh, giáo viên và phụ huynh dưới mọi hình thức

để tổ chức liên hoan tặng quà không đúng quy định và ảnh hưởng đến uy tín của

ngành.

Ảnh minh họa/internet

S

S

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 83

Để ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thực sự có ý nghĩa và giáo dục sâu sắc đối

với đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên, thầy cô giáo, học sinh sinh viên của

ngành giáo dục. Mới đây, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận đã ban hành văn bản đến

các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận về việc tổ chức ngày nhà giáo Việt

Nam 20/11.

Theo đó, Sở GD&ĐT Ninh Thuận nghiêm cấm các cơ sở giáo dục vận động

thu tiền của học sinh, giáo viên và phụ huynh dưới mọi hình thức để tổ chức liên

hoan tặng quà,… không đúng quy định và ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự, đảm

bảo an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, không để xảy ra tai nạn giao thông và

ngộ độc thực phẩm trong thời gian diễn ra các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày

nhà giáo Việt Nam 20/11.

Bên cạnh đó, các cơ sơ giáo dục tiếp

tục đẩy mạnh các phong trào thi đua trong

ngành, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 36

năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982

đến 20/11/2018.

Xây dựng và tổ chức đợt sinh hoạt

chính trị giáo dục truyền thống tốt đẹp của

ngành Giáo dục Việt Nam, động viên đội

ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động trong

toàn ngành giáo dục tiếp tục tu dưỡng, rèn

luyện, nâng cao phẩm chất năng lực, tăng

cường trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổ chức hoạt động tri ân thầy, cô giáo, với nhiều hình thức, đa dạng, phong

phú có ý nghĩa giáo dục gắn với các hoạt động cụ thể của học sinh, sinh viên. Đẩy

mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian,… thể hiện sụ kính trọng

sâu sắc, những tình cảm biết ơn thầy cô giáo.

Chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến sự

nghiệp giáo dục, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với nhà giáo có hoàn cảnh

khó khăn. Thủ trưởng các đơn vị phối hợp cùng các tổ chức, công đoàn thăm hỏi

các nhà giáo đã nghỉ hưu ở địa phương, nhà giáo ưu tú, nhà giáo thuộc đối tượng

chính sách, người có công,… động viên thầy cô giáo ổn định cuộc sống với tình

cảm kính trọng và lòng biết ơn

Ngoài ra, Sở GD&ĐT Ninh Thuận đề nghị việc kết hợp tổ chức tọa đàm nhân

kỷ niệm thành lập đơn vị gắn với tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam phải

đảm bảo nội dung thiết thực, ngắn gọn, tiết kiệm, không phô trương hình thức, phù

hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nhiệm vụ hoạt động của ngành và sát với hoạt

động dạy học của nhà trường.

Mạnh Tuấn https://giaoducthoidai.vn

Sở GD&ĐT Ninh Thuận nghiêm cấm cơ sở

giáo dục vận động thu tiền trong dịp /11

Y tế - giáo dục

Thông tin tư liệu Ninh Thuận số 4/2018 Trang 84

PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÊ VĂN BÌNH

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP BAN TỔ CHỨC HỘI THI

“TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT” NĂM 2018

gày 03/10/2018, tại Sở Tư

pháp, Ban Tổ chức Hội thi

“Tuổi trẻ học đường và

pháp luật” năm 2018 tổ chức cuộc họp

nghe báo cáo tình hình, kết quả triển

khai chuẩn bị tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ

học đường và pháp luật” năm 2018 (Hội

thi). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn

Bình - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ

biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì cuộc

họp.

Tại cuộc họp, đồng chí Giám đốc

Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Thường trực

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục

pháp luật tỉnh, Phó Trưởng ban Thường

trực Ban Tổ chức, Trưởng Ban Giám

khảo Hội thi báo cáo tình hình, kết quả

triển khai các công việc liên quan, công

tác chuẩn bị tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ học

đường và pháp luật” năm 2018.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Bình - Chủ

tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo

dục pháp luật tỉnh nhấn mạnh việc tổ

chức Hội thi nhằm tiếp tục khẳng định ý

nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật trong đời sống kinh tế - xã hội,

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa; tạo điểm nhấn để hưởng ứng

Ngày Pháp luật năm 2018; cụ thể hóa nội

dung Đề án đề cao trách nhiệm và từng

bước hình thành thói quen chủ động học

tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật

của cán bộ, công chức, viên chức và

Nhân dân trên địa bàn tỉnh; tạo sân chơi

tìm hiểu pháp luật cho tuổi trẻ, hình

thành và nâng cao nhận thức pháp luật, ý

thức chấp hành pháp luật cho các em học

sinh và Nhân dân địa phương… Việc tổ

chức Hội thi phải đảm bảo thiết thực,

hiệu quả, đúng quy định pháp luật, tạo sự

lan tỏa từ đối tượng học sinh sang các

tầng lớp khác trong xã hội, góp phần đẩy

mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Để việc tổ chức Hội thi đạt được

mục đích, yêu cầu đề ra; Phó Chủ tịch

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, cơ

quan, đơn vị liên quan, các huyện, thành

phố tăng cường, đẩy mạnh công tác

truyền thông về Hội thi, đảm bảo thông

tin, tuyên truyền rộng rãi đến các em học

sinh, cán bộ, công chức, viên chức, người

lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh;

các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát

lại các mặt công tác chuẩn bị Hội thi đảm

bảo yêu cầu kỹ lưỡng, chu đáo, nâng cao

tinh thần trách nhiệm, quyết tâm trong

việc tổ chức triển khai và tham gia Hội

thi; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện,

thành phố dành thời gian quan tâm chỉ

đạo, kiểm tra công tác chuẩn bị, tập luyện

của Đội dự thi thuộc địa phương mình;

xem đây là hoạt động thiết thực hưởng

ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

(09/11)…/.

Duy Minh http://www.ninhthuan.gov.vn

Họp Ban Tổ chức Hội thi “Tuổi trẻ học đường và pháp luật”

năm 2018

N