Báo cáo sửa ngày 7t5

170
Mục lục PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.2.1 mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ th 2 1.3 Đi tưng phm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đi tưng nghiên cu 2 1.3.2 Phm vi nghiên cu 2 Phn II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG 2 2.1 Cơ sở lý luận 2 2.1.1 Một s khái niệm 2 2.1.2 Đặc trưng vn tín dụng nông thôn 2 2.1.3 Vai trò vn tín dụng đi với nông thôn 2 2.1.4 Phân loi vn tín dụng nông thôn 2 2.1.5 Hiệu quả sử dụng vn tín dụng 2 2.1.6 Các yếu t ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vn tín dụng. 2 2.2 Cơ sở thực tiễn 2 2.2.1 Thực trng sử dụng vn tín dụng ở một s nước trên thế giới 2 2.2.2 Thực trng sử dụng vn tín dụng ở Việt Nam 2 2.2.3 Bài hc kinh nghiệp rt ra. 2 2.2.4 Một s công trnh nghiên cứu c liên quan 2

Transcript of Báo cáo sửa ngày 7t5

Mục lụcPHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2

1.2.1 mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thê 2

1.3 Đôi tương pham vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đôi tương nghiên cưu 2

1.3.2 Pham vi nghiên cưu 2

Phân II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG2

2.1 Cơ sở lý luận 2

2.1.1 Một sô khái niệm 2

2.1.2 Đặc trưng vôn tín dụng nông thôn 2

2.1.3 Vai trò vôn tín dụng đôi với nông thôn 2

2.1.4 Phân loai vôn tín dụng nông thôn 2

2.1.5 Hiệu quả sử dụng vôn tín dụng 2

2.1.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vôn tín dụng.

2

2.2 Cơ sở thực tiễn 2

2.2.1 Thực trang sử dụng vôn tín dụng ở một sô nước trên thế giới

2

2.2.2 Thực trang sử dụng vôn tín dụng ở Việt Nam

2

2.2.3 Bài hoc kinh nghiệp rut ra. 2

2.2.4 Một sô công trinh nghiên cứu co liên quan 2

Phân III Đặc Điêm Đia Bàn Nghiên Cứu 2

3.1 Đặc điêm điều kiện tự nhiên 2

3.1.1 Đặc điêm vi trí đia lý 2

3.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn 2

3.2 Đặc điêm kinh tế - xã hội 2

3.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

2

3.2.2 Dân sô lao động 2

3.2.3 Tình hình phát triên kinh tế xã Giao Hà

2

3.2.4 Cơ sở ha tầng 2

3.3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.3.1 Phương pháp tiếp cận 2

3.3.2 Phương pháp chọn điêm, chọn mẫu nghiên cưu

2

3.3.3 Phương pháp thu thập sô liệu. 2

3.3.4 Phương pháp xử lí sô liệu 2

3.3.5 Phương pháp phân tích 2

3.4 Hệ thông các chi tiêu nghiên cứu 2

Phân IV Kết Quả nghiên cứu và thảo luận 2

4.1 Thực trang cho vay vôn ở xã Giao Hà 2

4.1.1 Hệ thông tín dụng chính thưc xã Giao Hà

2

4.1.2 Tinh hinh cho vay vôn của hệ thông tín dụng chính thức

2

4.2 Thực trang cơ bản các hộ điều tra 2

4.2.1 Tinh hinh cơ bản các hộ điều tra 2

4.2.2 Tình hình vay vôn các hộ điều tra 2

4.3 Thực trang sử dụng vôn tín dụng của các hộ nông dân

2

4.3.1 Thực trang sử dụng vôn cho trồng trọt

2

4.3.2 Thực trang sử dụng vôn cho chăn nuôi

2

4.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vôn tín dụng

2

4.4.1 Các yếu tô ngoai sinh 2

4.4.2 Các yếu tô nội sinh 2

4.5 Đinh hướng mục tiêu và Giải pháp 2

4.5.1 Đinh hướng mục tiêu 2

4.5.2 Đinh hướng giải pháp 2

Phân V Kết Luận Và Kiến Nghi 2

5.1 Kết Luận 2

5.2 Kiến Nghi 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN 2

I. Thông tin chung về phỏng vấn 2

II. Thông tin về tín dụng: Tình hình vay vôn của hộ từ

nguồn tín dụng chính thưc 2

III. Lương vôn đầu tư cho sản xuất 2

VI: Kết quả sản xuất của hộ 2

V.Kết quả sử dụng vôn vay 2

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ TÍN DỤNG 2

PHIẾU ĐIỀU TRA LÃNH ĐẠO 2

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủADB Ngân hàng phát triển Châu ÁBQ Bình quânCC Cơ cấuCN – XD Công nghiệp - xây dựngCNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóaGDP Tổng sản phẩm quốc dânHTX Hợp tác xãIMF Quỹ tiền tệ quốc tếLĐNLN Lao động Nông – Lâm – Ngư LĐNN Lao động nông nghiệpNTTS Nuôi trồng thủy sảnNHCSXH Ngân hàng chính sách xã hộiNHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thônNHTM Ngân hàng thương mạiNLN Nông – Lâm – Ngư NN Nông nghiệpODA Vốn đầu tư nước ngoàiQTDND Quỹ tín dụng nhân dânSL Số lượngSX Sản xuấtTCTD Tổ chức tín dụngTDCT Tín dụng chính thức

THCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thôngUBND Ủy ban nhân dânWB Ngân hàng thế giới

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Nước ta là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân

số sống ở nông thôn, thu nhập chính từ sản xuất

nông nghiệp. Mặc dù trong những năm qua nền nông

nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã có những bước

tiến đáng kể, song nhìn chung đời sống người dân

nông thôn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, nền

nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động chưa cao,

thị trường chưa phát triển, hiệu quả sử dụng vốn còn

thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển đổi chậm, công

nghiệp nông thôn chưa phát triển, các ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp thiếu thị trường và vốn. Trước

tình hình đó Đảng và Chính Phủ đã chỉ rõ công cuộc

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước với mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn

minh” được bắt đầu bằng việc phát triển kinh tế ở

khu vực nông thôn.

Từng bước nhanh chóng hình thành đầy đủ hệ thống

đồng bộ các thị trường trong nông nghiệp nông thôn,

gồm thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản

xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó quan

trọng nhất là thị trường vốn, thị trường dịch vụ kỹ

thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường

vốn là thị trường quan trọng nhất của hệ thống thị

trường nông nghiệp nông thôn. Sự hoạt động có hiệu

quả và ổn định của thị trường vốn có ý nghĩa đặc

biệt to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của

nông nghiệp và giải quyết những vấn đề xã hội trong

nông thôn. Với việc đổi mới ngành Ngân hàng và xây

dựng hệ thống ngân hàng chuyên ngành trong nông

thôn.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế,

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng

cường, khả năng tiếp cần tín dụng của hộ nông dân

như nghị định số 14/1993/NĐ-CP ngày 2-3-1993 về cho

vay đến hộ nông dân để phát triển sản xuất nông –

lâm- Ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn và nghị

đinh số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 về chính sách

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông

thôn... Nhờ đó hoạt động tín dụng cho nông nghiệp

nông thôn thời gian gần đây đã có những bước phát

triển đáng kể. Hiện nay nguần tín dụng cho nông

nghiệp nông thôn nước ta bao gồm tín dụng chính

thức, tín dụng bán chính thức, tín dụng phi chính

thức, trong đó tín dụng chính thức ngày càng phát

triển, thể hiện ở tính đa dạng , nhiều thành phần sở

hữu và có tính đa dạng và mở rộng về quy mô. Mạng

lưới tín dụng chính thức cho vay đến nông nghiệp,

nông thôn không chỉ các Ngân hàng thương mại như

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

(NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính sách (NHCSXH), qũy tín

dụng nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức chính

trị - xã hội và đoàn thể. Nguồn vốn, doanh số cho

vay và dư nợ tín dụng trong những năm gần đây ngày

càng tăng, đối tượng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn

cũng ngày càng được mở rộng. Mặc dù đã có những

thành công nhất định, song so với mức tín dụng chung

của cả nền kinh tế, mức tín dụng cho lĩnh vực nông

nghiệp – nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu

cầu và mục tiêu phát triển. Nông dân vẫn gặp khó

khăn trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng

chính thức.

Trong những năm gần đây cùng chuyển đổi nền kinh

tế của xã có nhiều hộ trong xã đã sử dụng vốn vay để

phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo. Tuy nhiên một

thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn nghiên cứu

việc vay vốn của hộ nông dân còn gặp phải nhiều khó

khăn: Các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng đủ nhu cầu

vốn tín dụng ở khu vực kinh tế nông thôn, tạo điều

kiện cho “tín dụng đen” tồn tại và ngày càng nghiêm

trọng ở vùng nông thôn. Điều đó làm cho hiệu quả

đồng vốn vay thấp, tình trạng dư nợ vẫn còn. Hộ nông

dân vay vốn như thế nào? Thời gian, lãi suất bao

nhiêu? Thời điểm nào thì hộ có nhu cầu vay cao nhất?

Hộ sử dụng vốn như thế nào? Và hiệu quả sử dụng vốn

đó đến đâu? Các yếu tố ảnh hưởng tới nguần vốn tín

dụng của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp ? và

các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

hộ nông dân?

Xuất phát từ các vấn đề đã nêu trên, chúng tôi tiến

hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng

vôn tín dụng chính thưc của hộ nông dân trên địa bàn

xã Giao Hà huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định”

1.2 Mục tiêu nghiên cưu.

1.2.1 mục tiêu chung

Dựa Trên cơ sở khảo sát thực trạng thị trường

vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng chính

thức của hộ nông dân vùng nghiên cứu, từ đó có căn

cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân trong

quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần

phát triển bền vững nông thôn mới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thê

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiên về

hệ thống tín dụng nông thôn nói chung và tín dụng

nông nghiệp nói riêng trên địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính

thức của các hộ nông dân xã Giao Hà huyện Giao Thủy

tỉnh Nam Định.

- Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ nông dân

trên địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn xã Giao Hà

huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định.

1.3 Đôi tương pham vi nghiên cưu

1.3.1 Đôi tương nghiên cưu

Chủ thể : Các hộ nông dân vay vốn tín dụng phát

triển nông nghiệp trên địa bàn xã Giao Hà huyện Giao

Thủy tỉnh Nam Định.

Khách thể : Nhóm các ngân hàng chính sách, nhóm các

ngân hàng thương mại, các tổ chứ chính trị – xã

hội, các đoàn thể...

1.3.2 Pham vi nghiên cưu

Phạm vi nội dung : Đề tài tập chung đánh giá hiệu

quả sử dụng vốn từ nguần tín dụng chính thức của hộ

nông dân trong quá trình sản xuất và phát triển nông

nghiệp trên địa bàn xã Giao Hà huyện Giao thủy tỉnh

Nam Định.

Phạm vi không gian : Đề tài được thực hiện tại xã

Giao Hà huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định

Phạm vi thời gian : Thu thập tài liệu liên quan

đến đề tài trong 3 năm gần đây ( 2011-2013). Thời

gian thực hiện khóa luận từ tháng 1/2014 đến tháng

5/2014

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG VỐN TÍN

DỤNG

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một sô khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm về vôn tín dụng và tín dụng hộ nông dân Vôn

Cho đến nay đã có nhiều khái niệm về vốn ở những

góc độ khác nhau. Về bản chất “vốn” bao gồm toàn bộ

các nguồn lực kinh tế được đưa vào chu chuyển như:

tiền, lao động, tài nguyên, vật tư, máy móc, thiết

bị, ruộng đất, giá trị của những tài sản vô hình

như: vị trí đất đai, công nghệ, quyền phát minh,

sáng chế, thương hiệu,…

Trong nền kinh tế thị trường thì tài sản vô hình

ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn.

Ngoài ra đối với các nhà kinh tế “vốn” là một

trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao

động, đất đai và vốn ), là yếu tố thứ ba của sản

xuất được kết hợp lại để sản xuất hàng hóa dịch vụ.

Các Mác cũng đã nghiên cứu vốn thông qua phạm trù

“tư bản” và đã đi đến kết luận: vốn là phạm trù kinh

tế. Ngày nay cùng với sự phát triển, vốn không những

là yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh

doanh của các nước có nền kinh tế phát triển mà còn

là yếu tố khan hiếm đối với các quốc gia đang và kém

phát triển trên thế giới. Vì vậy, phạm trù “vốn”

luôn được các nhà kinh tế học hiện đại quan tâm

nghiên cứu và họ đã đưa ra những khái niệm về vốnnhư:

- “Vốn” là một loại nhân tố “đầu vào” đồng thời bản

thân nó lại là kết quả “đầu ra” của hoạt động kinh

tế.

- “Vốn” là tiền bỏ ra lúc đầu, dung trong sản xuất

kinh doanh nhằm sinh lời.

Ngoài ra vốn còn được định nghĩa là khoản tích

lũy, tức là một phần thu nhập chưa được sử dụng và

vốn cũng bao gồm các khoản máy móc, thiết bị, nhà

xưởng, các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu,

các sản phẩm trung gian, các thành phẩm,… Các loại

vốn vô hình ( các bằng phát minh, sánh chế, vị trí

kinh doanh, thương hiệu,…) không tồn tại dưới dạnh

vật chất nhưng có giá trị kinh tế và cũng là yếu tố

vốn cần thiết cho quá trình phát triển. Tóm lại,

chúng ta có thể cho rằng “vốn” là khoản tiền được

đưa ra trong quá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng

tài sản nhằm sinh lời, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng

và phát triển kinh tế. Trong quá trình hoạt động của

nền kinh tế, vốn luôn vận động và chuyển hóa về hình

thái vật chất cũng như từ hình thái vật chất này

sang hình thái tiền tệ và ngược lại.

Tín dụng

Xuất phát từ chữ Latinh Creditum, thuật ngữ “tín

dụng” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trong tiếng

Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam

tín dụng có nghĩa là có sự vay mượn có tín nhiệm,

tin tưởng nhất định.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản

phẩm của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh mối quan hệ

vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo

nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn,

có mục đích và bảo đảm tiền vay. Tín dụng ra đời tồn

tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ

tư hữu hóa về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời

xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này,

tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng

hiện vật- hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sanh

hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Theo đại từ điển kinh tế thị trường thì “tín dụng

là những hành động vay vốn bán chịu hàng hóa giữa

những người sở hữu khác nhau. Tín dụng không phải là

hành động vay tiền đơn giản mà là họat động vay tiền

có điều kiện, tức là phải có bồi hoàn và thanh toán

lợi ích. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động giá

trị khác với lưu thông hàng hóa đơn thuần. Vận động

giá trị dẫn đến phương thức mượn tài khoản bồi hoàn

và quá trình thanh toán”.

Tín dụng tồn tại và hoạt động là yếu tố khách quan

và cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ, với các mối

quan hệ cung cầu về tiền vốn như một dòi hỏi cần

thiết khách quan của nền kinh tế. Tín dụng là một

hiện tượng kinh tế nảy sinh trong điều kiện sản xuất

hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tín dụng không

chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội

mà còn là một động lực thúc đẩy tăng trưởng phát

triển kinh tế.

Nghiên cứu tín dụng trong phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa, Các Mác đã chỉ rõ bản chất của tín

dụng:

Một là: Xuất hiên sự chuyển nhượng quyền sử dụng

một lượng giá trị từ chủ thể cung tín dụng sang chủ

thể cầu tín dụng.

Hai Là : sự chuyển nhượng quền sử dụng một lượng

giá trị trong khoảng thời gian xác định và mang tính

tạm thời.

Ba là : chủ thể cầu tín dụng phải hoàn trả gốc và

lãi cho chủ thể cung tín dụng.

Biểu hiện ra trên bề mặt xã hội của quan hệ tín

dụng là sự vận động của lượng giá trị vốn tín dụng,

qua các giai đoạn phân phối vốn tín dụng, sử dụng

vốn tín dụng và hoàn trả vốn tín dụng. Sự vận động

của lượng giá trị tín dụng khi quay về điểm xuất

phát luôn đảm bảo giá trị và giá trị gia tăng thêm,

dưới hình thức lợi tức, thông qua cơ chế điều tiết

lãi suất. Tính hoàn trả của tín dụng là cơ sở khoa

học để phân biệt pham trù tín dụng với phạm trù kinh

tế khác.

Tín dụng hộ nông dân

Theo nhà khoa học Lê Đinh Thắng (1993): Hộ nông

dân là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế

cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.

Theo giáo trình “Kinh tế hộ nông dân”, nhà xuất

bản Nông nghiệp, 1996: Hộ gia đình nông dân (hộ nông

dân) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh

tế, các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn

sản xuất, sức lao động,…) được góp vốn chung, cùng

chung một ngân sách, cùng chung sống dưới một mái

nhà, ăn chung, mọi người đều hướng phần thu thập và

mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các

thành viên là người lớn trong hộ gia đình.

Tác giả Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông

dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo

nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt

động phi nông nghiệp ở nông thôn.

Theo những khái niệm và quan điểm trên đây của

các tác giả, chúng tôi nhận thức rằng:

Hộ nông dân là những hộ gia đình sống ở nông

thôn, là một đơn vị kinh tế cơ sở, cùng chung tài

sản và các điều kiện sản xuất, chủ yếu hoạt động

nông nghiệp theo nghĩa rộng và hoạt động phi nông

nghiệp ở nông thôn;

Để đáp ứng nhu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh

theo hướng hàng hóa quy mô lớn hầu hết các hộ nông

dân đều có nhu cầu vay vốn tín dụng. vốn tín dụng

của hộ nông dân bao gồm vốn tín dụng chính thức bán

chính thức và phi chính thức.

Tín dụng hộ nông dân là mối quan hệ giữa các

tổ chức tín dụng và hộ nông dân, tổ chức tín dụng

sẽ cung cấp vốn cho khách hàng (hộ nông dân) để

hoạt động sản xuất kinh doanh nếu khách hàng hội

đủ được các điều kiện của tổ chức tín dụng và

thỏa mãn các điều kiện được kí kết trong hợp đồng

kí kết giữa hai bên.

2.1.1.2. Nguồn vôn tín dụng chính thức

Khái niệmNguồn vốn tín dụng chính thức là hệ thống tín

dụng thường thấy giữa các cá nhân và các tổ chức tín

dụng được pháp luật thừa nhận và hoạt động dưới sự

quản lý của pháp luật.

Nguồn vôn tín dụng chính thưc

Hiện nay nguồn cung tín dụng cho nông nghiệp,

nông thôn nước ta bao gồm tín dụng chính thức (TDCT)

và tín dụng phi chính thức, trong đó TDCT ngày càng

phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành

phần sở hữu, và mở rộng về quy mô. Mạng lưới TDCT

bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay

đổi tên là Ngân hàng Chính sách Xã hội), Quỹ tín

dụng nhân dân (QTDND), Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Song tổ

chức tín dụng chủ lực vẫn là NHNN&PTNT, Ngân hàng

Chính sách (NHCSXH), QTDND. Đây là những chủ thể gắn

bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có bề dày

kinh nghiệm trong hoạt động huy động và cho vay tín

dụng phát triển kinh tế ở khu vực này.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn

NHNN&PTNT được thành lập theo pháp lệnh ngân

hàng tháng 11/1990 đây là tổ chức tín dụng chủ yếu

hoạt động ở khu vực nông thôn NHNN&PTNT có mạng lưới

rộng (cuối quý III/2004, có gần 200 chi nhánh và

phòng giao dịch trong phạm vi toàn quốc, có thị

trường và khách hàng truyền thống đó là thị trường

nông thôn, với đối tượng phục vụ là trên 10 triệu hộ

sản xuất và hàng vạn doanh nghiệp trên khắp mọi miền

đất nước). Hiện nay với vai trò là một ngân hàng

quốc doanh lớn ở Việt Nam, NHNN&PTNT thực hiện cung

cấp các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại, đa năng,

đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong

những năm qua với những nỗ lực hết mình, NHNN&PTNT

Việt Nam đã vươn lên trở thành một kênh hoạt động và

đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,

đóng góp một phần quan trọng đưa nền nông nghiệp nước

ta đạt được những thành tựu vượt bậc.

Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay đổi tên thành Ngân

hàng chính sách xã hội).

Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo

quyết định số 525/QĐTTG ngày 31/08/1995 của thủ tướng

chính phủ và quyết định số 230/QĐ ngày 01/09/1995 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến đầu năm

2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo đổi tên thành

Ngân hàng chích sách xã hội (NHCSXH). NHCSXH có trung

tâm điều hành ở các tỉnh, huyện, các bộ phận chuyên

trách của NHNN&PTNT làm dịch vụ cho NHCSXH. Việc xét

duyệt cho vay và thu hồi vốn được thực hiện thông qua

ban xóa đói giảm nghèo ở địa phương, Hội nông dân,

Hội phụ nữ,… mức vốn cho một hộ vay khoảng từ 1 – 5

triệu đồng, lãi suất 0,5%/tháng. Lượng vốn hàng năm

NHCSXH đã cho 3,77 triệu lượt hộ nghèo vay vốn, với

tổng số tiền là 4,98 ngàn tỷ đồng. Nhờ đó nhiều hộ

nghèo đã có vốn để mua sắm vật tư, phương tiện sản

xuất tăng, thu nhập ổn định cuộc sống.

2.1.2 Đặc trưng vôn tín dụng nông thôn

Trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng khách

hàng đông đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động, cho

vay vốn, vừa cản trở quá trình này.

Chủ thể tham gia hoạt động cung vốn trên thị

trường tín dụng nông thôn là trung gian tài chính,

các tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn, song

chủ lực vẫn là NHNN&PTNT, NHCSXH; chủ thể cầu vốn

tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các chủ

thể sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp.

Lãi suất đa dạng, phong phú; vừa tuân thủ lãi

suất kinh doanh theo mục tiêu lợi nhuận vừa tuân thủ

lãi suất ưu đãi của Chính phủ dẫn đến cơ chế điều

hành lãi suất tín dụng trên thị trường tín dụng nông

thôn không đồng nhất.

Đối tượng vay vốn trên thị trường tín dụng nông

thôn đa số là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, được

phân chia theo vùng, tiểu vùng, địa phương, tùy từng

loại đất,… dẫn đến số lượng khoản vay vốn tín dụng

lớn, nhưng vốn vay nhỏ; thủ tục cho vay rườm rà,

phức tạp và nhiều tầng nấc.

Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn

không tách rời hoạt động của thị trường tài chính,

chịu sự chi phối của hàng loạt các chính sách điều

tiết vĩ mô; tuân thủ theo pháp luật.

2.1.3 Vai trò vôn tín dụng đôi với nông thôn

Góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu

sản xuất, công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn.

Tại khu vực nông thôn hiện nay, số hộ dân khá

đang giàu lên chiếm tỷ lệ ngày càng cao do có trình

độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được tiến bộ khoa

học kỹ thuật, họ có vốn là điều thiết yếu ban đầu

cho quá trình sản xuất và nắm bắt nhanh nhạy thị

trường, họ quyết định được sản xuất cái gì, sản xuất

cho ai và sản xuất như thế nào, để mang lại hiệu quả

cao nhất, ngược lại, có những hộ không có kinh

nghiệm, kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến lỗ,

hoặc có ruộng đất quá ít so với nhu cầu của hộ hoặc

thiếu vốn cho quá trình sản xuất. Trong mọi trường

hợp, đồng vốn tín dụng của ngân hàng giúp hộ có khả

năng giải quyết được khó khăn trong sản xuất kinh

doanh và góp phần tăng thu nhập cho hộ. Quy mô sản

xuất của hộ càng lớn, thì càng có khả năng đững vững

hơn trong cạnh tranh, Bởi lẽ kho có vốn, người nông

dân có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật

để tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng tỷ trọng

hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, họ

có khẳ năng dê dàng trong việc tích tụ và tập trung

vốn.

Tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất,

tăng cường hoạch toán kinh tế, lập kế hoạch sản xuất.

Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất

kinh doanh lời ăn lỗ chịu. Do vậy bắt buộc bản thân

hộ gia đình muốn phát triển thì phải đáp ứng được

những yêu cầu mới. Trong thời đại cách mạng khoa học

kỹ thuật phát triển đòi hỏi người nông dân phải

không ngừng nâng cao trình độ của mình.Kết quả cuối

cùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình

họ. Vì vậy ngoài việc hăng say lao động, họ phải áp

dụng những quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất để

đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông đẩy

nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh các giai

đoạn biến hóa hình thái của hàng hóa sản phẩm. Đẩy

nhanh tốc độ lưu thông của tiền, giảm bớt khối lượng

tiền tệ cần thiết cho lưu thông, giảm bớt dự trữ

bằng tiền mặt, đẩy nhanh được quá trình tái sản xuất

nói chung.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Kinh tế nông thôn là một hệ thống nhất của 3

ngành: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp và dịch vụ. Ba ngành kết hợp với nhau và có

mối quan hệ qua lại chặt chẽ tạo thành cơ cấu kinh

tế nông thôn. Theo quan điểm hệ thống thì bất cứ một

hệ thống nào cũng luôn thay đổi từ trạng thái này

sang trạng thái khác thể hiện thông qua sự biến đổi

về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Đối với cơ cấu

kinh tế nông thôn, sự chuyển dịch hay thay đổi của 3

ngành trên theo chiều hướng khác nhau sẽ làm cho cơ

cấu kinh tế thay đổi. Một sự thay đổi cơ cấu kinh tế

hợp lý sẽ tạo ra động lực cho nền kinh tế phát

triển. Để tạo ra sự thay đổi hợp lý đó, tín dụng có

vai trò rất quan trọng. Vai trò của tín dụng thể

hiện theo hai chiều hướng:

- Theo hướng thứ nhất: Việc tăng đầu tư các

nguồn vốn trong đó có tín dụng vào lĩnh vực công

nghiệp - tiều thủ công nghiệp và dịch vụ sẽ làm cho

bản thân hai ngành đó phát triển, nó sẽ thúc đẩy cho

nông nghiệp phát triển theo xu hướng sản xuất hàng

hoá. Nông nghiệp hàng hóa phát triển lại thúc đẩy

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát

triển hơn nữa. Khi đầu tư tăng, giá trị của cả ba

ngành trên đều tăng, nhưng trong nông nghiệp đất đai

chỉ có giới hạn, khả năng tăng năng suất sinh học

cũng chỉ có giới hạn nên nông nghiệp có xu hướng

phát triển chậm hơn so với 2 ngành còn lại. Kết quả

là cơ cấu kinh tế nông thôn đã được thay đổi theo

chiều hướng tăng tương đối giá trị của ngành công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và giảm

tương đối giá trị của ngành nông nghiệp.

- Theo hướng thứ hai: Nếu tăng các nguồn vốn đầu

tư, trong đó có nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực nông

nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của tổng vùng,

tổng loại cây trồng vật nuôi theo hướng tăng năng suất

và hiệu quả kinh tế sẽ dẫn đến cơ cấu ngành nông

nghiệp thay đổi. Cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi sẽ

là cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

hợp lý.

Trong giai đoạn hiện nay, việc dẩy nhanh quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển

nông thôn nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, hợp tác hoá và dân chủ hoá là một

trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta,

“phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công

nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông

thôn và xây dung nông thôn mới là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu để ổn định kinh tế xã hội”.

Xét trên quy mô cả nước thì cơ cấu về giá trị

sản xuất nông nghiệp trong những năm qua thay đổi

ít, trồng trọt và chăn nuôi chiếm 78%, thuỷ sản

chiếm 15%, lâm nghiệp chiếm 7%. Như vậy, sản xuất

lâm nghiệp chưa phát triển phù hợp với quỹ đất đai

vốn có của nó.

Trong nông thôn, mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, nhưng bằng

các chính sách về tín dụng của Nhà nước và sự đầu

tư từ các nguồn vốn khác đã góp phần làm cho cơ cấu

nông thôn nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng

thay đổi theo hướng tích cực. Thể hiện như tỷ trọng

GDP trong nông nghiệp giảm từ 38,7% xuống 25%, công

nghiệp tăng từ 22,7% lên đến 43,5%, dịch vụ tăng từ

38,6% lên đến 40,5% năm 2004.

Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Trong phát triển kinh tế nông thôn, vấn đề xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có một ý nghĩa rất

lớn. Thực tế đã kiểm nghiệm, nơi nào có cơ sở hạ

tầng phát triển thì nơi đó có nền kinh tế phát

triển. Do đó việc đầu tư để xây dung cơ sở hạ tầng

nông thôn phải đi trước một bước so với các lĩnh

vực khác. Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của

Chương trình 135 của Nhà nước xã được đầu tư để

xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông,

hệ thống thuỷ lợi, điện, hệ thống thông tin liên

lạc, trụ sở làm việc chính của chính quyền, trạm y

tế,… Đây là những tiền đề quan trọng cho địa

phương xây dựng chiến lược và thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội của huyện trong dài hạn.

Giải quyết tình trạng đói nghèo

Trong giải quyết vấn đề đói nghèo ở nông thôn,

giải pháp tín dụng được coi như một “cái phao”,

một trong những cách tốt nhất giúp cho người nghèo

có thể cải thiện được điều kiện cuộc sống, có thể

thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Có rất nhiều

nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở nông

thôn: thiếu ruộng đất, thiếu kinh nghiệm và kỹ

thuật sản xuất, thiếu vốn, lười lao động, hoặc gặp

phải rủi ro thiên tai, bệnh tật…nhưng một trong

những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do

thiếu vốn, thiếu hiểu biết làm ăn. Nếu có vốn

người nghèo có thể đầu tư vào các yếu tố sản xuất

như: Phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ sản xuất,

giống vật nuôi cây trồng tốt, thức ăn chăn nuôi,

xây dung chuồng trại chăn nuôi…tất cả những điều

kiện trên sẽ tạo cho người nghèo có thể mở rộng

được quy mô sản xuất, sử dụng các nguồn lực trong

gia đình hiệu quả hơn, tạo việc làm và tăng thu

nhập cải thiện cuộc sống, các điều kiện về ăn,

mặc, ở, chăm sóc y tế cũng được nâng cao, con cái

họ và chính họ có điều kiện học tập tốt hơn. Đó là

những cơ sở giúp cho người nghèo tiếp cận được với

những tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng

vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển văn hoá, y tế, giáo dục

Tín dụng và các nguồn đầu tư cho nông thôn còn

bao gồm các khoản đầu tư cho giáo dục, y tế, văn

hoá. Đây là chiến lược đúng đắn nhằm phát triển

nguồn nhân lực nông thôn cả về thể lực và trí lực

phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, Đảng

và Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho

phát triển cơ sở hạ tầng của giáo dục, y tế, văn hóa

bằng các hoạt động cụ thể như: Kiên cố hoá trường

lớp, trạm y tế, xoá mù chữ, đẩy mạnh các hoạt động

chăm sóc y tế, các hoạt động văn hoá thể thao,… Sự

đầu tư cho các lĩnh vực này sẽ gián tiếp thúc đẩy

kinh tế nông thôn phát triển

2.1.4 Phân loai vôn tín dụng nông thôn

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy

vào góc độ xem xét, tuy vậy cách phân loại dựa theo

thời gian, mục đích, tính chất và nguồn gốc cung cấp

tín dụng là những cách phân loại tín dụng phổ biến

nhất đặc biệt là trong tín dụng nông thôn.

Theo thời han tín dụngNếu chú ý đến thời hạn của khoản nợ thì tín dụng

có thể được phân thành tín dụng ngắn hạn, tín dụng

trung hạn và tín dụng dài hạn.

Theo quy định hiện hành, nội dung cụ thể của

phân loại tín dụng trong kinh doanh nông nghiệp và

phát triển nông thôn về thời hạn là:

- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản tín dụng có thời

hạn trong vòng 1 năm như tín dụng theo tháng ( 0 – 3

tháng), theo vụ ( 3 – 9 tháng)…

Tín dụng ngắn hạn dùng để bổ sung vốn lưu động,

chi phí sản xuất; thời hạn cho vay theo chu kỳ sản

xuất, lưu thông, dịch vụ…

-Tín dụng trung hạn (1 – 3 năm): Thường là những

khoản vay để nuôi đại gia súc, trồng cây lưu gốc,

đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học

vào sản xuất….

-Tín dụng dài hạn: Thời hạn của tín dụng dài hạn là

trên 3 năm. Tín dụng dài hạn trong nông nghiệp dùng

để trồng và chăm sóc cây dài ngày, cây lâm nghiệp,

chăn nuôi gia súc cơ bản, mua sắm tàu thuyền, máy

móc thiết bị sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy

hải sản, mở rộng cơ sở sản xuất….

Theo mục đích của khoản nơ

Căn cứ vào mục đích của nợ cũng có những điểm

giống như thời hạn vay. Tín dụng ngắn hạn nói chung

được dùng để cung cấp “đầu vào” cho sản xuất hàng

năm. Tín dụng trung hạn dùng bổ sung tư liệu sản

xuất nhỏ, còn tín dụng dài hạn để mua sắm tài sản cố

định hoặc thuê hay mua bất động sản. Mục đích tín

dụng thường có quan hệ chặt chẽ với thời hạn tín

dụng.

Đây là cách phân loại dê hiểu nhất vì mỗi khoản

vay đều được gắn cho một loại mục đích sử dụng.

Những mục đích thông thường là:

- Vay sản xuất (ngắn hạn, trung hạn): Là những khoản

vay để mua các yếu tố “đầu vào” cho sản xuất, trang

trải chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất,

áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nuôi đại gia

súc….

- Vay để hình thành tài sản cố định (dài hạn): Là

những khoản vay để mua máy móc, thiết bị, trồng cây

lâu năm, nuôi gia súc cơ bản…. Đây là những khoản

vay nhằm tạo ra tài sản cố định trong các cơ sở kinh

doanh nông nghiệp.

Cách phân loại này có tác dụng trong phân tích lợi

nhuận của những loại tín dụng hoặc theo từng món nợ

cũng như cung cấp các thông tin khác trong đánh giá

tài chính.

Theo mục đích sử dụng vôn vay

Tín dụng sản xuất, lưu thông hàng hóa: Đây là

những khoản vay để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,

sản xuất công nghiệp hay trong lưu thông hàng hóa

như buốn bán dịch vụ và thương mại.

Tín dụng tiêu dùng: Là những khoản vay dùng để xây

dựng nhà cửa mua sắm…

Qua mục địch sử dụng vốn có thể đánh giá được

hiểu quả của từng loại tín dụng.

Theo tính chất mức độ tín nhiệm

Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm an toàn của

khoản vay, có thể chia tín dụng thành 2 loại:

- Tín dụng có bảo đảm an toàn là loại vay dựa trên

cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như thế chấp, cầm cố

hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba

- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là loại vay

không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của

bên thứ 3 mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách

hàng để quyết định việc vay mượn.

Khi có bảo đảm, chúng được thế chấp bằng một

lượng tài sản có thể chuyển đối thành tiền như máy

móc, gia súc, sản phẩm…. Đối với những khoản nợ dài

hạn chúng thường được bảo đảm bằng bất động sản. Khi

thế chấp, các giấy tờ của tài sản thế chấp được giao

cho người cho vay trong thời hạn bảo đảm khoản tiền

vay.

Theo hinh thức biêu hiện vôn vay

- Tín dụng bằng tiền: Là những khoản vay bằng tiền.

- Tín dụng bằng hiện vật: Là những khoản vay bằng

hiện vật như vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp,

cho bảo vệ thực vật….

Phân loại theo hình thức này đa dạng hơn, thuận

tiện hơn theo từng mục đích sử dụng vốn vay, phù hợp

hơn với hộ nông dân.

Theo chủ thê quan hệ tín dụng

Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các

nhà doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng

hóa.

Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Nhà

nước với các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh

nghiệp và cá nhân.

Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa Nhà

nước với các tầng lớp dân cư hoặc với các tổ chức

kinh tế - xã hội.

Tín dụng tư nhân, cá nhân: Là quan hệ tín dụng

giữa cá nhân và tư nhân cho vay nặng lãi hoặc giữa

cá nhân với nhau.

Tín dụng thuê mua: Là quan hệ tín dụng giữa các

doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng thuê mua, được

áp dụng với các khoản đầu tư vào tài sản cố định.

Theo phương diện tổ chức

Tín dụng chính thống: Là hình thức huy động vốn

và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín

dụng chính thống có đăng ký hoạt động công khai theo

pháp luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của

chính quyền nhà nước các cấp. Các tổ chức tín dụng

chính thống bao gồm hệ thống ngân hàng, kho bạc Nhà

nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các công ty

tài chính, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức

quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài

nước, các chương trình, các dự án được thực hiện

bằng nguồn vốn tín dụng của chính phủ và các tổ chức

tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế

(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển

Châu á (ADB)…

Tín dụng không chính thống: Là tổ chức tín dụng

cho các tổ chức, các cá nhân nằm ngoài các tổ chức

chính thống. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau

xung quanh vấn đề này. Các nhà kinh tế Đức cho rằng

tín dụng không chính thống là : “Việc huy động các

nguồn không thuộc ngân hàng giám sát như bạn bè, họ

hàng, hụi họ…., việc cung ứng vốn phi chính thống

không chịu sự quản lý của Nhà nước nhưng vẫn theo

nguyên tắc nhất định”. Hầu hết các nghiên cứu về tín

dụng không chính thống rất phổ biến ở các nước Châu

á. Các nhà kinh tế Inđônêxia cho rằng tín dụng không

chính thống là hình thức tín dụng chưa được thể chế

hóa. Ở Việt Nam có tác giả cho rằng tín dụng không

chính thống là hình thức tín dụng hoạt động ngoài

khuôn khổ luật định. Tuy nhiên, hình thức tín dụng

này có ý nghĩa to lớn trong việc cung ứng bổ sung

vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhất là ở trong nông hộ

khi thị trường vốn chính thống chưa đủ mạnh. Hình

thức này bao gồm việc cho vay nặng lãi, chơi hụi họ,

vay mượn bạn bè, người thân….

2.1.5 Hiệu quả sử dụng vôn tín dụng

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ

chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi sản

xuất kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao

nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ

nông dân cần phải đưa ra phương hướng mục tiêu trong

đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về

các nguồn như: vốn, nguồn nhân tài, vật lực... Muốn

vậy, các hộ nông dân cần nắm được các nhân tố ảnh

hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố

đến kết quả sản xuất. Điều này chỉ thực hiện được

trên cơ sở phân tích và sử dụng hợp lý các nguồn sẵn

có trong hoạt động sản xuất.

Mọi hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất đều

nằm trong thế liên hoàn với nhau. Bởi vây, chỉ có

tiến hành phân tích hoạt động sản xuất nông nghiệp

một cách toàn diện mới có thể giúp cho các hộ nông

dân đánh giá đầy đủ và sâu sắc trong hoạt động kinh

tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó,

nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các

mục tiêu nó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh

tế- kỹ thuật- tài chính của các hộ nông dân. Từ đó,

có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong việc

lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa.

2.1.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vôn tín dụng.

2.1.6.1 Các yếu tố ngoại sinh.

- Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Vị trí địa lí của vùng nông thôn

chủ yếu là ở xã trung tâm, xã đường giao thông,… do

vậy làm hạn chế việc chủ thể sử dụng vốn tiếp cận

được nguồn vốn và cũng làm khó khăn cho chủ thể

cung vốn tới người cần vốn.

Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến

sản xuất như: đồi, núi cao, dốc hoặc bằng phẳng, gần

nguồn nước hay xa nguồn nước có ảnh hưởng đến việc

đầu tư vốn vào sản xuất trong nông nghiệp.

- Cơ chế chính sách

Chính sách của Nhà nước về TDCT là một nhân tố ảnh

hưởng trực tiếp và khá rõ nét đối với sự tiếp cận

TDCT của hộ nông dân. Bởi vì từ khi có chính sách

tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ phát triển cho các

hộ nông dân thì người nông dân mới có cơ hội để vay

vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản

xuất nhằm nâng cao thu nhập và năng suất lao động

cho người lao động trong nông thôn và từ đó chất

lượng cuộc sống của người nông dân dần được cải

thiện. Chính vì vậy mà Nhà nước ngày càng có những

chính sách tín dụng phù hợp hơn cho người dân và đặc

biệt là ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp

– nông thôn.

- Pháp luật

Phát triển thị trường tín dụng nông thôn phải dựa

trên cở sở pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là luật

các tổ chức tín dụng. Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật, vì thế mọi hoạt động xã hội đều phải dựa

trên cơ sở hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trong

lĩnh vực tín dụng, Nhà nước đã ban hàng luật các tổ

chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng

12 năm 1997 đã quy định rõ về tổ chức, điều hành,

nội dung hoạt động quyền lợi, nghĩa vụ và trách

nhiệm của các tổ chức tín dụng, quản lý Nhà nước đối

với các tổ chức tín dụng. Chính vì thế pháp luật đã

góp phần giúp cho các chính sách tín dụng của Nhà

nước được triển khai tốt hơn và có hiệu quả hơn.

Từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay và sử dụng

vốn vay có hiệu quả nguồn vốn vay trong các hộ nông

dân nói riêng và trong nông nghiệp, nông thôn nói

chung.

2.1.6.2 Các yếu tố nội sinh

- Trình độ văn hóa của chủ hộ

Trình độ văn hóa của người dân là một yếu tố quan

trọng tác động tới sự tiếp cận nguồn TDCT của người

nông dân. Khi người nông dân có văn hóa càng cao

thì nhận thức về việc vay vốn đầu tư phát triển sản

xuất và sử dụng vốn của họ chắc chắn sẽ càng tốt. Từ

đó họ sẽ có những tính toán, lập dự án sản xuất cụ

thể và đi đến quyết định vay vốn để sản xuất. Ngược

lại, với những hộ nông dân còn hạn chế về trình độ

văn hóa thì họ sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận

với nguồn vốn tín dụng đặc biệt là nguồn vốn TDCT

vì để vay được vốn từ các tổ chức này thì các hộ cần

phải làm các thủ tục xin vay vốn, phải hiểu, viết và

ký một số giấy tờ cần thiết. Ngoài ra, các hộ có

trình độ văn hóa thấp thường không tự tin, không dám

mạo hiểm đầu tư sản xuất, luôn sợ rủi ro.

- Giới tính của chủ hộ

Chủ hộ là nam thường mạnh dạn hơn những chủ hộ là

nữ. Nam giới quyết đoán và mạo hiểm hơn, dám làm dám

chịu. Nữ giới thận trọng hơn và có quan điểm lấy

công làm lãi, không dám mạo hiểm mở rộng sản xuất.

Đặc biệt là trong nông thôn hiện nay ở một số nơi

vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên

người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng

trong nhiều lĩnh vực, họ không có quyền quyết định

có nên vay vốn hay không để sản xuất. Như vậy chủ hộ

là nữ thường khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn

vốn TDCT so với những chủ hộ là nam.

- Điều kiện kinh tế của hộ

Những hộ giàu và trung bình thường vay vốn nhiều

hơn hộ nghèo thậm chí họ còn thường xuyên vay vốn để

sản xuất kinh doanh. Với những hộ có điều kiện kinh

tế, họ có tài sản giá trị để thế chấp vay vốn. Ngược

lại với những hộ đã nghèo phần vì không có tài sản

thế chấp giá trị để vay thì họ sẽ không được vay

vốn. Mặc khác các hộ nghèo thường hay mặc cảm, họ sợ

vay vốn mà không làm ăn được sẽ không trả được nợ.

2.2 Cơ sở thực tiễn2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn tín dụng ở một số nước trên thế giới

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo

vượt khó bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu

nhập. Trong nhiều thập niên qua chiến lược phát

triển của các nước đang phát triển dành nhiều ưu

tiên cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc

biệt là ở khu vực nông thôn. Một trong nội dung

chính là cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí phù

hợp với kỹ năng của người nông dân nông thôn để tăng

sản xuất, tăng thu nhập và nhờ đó vượt ra khỏi vòng

đói nghèo .

Bangladesh

Chỉ có Grameem bank là tổ chức tín dụng duy nhất

làm dịch vụ Ngân hàng ở nông thôn. Hoạt động của

Grameen Bank được quốc hội Bangladesh thông qua

thành một bộ luật riêng. Giấy phép hoạt động do ngân

hàng nhà nước cấp theo quy chế riêng, không áp dụng

quy chế của các ngân hàng thương mại ở Bangladesh.

Về mạng lưới hoạt động Grameen Bank có trụ sở

chính đặt tại thủ đô datka và các văn phong đại

diện, các chi nhánh tại các bang, vùng, mỗi chi

nhánh phục vụ từ 12 đến 22 làng với số nhân viên

toàn hệ thống 13000 người.

Về vốn điều lệ có 150 triệu kata (3.75 triệu USD)

trong đó vốn góp cổ phần của nhà nước 18 triệu Kata,

phần còn lại là vốn cổ phần của các cổ đông và phát

hành trái phiếu.

Người vay vốn tự nguyện tập hợp nhóm 5 người và

tự quyết định cho 2 người vay, 2 người trả xong nợ

đến 2 người tiếp theo. Trưởng nhóm vay cuối cùng khi

các thành viên trả xong nợ. Các nhóm hoạt đọng trong

khuân khổ một trung tâm mỗi trung tâm tối đa 10

nhóm. Hàng tuần trưởng trung tâm chủ trì cuộc họp để

phổ biến thực hiện các vấn đề xã hội: Xóa mù chữ kế

hoạch gia đình, vệ sinh môi trường … Nhân viên

Grameen Bank sẽ tiến hành các giao dịch cho vay, thu

nợ và huy động tiết kiệm tại các cuộc họp này. Việc

cho vay không đòi hỏi phải có tài sản thế chấp và

trả góp nên rất phù hợp với các hộ nghèo ở cùng nông

thôn Bangladesh.

Trung Quôc

Trung Quốc hiện nay có 1,3 tỷ dân, trong đó số

dân sống ở các vùng nông thôn rất đông chiếm khoảng

70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết

sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển

kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với

tiến trình cải cách mở cửa (1978 – 2008), nền nông

nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển

theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Trước tình

trạng giá lương thực trong nước leo thang, khoảng

cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn

ngày càng lớn, Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận

lợi cho các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động

cấp vốn cho nông dân… Chính phủ Trung Quốc thực hiện

những nỗ lực đưa vốn đến vùng nông thôn trong lúc

lạm phát ở nước này đang chạm mức 8,5%, cao nhất

trong vong 12 năm qua, mà nguyên nhân chính là do

giá lương thực leo thang. Tháng 4/2008 giá lương

thực ở Trung Quốc tăng 22% so với năm 2007. Mặt

khác, việc Trung Quốc chuyển bốn ngân hàng quốc

doanh lớn thành ngân hàng thương mại trong những năm

gần đây đã buộc các ngân hàng này phải tập trung cắt

giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm bớt sự hỗ trợ

tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.

Người nông dân phải lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn

vay từ các hợp tác xã tín dụng nông thôn. Các tổ

chức này hiện đang chiếm khoảng 10% trong tổng số

tiền gửi 42.900 tỷ nhân dân tệ trong các ngân hàng

và các định chế tài chính ở Trung Quốc và chủ yếu

cung cấp các khoản vay nhỏ có giá trị từ 500 –

20.000 nhân dân tệ cho các hộ nông dân. Giải pháp

này giúp khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc có thể

tiếp cận các nguồn vay dê dàng hơn, từ đó đẩy mạng

sản xuất, gia tăng sản lượng nông nghiệp và tạo thêm

động lực cho nền kinh tế vốn đang tăng trưởng nhanh

của nước này. Tính đến năm 2006, nông nghiệp cùng

với các ngành kinh tế chủ lực khác như lâm nghiệp,

chăn nuôi chiếm gần 12% tổng sản phẩm trong nước

(GDP) của Trung Quốc. Việc nông dân có thể tiếp cận

vốn vay dê dàng hơn cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng

lao động trẻ từ nông thôn di chuyển ra thành thị để

tìm việc làm khiến các vùng nông thôn càng bị tụt

lại phía sau so với các thành phố lớn do thiếu vốn

đầu tư và lao động.

Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các công ty nướcngoài và các nhà đầu tư trong nước được thành lậpngân hàng và công ty cho vay ở nông thôn từ tháng 12– 2006. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài vẫn phảigiám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh nàythông qua pháp nhân nước ngoài với các nhóm làm việcđộc lập cho từng đơn vị. Việc thay đổi luật lệ đã

tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt độngthông qua một đơn vị kinh doanh duy nhất hay mộtcông ty con được đăng ký pháp nhân ở Trung Quốc.Điều này sẽ giúp các ngân hàng nước ngoài cắt giảmchi phí và giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếmđội ngũ các giám đốc quản lý chi nhánh có kinhnghiệm. Năm 2006, Chính phủ Trung Quốc cũng đã mởrộng một kế hoạch thử nghiệm thành lập bảy công tycho vay nhỏ ở một số tỉnh nông nghiệp như Sơn Tây,Tứ Xuyên. Đến này, số công ty cho vay nhỏ ở các tỉnhnày đã tăng lên đến khoảng 300. Ủy ban Pháp chế ngânhàng của Trung Quốc (CBRC) và Ngân hàng Nhân dânTrung Quốc (PBoC) đã ban hành một số hướng dẫn nhằmbỏ bớt một số rào cản xung quanh việc xác định loạihình công ty cho vay ở nông thôn, các nguồn vốn huyđộng của các tổ chức này và các vấn đề khác như quytrình xử lý tình trạng phá sản chẳng hạn. Theo cáchướng dẫn mới này, các công ty cho vay nhỏ có thểhuy động vốn từ hai ngân hàng trở lên bên cạnh cáckênh huy động truyền thống như cổ đông và các nguồnviện trợ. Để khuyến khích các công ty cho vay nhỏ ấnđịnh lãi suất cho vay phù hợp với rủi ro tín dụng,Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép các công ty nàycó thể thu lãi cho vay cao hơn chi phí huy động đếnbốn lần và tối thiểu bằng 0,9 lần mức lãi suất chovay thời hạn một năm do PBoC ấn định (hiện nay là

7,47%, mức cao nhất trong chín năm trở lại đây). Nhờđó, UA Easy Lenders, một trong những công ty cho vaynhỏ thử nghiệm đầu tiên ở Trung Quốc, hiện đang chovay với lãi suất 27,6% năm. Thái Lan

Ngân hàng nhà nước và hợp tác xã tín dụng (BAAC –Bank for agriculture And Agriculture Cooperative) làngân hàng thương mại quốc doanh do chính phủ bổnhiệm hội đồng quản trị, bộ trưởn bộ tài chính làchủ tịch.

Về vốn : Chính phủ cấp 100% vốn tự có, các ngânhàng thương mại khác phải dành 20% số dư tiền gửi đểcho vay nông nghiệp vốn huy động của BAAC chiếm 90%tổng nguần vốn. Ngoài ra BAAC còn được hưởng cáckhoản vay ưu đãi đặc biệt do chính phủ ký hiệp địnhvới nước ngoài,do tổ chức ngân hàng, tài chính quốctế World Bank(WB), Asian Development Bank(ADB),Ovesea Economic corporation fund (OECF) cấp lãi suấtthấp. Trong tổng dư nợ của BAA có 30% cho vay trunghạn 70% cho vay dài hạn (gồm 87% cho vay trực tiếp,13% cho vay qua nhóm hộ hợp tác xã)

Hoạt động tín dụng của BAAC gồm hỗ trợ phát triểnnông nghiệp nông thôn thực hiện kiểm soát tín dụngthuộc nguần voón chính phủ cấp cho nông nghiệp, chovay hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản và hoạtđộng liên quan nông nghiệp.

Philippin

Hệ thống TDCT cung cấp vốn tín dụng cho khu vựcnông nghiệp nông thôn ở Philippin bao gồm các ngânhàng thương mại và các ngân hàng đặc biệt của Chínhphủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàngtiết kiệm và ngân hàng thương mại bao gồm của Nhànước và của tư nhân có các chi nhánh xuống tận làngxã ở khắp cả nước. Trong đó, ngân hàng nông thôn làtổ chức TDCT lớn nhất, trong tổng số dư tiền cho vaycủa ngân hàng nông thôn thì có tới 97% là cho vaynông nghiệp. Chính phủ Philippin đã có những chínhsách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệpnông thôn như bắt buộc tất cả các ngân hàng thươngmại phải dành tối thiểu 25% quỹ tiền vay của họ chonông nghiệp, chính phủ có một ngân hàng đặc biệtcung cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn lớn nhấtđó là ngân hàng đất đai của Philippin. Ngân hàng nàyđã dành tới 60% số vốn huy động để cho vay pháttriển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt ở Philippincũng có những ngân hàng, những công ty được coi làthành công trong việc cho hộ nông dân nghèo vay vốn.Đó là công ty TulayPag-unlad (TSPI), ngân hàngPhilippin (BPI-Bank of the Philipines Islands). Côngty này đã đi thẳng đến người nghèo với những khoảntín dụng nhỏ khoảng 20-80 đôla, cho những phụ nữnghèo và các chủ doanh nghiệp nhỏ vay những vốn nhỏ

để mở rộng sản xuất. Đối với những phụ nữ nghèo,nông dân nghèo, Công ty TulayPag-unlad cũng tổ chứcthành mạng lưới mang những khoản tiền vay đến tận tayhọ. Với lãi suất tối thiểu bằng trên thị trường40%/năm. Ngoài ra, ngân hàng BPI-Bank of thePhilipines Islands cũng đã cung cấp một khoản tín dụnglớn cho người nghèo vay.

Như vậy, ở Philippin không chỉ các hộ khá đượctiếp cận đầy đủ với nguồn vốn TDCT mà ngay cả các hộnghèo cũng rất được quan tâm cho vay vốn để yên tâmsản xuất.2.2.2 Thực trang sử dụng vôn tín dụng ở Việt Nam2.2.2.1 Đồng bằng sông Hồng

Tính đến hết tháng 6/2006 tổng nguồn vốn huy độngcủa hệ thống ngân hàng và của các tổ chức tín dụngkhác tại vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 230.000 tỷđồng. NHNN&PTNT huy động khoảng 170.000 tỷ đồng.Hình thức huy động tín dụng chủ yếu là tiết kiệmkhông kỳ hạn, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiền gửitiết kiệm có đảm bảo bằng vàng ... Riêng giai đoạn2004 – 2006, NHNN&PTNT huy động số vốn là 94.010 tỷđồng, cao nhất so với 7 vùng kinh tế khác. Các chinhánh NHNN&PTNT ở các địa phương vùng Đồng bằng sôngHồng, do làm tốt các công tác tổ chức, tiếp thị … đãhuy động vốn với số lượng cao nhất là: Hà Nội, HàTây, Nam Định. Hà Nam là một tỉnh nghèo, mới tái

lập, số vốn huy động là rất nhỏ bé. Phần lớn số vốnhuy động từ dân cư. NHCSXH huy động vốn từ nhiềunguồn, song chủ lực là từ ngân sách Trung ương, ngânsách địa phương, vốn ủy thác của Ngân hàng thươngmại nông nghiệp, vốn tài trợ. Năm 2003, huy độngđược 7.015 tỷ đồng. Năm 2004 tăng lên 15.345 tỷ đồngvà năm 2005 là 20.109 tỷ đồng. QTDND toàn vùng huyđộng lượng vốn không lớn. Năm 2001 là 803.284 triệuđồng, năm 2005 là 2.263.205 triệu đồng, tức trên 2tỷ đồng.

Tình hình cung ứng vốn trên thị trường tín dụngnông thôn ở Đồng bằng sông Hồng tính đến hết năm2004, dư nợ cho vay của NHNN&PTNT khoảng 32.540 tỷđồng, năm 2005 là 38.482 tỷ đồng và đến tháng6/2006 là 40.450 tỷ đồng, cao gấp trên 1,3 lầnvùng Đồng bằng Sông cửu Long. Trong đó, cho vayvốn tín dụng ngắn hạn chiếm 59 – 63%; cho vaytrung hạn và dài hạn khoảng 31 – 37%. NHCSXH cũngcó đóng góp ngày càng tích cực vào phục vụ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng Đồng bằngsông Hồng thông qua việc cung ứng tín dụng nôngthôn. Dư nợ tín dụng của NHCSXH có xu hướng tăngtừ 1.335 tỷ đồng (2002) lên 1.514 tỷ đồng (2003),1.999 tỷ đồng (2004) và 2.3882 tỷ đồng (2005),đứng thứ tư trên 8 vùng kinh tế. Cung vốn tín dụngngắn hạn là chủ yếu, chiếm 59 – 60%, tín dụng

trung hạn và dài hạn chỉ chiếm 39 -40%. Lãi suấtcủa NHCSXH là thấp, để phù hợp với điều kiện pháttriển kinh tế khu vực nông thôn vùng Đồng bằngsông Hồng. QTDND vùng Đồng bằng sông Hồng cung ứngvốn phục vụ nông thôn có xu hướng tăng lên. Năm2002, QTDND toàn vùng chỉ cho vay khoảng trên 1 tỷđồng, đến năm 2005 tăng lên trên 2 tỷ đồng. Cơ cấuvốn tín dụng cho vay trên 90% là vốn ngắn hạn; lãisuất cho vay là cao nhất so với các định chế tíndụng khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

2.2.1.2Đồng bằng Sông cửu Long

Khu vực Đồng bằng Sông cửu Long (ĐBSCL) ngoàihai ngân hàng đã có thời gian hoạt động khá lâutrong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn – đó làAgribank và Ngân hàng Chính sách Xã hội, thì hai banăm gần đây, một số ngân hàng thương mại (NHTM) khácđã mở rộng phạm vi hoạt động vào khu vực này. Cùngvới quá trình phát triển các kênh phân phối, cácNHTM đã từng bước chú ý đến việc đa dạng hóa sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của các doanh nghiệp và dân cư.

Một số các ngân hàng khác như: Lienviet Bank vớiđề án “Đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp, nôngthôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2013”, theo đó ngânhàng sẽ dành ra một khoản tín dụng từ 3.000 – 5.000

tỷ đồng cho vay. Một trong nhưng ngân hàng có tổngsố dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vớitỷ trọng lớn – Lienvietpostbank với 4000 tỷ đồng chovay khu vực nông nghiệp nông thôn trong đó trên20.000 hộ nông dân ở ĐBSCL được hưởng lợi gián tiếptừ đề án này. Ngoài ra còn có các ngân hàng nhưViettin Bank, ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL,…

2.2.1.3 Miền núi

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương pháttriển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thônđặc biệt là các địa bàn vùng khó khăn, Chính phủ đãban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối vớivùng khó khăn như: giảm 15% lãi suất cho vay khu vựcII miền núi, giảm 30% lãi suất cho vay khu vực IIImiền núi, hải đảo, vùng đồng bào khơ me tập trung vàcác xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135,giảm lãi suất cho vay 20% đối với thương nhân vayvốn để dự trữ, bán lẻ các mặt hàng thiết yếu, thumua hàng nông, lâm sản ở khu vực II, III miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Để tiếp tục thựchiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc pháttriển vùng khó khăn và tách bạch tín dụng chính sáchra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các ngânhàng thương mại, thì ngoài cơ chế tín dụng đối vớihộ nghèo và các đối tượng chính sách được quy địnhtại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP đang được Ngân hàngChính sách xã hội (NHCSXH) triển khai, Bộ Tài chínhphối hợp với các Bộ: Kế hoạch và đầu tư; Nông nghiệpvà phát triển nông thôn; Uỷ ban dân tộc và miền núi;và một số Uỷ Ban nhân dân tỉnh có địa bàn vùng khókhăn xây dựng và trình Chính phủ chính sách tín dụngđối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vàđề nghị giao NHCSXH thực hiện cho vay đối tượng này.

Địa bàn vùng khó khăn bao gồm khu vực II, III, miềnnúi, vùng hải đảo; vùng đồng bào Khơ me sống tậptrung; các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình135, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinhdoanh tại vùng khó khăn là việc Nhà nước sử dụng cácnguồn lực tài chính của mình để cho vay ưu đãi đốivới các hộ gia đình nhằm phát triển kinh tế, cảithiện đời sống, giúp các hộ gia đình ở vùng khó khăntừng bước hòa nhập và phát triển đồng đều với cácvùng trong cả nước thông qua đó thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Tínhưu đãi của chính sách tín dụng này được thể hiệnthông qua các nội dung như: Nhà nước đảm bảo nguồnvốn cho dân vay; nâng mức vốn vay cho phù hợp vớiyêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vềlãi suất, điều kiện vay, thủ tục và trình tự vayvốn.

Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinhdoanh tại vùng khó khăn được thiết kế phù hợp vớikhả năng tài chính của Nhà nước, tránh việc sử dụngtín dụng ưu đãi như một kênh bao cấp của Ngân sáchNhà nước tạo tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợcủa Nhà nước; đồng thời việc xây dựng cơ chế tíndụng cho vùng khó khăn phải đảm bảo không làm xáo trộnthị trường tín dụng tại khu vực này, vừa phải đảm bảo

sự tồn tại phát triển hài hoà giữa hoạt động tín dụngthương mại với hoạt động tín dụng chính sách trên cùngđịa bàn.

Hiện nay, NHCSXH đang cho vay hộ nghèo và cácđối tượng chính sách theo phương thức uỷ thác bánphần qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nôngdân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanhniên), do vậy phương thức cho vay đối với các hộ sảnxuất, kinh doanh tại vùng khó khăn cũng tương tự nhưphương thức cho vay hộ nghèo. Lãi suất cho vay cóthể thấp hơn lãi suất cho vay thương mại nhưng caohơn lãi suất cho vay hộ nghèo trên địa bàn. Do đốitượng được vay vốn là các hộ gia đình (không phải hộnghèo) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong đó xu hướng chủ yếu vẫn là chuyên môn hóa vừađa dạng hóa, trong đó xu hướng chủ yếu vẫn là chuyênmôn hóa trồng trọt và chăn nuôi hình thành các môhình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa với quy mônhỏ là chiinhs và đang từng bước hình thành các vùngkinh tế chuyên canh phục vụ CNH- HĐH nông nghiệp,nông thôn đối với khu vực miền núi2.2.3 Bài hoc kinh nghiệp rút ra.

Bài học 1: Ở những khu vực vùng sâu vùng xa bị chiacắt, tiếp cận thị trường khó khăn, sản xuất mangtính đặc trưng chủ yếu tự cung tự cấp, năng suấtthâó, hộ nông dân luôn là cơ sở kinh tế có sức mạnh

mẽ nhất. tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế tiếnlên sản xuất hàng hóa, liên kết kinh tế phát triển,công nghiệp chế biến phát triển tạo điều kiện côngnghiệp gắn kết với nông nghiệp, liên kết giữa cácthị trường phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế diênra cạnh tranh, công nghệ lạc hậu, sản xuất manh múngiá thành cao, chất lượng thấp … Phát triển cần cósự phối hợp giữa các cá nhân đơn lẻ theo mô hình hợptác đồng thời các nguần vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế phải được phân bổ và sử dụng hợp lý hiệuquả.Bài học 2: Trong giai đoạn đầu của quá trình pháttriển, các hoạt động sản xuất nông nghiệp là độnglực quan trọng ban đầu để phát triển nông thôn. Tuynhiên về lâu dài, chỉ thúc đẩy hoạt động phát triểnđơn thuần sẽ không đủ sức tạo lên chuyển đổi căn bảncho khu vực nông thôn. Phát triển các hoạt động phinông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp côngnghiệp nông thôn là hướng đi hiệu quả trong việcgiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dânnông thôn và có thể tạo nên một động lực thúc đẩykhu vực nông thôn phát triển, làm thay đổi bộ mặt vàđẩy mạnh đô thị hóa nông thôn một các sâu sắc và bềnvững.

2.2.4 Một số công trình nghiên cưu có liên quan

Vi đức (2008) đã nghiên cứu đề tài “phân tíchhiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại tỉnh hậugiang”, luận văn thạc sỹ. Đại học cần thơ. Đề tàinghiên cứu các yếu tố tác động đến tín dụng nôngthôn và quy mô vay vốn. Các mô hình phân tích logicvà tobit được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữacác đặc tính của hộ và khả năng tiếp cận vốn vay làmtăng thu nhập, chi tiêu của hộ.

Thanh Hà (2001) đã nghiên cứu những nhân tố ảnhhưởng đến tiếp cận vốn vay của nông hộ ở Đồng BằngSông Hồng, Việt Nam. Mô hình probit và mô hình OLSđã được sử dụng để phân tích và chỉ ra rằng giá trịtài sản của nông hộ tỉ lệ thuận với nhau.

Một nghiên cứu của Ngân và Minh (2005) Nghiên cứuvề những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tíndụng chính thức của hộ nông dân ở Đồng Bằng Sông CửuLong. Đề tài nghiên cứu nguyên nhân tại sao một sốhộ nông dân sử dụng tín dụng chính thức, còn một sốkhác thì không sử dụng. Đề tài sử dụng mô hình haibước Heckman, kết quả chỉ ra rằng những nhân tố ảnhhưởng đến khẳ năng tiếp cận tín dụng chính thức củahộ nông dân và phát hiện ra một số trở ngại trongviệc quyết định mức vay mà các hộ nông hộ vay từ cáctổ chức tín dụng.

Thanh Hương (2002) nghiên cứu về đề tài phân tíchcác hoạt động tài chính doanh nghiệp chính thức vàkhông chính thức của vùng nông thôn nghèo ở ViệtNam, luận văn thạc sỹ, dự án Việt Nam- Hà Lan, TPHCM

Bài phân tích của Quách, Mulineux và murinde(2005) ở trường đại học Birmingham họ đã áp dụng môhình hai bước để phân tích ảnh hưởng tín dụng nôngthôn đến hộ nghèo ở Việt Nam. Họ đã tìm hiểu khảnăng của quỹ chính thức và phi chính thức ở xómlàng, tiết kiệm tài chính và phi tài chính, số ngườitrong hộ diện tích đất và nếu hộ là hộ nông dân sẽảnh hưởng đến việc cấp tín dụng chính thức.Phần III Đăc Điêm Địa Bàn Nghiên Cưu3.1 Đăc điêm điều kiện tự nhiên3.1.1 Đăc điểm vị trí địa ly

Gao Hà nằm ở phía nam của huyện Giao Thủy, cáchtrung tâm huyện khoảng 3 km, tổng diện tích đất tựnhiên 629,46 ha có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với thị trấn Ngô Đồng Và HoànhSơn

- Phía nam giáp với xã Giao Hải, Giao Xuân- Phía đông giáp với xã Bình Hòa- Phía tây giáp với xã Giao Nhân

Giao hà là một xã đồng bằng ven biển , địa hìnhtương đối bằng phẳng, hướng dốc đốc dần từ phía đông

bắc xuống tây nam, cốt đất chênh cao trung bìnhkhông quá 0,5 m Xã có các hệ thống sông như: Sông Cồn Nhất chạy quaphía bắc, sông Diêm điềm, Sông CN-7, CN -9… kết hợpvới hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước ngọtcho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt củangười dân trong xã.Hệ thống tưới tiêu chủ yếu là tự chảy, phần lớn diệntích được tưới tiêu chủ động dưới sự điều hành củahợp tác xã nông nghiệp.3.1.2Điều kiện khí hậu, thủy văn Khí hậuXã Giao Hà nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa củavùng Đông Bắc Bộ.Là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có4 mùa rõ rệt.- Nhiệt đỗ trung bình hằng năm từ 23-240C- Mùa đông nhiệt độ trunh bình là 18,90C- Mùa hạ nhiệt độ trung bình 270C- Độ ẩm : Độ ẩm không khí tương đối cao trung bìnhtừ 80-85%- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ1700-1800mm, lượng mưa phân bố không đồng đều trongcả năm ảnh hưởng tới việc gieo trồng cây vụ đông vàmưa sớm ảnh hưởng đến việc thu hoạch vụ chiêm xuân.

- Nắng : hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng,tổng số giờ nắng từ 1650 đến 1700giờ. Mùa hè có sốgiờ nắng khoảng 1100-1200giờ chiếm 70% số giờ nắng- Gió hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độgió trung bình cả năm 2-2.3m/s.Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc vớitần suất 60-70% tốc độ gió trung bình 2,4- 2,6m/sMùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, tầnsuất 50-70%, tốc độ gió trung bình 1.9-2.2m/s. tốcđộ gió cực đại khi có bão là 40m/s, đầu mùa hạthường xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng gây tácđộng xấu tới hộ cây trồng.Bão : Nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, giáp biển nên hàngnăm thường chịu sự ảnh hưởng của gió bão hoặc ápthấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 trận/năm.Nhìn trung khí hậu Giao Hà khá thuận lợi cho môitrường sống, sự phát triển của hệ sinh thái động ,thực vật. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, ruộngđồng mỗi năm canh tác 2-3 vụ. Thủy văn

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của Sông Hồng vàchế độ thủy triều. các sông trong đồng đều chảy theohướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc- Đông Nam vàđều bắt nguần từ các cống ở các đê sông, dòng chảy

các con sông này đều do con người điều khiển theoyêu cầu sản xuất.

Thủy triều là loại nhật triều, biên độ trung bìnhtừ 1,0-1,5 m, lớn nhất là 2,3m nhỏ nhất là 0,1m. Dogần biển nên nước sông bị ảnh hưởng của thủy triều.Mỗi chu kỳ thủy triều từ 13 tới 14 ngày, Mùa hanhnhất là từ tháng giêng đến tháng tư hàng năm thủytriều đã gây nhiêm mặn, ảnh hưởng tới đồng ruộng ,đất bị nhiêm mặn thông qua hệ thống sông ngòi, kênhmương, chế độ nhật triều đã dúp quá trình thau chuarửa mặn trên đồng ruộng.3.2 Đăc điêm kinh tế - xã hội3.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trìnhsản xuất của tất cả các ngành kinh tế tai địa phươngvà hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vôcùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thểthay thế được, là nhân tố quan trọng để tiến hành quátrình sản xuất. Với tổng số diện tích đất tự nhiên là629,46 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm xuốngtừ 79,38% năm 2011 và sau khi có chính sách quy hoạchtừ năm 2013 thì còn là 79%. Mặt khác, trong tương laivẫn tiếp tục có xu hướng giảm do quá trình công nghiệphóa. Vì vậy trong sử dụng đất đai cần có hướng sử dụngmột cách hợp lý, đầy đủ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Giao Hà có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là

một lợi thế đối với xã Giao Hà, một xã mà chủ yếu thu

nhập dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy cơ cấu đất của xã qua

3 năm trở lại đây có sự chuyển đổi do chuyển đổi mục

đích sử dụng đất từ 2011 sang năm 2013 có sự chuyển

dịch chậm. từ năm 2011 đến năm 2013, trong cơ cấu đất

tự nhiên diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang

đất phi nông nghiệp làm cho diện tích đất phi nông

nghiệp năm 2013 tăng 0,38 %, trung bình 3 năm tăng

0,9%, trong khi đó diện tích đất chưa sử dụng còn lại

không nhiều cho thấy việc khai thác có hiệu quả đất

cần trú trọng nhiều trong quá trình sản xuất phát

triển nông thôn.

Qua bảng ta cũng thấy được xu hướng chuyển đổi mục đích của xã khá phù hợp với xu hướng chung của cả nước. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã giảm dần qua các năm ( giảm từ 79,38% năm 2011 xuống 79,01% năm2013) và diện tích đất phi nông nghiệp đang được sử dụng tăng lên nhưng còn chậm (tăng từ 20,58% năm 2011

lên 20,95% năm 2013).

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Giao Hà (2011 – 2013)

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 So sánh (%)

DT(ha) CC (%) DT

(ha) CC (%) DT(ha)

CC(%)

2012/

2011

2013/

2012BQ

Tông diện tích đất tự nhiên

629.46 100 629.4

6 100 629,46 100 100 100 100

I. Đất nông nghiệp 499.68 79.38 497.8

6 79.09 497.32

79.01

99.59

99.89

99.74

1. Đất sản xuất nông nghiệp 409.9 82.03 408.0

8 81.97 407.54

81.95

99.75

99.87

99.81

a. Đất trồng cây hằngnăm

344.21 84.14 342.3

9 83.9 341.85

83.88

99.47

99.84

99.66

- Đất trồng lúa 339.93 98.75 338,1

1 98.74 337.57

98.74

99.46

99.84

99.65

- Đất trồng cây hàng 4.28 1.25 4.28 1.26 4.28 1.26 100 100 100

năm khác

b. Đất trồng cây lâu năm 65.69 16.02 65.69 16.1 65.69 16.1

2 100 100 100

2. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 89.78 17.97 89.78 18.03 89.78 18.0

5 100 100 100

II. Đất phi nôngnghiệp

129.54 20.58 131.3

6 20.87 131.9 20.95

101.41

100.38

100.9

1. Đất ở 51.65 39.87 51.65 39.32 52.15 39.54 100 100.

97100.49

2. Đất chuyên dùng 70.44 54.38 72.26 55.01 72.3 54.81

102.58

100.06

101.32

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.33 1.8 2.33 1.77 2.33 1.77 100 100 100

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.01 3.87 5.01 3.82 5.01 3.8 100 100 100

5. Đất sông, mặt nước 0.01 0 0.01 0 0.01 0 100 100 100

6. Đất phi nông nghiệpkhác 0.1 0.08 0.1 0.08 0.1 0.08 100 100 100

III. Đất chưa sử dụng 0.24 0.04 0.24 0.04 0.24 0.04 100 100 100

(Nguần: phòng thống kê xã Giao Hà)

3.2.2 Dân số lao động

Lao động là nhân tố quan trọng trong quá trình

hoạt động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, lao

động là đội ngũ tạo ra thu nhập cơ bản cho các hộ

sản xuất và các đơn vị trong xã. Dân số và lao động

có mối liên quan khăng khít với nhau, số lao động tỷ

lệ thuận với quy mô dân số tính tới tháng 12 năm

2013 trong xã có tổng số 10362 người, số lao động

của xã là 5269 trong đó có tới 3706 người làm nông

nghiệp chiếm 70.34 % cho thấy nông nghiệp vẫn là

sinh kế của người dân trong xã.

Qua bảng ta thấy, tổng dân số của xã qua 3 năm có

biển đổi không đồng đều trong năm 2012 số hộ gia

đình của xã giảm 0.2% so với năm 2011 nhưng số dân

lại tăng 0.81% do có sự dịch chuyển số hộ dân thay

đổi thường chú nhưng việc gia tăng trong các hộ gia

đình về tỷ lệ sinh tăng mà tỷ lệ tử giảm dân tới

việc dân số tăng nhưng số hộ giảm. Năm 2013 số hộ

tiếp tục giảm 1.96% việc các hộ chuyển địa bàn cư

chú và việc chủ hộ mất là nguyên nhân chính tạo ra

sự giảm số hộ và đồng thời số dân giảm theo.

Dân số và lao động được cải thiện cả về chất

lượng và số lượng. Tuy nhiên về lĩnh vực nông nghiệp

vẫn chiếm số lượng đông đảo. Có xu hướng giảm dần

nhưng chậm. Bảng 3.2 cho ta thấy tổng số lao động

nông nghiệp năm 2011 là 3730 đến năm 2012 là 3706

giảm 0.32% số lao động nông nghiệp. cho thấy số

lượng người phụ thuộc nông nghiệp khá cao, trong khi

đó các ngành nghề trong xã ít gây khó khăn cho việc

chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất

của xã. Do đó các vấn đề đặt ra cho địa phương là

phải sử dụng lao động một cách có hiệu quả và hợp lý

nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Và cần

có sự điều chỉnh hợp lý.

Việc số dân qua từng năm không tăng lên nhiều có

ảnh hưởng không nhỏ của việc thiếu việc làm trong

nông thôn hiện nay dẫn tới việc di dân gây tác động

lớn đến cơ cấu dân số giữa các vùng nếu không có các

biện pháp khắc phục tạo việc làm cho người lao động

nông thôn.

Dân số, lao động có quan hệ chặt chẽ và tác động

qua lại với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt

với nguy cơ bùng nổ dân số rất cao ở các vùng nông

thôn nước ta sẽ ảnh hưởng không ít tới sự phát triển

kinh tế của các hộ. Do đó để phát triển được kinh tế

xã hội ở nông thôn thì phải quan tâm giải quyết vấn

đề này và ngược lại phát triển kinh tế xã hội có tác

động mạnh mẽ tới sự nâng cao dân trí và giải quyết

vấn đề dân số.

Vậy để nâng cao thu nhập cho người lao động cần

hỗ trợ vốn, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học

kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trổng vật nuôi, đưa

những giống có năng suất chất lượng tốt, tạo việc

làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.

Bảng 3.2: Tình hình dân sô và lao động xã Giao Hà (2011–2013)

Chỉ tiêu ĐVT2011 2012 2013 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC

(%) SL CC (%)

2012/2011

2013/2012 BQ

1. Tông sô hộ Hộ 3023 100 3017 100 2958 100 99.8 98.04 98.92

1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 2150 71.12 2134 70.

73 2041 69 99.26 95.64 97.45

1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 873 28.

88 883 29.27 917 31 101.15 103.85 102.

5

2. Tông dân sô Người

10365 100 1044

9 100 10362 100 100.81 99.17 99.9

9

2.1 Nam Người 4783 46.

15 4816 46.09 4820 46.

52 100.68 100.08 100.38

2.2 Nữ Người 5582 53.

85 5633 53.91 5542 53.

48 100.91 98.38 99.65

3. Tông sô lao động Người 5262 100 5275 100 5269 100 99.87 99.89 99.8

83.1 Lao động nông nghiệp

Người 3730 70.

89 3725 70.62 3706 70.

34 99.87 99.49 99.68

3.2 Lao động phi nông Ngườ 1532 29. 1550 29. 1563 29. 101.18 100.83 101.

nghiệp i 11 38 66 014. Các chỉ tiêu4.1 Diện tích đất NN/người

0.048 - 0.04

8 - 0.048 - 100 100 100

4.2 Diện tích đất NN/LĐNN 0.13 - 0.13 - 0.13 - 100 100 100

4.3 Diện tích đất NN/ hộ nông nghiệp 0.23 - 0.23 - 0.24 - 100 104.35 102.

18 (Nguồn: Phòng Thống kê xã Giao Hà)

3.2.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Giao Hà

Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền kinh

tế của xã nên rất được quan tâm chú trọng. Trong

thời kỳ quy hoạch chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng,

mùa vụ theo hướng đa dạng hóa cây trồng, mở rộng

diện tích những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Cải tạo vườn tạp trong dân cư, lựa chọn những vùng

trồng cây cảnh, cây ăn quả phù hợp, vùng đất có cốt

đất cao phù hợp xây dựng trang trại, vườn cây sinh

thái. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập

trung, thực hiện đầu tư thâm canh, sử dụng các giống

có năng suất, chất lượng cao, phát triển sản xuất

lương thực trên cơ sở ổn định quỹ đất trồng lúa,

chọn tạo phổ biến giống mới có năng suất chất lượng

cao. Mặc dù diện tích đất trồng trồng trọt giảm

nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt 2011 đến

2013 vẫn tăng bình quân 0.8% năm và đạt 78336.5triệu

đồng năm 2013 chiếm tới 72.04% tổng giá trị sản xuất

của ngành nông nghiệp.

chăn nuôi phát triển theo hướng gia trại, trang

trại theo vùng tập trung, chăn nuôi lợn, gia cầm là

chính. Qua 3 năm 2011 đến 2013 có sự thay đổi khá

lớn về giá trị sản xuất trong ngành chăn nuôi trong

đó việc giảm số đầu con trên toàn xã do các dịch

bệnh và sự rủi ro trong quá trình chăn nuôi và rủi

ro về giá nguyên liệu đầu vào, giá đầu ra đã ảnh

hưởng trực tiếp tới số lượng đàn con. Qua bảng 3.3

ta thấy giá trị sản xuất giảm từ 17800 năm 2011

xuống còn 17038.5 triệu đồng năm 2013 trung bình mỗi

năm giảm 1.85%.

Thủy sản tập trung khai thác tốt tiềm năng các

vùng nược, phát triển thủy sản theo hướng sản xuất

hàng hóa. Lựa chọn giống nuôi có giá trị kinh tế

cao, nuôi đa loài, mặc dù diện tích đất nuôi trồng

thủy sản không tăng nhưng cho thấy giá trị sản xuất

thủy sản tăng khá nhanh 15980.84 triệu đồng năm 2011

lên tới 17956 triệu đồng năm 2013 bình quân mỗi năm

tăng 6.12% năm. Tăng cao nhất trong các ngành sản

xuất nông nghiệp xã.

Bảng 3.3: Kết quả SXKD của xã Giao Hà (2011-2013)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 So sánh (%)

Giá trị

(trđ)CC(%)

Giátrị

(trđ)

CC(%)

Giátrị

(trđ)

CC(%)

2012/2011

2013/2012 BQ

I. Tông giá trịsản xuất

116847 100 117466 100 120482 100 100.52 102.6 101.58

1. Nông nghiệp110895 94.9 110986 94.48 113332 94.07 100.09 102.11 101.

1

a. Trồng trọt77114.5 69.5

378745.

4 70.95 78336.5 69.12 102.12 99.48 100.

8

b. Chăn nuôi17800 16.0

5 16080 14.49 17039.5 15.04 90.34 105.97 98.1

5

c. Thủy sản15980.5 14.4

216160.

6 14.56 17956 15.84 101.13 111.11 106.12

2. xây dựng 5952 5.1 6480 5.52 7150 5.93 108.87 110.33 109.6

II. Các chỉ tiêu1. Giá trị SX/ 38.65 - 38.95 - 40.73 - 100.77 104.57 102.

hộ 672. Giá trịSXNN/ hộ NN

54.35 - 55.05 - 59.03 - 101.28 107.23 104.26

3. Giá trịSXNN/LĐ NN

31.33 - 31.54 - 32.51 - 100.67 103.07 101.87

(Nguần : Phòng thống kê xã Giao Hà)

Cơ cấu kinh tế :

Nông nghiệp chiếm 59%

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 13,3%

Dịch vụ chiếm 27,7%

3.2.4 Cơ sở hạ tầng

Bảng 3.4: Tình hình cơ sở ha tầng nông thôn xã Giao

Hà 2013

TT Chỉ tiêuĐơn vịtính

Số lượng

1 Giao thông Km1.1

Đường trục xã, liênxã Km

12

1.2

Đường trục thônliên thôn Km

24

1.3

Đường trục chínhnội đồng Km

20

2 Thủy Lơi2.1

Hệ thống kênh mươngloại 3 km

53

3 Điện3.1 Trạm biến áp Trạm

4

3.2 Đường dây cao thế km

18

3.3 Đường dây hạ thế Km

68

3.4 Số hộ dùng điện %

100

4 Công trình phúc lơi4. Trạm y tế xã, thị Trạm 1

1 trấn4.2 Trường THCS Trường

1

4.3 Trường tiểu học Trường

1

4.4

Trường mẫu giáo,mầm nom Trường

3

4.5

Cơ sở vật chất vănhóaNhà văn hóathôn,xóm Cái

12

Nhà văn hóa xã cái 1(Nguồn: Phòng Thống kê xã giao Hà)

Giao thông vận tải

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã tổngdiện tích đất giao thông 25,29 ha bao gồm đường vànhđai, đường trục xã… Mạng lưới giao thông của xãtrong những năm qua đã có những bước phát triển vượtbậc, đến nay đa số thôn xóm đã có đường láng nhựađan xen với việc bê tong hóa từng ngõ xóm.

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã đượcphân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạođiều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và hội nhập nềnkinh tế thị trường với các xã lân cận.

Hệ thông thủy lơi

Xã có các hệ thống sông như: Sông cồn nhất chạyqua phía bắc, sông CN-5 , Sông CN-7 , CN-9 … kết hợpvới hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước ngọtcho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt củangười dân trong xã.

Hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp chủyếu do tự chảy, phần lớn diện tích được tưới tiêuchủ động dưới sự điều hành của hợp tác xã nôngnghiệp.

Năng lương

Hệ thống điện của xã được xây dựng từ những năm1990 bằng vốn nguần ngân sách xã và của ngân nhân

đóng góp, gồm 4 trạm biến áp, 1 trạm biến áp 350KAV,3 trạm 350 KVA. Có 4 đường dây cao thế và 68Km đườngdây hạ thế được phân chia trên trục giữa xã và cácđường xương cá của xã. Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%.Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh toàn bộ lưới điệncủa xã đã bàn giao cho ngành điện lực quản lý và vậnhành bán điện đến từng hộ dân từ 2009. Trong thờigian tới cần được cải tạo và nâng cấp để đảm bảođiện cho sinh hoạt và sản xuất.

Bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngàycàng được hiện đại hóa phần nào đáp ứng nhu cầuthông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùngxung quanh của người dân địa phương. Bưu điện trungtâm xã đã được củng cố, nâng cấp và tăng cường trangthiết bị hiện đại. Hoạt động của mạng lưới đường thưan toàn ổn định phục vụ thông tin kịp thời.

Xã có hệ thống chuyền thanh tương đối hoàn chỉnh,phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho công tác lãnhđạo, chỉ đạo của xã.

Toàn xã có trên 90% có điện thoại liên lạc.

Cơ sở y tế

Giao Hà có 1 trạm xá tại trung tâm, tổng diệntích 0,2 ha

Làm tốt công tác khám chữa bệnh cho các đối tượngbảo hiểm y tế. triển khai công tác tiêm chủng chocác trẻ em đủ độ tuổi 6 loại vácxin.

Tuyên chuyền và hướng dẫn nhân dân phòng bệnh ,thực hiên ăn ở hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường.Trạm Y tế phối hợp với ban bảo vệ chăm sóc trẻ em tổchức 2 lớp tập huấn cho các bà mẹ biết cách nấu ănnhằm chống suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 15%.

Thực hiện tốt công tác dân số KHHGĐ.

Cơ sở giáo dục – đào tao

Đảng chính quyền và các ban nghành đoàn thể củađịa phương đã thường xuyên quan tâm chăm lo đẩy mạnhsự nghiệp giáo dục, chất lượng dạy và học được nânglên, các trường đã duy trì tốt sĩ số học sinh, đảmbảo tốt công tác thi cử và bệnh thành tích tronggiáo dục, thực hiện mỗi giáo viên là một tấm gươngsang về đạo đức để học sinh noi theo.

Tổng diện tích đất cơ sở giáo dục – đào tạo trênđịa bàn xã có 2,89 ha. Hệ thống trường của xã nhưsau:

Trường mầm non : 3 khu( khu trung tâm, khu HồngHải và khu đầu xã).

Trường tiểu học : Có một khu đạt chuẩn mức 1

Trường THCS : Đã đạt chuẩn quốc gia năm 2008

Trung tâm học tập cộng đồng : Chưa có cơ sở vậtchất, để duy trì hoạt động phải nhờ vào phòng dânvận của Đảng ủy.

Nhìn trung các trường học của xã Giao Hà có vịtrí hợp lý, phù hợp với phân bố dân cư, diện tíchđảm bảo cho chuẩn hóa và nhu cầu phát triển trongtương lai.

3.3 Phương pháp nghiên cưu3.3.1 Phương pháp tiếp cận

Chọn phương pháp tiếp cận theo hệ thống: Tiếp cậncác cơ sở chính quyền địa phương, các chủ thể chovay vốn, tiếp cận các hộ nông dân ở các thôn xómtrên địa bàn xã.

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Các bên liênquan gồm NHNN&PTNT, Ngân hàng Chính sách (NHCSXH),qũy tín dụng nhân dân (QTDND), người nông dân trênđịa bàn xã Giao Hà.3.3.2 Phương pháp chon điểm, chon mẫu nghiên cưu

3.3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.Giao Hà là một xã của huyện Giao thủy tỉnh Nam Định,có nguần lực về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội thuậnlợi cho việc phát triển kinh nông nghiệp. Trongnhững năm gần đây, Giao Hà đã hưởng ứng và hòa nhậpvào công cuộc đổi mới đất nước, kéo theo đó hoạtđộng tín dụng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho các hộ trong xã được vay vốn đặc biệt là các

hộ nghèo và thiếu vốn sản xuất. Chính điều đó đã làmthay đổi bộ mặt xã, cơ sở hạ tầng, hệ thống giaothông phát triển, trình độ sản xuất của người dânkhá đồng đều dẫn đến thu nhập của người dân ngàycàng cao được nâng cao, đời sống người dân được cảithiện rõ nét, số hộ dân rời bỏ địa phương giảm. Nhucầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh ngày càng caovà khá phổ biến trong xã. Vì vậy, chúng tôi chọnhuyện làm địa điểm nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp.3.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Qua tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu của xã, tiếnhành phương pháp điều tra chọn mẫu hộ mang tính đạidiện. Trong đó có hộ khá- giàu, hộ trung bình và hộnghèo theo tiêu chí của xã. Phỏng vấn trực tiếp cáchộ trong xã dựa trên tiêu trí và bảng điều tra thốngkê đã được chuẩn bị trước. Việc lựa chọn mẫu điềutra này là hoàn toàn khách quan, đảm bảo dung lượngmẫu theo quy luật số lớn của xác xuất thống kê. Đâylà những hộ nông dân tham gia vay vốn tín dụng và sửdụng vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp.3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu.

3.3.3.1 Thu thập số liệu thư cấp.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập,sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đíchnghiên cứu của ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu

chưa sử lý hoặc đã sử lý. Không phải do người nghiêncứu trực tiếp điều tra.

Tiến hành thu thập từ sách, báo, tạp chí, các báocáo tốt nghiệp của các khóa trước trên phòng tư liệukhoa kinh tế và phát triển nông thôn, Luận án thạcsỹ trên thư viện trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nộiliên quan đến vốn vay của hộ nông dân.Những báo cáo hằng năm của huyện, niên giám thống

kê của xã, huyện qua ba năm gần đây từ năm 2011 –2013. Số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế -xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất,phân vùng sản xuất do các cơ quan chức năng cungcấp, tình hình huy động vốn, cho vay NHNN&PTNT,NHCSXH, Quỹ tín dụng nhân dân, các đoàn thể khác . .. Về việc vay vốn và sử dụng từ nguần vốn tín dụngcủa hộ nông dân xã Giao Hà.

3.3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp.

Phương pháp phỏng vấnLà phương pháp thu thập thông tin dữ liệu thôngdụng. Thu thập từ phỏng vấn cán bộ ngân hàng, cán bộ lãnh

đạo địa phương, các cán bộ xã về tình hình huy động vàsử dụng vốn của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Bảng hỏi

Bảng hỏi hay là phiếu điều tra là bảng liệt kêcác câu hỏi mà người được phỏng vấn tự trả lờibằng các viết vào.

Sử dụng bảng hỏi trong quá trình điều tra số liệu vềhộ nông dân.3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu

Các tài liệu thu thập được tổng hợp, chọn lọc và hệthống hóa để tính toán các chỉ tiêu giải quyết cácmục tiêu nghiên cứu, bằng cách phân tổ, tính tỷ lệ.Từ thông tin thu thập được bởi bảng hỏi, sau khi thuthập thông tin được mã hóa, tổng hợp, đối chiếu vàchọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứucủa đề tài.3.3.5 Phương pháp phân tích

3.3.5.1 Phương pháp phân tích thống kê.* Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp thống kê mô tả toàn bộ sự vật hiệntượng trên cơ sở các số liệu đã được thu thập.Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sửdụng số bình quân. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phântích mức độ các nguần tín dụng và sự tiếp cận củacác hộ nông dân với các nguần tín dụng.

Dựa trên các số liệu từ thống kê ta mô tả sự biếnđộng cũng như xu hướng phát triển của một hiệntượng, kinh tế xã hội nhằm rút ra những kết luận cần

thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụngvào sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp này để mô tả những đặc trưng cơ bảncủa hộ điều tra. Cụ thể trong đề tài đó là thựctrạng sản xuất, tình hình tài sản, lao động việc làmcủa các hộ điều tra, tình hình vay vốn của ngânhàng, tình hình sử dụng vốn vay các hộ trong sảnxuất nông nghiệp, vốn vay của các hộ, kết quả sảnxuất các hộ.* Phương pháp thống kê so sánh

Những vấn đề kinh tế chủ yếu thông qua so sánhcác tiêu chí cần chú ý đến những điều kiện cụ thể,các giai đoạn phát triển nhất định và các yếu tốnguần lực khan hiếm để lựa chọn quyết định sản xuấtkinh doanh cho phù hợp với điều kiện vùng, đối vớisản xuất cụ thể.

Phương pháp này dùng cả so sánh tuyệt đối và sosánh tương đối để đánh giá các động thái phát triểncủa hiện tượng, sự vật theo thời gian nghiên cứu đểthấy quy mô hoạt động và cách thức hoạt động của cáchình thức tín dụng. trên cơ sở đó so sánh số tuyệtđối và so sánh số tương đối giữa các năm, các nhómhộ, giữa người vay và người chưa vay để đánh giáthực trạng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của cáchộ nông dân.

So sánh thu nhập sử dụng lao động, tư liệu sảnxuất, của hộ nông dân trước và sau khi vay.

So sánh giữa các nhóm hộ nông dân với lượng vaykhác nhau.3.4Hệ thông các chỉ tiêu nghiên cưu Nhóm chỉ tiêu điều kiện sản xuất

- Diện tích đất đai/bình quân hộ- Số lao động/bình quân hộ- Số vốn đầu tư/bình quân hộ

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tình hình vayvôn từ nguồn tín dụng chính thưc

- Số hộ nộp đơn vay- Số hộ được vay- Lãi suất, mức cho vay, thời gian cho vay- Điều kiện cho vay- Thu nhập bình quân/hộ/năm-Tỷ lệ vốn vay sử dụng cho sản xuất

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về sử dụng vôn từ nguồn tíndụng chính thưc

- Lượng vốn được đầu tư cho trồng trọt:+ Tư liệu sản xuất ( máy móc, trang thiết bị)+ Giống, phân bón,…+ Cải tạo đất, vườn tạp,…- Lượng vốn được đầu tư cho chăn nuôi:+ Xây dựng chuồng trại

+ Con giống, thức ăn+ Phương tiện, dụng cụ

Nhóm chỉ tiêu kết quả, chi phí-Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu

nhập của một loại mô hình (gồm các loại sản phẩm)hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là:GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i,Pi là giá sản phẩm thứ i. ( Thu nhập thuần: Được tínhbằng cách lấy sản lượng nhân với đơn giá (đồng/kg) GO= Ql*Pl).

- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chiphí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc mộtđơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; baogồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm cônglao động, khấu hao.

- Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công laođộng cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụthể.

- Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân,hộ đầu tư để sản xuất (Như nhà kho, máy bơm, máykhác ...).

- Chi phí khác (K)- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K- Thu nhập biên (GM) : GM = GO – TC

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả sử dụng vôn

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm sovới chi phí sản xuất bỏ ra. Công thức: VA = GO-IC- Hiệu suất đồng vốn (HS): HS = VA/IC- Lợi nhuận (Pr): Pr = GO – TC- Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC; GM/IC; MI/IC- Hiệu quả sử dụng lao động: GO/CL; MI/CL- Chi phí trên đơn vị diện tích: TC/Sào

- Hệ số đòn cân tài chính

Trong đó : L Là đòn cân tài

chính D Tổng số vốn vay E Tổng số vốn tự

Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu =

Chỉ số này cho biết mối quan hệ doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân, cho biết biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu.

Vốn chủ sở hữu trong công thức là số bình quân, tức nấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ chia 2.

Tỷ suất lợi nhuận vốn =

Mục tiêu Phương pháp Kết quả

nghiên cưu- Hệ thống hóa cơ sở lýluận và thực tiên về hệthống tín dụng nôngthôn nói chung và tíndụng nuôi trồng thủysản nói riêng trên địabàn nghiên cứu.

- Phương phápthu thậpthông tin

- số liệu thứcấp

- khái niệm vốntín dụng,hiệu quả sửdụng vốn.

- cơ sở thựctiên sử dụngvốn

- Đánh giá hiệu quả sửdụng vốn tín dụng chínhthức của các hộ nôngdân xã Giao Hà huyệnGiao Thủy tỉnh NamĐịnh.

- Phươngpháp thuthập thôngtin, sốliệu sơcấp.

- Phươngpháp xử lýsố liệu

- Hiệu quả sửdụng vốntrong sảnxuất nôngnghiệp.

- Hiệu quả Tíndụng chínhthức, tíndụng phichính thức

- Tìm hiểu và phân tíchcác yếu tố ảnh hưởngđến khả năng vay vốn từnguần tín dụng của cáchộ nông dân trên địabàn nghiên cứu.

- Phươngpháp xử lýsố liệu

- Các yếu tốchủ quan

- Các yếu tốkhách quan

- Phân tích ảnhhưởng của cácyếu tố

- Đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả sửdụng vốn tín dụng củacác hộ nông dân sảntrên địa bàn xã GiaoHà, huyện Giao Thủy,Tỉnh Nam Định.

- phương phápphân tích

- Đưa ra đềxuất, giảipháp cho cáchộ nông dântrọng việc sửdụng hiệu quảvốn tín dụng

Phần IV Kết Quả nghiên cưu và thảo luận

4.1 Thực trạng cho vay vốn ở xã Giao Hà

4.1.1 Hệ thống tín dụng chính thức xã Giao Hà

Giai đoạn từ đổi mới (1986) đến nay đánh dấu sự

phát triển đa dạng của hệ thống tài chính ở Việt

Nam. Cùng với việc mở rộng hệ thống tài chính, các

hình thức cho vay cũng được đa dạng hóa nhằm phục vụ

cho nhu cầu vay ngày càng cao của người dân. Chính

sách tín dụng thể hiện tập trung ở Hội nghị Ban chấp

hành Trung ương Đảng lần V và VII, Nghị định số

14/CP ngày 2/5/1993 của Chính phủ về chính sách cho

hộ nông dân vay vốn sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp

và phát triển kinh tế hộ.

Nghị quyết số 18 của Đảng XIII đã nhấn mạnh:

“Chính sách cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo là một trong những giải

pháp hàng đầu để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, phát

triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa”. Mở

rộng và phát triển hệ thống tín dụng nông thôn với

các hình thức đa dạng, nhưng chủ yếu được huy động

từ hai nguồn chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn và Ngân hàng phục vụ người

nghèo (NHCSXH). Hai ngân hàng này sẽ hỗ trợ vốn sản

xuất cho các hộ nông dân để phát triển kinh tế hộ,

đặc biệt là các hộ nghèo.

Khi tìm hiểu khả năng tiếp cận vốn vay từ các

nguồn chính thức của các hộ gia đình tại Xã Giao Hà,

các nguồn tín dụng được đặc biệt quan tâm, do đây là

yếu tố quan trọng tác động đến việc vay vốn của các

hộ nông dân. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xem

xét một số nguồn tín dụng thuộc khu vực chính thức

được xem là quan trọng đối với hộ nông dân tại Xã

Giao Hà.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn (AGRIBANK)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là

tổ chức tài chính ra đời và hoạt động từ năm 1990,

ban đầu chỉ cho các doanh nghiệp vay vốn là chủ yếu.

Từ năm 1995 ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay

là các hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình nông

dân. Khi các hộ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn phải có tài sản thế chấp, và khi vay

cần phải có giấy phép kinh doanh (đối với các hộ sản

xuất kinh doanh, dịch vụ) hoặc phương án sản xuất dự

kiến (đối với các hộ sản xuất nông nghiệp và tiểu

thủ công nghiệp) và phải có nguồn vốn tự có tối

thiểu từ 30%-40% dự án sản xuất kinh doanh cần vay.

Sau khi huyện Giao thủy được thành lập, Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng được

xây dựng và đi vào hoạt động.

Hiện nay, người dân Xã Giao Hà vay vốn từ ngân

hàng vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân là do thủ tục

vay vốn vẫn còn rất phức tạp gồm nhiều loại giấy tờ,

giấy chứng thực như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, xác

nhận của địa phương về chữ ký và thường trú, tạm trú

tại địa phương, các giấy tờ khác như bản kê khai mục

đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ…. Ngoài

ra đối với hộ nông dân có mức thu nhập trung bình và

thuộc hộ nghèo, cận nghèo thì khả năng vay các nguồn

vốn trực tiếp này là rất khó vì họ không có tài sản

thế chấp, không có khả năng để trả nợ.

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)

SƠ ĐỒ CHO VAY HỘ NGHÈO

Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập theo

quyết định số 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

32/8/1995. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng này là

phục vụ người nghèo và các đối tượng thuộc diện

chính sách xã hội bằng các khoản vay với lãi suất

thấp. Ngân hàng Chính sách Xã hội thường cho các hộ

nông dân vay vốn thông qua các tổ chức như: Hội nông

dân, Hội phụ nữ, Ban xóa đói giảm nghèo,…

- Quy định cho vay vốn của NHCSXH: Ngân hàng chỉ cung

cấp vốn ưu đãi cho các hộ nghèo với mục đích hỗ trợ

Hộ nghèo Tô TK&VV

UBND cấp xãNHCSXH

Tô chưc

CTXH cấp xã

(7)

(2)

(3)

(4)

(8)

(5)

(6)

(1)

vốn để sản xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập, cải

thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.

- Nguyên tắc cho vay: Hỗ trợ cho các hộ nghèo có sức

lao động nhưng thiếu vốn kinh doanh, nhằm tăng thu

nhập cải thiện đời sống. Hộ vay vốn phải sử dụng vốn

đúng mục đích và hiệu quả và phải có tên trong danh

sách hộ nghèo tại địa phương. Thực hiện cho vay trực

tiếp đến hộ nghèo, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và

các hộ vay phải hoàn trả nợ (cả gốc lẫn lãi) theo

đúng thời hạn quy định.

Điều kiện của hộ vay vốn từ NHCSXH được quy định

tại Điều 13, Chương III của Nghị định số 78/2003/NĐ-

CP của Chính phủ:

+ Hộ cư trú thường xuyên ở địa phương, phải có

trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định

theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã

hộ công bố trong từng thời kỳ.

+ Được tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét lập thành

danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.

- Mưc cho vay : Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh

của người vay vốn. Hiện nay NHCSXH huyện giao thủy

cho các hộ nghèo vay tối đa là 3 năm.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ

tướng Chính phủ quy định cho từng thời kỳ theo đề

nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng. Lãi suất hiện

nay là 0,65%/tháng, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi

suất trong hạn.

Vốn vay của các hộ từ nguồn này là không phải thế

chấp tài sản, các tổ chức hội chịu trách nhiệm cùng

với ngân hàng tạo điều kiện làm thủ tục cho các hộ

gia đình vay, thu lãi hàng tháng và thu hồi vốn khi

đến kỳ hạn. Ngân hàng Chính sách Xã hội ra đời và

hoạt động dưới hình thức hỗ trợ vốn, do vậy mà thủ

tục cho vay đơn giản, không thu bất cứ một khoản phí

nào trong quá trình cho vay vốn. Điều đó đã tạo điều

kiện cho người nghèo dê tiếp cận hơn trong việc vay

vốn.

4.1.2 Tình hình cho vay vốn của hệ thống tín dụng chính thưc

Theo quy định về cho vay vốn tín dụng của hệ thốngngân hàng đối với các hộ, vốn tín dụng chính thức căncứ theo thời gian cho vay được chia ra làm ba loại sau:

+ Vốn vay ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất,thời hạn cho vay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất. Đốivới chu kỳ sản xuất ngắn có thể cho vay lưu vụ nhưngthời gian vay tối đa không quá 12 tháng và mức vay

tối đa bằng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa bán ratrong kỳ, cộng với các thu nhập khác bằng tiền.

+ Vốn vay trung hạn dùng để trồng mới cây lưugốc, nuôi đại gia súc, nuôi gia cầm giống, cá giống,đổi mới công nghệ…Thời gian cho vay tối đa không quá26 tháng, mức cho vay tối đa bằng khoảng 70% nhu cầuvốn của phương án xin vay.

+ Vốn vay dài hạn dùng đề trồng và chăm sóc cây dàihạn, cây lâu năm, nuôi gia súc cơ bản (lợn nái,lợnthịt, gia cầm,…) mua sắm máy móc thiết bị sản xuất, đổimới công nghệ… Mức cho vay tối đa bằng 50% nhu cầu vốncủa phương án sản xuất.

Kết quả khảo sát tại địa phương nghiên cứu chothấy, các hộ chủ yếu quan tâm đến các loại vốn trunghạn và dài hạn nhiều hơn sơ với vốn tín dụng ngắnhạn. Sản xuất chủ yếu của các hộ là các ngành trồngtrọt và chăn nuôi, vì thế chỉ có các loại vốn trunghạn và dài hạn mới đảm bảo cho các hộ có đủ thờigian để sản xuất tạo ra thu nhập và có khả năngthanh toán nợ vay cho ngân hàng.

Bảng 4.1: Cho vay tín dụng trung han và dài han (2011 – 2013)

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 So sánh

Sốlượng

Cơcấu(%

)

Sốlượng

Cơcấu(%)

Sốlượng

Cơcấu(%

)

2012/2011

2013/2012 BQ

Tông sô vôn vay 93772 100 10839

5 100 118539 100 115,59 109,36 112,

48

NHNN&PTNN 53772 57,34 68395 63,1 78539 66,26 127,19 114,83 121,01

NHCSXH 40000 42,66 40000 36,9 40000 33,74 100 100 1001. Ngành NNvà CN, TS 64110 68.36 71408 65.8

8 78503 66.23 111,38 109,94 110,66

- trồng trọt 38433 59,95 42260 59,18 44960 57,27 109,96 106,39 103,

36

- Chăn nuôi 12920 20,15 15129 21,18 16230 20,67 117,1 107,28 112,

19

- Thủy sản 12757 19,9 14019 19,64 17313 22,05 109,89 123.49 116,

69

2. XD – Tiêudùng 28750 30,66 32170 29,6

8 34486 29,19 113,74 107,2 110,47

3.Vay Khác 3912 4,17 4817 4,44 5550 4,68 123,13 115,22 119,18

(Nguồn: UBND Xã Giao Hà năm 2013)

Ta thấy tại xã Giao Hà thì các loại tín dụng

trung hạn và dài hạn dành chủ yếu cho các hộ vay để

phát triển kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi thủy

sản, số lượng vốn tín dụng cho vay để phát triển

các ngành thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp chiếm số ít.

Lượng vốn vay của hộ dân trong xã chủ yếu tập

trung ở ngân hàng NN&PTNT với số lượng vốn vay trung

dài hạn qua 3 năm trung bình mỗi năm tăng 21,01%,

vốn vay ở NHCSXH với lượng vốn vay giới hạn 40000

triệu đồng, là số vốn cấp cho các tổ vay vốn với

việc cho vay quay vòng vốn trong Tổ tiết kiệm và vay

vốn.

Bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn cho vay phân theo thành

phần kinh tế năm 2012 cao hơn năm 2011 là 14623 triệu

đồng, tăng thêm 15,59%. Năm 2013 cao hơn năm 2012 là

10144 triệu đồng, tăng thêm 9,36%. Bình quân mỗi năm

tăng 12,48%. Cụ thể như sau:

Cho ngành nông nghiệp chăn nuôi , thủy sản vay

năm 2012 cao hơn năm 2011 là 7298 triệu đồng, tăng

thêm 11,38 %. Năm 2013 cao hơn năm 2012 là 7095

triệu đồng, tăng thêm 10.66%.

Vay cho xây dựng - tiêu dùng năm 2012 cao hơn

năm 2011 là 3420 triệu đồng, tăng thêm13,74%. Năm

2013 cao hơn năm 2012 là 2316 triệu đồng, tăng thêm

7,2%.

Vay mục đích khác năm 2012 cao hơn 2011 là 905

triệu đồng, tăng thêm 23,13%. Năm 2013 là 733 triệu

đồng tăng 15,22%. Trung bình mỗi năm tăng 19,18%.

4.2 Thực trang cơ bản các hộ điều tra

4.2.1 Tình hình cơ bản các hộ điều tra

4.2.1.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của đấtnước ta nói chung và Xã Giao Hà nói riêng thì vấn đềđất đai, lao động, vốn là điều hết sức quan trọngtrong quá trình sản xuất và mở rộng quy mô sản xuấtnhằm phát triển kinh tế hộ nông dân. Để thực hiệnđiều đó thì vấn đề về đất đai phải có chính sách hợplý, phải sử dụng đúng mục đích nhằm mang lại hiệuquả và bền vững, … Về lao động, không phải trong sảnxuất chúng ta cần số lượng lao động mà cần chấtlượng lao động đó phải tốt, có năng lực trong sảnxuất, có kinh nghiệm sản xuất, … Về vốn, phải cóchính sách hỗ trợ vốn kịp thời trong quá trình sảnxuất, có chính sách vay vốn linh hoạt, thủ tục vay

đơn giản, lượng vay vốn thích hợp… Để thấy được tìnhhình chung của hộ điều tra ta đi nghiên cứu bảng 4.2

Bảng 4.2: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Chỉ tiêu2013

Số lượngCơ cấu

(%)Tông sô hộ 60 1001. Tuôi chủ hộTuổi chủ hộ từ 25 - 40 12 26,67Tuổi chủ hộ từ 40-55 32 53,33Tuổi chủ hộ trên 55 16 202. Giới tính

chủ hộ Nam 45 75Nữ 15 153. Trình độ

văn hóaTiểu học 20 33,33THCS 31 51,67THPT 9 154. Ngành nghề chínhHộ thuần nông 24 40Hộ nông nghiệp kiêm

ngành nghề

36 60

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua điều tra 60 hộ gia đình xã Giao Hà cho thấy

số liệu về các hộ vay vốn sử dụng vào mục đích sản

xuất nông nghiệp như sau:

với tổng số hộ điều tra là 60 hộ, tuổi của chủ

hộ từ 40 - 55 chiếm tỷ lệ rất cao là 53,33%, về giới

tính của chủ hộ đa số là nam giới chiếm 75% . Về

trình độ văn hóa chủ yếu là trình độ trung học phổ

thông chiếm 51,67% trong số các hộ vay vốn có tới

33,33% các chủ hộ vay vốn mới học xong tiểu học chỉ

có 9 hộ chiếm 15% số hộ được hỏi học hết THPT cho

thấy trình độ học vấn của chủ hộ vay vốn sản xuất

nông nghiệp còn chưa cao. Các hộ điều tra là hộ

thuần nông chiếm 40%, còn lại 60% các chủ hộ làm

nông nghiệp kiêm ngành nghề cho thấy sự đa dạng

trong hoạt động sản xuất làm tăng thời gian lao động

của hộ giảm thời gian nhàn rỗi của gia đình.

4.2.1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được điều tra

Lao động là hoạt động có mục đích nhằm biến đổi

các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần

thiết cho đời sống cá nhân và xã hội. Không có quá

trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nào

diên ra mà không có sự tham gia của lao động. Nó là

yếu tố kết hợp các yếu tố như: Đất đai, vốn, công

nghệ… Do đó lao động cũng là yếu tố quan trọng của

quá trình sản xuất.

Qua bảng biểu 4.3 ta thấy lao động bình quân/hộ

của xã khá cao với số lao động bình quân/hộ là 2,7

người/hộ. Tuy nhiên, nếu xét khẩu ăn theo bình quân

/hộ là 2,1 người/hộ . Đây là một khó khăn cho người

dân trong vùng bởi lẽ họ phải chịu sức ép lớn về dân

số, điều đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của

hộ.

Với các chỉ tiêu nói trên đòi hỏi các hộ nói riêng

và toàn xã cũng phải có kế hoạch đầu tư mở rộng quy

mô sản xuất để thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên

những đặc điểm lợi thế của xã và vấn đề vốn tín dụng

tác động lớn tới vấn đề mở rộng quy mô của hộ. Về sản

xuất nông nghiệp nói chung và các ngành nghề khác nói

riêng thì vấn đề tư liệu sản xuất là rất cần thiết,

ngoài các vấn đề là lao động, đất đai, vốn là tư liệu

sản xuất cơ bản thì cũng rất cần các công cụ lao động

khác phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ nâng cao được

năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi.

Bảng 4.3: Một sô thông tin cơ bản của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Xã Giao Hà

1. Lao động Người 163

Lao động nam BQ/hộ Người 1,3

Lao động BQ/ hộ Ng/hộ 2,7

Khẩu ăn theo BQ/ hộ Ng/hộ 2,1

Khẩu ăn theo BQ/ lao động Ng/LĐ 0,78

2. Tư liệu sản xuất của hộ

Máy móc thiết bị BQ/ hộTriệu

đồng7348

Số tiền mặt sẵn có thường xuyên

trong tháng BQ/ hộ

Triệu

đồng2450

Phương tiện sinh hoạt BQ/ hộTriệu

đồng36441

Diện tích nông nghiệp BQ/ hộ Sào/hộ 9,7

Diện tích đất nông nghiệp BQ/ lao

độngSào/LĐ 3,57

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng biểu 4.3 ta thấy; Máy móc thiết bị bình

quân/hộ của xã Giao Hà là 7.348.000 đồng. Phương

tiện sinh hoạt là 36.441.000 đồng. Lượng tiền mặt

thường xuyên có trong tháng sẽ giúp hộ nông dân có

điều kiện đầu tư vào sản xuất một cách chủ động hơn,

101

họ sẽ mua được vật tư lúc giá cả hợp lý và không

phải bán sản phẩm lúc mùa vụ với giá rẻ. Điều đó

cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ. Diện

tích đất nông nghiệp bình quân hộ là 9.7 sào/hộ,

diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một lao

động là 3.57 sào/lao động tạo điều kiện cho lao động

sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây nhờ có

nguồn vốn tín dụng mà các hộ đã đầu tư mua được

nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất đã làm

giảm đi phần nào sự vất vả trong lao động chân tay.

Trong đó việc đầu tư máy cày, máy gặt, máy bơm… tạo

điều kiện rất lớn trong sản xuất lúa của hộ nông

dân, giảm chi phí công lao động trong hoạt động sản

xuất. Nguần tín dụng còn dúp hộ nông dân chăn nuôi

xây dựng các chuồng trại chăn nuôi khép kín làm giảm

nguy cơ lây nhiêm dịch bệnh khi có dịch bệnh bùng

phát trên diện rộng giảm thiểu rủi ro trong chăn

nuôi, không những thế còn giảm thiểu ô nhiêm ra môi

trường phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

không những thế còn làm tăng năng suất chất lượng

vật nuôi dúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định.

4.2.2 Tình hình vay vốn các hộ điều tra

Các hộ trong vùng điều tra đi vay chủ yếu từ nguồn

tín dụng chính thức và đa số là từ NHNN&PTNT. Để biết

102

thêm về tình hình vay vốn của các hộ, đề tài đã dựa

trên tổng số lượt hộ vay tại các nguồn khác nhau để

phân tích. Trong 60 hộ điều tra thì có 47 hộ vay vốn

từ NHNN&PTNT. Trong đó, có tới 1737 triệu đồng chiếm

80,23%, cũng 60 hộ được điều tra có 34 hộ đã vay ở

NHCSXH với 428 triệu đồng chiếm 19,77% tổng số vốn vay

sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra xã Giao Hà.

Bảng 4.4 : Tình hình vay vôn của các hộ điều traĐVT

Chỉ tiêu NHNN&PTNT NHCSXH

Tổng

Số

lượng

Cơ cấu

(%)

Sô hộ vay 47 34 60 100

Tông sô tiền

vay1674 428 2102 100

Nhiều nhất 200 30 - -

Thấp nhất 10 8 - -

BQ/hộ 35,62 12,59 35,03 -

Lãi suất/năm 11,4 7,8 - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

103

Qua bảng trên ta thấy: Tại nguồn vay từ ngân hàng

NN&PTNT số hộ vay là nhiều nhất và số lượng vốn được

vay là lớn nhất, tổng số hộ vay của của xã là 47 hộ

với tổng số vốn vay là 1737 triệu đồng:

Trong đó số hộ vay nhiều nhất là 200 triệu đồng

và số hộ vay thâp nhất là 10 triệu đồng, bình quân

mỗi hộ vay với giá trị 36,957 triệu đồng, tuy nhiên

lãi suất ngân hàng NN&PTNT áp dụng với hộ vay vốn

trung dài hạn là 11,4% năm là còn khá cao cho các hộ

sản xuất nông nghiệp.

Ngân Hàng CSXH số hộ vay là 34 hộ với tổng vốn

vay 428 triệu đồng với số vốn vay lớn nhất là 30

triệu đồng và thấp nhất là 8 triệu đồng. Tuy nhiên

vốn vay tại ngân hàng CSXH lại được ưu đãi nhiều về

vốn vay chỉ với mức lãi suất 7,8% năm, lãi suất thấp

nhằm dúp đỡ hộ nghèo trong việc sản xuất nông

nghiệp, tạo điều kiện cho hộ nông dân đầu tư vốn sản

xuât. Tuy nhiên lượng vốn vay tại ngân hàng CSXH với

lượng vốn vay tối đa chỉ 30 triệu và lại tập trung ở

các hộ nông dân nghèo, cận nghèo chỉ nhằm mục đích

giảm nghèo cho hộ nông dân chứ chưa đủ vốn để hộ

nông dân có thể đầu tư mở rộng sản xuất.

Qua bảng tha thấy ngân hàng CSXH cho vay với

lượng vốn ít và không tập trung, còn ngân hàng

104

NN&PTNT cho vay với khối lượng vốn nhiều dúp cho hộ

nông dân có thể đầu tư sản xuất nông nghiệp trong

thời gian dài.

105

4.3 Thực trang sử dụng vôn tín dụng của các hộ nông dân

4.3.1 Thực trang sử dụng vôn cho trồng trọt

4.3.1.1 Lượng vốn đầu tư cho trồng trot

106

Bảng 4.4 : Lương vôn đầu tư cho ngành trồng trọt

Đvt: Triệu Đồng

Chỉ tiêuQuy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ ChungSố

lượngCơ cấu

(%)

Số

lượngCơ cấu

(%)

Số

lượngCơ cấu

(%)

Số

lượngCơ cấu

(%)Tông sô vôn đầu

tư cho trồng

trọt

528 100 802 100 1025,5 100

2355,5 100

Vốn vay 310 58,71 440 50,86 482 47 1232 50,9Vốn tự có 218 41,29 362 49,14 543,5 53 1186,5 49,1Cụ thê đầu tư 528 100 802 100 1025,5 100 2418,5 100

Cây lương thực 158 30 417 52,83 990,5 96,6 1605,5 66,4Cây cảnh 370 70 382 48 35 3,4 808 33,6

Sô hộ vay 5 - 12 - 31 - 48 -(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

107

108

4.3.1.2 Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn cho trồng trot

109

Bảng 4.5: sử dụng vôn và hiệu quả sử dụng vôn của các hộ trồng trọt

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏA Chỉ tiêu kết quả

1. Tổng vốn đầu tư Tr.đ 528 802 1025,5- Vốn vay Tr.đ 310 440 482- Vốn tự có Tr.đ 218 362 543,52. Tổng Chi phí(TC) Tr.đ 704,2 845,3 992,93. Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 1171 1600 1555.44. Thu nhập Tr.đ 466,8 685,7 562,5

B. Chỉ tiêu hiệu quả Tr.đ1. giá trị tạo ra từ một

đồng vốnĐồng 2,21 1,99 1,52

2. giá trị tạo ra từ một

đồng chi phíĐồng 1,66 1,89 1,57

3. Đòn cân tài chính Đồng 1,42 1,22 0,89

110

4. thu nhập từ một đồng

chi phíĐồng 0,66 0,85 0,57

5. Thu nhập từ một đồng

vốnĐồng 0,88 0,85 0,55

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

111

4.3.2 Thực trang sử dụng vôn cho chăn nuôi

4.3.2.1 Lượng vốn đầu tư cho chăn nuôi

112

Bảng 4.6: Lương vôn đầu tư cho chăn nuôi

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ Chung

Số

Lượng

cấu(%)

Số

Lượng

cấu(%)

Số

Lượng

cấu(%)

Số

Lượng

cấu(%)

Tông sô

vôn

385 100 650 100 538 100 1573 100

- Vốn vay 240 62,3 355 54,6 275 51,1 870 55,3

- Vốn tự

145 37,7 295 45,4 263 48,9 693 44,7

Cụ thê

đầu tư

385 100 650 100 538 100 1573 100

113

1. Gia

cầm

0 0 430 64,6 428 78 858 54,5

2. Lợn 385 100 220 35,4 110 22 715 45,5

Số hộ vay 4 - 15 - 21 - 40 -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

114

4.3.2.2 Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn cho chăn nuôi

115

Bảng 4.7 : Năng suất sử dụng vôn và tài sản của các hộ chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô lớnQuy mô

vừa

Quy mô

nhỏA Chỉ tiêu kết quả

1. Tổng vốn đầu tư Triệu 385 650 538- Vốn vay Triệu 240 355 275- Vốn tự có Triệu 145 295 2632. Tổng chi phí (TC) Triệu 595,2 878,9 645,63. Giá trị sản xuất (GO) Triệu 801 1185,7 814,54. Thu nhập Triệu 206 306,8 168,9

B. Chỉ tiêu hiệu quả Triệu1. giá trị tạo ra từ một

đồng vốn2,01 1,82 1,51

2. giá trị tạo ra từ một

đồng chi phí1,35 1,35 1,26

3. Đòn cân tài chính 1,66 1,2 1,054. thu nhập từ một đồng 0,35 0,35 0,26

116

chi phí5. Thu nhập từ một đồng

vốn0,53 0,5 0,31

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

117

4.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vôn tín dụng

4.4.1 Các yếu tô ngoai sinh

4.4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi : Giao Hà là một xã đồng bằng miền biển

nằm ở phía đông của huyện Giao Thủy cách trung tâm

huyện 3 Km địa bàn xã bằng phẳng qua bảng 4.8 ta

thấy diện tích đất tự nhiên của xã là 629.46 ha,

trong đó diện tích đất nông nghiệp là 497.32 ha

chiếm 79.01% diện tích đất tự nhiên quỹ đất nông

nghiệp góp phần đáng kể vào quá trình phát triển

kinh tế nông nghiệp của xã tạo điều kiện cho hoạt

động sản xuất đầu tư nông nghiệp. Diện tích đất phi

nông nghiệp 131.9 ha chiếm 20.95% tổng diện tích đất

tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng còn 0.24 ha

chiếm 0.04 % cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã

đã được tận dụng triệt để trong hoạt động sản xuất

nông nghiệp cũng như các hoạt động phi nông nghiệp

khác. Qua đó thấy được việc sử dụng đất trọng các

hoạt động sản xuất kinh doanh cần được quản lý sử

dụng hiệu quả diện tích đất có hạn.

Bảng 4.8: Tình hình đất đai

Chỉ tiêu 2013

118

Diện tích(ha) Cơ cấu(%)Đất nông nghiệp 497,32 79.01Đất phi nông nghiệp 131,9 20.95Đất chưa sử dụng 0,24 0.04Đất tự nhiên 629,46 100

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh

quốc phòng của xã ổn định, sản xuất nông nghiệp về

cơ bản đã vượt mức chỉ tiêu đã đề ra. Cơ cấu kinh tế

trong xã tích cực chuyển biến theo hướng tích cực,

tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông

nghiệp được chuyển dịch theo hướng hàng hóa, gắn

liền với thị trường tiêu thụ đã phát huy được lợi

thế của địa phương.

Cơ sở hạ tầng hàng năm được nâng cấp và xây mới:

mạng lưới giao thông nông thôn được cải tạo tốt,

thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa. Hệ thống

kênh mương được kiên cố phục vụ tốt cho nhu cầu tưới

tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn : Diện tích đất tự nhiên của xã đã được

sử dụng gần như hoàn toàn. Cho thấy sự khan hiếm của

đất trong quá trình sản xuất mở rộng quy mô của sản

xuất kinh doanh của người dân trong xã.

Khó khăn nữa về điều kiện sản xuất nông nghiệp

của xã gặp nhiều khó khăn về khí hậu nhất là về thời

119

tiết một năm trung bình xã gặp 4- 6 cơn bão với tốc

độ gió cao gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản

xuất nông nghiệp.nhất là cây lương thực và hoa màu

thường ảnh hưởng nặng lề, làm giảm năng suất cây

trồng.

Trong những năm qua trên địa bàn xã bệnh dịch

thường xuyên xuất hiện trên các đàn gia súc, gia cầm

gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lớn gây tâm lý lo

ngại cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng sản

phẩm. Không những thế trong những năm trở lại đây

giá cả thị trường vốn tư liệu sản xuất tăng nhanh

trong khi giá các sản phẩm nông nghiệp không tăng

đều và gặp nhiều rủi ro về giá trong sản xuất.

4.4.1.2 Sự sẵn có các tô chưc tín dụngBảng 4.9 : Nhu cầu vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức

Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Số hộ(hộ)

Cơcấu(%)

Sốhộ(hộ)

Cơcấu(%)

Số hộ(hộ)

Cơcấu(%)

Tổng số hộ điềutra

Số hộ làm đơnxin vay vốn

120

Số hộ đã đượcvay vốn

4.4.1.3 Cơ chế chính sách

Nhà nước có các chính sách tín dụng ưu đãi riêng

cho những người nghèo và các đối tượng chính sách

khác, như ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời

hạn vay, giúp họ có điều kiện sản xuất - kinh doanh,

tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nhà nước cũng có

các chính sách tín dụng ưu đãi cho việc đầu tư phát

triển kinh tế miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã

nghèo.

Vì vậy hoạt động của các Ngân hàng Nông nghiệp,

Ngân hàng chính sách xã hội tại xã Giao Hà, không

hoàn toàn vì mục đích kinh doanh kiếm lời mà còn cần

tác động vào tầng lớp dân cư nghèo, và những nơi có

điều kiện khó khăn góp phần thực hiện mục tiêu xóa

đói giảm nghèo, công bằng xã hội.

Tuy nhiên, các chính sách tín dụng của nhà nước

định hướng hoạt động cho các tổ chức tín dụng trong

điều kiện kinh tế thị trường trên cơ sở vay để cho

vay. Do đó, người nông dân khi vay vốn phải xác định

rõ vốn vay để sản xuất kinh doanh, chứ không phải

cứu tế mang tính chất từ thiện, nên cần phải sử dụng

121

vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Về phía Ngân

hàng phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã

hội khi cho vay cần xác định rõ mục đích cuối cùng

là vốn bỏ ra phục vụ cho phát triển kinh tế - xã

hội, có hiệu quả, phải thu hồi được vốn về để xoay

vòng tái đầu tư.

Như vậy, các chính sách tín dụng của Nhà nước vừa

định hướng cho các tổ chức tín dụng thực hiện các

chính sách ưu tiên ưu đãi cho các hộ nông dân vay

vốn nhưng cũng đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân

vay vốn sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và có hiệu

quả cao.

4.4.1.4 Trinh độ chuyên môn và thái độ làm việc của cán bộ tín

dụng

Trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của các

cán bộ tín dụng có ảnh hưởng khá lớn đến sự vay vốn

của hộ nông dân tới các tổ chức tín dụng chính thức.

Đa phần các hộ nông dân có trình độ dân trí thấp, ít

được tiếp xúc với các giấy tờ phức tạp nên khi có

nhu cầu vay vốn gặp không ít khó khăn trong việc làm

các thủ tục xin vay vốn, người dân rất cần thái độ

làm việc cởi mở hướng dẫn nhiệt tình. Khi nhận được

thái độ lạnh nhạt, sự giúp đỡ kém nhiệt tình từ phía

122

các cán bộ tín dụng, người dân có tư tưởng tự ti và

không muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính

thức, thay vào đó là tìm đến các tổ chức tín dụng

phi chính thức.

Như vậy, để có nhiều hộ nông dân vay vốn được từ

nguồn tín dụng chính thức, cán bộ tín dụng chính

thức ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

thì cần thiết phải có thái độ cởi mở, gần gũi, am

hiểu nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

4.4.1.5 Sự quảng bá của các tổ chưc tín dụng

Sự quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thức

tới các hộ nông dân có ảnh hưởng rất lớn tới sự tiếp

cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông

dân. Các hộ nông dân không chỉ biết đến các tổ chức

tín dụng chính thức mà còn hiểu biết sâu sắc về

quyền lợi nghĩa vụ của mình, các thủ tục để vay vốn,

lượng vốn được vay và lãi suất vay vốn … Từ đó khi

các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để sản xuất sẽ

tìm đến đúng các tổ chức tín dụng chính thức phù hợp

với quyền lợi của mình có trên địa bàn huyện để xin

vay vốn. Công tác quảng bá tốt sẽ có tác dụng rất

tốt tới sự tiếp cận của hộ nông

123

dân tới nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính

thức. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra cho thấy hình

thức quảng bá tại xã nói chung còn rất kém. Hiện tại

tồn tại ba dạng quảng bá chủ yếu là: qua việc trưng

bày các biển quảng cáo, tuyên truyền qua đài truyền

thanh của xã và huyện, qua các cuộc họp của thôn và

của xã với mức độ không thường xuyên và chỉ mang

tính sơ qua. Chính vì vậy bà con nông dân không nắm

bắt được các thông tin cần thiết. Một số hộ không

biết mình có được nằm trong diện chính sách được vay

ưu đãi từ NHCSXH, vì thế làm đơn xin vay tại

NHNN&PTNT với mức lãi suất cao hơn nhiều. Cá biệt

có những hộ không biết các thông tin về vay vốn từ

các tổ chức tín dụng chính thức, do họ bận với công

việc sản xuất nông nghiệp không chú ý lắng nghe

thông tin từ đài truyền thanh và thậm trí chưa bao

giờ đi họp. Vì vậy, các tổ chức tín dụng chính thức

cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đến việc quảng bá rộng

rãi hoạt động của tổ chức mình tới tận các hộ nông

dân để hộ có thể tiếp cận tốt hơn đến nguồn tín dụng

chính thức.

4.4.2 Các yếu tô nội sinh

4.4.2.1 Trình độ văn hóa của chủ hộ

124

Bảng 4.10 : Khả năng vay vôn tín dụng chính thưc củacác hộ điều tra theo trình độ học vấn

Trình độ học vấnXã Giao Hà

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Tông sô hộ điều tra có trình độ học vấn

60 100

Tiểu học 20 33,33

THCS 31 51,67

THPT 9 15Tông lương vôn vay (tr.đ)Tiểu họcTHCSTHPT

125

4.4.2.2 Điều kiện kinh tế của hộ

Yếu tố tổ chức sản xuất thể hiện ở phương án kinh

doanhvà cách tổ chức sản xuất. Hộ nào biết cách thức

sản xuất sẽ có thu nhập cao hơn, phương án kinh

doanh tổ hơn.Các hộ vay vốn trong xã chủ yếu là các

hộ trung bình và các hộ nghèo có nhu cầu về vốn cao

trong việc đầu tư vốn để sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện kinh tế của chủ hộ có ảnh hưởng không

nhỏ đến khả năng vay vốn từ nguồn tín dụng chính

thức của hộ, những hộ có kinh tế càng khá ngoài việc

có điều kiện kinh tế, có tài sản giá trị thế chấp để

dê dàng vay vốn thì họ còn có mong muốn làm giàu hơn

nữa, họ luôn tìm cách tính toán để sao cho đồng vốn

sinh lời nhanh nhất. Đối với công tác cho vay của

các tổ chức tín dụng chính thức, họ luôn ưu tiên cho

những hộ có khả năng trả nợ vay.

Qua bảng 4.11 ta thấy số hộ khá- giàu vay cho

hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ có 3 hộ gia đình

với số vốn vay 270 triệu đồng, số hộ trung bình là

49 hộ chiếm 81.67 % chiếm đa số với tổng số vốn vay

1090 triệu đồng, với 8 hộ nghèo vay vốn chỉ chiếm

10.36 % tổng vốn.

Với số hộ Khá- Giàu với lượng vốn bình quân 90

triệu đồng/ hộ cho thấy việc đầu tư sản xuất cao gấp

126

4 lần bình quân vốn vay của hộ trung bình và gấp 4,8

lần trung bình vốn vay hộ nghèo.

Số hộ trung bình với số vay chiếm đa số 49 hộ vay

với số vốn trung bình mỗi hộ tại cả 2 ngân hàng CSXH

và ngân hàng NN&PTNN là 22.25 triệu đồng /hộ.

Với 8 hộ nghèo vay vốn với số vốn bình quân mỗi

hộ vay là 18.87 triệu đồng/hộ .

127

Bảng 4.11: Vay vôn của các hộ điều tra theo điều điều kiện kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Xã Giao Hà

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Lượng vốnvay

Tỷ lệ(%)

Vốnvaybìnhquân/hộ

Hộ khá - giàu 3 5 270 17,79 90

Hộ trung bình 49 81,67 1090 71,85 22,25

Hộ nghèo 8 13,33 151 10,36 18,87

Tổng số 60 100 1517 100 25.28

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua phỏng vấn thực tế cho thấy, các hộ nông dân có

điều kiện kinh tế khá giàu tự tin hơn trong việc sản

xuẩt kinh doanh nên họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng

quy mô sản xuẩt. Hơn nữa họ lại có tài sản thế chấp

nên dê dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín

dụng chính thức. Ngược lại, đối với những hộ nghèo

và trung bình không chủ động được nguồn vốn nên họ

không tự tin trong việc sản xuẩt kinh doanh, mặt

khác giá trị tài sản thế chấp của các hộ này thấp,

vì vậy lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận

128

nguồn vốn tín dụng chính thức.Cũng qua điều tra thực

tế các hộ nghèo và hộ trung bình thì khả năng trả nợ

đúng hạn thấp hơn nên các hộ này có xu hướng vay vốn

từ các nguồn tín dụng không chính thức hơn để có thể

linh động về thời gian hoàn trả vốn cũng như là lãi

suất.

129

Như vậy ta thấy với các hộ có điều kiện kinh tế

càng cao thì được vay vốn với lượng lớn hơn các hộ

có điều kinh tế khó khăn hơn, cho thấy khả năng tiếp

cận vốn theo điều kiện kinh tế còn là một rào cản

của việc đầu tư sản xuất nông nghiệp của các hộ. Và

các ngân hàng cho vay vốn sản xuất nông nghiệp cần

có các cách phối hợp trong quá trình cho vay giảm

thiểu các rào cản phân biệt đối sử giữa các hộ sản

xuất có điều kiện kinh tế khá giàu và các hộ kinh tế

khó khăn và trung bình.

Không những thế điều kiện kinh tế còn tác động

lớn đến việc đi vay của các hộ muốn đầu tư kinh

doanh do tâm lý e ngại của hộ dân về điều kiện kinh

tế của hộ gia đình mình làm cho việc đi vay để đầu

tư chưa nhiều, chưa mang tính chủ động và điều kiện

kinh tế cho thấy các hộ chưa có các tài sản giá trị

phù hợp để thế chấp với ngân hàng.

Vậy để những người dân nghèo và trung bình có thể tiếp cận

cũng như khả năng được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính thưc

thì cần phải có sự tư vấn thêm về khoa hoc kỹ thuật cho nông dân để

ho có thể tự tin hơn trong việc vay vốn đầu tư cho sản xuất và sản

xuất có hiệu quả.

130

4.4.2.3 Giới tính của chủ hộ

Bảng 4.12 cho thấy các chủ hộ nông dân là nam

giới nhiều hơn nữ giới. Thực tế điều tra thấy rằng

các chủ hộ là nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu

tư sản xuất kinh doanh, mong muốn cải thiện cuộc

sống và làm giàu của các chủ hộ là nam lớn hơn.

Sự tương ứng các chủ hộ là nam ở xã Giao Hà với

số hộ vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức là

nam là 75 số hộ vay với lượng vốn vay 1218 triệu

đồng chiếm 80,29% tổng số vốn vay của các hộ điều

tra. Trong đó số hộ vay là nữ là 15 hộ chiếm 25%

nhưng vay với lượng vốn 299 triệu đồng chiếm 19,71%.

Vậy để giúp các chủ hộ là nữ cổ thể tự tin hơn

trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính

thức cũng như mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất thì

cần phải cổ sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành,

tổ chức xã hội ở địa phương, nhất là hội phụ nữ từ

huyện đến cơ sở, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chị em

trong quá trình vay vốn, giúp nhau kinh nghiệm làm

ăn, từ đó giúp chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn

tín dụng chính thức dê dàng và hiệu quả hơn.

Bảng 4.12: Mưc độ vay vôn chính thưc theo giới

tính

131

Chỉ tiêuXã Giao Hà

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

1. Tông sô hộ vay 60 100

Chủ hộ nam 45 75

Chủ hộ nữ 15 25

2. Lươngvôn vay (tr.đ)

1517 100

Chủ hộ nam 1218 80,29

Chủ hộ nữ 299 19,71

132

4.4.2.4 Đăc trưng nghề của chủ hộ

Đối với nhiều hô nông dân việc đầu tư vào sản

xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ gặp không ít

khó khăn trong thời điểm ban đầu, họ không biết nên

sản xuất và kinh doanh cái gì? Một trong những yếu

tố ảnh hưởng tới quyết định sản xuất kinh doanh của

người dân là đặc trưng nghề nghiệp tại địa phương

nơi họ sinh sống. Tại các địa phương có nghề truyền

thống sẽ thu hút được nhiều hơn các hộ nông dân tham

gia sản xuất và từ đó nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng

theo, người dân sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận

với các nguồn vốn tín dụng chính thức.

Bảng 4.13 Đăc trưng nghề nghiệp của hộ nông dân

Chỉ tiêu

Xã Giao Hà

Số hộ (hộ) Cơ cấu

(%)

1. Tông sô hộ vay vôn 60 100

Hộ thuần nông 26 43,33

Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề 34 56,67

2. Lương vôn vay (tr.đ) 1517 100

Hộ thuần nông 651 24,83

133

Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề 866 75,17

Qua thực tế điều tra đa phần các hộ nông dân

sống trên địa bàn xã là hộ nông nghiệp kiêm ngành

nghề có tới 34/60 hộ điều tra, số hộ thuần nông là

26/60. Cũng theo đó lượng vốn vay của số hộ thuần

nông là 651 triệu đồng chỉ với 24,83% tổng lượng vốn

vay của các hộ thuần nông. Với lượng vốn vay chiếm

866 triệu đồng chiếm 75,17% tổng số vốn vay cho hoạt

động nông nghiệp.

Qua số liệu vay vốn cho hoạt động sản xuất nông

nghiệp ta thấy lượng vốn vay tập trung nhiều hơn vào

số hộ sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác,

việc đầu tư của hộ thuần nông tập trung vào nông

nghiệp có tính rủi ro, trong khi đó các hộ nông

nghiệp kiêm ngành nghề khác thì phân bổ vốn đảm bảo

tương quan giữa các mục tiêu sản xuất tránh rủi ro

đầu tư một phương án sản xuất.

Ngày nay, khi cơ chế thị trường bùng nổ, các

ngành sản xuất càng thu được mức lợi nhuận cao và

phát triển cả về lượng và chất. Chính vì vậy các hộ

tham gia sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ

134

các nguồn vốn tín dụng chính thức ngày càng nhiều và

với lượng tiền vay ngày càng lớn hơn.

4.4.2.5 kinh nghiệm sản xuất của hộ, quy mô đất đai.

kinh nghiệm sản xuất của hộ

Số năm kinh nghiệm của chủ hộ cũng có ảnh hưởng

tới hoạt động sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn tín

dụng và khả năng vay vốn của các hộ nông dân. Các hộ

có số năm kinh nghiệm nhiều trong sản xuất nông

nghiệp thường có sự tích lũy vốn nhiều, có nhiều

kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng chống dịch bệnh

hơn so với các hộ ít kinh nghiệm, tuy nhiên các hộ

ít kinh nghiệm thường là các hộ trẻ có khả năng

thích nghi và mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kỹ

thuật mới vào sản xuất cũng là một lợi thế.

Qua bảng 4.14 ta thấy số hộ có số năm kinh nghiệm

sản xuất nông nghiệp dưới 15 năm chiếm 3 hộ chiếm 5%

số hộ vay vốn nhưng với lượng vốn cao tổng số vốn

vay 83 triệu đồng bình quân 27,67 triệu đồng/hộ.

Các hộ có số năm kinh nghiệm từ 15- 30 năm có 25

hộ vay với 41,67% số hộ vay với tổng số vốn vay 547

triệu đồng chỉ chiếm 36,06% số vốn vay của các hộ

vay vốn và lượng vốn bình quân mỗi hộ vay thấp nhất

là 21,88 triệu đồng

135

Các hộ có số năm kinh nghiệp trên 30 năm là nhiều

nhất là 32 hộ và có tổng số vốn vay là 887 triệu

đồng bình quân 27,72 triệu đồng/hộ vay vốn.

Bảng4.14 : Kinh nghiệp sản xuất của chủ hộ

Số năm kinh

nghiệm

Số

hộ(hộ)

cấu(%)

Vốn vay Cơ

cấu(%)

BQ vốn

vay/hộ(T

r.đ)

Dưới 15 năm 3 5 83 5,47 27,67

Từ 15 đến 30

năm

25 41,67 547 36,06 21,88

Trên 30 năm 32 55,33 887 58,47 27,72

Tổng 60 100 1517 100 -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

quy mô đất đai.

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai có vai

trò vô cùng quan trọng, nó là điều kiện cở bản giúp

cho các hộ làm giàu. Chính vì vậy mà yếu tố đất đai

cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng nguồn vốn

vay.

Bảng4.16: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông

dân

136

Chỉ tiêu Số

hộ

Tổng diện

tích (ha)

Diện

tích

BQ/hộ

(ha)

Số vốn

vay

(tr.đ)

Tỷ lệ

(%)

BQ Vốn

vay/hộ

Dưới 0.5

ha45 11,85

0,26496 32,69 11,02

Từ 0.5đến

1 ha13 8,52

0.66791 52,15 60,85

Trên 1 ha 2 3,26 1.63 230 15,16 115

Tổng 60 23,63 - 1517 - -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Diện tích đất cũng là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều

đến lượng vốn tín dụng mà hộ vay được từ các tổ chức

tín dụng chính thuwcsh. Đối với các hộ nông dân, quy

mô đất canh tác là một trong những điều kiện tiên

quyết đảm bảo hộ mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây

đồng thời là tiền đề tạo ra nhu cầu vốn tín dụng và

cũng là căn cứ để các tổ chức tín dụng cho hộ nông

dân vay vốn.

137

4.5 Định hướng mục tiêu và Giải pháp

4.5.1 Định hướng mục tiêu

- Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ đẩy nhanh CNH –

HĐH nông nghiệp, nông thôn

Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra mục tiêu cơ bản

của CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là: 1) Giải

quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn,

nâng cao thu nhập và mức sống của cư dân nông thôn;

2) Đa dạng hóa nền kinh tế nông thôn, đa dạng hóa

ngành nghề lao động ở nông thôn trên cơ sở tạo ra

nghề mới; 3) Sử dụng lao động dư thừa tại chỗ phát

triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Để đạt được

điều này, Đảng và Nhà nước ta cùng chỉ rõ những việc

cụ thể cần làm bao gồm: 1) Phát triển các hoạt động

kinh tế ngoài nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn từ thuần nông sang nông – công

nghiệp – dịch vụ; 2) Trang bị máy móc, thiết bị,

công nghệ phù hợp cho nông nghiệp để cải tạo nền

nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, sản

xuất tự túc sang nền nông nghiệp hiện đại, năng suất

cao, sản xuất hàng hóa; 3) Tăng cường xây dựng cơ sở

hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Một trong những

nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của CNH –

138

HĐH là có đủ vốn và sử dụng hiệu quả đồng vốn. Hoạt

động tín dụng nông thôn phải hướng đảm bảo và đáp

ứng đủ nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các mục

tiêu và nội dung của sự nghiệp CNH – HĐH nông

nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện các chính sách tín dụng đối với người

nghèo và các đối tượng chính sách khác ở nông thôn

Để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo Nhà

nước thực hiện chủ trương ưu đãi vốn, lãi suất, điều

kiện vay và thời hạn vay đối với người nghèo và các

đối tượng chính sách khác để phát triển sản xuất

kinh doanh, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cho

việc đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm

thực hiện các mục tiêu xã hội như: giảm dần khoảng

cách giữa người giàu và người nghèo, tạo việc làm

cho nông dân, sử dụng đầy đủ hơn lao động trong nông

thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giảm sự chênh

lệch lớn giữa các vùng.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay

vốn

Thực hiện tư tưởng của Đảng và Chính phủ về phát

triển nền kinh tế đa thành phần có sự định hướng và

chỉ đạo của Nhà nước. Thị trường tín dụng chỉ tồn

tại và phát triển khi có nhiều thành phần tham gia

139

bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống và phi

chính thống. Trong đó tín dụng chính thống, Chính

phủ thực hiện sự can thiệp trực tiếp của mình vào

thị trường vốn ( điều chỉnh cung và cầu qua chính

sách lãi suất ). Tuy nhiên, cần coi trọng các tín

dụng phi chính thống vì ở tín dụng phi chính thống

rất đa dạng về phương thức hoạt động, khá lớn về quy

mô, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, có vai trò rất

quan trọng đặc biệt ở những nơi, những lúc mà tín

dụng chính thống chưa vươn tới. Đa dạng hóa các hình

thức huy động và cho vay vốn có nghĩa là các tổ chức

tín dụng có thể sử dụng nhiều phương thức huy động

vốn và cho vay vốn trong khuôn khổ luật định, với

phương châm hoạt động phục vụ đa thành phần khách

hàng, đa lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh lành mạnh và có

hiệu quả.

- Phát triển thị trường tín dụng nông thôn phải trên

cơ sở luật pháp của Nhà nước, đặc biệt là Luật các

tổ chức tín dụng (2010)

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, vì thế

mọi hoạt động xã hội đều phải được thực hiện dựa

trên cơ sở hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trong

lĩnh vực tín dụng, Nhà nước đã ban hành Luật các tổ

chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng

140

6 năm 2010. Nội dung của luật quy đinh rất cụ thể và

đầy đủ về tổ chức, điều hành, nội dụng hoạt động,

quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức

tín dụng, quản lý và hoạt động tín dụng của các tổ

chức tín dụng nông thôn phải dựa trên luật này.

Căn cư

Căn cứ vào các văn bản pháp quy của Nhà nước

liên quan đến hoạt động công tác tín dụng như: Quyết

định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999, Nghị định

41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn…

Căn cứ vào thực trạng vay vốn và hiệu quả sử

dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn xã

Giao Hà.

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế

của các hộ nông dân trên địa bàn xã Giao Hà.

Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

của người dân. Đặc biệt là tạo những tiền đề vững chắc

để bắt đầu thực hiện chương trình nông thôn mới đạt

hiệu quả.

Có thể thấy hiện nay kênh tín dụng đối với khu

vực nông thôn đã mở rộng hơn, nhưng để vốn tín dụng

đến được với nhiều bà con nông dân hơn nữa cần có sự

141

cố gắng nỗ lực và quan tâm hơn nữa của các cơ quan,

ban ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương.

4.5.2 Định hướng giải pháp

4.5.2.1 Giải pháp đối với đầu vào tư liệu sản xuất

- Nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong

kinh tế của hộ nông dân nhất là đối với hộ nghèo và

hộ trung bình. Vì vậy các hộ này cần đầu tư vốn cho

mục đích phát triển các ngành nghề, có lợi thế phù

hợp với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của xã

trong các ngành nông nghiệp, cần coi trọng các ngành

trồng cây lương thưc, cây lâu năm và chăn nuôi nhằm

nâng cáo tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị

số lượng ngành nông nghiệp thực tế ở xã cho thấy

hiệu quả đồng vốn mang lại từ các ngành này cũng

chưa cao. Đây là những ngành vốn đòi hỏi kỹ thuật

tay nghề đặc biệt mang tính phổ thông truyền thống,

vốn đầu tư không lớn, phù hợp với các hộ nông dân

nhất là hộ trung bình và hộ nghèo.

- Tuy nhiên hiện nay quy mô đầu tư của các hộ

trong những ngành này còn nhỏ, vốn đầu tư ít, nên

giá trị sản lượng đạt được và giá trị thu nhập mang

lại cho hộ là không cao. Vì thế các hộ nên tiếp tục

đầu tư vốn vay cho mục đích phát triển các ngành

142

này nhằm mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở vật

chất (chuồng trại, cải tạo đất…) thực hiện thâm canh

tăng vụ, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế các hộ

trung bình mới có thể vươn lên thành những hộ giàu,

hộ khá, các hộ nghèo mới hết nghèo và vươn lên làm

giàu.

Bên cạnh đó, cung cấp vốn mới chỉ là điều kiện

cần cho các hộ sản xuất – kinh doanh nhưng đó chưa

phải là đủ. Muốn cho các hộ, đặc biệt là đối với

những họ nghèo và những hộ trung bình, sản xuất –

kinh doanh có kết quả và có hiệu quả cao, cần giúp

họ nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng

vốn, cách sản xuất – kinh doanh trong điều kiện kinh

tế thị trường. Thực tế ở Giao Hà cho thấy, đa phần

nông dân hiện nay vẫn sản xuất – kinh doanh theo

kiểu truyền thống, mang tính sản xuất nhỏ, tự cung

tự cấp. Các hộ sản xuất – kinh doanh chủ yếu là dựa

trên những kinh nghiệm của bản thân, ít dựa vào sự

hiểu biết khoa học kĩ thuật tiên tiến và kiến thức

về kinh tế thị trường. Trình độ học vấn của các chủ

hộ thấp (thường là cấp I và cấp II). Điều này gây

khó khăn trong việc tiếp thu khoa học kĩ thuật mới

của nông dân. Dẫn tới nhiều hộ không muốn vay vốn vì

không biết tính toán làm ăn, sợ rủi ro. Vì vậy, để

143

đồng vốn tín dụng được sử dụng có kết quả và hiệu

quả cao, cần phải tác động các giải pháp nâng cao

trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của

hộ nông dân theo cách sau:

- Cấn có chính sách hợp lí, khuyến khích các nhà

nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu và sản xuất tạo

ra nhiều giống tốt, những vật tư nông nghiệp, những

nguyên vật liệu có chất lượng cao, phục vụ nông dân

và chuyển giao những thành quả này tới nông dân.

- Các cơ quan khuyến nông của huyện cần kết hợp

với các cấp chính quyền, các ban ngành, các tổ chức

đoàn thể quần chúng tại địa phương tổ chức các lớp

tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý

kinh doanh cho các hộ nông dân. Cần giúp cho người

nông dân nắm vững các kiến thức khoa học kĩ thuật,

đặc biệt là kĩ nghệ làm tăng năng suất lao động và

hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên

thị trường.

- Các phương tiện thông tin, truyền hình, giáo dục

cần hướng vào kế hoạch nâng cao kiến thức văn hóa

cho người nông dân. Coi đây là nhân tố cơ bản giúp

cho các hộ nắm bắt được khoa học kỹ thuật, tổng kết

144

được những kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh, để

xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

4.5.2.2 Giải pháp về đầu ra sản phẩm nông nghiệp

Thị trường đầu ra có tác động mạnh mẽ tới sự

phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh ở

nông thôn. Vì thế, các cơ quan chức năng, các nhà

lãnh đạo tại địa phương cần tạo điều kiện và tìm thị

trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cho nông dân. Như

đã phân tích, đặc trưng cơ bản của vốn vay là tính

hoàn trả. Người vay khi sử dụng vốn vay tạo ra sản

phẩm phải tiêu thụ được sản phẩm thu tiền về và hoàn

trả tiền vay ban đầu cùng với tiền lãi cho các tổ

chức tín dụng. Nếu các hộ vay vốn không bán được sản

phẩm sản xuất ra, sẽ không có tiền hoàn trả cho các

tổ chức tín dụng, quá trình luân chuyển của vốn tín

dụng bị ngưng trệ, gây thiệt hại cho cả hộ vay vốn

và các tổ chức tín dụng cho vay, làm giảm hiệu quả

của vốn vay. Do đó, muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn

vay càn tạo điều kiện để nông dân bán sản phẩm với

giá có lãi. Hiện nay, hầu như toàn bộ các hộ tự tiêu

thụ sản phẩm ngoài thị trường tự do, chưa có một tổ

chức hay cá nhân nào đứng ra giúp họ trong khâu này.

145

Giá cả sản phẩm tiêu thụ thường không ổn định, bị tư

thương ép giá, làm giảm thu nhập của hộ nông dân.

Chính vì vậy, các giải pháp cụ thể cho thị

trường đầu ra sẽ là:

- Xã Giao Hà cần có kế hoạch sớm hoàn thiện hệ

thống giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi

cho hộ trong việc đi lại, vận chuyển tiêu thụ sản

phẩm - hàng hóa.

- Thường xuyên cung cấp các thông tin đầu vào và

đầu ra cho nông dân. Các cơ quan thông tin đại

chúng, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình của

Huyện – Thành phố, các phòng kinh tế, phòng thống kê

của huyện cần coi trọng việc thu thập và cung cấp

thông tin cho nông dân.

- Các ban ngành chức năng tại địa phương, đặc biệt

là các hợp tác xã dịch vụ, nông nghiệp, cần tăng

cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ những sản phẩm

của địa phương, giúp bà con nông dân bán sản phẩm

một cách kịp thời, với giá cả phù hợp. Các bộ phận

chức năng quản lý dịch vụ thương mại, quản lý chợ

nông thôn, cần tạo điều kiện cho hộ bán sản phẩm

trên thị trường tự do tới tận người tiêu dùng một

146

cách thuận lợi nhất. Hạn chế tư thương ép giá, gây

thiệt hại cho người sản xuất.

4.5.2.3 Nâng cao trình độ văn hóa, tăng cường đầu tư chuyển giao kỹ

thuật, khuyến nông và nâng cao kỹ năng sản xuất - kinh doanh cho

nông dân

Thiếu kiến thức là lý do chủ yếu ảnh hưởng tới

hiệu quả vay vốn của hộ. Để hộ nông dân sản xuất

kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao và tránh được

rủi ro, cần có các biện pháp giúp họ lắm được cách

làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, cách quản lý

đồng vốn, cách quản lý sản xuất kinh doanh trong

điều kiện kinh tế thị trường. Để đồng vốn tín dụng

được sử dụng có kết quả và hiệu quả cao cần phải tác

động các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu

biết khoa học kỹ thuật của hộ nông dân cần tăng

cường hoạt động khuyến nông. Cơ quan khuyến nông của

huyện, xã cần kết hợp với các cấp chính quyền, tổ

chức đoàn thể quần chúng tại địa phương tổ chức các

lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản

lý sản xuất, lập kế hoạch sản xuất hợp lý cho bà con

nông dân. Cần giúp cho hộ nông dân nắm vững các kiến

thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là việc làm tăng

147

năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng

sức cạnh tranh.

4.5.2.4 Một số giải pháp khác

Mở rộng mạng lưới tín dụng đến địa phương

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn Giao

thủy bao gồm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng Phục vụ người

nghèo. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn chiếm thị phần lớn nhất song số chi nhánh

đóng tại các xã của Ngân hàng chưa nhiều. Vì vậy,

trong những năm tới, cần mở rộng thêm mạng lưới các

tổ chức tín dụng tại các xã. Các giải pháp đưa ra đó

là:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần

mở thêm văn phòng chi nhánh ở xã mà hiện nay cách

khá xa Ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ

nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Ngân

hàng, đặc biệt đó là những người nghèo.

+ Tại xã chưa có văn phòng chi nhánh của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu có đủ điều

kiện nên thành lập quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động

theo luật. Việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân cần

phải có đầy đủ các điều kiện cần thiết theo luật các

148

tổ chức tín dụng của Nhà nước. Muốn vậy cần phải có

sự giúp đỡ thích cực của Ngân hàng, sự chỉ đạo chặt

chẽ của chính quyền các cấp.

- Các hình thức cho các hộ nông dân vay vốn cần đa

dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của nông dân,

nông thôn và nông nghiệp, để cung cấp vốn tín dụng

cho phát triển sản xuất. Mặt khác các tổ chức tín

dụng cần cho nông dân vay dài hạn và trung hạn với

thời gian dài hơn, hiện nay đa phần các hộ có nhu

cầu vau dài hạn và trung hạn để phục vụ cho sản

xuất. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay dài hạn và

trung hạn là rất hạn chế. Ngân hàng Phục vụ người

nghèo cũng chỉ cho nông dân vay ngắn hạn là chính.

Vì thời gian ngắn hạn lên hộ nông dân không đủ điều

kiện sử dụng vốn vay để mua sắm những tài sản cố

định đầu tư phục vụ cho sản xuất lâu dài. Chính vì

vậy, đề tạo điều kiện cho nông dân đầu tư phát triển

mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngân

hàng cần tăng lượng vốn trung hạn và dài hạn cho

nông dân vay. Đây là vấn đề khó khăn đối với Ngân

hàng vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng hiện nay

chủ yếu là vốn ngắn hạn. Để thực hiện được điều này

149

Ngân hàng phải có biện pháp tăng nguồn vốn trung hạn

và dài hạn:

- Các tổ chức tín dụng ngoài việc cho vay vốn bằng

tiền còn có thể cho hộ nông dân, nhất là hộ nông dân

nghèo vay vốn bằng hiện vật, như hạt giống, con

giống, phân bón, thức ăn gia súc… Để đảm bảo vốn được

sử dụng đúng mục đích và bền vững. Đối với các hộ

nông dân sản xuất nông nghiệp, thì thời gian cho vay

vốn tối thiểu cũng cần dài hơn (từ 12 tháng đền 24

tháng hoặc đến 36 tháng). Đối với những hộ nghèo thì

thời gian cần dài hơn (từ 2 năm trở lên). Muốn vậy

cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách

xã hội, với các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Mặt

khác cần phải có sự giám sát chặt chẽ giữa các bên để

đảm bảo chất lượng giá cả và kiểm tra tính kịp thời

của vốn vay bằng hiện vật, cũng như việc xây dựng vốn

trung hạn hoặc dài hạn của hộ nông dân.

- Ngoài việc cho vay vốn theo dự án như hiện nay nên

triển khai theo hình thức theo vụ mùa sản xuất –

kinh doanh, hình thức này đòi hỏi việc cấp vốn phải

nhanh chóng, kịp thời gian vay thường ngắn và người

vay có khả năng phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn

bình thường. Hình thức này phù hợp với địa phương

150

phát triển những nghành nghề dịch vụ thời gian vay

tối thiểu có thể từ 3 tháng đến 6 tháng. Muốn vậy

đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải bám sát nhu cầu

thực tế lắm bắt và cho vay đúng lúc, đúng nơi cần

vốn.

Tinh giản thủ tục cho vay vốn từ nguồn tín dụng chính thưc

- Các tổ chức TDCT cần cải tiến thủ tục cho vay theo

hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người

dân, tránh tình trạng hộ nông dân phải đi lại nhiều

lần và chờ đợi quá lâu. Bên cạnh đó việc tăng quy mô

vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động

hiệu quả là cần thiết. Ngoài ra, cơ chế cho vay bằng

hiện vật như giống, phân bón, thức ăn gia súc,… cho

nông dân nghèo cần được khuyến khích để đảm bảo vốn

vay được sử dụng đúng mục đích. Các tổ chức TDCT

cũng cần có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho

phù hợp với từng đối tượng vay.

Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên tín

dụng

- Kiểm tra là một trong những chức năng chủ yếu

của tín dụng và là cơ sở đảm bảo cho vốn vay được sử

dụng đúng mục đích có hiệu quả, công việc này cần

được cán bộ nhân viên tín dụng thực hiện ngay từ khi

151

kiểm định dự án cho vay và trong quá trình sử dụng

vốn vay của người vay vốn. Thực tế tại Xã Giao Hà

cho thấy nhiều cán bộ tín dụng thực hiện công việc

này chưa được tốt. Ngay từ khi thẩm định cho vay

nhiều cán bộ do thiếu ý thức trách nhiệm và thiếu

kiến thức sản xuất – kinh doanh nên đã không điều

tra xem xét khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án

vay vốn, còn cứng nhắc dựa vào tài sản thế chấp để

quy định cho vay. Khi đã cấp vốn vay các cán bộ tín

dụng thường ít tới tận nơi để kiểm tra việc sử dụng

vốn, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không đúng

mục đích, làm thất thoát vốn và không trả nợ đúng

hạn, từ những thiếu sót này của cán bộ tín dụng đã

phần nào giảm kết quả của tổ chức tín dụng và hiệu

quả kinh tế của vốn vay. Chính vì vậy cần tăng cường

công tác kiểm tra cho vay trước khi quyết định cho

vay, cán bộ tín dụng cần phải đến tận làng xã, hộ

nông dân để kiểm tra thực tế khả năng tài trợ, năng

lực sản xuất - kinh doanh của hộ cũng như những điều

kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của phương

án sản xuất.

- Sau khi cấp vốn vay cần phải giám sát chặt chẽ

việc sử dụng vốn vay tại các hộ trong xã. Việc kiểm

tra cần hướng vào việc xem xét xem vốn vay có sử

152

dụng đúng mục đích hay không? Các hộ nông dân có nắm

được khoa học kỹ thuật trong sản xuất – kinh doanh

đem lại hiệu quả không? Liệu có rủi ro xảy ra không?

Chỉ có giám sát chặt chẽ như vậy cán bộ kỹ thuật mới

kịp thời giúp đỡ các hộ nông dân khắc phục khó khăn

trong quá trình sản xuất - kinh doanh.

- Kết hợp chặt chẽ với tổ chức có quyền, đoàn thể

tại các xã trong việc hướng dẫn kiểm tra trong việc

sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn

vay.

Đầu tư vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp

- Nông nghiệp vần giữ vị trí quan trọng trong kinh

tế của hộ nông dân nhất là đối với hộ nghèo và hộ

trung bình. Vì vậy các hộ này cần đầu tư vốn cho mục

đích phát triển các ngành nghề, có lợi thế phù hợp

với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của huyện

trong các ngành công nghiệp, cần coi trọng các ngành

trồng cây cây lâu năm và chăn nuôi nhằm nâng cáo tỷ

trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị số lượng

ngành nông nghiệp thực tế ở xã Giao Hà cho thấy hiệu

quả đồng vốn mang lại từ các ngành này cũng rất

cao. Đây là những ngành vốn đòi hỏi kỹ thuật tay

nghề đặc biệt mang tính phổ thông truyền thống, vốn

153

đầu tư không lớn, phù hợp với các hộ nông dân nhất

là hộ trung bình và hộ nghèo.

- Tuy nhiên hiện nay quy mô đầu tư của các hộ trong

những ngành này còn nhỏ, vốn đầu tư ít, nên giá trị

sản lượng đạt được và giá trị thu nhập mang lại cho

hộ là không cao. Vì thế các hộ nên tiếp tục đầu tư

vốn vay cho mục đích phát triển các ngành này nhằm

mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất

(chuồng trịa, cải tạo đất…) thực hiện thâm canh tăng

vụ, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế các hộ trung

bình mới có thể vươn lên thành những hộ giàu, hộ

khá, các hộ nghèo mới hết nghèo và vươn lên làm

giàu.

Củng cố và phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chưc đoàn thể, xã

hội tại xã, thôn xóm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nhiều với tín

dụng chính thưc.

- Các tổ chức đoàn thể quần chúng như hội nông

dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cực chiến

binh… Có vai trò rất quan trọng đối với việc vay

vốn của hộ nông dân từ nguồn tín dụng của ngân hàng

chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn. Hầu như các hộ nông dân nghèo và

trung bình, không đủ điều kiện về tài sản thế chấp,

154

chỉ có thể vay vốn từ nguồn tín dụng thông qua các

tổ chức đoàn thể quần chúng. Chính vì vậy, để cung

cấp vốn tín dụng cho hộ nông dân được nhiều hơn,

đặc biệt là nhóm hộ trung bình và hộ nghèo, góp

phần phát triển nông hộ, thực hiện xóa đói giảm

nghèo, một trong những vấn đề hiện nay là củng cố

và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần

chúng trong nông thôn. Việc củng cố các đoàn thể xã

hội chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở sau:

- Các cấp hội trung ương và thành phố cần có sự

quan tâm và tổ chức chỉ đạo hoạt động của các cấp

hội, cấp dưới tại địa phương một cách thường xuyên

và chặt chẽ hơn.

- Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm

và giúp đỡ đúng mức tới hoạt động của các tổ chức

đoàn thể quần chúng, coi đó là lực lượng nòng cốt để

thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội ở địa

phương, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

- Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức và chỉ đạo các

hội tại địa phương. Đặc biệt cần phải tổ chức các

lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản mang tính chuyên môn

nghiệp vụ về hoạt động tín dụng và sản xuất – kinh

doanh nông nghiệp cho các cán bộ của các tổ chức

155

đoàn thể xã hội. Giúp cho họ đủ phẩm chất, kiến thức

và trình độ tổ chức và có hiệu quả huy động nguồn

vốn cho nông dân.

Phần V Kết Luận Và Kiến Nghị

5.1 Kết Luận

Hệ thống tín dụng chính thức trong nông thônbao gồm nhiều các tổ chức tín dụng như NHNN&PTNT,NHCSXH...Các tổ chức này có vai trò rất quan trọngtrong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nôngthôn, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhaunhưng cùng chung môt mục đích là cung cấp vốn tíndụng cho nông dân phát triển sản xuất. Trong các tổchức trên, NHNN&PTNT huyện Giao thủy là tổ chức tíndụng chính thức lớn nhất.

Nghiên cứu về cơ sở lý luận cho thấy, việc chovay vốn tín dụng có vai trò to lớn đối với sản xuấtnông nghiệp của hộ nông dân, giúp cho các hộ dân cóvốn để đầu tư sản xuất, khắc phục tình trạng vaynặng lãi, tạo điều kiện cho hộ dân sử dụng nguồn lựcđầy đủ và có hiệu quả hơn, góp phần xây dựng kết cấuhạ tầng, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật,nâng cao trình độ sản xuất, tăng thu nhập cho hộdân, đầy mạnh phát triển kinh tế địa phương.

156

5.2 Kiến Nghị

157

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An Thạch,2003, thực trạng và những giải

pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

bông vải của nông hộ huyện cư jút tỉnh Đăk

lắk,luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế,trường Đại

Học Nông Nghiệp.

2.

158

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN(Phiếu số......)

I. Thông tin chung về phỏng vấn

1.Tên chủ hộ ………………………………………………….. Tuôi……………..

Năm kinh nghiệm…………………………………………….

2.Giới tính: Nam Nữ

3.Địa chỉ: (xã,

thôn)...................................................

................................................

4.Trình độ học vấn Cấp 1 Trung cấp Cấp 2 Cao đẳng Cấp 3 Đại học Không đi học

5.Sô nhân khẩu của gia đình………người, trong đó:Số người trong độ tuổi lao động…………….ngườiSố người trên độ tuổi lao động……………...ngườiSố người dưới độ tuổi lao động……………..ngườiSố lao động nam…………………………….người

6.Có ai tham gia tô chưc kinh tế xã hội nào không ? ………………………….7.Thu nhập bình quân của gia đình từ sản xuất……………………./tháng8.Chi tiêu bình quân của gia đình cho tiêu dùng…………………../tháng9.Nghề nghiệp chính của hộ

Thuần nông Nông nghiệp kiêm ngành nghề Dịch vụ, buôn bán

10.Diện tích đất của hộLoại đất Tổng số (1000 m2 ) Diện tích đất có bằng đỏ

159

(1000 m2)

1. Đất trồng trọt2. Đất chăn nuôi3. Đất thổ cư4. Tổng số

11.Tài sản phục vụ sản xuất chủ yếu của gia đình Chỉ tiêu ĐVT Sô lương Nguyên giá

Máy móc, thiết bị sản xuất

Phương tiện sinh hoạt

Vốn tự có đầu tư

Số tiền mặt sẵn có tronghàng tháng

Tổng

12. Phân loại hộHộ khá - giàu Hộ trung bình Hộ nghèo

II. Thông tin về tín dụng: Tình hình vay vôn

của hộ từ nguồn tín dụng chính thưc

1.Gia đình ông/bà có nộp đơn vay vôn bằng tiền ở các tô

chưc tín dụng chính thưc không? (các ngân hàng, hơp tác

xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân….)

Có Không

2.Nếu có làm đơn thì xin ông/bà cho biết có đươc vay vôn

không ?

Có Không

Tại sao có được vay ?

160

………………………………………………………………………………………Tại sao không được vay ?………………………………………………………………………………………3.Thông tin về khoản vay

Nguồn vốn vay ĐV Vay bao nhiêuVay bao

lâuLãi suất

vay

1. NHNN&PTNT

2. NHCSXH3. Tổ chức tín dụng khác

5. Khi vay ông/bà có phải thế chấp loai tài sản gìkhông? Có Không

6. Nếu có thế chấp, ngân hàng (tổ chức) cho vay yêu cầuloại tài sản thế chấp nào?

Nhà cửa Bằng đỏ quyền sử dụngđất

Tài sản khác

7. Gia đình đã sử dụng vôn vay vào mục đích gì?Trồng trọtChăn nuôiMục đích khác

III. Lương vôn đầu tư cho sản xuất1...............................Vôn đầu tư cho trồng trọt

Cây lương thực

Khoản mục ĐVT Số lượng Thành tiền1. Chi phí vật tư- Giống- Phân bón- Thuốc trừ sâu- Khác 2. C

161

ông LĐ- LĐ gia đình- LĐ thuê3. CP dịch vụ- Làm đất- Bảo vệ đồngruộng- CP khác

162

Câu cảnh

Khoản mục ĐVT Sô lương Thành tiền

1.Chi phí vật tư

- Giống

- Phân bón

- Thuốc trừ sâu

- Khác

2.Công LĐ

- LĐ gia đình

- LĐ thuê

3.CP dịch vụ

- Làm đất

- Bảo vệ đồng ruộng

- CP khác

163

2. Lượng vốn đầu tư cho chăn nuôiKhoản mục Lợn Gia cầm Thành

tiền1. Giông2. Thưc ăn - Tự có- Đi mua3. Thú y4.Dụng cụ5.Công LĐ- LĐ gia đình- LĐ thuê6. Chi phí khác

VI: Kết quả sản xuất của hộ1. Trồng trọt

Cây trồng Diệntích(m2)

NSBQ(kg/sào)

Sảnlượng(kg)

Lượngbán(kg)

Giábán

Thànhtiền

1. Cây lươngthực2 . Cây

lâu năm2. Chăn nuôi

Congiống

Số con Trọng lượng BQ(kg/con)

Giá bán(1000đ/kg)

Thành tiền

1.Lợn3.Gà,vịtV.Kết quả sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu Đơn vị Sôlương Đơn giá Giá trị

1. Tổng thuTrồng trọtChăn nuôi2. Tổng chiTrồng trọtChăn nuôi

164

165

Xin chân thành cảm ơn!

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ TÍN DỤNGHọ và Tên:………………………………………………………………..Nơi công tác:……………………………………………………………..Chức vụ:………………………………………………………………….Năm công tác:…………………………………………………………….1. Tuổi……………………………2. Giới tính………………………3. Trình độ học vấn…………………4. Trình độ chuyên môn…………………………………………………Chuyên ngành……………………………………………………………5. Hiện nay bậc lương/ Hệ số lương của ông (bà) Bậc lương/Hệ số lương:………………………………………….Lương cơ bản:……………………………………………………6. Ông (bà) làm việc cho ngân hàng với lý do:

Môi trường làm việcThu nhập caoĐúng với chuyên môn đào tạoChế độ đãi ngộMuốn có công việc tạm thời

7. Ông (bà) có đánh giá như thế nào về môi trường làm việc của ngân hàng:

Kém Trung bình

Rất tốt Tốt

8. Việc bố trí công việc đối với anh chị như hiện tại đã phù hợp với năng lực của Ông (bà) chưa?

166

Phù hợp Chưa phù hợp

9. Làm việc trong ngân hàng Ông (bà) đã nhận được cơhội tham dự các khóa bồi dưỡng để được đào tạo và thăng tiến hay không?

Chưa tham dự Đã tham dự

10. Theo Ông (bà), đội ngũ làm việc của ngân hàng còn hạn chế ở những điểm nào?

Năng lực chuyên môn Trình độ kỹ thuậtKinh nghiệm thực tế Những hạn chế khác

11. Ông (bà) đánh giá như thế nào về quy định, thủ tụccho vay của ngân hàng?

Đơn giản, thuận lợi Phức tạp Ý kiến khác

…………………………………………………………………………………

12. Theo Ông (bà) thì lãi suất của ngân hàng có hấpdẫn, linh hoạt đáp ứng mong muốn của hộ nông dân chưa?Hấp dẫn, linhhoạt

Chưa hấp dẫn Ý kiến khác

…………………………………………………………………………………

13Ý kiến đóng góp của Ông (bà) để nâng cao hiệu quả cho vay vốn: …………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn!

167

PHIẾU ĐIỀU TRA LÃNH ĐẠOHọ và Tên:………………………………………………………………..Nơi công tác:……………………………………………………………..Chức vụ:………………………………………………………………….Năm công tác:…………………………………………………………….I. Thông tin chung:1. Tuổi……………………………2. Giới tính………………………3. Trình độ học vấn…………………4. Trình độ chuyên môn……………………………………………………Chuyên ngành……………………………………………………………5. Hiện nay bậc lương/ Hệ số lương của Ông (bà)

Bậc lương/Hệ số lương:………………………………………….Lương cơ bản:……………………………………………………

6. Ông/bà đã làm việc liên quan tới lĩnh vực cho vay vốntín dụng hộ nông dân lâu chưa?

Ngắn Trung bình Dài

7. Xin ông ( bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình

về số lượng đội ngũ lao động trong phạm vi ngân

hàng quản lý hiện nay?

Thừa Đủ

Thiếu

8. Xin ông ( bà) cho biết công việc hiện tại có

phù hợp với năng lực và sở trường của ông( bà) hay

không?

63

Chưa phù hợp Gần phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

9. Xin ông/bà cho biết ngân hàng tuyển dụng cán bộ

căn cứ vào:

Trình độ chuyên môn

Kinh nghiệm

Bằng cấp

Sức khỏe của người lao động

Mức lương phải trả

Lý do khác

10. Ông/bà có kế hoạch đào tạo, phát triển nâng

cao năng lực cho nhân viên hàng năm không?

Không

Hình thức đào tạo, phát triển nâng cao trình độ

cho nhân viên đã sử dụng trong thời gian qua ( kèm

cặp, đào tạo qua giao công việc, tự đào tạo, gửi đi

đào tạo khóa ngắn hạn, tham gia hội thảo, tham quan,

học hỏi kinh nghiệm,…) hình thức nào phổ biến nhất?

hình thức nào hiệu quả nhất?

……………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………

64

Thực tế người lao động sau khi được đào tạo có

nâng cao năng lực không ? kết quả làm việc có tăng

lên không?

Không

11. Ông/bà đánh giá hiệu quả sử dụng nhân viên

bằng cách nào là chủ yếu:

Năng suất lao động

Doanh thu/ lợi nhuận

Thời gian làm việc thực tế

Tiền lương, thu nhập

Bố trí lao động tại các bộ phận

Bố trí lao động vào từng công việc cụ thể

Khả năng sinh lời của từng lao động

12. Theo ông/ bà những giải pháp để nâng cao hiệu

quả quản lý nhân viên là gì?

……………………………………………………………………………

65