BÁO CÁO TỔNG HỢP - Cổng thông tin Quảng Ninh

386
Y BAN NHÂN DÂN TNH QUNG NINH STÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ………….***……….. BÁO CÁO TNG HP QUY HOCH BO TỒN ĐA DẠNG SINH HC TNH QUNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Thuc: “Dự án Lp Quy hoch bo tn đa dạng sinh hc tnh Qung Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Quảng Ninh, tháng 12 năm 2017

Transcript of BÁO CÁO TỔNG HỢP - Cổng thông tin Quảng Ninh

0

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

………….***………..

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thuộc:

“Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

Quảng Ninh, tháng 12 năm 2017

Quảng Ninh, 2017

1

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Hệ

sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 39

kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái. Việt Nam hiện có 3/200 vùng sinh thái

toàn cầu, 1/5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Ngoài ra, nước ta

còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc

16 nhóm cây trồng khác nhau.

Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa

phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương

thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu... Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong

điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa

đựng trong nó đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn

cho nền kinh tế. Song đa dạng sinh học của nước ta hiện đang suy giảm với tốc độ cao,

bởi nhiều nguyên nhân. Kinh tế phát triển và tăng trưởng đã gây nhiều áp lực đối với

đa dạng sinh học, dân số tăng đã tạo ra một nhu cầu lớn về tiêu thụ và sử dụng đất,

biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến hệ thống đa

dạng sinh học.

Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia

bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe

doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học

ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Các khu vực có tính đa dạng sinh

học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang

bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm

mất cân bằng sinh thái.

Nhận thức được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng lãnh thổ, ngày 13/11/2008 Việt Nam đã ban

hành Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-

CP, ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa

dạng sinh học. Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn

số 882/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị

triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Được đánh giá là Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, Việt Nam có nhiều nỗ

lực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với việc

là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về đa dạng sinh học, Việt Nam đã ban hành

nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đó là:

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai

năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993

(sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2014); Luật Tài nguyên nước năm 1998 (sửa đổi, bổ

2

sung năm 2012); Luật Thủy sản năm 2003. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008

là một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Lần đầu tiên, các nguyên

tắc và ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học được đưa thành luật riêng, quy định các

nguyên tắc, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học cấp Quốc gia, cấp bộ ngành và địa

phương, tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn nguồn tài

nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về chia sẻ lợi ích.

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc -

Tây Nam với tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 20040’ đến 21040’; kinh độ Đông từ 106025’

đến 108025’; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp

các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố

Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 617.778,8ha đất liền và trên 612 nghìn ha

trên biển, có đường biên giới trên bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung

Quốc; 3 cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải

rộng lớn Nam Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.772 đảo (chiếm 2/3 số đảo của

Việt Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành

phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1.245,2 nghìn người (năm 2016). Đây cũng

là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng

Cái) và 2 thị xã Quảng Yên và Đông Triều.

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan

trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh được ví như là “một nước Việt Nam thu nhỏ”, có

đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... là cơ sở tạo ra sự phong

phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối

với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý,

các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về HST được

khai thác phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là những tài nguyên quý giá,

không thể thay thế cần được quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển hợp lý.

Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển kinh tế xã hội sâu, rộng trên toàn tỉnh

trong thời gian qua cũng tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều vấn đề về môi

trường và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián

tiếp mà đa dạng sinh học Quảng Ninh đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng; diện

tích rừng tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao đang bị thu hẹp và ít có điều kiện phục

hồi do đã bị chia cắt và cô lập thành những khu nhỏ; nhiều loài quý hiếm đã không còn

được phát hiện tại Quảng Ninh; nhiều rạn san hô đã bị suy giảm một cách nghiêm

trọng khó có thể hồi phục.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do thiếu những cơ chế, thể chế thích

hợp, đặc biệt là quy hoạch bảo tồn, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở khoa học, là

3

công cụ hữu hiệu trong quản lý đa dạng sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều

nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nên hiệu quả bảo tồn chưa như mong muốn.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012

về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, nhưng do hạn chế về nguồn lực nên kế hoạch chưa được triển khai trong khi

nhiều nội dung của Kế hoạch đã không còn phù hợp. Việc thiếu các quy hoạch và kế

hoạch bảo tồn phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm khuyến nghị cho các nhà

quản lý nhằm phát triển tỉnh bền vững nên đã để mất đi nhiều hệ sinh thái đặc thù, các

loài động thực vật quý hiếm, xuất hiện càng nhiều các mối đe doạ tới đa dạng sinh học

của tỉnh như: sư du nhập các giống mới và các loài ngoại lai (một cách chủ động và bị

động) như các giống thuy sản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai

dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc bươu vàng... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn

chồng chéo, quản lý chưa thống nhất. Luật Đa dạng sinh học mới có hiệu lực thi hành

và hiện mới đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng. Các chủ

trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp

quản lý nên thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ

sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Xuất phát từ tình hình thực tế về đa dạng sinh học, nhằm bảo tồn và nâng cao

tính đa đạng sinh học trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển

các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm theo 160/2013/NĐ-CP, Nghị định

32/2006/NĐ-CP, duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao nhận thức

cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học...Việc triển khai thực hiện "Quy hoạch

bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh

học các hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng, bảo

tồn nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn

đa dạng sinh học của tỉnh, là căn cứ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế những

tương tác do phát triển kinh tế - xã hội tác động đến đa dạng sinh học, góp phần bảo

tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, bảo vệ môi

trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn

gen, rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; phát

triển du lịch và phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân.

Để có được kết quả nghiên cứu này chúng tôi trân thành cám ơn các cơ quan: Sở

TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KHCN, các Ban quản lý: VQG Bái Tử Long, KBTTN

Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, UBND các huyện, thị xã,

thành phố, các đơn vị trực thuộc các cơ quan nêu trên đã giúp đỡ tổ chức thực hiện, cung

cấp thông tin, hỗ trợ nghiên cứu hiện trường và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo này.

Trên cơ sở tài liệu thu thập, kết quả điều tra khảo sát, hệ thống bản đồ chuyên

đề, kết quả thực hiện dự án được trình bày trong báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” .

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH Đa dạng sinh học

BĐKH Biến bổi khí hậu

BTL Bái Tử Long

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

BVMT Bảo vệ môi trường

CCCR Chống chữa cháy rừng

CCN Cụm công nghiệp

CTR Chất thải rắn

ĐDDT Đa dạng di truyền

ĐNN Đất ngập nước

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

ĐVĐ Động vật đáy

ĐVN Động vật nổi

GHCP Giới hạn cho phép

HĐND Hội đồng nhân dân

HST Hệ sinh thái

KBT Khu bảo tồn

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL Khu du lịch

KCN Khu công nghiệp

KT – XH Kinh tế xã hội

PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng

PES Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

RNM Rừng ngập mặn

RQG Rừng quốc gia

TK Tiểu khu

TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân

VQG Vườn quốc gia

5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 4

MỤC LỤC .................................................................................................................................. 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 8

PHẦN THỨ NHẤT. ................................................................................................................. 12

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ......................................................................................... 12

1.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................................ 12

1.2. Nội dung chính của dự án .................................................................................................. 13

1.3. Sản phẩm đạt được của dự án ............................................................................................ 13

1.4. Tổ chức thực hiện dự án .................................................................................................... 14

1.5. Phạm vi quy hoạch ............................................................................................................ 14

1.6. Cơ sở pháp lý: .................................................................................................................... 14

1.7. Cơ sở khoa học .................................................................................................................. 20

1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh

Quảng Ninh ....................................................................................................................... 20

1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch ................................ 29

1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch: ........................................................................................... 39

1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 40

1.8. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................... 56

PHẦN THỨ HAI ...................................................................................................................... 58

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH

HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................... 58

2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn

ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 58

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 58

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 66

2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH .......................................................................... 74

2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái ...................................... 75

2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật ............................................................. 93

2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH ...................................... 123

2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh ................ 138

6

2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh ............................ 141

2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH ............................................................ 143

2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh ............................................. 167

2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh ............................................. 167

2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo

tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 172

2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ............ 208

2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh

thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh ...................................... 212

2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới ................................ 212

2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên

trên thế giới ......................................................................................................................... 217

2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại địa phương ......... 220

2.5. Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến công

tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch .......................................... 223

2.5.1. Diễn biến đa dạng sinh học của địa phương trong giai đoạn quy hoạch .................. 223

2.5.2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng và

tỉnh đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ................................................................................... 234

2.5.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh .................... 237

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM

2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................ 246

3.1. Quan điểm bảo tồn ĐDSH ............................................................................................... 246

3.2. Mục tiêu bảo tồn ĐDSH .................................................................................................. 248

3.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 248

3.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 .................................................................................. 248

3.3. Định hướng bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.......................................... 250

3.4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu ............................... 258

3.4.1. Xây dựng các phương án quy hoạch ......................................................................... 258

3.4.2. Lựa chọn phương án quy hoạch ................................................................................ 265

3.5. Thiết kế quy hoạch ĐDSH............................................................................................... 268

3.5.1. Quy hoạch hành lang ĐDSH .................................................................................... 268

3.5.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù .......................................... 276

3.5.3. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn ........................................................................ 278

7

3.5.4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ ................................................................................. 314

3.6. Danh mục các dự án ưu tiên bảo tồn ............................................................................... 325

3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch .................................................................................. 304

3.7.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch...................................................................... 304

3.7.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................ 305

3.7.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................................. 306

3.7.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................................................ 308

3.7.5. Giải pháp về hợp tác ................................................................................................. 312

3.7.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền ......................................................................... 312

3.7.7. Giải pháp về sinh kế cho người dân vùng đệm ......................................................... 314

3.7.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................................................. 327

3.8. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

................................................................................................................................................ 328

3.8.1. Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh ......................................................................................................................... 330

3.8.2. Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn ĐDSH .......... 331

3.8.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện Quy

hoạch ĐDSH ....................................................................................................................... 336

3.8.4. Dự báo xu hướng diễn biến các vấn đề môi trường chính khi thực hiện Quy hoạch 336

Kết luận ............................................................................................................................... 342

Kiến nghị ............................................................................................................................. 343

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 344

PHẦN PHỤ BIỂU .................................................................................................................. 348

8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Hiện trạng lập Quy hoạch đa dạng sinh học của cả nước ........................................... 23

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh năm 2016 ...................................................... 59

Bảng 3. Hiện trạng và phân bố rừng tự nhiên........................................................................... 87

Bảng 4. Sự phân bố các taxon của của các ngành của hệ thực vật ........................................... 94

Bảng 5. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật của hệ thực vật......................................... 95

Bảng 6. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh ............................................... 95

Bảng 7. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật .......................................................................... 96

Bảng 8. Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 97

Bảng 9. So sánh phổ dạng sống của hệ thực vật ở tỉnh Quảng Ninh với phổ dạng sống tiêu

chuẩn của Raunkier và phổ dạng sống rừng mưa nhiệt đới của Richard ................................. 98

Bảng 10. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng ....................... 99

Bảng 11. Giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Quảng Ninh ............................................. 100

Bảng 12. Tình trạng bảo tồn loài thực vật quý hiếm theo mức độ phân hạng ........................ 101

Bảng 13. Thành phần loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh ...................... 104

Bảng 14. Danh sách thực vật đặc hữu .................................................................................... 109

Bảng 15. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn ................................................................ 111

Bảng 16. Danh sách các loài Chim có giá trị bảo tồn ............................................................. 113

Bảng 17. Danh sách các loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn ......................................... 115

Bảng 18. Cấu trúc thành phần Côn trùng tai tỉnh Quảng Ninh .............................................. 116

Bảng 19. Cac loai côn trung co gia tri bao tôn ....................................................................... 117

Bảng 20. Thành phần loài sinh vật vùng biển Quảng Ninh .................................................... 120

Bảng 21. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm ............................................................. 121

Bảng 22. Thống kê các giá trị môi trường và đa dạng sinh học HST biển và ven biển ......... 123

Bảng 23.Tóm tắt lợi ích sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ hệ thống rừng ngập mặn ............. 136

Bảng 24. Hiện trạng khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017 ........................................ 138

Bảng 25. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn 10 năm tại Quảng Ninh .................................. 229

Bảng 26. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh qua một số năm ......................................... 229

Bảng 27. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh từ

1975-1999 ............................................................................................................................... 232

Bảng 28. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng bãi triều Quảng Ninh từ 1990-

2013 ........................................................................................................................................ 232

Bảng 29. Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH ................................................................ 241

Bảng 30. Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................................. 243

Bảng 31. Đối tượng thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH ...................................................... 258

Bảng 32. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án I ..................... 259

Bảng 33. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án II .................... 261

Bảng 34. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án III .................. 263

Bảng 35. Ưu điểm, nhược điểm các phương án quy hoạch .................................................... 268

Bảng 36. Thông tin đề xuất hành lang đa dạng sinh học ........................................................ 269

Bảng 37. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái núi ................................................... 270

Bảng 38. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái núi ................................................................... 272

Bảng 39. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái ven biển ........................................... 273

Bảng 40. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái ven biển .......................................................... 274

9

Bảng 41. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái biển .................................................. 275

Bảng 42. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái biển ................................................................. 276

Bảng 43. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn ................................................................................ 278

Bảng 44. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 ..................... 279

Bảng 45. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ

Thượng ................................................................................................................................... 282

Bảng 46. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu rừng quốc gia Yên Tử ................. 284

Bảng 47. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng tới 2030 ............................................................................................................... 284

Bảng 48. Hiện trạng thảm thực vật khu Quảng Năm Châu .................................................... 286

Bảng 49. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quảng Năm Châu ................................... 286

Bảng 50. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm

Châu ........................................................................................................................................ 287

Bảng 51. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng

Năm Châu ............................................................................................................................... 289

Bảng 52. Danh sách các loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu

................................................................................................................................................ 290

Bảng 53. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu .................... 291

Bảng 54. Hiện trạng thảm thực vật khu Quang Hanh ............................................................ 293

Bảng 55. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quang Hanh ............................................ 293

Bảng 56. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh ................ 294

Bảng 57. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang

Hanh ....................................................................................................................................... 295

Bảng 58. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh ................ 295

Bảng 59. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quang Hanh ............................ 296

Bảng 60. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm vùng biển Cô Tô, Đảo Trần ................ 298

Bảng 61. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ở Đồng Rui – Tiên Yên .. 301

Bảng 62. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui – Tiên Yên 303

Bảng 63. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui

– Tiên Yên .............................................................................................................................. 304

Bảng 64. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn Đồng Rui – Tiên Yên ............... 305

Bảng 65. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Đồng Rui – Tiên Yên .............. 305

Bảng 66. Hiện trạng thảm thực vật Vùng ĐNN cửa sông Tiên Yên ...................................... 306

Bảng 67. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên

Yên ......................................................................................................................................... 307

Bảng 68. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên

................................................................................................................................................ 307

Bảng 69. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông

Tiên Yên ................................................................................................................................. 308

Bảng 70. Danh sách loài Chim có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên .......................... 309

Bảng 71. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên ............................ 310

Bảng 72. Các giá trị đa dạng sinh học cần được ưu tiên bảo tồn tại Vịnh Hạ Long .............. 311

Bảng 73. Danh mục quy hoạch vườn thực vật ....................................................................... 318

Bảng 74. Danh mục quy hoạch vườn động vật ...................................................................... 319

Bảng 75. Danh mục quy hoạch vườn cây thuốc và vùng trồng cây dược liệu ....................... 320

10

Bảng 76. Các nhiệm vụ, dự án đang triển khai ....................................................................... 325

Bảng 77. Dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018

– 2030 ..................................................................................................................................... 326

Bảng 78. Phân nguồn vốn cho các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030 ........................................................................................ 328

Bảng 79. Danh mục các dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2018 – 2030 ............................................................................................................ 295

11

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ hiện trạng

1. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ 1:100.000

2. Bản đồ hiện trạng đa dạng sinh học của địa phương, tỷ lệ 1:50.000

3. Bản đồ hiện trạng các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ,

hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, tỷ lệ 1:100.000

Bản đồ Quy hoạch

1. Bản đồ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:100.000

2. Bản đồ quy hoạch hành lang đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000

3. Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1:50.000

4. Bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

quan trọng, đặc thù của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỷ

lệ 1:50.000

5. Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở bảo tồn chuyển chỗ tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ

1:50.000

12

PHẦN THỨ NHẤT.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Mục tiêu của dự án:

* Mục tiêu chung:

Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, các Quy hoạch chuyên ngành khác của Tỉnh và Quy hoạch tổng thể bảo

tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm bảo

tồn, phát triển và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng

sinh học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng bộ dữ liệu hoàn chỉnh phản ánh hiện trạng, dự báo về diễn biến đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, kết quả bảo tồn và dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới

công tác bảo tồn trong giai đoạn quy hoạch được xây dựng và cập nhật.

- Các hệ sinh thái đặc thù của Tỉnh (như hệ sinh thái rừng tự nhiên tại Quảng

Nam Châu, Bình Liêu – Hải Hà, hệ sinh thái núi đá vôi tại Quang Hanh, Cẩm Phả, hệ

sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng, Móng Cái…), các khu bảo tồn cấp

quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh, khu bảo tồn loài-sinh cảnh cấp Tỉnh, khu bảo

vệ cảnh quan cấp Tỉnh, hệ thống bảo tồn chuyển chỗ (trung tâm cứu hộ, vườn thực vật,

nhà bảo tàng thiên nhiên, ngân hàng gen…), các vùng ưu tiên kiểm soát và phòng

chống loài ngoại lai xâm hại, các hành lang đa dạng sinh học, hành lang sinh thái

nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của

các hệ sinh thái và các loài sinh vật… được quy hoạch xây dựng, nâng cấp, mở rộng

để bảo vệ và phát triển. Các loài nguy cấp, quý, hiếm, các sinh cảnh đang bị suy thoái,

các nguồn gen quý hiếm… được xác định, phục hồi, bảo tồn và phát triển. Các phương

án quy hoạch được thể hiện trên bản đồ.

- Các luận chứng về giải pháp nhằm tăng cường chức năng, nâng cao năng lực

quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền các cấp và ban quản

lý các khu bảo tồn; tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực, kinh nghiệm của các

cá nhân, cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về bảo

tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của

các bên liên quan; tăng cường năng lực giám sát và thông tin về đa dạng sinh học;

nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài

nguyên và đa dạng…

13

- Các chương trình/ kế hoạch, dự án ưu tiên được đề xuất và tổ chức thực hiện

quy hoạch bảo tồn, nâng cao tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh

phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu.

1.2. Nội dung chính của dự án:

Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh

Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch

bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

Dự án gồm 12 nhiệm vụ, nội dung chính như sau:

- Nhiệm vụ 1: Thu thập các tài liệu, số liệu, mẫu vật, bản đồ liên quan phục vụ

công tác lập quy hoạch.

- Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát bổ sung dữ liệu liên quan phục vụ công tác lập

quy hoạch.

- Nhiệm vụ 3: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội

liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhiệm vụ 4: Phân tích số liệu, xây dựng hồ sơ hiện trạng đa dạng sinh học

- Nhiệm vụ 5: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại

tỉnh Quảng Ninh.

- Nhiệm vụ 6. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát

triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho quy

hoạch đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.

- Nhiệm vụ 7. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình diễn thế các quần xã

sinh vật và tính đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn quy hoạch, đặc

biệt từ các tác động của biến đổi khí hậu đối với Bảo tồn ĐDSH.

- Nhiệm vụ 8. Xây dựng báo cáo tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2015.

- Nhiệm vụ 9: Xây dựng nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhiệm vụ 10: Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nhiệm vụ 11: Xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên và giải pháp

thực hiện.

- Nhiệm vụ 12: Xây dựng báo cáo tổng hợp các nhiệm vụ: Quy hoạch bảo tồn

đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1.3. Sản phẩm đạt được của dự án

14

Sản phẩm Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 bao gồm:

1. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030;

2. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030;

3. Hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

4. Các báo cáo chuyên đề và các sản phẩm khác.

1.4. Tổ chức thực hiện dự án:

Căn cứ Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Lập Quy hoạch bảo

tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và

công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc

Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao làm chủ đầu tư dự án, phối

hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm (đơn vị tư vấn), các Sở, ngành, địa phương trong

tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện lập Quy hoạch.

1.5. Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi không gian: Dự án lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho toàn

bộ ranh giới hành chính (trên đất liền và trên biển) của tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi thời gian: Dự án lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho thời kỳ

5 năm (đến năm 2020), định hướng đến năm 2030.

1.6. Cơ sở pháp lý:

* Thực hiện Điều 12. của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và công văn số

655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc Hướng dẫn lập

quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ

lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, gồm:

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh

Quảng Ninh.

2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

3. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

4. Kết quả thực hiện quy hoạch/ kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh như:

15

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quy

hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

5. Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của

tỉnh và các địa phương trong tỉnh - nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.

6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của các địa phương.

7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

* Một số bộ luật, văn bản, công ước liên quan chính, gồm:

Một số công ước quốc tế về ĐDSH:

1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới thông qua ngày

16/11/1972;

2. Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992, Việt Nam tham gia ký kết

ngày 16/11/1994;

3. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Việt

Nam tham gia công ước từ ngày 20/9/1988;

4. Công ước CITES về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị

nguy cấp.

Một số văn bản có liên quan của Trung ương:

1. Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/7/2009;

2. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

3. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

4. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

5. Luật Du lịch số 44/2005/QH1 ngày 14/6/2005;

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa số 32/2009/QH12

ngày 18/06/2009;

7. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

8. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày

25/6/2015;

9. Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

10. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và

phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;

16

11. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý

động vật, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm;

12. Nghi đinh sô 117/2010/NĐ-CP ngay 24/12/2010 cua Chinh phu vê tô chưc

va quan ly rưng đăc dung;

13. Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 cua Chinh phu vê tiêu chí

xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu

tiên bảo vệ;

14. Nghị quyết 24/2013/NQ-TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung

Ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường;

15. Quyết định sô 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena

về an toàn sinh học;

16. Quyết định số 218/2014/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu

bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

17. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

18. Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

19. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030;

20. Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020;

21. Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm

nhìn đến 2050;

22. Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030;

23. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

24. Quyết định số 1021/QĐ ngày 27/9/2004 cua Bô Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường kiểm soát,

buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010;

17

25. Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;

26. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030;

27. Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030;

28. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

29. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

30. Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm

Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

31. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

32. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

33. Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu;

34. Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

35. Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020;

36. Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần

bảo tồn;

37. Quyết định số 1671/QĐ-TTG ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về

việc Thành lập Khu rừng quốc gia Yên Tử và Dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Yên

Tử, tỉnh Quảng Ninh;

38. Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH, ngày 04/05/2013 của Tổng Cục Môi

trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung Ương;

18

39. Công văn số 739/TCMT- BTĐDSH ngày 14/05/2013 của Tổng Cục Môi

trường về việc đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

40. Công văn số 1028/TCMT-BTĐDSH ngày 04/6/2015 của Tổng cục Môi trường

về việc triển khai, thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Một số văn bản liên quan của tỉnh Quảng Ninh:

1. Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông

qua Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

2. Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông

qua Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

3. Nghị quyết số 146/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 của HĐND tỉnh về việc thông

qua Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh;

4. Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 về những chủ trương,

giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2016 - 2020;

5. Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030”;

6. Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của HĐND tỉnh Quảng

Ninh về việc Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030;

7. Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

8. Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt đề án Đề án khung các nhiệm vụ các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, giai

đoạn 2015 – 2020;

9. Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

10. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

11. Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh về việc

Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

12. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030;

19

13. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về

Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

14. Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2050 và ngoài 2050;

15. Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về phê duyệt Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;

16. Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về phê duyệt “Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030”;

17. Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

18. Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về

Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030;

19. Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh phê duyệt

Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông

thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh;

20. Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy

hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020;

21. Quyết định số 4180/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh v/v phê

duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

22. Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

23. Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

24. Quyết định số 3919/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt

Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng thành phố Hạ Long đến năm 2020;

25. Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 13/1/2016 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 236/2015/NQ-HĐND ngày

20

12/12/2015 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi

trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020;

26. Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt

kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2016;

27. Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 của UBND tỉnh về việc phê

duyệt đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

28. Kế hoạch số 2216/KH-UBND ngày 9/5/2013 của UBND tỉnh về Kế hoạch

thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính Phủ về một số vấn đề

cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

29. Kế hoạch số 6970/KH-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh

về “Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng

Ninh giai đoạn 2016-2020”;

30. Văn bản số 2125/KHĐT-KTN ngày 26/7/2016 của Sở Kế hoạch đầu tư về

việc hướng dẫn thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

31. Và các quyết định phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch ngành của tỉnh, địa

phương khác; các quyết định thành lập và điều chỉnh các khu bảo tồn thiên nhiên của

tỉnh; quyết định phê duyệt kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án liên quan tới đa dạng

sinh học của tỉnh, địa phương...

1.7. Cơ sở khoa học:

1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và

tại tỉnh Quảng Ninh:

a) Trên thế giới:

Theo chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation Stratery, 1980) quy hoạch

bảo tồn ĐDSH là sự tổ chức quy hoạch sử dụng sinh quyển một cách hiệu quả phục vụ

lợi ích của các thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai; tổ chức hoạt động bảo vệ, duy

trì, sử dụng, phục hồi và cải thiện môi trường thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên sinh học

và các tài nguyên khác có liên quan, duy trì các quá trình sinh thái, các hệ hỗ trợ, bảo

tồn nguồn gen, sử dụng bền vững các loài có ích bằng cách khai thác hợp lý, đảm bảo

khả năng tái tạo, đảm bảo sự cân bằng của các hệ sinh thái.

Đến nay đã có nhiều quốc gia xây dựng và triển khai các quy định về lập Quy

hoạch bảo tồn ĐDSH; nhiều quốc gia đã lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cho

toàn quốc gia; các khu vực, đối tượng đa dạng sinh học bảo tồn. Sự khác biệt trong

quy định về lập Quy hoạch bảo tồn đáng kể là về quy mô, đối tượng, yêu cầu cụ thể.

Sau đây là một số ví dụ:

Hungary (ví dụ điển hình tại Châu Âu): Để xác định nhiệm vụ và chính sách

của nhà nước liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, đảm bảo điều tra, đánh giá,

21

bảo tồn và phục hồi các giá trị thiên nhiên và cảnh quan, nơi cư trú tự nhiên của các

loài động, thực vật hoang dã và các di sản thiên nhiên; điều phối các nhiệm vụ liên

quan, Hungary đã xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn thiên nhiên quốc gia trong

khuôn khổ của chương trình bảo vệ môi trường quốc gia. Quy hoạch tổng thể bao

gồm: xác định ranh giới các khu vực tự nhiên, xác định các quá trình và hoạt động

quan trọng đối với bảo tồn ĐDSH, xác định các yêu cầu chung, nhiệm vụ của ngành,

liên ngành để bảo tồn các khu vực tự nhiên và giá trị thiên nhiên; các định hướng trung

hạn và dài hạn để bảo tồn các khu vực và giá trị thiên nhiên cần được bảo vệ, thành lập

các khu bảo tồn mới (khu bảo tồn thiên nhiên trong trường hợp cần thiết, phải được

bảo vệ bằng các vùng đệm. Phạm vi các hoạt động trong vùng đệm cần được phép của

cơ quan bảo tồn thiên nhiên. Chức năng của vùng đệm là loại trừ hoặc giảm nhẹ tác

động bất lợi đối với điều kiện hoặc chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên). Thành

lập và duy trì các hệ thống và khu vực nhạy cảm về môi trường; Phát triển công tác

tuyên truyền, giáo dục và phổ biến hoạt động bảo tồn thiên nhiên; các nguyên tắc

thành lập và hoạt động của hệ thống quan sát, thu thập dữ liệu, đăng ký và đánh giá

các giá trị tự nhiên.

Nam Phi (ví dụ điển hình tại Châu Phi): Theo luật ĐDSH Châu Phi, quy hoạch

ĐDSH bao gồm: (1) xây dựng khung ĐDSH quốc gia nhằm cung cấp cách tiếp cận

thống nhất, phối hợp và hài hòa để quản lý ĐDSH cho các cơ quan nhà nước các cấp,

các tổ chức phi chính phủ, khu vực tự nhiên, các cộng đồng địa phương, các bên liên

quan và công chúng; (2) xây dựng kế hoạch vùng sinh học: xác định các khu vực đạt

tiêu chuẩn vùng sinh học và xây dựng kế hoạch quản lý. Kế hoạch vùng sinh học cần

đưa ra những biện pháp để quản lý ĐDSH và các thành phần của nó một cách hữu

hiệu, biện pháp giám sát kế hoạch phải được đánh giá và sửa đổi nội dung để phù hợp

ít nhất là 5 năm một lần; (3) xây dựng các kế hoạch quản lý ĐDSH bao gồm quản lý

các hệ sinh thái, các loài bản địa và các loài di cư. Kế hoạch phải được đánh giá và sửa

đổi nội dung để phù hợp ít nhất là 5 năm một lần. Khung ĐDSH quốc gia, kế hoạch

vùng sinh học và quản lý ĐDSH phải được xây dựng và thực hiện với sự phối hợp và

liên kết kế hoạch chặt chẽ để tránh trùng lặp và xung đột.

Pêru (ví dụ điển hình ở Châu Mỹ): Chiến lược quốc gia về ĐDSH là công cụ

chủ yếu để quy hoạch bảo tồn ĐDSH nhằm thực hiện các quy định của Luật Bảo tồn

và sử dụng bền vững ĐDSH và các mục tiêu của Công ước ĐDSH, trong đó, chiến

lược xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động, định hướng công tác bảo tồn

ĐDSH, sử dụng bền vững những thành phần ĐDSH tham gia và chia sẻ hợp lý công

bằng những lợi ích có được từ việc sử dụng các thành phần ĐDSH; chiến lược quốc

gia, các chương trình và kế hoạch hành động bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH

được xây dựng với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng. Các kế hoạch, chiến lược và

chương trình hành động sẽ được lồng ghép với các kết quả của kế hoạch và chính sách

ưu tiên của quốc gia.

b) Tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh:

22

Tại Việt Nam, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được quy định tại Chương II

của Luật đa dạng sinh học 2008, hướng dẫn thi hành cụ thể tại Nghị định số 65/NĐ-CP

ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật đa dạng sinh học; văn bản số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/05/2013 của Tổng

Cục Môi trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương; văn bản số 739/TCMT- BTĐDSH ngày 14/05/2013 của Tổng

Cục Môi trường về việc đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo

tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; văn bản số 1028/TCMT-

BTĐDSH ngày 04/6/2015 của Tổng cục Môi trường về việc triển khai, thực hiện Quy

hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước quy định cụ thể các nội dung về

cơ sở pháp lý, nội dung chính, trình tự lập, thẩm định, trình duyệt cho 2 đối tượng quy

hoạch là quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước (tại mục 1. Từ Điều

8 tới Điều 11 của Luật đa dạng sinh học 2008) và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (mục 2. Từ Điều 12 tới Điều 15 của Luật đa

dạng sinh học năm 2008). Ngoài ra, việc lập quy hoạch còn trong phạm vi điều chỉnh

của các Nghị định, Thông tư hiện hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, điều

chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh

vực và sản phẩm chủ yếu như: Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của

Chính phủ về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính

phủ về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ

yếu; Thông tư liên tịch 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/10/2014 của Bộ Tài

chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh

phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến

lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030… Theo các

quy định trên, “quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh” được hiểu là luận chứng,

lựa chọn phương án bảo tồn đa dạng sinh học bền vững trong thời kỳ dài hạn trên

phạm vi lãnh thổ của địa phương. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh lập

cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20 năm, thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm

và được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và

quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. Thời gian xây dựng và trình

duyệt quy hoạch phổ biến là 1 năm (kể từ khi đề cương và dự toán nhiệm vụ được phê

duyệt), nếu phải kéo dài do các nguyên nhân khác nhau thì cũng không quá 2 năm.

Việt Nam đã lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết

định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 với quan điểm là:

23

a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác

nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của

từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh

vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa

dạng sinh học.

c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối

đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn

rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.

d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài

nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng

dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công

bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

e) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh

học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.

Và mục tiêu tổng quát là: Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài

và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát

triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền

vững đất nước.

Thực hiện Luật đa dạng sinh học 2008 và các văn bản thi hành Luật, tại nhiều

tỉnh thành trên toàn quốc đã, đang lập và triển khai các Quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học của địa phương.

Tổng hợp tình hình lập Quy hoạch Đa dạng sinh học của một số tỉnh thành trên

trên cả nước như tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Hiện trạng lập Quy hoạch đa dạng sinh học của cả nước

STT Tỉnh/Thành phố Ký hiệu văn bản

phê duyệt

Ngày/tháng/năm

ban hành

I 19/63 tỉnh/thành phố đã lập hoàn thành Quy hoạch

1 Hà Nội 4929/QĐ-UBND 24/09/14

2 Cao Bằng 2223/QĐ-UBND 22/12/14

3 Bắc Cạn 630/QĐ-UBND 22/05/17

4 Kon Tum 523/QĐ-UBND 03/10/16

5 Lâm Đồng 169/QĐ-UBND 23/01/17

6 An Giang 2566/QĐ-UBND 15/09/16

24

STT Tỉnh/Thành phố Ký hiệu văn bản

phê duyệt

Ngày/tháng/năm

ban hành

7 Sóc Trăng 16/QĐ-UBND 28/01/13

8 Vĩnh Long 2269/QĐ-TNMT 27/09/16

9 Bến Tre 31/2012/NQ-HĐND 08/12/12

10 Đồng Tháp 369/QĐ-UBND 17/04/13

11 Điện Biên 423/QĐ-UBND 20/06/13

12 Hà Giang 1589/QĐ-UBND 27/08/15

13 Hòa Bình 2270/QĐ-UBND 06/09/16

14 Lạng Sơn 77/QĐ-UBND 17/01/14

15 Long An 1240/QĐ-UBND 13/04/15

16 Nghệ An 4946/QĐ-UBND 29/10/15

17 Quảng Ngãi 116/QĐ-UBND 02/02/17

18 Sơn La 2125/QĐ-UBND 13/08/14

19 Tuyên Quang 314/QĐ-UBND 06/09/13

II 12/63 tỉnh/thành phố đang triển khai lập Quy hoạch

Quảng Bình; Bạc Liêu; Bình Định; Đồng Nai; Hà Tĩnh; Bắc

Ninh; Đắk Lăk; Nam Định; Thái Nguyên; Quảng Ninh, Thanh

Hóa, Thừa thiên-Huế

III 32/63 tỉnh, thành phố chưa lập Quy hoạch

Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Gia Lai,

Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hưng Yên, TP

Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Lào Cai,

Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam,

Quảng Trị, Tây Ninh, Thái Bình, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh

Phúc, Yên Bái, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Giang, Bình Dương,

Bình Phước

Ở các tỉnh đã lập xong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học theo Luật đa dạng

sinh học và công văn số 655/TCMT-BTĐDSH, ngày 04/05/2013 của Tổng Cục Môi

trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, về kinh phí thực hiện cũng có mức khác nhau tùy nhu cầu và điều

kiện mỗi tỉnh; nhiều nhất là Lâm Đồng khoảng 1.329,2 tỷ đồng và ít nhất là Hà Giang

khoảng 39 tỷ đồng. Một số tỉnh gộp nhiệm vụ, dự án ưu tiên của cả các ngành khác

làm dự án ưu tiên triển khai quy hoạch nhưng cũng có tỉnh chỉ đề xuất dự án theo các

đối tượng được quy hoạch và một số nhiệm vụ trọng tâm theo định hướng phát triển

25

của tỉnh; các ngành khác chỉ khuyến cáo dưới dạng nhiệm vụ, giải pháp để lồng ghép

trong quy hoạch ngành. Theo ý kiến chuyên gia, chúng tôi thấy phương án thứ 2 gắn

với thực tiễn quản lý nhà nước, tránh trùng lắp nhiệm vụ, dựa trên sự cân đối linh hoạt

theo điều kiện quản lý của từng ngành, khả thi mục tiêu quy hoạch hơn cả. Dưới đây là

tổng hợp giải pháp và kinh phí thực hiện Quy hoạch đa dạng sinh học của một số tỉnh

đã hoàn thành:

Tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và được

phê duyệt tại quyết định số: 2223/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Cao

Bằng với 08 nhóm chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 cụ thể như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về

bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng; quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo

tồn mới theo luật đa dạng sinh học; Quy hoạch hành lang ĐDSH; Phát triển hệ thống

cơ sở bảo tồn ĐDSH; Điều tra, nghiên cứu phân vùng sinh thái; Đào tạo nâng cao năng

lực thực hiện quy hoạch bảo tồn; Hoàn thiện chính sách, Triển khai mô hình thí điểm

phục vụ bảo tồn. Tổng kinh phí khái toán đã được duyệt là 52 tỷ đồng.

Tỉnh Hà Giang đã hoàn thành lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và được

phê duyệt tại quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/08/2015 của UBND tỉnh Hà

Giang. Trong Quy hoạch đã phân kỳ đầu tư 05 nhóm chương trình, dự án ưu tiên thực

hiện quy hoạch với tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn đến năm 2020 là 19,5 tỷ

đồng và giai đoạn từ năm 2021-2030 là 39,0 tỷ đồng thực hiện 18 dự án.

Tỉnh Điện Biên phê duyệt quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Điiện Biên tại quyết

định số 23/QĐ-UBND ngày 20/6/2013. Trong quy hoạch đã tập trung vào các vấn đề

ưu tiên như: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH; Tổ chức

điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn; Điều tra, khảo sát, đề

xuất quy hoạch phát triển hệ thống các khu bảo tồn; Nghiên cứu xây dựng một số cơ

chế chính sách để quản lý có hiệu quả hệ thống khu bảo tồn; Tăng cường năng lực

quản lý và giám sát ĐDSH; Tổ chức giám sát biến động về ĐDSH, hệ sinh thái tại các

khu bảo tồn; Nghiên cứu chính sách, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hóa

công tác bảo tồn ĐDSH; Điều tra, khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn, kiểm

soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; Nghiên cứu phục hồi tài nguyên sinh học bị

suy thoái. Có 20 dự án ưu tiên triển khai Quy hoạch với tổng kinh phí thực hiện khái

toán là 128.4 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 10/5/2017 về

việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030. Để hoàn thành được các mục tiêu Quy hoạch, 06 nhóm giải

pháp được đưa ra đó là: (i). Giải pháp về tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin,

tuyên truyền về Luật Đa dạng sinh học, các văn bản có liên quan về ý nghĩa, tầm quan

trọng, lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển bền vững đa

dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo

tồn. (ii) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,

26

nghiệp vụ, năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn và các

cơ quan quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Rà soát, bổ sung nguồn nhân lực tại các

khu bảo tồn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. (iii) Giải pháp về khoa học - công nghệ:

Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử

dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học. Tiếp cận các công nghệ mới để bảo tồn đa

dạng sinh học như bảo quản, lưu giữ nguồn gen, nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các

loài quý hiếm. (iv) Giải pháp về cơ chế, chính sách: Rà soát, bổ sung, xây dựng các

văn bản quy định về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo Luật Đa dạng sinh học.

Tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học. Tập trung thực hiện tốt các chính sách bảo vệ rừng, giải quyết sinh kế và

nâng cao thu nhập cho người dân nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát

triển bền vững đa dạng sinh học. Xem xét ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích

các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia công tác bảo tồn đa

dạng sinh học, chính sách hỗ trợ cộng đồng và người dân sống trong vùng đệm khu

bảo tồn. (v) Giải pháp về nguồn vốn: Đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho bảo

tồn đa dạng sinh học và tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước. Ưu

tiên lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương và (vi). Giải pháp hợp tác: Tăng cường liên kết, hợp

tác với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh lân cận về bảo tồn đa dạng sinh học, phối hợp thực

hiện tốt quy hoạch hành lang đa dạng sinh học Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên

Quang). Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, nâng

cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn

kỹ thuật về đa dạng sinh học. Quy hoạch đề xuất 05 dự án thực hiện từ các nguồn vốn

ngân sách nhà nước (cụ thể là nguồn sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế).

Thành phố Hà Nội đã hoàn thành lập quy hoạch bảo tồn ĐDSH đến năm 2030 và

đã được phê duyệt tại quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 24/09/2014, theo đó tổ

chức triển khai theo các phân kỳ đầu tư với 6 nhóm chương trình, dự án ưu tiên: tuyên

truyền; quy hoạch chi tiết và thành lập KBT mới; triển khai kế hoạch phát triển hệ

thống cơ sở bảo tồn; đào tạo, nâng cao năng lực; hoàn thiện chính sách; mô hình thí

điểm, hỗ trợ phát triển vùng đệm với tổng kinh phí 33.5 tỷ đồng.

Tỉnh Kom Tum đã ban hành Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 về

việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch đề ra mục tiêu cụ thể: Đến năm

2020, chuyển tiếp 02 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng

sinh học (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với diện tích 56.621 ha và Khu bảo tồn thiên

nhiên Ngọc Linh với diện tích 38.109,4 ha); nâng cấp rừng đặc dụng Đăk Uy thành

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Đăk Uy với diện tích 659,5 ha; thành lập mới 01 vườn

thực vật (Ngọc Linh), vườn thuốc (Sâm ngọc linh và các “vườn mẫu thuốc nam” ở

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và các Trạm y tế tại các xã trong tỉnh). Đến năm 2030,

thành lập mới 02 khu bảo tồn (Vườn Quốc gia Ngọc Linh và khu bảo vệ cảnh quan cấp

27

tỉnh Măng Đen); thành lập mới 01 vườn thực vật (Măng Đen), 02 vườn động

vật (Ngọc Linh, Đăk Uy), 01 trung tâm cứu hộ động vật (Ngọc Linh); thành lập mới

hành lang Đa dạng sinh học Ngọc Linh - Ngọc Linh. Quy hoạch đề ra 04 giải pháp cơ

bản nhằm thực hiện quy hoạch, cụ thể: (i) Về cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống

Pháp luât về quản lý hệ thống khu bao tôn của tỉnh; tiếp tục rà soát, bổ sung, cụ thể

hoá các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đã được thực hiện trong các chương trình,

dự án của tỉnh; thực thi nghiêm ngặt Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh

học, Luật bảo vệ môi trường; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

trong và ngoài nước thực hiện các dự án nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học trong

tỉnh; giải quyết sinh kế đối với người dân tại chỗ. (ii) Về đào tạo nguồn nhân lực, xây

dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu đa dạng sinh học có trình độ, chuyên môn

cao; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và

nâng cao khả năng quản lý trong lĩnh vực đa dạng sinh học; huy động sự tham gia của

khối tư nhân, các tổ chức và toàn dân trong tỉnh. (iii) Về khoa học công nghệ, xây

dựng và triển khai các giải pháp khoa học công nghệ về đa dạng sinh học; tham gia các

hoạt động hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ

liệu về đa dạng sinh học của tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình,

đề tài/dự án điều tra cơ bản, các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho từng địa điểm,

khu vực trên địa bàn tỉnh; tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định kết quả nghiên cứu

về đa dạng sinh học đã có từ trước tới nay. (iv) Về vốn thực hiện quy hoạch, tranh thủ

các nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước và các tổ chức phi Chính

phủ; hợp tác với các tổ chức, cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các dự án đánh

giá hiện trạng đa dạng sinh học, lập quy hoạch chi tiết cũng như các dự án bảo tồn giá

trị đa dạng sinh học. Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch khoảng 104 tỷ đồng từ

nguồn ngân sách nhà nước, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 169/QĐ-UBND

ngày 23/01/2017. Các chương trình dự án ưu tiên bao gồm: Nâng cao nhận thức cộng

đồng về bảo tồn đa dạng sinh học; Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh

học; Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn; Xây dựng, phát triển các cơ sở

bảo tồn; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu vực bảo tồn; Các dự án

có liên quan được lồng ghép. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự

án ưu tiên thực hiện trong kỳ quy hoạch từ 2017 - 2030 khoảng 1.329,2 tỷ đồng; trong

đó giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 510,2 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 716,5

tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 102,5 tỷ đồng.

Tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của

UBND tỉnh An Giang phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh An Giang

đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó, các chương trình, dự án ưu tiên

tập trung vào: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH; hoàn

28

thiện cơ chế chính sách; Quy hoạch chi tiết và thành lập KBT; Nâng cao năng lực quản

lý; Xây dựng mô hình thí điểm bảo tồn,… với tổng kinh phí là 64.5 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng

Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 116/QĐ-UBND ngày

02/02/2017 với tổng số 27 chương trình, dự án ưu tiên, tổng kinh phí: 119 tỷ đồng từ các

nguồn sự nghiệp khoa học, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đào tạo,

xã hội hóa, từ các chương trình mục tiêu quốc gia và tài trợ từ các nguồn hợp phác khác.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày

27/9/2016 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai

đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Bảo vệ sự đa dạng sinh

học và các hệ sinh thái đặc thù hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trước tác động của

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030. Bảo vệ

môi trường sinh sống của các loài động vật hoang dã thông qua việc bảo vệ các sinh

cảnh, hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và bảo vệ hành

lang di cư trên sông Cổ Chiên và sông Hậu. Nâng cao công tác quản lý đa dạng sinh

học và an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh. Bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, cây dược

liệu và các giống cây ăn trái đặc hữu và có giá trị của địa phương trên cơ sở xây dựng

các khu bảo tồn chuyển chỗ gắn liền với các khu du lịch sinh thái và các mảng xanh đô

thị. Đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh

Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: Giai đoạn 2016 - 2020 có 4 dự án;

giai đoạn 2020 - 2030 có 02 dự án tập trung vào các nội dung như tuyên truyền; xây

dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; Quy hoạch chuyển chỗ; Quy hoạch chi tiết và

thành lập khu bảo tồn mới; triển khai lồng ghép các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh

học với phát triển bền vững. Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch là 48.25 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học: ngày 25/10/2012 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành

Quyết định 2754/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh

học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; ngày 14/8/2014 UBND tỉnh ban hành quyết định

số 1798/QĐ-UBND v/v phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030… Ngoài ra, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học đã được

lồng ghép vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngành của tỉnh, địa

phương như nông, lâm, ngư nghiệp, khoa học và công nghệ; y tế; du lịch… Tới ngày

22/12/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4180/QĐ-UBND phê duyệt thuyết

minh, đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên tỉnh có

quyết định lập và triển khai Quy hoạch đa dạng sinh học trên địa bàn toàn tỉnh, với kỳ

quy hoạch, mục tiêu, định hướng phù hợp với mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải

pháp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học từ cấp trung ương, quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội, môi trường và các quy hoạch ngành của cấp tỉnh, cấp huyện.

29

1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch

* Quan điểm, cách tiếp cận:

Quy hoạch ĐDSH là sự tổ chức lập các kế hoạch dài hạn, xây dựng hệ thống bảo

tồn ĐDSH trên cơ sở điều tra, tính toán, dự báo xu thế, đặc điểm, vai trò của ĐDSH

cũng như nhu cầu và nguồn lực, nhằm cụ thể hóa chính sách bảo tồn, góp phần phục

vụ cho phát triển bền vững. Như vậy, có thể hiểu Quy hoạch ĐDSH là xác định khung

về nội dung, phân bố không gian và kế hoạch thực hiện bảo tồn ĐDSH theo thời gian

của các hoạt động bảo tồn (Chính phủ CHXHCNVN, 2008a).

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo

tồn và toàn bộ hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Theo Chiến lược Bảo tồn thế

giới (IUCN, UNEP và WWF, 1980), Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH là sự tổ chức quy

hoạch sử dụng sinh quyển một cách hiệu quả phục vụ lợi ích của các thế hệ hiện tại và

các thế hệ tương lai; tổ chức hoạt động bảo vệ, duy trì, sử dụng, phục hồi và cải thiện

môi trường thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên sinh học và các tài nguyên khác có liên

quan, duy trì các quá trình sinh thái và các hệ hỗ trợ, bảo tồn nguồn gen, sử dụng bền

vững các loài và các HST.

Với khái niệm như vừa nêu, quy hoạch bảo tồn ĐDSH về thực chất là quy hoạch

hệ thống các khu bảo tồn tại chỗ trên cạn, đất ngập nước và biển, cùng biện pháp bảo

tồn chuyển chỗ cũng như bảo tồn ngoài khu bảo tồn. Theo nghĩa khái quát, quy hoạch

tổng thể hệ thống là tổ chức lập kế hoạch quản lý ở tầm vĩ mô các khu bảo tồn

(WCPA, 1998).

Quy hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý là một quá trình liên tục nhằm giải

quyết tổng thể tất cả các vấn đề của bảo tồn ĐDSH.

Quy hoạch là quá trình liên quan tới hệ thống các vấn đề được xem xét toàn diện

với mục đích xác định các giải pháp tối ưu cho các vấn đề đó.

Thiết kế, thực hiện là quá trình từ quy hoạch trong đó các giải pháp được kiểm

nghiệm và thực hiện một cách sáng tạo.

Quản lý là quá trình kiểm soát và hướng dẫn thực hiện các giải pháp đã đề ra

nhằm đạt được mục tiêu quy hoạch và thiết kế.

Quy hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý là quy hoạch hệ thống, gồm các quá

trình tương tác và lệ thuộc lẫn nhau, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề bảo tồn

thông qua tổng hợp tất cả các yếu tố liên quan như tác động của chuyển đổi cơ cấu

kinh tế, phát triển công nghiệp, du lịch, khai thác tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng

liên quan tới bảo tồn ĐDSH. Quy hoạch hệ thống xem xét các vấn đề:

+ Xác định hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo tồn ưu tiên có tầm

quan trọng quốc gia, của tỉnh, xác định các đơn vị, kiểu loại các khu bảo tồn và các

loại hình bảo tồn.

30

+ Xây dựng tầm nhìn chiến lược hoàn thiện hệ thống bảo tồn ĐDSH.

+ Xác định các chủ thể và vai trò của các chủ thể liên quan đến hệ thống bảo tồn

ĐDSH của tỉnh.

+ Xác định các tác động hiện có, dự báo xu thế và các tác động tiềm ẩn đến hệ

thống khu bảo tồn ĐDSH từ các khu vực xung quanh và ngược lại.

+ Tạo điều kiện thuận lợi mở rộng hợp tác bảo tồn ĐDSH xuyên biên giới.

Như vậy, quy hoạch hệ thống bảo tồn là tập hợp ý tưởng được trình bày dưới

dạng các báo cáo kèm theo các bản đồ và những thông tin nền tương ứng. Bản báo cáo

quy hoạch mô tả hiện trạng, các yếu tố chiến lược và lộ trình thực hiện. Báo cáo quy

hoạch cung cấp những hướng dẫn về cơ chế, thể chế và các quy trình điều hành hệ

thống khu bảo tồn ĐDSH gắn với các hoạt động sử dụng đất, phát triển kinh tế-xã hội

của quốc gia. Báo cáo cũng xác định các giải pháp điều hành phù hợp giữa cấp trung

ương và địa phương, giữa các vùng khác nhau và từng khu bảo tồn.

Ngoài ra, quy hoạch hệ thống còn đề cập đến cách tiếp cận đa ngành và liên

ngành, nhằm giải quyết tốt nhất mâu thuẫn lợi ích xảy ra trong quá trình quy hoạch,

thiết kế và quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.

Căn cứ theo Luật ĐDSH (2008), một số quan điểm và nguyên tắc được đề xuất:

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch

môi trường, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế-xã hội; phù hợp với các quy hoạch,

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội liên quan của các ngành và các địa phương.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải mang tính hệ thống, bao gồm bảo tồn các HST,

loài, nguồn gen; chú trọng duy trì, bảo vệ phát triển chức năng và các khả năng chịu tải của

HST, ưu tiên chú trọng các HST đặc trưng, dễ bị tổn thương, nhạy cảm đã bị suy thoái.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải gắn kết sử dụng khoa học, hợp lý, bền vững tài

nguyên ĐDSH.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH đảm bảo thích ứng với BĐKH toàn cầu, vận dụng

các quan điểm, chiến lược mới về bảo tồn.

+ Quản lý ĐDSH của tỉnh phải có sự gắn kết, hòa nhập với bảo tồn ĐDSH quốc

gia, quốc tế và khu vực.

+ Quy hoạch ĐDSH phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai trò cộng đồng, có sự

quản lý chặt chẽ của Nhà nước.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần áp dụng tối đa các phương pháp quy hoạch,

khoa học công nghệ tiên tiến, thích hợp.

Tuy vậy, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của cả

nước và của các ngành, các địa phương không thể không phù hợp với các nguyên tắc

và chính sách bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH đã được nhiều văn kiện của Đảng

31

và Nhà nước nêu rõ như Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-

2020 (2012), Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 (2012). Đặc biệt, tại các Điều 4 và Điều 5 của Luật ĐDSH, các nguyên tắc

và chính sách đó được thể hiện như sau:

“1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá

nhân.

2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học

với việc xóa đói, giảm nghèo.

3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải

chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước

với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh

vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học”.

Chính sách của Nhà nướcViệt Nam về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH

được quy định tại Điều 5 của Luật ĐDSH như sau:

“1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho

một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu

tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây

dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư

cơ sở vật chất-kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà

nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và

thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu

tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát

triển bền vững đa dạng sinh học.

4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định

cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển

bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững

đa dạng sinh học”.

Từ những nội dung vừa trình bày, áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực quy hoạch tổng

thể bảo tồn ĐDSH tại tỉnh có thể nêu lên các quan điểm chính sau đây:

- Tuân thủ phù hợp: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải tuân thủ các quy định liên

quan của pháp luật; phù hợp với các chủ trương đường lối chung về phát triển kinh tế-

32

xã hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường (BVMT) trong các chiến lược, kế

hoạch hành động … của tỉnh, của quốc gia có liên quan.

- Kế thừa: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải kế thừa các quy hoạch liên quan về

sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết quả điều tra

cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và kết quả thực hiện quy hoạch

bảo tồn ĐDSH đã có.

- Thực tế, linh hoạt: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần phải thiết thực, khả thi, trên

cơ sở phân tích, đánh giá nguồn lực thực hiện quy hoạch, đánh giá thực trạng và nhu cầu

khai thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm của chúng, kể cả nhu cầu trong và ngoài nước

liên quan, có thể thích nghi được với các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi nhiều bên: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải bảo đảm quyền

lợi quốc gia, của tỉnh đồng thời chú trọng thỏa đáng tới lợi ích các ngành, các địa

phương trong tỉnh và đặc biệt là lợi ích cộng đồng và người dân bản địa.

- Khoa học và khách quan: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần được xây dựng một

cách khoa học, khách quan, bằng các phương pháp hiện đại, kết hợp với các phương

pháp truyền thống và đảm bảo đạt được sự đồng thuận càng cao càng tốt.

* Quan điểm về phân hạng, phân loại các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học trong tỉnh:

❖ Khu bảo tồn:

- Theo Luật Đa dạng sinh học 2008, khu bảo tồn được phân làm 4 cấp, đó là:

Vườn quốc gia;

Khu dự trữ thiên nhiên;

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

Khu bảo vệ cảnh quan.

Căn cứ vào mức độ ĐDHST, tính đặc thù và đại diện của các HST, mức độ

ĐDSH, giá trị ĐDSH và vai trò của chúng trong giáo dục, du lịch, quy mô diện tích và

vị trí hành chính, khu bảo tồn được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh.

- Sau đây là đề xuất tiêu chí nhằm phân cấp khu bảo tồn sẽ được áp dụng khi

thực hiện phân cấp bảo tồn ở tỉnh Quảng Ninh.

+ Vườn quốc gia:

Vườn quốc gia được xác định là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý có diện tích đủ

lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi

bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài động vật, thực vật đặc hữu hoặc

nguy cấp. Vườn quốc gia là nơi phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát.

Vườn quốc gia là nơi duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng

33

hoặc đại diện các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen, đảm bảo tính ổn định ĐDSH

và cân bằng sinh thái. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế.

Vườn quốc gia là nơi duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng

hoặc đại diện các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen, đảm bảo tính ổn định ĐDSH.

Vườn quốc gia là nơi thực hiện các nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học

và bảo tồn...

Vườn quốc gia góp phần loại trừ và ngăn chặn sự khai thác hay chiếm dụng đất

và các hoạt động trái với mục đích bảo tồn đã quy định đối với vườn quốc gia.

Vườn quốc gia đảm bảo lợi ích và điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống của

người dân sống trong và xung quanh khu vực vườn quốc gia, tạo điều kiện để cộng

đồng góp phần thực hiện các mục tiêu bảo tồn.

Vườn quốc gia là khu vực bảo tồn gồm một hay nhiều mẫu vật đại diện cho các

vùng tự nhiên, có các loài động vật, thực vật, môi trường sống, các hiện tượng địa

chất, có giá trị đặc biệt về tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí hay phục hồi sức khỏe.

Mỗi vườn quốc gia phải có ít nhất 2 loài động, thực vật đặc hữu hoặc trên 10 loài

nguy cấp được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam. Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo

mùa của ít nhất 1 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Diện tích của vườn quốc gia cần đủ rộng để duy trì bền vững về mặt sinh thái

học (trên 10.000 ha đối với các vườn quốc gia trên đất liền và trên 5.000 ha đối với

vườn quốc gia đất ngập nước, trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự

nhiên có giá trị ĐDSH cao).

Trong vườn quốc gia có một phân khu bảo tồn nghiêm ngặt (vùng lõi), tại đó

không cho phép các hoạt động phát triển.

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích vườn quốc gia

phải nhỏ hơn 5%.

Vườn quốc gia được Chính phủ ra Quyết định thành lập.

Đối với vườn quốc gia nằm trên địa giới của hai hay nhiều tỉnh do cơ quan

trung ương quản lý; trong 1 tỉnh thì do cấp tỉnh quản lý.

+ Khu dự trữ thiên nhiên:

Khu dự trữ thiên nhiên được thành lập chủ yếu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự

nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái

tự nhiên hoặc có các loài có giá trị khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu dự trữ thiên nhiên là một khu vực tự nhiên trên cạn, vùng đất ngập nước

được thành lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chưa hoặc bị biến đổi ít và có các

loài động, thực vật đặc hữu hoặc nguy cấp quý hiếm.

Các tiêu chí phân hạng Khu dự trữ thiên nhiên gồm:

34

Khu dự trữ thiên nhiên được thành lập nhằm duy trì các quá trình sinh thái và

bảo tồn các đặc trưng về cấu trúc cảnh quan.

Khu dự trữ thiên nhiên được thành lập nhằm bảo tồn các mẫu vật chuẩn của tự

nhiên, các thắng cảnh có tầm quan trọng quốc gia về khoa học, giáo dục, giải trí hay

du lịch sinh thái.

Khu dự trữ thiên nhiên được thành lập nhằm bảo tồn các mẫu vật chuẩn của tự

nhiên, các thắng cảnh có tầm quan trọng quốc gia về khoa học, giáo dục, giải trí hay du

lịch sinh thái.

Khu dự trữ thiên nhiên góp phần loại trừ hay ngăn chặn sự khai thác hay chiếm

dụng đất và các hoạt động trái với mục đích bảo tồn được quy định cho khu dự trữ

thiên nhiên.

Khu dự trữ thiên nhiên góp phần đảm bảo lợi ích của người dân sống trong và

xung quanh khu dự trữ thiên nhiên.

Khu dự trữ thiên nhiên phải có các loài động, thực vật, các cảnh quan địa lý có

giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, vui chơi giải trí hay phục hồi sức khỏe.

Khu dự trữ thiên nhiên phải có ít nhất 1 loài động, thực vật đặc hữu hoặc trên 5

loài nguy cấp ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Diện tích tối thiểu của khu dự trữ thiên nhiên là 7.000 ha trên đất liền và 3.000

ha đối với khu đất ngập nước. Trong khu dự trữ thiên nhiên, diện tích các hệ sinh thái

tự nhiên, có ĐDSH cao phải chiếm ít nhất là 70%.

Trong khu dự trữ thiên nhiên, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so

với diện tích khu dự trữ thiên nhiên phải nhỏ hơn 5%.

Khu dự trữ thiên nhiên có thể do cấp Chính phủ, Bộ hoặc UBND tỉnh và thành

phố ra Quyết định thành lập.

Đối với các khu dự trữ thiên nhiên nằm trên địa giới của 2 hay nhiều tỉnh do

cấp trung ương quản lý. Các khu dự trữ thiên nhiên khác sẽ do cơ quan cấp tỉnh quản

lý có sự hỗ trợ về quản lý và kỹ thuật của các Bộ, Ngành có liên quan.

Kế hoạch đầu tư và kế hoạch quản lý các khu dự trữ thiên nhiên phải được các

Bộ liên quan thẩm định và phê duyệt.

+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh:

Là khu bảo tồn được thành lập chủ yếu để quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn

ĐDSH thông qua các biện pháp hành chính và động viên sự tham gia của cộng đồng.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh bằng các biện pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú

và đảm bảo sự sống lâu dài của các loài động, thực vật kể cả các loài có nguy cơ bị

tiêu diệt. Các tiêu chí phân hạng Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, gồm:

Duy trì và đảm bảo các điều kiện cần thiết của nơi cư trú để bảo vệ các loài

35

động, thực vật đặc trưng, các nhóm loài, các quần thể sinh vật hay các nét đặc trưng

của môi trường. Ở đó đòi hỏi sự tác động đặc biệt của con người ở mức độ nhất định

để có thể đạt được mong muốn tối ưu về quản lý.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu

khoa học và giám sát môi trường, góp phần tích cực vào việc quản lý bền vững nguồn

tài nguyên.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh sẽ tạo ra các khu đặc biệt để phục vụ mục tiêu giáo

dục cộng đồng, tìm hiểu các môi trường sống cũng như công việc quản lý động vật

hoang dã và bảo tồn thiên nhiên.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh sẽ góp phần xóa bỏ và ngăn chặn các hoạt động

khai thác hay xâm lấn tới các khu vực đã được quy hoạch.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh góp phần đảm bảo lợi ích và tạo điều kiện cải thiện

chất lượng cuộc sống của người dân cư trú trong và xung quanh khu bảo tồn nhưng

không đối lập với mục tiêu bảo tồn.

Ngoài các tiêu chí cơ bản đã nêu, khu bảo tồn loài - sinh cảnh còn được bổ sung

thêm các tiêu chí sau đây:

Đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ thiên nhiên và duy trì cuộc sống

của loài.

Là nơi cư trú có giá trị trong công tác bảo vệ thiên nhiên và duy trì cuộc sống của

loài di cư quan trọng quốc gia hay địa phương hoặc của các loài động vật định cư hay di cư.

Có ít nhất 1 loài động, thực vật đăc hữu hoặc trên 3 loài nguy cấp được ghi

trong Sách đỏ Việt Nam.

Việc bảo tồn các nơi cư trú và các loài trong khu vực cần phải áp dụng các giải

pháp có sự can thiệp tích cực của cơ quan quản lý.

Diện tích khu bảo tồn loài - sinh cảnh tùy thuộc vào yêu cầu về nơi cư trú của

các loài cần được bảo vệ, có thể thay đổi từ tương đối nhỏ đến rất lớn, nhưng thông

thường không dưới 1.000 ha.

Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích khu bảo tồn phải

nhỏ hơn 10%.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh do Chính phủ, Bộ hoặc UBND tỉnh và thành phố

ra Quyết định thành lập.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh sẽ do các cơ quan chức năng cấp tỉnh quản lý.

Kế hoạch đầu tư và kế hoạch quản lý các khu bảo tồn loài - sinh cảnh do Bộ

liên quan hoặc UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt.

+ Khu bảo vệ cảnh quan:

36

Khu bảo vệ cảnh quan được thành lập chủ yếu phục vụ mục đích bảo vệ cảnh

quan môi trường, hệ sinh thái đặc thù có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh

thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo vệ cảnh quan có thể hoàn toàn chưa có tác động của con

người, nhưng không loại trừ có những cảnh quan do tác động qua lại giữa con người

và thiên nhiên từ lâu đời nên đã tạo ra một khu vực có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh

thái, văn hóa và lịch sử, cũng có thể có giá trị ĐDSH cao. Việc duy trì tính toàn vẹn

của các mối tác động qua lại truyền thống là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, quy trì

và phát triển khu bảo vệ cảnh quan.

Việc thành lập khu bảo vệ cảnh quan sẽ giúp duy trì mối quan hệ hài hòa giữa

thiên nhiên và văn hóa thông qua việc bảo vệ cảnh quan, tạo lập phương thức, ý thức

và thói quen bảo tồn ĐDSH.

Các tiêu chí phân hạng Khu bảo vệ cảnh quan gồm:

Khu bảo vệ cảnh quan được thành lập sẽ góp phần duy trì tính đa dạng của cảnh

quan và nơi sống của các quần thể loài và hệ sinh thái.

Khu bảo vệ cảnh quan góp phần loại trừ và ngăn chặn các phương thức sử dụng

đất và các hoạt động phát triển không phù hợp với mục tiêu bảo tồn.

Khu bảo vệ cảnh quan góp phần khuyến khích các hoạt động khoa học và giáo

dục nhằm đen lại những lợi ích lâu dài cho người dân địa phương và tăng cường sự

tham gia bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Việc thành lập khu bảo vệ cảnh quan nhằm chia sẻ công bằng lợi ích và đóng

góp vào phúc lợi công cộng của cộng đồng địa phương thông qua việc khai thác bền

vững các sản phẩm thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái.

Khu bảo vệ cảnh quan được thành lập nhằm bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù,

các cảnh quan môi trường có giá trị thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa dạng, các loài động,

thực vật độc đáo. Mặt khác đây cũng là nơi có các hình thức sử dụng tài nguyên truyền

thống đã trở thành tri thức bản địa cần được bảo tồn và phát triển; đồng thời còn có các

phong tục, tập quán, cách sống, tín ngưỡng... nói chung là tổ chức xã hội của nhân dân

địa phương mang sắc thái riêng, cần được giữ gìn, tôn vinh và khuyến khích.

Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm cảnh quan đẹp, các di tích lịch sử, di sản văn

hóa có giá trị cao đối với giáo dục và du lịch sinh thái.

Khu bảo vệ cảnh quan không nhất thiết phải có các hệ sinh thái tự nhiên hoặc

các loài động, thực vật nguy cấp.

Diện tích của khu bảo vệ cảnh quan tối thiểu là 500 ha.

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác so với diện tích khu bảo tồn nhỏ

hơn 10%.

Khu bảo vệ cảnh quan có thể do Chính phủ, Bộ hoặc UBND tình và thành phố

ra Quyết định thành lập.

37

Khu bảo vệ cảnh quan sẽ do cơ quan chức năng quản lý với sự tham gia của

chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương.

Kế hoạch đầu tư và kế hoạch quản lý các khu bảo vệ cảnh quan phải được Bộ

liên quan hoặc UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt.

❖ Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

Theo Luật Đa dạng sinh học:

“Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên

thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu có

giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của

chúng; lưu giữ và bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyển trong các cơ sở khoa học

và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền”.

“Cơ sở bao tôn đa dang sinh hoc là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân

giông loai hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ,

bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phuc vu muc đich bao tôn và phát triển đa

dang sinh hoc.”

1. Cơ sơ bao tôn đa dang sinh hoc được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng

sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gôm:

a) Cơ sơ nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ;

b) Cơ sơ cưu hô loai hoang da;

c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp,

quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường

hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giư, bảo quản nguồn gen va mâu vât di truyên”.

Hiện nay, theo Luật đa dạng sinh học 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP

chưa quy định rõ loại hình các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT ngày 22

tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn việc

đăng ký loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể như sau:

“3. Loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

Đánh dấu (X) vào ô vuông để lựa chọn loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

đăng ký thành lập. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký một hoặc nhiều loại hình tùy thuộc

vào điều kiện đáp ứng các tiêu chí thành lập.

- Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ;

- Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

- Cơ sở lưu giữ giống cây trồng;

38

- Cơ sở lưu giữ giống vật nuôi;

- Cơ sở lưu giữ vi sinh vật và nấm;

- Cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

4. Đối tượng được bảo tồn tại cơ sở:

- Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Loài không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”

Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, có các loại hình cơ sở bảo tồn đã được nhắc tới, gồm: vườn thực

vật, vườn cây thuốc, vườn động vật, trạm/trung tâm cứu hộ động vật; ngân hàng gen...

Đồng thời, theo hướng dẫn tại văn bản số 655/TCMT-ĐDSH ngày 04 tháng 5

năm 2013 của Tổng Cục Môi trường V/v Hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các loại hình thuộc đối tượng cơ sở

bảo tồn chuyển chỗ cần được quy hoạch gồm: vườn thực vật; vườn động vật; trung

tâm cứu hộ; nhà bảo tàng thiên nhiên; vườn sưu tập cây thuốc; ngân hàng gen; bảo tồn

các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt và các vùng

được ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại.

Như vậy, để thống nhất với Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và

đảm bảo theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường - đơn vị đầu ngành về quản lý quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp quốc gia, chúng tôi đề xuất sử dụng các khái niệm

phù hợp với quy định tại Quyết định số 45/QĐ-TTg và văn bản số 655/TCMT-ĐDSH

nêu trên cho các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh.

Tại quy hoạch này, các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:

- Vườn động vật/ thực vật: là khu nuôi/trồng, bảo tồn chuyển vị, nhân giống các

loài động vật/ thực vật bản địa, một số loài động/ thực vật thuộc danh mục loài nguy

cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã: Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã:

Là nơi tiếp nhận, chữa trị, nuôi dưỡng, phục hồi khả năng sinh sống của các loài động

vật hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên, chuyển giao, nuôi sinh sản trong

cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã (phù hợp Quyết định số 1397/2014/QĐ-

UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

- Ngân hàng gen: là các cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, nấm

hoặc lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Vườn sưu tập cây thuốc: là khu trồng, bảo tồn chuyển vị, nhân giống các loài

cây thuốc bản địa, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

❖ Hành lang đa dạng sinh học:

39

- Theo quy định tại Luật đa dạng sinh học: “Hành lang đa dạng sinh học là khu

vưc nối liền các vùng sinh thái tư nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng

sinh thái đó có thể liên hệ với nhau”.

- Về phân loại: Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030, có các loại hình hành lang đa dạng sinh học đã

được quy hoạch gồm: hành lang liên tục và hành lang không liên tục.

1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch:

Nguyên tắc 1: Quy hoạch được xây dựng cần đảm bảo ba mục tiêu: bảo tồn, sử

dụng bền vững và chia sẻ công bằng (về trách nhiệm và lợi ích) đối với nguồn tài

nguyên ĐDSH.

Nguyên tắc 2: Bảo tồn tại chỗ là chính, song cần mở rộng việc bảo tồn và quản

lý ĐDSH vượt ra ngoài ranh giới các khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong khi vẫn xác định những khu bảo tồn có vai trò sống còn trong các quy

hoạch, kế hoạch về bảo tồn thiên nhiên thì cũng cần hướng rằng, việc bảo tồn các hệ

sinh thái điển hình hay các mẫu chuẩn sinh thái quốc gia (các khu bảo tồn thiên nhiên)

cần được đặt trong “mạng lưới sinh thái”, nghĩa là cần được kết nối với nhau và với

môi trường xung quanh. Mặt khác, các giá trị ĐDSH nằm ngoài khu bảo tồn nhiều khi

là không hề nhỏ. Vì vậy, cũng cần được đánh giá và quan tâm bảo vệ. Kinh nghiệm

nhiều nước trên thế giới cho thấy, mô hình bảo tồn vùng đệm các khu bảo tồn, các

hành lang ĐDSH với việc huy động sự tham gia của cộng đồng càng trở nên cần thiết

đối với công tác bảo tồn đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.

Nguyên tắc 3: Chú trọng đến việc đảm bảo dịch vụ hệ sinh thái. Các dịch vụ hệ

sinh thái là đối tượng bảo tồn trước đây ít được quan tâm hơn là các loài, nguồn gen

thì hiện nay đang ngày càng được chú trọng. Một trong các lý do là con người ngày

càng quan tâm và hiểu biết hơn về mối liên hệ trực tiếp của các dịch vụ này đối với đời

sống và sự thịnh vượng của chính họ. Do vậy, cần phải bảo tồn cấu trúc và chức năng

của hệ sinh thái để chúng tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài. Đó chính là mục tiêu

hàng đầu của các hoạt động bảo tồn.

Nguyên tắc 4: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải làm sao đạt được sự hài hòa các

mục tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển khác của xã hội, đảm bảo huy động tối đa sự

tham gia của các bên liên quan.

Sự thành công của quy hoạch bảo tồn ĐDSH phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng

thuận, sự tham gia hưởng ứng tích cực của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng cư

dân sống trong vùng đệm của khu bảo tồn. Bởi vì, hoạt động bảo tồn ít nhiều ảnh

hưởng đến đời sống của họ, những người từ lâu đã gắn bó với rừng, sống nhờ vào

rừng. Cần phải tìm cho người dân những sinh kế mới, san sẻ lợi ích cho họ, đảm bảo

cuộc sống lâu dài mà không còn phải phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ĐDSH.

40

Để giảm áp lực của cộng đồng cư dân vốn đã quen với các tập quán như săn

bắn, khai thác lâm thổ sản... đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, có sự hiểu biết tâm tư nguyện

vọng của người dân, đồng thời phải thông cảm với những khó khăn mà họ sẽ phải khắc

phục, cần có sự tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho họ

không chỉ trong công tác bảo tồn ĐDSH mà cả trong sản xuất nhằm không ngừng nâng

cao cuộc sống vật chất, tinh thần. Đó chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết

các mâu thuẫn và xung đột giữa phát triển và bảo tồn. Điều này cũng đồng nghĩa với

việc, quy hoạch bảo tồn ĐDSH sẽ được đảm bảo thành công nếu những người làm quy

hoạch biết dựa vào dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, cùng người dân giải

quyết những khó khăn mà họ sẽ phải đương đầu. Hơn bao giờ hết, cần thực hiện đúng

phương châm: “lấy dân làm gốc”.

Nguyên tắc 5: Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải tuân thủ các quy định liên quan

của pháp luật; phù hợp với các chủ trương đường lối chung về phát triển kinh tế-xã

hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong các chiến lược quốc gia, các kế

hoạch hành động quốc gia liên quan.

Nguyên tắc 6. Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải kế thừa các quy hoạch liên quan

về sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết quả điều

tra cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và kết quả thực hiện quy

hoạch bảo tồn ĐDSH đã có.

Nguyên tắc 7. Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần phải thiết thực, khả thi, trên cơ sở

phân tích, đánh giá nguồn lực thực hiện quy hoạch, đánh giá thực trạng và nhu cầu khai

thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm của chúng, kể cả nhu cầu trong và ngoài nước liên

quan, có thể thích nghi được với các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nguyên tắc 8. Bảo đảm quyền lợi nhiều bên Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải

bảo đảm quyền lợi quốc gia, đồng thời chú trọng thỏa đáng tới lợi ích các ngành, các

địa phương và đặc biệt là lợi ích cộng đồng và người dân bản địa.

Nguyên tắc 9. Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH c n được xây dựng một cách khoa

học, khách quan, bằng các phương pháp hiện đại, kết hợp với các phương pháp truyền

thống và đảm bảo đạt được sự đồng thuận cao.

1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.7.3.1. Quy trình lập quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh được thực hiện như sau:

Việc lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh thực hiện theo các bước

chính như sau:

Bước 1. Đánh giá các điều kiện phục vụ lập quy hoạch: bao gồm các hoạt động

như: thu thập, xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có, các tài liệu và chiến lược, quy

hoạch có liên quan; tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung ngoài hiện trường để cập nhật tư

liệu, số liệu liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh và thành phố trực thuộc

trung ương; nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài; tác động của các chiến lược

41

và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng, tỉnh và quy

hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đối với quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học cấp tỉnh.

Bước 2. Phân tích số liệu, xây dựng hồ sơ hiện trạng về bảo tồn đa dạng sinh học

của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: bao gồm các hoạt động xử lý và phân tích

số liệu để xây dựng các nội dung chuyên môn phục vụ quy hoạch.

Bước 3. Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu được xác định trong quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và quy hoạch

tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng các

quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương.

Bước 4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu.

Bước 5. Thiết kế quy hoạch theo phương án chọn: Bao gồm các hoạt động: xây

dựng định hướng tổ chức không gian cho công tác bảo tồn; danh mục các dự án ưu tiên

và các giải pháp thực hiện quy hoạch.

1.7.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng thể

- Phương pháp hồi cứu: Thu thập, xếp loại, xử lý tài liệu liên quan để kế thừa có

chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có.

- Phương pháp chuyên gia: Nhiệm vụ đã tập hợp các chuyên gia khoa học từ các

cơ quan khoa học đến từ Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật, Viện Tài nguyên môi trường biển để có đánh giá khách quan về

các kết quả đạt được và thảo luận những vần đề học thuật được ghi nhận trong quá

trình thực hiện.

- Phương pháp điều tra nghiên cứu sinh học: Như phương pháp điều tra, thu mẫu

và định loại theo hệ thống phân loại; định lượng ngoài tự nhiên và trong phòng thí

nghiệm dựa trên các quy trình và tài liệu hướng dẫn chuẩn theo từng nhóm chuyên môn;

đặc biệt là thực hiện các hướng dẫn ky thuât điêu tra đa dang sinh hoc va xây dưng bao

cao đa dang sinh hoc ban hành theo văn ban sô 2149/TCMT-BTĐDSH ngay 14/9/2016

cua Tông cuc Môi trương.

- Phương pháp định loại phòng thí nghiệm: Những mẫu sinh vật chưa được xác

định một cách chính xác ngoài tự nhiên sẽ được bảo quản, xử lý, phân tích và định loại

theo quy trình kỹ thuật chuẩn tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành.

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê sinh học để

đánh giá độ tin cậy của các kết quả.

- Phương pháp tổng hợp, báo cáo đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu: các dữ liệu

được tập hợp theo từng nội dung, phân tích đánh giá và xây dựng CSDL thống nhất.

42

• Phương pháp nghiên cứu thực vật

Để kết quả điều tra phản ánh một cách đầy đủ và đại diện cho khu vực nghiên

cứu, các tuyến điều tra và điểm thu mẫu được lựa chọn trước trên bản đồ. Tuyến khảo

sát phải trải rộng qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Nghĩa là các tuyến đó

cắt ngang qua tất cả các hệ sinh thái điển hình đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa

Thìn trong “Cẩm năng nghiên cứu đa dạng sinh vật”, 1997 và các phương pháp nghiên

cứu thực vật (2007).

Do không thể điều tra được toàn bộ diện tích trên toàn bộ tỉnh, nên để điều tra

được một cách đầy đủ và đại diện, trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai

và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, dự án tiến hành lập các tuyến

điều tra, nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố trí

ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra được xác định đại diện cho khu vực nghiên cứu, đảm bảo

bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên

cứu. Để điều tra tính đa dạng thực vật hướng tuyến được lập vuông góc với đường

đồng mức. Trên tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu thảm thực vật hoặc các

sinh cảnh, thống kê các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người

lên thảm thực vật. Trên các tuyến nếu gặp những điểm đặc trưng nhất thì tiến hành thu

mẫu, lập các ô tiêu chuẩn. Dựa vào bản đồ định vị các ô tiêu chuẩn đại diện và đặc

trưng cho từng khu vực.

Xác định tên khoa học: Áp dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định tên

khoa học cho các loài thực vật thu thập được mẫu tiêu bản. Dựa vào các tài liệu để tra

cứu gồm:

Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ)

Thực vật chí Vân Nam

Trung Hoa cao đẳng thực vật chí họa đồ

Danh lục các loài thực vật Việt Nam

Tên cây rừng Việt Nam

Từ điển thực vật thông dụng

Chỉnh lý tên khoa học: Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài

thực vật Việt Nam (tập I - 2001, tập II - 2003 và tập III - 2005), Tên cây rừng Việt

Nam và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org.

Lập danh lục thực vật: Danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại

của Takhtajan (2009). Các ngành thực vật được sắp xếp từ ngành Hạt trần

(Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đối với ngành Hạt kín

(Angiospermae) được chia ra 2 lớp: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá

mầm (Monocotyledoneae). Các họ trong từng ngành, các chi trong từng họ và các loài

43

trong từng chi được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh lục thể hiện được tên khoa

học, tên Việt Nam, dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng, mức độ đe dọa.

Đánh giá tính đa dạng của thực vật thân gỗ

* Đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):

o Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp đến cao

và tính tỷ lệ phần trăm.

o Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài

trung bình của một chi).

o Đánh giá đa dạng các họ, chi: Thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiêu biểu

cho hệ thực vật.

* Đánh giá mức độ đe dọa của các loài

Để có biện pháp bảo vệ các loài, ngoài việc thống kê toàn bộ thành phần loài của

khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ

thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Từ Danh lục

thực vật đã được tổng hợp, kiểm tra tên của từng loài Theo IUCN Red List of

Threatened species, 2016, Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (2007), Nghị định số

32/2006/NĐ-CP, 160/2013/NĐ-CP, Công ước CITES, 2010.

* Đa dạng về giá trị sử dụng

Thống kê các loài thực vật có giá trị sử dụng từ bảng Danh lục thực vật dựa trên

các tài liệu chuyên ngành sau: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điển cây

thuốc Việt Nam, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt

Nam, 1900 cây có ích,... Ngoài tra cứu tài liệu, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng

vấn về các loài cây thuốc, cây làm thức ăn…

• Phương pháp nghiên cứu động vật

Phương pháp nghiên cứu côn trùng trên cạn

Điều tra thu thập mẫu vật định tính để nghiên cứu thành phần loài côn trùng bằng

các phương pháp thường quy trong côn trùng học và phù hợp với từng nhóm đối tượng

côn trùng. Đối với phần lớn các nhóm côn trùng thì các phương pháp thu mẫu thông dụng

được sử dụng (vợt, bẫy đèn và bẫy màn). Bẫy đèn bằng bóng cao áp với phông trắng kích

thước 2x3 m, từ 18h30’ tới 23h30’. Tiến hành điều tra theo tuyến, với các tuyến đường

chọn sao cho phản ánh đầy đủ nhất cảnh quan và trạng thái thảm thực vật của khu vực

nghiên cứu. Tổng chiều dài quãng đường điều tra là 40km với 2 người điều tra thu

thập mẫu song hành. Côn trùng được thu thập bằng vợt và bắt tay, đối tượng thu bắt là

côn trùng đậu trên cây, trên mặt đất hoặc đang bay; không gian thu mẫu từ mặt đất tới

chiều cao 5m.

44

Các chỉ số đa dạng được xây dựng theo phần mềm Primer v5, riêng sự tương

đồng thành phần loài được xử lý bằng phương pháp CA (Cluster Analysis) cũng trên

nền phần mềm Primer v5 (Clarke K., R. Gorley, 2001).

Mức độ đa dạng côn trùng để đánh giá thành 4 cấp: Rất cao, cao, trung bình và

thấp dựa theo giá trị của d và H’. Sự quy đổi này kết quả tổng kết từ nhiều cuộc điều

tra và đã được công bố trong nhiều bài báo của nhóm tác giả nghiên cứu trước đây (Tạ

Huy Thịnh và CS., 2003, 2004, 2005).

Phương pháp nghiên cứu sinh vật nổi, sinh vật đáy và cá

Thu mẫu thực vật nổi (phytoplankton)

Mẫu thực vật nổi được thu bằng cách dùng lưới vớt thực vật nổi (với kích thước

mắt lưới từ 25 micromet) kéo thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-

20cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc. Kéo lưới khoảng vài lượt rồi nhấc lưới

lên, mở khóa ống đáy đổ mẫu vào lọ đựng mẫu. Cố định mẫu bằng formalin 5% và

đánh dấu mẫu bằng nhãn – etiket, rồi lắc đều mẫu.

Thu mẫu động vật nổi (Zooplankton)

Mẫu động vật nổi được thu bằng lưới vớt động vật nổi (có kích thước mắt lưới

315 micromet) bằng cách kéo thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-

20cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc). Kéo lưới khoảng vài lượt (nếu điểm thu

mẫu nông cần phải kéo nhiều lần hơn) rồi nhấc lưới lên, mở khoá ống đáy đổ mẫu vào

lọ đựng mẫu. Sau đó cố định mẫu bằng formalin 5% và đánh dấu mẫu.

Thu mẫu động vật đáy (Zoobenthos)

Thu mẫu động vật đáy dựa vào địa hình cảnh quan.

- Thu mẫu ở sông, suối có nền đáy mềm: Đáy mềm thường là bùn, bùn-cát, cát

bùn, cát. Mẫu định lượng được thu bằng cào tam giác với mắt lưới 0,3mm, chiều rộng

miệng cào 25cm. Mẫu định tính được thu bằng tất cả các loại phương tiện có thể sử

dụng như: cào đáy, lưới vét, te, đăng, đó,...

- Thu mẫu ở suối và những nơi có nền đáy cứng: Đáy cứng chủ yếu là đá, sỏi,

cuội và các loại vật rắn khác. Mẫu định lượng được thu bằng tay, vợt lưới,... trong ô

định lượng 1m2 (1m x 1m).

- Thu mẫu ở ven bờ sông theo phương pháp của Snedaker (1984). Mẫu định

lượng được thu trong ô tiêu chuẩn 1m2, mẫu định tính được thu ở phạm vi rộng hơn.

- Mẫu vật còn được thu bằng vợt lưới, cào nhiều răng, hoặc bằng các dụng cụ

đánh bắt của ngư dân như: lưới, đáy, đăng, đó, cào máy,... Ngoài ra, mẫu động vật đáy

còn được thu thập bằng cách mua của ngư dân đánh cá, cào hến.... và ở chợ địa phương.

- Mẫu vật được lưu giữ trong lọ nhựa và xử lý bằng dung dịch formalin 5% hoặc

cồn 90%. Bảo quản mẫu bằng formalin 4% hoặc cồn 75%.

45

- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phỏng vấn ngư dân, dân địa phương, để bổ

sung tư liệu nghiên cứu.

Thu mẫu cá

Mẫu cá một mặt được thu bằng vợt, lưới cầm tay (lưới bén), quăng chài, mặt

khác thu mua trực tiếp các ngư dân trên thuyền và từ các chợ. Quan sát mẻ lưới, sử

dụng các tranh, ảnh màu của cá để phỏng vấn các ngư dân và dân địa phương. Mẫu cá

chưa xác định được tên tại hiện trường được chụp ảnh và ngâm mẫu vật trong formalin

10%. Ngoài việc thu mẫu vật còn điều tra, thống kê tài liệu của các cơ quan chức năng

địa phương và phỏng vấn dân địa phương.

Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Sử dụng kính lúp soi nổi, kính hiển vi để quan sát mẫu vật. Sử dụng máy ảnh để

chụp ảnh mẫu vật và tiêu bản. Định tên loài theo các tài liệu phân loại của từng nhóm

theo các tài liệu trong và ngoài nước. Định lượng thực vật nổi bằng buồng đếm hồng

cầu, dung tích 0,0009ml; định lượng mẫu động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov cải

tiến với dung tích 10ml; định lượng động vật đáy bằng cách tính số cá thể thu được

trên diện tích thu mẫu.

Phương pháp nghiên cứu lưỡng cư, bò sát

Phương pháp điều tra theo tuyến

Các tuyến và điểm điều tra được chọn đi qua các sinh cảnh đặc trưng nhất của

khu vực nghiên cứu và được xác định trước vào ban ngày cho các chuyến đi đêm vì

khoảng 90% thời gian nghiên cứu được tiến hành vào ban đêm (khoảng từ 18-19 giờ

đến 23-24 giờ). Thường các tuyến nghiên cứu dựa theo các con suối nhỏ, các đường

mòn hay khu vực có các vũng, ao, bãi lầy (là sinh cảnh đặc trưng cho các loài Bò sát,

Lưỡng cư). Các nghiên cứu ban ngày chủ yếu tập trung vào việc xác định các tuyến

làm đêm dựa vào việc đánh giá các dạng sinh cảnh, các đặc điểm sinh thái cũng như

tập tính các loài Bò sát, Lưỡng cư và tiến hành chụp ảnh chi tiết sinh cảnh sống của

từng loài cũng như bản thân con vật khi thu được mẫu. Những công việc trên được tiến

hành với sự giúp đỡ của người địa phương thông thạo địa bàn.

Phương pháp điều tra quan sát

Quan sát các dấu vết hoạt động của từng loài, sinh cảnh sống của nhiều loài

được chụp ảnh và mô tả chi tiết: Hang ổ, thời gian, vị trí nơi tìm thấy con vật (trên

cành, thân cây, độ cao cách mặt đất, khoảng cách đến mặt nước...), các yếu tố liên

quan đến tập tính sinh sản của con vật mà ta có thể quan sát được như: mầu sắc ổ bọt

trứng, hình dáng, kích thước, vị trí, số lượng trứng trong ổ.

Điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp rất có hiệu quả trong việc xác định sự có mặt của

nhiều loài Bò sát, Lưỡng cư tại địa phương nhất là các loài có giá trị kinh tế, đang bị

46

săn bắt. Việc phỏng vấn được tiến hành chủ yếu nhằm vào các đối tượng hay tiếp xúc

với các loài động vật hoang dã: Dân địa phương, thợ săn, những người buôn bán động

vật sống, cán bộ kiểm lâm, dân đánh cá,... Khi phỏng vấn chúng tôi dùng bộ ảnh mầu

và những câu hỏi về những đặc điểm đặc trưng nhất về hình thái, mầu sắc, các đặc

điểm sinh học, sinh thái của từng loài.

Điều tra thống kê thông tin đã có

Các thông tin đã có được thu thập từ nhiều nguồn (công bố của các tác giả hay

các dự án đã tiến hành có liên quan) được xử lý trong phòng thí nghiệm. Mẫu vật được

nhận dạng, so sánh với các tài liệu đã có hoặc các thông tin đã thu thập được để có một

danh lục về thành phần loài, về phân bố của các loài theo các cảnh quan trong khu vực,

về mật độ, giá trị kinh tế và khoa học,.... Các thông tin về các loài có giá trị kinh tế, về

số lượng, mùa vụ, quy mô săn bắt, phương pháp săn bắt,... được phân tích để có thể đề

xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển.

Định loại mẫu vật

Mẫu vật phần lớn có thể định loại ngay trên thực địa bởi các chuyên gia về bò

sát và lưỡng cư. Những mẫu còn nghi ngờ được xem xét tại phòng thí nghiệm bằng

cách tra cứu tài liệu, so sánh mẫu bảo tàng, trao đổi với chuyên gia. Chúng tôi sử dụng

các tài liệu về định loại, về thành phần loài của các tác giả: Orlov N. L. et al, 2002;

Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005; Nguyễn Văn Sáng, 2007; Frost D. R. et al, 2006.

Đánh giá loài có giá trị bảo tồn

Các loài có giá trị bảo tồn được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn quốc gia theo

Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và tiêu chuẩn quốc tế theo Danh lục Đỏ IUCN, 2016.

Phương pháp nghiên cứu thú

Quan sát trong thiên nhiên

Các tuyến khảo sát thú đã được thiết lập ở các dạng sinh cảnh chính trong khu

vực nghiên cứu. Thời gian quan sát được tiến hành trong ngày từ 5h sáng đến 11h,

chiều từ 4h đến 21h tối. Sử dụng ống nhóm và mắt thường để quan sát sự hoạt động

của các loài thú ngoài thiên nhiên cũng như dấu vết hoạt động của thú (dấu chân, phân,

hang, tổ, vết xước cọ trên thân cây).

Sưu tầm mẫu vật

- Đối với các loài thú nhỏ (chuột, sóc, dơi...) mẫu được thu thập bằng cách sử

dụng lưới mờ, bẫy thụ cầm, bẫy hộp, bấy đập victor và bẫy hố. Các mẫu bắt sống sau

khi định loại và được thả trở lại thiên nhiên, nơi bẫy bắt và thu thập mẫu vật trong dân

như: mẫu nhồi, đầu, sọ, sừng, xương, da,...

Phỏng vấn

47

Đối tượng phỏng vấn là nhân dân địa phương và cán bộ làm công tác bảo tồn. Phỏng

vấn bao gồm các bước sau: Nghe nhân dân và cán bộ làm công tác bảo tồn mô tả về những

đặc điểm của loài thú họ thường xuyên bắt gặp, tên địa phương của những loài đó.

Quan sát xác định các mẫu vật thú bị nhân dân địa phương săn bắt đang được nuôi

tại nhà hoặc những di vật (xương, sừng, da, lông, vẩy, móng,...) của chúng ở các thôn,

các mẫu vật đều được chụp ảnh làm tư liệu.

Định loại mẫu vật

- Định loại và tên khoa học tham khảo theo các tài liệu sau: Corbet, G.B and

J.B.Hill, 1992; Lekagul B., McNeely, 1988. Tên Việt Nam theo Đặng Huy Huỳnh và

cs, 1994; Đặng Ngọc Cần và cs, 2008.

- Nhận diện trên hiện trường bằng sách có hình ảnh hoặc hình vẽ màu của

Francis, C.M., 2001; Nguyễn Vũ Khôi, Julia C. Shaw, 2005; Phạm Nhật, Nguyễn

Xuân Đặng, G. Polet, 2001.

- Phân tích trong phòng thí nghiệm dựa vào các tài liệu Động vật chí Việt Nam,

2007. Tập 25; Lekagul B., McNeely, 1988.

Đánh giá giá trị bảo tồn

- Mức đa dạng về thành phần loài: Xác định tỷ lệ % các taxon (họ, loài) ghi nhận

ở Khu vực nghiên cứu so sánh với một số khu vực có địa hình và sinh cảnh tương tự

và tổng số taxon thú đã ghi nhận ở Việt Nam.

- Các loài quý hiếm: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2016).

Phương pháp nghiên cứu chim

Khảo sát theo tuyến

- Phương pháp khảo sát theo tuyến tại thực địa được tiến hành bằng cách quan sát

chim trực tiếp bằng mắt thường và ống nhòm.

- Thường lựa chọn tuyến khảo sát là những đường mòn trong rừng, đi qua các

dạng sinh cảnh đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Tiến hành điều tra từ đầu tuyến đến

hết tuyến bằng cách đi chậm, chú ý nghe và quan sát chim bằng ống nhòm hoặc mắt

thường về hai bên của tuyến. Đồng thời tiến hành chụp ảnh (chim, sinh cảnh) và thu

thập những thông tin cần thiết khác.

Bẫy bắt các loài chim nhỏ

Đây là phương pháp bắt - thả chim hoang dã bằng việc sử dụng lưới mờ. Dùng

lưới mờ có thể bắt - thả các loài chim thường sinh sống, kiếm ăn trong tầng cây bụi

rậm rạp, rất khó và thậm chí không thể quan sát được bằng ống nhòm.

Phỏng vấn người dân địa phương

48

Điều tra phỏng vấn dân địa phương, những người có liên quan chặt chẽ đến rừng

để có thể thu được nhiều thông tin cần thiết về các loài chim ở khu vực nghiên cứu,

nhất là các loài thuộc đối tượng săn bắt.

Thu thập các di vật

Các di vật còn lại của chim được giữ lại trong các gia đình của dân địa phương

như: lông cánh, lông đuôi, mỏ, giò,... được thu thập kèm theo các thông tin cần thiết

như: thời gian, địa điểm bắt được mẫu, người bắt mẫu. Những dẫn liệu này sẽ bổ sung

thêm cho việc xác định loài.

Định loại mẫu vật

- Xác định tên các loài chim tại thực địa bằng sách có hình vẽ màu của Craig

Robson (2005). Ngoài ra còn tham khảo sách Chim Việt Nam của Nguyễn Cử, Lê

Trọng Trải, Karen Philipps (2000).

- Hệ thống phân loại theo Richard Howard và Alick Moore, 1991.

- Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo, Võ Quý và Nguyễn Cử (1999) và

Charles G. Sibley and Burt L. Monroe, Jr., 1990.

Đánh giá giá trị bảo tồn

- Mức đa dạng về thành phần loài: Xác định tỷ lệ % các taxon (họ, loài) ghi nhận

ở khu vực nghiên cứu so sánh với một số khu vực có địa hình và sinh cảnh tương tự và

tổng số taxon chim đã ghi nhận ở Việt Nam.

- Các loài quý hiếm: theo Sách đỏ Việt Nam, năm 2007 và Danh lục Đỏ IUCN,

năm 2016.

• Phương pháp nghiên cứu sinh vật ngoại lai

- Thu thập có chọn lọc những thông tin thứ cấp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, sở Tài nguyên - môi trường, Sở Khoa học – Công nghệ,… và các báo cáo

nghiên cứu có liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai.

- Sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, bản đồ địa hình khu vực

liên quan và các cán bộ, người dân, quen biết thông thạo địa hình. Lập kế hoạch cho

công tác điều tra ngoại nghiệp.

- Chọn và lập tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tuyến điều tra phải đi

qua tất cả các kiểu hệ sinh thái có trong khu vực nghiên cứu. Trên tuyến điều tra tiến hành

điều tra, xác định thành phần loài ngoại lai xâm hại.

- Phỏng vấn người dân để xác định tác hại và những phiền phức do sinh vật ngoại

lai gây ra.

- Điều tra và phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm tại các Khu bảo tồn để xác định

mức độ ảnh hưởng của các loài sinh vật ngoại lai đối với đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

- Nghiên cứu dùng phương pháp chụp ảnh đối với các loài sinh vật ngoại lai.

49

• Phương pháp điều tra đa dạng sinh học biển

Phương pháp điều tra cỏ biển

Phương pháp khảo sát nguồn lợi cỏ biển được tiến hành chủ yếu theo phương

pháp được viết trong tài liệu “Seagrass research Methods”của UNESCO,1991 và

“Global Seagrass research Methods” của T.Short và R. Coles, 2000. Đánh giá hiện

trạng thảm cỏ biển sẽ được thực hiện theo sách “Survey manual for tropical marine

resources” của English et al, 1997. Ở mỗi khu vực nghiên cứu sẽ thu mẫu định tính,

định lượng theo mặt cắt vuông góc với bờ. Sử dụng các thiết bị lặn SCUBA để quan

sát và thu mẫu trực tiếp (cả định tính và định lượng) trên mặt cắt vuông góc với bờ

theo các đới độ sâu khác nhau. Dùng máy quay phim ngầm kỹ thuật số SONY digital

handycam, máy chụp ảnh ngầm của hãng OLYMPUS và NIKON, sau đó sử lý ảnh và

phim bằng các phần mềm đồ hoạ và dựng phim.

Thu mẫu cỏ biển ở dưới sâu do thợ lặn với thiết bị lặn SCUBA. Vị trí các trạm

xác định bằng máy định vị vệ tinh (GPS). Tính diện tích bãi cỏ theo bản đồ tỷ lệ lớn và

ảnh viễn thám.

Phương pháp điều tra thực vật ngập mặn

Phương pháp khảo sát thực tế dựa theo phương pháp nghiên cứu rừng ngập mặn của

UNESCO (1984), S. English (1997) và Phan Nguyên Hồng (2003) (Sổ tay hướng dẫn).

Theo đó các khu vực nghiên cứu được khảo sát theo tuyến theo hướng từ bờ hướng ra

biển. Tại mỗi tuyến xác định 3 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m) đại diện cho các mực triều.

Trong ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m):

- Xác định nhanh thành phần loài bằng khóa phân loại thực vật có hoa của Nguyễn

Tiến Bân (1997), Võ văn Chi và Dương Đức Tiến (1978) và khóa phân loại của

UNESCO (1984), FAO & Wetlands international (2006) bằng phương pháp hình thái.

- Xác định mật độ phân bố và mức độ phân tầng bằng cách đo chiều cao, đường

kính thân của tất cả cá thể có trong ô tiêu chuẩn.

- Xác định tỷ lệ che phủ bằng cách đo tán cây (chiều rộng nhất và chiều hẹp

nhất). Chuyển họa hình tán lá lên sơ đồ theo tỷ lệ 1mx1m ở thực địa bằng

10mmx10mm trên giấy vẽ kỹ thuật.

- Xác định khả năng tái sinh bằng cách đếm số lượng cây con bằng cách đo chiều

cao cây và đếm số lượng cá thể cây con tại 3 điểm (trên bãi triều, giữa rừng và ven

phía ngoài rừng phía gần bờ đầm hoặc bờ đê) trên mỗi mặt cắt với ô có kích thước 1m

x 1m (1m2)

- Xác định vị trí khảo sát, ranh giới thảm thực vật ngập mặn bằng thiết bị định vị

vệ tinh cầm tay

+ Nguyên tắc thu mẫu

50

- Mẫu phải có đầy đủ các bộ phận là cành, lá và hoa, nếu có quả cần thu thập đầy

đủ cả mẫu quả trong cùng một mẫu nghiên cứu.

- Mỗi cây nên thu từ 3 – 10 mẫu, các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng

một số hiệu mẫu. Đối với mẫu cây thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với

số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi.

- Ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ

cây, kích thước cây… để lưu lại những đặc điểm dễ mất sau khi sử lý sấy khô như màu

sắc của hoa, quả, mùi vị...

+ Xử lý và bảo quản mẫu

Tẩm dung dịch cồn 50% cho mẫu, bảo quản trong túi polyetylen. Mẫu cần được

giữ tươi lâu để thuận tiện cho xử lý. Nếu có hoa thì có thể dùng các lá của mẫu để bọc

trước khi cho vào túi. Có thể bảo quản được từ 1 -3 tháng trước khi sấy.

+ Phương pháp xác định tên khoa học

Áp dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định tên khoa học cho các mẫu

thu được:

- Phân tích mẫu: Các mẫu không xác định được từ so sánh với bộ mẫu chuẩn

được tiến hành định loại theo các tài liệu phân loại chuyên khảo: Phạm Hoàng Hộ

(1991-1993, 1999-2000), Nguyễn Tiến Bân (1997,2003), Thái Văn Trừng (1978), Trần

Hợp (2002), Brummitt R.K. (1992), Brummitt and Powell (1992), Danh lục các loài

thực vật Việt Nam.

+ Chỉnh lý tên khoa học: Tên khoa học của các loài sau khi phân loại xong được

chuẩn hóa danh pháp theo tài liệu: Danh lục các loài thực vật Việt Nam.

+ Phương pháp phân tích đánh giá

Đánh giá phân tích một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam do Lê Trần

Chấn áp dụng trong tài liệu “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”; theo

phương pháp phân tích hệ thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Các

phương pháp nghiên cứu thực vật” và “HST rừng nhiệt đới” (2004).

Phân tích đánh giá mức độ loài quý hiếm: theo SĐVN năm 2007 và IUCN, 2016

(http://www.iucnredlist.org/)

Phương pháp điều tra rạn san hô

Sự dụng phương pháp dây mặt cắt chặn Reefcheck của Hodgson (2004) để quan

trắc. Phương pháp này sử dụng 2 dây mặt cắt 100m đặt song song với đường đẳng sâu

ở độ sâu 3-6m và một dây khác ở độ sâu 6-12m. Các dây mặt cắt này được ghim cố

định bằng cọc sắt hoặc bê tông và ghi lại vị trí chính xác bằng thiết bị định vị GPS, với

mục đích có thể lặp lại đúng vị trí dây trong những chuyến khảo sát tiếp theo. Ở những

rạn hẹp và nông chỉ cần trải 1 dây mặt cắt ở độ sâu 3-6m. Sau khi các dây mặt cắt đã

được trải xong cần phải kiểm tra lại và gim dây mặt vào san hô tránh tình trạng dây

51

mặt cắt bị nổi lên mặt nước hoặc đung đưa theo nước. Sau đó dùng cọc sắt (hoặc cọc

bê tông) đánh dấu cố định hai đầu dây (đánh dấu để khảo sát lặp lại) và dùng 2 phao

buộc vào 2 đầu dây thả nổi trên mặt nước để làm mốc xác định vị trí của dây mặt cắt.

Dây mặt cắt 100m được chia làm 4 đoạn nhỏ, mỗi đoạn có chiều dài 20m (tức là chỉ

khảo sát trong các đoạn 0-20m, 25-45m, 50-70m, 75-95m) để đảm bảo độ tin cậy trong

quá trình tính toán số liệu của phương pháp.

Người khảo sát sử dụng thiết bị lặn Scuba bơi chậm theo dây mặt cắt, định lượng

san hô và các hợp phần đáy khác trên dây mặt cắt theo từng điểm chạm trong 4 đoạn,

khoảng cách xác định cách nhau giữa 2 điểm là 0,5m. Quá trình được thực hiện như sau:

người ghi chép san hô và các hợp phần đáy khác bắt đầu ghi chép loại hợp phần ngay

bên dưới của dây mặt cắt tại điểm số 0, rồi đến 0,5m, 1,0m, 1,5m… cho đến 19,5m. Khi

đã xong điểm chạm 19,5m tức là đã hoàn thành xong đoạn đầu tiên trong 4 đoạn của dây

mặt cắt 100m. Khoảng từ điểm 19,5-24,5 bỏ qua, quá trình được thực hiện tương tự từ

25-44,5, 50-69,5m, 75-94,5m, bỏ qua các khoảng 20-24,5m, 45-49,5m, 70-74,5m, 95-

100m. Như vậy, mỗi đoạn ta có 40 điểm chạm và tổng số điểm chạm trên dây mặt cắt

dài 100m là 4 đoạn x 40 điểm = 160 điểm phải dừng để ghi các dạng hợp phần đáy. Việc

ghi chép các hợp phần đáy vào bảng số liệu được ghi dưới dạng ký hiệu theo chỉ dẫn

trên bảng ghi hợp phần đáy. Mười thành phần hợp phần đáy cần ghi nhận bao gồm: San

hô cứng (HC), San hô mềm (SC), san hô chết (DC), đá (RC), vụn san hô (RB), cát (SD),

bùn (SI), rong lớn (FS), hải miên (SP), các sinh vật khác (OT).

Bên cạnh đó, tiến hành quan sát ghi chép tên loài, chụp ảnh các loài bắt gặp và

thu mẫu san hô tại các khu vực rạn san hô để xác định thành phần loài, cấu trúc quần

xã, khả năng phục hồi hay suy thoái của rạn. Mẫu san hô lấy lên được gắn nhãn ghi rõ

ngày tháng, địa điểm, độ sâu sau đó ngâm trong nước Javen 1 ngày để tẩy hết phần thịt

(hoặc ngâm khoảng 5-7 ngày trong nước sau đó rửa lại dưới vòi nước mạnh), mẫu đem

phơi khô để phân loại.

Phương pháp điều tra rong biển

Được tiến hành theo “Quy trình điều tra, khảo sát Tài nguyên và môi trường biển

- Phần Rong biển”, do Viện Tài nguyên và Môi trường biển – VAST ban hành năm

2014 tại Nhà xuất bản KHTN và CN.

Thu tất cả các loài theo các tuyến, số tuyến còn phù thuộc vào sự đa dạng loài,

cho đến khi số lượng loài không tăng theo số tuyến. Mẫu vật phải là mẫu điển hình

(gồm đầy đủ các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản). Mẫu được ép khô thành tiêu bản và

ngân trong dunh dịch 5% Formalin để giúp cho những nghiên cứu giải phẫu trong

phòng thí nghiệm.

Phương pháp điều tra thực vật phù du

Được tiến hành theo “Quy trình điều tra, khảo sát Tài nguyên và môi trường biển

- Phần Thực vật phù du”, do Viện Tài nguyên và Môi trường biển – VAST ban hành

năm 2014 tại Nhà xuất bản KHTN và CN.

52

Mẫu định tính:

+ Dụng cụ thu mẫu: sử dụng lưới TVPD hình chóp nón, đường kính miệng lưới

là 20cm, chiều dài thân lưới 75cm, kích thước mắt lưới 20µm.

+ Cách thu: Kéo lưới thẳng đứng từ tầng đáy lên tầng mặt hoặc kéo trên tầng

mặt nhiều lần sao cho thu được lượng mẫu nhiều nhất có thể.

Mẫu sau khi thu sẽ được cho vào lọ đựng mẫu có dung tích 500ml và được cố

định bằng dung dịch lugol với nồng độ 3-5% thể tích mẫu.

Thu mẫu định lượng:

- Dụng cụ thu mẫu: Sử dụng lưới lọc định lượng TVPD cỡ nhỏ hình trụ tròn

làm bằng ống nhựa PVC Ф110mm , chiều cao ống 10cm, đáy sàng làm bằng lưới

TVPD có kích thước mắt lưới 20µm.

+ Sử dụng các dụng cụ thu mẫu như: Dụng cụ lấy nước theo tầng là máy lấy

nước (Niskin bottle), xô múc nước 20l (hoặc máy bơm nước).

- Cách thu: Mẫu định lượng tầng mặt sử dụng xô múc nước hoặc máy bơm, thu

từ 1L đến 2 L nước ở tầng mặt và đổ qua lưới lọc định lượng TVPD (thể tích nước thu

phụ thuộc vào mức độ phong phú của mật độ tại trạm thu mẫu, có thể quan sát bằng

mắt thường thông qua độ trong của nước). Mẫu định lượng tầng đáy được thu bằng sử

dụng dụng cụ lấy nước theo tầng thu từ 1L đến 2L ở tầng đáy sau đó lọc qua sàng

được lót bằng lưới lọc TVPD 20µm.

- Mẫu sau khi thu xong sẽ được chuyển vào các lọ đựng mẫu có dung tích 50ml và

được cố định bằng dung dịch Lugol với nồng độ 3-5% thể tích mẫu. Sau đó được chuyển

về phân tích tại phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi có độ phóng đại từ 400 đến 1000 lần.

Phương pháp điều tra Động vật phù du

Mẫu định tính:

+ Dụng cụ thu mẫu: sử dụng lưới ĐVPD cỡ nhỏ hình chóp nón, đường kính

miệng lưới là 30cm, chiều dài thân lưới 75cm, kích thước mắt lưới 20µm.

+ Cách thu: Kéo lưới thẳng đứng từ tầng đáy lên tầng mặt hoặc kéo trên tầng mặt

nhiều lần sao cho thu được lượng mẫu nhiều nhất có thể.

Mẫu sau khi thu sẽ được cho vào lọ đựng mẫu có dung tích 100ml và được cố

định bằng dung dịch Lugol với nồng độ 3-5% thể tích mẫu.

Thu mẫu định lượng:

+ Dụng cụ thu mẫu: Sử dụng lưới lọc ĐVPD cỡ nhỏ hình trụ tròn làm bằng ống

nhựa PVC Ф110mm , chiều cao ống 10cm, kích thước mắt lưới 20µm. Ngoài ra còn sử

dụng các dụng cụ như: Dụng cụ lấy nước theo tầng (Niskin bottle), xô múc nước 20l

(hoặc máy bơm nước).

53

+ Cách thu: Mẫu định lượng tầng mặt sử dụng xô múc nước hoặc máy bơm, thu 10L

nước ở tầng mặt và đổ qua lưới lọc ĐVPD cỡ nhỏ. Mẫu định lượng tầng đáy sử dụng

dụng cụ lấy nước theo tầng thu 10L ở tầng đáy sau đó lọc qua lưới lọc ĐVPD cỡ nhỏ.

Mẫu sau khi thu xong sẽ chuyển vào lọ đựng mẫu có dung tích 50ml và được cố

định bằng dung dịch Lugol với nồng độ 3-5% thể tích mẫu. Sau đó được chuyển về

phân tích tại phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 đến 400 lần.

Phương pháp điều tra Động vật đáy

Động vật đáy trong thảm cỏ biển và rừng ngập mặn được thu mẫu bằng khung

định lượng (kích thước 50cm x 50cm) và lọc mẫu bằng sàng sinh vật đáy. Có thể thu

mẫu bằng ống hình trụ bằng nhựa (PVC, Acrylic, Polycacbonat), đường kính 10-15cm,

dài 20-30 cm. Thu mẫu động vật đáy ở dưới sâu được thưc hiện với thiết bị lặn

SCUBA. Thu mẫu động vật đáy trong lớp đất tầng mặt đào sâu 20cm, diện tích

1/16m2, lấy mẫu rửa sạch đất cát, sau đó lọc mẫu bằng sàng sinh vật đáy.

Động vật đáy tại vùng cửa sông: tuỳ theo vị trí thu mẫu, đối với mẫu ở vị trí nông

thì dùng ô định lượng và lấy mẫu bằng xẻng inox còn đối với mẫu ở vị trí sâu thì được

thu bằng cuốc Ponar Đredge miệng mở rộng 0,05 m2. Mẫu sinh vật đáy được lọc bằng

sàng mắt lưới nhỏ và bảo quản bằng dung dịch Formalin.

Động vật đáy trong rạn san hô: thực hiện trên mặt cắt cố định cùng với khảo sát

san hô. Người quan sát sẽ ghi các loài động vật không xương sống đáy cần quan tâm là

tôm bác sĩ, cầu gai đen, cầu gai bút chì, hải sâm, sao biển gai, trai tai tượng, ốc đụn, ốc

tù và, tôm hùm trong phạm vi tầm nhìn 2,5m về mỗi bên của dây mặt cắt. Quá trình

đếm sẽ diễm ra trên mỗi đoạn của dây mặt cắt mà không cần phải dừng lại như người

quan sát cá. Nếu có 2 người cùng tiến hành một lúc thì mỗi người nên đếm số lượng

động vật không xương sống đáy mỗi bên của dây mặt cắt. Các khoảng 20-25m, 45-

50m, 70-75m, 95-100m cũng được bỏ qua như việc đếm cá. Tổng diện tích định lượng

là: 4 đoạn x 5m rộng x 20m dài = 400m2. Các mẫu vật động vật đáy cỡ lớn quan sát

được trên dây mặt cắt sẽ được ghi nhận, chụp ảnh và đếm số lượng, các mẫu ĐVĐ cỡ

nhỏ sẽ được thu tại các tảng san hô chết. Mẫu sau khi thu sẽ được bảo quản bằng cồn

hoặc formalin.

Phương pháp điều tra cá biển

Cá biển trong thảm cỏ biển, cửa sông, đầm phá sẽ được bằng các loại lưới khác nhau

tùy thuộc vào độ sâu và đối tượng nghiên cứu như: cá con ở độ sâu 5m dùng lưới kéo, cá

con ở độ sâu 1,5m thả bẫy chụp hoặc bẫy đèn, cá con ở độ sâu 20m dùng lưới giã.

Tại các rạn san hô, cá lớn được quan sát bằng mắt, chụp ảnh và quay Video.

Khảo sát cá trong rạn san hô trên mặt cắt cố định cùng với khảo sát san hô đã trình bày

ở phần trên. Khoảng 10-15 phút sau khi rải dây mặt cắt (nước yên tĩnh trở lại) người

quan sát cá sẽ xuống trước và tiến hành như sau: người quan sát bơi thật chậm và bắt

đầu đếm số lượng các chỉ tiêu cần quan tâm đó là cá mú, cá hồng, cá kẽm, cá hè, cá

54

bướm, cá mú gù, cá mó gù, cá bàng chài gù và các loài cá trình dọc theo mặt cắt trong

phạm vi tần nhìn 2,5m về phía mỗi bên của dây mặt cắt, 5m phía trước và bắt đầu từ

điểm 0m cho đến điểm 5m. Sau đó dừng lại ở điểm 5m trong vòng 3 phút để chờ cho

các loài cá di chuyển ra khỏi hang rồi mới bắt đầu đếm tiếp trong khoảng 5-10m dừng

lại 3 phút rồi đếm khoảng 10-15m và dừng lại 3 phút rồi đếm khoảng 15-20m. Khi

đếm hết khoảng 15-20m tức là đã hoàn thành đoạn đầu tiên trong số 4 đoạn của dây

mặt cắt 100m. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đối với các đoạn còn lại (25-45m, 50-

70m, 75-95m). Cần chú ý là chúng ta không cần đếm trong các khoảng 20-25m, 45-

50m, 70-75m, 95-100m. Như vậy tổng diện tích xác định là: 4 đoạn x 5m chiều rộng x

20m chiều dài = 400m2.

Phương pháp điều tra Động vật có xương sống ngoài cá

Chim biển: sẽ tiến hành khảo sát thành phần loài, số lượng, mật độ, loài bản địa

và loài di cư theo mùa. Các loài chim sẽ được chụp ảnh bằng máy ảnh có độ phân giải

cao và tiêu cự lớn để định loài.

Động vật lớn ăn cỏ biển (dugong, rùa biển, thú biển) sẽ tiến hành đếm số lượng

cá thể (số con) xuất hiện tại khu vực nghiên cứu, đồng thời tiến hành phỏng vấn người

dân địa phương về thành phần loài, số lượng và tần xuất hiện của chúng.

Phương pháp thu mẫu chất lượng môi trường

Đo các yếu tố thuỷ hoá và chất lượng nước: độ trong đo bằng đĩa Sacchii, cường

độ ánh sáng đo bằng luxmetter, pH đo bằng máy đo pH cầm tay, độ muối đo bằng

khúc xạ kế ATAGO của Nhật Bản, độ đục, nhiệt độ nước biển, ô xy hòa tan (DO) đo

bằng máy TOA của Mỹ. Phân tích mẫu nước gồm muối dinh dưỡng hòa tan (amoni,

nitrit, nitrat, phosphat, silicat), BOD, COD. Xác định kim loại nặng bằng phương pháp

quang phổ hấp thụ. Hàm lượng dầu xác định bằng máy quang phổ kế DR/2000

(HACH, USA).

Đánh giá mức độ biến động chất lượng môi trường nước vùng cỏ biển sẽ sử dụng

hệ số tai biến (RQ = Ci/Ctc với Ci là nồng độ chất i, Ctc: giới hạn cho phép đối với

nước nuôi trồng thuỷ sản).

Thu mẫu trầm tích đáy bằng cuốc lấy bùn thể tích 0,25m3. Các mẫu trầm tích bề

mặt sẽ được cố định và bảo quản để phân tích các thông số có liên quan ở trong phòng

thí nghiệm. Phân tích mẫu trầm tích gồm thành phần cơ học, hàm lượng tổng số các

chất C hữu cơ, nitrat, phosphat, amoni, nitrit. Hàm lượng nitrat, phosphat, amon đước

xác định bằng phương pháp trắc quang.

Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phân tích định loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào các tài liệu

định loại của Việt Nam, khu vực và FAO, bao gồm: Nguyễn Hữu Phụng (1995, 1997,

1999), Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan (1994); Nguyễn Hữu Phụng (2001);

Nguyễn Khắc Hường (2001) và tài liệu FAO (Compagno, 1984, Carpenter & Niem,

55

1999, 1999, 2001), Myers (1991), Rainboth (1996), Nakabo T. (2002), Allen (2003),

Lieske (2001), Michael (1998) và Fish Base (Froese & Pauly, 2004).

Động vật thân mềm một mảnh vỏ được phân loại theo phương pháp của Terrence

M. Goshinor, David W. Behrens, Gary C. Williams, 1996. Takashi Okutari, 2000.

FAO, 2005. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ được phân loại theo tài liệu “Bivalves of

Australia vol 1-2” của Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992), “Mollusk of

Japan” của Takashi Okutani (2000), “Classification of Bivalves” and “Mollusk of

Vietnam” của Jorgen Hylleberg, 1998.

Mẫu động vật giáp xác phân loại chủ yếu dựa theo tài liệu của Gabriella Bianchi

(1984); Kent E. Carpenter and Volker H. Niem (1998).

Động vật đáy được phân loại dựa theo phương pháp hình thái của các tác giả Đỗ

Công Thung và ctv (1997, 1999).

Cỏ biển được phân loại dựa theo các tài liệu của Nguyễn Văn Tiến và đồng tác

giả (2002); Den Hartog (1970); Phillips and Menez (1988); Fortes (1986, 1993); NCBI

Taxonomy Browser (2011).

Rong biển được phân loại dựa theo các tài liệu của Phạm Hoàng Hổ (1969),

Tseng et al. (1999), Yoshida (1998) và Tsutsui Isao, Yushida Tadao (2005).

Động vật da gai được phân loại dựa theo các tài liệu của Conand C. (1990); Kent

E. Carpenter and Volker H. Niem (1998), Gosliner et al. (1996), Colin & Ameson

(1995), Allen et al. (1994), Clark & Rowe (1971).

Mẫu giun nhiều tơ được phân loại chủ yếu dựa vào các tài liệu: Fauvel P. (1953),

Imajima M. et all (1964) và Gurjanova E.F. (1972).

Tài liệu phân loại nguồn giống cá và giáp xác dựa vào tài liệu của các tác giả

Nguyễn Hữu Phụng (1973, 1976-1982, 1991, 1994), Deslman H.C (1920, 1938),

Mito.S (1960, 1966), Zvjagina O.A (1965), Muneo Okiyama (1988), J. M. Lei và D. S.

Rennis (1983), J.M.Lei và T.Trunski (1989), Jeffrey M.Leis và Brooke M. Carson-

Ewart (2000), A. M. Shadrin et al (2003)…

Mẫu thực vật phù du được để lắng, phân loại và xác định toàn bộ số lượng bằng

cách đếm trên buồng đếm Sedgwick - Rafter, đơn vị là tế bào/m3. Tài liệu phân loại

dựa vào tài liệu: Trương Ngọc An (1993); Kim Đức Tường (1965); Isamu Yamaji

(1973); Carmelo R. Tomas (1995)…

Mẫu động vật phù du sau khi làm sạch bằng cách loại bỏ Sứa (Medusa), quản

thuỷ mẫu (Siphonophora) và rác, để lắng và cô đặc ở mức độ vừa phải. Xác định số

lượng bằng cách đếm 1/2, 1/4... hay cả mẫu vật trên kính giải phẫu tuỳ theo mức nhiều

hay ít của mẫu, khối lượng ẩm của ĐVPD là thức ăn cho cá được xác định trên cân

phân tích có độ chính xác 0,01mg. Số lượng và khối lượng ĐVPD được tính trên khối

nước là cá thể/m3 và mg/m3. Phân loại ĐVPD theo: Nguyễn Văn Khôi (1994, 2001);

Isamu Yamaji, (1973); Geoffrey A. B., Sheila H. H. (2004); Shirota A. (1966); Makoto

56

Terazaki, Nozomu Iwasaki, Shuhei Nishida, Shozo Sawamoto, Tomohiko Kikuchi,

Jun Nishikawa và Tatsuki Toda (2004)…

Mẫu san hô sau khi thu thập ngoài thực địa sẽ được phân loại dựa vào hình thái

và cấu trúc bộ xương theo hệ thống phân loại của Veron và Pichon (1976, 1978, 1980,

1982, 1986). Đối với phân loại trên hình ảnh, xác định thành phần loài dựa vào màu

sắc và hình thái theo hệ thống và tài liệu phân loại san hô sống của Veron 2000.

• Phương pháp xây dựng bản đồ

Từ các số liệu, tài liệu thu thập được và điều tra bổ sung. Sử dụng công nghệ

GIS, GPS và phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ sinh cảnh và các bản đồ chuyên

đề đa dạng sinh học toàn tỉnh có tỷ lệ 1:50.000.

- Bản đồ thảm thực vật được xây dựng trên nền bản đồ kiểm kê rừng toàn tỉnh năm

2015, ảnh vệ tinh Land sat 8 (chụp tháng 9/2016), kết hợp với điều tra thực địa bằng

phương pháp dùng ô tiêu chuẩn để kiểm đếm.

- Các lớp bản đồ chuyên đề khác như; các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý

hiếm được ưu tiên bảo vệ; lớp các loài thực vật ngoại lai/biến đổi gen; Lớp về các hệ

sinh thái tự nhiên quan trọng, hệ sinh thái đặc thù, diễn biến sinh thái, cảnh quan sinh

thái; Lớp hiện trạng các khu bảo tồn; Lớp hiện trạng hành lang đa dạng sinh học; Lớp về

các loài động vật nguy cấp, quý hiếm; Lớp các loài động vật ngoại lai; Lớp các loài côn

trùng đặc hữu, quý hiếm; Lớp các sinh vật có giá trị đặc biệt tại vùng ven biển và biển

tỉnh Quảng Ninh (trong đó có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, vùng triều).

1.8. Cơ sở thực tiễn

Là kết quả của quá trình nghiên cứu, điều tra - khảo sát hiện trạng, phân tích -

tổng hợp các vấn đề:

- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng nói chung và các khu vực bảo tồn đa

dạng sinh học hiện có nói riêng.

- Thực trạng và xu thế diễn biến về đa dạng sinh học và phát triển kinh tế-xã hội của

tỉnh Quảng Ninh.

- Các đặc điểm thuận lợi cũng như khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội, tài nguyên môi trường, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của tỉnh có ảnh hưởng đến

quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

- Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc bảo tồn và mục tiêu phát triển trên các mặt

kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái.

Việc tổ chức không gian của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học bị chi phối bởi

nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố thực tiễn của tự nhiên, đa dạng sinh học và các yếu tố

kinh tế - xã hội.

- Yếu tố tự nhiên

57

Các yếu tố về địa chất

Các yếu tố về địa hình

Các yếu tố khí hậu

Các yếu tố về thổ nhưỡng

Các yếu tố liên quan tới đa dạng sinh học...

- Yếu tố kinh tế - xã hội

Dân cư (mật độ dân cư)

Dân tộc (phong tục tập quán)

Hiện trạng sử dụng đất

Cơ cấu kinh tế vùng

Thực trạng phát triển kinh tế...

58

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA

DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác

bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh có tọa độ địa lý khoảng 106026' đến 108031' kinh độ đông và từ

20040' đến 21040' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc

từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng,

xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng,

huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ,

thị xã Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc Trà Cổ, thành phố

Móng Cái.

Về địa giới:

- Phía Đông Bắc giáp Nước CHND Trung Hoa.

- Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.

- Phía Tây nam giáp tỉnh Hải Dương

- Phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hải Dương.

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam: 4 thành

phố là: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả; trong đó, thành phố Hạ Long cách thủ

đô Hà Nội 186 km về phía Đông Bắc là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh.

Tỉnh có 2 thị xã: Quảng Yên, Đông Triều và 8 huyện trực thuộc là: Vân Đồn, Hoành

Bồ, Đầm Hà, Cô Tô, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ. Trong đó có 186 đơn vị

hành chính cấp xã, phường, thị trấn: 111 xã, 67 phường và 8 thị trấn (theo Niên giám

thống kê 2016).

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh có các huyện: Bình Liêu, Hải Hà và thành

phố Móng Cái giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, nước

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với 118,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc

Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải

Phòng.

Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, với 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000

hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.772 hòn đảo và diện tích các

đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên.

59

Với các đặc điểm trên Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng, là đầu mối giao lưu

kinh tế giữa tỉnh với vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng như giao lưu với thế

giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Với vị trí địa lí trọng yếu là nơi giao thoa giữa Trung Quốc và Đông Nam Á,

giữa đồng bằng ven biển và miền núi, Quảng Ninh có đa dạng sinh học phong phú, tuy

nhiên chính vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương hàng hóa cũng chính là điểm bất lợi

cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và nếu không kiểm soát tốt sẽ bị tác động bởi sinh

vật ngoại lai xâm hại.

2.1.1.2. Diện tích

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.177,78 km2, chiếm 1,84% tổng diện tích đất

liền của Việt Nam, trên 612 nghìn ha trên biển và là tỉnh có diện tích lớn nhất trong

vùng đồng bằng Sông Hồng. Khoảng 80% diện tích đất là đồi núi. Đất nông nghiệp

chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) là

đất canh tác trồng trọt. Ngoài ra còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng có thể khai

thác phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp và xây dựng. Hiện trạng sử dụng đất

toàn tỉnh năm 2016 được thể hiện trong Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất tại Quảng Ninh năm 2016

Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ diện tích đất

tự nhiên (%)

TỔNG DIỆN TÍCH 617.778,8 100

I. Đất nông nghiệp 461.767,5 74,75

1. Đất sản xuất nông nghiệp 61.310,1 13,28

2. Đất lâm nghiệp có rừng 373.208,2 80,82

- Đất rừng sản xuất 239.852,9 64,27

- Đất rừng phòng hộ 109.762,9 29,41

- Đất rừng đặc dụng 23.592,4 6,32

3. Đất nuôi trồng thủy sản 26.967,0 5,84

4. Đất làm muối 3,2 0,0007

5. Đất nông nghiệp khác 279 0,06

II. Đất phi nông nghiệp 84.329,5 13,65

III. Đất chưa sử dụng 71.681,8 11,60

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2016

2.1.1.3. Địa hình, cảnh quan

Quảng Ninh là tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, ven

biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Phía Bắc có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn ngăn

cách với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm các đỉnh Cao Xiêm 1.330m, Quảng

60

Nam Châu 1.057m, Nam Châu Lĩnh 1506m, Ngàn Chi 1.166m ở các huyện Bình Liêu,

Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Phía Tây Bắc có dãy núi hình cánh cung chạy từ Tiên Yên

qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc

huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được

gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am

Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. Bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm

trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một

nghìn hòn đảo chưa có tên. Trong tỉnh, đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng

nhau qua đường bờ biển.

Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực:

- Vòng cung Đông Triều - Móng Cái được xem là xương sống của tỉnh với các

dãy núi cánh cung chạy theo hướng Tây - Đông ở phía Nam và hướng Tây Bắc - Đông

Nam ở phía Bắc, địa hình chia cắt mạnh tạo nên những khe sâu và đỉnh dông cao và

dốc. Kiểu địa hình này gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- Vùng đồi duyên hải chiếm diện tích nhỏ. Đây được cho là vùng thềm biển cũ

với dải đồi cao khoảng từ 25 - 50m chạy dọc theo biển từ Cẩm Phả đến Móng Cái.

Kiểu địa hình này rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng

nguyên liệu tập trung quy mô lớn.

- Vùng đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, được bồi đắp bởi phù sa các sông suối

trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình, với kiểu địa hình này phù hợp cho hoạt động

sản xuất nông nghiệp.

- Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh

Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh là phần phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, rộng

6000km2 với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước đảo trải dài theo

đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái

Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là

Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi là

vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong

lòng là những hang động kỳ thú. Đây là những điều kiện thuận lợi tạo ra thế mạnh cho

tỉnh trong việc phát triển kinh tế Nông – Lâm - Ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ và giao

lưu thương mại.

Nhìn chung địa hình Quảng Ninh khá đa dạng, đồi núi chiếm 3/4 diện tích, mức

độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác

tiềm năng đất đai với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, thường gây ra các thiên tai

như lũ quét, sạt lở đất... Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đa dạng, tiềm năng đất đai

phong phú, có điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng,

hình thành các vùng chuyên canh, trồng nguyên liệu, đây cũng là yếu tố quan trọng

góp phân tăng tính đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái của tỉnh.

2.1.1.4. Thổ nhưỡng

61

Theo báo cáo kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh của Viện

Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Quảng Ninh hiện có các loại đất chính sau:

+ Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa): 103.280,0ha;

+ Đất Feralít mùn vàng đỏ trên núi thấp (Fs): 321.123,0ha;

+ Đất đỏ vàng và đất mùn trên núi (Ha): 11.901,3ha;

+ Đất xám (Xa): 12.719,4ha;

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): 432,0ha;

+ Đất mặn (M): 58.992,9ha;

+ Đất phèn (Sp1M): 31.850,7ha;

+ Đất phù sa (Pbc): 16.148,1ha;

+ Đất cát (C): 3.231,7ha;

Nhìn chung: Tính chất thổ nhưỡng ở Quảng Ninh có những đặc điểm khá đặc trưng:

- Các loại đá tạo đất thường là sa thạch và mác ma axít kết tủa chua. Bản thân

chúng là các loại đá nghèo dinh dưỡng, kiến trúc hạt thô, khó phong hoá nên đất hình

thành trên nó cũng nghèo, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi và xói mòn.

- Các loại phiến thạch sét, phù sa cổ và phù sa mới khá màu mỡ nhưng diện tích

lại ít, phần nhiều bị ảnh hưởng của nước mặn ven biển nên sẽ bị hạn chế trong canh tác

nông - lâm nghiệp.

- Các diện tích núi đá, bãi cát, đầm, hồ nước tuy chúng không thuận lợi cho sản

xuất nông - lâm nghiệp nhưng mặt mạnh của chúng chỉ ở Quảng Ninh mới có như tạo

thành những quần thể cảnh quan du lịch, phục vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Do sự phân hóa đa dạng về các yếu tố thành tạo thổ nhưỡng nên khu vực nghiên

cứu hình thành 8 nhóm đất chính: (i) Bãi cát, cồn cát và đất cát biển; ii) Đất mặn; iii)

Đất phèn; iv) Đất phù sa; v) Đất đỏ vàng; vi) Đất mùn vàng đỏ trên núi; Viii) Đất xói

mòn trơ sỏi đá.

(i). Bãi cát, cồn cát và đất cát biển:

Loại đất này thường nằm thành những dải dài, những bãi lớn ở ven biển hoặc

ven sông. Theo nguồn gốc và kích thước có thể chia ra làm hai loại chủ yếu: cát ven

biển và cát ven sông suối, cát ven biển có những bãi lớn như ở Quảng Yên, Bãi Cháy,

đảo Cái Bầu. Còn cát ven sông suối thường nhỏ hẹp và không cố định, diện tích không

đáng kể. Thực vật mọc trên cát chủ yếu là cỏ. Loại đất này kém thích nghi với hầu hết

các loại cây trồng (kể cả các loài thực vật ưa mặn) và hiện nay chưa có hình thức sử

dụng hợp lý nào với loại đất này.

(ii). Đất mặn:

62

- Đất mặn ven biển (mặn ít và mặn nhiều): đất có độ mặn cao, phản ứng chua

nhiều, chứ nhiều sulfat nhôm và sắt. Loại đất này phân bố ở các cửa sông Diễn Vọng,

sông Nam và Cửa Lục, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn và Quảng Yên

tại các khu vực tiếp giáp với biển, không thích hợp để phát triển các loại rừng ngập mặn.

- Đất sú vet (Ms): đất này thường xuyên bị ngập triều, phần xa bờ nền đất còn

chưa ổn định. Phân bố ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên với diện tích rộng và tập

trung, còn từ Quảng Yên về phía Nam diện tích hẹp và phân tán. Đất thường xuyên

ngập nước, bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên phần xa bờ đất chưa ổn định. Thực

vật mọc ở đây chủ yếu là sú vẹt, ngoài ra còn mắm, bần, cóc… Chính nhờ những loại

rộng dần ra biển. Cần tăng cường và phát triển rừng sú vẹt.

(iii). Đất phèn: Chỉ chiếm diện tích nhỏ, thường gặp trong các thung lũng núi.

Loại đất này là một phần đã được khai phá làm ruộng nước, thường bị ngập nước gây

nên tình trạng lấy lụt. Đất bị nghèo dinh dưỡng, thực vật tự nhiên chỉ có cỏ, thanh

hao… Diện tích 7.456,42 ha = 1,62% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất:

- Đất phèn hoạt động: Diện tích 6.392,2 ha. Đất có tầng phèn quá trình hình

thành và phát triển của đất phèn từ đất phèn tiềm năng, tập trung chủ yếu là khoáng

Jarrosite dưới dạng đốm, vệt màu vàng, có pH thường dưới 3,5.

- Đất phèn tiềm năng: Diện tích 1.087,3 ha, chiếm 18,83% diện tích nhóm đất.

Phân bố ở Móng cái, Hải Hà, Tiên Yên. Đất thường hình thành dưới rừng ngập mặn là

ở các vùng đầm trũng chứa tỷ lệ hữu cơ cao, bị glây.

Đất có 2 đơn vị phụ: Đất phèn tiềm năng cơ giới nhẹ; đất phèn tiềm năng mặn

trung bình và cơ giới nhẹ.

(iv). Đất phù sa: Gồm 2 loại đất phù sa sông suối được bồi và không được bồi

hàng năm. Tầng đất dầy, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Loại đất

này phân bố ở các xã thuộc Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Cẩm Phả.

Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái.

Diện tích 15.170,2 ha = 2,6% diện tích đất tự nhiên, ước hình thành từ sản phẩm

bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vịnh. Có 2 đơn vị đất:

- Đất phù sa được bồi: Diện tích 229,59 ha, chimes 1,51 % diện tích nhóm đất.

Phân bố ở Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, Đầm Hà, Hải Hà…

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 14.940,64 chiếm 98,49% diện tích nhóm

đất, phân bố chủ yếu ở Quảng Yên và Đông Triều, Cẩm Phả, Uông Bí, Ba Chẽ, Đông

Triều và Hoành Bồ, Móng Cái và Hải Hà…

- Đất phù sa glây: loại đất này có phản ứng chua và hàm lượng các chất dinh

dưỡng thấp (nghèo kali, rất nghèo lân, đạm từ nghèo đến trung bình) rất nghèo chất

hữu cơ. Mức độ glây hóa trung bình nên toàn phẫu diện, mạnh ở tầng 10-40 cm. Độ

dày tầng đất mịn >100cm.

63

(v). Đất đỏ vàng: Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát kết, bột kết, cát bột kết (Fq):

phân bố rộng rãi trong nhất trong vùng nghiên cứu trên địa hình đồi, núi thấp. Lớp phủ

thực vật đa dạng, thường là guột, cỏ tranh, thanh hao, sim, mua… Ở một số nơi có rừng

nhưng diện tích không lớn. Đất phát triển trên hai loại đá cát kết, bột kết hoặc cát bột

kết. Tầng đất trung bình. Nơi còn thực bì che phủ tầng đất còn ẩm, nơi thực bì bị tàn phá

mạnh trơ lớp đất mặt, xói mòn mạnh thì tầng đất nông, đất khô cằn. Tùy địa hình thực bì

che phủ và hàm lượng nước chứa trong đất mà đất có thể màu vàng nâu, đỏ vàng hay

vàng nâu bị glây. Đây cũng là cơ sở để chia ra 3 loại nhỏ là đất Ferralit điển hình vàng

nâu, đất Ferralit điền hình đỏ vàng, đất Ferralit điển hình vàng nâu bị glây. Trừ loại đất

bị glây còn hướng sử dụng chủ yếu là trồng Thông – Giẻ bộp. Tầng đất dày trung bình

dưới 50cm, thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ mùn thấp.

Loại đất này thích hợp với một số cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, phi lao,

keo… Tuy nhiên do hoạt động của con người (khai thác than, đốt rừng làm nương

rẫy…) mà lớp phủ thực vật không còn, chỉ còn tồn tại các loại trảng có cây bụi như

sim, mua, guột… là những loại cây có khả năng chịu hạn, chịu chua tốt.

(vi). Đất mùn vàng đỏ trên núi:

- Đất Feralit mùn phát triển trên đá cát kiết, bột kết, cát bột kết (Fq): trong loại

này lại có thể chia ra làm 3 loại đất feralit trên núi màu nâu, đất feralit trên núi tầng B

không rõ và đất feralit trên núi màu vàng. Các loại đất thường gặp ở độ cao từ 250-

300m trở lên đến 800-850m, có khi tới 1000m. Đá mẹ thường là bột kết, cát kết hoặc

cát kết bột kết. Màu sắc của đất có thể là vàng, vàng nâu tùy theo hàm lượng sắt và

nước trong đất tạo nên, còn màu đỏ vàng ít gặp. Tầng đất trung bình, những nơi địa

hình dốc, thực vật bị phá hủy mạnh tầng đất nông thường 0,7-0,9m; có nơi chỉ 0,3m.

Tầng mùn mỏng hoặc trung bình, chất dinh dưỡng chỉ tập trung ở phần mặt. Thành

phần cơ giới trung bình.

- Đất feralit mùn phát triển trên macma axit nằm trên đỉnh dãy Nam Châu Lĩnh

trên ranh giới với Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái. Loại đất này có độ dốc rất

lớn, phần lớn trên 250, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dầy tầng đất khoảng 30-

50cm, những nơi có lớp phủ thực vật tốt, độ dày tầng đất vẫn có thể lên đến 70-100cm.

(vii). Đất thung lũng:

- Đất dốc tụ (D): Loại đất này phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Đông Triều,

Hoành Bồ, Uông Bí, Móng Cái, diện tích ít hơn ở Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên ở

những khu vực thung lũng hoặc chân đồi tạo thành các dải hẹp. Đất có màu nâu xám,

nâu vàng thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng nhưng vẫn được sử dụng chủ yếu

vào trồng lúa, hoa màu.

- Đất dốc tụ trên sản phẩm đá vôi (Dv): có thể chia thành 3 loại nhỏ căn cứ vào

màu sắc là đất đá vôi màu đen, đất đá vôi màu nêu và đất đá vôi màu đỏ. Trong ba loại

đất trên thì đất màu nâu là phổ biến nhất phân bố trên điện tích khá rộng, tầng đất sâu

trung bình (70-100cm), thành phần cơ giới thịt trung bình. Ta thường gặp những loại

64

đất này ở xung quanh thung lũng và vùng núi đá vôi như Quang Hanh, Cẩm Phả, ven

quốc lộ 18B thuộc Hoành Bồ, đảo Hoàng tân… Thực vật thường gặp trên loại đất này

và Vàng Anh, bời bời, cỏ lào, quyết…

(viii). Đất xói mòn trơ sỏi đá:

Nhóm đất này hình thành do hoạt động khai thác và đổ thải than, làm mất đi tầng

canh tác. Nhóm đất này chiếm diện tích tương đối lớn ở khu vực khai trường phía

đông thành phố Hạ Long, khu vực đồi núi phía bắc Cẩm Phả và khu vực khai thác than

Đông Triều, Uông Bí. Trên loại đất này hầu như không có lớp thực vật, sỏi đá nổi lên

mặt, và đang bị tác động mạnh của xói mòn, gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp

bên dưới. Loại đất này là kết quả tác động của các hoạt động nhân sinh như khai thác

than , khai thác nguyên liệu làm gốm sứ. Hiện nay tại một số bãi thải và khai trường

cũ, người dân đang tiến hành trồng rừng kết hợp tái sinh tự nhiên.

2.1.1.5. Khí hậu

Quảng Ninh nằm ở đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô.

Với vị trí từ 20040’ đến 21044’ vĩ độ bắc, hàng năm lãnh thổ nhận được một lượng bức

xạ mặt trời phong phú, bảo đảm tổng xạ đạt 120-125kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ

đạt 80-85kcal/cm2/năm. Đó là cơ sở tạo cho lãnh thổ có nền nhiệt cao, phần lớn có

tổng nhiệt độ năm 7.5000C đạt tiêu chuẩn chí tuyến. Riêng các vùng núi Yên Tử, Am

Váp, Nam Châu Lãnh, độ cao địa hình đã làm cho nền nhiệt độ có phần hạ thấp, tổng

nhiệt độ chỉ 4.5000C, do vậy tại đây đã mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới trên núi.

Quảng Ninh có nhiệt độ trung bình năm 22-230C, nhiệt độ trung bình tháng

giêng là 15-160C, tháng 7 là 25-270C. Nền nhiệt cũng có sự phân hoá theo lãnh thổ rất

rõ. Vùng ven biển có tổng nhiệt độ năm trên 8.000C, đảm bảo nhiệt độ trung bình năm

trên 220C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhưng mùa đông lạnh, có 2-3 tháng nhiệt

độ trung bình dưới 180C, nhiệt độ trung bình tháng giêng dưới 170C, có nơi do bức

chắn địa hình che khuất biển, nhiệt độ trung bình tháng này có thể xuống dưới 150C.

Như vậy mùa đông ở vùng thấp ven biển không phải là mùa đông nhiệt đới.

Mùa hè ở đây nóng, tháng nóng nhất trên 250C. Vùng đồi trung bình giáp các

vùng núi thấp có tổng nhiệt năm trên dưới 8.0000C, và nhiệt độ trung bình năm dưới

220C; mùa đông lạnh hơn vùng thấp ven biển, đã có 1 hoặc 2 tháng dưới 150C, mùa hè

thời tiết vẫn nóng, tháng nóng nhất 250C.

Mùa mưa ở Quảng Ninh thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, cũng có nơi

mùa mưa đến sớm hoặc muộn hơn chút ít. Lượng mưa trung bình năm toàn tỉnh là

2.000mm, 85% số đó tập trung vào mấy tháng mùa mưa và phân bố không đều theo

lãnh thổ: phần phía đông tỉnh nhận được lượng mưa nhiều hơn phần phía tây, đặc biệt

là những nơi bị núi che khuất. Trong lúc vùng Móng Cái hoặc Tiên Yên mưa tới

2.400-2.800mm/năm thì vùng đồi Đình Lập chỉ có 1.400mm. Vùng Đông Triều cũng

mưa vào loại ít so với trong tỉnh, chỉ có 1.500mm/năm.

65

Nhìn chung, mùa mưa và mùa khô ở đây đều ở mức trung bình, toàn tỉnh không

có nơi nào có tháng hạn. Khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho sản xuất, đa dạng các

loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa lớn lại

tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao dốc, các lưu vực

sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nước và

phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

2.1.1.6. Thủy hải văn

* Đặc điểm thủy văn:

- Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng phần lớn là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc,

cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có

vùng trung lưu, cửa sông khá rộng.

- Bao gồm 8 con sông chảy trên địa bàn tỉnh đó là: sông Bạch Đằng, sông Đá

Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và

sông Đầm Hà. Nhìn chung các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn và khả

năng điều tiết nước yếu. Các sông này đều bắt nguồn từ vùng núi cánh cung Đông

Triều, độ chênh cao khá lớn, nhiều gềnh thác.

- Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Tuy diện tích lưu vực các

sông suối nhỏ nhưng đặc điểm thuỷ văn cũng tương đối phức tạp, sự phân bố dòng

chảy trong năm không đều. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng

11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là

chính. Do vậy cần phải xây dựng các hồ đập chứa nước lớn nhỏ, xây dựng một hệ

thống rừng phòng hộ hợp lý, lâu bền có nghĩa lớn cho việc cung cấp nước để phát triển

sản xuất cây trồng lâm - nông nghiệp.

* Đặc điểm hải văn:

- Chế độ thủy triều: Tại Quảng Ninh chế độ thủy triều là chế độ nhật triều thuần

nhất, trong một ngày đêm mực nước dao động khá đều đặn. Thời gian triều dâng là

12h18’ và thời gian triều rút là 12h32’. Trong một tháng số lần nhật triều chiếm 26-28

ngày. Càng lên phía bắc độ lớn thủy triều càng tăng và ngược lại về phía nam. Triều

cao nhất có thế đạt 4,98m ở Mũi Ngọc; 5,26m ở Mũi Chùa; 4,7m ở Hòn Gai; 4,77m ở

Cô Tô; 4,28m ở Hòn Dấu so với mực 0 tuyệt đối. Triều mạnh trong năm thường vào

các tháng 1, 6, 7, triều yếu vào các tháng 3, 4, 9. Chu kỳ triều là 18,61 năm. Tốc độ

dòng triều xấp xỉ 1m/s.

- Chế độ sóng biển phân thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa đông: Thịnh hành gió bắc và đông bắc do quần đảo Cát bà và các đảo

Quan Lạn, Đông Kho, Cái Chiên, Vĩnh Thực che chắn phía ngoài. Tùy theo địa hình

mà sang khúc xạ vào bờ có hướng khác nhau nhưng nhìn chung khi sang tiến vào bờ

theo hướng đông và đông bắc.

66

+ Mùa hè: Gió bắc và nam thịnh hành nhưng chủ yếu hướng nam do gió mùa

đông nam tạo nên. Sau khi phản xạ qua lại giữa các đảo che chắn, sang tiến vào bờ đều

có hướng nam và đông nam chủ yếu.

- Nước dâng trong bão: Theo tính toán nước dâng trong bão tại vùng biển Quảng

Ninh đạt trên 2,5m, lệch về phía Bắc 20-50km so với tâm bão, thời gian nước dâng chỉ

2-3 giờ. Tính trung bình mực nước dâng trong bão cao từ 1,5-2,0km trong những cơn

bão cấp 10-12.

- Độ mặn nước biển: Độ mặn trung bình cao nhất vào tháng 10 hoặc 2, dao động

trong khoảng 30-32‰. Độ mặn cao nhất 40‰. Biên độ dao động độ mặn trong các

tháng mùa đông không lớn. Về mùa hè độ mặn giảm, nhất là các tháng 7, 8 giá trị độ

mặn trung bình khoảng 23-24‰. Vùng cửa sông nơi có dòng nước từ sông, suối đổ

vào độ mặn hạ thấp xấp xỉ 1‰, thấp nhất 0,3-0,5‰. Sự chênh lệch độ mặn theo tầng

nước không lớn.

- Xâm nhập mặn: Xâm nhập mặn ở vùng cửa sông được thể hiện ở giới hạn thủy

triều. Trừ sông Bạch Đằng, giới hạn thủy triều của các cửa sông khác không lớn, chỉ

trên dưới 10km vào những ngày triều cường.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh có 1.245.200 người, mật độ dân

số đạt 202 người/km². Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,2‰.

Quảng Ninh có 22 dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư

trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân

tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người kinh chiếm

89,23% tổng số dân. Người Dao (4,45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán.

Người Hoa (0,43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%).

Là một tỉnh ven biển có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi, điều kiện

kinh tế phát triển là trọng điểm của khu vực Đông Bắc, cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần từ đó cũng kéo theo nguồn lao động của tỉnh Quảng Ninh rất dồi dào, đa dạng và

nhiều ngành nghề.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 711.000

người (chiếm khoảng 54% dân số). Lực lượng lao động trong ngành nông, lâm thủy

sản là 272.100 người chiếm 43% lao động toàn tỉnh.

Lực lượng lao động là khá dồi dào, chất lượng lao động nhìn chung chưa cao, tỷ

lệ lao động qua đào tạo là 59.530 người chỉ chiếm khoảng 9,4%; trong đó ngành nông,

lâm, thủy sản là 1.419 người chiếm 0,22%.

67

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân là 3,2% (khu vực thành thị 0,9% và khu vực nông thôn

7,4%. Thu nhập bình quân 3.883.000 đồng/người/tháng (Niên giám thống kê năm

2016).

Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng trọt, đây là lực lượng lao động

rất lớn, ngoài sản xuất nông nghiệp có thể tham gia phát triển lâm nghiệp, xã hội, trong

đó có trồng rừng, nông lâm kết hợp, khoanh nuôi tái sinh rừng...

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản

thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm

mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại

Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước

trong khu vực.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan

trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài

nguyên khoáng sản, (về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã

chiếm tới 90%) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho

các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh

tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi

cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi

cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.

Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan

trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển,

cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho

ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ

thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là

nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ

giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

* Một số loại tài nguyên:

- Tài nguyên đất: Tỉnh Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó

75,370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích

đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có

rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền

núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

- Tài nguyên nước: Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.

68

+ Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát

sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng

như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2

mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% tổng lượng

nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng

lượng nước trong năm.

+ Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là

6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày. Lợi dụng địa hình, Quảng Ninh đã

xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là 195,53 triệu m3, phục vụ

những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ

Chúc Bài Sơn (11,5 triệu m3), hồ Quất Đông (10 triệu m3). Nếu cộng tất cả, Quảng

Ninh có từ 2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 372.984,88 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm

60,38% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Rừng

đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để

phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

- Tài nguyên biển: Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường

khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần

bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều

khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng,

phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Tiên

Yên, TP Móng Cái và huyện Hải Hà.

- Tài nguyên du lịch: Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho

Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với

Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực...

Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút

hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu

du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long... cũng đang

trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách. Bởi các địa danh này có

những ưu thế đặc biệt như không gian thoáng rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực

về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc

Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô)... rất thích hợp cho việc phát triển

loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Không chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các

tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp,

hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm có thể

phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...

Cùng với du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh cũng là một trong những thế

mạnh của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch

sử - văn hoá các loại. Trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng

69

di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch

sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử

văn hoá nhà Trần tại Đông Triều. Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những

điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, điểm đến này thu

hút khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan. Ngoài khu di tích Yên Tử ra, các di tích

lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền

Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác

tâm (Vân Đồn)... cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du

lịch. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều điểm di tích lịch

sử văn hoá có giá trị khác như: Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đền thờ Trần Hưng

Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (TX Quảng Yên), chùa Xuân Lan, đình Xã Tắc

(TP Móng Cái)...

- Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc

biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

+ Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than cả

nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon

cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn, trải dài trên diện tích khoảng

1.000 km3 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km chiều dài và 6-10 km chiều rộng).

Trong đó, khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300 m.

+ Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều

đá vôi, đất sét và cao. Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng thúc đẩy ngành

công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh.

+ Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên)

và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống được. Ngoài ra, còn có các suối

nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.

+ Các khoáng sản khác: Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ imenit ở Móng Cái;

sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và Đông Triều; vàng ở Tiên Yên

và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà.

2.1.2.3. Tình hình các cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao thông

đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàng không. Trong

đó, hệ thông đường bộ có có 5 tuyến Quốc lộ với 381 km, đường tỉnh có 12 tuyến với

301 km, 764 km đường huyện và 2.233 km đường xã, toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó

6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Đối với hệ thống Đường thuỷ nội địa toàn tỉnh có 96 bến

thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát

triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các cảng biển

như Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa.

70

Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ Long, và hệ

thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

b. Giáo dục

Đến cuối năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 426 trường học, ở cấp

phổ trong đó có Trung học phổ thông có 46 trường, Trung học cơ sở có 150 trường,

Tiểu học có 180 trường, trung học có 7 trường, có 46 trường trung học phổ thông, phổ

thông cấp 1, 2, 3 là 3 trường, bên cạnh đó còn có 214 trường mầm non. Với hệ thống

trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng tương đối hoàn

chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

c. Y tế

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu

cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước. Tính đến năm

2016, toàn tỉnh Quảng Ninh có 23 bệnh viện, 10 phòng khám đa khoa khu vực, 14

trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Trong đó, số cán bộ ngành y đạt

6.444 người, số bác sỹ và trên bác sỹ đạt 1.532 người, đạt tỷ lệ 47 giường bệnh trên

10.000 dân, đạt tỷ lệ 14 bác sỹ trên 10.000 dân.

d. Thông tin văn hóa

Thông tin văn hóa trong tỉnh đạt kết quả tốt; 100% số xã, phường, thị trấn có

điểm bưu điện văn hóa và đều thu được tín hiệu phát thanh và truyền hình. Mạng lưới

bưu điện văn hóa xã được củng cố với các tài liệu thông tin, tuyên truyền và các tài

liệu hướng dẫn sản xuất nông, lâm nghiệp...

Quảng Ninh là một trong những tỉnh phát triển thông tin liên lạc vào loại nhanh

và hiệu quả.

Sự phụ thuộc sinh kế vào nguồn lợi đa dạng sinh học của cộng đồng

dân cư vùng quy hoạch:

Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trên

địa bàn toàn tỉnh phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động khai

thác lâm sản làm nhà, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hằng ngày, khai phá đất đai

làm nương rẫy sản xuất lương thực,... Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm với

nhiều loại có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc

nhiều người dân, các tổ chức trong và ngoài địa bàn khai thác dưới mọi hình thức, cả

lén lút và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Có thể khẳng định, tài nguyên thiên

nhiên đang bị sức ép rất lớn từ nhiều phía, nhất là cộng đồng người dân địa phương.

73% số người được phỏng vấn trả lời hiện nay hộ gia đình mình có khai thác các

nguồn lợi tự nhiên từ rừng, tại khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Số lần vào rừng

trung bình là 2-4 lần/tháng. Thời gian tập trung vào rừng đông nhất là các tháng thiếu

đói trước thu hoạch. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là các hộ nghèo đói, thiếu lương

thực. Các sản phẩm khai thác gồm các loài cây, con lâm sản ngoài gỗ.

71

Đến nay, do áp lực từ nhiều phía như tăng dân số nhanh, các nhu cầu về sinh hoạt

và đời sống đòi hỏi ngày một tăng, nạn buôn bán động vật hoang dã, hoạt động du lịch

và trình độ nhận thức của người dân về công tác bảo tồn thiên nhiên còn nhiều hạn chế

đã làm tăng nhịp độ của các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng đệm ngày càng

ảnh hưởng mạnh tới đa dạng sinh học và cảnh quan trong vùng. Bên cạnh các hoạt động

khai thác bất hợp pháp các nguồn lợi tự nhiên trong khu vực, thì các hoạt động sản xuất

ở các xã vùng đệm cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực như nổ mìn

phá đá làm đường đã tác động xấu đến môi trường sống của một số loài động vật khiến

nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống. Việc dùng thuốc trừ sâu trong sản

xuất nông nghiệp ở vùng đệm cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường và làm suy giảm

các chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Nhiều diện tích nương rẫy cố định trong

vùng đệm và vùng lõi do kỹ thuật canh tác chưa hợp lý nên làm cho đất bị suy thoái do

xói mòn mạnh, một số loài động vật bị mất đi sinh cảnh sống. Những hoạt động trên đã

và đang diễn ra trong khu vực tuy mức độ ảnh hưởng chưa lớn, nhưng nếu không có các

giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời thì trong tương lai gần sẽ là áp lực rất lớn đối

với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh đó, công tác bảo

tồn tài nguyên thiên nhiên càng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết hơn và không chỉ gói gọn

trong các hoạt động chuyên biệt mà còn đòi hỏi ở mức độ bảo tồn cao hơn như bảo tồn

cấp độ vùng với nhiều bên cùng tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như

một sự điều phối giữa lợi ích bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững. Cộng đồng địa

phương được đánh giá có tính quyết định cao để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên

thiên nhiên trên địa bàn toàn tỉnh.

Biết phát huy vai trò hệ thống quản lý nhà nước từ cấp cơ sở là trưởng thôn, chi

bộ thôn đến những người có uy tín trong thôn như già làng, trưởng bản để cảm hóa

cũng như hướng mọi người đến với nét văn hóa và truyền thống của cộng đồng nhằm

bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm đảm bảo những lợi

ích mà cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng

sinh học của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn, khai thác tài nguyên đa dạng sinh

học thì cơ sở pháp lý và khoa học cho việc cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy

các giá trị đa dạng sinh học như sau:

Điều 27 của Luật Đa dạng sinh học qui định:

1. Vùng đệm của khu bảo tồn bao gồm các xã có một phần diện tích thuộc khu

bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn.

2. Vùng đệm của khu bảo tồn trong trường hợp không xác định được thẩm quyền

quản lý của cơ quan hành chính cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này thì phải được

quy định cụ thể tại quyết định thành lập khu bảo tồn.

3. Các dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập Báo cáo đánh giá

tác động môi trường. Trường hợp dự án tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc

phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo tác động môi trường phải

72

xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn.

4. Hội đồng thẩm định tác động môi trường của các dự án đầu tư trong vùng đệm

của khu bảo tồn phải có sự tham gia của đại diện ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ

chức, cá nhân được giao quản lý khu bảo tồn đó.

5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án hỗ trợ

cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng đệm của các khu bảo tồn chịu tác động bất lợi

của việc thành lập khu bảo tồn.

Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng

Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Điều 34. Trách nhiệm quản lý vùng đệm

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban

nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm như sau:

a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện pháp

ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.

b) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà nước và

quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt.

c) Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện dự

án đầu tư vùng đệm.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm

a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý

khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư

vùng đệm.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động

trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý dự án đầu

tư vùng đệm.

Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020

Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để

đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.

2. Khoản kinh phí này được chi cho các nội dung: Đầu tư nâng cao năng lực phát

triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông

lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình

công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường

giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).

73

3. Ban quản lý rừng đặc dụng được giao quản lý kinh phí này theo quy định của

quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tư vùng đệm

hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì,

phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng phê duyệt (không

phải lập dự án đầu tư). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế hoạch, cam kết bảo vệ

rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không tốt, Ban quản lý rừng đặc

dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác. Cộng đồng dân cư tổ chức giám

sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ dân chủ cơ sở.

Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành

Quy chế quản lý rừng

Điều 24. Vùng đệm của Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

1. Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng.

2. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với

vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã,

phường, thị trấn nằm sát ranh giới với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người

tới vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham

gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên,

các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người

dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng.

Cơ quan chính quyền nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển

sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng

thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc

bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng.

4. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng

a) Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất nằm trong vùng đệm, Ủy ban nhân

dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong vùng đệm được quản lý theo quy định tại

các Chương III và Chương IV Quy chế này.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ rừng đối với vùng đệm

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng các dự án phát triển kinh

tế - xã hội, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp, định canh định cư trình Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân

trong vùng đệm nằm trong ranh giới hành chính của cấp huyện.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đã được phê

74

duyệt quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã

có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ và phát triển vườn quốc gia và khu bảo

tồn thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại của người

dân ở vùng đệm vào vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng trong

vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý rừng vườn quốc gia và khu bảo tồn

thiên nhiên trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Kiến thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, quản lý, khai thác tài

nguyên đa dạng sinh học và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác

bảo tồn đa dạng sinh học.

Sự gần gũi về địa lý, thiếu đất canh tác nông nghiệp, địa hình chia cắt và thiếu

đất rừng sản xuất do phần nhiều diện tích đất rừng thuộc quản lý của các lâm trường

và BQL rừng phòng hộ là những đặc điểm phổ biến ở tất cả các xã vùng đệm. Tình

trạng nghèo đói cũng lan rộng ở hầu hết các xã có nguyên nhân từ sự hạn chế của các

hoạt động sinh kế, các nguồn thu nhập không ổn định cũng như do gánh nặng gia tăng

dân số. Đã từ lâu đời nay người dân trong các xã vùng đệm vẫn quen dựa vào tài

nguyên trong các khu bảo tồn như: Chặt cây lấy gỗ, lấy củi, lấy cây dược liệu, đốt

than, săn bắn động vật hoang dã và tự do chăn thả đại gia súc trong khu bảo tồn (các

thôn bản trong vùng lõi là chủ yếu).

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, người dân bản địa tại vùng đệm các khu

bảo tồn, hiện nay bên cạnh những kiến thức, phương pháp, mô hình khoa học hiện đại

được Ban quản lý KBT, chính quyền các cấp hỗ trợ người dân áp dụng trong phát triển

kinh tế - xã hội ở địa phương, tri thức bản địa đã giúp người dân bản địa, các nhà khoa

học, nhà quản lý giải quyết, xử lý hiệu quả những vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần có thời

gian, sự hiểu biết sâu sắc và thích ứng, phù hợp với lịch sử, văn hóa và sinh kế truyền

thống của địa phương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên trong đó có đa

dạng sinh học. Một số tri thức bản địa như những kiến thức, phương pháp về đánh bắt

cá, khai thác và bảo quản các sản phẩm phi lâm sản, thuần hóa cây trồng, gây giống

lúa và hoa màu của địa phương đã bổ sung vào kho tàng tri thức chung của cộng đồng

và giúp các nhà khoa học, nhà quản lý nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen,

tập quán trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là công tác quản lý đa dạng

sinh học.

Từ đó, các nhà quản lý, nhà khoa học đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng

của hệ thống tri thức bản địa và ứng dụng linh hoạt trong việc quản lý và triển khai các

dự án về hợp tác phát triển, xóa đói giảm nghèo, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bên

cạnh đó các tri thức bản địa về nông nghiệp, nông lâm kết hợp, cây trồng, quản lý sâu

hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về sau thu hoạch, bảo tồn các loài... vẫn được

người dân duy trì, áp dụng để duy trì sinh kế của họ.

2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH

75

2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái

Quảng Ninh được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ” vì có cả biển, đảo, đồng

bằng, trung du, đồi núi, biên giới, với đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc

trưng khí hậu khác nhau giữa các vùng lãnh thổ… là đặc điểm cơ sở thuận lợi để giới

sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng và tạo ra sự đa

dạng của các phân vùng sinh thái, các hệ sinh thái có giá trị sinh thái cũng như kinh tế

lớn. Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ có rất nhiều kiểu hệ sinh thái

khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái. Trong đó

phải kể đến 19 kiểu hệ sinh thái chính, cùng với các hệ sinh thái tự nhiên độc đáo như:

tùng, áng, hang động, san hô, cỏ biển, vùng triều (đáy mềm, đáy cứng: bãi triều (rạn

đá, cát ven các đảo…)…), các hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt

Nam (như rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa á nhiệt

đới núi thấp, tre lứa,…), hệ sinh thái núi đá vôi (trên cạn, đảo và trên biển), hệ sinh

thái đất ngập nước (biển và ven biển, nội địa và nhân tạo)...

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, mức độ đa dạng sinh học ở

Quảng Ninh có nhiều thay đổi theo thời gian, xuất hiện nhiều hơn các dạng hệ sinh

thái nhân tạo, các hệ sinh thái tự nhiên suy giảm cả về diện tích và độ đa dạng. Các hệ

sinh thái nhân tạo có thể kể tới như: hệ sinh thái nông thôn, hệ sinh thái đô thị, hệ sinh

thái rừng trồng…

* Các hệ sinh thái biển và ven biển:

- Biển Quảng Ninh thuộc biển vùng I (Móng Cái - Đồ Sơn) của biển Việt Nam -

vùng biển 13 của Đông Châu Á (East Asian Seas), phân vùng bậc 1: phân vùng I - Rìa

đông cận nhiệt đới (eastern subtrophical subdivision) (Theo phân vùng địa sinh thái

vùng biển Việt Nam (IUCN, 1994)),với 03 tiểu vùng như: (1) Tiểu vùng I.1: Móng Cái

đến Cửa Ông; (2) Tiểu vùng I.2: Cửa Ông đến Cửa Lục; (3) Tiểu vùng I.3: Cửa Lục

đến Cửa Bạch Đằng (Theo Phan Nguyên Hồng, 1993; Trần Đức Thạnh, 2000; Đỗ

Công Thung, 2014).

Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy, chịu ảnh hưởng của khí

hậu nhiệt đới gió mùa nên có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều kiểu hệ sinh thái đặc

trưng như: Hệ sinh thái rạn san hô (vùng biển vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cô

Tô, Đảo Trần); hệ sinh thái rừng ngập mặn (khu vực ven biển từ Móng Cái – Quảng

Yên); hệ sinh thái thảm cỏ biển (tại Hải Hà (Quảng Phong, đảo Thoi Xanh), Tiên Yên

(Hải Lạng) và Quảng Yên (Liên Vị, Tân An, Hoàng Tân)...); hệ sinh thái cửa sông ven

biển (với 3 cửa sông chính là Ka Long, Tiên Yên, Bạch Đằng-Nam Triệu), hệ sinh thái

bãi triều; hệ sinh thái đảo ven bờ, hệ sinh thái vũng – vịnh ven bờ (Vịnh Cửa lục…),

hệ sinh thái đầm nuôi trồng thủy sản (Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên…), hệ sinh

thái tùng, áng (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…), hệ sinh thái núi đá vôi trên biển

(vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…)… với các khu hệ sinh vật giàu về thành phần

loài và các thứ bậc phân loại. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy, khu hệ sinh

76

vật biển tỉnh Quảng Ninh giàu về thành phần loài và các thứ bậc phân loại. Các số liệu

vừa được ghi nhận cho thấy số loài sinh vật biển được biết hiện nay là 2.439 loài.

Trong đó, nhóm động vật đáy có số loài nhiều nhất – 800 loài, tiếp theo là nhóm cá

biển – 722 loài, thực vật phù du – 398 loài, san hô 157 loài, động vật phù du 156 loài,

rong biển 127 loài, thực vật ngập mặn 39 loài. Các nhóm sinh vật khác như Hải miên,

cỏ biển và rùa biển có số loài tương ứng lần lượt là 29 loài, 8 loài và 4 loài …

- Hệ sinh thái cửa sông, ven biển: phân bố tại các khu vực có địa hình phức

tạp, phân cắt nhiều nằm dọc bờ biển từ Móng Cái tới Quảng Yên, với nhiều kiểu sinh

thái, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều giống loài hải sản sinh sống trong môi trường

các môi trường nước mặn, lợ, phèn cát… ven biển. Đến nay đã thống kê được khoảng

750 loài sinh vật biển tại vùng ven biển Quảng Ninh. Chúng bao gồm thực vật ngập

mặn 30 loài, rong cỏ biển 69 loài, thực vật phù du và tảo độc hại 213 loài, động vật

phù du 97 loài, động vật đáy 208 loài thuộc 128 giống, 63 họ, San hô 102 loài san hô

cứng thuộc 13 họ và 37 giống, cá biển 133 loài. Một số kiểu hệ sinh thái có thể kể tới

như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái bãi triều rạn đá, hệ sinh thái bãi triều cát

ven bờ biển, ven các đảo… có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và

có giá trị kinh tế cao. Một số khu vực có tính đa dạng sinh học cao có thể kể tới như:

vùng bãi triều, rừng ngập mặn thuộc xã Minh Châu, Quan Lạn huyện Vân Đồn, xã Đại

Bình huyện Đầm Hà, xã Đồng Rui, Hải Lạng, Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, khu vực

rừng ngập mặn, bãi triều thị xã Quảng Yên… Tuy nhiên đây cũng là khu vực có tiềm

năng lớn để khai hoang lấn biển, phát triển kinh tế xã hội và tổ chức khu dân cư mới,

do đó, theo thời gian đã hình thành nên nhiều khu vực có kiểu hệ sinh thái nhân tạo,

bán tự nhiên như: các khu vực nuôi trồng hải sản, khu vực rừng trồng ngập mặn…

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Về phân bố: Tỉnh Quảng Ninh có chiều dài ven biển lớn nhất của khu vực phía

Bắc, được che chắn bởi hệ thống đảo đá vôi phía ngoài, lại thuộc lưu vực sông Hồng

hàng năm được nhận lưu lượng phù sa đổ ra biển rất lớn tạo thành các bãi triều rộng,

giàu dinh dưỡng phù hợp để phát triển các khu rừng ngập mặn. Tỉnh có diện tích RNM

lớn nhất trong khu vực phía Bắc Việt Nam với diện tích khoảng 19.372,57ha, phân bố

đủ tại 10 huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh, gồm: Quảng Yên, Hoành Bồ, Hạ

Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái và Cô Tô.

Về đặc điểm sinh thái: Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Ninh gồm

các quần thể thực vật mang đặc trưng của vùng Đông bắc Việt Nam. Tổ thành loài

điển hình gồm: Bần Chua; Đâng; Trang; Vẹt Dù, Mắm, Sú... mật độ dao động từ 2.000

– 5.000 cây/ha, chiều cao phụ thuộc vào loài trung bình >1m; độ tàn che > 0,36. Theo

một số nghiên cứu trước đó, sinh khối thu được từ các cánh rừng ngập mặn tại Quảng

Ninh cao hơn hẳn tại các cánh rừng thuộc Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh

Bình: ước trung bình khoảng khoảng 3,1 triệu tấn với tốc độ tăng sinh khối 0,35 triệu

tấn/năm. Tổng lượng khí CO2 được lưu trữ trong rừng ngập mặn Quảng Ninh là 5,2

77

triệu tấn, tốc độ hấp thụ CO2 hàng năm đạt khoảng 582 nghìn tấn/năm. Một số loài

động vật đáy có giá trị kinh tế phân bố tại các sinh cảnh rừng ngập mặn của tỉnh như:

Nhóm thân mềm: Ốc đĩa (Nerita albicilla , N. violacea, N. chamaeleon,N. balteata);

Ốc sú (Cerithidea rhizophorarum, C. djariensis ,Terebralia sulcata); Ngán ( Austrea

corrugata); Hàu sú (Saccostrea cucullata); Vạng sú (Geloina coaxans); Mực duốc

(Amphioctopus ovulum, Octopus oshimai, O. variabilis) ; Nhóm giáp xác: Cáy 3 khía

(Epiesesarma versicolor); Rạm (Varuna litterata); Mày mạy: (Macrophthalmus

dilatatus, M. simdentatus, M. definitus, Cleistoma dilatatum); Bề bề sú (Cloridopsis

scorpio); Cua bùn (Scylla serrata); Tôm sú (Penaeus monodon), tôm he mùa, tôm lớt

(P. merguiensis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm sắt cứng (Parapenaeopsis

hardwickii), tôm sắt vằn (P. cultrirostris); Sam biển (Carcinoscorpius

rotundicauda)…

Về chức năng: rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh là nơi cư trú, cung cấp thức ăn

và bãi đẻ cho các loài hải sản; tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hoà

khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mòn, hạn chế bão gió,

bảo vệ đê ven biển; góp phần làm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim

loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ gìn

sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước…

Đặc điểm hệ sinh thái rừng ngập mặn của một số khu vực trong tỉnh được mô tả

như sau:

Khu vực từ Móng Cái đến Đầm Hà: Khu vực có sự phân bố của thảm thực vật

ngập mặn ở Móng Cái là lưu vực sông Ka Long, nằm khuất sau bãi Trà Cổ. Quần xã

thực vật ở đây khá phong phú nhưng phân bố thành từng mảng nhỏ do bị chia cắt bởi

các đầm nuôi và cầu cảng. Khu vực Đầm Hà thì do nền đáy ở đây có nhiều dải đá

ngầm ăn sâu ra biển nên địa hình khu vực này khá phức tạp. Được sự bồi lắng phù sa

từ một vài sông và suối nhỏ từ đất liền đổ ra, nhưng lượng phù sa không lớn nên tạo

lớp phù sa mỏng trên bề mặt nền đáy cứng. Thảm thực vật ngập mặn ở đây đã được

trồng phục hồi 35 ha tại xã Hải Đông (năm 2009) và năm 2010 là 20 ha do Tổ chức

phục hồi rừng ngập mặn (Nhật Bản) tài trợ. Quần xã thực vật ngập mặn ở đây có cấu

trúc phân tầng như sau: quần xã Mắm – Đước với chiều cao phân tầng từ 2-3 m, đây là

quần xã cây ngập mặn tiên phong, thường phân bố ở khu ngoài bãi có nền đáy thấp và

thời gian ngập triều lâu. Trên bãi ngập triều cao có quần xã Đước – Vẹt dù, Trang với

chiều cao phân tầng (1,5-2 m) là tầng cây chiếm ưu thế trong khu vực, ở tầng cây này

còn có một số cây Mắm và Giá cùng một số cây tham gia mọc trên bãi triều cao. Kế

tiếp là tầng cây có chiều cao phân tầng dưới 1 m, ở tầng cây này gồm có quần xã Sú,

cây con tái sinh mọc ven rìa dưới tán cây ngập mặn khác, thường phân bố ở ven các bờ

lạch nơi thoáng và ít chịu tác động của sóng. Ngoài ra ở tầng cây này còn có một số

loài cây cỏ, trang… mọc ven bờ.

Khu vực Tiên Yên: Khu vực Tiên Yên, Quảng Ninh nằm trong lưu vực vịnh Tiên

78

Yên – Hà Cối, ven bờ cửa sông Tiên Yên – Ba Chẽ. Vùng cửa sông Tiên Yên – Ba

Chẽ được giới hạn đường bờ từ Đầm Hà đến Cửa Ông, phía ngoài là các lạch triều sâu

ngăn cách với hệ thống đảo chắn Cái Bầu, Cái Chiên tạo thành cửa sông hình phiễu

Tiên Yên – Ba Chẽ. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây ngập

mặn. Chính vì vậy, khu vực Tiên Yên có diện tích rừng ngập mặn và thành phần loài

lớn nhất khu vực ven biển Quảng Ninh.

Khu vực Vân Đồn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên, có giá trị bảo tồn như

tại ven các đảo Ba Mùn, Trà ngọ lớn, Trà ngọ nhỏ, Lỗ hố, Sầu Đông, Sậu Nam, Soi

nhụ thuộc các xã Minh Châu, Vạn Yên, Hạ Long, huyện Vân Đồn, trong phạm vi của

Vườn quốc gia Bái Tử Long, với diện tích khoảng 100 ha. Hệ sinh thái này bao gồm

các quần thể thực vật mang đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi cư trú,

cung cấp thức ăn và bãi đẻ cho các loài hải sản.

Khu vực Cẩm Phả - Hạ Long – Hoành Bồ: Do sự phát triển đô thị hóa, đổ thải

xây dựng cảng bến vận chuyển than và phong trào làm đầm nuôi thủy sản nên thảm

thực vật ngập mặn ở khu vực này có những biến đổi lớn. Hiện tại diện tích rừng ngập

mặn ở khu vực Hạ Long chỉ còn khoảng 476,8 ha. Việc các hoạt động kinh tế diễn ra

mạnh mẽ trong khu vực không những làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn trong khu

vực mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây ngập mặn. Hầu hết thảm

thực vật trong khu vực kém phát triển, cây thấp và cằn như khu vực Hoành Bồ, cây

Đước vòi chỉ cao 1,5 m, khu vực Cái Dăm, Tuần Châu chiều cao phân tầng chỉ khoảng

0,5-1 m. Hiện chỉ còn khu vực Đại Yên có quần xã Đước vòi có chiều cao phân tầng

2m, nhưng khu vực này diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản mạnh nên diện tích thảm

thực vật cũng bị thu hẹp đáng kể.

- Khu vực Quảng Yên - Uông Bí: Khu vực là lưu vực của các sông Bình Hương,

đập Yên Lập và hệ thống sông cửa Lạch Huyện… hàng năm khu vực nhận được lượng

phù sa bồi đắp lớn. Bên cạnh đó, khu vực này được che chắn bởi hệ thống đảo Cát Bà,

tạo thành các vụng kín, yên ổn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các thảm thực vật

ngập mặn và các loài sinh vật đặc trưng. Tuy nhiên, khu vực này cũng là nơi diễn ra

các hoạt động phát triển kinh tế sôi động, trong đó có nuôi trồng thủy sản ở hầu hết

rừng ven sông, cửa biển… gây ra nhiều áp lực tới môi trường sống tự nhiên. Các khu

vực còn đa dạng sinh học cao gồm: các khu vực phía cửa lạch như: Bãi triều khu vực

Bình Hương thuộc xã Hoàng Tân, dọc theo hai bên bờ sông Chanh có sự phân bố của

quần xã Bần chua, Hà Nam, đầm nhà Mạc, Quảng Yên…

+ Hệ sinh thái bãi triều:

Về đặc điểm phân bố: Vùng biển Quảng Ninh có diện tích chương bãi trên hai

chục ngàn hecta. Hình thái của các chương bãi rất đa dạng, chất đáy thuần tuý là cát

bùn, bùn cát hoặc xen kẽ nhau trên cùng một bãi. Tuỳ thuộc vào địa hình thường phân

bố theo hai loại, kiểu bãi cát chạy dọc bờ biển hoặc quanh chân đảo và các chương bãi

xa bờ. Đến nay đã xác định 8 kiểu sinh cảnh cơ bản phân bố ở HST vùng triều ven

79

biển Quảng Ninh và được chia vào hai nhóm cơ bản: (1).Các sinh cảnh cơ bản của

HST vùng triều cửa sông bao gồm: bãi triều lầy có rừng ngập mặn (RNM), bãi triều

lầy không có RNM, các cồn cát ở vùng triều cửa sông. (2).Các sinh cảnh vùng triều xa

cửa sông: các bãi triều cát, các bãi triều cát + bùn và ngược lại, các bãi triều rạn đá,

các bãi triều san hô chết và san hô sống, các bãi triều tùng áng. Ngoài ra, còn có thể

phân biệt các hệ sinh thái vùng triều cao, triều thấp và trung. Một số kiểu sinh thái bãi

triều độc đáo như:

Hệ sinh thái bãi triều rạn đá quanh các đảo

Các bãi triều rạn đá viền quanh các chân đảo trong vùng vịnh Bái Tử Long, Hạ

Long, trải dài ngắn 3 - 10 m, diện tích phân bố không lớn. Nên đáy chủ yếu là các vách

đá, các ngấn biển, một số nơi lẫn đá cuội, đá tảng trượt từ trên núi xuống trải rộng 5 –

10 m. Trong các rạn đá vùng triều, đã phát hiện 51 loài giun nhiều tơ, 60 loài ốc, 75

loài hai mảnh vỏ, 70 loài giáp xác, 14 loài da gai và 19 loài bọt biển. Tổng cộng có

238 loài sinh vật đáy và 129 loài tảo biển được phát hiện. Ngoài ra còn phát hiện 2 loài

bò sát, 21 loài chim biển và 1 loài thú biển.

Hệ sinh thái bãi triều cát ven đảo

Các bãi triều cát ven các đảo nhỏ thường nằm trong các hõm đảo hay vùng bãi

được che chắn và phía dưới có các rạn san hô phát triển do đặc trưng của địa hình.

Mặc dù số lượng bãi triều cát khá nhiều nhưng do địa hình đảo đá vôi thường có vách

đá dựng đứng nên các bãi đều có diện tích nhỏ, độ dốc lớn, cấu tạo bởi cát lục nguyên

hay từ cát vỏ sinh vật như san hô, thân mềm. Bãi thường bị phơi 12 – 18 giờ và bị

ngập nước 12 – 16 giờ trong ngày do chế độ nhật triều đều, biên độ triều lớn, khoảng

4m. Thành phần loài sinh vật trên các bãi triều cát khá ngheo nàn so với các kiểu hệ

sinh thái khác. Đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái bãi triều cát là hầu như không có sự

phân bố của sinh vật theo đới do nền đáy không ổn định khi bị tác động của sóng và

dòng triều. Trên vùng cao và trung triều chỉ bắt gặp các loài Cua ma (Ocypoda

ceratophthalma) và Dã tràng (Dotilla wichmanni) đào hang trên bãi cát. Trên vùng

thấp triều có thể lẫn một số đá cuội, vỏ sinh vật nằm trên bùn cát nên nền đáy ổn định

hơn. Trên đới thấp triều các bãi triều cát đã phát hiện được 32 loài Giun nhiều tơ, 22

loài Hai mảnh vỏ, 34 loài ốc, 24 loài Giáp xác và 4 loài Da gai, tổng cộng đã phát hiện

được 116 loài sinh vật trên các bãi triều cát trong vùng. Tuy nhiên, nhiều loài trong số

này là từ các rạn đá bên cạnh đi ra kiếm ăn trên vùng thấp triều bùn - cát. Tất nhiên

khu hệ của quần xã cũng bao gồm cả những loài động vật có xương sống kiếm ăn trên

các kiểu bãi triều khác.

Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm

Các bãi triều thấp đáy mềm phân bố chủ yếu phía trong vịnh Cửa Lục (bắc

vịnh), phía tây vịnh quanh các đảo Tuần Châu, Hoàng Tân xuống đến Hải Phòng. Dựa

vào đặc điểm của nền đáy có thể chia thành 2 kiểu: (1) Kiểu bãi triều là cát bột, bùn

xét tiếp giáp với rừng ngập mặn; (2) Các cồn cát, doi cát nổi lên ở phía ngoài cửa sông.

80

Cho đến nay, đã phát hiện được 490 loài sinh vật ở hệ sinh thái vùng triều thấp đáy

mềm ở vùng biển Quảng Ninh. Trong đó, 145 loài thực vật phù du, 54 loài động vật

phù du, 62 loài rong biển, 150 loài động vật đáy và 79 loài cá biển.

Về đặc trưng sinh thái: Đây là khu vực phân bố các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

như ngao, sò, vạng và họ giun biển như: bông thùa, sá sùng…; gồm nhiều bãi tôm, bãi

cá sinh sản và phát triển tự nhiên như bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long,

vịnh Bái Tử Long, Cô Tô,… có giá trị bảo tồn, bảo vệ cao. Một số loài sinh vật có giá

trị kinh tế cao phân bố tại các sinh cảnh của hệ sinh thái bãi triều trong tỉnh như:

Tại bãi triều lầy ven các RNM (Thân mềm: Sò an ti Anadara antiquata, sò huyết

A. granosa,sò gạoA.nodifera, sò lông A. Subcrenata, Hầu cửa sông Crassostrea

rivularis, Ngao Meretrix meretrix, ngao M. lusoria, ngao M.lyrata, ngao hoa Paphia

textile, ngao đỏ Callista erycina, ngao sino Callista chinensis, Phi Hiatula diphos,

trùng trục Sinonovacula constricta, Móng tay Solen grandis, S. Truncata, Dắt: Aloidis

leavis, don Glaucomya chinensis,vọp Mactra quadrangularis, Mực ống Uroteuthis

edulis, Loligo tagoi, L. duvauceli, Mực nang Sepia aculeata, S. lycidas, Metasepia

tullbergy, Mực sim Sepiadarium kochii, Euprymna berryi, Sepiola birostrata; Giáp

xác: Cáy 3 khía Epiesesarma versicolor, Rạm Varuna litterata, Mày mạy:

Macrophthalmus dilatatus, M. simdentatus, M. definitus, Cleistoma dilatatum, Bề bề

sú Cloridopsis scorpio, Cua bùn Scylla serrata, Portunus trituberculatus, P.

sanguinolentus, P. pelagicus, Tôm sú Penaeus monodon, tôm he mùa, tôm lớt P.

merguiensis,tôm rảo Metapenaeus ensis, tôm sắt cứng Parapenaeopsis hardwickii,

tôm sắt vằn P. cultrirostris,tôm thẻ P. semisulcatus,tôm he Nhật Bản P. japonicus,tôm

Nương P. chinensis,tôm sát láng P. tenella; Sam biển Carcinoscorpius

rotundicauda)…

Tại các cồn cát vùng cửa sông: Thân mềm Ốc mút Cerithidea cingulata*, Ốc

giáo Turitella fortilirata*, Sò an ti Anadara antiquata, Sò huyết A. granosa,Sò gạo

A.nodifera, Sò lông A. Subcrenata, Hầu cửa sông Crassostrea rivularis, Ngao

Meretrix meretrix, ngao M. lusoria, ngao M.lyrata, ngao hoa Paphia textile, ngao đỏ

Callista erycina, ngao sino Callista chinensis, Phi Hiatula diphos, trùng trục

Sinonovacula constricta, Móng tay Solen grandis, S. Truncata, Dắt: Aloidis leavis,

don Glaucomya chinensis,vọp Mactra quadrangularis, Mực ống Uroteuthis edulis,

Loligo tagoi, L. duvauceli, Mực nang Sepia aculeata, S. lycidas, Metasepia tullbergy,

Mực sim Sepiadarium kochii, Euprymna berryi, Sepiola birostrata; Giáp xác: Bề bề:

Oratosquilla oratoria, Cua bùn Scylla serrata, Portunus trituberculatus, P.

anguinolentus, P. pelagicus, Tôm sú Penaeus monodon, tôm he mùa, tôm lớt P.

merguiensis,Tôm rảo Metapenaeus ensis, tôm sắt cứng Parapenaeopsis hardwickii ,

tôm sắt vằn P. cultrirostris,tôm thẻ P. semisulcatus,tôm he Nhật Bản P. japonicus ,tôm

81

Nương P. chinensis,tôm sát láng P. tenell ; Sam biển: Carcinoscorpius

rotundicauda…

Tại các bãi triều cát: Thân mềm: Ốc giáo Turitella fortilirata*, ốc mút

Cerithidea cingulata*, ốc hương Babylonia areolata, Sò an ti Anadara antiquata, sò

huyết A. granosa,sò gạo A.nodifera, sò lông A. Subcrenata, - Ngao Meretrix

meretrix, ngao M. lusoria, ngao M.lyrata,Phi Hiatula diphos, trùng trục Sinonovacula

constricta, Móng tay Solen grandis, S. Truncata, Dắt: Aloidis leavis, don Glaucomya

chinensis, Bàn mai Pinna pectinata, P. Atenuata, Điệp hồng Amusium pleuronectes,

điệp giấy Placuna placenta, vạng Cardium latum, vạng Trachycardium flavum, gọ

Gafrarium pectinatum, con sặc Anomalodiscus squamosa, Anomalocardia flexuosa,

Ba khía Circe gibba, con thiếp C. scripta, ngó Cyclina sinensis, ngó Dosinia

laminata, vọp Mactra quadrangularis; Giáp xác: Cua bùn Scylla serrata, Ghẹ xanh

P. Pelagicus; Sam biển: Carcinoscorpius rotundicauda, Sá sùng: Sipunculus nudus;

Bông thùa: Phascolosoma similis…

Tại các bãi triều cát bùn: Thân mềm: Ốc mút : Cerithidea cingulata, Sò an ti

Anadara antiquata, sò huyết A. granosa,sò gạo A.nodifera, Sò lông A. Subcrenata,

Ngao Meretrix meretrix, ngao M. lusoria, ngao M. lyrata, Phi Hiatula diphos, trùng

trục Sinonovacula constricta, Móng tay Solen grandis, S. Truncata, Dắt: Aloidis

leavis, don Glaucomya chinensis; Giáp xác: Bề bề :Oratosquilla oratoria, Cua bùn

Scylla serrata, Ghẹ xanh Portunus pelagicus Portunus trituberculatus, Thalamita

danae, Cáy 3 khía Epiesesarma versicolor, Còng Ommatocarcinus macgillivrayi,

Còng đỏ Uca marionis, U.lacteus, U. Dussumieri, Mày mạy: Macrophthalmus

dilatatus, M. simdentatus, Cleistoma dilatatum; Sam biển: Carcinoscorpius

rotundicauda…

Tại các bãi triều đáy cứng: Thân mềm: Bào ngư chín lỗ Haliotis diversicolor,

bào ngư bầu dục liotis ovina, ốc đụn cái Tectus pyramis, ốc đụn đực T. niloticus, ốc

đụn Trochus maculatus, ốc ruốc Umbonium vestiarium, Ốc xà cừ Turbo articulatus,

Ốc đĩa Nerita albicilla , N. striata, N. balteata, N. chamaeleon, N. polita, ốc mút

Cerithidea cingulata, Ốc Vú nàngCellana testudinaria, Sò kẹp đá: Barbatia

decussata, Vẹm xanh Perna viridis, quéo Modiolus Philippinarum, Trai ngọc

Pinctada martensii, trai ngọc môi đen P. margaritifera, Pteria pinguin, Hầu đống

Sacostrea aglomerata, Hàu sú Saccostrea cucullata, Hầu lu gu S. lugubris ; Giáp xác:

Ghẹ: Portunus trituberculatus, P. sanguinolentus, P. pelagicus, Charybidis cruciata,

Thalamita danae, Th. Stimpsoni, Cua đá: Atergatis reticulatus, Carpilius maculatus ;

Hải sâm: Hải sâm đen Holothuria vagabunda, hải sâm bụng trắng H. scabra, hải sâm

nâu Holothuria (Halodeima) atra, Dưa chuột biển Stolus molpadioides, dưa chuột biển

82

Colochirus quadrangularis, dưa chuột biển, Cercodemas anceps dưa chuột biển

Stichopus chloronatus…

Tại bãi cát san hô chết: Thân mềm: Bàn mai Pinna pectinata, P. atenuata, P.

vexillum, Gọ Gafrarium pectinatum, con sặc Anomalodiscus squamosa,

Anomalocardia flexuosa, Hến biển Clausinella tiara, Con thiếp C. scripta, Tu hài

Lutraria rhychaena ; Giáp xác: Tôm: Tôm sú Penaeus monodon, tôm thẻ P.

semisulcatus, tôm he mùa, tôm lớt P. merguiensis, tôm he Nhật Bản P. japonicus , tôm

Nương P. chinensis, tôm bộp M. affinis,tôm sắt cứng Parapenaeopsis hardwickii,

tôm sắt vằn P. cultrirostris, Ghẹ : Portunus trituberculatus, P. sanguinolentus, P.

pelagicus, Charybidis cruciata, Thalamita danae, Th. Stimpsoni, Cua đá: Atergatis

reticulatus , Carpilius maculatus ; Hải sâm: Hải sâm đen Holothuria vagabunda, hải

sâm bụng trắng H. scabra, hải sâm nâu Holothuria (Halodeima) atra, Dưa chuột biển

Stolus molpadioides, dưa chuột biển Colochirus quadrangularis, dưa chuột biển,

Cercodemas anceps,dưa chuột biển Stichopus chloronatus ; Sao biển: Sao biển cánh

nhỏ Astropecten polycanthus, sao biển cánh nhỏ A. monacanthus, velitaris, Sao biển

cánh ngắn Anthenea pentagonula, Sao biển Si-bo Anthenea sibogae, Sao biển gai

Pentaceraster gracilis, sao biển 4 cánh Stellaster equestris…

Tại bãi triều tùng áng: Thân mềm: Sò kẹp đá: Barbatia decussata, vẹm xanh

(Perna viridis), Bàn mai Pinna pectinata, P. atenuata, P. vexillum, Trai ngọc

Pinctada martensii, Gọ Gafrarium pectinatum, con sặc Anomalodiscus squamosa,

Anomalocardia flexuosa; Giáp xác: Ghẹ : Portunus trituberculatus, P.

sanguinolentus, Charybidis cruciata, Thalamita danae, Th. Stimpsoni, Hải sâm: Hải

sâm đen Holothuria vagabunda, hải sâm bụng trắng H. scabra, hải sâm nâu

Holothuria (Halodeima) atra; Sao biển: - Sao biển cánh ngắn Anthenea pentagonula

Về giá trị hệ sinh thái:

Phát triển du lịch: đã xác định được 6 địa điểm với tổng diện tích là 24,45 km2

trên toàn tỉnh hiện đang có những hoạt động du lịch ở các cấp độ khác nhau. Trong đó

có 6/8 sinh cảnh bãi triều được sử dụng vào mục tiêu du lịch sinh thái với diện tích vào

khoảng 197.480,5 ha, trải dài từ Móng Cái đến Quảng Yên, như: bãi triều lầy có rừng

ngập mặn (RNM), các cồn cát ở vùng triều cửa sông, các bãi triều cát, các bãi triều rạn

đá, các bãi triều san hô chết và san hô sống, các bãi triều tùng áng. Các hoạt động du

lịch biển hiện tại còn rất đơn điệu, chủ yếu tập trung vào tắm biển, nghỉ dưỡng, ẩm

thực… trong khi khả năng sử dụng không gian vùng triều vào hoạt động du lịch sinh

thái với các loại hình du lịch như: Tắm biển, Nghỉ dưỡng, Vui chơi, giải trí, thể thao

(Câu cá, Đua thuyền, Lướt ván, Ca nô nước, Leo núi…), Thăm xem (Aquarium, Hang

động, Các loài quí hiếm, Rừng nhiệt đới…), Thám hiểm (Leo núi, Hang động, Lặn

ngầm…), Nghiên cứu khoa học (Địa chất, Sinh học, Hải Dương, Môi trường…),

83

Thương mại (Băng hình, đồ lưu niệm…), Ẩm thực, Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch…

Giá trị bảo tồn các bãi giống: Sơ bộ đã xác định được 04 bãi giống thân mềm,

giáp xác, cua phân bố dọc vùng triều từ Trà Cổ đến cửa sông Bạch Đằng có giá trị bảo

tồn cao gồm: (1) Bãi thân mềm Vạn Ninh (Móng Cái): Mật độ thân mềm 5 – 12

(con/m2), (2) Bãi tôm he, mực nang tại hòn Miều, hòn Mỹ (Hải Hà); Bãi thân mềm,

cua Tiên Yên - Hà Cối: mật độ thân mềm 2 – 5 (con/m2), mật độ cua 2 – 3 (con/m2),

Bãi thân mềm Hoành Bồ: mật độ thân mềm 2 – 3 (con/m2).

Ngoài ra, còn có các giá trị khác như nơi cư trú, cung cấp thức ăn và bãi đẻ cho

các loài hải sản; tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hoà khí hậu, tham

gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven

biển; góp phần làm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có

trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng

sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước…

- Hệ sinh thái tùng, áng

Về đặc điểm phân bố: Hệ sinh thái tùng, áng là một kiểu HST đặc thù của vùng

biển có các đảo đá vôi. Về nguồn gốc, chúng là những hố sụt karstơ trong quá trình

kiến tạo, tạo nên những hố trũng thấp hơn mực nước biển trong vùng núi đá vôi được

thông với biển bởi những cửa hẹp hay những hang luồn, có thể là ngầm dưới đất. Sau

một thời gian phát triển chúng tạo nên một kiểu hệ sinh thái đặc trưng, độc đáo khác

với các kiểu hệ sinh thái bên ngoài. Ở vùng biển, Hạ Long – Bái Tử Long kiểu hệ này

khá phổ biến, vùng này có đến 57 tùng và 62 áng, độ sâu thường 1-3 m.

Về đặc trưng sinh thái: Thành phần loài của quần xã sinh vật HST tùng, áng khá

đa dạng, trên vùng triều thường có cấu trúc xen kẽ giữa nhóm sinh vật bám với nhóm

sinh vật đáy trên nền cát - sỏi. Phần ngập nước của áng có san hô và rong biển phát

triển, nhiều chỗ khá dày đặc. Vì vậy, ở đây tạo nên một kiểu sinh cảnh đẹp, rất hấp dẫn

du khách. Cho đến nay đã phát hiện được trên 72 loài động, thực vật sống trong các

áng. Trong đó có 21 loài rong, 37 loài thân mềm (19 loài thuộc lớp 1 mảnh vỏ và 18

loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ), 8 loài giáp xác, 6 loài da gai và một số loài san hô thuộc

giống acropora, Porites, Favia. Các loài điển hình gồm Anomalodiscus squamosa,

Paphia malabarica, Annadara subcrenata, Isognomum legumen, Pteria martensii,....

Các số liệu trên vẫn chưa thể hiện hết được sự đa dạng về loài của hệ sinh thái tùng -

áng do mức độ điều tra còn hạn chế, các nhóm Da gai, Cá biển còn ít được điều tra.

Về giá trị sinh thái: Các hệ sinh thái tùng, áng cung cấp các giá trị về nghiên cứu

khoa học, địa chất, phục vụ giáo dục, du lịch sinh thái…

- Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Về đặc điểm phân bố: Quảng Ninh là nơi cỏ biển phân bố nhiều nhất (khoảng

1450 ha), phân bố rải rác, ít tạo thành các bãi lớn ( trừ các vũng vịnh gồm: Vụng Đầm

84

Hà 700 ha, Hoàng Tần 400 ha, Đầm Nhà Mạc 200 ha, Vụng Hà Cối 100 ha, Bãi Quán

Lạn 50 ha). Hiện đã phát hiện có 8 loài cỏ biển, thuộc bốn họ là: Hydrocharitaceae,

Ruppiaceae, Cymodoceaceae và Zosteraceae, trong đó tại Tiên Yên – Hà Cối (7 loài),

Đầm Hà (5 loài). Hai (02) khu vực có số loài thấp là khu Trà Cổ và Cô Tô – Quán Lạn

(02 loài). Loài Halophila ovalis là phân bố rất rộng, có thể gặp ở hầu hết các địa điểm

nghiên cứu, sau có thể kể đến loài cỏ Lươn Nhật; trong khi đó, loài Halodule uninervis

và H. pinifolia chỉ mới phát hiện được ở vịnh Hà Cối.

Về đặc trưng sinh thái: Cỏ biển ở vùng biển Quảng Ninh sinh trưởng và phát

triển tốt vào mùa đông xuân từ tháng 11 đến tháng 5 - 7 năm sau. Ở vùng biển ven đảo

xa bờ, cỏ biển phát triển quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa mưa.

Ngoài các loài cỏ biển, còn ghi nhận được một số loài sinh vật khác sống định cư

trên thảm cỏ biển, bao gồm 17 loài rong biển, 14 loài động vật đáy lớn. Phần lớn các

loài động vật đáy lớn thuộc nhóm Giáp xác và Thân mềm đều có kích thước nhỏ thuộc

nhóm ấu trùng hoặc con non. Hiện nay diện tích một số thảm cỏ biển đã bị thu hẹp

nhiều do các công trình lấn biển, vùng ven bờ hầu như không còn các bãi cỏ biển. Các

bãi cỏ biển quanh các đảo trong vịnh có diện tích nhỏ nên hầu như không phát huy

được giá trị của kiểu hệ sinh thái này.

Về giá trị sinh thái: các hệ sinh thái cỏ biển có nhiều giá trị trong đó có giá trị

bảo tồn, nghiên cứu, phục vụ du lịch.

- Hệ sinh thái rong biển:

Đặc điểm phân bố: sự phân bố địa lý của rong biển vùng biển Quảng Ninh không

giống nhau, dao động từ 10 (đảo Ba Mùn) đến 50 loài (Cô Tô-Thanh Lân) và trung

bình là 33,6 loài/ vùng; có 66 loài chỉ phân bố ở vùng triều chiếm 36,2 %, vùng dưới

triều có 44 loài (34,7 %) và có 37 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều (29,1%).

Đặc trưng khu hệ: Hiện đã xác định được 127 loài rong biển thuộc 4 ngành rong

biển là rong Lam (Cyanophyta), rong Đỏ (Rhodophyta), rong Nâu (Phaeophyta) và

rong Lục (Chlorophyta). Trong số đó, rong Lam có 11 loài chiếm 8,6 %; rong Đỏ: 50:

39,4%; rong Nâu: 34: 26,7% và rong Lục: 32: 25,3%. Khu hệ rong biển vùng biển

Quảng Ninh mang đặc trưng của khu hệ cận nhiệt đới.

Về giá trị sinh thái: Ngoài giá trị về môi trường, sinh thái như tham gia vào các

chu trình dinh dưỡng của thủy vực, là nơi sống, nơi trú ẩn, kiếm ăn của nhiều loài sinh

vật biển nhất là thời kỳ con non, rong biển còn có giá trị rất lớn đối với các hoạt động

sống của con người như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

(chiết xuất keo agar, alginat, carrageenan …), làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Mặt

khác, do có sinh lượng lớn nên rong biển đã tạo ra nguồn vật chất hữu cơ khá lớn cho

hệ sinh thái biển. Rong biển không những cung cấp sản phẩm sơ cấp trực tiếp vào môi

trường biển mà còn cung cấp vật bám cho các loài tảo bám bì sinh, một quần thể có

năng suất sinh học rất cao.

85

- Hệ sinh thái rạn san hô:

Về đặc điểm phân bố: Toàn tỉnh còn khoảng 40 ha rạn san hô, phân bố tại 4 khu

vực chính là: Khu vực vịnh Hạ Long; Bái Tử Long, khu vực biển đảo Cô Tô và đảo

Trần. Khu vực còn nhiều rạn thuộc loại tốt cần tập trung khoanh vùng khôi phục, bảo

vệ, giữ gìn là tại Khơi Ngoài và Biên Phòng tại Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Về đặc trưng sinh thái: Tùy vào khu vực phân bố các rạn san hô đều có các đặc

điểm và cấu trúc khu hệ khác nhau. Các rạn san hô vùng ven biển Quảng Ninh thuộc 2

kiểu rạn chính: rạn viền bờ (fringing reef) và rạn nền hay rạn đốm (flatform/patch

reef). Ngoài ra trong các tùng áng kín ở vịnh Hạ Long san hô còn phát triển theo kiểu

giả rạn vòng (pseudo-atoll). Hiện đã phát hiện khoảng 197 loài san hô tại vùng biển

Quảng Ninh chiếm 90% tổng số loài vùng biển vịnh Bắc Bộ, 50% biển Việt Nam;

trong đó: San hô cứng Scleractinia: 157 loài, 41 giống, 12 họ, San hô mềm và sừng: 40

loài. Hiện toàn tỉnh chỉ còn rất ít rạn san hô thuộc loại tốt, đa số thuộc trung bình hoặc

nghèo nàn.

Tại khu vực vịnh Hạ Long: đã phát hiện 110 loài, 34 giống, 11 họ san hô; phần

lớn hiện nay chỉ là một dải nhỏ, hẹp, chiều ngang rạn chỉ khoảng 3-4m trong phạm vi

độ sâu khoảng 0m đến 4m so với 0mHĐ, không còn rạn thuộc loại tốt (độ phủ trên 50

%) chỉ còn lại các rạn có độ phủ thuộc loại trung bình đến nghèo nàn. Phần chân rạn

đều là bùn bao phủ, phần trên (đới mặt bằng) là đá san hô chết (từ 0m trở lên). Nhìn

chung, trên các rạn có tỷ lệ đá san hô chết rất cao, toàn bộ đới mặt bằng trên tất cả các

rạn đều bị chết (đới này khá rộng nằm ở khoảng +0,5 đến 0mHĐ). Trên rạn có nhiều

trầm tích bùn bao phủ trên các đá san hô chết và cả san hô sống. Ở một số rạn bắt gặp

địch hại là ốc Drupella ăn san hô, mật độ hàng chục con/m2 như Cọc Chèo. Một số rạn

như Bù Xám, Bồ Hòn, Bồ Câu, Cổ Ngựa trước những năm trước san hô khá phát triển

nhưng đến nay san hô chết hết, trên rạn chỉ còn lại phần lớn là đá san hô chết và đang

dần dần bị bùn vùi lấp. Các vị trí phân bố: 17 điểm (khu vực Hòn rùa giống, Cống Lá,

Tùng Ngón, Vụng Vua, Cọc Chèo, Cống Đỏ, Cống Đỏ 1, Hòn Mây, Cống Đầm, Trà

Giới, Bù Xám, Hang Cao, Dầm Nam, Vạn Gió, Vụng Hà, Giã Gạo, Soi Ván).

Tại khu vực vịnh Bái Tử Long: Tổng số 106 loài san hô cứng thuộc 34 giống 12

họ; phân bố rải rác ở độ sâu không quá 8m, chỉ tập trung ở phía ngoài đảo Ba Mùn và

Sậu Nam các đảo khác hầu như không có; chủ yếu là san hô dạng khối và dạng phủ

bám chắc vào đá; số lượng loài san hô cứng khá phong phú. Xét theo quan điểm hình

thái, các rạn san hô khu vực Bái Tử Long đều thuộc kiểu rạn viền bờ ven đảo (island

fringing reef). Với 5 đới cấu trúc: đới khe rãnh ven bờ (lagoon ven bờ), đới mặt bằng,

đới mào rạn, đới sườn dốc và đới mặt bằng chân rạn. Do đặc điểm là rạn hở chịu tác

động mạnh của sóng và dòng chảy để lộ ra các tảng đá gốc lớn, địa hình đáy gồ ghề

nên rạn thường hẹp và không phân đới rõ ràng.

Tại khu vực biển Cô Tô: Quần đảo Cô Tô đã từng là khu vực có san hô phát triển

rực rỡ với 114 loài san hô thuộc 37 giống 13 họ (WWF, 1994), trong đó nổi bật nhất

86

là nhóm san hô cành Acropora phát triển rất mạnh chiếm ưu thế và có mặt ở tất cả các

đới của rạn. Rạn Hồng Vân được cho là rạn san hô lớn nhất khu vực phía Bắc với

chiều dài trên 5km và rộng gần 1 km với độ phủ khá cao. Quanh đảo Đặng Văn Châu

và phía tây nam đảo Thanh Lân có độ phủ san hô cao nhất (thuộc loại tốt và rất tốt).

Nguồn lợi sinh vật trên rạn cũng rất phong phú với mật độ và trữ lượng lớn, nổi bật

nhất là hải sâm, ốc nón, trai ngọc, bào ngư. Tuy nhiên, kết quả điều tra sơ bộ năm 2016

cho thấy thành phần loài san hô ở Cô Tô hiện nay còn rất ít và đơn điệu, chủ yếu phân

bố đơn loài như ở hòn Đặng Văn Châu chỉ còn loài Turbinaria peltata và Goniopora

lobata, tại Thanh Mai loài còn lại là Plesiastrea versipora, ở hòn Khe Trâu (phía

ngoài) thì đa dạng hơn bao gồm Galaxea, Favia, Goniopora, Porites nhưng phổ biến

là Platygyra và Cô Tô con. Tuy nhiên, san hô còn sống phân bố thưa thớt không còn

tạo thành thảm mà chỉ còn lại những tập đoàn nhỏ kích thước khoảng 10-20cm phân

bố rải rác với tần số bắt gặp trung bình 3-4m, độ phủ thấp (<1 hoặc từ 3,5 – 7,5 tùy

từng khu vực). Hiện tổng số loài còn lại là 25 trong đó có 24 loài san hô cứng, 1 loài

san hô mềm.

Tại khu vực Đảo Trần: Sự phân bố san hô quanh đảo Trần không đều, khá nghèo

nàn so với các vùng khác. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng loài trên các mặt cắt dao

động trong khoảng 10-35 loài. Rạn phát triển tốt nhất ở phía bắc đảo và số loài ở đây

cũng phong phú nhất (35 loài). Tiếp đến là phía đông bắc có 20 loài và phía tây bắc có

17 loài. Kém nhất là phía đông đảo chỉ có 10 loài. Cấu trúc rạn san hô: San hô không

có khả năng phát triển thành rạn điển hình, chỉ phân bố theo dạng đốm da báo theo các

đai bị ngắt quãng quanh đảo.

Về giá trị: Ngoài sự phong phú của các nhóm loài san hô ở khu vực này còn có

một số loài thuộc vào nhóm quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam như

Acropora aspera, A. formosa, A. nobilis, Porites lobata. Hiện nay các loài này không

còn phổ biến như trước đây nữa mà đang đứng trước các mối đe dọa từ tự nhiên và con

người. Các yếu tố tác động tới rạn san hô như: ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt do

tăng độ đục, ngọt hóa môi trường nước), sự bùng phát địch hại ốc Drupella (do suy

giảm các loài cá địch hại của ốc là cá bò, cá mó), khai thác hủy diệt…

- Hệ sinh thái hang động độc đáo (hang động karst)

Về đặc điểm phân bố: Khu vực karst là một trong những cảnh quan đa dạng nhất

của Trái đất với một nguồn tài nguyên trên và dưới mặt đất phong phú. Các hang động

karst phân bố dọc khu vực ven biển và trên biển tỉnh Quảng Ninh;

Về đặc điểm hệ sinh thái: đây là những “hồ sơ về cổ khí hậu, cổ môi trường”; là

những tài nguyên vô cùng quý giá, lưu trữ một loạt ổ sinh thái độc đáo. Bên cạnh sự đa

dạng vô cùng phong phú của thực vật và động vật, bao gồm các loài đặc hữu được tìm

thấy ở các khu vực karst như cọ Hạ Long, tuế Hạ Long…, hang động cũng là môi

trường sống vi sinh vật độc đáo. Môi trường sống trong hang động thường rất đặc biệt

87

và gần như khác hẳn với môi trường ngoài như thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao,

nguồn thức ăn tự nhiên nghèo, nhiệt độ ổn định quanh năm... là nơi sinh sống của đa

dạng sinh vật thích nghi với môi trường sống tại các hang động.

Về giá trị: Tiếp tục nghiên cứu các loài mới và các cộng đồng vi sinh vật hang

động có thể phát hiện ra các chất mới hữu ích cho mục đích y tế; trong đó, nhiều hang

động có giá trị về cảnh quan, thẩm mỹ đã được khai thác để phục vụ hoạt động du lịch

tại vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; nhiều hang động ngầm dưới nước tại các quần

đảo là nơi phát hiện rùa biển, trong đó có nhiều loài quý, hiếm như: Vích/Green turtle;

Đồi mồi/Hawksbill turtle; Đồi mồi dứa/ Olive ridley turtle; Quản đồng/Loggerhead

turtle; Rùa da/ Leatherback turtle...

- Hệ sinh thái các thảm thực vật trên cạn (trên đảo)

Các thảm thực vật gần như phủ kín trên hầu hết các đảo từ Móng Cái đến Hạ

Long. Kết quả đã xác định các thảm thực vật trên đảo vẫn phát triển xanh tốt. Độ phủ

đạt từ 80 – 100% ở hầu hết các đảo. Đây cũng là hệ sinh thái có số lượng loài đa dạng

và phong phú, có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

*Hệ sinh thái rừng:

Bảng 3. Hiện trạng phân bố rừng tỉnh Quảng Ninh tới năm 2016

TT Địa phương Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

1 Ba Chẽ 12.549,7 - 4.800,1 7.749,6

2 Bình Liêu 4.671,9 - 3.366,6 1.305,3

3 Cô Tô 2.208,5 - 2.208,5 -

4 Đầm Hà 8.139,8 - 6.239,5 1.900,3

5 Đông Triều 4.405,6 289,6 3.052,1 1.063,8

6 Hải Hà 15.011,2 - 12.281,1 2.730,1

7 Hoành Bồ 34.560,0 14.504,8 11.231,6 8.823,6

8 Tiên Yên 12.360,6 5.496,2 6.864,4

9 Cẩm Phả 1.930,4 923,0 1.007,4

10 TP Hạ Long 10.424,7 5.404,0 5.020,7 -

11 Móng Cái 8.592,2 - 7.493,7 1.098,5

12 Uông Bí 3.536,9 1.908,6 898,7 729,7

13 Quảng Yên 1.641,2 - 1.614,4 26,9

14 Vân Đồn 12.734,6 3.897,1 3.959,3 4.878,2

Tổng 122.767,1 26.004,1 68.585,4 28.177,7

(Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2016 được UBND tỉnh phê

duyệt tại Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06/01/2017)

Từ kết quả trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên được phân bố đều cho các

huyện, thị và thành phố của tỉnh, tập trung nhiều vào các huyện Hoành Bồ, Hải Hà, Ba

Chẽ,… những diện tích rừng tự nhiên trong thời gian sẽ được quản lý theo Quyết định

số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 về việc phê duyệt đề án tăng cường công tác quản

88

lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020, trong đó tại Khoản a, Mục 2, Điều

1 quy định dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước.

Nếu xét theo mức độ tác động của con người thì toàn tỉnh Quảng Ninh gần như

không còn hệ sinh thái rừng nguyên sinh mà chỉ còn các hệ sinh thái rừng thứ sinh

nhân tác, hệ sinh thái canh tác lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, hệ sinh thái bị rừng

ngập mặn, hệ sinh thái đô thị và khu khai thác than,...).

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m. Thực

vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ

Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ

Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dẻ (Fagaceae). Rừng ở đây đã

bị khai thác, kết cấu tầng tán không ổn định.

Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt

Rừng phục hồi (IIa + IIb): Là loại rừng hình thành sau khai thác và sau nương rẫy

nhưng đã có thời gian phục hồi với đặc điểm đều tuổi một tầng, với diện tích 75.419,8 ha,

chiếm 22,61% diện tích đất có rừng, phân bố hầu hết ở 14 huyện, thị xã, thành phố. Độ

tàn che 0,3 - 0,4; chiều cao bình quân 7-13 m, đường kính bình quân 8-16 cm, mật độ cây

500-1200 cây/ha. Mật độ cây tái sinh có mục đích 1.000 -1200 cây/ha. Thảm thực vật

đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh. Rừng có cấu trúc gồm 1 tầng cây gỗ,

tầng cây bụi và tầng thảm tươi; độ che phủ của cây bụi thảm tươi từ 35 – 45%. Phân bố ở

rừng phòng hộ như khu vực Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà,…

Một số loài chủ yếu như: Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Thôi ba

(Alangium chinense), Ba soi (Mallotus paniculatus), Lòng mang xanh (Pterospermun

heterophyllum), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis),

Dẻ gai Uông Bí (Castanopsis ouonbiensis), Trâm tía (Syzygium zeylanicum), Sến mật

(Madhuca pasquieri), Trám trắng (Canarium album), Táu mật (Vatica odorata), Rè

vàng (Machilus odoratissima), Côm tầng (Elaeocrpus griffithii), Ngát (Gironniera

subaequalis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sồi ghè (Lithocarpus corneus)…

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa

Rừng tre nứa chiếm một diện tích nhỏ, nằm trong vành đai rừng kín thường

xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực phía Đông của Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn -

Kỳ Thượng, một phần ở rừng quốc gia Yên Tử. Đây là kiểu phụ thứ sinh được hình

thành sau nương rẫy bỏ hoang hoặc rừng cây gỗ bị khai thác kiệt. Thực vật tạo rừng

chủ yếu là loài Nứa lá nhỏ và một số loài cây gỗ mọc rải rác. Dưới tán cây gỗ, thảm

tươi là các loài cây thuộc họ Cỏ (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) khá phát triển. Tre

nứa thường tạo thành tầng riêng ở những nơi sáng và tạo tầng không liên tục dưới tán

rừng. Thành phần loài chủ yếu gồm Tre khổng (Indosasa crassiflora), Sặt

(Arundinaria amabilis), Giang (Ampelocalamus patellaris). Mật độ Tre nứa không

89

đều, ở những nơi chúng mọc tập trung có thể đạt từ 5000 – 7000 cây/ha, nhưng chiều

cao thường thấp từ 4 – 5m.

Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động

Bao gồm các quần thụ rừng đã chịu tác động khai phá của con người ở nhiều

mức độ khác nhau. Kiểu IIIA được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác

nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ

hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản.

- Kiểu rừng IIIa1: Diện tích 22.983,6 ha, chiếm 6,89% diện tích đất có rừng, phân

bố hầu hết ở trên các huyện; thị xã; thành phố. Rừng bị khai thác quá kiệt chưa đủ thời

gian phục hồi; cấu trúc tầng tán bị phá vỡ, tầng cây cao gồm một số loài cây gỗ lớn

phẩm chất kém. Độ tàn che 0,3 - 0,4, chiều cao bình quân 13 m, đường kính bình quân

22 cm, mật độ 300-500 cây/ha, trữ lượng bình quân 40-80 m3/ha. Thành phần loài chủ

yếu là Dẻ, Trám, Trâm, Chay, sung, Ngát… Mật độ cây tái sinh 800-1300 cây/ha.

Một số cây gỗ chủ yếu còn sót lại từ thế hệ bị khai thác trước đây như: Lim xanh

(Erythrofloeum fordii), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Trám trắng (Canarium

album), Re xanh (Cinnamomum burmanii), Vạng trứng (Endospermum chinensis),

Thẩu tấu (Aporosa dioica), Bưởi bung (Acronychia peduncunata), Sồi phảng

(Lithocarpus cerebrinus)…

- Kiểu rừng IIIa2: Diện tích 9.841,9 ha, chiếm 2,95% diện tích đất có rừng,

phân bố ở thành phố Uông Bí và các huyện Hoành Bồ; Vân Đồn; Bình Liêu; Đầm

Hà; Hải Hà; Loại rừng này đã có thời gian phục hồi sau khai thác, cấu trúc tầng tán

2-3 tầng. Độ tàn che 0,6 - 0,7, chiều cao bình quân 15m, đường kính bình quân 22-

24 cm, mật độ 550 cây/ha, trữ lượng bình quân 80-120 m3/ha. Thành phần loài chủ

yếu là Dẻ, Re, Táu muối, Lim xanh, Lim xẹt, Ràng ràng, Trám... Mật độ cây tái

sinh > 800 -1000 cây/ha.

Đặc trưng cho kiểu rừng này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh

thái; độ che phủ của cây bụi thảm tươi từ 30 – 45%. Các loài cây lá rộng điển hình

như: Sao hòn gai (Hopea chinensis), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Lim xanh

(Erythrofloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Táu Mật (Vatica odorata), Sồi

ghè (Lithocarpus corneus), Thông tre lá ngắn (Podocarpus neriifolius), Vù hương

(Cinnamomuum balansae), Giổi xanh (Michelia mediocris), Sến mật (Madhuca

pasquieri)…

- Kiểu rừng IIIa3: Diện tích 125,0 ha, chiếm 0,04% diện tích đất có rừng, phân

bố tại rừng Quốc gia Yên Tử, Uông Bí. Loại rừng này ít bị tác động, độ tàn che 0,7-

0,8, chiều cao lâm phần bình quân 16 m, đường kính bình quân 28 cm, mật độ bình

quân 400 cây/ha, trữ lượng bình quân 120 m3/ha. Thành phần loài chủ yếu là Táu,

Trâm, Sâng, Nhội, Trám, Re, Dẻ… Cấu trúc tầng tán rừng ổn định. Loại rừng này cần

được bảo vệ nghiêm ngặt, nhằm mục đích bảo tồn vốn rừng và đa dạng sinh học.

90

Kiểu rừng kín thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m so với mặt nước biển chủ yếu ở RQG

Yên Tử, giáp với Khu BTTN Tây Yên Tử, có diện tích khoảng 128,6 ha. Đặc trưng

lớn nhất là rừng lùn, độ tàn che khoảng 0,3 – 0,5; thảm thực vật rừng có cấu trúc 3

tầng: một tầng cây gỗ, tầng cây bụi, tầng thảm tươi. Thành phần loài đơn giản, gồm

chủ yếu các loài: Vối thuốc (Schima superba), Dẻ cau (Quercus platycalyx), Gò đồng

bắc bộ (Gordonia tonkinensis), Kháo cuống đỏ (Nothaphoebe umbelliflora), Re xanh

(Cinnamomum burmanii), Súm đá (Eurya japonica), Giổi lá bóng bạc (Michelia

foveolata), Sú rừng (Rapanea neriifolia), Thanh mai (Myrica sapida), Trâm trắng

(Syzygium wightianum), Trâm tía (Syzygium zeylanicum), Thích lá xẻ (Acer

flabellatum), Vỏ sạn (Osmanthus matsumuranus), Đa búp tía núi cao (Ficus

altissima)… Tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí còn đang gìn giữ hệ sinh

thái Tùng cổ Yên Tử - cơ bản thuần loài Tùng cổ, đặc hữu với diện tích khoảng 100ha.

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất xương xẩu đá vôi:

Diện tích có rừng 2.279,5 ha, chiếm 0,68% diện tích đất có rừng, phân bố chủ

yếu tại vườn Quốc gia Bái Tử Long, Rừng Quốc gia Yên Tử. Loại rừng có cấu trúc 1-2

tầng, độ tàn che 0,4-0,6 thực vật chủ yếu, Chẹo, Xoan đào, Dẻ, Sồi…trữ lượng bình

quân từ 20 - 25m3/ha.

Kiểu phụ trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ tái sinh rải rác

Về cơ bản đất ở đây bị bạc màu, tầng đất mỏng và xương xẩu chỉ thích hợp đối

với các loài cây bụi và cỏ như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Cỏ tranh (Imperata

cylindrica), các loài Mua (Melastoma spp.), Cỏ lau (Erinathus arundinacus)... Đối với

sinh cảnh này nếu được bảo vệ tốt sẽ phục hồi lại rừng nhưng phải mất thời gian dài.

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác

- Rừng trồng trên cạn: Diện tích rừng trồng 206967,02 ha, chiếm 56,99% diện tích

đất có rừng, Loài cây trồng chủ yếu là cây lấy gỗ Thông, Keo, Bạch đàn, Sa mộc…

được trồng trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài ra còn hình thành vùng trồng cây đặc sản chủ

yếu là Thông nhựa tại Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Vân Đồn và Quế, Hồi tại Bình

Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ.

- Rừng trồng ngập mặn: Nhận thấy tác dụng to lớn của rừng ngập mặn đối với

việc chắn sóng, chắn gió bảo vệ đê điều, trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh

luôn tập trung vào công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Đến nay ngoài diện

tích rừng ngập mặn tự nhiên, tỉnh đã tiến hành trồng được 2.590,6 ha, với các loài cây

trồng chủ yếu là Bần Chua; Trang; Đước; Vẹt Dù.

- Rừng tre nứa thuần loài: Diện tích 87,1 ha, chiếm 0,03% diện tích đất có rừng,

phân bố tại Uông Bí, Đông Triều... mật độ từ 10.000-15.000 cây/ha chủ yếu là các loài

tre nứa có đường kính nhỏ.

*Hệ sinh thái nông thôn

91

Diện tích phân bố rải rác khắp ở các huyện, thị trong tỉnh, bao gồm ruộng lúa

nước, nương rẫy trồng lúa, hoa màu... Cây lâu năm trồng tập trung trên đất vùng gò

đồi với quần hợp Chè (Camellia sinensis), các quần xã cây trồng cạn hàng năm:

Khoai lang (Ipomoea batatas), Ngô (Zea mays), Sắn (Manihot esculenta), Lạc

(Arachys hypogea), Đậu tương (Glycine soja), các cây màu và các cây ngắn hạn khác),

cây trồng quanh khu dân cư: Xoan (Melia azedarach), Cam (Citrus sinensis), Chanh

(Citrus aurantium), Nhãn (Dimocarpus longan), Đu đủ (Carica papaya), Chuối (Musa

paradisiaca),...

HST nông nghiệp là HST được con người thiết lập nhằm mục đích sản xuất nông

nghiệp để lấy ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm... So với HST tự nhiên, HST

nông nghiệp đơn giản hơn, độ đa dạng thành phần loài thấp, chủng loại cây trồng hay

vật nuôi là ưu thế, mối quan hệ của quần xã được thay bằng mối quan hệ quần xã mới

và sản phẩm nông nghiệp được lấy ra khỏi hệ để phục vụ cho con người. Năng suất

sinh học do con người điều khiển.

HST nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng bởi khoa học.

Trong số các tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông

nghiệp, tạo giống cây trồng có vị trí hàng đầu. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất

cao được đưa vào sản xuất. Cùng với thời gian, các giống cây trồng mới ngày càng mở

rộng diện tích gieo trồng, đẩy lùi dần các giống cây trồng truyền thống của địa phương

cho đến khi loại bỏ hằn các giống cây trồng địa phương ra khỏi sản xuất (do năng xuất

thấp). Vì lý do này mà nhiều nguồn gen quí của địa phương, đặc biệt là các nguồn gen

chống chịu sâu bệnh dần bị mai một. Trong số các loại cây lương thực chính, quĩ gen

lúa là biến động nhiều hơn cả (lúa nương: số lượng giống giảm, nhiều giống đặc sản bị

mất; lúa nước: giống cải tiến thay thế giống địa phương, năng suất cao hơn nhưng

không ổn định, nhanh thoái hóa, sâu bệnh nhiều).

*Hệ sinh thái đô thị

Hệ sinh thái này có mật độ dân cư lớn, dẫn đến hàng loạt những thay đổi lớn về

môi trường sống làm cho môi trường sống trở nên quá tải. Các khu vực ao, hồ được

chuyển thành đất xây dựng làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ. Diện tích cây xanh

hạn hẹp, thành phần loài cây xanh chủ yếu là những trồng để lục hóa như Sao, Sà cừ,

Phượng…

Trong giai đoạn tới cần phát triển dải cây xanh tại các khu dân cư, đường phố

phù hợp, đa dạng, tạo cảnh quan đẹp và cải tạo môi trường sống, bảo vệ, quản lý cây

cổ thụ, cây di sản có ý nghĩa văn hóa - lịch sử và giá trị nghiên cứu khoa học (như cây

Tùng cổ Yên Tử…) và mạng lưới cây xanh tại khu di tích, nơi công cộng trên địa bàn

toàn tỉnh (ở cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn).

Hệ sinh thái đất ngập nước nhân tạo tại Quảng Ninh có các kiểu sau: ao, hồ, đầm

nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt; đất canh

tác nông nghiệp; hồ chứa nước nhân tạo; moong khai thác khoáng sản; ao, hồ chứa và

92

xử lý nước thải; sông đào, kênh, mương, rạch. Đây là các kiểu hệ sinh thái vừa tồn tại

song song đa dạng sinh học nhân tạo và một phần tự nhiên (tái lập) hoặc 100% nhân

tạo (như các ao, đầm hồ nuôi thủy sản chọn lọc), cần được quan tâm bảo vệ để đảm

bảo môi trường sống xanh cho con người và tránh lan tràn loài xâm hại, làm phá vỡ

cấu trúc tự nhiên của các hệ sinh thái xung quanh chúng.

*Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa

Đặc điểm phân bố: là các khu vực có sông suối có nước thường xuyên hoặc có

nước theo mùa; các hồ tự nhiên, suối điểm nước nóng có hoạt tính sinh học, hệ thống

thủy văn ngầm karst và hang động nội địa phân bố trong đất liền …

Hệ thống sông suối ở Quảng Ninh rất đa dạng, bao gồm 4 sông lớn là sông Đá

Bạc (phần hạ lưu sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ. Ngoài

ra, còn có 11 sông nhỏ, chiều dài từ 15 - 35 km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300

km2 . Đặc điểm chung của các sông suối ở Quảng Ninh là có độ dài ngắn, độ dốc lớn,

nhiều ghềnh thác, trắc diện hẹp, nơi cửa sông thường mở rộng hình thành các vùng

vịnh cửa sông hình phễu. Một số hồ đập chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm:

Hồ Yên Lập có diện tích lưu vực 182,6 km2 , dung tích 127,5 triệu m3; hồ Cao Vân có

diện tích lưu vực 46,5 km2 , dung tích 12,56 triệu m3; hồ Tràng Vinh có diện tích lưu

vực 70,8 km2, dung tích 75 triệu m3; hồ Quất Đông có diện tích lưu vực 11 km2, dung

tích 10,3 triệu m3. Hệ thống sông ở tỉnh Quảng Ninh được chia thành 4 vùng khác

nhau: Vùng I, lưu vực sông Đá Bạc, gồm các huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên và

thành phố Uông Bí với diện tích tự nhiên 96.595 ha, trong đó có 63.031 ha đất nông

nghiệp. Vùng II, lưu vực các sông Yên Lập, Mằn, Trới, Diễn Vọng, gồm các huyện

Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện Vân Đồn

với tổng diện tích tự nhiên 175.877 ha, trong đó có 115.617 ha đất nông nghiệp. Vùng

III, lưu vực các sông Ba Chẽ, Tiên Yên, gồm các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu

với diện tích tự nhiên 172.412 ha, trong đó có 87.199 ha đất nông nghiệp. Vùng IV,

lưu vực các sông Đầm Hà, Hà Cối, Tín Coóng và Ka Long, gồm các huyện Đầm Hà,

Hải Hà và thành phố Móng Cái với diện tích tự nhiên 134.255 ha, trong đó có 100.745

ha đất nông nghiệp.

Đặc điểm sinh thái: Các kết quả nghiên cứu hiện trường và kế thừa tài liệu cho

thấy, trong hệ sinh thái nước ngọt ở tỉnh Quảng Ninh có 133 loài lưỡng cư, bò sát; 147

loài thực vật nổi, 77 loài động vật nổi. Động vật thân mềm, chân bụng ở nước ngọt đã

gặp 13 loài, thân mềm hai mảnh vỏ có 15 loài; đây đều là những loài thân mềm có giá

trị thực phẩm cao. Có 140 loài giáp xác, phổ biến là các loài tôm, cua phân bố rộng rãi

từ sông suối vùng núi trung du cho tới vùng đồng bằng. Về cá nội địa có 80 loài chỉ

phân bố ở nước ngọt, 10 loài vừa ở nước ngọt vừa ở nước lợ và 83 loài có khả năng

phân bố rộng ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đặc biệt, trong các vùng đất ngập

nước nội địa ở Quảng Ninh có 4 loài cá nước ngọt có trong Sách đỏ Việt Nam (2007);

trong đó có 2 loài bậc nguy cấp (EN) là cá chuối hoa và cá mòi cờ hoa, 2 loài bậc sắp

nguy cấp (VU) là cá lá giang và cá chình hoa. Ngoài ra còn có một số loài cá nước

93

ngọt mới chỉ gặp ở Việt Nam (có thể là loài đặc hữu Việt Nam) như cá lá giang, cá

bống đá và cá bống khe.

Giá trị cung cấp của đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh: biểu hiện trước hết là

khả năng dự trữ và cung cấp nước của hệ thống sông hồ. Ngay trong mùa khô

(12/2015), lượng nước trữ ở 23 hồ đập cũng vào khoảng 211,260 triệu m3, đảm bảo

cung cấp nước cho các ngành sản xuất khác nhau, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và

sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Khả năng cung cấp lương thực thực phẩm được xem là vai trò không thể thay thế

của các hệ thống đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh. Dịch vụ cung cấp của các vùng

đất ngập nước ở Quảng Ninh còn được thể hiện ở tiềm năng nuôi trồng thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản được nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là các loài cá

truyền thống như cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi, cá rô đồng, cá trê đồng, cá

chuối... Với đặc điểm môi trường thuận lợi, giàu có về nguồn thức ăn từ sinh vật phù

du nên các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh không chỉ là nơi quần cư, kiếm

ăn của các loài sinh vật, cơ sở tạo năng suất sơ cấp, hình thành đất, quay vòng chất

dinh dưỡng mà còn là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động thực

vật nổi và các loài cá quý hiếm. Đất ngập nước cũng là nơi chứa đựng và lắng đọng

phù sa để hình thành đất; nơi diễn ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ

sinh thái tạo điều kiện quay vòng các chất dinh dưỡng trong tự nhiên, đặc biệt là chất

dinh dưỡng quan trọng như NPK.

2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật

Theo kết quả điều tra của Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012 thì đã ghi nhận

được số loài sinh vật là 4350 loài, 2236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành, 3 giới Động vật,

Nấm và Thực vật. Trong số đó, Các ngành có số loài nhiều nhất là Thực vật Hạt kín

(Angiospermae, 1580 loài), Chân khớp (Arthropoda, 722 loài), Thân mềm (Mollusca,

438 loài), Ruột khoang (Coelenterata, 157 loài) và Tảo Silich (Bacillariophyta, 153).

Các nhà khoa học đã xác định được tổng số 98 loài thực vật đang ở tình trạng nguy cấp

cần được quan tâm. Trong đó có thấy có tới 57 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam

(2007) trong đó 2 loài Rất nguy cấp (CR) là Ba gạc Bắc bộ Rauvolfia serpentina (L.)

Benth.ex Kurz. và Vù hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. Có 22 loài

nguy cấp (EN), 33 loài sẽ nguy cấp (VU). Có 20 loài được ghi trong Nghị định 32

trong các nhóm Ia (4 loài) và IIa (16 loài). Xác định được 69 loài thú có 16 loài thú ghi

trong Danh lục Đỏ IUCN (2010); 22 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007);

22 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính Phủ. 39 loài Lưỡng cư

thuộc 23 giống , 8 họ, 2 bộ, xác định được 95 loài Bò sát thuộc 68 giống, 18 họ, 2 bộ,

12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp,

quý, hiếm; chiếm 60% số loài Bò sát trong Nghị Định 32, gồm 2 loài Rắn hổ chúa

(Ophiophagus hannah) và rùa đỏ (Cuora cyclornata) thuộc nhóm IB (nghiêm cấm

khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), 10 loài nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử

dụng vì mục đích thương mại), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007, chiếm 45 % số

94

loài Bò sát trong Sách đỏ; gồm: 3 loài cấp CR - Rất nguy cấp: Trăn đất (Python

molurus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rùa đỏ (Cuora cyclornata), 10 loài cấp

EN (Nguy cấp) và 5 loài cấp VU (Sẽ nguy cấp). Kết quả của các đợt khảo sát là đã xác

định được 174 loài chim thuộc 16 bộ và 55 họ. Trong đó có những loài quý, hiếm nằm

trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như Ác Là (Pica pica), quạ khoang (Corvus

torquatus), Cao cát bụng trắng, Cò trắng Trung quốc ... hoặc những loài đặc trưng của

khu vực nhưng hiện nay còn rất ít gặp không chỉ tại đây mà cả khu vực miền Bắc như

Cốc nhỏ (Phalacrocorax niger), Choắt chân màng (Xenus cinereus), Liếu điếu

(Garrulax perspicillatus),…

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục khẳng định tính đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh theo nghiên cứu nêu trên; tiếp tục cập nhật hiện trạng đa dạng sinh học

thành phần loài tại tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau:

2.2.2.1. Đa dạng sinh học khu hệ thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh

Kết quả điều tra, nghiên cứu đã xây dựng được Danh lục thực vật tỉnh Quảng

Ninh gồm 1871 loài thuộc 882 chi, 224 họ, và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Phần lớn các loài thực vật bậc cao trong hệ thực vật tập trung chủ yếu ở hệ thống

các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn Đồng

Sơn - Kỳ Thượng, Rừng quốc gia Yên Tử... Sự phong phú các loài ở khu vực này thể

hiện qua danh sách các loài ghi nhận cũng như thu thập được trong các đợt điều tra thu

thập mẫu trải rộng trên toàn bộ địa phận toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thành phần các loài

thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, vườn rừng, vườn nhà dân cũng góp phần làm

tăng tính đa dạng cho hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 4. Sự phân bố các taxon của của các ngành của hệ thực vật

Ngành Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam Số

lượng %

Số

lượng % Số lượng %

Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,45 1 0,11 1 0,05

Lycopodiophyta Thông đất 3 1,34 4 0,45 14 0,75

Equisetophyta Mộc tặc 1 0,45 1 0,11 1 0,05

Polypodiophyta Dương xỉ 29 12,95 70 7,94 173 9,25

Pinophyta Thông 8 3,57 16 1,81 27 1,44

Magnoliophyta Mộc lan 182 81,25 790 89,57 1655 88,46

Tổng 224 100 882 100 1871 100

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả cho thấy hệ thực vật của tỉnh Quảng Ninh có đầy đủ 6 ngành thực vật

bậc cao của hệ thực vật Việt Nam:

95

1. Ngành Khuyết lá thông – Psilotophyta: có 1 họ, 1 chi và 1 loài

2. Ngành Thông đất – Lycopodiophyta: 3 họ, 4 chi và 14 loài.

3. Ngành Mộc tặc – Equisetophyta: 1 họ, 1 chi và 2 loài.

4. Ngành Dương xỉ – Polypodiophyta: 29 họ, 70 chi và 173 loài.

5. Ngành Thông – Pinophyta: 8 họ, 16 chi và 27 loài.

6. Ngành Mộc lan – Magnoliophyta: 182 họ, 790 chi và 1655 loài.

Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật: Các chỉ số đa dạng của các taxon thực

vật được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật của hệ thực vật

Chỉ số

Ngành Chỉ số họ Chỉ số chi Số chi/Số họ

Psilotophyta 1 1 1

Lycopodiophyta 4,67 3,5 1,33

Equisetophyta 1 1 1

Polypodiophyta 5,97 2,47 2,41

Pinophyta 3,38 1,69 2

Magnoliophyta 9,15 2,11 4,34

Hệ thực vật 8,4 2,13 3,94

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả bảng 5 cho thấy hệ thực vật ở đây có chỉ số họ là 8,4 (tức là trung bình

mỗi họ có 8,4 loài), chỉ số đa dạng chi là 2,13 (trung bình mỗi chi có 2,13 loài). Số chi

trung bình của mỗi họ là 3,94 (trung bình mỗi họ có 3,94 chi). Ngành Magnoliophyta

là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình mỗi chi có 2,11 loài, mỗi họ có 9,15

loài, mỗi họ trung bình có 4,34 chi.

Đa dạng bậc họ: Các họ có nhiều loài là một trong đặc điểm đặc trưng nhất của

mỗi hệ thực vật, nói lên bộ mặt của nó. Người ta đã thử tính toán và thấy rằng mặc dầu

diện tích của mỗi hệ thực vật có thể không giống nhau, số loài được phát hiện rất khác

nhau, nhưng danh sách các họ giàu loài nhất, trật tự sắp xếp chúng và tỷ trọng số loài

của 10 - 15 họ giàu loài nhất trong tổng số loài của hệ thực vật cùng một vùng là giống

nhau. Sự giống nhau đó nói lên tính quy luật chung về mặt địa lý thực vật gây ra đặc

điểm cơ bản trong cấu trúc hệ thực vật của vùng đó.

Trong số 224 họ thực vật thì có 93 họ có từ 5 loài trở lên, nếu tính các họ có từ 15

loài trở lên thì có 34 họ. Khi đánh giá sự đa dạng bậc họ của hệ thực vật tỉnh Quảng

Ninh, nghiên cứu đã thống kê 10 họ có số loài đa dạng nhất theo thứ tự giảm dần và

kết quả như sau:

Bảng 6. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh

96

TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %

1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 93 4.94 33 3.74

2 Compositae Họ cúc 73 3.88 40 4.54

3 Orchidaceae Họ lan 64 3.40 32 3.63

4 Poaceae Hòa thảo 60 3.19 37 4.20

5 Fabaceae Đậu 58 3.08 28 3.17

6 Rubiaceae Họ Cà phê 54 2.87 22 2.49

7 Lauraceae Họ Long não 45 2.39 11 1.25

8 Cyperaceae Họ Cói 44 2.34 13 1.47

9 Moraceae Họ Dâu tằm 35 1.86 8 0.91

10 Fagaceae Họ Dẻ 32 1.70 3 0.34

10 họ đa dạng nhất (4,46% số họ) 558 29,67 227 25,74

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả bảng 6 trên cho thấy 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng

Ninh chiếm 4,46% tổng số họ, với 558 loài (chiếm 29,67%) và 227 chi (chiếm

25,74%) tổng số loài và chi của toàn hệ. Trong 10 họ đa dạng nhất ở đây thì ít nhất

mỗi họ có từ 32 loài trở lên.

Họ giàu loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 93 loài, chiếm 4,94% tổng

số loài trong khu vực nghiên cứu, sau đó đến họ Cúc (Compositae) với 93 loài chiếm

3,88%, Họ Lan (Orchidaceae) với 64 loài chiếm 3,4%; Họ hòa thảo (Poaceae) có 60

loài chiếm 3,19%; Họ Đậu (Fabaceae) có 58 loài chiếm 3,08%; Họ Cà phê

(Rubiaceae) với 54 loài, chiếm 2,87%; Họ Long não (Lauraceae) có 45 loài chiếm

2,39%; Họ Cói (Cyperaceae) có 44 loài chiếm 2,34%; Họ Dâu tằm (Moraceae) có 35

loài, chiếm 1,86%; Họ Dẻ (Fagaceae) 32 loài chiếm 1,7%.Đa dạng bậc chi: Kết quả

thống kê cho thấy hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh có 41 chi có từ 7 loài trở lên, chiếm

4,65% tổng số chi của toàn hệ với số loài là 371 loài, chiếm 32,97 % tổng số loài của.

Số chi có từ 10 loài trở lên là 12 chi chiếm 1,36% tổng số chi.

Bảng 7. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật

STT Tên Chi Tên Họ Số loài Tỉ lệ (%)

1 Ficus Moraceae 21 1,12

2 Lithocarpus Fagaceae 19 1,02

3 Lindernia Scrophulariaceae 13 0,69

4 Dendrobium Orchidaceae 13 0,69

5 Diospyros Ebenaceae 12 0,64

97

STT Tên Chi Tên Họ Số loài Tỉ lệ (%)

6 Pteris Pteridaceae 11 0,59

7 Cyperus Cyperaceae 11 0,59

8 Ipomoea Convolvulaceae 11 0,59

9 Asplenium Aspleniaceae 10 0,53

10 Ilex cinerea Aquifoliaceae 10 0,53

11 Caesalpinia Caesalpinioideae 10 0,53

12 Solanum Solanaceae 10 0,53

Tổng 151 8,07

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả bảng trên cho thấy, có 12 chi đa dạng nhất chiếm 1,36% tổng số chi của

toàn hệ, 8,07% tổng số loài của toàn hệ. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật ở đây

phải kể đến là chi Ficus (Họ Dâu tằm - Moraceae) có 21 loài chiếm 1,12%, chi

Lithocarpus (Họ Fagaceae – Họ Dẻ) có 19 loài chiếm 1,02%.

Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật: Dạng sống thể hiện sự thích nghi với

môi trường, xem xét phổ dạng sống để đánh giá sự đa dạng của môi trường sống, qua

đó đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật, tính thích ứng của hệ thực vật đó với sinh

cảnh cũng như mức độ tác động của các nhân tố khác lên cấu trúc và thành phần loài

của hệ thực vật. Sự phân bố dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh được thể hiện

trong bảng sau:

Bảng 8. Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh

T.T Nội dung Ký

hiệu Số loài Tỉ lệ %

A. Cây chồi trên Phanerophytes: Là cây có chồi tái sinh

nằm trên mặt đất từ 25 cm trở lên Ph 1416 75,68

1 Cây chồi trên lớn Megaphanerophytes: Là cây gỗ

cao từ 25m trở lên Mg 83 4,44

2 Cây chồi trên trung bình Mesophanerophytes: Là

cây gỗ cao từ 8m – 25m Me 279 14,91

3 Cây chồi trên nhỏ Microphanerophytes: Là cây gỗ

dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m Mi 218 11,65

4 Cây chồi trên lùn Nanophanerophytes: Là cây bụi

lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m Na 278 14,86

5 Cây bì sinh Epiphytes: Gồm các loài bì sinh sống

lâu năm trên thân, cành cây và bám trên đá... Ep 73 3,9

98

T.T Nội dung Ký

hiệu Số loài Tỉ lệ %

6 Cây sống ký sinh, bán ký sinh Pp 5 0,27

7 Cây mọng nước Suc 3 0,16

8 Dây leo Liannes: Cây chồi trên dạng dây leo thân

hoá gỗ hoặc thân thảo. Lp 253 13,52

9 Cây chồi nửa ẩn Hm 106 5,67

B. Cây chồi sát đất:

8 Cây chồi sát đất Chamaephytes: Cây có chồi cách

mặt đất dưới 25 cm Ch 87 4,65

C. Cây chồi nửa ẩn:

9 Cây chồi nửa ẩn Hemicryptophytes: Cây có chồi

nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ Hm 34 1,82

D. Cây chồi ẩn:

10 Cây chồi ẩn Cryptophytes: Chồi nằm dưới đất hay

đất dưới nước Cr 299 15,98

E.Cây một năm:

11 Cây một năm Therophytes: Cây sống một năm, tái

sinh bằng hạt Th 153 8,18

Tổng 1871 100

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả phân tích cho thấy, nhóm cây chồi trên có số lượng nhiều nhất với 1416

loài, chiếm 75,68% tổng số loài của hệ thực vật. Chúng bao gồm tất cả các dạng sống

khác nhau của hệ thực vật có mạch, trong đó nhiều nhất là nhóm cây gỗ vừa chiếm

14,91%, sau đó đến cây gỗ nhỏ 11,65%, nhóm cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ

hoặc thân thảo cũng chiếm tỷ lệ lớn với 13,52%, nhóm cây một năm chiếm tỷ lệ

8,18%, nhóm cây bì sinh, ký sinh mặc dù xuất hiện với tỷ lệ thấp nhưng cũng đã cho

thấy tính đa dạng của hệ thực vật này.

Do điều kiện mùa khô kéo dài nên các loài có dạng sống là cây chồi ẩn, nửa ẩn

hoặc cây chồi sát đất khá phong phú, với tổng số 333 loài chiếm tỷ lệ 17,8% tổng số

loài của hệ thực vật. Phổ dạng sống cho hệ thực vật của tỉnh Quảng Ninh như sau:

SB = 75,68Ph + 4,65Ch + 1,82Hm + 15,98Cr + 8,18Th

Bảng 9. So sánh phổ dạng sống của hệ thực vật ở tỉnh Quảng Ninh với phổ

dạng sống tiêu chuẩn của Raunkier và phổ dạng sống rừng mưa nhiệt đới của

Richard

99

TT Đơn vị để so sánh

Dạng sống

Ph

(%)

Ch

(%)

Hm

(%) Cr (%)

Th

(%)

1 Phổ dạng sống tiêu chuẩn (theo

Raunkier) 46 9 26 6 13

2 Phổ dạng sống rừng nhiệt đới

Mưa ẩm (theo Richard) 88 12 0 0 0

3 Hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh 75,68 4,65 1,82 15,98 8,18

(Nguồn: Kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Từ bảng so sánh trên nhận thấy rằng tỉ lệ của các nhóm cây cấu thành nên phổ

dạng sống của hệ thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Quảng Ninh tiệm cận dần với phổ

dạng sống của rừng nhiệt đới mưa ẩm (theo Richard) và phù hợp với phổ dạng sống

tiêu chuẩn của Raunkier (1934). Từ đó cho thấy tính chất nhiệt đới của hệ thực vật bậc

cao có mạch ở tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ số đa dạng sinh học ở các kiểu thảm thực vật

rừng đặc trưng: Trong tự nhiên mối quan hệ giữa các loài là vấn đề rất phức tạp. Có

những loài trong suốt quá trình sống luôn dựa vào các loài khác và sự tồn tại của loài

này có thể là nguyên nhân cơ bản cho sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. Trong

rừng tự nhiên hỗn loài, sự đa dạng làm phong phú thêm về cơ cấu mạng lưới thức ăn.

Một số tác giả sau khi nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, sự phong phú của loài đã

làm tăng tính ổn định về mặt sinh thái cho quần xã sinh vật sinh trưởng, phát triển và

lúc đó lượng sinh khối trên một đơn vị diện tích là tối đa. Trước đây, khi nghiên cứu

sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính, mô tả.

Các nghiên cứu mới đây nhất đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ phong

phú đa dạng của tổ thành thực vật. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chọn một

số chỉ số sau: Chỉ số đa dạng của Simpson, chỉ số đa dạng của Margalef và chỉ số đa

dạng của Menhinik. Kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 10. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng

TTV

rừng

Số lượng

loài cây gỗ

(S)

Số cá thể

điều tra

(N)

Chỉ số H’ Chỉ số Cd Chỉ số đồng

đều E

Rkx-PH 38 218 3,12 0,059 0,86

Rkx-TĐ 50 457 3,59 0,033 0,91

Rka 29 251 2,86 0,073 0,84

(Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Chú thích:

Rkx-PH – Thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt

100

Rkx-TĐ – Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động

Rka – Thảm thực vật rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp

- Hàm số liên kết Shannon - Weiner: Hàm số này được 2 tác giả Shannon và

Weiner đưa ra năm 1963 và dùng để đánh giá mức độ đa dạng loài của một quần xã.

Theo Shannon - Weiner, giá trị tính toán của H’ càng lớn thì mức độ đa dạng loài càng

cao. Khi H’ = 0, quần xã chỉ có một loài duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số Shannon - Wiener (H’) biến động từ 2,86 –

3,59 (rừng giầu có chỉ số H’ rất cao từ 5,06-5,40). Như vậy, chỉ số H’ ở thảm thực vật

rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động có chỉ số đa dạng cao nhất

(3,59) tại KBT Đồng Sơn – Kỹ Thượng, Rừng quốc gia Yên Tử và thấp nhất là thảm

thực vật rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp (2,86) ở những khu

vực đã qua tác động lớn thuộc loại rừng trung bình.

- Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) là chỉ số phản ánh vai trò của một loài hay

một nhóm loài trong quần xã, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với chỉ số H’, tức là giá trị

Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Quần xã có Cd cao là những quần xã đơn

giản về thành phần loài và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số Cd ở các

thảm thực vật biến động từ 0,033 - 0,073. Chỉ số Cd cao nhất ở thảm thực vật rừng kín

thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động và thấp nhất ở thảm thực vật rừng kín

lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp.

Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật tỉnh Quảng Ninh:

Kết quả nghiên cứu của cho thấy, trong tổng số 1871 loài thực vật của tỉnh Quảng

Ninh, có 1136 loài có giá trị sử dụng trực tiếp trong đời sống của người dân, còn lại là các

loài có giá trị về sinh thái và đa dạng sinh học, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 11. Giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Quảng Ninh

STT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số công

dụng Tỷ lệ (%)

1 Cây làm thuốc Th 437 38.40

2 Cây lấy gỗ, củi G 306 26.89

3 Cây làm cảnh Ca 136 11.95

6 Cây làm rau (thực phẩm) R 98 8.61

7 Cây cho quả Q 84 7.38

8 Cây cho ta nanh Tn 10 0.88

9 Cây cho nhựa N 16 1.41

10 Cây cho tinh dầu Td 15 1.32

11 Cây có công dụng khác 36 3.16

101

Tổng số công dụng 1136 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả thống kê có 1136 loài có giá trị trên tổng số 1871 loài chiếm 60,82%;

trong số các loài thống kê được về giá trị sử dụng, một số loài được sử dụng chỉ bởi

một mục đích, đó là những loài đơn công dụng. Thống kê cho thấy, trong số 1136 loài

thực vật có công dụng thì cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,4%, cây lấy gỗ

chiếm 26,89%, làm cảnh chiếm 11,95%; cây làm rau chiếm 8,61%; cây cho quả 7,38%

và còn nhiều loài cho công dụng khác.

Trong số các loài được thống kê về giá trị sử dụng, một số loài được sử dụng bởi

một mục đích, đó là loài đơn công dụng và có nhiều loài cho 2, 3 công dụng gọi là loài

đa mục đích.

Biểu đồ 1. Tỉ lệ các giá trị sử dụng trong hệ thực vật

Đây là một nguồn tài nguyên có giá trị, phục vụ thiết yếu cho cuộc sống của

cộng đồng trong vùng phân bố của hệ thực vật. Cần có chính sách quy hoạch bảo tồn

và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này cho các thế hệ mai sau.

Đa dạng các giá trị bảo tồn thực vật quý hiếm tỉnh Quảng Ninh:

Hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh không những đa dạng về thành phần loài, mà còn

có giá trị bảo tồn cao. Trên cơ sở Danh lục thực vật tỉnh Quảng Ninh, dựa vào các tài

liệu, chúng tôi đã tổng hợp được số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Cụ thể:

Bảng 12. Tình trạng bảo tồn loài thực vật quý hiếm theo mức độ phân hạng

TT Ký hiệu Mức phân hạng Số loài

% so với các

loài quý

hiếm

% so với

tổng loài

Tổng số loài quý hiếm/ loài thực vật 102 loài 1871 loài

I. Theo Danh lục đỏ IUCN (2015) 19 18,63 1,02

1 CR Rất nguy cấp 3 2,94 0,16

102

TT Ký hiệu Mức phân hạng Số loài

% so với các

loài quý

hiếm

% so với

tổng loài

2 EN Đang nguy cấp 2 1,96 0,11

3 VU Sắp nguy cấp 3 2,94 0,16

4 DD Thiếu số liệu 1 0,98 0,05

5 LC Ít lo ngại 6 5,88 0,32

6 NT Sắp bị đe dọa 4 3,92 0,31

II. Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) 77 75,49 4,12

1 CR Rất nguy cấp 3 2,94 0,16

EN Đang nguy cấp 28 27,45 1,50

VU Sắp nguy cấp 45 44,12 2,41

DD Thiếu số liệu 1 0,98 0,05

III. Theo Nghị định số 32/NĐ – CP (2006) 25 24,51 1,34

1 IA Nghiêm cấm khai thác và sử dụng

vì mục đích thương mại 4 3,92 0,21

2 IIA Hạn chế khai thác và sử dụng vì

mục đích thương mại 21 20,59 1,12

IV. Theo công ước CITES (2013) 24 22,55 1,23

1 Phụ lục

II

Các loài được phép buôn bán

nhưng được kiểm soát 21 20,59 1,12

2 Phụ lục

III

Được phép buôn bán trong điều

kiện có kiểm soát (ít chặt chẽ hơn

loài phụ lục II)

2 1,96 0,11

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh

Quảng Ninh đã thống kê được là 102 loài thuộc 45 họ thực vật, bị đe dọa ở các mức độ

khác nhau. Trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở Bậc Rất nguy cấp (CR): Re hương

(Cinnamomum parthenoxylon), Ba gạc bắc bộ (Rauvolfia serpentine), Sao hòn gai

(Hopea chinensis). Bậc đang nguy cấp (EN): Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Bách

xanh (Calocedrus macrolepis), Tô hạp trung hoa (Altingia chinensis), Chè đắng (Ilex

kaushue), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Sồi

phảng (Lithocarpus cerebrinus), Sồi quả chuông (Lithocarpus podocarpus), Sồi quả

103

lông (Lithocarpus vestitus), Chò đãi (Carya sinensis), Bình vôi (Stephania

cepharantha), Ba kích (Morinda officinalis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trà hoa

gilbert (Camellia gilbertii), Đó bầu (Aquilaria crassna), Lan phi điệp vàng

(Dendrobium chrysanthum), Lan một lá (Nervilia fordii)….

Bậc Sẽ nguy cấp (VU): Tắc kè đá (Drynaria bonii), Thiên tuế balansa (Cycas

balansae), Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis), Thần linh lá nhỏ (Kibatalia

laurifolia), Trầu tiên (Asarum glabrum), Đinh (Markhamia stipulata), Trám đen

(Canarium tramdenum), Táu mặt quỷ (Hopea mollissima), Cát sâm (Callerya speciosa),

Sưa (Dalbergia tonkinensis), Dẻ gai đỏ (Castanopsis hystrix), Sồi đá lá mác

(Lithocarpus balansae), Dẻ cuống (Quercus chrysocalyx), Dẻ cau (Quercus platycalyx),

Mã tiền dây (Strychnos umbellata), Giổi bà (Michelia balansea), Lát hoa (Chukrasia

tabularis), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Khôi tía (Ardisia sylvestris), Rau sắng

(Melientha suavis), Lệ dương (Aeginetia indica), Song mật (Calamus platyacanthus),

Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Bách bộ (Stemona cochinchinensis), Râu hùm

(Tacca subflabellata), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla), Gù hương (Cinnamomum

balansae). Bậc thiếu số liệu (DD): Thông tre ( Podocarpus neriifolius).

Trong Danh lục đỏ IUCN (2016): Bậc CR: Rất nguy cấp có Sao hòn gai (Hopea

chinensis ), Táu mặt quỷ (Hopea mollissima ), Đó bầu (Aquilaria crassna). Bậc EN:

Đang nguy cấp có Gù hương (Cinnamomum balansae), Giổi đá xanh (Manglietia

rufibarbata).

Bậc VU: Sẽ nguy cấp có Sưa (Dalbergia tonkinensis), Sến mật (Madhuca

pasquieri), Chò nước (Platanus kerrii Gagnep.). Bậc NT - Sắp bị đe dọa: Bách xanh

(Calocedrus macrolepis ), Trắc bách diệp (Platycladus orientalis), Thiên tuế balansa

(Cycas balansae), Kim giao (Nageia fleuryi). Bậc LC (Least concern - Ít lo ngại) là

loài Tùng vảy (Juniperus squamata), Vạn tuế (Cycas revoluta), Thông nàng

(Dacrycarpus imbricatus ), Hồng tùng (Dacrydium elatum), Thông tre (Podocarpus

neriifolius), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri).

Bậc DD (Data deficient): Thiếu dẫn liệu có loài Gụ lau (Sindora tonkinensis)

Trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IA (cấm khai thác và sử dụng vì

mục đích thương mại) có: Sưa (Dalbergia tonkinensis), Lan hài đốm (Paphiopdilum

concolor), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Giải thùy tam đảo

(Anoectochilus daoensis). Nhóm IIA (các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục

đích thương mại) có Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thiên tuế balansa (Cycas

balansae), Vạn tuế (Cycas revoluta), Trầu tiên (Asarum glabrum), Đinh (Markhamia

stipulata), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Gù hương

(Cinnamomum balansae), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Bình vôi (Stephania

cepharantha), Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia)…

Trong công ước CITES: ở phụ lục II: Quyết thân gỗ (Cyathea chinencó sis),

Dương xỉ mộc (Cyathea sp.), Thiên tuế balansa (Cycas balansae), Vạn tuế (Cycas

104

revoluta), Đó bầu (Aquilaria crassna), Kim tuyến lông (Anoectochilus setaceus), Lan

cầu (Bulbophyllum lepidum), Lan đất hoa trắng (Calanthe triplicata), Lan đất lá dừa

(Corymbokis veratrifolia), Lan kiếm lá mác (Cymbidium lancifolium), Lan vảy rồng

(Dendrobium lindleyi), Lan phi điệp vàng (Dendrobium chrysanthum), Hoàng thảo

trúc (Dendrobium gibisonii), Phi điệp (Dendrobium superbum), Lan một lá (Nervilia

fordii), Lan huyết nhung (Renanthera coccinea), Lan lòng thuyền (Tropidia

curculigoides). Phụ lục III: Dây gắm (Gnetum montanum), Thông tre (Podocarpus

neriifolius).

Bảng 13. Thành phần loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

1. Cyatheaceae Họ Dương xỉ mộc

1 Cyathea chinensis Copel. Ráng tiên tọa trung

hoa II

2 Cyathea contaminans (Hook.)

Copel. Dương xỉ mộc II

3 Cyathea podophylla (Hook.)

Copel. Quyết thân gỗ II

2. Polypodiaceae Họ Dương xỉ

4 Drynaria bonii Christ. Cốt toái bổ/tắc kè

đá VU

5 Drynaria fortunei (Kuntz ex

Mett.) J.Sm Bổ cốt toái EN

3. Cupressaceae Họ Hoàng đàn

6 Calocedrus macrolepis Kurz Bách xanh NT EN IIA

7 Fokienia hodginsii Henry &

Thom. Pơ mu EN IIA

8 Juniperus squamata Buch. -

Ham. Tùng vảy*

LC

9 Thuja orientalis L. Trắc bách diệp NT

4. Cycadaceae Họ Tuế

10 Cycas balansae Warb. Thiên tuế balansa NT VU IIA II

11 Cycas micholetzii Dyer. Tuế xẻ thuỳ VU IIA

12 Cycas miquelii Wath. Tuế ga li IIA

13 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế LC IIA II

5. Gnetaceae Họ Dây gắm

14 Gnetum montanum Margf. Dây gắm III

6. Podocarpaceae Họ Kim giao

105

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

15 Dacrycarpus imbricatus

(Blume) de Laub. Thông nàng LC

16 Dacrydium elatum (Roxb.)

Wall. ex Hook Hồng tùng LC

17 Nageia fleuryi (Hickel.) De

Laub. Kim giao NT VU

18 Podocarpus neriifolius D.

Don. Thông tre LC DD III

19 Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá ngắn LC

7. Altingiaceae Họ Sau sau

20 Altigia chinensis (Champ. ex

Benth) Oliv. ex Hance Tô hạp trung hoa EN

8. Annonaceae Họ Na

21 Goniothalamus

vietnamensisBan Bổ béo đen VU

9. Apocynaceae Họ Trúc đào

22 Kibatalia laurifolia (Ridl.)

Woods. Thần linh lá nhỏ VU

23 Rauvolfia cambodiana Pierre

ex Pit. Ba gạc cam bốt VU

24 Rauvolfia serpentina (L.)

Benth. ex Kurz. Ba gạc bắc bộ CR

25 Rauvolfia verticilata (Lour.)

Baill. Ba gạc vòng VU

10. Aquifoliaceae Họ Trâm bùi

26 Ilex kaushue S.Y.Hu. Chè đắng EN

11. Aristolochiaceae Họ Mộc hương

27 Asarum caudigerum Hance Thổ tế tân IIA

28 Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU IIA

12. Balanophoraceae Họ Gió đất

29 Balanophora laxiflora Hemsl. Nấm đất EN

30 Rhopalocnemis phaloides

Junghun. Sơn dương VU

13. Berberidaceae Họ Hoàng liên gai

31 Podophyllum tonkinense

Gagn. Bát giác liên EN

14. Bignoniaceae Họ Núc nác

106

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

32

Markhamia stipulata (Wall.)

Seem. ex Schum. var. kerrii

Sprague

Đinh

VU

IIA

15. Burseraceae Họ Trám

33 Canarium tramdenumDai et

Yakovl. Trám đen VU

16. Caesalpinioideae Họ Vang

34 Erythrophloeum fordii Oliver. Lim xanh IIA

35 Sindora tonkinensis A. Chev.

ex Lars. Gụ lau DD EN IIA

36 Tamarindus indica L. Me

17. Combretaceae Họ Bàng

37 Lumnitzera littorea (Jack.)

Voigt. Cóc đỏ VU

18. Cucurbitaceae Họ Bầu bí

38 Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Mak. Giảo cổ lam EN

19. Dipterocarpaceae Họ Dầu

39 Hopea chinensis (Merr.)

Hand. – Mazz. Sao hòn gai CR CR

40 Hopea mollissima C. Y. Wu. Táu mặt quỷ CR VU

20. Fabaceae Họ Đậu

41 Callerya speciosa (Champ. ex

Benth.) Schot Cát sâm, Sâm nam VU

42 Dalbergia tonkinensis Prain. Sưa bắc bộ VU VU IA

43 Sophora tonkinensis Gagn. Hòe bắc bộ VU

21. Fagaceae Họ Dẻ

44 Castanopsis hystrix A. DC. Dẻ gai đỏ VU

45 Lithocarpus bacgiangensis

(Hickel & A.Camus) A.Camus Dẻ bắc giang VU

46 Lithocarpus balansae (Drake)

A.Camus Sồi lá mác hẹp VU

47 Lithocarpus bonnetii (Hickel

& A.Camus) A.Camus Sồi đá tuyên quang VU

48

Lithocarpus cerebrinus

(Hickel et A. Camus) A.

Camus

Sồi phảng EN

49 Lithocarpus hemisphaericus

(Drake) Bennett. Sồi bán cầu VU

107

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

50 Lithocarpus podocarpus Chun Sồi quả chuông EN

51 Lithocarpus truncatus (King

ex Hook f.) Rohd. Sồi na VU

52 Lithocarpus vestitus (Hickel &

Camus) A.Camus Sồi cau lông trắng EN

53 Quercus chrysocalyx Hickel et

A.Camus Dẻ cuống VU

54 Quercus platycalyx Hickel &

A.Camus Sồi đĩa VU

22. Juglandaceae Họ Hồ đào

55 Annamocarya sinensis (Dode)

J. Leroy Chò đãi EN

23. Lauraceae Họ Long não

56 Cinnamomum balansae

Lecomte Gù hương EN VU IIA

57 Cinnamomum parthenoxylon

(Jack.) Meisn. Re hương CR IIA

24. Loganiaceae Họ Mã tiền

58 Strychnos cathayensis Merr. Mã tiền trung hoa VU

59 Strychnos umbellata (Lour.)

Merr.*

Mã tiền dây (Mã

tiền tán) VU

25. Magnoliaceae Họ Mộc lan

60 Manglietia rufibarbata Dandy Giổi xanh EN

61 Michelia balansae (DC.)

Dandy Giổi lông VU

62 Tsoongiodendron odorum

Chun. Giổi thơm VU

26. Meliaceae Họ Xoan

63 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU

27. Menispermaceae Họ Tiết dê

64 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng VU IIA

65

Stephania japonica (Thunb.)

Merr. var. discolor (Blume)

Forman

Lõi tiền IIA

66 Stephania cepharantha

Hayata Bình vôi hoa đầu EN IIA

67 Stephania sinica Diels. Bình vôi tán ngắn IIA

68 Stephania tetrandra S. Moore Củ dòm, Củ gà ấp IIA

28. Myrsinaceae Họ Đơn nem

68 Ardisia sylvestris Pit. Lá khôi tía VU

70 Myrsine semiserrata Wall. Xay răng nhọn VU

108

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

29. Opiliaceae Họ Rau sắng

71 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU

30. Orobanchaceae Họ Lệ Dương

72 Aeginetia indica L. Lệ dương VU

31. Platanaceae Họ Chò nước

73 Platanus kerrii Gagnep. Chò nước VU VU

32. Rubiaceae Họ Cà phê

74 Morinda officinalis How. Ba kích EN

33. Sapotaceae Họ Hồng xiêm

75 Madhuca pasquieri (Dub.)

H.J.Lam. Sến mật VU EN

34. Theaceae Họ Chè

76 Camellia gilbertii (A. Chev.

ex Gagnep.) Sealy Trà hoa gilbert EN

35. Thymeleaceae Họ Trầm hương

77 Aquilaria crassna Pierre ex

Lecomte (A. agalocha Roxb.) Trầm hương CR EN II

36. Verbenaceae Họ Tếch

78 Gmelina racemosa (Lour.)

Merr. Tu hú chùm VU

37. Zygophyllaceae Họ Tật lê

79 Tribulus terrestris L. Tật lê, Quỉ kiến sầu

nhỏ EN

38. Arecaceae Họ Cau

80 Calamus platyacanthus Warb.

Ex Becc. Song mật VU

39. Convallariaceae Họ Mạch môn

81 Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách VU IIA

40. Cyperaceae Họ Cói

82 Carex bavicola Rayn. Cỏ túi ba vì VU

41. Hypoxidaceae Họ Sâm cau

83 Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau EN

41. Liliaceae Họ Hành

84 Lilium brawnii F.E.Br. Bách hợp, Bạch

huệ núi EN IIA

42. Orchidaceae Họ Lan

109

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

CITES

2013

85 Aerides odorata Lour. Quế lan hương II

86 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN IA II

87 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến lông EN II

88 Anoectochilus daoensis Gagn. Giải thuỳ tam đảo IA II

89 Dendrobium chrysantum

Lindl. Phi điệp vàng EN II

90 Dendrobium devonianum

Paxton Phương dung EN II

91 Dendrobium draconis Reichb.

f. Nhất điểm hồng VU II

92 Dendrobium fimbriatum

Hook.f. Kim điệp VU II

93 Dendrobium lindleyi Steud. Vảy rồng II

94 Dendrobium nobile Lindl. Thạch hộc EN IIA II

95 Dendrobium salaccense (Bl.)

Lindl. Mộc lan sa lắc II

96 Dendrobium thyrsiflorum

Reichb.f. in Andre Thủy tiên vàng II

97 Dendrobium uniflorum Griff. Hoàng thảo một

hoa II

98 Nervilia fordii (Hance) Schltr. Lan một lá EN II

99 Paphiopdilum concolor

(Lindl.) Pfitz. Lan hài đốm IA II

43. Stemonaceae Họ Bách bộ

100 Stemona cochinchinensis

Gagnep. Bách bộ VU

44. Taccaceae Họ Râu hùm

101 Tacca subflabellata P.P.Ling

&C.T.Ting Râu hùm VU

45. Trilliaceae Họ trọng lâu

102 Paris polyphylla Sm. subsp.

Polyphylla Bảy lá một hoa EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Một số hệ sinh thái còn khá nguyên vẹn như: Hệ sinh thái trên núi đất, Hệ sinh

thái trên núi đá vôi, Hệ sinh thái thung áng, Hệ sinh thái có biển, Hệ sinh thái rừng

ngập mặn và Hệ sinh thái rạn san hô. Các hệ sinh thái này có nhiều loài thực vật quý

hiếm và đặc hữu. Trong đó quần thể thực vật gồm các cây thuộc họ sồi và dẻ, long

não, lim xanh, kim giao núi đất, Ngũ gia bì Hạ Long, Cọ Hạ Long, Thiên tuế ...

Bảng 14. Danh sách thực vật đặc hữu

110

STT Tên Khoa Học Tên Việt Nam Đặc hữu

Việt Nam

Đặc hữu

hẹp

1 Madhuca pasquieri Sến mật x

2 Deutzianthus tonkinensis. Mọ x

3 Cryptocarya lenticellata Nanh chuột x

4 Hopea hongayensis Sao hòn gai x

5 Chirieta hiepii Khổ cử đại nhung x

6 Michelia faveolata Giổi nhung x

7 Pilea alongensis Nan ông Hạ Long x

8 Sindora tonkinensis Gụ lau x

9 Cinnamomum balansae Gù hương x

10 Neolitsea alongensis Lecomte Nô hạ long x

11 Semecarpus annamensis Sưng nam x

12 Goniothalamus macrocalyx Màu cau trắng x

13 Livistona tonkinensis Kè Bắc Bộ x

14 Mangifera minutifolia Xoài rừng x

15 Heritiera macrophylla Cui lá to x

16 Livistona halonggensis Cọ hạ long x

17 Cycas halongensis Thiên tuế hạ long x

18 Impatiens halongensis Kiew & T.

H. Nguyen Bóng nước hạ long

x

19 Schefflera alongensis Gagnepain Ngũ gia bì Hạ Long x

20 Ficus superba var. alongensis Sung hạ long x

21 Chirieta halongensis Khổ cử đại tím x

22 Chirieta hiepii Khổ cử đại nhung x

23 Lawsonia halongensis Móng tai Hạ Long x

24 Paraboea halongensis Song bế hạ long x

25 Cycas tropophylla Tuế hạ long x

26 Impatiens halongensis Bóng nước hạ long x

27 Chirita gemella Cầy ri một cặp x

28 Chirita halongensis Cầy ri hạ long x

29 Chirita hiepii Cầy ri hiệp x

111

STT Tên Khoa Học Tên Việt Nam Đặc hữu

Việt Nam

Đặc hữu

hẹp

30 Chirita modesta Cầy ri ôn hoà x

31 Neolitsea alonngensis Nô hạ long x

32 Ficus superba var. alongensis Sung hạ long x

33 Ardisia pedalis Cơm nguội chân x

34 Jasminum alongensis Nhài hạ long x

35 Hedyotis lecomtei An điền hạ long x

36 Allophylus leviscens Ngoại mộc tai x

37 Alpinia calcicola Riềng núi đá x

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

2.2.2.2. Đa dạng sinh học khu hệ động vật rừng tỉnh Quảng Ninh

a). Giá trị bảo tồn nguồn gen các loài thú:

Các loài thú nguy cấp, quý, hiếm là những loài có giá trị bảo tồn cao, cần ưu tiên

bảo tồn phần lớn tập trung trong các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên. Chúng bao

gồm: các loài đặc hữu của Việt Nam, các loài đang bị đe dọa diệt vong trong nước liệt

kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và các loài đang bị đe dọa diệt vong trên toàn cầu

liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN năm 2016 và Nghị định 160/2013/NĐ-CP, ngày

12/11/2013 của Chính phủ.

Trong số 93 loài thú đã ghi nhận ở tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã xác định 35

loài thú quý hiếm (chiếm 37,63% tổng số loài thú). Trong đó có 30 loài nằm trong

Sách Đỏ Việt Nam (2007), 16 trong Danh lục Đỏ của IUCN (2016), 23 loài thuộc

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 và 13 loài

thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Bảng 15. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

160

2013

Bộ Linh trưởng Primates

1. Cu li lớn Nycticebus bengalensis VU DD IB X

2. Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus VU VU IB X

3. Khỉ vàng Macaca mulatta LRnt LRnt IIB

4. Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU VU IIB

5. Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi EN VU IB X

6. Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis LR nt

112

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

160

2013

7. Khỉ đuôi lợn Macaca leonia VU

8. Khỉ mốc Macaca assamesis VU

Bộ dơi Chiroptera

9. Dơi nếp mũi lông

vàng

Hipposideros turpis NT

10. Dơi tai sọ cao Myotis siligorensis LR/nt-

Bộ thú ăn thịt Canivora

11. Gấu ngựa Ursus thibetanus EN VU IB X

12. Gấu chó Helarctos malayanus EN DD IB X

13. Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea VU NT IB X

14. Rái cá thường Lutra lutra VU NT IB X

15. Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata EN IB

16. Triết bụng vàng Mustela kathiah IIB

17. Triết chỉ lưng Mustela strigidorsa VU IIB

18. Cầy tai trắng Arctogalidia trivirgata LRnt

19. Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni VU VU IIB

20. Cầy gấm Prionodon pardicolor VU IIB

21. Cầy giông Viverra zibetha IIB

22. Cầy hương Viverricula indica IIB

23. Mèo rừng Prionailurus bengalensis IB

24. Báo lửa Catopuma temminckii EN VU IB X

25. Báo gấm Neofelis nebulosa EN VU IB X

26. Báo hoa mai Panthera pardus CR IB X

Bộ guốc chẵn Artiodactila

27. Nai Cervus unicolor VU

28. Sơn dương Capricornis

summatraensis

EN VU IB X

Bộ Tê tê Pholidota

29. Tê tê vàng Manis pentadactyla EN LRnt IIB X

Bộ gặm nhấm Rodentia

30. Sóc bay lông tai Belomys pearsonii CR LRnt

31. Sóc bay trâu Petaurista philippensis VU IIB

32. Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus LRnt

113

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

160

2013

33. Sóc đen Ratufa bicolor VU

Bộ cá voi Cetacea

34. Cá heo trắng trung

quốc Sousa chinensis

EN X

35. Ca ông chuông Pseudorca crassidens DD

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Rất nguy cấp – CR; Nguy cấp – EN; Sẽ nguy cấp – VU; Ít nguy cấp- LR ; Sắp bị đe dọa – nt; Ít lo

ngại – lc; Thiếu dẫn liệu - DD

Khu hệ thú đã xác định được 35 loài có giá trị bảo tồn cao, trong đó có 30 loài

nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 2 loài thuộc bậc CR rất nguy cấp chiếm

(6,67%), 9 loài thuộc bậc EN nguy cấp chiếm 30%, 12 loài thuộc bậc VU. Theo Danh

lục Đỏ của IUCN (2016) có 9 loài thuộc bậc EN (nguy cấp). Có 13 loài thuộc nhóm IB

trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 thuộc

nhóm (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật

rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về

kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao); 10

loài thuộc nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những

loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao

về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng) và 13

loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác

định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ.

Các loài quý hiếm phân bố chủ yếu tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn

thiên thiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và rừng Quốc gia Yên Tử, ngoài ra một số phân bố

tại các khu rừng phòng hộ do các ban quản lý rừng phòng hộ trực tiếp quản lý.

b). Giá trị bảo tồn nguồn gen các loài chim

Trong số 227 loài chim đã ghi nhận ở tỉnh Quảng Ninh, đã xác định 25 loài chim

nguy cấp, quý hiếm (chiếm 11,01% tổng số loài chim). Trong đó có 19 loài nằm trong

Sách Đỏ Việt Nam (2007), 24 trong Danh lục Đỏ của IUCN (2016), 12 loài thuộc

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 và 3 loài thuộc

Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Bảng 16. Danh sách các loài Chim có giá trị bảo tồn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

NĐ 160

2013

114

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

NĐ 160

2013

1. Bồ câu nâu Columba punicea EN VU

2. Cốc đế Phalacrocorax Carbo EN LC

3. Cò trắng TQ Egretta eulophotes VU VU

4. Cò mỏ thìa Platalea minor EN EN

5. Vịt đầu đen Aythya baeri DD CR

6. Đại bang đầu nâu Aquila heliaca CR VU

7. Diều hoa Miến

điện

Spilornis cheela LC IIB

8. Gà lôi trắng Lophura nycthemera LR LC IB

9. Ga tiên măt vàng

Polyplectron

bicalcaratum

VU LC IB x

10. Gà so ngực gụ Arborophila charltonii LR VU IIB

11. Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri NT IIB

12. Vẹt đầu xám Psittacula finschii NT IIB

13. Mòng bể Larus relictus DD VU

14. Mòng bể mỏ ngắn Larus saundersi VU VU

15. Cú lợn lưng nâu Tyto capensis VU LC IIB

16. Cú lợn lưng xám Tyto alba stertens LC IIB

17. Bói cá lớn Ceryle lugubris

guttulata

VU

18. Hồng hoàng Buceros bicornis VU NT IIB x

19. Niệc nâu Ptilolaemus tickelli VU NT IIB x

20. Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha VU VU

21. Chích chòe lửa Copsychus malabaricus LC IIB

22. Ác là Pica pica EN LC

23. Quạ khoang Corvus torquatus DD NT

24. Trèo cây mỏ vàng Sitta solangiae LR NT

25. Yểng Gracula religiosa LC IIB

115

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Số loài chim có giá trị bảo tồn cao đã được xác định là 25 loài, trong đó có 19

loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 1 loài thuộc bậc CR rất nguy cấp chiếm

(5,26%), 4 loài thuộc bậc EN nguy cấp chiếm (21,05 %), 8 loài thuộc bậc VU

(42,11%), 3 loài. Theo Danh lục Đỏ của IUCN (2016) có 7 loài thuộc bậc EN (nguy

cấp). Có 2 loài thuộc nhóm IB trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban

hành ngày 30/3/và 10 loài thuộc nhóm IIB và 3 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP

ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc

danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ.

c). Giá trị bảo tồn nguồn gen các loài Lưỡng cư – bò sát

Kết quả điều tra và kế thừa số liệu đã xác định được 132 loài lưỡng cư - bò sát ở

tỉnh Quảng Ninh, đã xác định 27 loài lưỡng cư - bò sát nguy cấp, quý hiếm (chiếm

20,45% tổng số loài lưỡng cư - bò sát). Trong đó có 22 loài nằm trong Sách Đỏ Việt

Nam (2007), 21 trong Danh lục Đỏ của IUCN (2016), 12 loài thuộc Nghị định số

32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 và 8 loài thuộc Nghị định

160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Bảng 17. Danh sách các loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

NĐ 160

2013

1. Cá cóc bụng hoa

Paramesotriton

deloustali VU EN IIB

2. Tắc kè Gekko gekko VU

3. Rồng đất

Physignathus

cocincinus

VU

4. Kỳ đà hoa Varanus salvator EN LC IIB

5. Trăn đất Python molorus CR IIB

6. Rắn hổ mang Naja atra VU VU IIB

7. Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah VU CR IB x

8. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN LC IIB

9. Rắn cạp nia Bungarus multicinctus LC IIB

10. Rắn ráo thường Ptyas korros EN

11. Rắn sọc đốm đỏ Oreocryptophis

porphyraceus

VU

12. Rắn sọc dưa Coelognathus radiates VU LC IIB

116

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Tình trạng bảo tồn

SĐVN

2007

IUCN

2016

NĐ 32

2006

NĐ 160

2013

13. Rắn sọc xanh Elaphe prasina VU

14. Rắn ráo trâu Ptyas mucosus EN IIB

15. Rùa hộp 3 vạch Cuora trifasciata CR CR IB x

16. Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons EN CR x

17. Rùa sa nhân Pyxidae mouhoti EN

18. Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata EN

19. Rùa đất spangle Geoemyda spengleri EN

20. Rua da Dermochelys coriacea CR VU x

21. Rùa đầu to Indotestudo elongate EN EN IIB

22. Rùa núi vàng Indotestudo elongate EN EN IIB

23. Ba ba gai Palea steindachneri EN

24. Đồi mồi dứa Lepidochelys olivacea EN VU x

25. Vích Chelonia mydas EN EN x

26. Đồi mồi Eretmochelys EN CR x

27. Rua biên đâu to Carettacaretta CR VU x

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Với 27 loài Lưỡng cư – bò sát có giá trị bảo tồn cao thì có các loài đặc hữu Việt

Nam như Cá cóc bụng hoa (Paramesotriton deloustali), Rùa đầu to (Platysternum

megacephalum) Rua biên đâu to (Caretta caretta).

e). Đa dạng sinh học khu hệ côn trùng tỉnh Quảng Ninh

Số loài được ghi nhận được ở tỉnh Quảng Ninh là 1094 loài, trong đo: số loài

thuộc bộ Cánh cứng - Coleoptera là nhiều nhất với 27 họ (chiếm 27,27% số họ) và 489

loài (chiếm 47,7% ) số loài đã ghi nhận; tiếp đến là các bộ Cánh vảy – Lepidoptera có 17

họ, 231 loài (21,12%), bộ Hai cánh – Diptera có 96 loài (8,78%), bộ Cánh khác –

Heteroptera 90 loài chiếm 8,23%; bộ Cánh giống – Homoptera 86 loài (7,86%), bộ Cánh

thẳng – Orthoptera 42 loài (3,84%), các bộ Cánh da và Gián ghi nhận 2-3 loài.

Bảng 18. Cấu trúc thành phần Côn trùng tai tỉnh Quảng Ninh

TT Tên Bộ Họ Loài

117

Tên Việt Nam Tên khoa học Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1 Cánh cứng Coleoptera 27 27,27 489 44,70

2 Cánh vảy Lepidoptera 17 17,17 231 21,12

3 Hai cánh Diptera 14 14,14 96 8,78

4 Cánh khác Heteroptera 8 8,08 90 8,23

5 Bộ cánh giống Homoptera 14 14,14 86 7,86

6 Cánh thẳng Orthoptera 7 7,07 42 3,84

7 Cánh màng Hymenoptera 6 6,06 41 3,75

8 Bộ Gián Blattodea 3 3,03 3 0,27

9 Bọ ngựa Mantodea 1 1,01 9 0,82

10 Bọ que Phasmatodea 1 1,01 5 0,46

11 Cánh da Dermaptera 1 1,01 2 0,18

Tổng 99 100 1094 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong 1094 loài có mặt tại 14 huyện/thị/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh thì có

15 loài có tên trong danh lục sách đỏ Việt Nam 2007.

Bảng 19. Cac loai côn trung co gia tri bao tôn

TT Tên tiếng việt Tên khoa học SĐVN

2007

1. Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus aeacus Felder VU

2. Bướm phượng cánh chim chấm liền Troides helena Linnaeus VU

3. Bướm phượng đuôi kiếm răng tù Teinopalpus imperialis Hope VU

4. Bướm phượng đuôi lá cải Byasa crassipes Oberthur DD

5. Bướm phượng đốm đen Papilio noblei de Niceville VU

6. Bướm phượng đốm kem Papilio noblei VU

7. Cặp kìm sừng cong Dorcus curvidens curvidens Hope CR

8. Cặp kìm sừng lưỡi hái Dorcus antaeus Hope EN

9. Cặp kìm sừng đao Dorcus titanus westermanni Hope EN

10. Cua bay hoa Cheirotonus battareli EN

11. Cua bay đen Cheirotonus jansoni EN

12. Bọ hung năm sừng màu nâu Eupatorus gracilicornis VU

118

TT Tên tiếng việt Tên khoa học SĐVN

2007

13. Kẹp kìm nẹp vàng Odontolabis cuvera fllaciosa VU

14. Bọ hung sừng chữ Y Tripoxylus dichotomus politus EN

15. Cánh cam xanh bốn chấm Jumnos ruckeri tonkinensis CR

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Ở tỉnh Quảng Ninh, người dân đã sử dụng một số loài kiến có giá trị kinh tế để

khai thác làm thực phẩm và làm thuốc đó là 4 loài kiến vừa làm thức ăn và cá thể

trưởng thành dùng ngâm rượu để chữa nhiều bệnh nguy hiểm bao gồm: Kiến gai đen

Polyrhachis diver, Kiến óp cu ra Pachycondyla obscura, Kiến ga mu lát Cataulacus

gramulatus và Kiến ghết Pheidole gatesi.

e). Đa dạng sinh học khu hệ thủy sinh vật và cá ở các thủy vực nước ngọt tỉnh

Quảng Ninh

Đa dạng thành phần loài động vật nổi tại các thủy vực tỉnh Quảng Ninh

Đa dạng sinh học động vật nổi: Kết quả nghiên cứu khảo sát về ĐVN tại các

dạng thủy vực khác nhau ở Quảng Ninh đã xác định được 77 loài ĐVN thuộc các

nhóm Giáp xác Chân chèo - Copepoda; Giáp xác râu ngành - Cladocera; Trùng bánh

xe - Rotatoria và các nhóm khác như bơi nghiêng (Amphipoda); Vỏ bao (Ostracoda);

Giun nhiều tơ (Polychaeta); Tuyến trùng (Nematoda); Ấu trùng thân mềm (Mollusca -

Gastropoda) và Ấu trùng côn trùng (Chidoromidae, Coleoptera, Hemiptera,

Ephemeroptera, Mollusca).

Đa dạng sinh học động vật đáy: Thành phần loài ĐVĐ ở các thủy vực nước ngọt

tại Quảng Ninh khá đa dạng, có các đại diện từ sông suối vùng núi và trung du (họ

Pachychilidae, Atyidae, họ Potamidae) cho tới vùng đồng bằng (Viviparidae,

Ampullariidae, Thiaridae, Amblemidae, Corbiculidae, Unionidae, Palaemonidae,

Parathelphusidae); trong đó:

Các loài đặc hữu cho khu hệ ĐVĐ Việt Nam: Ốc gạo – Assiminea interrupta;

Tôm gai – Exopalaemon mani, Tôm càng – Macrobrachium vietnamense. Những loài

còn lại chủ yếu là các loài phân bố rộng, có cả ở Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan

như Exopalaemon carinicauda, Palaemonetes tonkinensis, Macrobrachium

nipponense, M. hainanense, Somanniathelphusa sinensis, Potamiscus tannanti,

Penaeus monodon, P. japonicus, Metapenaeus ensis, M. joyneri, Scylla serrata,

Eriocheir sinensis, Varuna litterata, Chiromanes dehaani, Sesarmop sinensis,

Perisesarma bidens, Parasesarma plicatum, …

Đa dạng sinh học Giun ít tơ (12 loài) sống ở các thủy vực nước ngọt (hồ , đầm,

ao cá, sông, suối,…). Với mỗi vùng, mỗi sinh cảnh đều có những loài đặc trưng.

Những loài đăc trưng cho quần xã ĐVĐ nước ngọt là Ốc vặn (Angulyagra

polyzonata), Ốc đá (Sinotaia aeruginosa), Hến sông (Corbicula spp), tôm càng sông

119

(Macrobrachium nippponense), cua đồng (Somanniathelphusa sinensis Bott, 1970);

đặc trưng cho quần xã giáp xác ở suối vùng núi là Ốc đá suối (Sulcospira

tourannensis, Sulcospira hainanensis), tôm riu (Caridina serrata) và cua suối

(Potamiscus tannanti);

Đa dạng khu hệ cá nước ngọt: Khu hệ cá nước ngọt tỉnh Quảng Ninh có 80 loài

chỉ phân bố ở nước ngọt chiếm 21,7% số loài cá nước ngọt cả nước. Một địa phương

có ít diện tích ruộng nước, hệ thống sông suối ngắn và hẹp nên thành phần loài cá

nước ngọt có phần nghèo hơn so với các tỉnh khác. Do đó sản lượng cá nước ngọt rất

hạn chế. Trong nước ngọt có 4 loài cá nước ngọt có trong Sách đỏ VN, 2007.

Cá chuối hoa - Channa maculata, gặp tại 8/12 huyện thị gồm: Nam Sơn (Ba

Chẽ), Phong Dụ (Tiên Yên), Húc Đông (Bình Liêu), Đường Hoa (Hải Hà), TP. Đông

Triều, Yên Công (Uông Bí), Yên Hải (Quảng Yên), Hoành Bồ. Loài này có thịt thơm

ngon, là đặc sản thường được dùng trong tiệc tùng nên bị khai thác mạnh. Tuy nhiên

loài này đã trở thành đối tượng nuôi nên có thể chúng đến từ các cơ sở nuôi.

Cá mòi cờ hoa - Clupanodon thrissa, gặp ở 6/12 huyện thành phố là Đông Triều,

Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên và Đầm Hà. Đây là loài cá di cư, sống ở

biển nhưng di cư vào sông và có bãi đẻ ở nước ngọt sâu trong nội địa.

Cá lá giang - Parazacco vuquangensis gặp ở Đồng Sơn (Hoành Bồ), Diền Xá,

Hà Lâu và Phong Dụ (Tiên Yên) đây là loài cá nước ngọt thuần túy mới được phát

hiện bởi Nguyễn Thái Tự, hiện mới chỉ gặp ở Hà Tĩnh và hiện gặp thêm ở sông Đà

(tỉnh Hòa Bình) và nay tại Quảng Ninh, như vậy đây là loài đặc hữu của Việt Nam.

Cá chình hoa - Anguilla marmorata gặp ở Ba Chẽ. Đây là loài cá di cư, sống ở

nước ngọt; phân bố ở các sông suối vùng cao khi trưởng thành di cư ra vùng biển sâu

ngoài khơi sinh sản và chết. Ấu trùng theo các dòng nước biển trở lại đất liền sinh

sống. Cá có thịt rất thơm ngon nên bị săn lùng ráo riết. Chúng phân bố rất rộng từ các

nước vùng biển Ấn Độ dương đến vùng biển Thái Bình Dương. Ở Việt Nam trước đây

mới chỉ gặp từ sông Lam (Nghệ An) trở vào các lưu vực thuộc các tỉnh phía Nam. Gần

đây phát hiện chúng còn phân bố cả ở sông Mã (Thanh Hóa), Na Hang (Tuyên Quang)

và Ba Chẽ (Quảng Ninh).

Có 5 loài cá nước ngọt là loài đặc hữu Việt Nam như: cá Lá Giang - Parazacco

vuquangensis là loài đặc hữu khu vực phía bắc Viêt Nam; gặp ở Đồng Sơn (Hoành

Bồ), Điền Xá, Hà Lâu và Phong Dụ (Tiên Yên). Cá Bống đá (Rhinogobius boa) tìm

thấy tại Km số 3 và km số 5 trên đường từ Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) đi Móng

Cái. Loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam.

Cá Bống đá (Rhinogobius sulcatus) tìm thấy tại địa điểm cách Mông Dương

10km trên đường Mông Dương - Tiên Yên

Bống khe (Rhinogobius variolatus) tìm thấy tại địa điểm cách Mông Dương

10km trên đường Mông Dương - Tiên Yên và trên sông Ba Chẽ.

120

Cá Bống đá (Rhinogobius virgigena) tìm thấy tại một phụ lưu của sông Ba Chẽ,

cách thị trấn Ba Chẽ 11 km trên đường Ba Chẽ - Tiên Yên.

g). Đa dạng sinh học nhóm thân mềm tỉnh Quảng Ninh

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của 3 nhóm Thân mềm (Chân bụng, Hai mảnh vỏ,

Chân đầu) khu vực Quảng Ninh ở môi trường trên cạn và dưới nước, đã xác định được:

Thành phần loài Thân mềm bao gồm 438 loài, 226 giống, 98 họ thuộc 8 phân

lớp và 3 lớp. Trong số này lớp Chân bụng 227 loài, 140 giống, 57 họ. Hai mảnh vỏ

127 loài, 74 giống, 34 họ. Chân đầu 34 loài, 12 giống và 7 họ. Họ có nhiều loài nhất là

Cyclophoridae 29 loài, Ellobidae 20 loài, Camaenidae 17 loài (Gastropoda);

Veneridae 24 loài, Mytilidae 14 loài (Bivalvia); Sepiidae 10 loài (Cephalopoda).

Nhóm Chân bụng ở cạn gồm 152 loài, chiếm 34,7% tổng số loài, còn lại thuộc

nhóm Chân bụng ở nước mặn hoặc nước lợ, nhóm ở nước ngọt có 15 loài. Nhóm Hai

mảnh vỏ ở nước ngọt có 14 loài (Corbiculidae, Mytilidae, Unionidae), còn lại là các

loài ở nước mặn, trên cạn không có. Nhóm Chân đầu chỉ gặp ở nước mặn và vùng biển

sâu, ven bờ 34 loài, không gặp ở nước ngọt.

Phân bố của Thân mềm Chân bụng, Hai mảnh vỏ và Chân đầu ở cạn, nước lợ và

nước mặn. Số lượng loài ở nước mặn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 62,1% tổng số loài, ở

cạn chiếm 34,7% và ở nước ngọt chiếm 3,1%. Phân bố của Chân bụng ở cạn đa dạng

nhất ở sinh cảnh núi đá vôi (khu vực Cẩm Phả, Hạ Long), vùng còn rừng tự nhiên, các

vùng nhân tác số lượng loài ít và kém đa dạng. Thân mềm ở nước đa dạng nhất là

nhóm Chân bụng, Hai mảnh vỏ, nhóm Chân đầu chủ yếu ở vùng xa bờ.

2.2.2.3. Đa dạng sinh học hệ sinh vật biển và ven biển tỉnh Quảng Ninh

Theo kết quả khảo sát và kế thừa các nghiên cứu trước đây, khu hệ sinh vật biển

tỉnh Quảng Ninh giàu về thành phần loài và các thứ bậc phân loại. Các số liệu vừa

được ghi nhận cho thấy số loài sinh vật biển được biết hiện nay là 2439 loài. Trong đó,

nhóm động vật đáy có số loài nhiều nhất là 800 loài, tiếp theo là nhóm thực vật phù du

là 398 loài, cá biển 210 loài, san hô 157 loài, động vật phù du 156 loài, rong biển 127

loài, thực vật ngập mặn 39 loài. Các nhóm sinh vật khác như Hải miên, cỏ biển và rùa

biển có số loài lần lượt là 29 loài, 8 loài và 4 loài tương ứng.

Bảng 20. Thành phần loài sinh vật vùng biển Quảng Ninh

TT Tên nhóm sinh vật Số lượng loài Tỷ lệ (%)

1 Thực vật phù du 398 16,32

2 Động vật phù du 156 6,40

3 Động vật đáy 800 32,80

4 Thực vật ngập mặn 39 1,60

5 Rong biển 127 5,21

121

6 Cỏ biển 8 0,33

7 Cá biển 721 29,56

8 Hải miên 29 1,19

9 San hô 157 6,44

10 Rùa biển 5 0,16

Tổng số 2439 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các loài nguy cấp trong khu hệ sinh vật biển Quảng Ninh: Các loài nguy cấp là

minh chứng rõ ràng nhất về sự xung đột giữa khai thác để phát triển và việc duy trì

tính bền vững của tài nguyên đa dạng sinh học, đồng thời cũng là chỉ thị của sự suy

thoái môi trường do tác động của con người. Áp dụng công cụ xếp hạng nguy cấp của

Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ IUCN 2016 vào đánh giá mức độ nguy cấp

của các loài sinh vật biển tỉnh Quảng Ninh.

Trong số 1928 loài sinh vật biển đã được ghi nhận, có tới 32 loài được ghi nhận

trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ IUCN 2016. Số loài được đánh giá đều

nghiêng về phía nguy cấp (CR-rất nguy cấp, EN-nguy cấp và VU-sẽ nguy cấp).

Bảng 21. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ VN 2007,

IUCN, 2016

Cỏ biển

1 Cỏ Nàn Halophila beccarii Asch. VU

2 Cỏ Xoan H. ovalis (R. Br.) Hooker LC

3 Cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia(Miki) den Hartog LC

Động vật đáy

4 Bào ngư chin lỗ Haliotis diversicolor Reeve CR

5 Ốc đụn đực Tectus pyramis Born EN

6 Ốc đụn cái Tectus niloticus (Linnaeus, 1767) CR

7 Ốc xoắn vách Epitonium scalare (Linnaeus) VU

8 Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera L VU

9 Trai ngọc nữ P. penguin (Roding) VU

10 Trai bàn Mai Atrina vexillum Born EN

11 Đồn Đột vú Holothuria (Halodeima) edulis VU

Cá biển

12 Cá cháo biển Elops saurus Linnaeus, 1766 VU

122

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Sách đỏ VN 2007,

IUCN, 2016

13 Cá cháo lớn Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782) VU

14 Cá mòi đường Albula vulpes (Linnaeus, 1758) VU

15 Cá Chình hoa Anguilla marmorata (Quoy &Gaimard,

1824) VU

16 Cá Chình mun Anguilla bicolor (Mc Clelland, 1884) VU

17 Cá mòi không răng Anodontostoma chacunda (Hamilton,

1822) VU

18 Cá mòi cờ hoa Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) EN

19 Cá mòi cờ chấm Konosirus punctatus (Temmick &

Schlegel, 1846) VU

20 Cá mòi cờ mõm tròn Nematalosa nasus (Bloch, 1795) VU

21 Cá cháy Tenualosa reevesii (Richardson, 1846) EN

22 Cá chìa vôi mõm

nhọn Syngnathus acus Linnaeus, 1758 VU

23 Cá kẽm mép vẩy đen Plectorhinchus gibbosus (Lacépède,

1802) CR

24 Cá bớp Bostrichthys sinensis(Lacépède, 1802) CR

25 Cá bướm vằn Parachaetodon ocellatus (Cuvier, 1831) CR

San hô

26 Họ Acroporidae Acropora aspera VU

27 Họ Acroporidae A. formosa VU

28 Họ Acroporidae A. nobilis VU

29 Họ Poritidae P. lobata VU

Rùa biển

30 Vích Chelonia mydas EN

31 Đồi mồi Eretmochelys imbricata CR (IUCN); EN

(Sách đỏ VN)

32 Đồi mồi dứa Lepidochelys olivacea VU (IUCN) ; EN

(Sách đỏ VN)

33 Quản đồng Caretta caretta EN (IUCN); CR

(Sách đỏ VN)

34 Rùa da Dermochelys coriacea CR

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

123

Các giá trị tài nguyên hệ sinh vật biển và ven biển tỉnh Quảng Ninh:

Bảng 22. Thống kê các giá trị môi trường và đa dạng sinh học HST biển và

ven biển

TT Giá trị Ghi chú

1 Lưu giữ các chất ô nhiễm Kim loại nặng, dầu, HCBVTV, v.v.

2 Vai trò điều hòa không khí Vai trò hấp thụ CO2 của rừng ngập

3 Vai trò chống xâm nhập mặn, thiên

tai tác động vào đất liền

của các bãi triều

Đóng vai trò quan trọng là các bãi cát, cồn cát,

rừng ngập mặn

4 Là nơi có số lượng loài cao 2.439

loài sinh vật

Chiếm 54,2 % tổng số loài Vịnh bắc Bộ (Tổng

số loài vịnh Bắc Bộ 4499 – KC09.17)

5 Tập trung nhiều loài có giá trị kinh tế - Rong biển: 10 loài

- Động vật đáy: 99 loài

- Cá biển: 173 loài

- Chim biển, thú biển .v.v.

6 Trữ lượng nguồn lợi đặc sản vùng

triều cao:

83.210 tấn hải sản (chưa tính nguồn

lợi rong biển)

- Rong biển

- Thân mềm: 79.535 tấn

- Giáp xác (trong RNM): 2.579 tấn

- Cá biển trong RNM : 916 tấn

- Sá sùng : 180 tấn

7 Là nơi phân bố các bãi giống, bãi đẻ 04 bãi giống lớn phân bố ở vùng triều

8 Giá trị nuôi trồng hải sản cao Sản lượng nuôi đạt 26.791 tấn Thân mềm và

tôm, chưa kể cá.

9 Giá trị du lịch sinh thái So với năm 1985, diện tích tăng 489 lần

10 Giá trị vị thế Phục vụ cho xây dựng cảng biển, khu kinh tế,

cơ sở hậu cần

11 Các giá trị bảo tồn - Các khu Dự trữ sinh quyển

- Các khu bảo tồn bãi giống, bãi đẻ

- Bảo tồn rừng ngập mặn

- Bảo tồn các thảm cỏ biển

- Các cụm Danh lam – Thắng cảnh

- Các khu bảo vệ có thời hạn cá ở các vùng cửa

sông

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề giá trị tài nguyên HST biển và ven biển tỉnh Quảng

Ninh, PGS.TS. Đỗ Công Thung, năm 2016)

2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH

Về hiện trạng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có hành lang đa dạng sinh học

được chính thức thành lập.

Về cơ sở pháp lý:

124

Theo Luật Ða dạng sinh học 2008, “Hành lang ÐDSH là khu vực nối liền các

vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có

thể liên hệ với nhau”.Về quản lý hành lang đa dạng sinh học, Luật quy định: Nhà nước

ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới trong “…quản lý hành lang đa dạng

sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bao vê các loài di cư.Tham gia các

chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự

án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.” Các tổ chức, các

nhân xâm hại hành lang đa dang sinh hoc thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định

của pháp luật.”.

Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2010 v/v phê duyệt quy hoạch tổng

thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: đề

xuất 21 hành lang ÐDSH trên cả nước, trong đó quy hoạch 01 hành lang ÐDSH tại vùng

đồng bằng sông Hồng (hành lang ven biển Bắc Bộ với diện tích 20.056 ha thuộc các tỉnh

Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) trong kỳ quy hoạch tới 2030 với các mục đích:

- Loại hình hành lang không liên tục (step - stone).

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ vật chất, nâng cao nền đất và giảm thiểu ảnh

hưởng của nước biển dâng.

- Hỗ trợ hình thành khu dự trữ sinh quyển Đồng Bằng Sông Hồng.

- Phòng tránh thiên tai (sóng biển)

- Cung cấp nơi sinh sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của

biến đổi khí hậu”

Theo Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030 (Quyết định phê duyệt số 1796/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh

Quảng Ninh):

Về Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020:

“Tăng cường giá trị môi trường tự nhiên và mạng lưới quản lý tài nguyên thiên

nhiên của tỉnh.

Thực hiện quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và đất đai trên cơ sở các phân

vùng môi trường, quản lý đa trục bao gồm hai hệ thống rừng đầu nguồn và ba hành

lang sinh thái (hành lang sinh thái núi, hành lang sinh thái ven biển và hành lang sinh

thái biển)”

Bản đồ 3 hành lang sinh thái thể hiện như dưới đây:

125

Nguồn: QHMT (QĐ 1976/QĐ-UBND ngày 18/8/2014)

Bản đồ hành lang sinh thái núi

Nguồn: QHMT (QĐ 1976/QĐ-UBND ngày 18/8/2014)

Bản đồ hành lang sinh thái ven biển

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Chú giải: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Loại rừng :

126

Nguồn: QHMT (QĐ 1976/QĐ-UBND ngày 18/8/2014)

Bản đồ hành lang sinh thái biển

Về cơ sở khoa học:

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH ở hầu hết các nước là sự

chia nhỏ và mất môi trường sống (Willcove et al., 1986; Wilcox and Murphy, 1985;

Meffe and Carrol, 1997; Fielder and Kareive, 1998). Việc chia nhỏ môi trường sống sẽ

dẫn đến sự phân chia quần thể thành nhiều quần thể nhỏ hơn, kết quả là các quần thể

nhỏ này sẽ phải đối phó với nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn (Pimm et al., 1988).

Tại Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh với việc mở rộng đất nông nghiệp, xây

dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, khai thác gỗ, khai khoáng đã làm các sinh cảnh tự

nhiên bị thu hẹp lại thành các đảo bị bao bọc bởi các cảnh quan đã bị thay đổi. Nhiều

loài (nhất là các loài phân bố rộng) bị hạn chế trong một vùng bị tách biệt và quá nhỏ

để có thể kiếm đủ thức ăn, nước uống, giao phối hoặc trốn tránh các loài ăn thịt. Khi

sinh cảnh tiếp tục bị suy thoái, chia cắt và càng trở nên bị cô lập, tốc độ tuyệt chủng tại

chỗ sẽ tăng nhanh và khả năng tuyệt chủng do các hiện tượng tàn khốc và giao phối

cận huyết cũng tăng. Biến đổi khí hậu cũng góp phần đẩy nhanh hiện tượng chia cắt

sinh cảnh và khả năng dễ bị tổn thương của cả quần xã động vật và thực vật.

Một trong những biện pháp nhằm giảm tác động sinh học do hiện tượng này gây

ra là xây dựng hành lang sinh học để tăng không chỉ về số lượng quần thể của các địa

phương mà đồng thời còn tăng thêm độ lớn (diện tích) thông qua sự kết nối giữa các

quần thể này với nhau (Rosenberg et a., 1997; Meffe and Carrol, 1994).

Việc sử dụng hành lang bảo tồn giữa các khu bảo tồn là một cách để tăng sự kết

nối giữa các sinh cảnh. Hành lang cung cấp các đường nối giữa các khu bảo tồn, cho

Chú giải: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Loại rừng :

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

127

phép các loài thực vật và động vật phát tán và di cư, thích nghi được với những áp lực

do thay đổi thời tiết và điều kiện sinh cảnh. Do vậy, hành lang hỗ trợ sự vận động của

hệ sinh thái thông qua dòng vật chất và năng lượng, đồng thời thông qua sự hỗ trợ các

quá trình giao lưu, quan hệ qua lại với nhau của hệ sinh thái. Hành lang có thể gồm

những vùng thuộc quyền quản lý của cá nhân hoặc tập thể.

Mục đích cơ bản của việc thiết lập các hành lang ĐDSH là nhằm giảm thiểu tình

trạng mất sinh cảnh và sinh cảnh bị chia cắt, và như vậy sẽ góp phần bảo tồn được ĐDSH.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng khả năng chia cắt sinh cảnh và tính dễ bị tổn thương của cả

cộng đồng và hệ động vật, hệ thực vật. Việc sử dụng các hành lang bảo tồn giữa các khu

bảo tồn thiên nhiên là một cách cải thiện sự liên kết giữa các sinh cảnh.

Các hành lang được coi là một phần của quá trình xác định các loài sống tập trung

theo khu vực địa lý và đang bị đe dọa, những khu vực quan trọng nhất đối với sự sinh tồn

của chúng và môi trường sử dụng đất thân thiện về ĐDSH xung quanh những khu vực này

cần thiết cho việc duy trì các quá trình sinh thái tự nhiên. Cách sắp xếp tổng hợp này được

đảm bảo an toàn bởi các khu vực ĐDSH chính, cho phép nhiều mục đích sử dụng đất thích

hợp, chủ động đáp ứng những mối đe dọa hiện tại và có thể phát sinh đối với ĐDSH, trong

khi đó đồng thời tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội và hạn chế chi phí cơ hội.

Đương nhiên, hành lang ĐDSH không phải là các khu bảo tồn thiên nhiên, mặc

dù chúng nối liền các khu bảo tồn thiên nhiên với nhau và trong một số trường hợp

thậm chí bao quanh các khu bảo tồn thiên nhiên. Mục đích của các hành lang ĐDSH là

cho phép một loạt mục đích sử dụng đất phục vụ các mục đích bảo tồn cụ thể bên

ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên.

Vì những lý do trên, việc đưa hành lang ĐDSH vào quy hoạch bảo tồn ĐDSH đã

trở thành một chiến lược bảo tồn quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới

(Asean Development Ban, 2008; Eco Waorld, 2009; Jongman and Kamphorst, 1999;

Natural Resouras Consevation Service, 2004; Wangchuk, 2007).

Một số kinh nghiệm thành lập Hành lang ĐDSH trên thế giới và tại Việt Nam:

Có thể xem khái niệm về hành lang ĐDSH xuất hiện sớm nhất tại Hoa Kỳ (vào

năm 1940), theo đó, hành lang ĐDSH được hiểu là khoảng không gian được dành để

thúc đẩy việc di chuyển của các loài động vật được phép săn bắn, đặc biệt là các loài

chim (Harris, 1984, 1988; Harrid and Scheck, 1991). Cũng trong thời gian này, một hệ

thống các khu cư trú được xây dựng dọc theo đường di cư để khôi phục các quần thể

chim nước ở vùng Bắc Mỹ.

Gần đây, khái niệm hành lang ĐDSH đã được lồng ghép với lý thuyết địa lý sinh

vật đảo (The theory of Island Biogeography) (Mac Arthur and Wilson, 1967) và lý

thuyết về các quần thể riêng biệt của cùng một loài có tương tác với nhau (Levins,

1969; Mc Cullough, 1996; Hanksi and Gilpin, 1997). Hai lý thuyết này đã được dùng

làm cơ sở cho nhiều cách tiếp cận trong sinh học bảo tồn, bao gồm việc sử dụng diện

128

tích cũng như hình dạng hành lang để thúc đẩy việc di chuyển các loài động vật và

thực vật (Hess and Fischer, 2001).

Như vậy, khái niệm “hành lang” xuất hiện như một yếu tố chức năng, góp phần

vào việc duy trì sự tồn tại của các quần thể trong tự nhiên, thông qua việc có thể cứu các

quần thể này khỏi bị tuyệt diệt do các yếu tố tự nhiên cũng như nhân tạo, tăng đa dạng di

truyền và giữ lại các chu trình sinh học quan trọng (Hess and Fischer, 2001; Cheryl -

Lesley et al., 2006). Theo khái niệm này, hành lang ĐDSH là một dạng đường thẳng

hoặc đường cong (tùy điều kiện địa hình và yêu cầu kết nối các HST), có thể rộng hàng

1000 m (hoặc hơn nữa), chiều dài không giới hạn, phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách

giữa các HST cần phải kết nối. Hình dạng, cấu trúc hành lang ĐDSH đã được Forman

và Godron (1981, 1986) cho rằng, hành lang ĐDSH còn có vai trò khác được gọi là

hành lang xanh. Trong phạm vi khái niệm là hành lang xanh, hành lang ĐDSH còn có

chức năng xã hội như giải trí, thẩm mỹ, kết nối cộng đồng và văn hóa (Smith and

Hellmund, 1993; Forman, 1995). Chức năng này đã được chấp nhận rộng rãi và được

đưa vào nhiệm vụ quy hoạch hành lang sinh học của Cục Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (Hess and Fischer, 2001).

Trong mô hình quần thể nguồn và quần thể nhánh, các quần thể sống trong các

vùng có môi trường sống thường có khả năng phát triển tốt, nghĩa là tỉ lệ sinh sản lớn

hơn tỉ lệ chết, đây chính là các quần thể nguồn. Những cá thể dư thừa của quần thể

nguồn sẽ phát tán ra vùng có môi trường sống chất lượng kém hơn và hình thành các

quần thể nhánh. Như vậy, các quần thể nhánh không thể tồn tại độc lập được mà luôn

cần có các cá thể từ quần thể nguồn di cư đến để duy trì (Hanski and Gilpin, 1997;

Meffe and Caroll, 1997; Hunter, 2002). Áp dụng mô hình này vào điều kiện thực tế

quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam, quần thể nguồn có thể được coi là những quần

thể phân bố ở vùng lõi, nơi có chất lượng môi trường sống cao, còn quần thể nhánh là

những quần thể phân bố tại vùng đệm, nơi có chất lượng môi trường sống thấp hơn và

có nhiều mối đe dọa. Sự di cư của các cá thể giữa các HST là yếu tố không thể thiếu để

duy trì sự tồn tại của các quần thể này. Các hành lang ĐDSH đóng vai trò không nhỏ

trong việc thúc đẩy sự di cư của các cá thể giữa các vùng môi trường sống khác nhau.

Mặc nhiên, vai trò của hành lang ĐDSH không thuần túy chỉ là nhiệm vụ đảm bảo sự

di cư, dịch chuyển của các loài từ HST này đến một HST khác một các cơ học, mà

quan trọng hơn là nó đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa các HST nhằm góp phần tạo

nên sự gắn kết giữa các thế hệ, duy trì được sự phong phú, đa dạng giữa quần thể

nguồn và quần thể nhánh, nói cách khác luôn giữ được sự hài hòa, cân bằng bền vững

giữa các HST, hạn chế sự xâm lấn của các tác nhân có hại, trong đó đáng chú ý là sự

xuất hiện của các sinh vật ngoại lai.

a. Đan Mạch: Tại Đan Mạch, việc phát triển hành lang ĐDSH hay còn gọi là

“hành lang di cư”, “hành lang xanh” hay “kết nối sinh học”, là một phần của quá trình

quy hoạch đa chức năng. Trong quy hoạch, các khu vực hành chính phải giải trình kế

hoạch cụ thể trong khoảng thời gian 12 năm và các kế hoạch được đánh giá và sửa lại

129

bốn năm một lần. Việc sửa đổi các Kế hoạch từ năm 2001 - 2013 đã coi việc xây dựng

hành lang ĐDSH là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó nêu rõ: hành lang ĐDSH cần

được xây dựng, đánh giá và nâng cấp. Tại đất nước này, đường bờ biển chính là một

hành lang ĐDSH quan trọng. Việc giới hạn sử dụng đường bờ biển từ năm 1937 đã

giúp bảo vệ hành lang sinh học này. Điều luật Bảo vệ thiên nhiên (Nature Protection

Act) ban hành năm 1992, đã quy định có các vùng đệm dọc theo sông suối, bờ hồ. Dọc

theo đường bờ biển phía Tây, một mạng lưới các khu bảo tồn đã được dần dần thành

lập và đóng vai trò làm hành lang quan trọng cho các loài chim di cư.

Vào những năm 1980, nhiều đơn vị hành chính đã dành một số vùng để làm

hành lang ĐDSH, tại một số nơi hành lang này có chiều rộng khoảng 1 km. Những

hành lang này được thiết lập cùng với các khu bảo tồn đã tạo ra một mạng lưới sinh

thái. Những hành lang sinh thái mới được thiết lập cùng với 194 khu vực môi trường

sống mới được thiết kế xây dựng, một phần được đưa vào trong mạng lưới Danish

Natura 2000. Ngoài ra, khoảng 200.000 ao hồ, chiếm 9% tổng diện tích của cả nước

cũng được khảo sát và bảo vệ. Hệ thống này cũng có vai trò là hành lang di cư cho

nhiều loài động vật (Jongman and Kamphorst, 1999).

b. Hoa Kỳ: Dự án xây dựng hành lang ĐDSH tại vùng thung lũng hạ lưu sông

Rio Grande là một ví dụ về việc quy hoạch phát triển kế hoạch cho hành lang dài 275

dặm (440 km) thông qua sự cộng tác giữa Cục Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên với các

cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận tư nhân khác. Rất nhiều loài, trong đó

có những loài bị đe dọa và nguy cấp đã được hưởng lợi từ dự án này. Vùng hạ lưu

sông Dio Grand từ đập Falcon tới vịnh Mehico là nguồn cung cấp nước uống cho hơn

1 triệu người (cả người định cư tại Hoa Kỳ và Mehico) và nước tưới tiêu cho nửa triệu

ha đất nông nghiệp tại Mỹ. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng dân số cao, cùng với sự phát triển

mạnh mẽ của thương mại quốc tế và nông nghiệp tại vùng hạ lưu đã gây ra sự xuống

cấp nhanh chóng của HST sông này.

Mặc dù vùng châu thổ sông Rio Grande chỉ còn lại không đến 5% vùng sinh

cảnh sống tự nhiên, nhưng đa dạng loài tại vùng vẫn rất cao (1.100 loài thực vật và 600

loài động vật có xương sống). Tính kết nối của sinh cảnh sống là yếu tố cực kỳ quan

trọng cho nhiều loài trong số này, bao gồm cả những loài được Chính phủ liên bang

đưa vào danh sách nguy cấp như Mèo rừng đốm châu Mỹ (Felis pardalis) và Mèo rừng

nhiệt đới (Felis yagouaroundi).

Để bảo tồn HST đặc biệt này Cục Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã (US Fish

and Wildlife Service) đã thành lập khu Bảo tồn thung lũng hạ lưu sông Rio Grande.

Mục đích của khu Bảo tồn này là xây dựng hành lang ĐDSH dọc theo 400 km của con

sông tại khu vực này.

Vào năm 1996, Cục Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, Cục Bảo tồn Cá và Động

vật hoang dã và Quỹ Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Quốc gia đã ký thỏa thuận sử

dụng ngân quỹ từ Chương trình Bảo tồn Đất ngập nước của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

130

và một khoản tiền khác từ Quỹ Bảo tồn Cá và Động vật hoang dã Quốc gia để mua

quyền xây dựng trên các vùng ven sông và đất ngập nước từ đất thuộc phạm vi sở hữu

của tư nhân. Những vùng này sẽ nối liền các vùng khác đang thuộc phạm vi sở hữu

của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức bảo tồn tư nhân. Theo tiêu chí của Chương

trình Bảo tồn Đất ngập nước, những vùng đất ngập nước hiện nay đang được sử dụng

vào mục đích nông nghiệp và những vùng ven sông có chiều rộng 180 m là có thể

chấp nhận được.

c. Hành lang sinh học Trung Mỹ (The Mesoamerican Biological Corridor):

Hành lang ĐDSH lớn nhất thế giới này có mục tiêu nhằm nối liền các khu vực rừng tự

nhiên từ phía Nam của Mehico tới tất cả vùng Trung Mỹ và kết thúc tại kênh đào

Panama, là cầu nối sinh học giữa 2 lục địa. Hành lang ĐDSH này chạy qua 7 nước

vùng Trung Mỹ bao gồm: Mehico, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras,

Belize, Nicaragua và Panama. Người đầu tiên có ý tưởng xây dựng hành lang khổng lồ

này là nhà sinh học bảo tồn nổi tiếng, từng là giáo sư tại Trường Đại học Tổng hợp

tiểu bang Florida Archie F. Carr III. Ông gọi hành lang sinh học này là “Con đường

của Báo” (Path of the Panther), loài có tên khoa học là Felis concolor. Loài động vật

hùng mạnh này được dùng làm biểu tượng vì nó có thể tồn tại được ở mọi nơi trong

khu vực có đủ môi trường sống cho nó hoạt động.

Vào cuối những năm 1980, Tổ chức Bảo tồn Caribe (Caribbean Consevation

Corporation) đã nhận trách nhiệm thúc đẩy việc xây dựng hành lang sinh học này

thông qua việc tái thiết các HST trên toàn bộ khu vực. Dự án phải đối mặt với 2 nhiệm

vụ lớn là ngăn chặn tình trạng phá rừng và khôi phục thảm thực vật tự nhiên để nối

liền các khu bảo tồn với nhau, tạo sự liên kết về mặt sinh học giữa chúng và tạo ra một

hệ thống bảo vệ môi trường hiệu quả và bền vững. Tên chính thức của hành lang

ĐDSH này (Messamerican Biological Corridor) được dùng vào năm 1992 tại Hội nghị

Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro. Tại đây,

tầm quan trọng của việc tái tạo môi trường sống tự nhiên và kết nối các khu rừng tự

nhiên trong khu vực được coi là ưu tiên hàng đầu.

Vào năm 1997, một Công ước chung đã được ký kết giữa các nước Trung Mỹ tại

Hội nghị Thượng đỉnh chính thức thành lập hành lang sinh học này. Văn bản của Công

ước đã nêu rõ, hành lang sinh học này là “... một hệ thống tổ chức về mặt lãnh thổ, bao

gồm sự kết nối của một hệ thống các khu bảo tồn Trung Mỹ, các vùng đệm về các

vùng đa dạng xung quanh nơi cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường cho cộng đồng

Trung Mỹ và trên toàn Thế giới, đồng thời thúc đẩy đầu tư vào công cuộc bảo tồn cũng

như sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, tất cả có sự đồng thuận của toàn xã hội

với mục tiêu đóng góp cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên

trong khu vực”.

Ủy ban Trung Mỹ về Môi trường và Phát triển (Central American Commision on

Environment and Development) phụ trách việc điều phối dự án này ở mức độ khu vực.

Hầu hết những nước tham gia ký kết đã thành lập các ủy ban chịu trách nhiệm thực

131

hiện dự án này ở cấp quốc gia. Kết quả ban đầu cho thấy, hành lang ĐDSH này đã có

một số thành công trong việc khôi phục một số quần thể động vật và tăng số lượng cá

thể ở một số loài (Eco World, 2009).

d. Hành lang ĐDSH tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Khái niệm hành

lang ĐDSH vẫn còn là một khái niệm tương đối mới trong khu vực, đặc biệt là ở tiểu

vùng sông Mê Kông. Vừa qua với sự tài trợ của Quỹ Hợp tác xóa đói giảm nghèo

(Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan và Thụy Điển qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

đã thực hiện dự án “Chương trình môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo

tồn ĐDSH tiểu vùng Mê Kông mở rộng (CEP-BCI)”, giai đoạn I (2006–2010), giai

đoạn II (2011–2015), với sự tham gia của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung

Quốc và Việt Nam. Mục tiêu của Dự án hành lang sinh học gồm có 5 phần:

- Xóa đói giảm nghèo thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

và phát triển kinh tế;

- Có được việc sử dụng đất tối ưu và các cơ chế quản lý đất hài hòa;

- Khôi phục và duy trì tính kết nối của hệ sinh thái, bảo tồn ĐDSH;

- Xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương và cán bộ Nhà nước;

- Có các cơ chế và cấu trúc tự chi trả bền vững, lồng ghép với các quy hoạch đưa

vào ngân sách của Nhà nước.

Với sự giúp đỡ và ủng hộ của những tổ chức phi chính phủ đối tác, 6 điểm thử

nghiệm được các chính phủ chọn ra dựa trên 6 tiêu chí:

- Nằm trong các hành lang kinh tế của tiểu vùng hoặc vùng ảnh hưởng của các

hành lang này

- Làm giảm sự chia cắt của HST bằng cách kết nối ít nhất 2 khu bảo tồn;

- Đều là các vùng có tầm quan trọng về ĐDSH ở mức quốc tế;

- Đều là các vùng có tỷ lệ nghèo đói và tăng dân số cao;

- Có đặc tính xuyên quốc gia;

- Có năng lực thể chế (Nhà nước hoặc ngoài Nhà nước) ngay tại địa phương có

thể tham gia tích cực vào việc thực hiện một hoặc nhiều dự án.

Theo Kế hoạch, sau khi kết thúc pha 3 vào năm 2016, Dự án sẽ được đánh giá

tổng thể về phương pháp tiếp cận và thành quả đạt được để xác định mức độ thành

công của dự án. Tuy nhiên ở nhiều điểm thử nghiệm, dự án đang gặp phải nhiều thách

thức như ở vùng Cardamom (Campuchia), nhiều dự án thủy điện đang được quy hoạch

và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến HST và cuộc sống người dân trong vùng. Tại

Vân Nam (Trung Quốc) thách thức đối với dự án là việc trồng cao su ồ ạt tại khu vực

này, gây ảnh hưởng đến ĐDSH và nguồn nước tự nhiên. Sức ép từ phát triển bao gồm

cây công nghiệp, xây dựng khu vui chơi giải trí, khu nghỉ mát và nhà ở là thách thức

132

lớn nhất đối với Dự án hành lang sinh học của Thái Lan (ADB, 2008). Tại Việt Nam

dự án cũng gặp nhiều thách thức như việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng thủy

điện sẽ làm phân mảnh các vùng sinh thái tự nhiên và sẽ gây tác động lớn đến HST và

các điều kiện kinh tế - xã hội của người dân sống trong khu vực. Một số hoạt động

khác gây tác động lớn đến HST bao gồm khai thác vàng, buôn bán động vật hoang dã,

khai thác gỗ và săn bắn trái phép (Asian Development Bank, 2008).

e. Ở Bhutan: Nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn ĐDSH, Chính phủ

Bhutan đã thiết lập một hệ thống khu bảo tồn rộng lớn, đặc trưng cho nhiều vùng sinh

thái khác nhau, từ cận nhiệt đới cho tới ôn đới. Hiện nay, Bhutan là một trong những

nước của khu vực có tổng diện tích các khu bảo tồn lớn nhất, chiếm tới 26% diện tích

cả nước. Hệ thống khu bảo tồn đã chính thức được sửa đổi hoàn thiện vào năm 1995.

Vào năm 1999, một hệ thống các hành lang sinh học nối liền các khu bảo tồn này được

chính thức thành lập. Hệ thống hành lang sinh học này chiếm tới 9% diện tích cả nước,

đưa diện tích chính thức được bảo vệ tại đất nước này lên 35%. Toàn bộ hệ thống này

bao gồm 4 vườn quốc gia, 4 khu bảo tồn động vật, 1 khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm

ngặt và 12 hành lang ĐDSH, có tổng diện tích là 16.000km2 (Wangchuk, 2007).

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, những hành lang sinh học này đóng vai trò

quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định về mặt sinh thái trong khu vực không có sự

đồng nhất về mặt sinh thái. Đáng chú ý là có một số loài động vật đặc biệt như hổ, báo

và chim di cư đã sử dụng hành lang này để di chuyển giữa các khu bảo tồn nằm trong

phạm vi phân bố tự nhiên của chúng (Wangchuk, 2007).

Mặc dù được coi là một trong những công cụ hữu hiệu giúp bảo tồn ĐDSH trên

quy mô lớn, tuy nhiên, mô hình hành lang ĐDSH cũng có những hạn chế nhất định

cần được xem xét (Hilty et al., 2006; Cheryl - Leslay et al., 2006). Đặc biệt, theo

Cheryl - Lesley et al. (2006) những dự án xây dựng hành lang ĐDSH gần đây quan

tâm nhiều hơn đến cấu trúc của hành lang ĐDSH mà không chú trọng nhiều đến chức

năng. Kết quả là, nhiều hành lang ĐDSH được xây dựng lên không đáp ứng được

những mục tiêu ban đầu đặt ra và ít khi được các loài động, thực vật sử dụng làm nơi

di chuyển giữa các khu vực môi trường sống riêng rẽ.

Một ví dụ điển hình của sự thất bại đối với hành lang ĐDSH là hành lang được

xây dựng cho các loài động vật, trong đó có gấu xám Bắc Mỹ (Ursus arctos) tại Thị trấn

Canmore, Alberta, Canada. Hành lang ĐDSH này rộng 1 km nhưng thường bị đường

mòn do con người sử dụng, sân gôn và cả những vùng có độ dốc cao chia cắt. Trên thực

tế, hành lang sinh học này được xây dựng dựa trên số liệu sinh học ít ỏi về tập tính di

chuyển của gấu xám, số liệu về môi trường sống cũng tương tự, do vậy không đủ để gấu

xám sử dụng nhằm di chuyển đến các khu bảo tồn lân cận nằm trong dãy Rocky

Mountain của Canada. Nghiên cứu chi tiết về sự di chuyển của ba cá thể gấu xám trong

vùng này cho thấy, những vùng được xây dựng làm hành lang sinh học lại bị gấu xám

tránh sử dụng (Herrero, 2005). Chính vì những thất bại này, Cheryl - Lesley et al. (2006)

133

đã kêu gọi cần có sự kết hợp của những phương pháp mới, đặc biệt là số liệu về tập tính

di chuyển của các loài vào trong quá trình xây dựng hành lang sinh học.

Tại Việt Nam:

Cho đến nay, Việt Nam chưa có hệ thống hành lang ĐDSH chính thức được xây

dựng, mặc dù từ năm 2006, dự án tiểu vùng sông Mê Kông đang thử nghiệm xây dựng

hành lang ĐDSH tại 5 nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Bắt

đầu từ năm 2006 dự án này đã thử nghiệm tại 6 điểm đó là dãy Cardamon, Mondulkiri

(Campuchia), Xishuangbana (Trung Quốc), Xe Pian - Dong Hua Lao - Dong Ampham

(Lào), hệ thống rừng phía Tây Tenasserin (Thái Lan) và Ngọc Linh Xe Sap (Việt Nam).

Tại Việt Nam, Chính phủ đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang ĐDSH thí

điểm tại một số tỉnh thành như:

- Năm 2006, Dự án BCI được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài

nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan thực hiện dự án

thí điểm tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị theo nhiều giai đoạn: giai đoạn I (2006-

2010), giai đoạn II (2011-2015). Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã (WWF), tổ chức Bảo

tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và tổ chức Chim quốc tế (Birdlife International).

Mục tiêu của dự án là nhằm xây dựng cơ chế quản lý và phát triển bền vững

hành lang bảo tồn ĐDSH để xóa đói, giảm nghèo; Hài hòa các cơ chế quản lý đất;

Phục hồi tính liên kết các HST và bảo tồn ĐDSH; Tăng cường năng lực và cung cấp

tài chính bền vững.

Ngày 12/1/2012 tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án

“Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Kông mở rộng - Giai đoạn 2” với

mục tiêu thiết lập hệ thống hành lang ĐDSH tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và

Thừa Thiên - Huế nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết của HST trong khu vực, đảm

bảo dịch vụ sinh thái bền vững, đem lại lợi ích sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Dự án sẽ được thực hiện trong 8 năm (từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2019). Dự án

được xây dựng dựa trên kết quả của Dự án Sáng kiến hành lang bảo tồn ĐDSH được

thực hiện tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị từ năm 2006 đến năm 2010.

- Hiện nay ở Việt Nam, việc xây dựng các hành lang ĐDSH cũng đã được tiến

hành nghiên cứu, đánh giá và xây dựng một số mô hình thí điểm như Quảng Trị có hệ

thống các khu bảo tồn có tính ĐDSH cao mang tầm quốc gia và các khu vực khác như:

khu bảo tồn thiên nhiên Đak Rông (37.640 ha), Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa (25.200

ha) và khu bảo tồn đường Hồ Chí Minh (5.650 ha). Ngoài ra, còn có ba khu rừng

phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc. Giữa

các khu bảo tồn và rừng phòng hộ này có một khoảng cách tách biệt nhau bởi các khu

dân cư, các vùng nương rẫy, các đường sông, các tuyến đường… đã cản trở việc phát

triển các hệ sinh thái một cách bền vững.

134

Mục đích của việc xây dựng hành lang ĐDSH ở Quảng Trị là để kết nối các vùng

sinh thái tự nhiên có tính ĐDSH cao như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Hướng Hóa, Đak Rông,

đường Hồ Chí Minh lại với nhau nhằm phục hồi sự suy giảm của rừng, giúp các loài

động, thực vật sống trong vùng và khu vực có thể liên hệ với nhau để duy trì và phát triển.

Việc xây dựng thành công hành lang ĐDSH ở Quảng Trị sẽ góp phần tiến tới xây dựng

hành lang ĐDSH cho khu vực Trung Trường Sơn từ tỉnh Quảng Nam đến Quảng Bình.

- Dự án tiểu hành lang ĐDSH do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ

cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng. Khu vực các xã Đa Sar, Đa

Nhim, Đa Chis thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, nằm giữa vườn quốc gia Bi

Doup - Núi Bà và Ban quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim. Khu vực này là một phần đại

diện cho hệ thống hành lang ĐDSH trong dự án bảo tồn ĐDSH của tiểu vùng sông Mê

Kông, nối liền với vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắc Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Tà

Đùng (Đắc Nông), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Bi Doup - Núi

Bà và Ban quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim.

Sự kết nối này hình thành nên một thảm thực vật liên tục hay gần như liên tục

tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các loài động vật và thực vật ở các vùng sinh thái

khác nhau trong tiểu vùng sông Mê Kông với mục đích triển khai một dự án hành lang

ĐDSH thí điểm, phát triển du lịch sinh thái của vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà.

Trong đánh giá mới đây nhất về khu vực Đông Dương của WWF và Birdlife

International và Quỹ đối tác các hệ sinh thái trọng yếu toàn cầu đã chỉ ra một loạt

những hệ sinh thái trọng điểm cần được liên kết nhằm tăng cường sự giao lưu giữa các

loài và các thành phần của hệ sinh thái và tăng quy mô hệ sinh thái phục vụ mục tiêu

nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH. Nghiên cứu này cũng đề xuất hệ thống hành lang

ĐDSH trong khu vực Đông Dương, trong số đó có nhiều hành lang hoàn toàn nằm

trong lãnh thổ Việt Nam. Một số hành lang nối các khu vực cần bảo tồn của Việt Nam

với các khu vực thuộc Lào, Campuchia và Trung Quốc.

- Ngoài ra, còn phải kể đến một dự án khác có tên là Dự án hành lang xanh

(Green Corridor Projeet). Dự án hành lang xanh bắt đầu đi vào hoạt động từ năm

2004 và kết thúc vào cuối năm 2008 do Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế thực hiện.

Dự án này do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Phát triển của Hà Lan (Dutch

Development Organization) tài trợ. Mục tiêu của dự án này là nâng cao năng lực của

các bên liên quan nhằm xây dựng và bảo tồn khu vực hành lang xanh nằm giữa Vườn

quốc gia Bạch Mã và khu BTTN Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là

khu vực có giá trị cao về ĐDSH, còn nhiều khu rừng thường xanh nguyên sinh. Dự

án đã thực hiện nhiều khảo sát về ĐDSH và giúp thiết lập các khu vực có ưu tiên bảo

tồn cao, đóng góp vào việc quy hoạch các khu bảo tồn mới, xây dựng các chương

trình và kế hoạch hành động về bảo tồn, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực và

ý thức bảo vệ ĐDSH cho người dân và cán bộ cơ sở.

Tầm nhìn của Dự án là sẽ xây dựng được hệ thống hành lang ĐDSH nhằm duy trì

135

chất lượng các HST, đảm bảo chia sẻ và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên

nhiên và nâng cao đời sống cộng đồng.

Về cơ sở thực tiễn:

Đối với Hành lang sinh thái núi

Hành lang sinh thái núi bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng

sản xuất phân bố ở phía Bắc của tỉnh và hành lang này trải dài dọc theo đường núi. Hành

lang này bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học núi, đảm bảo nguồn nước cho

người dân ở hạ lưu.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hành lang này đóng vai trò là khu vực giữ nguồn

nước, giúp giảm nhẹ tác động của cả hạn hán lẫn lũ lụt, đây là hành lang kết nối những

khu rừng góp phần quan trọng cung cấp nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho cả tỉnh

Quảng Ninh.

Hành lang sinh thái núi cũng có tiềm năng cao cho các hoạt động du lịch sinh thái,

đặc biệt là ở Rừng Quốc gia Yên Tử, là sự kết hợp giữa di sản văn hóa và di tích lịch sử.

Mặc dù, đây đã là điểm đến phổ biến cho người dân Quảng Ninh, thế nhưng, xa hơn nữa

Yên Tử hoàn toàn có thể phát triển cả du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, cần quy

hoạch phát triển phù hợp với sức chứa tự nhiên của khu vực. Rừng phòng hộ Yên Lập

cũng có các di tích văn hóa và cũng là điểm đến của khách du lịch, trong khi Khu Bảo

tồn Thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên ở phía

Đông Bắc tỉnh cũng có vai trò quan trọng nhờ có diện tích rộng lớn tạo thành các khu

sinh cảnh.

Đối với công tác quản lý hành lang này, cần áp dụng khái niệm phân vùng. Đối với

các vùng lõi, có thể cân nhắc xác định dựa cả vào giá trị sinh thái và chức năng bảo tồn

tài nguyên nước của khu vực. Trong khi vùng lõi cần được bảo vệ thì vùng đệm gần

vùng lõi cần được bảo tồn,bảo đảm việc khai thác hiện tại của người dân địa phương. Để

cải thiện chức năng của hành lang, nên quản lý rừng sản xuất nằm trong các hành lang

này thông qua việc thúc đẩy các hệ thống lâm nghiệp tác động thấp và cải thiện thành

rừng đa tầng tán với các loài cây địa phương.

Vùng lõi

Các vùng

đệm

Hành lang

“Bước đệm”

Hành lang

Hành lang

dọc theo

sông

Hình ảnh của Hành lang Sinh thái

136

Đối với Hành lang sinh thái ven biển

Hành lang ven biển thúc đẩy hoạt động sử dụng đất bền vững hài hòa giữa bảo vệ

môi trường và phát triển. Hành lang sinh thái ven biển bao gồm các khu vực rừng ngập

mặn ven biển và các khu vực rừng phân bố dọc theo các vùng ven biển trên toàn tỉnh,

hoạt động như một khu vực kết nối các khu vực trên đất liền và biển của tỉnh, đảm bảo

hệ sinh thái biển giàu có trong khu vực rừng ngập mặn và các khu bãi triều. Các khu vực

này cũng quan trọng cho các loài chim di cư được bảo tồn trên toàn cầu.

Từ quan điểm kinh tế, hành lang này đòi hỏi đầu tư phát triển công nghiệp, hạ

tầng, cảng biển… bền vững hơn. Từ quan điểm sinh kế và an ninh của con người, những

hành lang này có tiềm năng hỗ trợ nâng cao năng suất, sản xuất thủy sản. Hơn nữa, hành

lang cũng góp phần vào việc bảo vệ đất chống xói mòn, chống gió, bảo tồn đất nông

nghiệp khỏi xâm nhập mặn, giảm nhẹ tác động của thủy triều và giảm nhẹ tác động của

sóng thần. Hành lang này còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong trường hợp ứng

phó với biến đổi khí hậu ở các vùng đất thấp như Hà Nam, Tân Lập ở TX Quảng Yên.

Nó cũng góp phần cải thiện chất lượng nước, bảo tồn giá trị du lịch và hệ sinh thái các

vịnh quý như Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

Bảng 23.Tóm tắt lợi ích sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ hệ thống rừng ngập mặn

Giá trị trực tiếp Giá trị gián tiếp

- Nguồn lợi thủy sản tại chỗ (cua, cá và động

vật hai mảnh vỏ, …v.v)

- Hỗ trợ đánh bắt xa bờ

- Khu vực nuôi cá con

- Nguồn gỗ, cọc và củi

- Sử dụng địa phương, cây thuốc, mật ong, vv

- Du lịch

- Chống xói mòn,

- Giảm các mối đe dọa từ sóng, bão, nước dâng

do bão và sóng thần

- Đa dạng sinh học

- Hấp thụ các-bon

- Kiểm soát chất lượng nước (Hệ

thống rừng ngập mặn đóng một vai

trò quan trọng trong việc hấp thụ các

chất vô cơ và các chất ô nhiễm tiềm

ẩn khác từ các dòng sông ven biển)

Nguồn: Báo cáo Kết quả và Hoàn thành Thực hiện Dự án Phát triển và Bảo vệ các vùng đất ngập

nước ven biển tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (2008), bản sửa đổi của Nhóm Nghiên cứu.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hành lang này sẽ càng quan trọng hơn trong việc

bảo vệ đất và con người khỏi các hiện tượng liên quan đến việc thích ứng.

Các khu vực chính được bao gồm trong hành lang này: thảm thực vật rừng ngập

mặn và ven biển ở đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, ở cửa sông Cửa Lục, huyện Hoành

Bồ, ở cửa sông huyện Tiên Yên và tại các cửa sông dọc theo bờ biển của huyện Đầm

Hà, huyện Hải Hà và Thành phố Móng Cái…

Trong khi khu vực ven biển thường các địa phương có nhu cầu cao về phát triển

kinh tế. Vì vậy, trong trường hợp khu vực trong hành lang này được sử dụng cho mục

137

đích phát triển thì cần phải có các biện pháp bồi thường, biện pháp giảm nhẹ tác động

vào rừng ngập mặn và thảm thực vật ven biển.

Hơn nữa, cân nhắc hiện trạng sử dụng đất tại các khu vực vùng lõi của hành

lang. Thúc đẩy quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng sẽ là những cách chính

nhằm tối đa hóa lợi ích cho con người và thiên nhiên. Mô hình SATOYAMA là một

trong những khái niệm nhằm vào quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng.

Hành lang sinh thái biển

Hành lang sinh thái biển bao gồm các khu bảo tồn biển (MPA) là những khu vực

được chỉ định bảo tồn tài nguyên biển phân bố từ phía Đông bắc của vùng biển tỉnh và

các hành lang trải dài dọc theo bờ biển của tỉnh đến tận Vườn quốc gia Cát Bà của thành

phố Hải Phòng. Hành lang này bảo vệ các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học biển,

bảo đảm các hoạt động nghề cá bền vững cho ngư dân của tỉnh Quảng Ninh và du lịch

bền vững của tỉnh.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch, tác động của biến đổi khí

hậu đến các hệ sinh thái biển là có khả năng. Do đó, việc giám sát thường xuyên, liên

tục và quản lý tài nguyên một cách cẩn trọng là chìa khóa để duy trì bền vững các hoạt

động thủy sản và du lịch – những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Việc quản lý các nguồn tài nguyên thủy sản, bảo vệ môi trường biển, đảo cần được

thực hiện tại hành lang sinh thái này.

Trong hành lang giữa 2 khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần là các khu vực quan

trọng đặc biệt cho việc sinh sản của động vật biển, khu vực san hô và cỏ biển: nên

khoanh định rõ từng khu vực cấm cho từng loài quan trọng.

Như phân tích tại các phần trên, tỉnh Quảng Ninh có tính đa dạng sinh học cao.

Tỉnh mới chỉ có 04 khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên thế giới, có diện tích

chiếm dưới 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Do đặc điểm vị trí, địa hình, địa

mạo, có Vườn quốc gia và Di sản thiên nhiên thế giới liền kề, những cánh rừng dọc

theo ranh giới phía tây với mục đích giữ nước cho vùng hạ lưu đã và đang được bảo vệ

tương đối đồng đều… là những lợi thế trong phân loại các hành lang kết nối. Mặt

khác, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, số lượng các loài quý, hiếm, số lượng các

nguồn gen đặc hữu trên địa bàn các địa phương trong tỉnh lớn cần được tăng cường

bảo vệ, gìn giữ.Trước sức ép về phát triển kinh tế xã hội đôi lúc chưa bền vững, đa

dạng sinh học của tỉnh đã và đang chịu nhiều áp lực. Trong khi, công tác bảo tồn đa

dạng sinh học của tỉnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Giải pháp thành lập

các hành lang đa dạng sinh học sẽ góp phần giải quyết các khó khăn thực tế đối với

quản lý, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh.

Từ những lý do trên, tỉnh Quảng Ninh cần thiết nghiên cứu và xây dựng các

hành lang đa dạng sinh học bao gồm hành lang đa dạng sinh học núi, biển và ven

biển) theo hình thức là không liên tục (step-stone) với mục tiêu kết nối Vườn quốc

gia, các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh, cung cấp sinh cảnh sống, sinh sản cho các

138

loài sinh vật, hỗ trợ loài tái lập quần thể tại những nơi bị suy giảm, và tuyệt chủng

cục bộ, hỗ trợ di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh

Về hiện trạng:

Xây dựng các KBT được coi là nhiệm vụ trước mắt cũng nhu lâu dài của các

ngành các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của các khu dân cu xung quanh khu vực các

KBT. Quảng Ninh là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, kinh tế phát triển nhanh. Với

lợi thế là nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học, Quảng

Ninh có 01 VQG, 01 khu dự trữ thiên nhiên, 01 khu bảo vệ cảnh quan và 01 khu di sản

thiên nhiên thế giới. Đến nay, các khu bảo tồn trong tỉnh đã thành lập ban quản lý,

thực hiện cơ bản các nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các văn bản

liên quan nhưng, theo báo cáo từ các đơn vị, và tổng hợp công tác thu thập thông tin,

thống kê, phân tích số liệu từ dự án cho thấy: công tác bảo tồn còn gặp khó khăn do

vẫn còn có hạn chế về nguồn nhân lực, vật lực. Trong kỳ quy hoạch đề nghị tiếp tục

đầu tư, phát triển, nâng cấp để khai thác tốt hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị đa

dạng sinh học.

Bảng 24. Hiện trạng khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017

TT Tên

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Phân

hạng

Phân

loại Đơn vị trực tiếp quản lý

1 Vườn quốc gia

Bái Tử Long 15.283

Vườn

quốc gia Trên cạn

Ban Quản lý Vườn quốc

gia Bái Tử Long trực

thuộc UBND tỉnh Quảng

Ninh quản lý

2

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Đồng Sơn - Kỳ

Thượng

15.593,81

Dự trữ

thiên

nhiên

Trên cạn

Ban Quản lý Khu bảo tồn

thiên nhiên Đồng Sơn -

Kỳ Thượng trực thuộc

Chi cục Kiểm Lâm, Sở

Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Quảng

Ninh quản lý

3 Rừng quốc gia

Yên Tử 2.783,0

Khu bảo

vệ cảnh

quan

Trên cạn

Ban Quản lý Di tích và

Rừng quốc gia Yên Tử,

trực thuộc UBND thành

phố Uông Bí quản lý

(Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo từ các Ban quản lý năm 2016)

Vườn quốc gia Bái Tử Long

Tổ chức bộ máy: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia

Bái Tử Long được quy định tại Quyết định số 2328/QĐ – UBND ngày 10/5/2015 của

139

UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, Vườn quốc gia Bái Tử Long có 56 cán bộ công

nhân viên, gồm 3 phòng chức năng và 2 đơn vị trực thuộc

Thực trạng công tác quản lý: Theo Quyết định số 85/2001/QĐ – TTg ngày

1/6/2001 về chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Ba Bùn, tỉnh Quảng Ninh thành

VQG Bái Tử Long quản lý diện tích là 15.783 ha. Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg,

ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc

dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì diện tích VQG Bái Tử Long

là 15.283ha giảm 500ha. Đến nay, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đang xây

dựng quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát triển 15.283ha diện tích được giao.

Khu dự trữ thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng quản lý bảo vệ

15.593,81ha rừng và đất rừng nằm trên địa bàn các xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai,

Hòa Bình và xã Kỳ Thượng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. Hiện nay, Ban

quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng được biên chế 20 cán bộ công

chức, viên chức, về trình độ chuyên môn có 04 thạc sĩ, 11 kỹ sư, 04 trung cấp và 01

cán bộ kỹ thuật (lái xe). Cơ cấu tổ chức hiện nay của BQL gồm có Ban giám đốc, 01

Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 01 tổ Hành chính- tổng hợp, 01

tổ Khoa học - Kỹ thuật và 04 trạm Kiểm lâm.

Khu rừng quốc gia Yên Tử

Khu rừng quốc gia Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 1671/QĐ-TTg

ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích quy hoạch là 2.783 ha,

nằm trên địa bàn xã Thượng Yên Công; phường Phương Đông, thành phố Uông Bí và

xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều.

Thực hiện Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 22/2/2013 của UBND thành phố

Uông Bí "Về việc quy định chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý Di tích và Rừng quốc

gia Yên Tử", hiện nay đơn vị có 68 lao động và được phân làm 5 Phòng chức năng,

trong đó có 01 Phòng trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn, quản lý bảo vệ rừng với 16

lao động.

Thực trạng công tác quản lý: Theo Quyết định 1068/QĐ-UBND ngày

23/4/2001của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng

rừng đặc dụng Yên Tử giai đoạn 2001- 2010", tổng diện tích theo dự án được phê

duyệt là 2.686,5ha. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định

1671/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 thì khi đó diện tích của Khu rừng quốc gia Yên Tử

được mở rộng thêm và có diện tích là 2.783 ha.

Bên cạnh những khu bảo tồn hiện có, khi điều tra, khảo sát thực tế tại Quảng

Ninh còn một số khu có tính đa dạng sinh học cao, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có ý

nghĩa về lịch sử văn hóa,... phù hợp với các tiêu chí quy định tại Luật đa dạng sinh học

và các văn bản hướng dẫn Luật, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển của

140

tỉnh như: hệ sinh thái rừng khu vực Quảng Năm Châu (Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà);

hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông Tiên Yên (huyện Tiên Yên - Ba Chẽ - Đầm

Hà - Hải Hà), hệ sinh thái núi đá vôi Quang Hanh (Cẩm Phả), hệ sinh thái biển, đảo Cô

Tô, Đảo Trần... cần thiết xây dựng các khu bảo tồn nhằm phục vụ bảo vệ đa dạng sinh

học cũng như phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, nghiên cứu khoa học,... để

phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.

Về cơ sở pháp lý:

Đề xuất thành lập 6 khu bảo tồn đa dạng sinh học theo các Quy hoạch, kế hoạch

cụ thể sau:

- 03 khu bảo tồn có tên trong Danh mục Các khu bảo tồn quy hoạch đến năm

2020 và năm 2030 (Phụ lục I. Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 của Thủ

tướng chính phủ): Cô Tô, Đảo Trần, Vùng cửa sông Tiên Yên (các dòng theo thứ tự

lần lượt là: 9, 11, 40).

- 02 khu bảo tồn đề xuất mới hiện chưa có tên trong Danh mục tại Phụ lục 1 theo

Quyết định số 45/QĐ-TTg, nhưng đã được tỉnh phê duyệt về chủ trương thành lập

trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 (QĐ số

2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh: Bảng 5.1. Mục tiêu cụ thể và 6.1

Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện): Quảng Năm Châu, Quang Hanh.

- 01 khu đề xuất thành lập mới để tập trung thống nhất quản lý theo Luật đa dạng

sinh học: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Về cơ sở khoa học:

Thành lập mới để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, bảo tồn loài và

các giá trị đa dạng sinh học.

Về cơ sở thực tế:

Từ thực tế cần thiết phải thiết lập, chuyển đổi, phát triển và nâng cấp các khu

vực hiện có tính đa dạng sinh học cao, có giá trị bảo tồn như: Vườn quốc gia, danh

hiệu Vườn di sản ASEAN Bái Tử Long: diện tích 15.283 ha, phân hạng: Vườn quốc

gia; Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng: diện tích: 15.593,81ha; Rừng

quốc gia Yên Tử: diện tích: 2.783,0 ha.

Thành lập mới 06 khu bảo tồn đa dạng sinh học thuộc cấp tỉnh như Di sản thiên

nhiên thế giới vịnh Hạ Long: diện tích khoảng 43.400 ha, phân hạng: Vườn quốc gia;

Khu bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Tiên Yên (huyện Tiên Yên); Khu bảo tồn

biển vườn quốc gia Cô Tô; Khu bảo tồn biển Đảo Trần (huyện Cô Tô); Khu bảo tồn

Quảng Năm Châu (nằm trên địa phận hành chính của huyện Hải Hà, Đầm Hà và Bình

Liêu); Khu bảo tồn loài - sinh cảnh núi đá vôi Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả, Hạ

Long).

141

2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh

Về hiện trạng:

Theo tiêu chí rà soát các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ được căn cứ vào các tiêu chí

quy định trong Luật Ða dạng Sinh học 2008; Nghị định số 65/2010/NÐ-CP quy định

chi tiết một số điều của Luật Ða dạng Sinh học.

Bảo tồn chuyển chỗ, đặc biệt là các vườn thực vật, vườn cây thuốc, cây công

nghiệp, hoa và cây giống khác,… bên cạnh ý nghĩa bảo tồn lại có mục tiêu quan trọng

là đáp ứng nhu cầu tham quan, giáo dục, học tập, nghiên cứu, đặc biệt khi mà mức

sống ngày càng tăng. Tỉnh Quảng Ninh có tính ÐDSH cao và đang chịu những tác

động tiêu cực của phát triển KT - XH, BÐKH thì việc khôi phục các HST tự nhiên và

quần xã sinh vật là rất cần thiết. Bởi vậy công tác bảo tồn chuyển chỗ được xem như là

cơ sở có thể lưu giữ nguyên liệu cho việc phục hồi các HST.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Bái Tử Long

được thành lập năm 2010, được xác định là Trung tâm Cứu hộ ĐVHD duy nhất của

Quảng Ninh và có tầm quan trọng trong hoạt động cứu hộ ĐVHD cả nước. Bởi vị trí

của Trung tâm là vùng đảo, gần với môi trường tự nhiên của các loại động vật, rất

thuận lợi trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, thả về môi trường tự nhiên của các

động vật được cứu hộ. Hơn nữa Trung tâm nằm trong khu vực vốn là đầu mối trung

chuyển, buôn bán ĐVHD ra nước ngoài của cả nước. Cơ sở hạ tầng của Trung tâm nhỏ

hẹp và đang xuống cấp. Hiện Trung tâm chỉ có 1 chuồng linh trưởng với sức chứa tối

đa 20 cá thể; 1 chuồng rùa với sức chứa tối đa 50 cá thể; 1 chuồng thú ăn thịt nhỏ với

sức chứa tối đa 10 cá thể, con số khá nhỏ so với nhu cầu cứu hộ hàng năm và tất cả

đều đã hư hỏng xuống cấp. Trung tâm hiện chưa có khu vực cứu hộ, chăm sóc, nuôi

dưỡng các loại rắn, thú móng guốc... nên các loại thú này nếu được chuyển về Trung

tâm Cứu hộ ĐVHD Bái Tử Long thì cũng chỉ có thể tiếp nhận rồi thả về rừng tự nhiên

ngay chứ không nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho chúng được. Điều này

là sai quy trình, bởi nguyên tắc đối với đối tượng động vật bị nuôi nhốt, vận chuyển,

buôn bán này là phải được cứu hộ trước rồi mới thả về tự nhiên. Trung tâm Cứu hộ

ĐVHD Bái Tử Long cũng chưa có khu cứu hộ bán hoang dã. Trong khi đó đối với một

số loại động vật do đã bị nuôi nhốt lâu ngày, quên cuộc sống hoang dã thì lại rất cần

phải có khu vực này để chúng làm quen, thích nghi và dần phục hồi bản năng sinh tồn

mới có thể thả về môi trường tự nhiên.

Ngoài hạn chế về hạ tầng, hiện Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Bái Tử Long cũng khó

khăn về con người. Trung tâm có 5 cán bộ nhân viên, hầu như phải túc trực tại chỗ,

thời điểm tiếp nhận nhiều ĐVHD mọi người đều phải làm thêm giờ và không có ngày

nghỉ. Còn về kinh phí hoạt động chủ yếu được trích từ nguồn chi thường xuyên của

Vườn Quốc gia Bái Tử Long, khá eo hẹp; các đợt cứu hộ đột xuất chưa có cơ chế hỗ

trợ kinh phí kịp thời nên Trung tâm đã khó lại càng khó hơn

Thực tế mỗi năm các đơn vị chức năng của tỉnh phát hiện và bắt giữ hàng trăm

142

vụ vận chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép với trọng lượng hàng tấn ĐVHD các loại.

Ngay trong năm 2014, Quảng Ninh bắt giữ gần 100 vụ vi phạm liên quan đến ĐVHD

với trọng lượng gần 6,5 tấn, trong đó chủ yếu là ĐVHD loại quý hiếm với trên 4,5 tấn;

động vật thông thường chiếm trên 1,9 tấn. Trong 4 tháng đầu năm 2015 các đơn vị

chức năng cũng bắt giữ gần 20 vụ vi phạm liên quan đến ĐVHD với trọng lượng gần

1,4 tấn, trong đó loại động vật quý hiếm chiếm gần 1,1 tấn, còn lại là động vật thông

thường. Điều đáng nói là các đối tượng ĐVHD được thu giữ trong các vụ vi phạm này

đều cần phải được cứu hộ ngay, bởi vậy khi được chuyển về Trung tâm Cứu hộ

ĐVHD Bái Tử Long sẽ rất kịp thời và đảm bảo tỷ lệ sống cao cho các ĐVHD. Thế

nhưng với cơ sở hạ tầng như hiện nay thì phần lớn số ĐVHD trong các vụ vi phạm bị

phát hiện buộc phải di chuyển tới Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn (Hà Nội).

Đến năm 2015, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định giải thể Trung tâm cứu hộ

và giao lại cho VQG Bái Tử Long quản lý, với những lý luận ở trên cho thấy sự cần

thiết phải tiếp tục đầu tư về trang thiết bị và nâng cao năng lực cho VQG để tiếp tục

đưa vào hoạt động để cứu hộ các loài nguy cấp.

Thống kê đến năm 2015 toàn tỉnh có 14 cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã nguy cấp,

quy hiếm với 1570 cá thể gồm các loài như: Rắn hổ mang, Mèo rừng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ

mặt đỏ, Khỉ đuôi dài, Rùa hộp sa nhân, Rùa đầu to, Diều hoa Miến Điện,… và nhiều loài

động vật thông thường trên 5000 cá thể chủ yếu là Lợn rừng, Hươu sao, nhím,…

Các cơ sở bảo tồn và khai thác một số loại dược liệu như công ty Nông trường

Đông Triều cho các các loài Trinh nữ hoàng cung, Đinh lăng, Hoài sơn, Kim ngân hoa.

Mô hình trồng Giảo cổ lam, Hoài sơn và Ba Kích tại công ty nuôi trồng sản xuất và chế

biến Dược Liệu Đông Bắc- Cẩm Phả. Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh 120 hecta đất để

thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển trên quy mô công nghiệp cây Ba Kích, một

cây dược liệu thế mạnh của Quảng Ninh… Đề án thành lập vườn cây thuốc quốc gia

Yên Tử nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây thuốc vùng Đông Bắc.

Về cơ sở pháp lý:

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng và các Quy hoạch bảo tồn và phát triển các

khu bảo tồn thiên nhiên hiện có như: Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Yên Tử, Bái Tử Long:

thành lập các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại chính các khu bảo tồn thiên nhiên.

Về nhu cầu:

Với thực trạng như trên, trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm đến thành lập,

quy hoạch hệ thống các vườn thực vật, vườn động vật. Cụ thể như:

Vườn thực vật - Vườn động vật vịnh Hạ Long tại đảo Soi Sim, vịnh Hạ Long với

diện tích khoảng 8,45 ha nhằm bảo tồn động thực vật và quảng bá giá trị đa dạng sinh

học, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long.

Vườn thực vật Bái Tử Long rộng 305,2 ha tại đảo Trà Ngọ lớn, Vườn quốc gia

Bái Tử Long. Thành lập Vườn động vật Bái Tử Long rộng 261 ha tại đảo Ba Mùn,

143

Vườn quốc gia Bái Tử Long để bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu phục

vụ nghiên cứu khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

Thành lập Vườn thực vật Đồng Sơn – Kỳ Thượng tại tiểu khu 60, xã Kỳ thượng,

khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với diện tích khoảng 50 ha để bảo tồn

lưu giữ và bảo tồn các loài thực vật tiêu biểu, đại diện cho hệ sinh thái rừng của Khu

bảo tồn. Thành Vườn động vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng tại thôn Đồng Chùa, xã Vũ

Oai, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với diện tích khoảng 30 ha để

bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu phục vụ nghiên cứu khoa học, cứu

hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

Phát triển và nâng cấp một số trại nuôi sinh trưởng và sinh sản các loài động,

thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; loại hình: vườn động vật, vườn thực vật. Mục

đích: bảo vệ loài động, thực vật hoang dã phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, du

lịch và thương mại.

2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH

Một trong những thách thức lớn đến công tác bảo tồn ĐDSH đó chính là ảnh

hưởng của BĐKH. Trước những tác động ngày càng rõ rệt và sâu sắc của biến đổi khí

hậu, nhiều địa phương đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu, ứng phó. Biến đổi

khí hậu với những tác động đa chiều đã và đang làm thay đổi căn bản các hệ sinh thái

và các nguồn tài nguyên mà xã hội loài người phụ thuộc. Theo ước tính của các nhà

khoa học, biến đổi khí hậu có thể góp phần làm tuyệt chủng 1/3 số loài vào năm 2050,

bao gồm rất nhiều loài từng được cho là miễn dịch với hiểm họa tuyệt chủng. Điều này

gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe hệ sinh thái, sinh kế của con người và sự

phát triển kinh tế.

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong khoảng 50 năm qua,

nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.

Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến các vùng miền trên địa

bàn cả nước. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày

càng ác liệt.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước

sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó tỉnh Quảng

Ninh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do có bờ biển dài và có nhiều huyện đảo. Nếu mực

nước biển dâng 1m sẽ có rất nhiều người dân bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất.

Hậu quả của BĐKH đối với Quảng Ninh là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện

hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu, các chương

trình là cần thiết để phát triển bền vững tỉnh.

BĐKH sẽ làm giảm sức sản xuất của hệ sinh thái và tăng nguy cơ cháy rừng, làm

hay đổi chu kỳ sinh trưởng của các hệ sinh thái, thay đổi chu kỳ sinh trưởng của các

loại sâu bệnh hại, các biện pháp phòng trừ bệnh hại trước đây không còn thích hợp, do

đó không có tác dụng diệt sâu bệnh, sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm sinh trưởng và

144

sức sản xuất của sinh vật; Biến trình nhiệt độ thay đổi còn làm thay đổi về loài đại

diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm thực vật. Tăng nguy cơ trượt lở đất,

lũ bùn, lũ quét tại khu vực núi cao hoặc ngập lụt trên diện rộng và thời gian ngập sẽ

tăng lên tại các khu vực thấp, sẽ làm chết một số loại thực vật, các loài động vật phải

di chuyển lên cao hơn (hoặc chết) từ đó làm biến đổi về cả cấu trúc và thành phần loài

của hệ sinh thái; Thay đổi lượng mưa dẫn đến sự thừa nước hoặc thiếu nước nghiêm

trọng của sinh vật, từ đó thay đổi mạnh quá trình sinh trưởng của sinh vật. Nhiều loài

bị chết do hạn hán hoặc ngập úng. Mực nước biển dâng sẽ làm ngập vùng đất thấp, các

hệ sinh thái nông nghiệp, đất ngập nước của tỉnh, vùng có tiềm năng sản xuất nông

nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất là các vùng sản xuất lúa, màu...

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ

nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức

khoẻ; các vùng kinh tế, du lịch ven biển và các đảo dân sinh (Đảo Cô Tô, Đảo Trần,

Vân Đồn) - khu vực tập trung dân số chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh,...

BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tỉnh

Quảng Ninh; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh

hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế

xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại

sẽ khó giữ được an toàn và khả năng phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai.

Hiện nay các mối đe dọa về đa dạng sinh học được hình thành, từ phía tự nhiên

như biến đổi khí hậu và nhất là mối đe dọa từ phía cư dân liền kề xung quanh các khu

vực đa dạng sinh học, đã tác động vào rừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm.

Trong phát triển kinh tế xã hội, việc hình thành các khu dân cư, đô thị, công nghiệp...

cũng đã tạo nên áp lực rất lớn về việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa kinh tế cộng với những điều

kiện kinh tế khác, kèm theo sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nên nhu cầu về

nước cho các hoạt động dân sinh không ngừng tăng lên. Đồng thời, nước thải sinh

hoạt, nước thải ở các khu công nghiệp, từ các hoạt động nông nghiệp… đều đổ vào

nguồn nước tại nhiều nhánh sông trong hệ thống sông ở Quảng Ninh. Ngoài ra các loài

thủy sinh vật ngoại lai xâm hại cũng chưa có giải pháp phòng trừ, nên có ảnh hưởng

đến tính đa dạng của sông.

Tình trạng khai thác các nguồn lợi khác như dung chất nổ, xung điện, chất độc

để đánh bắt cá; nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng trên sông đã ảnh hưởng không

nhỏ đến việc thay đổi dòng chảy làm xói lở bờ sông, ảnh hưởng tới sự phân bổ của

nguồn lợi thủy sản tại các khu vực này. Nhất là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh

hoạt của hàng chục triệu dân ở vùng hạ lưu đang là một thách thức không nhỏ để bảo

tồn đa dạng sinh học trên hệ thống sông ở Quảng Ninh.

Cụ thể:

- Khó khăn về điều kiện tự nhiên

145

Quảng Ninh với điều kiện tự nhiên phong phú, hội tụ đầy đủ núi, đồi, đồng bằng,

các thủy vực, vùng cửa sông, ven biển và hải đảo, đã hình thành nên tính đa dạng sinh

học của tỉnh. Vì thế, Quảng Ninh có địa hình rất phức tạp, bị phân cắt mạnh, các khu

rừng đặc dừng đặc dụng nằm độc lập và cách xa nhau gây khó khăn cho công tác quản

lý đa dạng sinh học, bên cạnh đó VQG Bái Tử Long với diện tích trên 15 nghìn ha và

nằm trên nhiều hòn đảo với lực lượng quản lý mỏng, đi lại hạn chế nên việc quản lý

tổng thể đa dạng sinh học của tỉnh còn gặp khó khăn.

- Những tác động từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã tác động mạnh tới suy nghĩ của

người dân, thị trường thúc đẩy họ áp dụng nhiều giống, loài mới có năng suất và chất

lượng mà thị trường yêu cầu, quá trình này cũng là mối đe dọa lớn cho những giống,

loài bản địa, được canh tác truyền thống đã thích nghi lâu đời với khí hậu và thổ

nhưỡng địa phương, có nhiều tính di truyền quý nhưng bị lãng quên vì không đáp ứng

được thị trường trước mắt.

Ngoài ra khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của thị trường đối với các tài nguyên

sinh vật (động thực vật hoang dã, gỗ và các lâm sản ngoài gỗ) càng gia tăng, làm gia tăng

sức ép đối với tài nguyên này và ĐDSH. Tình trạng khai thác, sử dụng bất hợp pháp các

loài động vật, thực vật, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng như hiện

nay đặt ra nhiệm vụ bảo vệ ĐDSH chung của tỉnh Quảng Ninh là rất cấp bách.

- Nhận thức

Nhận thức về công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của các cán bộ quản

lý các cấp địa phương chưa đáp ứng đòi hỏi cấp thiết về bảo tồn tài nguyên, bảo tồn đa

dạng sinh học thích ứng với BĐKH… Bên cạnh đó do nhận thức về bảo vệ đa dạng

sinh học trong cộng đồng dân cư còn hạn chế, khai thác gỗ rừng và lâm sản ngoài gỗ,

nạn săn bắt động vật hoang dã một cách bừa bãi đã làm cho hệ sinh thái rừng bị suy

giảm một cách nghiêm trọng với tốc độ nhanh; diện tich cac khu vực co các hệ sinh

thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây

nên sự suy giảm đa dạng sinh học của Quảng Ninh.

- Hiệu lực pháp luật và chính sách

Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế,

hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên, thời

gian xử lý còn kéo dài, chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ,

quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường

xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên

tâm với công tác. Số lượng cán bộ nhân viên kiểm lâm không đủ theo quy định. Đây là

một khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng khu bảo tồn. Việc nâng cao năng lực

kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang

tầm nhiệm vụ.

146

Lực lượng Kiểm lâm, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng hiện

nay còn quá mỏng để có thể quản lý tốt được các diện tích rừng và lâm sản hiện có.

Những chính sách mềm mỏng hơn đối với dân cư địa phương, vùng đệm đã làm cho

một số đối tựợng kém nhận thức lợi dụng gây khó khăn cho hoạt động bảo vệ rừng.

Mặc dù đã có văn bản nghiêm cấm khai thác lâm sản trái phép, săn bắt ÐVHD,

đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, khai thác cát sai quy định, xả thải... nhưng việc

thực thi pháp luật ở đâu đó vẫn chưa nghiêm từ cả hai phía. Thiếu trang thiết bị giám

định và kiến thức cũng là cản trở lớn trong việc thực thi pháp luật như giám định loài

nguy cấp trong các nhà hàng, trang trại,..

- Thiếu phương thức bảo tồn ĐDSH hợp lý

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở tỉnh, vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa bảo

tồn ĐDSH và phát triển kinh tế. Trên thực tế, hầu như vẫn thiên về công tác bảo vệ

hơn là bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa trên cộng đồng

chưa được thực hiện đúng mức. Chưa phát triển rộng rãi các công cụ kinh tế như chi

trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) hoặc áp dụng công cụ quản lý mới theo hướng phát triển

bền vững (ABS). Những vấn đề mới, phức tạp trong bảo tồn ÐDSH, như: tiếp cận

nguồn gen, chia sẻ lợi ích thu được từ ÐDSH, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh

thái, chưa được quan tâm thích đáng, chưa thu hút được các thành phần kinh tế khác

tham gia vào các hoạt động bảo tồn ĐDSH, việc xã hội hóa nguồn vốn cho công tác

bảo tồn còn rất khiêm tốn.

- Khai thái quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Khai thác quá mức tài nguyên rừng như: khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài

gô làm mất sinh cảnh sống của các loài thú; đánh bắt thuy hai sản bằng phương pháp

hủy diệt, không bền vững; săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã nói chung

và các loài thú nói riêng đang làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng và khu hệ

động vật của tỉnh Quảng Ninh.

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên (đặc biệt là lũ quét,

trượt lở đất) tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh

thái trên vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn –

Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử kèm theo suy thoái khu hệ động vật hoang dã.

Diện tích rừng ngày càng giảm do mở rộng các khu kinh tế, du lịch, dân cư, đất

trồng trọt, đường giao thông quốc gia, liên tỉnh, liên huyện, liên xã; Hiệu quả quản lý

động vật hoang dã chưa cao thể hiện ở việc săn bắt, mua bán động vật hoang dã vẫn

xảy ra quanh năm, ở nhiều nơi, kể cả ở khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng cấm quốc gia.

- Các tồn tại, hạn chế cụ thể khác:

* Về tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật trang thiết bị cho công tác bảo tồn

ĐDSH: còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bảo vệ phát

triển rừng; cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ phát triển

147

rừng, các khu bảo tổn gắn với phát triển sinh kế chưa được trú trọng dẫn đến chưa huy

động được sự tham gia tích cực của công đồng bảo vệ ĐDSH; công tác quản lý đất

rừng của các nông, lâm trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, không quản lý được diện

tích đất, nhiều diện tích bị bỏ hoang, diện tích đất được giao lớn nhưng không được rà

soát, xác định ranh giới, đánh giá trữ lượng, chất lượng; tình trạng diện tích rừng

phòng hộ đầu nguồn bị suy giảm ảnh hưởng đến khả năng sinh thủy của các lưu vực

sông, cạn kiệt nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất tại một số địa phương; tình

trạng các hộ dân lấn chiếm, xâm phạm, xây dựng công trình trên đất rừng phòng hộ,

rừng sản xuất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở, sản xuất

còn phổ biến...

* Vẫn còn các hành vi xâm lấn, vi phạm trong các KBT gồm: khai thác, vận

chuyển gỗ trái phép (như: Huyết giác, Mây hèo...); khai thác thủy sản trái tuyến, dùng

dụng cụ/ phương pháp khai thác hủy diệt (như: dùng lưới sai kích cỡ mắt lưới, giã

cào...; dùng thuốc nổ, kíp nổ, bộ kích điện...); khai thác tài nguyên trái phép trong ranh

giới khu bảo tồn (cát tại Vườn quốc gia Bái Tử Long...); xây dựng công trình, nhà ở,

lán trại trái phép, xâm lấn diện tích rừng trong khu bảo tồn (ví dụ: tại Ba Mùn, khu vực

rừng Trâm, bờ biển Chương nẹp...)...

* Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã và đang xúc tiến triển khai các Quy hoạch, Kế

hoạch phát triển, trong đó có các chỉ tiêu về đa dạng sinh học; đặc biệt là Quy hoạch

môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch

môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, khi

Đánh giá về tình hình triển khai 12 chỉ tiêu về quản lý đa dạnh sinh học thuộc Quy

hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được

HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 như (Nguồn

sản phẩm thủy sản trong vùng biển gần bờ Diện tích rừng tự nhiên Diện tích rừng ngập

mặn Số lượng các loài quý hiếm đang bị đe dọa ...): Kết quả theo dõi chỉ tiêu quản lý

đa dạng sinh học theo Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030, cho thấy các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 145/NQ-HĐND ngày 31/5/2014

của HĐND tỉnh Quảng Ninh về Quy hoạch bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 tới năm 2020; tuy nhiên, tới nay (năm 2017) một số

chỉ tiêu đã khó đạt được, cụ thể là:

Các chỉ tiêu liên quan tới diện tích rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, diện tích rạn

san hô: giảm theo các năm; thể hiện ở kết quả rà soát diện tích rừng được UBND tỉnh

phê duyệt hàng năm. Nguyên nhân suy giảm diện tích: do chuyển đổi mục đích sử

dụng đất, do phá rừng, và các lý do khác. Chỉ tiêu về diện tích thảm cỏ biển: tuy tăng

về diện tích so với năm 2010 nhưng do phát hiện thêm các rạn mới, đối với các rạn đã

phát hiện từ 2010 có dấu hiệu suy giảm cả về diện tích và mật độ.

Các chỉ tiêu số 5.1, 5.7, 5.9, 5.12 còn chung chung, không rõ dữ liệu sẽ đối

chứng, khó khăn cho việc cập nhật, báo cáo từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh.

148

Đối với các dự án liên quan tới bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học thuộc

Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị

quyết số 146/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 về Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng

Ninh, nhóm dự án về quản lý đa dạng sinh học (11 dự án), tiến độ triển khai các dự án

như sau:

TT Tên dự án Nhiệm vụ Thời

gian Tiến độ

60

Lập Kế hoạch

hành động đa

dạng sinh học

của tỉnh Quảng

Ninh

Dự án nhằm chuẩn

bị cho Kế hoạch

Bảo tồn Đa dạng

sinh học

2013-

2014,

2019

Đang triển khai Dự án lập Quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, định hướng đến năm

2030; dự kiến hoàn thành trong

năm 2017

61

Dự án Xúc tiến

và Khuyến khích

giáo dục và nâng

cao nhận thức

công cộng

Dự án nhằm

khuyến khích và

xúc tiến sự hiểu

biết về tầm quan

trọng và các biện

pháp đặt ra để bảo

tồn đa dạng sinh

học

2015-

2020

Chưa thực hiện;

Đã lồng ghép nhiệm vụ, dự án

trong Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030

62

Phát triển thể

chế và xây dựng

năng lực cho các

tổ chức có liên

quan

Dự án nhằm phổ

biến chính sách,

luật và thể chế về

bảo tồn ĐDSH

nhằm tăng cường

năng lực và phát

triển thể chế của

tỉnh Quảng Ninh

dựa trên Kế hoạch

bảo tồn ĐDSH

2015-

2016

Chưa thực hiện; Do đang thực

hiện Dự án Quy hoạch bảo tồn

đa dạng sinh học tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

Nhiệm vụ nâng cao năng lực

cũng đã được cập nhật vào giải

pháp thực hiện Quy hoạch sau

khi được duyệt

63

Khảo sát và

kiểm soát các

loài ngoại lai

xâm hại

Dự án nhằm kiểm

soát các thiệt hại

tới hệ sinh thái,

nông nghiệp và du

lịch do các loài

ngoại lai xâm

nhập, khảo sát

hiện trạng và thử

nghiệm phương

pháp kiểm soát các

loài ngoại lai ở

QN

2015-

2016

Đã lồng ghép nội dung khảo sát

các loài ngoại lai xâm hại trong

thực hiện Dự án Quy hoạch bảo

tồn đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030

Việc thử nghiệm kiểm soát

cũng đã được cập nhật vào

nhiệm vụ và giải pháp thực

hiện Quy hoạch sau khi được

duyệt

149

64

Phục hồi và cải

tạo chức năng

rạn san hô và

thảm thực vật cỏ

biển và rong

biển

Dự án nhằm phục

hồi hệ sinh thái

biển bị phá hủy

bởi việc đánh bắt

trái phép, phục hồi

các rạn san hô,

rong biển và thực

vật biển

2014-

2015

Đã được UBND tỉnh phê duyệt

vào danh mục dự án sử dụng

kinh phí sự nghiệp môi trường

tỉnh Quảng Ninh năm 2017

65

Phát triển công

nghệ canh tác và

trồng rừng đối

với các loài thực

vật quý hiếm và

bản địa

Dự án nhằm ngăn

chặn sự tuyệt

chủng của các loài

có nguy cơ tuyệt

chủng và khôi phục

các thảm thực vật

tự nhiên, kỹ thuật

canh tác và nuôi

trồng cho các loài

thực vật quý hiếm

và bản địa của

Quảng Ninh

2015-

2016

Đã triển khai thử nghiệm một

số mô hình canh tác, trồng,

phục hồi rừng có sử dụng cây

bản địa như: trồng rừng hỗn

loài cây bản địa trong lưu vực

rừng phòng hộ hồ Yên Lập...

66

Xây dựng năng

lực quản lý kiểm

soát buôn lậu

các loài có nguy

cơ tuyệt chủng

Dự án nhằm ngăn

chặn việc vận

chuyển trái phép

các loài có nguy

cơ tuyệt chủng,

xây dựng năng lực

quản lý cho đội

ngũ nhân viên của

các ban ngành liên

quan

2014-

2015,

2019

Chưa thực hiện

67

Thành lập trung

tâm bảo tồn

ngoại vi thực vật

và động vật

Dự án nhằm xây

dựng trung tâm

bảo tồn ngoại vi.

Trung tâm này nên

bao gồm các vườn

thực vật nhằm bảo

tồn các loài có

nguy cơ bị tuyệt

chủng và có trung

tâm cứu hộ, phục

hồi chức năng cho

các loài động vật

hoang dã

2015-

2016

Chưa thực hiện;

Đã lồng ghép nhiệm vụ, dự án

trong Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030

68 Xúc tiến du lịch

sinh thái và

Dự án nhằm bảo

tồn vùng đất ngập

2013-

2020 Đang triển khai dự án Thành

lập Khu bảo tồn đất ngập nước

150

thành lập khu

Ramsar

nước

SATOYAMA và

thúc đẩy việc sử

dụng bền vững,

phát triển du lịch

sinh thái tại 3 khu

đất ngập nước:

Quảng Yên, Tiên

Yên, Móng Cái

của tỉnh QN và có

đăng ký là khu

Ramsar

Đồng Rui – Tiên Yên, tỉnh

Quảng Ninh; dự kiến hoàn

thành dự án trong năm 2017

69

Bảo tồn và sử

dụng có lợi

nguồn gen

Dự án nhằm thành

lập trung tâm

nghiên cứu nguồn

tài nguyên gen

nhằm thúc đẩy

việc sử dụng có lợi

đối với nguồn gen

của QN

2016-

2018

Chưa thành lập trung tâm

nghiên cứu nguồn gen;

Tuy nhiên, hiện tỉnh đang triển

khai các Đề án khung các

nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen

cấp tỉnh, giai đoạn 2015 –

2020; trong đó đã thực hiện bảo

tồn được 13 loài có giá trị như:

Trà hoa vàng, Ba kích tím...

70

Thực hiện khảo

sát đa dạng sinh

học toàn diện và

giám sát

Dự án nhằm thu

thập thông tin cơ

bản cho việc bảo

tồn và sử dụng bền

vững ĐDSH, khảo

sát và giám sát đa

dạng sinh học một

cách toàn diện

(thực vật, động

vật, đa dạng gen,

vv) ở QN

Thêm vào đó, cần

phải xây dựng hệ

thống cơ sở dữ

liệu để lưu trữ và

sử dụng

2015-

2020

Đã lồng ghép nhiệm vụ, dự án

trong Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030

71 Xúc tiến giáo

dục môi trường

Dự án nhằm xúc

tiến và khuyến

khích sự hiểu biết

về tầm quan trọng,

và các biện pháp

cần thiết để bảo

tồn ĐDSH, việc

giáo dục và nâng

2014-

2020

Chưa thực hiện;

Đã lồng ghép nhiệm vụ, dự án

trong Quy hoạch bảo tồn đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030

151

cao nhận thức cần

được thực hiện

thông qua hệ

thống giáo dục

trong trường học ở

QN

- Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phân công còn nhiều khó

khăn, vướng mắc, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Về trình tự thủ tục thực hiện dự án: Do hầu hết các dự án có quy mô đầu tư lớn,

nội dung đầu tư có tính đa ngành, thuộc phạm vi nghiên cứu, điều chỉnh của nhiều

Luật xây dựng, Luật đầu tư công, Luật đầu tư… Do đó, nhiều đơn vị được phân công

chủ trì thực hiện nhiệm vụ, dự án còn lúng túng về trình tự lập, thẩm định, quyết định

dự án (xác định cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công của tỉnh làm cơ sở cho các

chủ đầu tư trình thẩm định dự án), lựa chọn tư vấn lập dự án.

+ Về nội dung dự án: Các đơn vị chưa có sự tham mưu phối hợp chặt chẽ nhằm

triển khai các dự án có nội dung đầu tư và tính chất đầu tư liên ngành.

+ Về nguồn vốn: đến nay, hầu hết các dự án chưa thực hiện được là do còn

vướng mắc về nguồn vốn đầu tư; đơn vị chủ trì thực hiện chưa bố trí được nguồn vốn,

chưa kêu gọi thu hút đầu tư.

- Nguyên nhân chủ quan: Nhiều Sở, ban, ngành và địa phương chưa thực sự quan

tâm triển khai thực hiện các dự án tỉnh theo Đề án cải thiện môi trường tỉnh, chưa xây

dựng kế hoạch để triển khai dẫn đến nhiều nhiệm vụ, dự án đến thời điểm hoàn thành

theo kế hoạch nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện, bao gồm cả việc chưa thực hiện

kêu gọi thu hút đầu tư.

* Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu các dự án chưa có sự cân nhắc, đánh giá

cụ thể về đa dạng sinh học khi lựa chọn vị trí, triển khai thực hiện dự án. Nhìn chung,

các công tác đánh giá hiện trạng nghiên cứu đầu tư rất ít thông tin, dữ liệu về hiện

trạng đa dạng sinh học cũng như về phương thức sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học.

Việc thẩm định, quyết định phương án vị trí địa điểm và phê duyệt dự án đầu tư chưa

trú trọng đến nội dung này. Vì vậy, các vấn đề nhạy cảm với môi trường, bao gồm

đánh giá khả năng chịu tải môi trường và tính đặc thù của hệ sinh thái trong khu vực

dự kiến triển khai dự án thường bị bỏ qua, chỉ được đánh giá sơ bộ, đề xuất các giải

pháp chung chung tại các báo cáo đánh giá tác động môi trường nên rất khó thực hiện.

Do đó, Hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy

định, hướng dẫn cụ thể về lồng ghép nội dung này trong các ĐTM, ĐMC.

- Tác động của hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến tài nguyên khoáng sản

than, vật liệu xây dựng đến môi trường tự nhiên, tài nguyên rừng, tính ĐDSH trên địa

bàn tỉnh trong thời gian qua.

152

Các hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến tài nguyên khoáng sản than, vật liệu

xây dựng đã có nhiều đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh thời

gian qua. Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản cũng gây sức ép rất lớn đến môi trường, xã

hội, sinh kế cộng đồng, du lịch và bảo tồn sinh thái của tỉnh. Đặc biệt, hoạt động khai

thác than đã có ở Quảng Ninh từ hơn 100 năm nay và trải qua nhiều giai đoạn phát

triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 30 mỏ than thuộc Tập đoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (Đông

Bắc) đang hoạt động với sản lượng than nguyên khai khai thác năm 2016 đạt khoảng

42 triệu tấn, khối lượng đất bóc 207 triệu tấn.

Trong hoạt động khai thác khoáng sản, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất,

ảnh hưởng lớn đến thảm thực vật, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường

không khí, nước thải của ngành gây xáo trộn nguồn sinh thủy, thay đổi hệ thống nước

ngầm, nước mặt.

Với điều kiện địa hình của Quảng Ninh, việc khai thác khoáng sản gây ra nhiều

bất cập khi nguồn thải đều đổ ra cửa sông, vịnh Hạ Long, gây bồi lắng, làm ảnh hưởng

rất nhiều đến chất lượng nước biển ven bờ, là tác nhân và một trong những nguyên

nhân gây suy giảm đa dạng sinh học vùng bờ (san hô, thảm cỏ biển….) thời gian qua.

- Các kết quả phòng ngừa và khắc phục tác động môi trường do hoạt động

khoáng sản gây ra, một số giải pháp trong quản lý môi trường đã được ngành khoáng

sản thực hiện như sau:

+ Đối với các đơn vị ngành than

Hầu hết các đơn vị đã thực hiện đầy đủ hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi

trường (ĐTM), Đề án bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định;

ký quỹ cải tạo phục hồi đúng kỳ theo đúng quy định. Các đơn vị đều đã triển khai thực

hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, chống bụi, chống ồn như: bảo dưỡng

máy móc, thiết bị định kỳ; lắp đặt hệ thống phun sương đầu các băng tải; Đầu tư xe

tưới nước dập bụi trên các tuyến đường vận chuyển; Trồng cây xanh để ngăn bụi, cải

thiện điều kiện môi trường dọc các tuyến đường và xung quanh các khu vực sản xuất.

Công tác bảo vệ môi trường nước, xử lý nước thải được hầu hết các đơn vị khai

thác than đầu tư Trạm xử lý hoặc hệ thống các bể lắng để xử lý nước thải mỏ, nước

thải sinh hoạt (do Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV quản lý hoặc do các đơn vị

phát sinh nước thải quản lý). Thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động

liên tục truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Nghị định số

38/2015/NĐ-CP1. Chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất (bao

1 TKV có 43 trạm, Tổng Công ty Đông Bắc có 13 trạm; thực hiện lộ trình hoàn thành việc lắp

đặt hệ thống quan trắc tự động (QTMTTĐ) nước thải cho các nguồn thải có lưu lượng từ 1000

m3/ngày đêm trở lên, xong trước 31/12/2017. Công ty PT Vietmindo Energitama đã thực hiện lắp đặt

153

gồm đất đá thải, lốp ô tô thải các loại, săm, các loại nhựa, cao su, thủy tinh thải...)

được vận chuyển đổ thải về vị trí quy định theo thiết kế của các dự án. Đất đá thải phát

sinh được đổ thải theo quy hoạch, tận dụng để sản lấp mặt bằng hoặc phát sinh không

đang kể.

Việc vận chuyển than để giảm thiểu ô nhiệm môi trường đang được ngành than

tích cực triển khai các dự án xây dựng hệ thống vận chuyển than bằng băng tải, các

tuyến đường chuyên dụng, cầu vượt qua QL18 và hệ thống cảng bến xuất than, phấn

đấu chấm dứt việc vận chuyển than bằng đường bộ vào năm 2017. TKV đã lập, trình

các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt địa điểm, quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng

1/500, báo cáo đánh giá tác động môi trường và hoàn thiện các thủ tục thuê đất để sớm

triển khai thực hiện dự án Trung tâm chế biến và kho than tập trung vùng Hòn Gai. Tất

cả các kho chế biến, khu vực sàng tuyển than của Tổng công ty Đông Bắc đều được

xây tường bao kiên cố, có hệ thống phun sương dập bụi, bê tông hóa toàn bộ nền kho,

dùng bạt che phủ đảm bảo không thất thoát than khi có mưa to, trồng cây xanh cải tạo

phục hồi môi trường để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các hoạt đông khai

thác mỏ tới môi trường.

TKV tiếp tục quan tâm chú trọng đầu tư thích hợp trong công tác bảo vệ môi

trường: trích 1% doanh thu sản xuất than về Quỹ môi trường tập trung để thực hiện các dự

án môi trường; ngoài chi phí xử lý nước thải mỏ tính trong giá thành sản xuất; 0,3% tổng

chi phí trong chi phí khoán của đơn vị làm công tác môi trường thường xuyên tại đơn vị;

Thực hiện đảm bảo việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, nộp thuế, phí bảo vệ môi

trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối nước thải công nghiệp.

Các đơn vị khai thác xây dựng kế hoạch và triển khai công tác cải tạo, phục hồi

môi trường đồng thời với quá trình khai thác mỏ để nâng cao hiệu quả công tác cải tạo,

phục hồi môi trường. Thực hiện nghiêm túc tiến độ, chất lượng công tác cải tạo, phục

hồi môi trường và trồng cây phủ xanh các khu vực khai trường, bãi thải đã ngừng hoạt

động theo đúng nội dung, tiến độ đã cam kết trong Đề án cải tạo, phục hồi môi trường

được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện chăm sóc chu đáo các diện tích cây đã

trồng. Năm 2016 và quý I/2017 đã cải tạo phục hồi môi trường, trồng cây phủ xanh

thêm 200 ha bãi thải kết thúc, đưa tổng số diện tích bãi thải, khai trường đã cải tạo

phục hồi môi trường là 900 ha, trong đó tập trung cải tạo phục hồi môi trường các khu

vực nhìn được từ quốc lộ 18A, 18B (hơn 420 ha) đã và đang triển khai phương án

trồng cây phủ xanh nhanh với mật độ cao nhằm rút ngắn thời gian phủ xanh. Chân các

bãi thải cơ bản đã có đê và đập chắn đất đá, hệ thống thoát nước. Các khu vực bãi thải

bị ảnh hưởng nặng bởi đợt mưa lũ lớn lịch sử năm 2015 (Đông Cao Sơn, Chính Bắc

Núi Béo) đã được cải tạo các tầng thải, xây dựng bổ sung 04 đập ngăn đất đá lớn,

1.500 m đê chân, 720 m mương thoát nước chân bãi thải, trồng cây phủ xanh 120 ha

một số thiết bị QTMTTĐ cho 01 trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, chưa truyền số liệu về Sở Tài

nguyên và Môi trường.

154

đảm bảo an toàn. Các bãi thải đang hoạt động thực hiện đổ thải tầng thấp theo đúng

thiết kế, quy hoạch, có đê đập chống trôi lấp đất đá đảm bảo an toàn cho dân cư và môi

trường.

+ Đối với các đơn vị khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

• 100% Dự án khai thác đã được cấp GPKT có Báo cáo đánh giá tác động môi

trường/đề án BVMT hoặc cam kết BVMT được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

• 100% các đơn vị đang hoạt động khai thác chế biến đá làm vật liệu xây dựng đã

lắp đặt nhà khung kín tại 02 bộ phận sàng, nghiền; Lắp đặt hệ thống phun nước dập

bụi tại máng cấp liệu, hàm kẹp, nghiền công, các đầu băng tải và xung quanh khu vực

bãi chứa thành phẩm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh tại Thông báo số 04/TB-

UBND ngày 11/01/2012. Qua đó đã phát huy hiệu quả, ngoài việc cải thiện môi trường

lao động cho công nhân trong quá trình chế biến đá còn góp phần giảm thiểu phần lớn

lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh.

+ Tất cả các dự án khai thác khoáng sản (đạt 100%) đã thực hiện ký quỹ

CTPHMT tại Quỹ Bảo vệ môi trường Quảng Ninh với tổng số tiền là 52.700 tỷ đồng.

- Các vấn đề còn tồn tại:

Mặc dù hầu hết các đơn vị hoạt động khoán sản đã cơ bản chấp hành tốt các quy

định pháp luật; khẩn trương trong việc khắc phục các nội dung tồn tại, kiến nghị trong

việc chấp hành các quy định của Luật Môi trường. Tuy nhiên đến nay, công tác quản

lý nhà nước về bảo vệ môi trường và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường của các

doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại sau:

+ Đối với Ngành than:

• Việc xây dựng đề án cấp bách bảo vệ môi trường ngành than theo chỉ đạo của

Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh cũng như tiên đô xây dưng các công trình môi

trường, cac tram xư ly nươc thai mo và hoàn thành các thủ tục pháp lý về môi trường,

tài nguyên nước (tại một số đơn vị thành viên) còn chậm.

• Việc quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo hoạt động khoáng sản, môi trường

định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước ở một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc.

• Khai thác khoáng sản là một trong các hoạt động gây ảnh hưởng lớn tới môi

trường do việc phá vỡ cảnh quan hiện tại, làm phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm môi

trường như: bụi, đất đá thải mỏ, nước thải mỏ và chất thải nguy hại… đã diễn ra từ

hàng chục năm nay. Tuy nhiên, công tác cải tạo, phục hồi môi trường mới được quan

tâm, đẩy mạnh từ khi có Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Chính phủ, do

vậy việc khắc phục hậu quả của quá khứ còn rất nặng nề, đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời

gian đầu tư dài. Công tác cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ của TKV và Tổng

155

công ty Đông Bắc cũng còn có những vấn đề bất cập. Đối với Tổng công ty Đông Bắc,

một số Dự án khai thác triển khai còn chậm, lý do chủ yếu do phải tuân thủ trình tự,

thủ tục đầu tư, công tác GPMB. Chưa hoàn thành việc cải tạo phục hồi môi trường dự

án cải tạo lòng hồ Nội Hoàng Tây để tích nước phục vụ nông nghiệp; khắc phục việc

đổ thải tại làng 906 của thôn Trại Hà, xã Yên Thọ do Công ty 397 trong quá trình cải

tạo hồ Cầu Cuốn và Nội Hoàng Tây.

• Phối hợp giữa các đơn vị trong khai thác, vận chuyển, đổ thải đất đá chưa chặt

chẽ nên còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người và thiết bị, có nguy cơ trôi lấp

các khu vực mặt bằng sân công nghiệp của một số đơn vị như: khu vực bãi thải Bàng

Nâu, Nam Khe Tam.

• Chưa hoàn thành qui hoạch đổ thải chung cho vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Các

bãi thải chưa được qui hoạch hoàn chỉnh, do đó vẫn tiếp tục gây xói mòn, rửa trôi, bồi

lắng các vùng hạ lưu.

• Nhiều khu vực còn xảy ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong

dư luận, cử tri và người dân liên quan đến hoạt động vận chuyển, đổ thải tại các bãi đổ

thải ngành than.

+ Đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường.

• Phần lớn ý thức chấp hành pháp luật, quy định của Nhà nước và các quy định

của Tỉnh của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa cao; việc thực hiện chế

độ báo cáo, phối hợp còn chưa chủ động mặc dù đã có văn bản đề nghị

• Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn đơn

vị chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định, cụ thể: (i) Chưa được xác nhận

hoàn thành các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào

vận hành theo quy định; (ii) Chưa thực hiện đầy đủ quan trắc môi trường định kỳ theo

quy định, báo cáo định kỳ về môi trường theo quy định, đăng ký sổ chủ nguồn thải

chất thải nguy hại; (iii) Một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các nội dung theo báo cáo

đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và yêu cầu của Quyết định phê duyệt ĐTM.

+ Đối với các cơ quan chức năng của Tỉnh

• Công tác quản lý có mặt, có việc hiệu quả chưa cao, vẫn còn sự phối hợp chưa

chặt chẽ giữa các ngành và địa phương trong quan ly nha nươc vê môi trương.

• Công tác tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm chưa đủ sức răn đe, phòng

ngừa, một số địa bàn còn để xảy ra vi phạm; chưa lập đủ các quy hoạch chuyên ngành;

chưa kịp thời xây dựng, ban hành những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi

mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường.

• Hiện nay việc quản lý và xử lý chất thải rắn đang là một trong những vấn đề

khó khăn trên phạm vi tỉnh Quảng Ninh nói chung và các địa phương nói riêng. Do

đặc điểm địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi nên việc xử lý rác thải rắn gặp nhiều

khó khăn trong công tác quy hoạch, xây dựng, vận chuyển. Toàn tỉnh chưa có khu xử

lý riêng đối với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.

156

• Trang thiết bị để kiểm tra nhanh trong trường hợp phát hiện nghi vấn hiện

tượng ô nhiễm môi trường tại địa phương chưa có nên còn có nhiều hạn chế trong việc

xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường.

+ Đối với các địa phương

Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch chưa tốt; chất lượng đội ngũ cán bộ làm

công tác quản lý nhà nước về môi trường ở một số địa phương chưa đáp ứng được nhu

cầu trong tình hình mới; cán bộ quản lý tài nguyên môi trường cấp xã phường năng lực

còn hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật khoáng sản, đất đai và

môi trường để thực hiện biện pháp quản lý và tham mưu. Công tác đánh giá, lựa chọn

nhà đầu tư có năng lực để thực hiện Dự án chưa sát với thực tế triển khai.

+ Nguyên nhân của các tồn tại:

• Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở, các cơ quan chức năng và một

số đơn vị ngành Than chưa làm hết trách nhiệm, chưa rõ người, rõ việc và theo dõi đến

cùng sự việc; có nơi có lúc chưa duy trì sự tập trung và tính quyết liệt cần thiết… Bên

cạnh đó, còn có các vấn đề về quy định pháp luật (còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được

bổ sung kịp thời), điều kiện tự nhiên khó khăn, một số tỉnh, thành lân cận, địa phương

và tổ chức, cá nhân chưa tích cực phối hợp thực hiện; Ý thức chấp hành quy định pháp

luật và hiểu biết, nắm bắt về pháp của một số doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp hoạt

động khoáng sản làm VLXD thông thường) chưa cao;

• Kinh phí chi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi

trường khu vực khai thác khoáng sản đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa đáp ứng được

yêu cầu thực tế. Nhiều dự án về Khoáng sản và bảo vệ môi trường triển khai còn

chậm, một số dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn nên

hiệu quả đạt được chưa cao;

• Địa bàn phân bố khoáng sản nhất là than rộng, phức tạp, còn có sự xen kẹp,

chồng lấn ranh giới giữa diện tích trồng rừng, trồng cây ăn quả của dân với ranh giới,

khai trường của mỏ sát khu dân cư dẫn đến việc quản lý tài nguyên trên địa bàn gặp

nhiều khó khăn.

+ Đánh giá ảnh hưởng tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội (Các dự

án đổ đất lấn biển, nước thải sinh hoạt đô thị hoạt động phát triển du lịch...) đến môi

trường hệ sinh thái ven bờ khu vực Hạ Long, Bái Tử Long.

- Quảng Ninh là tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh

những thành tựu trong phát triển, Quảng Ninh đang phải đối mặt với rất nhiều mâu

thuẫn và thách thức: mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp khai khoáng với phát triển

du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn; mâu thuẫn giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa với

bảo vệ môi trường, cảnh quan; đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền

157

vững trong bối cảnh tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Các tác động của

tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường gồm:

Tác động tích cực: Các hoạt động văn hóa xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng sản

xuất và xã hội phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế,

đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất - tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú

trọng khu vực nông thôn nhằm giảm cách biệt giữa nông thôn - thành thị. Việc giải

quyết các vấn đề xã hội bức xúc có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện đầu tư trở lại để

bảo vệ môi trường. Về cơ bản, tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường đã đặt ra

như: tốc độ che phủ rừng năm 2017 đạt 54,3%, tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp

nước hợp vệ sinh đạt trên 96,5%, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đạt 93%.

Tác động tiêu cực: Quá trình phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là

việc đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở khu vực ven biển như: Công viên Đại Dương Hạ

Long (tập đoàn SunGroup, khách sạn 5 sao tại đảo Hòn Rều (tập đoàn VinGroup),

KCN Đầm Nhà Mạc, KCN Hải Hà….đã gây ra sức ép không nhỏ đối với môi trường.

Các hoạt động xây dựng nhằm phát triển KTXH luôn tiềm tàng những tác động tiêu

cực đến môi trường, điển hình:

• Suy giảm đa dạng sinh học do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là

chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

• Hoạt động san gạt mặt bằng, lấn biển tại các khu vực ven bờ gây phá vỡ đặc thù

cảnh quan tự nhiên, gây suy giảm nguồn lợi sinh vật, suy giảm chất lượng nước biển

ven bờ do gia tăng các chất ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, kim loại nặng….

• Vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường do phát sinh các chất thải: bụi, khí thải,

nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Việc xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ

tầng không đồng bộ với quy hoạch cũng như những bất cập trong quy hoạch sẽ dẫn

đến nguy cơ sự cố môi trường khi xảy ra các tai biến thiên nhiên như: bão, lũ, hạn hán.

- Trong nhiều năm nay, tại khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, các

hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phát triển rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhiều hình

thức với các quy mô đa dạng. Nhiều loại hình dự án tác động rất mạnh đến môi trường, hệ

sinh thái ven bờ và đa dạng sinh học trong vùng, như:

• Các hoạt động khoáng sản than: gây hoang hóa, sa mạc hóa đất, trôi lấp, sạt lở

bãi thải, phá hủy các hệ sinh thái ven bờ, gia tăng độ đục các khu vực biển lân cận, tích

lũy một số kim loại trong môi trường địa hóa các vịnh và trong mô một số loài nhuyễn

thể…

• Các dự án đổ đất lấn biển: phá hủy rừng ngập mặn, bãi triều lầy, nơi cư trú tự

nhiên của nhiều loài đặc hữu, gây bồi lắng mạnh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan tự

nhiên, cắt đứt mối liên hệ liên tục của các hệ sinh thái ven bờ.

158

• Các khu đô thị ven biển: Nước thải sinh hoạt đô thị, rác thải sinh hoạt cơ bản

chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn vẫn bị xả ra biển, làm gia tăng các chất hữu cơ, chất

dinh dưỡng, tiềm ẩn nguy cơ phú dưỡng, thủy triều đỏ, cảnh quan phản cảm…

• Các hoạt động phát triển du lịch: số lượng lớn khách sạn, nhà hàng, du khách đã

và đang tạo ra áp lực vô cùng lớn lên các nguồn tài nguyên môi trường biển đảo, trong

đó có việc khai thác cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản phục vụ lượng người vượt khả

năng tái tạo của tự nhiên…

Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có đủ điều kiện và hệ thống cơ sở dữ liệu để

có thể đánh giá toàn diện những tác động nói trên, so sánh với năng lực tải môi trường

để xác định ngưỡng phát triển cần khống chế liên quan tới hầu hết các vấn đề về:

không khí, nước, đất và đặc biệt là đa dạng sinh học.

* Về nguồn lực cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học

- Công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều bất cập, trước hết là nhân

sự. Số lượng kiểm lâm làm công tác quản lý các khu bảo tồn rất ít so với yêu cầu thực

tế và quy định của nhà nước. Để đảm bảo tốt công tác bảo vệ rừng thì ít nhất mỗi hạt

cần khoảng từ 30-40 người, đó là chưa kể nhu cầu thuê lao động hợp đồng tuần rừng

cũng đặt ra rất cấp thiết. Bởi tính phức tạp công việc phát sinh theo mùa, theo từng

thời điểm nên nếu chỉ dựa vào lực lượng kiểm lâm biên chế sẽ không thể hoàn thành

yêu cầu của công việc.

- Bảo tồn ÐDSH là hoạt động đa ngành và đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn và hầu như

là từ ngân sách quốc gia vì vậy hầu hết các hoạt động bảo tồn gặp nhiều khó khăn như

trang thiết bị tuần tra, PCCR, quản lý nuôi nhốt ÐVHD, phát triển du lịch sinh thái...

- Nguồn nhân lực có kỹ năng và kiến thức về bảo tồn, sinh thái học còn thiếu;

một số thường hay nhầm lẫn về khái niệm và giải pháp giữa lâm sinh và sinh thái học.

- Hiện nay, hệ thống quản lý về ÐDSH tại địa phương gồm 02 hệ thống: Chi cục

Bảo vệ Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Chi cục Kiểm lâm thuộc

sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm nhiệm vụ bảo tồn ÐDSH, bảo tồn thiên

nhiên. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực làm công tác bảo tồn ÐDSH còn thiếu

hụt, phân tán, kỹ năng và kiến thức bảo tồn chưa được đào tạo đầy đủ.

- Về kinh phí đầu tư trong thời gian qua cho các KBT:

+ Nguồn kinh phí, nhiệm vụ chi:

. Ngân sách Nhà nước tỉnh Quảng Ninh: Ngoài kinh phí chi thường xuyên để chi

trả lương cho cán bộ, viên chức của Ban Quản lý các Khu bảo tồn, tỉnh còn cấp một

phần ngân sách nhà nước (nguồn sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học...) để Ban

quản lý các khu bảo tồn thực hiện các nhiệm vụ, dự án về điều tra, đánh giá thực trạng,

lập cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, mô hình bảo tồn loài, đầu tư trang sắm trang

159

thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, PCCCR, bảo vệ và

phát triển rừng...

. Ngân sách trung ương: từ Quỹ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Việt Nam;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...

. Tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước: Hỗ trợ thực hiện các dự án cụ thể,

trong đó các tổ chức đã tài trợ gồm: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam

(IUCN Việt Nam), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF)...

Nhiệm vụ chi cho các đề tài, nhiệm vụ dự án đã thực hiện sử dụng nguồn vốn hỗ

trợ từ trung ương và các tổ chức trong và ngoài nước, gồm các hoạt động: điều tra đa

dạng sinh học, nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch quản lý bảo tồn và sử dụng bền

vững trong ranh giới khu bảo tồn, thí điểm mô hình phát triển sinh kế (du lịch cộng

đồng...) giảm thiểu tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới khu bảo tồn;

thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học đối với từng loài (rùa biển, ...)...

+ Mức độ đáp ứng: Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho công tác bảo tồn đa dạng

sinh học tại các khu bảo tồn còn hạn chế, chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để quản lý vận

hành khu bảo tồn; chưa có kinh phí để thực hiện các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và

phát triển khu bảo tồn; một số khu bảo tồn chưa được bố trí kinh phí thực hiện đầu tư

nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học loài, hệ sinh thái, nguồn gen (Khu

bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng...); trong khi nguồn kinh phí đầu tư thực hiện các hoạt

động tại khu bảo tồn từ các tổ chức trong và ngoài nước còn rất hạn chế, không đều,

còn tùy theo từng dự án, mức độ hấp dẫn của khu bảo tồn, mục đích đầu tư của nguồn

vốn...

+ Nguyên nhân: Đa số các khu bảo tồn chưa đủ sức hấp dẫn các nguồn lực đầu

tư, một phần do thiếu các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cho các khu bảo tồn thiên

nhiên nói riêng và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học toàn tỉnh nói chung, một phần

do công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả...

+ Giải pháp quản lý: Để các khu bảo tồn hấp dẫn các nhà đầu tư thì vẫn cần nhà

nước bố trí ngân sách để đầu tư các thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới gây dựng,

quảng bá, tuyên truyền xúc tiến đầu tư ... cho các khu bảo tồn. Đề xuất có thêm các cơ

chế chính sách ưu đãi, mở cửa để các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển các khu

bảo tồn thiên nhiên...

Các giải pháp bảo tồn thường dựa vào nguồn tài trợ trong và ngoài nước, tuy

nhiên nguồn tài trợ này thường ngắn hạn và thường dành cho những dự án trên những

đối tượng và phạm vi hẹp. Những dự án bảo tồn vi mô thường thì không đủ kinh phí

dể triển khai áp dụng hữu hiệu về lâu dài. Chưa thu hút được các nguồn từ nước ngoài

hay các tổ chức phi chính phủ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

160

- Trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các dự án và

các chương trình nên việc đầu tư phát triển rừng đặc dụng ngày một tăng cả về số

lượng cũng như chất lượng. Các nguồn chi cho bảo tồn bao gồm:

+ Chủ yếu là từ ngân sách nhà nước: cho nghiên cứu, giám sát, bảo tồn…

+ Từ nguồn vốn xã hội hóa: rất ít, để nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế… với

mục đích thương mại.

- Ngân sách hàng năm (từ các nguồn khác nhau) chi cho các mục sau:

+ Khu bảo tồn/cơ sở bảo tồn/hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (kinh

phí vận hành và xây dựng hạ tầng cơ sở),

+ Chi cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các dự án/chương trình bảo tồn;

+ Chương trình phòng chống cháy rừng;

+ Chương trình bảo tồn nguồn gen;

- Bên cạnh đó nguồn xã hội hóa tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH: nguồn

thu từ cơ chế chi trả các dịch vụ hệ sinh thái, tài chính Các bon, bồi hoàn ĐDSH,

nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp, lượng giá kinh tế các hệ sinh thái và

ĐDSH…;

- Tổng hợp một số nhiệm vụ chi bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn gen, …

+ Vốn đầu tư cho bảo vệ rừng, phát triển rừng (2012 – 2015): 1.781.075 triệu

đồng, trong đó:

• Bảo vệ rừng là 256,94 triệu đồng (trong đó, kinh phó cho bảo vệ rừng tự nhiên

là: 114.442 triệu đồng, chiếm 44,54% tổng kinh phí bảo vệ rừng);

• Trồng rừng: 1.068.283 triệu đồng;

• Đầu tư cơ sở hạ tầng: 321.600 triệu đồng;

• Chi phí quản lý: 353.985 triệu đồng.

• Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

Trong giai đoạn 2012 – 2015 tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư các công trình phục vụ

công tác bảo vệ rừng và PCCCR như:

o Xây dựng, nâng cấp trạm bảo vệ rừng: (47 trạm);

o Đường băng cản lửa: 2.440 lượt km (năm 2010: 1.830km);

o Bảng tin, biển báo: 62 (19 cái);

o Chòi canh gác lửa rừng: (2 cái);

o Đập, bể nước PVCCR: 16 đập, bể;

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển rừng:

161

o Công trình đường lâm nghiệp, đường công vụ: 685 km, tăng cường hiệu quả

trong bảo vệ và phát triển rừng

o Xây dựng rừng giống: chuyển hóa 20 ha rừng giống loài Thông Mã Vĩ tại

Bình Liêu

o Xây dựng nâng cấp Vườn ươm.

+ Thực hiện Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 về “Đề án khung

các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020”, trong đó bảo tồn 13

loài đặc hữu có giá trị kinh tế cao bao gồm: Trà hoa vàng, Ba kích tím, Bình vôi hoa

đầu, Bảy lá một hoa, Hoa tiên, Gà Bang Trới, Ngán, Tu hài, Ốc đĩa, Hải sâm đen, Sá

sung, Cá song chuối, cá Tráp vàng, với tổng ngân sách được phê duyệt là 15,5 tỷ đồng

từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm của tỉnh, tranh thủ sự kinh phí hỗ trợ

từ Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Tính riêng năm 2015, chi 458.050.000 đồng cho hỗ trợ, khen thưởng các chủ

nuôi gấu tự nguyện đã giao nộp gấu về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo (các Quyết

định của UBND tỉnh số: 1458/2015/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 và số 2774/QĐ-

UBND ngày 23/9/2015);

+ Tổng hợp một số nguồn vốn chi cho bảo vệ rừng, bảo tồn nguồn gen, …

• Đối với nguồn chi từ sự nghiệp môi trường: Triển khai các dự án từ nguồn kinh

phí sự nghiệp môi trường tỉnh: Dự án lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có tổng kinh phí 4.418 triệu đồng;

Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, Tiên Yên có tổng kinh phí

2.250 triệu đồng.

• Đối với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng: Năm 2015 tỉnh Quảng Ninh mới

bắt đẩu triển khai thực hiện thu, chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số

3322/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án thực hiện

chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến năm 2020. Theo đó, tỉnh sẽ thực hiện

thu tiền dịch vụ môi trường rừng của 03 loại hình là nước sạch, hồ chứa và dịch vụ du

lịch. Đến nay, toàn tỉnh đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng của 02 loại hình là nước

sạch với tổng tiền thu được là 1.647.415.000 đồng.

• Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện chi trả:

1.236.429.000 đồng, quy đổi tương đương với 130.005,4 ha, cho 3 nhóm chủ rừng chi

trả theo quy định, 10 đơn vị có mức chi trả thấp và 12 địa phương.

• Trong giai đoạn 1997-2008, tỉnh đã triển khai thực hiện các chương trình trồng

và khôi phục RNM bằng các dự án: PAM 5325, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Nhi đồng Anh,

Tổ chức trồng lại RNM Nhật Bản, đã trồng mới được hơn 2.300ha rừng các loại. Từ

năm 2008-2014, nhờ chương trình bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh đã trồng mới được

hơn 1.700ha với tổng kinh phí hơn 22,4 tỷ đồng. Giai đoạn 2015-2020, tỉnh đang triển

khai 3 dự án bằng kinh phí của chương trình biến đổi khí hậu (SP-RCC) gồm: Dự án

162

gây bồi, tạo bãi và trồng cây ngập mặn tại thôn 1, xã Hải Đông (TP Móng Cái), tổng

kinh phí 27 tỷ đồng; dự án nâng cấp đê Quan Lạn (huyện Vân Đồn) và trồng RNM,

kinh phí 18 tỷ đồng; dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven

biển tỉnh giai đoạn 2015-2020, tổng mức đầu tư 92 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tỉnh Quảng

Nnh có nhiều quan tâm đầu tư cho công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, đặc biệt tại các

khu khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, xung yếu có các công trình thủy lợi,

lưu vực sông, suối lớn, các đèo dốc, dọc các tuyến đường giao thông và các khu rừng

đặc dụng. Các khu rừng được khoanh nuôi tái sinh đã đảm bảo đạt độ tàn che 0,2 – 0,3

trong vòng 5 – 7 năm kể từ khi được khoanh nuôi, góp phần nâng cao độ che phủ rừng

của toàn tỉnh, giữ nước, giữ đất, bảo đảm hành lang, môi trường sống cho các loài sinh

vật, bảo vệ tính đa dạng sinh học và tăng giá trị của rừng.

Công tác trồng rừng đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư theo các dự án,

chương trình của tỉnh, của quốc gia và hợp tác quốc tế như: Chương trình dự án 661,

dự án trồng rừng Việt Đức, dự án định canh định cư, dự án trồng rừng nguyên liệu, dự

án trồng rừng ngập mặn hội chữ thập đỏ của Nhật Bản…

Ngành thủy sản đã góp phần đánh kể vào công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh: Để

thực hiện các nội dung trong công tác bảo tồn hệ sinh thái, loài, nguồn gen, phát triển

các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Chi cục Thủy sản đang tiến hành

xây dựng, hoàn thiện nội dung dự thảo các dự án: Dự án Đường dây nóng bảo vệ

nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với kinh phí 2 tỷ đồng; Dự án Phục

hồi và cải tạo chức năng rạn san hô và thảm thực vật cỏ biển, rong biển với kinh phí

5,365 tỷ đồng; Dự án Khoanh vùng bảo vệ các bãi sinh sản, bãi giống thủy sản và phục

hồi, tái tạo, bảo vệ và phát triển các loài thủy sản quý hiếm đang bị cạn kiệt có nguy cơ

tuyệt chủng với kinh phí 6 tỷ đồng; Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo

Trần với kinh phí 2 tỷ đồng.

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn: trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ rừng

đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và sự tham gia của cộng đồng dân cư,

các chủ rừng vận hành linh hoạt các hình thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng phù hợp

với đặc điểm văn hóa, tập quán, trình độ nhận thức, thị trường của từng địa phương cụ

thể như: giao, khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

thôn; triển khai tích cực các biện pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của

nhân dân để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Trách nhiệm quản lý Nhà nước

của các cấp, các ngành được tăng cường và nâng cao. Hoàn thành công tác rà soát, quy

hoạch lại 3 loại rừng và công tác cắm mốc 3 loại rừng theo kết quả rà soát. Thực hiện

tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

* Một số kết quả bảo vệ và trồng cây thay thế đã thực hiện:

163

Theo báo cáo số 3950/SNN&PTNT – KHTC của Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn về việc báo cáo việc thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh thì trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh thu đã thu được một số kết quả sau:

Diện tích, quy mô, đơn vị trồng rừng, loài cây, mật độ trồng rừng thay thế

TT Đơn vị trồng rừng Khối lượng thực hiện

Loài cây Mật độ

Cộng 2014 2015 2016 2017

I Kế hoạch từ QBV&PTR 1.125,8 280,7 287,9 147,1 410,2

1 CtyTNHH 1TV LN Đông

Triều 61,0 18,9 17,5 24,6

Thông

nhựa 1.100

2 BQL di tích và rừng QG Yên

Tử 94,0 45,0 49,0

Thông

nhựa 1.100

3 C.ty TNHH 1TV LN Uông Bí 15,0 15,0 Thông

nhựa 1.100

4 BQL rừng PH hồ Yên Lập 141,3 42,1 99,2 Thông

nhựa 1.100

5 C.ty TNHH MTV LN Vân

Đồn 17,4 17,4 Mã Vĩ 1.650

6 BQL rừng PH huyện Tiên Yên 28,0 13,0 15,0 Mã Vĩ 1.650

7 C.ty TNHH MTV LN Tiên

Yên 120,0 58,2 61,8 Mã Vĩ 1.650

8 BQL rừng PH huyện Ba Chẽ 16,8 16,8 Mã Vĩ 1.650

9 Cty TNHH 1TV LN Bình liêu 311,7 209,3 77,4 25,0 Mã Vĩ 1.650

10 BQLR phòng hộ Trúc Bài Sơn 44,2 26,9 17,3 Mã Vĩ 1.650

11 BQL rừng phòng hộ Móng

Cái 162,6 11,6 3,8 147,2

Thông

nhựa; cây

ngập mặn

1.100;

1.600

12 Đoàn Kinh tế Quốc phòng 327 82,4 82,4 Mã Vĩ 1.650

13 Phòng N. Nghiệp TX Quảng

Yên 31,5 31,5

Cây ngập

mặn 1.600

II Chủ đầu tư tự thực hiện

TRTT 52,1 7,4 44,7

1 C.ty TNHH liên doanh 167

VN 44,7 44,7

Thông

nhựa 1.100

2 C.ty TNHH MTV LN Cẩm

Phả 6,0 6,0 Keo 1650

3 C.ty TNHH MTV LN Tiên

Yên 1,4 1,4 Keo 1650

I+II 1.178,0 288,1 287,9 191,8 410,2

Tổng diện tích thực hiện trồng rừng thay thế triển khai từ 2014 đến tháng

10/2017 là: 1.178,0 ha vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh,

trong đó (Kế hoạch từ quỹ là = 1.125,9 ha, chủ dự án tự thực hiện trông rưng thay thê

là 3 đơn vị với 52,1 ha, cụ thể:

+ Năm 2014 là: 288,1 ha (từ quỹ là 280,7 ha; 2 đơn vị tự thực hiện với 7,4 ha);

+ Năm 2015 là: 287,9 ha (kế hoạch từ quỹ);

164

+ Năm 2016 là : 191,8 ha (từ quỹ là 147,1 ha; 01 đơn vị tự thực hiện với 44,7

ha);

+ Năm 2017 là: 410,2 ha (từ quỹ, trong đó trồng hoàn thành 156,7 ha và 253,5

ha (diện tích mới giao tháng 9/2017) đang trồng và hoàn thiện thẩm định hồ sơ thiết kế

sẽ hoàn thành vào cuối 2017 đến tháng 6/2018);

- Đánh giá chung:

Qua kết quả kiểm tra đánh giá giai đoạn đang thực hiện xây dựng cơ bản lâm

sinh: cơ bản diện tích trồng rừng thay thế đạt kết quả tốt hoàn thành đúng các chỉ tiêu

kỹ thuật yêu cầu, bên cạnh còn một số tồn tại một số diện tích trồng rừng của 03 đơn

vị trồng rừng có một số ít diện tích chưa đảm bảo, cụ thể:

Tổng kế hoạch giao thực hiện trồng rừng thay thế trên địa đến tháng 10/2017 là

1.178,0 ha, trong đó

+ Diện tích đạt yêu cầu là: 873,4 ha, đạt 74,1%;

+ Diện tích mới giao bổ sung 253,5 ha đang trồng và hoàn thiện hồ sơ 21,5 %;

+ Diện tích không đạt yêu cầu phải trồng lại rừng là 51,07 ha, chưa đạt 4,3%;

(Gồm Công ty lâm nghiệp Bình Liêu: 21,9 ha; Quốc phòng 327: 20,3 ha: (xã

Đồng Tâm, huyện Bình Liêu là 12,0 ha; xã Quảng Sơn huyện Hải Hà là: 8,3 ha) và

Ban quản lý rừng phòng hộ Móng Cái là 8,87 ha ngập mặn);

Về công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lâm nghiệp: Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh

năm 2016, hiện nay, Chi cục Kiểm lâm nắm được số liệu tổng diện tích rừng và đất

lâm nghiệp đã giao, cho thuê tại 14/14 huyện, thị xã, thành phố cho các hộ gia đình, cá

nhân để quản lý là: 139.694,39 ha; tổng diện tích giao cho cộng đồng dân cư là:

4.144,44 ha; việc thống kê diện tích đã giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân và cộng

đồng dân cư đến từng chủ hộ như theo mẫu biểu Cục Kiểm lâm gửi kèm Công văn số

734/KL-QLR, cụ thể như sau:

Năm 2017, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2016 của UBND tỉnh

về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao, cho thuê rừng và đất lâm

nghiệp trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 04/14 UBND các huyện, thị xã, thành phố của

tỉnh Quảng Ninh mới đang xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng tổng thể trên

địa bàn huyện để trình UBND tỉnh phê duyệt và chưa triển khai tại thực địa. Do việc

giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh hầu hết được tiến hành trước

thời điểm Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011

của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn một số nội

dung về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp có hiệu lực, nên

việc hoàn thiện hồ sơ giao rừng, thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, thuê

đất lâm nghiệp có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng

vẫn chưa thực hiện được, do ngân sách tỉnh chưa bố trí được kinh phí thực hiện.

165

Cơ bản hoàn thành việc xây dựng Phương án PCCCR giai đoạn 2012 – 2015 đối

với cấp huyện, thị xã, thành phố và nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm

lâm; xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng ở những nơi có

nguy cơ xây hại rừng cao…. Thành lập Tổ công tác của tỉnh thực hiện Chỉ thị số

12/CT-TTg và 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng quy chế phối hợp giữa

các xã, huyện giáp ranh để ngăn chặn kịp thời các hiện tượng chặt phá, khai thác, buôn

bán, vận chuyển , kinh doanh lâm sản trái phép…

Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và xây dựng quy ước bảo vệ rừng cộng đồng;

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập PCCCR từ cấp thôn bản trở lên để kịp thời

huy động lực lượng và ngăn chặn không để cháy lan ra diện rộng.

Đã hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm về công tác quản lý, bảo vệ rừng như: Khai

thác, vận chuyển lâm sản trái phép, đốt nương làm rẫy gây ra cháy rừng hoặc vô ý gây

ra cháy rừng. Toàn bộ diện tích có rừng đều được triển khai các biện pháp bảo vệ

rừng, PCCCR, đặc biệt những khu rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên thuộc

quy hoạch rừng sản xuất được quan tâm đầu tư; ngoài những diện tích rừng phòng hộ,

đặc dụng được ngân sách trung ương hỗ trợ, tỉnh đã bố trí ngân sách bảo vệ những

diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có nguy cơ xâm hại cao, rừng gỗ quý hiếm…

* Một số kết quả công tác quản lý, khai thác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy

sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua:

Trong những năm qua, cường lực khai thác ở vùng biển Quảng Ninh đã tăng một

cách hết sức nhanh chóng. Chỉ riêng các tàu, thuyền đánh bắt trên khu vực Vịnh Hạ

Long đã có đến 5.000 chiếc. So với những năm 90, số tàu thuyền đánh bắt đã tăng

200%. Các loại cá con mà các ngư dân đánh bắt tận diệt để bán cho các cơ sở nuôi cá

trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long mỗi năm lên tới khoảng 140 tấn.

Trước thực trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt của ngư dân, tỉnh đã yêu cầu cấm

đánh bắt, khai thác thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long và có lộ trình cấm đánh bắt

cả trong vùng đệm. Ngoài ra, sẽ từng bước chấm dứt hẳn các hoạt động khai thác thủy

sản cả ở vùng đệm Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long nhằm bảo vệ, phát triển nguồn

lợi thủy hải sản.

Trước đó, nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, từ năm 2011, tỉnh Quảng Ninh đã

ban hành nhiều văn bản, chỉ thị về việc cấm khai thác, đánh bắt tại một số khu vực,

đặc biệt thực hiện cấm khai thác thuỷ sản trong vùng lõi Vịnh Hạ Long; cấm khai thác

sá sùng trên toàn tỉnh từ ngày 1-6 đến 31-7 hằng năm. Ngoài danh mục các nghề khai

thác thuỷ sản cấm của Bộ NN&PTNT, tỉnh còn cấm bổ sung một số nghề khác như

đăng, đáy, sử dụng lưới mắt nhỏ, các dụng cụ như lồng bát quái, kích, xiếc điện, mìn…

để khai thác.

Từ năm 2015 đến nay Sở NN&PTNT Quảng Ninh đã xử lý vi phạm 2.240

trường hợp với tổng số tiền phạt 5.077 triệu đồng. Cùng với đó, các lực lượng chức

năng của tỉnh cũng xử lý vi phạm 1.991 trường hợp, thu phạt hành chính hơn 4,75 tỷ

166

đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tổ chức 764 chuyến, lượt kiểm tra, xử

lý vi phạm 526 vụ, thu phạt hơn 1,3 tỷ đồng. Trong đó các ban, ngành, chức năng của

tỉnh đã tổ chức 755 chuyến kiểm tra, xử lý vi phạm 453 trường hợp. Thu phạt hơn 1,2

tỷ đồng.

Để triển khai thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Luật Thủy sản và các quy định có

liên quan của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và các nguồn lợi tự

nhiên, BTV Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban Cán sự Đảng, Đảng

đoàn; cấp ủy các sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã

hội tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, triểnkhai đồng bộ các

nhiệm vụ quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các nguồn lợi tự

nhiên nhằm ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại và các

ngư cụ, nghề khai thác thủy sản có tính tận diệt bị cấm trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ và

phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý,

thực thi công vụ cho cán bộ làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy

sản các cấp; tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát

triển nguồn lợi thủy sản giữa người dân làm nghề thủy sản, các chủ tàu cá với chính

quyền địa phương. Đặc biệt khuyến khích người dân cung cấp thông tin tố cáo các

hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hại cho nguồn lợi thủy sản.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc

buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại chất nổ, kích điện, hóa chất độc hại

và ngư cụ làm nghề khai thác thủy sản có tính tận diệt bị cấm trong khai thác và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Các lực lượng chức năng và các địa phương phải có kế hoạch chủ động phối hợp tuần

tra, kiểm soát, trao đổi thông tin để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm

trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đảm bảo đồng bộ, thường xuyên

và hiệu quả.

Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách để đặt hàng các cơ sở sản xuất giống

thủy sản kết hợp với tuyên truyền, vận động xã hội hóa chương trình thả giống thủy

sản ra biển và các thủy vực nội địa nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản; chú trọng thả các

giống loài thuỷ sản bản địa, đặc hữu và các giống loài có giá trị kinh tế cao hoặc quý

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, sẽ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi

tiết các khu vực đánh bắt thủy sản theo mùa vụ, chủng loại, kích cỡ các loài thủy sản

được phép khai thác, kích thước mắt lưới và ngư cụ khai thác trên các vùng biển của

tỉnh. Triển khai việc cấm các hoạt động khai thác thủy sản trong vùng lõi Vịnh Hạ

Long; trong đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình từ năm 2018 chấm dứt toàn bộ các hoạt

động khai thác, đánh bắt thủy sản ở các khu vực đã được khảo sát, quy hoạch trên

Vịnh Hạ Long, một số địa điểm trên Vịnh Bái Tử Long, các Khu bảo tồn biển...

167

Khuyến khích các địa phương thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản

ven bờ có sự tham gia của cộng đồng gắn với thực hiện các nội dung, yêu cầu cụ thể

hóa của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh; triển khai các mô hình sử dụng

vật liệu thân thiện với môi trường và thức ăn công nghiệp trong nuôi biển để giảm ô

nhiễm môi trường. Cùng với đó, thực hiện tổng điều tra tàu cá trong toàn tỉnh để xây

dựng phương án chuyển đổi nghề đối với các tàu, thuyền công suất nhỏ hoạt động ven

bờ phù hợp với thực tiễn, không cấp đăng ký, đăng kiểm các tàu cá đóng mới có công

suất dưới 30CV.

Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi các

nghề khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt nguồn lợi thủy sản và hủy hoại môi

trường sang các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường; chính

sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư

dân địa phương; cơ chế trích lại kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực thủy sản để bổ sung phục vụ hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cơ chế khuyến

khích người dân, các chủ phương tiện thường xuyên hoạt động trên biển chủ động báo

tin, tố giác các hoạt động vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh

Luật pháp Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ĐDSH

và giao trách nhiệm cho Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức

năng quản lý Nhà nước. Bộ NN&PTNT và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác cũng được

Chính phủ phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo lĩnh vực ngành dọc

do mình phụ trách, trong khi UBND các cấp được phân cấp quản lý ĐDSH trong phạm

vi nhiệm vụ và quyền hạn theo địa bàn.

Có thể nói, những quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý Nhà

nước đối với ĐDSH tại các Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Thủy sản 2003,

Nghị định 109 và Nghị định 1 của Chính phủ mặc dù đã đáp ứng tốt các tiêu chí hợp

pháp, đúng thẩm quyền, rõ ràng cụ thể nhưng lại chưa đáp ứng được tiêu chí phù hợp

với đặc thù ĐDSH. Bởi từ trước khi Luật ĐDSH 2008 được ban hành, cách tiếp cận

phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành chủ yếu dựa trên cơ sở

chia các hệ sinh thái tự nhiên, các bộ phận của ĐDSH thành: rừng, biển, đất ngập

nước… để quản lý, trong khi bản thân các yếu tố trên là một chỉnh thể thống nhất, có

độ tương tác rất cao và không dễ dàng phân biệt rạch ròi. Sau khi Quốc hội ban hành

các Luật nêu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tiến hành các hoạt động triển khai,

thực hiện Luật cũng như xây dựng và ban hành các văn bản định hướng cho công tác

bảo tồn ĐDSH trong giai đoạn tới như: Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu

bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về ĐDSH cũng như chức năng, nhiệm vụ

168

của các Bộ, ngành liên quan trong lĩnh vực này hiện nay vẫn còn thiếu sự đồng bộ dẫn

đến tình trạng thiếu thống nhất trong quản lý đa dạng sinh học ở nước ta.

Cụ thể là, Bộ NN&PTNT quản lý các khu rừng đặc dụng, các khu bảo tồn vùng

nước nội địa, các khu bảo tồn biển. Trong khi đó, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm xây

dựng và quản lý các khu đất ngập nước. Tuy nhiên, các hệ sinh thái này luôn luôn đan

xen nhau trong một khu bảo tồn như Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), U Minh

Thượng, U Minh Hạ (Cà Mau) gồm cả ba hệ sinh thái là rừng, đất ngập nước và cửa

sông ven biển. Trên thực tế, việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên lâu nay vẫn do

Bộ NN&PTNT thực thi theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy sự không

thống nhất trong phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về ĐDSH.

Bởi vậy, cần có đổi mới trong quản lý đa dạng sinh học, trong đó cấp bách về

tăng cường thể chế và hiệu quả thống nhất quản lý Nhà nước về ĐDSH trên ba khía

cạnh chính như: Củng cố, thống nhất cơ quan quản lý Nhà nước về ĐDSH; hoàn thiện

hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, sớm rà soát, điều chỉnh Luật Đa dạng sinh

học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản theo hướng thống nhất các quy

định về đa dạng sinh học; giải quyết tình trạng bất cập về quy hoạch và đầu tư cho các

mục tiêu ưu tiên về bảo tồn ĐDSH.

Việc bảo vệ, quản lý ÐDSH hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của

nhiều Quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ nhận thức đó, thời gian qua, Việt Nam luôn

quan tâm công tác quản lý ÐDSH bằng việc ban hành nhiều văn bản pháp luật, các cơ

chế, chính sách, cũng như đưa các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm

ÐDSH. Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống tổ chức ở các cấp; tăng cường đầu tư

nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị cho công tác này.

Ðể việc quản lý, bảo tồn ÐDSH bền vững và hiệu quả, các cấp ủy, chính quyền

địa phương, các bộ, ngành cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 286/1997/CT-

TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và

phát triển rừng; ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Triển

khai Quyết định số 1250/QÐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc

gia về ÐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Văn bản này đã đưa ra những

chỉ tiêu rất cụ thể liên quan đến khu bảo tồn và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Quyết

định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020; Nghị định số

117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ

thống rừng đặc dụng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 về

chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020; Nghị định số

65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày

12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản

lý, bảo vệ và phát triển rừng... Các văn bản này đã quy định chi tiết các nội dung liên

quan trực tiếp đến bảo tồn đa dạng sinh học.

169

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng

được kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể hơn sau khi Luật Bảo vệ

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày

23 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2015 (Luật

này thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2005). Hệ thống quản lý Nhà nước về Bảo

vệ môi trường ở địa phương đã được hình thành theo hướng gắn kết quản lý Nhà nước

về môi trường với quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên.

Vơi sư ra đơi cua Luât Đa dang sinh hoc, co thê noi bô may tô chưc vê công tac

quan ly, bao tôn đa dang sinh hoc mơi đươc chinh thưc khăng đinh, tao tiên đê cho cac

câp trung ương va đia phương cung cô bô may tô chưc cho phu hơp vơi chưc năng,

nhiêm vu. Theo Luât ĐDSH, Bô Tai nguyên va Môi trương chiu trach nhiêm trươc

chinh phu thưc hiên quan ly nha nươc vê ĐDSH. Cac bô, nganh khac quan ly theo

pham vi nhiêm vu va sư phân công cua Chinh phu.

Trên thưc tê, ơ câp trung ương, nhiêm vu quan ly nha nươc vê bao tôn ĐDSH

hiên đang đươc giao chu yêu cho hai Bô thưc hiên chinh, đo la Bô Tai nguyên va Môi

trương va Bô Nông nghiêp va Phat triên Nông thôn. Đa dang sinh hoc la môt hơp phân

cua môi trương, vi thê ơ nhiêu bô nganh, cac cơ quan tham mưu vê môi trương cung la

cơ quan tham mưu vê ĐDSH.

Đôi vơi câp tinh, tât ca cac tinh thanh đêu đa thanh lâp Sơ Tai nguyên va Môi

trương, trong đo môt sô sơ đa bươc đâu hinh thanh cac đơn vi theo doi hoat đông bao

tôn ĐDSH, chu yêu theo chê đô kiêm nhiêm, môt sô it đia phương co can bô chuyên

trach. Tai câp huyên, can bô vê quan ly môi trương (thuôc Phong TN va MT) theo doi

luôn môt sô công tac bao tôn như la môt nhiêm vu cua bao vê môi trương.

Tai tinh Quang Ninh, cơ câu tô chưc cung theo đung mô hinh nêu trên. Theo đo,

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong

công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Chi cục BVMT đa được thành

lập năm 2008, co chưc năng giup Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà

nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong môt loat cac chưc năng

nhiêm vu cua minh, Chi cuc BVMT Quang Ninh se la đầu mối phôi hơp hoăc tham gia

với các cơ quan co liên quan trong việc giải quyết cac vấn đề môi trường liên ngành,

liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh

học theo phân công cua Giam đôc Sơ.

Tại cấp tỉnh, công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ của tất cả

các Sở, ngành, địa phương; trong đó các Sở: Tài nguyên và Môi trường và Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn là hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà

nước về đa dạng sinh học, các Sở, ngành liên quan khác và UBND các địa phương

theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc phân cấp quản lý từ Bộ ngành chủ quản phối hợp

thực hiện nhiệm vụ quản lý đa dạng sinh học theo ngành, theo lãnh thổ. Bên cạnh đó,

170

để hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong công tác phòng chống tội phạm môi

trường phòng cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh được thành lập.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh thành phố trung

ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh” UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2055/2015/QĐ-UBND ngày

20/7/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 3295/2015/QĐ-UBND ngày

28/10/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi

cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh, trong đó, về cơ cấu tổ chức thành lập phòng

chuyên môn về Quản lý đa dạng sinh học. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

phòng Quản lý đa dạng sinh học thực hiện theo Quyết định số 428/QĐ-TNMT ngày

13/11/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, phòng Quản lý đa dạng sinh

học có 03 biên chế, trình độ: thạc sỹ, tiến sỹ, với chuyên môn đào tạo là Công nghệ sinh

học, Lâm nghiệp và Bảo vệ môi trường. Đây là đơn vị đầu mối của tỉnh chủ trì tổ chức

thực hiện quản lý đa dạng sinh học trên địa bàn toàn tỉnh theo Luật đa dạng sinh học

2008, Luật bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển

nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Thông tư số 15/2015/TT-

BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn

nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, theo Quyết định số 4169/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh

về chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Kiểm Lâm và Quyết định số 4327/2015/QĐ-

UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Chi cục

Thủy sản: tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm (được kiện

toàn từ năm 2015 trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp) và

Chi cục Thủy sản là hai đơn vị trực thuộc Sở, chịu trách nhiệm chính trong quản lý đa

dạng sinh học rừng và thủy sản, bảo tồn thiên nhiên tại các khu rừng đặc dụng, khu bảo

tồn đất ngập nước nội địa và khu bảo tồn biển, khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài

nguyên thiên nhiên thủy sinh của tỉnh theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004,

Luật thủy sản năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Tại Chi cục Thủy sản, nhiệm vụ về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản được

giao cho phòng Quản lý nguồn lợi và môi trường thuỷ sản chủ trì quản lý. Đến nay,

Phòng Quản lý nguồn lợi và môi trường thủy sản có 05 cán bộ, trình độ từ cử nhân/ kỹ

sư tới thạc sỹ, các chuyên ngành được đào tạo gồm: môi trường, nuôi trồng thủy sản,

quản lý tài nguyên biển, quản trị kinh doanh.

171

Tại Chi cục Kiểm lâm, nhiệm vụ về bảo tồn thiên nhiên được giao cho phòng

Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên chủ trì thực hiện.

Về hệ thống tổ chức Kiểm lâm Quảng Ninh: Đây là một trong những đơn vị

kiểm lâm được thành lập đầu tiên của cả nước (ngày 28/6/1973), đến nay, lực lượng

này đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tại cấp tỉnh là Chi cục Kiểm

lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại cấp huyện là các hạt kiểm

lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Các công chức kiểm lâm địa bàn xã do Hạt kiểm

lâm cấp huyện quản lý. Tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long và các khu bảo tồn thiên

nhiên, khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn đủ điều kiện về diện tích và có

nguy cơ xâm hại cao đã thành lập Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo

quy định của pháp luật. Kiểm lâm Quảng Ninh được tổ chức tại 14 hạt, 2 đội kiểm soát

cơ động đường bộ, đường thủy và lực lượng bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên

Đồng Sơn-Kỳ Thượng, Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập với tổng 313 cán bộ

công chức biên chế tại. Về trình độ có 167 đại học (3 người trên đại học), 107 trung

cấp, còn lại là sơ cấp và các ngành khác; chuyên môn được đào tạo gồm: lâm nghiệp…

Về cơ bản trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm đã được triển khai đến tận cấp huyện,

cấp xã. Thông qua việc bố trí và sắp xếp lực lượng bảo vệ rừng ở những vùng trọng

điểm, có nguy cơ xâm hại rừng cao, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với

chính quyền xã và các hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ

rừng, đồng thời là cơ quan thường trực, đầu mối thực hiện các Công ước quốc tế về

buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp trên địa bàn toàn tỉnh.

Chi cuc BVMT Quang Ninh có số lượng cán bộ đa được tăng cường, song chủ

yếu là cán bộ trẻ, kinh nghiêm va kỹ năng quản lý nhà nước còn hạn chế, vì vậy chưa

đáp ứng được nhu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Đăc biêt, linh vưc bao tôn

ĐDSH chi la môt trong rât nhiêu linh vưc ma Chi cuc phai quan ly nên vơi đôi ngu can

bô con tre va mong như hiên tai, tinh Quang Ninh chưa thanh lâp đươc đơn vi theo doi,

điêu phôi vê ĐDSH cung như chưa bô tri đươc can bô chuyên trach vê linh vưc nay.

Đôi vơi quan ly ĐDSH theo nganh, hiên tai hê thông rưng đăc dung va cac khu

bao tôn biên (đa đươc quy hoach) se chiu sư quan ly cua Bô NN va PTNT. Tai tinh

Quang Ninh, Chi cuc Kiêm lâm va Chi cuc Khai thac va bao vê nguôn lơi thuy san

thuôc Sơ NN va PTNT se chiu trach nhiêm quan ly cac khu rưng đăc dung (như Vươn

quôc gia Bai Tư Long, Khu bao tôn thiên nhiên Đông Sơn Ky Thương, Khu Rừng

quốc gia Yên Tư...) cung như cac hoat đông liên quan đên qui hoach, xây dưng Khu

bao tôn biên Cô Tô, Đao Trân. Hệ thống kiểm lâm cũng đã được bố trí từ cấp tỉnh đến

cấp huyện, xã, là nguồn lực tốt cho công tác bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, tôn tai cung

như thach thưc hiên nay đôi vơi cac khu bao tôn rưng (hay con goi la cac khu rưng đăc

dung) la vơi nguôn nhân lưc va tai chinh han chê, chi riêng bao vê tôt tai nguyên rưng,

phong chông chay rưng đa la rât kho khăn, vây nên chưa thê co đươc nhân sư cung

như cơ câu tô chưc phu hơp đê thưc hiên chưc năng quan ly, bao tôn đa dang sinh hoc.

Ngoai ra, Sơ NN va PTNT cung chiu trach nhiêm vê cac vân đê liên quan đên nguôn

172

giông cây trông vât nuôi. Tuy nhiên, nhiêu khia canh liên quan đên đa dang sinh hoc

trong linh vưc vât nuôi, cây trông như an toan sinh hoc, đa dang nguôn gen, sinh vât

ngoai lai xâm lân, la hoan toan mơi me vơi năng lưc hiên co cua Sơ NN va PTNT.

Vê tông thê, việc ban hành nhưng hướng dẫn triển khai thực hiện về cơ cấu tổ

chức cua các ngành còn thiếu, chưa có quy định chi tiêt, rõ ràng về việc hình thành bộ

máy quản lý liên quan đên bao tôn đa dang sinh hoc trong các ngành. Vì vậy việc triển

khai thực hiện nhiệm vụ quản lý đa dang sinh hoc thuộc lĩnh vực ngành quản lý và viêc

phối hợp vơi Cuc Bao tôn ĐDSH thuôc Tông cuc Môi trương cung như cac phôi hơp

liên ngành chưa hiệu quả, đôi khi có sự chồng chéo. Nhưng bât câp nay ơ câp trung

ương cung khiên cho cac đia phương, trong đo co ca Quang Ninh, lung tung khi triên

khai cac công viêc liên quan đên đa dang sinh hoc - môt linh vưc co tinh liên nganh cao.

Ở cấp huyện: Thực hiện các Thông tư liên tịch số: 50/TTLT-BTNMT-BNV và

số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV nêu trên, 14/14 huyện, thị xã, thành phố trên toàn

tỉnh đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của các phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng chuyên môn về nông nghiệp và

phát triển nông thôn trực thuộc UBND cấp huyện như phòng nông nghiệp và phát triển

nông thôn, phòng kinh tế… theo đó nhiệm vụ quản lý về đa dạng sinh học trên địa bàn

tỉnh đã được phân cấp từ cấp tỉnh tới cấp huyện. Tại các phòng đã phân công cán bộ đầu

mối theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin về đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý.

Tại cấp xã, cơ bản đã hình thành mạng lưới quản lý rừng tới tận thôn bản; nhiệm

vụ quản lý bảo vệ đa dạng sinh học được lồng ghép trong nội dung quản lý rừng và

ngày càng được làm rõ theo các hướng dẫn cụ thể từ cấp Bộ, ngành như Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, và các chỉ đạo trực tiếp

từ cấp tỉnh, cấp huyện như: nhiệm vụ thu thập, lưu trữ dữ liệu, báo cáo hiện trạng về

môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn xã tại địa phương.

2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy

hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh

Cùng với các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược,

bao gồm Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Chiến lược Quốc gia về đa

dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược BVMT Quốc gia

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong

giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải

Bắc Bộ Viện Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050… và nhiều chiến lược

khác. Với vai trò của chiến lược là vạch hướng quỹ đạo cho sự phát triển trong một

thời gian dài, trong tất cả các chiến lược này, mục tiêu cũng như nội dung luôn đặt cao

vấn đề phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học… Nâng cao chất lượng và tăng

diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm, cải thiện chất lượng và

số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, kiểm kê lưu giữ

các nguồn gen bản địa, quý hiếm đảm bảo không bị suy giảm và xói mòn…

173

Quy hoạch là sự thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian

lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu,

đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt -

Trung đến năm 2020, Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, khẳng định phát triển kinh tế

xã hội phải kết hợp với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; gắn phát triển kinh tế

với phát triển du lịch, bảo tồn… Chăm sóc bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh

trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ… Bảo vệ nghiêm ngặt hệ thống vườn Quốc

gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và nguồn gen động, thực vật quý hiếm…

Kế hoạch có chức năng cụ thể hoá các tầm nhìn chiến lược phát triển và mục

tiêu của quy hoạch để từng bước thực hiện và biến chiến lược, quy hoạch thành thực tế

cuộc sống. Kế hoạch phát triển được thể hiện rõ nhất (so với chiến lược và quy hoạch)

chức năng: phân chia chiến lược và quy hoạch thành các lộ trình ngắn hơn, xác định

nhiệm vụ cần phải đạt được trong từng giai đoạn phát triển, đặt ra một cách cụ thể hệ

thống mục tiêu, chỉ tiêu và những giải pháp, chính sách thích hợp cho thời kỳ kế

hoạch. Cụ thể, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đã

được khẳng định trong từng giai đoạn phát triển, nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 56%

(năm 2020) lên 58% vào năm 2025 và đạt 62% vào năm 2030. Kế hoạch hành động

Quốc gia về ĐDSH. Mục tiêu là: quản lý an toàn sinh học một cách có hiệu quả để bảo

vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học; Bảo tồn, phát triển và sử dụng

bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú

của Việt Nam; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa

dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa

dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên.

Bảo vệ các sinh thái tự nhiên của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị

đe doạ thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế của con người.

Bảo vệ các bộ phận của ĐDSH đang bị đe dọa do khai thác quá mức hay bị lãng quên.

Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận ĐDSH trên cơ sở phát

triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước.

Quy hoạch ĐDSH phù hợp với Quy hoạch Tổng thể Phát triển kinh tế xã hội

vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020:

Ngày 23/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 759/2013/QĐ-

TTg phê duyệt về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông

Hồng đến năm 2020. Theo Quyết định, tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông

Hồng, đóng vai trò là cửa ngõ của Việt Nam với3 vùng biển Nam Trung Quốc, với thế

giới và là một trong hai kết nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động. Vùng

đồng bằng sông Hồng dự kiến sẽ là đầu tàu của đất nước trong chuyển dịch cơ cấu

174

kinh tế từ "nâu" sang "xanh", với mức phát thải khí nhà kính thấp để giảm nhẹ tác

động của biến đổi khí hậu. Vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng cần phải đạt được các

mục tiêu sau đây để bảo vệ môi trường:

a) Ưu tiên phát triển các ngành áp dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ tiên

tiến, tiêu thụ năng lượng thấp, lượng khí thải thấp, và thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ

bảo vệ môi trường;

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cam kết về môi trường của

các cơ sở sản xuất công nghiệp và du lịch với thực hiện kiểm toán môi trường để quản

lý môi trường thích hợp

c) Thực hiện phân vùng môi trường và quản lý tổng hợp các lưu vực sông, khu

vực ven biển, ngăn chặn các vấn đề liên quan đến vận tải hàng hải như sự cố tràn dầu,

rò rỉ hóa chất độc hại.

Kế hoạch phát triển không gian những khu vực trọng điểm của tỉnh Quảng

Ninh: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng phát triển không gian cho Quảng Ninh được

thiết lập là: "một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá". Định hướng này đảm bảo sự

liên kết và gắn kết nhằm tận dụng những thế mạnh của từng huyện trên địa bàn tỉnh,

cũng như thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong "Vùng Đồng bằng sông Hồng và Khu

vực Kinh tế trọng điểm Bắc bộ" và vị trí chiến lược đối với hợp tác kinh tế quốc tế.

Định hướng phát triển không gian cho Quảng Ninh được thiết lập là "một tâm,

hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá". Định hướng này đảm bảo sự liên kết và gắn kết

để tận dụng những thế mạnh của từng huyện trên địa bàn tỉnh, cũng như thế mạnh của

tỉnh Quảng Ninh trong Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

và vị trí chiến lược đối với hợp tác kinh tế quốc tế.

Tác động của một số chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tại địa phương:

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-

TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó các dự báo chính về tình hình xã hội như sau:

* Tăng trưởng dân số:

Từ năm 2012 đến năm 2020, ước tính dân số Quảng Ninh sẽ tăng với tỉ lệ 1,01%

một năm, và đạt con số 1,3 triệu người vào năm 2020. Sau đó dân số sẽ tăng chậm

hơn, khoảng 0,62% một năm và ước tính đến năm 2030, dân số sẽ là 1,4 triệu người.

* Tăng trưởng GDP

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã

đưa ra ba kịch bản kinh tế. Đó là “Kịch bản 1”-Tăng trưởng cơ bản với tình hình kinh

175

doanh như bình thường”, “Kịch bản 2” – Tăng trưởng nhanh bằng các sáng kiến “Phải

làm” và “Kịch bản 3-Phát triển trong một môi trường kinh tế suy thoái”. Trong số các

kịch bản trên, kế hoạch phát triển kinh tế lựa chọn “Kịch bản 2 – Tăng trưởng nhanh

bằng các sáng kiến “phải làm”. Theo kịch bản này, mức tăng trưởng GDP hàng năm

tính là 12,7%/năm trong giai đoạn từ 2012 đến 2020, và 6,7%/năm trong giai đoạn từ

2021 đến 2030. GDP bình quân đầu người dự đoán là 8.100 USD/người vào năm 2020

và 20.000 USD/ đầu người vào năm 2030 với giá cố định năm 2010.

* Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đề xuất mục tiêu thay đổi cơ cấu công

nghiệp. Cơ cấu kinh tế tổng thể cũng sẽ thay đổi, với ngành dịch vụ thay đổi theo

ngành du lịch, chiếm đến 51% GDP sau 2020. Công nghiệp khai thác than vẫn là một

ngành quan trọng, song tỉ trọng trong GDP sẽ giảm từ 25% xuống còn 11-12%, mặc

dù sản lượng tuyệt đối vẫn tăng như định hướng đã đề ra trong quy hoạch ngành theo

Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 Quy hoạch phát triển ngành than Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ... Những ý tưởng

này dựa vào việc giới thiệu khái niệm chiến lược phát triển xanh để chuyển đổi ngành

công nghiệp từ “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh”.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030, các dự án có tác động tiềm ẩn đến hệ sinh thái rừng và ven biển,

bao gồm:

- Đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và Khu Công nghiệp Đầm Nhà Mạc (thị

xã Quảng Yên): tiềm ẩn tác động nghiêm trọng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn tại TX.

Quảng Yên.

- Cảng biển và khu CN

Hải Hà (huyện Hải Hà): Tác động nghiêm trọng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn

và hệ sinh thái biển ven bờ, đặc biệt là khu vực Hòn Mỹ và Hòn Miều... bảo tồn tài

nguyên biển).

- Khu Kinh tế Vân Đồn và Sân bay Vân Đồn (huyện Vân Đồn): tiềm ẩn tác động

nghiêm trọng tới hệ sinh thái rừng ngập mặn (khu vực rừng được bảo vệ) đặc biệt gây

ra bởi việc xây dựng sân bây. Đồng thời, những tác động tiềm ẩn bởi việc xây dựng

khu kinh tế tới Vườn Quốc gia Bái tử Long phải được phòng tranh một cách tuyệt đối.

- Đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái và Hạ Long – Hải Phòng: sẽ tiềm ẩn tác

động tiêu cực tới hệ sinh thái. Hoạt động thi công đường cao tốc có thể gây tác động

tới hệ sinh thái đặc biệt là thông qua những thay đổi về địa hình, thủy văn và hành lang

sinh thái. Khái niệm “Con đường sinh thái” do Bộ đất đai, hạ tầng, vận tải và du lịch

của Nhật Bản đề xướng có thể đưa ra áp dụng nhằm phòng tránh, giảm nhẹ và đền bù

cho các tác động. Khái niệm “Con đường sinh thái” phát động “giảm thiểu sự đánh

mất sinh cảnh”, “tránh làm phân mảnh sinh cảnh”, “giảm thiểu sự xuống cấp của sinh

176

cảnh” và tạo sinh cảnh mới nhờ khai thác không gian đường.

* Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học được đề cập trong Quy hoạch:

Quảng Ninh là vùng đất với nhiều hệ sinh thái khác nhau: núi đồi, đồng bằng,

sông, suối, rừng ngập mặn, biển và đảo. Dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và

hoạt động của con người, sự đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đã suy giảm đáng kể.

Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với một số nguy cơ. Do dân số

và hoạt động kinh tế ngày càng tăng, tỉnh chịu áp lực chuyển đổi mục đích sử dụng đất

sang phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Áp lực đối với tài

nguyên tự nhiên cũng tăng lên.

Đồng thời, đa dạng sinh học còn chịu áp lực bởi các hoạt động như khai thác quá

mức nguồn tài nguyên sinh học, khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đánh bắt cá

sử dụng các phương pháp hủy diệt và không bền vững, săn bắt và buôn bán trái phép

động vật hoang dã. Nhiều loại giống mới, giống ngoại lai đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh,

theo đó có cả giống của sinh vật ngoại lai xâm hại. Ô nhiễm tại các hệ sinh thái nhạy

cảm như vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng.

Để bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục những thiệt hại đã xảy ra,

thực hiện các biện pháp có trọng tâm trong 5 đến 10 năm tới. Đồng thời, cần giám sát

môi trường chặt chẽ hơn để thường xuyên theo dõi các hoạt động gây ra tổn thất về đa

dạng sinh học. Cảnh sát môi trường cũng cần thường xuyên giám sát và xử phạt bất kì

hoạt động trái phép nào.

Bên cạnh giám sát, tỉnh còn có thể thực hiện một số giải pháp khác sau đây.

- Quản lý rừng: Thực hiện quản lý rừng bền vững trên phạm vi toàn tỉnh: đảm

bảo sự cân bằng giữa nhu cầu của xã hội về các sản phẩm và lợi ích của rừng đồng thời

đảm bảo sức khỏe và sự đa dạng sinh học của rừng.

- Trồng rừng và tái trồng rừng: Hỗ trợ trồng lại rừng ở các khu rừng trước đây đã

bị phá hủy, đồng thời cần khai thác, chuyển đổi các khoảng đất trống để trồng rừng.

- Bảo vệ rừng ngập mặn: Thực hiện liên tục quản lý để tránh bất kì tổn thất đa

dạng sinh học nào tại các khu vực rừng ngập mặn có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp và

quý hiếm như rừng ngập mặn ở khu vực Hà Nam (Quảng Yên), nhiều phường ở thành

phố Uông Bí, Hoành Bồ, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và Công viên quốc gia

Vịnh Bái Tử Long, Tiên Yên và một số phường ở Móng Cái.

- Bảo vệ động vật: Bảo vệ, không cho phép bất kì thay đổi cấu trúc môi trường

sống tự nhiên cho các loài động vật. Đồng thời, tuyên bố tất cả các khu vực là nơi sinh

sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là khu bảo tồn và giảm thiểu hoạt

động của con người xung quanh các khu vực.

- Quản lý rừng: Thực hiện quản lý rừng bền vững.

177

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050 và ngoài 2050 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết

định số 1588/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014.

* Mục tiêu đến năm 2030:

Đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện

đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả

nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ hiện

đại; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững;

giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững di sản – kỳ

quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ long; xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực

phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh

tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

* Tầm nhìn đến năm 2050:

Đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành vùng đô thị lớn mang tầm cỡ quốc tế; là

vùng động lực phát triển kinh tế quốc gia với định hướng phát triển du lịch – công

nghiệp theo hướng phát triển bền vững; là vùng di sản văn hóa, lịch sử quốc tế, Di sản

và kỳ quan thiên nhiên thé giới mới. Cụ thể:

(1) Trở thành đầu tàu của cực tăng trưởng kính tế Bắc Bộ, là trung tâm của “hai

hành lang, một vành đai” kinh tế “Việt – Trung” cửa ngõ của ASEAN ra Trung Quốc

và ngược lại, phát triển đô thị đặc sắc, đặc biệt, văn minh hiện đại ngang tầm với kỳ

quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

(2) Trở thành vùng trung tâm du lịch - dịch vụ quốc tế, công nghiệp công nghệ

cao tiên tiến thân thiện với môi trường; trong đó dịch vụ - du lịch nghỉ dưỡng quốc tế,

văn hóa, y tế và thương mại chiếm tỷ trọng lớn và phát triển mang tầm cỡ quốc tế;

(3) Trở thành vùng du lịch phát triển bền vững, định hướng là vùng đô thị đáp

ứng các tiêu chí của đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung Ương với các đặc trưng:

- Là vùng đô thị phát triển hiện đại, bền vững, văn minh và có bản sắc; vùng đô

thị xanh, đô thị sinh thái phòng phú và thân thiện với môi trường; an toàn và ứng phó

hiệu quả với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu.

- Là vùng đô thị cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao, đảm bảo tốt an

sinh và chất lượng cuộc sống.

- Phát triển gắn kết giữa đô thị và nông thôn; đảm bảo sự phát triển hài hòa gữa

các khu vực.

(4) Trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng

tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế

* Tổ chức không gian vùng:

178

- Phát triển vùng đô thị Trung tâm Hạ Long (Hạ Long - Cẩm Phả - Hoành Bồ) là

vùng đô thị trung tâm gắn kết 04 tiểu vùng đô thị vệ tinh (Tiểu vùng các Khu kinh tế

cửa khẩu với Trung Quốc, Tiểu vùng Khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô, Tiểu

vùng phía Tây, Tiểu vùng Khu vực miền núi phía Bắc).

- Phát triển 02 vành đai xuyên suốt từ Tây sang Đông; gồm: (1) Vành đai phát

triển công nghiệp - đô thị, (2) Vành đai cảnh quan và du lịch biển.

- Phát triển 02 phân khu, gồm: (1) Phân khu rừng (gồm khu vực rừng bảo tồn,

rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng đầu nguồn tại phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, trải dài

từ Tây sang Đông), khu vực này có đặc trưng là các khu thiên nhiên có cảnh quan phong

phú, nhiều khu du lịch văn hóa, lịch sử quan trọng là nguồn tài nguyên thiên nhiên tái

tạo; (2) Phân khu biển đảo (gồm khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, hệ thống các

đảo và hải đảo), khu vực này có cảnh quan phong phú, là nơi hấp dẫn với du khách có

nhiều hình thức du lịch trải nghiệm khác nhau, có tiềm năng to lớn về kinh tế biển, vận

tải, du lịch, thủy hải sản... có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh.

* Về quan điểm phát triển Du lịch:

- Xây dựng, phát triển các khu du lịch, dịch vụ trong đô thị: ở Móng Cái hình

thành khu phố ẩm thực, mua sắm để phát huy lợi thế của khu biên giới và mậu dịch với

Trung Quốc; xây dựng Khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Vân Đồn với các hình thức như

tổ hợp khách sạn gắn liền với sòng bạc (Casino), công viên chủ đề, sân golf, các khu

du lịch hội nghị, mua sắm...; xây dựng các Công viên chủ đề, trung tâm vui chơi giải

trí, mua sắm, nhà hàng, khu du lịch hội nghị… tại khu vực hoàn nguyên các mỏ than

của Hạ Long, Cẩm Phả.

- Phát triển xây dựng các khu du lịch sinh thái (tuyến du lịch đi bộ, khám phá, leo

núi, cắm trại...) tại Móng Cái, Bình Liêu, Tiên Yên...; du lịch văn hóa trải nghiệm gắn

với các vùng nông nghiệp nông thôn tại Đầm Hà, Hải Hà, Đông Triều...; các khu du lịch

văn hóa địa phương (giới thiệu văn hóa, hình thức sinh hoạt của người dân tộc thiểu số,

trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương).

- Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo thông qua việc, gắn kết khu di tích Yên

Tử, khu di tích nhà Trần, di tích chiến thắng Bạch Đằng...

- Phát triển du lịch biển đảo tại Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Minh Châu, Quan Lạn,

Ngọc Vừng, Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Cô Tô... xây dựng bến du thuyền, thuyền

buồm, các khu vui chơi lướt ván, ca nô, lặn, câu cá...

- Tăng số lượng khách sạn từ 3 ÷ 5 sao, xây dựng các công trình lưu trú đa dạng,

phong phú đa dạng; hoàn thiện hạ tầng giao thông đường bộ (các tuyến xe buýt dành

cho du lịch, dịch vụ tàu cao tốc, bến cảng du lịch...), xây dựng tuyến đường sắt 1 ray,

xây dựng sân bay trực thăng tại các khu vực và các đảo lớn có hoạt động du lịch.

* Định hướng phát triển phân khu biển:

179

- Không gian biển tỉnh Quảng Ninh được phân làm 5 khu vực: Khu vực bảo tồn

tuyệt đối di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; khu vực bảo tồn vườn quốc gia Bái

Tử Long; khu vực phát triển năng động, phục vụ du lịch; khu vực hạn chế phát triển,

đảm bảo quốc phòng, an ninh; khu vực không phát triển, ranh giới với vịnh Bắc Bộ.

Các khu vực này có những đặc trưng riêng, kết nối với nhau, hỗ trợ phát triển vành đai

du lịch biển đảo, phát triển kinh tế biển, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và phát

triển bền vững của tỉnh.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên và tăng cường liên kết giữa vịnh Hạ Long và vịnh

Bái Tử Long; Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có đặc trưng khác nhau cần có các

giải pháp quản lý, phát triển, tăng cường liên kết để phát huy tối đa lợi thế của các khu

vực. Khu vực vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được bảo tồn tuyệt đối, chủ

yếu là núi đá; khu vực vịnh Bái Tử Long (bao gồm cả các đảo đất và đảo đá vôi có

người dân sinh sống) quy hoạch phát triển các không gian, loại hình du lịch tương hỗ,

giảm tải cho Vịnh Hạ Long, phát triển du lịch phức hợp, kết hợp giữa các yếu tố tự

nhiên và văn hóa để phát triển du lịch.

- Phát triển các khu nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp hấp dẫn tại khu vực các đảo

thuộc các địa phương Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà.

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các làng chài trên vịnh Hạ Long và Bái Tử

Long (Cửa Vạn, Vung Viêng, Ba Hang, Hoa Cương - sau khi di chuyển tất cả các hộ

dân đang sinh sống lên đất liền) để đầu tư bài bản, chuyên nghiệp tăng cường quản lý

nhà nước để hình thành, phát triển các hoạt động du lịch, thương mại dịch vụ đồng

thời kết nối với các khu tái định cư làng chài trên đất liền (phục vụ nhu cầu ở cho dân

cư các làng chài); các khu dịch vụ du lịch, bảo tồn làng chài được tổ chức, quản lý đảm

bảo các yêu cầu về cảnh quan, môi trường vịnh, bảo tồn giá trị di sản thế giới; các khu

vực nằm ngoài các vùng bảo vệ tuyệt đối của di sản, có thể nghiên cứu xây dựng quần

thể du lịch, dịch vụ trên biển, đào tạo các không gian mới cho người dân và du khách.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển

trên địa bàn vùng:

- Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa - lịch sử phục vụ cho phát

triển du lịch dịch vụ; xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn cho nguồn

cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí; bảo vệ

quỹ rừng, các hệ sinh thái đặc trưng.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua các biện pháp: Giám

sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ

môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ

môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các

hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xây dựng Quy chế quản lý bảo vệ môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt

chẽ ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô

180

thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ, vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống

cây xanh công cộng; vùng nông thôn...

Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày

18 tháng 8 năm 2014

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể

trong 10-15 năm qua do tập trung vào phát triển ngành công nghiệp sản xuất "nâu" với

ngành công nghiệp khai thác than đứng đầu trong đóng góp cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng ấn tượng và sự đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc

nội (GDP), các hoạt động công nghiệp đã mang lại tác động tiêu cực đến môi trường

tự nhiên Quảng Ninh. Sự giàu có và phong phú của đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

ngày càng giảm đi theo thời gian và liên tục bị đe dọa do sự gia tăng các hoạt động của

con người và kinh tế.

Tỉnh Quảng Ninh cần có những hành động quyết liệt giải quyết những vấn đề

môi trường này và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh cho các thế hệ mai sau.

Ngoài ra, dựa vào kế hoạch hành động đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Ninh năm

2020, nhóm nghiên cứu đã xem xét những dự báo tác động và những vấn đề cần giải

quyết, cụ thể như sau

(1) Cơ cấu quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học trong quản lý nhà nước và xã hội

Một trong những thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh là có rất nhiều cán bộ lãnh đạo

và nhân viên đã được đào tạo ở các cấp độ khác nhau về bảo tồn đa dạng sinh học. Bên

cạnh đó liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học thì tỉnh đã đề ra rất nhiều nhiệm vụ cụ

thể trong các văn bản pháp lý cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên cũng có những điểm

yếu và các mối đe dọa liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học được liệt kê dưới đây.

- Tỉnh Quảng Ninh đã có Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2020,

tuy nhiên chưa đi vào triển khai các hoạt động bảo tồn dựa trên Kế hoạch đó.

- Nâng cao nhận thức và khả năng của bảo tồn đa dạng sinh học còn chưa đạt

yêu cầu trong cộng đồng.

- Còn thiếu nguồn nhân lực cho hoạt động bảo tồn.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành và tổ chức liên quan là chưa đầy đủ và hiệu quả.

(2) Những áp lực trực tiếp đối với đa dạng sinh học do khai thác không bền vững

Một điểm mạnh khác của tỉnh Quảng Ninh và của Việt Nam là có cơ chế giảm

áp lực đối với đa dạng sinh học thông qua Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường. Tuy

nhiên, vẫn còn có những điểm yếu và các mối đe dọa liên quan đến áp lực trực tiếp đối

với đa dạng sinh học và khai thác không bền vững như sau:

181

Chưa thực sự thực hiện sự tích hợp bảo tồn ĐDSH vào trong các kế hoạch phát

triển.

Áp lực đối với ĐDSH bao gồm sự tăng trưởng dân số tự nhiên và cơ học cao.

Áp lực từ nguy cơ ô nhiễm môi trường, trong đó có cả môi trường nước; đất; không

khí… do các hoạt động sản xuất công nghiệp nặng như: khai thác, chế biến, kinh doanh

than, nhiệt điện, xi măng… từ các cụm công nghiệp, khu công nghiệp… đang diễn ra sôi

động trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, tới năm 2017, dự

kiến có thêm 01 Nhà máy nhiệt điện Thăng Long đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do lịch sử

để lại trong quá trình xây dựng và vận hành nhiều nhà máy nhiệt điện than có thể phát

sinh các vấn đề về môi trường như bụi, khí thải (CO, NOx, SOx…), nước làm mát có

nhiệt độ đầu ra cao hơn đầu vào khoảng 70C, từ việc lưu trữ tro, xỉ thải tại các bãi thải (có

thể gây ra các tác động tới môi trường như rò rỉ nước từ bãi thải xỉ, chiếm diện tích lớn để

lưu giữ, dễ phát tán bụi kích thước nhỏ, các thành phần trong tro, xỉ có thể gây ô nhiễm

nước mặt, nước ngầm... ) có thể ảnh hưởng đáng kể tới môi trường và hệ sinh thái, đặc

biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm như trong sông, khu vực biển ven bờ tại Hạ Long, Cẩm

Phả, Hoành Bồ (tác động làm thay đổi nhiệt độ nước); hệ sinh thái đất ngập nước (tại

Đồng Rui - Tiên Yên: tác động của bụi, khí thải…) (Dữ liệu về nước thải và số lần khởi

động lại của các nhà máy nhiệt điện năm 2016 tại phụ lục 1 và 2 đính kèm).

Ngành công nghiệp khai thác than đã có ở Quảng Ninh từ hơn 100 năm nay và trải

qua nhiều giai đoạn phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 30 mỏ

than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty

Đông Bắc (Đông Bắc) đang hoạt động với sản lượng than nguyên khai khai thác năm

2016 đạt khoảng 42 triệu tấn, khối lượng đất bóc 207 triệu tấn. Khai thác, chế biến than

than không bền vững gây ô nhiễm không khí, môi trường nước, làm thay đổi địa hình,

cảnh quan sinh thái, phá vỡ hoàn toàn các hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực khai thác, sản

xuất (đặc biệt là khai thác lộ thiên)… Về nước thải tới tháng 6/2017, ngành than trên địa

bàn tỉnh có 57 cơ sở (thuộc 29 đơn vị) đang có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước;

trong đó 14 cơ sở (thuộc 13 đơn vị) khai thác than lộ thiên, 43 cơ sở (thuộc 22 đơn vị)

khai thác than hầm lò. Tổng lưu lượng nước thải hiện trạng phát sinh là 391.706 m3/ngày

đêm (khoảng 143 triệu m3/năm). Theo thống kê và báo cáo của các đơn vị, tỷ lệ % nước

thải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn đạt: 99,26 %, trong đó: Tỷ lệ nước thải hầm lò thu

gom và xử lý: 100 %; Tỷ lệ nước thải lộ thiên thu gom và xử lý: 97,32 %. Trên thực tế,

hiện nay hoạt động xả thải của các đơn vị ngành than vẫn còn gây ra nhiều tác động xấu

tới nguồn nước tiếp nhận và môi trường xung quanh, nguyên nhân chủ yếu do: Đối với

các cơ sở đã có Trạm xử lý nước thải: vẫn còn những Cơ sở chưa chấp hành nghiêm túc

việc vận hành các Trạm xử lý nước thải theo đúng Quy trình được duyệt. Phần lớn nước

chảy tràn kho bãi, cảng xuất than và các tuyến đường vận chuyển than hiện chưa được thu

gom và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Nước thải ngành than

nếu không được xử lý tốt có thể làm biến đổi chất đất, gây bồi lắng, ô nhiễm môi trường

182

nước mặt, nước ngầm; làm thay đổi môi trường sống và tác động tới sức sống của các hệ

sinh thái thủy sinh tại khu vực lưu vực nơi có các mỏ than khai thác.

Chất lượng rừng giảm, trong đó bao gồm có rừng phòng hộ và rừng ngập mặn.

Tài nguyên sinh vật rừng đang suy giảm, đây là những lý do chính gây lũ quét.

Các hình thức khai thác thủy sản hủy diệt (sử dụng hóa chất, sốc điện, mắt lưới

nhỏ, không theo mùa ...).

Sử dụng hóa chất và phân bón trong sản xuất nông nghiệp / nuôi trồng thủy sản

không bền vững.

Vẫn diễn ra các hoạt động phạm pháp, như khai thác và buôn bán động thực vật

hoang dã qua biên giới. Ở một số khu vực, những hoạt động này xảy ra rất nghiêm trọng.

Ngày càng gia tăng số lượng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long. Nước thải từ các

tàu thuyền du lịch là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho Vịnh hạ Long. Tải

lượng ô nhiễm từ các tàu thuyền du lịch tương đương 30% tải lượng ô nhiễm từ dân cư

trong khu vực, (Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến

năm 2030, 2014).

Có nhiều dự án phát triển có nguy cơ gây phá hủy môi trường tự nhiên nêu trong

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

Có những loài ngoại lai xâm hại ở tỉnh Quảng Ninh.

Thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu trở nên rõ rệt hơn và có tác động mạnh

đến đa dạng sinh học.

(3) Tình trạng của đa dạng sinh học thông qua hoạt động bảo tồn các hệ sinh

thái, các loài và đa dạng di truyền

Thông qua các hoạt động bảo tồn tại Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử

Long, nhờ đó tỉnh Quảng Ninh đã có kinh nghiệm bảo tồn. Nói đến Quảng Ninh nói

chung, Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã được

nhiều người, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, du khách trong và ngoài nước biết đến,

đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên có những điểm yếu và mối đe dọa đối

với bảo vệ đa dạng sinh học trong toàn tỉnh Quảng Ninh như sau:

Những khu vực bảo tồn hiện có không đủ phục vụ cho bảo tồn ĐDSH trong toàn

tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là hiện chưa có các khu bảo tồn biển và đất ngập nước.

Không có hệ thống mạng lưới sinh thái động vật hoang dã di cư để kết nối giữa

các khu bảo tồn hiện có.

Không có cơ sở vật chất và tổ chức có chức năng bảo tồn ngoại vi cho động vật

và thực vật quý hiếm.

Còn ít dự án liên quan đến khôi phục hoặc cải tạo các hệ sinh thái bị phá hủy

183

như HST rạn san hô được triển khai.

Thiếu dự án liên quan đến tăng cường số lượng cá thể và số loài đang bị đe dọa.

(4) Chưa đảm bảo được lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ đa dạng sinh

học và hệ sinh thái

- Phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững là thế mạnh mà tỉnh

Quảng Ninh có thể đạt được. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng đa dạng sinh học trong du lịch

sinh thái ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh.

- Mặt khác, vẫn còn có những điểm yếu trong đảm bảo lợi ích từ đa dạng sinh

học cho tất cả các đối tượng, như sau :

- Hiện không có đủ các chương trình, hướng dẫn (thuyết minh viên), tài liệu và

các cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái.

Hiện không có biện pháp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cụ thể nào nhằm

khai thác tối đa các dịch vụ hệ sinh thái.

Tỷ lệ nghèo ở một số khu vực vẫn ở mức cao (nơi có đa dạng sinh học cao).

(5) Chưa thực hiện thông qua Kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng

năng lực và kiến thức quản lý

- Chưa thực hiện điều tra có hệ thống, hệ thống đánh giá và giám sát đa dạng

sinh học ở tỉnh Quảng Ninh.

- Chưa có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về đa dạng sinh học.

- Khả năng ứng dụng KH&CN trong các mô hình bảo tồn còn hạn chế.

Mục tiêu cần đạt được

Liên quan tới việc xây dựng những mục tiêu mới trong Quy hoạch tổng thể môi

trường tỉnh Quảng Ninh, Kế hoạch hành động ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh đến 2020

cần phải phù hợp với những mục tiêu đa dạng sinh học Aichi CBD. Mục tiêu đa dạng

sinh học tỉnh Quảng Ninh cần đạt được như sau:

+ Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự suy giảm ĐDSH bằng việc đưa đa

dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của chính phủ và đời sống xã hội.

+ Giảm áp lực trực tiếp trên ĐDSH và thúc đẩy khai thác bền vững.

+ Cải thiện tình trạng của ĐDSH bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái, loài và đa

dạng di truyền

+ Nâng cao lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ ĐDSH và hệ sinh thái

+ Tăng cường thực thi thông qua kế hoạch có sự tham gia, quản lý kiến thức và

xây dựng năng lực.

Dựa trên các mục tiêu, phương pháp tiếp cận ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh đạt được

như sau:

184

(1) Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học bằng

việc đưa đa dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của chính phủ và đời sống xã hội.

+ Chậm nhất là đến năm 2020, người dân của tỉnh nhận thức được giá trị của đa

dạng sinh học và những bước mà họ có thể làm để bảo tồn và khai thác đa dạng sinh

học một cách bền vững.

+ Chậm nhất là đến năm 2020, các giá trị đa dạng sinh học đã được tích hợp vào

các chiến lược phát triển của tỉnh và các chương trình xóa đói giảm nghèo và các quá

trình lập quy hoạch và đưa nội dung hạch toán kế toán quốc gia, ở mức độ phù hợp, và

đưa vào hệ thống báo cáo.

+ Chậm nhất là đến năm 2020, ưu đãi, bao gồm cả các khoản trợ cấp, gây ảnh

hưởng xấu tới ĐDSH sẽ được loại trừ, cắt giảm dần hoặc cải cách để giảm thiểu hoặc

tránh những tác động tiêu cực, và các tác động tích cực cho việc bảo tồn và sử dụng bền

vững ĐDSH sẽ được phát triển và áp dụng, phù hợp và hài hòa với Công ước quốc tế và

các nghĩa vụ quốc tế khác có liên quan, có tính đến điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Chậm nhất là đến năm 2020, Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan ở

các cấp đã có những bước để đạt được hoặc đã thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu

dùng bền vững và đã duy trì tốt những tác động gây ra bởi hoạt động sử dụng tài

nguyên thiên nhiên trong giới hạn sinh thái an toàn.

(2) Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy sử dụng bền vững.

+ Đến năm 2015, tỷ lệ mất mát đối với tất cả các môi trường sống tự nhiên, bao

gồm rừng, thảm thực vật biển và rạn san hô, được đưa về gần bằng không, và giảm

đáng kể suy thoái và phân mảnh.

+ Đến năm 2020 diện tích thuộc nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp

được quản lý bền vững, đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Đến năm 2020, ô nhiễm, bao gồm cả phú dưỡng, được đưa về cấp độ không

gây phương hại đến chức năng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

+ Đến năm 2020, các loài ngoại lai xâm hại và lộ trình được xác định và lập thứ

tự ưu tiên, các loài ưu tiên sẽ được kiểm soát hoặc loại trừ, và các biện pháp được đưa

ra để quản lý lộ tình nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và hình thành của chúng.

+ Đến năm 2015, giảm thiểu được những áp lực của con người đối với các rạn

san hô và hệ sinh thái dễ bị tổn thương khác bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hoặc

axit hóa đại dương, duy trì tính toàn vẹn và chức năng của chúng.

(3) Cải thiện tình trạng của đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái,

các loài và đa dạng di truyền

+ Đến năm 2020, những khu vực bảo tồn bao gồm cả những khu mở rộng và khu

mới thiết lập được bảo tồn thông qua các hệ thống kết nối thông suốt các khu bảo tồn

mang tính đại diện sinh thái được quản lý một cách hữu hiệu và hiệu quả cùng những

185

biện pháp bảo tồn theo khu vực có hiệu quả khác và tích hợp rộng hơn trong cảnh quan

trên đất và cảnh quan trên biển.

+ Đến năm 2020 sự tuyệt chủng của các loài bị đe dọa được biết đến đã được

ngăn chặn và tình trạng bảo tồn các loài đó, đặc biệt là những loài đang suy giảm,

được cải thiện và duy trì bền vững.

+ Đến năm 2020, sự đa dạng di truyền của cây trồng, vật nuôi và động vật thuần

hóa và loài hoang dã, bao gồm cả các các loài có giá trị kinh tế xã hội khác và loài có

giá trị vẫn được duy trì và thực hiện nhằm giảm thiểu xói mòn di truyền và bảo vệ sự

đa dạng di truyền của các loài.

(4). Nâng cao lợi ích cho tất cả các bên từ các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ

sinh thái.

+ Đến năm 2020, khả năng phục hồi hệ sinh thái và sự đóng góp của đa dạng

sinh học cho trữ lượng các bon được tăng cường, thông qua bảo tồn và phục hồi, bao

gồm phục hồi ít nhất là 15 phần trăm các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từ đó góp phần

giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và chống sa mạc hóa.

+ Đến năm 2020, du lịch sinh thái không chỉ trong khu vực Vịnh Hạ Long mà

còn toàn bộ tỉnh Quảng Ninh được tăng cường bằng cách sử dụng tài nguyên thiên

nhiên bản địa và cảnh quan SATOYAMA một cách bền vững.

(5) Tăng cường thực thi thông qua kế hoạch có sự tham gia, quản lý kiến thức và

xây dựng năng lực.

+ Đến năm 2015 tỉnh đã phát triển, thông qua công cụ chính sách, và đã bắt đầu

thực hiện một kế hoạch hành động và chiến lược đa dạng sinh học quốc gia có hiệu

quả, có sự tham gia của cộng đồng

+ Đến năm 2020, những kiến thức truyền thống, những đổi mới và thực tiễn của

các cộng đồng bản địa và địa phương có liên quan để bảo tồn và sử dụng bền vững đa

dạng sinh học, và sử dụng thông lệ các nguồn tài nguyên sinh học, được tôn trọng,

tuân theo luật pháp quốc gia và nghĩa vụ quốc tế có liên quan, và tích hợp đầy đủ và

phản ánh trong việc thực hiện Công ước với sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các

cộng đồng bản địa và địa phương, các cấp có liên quan.

+ Đến năm 2020, kiến thức, cơ sở khoa học và công nghệ liên quan đến đa dạng

sinh học, giá trị của nó, chức năng, tình trạng và xu hướng, và hậu quả của sự mất mát,

được cải thiện, chia sẻ rộng rãi và chuyển giao và áp dụng.

+ Muộn nhất đến năm 2020, việc huy động nguồn lực tài chính để thực hiện có

hiệu quả Kế hoạch Chiến lược 2011-2020 từ tất cả các nguồn và phù hợp với quá trình

hợp nhất và thống nhất trong Chiến lược huy động nguồn lực được tăng lên một cách

bền vững so với mức hiện có.

* Đề xuất dự án đến năm 2020

186

+) Giải quyết các nguyên nhân sâu xa của sự mất mát đa dạng sinh học bằng

việc đưa đa dạng sinh học làm xu thế chủ đạo của Chính phủ và đời sống xã hội.

(1) Lên Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh

Nhằm xúc tiến các hoạt động cụ thể về bảo tồn đa dạng sinh học, cần lập Quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 và kế hoạch hành động đa dạng sinh học dựa trên quy hoạch tổng thể này. Trong

kế hoạch hành động sẽ đề xuất các dự án ưu tiên khác cho tỉnh Quảng Ninh, bao gồm

cả vịnh Hạ Long. Kế hoạch hành động sẽ được điều chỉnh 5 năm một lần.

(2) Xúc tiến và khuyến khích giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức

Để thúc đẩy và khuyến khích sự hiểu biết về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng

sinh học và các biện pháp cần thiết, việc giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng nên

được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông (truyền hình, phát thanh, báo chí)

ở tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, để nâng cao hiểu biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học, các

sự kiện như ngày 22 tháng Năm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (IDB) nên được tổ

chức thường xuyên.

(3) Phát triển thể chế và xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên quan

Nhằm phổ biến các chính sách, pháp luật, và các tổ chức về bảo tồn đa dạng sinh

học, cần tiến hành phát triển thể chế và xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên

quan trong tỉnh Quảng Ninh. Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy

việc sử dụng bền vững.

(4) Khảo sát và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại

Để kiểm soát các thiệt hại do các loài ngoại lai xâm hại gây ra cho các hệ sinh

thái, nông nghiệp và du lịch, cần tiến hành khảo sát hiện trạng, kiểm tra các phương

pháp kiểm soát của các loài ngoại lai xâm hại ở tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là hệ sinh

thái đảo là rất dễ bị xâm hại bởi các loài ngoại lai xâm hại, điều tra và kiểm soát các

loài đó là rất quan trọng, đặc biệt tại di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và vườn

quốc gia Bái Tử Long.

(5) Phục hồi và cải tạo chức năng của rạn san hô, thảm thực vật cỏ biển và rong biển

+ Ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá trái phép, cần phát triển và thực hiện khôi

phục và cải tạo các rạn san hô, thảm thực vật cỏ biển và rong biển.

+) Cải thiện tình trạng ĐDSH của hệ sinh thái bảo vệ, đa dạng loài và di truyền

(6) Mở rộng và tăng cường khả năng bảo vệ cho các Khu Bảo tồn hiện có và

thành lập khu bảo tồn mới

Liên quan đến các khu bảo tồn mới, để bảo vệ hoang dã, việc thành lập khu vực

bảo vệ như bảo tồn thiên nhiên và khu vực bảo vệ biển là rất quan trọng để bảo vệ tính

187

hoang dã. Ngoài ra, để bảo tồn khu vực tự nhiên thứ cấp như cảnh quan SATOYAMA,

việc thiết lập khu bảo tồn như các khu Ramsar cũng rất quan trọng.

(7) Phát triển công nghệ canh tác và trồng trọt các loài thực vật quý hiếm và bản địa

Nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài thực vật đang bị đe dọa, có nguy cơ

tuyệt chủng và để khôi phục thảm thực vật tự nhiên, thì công nghệ canh tác và trồng

trọt các loài thực vật quý hiếm và bản địa ở tỉnh Quảng Ninh phải được phát triển.

(8) Xây dựng năng lực quản lý kiểm soát buôn lậu các loài đang bị đe dọa

Để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu các loài đang bi đe dọa, sẽ tiến hành xây

dựng năng lực quản lý cho đội ngũ nhân viên từ các tổ chức có liên quan.

(9) Thành lập trung tâm bảo tồn ngoại vi cho các loài thực vật và động vật

Để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài đang bị đe dọa nguy cấp, cần thành lập

trung tâm bảo tồn ngoại vi. Trung tâm bảo tồn ngoại vi nên bao gồm vườn thực vật để

bảo tồn các loài cây đang bị đe dọa và một trung tâm cứu hộ và phục hồi chức năng

của động vật hoang dã bị tổn thương. Tăng cường các lợi ích cho tất cả các bên từ từ

đa dạng sinh học và hệ sinh thái dịch vụ

(10) Thúc đẩy du lịch sinh thái

Để thúc đẩy lợi ích khai thác đa dạng sinh học, cần đẩy mạnh du lịch sinh thái ở

tỉnh Quảng Ninh. Nên xây dựng các chương trình du lịch sinh thái khác nhau phù hợp

với từng đặc điểm của đa dạng sinh học. Các điểm du lịch sinh thái đề xuất là khu vực

Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, các khu bảo tồn khác bao gồm khu vực

bảo vệ và khu Ramsar đề xuất.

Ngoài ra, nên xây dựng bảo tàng sinh thái vịnh Hạ Long để mang lại giá trị gia

tăng cho du lịch vịnh Hạ Long. Bảo tàng này không chỉ có các phương tiện trưng bày

triển lãm mà còn có những chức năng nghiên cứu đa dạng sinh học của tỉnh Quảng

Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long cùng hợp tác với trung tâm bảo ngoại vi được đề xuất

bao gồm cả vườn thực vật và cơ sở cứu hộ động vật hoang dã. Vườn quốc gia Bái Tử

Long đã có bảo tàng rồi, tuy nhiên, cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở triển lãm

phục vụ cho du lịch sinh thái và giáo dục môi trường hiệu quả.

(11) Thúc đẩy nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững

Để thúc đẩy lợi ích khai thác đa dạng sinh học, cần xúc tiến nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản bền vững như Sáng kiến SATOYAMA trong tỉnh Quảng Ninh.

Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với việc sử dụng hóa chất ít hơn

đóng vai trò rất hiệu quả cho bảo tồn đa dạng sinh học, và điều đó giúp có thể sản xuất

ra các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản giá trị cao.

(12) Bảo tồn và sử dụng có lợi nguồn gen

Để thúc đẩy lợi ích khai thác nguồn gen ở tỉnh Quảng Ninh, cần thành lập trung

188

tâm nghiên cứu nguồn gen. Trung tâm sẽ thực hiện những chức năng sau: tiến hành

nghiên cứu hiện trạng nguồn gen, lưu trữ và phát triển các phương pháp khai thác lợi

ích nguồn gen ở Quảng Ninh.

+) Tăng cường thực thi thông qua việc lên kế hoạch có sự tham gia của cộng

đồng, xây dựng năng lực và kiến thức quản lý

(13) Thực hiện khảo sát và giám sát toàn diện đa dạng sinh học

Để có được thông tin cơ bản cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh

học, cần tổ chức khảo sát đa dạng sinh học toàn diện và giám sát (thực vật, động vật,

đa dạng gen…) tại tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ và sử dụng các kết quả

của các khảo sát.

(14) Thực hiện quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Để bảo tồn và phát huy sử dụng bền vững đa dạng sinh học, người dân địa

phương nên tham gia việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các hệ sinh

thái rừng ngập mặn như một hệ thống quản lý dựa vào cộng đồng.

(15) Xúc tiến giáo dục môi trường

Để thúc đẩy và khuyến khích sự hiểu biết về tầm quan trọng của các biện pháp

cần thiết để đối với đa dạng sinh học, việc giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức

cần được tổ chức thông qua giáo dục trong các trường học ở tỉnh Quảng Ninh.

Khó khăn trong triển khai Quy hoạch môi trường Hạ Long:

Một số khu vực đề xuất khoanh vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo Quy hoạch môi

trường đã và đang chuyển hướng thành các khu vực phát triển kinh tế xã hội như khu vực

đất ngập nước ven biển tại Móng Cái; Quảng Yên…

Tại Khu bảo tồn - Khu Ramsar Quảng Yên (vùng chim quan trọng) không được

thực hiện bởi diện tích ở khu vực này đã được quy hoạch cho khu công nghiệp Nam Tiền

Phong, Đầm Nhà Mạc tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên với diện tích 507,3 ha. Diện

tích Quy hoạch của liên doanh Amate với diện tích khoảng 5.789 ha, hướng sẽ trở thành

khu công nghiệp – đô thị tiêu biểu của vùng, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Đa dạng sinh học ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi đường cao tốc Hạ Long – Hải

Phòng, khu công nghiệp Vân Đồn và Sân bay Vân Đồn.

Giải pháp phòng ngừa, bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực này trong kỳ Quy hoạch

là : Thực hiện lượng giá giá trị đa dạng sinh học, so sánh và kiến nghị về việc bảo vệ rừng

tự nhiên và các hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo, song song với việc kiểm soát tốt tiến

độ triển khai các dự án, nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung về đa dạng sinh học

tại các báo cáo ĐTM, ĐMC, trong đó, đặc biệt lưu ý các công nghệ và nhiệm vụ bảo vệ

những diện tích rừng ngập mặn tự nhiên, đặc biệt là các cánh rừng ngập mặn phòng hộ,

189

các hệ sinh thái bãi triều…, kiểm soát công tác bảo vệ môi trường, có những đánh giá tác

động tới hệ sinh thái của khu vực và kịp thời có các kiến nghị phòng ngừa.

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày

18 tháng 8 năm 2014.

Những chiến lược trong Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long

- Chiến lược chung: Các biện pháp môi trường sẽ tiến hành tại khu vực quy hoạch

dự kiến không chỉ đóng góp cho việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu

vực Hạ Long mà còn góp phần vào việc:

+ Tiến hành xem xét việc giới thiệu công nghệ tiên tiến để bảo tồn môi trường và

phát triển bền vững: thành phố Hạ Long sẽ là một đơn vị dẫn đầu trong hoạt động bảo vệ

môi trường trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Ðẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường nhằm thực hiện vai

trò là đơn vị dẫn đầu đối với quản lý môi trường: để tiến hành các biện pháp bảo vệ môi

trường, công tác nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân có liên quan là điều hết

sức quan trọng. Khu vực quy hoạch bao gồm những tiểu khu vực có môi trường nhạy cảm

mang tính dại diện cho cả toàn tỉnh, ví dụ như khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh

Hạ Long và Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

+ Xúc tiến các biện pháp để nâng cao giá trị của Vịnh Hạ Long và khu vực xung

quanh để phát triển bền vững.

+ Áp dụng các biện pháp để hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

bền vững một cách tích cực.

- Chiến lược đối với từng phân ngành môi trường

Quy hoạch môi trường đề cập tới những vấn đề môi trường khác nhau. Ðể giải

quyết những vấn đề nổi cộm như:

- Quản lý môi trường nước

- Quản lý môi trường không khí

- Quản lý chất thải rắn

- Quản lý rừng

- Bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Phục hồi và cải tạo chức năng của các hệ sinh thái biển khu vực vịnh Hạ Long.

+ Nâng cao giá trị môi trường tự nhiên và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

thông qua thực hiện theo các tiêu chí bảo tồn quốc tế như khu Ramsar, Công viên Di sản

ASEAN.

- Những vấn đề biến đổi khí hậu

190

+ Triển khai xây dựng thành phố Hạ Long theo khái niệm thành phố Carbon thấp

với 4 ưu tiên chính là thành lập hệ thống quản lý dữ liệu phát thải, xúc tiến du lịch carbon

thấp, xúc tiến công nghệ carbon thấp và xúc tiến cải tạo rừng.

+ Thúc đẩy quản lý năng lượng hiệu quả trong các khách sạn ở khu vực Bãi Cháy,

xúc tiến hiệu quả hoạt động các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long và giảm phát thải khí

cacbonic

- Giám sát môi trường:

+ Phát triển năng lực quan trắc môi trường dựa trên các vấn đề ưu tiên là xây dựng

các trạm quan trắc môi trường tự động, tăng cường quan trắc đa dạng sinh học, ô nhiễm

nước và trầm tích dáy biển liên vùng trong khu vực vịnh Hạ Long.

+ Thiết lập trung tâm hệ thống thông tin địa lý (GIS), trong dó ưu tiên khu vực vịnh

Hạ Long để dảm bảo kết nối, thường xuyên, liên tục cập nhật các thông tin và diễn biến

môi trường trên vịnh Hạ Long.

Trong quy hoạch môi trường cũng đã đề cập đến cách tiếp cận để bảo tồn đa dạng

sinh học:

- Lên Kế hoạch hành động đa dạng sinh học

- Xúc tiến và Khuyến khích giáo dục công cộng và nâng cao nhận thức

- Phát triển thể chế và xây dựng năng lực cho các tổ chức có liên quan

- Giảm áp lực trực tiếp trên đa dạng sinh học và thúc đẩy việc sử dụng bền vững.

+ Khảo sát và kiểm soát những loài ngoại lai xâm hại: Nhằm kiểm soát sự tổn hại

tới hệ sinh thái, nông nghiệp và du lịch bởi những loài ngoại lai xâm hại, phải thực hiện

khảo sát hiện trạng và kiểm tra các biện pháp kiểm soát trong khu vực nghiên cứu. Ðặc

biệt là hệ sinh thái đảo là rất mong manh trong việc phản ứng đối với các loài ngoại lai

xâm hại, khảo sát và kiểm soát chúng là rất quan trọng tại khu vực di sản thiên nhiên thế

giới vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

+ Phân vùng Khu vực Di sản Thiên nhiên TG Vịnh Hạ Long và Vườn QG Bái Tử

+ Cải thiện tình trạng mất ĐDSH của hệ sinh thái bảo vệ, đa dạng loài và di truyền

+ Phát triển công nghệ canh tác và trồng trọt các loài thực vật quý hiếm và bản địa.

+ Xây dựng năng lực quản lý kiểm soát buôn lậu các loài đang bị de dọa

- Tăng cường các lợi ích cho tất cả các bên từ từ đa dạng sinh học và hệ sinh thái

dịch vụ

+ Thúc đẩy du lịch sinh thái: Ðể thúc đẩy lợi ích khai thác đa dạng sinh học, cần

đẩy mạnh du lịch sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Xây dựng các chương trình du lịch

sinh thái khác nhau phù hợp với từng đặc diểm của đa dạng sinh học. Các điểm du lịch

sinh thái đề xuất là Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, các khu bảo tồn khác bao

gồm khu vực bảo vệ và khu Ramsar đề xuất.

191

+ Thúc đẩy nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững: Ðể thúc đẩy lợi ích khai

thác đa dạng sinh học, cần xúc tiến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững như mô

hình SATOYAMA trong khu vực nghiên cứu.

+ Bảo tồn và lợi ích sử dụng nguồn gen

- Tăng cường thực thi thông qua việc lên kế hoạch có sự tham gia của cộng dồng,

quản lý kiến thức và xây dựng năng lực:

+ Thực hiện khảo sát và giám sát toàn diện đa dạng sinh học

+ Thực hiện quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

+ Xúc tiến giáo dục môi trường.

Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết

định số 1418/QĐ-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2014.

1) Những ý tưởng mang tính đột phá mới cho phát triển du lịch Quảng Ninh

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tương xứng với vị trí và tiềm năng của tỉnh.

Để tạo ra bước đột phá mới cho sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Ninh, góp phần

đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ

cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới

mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu”

sang “xanh”,Quy hoạch này đề xuất một số ý tưởng phát triển sau đây:

2) Tạo ra một khu du lịch biển “Mới lạ và Sang trọng” tại Vân Đồn. Ý tưởng này

cần được thực hiện bằng các giải pháp dưới đây:

Tác động của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học :

a) Tác động của đa dạng sinh học, bảo tồn ĐDSH đối với hoạt động du lịch.

Đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học có vai trò tích cực đối với hoạt động

du lịch, bởi lẽ đa dạng sinh học cung cấp các nguồn tài nguyên du lịch, thu hút khách du

lịch,góp phần phát triển hoạt động du lịch, ngành du lịch. Đa dạng sinh học là yếu tố cơ

bản để hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên

nhiên, khu bảo tồn loài- sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan với những giá trị thiên nhiên

đặc biệt như cảnh quan đẹp, môi trường trong lành… Đa dạng sinh học còn là nơi cung

cấp, lưu giữ nguồn gen của nhiều loài sinh vật quý hiếm, nhiều hệ sinh thái đại diện,

hoặc đặc thù là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng thúc đẩy các hoạt động du lịch vì

mục đích nghiên cứu khoa học môi trường sinh thái. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn

thực phẩm tự nhiên quý hiếm, có giá trị cao về mặt ẩm thực, là nguồn tài nguyên du lịch

hấp dẫn đối với nhiều du khách có nhu cầu du lịch ẩm thực. Đa dạng sinh học cung cấp

nguồn dược liệu quý hiếm phục vụ chữa bệnh, chính điều này đã thúc đẩy nhiều du

khách đến tham quan du lịch ở những khu vực có nguồn dược liệu quý để vừa thỏa mãn

nhu cầu tham quan, giải trí vừa thỏa mãn nhu cầu tìm thuốc chữa bệnh. Đa dạng sinh

192

học cung cấp nguyên liệu để sản xuất, chế tác các đồ lưu niệm phục vụ cho ngành du

lịch, góp phần thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch, khu du lịch…

Bên cạnh sự tác động tích cực của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học

đối với hoạt động du lịch như đã phân tích nêu trên, thì đa dạng sinh học và bảo tồn đa

dạng sinh học cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với hoạt động du lịch.

Điều này thể hiện ở chỗ nếu bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện không tốt sẽ dẫn

tới nhiều yếu tố tạo nên đa dạng sinh học bị suy giảm làm mất đi các nguồn tài nguyên

du lịch, giảm sức hút đối với khách du lịch, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế

của ngành du lịch. Mặt khác, việc bảo tồn đa dạng sinh học nếu được thực hiện một

cách quá chặt chẽ, mang tính cực đoan chỉ chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường mà

không kết hợp với phát triển kinh tế (trong đó có kinh tế du lịch), thì điều đó cũng sẽ

tác động tiêu cực tới hoạt động du lịch, làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành du lịch.

Ví dụ ở các khu bảo tồn thiên nhiên nếu nhà nước vì mục đích bảo vệ quá nghiêm ngặt

các loài đông, thực vật nên cấm mọi hoạt động du lịch ở đây thì sẽ tác động tiêu cực

tới lĩnh vực du lịch hoặc khi lập, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học không

có sự kết hợp hài hòa với hoạt động du lịch, loại bỏ vấn đề phát triển du lịch ra khỏi

quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, thì cũng dẫn tới kìm hãm hoạt động du lịch.

b) Tác động của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học. Hoạt động du lịch có thể

tác động tích cực hoặc tiêu cực tới bảo tồn đa dạng sinh học. Thực tế ở Việt Nam trong

thời gian qua thì hoạt động du lịch thường tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực tới

bảo tồn đa dạng sinh học, sự tác động tiêu cực này được thể hiện ở các nội dung sau:

- Hoạt động du lịch có thể làm suy giảm, nghèo kiệt một số tài nguyên thiên

nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, làm giảm hiệu quả hoạt

động bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, hoạt động du lịch ẩm thực, hoạt động du lịch

với mục đích giải trí, săn bắn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm,

tuyệt chủng một số loài động vật qúy hiếm…

- Hoạt động du lịch có thể xả thải vào môi trường nhiều loại chất thải khác nhau,

từ chất thải sinh hoạt cho tới chất thải từ các phương tiện giao thông vận tải phục vụ

du lịch đã gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung, ảnh hưởng xấu tới đa dạng

sinh học nói riêng. Bởi lẽ, những loại chất thải này có thể làm giảm vẻ đẹp của một số

khu bảo tồn cảnh quan và hạn chế sự phát triển của một số loài sinh vật cần bảo tồn.

- Hoạt động du lịch là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện các

loài ngoại lai xâm hại, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công

tác bảo tồn đa dạng sinh học. Như chúng ta đã biết loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại

lai lấn chiếm nơi sinh sống, hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân

bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Những loài ngoại lai này thường

xuất hiện ở nơi mới do khách du lịch đem đến trong hoạt động du lịch. Ví dụ như việc

xuất hiện rùa tai đỏ, cá hổ pirana ở Việt Nam trong thời gian qua.

193

- Hoạt động du lịch dẫn tới việc xây dựng, phát triển các khu vui chơi, giải trí,

các khách sạn, nhà hàng… tại các khu du lịch sinh thái (nhất là các khu bảo tồn) đã

dẫn tới việc phá hủy cảnh quan thiên nhiên, làm giảm chất lượng môi trường sống của

nhiều loài sinh vật, thu hẹp diện tích khu vực sinh sống của nhiều loài động vật quý

hiếm dẫn tới tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Bên cạnh những tác động tiêu cực nêu trên thì hoạt động du lịch cũng có tác

động tích cực nhất định tới đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này thể

hiện ở chỗ nhờ có hoạt động du lịch mà các khu bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở bảo

tồn đa dạng sinh học có thể phát huy các lợi thế, các tiềm năng về mặt kinh tế, qua đó

thúc đẩy hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được thực hiện một cách tự

giác hơn và mang tính xã hội hóa hơn. Mặt khác, nhờ có hoạt động du lịch mà nhà

nước và các tổ chức cá nhân liên quan có thêm các nguồn kinh phí để đầu tư cho bảo

tồn đa dạng sinh học, giúp cho hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

* Các giải pháp phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực du lịch.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá về thực trạng đa dạng sinh học ở Quảng Ninh,

mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học cũng

như pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học hiện hành (xét trong mối quan hệ với hoạt

động du lịch) có thể đưa ra một số giải pháp để phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học

trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Ninh như sau:

Thứ nhất, tăng cường việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng

sinh học của cộng đồng nói chung, của khách du lịch nói riêng. Đặc biệt ở những khu

du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch có tài nguyên du lịch là một bộ phận tài nguyên

thuộc bảo tồn đa dạng sinh học, thì cần có các biển cảnh báo, các thông báo, pano,

apphich, tuyên truyền về các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trong đó phải phổ

biến các hành vi bị nghiêm cấm cũng như các hành vi được khuyến khích trong lĩnh

vực bảo tồn đa dạng sinh học, mục đích, ý nghĩa của bảo tồn đa dạng sinh học…

Thứ hai, nâng cao ý thức pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan như Hội bảo vệ môi trường

thiên nhiên, Hiệp hội du lịch cần mở các lớp tập huấn về pháp luật bảo tồn đa dạng

sinh học cho các hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng dân cư ở các khu du lịch sinh thái,

Ban quản lý các khu bảo tồn, người quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để các đối

tượng này nắm vững pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và có thể vận dụng một

cách phù hợp, hiệu quả trong quá trình triển khai hoạt động du lịch.

Thứ ba, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối

với các hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng tới đa dạng sinh học như các hoạt động

du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên có thể dẫn tới việc khai thác trái phép động, thực vật

rừng nguy cấp, quý hiếm (nhất là săn bắn động vật quý hiếm). Giải pháp này đòi hỏi sự

phối hợp giữa UBND cấp xã với lực lượng kiểm lâm, Ban quản lý các khu bảo tồn, người

194

quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để có thể phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các

hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực du lịch.

Thứ tư, cần có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và

hoạt động du lịch, có cơ chế rõ ràng về việc sử dụng nguồn tài chính thu được từ du

lịch ở những khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để một mặt vừa

đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn này; mặt

khác, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, sử dụng nguồn tài

chính để thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học ở chính các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa

dạng sinh học có phục vụ du lịch nói riêng. Cần có cơ chế phát triển các dịch vụ du

lịch từ các khu bảo tồn (ví dụ Vườn quốc gia Cúc Phương,Vườn quốc gia Tam Đảo),

cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (các trại nuôi gấu, hổ, đà điểu…), cũng như các địa

phương còn nuôi trồng, lưu giữ được các loài động, thực vật quý, hiếm, đặc hữu (ví dụ

gà Đông tảo, Hưng Yên, chim Yến ở Đảo Yến Nha Trang, Khánh Hòa…) để những

khu vực này phát huy được các tiềm năng kinh tế của đa dạng sinh học, dùng chính lợi

ích kinh tế thu được để bảo tồn đa dạng sinh học.

Thứ năm: Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng

sinh học nói chung, vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực du

lịch nói riêng để bảo đảm tính răn đe, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây tổn hại tới đa

dạng sinh học trong hoạt động du lịch, đồng thời buộc người vi phạm phải thực hiện

các biện pháp khắc phục hậu quả bảo đảm khôi phục lại hiện trạng đa dạng sinh học đã

bị xâm hại.

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

* Mục tiêu:

Tăng cường quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất được

quy hoạch cho lâm nghiệp; hoàn thành mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 53,5% vào

năm 2015, nâng độ che phủ rừng duy trì và ổn định ở tỷ lệ 55% vào năm 2020; nâng

cao kha năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái,

bảo vệ đê và khu dân cư, phong chông va ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo vệ và

phát triển rừng găn với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu tăng

trưởng xanh của tỉnh.

- Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ lớn găn với chế biến lâm sản chât

lương cao đê phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi

trường rừng và dịch vụ du lịch; hiện thực các cơ chế chính sách để người dân ngày

càng được hưởng lợi từ tài nguyên rừng.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 10-12%/năm, tạo công ăn việc làm

cho khoảng 80.000 - 100.000 lao động đến năm 2020 cua nganh lâm nghiêp. Tham gia

củng cố tuyến phòng thủ biên giới trên đất liền và ven biển.

* Nhiệm vụ:

195

- Bảo vệ, phát triển bền vững 425.126,5 ha rừng và đất lâm nghiệp được quy

hoạch đến năm 2020, trong đó: Rừng đặc dụng 26.096,3 ha; rừng phòng hộ 132.674,9

ha và rừng sản xuất 266.355,4 ha; bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn giữ

đất, giữ nước, phòng hộ ven biển, bảo vệ đê và khu dân cư, phong chống biến đổi khí

hậu; chú trọng công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng rừng, đất rừng 266.355,4 ha quy hoạch

cho loai rừng sản xuất để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế; phấn đấu đến năm 2020

có 172.764,3 ha rừng trồng là rừng sản xuất (bao gồm rừng nguyên liệu gỗ nhỏ; vùng

sản xuất gỗ lớn; rừng đặc sản, sản xuất dầu, nhựa và lâm sản ngoài gỗ khác); đến năm

2020 có khoảng 15% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng bền vững.

* Định hướng quy hoạch lâm nghiệp:

(1) Trong giai đoạn 2012-2020 diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp được điều

chỉnh giảm 3.920,5 ha chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác: xây dựng, giao thông,

kinh tế, nghĩa trang, khai thác khoáng sản…

Chuyển đổi 350 ha rừng quốc gia Yên Tử thuộc dãy Yên Tử giáp tỉnh Bắc Giang

từ rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng;

Tại thành phố Hạ Long, ngoài khu rừng đặc dụng tại phường Bãi Cháy, sẽ điều

chỉnh khoảng 700 ha từ rừng phòng hộ thuộc khu vực chùa Lôi Âm sang rừng đặc

dụng với mục tiêu bảo vệ khu di tích cảnh quan môi trường khu di tích.

Cập nhật các loại đất khác vào 3 loại rừng: Dự kiến bổ sung 1390 ha vào diện

tích đất lâm nghiệp từ diện tích đất trồng rừng hoàn nguyên thành công (đạt tiêu chí

thành rừng) và 680 ha diện tích đất bãi triều, đất sau nuôi trồng thủy sản thành đất

rừng phòng hộ.

* Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở:

+ Nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, từ bảo vệ đơn

thuần loài sang bảo vệ hệ sinh thái rừng ;

+ Bảo vệ và bảo tồn rừng trên nguyên tắc phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều kiện

để chủ rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng

và nâng cao thu nhập bằng nghề rừng ;

+ Bảo vệ và bảo tồn rừng là trách nhiệm của các ngành, các cấp, chủ quản lý

rừng và cộng đồng dân cư thôn sở tại ;

+ Bảo tổn rừng phải kết hợp bảo tồn tại chỗ với với bảo tồn ngoài nơi cư trú tự

nhiên trên diện rộng. Chú ý phát triển vùng đệm và xây dựng các hành lang ĐDSH ;

Phát triển rừng trên cơ sở thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển 3

loại rừng rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng sản xuất, kết hợp bảo tồn, phòng hộ

vafphats triển du lịch, sinh thái nghỉ dưỡng két hợp các dịch vụ môi trường khác:

196

+ Đối với phát triển rừng sản xuất chủ yếu là bảo tồn nguyên trạng, tạo ra những

môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật đặc hữu, các hệ sinh

thái đặc thù, các công trình di tich lịch sử văn hóa nhằm nâng cao chất lượng rừng, giá

trị đa dạng sinh học, giá trị lịch sử văn hóa;

+ Đối với phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo tối đa tác dụng về phòng hộ

đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư, phòng hộ biên giới và

góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước nâng cao chất lượng rừng phòng hộ,

kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp – ngư nghiệp kinh doanh cảnh quan nghỉ

dưỡng, du lịch sinh thái môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng

phòng hộ theo quy định;

+ Rừng sản xuất chủ yếu phát triển theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất

và chất lượng tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm ; kết hợp sản phẩm nông – lâm –

ngư nghiệp, sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ rừng khác, tăng thu nhập cho người

làm nghề rừng.

- Khai thác tối đa cac dịch vụ môi trường từ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển

và đô thị, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, tín chỉ các bon trong cơ chế phát triển

sạch…để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ phát triển rừng.

* Định hướng sử dụng 3 loại rừng :

- Đối với rừng tự nhiên: Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng đặc dụng đến năm

2020 là 26.096,3 ha. Thực hiện bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, để bảo vệ

các loài động thực vật quý hiếm và di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đối với loại rừng Ic, trồng rừng đối với diện tích đất

trồng Ib, Ia. Thực hiện xây dựng hạ tầng: đường đi, ranh giới…

- Đối với rừng phòng hộ: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch đến năm 2020 là

131.674,9 ha. Trong đó rừng phòng hộ đầu nguồn 92.351,5 ha tiếp tục kiện toàn và củng

cố, nâng cao năng lực cho các Ban quản lý Dự án. Những diện tích rừng phòng hộ nhỏ

lẻ tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, cộng đồng thôn bản để bảo vệ và

phát triển rừng; Rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp với rừng phòng hộ khu vực biên giới

Việt Trung 8.299,0 ha. Nhằm xây dựng và phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới

gắn với an ninh quốc phòng và ổn định đời sống dân cư. Rừng phòng hộ ven biển

20.394,7 ha. Rừng phòng hộ môi trường dân cư 11.629,7 ha tiến hành bảo vệ xây dựng

rừng theo hướng nâng cao phẩm chất nhằm phát huy khả năng phòng hộ môi trường.

* Quản lý rừng:

Đến năm 2020 quản lý toàn bộ diện tích 425.126,5 ha rừng và đất lâm nghiệp

được quản lý thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu,

khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.

Tổ chức quản lý 3 loại rừng được đề cập và thực hiện như sau : Rừng đặc dụng

26.096,3ha hiện nay được giao cho các Ban quản lý và thực hiện có hiệu quả. Tuy

197

nhiên cần kiện toàn và nâng cao năng lực các Ban quản lý này để đáp wusng nhiệm vụ

theo tình hình mới. Rừng phòng hộ 132.674,9 ha được giao cho các Ban quản lý rừng

hộ các huyện, thị xã, thành phố quản lý các khu rừng phòng hộ tập trung. Đối với rừng

phòng hộ biên giới được thực hiện theo Quyết định 1380/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8

năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích rừng phòng hộ nhỏ lẻ được giao cho

các cá nhân, gia đình… bảo vệ và phát triển rừng.

* Bảo vệ rừng:

Trên cơ sở bảo vệ rừng hiện có, diện tích khoanh nuôi, phục hồi rừng trồng mới

sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản và đạt tiêu chuẩn thành rừng.

* Phát triển rừng:

Rừng đặc dụng chủ yếu là rừng hiện có, bảo tồn nguyên trạng tạo môi trường tốt

nhất để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm, các hệ sinh thái

rừng đặc thù nhằm nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ các

khu di tích lịch sử văn hóa ; đối với diện tích chưa có rừng, hạn chế trồng rừng thuần

loài chủ yếu khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và xây dựng các vườn thực vật, vườn sưu

tập thực vật, trồng các loài cây bản địa, cây bảo tồn nguồn gen, cây cảnh quan…tăng

cường khai thác các hoạt động sinh thái nghỉ dưỡng… Phát triển rừng phòng hộ nhằm

phát huy rừng phòng hộ đầu nguồn phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư và

phòng hộ biên giới và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước nâng cao chất

lượng rừng phòng hộ, kết hợp giữa phát triển nông lâm ngư nghiệp, du lịch sinh thái

nghỉ dưỡng môi trường kinh doanh cảnh quan khai thác lâm sản và các lợi ích khác

của rừng phòng hộ theo quy định.

* Danh mục các dự án ưu tiên liên quan đến đa dạng sinh học:

+) Nhóm các dự án đầu tư và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn

tỉnh: 18 dự án đầu tư và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng giai đoạn 2008-2015 đã

được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Tiếp tục rò soát và xây dựng bổ sung đối với

các dự án này đến năm 2020;

Dự án bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2012-2020;

Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh

+) Nhóm dự án đầu tư xây dựng rừng quốc gia Yên tử, VQG Bái Tử Long

+) Nhóm dự án quản lý rừng bền vững

+) Nhóm các dự án về tư vấn: Dự án bảo tổn và ĐDSH, dịch vụ chi trả môi

trường rừng …

Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại tại văn

bản số 6970/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015.

198

* Mục tiêu tổng quát:

Phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả nguồn lực, giảm phát thải khí

nhà kính, tiến tới nền kinh tế cac bon thấp, Phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh sẽ là

một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tieu về bảo vệ môi

trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam và xây dựng

Quảng Ninh là nơi cần đến và đáng sống.

* Các nhiệm vụ và chỉ tiêu chính :

+) Về giảm cường độ phát thải khí nhà kính :

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính đạt lượng giảm phát thải là 7,02 triệu tấn

CO2 tương đương vào năm 2020, tướng ứng giảm 22,5 % so với mức 2010, trong đó :

- Đối với lĩnh vực năng lượng : phấn đấu cắt giảm 3,01 triệu tấn CO2 tương

đương vào năm 2020 ;

- Đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất ; phấn đấu cắt giảm

2,1 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 ;

- Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp : xem xét loại bỏ 2 dự án xây dựng nhày

máy xi măng gia đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, theo đó cắt giảm thêm 1,91 triệu

tấn CO2 tương đương từ việc tránh được các phát thải công nghiệp từ quá trình clinker.

+) Về xanh hóa sản xuất:

- Tỉ lệ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cố hệ thống xử lý nước thải tập

trung đạt yêu cầu 100% ; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh mớitrang bị các thiết bị

xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường ;

- 80% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn về môi trường ; 50% các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ sạch;

- Không phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh ;

- 50% các cơ sở trên địa bàn tỉnh đạt chứng chỉ quản lý môi trường (chứng nhận

đạt tiêu chuẩn ISO 14001).

+) Về xanh hóa lối sống và thúc đẩy sản xuất :

- Tỉ lệ đô thị hóa loại III trở lên có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy

chuẩn đạt 60% ; đô thị loại IV, loại V và các làng nghề đạt 40% trở lên;

- 100% các đô thị có diện tích xanh đạt tiêu chuẩn;

- Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt 100% ; Tỷ lệ chất

thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn và các làng nghề được thu gom và xử lý bảo

đảm môi trường đạt 80% ; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn

môi trường ; Hình ảnh và phát triển công nghiệp tái chế để tái sử dụng chất thải, phấn

đấu 3% chất thải thu gom được tái chế;

199

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng nội tỉnh; tỷ lệ sử dụng phương

tiện công cộng tại các khu đô thị lớn và trung bình đạt 35-45%;

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%;

* Một số dự án, chương trình của Kế hoạch liên quan đến bảo tồn ĐDSH:

1/ Tên dự án: Dự án xây dựng thể chế để thực hiện tăng trưởng xanh và tăng

cường hệ thống quản lý môi trường nhằm bảo tồn bền vững Vịnh Hạ Long.

Mục tiêu: Tăng trưởng xanh được thúc đẩy tại Quảng Ninh thông qua quá trình

chuyển đổi mô hình kinh tế từ "nâu" sang "xanh".

Nội dung: Xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động ưu tiên cho việc

thực hiện Tăng trưởng xanh tại khu vực vịnh Hạ long;

Xây dựng thí nghiệm và thực hiện chính sách bền vững về môi trường và tài

chính cho các ngành công nghiệp trọng điểm;

Thực hiện thí điểm chính sách phát triển để kích thích tăng trưởng bền vững của

ngành du lịch.

2/ Tên dự án : Dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020

Mục tiêu : Xanh hóa và cải tạo những vùng đất bị trống, bị bạc màu do khai thác

khoáng sản tăng khả năng cung cấp không khí.

Nội dung: Cải tạo những vùng đất còn trống, bị bạc màu do khai thác khoáng

sản. Những khu vực đã khai thác than, khoáng sản bị bỏ trống sau khi khai thác ; trồng

rừng trên các loại đất khác còn trống để tăng diện tích rừng và tăng khả năng cung cấp

cho thành phố.

Trên cơ sở liệt kê, phân tích vai trò và nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, cùng với những mục tiêu, nội dung đã khẳng định chủ trương và chính sách

đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng và bảo tồn

đa dạng sinh học. Nhìn chung các quan điểm, mục tiêu phương hướng, chỉ tiêu phát

triển của các chiến lược quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến Quy hoạch bảo tồn

ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đều thống nhất với các quan điểm, mục tiêu Quốc gia của

phát triển rừng, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Việc thực hiện Quy hoạch bảo

tồn ĐDSH sẽ xem xét đến những vấn đề có liên quan đến các quy hoạch khác, khắc

phục được những tác động tiêu cực do phát triển kinh tế mang lại, góp phần phát triển

bền vững kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Trong báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy

lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có đề cập đến diện tích

rừng và đất rừng được quy hoạch cho rừng phòng hộ đến năm 2020:

Rừng phòng hộ đầu nguồn 92.351,5 ha tiếp tục kiện toàn và củng cố, nâng cao

năng lực các Ban quản lý. Những diện tích rừng phòng hộ nhỏ lẻ, tiến hành giao khoán

bảo vệ rừng cho các tổ chức, cộng đồng thôn, bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

200

Rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp phòng hộ khu vực biên giới Việt - Trung

8.299,0 ha, thực hiện theo nội dung Quyết định số: 1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011.

Nhằm xây dựng bảo vệ phát triển rừng phòng hộ vành đai biên giới gắn với an ninh

quốc phòng và ổn định đời sống dân cư.

Rừng phòng hộ ven biển 20.394,7 ha: Sau khi dự án khôi phục và phát triển rừng

ngập mặn ven biển kết thúc, tiến hành bàn giao lại toàn bộ diện tích về cho địa

phương. Triển khai dự án phục hồi và phát triển rừng ngặp mặn ven biển Việt Nam do

WB tài trợ, để tiếp tục trồng mới, chăm sóc bảo vệ diện tích hiện có.

Rừng phòng hộ môi trường dân cư: 11.629,7 ha, tiến hành bảo vệ xây dựng rừng

theo hướng nâng cao phẩm chất, nhằm phát huy khả năng phòng hộ môi trường.

Đối với phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo tối đa tác dụng về phòng hộ đầu

nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư, phòng hộ biên giới và góp

phần bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước nâng cao chất lượng rừng phòng hộ; kết

hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ

dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng

phòng hộ theo quy định.

Đối với phát triển rừng đặc dụng chủ yếu là bảo tồn nguyên trạng, tạo ra những

môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc hữu, các hệ sinh

thái đặc thù; các công trình di tích lịch sử, văn hóa nhằm nâng cao chất lượng rừng, giá

trị đa dạng sinh học, giá trị lịch sử - văn hóa. Cần khuyến khích phát triển các hoạt động

kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật,

nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Định hướng phát

triển các hạng mục và chi phí đầu tư phát triển rừng đặc dụng gắn với du lịch sinh thái

theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính

phủ.

Xây dựng và nâng cấp hệ thống vườn ươm: Để chủ động về giống, cây con phục

vụ cho công tác trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời giảm cự ly vận chuyển cây

con và nâng cao tỷ lệ sống cho công tác trồng rừng...cần phải xây dựng và nâng cấp 15

vườn ươm cây giống tại các huyện. Quy mô mỗi vườn là 1 ha để có thể đạt công suất từ

1,0 1,5 triệu cây con tiêu chuẩn/năm. Hàng năm các vườn ươm này có khả năng đáp

ứng từ 25 - 40 triệu cây con phục vụ cho công tác trồng rừng.

Ngoài ra còn thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao kỹ

thuật cho các hộ nông dân về gieo ươm cây giống, trồng rừng, trồng cây công nghiệp,

cây ăn quả và cây đặc sản...

Xây dựng vườn thực vật: Trên địa bàn tỉnh đang có hệ thống các khu rừng đặc

dụng đang còn lưu giữ được một số nguồn gen thực vật đặc hữu và quý hiếm của tỉnh

cũng như của vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, các nguồn gen nay đang có nguy cơ bị đe dọa

tiệt chủng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo tồn và phát triển các nguồn gen này

201

đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy và thăm quan

du lịch…trong kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng 03 vườn thực vật tại 3 khu rừng đặc

dụng: Rừng quốc gia Yên Tử; Vườn quốc gia Bái Tử Long và Khu bảo tồn thiên nhiên

Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

Xây dựng đường ranh cản lửa: Để chủ động phòng chống cháy rừng trên địa bàn

rừng trồng mới giai đoạn 2015 -2020, cần phải thiết kế hệ thống đường băng cản lửa.

Xây dựng đường lâm nghiệp, đường công vụ: Để phục vụ cho công tác tuần tra

nhằm quản lý bảo vệ rừng, vận chuyển cây con phục vụ trồng rừng, vận chuyển gỗ và

lâm sản trong khai thác rừng…trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch cần đầu tư xây dựng

bổ sung hệ thống đường lâm nghiệp và đường công vụ.

Xây dựng trạm bảo vệ: Để tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở những

khu vực cửa rừng tập trung nhiều tài nguyên, những khu vực trọng điểm vẫn còn khả

năng diễn ra việc chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép cần phải xây dựng bổ

sung các trạm bảo vệ rừng.

Xây dựng chòi canh lửa rừng: Để chủ động trong công tác phòng chống cháy

rừng, cần phải xây dựng hệ thống chòi canh lửa rừng, đặc biệt những vùng còn khả năng

xảy ra cháy rừng.

Xây dựng bảng nội quy, biển bảo bảo vệ rừng: Trên những khu vực đường đi lối

lại đầu mối giao thông gần các cửa rừng nơi có nhiều người qua lại, cần thiết phải xây

dựng các bảng nội quy về bảo vệ và phát triển rừng...

Tác động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến quy hoạch đa dạng sinh

học của tỉnh:

KCN Cái Lân được thành lập theo Quyết định 578/TTg ngày 25/7/1997 của Thủ

tướng Chính phủ. Ngày 14/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2969/QĐ-

UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 cập nhật bổ sung Khu vực

KCN Cái Lân, thành phố Hạ Long với diện tích là 301,58 ha; Tỷ lệ lấp đầy KCN là

100%, số lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là 60 dự án.

KCN Việt Hưng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Quyết định

số 519/TTg ngày 06/8/1996 và cho phép thành lập tại Văn bản số 727/TTg-CN ngày

15/5/2006; Ngày 18/10/2016, UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

KCN Việt Hưng (giai đoạn I), thành phố Hạ Long tại Quyết định số 3368/QĐ-UBND.

Chủ đầu tư hạ tầng KCN Việt Hưng (giai đoạn I) là Công ty cổ phần Phát triển Khu

công nghiệp Việt Hưng; có tổng diện tích theo quy hoạch là 150,23 ha.

KCN Hải Yên được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư và thành lập tại Văn

bản số 1350/TTg-CN ngày 09/9/2005 và được thành lập theo Quyết định số 4065/QĐ-

UBND ngày 26/10/2005 của UBND tỉnh; Ngày 29/11/2016, UBND tỉnh ban hành

Quyết định số 4009/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây

dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Hải Yên, thành phố Móng Cái. Chủ đầu tư hạ tầng KCN là

202

Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera, có tổng diện tích 182,42 ha.

KCN Đông Mai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và được thành lập tại Quyết định số 2276/QĐ-UBND

ngày 14/7/2008 của UBND tỉnh; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của KCN

được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 và điều

chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KCN Đông Mai tại Quyết định số

3974/QĐ-UBND ngày 25/11/2016. Chủ đầu tư hạ tầng KCN là Công ty Đầu tư phát

triển hạ tầng Viglacera; có tổng diện tích theo quy hoạch là 158,48 ha.

KCN Texhong Hải Hà thuộc KCN- Cảng biển Hải Hà: Được thành lập tại Quyết

định số 648/QĐ-UBND ngày 11/3/2016 của UBND tỉnh; Quy hoạch phân khu xây dựng

tỷ lệ 1/2000 KCN Hải Hà thuộc KCN- Cảng biển hải Hà, huyện Hải Hà tại Quyết định

số 4086/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh. Chủ đầu tư hạ tầng KCN

Texhong Hải Hà là Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam, có tổng diện tích là 660

ha; Tỷ lệ lấp đầy KCN là 21,4%, số lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là 06 dự án.

KKT Vân Đồn: được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số

120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng tại Quyết

định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện

Vân Đồn, tổng diện tích 217.133 ha.

KKTCK Móng Cái: được thành lập theo Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày

10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm toàn bộ thành phố Móng Cái, Khu công

nghiệp – cảng biển Hải Hà, thị trấn Quảng Hà và các xã Quảng Thắng, Quảng Thành,

Quảng Minh, Quảng Trung, Cái Chiên (huyện Hải Hà); có tổng diện tích 121.197 ha,

trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt nước biển là 55.000 ha; Quy

hoạch chung xây dựng KKTCK Móng cái đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 18/9/2015.

KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn: gắn với cửa khẩu quốc gia Hoành Mô có diện

tích 14.232 ha, bao gồm 2 xã Hoành Mô và Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu. Quy

hoạch chung xây dựng KKTCK Hoành Mô – Đồng Văn đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày

19/6/2014. Hiện nay, UBND huyện Bình Liêu cùng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng

Ninh phối hợp thu hút đầu tư, lập quy hoạch chi tiết để quản lý, hướng dẫn.

KKTCK Bắc Phong Sinh: gắn với cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh, có diện tích

tự nhiên khoảng 9.302 ha, thuộc phạm vi xã Quảng Đức, huyện Hải Hà. KKTCK Bắc

Phong Sinh được thành lập tại Quyết định số 115/2002/QĐ-TTg ngày 13/9/2002 của

Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay 05/05 KCN đang hoạt động đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung

KCN. Cụ thể tình hình đầu tư và quy mô các trạm xử lý nước thải như sau:

- KCN Cái Lân: Đối với KCN Cái Lân giai đoạn I đã được Chủ đầu tư hạ tầng

203

(Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh) triển khai xây dựng trạm xử lý

nước thải giai đoạn I với quy mô 2.000 m3/ngày đêm từ năm 2002. Đến nay, Trạm xử lý

nước thải tập trung KCN giai đoạn I được vận hành ổn định với công suất 800-1.000

m3/ngàyđêm (đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ KCN Cái

Lân giai đoạn I). Về việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải: Hiện chủ đầu tư

đã hợp đồng với đơn vị lắp đặt, đã mua thiết bị và chuẩn bị lắp đặt hệ thống quan trắc tự

động.

Giai đoạn mở rộng, Dự án Trạm xử lý nước thải công nghiệp được giao cho Công

ty TNHH Hoài Nam làm chủ đầu tư, với quy mô là 18.000 m3/ngày đêm. Theo tiến độ

cam kết của chủ đầu tư Dự án sẽ hoạt động chính thức toàn dự án vào tháng 10/2017,

hiện trạng Chủ đầu tư đã thực hiện được các hạng mục: san gạt mặt bằng, xây tường rào,

nhà tạm cho công nhân thi công,... Hiện tại KCN Cái Lân giai đoạn mở rộng có một số

dự án thứ cấp đang hoạt động phát sinh nước thải như: Công ty TNHH Dầu thực vật Cái

Lân, Công ty TNHH Sản xuất bột mì Vimaflour, Công ty TNHH Cơ khí mỏ và đóng tàu

TKV... các chủ đầu tư thứ cấp đã đầu tư công trình xử lý nước thải phát sinh của đơn vị

đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường hiện hành trước khi xả ra nơi tiếp nhận.

- KCN Việt Hưng (giai đoạn 1): Chủ đầu tư hạ tầng KCN Việt Hưng (Công ty cổ

phần phát triển KCN Việt Hưng) đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải với quy mô

300 m3/ngày đêm, bắt đầu hoạt động từ tháng 1/2016 đảm bảm thu gom, xử lý toàn bộ

lượng nước thải phát sinh của các dự án hoạt động trong KCN Việt Hưng. Về việc lắp

đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải: Công ty cổ phần phát triển KCN Việt Hưng đã

đầu tư, lắp đặt xong hệ thống giám sát quan trắc môi trường tự động đối với nước thải,

đã kết nối truyền dữ liệu về hệ thống của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- KCN Hải Yên: Chủ đầu tư hạ tầng KCN Hải Yên (Công ty Đầu tư phát triển hạ

tầng Viglacera) đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải giai đoạn 1, 2

với công suất 2×1.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1 hoạt động ổn định từ tháng 5/2013,

giai đoạn 2 hoạt động ổn định từ tháng 6/2015). Về việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự

động nước thải: Chủ đầu tư hạ tầng KCN đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc

tự động các chỉ tiêu pH, TSS, COD và lưu lượng, đủ điều kiện truyền số liệu trực tuyến

về Sở Tài nguyên và Môi trường.

- KCN Đông Mai: Chủ đầu tư hạ tầng KCN Đông Mai (Công ty Đầu tư phát triển

hạ tầng Viglacera) đang chuẩn bị đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý

nước thải giai đoạn 1 với công suất 1.100 m3/ngày đêm theo quy hoạch được duyệt

(hiện đang sử dụng trạm xử lý nước thải tạm với quy mô 300 m3/ngày đêm chưa đúng

theo quy hoạch). Về việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải: Chủ đầu tư sẽ

được đầu tư đồng thời trong quá trình xây dựng Trạm xử lý nước thải giai đoạn I, dự

kiến hoàn thành vào Quý I/2018.

- KCN Texhong Hải Hà: Theo hồ sơ báo cáo ĐTM của dự án, Trạm xử lý nước

thải tập trung của KCN Texhong Hải Hà (giai đoạn 1) gồm 05 mô đun 10.000m3/ngày

204

đêm (5x10.000m3/ngày đêm) và 01 mô đun 6.000m3/ngày đêm. Từ tháng 6/2016, Công

ty TNHH KCN Texhong Việt Nam đã đầu tư xong và đang vận hành thử nghiệm Trạm

xử lý nước thải tập trung của KCN giai đoạn I có công suất 6.000m3/ngày đêm. Về việc

lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải: Chủ đầu tư đã lắp đặt xong hiện đang tiến

hành kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đánh giá ảnh hưởng, tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội (các dự án

đổ đất lấn biển, nước thải sinh hoạt đô thị, hoạt động phát triển du lịch, ...) đến môi

trường, hệ sinh thái ven bờ khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và khu vực ven

biển tỉnh Quảng Ninh.

Di sản vịnh Hạ Long không chỉ là một vùng biển có nhiều nguồn lợi thủy sản,

thuận tiện cho tàu thuyền qua lại, neo đậu, mà còn nằm trong một vùng kinh tế trọng

điểm ở phía Đông Bắc của đất nước. Hơn một thế kỷ qua, nơi đây đã có nhiều ngành

kinh tế quan trọng như khai thác than, sản xuất ximăng...

Những năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội

nhập quốc tế, Quảng Ninh được quy hoạch thành một trong những trọng điểm kinh tế

ở khu vực phía Bắc của Tổ quốc, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đã được phát triển

mạnh mẽ. Trong đó, các ngành khai thác than, đá vôi, du lịch, giao thông, cảng biển,

đánh bắt và nuôi trồng hải sản và du lịch đang là trọng tâm của sự đầu tư. Sự phát triển

mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong khi chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý, năng lực để

kiểm soát, điều chỉnh những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội,

chưa đủ tiềm năng kinh tế để làm bệ đỡ cho các chính sách bảo vệ môi trường, nhận

thức của cộng đồng về một sự phát triển bền vững chưa đầy đủ, thì nguy cơ về sự mất

cân đối giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Dọc khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh

các thành phố, thị đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng

chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết về bảo vệ môi trường, nước thải sinh

hoạt của thành phố chảy trực tiếp xuống biển mà chưa được xử lý theo một quy trình

công nghệ bắt buộc.

Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đang

phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và thách thức: Mâu thuẫn giữa phát triển công

nghiệp khai khoáng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn; mâu thuẫn

giữa công nghiệp hoá, đô thị hoá với bảo vệ môi trường, cảnh quan; đặc biệt là việc

thực hiện các mục tiêu phát triển trong bối cảnh tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

toàn cầu. Quá trình đô thị hoá nhanh đã kéo theo một loạt vấn đề như di dân từ nông

thôn ra thành thị, tạo ra những thách thức, áp lực lớn trong việc bảo vệ môi trường,

nhất là chất lượng môi trường sống tại các đô thị. Theo tính toán của các nhà nghiên

cứu, bình quân đầu người, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (năng lượng,

thực phẩm, nguyên vật liệu....) gấp 2-3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn;

chất thải do dân số đô thị thải ra cũng cao gấp 2-3 lần người dân nông thôn.

205

Một vấn đề bức xúc trong thời gian qua tại các đô thị, đặc biệt là Hạ Long và

Cẩm Phả là hiện tượng ngập úng đô thị khá nghiêm trọng. Nhiều ao hồ, khu đất trũng

bị san lấp; mật độ san lấp, lấn biển, xây dựng công trình cao làm tăng lượng nước mưa

chảy tràn bề mặt; mạng lưới cống thoát nước mưa, nước thải hầu hết là hệ thống

chung, vừa nhỏ, vừa lạc hậu, không đủ khả năng thoát nước mưa; phương án thoát

nước, chống ngập úng chưa tính đến khả năng đáp ứng với các hiện tượng thời tiết bất

thường như mưa lũ kéo dài. Ngoài ra, hệ thống xử lý và thoát nước thải sinh hoạt ở các

đô thị chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài khu vực nội thành Hạ Long, hầu hết các nguồn

nước thải sinh hoạt đô thị đều chưa được xử lý thứ cấp mà xả thẳng ra nguồn tiếp

nhận. Hiện tượng cứ mưa là ngập úng tại một số đô thị là một trong những nguyên

nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống người dân do

thiếu nước sạch để sinh hoạt. Các nguồn nước thải tập trung tại khu vực ven bờ làm

suy giảm chất lượng nước biển và hệ sinh thái tự nhiên. Đơn cử như tại khu đô thị Ao

Cá, phường Hùng Thắng (TP Hạ Long) được hình thành tại vùng trũng ngập nhưng

không có hạng mục tiêu thoát nước đủ lớn để đổ nước ra vùng sâu hơn. Chính vì vậy

mỗi khi mưa lớn là cả khu đô thị lại bị ngập úng.

Các hoạt động đổ thải vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề “nóng” nhất về

môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay. Phần lớn các mỏ than lộ

thiên của TKV hiện vẫn sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải cao.

Khối lượng thải lớn nhất tập trung tại vùng Cẩm Phả, Hạ Long với khoảng 60-70 triệu

m3/năm. Các bãi thải của các mỏ than khai thác lộ thiên thường có chiều cao khoảng từ

60-150m, có nơi lên tới 250m. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp

các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận.

Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất

canh tác, gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội.

Điển hình đợt mưa lũ vào tháng 7-2015 đã khiến các bãi thải khu vực TP Hạ Long,

Cẩm Phả bị sạt lở, tạo thành những dòng lũ bùn đá, gây hậu quả nặng nề về người và

của, thiệt hại lên tới 2.700 tỷ đồng. Theo thống kê khu vực TP Hạ Long và TP Cẩm

Phả chạy dọc theo vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có 12 mỏ khai thác than lộ thiên,

17 mỏ khai thác than hầm lò, 15 cảng và 4 nhà máy tuyển than đang hoạt động, với sản

lượng khai thác than tại khu vực này đạt khoảng 35 triệu tấn/năm. Đây là hoạt động

tạo ra nguồn thải lớn nhất, tác động mạnh mẽ nhất và uy uy hiếp nghiêm trọng nhất

đến môi trường vùng vịnh Hạ Long. Nhiều mỏ lộ thiên đã âm quá giới hạn cho phép là

-300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những

tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm

mặn và biến đổi sinh thái.

Hoạt động khai thác than lộ thiên đi kèm với hoạt động đổ thải (đất, đá, xít), theo

tính toán của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), cứ sản

xuất được 1 tấn than lộ thiên thì phải đổ thải từ 10 đến 13 tấn thải và khoảng 3m3 nước

thải từ khai trường. Theo Sở TN-MT tỉnh Quảng Ninh, tổng lượng nước thải mỏ mỗi

206

năm khoảng 58,9 triệu m3, song chỉ xử lý được khoảng 25,9 triệu m3, còn lại đổ thẳng

ra các sông suối rồi ra vịnh.

Báo cáo của TKV cho thấy, những năm gần đây, số lượng đổ thải của các đơn vị

sản xuất than trung bình 210 triệu m3/năm (vùng than Cẩm Phả chiếm khoảng 150

triệu m3/năm, vùng than Hạ Long chiếm 45 triệu m3/năm). Đặc biệt nguy hại là các

bãi thải ven bờ vịnh Hạ Long hiện nay, đó là bãi thải nam Đèo Nai rộng 230ha, bãi

thải tuyển than Cửa Ông rộng 125 ha lúc nào cũng trong tình trạng quá tải.

Việc đổ thải được tích tụ sau nhiều năm đã thành những núi thải khổng lồ cao

hơn +300m (so với mực nước biển), tập trung chủ yếu tại 4 bãi thải ngoài là Đông

Cao Sơn, Bàng Nâu, Nam Khe Tam - Đông Khe Sim (TP Cẩm Phả) và bãi thải Chính

Bắc (TP Hạ Long).

Mỗi trận mưa, nước tràn vào bãi thải, hầm lò và khai trường, kéo trôi cả các hóa

chất, xăng dầu, các chất thải nguy hại khác được dùng trong quá trình khai mỏ, nhất là

bùn than có thể khiến nguồn nước bị nhiễm các chất độc như thạch tín, chì, khí CO;

các chất kim loại nặng như arsenic, boron, manganese, selenium và thallium. Tất cả

nguồn thải độc hại này sẽ làm biến đổi không khí, đất, đặc biệt là nước biển, tác động

tới thủy sản và sinh vật thủy sinh khác tại vịnh Hạ Long.

Theo kết quả quan trắc của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, sau đợt mưa lụt cuối

tháng 7/2015, thông số độ mặn tại các khu vực chịu tác động của mưa lũ giảm mạnh từ

40-60%, gây ảnh hưởng lớn đến các loài thuỷ sinh của khu vực, độ PH giảm mạnh

kèm theo bùn đất làm thay đổi môi trường sống đột ngột, làm nhuyễn thể tại các bè,

bãi nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn bị chết hàng loạt. Đặc biệt là nhóm kim loại nặng

tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014, trong đó các thông số Fe, Mn đều vượt giới hạn

cho phép ở tất cả các điểm đo.

Hệ lụy xung quanh công trường khai thác than phải kể đến ô nhiễm không khí,

hầu hết những ngày trong năm bụi than làm cho bầu không khí như có sương mù. Khu

vực khai thác hầm lò bị ô nhiễm nặng khí thải CO và NO2 và trên toàn vùng khai thác

than bị ô nhiễm khí thải CO, NO2, SO2. Tất cả đều vượt ngưỡng cho phép từ 3,5 đến 8

lần.

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy rằng, nguy cơ đục nước, bùn hóa và

nông hóa đáy vịnh Hạ Long đang ở mức đáng báo động. Hệ sinh thái dưới nước khu

vực ven bờ suy kiệt nghiêm trọng, do tất cả các luồng chảy kéo theo bùn than đều dẫn

ra vịnh Hạ Long, trong khi rừng ngập mặn là hệ sinh thái giúp ngăn chặn các chất thải

độc từ các khai trường đổ xuống đã bị tàn phá tới mức cạn kiệt. Tình trạng này không

được ngăn chặn kịp thời, tương lai không xa vùng lõi vịnh Hạ Long sẽ bị ô nhiễm

nghiêm trọng, đe dọa và mất đi toàn bộ giá trị tự thiên của Di sản Thiên nhiên thế giới.

Để ngăn chặn các hoạt động tiêu cực đến chất lượng môi trường, bảo vệ hệ sinh

thái ven bờ phục vụ các mục tiêu phát triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội bền vững

thì cần ngăn chặn các một loạt các hoạt động như chuyển tải clinker, ximăng và các

207

loại hàng hóa rời (dăm gỗ, đá các loại…) trên vịnh; đồng thời tỉnh cần di chuyển các

hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than ra vùng lõi vịnh; hạn chế tối đa việc phát

triển quỹ đất đô thị bằng hình thức lấn biển... thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển

rác thải trên vịnh Hạ Long về bờ xử lý sử dụng nhiên liệu sinh học và xây dựng mô

hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ di sản thiên nhiên thế

giới vịnh Hạ Long. Cần ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng vào công tác

quản lý, bảo vệ di sản như công nghệ định vị toàn cầu; hệ thống wimax, camera giám

sát; hệ thống thông tin địa lý, thử nghiệm thiết bị lọc tách dầu thải tại các tàu du lịch

nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực di sản... tạo việc làm và thu nhập

trong các cộng đồng địa phương ở vịnh Hạ Long, góp phần phát triển kinh tế bền vững

trong sự hài hòa với cư dân bảo tồn di sản; đồng tình với việc phát triển và mở rộng

các điểm thu hút khách tham quan trong vùng đệm.

Với dải ven biển cần quan tâm đến các hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản

Phát triển nông nghiệp: tập trung duy trì và phát triển theo chiều sâu trên diện

tích trồng lúa, ngô, chè... đã có (hạn chế chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang

nuôi trồng thủy sản, dịch vụ) cùng với đầu tư các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng

suất cây trồng nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở khu vực.

Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản: tập trung khai thác hệ thống bãi triều

cửa sông ven biển, vùng biển dưới 6m khi triều kiệt, kể cả vùng mặt nước ven các đảo

trong vịnh để phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo đó, cần kết hợp nuôi trồng thủy sản

với bảo vệ rừng ngập mặn ở các xã Đồng Rui, Hải Lạng, Tiên Lãng (huyện Tiên Yên).

Đầu tư nuôi tại các bãi triều các loài có giá trị kinh tế cao như ngao, hải sâm, sá sùng, sò

huyết, ngán, tu hài... và khoanh vùng và lập kế hoạch khai thác cụ thể nguồn lợi tự nhiên

có sự quản lý của chính quyền địa phương (Chương Cả, Chương Hai Thoi, Tiên Yên).

Nghiên cứu xác định mật độ nuôi hải sản lồng bè tối ưu, đảm bảo môi trường sinh thái

không bị suy thoái, đặc biệt ven các đảo có tiềm năng du lịch, khu bảo tồn.

Phát triển công nghiệp: Tiếp tục phát triển, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng

kết hợp công tác quản lý, đánh giá tác động môi trường nhằm bảo vệ và giảm thiểu tác

động đến môi trường biển và ven biển cho các khu kinh tế ở các thị trấn Quảng Hà,

Đầm Hà, Tiên Yên. Hạn chế lấn biển để phát triển các đô thị ven biển, các khu công

nghiệp (Mũi Chùa - Tiên Yên, Quảng Hà, Quảng Trung, Quảng Điền - Hải Hà...).

Phát triển du lịch - dịch vụ: Tập trung phát triển du lịch sinh thái trên các thế

mạnh của khu vực (bãi triều cát, rừng ngập mặn ven biển, hệ thống đảo và vũng vịnh)

để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, tham quan… Xây dựng các tuyến

du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn (xã Đồng Rui, Tiên Yên) và các đảo

ven bờ. Bên cạnh đó phát triển cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, nước, đường xá, thu gom

và xử lý chất thải…) và dịch vụ du lịch để phát triển các bãi tắm, đặc biệt là ở các đảo

Cái Chiên, Vạn Vược...

208

Bảo tồn, bảo vệ tài nguyên: Bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có, khoanh

nuôi tái sinh hoặc trồng mới rừng ngập mặn ở các khu vực nuôi trồng thủy sản thoái

hóa (xã Đồng Rui - huyện Tiên Yên); các khu vực có nguy cơ xói lở như cửa sông Hà

Cối và các bãi triều trống có điều kiện thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển (dọc dải

ven biển từ Tiên Lãng đến Quảng Hà) nhằm hạn chế ô nhiễm, phòng tránh thiên tai.

Thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước (cửa sông Tiên Yên) nhằm bảo vệ, phục

hồi các hệ sinh thái đặc biệt như rừng ngập mặn, cỏ biển, bảo vệ nguồn lợi sinh vật, các hệ

sinh thái biển và ven biển khác cũng như đa dạng sinh học của vịnh Tiên Yên.

Bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy sản: xây dựng quy hoạch, các chương trình

khai thác thủy hải sản; xây dựng các kế hoạch bảo vệ các hệ sinh thái có giá trị đa

dạng sinh học cao (các bãi triều thấp ở khu vực cửa sông Tiên Yên); cấm các hoạt

động khai thác thủy hải sản bằng các dụng cụ hủy diệt, thuốc nổ; hạn chế số lượng tàu

đánh bắt công suất nhỏ.

2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH

2.3.3.1. Kết quả đạt được

+ Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: hiện nay, hệ thống các văn bản quy

phạm pháp luật liên quan đến đa dạng sinh học khá đầy đủ. Các đối tượng của quản

lý Nhà nước về đa dạng sinh học, đặc biệt là các đối tượng của quy hoạch đa dạng

sinh học đã được quy định.

+ Về nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm nguồn nhân lực và

nguồn tài chính bước đầu đã được quan tâm đầu tư. Hệ thống rừng đặc dụng đã có

ban quản lý và đi vào hoạt động ổn định; nguồn tài chính cho công tác quản lý hệ

thống rừng đặc dụng về cơ bản đã được duy trì thường xuyên.

+ Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Nhận thức được tầm quan trọng của

ĐDSH đối với đời sống con người, môi trường và xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã triển

khai các nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH theo các Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH

năm 1995 và 2007, cũng như nhiều Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch hành động

khác liên quan đến bảo tồn và phát triển ĐDSH trên địa bàn tỉnh.

3.3.3.2. Các khó khăn khác trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

Bên cạnh các nội dung đã phân tích về khó khăn, hạn chế đã nêu tại mục 2.2.6

nêu trên, các khó khăn khác trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học có thể

tóm tắt như sau:

+ Mặc dù đã có các quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh những thành công trong những năm

qua, công tác quản lý đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều bất cập và khó

khăn từ sự chồng chéo trong công tác quản lý, chưa rõ ràng trong các quy định của

các văn bản quy phạm pháp luật của cấp Trung ương, dẫn đến hàng loạt các vấn đề

phát sinh, từ hệ thống tổ chức quản lý đến việc triển khai thực hiện các hoạt động

209

quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Lực lượng đảm nhận công tác quản lý về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn còn thiếu,

năng lực quản lý chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt đối với cán bộ

cấp xã, phường. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH

còn rất thiếu. Địa bàn quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH ở các khu bảo tồn khá rộng,

nên công tác bảo tồn ĐDSH gặp rất nhiều khó khăn, đạt hiệu quả chưa cao.

+ Công tác giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các thành phần

kinh tế chủ yếu là giao khoán. Tuy nhiên trong giao khoán rừng chưa thực hiện đánh

giá trữ, chất lượng các lô rừng... điều này rất khó để thực hiện xác định được nghĩa

vụ và quyền hưởng lợi trong bảo vệ và phát triển rừng.

+ Công tác quản lý đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn nhiều bất cập:

(i). Hệ thống cơ quan nhà nước quản lý về ĐDSH chưa đủ mạnh, còn thiếu cả

về chất và lượng, và chưa được đầu tư thỏa đáng. Quản lý về bảo tồn ĐDSH còn có

sự chồng chéo giữa các Bộ, Sở, Ban, Ngành nên rất cần có một cơ chế đủ mạnh để

thống nhất quản lý ĐDSH và các KBT trong toàn quốc.

(ii). Các quy định pháp luật bảo vệ ĐDSH chưa hệ thống và không đồng bộ,

chưa có sự thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn và chồng chéo do được quy định ở

nhiều văn bản, chủ yếu quy định cho một lĩnh vực cụ thể.

(iii). Chưa tạo ra được các cơ chế, chính sách cần thiết, chưa làm cho người

dân hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia bảo vệ ĐDSH, nên

trong những năm vừa qua chưa huy động được sự tham gia đúng mức của cộng

đồng bảo vệ ĐDSH.

(iv). Còn thiếu qui hoạch lâu dài về bảo tồn ĐDSH thống nhất cấp vùng, tỉnh.

Quy hoạch, quản lý vùng đệm còn những thiếu sót như chưa xác định được rõ ranh

giới, quy mô vùng đệm, chưa có quy định rõ về đầu tư vùng đệm.

(v). Đầu tư cho ĐDSH còn nhiều hạn chế, đầu tư chưa đúng mức cho các vấn đề

quản lý, nhất là cho việc xây dựng chiến lược và các văn bản pháp quy, tăng cường

năng lực quản lý các cấp, kể cả ở trung ương và địa phương, nâng cao nhận thức cộng

đồng và điều tra đánh giá ĐDSH.

(vi). Thiếu sự quản lý nhất quán trong hệ thống quản lý dẫn đến việc trùng lặp,

chồng chéo, kém hiệu quả về phân công quản lý trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

(vii). Hiện 04 VQG/khu bảo tồn và di sản thiên nhiên giàu tính đa dạng sinh học

nhưng do quy hoạch theo từng cơ quan khác nhau và qua nhiều thời điểm khác nhau

nên hệ thống các khu bảo tồn thể hiện sự chồng chéo và gây ra nhiều khó khăn trong

công tác quản lý.

+ Khó khăn xuất phát từ các hoạt động kinh tế - xã hội như các hoạt động khai

thác lâm sản, khoáng sản, phát triển công nghiệp, tốc độ đô thị hóa cao.

210

Vì vậy, trong thời gian tới đây, cũng như trong tương lai cần có đầu tư thích

đáng nhằm nâng cao năng lực công tác quản lý bảo tồn ĐDSH cho các cấp, các ngành

liên quan để công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức bộ máy

quản lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật trang thiết bị cho công tác bảo tồn ĐDSH còn thiếu,

chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng; cơ chế

chính sách thu hút, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, các khu bảo tổn

gắn với phát triển sinh kế chưa được trú trọng dẫn đến chưa huy động được sự tham

gia tích cực của công đồng bảo vệ ĐDSH; công tác quản lý đất rừng của các nông, lâm

trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, không quản lý được diện tích đất, nhiều diện tích

bị bỏ hoang, diện tích đất được giao lớn nhưng không được rà soát, xác định ranh giới,

đánh giá trữ lượng, chất lượng; tình trạng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy

giảm ảnh hưởng đến khả năng sinh thủy của các lưu vực sông, cạn kiệt nguồn nước

phục vụ sinh hoạt, sản xuất tại một số địa phương; tình trạng các hộ dân lấn chiếm,

xâm phạm, xây dựng công trình trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, tự ý chuyển đổi

mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở, sản xuất còn phổ biến ở các địa phương

trong tỉnh, có thể phân ra những nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

Về quản lý nhà nước: Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao cho

cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách

hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng

đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ

rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và

các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt

chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt để. Ngoài ra,

việc tích nước tại các lòng hồ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển

công cụ, phương tiện, lương thực vào rừng để khai thác gỗ trái phép.

Hạn chế trong công tác tuyên truyền: Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ

biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với

các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan.

Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả: Chưa có quy ước

quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá thấp

(100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo

vệ rừng.

Một số hạn chế trong công tác thực thi pháp luật: Các đơn vị quản lý còn thụ

động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là

việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các

ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi

vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác giám

sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử phạt thực hiện không đầy đủ các quy

211

định của pháp luật, tỷ lệ nộp phạt còn thấp. Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy

tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng

như hiệu quả pháp chế chưa cao. Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng,

địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường

xuyên để phát hiện vi phạm và xử lý.

Từ những nguyên nhân trên, thì các giải pháp quản lý rừng, phát sinh kế bền

vững trên của tỉnh như cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế

- xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm

nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích

phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách

nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai

trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư

vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục

hồi, tuần tra, khai thác…); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng

và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. Đồng thời, xây dựng các kênh truyền

thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy

định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân

theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên

rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ

có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình

trạng tranh chấp giữa các hộ.

Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng

Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư quản lý

kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; Hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp trong

thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và trồng các loài cây ăn

quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; Nghiên cứu những loài cây, con có

giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng hoặc những loại cây ngắn ngày

trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép tán như các loại cây dược liệu… Ngoài

ra, đào tạo và phát triển thêm một số nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn

nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp

du lịch sinh thái như dệt thổ cẩm; Nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ

rừng; Xem xét tăng phí để tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ

rừng; Đầu tư, quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc

vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển.

Quản lý bảo vệ rừng

Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ

rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương

phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh

kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi

212

phạm. Trong đó cần: Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai

thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để người dân có thể

chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ,

giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường

hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm

các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các

chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.

Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị các tư

trang, thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ rừng; Tuyên truyền việc hạn chế sử dụng

gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng và các sản phẩm khác

ngoài gỗ.

2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền

vững hệ sinh thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh

2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới

Trên thế giới, trong mấy chục năm vừa qua, đặc biệt từ khi Công ước Đa dạng

sinh học được ký kết, công tác bảo tồn đa dạng sinh học dần dần dịch chuyển từ việc

bảo tồn các hệ sinh thái và các loài sang sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học theo

hướng bền vững, nhằm phục vụ lợi ích của con người. Song song với tiến trình đó, từ

năm 1992, khi Chương trình Nghị sự 21 được các nước cam kết thực hiện, sự nghiệp

phát triển bền vững đã đi vào thực chất, với việc thúc đẩy ba trụ cột là kinh tế - xã hội

- môi trường, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học như là nền tảng cho sự thịnh vượng

của con người. Tăng trưởng xanh là con đường phát triển bền vững trong bối cảnh

biến đổi khí hậu, khi sự phát triển phải gắn chặt với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đa dạng sinh học và giảm phát thải khí

nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một hệ thống thể chế chính sách toàn cầu

đã được thiết lập, với việc áp dụng các nguyên lý phát triển bền vững và cách tiếp

cận dựa trên hệ sinh thái, làm nền tảng để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát

triển. Hệ thống các khu bảo tồn trên thế giới ngày càng được phát triển và hoàn thiện

để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững cho tương lai. Hệ

thống các khu dự trữ sinh quyển cũng đang được hình thành và ngày càng phát triển là

hình mẫu và là phòng thí nghiệm sống để thực hành phát triển bền vững.

Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) là một trong số các biện pháp bảo tồn

ĐDSH quan trọng. Trên thế giới, bảo tồn chuyển chỗ mặc dầu đã được đánh giá là

biện pháp quan trọng nhằm bảo tồn tài nguyên di truyền hoang dã. Tuy nhiên, vẫn có

sự cạnh tranh trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ.

Thí dụ, Ở Hoa Kỳ năm 1987, các chương trình bảo tồn chuyển chỗ chỉ được phân bổ

1% của tổng số 37,5 triệu USD cho bảo tồn ĐDSH, sử dụng cho các hệ thống ngân

hàng gen quốc tế. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ủng hộ sự điều

chỉnh cân bằng nguồn nhân lực đối với bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ. Với

213

quan điểm như vậy, những nỗ lực và tài chính cho bảo tồn chuyển chỗ đã được tăng

cường trong nhưng năm gần đây. Theo đánh giá của UNEP, hành động thực tế về bảo

tồn nguồn di truyền có thể được chia thành 4 thời kỳ chính như sau:

- Giai đoạn đầu (1850-1860), lợi ích của nguồn gen được thử nghiệm và bắt đầu

được sử dụng thực tế;

- Giai đoạn thứ hai (1950-1970), nguồn gen được bảo tồn rộng rãi bởi tính hữu

dụng của chúng;

- Giai đoạn thứ ba (1980-2010), khả năng đầu tư lâu dài trong các nơi bảo quản,

sưu tập được bảo đảm;

- Giai đoạn thứ tư (2010-2030), sẽ tăng cường khai thác thông qua các chương

trình chăn nuôi.

Ở mức độ quốc tế, hầu hết các trung tâm nghiên cứu này, từ 1975, IARC (Tổ chức

nghiên cứu ung thư Quốc tế - International Agency for Research on Cancer) đã xây

dựng bộ sưu tập nguồn gen cây trồng bảo tồn chuyển chỗ lớn nhất thế giới với 600.000

vật bổ sung. Các bộ sưu tập chất mầm này được xây dựng trong sự kỳ vọng cho các thế

hệ người nghiên cứu hiện tại và tương lai trên toàn thế giới sử dụng. Hệ thống CGIAR

(Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế) cũng đã giúp đỡ để bảo tồn hơn 140 loài

trong các ngân hàng gen của khoảng 450 cơ sở không phải CGIAR ở trên 90 nước.

Trong năm 1974, với sự trợ giúp của CGIAR, một trung tâm nghiên cứu quốc tế

chuyên bảo tồn nguồn gen thực vật (Plant Genetic Resources - PGPs) đã được thiết

lập. Nó được đặt tên IBPGP (Ủy ban quốc tế về nguồn gen thực vật - International

Board for Plant Genetic Resources).

Với nhiệm vụ của Viện này là thúc đẩy bảo tồn và sử dụng nguồn gen thực vật

cho các lợi ích của những thế hệ hiện nay và tương lai. IBPGP đã góp phần:

- Xây dựng các cơ sở bảo tồn chuyển vị ở hơn 100 nước;

- Đào tạo hơn 1700 nhà khoa học và kỹ thuật viên;

- Thu nhập hơn 200.000 mẫu cây trồng của 120 nước.

Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của IBPGP đã tăng lên trong những năm gần đây,

vì thế tới 1992-1993, nó được gọi là Viện nguồn gen thực vật quốc tế (International

Plant Genetic Resources Institute - IPGRI) với trụ sở chính ở Roma. Viện này có 4

mục tiêu chính:

- Trợ giúp các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển đánh giá nhu cầu của

họ về nguồn gen thực vật;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn và sử dụng nguồn gen thực vật;

- Phát triển và thúc đẩy các chiến lược và kỹ thuật cải thiện bảo tồn nguồn gen

thực vật;

214

- Cung cấp dịch vụ thông tin quốc tế về nguồn gen thực vật. Gần đây, mối quan

tâm toàn cầu trong bảo tồn đã được khuyến khích bởi "Ban thư ký Bảo tồn Vườn thực

vật" và "Trung tâm bảo tồn thực vật".

Ở góc độ nhóm 15 nước (G15), hầu hết các nước này ở vùng nhiệt đới và á nhiệt

đới, giàu ĐDSH và nhiều quỹ gen quan trọng để phát triển các giống cây trồng vật

nuôi có giá trị kinh tế cao. Mạng lưới ngân hàng gen của nhóm G15 sẽ bảo tồn các

chất mầm quan trọng dưới dạng hạt giống, phôi thực vật, phấn hoa và mô nuôi trong

ống nghiệm. Hoạt động sẽ bao gồm bảo tồn các loài thực vật trong các vườn Quốc gia

và khu bảo tồn.

Tổng quan về bảo tồn ở cấp quần thể loài

Các nỗ lực bảo tồn thường hướng về việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số

lượng hoặc đang có nguy cơ bởi tác nhân nào đó dẫn đến sự diệt vong. Ðể bảo tồn

thành công, cần xác định tính ổn định quần thể của loài dưới những điều kiện nhất

định. Mặt khác, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với những loài đang bị suy giảm về số

lượng. Các nhà sinh học nhận thấy rằng các quần thể nhỏ của loài cần bảo vệ có nguy

cơ tuyệt chủng cao hơn nhiều so với quần thể có kích thước lớn.

Kích thước tối thiểu của quần thể (Minimum Viable Population - MVP) là

sốlượng cá thể cần đủ để bảo đảm cho một quần thể có khả năng sống sót cao trong

tương lai gần. Muốn có được một ước tính tương đối chính xác về quần thể tối thiểu

(MVP) có thể sống được của một loài thì cần phải có một nghiên cứu cụ thể về động

thái số lượng của quần thể và nghiên cứu phân tích điều kiện môi trường nơi cư trú của

chúng. Những nghiên cứu này có thể rất tốn kém và đòi hỏi hàng tháng, thậm chí hàng

năm (Thomas C. D., 1990).

Do vậy, một số nhà sinh học khuyến nghị một nguyên tắc chung là cố gắng bảo

vệ 500 – 1.000 cá thể đối với loài động vật có xương sống vì với cơn số này là đủ để

bảo tồn sự biến dị di truyền (Lande R., 1988). Với số lượng như trên đủ để cho phép

một số lượng cá thể tối thiểu sống sót trong những năm có thiên tai và đủ để phục hồi

quần thể trở lại trạng thái như trước đó.

Ðối với những loài có độ dao động về kích thước của quần thể lớn (động vật không

xương sống, cây hàng năm) thì sự bảo tồn quần thể gồm khoảng 10.000 cá thể là có thể đem

lại hiệu quả. Khi một loài đã có chỉ số quần thể tối thiểu (MVP) thì có thể ước tính được

diện tích dao động tối thiểu (Minimum Dynămic Area - MDA) cho loài đó.

Diện tích dao động tối thiểu (Minimum Dynămic Erea - MDA) của một loài nào

đó có thể ước tính được bằng cách: nghiên cứu các kích thước khác nhau về nơi cư trú

của các cá thể hay các nhóm quần thể trong loài (Thiollay J. M., 1989).

Các nhà sinh học đã ước tính được rằng để bảo tồn các quần thể tối thiểu của các

loài thú cần bảo tồn một diện tích vào khoảng từ 10.000 – 100.000 ha

(SchơnewaldCơx C.M., 1983).

215

Lý do cần bảo tồn các quần thể có kích thước như đã nêu trên vì các quần thể

nhỏ có những nhược điểm: về mặt di truyền do mất tính biến dị di truyền, giao phối

gần; về cạnh tranh, nguồn thức ăn, dịch bệnh cũng như những tác động BÐKH, của

thiên tai như lu lụt, hạn hán, cháy rừng.

Quan trắc quần thể

Ðể tìm hiểu tình trạng của một loài quý hiếm nào đó cần điều tra số lượng cá thể

loài tại thực địa và phân tích quan trắc quần thể của nó qua thời gian; nhờ đó có thể

xác định những biến động của quần thể theo thời gian (Simberloff D. S., 1988;

Schemske D. W., Husband B. C. et al., 1994). Các số liệu điều tra dài hạn giúp xác

định những xu hướng lâu dài của quần thể như tăng hay giảm số lượng cá thể.

Nguyên nhân tăng, giảm do con người hay do dao động ngắn hạn của thời tiết

hoặc hiện tuợng tự nhiên không dự doán trước được (Pechmann J. H. K., Scơtt D. E. et

al., 1991). Quan trắc là cách thức khá hiệu quả nhằm ghi nhận sự phản ứng của một

quần thể với sự biến đổi của môi trường (ví dụ như sự suy thoái của một loài cá nào đó

qua các số liệu quan trắc xác định được nguyên nhân là do sự đánh bắt quá mức loài đó).

Các phương pháp quan trắc có thể áp dụng: (1) Kiểm kê là đếm số lượng cá thể

hiện diện trong quần thể. Kiểm kê được tiến hành lặp lại theo những quãng thời gian

nhất định có thể xác định tính tăng, giảm hay ổn định về số lượng theo thời gian, theo

mùa. (2) Ðiều tra là sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại để ước tính mật độ của loài

trong quần thể. Các phương pháp điều tra áp dụng khi quần thể có kích thước lớn hay

phạm vi hoạt động của quần thể là khá rộng lớn.

Nghiên cứu phân tích về biến động số lượng của quần thể

Nhằm theo dõi những cá thể đã biết trong quần thể để xác định tốc độ tăng

trưởng, sinh sản và tỷ lệ sống của chúng. Nghiên cứu này cần bao quát dầy đủ các cá

thể thuộc mọi lứa tuổi và mọi kích thước . Có thể theo dõi toàn bộ quần thể hay một

nhóm mẫu trong quần thể. Việc thực hiện là đếm các cá thể, xác định tuổi của các cá

thể, do kích thước cơ thể, xác định giới tính và đánh dấu để lần sau tiếp tục thực hiện

nghiên cứu. Vị trí và địa điểm cũng như hoạt động của các cá thể cùng được ghi lại

hoặc vẽ thành so đồ, bản đồ. Ðôi khi còn có thể lấy mẫu mô của các cá thể để phân

tích về mặt di truyền.

Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu quần thể thay đổi tùy theo đặc trưng của

loài và tùy theo mục đích nghiên cứu. Mỗi chuyên ngành có kỹ thuật riêng để theo dõi

các cá thể trong quần thể. Những thông tin từ các nghiên cứu về biến động số lượng

của quần thể có thể sử dụng vào các công thức tính toán lịch trình đời sống để xác định

tốc độ thay đổi của quần thể và để xác định các giai đoạn dễ bị tổn thương trong chu

trình sống của loài (Caswell H., 1989).

Nghiên cứu phân tích khả năng tồn tại của quần thể

216

Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Population Viability Analysis - PVA) là

một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định một loài có thể có khả

năng thích ứng và tồn tại trong môi trường hay không (Shaffer M. L., 1990; Boyce

M.S., 1992; Ruggiero L. F., Hayward G. D. et al., 1994).

Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một phương pháp xem xét các nhu cầu

khác nhau của một loài cũng như những nguồn lực sẵn có trong môi trường để từ đó

xác định những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử tự nhiên của loài đó (Gilpin M. E. &

Soule M. E., 1986). Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là rất hữu ích trong việc

tìm hiểu những ảnh hưởng tác động đến loài quý hiếm.

Hiện chưa có một phương pháp luận hay một quy trình thống kê chuẩn cho việc

phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Shaffer M. L., 1990; Thomas C. D., 1990).

Phương pháp phân tích khả năng tồn tại của quần thể hiện đang phát triển như là một

phương pháp dự báo sức sống và khả năng tồn tại của loài. Phương pháp này dựa vào

xem xét sự phát triển tự nhiên của sinh thái học cá thể trong nghiên cứu lịch sử tự

nhiên và những nghiên cứu về biến động số lượng của quần thể; trong đó chú ý đến

những mức độ tác động của con người có ảnh hưởng tới loài.

Phát triển hình thành tái lập các quần thể mới

Thay vì quan sát thụ động sự tuyệt chủng của các loài đang nguy cấp, nhiều nhà

sinh học đã bắt đầu xây dựng cách tiếp cận nhằm bảo vệ các loài này. Một số phương

pháp mới đang được xây dựng để tạo nên những quần thể mới hoang đã hay bán hoang

đã của các loài hiếm đang có nguy cơ tuyệt duyệt và để gia tăng kích thước những quần

thể đang tồn tại (Gipps J. H. W., 1991; Bowles M. L. & Whelan C. J., 1994).

Những thử nghiệm này hy vọng những loài sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể

phục hồi các chức năng sinh thái và tiến hóa trong quần xã sinh vật. Ngoài ra việc đơn

thuần gia tăng số lượng và kích thước quần thể của một loài là làm giảm nguy cơ tuyệt

chủng của loài đó. Tuy nhiên, những dự án tái lập quần thể mới khó thực hiện hiệu quả

trừ khi chúng ta hiểu rõ những yếu tố gây nên sự sụt giảm các quần thể hoang đã ban

đầu và do vậy loại trừ được những yếu tố đó hoặc ít ra cũng kiểm soát được chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ

Chiến lược bảo tồn ÐDSH lâu dài và hiệu quả nhất là bảo tồn các quần xã và

quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên là bảo tồn tại chỗ (in-site). Tuy nhiên, đối với

những loài quý hiếm thì bảo tồn tại chỗ là chua đủ trong điều kiện áp lực của con

người càng ngày càng gia tăng. Trong trường hợp quần thể còn lại là quá nhỏ để tồn

tại hoặc chúng nằm ngoài phạm vi bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ ít có hiệu quả.

Ðối với trường hợp này, giải pháp duy nhất là bảo tồn các cá thể trong những

điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người (Cơnway W. G., 1980; Dresser B.

L., 1988; Seal U. S., 1988). Chiến lược này là bảo tồn chuyển chỗ. Các điều kiện để

bảo tồn chuyển chỗ bao gồm Vườn động vật, trang trại nuôi động vật và các chuong

217

trình nhân giống động vật. Thực vật thì được bảo tồn trong các Vườn thực vật, Vườn

cây giống, ngân hàng hạt giống.

Trong bảo tồn chuyển chỗ, sự quan trắc và quản lý chặt chẽ các quần thể loài

trong các khu bảo vệ nhỏ thỉnh thoảng con người có thể can thiệp vào để tránh suy

thoái về số lượng. Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược

tổng hợp nhằm bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng (Falk D. A., 1987). Bảo tồn

chuyển chỗ và bảo tồn tại chỗ là những cách tiếp cận có tính chất bổ sung cho nhau

(Kennedy D. M., 1987; Robinson M. H., 1992). Những cá thể từ các quần thể được

bảo tồn chuyển chỗ được định kỳ thả vào thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể

bảo tồn tại chỗ.

Bảo tồn chuyển chỗ các loài động vật

- Hệ thống thông tin loài quốc tế (ISIS) là một tổ chức nắm giữ các thông tin

đầy đủ nhất về động vật được lưu giữ bảo tồn tại các vườn động vật và các bể nuôi trên

toàn thế giới.

- Năm 2011, có khoảng 455.317 cá thể thuộc 3.955 loài vật có xương sống trên

cạn đang được nuôi giữ tại 837 vườn động vật ở gần 90 quốc gia. Trong số này, hơn

một nửa 58%) là các loài chim, một phần từ (25%) là động vật có vú, 11% là các loài

bò sát và 6% là động vật lưỡng cư.

Bảo tồn chuyển chỗ các loài thực vật

- Năm 1996, 150 quốc gia đã thông qua Kế hoạch Hành động Toàn cầu một cột

mốc quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý quốc tế về PGRFA (Tài nguyên

di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp).

- Trên cơ sở của các chính sách nhu Nghị định thu Cartagena về An toàn Sinh

học, Kế hoạch Chiến lược Ða dạng sinh học giai doạn 2011-2020 và Nghị định thư

Nagoya về Tiếp cận nguồn gen và Chia sẻ công bằng Lợi ích phát sinh từ việc sử dụng

nguồn gen được coi là những tiến bộ đạt được trong công tác bảo tồn chuyển chỗ các

loài thực vật.

- Hiện nay có khoảng 7,4 triệu mẫu giống đang được bảo quản trong các ngân

hàng gen hạt, đồng ruộng và in vitro, khoảng 1/4 trong đó được đánh giá là những mẫu

khác biệt đang lưu giữ kép tại một số tập đoàn khác.

- Do nhu cầu về da dạng hóa cao, nên các nhà khà học quan tâm nhiều đến việc

thu thập cây có nguồn gốc hoang dại dể làm lương thực, cây thức ăn chăn nuôi và vì

thế nhóm cây hoang dại đã trở nên gần gũi với cây trồng ngày càng tăng nhờ có các

vườn thực vật trong các khu bảo tồn tự nhiên.

2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái

tự nhiên trên thế giới

Hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều đạng sử dụng, khai thác các dạng nguồn

218

lợi thiên nhiên trong các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu cũng

như điều kiện sống của mỗi Quốc gia mà có những mức độ tổ chức bảo vệ, khai thác

và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên khác nhau.

Tổng quan về bảo tồn ở cấp quần xã, HST

Có thể thành lập các KBT để bảo vệ những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trong quá trình bảo vệ loài này, toàn bộ các loài khác trong KBT cũng sẽ được bảo vệ.

Do vậy, có quan điểm cho rằng nên tập trưng vào bảo tồn các quần xã hay HST hơn là

chỉ bảo tồn loài (Scơtt J. M., Csuti B. et al., 1991; Reid W. V., 1992; Grumbine E.

R.,1994; Mc Naughton S. J., 1994).

Bảo tồn quần xã có thể bảo vệ được một số lượng lớn các loài, trong khi cứu hộ

các loài cụ thể nào đó thường không đơn giản, tốn kém và ít hiệu quả.

Việc hình thành các KBT mới cần phải bảo đảm được việc bảo tồn càng nhiều loài

càng tốt. Các khía cạnh như diện tích, quản lý các mối đe dọa, yêu cầu hành động và tầm

quan trọng của bảo tồn là những tiêu chí được quan tâm đánh giá (Mc Neely et al., 1994).

Ở quy mô quốc gia, ÐDSH được bảo vệ có hiệu quả nhất bằng cách bảo đảm

rằng tất cả các dạng HST chủ yếu dều nằm trong hệ thống các KBT.

Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn

bộ tính ÐDSH. Có ba cách bảo tồn quần xã sinh vật là: (1) xây dựng các KBT, (2) thực

hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các KBT và (3) phục hồi các quần xã sinh vật tại

nơi cư trú bị suy thoái.

Muốn bảo vệ sự ÐDSH trong một vùng hay trong một quốc gia cụ thể nào cần

xây dựng các KBT. Theo IUCN thì KBT là một khu vực được dành cho mục tiêu bảo

vệ và quản lý ÐDSH bằng công cụ pháp luật hay các công cụ hữu hiệu khác.

Xây dựng các KBT

IUCN đã xây dựng một hệ thống phân loại các KBT, trong đó quy định các mức

độ sử dụng tài nguyên từ nhỏ đến lớn (IUCN 1984, 1985, 1994) như sau:

KBT thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Natural Reserve)

KBT thiên nhiên nghiêm ngặt hay các khu hoang đã là những khu được bảo vệ

nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, dào tạo và quan trắc

môi trường. Các KBT thiên nhiên này cho phép giữ gìn các quần thể của loài cũng như

các quá trình diễn thế của HST sao cho chúng ở trạng thái không bị nhiễu loạn càng

nhiều càng tốt.

VQG (National Park )

Là những khu vực rộng lớn có vẻ dẹp thiên nhiên được gìn giữ để bảo vệ cho

một hoặc vài HST trong đó. Dùng cho mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ

ngơi, giải trí, tham quan du lịch. Tài nguyên ở dây không được phép khai thác cho mục

đích thương mại.

219

Công trình quốc gia (Natural Monument)

Công trình quốc gia là những khu dự trữ nhỏ hơn được thiết lập nhằm bảo tồn

những đặc trưng về sinh học, địa lý, địa chất, văn hóa của một nơi nào đó.

Khu quản lý sinh cảnh và loài (Habitat/Species Management Area)

Các khu quản lý quần cư (sinh cảnh) của ÐVHD có những điểm tương tự với các

KBT thiên nhiên nghiêm ngặt nhưng một số hoạt động của con người cũng được phép

tiến hành tại đây để duy trì các đặc thù của cộng đồng dân cư. Khai thác có kiểm soát

cưng được phép thực hiện.

KBT cảnh quan (Protected Landcape)

KBT cảnh quan cho phép việc sử dụng môi trường theo cách cổ truyền, không có

tính phá hủy, đặc biệt việc sử dụng tài nguyên đã hình thành nên đặc tính văn hóa, thẩm

mỹ và sinh thái học đặc sắc. Ở dây, có thể diễn ra hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Khu dự trữ tài nguyên (Managed Resources Protected Area)

Các khu dự trữ tài nguyên là các vùng mà ở đó, tài nguyên thiên nhiên được bảo

vệ cho tương lai và việc sử dụng tài nguyên được kiểm soát phù hợp với các chính

sách quốc gia.

Khu sinh học tự nhiên và các khu dự trữ nhân loại học

Các khu sinh học tự nhiên và các khu dự trữ nhân loại học cho phép các cộng

đồng truyền thống được duy trì cưộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên

ngoài. Thông thường, họ khai thác tài nguyên cho việc sử dụng của bản thân họ và họ

thường áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống.

Các khu quản lý đa chức năng

Cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài

nguyên nước, ÐVHD, chan nuôi gia súc, gỗ, du lịch và đánh bắt cá. Hoạt động bảo tồn

các quần xã sinh học thường di dôi với các hoạt động khai thác nói trên.

Năm (05) loại hình đầu tiên là những KBT thực sự với mục tiêu bảo tồn ÐDSH.

Ba loại hình sau là các khu được quản lý mà mục tiêu bảo tồn ÐDSH là mục tiêu thứ

cấp. Việc thành lập các KBT nhằm giảm thiểu sự mất mát của các loài với nguồn tài

chính có hạn.

Bảo vệ và phát triển bền vững các HST tự nhiên

Trước tình hình khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên sinh vật và các dạng

tài nguyên khác cũng như các hoạt động của con người trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội, làm suy thoái ĐDSH và các HST. Trên thế giới, người ta đã nghĩ tới việc

bảo tồn ĐDSH và các HST tự nhiên. Trong các biện pháp bảo tồn, thì bảo tồn tại chỗ

(in-situ) là phương thức bảo tồn các HST tự nhiên hữu hiệu nhất. Bảo tồn tại chỗ thực

chất là hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm cả khu BTTN ở trên cạn cũng

220

như ở dưới nước mà trong các khu BTTN đó, có những kiểu HST tự nhiên khác nhau.

Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới được xây dựng năm 1872 ở Mỹ

(vườn quốc gia Yellow Stone). Trải qua một thời gian dài, cho tới nay, toàn thế giới đã

có trên 100.000 khu BTTN, chiếm tới 19 triệu km2 bằng 12% diện tích toàn cầu. Mục

tiêu chức năng nhiệm vụ, cách hoạt động của các khu BTTN cũng đã có những thay

đổi rất cơ bản, ngày một sát hơn với tình hình biến đổi của thiên nhiên, hòa nhập với

cộng đồng dân cư hơn, do đó cũng hiệu quả hơn.

Từ các tư liệu trên về tình hình xây dựng quản lý các khu BTTN thế giới hiện

nay có thể thấy rằng việc xây dựng thành lập các khu BTTN trên đất liền và ở biển

ngày càng được đẩy mạnh trên thế giới. Hệ thống phân hạng của IUCN cũng ngày

càng được các nước coi trọng, lấy làm cơ sở cho việc phân hạng các khu BTTN với sự

điều chỉnh cần thiết tùy theo điều kiện mỗi nước. Những nhận định, đánh giá trên đây

cần được chú ý trong việc xây dựng và phân hạng các khu BTTN nói chung, trong đó

có các khu bảo tồn vùng nước nội địa.

Việc xây dựng các khu BTTN ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á chỉ được đẩy

mạnh từ những năm 80 thế kỷ trước, sau Hội nghị về các Vườn Quốc gia lần thứ III ở

Bali (Indonesia) năm 1982. Sau Hội nghị này chỉ trong khoảng 10 năm, đã có tới trên

500 khu bảo tồn được thành lập trong khu vực chiếm tới 13 triệu ha diện tích. Cho tới

những năm 90 đã có tới trên 850 khu BTTN được xây dựng, trong đó nhiều nhất là các

vườn quốc gia, khu bảo tồn loài/sinh cảnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong số này,

chủ yếu là các khu bảo tồn rừng trên cạn, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, nguồn lợi

thủy sản còn rất ít, hoặc chỉ là một bộ phận nằm chung trong các vườn quốc gia với

thành phần rừng trên cạn là chủ yếu.

2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại địa phương

Để quản lý và bảo tồn hiệu quả các hệ sinh thái, kinh nghiệm của các nước cho

thấy, cần quy định việc kết hợp cảnh quan vào các công trình mới đối với khu vực

định cư bên ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm hài hòa chúng về chức năng và

thẩm mỹ với các giá trị thiên nhiên và môi trường nhân tạo; Quy định việc xây dựng

quy hoạch cảnh quan đối với những khu vực cần bảo vệ và đánh giá tác động môi

trường; Lập danh mục các hệ sinh thái bị đe dọa và các hệ sinh thái cần được bảo vệ;

Trong xây dựng và quản lý các ngành, cần ưu tiên áp dụng các kỹ thuật thân thiện với

môi trường và đa dạng sinh học, nhưng quy định cụ thể, phù hợp đối với các khu bảo

vệ để dễ thực thi.

Kinh nghiệm về công tác bảo tồn ở Việt Nam:

Luật đa dạng sinh học 2008 của Việt Nam dành chương II viết về “Quy hoạch

bảo tồn đa dạng sinh học”, trong đó Mục I viết về quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH

của cả nước và Mục II viết về quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương. Mục tiêu của quy hoạch bảo tồn ĐDSH là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái

tự nhiên tiêu biểu, duy trì tính đa dạng các hệ sinh thái và khả năng cung cấp ổn định

221

các dịch vụ hệ sinh thái phục vụ sự thịnh vượng của cộng đồng. Quy hoạch bảo tồn

ĐDSH còn nhằm bảo tồn ĐDSH loài và nguồn gen, trong đó tập trung bảo tồn các

loài, nguồn gen trong danh mục được ưu tiên bảo vệ nhằm hạn chế tối đa việc mất các

loài, nguồn gen. Đáng ghi nhận là đã đưa ra quan điểm, nguyên tắc xây dựng quy

hoạch bảo tồn ĐDSH.

Với việc mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, khai thác

gỗ, khai khoáng đã làm các sinh cảnh tự nhiên bị thu hẹp lại thành các đảo bị bao bọc

bởi các cảnh quan đã bị thay đổi. Nhiều loài (nhất là các loài phân bố rộng) bị hạn chế

trong một vùng bị tách biệt và quá nhỏ để có thể kiếm đủ thức ăn, nước uống, giao

phối hoặc trốn tránh các loài ăn thịt. Khi sinh cảnh tiếp tục bị suy thoái, chia cắt và

càng trở nên bị cô lập, tốc độ tuyệt chủng tại chỗ sẽ tăng nhanh và khả năng tuyệt

chủng do các hiện tượng tàn khốc và giao phối cận huyết cũng tăng. Biến đổi khí hậu

cũng góp phần đẩy nhanh hiện tượng chia cắt sinh cảnh và khả năng dễ bị tổn thương

của cả quần xã động vật và thực vật.

Trước thực trạng trên, Việt Nam đã xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa

dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, có thể nói đây là

cơ sở, định hướng cho việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương. Để quản lý và bảo tồn hiệu quả các hệ sinh thái, kinh

nghiệm cho thấy, cần quy định việc kết hợp cảnh quan vào các công trình mới đối với

khu vực định cư bên ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm hài hòa chúng về chức

năng và thẩm mỹ với các giá trị thiên nhiên và môi trường nhân tạo; quy định việc xây

dựng quy hoạch cảnh quan đối với những khu vực cần bảo vệ và đánh giá tác động

môi trường; lập danh mục các hệ sinh thái bị đe dọa và các hệ sinh thái cần được bảo

vệ; trong xây dựng và quản lý các ngành, cần ưu tiên áp dụng các kỹ thuật thân thiện

với môi trường và đa dạng sinh học, nhưng quy định cụ thể, phù hợp đối với các khu

bảo vệ để dễ thực thi. Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn chung trên cơ sở đúc

rút theo kinh nghiệm được xác định trên các lĩnh vực và cần có những hành động cấp

thiết để bảo vệ và phát triển hệ thống khu bảo tồn, cụ thể:

- Quản lý, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái;

- Quản lý, bảo vệ và phát triển có sự tham gia của cộng đồng địa phương;

- Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng;

- Đổi mới cơ chế tài chính nhằm phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH;

- Đổi mới hệ thống chính sách cho phù hợp với hệ thống văn bản pháp quy và

tình hình thực tế thể.

Cụ thể trong các khu bảo tồn:

- Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển kết cấu hạ tầng trong khu bảo tồn; Kiểm soát

săn bắn và xâm lấn trái phép;

- Quan trắc và lập báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học; Kiểm soát các loài

222

sinh vật ngoại lai xâm hại;

- Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái theo cách tiếp cận hệ sinh thái.

Kinh nghiệm về công tác bảo tồn đối với tỉnh Quảng Ninh:

- Không tách rời việc sử dụng tài nguyên với nhiệm vụ bảo tồn.

- Mục tiêu kinh tế - xã hội thường quyết định sự thành công hay thất bại trong

hoạt động của một khu KBT/VQG. Vì vậy, bên cạnh các điều kiện thiên nhiên, mặt

kinh tế - xã hội cũng rất cần được chú trọng khi xác định địa điểm, tổ chức hoạt động,

quản lý các khu KBT/VQG.

- Sự tham gia của người dân địa phương ngay từ khi thành lập các KBT/VQG và

cả trong quá trình hoạt động, quản lý sau này, với lợi ích rõ ràng, cần được chú trọng

để một khu BTTN đạt kết quả.

- Quyết định thành lập một KBT/VQG nên căn cứ trước hết vào những điều kiện

kinh tế, xã hội thực tế của địa phương, khả năng đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu

đặt ra, trong đó sự tham gia của địa phương, hơn là sự hoàn hảo thông tin, dữ liệu về

điều kiện tự nhiên, ý nghĩa khoa học, sinh thái của địa điểm lựa chọn.

- Về mối quan hệ của KBT/VQG với cộng đồng dân cư địa phương, không nên

đối lập mục tiêu của một khu BTTN với quyền lợi của cộng đồng địa phương. Người

dân địa phương sống lâu đời ở nơi đó, cần được tôn trọng, bằng cách để họ tham gia,

hoặc ít ra là được hỏi ý kiến trong xây dựng và quản lý BTTN. Việc chia sẻ bình đẳng

lợi ích có được từ khu BTTN với người dân địa phương, đồng thời cũng sẽ dẫn đến

việc thực hiện cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động, quản lý khu BTTN, nhân tố

quan trọng cho sự thành công.

- Phải tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương.

- Việc thiết lập các khu bảo tồn phải gắn với kế hoạch phát triển tổng thể về kinh

tế - xã hội của Quốc gia, của khu vực, của vùng.

- Trong xây dựng, sử dụng và quản lý các KBT/VQG, cần hết sức chú ý tới mặt

tiêu cực của việc phát triển du lịch thiếu kiểm soát trong các KBT/VQG, hạn chế tối đa

suy thoái môi trường do phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch thiếu quy hoạch.

- Sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ kết hợp với cộng đồng dân cư vào

xây dựng và hoạt động của các KBT/VQG là một kinh nghiệm tốt, trong khi các Chính

phủ thường không đủ khả năng bảo đảm nguồn kinh phí cho xây dựng và hoạt động

của các khu bảo tồn.

- Cần chú ý tới việc đào tạo kịp thời nguồn nhân lực cần thiết để có thể sử dụng

có hiệu quả nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài.

Các bài học trên đưa tới kết luận chung là: trong khu vực Nam Á và Đông Nam

Á hiện nay, hệ thống khu BTTN đang phát triển và dần trở thành một bộ phận của sự

phát triển các Quốc gia. Cần tạo mọi điều kiện để các khu BTTN thực hiện được vai

223

trò này, trong đó điều quan trọng là sự liên kết chặt chẽ của khu BTTN với cộng đồng

dân cư địa phương trong hoạt động.

2.5. Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học của địa phương và các yếu tố ảnh

hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch

2.5.1. Diễn biến đa dạng sinh học của địa phương trong giai đoạn quy hoạch

2.5.1.1. Diễn biến ĐDSH do tác động của phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đã, đang và sẽ tác

động đáng kể đến diễn biến tài nguyên rừng và ĐDSH của tỉnh, kể cả mặt tiêu cực và

tích cực. Trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi sử dụng đất do phát

triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị; gia tăng dân số, di

dân tái định cư đã tác động mạnh mẽ đến diễn biến ĐDSH, đặc biệt làm mất rừng và

suy giảm tính đa dạng thực động vật.

a, Do tác động của các hoạt động phát triển công nghiệp

• Tác động tiêu cực: Các hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng khu công

nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng... ở Quảng Ninh cho đến nay đã làm mất nhiều

diện tích rừng và suy giảm đáng kể ĐDSH của tỉnh và trong tương lai sẽ còn làm mất

rừng và suy giảm ĐDSH.

Rừng bị mất dẫn đến làm mất sinh cảnh sống hoặc thay đổi môi trường sống của

động vật hoang dã, buộc các loài động vật đó di chuyển đi nơi khác, đã góp phần làm

suy giảm số lượng các loài động vật hoang dã trong khu vực. Trong quá trình thi công

các khu công nghiệp, khu khai khoáng, do tập trung một số lượng lớn công nhân và

trong một thời gian khá dài, nên rừng bị xâm hại do nhu cầu khai thác củi, gỗ để làm

chất đốt và dựng lán trại. Ngoài ra, môi trường nước sông bị thay đổi (tăng độ đục, các

chất độc hại) do tiếp nhận một khối lượng lớn đất đá thải xây dựng, dầu mỡ và các

chất thải khác từ các công trình xây dựng đã và sẽ làm suy giảm số lượng cũng như

thành phần loài của quần xã thủy sinh vật, làm suy giảm ĐDSH của khu vực.

Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu nền

kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp và khai thác than, tăng tỷ trọng

trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, mặt trái của phát triển

kinh tế luôn là những bức xúc về mặt môi trường.

Để mở rộng không gian đô thị và xây dựng các cụm công nghiệp (theo quy

hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh) với quỹ đất dự

tính là 579,5 ha đất vào năm 2020 thì việc quay đê lấn biển, thu hẹp diện tích đất nông

nghiệp và đất mặt nước là không tránh khỏi. Phát triển đô thị nhanh trong khi cơ sở hạ

tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng làm gia tăng ô nhiễm môi trường gây

nên nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, giảm sức sống và khả năng sinh sản của

nhiều loài sinh vật.

224

Sản xuất công nghiệp và các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây nên nhiều

tác động tiêu cực tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường nói chung

và đa dạng sinh học nói riêng.

Hiện nay, các trung tâm sản xuất công nghiệp của tỉnh như nhiệt điện, xi măng,

đóng tàu, các khu công nghiệp, các khu đô thị tập trung chủ yếu phân bố ở khu vực ven

biển, bên bờ vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Việc thực hiện các mục tiêu phát triển

kinh tế luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm vùng vịnh.

* Ô nhiễm môi trường sống của sinh vật

- Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí tại các khu vực khai

thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, kíp nổ và tiếng ồn phát

sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và

các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong – Hạ Long.

Tại tất cả các công đoạn sản xuất mỏ đều phát sinh ra bụi. Theo các số liệu thống

kê, khai thác 1000 tấn than ở hầm lò tạo ra 11-12kg bụi, còn ở lộ thiên lượng bụi lớn

gấp 2 lần. Quá trình khai thác than làm phát sinh một số loại khí độc, khí cháy nổ như:

CH4, CO, CO2, Nox, (NO, NO2) Sox, (SO2, SO3), H2S2 vv..

- Ô nhiễm nguồn nước: Nước thải từ các mỏ than hầm lò bị ô nhiễm nồng độ pH

thấp và lượng chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, sắt, mangan và dầu mỡ nổi. Tác động

của nước thải khai thác than tới chất lượng nước biểu hiện ở các khía cạnh như: gia

tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, đặc biệt là huyền phù than, thay đổi nồng độ pH của

nước, gia tăng nồng độ kim loại nặng và lượng ion sunfat trong nước.

Nhiều nhánh sông suối, đập bị bồi lấp, mất nguồn thủy sinh và suy giảm nghiêm

trọng chất lượng nước. Ô nhiễm nguồn nước làm suy giảm năng xuất cây trồng phát

sinh dịch bệnh, chất lượng nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các

sinh vật thủy sinh và đa dạng sinh học các khu vực cửa sông ven biển.

Theo đánh giá của tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, hiện tượng xói lở đất tại

nơi khai thác than đã gây ra hiện tượng bồi tụ ở lòng sông. Khu vực suối Vàng Danh

(Uông Bí), suối Khe Chàm, suối Lép Mỹ (Cẩm Phả) và sông Mông Dương đã dâng

cao 1-3m do bồi tụ từ nước thải mỏ.

Ô nhiễm môi trường đất: Các bãi thải do khai thác khoáng sản cao có sườn dốc,

dễ bị rửa trôi và sạt lở khi nước mưa chảy tràn trên bề mặt mang vật liệu đi làm suy

thoái đất đai các khu vực xung quanh, bãi than và làm tắc nghẽn các dòng chảy và

vùng ven biển. Hậu quả của việc đổ thải và xói mòn đã làm bồi lấp dòng chảy, sông

suối và các hồ chứa nước, dung tích chứa nước bị giãn do trôi lấp bĩa thải của ao hồ.

* Tác động đến địa hình, cảnh quan

Hoạt động khai thác khoáng sản đã làm biến dạng bề mặt, các bãi đổ thải tạo nên

những quả đồi cao từ 100 đến 250 m, nhiều moong khai thác lộ thiện tạo nên đại hình

âm có độ sâu -50 đến -150m dưới mực nước biển trung bình. Tình trạng biến đổi cảnh

225

quan như thế này dẫn đến tỷ lệ rừng che phủ trên toàn tỉnh bị suy giảm, đặc biệt rừng

núi đá vôi những nơi bị phá hủy không thể khôi phục được, phá hủy môi trường sống

vốn có của sinh vật. Hiện tượng sói mòn sạt lở xảy ra khá phổ biến.

• Tác động tích cực: Ngoài các tác động tiêu cực đáng kể của các hoạt động

phát triển công nghiệp, xây dựng kể trên đối với diễn biến tài nguyên rừng và ĐDSH

của tỉnh Quảng Ninh, việc hình thành các hồ chứa nước đã và sẽ gây tác động tích cực

đến môi trường sinh thái, đặc biệt đến tài nguyên rừng và ĐDSH ở các khu vực xung

quanh hồ chứa. Khi hồ tích nước thì độ ẩm trong vùng tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho các loài cây trồng, thảm thực vật tự nhiên sinh trưởng và phát triển đồng thời

hạn chế được nạn cháy rừng hay xảy ra trong những tháng mùa khô. Đồng thời việc

bảo vệ rừng và trồng rừng đầu nguồn được đẩy mạnh hơn... đó là yếu tố giúp cho hệ

động vật ở đây duy trì và phát triển; có thể xuất hiện thêm một số loài mới cũng như làm

tăng số lượng cá thể của loài, thay đổi về phân bố của những loài sống gần người, loài ăn

hạt như: chuột nhà, chuột nhắt, các loài chim ăn hạt, thạch sùng, cóc nhà..., loài có đời

sống gắn liền với nước như: rái cá, các loài chim nước, kỳ đà, các loài rắn sống trong

nước, các loài thuộc họ ếch nhái..., các loài cá phát triển mạnh trong vùng hồ rộng lớn.

Sau khi hình thành hồ chứa, một hệ sinh thái mới - hệ sinh thái thuỷ vực hồ chứa sẽ

hình thành với những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên và cấu trúc quần xã thuỷ sinh

vật của mình (báo cáo Kế hoạch hành động Đ DSH tỉnh đến năm 2020).

b, Do tác động của các hoạt động phát triển nông nghiệp

• Tác động tích cực: Các hoạt động của ngành Nông nghiệp hiện nay của Quảng

Ninh rất đa dạng góp phần đáng kể trong việc bảo tồn, phát triển nguồn giống. Nhiều

nguồn giống có thời gian bị mai một do nhận thức chưa đầy đủ, không đánh giá hết vị

trí quan trọng của nó, đến nay đã được quan tâm bảo tồn, phục hồi làm phong phú

nguồn gen, một trong 3 yếu tố tạo thành sự đa dạng sinh học.

Ngoài việc bảo tồn, phát triển nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa,

ngành Nông nghiệp còn du nhập nhiều giống cây trồng vật nuôi không chỉ cho năng

suất cao, mà còn có chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán, giá

rét… Việc làm này đã bổ sung thêm nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, góp phần

làm tăng đa dạng sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngành Lâm nghiệp đã tập trung chỉ đạo giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng,

bảo vệ, phục hồi rừng, phòng chống cháy rừng và hạn chế khai thác trái phép rừng.

Rừng được bảo vệ không chỉ tạo nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp thức ăn cho nhiều

loài động vật đặc biệt là chim, thú. Sự phong phú của các loài động vật ăn thực vật lại

là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật ăn thịt, từ đó tạo ra sự phong phú về thành

phần loài thông qua chuỗi thức ăn.

• Tác động tiêu cực: Một số các hoạt động của ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng

Ninh đã, đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.

226

Hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh đang có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng

đất. Nhiều khu vực đang có rừng được chuyển sang trồng cây lấy gỗ công nghiệp.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều gây tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng

và đa dạng sinh học, cụ thể làm giảm diện tích rừng tự nhiên và suy giảm chất lượng

rừng, các loại gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Nhiều loài động vật quý hiếm bị

săn bắt, có nguy cơ bị tuyệt chủng, các nguồn gen quý hiếm bị suy giảm.

Ô nhiễm đất do nuôi trồng thủy sản

Trên địa bàn tỉnh, các phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm

canh, đặc biệt nuôi công nghiệp, nguồn nước thay tháo sẽ gây nhiễm mặn và ô nhiễm

các vùng phụ cận. Hơn nữa, nguồn thức ăn dư thừa lắng chìm gây ô nhiễm nền đáy

làm vật nuôi nhiễm bệnh chết hàng loạt, tạo điều kiện phát triển quá mức của các tảo,

sinh vật phù du, dẫn đến sự thiếu hụt nồng độ oxi trong nước, từ đó tích đọng nhiều

độc tố trong đất (nền đáy ao). Ngoài ra, sự phát triển của tảo, các phytoplankton có thể

làm giá trị pH nước tăng lên, làm trạng thái pH của đáy ao thay đổi. Sự tích đọng các

chất bẩn trong nền đáy ao và bản thân môi trường nước ao cũng tạo ra các loại khí độc

như H2S, NH3, SO2,... không chỉ gây độc cho môi trường nước mà còn ảnh hưởng xấu

đến môi trường không khí.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển cây công nghiệp, mở rộng sản xuất

cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản một cách thiếu cơ sở khoa học gây suy thoái

chất lượng môi trường, hệ sinh thái đặc thù và suy giảm tài nguyên sinh học.

Sự mở rộng đất nông nghiệp và lấn biển là một trong những nguyên nhân lớn nhất

gây mất mát, suy thoái các sinh cảnh tự nhiên ở tỉnh Quảng Ninh. Các hệ sinh thái đất

ngập nước nội địa như các trảng cỏ ngập nước theo mùa đang bị đe dọa bởi các hệ thống

thủy lợi và sự chuyển đổi thành các ruộng lúa; rừng ngập mặn bị thu hẹp, nhiều diện tích

rừng đặc biệt là khu vực ven biển thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả bị phá hủy

để lấy đất xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và xây dựng cảng biển. Nhiều diện

tích bãi triều là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài hải sản bị biến thành các

đầm nuôi trồng thủy sản, các đàm nuôi trồng thủy sản thâm canh, công nghiệp với lượng

nước thải lớn hầu như không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.

Đất nông nghiệp bị chuyển đổi để phát triển sân golf, xây dựng khu du lịch sinh

thái đang đặt ra nhiều vấn đề quan tâm. Để chăm sóc bảo dưỡng các sân golf phải sử

dụng một lượng nước tưới trung bình 60m3/ha ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm;

ngoài ra còn sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu mà tồn dư gây

ô nhiễm môi trường, nguồn nước và nông sản dễ bị nhiễm độc.

Vùng đất ven biển Quảng Ninh là kiểu HST đặc thù của tỉnh Quảng Ninh hầu

như đã bị biến đổi ra xây dựng các khu kinh tế mới do lấn biển, mở rộng diện tích xây

dựng các khu nghỉ dưỡng vui chơi, xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở, làm mất hết

chức năng dịch vụ hệ sinh thái.

227

Rừng ngập mặn bị biến đống thường xuyên theo xu hướng giảm. Các hệ sinh thái

đất ngập nước cửa sông bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt. Nhiều vùng

đất ngập nước ở vùng ven biển Quảng Ninh đã trở thành các vùng nuôi trồng thủy sản,

mở rộng các khu dân cư, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng và hạ tầng cơ sở. Những

vùng đất ngập nước còn lại đang bị chia cắt và có nguy cơ tiếp tục bị suy thoái, thậm chí

bị mất hoàn toàn.

Hoạt động sản xuất nông nghiêp gây nên ô nhiễm môi trường đất do việc sử

dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... dẫn đến sự suy thoái đa

dạng sinh học ở các hệ sinh thái, các loài tại khu vực bị ảnh hưởng

c, Do tác động của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội

Hoạt động giao thông vận tải trong thời gian qua đã góp phần thực hiện các chỉ

tiêu phát triển KTXH của tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gây ra các vấn đề ô

nhiễm môi trường do: tiếng ồn, bụi và khí thải, chất thải rắn, sụt lở taluy… Trong giai

đoạn vận hành, các công trình giao thông phần lớn trở thành công trình công cộng.

Hiện nay, công tác quản lý môi trường đối với các công trình giao thông chủ yếu được

thực hiện thông qua việc thực hiện các báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết BVMT (kế

hoạch BVMT).

Theo thống kê của Sở Xây dựng và sở Tài nguyên và Môi trường trong 15 năm

từ 2000 đến 2014 Quảng Ninh đã phát triển hạ tầng đô thị của 25 khu đô thị với tổng

diện tích trên 2000 ha chủ yếu là các khu đô thị lấn biển như TP Hạ Long có Vựng

Đâng, Cao Xanh - Hà Khánh, Licogi, Việt Hưng.., Hoành Bồ có Khu đô thị Trới,

Thăng Long, Cầu Bang... TP Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà...

Quá trình xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, cùng với việc gia tăng

không ngừng các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện cá nhân (ô tô, xe

máy) đã gây áp lực lớn đến môi trường không khí.

Tại các đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả bắt đầu có hiện tượng ùn tắc giao

thông tại các điểm có mật độ giao thông lớn vào giờ tan tầm gây bức xúc giao thông và

môi trường không khí.

Các cảng biển, nhà máy đóng tàu, cơ sở sửa chữa ô tô luôn tiềm ẩn các nguy cơ về

môi trường: ô nhiễm khống khí, nước mặt, nước biển, nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

d, Do tác động của sức ép gia tăng dân số

Dân số tỉnh Quảng Ninh hiện nay đang tăng khá nhanh. Năm 2011, dân số toàn

tỉnh là 1.173.000 người. Đến năm 2016, toàn tỉnh ước khoảng có 1.245.200 người.

Cùng với việc gia tăng dân số là việc tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên môi trường.

Ngược lại, hệ thống môi trường chỉ có thể được bảo vệ trong khả năng chịu tải của nó

nếu con người kiểm soát được dân số của mình.

Sự gia tăng dân số gây sức ép lớn đến môi trường đất, không khí và nước. Mỗi

thành phần môi trường này lại có liên quan chặt chẽ đến thành phần môi trường khác.

228

Con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường. Mức độ sử

dụng tài nguyên và lượng chất thải sinh ra từ mỗi con người tại mỗi khu vực là không

giống nhau. Trong giai đoạn thực hiện theo quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày

31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xây dựng tỉnh

Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là

một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, tỉnh đang có tốc độ đô thị hóa

vào hạng cao nhất cả nước. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn dẫn

đến sự di dân ở mọi hình thức. Đây là nguyên nhân tạo ra các nguồn thải tập trung vượt

quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản

xuất nông nghiệp, công nghiệp.

e, Tác động của phát triển du lịch

Phát triển du lịch trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển

chung của toàn tỉnh những đồng thời cũng gây ra áp lực đáng kể đối với môi trường tự

nhiên và xã hội. Bên cạnh sự phát triển gia tăng lượng khách du lịch nhu cầu về lương

thực, thực phẩm phục du lịch cũng sẽ tăng, đồng nghĩa với việc tăng khai thác các

nguồn lợi thủy hải sản và động vật hoang dã. Du lịch phát triển, các tuyến tham quan

sẽ được mở rộng, ảnh hưởng đến môi trường sống tại các khu tùng, áng. Số lượng nhà

hàng khách sạn sẽ ngày càng nhiều với quy mô ngày càng tăng, cùng với công tác

quản lý môi trường kém hiệu quả sẽ gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải.

Ngoài ra, lượng tàu thuyền phục vụ hoạt động du lịch cũng sẽ làm ra tăng ô nhiễm môi

trường biển do xăng dầu gây ra, ảnh hưởng đến các rạn san hô, môi trường sống của

các loài động, thực vật. Thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu mua sắm cầu khách du lịch,

người dân địa phương còn khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của địa phương để

là đồ lưu niệm, hoặc làm thuốc để bán sẽ góp phần làm giảm đa dạng sinh học.

Tóm lại: Dưới sức ép của phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công

nghiệp than, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến; xây

dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông; tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trên đất

dốc (canh tác nương rẫy), chuyển đổi mục đích sử dụng đất; ô nhiễm môi trường do

chất thải rắn, nước thải, khí thải và biến đổi khí hậu… từ nay đến năm 2020 chắc chắn

nhiều diện tích rừng tự nhiên, trong đó có các HST rừng đặc trưng của vùng núi Đông

Bắc sẽ bị mất. Cùng với mất rừng tự nhiên, nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm, đặc

hữu sẽ bị mất hoặc di chuyển đi nơi khác do mất sinh cảnh sống và có nguy cơ tuyệt

chủng cao, do đó ĐDSH có nguy cơ suy giảm cao. Vì vậy, quy hoạch bảo tồn ĐDSH

là giải pháp tối ưu nhằm ngăn chặn xu thế diễn biến ĐDSH tỉnh Quảng Ninh theo

chiều hướng suy thoái trong tương lai, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

nâng cao đời sống cộng đồng dân cư; gìn giữ tài nguyên ĐDSH cho các thế hệ mai

sau.

2.5.1.2. Diễn biến ĐDSH trong giai đoạn quy hoạch

229

a, Diện tích rừng tự nhiên có tính ĐDSH cao đang bị thu hẹp

Hiện nay, diện tích các loại rừng nguyên sinh, rừng giàu đa dạng sinh học đang

bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, như chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hiện tượng

cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép... đã và đang làm giảm diện tích rừng,

suy giảm chất lượng rừng, hình thành rào cản sự di cư và mất các sinh cảnh tự nhiên.

Những tác động này dẫn đến suy giảm chất lượng của các hệ sinh thái rừng tự nhiên

làm mất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều

hòa nước và biến đổi khí hậu... Các nguồn gen cũng đang trên đà suy thoái nhanh và

thất thoát nhiều. Suy thoái hệ sinh thái dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực

tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của tỉnh cũng

như của đất nước.

Bảng 25. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn 10 năm tại Quảng Ninh

TT Năm Diện tích

đầu năm

Diện tích

cuối năm

Thay

đổi Ghi chú

1 2006 21.737,9 20.758,3 979,6

Trong đó có: 360,1 ha thay đổi do chuyển

mục đích sử dụng; 5,6 ha do khoanh nuôi

bảo vệ và 552,1 ha thay đổi do các nguyên

nhân khác

2 2007 20.758,3 20.554,8 203,5 Trong đó có: 203,5 ha thay đổi do chuyển

mục đích sử dụng

3 2008 20.554,4 20.148,9 405,5

Trong đó có: 103,4 ha thay đổi do chuyển

mục đích sử dụng; và 302,1 ha thay đổi do

các nguyên nhân khác

4 2009 20,149 19.864,5 284,5

Trong đó có: 13,4 ha thay đổi do chuyển

mục đích sử dụng; 236,8 ha thay đổi do các

nguyên nhân khác

5 2010 19.864,5 20.346,3 481,8

Trong đó có: 10,8 ha thay đổi do chuyển

mục đích sử dụng; và 492,6 ha thay đổi do

các nguyên nhân khác

6 2016 19.820,0 19.372,57 447,39

Trong đó: đặc dụng: 50,51ha; phòng hộ là

17251,68 ha, sản xuất là 548,35; rừng ngoài

đất quy hoạch cho nông nghiệp có:

1522,03ha

Thay đổi 48,6 ha do chuyển MĐSD đất,

476,1 do các nguyên nhân khác

(Nguồn: Báo cáo diện tích rừng hàng năm của UBND Sở NN&PTNT)

Trong giai đoạn 2006 – 2016 diện tích rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh đã giảm

rất rõ rệt từ 21.737,9 ha (2006) xuống còn 19.372,57 ha (2016), trung bình mỗi năm

mất đi 236,54 ha diện tích rừng ngập mặn.

Bảng 26. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh qua một số năm

Đơn vị tính: Ha

230

T

T

Hạng

mục

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2015

Năm

2016

1

Đất có

rừng 291.297,6 301.751,8 310.358,8 316.578,7 322.402,4 321.957,5 324.617,38

-

Rừng tự

nhiên

155.870,7 149.192,0 147.329,2 146.513,9 145.948,7 122.660,4 121.882,64

-

Rừng

trồng

135.426,9 152.559,8 163.029,6 170.064,8 176.453,7 199.297,1 202.734,74

2

Tỷ lệ che

phủ (%)

47,88 49,0 50,2 51,8 52,8 53,6 54,1

(Nguồn: Quyết định phê duyệt diện tích rừng hàng năm của UBND tỉnh)

Như vậy, diện tích rừng tư nhiên (nơi có tính đa dạng sinh học cao) đang có su

hướng giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn quy hoach dưới tác động của nhiều yếu

tố về phát triển kinh tế - xã hội thì cần có những giải pháp phù hợp để duy trì được

diện tích rừng tự nhiên trong tỉnh.

Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trong đó có việc

khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, làm đường giao thông, mở rộng đô thị và thương mại,

cháy rừng, khai thác than, lập các khai trường, làm đường vào mỏ, các bãi đổ thải, bãi

tập kết than đã làm mất đi hàng ngàn ha rừng..

b, Diễn biến đối với hệ sinh thái vùng ven biển

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thảo (2015) về biến động địa hình trong mối

quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh cho thấy:

(i). Biến động địa hình

Biến động đường bờ biển

- Trước năm 1975, biến động của địa hình vùng ven bờ chủ yếu do yếu tố tự

nhiên. Từ 1975-1990, khai hoang lấn biển đã tác động mạnh tới địa hình. Từ 1990 đến

nay, vùng ven bờ được khai thác triệt để làm biến động rất mạnh địa hình. Đánh giá

biến động địa hình vùng ven bờ Quảng Ninh từ năm 1975 đến nay được chia thành 2

giai đoạn: 1975 – 1990 và 1990 – 2013.

- Từ 1975 - 1990, bờ biển Quảng Ninh có 12 đoạn biến động, trong đó 01 đoạn

xói tự nhiên, 01 đoạn bồi tự nhiên, 10 đoạn bờ bồi do nuôi trồng thủy sản (03 đoạn),

san lấp mặt bằng (03 đoạn) và phát triển RNM (04 đoạn).

- Từ 1990 - 2013 có 66 đoạn bờ biến động, trong đó có 01 đoạn xói tự nhiên, 03

đoạn bồi tự nhiên, 14 đoạn bờ bồi do nuôi trồng thủy sản, 20 đoạn bờ bồi do RNM

phát triển, 28 đoạn bờ bồi do san lấp mặt bằng.

- Vai trò của tác nhân tự nhiên với biến động đường bờ khoảng 3% tổng diện

tích và 10% tổng chiều dài, RNM góp 29% diện tích và 37% chiều dài biến động

đường bờ từ 1975 - 1990, còn lại là do nhân sinh. Từ 1990 - 2013 lần lượt là 1% về

231

diện tích và 3% về chiều dài, RNM góp khoảng 22% về diện tích và 28% chiều dài

đoạn bờ bồi.

Biến động cảnh quan địa hình do khai thác than

- Việc phải bóc tách một khối lượng đất đá lớn gấp nhiều lần khối lượng than

khai thác đã gây ra sự thay đổi mạnh cảnh quan địa hình tại chỗ và vùng lân cận (đặc

biệt là vùng triều).

- Kết quả tính toán của mô hình số trị chỉ ra vật liệu khai thác than chuyển ra

vùng ven bờ làm tăng tốc độ bồi lắng trầm tích trung bình khoảng 0,25mm/năm

(12,5% tổng số).

Biến động theo chiều thẳng đứng

Bạch Đằng – Cửa Ông: Theo kết tính toán của mô hình số trị thì tốc độ lắng

đọng trầm tích mùa mưa cao gấp khoảng 1,3 - 2 lần mùa khô. Khu gần bờ có chiều

rộng cách bờ từ 2km (phía Bãi Cháy) đến 5km (phía Vân Đồn) có tốc độ bồi lắng

trung bình trong khoảng 2 – 7mm/năm, phổ biến ở mức 3,0 – 4,5mm/năm; Khu giữa

vịnh có tốc độ bồi lắng TB 1-2mm/năm và khu rìa ngoài vịnh có tốc độ bồi tụ phổ biến

khoảng 1mm/năm. Những nơi sát bờ, tốc độ bồi lắng cao nhất, đạt cục bộ 6 -

7mm/năm ở Mông Dương và Tây nam Tuần Châu. Ước tính trung bình trên toàn hệ

thống vùng ven vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, tốc độ bồi lắng trung bình khoảng

2mm/năm.

Cửa Ông – Quảng Hà: Tốc độ lắng đọng trầm tích vùng ven bờ khu vực Cửa

Ông – Quảng Hà được xác định bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ 210Pb

và 226Ra. Kết quả cho thấy trầm tích Đầm Hà có tuổi 1923 - 2012 trong khoảng độ

sâu 0 - 60cm, tốc độ lắng đọng TB 0,82 ± 0,37 cm/năm.

Bãi Trà Cổ - Móng Cái: Số liệu khảo sát thực địa hai mùa được sử dụng để đánh

giá biến động nổi cao. Mặt cắt MC1 vào mùa gió đông bắc, phần cao của bãi được bồi

theo chiều thẳng đứng đạt 0,5m, phần trung của bãi bị giảm độ cao 0,3m và phần thấp

của bãi biển được nổi cao 0,1m. Xét theo chiều ngang, tại vị trí mực biển trung bình

(MBTB) lùi vào khoảng 9m nhưng vị trí chân bãi biển lại tiến ra phía biển khoảng 3m.

Mặt cắt MC2 cũng được bồi cao vào mùa gió đông bắc 0,5m, phần trung tâm của bãi

tạo thành dải sóng cát lớn với độ chênh cao khoảng 0,5m, phần thấp của bãi được bồi

cao khoảng 0,3m. Theo chiều ngang, tại vị trí mực biển trung bình tiến ra biển 12m và

chân bãi tiến ra phía biển 16m. Mặt cắt MC3 được bồi nhẹ ở phần bãi cao, nổi cao lớn

nhất ở phần trung tâm bãi (0,5 m), ở phần thấp của bãi bị xói sâu khoảng 0,3m, phần

chân bãi được bồi nhẹ khoảng 0,2m.

(ii). Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST

- Sự biến động về phân bố của các HST đồng nghĩa với việc nền địa hình mà lớp

phủ sinh vật của HST tồn tại cũng biến động theo. Ngược lại, khi địa hình biến động sẽ

tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật dẫn đến biến động lớp phủ sinh vật

232

của các HST. Phân tích cơ chế biến động diện phân bố lớp phủ sinh vật của các HST

chính là phân tích biến động địa hình trong mối quan hệ với HST.

- Từ 1975-1990, diện tích đầm nuôi thủy sản và RNM trong đầm nuôi có tỷ lệ

tăng lớn nhất là 627,8% và 4815%. RNM ngoài đầm nuôi, bãi triều thấp, bãi triều cao

và , diện tích đều giảm, bãi triều thấp giảm diện tích nhỏ nhất 3,26%. Ngược lại, diện

tích RNM trong đầm nuôi giảm đi nhiều (33,5%) từ 1990 - 2013 do suy thoái. Diện

tích đầm nuôi thủy sản tăng đến 457,55% từ 1990-2013, chiếm cứ phần lớn không

gian của bãi triều thấp (giảm 14,56%), bãi triều cao (giảm 70,9%) và RNM ngoài đầm

nuôi (giảm 22,8%). San lấp mặt bằng tăng rất mạnh cũng gây giảm diện tích của bãi

triều và RNM. Bảng số liệu sau là kết quả phân tích biến động địa hình trong mối quan

hệ với HST.

Bảng 27. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng ven bờ tỉnh Quảng

Ninh từ 1975-1999

(Nguồn: Luận án tiến sĩ Nguyễn Văn Thảo, trường ĐH khoa học tự nhiên, 2015)

Bảng 28. Biến động địa hình trong mối quan hệ với HST vùng bãi triều Quảng

Ninh từ 1990-2013

(Nguồn: Luận án tiến sĩ Nguyễn Văn Thảo, trường ĐH khoa học tự nhiên, 2015)

Như vậy, sự thay đổi mạnh mẽ về địa hình, hệ sinh thái vùng bãi triều có ảnh

233

hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ven biển và trên biển tỉnh Quảng

Ninh, do đó cần có những kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết để hạn chế nhưng tác

động tiêu cực đến đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.

Trong những năm gần đây san hô ở vùng ven biển Quảng Ninh suy giảm rất

mạnh. Nhiều nhất là ở quần đảo Cô Tô giảm đến 90% về diện tích và độ phủ, tiếp theo

là khu vực vịnh Hạ Long giảm khoảng 30% so với những năm 1995. Các nguyên nhân

chính làm suy giảm là độ đục trong nước tăng cao ở vùng ven bờ và đánh bắt hải sản

bằng các hình thức hủy diệt (cyanua) ở Cô Tô. Hiện nay, không còn rạn san hô nào

thuộc loại rạn rất tốt (độ phủ san hô sống trên 75%), chỉ còn duy nhất 1 rạn thuộc loại

tốt (độ phủ trong khoảng 51-75%) ở Bái Tử Long, còn lại điều thuộc loại nghèo nàn và

trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các vùng biển của Quảng Ninh, cỏ biển

phân bố rất rải rác và ít khi tạo thành các bãi lớn. Những bãi cỏ lớn có thể kể đến là bãi

cỏ ở vịnh Hà Cối – 100 ha, Đầm Hà – 700 ha, Hoàng Tân – 400 ha và bãi Nhà Mạc –

200 ha. Loài Halophila ovalis phân bố rất rộng, có thể gặp ở hầu hết các địa điểm

nghiên cứu, sau có thể kể đến loài cỏ Lươn Nhật. Trong khi đó, loài Halodule

uninervis và H. pinifolia chỉ mới phát hiện được ở vịnh Hà Cối. Tổng diện tích các cỏ

biển ở Quảng Ninh vào khoảng 1800 ha. Xét về mặt thời gian, tổng diện tích các bãi

cỏ biển ngày càng tăng lên (từ 830 ha những năm 2002 - 2004, tới 1450 ha những năm

2013 - 2014 và hiện nay là 1800 ha), tuy nhiên đó là do có một số bãi cỏ mới được

phát hiện (Hoàng Tân, Móng Cái, Quảng Yên).

c, Tình trạng suy giảm hệ động thực vật

Từ những phân tích các tác động trong giai đoạn quy hoạc ở trên, có thể nói đến

nay, đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đã bị suy giảm đáng kể thông qua sự suy giảm

diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt diện tích rừng nguyên sinh đang dần được thay bằng

rừng thứ sinh, do đó chất lượng rừng giảm đáng kể. Rừng trở nên nghèo về trữ lượng

cũng như số lượng. Trước đây, các diện tích rừng tự nhiên đều là rừng nguyên sinh,

nhưng theo thời gian do tác động của con người (chặt phá, đốt rừng, cháy rừng, khai

thác gỗ...), diện tích rừng nguyên sinh đã giảm dần.

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở về trước, ở Quảng Ninh còn gặp các loài thú

quý như hổ, báo hoa mai, cáo, sói lửa. Người địa phương cho biết, trong thập kỷ năm

80 thế kỷ XX hàng năm tại khu vực Đồng Sơn bị mất khoảng 3 - 5 con trâu, bò, ngựa

do hổ về làng bắt mang đi. Nai còn về những đám rẫy, ruộng gần làng để ăn nhưng

hiện nay số lượng giảm nhiều, và trở nên rất hiếm. Một số loài thú khác như vượn đen,

hươu xạ, sơn dương cũng trở nên hiếm, một số loài không còn gặp như hổ, sói lửa,

Voọc đen má trắng, báo hoa mai...

Các loài cá, động vật thủy sinh ngày càng suy giảm do khai thác, đánh bắt mang

tính hủy diệt, cũng như do ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động khai thác khoáng sản

và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Các hoạt động khai thác than trái phép, cát

sỏi tại các lòng sông suối trong thời gian qua không đúng theo quy trình, quy định đã

234

làm thay đổi dòng chảy tại một số đoạn sông suối, tại các khu vực khai thác tự do

không được quản lý đã làm các đoạn sông suối bị ô nhiễm nặng, một số chỉ tiêu môi

trường vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn nhiều lần. Tất cả các hoạt động khai thác khoáng

sản đã làm suy giảm đa dạng sinh học của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, làm

mất và phá huỷ nơi cư trú của các loài động vật, thực vật.

Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng, trên các sông

suối trong vùng đã và đang suy giảm do sức ép của phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc

sống của người dân sống dựa vào nguồn tài nguyên này.

Như vậy, với sự thay đổi về thành phần các loài động thực vật quý hiếm, ảnh

hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, do đó cần có những kế hoạch

hành động cụ thể, chi tiết để hạn chế nhưng tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học

tỉnh Quảng Ninh.

- HST thủy vực bị suy thoái

Các HST thủy vực cũng đang bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề do các dự

án phát triển hạ tầng lớn, xây dựng các công trình lấn biển, tác động lớn từ hoạt động

khai thác khoáng sản. Điều đó đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, làm mất các sinh cảnh

tự nhiên, mất môi trường sống và làm giảm chức năng sinh thái của thủy vực, tác hại

nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống còn của các loài thủy sinh.

Hiện nay các giống cây trồng mới có năng suất cao ngày càng được phổ biến

rộng vào sản xuất và chiếm diện tích ngày càng lớn. Các giống địa phương ngày càng

suy giảm về diện tích, do đó nhiều nguồn giống quý hiếm của địa phương đặc biệt là

các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh cao đang bị mai một, dẫn đến suy giảm

nguồn gen cây trồng đặc sản của địa phương.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nông dân vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dùng

trong hoạt động, sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

trong nông nghiệp được nông dân chú trọng, người dân được tập huấn học cách sử dụng

phân bón, thuốc trừ sâu qua các lớp tập huấn IPM, nhưng việc sử dụng thuốc trừ sâu

không đúng quy cách, không có trang bị bảo hộ lao động và bảo quản chưa nghiêm ngặt

vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, đến đa dạng sinh học và

gây nguy cơ bị nhiễm bệnh, ngộ độc do phun thuốc trừ sâu không đúng quy cách.

2.5.2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc,

vùng và tỉnh đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030, các dự án có tác động tiềm ẩn đến hệ sinh thái rừng và ven biển,

bao gồm: Đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và Khu Công nghiệp Đầm Nhà Mạc

(thị xã Quảng Yên); Cảng biển và khu CN Hải Hà (huyện Hải Hà); Khu Kinh tế Vân

Đồn và Sân bay Vân Đồn (huyện Vân Đồn); Đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái và

Hạ Long – Hải Phòng.

235

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cho thấy có sự quan tâm đến

bảo vệ môi trường, quản lý rừng trồng rừng và tái trồng rừng,…

Dự báo ảnh hưởng hoạt động công nghiệp

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đề xuất mục tiêu thay đổi cơ cấu công

nghiệp. Cơ cấu kinh tế tổng thể cũng sẽ thay đổi, với ngành dịch vụ thay đổi theo

ngành du lịch, chiếm đến 51% GDP sau 2020. Công nghiệp khai thác than vẫn là một

ngành quan trọng, song tỉ trọng trong GDP sẽ giảm từ 25% xuống còn 11-12%, mặc

dù sản lượng tuyệt đối vẫn tăng như định hướng đã đề ra trong quy hoạch ngành theo

Quyết định 60/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 Quy hoạch phát triển ngành than Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định phê

duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển

vọng đến năm 2030, số 403/QĐ - TTg ngày 14/3/2016, của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, với định hướng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020 coi công nghiệp là nền tảng dể phát triển nền kinh tế; đây

là mối đe dọa đáng lo ngại cho môi truờng sống của các loài sinh vật, đặc biệt là nhóm

thủy sinh vật. Trong đó hệ thống thủy vực và dải ven biển chịu ảnh hưởng nặng nhất vì

chảy qua nhiều khu công nghiệp.

Dưới góc độ sinh thái, trên thực tế đã thấy rõ các hậu quả tiêu cực đến đa dạng

sinh học các hệ sinh thái do chuyển đổi chức năng và thuộc tính của một số HST tự

nhiên sang một hệ sinh thái khác. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này vì mục tiêu kinh tế

đang trở thành một thực tế trong xã hội. Diện tích các HST tự nhiên vốn có, là nơi cư

trú của nhiều loài sinh vật bản địa với thuộc tính đa dạng sinh học cao bị giảm đi rõ rệt

cùng với sự suy thoái về chất lượng các HST này:

Các công trình làm thay đổi địa hình, có thể dẫn đến sự sụt lở đất, trượt đất, xói

mòn nhất là đất vùng đồi núi.

Tăng nhu cầu về sử dụng các sản phẩm rừng, cháy rừng do sự bất cẩn của con

người… Những tác động này dẫn đến sự thay đổi của các HST tự nhiên, ảnh hưởng đến

tính ĐDSH trong vùng đặc biệt tác động đến các HST rừng trên núi đá vôi trong khu vực.

Sau khi có đường, sự giao lưu, đi lại của người dân trong vùng sẽ dễ dàng hơn.

Mặt khác nếu không được quản lý tốt, sự hình thành các con đường, sự di dân tự do,

hình thành những cụm dân cư mới, sẽ gây một số tác động xấu đến HST tự nhiên và

tính ĐDSH của vùng. Một ví dụ điển hình của tác động tiêu cực sau các dự án giao

thông là hiện tượng khai thác gỗ và các loài Lan quý ngày càng tăng.

Thay đổi hệ sinh thái đới bờ khi chuyển thành đất xây dựng. Hậu quả là diện tích

các HST thủy vực bị suy giảm, làm giảm nơi cư trú, phát triển của các loài thủy sinh,

giảm nguồn lợi thủy sản.

Suy giảm diện tích thảm thực vật, nhất là khi mở rộng các khu đô thị, KCN.

Việc giảm diện tích thảm thực vật sẽ làm giảm độ đa dạng sinh học, giảm khả năng giữ

236

nước, giảm tài nguyên nước ngầm, tăng quá trình xói mòn, gia tăng cường độ lũ lụt và

thay đổi khí hậu. Nếu việc mở rộng các đường giao thông, khu đô thị, khu du lịch…

dẫn đến xâm phạm vào diện tích các khu BTTN, khu dự trữ thiên nhiên… thì tác hại

về môi trường và văn hóa còn nghiêm trọng hơn.

Sự suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng rừng do phá rừng làm rẫy làm

giảm đa dạng sinh học của HST rừng.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm thuỷ vực là những tác động có ảnh

hưởng xấu đến môi trường sống cố định của các loài thuỷ sinh vật (mất nơi sinh sống,

chỗ kiếm mồi, nơi sinh sản...). Hậu quả là nhiều loài mẫn cảm sẽ bị tiêu diệt hoặc phải

di chuyển đến những nơi khác. Đặc biệt, việc ngăn chặn, làm bồi lắng hoặc làm đổi

dòng các con sông, suối trong khu vực sẽ ngăn cản quá trình di cư của một số loài cá

quý, mất bãi kiếm ăn và nơi sinh sản của chúng. Và điều này cũng có thể gây ra hậu

quả nghiêm trọng đến tính ĐDSV địa phương.

Các HST tự nhiên, cả trên cạn và các thuỷ vực, sẽ bị xáo trộn và ít nhiều cũng sẽ

bị ảnh hưởng trực tiếp. Việc chiếm dụng đất tự nhiên để xây dựng đường, lán trại, khai

thác nguyên vật liệu… sẽ gây ra những xáo trộn mạnh mẽ và có thể là không khắc

phục được cho các HST tự nhiên. Sự chia cắt thảm thực vật, chia cắt môi trường sống,

có thể sẽ làm giảm sự phong phú và giàu có của tính ĐDSH. Một trong những tác

động tiêu cực lớn nhất của việc xây dựng các hồ chứa nước có thể xảy ra là sự phân

huỷ dần dần trong nước một khối lượng lớn sinh khối thực vật, chất hữu cơ lớn, đây là

nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực đối với môi trường nước (trong hồ và

hạ lưu). Dự báo diễn thế sinh thái hồ chứa sau khi được xây dựng: Sau khi tích nước

và vận hành, các hồ chứa sẽ trải qua một quá trình diễn thế như sau: (i) Thời kỳ xáo

trộn: xảy ra ngay sau khi hình thành hồ, có thế kéo dài tới 10 năm (có 2 giai đoạn nối

tiếp nhau: giai đoạn dinh dưỡng cao và suy giảm dinh dưỡng); (ii) Thời kỳ ổn định;

(iii) Thời kỳ phì hoá; (iv) Thời kỳ đầm lầy hoá: giai đoạn cuối của hồ chứa, bắt đầu từ

khi lượng bùn bồi tích đạt tới mực nước chết.

Việc chuyển đổi HST diễn ra khác nhau: HST rừng bị thu hẹp chuyển sang trồng

cây công nghiệp, HST đất ngập nước được cải tạo thành ruộng lúa… Có thể nói việc

chuyển đổi chức năng HST sang HST với chức năng khác ở một góc độ nào đó là cần

thiết. Nhưng việc đánh giá so sánh những thiệt hại sinh thái lâu dài như mất rừng thì

chưa được tính đến một cách đầy đủ dưới quan điểm phát triển bền vững HST. Như vậy,

nếu xem xét về bản chất thì hầu hết sự chuyển đổi đó đã dẫn tới sự xung đột về mục tiêu

sử dụng chức năng của cùng một HST giữa các ngành kinh tế nông, lâm và ngư nghiệp.

- Do phát triển kinh tế – xã hội, lượng chất thải không được xử lý tăng dẫn tới ô

nhiễm môi trường. Các hệ sinh thái và vùng sinh thái ở hầu hết các vùng đô thị tập

trung và khu công nghiệp lớn cũng là đối tượng bị tác động do chất thải.

Ở nồng độ cao, bụi, các khí độc (SO2, NOx) có thể gây hại đến cây cỏ và động

vật hoang dã. Nước thải chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, các hóa chất độc hại có

237

thể gây chết tôm, cá; các chất dinh dưỡng (N, P) ở nồng độ cao có thể gây phú dưỡng

hóa nước sông, hồ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến các loài động thực vật thủy sinh.

- Tác động tới môi trường du lịch sinh thái: Hiện nay, với hệ thống các khu

BTTN có ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, nhiều khu đã trở thành

các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Tuy nhiên, các vùng sinh thái này đang và sẽ là

đối tượng chịu tác động do Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, quy

hoạch của từng ngành.

Về tổng thể, có thể đánh giá mặc dù có một số tác động tiêu cực, nhìn chung các

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vẫn mang lại nhiều tác động tích cực đối với quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh trong mục tiêu bảo vệ môi trường và

phát triển bền vững. Về bản chất, thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH là thực hiện các

quan điểm, mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh, vùng và cả nước.

2.5.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh

Việt nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do BÐKH

toàn cầu. Theo dự báo thì BÐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt nam thường xuyên

xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hon. Ðường di chuyển của bão dịch

chuyển về phía nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa

giảm không theo quy luật tự nhiên, gây lũ đặc biệt lớn và xảy ra thường xuyên hơn ở

miền trung và nam. Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước, nhiệt

độ trung bình năm tăng khoảng 0,100C/thập kỷ; trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ

tăng khoảng 0,1 - 0,300C/thập kỷ.

Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và

nguồn nước. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt

Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai. Những hậu quả của BÐKH có thể tác động trực

tiếp và gián tiếp lên ÐDSH (Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam, Viện Khoa học Khí

tượng Thủy văn và Môi trường, 2011).

Theo kết quả đánh giá của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường, 36 khu bảo

tồn (trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên) sẽ nằm trong khu vực bị

ngập. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá

chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ RNM sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển

tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất

nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy sản, hải sản bị phân tán.

Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế không kể cá ngừ) tăng lên, các loài cá

cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm. Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý,

hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội, de dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất

cả các loài, các HST và cả con người.

238

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển sẽ dâng

cao, nhiều con bão, sạt lở bờ biển, sự cố môi trường sẽ xảy ra. Thêm vào đó, do ảnh

hưởng bởi biến đổi khí hậu, cường độ sóng tại khu vực biển Ðông diễn ra dữ dội hơn,

gây sạt lở bờ nghiêm trọng hơn. Khi đó, HST rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Ninh sẽ bị

tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các giống loài sống phụ thuộc. Ngoài ra, hệ

thủy sinh tại các lưu vực nước ngọt chuyển dần sang HST nước mặn, và làm thay đổi

cấu trúc hệ sinh thái nói chung và đa dạng loài nói riêng.

Ngày nay biến đổi khí hậu không chỉ còn là dự báo mà đã trở thành vấn đề nóng

bỏng, là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, được cả

thế giới quan tâm. Các tác động của BĐKH đang hiện hữu và đang gây ra những hậu

quả to lớn, toàn diện đối với môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt

động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, cũng như ở Việt Nam, trong đó có tỉnh

Quảng Ninh. Vì vậy, đánh giá tác động của BĐKH đối với diễn biến ĐDSH ở Quảng

Ninh là rất cần thiết nhằm đưa ra những định hướng bảo tồn ĐDSH phù hợp với diễn

biến mới nhất của BĐKH để có thể bảo tồn được những HST đặc trưng vùng núi cao

cho các thế hệ mai sau, cũng như để phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập

nhật theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu,

nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về những biểu hiện, xu thế biến biến đổi của

khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong trong thế

kỷ 21 ở Việt Nam, có thể tóm tắt như sau:

Về nhiệt độ trung bình, Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa

(đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ

cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu. Theo

kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,70C vào giữa

thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,40C vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn

phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở phía

Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,30C và ở phía Nam từ 1,8 đến 1,90C. Đến cuối

thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,00C ở phía Bắc và từ 3,0 đến 3,50C ở phía Nam.

Về nhiệt độ cực trị: Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với trung

bình thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch

bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7

đến 2,70C, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu

vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào

cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,20C.

Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so

với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một

số vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối

thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ

239

biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung

Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn

nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%.

Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam) và

Đông Nam Bộ.

Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước

biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58cm (33cm ÷ 83cm);

thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 53cm (32cm ÷ 75cm). Theo kịch bản

RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa: 78 cm (52 cm ÷ 107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu:

72 cm (49 cm ÷ 101 cm) (Hình 5). Nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích

Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến

Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu

có nguy cơ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao

(39,40% diện tích), trong đó tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích).

Với kịch bản BĐKH được đề cập ở trên, tác động của BĐKH đối với tỉnh Quảng

Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung thể hiện như sau:

- Tần số fron lạnh trên các vĩ độ phía Bắc trong các thập kỷ sắp tới có thể còn

giảm so với các thập kỷ vừa qua. Dao động về tần số fron lạnh từ năm này qua năm

khác có thể mạnh mẽ hơn và tính quy luật của mùa fron lạnh trở nên bấp bênh hơn:

Mùa fron lạnh có thể đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, thời kỳ cực thịnh của fron

lạnh vào giữa mùa đông có thể không thật rõ rệt và thời kỳ gián đoạn fron lạnh giữa

mùa hè có thể dài hơn...

- Nhiệt độ trong các năm sắp tới phổ biến cao hơn nền chung của các thập kỷ

vừa qua. Chắc chắn có sự gia tăng về trị số của nhiệt độ cao và tần số các đợt nắng

nóng ở vùng núi thấp và núi trung bình. Nhiều khả năng, các vành đai nhiệt độ hoặc

tổng nhiệt độ lùi về phía các vùng núi cao hơn và do đó giới hạn của các khu vực có

nền nhiệt độ thấp thu hẹp lại. Mùa nóng ở các vùng thấp dài thêm và mùa lạnh trên các

vùng đều rút ngắn lại,..

- Lượng mưa trong các năm sắp tới có thể tăng lên ở nơi này và giảm đi ở nơi

khác. Song, trong tương lai xa hơn, lượng mưa mùa mưa nhiều lên còn lượng mưa

mùa khô giảm và dao động mạnh hơn. Tính thất thường của chế độ mưa trở nên sâu

sắc hơn: Các kỷ lục cao về mưa (lượng mưa ngày, lượng mưa tháng,..) đều tăng lên,

đồng thời với việc gia tăng tần số các đợt mưa lớn diện rộng cũng như các đợt hạn hán

khốc liệt. Mùa mưa cũng như mùa khô, trở nên biến động nhiều hơn: Bắt đầu hoặc kết

thúc có thể quá sớm hoặc quá muộn, mưa dồn dập hơn trong các tháng cao điểm của

mùa mưa và tình trạng khô hạn khốc liệt hơn trong các tháng cuối mùa khô.

- Lượng bốc hơi trong các năm sắp tới có thể cao hơn nền chung của các thập kỷ

vừa qua, góp phần thúc đẩy quá trình thiếu hụt nước, gia tăng tần số và cường độ hạn

240

hán. Độ ẩm tương đối trong các năm sắp tới có thể giảm đi so với các thập kỷ vừa qua,

chủ yếu do nền nhiệt độ tăng lên...

- Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng

4,79% diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập, chủ yếu ở các huyện ven

biển, trong đó TX. Quảng Yên có nguy cơ ngập cao nhất (37,7% diện tích).

Các thay đổi tiềm năng về các yếu tố khí hậu có thể dẫn đến các tác động sau:

- Do nền nhiệt độ tăng lên, nên ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về

phía vùng núi cao hơn và phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại, làm

suy giảm một số thực vật ưa lạnh như pơmu, gỗ đỏ, cây dược liệu. Ranh giới của các

HST rừng á nhiệt núi trung bình và ôn đới núi cao có khả năng dịch chuyển lên vành

đai cao hơn và diện tích sẽ bị thu hẹp lại. Nói chung, BĐKH dẫn đến sự suy giảm đa

dạng sinh học trong vùng.

- Nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm làm giảm chỉ số tăng trưởng sinh khối và làm

tăng nguy cơ cháy rừng. Với tác động của BĐKH, trong mùa cháy rừng, nhiệt độ

không khí tăng lên, lượng mưa giảm làm độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng giảm rõ rệt

nên nguy cơ cháy rừng tăng lên. Cháy rừng sẽ mở rộng vào cuối mùa (mùa cháy rừng

tính từ tháng XI đến tháng IV năm sau) và sẽ nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ trong các

tháng cuối mùa khô tăng cao, trong khi lượng mưa lại giảm nhanh, tạo điều kiện thuận

lợi cho cháy rừng.

- Nhiệt độ cao hơn cũng góp phần gia tăng nguy cơ phát triển sâu bệnh và hạn

hán với tần suất cao hơn, làm tăng chi phí sản xuất hoặc làm giảm năng suất và chất

lượng một số cây trồng chủ yếu trong nông, lâm nghiệp. Ngoài ra, với nhiệt độ cao

hơn, tốc độ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ

mang bệnh tăng lên, tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, cũng như công tác

bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh.

- Phân phối dòng chảy trên khu vực có thể thuận lợi hơn sau khi hoàn thành và

đưa vào vận hành các công trình hồ thủy lợi lớn. Tuy nhiên, do lượng mưa tăng nhiều

hơn vào các tháng giữa mùa mưa, cùng với sự gia tăng của các giá trị lượng mưa lớn

nhất ngày và tháng dẫn đến lũ lụt, nhất là lũ quét trên các triền núi vẫn là mối đe dọa

thường xuyên trong mùa mưa. Ngược lại, vào mùa khô, dòng chảy kiệt lại giảm đi

đáng kể, tần số hạn hán gia tăng.

- Do mất rừng, lũ quét và lũ ống xảy ra thường xuyên hơn, kéo theo hiện tượng

trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại lớn về người và tài

sản ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Do xói mòn mạnh, một

lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị

cuốn, rửa trôi. Đất bị thoái hóa, mất dần khả năng tích nước. Đây cũng là những yếu tố

tác động trực tiếp đến suy giảm ĐDSH của tỉnh trong tương lai.

241

Biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ninh đã, đang và sẽ diễn ra được thể hiện thông

qua xu thế gia tăng nhiệt độ, biến đổi của lượng mưa với xu thế giảm của lượng mưa

mùa xuân, cùng với sự giảm đáng kể của số ngày mưa phùn, tăng số ngày khô nóng,

tăng mức độ khô hạn của mùa khô… có khả năng sẽ tác động đến diễn biến đa dạng

sinh học trong tương lai theo xu thế suy giảm thành phần loài á nhiệt đới, ôn đới, gia

tăng loài chịu hạn, chống chịu được tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì

vậy, việc quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học là rất cần thiết để bảo tồn các khu vực

có tính đa dạng sinh học cao ở vùng núi trung bình và cao; hệ sinh thái đặc trưng.

Biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ninh tác động này càng mạnh hơn, phức tạp hơn,

thiên tai với những biểu hiện phổ biến như hạn hán, rét đậm, rét hại, sạt lở, lũ ống, lũ

quét, cháy rừng, với tác động của biến đổi khí hậu những vấn đề liên quan đến đa dạng

sinh học như: thực vật phát tán và di chuyển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và

điều kiện môi trường sống, diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm cả

về số lượng và chất lượng. Biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh

hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới, các sinh cảnh cần thiết

cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến

mất hoặc thu hẹp. Nhiều hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh... Một số khu bảo tồn

cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học hoặc là đại diện,

là độc nhất hay là có tầm quan trọng về tiến hoá sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp. Biến đổi khí

hậu tác động đến diễn biến đa dạng sinh học trong tương lai theo xu thế suy giảm

thành phần loài á nhiệt đới, ôn đới, gia tăng loài chịu hạn, chống chịu được tác động

của các hiện tượng thời tiết cực đoan…

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến các nơi cư trú, sinh trưởng của

sinh vật, năng suất, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh hại cây trồng, đặc biệt là gây nguy

cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. BÐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của

sinh vật, làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã

hiện hữu thay đổi cấu trúc, trữ lượng giảm sút, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu,

sò...) bị chết thay đổi lớn về độ mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động

xấu đến rừng ngập mặn, một số loài động, thực vật quý hiếm bị suy kiệt.

Các tác động của BĐKH đến ĐDSH có thể tóm lực như sau:

Bảng 29. Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH

HST/quẩn xã Hậu quả đến HST Hậu quả đến loài

Hệ sinh thái biển/ven biển

HST vùng nông và

gần bờ

- Ðiều kiện sinh thái thay đổi;

- Phân bố và cấu trúc quần xã

thay đổi

- Cấu trúc, thành phần và trữ luợng

của hải sản/ cá thay đổi/ giảm

- Sinh vật thức ăn tầng trên và giữa

giảm

- Cá nhiệt đới tăng, cá ôn đới (giá

trị cao) giảm,

242

- Di cư bị động

HST rừng ngập

mặn

- Mất hoặc thu hẹp diện tích -Mất nơi sống của các loài, mất

loài.

HST ven biển Vùng dân cu bị thu hẹp, mất đất

ở và canh

- Mất nơi sống của các loài, mất

loài.

HST nông nghiệp - Diện tích mặn hóa tăng (ven

biển),

- Cấu trúc quần xã cây trồng

thay đổi

- Sinh vật nước ngọt thu hẹp

- Cây trồng nhiệt đới mở rộng (lên

cao và phía Bắc),

- Cây trồng ôn đới thu hẹp

HST rừng Ranh giới các kiểu thảm thực vật

thay dổi

- Chỉ số tăng truởng sinh khối

giảm

- Nguy co cháy rừng tang,

- Dich và sâu bệnh thay đổi và

tăng, khó phòng chống

- Cấu trúc thành phần loài thay dổi

- Nguy cơ diệt chủng loài gia tăng

Các quần xã bệnh

truyền nhiễm thay

đổi và gia tăng

Mùa bệnh thay đổi

- Một số bệnh mới xuất hiện

- Tỷ lệ người bệnh tăng

- Tỷ lệ tử vong cao do nóng, do

bệnh mới, do suy dinh duỡng và

sức đề kháng giảm.

- Xuất hiện các vật chủ và vecto

truyền mới.

- Sinh thái và tập tính các vecto và

vật chủ thay đổi

Chung cho tất cả

- Hậu quả của thiên

tai

Tàn phá, hủy diệt nơi cư trú do

thiên tai,

- Môi trường bị ô nhiễm

- Mất loài

- Cấu trúc thành phần loài thay đổi

- Hậu quả của thiếu

Nước

- Chức năng của các hệ sinh thái

bị xâm phạm,

- Hạn hán, hoang mạc hóa

- Các loài động thực vật, cây trồng

bị ảnh hưởng ở các mức độ khác

nhau, thậm chí bị chết vì thiếu

nước

(Nguồn: Trương Quang Học, 2010)

Ngoài tác động của biến đổi khí hậu các vấn đề như khai thác khoáng sản, xây

dựng các công trình lấn biển,... cũng đem lại nhiều hệ lụy và làm suy giảm đa dạng

sinh học, trong thời gian qua một diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh đã được

chuyển đổi sang mục đích khai thác khoáng sản và phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy,

việc quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học là rất cần thiết để bảo tồn các khu vực có

tính đa dạng sinh học cao ở vùng núi trung bình và cao; hệ sinh thái đặc thù của tỉnh

Quảng Ninh.

Qua các đánh giá ở trên, cho thấy tỉnh Quảng Ninh đã, đang và sẽ chịu nhiều tác

243

động của biến đổi khí hậu. Tổng những lĩnh vực, khu vực và đối tượng dễ bị tổn

thương được trình bày ở bảng sau:

Bảng 30. Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của

BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT Yếu tố tác

động

Vùng nhạy cảm, dễ tổn

thương Ngành/lĩnh vực dễ tổn thương

1 Gia tăng nhiệt

độ

Trên địa bàn toàn tỉnh nhưng

vùng ven biển chịu tác động

mạnh nhất (Tp.Móng Cái, Vân

Đồn, Cô Tô...

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,

thủy sản) và an ninh lương thực.

- Sức khỏe cộng đồng (người cao tuổi,

trẻ em, người lao động ngoài trời..)

2 Nước biển

dâng

- Các huyện ven biển TP Hạ

Long, Móng Cái, Quảng Yên

(đảo Hà Nam), Cô Tô, Vân

Đồn… và các khu vực có địa

hình trũng thấp thuộc các huyện

Ba Chẽ, Đông Triều.

- Hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên

nhiên, rạn san hô.

- Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô,

đảo Quan Lạn, Thanh Lâm.

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,

thủy sản)

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước

ngầm)

- Cơ sở hạ tầng, khu du lịch (Vân Đồn,

Hạ Long, Móng Cái, Cô Tô,...)

3 Bão và áp thấp

nhiệt đới

Dải ven biển: Thành phố Hạ

Long, Thành phố Móng Cái,

Cẩm Phả, Quảng Yên, huyện

Vân Đồn, Huyện Cô Tô, huyện

Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,

thủy sản).

- Các hoạt động trên biển và ven biển

- Cơ sở hạ tầng; giao thông, đê biển.

- Nhà cửa, phương tiện khai thác thủy sản.

- Nơi cư trú; sức khoẻ và đời sống.

4 Hạn hán

Xảy ra cục bộ tại một số huyện:

Ba Chẽ, Bình Liêu, Hoành Bồ,

Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô.

- Nông nghiệp và an ninh lương thực

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước

ngầm).

- Ngành công nghiệp, năng lượng

5 Xâm nhập mặn

Xảy ra các huyện ven biển từ

Đông Triều tới Móng Cái, bên

cạnh đó sự xâm nhập vào các cửa

sông Ba Chẽ, Ka Long, …các

huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô,..

- Nông nghiệp (trồng trọt, thủy sản) và

an ninh lương thực.

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước

ngầm).

6

Các hiện tượng

khí hậu cực

đoan

Trên địa bàn toàn tỉnh và đặc

biệt khu vực ven biển.

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,

thủy sản.

- Sức khỏe và đời sống.

- Cơ sở hạ tầng.

244

Hiện nay, ở Quảng Ninh đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BÐKH

lên ÐDSH (Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu). Vì vậy, trong kế hoạch

ÐDSH của địa phương, cần đặc biệt lưu ý các giải pháp ứng phó phù hợp với các kịch

bản của BÐKH để trước hết bảo vệ và duy trì nguồn gen trong các HST nông, lâm

nghiệp, quản lý bền vững và phát triển rừng đầu nguồn, các phưưng án phù hợp để

chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các giống phù hợp (chịu hạn, chịu nhiệt), điều chỉnh

qui hoạch sử dụng đất, quy hoạch cho các khu bảo tồn ở vùng đất thấp... Công tác

trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng cần phải được đẩy mạnh để có được hiệu

quả về nhiều mặt trong đó có tác dụng là giảm thiểu khí nhà kính, thiên tai, bảo tồn tài

nguyên nước, đất và tài nguyên sinh vật.

Các cực đoan khí hậu kết hợp với các điều kiện tự nhiên bất lợi làm tăng mức độ

và tính dễ bị tổn thương của hệ nhân sinh và hệ sinh thái tự nhiên. HST ven biển, đặc

biệt là HST rừng ngập mặn, san hô bị tác động và bị tổn thương mạnh nhất do bão,

nước dâng do bão và nước biển dâng, thay đổi độ mặn; HST rừng trên cạn bị tổn

thương mạnh nhất do khô hạn, cháy rừng, lũ quyét, lũ bùn đá. HST tự nhiên bị tổn

thương làm tăng mức độ phơi bày trước hiểm họa và làm giảm khả năng thích ứng của

hệ nhân sinh. Các cực đoan khí hậu tương tác với nhau, có thể cường hoá lẫn nhau và

làm tăng mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội.

Sóng lớn trong bão, mưa lớn và nước dâng do bão gây ngập lụt, phá hủy các cơ sở hạ

tầng, khu dân cư vùng ven biển, làm xói mòn các đê biển, các khu rừng ngập mặn, làm

mất đất và xâm nhập mặn, gây tổn thương ngày càng nghiêm trọng đối với vùng ven

biển và vùng đất thấp của Quảng Ninh, thông qua đó làm tăng mức độ và tính dễ bị tổn

thương của HST tự nhiên và hệ nhân sinh. Hệ thống nhân sinh có thể làm tăng (sử

dụng nguồn nước không hợp lý, chặt phá rừng; di chuyển đến cư trú ở vùng dễ bị tổn

thương; đô thị hoá, xây dựng khu công nghiệp vào vùng có nhiều cực đoan khí hậu; tổ

chức sản xuất, sinh hoạt vào thời gian có nhiều cực đoan khí hậu; nghèo đói…), hoặc

làm giảm mức độ trước hiểm họa (nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống tự nhiên

- xã hội; tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro và tác động do các cực đoan khí hậu đối với

cả HST tự nhiên và chính bản thân hệ nhân sinh, hệ thống tự nhiên - xã hội nói chung.

Thiên tai đã tác động lớn hơn đến các ngành, lĩnh vực và và sinh kế có liên quan mật

thiết với thời tiết, khí hậu, địa hình, nền đất, như tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, hệ thống lương thực và an ninh lương thực, y tế và du

lịch; HST tự nhiên; khu dân cư, cơ sở hạ tầng và du lịch; sức khỏe con người, an toàn

tính mạng và phúc lợi xã hội. Mức độ trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của hệ

thống tự nhiên - xã hội sẽ tăng cao vào những tháng và những năm có nhiều cực đoan

khí hậu và giảm vào thời gian ít hiện tượng cực đoan này. Sự gia tăng mức độ trước

hiểm họa của hệ nhân sinh (con người và tài sản, kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã

hội…) và hoạt động nhân sinh bất hợp lý là nguyên nhân chủ yếu khiến rủi ro khí hậu

tăng lên. Xâm nhập mặn đe dọa đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến đến sản

xuất nông nghiệp, thủy sản và các HST ngọt vùng ven biển ĐBSCL, đồng thời ảnh

hưởng gián tiếp đến sinh kế và kinh tế của địa phương do tình trạng thiếu nước ngọt

245

khi nhu cầu nước ngày càng gia tăng dưới áp lực dân số cao, thâm canh nông nghiệp

và thủy sản, cũng như yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh.

246

PHẦN THỨ BA.

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1. Quan điểm bảo tồn ĐDSH

Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng

Ninh, dự báo về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy

hoạch; các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu được xác định trong quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và quy hoạch tổng thể bảo tồn đa

dạng sinh học của cả nước để xây dựng quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh

Quảng Ninh.

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, Quy

hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược của các

ngành, lĩnh vực liên quan của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng sinh học

gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIV đã đề ra.

Bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; kết hợp bảo tồn tại chỗ

với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công

tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng, không gây ảnh

hưởng đến quốc phòng, an ninh; phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì

tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện

có của tỉnh.

Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật

với phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học, du

lịch,...; bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài

nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

và cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên nguyên tắc đảm bảo

công bằng và hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, các quốc gia, tổ chức

trong và ngoài nước nhằm thu hút, huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm, khoa học

công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Quan điểm, nguyên tắc xây dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh

nói riêng, cả nước nói chung, kể cả các ngành, không thể không phù hợp với các

nguyên tắc chính sách bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH đã được nhiều văn kiện

của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nêu rõ.

247

Kết hợp những quan điểm chung về bảo tồn ĐDSH với việc phân tích các kinh

nghiệm quốc tế và trong nước áp dụng cho lĩnh vực quy hoạch bảo tồn ĐDSH, chúng

tôi cho rằng đối với tỉnh Quảng Ninh, tiến hành quy hoạch bảo tồn ĐDSH nên dựa trên

các quan điểm cơ bản sau:

Quan điểm 1: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cua tinh Quang Ninh đên năm 2020,

năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đươc xây dưng trên quan điêm quan ly, bao

tôn gắn với khai thác và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên nhăm góp phần xóa

đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh quốc phòng

cua tinh noi riêng va cua Viêt Nam noi chung. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải phù hợp

với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai và các

quy hoạch ngành có liên quan, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội phù hợp

với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan của các ngành và các

địa phương.

Quan điểm 2: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải mang tính hệ thống, bao gồm bảo

tồn các hệ sinh thái, loài, nguồn gen, các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đặc thù; chú

trọng duy trì, bảo vệ phát triển chức năng và các khả năng sức chứa của hệ sinh thái;

ưu tiên chú trọng các hệ sinh thái đặc trưng, dễ bị tổn thương, nhạy cảm, đã bị suy

thoái hoặc có nguy cơ suy thoái.

Quan điểm 3: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần được xây dựng một cách khoa học,

khách quan, tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên, kết hợp các phương pháp

hiện đại với các phương pháp truyền thống, cố gắng đạt được sự đồng thuận càng cao

càng tốt. Khuyến khích áp dụng tri thức bản địa nhằm sử dụng hợp lý, bền vững tài

nguyên sinh học.

Quan điểm 4: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải đảm bảo thích ứng được với biến

đổi khí hậu, một tác nhân có thể gây ra những hậu quả mà hiện nay con người chỉ mới

dự báo một cách tương đối những thay đổi có thể xảy ra trong phạm vi vài ba thập kỷ

hoặc lâu hơn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, cần vận dụng các quan điểm,

chiến lược mới về bảo tồn ĐDSH.

Quan điểm 5: Quản lý ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh cần có sự gắn kết hòa nhập với

bảo tồn ĐDSH trong phạm vi cả nước, với các tỉnh có chung ranh giới và quốc tế với

quốc gia Trung Quốc có chung đường biên giới.

Quan điểm 6: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai

trò của cộng đồng, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Trước kia, con người không

được xem là tâm điểm của bảo tồn ĐDSH, thì ngày nay cần phải đặt vào vị trí trung

tâm. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần phải hướng đến mục tiêu “vì con người”. Cần đặt

con người vào vị trí trung tâm của bảo tồn ĐDSH. Phải chỉ ra mối liên quan giữa lợi

ích của việc bảo tồn ĐDSH với lợi ích của con người và xã hội. Các khuyến cáo chung

của Công ước ĐDSH đã chỉ ra rằng, người ta sẵn sàng bảo tồn một hệ sinh thái, loài

hay gen chỉ khi nhận thức được rằng những hệ sinh thái, loài, gen đó cung cấp cho con

248

người những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như cung cấp nước hay điều hòa khí

hậu... Đây là một trong những lý do chủ yếu để đảm bảo tính khả thi và thành công của

quy hoạch.

Quan điểm 7: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần áp dụng tối đa các phương pháp

quy hoạch, khoa học công nghệ tiên tiến, thích hợp. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH là một

dạng đặc thù của công tác quy hoạch, vì vậy cần được kế thừa các quy hoạch liên quan

về sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết quả

điều tra cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và cũng có thể là kết

quả về thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH đã có.

Quan điểm 8: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH cần phải thiết thực, khả thi trên cơ sở

phân tích, đánh giá thực trạng và nhu cầu khai thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm

của ĐDSH, kể cả nhu cầu trên phạm vi cả nước và ngoài nước, đồng thời có thể thích

nghi được với các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường.

Quan điểm 9: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, đồng

thời chú trọng thỏa đáng tới lợi ích các ngành, các địa phương, đặc biệt là lợi ích cộng

đồng và người dân bản địa.

Quan điểm 10: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH phải phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như

các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên quan và phù hợp với kế hoạch

bảo vệ môi trường và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh, đảm bảo thích

ứng với BĐKH toàn cầu, vận dụng các quan điểm, chiến lược mới về bảo tồn.

3.2. Mục tiêu bảo tồn ĐDSH

3.2.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm;

trên cơ sở đó, từng bước khôi phục các hệ sinh thái gắn với các quy hoạch khác và

định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2030, nhằm bảo tồn và bảo vệ sinh cảnh cũng như các loài động thực

vật hoang dã có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn; tăng cường sự tham gia của cộng

đồng trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030, góp phần vào việc quy hoạch tổng thể bảo

tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Nâng độ che phủ rừng đạt: 55% vào năm 2020, (theo Nghị quyết đại hội đảng bộ

tỉnh Quảng Ninh thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020);

249

- Bảo vệ, phục hồi hiệu quả 121.882,64 ha rừng tự nhiên, rừng ngập mặn trên

19.955,9 ha; 140 ha hệ sinh thái rạn san hô; 1400 ha thảm cỏ biển, HST núi đá vôi

2.279,5 ha.

- Nâng cấp 03 khu bảo tồn hiện có (gồm: Vườn quốc gia Bái Tử Long 15.283 ha,

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng - 15.593,8 và Rừng Quốc gia Yên Tử -

2.783 ha); thành lập mới 03 khu bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh (gồm: Khu bảo tồn

đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên - 5.948 ha; Khu bảo tồn biển Cô Tô - 7.850ha; Khu

bảo tồn biển Đảo Trần - 4.200); lập hồ sơ đăng ký nâng hạng 01 khu bảo tồn cấp tỉnh là

Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui – Tiên Yên thành Khu bảo tồn đất ngập nước

Đồng Rui -Tiên Yên vào cuối kỳ quy hoạch (năm 2020); đảm bảo đủ quỹ đất để thành

lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn mới trong Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Quảng Ninh.

- Thành lập và đưa vào hoạt động vườn thực vật - động vật Vịnh Hạ Long (trên

đảo Soi Sim, diện tích 8,45ha); vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia Yên Tử,

diện tích 50 ha (tại Rừng Quốc gia Yên Tử); các vùng trồng cây dược liệu như Trà hoa

vàng với diện tích 807ha, Ba kích 2280 ha (tại Hoành Bồ - Ba Chẽ - Tiên Yên),

(185ha), Hồi (2580ha), Quế (3385ha) tại Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Ba Chẽ,

Tiên Yên, Bình Liêu. Tiếp tục phát triển và nâng cấp khu trưng bày hiện vật, hình ảnh

về đa dạng sinh học tại Bảo tàng Bái Tử Long và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để phục

vụ mục đích nghiên cứu, giáo dục và phát triển du lịch.

- Các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đảm bảo không gia tăng số

lượng loài bị tuyệt chủng, cải thiện đáng kể tình trạng một số loài nguy cấp, quý, hiếm bị

đe dọa như: cu li lớn, cu li nhỏ, rái cá, mèo rừng…; cây Bình vôi (Stephania

cepharantha), cây Ba kích (Morinda officinalis), cây Sến mật (Madhuca pasquieri), cây

Lim xanh (Erythrophleum fordii) ... Ưu tiên kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát triển các

nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, giống vật nuôi, cây trồng đặc sản,

bản địa của tỉnh Quảng Ninh như Sá sùng, Ngán, Tu hài, Ốc đĩa, Hải sâm đen, Cá song

chuối, cá Tráp vàng, bào ngư chín lỗ, cá Lăng chấm, lợn nái Móng Cái, gà Tiên Yên, gà

Bang Trới … thông qua việc thực hiện các đề án KHCN, các dự án, các mô hình xã hội

hóa bảo tồn đa dạng sinh học của nhà nước và cộng đồng.

- Bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù như diện

tích rừng ngập mặn; thiết lập các hành lang xanh, vùng đệm cây xanh có quy mô lớn

(từ 0,5 – 1,0 km) để phân chia, giãn cách các không gian đô thị; ưu tiên trồng các loài

cây bản địa có giá trị kinh tế như Thông nhựa, Thông mã vĩ, Lim xanh, Lát hoa, Lim

xẹt, Vàng anh, Xà cừ, Sao đen… tạo cảnh quan và cải tạo chất lượng môi trường sống.

Thúc đẩy bảo tồn môi trường sống và đa dạng sinh học khu vực nông thôn thông qua

triển khai mô hình SATOYAMA (mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi

trường tại Tiên Yên; quản lý tài nguyên thủy sản hai mảnh bền vững tại các khu vực

bãi bồi và rừng ngập mặn ở Tiên Yên, Móng Cái, canh tác bền vững trên đất dốc tại

các huyện Bình Liên, Ba Chẽ, Hoành Bồ,…) về phát triển bền vững gắn với bảo tồn đa

250

dạng sinh học và môi trường sống; hội nhập và chủ động tham gia vào các chương

trình của quốc gia, quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. (Hợp

tác quốc tế về sáng kiến SATOYAMA đã được các bên tham dự Hội nghị COP10 về

Công ước đa dạng sinh học (CBD), trong đó có Việt Nam, thống nhất thông qua từ

tháng 10/2010).

- Các loài ngoại lai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được đưa vào danh mục kiểm

soát, được cập nhật định kỳ và có các biện pháp quản lý phù hợp theo hai nhóm danh

mục: loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo Thông tư liên tịch

số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định loài

ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, như ốc bươu vàng, rùa

tai đỏ, trinh nữ móc, trinh nữ thân gỗ, cỏ lào...

3.2.3. Định hướng bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế (tại VQG

Bái Tử Long, Khu bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Tiên Yên, Di sản thiên nhiên

thế giới vịnh Hạ Long), nghiên cứu mở rộng hệ sinh thái có tầm quan trọng quốc gia

(như Rừng quốc gia Yên Tử…) và của tỉnh (như Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng sơn

Kỳ thượng…); tiếp tục duy trì và phát triển 140 ha hệ sinh thái rạn san hô; 1400 ha

thảm cỏ biển và nâng cao chất lượng rừng ngập mặn tự nhiên, núi đá vôi bị suy thoái.

-Tiếp tục cải thiện chất lượng rừng và nâng cao độ che phủ rừng, phấn đấu đến

năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 58% đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về bảo

tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng của Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch ngành liên quan.

- Nghiên cứu quy hoạch thành lập và đưa vào hoạt động 03 hành lang đa dạng

sinh học (núi, biển và ven biển) với diện tích khoảng: 254.721,18 ha;

- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 khu bảo tồn cấp tỉnh (Quảng Nam Châu,

Quang Hanh, Vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên, Vịnh Hạ Long);

- Thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: vườn thực

vật, vườn động vật (tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng

Sơn - Kỳ Thượng)… để bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu tại các khu bảo

tồn của tỉnh; các vườn ươm, trại nuôi sinh trưởng, sinh sản các loài động thực vật

hoang dã, nguy cấp, quý hiếm cố định, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như: Trung

tâm khoa học và sản xuất Lâm - Nông nghệp (thị xã Quảng Yên)…

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình bảo tồn và phát triển có hiệu quả

các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị.

- Tiếp tục rà soát, xây dựng và triển khai các chương trình, đề tài, dự án về lưu

giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hữu, nguy cấp,

quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ, có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục…

251

3.3. Nhiệm vụ quy hoạch:

3.3.1. Giai đoạn 2018 - 2020:

a) Quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên:

- Bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Bái Tử Long (đã được quốc tế công nhận

là Vườn di sản ASEAN): diện tích 15.293 ha, phân hạng: Vườn quốc gia; phân loại:

trên cạn; nằm trên địa phận ranh giới hành chính huyện Vân Đồn, do Ban quản lý

Vườn quốc gia Bái Tử Long trực thuộc UBND tỉnh quản lý, gồm: lập kế hoạch quản

lý, phát triển Vườn di sản; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: các vườn động thực vật,

nâng cấp trạm cứu hộ động thực vật…, nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác để nâng

cao hiệu quả quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện duy trì và phát huy giá trị đa

dạng sinh học theo các tiêu chí Vườn di sản ASEAN.

- Quy hoạch thành lập mới 03 khu bảo tồn đa dạng sinh học thuộc cấp Tỉnh:

+ Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên với diện tích khoảng 5.948

ha, nằm trên địa phận hành chính huyện Tiên Yên; phân hạng: khu dự trữ thiên nhiên,

phân loại: đất ngập nước, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước,

loài hoang dã, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ cho

giáo dục, nghiên cứu, du lịch.

+ Khu bảo tồn biển Cô Tô, với diện tích khoảng 7.850 ha, nằm tại khu vực đảo

Cô Tô; thuộc địa phận hành chính huyện Cô Tô, phân hạng: Vườn Quốc gia, phân loại:

biển, nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trong, đặc thù, đại diện cho vùng sinh

thái biển tư nhiên; bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ

cảnh quan, nét độc đáo của tự nhiên tại đảo Cô Tô để phục vụ cho nghiên cứu khoa

học, giáo dục và du lịch sinh thái.

+ Khu bảo tồn biển Đảo Trần, với diện tích khoảng 4.200 ha, nằm tại khu vực

đảo Trần; phân hạng: khu bảo vệ cảnh quan; phân loại: biển, nhằm bảo tồn các hệ sinh

thái đặc thù, bảo vệ canh quan môi trương, net đep đôc đao cua tư nhiên phục vụ cho

nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Đề cử quốc tế công nhận 01 khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui – Tiên Yên

là Khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar) với diện tích

khoảng 5.948 ha, trên địa phận hành chính các xã: Đồng Rui, Hải Lạng (huyện Tiên

Yên) vào năm 2020.

b) Quy hoạch cơ sở bảo tồn chuyển chỗ:

- Quy hoạch thành lập mới các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ gồm:

+ Cơ sở bảo tồn chuyển chỗ động - thực vật tại đảo Soi Sim, vịnh Hạ Long với

diện tích khoảng 8,45 ha nhằm bảo tồn động thực vật và quảng bá giá trị đa dạng sinh

252

học, giáo dục cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh

thái Vịnh Hạ Long.

+ Vườn Bảo tồn và Phát triển cây thuốc quốc gia Yên Tử với diện tích khoảng

45 - 50ha tại Rừng Quốc gia Yên Tử với mục tiêu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây

thuốc và phát triển các loại cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh và vùng Đông Bắc trở

thành hàng hoá, phát triển nghiên cứu, du lịch, giáo dục tại địa phương.

- Quy hoạch thành lập mới vùng trồng cây dược liệu, gồm: Thung lũng dược

liệu Ngọa Vân - Yên Tử gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương (Đông Triều)

và Thượng Yên Công (Uông Bí), có trung tâm tại xã Tràng Lương (Đông Triều);

Vùng trồng Ba kích có trục kéo dài từ Hoành Bồ - Ba Chẽ - Tiên Yên có trung tâm ở

huyện Ba Chẽ; Vùng trồng Kim ngân, Quế, Hồi có trung tâm ở huyện Bình Liêu;Vùng

trồng Trà hoa vàng có trung tâm tại huyện Ba Chẽ.

- Phát triển nâng cấp khu trưng bày hiện vật, hình ảnh về đa dạng sinh học tại

Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long: Sưu tầm, thu thập, phát triển và nâng

cấp trưng bày đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là của vịnh Hạ Long,

Bái Tử Long để phục vụ nghiên cứu, giáo dục và phát triển du lịch.

c) Quy hoạch bảo vệ và phát triển một số hệ sinh thái tự nhiên đặc thù:

- Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng:

Bảo vệ và phục hồi hiệu quả 121.882,64 ha rừng tự nhiên thứ sinh hiện có.Thực

hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí Thư Ban Chấp hành

Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo

vệ và phát triển rừng và Chương trình hành động số 12-Ctr/TU ngày 20/3/2017 của

Tỉnh ủy Quảng Ninh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW nêu trên, trong đó:

tập trung bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng tại 03 khu bảo tồn thiên

nhiên và di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; các khu rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ tại các địa phương và các khu rừng có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, rừng phòng

hộ đầu nguồn… tại Núi Cao Xiêm, Ngàn Chi (Bình Liêu), Núi Hứa (Đầm Hà), khu

vực Quảng Năm Châu (huyện Hải Hà, Bình Liêu, Đầm Hà), Phong Dụ, Đại Dực (Tiên

Yên), Quang Hanh (Cẩm Phả), rừng phòng hộ Yên Lập (Quảng Yên, Hoàng Bồ),

Tràng Lương (Đông Triều), rừng trâm đỏ, rừng trõi nguyên sinh (Cô Tô), rừng trâm

(Minh Châu,Vân Đồn),… Mục tiêu: bảo vệ và phát triển vốn rừng và đa dạng sinh học

rừng của tỉnh; bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học thủy sinh có liên quan. Bảo vệ

và phục hồi hiệu quả 121.882,64 ha rừng tự nhiên thứ sinh hiện có.

- Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước:

Bảo tồn 100% diện tích hệ sinh thái đất ngập nước trong các khu bảo tồn nhằm

bảo vệ và phát triển các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học

cao, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngoài ra, còn phục vụ mục đích du lịch nghiên cứu,

253

giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, ứng phó, giảm thiểu tác động

của biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên biển:

+ Bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển: Bảo tồn và phục hồi khoảng 850 ha

cỏ biển tại các khu vực: Vụng Đầm Hà, Vụng Hà Cối, Đảo Quan Lạn… Bảo tồn và

phục hồi khoảng 140 ha rạn san hô tại khu vực vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, đảo

Cô Tô, đảo Trần.

+ Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái bãi triều tại 10 huyện, thị xã, ven biển

như: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô…

Mục tiêu: bảo vệ các hệ sinh thái, các loài sinh vật biển có giá trị, bảo vệ môi

trường, phát triển du lịch sinh thái, duy trì cải thiện sinh kế, quản lý bảo vệ và sử dụng

hợp lý các nguồn lợi thủy sản.

-Thực hiện các công ước quốc tế về đa dạng sinh học Việt Nam đã tham gia,

trực tiếp thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh.Tăng cường hội nhập, chủ động tham gia các

chương trình của quốc gia, quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Thực hiện các chương trình, dự án, đề án về giảm áp lực tới đa dạng sinh học

và công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; sử dụng bền vững và thực hiện

cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; thực hiện hiệu

quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái đô thị, nông thôn:

+ Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm

nhìn 2050, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường

vụ quốc hội về phân loại đô thị: đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh toàn đô thị đạt chuẩn theo

phân loại đô thị.

. Hình thành các vùng đệm cây xanh có quy mô đủ lớn (từ 0,5 đến 1km) để

phân chia một số khu vực mỏ than, khu công nghiệp với và khu dân cư, khu đô thị mới

và các khu vực xung quanh khác để tạo khoảng không gian đảm bảo cuộc sống người

dân, nâng cao hình ảnh cảnh quan đô thị cho thành phố Cẩm Phả, Hạ Long. Nghiên

cứu phục hồi, cải tạo có hiệu quả các bãi thải mỏ, khu vực khai thác vật liệu xây

dựng… ưu tiên các loài cây bản địa có giá trị kinh tế, cây mọc nhanh, tạo cảnh quan,

phục hồi môi trường.

. Cải tạo, nâng cấp hệ thống hồ trong đô thị, hệ thống công viên công cộng, phát

triển dải cây xanh tại các khu dân cư, đường phố phù hợp, đa dạng, tạo cảnh quan đẹp

và cải tạo môi trường sống.

254

. Quản lý, bảo vệ, phát triển cây cổ thụ, cây di sản có ý nghĩa văn hóa - lịch sử

và giá trị nghiên cứu khoa học (như quần thể Lim Quảng Yên, Tùng cổ Yên Tử, …) và

mạng lưới cây xanh tại khu di tích, nơi công cộng trên địa bàn toàn tỉnh ở cả khu vực

đô thị và khu vực nông thôn.

+ Thúc đẩy bảo tồn môi trường sống và đa dạng sinh học khu vực nông thôn

thông qua triển khai các mô hình phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo

tồn đa dạng sinh học SATOYAMA.

+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để duy trì, phục tráng và

nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản (nguồn gen quý) và sản xuất các sản phẩm

đặc sắc nổi tiếng của địa phương (có thương hiệu); Lựa chọn và sản xuất các giống cây

trồng, vật nuôi chủ lực đáp ứng quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của tỉnh.

d) Quy hoạch bảo tồn nguồn gen:

- Thực hiện các chương trình, đề tài, dự án về kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát

huy giá trị các nguồn gen bản địa, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị (trong đó có nguồn

gen các loài hoang dã, giống vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật...)

- Tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với các loài sinh vật biến đổi gen.

đ) Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai

xâm hại, tập trung ở các hệ sinh thái sau:

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp ở

độ cao dưới 600m (cây ngũ sắc, cỏ lào, trinh nữ móc…) tại các khu bảo tồn thiên

nhiên trong tỉnh…; Hệ sinh thái rừng trồng (cây ngũ sắc, cỏ lào, trinh nữ móc, chuôt

hai ly…) các huyện như Bình Liêu, Ba Chẽ…; Hệ sinh thái đất ngập nước (trinh nữ

thân gỗ, cây lược vàng, bèo tây, tôm cang đo, ca ty ba, ca vươc miêng be, ca vươc

miêng rông, chuôt hai ly, ốc bươu vang, rua tai đo, ca ăn muôi, ca hô…) các huyện

như Đầm Hà, Tiên Yên…; Hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi (cây ngũ sắc, cỏ lào, trinh nữ

móc, chuôt hai ly…) trên địa bàn toàn tỉnh; Hệ sinh thái nông nghiệp (trinh nữ thân

gỗ, lược vàng Bèo tây, cỏ ngũ sắc, cỏ lào, trinh nữ móc, chuôt hai ly…) tại Đông

Triều, Uông Bí…; Hệ sinh thái khu dân cư (trinh nữ thân gỗ, cây lược vàng, bèo tây,

cây ngũ sắc, cỏ lào, trinh nữ móc, chuôt hai ly…) trên toàn tỉnh.

- Thực hiện đảm bảo 100% các loài ngoại lai trên địa bàn toàn tỉnh được đưa

vào danh mục kiểm soát, được cập nhật định kỳ và có các biện pháp quản lý phù hợp

theo 2 nhóm danh mục: loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo

Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí

xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

3.3.2. Giai đoạn 2021 - 2025:

255

a) Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học:

- Quy hoạch chi tiết 01 hành lang đa dạng sinh học của cấp tỉnh (hành lang đa

dạng sinh học ven biển) với diện tích khoảng: 21.986,29 ha, loại hình hành lang:

không liên tục, từ Móng Cái tới Quảng Yên nhằm kết nối sinh cảnh, hỗ trợ bảo tồn

Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, cung cấp nơi sống, sinh sản cho các loài

sinh vật, hỗ trợ loài tái lập quần thể tại những nơi bị suy giảm, và tuyệt chủng cục bộ,

hỗ trợ di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. Bao gồm: các khu

rừng các khu vực rừng ngập mặn ven biển và các khu vực rừng phân bố dọc theo các

vùng ven biển, cửa sông trên toàn tỉnh, hoạt động như một khu vực kết nối các khu

vực trên đất liền và biển của tỉnh, đảm bảo hệ sinh thái biển giàu có trong khu vực

rừng ngập mặn và các khu bãi triều.

b) Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng: hiện trạng diện tích:

15.593,8 ha; Phân hạng: Dự trữ thiên nhiên; Phân loại: trên cạn; nằm trên địa phận

ranh giới hành chính huyện Hoành Bồ, do Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng

Sơn - Kỳ Thượng trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Quảng Ninh quản lý. Trong kỳ thực hiện quy hoạch mở rộng khoảng 4.299,93 ha

về phía Tây Nam khu bảo tồn, tại địa phận xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ. Mục tiêu:

mở rộng sinh cảnh, môi trường sống cho các loài sinh vật quý hiếm, các loài động,

thực vật có nguy cơ tuyệt chủng hiện đang phân bố tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng

Sơn - Kỳ Thượng, góp phần bảo vệ, làm tăng khả năng sinh thủy cho khu vực hồ Cao

Vân, bảo vệ nguồn nước cấp cho lưu vực để phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất;

góp phần phát triển du lịch sinh thái tại khu vực…

- Rừng quốc gia Yên Tử: hiện trạng diện tích: 2.783,0 ha, phân hạng: Khu bảo

vệ cảnh quan, phân loại: trên cạn; nằm trên địa phận ranh giới hành chính thành phố

Uông Bí, do Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, trực thuộc UBND thành

phố Uông Bí quản lý. Trong kỳ thực hiện quy hoạch mở rộng khoảng 1578,77ha về địa

phận các xã: Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí); Tràng Lương (thị xã Đông

Triều). Mục tiêu: mở rộng sinh cảnh, kiến tạo vùng đệm, giảm áp lực trực tiếp tới khu

bảo tồn; góp phần bảo tồn các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn, bảo vệ

rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy cho toàn khu vực hạ lưu.

- Quy hoạch thành lập mới 03 khu bảo tồn thiên nhiên thuộc cấp tỉnh, bao gồm:

+ Khu bảo tồn Quảng Năm Châu: với diện tích tự nhiên khoảng 17.959,95 ha

nằm trên địa phận hành chính của 03 địa phương: Hải Hà, Đầm Hà và Bình Liêu; phân

loại: trên cạn; phân hạng: khu bảo tồn loài - sinh cảnh; nhằm bảo tồn những giá trị đa

dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng tự nhiên, những loài nguy cấp, quý, hiếm phục

vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch; bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì nguồn

nước cho hạ lưu.

256

+ Khu bảo tồn vịnh Hạ Long: diện tích khoảng 434 km2, phân hạng: Vườn

Quốc gia, phân loại: hỗn hợp, nằm trên địa phận ranh giới hành chính của thành phố

Hạ Long, do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long quản lý.

+ Khu bảo tồn vùng nước cửa sông Tiên Yên: diện tích khoảng 5.198 ha, phân

loại: đất ngập nước; phân hạng: Khu dự trữ sinh quyển; nằm trên địa phận ranh giới

hành chính của các huyện: Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên; nhằm bảo tồn những giá trị đa

dạng sinh học của các Hệ sinh thái vùng đất ngập nước khu vực sinh sản của các loài

cá và các loại hải sản khác, những loài nguy cấp, quý, hiếm phục vụ nghiên cứu khoa

học, giáo dục và du lịch; chắn sóng, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu.

c) Quy hoạch cơ sở bảo tồn chuyển chỗ:

- Quy hoạch thành lập mới và đưa vào hoạt động 03 vườn thực vật, gồm:

+ Vườn thực vật Bái Tử Long tại đảo Trà Ngọ lớn, Vườn quốc gia Bái Tử Long

với diện tích khoảng 305,2 ha để bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý,

hiếm của Vườn Quốc gia Bái Tử Long, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du

lịch sinh thái; giao Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức, quản lý bảo tồn,

khai thác và phát triển.

+ Vườn thực vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng tại tiểu khu 60, xã Kỳ Thượng, khu

bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với diện tích khoảng 50 ha để bảo tồn và

lưu giữ các loài thực vật tiêu biểu, đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm của Khu bảo tồn,

phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái; giao Ban quản lý Khu bảo

tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng tổ chức quản lý, bảo tồn, khai thác và phát

triển.

+ Vườn thực vật Yên Tử tại Rừng quốc gia Yên Tử với diện tích khoảng 6,5 ha

để bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm phục vụ nghiên cứu khoa

học, giáo dục và du lịch sinh thái; giao Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử

tổ chức quản lý, bảo tồn, khai thác và phát triển.

- Quy hoạch thành lập mới và đưa vào hoạt động 02 vườn động vật, gồm:

+ Vườn động vật Bái Tử Long tại đảo Ba Mùn, Vườn quốc gia Bái Tử Long với

diện tích khoảng 261 ha để bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu của Vườn

quốc gia, phục vụ nghiên cứu khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái; giao Ban

quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long tổ chức quản lý bảo tồn, khai thác và phát triển.

+ Vườn động vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng tại thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai,

huyện Hoành Bồ với diện tích khoảng 30 ha để bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý

hiếm, đặc hữu phục vụ nghiên cứu khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái;

giao Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng tổ chức quản lý bảo

tồn, khai thác và phát triển.

257

d) Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù:

Tiếp tục triển khai các mô hình bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đặc

thù, các hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái nông thôn như tại Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà,

Tiên Yên…

đ) Tiếp tục thực hiện chương trình/ đề án/ dự án về bảo tồn và sử dụng bền

vững nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý,

hiếm có giá trị khoa học và kinh tế đặc biệt của tỉnh

e) Tiếp tục thực hiện kiểm soát có hiệu quả loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ

xâm hại trên địa bàn tỉnh.

3.3.3. Giai đoạn 2026 - 2030:

a) Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học:

- Quy hoạch chi tiết 02 hành lang đa dạng sinh học, gồm:

+ Hành lang đa dạng sinh học núi với diện tích khoảng: 109.530,19 ha, loại

hình hành lang không liên tục, phân hạng: hành lang đa dạng sinh học cấp tỉnh; nhằm

kết nối sinh cảnh, bảo tồn các loài động - thực vật nguy cấp, quý, hiếm, các loài hoang

dã, kết nối sinh thái núi từ Rừng Quốc gia Yên Tử, Rừng phòng hộ đầu nguồn Yên

Lập, Khu bảo tồn thiên nhiên Ðồng Sơn - Kỳ Thượng, khu bảo tồn thiên nhiên Bình

Liêu - Đầm Hà - Hải Hà, một phần diện tích rừng phòng hộ Ba chẽ, một phần diện tích

rừng phòng hộ Tiên Yên, khu rừng phòng hộ thành phố Móng Cái.

+ Hành lang đa dạng sinh học biển với diện tích khoảng: 123.204,7 ha, loại

hình hành lang không liên tục, phân hạng: hành lang đa dạng sinh học cấp tỉnh kéo dài

từ Móng Cái - Hải Hà - Đầm Hà - Vân Đồn - Cẩm Phả - Hạ Long nhằm bảo vệ các

nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học biển, bảo đảm các hoạt động nghề cá bền vững

cho ngư dân của tỉnh Quảng Ninh và du lịch bền vững của tỉnh; hỗ trợ di cư của các

loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu. Bao gồm: các khu bảo tồn biển là

những khu vực được chỉ định bảo tồn tài nguyên biển phân bố từ vùng biển phía Ðông

Bắc của tỉnh và các hành lang là vùng biển của tỉnh trải dài song song, dọc theo bờ

biển.

b) Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên:

- Quy hoạch thành lập mới Khu bảo tồn núi đá vôi Quang Hanh với diện tích

khoảng 3.203,19 ha nằm trên địa phận hành chính của phường Quang Hanh (Cẩm

Phả), phường Hà Phong (Hạ Long); phân loại: trên cạn; phân hạng: khu bảo tồn loài -

sinh cảnh; nhằm bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi đặc thù, các loài động, thực vật quý

hiếm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu,

du lịch.

258

3.4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu

3.4.1. Xây dựng các phương án quy hoạch

Với 4 đối tượng được quy hoạch theo quy định của luật đa dạng sinh học, ngoài

những tuân thủ các vấn đề của quy hoạch chung, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

cần thỏa mãn những mục tiêu và những nguyên tắc của chúng. Do đó những phương

án đưa ra được dựa vào kết quả điều tra khảo sát, rà soát các tài liệu, các số liệu, kiểm

chứng các số liệu thống kê cùng các luận cứ khoa học. Cùng đó là tính phù hợp với

các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành và các lĩnh vực liên quan khác. Quy hoạch

bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh gồm 5 phương án đưa ra trên cơ sở phân

tích, đánh giá và các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, cùng các

ý kiến của các sở ban ngành và các địa phương trong tỉnh.

Dựa trên quan điển, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và tầm nhìn dài hạn của

quy hoạch và kết quả đánh giá các điều kiện phục vụ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học của tỉnh ở phần trên (bao gồm cả kết quả dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến

bảo tồn đa dạng sinh học), tiến hành xác định các phương án kịch bản quy hoạch bảo

tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

Theo quy định của luật, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh được thực hiện trên

những đối tượng:

Bảng 31. Đối tượng thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH

TT Đối tượng

1 Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái

Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên

Bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái

rừng, bao gồm HST tự nhiên trên vùng đất ngập nước và HST trảng cỏ cây bụi

2 Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

Vườn quốc gia

Khu dự trữ thiên nhiên

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Khu bảo vệ canh quan

3 Quy hoạch hành lang ĐDSH

4 Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

Vườn thực vật

Vườn động vật

Trung tâm cứu hộ

Bảo tàng thiên nhiên

Vườn sưu tập cây thuốc

5 Các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khác

259

6 Các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt

(Nguồn: Hướng dẫn số 655/TCMT- ĐDSH ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Tổng

Cục Môi trường)

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác bảo tồn ĐDSH (các khu bảo tồn, cơ sở

bảo tồn…), cũng như hiện trạng ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh (hệ sinh thái, hệ động

thực vật, các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu, đặc sản…); đồng thời rà soát theo các nội

dung quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh/thành phố, cũng như các tiêu chí của các khu

bảo tồn được đề cập ở trong Luật ĐDSH năm 2008 và trong hướng dẫn lập quy hoạch

bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh thành phố theo công văn số 655/TCMT- ĐDSH ngày 04 tháng

5 năm 2013 của Tổng Cục Môi trường, có thể đề xuất ba phương án quy hoạch. Trên

cơ sở của ba phương án quy hoạch đề xuất có thể lựa chọn phương án phù hợp với

tiềm năng ĐDSH của tỉnh, nhằm đạt được những quan điểm, mục tiêu về bảo tồn

ĐDSH tỉnh Quảng Ninh trong kỳ quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống

dân cư trong tỉnh.

Với thực trạng và nhu cầu về đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội,

quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đề xuất 03 phương án:

Phương án I: Giữ nguyên hiện trạng bảo tồn ĐDSH của tỉnh

Bảng 32. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án I

TT Loại hình Đối tượng Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái

1.1 Hệ sinh thái rừng tự nhiên HST rừng kín thường xanh

mưa nhiệt đới

Giữ nguyên hiện trạng

HST vùng ngập mặn Giữ nguyên hiện trạng

HST biển Giữ nguyên hiện trạng

HST đô thị, dân cu Quy hoạch mới

1.2 HST khác Không đề xuất

2. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

2.1 Vườn quốc gia Bái Tử Long Giữ nguyên hiện trạng

2.2 Khu dự trữ thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng Giữ nguyên hiện trạng

KBT biển Cô Tô – Đảo Trần Thành lập BQL

2.3 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

2.4 Khu bảo vệ canh quan Rừng quốc gia Yên Tử Giữ nguyên hiện trạng

3 Quy hoạch hành lang ĐDSH

3.1 Quy hoạch hành lang ĐDSH Chưa có Không đề xuất

260

4 Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

4.1 Vườn thực vật Bái Tử Long, Soi Sim Giữ nguyên hiện trạng

4.2 Vườn động vật Ba Mùn, Soi Sim Nâng câp, mở rộng

4.3 Trung tâm cứu hộ Đã giải thể Không đề xuất

4.4 Bảo tàng thiên nhiên Chưa có Không đề xuất

4.5 Vườn sưu tập cây thuốc

Vườn cây thuốc rừng Quốc

gia Yên Tử

Nâng câp, mở rộng

5 Các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khác

Các cơ sở bảo tồn đa dạng

sinh học khác.

Chưa có Không đề xuất

6 Các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển

một số loài có giá trị

Duy trì, nâng cấp, mở

rộng

Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái:

Theo Phương án I (PA.I): Giữ nguyên hiện trạng các HST hiện tỉnh Quảng Ninh

Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

Khu bảo tồn được đánh giá là công cụ hữu hiệu và có vai trò quan trọng trong

bảo tồn đa dạng sinh học, trách nhiệm thành lập các khu bảo tồn cũng chính là thực

hiện công ước về đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia. Việc phân hạng các khu

bảo tồn đều phụ thuộc vào thực trạng của từng khu vực, mục đích, nhu cầu bảo tồn.

Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và đánh giá về hiện trạng đa dạng sinh học, cùng

với các tiêu chí theo quy định của Luật đa dạng sinh học. Quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan, việc phân

tích để lựa chọn phương án tối ưu của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng

Ninh, cùng các quan điểm và mục tiêu của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy

hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái

và thích ứng với BĐKH, chú trọng mở rộng diện tích hệ thống KBT, bảo đảm hiệu quả

cho công tác bảo tồn, phù hợp với điều kiện của từng khu vực khác nhau của tỉnh. Giữ

nguyên các khu bảo tồn hiện tại, không đề xuất thành lập mới khu bảo tồn.

Quy hoạch hành lang ÐDSH

Theo Phương án I: Không đề xuất, do cơ sở pháp lý chưa rõ và đây là lần đầu

tỉnh xây dựng Quy hoạch bảo tồn ÐDSH và lần đầu tiếp cận về hành lang ÐDSH,

trong khi còn nhiều vấn đề phát triển KT - XH cần làm từ nay đến 2020.

Quy hoạch các cơ sở bảo tồn

Vườn thực vật: Để phù hợp cho việc phát triển và bảo vệ, quy hoạch bảo tồn đa

261

dạng sinh học đề xuất thành lập vườn thực vật trong các khu bảo tồn.

Vườn động vật: Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở bảo tồn động vật trên đảo Ba Mùn,

Soi Sim.

Trung tâm cứu hộ: Đầu tư trang thiết bị, con người và ngân sách cho VQG Bái

Tử Long để nâng cao chất lượng hoạt động Cứu hộ động vật hoang dã trên đảo Ba

Mùn (xã Minh Châu, huyện Vân Đồn)

Bảo tàng thiên nhiên: Không đề xuất thành lập mới; Nâng cấp Bảo tàng Vườn

QG Bái Tử Long, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Vườn cây thuốc: đề xuất trong vườn thực vật thuộc các KBT, Vườn cây thuốc rừng

Quốc gia Yên Tử.

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khác: Không đề xuất thành lập.

Phương án II: Thành lập mới các Khu bảo tồn và đề xuất hành lang đa dạng

sinh học

Bảng 33. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án II

TT Loại hình Đối tượng Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái

1.1 Hệ sinh thái rừng tự nhiên HST rừng kín thường xanh

mưa nhiệt đới

Giữ nguyên hiện trạng

HST vùng ngập mặn Giữ nguyên hiện trạng

HST trảng cỏ cây bụi Giữ nguyên hiện trạng

Hệ sinh thái san hô Đề xuất bảo vệ

1.2 HST khác HST nương rẫy, đồng ruộng,

khu dân cư

Đề xuất bảo vệ

2. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

2.1 Vườn quốc gia Bái Tử Long Giữ nguyên hiện trạng

Vịnh Hạ Long Đề xuất thành lập

Cô Tô Đề xuất thành lập

2.2 Khu dự trữ thiên nhiên

Đồng Sơn - Kỳ Thượng Giữ nguyên hiện trạng

KBT đất ngập nước Tiên Yên Đề xuất thành lập

2.3 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Núi đá vôi Quang Hanh Đề xuất thành lập

Rừng quốc gia Yên Tử Giữ nguyên hiện trạng

262

Đất ngập nước Quảng Yên Đề xuất thành lập

Đất ngập nước cửa sông Ka

Long

Đề xuất thành lập

Đất ngập nước Hải Hòa Đề xuất thành lập

KBT Quảng Năm Châu

(Bình Liêu – Đầm Hà - Hải

Hà)

Đề xuất thành lập

2.4 Khu bảo vệ canh quan Rừng quốc gia Yên Tử Giữ nguyên hiện trạng

Khu rừng di tích lịch sử văn

hoá Yên Lập

Giữ nguyên hiện trạng

Đảo Trần Đề xuất thành lập

3 Quy hoạch hành lang

ĐDSH

3.1 Quy hoạch hành lang ĐDSH Hành lang núi, ven biển và

hành lang biển

Đề xuất thành lập

4 Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

4.1 Vườn thực vật Bái Tử Long, Soi Sim Giữ nguyên hiện trạng

Rừng Yên Tử, KBT Đồng

Sơn Kỳ Thượng

Thành lập mới

4.2 Vườn động vật Ba Mùn, Soi Sim Nâng câp, mở rộng

4.3 Trung tâm cứu hộ Trung tâm cứu hộ, Bảo tồn

và Phát triển sinh vật VQG

Bái Tử Long

Thành lập mới

4.4 Bảo tàng thiên nhiên

Chưa có Không đề xuất

4.5 Vườn sưu tập cây thuốc

Vườn cây thuốc rừng Quốc

gia Yên Tử,

Nâng câp, mở rộng

5 Các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khác

Các cơ sở bảo tồn đa dạng

sinh học khác.

Chưa có Không đề xuất

6 Các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển

một số loài có giá trị

Duy trì, nâng cấp, mở

rộng

7 Quy hoạch vùng ưu tiên kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

263

Vùng kiểm soát cây Mai

dương, Ốc bươu vàng…

Đề xuất quy hoạch

Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái: Trong PA.II quy hoạch bổ sung

thêm việc bảo vệ các HST tự nhiên không thuộc HST rừng gồm các HST trảng cây

bụi, HST ÐNN ven bờ, các hồ và hành lang dọc sông, suối nhằm bảo vệ các HST này

trước áp lực phát triển KT – XH từ nay đến 2030.

Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn: Sau khi rà soát, nghiên cứu các tiêu chí

thành lập KBT mới theo Luật Ða dạng Sinh học, các văn bản của Nhà nước và địa

phương, nghiên cứu điều kiện thực tế, hiện trạng ÐDSH của KBT đất ngập nước

Quảng Yên, KBT đất ngập nước Tiên Yên, KBT đất ngập nước cửa sông Ka Long,

Khu bảo tồn đất ngập nước Hải Hòa, Khu bảo tồn đất ngập nước Móng Cái.

Quy hoạch hành lang ÐDSH: Theo PA.II: Đề xuất cần phải có một hành lang

kết nối các HST với nhau, để cho các loài sinh vật có thể di chuyển. Xuất phát từ kết

quả điều tra khảo sát, hiện trạng ÐDSH và giá trị của hành lang núi, ven biển và hành

lang biển được đề xuất thành lập theo hình thức liên tục.

Quy hoạch cơ sở bảo tồn chuyển chỗ: Theo PA.II: Căn cứ vào hiện trạng các cơ

sở bảo tồn hiện có ở tỉnh Quảng Ninh và nhu cầu xây dựng cơ sở bảo tồn chuyển chỗ;

dự án dề xuất các cơ sở bảo tồn sau đây: vườn thực vật Bái Tử Long, Soi Sim; vườn

thực vật Rừng Yên Tử, KBT Đồng Sơn Kỳ Thượng, Vườn cây thuốc rừng Quốc gia

Yên Tử, mở rộng các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã.

Quy hoạch vùng ưu tiên kiểm soát loài ngoại lai xâm hại: Vùng kiểm soát Mai

dương: Theo kết quả khảo sát thực tế trong năm 2015 - 2016 cho thấy cây Mai dương

xuất hiện khắp nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với mật độ thấp, tập trung nhiều vào

vùng hồ nước ngọt vùng hồ Yên Lập, các hộ nước ngọt tự nhiên và nhân tạo trên toàn

tỉnh. Một số diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi Ốc bươu vàng vụ xuân năm 2016 cả tỉnh có

63 ha lúa bị tác hại trong đó có 8ha bị nhiễm nặng.

Phương án III: Trên cơ sở của PA.I và PA.II, ở PA.III sẽ xem xét đến những ưu

tiên cho phục hồi các HST quan trọng, bảo tồn nguyên vẹn các khu bảo tồn, bảo tồn

chuyển chỗ, phân tích, đánh giá sự phù hợp với các phương án phát triển kinh tế - xã

hội và các quy hoạch, đưa ra phương án lựa chọn.

Bảng 34. Tổng hợp các loại hình quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo phương án III

TT Loại hình Đối tượng Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng

1.1 Hệ sinh thái rừng tự nhiên HST rừng kín thường xanh

mưa nhiệt đới

Giữ nguyên hiện trạng

HST vùng ngập mặn Giữ nguyên hiện trạng

HST trảng cỏ cây bụi Giữ nguyên hiện trạng

264

Hệ sinh thái san hô Giữ nguyên hiện trạng

HST cửa sông Giữ nguyên hiện trạng

HST thảm cỏ biển Giữ nguyên hiện trạng

1.2 HST khác HST đô thị, nông thôn Quy hoạch mới

HST nương rẫy, đồng ruộng Đề xuất bảo vệ

2. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

2.1 Vườn quốc gia Bái Tử Long Giữ nguyên hiện trạng

Vịnh Hạ Long Đề xuất thành lập

Cô Tô Đề xuất thành lập

2.2 Khu dự trữ thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng Nghiên cứu mở rộng

Vùng cửa sông Tiên Yên Đề xuất thành lập

Đất ngập nước Đồng Rui -

Tiên Yên

Thành lập mới

2.3 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Núi đá vôi Quang Hanh Đề xuất thành lập

Quảng Năm Châu (Bình Liêu

- Đầm Hà - Hải Hà)

Đề xuất thành lập

2.4 Khu bảo vệ canh quan Rừng quốc gia Yên Tử Nghiên cứu mở rộng

Đảo Trần Đề xuất thành lập

3 Quy hoạch hành lang ĐDSH

Hành lang núi, ven biển và

hành lang biển (theo hình

thức không liên tục - step -

ston)

Đề xuất thành lập

4 Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

4.1 Vườn thực vật Bái Tử Long, Soi Sim Giữ nguyên hiện trạng

Rừng Yên Tử Thành lập mới

KBT Đồng Sơn Kỳ Thượng Thành lập mới

4.2 Vườn động vật Ba Mùn, Soi Sim, Đồng Sơn

– Kỳ Thượng

Nâng câp, mở rộng

4.3 Bảo tàng thiên nhiên

Phát triển và nâng cấp 01 bảo

tàng Bái Tử Long và 01 bảo

tàng tỉnh Quảng Ninh

Nâng câp, sưu tập

mẫu phong phú

4.4 Vườn sưu tập cây thuốc

Vườn cây thuốc rừng Quốc

gia Yên Tử,

Nâng câp, mở rộng

265

5 Các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khác

Các cơ sở bảo tồn đa dạng

sinh học khác.

Các cơ sở chăn nuôi động,

thực vật hoang dã quý hiếm

hiện có

Đề xuất nâng cao

công tác quản lý.

6 Các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển

một số loài có giá trị

Duy trì, nâng cấp, mở

rộng

7 Quy hoạch vùng ưu tiên kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

Vùng kiểm soát các loài động

thực vật ngoại lai

Đề xuất quy hoạch

3.4.2. Lựa chọn phương án quy hoạch

Việc lựa chọn phương án quy hoạch thường dựa trên các tiêu chí:

(i). Tính khả thi của phương án về kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với các

quy hoạch của từng ngành, từng địa phương và quy hoạch chung của vùng.

Phương án I: Theo phương án I, đề xuất giữ nguyên 3 khu bảo tồn hiện có với

tổng diện tích đề xuất quy hoạch là 33.714,70 ha, chiếm 5,46% tổng diện tích tự nhiên

của tỉnh. Phương án này ưu tiên bảo tồn nhiều nhất các hệ sinh thái rừng tự nhiên, tuy

nhiên theo phương án này lại bỏ sót những khu vực có HST đặc thù, những khu vực có

phân bố các loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN. Đặc

biệt khu hệ sinh thái biển có tính đa dạng sinh học cao, và cần thiết trong việc bảo tồn

và thích ứng với BĐKH.

Phương án II: Ngoài việc giữ nguyên 3 KBT hiện có, còn đề xuất quy hoạch

thành lập mới 6 khu bảo tồn với tổng diện tích các khu bảo tồn là 79.560 ha và diện

tích các hệ sinh thái tự nhiên, diện tích hệ sinh thái nông nghiệp, diện tích hệ sinh thái

dân cư, 03 hành lang đa dạng sinh học. Nhưng ở phương án này nhu cầu quỹ đất

nhiều, nhiều thách thức và nhiều rủi ro nên khó được đồng thuận từ các ngành các cấp.

Hơn nữa, phương án này lại tác động rất mạnh đến đời sống của người dân địa

phương, làm xáo trộn mạnh đời sống sản xuất và sinh hoạt, vấn đề cần di dân tái định

cư để bảo tồn sẽ diễn ra mạnh. Đồng thời, phương án này không phù hợp với quy

hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng và các

quy hoạch khác. Chính vì những lý do trên nên phương án II có tính khả thi thấp.

Phương án III. Như vậy, so với phương án I, phương án III đưa thêm được gần

20.000 ha diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên vào khu bảo tồn. Mặt khác, các hệ sinh

thái rừng tự nhiên nằm ngoài khu bảo tồn đều được đề xuất bảo vệ và phát triển. Như

vậy, theo phương án này các hệ sinh thái tự nhiên đều được bảo vệ theo luật đa dạng

sinh học. Đồng thời phương án III cũng đề xuất xây dựng 03 hành lang đa dạng sinh học

266

đảm bảo sự giao lưu của các loài động vật giữa các khu bảo tồn, các hành lang này

không liên tục, do đó ít ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Đề xuất quy hoạch 8 cơ

sơ bảo tồn nhằm bảo tồn các giống vật nuôi cây trồng bản địa. Với việc đề xuất quy

hoạch theo phương án này, khả năng bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các khu bảo tồn,

các loài động thực vật quý hiếm các giống vật nuôi cây trồng bản địa có giá trị là rất cao.

Phương án III đề xuất giữ nguyên 01 VQG Bái Tử Long và nghiên cứu mở rộng

02 khu bảo tồn là Đồng Sơn Kỳ Thượng và rừng Yên Tử và đề xuất thành lập mới 4

khu bảo tồn dựa trên kế thừa, đánh giá khoa học khách quan phù hợp với các quy

hoạch đã có trước đây như Quy hoạch các khu bảo tồn của tỉnh; Quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội; Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch của các ngành (Quy hoạch môi

trường, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch nông nghiệp, Quy hoạch du

lịch…), cũng như thực trạng đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh. Các khu bảo tồn

đề xuất quy hoạch mới chủ yếu đều nằm trong quy hoạch đất rừng, khá phù hợp với

các quy hoạch của tỉnh.

Với định hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các chiến lược, quy

hoạch phát triển kinh tế với phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái, phương

án III dựa trên quan điểm áp dụng kết hợp hài hòa về phát triển kinh tế - xã hội và bảo

vệ môi trường, điều chỉnh một số khu vực dân cư, đất sản xuất nông nghiệp ra khỏi

khu đề xuất bảo tồn. Đồng thời bảo vệ được những HST quan trọng, những loài động

thực vật hoang dã quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ.

Diện tích 3 khu bảo tồn hiện có: 33.714,70 ha

Diện tích khu bảo tồn biển đã có Quyết định thành lập: 12.050 ha

Diện tích quy hoạch thành lập 4 khu bảo tồn mới: 27.379,2 ha

Diện tích 3 hành lang sinh thái (không liên tục): 254.721,18 ha

(ii). Sự phù hợp của phương án quy hoạch với các quan điểm và mục tiêu bảo

tồn đã được xây dựng

Phương án III: Áp dụng kết hợp hài hòa các hình thức bảo tồn ĐDSH khác nhau

(KBT, bảo vệ và phát triển các HST tự nhiên, các cơ sở bảo tồn,…) với định hướng

phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế

với phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái.

Sự cân đối trong phương án quy hoạch để thoả mãn 3 mục đích: bảo tồn, sử

dụng, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng (về trách nhiệm và lợi ích) đối với tài

nguyên đa dạng sinh học.

Với 3 phương án quy hoạch, thực tế là việc sắp xếp, bố trí 5 đối tượng theo quy

định của luật ĐDSH vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế

hoạch bảo tồn và phát triển, đối tượng đa dạng sinh học là tài nguyên tái tạo, đóng vai

trò quan trọng trong đời sống con người. Giá trị của ĐDSH không chỉ cung cấp

nguyên liệu cho việc cải thiện các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và y dược, cải

267

thiện điều kiện sinh thái, điều hòa khí hậu, mà còn là nguyên liệu cho quá trình tiêu

hóa sinh học và là công cụ cho sự phát triền bền vững, cả 3 phương án luôn có mục

đích hướng đến không gian tương lai của một tập hợp lớn các hoạt động trong một

phạm vi đất đai hay nguồn vật chất có hạn của tỉnh Quảng Ninh. Phương án II được

đưa ra với mục đích tận dụng tối đa vùng có tính đa dạng sinh học cao để khoanh lại

bảo tồn. Phương án III với mục tiêu như phương án II song được xem xét đến các yếu

tố bền vững và lợi ích. Sự cân đối trong phương án quy hoạch để thoả mãn 3 mục đích:

bảo tồn, sử dụng, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng (về trách nhiệm và lợi ích)

đối với tài nguyên đa dạng sinh học. Đồng thời, phương án III dựa vào khung pháp lý

toàn diện về quy hoạch, hành lang pháp lý hoàn chỉnh đảm bảo chia sẻ công bằng và

hợp lý lợi ích từ ĐDSH và tài nguyên thiên nhiên và lộ trình của các hoạt động thực

hiện quy hoạch.

Hài hoà được mục tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển khác của xã hội đảm bảo

huy động tối đa sự tham gia của các bên liên quan.

Phương án III đạt được những mục tiêu đề ra của quy hoạch bảo tồn đa dạng

sinh học tỉnh Quảng Ninh là bảo tồn được những giá trị đa dạng sinh học phong phú,

quan trọng (các hệ sinh thái quan trọng, các loài hoang dã quý hiếm cần ưu tiên bảo

vệ; các nguồn gen cây trồng vật nuôi đặc sản…).

Phương án III đạt được sự đồng thuận cao của các ngành, do đã kế thừa được

hầu hết các kết quả quy hoạch liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học của các ngành,

không ảnh hưởng đến phát triển của các ngành, không chồng chéo nên các quy hoạch

khác, mà còn tạo điều kiện để các ngành (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, xây dựng…)

cùng phát triển bền vững.

Đây là phương án có tính khả thi cao do vừa bảo tồn được đa dạng sinh học vừa

tạo điều kiện để sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh theo các định hướng đề ra của "Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Phương án III nhận được sự đồng thuận cao của các nhà khoa học và những

người có điều kiện tiếp cận. Bởi (1) tính khả thi của phương án quy hoạch về kinh tế,

xã hội và môi trường; (2) sự phù hợp của phương án quy hoạch với các quan điểm và

mục tiêu bảo tồn đã được xây dựng; (3) sự cân đối trong phương án quy hoạch để thỏa

mãn ba mục đích: Bảo tồn, sử dụng, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng (về trách

nhiệm và lợi ích) đối với nguồn tài nguyên đa dạng sinh học; (4) hài hòa được các mục

tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển khác của xã hội đảm bảo huy động tối đa sự tham

gia của các bên liên quan; (5) sự cân bằng trong quyền lợi của các bên, thỏa đáng tới

lợi ích các ngành và đặc biệt là lợi ích cộng đồng và người dân địa phương.

Như vậy, Phương án III được lựa chọn là phương án quy hoạch bảo tồn ĐDSH

đã đáp ứng được quan điểm và mục tiêu đề ra là đảm bảo phát triển bền vững, kết hợp

hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường

268

sinh thái, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong xu thế ngày càng gia tăng, trong

khi vẫn đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học đạt hiệu quả cao. Đồng thời đây cũng là

phương án có tính khả thi cao và nhận được sự đồng thuận cao của các ngành.

Bảng 35. Ưu điểm, nhược điểm các phương án quy hoạch

Phương án quy hoạch Ưu điểm Nhược điểm

Phương án I.

Mục tiêu chủ yếu là giữ nguyên hiện

trạng bảo tồn ĐDSH của tỉnh. Bên

cạnh đó đầu tư nâng cấp một số cơ

sở bản tồn đã và đang hoạt động trên

địa bàn tỉnh

- Chi phí đầu tư thấp

- Không có nhu cầu nhiều về

quỹ đất

- Nội dung chủ yếu dựa trên

các cơ sở bảo tồn đã và đang

hoạt động hoặc được quy

hoạch.

- Bỏ sót một số HST

quan trọng

- Thiếu tính kết nối

trong bảo tồn ĐDSH.

Phương án II.

Mục tiêu chủ yếu là giữ nguyên hiện

trạng bảo tồn ĐDSH của tỉnh

phương án I, còn đề xuất mở rộng,

thành lập mới hệ thống KBT thiên

nhiên, KBT cảnh quan và đề xuất

hành lang ÐDSH.

- Chi phí đầu tư thấp

- Nhu cầu nhiều về quỹ đất

- Nội dung chủ yếu dựa trên

các cơ sở bảo tồn đã và đang

hoạt động hoặc được quy

hoạch.

- Giải quyết một cách tổng thể

về bảo tồn ÐDSH của tỉnh.

- Tính khả thi thấp,

- Chi phí đầu tư lớn,

- Nhu cầu quỹ đất nhiều,

- Ðầy thách thức và

nhiều rủi ro nên khó

được đồng thuận từ các

ngành các cấp.

Phương án III.

Mục tiêu ngoài việc duy trì hiện

trạng bảo tồn ÐDSH của tỉnh như

các phương án trên. Phương án II

còn đề xuất mở rộng, thành lập hệ

thống KBT thiên nhiên, KBT cảnh

quan và đề xuất hành lang ÐDSH,

ưu tiên cho phục hồi các HST quan

trọng, phát triển các cơ sở bảo tồn

- Chi phí đầu tư thấp

- Không có nhu cầu nhiều về

quỹ đất

- Thiết lập được các KBT,

- Thiết lập được hành lang

ÐDSH.

Chủ yếu tập trung bảo

vệ sinh cảnh và HST,

đáp ứng được theo luật

ĐDSH năm 2008.

3.5. Thiết kế quy hoạch ĐDSH

3.5.1. Quy hoạch hành lang ĐDSH

3.5.1.1. Rà soát và xây dựng quy hoạch bảo vệ hành lang ĐDSH tại địa phương

Trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và nhu cầu thành lập hành lang đa dạng sinh

học nhằm hỗ trợ di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi

khí hậu. Theo Điều 3, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 của Việt Nam: “Hành lang đa

dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh

vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau”.

Tại Việt Nam, hành lang đa dạng sinh học đã được thành lập tại một số tỉnh hoặc

liên tỉnh trong cả nước. Bên cạnh đó, hành lang đa dạng sinh học cũng được xác định

269

vị trí và vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học bởi chính phủ Việt Nam.

Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng chính

phủ thì Việt Nam đưa 21 hàng lang đa dạng sinh học vào phân kỳ quy hoạch đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc quy hoạch hành lang đa dạng sinh học tại Việt

Nam được hình thành nhằm đáp ứng các mục đích chính sau: Hỗ trợ quy trình di cư

trong tương lai của sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu; Hỗ trợ các loài tái lập

quẩn thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm.

Hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Quảng Ninh nằm ở vị trí tương đối độc lập, cách

biệt với một số diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, hệ sinh thái tự nhiên có giá trị bảo tồn

cao. Việc thiết lập hệ thống hành lang đa dạng sinh học nhằm tạo tính kết nối giữa các

khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, tạo tuyến đường di chuyển, tương tác và phát

triển cho các loài sinh vật, đặc biệt các loài động vật có phạm vi phân bố rộng, hoặc các

loài đang hiện diện ở các quần thể nhỏ, riêng rẽ trong các sinh cảnh biệt lập.

Vì vậy, để tạo điều kiện cho các loài sinh vật có thể liên hệ với nhau, có thể tái lập

lại quần thể ở những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm, đối với tỉnh

Quảng Ninh quy hoạch thành lập hệ thống hành lang đa dạng sinh học gồm xuyên biên

giơi và nội tỉnh. Do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp và cũng để đưa tối đa diện tích

các HST rừng tự nhiên, trảng cỏ cây bụi vào trong hành lang ĐDSH nên trong quy

hoạch này các hành lang ĐDSH được quy hoạch đều có dạng hành lang cảnh quan. Trên

cơ sở phương án II, các hành lang đa dạng được đề xuất gồm: (i) Hành lang sinh thái

núi, (ii) Hành lang sinh thái ven biển và (iii) Hành lang sinh thái biển.

5.1.1.2. Thông tin về các hành lang ĐDSH được quy hoạch

Bảng 36. Thông tin đề xuất quy hoạch hành lang đa dạng sinh học

TT

Dạng

hành

lang

Diện tích

(ha)

Phân

kỳ quy

hoạch

Giới hạn Mục đích

1 Hành

lang sinh

thái núi

109.530,19 2020 –

2030

Rừng Quốc gia Yên Tử, Rừng

phòng hộ đầu nguồn Yên Lập,

Khu bảo tồn thiên nhiên Ðồng

Sơn - Kỳ Thượng, khu bảo tồn

Quảng Năm Châu (đề xuất), một

phần diện tích rừng phòng hộ Ba

chẽ, một phần diện tích rừng

phòng hộ Tiên Yên, khu rừng

phòng hộ thành phố Móng Cái.

Hỗ trợ quá trình di

cư trong tương lai

của các loài sinh

vật dưới tác động

của biến đổi khí

hậu.

2 Hành

lang sinh

thái ven

biển

21.986,29 2020 –

2030

Bao gồm các khu vực rừng ngập

mặn ven biển và các khu vực

rừng phân bố dọc theo các vùng

ven biển trên toàn tỉnh, hoạt

động như một khu vực kết nối

các khu vực trên đất liền và biển

Hỗ trợ quá trình di

cư trong tương lai

của các loài sinh

vật dưới tác động

của biến đổi khí

hậu.

270

của tỉnh, đảm bảo hệ sinh thái

biển giàu có trong khu vực rừng

ngập mặn và các khu bãi triều

3 Hành

lang sinh

thái biển

123.204,7 2020 –

2030

biển bao gồm các khu bảo tồn

biển là những khu vực được chỉ

định bảo tồn tài nguyên biển

phân bố từ phía Ðông bắc của

vùng biển tỉnh và các hành lang

trải dài dọc theo bờ biển của tỉnh

đến tận Vườn quốc gia Cát Bà

của thành phố Hải Phòng

Hành lang này bảo

vệ các nguồn tài

nguyên và đa dạng

sinh học biển, bảo

đảm các hoạt động

nghề cá bền vững

cho ngư dân của

tỉnh Quảng Ninh

và du lịch bền

vững của tỉnh.

(i). Hành lang sinh thái núi

Hành lang sinh thái núi bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và

rừng sản xuất phân bố ở phía Bắc của tỉnh và hành lang này trải dài dọc theo đường

núi. Hành lang này bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học núi, đảm bảo nguồn

nước cho người dân ở hạ lưu.

Các khu vực chính trong hành lang này bao gồm: Rừng Quốc gia Yên Tử, Rừng

phòng hộ đầu nguồn Yên Lập, Khu bảo tồn thiên nhiên Ðồng Sơn - Kỳ Thượng, khu

bảo tồn Quảng Năm Châu (đề xuất), một phần diện tích rừng phòng hộ Ba chẽ, một phần

diện tích rừng phòng hộ Tiên Yên, khu rừng phòng hộ thành phố Móng Cái.

Hành lang sinh thái núi bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và

rừng sản xuất phân bố ở phía Bắc của tỉnh và hành lang này trải dài dọc theo đường

núi. Hành lang này bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học núi, đảm bảo nguồn

nước cho người dân ở hạ lưu.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hành lang này đóng vai trò là khu vực giữ

nguồn nước giúp giảm nhẹ tác động của cả hạn hán lẫn lũ lụt. Các khu vực chính trong

hành lang này bao gồm: Rừng Quốc gia Yên Tử, Rừng phòng hộ đầu nguồn Yên Lập,

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ðồng Sơn - Kỳ Thượng, Khu bảo tồn đề xuất giáp ranh giữa

huyện Bình Liêu - huyện Tiên Yên và Quảng An, Quảng Lâm của huyện Đầm Hà.

Hành lang sinh thái núi cũng có tiềm năng cao cho các hoạt động du lịch sinh thái, đặc

biệt là ở Rừng Quốc gia Yên Tử, là sự kết hợp giữa di sản văn hóa và di tích lịch sử.

Hành lang núi đi qua diện tích các khu bảo tồn:

+ Rừng Quốc gia Yên Tử: 2.783 ha

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Ðồng Sơn - Kỳ Thượng: 15.593,8ha

+ Khu bảo tồn Quảng Năm Châu (đề xuất): 17.959,95 ha

Bảng 37. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái núi

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

271

Rừng phục hồi II 26408,08 24,11

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã

qua tác động III 7423,11 6,78

Kiểu phụ rừng kín thương xanh mưa ẩm nhiệt

đới đã qua tác động

17138,21 15,65

Kiểu rừng kín thường xanh mưa á nhiệt đới núi

thấp Rka 409,89 0,37

Rừng trồng trên cạn RT 26978,72 24,63

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa RTSTN 9093,37 8,30

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 9474,34 8,65

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 9827,93 8,97

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư NR + DR 2261,75 2,06

Đất khác DK 297,45 0,27

Mặt nước MN 217,34 0,20

Tổng

109.530,19 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Từ kết quả khảo sát thực địa, kết hợp với sự kế thừa từ những nghiên cứu được

thực hiện trước đó cho thấy Quảng Ninh có 118 loài động vật, sinh vật biển và 102 loài

thực vật quý hiếm đang nằm trong những khu vực dải rác ở các khu vực bị chia cắt và

phân mảnh. Do đó hành lang sinh thái núi sẽ giúp hàn gắn nhưng khu vực bị chia cắt,

giúp việc di chuyển cũng như mở rộng môi trường sống cho các loài động vật, từ đó

giúp cho sự phát triển của chúng.

Đặc biệt sự hiện diện một số loài nằm đang ở bậc rất nguy cấp, nguy cấp thuộc

sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2016) như Cu li lớn Nycticebus

coucang; Khỉ vàng Macaca mullata; Gấu ngựa Ursus thibetalus ; Ga lôi trăng

Lophura nycthemera ; Ga tiên măt đỏ Polyplectron bicalcaratum; Các loài thuộc họ

Hồng Hoàng (Bucerotidae); Rùa hộ ba vạch Cuora trifasciata; Rùa hộp trán vàng

Cuora galbinifrons,... các loài này phân bố rộng trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên của

tỉnh Quảng Ninh. Việc quy hoạch và xây dựng các hành lang núi này sẽ giúp ích rất

nhiều cho việc mở rộng và kết nối môi trường sống cho các loài nguy cấp quý hiếm

đang có nguy cơ tuyệt chủng.

(i). Hành lang sinh thái núi:

Hành lang sinh thái núi bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn và

rừng sản xuất phân bố ở phía Bắc của tỉnh và hành lang này trải dài dọc theo đường

núi. Hành lang này bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học núi, đảm bảo nguồn

nước cho người dân ở hạ lưu.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hành lang này đóng vai trò là khu vực giữ

nguồn nước giúp giảm nhẹ tác động của cả hạn hán lẫn lũ lụt. Các khu vực chính trong

hành lang này bao gồm: Rừng Quốc gia Yên Tử, Rừng phòng hộ đầu nguồn Yên Lập,

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ðồng Sơn - Kỳ Thượng, Khu bảo tồn đề xuất giáp ranh giữa

272

huyện Bình Liêu - huyện Tiên Yên và Quảng An, Quảng Lâm của huyện Đầm Hà.

Hành lang sinh thái núi cũng có tiềm năng cao cho các hoạt động du lịch sinh thái, đặc

biệt là ở Rừng Quốc gia Yên Tử, là sự kết hợp giữa di sản văn hóa và di tích lịch sử.

Bảng 38. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái núi

TT Địa phương Diện tích

1 Móng Cái 7339.04

2 Đầm Hà 4298.21

3 Hải Hà 14476.30

4 Tiên Yên 17837.72

5 Ba Chẽ 7041.59

6 Bình Liêu 14317.84

7 Hoành Bồ 28200.42

8 Uông Bí 3194.89

9 Đông Triều 5052.62

Tổng 109.530,19

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Hành lang núi nối liền các khu bảo tồn, khu vực này có nhiều cánh rừng được xếp

vào loại có giá trị bảo tồn cao nhất trên toàn cầu. Đây cũng là khu vực có ý nghĩa sống

còn đối với sự toàn vẹn của vùng cảnh quan rộng lớn hơn và đối với vùng sinh thái

Quảng Ninh. Thế nhưng, phần lớn diện tích hành lang chỉ được quản lý với mục đích

phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất. Khu vực hành lang núi được phân chia thành đệm

1 và đệm 2 là những vùng kết nối các khu bảo tồn. Khu vực đệm 1 là những diện tích

rừng phòng hộ, diện tích này thuộc các lâm trường, công ty lâm nghiệp quản lý. Khu

vực đệm 2 phần lớn là những diện tích rừng sản xuất do các lâm trường, công ty lâm

nghiệp và hộ gia đình quản lý.

Thực hiện quản lý tốt hành lang này sẽ không những mục tiêu bảo tồn có thể thực

hiện được mà ngay cả lợi ích đối với cộng đồng địa phương và ngân sách của tỉnh cũng

có thể được đáp ứng. Giải pháp cơ bản là nâng cao năng lực địa phương và khuyến

khích các cơ quan của tỉnh và các cộng đồng địa phương tăng cường hợp tác vì mục tiêu

bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc

bảo vệ và quản lý toàn vẹn các khu rừng trên sẽ đem lại lợi ích cho: (1) các cộng đồng

địa phương, những ngườ sống dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

(2) cộng đồng địa phương nhờ vào nguồn thu nhập ổn định do công tác quản lý rừng có

hiệu quả đem lại và (3) người dân sống ở các vùng đất thấp (hạ lưu) của tỉnh, những

người đã chịu tổn thất của các trận lũ trong nhiều năm qua.

Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ hành lang ĐDSH

273

Xây dựng các qui định và phân vùng tài nguyên dựa trên các phân tích khoa học

có cơ sở và quá trình tham vấn có sự tham gia.

Thực hiện các hoạt động nhằm chấm dứt việc giảm số lượng của các loài quý

hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do việc săn bắn, buôn bán động vật hoang dã và

khai thác gỗ trái phép.

Tăng cường các quy định và việc thực thi các quy định này để quản lý việc xâm

phạm rừng và sự mất rừng ở một số khu vực cảnh quan quan trọng dọc theo các tuyến

giao thông.

Khuyến khích việc phát triển rừng bền vững trong khu vực Hành lang lồng ghép

được các ưu tiên về đa dạng sinh học vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa

phương.

Chương trình phục hồi rừng thông qua chương trình trồng rừng cây gỗ lớn, trồng

lại các cây bản địa, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh,… để tái tạo sự liên

kết liền mạch của khu vực đa dạng sinh học độc đáo này.

Xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế phối hợp giữa việc bảo tồn đa dạng sinh

học, bảo vệ rừng đầu nguồn kết hợp bảo vệ an ninh biên giới đảm bảo phát triển sinh

kế bền vững cho người dân khi thực hiện các dự án bảo tồn.

(ii) Hành lang sinh thái ven biển

Hành lang ven biển này thúc đẩy hoạt động sử dụng đất bền vững hài hòa giữa

bảo vệ môi trường và phát triển. Hành lang sinh thái ven biển bao gồm các khu vực

rừng ngập mặn ven biển và các khu vực rừng phân bố dọc theo các vùng ven biển trên

toàn tỉnh, hoạt động như một khu vực kết nối các khu vực trên đất liền và biển của

tỉnh, đảm bảo hệ sinh thái biển giàu có trong khu vực rừng ngập mặn và các khu bãi

triều. Các khu vực này cũng quan trọng cho các loài chim di cư được bảo tồn trên toàn

cầu. Từ quan điểm kinh tế, hành lang này đòi hỏi đầu tư phát triển công nghiệp. Từ

quan điểm sinh kế và an ninh của con người, những hành lang này có tiềm năng sản

xuất thủy sản cao. Hơn nữa, hành lang cũng góp phần vào việc bảo vệ đất chống xói

mòn, chống gió, bảo tồn đất nông nghiệp khỏi xâm nhập mặn, giảm nhẹ tác động của

thủy triều và giảm nhẹ tác động của sóng thần.

Bảng 39. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái ven biển

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

Rừng phục hồi II 33,99 0,15

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

đã qua tác động IIIa 10,23 0,05

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất

xương xẩu đá vôi RND 1394,5 6,34

Kiểu phụ thổ nhưỡng ngập nước mặn hàng

ngày RNMP 8897,6 40,47

Rừng trồng trên cạn RT 2482,39 11,29

274

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa RTSTN 4,85 0,02

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 2195,67 9,99

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 5,75 0,03

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 1187,29 5,40

Đất khác DK 671,92 3,06

Mặt nước MN 5102,1 23,21

Tổng

21.986,29 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Hành lang này còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong trường hợp ứng phó

với biến đổi khí hậu ở các vùng đất thấp ở thị xã Quảng Yên. Hệ thống này sẽ góp

phần cải thiện chất lượng nước, bảo tồn giá trị du lịch và hệ sinh thái các vịnh quý như

Vịnh Hạ Long và VQG Bái Tử Long.

Bảng 40. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái ven biển

TT Địa phương Diện tích

1 Móng Cái 4541,39

2 Đầm Hà 1779,11

3 Hải Hà 3236,65

4 Tiên Yên 2277,37

5 Cẩm Phả 2120,96

6 Vân Đồn 5273,4

7 Hạ Long 2559,65

8 Quảng Yên 200,09

Tổng 21.986,29

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn ven biển tập trung vào những khu vực xung

yếu như khu vực Bắc Cửa Lục, Việt Hưng, Đại Yên (TP Hạ Long); Sông Khoai, Hà

An, Liên Vị, Hoàng Tân (TX Quảng Yên); Phương Đông (TP Uông Bí) và ở các

huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Cẩm Phả, Tiên Yên... Tập trung nhiều nguồn lực để

trồng và quản lý diện tích rừng ngập mặn, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được

của các chương tình dự án như PAM 5325, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Nhi đồng Anh, Tổ

chức trồng lại RNM Nhật Bản, Dự án gây bồi, tạo bãi và trồng cây ngập mặn tại thôn

1, xã Hải Đông (TP Móng Cái), dự án nâng cấp đê Quan Lạn (huyện Vân Đồn) và

trồng RNM. Tăng cường sự quan tâm giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính

phủ, như: Tổ chức KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, dự án trồng rừng Việt - Đức, Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi

trường)...

Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ hành lang ĐDSH

275

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hành lang đa dạng sinh học;

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia

thực hiện quản lý bảo vệ hành lang ĐDSH.

Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng hành lang đa

dạng sinh học.

Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi

phạm rừng tự nhiên trong các khu bảo tồn, rừng phòng hộ rất xung yếu trong vùng

hành lang.

Nghiên cứu xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ

bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi.

Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô

hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi

khí hậu trong công tác quản lý hành lang đa dạng sinh học.

(iii) Hành lang sinh thái biển

Hành lang sinh thái biển bao gồm các khu bảo tồn biển là những khu vực được

chỉ định bảo tồn tài nguyên biển phân bố từ phía Ðông bắc của vùng biển tỉnh và các

hành lang trải dài dọc theo bờ biển của tỉnh đến tận Vườn quốc gia Cát Bà của thành

phố Hải Phòng. Hành lang này bảo vệ các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học biển,

bảo đảm các hoạt động nghề cá bền vững cho ngư dân của tỉnh Quảng Ninh và du lịch

bền vững của tỉnh.

Bảng 41. Hiện trạng thảm thực vật hành lang sinh thái biển

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

Rừng phục hồi IIa + Iib 9116,26 7,40

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã

qua tác động IIIa 100,04 0,08

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất xương

xẩu đá vôi RND 4368,92 3,55

Kiểu phụ thổ nhưỡng ngập nước mặn hàng ngày RNMP 1727,8 1,40

Rừng trồng trên cạn RT 7823,78 6,35

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa RTSTN 5,03 0,00

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 1879,75 1,53

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 1473,1 1,20

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 920,26 0,75

Đất khác DK 0,00

Mặt nước MN 7859,79 6,38

Biển

87930 71,37

Tổng

123.204,7 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

276

Các khu vực chính nằm trong hành lang này là: Khu bảo tồn biển Ðảo Trần và

Ðảo Cô Tô, Vườn quốc gia Bái Tử Long, vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ

Long và một số khu vực bảo tồn nguồn tài nguyên biển.

Bảng 42. Vị trí, diện tích hành lang sinh thái biển

TT Địa phương Diện tích

1 Móng Cái 8341,64

2 Đầm Hà 2294,97

3 Hải Hà 16374,38

4 Cẩm Phả 1158,83

5 Vân Đồn 27100,57

6 Hạ Long 26828,4

Tổng 123.204,7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo vệ hành lang ĐDSH

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia

thực hiện quản lý bảo vệ hành lang ĐDSH.

Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm

rừng tự nhiên trong các khu bảo tồn, rừng phòng hộ rất xung yếu trong vùng hành lang.

Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô

hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi

khí hậu trong công tác quản lý hành lang đa dạng sinh học.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng

đồng trong quản lý hành lang đa dạng sinh học.

Xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

Tiến hành giáo dục môi trường để nâng cao mức độ nhận thức và sự hiểu biết về

bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.

Xây dựng và thực hiện một hệ thống giám sát và đánh giá đa dạng sinh học.

Bản đồ quy hoạch hành lang ĐDSH

3.5.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù

a) Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng:

Tập trung bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng tại 03 khu bảo tồn

thiên nhiên và di sản thiên nhiên thế giới vịnh H ạ Long; các khu rừng đặc dụng, rừng

phòng hộ đầu nguồn tại các địa phương và các khu rừng có tiềm năng bảo tồn đa dạng

sinh học như: tại Núi Cao Xiêm, Ngàn Chi (Bình Liêu), Núi Hứa (Đầm Hà), khu vực

277

rừng phòng hộ các huyện Hải Hà, Bình Liêu, Đầm Hà (Khu vực Quảng Năm Châu),

Uông Bí, Phong Dụ, Đại Dực (Tiên Yên), Quang Hanh (Cẩm Phả), rừng phòng hộ

Yên Lập (Quảng Yên, Hoàng Bồ), khu vực Tràng Lương (Đông Triều), rừng trâm đỏ

trên địa bàn xã Đồng Tiến (Cô Tô), trâm (Vân Đồn)…

Bảo vệ, phục hồi hiệu quả chất lượng của 121.882,64 ha rừng tự nhiên trong quy

hoạch 3 loại rừng (theo quyết định số 40/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng

Ninh ngày 06 tháng 013 năm 2017).

Mục tiêu: Bảo vệ và phát triển vốn rừng và đa dạng sinh học rừng của tỉnh; bảo

vệ nguồn nước và đa dạng sinh học thủy sinh có liên quan.

b) Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước:

Bảo tồn 100% diện tích hệ sinh thái đất ngập nước trong các khu bảo tồn nhằm

bảo vệ và phát triển các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học

cao, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngoài ra, còn phục vụ mục đích du lịch nghiên cứu,

giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu, ứng phó, giảm thiểu tác động

của biến đổi khí hậu.

c) Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên biển:

- Bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển:

Bảo tồn và phục hồi 1.400 ha cỏ biển tại các khu vực: Vụng Đầm Hà, Vụng

Hà Cối, Đảo Quan Lạn…

Bảo tồn và phục hồi khoảng 140 ha rạn san hô tại khu vực vịnh Bái Tử Long,

vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, đảo Trần.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên: bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng

ngặp mặn phân bố tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển như khu vực Bắc Cửa Lục,

Việt Hưng, Đại Yên (TP Hạ Long); Sông Khoai, Hà An, Liên Vị, Hoàng Tân (TX

Quảng Yên); Phương Đông (TP Uông Bí) và ở các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn,

Cẩm Phả, Tiên Yên...

Mục tiêu bảo tồn: bảo vệ hệ sinh thái, các loài sinh vật biển có giá trị kinh tế,

khoa học và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái, duy trì cải thiện sinh kế,

quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản.

d) Quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái đô thị, nông thôn:

- Tuân thủ theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016

của Ủy ban thường vụ quốc hội về phân loại đô thị: tỷ lệ đất cây xanh toàn đô thị đảm

bảo đạt chuẩn theo phân loại đô thị.

Hình thành các vùng đệm cây xanh có quy mô lớn (từ 0,5 – 1,0 km) để phân

chia khu vực mỏ than, cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị, khu dân cư;

278

khu đô thị mới và khu đô thị hiện có. Nghiên cứu và thực hiện phục hồi, cải tạo có

hiệu quả các bãi thải mỏ, khu vực khai thác vật liệu xây dựng…

Cải tạo nâng cao chất lượng nước tại các hệ thống hồ trong đô thị, hệ thống

công viên công cộng, phát triển dải cây xanh tại các khu dân cư, đường phố phù hợp,

đa dạng, tạo cảnh quan đẹp và cải tạo môi trường sống.

Phát triển và bảo vệ, quản lý cây cổ thụ, cây di sản có ý nghĩa văn hóa - lịch sử và

giá trị nghiên cứu khoa học (như cây Tùng cổ Yên Tử…) và mạng lưới cây xanh tại khu

di tích, nơi công cộng trên địa bàn toàn tỉnh (ở cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn).

Trồng mới hệ thống cây cảnh phù hợp với không gian nhà ở, các khu đô thị

khác nhau để tăng thêm không gian trong đô thị, giảm hiệu ứng bê tông hóa, làm đẹp

cảnh quan, môi trường.

- Thúc đẩy bảo tồn môi trường sống và đa dạng sinh học khu vực nông thôn

thông qua triển khai các mô hình phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo

tồn đa dạng sinh học SATOYAMA.

- Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN tiên tiến để duy trì, phục tráng và nhân giống

cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản (nguồn gen quý) và sản xuất các sản phẩm đặc sắc nổi

tiếng của địa phương (có thương hiệu); Lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật

nuôi chủ lực đáp ứng quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của tỉnh.

3.5.3. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

Theo Quyết định 1250/2013/QÐ-TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia về đa

dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, Việt Nam đã xác

định rõ quan điểm của Chính phủ về: Ða dạng sinh học là là nền tảng của nền kinh tế

xanh; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và

giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, mục tiêu chính của chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

là nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ; đảm bảo,

cải thiện về chất lượng và số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên

bảo vệ; kiểm kê, lưu trữ và bảo tồn các nguồn gen bản địa, nguy cấp, quý, hiếm.

Do đó hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh là quan

trọng, góp phần phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiêu chí rà soát

Tiêu chí rà soát các khu bảo tồn được căn cứ vào các tiêu chí quy định trong Luật

Đa dạng sinh học 2008; Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 quy định chi tiết

một số điều của Luật Đa dạng sinh học, Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 và

công văn số 655 của Tổng cục môi trường. Các văn bản này quy định chi tiết về các

tiêu chí phân hạng khu bảo tồn, cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 43. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn

279

TT Tiêu chí Vườn

quốc gia

Khu dự

trữ thiên

nhiên

KBT loài

– sinh

cảnh

Khu bảo

vệ cảnh

quan

1 Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng

đối với Quốc gia, quốc tế, đặc thù

hoặc đại diện cho một vùng sinh

thái tự nhiên

x

x

2 Là nơi sinh sống tự nhiên thường

xuyên hoặc theo mùa của ít nhất

một loài thuộc Danh mục loài nguy

cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

x

x

3 Có giá trị đặc biệt về khoa học,

giáo dục hoặc du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng

x

4 Có giá trị đặc biệt về khoa học,

giáo dục x

x

5 Có cảnh quan môi trườ ng , nét đẹp

độc đáo của tự nhiên, có giá trị du

lịch sinh thái

x

6 Có hệ sinh thái đặc thù x

7 Có cảnh quan môi trường , nét đẹp

độc đáo của tự nhiên

x

8 Có giá trị về khoa học, giáo dục, du

lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

x

Kết quả rà soát

Trên cơ sở các tiêu chí rà soát, đã tiến hành đánh giá 08 khu bảo tồn và khu di tích

lịch sử hiện có, 01 KBT vùng nước nội địa đã được phê duyệt quy hoạch và các khu vực

tiềm năng đề xuất thành lập KBT mới. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích báo cáo về hiện

trạng các khu bảo tồn, đánh giá hiện trạng ĐDSH của tỉnh, điều kiện cảnh quan, môi

trường, di tích lịch sử; tham vấn chuyên gia và kết quả điều tra khảo sát thực địa đã tổng

hợp kết quả rà soát các KBT ở bảng sau:

Bảng 44. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030

TT Tên Diện tích quy

hoạch (ha)

Phân

hạng

Phân

loại

Phân cấp

quản lý

Phân kỳ

quy hoạch Ghi chú

2020 2030

1 Vườn quốc gia

Bái Tử Long 15.283

Vườn

quốc gia

Trên

cạn Cấp tỉnh x

Chuyển

tiếp

2

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Đồng Sơn - Kỳ

Thượng

15.593,8

Dự trữ

thiên

nhiên

Trên

cạn CCKL x

Chuyển

tiếp

3 Rừng quốc gia 2.783,0 Bảo vệ Trên Địa phương x Chuyển

280

Yên Tử cảnh quan cạn tiếp

4 Vịnh Hạ Long 43.400 Vườn

Quốc gia

Trên

cạ, biển Cấp tỉnh

x Thành

lập mới

5 Quảng Năm

Châu 17.959,95

Dự trữ

thiên

nhiên

Trên

cạn Địa phương

x Thành

lập mới

6 Quang Hanh 3.203,19

Bảo tồn

loài và

sinh cảnh

Trên

cạn Địa phương

x Thành

lập mới

7 Cô Tô 7.850 Vườn

Quốc gia

Biển Địa phương x

Thành

lập mới

8 Đảo Trần 4.200 Bảo vệ

cảnh quan

Biển Địa phương x

Thành

lập mới

9

KBT DNN

Đồng Rui - Tiên

Yên

5.948

Dự trữ

thiên

nhiên

Đất

ngập

nước

Địa phương x

Thành

lập mới

10

KBT ĐNN

vùng cửa sông -

Tiên Yên

5.198,16

Dự trữ

thiên

nhiên

Đất

ngập

nước

Địa phương

x Thành

lập mới

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các khu bảo tồn hiện có:

(1). Vườn quốc gia Bái Tử Long

Vị trí địa lý:

- Từ 20055'05" đến 21015'10" vĩ độ Bắc;

- Từ 107030'10" đến 107046'20" kinh độ Đông.

Ranh giới: Phía Bắc giáp với vùng biển thuộc huyện Tiên Yên; phía Nam giáp xã

Quan Lạn, Bản Sen huyện Vân Đồn; phía Đông giáp vùng biển huyện Vân Đồn; phía

Tây giáp xã Vạn Yên, Hạ Long và phần đảo Trà Bản.

Quy mô: Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập theo Quyết định số 85/QĐ-

TTg ngày 01 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở mở rộng và

chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Ba Mùn, với tổng diện tích tự nhiên: 15.783

ha, trong đó diện tích phần đảo nổi 6.125 ha, diện tích mặt nước biển 9.658 ha. Tại

Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì

diện tích VQG Bái Tử Long là 15.283 ha nằm trên địa bàn 3 xã: Minh Châu, Hạ Long

và Vạn Yên. Có 38 thôn nằm liền kề với VQG. Trong đó có 4 thôn vùng đệm trong và

34 thôn vùng đệm ngoài.

Phân hạng bảo tồn: Vườn quốc gia

Diện tích tự nhiên: 15.283 ha

281

Hiện trạng đa dạng sinh học:

Các hệ sinh thái cơ bản

Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đất; Hệ sinh thái rừng lá

rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi; Hệ sinh thái thung áng trong núi đá vôi; Hệ

sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái thảm cỏ biển; Hệ sinh thái rạn san hô

Về số loài động, thực vật VQG Bái Tử Long có 2.212 loài (chưa bao gồm nấm,

tảo, vi sinh vật và động vật phù du) bao gồm hệ động thực vật rừng là 992 loài, hệ động

thực vật biển là 1.220 loài. Trong đó có 108 loài động thực vật có tên trong sách đỏ Việt

Nam, nghị định 32 và 160 của chính phủ.

Hệ thống tổ chức được xây dựng theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP, ngày 24

tháng 12 năm 2010 gồm: Ban giám đốc; Văn phòng ban quản lý; Phòng Khoa học và

Hợp tác quốc tế; Phòng bảo tồn; Hạt kiểm lâm; Trung tâm Giáo dục môi trường

&DVMTR; Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng:

- Bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo

và động thực vật dưới biển, những cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú, những di

chỉ khảo cổ, những giá trị về lịch sử văn hoá qua các niên đại.

- Xây dựng một Vườn quốc gia trên biển, bao gồm các đảo và thềm đảo, phần

biển có liên quan chặt chẽ với đặc điểm hệ sinh thái và cảnh quan vùng vịnh. Thực

hiện các chương trình bảo tồn thiên nhiên, chương trình phục hồi sinh thái trên vùng

vịnh Bắc bộ;

- Góp phần đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, duy trì sự

cân bằng môi trường, sử dụng đất đai và tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời

sống kinh tế xã hội của địa phương.

- Phát triển các loại hình sử dụng bền vững tài nguyên, trong đó chú trọng khuyến

khích cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn Vườn quốc gia thông qua các mô hình sử

dụng bền vững tài nguyên rừng biển, đưa các hoạt động này trở thành biện pháp cơ bản

để thực hiện các mục tiêu bảo tồn.

(2). Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Vị trí địa lý:

- Từ 107000’30’’ đến 107014’00’’ vĩ độ Bắc.

- Từ 21004’00’’ đến 210 11’00’’ kinh độ Đông.

Ranh giới: Phía Đông giáp xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; phía

Bắc giáp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp xã Sơn Dương huyện Hoành

Bồ; phía Nam giáp xã Thống Nhất huyện Hoành Bồ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập năm 2003 theo

282

Quyết định số 440/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là

17.792 ha. Hiện nay, Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng được giao quản lý, bảo vệ

rừng và bảo tồn thiên nhiên đối với 15.593,8ha rừng đất lâm nghiệp quy hoạch đặc dụng

(theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng

Ninh về việc giao đất cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng

tại xã Hoà Bình, Vũ Oai, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ; Quyết

định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê

duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh). Nằm trên địa bàn

5 xã: Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng, Vũ Oai, Hòa Bình, huyện Hoành Bồ. Vùng

đệm 32.146,0 ha, gồm 22 thôn nằm liền kề với Khu bảo tồn.

Tổ chức bộ máy quản lý: Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Kế

hoạch tài chính; Phòng Khoa học & HTQT.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng:

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập

trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Bao tôn va sư dung bên vưng hê sinh thai rưng của Khu bao tôn, đưa đô che phu

cua rưng lên trên 88% vào năm 2020 và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong

đó đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, các danh lam thắng cảnh tự

nhiên thông qua các chương trình, dự án ưu tiên trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nguồn

nhân lực, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường.

- Góp phần đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, duy trì sự

cân bằng môi trường, sử dụng đất đai và tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời

sống kinh tế xã hội của địa phương.

Trong giai đoạn quy hoạch, cần tiến hành nghiên cứu tính khả thi mở rộng diện

tích khu bảo tồn ra địa giới hành chính xã Đồng Sơn và Kỳ Thượng (diện tích này hiện

đang là vùng đệm Khu bảo tồn) với diện tích dự kiến 4299,93 ha phần lớn là diện tích

rừng phòng hộ khu vực hồ Cao Vân. Lý do mở rộng: khu vực này có tính đa dạng sinh

học cao. Mở rộng sinh cảnh, môi trường sống cho các loài sinh vật quý hiếm hiện đang

phân bố tại khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng hoạt động như: Khỉ vàng,

Cu ly lớn, Tê tê, Gấu ngựa, gấu chó, cầy hương, Mèo rừng, Báo hoa mai, Iểng… Góp

phần bảo vệ các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng như: Kim ngân hoa to, Thông tre

lá ngắn, Gụ lau, Chò đãi, Sến mật Thiết đinh, Giổi bà… ngoài ra việc mở rộng còn góp

phần bảo vệ nghiêm ngặt, làm tăng khả năng sinh thủy cho khu vực hồ Cao Vân, bảo vệ

nguồn nước cấp cho lưu vực để phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất; góp phần phát

triển du lịch sinh thái tại khu vực.

Bảng 45. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu bảo tồn Đồng Sơn

– Kỳ Thượng

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

283

Rừng phục hồi IIa + Iib 1442,73 33,65

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

đã qua tác động IIIa 1166,98 27,22

Rừng trồng trên cạn RT 1144,14 26,68

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 92,63 2,16

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 428,64 10,00

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư NR + DR + DC 3,47 0,08

Đất khác DK 9,15 0,21

Tổng

4287,74 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

(3). Rừng quốc gia Yên Tử

Vị trí địa lý:

- Từ 2105’ đến 29009’ vĩ độ Bắc

- Từ 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông

Ranh giới: Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động,

tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp khu vực Than Thùng xã Thượng Yên Công; phía Tây

giáp xã Tràng Lương, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều; phía Nam là địa bàn

phường Phương Đông.

Quy mô: Rừng quốc gia Yên Tử được thành lập năm 2011 theo Quyết định số

1671/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển

hạng khu rừng Yên Tử thành rừng quốc gia Yên Tử với diện tích 2.783,0 ha, nằm trên

địa bàn xã Thượng Yên Công; phường Phương Đông, thành phố Uông Bí và xã Tràng

Lương, thị xã Đông Triều.

Tổ chức bộ máy quản lý: Căn cứ Nghị định 117/NĐ-CP và Quyết định số

664/QĐ-UBND ngày 22/2/2013 của UBND thành phố Uông Bí thì bộ máy tổ chức như

sau: Trưởng ban và các Phó trưởng ban; Phòng quản lý bảo vệ Di tích có tổng số cán bộ

nhân viên và người lao động là 68 người.Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng:

- Bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học, giá trị thẩm mỹ của

cảnh quan thiên nhiên nhằm tôn tạo các giá trị đặc biệt về văn hoá - lịch sử của dân tộc

Việt Nam.

- Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên bằng tập đoàn cây trồng bản địa

đặc trưng trong cả nước, phù hợp với rừng cảnh quan, văn hóa lịch sử, danh lam thắng

cảnh; xây dựng các công trình lâm sinh góp phần bảo tồn, tôn tạo giá trị lịch sử văn hoá

Yên Tử.

Trong giai đoạn quy hoạch, cần tiến hành nghiên cứu tính khả thi mở rộng diện

tích khu bảo tồn với tổng diện tích 1578,77ha (là diện tích được quy hoạch rừng phòng

hộ thuộc địa phận xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí diện tích 353,64 ha và khu

vực xã Tràng Lương thị xã Đông Triều diện tích là 1225,13 ha); chia thành các giai

284

đoạn, trong đó lưu ý vấn đề an sinh cho cộng đồng thụ hưởng lợi ích từ rừng; giai đoạn

2021-2025: nghiên cứu thử nghiệm đối với 89,26ha diện tích rừng phục hồi, rừng

trồng keo… đến 2030 sẽ quy hoạch chi tiết toàn phần 1.578,77ha. Lý do mở rộng khu

vực này có giáp rah với phân khu phụ hồi sinh thái của Rừng quốc gia Yên Tử, khu vực

có tính đa dạng sinh học cao và tạo sinh cảnh cho các loài thực động vật đặc hữu, quý

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hiện phân bố tại rừng quốc gia Yên Tử như: Thằn lằn cá

sấu, Cá cóc Việt Nam, Sóc bay lớn, Ếch ang, Ếch gai, Sao Hòn Gai, Hồng tùng, Thông

nàng, Bách xanh, Lan một lá, Thất diệp nhất chi hoa (Bẩy lá một hoa)…do đó cần thiết

mở rộng để hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên đa dạng sinh học, góp phần

phát triển du lịch sinh thái.

Bảng 46. Hiện trạng thảm thực vật vùng dự kiến mở rộng khu rừng quốc gia Yên Tử

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

Rừng phục hồi IIa + IIb 360,40 22,83

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

đã qua tác động IIIa 595,49 37,72

Rừng trồng trên cạn RT 463,58 29,36

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 65,92 4,18

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 93,38 5,91

Tổng

1578,77 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các khu bảo tồn quy hoạch mới

Bảng 47. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hướng tới 2030

TT Tên Diện tích

(ha)

Loại

hình Phân

hạng

Cấp

quản

Kỳ

quy

hoạch

Nhu cầu

1 Vịnh Hạ

Long 43.400

Hỗn

hợp

Vườn Quốc

gia Cấp tỉnh 2020

Thành lập

mới

2 Quảng

Năm Châu 17.959,95

Trên

cạn

Dự trữ thiên

nhiên

Địa

phương 2030

Thành lập

mới

3 Quang

Hanh 3.203,19

Núi

đá vôi

Bảo tồn loài

và sinh cảnh

Địa

phương 2030

Thành lập

mới

4 Cô Tô 7.850 Biển Vườn Quốc

gia

Địa

phương 2020

Thành lập

mới

5 Đảo Trần 4.200 Biển Bảo vệ cảnh

quan

Địa

phương 2020

Thành lập

mới

6

KBT ĐNN

Đồng Rui -

Tiên Yên

5.948

Đất

ngập

nước

Dự trữ thiên

nhiên

Địa

phương 2020

Thành lập

mới

7 KBT ĐNN 5.198,16 Đất Dự trữ thiên Địa 2030 Thành lập

285

vùng cửa

sông Tiên

Yên

ngập

nước

nhiên phương mới

(1). Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Quảng Năm Châu

Về cơ sở pháp lý:

- Quyết định 1250/QĐ –TTg (2013) của Thủ tường Chính phủ về việc phê duyệt

“Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”:

“Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đến 2020 là xác định các hệ sinh thái tự

nhiên quan trọng và thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên;…”.

- Theo Quyết định 218/QĐ – TTg (2014) của Thủ tường Chính phủ về việc phê

duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng

nước nội địa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”:

“Giai đoạn đến năm 2020 phải hoàn thành công việc nghiên cứu, điều tra, khảo

sát, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống rừng đặc dụng,…; xây dựng quy

hoạch chi tiết lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo

tồn mới”.

- Quyết định số 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh phê duyệt về

chủ trương thành lập trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2015: đề xuất xây dựng khu bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu.

- Theo quy định tại Điều 18 Luật Đa dạng sinh học thì Khu dự trư thiên nhiên

cấp tỉnh “Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhăm muc đich bao tôn cac hê sinh thai

tư nhiên trên đia ban”. Như vậy, khu bảo tồn đề xuất Quảng Nam Châu phân hạng là

khu dự trữ thiên nhiên có diện tích 17.959,95 ha nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên

quan trọng trên địa bàn.

Cơ sở thực tiễn:

Khu vực Quảng Năm Châu có giá trị ĐDSH phong phú, có 58 loài thực vật nguy

cấp, quý hiếm bị đe dọa ở các mức độ khác nhau; 41 loài thú thì có 19 loài thú quý hiếm,

12 loài chim nguy cấp, quý hiếm, 12 loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn nằm trong

Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ của IUCN (2016), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

Nhiều diện tích rừng tự nhiên ít bị tác động (rừng trung bình) phù hợp cho các loài động

thực vật quý hiếm sinh sống. Khu vực có vị trí và địa hình dốc cao là đầu nguồn nước

phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt vùng hạ du.

Ưu điểm chính của khu bảo tồn Quảng Năm Châu đề xuất là:

+ Là vùng rừng có chất lượng tốt, phần lớn diện tích rừng thuộc rừng phòng hộ.

+ Các hoạt động canh tác, sinh sống của dân cư trong khu vực đề xuất là thấp.

286

+ Bảo vệ được khu vực rừng sinh thủy phục vụ sản xuất và sinh học cho vùng hạ lưu.

Khu bảo tồn có diện tích 17.959,95 ha gồm các dãy Núi Cao Xiêm, Cao Ba Lanh

được mệnh danh là nóc nhà của Quảng Ninh, phía bắc giáp với gần địa phận Trung

Quốc, phía tây giáp với xã Hoành Mô và nằm trên xã Đồng Văn – huyện Bình Liêu,

phía Đông nằm trên xã Quảng Sơn – huyện Hải Hà, phía nam tiếp giáp với xã Quảng

An và nằm trên địa phận xã Quảng Lâm huyện Đầm Hà.

Diện tích được quy hoạch khu bảo tồn là 15.696,86 ha cụ thể thuộc các xã như sau:

Xã Đồng Văn – huyện Bình Liêu: 1137,8 ha

Xã Quảng Sơn – huyện Hải Hà: 7831,59 ha

Xã Quảng Đức – huyện Hải Hà: 4061,86 ha

Xã Quảng Lâm – huyện Đầm Hà: 2665,61 ha

Bảng 48. Hiện trạng thảm thực vật khu Quảng Năm Châu

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

Rừng phục hồi IIa + Iib 7323,84 46,66

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

đã qua tác động IIIa 5833,37 37,16

Rừng trồng trên cạn RT 1334,25 8,50

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa RTSTN 122,26 0,78

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 684,28 4,36

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 344,09 2,19

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 26,42 0,17

Đất khác DK 19,65 0,13

Mặt nước MN 8,7 0,06

Tổng

15.696,86 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Diện tích quy hoạch vùng đệm 2263,08 ha:

Xã Đồng Văn – huyện Bình Liêu: 3.78 ha

Xã Quảng Sơn – huyện Hải Hà: 2259.3 ha

Bảng 49. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quảng Năm Châu

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) %

Rừng phục hồi IIa + Iib 448,63 19,82

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

đã qua tác động IIIa 70,51 3,12

Rừng trồng trên cạn RT 1416,38 62,59

Kiểu phụ rừng thứ sinh tre nứa RTSTN 0,62 0,03

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 23,55 1,04

Đất trống cây gỗ rải rác Ic 18,29 0,81

287

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 212,1 9,37

Đất khác DK 41,84 1,85

Mặt nước MN 31,16 1,38

Tổng

2263,08 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các loài quý hiếm có giá trị bảo bồn

Khu vực Quảng Năm Châu có giá trị ĐDSH phong phú, tại khu vực quy hoạch

KBT có 876 loài thực vật, trong đó có 58 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm bị đe dọa ở các

mức độ khác nhau. Bước đầu xác định được 41 loài thú thì có 19 loài thú quý hiếm, 12

loài chim nguy cấp, quý hiếm, 12 loài Lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn nằm trong Sách

Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ của IUCN (2016), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

Bảng 50. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực

Quảng Năm Châu

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

1. Cyathea podophylla (Hook.)

Copel. Quyết thân gỗ

2. Drynaria fortunei (Kuntz ex

Mett.) J.Sm Tắc kè đá fortun EN

3. Thuja orientalis L. Trắc bách diệp NT

4. Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế LC IIA

5. Nageia fleuryi (Hickel.) De Laub. Kim giao NT VU

6. Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá ngắn LC

7. Altigia chinensis (Champ. ex

Benth) Oliv. ex Hance Tô hạp trung hoa EN

8. Goniothalamus vietnamensis Bổ béo đen VU

9. Kibatalia laurifolia (Ridl.)

Woods. Thần linh lá nhỏ VU

10. Ilex kaushue S.Y.Hu. Chè đắng EN

11. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU IIA

12. Podophyllum tonkinense Gagn. Bát giác liên EN

13. Canarium tramdenumDai et

Yakovl. Trám đen VU

14. Erythrophloeum fordii Oliver. Lim xanh IIA

15. Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Mak. Giảo cổ lam EN

16. Hopea chinensis (Merr.) Hand. –

Mazz. Sao hòn gai CR CR

288

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

17. Callerya speciosa (Champ. ex

Benth.) Schot Cát sâm, Sâm nam VU

18. Dalbergia tonkinensis Prain. Sưa bắc bộ VU VU IA

19. Sophora tonkinensis Gagn. Hòe bắc bộ VU

20. Lithocarpus bacgiangensis

(Hickel & A.Camus) A.Camus Dẻ bắc giang VU

21. Lithocarpus balansae (Drake)

A.Camus Sồi lá mác hẹp VU

22. Lithocarpus bonnetii (Hickel &

A.Camus) A.Camus Sồi đá tuyên quang VU

23. Lithocarpus cerebrinus (Hickel et

A. Camus) A. Camus Sồi phảng EN

24. Lithocarpus hemisphaericus

(Drake) Bennett. Sồi bán cầu VU

25. Lithocarpus podocarpus Chun Sồi quả chuông EN

26. Lithocarpus truncatus (King ex

Hook f.) Rohd. Sồi na VU

27. Lithocarpus vestitus (Hickel &

Camus) A.Camus Sồi cau lông trắng EN

28. Quercus chrysocalyx Hickel et

A.Camus Dẻ cuống VU

29. Quercus platycalyx Hickel &

A.Camus Sồi đĩa VU

30. Cinnamomum parthenoxylon

(Jack.) Meisn. Re hương CR IIA

31. Strychnos cathayensis Merr. Mã tiền trung hoa VU

32. Manglietia rufibarbata Dandy Giổi xanh EN

33. Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông VU

34. Tsoongiodendron odorum Chun. Giổi thơm VU

35. Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU

36. Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng VU IIA

37.

Stephania japonica (Thunb.)

Merr. var. discolor (Blume)

Forman

Lõi tiền IIA

38. Stephania cepharantha Hayata Bình vôi hoa đầu EN IIA

39. Stephania sinica Diels. Bình vôi tán ngắn IIA

40. Ardisia sylvestris Pit. Lá khôi tía VU

41. Myrsine semiserrata Wall. Xay răng nhọn VU

42. Melientha suavis Pierre Rau sắng VU

43. Platanus kerrii Gagnep. Chò nước VU VU

289

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

44. Morinda officinalis How. Ba kích EN

45. Madhuca pasquieri (Dub.)

H.J.Lam. Sến mật VU EN

46. Camellia gilbertii (A. Chev. ex

Gagnep.) Sealy Trà hoa gilbert EN

47. Calamus platyacanthus Warb. Ex

Becc. Song mật VU

48. Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách VU IIA

49. Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau EN

50. Lilium brawnii F.E.Br. Bách hợp, Bạch

huệ núi EN IIA

51. Aerides odorata Lour. Quế lan hương

52. Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến lông EN

53. Dendrobium chrysantum Lindl. Phi điệp vàng EN

54. Dendrobium lindleyi Steud. Vảy rồng

55. Dendrobium nobile Lindl. Thạch hộc EN IIA

56. Nervilia fordii (Hance) Schltr. Lan một lá EN

57. Tacca subflabellata P.P.Ling

&C.T.Ting Râu hùm VU

58. Paris polyphylla Sm. subsp.

Polyphylla Bảy lá một hoa EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Lưỡng cư, Bò sát

Khu hệ Lưỡng cư, Bò sát khu vực Quảng Năm Châu xác định được 12 loài quý

hiếm có giá trị bảo tồn.

Bảng 51. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu

vực Quảng Năm Châu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Paramesotriton deloustali Cá cóc bụng hoa VU EN IIB

2 Gekko gekko Tắc kè VU

3 Physignathus cocincinus Rồng đất VU

4 Varanus salvator Kỳ đà hoa EN LC IIB

5 Naja atra Rắn hổ mang VU VU IIB

6 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN LC IIB

290

7 Coelognathus radiates Rắn sọc dưa VU LC IIB

8 Elaphe prasina Rắn sọc xanh VU

9 Ptyas mucosus Rắn ráo trâu EN IIB

10 Cuora trifasciata Rùa hộp 3 vạch CR CR IB

11 Dermochelys coriacea Rua da CR VU

12 Indotestudo elongate Rùa núi vàng EN EN IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Khu hệ Chim

Khu hệ chim đã xác định được 12 loài chim cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

Bảng 52. Danh sách các loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực Quảng

Năm Châu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Aquila heliaca Đại bang đầu nâu CR VU

2 Lophura nycthemera Gà lôi trắng LR LC IB

3 Polyplectron

bicalcaratum Ga tiên măt vàng

VU LC IB

4 Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ NT IIB

5 Psittacula finschii Vẹt đầu xám NT IIB

6 Larus relictus Mòng bể DD VU

7 Psittacula finschii Vẹt đầu xám NT IIB

8 Tyto capensis Cú lợn lưng nâu VU LC IIB

9 Tyto alba stertens Cú lợn lưng xám LC IIB

10 Buceros bicornis Hồng hoàng VU NT IIB

11 Copsychus malabaricus Chích chòe lửa LC IIB

12 Gracula religiosa Yểng LC IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong số các loài chim ưu tiên bảo tồn cần đặc biệt lưu ý đến loài Ga tiên măt

vàng Polyplectron bicalcaratum và Hồng hoàng - Buceros bicornis, đây là loài chim di

cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực nghiên cứu.

Khu hệ Thú

Khu hệ thú đã xác định được 19 loài thú cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

291

Bảng 53. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quảng Năm Châu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Nycticebus bengalensis Cu li lớn VU DD IB

2 Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ VU VU IB

3 Macaca mulatta Khỉ vàng LRnt LRnt IIB

4 Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU VU IIB

5 Macaca assamesis Khỉ mốc VU

6 Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao LR/nt-

7 Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé VU NT IB

8 Lutra lutra Rái cá thường VU NT IB

9 Lutrogale perspicillata Rái cá lông mượt EN IB

10 Prionodon pardicolor Cầy gấm VU IIB

11 Viverra zibetha Cầy giông IIB

12 Viverricula indica Cầy hương IIB

13 Prionailurus bengalensis Mèo rừng IB

14 Cervus unicolor Nai VU

15 Capricornis summatraensis Sơn dương EN VU IB

16 Manis pentadactyla Tê tê vàng EN LRnt IIB

17 Petaurista philippensis Sóc bay trâu VU IIB

18 Callosciurus erythraeus Sóc bụng đỏ LRnt

19 Ratufa bicolor Sóc đen VU

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Nhiệm vụ bảo tồn:

- Bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, chủ yếu là HST rừng tự nhiên;

Giữ gìn, tôn tạo môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm.

- Bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên. Bảo tồn

những loài động, thực vật quý hiếm; chú trọng các loài rất nguy cấp và nguy cấp.

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu,

tham quan, du lịch.

- Bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì nguồn nước cho vùng hạ lưu.

Quy chế quản lý khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học 2008; Luật bảo vệ và

phát triển rừng,… Nghi đinh sô 117/2010/NĐ-CP cua Chinh phu vê “Tô chưc va quan

ly rưng đăc dung” ngay 24/12/2010

292

(2). Khu bảo tồn loài và sinh cảnh núi đá vôi Quang Hanh - Cẩm Phả.

Về cơ sở pháp lý:

- Quyết định 1250/QĐ –TTg (2013) của Thủ tường Chính phủ về việc phê duyệt

“Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”:

“Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đến 2020 là xác định các hệ sinh thái tự

nhiên quan trọng và thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên;…”.

- Theo Quyết định 218/QĐ – TTg (2014) của Thủ tường Chính phủ về việc phê

duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng

nước nội địa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”:

“Giai đoạn đến năm 2020 phải hoàn thành công việc nghiên cứu, điều tra, khảo

sát, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống rừng đặc dụng,…; xây dựng quy

hoạch chi tiết lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền lập và đưa vào hoạt động một số khu bảo

tồn mới”.

- Quyết định số 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh phê duyệt về

chủ trương thành lập trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2015: đề xuất xây dựng khu bảo tồn tại khu vực núi đá vôi Quang Hanh, Cẩm Phả.

- Theo quy định tại Điều 18 Luật Đa dạng sinh học thì Khu dự trư thiên nhiên

cấp tỉnh “Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

293

học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhăm muc đich bao tôn cac hê sinh thai

tư nhiên trên đia ban”. Như vậy, khu bảo tồn đề xuất Quảng Nam Châu phân hạng là

khu dự trữ thiên nhiên có diện tích 3.203,19 ha nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên

quan trọng trên địa bàn.

Cơ sở thực tiễn:

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Quang Hanh có 576 loài thực vật, trong đó có 27

loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, 32 loài thú

trong đó có 16 loài thú quý hiếm, 112 loài chim với 10 loài quý hiếm, 78 loài lưỡng cư –

bò sát với 12 loài quý hiếm và nhiều loài côn trùng, nấm,…

Diện tích quy hoạch Khu bảo tồn nằm trên địa bàn phường Quang Hanh – thành

phố Cẩm Phả: 3.203,19 ha. Phân theo chức năng: Vùng lõi: 1.536,18 ha; Vùng đệm:

1.667,01 ha.

Hiện tại còn một số mỏ đá vẫn đang hoạt động, các mỏ này sẽ dừng hoạt động

vào năm 2025, sau khi các mỏ đá dừng hoạt động sẽ đưa và bảo tồn nguyên trạng hệ

sinh thái tại khu vực này.

Bảng 54. Hiện trạng thảm thực vật khu Quang Hanh

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất xương

xẩu đá vôi RND 1305,4 84,98

Kiểu phụ thổ nhưỡng ngập nước mặn hàng

ngày RNMP 22,58 1,47

Rừng trồng trên cạn RT 0,36 0,02

Đất không có rừng KR 0,00

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 2,46 0,16

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 56,12 3,65

Đất khác DK 29,55 1,92

Mặt nước MN 119,71 7,79

Tổng

1536,18 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Vùng đệm: 1667,01 ha

Bảng 55. Hiện trạng thảm thực vật vùng đệm khu Quang Hanh

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Rừng phục hồi IIa + IIb 6,34 0,38

Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất xương

xẩu đá vôi RND 414,36 24,86

Rừng trồng trên cạn RT 3,3 0,20

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 219,44 13,16

294

Đất khác DK 51,99 3,12

Mặt nước MN 971,58 58,28

Tổng 1.667,01 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Các loài quý hiếm có giá trị bảo bồn

Bảng 56. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

1. Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế LC IIA

2. Nageia fleuryi (Hickel.) De

Laub. Kim giao NT VU

3. Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá ngắn LC

4. Altigia chinensis (Champ. ex

Benth) Oliv. ex Hance Tô hạp trung hoa EN

5. Goniothalamus

vietnamensisBan Bổ béo đen VU

6. Kibatalia laurifolia (Ridl.)

Woods. Thần linh lá nhỏ VU

7. Ilex kaushue S.Y.Hu. Chè đắng EN

8. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU IIA

9. Erythrophloeum fordii Oliver. Lim xanh IIA

10. Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Mak. Giảo cổ lam EN

11. Hopea chinensis (Merr.)

Hand. – Mazz. Sao hòn gai CR CR

12. Callerya speciosa (Champ. ex

Benth.) Schot Cát sâm, Sâm nam VU

13. Sophora tonkinensis Gagn. Hòe bắc bộ VU

14. Lithocarpus balansae (Drake)

A.Camus Sồi lá mác hẹp VU

15. Lithocarpus vestitus (Hickel

& Camus) A.Camus Sồi cau lông trắng EN

16. Cinnamomum parthenoxylon

(Jack.) Meisn. Re hương CR IIA

17. Strychnos cathayensis Merr. Mã tiền trung hoa VU

18. Manglietia rufibarbata Dandy Giổi xanh EN

19. Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU

20. Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng VU IIA

21. Stephania sinica Diels. Bình vôi tán ngắn IIA

22. Ardisia sylvestris Pit. Lá khôi tía VU

295

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam IUCN

2016

SĐ VN

2007

32

23. Melientha suavis Pierre Rau sắng VU

24. Morinda officinalis How. Ba kích EN

25. Calamus platyacanthus Warb.

Ex Becc. Song mật VU

26. Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách VU IIA

27. Paris polyphylla Sm. subsp.

Polyphylla Bảy lá một hoa EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Lưỡng cư, Bò sát

Khu hệ Lưỡng cư, Bò sát khu vực Quang Hanh xác định được 12 loài quý hiếm

có giá trị bảo tồn.

Bảng 57. Danh sách các loài Lưỡng cư, bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực

Quang Hanh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Paramesotriton deloustali Cá cóc bụng hoa VU EN IIB

2 Gekko gekko Tắc kè VU

3 Physignathus cocincinus Rồng đất VU

4 Varanus salvator Kỳ đà hoa EN LC IIB

5 Naja atra Rắn hổ mang VU VU IIB

6 Ophiophagus hannah Rắn hổ mang chúa VU CR IB

7 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN LC IIB

8 Elaphe prasina Rắn sọc xanh VU

9 Ptyas mucosus Rắn ráo trâu EN IIB

10 Cuora trifasciata Rùa hộp 3 vạch CR CR IB

11 Pyxidae mouhoti Rùa sa nhân EN

12 Indotestudo elongate Rùa núi vàng EN EN IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Khu hệ Chim

Khu hệ chim đã xác định được 12 loài chim cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

Bảng 58. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Quang Hanh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá trị bảo tồn

296

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Aquila heliaca Đại bang đầu nâu CR VU

2 Polyplectron

bicalcaratum Ga tiên măt vàng

VU LC IB

3 Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ NT IIB

4 Psittacula finschii Vẹt đầu xám NT IIB

5 Larus relictus Mòng bể DD VU

6 Tyto capensis Cú lợn lưng nâu VU LC IIB

7 Tyto alba stertens Cú lợn lưng xám LC IIB

8 Buceros bicornis Hồng hoàng VU NT IIB

9 Copsychus malabaricus Chích chòe lửa LC IIB

10 Gracula religiosa Yểng LC IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong số các loài chim ưu tiên bảo tồn cần đặc biệt lưu ý đến loài Ga tiên măt

vàng Polyplectron bicalcaratum và Hồng hoàng - Buceros bicornis, đây là loài chim di

cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực nghiên cứu.

Khu hệ Thú

Khu hệ thú đã xác định được 19 loài thú cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

Bảng 59. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Quang Hanh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Nycticebus bengalensis Cu li lớn VU DD IB

2 Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ VU VU IB

3 Trachypithecus francoisi Voọc đen má

trắng

EN VU IB

4 Macaca mulatta Khỉ vàng LRnt LRnt IIB

5 Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU VU IIB

6 Macaca assamesis Khỉ mốc VU

7 Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao LR/nt-

9 Lutra lutra Rái cá thường VU NT IB

8 Lutrogale perspicillata Rái cá lông mượt EN IB

10 Prionodon pardicolor Cầy gấm VU IIB

11 Viverra zibetha Cầy giông IIB

12 Viverricula indica Cầy hương IIB

297

13 Prionailurus bengalensis Mèo rừng IB

14 Cervus unicolor Nai VU

15 Capricornis summatraensis Sơn dương EN VU IB

16 Manis pentadactyla Tê tê vàng EN LRnt IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Nhiệm vụ bảo tồn:

Bảo vệ và phát triển các HST rừng tự nhiên, chủ yếu là HST rừng đặc thù trên

núi đá vôi; Giữ gìn, tôn tạo môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm.

Bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của các HST rừng tự nhiên. Bảo tồn

những loài động, thực vật quý hiếm; chú trọng các loài rất nguy cấp và nguy cấp.

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường phục vụ giáo dục, nghiên cứu, tham

quan, du lịch.

(3). Khu bảo tồn biển - Vườn quốc gia Cô Tô

Cơ sở pháp lý: Khu bảo tồn biển Cô Tô và Đảo Trần được đề cập trong các

quyết định:

298

Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng

thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cơ sở thực tiễn:

Thành lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn biển Cô Tô, với diện tích khoảng

7.850 ha, nằm tại khu vực đảo Cô Tô; phân hạng: Vườn Quốc gia, phân loại: biển,

nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trong, đặc thù, đại diện cho vùng sinh thái

biển tư nhiên; bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ cảnh

quan, nét độc đáo của tự nhiên tại đảo Cô Tô để phục vụ cho nghiên cứu khoa học,

giáo dục và du lịch sinh thái.

Diện tích vùng lõi 2811 ha, diện tích vùng đệm 5039 ha

(4). Khu bảo tồn biển - bảo vệ cảnh quan Đảo Trần

Cơ sở thực tiễn:

Thành lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn biển Đảo Trần, với diện tích

khoảng 4.200 ha, nằm tại khu vực đảo Trần; phân hạng: khu bảo vệ cảnh quan; phân

loại: biển, nhằm bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, bảo vệ canh quan môi trương, net

đep đôc đao cua tư nhiên phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng.

Diện tích vùng lõi 2432 ha, diện tích vùng đệm 1768 ha

Do đó, thành lập khu bảo tồn biển Cô Tô và Đảo Trần sẽ tạo thuận lợn cho một

cơ chế, chính sách, tài chính, nhân lực, trang thiết bị... để đưa KBT biển đi vào hoạt

động. Từ đó, góp phần quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn lợi thuỷ sản

trên vùng biển này.

Bảng 60. Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm vùng biển Cô Tô, Đảo Trần

Tt Tên Việt Nam Tên khoa học

Sách

đỏ VN

2007

IUCN

2016

Cô Tô Đảo

Trần

I Động vật đáy X

1 Bào ngư chin lỗ Haliotis diversicolor

Reeve CR

X

2 Ốc đụn đực Tectus pyramis Born EN X X

3 Ốc xoắn vách Epitonium scalare

(Linnaeus) VU

X

4 Trai ngọc môi đen Pinctada

margaritifera L VU

X

5 Trai ngọc nữ P. penguin (Roding) VU X

6 Trai bàn Mai Atrina vexillum Born EN X X

299

Tt Tên Việt Nam Tên khoa học

Sách

đỏ VN

2007

IUCN

2016

Cô Tô Đảo

Trần

II Cá biển

1 Cá mòi cờ chấm

Konosirus punctatus

(Temmick & Schlegel,

1846)

VU

X X

2 Cá mặt trăng Mola mola (Linnaeus,

1758) CR

X X

3 Cá chìa vôi mõm nhọn Syngnathus acus

Linnaeus, 1758 VU

X X

4 Cá kẽm mép vẩy đen

Plectorhinchus

gibbosus (Lacépède,

1802)

CR

X x

III Rùa biển

1 Vích/Green turtle Chelonia mydas EN X X

2 Đồi mồi/ Hawksbill

turtle

Eretmochelys

imbricata EN CR

X X

3 Đồi mồi dứa/ Olive

ridley turtle Lepidochelys olivacea EN VU

X X

4 Quản đồng/

Loggerhead turtle Caretta caretta CR EN

X X

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

(5). Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, Quảng Ninh

Cơ sở pháp lý:

- Quyết định số 45/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngay 08/01/2014 về Phê

duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, trong danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm

2030 có vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch là

Khu dữ trữ thiên nhiên với diện tích 21.000 ha (trong đó có vùng ÐNN Ðồng Rui).

- Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030: Xúc tiến du lịch sinh thái, thiết lập các khu bảo tồn đất ngập nước (đạt danh

hiệu khu Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và xúc tiến Mô hình

SATOYAMA, trong đó có khu vực đất ngập nước Ðồng Rui, huyện Tiên Yên.

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Xác định phát triển kinh tế dịch vụ là ngành động

lực, mũi nhọn của huyện về lâu dài. Phát triển hệ thống dịch vụ thương mại dọc các

Quốc lộ 18A, 18C, 4B, hình thành các chợ nông thôn, phát triển du lịch sinh thái

RNM, trong dó có khu du lich sinh thái RNM Ðồng Rui.

Cơ sở thực tiễn:

300

Thành lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn đất ngập Đồng Rui, Tiên Yên đã

được nghiên cứu tiền khả thi là 5.948 ha, nằm trên địa phận hành chính các xã của

huyện Tiên Yên (theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh tới 2020 đã có khoảng

2100ha đất rừng, đất trống…; sau năm 2020 thống nhất phạm vi quy hoạch theo quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh là 5.948ha); phân hạng: khu dự trữ

thiên nhiên, phân loại: đất ngập nước, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất

ngập nước, loài hoang dã, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại vùng cửa sông Tiên Yên

phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu, du lịch.

Diện tích đề xuất 5.948 ha, cụ thể:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3453 ha, trong đó Hải Lạng 1490 ha và Đồng

Rui 1963 ha)

+ Phân khu phục hồi sinh thái: 2181 ha nằm trên địa phận xã Đồng Rui.

+ Phân khu hành chính dịch vụ: 314 ha gồm diện tích ban quản lý khu bảo tồn,

đầm ương dưỡng giống thủy sản quý hiếm, đất dành cho các hoạt động phát triển khác.

Vùng đệm Khu bảo tồn (diện tích 9313 ha, trong đó Hải Lạng 2520 ha, Tiên

Lãng 524 ha, Đài Xuyên 2424ha, Bình Dân 1828ha, Cộng Hòa 2017ha).

Hệ thực vật vùng ngập mặn ở đây có 386 loài thuộc 271 chi và 91 họ thực vật bậc

cao có mạch. Các loài thực vật này chủ yếu thuộc ngành Dương xỉ và ngành Hạt kín.

301

Các loài quý hiếm có giá trị bảo bồn

Khu vực ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên có giá trị ĐDSH phong phú và đặc trưng

cho vùng ĐNN ven biển với sự phân bố của nhiều nhóm loài sinh vật được ghi nhận

trong vùng. Phân tích số liệu cho thấy các loài có giá trị nguồn gen quý hiếm tại vùng

ĐNN gồm:

Theo sách đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2016) hệ thực vật

có mạch tại khu vực ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên có 29 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn.

Bảng 61. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ở Đồng Rui –

Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá trị bảo tồn

SĐVN IUCN

Drynaria bonii Christ Ráng đuôi phụng

bon

VU A1a,c,d

1 Acrostichum aureum L. Ráng biển LC

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIÊN YÊN

302

2 Acanthus ilicifolius L. Ô rô LC

3

Ceratophyllum demersum L.

Kim ngư/rong đuôi

chồn

LC

4 Lumnitzera racemosa (Gaud.)

Presl.

Cóc vàng LC

5 Excoecaria agallocha L. Giá LC

6 Utricularia aurea Lour. Rong đuôi chồn LC

7 Aegiceras corniculatum (L.)

Blanco

Sú LC

8 Fallopia multiflora (Thunb.) Hà thủ ô đỏ VU A1a,c,d

9 Bruguiera gymnorrhiza (L.)

Lam.

Vẹt dù LC

10 Kandelia obovata Sheue Liu

&Yong

Trang LC

11 Rhizophora apiculata Blume Đước LC

12 Rhizophora mucronata Poir. in

Lam.

Đâng LC

13 Rhizophora stylosa Griff. Đâng/đước vòi LC

14 Bacopa monnieri (L.) Wettst. Rau đắng biển LC

15 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển LC

16 Avicennia officinalis L. Mấm lưỡi đòng LC

17 Phoenix paludosa Roxb. Chà là biển NT

18 Commelina bengalensis L. Trai ấn LC

19 Cyperus difformis L. Cỏ chao/tò tỵ LC

20 Cyperus distans I.F Cói bông cách LC

21 Cyperus rotundus L. Hương phụ, cỏ gấu LC

22 Cyperus stoloniferus Vahl. Củ gấu biển LC

23 Fimbrystilis ferruginca (L.)

Vahl

Cỏ lông LC

24 Scirpus kimsonensis K.Khoi

Cỏ ngạn

EN

B1+2a,b,c,d

25 Halophila minor (Zoll.) Hartog. Cỏ xoan LC

26 Halophila ovalis R.Br.Hook.f. Cỏ xoan nhỏ LC

27 Hydrilla verticillata (L.f.) Royle Thuỷ thảo LC

28 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu LC

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Đặc biệt, trong hệ thực vật có 3 loài có vùng phân bố hẹp và đặc hữu cho khu

vực như:

- Hếp Hải nam - Scaevola taccada là loài đặc hữu chỉ phân bố trong khu vực vày

và đến đảo Hải Nam (Trung Quốc).

303

- Nhài hạ long - Jasminum alongense loài đặc hữu hẹp mới được ghi nhận ở

Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long, Hòn Gai)

- Chùm gửi tiên yên - Loranthus tienyenensis là loài đặc hữu ghi nhận duy nhất ở

khu vực Tiên Yên (Quảng Ninh).

Khu hệ cá

Khu hệ cá thuộc khu vực ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên, trong 159 loài xác định

được có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam vần ưu tiên bảo tồn

Bảng 62. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực Đồng Rui –

Tiên Yên

TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

(SĐVN, 2007)

1 Konosirus punctatus

(Temminck and

Schlegel, 1846)

Cá mòi chấm

VU

2 Clupanodon thrissa (Linnaeus,

1758)

Cá mòi cờ hoa EN

3 Nematalosa nasus (Bloch, 1795) Mòi cờ mõm tròn VU

4 Bostrichthys sinensis (Lacépède,

1802)

Cá bống bớp CR

5 Channa maculata (Lacépède,

1802)

Cá Chuối EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong đó, có 2 loài sẽ nguy cấp - VU, 2 loài nguy cấp - EN và đặc biệt có 1 loài

ở cấp độ rất nguy cấp - CR là loài cá bống bớp Bostrichthys sinensis.

Lưỡng cư, Bò sát

Khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên xác định được 11 loài quý

hiếm có giá trị bảo tồn.

- Theo danh lục đỏ của IUCN (2016): có 2 loài thuộc cấp độ Sẽ nguy cấp -VU:

là Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah và Rắn hổ mang trung quốc Naja atra.

- Theo sách đỏ Việt Nam (2007): có 8 loài trong đó 01 loài bậc CR - Rất nguy

cấp; 04 loài bậc EN - Nguy cấp và 03 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

- Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 01 loài trong phụ lục IB

(Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương

mại) và 06 loài trong phụ lục IIB (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử

dụng vì mục đích thương mại).

304

Bảng 63. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn khu vực

Đồng Rui – Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Physignathus cocincinus

Cuvier, 1829

Rồng đất VU

2 Gekko gecko (Linnaeus,

1758)

Tắc kè VU

3 Coelognathus radiatus

(Boie, 1827)

Rắn sọc dưa VU IIB

4 Ptyas korros (Schlegel,

1837)

Rắn ráo thường EN

5 Ptyas mucosa (Linnaeus,

1758)

Rắn ráo trâu EN IIB

6 Bungarus candidus

(Linnaeus, 1758)

Rắn cạp nia nam IIB

7 Bungarus fasciatus

(Schneider, 1801)

Rắn cạp nong EN IIB

8 Bungarus multicinctus

Blyth, 1861

Rắn cạp nia bắc IIB

9 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang trung

quốc

VU

10 Naja naja (Linnaeus, 1758) Rắn hổ mang

thường

EN IIB

11 Ophiophagus hannah

(Cantor, 1836)

Rắn hổ mang chúa

VU

CR

IB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Khu hệ Chim

Khu hệ chim đã xác định được 07 loài chim cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

- 02 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2015: 01 loài bậc EN - Nguy cấp và

01 loài bậc NT - Sắp bị đe dọa.

- 04 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với 02 loài bậc EN - Nguy cấp

và 02 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

- 04 loài được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 01

loài trong phụ lục IB (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì

mục đích thương mại) và 03 loài trong phụ lục IIB (Thực vật rừng, động vật rừng hạn

chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

305

Bảng 64. Danh sách loài Chim quý hiếm có giá trị bảo tồn Đồng Rui – Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Phalacrocorax carbo

sinensis

Cốc đế EN

2 Mycteria leucocephala Cò lạo Ấn Độ NT VU

3 Platalea minor Cò mỏ thìa EN EN IB

4 Spilornis cheela Diều hoa Miến

Điện

IIB

5 Ceyx lugubris Bói cá lớn VU

6 Gracula religiosa Yểng, Nhồng IIB

7 Copsychus malabaricus Chích choè lửa IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong số các loài chim ưu tiên bảo tồn cần đặc biệt lưu ý đến loài Cò mỏ thìa

Platalea minor, đây là loài chim di cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực

nghiên cứu.

Khu hệ Thú

Khu hệ thú đã xác định được 06 loài thú cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

- 03 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2016: 01 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp

và 02 loài bậc NT - Sắp bị đe dọa.

- 05 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với 01 loài bậc EN - Nguy cấp

và 04 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

- 03 loài được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ đều trong

phụ lục IB (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích

thương mại).

Bảng 65. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực Đồng Rui – Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Rhinolophus thomasi

Andersen, 1905

Dơi lá Tô ma VU

2 Prionailurus bengalensis

(Kerr, 1792)

Mèo rừng IB

3 Arctictis binturong

(Raffles, 1821)

Cầy mực EN

4 Aonyx cinerea (Illiger,

1815)

Rái cá vuốt bé VU VU IB

5 Lutra lutra (Linnaeus, Rái cá thường NT VU IB

306

1758)

6 Ratufa bicolor (Sparrman,

1778)

Sóc đen NT VU

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

(6). Khu bảo tồn đất ngập nước Vùng cửa sông Tiên Yên

Cơ sở pháp lý:

- Quyết định số 45/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngay 08/01/2014 về Phê

duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, trong danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm

2030 có vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch là

Khu dữ trữ thiên nhiên với diện tích 21.000 ha (trong đó có vùng ÐNN Ðồng Rui).

- Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030: Xúc tiến du lịch sinh thái, thiết lập các khu bảo tồn đất ngập nước (đạt danh

hiệu khu Ramsar - vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và xúc tiến Mô hình

SATOYAMA.

Thành lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn đất ngập vùng của sông Tiên Yên

với diện tích 5.198,16 ha, nằm trên địa phận hành chính huyện Tiên Yên, Đầm Hà;

phân hạng: khu dự trữ thiên nhiên, phân loại: đất ngập nước, nhằm bảo tồn đa dạng

sinh học hệ sinh thái đất ngập nước, loài hoang dã, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại

vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ cho giáo dục, nghiên cứu, du lịch.

Bảng 66. Hiện trạng thảm thực vật Vùng ĐNN cửa sông Tiên Yên

Thảm thực vật MÃ TTV Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Kiểu phụ thổ nhưỡng ngập nước mặn hàng

ngày RNMP 2195,94 42,24

Rừng trồng trên cạn RT 219,03 4,21

Đất trống trảng cỏ và cây bụi Ia + Ib 26,71 0,51

Hệ sinh thái nương rãy, đồng ruộng và dân cư

NR + DR +

DC 148,23 2,85

Đất khác DK 6,78 0,13

Mặt nước MN 2601,47 50,05

Tổng 5198,16 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Cơ sở thực tiễn:

Các loài quý hiếm có giá trị bảo bồn

Khu vực ĐNN vùng cửa sông Tiên Yên có giá trị ĐDSH phong phú và đặc trưng

cho vùng ĐNN ven biển với sự phân bố của nhiều nhóm loài sinh vật được ghi nhận

307

trong vùng. Phân tích số liệu cho thấy các loài có giá trị nguồn gen quý hiếm tại vùng

ĐNN gồm:

Theo sách đỏ Việt Nam (2007) và danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2016) hệ thực vật có

mạch tại khu vực ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên có 16 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn.

Bảng 67. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa

sông Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá trị bảo tồn

SĐVN IUCN

1 Drynaria bonii Christ Ráng đuôi phụng

bon

VU A1a,c,d

2 Acrostichum aureum L. Ráng biển LC

3 Acanthus ilicifolius L. Ô rô LC

4 Excoecaria agallocha L. Giá LC

5 Utricularia aurea Lour. Rong đuôi chồn LC

6 Aegiceras corniculatum (L.)

Blanco

Sú LC

7 Fallopia multiflora (Thunb.) Hà thủ ô đỏ VU A1a,c,d

8 Bruguiera gymnorrhiza (L.)

Lam.

Vẹt dù LC

9 Kandelia obovata Sheue Liu

&Yong

Trang LC

10 Rhizophora apiculata Blume Đước LC

11 Rhizophora mucronata Poir. in

Lam.

Đâng LC

12 Rhizophora stylosa Griff. Đâng/đước vòi LC

13 Bacopa monnieri (L.) Wettst. Rau đắng biển LC

14 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển LC

15 Avicennia officinalis L. Mấm lưỡi đòng LC

16 Phoenix paludosa Roxb. Chà là biển NT

17 Commelina bengalensis L. Trai ấn LC

18 Cyperus difformis L. Cỏ chao/tò tỵ LC

19 Cyperus distans I.F Cói bông cách LC

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Khu hệ cá

Khu hệ cá thuộc khu vực ĐNN Vùng cửa sông Tiên Yên, xác định được có 5

loài có tên trong sách đỏ Việt Nam vần ưu tiên bảo tồn

Bảng 68. Danh sách các loài Cá quý hiếm có giá trị bảo tồn ĐNN Vùng cửa sông

Tiên Yên

Giá trị bảo tồn

308

TT Tên khoa học Tên Việt Nam (SĐVN, 2007)

1

Konosirus punctatus

(Temminck and

Schlegel, 1846)

Cá mòi chấm

VU

2 Clupanodon thrissa (Linnaeus,

1758)

Cá mòi cờ hoa EN

3 Nematalosa nasus (Bloch, 1795) Mòi cờ mõm tròn VU

4 Bostrichthys sinensis (Lacépède,

1802)

Cá bống bớp CR

5 Channa maculata (Lacépède,

1802)

Cá Chuối EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Trong đó, có 2 loài sẽ nguy cấp - VU, 2 loài nguy cấp - EN và đặc biệt có 1 loài

ở cấp độ rất nguy cấp - CR là loài cá bống bớp Bostrichthys sinensis.

Lưỡng cư, Bò sát

- Theo danh lục đỏ của IUCN (2016): có 2 loài thuộc cấp độ Sẽ nguy cấp -VU:

là Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah và Rắn hổ mang trung quốc Naja atra.

- Theo sách đỏ Việt Nam (2007): có 8 loài trong đó 01 loài bậc CR - Rất nguy

cấp; 04 loài bậc EN - Nguy cấp và 02 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

- Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 06 loài trong phụ lục IIB

(Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Bảng 69. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát quý hiếm có giá trị bảo tồn Vùng

cửa sông Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Physignathus cocincinus

Cuvier, 1829

Rồng đất VU

2 Gekko gecko (Linnaeus,

1758)

Tắc kè VU

3 Coelognathus radiatus

(Boie, 1827)

Rắn sọc dưa VU IIB

4 Ptyas korros (Schlegel,

1837)

Rắn ráo thường EN

5 Ptyas mucosa (Linnaeus,

1758)

Rắn ráo trâu EN IIB

6 Bungarus candidus

(Linnaeus, 1758)

Rắn cạp nia nam IIB

7 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN IIB

309

(Schneider, 1801)

8 Bungarus multicinctus

Blyth, 1861

Rắn cạp nia bắc IIB

9 Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang trung

quốc

VU

10 Naja naja (Linnaeus, 1758) Rắn hổ mang

thường

EN IIB

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

Khu hệ Chim

Khu hệ chim đã xác định được 06 loài chim cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

- 02 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2015: 01 loài bậc EN - Nguy cấp và

01 loài bậc NT - Sắp bị đe dọa.

- 04 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với 02 loài bậc EN - Nguy cấp

và 02 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

- 04 loài được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ với 03

loài trong phụ lục IIB (Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì

mục đích thương mại).

Bảng 70. Danh sách loài Chim có giá trị bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Phalacrocorax carbo

sinensis

Cốc đế EN

2 Mycteria leucocephala Cò lạo Ấn Độ NT VU

3 Platalea minor Cò mỏ thìa EN EN IB

4 Spilornis cheela Diều hoa Miến

Điện

IIB

5 Ceyx lugubris Bói cá lớn VU

6 Gracula religiosa Yểng, Nhồng IIB

Trong số các loài chim ưu tiên bảo tồn cần đặc biệt lưu ý đến loài Cò mỏ thìa

Platalea minor, đây là loài chim di cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khu vực

nghiên cứu.

Khu hệ Thú

Khu hệ thú đã xác định được 05 loài thú cần được ưu tiên bảo tồn bao gồm:

- 03 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2016: 01 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp

và 02 loài bậc NT - Sắp bị đe dọa.

- 04 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với 01 loài bậc EN - Nguy cấp

và 03 loài bậc VU - Sẽ nguy cấp.

310

- 03 loài được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ đều trong

phụ lục IB (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích

thương mại).

Bảng 71. Các loài thú cần được ưu tiên bảo tồn Vùng cửa sông Tiên Yên

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Giá trị bảo tồn

IUCN

2016

SĐVN

2007

32/2006

1 Prionailurus bengalensis

(Kerr, 1792)

Mèo rừng IB

2 Arctictis binturong

(Raffles, 1821)

Cầy mực EN

3 Aonyx cinerea (Illiger,

1815)

Rái cá vuốt bé VU VU IB

4 Lutra lutra (Linnaeus,

1758)

Rái cá thường NT VU IB

5 Ratufa bicolor (Sparrman,

1778)

Sóc đen NT VU

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

(7). Khu bảo tồn - Vườn Quốc gia Vịnh Hạ Long

Thành lập Khu bảo tồn Vườn Quốc gia vịnh Hạ Long với diện tích khoảng 434

km2 nằm tại trung tâm Vịnh Hạ Long. Nhiệm vụ bảo tồn: Bảo tồn đa dạng sinh học và

các giá trị vịnh Hạ Long.

Tại Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030

cũng đã nêu rõ “Vùng bảo tồn: Gồm 7 tiểu vùng, bao gồm Tiểu vùng khu Di sản Thiên

nhiên thế giới vịnh Hạ Long (bao gồm Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái đảo

trong vịnh Hạ Long và Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái biển vịnh Hạ Long),

tiểu vùng Vườn Quốc gia Bái Tử Long (bao gồm Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh

thái đảo Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái biển

Vườn Quốc gia Bái Tử Long), tiểu vùng bảo vệ rừng ngập mặn theo mô hình

SATOYAMA, tiểu vùng bảo tồn hệ sinh thái đá vôi Quang Hanh, tiểu vùng rừng

phòng hộ trên đất liền, tiểu vùng khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tiểu vùng

rừng phòng hộ ven biển, đảo” và trong định hướng bảo vệ môi trường những vùng môi

trường trọng điểm “Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long: Là Khu vực trọng điểm về

công tác quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững; thực hiện công tác quản lý

tài nguyên theo hành lang môi trường và rừng đầu nguồn, nâng cấp Vườn Quốc gia

Bái Tử Long trở thành Công viên di sản ASEAN nhằm duy trì môi trường tự nhiên ở

vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Vùng đất ngập nước của thị xã Quảng Yên: Triển

khai thử nghiệm áp dụng mô hình quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học "Mô hình

SATOYAMA" thông qua việc hợp tác với các cư dân địa phương, các nhà quản lý và

các tổ chức có liên quan tại Khu vực này. Lưu vực sông chính cấp nước cho sinh hoạt:

311

Nâng cao chất lượng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, dừng toàn bộ hoạt

động khai thác than trong Khu vực sau năm 2020 (trên lưu vực thu nước hồ Yên Lập

và hồ Cao Vân).

Quản lý rừng

- Thiết lập và quản lý hiệu quả các hành lang sinh thái nhằm cải thiện môi

trường sống của động vật và thực vật, góp phần bảo vệ động vật hoang dã, kết nối Khu

vực lõi của từng vùng môi trường sống để hình thành môi trường sống rộng hơn góp

phần tạo nên hệ sinh thái ổn định hơn cho Khu vực vịnh Hạ Long.

- Bảo tồn, phát triển và nâng cao giá trị các loại rừng tại khu vực vịnh Hạ Long.

Bảo tồn đa dạng sinh học

- Phục hồi và cải tạo chức năng của các hệ sinh thái biển Khu vực vịnh Hạ Long.

- Nâng cao giá trị môi trường tự nhiên và sử dụng bền vững tài nguyên thiên

nhiên thông qua thực hiện theo các tiêu chí bảo tồn quốc tế như khu Ramsar, Công

viên Di sản ASEAN.

Thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm nhẹ

- Triển khai xây dựng thành phố Hạ Long theo khái niệm thành phố Carbon thấp

với 4 ưu tiên chính là thành lập hệ thống quản lý dữ liệu phát thải, xúc tiến du lịch

carbon thấp, xúc tiến công nghiệp carbon thấp và xúc tiến cải tạo rừng”.

Do vậy duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực vịnh Hạ Long góp phần

quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thích ứng với biến đổi khí

hậu trong khu vực. Trong giai đoạn quy hoạch, cần có những nghiên cứu cụ thể về

vùng đệm của Di sản để trình với các cấp có thẩm quyền xem xét tạo ra những khu

vực để phát triển bền vững.

Các giá trị đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long

Bảng 72. Các giá trị đa dạng sinh học cần được ưu tiên bảo tồn tại Vịnh Hạ Long

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Phân hạng

Sách đỏ

VN

IUCN

1. Scleractinia 1. San hô cứng

1 Junceella gemmacea San hô sừng cành dẹp EN

2 Acropora aspera San hô lỗ đỉnh xù xì VU VU

3 Acropora austera San hô lỗ đỉnh aute VU LR/nt

4 Acropora cerealis San hô lỗ đỉnh hạt VU LR/lc

5 Acropora florida San hô lỗ đỉnh hoa VU LR/nt

6 Acropora formosa San hô lỗ đỉnh Đài loan VU LR/nt

7 Acropora nobilis San hô lỗ đỉnh nobi VU LR/lc

8 Stylophora pistilata Esper San hô cành đầu nhụy EN

9 Porites lobata San hô khối đầu thùy VU LR/nt

312

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Phân hạng

Sách đỏ

VN

IUCN

2. Molluska 2. Ngành Thân mềm

10 Haliotis diversicolor Bào ngư chín lỗ CR

11 Brotia swinhoei Ốc mút hình tháp DD

12 Tectus pyramis Ốc đụn đực EN

13 Trochus niloticus Ốc đụn cái CR

14 Epitonium scalare Ốc xoắn vách VU

15 Pinctada margaritifera Trai ngọc môi đen VU

16 Pteria penguin Trai ngọc nữ VU

17 Atrina vexillum Trai bàn mai EN

18 Lutraria rhynchaena Tu hài EN

19 Photologio chinensis Mực thước VU

20 Sepia pharaonis Mực nang vân hổ VU

3. Arthropoda 3.Lớp Giáp xác biển

21 Tachypleurus tridentatus Sam ba gai đuôi VU

22 Charibdys feriata Cua chữ thập VU

4. Pisces 4. Các lớp cá

23 Tenuolosa reevesi Cá cháy bắc EN

24 Hipopocampus histrix Cá ngựa gai VU

25 Hipopocampus japonicus Cá ngựa Nhật EN

26 Hipopocampus kuda Cá ngựa đen EN

27 Epinephelus tauvina Cá song vân giun CR

28 Forcipiger longirostris Cá bướm mõm dài VU

29 Bostrichthys sinensis Cá bống bớp CR

5. Reptilia 5. Lớp bò sát

30 Gecko gecko Tắc kè VU

31 Varanus salvator Kỳ đà nước EN

32 Python reticulatus Trăn đất CR

33 Ptyas korros Rắn ráo thường EN

34 P. mucosus Rắn ráo trâu EN

35 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN

36 Naja naja Rắn hổ mang EN

37 Ophyophagus hannah Rắn hổ chúa CR

38 Caretta caretta Quản đồng CR EN

39 Chelonia mydas Vích EN EN

40 Eretmochelys imbricata Đồi mồi EN CR

41 Dermochelys coriacea Rùa da CR CR

6. Aves 6. Lớp Chim

42 Phalacrocorax corbosinensis Cốc đế EN

43 Mycteria leucocephalus Cò lạo Ấn Độ. VU

44 Platalea mimor Cò mỏ thìa EN

313

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Phân hạng

Sách đỏ

VN

IUCN

45 Nettapus corolmandelianus Le khoang cổ EN

46 Larus saundersi Mòng biển mỏ đen VU VU

47 Buceros bicormis Hồng hoàng VU

48 Corvus torquatus Quạ khoang EN LR/nt

49 Pica pica sericea Bồ các EN

7. Mammalia 7. Lớp thú

50 Nycticebus belganensis Cu li lớn, Cù lần, Xấu hổ VU

51 Macaca aretoides Khỉ mặt đỏ VU VU

52 Macaca leonina Khỉ đuôi lợn VU VU

53 Macaca mulatta Khỉ vàng LR LR/lc

55 Trachypithecus francoisi

poliocephalus

Voọc đầu trắng CR CR

56 Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé VU VU

57 Lutra lutra Rái cá thường VU LR/nt

58 Lutrogale perspicillata Rái cá lông mượt EN VU

59 Capricornis sumatraensis Sơn dương EN VU

60 Manis pentadactyla Tê tê vàng EN EN

61 Lepus sinensis Thỏ rừng EN LR/lc

62 Pseudorca crassidens Cá ông chuông DD DD

63 Sousa chinensis Cá heo trắng Trung hoa EN LR/nt

64 Dugong dugon Cá cúi CR VU

THỰC VẬT

65 Cryptonemia undulata Rong chân vịt nhăn CR

66 Sargassum tenerrimum J. Rong mơ mềm EN

67 Altingia chinensis Tô hạp Trung Hoa EN

68 Strophanthus wllichii Sừng trâu to EN

69 Aristolochia indica Sơn dịch VU

70 Sarcostemma acidum Tiết căn EN

71 Markhamia stipulata Kè đuôi nhông, Thiết đinh VU

72 Garcinia fagraeoides. Trai lý EN

73 Vatica subglabra. Táu muối, Táu nước EN

74 Annamocarya sinensis Chò đãi EN EN

75 Cinnamomum parthenoxylon Re hương CR DD

76 Strychnos cathayensis Dây gió VU

77 Strychnos umbellata Mã tiền tán. VU

78 Michelia balansae Giổi bà, Giổi lông VU

79 Tsoongiodendron odorum Giổi lụa, Giổi thơm VU

80 Chukrasia tabularis Lát hoa VU LR/lc

81 Fibraurea recisa Hoàng đằng VU

82 Stephania cepharantha Bình vôi hoa đầu EN

314

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Phân hạng

Sách đỏ

VN

IUCN

83 Ardisia silvestris Lá khôi VU

84 Melientha suavis Rau sắng VU

85 Canthium dicoccum Xương cá VU VU

86 Morinda officinalis Ba kích EN

87 Murraya glabra Củ khỉ VU

88 Madhuca pasquieri Sến dưa, Sến mật EN VU

89 Thysanotus chinensis Dị nhụy thảo EN

90 Carex khoii Cói túi hữu nghị CR

91 Dioscorea colletii Nần nghệ EN

92 Petrosavia sakuraii Vô diệp liên sakura CR

93 Nervilia fordii Thanh thiên quỳ EN

94 Smilax petelotii Kim cang petelot CR

95 Stemona saxorum Bách bộ đứng VU

96 Paris polyphylla Trọng lâu nhiều lá EN

97 Cycas balansae Tuế balansa, Tế đá vôi VU LR/nt

98 Cycas inermis Tuế Sơn Trà VU VU

99 Cycas pectinata Tuế lược VU VU

100 Cunninghamia konishii Sa mộc dầu VU VU

101 Drynaria bonii Tắc kè đá VU

102 Drynaria fortunei Cốt toái bổ EN

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trường năm 2015 – 2016)

EW - Đã tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên (Extinct in the wild); CR – Rất nguy cấp

(Critically endangered); EN – Nguy cấp (Endangered);VU – Sẽ nguy cấp

(Vulnerable); LR – ít nguy cấp (Lower risk); DD – Thiếu dữ liệu (Data deficient).

3.5.4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

Tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 phê duyệt chiến

lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nêu rõ quan

điểm là: “Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý,

hiếm” được liệt kê cụ thể bao gồm:

- Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại

của các giống cây trồng, vật nuôi, các chủng vi sinh vật quý, hiếm. Thực hiện Chương

trình bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật, bảo tồn tại chỗ và

chuyển chỗ các giống cây trồng, vật nuôi và các chủng vi sinh vật quý, hiếm;

- Xây dựng, củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở bảo tồn đa

dạng sinh học: đánh giá hiện trạng các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ (vườn động vật, vườn

thực vật, trung tâm, các trang trại, hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã, vườn cây

thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ động vật);

315

Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên

như củng cố và hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các hệ sinh thái

tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học

mà còn chú trọng đến việc bảo tồn chuyển chỗ các loài hoang dã và các giống vật

nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và

các loài họ hàng hoang dại của các giống cây trồng, vật nuôi, các chủng vi sinh vật

quý, hiếm tại các cơ sở như ngân hàng gen, trang trại, vườn động vật, vườn thực vật,

trung tâm, các hộ gia đình, vườn cây thuốc, trung tâm cứu hộ động vật nhằm tăng

cường hiệu quả của công tác bảo tồn chuyển chỗ.

Bảo tồn chuyển chỗ la bao tôn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên

thường xuyên hoặc theo mùa cua chung; bảo tồn loai cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có

giá trị ngoài môi trương sông, nơi hinh thanh va phat triên cac đăc điêm đăc trưng cua

chung; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa hoc va

công nghê hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Ở Quảng Ninh, nhờ có thiên nhiên phân hóa đa dạng, môi trường sống thuận lợi

cho nhiều loài sinh vật, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm, nhiều loài trong Danh

lục Đỏ Thế giới (IUCN Red List, 2016). Trong số các loài động vật ở Quảng Ninh, rất

nhiều loài bị xếp vào danh mục những loài bậc rất nguy cấp, cần phải bảo vệ và phục

hồi. Tuy vậy, môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp, không thuận lợi

cho công tác bảo tồn tại chỗ, cần phải áp dụng các biện pháp bảo tồn chuyển chỗ.

Ngày 30/10/2013 Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu

đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1976/QĐCP) với quan điểm

quy hoạch: Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử

dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng

trồng dược liệu quý, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo

vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất

hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm,

xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa

dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử

dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng

dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược

liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

Những loài cây gỗ bản địa Quảng Ninh được quan tâm bảo tồn: Sao, Chò chỉ,

Giổi xanh, mỡ, lim xanh, lát,...và các loài cây lâm sản ngoài gỗ, gọi là cây đặc sản

rừng khác.

Công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

cho đến nay, chưa được quan tâm nhiều; chưa có cơ sở bảo tồn chính thức cho các loài

sinh vật sống trên vùng rừng ở phía tây của tỉnh. Chưa có cơ sở nào được UBND tỉnh

Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy, rất cần có sự

316

quy hoạch thống nhất hệ thống các khu vực bảo tồn các nguồn gen quý hiếm đặc hữu

trên địa bàn tỉnh.

(1). Quy hoạch hệ thống vườn thực vật và vườn động vật

- Thành lập mới 04 vườn thực vật, 02 vườn động vật cấp tỉnh:

+ Giai đoạn 2018 - 2020:

Quy hoạch chi tiết và thành lập Vườn thực vật - Vườn thú vịnh Hạ Long tại đảo

Soi Sim, vịnh Hạ Long với diện tích khoảng 8,45 ha nhằm bảo tồn động thực vật và

quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sinh

thái Vịnh Hạ Long.

Giai đoạn 2021 - 2030:

Đưa vào hoạt động Vườn thực vật - Vườn động vật vịnh Hạ Long đã đề xuất

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật Bái Tử Long rộng 305,2 ha tại

đảo Trà Ngọ lớn, Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn động vật Bái Tử Long rộng 261 ha tại đảo Ba

Mùn, Vườn quốc gia Bái Tử Long để bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu

phục vụ nghiên cứu khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật Đồng Sơn - Kỷ Thượng tại tiểu

khu 60, xã Kỳ thượng, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với diện tích

khoảng 50 ha để bảo tồn lưu giữ và bảo tồn các loài thực vật tiêu biểu, đại diện cho hệ

sinh thái rừng của Khu bảo tồn.

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn động vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng tại thôn

Đồng Chùa, xã Vũ Oai, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng với diện tích

khoảng 30 ha để bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu phục vụ nghiên cứu

khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật rộng khoảng 6,5 ha tại Rừng

quốc gia Yên Tử để bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm phục vụ

nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái.

Phát triển và nâng cấp một số trại nuôi sinh trưởng và sinh sản các loài động,

thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; loại hình: vườn động vật, vườn thực vật. Mục

đích: bảo vệ loài động, thực vật hoang dã phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, du

lịch và thương mại.

Phát triển và nâng cấp một số vườn ươm giống cây trồng cố định đang hoạt động;

nâng cấp 01 Trung tâm khoa học và sản xuất Lâm - Nông nghiệp (Thị xã Quảng Yên);

loại hình bảo tồn: vườn thực vật. Mục đích: bảo tồn và phát triển nguồn gen giống cây

trồng trong lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng.

Để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật cho tỉnh, việc thành

lập các vườn thực vật và vườn động vật giúp Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi hơn

trong công tác bảo tồn nguồn gen, bảo tồn loài động thực vật hoang dã quý hiếm. Quy

317

hoạch hệ thống vườn thực vật sẽ đề xuất được xây dựng tại các khu bảo tồn, vườn quốc

gia, hoàn thiện Vườn bảo tồn động thực vật trên đảo Sim Son, thuộc Vịnh Hạ Long.

Các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ ở tỉnh Quảng Ninh

bao gồm:

- Hệ thực vật: Có 102 loài thuộc 45 họ thực vật, bị đe dọa ở các mức độ khác

nhau. Trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2016), Nghị định số

32/2006/NĐ-CP như các loài ở Bậc Rất nguy cấp (CR): Re hương (Cinnamomum

parthenoxylon), Ba gạc bắc bộ (Rauvolfia serpentine), Sao hòn gai (Hopea chinensis).

Bậc đang nguy cấp (EN): Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Bách xanh (Calocedrus

macrolepis), Tô hạp trung hoa (Altingia chinensis), Chè đắng (Ilex kaushue), Gụ lau

(Sindora tonkinensis), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Sồi phảng

(Lithocarpus cerebrinus), Sồi quả chuông (Lithocarpus podocarpus), Sồi quả lông

(Lithocarpus vestitus), Chò đãi (Carya sinensis), Bình vôi (Stephania cepharantha),

Ba kích (Morinda officinalis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trà hoa gilbert

(Camellia gilbertii), Đó bầu (Aquilaria crassna), Lan phi điệp vàng (Dendrobium

chrysanthum), Lan một lá (Nervilia fordii)….

- Khu động vật: Khu hệ thú đã xác định được 35 loài có giá trị bảo tồn cao, trong

đó có 30 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 2 loài thuộc bậc CR rất nguy cấp

chiếm (6,67%), 9 loài thuộc bậc EN nguy cấp chiếm 30%, 12 loài thuộc bậc VU. Theo

Danh lục Đỏ của IUCN (2016) có 9 loài thuộc bậc EN (nguy cấp). Có 13 loài thuộc

nhóm IB trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006

và 13 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí

xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ.

Khu hệ chim có giá trị bảo tồn cao đã được xác định là 25 loài, trong đó có 19

loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Có 2 loài thuộc nhóm IB trong Nghị định số

32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/và 10 loài thuộc nhóm IIB và 3

loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác

định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục quý hiếm ưu tiên bảo vệ.

Khu hệ lưỡng cư – bò sát: với 27 loài Lưỡng cư – bò sát có giá trị bảo tồn cao thì

có 22 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), danh lục Đỏ của IUCN (2016). Có 2

loài thuộc nhóm IB trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

30/3/2006, 10 loài thuộc nhóm IIB và có 7 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

Sinh vật biển có tới 32 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và

Danh lục đỏ IUCN 2016.

Có thể nói công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh chưa được quan tâm nhiều; các cơ sở bảo tồn còn ít và chưa có cơ sở nào

được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy, rất cần

có sự quy hoạch thống nhất hệ thống các khu vực bảo tồn các nguồn gen quý hiếm đặc

hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

318

Theo Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học 2008, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

phải đáp ứng các tiêu chí sau: a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu

cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được

ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di

truyền; b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp; c) Năng lực tài chính, quản lý cơ

sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo các tiêu chí quy hoạch các khu vực bảo tồn nguồn gen các loài hoang dã

đặt ra ở trên, cũng như rà soát hiện trạng bảo tồn nguồn gen của tỉnh Quảng Ninh và

qua khảo sát thực tế, trong kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 có thể đề xuất quy hoạch các khu vực bảo tồn nguồn gen các loài hoang dã trên

quan điểm phù hợp với các quy hoạch bảo tồn nguồn gen hiện có theo một số loại hình

cơ sở bảo tồn cụ thể như sau:

(i). Vườn sưu tập và gây trồng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm

* Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật Bái Tử Long

- Địa điểm: tại đảo Trà Ngọ lớn, Vườn quốc gia Bái Tử Long.

- Diện tích: 305,2 ha

- Mục tiêu: Lưu giữ, bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, giáo dục môi

trường.

* Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn thực vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng

- Địa điểm: tại tiểu khu 60, xã Kỳ thượng, huyện Hoành Bồ

- Diện tích: 50 ha

- Mục tiêu: bảo tồn lưu giữ và bảo tồn các loài thực vật tiêu biểu, đại diện cho hệ

sinh thái rừng của Khu bảo tồn.

Bảng 73. Danh mục quy hoạch vườn thực vật

TT Tên Loại hình Cơ quan chủ

quản

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Phân kỳ

quy

hoạch

1 Đảo Sim Son Vườn thực vật

– vườn thú

Vịnh Hạ Long 8,45 2020

2 VQG Bái Tử Long Vườn thực vật BQL VQG BTL 305,2 2030

3 KBT Đồng Sơn –

Kỳ Thượng Vườn thực vật

BQL KBT Đồng

Sơn – Kỳ Thượng 50 2030

4 Rừng Yên Tử Vườn thực vật

BQL Di tích và

rừng quốc gia Yên

Tử

6,5 2030

(ii). Vườn động vật:

* Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn động vật Bái Tử Long

- Diện tích: 261 ha

- Địa điểm: đảo Ba Mùn, Vườn quốc gia Bái Tử Long

319

- Mục tiêu: bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu phục vụ nghiên cứu

khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

* Thành lập và đưa vào hoạt động Vườn động vật Đồng Sơn - Kỳ Thượng

- Địa điểm: tại thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai, KBT Đồng Sơn - Kỳ Thượng

- Diện tích: 30 ha

- Mục tiêu: bảo tồn các loài thú nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu phục vụ nghiên cứu

khoa học, cứu hộ, giáo dục và du lịch sinh thái.

Phát triển và nâng cấp một số trại nuôi sinh trưởng và sinh sản các loài động,

thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; loại hình: vườn động vật, vườn thực vật. Mục

đích: bảo vệ loài động, thực vật hoang dã phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, du

lịch và thương mại.

Bảng 74. Danh mục quy hoạch vườn động vật

TT Tên Loại hình Cơ quan chủ

quản

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Phân kỳ

quy hoạch

1 VQG Bái Tử Long Vườn động vật BQL VQG Bái

Tử Long 261 2030

2 Vườn động vật Đồng

Sơn - Kỳ Thượng Vườn động vật

BQL Đồng Sơn -

Kỳ Thượng 30 2030

(2) Quy hoạch hệ thống vườn sưu tập cây thuốc

Mặc dù thiên nhiên và rừng vùng núi của Quảng Ninh có nhiều loại cây dược

liệu quý song, do chưa được quy hoạch, bảo tồn nguồn gen; nên diện tích cây dược

liệu đang dần thu hẹp, nhiều loại còn bị khai thác cạn kiệt... Từ sự xói mòn về nguồn

gen và nhiều nguyên nhân khác cũng đã kéo theo sự mất mát và lãng quên dần vốn tri

thức bản địa của cộng đồng dân tộc Quảng Ninh trong việc sử dụng các loại dược liệu

truyền thống. Hiện nay, nguồn tài nguyên cây thuốc trong rừng không còn nguyên

vẹn nữa. Đó là do việc khai thác ồ ạt và nạn phá rừng, chuyển mục đích sử dụng

rừng dẫn đến tình trạng nguồn cây thuốc ngày càng cạn kiệt.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh cũng có một số cơ sở kinh doanh và khai thác một số

loại dược liệu như công ty Nông trường Đông Triều cho các các loài Trinh nữ hoàng

cung, Đinh lăng, Hoài sơn, Kim ngân hoa. Mô hình trồng Giảo cổ lam, Hoài sơn và Ba

Kích tại công ty nuôi trồng sản xuất và chế biến Dược Liệu Đông Bắc - Cẩm Phả.

Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển trên quy

mô công nghiệp cây Ba Kích. Công ty cổ phần Công nghệ xanh Đông Sơn, HTX Toàn

dân (Ba Chẽ); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ba Chẽ; Công

ty cổ phần Trồng rừng bền vững tại Thanh Sơn; Hợp tác xã Nông trang Quảng La

(Hoành Bồ); Vườn cây thuốc Yên Tử do Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm và

trường Đại học Dược Hà Nội thực hiện, đến nay vườn đã thực hiện trồng và lưu trữ

được 677 loài cây thuốc với 16 loài có trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác

320

bảo tồn cây thuốc cũng được thực hiện tại các Trạm y tế, vườn hộ gia đình để làm

thuốc, rau ăn, làm gia vị.

Phát triển hệ thống vườn cây thuốc như: Vườn cây thuốc rừng Quốc gia Yên

Tử, Thung lũng dược liệu Ngọa Vân – Yên Tử, vùng trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ, vùng

trồng Ba Kích Hoàng Bồ - Ba Chẽ - Tiên Yên, vùng trồng Kim ngân, Hồi, Quế tại

Bình Liêu,… cụ thể:

Bảng 75. Danh mục quy hoạch vườn cây thuốc và vùng trồng cây dược liệu

TT Tên Loại hình Cơ quan chủ

quản

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Phân kỳ

quy hoạch

1 Vườn cây thuốc

Quốc gia Yên Tử Vườn cây thuốc

Công ty cổ

phần Phát triển

Tùng lâm

50 2020 - 2030

2 Vùng trồng Trà hoa

vàng

Vùng sản xuất

dược liệu

Công ty Phú

Khang HT 807 2020 - 2030

3

Vùng trồng Ba Kích

Hoàng Bồ - Ba Chẽ -

Tiên Yên

Vùng sản xuất

dược liệu

Công ty Cổ

phần Dược –

VTYT Quảng

Nin

2280 2020 - 2030

Nguồn “Quy hoạch vùng trồng, khai thác và phát triển bền vững dược liệu

Quảng Ninh đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030”

Bản đồ phân bố "Thung lũng dược liệu Yên Tử" đến 2030

: Tổ chức kinh tế đã có 2

321

: Tổ chức kinh tế thành lập mới

: Vườn cây thuốc Yên Tử

: Doanh nghiệp chủ chốt

Xây dựng Vườn cây thuốc Quốc gia Yên Tử sẽ được quy hoạch tại phân vùng

phục hồi sinh thái, không lấy vào diện tích rừng tự nhiên, khu vực có tính ĐDSH cao.

Xây dựng thung lũng dược liệu Ngọa Vân – Yên Tử: Nằm trên địa bàn thị xã

Đông Triều, thành phố Uông Bí, các loài dược liệu chính là Địa liền, Cát sâm, Nghệ

vàng, Gùng gió, Đinh lăng và Gấc thuộc HTX Dược liệu xanh Đông Triều.

Vùng trồng Trà hoa vàng có trung tâm tại huyện Ba Chẽ với diện tích 807 ha, cơ

quan chủ trì là Công ty Phú Khang HT và Công ty cổ phần Lâm sản Đạp Thanh.

Vùng trồng Ba Kích Hoàng Bồ - Ba Chẽ - Tiên Yên với diện tích quy hoạch là

2280ha có trung tâm tại huyện Ba Chẽ do công ty Cổ phần Dược – VTYT Quảng Ninh

và HTX Toàn dân chủ trì..

Vùng trồng Kim ngân (185ha), Hồi (2580ha), Quế (3385ha) có trung tâm tại

huyện Bình Liêu.

Xây dựng mô hình HTX và công ty cổ phần phát triển dược liệu tại cộng đồng

theo luật HTX năm 2012 và Luật doanh nghiệp năm 2014.

Các loài dược liệu được đề xuất gây trồng trong báo cáo Quy hoạch vùng trồng,

khai thác và phát triển bền vững dược liệu Quảng Ninh đến năm 2021 và định hướng

đến năm 2030”. Cụ thể:

(i) Cây trồng

Tổng cộng có 30 loài được lựa chọn quy hoạch, bao gồm 17 cây dài ngày và 13

cây ngắn ngày. Trong đó, có 28 cây bản địa và 2 cây nhập nội.

a) Cây bản địa

- Cây dài ngày (17 loài): Ba kích (Morinda officinalis), Bán biên phong

(Semiliquidambar cathayensis), Cát sâm/Ngưu đại lực (Millettia speciosa), Chùm

ngây (Moringa oleifera), Đẳng sâm nam (Codonopsis javanica), Dây thìa canh

(Gymnema sylvesre), Đinh lăng (Notopanax fruticosa), Gấc (Momordica

cochinchinensis), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Hòe (Styphnolobium japonicum),

Hồi (Illicium verum), Kim ngân (Lonicera spp.), Mạch môn (Ophiopogon longifolius),

Quế (Cinnamomum spp.), Sơn chi tử (Gardenia stenophylla), Thiên môn đông

(Asparagus cochinchinensis) , Trà hoa vàng (Camellia spp.). Các loài cây chủ lực là

Ba kích, Kim ngân, Hồi, Quế và Trà hoa vàng.

B

A

322

- Cây ngắn ngày (11 loài): Địa liền (Kaempferia galanga), Diệp hạ châu

(Phyllanthus spp.), Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.), Giảo cổ lam

(Gynostemma pentaphyllum), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium), Nấm linh chi

(Ganoderma lucidum), Nghệ vàng (Curcuma longa), Nhân trần (Adenosma

caeruleum), Ích mẫu (Leonurus heterophyllus), Râu mèo (Orthociphon spiralis), Gừng

gió (Zingiber officinalis).

b) Cây nhập nội

- Cây ngắn ngày (2 loài): Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), Ngưu tất

(Achyranthes bidentata).

(ii) Cây thu hái tự nhiên

- Cây thu hái tự nhiên gồm: Câu đằng (Uncaria spp.), Chè vằng (Jasminum

subtriplinerve), Dây đau xương (Tinospora tomentosa), Thảo quyết minh (Senna tora),

Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Vối (Cleistocalyx operculatus).

(3) Quy hoạch hệ thống trung tâm cứu hộ

Các trung tâm cứu hộ có vai trò to lớn trong việc cứu hộ những loại động vật

nguy cấp. Hiện tại, Quảng Ninh mới chỉ có một trung tâm cứu hộ động vật được đặt

trên đảo Ba Mùn thuộc VQG Bái Tử Long.

Trung tâm cứu hộ nằm trên đảo, gần với môi trường tự nhiên của các loại động

vật, rất thuận lợi trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, thả về môi trường tự nhiên của

các động vật được cứu hộ. Cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâm chỉ có 1 chuồng linh

trưởng với sức chứa tối đa 20 cá thể; 1 chuồng rùa với sức chứa tối đa 50 cá thể; 1

chuồng thú ăn thịt nhỏ với sức chứa tối đa 10 cá thể, tất cả đều đã hư hỏng xuống cấp.

Trung tâm hiện chưa có khu vực cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng các loại rắn, thú móng

guốc... Ngoài hạn chế về hạ tầng, hiện Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Bái Tử Long cũng

khó khăn về con người. Trung tâm đang có 5 cán bộ nhân viên, hầu như phải túc trực

tại chỗ, thời điểm tiếp nhận nhiều ĐVHD mọi người đều phải làm thêm giờ và không

có ngày nghỉ. Còn về kinh phí hoạt động chủ yếu được trích từ nguồn chi thường

xuyên của Vườn Quốc gia Bái Tử Long, khá eo hẹp; các đợt cứu hộ đột xuất chưa có

cơ chế hỗ trợ kinh phí kịp thời nên Trung tâm đã khó lại càng khó hơn

Trung tâm đã cứu hộ thành công các loài như mèo rừng, kỳ đà vân, rùa 3 gờ, rùa

đầu to, rùa Trung bộ, rùa răng, chim diều hoa Miến Điện. Vích, rùa, rắn hổ mang chúa,

gấu ngựa, chồn, cáo, cầy hương, mèo rừng, khỉ...

Từ ngày 1/11/2015 Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trên đảo Ba Mùn đã

giải thể và nhiệm vụ cứu hộ động vật hoang dã đã chuyển sang Hạt kiểm lâm Vườn

quốc gia Bái Tử Long.

Trong giai đoạn quy hoạch, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ trang thiết bị

cho Hạt kiểm lâm của VQG Bái Tử Long để có thể thực hiện được chức năng cứu hộ

ban đầu cho các loài động vật hoang dã.

323

(4). Quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị khoa

học, kinh tế đăc biệt

Hiện nay, Quảng Ninh có rất nhiều nguồn gen cây trồng, vật nuôi đã được đưa

vào danh mục bảo tồn tại Việt Nam như Gà Tiên Yên, Gà Trới, lợn Móng Cái... Tuy

nhiên trong những năm gần đây, do khai thác quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng

đất, biến đổi khí hậu đã tạo ra các nguy cơ nghiêm trọng dẫn đến suy thoái nguồn gen,

được coi là nguyên vật liệu để tạo ra các loại cây, con có năng suất và có các đặc điểm

ưu việt có khả năng thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Việc duy trì các nguồn gen cây trồng vật nuôi quý của địa phương bằng việc bảo

tồn, thông qua nghiên cứu khoa học nhằm lai tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với

điều kiện của địa phương là cơ sở quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và tính

bền vững của sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa

đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của dân cư. Trong những năm qua, tỉnh Quảng

Ninh đã chú trọng đến việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen cây trồng, vật

nuôi quý của địa phương, tuy nhiên đầu tư cho công việc này chưa thích đáng. Vì vậy,

trong quy hoạch này, việc quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa có

giá trị khoa học, kinh tế đặc biệt là rất cần thiết không chỉ với mục đích bảo tồn nguồn

gen, mà phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh. Như vậy, các

giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế đặc biệt của Quảng Ninh sẽ được

tiếp tục bảo tồn, lưu giữ và phát triển thông qua các chương trình, dự án, đề án.

Đối với giống vật nuôi: lợn nái Móng Cái, gà Tiên Yên, gà Bang Trới (Hoành Bồ).

Một số loài thủy sản như: Sá sùng, Ngán, Tu hài, Ốc đĩa, Hải sâm đen, Cá song

chuối, cá Tráp vàng, bào ngư chín lỗ, cá Lăng chấm,...

Giống cây lương thực: Phát triển Nếp cái Hoa vàng Đông Triều

Giống cây ăn quả: cây vải chín sớm (xã Phương Nam - TP. Uông Bí; Bình Khê,

Tràng Lương - T.X Đông Triều); cam, quýt (Quan Lạn - Vân Đồn).

Một số cây lâm nghiệp Thông Nhựa, Thông Mã vĩ, Lát hoa, Xoan, Mỡ, Vạng

trứng, Lim xanh, Kim giao núi đá, Tùng la hán...

Thực hiện tốt đề án đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo Quyết định

số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013 về “Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen

cấp tỉnh, giai đoạn 2015 – 2020”, trong đó bảo tồn 13 loài đặc hữu có giá trị kinh tế cao

bao gồm: Trà hoa vàng, Ba kích tím, Bình vôi hoa đầu, Bảy lá một hoa, Hoa tiên, Gà

Bang Trới, Ngán, Tu hài, Ốc đĩa, Hải sâm đen, Sá sung, Cá song chuối, cá Tráp vàng.

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ “Bảo tồn cây Ba kích

tím Morinda officinalis trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, “Nhân thuần lưu bảo tồn giống

gà Bang Trới”, “Bảo tồn nguồn gen Ngán Austriella corrugata trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh” và “Bảo tồn nguồn gen Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1766) trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh”. Tiếp tục khai thác và bảo tồn các đối tượng đặc hữu, có giá trị kinh tế

324

cao, đã được đánh giá đặc điểm sinh học; hoặc những đối tượng đang suy giảm nguồn

lợi, hoặc đang bị thoái hóa, mất độ thuần chủng của giống do lai tạp.

(5). Quy hoạch các nhà bảo tàng thiên nhiên

Phát triển và nâng cấp sản phẩm trưng bày hiện vật, hình ảnh về ĐDSH tại bảo

tàng tỉnh Quảng Ninh tại thành phố Hạ Long để phục vụ mục đích nghiên cứu, giáo

dục và phát triển du lịch.

Theo quyết định 86/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 20 tháng 4 năm

2006 về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

đến năm 2020", bảo tàng thiên nhiên bao gồm 4 hợp phần chính là bộ sưu tập mẫu vật

thiên nhiên trưng bày trong nhà, khu trưng bày ngoài trời, vườn động vật và vườn thực

vật. Bảo tàng thiên nhiên là nơi phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan, học

tập phổ biến kiến thức về quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của đất nước.

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được Thủ tương chính phủ

phê duyệt số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, Quy hoạch đưa ra mục tiêu thay đổi cơ

cấu công nghiệp từ "kinh tế nâu" sang "kinh tế xanh". Cơ cấu kinh tế tổng thể sẽ thay

đổi, với ngành dịch vụ thay đổi theo ngành du lịch, chiếm đến 51% GDP sau 2020.

Công nghiệp khai thác than vẫn là một ngành quan trọng, song tỉ trọng trong GDP sẽ

giảm từ 25% xuống còn 11-12%. Việc phát triển bảo tàng thiên nhiên ở địa phương sẽ

thành điểm nhấn về văn hóa - du lịch của tỉnh và khu vực, góp phần vào việc hoàn

thành mục tiêu phát triển xanh của tỉnh; tăng thu nhập cho địa phương; có nguồn vốn

hồi lại cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nếu có được cơ chế phát triển đúng

hướng, phù hợp.

(6). Quy hoạch các vùng được ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai

xâm hại

Kết quả điều tra đã xác định được 15 loài sinh vật ngoại lai xâm hại theo thông

tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 9 năm 2013 của

liên bộ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn. Bao gồm: (1) 9 loài động vật ngoại lai xâm hại là Tôm cang đo,

Ca ty ba, Ca vươc miêng be, Ca vươc miêng rông, Chuôt hai ly, Ôc bươu vang, Rua tai

đo, Ca ăn muôi, Ca hô; (2) 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Cây ngũ sắc, Cỏ lào,

Trinh nữ móc Trinh nữ thân gỗ, Cây lược vàng Bèo tây. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

xuất hiện 15 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nhưng mức độ ảnh hưởng đều ở mức thấp

và kiểm soát được.

Để tránh sự lây lan, giảm thiểu tác hại của chúng, việc kiểm soát và phòng chống

cần tập trung ở các hệ sinh thái sau:

HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp (ở độ cao

dưới 600m) xuất hiện những loài như Cây ngũ sắc, Cỏ lào, Trinh nữ móc.

Hệ sinh thái rừng trồng xuất hiện các loài như Cây ngũ sắc, Cỏ lào, Trinh nữ

325

móc, Chuôt hai ly;

Hệ sinh thái đất ngập nước xuất hiện các loài như Trinh nữ thân gỗ, Cây lược

vàng Bèo tây, Tôm cang đo, Ca ty ba, Ca vươc miêng be, Ca vươc miêng rông, Chuôt

hai ly, Ôc bươu vang, Rua tai đo, Ca ăn muôi, Ca hô

Hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi xuất hiện các loài như Cây ngũ sắc, Cỏ lào, Trinh

nữ móc, Chuôt hai ly;

Hệ sinh thái nông nghiệp xuất hiện cây Trinh nữ thân gỗ, Cây lược vàng Bèo

tây, Cây ngũ sắc, Cỏ lào, Trinh nữ móc, Chuôt hai ly;

Hệ sinh thái khu dân cư xuất hiện nhiều Trinh nữ thân gỗ, Cây lược vàng Bèo

tây, Cây ngũ sắc, Cỏ lào, Trinh nữ móc, Chuôt hai ly.

3.6. Danh mục các dự án ưu tiên bảo tồn

Để thực hiện các nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh cần bố trí, xúc tiến các nguồn vốn để

thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học (nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ

mở mới). Trong số các nhiệm vụ mở mới, đề xuất danh mục một số dự án ưu tiên thực

hiện cho giai đoạn 2018-2030, và phân kỳ đầu từ theo từng giai đoạn 2018 – 2020, 2021

– 2025 và 2026 – 2030 với 23 dự án tổng kinh phí ước tính 593,3 tỷ đồng.

- Kinh phí cho 08 dự án đã và đang triển khai: 429,3 tỷ đồng.

- Kinh phí cho các dự án ưu tiên mở mới trong giai đoạn quy hoạch 15 dự án: 164 tỷ

đồng.

Bảng 76. Các nhiệm vụ, dự án đang triển khai

TT Tên dự án

Tổng kinh

phí

(tỷ đồng)

Nguồn vốn Đơn vị chủ trì

1

Quy hoạch chi tiết Khu bảo

tồn biển Cô Tô – Đảo Trần,

tỉnh Quảng Ninh

2,0 Ngân sách

nhà nước

Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông

thôn

2

Thành lập Khu bảo tồn động

thực vật tại đảo Soi Sim,

vịnh Hạ Long

28,4 Xã hội hóa Công ty TNHH

MTV Soi Sim

3 Xây dựng Vườn cây thuốc

Quốc gia Yên Tử 168,9

NSNN

+ XH hóa

Công ty CP Phát

triển Tùng Lâm,

Công DKPharma

và Bộ môn Thực

vật - Trường Đại

học Dược Hà Nội

326

TT Tên dự án

Tổng kinh

phí

(tỷ đồng)

Nguồn vốn Đơn vị chủ trì

5

Xây dựng "Thung lũng dược

liệu Ngọa Vân - Yên Tử"

gắn với trục du lịch tâm linh

Ngọa Vân - Yên Tử

100,0 NSNN

+ XH hóa

HTX Dược liệu

xanh Đông Triều

(DTGreen)

6

Xây dựng vùng trồng Trà

Hoa vàng với trung tâm tại

Ba Chẽ

50,0 NSNN

+ XH hóa

Công ty CP Phú

Khang HT và

Công ty CP Lâm

sản Đạp Thanh

(DTFopro)

7

Xây dựng vùng trồng Ba

kích tại Hoành Bồ - Ba Chẽ -

Tiên Yên với trung tâm tại

Ba Chẽ

50,0 NSNN

+ XH hóa

Công ty CP Dược

- VTYT Quảng

Ninh và HTX

Toàn dân chủ trì

8

Xây dựng vùng trồng Kim

ngân, Hồi, Quế với trung

tâm tại Bình Liêu.

30,0 NSNN

+ XH hóa

Công ty CP Dược

- VTYT Quảng

Ninh và HTX

Toàn dân chủ trì

Tổng 429,3

Tổng kinh phí các nhiệm vụ, dự án đang thực hiện là 429,3 tỷ đồng bao gồm

nguồn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa.

Đối với 15 dự án ưu tiên trong giai đoạn quy hoạch với tổng số vốn là 164 tỷ đồng,

được chia ra các giai đoạn:

- Giai đoạn 2018 - 2020: 10 tỷ đồng

- Giai đoạn 2021 - 2025: 120 tỷ đồng

- Giai đoạn 2026 - 2030: 34 tỷ đồng

Bảng 77. Dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai

đoạn 2018 – 2030

STT Tên dự án

Tổng

kinh phí

(tỷ đồng)

Phân kỳ đầu tư

2018-

2020

2021-

2025

2026-

2030

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và

giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa

dạng sinh học và thích ứng với biến

đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh

3 3 0 0

327

STT Tên dự án

Tổng

kinh phí

(tỷ đồng)

Phân kỳ đầu tư

2018-

2020

2021-

2025

2026-

2030

2 Dự án hỗ trợ phát triển sinh kế người

dân tại vùng đệm các khu bảo tồn 20 5 2 13

3 Dự án thành lập khu bảo tồn Quảng

Năm Châu 4 0 4 0

4 Dự án Thành lập Khu bảo tồn đất

ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên 2 2 0 0

5 Dự án thành lập khu bảo tồn loài -

sinh cảnh núi đá vôi Quang Hanh 3 0 0 3

6 Dự án thành lập khu bảo tồn vùng

cửa sông Tiên Yên 5 0 5 0

7 Dự án quy hoạch thành lập hành lang

núi 6 0 0 6

8 Dự án quy hoạch thành lập hành lang

ven biển 3 0 3 0

9 Dự án quy hoạch thành lập hành lang

biển 12 0 0 12

10 Dự án thành lập khu bảo tồn Vịnh

Hạ Long 4 0 4 0

11 Dự án quy hoạch phát triển Vườn

thực vật tại Rừng quốc gia Yên Tử 2 0 2 0

12

Dự án quy hoạch phát triển Vườn

thực vật, vườn động vật tại Đồng

Sơn – Kỳ Thượng

5 0 5 0

13

Dự án quy hoạch phát triển Vườn

thực vật, vườn động vật tại Bái Tử

Long

4 0 4 0

14 Dự án Mở rộng khu bảo tồn Đồng

Sơn – Kỳ Thượng 67 0 67 0

15 Dự án Mở rộng Rừng quốc gia Yên

Tử 24 0 24 0

Cộng 164 10 120 34

Bảng 78. Phân nguồn vốn cho các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn

ĐDSH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030

STT Tên dự án

Tổng

Kinh phí

(tỷ

Nguồn vốn

NS

nhà

hội Hợp tác

328

đồng)

nước hóa Quốc tế

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo

dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học

và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng

Ninh

3 3 0 0

2 Dự án hỗ trợ phát triển sinh kế người dân tại

vùng đệm các khu bảo tồn 20 15 5 0

3 Dự án thành lập khu bảo tồn Quảng Năm

Châu 4 2 0 2

4 Dự án Thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước

Đồng Rui - Tiên Yên 2 0 0 2

5 Dự án thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh

núi đá vôi Quang Hanh 3 3 0 0

6 Dự án thành lập khu bảo tồn vùng cửa sông

Tiên Yên 5 5 0 0

7 Dự án quy hoạch thành lập hành lang núi 6 6 0 0

8 Dự án quy hoạch thành lập hành lang ven

biển 3 2 1 0

9 Dự án quy hoạch thành lập hành lang biển 12 8 4 0

10 Dự án thành lập khu bảo tồn Vịnh Hạ Long 4 0 0 4

11 Dự án quy hoạch phát triển Vườn thực vật

tại Rừng quốc gia Yên Tử 2 1 1 0

12 Dự án quy hoạch phát triển Vườn thực vật,

vườn động vật tại Đồng Sơn – Kỳ Thượng 5 2 0 3

13 Dự án quy hoạch phát triển Vườn thực vật,

vườn động vật tại Bái Tử Long 4 3 1 0

14 Dự án Mở rộng khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ

Thượng 67 57 10 0

15 Dự án Mở rộng Rừng quốc gia Yên Tử 24 20 4 0

Tổng 164 127 26 11

Cơ cấu nguồn vốn cho giai đoạn 2018 - 2030:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, vốn

đầu tư…): 127 tỷ đồng

- Nguồn vốn Xã hội hóa: 26 tỷ đồng

- Nguồn vốn Hợp tác Quốc tế: 11 tỷ đồng

295

Bảng 79. Danh mục các dự án thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2030

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

1

Tuyên truyền nâng cao

nhận thức và giáo dục

cộng đồng về bảo tồn đa

dạng sinh học và thích

ứng với biến đổi khí hậu

tỉnh Quảng Ninh

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành,

các đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư

về bảo tồn ĐDSH.

-Thiết lập, duy trì mạng lưới truyền thông

ĐDSH nhằm xã hội hoá công tác bảo tồn

ĐDSH trên phạm vi toàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức của chính quyền và

người dân về sinh vật ngoại lai, các biện

pháp giám sát, kiểm soát và bao vây, tiêu

diệt loài ngoại lai xâm hại

2018 -2020

3,0

Sở Tài

nguyên và

Môi trường

Các tổ chức đoàn thể

có liên quan như: Hội

Nông dân, Hội Phụ

nữ, Đoàn thanh

niên...

2

Dự án hỗ trợ phát triển

sinh kế người dân tại

vùng đệm các khu bảo

tồn

* Ðánh giá công tác đầu tư, đề xuất các

dự án ưu tiên nhằm phát triển bền vững, ổn

định sinh kế người dân vùng đệm và tăng

cường công tác bảo tồn ÐDSH tại vùng đệm

một số khu bảo tồn, trong đó xem xét thực

hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu và thực hiện mô hình phát

huy kiến thức bản địa về bảo tồn đa dạng

sinh học trong phát triển kinh tế xã hội cho

cộng đồng dân cư cư trú

2018 -2030 20,0

UBND các

địa phương

có liên quan

Sở KH&CN, Sở

NN&PTNT, Sở Du

lịch, BQL các KBT,

các tổ chức xã hội

(MTTQ, ĐTN…)

296

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

- Xây dựng mô hình du lịch sinh thái bền

vững tại các hộ gia đình cư trú, kinh doanh

tại vùng đệm

- Xây dựng mô hình nông lâm, trồng cây

bản địa đa dụng (vừa tác dụng môi trường,

phòng hộ,và lấy gỗ, quả…), dược liệu

- Tập huấn kỹ thuật, KHCN…

- Hỗ trợ giống cây, con…

- Ứng dụng KHCN để xây dựng mô hình

chăn nuôi/ thủy sản bền vững.

- Nghiên cứu xác định, lựa chọn loại hình

sinh kế mới, bền vững cho hệ sinh thái và

phát triển kinh tế - xã hội…

3 Dự án thành lập khu bảo

tồn Quảng Năm Châu

- Ðánh giá, kiểm kê về tài nguyên ÐDSH

của khu vực Quảng Năm Châu để làm cơ sở

khoa học thành khu bảo cấp tỉnh.

- Thiết kết quy hoạch không gian, phân

vùng bảo tồn và đánh giá các tác động sinh

kế vùng đệm.

2021 -2025 4,0 Sở

NN&PTNT

Sở TN & MT, các

huyện và BQL RPH

liên quan…

4 Dự án Thành lập Khu Lập hồ sơ đăng ký khu đất ngập nước có 2018 – 2020 2,0 Sở TN&MT UBND huyện Tiên

297

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

bảo tồn đất ngập nước

Đồng Rui – Tiên Yên

tầm quan trọng quốc tế - Khu Ramsar cho

khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui – Tiên

Yên, Quảng Ninh.

Yên

(Ban quản lý KBT

ĐNN Đồng Rui –

Tiên Yên)

5

Dự án thành lập khu bảo

tồn loài – sinh cảnh núi

đá vôi Quang Hanh

- Ðánh giá, kiểm kê về tài nguyên ÐDSH

của khu vực Quang Hanh để làm cơ sở khoa

học thành khu bảo cấp tỉnh.

- Thiết kết quy hoạch không gian, phân

vùng bảo tồn và đánh giá các tác động sinh

kế vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới

Vịnh Hạ Long

2026 -2030 3,0

Ban Quản

lý Vịnh Hạ

Long

Sở NN&PTNT,

UBND TP Cẩm Phả

6

Dự án thành lập khu bảo

tồn vùng cửa sông Tiên

Yên

- Bảo tồn và phát triển bền vững sự phong

phú, đa dạng về hệ sinh thái thủy vực cùng

các loài động thực vật đất ngập nước vùng

cửa sông Tiên Yên, đặc biệt là các loài quý

hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao

- Quản lý, điều tiết hài hòa các hoạt động

khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên

thiên nhiên, phục vụ cho sự phát triển kinh

2021 – 2025 5,0 Sở TN &

MT

UBND các địa

phương liên quan, Sở

NN&PTNT

298

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

tế xã hội của địa phương và phục hồi, bảo

vệ các giá trị về đa dạng sinh học, các chức

năng của hệ sinh thái đất ngập nước vùng

cửa sông Tiên Yên

7 Dự án quy hoạch thành

lập hành lang núi

Xây dựng khu cu trú và hành lang di cư cho

các loài sinh vật đặc hữu. Nhằm mục tiêu

bảo tồn và phát triển các loài động thực vật

và bảo vệ nguồn nước.

Quy hoạch chi tiết hành lang núi Quảng

Ninh

2026 – 2030 6,0 Sở

NN&PTNT

Sở TN & MT, các

huyện/thị, BQL

VQG, KBT và

RPH,…

8

Dự án quy hoạch thành

lập hành lang ven biển

- Xây dựng khu cu trú và hành lang di cư

cho các loài sinh vật. Nhằm mục tiêu bảo

tồn và phát triển các loài động thực vật và

và phát triển bền vững, thích ứng với

BĐKH.

Quy hoạch chi tiết hành lang ven biển

Quảng Ninh

2021 – 2025 3,0 Sở

NN&PTNT

Sở TN & MT, các

huyện/thị, BQL

VQG, KBT và

RPH,…

9 Dự án quy hoạch thành

lập hành lang biển Quy hoạch chi tiết hành lang biển tỉnh

Quảng Ninh nhằm thiết lập hành lang gắn 2026 – 2030 12,0

Sở TN &

MT

Sở NN&PTNT, BQL

VQG, BQL Vịnh

299

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

kết các khu cư trú và hành lang di cư tự

nhiên cho các loài sinh vật để bảo tồn và

phát triển các loài động thực vật và bảo vệ

nguồn nước.

HL, UBND các địa

phương liên quan

10 Dự án thành lập khu bảo

tồn Vịnh Hạ Long

- Bảo tồn hệ sinh thái biển quan trọng, đặc

thù, đại diện cho vùng sinh thái biển tự

nhiên; bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ. Góp phần phát triển du

lịch sinh thái.

- Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vịnh Hạ

Long

2021-2025 4,0 BQL Vịnh

Hạ Long

Sở TN & MT, Sở

NN & PT NT,

UBND thành phố Hạ

Long

11

Dự án quy hoạch phát

triển Vườn động thực

vật tại Rừng quốc gia

Yên Tử

- Góp phần bảo tồn và phát triển sinh vật

hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý,

hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao,

nhằm quản lý bền vững tài nguyên sinh vật

hoang dã trong khu vực.

- Phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang

dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội và giảm áp lực săn bắn động vật hoang

2021 – 2025 2,0

Ban Quản

lý RQG

Yên Tử

Sở NN&PTNT,

TN&MT, KH&CN

300

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

dã trong tự nhiên.

- Bảo tồn các loài thực vật bản địa, các loài

thuộc danh mục quý hiếm IUCN và Sách đỏ

Việt Nam.

- Phục vụ tham quan, du lịch.

- Quy hoạch chi tiết Vườn thực vật tại rừng

quốc gia Yên Tử; thiết lập cơ sở hạ tầng cơ

bản.

12

Dự án quy hoạch phát

triển Vườn thực vật,

vườn động vật tại Đồng

Sơn – Kỳ Thượng

- Góp phần bảo tồn và phát triển sinh vật

hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý,

hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao,

nhằm quản lý bền vững tài nguyên sinh vật

hoang dã trong khu vực.

- Phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang

dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội và giảm áp lực săn bắn động vật hoang

dã trong tự nhiên.

- Bảo tồn các loài thực vật bản địa, các loài

2021 – 2025 5,0

BQL KBT

Đồng Sơn –

Kỳ Thượng

Sở TN & MT, Sở

KH &CN, Sở

NN&PTNT

301

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

thuộc danh mục quý hiếm IUCN và Sách đỏ

Việt Nam.

- Quy hoạch chi tiết Vườn thực vật, vườn

động vật tại KBT; thiết lập cơ sở hạ tầng cơ

bản

13

Dự án quy hoạch phát

triển Vườn thực vật,

vườn động vật tại Bái

Tử Long

- Góp phần bảo tồn và phát triển sinh vật

hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý,

hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao,

nhằm quản lý bền vững tài nguyên sinh vật

hoang dã trong khu vực.

- Phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang

dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội và giảm áp lực săn bắn động vật hoang

dã trong tự nhiên.

- Bảo tồn các loài thực vật bản địa, các loài

thuộc danh mục quý hiếm IUCN và Sách đỏ

Việt Nam.

2021 – 2025 4,0

BQL VQG

Bái Tử

Long

Sở TN & MT, Sở

KH &CN,

NN&PTNT

302

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

- Quy hoạch chi tiết Vườn thực vật, vườn

động vật tại VQG; thiết lập cơ sở hạ tầng cơ

bản

14

Dự án Mở rộng khu bảo

tồn Đồng Sơn – Kỳ

Thượng

- Nâng cao khả năng bảo tồn loài, bảo tồn

đa dạng sinh học.

- Nuôi dưỡng nguồn nước phục vụ sinh hoạt

và phát triển sản xuất.

- Góp phần phát triển du lịch sinh thái

- Mở rộng thêm 4.299 ha (về phía rừng

phòng hộ hồ Cao Vân)

2021 – 2025 67,0 Sở NN &

PTNT

Sở TN & MT, BQL

KBT Đồng Sơn – Kỳ

Thượng, UBND

huyện Hoành Bồ

15 Dự án Mở rộng Rừng

quốc gia Yên Tử

- Nâng cao khả năng bảo tồn đa dạng sinh

học.

- Nuôi dưỡng nguồn nước phục vụ sinh hoạt

và phát triển sản xuất.

- Góp phần phát triển du lịch sinh thái, du

lịch tâm linh

- Mở rộng thêm 89,26 ha (hiện trạng rừng

2021 – 2025 24,0 Sở NN &

PTNT

Sở TN & MT, BQL

RQG Yên Tử và

UBND TP Uông Bí

303

STT Tên dự án Mục tiêu/ Nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh

phí

khái

toán (tỷ

đồng)

Đơn vị

chủ trì Đơn vị phối hợp

phục hồi, rừng trồng Keo)

CỘNG 164,0

304

3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

3.7.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch

- UBND tỉnh có kế hoạch bố trí đủ ngân sách nhà nước của địa phương từ nguồn

sự nghiệp như: khoa học, môi trường, kinh tế, hành chính, đào tạo và đầu tư phát triển

cho việc thực hiện các dự án ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh; trong đó, tập

trung đảm bảo đầu tư cho các chương trình Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh

học; Phục hồi hệ sinh thái; Nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn lực; Xây dựng hạ

tầng cơ sở; giáo dục bảo vệ môi trường…

- Kết hợp hình thức bảo tồn và du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nhằm tăng

cường thêm các nguồn vốn cho các hoạt động của khu bảo tồn. Sử dụng cơ chế chi trả

dịch vụ môi trường (PES) là công cụ kinh tế-tài chính được sử dụng để những người

được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì,

bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Thực hiện thu phí dịch vụ môi

trường đối với các dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ nghiên cứu khoa học, công trình

thủy lợi, nước sinh hoạt để tăng nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH.

- Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch bảo tồn sau khi được

phê duyệt, thực hiện các dự án ưu tiên. Cụ thể kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp,

các tổ chức, các hội và cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài. Mở rộng các

hình thức bảo tồn, vừa bảo tồn vừa phát triển, khuyến khích nhân dân, cộng đồng tham

gia vào các hình thức quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn ĐDSH và

nuôi trồng các loại cây con đặc hữu, quý hiếm trong vùng. Sử dụng nguồn vốn từ Quỹ

bảo vệ và phát triển rừng phục cho các hoạt động quản lý ĐDSH.

- Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch bảo tồn sau khi được

phê duyệt, thực hiện các dự án ưu tiên. Cụ thể kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp,

các tổ chức, các hội và cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài.

- Kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác quốc tế trên cơ sở các dự án đã được xây dựng và

phê duyệt từ các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, vốn ODA của Nhật, Đan Mạch,

Hoa Kỳ, Đức và cộng đồng châu Âu, JICA, Jetro,… và các tổ chức NGO khác.

- Huy động nguồn vốn đầu tư cho chương trình bảo vệ, khoanh nuôi phát triển

rừng của tỉnh, vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của

tỉnh; từ các chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao

biên giới có liên quan đến bảo tồn ĐDSH.

- Mở rộng các hình thức bảo tồn, vừa bảo tồn vừa phát triển, khuyến khích nhân

dân, cộng đồng tham gia vào các hình thức quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng,

bảo tồn ĐDSH và nuôi trồng các loại cây con đặc hữu, quý hiếm trong vùng. Sử dụng

nguồn vốn từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng phục cho các hoạt động quản lý ĐDSH.

- Hiện nay, đa số các khu bảo tồn chưa đủ sức hấp dẫn các nguồn lực đầu tư, một

phần do thiếu các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên nói

305

riêng và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học toàn tỉnh nói chung, một phần do công tác

xây dựng cơ sở dữ liệu, quảng bá, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả... Do đó, để các

khu bảo tồn hấp dẫn các nhà đầu tư thì vẫn cần nhà nước bố trí ngân sách để đầu tư

các thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới gây dựng, quảng bá, tuyên truyền xúc tiến

đầu tư ... cho các khu bảo tồn. Đề xuất có thêm các cơ chế chính sách ưu đãi, mở cửa

để các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên...

3.7.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học của

tỉnh và cán bộ có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học thông qua việc

trao đổi, hợp tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại các trường đại học, viện nghiên

cứu. Đồng thời đào tạo tại chỗ, qua hội thảo, diễn đàn, tập huấn các chương trình liên

quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đảm bảo đủ số lượng cán bộ công chức gồm cán bộ trong biên chế và cán bộ

hợp đồng từ nay đến giai đoạn 2020, phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững

các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đẩy mạnh và ưu tiên đào tạo chuyên môn cho các cán bộ đang làm công tác

bảo tồn ĐDSH tại hệ thống các khu bảo tồn, các cơ sở bảo tồn và tại các cơ quan quản

lý về bảo tồn ĐDSH ở tỉnh. Đa dạng hóa phương thức đào tạo để nhanh chóng đáp ứng

được các yêu cầu về đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh, có thể đề

nghị các tổ chức quốc tế đang thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt

Nam giúp đỡ và hỗ trợ.

- Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý đối với Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên

nhiên tạo thành các đơn vị sự nghiệp, có đủ điều kiện thực hiện được các nhiệm vụ ở

cấp cơ sở về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng các

khu bảo tồn thiên nhiên theo các quy định hiện hành.

- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học của

tỉnh và cán bộ có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học thông qua việc

đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và đào tạo tại

chỗ, qua hội thảo, diễn đàn, tập huấn các chương trình liên quan đến bảo tồn ĐDSH.

- Các cơ quan quản lý, cán bộ liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học cần nắm

vững các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực cho Ban quan lý, cán bộ Kiểm lâm các khu bảo tồn có đầy

đủ nhân lực có trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, đầy đủ các trang thiết bị

phòng chống cháy rừng, săn bắt trái phép. Cùng với đó là nâng cao năng lực cho các

cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát môi trường, công an, thuế vụ nhằm quản lý có

hiệu quả việc săn bắt trái phép, buôn bán các loài động vật hoang dã quý hiếm cần

được bảo vệ, các loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao xuất khẩu qua biên giới, chống

lấn chiếm đất đai khu bảo tồn.

306

- Củng cố, rà soát, sắp xếp lại tổ chức và phân công trách nhiệm của hệ thống

quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH từ tỉnh, huyện, xã; lựa chọn một số vùng thí điểm

phân cấp quản lý đến thôn bản, nhằm rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Thường xuyên

nâng cao trình độ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đội ngũ làm công tác bảo tồn tại địa

phương có các khu bảo tồn, nhằm phát huy năng lực bảo tồn tại chỗ của địa phương.

- Cần có kế hoạch xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học cho tỉnh. Kết

nối và chia sẻ các thông tin giữa các cơ quan liên quan trong tỉnh, giữa địa phương với

các tỉnh và với cơ quan quản lý trung ương.

- Tăng cường công tác của các hội, quần chúng bảo vệ thiên nhiên và ĐDSH. Mỗi

một tổ chức chính trị xã hội có chức năng của mình, song cần nâng cao nhận thức về

ĐDSH, có cơ chế khuyến khích các tổ chức này tham gia và giám sát về bảo tồn ĐDSH.

- Kiểm soát nhu cầu thị trường, dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản

xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ

rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...) và nâng cao đời sống vật chất cho

cộng đồng dân cư.

- Tăng cường cung cấp các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho điều tra, giám sát

đa dạng học và tài liệu chuyên môn cho các đơn vị quản lý.

- Quy hoạch các công trình xây dựng tại phân khu hành chính và dịch vụ du lịch

để xây dựng nhà làm việc, chòi bảo vệ; nghiên cứu khoa học, nhà khách, dịch vụ, khu

nghỉ dưỡng và các khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch sinh thái.

- Quy hoạch tôn tạo các điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phục

vụ du lịch tại các VQG, KBT và rừng quốc gia.

- Quy hoạch hệ thống đường giao thông phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ

rừng, hoạt động Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, gồm các tuyến

đường ranh giới, các tuyến đường tuần tra bảo vệ kết hợp dân sinh kinh tế, đường phục

vụ phát triển du lịch sinh thái và nâng cấp đường nội bộ.

3.7.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của Khu bảo

tồn như các công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài thực vật quý hiếm... ;

đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu vê đa dạng sinh học,

xây dưng mang lươi giam sat đa dang sinh hoc toan tinh. Chú trọng kỹ năng quản lý

các hệ sinh thái trên GIS phù hợp với chức năng bảo tồn của từng khu bảo tồn, các cơ

sở bảo tồn được phê duyệt trong quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh;

- Điều tra cụ thể nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, các hê sinh thai đặc trưng,

các loài thực động vật quý hiếm, canh quan môi trương, net đep đôc đao cua tư

nhiên...nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn, bao vê phù hợp. Điều tra thực trạng và

ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mạng lưới

giám sát đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn được quy hoạch phù hợp với chức năng

bảo tồn cả về: trạm, điểm, trang thiết bị và nguồn nhân lực.

307

- Phối hợp với các các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học

trong nước và quốc tế tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng ĐDSH, quy hoạch chi tiết

các khu bảo tồn sau khi quy hoạch tổng thể ĐDSH tỉnh Quảng Ninh được phê duyệt.

- Ứng dụng đa dạng các mô hình khôi phục, cải tạo hệ sinh thái; nhất là đối với

những loài cây, con bản địa, đặc hữu như: Tùng La hán, Chè hoa vàng, Mai Yên Tử,…

nhằm thiết kế sinh thái tự nhiên, đặc trưng trong tỉnh.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng, khôi phục diện tích sau khai

thác than nhằm hạn chế xói mòn, xử lý nước thài từ các nhà máy, khu công nghiệp

nhằm hạn chế các trầm tích gây suy giảm đa dạng sinh học; nhất là đối với những khu

hệ sinh thái biển như: rong biển, san hô,…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH, chú trọng kỹ năng quản lý theo các hệ

sinh thái trên GIS phù hợp với chức năng bảo tồn của từng khu bảo tồn, cũng như các

cơ sở bảo tồn được phê duyệt trong quy hoạch ĐDSH tỉnh Quảng Ninh.

- Để việc quản lý cơ sở dữ liệu có hiệu quả, cần xây dựng chương trình tập huấn

kỹ năng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, kỹ năng thu thập, xử lý và bảo quản mẫu

động, thực vật phù hợp với chức năng bảo tồn của từng khu bảo tồn, cập nhật dữ liệu

trên phần mềm Formis (Hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp Việt Nam).

- Điều tra cụ thể nguồn tài nguyên ĐDSH, các HST đặc trưng, các loài thực động

vật quý hiếm cần được bảo vệ; các cây thuốc quý hiếm và các lâm sản ngoài gỗ có giá trị

kinh tế cao, nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH phù hợp đối với từng khu bảo tồn.

- Điều tra thực trạng và ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai trên địa

bàn tỉnh.

- Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của Khu bảo

tồn như các công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nhân giống các loài thực vật quý hiếm...

- Đào tạo cán bộ, chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trước khi thực hiện từng hoạt

động cụ thể của khu bảo tồn và vùng đệm khu bảo tồn như khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Tiếp tục các hoạt động điều tra nghiên cứu sâu hơn, xây dựng các mô hình thử

nghiệm hoặc ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã thực hiện có liên quan đến các

hoạt động bảo tồn, hoạt động lâm sinh tại khu bảo tồn và vùng đệm.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình nông lâm kết

hợp, ứng dựng các nghiên cứu đã có, các tiến bộ kỹ thuật xây dựng và nhân rộng các mô

hình phát triển sản xuất, phát triển giống cây trồng và chăn nuôi có năng suất cao, cho

nhân dân vùng đệm của các khu bảo tồn, chú ý gia đình nghèo, người dân tộc và phụ nữ.

- Điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5 năm hoặc 10 năm, lập

danh lục động thực vật tại các khu bảo tồn để phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng;

thực hiện giám sát sinh cảnh tại những khu vực rừng có chất lượng tốt tại các hệ sinh

thái núi đá vôi, thủy vực, các khu đất ngập nước,...

308

- Tổ chức điều tra, đánh giá các khu vực có thể tiến hành trồng rừng hoặc tái

sinh rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên và xác định loài cây bản địa phù hợp cho

từng vùng; xây dựng các dự án phát triển vùng đệm về sử dụng tài nguyên một cách

bền vững và các dự án phục hồi rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên.

- Thu thập các kinh nghiệm cổ truyền và tri thức bản địa về quản lý và bảo vệ

ĐDSH; nghiên cứu một số loài cây có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng phương án PCCCR có hiệu quả, kết hợp tuyên truyền cho người dân

trong việc sử dụng lửa, hướng dẫn khi đốt nương làm rẫy, tập huấn nghiệp vụ về công

tác PCCCR.

- Xây dựng mạng lưới giám sát ĐDSH tại các khu bảo tồn được quy hoạch phù

hợp với chức năng bảo tồn cả về: trạm, điểm, trang thiết bị và nguồn nhân lực.

3.7.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Trong những năm gần đây hệ thống chính sách bảo vệ môi trường, bảo tồn

ĐDSH liên tục được củng cố, đồng hành với xu thế phát triển kinh tế-xã hội và hội

nhập quốc tế của Việt Nam. Năm 2007, Chính phủ thông qua Kế hoạch hành động

quốc gia ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm thực hiện Công

ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học. Năm 2013 Chiến lược

quốc gia về ĐDSH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Chính phủ ban

hành với tầm nhìn mới về ĐDSH là nền tảng của nền kinh tế xanh và bảo tồn ĐDSH là

giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cột mốc chính sách quan trọng nhất

chính là Luật ĐDSH đã được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 7 năm 2009. Đây là khung luật đầu tiên của Việt Nam quy định về bảo

tồn và phát triển bền vững ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH với cách tiếp cận ĐDSH là một đối tượng

tổng thể thống nhất (hệ sinh thái, loài và nguồn gen). Luật ĐDSH của Việt Nam được

đánh giá là tiến bộ, có tầm nhìn, tiếp cận đầy đủ các cam kết và chuẩn mực quốc tế về

bảo tồn, phát riển và sử dụng ĐDSH bền vững. Luật này cùng với các luật chuyên

ngành như Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật Thủy sản (2003), Luật Tài

nguyên nước (2012) tạo thành một hệ thống quy định đa dạng, đa ngành cho bảo vệ tài

nguyên sinh vật. Bên cạnh đó, Luật BVMT 2014 (sửa đổi) bổ sung và cung cấp các

chế tài hỗ trợ cho công tác bảo vệ ĐDSH như quy định về đánh giá tác động môi

trường; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015). Ví dụ: Chiến lược quốc

gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể bảo tồn

ĐDSH của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quản lý hệ

thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam;

hay Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030. Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Ngày 25/10/2012 chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ra

309

Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng

sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày

18/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030. Nhiều văn bản khác được trình bày trong mục 2.4.1. Những

khung chính sách này sẽ giúp cho tỉnh hướng phát triển bền vững về môi trường và tài

nguyên thiên nhiên. Nó cũng sẽ giúp tập trung các nỗ lực bảo tồn nguồn tài nguyên

sinh vật phong phú của tỉnh từ nhiều bên liên quan.

Bên cạnh những tiền đề rất thuận lợi cho việc phát triển các quy định về bảo vệ

môi trường, về quản lý và bảo tồn ĐDSH, thì thực tiễn thi hành các quy định nêu trên

đã cho thấy một số hạn chế nhất định. Việc quản lý môi trường ở cấp huyện vừa thiếu,

vừa yếu về nguồn nhân lực nên rất khó khăn khi thực hiện cụ thể. Vấn đề lồng ghép

môi trường trong các quy hoạch ngành chưa đạt yêu cầu, các hoạt động phát triển của

các ngành cơ bản chỉ coi trọng đến hiệu quả kinh tế, chưa chú ý đến việc giải quyết các

ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt nguy cơ đối với tài nguyên ĐDSH hầu như

thiếu vắng. Chưa xây dựng được các quyết sách quản lý, ứng phó kịp thời và hiệu quả

trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí

hậu, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì vậy, cần tiến hành:

- Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến lĩnh vực

bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh, đặc biệt là các cơ chế phối

hợp, hợp tác trong quản lý, đa dạng sinh học; cơ chế chính sách về tài chính (các ưu

đãi) để thúc đẩy phát triển hiệu quả các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcva thưc hiên

bao tôn, phat huy gia tri đa dang sinh hoc trên đia ban tinh...

- Gắn kết hài hòa nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong các quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Thực hiện đông bô các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bảo

vệ môi trường, đa dạng sinh học như:

+ Khi nghiên cưu chu trương đâu tư, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cần

có nghiên cứu cân nhắc, đánh gia đầy đủ hiện trạng môi trường tự nhiên, đa dạng sinh

học, phương thức sử dụng tài nguyên, các tác động của dự án đến môi trường, đa dang

sinh hoc, khả năng chịu tải cua môi trường và tính đặc thù của hệ sinh thái trong khu

vực dự kiến triển khai dự án làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả.

+ Bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất, chế

biến tài nguyên khoáng sản than, vật liệu xây dựng... nhăm giảm thiểu tác động của

hoạt động này đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái.

+ Nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng thay thế đối với các dự án phát triển

kinh tế - xã hội có yêu cầu sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; các dự án

trồng rừng hoàn môi trường tại các khai trường, bãi thải mỏ; nghiên cưu thi điêm thưc

hiên bôi hoan đa dang sinh hoc, thưc hiên quản lý, sử dụng hiệu quả đất rừng, tài

310

nguyên thiên nhiên đã được xác định trong các nghị quyết của Hôi đông nhân dântỉnh

trong thời gian qua.

+ Tăng cương công tac canh bao, ngăn chặn kip thơi các hoạt động phat triên

kinh tê xa hôi co tac đôngtiêu cực đên môi trương sông, thưc hiên cac giai phap nâng

cao chất lượng môi trường, hệ sinh thái ven bờ phục vụ các mục tiêu vê phát triển du

lịch bên vưng; nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng

của hệ sinh thái.

- Rà soát, bổ sung, xây dựng các văn bản quy định để cụ thể hóa Luật Đa dạng

sinh học và quản lý các khu rừng đặc dụng (VQG Bái Tử Long, Khu bảo tồn thiên

nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Khu đặc dụng Vịnh Hạ Long, Rừng Quốc gia Yên

Tử,…) và các khu bảo tồn mở mới. Đồng thời xây dựng các văn bản quy định của tỉnh

Quảng Ninh trong một số lĩnh vực như buôn bán động vật hoang dã, sử dụng các loài

hoang dã (cây thuốc, hương liệu, các lâm sản ngoài gỗ...); các cơ chế quản lý an toàn

sinh học, sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen, chia sẻ lợi nhuận từ ĐDSH. Tăng

cường hiệu lực của các quy chế đã và sẽ ban hành.

Rà soát hệ thống các văn bản và các cơ chế chính sách về bảo tồn đa dạng sinh

học của trung ương, cũng như ở địa phương, đánh giá những tác động của chúng đối với

bảo tồn đa dạng sinh học. Trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các

văn bản còn thiếu và lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học với các hoạt động phát triển

kinh tế xã hội vào các văn bản, chính sách trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học. Kiện

toàn hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh phù hợp

với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược quốc gia; đồng thời,

nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện và xã về hệ thống

cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học.

Xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến

lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh.

Gắn kết hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh với các quy

hoạch, kế hoạch liên quan khác của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trường hợp có

sự khác nhau giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh với các quy hoạch, kế

hoạch liên quan khác của tỉnh đến năm 2020 (trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh) thi

ưu tiên thực hiện quy hoạch bao tôn đa dang sinh học.

- Quy hoạch các khu bảo tồn động, thực vật trên Vịnh Hạ Long gắn với phát

triển du lịch và đảm bảo các quy định của Vùng Di sản nhằm kết hợp giữa phát triển

kinh tế du lịch với bảo vệ bền vững Vùng Di sản.

- Khôi phục và bảo tồn rừng ngập mặn để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế

thiên tai.

- Chú trọng công tác hoàn nguyên môi trường sau các hoạt động khai thác tài

nguyên, khoáng sản; hoạt động khai thác than phải đi đôi với bảo vệ bền vững đa dạng

sinh học.

311

Xây dựng cơ chế chính sách bao tôn đa dang sinh học bao gồm:

- Cơ chế chính sách về tài chính;

- Cơ chế chính sách về việc phối hợp thực hiện trong lĩnh vực bao tôn đa dang

sinh học của các cấp, các ngành;

- Cơ chế chính sách về tăng cường nguồn lực trong lĩnh vực bao tôn đa dang

sinh học của các cấp, các ngành; về xã hội hóa nguồn lực tham gia bao tôn đa dang

sinh học;

- Cơ chế chính sách về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bao

tôn đa dang sinh học;

- Cơ chế chính sách về việc nghiên cứu, áp dụng triển khai các tiến bộ khoa học

công nghệ trong lĩnh vực bao tôn đa dang sinh học của các cấp, các ngành.

- Hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy

định, hướng dẫn cụ thể về lồng ghép nội dung đánh giá đa dạng sinh học trong các

ĐTM, ĐMC. Do đó, cần kiến nghị, lưu ý:

* Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành liên quan:

- Lưu ý trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và

các văn bản hướng dẫn thi hành luật cân nhắc đến các nội dung đánh giá đa dạng sinh

học lồng ghép với ĐTM, ĐMC.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ thị ÐDSH quốc gia; các

hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép đánh giá tác động đến ÐDSH và dịch vụ hệ sinh thái

trong quy trình và thủ tục ÐMC, ÐTM...

- Tăng cường năng lực về ÐTM của dự án đến ÐDSH, bao gồm đào tạo chuyên

gia trong các lĩnh vực lập, thẩm định báo cáo ÐTM, hướng dẫn kỹ thuật, vì hiện nay ở

nước ta rất thiếu đội ngũ này.

* Đối với Chủ dự án:

- Trong quá trình thực hiện ÐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn chính

quyền các cấp, nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động

trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý

của các đối tượng liên quan được tham vấn, để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của

dự án đến môi trường tự nhiên, ÐDSH và sức khỏe cộng đồng...

* Đối với tỉnh Quảng Ninh:

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc các nguồn viện

trợ phi chính phủ không hoàn lại cho lĩnh vực môi trường để triển khai các dự án tổng

thể điều tra, kiểm kê các thông tin liên quan đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học làm

nguồn dữ liệu đầu vào cho các đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường

chiến lược.

312

3.7.5. Giải pháp về hợp tác

- Tăng cường hợp tác đa lĩnh vực, đa phương diện trong bảo tồn đa dạng sinh

học trong và ngoài tỉnh, như:

+ Hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức khoa học

trong và ngoài nước tiến hành điều tra, nghiên cứu và phát triển đa dạng sinh học, đặc

biệt là nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Hợp tác xây dựng, triển khai các đề tài, dự án về bảo tồn đa dạng sinh học và

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hợp tác tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan, trao đổi kinh nghiệm

hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước phục vụ cho công tác bảo tồn và

phát triển bền vững.

+ Hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

ĐDSH.

+ Xây dựng cơ chế hợp tác giữa ban quản lý khu bảo tồn với các ban ngành có

liên quan trong và ngoài tỉnh, với các tổ chức chính trị xã hội, giữa tỉnh với các cơ

quan liên quan của trung ương.

+ Xây dựng cơ chế trao đôi thông tin, dư bao tinh hinh, biến động về đa dạng

sinh hoc với nước bạn Trung Quốc;

+ Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của

các loài; bao vê các loài di cư;

+ Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin liên tục giữa các cơ quan quản lý nhà

nước trong tỉnh và giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh và quốc gia lân cận.

3.7.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

- Tăng cương thông tin, xây dựng, thực hiện các nội dung, hình thức tuyên

truyền, giáo dục nhăm nâng cao nhận thức vê thưc hiên cac quy đinh cua Nha nươc va

phap luât vê bảo vệ rừng, bao vê môi trương, bảo tồn đa dạng sinh học va phat triên

bên vưng...;

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng,

không chỉ giúp cho cộng đồng nhận thấy được lợi ích lâu dài và nhiều mặt của công

tác bảo tồn ĐDSH, mà còn phải giúp cho cộng đồng gắn bó cuộc sống và thu nhập của

mình với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH. Do đó, để công

tác bảo tồn ĐDSH thực hiện có hiệu quả cao, cần tiến hành các giải pháp tuyên truyền

giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng như sau:

- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện tuyên truyền, nâng cao

nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH hàng năm của tỉnh Quảng Ninh

hoặc theo các giai đoạn 2-3 đến 5 năm. Chương trình tuyên truyền có thể xây dựng

313

theo logic trực quan sinh động, tư duy trừu tượng nhằm thay đổi thực tế góp phần phục

vụ nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH của tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến kiến thức luật pháp nhà nước về

quản lý bảo vệ rừng đặc dụng. Thông qua các văn bản pháp quy của nhà nước, ban

quản lý các khu bảo tồn soạn thảo, phát hành nội quy khu bảo tồn, sách hướng dẫn,

sách hỏi đáp về luật, nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cán bộ và nhân dân

trong vùng hiểu rõ và biết được quyền lợi, nghĩa vụ của người dân tham gia công tác

bảo tồn, bảo vệ rừng đặc dụng cũng như trách nhiệm hình sự nếu tham gia các hoạt

động vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ và sử dụng rừng trái phép. Xây dựng các

bảng nội quy đặt tại ban quản lý và các trạm bảo vệ, các thôn bản xung quanh khu bảo

tồn, ở ngã ba giữa đường giao thông trên đường vào khu bảo tồn.

- Kết hợp với các hoạt động của các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ,

trường học để lồng ghép các chương trình giáo dục tuyên truyền về quản lý bảo vệ bảo

vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, phổ biến kiến thức khuyến nông, khuyến lâm; các kỹ thuật

sản xuất nông lâm nghiệp bền vững trên đất dốc cho người dân địa phương.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hội quần chúng trong công tác bảo vệ

thiên nhiên và đa dạng sinh học. Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo

vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nuôi trồng các loại cây, con nhằm bảo tồn nguồn

gen động - thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời nhân rộng những điển

hình tiên tiến.

- Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền

về quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, phát huy vai trò tuyên truyền của

các cộng tác viên ở từng xã, thôn bản.

- Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH,

nuôi trồng các loại cây, con nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm có nguy

cơ tuyệt chủng, đồng thời nhân ra diện rộng những điển hình tiên tiến. Cần đặc biệt

khuyến khích thế hệ trẻ sống trong khu bảo tồn và vùng đệm vì đây là những chủ nhân

tương lai, sẽ gắn bó lâu dài với các khu bảo tồn.

- Ban hành quy định về Giải thưởng bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, để thực hiện

khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn

ĐDSH trên địa bàn. Đồng thời đưa các thông tin về việc vi phạm Luật ĐDSH của các

tổ chức, cá nhân lên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý và người

dân bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của cộng đồng,

xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, nâng cao khả năng tự chủ của người dân, nâng cao ý

thức, kiến thức, kỹ năng về sản xuất và tổ chức đời sống; nhằm khai thác các tiềm

năng, nguồn lực tại chỗ; vận dụng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, nguồn lực hỗ trợ

của Nhà nước, của các doanh nghiệp; tiết kiệm trong tiêu dùng, tích lũy tái sản xuất,

vươn lên thoát nghèo tạo sinh kế bền vững.

314

- Các nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ

rừng, bảo tồn ĐDSH bao gồm phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, văn bản

pháp luật và thông tin về rừng và ĐDSH; Các chương trình tuyên truyền xây dựng

dưới các hình thức dễ hiểu, dễ nhớ bằng pa nô, áp phích, biển báo, loa đài, ấn phẩm, tờ

rơi cho khách du lịch và cộng đồng; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, các đợt ra

quân về bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH.

3.7.7. Giải pháp về sinh kế cho người dân vùng đệm

- Thực hiện lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu tại

Quảng Ninh.

Để giải quyết nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH của các khu bảo tồn, VQG tỉnh Quảng

Ninh theo quy hoạch đề xuất, giải pháp rất quan trọng là giải quyết vấn đề sinh kế cho

người dân vùng đệm, nhằm nâng cao điều kiện kinh tế – xã hội của dân cư sống trong

vùng đệm, giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bên trong các VQG/KBT.

Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển sinh kế cho người dân trong và

xung quanh khu bảo tồn

- Hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng; rà soát, thu hồi

những dự án vi phạm (dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản và du lịch sinh thái) ở các

khu vực thuộc vườn quốc gia, khu bảo tồn, rừng ngập mặn,...

- Xây dựng chính sách khuyến khích sự tham gia của các hộ gia đình, cá nhân sinh

sống hợp pháp trong khu bảo tồn vào hoạt động quản lý và chia sẻ lợi ích trong KBT.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn về đầu tư phát triển vùng đệm của các KBT và

thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong khu bảo tồn và

vùng đệm trên cơ sở Chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết

định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số

57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn

2011-2020.

- Xây dựng chính sách về cơ chế đồng quản lý, chia sẻ lợi ích trong sử dụng tài

nguyên ở các khu bảo tồn và vùng đệm. Hoàn thành các chương trình giao đất, khoán

quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng, hộ gia đình, để người dân yên tâm canh tác hoặc

triển khai các hoạt động sản xuất trên đất được giao.

- Triển khai chính sách về chi trả dịch vụ HST, nhằm bảo đảm quyền lợi của

người dân khi tham gia quản lý bảo vệ các KBT. Triển khai các chương trình ứng phó

với biến đổi khí hậu, chương trình “Giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua các

nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon, quản lý bền

vững tài nguyên rừng và tăng trữ lượng các bon rừng” (REDD+)... đưa các hoạt động

này tới người dân tham gia.

- Ưu tiên triển khai các chính sách hỗ trợ khác ổn định dân cư trong khu bảo

315

tồn và vùng đệm của cấp tỉnh và Trung ương như Nghị quyết 30A; Kế hoạch bảo vệ và

phát triển rừng đến năm 2020.

- Xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đệm của các khu

bảo tồn. Trong đó, đặc biệt chú ý vùng đệm trong (người dân sống trong vùng lõi các

khu bảo tồn).

- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất của các xã vùng đệm khu bảo tồn, tận dụng tối

đa ưu thế về đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Triển khai cơ chế chia sẻ lợi ích theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày

02/02/2012 về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền

vững rừng đặc dụng nhằm mục đích giải quyết hài hòa mối quan hệ trong sử dụng và

quản lý tài nguyên rừng, tạo khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi ích; quyền và

nghĩa vụ của Ban quản lý các khu rừng đặc dụng với cộng đồng địa phương theo

nguyên tắc đồng quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng, góp phần tăng

thu nhập, cải thiện đời sống của người dân sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm.

- Xây dựng các dự án ưu tiên hỗ trợ người dân, khai thác lợi thế của các khu

bảo tồn dựa trên đặc điểm thế mạnh của từng khu.

- Xây dựng hệ thống quy chế quản lý các khu bảo tồn, vùng đệm trên cơ sở có sự

tham gia của người dân sống trong khu bảo tồn và vùng đệm. Đối với những khu bảo

tồn có vùng đệm trong, tức là có người dân sống trong khu bảo tồn cần có các chương

trình điều tra, đánh giá thực trạng dân cư và sinh kế, nghiên cứu triển khai thí điểm các

mô hình phát triển sinh kế, nhằm xây dựng một cơ chế đặc biệt để ổn định dân cư, canh

tác, sử dụng tài nguyên bền vững cho người dân sống trong các khu bảo tồn.

- Thực thi các thỏa thuận của thôn bản (hương ước) đã có để hạn chế sử dụng

sản phẩm rừng, cải tiến các quy định đó trong thoả thuận về sử dụng nguồn tài nguyên,

quản lý bảo vệ rừng và giải quyết các vi phạm pháp luật bảo vệ rừng.

- Tổ chức thực hiện giao đất, giao rừng cho dân, đồng thời cụ thể hóa chính

sách về cơ chế hưởng lợi từ việc khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng. Ban hành các

hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật về khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xác định giá trị

sinh thái môi trường rừng. Gắn quyền lợi và trách nhiệm của hộ dân vào việc bảo vệ

rừng. Giao khoán rừng cho hộ gia đình, hỗ trợ cho các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng

trồng và khai thác hợp pháp các lâm đặc sản rừng. Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ

trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ người dân vùng đệm các khu bảo tồn trồng cây lấy gỗ thay thế gỗ từ

các khu bảo tồn. Phải có quy chế sử dụng các sản phẩm rừng ngoài gỗ thông qua việc

thỏa thuận sử dụng tài nguyên đối với các thôn bản bên trong khu bảo tồn. Trong

trường hợp các nguồn sinh kế thay thế chưa được cung cấp đầy đủ, tỉnh cần đưa ra

những quy định rất cụ thể về những loại lâm sản nào, số lượng bao nhiêu... người dân

được phép sử dụng trong mỗi giai đoạn nhất định. Cách làm này sẽ giúp đảm bảo cho

người dân có thêm các nguồn thu, đặc biệt là đối với người nghèo thiếu vốn đầu tư cho

316

sản xuất và các hoạt động khác.

Giải pháp về nguồn nhân lực

Bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp với xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới

phải nhấn mạnh việc ưu tiên nguồn lực cho đầu tư, nhằm tạo điều kiện để các xã nghèo

phát triển nhanh hơn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người

dân. Ngoài ra, để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế bền vững đạt hiệu quả,

các chính sách ban hành và tổ chức thực hiện phải lấy người dân sống gần và xung

quanh khu bảo tồn làm chủ thể trong việc tiếp cận và hưởng thụ, chương trình sẽ huy

động tối đa nguồn lực với sự tham gia của toàn xã hội giúp các xã trong và xung quanh

khu bảo tồn có điều kiện vươn lên. Bên cạnh đó cũng phải tập trung vào các chính

sách phát triển kinh tế xã hội đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và môi

trường của Quảng Ninh như:

- Tập trung ưu tiên nguồn lực để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ tạo

điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững cho vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các

nguồn vốn đầu tư trên địa bàn;

- Phát huy thế mạnh đặc trưng về văn hóa các dân tộc thiểu số tận dụng những

điều kiện tự nhiên đặc thù với địa hình vùng cao, nhiều núi đá và đặc biệt là cần đẩy

mạnh quảng bá du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cùng với việc đầu tư khai thác hình

ảnh của Di sản thiên nhiên thế giới;

- Phối hợp với ngành văn hóa, xây dựng một chương trình bảo tồn, giữ gìn các

giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống trong các khu bảo tồn và

vùng đệm, trong đó chú trọng đến bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

- Hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình “bếp lâm nghiệp” nhằm hạn chế

việc vào rừng lấy củi về đun của người dân địa phương. Đây là loại bếp đun kín dùng

được tất cả chất đốt thực vật: củi, cây bụi, phế thải nông nghiệp. Đồng thời, sử dụng

bếp lâm nghiệp giảm được một nửa chất đốt đưa vào, giảm lượng khí thải vào khí

quyển, cải thiện môi trường sinh thái.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho người dân trong và xung quanh khu bảo tồn

về bảo tồn đa dạng sinh học, tiến tới đào tạo người dân trở thành các hướng dẫn viên

du lịch của các khu bảo tồn nhằm tăng thu nhập cho người dân.

- Xây dựng các chính sách đào tạo nghề cho nông dân.

- Đào tạo, phổ biến các mô hình trồng các loài cây đặc hữu, quý hiếm, các loài

cây thuốc có giá trị kinh tế cao cho người dân sống trong và xung quanh khu bảo tồn

phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng.

- Tăng qui mô, mở thêm ngành nghề đào tạo: với phương châm phối, kết hợp

giữa các cơ sở dạy nghề trong vùng, các cơ sở dạy nghề miền xuôi để tập trung mở

rộng đào tạo các nghề: mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản,

317

lâm sinh, mộc dân dụng và mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, dịch vụ du lịch.

- Thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp xã hội và các

nhóm hợp tác trên địa bàn dự án và coi họ như là những đối tác then chốt trong quá

trình thực hiện dự án.

Giải giáp về nguồn vốn sinh kế

- Tích cực hợp tác quốc tế, kêu gọi các nguồn vốn từ các tổ chức chính phủ, phi

chính phủ hỗ trợ quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm

nguồn sinh kế, ổn định cuộc sống của người dân trong khu bảo tồn và vùng đệm.

- Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, chủ động xây dựng kế

hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, các dự án trọng

điểm. Đồng thời cần có các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nguồn vốn từ dân

cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp tục nghiên cứu

cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư, chú trọng huy động vốn từ

khai thác quỹ đất, vốn vay ODA, xã hội hóa đầu tư.

- Huy động nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung ương, vốn tín

dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp

FDI, ODA...) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài

hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển.

- Đề xuất các nguồn vốn sinh kế cần thiết khi họ tham gia bảo tồn, với năm loại

vốn cần được ưu tiên để cải thiện:

Vốn con người: Tăng cường năng lực người dân về kiến thức, trình độ khoa học

kỹ thuật, thị trường trong các hoạt động sinh kế và lợi ích của việc bảo tồn đa dạng sinh

học thông qua các lớp tập huấn về thị trường, kinh doanh, các kỹ thuật sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp; Giải quyết lao động dư thừa thông qua mở rộng phát triển các hoạt

động sản xuất phi nông nghiệp như: nghề phụ thủ công, làm thuê, xuất khẩu lao động.

Vốn tài chính: Đa dạng hóa các hoạt động sinh kế để nâng cao thu nhập: Đẩy

mạnh chuyển dịch hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp bán truyền thống sang thâm

canh tăng năng suất, đồng thời phát triển các mô hình nông, lâm nghiệp mới phù hợp

với điều kiện địa phương. Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp

thông qua hỗ trợ vốn vay ngân hàng.

Vốn xã hội: Nâng cao năng lực cán bộ các tổ chức, đoàn thể cấp thôn thông qua các

lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức khoa học, kỹ thuật, kỹ năng tiếp cận cộng đồng; Nâng

cao năng lực tiếp cận thị trường cho hộ gia đình. Tạo ra mối liên kết giữa người dân với

chính quyền địa phương, giữa người dân với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh nhằm

nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của hộ gia đình; Tăng cường công tác khuyến nông

bằng các hình thức chuyển giao kỹ thuật và nâng cao kiến thức cho người dân.

Vốn tự nhiên hoặc các nguồn tài nguyên như đất, nước, động vật mà con người

có thể khai thác để phục vụ cho cuộc sống. Đào tạo, tập huấn canh tác nông nghiệp

318

bền vững cho hộ gia đình để cải thiện đất canh tác, nâng cao năng suất trong sản xuất

nông nghiệp.

Vốn vật chất: Gồm cơ sở hạ tầng cơ bản như đường xá, nhà cửa và các thiết bị

sản xuất để giúp người dân kiếm sống. Cải thiện nguồn vốn con người và nguồn vốn

tài chính.

- Các chính sách phát triển nguồn vốn sinh kế cho hộ gia đình và cộng đồng của

Quảng Ninh: Đầu tư phát triển nguồn vốn vật chất, trong đó đặc biệt quan tâm đến

phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống.

+ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh được đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng (đường giao thông,

điện lưới, trường học, trạm cấp nước,...), phát triển sản xuất;

+ Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng

bào dân tộc thiểu số nghèo theo, theo quyết định số 134 và quyết định số 1592 của Thủ

tướng Chính phủ;

- Tạo ra các nguồn lực và cơ hội để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn sinh kế:

chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo, theo

quyết định số 32 và quyết định số 126 của Thủ tướng;

- Quan tâm về các nguồn lực xã hội nhằm tạo ra môi trường kinh doanh và phát

huy các giá trị truyền thống: chính sách cho người có uy tín trong cộng đồng, chính

sách đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động nhà văn hóa cộng đồng;

- Xây dựng các chính sách phát triển hoạt động sinh kế cho hộ và cộng đồng

gắn với xóa đói giảm nghèo: như chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất: Hỗ trợ

giống, phân bón,.. Theo Nghị định số 20 và Nghị định số 02 về phát triển thương mại

miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

Giải pháp tăng thu nhập nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân

Đối với người dân địa phương, rừng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc

cung cấp đất trong trường hợp thiếu đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho họ các nguồn

năng lượng, lương thực, thuốc chữa bệnh cũng như các vật liệu để làm nhà, chất đốt,…

Người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh: phụ thuộc vào thu nhập do họ bán các

sản phẩm rừng và phụ thuộc về sinh kế, được tính toán bằng các sản phẩm rừng sử

dụng hàng ngày. Đối với người dân miền núi nói chung và người dân tỉnh Quảng Ninh

nói riêng, rừng là một trong những nguồn thu nhập và sinh kế của họ. Đồng thời, rừng

cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân, thông qua tôn

giáo, văn hóa và truyền thống, các cộng đồng bản địa đã tạo ra một vành đai bảo vệ

xung quanh rừng.

Tài nguyên rừng cung cấp một vài dạng của các loại nguồn vốn cho người dân

miền núi. Chúng đóng góp đáng kể vào thu nhập của người dân, làm cho người dân trở

nên giàu có hơn bằng cách cung cấp cho họ nguồn sản phẩm và nguyên liệu, bổ sung

đầu vào cho hoạt động nông nghiệp và giữ gìn sinh khối mà con người có thể dựa vào

319

đó để tồn tại trong những lúc khó khăn như khi mùa màng thất bát, thất nghiệp hoặc

các khó khăn khác.

- Xây dựng mô hình quần chúng tự giác tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH,

nuôi trồng các loại cây, con nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm có nguy

cơ tuyệt chủng, đồng thời nhân rộng những điển hình tiên tiến, tăng thu nhập cho

người dân. Cần đặc biệt khuyến khích thế hệ trẻ sống trong khu bảo tồn và vùng đệm

tham gia vào các hoạt động trên, vì đây là những chủ nhân tương lai, sẽ gắn bó lâu dài

với các khu bảo tồn.

- Đa dạng hóa nguồn thu nhập ở nông thôn với những mô hình sinh kế có khả

năng thích ứng với những biến đổi của thời tiết;

- Hoàn thiện thể chế và tăng cường tiếp cận thị trường với những tổ chức nhỏ

của nông dân, hỗ trợ các mạng lưới liên kết như hợp tác xã, tổ chức quần chúng nông

thôn và các doanh nghiệp xã hội địa phương.

- Phối hợp với ngành du lịch, xây dựng một chương trình du lịch cho các khu

bảo tồn để khai thác các lợi thế của các khu bảo tồn, đồng thời tạo điều kiện để người

dân trong các khu bảo tồn và vùng đệm tham gia, cải thiện đời sống, kinh tế và xã hội.

- Phát triển mạnh các hoạt động làng thủ công, mỹ nghệ truyền thống của đồng

bào, hỗ trợ các mô hình sản xuất gắn với thị trường bao gồm việc đầu tư xây dựng cơ

sở sản xuất, đào tạo phục hồi ngành nghề truyền thống gắn với tiếp thị và mở các trung

tâm giao dịch, bán hàng.

- Tiếp cận sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, giảm dần tỷ trọng

nông, lâm nghiệp. Xóa đói giảm nghèo tập trung vào 3 mũi nhọn gồm: Chăn nuôi đại

gia súc gắn với trồng cỏ, chuyển đổi đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất

lượng, hiệu quả kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa.

Kết hợp giải pháp sinh kế với mô hình bảo vệ rừng cộng đồng

Cộng đồng là người sống gần rừng nhất, hiểu biết về rừng nhất và bị tác động

bởi sinh thái rừng nhất. Vì vậy, việc kết hợp giải pháp sinh kế cho người dân sống gần

khu bảo tồn với quyền chủ động quản lý rừng là giải pháp quan trọng bảo vệ rừng. Do

đặc thù, các khu bảo tồn của Quảng Ninh nằm ở các vùng núi cao, vùng giáp biên giới

điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, khi người dân tham gia bảo tồn đa dạng sinh học,

họ có quyền lợi để phát triển kinh tế, họ sẽ hăng hái tham gia và bảo vệ rừng một cách

hiệu quả nhất.

Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã được chứng minh là thành công

trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng và giúp đảm bảo sinh kế cho

người dân sống dựa vào rừng. Quan trọng hơn, mô hình này giúp mang lại sự tham gia

bình đẳng của tất cả các thành viên trong cộng đồng trong việc đóng góp sức lực cũng

như hưởng lợi từ việc quản lý tài nguyên hiệu quả. Đây chính là một cách khiến người

dân có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động liên quan đến cuộc sống/sinh kế của họ.

Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một mô hình dựa vào kiến thức bản địa,

320

khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào các hoạt động bảo

tồn tài nguyên rừng, thông qua tổ chức cộng đồng. Vì vậy, cần thiết xây dựng các mô

hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Quảng Ninh nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả

của cộng đồng địa phương trong quản lý và bảo tồn tài nguyên của chính họ, bằng

cách riêng của họ và cho lợi ích của chính họ. Một số nguyên tắc khi kết hợp sinh kế

của người dân với quản lý rừng cồng đồng:

- Lồng ghép các luật chính thống của nhà nước, của địa phương với vai trò của

già làng, trưởng bản, các luật tục quy định của các dân tộc, các tri thức bản địa trong

bố trí, quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Dựa vào sự tham gia của mọi thành phần người dân, chú trọng đến vai trò của

người phụ nữ. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều được biết, được bàn, thống nhất và

quyết định khi tham gia bảo tồn đa dạng sinh học;

- Giao đất rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý; lập kế hoạch quản lý

rừng 5 năm và hàng năm; xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ phát triển rừng dựa

vào cộng đồng; xây dựng kế hoạch thực hiện và cơ chế hưởng lợi tạo sinh kế cho

người dân.

Thiết lập những vườn ươm, vườn cây thuốc tại các hộ làm nghề thuốc để trồng

một số loại cây thuốc như: Hồi, Quế, Gừng, Nghệ, Lá khôi, Ba Kích... Đồng thời, hỗ

trợ người dân nhân rộng mô hình trồng các cây quý hiếm trong sách đỏ để tăng thu

nhập cho người dân.

Xây dựng trung tâm bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu phát triển dược liệu: Theo

quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh dự kiến xây dựng trung

tâm bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu phát triển dược liệu Yên Tử Với mục đích bảo

tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng núi cao Quảng Ninh nói riêng và

vùng núi cao Đông Bắc Việt Nam nói chung; thông qua các hoạt động bảo tồn, lưu giữ

các nguồn gen, chọn tạo, nhân và bán giống, nghiên cứu trồng trọt và chuyển giao

công nghệ, hình thành trung tâm sơ chế và chế biến.

Xây dựng các mô hình trồng dược liệu: Xây dựng mô hình trồng dược liệu theo

các hình thức: dưới tán rừng, trồng thuần, trồng xen canh, trồng luân canh.

Giải pháp kỹ thuật

a. Sản xuất trồng trọt

- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất cao, kết hợp thâm canh tăng

năng suất để đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhu cầu nội vùng.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đất, đồng thời chuyển

giao cho họ những kỹ thuật cải tạo đất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

- Mở rộng phát triển các cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế đặc biệt nhằm

nâng cao đời sống dân cư...

321

b. Sản xuất chăn nuôi

- Đào tạo mới và nâng cấp đội ngũ thú y hiện có, hình thành, phát triển dịch vụ

thú y, ưu tiên các xã địa hình cao.

- Quy hoạch bãi chăn thả gia súc, không chăn thả gia súc tự do, có bãi chăn thả

quy định. Áp dụng tiến bộ khoa học và chăn nuôi, có chuồng trại chống nóng, rét. Để

giúp người dân có thu nhập ổn định cho cuộc sống của họ trong điều kiện đất nông

nghiệp/chăn thả vùng núi hạn hẹp, tỉnh cũng nên xác định những khu vực rừng cụ thể

cho phép người dân chăn thả gia súc

- Thử nghiệm trồng cỏ trên diện tích đất trống, dự trữ chất thải nông nghiệp

làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò, dê.

- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất, dự trữ thức ăn sẵn có ở địa phương cho chăn

nuôi. Phát triển các loài vật nuôi có giá trị kinh tế, đặc sản.

c. Sản xuất lâm nghiệp

- Tiếp tục thực hiện trồng rừng theo các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, có

thể hướng dẫn người dân tiến hành trồng xen canh cây nông nghiệp phù hợp để đảm

bảo nhu cầu lương thực, lấy ngắn nuôi dài.

- Về lâu dài, có thể phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp trên đất dốc.

- Phổ biến thông tin về đầu ra, nhu cầu và giá cả thị trường, giảm tình trạng ép

giá với những sản phẩm lâm nghiệp.

- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ các tài nguyên rừng thích hợp, đặc biệt là

nhóm lâm sản phụ cho người dân.

d. Giải pháp cho các hoạt động phi nông nghiệp

- Cần hỗ trợ cho các đầu mối trung gian để họ tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Trên cơ sở đó mở rộng hoặc khôi phục các ngành nghề truyền thống đã có ở địa

phương để tận dụng được lao động nhàn rỗi, nhất là phụ nữ.

- Hỗ trợ các dịch vụ đầu vào, đáp ứng nhu cầu sản xuất của vùng.

- Nâng cao vai trò của trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động tại địa phương để

giúp những người dân vượt qua khó khăn và thực hiện được hoạt động này.

e. Hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên ở các KBT

- Nhân rộng mô hình chia sẻ lợi ích với cộng đồng, nhưng trước tiên cần phải

ưu tiên cho các thôn, bản giáp ranh KBT ở những xã tiểu vùng địa hình cao.

- Tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động khai thác tài nguyên du

lịch tự nhiên. Nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của họ về hoạt động sinh kế mới

này thông qua các chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức.

Như vậy, thiếu lương thực và thu nhập thấp là hai trong số những lý do khiến

người dân tiếp tục khai tác tài nguyên rừng và canh tác nương rẫy một cách không bền

322

vững (canh tác trên đất quá dốc, thời gian bỏ hóa quá ngắn,…). Do đó, cần thiết phải

chú ý hơn tới sinh kế của họ - những người sống dựa vào rừng. Cung cấp nguồn

sống/sinh kế khác cho người dân là cách hiệu quả nhất giúp giảm áp lực lên tài nguyên

rừng. Vì vậy cần thiết phải thực hiện các giải pháp cơ chế, chính sách phát triển sinh

kế, đào tạo nguồn nhân lực và tăng thu nhập cho người dân sống quanh và xung quanh

khu bảo tồn.

Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh

Tài nguyên đa dạng sinh học với hệ sinh thái và động thực vật đa dạng, phong

phú và cảnh quan đẹp của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là di sản thiên nhiên thế giới vịnh

Hạ Long đang là tiềm năng, thế mạnh để khai thác và phát triển du lịch sinh thái; đồng

thời tạo ra việc làm, thu nhập ổn định, đáng kể cho cộng đồng địa phương; góp phần

tạo ra nguồn kinh phí xã hội hóa, tái đầu tư cho công tác phát triển rừng và bảo tồn tài

nguyên đa dạng sinh học.

Các khu vực tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh

học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: vịnh Hạ long, vịnh Bái Tử Long, bãi biển Bình

Ngọc, Bãi dài, Hồ Yên Trung, thác Lựng xanh và các địa danh văn hóa khác như bãi

cọc Bạch Đằng, chùa Ba Vàng, di tich lịch sử Yên Tử,… khu Quan Lạn, cái Bầu, đảo

Ngọc Vùng,… trong định hướng phát triển du lịch sinh thái, sự tham gia của cộng

đồng địa phương cần được ưu tiên phát triển, với các dịch vụ như thành lập các nhóm

cộng đồng tham gia vào hoạt động hướng dẫn, phục vụ du khách tham quan rừng đặc

dụng, chuyển đổi dần nghề nghiệp một số hộ đồng bào dân tộc sống ven rừng, giúp

một số hộ dân có nguồn thu ổn định từ việc tham gia du lịch, kết hợp giữa bảo tồn và

phát triển sinh kế cho người dân sống trong vùng đệm sẽ là biện pháp quản lý hữu hiệu

trên cơ sở phát huy những kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân trong việc

bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, biển.

Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ

môi trường; thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân bản địa, gắn với

phát triển du lịch sinh thái; tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng

đệm thông qua các dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn; nâng cao hiệu quả

quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát

triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Phát triển du lịch sinh thái dựa trên nguyên tắc: "Không làm thay đổi cảnh quan

thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật hoặc làm giảm tính

đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường", đảm bảo phát triển bền vững đối với

bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.

Theo Luật du lịch năm 2005 chỉ rõ tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên;

du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa. Tài nguyên

và sản phẩm du lịch sinh thái trước hết là thiên nhiên, từ thiên nhiên. Ngược lại, các

hoạt động của du lịch sinh thái hướng tới nâng tầm nhận thức của con người sống thân

thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và

323

phát triển bền vững. Vì vậy, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng gắn với du lịch, nhất là du

lịch sinh thái là xu thế tất yếu của quá trình phát triển bền vững. Trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh, mối quan hệ đó được thể hiện rất cụ thể bằng việc quy hoạch du lịch, các

đề án, dự án về du lịch, các hoạt động du lịch gắn bó chặt chẽ với các chương trình bảo

vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhận thức được hoạt động du lịch

sinh thái phải là công cụ để bảo tồn nên việc xây dựng các mô hình khai thác du lịch

gắn với bảo vệ rừng được quan tâm, ngày càng phổ biến.

Trong quy hoạch dự án về bảo vệ, phát triển rừng tại các khu bảo tồn đều có

chương trình phát triển du lịch, hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đi

tiên phong, tạo tiền đề cho du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái là đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát

triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị

nhân văn giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của

xã hội, của cộng đồng. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện và tiềm năng phát

triển du lịch sinh thái với những ưu thế của thiên nhiên nhiệt, địa hình, cảnh quan đa

dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau từ vùng núi cao đến vùng ven biển và

trên biển, đảo. Trên những khu vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của các dân tộc

thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn

nghệ dân gian đặc sắc.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được đẩy mạnh phát

triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch tỉnh

Quảng Ninh. Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối

kết hợp đồng bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của

Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng

đồng dân cư địa phương.

Giải pháp lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu

Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

đã xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học Việt Nam và

thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng hàng lang đa dạng sinh học kết nối các hệ

sinh thái rừng và khu vực trọng yếu nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; triển

khai các chương trình phục hồi rừng có sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận phù

hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, dự trữ carbon, thích ứng và giảm nhẹ tác động của

biến đổi khí hậu.

Chiến lược cũng đặt ra những vấn đề trọng tâm như thay đổi thái độ, hành vi

ứng xử đối với đa dạng sinh học và tăng cường sự tham gia của cộng đồng; hoàn thiện

hệ thống pháp luật, kiện toàn hệ thống quản lý về đa dạng sinh học; đẩy mạnh bảo tồn

các loài nguy cấp quý hiếm, các nguồn gene quý; giảm thiểu tối đa nguy cơ trực tiếp

với đa dạng sinh học thông qua việc tăng cường lồng ghép đa dạng sinh học trong các

quy hoạch, chiến lược phát triển của quốc gia, ngành, địa phương; sử dụng bền vững

324

và chia sẻ công bằng lợi ích từ hệ sinh thái, loài, nguồn gene; bảo tồn đa dạng sinh học

trong nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở đó, để bảo tồn ĐDSH ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh

thì cần thiết phải:

Cần lồng ghép các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng thích

ứng với biến đổi khí hậu trong đó cần bổ sung thêm các giải pháp trong quy hoạch

như: bảo tồn giữ gìn các giống cây trồng bản địa, ứng dụng khoa học trong việc lai tạo

giống mới năng suất cao thích ứng với điều kiện thiếu nước, xâm nhập mặn, chịu úng

tại tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng lịch thời vụ cho các giống cây con có tính đến lịch xả

nước của các hồ chứa nước, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng đất,

giảm diện tích đất thoái hoá, bạc màu. Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc

một cách khoa học, chống rửa trôi, xói mòn. Từ đó giúp giảm nguy cơ sạt lở đất trong

điều kiện biến đổi khí hậu còn nhiều diễn biến phức tạp.

- Kết hợp với việc bảo tồn thiên nhiên vào việc phát triển kinh tế cho người dân

sống dựa vào rừng tại vùng cao trong đó tập trung vào việc tăng cường trồng rừng

nâng cao độ che phủ rừng và chất lượng rừng, khuyến khích phát triển, tái sinh rừng tự

nhiên, đặc biệt là tại khu vực đồi núi huyện Hoành Bồ, Đông bắc Mông Dương và các

lưu vực sông suối thuộc huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà; Hỗ trợ người dân trồng

rừng bằng việc khai thác một số cây gỗ lâu năm thay thế một phần rừng sản xuất.

- Trong quy hoạch nông nghiệp cần lồng ghép đánh giá vai trò giảm thiểu phát

thải khí Cacbon từ các hoạt động nông nghiệp (trồng rừng, sử dụng Biogas...).

- Có chính sách cải thiện điều kiện sống và môi trường sống của người dân nông

thôn bằng cách bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn phù hợp. Đặc biệt tập trung thực

hiện bố trí sắp xếp lại dân, các vùng chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước

biển dâng (khu vực dân cư sinh sống ngoài đê biển, đê sông, các khu vực có địa hình

thấp, điều kiện sống khó khăn, khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở cao...).

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhất là bảo vệ rừng, rặng san hô và các loài động vật

đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung vào các khu vực:

Đồng Rui, vịnh Hạ Long, vịnh Cửa Lục, một số sinh cảnh rừng nguyên sinh còn sót lại

ở phía Bắc huyện Hoành Bồ, vùng cao, vùng sâu của cánh cung Đông Triều - Yên Tử

phần nào còn giữ được tính chất nguyên sinh, có các loài nguy cấp, quý, hiếm.

*Các giải pháp cụ thể để năng cao hiệu quả, chất lượng công tác bảo vệ môi

trường, giảm thiểu tác động của hoạt động hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến

tài nguyên khoáng sản than, vật liệu xây dựng trong thời gian qua đến môi trường

tự nhiên, hệ sinh thái.

- Đôi vơi cac cơ quan quan ly NN:

325

+ Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính

quyền; bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ

cấp tỉnh, huyện đến cơ sở.

+ Tiếp tục thực hiện Quy hoạch môi trường của tỉnh, của địa phương. Thực hiện

tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định khác, các

chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học....

+ Xem xét, tham mưu điều chỉnh nâng mức thu phí bảo vệ môi trường trong

khai thác khoáng sản cho phù hợp yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm

môi trường do hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản gây ra.

+- UBND các địa phương (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Hoành Bồ, Đông Triều): Phối

hợp với TKV, TCT Đông Bắc: Xây dựng kế hoạch nạo vét hệ thống sông suối thoát

nước từ chân bãi thải ra đến cửa biển; Rà soát các khu vực cần di dân để bổ sung vào

Đề án di dân của tỉnh; Bố trí cán bộ tham gia hoạt động quan trắc môi trường định kỳ

của các đơn vị ngành than trên địa bàn.

- Các đơn vị khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than:

+ Thưc hiên Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh từ

2016 – 2020; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường cho hoạt động khai

thác, vận chuyển và tiêu thụ than trên toàn tỉnh.

+ Thực hiện nghiêm Quy hoạch phát triển ngành than; các văn bản chỉ đạo của

Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các báo cáo ĐTM, Đề án BVMT, Phương án

CTPHMT đã được phê duyệt.

+ Đảm bảo tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã dừng khai thác

theo đúng yêu cầu tại Phương án CTPHMT đã được phê duyệt.

+ Đưa các trạm quan trắc môi trường tự động vào hoạt động; tăng cường năng

lực cảnh báo và giám sát môi trường của đơn vị.

+ Tăng cường kiểm tra, rà soát, tổ chức duy tu, nạo vét cải tạo hệ thống thu gom,

lắng lọc nước chảy tràn bề mặt; hệ thống mương, suối thoát nước; bổ sung gia cố hệ thống

đê, kè, đập chắn để chống trôi lấp bùn đất xuống các vùng hạ lưu. Phối hợp với các địa

phương xây dựng và triển khai Kế hoạch nạo vét các hệ thống sông suối thoát nước.

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Kế hoạch và triển khai cải tạo, nâng cấp các trạm

xử lý nước thải đã quá tải, không đảm bảo công suất xử lý nước thải phát sinh tại các

đơn vị trực thuộc.

+ Rà soát các khu vực đổ thải chồng lấn giữa TKV, TCT Đông Bắc đảm bảo đổ

thải theo đúng quy cách và đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác cải tạo phục hồi môi

trường sau đổ thải.

+ Chủ động làm việc với các chủ đầu tư các dự án lớn trên địa bàn tỉnh về việc sử

dụng đất đá thải để san lấp mặt bằng. Đề nghị quan tâm đầu tư các dây chuyền công

326

nghệ nghiền tạo cát từ đất đá thải để cung cấp cho các dự án xây dựng lớn trên địa bàn

tỉnh.

+ Rà soát các khu vực dân cư có nguy cơ bị sạt lở, ngập úng do chịu ảnh hưởng do

sản xuất, kinh doanh than và đề xuất bổ sung vào Đề án di dân của tỉnh.

+ Xây dựng Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.

+ Các đơn vị khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường: Khẩn trương rà soát

và hoàn thiện hồ sơ pháp lý có liên quan theo quy định của Luật môi trường trong khai

thác khoáng sản. Quá trình khai thác thực hiện đúng thiết kế mỏ được phê duyệt, đảm bảo

các quy định về bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường.

* Các giải pháp có thể xem xét để giảm ảnh hưởng, tác động của hoạt động

phát triển kinh tế xã hội (các dự án đổ đất lấn biển, nước thải sinh hoạt đô thị,

hoạt động phát triển du lịch, ...) đến môi trường, hệ sinh thái ven bờ khu vực

Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long:

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng

sinh học, Luật di sản văn hóa, các bộ luật có liên quan khác trong quá trình xem xét

cấp chủ trương đầu tư. Ví dụ: đối với các dự án nằm trong vùng lõi, vùng đệm của Di

sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, trước khi đồng ý chủ trương cấp đầu tư phải có

ý kiến đồng ý của Thủ tướng chính phủ hoặc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

+ Thực hiện nghiêm túc các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng

đất, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan của

tỉnh, địa phương trong việc xem xét chủ trương đầu tư thực hiện các dự án đầu tư mới.

Kiên quyết không cho phép đầu tư các dự án có công nghệ lạc hậu và sử dụng quá nhiều

diện tích đất rừng, đất lúa, biển không phù hợp với các quy hoạch trên.

+ Yêu cầu các Chủ dự án thực hiện nghiêm túc các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

môi trường (có biện pháp xử lý bùn trồi trong quá trình san nền, xử lý nước thải trong

quá trình thi công và hoạt động, thu gom và xử lý chất thải); Áp dụng tiêu chuẩn môi

trường nghiêm ngặt hơn đối với các cơ sở sản xuất xả thải tại vùng tiếp nhận vịnh Hạ

Long; triển khai “khái niệm” thành phố các bon thấp tại thành phố Hạ Long.

+ Tăng cường năng lực ứng phó các sự cố môi trường, sự cố tràn dầu, thiên tai,

biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách huy động, xã hội hóa các

nguồn lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tự nhiên và tài nguyên sinh vật dọc dải

ven biển Quảng Ninh. Coi đây là cơ sở quan trọng phục vụ quá trình phát triển bền

vững của địa phương, đóng góp vào những giá trị căn bản mang tính toàn cầu.

+ Khẩn trương thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển theo Luật Tài nguyên, Môi

trường biển và hải đảo. Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở

những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh

quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước

biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

327

* Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, phát triển nguồn lợi thủy sản,

tính đa dạng của hệ sinh thái: Trong kỳ quy hoạch, nghiêm túc triển khai các nhiệm

vụ, giải pháp về quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản của tỉnh tại Quy hoạch phát

triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đã được

UBND tỉnh duyệt tại Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016).

* Trong kỳ Quy hoạch, tỉnh cần tiếp tục quán triệt, rà soát và triển khai các

nhiệm vụ, giải pháp liên quan tới bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng quy định tại

Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế

hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2030, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế

hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 … song song với

việc thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030.

3.7.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa

phương khác nhau, vì vậy cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể và phối hợp thực

hiện của nhiều ngành và các huyện, thành phố, xã cùng các tổ chức; các cá nhân trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2030 là văn bản định hướng hết sức quan trọng, có phạm vi tác động

rất lớn, có thời gian thực hiện khá dài, đòi hỏi phải tổ chức thực hiện nghiêm túc với

quyết tâm cao.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Sở,

ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quy

hoạch theo từng kỳ; đầu mối hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc tổ

chức thực hiện Quy hoạch trong phạm vi toàn tỉnh; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ,

chương trình, dự án ưu tiên được phân công; thực hiện lồng ghép bổ sung quy hoạch

các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh

học... trong Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn từ năm 2021-2030.

- Tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm và định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rút

kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện; nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ,

giải pháp cụ thể để quyết định kịp thời trong quá trình thực hiện.

2. Các Sở, ban, ngành khác và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh quán triệt tổ chức thực hiện Quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm

2030. Chủ động lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

328

trong các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành/ địa phương; lập kế

hoạch triển khai Quy hoạch, đề xuất và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án về

bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện của ngành, lĩnh

vực, địa bàn quản lý, trong đó có phân công trách nhiệm triển khai cụ thể của từng tổ

chức, cá nhân; định kỳ tổ chức tự đánh giá, giám sát và phối hợp cùng đơn vị đầu mối

của tỉnh giám sát việc triển khai Quy hoạch bảo tồn. Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ,

giải pháp, dự án trong Quy hoạch theo chức năng quản lý và phối hợp với các cơ quan,

đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong quy hoạch có liên quan tới đối

tượng và địa bàn quản lý.

- Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai Quy hoạch lồng ghép trong các

báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nêu rõ

khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi

trường tổng hợp, kịp thời tham mưu đề xuất tới UBND tỉnh những giải pháp để thực

hiện các mục tiêu của Quy hoạch.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo

tồn đa dạng sinh học nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật

về bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng.

*Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Theo quy định của luật đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ưu

tiên thực hiện so với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy

hoạch quốc phòng, an ninh, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được bổ sung 5 năm

một lần và 10 năm điều chỉnh cho phù hợp.

3.8. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh

Về bản chất, thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH là thực hiện các quan điểm,

mục tiêu về BVMT của quốc gia và của tỉnh, vì vậy sẽ có tác động tích cực đến các

quan điểm, mục tiêu chung.

Thực hiện Quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học, đặc

biệt là các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm,

phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí

hậu, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh quốc phòng, thể hiện trên các mặt sau:

- Thực hiện bảo tồn ĐDSH là trọng tâm của sự phát triển bền vững. ĐDSH hỗ

trợ các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết qua đó hỗ trợ cho cuộc sống và sinh kế của người

dân, đặc biệt là cộng đồng địa phương và những người nghèo, để duy trì tăng trưởng

kinh tế. Đồng thời mang lại khả năng chống chịu đối với các tác động tiêu cực của

ĐĐKH.

- Tính đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Ninh là báu vật của tỉnh và được coi

là tài sản kinh tế - xã hội, văn hóa. Bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh đóng vai trò

329

quan trọng để đạt được mục tiêu trong Chiến lược phát triển bền vững và các KH PT

KT - XH của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

- Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030 là công cụ quan trọng, hữu hiệu để UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý tổng

hợp thống nhất nguồn tài nguyên ĐDSH trên địa bàn tỉnh.

- Đây là quy hoạch không gian về bảo tồn ĐDSH lần đầu tiên được xây dựng tại

Quảng Ninh, đưa ra các luận chứng, các phương án phát triển có ý nghĩa rất quan

trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH. Đồng thời, các giải pháp về các vấn đề lớn

trong bảo tồn của tỉnh như: thống nhất hệ thống các khu bảo tồn, hệ thống các cơ sở

bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng hành lang ĐDSH và các biện pháp đồng bộ nhằm

quản lý bền vững các hệ sinh thái tự nhiên...

- Hiệu quả có ý nghĩa nhất là nâng độ che phủ rừng từ lên 58% vào năm 2030.

Tạo thành hệ sinh thái hoàn chỉnh, phát huy chức năng phòng hộ, giữ được tính ĐDSH

và bảo tồn được các nguồn gen, cải thiện môi trường tự nhiên.

- Với hệ sinh thái và cấu trúc rừng ổn định sẽ bảo vệ được đất đai, chống xói

mòn, hạn chế lũ lụt, duy trì nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp

phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện khí hậu thời tiết, thay đổi môi trường

sống có lợi cho người và sinh vật.

- Hệ thống hành lang ĐDSH được tạo lập tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, tăng

giá trị sinh thái cho cả vùng biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc nói chung và tỉnh

Quảng Ninh nói riêng.

- Sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH sẽ tạo ra nhiều sản phẩm

đáp ứng nhu cầu lâm sản cho xây dựng cơ bản tại chỗ và nguyên liệu cho công nghiệp

chế biến, xuất khẩu. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông

lâm nghiệp nói riêng. Tạo ra giá trị sản phẩm lớn đóng góp quan trọng trong phát triển

kinh tế xã hội địa phương.

- Dự án quy hoạch ĐDSH góp phần phát triển kinh tế chuyển từ nâu sang xanh;

gắn với dịch vụ du lịch và cải tạo môi trường, với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn; nâng cao giá trị hàng hóa lâm sản cho thị trường,

- Thông qua việc phát triển bền vững ĐDSH sẽ tạo ra việc làm ổn định, cải thiện

đời sống của người làm nghề rừng, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân.

Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, các hộ nghèo… Từng bước tạo cho người

làm nghề rừng có thể sống và gắn bó với rừng. Đời sống nhân dân được nâng lên, góp

phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Rưng phat triên sẽ nguy trang cac công trinh quôc phong, cac thê trân khu vưc

phong thu cua tỉnh, la nơi cât giâu cac đơn vi bô đôi, cac công trinh kho quân sư.

330

3.8.1. Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh

học tỉnh Quảng Ninh

3.8.1.1. Tác động do thực hiện mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái

Thực hiện mục tiêu này của Quy hoạch sẽ góp phần đạt được mục tiêu quốc gia

về bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý

hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tuy nhiên trong định hướng bảo tồn cần lưu ý đến tăng cường năng lực thích

ứng với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái để đảm bảo hiệu quả thực hiện mục tiêu

trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

3.8.1.2. Tác động do thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển rừng

Mục tiêu chung của quốc gia là nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ, bảo vệ và phát

triển rừng đầu nguồn. Ở Quảng Ninh rừng đầu nguồn các con sông có chức năng

phòng hộ đặc biệt đối với các công trình hồ tích nước, vì vậy việc thực hiện mục tiêu

phục hồi và phát triển rừng trong Quy hoạch bảo tồn ĐDSH sẽ có tác động tích cực tới

việc thực hiện mục tiêu của quốc gia và của tỉnh.

3.8.1.3. Tác động do thực hiện mục tiêu hội nhập bảo tồn ĐDSH với khu vực,

quốc gia và quốc tế

Các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan đóng vai trò quan trọng

trong bảo tồn ĐDSH của quốc gia cũng như quốc tế. Tuy nhiên trong gắn kết hội nhập

bảo tồn ĐDSH cần lưu ý đến mục tiêu an toàn sinh học, kiểm soát và ngăn chặn sự

xâm nhập các sinh vật ngoại lai và biến đổi gen.

3.8.1.4. Tác động do thực hiện mục tiêu thúc đẩy bảo vệ rừng bền vững với sự

tham gia cộng đồng

Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong những yếu tố căn bản

cho việc quản lý rừng bền vững. Đây là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh

tế – xã hội – môi trường đang được sự quan tâm đầu tư có trọng điểm của Nhà nước,

thể hiện qua một loạt chủ trương, chính sách được ban hành trong thời gian qua.

Ngoài ra, quản lý rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng còn góp phần làm giảm những

tác động tiêu cực của BĐKH mà Nhà nước và cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm.

3.8.1.5. Tác động do thực hiện mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu

Sự tàn phá rừng không những gây mất cân bằng sinh thái mà còn làm giảm khả

năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển,

góp phần làm cho BÐKH toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút ÐDSH, nhất là

giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BÐKH toàn cầu, nhưng ngược lại sự

nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh

vật và ÐDSH.

Các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi

331

trường sống phù hợp, tương đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn,

nguồn nước... và cộng đồng các loài sinh vật trong nơi sống đó. Các thay đổi diễn ra

trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa sự phát triển,

đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu, với các hệ quả

của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy

thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới

không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít, cũng vì thế mà

sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm,

bệnh dịch mới có thể phát sinh.

Các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường

khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định; sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản

lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên.

Mục tiêu bảo tồn ĐDSH thích ứng với BÐKH sẽ góp phần thực hiện kế hoạch

bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, đồng thời thực hiện nhiệm vụ đã nêu trong Chiến

lược quốc gia về BĐKH.

3.8.2. Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn ĐDSH

3.8.2.1. Đánh giá tác động của các thành phần quy hoạch

Với quan điểm, mục tiêu quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản không mâu thuẫn với quan điểm, mục tiêu

phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Tác động cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả

công tác bảo vệ môi trường, việc chấp hành Luật và các quy định bảo vệ môi trường

của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, từng dự án và ý thức của người dân.

3.8.2.2. Tác động từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Việc thành lập các khu bảo tồn sẽ có tác động đến tài nguyên đất nếu có hoạt

động chuyển đổi từ đất sản xuất giao cho dân thành đất khu bảo tồn hoặc chuyển đổi

đất trong vùng quy hoạch thành đất phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.

Khi đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất của khu vực, tùy theo tính chất của việc

chuyển đổi mà tác động là tích cực hay tiêu cực, cụ thể là:

- Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm chia cắt môi trường sống của động vật hoang

dã, đặc biệt là các loài thú lớn;

- Làm mất cân bằng trong việc tiếp cận đất, đặc biệt là đất sản xuất, là nguyên

nhân chủ yếu gây đói nghèo ở vùng cao;

- Chuyển đổi đất trống, rừng nghèo thành đất rừng có tác động tích cực đến cải tạo

chất lượng đất, gia tăng trữ lượng nước và điều hòa nguồn nước (giảm lũ lụt, giảm hạn

hán), giảm phát thải nhà kính thông qua gia tăng khả năng hấp thụ của thảm thực vật;

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và

đồng cỏ chăn nuôi gia súc thành đất khu bảo tồn có thể sẽ tạo ra các tác động thứ cấp

đối với các ngành kinh tế khác như thủy sản và nông nghiệp dẫn đến thiệt hại kinh tế

332

và giảm thu nhập tạo ra từ các ngành kinh tế này.

3.8.2.3. Tác động từ hoạt động trồng rừng

Về tổng thể hoạt động trồng rừng chủ yếu có tác động tích cực, đặc biệt đối với

sinh kế vì tạo việc làm mới, tạo tài sản tự nhiên mới và cung cấp cơ hội tạo thu nhập

tiềm năng trong giai đoạn trung và dài hạn.

Phần lớn rừng trồng trên đất trống giúp nâng cao khả năng giữ nước và giảm xói

mòn đất, góp phần cải thiện chất lượng nước và nguồn nước. Tác động trồng rừng trên

đất trống đối với chế độ nước có thể được cải thiện đáng kể nếu công tác trồng rừng

phòng hộ được phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý lưu vực sông.

Trồng rừng trên đất trống tạo sinh khối mới và vì vậy tăng khả năng chứa carbon

do khả năng chứa carbon của rừng liên quan tới độ che phủ và chất lượng rừng. Trồng

rừng trên đất trống cũng làm giảm ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu cực đoan (đặc

biệt là sụt lở và xói mòn trên đất dốc).

Tuy nhiên cần lưu ý đến tác động tiêu cực có thể xảy ra từ các hoạt động sau đây:

- Đất trống để trồng lại rừng đòi hỏi phải có đầu tư tài chính lớn để mua hạt

giống và phân bón và công lao động. Tuy nhiên cần lưu ý đến nguy cơ xâm nhập các

giống loại ngoại lai có hại đối với hệ sinh thái bản địa, điều đó có thể ảnh hưởng xấu

tới ĐDSH vì có thể dẫn đến mất cân bằng tự nhiên và làm mất đa dạng nguồn gen;

- Trồng rừng thuần loại có thể giảm các tác động tích cực và rừng dễ bị hư hại do

sâu bệnh, cháy và bão.

3.8.2.4. Tác động từ hoạt động khoanh nuôi rừng tái sinh

Khoanh nuôi tái sinh rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh tự

nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông qua

các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo đảm sự tồn tại của rừng và có xu hướng mở rộng

diện tích rừng.

Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng

trên những diện tích có rừng tự nhiên và diện tích đất rừng sau khai thác có cây tái

sinh phục hồi. Đây là một phương pháp tốt nhất để phục hồi rừng tự nhiên nghèo và

cải thiện điều kiện tự nhiên và ĐDSH.

Nhìn chung hoạt động khoanh nuôi rừng tái sinh có tác động tương tự hoạt động

trồng rừng.

3.8.2.5. Tác động từ việc thực hiện chủ chương cộng đồng tham gia quản lý rừng

Theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc

dụng giai đoạn 2011-2020, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư và tạo cơ chế hưởng

lợi cho các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư thôn bản tham gia đầu tư bảo vệ và

phát triển rừng đặc dụng.

Tuy nhiên việc thực hiện chủ trương quản lý rừng có sự tham gia cộng đồng nếu

333

không được kiểm soát và thiếu quy định chặt chẽ, có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu

cực tới ĐDSH, cụ thể là:

- Trồng rừng trong rừng tự nhiên nghèo nếu tự phát không được kiểm soát có

thể ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học vì có thể dẫn đến giảm cân bằng sinh học tự

nhiên, đưa vào các loài ngoại lai và làm mất đa dạng nguồn gen;

- Khai thác gỗ rừng có quản lý hợp lý sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực thứ cấp vì

đem lại thu nhập cho cộng đồng sống dựa vào rừng và do đó có thể giảm áp lực khai

thác trái phép. Tuy nhiên hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên nếu không được giám sát

chặt chẽ sẽ dẫn đến những tác động xấu do làm suy giảm loài và mất cân bằng sinh thái;

- Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ nếu không được giám sát chặt chẽ cũng có

nguy cơ làm mất cân bằng tự nhiên, mất ĐDSH và thậm chí có thể là một trong những

nguyên nhân gây cháy rừng.

3.8.2.6. Tác động từ hoạt động du lịch sinh thái

Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai

đoạn 2011-2020 cũng nêu rõ: Nhà nước khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ

môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định

của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhà

nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng

đặc dụng theo quy hoạch được duyệt và quy định của các văn bản pháp luật liên quan.

Du lịch sinh thái ngày càng phát triển và tạo ra tiềm năng sử dụng các giá trị phi

vật thể từ rừng nhiệt đới. Những cánh rừng khỏe mạnh và ĐDSH cao hỗ trợ đáng kể

việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái. Giá trị du lịch và giải trí của rừng được tạo

ra từ cảnh quan rừng và ĐDSH thay đổi theo vị trí và cảnh quan thiên nhiên của các

điểm du lịch.

Tuy nhiên, các hoạt động du lịch sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ

có tiềm năng tác động tiêu cực đến ĐDSH và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là:

- Để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, nhiều loài động vật rừng quý hiếm được

săn bắn nhằm tạo ra các món đặc sản, đồng thời gia tăng các nhu cầu về quà tặng

khiến cho việc khai thác vượt quá mức cho phép, dẫn đến sự suy giảm và thậm chí tình

trạng xấu nhất là cạn kiệt nguồn ĐDSH;

- Xâm nhập vào các vùng thiên nhiên hoang dã gây xáo trộn, cảnh quan tự nhiên

bị phá vỡ;

- Việc xây dựng các công trình, các khu du lịch, khu vui chơi, các dịch vụ phục

vụ khách du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công

trình du lịch sẽ làm nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường.

Bên cạnh đó, cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái cũng có

những tác động tiêu cực đến môi trường như:

334

- Tiêu thụ nước: du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí

tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương;

- Tiêu thụ năng lượng: tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không

hiệu quả và lãng phí;

- Nước thải: nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà

hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ,

biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da,

bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản;

- Rác thải: vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là

nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và

nảy sinh xung đột xã hội;

- Ô nhiễm không khí: tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng

du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu

thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối,

động vật hoang dại, hang động đá vôi;

- Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể

gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại;

- Ô nhiễm phong cảnh: phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong

những hoạt động gây suy thoái môi trường, phá hoại cảnh quan tệ hại nhất;

- Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có

thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài

động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn

trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại

di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá

cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

3.8.2.7. Tác động từ việc khai thác gỗ rừng

Khai thác gỗ rừng tự nhiên là một hoạt động không thể thiếu của bảo vệ và phát

triển rừng, vì là một biện pháp lâm sinh hỗ trợ tái sinh tự nhiên, nhưng chỉ trong những

trường hợp mang tính bền vững như khai thác có chọn lọc.

Theo quy định của Nhà nước, các hoạt động khai thác gỗ rừng sau đây được

phép: khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng

trong phân khu dịch vụ hành chính; tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải

phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo dự án được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động khai thác được quản lý hợp lý cũng mang lại ảnh

hưởng tích cực thứ cấp vì có thể đem lại thu nhập cho cộng đồng sống dựa vào rừng và

do đó giảm áp lực khai thác trái phép.

Việc khai thác không bền vững và khai thác phi pháp sẽ dẫn đến những tác động

xấu do mất tính ĐDSH và cân bằng sinh thái. Hiện nay, khai thác gỗ trái phép đang trở

335

thành một vấn đề nghiêm trọng ở vùng cao miền Bắc Việt Nam. Nguyên nhân thể chế

gốc rễ của những tác động xấu từ khai thác gỗ và săn bắn động, thực vật hoang dã trái

phép bao gồm:

- Thiếu lực lượng bảo vệ rừng và lâm tặc tận dụng có lợi thế về cơ sở hạ tầng

giao thông, phương tiện liên lạc công nghệ cao để tránh lực lượng bảo vệ rừng;

- Thiếu kế hoạch quản lý rừng phù hợp cho các đơn vị quản lý rừng và công tác

kiểm tra, giám sát khai thác tại các đơn vị quản lý rừng còn yếu kém;

- Sự phối hợp chưa đầy đủ giữa các lực lượng bảo vệ rừng, cảnh sát, chính

quyền địa phương và cộng đồng đã dẫn đến thực thi lâm luật yếu và kiểm soát lỏng lẻo

tình hình khai thác gỗ trái phép, đặc biệt tại các huyện có vùng biên giới với Trung Quốc.

3.8.2.8. Tác động từ việc khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Hoạt động khai thác, sử dụng bền vững các loài thực vật ngoài gỗ và không

thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được phép thực hiện quy định của pháp

luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

- Tuy nhiên bất cập là cho đến nay không có phương thức theo dõi giám sát

được các mức độ khai thác lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các cây thuốc, cây cảnh, mật

ong, nấm… Điều đó có ảnh hưởng đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH.

- Việc săn bắt động vật hoang dã trái phép có ảnh hưởng xấu tới rừng và cân

bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Đây là một

vấn nạn của Quảng Ninh nói riêng và của các tỉnh biên giới nói chung và đến nay vẫn

chưa có giải pháp chấm dứt triệt để.

3.8.2.9. Tác động từ thảm họa cháy rừng

Cháy rừng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên diện rộng, gia tăng phát

thải khí nhà kính và nguy hại hơn là làm suy thoái tài nguyên rừng, suy giảm ĐDSH.

Ngoài cháy rừng, các trường hợp đốt rừng làm nương có thể ảnh hưởng đáng kể

tới phát thải CO2. Việc kiểm soát không hiệu quả hoạt động đốt rừng là do nhận thức

hạn chế và thiếu chương trình nâng cao nhận thức.

Nguyên nhân thể chế gốc rễ dẫn đến những hạn chế trong công tác phòng chống

cháy rừng bao gồm:

- Thiếu ngân sách thực hiện bảo vệ rừng, đây là mối quan tâm lớn nhất ở cấp xã

và cấp huyện vì huyện và xã chịu trách nhiệm thực hiện bảo vệ rừng nhưng lại không

được cấp ngân sách đầy đủ để thực hiện. Điều đó dẫn đến cơ sở hạ tầng thấp kém,

thiếu đường lâm nghiệp để kiểm soát và phòng chống cháy rừng, đặc biệt ở những

vùng sâu, vùng xa;

- Năng lực cán bộ yếu: Luật Bảo vệ Phát triển rừng quy định 1 cán bộ kiểm lâm

hiện trường sẽ chịu trách nhiệm quản lý tối đa là 1.000ha, tuy nhiên hầu hết các tỉnh

không thể đáp ứng tiêu chuẩn này;

336

- Phân định ranh giới chưa rõ ràng giữa rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng

sản xuất, điều đó gây khó khăn, lúng túng trong quản lý các hoạt động lâm nghiệp.

3.8.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực

hiện Quy hoạch ĐDSH

Xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi khi thực hiện quy hoạch được

dự báo dựa trên tác động tích lũy của tất cả các thành phần của quy hoạch và trong bối

cảnh các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành của tỉnh Quảng Ninh

đến 2020 sẽ được thực hiện. Dự báo tác động tích lũy do thực hiện các hoạt động của

các thành phần quy hoạch.

- Các hoạt động quy hoạch có tác động tích lũy tích cực đến các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên trong khi tài nguyên nước chịu tác động tiêu cực ít nhất

thì tài nguyên rừng và ĐDSH cũng như tài nguyên đất có thể chịu nhiều tác động tiêu

cực nếu không có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả;

- Sinh kế người dân và bảo tồn văn hóa bản địa được hưởng lợi nhiều nhất từ

việc thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên cần lưu ý hoạt động chuyển đổi

đất trống, đất sản xuất nông nghiệp thành đất rừng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh

kế trong giai đoạn đầu. Du lịch sinh thái cũng có tiềm năng gây tác động tiêu cực tới

việc bảo tồn văn hóa bản địa;

- Du lịch sinh thái mặc dù đem lại nguồn lợi cho việc bảo tồn tài nguyên rừng và

ĐDSH cũng như sinh kế người dân, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác

động bất lợi đến các nguồn tài nguyên, kể cả tài nguyên phi vật thể (văn hóa bản địa);

- Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng sống

gần khu bảo tồn, tuy nhiên về tổng thể cần có biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ

để giảm thiểu tối đa tác hại đến các nguồn tài nguyên;

- Chất thải và ô nhiễm môi trường phát sinh chủ yếu từ hoạt động du lịch sinh

thái và đặc biệt là do thảm họa cháy rừng. Cháy rừng cũng là nguồn gây ra các tác

động tiêu cực lớn nhất tới tất cả các vấn đề môi trường chính;

- Các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trồng rừng, khoanh nuôi rừng

tái sinh, quản lý rừng dựa vào cộng đồng đều góp phần giảm phát thải khí nhà kính,

thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thảm họa thiên nhiên; trong khi các

hoạt động còn lại có nguy cơ gia tăng thiên tai và biến đổi khí hậu do làm mất khả

năng lưu trữ carbon hoặc phát thải khí nhà kính;

- Về tổng thể, có thể đánh giá mặc dù có một số tác động tiêu cực, nhìn chung

quy hoạch bảo tồn ĐDSH vẫn mang lại nhiều tác động tích cực đối với tỉnh Quảng

Ninh trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.8.4. Dự báo xu hướng diễn biến các vấn đề môi trường chính khi thực hiện Quy

hoạch

Từ kết quả đánh giá tác động tích lũy có thể dự báo xu hướng diễn biến các vấn đề

337

môi trường chính khi thực hiện Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh như sau:

3.8.4.1. Biến động về tài nguyên rừng và ĐDSH

Về cơ bản việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn loài sinh cảnh và

bảo tồn cảnh quan sinh thái có tác động tích cực đến tài nguyên rừng và ĐDSH. Các

hoạt động trồng rừng có mục đích làm giàu rừng và tái sinh rừng và như vậy tạo ra cơ

hội cho việc tái tạo lại các điều kiện thích hợp cho rừng và động thực vật hoang dã

phát triển mạnh.

Tuy nhiên việc trồng rừng, phát triển rừng cũng tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân

bằng sinh thái do du nhập giống loài ngoại lai. Thực tế có thể giảm các xu hướng diễn

biến tiêu cực này thông qua lập kế hoạch trồng rừng và có tính đến giá trị của rừng và

cụ thể hóa các loài cây phù hợp.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế đã và đang mang lại hệ lụy đối với tài nguyên

rừng và ĐDSH. Ở một số quốc gia, khi nhận thức và sự giàu có tăng lên dẫn đến việc

tiêu thụ động vật hoang dã giảm đi, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Việc tăng tài sản

lại giúp có nhiều khả năng tiêu thụ đặc sản rừng, trở thành biểu tượng về sự giàu có và

điều này đã tiếp thêm động cơ cho hoạt động thương mại động thực vật hoang dã. Trên

thực tế, tài nguyên rừng của hầu hết các khu bảo tồn ở Việt Nam (80%) đều được người

dân địa phương hoặc từ các cộng đồng xung quanh sử dụng và vì vậy đã ảnh hưởng đến

ĐDSH. Phạm vi và mức độ ảnh hưởng của việc khai thác động thực vật hoang dã tới tài

nguyên rừng và ĐDSH phụ thuộc nhiều vào phương pháp tiếp cận quản lý rừng và sự

tham gia của cộng đồng địa phương trong bảo vệ rừng. Nếu cộng đồng địa phương

không có động cơ bảo vệ rừng thì họ sẽ có thể tham gia khai thác trái phép.

Cũng cần lưu ý đến xu hướng suy thái tài nguyên rừng và ĐDSH có thể xảy ra

do biến đổi khí hậu, khi đó ĐDSH ở vùng miền núi phía bắc cũng có thể bị ảnh hưởng

với biên độ nền nhiệt hàng năm lớn hơn và những mùa đông ngày càng khắc nghiệt.

Biến đổi khí hậu cũng có thể sẽ tạo ra sự phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào các nguồn

tài nguyên thiên nhiên bởi vì con người cố gắng khai thác rừng cho mục đích phục hồi

từ các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều và với mức độ nghiêm trọng ngày

càng lớn, điều này có thể dẫn tới sự gia tăng sức ép lên môi trường sống và nguồn tài

nguyên đa dạng sinh học quý giá.

Như vậy có thể đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng

Ninh sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên rừng và ĐDSH, tăng độ che phủ rừng và duy trì

số lượng các giống loài sinh vật quý hiếm.

3.8.4.2. Biến đổi về tài nguyên đất

Nhìn chung quy hoạch các khu bảo tồn sẽ giảm cơ hội chuyển đổi đất rừng cho

các mục đích sử dụng khác, ví dụ phát triển thủy lợi, phát triển giao thông, khai thác

khoáng sản. Các hoạt động này có tác động tiêu cực đến chất lượng đất, vì vậy giảm

cơ hội chuyển đổi đất rừng cho phát triển các hoạt động này sẽ mang lại tác động tích

cực cho nguồn tài nguyên đất của khu vực nói riêng và của tỉnh nói chung.

338

Cũng phải nhấn mạnh rằng các khu bảo tồn tự thân nó cũng có tác động tích cực

cải tạo chất lượng đất. Do có diện tích rừng che phủ lớn nên hàng năm, lớp phủ thực

vật rừng đã cung cấp một lượng rất lớn lá rụng, thân cành cây nhỏ gãy đổ, vỏ cây, quả

hoa rơi rụng…, tạo thành tầng thảm mục trên bề mặt đất. Lớp thảm mục này không chỉ

góp phần che phủ đất, ngăn chặn xói mòn mà còn từ từ bị hoai mục, phân giải và

khoáng hoá... làm cho đất tơi xốp, bổ sung cho đất thêm nhiều mùn, đạm, các dưỡng

chất đất khác và làm cho đất giữ ẩm tốt hơn. Khả năng hút nước của lớp thảm mục là

rất lớn, lượng nước này góp phần tăng khả năng trữ ẩm lãnh thổ trong mùa hanh khô,

đặc biệt là những năm bị hạn hán, ít mưa. Cả hai tác động tích cực này của tầng thảm

mục đối với đất khiến cho đất dưới tán rừng có hàm lượng mùn cao, luôn đủ ẩm...tạo

điều kiện cho khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng tốt hơn và khả năng phục

hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh nhanh hơn ở những vùng đất trống trọc.

Đánh giá chung, việc thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH sẽ góp phần khôi phục

về chất lượng nguồn tài nguyên đất tỉnh Quảng Ninh.

3.8.4.3. Biến động tài nguyên nước

Duy trì rừng và độ che phủ thảm thực vật dày đặc khác trong phần thượng lưu của

vùng đầu nguồn là cần thiết để tránh xói mòn, để lưu trữ nước mưa và điều hoà dòng

chảy hạ lưu nhờ đó hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán cực đoan. Khả năng điều

hòa này này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng rừng (chất lượng và độ che phủ khác

nhau của rừng). Nói chung, rừng tự nhiên giàu thường có giá trị bảo vệ đầu nguồn cao

nhất trong khi rừng trồng và rừng non lại có giá trị bảo vệ đầu nguồn thấp nhất.

Những cánh rừng vùng cao đóng góp quan trọng tạo dòng chảy trong mùa khô,

điều hòa khí hậu và độ ẩm bằng sự thoát bốc hơi nước, phòng ngừa xói mòn đất, gia

tăng sự thấm thấu, duy trì độ ẩm của đất và bảo vệ chất lượng nước cho những người

sử dụng ở vùng hạ nguồn. Vì thế việc quy hoạch các khu bảo tồn ĐDSH của tỉnh

Quảng Ninh sẽ đóng một vai trò quan trọng về mặt cung cấp và điều hoà nguồn cung

cấp nước vùng hạ lưu và đồng bằng.

Tuy nhiên nếu trong quy hoạch có chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử

dụng khác có thể có tác động tới chế độ nước do giảm khả năng thấm nước và vì vậy

có thể dẫn đến thay đổi chế độ lũ lụt. Điều đó cũng có thể tạo ra rủi ro xói mòn đất và

bồi lắng, ô nhiễm nước không chỉ ở khu vực chuyển đổi mà còn cả ở vùng hạ lưu.

Mặc dù vậy vẫn có thể nói số lượng và chất lượng tài nguyên nước sẽ được cải

thiện khi thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

3.8.4.4. Gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường

Các hoạt động dịch vụ và du lịch sinh thái thường được gắn liền với các khu bảo

tồn. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao, đóng góp kinh phí cho thực hiện các hoạt

động bảo tồn, nhưng đồng thời cũng tạo ra các áp lực đến môi trường và tài nguyên.

3.8.4.5. Biến đổi khí hậu và các rủi ro, thiên tai

Phát triển lâm nghiệp là một biện pháp giảm CO2 và góp phần vào việc giảm

339

biến đổi khí hậu toàn cầu. Thuật ngữ lưu giữ carbon của rừng được dung để chỉ khả

năng của rừng hấp thụ carbon từ không khí để giảm lượng phát thải từ nhiên liệu hóa

thạch làm nóng lên toàn cầu. Sự lưu giữ carbon rừng là một vấn đề rất phức tạp, vì

lượng CO2 hấp thu phụ thuộc vào loại rừng, tình trạng rừng, các loài cây ưu thế và tuổi

rừng. Vì vậy, sự lưu giữ carbon rừng liên quan tới diện tích che phủ rừng cũng như

chất lượng rừng và nó gắn kết chặt chẽ với quản lý rừng bền vững. Những mục đích sử

dụng đất khác nhau (trồng các loài cây khác nhau, mục đích sử dụng đất khác ngoài

lâm nghiệp...) tất cả đều có các tác động khác nhau đến tính toán lượng carbon phát

thải do mất rừng, trong đó phải tính đến việc giải phóng carbon được lưu trữ trong sinh

khối trên mặt đất, sự mục rữa của rễ cây và giải phóng carbon trong đất và phải tính cả

lượng carbon được lưu trữ trong sử dụng đất sau đó.

Trồng rừng trên đất trống tạo sinh khối mới và vì vậy tăng khả năng chứa các

bon. Khả năng chứa các bon của rừng liên quan tới độ che phủ và chất lượng rừng. Ở

Việt Nam, trong những năm qua, xu hướng tăng độ che phủ rừng phần lớn là nhờ

trồng rừng mới trong khi chất lượng rừng tự nhiên giàu giảm đáng kể.

Suy thoái rừng và cháy rừng là nguồn ra phát thải khí nhà kính lớn thứ hai do

con người gây, chiếm tới gần 20% phát thải toàn cầu. Các đám cháy rừng và than bùn

sẽ giải phóng CO2 vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và hậu quả là

sẽ lại gia tăng các vụ cháy rừng.

Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng cháy rừng đã được cảnh báo. Các yếu tố

chính ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng là nhiệt độ và độ ẩm. Với tác động của biến đổi

khí hậu, trong mùa cháy rừng (mùa khô), nhiệt độ không khí tăng lên, lượng mưa giảm

làm độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng giảm rõ rệt nên nguy cơ cháy rừng tăng lên.

Bên cạnh đó, công tác quản lý cháy rừng và hậu cháy rừng – những can thiệp

xáo trộn sau cháy, sự bùng phát sâu hại và hoạt động dọn dẹp gỗ nhằm thu hồi giá trị

thương mại và giảm bớt chất gây cháy cho những đợt cháy rừng sau này lại là những

hoạt động cũng có ảnh hưởng bất lợi tới trữ lượng carbon. Vì vậy hoạt động bảo vệ

rừng phòng chống cháy rừng sẽ mang lại những tác động tích cực vì giúp góp phần

giảm rủi ro phát thải CO2.

Mất độ che phủ rừng thường làm giảm lượng nước mưa thấm vào tầng đất, tăng

dòng chảy nước bề mặt đất, tạo xói mòn từng rãnh và khi sự ổn định của tầng đất bị

giảm sẽ làm tăng cơ hội tạo dòng chảy gây lũ và sụt lở đất. Vì vậy, bất kỳ một hoạt động

nào làm mất độ che phủ rừng đều tạo nguy cơ tăng cường độ sụt lở và xói mòn đất.

Rõ ràng việc thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH sẽ làm giảm thiểu phát thải

khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu các rủi ro thảm họa

thiên nhiên.

3.8.4.6. Thay đổi sinh kế người dân và ảnh hưởng đến bảo tồn văn hóa bản địa

Người nghèo tại các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh có xu hướng phụ thuộc khá

cao vào sự tiếp cận với rừng để kiếm kế sinh nhai không chỉ vì liên kết địa lý mà còn

340

vì những tính năng của các nguồn tài nguyên rừng tự nhiên (đặc biệt là các lâm sản

ngoài gỗ) để người nghèo khai thác.

Các cộng đồng vùng cao Việt Nam có truyền thống lâu đời sử dụng các nguồn

tài nguyên rừng để lấy lương thực thực phẩm, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng và

thuốc men. Ngoài những lợi ích trực tiếp từ rừng, nhiều cộng đồng sinh sống dựa vào

rừng để bảo vệ nguồn nước và đất trồng trọt, điều tiết chu trình nước và sản xuất nông

nghiệp, duy trì các giá trị văn hoá, xã hội và tinh thần. Đối với đồng bào nghèo sống

phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt trong các vùng núi Việt Nam, các khu

rừng là tài sản chủ yếu của gia đình.

Việc hình thành các khu bảo tồn có nguy cơ làm mất nguồn sống phụ thuộc vào

rừng của người dân. Ở các quốc gia đang phát triển, đói nghèo được đánh giá là một

trong những nguyên nhân sâu xa của phá rừng và phá rừng lại tiếp tục làm tăng thêm

mức độ đói nghèo. Trên thực tế, mối quan hệ giữa đói nghèo và phá rừng hình thành

do sự phụ thuộc trực tiếp và nặng nề của các hộ gia đình nghèo vào đất đai và nguồn

tài nguyên rừng, do tiếp cận khai thác sản phẩm rừng tự nhiên làm tăng phúc lợi cho

người dân địa phương. Hạn chế quyền sử dụng, khai thác rừng sẽ tạo ra đói nghèo, đặc

biệt là khi thiếu các phương án bù đắp cho sự hạn chế này.

Hiện nay các ban quản lý vườn quốc gia cũng như khu bảo tồn thiên nhiên chỉ có

năng lực hoặc thẩm quyền hạn chế trong việc xây dựng các chương trình sinh kế qua

đó tạo cơ chế khuyến khích đầy đủ cho cộng đồng dân cư địa phương. Ở cấp quốc gia

còn thiếu chính sách quy định rõ ràng về những điều kiện khai thác rừng, ví dụ: chỉ

cho phép người dân địa phương thu lượm cây chết từ rừng để tiêu dùng nội bộ mà

không được bán; các hộ gia đình và cộng đồng sống gần rừng đặc dụng không được

phép khai thác một số sản phẩm trong điều kiện có kiểm soát. Kinh nghiệm từ các

quốc gia khác cho thấy, phương pháp tiếp cận theo hướng cho dân khai thác hạn chế

có thể dẫn đến những kết quả thành công và bền vững hơn xét về khía cạnh bảo vệ

rừng và sinh kế so với tình trạng chặt gỗ trên diện rộng không kiểm soát được.

Việc hình thành các khu bảo tồn ĐDSH có thể trở thành một phần quan trọng

đối với sinh kế của người nghèo vùng cao tỉnh Quảng Ninh, nhưng điều này sẽ phụ

thuộc rất lớn vào quyền sở hữu và quản lý cũng như trách nhiệm đi kèm, và vào sự hỗ

trợ của nhà nước để giúp các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giảm

khai thác trái phép, săn bắt động, thực vật hoang dã có thể giúp bảo vệ nguồn tài

nguyên thiên nhiên tốt hơn, ngăn chặn người ngoài vào khai thác rừng quá mức và vì

vậy góp phần thực hiện quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, nó cũng có thể giảm sinh

kế của những cộng đồng dân cư nghèo, đặc biệt các nhóm dân tộc thiểu số ở những nơi

sinh kế của họ phụ thuộc vào các hoạt động này.

Rừng tạo cơ hội để bảo tồn và tăng trưởng kinh tế trên diện rộng, đồng nghĩa với

việc cải thiện sinh kế của người dân. Việc lồng ghép giá trị kinh tế của các hoạt động

sinh kế từ rừng khi xem xét mức sinh lợi của các giải pháp giao đất và sử dụng đất lâm

nghiệp khác nhau là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

341

Bên cạnh đó, việc kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái có tiềm năng

mở ra loại hình dịch vụ du lịch cho người dân bản địa, đồng thời cũng sẽ có tác động

mạnh mẽ đến văn hóa dân tộc. Tuy nhiên cần lưu ý xây dựng và ban hành các chính

sách hỗ trợ của chính quyền cho phát triển loại hình du lịch sinh thái để tránh nguy cơ

đồng hóa văn hóa, làm biến mất những nét đặc sắc, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc

vùng cao phía Bắc.

Như vậy, nếu thực hiện đúng quy hoạch bảo tồn ĐDSH, tỉnh Quảng Ninh sẽ có

cơ hội cải thiện sinh kế người dân và bảo tồn văn hóa bản địa.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh cũng sẽ phải

đối mặt với một số khó khăn như tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh có thể là nguy

cơ phá vỡ cục bộ quy hoạch bảo tồn, sự suy giảm đa dạng sinh học làm mức độ tích

nước tại các hồ chứa nước giảm dẫn tới thiếu nước cung cấp cho phát triển kinh tế xã

hội, làm suy giảm tính đa dạng sinh học, khó khăn cho công tác bảo tồn; một số loài

quý hiếm có nguy cơ bị suy giảm hoặc biến mất do tác động tận diệt của con người

dẫn đến mất cân bằng đa dạng sinh học.

342

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng trên cơ sở

các văn bản Luật, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh

học và công văn hướng dẫn những nội dung cần thiết phải thực hiện cho việc phục vụ

quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Việc xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được

tuân thủ và phù hợp với các quy hoạch đã có của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là Chiến

lược quốc gia về bảo tồn ĐDSH giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến 2030 và

quy hoạch bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Quy hoạch tổng thể được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh cho giai đoạn từ năm

2015 đến năm 2020 và một số định hướng phát triển chính đến năm 2030; đối tượng

chủ yếu của quy hoạch là hệ sinh thái tự nhiên, KBT, hành lang ĐDSH, cơ sở bảo tồn

ĐDSH và nguồn gen. Quan điểm chỉ đạo của Quy hoạch trong giai đoạn này là: phát

triển và kết hợp các hình thức bảo tồn khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo

tồn; hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng

dịch vụ sinh thái; kế thừa và thống nhất hệ thống các KBT hiện có; bảo đảm an toàn

ĐDSH; huy động nguồn lực, kinh nghiệm trong nước và quốc tế.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo với ba phương án quy hoạch bảo tồn ĐDSH,

dựa trên cơ sở đánh giá, so sánh kết quả, quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh

được lựa chọn theo phương pháp tiếp cận và nghiên cứu tổng hợp: kế thừa, khoa học,

khách quan và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Cụ thể:

1. Quy hoạch 03 hành lang đa dạng sinh học (hành lang đa dạng sinh học núi,

biển và ven biển) với diện tích khoảng 254.721,18ha, loại hình hành lang không liên

tục (step-stone).

2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển một số hệ sinh thái tự nhiên đặc thù như hệ

sinh thái rừng tự nhiên, hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước, hệ sinh thái

tự nhiên biển và hệ sinh thái đô thị, nông thôn.

3. Phát triển và nâng cấp 03 khu bảo tồn đa dạng sinh học hiện có và thành lập

mới 06 khu bảo tồn đa dạng sinh học thuộc cấp tỉnh.

4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ hệ thống vườn thực vật, vườn động vật, vườn

cây thuốc, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc

hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị khoa học và kinh tế đặc biệt của tỉnh.

5. Để quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh thực thi có hiệu quả, đã đề

xuất các dự án ưu tiên cần được đầu tư với tổng kinh phí dự tính là 164 tỷ đồng được

thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

6. Các giải pháp để triển khai Quy hoạch dựa trên thực tiễn quản lý và mang tính

khả thi cao, bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường năng lực; điều tra

343

nghiên cứu xác định các vùng trọng điểm để bảo tồn; nghiên cứu sử dụng các phương

pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới; công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích

và trách nhiệm của xã hội; hợp tác quốc tế nhằm thu hút cac nguồn tài trợ về tài chính

và kỹ thuật; sinh kế bền vững nhằm phát triển hài hòa để đảm bảo mục tiêu bảo tồn

ĐDSH và phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa

phương sống trong và xung quanh KBT.

Kiến nghị

Lồng ghép các hoạt Động bảo tồn ÐDSH vào các hoạt động phát triển KT – XH

của địa phương, quy hoạch ngành, cần có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các

cơ quan dưới sự chỉ đạo chung UBND tỉnh và Ban chỉ đạo. Nhằm mở rộng các hình

thức bảo tồn, vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế, khuyến khích nhân dân, cộng đồng

tham gia vào các hình thức quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên ÐDSH và nuôi

trồng các loại cây con đặc hữu, quý hiếm trong vùng.

Thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh nhằm bảo tồn được HST

rừng tự nhiên vùng núi cao đặc trưng, cùng các nguồn gen thực vật, động vật quý hiếm,

đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng; cũng như đem lại những nguồn lợi về kinh tế - xã hội,

môi trường không chỉ cho tỉnh Quảng Ninh, mà cho cả vùng Đông Bắc và cả nước,

chuyển đổi từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh. Vì vậy, kiến nghị với Nhà nước và Chính

phủ quan tâm, tạo cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư mọi nguồn lực (vốn, khoa học

công nghệ, cơ sở hạ tầng…) cho tỉnh để thực thi có hiệu quả quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

Các Sở, Ban Ngành có liên quan tạo các cơ chế chính sách phù hợp để kêu gọi

tham gia đầu tư, thực hiện các dự án ưu tiên được nêu trong quy hoạch bảo tồn ĐDSH,

các Bộ, ngành và các cơ quan trung ương; các Tổ chức quốc tế, trong nước và công

đồng dân cư. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm của các

bên liên quan, trong đó không thể thiếu sự tham gia của địa phương và cộng đồng dân

cư các khu vực có khu bảo tồn.

Đối các địa phương có các khu bảo tồn, cần nghiên cứu kỹ đời sống kinh tế - xã

hội và nguyện vọng của nhân dân trong vùng đệm nhằm những sinh kế phù hợp với

địa phương; cùng với Sở, Ban Ngành có liên quan nghiên cứu và kêu gọi sự hỗ trợ

đầu tư về mọi mặt (vốn, khoa học công nghệ…) nhằm nâng cao đời sống của người

dân vùng đệm, giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng, chính là thực hiện bảo tồn ĐDSH

của các khu bảo tồn trong vùng.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Quyết định số

45/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh

học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 về danh mục các khu bảo tồn,

hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như đề xuất tại Báo cáo.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành văn bản hướng dẫn quản lý

bảo tồn đối Vườn di sản ASEAN; hướng dẫn quy trình đề xuất thành lập Khu Ramsar

cho một số khu bảo tồn của tỉnh Quảng Ninh; định nghĩa, hướng dẫn quy trình bảo tồn

đối với các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù…

344

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2013- 2020”.

2. Báo cáo kết quả Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm Quý III/2015.

3. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016

của CCKL tỉnh Quảng Ninh.

4. Bộ KH&CN, Viện KH&CNVN, 2007. Danh lục đỏ Việt Nam. Nhà xuất

bản KHTN&CN.

5. Bộ KH&CN, Viện KH&CNVN, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần I. Động

vật. Nhà xuất bản KHTN&CN.

6. Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông

nghiệp. 615 tr.

7. Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, 2011. Báo cáo quốc gia về Đa dạng

sinh học. Hà Nội.

8. Bộ TN&MT, 2012. Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 (dự thảo số 04). Hà Nội.

9. Bộ NN&PTNT, 2008. Quyết địnhh 82/2008/QĐ-BNN: Về việc công bố

Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được

bảo vệ, phục hồi và phát triển.

10. Bộ NN&PTNT, Cục KT&BVNL thuỷ sản, 2009. Các loài thuỷ sinh vật quý

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. (Bản thảo Atlas).

11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp

và đối tác (2006), Cẩm năng ngành lâm nghiệp, Chương Hệ sinh thái rừng tự nhiên

Việt Nam.

12. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp

và đối tác (2006), Cẩm năng ngành lâm nghiệp, Chương Quản lý rừng bền vững.

13. Chương trình Birdlife International và Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2001.

Thông tin các Khu bảo tồn thiên nhiên hiện có và đề xuất ở Việt Nam. Hà Nội.

14. Nguyễn Chu Hồi và nnk., 1998. Cơ sở khoa học quy hoạch các khu bảo tồn

biển Việt Nam. Tài liệu Cục Môi trường/IUCN xuất bản.

15. Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2005. Luận chứng về điều tra cơ bản và quản lý

nhà nước các KBTB. Báo cáo lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội.

16. Nguyễn Chu Hồi, 2006. Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển ngành

thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tạp chí Thuỷ sản số 5: 14-17.

345

17. Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2007. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt

Nam đến năm 2020. Báo cáo lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội.

18. Nguyễn Chu Hồi, Lê Thị Thanh, 2010. Phát triển bền vững đa dạng sinh

học và các hệ sinh thái biển và ven biển trên thế giới và ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên

cứu và Phát triển, số 6, Thừa Thiên-Huế.

19. Nguyen Chu Hoi và một số tác giả khác, 1996. Chiến lược quốc gia về quản

lý và bảo tồn các vùng đất ngập nước ở Việt Nam, tài liệu của SIDA/IUCN, Chủ biên,

Ha Noi (Tiếng Anh).

20. Nguyễn chu Hồi (Chủ biên), 2005. Phat triên bên vưng nghanh thuy san

Viêt Nam. Ky yêu hôi thao, Hà Nội.

21. Nguyễn chu Hồi (Chủ biên), 2007. Chinh sach nganh thuy san Viêt Nam.

Chu biên, NXB Nông nghiêp, Ha Nôi.

22. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm năng nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Niên giám thống kế tỉnh Quảng Ninh năm 2015, Nhà xuất bản thống kê

25. Potess L. Fernando, Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Chí Thành, 2011.

Nghiên cứu khung thể chế, chính sách và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học

trong hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Tài liệu Bộ NN&PTNT-GIZ

26. Quốc Hội, 2003. Luật Thuỷ sản.

27. Quốc Hội, 2008. Luật Đa dạng sinh học

28. Quốc hội, 2014. Luật Bảo vệ và phát triên rừng

29. Quốc hội, 2014. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

30. Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày

18 tháng 8 năm 2014.

31. Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định

số 1418/QĐ-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2014

32. Quy hoạch bảo vệ và phát triển Rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

33. Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020. Quyết định số 4253/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng

Ninh.

34. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm

nhìn đến năm 2030.

346

35. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 201, 2020 và định

hướng đến năm 2030.

36. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

37. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm

2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

38. Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại tại văn bản

số 6970/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015.

39. IUCN (1994). Guidelines for protected area management categories.

Commission on National Parks and Protected Areas with the assistance of the World

Conservation Monitoring Centre. IUCN, Gland, Switzerland.

40. Dudley, N. (Editor) (2008). Guidelines for Applying Protected Area

Management Categories. Gland, Switzerland: IUCN. x + 86pp.

41. World Conservation Strategy (IUCN, UNEP, WWF 1980, Eng),

42. Chính phủ, 2010. Nghị định 117 về Quản lý rừng đặc dụng.

43. Chính phủ, Bộ NNPTNT, 2002. Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn

thiên nhiên tại Việt Nam (giai đoạn 2002-2010).

44. Cục Kiểm Lâm, 2002. Dự thảo báo cáo đề xuất hệ thống phân hạng các

Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

45. Vũ Văn Dũng, 2005. Đánh giá tình hình Xây dựng và quản lý Rừng Đặc

dụng (Các Khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn) của Việt Nam. Tài liệu Cục BVMT.

46. Hồ Thanh Hải, 2005. Tổng kết và đánh giá 10 năm thực hiện kế hoạch hành

động đa dạng sinh học của Việt Nam. Tài liệu Viện STTNSV, Cục BVMT, 63 trang.

47. Hồ Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Hà, 2012. Đánh giá hiện trạng và tình hình

quản lý bảo tồn loài, nguồn gen ở việt nam góp phần xây dựng Chiến lược quốc gia về

đa dạng sinh học. Tài liệu Cục BTĐDSH, 31 trang.

48. Michael R Appleton, Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Quốc Dựng, Vũ Văn

Dũng, 2012. Đánh giá cơ sở pháp lý và đề xuất xác định ranh giới và quy hoạch các

phân khu chức năng và vùng đệm của KBT ở Việt Nam. Tài liệu GIZ, Bộ NN&PTNT.

49. Potess L. Fernando, Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Chí Thành, 2011.

Nghiên cứu khung thể chế, chính sách và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học

trong hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Tài liệu Bộ NN&PTNT, GIZ

50. Phùng Văn Phê (2006), Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng

Yên Tử - Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm

nghiệp Việt Nam.

347

51. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh.

52. Quốc Hội, 2003. Luật Thuỷ sản.

53. Quốc Hội, 2004. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)

54. Quốc Hội, 2008. Luật Đa dạng sinh học

55. Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006. Báo cáo kết quả Dự án Rà soạt rừng

đặc dụng của Việt Nam. Tài liệu Viện DDTQHR. 71 tr.

56. Công ước đa dạng sinh học, 2010. Giới thiệu các chiến lược đa dạng sinh

học của quốc gia và kế hoạch hành động

57. Công ước đa dạng sinh học, 2010. Đề ra các mục tiêu đa dạng sinh học

quốc gia cùng với khung kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020,

bao gồm các mục tiêu đa dạng sinh học Aichi

58. IUCN (1994). Hướng dẫn quản lý các khu bảo tồn. Chức năng của các vườn

quốc gia và khu bảo tồn với sự hỗ trợ của tổ chức bảo tồn thế giới.

348

PHẦN PHỤ BIỂU

Phụ biểu 1: Tổng hợp khối lượng xả thải của các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh

TT Tên cơ sở xả thải Khối lượng

xả thải Ghi chú

1 Nhà máy Nhiệt điện

Cẩm Phả 2.246.000

Theo Giấy phép xả thải số 2466/GP-

BTNMT cấp ngày 28/12/2012

2 Công ty Nhiệt điện

Uông Bí 2.183.644

Theo Giấy phép xả thải số 2483/GP-

BTNMT cấp ngày 28/12/2012

3 Nhà máy Nhiệt điện

Mông Dương 2 4.346.680

Theo Giấy phép xả thải số 1494/GP-

BTNMT cấp ngày 21/7/2014

4 Nhà máy Nhiệt điện

Quảng Ninh 4.219.200

Theo Giấy phép xả thải số 2461/GP-

BTNMT cấp ngày 23/9/2015

5 Nhà máy Nhiệt điện

Mông Dương 1 3.455.734

Theo Giấy phép xả thải số 2881/GP-

BTNMT cấp ngày 9/11/2015

6 Nhà máy Nhiệt điện

Mạo Khê 760,0

Theo Giấy phép xả thải số 490/GP-

TNMT cấp ngày 27/7/2017

Cộng 16.452.618

Phụ biểu 1.1.Thống kê số lần khởi động lại lò của các đơn vị sản xuất xi măng,

nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2016

STT Tên đơn vị Số lần khởi

động lại lò Nguyên nhân

A Nhiệt điện 103

1 Công ty Cổ phần xi măng

và xây dựng Quảng Ninh 24

Sửa chữa theo kế hoạch, lỗi cơ khí

(một số công đoạn sản xuất gặp sự

cố cần sửa chữa)

2 Công ty Cổ phần xi măng

Hạ Long 25

Sửa chữa theo kế hoạch, lỗi cơ khí

(một số công

đoạn sản xuất gặp sự cố cần sửa

chữa), lỗi điện

3 Công ty Cổ phần xi măng

Thăng Long 19

Sửa chữa theo kế hoạch, lỗi cơ khí

(một số công

đoạn sản xuất gặp sự cố cần sửa

chữa), lỗi điện

349

4 Công ty Cổ phần xi măng

Cẩm Phả 35

Sửa chữa theo kế hoạch, lỗi cơ khí

(một số công

đoạn sản xuất gặp sự cố cần sửa

chữa), lỗi điện

B Xi măng 148

5 Công ty Nhiệt điện Đông

Triều- TKV 9 Lỗi thiết bị

6 Công ty Nhiệt điện Uông

Bí 42

5 lần do điều độ A0, sửa chữa

theo kế hoạch, do sự cố mất điện

tự dùng, lỗi thiết bị…

7 Công ty Cổ phần Nhiệt

điện Quảng Ninh 36 33 lần do điều độ A0, Lỗi thiết bị

8 Công ty Nhiệt điện Cẩm

Phả 21

Chạy lại lò hơi sau sửa chữa, Lỗi

thiết bị, Khắc phục sự cố cháy nổ

ắc quy

9 Công ty nhiệt điện Mông

Dương 8

6 lần do điều độ A0, sữa chữa

theo kế hoạch, lỗi thiết bị

10 Công ty TNHH Nhiệt điện

AES-TKV Mông Dương 32

4 lần Do điều độ của A0, Tripped

lò, Lỗi thiết bị

Tổng: 251

(Nguồn dữ liệu: Sở TN&MT Quảng Ninh cấp)

350

Phụ biểu 02: Một số dự án, nhiệm vụ KH&CN liên quan tới

công tác bảo tồn ĐDSH đã và đang thực hiện

TT Tên dự án/nhiệm vụ Thời gian

thực hiện

Kinh phí

(Triệu

đồng)

1 Bảo tồn cây Ba kích tím trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh 2015 - 2017 1.500

2 Nhân thuần lưu giữ, bảo tồn giống gà Hoành

Bồ (gà lông xước, gà 6 cựa, gà Bang Trới) 2015 - 2017 1.000

3 Bảo tồn nguồn gen Ngán trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh 2017 - 2019 1.500

4 Bảo tồn nguồn gen Tu hài trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh 2017 - 2019 1.500

5 Bảo tồn nguồn gen Sá sùng trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh 2016 - 2018 1.340

6

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả

năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa tại tỉnh

Quảng Ninh

2012 - 2013 1.055

7

Thu thập, lưu giữ nguồn gen và ứng dụng

CNSH trong bảo tồn và phát triển một số loài

lan quý ở tỉnh Quảng Ninh

2011 - 2013 301,58

8 Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm

cây lá khôi tại VQG Bái Tử Long 2009 - 2011 125,35

9 Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá Lăng chấm tại

tỉnh Quảng Ninh 2009 - 2011 125,35

10 Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển

giống hoa Mai vàng Yên Tử 2007 - 2010 68,32

11 Xây dựng mô hình thử nghiệm loài cây Kim

giao núi đá tại VQG Bái Tử Long 2007 - 2010 284,02

12 Xây dựng mô hình làm giàu rừng bằng loài

cây Lim xanh tại VQG Bái Tử Long 2007 - 2010 227,02

13 Nghiên cứu bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên

cho Khỉ vàng trên vịnh Hạ Long 2010 - 2011

351

Đối với các đề tài, dự án đã nghiệm thu, hoàn thành: đã được các Hội đồng nghiệm thu

dự án đánh giá kết quả thực hiện đạt loại Khá.

14 Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm

cây Bông mộc trên vịnh Hạ Long 2012 - 2013

15 Khảo sát điểm phân bố một số loài thực vật

đặc hữu tại vịnh Hạ Long 2014

16

Khảo sát sơ bộ giá trị Đ DSH hang động ở

hang Hồ Động Tiên, hang Đúc tiền, vịnh Hạ

Long

2014

17 Phương án khoanh vùng bảo tồn loài lan Hài

vệ nữ hoa vàng trên vịnh Hạ Long 2015

18

Kế hoạch triển khai tổ chức khoanh vùng và

cắm biển bảo tồn khu vực có độ phủ san hô

cao trên vịnh Hạ Long

2016

19

Kế hoạch bảo tồn nguyên vị kết hợp trồng

thêm số lượng cá thể lan hài vào quần thể tự

nhiên tại khu vực Cống Đầm, vịnh Hạ Long

2016

20 Nghiên cứu bảo tồn loài Thạch sùng mí 2016

21

Kế hoạch khảo sát, điều tra và khoanh vùng

bảo tồn các khu vực có giá trị thực vật đặc

hữu, quý hiếm trên vịnh Hạ Long

2016