BÁO CÁO nguyên nhân giảm điểm chỉ số ICT Index của tỉnh ...

11
UBND TNH BC GIANG STHÔNG TIN VÀ TRUYN THÔNG S: /BC-STTTT CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo Hnh phúc Bc Giang, ngày tháng 8 năm 2019 BÁO CÁO nguyên nhân giảm điểm chsICT Index ca tnh Bc Giang và các gii pháp khc phc Thc hin Công văn số 2519/UBND-KT ngày 17/7/2019 ca UBND tnh Bc Giang vvic thc hin các nhim v, gii pháp trong ni dung trli cht vn của đại biểu HĐND tỉnh vlĩnh vực CNTT, vin thông; SThông tin và Truyn thông Báo cáo UBND tnh nguyên nhân giảm điểm chsICT Index ca tnh Bc Giang và các gii pháp khc phc như sau: I. Nguyên nhân giảm điểm chsICT Index ca tnh Bc Giang năm 2018 Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam (Viet Nam ICT Index) là kết quả của sự phối hợp đánh giá giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt Nam. Đây là Bộ chỉ số nhằm đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin Truyền thông tại Việt Nam dựa trên số liệu thu thập từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hệ thống chỉ tiêu Viet Nam ICT Index hiện nay gồm 3 nhóm chỉ số thành phần chính gồm Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực, Ứng dụng CNTT và được xây dựng trên cơ sở Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development Index EGDI) của Liên hợp quốc. Năm 2018 là năm thứ 13 Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá, xếp hạng chỉ số ICT Index của các tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ số ICT Index 2018 của tỉnh Bắc Giang đạt 0.4366, xếp thứ 25/63, giảm 4 bậc so với năm 2017 và giảm 6 bậc so với năm 2016. Cụ thể như sau: 1. Bảng xếp hạng chỉ số ICT INDEX của tỉnh Bắc Giang qua các năm 2016, 2017, 2018 TT Chỉ số 2018 2017 2016 Tăng/ giảm so với năm 2016 Điểm ICT 0.4366 0.4894 0.5258 -0.0892 Xếp hạng chung 25 21 19 -6 Xếp hạng chi tiết các chỉ số thành phần 1 Hạ tầng kỹ thuật 24 23 36 +12 1.1 Hạ tầng kỹ thuật xã hội 38 39 34 -4 1.2 Hạ tầng kỹ thuật cơ quan nhà nước 17 13 37 +20 2 Hạ tầng nhân lực 35 23 30 -5

Transcript of BÁO CÁO nguyên nhân giảm điểm chỉ số ICT Index của tỉnh ...

UBND TỈNH BẮC GIANG

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: /BC-STTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bắc Giang, ngày tháng 8 năm 2019

BÁO CÁO

nguyên nhân giảm điểm chỉ số ICT Index của tỉnh Bắc Giang

và các giải pháp khắc phục

Thực hiện Công văn số 2519/UBND-KT ngày 17/7/2019 của UBND tỉnh

Bắc Giang về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong nội dung trả lời chất

vấn của đại biểu HĐND tỉnh về lĩnh vực CNTT, viễn thông; Sở Thông tin và

Truyền thông Báo cáo UBND tỉnh nguyên nhân giảm điểm chỉ số ICT Index của

tỉnh Bắc Giang và các giải pháp khắc phục như sau:

I. Nguyên nhân giảm điểm chỉ số ICT Index của tỉnh Bắc Giang năm

2018

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền

thông Việt Nam (Viet Nam ICT Index) là kết quả của sự phối hợp đánh giá giữa

Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt Nam. Đây là Bộ chỉ số nhằm

đánh giá thực trạng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin Truyền thông tại

Việt Nam dựa trên số liệu thu thập từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống chỉ tiêu Viet Nam ICT Index hiện nay gồm 3 nhóm chỉ số thành phần

chính gồm Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực, Ứng dụng CNTT và được xây dựng

trên cơ sở Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development Index

– EGDI) của Liên hợp quốc.

Năm 2018 là năm thứ 13 Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá,

xếp hạng chỉ số ICT Index của các tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo Báo cáo của

Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ số ICT Index 2018 của tỉnh Bắc Giang đạt

0.4366, xếp thứ 25/63, giảm 4 bậc so với năm 2017 và giảm 6 bậc so với năm

2016. Cụ thể như sau:

1. Bảng xếp hạng chỉ số ICT INDEX của tỉnh Bắc Giang qua các năm

2016, 2017, 2018

S

TT Chỉ số 2018 2017 2016

Tăng/ giảm so

với năm 2016

Điểm ICT 0.4366 0.4894 0.5258 -0.0892

I Xếp hạng chung 25 21 19 -6

I Xếp hạng chi tiết các chỉ số thành phần

1 Hạ tầng kỹ thuật 24 23 36 +12

1.1 Hạ tầng kỹ thuật xã hội 38 39 34 -4

1.2 Hạ tầng kỹ thuật cơ quan nhà nước 17 13 37 +20

2 Hạ tầng nhân lực 35 23 30 -5

2

2.1 Hạ tầng nhân lực xã hội 24 18 28 +4

2.2 Hạ tầng nhân lực cơ quan nhà nước 50 37 28 -22

3 Ứng dụng CNTT 20 14 5 -15

3.1 Ứng dụng nội bộ 17 18 9 -8

3.2 Dịch vụ công trực tuyến 18 12 4 -14

2. Đánh giá các chỉ số thành phần

2.1. Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật:

Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật năm 2018 xếp thứ 24/63, tăng 12 bậc so với năm

2016. Chỉ số hạ tầng kỹ thuật được tính dựa trên hai chỉ số thành phần: Chỉ số hạ

tầng kỹ thuật xã hội và chỉ số hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước. Trong đó,

Chỉ số hạ tầng kỹ thuật xã hội năm 2018 giảm 4 bậc so với năm 2016 (xếp thứ

38/63). Chỉ số hạ tầng kỹ thuật cơ quan nhà nước năm 2018 tăng 20 bậc so với

năm 2016 (xếp thứ 17/63).

Chi tiết biểu chỉ số hạ tầng kỹ thuật xã hội:

Năm 2018 2017 2016

Tăng/giảm

so với 2016

Tỉ lệ điện thoại cố định/100 dân 1.75 1.84 2.36 -0,61

Tỉ lệ điện thoại di động/ 100 dân 90.7 88.71 91.66 -0,96

Tỉ lệ thuê bao Internet/100 dân 41.43 34.61 28.96 +12,47

Tỉ lệ băng rộng cố định/100 dân 9.37 6.52 4.17 +5,2

Tỉ lệ băng rộng không dây/100 dân 32.06 28.1 24.8 +7,26

Tỉ lệ hộ gia đình có máy tính 20.2 18.8 13.2 +7

Tỉ lệ hộ gia đình có Internet 37.6 17.4 11.4 +26,2

Tỉ lệ Doanh nghiệp có internet 99.7 100 100 -0,3

Chỉ số HT- KT-XH 0.1881 0.2395 0.2465 -0,0584

Xếp hạng 38 39 34 -4

Căn cứ số liệu tại biểu trên, một số chỉ số giảm điểm như: Tỉ lệ điện thoại cố

định/100 dân giảm từ 2.36 máy/100 dân (năm 2016) xuống còn 1.75 máy/100 dân

(2018); Tỉ lệ điện thoại di động/100 dân giảm từ 91.66 máy/100 dân (2016) xuống

còn 90.7 máy/ 100 dân (2018). Tỉ lệ doanh nghiệp có internet giảm từ 100% (2016)

xuống còn 99.7% (2018). Các chỉ số còn lại đều tăng điểm khá so với năm 2016

như: Tỉ lệ Thuê bao internet/100 dân tăng từ 28.96 (2016) lên 41.43 (2018); Tỉ lệ

băng rộng cố định/100 dân tăng từ 5.2 (2016) lên 9.37 (2018); Tỉ lệ băng rộng

không dây/100 dân tăng từ 7.26 (2016) lên 32.06 (2018)…

Như vậy, chỉ số hạ tầng kỹ thuật xã hội giảm 4 bậc so với năm 2016 là do tỷ

lệ hộ gia đình có máy tính và internet của các tỉnh, thành phố khác trên cả nước

tăng trưởng mạnh hơn tỉnh Bắc Giang.

3

Chi tiết biểu Hạ tầng kỹ thuật CQNN:

Năm 2018 2017 2016 Tăng/giảm

so với 2016

Tỷ lệ MT/CCVC 1,18 1,1 0,966 +0,214

TL băng thông Internet./CCVC 9,456 9,355 157,8 +9298,2

TL CQNN kết nối mạng WAN tỉnh –

mạng chuyên dùng của Chính phủ 100 100 12,5 +87,5

Triển khai An toàn thông tin và An

toàn dữ liệu 35,86 38,62 26,17 +9,69

Chỉ số HT-KT-CQNN 0,4983 0,4952 0,3064 +0,1919

Xếp hạng 17 13 37 +20

Căn cứ số liệu tại biểu trên, cơ bản các chỉ số đều tăng nhiều điểm so với

năm trước nhưng thực chất hiện tại một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt yêu cầu như: Hiện

nay có 20 cơ quan nhà nước cấp Sở kết nối với mạng WAN của tỉnh (đạt tỉ lệ

7,7%); 10 cơ quan nhà nước cấp huyện kết nối với mạng chuyên dùng của Chính

phủ (đạt tỉ lệ 3.8%); 230 xã, phường, thị trấn chưa kết nối được vào mạng chuyên

dùng của Chính phủ; 17/30 cơ quan triển khai các hệ thống An toàn thông tin và

An toàn dữ liệu (SAN, NAS, DAS).

2.2. Chỉ số Hạ tầng nhân lực:

Chỉ số Hạ tầng nhân lực năm 2018 xếp thứ 35/63, giảm 5 bậc so với năm

2016. Chỉ số Hạ tầng nhân lực được tính dựa trên 2 chỉ số thành phần: Hạ tầng

nhân lực xã hội và Hạ tầng nhân lực của cơ quan nhà nước. Trong đó, chỉ số Hạ

tầng nhân lực xã hội tăng 4 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 24/63), chỉ số hạ tầng

nhân lực của cơ quan nhà nước giảm 22 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 50/63).

Chi tiết chỉ số hạ tầng nhân lực của xã hội:

Năm 2018 2017 2016

Tăng/ giảm so

với năm 2016

Tỉ lệ người lớn biết đọc, viết 99.7 99.5 99.9 -0,2

Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến

trường 100 100 100 0

Tỉ lệ các trường học có dạy Tin học 86.9 86.9 80.4 +6,5

Tỉ lệ các ĐH, CĐ đào tạo CNTT 60 60 60 0

Chỉ số HT-NL-XH 0.8238 0.8156 0.8262 -0,0024

Xếp hạng 24 18 28 +4

Căn cứ số liệu tại biểu trên, chỉ số Hạ tầng nhân lực xã hội tăng 4 bậc là do

Tỉ lệ các trường học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) có giảng

viên dạy tin học tăng 6.5 điểm so với năm 2016. Các chỉ số còn lại đều giữ nguyên

hoặc giảm không đáng kể.

4

Chi tiết chỉ số hạ tầng nhân lực của cơ quan nhà nước:

Năm 2018 2017 2016

Tăng/ giảm

so với 2016

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT 6,3 5,9 5,8 0,5

Tỷ lệ CBCT trình độ từ ĐH 2,8 22,9 21,1 -18,3

Tỷ lệ CBCT ATTT 0,7 0,7 0,7 0

Tỷ lệ CCVC được tập huấn PMNM 100 100 100 0

Tỷ lệ CCVC được tập huấn ATTT 0,1 2,1 2,1 -2

Chỉ số HT-NL-CQNN 0,2084 0,22 0,3747 -0,1663

Xếp hạng 50 37 28 -22

Chỉ số Hạ tầng nhân lực của cơ quan nhà nước năm 2018 giảm 22 bậc so với

năm 2016 nguyên nhân là do: cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan nhà nước

bố trí chưa đủ (cấp sở mới có 17/20 cơ quan có cán bộ chuyên trách CNTT, cấp

huyện có 4/10 huyện có cán bộ chuyên trách CNTT; Các cơ quan, đơn vị chưa có

cán bộ chuyên trách về An toàn thông tin (trừ Sở Thông tin và Truyền thông); tỉ lệ

cán bộ công chức được tập huấn về an toàn thông tin chưa nhiều (mới chỉ tổ chức

tập huấn an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT của cấp sở và huyện).

2.3. Chỉ số Ứng dụng CNTT:

Chỉ số Ứng dụng CNTT năm 2018 xếp thứ 20/63, giảm 15 bậc so với năm

2016. Chỉ số Ứng dụng CNTT được tính dựa trên 2 chỉ số thành phần: Chỉ số Ứng

dụng nội bộ và chỉ số Dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, chỉ số Ứng dụng nội bộ

giảm 8 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 17/63); chỉ số Dịch vụ công trực tuyến giảm

14 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 18/63).

Chi tiết các chỉ số ứng dụng nội bộ trong CQNN:

Năm 2018 2017 2016

Tăng/ giảm so

với năm 2016

Sử dụng thư điện tử 100 % 100 % 100% 0

Triển khai các ứng dụng cơ

bản 13,33 13,21 12,11 1,22

CSDL chuyên ngành 36 35 34 2

Sử dụng VB điện tử 26 28,5 28,48 -2,48

Ứng dụng PMNM 7,65 5,59 2,82 4,83

Chỉ số ƯDNB-CQNN 0,3412 0,526 0,5866 -0,245

Xếp hạng 17 18 9 -8

Chỉ số ứng dụng nội bộ giảm, nguyên nhân: Các chỉ số cấu thành chỉ số ứng

dụng CNTT nội bộ trong các cơ quan nhà nước đều tăng điểm hoặc giữ nguyên so

với năm 2016 nhưng tỷ lệ tăng không nhiều. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh, thành

5

phố khác đã đầu tư rất mạnh cho ứng dụng và phát triển CNTT nên chỉ số Ứng

dụng CNTT của tỉnh Bắc Giang giảm so với các tỉnh khác.

Ứng dụng CNTT nội bộ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện

nay còn bộc lộ một số tồn tại như: Việc triển khai các ứng dụng cơ bản như phần

mềm QLVB&ĐHCV, MCĐT, chữ ký số của tỉnh đã triển khai đến 100% các cơ

quan, đơn vị từ năm 2016. Tuy nhiên, việc ứng dụng của các cơ quan vẫn chưa

được tốt: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc mới chỉ sử dụng ở

mức quản lý và phân văn bản đến, văn bản đi để biết, để xử lý, còn nhiều cơ quan

chưa lập hồ sơ và trao đổi, giải quyết, điều hành công việc trên phần mềm; phần

mềm Một cửa điện tử cơ bản chỉ sử dụng để cập nhật trạng thái giải quyết hồ sơ

trên phần mềm, còn nhiều cơ quan lãnh đạo vẫn chưa trực tiếp tham gia vào phần

mềm để theo dõi và cập nhật trạng thái giải quyết hồ sơ (cán bộ một cửa hoặc

chuyên môn phải làm thay cho lãnh đạo); chữ ký số cá nhân một số cơ quan mới

bắt đầu sử dụng….Các phần mềm dùng riêng như: Phần mềm Quản lý tài sản cố

định, phần mềm Quản lý nhân sự một số cơ quan vẫn chưa triển khai. Cơ sở dữ

liệu chuyên ngành chủ yếu được xây dựng, triển khai ở một số cơ quan như:

GD&ĐT, GTVT, LĐTB&XH, TNMT, Tài chính….còn nhiều cơ quan chưa có

CSDL chuyên ngành riêng. Đặc biệt, các ứng dụng nguồn mở hiện nay các cơ quan

hầu như không sử dụng: hệ điều hành máy chủ, máy trạm nguồn mở, phần mềm

văn phòng nguồn mở (open office), thư điện tử nguồn mở (ThunderBird).

Chi tiết các chỉ số Dịch vụ công trực tuyến:

Năm 2018 (%) 2017 (%) 2016 (%)

Tăng/ giảm so

với 2016

Mức độ 1 94,7 92,1 94,6 0,1

Mức độ 2 66,7 66,7 77,4 -10,7

Mức độ 3 42,9 36,7 27,1 +15,8

Mức độ 4 18,8 18,8 63,1 -44,3

Tổng hợp 55,7 53 69,9 -14,2

Chỉ số DVCTT 0,56 0,6383 0,8143 -0,254

Xếp hạng 18 12 4 -14

Chỉ số dịch vụ công trực tuyến giảm 14 bậc so với năm 2016, nguyên nhân:

Điểm số dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và mức độ 4 giảm.

Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh có 2.180 dịch vụ công trực tuyến trong đó có

493 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 272 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, còn

lại là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2. Tổng số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến

trong năm 2018 ở mức độ 3 là 2.034 hồ sơ, mức độ 4 là 6.106 hồ sơ. Tuy nhiên các

hồ sơ trực tuyến chủ yếu là hồ sơ của một số Sở như Tài chính, Kế hoạch và Đầu

tư, Giao thông Vận tải và các dịch vụ này đều do các Bộ triển khai theo ngành dọc

từ trên xuống, còn các dịch vụ công trực tuyến do tỉnh triển khai rất ít dịch vụ phát

sinh hồ sơ. Mặt khác Cổng dịch vụ công trực tuyến hiện tại của tỉnh còn nhiều lỗi

phát sinh khi gửi hồ sơ, chưa đảm bảo thuận tiện cho công dân nộp và theo dõi kết

6

quả xử lý hồ sơ trực tuyến và chưa tích hợp các chức năng theo chuẩn của Liên

hợp quốc và của Bộ Thông tin Truyền thông như: Có thông tin về tần suất sử dụng

dịch vụ công trực tuyến, thông tin về quá trình xử lý hồ sơ trực tuyến, thông tin

trực tuyến về sự hài lòng của người sử dụng, sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với

công dân, hỗ trợ thanh toán bằng các hình thức: điện thoại cố định, điện thoại di

động, kiosc, website; cho phép nộp phạt qua mạng, cho phép nộp phí qua mạng,

cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ, internet banking hoặc các phương thức

khác. Cổng thông tin điện tử của tỉnh chưa có chức năng cho phép tổ chức biểu

quyết trực tuyến; chưa có tổ chức diễn đàn trực tuyến, chưa có tổ chức đối thoại

trực tuyến.

II. Đánh giá chung về chỉ số ICT index qua các năm

Nhìn chung, chỉ số ICT Index của tỉnh Bắc Giang qua các năm vẫn luôn nằm

trong top đầu những tỉnh, thành phố xếp loại Khá về mức độ sẵn sàng cho ứng

dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông. Những năm về trước,

tỉnh Bắc Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong triển khai các ứng dụng dùng

chung như: gửi, nhận văn bản điện tử từ tỉnh đến xã, triển khai hệ thống thư điện

tử, triển khai các phần mềm QLVB&ĐHCV qua mạng, ứng dụng Một cửa điện tử,

triển khai chữ ký số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng, trang thông tin

điện tử; do đó, chỉ số xếp loại ICT INDEX của tỉnh Bắc Giang luôn ở trong top

đầu các tỉnh, thành. Tuy nhiên, những năm gần đây, các tỉnh, thành phố khác đã

đầu tư mạnh cho CNTT và triển khai đầy đủ, đồng bộ các ứng dụng và hạ tầng

CNTT; trong khi đó, tỉnh Bắc Giang chưa có nhiều đột phá về đầu tư xây dựng hạ

tầng và ứng dụng CNTT. Vì vậy, chỉ số ICT INDEX của tỉnh Bắc Giang những

năm gần đây dần bị tụt hạng so với một số tỉnh, thành phố khác (chỉ số về ứng

dụng CNTT giảm 15 bậc số với năm 2016 và giảm 6 bậc so với năm 2017).

III. Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

Qua đánh giá các chỉ số thành phần của chỉ số ICT Index cho thấy để khắc

phục những tồn tại, hạn chế dẫn đến việc giảm điểm các chỉ số ICT Index của tỉnh

Bắc Giang những năm gần đây và nâng cao chỉ số ICT Index của tỉnh Bắc Giang

trong những năm tiếp theo; Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cấp, các

ngành cần tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa

phương tích cực triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng CNTT đã được

Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao tại các văn bản: Nghị quyết số 433-NQ/TU của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn

2019-2025, Kế hoạch số 59/KH-UBND của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động

thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm

vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định

hướng đến 2025; Kế hoạch 146/KH-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh về

triển khai thực hiện Nghị quyết số 433-NQ/TU ngày 4/5/2019 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.

7

1.2. Các sở, ngành, địa phương: Nghiêm túc rà soát, đánh giá từng chỉ số,

chỉ số thành phần trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT hàng

năm của UBND tỉnh xếp hạng các cơ quan, đơn vị để thấy được những tồn tại, hạn

chế trong việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị mình, từ đó xây dựng kế hoạch

và biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT của ngành mình, cấp

mình; tránh mắc bệnh thành tích (trong báo cáo đánh giá nguyên nhân giảm điểm

các chỉ số của ICT index gửi Sở Thông tin và Truyền thông nhiều cơ quan, đơn vị

vẫn chưa thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém của đơn vị mình).

2. Các nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Thông tin và Truyền thông:

2.1.1. Nâng cao các chỉ số Hạ tầng kỹ thuật:

- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm

tích hợp dữ liệu của tỉnh đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam 9250-2012 của Bộ

Thông tin và Truyền thông; Xây dựng hệ thống giám sát an toàn thông tin tỉnh Bắc

Giang và triển khai các giải pháp an toàn thông tin, an toàn dữ liệu cho các hệ

thống CNTT trong toàn tỉnh. Thời gian triển hiện: Năm 2019 triển khai thực hiện

và tiếp tục bổ sung hoàn thiện các năm tiếp theo.

- Triển khai mở rộng hạ tầng mạng tin học diện rộng (WAN) và mạng truyền

số liệu chuyên dùng đến 100% các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã, đồng

thời kết nối đến 100% các đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ngành và UBND cấp

huyện đảm bảo hạ tầng đường truyền kết nối, liên thông, ổn định, tốc độ cao, đảm bảo

an toàn, an ninh thông tin phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, khai thác sử dụng

các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành của tỉnh. Thời gian thực hiện:

Năm 2019, 2020 triển khai thực hiện và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

2.1.2 Nâng cao chỉ số Ứng dụng CNTT:

- Xây dựng, phát triển Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đáp ứng yêu cầu

kỹ thuật theo quy định, tích hợp tất cả các dịch vụ công của 100% các sở, ban, ngành,

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để giải quyết, thực hiện các thủ tục hành chính

liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thời gian thực hiện: Năm 2019 triển khai thực hiện và tiếp tục nâng cấp duy trì các

năm tiếp theo.

- Chuẩn hóa hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh tích hợp liên thống 3

cấp tỉnh-huyện-xã tại 19 sở, ngành, 10 UBND cấp huyện và 230 UBND cấp xã,

phường, thị trấn, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia. Thời gian thực hiện: Năm

2019-2020 triển khai thực hiện và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

- Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Bắc Giang và các ứng dụng

dùng chung tại trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh ...Xây dựng hệ thống CSDL và phần

mềm nền tảng phục vụ các ứng dụng dùng trung tại trung tâm THDL tỉnh. Thời gian

thực hiện: Năm 2019-2020 triển khai và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

8

- Tiếp tục nâng cấp, phát triển Cổng thông thông tin điện tử của tỉnh: Nâng cấp

các dịch vụ thông tin; xây dựng các ứng dụng tích hợp; Nâng cấp giao diện; nâng cấp

các cổng thành phần; triển khai Cổng TTĐT đến 100% các xã, phường, thị trấn: Thời

gian thực hiện: Năm 2020 và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

- Tiếp tục nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Bắc Giang phục vụ cho

các cấp, các ngành trong toàn tỉnh. Tăng dung lượng hệ thống, tốc độ đường truyền,

tốc độ xử lý, sô lươt truy câp va an toàn thông tin (đảm bảo phòng chống virus, thư

rác, mã độc); nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống bảo mật hộp thư điện tử, tích hợp

chữ ký số. Thời gian thực hiện: Năm 2020-2021 và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

- Tiếp tục phát triển hệ thống chứng thực điện tử và quản trị chữ ký số tỉnh Bắc

Giang: Tích hợp chữ ký số trên thiết bị di động cho phần mềm Quản lý văn bản; tích

hợp chữ ký số trên thiết bị di động cho chứng thư số cá nhân đã cấp; tích hợp chữ ký

số trên phần mềm dùng chung của tỉnh (Một cửa điện tử, Cổng thông tin điện tử, hệ

thống thư điện tử...); triển khai chữ ký số cho các tổ chức và cá nhân người có thẩm

quyền theo quy định. Thời gian thực hiện: Năm 2020 triển khai và tiếp tục duy trì các

năm tiếp theo.

- Xây dựng CSDL công dân tỉnh Bắc Giang để phục vụ kết nối đăng nhập sử

dụng cho các phần mềm dùng chung của tỉnh như: Một cửa điện tử, Cổng thông tind

diện tử, Cổng dịch vụ công...Thời gian thực hiện: Năm 2020-2021 triển khai và tiếp

tục duy trì các năm tiếp theo.

- Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Bắc Giang. Thời gian thực hiện:

Năm 2019.

- Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND tỉnh.

Thời gian thực hiện năm 2020, tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

2.1.3. Nâng cao chỉ số Hạ tầng nhân lực:

- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công

chức, viên chức theo tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông; lồng ghép với

việc đào tạo các kỹ năng đảm bảo an toàn an ninh thông tin, xử lý các sự cố máy tính,

mạng thông thường trong quá trình làm việc tới toàn thể đội ngũ cán bộ công chức,

viên chức trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về CNTT cho cán bộ

lãnh đạo, quản lý các cấp; về chính quyền điện tử, chính phủ điện tử, khai thác sử

dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng. Thời gian thực hiện:

Hàng năm.

- Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT tại các sở,

ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị trực thuộc; Thời gian thực hiện:

Hàng năm.

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ có trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định để làm nhiệm vụ chuyên trách CNTT tại cơ

9

quan, đơn vị (đối với những đơn vị đang thiếu cán bộ chuyên trách CNTT). Thời gian

thực hiện: Năm 2019 và những năm tiếp theo.

2.2. Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố:

2.2.1. Nâng cao chỉ số Hạ tầng kỹ thuật:

- Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị đầu cuối như mạng LAN, máy

tính, máy in, máy quét, ...bảo đảm đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT, trao đổi thông

tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các

ngành. Thời gian thực hiện năm 2020 và các năm tiếp theo.

- Triển khai các giải pháp an toàn thông tin cho hệ thống mạng LAN của cơ

quan như: Trang bị Tường lửa, hệ thống cảnh báo truy nhập trái phép, các phần mềm

bảo mật, diệt vius và các hệ thống đảm bảo an toàn khác. Thời gian thực hiện: Năm

2019 và các năm tiếp theo.

- Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu cho hệ thống mạng LAN

của cơ quan như: Băng từ, tủ đĩa, SAN, NAS, DAS và các hệ thống an toàn dữ liệu

khác. Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

2.2.2. Nâng cao chỉ số Ứng dụng CNTT:

- Tiếp tục quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong cơ

quan sử dụng thường xuyên, hiệu quả các ứng dụng và phần mềm dùng chung của

tỉnh như: Hệ thống thư điện tử, Phần mềm QLVB&ĐHCV, Một cửa điện tử, chữ ký

số, gửi nhận văn bản điện tử, Cụ thể đảm bảo các chỉ tiêu sau: 100% cán bộ công

chức, viên chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi công việc;

trên 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước thực hiện dưới dạng điện tử (trừ

văn bản mật); tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 60% hồ sơ công việc tại cấp

huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên phần mềm QLVB&ĐHCV

(không bao gồm hồ sơ mật); 100% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ

phần Một cửa điện tử các cấp. Thời gian thực hiện: Năm 2019-2020 và tiếp tục nâng

cao các chỉ tiêu trong các năm tiếp theo.

- Cung cấp đầy đủ, đúng quy định các thông tin lên Cổng thông tin điện tử của

tỉnh và cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Thời gian thực hiện: Năm 2019

và tiếp tục duy trì các năm tiếp theo.

- Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của

tỉnh đảm bảo tỉ lệ 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 30% dịch vụ công trực

tuyến mức độ 4. Thực hiện các biện pháp để nâng cao tỉ lệ hồ sơ trực tuyến được giải

quyết qua mạng đạt 20% trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Năm 2019- 2020 và tăng dần các chỉ tiêu trong các năm tiếp

theo.

- Tiếp tục triển khai, sử dụng có hiệu quả các phần mềm chuyên ngành như: Kế

toán, Quản lý tài sản cố định, Quản lý nhân sự, thanh tra khiếu nại tố cáo và các phần

mềm chuyên ngành khác của các cơ quan đơn vị. Thời gian thực hiện: Năm 2019 và

các năm tiêp theo.

10

- Tiếp tục xây dựng, triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành như:

+ Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và triển khai tích hợp các hệ thống quản lý nhà

trường vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngành (Sở Giáo dục và Đào tạo). Thời gian thực

hiện: Năm 2020, 2021 và các năm tiếp theo.

+ Triển khai hệ thống thông tin quản lý tổng thể ngành y tế (Sở y tế). Thời gian

thực hiện: Năm 2020, 2021, nâng cấp duy trì các năm tiếp theo.

+ Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành quản lý nông

nghiệp và nông thôn (Sở Nông nghiệp). Thời gian thực hiện: Triển khai 2021; duy trì,

cập nhật các năm tiếp theo.

+ Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu ngành KHCN triển khai tích hợp

vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN (Sở Khoa học và Công nghệ). Thời

gian thực hiện: Năm 2020.

+ Xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý về cấp giấy chứng nhận vệ sinh

an toàn thực phẩm và kết quả thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Nông

nghiệp). Thời gian thực hiện: Năm 2021 và các năm tiếp theo.

+ Xây dựng CSDL hiện trạng và quy hoạch khu công nghiệp (Ban quản lý

KCN). Thời gian thực hiện: Năm 2020, 2021.

+ Xây dựng, chuẩn hóa và chuẩn đổi CSDL thửa đất, quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất và giá đất (Sở Tài nguyên Môi trường). Thời gian thực hiện: Năm 2020.

+ Xây dựng CSDL Quy hoạch, hạ tầng côn.g nghiệp và thương mại. Thời g ian

thực hiện (Sở Công thương): Năm 2021.

+ Xây dựng CSDL GIS trong quản lý lưới điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Sở

Công thương). Thời gian thực hiện năm 2021.

+ Xây dựng CSDL ngành Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải): Thời

gian thực hiện: Năm 2022.

+ Và một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác của các cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục cài đặt và duy trì sử dụng các phần mềm nguồn mở như: Phần mềm

văn phòng OpenOffice, thư điện tử ThunderBird, phần mềm trình duyệt web FireFox,

phần mềm bộ gõ tiếng Việt Unikey, hệ điều hành máy chủ, máy trạm nguồn mở.

2.2.3. Nâng cao chỉ số Hạ tầng nhân lực:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách CNTT: Bố trí đủ cán bộ

chuyên trách CNTT có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định tại Điều 4

vào đúng vị trí theo quy định tại Điều 5 của Quyết định số 445/2013/QĐ-UBND

ngày 03/9/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định quản lý chuyên môn,

nghiệp vụ đối với đơn vị và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ

quan Nhà nước tỉnh Bắc Giang; Hàng năm tạo điều kiện, cử cán bộ chuyên trách

CNTT tham gia các lớp đào tạo tập huấn chuyên sâu về CNTT do Sở Thông tin và

Truyền thông tổ chức.

11

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT cho cán bộ công chức, viên

chức: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp đào tạo, tập

huấn bồi dưỡng, phổ cập kiến thức về CNTT, kỹ năng đảm bảo an toàn an ninh

thông tin...

Trên đây là Báo cáo và Kế hoạch nâng hạng chỉ số ICT Index của tỉnh Bắc

Giang trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Sở Thông tin và Truyền thông trân trọng Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./.

Nơi nhận:

- Lưu VT.

Bản điện tử:

- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);

- PCT UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà (b/c);

- Thành viên BCĐ CQĐT tỉnh Bắc Giang (đ/b);

- Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;

- Lãnh đạo sở (b/c);

- Phòng CNTT, Hoà.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Gia Phong