Ban tin so 1.pdf - UBND tỉnh Quảng Ninh

29
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Trịnh Đình Dũng QUYẾT ĐỊNH Công nhận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 20/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 8335/TTr-BNN-VPĐP ngày 01 tháng 12 năm 2020, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công nhận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Tiên Yên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, thành viên Ban chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. VĂN BẢN CHÍNH SÁCH 1 Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Transcript of Ban tin so 1.pdf - UBND tỉnh Quảng Ninh

KT. THỦ TƯỚNGPHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Trịnh Đình Dũng

QUYẾT ĐỊNH Công nhận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 20/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 8335/TTr-BNN-VPĐP ngày 01 tháng 12 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Tiên Yên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, thành viên Ban chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH

1Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

QUYẾT ĐỊNH Công nhận các xã thuộc thị xã Đông Triều

đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH QUẢNG NINH

Số: 3630/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ninh, ngày 21 tháng 9 năm 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 3923/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định tạm thời điều kiện, trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2018-2020.

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020 tại Tờ trình số 09/TTr-HĐTĐ ngày 19/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận các xã thuộc thị xã Đông Triều đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020, cụ thể:

1. Xã An Sinh đạt nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội nhất về sản xuất và thu nhập.

2. Xã Bình Khê đạt nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội nhất về sản xuất và thu nhập.

3. Xã Tân Việt đạt nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội nhất về cảnh quan môi trường.

4. Xã Yên Đức đạt nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội nhất về cảnh quan môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Các xã: An Sinh , Bình Khê , Tân Việt và Yên Đức được cấp Giấy công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 (Giấy chứng nhận được vận dụng theo mẫu số 23 quy định tại Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH

2 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Thắng

2. Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều tổ chức công bố các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương theo quy định; chỉ đạo các xã: An Sinh, Bình Khê, Tân Việt và Yên Đức duy trì và nâng chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới, Trưởng Ban Thi đua khen thưởng tỉnh; Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, Chủ tịch UBND các xã: An Sinh, Bình Khê, Tân Việt và Yên Đức; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

VĂN BẢN CHÍNH SÁCH

3Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH OCOP QUẢNG NINHTHÀNH THƯƠNG HIỆU MẠNH TRONG NƯỚC, KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

Chiều 6/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020 và chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Về phía tỉnh Quảng Ninh, có đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020 và chương

trình xây dựng NTM năm 2020 đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Qua 7 năm triển khai Chương trình OCOP, đặc biệt là việc thực hiện Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020 đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nhân dân, từ sản xuất lạc hậu tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 177 đơn vị kinh tế tham gia Chương trình OCOP với tổng số lao động trực tiếp trên 4.500 người và hàng vạn lao động gián tiếp hưởng lợi từ chương trình; đã có 456 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, có 236 sản phẩm đạt từ 3-5 sao, trên 90% sản phẩm OCOP được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020, tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Một số chỉ tiêu đạt được cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Đến nay, tỉnh đã

có 7/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 91/98 xã đạt chuẩn NTM; 30/98 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12/98 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020.

Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu rõ những thuận lợi trong quá trình thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, chỉ rõ những khó khăn, bài học kinh nghiệm; kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp phát triển trong giai đoạn tới…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ghi nhận, biểu dương cách làm sáng tạo, quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh trong triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã phường một sản phẩm” và chương trình xây dựng NTM. Quảng Ninh đã định hướng rõ lộ trình triển khai thực hiện, chú trọng vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm như: Tập trung triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao; nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

TIN HOẠT ĐỘNG

4 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

Đồng chí nhấn mạnh, Quảng Ninh cần tiếp tục nâng cao chất lượng các địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, nhất là đối với những tiêu chí chưa thực sự bền vững. Với các xã xây dựng NTM kiểu mẫu cần phải triển khai trên nền xã NTM nâng cao và phải chọn yếu tố mẫu để triển khai thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh cần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác nông thôn mới, nhất là ở các địa phương có sự biến động, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn lúng túng, hiệu quả chưa cao…

Đối với vấn đề phát triển sản phẩm OCOP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN nhấn mạnh: Triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là cách làm hiệu quả nhằm thay đổi tập quán sản xuất của nhân dân, tổ chức lại quy mô sản xuất hàng hóa từ nhỏ lên quy mô lớn. Hiện nay, cả nước có 3.500 sản phẩm OCOP thì tỉnh Quảng Ninh đã có trên 400 sản phẩm. Đồng chí đề nghị, Quảng Ninh cần tiếp tục nâng tầm chương trình OCOP tỉnh, chuyển từ lượng sang chất, phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng cao trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương, sức sáng tạo của người dân để tạo ra những sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, đạt 4 tiêu chuẩn cơ bản: Đảm bảo vùng nguyên liệu, phục vụ truy xuất nguồn gốc; ưu tiên sử dụng và nâng cao chất lượng lao động địa phương; sản phẩm có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và sản phẩm phải có chỉ dẫn địa lý.

Quảng Ninh cần tiếp tục đi đầu về chất lượng các sản phẩm OCOP, xây dựng và quản lý chương trình OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước cũng như trong khu vực, quốc tế.

Phát biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020 đã đạt được kết quả tốt, làm thay đổi căn bản tư duy nhận thức của người dân trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp, tạo được niềm tin và sự sáng tạo, thúc đẩy người dân mạnh dạn sản xuất hàng hóa nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm.

Mặc dù vậy, kết quả mới chỉ là bước đầu, trong thời gian tới, các cấp, các ngành chức năng, các chủ thể doanh nghiệp, HTX, hộ gia

Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng cho các tác giả đạt giải cuộc thi Ảnh đẹp và câu chuyện về sản phẩm OCOP.

đình... với khát vọng vươn lên cần cố gắng nỗ lực phát triển ổn định, bền vững. Trong đó, tập trung khắc phục ngay những hạn chế yếu kém trong xây dựng NTM và thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP); nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương nhất là những người đứng đầu; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phát huy nội lực của các chủ thể doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình… trong xây dựng chương trình, đề án.

Tại hội nghị, 28 tập thể, 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2017-2020 được trao bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, nhiều đơn vị, cá nhân được tôn vinh, trao giải trong cuộc thi "Tuyến đường thôn kiểu mẫu tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh" năm 2020 và cuộc thi Ảnh đẹp và câu chuyện về sản phẩm OCOP.

TRÚC LINH(BQN)

TIN HOẠT ĐỘNG

5Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN CẢ NƯỚC

Phấn đấu đến năm 2025, cấp tỉnh, cả nước có ít nhất 15

tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Cấp huyện, cả nước có 40% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có ít nhất 10% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Cấp xã, 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 99%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80%), trong đó có ít nhất 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã dưới 10 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về

Đồng chí Đặng Bá Bắc, Phó trưởng Ban XDNTM tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.

nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Cấp thôn, 80% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới áp dụng đối với cấp thôn theo quy định.

Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Các nội dung trọng tâm của Chương trình giai đoạn 2021-2025

Thứ nhất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn, theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị, từng bước bắt kịp tốc độ phát triển chung của vùng, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện; mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm cấp huyện, trong đó, chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện; chủ động giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thứ hai, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền

Tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

6 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

tế; thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả cao hơn; xây dựng vùng nguyên liệu nông sản tập trung quy mô lớn gắn với cấp mã vùng trồng, mã vạch sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (VietGap, GlobalGap) và truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp.

Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP truyền thống…

Quan tâm đến trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; phát triển các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, nhất là những loại đặc sản của vùng, miền, có giá trị kinh tế cao.

Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường khâu bảo quản và chế biến hàng nông sản; hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao

tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động.

Thứ ba, bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn

Phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý); thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư.

Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa, tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài. Đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng (làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải...).

Thứ tư, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn

Chú trọng nâng cao hơn chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn; bảo

tồn và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn; tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn và an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

Các nhóm giải pháp thực hiện Chương trình:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn;

Hai là, chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020 theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng tiếp tục sáp nhập các chương trình, dự án có cùng nội dung đầu tư, nội dung hỗ trợ trên địa bàn nông thôn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương triển

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

7Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

khai hiệu quả các nội dung của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực; ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở khung cơ chế, chính sách của Trung ương và điều kiện thực tế, các địa phương cần chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới: Nông thôn mới ven đô gắn với đô thị hoá; nông thôn mới gắn với du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái; nông thôn mới gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; nông thôn mới vùng khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn mới thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Bốn là, tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:

Thực hiện lồng ghép, thống nhất cơ chế đầu tư, hỗ trợ trên cùng địa bàn theo cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các đơn vị cấp huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và cấp xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Năm là, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông cho các tổ chức quốc tế hiểu rõ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy hợp tác phát triển. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo quốc tế trong và ngoài nước để tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của các nước và hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình; tranh thủ nguồn vốn ODA và vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các đối tác phát triển quốc tế để tăng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

Sáu là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, trong đó chú trọng quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình (bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác).

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

ĐẶNG BÁ BẮC(Nguồn: Tài liệu của Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2010-2020)

Chúng tôi đến thôn Khe Lánh 2 của xã Vô Ngại,

thăm 1 trong 2 “đại diện” của toàn huyện Bình Liêu tham gia vòng xét giải cấp tỉnh của cuộc thi “Tuyến đường thôn kiểu mẫu tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh” năm 2020. Đó là con đường trục chính, nối từ thôn, xuyên qua vạt rừng sản xuất ra tới quốc lộ 18C đã được thảm bê tông. Nay còn có hàng cây xanh trồng dọc theo lề đường tạo cảnh quan tươi mát. Đây chính là niềm vui lớn cho người dân địa phương khi việc đi lại trở nên thuận lợi cho nhân dân phát triển giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá thuận tiện hơn.

Ông Giáp Văn Ngôn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vô Ngại, chia sẻ: Tuyến đường này chỉ là 1 trong số nhiều công trình hạ tầng nông thôn được hoàn thiện trong thời gian qua, mà yếu tố quan trọng chính là huy động được sự ủng hộ trong nhân dân địa phương. Cụ thể là việc sẵn sàng đồng thuận hiến đất, bàn giao mặt bằng, góp cả trí tuệ để làm các công trình nhà văn hóa, đường giao thông, tự quản về vệ sinh môi trường và ANTT... Có thể nói, phong trào chung sức xây dựng NTM đã giúp nhân dân

Người dân xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, góp ngày công làm đường liên thôn trên địa bàn. Ảnh: Trần Thanh

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

8 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

Nhiệm vụ tham gia xây dựng NTM đã được MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong nhân dân, phát động phong trào thi đua rộng khắp, thực hiện tốt vai trò giám sát, phát huy hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân... Qua đó đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện cho các địa phương vùng nông thôn.

chuyển biến tích cực về nhận thức. Từ chủ động làm ăn hiệu quả, tăng thu nhập, đến việc tham gia nhiệt tình các hoạt động cộng đồng.

Ông Triệu Đình Sinh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bình Liêu, cho biết: Thời gian qua, MTTQ huyện rất chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể để đưa nội dung thi đua chung sức xây dựng NTM lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Đội ngũ cán bộ Mặt trận phát huy vai trò bám sát địa bàn theo phân công phụ trách, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để trở thành nhân tố giúp hình thành nếp sinh hoạt, lao động đổi mới, đẩy lùi lạc hậu.

Không chỉ riêng tại huyện vùng cao Bình Liêu, từ năm 2016 đến nay, nhiệm vụ tham

gia xây dựng NTM của MTTQ các cấp trong tỉnh được gắn liền với việc triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Cụ thể là thông qua công tác tuyên truyền, vận động, MTTQ đã liên tục cổ vũ tinh thần chủ động, ý thức trách nhiệm của đông đảo đoàn viên, hội viên, nhân dân, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi từ cơ sở. Như là việc hiến đất, góp công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn; giúp nhau vốn, giống, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh hiệu quả; giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống; tự quản về ANTT, VSMT tại khu dân cư...

Không chỉ là kênh tuyên truyền, xây dựng phong trào, MTTQ các cấp còn khẳng định vai trò tiếp nhận, tổng hợp tình hình dư luận nhân dân để phản ánh kịp thời tới cấp ủy, chính quyền giải quyết theo quy định. Đây là điều kiện quan trọng để góp phần phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, thể hiện được ý chí nguyện vọng và sự tham gia giám sát của người dân trong xây dựng NTM. Đồng thời cũng qua đó giúp tác động, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ, chính quyền cơ

Nông dân xã Hải Xuân (TP Móng Cái) xây dựng mô hình vườn cây ăn quả kết hợp điểm tham quan trải nghiệm sinh thái.

Tuyến đường NTM kiểu mẫu tại thôn Khe Lánh 2, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu.

Đoàn công tác MTTQ tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM của TX Quảng Yên, tháng 5/2020.

sở theo hướng ngày càng dân chủ; đảm bảo thành công cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh.

Vai trò của MTTQ trong quá trình các địa phương xây dựng NTM còn là nhiệm vụ chủ trì, tiến hành lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị công nhận xã, huyện đạt chuẩn NTM (theo Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

Kết quả xây dựng NTM của tỉnh những năm qua, đã khẳng định rõ vai trò của MTTQ tỉnh: Không chỉ là nòng cốt để hoàn thành nhiều chỉ tiêu, tiêu chí quan trọng, mà còn là cầu nối gắn kết ý Đảng - lòng dân trong triển khai chủ trương lớn.

HOÀNG GIANG(BQN)

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VỚI NHIỆM VỤXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

9Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Thành quả năm 2020

NÔNG THÔN MỚI - HÀNH TRÌNH MỚIChịu những tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19 song năm 2020, toàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả nổi bật trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Kết quả đó tiếp tục là nền tảng để Quảng Ninh vững vàng bước vào xây dựng NTM và giai đoạn tiếp theo.

định các nội dung. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo có sự thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ sở, địa phương, phân công nhiệm vụ rõ ràng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các địa phương đã kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai chương trình phù hợp với thực tế địa bàn.

Việc phân cấp đầu tư trong chương trình xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm. Năm 2020, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình NTM là 17.994 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh, huyện và xã là 408 tỷ đồng, ngân sách lồng ghép là 645 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách là 16.941 tỷ đồng.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình xây dựng NTM tiếp tục tăng cường, bài bản, thường xuyên. Năm qua, Ban Xây dựng NTM tỉnh đã kiểm tra, rà soát và xác nhận các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn vốn NTM; giám sát các sở, ban, ngành trong việc hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn NTM theo phân công của UBND tỉnh; đôn đốc giải ngân xây dựng NTM; đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.

Kết thúc năm 2020, toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. TX Quảng Yên và huyện Tiên Yên đã được công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Hiện, hai huyện Đầm Hà và Hải Hà đang lập hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 7 địa phương được công nhận hoàn thành xây dựng NTM.

Xây dựng NTM thực chất và bền vững

Tuyến đường thôn Sông Moóc B, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu được kiên cố tạo động lực phát triển cho người dân.

Mô hình chăn nuôi gà râu của gia đình anh Hoàng Văn Điện, thôn 4, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà cho hiệu quả kinh tế cao.

Công nhân Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đầm Hà chăm sóc cây dưa lưới.

Năm 2021, Quảng Ninh sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng NTM hiệu quả, thực chất và bền vững. Trong đó, phấn đấu có thêm ít nhất 6 xã đạt chuẩn NTM, không có xã dưới 17 tiêu chí; có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Tỉnh cũng đặt mục tiêu phát triển, thẩm định, công nhận thêm ít nhất 50 sản phẩm mới theo chu trình OCOP chuẩn, công nhận thêm 30-40 sản phẩm đạt từ 3-4 sao trở lên, trong đó 1-2 sản phẩm đạt 5 sao; phát triển thêm ít nhất 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, đảm bảo 85-90 sản phẩm được dán tem hoặc có mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc.

Để đạt mục tiêu, các cấp ủy, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo huy động hệ thống chính trị vào cuộc, làm đến đâu chắc đến đó, gắn trách

Thực hiện chương trình NTM, ngay từ đầu năm 2020, tỉnh đã đặt mục tiêu có thêm 8 xã, 1 huyện “về đích”, nâng tổng số thành 89/981 xã, 7/13 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; công nhận/chứng nhận thêm từ 30-40 sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao, trong đó ít nhất có 1-2 sản phẩm đạt 5 sao tại cuộc thi đánh giá xếp hạng cấp tỉnh.

Đồng thời, nâng mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt mức 45 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 1%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,3%; phấn đấu có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí điện, hệ thống thủy lợi, thông tin và truyền thông...

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Ban Xây dựng NTM đã tích cực tham mưu chỉ đạo đưa chương trình xây dựng NTM chuyển từ lượng sang chất; tập trung xây dựng NTM từ nhà ra ngõ, từ thôn lên xã, huyện. Ban cũng tham mưu thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xác định rõ hơn vai trò chủ thể của người dân trong việc bàn và quyết

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

10 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

nhiệm hoàn thành các tiêu chí được phân công với nhiệm vụ của ngành và địa phương. Các địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, gắn xây dựng NTM với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Năm 2021, tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa...; xây dựng NTM theo hướng phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đảm bảo khu vực nông thôn...

Đối với chương trình OCOP, tỉnh đẩy mạnh triển khai chương trình gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết, chú trọng tư vấn, hỗ trợ phát triển tổ chức, sản phẩm.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Năm 2021 là năm bản lề cho giai đoạn 2021-2025, có vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề vững chắc cho tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2024. Ban đề xuất tỉnh quan tâm bố trí đủ vốn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đồng thời, tăng kinh phí thực hiện năm 2021 lên 300 tỷ đồng để đảm bảo nhiệm vụ. Ban cũng đề nghị Trung ương sớm ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM theo các cấp, mức độ và nhóm tiêu chí linh hoạt với từng địa phương; ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng NTM đột phá cho từng vùng, sửa đổi quy định về thủ tục xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM phù hợp với thực tiễn, ban hành cơ chế riêng cho chương trình OCOP áp dụng toàn quốc.

CAO QUỲNH(BQN)

Một góc thôn Ngàn Chuồng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu hôm nay.

Nhà tiêu hợp vệ sinh của gia đình chị Lỷ Tài Múi (thôn Ngàn Chuồng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) đã di chuyển xa nơi ở.

GIẢI "BÀI TOÁN MÔI TRƯỜNG"TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚICó ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả phát triển kinh tế cũng như nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tuy nhiên môi trường vẫn là tiêu chí khó, dễ biến động, do ranh giới giữa đạt và chưa đạt chuẩn rất mong manh. Đây cũng là trăn trở của các nhà quản lý, bởi dù đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu, nhưng việc thực hiện tiêu chí này vẫn cần có những giải pháp mang tính bền vững hơn.

Đổi thay từ nhận thức của người dân

Trước đây, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường rất khó khăn. Cùng với cái nghèo, những hủ tục trong nếp sinh hoạt hàng ngày dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bà con nơi đây.

Gia đình chị Lỷ Tài Múi vốn là hộ khó khăn trong thôn. Dẫn chúng tôi tham quan ngôi nhà nằm sâu phía cuối đường, chị Múi chia sẻ: Trước kia, chúng tôi chỉ luôn mơ ước xây nhà mới khang trang, còn nhà vệ sinh thì chẳng ai nghĩ đến. Thế rồi, gia đình tôi may mắn được chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" hỗ trợ xây nhà ở và nhà tiêu hợp vệ sinh, được các chị em hội phụ nữ hướng dẫn dọn dẹp nhà cửa. Gia đình đã chuyển sang sử dụng nhà vệ sinh này trong sinh hoạt hàng ngày.

Thôn Ngàn Chuồng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu trước kia là một trong những địa phương như thế. Năm 2018, cả thôn có 53 hộ, không có hộ nào tự xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Thế nhưng, trở lại Ngàn Chuồng mới đây, chúng tôi ghi nhận 100% người dân trong thôn đã có nhà tiêu hợp vệ sinh, không còn chuồng trâu, chuồng lợn sát nhà. Chính sự vận động nhiệt tình, cũng như hỗ trợ tích cực của chính quyền và các tổ chức, đoàn thể đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân.

Còn tại Cô Tô, nơi huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, thay vì sử dụng túi nilon để mua sắm thực phẩm như trước, giờ đây các bà nội trợ đã dần hình thành thói quen dùng làn nhựa mỗi khi đi chợ.

Chị Lê Thị Hà, tiểu thương chợ Cô Tô, cho biết: Hàng ngày, hàng tuần, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên huyện đều ra tận chợ tuyên truyền, vận động chị em về việc hạn chế sử dụng túi

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

11Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

nilon. Giờ đây chúng tôi không đựng hàng vào túi nilon khi bán cho khách nữa, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được một khoản kha khá.

Người dân tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Vật liệu tập kết không đúng nơi quy định, bụi từ các công trình xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn.

Rõ ràng, nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng, tạo nên thành công trong việc thực hiện tiêu chí môi trường. Ở nhiều nơi, việc vệ sinh, cải tạo kênh mương, cống rãnh, ao hồ, quét dọn đường làng ngõ xóm, trồng cây, trồng hoa, cải tạo cảnh quan môi trường... đã không còn là việc phải làm, mà là việc cần làm. Chính bởi tinh thần tự nguyện và ý thức trách nhiệm vì cộng đồng cao, đã xuất hiện ngày càng nhiều tuyến đường nông thôn được trồng hoa, cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cần giải pháp bền vữngTheo đánh giá của Ban Chỉ

đạo xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, tại nhiều địa phương trong tỉnh, do xuất phát điểm về hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn trước khi triển khai xây dựng NTM rất thấp, các công trình bảo vệ môi trường hầu như chưa được đầu tư xây dựng, dẫn đến việc thực hiện chỉ tiêu chất thải, nước thải

được thu gom và xử lý theo quy định gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mật độ dân cư lại gia tăng liên tục.

Tại xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, mỗi ngày có 40-50 xe đẩy rác được chở đến lò đốt rác thủ công trên địa bàn. Công nhân ở đây cho biết, vào các đợt cao điểm dịp hè, lượng khách du lịch đông, mỗi ngày nơi đây phải xử lý khoảng 100 xe rác các loại. Trong khi đó, rác không được phân loại tại nguồn, lò đốt vận hành theo quy trình thủ công, những loại rác không thể đốt sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp. Theo thời gian, chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mạch nước ngầm trên địa bàn xã.

Không những thế, việc xây dựng các tuyến đường giao thông, cơ sở dịch vụ du lịch diễn ra khá sôi động khiến tình trạng tập kết vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định, cùng lượng bụi lớn phát sinh từ các công trình đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống nơi đây.

Ông Nguyễn Quang Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Quan Lạn, cho biết: Toàn xã hiện có trên 800 phòng nghỉ của nhiều khách sạn, homestay. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng cái khó của xã khi thực hiện tiêu chí môi trường chính là nước sạch và xử lý nước thải. Bởi trên địa bàn xã chưa có nước sạch, cũng như hệ thống xử lý nước thải. Người dân phải dùng nước giếng khoan, nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày.

Có thể thấy, cái được lớn nhất của việc thực hiện tiêu chí môi

Người dân thôn Tân Phong, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, dùng nước giếng khoan sinh hoạt hàng ngày.

trường trong xây dựng NTM thời gian qua chính là nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân ngày càng được nâng cao. Bảo vệ môi trường được coi là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Nhiều địa phương đã huy động tốt sự tham gia của các bên liên quan vào công tác bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của cộng đồng, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường. Điều này càng đặc biệt quan trọng ở khu vực miền núi, nhất là những xã, thôn vừa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Phụ nữ Bộ Chỉ huy BĐBP hỗ trợ vật dụng và hướng dẫn phụ nữ khó khăn ở xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu dọn dẹp nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, vẫn còn không ít địa phương, việc thực hiện tiêu chí môi trường vẫn chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân, thậm chí ở không ít xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dù đã đạt tiêu chí này, nhưng thiếu bền vững.

Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông. Cùng với đó, các địa phương tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tương ứng với tốc độ phát triển KT-XH. Có như vậy, việc thực hiện tiêu chí môi trường sẽ thực sự phát huy ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng NTM bền vững trên địa bàn.

HẰNG NGẦN(BQN)

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

12 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

TỪ VƯỜN MẪU ĐẾN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪUKinh nghiệm của nhiều địa phương trong triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) là lấy từng hộ gia đình làm trọng tâm, thống nhất cách làm từ trong nhà ra ngoài ngõ, làm từ dưới lên trên, bắt đầu từ xây dựng được vườn mẫu rồi sẽ có được thôn, xã kiểu mẫu. Như vậy, nhằm hình thành ý thức về vai trò chủ thể, chủ động của mỗi người dân vùng nông thôn trong thực hiện thành công nhiệm vụ chung.

tạo thành hàng rào xung quanh vườn; có hệ thống mương tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh; có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi phù hợp. Đồng thời sản phẩm từ vườn phải được chủ hộ cam kết với UBND xã về sản xuất an toàn theo quy định của Nhà nước; phải có 100% sản phẩm đủ điều kiện ATTP khi cung cấp ra thị trường. Với vườn có diện tích dưới 1.000m2

thì tổng thu nhập tối thiểu từ kinh tế vườn đạt ít nhất 20 triệu đồng/năm...

Như vậy, việc xây dựng vườn mẫu NTM sẽ giúp người dân nông thôn thay đổi nhận thức, hành động ngay từ những việc nhỏ nhất, như: Hình thành nền nếp lao động, sản xuất có khoa học, sử dụng quỹ đất sản xuất có hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao thu nhập; chú trọng hơn trong việc bài trí không gian sống xanh sạch, thoáng đãng, an toàn; ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường sống... Từ nền nếp trong mỗi gia đình sẽ trở thành nền nếp chung cho cả cộng đồng dân cư; một nếp nhà đẹp cũng góp

Những năm qua, Quảng Minh luôn là một trong những xã

đi đầu của huyện Hải Hà về xây dựng vườn mẫu, thôn kiểu mẫu. Bắt đầu từ năm 2017, với 20 hộ đăng ký thực hiện thành công, chỉ 1 năm sau, toàn xã đã triển khai thêm được 30 vườn mẫu trong khi vẫn tiếp tục rà soát đưa vào danh sách duyệt quy hoạch, hỗ trợ tư vấn về lộ trình cải tạo vườn cho gần 100 hộ.

Đến nay, toàn bộ những hộ đăng ký vẫn duy trì thực hiện tốt theo đúng yêu cầu vườn mẫu về trồng các loại cây, hoa theo quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường, có cả vòm cổng từ những cây rau quả, hoa dây leo... tạo cảnh quan vùng NTM. Riêng khu vực thôn 3, 4 của xã với hệ thống vườn đẹp, liền kề nhau đã trở thành địa điểm hấp dẫn du khách gần xa tới tham quan, trải nghiệm theo hình thức du lịch sinh thái. Hiệu quả kinh tế từ mô hình vườn mẫu đạt cao, trung bình mỗi năm cho doanh thu 100-150 triệu đồng/hộ, khiến ai cũng phấn khởi.

Cán bộ Hội Nông dân xã Quảng Minh (huyện Hải Hà) hỗ trợ người dân kỹ thuật trồng cây ăn quả trong vườn mẫu.

Không chỉ ở xã Quảng Minh mà tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng có những hộ dân biết sử dụng, phát huy tốt đất vườn, nhờ việc phấn đấu thực hiện các quy trình, tiêu chí xây dựng vườn mẫu. Bộ tiêu chí vườn đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 4807/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh.

Trong đó nêu rõ, một khu vườn đạt chuẩn phải có sơ đồ hoặc quy hoạch vườn hộ được UBND xã xác nhận; ứng dụng khoa học công nghệ vào ít nhất một trong các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến; khuyến khích trồng cây xanh

Nông dân xã An Sinh (TX Đông Triều) xây dựng vườn mẫu gắn với cây na, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Để hỗ trợ các hộ xây dựng vườn mẫu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018-2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (thuộc Sở NN&PTNT) đã thí điểm mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây na dai ở huyện Bình Liêu, giúp các hộ nâng cao thu nhập.Sau khi tiến hành khảo sát vào tháng 7/2019, Chi cục đã lựa chọn phương án phát triển cây na dai do phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng. Có 2 hộ có đủ điều kiện, đăng ký tham gia là: Hộ bà Trương Thị Dính ở thôn Co Nhan, xã Tình Húc; hộ ông Nình Văn Phúc ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động. Mức kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ là 25 triệu đồng. Đến nay 2 vườn na đang phát triển tốt. Xe

m ti

ếp tr

ang

20

Cổng vào được thiết kế đẹp của một khu vườn mẫu tại thôn 4, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà.

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

13Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Ở xã Quảng Lâm của huyện Đầm Hà, các phong trào

thi đua về đẩy lùi lạc hậu trong lao động, sản xuất để tăng thu nhập, xây dựng nếp sống mới... đang ngày càng nhân lên, phát triển sôi nổi. Đó là điều kiện quan trọng để xã vùng cao, khó khăn nhất huyện phát huy thành công nội lực, đạt đủ điều kiện hoàn thành Chương trình 135 vào cuối 2019; đến giữa năm 2020 lại tiếp tục “về đích” xây dựng xã NTM. Trong đó không thể không kể đến đội ngũ cán bộ của xã và các thôn, bản đã làm tốt nhiệm vụ đưa chủ trương, chính sách, pháp luật vào đời sống của mỗi người dân tại đây.

Theo bà Phạm Thị Lý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quảng Lâm, để xây dựng NTM, đội ngũ cán bộ của xã cho đến từng thôn, bản đều xác định phải cùng bà con tháo gỡ được “rào cản” lớn nhất chính là từ những e ngại, lạc hậu trong tư duy, nhận thức

PHÁT HUY VAI TRÒ CÁN BỘ CƠ SỞTRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚIĐể chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai hiệu quả, vai trò của đội ngũ cán bộ ở cơ sở rất quan trọng. Bởi đây là đội ngũ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách vào đời sống; xây dựng phong trào thi đua tại cơ sở; kịp thời phản ánh những ý kiến từ nhân dân...

của mỗi người. Mà cán bộ, đảng viên chính là đội ngũ gương mẫu, mạnh dạn để giúp cho bà con hiểu, tin và làm theo. Nhờ đó, nhân dân trên địa bàn xã đã cùng với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chung sức, chung lòng, góp công, góp của để thực hiện thắng lợi từng tiêu chí, chỉ tiêu xã NTM.

Cán bộ xã Quảng Lâm (huyện Đầm Hà) nắm tình hình hộ dân được hỗ trợ trâu giống để phát triển sản xuất.

Cán bộ xã Quảng Lâm (huyện Đầm Hà) tuyên truyền về xây dựng NTM cho các tiểu thương tại chợ trung tâm xã.

“Không phải đợi có việc, có tổ chức hội nghị họp dân thì chúng tôi mới tuyên truyền, vận động. Nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc, ngay cả khi gặp người dân trên đường đi rừng, làm ruộng, hay lúc đến thăm từng hộ, cán bộ xã, thôn cũng tranh thủ trò chuyện, tâm sự để giúp người dân hiểu những việc cần làm, cần thay đổi. Nội dung vận động gần gũi, cởi mở để người dân biết từ bỏ những thói quen sinh hoạt lạc hậu, thay đổi phương thức nuôi trồng kém hiệu quả, biết thực hiện vệ sinh nhà cửa sạch, ruộng vườn đã là góp phần xây

Cán bộ bản Khe Mọi (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) giám sát tiến độ hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo của bản.

dựng NTM rồi. Những gia đình, cá nhân tiêu biểu thì được biểu dương ngay để nhân rộng nền nếp thi đua” - Bà Lý cho biết.

Ở những xã vùng cao như Quảng Lâm, các cán bộ ở cơ sở ghi dấu ấn trong việc tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, thói quen của đồng bào DTTS. Đội ngũ này cũng tích cực phát huy vai trò trong nhiều công trình, phần việc, nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng NTM. Đó là việc triển khai phong trào làm đường giao thông nông thôn với cách làm công khai, minh bạch, dân chủ, tạo được sự đoàn kết, thống nhất rất cao trong cộng đồng dân cư. Hay như việc xây dựng thành công các phong trào chỉnh trang diện mạo nông thôn bằng những ngày tổng vệ sinh đường ngõ xóm, tham gia trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa, thành lập các tổ nhân dân tự quản về thu gom rác thải, an ninh trật tự...

Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức cho cán bộ, người dân về triển khai xây dựng NTM. Hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố đều tiến hành họp đánh giá và tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm xây dựng NTM đến cán

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

14 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

Đội ngũ cán bộ cấp xã của TP Uông Bí tham dự hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật do MTTQ thành phố tổ chức, tháng 12/2020.

bộ các cấp và người dân. Trong đó bao gồm những nội dung như: Hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách mới; giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, trang bị kỹ năng về xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, vận động...

Ngoài các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, tỉnh còn quan tâm tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề như quản trị, quản lý dự án, kỹ năng bán hàng, xúc tiến thương mại... kết hợp với tham quan các mô hình thực tế cho đội ngũ cán bộ các cấp. Trong giai đoạn 2016-2020, phạm vi tập huấn không chỉ ở cấp huyện mà mở rộng đến đội ngũ tại cấp xã, thôn, các hộ dân và doanh nghiệp. Cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng rất khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức lựa chọn chương trình, cân đối quỹ thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm.

Xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh từ cơ sở sẽ là yếu tố quan trọng để khơi dậy phong trào từ cơ sở. Việc xây dựng NTM bền vững, đổi mới từ nhà ra ngõ, từ dưới lên trên mới thành công.

HOÀNG GIANG(BQN)

NÂNG TẦM CHO SÀN GIAO DỊCHTHƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Quảng Ninh là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử. Từ năm 2016 đến nay, sàn giao dịch thương mại điện tử không ngừng được nâng cấp, hoàn thiện, tiệm cận với các sàn giao dịch hiện đại, đáp ứng được nhu cầu truy cập và đặt hàng của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hiện sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh

www:http//teqni.gov.vn (chủ quản là Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển công thương) đang niêm yết khoảng 300 sản phẩm OCOP của tỉnh và đạt hàng nghìn lượt truy cập/ngày. Sàn đã ký kết với các đối tác phân phối chuyên nghiệp, như: Giao hàng nhanh - GHN Express, giao hàng Vietel, VNPT...

Để tăng cường quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, từ tháng 4/2019, sàn đã thiết lập liên kết trên các sàn giao

Người tiêu dùng có thể truy cập và đặt hàng ngay trên điện thoại khi vào website:http//teqni.gov.vn.

dịch điện tử lớn, có tiếng như: Lazada, Shopee, Fado, Tiki... Đồng thời, trong năm 2020 sàn thực hiện kế hoạch thúc đẩy các giải pháp tiêu thụ sản phẩm tiên tiến, như: Liên kết với Viettel tích hợp tính năng thanh toán điện tử qua Viettel Pay hỗ trợ tối đa sự thuận lợi cho việc thanh toán của người tiêu dùng; hỗ trợ kết nối với trang thương mại điện tử lớn Amazon... Hiện sàn giao dịch đang thực hiện chuyển hàng, đồng thời kèm theo danh mục các sản phẩm mới, cùng những chương trình khuyến

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

15Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

mại tới khách hàng. Đây là chương trình có sự thống nhất với các doanh nghiệp OCOP, vừa thúc đẩy quảng bá, vừa tăng cường xúc tiến tiêu thụ.

Chị Đoàn Thị Dung, phường Cao Thắng, TP Hạ Long, chia sẻ: Thay vì trước kia phải ra tận chợ, siêu thị để mua hàng, thì giờ tôi đã có thể đặt hàng các sản phẩm có nhu cầu sử dụng thông qua sàn giao dịch điện tử. Tôi thấy rất an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Để việc xúc tiến, quảng bá hiệu quả hơn, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển công thương hiện đang hoàn thiện hệ thống, tiến tới phấn đấu sẽ đưa toàn bộ 449 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp tự động đăng ký mở rộng thị trường trong toàn quốc và ra cả quốc tế thông qua các kênh bán hàng uy tín.

Chị Bùi Thị Nhàn, chủ cơ sở kinh doanh mắm tép chưng thịt Nguyên Nhàn (TX Quảng Yên), cho biết: Chúng tôi đã tham gia sàn thương mại điện tử từ năm 2019 và cũng đã được người tiêu dùng biết đến. Năm 2020 sản phẩm của chúng tôi đã được xếp hạng 3 sao trong chương trình OCOP. Sau khi đảm bảo được nguồn cung và tiêu chuẩn của sản phẩm, tôi đã được miễn phí tham gia sàn giao dịch. Tôi thấy, việc đưa các sản phẩm của mình lên sàn giao dịch của tỉnh giúp cho các doanh nghiệp tăng mạnh về lượng đặt hàng trong thời gian qua. Có rất nhiều khách hàng từ

tỉnh ngoài, vùng xa cũng đã biết đến sản phẩm, qua đó góp phần đưa sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ngoài website:http//teqni.gov.vn, Trung tâm cũng đang quản lý 2 trang thông tin, giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh là: http//qnitrade.gov.vn và http//thuonghieuquangninh.gov.vn. Các đơn vị doanh nghiệp mới nếu muốn đăng ký và quảng bá sản phẩm trên các trang sàn giao dịch thương mại điện tử có thể vào trực tiếp các website để đăng ký hoặc gửi thông tin đăng ký về Trung tâm xúc tiến và phát triển Công thương; gọi điện đến số 0203.247.6066 để được tư vấn, hướng dẫn.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển công thương, 10 tháng năm 2020, truy cập của

Giao diện trang thương mại điện tử Quảng Ninh.

cả 3 website đạt gần 860.000 lượt, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số lượt đơn đặt hàng trên website: teqni.gov.vn tới nay đạt trên 2.500 đơn, doanh thu đạt trên 1,2 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm có số lượng bán hàng cao như: Sá sùng, ruốc hàu, ruốc trai, nước mắm, chả mực...

Ông Nguyễn Kiên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển công thương Quảng Ninh, cho biết: Hiện nay nhiều đặc sản của Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử, tạo kênh mua sắm mọi lúc, mọi nơi cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc quản lý và đầu tư nâng cấp giao diện, quy mô và liên kết bán hàng với các đơn vị lớn, các thị trường tiềm năng luôn được Trung tâm chú trọng và đổi mới từng ngày. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với Viettel, VNPT trong lĩnh vực vận chuyển và đưa lên hệ thống Viettel Pay giúp người tiêu dùng thanh toán điện tử trực tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với các đối tác, website chuyên ngành du lịch, ẩm thực như: Agonda, Traveloka, Foody... để tăng cường quảng bá. Trung tâm cũng tập trung phát triển mạnh các ứng dụng, các App chuyên biệt cho điện thoại di động, cung cấp bộ lọc, nhiều công cụ tìm kiếm nhanh và dễ dàng hơn cho khách hàng để theo kịp xu hướng thương mại điện tử thời đại 4.0, đáp ứng nhu cầu giao dịch nhanh, hiện đại, thuận tiện cho người tiêu dùng.

MINH ĐỨC(BQN)

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

16 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

90% sản phẩm OCOP Quảng Ninh được gắn tem truy xuất nguồn gốc, không chỉ tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng, mà người tiêu dùng và doanh nghiệp đều hưởng lợi.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 92/

KH-UBND ngày 25/5/2020 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh, tập trung vào các loại hàng hóa chủ lực tham gia chương trình OCOP. Phấn đấu đến năm 2030, 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn có hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ninh đã tích cực vào cuộc tổ chức các lớp tập huấn phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX ghi nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch, tiêu chuẩn cơ sở cho các đơn vị sản xuất OCOP sử dụng mã số, mã vạch. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch và triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh qua địa chỉ website: http:/qn.check.net.vn. Đồng thời, thiết kế 2 loại tem truy xuất (gồm 1 tem chứa mã QR và 1 tem có chức năng chống giả); thực hiện in 90.000 tem truy

xuất các loại cấp phát cho các sản phẩm, cơ sở đủ điều kiện.

Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR là xu hướng và nhu cầu tất yếu trong thời đại 4.0. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản có vai trò hết sức quan trọng đối với người sản xuất và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX)... Nông sản gắn tem truy xuất sẽ giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nâng tầm được giá trị. Việc sử dụng hệ thống mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giúp hướng đến một

nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng giá trị thương hiệu sản phẩm.

Tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; một số mô hình sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi đã được hình thành. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh được đẩy mạnh; an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực...

Công nhân dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hệ thống truy xuất nông lâm thủy sản Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe, vì vậy, đã có một số doanh nghiệp, HTX... chú trọng đến vấn đề này.

(Diễn đàn Doanh nghiệp: https://enternews.vn/)

90% SẢN PHẨM OCOPĐƯỢC GẮN TEM TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Quảng Ninh:

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

17Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝHỆ THỐNG "TRUY XUẤT NGUỒN GỐC" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Truy xuất nguồn gốc nhận được sự quan tâm của các

địa phương cũng như của cộng đồng doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khắt khe như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đã phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp cung cấp giải pháp (TraceVerified, SmartLife, iCheck, VNPT Check, CheckVN, ...) đã bắt đầu nghiên cứu, xây dựng, cung cấp các dịch vụ, giải pháp hệ thống truy xuất nguồn gốc để có thể đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc cho nhiều lĩnh vực sản phẩm. Tuy nhiên các hệ thống này vẫn còn gặp phải nhiều bất cập, mang tính “tự phát”, đa số các hệ thống truy xuất nguồn gốc đều sử dụng mã định danh có cấu trúc tự đặt chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ. Tình trạng chung đa phần các công ty cung cấp giải pháp hiện nay đã đưa ra được phương án dán tem có thể tra cứu thông tin cơ bản, nhưng các thông tin này có rất ít ý nghĩa về mặt TXNG (thông tin không đầy đủ, không có tính kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, thông tin không được xác thực, ...). Do đó việc kết nối và trao đổi thông tin giữa các hệ thống truy xuất nguồn gốc rất khó thực hiện.

Thực tế nếu triển khai theo thể thức như vậy (tem dạng mã QR) sẽ không đảm bảo doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Châu Âu, khi tại đây phải theo điều luật 178/2002/EC thì bản thân nhãn hàng hóa phải truy xuất nguồn gốc, chưa kể trong tài liệu 52012SC0273 (sửa đổi, bổ sung một số điều của 178/2002/EC) thì có nhắc đến khuyến nghị dùng mã vạch GS1 (5.5.3) và dùng mã vạch (bao gồm cả mã vạch một chiều, hai chiều, RFID) để thể hiện trên nhãn hàng hóa

(6.4.4), vì vậy nếu sản phẩm, hàng hóa đang triển khai truy xuất nguồn gốc như hiện tại chắc chắn sẽ gặp vô cùng khó khăn do chưa theo chuẩn GS1.

Kể từ tháng 5/2018, Trung Quốc đã tăng cường công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc đối với trái cây nhập khẩu nói chung và dưa hấu nói riêng thông qua các quy định yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc tiến hành đăng ký mẫu tem nhãn truy xuất nguồn gốc tại cơ quan Hải quan Trung Quốc và dán tem nhãn này trên các sản phẩm/bao bì trái cây nhập khẩu. Tem nhãn bao gồm thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói... Danh sách vườn trồng, doanh nghiệp đóng gói phải được cơ quan quản lý nước xuất khẩu thông báo chính thức cho phía Trung Quốc. Đây không phải là quy định mới mà là các quy định đã có từ trước, phù hợp với thông lệ quốc tế, trước đây thực hiện chưa nghiêm. Nhưng nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã lưu ý và thực hiện nghiêm túc hơn.

Các quy định tương tự như của Trung Quốc cũng đã và đang được nhiều nước, vùng lãnh thổ áp dụng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thương nhân xuất khẩu nông sản, trái cây Việt Nam (bao gồm cả bạn hàng của họ là các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc) chưa có sự quan tâm đầy đủ để thực hiện.

Đối với Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã quy định 10 loại trái cây bắt buộc phải truy xuất nguồn gốc bao gồm chôm chôm, thanh long, vải, nhãn, xoài, dưa hấu, chuối, dứa... cùng “danh sách các cơ sở đóng gói của Việt Nam” được phép xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc trên hệ thống thông tin của cơ quan này. Ngoài ra, Trung Quốc thay đổi hàng loạt

quy định đối với hoa quả xuất khẩu của Việt Nam khi xuất sang thị trường này. Từ ngày 01/10/2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng.

Về tiêu chuẩn chất lượng, theo thông lệ quốc tế và tương tự như các thị trường nhập khẩu khác, Trung Quốc cũng có những quy định chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung, nông sản và trái cây nói riêng; các lô hàng nông sản, trái cây khi nhập khẩu vào Trung Quốc cũng cần có chứng thư kiểm nghiệm, kiểm dịch do cơ quan quản lý nước xuất khẩu cấp theo mẫu và theo thỏa thuận với phía Trung Quốc.

Để thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/5/2020 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó giai đoạn đến năm 2025: Cập nhật phổ biến, hướng dẫn, áp dụng hệ thống các quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc sản phầm, hàng hóa cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh; Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc của tỉnh, đảm bảo tích hợp với Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia; Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa của các doanh nghiệp tập trung vào hàng hóa chủ lực, hàng hóa trọng điểm; hàng hóa tham gia

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

18 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

chương trình OCOP của tỉnh; Xây dựng danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc của tỉnh trên nghiên cứu nhu cầu của thị trường xuất khẩu và yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm; Phấn đấu 50% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh được tập huấn, đào tạo kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Giai đoạn từ 2021-2025 đạt tối thiểu 70% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được cập nhật, tích hợp lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia theo quy định.

Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, đảm bảo nhu cầu trao đổi và khai thác thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế; Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tập huấn, đào tạo kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Đến năm 2030 đạt 100% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc được cập nhật lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia theo quy định.

(Nguồn: Chi cục TĐC Quảng Ninh; http://tbtquangninh.tcvn.vn/)

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, người dân đưa vào áp dụng, sử dụng hệ thống mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Sáng 4/11, tại TP Hạ Long, Liên hiệp Các hội Khoa học kĩ thuật (KHKT) tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng mã hình

QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Có trên 60 học viên là hội viên hội nghề cá, hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh tham gia hội nghị.

Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR là xu hướng và nhu cầu tất yếu trong thời kỳ 4.0. Ứng dụng không chỉ tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng mà người tiêu dùng và doanh nghiệp đều hưởng lợi vì nguồn gốc sản phẩm được minh bạch.

Thực tế thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, người dân đưa vào áp dụng, sử dụng hệ thống mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng giá trị thương hiệu sản phẩm.

Tại hội nghị tập huấn, các học viên được phổ biến chính sách liên quan, ứng dụng mã QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; giới thiệu về hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm Quảng Ninh.

Liên hiệp Các hội KHKT tỉnh cũng đã tuyên truyền về Hội thi Sáng tạo KHKT tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII, 2020-2021.

LINH ANH(https://thuonghieusanpham.vn/)

QUẢNG NINH ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNGMÃ HÌNH QR TRONG TRUY XUẤT

NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng mã hình QR trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

19Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Năm 2020 dưới tác động của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh gặp

rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo việc xuất khẩu ổn định cho các mặt hàng chủ lực, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản thông tin tới các sở, ngành, địa phương về việc tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật hay các nước EU khi hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực. Đồng thời, một số mặt hàng của tỉnh đã tiếp cận và xuất khẩu sang một số thị trường mới như: Nến thơm sang thị trường Canada; gạch sang thị trường Úc, New Zealand; hàng may mặc sang Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan; vật liệu xây dựng (clinker, xi măng, cao lanh) sang thị trường Indonesia;…

Mới đây nhất, Quảng Ninh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu giữa các cơ quan đại diện thương mại, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài với tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hội nghị có sự tham gia của 47 đại biểu đại diện đại sứ quán đến từ 27 quốc gia gồm: Algeria, Bulgaria, Cambodia, Canada, Chile, Colombia, Egypt, France, Hungary,…; 2 đại biểu đến từ tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài (KOTRA Hanoi) và gần 100 doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ hội nghị, đã có 65 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, sản phẩm thương hiệu, sản

THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TĂNG TRƯỞNG

Lãnh đạo Bộ Công Thương và tỉnh tham quan khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu, sản phẩm thương hiệu, sản phẩm OCOP Quảng Ninh (tháng 11/2020).

Theo ước tính của Sở Công Thương, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019, cơ bản đạt kế hoạch đề ra từ đầu năm về mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Con số này có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.

,,

,,

Tiếp

theo

tran

g 13 phần tạo dựng cảnh quan đẹp

cho cả thôn, xã.Tuy nhiên, để giúp nhân dân

phát huy tốt vai trò chủ thể thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải làm tốt chức năng hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ. Thực tế những năm qua cho thấy, các địa phương trong tỉnh đều đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu theo bộ tiêu chí của tỉnh đã ban hành. Đặc biệt là đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận

động nâng cao nhận thức để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và cách thức xây dựng vườn mẫu. Đồng thời hàng năm đều có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có cách làm hay, hiệu quả để cổ vũ phong trào sôi nổi từ các khu dân cư.

Ban Xây dựng NTM tỉnh cũng phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ các địa phương tổ chức tập huấn theo chuyên đề cho cán bộ, nhân dân các thôn đến tham quan, học tập

kinh nghiệm tại các đơn vị tiêu biểu. Nhất là có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và giúp tháo gỡ ở các tiêu chí khó.

Lợi ích thiết thực và hiệu quả từ phong trào xây dựng vườn mẫu chính là góp phần tạo nên khí thế thi đua từ các khu dân cư nông thôn. Khi đó, người dân phát huy hiệu quả đất vườn, tạo cảnh quan môi trường xanh và có nền nếp sinh hoạt văn minh, đẩy lùi lạc hậu.

HOÀNG GIANG(BQN)

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

20 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

phẩm OCOP của tỉnh với các nhóm sản phẩm chính như: Nông sản, thủy sản; các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu; sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh… Hội nghị là điều kiện thuận lợi nhằm tạo cơ hội mới cho các sản phẩm của tỉnh được tới gần hơn với những thị trường mới tiềm năng. Đây được coi là sự kiện “bước ngoặt” cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tìm kiếm được những thị trường tiềm năng mới, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Hữu Nhượng, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Đầm Hà, cho biết: Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đưa các sản phẩm của tỉnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, khiến cho các doanh nghiệp phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát và cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc thu hút doanh nghiệp nhập khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong, ngoài nước, các sản phẩm của tỉnh đã dần tìm lại được đầu ra để phục hồi kinh tế. Cùng với đó, để đáp ứng được các yêu cầu trong việc xuất khẩu, doanh nghiệp chúng tôi cũng như nhiều doanh nghiệp khác đã thực hiện đầu tư thêm máy móc, dây chuyền và thay đổi các mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thời gian tới, để ổn định thị trường xuất khẩu và đáp ứng được các yêu cầu của đối tác, Công ty sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở Công Thương cũng đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Theo đó, Sở Công Thương đã phối hợp với Cục Xuất

nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức mời các sở, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh tham dự các chương trình hội nghị, tập huấn về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); EVFTA; Tuần giới thiệu các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, sản phẩm thương hiệu, sản phẩm OCOP của tỉnh… Cùng với đó, Sở Công Thương đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các doanh nghiệp trên toàn tỉnh qua các buổi tập huấn, hội nghị, bồi dưỡng ngắn hạn. Trong đó, tập trung vào việc tuyên truyền về các cơ hội, thách thức, thị trường tiềm năng và các giải pháp tối ưu hóa phát triển kinh tế, đáp ứng thị trường hội nhập; các phương thức tiếp cận với các thị trường nước ngoài; hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài... Được biết, từ nay đến cuối năm 2020, Sở Công Thương sẽ hoàn thiện xây dựng chương trình thu hút xuất nhập khẩu qua cảng biển và dự kiến kế hoạch chương trình làm việc tại khu vực Tây Nam Bộ để tìm kiếm thị trường.

Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, Sở đang tích cực phối hợp các sở, ngành: Sở NN&PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh... để tổng hợp thông tin các sản phẩm có tiềm năng và nhu cầu xuất khẩu. Trên cơ sở đó, sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ thị trường châu Á - châu Phi, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ trong việc hoàn thiện các thủ tục thuế quan, nhằm tạo cơ sở để giới thiệu, quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

MINH ĐỨC(BQN)

Cục Xúc tiến Thương mại, Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh ký kết hỗ trợ kêu gọi đầu tư tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt tại các KCN, KKT (tháng 11/2020).

Các sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh tham gia xúc tiến tại khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu, sản phẩm thương hiệu, sản phẩm OCOP Quảng Ninh (tháng 11/2020).

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

21Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM OCOP PHỤC VỤ TẾT

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Cẩm Phả

về sản xuất các sản phẩm thủy hải sản tươi sống đóng gói, Công ty CP Green Aquatech (phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) đang tích cực chuẩn bị sản xuất phục vụ Tết cổ truyền. Hiện toàn bộ nhà xưởng rộng 1.200m2 và 24 nhân công của đơn vị được huy động, hoạt động tích cực để sản xuất 11 đầu sản phẩm mới với sản lượng trung bình từ 2 tạ tới 1,5 tấn/ngày ra thị trường.

ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài".

Bên cạnh đó, đáp ứng nhu cầu sản phẩm OCOP Tết ở phân khúc phổ thông cho đa số người tiêu dùng, nhiều cơ sở cũng tăng cường sản xuất sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm OCOP về thuỷ hải sản vốn có nhu cầu cao dịp Tết. Với cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP Thanh Măng (thị trấn Cô Tô) đang chuẩn bị gần 20 mặt hàng với sản lượng gần 2 tấn.

Điều được đơn vị đặc biệt quan tâm chính là vấn đề đảm bảo ATVSTP, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong đó, ưu tiên tìm mua nguồn nguyên liệu tươi sống, đảm bảo quy trình chế biến, nguồn nước sạch sẽ, đồng thời huy động các máy móc, tủ bảo quản lạnh các mặt hàng; máy đóng gói hút chân không sản phẩm... đảm bảo sản phẩm sạch theo đúng quy định và tiêu chuẩn mà cơ sở đã công bố.

Đó chỉ là 2 trong số trên 100 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP đang tích cực chuẩn bị sản phẩm phục vụ Tết cổ truyền, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo VSATTP, chất lượng của sản phẩm. Các cơ quan chức năng cũng vào cuộc

Công ty CP Green Aquatech là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng quy trình nuôi cua lột trên dây chuyền tuần hoàn, đảm bảo chất lượng, VSATTP.

Kiểm tra trọng lượng và tuân thủ quy trình VSATTP trong đóng gói hải sản chế biến ở cơ sở Thanh Măng (thị trấn Cô Tô).

Quy trình chặt chẽ trong đóng gói sản phẩm hải sản ở Công ty CP Green Aquatech, góp phần đảm bảo chất lượng, VSATTP với sản phẩm hải sản của đơn vị.

Nhấn mạnh về vấn đề đảm bảo chất lượng, VSATTP đối với sản phẩm, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty chia sẻ: "Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đơn vị đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại sản xuất với hơn 10 sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết cổ truyền, đơn vị đã có sự chuẩn bị chu đáo.

Điều đơn vị đặc biệt quan tâm là sử dụng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất đảm bảo sạch sẽ, VSATTP cho sản phẩm. Đồng thời, đơn vị cũng đang phấn đấu hoàn thiện tiêu chuẩn HACCP, nâng cao hơn nữa quy chuẩn của sản phẩm để đưa

trong việc tổ chức cung cấp và đảm bảo chất lượng sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết.

Không chỉ vậy, để thắt chặt vấn đề VSATTP với các sản phẩm OCOP phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết cổ truyền, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng mạnh tay kiểm soát, xử lý đối với các sản phẩm OCOP không đạt yêu cầu.

Được biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt sao đối với 10 sản phẩm OCOP đã cấp sao năm 2016; Ban Xây dựng NTM tỉnh ban hành quyết định đưa 65 sản phẩm (chưa cấp sao) ra khỏi Chương trình OCOP do không còn sản xuất, không đảm bảo tiêu chuẩn và không có tiềm năng phát triển.

Có thể thấy, cùng với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, việc đảm bảo VSATTP đặc biệt đối với các sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm nhiều như sản phẩm OCOP, sẽ góp phần giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn an toàn.

TẠ QUÂN(BQN)

Được người tiêu dùng quan tâm, đánh giá cao, các sản phẩm OCOP hoặc tham gia hội chợ OCOP luôn được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết. Vì thế, trước thềm Tết Nguyên đán năm nay, việc tăng cường sản xuất đồng thời với quản lý chất lượng, đảm bảo VSATTP được đặc biệt quan tâm.

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

22 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

tháng 12/2020, Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (TP Cẩm Phả) chính thức khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại địa chỉ số 188 đường Thanh Niên, TP Cẩm Phả.

Điểm bán hàng sản phẩm OCOP do doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, không chỉ mang lại một cách làm mới, mà từ các điểm bán hàng như thế này sẽ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội tìm hiểu và sử dụng các nông sản có chất lượng cao, giá thành hợp lý; góp phần làm phong phú thêm các nông sản của Quảng Ninh cũng như các nông sản của các địa phương khác trong cả nước.

Đồng thời đây sẽ là nơi giới thiệu, làm cầu nối giúp người nông dân và nhà sản xuất phân phối nông sản trong chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao thu nhập của nông dân; cũng như nâng cao các tiêu chí, chỉ tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh những năm tiếp theo.

TRUNG THÀNH(BQN)

Sau hơn 7 năm triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh đã phát triển hàng trăm sản phẩm với sự tham gia của hàng trăm tổ chức kinh tế sản xuất. Điều này cho thấy, khi đã có sản phẩm thì làm sao để sản phẩm đó kết nối được với thị trường là việc hết sức cần thiết.

Để giải quyết bài toán tiêu thụ cho các sản phẩm

nằm trong chương trình OCOP, Quảng Ninh đã đưa ra rất nhiều giải pháp, trong đó phải nói tới các chương trình xúc tiến thương mại thông qua các kỳ hội chợ trong, ngoài tỉnh thời gian qua.

Thực tế, hàng năm tần suất các kỳ hội chợ OCOP đã tăng cả về số lượng các kỳ hội chợ, số lượng các sản phẩm nằm trong chương trình OCOP. Chất lượng các sản phẩm ngày càng đi vào thực chất hơn, đa dạng hơn cả về chủng loại sản phẩm, bao bì mẫu mã.

Theo đó, Hội chợ OCOP cấp tỉnh được tổ chức 2 đến 3 lần trong năm. Trong giai đoạn vừa qua đã tổ chức 15 hội chợ OCOP, 3 hội chợ tại Hà Nội, 17 tuần kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại BigC Hạ Long, Khu du lịch SunWorld Hạ Long... Cùng với đó, Hội chợ OCOP cấp huyện gắn với các Lễ hội Hoa anh đào - Mai vàng Yên Tử; Lễ hội trà hoa vàng Ba Chẽ, lễ hội hoa sở, Lễ hội mùa vàng Bình Liêu, lễ hội đền Cửa Ông cùng tạo những điểm nhấn đặc sắc.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng cũng đã có 417 gian hàng tham gia, tăng 43 gian hàng so với kỳ hội chợ trước đó. Và điều dễ nhận thấy là các sản phẩm OCOP Quảng Ninh không chỉ tăng về lượng, mà còn không ngừng được nâng cao về chất, mẫu mã bao bì sản phẩm đẹp, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh.

gắn kết thị trường

Những minh chứng cho sức lan tỏa của hội chợ OCOP chính là doanh số bán hàng tại hội chợ. Nhiều kỳ hội chợ gần đây, dù chỉ mở có vài ba ngày, nhưng doanh thu của các gian hàng Quảng Ninh tại hội chợ cũng lên tới gần chục tỷ đồng.

Cùng với việc xúc tiến thông qua các kỳ hội chợ OCOP hàng năm, Quảng Ninh cũng đã có cơ chế cho tất cả các địa phương bằng việc hỗ trợ kinh phí để mở các cửa hàng trưng bày, bán các sản phẩm OCOP.

Việc mở các cửa hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP là hết sức cần thiết bởi khi hết hội chợ và do dùng quen các sản phẩm OCOP, người tiêu dùng đã tìm đến để mua. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, các cửa hàng OCOP tại các địa phương chưa mấy phát huy hiệu quả. Nguyên nhân là do các sản phẩm tại các cửa hàng này chưa đa dạng, thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.

Để các sản phẩm OCOP ngày càng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, ngoài các giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, Quảng Ninh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động mở các điểm giới thiệu sản phẩm.

Là một doanh nghiệp sau nhiều năm hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP,

Sản phẩm OCOP được bày bán tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2020, diễn ra tháng 10/2020 tại TP Hạ Long.

Người dân đến tham quan và mua sắm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Cẩm Phả của Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường.

Để sản phẩm OCOPOCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

23Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Không có nhiều thuận lợi như các địa phương khác nhưng

thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Ba Chẽ dần khẳng định được thương hiệu. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường như: Trà hoa vàng, rượu ba kích, măng mai...

Thực hiện tốt các chính sách, linh hoạt các nguồn lực, chú trọng phát triển doanh nghiệp, nâng chất lượng sản phẩm... là các giải pháp mà huyện Ba Chẽ thực hiện để gỡ khó, "tiếp sức" hiệu quả cho chương trình OCOP thời gian qua.

Gỡ khó cho OCOP ở Ba ChẽNâng cao chất lượng, thúc

đẩy sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp là một trong những điểm được huyện quan tâm. Theo đó, chú trọng các sản phẩm sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng về chất lượng với thị trường, khảo sát lập kế hoạch và triển khai bài bản mở rộng thị trường… Trong đó, tập trung hướng dẫn các đơn vị phương án nâng cấp nhà xưởng, vệ sinh môi trường, đào tạo lại quy trình sản xuất an toàn, đồng thời hỗ trợ kết nối với các nhà tư vấn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm...

Để thúc đẩy chương trình, đa dạng sản phẩm OCOP, huyện xác định phát triển, nâng cao chất lượng tổ chức OCOP đóng vai trò quan trọng. Theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, huyện quan tâm bố trí nguồn vốn là 250 triệu đồng để hỗ trợ việc thành lập mới 10 HTX; nâng cấp, tái cơ cấu, tăng cường sức mạnh của các tổ chức bằng gia tăng các thành viên, cổ đông, chuyển đổi linh hoạt thành mô hình các HTX, công ty cổ phần. Đồng thời, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh thường niên kiểm tra điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của các đơn vị.

Ngoài ra, Ba Chẽ cũng khuyến khích, chú trọng việc phát triển các sản phẩm. Từ năm 2017- 2020, huyện đã tiếp nhận 16 ý tưởng sản phẩm mới. 10

kế hoạch được Hội đồng tỉnh duyệt và đạt từ 3-5 sao cấp tỉnh, hướng dẫn phát triển thành công và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh được 7 sản phẩm. Trong đó có sản phẩm đã sớm được khẳng định trên thị trường như: Trà túi lọc từ bột trà hoa vàng, thanh long đóng hộp...

Đặc biệt, huyện cũng dành nguồn lực đáng kể phát huy thế mạnh bài bản cho 2 sản phẩm chủ lực gồm: Trà hoa vàng, ba kích và các sản phẩm từ củ ba kích, là sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và định hướng cấp Quốc gia. Trong đó, tập trung phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng các doanh nghiệp hạt nhân, dành nguồn lực đầu tư KHCN, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GHP, GMP, HACCP, ISO); đầu tư thiết bị chế biến nâng tầm sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, huyện Ba Chẽ còn thúc đẩy xúc tiến thương mại, kết nối tiêu dùng, giúp doanh nghiệp tồn tại vượt khó đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Huyện bố trí từ 200-250 triệu đồng/năm để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, hỗ trợ lãi suất tín dụng, xây trung tâm OCOP huyện, kinh phí đào tạo...

Tuy nhiên, có thể thấy thời gian qua Ba Chẽ cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt là dược liệu, đảm bảo nguồn giống ảnh hưởng tới việc phát triển bền vững sản phẩm OCOP. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đối ứng lớn nên chỉ có các hộ dân có điều kiện về kinh tế, nhân lực mới tham gia việc phát triển vùng dược liệu; các doanh nghiệp chưa thuê được đất, chưa vào cuộc thực sự, chưa tạo được vị trí đầu tàu để thúc đẩy nhân dân cùng tham gia.

HÀ PHONG(BQN)

Người dân thu hoạch và sơ chế ba kích tím ở Thanh Lâm (Ba Chẽ).

Trà hoa vàng và nhiều sản phẩm của Ba Chẽ tạo được thương hiệu và được người tiêu dùng quan tâm tại Hội chợ OCOP - Hè 2020.

Có được kết quả khả quan trên, có thể thấy là do Ba Chẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách của tỉnh. Giai đoạn 2017- 2020, huyện đã triển khai tốt các chương trình, chính sách như: Hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Đồng thời, huyện cũng luôn ưu tiên, tập trung hỗ trợ lãi suất phát triển OCOP, phát triển sản phẩm, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung... Tổng nguồn lực phân bổ và hỗ trợ cho OCOP trong giai đoạn này là gần 1,5 tỷ đồng.

OCOP - MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM

24 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

những miền nông thôn mới Nhật BảnĐến thăm miền nông thôn của Nhật Bản hôm nay, du khách bị mê hoặc

bởi những con đường trải thảm và những ngôi nhà mái ngói cổ kính bên cạnh những bãi đậu ô-tô gia đình và những nhà màng sản xuất rau củ quả.

Du khách tham quan hồ nước, làng cổ Oshino-Mura.

Bình yên

Ngôi nhà của một gia đình nông dân khá giả ở làng cổ Oshino-Mura, Minamitsuru với kiến trúc truyền thống...

Làng cổ Oshino-Mura 700 năm nằm dưới chân núi Phú Sĩ, ngọn núi được công nhận di sản thiên nhiên thế giới.

Bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM) từ năm 1956,

đến nay, qua 4 giai đoạn, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Từ phương thức sản xuất truyền thống, các làng xã ở Nhật Bản đã sản xuất theo hướng hiện đại. Cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư, người dân có ý thức cao trong xây dựng nhà cửa, vườn tược, vệ sinh môi trường.

Đường đi lối lại giữa các gia đình nông thôn Nhật Bản ...

Cũng “cây đa, bến nước, sân đình” và mái nhà tranh cổ hàng trăm năm.

,,,,

MÔ HÌNH KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

25Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

Với tên gọi “One Tambon One Product” - OTOP (tạm dịch là

Mỗi làng nghề một sản phẩm), chiến lược phát triển kinh tế làng nghề tại Thái Lan do Thủ tướng Thaksin Sinnawatra khởi xướng lấy ý tưởng từ chương trình tương tự được triển khai tại quận Oita (Nhật Bản) vào năm 1979. Theo đó, mỗi làng, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, có tiềm năng tiếp cận thị trường để phát triển. Tuy nhiên, khác với Nhật Bản, mô hình OTOP tại Thái Lan được triển khai từ trên xuống dưới. Nghĩa là Chính phủ đóng vai trò quan trọng từ ý tưởng phát triển sản phẩm, đào tạo kiến thức, công nghệ, hỗ trợ tài chính cho đến tiếp thị thông qua các hội chợ, quảng bá xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hướng đi này, Thái Lan thành lập Ủy ban OTOP quốc gia. Đây là nơi hoạch định đường hướng phát triển cho các dự án làng nghề để các sản phẩm OTOP được biết đến nhiều hơn trong khu vực và thế giới. Mọi hoạt động của Ủy ban OTOP đều hướng đến phát triển sản phẩm một cách hoàn thiện nhất như: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng câu chuyện cho sản phẩm, đổi mới sản phẩm... Ngoài ra, ủy ban còn có nhiệm vụ giới thiệu nhãn mác của các sản phẩm OTOP và mở rộng thêm kênh bán hàng thông qua các trang web, sân bay và các phương tiện truyền thông.

Chính phủ còn tạo cơ chế cạnh tranh và đánh giá chất lượng để phân bổ nguồn lực hợp lý như phân chia hàng OTOP theo tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Hằng năm, cơ quan chức năng tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo 3 tiêu chí: Sản phẩm và tính hợp tác của

Bãi đỗ xe trước cửa hàng nông thôn ở thị trấn Gotenba, Kawashimata.

Trong một bãi đỗ xe gia đình ở Gotemba-Shi, Hagiwara. Nhiều nhà nông thôn ở Nhật Bản có trên 2 chiếc xe...

Hồ nuôi cá gia đình ...

Bình yên Gotemba-Shi-Kawashimata...

Trồng rau củ quả trong nhà màng - phương thức sản xuất chủ yếu của nông dân Nhật Bản hiện nay. Rau củ quả được hợp tác xã kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm về VSATTP.

Hệ thống thoát nước nông thôn đồng bộ. Rác thải, nước thải được xử lý và thu gom 100%.

Đường đi được bố trí khoa học, đảm bảo hệ thống biển báo cho người và phương tiện.(Ảnh chụp ở Gotemba-Shi, Hagiwara).

Những mảnh ruộng trồng lúa ở gần nhà, xa xa là bãi đỗ xe của các gia đình. (Ảnh chụp ở Tsuru-Furukawado) ...

MINH HUỆ(BQN)

MÔ HÌNH KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

26 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

cộng đồng; chiến lược kinh doanh và nguồn gốc của sản phẩm; chất lượng sản phẩm. Sản phẩm OTOP 5 sao phải đạt hơn 90 điểm, có chất lượng và tiềm năng xúc tiến rõ ràng. Sản phẩm 4 sao đạt 80-89 điểm, có tiềm năng cấp quốc gia và có thể phát triển thành hàng xuất khẩu. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao phục vụ tiêu dùng nội địa. Sản phẩm chất lượng thấp, 1-2 sao thì cần tiếp tục nghiên cứu phát triển.

Như vậy, nhà sản xuất không đi vào ngõ cụt mà tiếp tục có cơ hội nâng cấp, phát triển sản phẩm cho chu kỳ tiếp theo. Sản phẩm đạt chuẩn 5 sao được trao thưởng và hưởng nhiều đặc quyền như được Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư, trợ cấp cho công tác xúc tiến thương mại ở khắp thế giới. Địa phương có sản phẩm chưa đạt chuẩn 5 sao cũng có thể tham gia học tập để phát triển thêm.

Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ đó, hiện nay, ở Thái Lan đã có khoảng 36.000 mô hình OTOP. Mỗi mô hình tập hợp từ 30-3.000 thành viên tham gia. Sự phát triển OTOP không chỉ giúp giải quyết việc làm, nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia, mà còn giữ được giá trị văn hóa truyền thống.

Đối với du lịch, mô hình OTOP đang trở thành sức hút không nhỏ đối với du khách quốc tế. Điển hình như làng nghề gốm sứ truyền thống Lampang với lịch sử hàng trăm năm. Sau gần 2 thập niên thực hiện OTOP, hiện Lampang có trên 200 cơ sở sản xuất lớn nhỏ cung cấp hàng triệu sản phẩm xuất khẩu mỗi tháng, mang về nguồn thu nhập lớn và việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Ngoài ra, với chủ

trương phát triển du lịch kết hợp với phát huy nghề gốm sứ truyền thống, làng nghề ở miền núi phía Bắc Thái Lan này đã thu hút tới hơn 500 nghìn khách tham quan mỗi năm.

Theo số liệu được Ủy ban OTOP quốc gia công bố, sản phẩm của các làng nghề tại Thái Lan đã lên tới hơn 167.000 mặt hàng, phân theo 5 nhóm, gồm: Thực phẩm chiếm 38%, đồ gia dụng (27%), vải và quần áo (18%), sản phẩm chế biến từ thảo dược (13%) và phần còn lại (5%) là đồ uống. Năm 2019, chỉ tính riêng nguồn thu từ buôn bán các mặt hàng OTOP qua các kênh như hội chợ, trang web trực tuyến, cửa hàng và lễ hội nước ngoài đã lên đến hơn

THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ TẠI THÁI LAN

Năm 2001, để cải thiện tình trạng suy thoái kinh tế do hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, chính phủ Thái Lan đã tập trung phát triển và khai thác nguồn thu từ các làng nghề. Đến nay, sau gần 20 năm thực hiện hướng đi này, mô hình làng nghề đã trở thành đòn bẩy không thể thiếu đối với tăng trưởng kinh tế của xứ Chùa Vàng.

6 triệu USD; tổng doanh thu từ các sản phẩm OTOP vào khoảng hơn 7,3 tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, yếu tố thành công của chương trình phát triển làng nghề Thái Lan là quá trình tổ chức thực hiện nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực với tư duy sản xuất hàng hóa hướng đến xuất khẩu, nỗ lực học hỏi, tiếp cận kinh tế thị trường, hợp tác sản xuất của người dân. Nhờ vậy, OTOP đã và đang giữ vai trò quan trọng, là điểm mấu chốt trong phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, có đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành Du lịch, dịch vụ của Thái Lan.

(http://www.hanoimoi.com.vn/)

Bo Sang - làng nghề làm ô ở miền Bắc Thái Lan là một trong những địa điểm hút khách du lịch.

MÔ HÌNH KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

27Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI

1. GiốngCó rất nhiều giống hoa cẩm chướng đang được trồng phổ biến hiện nay. Trong đó có một số

giống có nguồn gốc trong nước còn đa phần là giống được nhập nội, màu sắc hoa phong phú, đa dạng, được thị trường chấp nhận. Ví dụ như các giống: cẩm chướng vườn (tên khác là hồng đinh hương), hồng thôn dã, cẩm chướng Amazon, cẩm chướng Jersey, cẩm chướng trinh nữ, cẩm chướng thơm, cẩm chướng thơm lùn, cẩm chướng Deptford, cẩm chướng Carthusia...

2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc2.1. Chuẩn bị đất:- Đất trồng cẩm chướng phải tơi xốp, có độ thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Không trồng 2 vụ

cẩm chướng liên tục, phải luân canh 2-3 năm.- Đất được cày sâu 40-50m, tơi nhỏ, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10%, khử vi khuẩn bằng

calcium hypochlorite.- Lên luống cao, bề rộng luống 1,2m, bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.2.2. Cây giống và trồng cây- Độ tuổi cây con trong vườn 25-35 ngày, chiều cao cây: 3,5-7cm; đường kính cổ rễ: 1,5-2mm; có

6-8 lá thật. Cây phải khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.

- Mật độ 180.000-200.000 cây/ha; khoảng cách cây cách cây 20-25cm, hàng cách hàng 25-30cm.2.3. Tưới nước:- Cây mới trồng trong 10 ngày đầu cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì

độ ẩm cho cây giúp cây bén rễ nhanh.- Cây trồng sau 10 ngày, tưới nước tuỳ theo mùa trong năm, mùa nắng cần tưới 2-3 ngày/1lần,

mùa mưa nhiều 4-5 ngày/1lần tùy theo nhu cầu của cây. Tưới nước vào buổi sáng để tránh ướt lá vào chiều tối, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Sau khi cây đã bén rễ, nên tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, kết hợp tưới phun lên lá để làm mát cây.

Nước tưới phải đảm bảo sạch, phải được cách ly với nguồn rác thải và phải được xử lý trước khi dùng;

2.4. Phân bón và cách pháp bón: Lượng phân cần bón (tính cho 1ha):- Phân chuồng: 30-40 tấn- Vôi: 1.000-1.500kg;- Magiê sunphat: 80-100kg- Phân đạm Ure: 600-650kg- Phân lân Supe: 1.200kg- Phân Kali Clorua: 400-450kg(Ngoài ra người sản xuất có thể sử dụng các loại phân bón khác có trên thị trường, liều lượng theo

khuyến cáo của nhà sản xuất).Cách bón phân- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, magiê sunphat, lân super 500 kg;- Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 36kg ure + 48kg super lân + 23 kg kali Clorua.- Cây hoa cẩm chướng cho thu hoạch kéo dài, cần bổ sung thêm vôi để cân bằng độ pH trong đất.- Bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng bằng cách phun Atonik,... theo định kỳ 15-20 ngày một

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CẨM CHƯỚNG(Ban hành kèm theo Quyết định số 178/QĐ-SNNPTNT ngày 26/02/2021

của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh)

TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ

28 Bản tin NÔNG THÔN MỚI - Số 1

lần (phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa).

2.5. Chăng lưới: Cành hoa cẩm chướng khá cao và mầm yếu nên cần có lưới đỡ để tránh cây đổ ngã khi chăm sóc và thu hoạch. Dùng lưới bằng dây cước, dây dù hoặc dây kẽm với kích thước lỗ 20cm x 20cm giăng để nâng đỡ cây. Khi cây cao khoảng 20cm, tiến hành giăng lưới tầng đầu. Khi cây cao 30-40cm, tiến hành giăng lưới ở tầng thứ 2 để giữ cho cành hoa không bị đổ ngã.

2.6. Bấm ngọn, tỉa chồi nách và nụ.- Bấm ngọn: Khi cây cao khoảng 20cm, các nhánh bên đã phát triển, cần bấm bỏ ngọn đầu để các

nhánh bên phát triển đồng đều, thu hoạch hoa hàng loạt.- Tỉa bỏ chồi nách: Trên cây cẩm chướng phát triển rất nhiều chồi nách. Nếu để nguyên sẽ tiêu

hao dinh dưỡng và dễ sinh sâu bệnh hại cần thường xuyên tỉa bỏ chồi nách để cành hoa to khỏe. Tỉa bỏ cẩn thận để tránh tổn thương đến cây. Sau khi tỉa nhánh, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh ngay

- Tỉa nụ: đối với hoa đơn tỉa bỏ các nụ bên để nụ chính to khỏe. Đối với hoa kép, tỉa bỏ nụ chính để các hoa còn lại phát triển đồng đều. Tiến hành tỉa khi nụ chính to bằng hạt bắp. Tỉa nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các nụ còn lại.

3. Thu hoạch- Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất đối với hoa cẩm chướng là lúc hoa hé nở 10-15%, thu hoạch

vào sáng sớm (không quá 10 giờ sáng) hoặc chiều mát (từ 3 giờ chiều). Trong những ngày trời mát có thể thu hoạch hoa cẩm chướng bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

- Cắm hoa vào xô nước hoặc xô dung dịch xử lý ức chế sinh ethylene ngay sau cắt hoa khỏi cây và vận chuyển về nơi lưu giữ hoa (nhà mát).

4. Phòng trừ sâu bệnh 4.1. Sâu hại- Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên.

Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Có thể sử dụng: Pegasus 500SC, Reasgant 1.8EC, 3.6EC,...

- Nhện hại: Nhện châm vào lá, cánh hoa, chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau. Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, cánh hoa màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc phòng trừ là: Pegasus 500EC, Aremec 18EC, 36EC, Catex 1.8EC, 3.6EC, Reasgant 1.8EC, 3.6EC,...

- Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chích hút dịch hoa, hoa bị hại trên cánh hoa có chấm trắng, cong lại. Phòng trừ: Sử dụng thuốc: Catex 1.8EC, 3.6EC, Reasgant 1.8EC, 3.6EC,..., Aremec 18EC, 36EC,... để phun trừ.

4.2. Bệnh hại- Bệnh thối thân: Thân bị thối ngay trên bề mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Biện pháp

phòng trừ: Luân canh cây trồng (không trồng 2 vụ cẩm chướng liên tiếp). Trồng cây khỏe, sạch bệnh, tiêu hủy cây bệnh ngay khi phát hiện để không lây lan sang cây khác. Không tưới quá nhiều nước, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, sử dụng thuốc Validacin 5SL,... để phòng trừ...

- Bệnh héo rũ: Gây hại làm cây héo rũ chuyển sang màu vàng và sau đó phát triển các vết thối khô. Phòng trừ: Luân canh cây trồng, dùng giống khỏe, nhổ bỏ cây bệnh, sạch bệnh, xử lý đất kỹ trước khi trồng. Điều chỉnh pH đất: 6,5-7,0, sử dụng thuốc Daconil 75WP, Score 250EC,... để phòng trừ.

- Bệnh héo rũ do vi khuẩn: Gây hại làm cây héo đột ngột, gốc cây bị nứt, rễ bị thối, mạch dẫn mất màu và chuyển sang màu vàng, lớp vỏ ngoài dễ dàng bị tách ra khỏi thân và mềm nhũn. Phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh, xử lý đất kỹ trước khi trồng. Vệ sinh ruộng sạch sẽ, sử dụng thuốc Kasumil 2L, Diboxylin 2SL. Kansu 2SL, 4SL để phòng trừ.

- Bệnh lở cổ rễ: Thân bị héo ngay bề mặt đất, vết thối phát triển từ bên ngoài vào. Toàn bộ cây héo và chết. Phòng trừ: Không tưới quá nhiều, sử dụng thuốc Daconil 75WP, Score 250EC, Lilacter 0.3SL,... để phun trừ.

TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ

29Số 1 - Bản tin NÔNG THÔN MỚI